Cách đây 40 năm, khi khai trương Công đồng Vatican II tại Roma, giới truyền thông lúc bây giờ đã rầm rộ loan tin trên toàn thế giới; nhiều lúc có những tin tức không xác thực như những gì đã xẩy ra trong Ðại Hội đồng. Họ nêu lên những tranh luận gay gắt giữa các nhóm cấp tiến với bảo thủ, nhóm đa số với nhóm thiểu số vv. Họ còn tiên đoán là những Truyền thống xưa có thể bị hủy bỏ và nhóm đa số sẽ lấn át nhóm thiểu số để làm những luật theo ý họ muốn. Nhưng mọi người đều biết, tất cả mọi sự thay đổi phải phù hợp với sự thật và thăng hoa hạnh phúc con người.
Những gì đã xẩy ra trong Ðại Hội đồng không phải là những ám ảnh, những tranh cải về những thiếu sót trong thế kỷ trước, nhưng trở lại đào sâu những truyền thống tốt đẹp hai ngàn năm qua của Giáo Hội Công giáo. Còn việc tranh chấp giữa hai trào lưu về thần học trong Hôị nghị đã đưa đến một sự hòa đồng duy nhất mà Công đồng đòi hỏi phải có một sự thỏa thuận nhất trí. Ðức Hồng Y Cougar, đại diện cho nhóm có khuynh hướng về “tiến hóa”là một chuyên viên trong Công đồng đã giải thích là Ủy ban giáo lý thần học sẽ giữ một vai trò quan trọng trong việc phác họa hiến chế cho Công đồng đã dành ưu tiên cho thiểu số để quân bình mọi ý kiến. Chắc chắn những ngày sau đó không phải là những ngày vui êm ả.
Ngoài những chi tiết khủng hoảng bên trong Hội nghị và văn hóa khác biệt bên ngoài đã làm cho Ðức Phao lồ VI phải can thiệp để có một đường lối đồng nhất. Thế giới bên ngoài vào thời kỳ đó đang có nhiều bất mãn, một cuộc khủng hoảng về văn hóa như đang tự hủy diệt và tiến đến quan niệm hư vô. Công đồng Vatican II xuất hiện như một luồng ánh sáng mới, những điều giáo huấn đã đáp ứng một phần nào trong giai đoạn đang thay đổi và phát triển. Công đồng đã đem lại những lề luật mà con người đang vô tình gạt bỏ.
Chính thâm sâu của truyền thống Thiên Chúa giáo lần lần được sáng tỏ và đáp ứng nguyện vọng thầm kín của tâm hồn con người hiện đại. Vào thập niên 70 những phong trào tinh thần được khơi dậy. Một Giáo Hoàng đến từ xứ Ba Lan, người mà trước kia là một trong những rường cột của Công đồng Vatican II, thúc đẩy tiến tới làm tan biến những khủng hoảng, rao truyền một thế hệ Thiên Chúa giáo mới. Công đồng Vatican II đã đáp ứng cho ước vọng chân thật của mọi ngưòi trong thời đại chúng ta. (Phỏng theo báo Le Figaro)
Những gì đã xẩy ra trong Ðại Hội đồng không phải là những ám ảnh, những tranh cải về những thiếu sót trong thế kỷ trước, nhưng trở lại đào sâu những truyền thống tốt đẹp hai ngàn năm qua của Giáo Hội Công giáo. Còn việc tranh chấp giữa hai trào lưu về thần học trong Hôị nghị đã đưa đến một sự hòa đồng duy nhất mà Công đồng đòi hỏi phải có một sự thỏa thuận nhất trí. Ðức Hồng Y Cougar, đại diện cho nhóm có khuynh hướng về “tiến hóa”là một chuyên viên trong Công đồng đã giải thích là Ủy ban giáo lý thần học sẽ giữ một vai trò quan trọng trong việc phác họa hiến chế cho Công đồng đã dành ưu tiên cho thiểu số để quân bình mọi ý kiến. Chắc chắn những ngày sau đó không phải là những ngày vui êm ả.
Ngoài những chi tiết khủng hoảng bên trong Hội nghị và văn hóa khác biệt bên ngoài đã làm cho Ðức Phao lồ VI phải can thiệp để có một đường lối đồng nhất. Thế giới bên ngoài vào thời kỳ đó đang có nhiều bất mãn, một cuộc khủng hoảng về văn hóa như đang tự hủy diệt và tiến đến quan niệm hư vô. Công đồng Vatican II xuất hiện như một luồng ánh sáng mới, những điều giáo huấn đã đáp ứng một phần nào trong giai đoạn đang thay đổi và phát triển. Công đồng đã đem lại những lề luật mà con người đang vô tình gạt bỏ.
Chính thâm sâu của truyền thống Thiên Chúa giáo lần lần được sáng tỏ và đáp ứng nguyện vọng thầm kín của tâm hồn con người hiện đại. Vào thập niên 70 những phong trào tinh thần được khơi dậy. Một Giáo Hoàng đến từ xứ Ba Lan, người mà trước kia là một trong những rường cột của Công đồng Vatican II, thúc đẩy tiến tới làm tan biến những khủng hoảng, rao truyền một thế hệ Thiên Chúa giáo mới. Công đồng Vatican II đã đáp ứng cho ước vọng chân thật của mọi ngưòi trong thời đại chúng ta. (Phỏng theo báo Le Figaro)