SO SÁNH CÁCH XƯNG HÔ TÊN NGƯỜI VIỆT NAM VÀ TÂY PHƯƠNG

TIẾT A: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG:

1. Về Các Tập Tục Xưng Hô: Ta lần lượt xét các điểm tương đồng sau:

a. Về tên đơn. Người tây phương và Việt Nam có điểm giống nhau là khi đặt tên thì đặt tên kép, đến khi xưng hô thì lại dùng tên đơn. Cha đẻ chiến lũy Maginot của Pháp, ông André-Louis-René Maginot có tên ba chữ nhưng chỉ được gọi là ông André. Một ông Trần Trung Nghĩa có tên hai chữ, nhưng cũng chỉ được gọi ông Nghĩa.

b. Về tên hiệu: Ðông Tây có điểm chung là nhiều nhân vật, nhất là giới văn nghệ sĩ, đều được công chúng biết qua tên hiệu. Dân Pháp chỉ biết Brigitte Bardot, dân Mỹ chỉ biết Elizabeth Taylor, cũng như dân Việt chỉ biết Khánh Ly. Không mấy người biết tên thật của các nhân vật này là gì.

c. Ðặt thêm từ ngữ để nhận diện. Ở mọi nơi trên thế giới, khi cộng đồng trở nên đông đảo, người ta tìm đủ cách để phân biệt các cá nhân. Chính quyền dùng số căn cước, số chứng minh nhân dân, số an ninh xã hội, số bằng lái xe, còn dân gian thì dùng biện pháp thêm từ ngữ để phân biệt. Ví dụ ở Việt Nam có bà Năm Sa Đéc thì Mỹ có ca sĩ John Denver. Từ ngữ Sa Ðéc và Denver đều là địa danh.

2. Cách Xưng Hô Tên Phụ Nữ Có Chồng, Chức Vụ, Nghề Nghiệp: Trong vấn đề này, Ðông Tây hầu như giống nhau hoàn toàn. Người ta dùng tên chồng để gọi một người phụ nữ. Cũng như khi xưng hô, dân gian có tục thêm tên nghề nghiệp, chức vụ vào tên chính của một người để biểu lộ lòng kính trọng.

3. Về Biệt Hiệu: Tổng quát, biệt hiệu của người Việt Nam và tây phương giống nhau ở các điểm sau:

a. Các loại biệt hiệu: Hai bên đều có những biệt hiệu đặt ra để tỏ lòng tôn kính, yêu thương, hay diễu cợt.

b. Tiêu chuẩn để đặt biệt hiệu: Khi đặt biệt hiệu Ðông Tây đều dựa trên những tiêu chuẩn là hình dạng thân xác, tính tình tốt xấu, tài năng, hoạt động.

c. Nguồn gốc biệt hiệu: Đông cũng như Tây, nơi xuất phát biệt hiệu đều là từ gia đình, bạn bè, người thân và các cơ quan truyền thông xã hội.

Ngoài những điểm tương đồng trên, cung cách xưng hô của người Việt cũng có những điểm khác biệt với người tây phương như dưới đây:

TIẾT B: NHỮNG ÐIỂM DỊ BIỆT

1. Về Các Tục Lệ Xưng Hô: Ta lần lượt xét 7 điểm :

a. Về vấn đề kỵ húy: Nếu người Trung Quốc và Việt Nam phải kiêng tránh tên những bậc trưởng thượng, thần thánh thì trái lại, con cháu người tây phương cứ việc tự nhiên gọi tên ông bà, và nếu cảm mến một người nào, họ có thể lấy tên người đó đặt cho con mình. Do vậy, các từ điển tên ở tây phương đều nói tên này thông dụng vào thời điểm nào, danh nhân nào đã có tên đó.

b. Về tinh thần khiêm tốn: Người tây phương không áp dụng tinh thần khiêm tốn khi xưng hô, nhưng rất lịch sự và tôn trọng người khác. Ví dụ khi trả lời người khách lạ, họ thường dùng kiểu nói Yes, Sir hay No, Sir nghĩa là “thưa ông, có”, “thưa ông, không”. Họ có tinh thần bình đẳng, không có kiểu nói nhún nhường “tôi” mà xưng là “cá nhân chúng tôi” như ở Việt Nam.

c. Về tên họ. Cách xưng hô chính thức ngoài xã hội của người tây phương là dùng tên họ, còn Việt Nam dùng tên chính. Không ai gọi Tổng Thống Jacques mà gọi là Tổng Thống Chirac hay Jacques Chirac. Trái lại, người Việt không có thói quen dùng tên họ để xưng hô vì như thế sẽ trùng hợp với người khác.

d. Về tên chính: Người tây phương chỉ dùng tên chính để xưng hô, khi hai người đều thân thiết hay là người trong gia đình. Trái lại, dù thân thiết hay không, người Việt vẫn dùng tên chính kèm theo tiếng Cụ, Ông, Bà, Cô để biểu lộ sự kính trọng.

e. Về tên viết tắt: Người Hoa Kỳ có thể gọi một người nào đó bằng tên viết tắt. Tổng Thống Kennedy đôi khi được gọi là J.F.K. Người Việt Nam không có tục lệ này.

f. Về tên phụ nữ có chồng: Người phụ nữ Việt Nam đi lấy chồng, cô giữ nguyên tên cũ nhưng khi xưng hô lại dùng tên chồng. Ngược lại, người phụ nữ tây phương đi lấy chồng, người thân quen dùng tên cái của cô, không thân quen dùng tên họ chồng để xưng hô với cô.

g. Về tên nghề nghiệp: Tại các nước tây phương, người ta cũng áp dụng nguyên tắc gọi tên nghề nghiệp kèm theo tên chính như Bác Sĩ John. Tuy nhiên, số nghề nghiệp được trân trọng không nhiều như ở Việt Nam, chỉ còn tầng lớp bác sĩ, luật sư, giáo sư đại học là còn thấy tên nghề nghiệp được gọi kèm theo tên chính. Còn các nghề khác, vì có quá nhiều, nên người Anh Mỹ đã bỏ tục lệ này.

2. Về Biệt Hiệu: Biệt hiệu của người Hoa Kỳ và Việt Nam có ba điểm dị biệt quan trọng sau đây:

a. Về số lượng: Người tây phương, nhất là Hoa Kỳ có tâm lý thích đặt biệt hiệu nên số biệt hiệu nhiều hơn so với Việt Nam. Ví dụ cụ thể là trong trận cầu đội Hoa Kỳ đấu với Mễ Tây Cơ ở giải Bóng Đá Thế Giới Năm 2002, tổ chức tại Nhật và Đại Hàn, một nữ khán giả Mỹ đã viết vội trên tấm bià hàng chữ: Friedel: The Human Wall: Friedel Là Bức Tường Người, để ca ngợi thủ môn Friedel đã cứu thua nhiều bàn, đưa thắng lợi về cho đội tuyển Hoa Kỳ. Tấm bảng đã được cô trương cao để ống kính truyền hình Mỹ quay. Ngoài ra, người tây phương có nhiều biệt hiệu vì tên chính dưới hình thức rút ngắn, được coi là biệt hiệu như: Robert thành Bob. William thành Bill, Billy, Will, Willie. Elizabeth thành Beth. Britanny thành Brit. Các tên này được các nhà tính danh học Mỹ gọi là Nickname tức biệt hiệu.

b. Về ý nghĩa biệt hiệu: Các biệt hiệu của người Việt có ý nghĩa thân thương, thán phục thì ít, mà có ý nghĩa tiêu cực thì nhiều. Ở Hoa Kỳ bất cứ ai nổi tiếng, cũng đều được đặt biệt hiệu để ca ngợi thành quả.

c. Về tiêu chuẩn đặt biệt hiệu: Người Hoa Kỳ không dựa vào cấp bằng học vấn để đặt biệt hiệu như người Việt Nam. Họ chú ý nhiều đến những thành tích, khả năng, hay điểm tích cực của một người mà đặt biệt hiệu. Vì vậy, danh nhân nào cũng được đặt biệt hiệu. Ngược lại, biệt hiệu của người Việt mang nhiều tính tiêu cực hơn là tích cực vì biệt hiệu thường được đặt ra khi hai cá nhân có sự xung đột.

Một cách tổng quát, lối xưng hô của người Việt phức tạp, bị gò bó hơn so với người tây phương. Nguyên nhân là vì đời sống người Việt lúc nào cũng thấm nhuần tinh thần lễ giáo, và bị ràng buộc bằng nhiều điều cấm kỵ.



THƯ MỤC THAM KHẢO

Ban Tu Thư Nghĩa Thục. Từ Điển Hán Việt. Văn Hóa Thông Tin, Việt Nam, 1999.

Bảo Thái. Một Thời Hoàng Tộc. Thế giới, Texas, 1997.

Bình Nguyên Lộc. Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam. Lá Bối, Sàigòn, 1971.

Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo. Đại Từ Điển Tiếng Việt. Văn-Hóa - Thông Tin, Việt Nam, 1998.

Bùi Đức Tịnh. Lược Khảo Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ. Văn Nghệ, Hồ Chí Minh, 1999.

Cao Xuân Dục. Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu. Nghiên Cứu Sử Ðịa, Sàigòn, 1972.

Carol McD. Wallace. 20,001 Names for Baby. Avon Books, New York, 1992.

Coral Amende: A Popular Biographical Dictionary. Prentice Hall Inc. 1994.

Danny J. White. Historical and Cultural Of Viet Nam. Scarecrow Press Inc. New York, 1967.

Dương Gia Phả Ký. Sách không đề nơi xuất bản. Giáo sư Nghiêm Thẩm cho mượn.

Đặng Hiến Kình. Trung Quốc Tính Thị Tập. Đài Bắc, 1971.

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Pháp Chánh Truyền. Chân Tâm, Hoa Kỳ, 1992.

Đào Duy Anh. Hán Việt Từ Điển. Khoa Học Xã Hội, Việt Nam, 2001.

Đào Duy Anh. Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời. Thuận Hóa, Huế, 1994.

Đoàn Trung Còn. Phật Học Từ Điển. Tập 1 & 2. Thành Phố Hồ Chí Minh, 1992.

Đỗ Mộng Khương (dịch). Đại Nam Liệt Truyện. Thuận Hóa, Huế, 1997.

Elsdon C. Smith. American Surnames. Genealogical Publishing Inc. 1997.

Elsdon C. Smith. The Story of Our Names. Gale Research Co. Detroit, 1970.

Elsdon C. Smith. Personal Names - A bibliography. The New York Public Library, 1952.

Evelyn Lip. Choosing Auspicious Names. Heian International Inc. Torrance, 1997.

Hà Mai Phương & Bảng Phong. Lược Khảo Về Tên, Họ Người Việt Nam. (Phụ đính in trong Di Cảo 7 của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy).

Hoài Thanh - Hoài Chân. Thi Nhân Việt Nam. Thằng Mõ, USA, 1985.

Hoàng Ðức Phương. Cách Xưng Hô Trong Xã Hội Việt. In trong tuyển tập Tình Yêu, Gia Ðình Và Hội Nhập. Ðịnh Hướng Tùng Thư, France, 2002.

Hoàng A Tân. Tánh Thị Dữ Hoàng Tánh Nguyên Lưu Khảo. Đài Bắc, 1965.

Hoàng Văn Lâu & Ngô Thế Long (dịch). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Tập 3, Văn Hóa - Thông Tin, Hà Nội, 2000.

Hoàng Văn Lâu (dịch). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Tập 2. Văn Hóa - Thông Tin, Hà Nội, 2000.

Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ Luật. Nhà in Viễn Đệ, Huế, 1947.

Joseph F. Clarke. Pseudonymes - The Names Behind The Names. Thomas Nelson, New York, 1977.

J.N. Hook. All Those Wonderful Names. John Wiley & Sons Inc. New York,1991.

J. N. Hook. Family Names - How Our Family Names Came to America. MacMillan, New York, 1982.

Laio Fu Peng. Đài Loan Bách Tính Nguyên Lưu. Đài Bắc, 1990.

Lãng Nhân. Hương Sắc Quê Mình. Làng Văn, Canada, 1993.

Leslie Dunkling & William Gosling. Dictionary of Baby Names. A Signet Book, New York, 1985.

Lê Đình Chân. Cuộc Đời Oanh Liệt Của Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt. Phổ Thông, Sàigòn, 1956.

Lê Tắc. An Nam Chí Lược. Viện Đại Học Huế, 1961.

Lê Thọ Xuân. Tiểu Sử Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu. Nhà in Nguyễn An Ninh, Sàigòn, 1959.

Lê Trung Hoa. Họ Và tên Người Việt Nam. Khoa Học Xã Hội. T.P. Hồ Chí Minh. 2002

Léopold Cadière. Croyances Et Pratiques Religieuses Des Vietnamiens. T. 2. Paris, 1955.

Lin Shan. What’s In Chinese Name. Federal Publication. Singapore, 1988.

Lin Shan. Name Your Baby In Chinese. Heian, California, 1988.

Lưu Khôn. Tự Học Chữ Hán. Sàigòn, 1968.

Mary P. Lee. Your Name - All About It. Westminter Press, 1980.

Mélanges. Loại Sách Giải Trí Và Bổ Ích Tinh Thần. Imprimerie De La Mission. Sàigòn, 1953.

Nghiêm Thẩm. Esquisse D’une Étude Sur Les Interdits Chez Les Vietnamiens. Viện Khảo Cổ, Sàigòn, 1965.

Ngô Đức Thọ (dịch). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Tập 1, Văn Hóa - Thông Tin, Hànội, 2000.

Ngô Văn Doanh & Vũ Quang Thiện. Phong Tục Các Dân Tộc Đông nam Á. Văn Hóa-Dân Tộc, Hà Nội, 1997.

Nguyễn Bạt Tụy. Tên Người Việt Nam. Tập San Hội Khuyến Học Nam Việt, số 3, Sàigòn, 1949.

Nguyễn Bá Thế. Nguyễn Đình Chiểu. Tân Việt, Sàigòn, 1959.

Nguyễn Công Hoan. Bước Đường Cùng. Hợp Lực, Sàigòn, 1967.

Nguyễn Khắc Ngữ. Mẫu Hệ Chàm. Nghiên Cứu Sử Địa, Montréal, 1986.

Nguyễn Khắc Ngữ. Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam. Nghiên Cứu Sử Địa, Montréal, 1985.

Nguyễn Ngọc Huy (dịch). Quốc Triều Hình Luật. Quyển A. Viet Publisher,USA, 1989.

Nguyễn Ngọc Huy. Tên Họ Người Việt Nam (Di Cảo 7). Mekong Tỵ Nạn, California,1998,

Nguyễn Ngọc Sơn. Vấn Ðề Cách Viết Tên Riêng Tiếng Nước Ngoài Trong Sách Báo Công Giáo. Bản Tin Hiệp Thông, số 09, năm 2000. www.Vietcatholic.net.

Nguyễn Ðăng Trúc. Xưng Hô Trong Gia Ðình Việt Nam. In trong tuyển tập Tình Yêu, Gia Ðình Và Hội Nhập. Ðịnh Hướng Tùng Thư, France, 2002.

Nguyễn Đình Hòa. Vietnamese Names And Titles. San Jose City College, 1990.

Nguyễn Đổng Chi. Sự Tồn Tại Của Quan Hệ Thân Tộc Trong Làng Xã Việt Nam. In trong Nông Thôn Việt Nam Trong Lịch Sử. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1978.

Nguyễn Đức Mai. Người Việt Tên Mỹ-Vấn Đề Cần Suy Nghĩ. Thế Kỷ 21, số 122, tháng 6 năm 1999.

Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả. Thuận Hóa, Huế, 1995.

Nguyễn Sĩ Giác (dịch). Lê Triều Chiếu Lịnh Thiện Chính Thư. Đại Học Luật Khoa, Sàigòn, 1961.

Nguyễn Sĩ Giác (dịch). Đại Nam Điển Lệ. Đại Học Luật Khoa, Sàigòn, 1962.

Nguyễn Tiến Đoàn (dịch) Đời Sống Cung Đình Trung Quốc. Văn Hóa-Thông Tin, Việt Nam, 1997.

Nguyễn Tuân. Vang Bóng Một Thời. Trường Sơn, Sàigòn, 1968.

Nhất Thanh. Đất Lề Quê Thói. Đường Sáng, Sàigòn, 1971.

Nhiều tác giả (dịch). Bộ Giáo Luật. Nguyệt San Trái tim Đức Mẹ, Carthage, 1987.

Nhiều tác giả. Nông Thôn Việt Nam Trong Lịch Sử. Tập 2. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1978.

P. Philastre. Code Annamite. Tập 1. Paris, 1909.

Patrick Hanks & Flavia Hodges. A Concise Dictionary of First Names. Oxford University Press, 1996.

Phạm Cao Dương. Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam. Quyển 1. Truyền Thống Việt, USA, 1987.

Phạm Côn Sơn & Trương Sĩ Thăng. Gia Phả. Văn Hóa - Dân Tộc. Việt Nam, 2002.

Phạm Ngô Minh-Lê Duy Anh. Nhân Vật Họ Lê Trong Lịch Sử Việt Nam. Nhà xuất bản Ðà Nẵng, 1999.

Phạm Trọng Nhân. Kỷ Niệm 100 Năm Ngày Sinh Nhật Phạm Quỳnh - Tuyển tập và Di Cảo. An Tiêm, Paris, 1992.

Phan Khoang. Việt Sử Xứ Đàng Trong. Tập 1, Xuân Thu, Houston, 1986.

Phan Ngọc (dịch). Sử Ký Tư Mã Thiên. T.I &II. Văn Học, Hà Nội, 1997.

Pierre Gourou. Les Paysans Du Delta Tonkinois. Paris, 1936.

Roger Price, Leonard Stern and Lawrence Sloan. The Baby Boomer Book of Names. Price/Sloan Publisher Inc. 1985.

Quốc Sử Quán triều Nguyễn (Phạm Trọng Ðiềm dịch) Ðại Nam Nhất Thống Chí - 5 tập. NXB Thuận Hóa - 1997.

Sheau Yueh J. Chao. In Search of Your Asian Roots. Maryland, Clearfield, 2000.

Sơn Nam. Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam. Đồng Tháp, 1994.

Tạ Quang Phát. Quốc Húy Triều Nguyễn. Khảo Cổ Tập San, số 4, Viện Khảo Cổ Saigòn, 1966.

Thanh Tùng. Văn Học Từ Điển. Xuân Thu, California,1990.

Thái Văn Kiểm - Hồ Đắc Đàm. Việt Nam Nhân Vật Chí Vựng Biên. Nha Văn Hóa, Sàigòn, 1962.

Thái Văn Kiểm. Việt Nam Anh Hoa. Làng Văn, Canada, 1998.

The New Encyclopaedia Britannica. 15th edition, 1991.

Toan Ánh. Làng Xóm Việt Nam. Nếp Cũ. Sàigòn, 1968.

The Tormont Webster’s Illustrated Encyclopedic Dictionary. Tormont Webster Inc. 1990.

Trần Gia Phụng. Những Câu Chuyện Việt Sử. Tập 2. Toronto Canada, 1999.

Trần Quốc Vượng. Trong Cõi. Trăm Hoa. Garden Grove, 1993.

Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Trung Tâm Học Liệu, Sàigòn, 1971.

Trà Lũ. Đất Lạnh Tình Nồng. Quế Phương, Canada, 1999.

Trà Lũ. Đất Quê Ngoại. Hoa Lư, Canada, 2001.

Trịnh Huy Tiến. Các Loại Nhân Danh Việt Nam. Sàigòn, Văn Hóa Nguyệt San, số 62, tháng 7 năm 1961.

Trịnh Vân Thanh. Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển. Tác giả xuất bản, Sàigòn, 1965.

Trương Văn Chin (dịch). Đại Nam Liệt Truyện. Tập 4. Thuận Hóa, Huế, 1977.

Văn Tân. Thời Đại Hùng Vương. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1976.

Viện Nghiên Cứu Hán Nôm (dịch). Đại Việt sử Ký Tiền Biên. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1997.

Viện Sử Học Việt Nam (dịch). Quốc Triều Hình Luật. TP. Hồ Chí Minh, NXB. TP. Hồ Chí Minh. 2003.

Vũ Hiệp. Tìm Hiểu Nguồn Gốc Và Sự Phát Triển Một Số Dòng Họ Tiêu Biểu Của Người Việt Nam. Tập San Thế Kỷ 21, số 148, tháng 8 năm 2001. California.

Wilkinson-Endymion. The History of Imperial China. Harvard University Press. 1973.

William Dodgson Bowman. The Story of Surnames.Gale Detroit, 1968.

www. 20000-name.com/female_russian_names.

www. Behindthenames.com

www. Minht.free.fr

www. Rootsweb.com

www. Tongvuhoangphap.org.

www. Vietcatholic.net

www. Wtsn.binghamton.edu/ans

www. bbc.co.uk/Vietnamese

www.Vnexpress.net