Tại Sao Tôi Hiệp Dâng Thánh Lễ Tiếng Việt ?
Thời gian trước và sau ngày 30.04.1975, lúc Việt Nam Cộng hòa bị nhuộm đỏ, cũng như cả triệu đồng bào khác, người Công Giáo cũng phải gạt nước mắt, rời bỏ Quê hương Ðất Tổ, như một hành động phản đối nhà nước cộng sản. Ðến các trại tạm cư Ðông Nam Á, những Kitô hữu này họp lại, Linh mục và giáo dân hiệp dâng Thánh Lễ cảm tạ Thiên Chúa và Mẹ Maria đã thương giúp và ‘soi sáng’ vượt biển an bình.
I.- CỘNG ÐOÀN VÀ GIÁO XỨ VIỆT NAM.
Thời gian sau, họ được các nước tạm dung tiếp đón về nơi định cư. Tại địa phương, những người Con Chúa này tiếp tục họp nhau cùng cầu nguyện cho tìm được việc làm, các con học tập tấn tới và thân nhân đang còn ở tù, được ngụy danh là học tập cải tạo. Những người Công Giáo này cố gắng nhờ một Linh mục địa phương, nếu gặp Cha Việt Nam thì quả là thật may mắn để hiệp dâng Thánh Lễ để nhận Mình và Máu Thánh để nuôi phần hồn.
Tiếp theo, nếu chúng ta đã có thể họp nhau Sống Ðạo với nhau thì có thể xin Ðức Giám mục Giáo phận để hợp thức hóa Cộng đoàn, tùy lòng rộng rãi từ Ngài. Sau đó, Ngài bổ nhiệm Linh mục Tuyên úy.
Tại Pháp, Giáo xứ Paris đã có từ năm 1947. Trước năm 1975, Linh mục Giám đốc Giáo xứ được bổ nhiệm đồng thuận bởi Ðức Tổng Giám mục Paris và Sài Gòn. Tại các Giáo phận khác, chỉ có các Cộng đoàn. Trái lại, tại Hoa kỳ, nhiều Cộng đoàn, giáo dân người Việt chung tiền lại để sở hữu Nhà thờ riêng và trở thành Giáo xứ Tòng Nhân.
Tóm lại, chỉ là Cộng đoàn khi chưa có nơi thờ phượng riêng, phải tạm nhờ nơi các Giáo xứ trong Giáo phận. Ngoài ra, còn hai từ khác, chúng ta cần phân biệt :
- Tòng thổ : thuộc về đất hay địa phương. Ở đây là Giáo phận,
- Tòng nhân : thuộc về con gười. Ở đây là người Việt Nam. Các nghi thức Phụng vụ và Bí tích cử hành bằng tiếng Việt với các Văn bản Việt ngữ được chuẩn duyệt bởi Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Trước năm 1969, Thánh Lễ, mang tên Thánh Giáo hoàng Piô V, được cử hành bằng tiếng La tinh khắp thế giới. Ngày 23.04.1969, nghi thức Thánh Lễ, theo tinh thần Công đồng Vatican II, được cử hành bằng ngôn ngữ địa phương, mang danh Phao-lô VI. Ngày 07.07.2007, Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI đã cho phép cử hành lại Thánh Lễ theo nghi thức Piô V.
Kitô hữu Việt Nam, đang sống đạo tại các Giáo phận nước Pháp, là thành viên :
- Giáo xứ Pháp (mang tính cách tòng thổ). Ðức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh Ơn Gọi của Giáo xứ là biểu hiện sự gần gũi của Giáo hội. « Giáo xứ như Giáo hội, tự mình sống giữa con cái nam nữ của mình ». « Nếu Giáo xứ chen lẫn vào giữa những căn nhà của tha nhân, giáo xứ sống và tác động trong lòng xã hội loài người và liên đới thâm sâu với các ước vọng và thảm kịch của nó… Giáo xứ phải là căn nhà mở rộng đón tiếp mỗi người, hay như Ðức Gioan XXIII thường nói là ‘giếng nước của thôn xóm’ để mọi người đến giải khát » (Ơn gọi và Sứ mệnh của người giáo dân, số 26 và 27).
Trong thư Mục vụ nhân mùa Tuyển cử Tổng thống và Quốc Hội năm 2007, Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Pháp có nhắc : ‘Trong Giáo hội, không có người ngoại quốc’, tức mọi người đều được mời vào nhà thờ.
Luật ngày 09.12.1905 phân quyền các Giáo Hội và Nhà Nước Cộng hòa Pháp. Đồng thời, Hiến Chế ‘Gaudium et Spes’ (Vui mừng và Hy vọng) số 76, các Giáo phụ Công đồng Vatican II viết: “Giáo Hội, vì sứ mạng và chức năng mình, Giáo Hội không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào''. Bởi thế cộng đồng chánh trị và và Giáo Hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình. Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau. Vì sự hợp tác lành mạnh nầy, Giáo Hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng.
- Ðồng thời, các tín hữu này cũng được mời sống đạo với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (Giáo xứ hay Cộng đoàn), mang tính cách tòng nhân. Ðối với các nhà triết học, xã hội học và luật học, Cộng Ðoàn gợi lên ý niệm một tập thể các tín hữu có ‘cùng một nòi giống và tiếng nói, cùng một phong tục nhất là những người di cư, lưu vong, tị nạn’ thì Giáo luật khuyên các Giám mục địa phương ‘hãy dự liệu mọi nhu cầu thiêng liêng, nên đặt các Tuyên úy để giúp đở họ’ (GL 518, 568, 382). Cho nên, Cộng đoàn Công Giáo Việt-Nam là một tập thể người Việt-Nam, đã nhận lãnh bí tích Thánh tẩy và trở nên con Chúa. Vì lý do tiếng nói, văn hóa và phong tục, Kitô hữu Việt được Giáo quyền địa phương chấp thuận cho ‘tụ hợp lại với nhau, thông công việc bẻ bánh và cầu nguyện’ (Tđcv 2, 42), ‘chung một lòng một ý’ (Tđcv 4, 332), hầu trở thành ‘một thân thể và một tâm hồn’ (Ep. 4,4) trong Giáo hội hoàn vũ, để họ cùng nhau phụng thờ Thiên Chúa và làm việc truyền giáo. Hình ảnh những giáo dân tập họp quanh bàn thờ, qua việc cử hành bí tích Thánh Thể, được Linh mục Tuyên Úy phục vụ và điều khiển, và qua Linh mục, Giám mục hiện diện ở đó (GL 16 và 28).
Tuyên Úy là tín hữu ‘được ủy thác việc chăm sóc mục vụ cách thường xuyên, ít là một phần nào, của một Cộng đoàn (GL 564). Tưởng cũng cần nói rõ: Tuyên Úy, theo Giáo luật, phải là một Linh mục. Nhưng vì nhu cầu thực tế hiện nay, chúng ta thấy có những Phó tế, Sư huynh hay Nữ tu Tuyên Úy, được bổ nhiệm bởi Giám mục với sự chấp thuận của Bề Trên Dòng để coi sóc Cộng đoàn nhưng không được cử hành các Bí tích.
Ngoài ra, Tuyên Úy là người cầm giữ và bảo quản con dấu Cộng đoàn và trao lại cho vị kế nhiệm như một biểu tượng chuyển sứ vụ mục tử. Bởi thế, con dấu là tài sản Cộng đoàn không cần thay đổi. Nếu Cộng đoàn chưa có cơ sở cố định (thường nhờ địa chỉ của Tuyên Úy, dấu ấn không cần mang địa chỉ vì nó đã được ghi trên giấy mang tiêu đề (en-tête).
Cộng đoàn, tuy vừa là mầu nhiệm Nhiệm Thể Ðức Kitô (Giáo Hội), nhưng còn là một định chế thực tại, nên cần phải có tổ chức để điều hợp sinh hoạt nội bộ và tiếp xúc với bên ngoài (đạo lẫn đời). Theo tinh thần Công đồng Vatican II, Bộ Giáo luật (GL) mới ban hành năm 1983 và được áp dụng từ 1985. «Hội-Ðồng Mục-Vụ là diện mạo mới của Giáo Hội sau Công đồng Vatican II, là dân Chúa và là cộng đồng huynh đệ do cùng bởi một Thần Trí và cùng tham dự vào một chức tư tế duy nhất của Ðức Kitô. Vì vậy, mọi người đều được mời gọi để phục vụ cho Nước Chúa trong sự bình đẳng về phẩm giá cũng như trong hành động, cho dù có sự khác biệt, nhưng bổ túc cho nhau trong các ân huệ và bổn phận (điều 3 GL 208).
Ðiều mới đáng lưu ý là trong HÐMV không có chức Chủ tịch như trong Hội Ðồng Giáo xứ, trước đ ây, vì chủ tọa buổi họp HÐMV bao giờ cũng là Linh mục Tuyên Úy ‘trong sứ vụ đặc biệt là giảng dạy, thánh hóa và cai quản Cộng Ðoàn do chính Ðức Giám Mục trao phó’(GL 519). Vì thế, bổn phận Tuyên Úy cần hỏi ý kiến HÐMV về những quyết định mục vụ liên quan đến Cộng Ðoàn. Tuy nhiên chính Cha phải thẩm lượng giá trị về những đề nghị của những thành viên trong HÐMV có phù hợp với Ðức Tin Công Giáo, giúp cho việc xây dựng cộng đồng Kitô hữu trong sự hiệp thông với Giáo Hội.
II.- THÁNH LỄ TIẾNG VIỆT GIÚP ÍCH CHO TÔI.
A.- Hai Tình cảm cá nhân.
1.- Là người Việt Nam, tôi rất vui mừng khi gặp đồng bào để nói tiếng Quê hương (hay mẹ đẻ) mà thường nhật không có cơ hội sử dụng.
2.- Giáo Hội Công Giáo gồm các Giáo sĩ và những Giáo dân. Là Giáo dân, tôi ước nguyện khi góp phần cộng tác với các Cha (dùng năng quyền Ðức Kitô) để truyền Mình và Máu Thánh hầu nuôi phần hồn mọi Kitô hữu.
B.- Những lý do khác có thể cho tha nhân.
1.- Phụng vụ Thánh Lễ mời mọi Kitô hữu, trước khi đọc hay nghe Phúc âm, ghi 3 lần dấu Thánh gia trên trán (xin mở trí khôn để hiểu), nơi miệng (hứa rao giảng Lời Chúa) và ở ngực trái (vì thương kính Tin Mừng).
Ðể rao giảng Lời Chúa, như mọi Kitô hữu, tôi phải hiểu biết rõ Lời Ngài. Do đó, các Cha được Phụng vụ mời Giảng sau Phúc âm, thường trích từ các Bài vừa đọc.
Vấn đề đặt ra ở đây, tiếng Pháp của tôi không giúp tôi thông suốt bài giảng, nên với Việt ngữ, tôi tin chắc mình sẽ hiểu rõ hơn.
2.- Trong Cựu ước, sách Khởi nguyên viết (câu 26) : Thiên Chúa phán : « Ta hãy tạo ra con người theo hình ảnh Ta. ». Nhưng giống Chúa là thế nào ? Như có mắt, mũi như chúng ta. Ðúng vậy, nhưng không đủ.
3.- Học thuyết xã hội Công Giáo bổ túc đó là Lý trí và Tự do. Thật vậy, chúng ta vận dụng Lý trí để hiểu rõ một vấn đề. Ở đây, vấn đề là Rao giảng Lời Chúa. Sau đó, với Tự do, chúng ta có quyền thực hiện việc Rao giảng đó hay không. Nói Rao giảng cho quan trọng, chỉ giản dị, ai đó hỏi một dụ ngôn nào Chúa Giêsu dạy, chúng ta có thể giải đáp hay không ?
Nguyên tắc, đêÙn nay, chưa ai thấy diện mạo Thiên Chúa. Nhưng Học thuyết xã hội Công Giáo, như chúng ta biết, chính Hồng Y Ðáng kính P.X. Nguyễn Văn Thuận, người Việt Nam, đã xác tín qua ‘Sự nhập thể làm người của Ngôi Hai Thiên Chúa chứng minh ‘chúng ta được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa’ vì Chúa Giêsu đã dùng Lý trí để thấu hiểu những khổ hình phải gánh và việc phải chết trên thập giá. Tại vườn Ghếtsêmani, trong buồn phiền máu và nước mắt chảy ra, Ðức Kitô cầu nguyện : « Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho chén này qua đi khỏi con. Song không phải như ý Con, mà là như ý Cha. » . Sau cùng, Ngài đã dùng Tự do để chấp nhận để quân dữ bắt đi tử hình, chết và sống lại để chuộc tội cho chúng ta.
Hà Minh Thảo
Thời gian trước và sau ngày 30.04.1975, lúc Việt Nam Cộng hòa bị nhuộm đỏ, cũng như cả triệu đồng bào khác, người Công Giáo cũng phải gạt nước mắt, rời bỏ Quê hương Ðất Tổ, như một hành động phản đối nhà nước cộng sản. Ðến các trại tạm cư Ðông Nam Á, những Kitô hữu này họp lại, Linh mục và giáo dân hiệp dâng Thánh Lễ cảm tạ Thiên Chúa và Mẹ Maria đã thương giúp và ‘soi sáng’ vượt biển an bình.
I.- CỘNG ÐOÀN VÀ GIÁO XỨ VIỆT NAM.
Thời gian sau, họ được các nước tạm dung tiếp đón về nơi định cư. Tại địa phương, những người Con Chúa này tiếp tục họp nhau cùng cầu nguyện cho tìm được việc làm, các con học tập tấn tới và thân nhân đang còn ở tù, được ngụy danh là học tập cải tạo. Những người Công Giáo này cố gắng nhờ một Linh mục địa phương, nếu gặp Cha Việt Nam thì quả là thật may mắn để hiệp dâng Thánh Lễ để nhận Mình và Máu Thánh để nuôi phần hồn.
Tiếp theo, nếu chúng ta đã có thể họp nhau Sống Ðạo với nhau thì có thể xin Ðức Giám mục Giáo phận để hợp thức hóa Cộng đoàn, tùy lòng rộng rãi từ Ngài. Sau đó, Ngài bổ nhiệm Linh mục Tuyên úy.
Tại Pháp, Giáo xứ Paris đã có từ năm 1947. Trước năm 1975, Linh mục Giám đốc Giáo xứ được bổ nhiệm đồng thuận bởi Ðức Tổng Giám mục Paris và Sài Gòn. Tại các Giáo phận khác, chỉ có các Cộng đoàn. Trái lại, tại Hoa kỳ, nhiều Cộng đoàn, giáo dân người Việt chung tiền lại để sở hữu Nhà thờ riêng và trở thành Giáo xứ Tòng Nhân.
Tóm lại, chỉ là Cộng đoàn khi chưa có nơi thờ phượng riêng, phải tạm nhờ nơi các Giáo xứ trong Giáo phận. Ngoài ra, còn hai từ khác, chúng ta cần phân biệt :
- Tòng thổ : thuộc về đất hay địa phương. Ở đây là Giáo phận,
- Tòng nhân : thuộc về con gười. Ở đây là người Việt Nam. Các nghi thức Phụng vụ và Bí tích cử hành bằng tiếng Việt với các Văn bản Việt ngữ được chuẩn duyệt bởi Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Trước năm 1969, Thánh Lễ, mang tên Thánh Giáo hoàng Piô V, được cử hành bằng tiếng La tinh khắp thế giới. Ngày 23.04.1969, nghi thức Thánh Lễ, theo tinh thần Công đồng Vatican II, được cử hành bằng ngôn ngữ địa phương, mang danh Phao-lô VI. Ngày 07.07.2007, Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI đã cho phép cử hành lại Thánh Lễ theo nghi thức Piô V.
Kitô hữu Việt Nam, đang sống đạo tại các Giáo phận nước Pháp, là thành viên :
- Giáo xứ Pháp (mang tính cách tòng thổ). Ðức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh Ơn Gọi của Giáo xứ là biểu hiện sự gần gũi của Giáo hội. « Giáo xứ như Giáo hội, tự mình sống giữa con cái nam nữ của mình ». « Nếu Giáo xứ chen lẫn vào giữa những căn nhà của tha nhân, giáo xứ sống và tác động trong lòng xã hội loài người và liên đới thâm sâu với các ước vọng và thảm kịch của nó… Giáo xứ phải là căn nhà mở rộng đón tiếp mỗi người, hay như Ðức Gioan XXIII thường nói là ‘giếng nước của thôn xóm’ để mọi người đến giải khát » (Ơn gọi và Sứ mệnh của người giáo dân, số 26 và 27).
Trong thư Mục vụ nhân mùa Tuyển cử Tổng thống và Quốc Hội năm 2007, Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Pháp có nhắc : ‘Trong Giáo hội, không có người ngoại quốc’, tức mọi người đều được mời vào nhà thờ.
Luật ngày 09.12.1905 phân quyền các Giáo Hội và Nhà Nước Cộng hòa Pháp. Đồng thời, Hiến Chế ‘Gaudium et Spes’ (Vui mừng và Hy vọng) số 76, các Giáo phụ Công đồng Vatican II viết: “Giáo Hội, vì sứ mạng và chức năng mình, Giáo Hội không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào''. Bởi thế cộng đồng chánh trị và và Giáo Hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình. Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau. Vì sự hợp tác lành mạnh nầy, Giáo Hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng.
- Ðồng thời, các tín hữu này cũng được mời sống đạo với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (Giáo xứ hay Cộng đoàn), mang tính cách tòng nhân. Ðối với các nhà triết học, xã hội học và luật học, Cộng Ðoàn gợi lên ý niệm một tập thể các tín hữu có ‘cùng một nòi giống và tiếng nói, cùng một phong tục nhất là những người di cư, lưu vong, tị nạn’ thì Giáo luật khuyên các Giám mục địa phương ‘hãy dự liệu mọi nhu cầu thiêng liêng, nên đặt các Tuyên úy để giúp đở họ’ (GL 518, 568, 382). Cho nên, Cộng đoàn Công Giáo Việt-Nam là một tập thể người Việt-Nam, đã nhận lãnh bí tích Thánh tẩy và trở nên con Chúa. Vì lý do tiếng nói, văn hóa và phong tục, Kitô hữu Việt được Giáo quyền địa phương chấp thuận cho ‘tụ hợp lại với nhau, thông công việc bẻ bánh và cầu nguyện’ (Tđcv 2, 42), ‘chung một lòng một ý’ (Tđcv 4, 332), hầu trở thành ‘một thân thể và một tâm hồn’ (Ep. 4,4) trong Giáo hội hoàn vũ, để họ cùng nhau phụng thờ Thiên Chúa và làm việc truyền giáo. Hình ảnh những giáo dân tập họp quanh bàn thờ, qua việc cử hành bí tích Thánh Thể, được Linh mục Tuyên Úy phục vụ và điều khiển, và qua Linh mục, Giám mục hiện diện ở đó (GL 16 và 28).
Tuyên Úy là tín hữu ‘được ủy thác việc chăm sóc mục vụ cách thường xuyên, ít là một phần nào, của một Cộng đoàn (GL 564). Tưởng cũng cần nói rõ: Tuyên Úy, theo Giáo luật, phải là một Linh mục. Nhưng vì nhu cầu thực tế hiện nay, chúng ta thấy có những Phó tế, Sư huynh hay Nữ tu Tuyên Úy, được bổ nhiệm bởi Giám mục với sự chấp thuận của Bề Trên Dòng để coi sóc Cộng đoàn nhưng không được cử hành các Bí tích.
Ngoài ra, Tuyên Úy là người cầm giữ và bảo quản con dấu Cộng đoàn và trao lại cho vị kế nhiệm như một biểu tượng chuyển sứ vụ mục tử. Bởi thế, con dấu là tài sản Cộng đoàn không cần thay đổi. Nếu Cộng đoàn chưa có cơ sở cố định (thường nhờ địa chỉ của Tuyên Úy, dấu ấn không cần mang địa chỉ vì nó đã được ghi trên giấy mang tiêu đề (en-tête).
Cộng đoàn, tuy vừa là mầu nhiệm Nhiệm Thể Ðức Kitô (Giáo Hội), nhưng còn là một định chế thực tại, nên cần phải có tổ chức để điều hợp sinh hoạt nội bộ và tiếp xúc với bên ngoài (đạo lẫn đời). Theo tinh thần Công đồng Vatican II, Bộ Giáo luật (GL) mới ban hành năm 1983 và được áp dụng từ 1985. «Hội-Ðồng Mục-Vụ là diện mạo mới của Giáo Hội sau Công đồng Vatican II, là dân Chúa và là cộng đồng huynh đệ do cùng bởi một Thần Trí và cùng tham dự vào một chức tư tế duy nhất của Ðức Kitô. Vì vậy, mọi người đều được mời gọi để phục vụ cho Nước Chúa trong sự bình đẳng về phẩm giá cũng như trong hành động, cho dù có sự khác biệt, nhưng bổ túc cho nhau trong các ân huệ và bổn phận (điều 3 GL 208).
Ðiều mới đáng lưu ý là trong HÐMV không có chức Chủ tịch như trong Hội Ðồng Giáo xứ, trước đ ây, vì chủ tọa buổi họp HÐMV bao giờ cũng là Linh mục Tuyên Úy ‘trong sứ vụ đặc biệt là giảng dạy, thánh hóa và cai quản Cộng Ðoàn do chính Ðức Giám Mục trao phó’(GL 519). Vì thế, bổn phận Tuyên Úy cần hỏi ý kiến HÐMV về những quyết định mục vụ liên quan đến Cộng Ðoàn. Tuy nhiên chính Cha phải thẩm lượng giá trị về những đề nghị của những thành viên trong HÐMV có phù hợp với Ðức Tin Công Giáo, giúp cho việc xây dựng cộng đồng Kitô hữu trong sự hiệp thông với Giáo Hội.
II.- THÁNH LỄ TIẾNG VIỆT GIÚP ÍCH CHO TÔI.
A.- Hai Tình cảm cá nhân.
1.- Là người Việt Nam, tôi rất vui mừng khi gặp đồng bào để nói tiếng Quê hương (hay mẹ đẻ) mà thường nhật không có cơ hội sử dụng.
2.- Giáo Hội Công Giáo gồm các Giáo sĩ và những Giáo dân. Là Giáo dân, tôi ước nguyện khi góp phần cộng tác với các Cha (dùng năng quyền Ðức Kitô) để truyền Mình và Máu Thánh hầu nuôi phần hồn mọi Kitô hữu.
B.- Những lý do khác có thể cho tha nhân.
1.- Phụng vụ Thánh Lễ mời mọi Kitô hữu, trước khi đọc hay nghe Phúc âm, ghi 3 lần dấu Thánh gia trên trán (xin mở trí khôn để hiểu), nơi miệng (hứa rao giảng Lời Chúa) và ở ngực trái (vì thương kính Tin Mừng).
Ðể rao giảng Lời Chúa, như mọi Kitô hữu, tôi phải hiểu biết rõ Lời Ngài. Do đó, các Cha được Phụng vụ mời Giảng sau Phúc âm, thường trích từ các Bài vừa đọc.
Vấn đề đặt ra ở đây, tiếng Pháp của tôi không giúp tôi thông suốt bài giảng, nên với Việt ngữ, tôi tin chắc mình sẽ hiểu rõ hơn.
2.- Trong Cựu ước, sách Khởi nguyên viết (câu 26) : Thiên Chúa phán : « Ta hãy tạo ra con người theo hình ảnh Ta. ». Nhưng giống Chúa là thế nào ? Như có mắt, mũi như chúng ta. Ðúng vậy, nhưng không đủ.
3.- Học thuyết xã hội Công Giáo bổ túc đó là Lý trí và Tự do. Thật vậy, chúng ta vận dụng Lý trí để hiểu rõ một vấn đề. Ở đây, vấn đề là Rao giảng Lời Chúa. Sau đó, với Tự do, chúng ta có quyền thực hiện việc Rao giảng đó hay không. Nói Rao giảng cho quan trọng, chỉ giản dị, ai đó hỏi một dụ ngôn nào Chúa Giêsu dạy, chúng ta có thể giải đáp hay không ?
Nguyên tắc, đêÙn nay, chưa ai thấy diện mạo Thiên Chúa. Nhưng Học thuyết xã hội Công Giáo, như chúng ta biết, chính Hồng Y Ðáng kính P.X. Nguyễn Văn Thuận, người Việt Nam, đã xác tín qua ‘Sự nhập thể làm người của Ngôi Hai Thiên Chúa chứng minh ‘chúng ta được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa’ vì Chúa Giêsu đã dùng Lý trí để thấu hiểu những khổ hình phải gánh và việc phải chết trên thập giá. Tại vườn Ghếtsêmani, trong buồn phiền máu và nước mắt chảy ra, Ðức Kitô cầu nguyện : « Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho chén này qua đi khỏi con. Song không phải như ý Con, mà là như ý Cha. » . Sau cùng, Ngài đã dùng Tự do để chấp nhận để quân dữ bắt đi tử hình, chết và sống lại để chuộc tội cho chúng ta.
Hà Minh Thảo