Lúc 9g sáng thứ Sáu 13 tháng 12, tại nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc trong điện Tông Tòa của Vatican, Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma đã tham dự buổi tĩnh tâm Tuần thứ Hai Mùa Vọng. Vị giảng thuyết là cha Raniero Cantalamessa, thần học gia, và là giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng.
Chủ đề của các bài thuyết giảng trong cuộc tĩnh tâm Mùa Vọng là một câu từ Phúc Âm theo Thánh Matthêu “Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người.”
Trong phần thứ nhất, cha Raniero Cantalamessa giảng thuyết về bài ca Magnificat, khi Đức Mẹ đi thăm bà Êlisabét. Phần thứ hai bàn về bài ca Magnificat trong ý hướng truyền giáo và hoán cải.
Bản tiếng Anh có thể xem tại đây: “My Soul Proclaims the Greatness of the Lord” – “Linh hồn tôi ngợi khen sự cao cả của Thiên Chúa”. Dưới đây là bản dịch toàn văn phần I sang Việt Ngữ.
Trong bài suy niệm này, chúng ta cùng đi với Đức Maria đến một “thành miền núi” và vào nhà bà Êlisabét. Đức Maria nói một cách thân tình với từng người chúng ta qua bài vinh tụng ca của Mẹ, bài Magnificat. Hôm nay, Giáo Hội Công Giáo cử hành Kim Khánh linh mục của người kế vị Thánh Phêrô và bài ca của Đức Maria là lời cầu nguyện xuất phát từ trái tim một cách tự nhiên trong hoàn cảnh như thế này. Thiết tưởng, một bài suy niệm về bài ca này là một cách đơn sơ của chúng ta để kỷ niệm sự kiện đó.
Để hiểu được vị trí và ý nghĩa của bài thánh ca của Đức Maria, chúng ta cần nói ít điều về các bài ca vịnh nói chung. Trong các trình thuật Phúc Âm về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, các ca vịnh - Benedictus, Magnificat, Nunc dimittis - được dùng để giải thích những gì xảy ra một cách siêu nhiên, nghĩa là, để tăng cường ý nghĩa của các sự kiện Truyền tin, Thăm viếng, và Giáng sinh, làm cho các biến cố này trở thành một hình thức tuyên xưng đức tin và ngợi khen [tán tụng Chúa]. Các bài ca ấy nhấn mạnh đến ý nghĩa tiềm tàng của các sự kiện cần phải được đưa ra ánh sáng.
Như thế, các ca vịnh là một phần không thể thiếu trong trình thuật lịch sử và không chỉ là các đọan xen kẽ hay các đoạn riêng biệt, bởi vì mọi sự kiện lịch sử được tạo thành từ hai yếu tố: sự kiện và ý nghĩa của sự kiện. Có lời chép rằng “Phụng vụ Kitô giáo bắt đầu bằng những ca vịnh về thời thơ ấu [của Chúa Giêsu]”. (H. Schürmann). Nói cách khác, những ca vịnh này chứa đựng phụng vụ Giáng sinh trong một giai đoạn phôi thai. Chúng là sự hoàn thành các yếu tố thiết yếu của phụng vụ, vốn là một cử hành hân hoan của đức tin trong biến cố cứu độ.
Theo các học giả Kinh Thánh, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết về các ca vịnh này: chẳng hạn như những ai là các tác giả thực sự, những nguồn gốc, và cấu trúc. May mắn thay, chúng ta có thể để lại tất cả những vấn đề này cho các nhà phê bình tiếp tục nghiên cứu chúng. Chúng ta không cần phải chờ đợi những điểm tối nghĩa này được giải quyết mà vẫn có thể được soi sáng bởi những ca vịnh này. Điều này không phải vì những vấn đề này không quan trọng, nhưng vì có một xác tín khiến cho tất cả những điều không chắc chắn ấy trở nên ít quan trọng hơn. Thánh Sử Luca đã chấp nhận những ca vịnh này trong Phúc Âm của ngài và Giáo Hội đã chấp nhận Phúc Âm của Thánh Luca trong Giáo Luật của mình. Những ca vịnh này là “Lời Chúa” được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần.
Bài Magnificat là bài ca của Đức Maria vì Chúa Thánh Thần đề cập đến Mẹ và điều này làm cho ca vịnh này là “của Mẹ” còn mạnh mẽ hơn cả yếu tố là liệu Mẹ có thực sự tự viết ra ca vịnh này hay không! Trên thực tế, chúng ta không thực sự quan tâm đến việc liệu Đức Maria có sáng tác ra bài Magnificat hay không nhưng là liệu Mẹ có sáng tác ca vịnh ấy theo cảm hứng của Chúa Thánh Thần hay không. Cho dù chúng ta có chắc chắn rằng Đức Maria đã sáng tác ra bài này đi nữa, chúng ta sẽ không quan tâm đến điều đó cho bằng sự kiện là Chúa Thánh Thần nói với chúng ta qua bài ca này.
Ca vịnh của Đức Maria là một cách mới để nhìn Thiên Chúa và thế giới. Trong phần đầu tiên bao gồm các câu từ 46 đến 50, theo sau những gì đã xảy ra nơi Mẹ, ánh mắt Đức Maria hướng về phía Thiên Chúa; trong phần thứ hai bao gồm những câu thơ còn lại, ánh mắt của Mẹ hướng về thế giới và lịch sử.
Một cái nhìn mới về Thiên Chúa
Động thái đầu tiên trong Magnificat là hướng về Thiên Chúa; Thiên Chúa có tính ưu việt tuyệt đối so với mọi thứ khác. Đức Maria không chậm trễ trong việc đáp lại lời chào của bà Êlisabét, Mẹ cũng không tham gia vào cuộc thảo luận với con người, nhưng với Thiên Chúa. Mẹ hồi tưởng lại bản thân và đắm mình trong Thiên Chúa vô hạn. Một kinh nghiệm khôn sánh về Thiên Chúa đã được “chỉnh sửa” trong Magnificat cho mọi thời đại. Đó là ví dụ tuyệt vời nhất của cái gọi là ngôn ngữ siêu nhiên. Người ta thấy rằng khi một thực tại thiêng liêng được mạc khải cho một linh hồn, nó thường tạo ra hai tình cảm trái ngược nhau: sợ hãi và yêu mến, ngỡ ngàng và cuốn hút. Thiên Chúa mạc khải chính Ngài như một mầu nhiệm “uy nghi và hấp dẫn”, “uy nghi vì sự vĩ đại của Ngài”, “hấp dẫn vì lòng nhân hậu của Ngài”. Khi ánh sáng của Thiên Chúa lần đầu tiên chiếu vào ngài, Thánh Augustinô thú nhận: “Tôi run rẩy vì tình yêu và nỗi sợ” và thậm chí cả những tiếp xúc sau đó với Chúa cũng khiến ngài “vừa run rẩy vừa rực cháy”. [1]
Chúng ta tìm thấy một cái gì đó tương tự nơi bài ca của Đức Maria, được thể hiện bằng Kinh thánh, thông qua các tước hiệu được sử dụng. Thiên Chúa được gọi là Adonai [tiếng Hêbrơ, nghĩa là Đức Chúa – chú thích của người dịch] (có ý nghĩa hơn nhiều so với thuật ngữ “Lord” chúng ta dùng để dịch), hay “Đức Chúa”, hay Đấng Toàn Năng, và trên hết là Qadosh [tiếng Hêbrơ, nghĩa là Đấng Chí Tôn Chí Thánh – chú thích của người dịch], danh Người thật chí thánh chí tôn! Tuy nhiên, cùng lúc đó, Thiên Chúa thật linh thiêng và toàn năng được mọi người tin tưởng, được xem như là “Đấng Cứu Độ tôi”, là một Đấng nhân hậu và đáng yêu, một Thiên Chúa “của riêng ta”, một Thiên Chúa đối với mọi loài thụ tạo của Ngài. Trên hết, chính sự nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa đã làm sáng tỏ lòng nhân từ và sự gần gũi của Người với loài người chúng ta. Lòng thương xót của Chúa từ đời này đến đời khác: những từ này cho thấy ý tưởng về lòng thương xót của Chúa như một dòng sông hùng vĩ chảy suốt lịch sử loài người.
Kiến thức về Thiên Chúa gợi lên, như một phản ứng và một sự tương phản, một nhận thức và kiến thức vừa mới mẻ vừa chân thực về chính mình và bản ngã của riêng mình. Bản ngã chỉ được nhận ra trước Coram Deo, nghĩa là trước Nhan Thánh Chúa. Đây là những gì xảy ra trong Magnificat. Đức Maria cảm thấy được Chúa “nhìn đến”; Mẹ bước vào cái nhìn đó và thấy mình như Chúa thấy Mẹ. Và Mẹ nhìn thấy mình thế nào trong ánh sáng thánh thiêng này? Thưa, như là người nữ tì “hèn mọn” (ở đây, “sự khiêm nhường” có nghĩa là sự nhỏ bé và thấp hèn thật sự chứ không phải là nhân đức khiêm nhường!). Mẹ thấy mình là “một nữ tì” của Chúa. Mẹ thấy mình chẳng là gì để Chúa đoái thương nhìn đến. Đức Maria không cho rằng sự lựa chọn của Chúa là vì đức tính khiêm nhường của mình, nhưng vì ân sủng của Chúa. Nghĩ khác đi sẽ có nghĩa là tiêu diệt sự khiêm nhường của Đức Maria. Đức tính này có một cái gì đó rất đặc biệt: ta có đức tính này khi nghĩ rằng mình không có, và ta không có đức tính này khi nghĩ rằng mình có nó.
Từ nhận thức này về Thiên Chúa, về chính Mẹ và về chân lý, bùng lên niềm vui và niềm hân hoan: thần trí tôi hớn hở vui mừng... niềm vui của sự thật bùng nổ, niềm vui trước kỳ công Chúa, một niềm vui của lời tán tụng thuần khiết và nhưng không. Đức Maria tán dương Thiên Chúa vì chính Ngài, cho dù Mẹ ca ngợi Chúa vì những gì Ngài đã làm nơi Mẹ; Mẹ tán dương Thiên Chúa vì kinh nghiệm cá nhân của riêng mình, như tất cả những người thờ phượng nổi bật được nhắc đến trong Kinh thánh. Niềm hân hoan của Đức Maria là một sự hân hoan cánh chung cho hành động có tính quyết định của Thiên Chúa và đó là sự hân hoan của tạo vật vì được Đấng Tạo Hóa của mình yêu thương, đó là niềm vui được phục vụ Đấng Thánh, tình yêu, vẻ đẹp, sự vĩnh cửu. Đó là sự viên mãn của niềm vui.
Thánh Bônaventura, người đã trực tiếp trải nghiệm những tác động biến đổi đối với một linh hồn được Thiên Chúa viếng thăm, đã mô tả sự xuất hiện của Chúa Thánh Thần trước Đức Maria tại thời điểm Truyền tin như một ngọn lửa bao trùm toàn bộ Đức Mẹ:
Ngài viết: “Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Mẹ như một ngọn lửa thần thánh thổi vào tâm trí Mẹ và thánh hóa thân xác Mẹ, ban cho Mẹ một sự thuần khiết hoàn hảo nhất.... Ồ, giá mà bạn có thể cảm nhận được ở một mức độ nào đó ngọn lửa từ trời rơi xuống uy nghi và tuyệt vời như thế nào, cũng như sự tươi mát mà lửa ấy mang lại. Giá mà bạn có thể nghe thấy bài thánh ca tưng bừng của Đức Trinh Nữ.” [2]
Ngay cả những nhà khoa học nghiêm khắc và chính xác nhất cũng nhận thức được rằng chúng ta đang đối diện với những từ không thể hiểu được thông qua các phương thức phân tích triết học thông thường, và thừa nhận rằng: “Bất cứ ai đọc những dòng này đều được mời gọi để chia sẻ trong hân hoan; chỉ có cộng đồng cử hành của những người tin vào Chúa Kitô và những ai trung tín với Người mới có thể hiểu được những văn bản này.” Nó được nói “trong Thần Khí” và không thể hiểu được nếu không ở trong Thần Khí.
Một cái nhìn mới về thế giới
Như tôi đã nói, Magnificat được tạo thành từ hai phần. Những gì thay đổi giữa phần thứ nhất và phần thứ hai không phải là ngôn ngữ được sử dụng, cũng chẳng phải là âm điệu. Từ quan điểm đó, bài ca này là một dòng chảy không bị gián đoạn, không có sự phá vỡ; các động từ tiếp tục ở thì quá khứ tường thuật lại những gì Chúa đã làm hay đúng hơn là những gì Ngài “đã bắt đầu làm”. Chỉ có bối cảnh hành động Thiên Chúa đã thay đổi; từ những gì Ngài đã thực hiện “nơi Mẹ”, chúng ta chuyển sang những gì Ngài đã làm cho thế giới và cho lịch sử. Nói cách khác, phần tiếp theo đề cập đến những tác động từ việc Chúa quyết định tỏ mình ra và điều đó ảnh hưởng thế nào đối với nhân loại và lịch sử.
Ở đây, chúng ta có một đặc điểm thứ hai của sự khôn ngoan được đề cập đến trong Kinh Thánh, trong đó kết hợp sự tỉnh táo trong cách nhìn thế giới với sự say sưa do sự tiếp xúc với Thiên Chúa mang đến, và cân bằng sự hân hoan và phó thác cho Thiên Chúa với chủ nghĩa hiện thực phê phán đối với lịch sử và con người. Trong phần thứ hai của Magnificat, sau khi vui mừng trong Chúa, Đức Maria hướng ánh mắt sâu sắc của mình vào những gì đang xảy ra trên thế giới.
Sử dụng một loạt các động từ mạnh mẽ ở thời bất định, từ câu 51 trở đi, Đức Maria mô tả một sự kéo xuống và đảo ngược triệt để các vị trí của con người: kẻ bị hạ bệ, người được nâng lên; người được ban của đầy dư, kẻ bị đuổi về tay trắng. Một bước ngoặt bất ngờ và không thể đảo ngược mọi thứ bởi vì đó là công việc của Thiên Chúa và Thiên Chúa không bao giờ thay đổi hoặc phản lại lời nói của chính mình như con người. Trong sự thay đổi này, hai nhóm khác nhau xuất hiện; một bên là những kẻ giàu có kiêu hãnh, và bên kia là những người đói khát khiêm nhường. Điều quan trọng là phải hiểu sự đảo ngược này và nó bắt đầu từ đâu nếu chúng ta muốn tránh những hiểu lầm về toàn bộ bài thánh ca này và cùng với nó là các mối phúc thật có thể được dự đoán ở đây trong gần như cùng những từ ngữ tương tự.
Chúng ta hãy nhìn vào lịch sử: những gì thực sự đã xảy ra khi biến cố được Đức Maria nêu lên trong bài ca bắt đầu được thực hiện? Phải chăng sẽ có một cuộc cách mạng xã hội bên ngoài qua đó người giàu đột nhiên bị bần cùng hóa và người nghèo đói được nhận lãnh đầy những điều tốt đẹp? Phải chăng sẽ có một sự phân phối công bằng hơn giữa các tầng lớp xã hội? Không. Không phải đâu. Phải chăng kẻ quyền thế thực sự bị kéo xuống khỏi ngai vàng và người khiêm nhường được nâng lên? Không. Hêrôđê tiếp tục được gọi là “Đức Vua” trong khi vì chính ông ta mà Đức Maria và Thánh Giuse phải chạy trốn sang Ai Cập.
Nếu những gì được mong đợi chỉ là một sự thay đổi xã hội ở bề ngoài, thì lịch sử đã dạy chúng ta rằng điều đó không đúng. Vậy thì, sự đảo ngược này đã diễn ra ở đâu (vì nó đã diễn ra)? Thưa, nó đã diễn ra trong đức tin! Vương quốc của Thiên Chúa đã thể hiện ra mang lại một cuộc cách mạng thầm lặng nhưng triệt để. Như thể có thứ gì đó đột nhiên được phát hiện gây ra sự đảo lộn giá trị bất ngờ. Người giàu giống như những người đã tích lũy được khối tài sản lớn nhưng khi thức dậy vào một buổi sáng, họ thấy mình nghèo khổ vì sự mất giá đến một trăm phần trăm đã diễn ra chỉ sau một đêm. Trái lại, người nghèo và người đói khát được hưởng lợi vì họ sẵn sàng chấp nhận tình huống mới này và không sợ sự thay đổi mà nó sẽ mang lại: trái tim của họ đã sẵn sàng.
Như tôi đã đề cập, sự đảo ngược được Đức Maria đề cập đến trong bài hát của Mẹ tương tự như những gì Chúa Giêsu công bố trong Các Mối Phúc Thật và trong dụ ngôn về người đàn ông giàu có. Đức Maria nói về sự giàu có và nghèo khó bắt đầu từ Thiên Chúa; một lần nữa Mẹ nói Coram Deo, trước Nhan Thánh Chúa; Thiên Chúa, chứ không phải con người, là thước đo của Mẹ. Mẹ thiết lập nguyên tắc cánh chung có tính chung cuộc. Do đó, khi nói rằng chúng ta đang đối diện với một sự đảo ngược “trong đức tin”, thì điều đó không có nghĩa là nó không thực tế và triệt để, hoặc không nghiêm chỉnh; nó nhiều hơn như thế rất nhiều. Đây không phải là một mô hình được tạo ra bởi những con sóng trên cát mà con sóng tiếp theo sẽ cuốn trôi đi. Đó là một sự giàu có vĩnh cửu và một sự nghèo đói cũng vĩnh cửu như thế.
[1] x. Thánh Augustinô, Tự Thú, VII, 16; XI, 9.
[2] Thánh Bonaventura, Lignum vitae - Rừng cùa cuộc sống, I, 3.
Source:RANIERO CANTALAMESSAMy Soul Proclaims the Greatness of the Lord
Chủ đề của các bài thuyết giảng trong cuộc tĩnh tâm Mùa Vọng là một câu từ Phúc Âm theo Thánh Matthêu “Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người.”
Trong phần thứ nhất, cha Raniero Cantalamessa giảng thuyết về bài ca Magnificat, khi Đức Mẹ đi thăm bà Êlisabét. Phần thứ hai bàn về bài ca Magnificat trong ý hướng truyền giáo và hoán cải.
Bản tiếng Anh có thể xem tại đây: “My Soul Proclaims the Greatness of the Lord” – “Linh hồn tôi ngợi khen sự cao cả của Thiên Chúa”. Dưới đây là bản dịch toàn văn phần I sang Việt Ngữ.
Trong bài suy niệm này, chúng ta cùng đi với Đức Maria đến một “thành miền núi” và vào nhà bà Êlisabét. Đức Maria nói một cách thân tình với từng người chúng ta qua bài vinh tụng ca của Mẹ, bài Magnificat. Hôm nay, Giáo Hội Công Giáo cử hành Kim Khánh linh mục của người kế vị Thánh Phêrô và bài ca của Đức Maria là lời cầu nguyện xuất phát từ trái tim một cách tự nhiên trong hoàn cảnh như thế này. Thiết tưởng, một bài suy niệm về bài ca này là một cách đơn sơ của chúng ta để kỷ niệm sự kiện đó.
Để hiểu được vị trí và ý nghĩa của bài thánh ca của Đức Maria, chúng ta cần nói ít điều về các bài ca vịnh nói chung. Trong các trình thuật Phúc Âm về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, các ca vịnh - Benedictus, Magnificat, Nunc dimittis - được dùng để giải thích những gì xảy ra một cách siêu nhiên, nghĩa là, để tăng cường ý nghĩa của các sự kiện Truyền tin, Thăm viếng, và Giáng sinh, làm cho các biến cố này trở thành một hình thức tuyên xưng đức tin và ngợi khen [tán tụng Chúa]. Các bài ca ấy nhấn mạnh đến ý nghĩa tiềm tàng của các sự kiện cần phải được đưa ra ánh sáng.
Như thế, các ca vịnh là một phần không thể thiếu trong trình thuật lịch sử và không chỉ là các đọan xen kẽ hay các đoạn riêng biệt, bởi vì mọi sự kiện lịch sử được tạo thành từ hai yếu tố: sự kiện và ý nghĩa của sự kiện. Có lời chép rằng “Phụng vụ Kitô giáo bắt đầu bằng những ca vịnh về thời thơ ấu [của Chúa Giêsu]”. (H. Schürmann). Nói cách khác, những ca vịnh này chứa đựng phụng vụ Giáng sinh trong một giai đoạn phôi thai. Chúng là sự hoàn thành các yếu tố thiết yếu của phụng vụ, vốn là một cử hành hân hoan của đức tin trong biến cố cứu độ.
Theo các học giả Kinh Thánh, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết về các ca vịnh này: chẳng hạn như những ai là các tác giả thực sự, những nguồn gốc, và cấu trúc. May mắn thay, chúng ta có thể để lại tất cả những vấn đề này cho các nhà phê bình tiếp tục nghiên cứu chúng. Chúng ta không cần phải chờ đợi những điểm tối nghĩa này được giải quyết mà vẫn có thể được soi sáng bởi những ca vịnh này. Điều này không phải vì những vấn đề này không quan trọng, nhưng vì có một xác tín khiến cho tất cả những điều không chắc chắn ấy trở nên ít quan trọng hơn. Thánh Sử Luca đã chấp nhận những ca vịnh này trong Phúc Âm của ngài và Giáo Hội đã chấp nhận Phúc Âm của Thánh Luca trong Giáo Luật của mình. Những ca vịnh này là “Lời Chúa” được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần.
Bài Magnificat là bài ca của Đức Maria vì Chúa Thánh Thần đề cập đến Mẹ và điều này làm cho ca vịnh này là “của Mẹ” còn mạnh mẽ hơn cả yếu tố là liệu Mẹ có thực sự tự viết ra ca vịnh này hay không! Trên thực tế, chúng ta không thực sự quan tâm đến việc liệu Đức Maria có sáng tác ra bài Magnificat hay không nhưng là liệu Mẹ có sáng tác ca vịnh ấy theo cảm hứng của Chúa Thánh Thần hay không. Cho dù chúng ta có chắc chắn rằng Đức Maria đã sáng tác ra bài này đi nữa, chúng ta sẽ không quan tâm đến điều đó cho bằng sự kiện là Chúa Thánh Thần nói với chúng ta qua bài ca này.
Ca vịnh của Đức Maria là một cách mới để nhìn Thiên Chúa và thế giới. Trong phần đầu tiên bao gồm các câu từ 46 đến 50, theo sau những gì đã xảy ra nơi Mẹ, ánh mắt Đức Maria hướng về phía Thiên Chúa; trong phần thứ hai bao gồm những câu thơ còn lại, ánh mắt của Mẹ hướng về thế giới và lịch sử.
Một cái nhìn mới về Thiên Chúa
Động thái đầu tiên trong Magnificat là hướng về Thiên Chúa; Thiên Chúa có tính ưu việt tuyệt đối so với mọi thứ khác. Đức Maria không chậm trễ trong việc đáp lại lời chào của bà Êlisabét, Mẹ cũng không tham gia vào cuộc thảo luận với con người, nhưng với Thiên Chúa. Mẹ hồi tưởng lại bản thân và đắm mình trong Thiên Chúa vô hạn. Một kinh nghiệm khôn sánh về Thiên Chúa đã được “chỉnh sửa” trong Magnificat cho mọi thời đại. Đó là ví dụ tuyệt vời nhất của cái gọi là ngôn ngữ siêu nhiên. Người ta thấy rằng khi một thực tại thiêng liêng được mạc khải cho một linh hồn, nó thường tạo ra hai tình cảm trái ngược nhau: sợ hãi và yêu mến, ngỡ ngàng và cuốn hút. Thiên Chúa mạc khải chính Ngài như một mầu nhiệm “uy nghi và hấp dẫn”, “uy nghi vì sự vĩ đại của Ngài”, “hấp dẫn vì lòng nhân hậu của Ngài”. Khi ánh sáng của Thiên Chúa lần đầu tiên chiếu vào ngài, Thánh Augustinô thú nhận: “Tôi run rẩy vì tình yêu và nỗi sợ” và thậm chí cả những tiếp xúc sau đó với Chúa cũng khiến ngài “vừa run rẩy vừa rực cháy”. [1]
Chúng ta tìm thấy một cái gì đó tương tự nơi bài ca của Đức Maria, được thể hiện bằng Kinh thánh, thông qua các tước hiệu được sử dụng. Thiên Chúa được gọi là Adonai [tiếng Hêbrơ, nghĩa là Đức Chúa – chú thích của người dịch] (có ý nghĩa hơn nhiều so với thuật ngữ “Lord” chúng ta dùng để dịch), hay “Đức Chúa”, hay Đấng Toàn Năng, và trên hết là Qadosh [tiếng Hêbrơ, nghĩa là Đấng Chí Tôn Chí Thánh – chú thích của người dịch], danh Người thật chí thánh chí tôn! Tuy nhiên, cùng lúc đó, Thiên Chúa thật linh thiêng và toàn năng được mọi người tin tưởng, được xem như là “Đấng Cứu Độ tôi”, là một Đấng nhân hậu và đáng yêu, một Thiên Chúa “của riêng ta”, một Thiên Chúa đối với mọi loài thụ tạo của Ngài. Trên hết, chính sự nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa đã làm sáng tỏ lòng nhân từ và sự gần gũi của Người với loài người chúng ta. Lòng thương xót của Chúa từ đời này đến đời khác: những từ này cho thấy ý tưởng về lòng thương xót của Chúa như một dòng sông hùng vĩ chảy suốt lịch sử loài người.
Kiến thức về Thiên Chúa gợi lên, như một phản ứng và một sự tương phản, một nhận thức và kiến thức vừa mới mẻ vừa chân thực về chính mình và bản ngã của riêng mình. Bản ngã chỉ được nhận ra trước Coram Deo, nghĩa là trước Nhan Thánh Chúa. Đây là những gì xảy ra trong Magnificat. Đức Maria cảm thấy được Chúa “nhìn đến”; Mẹ bước vào cái nhìn đó và thấy mình như Chúa thấy Mẹ. Và Mẹ nhìn thấy mình thế nào trong ánh sáng thánh thiêng này? Thưa, như là người nữ tì “hèn mọn” (ở đây, “sự khiêm nhường” có nghĩa là sự nhỏ bé và thấp hèn thật sự chứ không phải là nhân đức khiêm nhường!). Mẹ thấy mình là “một nữ tì” của Chúa. Mẹ thấy mình chẳng là gì để Chúa đoái thương nhìn đến. Đức Maria không cho rằng sự lựa chọn của Chúa là vì đức tính khiêm nhường của mình, nhưng vì ân sủng của Chúa. Nghĩ khác đi sẽ có nghĩa là tiêu diệt sự khiêm nhường của Đức Maria. Đức tính này có một cái gì đó rất đặc biệt: ta có đức tính này khi nghĩ rằng mình không có, và ta không có đức tính này khi nghĩ rằng mình có nó.
Từ nhận thức này về Thiên Chúa, về chính Mẹ và về chân lý, bùng lên niềm vui và niềm hân hoan: thần trí tôi hớn hở vui mừng... niềm vui của sự thật bùng nổ, niềm vui trước kỳ công Chúa, một niềm vui của lời tán tụng thuần khiết và nhưng không. Đức Maria tán dương Thiên Chúa vì chính Ngài, cho dù Mẹ ca ngợi Chúa vì những gì Ngài đã làm nơi Mẹ; Mẹ tán dương Thiên Chúa vì kinh nghiệm cá nhân của riêng mình, như tất cả những người thờ phượng nổi bật được nhắc đến trong Kinh thánh. Niềm hân hoan của Đức Maria là một sự hân hoan cánh chung cho hành động có tính quyết định của Thiên Chúa và đó là sự hân hoan của tạo vật vì được Đấng Tạo Hóa của mình yêu thương, đó là niềm vui được phục vụ Đấng Thánh, tình yêu, vẻ đẹp, sự vĩnh cửu. Đó là sự viên mãn của niềm vui.
Thánh Bônaventura, người đã trực tiếp trải nghiệm những tác động biến đổi đối với một linh hồn được Thiên Chúa viếng thăm, đã mô tả sự xuất hiện của Chúa Thánh Thần trước Đức Maria tại thời điểm Truyền tin như một ngọn lửa bao trùm toàn bộ Đức Mẹ:
Ngài viết: “Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Mẹ như một ngọn lửa thần thánh thổi vào tâm trí Mẹ và thánh hóa thân xác Mẹ, ban cho Mẹ một sự thuần khiết hoàn hảo nhất.... Ồ, giá mà bạn có thể cảm nhận được ở một mức độ nào đó ngọn lửa từ trời rơi xuống uy nghi và tuyệt vời như thế nào, cũng như sự tươi mát mà lửa ấy mang lại. Giá mà bạn có thể nghe thấy bài thánh ca tưng bừng của Đức Trinh Nữ.” [2]
Ngay cả những nhà khoa học nghiêm khắc và chính xác nhất cũng nhận thức được rằng chúng ta đang đối diện với những từ không thể hiểu được thông qua các phương thức phân tích triết học thông thường, và thừa nhận rằng: “Bất cứ ai đọc những dòng này đều được mời gọi để chia sẻ trong hân hoan; chỉ có cộng đồng cử hành của những người tin vào Chúa Kitô và những ai trung tín với Người mới có thể hiểu được những văn bản này.” Nó được nói “trong Thần Khí” và không thể hiểu được nếu không ở trong Thần Khí.
Một cái nhìn mới về thế giới
Như tôi đã nói, Magnificat được tạo thành từ hai phần. Những gì thay đổi giữa phần thứ nhất và phần thứ hai không phải là ngôn ngữ được sử dụng, cũng chẳng phải là âm điệu. Từ quan điểm đó, bài ca này là một dòng chảy không bị gián đoạn, không có sự phá vỡ; các động từ tiếp tục ở thì quá khứ tường thuật lại những gì Chúa đã làm hay đúng hơn là những gì Ngài “đã bắt đầu làm”. Chỉ có bối cảnh hành động Thiên Chúa đã thay đổi; từ những gì Ngài đã thực hiện “nơi Mẹ”, chúng ta chuyển sang những gì Ngài đã làm cho thế giới và cho lịch sử. Nói cách khác, phần tiếp theo đề cập đến những tác động từ việc Chúa quyết định tỏ mình ra và điều đó ảnh hưởng thế nào đối với nhân loại và lịch sử.
Ở đây, chúng ta có một đặc điểm thứ hai của sự khôn ngoan được đề cập đến trong Kinh Thánh, trong đó kết hợp sự tỉnh táo trong cách nhìn thế giới với sự say sưa do sự tiếp xúc với Thiên Chúa mang đến, và cân bằng sự hân hoan và phó thác cho Thiên Chúa với chủ nghĩa hiện thực phê phán đối với lịch sử và con người. Trong phần thứ hai của Magnificat, sau khi vui mừng trong Chúa, Đức Maria hướng ánh mắt sâu sắc của mình vào những gì đang xảy ra trên thế giới.
Sử dụng một loạt các động từ mạnh mẽ ở thời bất định, từ câu 51 trở đi, Đức Maria mô tả một sự kéo xuống và đảo ngược triệt để các vị trí của con người: kẻ bị hạ bệ, người được nâng lên; người được ban của đầy dư, kẻ bị đuổi về tay trắng. Một bước ngoặt bất ngờ và không thể đảo ngược mọi thứ bởi vì đó là công việc của Thiên Chúa và Thiên Chúa không bao giờ thay đổi hoặc phản lại lời nói của chính mình như con người. Trong sự thay đổi này, hai nhóm khác nhau xuất hiện; một bên là những kẻ giàu có kiêu hãnh, và bên kia là những người đói khát khiêm nhường. Điều quan trọng là phải hiểu sự đảo ngược này và nó bắt đầu từ đâu nếu chúng ta muốn tránh những hiểu lầm về toàn bộ bài thánh ca này và cùng với nó là các mối phúc thật có thể được dự đoán ở đây trong gần như cùng những từ ngữ tương tự.
Chúng ta hãy nhìn vào lịch sử: những gì thực sự đã xảy ra khi biến cố được Đức Maria nêu lên trong bài ca bắt đầu được thực hiện? Phải chăng sẽ có một cuộc cách mạng xã hội bên ngoài qua đó người giàu đột nhiên bị bần cùng hóa và người nghèo đói được nhận lãnh đầy những điều tốt đẹp? Phải chăng sẽ có một sự phân phối công bằng hơn giữa các tầng lớp xã hội? Không. Không phải đâu. Phải chăng kẻ quyền thế thực sự bị kéo xuống khỏi ngai vàng và người khiêm nhường được nâng lên? Không. Hêrôđê tiếp tục được gọi là “Đức Vua” trong khi vì chính ông ta mà Đức Maria và Thánh Giuse phải chạy trốn sang Ai Cập.
Nếu những gì được mong đợi chỉ là một sự thay đổi xã hội ở bề ngoài, thì lịch sử đã dạy chúng ta rằng điều đó không đúng. Vậy thì, sự đảo ngược này đã diễn ra ở đâu (vì nó đã diễn ra)? Thưa, nó đã diễn ra trong đức tin! Vương quốc của Thiên Chúa đã thể hiện ra mang lại một cuộc cách mạng thầm lặng nhưng triệt để. Như thể có thứ gì đó đột nhiên được phát hiện gây ra sự đảo lộn giá trị bất ngờ. Người giàu giống như những người đã tích lũy được khối tài sản lớn nhưng khi thức dậy vào một buổi sáng, họ thấy mình nghèo khổ vì sự mất giá đến một trăm phần trăm đã diễn ra chỉ sau một đêm. Trái lại, người nghèo và người đói khát được hưởng lợi vì họ sẵn sàng chấp nhận tình huống mới này và không sợ sự thay đổi mà nó sẽ mang lại: trái tim của họ đã sẵn sàng.
Như tôi đã đề cập, sự đảo ngược được Đức Maria đề cập đến trong bài hát của Mẹ tương tự như những gì Chúa Giêsu công bố trong Các Mối Phúc Thật và trong dụ ngôn về người đàn ông giàu có. Đức Maria nói về sự giàu có và nghèo khó bắt đầu từ Thiên Chúa; một lần nữa Mẹ nói Coram Deo, trước Nhan Thánh Chúa; Thiên Chúa, chứ không phải con người, là thước đo của Mẹ. Mẹ thiết lập nguyên tắc cánh chung có tính chung cuộc. Do đó, khi nói rằng chúng ta đang đối diện với một sự đảo ngược “trong đức tin”, thì điều đó không có nghĩa là nó không thực tế và triệt để, hoặc không nghiêm chỉnh; nó nhiều hơn như thế rất nhiều. Đây không phải là một mô hình được tạo ra bởi những con sóng trên cát mà con sóng tiếp theo sẽ cuốn trôi đi. Đó là một sự giàu có vĩnh cửu và một sự nghèo đói cũng vĩnh cửu như thế.
[1] x. Thánh Augustinô, Tự Thú, VII, 16; XI, 9.
[2] Thánh Bonaventura, Lignum vitae - Rừng cùa cuộc sống, I, 3.
Source:RANIERO CANTALAMESSA