Trong chuyến hành huơng Đất Thánh cách đây không lâu, vị truởng đoàn cho biết đó cũng là dịp kỷ niệm 25 năm linh mục của ngài. Chúng tôi có một cuộc phỏng vấn bỏ túi với vị linh mục vui tính này với vài câu hỏi thú vị nhưng rất thực tế để xem vị linh mục chia sẻ thế nào về chuyện đời tu. Một chị giáo dân và một nguời bạn học cũ của vị linh mục ấy từng biết rất rõ về ngài đã hỏi về những chuyện nhân tình thế thái làm thế nào ngài đã vuợt qua được những rào cản, những thành kiến mà trước đây nhiều nguời nói rằng không bao giờ ngài có thể trở thành một linh mục được. Ngài đã lần luợt chia sẻ cách chân tình những khó khăn, những thất vọng trong đời sống tu trì nhưng có một điểm mà không bao giờ ngài chùn buớc là luôn tin tuởng vào sự quan phòng và yêu thuơng của Thiên Chúa và tín thác mọi sự trong tay Nguời truớc những đau khổ, những bất công và những định kiến mà ngài đã gặp phải để rồi ngài vuợt qua tất cả và có niềm vui trọn vẹn trong ngày hồng phúc 25 năm linh mục. Vị linh mục này đã không ngớt lời tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria Hiền Mẫu luôn che chở và phù hộ cho ngài.
Một nữ tu đi trong đoàn và chúng tôi cũng hỏi ngài về đời sống mục vụ vì ngài cũng như chúng tôi đang làm việc với nguời ngoại quốc và nguời đồng huơng về những thuận lợi và khó khăn khi làm việc ở nuớc ngoài với nguời bản địa và với người đồng huơng xa xứ. Ngài hóm hỉnh trả lời chân tình rằng dù ở bất cứ nơi đâu và làm việc với bất kỳ dân tộc nào cũng đều có những niềm vui và nỗi buồn mà chỉ bản thân nguời đó mới có thể rút tỉa được kinh nghiệm và đề ra phuơng châm sống cho đời mục vụ của mình.
Nhiều nguời Việt thuờng hỏi mấy nguời đi tu có đời sống tình cảm không? Đó cũng là câu hỏi của mà nhiều nguời đã hỏi chúng tôi dẫu biết rằng chúng tôi cũng là những con người bình thuờng như bao nguời khác ngoại trừ có chức thánh linh mục. Xin muợn một bài thơ con cóc mà ai đó đã từng viết về tinh yêu nguời tu sĩ như là một câu trả lời khả dĩ về chuyện này:
Nguời tu sĩ có tình yêu không nhỉ?
Nếu nói không là những kẻ vô tri,
và nói có là những kẻ tình si.
Không mà có, có mà không đó mới kỳ.
Không hay có xin ai giùm giảng giải.
Hãy lẳng lặng mà nghe tôi đáp lại.
Không là không có cái tình ái li ti,
có là có cái tình yêu đại hải.
Tu sĩ tôi không yêu riêng người bạn gái,
mái tóc huyền và đôi mắt như nai.
Cũng không thể yêu riêng nguời mẹ yếu,
sớm ngày trông ngóng đợi con về.
Tu sĩ tôi đây yêu tất cả,
kẻ bần cùng cô thế chốn duơng gian…
Quả vậy, nguời đi tu trong bất kỳ tôn giáo nào cũng có một trái tim thổn thức và đôi lúc họ cũng muốn giành trái tim đó cho một nguời mà họ yêu. Tuy nhiên, vì lý tuởng đời tu và sự đòi buộc của những lời khấn Dòng hay qui chế của đời tu muốn họ có một tấm lòng từ bỏ cách vô điều kiện và hoàn toàn tự nguyện để có thể theo đuổi một một tiêu cao cả hơn để họ có thể làm bạn và phục vụ tất cả mọi nguời mà không sợ vuớng bận một ràng buộc thể lý nào.
Mới đây trong lớp học tiếng Hòa Lan tại truờng học ở Rotterdam, những nguời bạn Hồi giáo cùng lớp có hỏi chúng tôi tại sao linh mục Công Giáo không được có bạn gái hay có nguời vợ để nâng niu và những đứa con như những nguời đi tu ở tôn giáo khác. Chúng tôi có trả lời với họ rằng nguời linh mục hay tu sĩ Công Giáo không thể có bạn gái hay một gia đình riêng vì họ muốn dấn thân trọn vẹn cho lý tuởng phục vụ của họ để họ không bị ràng buộc vì bất cứ lý do nào và họ cũng dễ dàng ra đi bất cứ nơi đâu mà bề trên muốn họ đến.
Trong một thế giới đặt hy vọng vào sự giàu có vật chất, đánh đồng khiết tịnh với lãnh cảm, và xem tự do cá nhân cao hơn bất kỳ điều gì, thì chúng ta nói gì về khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục thì thật là một chuyện hoang đường. Chắc chắn ba đức tính này bị xem là phản văn hóa triệt để, nhưng chủ yếu là bởi người ta không hiểu rõ chúng ngay cả nhiều tu sĩ trẻ sống ba đức tính này cũng vậy. Chúng chủ yếu bị xem là một sự từ bỏ quyết liệt, hy sinh cả đời mình, một sự chối bỏ phi tự nhiên tính dục của mình, và nông nổi từ bỏ tự do cũng như sự sáng tạo của mình. Nhưng đó là một sự hiểu lầm.
Khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục, không hề tránh đi sự giàu có, tính dục, và tự do. Đúng ra, chúng là một phương thức đích thực và phong phú, của sự giàu có, tính dục và tự do.
Tuy nhiên, như đã nói vì nguời đi tu cũng là con nguời nên cũng vẫn còn những cái tham-sân-si ngấm vào máu nên đôi lúc cũng khó cuỡng lại những cám dỗ đời thuờng và những lúc như vậy luôn là đề tài để nguời ta bàn tán. Bản thân chúng tôi lắm lúc cũng còn vuớng bụi trần và cũng sa vào cái vòng lẫn quẩn tham-sân-si như một ma hồn trận và không biết lối ra. Đời sống tình cảm của nguời đi tu được cụ thể hoá bằng lời khấn khiết tịnh nhưng nó cứ âm ỉ và không biết lúc nào mới lộ ra dù mình luôn cố gắng sống đúng tư cách của một tu sĩ. Bởi thế, khi nghe tin một tu sĩ hay linh mục bị phát giác là phạm giới thì nguời ta thuờng có khuynh hướng gièm pha và lên án không thương tiếc. Nhưng mấy ai hiểu được rằng những tu sĩ ấy đã phải đấu tranh hàng ngày để vượt qua những cơn cám dỗ rất đời thường để giữ lời khấn hứa nhưng lại thất hứa và ngã quỵ chốn xa truờng. Những năm truyền giáo ở Nam Mỹ xa quê hương và tận mắt chứng kiến nhiều anh em đồng môn phải rời bỏ chức linh mục để trở về sống đời sống gia đình vì không thể sống được trong bậc độc thân linh mục thì bản thân mới hiểu và khâm phục vì sự can đảm của họ vì họ dám sống thật với lòng mình. Có thể điều chúng tôi chia sẻ ở đây nhiều nguời sẽ xem là cấp tiến và sẽ hỏi tại sao những người ấy không giữ trọn lời thề của mình. Xin thưa một điều rằng con người chúng ta rất mỏng manh, yếu đuối. Sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy thất vọng, chao đảo và mất định huớng- và chính những lúc ấy nếu có ai đưa bàn tay ra cứu vớt, có ai đó sưởi ấm tấm lòng băng giá của chúng ta thì chúng ta sẽ bị lôi cuốn lúc nào không hay. Bản thân chúng tôi những tuởng đã bị cuốn trôi theo những cơn lốc ấy từ ngày đi truyền giáo ở Nam Mỹ vì lúc đó còn trẻ và non nớt lắm. Tạ ơn Chúa đã gìn giữ đến bây giờ nhưng không biết đến bao giờ đế tiếp bước theo Ngài. Nếu không có ơn Ngài thì mình không bao giờ làm gì được.
Cái tham-sân-si thứ hai là về vật chất. Qua lời khấn khó nghèo, các tu sĩ phải tránh tất cả những hoang phí, xa xỉ bên ngoài, cũng như không được tìm kiếm sự thoải mái và sung túc cho bản thân. Không những phải từ bỏ những tiện nghi thái quá, những của cải vật chất, nhưng còn phải từ bỏ luôn cả khao khát có nó. Những năm đầu khi trở thành tu sĩ thật thụ, chúng tôi luôn cố gắng tập sống khó nghèo và hàng tháng chỉ nhận được 80 ngàn đồng tiền túi (khoảng 8 usd) để gọi là chi tiêu vặt. Mình sống nghèo vì nhà Dòng nghèo và xã hội cũng nghèo nên có thể nói là chẳng được ơn ích gì vì đôi khi trong Dòng mình còn được ăn trắng, mặc trơn hơn nguời nghèo. Tuy nhiên, một khi đã trở thành linh mục thì bắt đầu có nhiều người thương mến và chính lúc ấy cái tham-sân-si về vật chất bắt đầu nổi lên. Có lẽ từ ngày chịu chức linh mục đến giờ bản thân chúng tôi lỗi phạm lời khấn này nhiều nhất nhưng luôn cố gắng nguỵ biện để làm sao cho mình được cả đôi bên. Mình có thể che mắt mọi người chứ truớc mặt Chúa làm sao che được. Nhiều lúc rất trăn trở trong những giờ suy niệm và cảm thấy mình sống giả dối nhưng lại hay nguỵ biện về những việc mình làm nên tâm hồn luôn bất an. Luôn tự hứa với lòng mình là phải cố gắng sống ngay thẳng nhưng đôi lúc vì bản tính yếu đuối nên lại ngã vào chước cảm dỗ. Cuộc sống hiện đại nhiều tiện nghi, vật chất nhiều lúc làm cho bản thân bị cuốn vào lúc nào mà mình không biết.
Cái tham-sân-si thứ ba là về đời sống vâng phục. Ai cũng muốn sống tự do để làm những điều mình muốn nhưng người đi tu tự nguyện dâng hiến đời mình cho Chúa và chấp nhận sự sai khiến của các đấng bề trên. Ngày xưa nguời ta kể rằng các đấng bề trên thử lòng bề dưới qua việc bảo trồng cây nguợc và các đấng bề dưới cũng phải phục tùng. Tuy nhiên ngày nay không bề trên nào dại gì làm như thế vì chắc chắn sẽ bị lên án ngay.
Lời khấn vâng phục nếu hiểu đúng, thì đấy không phải là bỏ qua tự do đích thực nhưng là một phương thức phong phú của tự do, một phương thức mà Chúa Giêsu đã sống vì Ngài nói rằng Ngài không tự mình làm việc gì mà làm theo ý Cha Ngài. Lời khấn vâng phục, không phải là nông nổi từ bỏ tự do và sự chính chắn của mình. Đúng ra đấy là sự quy phục triệt để bản ngã con người cho một Đấng cao hơn chính mình, như chúng ta đã thấy nơi những người dấn thân nhân văn và tu trì của Chúa Giêsu, Teilhard de Chardin- Sáng lập Dòng anh chị em Tiểu Đệ và Tiểu Muội, Mẹ Teresa Calcuta- Sáng lập Dòng Thừa Sai Bác Ái…, Nơi Chúa Giêsu và các vị ấy, chúng ta thấy một con người sống trên đời này với sự tự do mà chúng ta phải ghen tỵ, nhưng cũng là một tự do dựa vào sự quy phục ý mình trước một sự cao trọng hơn. Tuy nhiên, trong đời sống tu sĩ truyền giáo quốc tế, không dễ gì thực hành đời sống vâng phục khi sống trong các cộng đoàn quốc tế. Từ ngày đi truyền giáo đến giờ chúng tôi đã sống với nhiều vị bề trên cộng đoàn cũng như bề trên giám tỉnh thuộc nhiều quốc gia khác nhau với nhiều tính cách khác nhau nên lắm lúc cũng có những hiểu lầm, những tranh cãi nảy lửa vì những luồng ý kiến khác nhau. Lời khấn vâng phục ngày nay không còn hệ tại ở việc vâng phục tối mặt nhưng nằm trong việc đối thoại. Nguời ta thường nghĩ mấy người đi tu lúc nào cũng thánh thiện, tốt lành- nhất là những người được chọn làm bề trên vì họ thay mặt Chúa. Tuy nhiên, ở trong chăn mới biết chăn có rận. Có những vị bề trên rất tốt lành thánh thiện, luôn chăm lo cho hội Dòng và các thành viên của mình. Cũng có những vị bề trên được bầu lên do phe cánh giống kiểu ngoài đời nên nhiều lúc hành xử chẳng khác gì ngoài đời và đó là lúc căng thẳng nhất trong đời sống cộng đoàn, mà với nguời đi tu thì ngoài ba lời khấn Dòng, thì đời sống cộng đoàn cũng quan trọng không kém. Đã có nhiều tu sĩ tu lâu năm và sống ở nhiều nơi khác nhau nhưng đột nhiên họ cảm thấy không hợp với đời sống cộng đoàn nữa và xin chuyển qua triều để trở thành linh mục giáo phận thì nhiều người đặt dấu hỏi tại sao như vậy. Xin thưa rất đơn giản vì họ vẫn đi tu nhưng họ muốn chọn một lối sống khác để đời tu hạnh phúc hơn và có thể giúp ích được nhiều hơn, vì nếu như họ vẫn tiếp tục sống đời sống tu Dòng không lối thoát ấy do những hiểu lầm, những xung khắc trong cộng đoàn từ phía bề trên, có ngày họ sẽ nhận một cái kết thảm hại. Bởi thế chúng ta đừng vội kết án quá sớm một ai đó nếu chưa hiểu được lý do tại sao người ấy phải ra đi.
Ngày xưa người đi tu chỉ ở trong bốn bức tường kín và các linh mục chính xứ chỉ làm việc trong văn phòng hay cử hành các bí tích tại nhà thờ nên ít khi nghe biết những chuyện đời. Ngày nay, người đi tu phải sống giữa đời, sống với đời, và thậm chí sống như đời để hội nhập và hiểu được nhân tình thế thái. Chính vì thế, người đi tu thời nay dễ sa vào những cơn cám dỗ qua những cái tham-sân-si mà chúng tôi vừa nhắc đến, và cộng với phuơng tiện truyền thông một chiều sẽ làm cho những nguời có thành kiến với người đi tu mỗi ngày một lớn hơn.
Hôm nay là ngày cuối tháng Mân Côi và người đời đang tổ chức ngày lễ Halloween bị biến tướng thành lễ hội hoá trang dù lễ này có nguồn gốc từ Kitô giáo thường được mừng vào đêm vọng lễ các Thánh ngày 1.11. Hôm nay cũng là ngày chúng tôi cùng 6 anh em đồng môn lãnh nhận chức linh mục tại giáo phận Nha Trang. Sau ngày chịu chức linh mục, 4 anh em được sai đi truyền giáo và 3 anh em ở lại Việt Nam. Sau ngần ấy năm thì chỉ còn lại 2 người làm việc ở nước ngoài là một anh em đang phục vụ tại Hàn quốc và chúng tôi lưu lạc tại Hoà Lan sau nhiều năm làm việc ở Nam Mỹ. Kỷ niệm ngày chịu chức linh mục lần này nhưng tâm trạng của chúng tôi rối bời vì có nhiều điều phải quyết định cho tương lai của mình. Cơn bão số 5 đang hoành hành dữ dội ở Việt Nam, nhưng cơn bão lòng lại đang làm chúng tôi sầu não ruột. Ai cũng nói sống ở u châu thì sướng vì là xứ sở văn minh và có nhiều người đồng hương sinh sống. Quả đúng như vậy vì người Việt chúng ta rất trọng khách và quí mến các linh mục. Tuy nhiên cũng có những người lúc đầu tỏ vẻ rất tốt và nhiệt tình làm tất cả giúp chúng tôi dù đôi lúc chúng tôi cũng cảm thấy ngượng vì họ tỏ ra quá tốt nhưng rồi họ là người hãm hại mình. Một bài học lớn cho chúng tôi vì sự tin người dù chúng tôi có lườn trước được sẽ có ngày đó xảy ra và nó đã xảy ra nên chúng tôi cảm thấy rất buồn. Mình biết chuyện của họ nhưng lại không thể nói ra được vì mình là linh mục, còn họ thì cứ ung dung tự tại nói những điều họ thích nói, thậm chị xuyên tạc sự thật dẫu cho nguời nghe không mấy tin nhưng đôi lúc cũng làm họ lung lạc. Không biết tâm trạng Chúa Giêsu ngày xưa thế nào khi bị chính các học trò phản bội. Còn tâm trạng chúng tôi bây giờ rối bời và buồn rời rợi vì sự cả tin của mình. Đời tu có những lúc vui, lúc buồn nhưng có lẽ lúc này là lúc chúng tôi buồn nhất khi phải chuẩn bị một quyết định quan trọng cho đời mình. Xin Mẹ Mân Côi giúp con can đảm và đứng vững truớc những cơn sóng gió cuộc đời dù con biết rằng lỗi cũng do một phần của con những chuyện xảy ra. Con không dám oán trách ai cả và xin Mẹ giúp con luôn giữ vững niềm tin, luôn biết yêu thuơng và tha thứ dù cuộc sống lữ thứ này đầy chông gai và cạm bẫy không thể biết trước được điều gì.
Hòa Lan, 31 tháng 10 năm 2019- Kỷ niệm thụ phong linh mục,
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Nhiều nguời Việt thuờng hỏi mấy nguời đi tu có đời sống tình cảm không? Đó cũng là câu hỏi của mà nhiều nguời đã hỏi chúng tôi dẫu biết rằng chúng tôi cũng là những con người bình thuờng như bao nguời khác ngoại trừ có chức thánh linh mục. Xin muợn một bài thơ con cóc mà ai đó đã từng viết về tinh yêu nguời tu sĩ như là một câu trả lời khả dĩ về chuyện này:
Nguời tu sĩ có tình yêu không nhỉ?
Nếu nói không là những kẻ vô tri,
và nói có là những kẻ tình si.
Không mà có, có mà không đó mới kỳ.
Không hay có xin ai giùm giảng giải.
Hãy lẳng lặng mà nghe tôi đáp lại.
Không là không có cái tình ái li ti,
có là có cái tình yêu đại hải.
Tu sĩ tôi không yêu riêng người bạn gái,
mái tóc huyền và đôi mắt như nai.
Cũng không thể yêu riêng nguời mẹ yếu,
sớm ngày trông ngóng đợi con về.
Tu sĩ tôi đây yêu tất cả,
kẻ bần cùng cô thế chốn duơng gian…
Mới đây trong lớp học tiếng Hòa Lan tại truờng học ở Rotterdam, những nguời bạn Hồi giáo cùng lớp có hỏi chúng tôi tại sao linh mục Công Giáo không được có bạn gái hay có nguời vợ để nâng niu và những đứa con như những nguời đi tu ở tôn giáo khác. Chúng tôi có trả lời với họ rằng nguời linh mục hay tu sĩ Công Giáo không thể có bạn gái hay một gia đình riêng vì họ muốn dấn thân trọn vẹn cho lý tuởng phục vụ của họ để họ không bị ràng buộc vì bất cứ lý do nào và họ cũng dễ dàng ra đi bất cứ nơi đâu mà bề trên muốn họ đến.
Trong một thế giới đặt hy vọng vào sự giàu có vật chất, đánh đồng khiết tịnh với lãnh cảm, và xem tự do cá nhân cao hơn bất kỳ điều gì, thì chúng ta nói gì về khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục thì thật là một chuyện hoang đường. Chắc chắn ba đức tính này bị xem là phản văn hóa triệt để, nhưng chủ yếu là bởi người ta không hiểu rõ chúng ngay cả nhiều tu sĩ trẻ sống ba đức tính này cũng vậy. Chúng chủ yếu bị xem là một sự từ bỏ quyết liệt, hy sinh cả đời mình, một sự chối bỏ phi tự nhiên tính dục của mình, và nông nổi từ bỏ tự do cũng như sự sáng tạo của mình. Nhưng đó là một sự hiểu lầm.
Khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục, không hề tránh đi sự giàu có, tính dục, và tự do. Đúng ra, chúng là một phương thức đích thực và phong phú, của sự giàu có, tính dục và tự do.
Tuy nhiên, như đã nói vì nguời đi tu cũng là con nguời nên cũng vẫn còn những cái tham-sân-si ngấm vào máu nên đôi lúc cũng khó cuỡng lại những cám dỗ đời thuờng và những lúc như vậy luôn là đề tài để nguời ta bàn tán. Bản thân chúng tôi lắm lúc cũng còn vuớng bụi trần và cũng sa vào cái vòng lẫn quẩn tham-sân-si như một ma hồn trận và không biết lối ra. Đời sống tình cảm của nguời đi tu được cụ thể hoá bằng lời khấn khiết tịnh nhưng nó cứ âm ỉ và không biết lúc nào mới lộ ra dù mình luôn cố gắng sống đúng tư cách của một tu sĩ. Bởi thế, khi nghe tin một tu sĩ hay linh mục bị phát giác là phạm giới thì nguời ta thuờng có khuynh hướng gièm pha và lên án không thương tiếc. Nhưng mấy ai hiểu được rằng những tu sĩ ấy đã phải đấu tranh hàng ngày để vượt qua những cơn cám dỗ rất đời thường để giữ lời khấn hứa nhưng lại thất hứa và ngã quỵ chốn xa truờng. Những năm truyền giáo ở Nam Mỹ xa quê hương và tận mắt chứng kiến nhiều anh em đồng môn phải rời bỏ chức linh mục để trở về sống đời sống gia đình vì không thể sống được trong bậc độc thân linh mục thì bản thân mới hiểu và khâm phục vì sự can đảm của họ vì họ dám sống thật với lòng mình. Có thể điều chúng tôi chia sẻ ở đây nhiều nguời sẽ xem là cấp tiến và sẽ hỏi tại sao những người ấy không giữ trọn lời thề của mình. Xin thưa một điều rằng con người chúng ta rất mỏng manh, yếu đuối. Sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy thất vọng, chao đảo và mất định huớng- và chính những lúc ấy nếu có ai đưa bàn tay ra cứu vớt, có ai đó sưởi ấm tấm lòng băng giá của chúng ta thì chúng ta sẽ bị lôi cuốn lúc nào không hay. Bản thân chúng tôi những tuởng đã bị cuốn trôi theo những cơn lốc ấy từ ngày đi truyền giáo ở Nam Mỹ vì lúc đó còn trẻ và non nớt lắm. Tạ ơn Chúa đã gìn giữ đến bây giờ nhưng không biết đến bao giờ đế tiếp bước theo Ngài. Nếu không có ơn Ngài thì mình không bao giờ làm gì được.
Cái tham-sân-si thứ ba là về đời sống vâng phục. Ai cũng muốn sống tự do để làm những điều mình muốn nhưng người đi tu tự nguyện dâng hiến đời mình cho Chúa và chấp nhận sự sai khiến của các đấng bề trên. Ngày xưa nguời ta kể rằng các đấng bề trên thử lòng bề dưới qua việc bảo trồng cây nguợc và các đấng bề dưới cũng phải phục tùng. Tuy nhiên ngày nay không bề trên nào dại gì làm như thế vì chắc chắn sẽ bị lên án ngay.
Lời khấn vâng phục nếu hiểu đúng, thì đấy không phải là bỏ qua tự do đích thực nhưng là một phương thức phong phú của tự do, một phương thức mà Chúa Giêsu đã sống vì Ngài nói rằng Ngài không tự mình làm việc gì mà làm theo ý Cha Ngài. Lời khấn vâng phục, không phải là nông nổi từ bỏ tự do và sự chính chắn của mình. Đúng ra đấy là sự quy phục triệt để bản ngã con người cho một Đấng cao hơn chính mình, như chúng ta đã thấy nơi những người dấn thân nhân văn và tu trì của Chúa Giêsu, Teilhard de Chardin- Sáng lập Dòng anh chị em Tiểu Đệ và Tiểu Muội, Mẹ Teresa Calcuta- Sáng lập Dòng Thừa Sai Bác Ái…, Nơi Chúa Giêsu và các vị ấy, chúng ta thấy một con người sống trên đời này với sự tự do mà chúng ta phải ghen tỵ, nhưng cũng là một tự do dựa vào sự quy phục ý mình trước một sự cao trọng hơn. Tuy nhiên, trong đời sống tu sĩ truyền giáo quốc tế, không dễ gì thực hành đời sống vâng phục khi sống trong các cộng đoàn quốc tế. Từ ngày đi truyền giáo đến giờ chúng tôi đã sống với nhiều vị bề trên cộng đoàn cũng như bề trên giám tỉnh thuộc nhiều quốc gia khác nhau với nhiều tính cách khác nhau nên lắm lúc cũng có những hiểu lầm, những tranh cãi nảy lửa vì những luồng ý kiến khác nhau. Lời khấn vâng phục ngày nay không còn hệ tại ở việc vâng phục tối mặt nhưng nằm trong việc đối thoại. Nguời ta thường nghĩ mấy người đi tu lúc nào cũng thánh thiện, tốt lành- nhất là những người được chọn làm bề trên vì họ thay mặt Chúa. Tuy nhiên, ở trong chăn mới biết chăn có rận. Có những vị bề trên rất tốt lành thánh thiện, luôn chăm lo cho hội Dòng và các thành viên của mình. Cũng có những vị bề trên được bầu lên do phe cánh giống kiểu ngoài đời nên nhiều lúc hành xử chẳng khác gì ngoài đời và đó là lúc căng thẳng nhất trong đời sống cộng đoàn, mà với nguời đi tu thì ngoài ba lời khấn Dòng, thì đời sống cộng đoàn cũng quan trọng không kém. Đã có nhiều tu sĩ tu lâu năm và sống ở nhiều nơi khác nhau nhưng đột nhiên họ cảm thấy không hợp với đời sống cộng đoàn nữa và xin chuyển qua triều để trở thành linh mục giáo phận thì nhiều người đặt dấu hỏi tại sao như vậy. Xin thưa rất đơn giản vì họ vẫn đi tu nhưng họ muốn chọn một lối sống khác để đời tu hạnh phúc hơn và có thể giúp ích được nhiều hơn, vì nếu như họ vẫn tiếp tục sống đời sống tu Dòng không lối thoát ấy do những hiểu lầm, những xung khắc trong cộng đoàn từ phía bề trên, có ngày họ sẽ nhận một cái kết thảm hại. Bởi thế chúng ta đừng vội kết án quá sớm một ai đó nếu chưa hiểu được lý do tại sao người ấy phải ra đi.
Ngày xưa người đi tu chỉ ở trong bốn bức tường kín và các linh mục chính xứ chỉ làm việc trong văn phòng hay cử hành các bí tích tại nhà thờ nên ít khi nghe biết những chuyện đời. Ngày nay, người đi tu phải sống giữa đời, sống với đời, và thậm chí sống như đời để hội nhập và hiểu được nhân tình thế thái. Chính vì thế, người đi tu thời nay dễ sa vào những cơn cám dỗ qua những cái tham-sân-si mà chúng tôi vừa nhắc đến, và cộng với phuơng tiện truyền thông một chiều sẽ làm cho những nguời có thành kiến với người đi tu mỗi ngày một lớn hơn.
Hôm nay là ngày cuối tháng Mân Côi và người đời đang tổ chức ngày lễ Halloween bị biến tướng thành lễ hội hoá trang dù lễ này có nguồn gốc từ Kitô giáo thường được mừng vào đêm vọng lễ các Thánh ngày 1.11. Hôm nay cũng là ngày chúng tôi cùng 6 anh em đồng môn lãnh nhận chức linh mục tại giáo phận Nha Trang. Sau ngày chịu chức linh mục, 4 anh em được sai đi truyền giáo và 3 anh em ở lại Việt Nam. Sau ngần ấy năm thì chỉ còn lại 2 người làm việc ở nước ngoài là một anh em đang phục vụ tại Hàn quốc và chúng tôi lưu lạc tại Hoà Lan sau nhiều năm làm việc ở Nam Mỹ. Kỷ niệm ngày chịu chức linh mục lần này nhưng tâm trạng của chúng tôi rối bời vì có nhiều điều phải quyết định cho tương lai của mình. Cơn bão số 5 đang hoành hành dữ dội ở Việt Nam, nhưng cơn bão lòng lại đang làm chúng tôi sầu não ruột. Ai cũng nói sống ở u châu thì sướng vì là xứ sở văn minh và có nhiều người đồng hương sinh sống. Quả đúng như vậy vì người Việt chúng ta rất trọng khách và quí mến các linh mục. Tuy nhiên cũng có những người lúc đầu tỏ vẻ rất tốt và nhiệt tình làm tất cả giúp chúng tôi dù đôi lúc chúng tôi cũng cảm thấy ngượng vì họ tỏ ra quá tốt nhưng rồi họ là người hãm hại mình. Một bài học lớn cho chúng tôi vì sự tin người dù chúng tôi có lườn trước được sẽ có ngày đó xảy ra và nó đã xảy ra nên chúng tôi cảm thấy rất buồn. Mình biết chuyện của họ nhưng lại không thể nói ra được vì mình là linh mục, còn họ thì cứ ung dung tự tại nói những điều họ thích nói, thậm chị xuyên tạc sự thật dẫu cho nguời nghe không mấy tin nhưng đôi lúc cũng làm họ lung lạc. Không biết tâm trạng Chúa Giêsu ngày xưa thế nào khi bị chính các học trò phản bội. Còn tâm trạng chúng tôi bây giờ rối bời và buồn rời rợi vì sự cả tin của mình. Đời tu có những lúc vui, lúc buồn nhưng có lẽ lúc này là lúc chúng tôi buồn nhất khi phải chuẩn bị một quyết định quan trọng cho đời mình. Xin Mẹ Mân Côi giúp con can đảm và đứng vững truớc những cơn sóng gió cuộc đời dù con biết rằng lỗi cũng do một phần của con những chuyện xảy ra. Con không dám oán trách ai cả và xin Mẹ giúp con luôn giữ vững niềm tin, luôn biết yêu thuơng và tha thứ dù cuộc sống lữ thứ này đầy chông gai và cạm bẫy không thể biết trước được điều gì.
Hòa Lan, 31 tháng 10 năm 2019- Kỷ niệm thụ phong linh mục,
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.