Hiện nay, điều gây bối rối là thấy sự tái xuất hiện của các xu hướng muốn áp đặt và theo đuổi lợi ích quốc gia cá thể mà không cần phải sử dụng tới các công cụ do luật pháp quốc tế cung cấp để giải quyết các tranh cãi và đảm bảo rằng công lý được tôn trọng, cũng thông qua các Tòa án quốc tế. Một thái độ như vậy đôi khi là kết quả của một phản ứng từ phía các nhà lãnh đạo chính phủ đối với sự khó chịu ngày càng gia tăng giữa các công dân của không ít quốc gia, những người coi các thủ tục và quy tắc quản lý cộng đồng quốc tế là chậm chạp, trừu tượng và cuối cùng bị loại khỏi chính các nhu cầu thực sự của họ. Điều phù hợp là các nhà lãnh đạo chính trị lắng nghe tiếng nói của các khu vực bầu cử của họ và tìm kiếm các giải pháp cụ thể để cổ vũ lợi ích lớn hơn của họ. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải tôn trọng luật pháp và công lý cả trong cộng đồng quốc gia của họ lẫn trong cộng đồng quốc tế, vì các giải pháp phản động, đầy tính xúc cảm và vội vàng rất có thể thu được sự đồng thuận ngắn hạn, nhưng chắc chắn chúng sẽ không giúp giải quyết các vấn đề sâu sắc hơn; thật vậy, chúng sẽ làm các vấn đề này ra trầm trọng hơn.
Dưới góc độ của sự quan tâm này, tôi đã chọn dành cho Thông điệp của tôi nhân Ngày Hòa bình Thế giới năm nay, được tổ chức vào ngày 1 tháng 1, chủ đề này: Nền chính trị tốt phục vụ Hòa bình. Có một mối tương quan chặt chẽ giữa nền chính trị tốt và sự chung sống hòa bình của các dân tộc và các quốc gia. Hòa bình không bao giờ là một thiện ích phiến diện, mà là một thiện ích bao trùm toàn bộ loài người. Do đó, một khía cạnh chủ yếu của chính trị tốt là theo đuổi lợi ích chung của mọi người, bao lâu nó là thiện ích của mọi người và của toàn bộ con người [4] và là một điều kiện của xã hội cho phép mọi cá nhân và cộng đồng như một toàn thể đạt được hạnh phúc vật chất và tinh thần thích đáng của họ.
Chính trị phải có tầm nhìn xa chứ không giới hạn vào việc tìm kiếm các giải pháp ngắn hạn. Một chính trị gia tốt không nên chiếm không gian mà là khởi diễn các diễn trình; họ được kêu gọi làm cho sự hợp nhất thắng thế xung đột, dựa trên “tình liên đới theo nghĩa sâu sắc và thách thức nhất của nó”. Do đó, chính trị trở thành “cách tạo ra lịch sử trong khung cảnh sống trong đó, các cuộc xung đột, chia rẽ và đối lập có thể đạt được một sự hợp nhất đa dạng và mang lại sự sống” (5).
Cách tiếp cận như vậy tính đến chiều kích siêu việt của con người nhân bản, được tạo nên theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa. Do đó, tôn trọng phẩm giá của mỗi con người nhân bản là tiền đề không thể thiếu cho mọi cuộc chung sống hòa bình thực sự, và luật pháp trở thành phương tiện chủ yếu để đạt được công bằng xã hội và nuôi dưỡng các mối liên hệ anh em giữa các dân tộc. Trong bối cảnh này, vai trò căn bản được đảm nhiệm bởi các nhân quyền được nêu rõ trong Tuyên ngôn Nhân quyền, mà chúng ta vừa tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ bảy mươi của nó. Mục tiêu phổ quát và bản chất hợp lý của các quyền này phải được tái khẳng định một cách đúng đắn, kẻo các tầm nhìn phiến diện và chủ quan về nhân loại có nguy cơ dẫn đến những hình thức bất bình đẳng, bất công, kỳ thị và trong những trường hợp cực đoan, cả các hình thức mới của bạo lực và áp chế.
[3] Phaolô Đệ Lục Diễn từ trước Liên Hiệp Quốc (4/10/1965), 2
[4] Hợp tuyển Giáo huấn Xã hội Công Giáo, số 165.
[5] x. Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng (24/11/2013), 228