Theo nữ ký giả Claire Giangravè của Tạp Chí Crux (July 7), tại buổi cầu nguyện đại kết tại thị trấn Miền Nam nước Ý, Bari, Đức Phanxicô lên án “sự im lặng đồng loã” trước việc bách hại Kitô hữu tại Trung Đông.
Buổi cầu nguyện trên có sự tham gia của 19 nhà lãnh đạo Kitô Giáo khác, phần lớn là các vị thượng phụ Đông Phương, cầm đầu các giáo hội ở Trung Đông.
Bari, một nơi thường được gọi là “cửa sổ mở ra Trung Đông”, trong lịch sử, vốn là tiền phong trong cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, một thành phố hướng ra Địa Trung Hải, nơi, trong nhiều thế kỷ, các tôn giáo gặp nhau và chạm trán nhau.
Được coi là sứ giả thiện chí của cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo tôn giáo hôm thứ Bẩy qua là Thánh Nicôla thành Bari, một vị thánh được cả người Công Giáo lẫn Chính Thống tôn kính. Hài tích của ngài được lưu giữ tại Vương Cung Thánh Đường của Thành Phố.
Các vị cầm đầu các giáo hội Chính Thống, các giáo hội Chính Thống Đông Phương, Giáo Hội Chính Thống Assyria, các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, một đại diện Giáo Hội Luthêrô, và một Đại Diện của Hội Đồng Các Giáo Hội Trung Đông đã đáp lời mời của Đức Phanxicô dự cuộc gặp gỡ đại kết có chủ đề là “Bình an cho các con! Kitô hữu cùng nhau cho Trung Đông”.
Năm nhà lãnh đạo khác chỉ gửi đại diện, trong đó có Thượng Phụ Kirill của Moscow và Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Melkite của Antioch.
Từ Vatican đến bằng trực thăng, Đức Phanxicô được nghinh đón bởi Đức Tổng Giám Mục Franccesco Cacussi của Bari-Bitonto và các đại diện Thành Phố. Sau đó, ngài ôm hôn thắm thiết các đại diện tôn giáo ở bên ngoài Vương Cung Thánh Đường Thánh Nicôla, do các cha Dòng Đa Minh coi sóc.
Cùng nhau, các ngài đã cầu nguyện trước hài tích của Thánh Nicôla và đốt cây nến duy nhất tượng trưng cho việc cam kết thống nhất nhằm kết liễu chiến tranh tại Trung Đông.
Buổi cầu nguyện đại kết diễn ra ở bờ biển Bari nhìn sang Trung Đông, một vùng được Đức Phanxicô mô tả là nơi gin giữ các truyền thống Kitô Giáo.
Đức Giáo Hoàng và các vị thượng phụ đã đáp chuyến xe búyt để tới đây. Chiếc xe buýt không cửa sổ, không mái che để các vị vẫy tay đáp lễ đám đông dọc hai bên đường. Hình ảnh này vẽ lên một bức tranh đại kết đẹp đẽ đang chuyển động.
Tưởng cũng nên biết đây không phải là buổi cầu nguyện đại kết đầu tiên của Đức Phanxicô. Ngày 7 tháng Chín năm 2013, ngài từng kêu gọi một ngày cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình tại Syria. Năm 2014, ngài hướng dẫn một buổi cầu nguyện liên tôn cho hòa bình với sự tham dự của Tổng Thống Do Thái Shimon Peres và Chủ Tịch Palestine, Mahmoud Abbas.
Sau buổi cầu nguyện, các nhà lãnh đạo đã dự cuộc họp mật tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Nicôla.
Đình chiến do sức mạnh áp đặt sẽ không mang lại hòa bình cho Trung Đông
Theo Nữ Ký Giả Inés San Martin, cũng của Tạp Chí Crux (July 7), sau cuộc họp mật trên, Đức Phanxicô tuyên bố rằng các cuộc đình chiến do sức mạnh áp đặt sẽ không mang lại hòa bình cho Trung Đông, chỉ có ước nguyện gặp gỡ và đối thoại cụ thể mới làm được việc này.
Ngài cũng kêu gọi kết thúc việc dùng vùng này để kiếm “các lợi lội không ăn có gì với Trung Đông cả” và đòi cho các Kitô hữu được đối xử “như các công dân trọn vẹn”.
Ngài nói rằng “với nỗi đau buồn sâu xa, nhưng cũng hy vọng liên lỉ, chúng tôi hướng cái nhìn của chúng tôi về Giêrusalem, thành phố của mọi người, thành phố độc đáo và thánh thiêng đối với các Kitô hữu, người Do Thái Giáo và người Hồi Giáo khắp thế giới”. Ngài kêu gọi phải tôn trọng status quo (hiện trạng) của Thành Phố này, một điều đã được Cộng Đồng Quốc Tế biểu quyết và là một thuật ngữ ám chỉ thoả thuận giữa các hệ phái Kitô Giáo về việc điều hòa việc kiểm soát thành phố và việc lui tới các địa điểm thánh.
Theo Đức Phanxicô, chỉ một giải pháp được thương thuyết giữa người Do Thái và người Palestine, được sự cổ vũ của quốc tế, mới dẫn tới nền hòa bình lâu dài và bảo đảm việc “sống chung của hai quốc gia”
Đứng cạnh các nhà lãnh đạo Kitô Giáo khác, sau buổi họp kín bên trong Nhà Thờ Thánh Nicôla, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài và các vị đại diện cam kết dấn thân cho việc “cùng nhau bước đi, cầu nguyện và làm việc, với hy vọng nghệ thuật gặp gỡ sẽ thắng thế các chiến lược tranh chấp.
Ngài cho rằng việc biểu lộ sự hợp nhất trên hy vọng sẽ thay thế “các dấu chỉ của sức mạnh đe dọa” bằng “sức mạnh của các dấu chỉ” vì nó tượng trưng cho việc các người nam nữ thuộc các niềm tin khác nhau đến với nhau, không sợ phải đối thoại với nhau, trao đổi các ý nghĩ và cùng quan tâm tới thiện ích không phải của một mà của mọi người.
Đức Phanxicô nói rằng “Chỉ bằng cách đó, bằng cách bảo đảm để không ai còn thiếu bánh ăn và việc làm, phẩm giá và hy vọng, các lời hô hoán chiến tranh mới biến thành những bài ca hòa bình”.
Ngài nói thêm nhóm của ngài đến với nhau như dấu chỉ họ cần theo đuổi việc gặp gỡ “mà không sợ dị biệt”. Như Đức Phanxicô nhận định, Kitô giáo phát sinh ở Trung Đông, nên cả các Kitô Hữu nữa phải có quyền được đối xử như “các công dân trọn vẹn với các quyền bình đẳng”.
Trước đó, trong chính buổi cầu nguyện đại kết, Đức Phanxicô cảnh cáo rằng sự hiện diện của các Kitô hữu trong vùng đang gặp nguy cơ và sự khuất dạng của họ làm méo mó “chính khuôn mặt của vùng. Vì một Trung Đông mà không có các Kitô hữu sẽ không phải là Trung Đông”
Trong các nhận định cuối cùng của ngài sau cuộc gặp mặt riêng các nhà lãnh đạo khác, Đức Phanxicô cũng nói rằng muốn có hòa bình tại Trung Đông, những người đang cầm quyền phải làm việc cho nền hòa bình đích thực chứ không cho quyền lợi riêng của họ. Ngài nói: “Hãy chấm dứt việc số ít hưởng lợi trên đau khổ của số nhiều! Không được chiếm lãnh thổ và do đó phân tán cả một dân tộc nữa! Không được để cho sự thật một nửa tiếp tục làm thất vọng các hoài mong của con người nữa!Hãy chấm dứt việc dùng Trung Đông để kiếm các lợi lộc không dính dáng gì tới Trung Đông!”
Ngài cho rằng chiến tranh là “đại họa đang tàn phá vùng đất yêu quí này một cách bi thảm” với người nghèo là nạn nhân chính còn chiến tranh là “con gái của quyền lực và nghèo đói” nên phải bị đánh gục bằng việc “từ bỏ lòng thèm khát thế thượng phong và bằng cách tận diệt nghèo đói”
Ngài cũng nhìn nhận rằng nhiều cuộc tranh chấp đã bị đổ thêm dầu bởi các hình thức của chủ nghĩa cực đoan, một chủ nghĩa “đội lốt tôn giáo” làm nhục Danh Thiên Chúa, Đấng vốn là hòa bình.
Cũng như trước đây, Đức Phanxicô cũng nói rằng không thể nói đến hòa bình trong khi vẫn “bí mật chạy đua chất chồng vũ khí mới”. Ngài bảo: “Ta đừng quên thế kỷ qua. Ta đừng quên các bài học Hiroshima và Nagasaki. Ta đừng biến Trung Đông, nơi Lời hòa bình đã phát sinh, thành vùng tối tăm của im lặng”.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Đủ rồi lòng thèm khát lợi nhuận vốn lén lút khai thác các giếng dầu và hơi đốt không kiêng dè gì căn nhà chung của chúng ta, không lưu tâm gì tới sự kiện thị trường năng lượng nay đòi phải có luật sống chung giữa các dân tộc”.
Đức Phanxicô cũng nhận định rằng trong nhiều năm, giới trẻ vốn phải khóc than cho các cái chết dã man trong gia đình họ và thấy lãnh thổ quê hương họ bị đe dọa, thường cho rằng viễn ảnh duy nhất của họ là bỏ đi.
Ngài cho rằng “Đó là cái chết của niềm hy vọng. Quá nhiều trẻ em gần như suốt đời phải chứng kiến gạch vụn thay vì trường học, nghe những tiếng đạn bom nhức óc thay vì tiếng vui nhộn của sân chơi”.
Cuối cùng, Đức Phanxicô tha thiết nói rằng “Tôi năn nỉ điều này: Ước chi nhân loại lắng nghe tiếng kêu của các trẻ em, mà miệng lưỡi quen ca khen vinh quang Thiên Chúa. Chỉ bằng cách lau khô nước mắt các em, thế giới mới tìm lại được phẩm giá của mình”.
Buổi cầu nguyện trên có sự tham gia của 19 nhà lãnh đạo Kitô Giáo khác, phần lớn là các vị thượng phụ Đông Phương, cầm đầu các giáo hội ở Trung Đông.
Bari, một nơi thường được gọi là “cửa sổ mở ra Trung Đông”, trong lịch sử, vốn là tiền phong trong cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, một thành phố hướng ra Địa Trung Hải, nơi, trong nhiều thế kỷ, các tôn giáo gặp nhau và chạm trán nhau.
Được coi là sứ giả thiện chí của cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo tôn giáo hôm thứ Bẩy qua là Thánh Nicôla thành Bari, một vị thánh được cả người Công Giáo lẫn Chính Thống tôn kính. Hài tích của ngài được lưu giữ tại Vương Cung Thánh Đường của Thành Phố.
Các vị cầm đầu các giáo hội Chính Thống, các giáo hội Chính Thống Đông Phương, Giáo Hội Chính Thống Assyria, các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, một đại diện Giáo Hội Luthêrô, và một Đại Diện của Hội Đồng Các Giáo Hội Trung Đông đã đáp lời mời của Đức Phanxicô dự cuộc gặp gỡ đại kết có chủ đề là “Bình an cho các con! Kitô hữu cùng nhau cho Trung Đông”.
Năm nhà lãnh đạo khác chỉ gửi đại diện, trong đó có Thượng Phụ Kirill của Moscow và Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Melkite của Antioch.
Từ Vatican đến bằng trực thăng, Đức Phanxicô được nghinh đón bởi Đức Tổng Giám Mục Franccesco Cacussi của Bari-Bitonto và các đại diện Thành Phố. Sau đó, ngài ôm hôn thắm thiết các đại diện tôn giáo ở bên ngoài Vương Cung Thánh Đường Thánh Nicôla, do các cha Dòng Đa Minh coi sóc.
Cùng nhau, các ngài đã cầu nguyện trước hài tích của Thánh Nicôla và đốt cây nến duy nhất tượng trưng cho việc cam kết thống nhất nhằm kết liễu chiến tranh tại Trung Đông.
Buổi cầu nguyện đại kết diễn ra ở bờ biển Bari nhìn sang Trung Đông, một vùng được Đức Phanxicô mô tả là nơi gin giữ các truyền thống Kitô Giáo.
Đức Giáo Hoàng và các vị thượng phụ đã đáp chuyến xe búyt để tới đây. Chiếc xe buýt không cửa sổ, không mái che để các vị vẫy tay đáp lễ đám đông dọc hai bên đường. Hình ảnh này vẽ lên một bức tranh đại kết đẹp đẽ đang chuyển động.
Tưởng cũng nên biết đây không phải là buổi cầu nguyện đại kết đầu tiên của Đức Phanxicô. Ngày 7 tháng Chín năm 2013, ngài từng kêu gọi một ngày cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình tại Syria. Năm 2014, ngài hướng dẫn một buổi cầu nguyện liên tôn cho hòa bình với sự tham dự của Tổng Thống Do Thái Shimon Peres và Chủ Tịch Palestine, Mahmoud Abbas.
Sau buổi cầu nguyện, các nhà lãnh đạo đã dự cuộc họp mật tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Nicôla.
Đình chiến do sức mạnh áp đặt sẽ không mang lại hòa bình cho Trung Đông
Theo Nữ Ký Giả Inés San Martin, cũng của Tạp Chí Crux (July 7), sau cuộc họp mật trên, Đức Phanxicô tuyên bố rằng các cuộc đình chiến do sức mạnh áp đặt sẽ không mang lại hòa bình cho Trung Đông, chỉ có ước nguyện gặp gỡ và đối thoại cụ thể mới làm được việc này.
Ngài cũng kêu gọi kết thúc việc dùng vùng này để kiếm “các lợi lội không ăn có gì với Trung Đông cả” và đòi cho các Kitô hữu được đối xử “như các công dân trọn vẹn”.
Ngài nói rằng “với nỗi đau buồn sâu xa, nhưng cũng hy vọng liên lỉ, chúng tôi hướng cái nhìn của chúng tôi về Giêrusalem, thành phố của mọi người, thành phố độc đáo và thánh thiêng đối với các Kitô hữu, người Do Thái Giáo và người Hồi Giáo khắp thế giới”. Ngài kêu gọi phải tôn trọng status quo (hiện trạng) của Thành Phố này, một điều đã được Cộng Đồng Quốc Tế biểu quyết và là một thuật ngữ ám chỉ thoả thuận giữa các hệ phái Kitô Giáo về việc điều hòa việc kiểm soát thành phố và việc lui tới các địa điểm thánh.
Theo Đức Phanxicô, chỉ một giải pháp được thương thuyết giữa người Do Thái và người Palestine, được sự cổ vũ của quốc tế, mới dẫn tới nền hòa bình lâu dài và bảo đảm việc “sống chung của hai quốc gia”
Đứng cạnh các nhà lãnh đạo Kitô Giáo khác, sau buổi họp kín bên trong Nhà Thờ Thánh Nicôla, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài và các vị đại diện cam kết dấn thân cho việc “cùng nhau bước đi, cầu nguyện và làm việc, với hy vọng nghệ thuật gặp gỡ sẽ thắng thế các chiến lược tranh chấp.
Ngài cho rằng việc biểu lộ sự hợp nhất trên hy vọng sẽ thay thế “các dấu chỉ của sức mạnh đe dọa” bằng “sức mạnh của các dấu chỉ” vì nó tượng trưng cho việc các người nam nữ thuộc các niềm tin khác nhau đến với nhau, không sợ phải đối thoại với nhau, trao đổi các ý nghĩ và cùng quan tâm tới thiện ích không phải của một mà của mọi người.
Đức Phanxicô nói rằng “Chỉ bằng cách đó, bằng cách bảo đảm để không ai còn thiếu bánh ăn và việc làm, phẩm giá và hy vọng, các lời hô hoán chiến tranh mới biến thành những bài ca hòa bình”.
Ngài nói thêm nhóm của ngài đến với nhau như dấu chỉ họ cần theo đuổi việc gặp gỡ “mà không sợ dị biệt”. Như Đức Phanxicô nhận định, Kitô giáo phát sinh ở Trung Đông, nên cả các Kitô Hữu nữa phải có quyền được đối xử như “các công dân trọn vẹn với các quyền bình đẳng”.
Trước đó, trong chính buổi cầu nguyện đại kết, Đức Phanxicô cảnh cáo rằng sự hiện diện của các Kitô hữu trong vùng đang gặp nguy cơ và sự khuất dạng của họ làm méo mó “chính khuôn mặt của vùng. Vì một Trung Đông mà không có các Kitô hữu sẽ không phải là Trung Đông”
Trong các nhận định cuối cùng của ngài sau cuộc gặp mặt riêng các nhà lãnh đạo khác, Đức Phanxicô cũng nói rằng muốn có hòa bình tại Trung Đông, những người đang cầm quyền phải làm việc cho nền hòa bình đích thực chứ không cho quyền lợi riêng của họ. Ngài nói: “Hãy chấm dứt việc số ít hưởng lợi trên đau khổ của số nhiều! Không được chiếm lãnh thổ và do đó phân tán cả một dân tộc nữa! Không được để cho sự thật một nửa tiếp tục làm thất vọng các hoài mong của con người nữa!Hãy chấm dứt việc dùng Trung Đông để kiếm các lợi lộc không dính dáng gì tới Trung Đông!”
Ngài cho rằng chiến tranh là “đại họa đang tàn phá vùng đất yêu quí này một cách bi thảm” với người nghèo là nạn nhân chính còn chiến tranh là “con gái của quyền lực và nghèo đói” nên phải bị đánh gục bằng việc “từ bỏ lòng thèm khát thế thượng phong và bằng cách tận diệt nghèo đói”
Ngài cũng nhìn nhận rằng nhiều cuộc tranh chấp đã bị đổ thêm dầu bởi các hình thức của chủ nghĩa cực đoan, một chủ nghĩa “đội lốt tôn giáo” làm nhục Danh Thiên Chúa, Đấng vốn là hòa bình.
Cũng như trước đây, Đức Phanxicô cũng nói rằng không thể nói đến hòa bình trong khi vẫn “bí mật chạy đua chất chồng vũ khí mới”. Ngài bảo: “Ta đừng quên thế kỷ qua. Ta đừng quên các bài học Hiroshima và Nagasaki. Ta đừng biến Trung Đông, nơi Lời hòa bình đã phát sinh, thành vùng tối tăm của im lặng”.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Đủ rồi lòng thèm khát lợi nhuận vốn lén lút khai thác các giếng dầu và hơi đốt không kiêng dè gì căn nhà chung của chúng ta, không lưu tâm gì tới sự kiện thị trường năng lượng nay đòi phải có luật sống chung giữa các dân tộc”.
Đức Phanxicô cũng nhận định rằng trong nhiều năm, giới trẻ vốn phải khóc than cho các cái chết dã man trong gia đình họ và thấy lãnh thổ quê hương họ bị đe dọa, thường cho rằng viễn ảnh duy nhất của họ là bỏ đi.
Ngài cho rằng “Đó là cái chết của niềm hy vọng. Quá nhiều trẻ em gần như suốt đời phải chứng kiến gạch vụn thay vì trường học, nghe những tiếng đạn bom nhức óc thay vì tiếng vui nhộn của sân chơi”.
Cuối cùng, Đức Phanxicô tha thiết nói rằng “Tôi năn nỉ điều này: Ước chi nhân loại lắng nghe tiếng kêu của các trẻ em, mà miệng lưỡi quen ca khen vinh quang Thiên Chúa. Chỉ bằng cách lau khô nước mắt các em, thế giới mới tìm lại được phẩm giá của mình”.