Gerard O’Connell của tờ tạp chí America và Edward Pentin của National Catholic Register đều loan tin: trên chuyến bay từ Phi Châu trở về Rôma, Đức Phanxicô cho hay ngài không sợ ly giáo nhưng ngài cầu xin nó đừng xẩy ra.
Ngài nói thế để trả lời một câu hỏi: ngài có sợ một cuộc ly giáo diễn ra trong Giáo Hội Hoa Kỳ hay không, xét vì trong Giáo Hội này, một số người, gồm một số nhỏ giáo sĩ và các lãnh đạo giáo dân, đã công khai và nhất quán chỉ rrích ngài trong các phương tiện truyền thông cả thế tục lẫn Công Giáo.
Câu hỏi đó là của ký giả Jason Horowitz của tờ New York Times. Câu hỏi đó nguyên văn như sau:
Horowitz: Chào Đức Thánh Cha buổi sáng, thưa Đức Thánh Cha. Trên chuyến máy bay tới Maputo, Đức Thánh Cha thừa nhận đang bị tấn công bởi một số giới trong Giáo hội Hoa Kỳ. Rõ ràng, có những lời chỉ trích mạnh mẽ, và thậm chí có một số Hồng Y và giám mục, đài truyền hình, người Công Giáo, các trang mạng của Mỹ - nhiều lời chỉ trích. Thậm chí một số đồng minh rất thân thiết đã nói về một âm mưu chống lại Đức Thánh Cha, một số đồng minh của Đức Thánh Cha ở giáo triều Ý. Có điều gì mà những nhà phê bình này không hiểu về triều giáo hoàng của Đức Thánh Cha, hoặc có điều gì Đức Thánh Cha đã học được từ những lời chỉ trích [đến từ] Hoa Kỳ? Một điều nữa, Đức Thánh Cha có sợ một sự ly giáo trong Giáo hội Hoa Kỳ và nếu có, có điều gì Đức Thánh Cha có thể làm, đối thoại để giúp tránh điều đó không?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Trước hết, những lời chỉ trích luôn luôn hữu ích, luôn luôn, khi người ta nhận được một lời chỉ trích, ngay lập tức họ nên thực hiện một cuộc tự phê và nói điều này: với tôi, điều đó đúng hay không đúng, cho đến mức nào? Đối với các lời chỉ trích, tôi luôn nhìn thấy những lợi điểm. Đôi khi bạn tức giận, nhưng các lợi điểm có ở đó.
Rồi, trong chuyến bay tới Maputo, một trong số các bạn đã đến ... chính ông là người đã đưa tôi cuốn sách? ... Một trong số các bạn đã cho tôi cuốn sách đó ... bằng tiếng Pháp ... của ông? Bằng tiếng Pháp ... Giáo hội Mỹ tấn Công Giáo hoàng ... người Mỹ ... Không, giáo hoàng bị người Mỹ tấn công ... [Ban biên tập lưu ý: ngài đề cập đến cuốn sách tiếng Pháp “Nước Mỹ muốn thay đổi Đức Giáo Hoàng Ra Sao” của Nicolas Seneze thuộc tờ La Croix]. [Một giọng nói của một phóng viên: Tiếng Anh là “How the Americans want to change the Pope”]. Đây là cuốn sách mà ông đã cho tôi một bản, tôi đã nghe nói về cuốn sách này, tôi đã nghe về nó, nhưng tôi chưa đọc nó. Những lời chỉ trích không chỉ từ người Mỹ, mà còn từ mọi nơi, ngay cả ở giáo triều, ít nhất là những người nói với tôi, những người có lợi thế trung thực để nói điều đó, và tôi thích điều ấy. Tôi không thích khi các người phê bình nấp dưới bàn. Họ mỉm cười, họ cho bạn thấy hàm răng của họ và rồi họ đâm sau lưng bạn. Điều đó không phải là trung thành, không phải là nhân bản. Phê bình là một yếu tố xây dựng và nếu lời phê bình của bạn không đúng, bạn [phải] sẵn sàng nhận câu trả lời và đối thoại, [có] một cuộc thảo luận và đi đến một điểm hợp tình hợp lý. Đó là năng động tính của việc chỉ trích thực sự thay vì những lối chỉ trích dùng thuốc thạch tín (arsenic), mà bài báo mà tôi đưa cho ChaVuela đây đang nói về - ném đá nhưng giấu tay. Điều này không cần thiết, nó không giúp ích chi, chỉ giúp các nhóm nhỏ khép kín vốn không muốn nghe câu trả lời cho các lời chỉ trích. Một lời chỉ trích không muốn nghe câu trả lời là ném đá giấu tay. Thay vào đó, một lời chỉ trích hợp tình hợp lý, tôi nghĩ thế này, thế nọ ... Nó chào đón một câu trả lời, và bạn xây dựng, giúp đỡ.
Đối với trường hợp Đức Giáo Hoàng, "Nhưng tôi không thích điều này của Đức Giáo Hoàng", tôi chỉ trích và đợi câu trả lời, tôi rời xa ngài và tôi nói và tôi viết một bài báo và tôi yêu cầu ngài trả lời. Điều này hợp tình hợp lý, đó là tình yêu dành cho Giáo hội. Chỉ trích mà không muốn nghe câu trả lời và không đối thoại là không muốn điều tốt của Giáo hội. Đó là đi trở lại với một ý tưởng cố định, thay đổi giáo hoàng, thay đổi phong cách, tạo ra sự ly giáo, điều này rõ ràng, không phải sao? Một lời chỉ trích hợp tình hợp lý luôn được đón nhận, ít nhất là bởi tôi.
Thứ hai, vấn đề ly giáo: trong Giáo hội đã [có] nhiều cuộc ly giáo. Sau Vatican I, lần bỏ phiếu cuối cùng, về sự vô ngộ, một nhóm quan trọng đã ly khai. Họ tách khỏi Giáo hội, thành lập Những Công Giáo Cũ, để thực sự trung thực với các truyền thống của Giáo hội. Rồi, người ta phát hiện một sự phát triển khác và bây giờ phong chức cho phụ nữ, nhưng trong thời điểm đó, họ cứng ngắc. Họ đã trở lại với một thứ chính thống mà họ nghĩ công đồng đã sai lầm. Một nhóm khác ra đi mà không bỏ phiếu, im lặng, im lặng, nhưng không muốn bỏ phiếu.
Vatican II đã tạo ra những thứ này, có lẽ cuộc ly khai nổi tiếng hơn cả là của Lefèbvre. Luôn luôn có hành động ly giáo trong Giáo hội, luôn luôn, không phải sao? Đó là một trong những hành động mà Chúa luôn để lại cho tự do của con người. Tôi không sợ các vụ ly giáo, tôi cầu nguyện để chúng đừng hiện hữu vì ta có sức khỏe tâm linh của nhiều người [để xem xét], phải không? [Tôi cầu nguyện] cho có đối thoại, cho có sự điều chỉnh nếu có một số sai lầm, nhưng con đường ly giáo không thuộc Kitô giáo.
Nhưng hãy nghĩ lui trở lại buổi đầu của Giáo hội, Giáo hội đã bắt đầu như thế nào với nhiều cuộc ly giáo, hết cuộc này đến cuộc khác, chỉ cần đọc lịch sử của Giáo hội là đủ. Phái Ariô, phái ngộ đạo, phái nhất tính, tất cả những thứ ấy. Rồi, đến lượt tôi nhớ một giai thoại mà tôi đã kể một vài lần: đó là những người của Chúa đã cứu [Giáo hội] khỏi các ly giáo. Những người ly giáo luôn có một điểm chung: họ tách [bản thân] khỏi người ta, khỏi đức tin của người ta, khỏi đức tin của dân Chúa. Và khi, tại Công đồng Êphêsô, có một cuộc thảo luận về chức làm mẹ của Đức Maria, giáo dân - đây là lịch sử - đứng ở lối vào của nhà thờ chính tòa và khi các giám mục vào Công đồng, họ có gậy, họ đã cho các ngài xem gậy và hét lên: "Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Thiên Chúa". Như muốn nói, nếu qúy vị không làm điều này, đây là điều đang chờ qúy vị. dân Chúa luôn sửa chữa và giúp đỡ.
Ly giáo luôn là một tình huống duy ưu tú của một ý thức hệ tách rời khỏi tín lý. Một ý thức hệ có thể đúng, nhưng nó lại đi vào tín lý rồi tách ra và trở thành "tín lý" trong trích dẫn, nhưng chỉ trong một thời gian thôi. Vì vậy, tôi cầu xin để đừng có ly giáo nào. Nhưng tôi không sợ.
Để giúp đỡ, nhưng điều tôi sắp nói bây giờ, bạn không sợ tôi trả lời việc chỉ trích, tôi làm tất cả những điều này, có thể nếu ai đó đến với anh ta, một điều tôi phải làm, tôi sẽ làm điều đó. Giúp đỡ.
Nhưng đây là một trong những kết quả của Vatican II. Không phải từ vị Giáo hoàng này hay từ vị Giáo hoàng kia. Chẳng hạn, những vấn đề xã hội mà tôi nói giống như những gì Đức Gioan Phaolô II đã nói, giống hệt nhau. Tôi sao chép ngài. "Nhưng Đức Giáo Hoàng này rất cộng sản, hả?" Các ý thức hệ và tín lý dính vào, và khi tín lý lạc vào ý thức hệ, người ta có khả thể ly giáo.
Và còn có ý thức hệ duy tác phong nữa, nghĩa là tính ưu việt của nền luân lý khô cằn so với nền luân lý của dân Chúa, Dân mà ngay các mục tử cũng nên hướng dẫn, đoàn chiên, giữa ân sủng và tội lỗi. Đây là nền luân lý tin mừng.
Thay vào đó, nền luân lý của ý thức hệ, chẳng hạn như chủ nghĩa Pêlagiô, có thể nói thế này, làm cho bạn cứng ngắc và ngày nay chúng ta có nhiều, nhiều trường phái cứng ngắc trong Giáo hội. Họ không phải là ly giáo, nhưng họ là những ly giáo giả mà cuối cùng kết thúc cách tồi tệ. Khi bạn thấy các Kitô hữu, các giám mục, linh mục cứng ngắc, thì đằng sau họ luôn có vấn đề; ở đấy, không có sự thánh thiện của Tin Mừng. Vì vậy, chúng ta nên hiền lành, không nên nghiêm khắc, với những người đang bị cám dỗ bởi các cuộc tấn công này, vì họ đang trải qua một vấn đề, và chúng ta nên đồng hành với họ một cách hiền lành.
O’Connell và Pentin đều nhắc lại sự kiện, ngày 4 tháng 9, trên chuyến bay từ Rôma qua Mozambique, nhà báo Nicolas Senèze tặng Đức Phanxicô cuốn sách tựa đề như trên của ông. Dịp này, Ngài nói với ông rằng “thật là một vinh dự khi được người Mỹ tấn công”. Nhận định trên chuyến bay từ Mozambique trở về Rôma là tiếp nối dòng suy tư này, dù O’Connell cho đây là những nhận định “mới mẻ về bản chất” (substantially new).
Có người cho rằng nhà báo Pháp dường như không mấy thiện cảm với một số giới Công Giáo Mỹ nên mới đặt vấn đề ly giáo có thể xẩy ra trong Giáo Hội Hoa Kỳ. Chứ thực ra, viễn tượng ly giáo có cơ phát triển ở những nơi khác nhiều hơn, cụ thể như Đức chẳng hạn.
Ngài nói thế để trả lời một câu hỏi: ngài có sợ một cuộc ly giáo diễn ra trong Giáo Hội Hoa Kỳ hay không, xét vì trong Giáo Hội này, một số người, gồm một số nhỏ giáo sĩ và các lãnh đạo giáo dân, đã công khai và nhất quán chỉ rrích ngài trong các phương tiện truyền thông cả thế tục lẫn Công Giáo.
Câu hỏi đó là của ký giả Jason Horowitz của tờ New York Times. Câu hỏi đó nguyên văn như sau:
Horowitz: Chào Đức Thánh Cha buổi sáng, thưa Đức Thánh Cha. Trên chuyến máy bay tới Maputo, Đức Thánh Cha thừa nhận đang bị tấn công bởi một số giới trong Giáo hội Hoa Kỳ. Rõ ràng, có những lời chỉ trích mạnh mẽ, và thậm chí có một số Hồng Y và giám mục, đài truyền hình, người Công Giáo, các trang mạng của Mỹ - nhiều lời chỉ trích. Thậm chí một số đồng minh rất thân thiết đã nói về một âm mưu chống lại Đức Thánh Cha, một số đồng minh của Đức Thánh Cha ở giáo triều Ý. Có điều gì mà những nhà phê bình này không hiểu về triều giáo hoàng của Đức Thánh Cha, hoặc có điều gì Đức Thánh Cha đã học được từ những lời chỉ trích [đến từ] Hoa Kỳ? Một điều nữa, Đức Thánh Cha có sợ một sự ly giáo trong Giáo hội Hoa Kỳ và nếu có, có điều gì Đức Thánh Cha có thể làm, đối thoại để giúp tránh điều đó không?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Trước hết, những lời chỉ trích luôn luôn hữu ích, luôn luôn, khi người ta nhận được một lời chỉ trích, ngay lập tức họ nên thực hiện một cuộc tự phê và nói điều này: với tôi, điều đó đúng hay không đúng, cho đến mức nào? Đối với các lời chỉ trích, tôi luôn nhìn thấy những lợi điểm. Đôi khi bạn tức giận, nhưng các lợi điểm có ở đó.
Rồi, trong chuyến bay tới Maputo, một trong số các bạn đã đến ... chính ông là người đã đưa tôi cuốn sách? ... Một trong số các bạn đã cho tôi cuốn sách đó ... bằng tiếng Pháp ... của ông? Bằng tiếng Pháp ... Giáo hội Mỹ tấn Công Giáo hoàng ... người Mỹ ... Không, giáo hoàng bị người Mỹ tấn công ... [Ban biên tập lưu ý: ngài đề cập đến cuốn sách tiếng Pháp “Nước Mỹ muốn thay đổi Đức Giáo Hoàng Ra Sao” của Nicolas Seneze thuộc tờ La Croix]. [Một giọng nói của một phóng viên: Tiếng Anh là “How the Americans want to change the Pope”]. Đây là cuốn sách mà ông đã cho tôi một bản, tôi đã nghe nói về cuốn sách này, tôi đã nghe về nó, nhưng tôi chưa đọc nó. Những lời chỉ trích không chỉ từ người Mỹ, mà còn từ mọi nơi, ngay cả ở giáo triều, ít nhất là những người nói với tôi, những người có lợi thế trung thực để nói điều đó, và tôi thích điều ấy. Tôi không thích khi các người phê bình nấp dưới bàn. Họ mỉm cười, họ cho bạn thấy hàm răng của họ và rồi họ đâm sau lưng bạn. Điều đó không phải là trung thành, không phải là nhân bản. Phê bình là một yếu tố xây dựng và nếu lời phê bình của bạn không đúng, bạn [phải] sẵn sàng nhận câu trả lời và đối thoại, [có] một cuộc thảo luận và đi đến một điểm hợp tình hợp lý. Đó là năng động tính của việc chỉ trích thực sự thay vì những lối chỉ trích dùng thuốc thạch tín (arsenic), mà bài báo mà tôi đưa cho ChaVuela đây đang nói về - ném đá nhưng giấu tay. Điều này không cần thiết, nó không giúp ích chi, chỉ giúp các nhóm nhỏ khép kín vốn không muốn nghe câu trả lời cho các lời chỉ trích. Một lời chỉ trích không muốn nghe câu trả lời là ném đá giấu tay. Thay vào đó, một lời chỉ trích hợp tình hợp lý, tôi nghĩ thế này, thế nọ ... Nó chào đón một câu trả lời, và bạn xây dựng, giúp đỡ.
Đối với trường hợp Đức Giáo Hoàng, "Nhưng tôi không thích điều này của Đức Giáo Hoàng", tôi chỉ trích và đợi câu trả lời, tôi rời xa ngài và tôi nói và tôi viết một bài báo và tôi yêu cầu ngài trả lời. Điều này hợp tình hợp lý, đó là tình yêu dành cho Giáo hội. Chỉ trích mà không muốn nghe câu trả lời và không đối thoại là không muốn điều tốt của Giáo hội. Đó là đi trở lại với một ý tưởng cố định, thay đổi giáo hoàng, thay đổi phong cách, tạo ra sự ly giáo, điều này rõ ràng, không phải sao? Một lời chỉ trích hợp tình hợp lý luôn được đón nhận, ít nhất là bởi tôi.
Thứ hai, vấn đề ly giáo: trong Giáo hội đã [có] nhiều cuộc ly giáo. Sau Vatican I, lần bỏ phiếu cuối cùng, về sự vô ngộ, một nhóm quan trọng đã ly khai. Họ tách khỏi Giáo hội, thành lập Những Công Giáo Cũ, để thực sự trung thực với các truyền thống của Giáo hội. Rồi, người ta phát hiện một sự phát triển khác và bây giờ phong chức cho phụ nữ, nhưng trong thời điểm đó, họ cứng ngắc. Họ đã trở lại với một thứ chính thống mà họ nghĩ công đồng đã sai lầm. Một nhóm khác ra đi mà không bỏ phiếu, im lặng, im lặng, nhưng không muốn bỏ phiếu.
Vatican II đã tạo ra những thứ này, có lẽ cuộc ly khai nổi tiếng hơn cả là của Lefèbvre. Luôn luôn có hành động ly giáo trong Giáo hội, luôn luôn, không phải sao? Đó là một trong những hành động mà Chúa luôn để lại cho tự do của con người. Tôi không sợ các vụ ly giáo, tôi cầu nguyện để chúng đừng hiện hữu vì ta có sức khỏe tâm linh của nhiều người [để xem xét], phải không? [Tôi cầu nguyện] cho có đối thoại, cho có sự điều chỉnh nếu có một số sai lầm, nhưng con đường ly giáo không thuộc Kitô giáo.
Nhưng hãy nghĩ lui trở lại buổi đầu của Giáo hội, Giáo hội đã bắt đầu như thế nào với nhiều cuộc ly giáo, hết cuộc này đến cuộc khác, chỉ cần đọc lịch sử của Giáo hội là đủ. Phái Ariô, phái ngộ đạo, phái nhất tính, tất cả những thứ ấy. Rồi, đến lượt tôi nhớ một giai thoại mà tôi đã kể một vài lần: đó là những người của Chúa đã cứu [Giáo hội] khỏi các ly giáo. Những người ly giáo luôn có một điểm chung: họ tách [bản thân] khỏi người ta, khỏi đức tin của người ta, khỏi đức tin của dân Chúa. Và khi, tại Công đồng Êphêsô, có một cuộc thảo luận về chức làm mẹ của Đức Maria, giáo dân - đây là lịch sử - đứng ở lối vào của nhà thờ chính tòa và khi các giám mục vào Công đồng, họ có gậy, họ đã cho các ngài xem gậy và hét lên: "Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Thiên Chúa". Như muốn nói, nếu qúy vị không làm điều này, đây là điều đang chờ qúy vị. dân Chúa luôn sửa chữa và giúp đỡ.
Ly giáo luôn là một tình huống duy ưu tú của một ý thức hệ tách rời khỏi tín lý. Một ý thức hệ có thể đúng, nhưng nó lại đi vào tín lý rồi tách ra và trở thành "tín lý" trong trích dẫn, nhưng chỉ trong một thời gian thôi. Vì vậy, tôi cầu xin để đừng có ly giáo nào. Nhưng tôi không sợ.
Để giúp đỡ, nhưng điều tôi sắp nói bây giờ, bạn không sợ tôi trả lời việc chỉ trích, tôi làm tất cả những điều này, có thể nếu ai đó đến với anh ta, một điều tôi phải làm, tôi sẽ làm điều đó. Giúp đỡ.
Nhưng đây là một trong những kết quả của Vatican II. Không phải từ vị Giáo hoàng này hay từ vị Giáo hoàng kia. Chẳng hạn, những vấn đề xã hội mà tôi nói giống như những gì Đức Gioan Phaolô II đã nói, giống hệt nhau. Tôi sao chép ngài. "Nhưng Đức Giáo Hoàng này rất cộng sản, hả?" Các ý thức hệ và tín lý dính vào, và khi tín lý lạc vào ý thức hệ, người ta có khả thể ly giáo.
Và còn có ý thức hệ duy tác phong nữa, nghĩa là tính ưu việt của nền luân lý khô cằn so với nền luân lý của dân Chúa, Dân mà ngay các mục tử cũng nên hướng dẫn, đoàn chiên, giữa ân sủng và tội lỗi. Đây là nền luân lý tin mừng.
Thay vào đó, nền luân lý của ý thức hệ, chẳng hạn như chủ nghĩa Pêlagiô, có thể nói thế này, làm cho bạn cứng ngắc và ngày nay chúng ta có nhiều, nhiều trường phái cứng ngắc trong Giáo hội. Họ không phải là ly giáo, nhưng họ là những ly giáo giả mà cuối cùng kết thúc cách tồi tệ. Khi bạn thấy các Kitô hữu, các giám mục, linh mục cứng ngắc, thì đằng sau họ luôn có vấn đề; ở đấy, không có sự thánh thiện của Tin Mừng. Vì vậy, chúng ta nên hiền lành, không nên nghiêm khắc, với những người đang bị cám dỗ bởi các cuộc tấn công này, vì họ đang trải qua một vấn đề, và chúng ta nên đồng hành với họ một cách hiền lành.
O’Connell và Pentin đều nhắc lại sự kiện, ngày 4 tháng 9, trên chuyến bay từ Rôma qua Mozambique, nhà báo Nicolas Senèze tặng Đức Phanxicô cuốn sách tựa đề như trên của ông. Dịp này, Ngài nói với ông rằng “thật là một vinh dự khi được người Mỹ tấn công”. Nhận định trên chuyến bay từ Mozambique trở về Rôma là tiếp nối dòng suy tư này, dù O’Connell cho đây là những nhận định “mới mẻ về bản chất” (substantially new).
Có người cho rằng nhà báo Pháp dường như không mấy thiện cảm với một số giới Công Giáo Mỹ nên mới đặt vấn đề ly giáo có thể xẩy ra trong Giáo Hội Hoa Kỳ. Chứ thực ra, viễn tượng ly giáo có cơ phát triển ở những nơi khác nhiều hơn, cụ thể như Đức chẳng hạn.