“Tôi lắng nghe điều Thiên Chúa phán,
điều CHÚA phán là lời chúc bình an
cho dân Người, cho kẻ trung hiếu
và những ai hướng lòng trí về Người.” TV 86:9
1. Một mùa Giáng Sinh Hồng Ân và Vui Mừng cho tất cả những ai tìm kiếm hòa bình và công lý nơi Thánh Địa này. Xin bình an và niềm vui Giáng Sinh đổ đầy những tâm hồn và lòng trí anh chị em như lời thánh vịnh
“Tôi lắng nghe điều Thiên Chúa phán,
điều CHÚA phán là lời chúc bình an
cho dân Người, cho kẻ trung hiếu
và những ai hướng lòng trí về Người.” TV 86:9
Chúng ta cử mừng lễ Giáng Sinh và chúng ta vui mừng canh tân năng lực của mình, học biết kiên nhẫn, và chế ngự các thế lực của sự dữ trên đất nước chúng ta. Trong khi chúng ta cử mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta cầu nguyện, cầu nguyện sốt mến hơn bao giờ, chúng ta ăn chay, và chúng ta thanh tẩy tâm hồn mình và ước vọng của mình để chúng ta được đong đầy với sự thánh thiện, cuộc sống, tình yêu, và sức mạnh tinh thần là những điều đang cần đến để kiến tạo hòa bình, điều giờ đây xem ra khó đạt đến nếu không muốn nói là tuyệt vọng.
2. Vào thời điểm này, có những triển vọng cho hòa bình. Chúng ta hy vọng rằng hòa bình cuối cùng cũng đến, sau bao nhiêu lời cầu nguyện, bao nhiêu mạng sống bị hy sinh, bao nhiêu là nước mắt và cơ man những thống khổ. Chúng ta hy vọng những nhà lãnh đạo sẽ có can đảm cần thiết để ký một một hiệp định hòa bình công lý và lâu dài dù phải hy sinh một số lợi lộc của cá nhân hay dân tộc họ.
Mỗi người trong chúng ta chắc chắn đã học được những bài học của quá khứ bạo lực, là điều hủy hoại hình ảnh của Thiên Chúa nơi cả những người tấn kích lẫn những nạn nhân của họ, nơi cả kẻ chiếm đóng lẫn người bị áp bức. Dù trong nhiều năm gần đây bao nhiêu nạn nhân, biết bao lo sợ, nhiều nhà cửa bị phá hủy, nhiều mảnh đất canh tác bị tàn phá, chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ. Người Do Thái vẫn mong mỏi an ninh, và người Palestine vẫn trông chờ cuộc chiếm đóng sớm đến hồi kết thúc, ngóng trông tự do và độc lập.
Tuy vậy, cả hai dân tộc đã được tiền định để sống chung với nhau trong hòa bình. Đó là xác tín của chúng ta, và chúng ta vẫn tin rằng đó là điều có thể.
3. Tuy nhiên, người dân cần phải được giải phóng khỏi sợ hãi và có những lý do để hy vọng. Đó là vai trò của những nhà lãnh đạo phải tạo điều kiện cho tiến trình này. Những nhà lãnh đạo Palestine đang chuẩn bị cho những cuộc bầu cử với thái độ bình tĩnh và đã chấp nhận những kế hoạch hòa bình. Các nhà lãnh đạo Do Thái được mời gọi cũng làm như thế bằng cách chấm dứt các can thiệp quân sự và ngưng lại việc xây dựng bức tường ngăn cách, cũng như ngưng lùng bắt, là điều chỉ gia tăng con số tù nhân và người chết. Hòa bình không thể bị giữ làm con tin đối với những ai vẫn thấy bạo lực là phương tiện đạt đến công lý và hòa bình.
Bức tường ngăn cách, tự nó, không bao giờ thực sự có thể phân chia hay bảo vệ. Trái lại, nó chỉ gây thêm oán giận, lơ đi kẻ khác và do đó là thù hận đối với nhau cũng như những hậu quả xa hơn khác, bạo động và bất an. Điều cần tìm kiếm, với tất cả sự khiêm nhường, là những lý do đàng sau các vụ bạo động. Tiếng kêu của người nghèo và của những kẻ bị áp bức phải được lắng nghe với tất cả sự khiêm nhường và chân thành. Chấm dứt áp bức và làm nhục người dân Palestine sẽ đồng thời chấm dứt lo sợ và bất an cho người Do Thái. Đó cũng sẽ là dấu chấm hết cho những khai thác hoàn cảnh bị chiếm đóng và tình cảnh bần cùng của người dân.
4. Các nhà lãnh đạo tinh thần có hai vai trò ở thời điểm này: tiếp tục kiên trì đấu tranh cho công lý, cho phẩm giá con người, cho an ninh và chấm dứt chiếm đóng. Đồng thời, họ cũng phải vạch ra những nẻo đường hòa bình. Cả hai dân tộc không thể tiếp tục bị kết án vì sát tế thanh niên của họ. Mỗi dân tộc đều có quyền mong muốn và nhìn thấy các thanh niên của họ sống như các thanh niên ở các nước khác trên thế giới. Người Do Thái không thể cứ mãi sống trong bất an và chiến tranh. Cũng vậy, người Palestine cũng không thể cứ mãi sống trên đại lộ tử thần luôn miệng kêu đòi chấm dứt chiếm đóng.
5. Chúng ta đã nhìn thấy cuộc sống và đã lắng nghe lời Chúa phán “bình an
cho dân Người, cho kẻ trung hiếu và những ai hướng lòng trí về Người.” TV 85:9. Ý nghĩa Kitô Giáo của Giáng Sinh là: Ngôi Lời đã nhập thể làm người và đem lại sự sống cho chúng ta. Giáng Sinh là lời hứa của sự sống, vui mừng, và phẩm giá trong sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng đã chọn miền đất của chúng ta làm chốn cư ngụ của Ngài. “Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.” (Ga 1:18). Chỉ trong chiều hướng này và trong sự hiện diện của Thiên Chúa, hòa bình tại Giêrusalem và Thánh Địa mới có thể được kiến tạo.
Gởi đến tất cả mọi người, một mùa Giáng Sinh Hồng Ân đong đầy Hòa Bình, Công Lý và Vui Mừng.
+ Michel Sabbah, Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh tại Giêrusalem
điều CHÚA phán là lời chúc bình an
cho dân Người, cho kẻ trung hiếu
và những ai hướng lòng trí về Người.” TV 86:9
1. Một mùa Giáng Sinh Hồng Ân và Vui Mừng cho tất cả những ai tìm kiếm hòa bình và công lý nơi Thánh Địa này. Xin bình an và niềm vui Giáng Sinh đổ đầy những tâm hồn và lòng trí anh chị em như lời thánh vịnh
“Tôi lắng nghe điều Thiên Chúa phán,
điều CHÚA phán là lời chúc bình an
cho dân Người, cho kẻ trung hiếu
và những ai hướng lòng trí về Người.” TV 86:9
Chúng ta cử mừng lễ Giáng Sinh và chúng ta vui mừng canh tân năng lực của mình, học biết kiên nhẫn, và chế ngự các thế lực của sự dữ trên đất nước chúng ta. Trong khi chúng ta cử mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta cầu nguyện, cầu nguyện sốt mến hơn bao giờ, chúng ta ăn chay, và chúng ta thanh tẩy tâm hồn mình và ước vọng của mình để chúng ta được đong đầy với sự thánh thiện, cuộc sống, tình yêu, và sức mạnh tinh thần là những điều đang cần đến để kiến tạo hòa bình, điều giờ đây xem ra khó đạt đến nếu không muốn nói là tuyệt vọng.
2. Vào thời điểm này, có những triển vọng cho hòa bình. Chúng ta hy vọng rằng hòa bình cuối cùng cũng đến, sau bao nhiêu lời cầu nguyện, bao nhiêu mạng sống bị hy sinh, bao nhiêu là nước mắt và cơ man những thống khổ. Chúng ta hy vọng những nhà lãnh đạo sẽ có can đảm cần thiết để ký một một hiệp định hòa bình công lý và lâu dài dù phải hy sinh một số lợi lộc của cá nhân hay dân tộc họ.
Mỗi người trong chúng ta chắc chắn đã học được những bài học của quá khứ bạo lực, là điều hủy hoại hình ảnh của Thiên Chúa nơi cả những người tấn kích lẫn những nạn nhân của họ, nơi cả kẻ chiếm đóng lẫn người bị áp bức. Dù trong nhiều năm gần đây bao nhiêu nạn nhân, biết bao lo sợ, nhiều nhà cửa bị phá hủy, nhiều mảnh đất canh tác bị tàn phá, chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ. Người Do Thái vẫn mong mỏi an ninh, và người Palestine vẫn trông chờ cuộc chiếm đóng sớm đến hồi kết thúc, ngóng trông tự do và độc lập.
Tuy vậy, cả hai dân tộc đã được tiền định để sống chung với nhau trong hòa bình. Đó là xác tín của chúng ta, và chúng ta vẫn tin rằng đó là điều có thể.
3. Tuy nhiên, người dân cần phải được giải phóng khỏi sợ hãi và có những lý do để hy vọng. Đó là vai trò của những nhà lãnh đạo phải tạo điều kiện cho tiến trình này. Những nhà lãnh đạo Palestine đang chuẩn bị cho những cuộc bầu cử với thái độ bình tĩnh và đã chấp nhận những kế hoạch hòa bình. Các nhà lãnh đạo Do Thái được mời gọi cũng làm như thế bằng cách chấm dứt các can thiệp quân sự và ngưng lại việc xây dựng bức tường ngăn cách, cũng như ngưng lùng bắt, là điều chỉ gia tăng con số tù nhân và người chết. Hòa bình không thể bị giữ làm con tin đối với những ai vẫn thấy bạo lực là phương tiện đạt đến công lý và hòa bình.
Bức tường ngăn cách, tự nó, không bao giờ thực sự có thể phân chia hay bảo vệ. Trái lại, nó chỉ gây thêm oán giận, lơ đi kẻ khác và do đó là thù hận đối với nhau cũng như những hậu quả xa hơn khác, bạo động và bất an. Điều cần tìm kiếm, với tất cả sự khiêm nhường, là những lý do đàng sau các vụ bạo động. Tiếng kêu của người nghèo và của những kẻ bị áp bức phải được lắng nghe với tất cả sự khiêm nhường và chân thành. Chấm dứt áp bức và làm nhục người dân Palestine sẽ đồng thời chấm dứt lo sợ và bất an cho người Do Thái. Đó cũng sẽ là dấu chấm hết cho những khai thác hoàn cảnh bị chiếm đóng và tình cảnh bần cùng của người dân.
4. Các nhà lãnh đạo tinh thần có hai vai trò ở thời điểm này: tiếp tục kiên trì đấu tranh cho công lý, cho phẩm giá con người, cho an ninh và chấm dứt chiếm đóng. Đồng thời, họ cũng phải vạch ra những nẻo đường hòa bình. Cả hai dân tộc không thể tiếp tục bị kết án vì sát tế thanh niên của họ. Mỗi dân tộc đều có quyền mong muốn và nhìn thấy các thanh niên của họ sống như các thanh niên ở các nước khác trên thế giới. Người Do Thái không thể cứ mãi sống trong bất an và chiến tranh. Cũng vậy, người Palestine cũng không thể cứ mãi sống trên đại lộ tử thần luôn miệng kêu đòi chấm dứt chiếm đóng.
5. Chúng ta đã nhìn thấy cuộc sống và đã lắng nghe lời Chúa phán “bình an
cho dân Người, cho kẻ trung hiếu và những ai hướng lòng trí về Người.” TV 85:9. Ý nghĩa Kitô Giáo của Giáng Sinh là: Ngôi Lời đã nhập thể làm người và đem lại sự sống cho chúng ta. Giáng Sinh là lời hứa của sự sống, vui mừng, và phẩm giá trong sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng đã chọn miền đất của chúng ta làm chốn cư ngụ của Ngài. “Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.” (Ga 1:18). Chỉ trong chiều hướng này và trong sự hiện diện của Thiên Chúa, hòa bình tại Giêrusalem và Thánh Địa mới có thể được kiến tạo.
Gởi đến tất cả mọi người, một mùa Giáng Sinh Hồng Ân đong đầy Hòa Bình, Công Lý và Vui Mừng.
+ Michel Sabbah, Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh tại Giêrusalem