Nhân Ngày Lễ Lá, Ngày Giới trẻ thế giới, thứ bảy 13 / 4 / 2019, tại Giáo xứ An Sơn, Giáo hạt Tam Kỳ, thuộc địa bàn hành chính xã Bình An, Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam. Ban Mục vụ giới trẻ Giáo Phận Đà Nẵng đã tổ chức ngày Đại Hội Giới trẻ. Đại hội đã quy tụhơn500các bạn trẻ và sinh viên trong toàn Giáo phận đến tham dự. Với chủ đề của Đại Hội: “ Ai ở trong Đức Ki-tô đều là thọ tạo mới” (2 Cr 5:17) trích Sứ điệp Mùa chay 2019, của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô.
Xem Hình
Mở đầu Ngày Đại hội là cuộc rước Kiệu Thánh Giá trọng thể.Thánh giá là biểu tượng của niềm tin Ki-tô Giáo,là nguồn sức sống và nguồn hy vọng của người tín hữu. Cha Phanxico Xavie Nguyễn Ngọc Hiến, Đặc trách Mục vụ Giới trẻ Giáo phận đã có lời chào Cha Antôn Nguyễn Thanh Vũ, Quản xứ An Sơn; Cha Phê-rô Phan Tấn Khánh, Phó Giám Đốc Đại Chủng Viện- Huế. Quý Cha đặc trách giới trẻ các Giáo hạt, Quý Cha đồng hành. Cha Phanxico Xavie đã giới thiệu và nêu ý nghĩa của ngày Đại Hội: “ Ngày các bạn trẻ hội tụ gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau để học hỏi Sứ Điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2019 tại Panama“ và Cha đã tuyên bố khai mạc Đại Hội lúc 14 giờ.
Sau tiết mục múa đồng diễn: Tự hào Là Người Công Giáo, với giai điệu sôi động và ca từ mời gọi Người tín hữu đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa luôn đồng hành trong mọi biến cố của cuộc đời, yêu thương và phục vụ anh chị em. Các bạn trẻ đã được học hỏi Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nhân ngày Giới trẻ tổ chức tại Panama, do Cha Phê-rô Phan Tấn Khánh, Phó Giám đốc Đại Chủng Viện Huế dẫn giải và giảng thuyết.
Sau giờ học Sứ điệp, các Ban trẻ đã suy nghắm 14 Chặng Đường Thánh Giá có các bạn hóa trang hoạt diễn lại hình ảnh và sự việc sống động của các nhân vật, gây ấn tượng mạnh, giúp mỗi người tham dự suy ngắm hiệp thông và cảm nhận tình yêu Thiên Chúa bao la xót thương mỗi người, để mỗi người biết hối lỗi quay về với Thiên Chúa là Cha đang luôn chờ đón người con yêu thương trở về, hoạt cảnh thật sống động. 14 Chặng Đường Thánh Giá của Giáo xứ An Sơn đi quanh một ngọn đồi thấp ngay sau nhà thờ của Giáo xứ, vừa kịp hoàn thành để phục vụ cho Đại Hội.
Cao điểm của Ngày Đại Hội là Thánh lễ Lá, Bổn mạng của Giới trẻ, khai mạc Tuần Thánh, tưởng niệm cuộc Vượt qua của Đức Giê-su Ki-tô, do Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận Chủ sự. Trong bài giảng và huấn từ, Đức Cha mời các ban trẻ đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha: “ Ngày Lễ Lá, mỗi Giáo phận tổ chức Ngày Giới Trẻ Giáo Phận” và Đức Cha mời các bạn trẻ: “ cần phân định và định hướng tâm hồn, xây dựng văn minh tình thương, văn minh của sự sống” …….Cần có tâm tư hiệp nhất và yêu thương, Can đảm quay trở về với Chúa khi lỡ lầm.
Một chương trình ca múa và hoạt ca diễn nguyện gồm 10 tiết mục được khai màn lúc 19 giờ, với Chủ đề của ngày Đại Hội thu hút tuổi sôi động, năng động của các bạn trẻ. Một chương trình đa dạng về nghệ thuật, mang thông điệp yêu thương của Thiên Chúa dành cho mỗi người và mỗi người biết chia sẻ yêu thương cho anh em. Mỗi người biết nhận lỗi và hối lỗi trở về làm hòa với Thiên Chúa và với anh em.
Xin tình yêu và lòng xót thương của Thiên Chúa tác động mỗi người, để mỗi người biết đáp trả tình yêu Chúa bằng sự vâng nghe lời Chúa, và yêu thương anh chị em xunbg quanh. Xin cho các bạn trẻ gieo niềm ước mơ tốt đẹp, những lý tưởng cao đẹp, lòng quảng đại bao dung, những mục đích lớn lao. Xin cho các bạn trẻ biết xây dựng hạnh phúc và tương lai trên nền tảng là sự yêu mến lề luật Thiên Chúa và yêu mến mọi người.
Tôma Trương Văn Ân
AN SƠN, MẢNH ĐẤT THẮM ĐẨM MÁU CÁC ANH HÙNG TUẨN ĐẠO
Giáo xứ An Sơn được ơn Đức tin do các Linh mục Hội Thừa Sai Pari truyền giảng năm 1625, là một trong những xứ đạo đầu tiên tại Việt Nam. Nhà nguyện đầu tiên bằng tranh, tre ở một khu đồi gọi là núi Cháy cách nhà thờ mới bây giờ khoảng 600 m về phía Tây( bên kia đường cao tốc hiện nay). Sau ba linh mục người Pháp là một linh mục người Việt đến làm mục vụ, gọi là cố Du.Về sau, cố Sơn thay cố Du và dời nhà nguyện đến vị trí sau nhà thờ mới bây giờ. Sau thời kỳ bách hại đạo, lĩnh vực Tôn giáo có phần tự do hơn, Ngài lại dời nhà nguyện một lần nữa về tọa lạc trước sân nhà thờ giáo xứ hiện nay. Nhà thờ được làm bằng gỗ, lợp ngói khang trang. Khi nhà thờ hoàn thành, cố Sơn trưng bày một tấm bia lưu niệm bằng gỗ, trên đó có khắc chữ Nho: “ Nhất thiên bát bách thập ngũ niên ” dịch là (1815).
Giáo xứ An Sơn qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, vào ngày 10/10/1885 với trận Hà Đông ( phủ Tam Kỳ ) quân Văn Thân đã sát hại trên 60 người giáo dân bằng cách thiêu sống hoặc ném xuống giếng. Sau thời gian này, khi yên ổn, giáo dân trở về cải táng, các hài cốt lúc đó chỉ còn lại tro và xương.Hiện nay trong địa bàn giáo xứ có 5 ngôi mộ tử đạo. Một ngôi mộ gồm 36 hài cốt bị thiêu cháy ( số này bị trói vào một nhà hương hội rồi phóng hỏa ). Các hài cốt này được táng nhiều trong khuôn viên trước nhà thờ nên gọi là Gò Thánh.Năm 1978, cha G.B Nguyễn Bá Vi chuyển về cải táng sau nhà thờ. Còn lại 3 mộ khác chôn các hài cốt được hốt lên ở các giếng như: Giếng Cát, Giếng ông Lành, rồi đem chôn ở các gò đất: Gò Cam, Gò Cây Trâm, Núi Họ, thường gọi là “mả liếp”. Ngoài ra còn một số ngôi mộ ở giáo họ An Trường, ngôi mộ này cũng chôn nhiều người như vậy. Hiện nay còn lại 1 giếng còn nguyên vẹn ngay giữa cánh đồng trước nhà thờ An Sơn.
Vào ngày 16/7/1999, giáo dân đã di dời một số hài cốt ở các ngôi mộ kể trên về an táng cạnh hang đá Đức Mẹ. Đặc biệt khi hài cốt ngôi mộ ở núi họ, giáo dân phát hiện thêm đươc 15 hài cốt được chôn theo thứ tự trong một “mả liếp” dài 5 m. Những hài cốt được an táng cạnh hang đá Đức Mẹ, hiện nay được cha Dôminico Trần Công Danh xây dựng đài và đặt bia tưởng niệm.
Nhà thờ và Giáo xứ An Sơn xứng đáng là một trong những địa điểm hành hương về nguồn của người tín hữu Công Giáo Việt Nam.
Tôma Trương Văn Ân
Tài liệu tham khảo: Lịch sử Giáo xứ An Sơn, Giáo phận Đà Nẵng.
Xem Hình
Mở đầu Ngày Đại hội là cuộc rước Kiệu Thánh Giá trọng thể.Thánh giá là biểu tượng của niềm tin Ki-tô Giáo,là nguồn sức sống và nguồn hy vọng của người tín hữu. Cha Phanxico Xavie Nguyễn Ngọc Hiến, Đặc trách Mục vụ Giới trẻ Giáo phận đã có lời chào Cha Antôn Nguyễn Thanh Vũ, Quản xứ An Sơn; Cha Phê-rô Phan Tấn Khánh, Phó Giám Đốc Đại Chủng Viện- Huế. Quý Cha đặc trách giới trẻ các Giáo hạt, Quý Cha đồng hành. Cha Phanxico Xavie đã giới thiệu và nêu ý nghĩa của ngày Đại Hội: “ Ngày các bạn trẻ hội tụ gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau để học hỏi Sứ Điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2019 tại Panama“ và Cha đã tuyên bố khai mạc Đại Hội lúc 14 giờ.
Sau giờ học Sứ điệp, các Ban trẻ đã suy nghắm 14 Chặng Đường Thánh Giá có các bạn hóa trang hoạt diễn lại hình ảnh và sự việc sống động của các nhân vật, gây ấn tượng mạnh, giúp mỗi người tham dự suy ngắm hiệp thông và cảm nhận tình yêu Thiên Chúa bao la xót thương mỗi người, để mỗi người biết hối lỗi quay về với Thiên Chúa là Cha đang luôn chờ đón người con yêu thương trở về, hoạt cảnh thật sống động. 14 Chặng Đường Thánh Giá của Giáo xứ An Sơn đi quanh một ngọn đồi thấp ngay sau nhà thờ của Giáo xứ, vừa kịp hoàn thành để phục vụ cho Đại Hội.
Cao điểm của Ngày Đại Hội là Thánh lễ Lá, Bổn mạng của Giới trẻ, khai mạc Tuần Thánh, tưởng niệm cuộc Vượt qua của Đức Giê-su Ki-tô, do Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận Chủ sự. Trong bài giảng và huấn từ, Đức Cha mời các ban trẻ đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha: “ Ngày Lễ Lá, mỗi Giáo phận tổ chức Ngày Giới Trẻ Giáo Phận” và Đức Cha mời các bạn trẻ: “ cần phân định và định hướng tâm hồn, xây dựng văn minh tình thương, văn minh của sự sống” …….Cần có tâm tư hiệp nhất và yêu thương, Can đảm quay trở về với Chúa khi lỡ lầm.
Một chương trình ca múa và hoạt ca diễn nguyện gồm 10 tiết mục được khai màn lúc 19 giờ, với Chủ đề của ngày Đại Hội thu hút tuổi sôi động, năng động của các bạn trẻ. Một chương trình đa dạng về nghệ thuật, mang thông điệp yêu thương của Thiên Chúa dành cho mỗi người và mỗi người biết chia sẻ yêu thương cho anh em. Mỗi người biết nhận lỗi và hối lỗi trở về làm hòa với Thiên Chúa và với anh em.
Xin tình yêu và lòng xót thương của Thiên Chúa tác động mỗi người, để mỗi người biết đáp trả tình yêu Chúa bằng sự vâng nghe lời Chúa, và yêu thương anh chị em xunbg quanh. Xin cho các bạn trẻ gieo niềm ước mơ tốt đẹp, những lý tưởng cao đẹp, lòng quảng đại bao dung, những mục đích lớn lao. Xin cho các bạn trẻ biết xây dựng hạnh phúc và tương lai trên nền tảng là sự yêu mến lề luật Thiên Chúa và yêu mến mọi người.
Tôma Trương Văn Ân
AN SƠN, MẢNH ĐẤT THẮM ĐẨM MÁU CÁC ANH HÙNG TUẨN ĐẠO
Giáo xứ An Sơn được ơn Đức tin do các Linh mục Hội Thừa Sai Pari truyền giảng năm 1625, là một trong những xứ đạo đầu tiên tại Việt Nam. Nhà nguyện đầu tiên bằng tranh, tre ở một khu đồi gọi là núi Cháy cách nhà thờ mới bây giờ khoảng 600 m về phía Tây( bên kia đường cao tốc hiện nay). Sau ba linh mục người Pháp là một linh mục người Việt đến làm mục vụ, gọi là cố Du.Về sau, cố Sơn thay cố Du và dời nhà nguyện đến vị trí sau nhà thờ mới bây giờ. Sau thời kỳ bách hại đạo, lĩnh vực Tôn giáo có phần tự do hơn, Ngài lại dời nhà nguyện một lần nữa về tọa lạc trước sân nhà thờ giáo xứ hiện nay. Nhà thờ được làm bằng gỗ, lợp ngói khang trang. Khi nhà thờ hoàn thành, cố Sơn trưng bày một tấm bia lưu niệm bằng gỗ, trên đó có khắc chữ Nho: “ Nhất thiên bát bách thập ngũ niên ” dịch là (1815).
Giáo xứ An Sơn qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, vào ngày 10/10/1885 với trận Hà Đông ( phủ Tam Kỳ ) quân Văn Thân đã sát hại trên 60 người giáo dân bằng cách thiêu sống hoặc ném xuống giếng. Sau thời gian này, khi yên ổn, giáo dân trở về cải táng, các hài cốt lúc đó chỉ còn lại tro và xương.Hiện nay trong địa bàn giáo xứ có 5 ngôi mộ tử đạo. Một ngôi mộ gồm 36 hài cốt bị thiêu cháy ( số này bị trói vào một nhà hương hội rồi phóng hỏa ). Các hài cốt này được táng nhiều trong khuôn viên trước nhà thờ nên gọi là Gò Thánh.Năm 1978, cha G.B Nguyễn Bá Vi chuyển về cải táng sau nhà thờ. Còn lại 3 mộ khác chôn các hài cốt được hốt lên ở các giếng như: Giếng Cát, Giếng ông Lành, rồi đem chôn ở các gò đất: Gò Cam, Gò Cây Trâm, Núi Họ, thường gọi là “mả liếp”. Ngoài ra còn một số ngôi mộ ở giáo họ An Trường, ngôi mộ này cũng chôn nhiều người như vậy. Hiện nay còn lại 1 giếng còn nguyên vẹn ngay giữa cánh đồng trước nhà thờ An Sơn.
Vào ngày 16/7/1999, giáo dân đã di dời một số hài cốt ở các ngôi mộ kể trên về an táng cạnh hang đá Đức Mẹ. Đặc biệt khi hài cốt ngôi mộ ở núi họ, giáo dân phát hiện thêm đươc 15 hài cốt được chôn theo thứ tự trong một “mả liếp” dài 5 m. Những hài cốt được an táng cạnh hang đá Đức Mẹ, hiện nay được cha Dôminico Trần Công Danh xây dựng đài và đặt bia tưởng niệm.
Nhà thờ và Giáo xứ An Sơn xứng đáng là một trong những địa điểm hành hương về nguồn của người tín hữu Công Giáo Việt Nam.
Tôma Trương Văn Ân
Tài liệu tham khảo: Lịch sử Giáo xứ An Sơn, Giáo phận Đà Nẵng.