Mừng lễ Chúa giáng sinh, bài thánh ca „ Kìa trông huy hoàng vì sao…“ được hát vang lên khắp nơi trong các thánh đường, nơi họp mừng lễ ở hội trường và cả ở nhà tư nữa. Và nhất là bài thánh ca này nhắc nhớ đến biến cố Ba Vua được ngôi sao dẫn đường tìm đến hang đá hài nhi Giêsu giáng sinh ở Bethlehem.
Và trong dòng thời gian của nhân loại, con người hằng cần đến „ngôi sao chỉ đường dẫn lối“ trên con đường đời sống, nhất là những khi vướng mắc vào bước đường cùng, vào cơn khủng hoảng, khi bơ vơ hoài nghi…
Vào thời Chúa Giêsu ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm trong thế giới đế quốc Roma cũng đã có niềm tin vào thiên văn các vì tinh tú. Vì cho rằng mỗi người đều có một ngôi sao vận mệnh ngay từ lúc bắt đầu sinh cho tới ngày qua đời. Sự tin tưởng này qủa quyết mỗi người có một ngôi sao vận mệnh trên trời, và tùy theo việc sinh sống ngôi sao của họ chiếu sáng, như lời cầu nguyện tin tưởng xa xưa của dân Do Thái nói lên sự tin tưởng đó:
“4 Người ấn định con số các vì sao, và đặt tên cho từng ngôi một.“ (Tv 147,4)
Trong bài tường thuật về biến cố hài nhi Giesu sinh ra trên trần thế, ba nhà bác học thiên văn, còn gọi là Ba Vua được „ngôi sao của hài nhi Giêsu, ngôi sao vị vua mới sinh“ chỉ đường chỉ lối từ miền phương Đông tìm tới Bethlehem:
„1 Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem,2 và hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.“ ( Mt 2,1-2).
Vào thời cổ đại, thời vương quốc Hylạp, thời đế quốc Roma hay cả vương quốc Do Thái, trên các đồng tiền có đúc khắc hình ngôi sao là hình ảnh biểu tượng của vua.
Ngôi sao Bethlehem cũng là biểu tượng của vị vua thơ bé không có quyền hành mới sinh, người là vua dân Do Thái không có vương quốc trị vì trên thế giới và sau cùng chết nhục nhã trên cây thập tự.
Qua nhiều cách thế, trong kinh thánh cựu ước, Thiên Chúa được trình bày như là vị vua thống trị thế giới trong tương quan với ánh quang rực rỡ, như trong mùa Vọng thường hay nói tới:
„ Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.“ ( Isaia 9,1)
hay
„1 Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả trên ngươi. 2 Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi.“ ( Isaia 60,1-2)
Sách Dân số nói một ngôi sao xuất hiện sẽ vực dậy dân Israel:
„17 Tôi thấy nó, nhưng bây giờ chưa phải lúc, tôi nhìn, nhưng chưa thấy nó kề bên; một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp, một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en sẽ đập vào màng tang Mô-áp, đánh vỡ sọ tất cả con cái Sết,“ ( Sách Dân số 24,17).
Trong Kinh Thánh cựu ước ngôi sao hay ánh sáng chiếu soi trong đêm tối chỉ về Thiên Chúa, hay được dùng làm biểu tượng nói đến vua là người mang đến sự giải thoát cứu độ.
Trong phúc âm Thánh Mattheo thuật lại ngôi sao dẫn đường cho Ba Vua tìm đến hài nhi Giesu.
Lịch sử cũng tìm cách tìm hiểu cắt nghĩa theo khía cạnh khoa học thiên văn. Theo nghiên cứu vào năm 7. trước Chúa giáng sinh đã xẩy ra sự xuất hiện nhiều lần của hai vì tinh tú Jupiter và Saturn cùng một lúc trên nền trời.
Những nhà thiên văn China đã chứng minh có ngôi sao chổi đuôi dài xuất hiện trên nền trời vào năm 5. trước Chúa giáng sinh.
Nhưng những nghiên cứu như vậy đã không nhận ra ngôi sao lạ lùng xuất hiện theo hướng nhất định chỉ đường từ Jerusalem tới hang đá Bethlehem, nơi hài nhi Giêsu sinh ra.
„ Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. ( Mt 2,9)
Ngôi sao chỉ xuất hiện một lần cùng vào thời điểm nhất định dẫn đường cho ba vua từ Jerusalem đến Bethlehem thôi. Sau đó ngôi sao không đóng vai trò gì khác nữa. Thiên Chúa đã xuất hiện báo cho Ba Vua tìm đường khác mà trở về nhà không trở lại Jerusalem với vua Herode nữa.
Ngôi sao Bethlehem đã làm chu toàn nhiệm vụ của mình là dẫn đường cho Ba Vua tìm đến vua hài nhi Giêsu mới sinh ra trong hang chuồng súc vật ở Bethlehem.
Người tín hữu Chúa Kitô không phải theo ngôi sao dẫn đường đi tìm Chúa như Ba Vua ngày xưa. Nhưng theo Chúa Giêsu, Đấng khi trở về trời đã trao cho các Tông đồ, cho Giáo hội sứ mạng :
"Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.19 Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần,20 dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.“ ( Mt 28, 18-20).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Và trong dòng thời gian của nhân loại, con người hằng cần đến „ngôi sao chỉ đường dẫn lối“ trên con đường đời sống, nhất là những khi vướng mắc vào bước đường cùng, vào cơn khủng hoảng, khi bơ vơ hoài nghi…
Vào thời Chúa Giêsu ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm trong thế giới đế quốc Roma cũng đã có niềm tin vào thiên văn các vì tinh tú. Vì cho rằng mỗi người đều có một ngôi sao vận mệnh ngay từ lúc bắt đầu sinh cho tới ngày qua đời. Sự tin tưởng này qủa quyết mỗi người có một ngôi sao vận mệnh trên trời, và tùy theo việc sinh sống ngôi sao của họ chiếu sáng, như lời cầu nguyện tin tưởng xa xưa của dân Do Thái nói lên sự tin tưởng đó:
“4 Người ấn định con số các vì sao, và đặt tên cho từng ngôi một.“ (Tv 147,4)
Trong bài tường thuật về biến cố hài nhi Giesu sinh ra trên trần thế, ba nhà bác học thiên văn, còn gọi là Ba Vua được „ngôi sao của hài nhi Giêsu, ngôi sao vị vua mới sinh“ chỉ đường chỉ lối từ miền phương Đông tìm tới Bethlehem:
„1 Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem,2 và hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.“ ( Mt 2,1-2).
Vào thời cổ đại, thời vương quốc Hylạp, thời đế quốc Roma hay cả vương quốc Do Thái, trên các đồng tiền có đúc khắc hình ngôi sao là hình ảnh biểu tượng của vua.
Ngôi sao Bethlehem cũng là biểu tượng của vị vua thơ bé không có quyền hành mới sinh, người là vua dân Do Thái không có vương quốc trị vì trên thế giới và sau cùng chết nhục nhã trên cây thập tự.
Qua nhiều cách thế, trong kinh thánh cựu ước, Thiên Chúa được trình bày như là vị vua thống trị thế giới trong tương quan với ánh quang rực rỡ, như trong mùa Vọng thường hay nói tới:
„ Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.“ ( Isaia 9,1)
hay
„1 Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả trên ngươi. 2 Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi.“ ( Isaia 60,1-2)
Sách Dân số nói một ngôi sao xuất hiện sẽ vực dậy dân Israel:
„17 Tôi thấy nó, nhưng bây giờ chưa phải lúc, tôi nhìn, nhưng chưa thấy nó kề bên; một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp, một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en sẽ đập vào màng tang Mô-áp, đánh vỡ sọ tất cả con cái Sết,“ ( Sách Dân số 24,17).
Trong Kinh Thánh cựu ước ngôi sao hay ánh sáng chiếu soi trong đêm tối chỉ về Thiên Chúa, hay được dùng làm biểu tượng nói đến vua là người mang đến sự giải thoát cứu độ.
Trong phúc âm Thánh Mattheo thuật lại ngôi sao dẫn đường cho Ba Vua tìm đến hài nhi Giesu.
Lịch sử cũng tìm cách tìm hiểu cắt nghĩa theo khía cạnh khoa học thiên văn. Theo nghiên cứu vào năm 7. trước Chúa giáng sinh đã xẩy ra sự xuất hiện nhiều lần của hai vì tinh tú Jupiter và Saturn cùng một lúc trên nền trời.
Những nhà thiên văn China đã chứng minh có ngôi sao chổi đuôi dài xuất hiện trên nền trời vào năm 5. trước Chúa giáng sinh.
Nhưng những nghiên cứu như vậy đã không nhận ra ngôi sao lạ lùng xuất hiện theo hướng nhất định chỉ đường từ Jerusalem tới hang đá Bethlehem, nơi hài nhi Giêsu sinh ra.
„ Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. ( Mt 2,9)
Ngôi sao chỉ xuất hiện một lần cùng vào thời điểm nhất định dẫn đường cho ba vua từ Jerusalem đến Bethlehem thôi. Sau đó ngôi sao không đóng vai trò gì khác nữa. Thiên Chúa đã xuất hiện báo cho Ba Vua tìm đường khác mà trở về nhà không trở lại Jerusalem với vua Herode nữa.
Ngôi sao Bethlehem đã làm chu toàn nhiệm vụ của mình là dẫn đường cho Ba Vua tìm đến vua hài nhi Giêsu mới sinh ra trong hang chuồng súc vật ở Bethlehem.
Người tín hữu Chúa Kitô không phải theo ngôi sao dẫn đường đi tìm Chúa như Ba Vua ngày xưa. Nhưng theo Chúa Giêsu, Đấng khi trở về trời đã trao cho các Tông đồ, cho Giáo hội sứ mạng :
"Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.19 Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần,20 dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.“ ( Mt 28, 18-20).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long