Theo ký giả Andrew Bahl, ngày thứ Ba vừa qua, Phó Tổng Thống Mike Pence đã đọc diễn văn tại Buổi Cầu Nguyện Công Giáo Toàn Quốc lúc Ăn Sáng, chủ yếu nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo Công Giáo đối với thiện ý tinh thần của tân chính phủ Hoa Kỳ, do Tổng Thống Donald Trump lãnh đạo.
Phó Tổng Thống Pence nhấn mạnh tới nhu cầu phải có tự do tôn giáo cả ở trong nước lẫn ở ngoài nước. Theo ông, Hoa Kỳ hoàn toàn cam kết đối với việc bảo đảm tự do tôn giáo cho mọi tín ngưỡng.
Ông nói: “Hoa Kỳ lên án việc bách hại bất cứ tôn giáo nào, ở bất cứ nơi đâu và vào bất cứ thời gian nào. Và chúng ta sẽ chống chọi chúng bằng mọi sức mạnh của chúng ta”.
Dù Phó Tổng Thống Pence được dưỡng dục trong đức tin Công Giáo, nhưng trong thập niên 1990, ông đã theo Tin Lành và luôn lớn tiếng trong các vấn đề tôn giáo. Phó Tổng Thống đã làm việc rất gần gũi trong các chính sách liên quan đến tự do tôn giáo và phá thai ngay từ giai đoạn đầu của chính phủ Trump.
Thành quả của các cố gắng trên là lệnh hành pháp được Tổng Thống Trump ký vào tháng trước mà theo Phó Tổng Thống Pence sẽ cổ vũ tự do tôn giáo bằng cách che chở các cơ quan tôn giáo có lập trường chính trị khỏi các hậu quả thuế khóa và bằng cách yêu cầu các cơ quan liên bang xem xét để nới lỏng các đòi hỏi buộc các chủ nhân phải bảo hiểm việc ngừa thai trong các kế hoạch bảo hiểm của họ.
Nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, nhất là Tin Lành, cho rằng họ cảm thấy lệnh hành pháp trên không đi xa đủ. Tuy nhiên, Phó Tổng Thống Pence thì cho rằng chính sách của Tổng Thống Trump là một điển hình cho thấy công trình của Tổng Thống Trump trong việc bảo vệ tự do tôn giáo.
Ông nói: “Tôi có thể bảo đảm với qúy vị đương kim Tổng Thống tin rằng không người Hoa Kỳ nào phải vi phạm lương tâm họ khi tham dự trọn vẹn vào đời sống Hoa Kỳ. Và không những Tổng Thống chỉ nói về nó mà thôi, Ông còn hành động nữa để bảo vệ các người nam nữ có đức tin ở nơi công cộng”.
Bài diễn văn của Phó Tổng Thống Pence vào hôm thứ Ba, kêu gọi mọi người có mặt hãy đứng “về phía Thiên Chúa”, trái ngược với bài diễn văn của Tổng Thống Trump trước Buổi Cầu Nguyện Toàn Quốc lúc Ăn Sáng vào tháng Hai vừa qua.
Dù Tổng Thống Trump bàn đến tầm quan trọng của tự do tôn giáo trong bài diễn văn đó, theo gương tất cả các Tổng Thống từ thời Dwight Eisenhower, nhưng ông cũng đề cập tới một loạt nhiều chủ đề khác nữa, trong đó, có vấn đề chống khủng bố và chính sách di dân.
Trong khi Tổng Thống Obama dùng các từ khác nhau để chỉ việc “cầu nguyện” tới 18 lần trong bài diễn văn năm 2016 tại buổi cầu nguyện toàn quốc lúc ăn sáng, Tổng Thống Trump chỉ sử dụng từ này có 4 lần mà thôi. Ông cũng nhân dịp này xem thường việc xếp hạng của chương trình biểu diễn thực tại (reality show) “The Apprentice” của NBC, một chương trình chính ông điều khiển trước đây. Sau khi được nhà sản xuất chương trình là Mark Burnett giới thiệu, Tổng Thống đã nói đùa rằng các người tham dự nên “cầu nguyện” để việc xếp hạng của chương trình được nâng cấp.
Tổng Thống Trump cũng ca ngợi Mục Sư Barry Black, Tuyên Uý Thượng Viện, nhà diễn giả chính, khi nói rằng mục sự nên tiếp tục phục vụ trong chức vụ hiện nay và “cả hỏa ngục cùng với nó”. Từ ngữ “hỏa ngục” có thể bị nhiều người tham dự coi là từ ngữ để chử tục.
Tổng Thống Trump được dưỡng dục trong Giáo Hội Presbyterian. Nhưng ông thường biểu lộ nhiều thái độ không phù hợp mấy với các giáo lý chính của Kitô Giáo, như chính ông nhìn nhận, hay khoe khoang, rằng ông chưa bao giờ phải xin Thiên Chúa tha thứ cả.
Còn nhớ năm 2015, chính ông nói rằng: “Tôi nghĩ nếu tôi làm đièu gì sai, tôi nghĩ, tôi sẽ cố gắng làm cho nó đúng. Tôi không đem Thiên Chúa vào bức tranh này. Tôi không làm thế”.
Tổng Thống Trump đã có cuộc hội kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng trước, một buổi hội kiến được Phó Tổng Thống Pence mô tả là cuộc thảo luận phong phú về các vấn đề hoàn cầu. Các quan sát viên thì cho rằng Đức Giáo Hoàng, người từng công khai chỉ trích kế hoạch của Tổng Thống Trump nhằm xây bức tường dọc biên giới Mỹ Mễ, không có vẻ gì là thoải mái khi gặp Tổng Thống.
Năm ngoái Đức Phanxicô từng nói: “Người chỉ nghĩ đến việc xây tường, bất cứ ở đâu, chứ không xây cầu, người ấy không phải là Kitô hữu”. Tổng Thống Trump đáp lễ bằng cách nói rằng nhận định của Đức Giáo Hoàng là “thiếu phong nhã”.
Một số người Công Giáo tham dự Buổi Cầu Nguyện hôm thứ Ba dường như không lưu âm gì tới thành tích tôn giáo của Tổng Thống Trump. Patrick Fagan, giám đốc Sáng Kiến Nghiên Cứu Hôn Nhân và Tôn Giáo, nói rằng “Ông ấy đã đưa ra hàng loạt các lời hứa hẹn mà tôi nghĩ sẽ là điều đáng để trông chừng, xem chúng có được thực hiện trọn vẹn không. Tôi không hoài nghi ông ấy sẽ cố gằng thực hiện chúng. Nhưng chắc chắn ông ta không thể làm một mình được, nhất định không. Ông ta có điều hành Quốc Hội hay không? Nhất định không... Nhưng ông ta có thể lãnh đạo, đúng thế”.
Dù cho hay: trước đây ông vốn lo lắng đối với tính tình của Trump, nhưng Fagan nói rằng các đề xuất chính sách của Trump khá mạnh mẽ. Ông bảo: “[Tổng Thống Trump có] chất lượng tuyệt vời, và điều này đang từ từ hé lộ”.
Lorraine Kuchmy, giám đốc hành chánh của Nhóm Livingston, nói rằng bà tin Tổng Thống Trump có khả năng giữ các lời hứa liên quan tới các vấn đề tôn giáo. Bà bảo: “Các quan điểm của ông ta hiện đang đi đúng đường. Tôi tin Chúa đang làm một điều quan trọng với người đàn ông này”.
Những người khác tỏ ra hoài nghi hơn đói với Tổng Thống Trump. Dù “rất đỗi ngạc nhiên một cách thích thú” trước việc Tổng Thống Trump đề cử chánh án Neil Gorsuch vào Tối Cao Pháp Viện, người dự buổi cầu nguyện là Dan Krieger cho rằng thành tích của Tổng Thống Trump quả có tạo ra một số lo lắng.
Ông nói: “Tôi bước vào cuộc bầu cử này với đôi chút lạc quan dè dặt, và hiện vẫn còn khá nhiều cẩn trọng ở đấy. Bạn nhìn vào thành tích của ông ta, có lý do để cẩn trọng, và rõ ràng có chút lộn xộn trong mấy tháng đầu, nhưng còn cả 4 năm nữa cơ mà”.
Bất chấp các lo lắng trên, Phó Tổng Thống Pence vẫn chủ trương rằng Tổng Thống Trump sẽ lắng nghe cộng đồng Công Giáo suốt thời gian đảm nhiệm chức vụ. Ông bảo: “Người Công Giáo Hoa Kỳ có một đồng minh nơi Tổng Thống Donald Trump”.
Đóng góp của Công Giáo
Theo ký giả Michael J. O'Loughlin, trong bài diễn văn trên, Phó Tổng Thống Pence ca ngợi sự đóng góp của người Công Giáo: “Đạo Công Giáo đã đóng một dấu ấn không thể tẩy xóa lên tinh thần Hoa Kỳ. Đức tin của qúy vị đã rời được núi non và Giáo Hội Công Giáo cùng với hàng triệu tín hữu giáo dân của nó đã và đang là một sức mạnh của sự thiện trong các cộng đồng lớn nhỏ khắp lãnh thổ của chúng ta, khắp trong lịch sử của chúng ta”.
Trong bài diễn văn trên, Phó Tổng Thống Pence đề cập tới 3 ưu tiên: Tự do tôn giáo trong nước, bách hại Kitô Giáo khắp thế giới, và nạn phá thai. Tuy nhiên, 3 vấn đề thân thiết với người Công Giáo không được Phó Tổng Thống Pence đề cập tới là: củng cố lưới an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và di dân. Điều này dễ hiểu, vì chính phủ Trump bị các giới Công Giáo phản đối mạnh về việc hạn chế định cư người tỵ nạn và việc xây tường dọc biên giới. Đến nỗi, các thông cáo báo chí về cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Trump và Đức Phanxicô cũng khác nhau: thông cáo của Tòa Thánh có nhắc đến vấn đề di dân; thông cáo của Bạch Ốc lờ luôn việc này.
Ông Pence chỉ nhấn mạnh tới những điểm hai bên cùng thỏa thuận như tự do tôn giáo trong nước. Về việc này, ông xin cử tọa hoan hô Dòng Tiểu Muội Người Nghèo vì đã dám đứng lên chống lại chỉ thị Y Tế của chính phủ Obama.
Về việc bách hại các Kitô hữu, Phó Tổng Thống Pence cho hay: “Kitô giáo đang bị đe dọa chưa từng thấy tại mảnh đất vốn là nơi nó được sinh ra và đang phải xuất hành cũng chưa từng thấy từ thời Môsen”.
Theo Phó Tổng Thống Pence, chính phủ Trump nối kết vấn đề bảo vệ và cổ vũ tự do tôn giáo vào điều ông gọi là “ung thư khủng bố”, căn bệnh mà, theo Phó Tổng Thống Pence, chính phủ Trump hứa sẽ “tống cổ khỏi mặt đất”.
Về các vấn đề sự sống, Phó Tổng Thống Pence nhấn mạnh tới vấn đề phá thai: “Tôi không thể nào tự hào hơn khi được phục vụ trong tư cách Phó Tổng Thống cho một Tổng Thống đã tranh đấu không khoan nhượng cho tính thánh thiêng của sự sống con người”. Ông trưng dẫn việc Tổng Thống Trump mở rộng điều gọi là Mexico City Policy (Chính Sách Thành Phố Mexico), ngăn cấm việc dùng tiền liên bang để tài trợ các vụ phá thai ở ngoài nước cũng như việc ngưng không tài trợ cho Planned Parenthood, công ty phá thai vĩ đại của Hoa Kỳ.
Cũng nên biết Buổi Cầu Nguyện này bắt đầu năm 2004 như một nối dài của Ngày Toàn Quốc Cầu Nguyện lúc Ăn Sáng. Theo trang mạng của họ, thì một số lãnh tụ Cộng Hòa đã đọc diễn văn ở đây, trong đó có cựu Tổng Thống George W. Bush. Và chỉ có một đảng viên Dân Chủ trong số các diễn giả chính của biến cố đó là cựu dân biểu Bart Stupak của Michigan.
Ông nói: “Hoa Kỳ lên án việc bách hại bất cứ tôn giáo nào, ở bất cứ nơi đâu và vào bất cứ thời gian nào. Và chúng ta sẽ chống chọi chúng bằng mọi sức mạnh của chúng ta”.
Dù Phó Tổng Thống Pence được dưỡng dục trong đức tin Công Giáo, nhưng trong thập niên 1990, ông đã theo Tin Lành và luôn lớn tiếng trong các vấn đề tôn giáo. Phó Tổng Thống đã làm việc rất gần gũi trong các chính sách liên quan đến tự do tôn giáo và phá thai ngay từ giai đoạn đầu của chính phủ Trump.
Thành quả của các cố gắng trên là lệnh hành pháp được Tổng Thống Trump ký vào tháng trước mà theo Phó Tổng Thống Pence sẽ cổ vũ tự do tôn giáo bằng cách che chở các cơ quan tôn giáo có lập trường chính trị khỏi các hậu quả thuế khóa và bằng cách yêu cầu các cơ quan liên bang xem xét để nới lỏng các đòi hỏi buộc các chủ nhân phải bảo hiểm việc ngừa thai trong các kế hoạch bảo hiểm của họ.
Nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, nhất là Tin Lành, cho rằng họ cảm thấy lệnh hành pháp trên không đi xa đủ. Tuy nhiên, Phó Tổng Thống Pence thì cho rằng chính sách của Tổng Thống Trump là một điển hình cho thấy công trình của Tổng Thống Trump trong việc bảo vệ tự do tôn giáo.
Ông nói: “Tôi có thể bảo đảm với qúy vị đương kim Tổng Thống tin rằng không người Hoa Kỳ nào phải vi phạm lương tâm họ khi tham dự trọn vẹn vào đời sống Hoa Kỳ. Và không những Tổng Thống chỉ nói về nó mà thôi, Ông còn hành động nữa để bảo vệ các người nam nữ có đức tin ở nơi công cộng”.
Bài diễn văn của Phó Tổng Thống Pence vào hôm thứ Ba, kêu gọi mọi người có mặt hãy đứng “về phía Thiên Chúa”, trái ngược với bài diễn văn của Tổng Thống Trump trước Buổi Cầu Nguyện Toàn Quốc lúc Ăn Sáng vào tháng Hai vừa qua.
Dù Tổng Thống Trump bàn đến tầm quan trọng của tự do tôn giáo trong bài diễn văn đó, theo gương tất cả các Tổng Thống từ thời Dwight Eisenhower, nhưng ông cũng đề cập tới một loạt nhiều chủ đề khác nữa, trong đó, có vấn đề chống khủng bố và chính sách di dân.
Trong khi Tổng Thống Obama dùng các từ khác nhau để chỉ việc “cầu nguyện” tới 18 lần trong bài diễn văn năm 2016 tại buổi cầu nguyện toàn quốc lúc ăn sáng, Tổng Thống Trump chỉ sử dụng từ này có 4 lần mà thôi. Ông cũng nhân dịp này xem thường việc xếp hạng của chương trình biểu diễn thực tại (reality show) “The Apprentice” của NBC, một chương trình chính ông điều khiển trước đây. Sau khi được nhà sản xuất chương trình là Mark Burnett giới thiệu, Tổng Thống đã nói đùa rằng các người tham dự nên “cầu nguyện” để việc xếp hạng của chương trình được nâng cấp.
Tổng Thống Trump cũng ca ngợi Mục Sư Barry Black, Tuyên Uý Thượng Viện, nhà diễn giả chính, khi nói rằng mục sự nên tiếp tục phục vụ trong chức vụ hiện nay và “cả hỏa ngục cùng với nó”. Từ ngữ “hỏa ngục” có thể bị nhiều người tham dự coi là từ ngữ để chử tục.
Tổng Thống Trump được dưỡng dục trong Giáo Hội Presbyterian. Nhưng ông thường biểu lộ nhiều thái độ không phù hợp mấy với các giáo lý chính của Kitô Giáo, như chính ông nhìn nhận, hay khoe khoang, rằng ông chưa bao giờ phải xin Thiên Chúa tha thứ cả.
Còn nhớ năm 2015, chính ông nói rằng: “Tôi nghĩ nếu tôi làm đièu gì sai, tôi nghĩ, tôi sẽ cố gắng làm cho nó đúng. Tôi không đem Thiên Chúa vào bức tranh này. Tôi không làm thế”.
Tổng Thống Trump đã có cuộc hội kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng trước, một buổi hội kiến được Phó Tổng Thống Pence mô tả là cuộc thảo luận phong phú về các vấn đề hoàn cầu. Các quan sát viên thì cho rằng Đức Giáo Hoàng, người từng công khai chỉ trích kế hoạch của Tổng Thống Trump nhằm xây bức tường dọc biên giới Mỹ Mễ, không có vẻ gì là thoải mái khi gặp Tổng Thống.
Năm ngoái Đức Phanxicô từng nói: “Người chỉ nghĩ đến việc xây tường, bất cứ ở đâu, chứ không xây cầu, người ấy không phải là Kitô hữu”. Tổng Thống Trump đáp lễ bằng cách nói rằng nhận định của Đức Giáo Hoàng là “thiếu phong nhã”.
Một số người Công Giáo tham dự Buổi Cầu Nguyện hôm thứ Ba dường như không lưu âm gì tới thành tích tôn giáo của Tổng Thống Trump. Patrick Fagan, giám đốc Sáng Kiến Nghiên Cứu Hôn Nhân và Tôn Giáo, nói rằng “Ông ấy đã đưa ra hàng loạt các lời hứa hẹn mà tôi nghĩ sẽ là điều đáng để trông chừng, xem chúng có được thực hiện trọn vẹn không. Tôi không hoài nghi ông ấy sẽ cố gằng thực hiện chúng. Nhưng chắc chắn ông ta không thể làm một mình được, nhất định không. Ông ta có điều hành Quốc Hội hay không? Nhất định không... Nhưng ông ta có thể lãnh đạo, đúng thế”.
Dù cho hay: trước đây ông vốn lo lắng đối với tính tình của Trump, nhưng Fagan nói rằng các đề xuất chính sách của Trump khá mạnh mẽ. Ông bảo: “[Tổng Thống Trump có] chất lượng tuyệt vời, và điều này đang từ từ hé lộ”.
Lorraine Kuchmy, giám đốc hành chánh của Nhóm Livingston, nói rằng bà tin Tổng Thống Trump có khả năng giữ các lời hứa liên quan tới các vấn đề tôn giáo. Bà bảo: “Các quan điểm của ông ta hiện đang đi đúng đường. Tôi tin Chúa đang làm một điều quan trọng với người đàn ông này”.
Những người khác tỏ ra hoài nghi hơn đói với Tổng Thống Trump. Dù “rất đỗi ngạc nhiên một cách thích thú” trước việc Tổng Thống Trump đề cử chánh án Neil Gorsuch vào Tối Cao Pháp Viện, người dự buổi cầu nguyện là Dan Krieger cho rằng thành tích của Tổng Thống Trump quả có tạo ra một số lo lắng.
Ông nói: “Tôi bước vào cuộc bầu cử này với đôi chút lạc quan dè dặt, và hiện vẫn còn khá nhiều cẩn trọng ở đấy. Bạn nhìn vào thành tích của ông ta, có lý do để cẩn trọng, và rõ ràng có chút lộn xộn trong mấy tháng đầu, nhưng còn cả 4 năm nữa cơ mà”.
Bất chấp các lo lắng trên, Phó Tổng Thống Pence vẫn chủ trương rằng Tổng Thống Trump sẽ lắng nghe cộng đồng Công Giáo suốt thời gian đảm nhiệm chức vụ. Ông bảo: “Người Công Giáo Hoa Kỳ có một đồng minh nơi Tổng Thống Donald Trump”.
Đóng góp của Công Giáo
Theo ký giả Michael J. O'Loughlin, trong bài diễn văn trên, Phó Tổng Thống Pence ca ngợi sự đóng góp của người Công Giáo: “Đạo Công Giáo đã đóng một dấu ấn không thể tẩy xóa lên tinh thần Hoa Kỳ. Đức tin của qúy vị đã rời được núi non và Giáo Hội Công Giáo cùng với hàng triệu tín hữu giáo dân của nó đã và đang là một sức mạnh của sự thiện trong các cộng đồng lớn nhỏ khắp lãnh thổ của chúng ta, khắp trong lịch sử của chúng ta”.
Trong bài diễn văn trên, Phó Tổng Thống Pence đề cập tới 3 ưu tiên: Tự do tôn giáo trong nước, bách hại Kitô Giáo khắp thế giới, và nạn phá thai. Tuy nhiên, 3 vấn đề thân thiết với người Công Giáo không được Phó Tổng Thống Pence đề cập tới là: củng cố lưới an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và di dân. Điều này dễ hiểu, vì chính phủ Trump bị các giới Công Giáo phản đối mạnh về việc hạn chế định cư người tỵ nạn và việc xây tường dọc biên giới. Đến nỗi, các thông cáo báo chí về cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Trump và Đức Phanxicô cũng khác nhau: thông cáo của Tòa Thánh có nhắc đến vấn đề di dân; thông cáo của Bạch Ốc lờ luôn việc này.
Ông Pence chỉ nhấn mạnh tới những điểm hai bên cùng thỏa thuận như tự do tôn giáo trong nước. Về việc này, ông xin cử tọa hoan hô Dòng Tiểu Muội Người Nghèo vì đã dám đứng lên chống lại chỉ thị Y Tế của chính phủ Obama.
Về việc bách hại các Kitô hữu, Phó Tổng Thống Pence cho hay: “Kitô giáo đang bị đe dọa chưa từng thấy tại mảnh đất vốn là nơi nó được sinh ra và đang phải xuất hành cũng chưa từng thấy từ thời Môsen”.
Theo Phó Tổng Thống Pence, chính phủ Trump nối kết vấn đề bảo vệ và cổ vũ tự do tôn giáo vào điều ông gọi là “ung thư khủng bố”, căn bệnh mà, theo Phó Tổng Thống Pence, chính phủ Trump hứa sẽ “tống cổ khỏi mặt đất”.
Về các vấn đề sự sống, Phó Tổng Thống Pence nhấn mạnh tới vấn đề phá thai: “Tôi không thể nào tự hào hơn khi được phục vụ trong tư cách Phó Tổng Thống cho một Tổng Thống đã tranh đấu không khoan nhượng cho tính thánh thiêng của sự sống con người”. Ông trưng dẫn việc Tổng Thống Trump mở rộng điều gọi là Mexico City Policy (Chính Sách Thành Phố Mexico), ngăn cấm việc dùng tiền liên bang để tài trợ các vụ phá thai ở ngoài nước cũng như việc ngưng không tài trợ cho Planned Parenthood, công ty phá thai vĩ đại của Hoa Kỳ.
Cũng nên biết Buổi Cầu Nguyện này bắt đầu năm 2004 như một nối dài của Ngày Toàn Quốc Cầu Nguyện lúc Ăn Sáng. Theo trang mạng của họ, thì một số lãnh tụ Cộng Hòa đã đọc diễn văn ở đây, trong đó có cựu Tổng Thống George W. Bush. Và chỉ có một đảng viên Dân Chủ trong số các diễn giả chính của biến cố đó là cựu dân biểu Bart Stupak của Michigan.