Năm tiêu điểm mà ĐTC Phanxicô nhắm tới trong chuyến viếng thăm đất nước Burma và Bangladesh
Thứ Hai ngày 27/11/2017 Đức Thánh Cha Phanxicô đã đáp máy bay tới Thủ đô Yangon trong chuyến tông du sáu ngày tại Miến Điện và Bangladesh với một hoài bão nối kết chính trị và tôn giáo cho hai nước đang đối kháng nhau đã gây nên một cuộc khủng hoảng tị nạn thật bi thảm!
Đức Thánh Cha Phanxicô đang thăm viếng Miến Điện và Bangladesh trong những ngày 27/11 này cho tới 2/12 trong chuyến Tông du thứ ba của mình tại châu Á kể từ khi Ngài đăng quang Giáo hoàng vào năm 2013. Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của Ngài đến Miến Điện, Tòa Thánh đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với đất nước này hồi đầu năm nay.
Tuy nhiên chuyến thăm viếng Bangladesh là lần thứ hai của Đức Giáo Hoàng viếng thăm, lần đầu tiên Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thăm viếng vào năm 1986; còn Đấng Đáng kính, Á thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã dừng chân tại đất nước này vào năm 1970, lúc đó còn được gọi là Đông Pakistan.
Trong suốt chuyến viếng thăm sáu ngày của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đọc tổng cộng 11 bài phát biểu: năm bài tại Miến Điện, gồm ba bài phát biểu và hai bài giảng, và sáu bài diễn văn ở Bangladesh gồm 5 bài phát biểu và một bài giảng.
Trên máy bay đi Miến Điện hôm qua Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các ký giả rằng Ngài hy vọng đây là một chuyến đi mang nhiều kỳ vọng. Sau đây là một số tiêu điểm quan trọng trong chuyến tông du này.
Các cuộc họp của Đức Thánh Cha với các quan chức dân sự và quân đội Miến Điện
Chuyến đi này là một trong những chuyến tông du quốc tế phức tạp nhất về ngoại giao mà Đức Thánh Cha Phanxicô thực hiện, đến mức người phát ngôn Vatican là Đức ông Greg Burke đã mô tả là chuyến đi đầy mạo hiểm "ngoại giao thú vị" trong cuộc họp báo tuần trước.
Ngoài số dân Công Giáo rất ít tại mỗi quốc gia, tình hình chính trị ở Miến Điện thật bấp bênh trong nhiều năm, vì họ đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp từ chánh phủ quân sự sang dân sự.
Nước này còn được gọi là Myanmar, và Vatican thường sử dụng danh từ này trong các văn thư ngoại giao chính thức của Tòa Thánh, "Myanmar" được chính phủ Hoa Kỳ và nhiều nhà hoạt động dân chủ cho là cái tên đã bị áp đặt bất hợp pháp cho đất nước này do chế độ độc tài quân phiệt!
Miến Điện đã trải qua một chế độ độc tài quân phiệt trong suốt hơn 50 năm qua, cho đến khi các cuộc cải cách dân chủ bắt đầu vào năm 2011. Tháng 11/2015, bà Aung San Suu Kyi và đảng của bà là Liên đoàn Dân chủ Toàn quốc, thắng cử bởi đa số phiếu, chấm dứt chế độ độc tài quân phiệt sau nhiều năm cầm quyền.
Bà Aung San Suu Kyi và đảng của bà cũng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 1990, nhưng kết quả không được chính phủ quân phiệt công nhận và bắt bà tù lỏng “quản thúc tại gia”. Dù bà đắc cử thành công vào năm 2015, bà vẫn bị cấm không được chính thức trở thành Tổng thống, và bà chỉ được giữ chức "Cố vấn Quốc Gia" và chức Bộ trưởng Ngoại giao, cộng tác chặt chẽ với Tổng thống.
Như chúng ta đã nói mặc dù có nhiều dấu hiệu nổi bật trong việc cải cách dân chủ ở Miến Điện, nhưng quân đội vẫn nắm giữ quyền lực chính trị chính, bao gồm việc bổ nhiệm các bộ trưởng và một phần tư cơ quan lập pháp của quốc gia.
Một phần quan trọng của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô lần này là thảo luận những thỏa thuận trong các cuộc gặp chính thức giữa ĐTC với bà Aung San Suu Kyi và ông Min Aung Hlaing, chỉ huy trưởng lực lượng vũ trang của Miến Điện vào ngày 28/11 hôm nay.
Buổi gặp gỡ với ông Min Aung Hlaing không có trong lịch trình nguyên thủy của ĐTC; vì trong một chuyến viếng thăm gần đây của Đức Hồng Y Charles Maung Bo tại Roma, Ngài đã đề nghị nên có cuộc họp với vị thủ lãnh quân đội.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nghe lời khuyên của Đức Hồng Y và lên kế hoạch cho cuộc họp này vào ngày 30/11 tại Tòa Tổng giám mục ở Yangon, khi Ngài đang ở Miến Điện. Nhưng cuộc gặp gỡ đã được cấp bách nhóm họp, và đã diễn ra vào ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô ngay sau khi máy bay hạ cánh.
Theo Đức ông Burke nhà phát ngôn viên chính thức của Vatican thì cả hai đã bàn về "trọng trách lớn lao của các nhà chức trách trong thời điểm chuyển tiếp này."
Ông Min Aung Hlaing nói trên Twitter của ông rằng Đức Thánh Cha Phanxicô "không có sự phân biệt tôn giáo."
Danh xưng 'Rohingya'
Với bối cảnh chính trị, một điều khác cần lưu ý là liệu Đức Thánh Cha Phanxicô có sử dụng danh xưng Rohingya để mô tả nhóm sắc dân Hồi giáo chủ yếu sống ở bang Rakhine của Burma hay không?
Chuyến viếng thăm của Ngài diễn ra trong bối cảnh bạo lực chống lại người Rohingya, mà trong những tháng gần đây đã đạt cao điểm khiến Liên Hợp Quốc phải tuyên bố đây là một cuộc "diệt chủng!"
Với sự gia tăng đàn áp ngay trên chính quê hương của họ, nhiều người Rohingya đã phải chạy sang Bangladesh, hàng triệu người cắm trại dọc theo biên giới như những người tị nạn bần cùng! Hơn một trăm ngàn người Rohingya đã bỏ chạy khỏi Miến Điện qua Bangladesh trong những tháng gần đây.
Tuy nhiên, bất chấp việc sử dụng rộng rãi danh xưng Rohingya trong cộng đồng quốc tế, danh xưng này đang gây nhiều tranh cãi tại Miến Điện.
Chính phủ Miến Điện từ chối sử dụng danh xưng này và coi họ là những người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh. Họ đã bị từ chối quốc tịch kể từ khi Miến Điện giành độc lập vào năm 1948.
Vì tính chất gây bất đồng của danh xưng, Đức Hồng Y Bo cũng đã đề nghị với Đức Thánh Cha Phanxicô không nên sử dụng từ ngữ này vì những lập luận của các phần tử cực đoan trong khu vực đang cố kích động dân chúng bằng cách sử dụng danh xưng để gây chia rẽ và tạo nên những nguy cơ xung đột tôn giáo bạo loạn như bao giờ có, trong đó bao gồm cả các Kitô hữu...
Theo ĐHY, thuật ngữ chính xác cần xử dụng là "Hồi giáo của Nhà nước Rakhine." Ngài cũng nhấn mạnh rằng các dân tộc thiểu số khác ở lãnh thổ Miến Điện đang phải đối mặt với khủng bố và xua đuổi bao gồm những thiểu số người Kachin, Kahn và Shahn, nhưng những hoàn cảnh này không được báo cáo.
Đức ông Burke nói tình hình tồi tệ của nhân dân tại Miến Điện ngày càng trở nên trầm trọng là một tiêu điểm trọng yếu cho chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài đến "vào thời điểm then chốt" theo ý nghĩa này.
Tuy nhiên, trong khi tình hình những người Rohingya leo thang trong những tháng qua, Đức ông Burke cho rằng đó không phải là lý do chính cho chuyến thăm Tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô. Chính Đức ông phát ngôn viên Tòa Thánh đã sử dụng danh xưng "Rohingya" để miêu tả người thiểu số Hồi giáo đang bị bức hại, khi ngài nói "danh xưng này không phải là một từ ngữ cấm" ở Vatican, và chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng nó trước đây. Nhưng Đức Hồng Y Bo đã đưa ra một gợi ý với Đức Thánh Cha Phanxicô là sẽ "bàn thảo việc các ngài xem xét có nên sử dụng danh xưng này hay không trong chuyến thăm này”.
Cuộc gặp gỡ liên tôn
Trong suốt chuyến thăm Đức Thánh Cha Phanxicô Ngài sẽ tham dự nhiều buổi họp mặt liên tôn, vì thực tế Miến Điện là một quốc gia Phật giáo chiếm đa số, còn Hồi giáo chiếm đa số tại Bangladesh, nên những cuộc hội họp liên tôn sẽ được đặc biệt quan tâm tới.
Cuộc họp riêng với các nhà lãnh đạo liên tôn đầu tiên được diễn ra vào ngày 28/11 tại Tòa Tổng Giám Mục ở Yangon, cuộc họp này không có trong chương trình nguyên thủy của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng được thêm vào theo đề nghị của Đức Hồng Y Bo.
Mặc dù danh sách những người tham dự cuộc gặp mặt này không được công bố, nhưng ĐHY Bo cho hay có khoảng 15 nhà lãnh đạo các tôn giáo bao gồm Công Giáo, Phật giáo, Ấn giáo và Hồi giáo, và một thành viên của cộng đồng người Rohingya tham dự.
Trong cùng ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp các thành viên của "Tăng đoàn", Hội đồng Tối cao của Giáo hội Phật giáo trong nước. Người Công Giáo ở Miến Điện là một thiểu số nhỏ, chỉ chiếm 1,3% trong tổng dân số 52 triệu.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ những người Hồi giáo Rohingya trong cuộc gặp gỡ liên tôn ở Bangladesh vào ngày 1/12, nơi dự kiến sẽ có những tuyên cáo của các cộng đồng Người Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo và Kitô hữu trong cuộc họp này.
Tại Bangladesh, 86 phần trăm dân chúng theo đạo Hồi. 375,000 người Công Giáo đại diện cho khoảng 0.2 trên tổng dân số.
Lời hiệu triệu dành cho Cộng đồng Công Giáo
Chúng ta được biết Đức Thánh Cha Phanxicô có một mối quan hệ đặc biệt với Giáo hội địa phương của hai quốc gia này. Cả Miến Điện và Băng-la-đét đều là những Giáo hội nghèo về kinh tế. Bangladesh là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, với gần 30% dân số sống dưới mức bần cùng.
Các Đức Thánh Cha đã hỗ trợ các Giáo hội tại các quốc gia này bằng cách nâng một vị lên hàng Hồng Y vào năm 1980 và nâng Đức TGM Patrick D'Rozario của Dhaka lên Hồng Y vào năm 2016.
Các Kitô hữu là một thiểu số nhỏ ở Miến Điện và Bangladesh, nên các cuộc thăm viếng mục vụ của ĐTC được coi là một động lực cho Giáo hội địa phương nhỏ bé tại các quốc gia này và ĐTC qua các chuyến thăm viếng này muốn nói lên một nghĩa cử gần gũi và đầy yêu thương chăm sóc của Ngài cho họ.
Tiêu điểm Chính trị Ha2iho2a và Hòa Bình |
Thứ Hai ngày 27/11/2017 Đức Thánh Cha Phanxicô đã đáp máy bay tới Thủ đô Yangon trong chuyến tông du sáu ngày tại Miến Điện và Bangladesh với một hoài bão nối kết chính trị và tôn giáo cho hai nước đang đối kháng nhau đã gây nên một cuộc khủng hoảng tị nạn thật bi thảm!
Đức Thánh Cha Phanxicô đang thăm viếng Miến Điện và Bangladesh trong những ngày 27/11 này cho tới 2/12 trong chuyến Tông du thứ ba của mình tại châu Á kể từ khi Ngài đăng quang Giáo hoàng vào năm 2013. Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của Ngài đến Miến Điện, Tòa Thánh đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với đất nước này hồi đầu năm nay.
Tuy nhiên chuyến thăm viếng Bangladesh là lần thứ hai của Đức Giáo Hoàng viếng thăm, lần đầu tiên Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thăm viếng vào năm 1986; còn Đấng Đáng kính, Á thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã dừng chân tại đất nước này vào năm 1970, lúc đó còn được gọi là Đông Pakistan.
Trong suốt chuyến viếng thăm sáu ngày của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đọc tổng cộng 11 bài phát biểu: năm bài tại Miến Điện, gồm ba bài phát biểu và hai bài giảng, và sáu bài diễn văn ở Bangladesh gồm 5 bài phát biểu và một bài giảng.
Trên máy bay đi Miến Điện hôm qua Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các ký giả rằng Ngài hy vọng đây là một chuyến đi mang nhiều kỳ vọng. Sau đây là một số tiêu điểm quan trọng trong chuyến tông du này.
Các cuộc họp của Đức Thánh Cha với các quan chức dân sự và quân đội Miến Điện
Chuyến đi này là một trong những chuyến tông du quốc tế phức tạp nhất về ngoại giao mà Đức Thánh Cha Phanxicô thực hiện, đến mức người phát ngôn Vatican là Đức ông Greg Burke đã mô tả là chuyến đi đầy mạo hiểm "ngoại giao thú vị" trong cuộc họp báo tuần trước.
Ngoài số dân Công Giáo rất ít tại mỗi quốc gia, tình hình chính trị ở Miến Điện thật bấp bênh trong nhiều năm, vì họ đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp từ chánh phủ quân sự sang dân sự.
Nước này còn được gọi là Myanmar, và Vatican thường sử dụng danh từ này trong các văn thư ngoại giao chính thức của Tòa Thánh, "Myanmar" được chính phủ Hoa Kỳ và nhiều nhà hoạt động dân chủ cho là cái tên đã bị áp đặt bất hợp pháp cho đất nước này do chế độ độc tài quân phiệt!
Miến Điện đã trải qua một chế độ độc tài quân phiệt trong suốt hơn 50 năm qua, cho đến khi các cuộc cải cách dân chủ bắt đầu vào năm 2011. Tháng 11/2015, bà Aung San Suu Kyi và đảng của bà là Liên đoàn Dân chủ Toàn quốc, thắng cử bởi đa số phiếu, chấm dứt chế độ độc tài quân phiệt sau nhiều năm cầm quyền.
Bà Aung San Suu Kyi chào đón ĐTC |
Bà Aung San Suu Kyi và đảng của bà cũng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 1990, nhưng kết quả không được chính phủ quân phiệt công nhận và bắt bà tù lỏng “quản thúc tại gia”. Dù bà đắc cử thành công vào năm 2015, bà vẫn bị cấm không được chính thức trở thành Tổng thống, và bà chỉ được giữ chức "Cố vấn Quốc Gia" và chức Bộ trưởng Ngoại giao, cộng tác chặt chẽ với Tổng thống.
Như chúng ta đã nói mặc dù có nhiều dấu hiệu nổi bật trong việc cải cách dân chủ ở Miến Điện, nhưng quân đội vẫn nắm giữ quyền lực chính trị chính, bao gồm việc bổ nhiệm các bộ trưởng và một phần tư cơ quan lập pháp của quốc gia.
Một phần quan trọng của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô lần này là thảo luận những thỏa thuận trong các cuộc gặp chính thức giữa ĐTC với bà Aung San Suu Kyi và ông Min Aung Hlaing, chỉ huy trưởng lực lượng vũ trang của Miến Điện vào ngày 28/11 hôm nay.
Buổi gặp gỡ với ông Min Aung Hlaing không có trong lịch trình nguyên thủy của ĐTC; vì trong một chuyến viếng thăm gần đây của Đức Hồng Y Charles Maung Bo tại Roma, Ngài đã đề nghị nên có cuộc họp với vị thủ lãnh quân đội.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nghe lời khuyên của Đức Hồng Y và lên kế hoạch cho cuộc họp này vào ngày 30/11 tại Tòa Tổng giám mục ở Yangon, khi Ngài đang ở Miến Điện. Nhưng cuộc gặp gỡ đã được cấp bách nhóm họp, và đã diễn ra vào ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô ngay sau khi máy bay hạ cánh.
Theo Đức ông Burke nhà phát ngôn viên chính thức của Vatican thì cả hai đã bàn về "trọng trách lớn lao của các nhà chức trách trong thời điểm chuyển tiếp này."
Ông Min Aung Hlaing nói trên Twitter của ông rằng Đức Thánh Cha Phanxicô "không có sự phân biệt tôn giáo."
Danh xưng 'Rohingya'
ĐTC được chào đón và tình thương của ĐTC dành cho nhân dân Myanmar |
Với bối cảnh chính trị, một điều khác cần lưu ý là liệu Đức Thánh Cha Phanxicô có sử dụng danh xưng Rohingya để mô tả nhóm sắc dân Hồi giáo chủ yếu sống ở bang Rakhine của Burma hay không?
Chuyến viếng thăm của Ngài diễn ra trong bối cảnh bạo lực chống lại người Rohingya, mà trong những tháng gần đây đã đạt cao điểm khiến Liên Hợp Quốc phải tuyên bố đây là một cuộc "diệt chủng!"
Với sự gia tăng đàn áp ngay trên chính quê hương của họ, nhiều người Rohingya đã phải chạy sang Bangladesh, hàng triệu người cắm trại dọc theo biên giới như những người tị nạn bần cùng! Hơn một trăm ngàn người Rohingya đã bỏ chạy khỏi Miến Điện qua Bangladesh trong những tháng gần đây.
Tuy nhiên, bất chấp việc sử dụng rộng rãi danh xưng Rohingya trong cộng đồng quốc tế, danh xưng này đang gây nhiều tranh cãi tại Miến Điện.
Chính phủ Miến Điện từ chối sử dụng danh xưng này và coi họ là những người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh. Họ đã bị từ chối quốc tịch kể từ khi Miến Điện giành độc lập vào năm 1948.
Vì tính chất gây bất đồng của danh xưng, Đức Hồng Y Bo cũng đã đề nghị với Đức Thánh Cha Phanxicô không nên sử dụng từ ngữ này vì những lập luận của các phần tử cực đoan trong khu vực đang cố kích động dân chúng bằng cách sử dụng danh xưng để gây chia rẽ và tạo nên những nguy cơ xung đột tôn giáo bạo loạn như bao giờ có, trong đó bao gồm cả các Kitô hữu...
Theo ĐHY, thuật ngữ chính xác cần xử dụng là "Hồi giáo của Nhà nước Rakhine." Ngài cũng nhấn mạnh rằng các dân tộc thiểu số khác ở lãnh thổ Miến Điện đang phải đối mặt với khủng bố và xua đuổi bao gồm những thiểu số người Kachin, Kahn và Shahn, nhưng những hoàn cảnh này không được báo cáo.
Đức ông Burke nói tình hình tồi tệ của nhân dân tại Miến Điện ngày càng trở nên trầm trọng là một tiêu điểm trọng yếu cho chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài đến "vào thời điểm then chốt" theo ý nghĩa này.
Tuy nhiên, trong khi tình hình những người Rohingya leo thang trong những tháng qua, Đức ông Burke cho rằng đó không phải là lý do chính cho chuyến thăm Tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô. Chính Đức ông phát ngôn viên Tòa Thánh đã sử dụng danh xưng "Rohingya" để miêu tả người thiểu số Hồi giáo đang bị bức hại, khi ngài nói "danh xưng này không phải là một từ ngữ cấm" ở Vatican, và chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng nó trước đây. Nhưng Đức Hồng Y Bo đã đưa ra một gợi ý với Đức Thánh Cha Phanxicô là sẽ "bàn thảo việc các ngài xem xét có nên sử dụng danh xưng này hay không trong chuyến thăm này”.
Cuộc gặp gỡ liên tôn
Trong suốt chuyến thăm Đức Thánh Cha Phanxicô Ngài sẽ tham dự nhiều buổi họp mặt liên tôn, vì thực tế Miến Điện là một quốc gia Phật giáo chiếm đa số, còn Hồi giáo chiếm đa số tại Bangladesh, nên những cuộc hội họp liên tôn sẽ được đặc biệt quan tâm tới.
Cuộc họp riêng với các nhà lãnh đạo liên tôn đầu tiên được diễn ra vào ngày 28/11 tại Tòa Tổng Giám Mục ở Yangon, cuộc họp này không có trong chương trình nguyên thủy của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng được thêm vào theo đề nghị của Đức Hồng Y Bo.
Mặc dù danh sách những người tham dự cuộc gặp mặt này không được công bố, nhưng ĐHY Bo cho hay có khoảng 15 nhà lãnh đạo các tôn giáo bao gồm Công Giáo, Phật giáo, Ấn giáo và Hồi giáo, và một thành viên của cộng đồng người Rohingya tham dự.
Trong cùng ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp các thành viên của "Tăng đoàn", Hội đồng Tối cao của Giáo hội Phật giáo trong nước. Người Công Giáo ở Miến Điện là một thiểu số nhỏ, chỉ chiếm 1,3% trong tổng dân số 52 triệu.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ những người Hồi giáo Rohingya trong cuộc gặp gỡ liên tôn ở Bangladesh vào ngày 1/12, nơi dự kiến sẽ có những tuyên cáo của các cộng đồng Người Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo và Kitô hữu trong cuộc họp này.
Tại Bangladesh, 86 phần trăm dân chúng theo đạo Hồi. 375,000 người Công Giáo đại diện cho khoảng 0.2 trên tổng dân số.
Lời hiệu triệu dành cho Cộng đồng Công Giáo
Chúng ta được biết Đức Thánh Cha Phanxicô có một mối quan hệ đặc biệt với Giáo hội địa phương của hai quốc gia này. Cả Miến Điện và Băng-la-đét đều là những Giáo hội nghèo về kinh tế. Bangladesh là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, với gần 30% dân số sống dưới mức bần cùng.
Các Đức Thánh Cha đã hỗ trợ các Giáo hội tại các quốc gia này bằng cách nâng một vị lên hàng Hồng Y vào năm 1980 và nâng Đức TGM Patrick D'Rozario của Dhaka lên Hồng Y vào năm 2016.
Các Kitô hữu là một thiểu số nhỏ ở Miến Điện và Bangladesh, nên các cuộc thăm viếng mục vụ của ĐTC được coi là một động lực cho Giáo hội địa phương nhỏ bé tại các quốc gia này và ĐTC qua các chuyến thăm viếng này muốn nói lên một nghĩa cử gần gũi và đầy yêu thương chăm sóc của Ngài cho họ.