Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: "Quan hệ VN-Vatican nhiều hứa hẹn mà chưa tiến bước nào."
Cuộc phỏng vấn được BBC News Tiếng Việt thực hiện ngay tại sân bay Survanabumi, Thái Lan khuya 20/11, khi Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, Giáo phận Hà Tĩnh, vừa tới từ Việt Nam để tham dự Thánh Lễ do Giáo Hoàng Francis làm chủ tế vào hôm sau tại sân vận động quốc gia ở Bangkok.
BBC: Việc Đức Giáo Hoàng Francis đến thăm Thái Lan, một nước láng giềng của Việt Nam tạo cho ông cảm xúc gì?
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Đây là Đức Giáo Hoàng thứ hai tới thăm Thái Lan sau 35 năm, lần đầu là Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ II vào năm 1984. Một số người ngậm ngùi tại sao Thái Lan có tỷ lệ người Công Giáo ít hơn nhiều so với Việt Nam mà đã hai lần Giáo Hoàng tới. Trong khi Việt Nam có tỷ lệ người Công Giáo cao hơn nhiều, giáo hội Việt Nam hoạt động rất năng động, mà Ngài vẫn chưa ghé thăm.
Không phải do Giáo Hoàng hay Vatican không muốn, mà vì lý do xã hội và chính trị chưa cho phép.
BBC: Vậy theo ông để sự kiện Giáo Hoàng thăm Việt Nam được xảy ra, điều gì cần được thực hiện?
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Để Giáo Hoàng ghé thăm Việt Nam trong tương lai, việc này không phải chỉ do Giáo hội Việt Nam mà còn do về phía nhà nước sẽ làm gì. Giáo hội Việt Nam đã đề nghị được phép mời Giáo Hoàng, nhưng lời mời chính thức phải về phía nhà nước.
BBC: Nếu ông có cơ hội gặp trực tiếp Giáo Hoàng, ông muốn chuyển tới ngài thông điệp gì?
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Thông điệp mà tôi muốn gửi sẽ luôn là về tình hình Việt Nam, tình hình xã hội. Vừa rồi Đức Giáo Hoàng có lá thư rất hay gửi cho giới trẻ Công Giáo Việt Nam, trong đó Ngài nói đến vấn đề người di dân và thảm trạng của người di dân. Ngài mong ước họ trở về với đât nước, với giáo hội, mong chấm dứt những sự kiện bất ổn, bất an và thảm trạng của di dân trẻ Việt Nam.
BBC: Những cuộc thảo luận về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam đã được khởi động từ năm 2009, nhưng cho tới nay hai bên vẫn chưa có quan hệ ngoại giao đầy đủ. Theo ông thì tại sao?
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Tương quan quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam được coi là ở hạng thấp nhất, đó là hạng đại diện không thường trú. Đó là hạng thấp nhất trong ngoại giao, và từ 10 năm nay chưa tiến lên một bước nào, sau bao nhiêu lần hứa hẹn nhưng chưa lần nào thực hiện những hứa hẹn đó. Không hiểu trong tương lai gần có tiến thêm một bước nữa chăng.
BBC: Việc Vatican và Hà Nội đạt thỏa thuận thiết lập đại diện thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam vào cuối tháng Tám vừa qua được đánh giá là bước tiến đáng kể trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Vậy theo ông hai bên cần làm gì để một ngày nào đó Việt Nam có thể có một tòa Đại sứ tại Rome, cùng với 88 quốc gia khác?
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi vẫn mong ước Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, có quan hệ ngoại giao với các nước và với Tòa thánh Vatican. Việc Việt Nam có đặt thường trú ở Vatican không đã được nói nhiều lần rồi, hi vọng lần này không còn tiếp tục lời hứa nữa. Việt Nam cũng đã định địa điểm, đang soạn thảo quy chế liên hệ ngoại giao thường trú và văn phòng như thế nào, chúng tôi đã đọc những cái đó, nhưng vẫn ước mong là điều này sẽ được thực hiện trong một ngày sớm hơn.
Cần làm gì nữa thì phải hỏi nhà cầm quyền và tòa đại sứ. Họ phải làm cái gì? Hai bên đã đối thoại suốt 10 năm nay rồi, có những cái không vượt qua được. Có người nói bao giờ Trung Quốc vượt qua được thì Việt Nam mới vượt qua. Có thể hỏi thêm chính quyền Việt Nam về điều này.
BBC: Chuyến thăm Thái Lan của Đức Giáo Hoàng, theo ông có ý nghĩa, tầm quan trọng gì đối với cộng đồng Công Giáo Việt Nam?
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Giáo dân Việt Nam rất yêu mến Giáo Hoàng và ước mong một ngày nào đó được đón tiếp Ngài tại quê hương mình. Nên lần này Giáo Hoàng đến nước lân cận nên nhiều giáo dân Việt Nam đến đây. Đi sang Thái Lan dễ nên số người đi rất đông, người ta nói ít ra có tới 5000-6000 người đi dịp này. Nhưng sân vận động của Bangkok quá nhỏ nên đó là cản trở. Nhiều người muốn đi mà không có vé để vào sân vận động, hoặc có vé thì chỉ được vào sân phụ vì sân chính đã dành cho người Thái rồi.
BBC: Hai trong số các chủ đề mà Giáo Hoàng Francis nêu bật trong chuyến thăm Thái Lan lần này là sứ mệnh, bảo vệ môi trường và hòa bình. Theo ông những chủ đề này có liên quan đến Việt Nam như thế nào?
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Có liên hệ rất quan trọng với Việt Nam vì nói đến môi trường chúng ta không thể nói tới thảm họa kinh hoàng Formosa. Bây giờ khủng hoảng môi trường vẫn tiếp tục. Lúc đầu người ta còn che dấu, chính vì thế mà họ không giải quyết kịp thời. Lẽ ra họ phải xử lý thảm họa đó bằng những phương tiện hiện đại chứ không phải bằng chính trị. Chính vì thế mà thảm họa không chỉ dừng lại ở Formosa mà nay đã lan ra đồng bằng sông hồng, sông Cửu Long, cá chết, nước bẩn, môi trường ô nhiễm đã là hiện tượng chung ở Việt Nam
Cách đây 10 năm khi chúng tôi tổ chức hội thảo về vấn đề biển đảo, lãnh hải Việt Nam. Khi đó tôi còn là linh mục. Có người hỏi tôi: "Nghe nói tàu lạ tấn công hải phận và ngư dân Việt Nam, linh mục có biết tàu đó là tàu gì không?"
Lúc đó tôi nói: Chuyện đó các ông phải hỏi bộ đội biên phòng và hải quân. Nhưng rồi tôi nghĩ, tàu lớn, nhỏ, cũ mới đều là tàu cả. Sau này cũng chính nhà nước Việt Nam nói đó là tàu Trung Quốc đã đến xâm lấn Việt Nam. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi các hội nghị vừa rồi, nhà cầm quyền Việt Nam nói có tàu lạ đến xâm lẫn lãnh thổ, vùng kinh tế Việt Nam mà không dám nói là tàu nước nào. Trong khi ai cũng biết đó là tàu Trung Quốc. Thì tôi nghĩ rằng đã đến lúc cần đặt vấn đề rõ rệt hơn theo công pháp quốc tế.
BBC: Trong một số sự việc được cho là 'nhạy cảm' gần đây tại Việt Nam, như vụ Formosa, hay vụ Trung Quốc đưa giàn khoan tới Việt Nam, hay việc lên tiếng bảo vệ các nhà bất đồng chính kiến, một số cộng đồng Công Giáo đã lên tiếng mạnh mẽ. Ông nghĩ gì về những chuyện này?
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Có lẽ cộng đồng Công Giáo Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ nhất vì họ có tổ chức hơn, và vì thảm họa Formosa xảy ra ngay gần cộng đồng của họ. Nhưng trên thực tế, không chỉ cộng đồng giáo dân mà nhiều người từ các vùng miền khác, từ Hà Nội tới Phan Thiết, đã đứng lên chống lại Formosa. Nhiều người đã biểu tình, hiện nhiều người còn bị tù mười mấy năm.
Tôi tự hỏi vì sao nhà cầm quyền lại hờ hững với quyền lợi của đất nước tới độ không bảo vệ những người đứng lên bảo vệ chủ quyền của dân tộc mà đánh đập họ, tàn nhẫn với họ, và bắt tù đầy lâu như vậy. Chính vì thế tôi muốn nhác lại tuyên bố của Hội đồng Giám mục Việt Nam cách đây rất lâu rồi, khi nói về sửa đổi Hiến pháp: Chúng tôi chính thức yêu cầu bỏ điều 4 Hiến pháp, yêu cầu không lấy ý thức hệ Mác-Lê làm định hướng phát triển dân tộc và tương lai, mà nên trở về truyền thống, văn hóa của dân tộc để nối kết tất cả người Việt Nam, để phát triển tâm linh, đạo đức và kinh tế.
BBC: Việc Đức Giáo Hoàng Francis đến thăm Thái Lan, một nước láng giềng của Việt Nam tạo cho ông cảm xúc gì?
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Đây là Đức Giáo Hoàng thứ hai tới thăm Thái Lan sau 35 năm, lần đầu là Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ II vào năm 1984. Một số người ngậm ngùi tại sao Thái Lan có tỷ lệ người Công Giáo ít hơn nhiều so với Việt Nam mà đã hai lần Giáo Hoàng tới. Trong khi Việt Nam có tỷ lệ người Công Giáo cao hơn nhiều, giáo hội Việt Nam hoạt động rất năng động, mà Ngài vẫn chưa ghé thăm.
Không phải do Giáo Hoàng hay Vatican không muốn, mà vì lý do xã hội và chính trị chưa cho phép.
BBC: Vậy theo ông để sự kiện Giáo Hoàng thăm Việt Nam được xảy ra, điều gì cần được thực hiện?
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Để Giáo Hoàng ghé thăm Việt Nam trong tương lai, việc này không phải chỉ do Giáo hội Việt Nam mà còn do về phía nhà nước sẽ làm gì. Giáo hội Việt Nam đã đề nghị được phép mời Giáo Hoàng, nhưng lời mời chính thức phải về phía nhà nước.
BBC: Nếu ông có cơ hội gặp trực tiếp Giáo Hoàng, ông muốn chuyển tới ngài thông điệp gì?
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Thông điệp mà tôi muốn gửi sẽ luôn là về tình hình Việt Nam, tình hình xã hội. Vừa rồi Đức Giáo Hoàng có lá thư rất hay gửi cho giới trẻ Công Giáo Việt Nam, trong đó Ngài nói đến vấn đề người di dân và thảm trạng của người di dân. Ngài mong ước họ trở về với đât nước, với giáo hội, mong chấm dứt những sự kiện bất ổn, bất an và thảm trạng của di dân trẻ Việt Nam.
BBC: Những cuộc thảo luận về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam đã được khởi động từ năm 2009, nhưng cho tới nay hai bên vẫn chưa có quan hệ ngoại giao đầy đủ. Theo ông thì tại sao?
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Tương quan quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam được coi là ở hạng thấp nhất, đó là hạng đại diện không thường trú. Đó là hạng thấp nhất trong ngoại giao, và từ 10 năm nay chưa tiến lên một bước nào, sau bao nhiêu lần hứa hẹn nhưng chưa lần nào thực hiện những hứa hẹn đó. Không hiểu trong tương lai gần có tiến thêm một bước nữa chăng.
BBC: Việc Vatican và Hà Nội đạt thỏa thuận thiết lập đại diện thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam vào cuối tháng Tám vừa qua được đánh giá là bước tiến đáng kể trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Vậy theo ông hai bên cần làm gì để một ngày nào đó Việt Nam có thể có một tòa Đại sứ tại Rome, cùng với 88 quốc gia khác?
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi vẫn mong ước Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, có quan hệ ngoại giao với các nước và với Tòa thánh Vatican. Việc Việt Nam có đặt thường trú ở Vatican không đã được nói nhiều lần rồi, hi vọng lần này không còn tiếp tục lời hứa nữa. Việt Nam cũng đã định địa điểm, đang soạn thảo quy chế liên hệ ngoại giao thường trú và văn phòng như thế nào, chúng tôi đã đọc những cái đó, nhưng vẫn ước mong là điều này sẽ được thực hiện trong một ngày sớm hơn.
Cần làm gì nữa thì phải hỏi nhà cầm quyền và tòa đại sứ. Họ phải làm cái gì? Hai bên đã đối thoại suốt 10 năm nay rồi, có những cái không vượt qua được. Có người nói bao giờ Trung Quốc vượt qua được thì Việt Nam mới vượt qua. Có thể hỏi thêm chính quyền Việt Nam về điều này.
BBC: Chuyến thăm Thái Lan của Đức Giáo Hoàng, theo ông có ý nghĩa, tầm quan trọng gì đối với cộng đồng Công Giáo Việt Nam?
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Giáo dân Việt Nam rất yêu mến Giáo Hoàng và ước mong một ngày nào đó được đón tiếp Ngài tại quê hương mình. Nên lần này Giáo Hoàng đến nước lân cận nên nhiều giáo dân Việt Nam đến đây. Đi sang Thái Lan dễ nên số người đi rất đông, người ta nói ít ra có tới 5000-6000 người đi dịp này. Nhưng sân vận động của Bangkok quá nhỏ nên đó là cản trở. Nhiều người muốn đi mà không có vé để vào sân vận động, hoặc có vé thì chỉ được vào sân phụ vì sân chính đã dành cho người Thái rồi.
BBC: Hai trong số các chủ đề mà Giáo Hoàng Francis nêu bật trong chuyến thăm Thái Lan lần này là sứ mệnh, bảo vệ môi trường và hòa bình. Theo ông những chủ đề này có liên quan đến Việt Nam như thế nào?
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Có liên hệ rất quan trọng với Việt Nam vì nói đến môi trường chúng ta không thể nói tới thảm họa kinh hoàng Formosa. Bây giờ khủng hoảng môi trường vẫn tiếp tục. Lúc đầu người ta còn che dấu, chính vì thế mà họ không giải quyết kịp thời. Lẽ ra họ phải xử lý thảm họa đó bằng những phương tiện hiện đại chứ không phải bằng chính trị. Chính vì thế mà thảm họa không chỉ dừng lại ở Formosa mà nay đã lan ra đồng bằng sông hồng, sông Cửu Long, cá chết, nước bẩn, môi trường ô nhiễm đã là hiện tượng chung ở Việt Nam
Cách đây 10 năm khi chúng tôi tổ chức hội thảo về vấn đề biển đảo, lãnh hải Việt Nam. Khi đó tôi còn là linh mục. Có người hỏi tôi: "Nghe nói tàu lạ tấn công hải phận và ngư dân Việt Nam, linh mục có biết tàu đó là tàu gì không?"
Lúc đó tôi nói: Chuyện đó các ông phải hỏi bộ đội biên phòng và hải quân. Nhưng rồi tôi nghĩ, tàu lớn, nhỏ, cũ mới đều là tàu cả. Sau này cũng chính nhà nước Việt Nam nói đó là tàu Trung Quốc đã đến xâm lấn Việt Nam. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi các hội nghị vừa rồi, nhà cầm quyền Việt Nam nói có tàu lạ đến xâm lẫn lãnh thổ, vùng kinh tế Việt Nam mà không dám nói là tàu nước nào. Trong khi ai cũng biết đó là tàu Trung Quốc. Thì tôi nghĩ rằng đã đến lúc cần đặt vấn đề rõ rệt hơn theo công pháp quốc tế.
BBC: Trong một số sự việc được cho là 'nhạy cảm' gần đây tại Việt Nam, như vụ Formosa, hay vụ Trung Quốc đưa giàn khoan tới Việt Nam, hay việc lên tiếng bảo vệ các nhà bất đồng chính kiến, một số cộng đồng Công Giáo đã lên tiếng mạnh mẽ. Ông nghĩ gì về những chuyện này?
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp: Có lẽ cộng đồng Công Giáo Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ nhất vì họ có tổ chức hơn, và vì thảm họa Formosa xảy ra ngay gần cộng đồng của họ. Nhưng trên thực tế, không chỉ cộng đồng giáo dân mà nhiều người từ các vùng miền khác, từ Hà Nội tới Phan Thiết, đã đứng lên chống lại Formosa. Nhiều người đã biểu tình, hiện nhiều người còn bị tù mười mấy năm.
Tôi tự hỏi vì sao nhà cầm quyền lại hờ hững với quyền lợi của đất nước tới độ không bảo vệ những người đứng lên bảo vệ chủ quyền của dân tộc mà đánh đập họ, tàn nhẫn với họ, và bắt tù đầy lâu như vậy. Chính vì thế tôi muốn nhác lại tuyên bố của Hội đồng Giám mục Việt Nam cách đây rất lâu rồi, khi nói về sửa đổi Hiến pháp: Chúng tôi chính thức yêu cầu bỏ điều 4 Hiến pháp, yêu cầu không lấy ý thức hệ Mác-Lê làm định hướng phát triển dân tộc và tương lai, mà nên trở về truyền thống, văn hóa của dân tộc để nối kết tất cả người Việt Nam, để phát triển tâm linh, đạo đức và kinh tế.