TIẾT F: NGHỆ DANH.
1. Định Nghĩa Nghệ Danh: Nghệ danh là danh hiệu của giới nghệ sĩ trong các ngành ca nhạc kịch, hội họa, điêu khắc gia. Theo dõi sự phát triển của ngành ca nhạc kịch qua dòng lịch sử, ta thấy nghệ danh có hình thức và nội dung khác nhau qua mỗi giai đoạn lịch sử.
2. Nghệ Danh Dưới Ảnh Hưởng Hán Nho: Khi xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho Giáo, chỉ giới trí thức mới lấy tên tự, tên hiệu. Còn nghiệp cầm ca bị coi là “xướng ca vô loại” nên không ai đặt nghệ danh cho mình. Nhưng, đọc cổ sử ta thấy giới nghệ sĩ lấy nghệ danh như sau:
a. Lấy tên họ làm nghệ danh: Nghệ thuật sân khấu có mặt tại Việt Nam từ thời Lý. Tuy vậy, lịch sử không cho biết ai là người nổi tiếng nhất và có nghệ danh là gì. Tuy nhiên, có một trường hợp được Đại Việt Sử Ký Tiền Biên ghi lại như sau:
Năm Ất Sửu (1025) Lý Thái Tổ định người đứng đầu các con hát là Quản Giáp. Khi ấy có con hát họ Đào giỏi nghề hát nổi tiếng, thường được ban thưởng. Người bấy giờ hâm mộ tiếng tăm của người họ Đào ấy cho nên phàm con hát đều gọi cô Đào.
b. Lấy tên chính làm nghệ danh. Khi xưa, tại nông thôn Việt Nam, ngoài hội hè đình đám, còn có những buổi hát tuồng, hát chèo, hát ví. Diễn viên trong các phường hát này là những người trong làng. Họ không có nghệ danh nên dân chúng gọi họ bằng tên chính. Ví dụ ở Nam Đàn, Nghệ Tĩnh, có những đêm hát ví phường vải của các bà Thơn, Chánh Diên, Dũng, o Lượng và các tay lỗi lạc như Phan Bội Châu, Vương Thúc Qúi, Tú Sách, Tú Cò, Cử Quyền.
3. Nghệ Danh Dưới Ảnh Hưởng Văn Hóa Tây Phương: Vào đầu thế kỷ 20, khi văn hóa tây phương bắt đầu ảnh hưởng đến tâm lý người Việt thì quan niệm xướng ca vô loại thời Nho học bớt dần. Đến khoảng giữa thế kỷ 20, phong trào tân cổ nhạc phát triển mạnh nhờ những chương trình phát thanh, đại nhạc hội, phòng trà. Số nghệ sĩ tăng lên và họ cũng bắt chước nhà văn, nhà thơ, lấy cho mình một nghệ danh để che dấu tên thật. Về nghệ danh ta có thể phân hai loại:
a. Nghệ danh trong ngành cải lương: Khuynh hướng rất phổ quát là các nghệ sĩ trong ngành cải lương đã lấy những chữ rất mộc mạc để đặt nghệ danh cho mình. Xin nêu ra một số ví dụ: Sáu Lầu,Tám Chí, Chín Đình, Cô Năm Phỉ, Phùng Há, Ba Vân, Sáu Hẩu, Tư Đàn Cò, Ngọc Giàu, Ngọc Nuôi, Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thanh Kim Huê, Thanh Thanh Hoa v.v…Nguyên nhân sự mộc mạc này là vì ngành cải lương xuất phát từ đồng quê miền Nam và theo phong tục ở đây, dân chúng thường gọi một người nào đó bằng tên thứ tự trong gia đình và tên chính. Đến khoảng thập niên 1950-1960, tại thành thị xuất hiện nhiều gánh hát cải lương, lúc đó mới thấy những nghệ danh có ý nghĩa và bóng bảy.Ví dụ: Hùng Cường, Bạch Tuyết, Thanh Nga.
b. Nghệ danh trong ngành tân nhạc và kịch nghệ: Vào khoảng năm 1930, một cuộc cách mạng về văn học và nghệ thuật xảy ra tại Việt Nam. Về âm nhạc, loại nhạc ngũ cung mất dần vị thế và thay vào đó là âm nhạc chịu ảnh hưởng tây phương. Trong loại âm nhạc mới này, các tác giả viết nhạc không đặt nghệ danh cho mình như các văn thi sĩ đương thời, trừ một số nhỏ như Văn Cao, Văn Giảng, Văn Chung, Đan Thọ, Tuấn Khanh v.v…Còn tuyệt đại đa số bắt chước nhạc sĩ tây phương lấy tên thật làm nghệ danh. Ví dụ: Tư Chơi Huỳnh Hữu Trung, Năm Châu Nguyễn Thành Châu, Nguyễn Văn Tuyên, Doãn Mẫn, Lê Yên, Nguyễn Xuân Khoát, Bùi Công Kỳ, Đoàn Chuẩn, Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Quý, Nguyễn Hiền, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Trần Thiện Thanh v.v…
Ngược lại, những người hát các nhạc phẩm này là các ca sĩ lại chọn cho mình một nghệ danh. Và nếu nghiên cứu nghệ danh từ những năm 1930 đến giờ, ta thấy có ba khuynh hướng rõ rệt.
Khuynh hướng thứ nhất: Chọn nghệ danh từ những từ ngữ có ý nghĩa hoa mỹ, đọc lên có âm thanh hài hòa. Đa số các ca sĩ chọn loại nghệ danh này như: Quỳnh Giao, Ái Vân, Mai Hương, Khánh Ly, Hoài Bắc, Thanh Lan, Phương Dung, Anh Ngọc, Nhật Trường v.v…
Khuynh hướng thứ hai: Chọn nghệ danh từ những từ ngữ gợi lên hình ảnh, âm thanh trong trẻo, cao vút của các loại chim quý như Kim Tước, Sơn Ca, Hoàng Oanh, Thái Thanh, Hà Thanh, Thanh Tuyền, Họa Mi v.v…
Khuynh hướng thứ ba: Chọn một tên Pháp hay Mỹ làm nghệ danh. Khi làn sóng âm nhạc Pháp Mỹ tràn ngập Việt Nam vào những năm cuối thập niên 1960, người ta thấy ngay một hiện tượng là một số ca sĩ Việt Nam nhận tên ngoại quốc làm nghệ danh. Có ba lý do để giải thích hiện tượng này: Thứ nhất, có thể họ là người có quốc tịch ngoại quốc như trường hợp Julie, Jo Marcel. Thứ hai, vì muốn bắt chước tiếng hát, cách trình diễn của ca sĩ ngoại quốc. Đó là trường hợp Elvis Phương muốn bắt chước Elvis Presley của Mỹ. Thứ ba, vì muốn có tên lạ để thu hút khán giả, nhất là tâm trạng giới trẻ đang có khuynh hướng thích văn hóa tây phương.
Ngày nay, tại hải ngoại, nhiều ca sĩ trẻ đã chọn hai từ một Việt, một Mỹ làm nghệ danh Ví dụ: Don Hồ, Tommy Ngô, Linda Trang Đài, Cathy Huệ v.v…Nghệ danh mới xuất hiện khoảng hơn nửa thế kỷ, nhưng đã biến hóa rất đa dạng. Hiện nay, một khuynh hướng đã thấy xuất hiện là các ca sĩ trẻ thích chọn cho mình nghệ danh đọc lên nghe “kêu” hơn là có ý nghĩa.
Ngày mai: Thương Hiệu
1. Định Nghĩa Nghệ Danh: Nghệ danh là danh hiệu của giới nghệ sĩ trong các ngành ca nhạc kịch, hội họa, điêu khắc gia. Theo dõi sự phát triển của ngành ca nhạc kịch qua dòng lịch sử, ta thấy nghệ danh có hình thức và nội dung khác nhau qua mỗi giai đoạn lịch sử.
2. Nghệ Danh Dưới Ảnh Hưởng Hán Nho: Khi xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho Giáo, chỉ giới trí thức mới lấy tên tự, tên hiệu. Còn nghiệp cầm ca bị coi là “xướng ca vô loại” nên không ai đặt nghệ danh cho mình. Nhưng, đọc cổ sử ta thấy giới nghệ sĩ lấy nghệ danh như sau:
a. Lấy tên họ làm nghệ danh: Nghệ thuật sân khấu có mặt tại Việt Nam từ thời Lý. Tuy vậy, lịch sử không cho biết ai là người nổi tiếng nhất và có nghệ danh là gì. Tuy nhiên, có một trường hợp được Đại Việt Sử Ký Tiền Biên ghi lại như sau:
Năm Ất Sửu (1025) Lý Thái Tổ định người đứng đầu các con hát là Quản Giáp. Khi ấy có con hát họ Đào giỏi nghề hát nổi tiếng, thường được ban thưởng. Người bấy giờ hâm mộ tiếng tăm của người họ Đào ấy cho nên phàm con hát đều gọi cô Đào.
b. Lấy tên chính làm nghệ danh. Khi xưa, tại nông thôn Việt Nam, ngoài hội hè đình đám, còn có những buổi hát tuồng, hát chèo, hát ví. Diễn viên trong các phường hát này là những người trong làng. Họ không có nghệ danh nên dân chúng gọi họ bằng tên chính. Ví dụ ở Nam Đàn, Nghệ Tĩnh, có những đêm hát ví phường vải của các bà Thơn, Chánh Diên, Dũng, o Lượng và các tay lỗi lạc như Phan Bội Châu, Vương Thúc Qúi, Tú Sách, Tú Cò, Cử Quyền.
3. Nghệ Danh Dưới Ảnh Hưởng Văn Hóa Tây Phương: Vào đầu thế kỷ 20, khi văn hóa tây phương bắt đầu ảnh hưởng đến tâm lý người Việt thì quan niệm xướng ca vô loại thời Nho học bớt dần. Đến khoảng giữa thế kỷ 20, phong trào tân cổ nhạc phát triển mạnh nhờ những chương trình phát thanh, đại nhạc hội, phòng trà. Số nghệ sĩ tăng lên và họ cũng bắt chước nhà văn, nhà thơ, lấy cho mình một nghệ danh để che dấu tên thật. Về nghệ danh ta có thể phân hai loại:
a. Nghệ danh trong ngành cải lương: Khuynh hướng rất phổ quát là các nghệ sĩ trong ngành cải lương đã lấy những chữ rất mộc mạc để đặt nghệ danh cho mình. Xin nêu ra một số ví dụ: Sáu Lầu,Tám Chí, Chín Đình, Cô Năm Phỉ, Phùng Há, Ba Vân, Sáu Hẩu, Tư Đàn Cò, Ngọc Giàu, Ngọc Nuôi, Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thanh Kim Huê, Thanh Thanh Hoa v.v…Nguyên nhân sự mộc mạc này là vì ngành cải lương xuất phát từ đồng quê miền Nam và theo phong tục ở đây, dân chúng thường gọi một người nào đó bằng tên thứ tự trong gia đình và tên chính. Đến khoảng thập niên 1950-1960, tại thành thị xuất hiện nhiều gánh hát cải lương, lúc đó mới thấy những nghệ danh có ý nghĩa và bóng bảy.Ví dụ: Hùng Cường, Bạch Tuyết, Thanh Nga.
b. Nghệ danh trong ngành tân nhạc và kịch nghệ: Vào khoảng năm 1930, một cuộc cách mạng về văn học và nghệ thuật xảy ra tại Việt Nam. Về âm nhạc, loại nhạc ngũ cung mất dần vị thế và thay vào đó là âm nhạc chịu ảnh hưởng tây phương. Trong loại âm nhạc mới này, các tác giả viết nhạc không đặt nghệ danh cho mình như các văn thi sĩ đương thời, trừ một số nhỏ như Văn Cao, Văn Giảng, Văn Chung, Đan Thọ, Tuấn Khanh v.v…Còn tuyệt đại đa số bắt chước nhạc sĩ tây phương lấy tên thật làm nghệ danh. Ví dụ: Tư Chơi Huỳnh Hữu Trung, Năm Châu Nguyễn Thành Châu, Nguyễn Văn Tuyên, Doãn Mẫn, Lê Yên, Nguyễn Xuân Khoát, Bùi Công Kỳ, Đoàn Chuẩn, Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Quý, Nguyễn Hiền, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Trần Thiện Thanh v.v…
Ngược lại, những người hát các nhạc phẩm này là các ca sĩ lại chọn cho mình một nghệ danh. Và nếu nghiên cứu nghệ danh từ những năm 1930 đến giờ, ta thấy có ba khuynh hướng rõ rệt.
Khuynh hướng thứ nhất: Chọn nghệ danh từ những từ ngữ có ý nghĩa hoa mỹ, đọc lên có âm thanh hài hòa. Đa số các ca sĩ chọn loại nghệ danh này như: Quỳnh Giao, Ái Vân, Mai Hương, Khánh Ly, Hoài Bắc, Thanh Lan, Phương Dung, Anh Ngọc, Nhật Trường v.v…
Khuynh hướng thứ hai: Chọn nghệ danh từ những từ ngữ gợi lên hình ảnh, âm thanh trong trẻo, cao vút của các loại chim quý như Kim Tước, Sơn Ca, Hoàng Oanh, Thái Thanh, Hà Thanh, Thanh Tuyền, Họa Mi v.v…
Khuynh hướng thứ ba: Chọn một tên Pháp hay Mỹ làm nghệ danh. Khi làn sóng âm nhạc Pháp Mỹ tràn ngập Việt Nam vào những năm cuối thập niên 1960, người ta thấy ngay một hiện tượng là một số ca sĩ Việt Nam nhận tên ngoại quốc làm nghệ danh. Có ba lý do để giải thích hiện tượng này: Thứ nhất, có thể họ là người có quốc tịch ngoại quốc như trường hợp Julie, Jo Marcel. Thứ hai, vì muốn bắt chước tiếng hát, cách trình diễn của ca sĩ ngoại quốc. Đó là trường hợp Elvis Phương muốn bắt chước Elvis Presley của Mỹ. Thứ ba, vì muốn có tên lạ để thu hút khán giả, nhất là tâm trạng giới trẻ đang có khuynh hướng thích văn hóa tây phương.
Ngày nay, tại hải ngoại, nhiều ca sĩ trẻ đã chọn hai từ một Việt, một Mỹ làm nghệ danh Ví dụ: Don Hồ, Tommy Ngô, Linda Trang Đài, Cathy Huệ v.v…Nghệ danh mới xuất hiện khoảng hơn nửa thế kỷ, nhưng đã biến hóa rất đa dạng. Hiện nay, một khuynh hướng đã thấy xuất hiện là các ca sĩ trẻ thích chọn cho mình nghệ danh đọc lên nghe “kêu” hơn là có ý nghĩa.
Ngày mai: Thương Hiệu