Xem hình ảnh
Chúng tôi xin tiếp tục gửi tới quí độc giả những hình ảnh cuả các phóng viên Vietcatholic (Nguyễn Văn Hoá & Kim Dung, cô Caroline Nguyễn và ông Nguyễn Văn Thanh), lần này với chủ đề Di Sản cuả Đức Mẹ.
Chúng tôi sẽ trình bày thứ tự theo biến cố cuả cuộc đời Đức Mẹ, từ lúc sinh ra cho đến khi về Trời, như sau:
-Nơi sinh ra cuả Đức Mẹ trong cổ thành Jerusalem.
-Nơi Mẹ trưởng thành ở trong cổ thành Jerusalem dưới căn nhà cuả cha mẹ là Thánh Gioankim và Bà Thánh Anna, gần hồ nước thiêng Bethesda.
-Nơi Mẹ được gả chồng vừa xa vừa nghèo, ở tận miền Bắc là Nazareth, và biến cố Truyền Tin.
-Vùng đồi núi Ein Karem nơi Mẹ đi giúp đỡ người chị họ lớn tuổi đang mang thai là bà thánh Isave (Elizabeth).
-Nơi Thánh Gioan Tẩy Giả sinh ra.
-Bethlehem và biến cố Chuá Giáng Sinh.
-Đền Thánh Jerusalem nơi mẹ đưa Chuá lên đền thờ vào lúc trưởng thành là 12 tuổi, bây giờ người Do Thái chỉ được phép cầu nguyện ở một nơi gần nhất với đền thờ, là bức tường giữ đất ở phiá tây được gọi là Bức Tường Than Khóc,
-Tiệc cưới ở Cana.
-Chúng tôi bỏ qua những di tích trùng hợp với cuộc đời cuả Chuá Giêsu như Núi Sọ, Mộ Thánh vv, và cũng bỏ qua những di tích cuả Mẹ ở nước ngoài như Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ vì chưa có dịp đi thăm, và xin kết thúc với di tích ngôi mộ trống cuả Đức Mẹ ở Jerusalem.
Một thứ tự như trên là hợp lý theo diễn tiến lịch sử, nhưng sẽ không hợp lý xét theo phương diện địa lý, vì có nhiều sự việc đòi hỏi chúng ta phải ‘đi nam xuống bắc’ và ‘đi đi lại lại’ nhiều lần. Cho nên khi quí vị tham gia vào một chương trình hành hương thì chắc chắn người ta sẽ xếp đặt chương trình sao cho được thuận lợi về thời gian và nơi ăn chốn ở, khác xa với cái thứ tự nêu trên. Chúng tôi chỉ hy vọng một trình tự như thế sẽ giúp quí vị dễ thu đạt hơn mà thôi.
Cũng xin ghi nhớ là khi quí vị đi thăm những di tích cuả Đức Mẹ, tuy rằng không có bút mực nào viết lại, chúng ta vẫn có thể biết chắc chắn rằng đó là những nơi mà Chuá Giêsu đã thường lai vãng và chúc phúc.
Sự kiên là Chuá đã tận tuỵ làm phận sự cuả một người con trai trong nhà cho đến khi lên tới 30 tuổi, là muộn hơn bình thường xét về thời nào cũng vậy, cho nên chắc chắn Chuá đã nhiều lần về thăm quê ngoại, hoặc là vì ‘quan hôn tang tế’, hoặc là vì phải về Jerusalem làm phận sự cuả một người Nam trong đạo Do Thái, mà trong những lần như thế, Chuá không thể không lui tới những nơi chốn cũng như với những người thân yêu mà Mẹ cuả mình trân quí.
Cho nên đằng sau những di tích về Đức Mẹ là có hình bóng cuả Chuá Giêsu. Và điều đó cũng đúng khi nói về di tích của Chuá, sẽ không trọn vẹn nếu hậu cảnh không có một bóng hình cuả Đức Mẹ.
Nói về di tích của Đức Mẹ, thì người Việt Nam ta ngày nay lại có thêm một di tích mới, đó là Đức Mẹ Lavang tại Nhà thờ kính Đức Mẹ Hòm Bia Giao Ước ở Kyriat Yearim mà chúng tôi đã có dịp trình bày. Kyriat Yearim nằm trên đường giữa Jerusalem và phi trường Tel Aviv, khi tới hoặc khi đi cũng đếu qua đó cả, đó là thêm một lý do dừng chân để viếng Mẹ cho các đoàn hành hương người Việt.
Chúng tôi sẽ trình bày thứ tự theo biến cố cuả cuộc đời Đức Mẹ, từ lúc sinh ra cho đến khi về Trời, như sau:
-Nơi sinh ra cuả Đức Mẹ trong cổ thành Jerusalem.
-Nơi Mẹ trưởng thành ở trong cổ thành Jerusalem dưới căn nhà cuả cha mẹ là Thánh Gioankim và Bà Thánh Anna, gần hồ nước thiêng Bethesda.
-Nơi Mẹ được gả chồng vừa xa vừa nghèo, ở tận miền Bắc là Nazareth, và biến cố Truyền Tin.
-Vùng đồi núi Ein Karem nơi Mẹ đi giúp đỡ người chị họ lớn tuổi đang mang thai là bà thánh Isave (Elizabeth).
-Nơi Thánh Gioan Tẩy Giả sinh ra.
-Bethlehem và biến cố Chuá Giáng Sinh.
-Đền Thánh Jerusalem nơi mẹ đưa Chuá lên đền thờ vào lúc trưởng thành là 12 tuổi, bây giờ người Do Thái chỉ được phép cầu nguyện ở một nơi gần nhất với đền thờ, là bức tường giữ đất ở phiá tây được gọi là Bức Tường Than Khóc,
-Tiệc cưới ở Cana.
-Chúng tôi bỏ qua những di tích trùng hợp với cuộc đời cuả Chuá Giêsu như Núi Sọ, Mộ Thánh vv, và cũng bỏ qua những di tích cuả Mẹ ở nước ngoài như Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ vì chưa có dịp đi thăm, và xin kết thúc với di tích ngôi mộ trống cuả Đức Mẹ ở Jerusalem.
Một thứ tự như trên là hợp lý theo diễn tiến lịch sử, nhưng sẽ không hợp lý xét theo phương diện địa lý, vì có nhiều sự việc đòi hỏi chúng ta phải ‘đi nam xuống bắc’ và ‘đi đi lại lại’ nhiều lần. Cho nên khi quí vị tham gia vào một chương trình hành hương thì chắc chắn người ta sẽ xếp đặt chương trình sao cho được thuận lợi về thời gian và nơi ăn chốn ở, khác xa với cái thứ tự nêu trên. Chúng tôi chỉ hy vọng một trình tự như thế sẽ giúp quí vị dễ thu đạt hơn mà thôi.
Sự kiên là Chuá đã tận tuỵ làm phận sự cuả một người con trai trong nhà cho đến khi lên tới 30 tuổi, là muộn hơn bình thường xét về thời nào cũng vậy, cho nên chắc chắn Chuá đã nhiều lần về thăm quê ngoại, hoặc là vì ‘quan hôn tang tế’, hoặc là vì phải về Jerusalem làm phận sự cuả một người Nam trong đạo Do Thái, mà trong những lần như thế, Chuá không thể không lui tới những nơi chốn cũng như với những người thân yêu mà Mẹ cuả mình trân quí.
Cho nên đằng sau những di tích về Đức Mẹ là có hình bóng cuả Chuá Giêsu. Và điều đó cũng đúng khi nói về di tích của Chuá, sẽ không trọn vẹn nếu hậu cảnh không có một bóng hình cuả Đức Mẹ.
Nói về di tích của Đức Mẹ, thì người Việt Nam ta ngày nay lại có thêm một di tích mới, đó là Đức Mẹ Lavang tại Nhà thờ kính Đức Mẹ Hòm Bia Giao Ước ở Kyriat Yearim mà chúng tôi đã có dịp trình bày. Kyriat Yearim nằm trên đường giữa Jerusalem và phi trường Tel Aviv, khi tới hoặc khi đi cũng đếu qua đó cả, đó là thêm một lý do dừng chân để viếng Mẹ cho các đoàn hành hương người Việt.