(Vat 18/11/2004) - "Những anh chị em hồi giáo, do thái giáo và kitô giáo hãy hiệp nhất với nhau để kêu gọi chấm dứt nạn bạo lực giết người trên thế giới." Ðó là lời kêu gọi đầy ưu buồn của ÐTC Gioan Phaolô II, khi tiếp kiến phái đoàn những vị lãnh đạo tôn giáo đến từ Cộng Hòa Azerbaigian viếng thăm ngài, để đáp lại chuyến viếng thăm của ngài tại Azerbaigian, hồi tháng 5 năm 2002. Cuộc tiếp kiến đã diễn ra vào trưa thứ Năm 18 tháng 11 năm 2004.
Ðược biết phái đoàn các vị lãnh đạo tôn giáo từ Azerbaigian, --- một cộng hòa đã được độc lập khỏi Liên Bang Sô Viết vào năm 1991, --- gồm có Vị Lãnh Ðạo cộng đoàn Hồi Giáo, Vị lãnh đạo cộng đoàn Do Thái Giáo, và Ðức Giám Mục Aleksander của cộng đoàn Chính Thống Giáo Nga.
ÐTC đã nói như sau: "Ước chi cuộc viếng thăm của anh em trở thành biểu tượng cho thế giới: nó chứng minh rằng sự bao dung là điều có thể được, và là yếu tố kết thành giá trị của nền văn minh, một giá trị nền tảng để xây dựng cách rộng rãi hơn cộng cuộc phát triển nhân bản, dân sự và xã hội. Tôi cầu mong hòa bình được trở lại cách trọn vẹn trong đất nước Azerbaigian ngày nay, ngõ hầu nền Hòa Bình, cũng như những tranh chấp khác nữa, được giải quyết với thiện chí, trong việc cùng nhau tìm kiếm những sự cởi mở đối với nhau và sự thông cảm, và được giải quyết với tinh thần hòa giải đích thật. Không ai có quyền trình bày hoặc xử dụng tôn giáo như là phương tiện bất bao dung, như là phương tiện để tấn công, gây nên bạo lực và chết chóc. Trái lại, tình bằng hữu và sự tôn trọng lẫn nhau, --- nếu được nâng đỡ bởi dấn thân thực hiện bao dung của các vị cầm quyền, --- kết thành nguồn mạch phong phú cho sự tiến bộ đích thực và hòa bình."
Cuối cùng, Ðức Gioan Phaolô II đề nghị như sau: "Là những người hồi giáo, do thái giáo và kitô giáo, chúng ta hãy nhân danh Thiên Chúa và nền văn minh, mà gởi lời kêu gọi đến mọi người, xin hãy chấm dứt bạo lực giết người, và hãy tiến bước trên con đường của tình thương và sự công bằng cho tất cả mọi người. Ðó là con đường của các tôn giáo, con đường cần được đi qua, với sự kiên trì và vững chắc."
Về phần mình, các vị lãnh đạo tôn giáo đã xác nhận lại với Ðức Thánh Cha sự dấn thân liên lỉ, nhắm cổ võ sự chung sống hòa bình giữa các tôn giáo khác nhau tại cộng hòa Azerbaigian, nơi mà sự bao dung tôn giáo kết thành bản lề của sinh hoạt đất nước.
Ðược biết phái đoàn các vị lãnh đạo tôn giáo từ Azerbaigian, --- một cộng hòa đã được độc lập khỏi Liên Bang Sô Viết vào năm 1991, --- gồm có Vị Lãnh Ðạo cộng đoàn Hồi Giáo, Vị lãnh đạo cộng đoàn Do Thái Giáo, và Ðức Giám Mục Aleksander của cộng đoàn Chính Thống Giáo Nga.
ÐTC đã nói như sau: "Ước chi cuộc viếng thăm của anh em trở thành biểu tượng cho thế giới: nó chứng minh rằng sự bao dung là điều có thể được, và là yếu tố kết thành giá trị của nền văn minh, một giá trị nền tảng để xây dựng cách rộng rãi hơn cộng cuộc phát triển nhân bản, dân sự và xã hội. Tôi cầu mong hòa bình được trở lại cách trọn vẹn trong đất nước Azerbaigian ngày nay, ngõ hầu nền Hòa Bình, cũng như những tranh chấp khác nữa, được giải quyết với thiện chí, trong việc cùng nhau tìm kiếm những sự cởi mở đối với nhau và sự thông cảm, và được giải quyết với tinh thần hòa giải đích thật. Không ai có quyền trình bày hoặc xử dụng tôn giáo như là phương tiện bất bao dung, như là phương tiện để tấn công, gây nên bạo lực và chết chóc. Trái lại, tình bằng hữu và sự tôn trọng lẫn nhau, --- nếu được nâng đỡ bởi dấn thân thực hiện bao dung của các vị cầm quyền, --- kết thành nguồn mạch phong phú cho sự tiến bộ đích thực và hòa bình."
Cuối cùng, Ðức Gioan Phaolô II đề nghị như sau: "Là những người hồi giáo, do thái giáo và kitô giáo, chúng ta hãy nhân danh Thiên Chúa và nền văn minh, mà gởi lời kêu gọi đến mọi người, xin hãy chấm dứt bạo lực giết người, và hãy tiến bước trên con đường của tình thương và sự công bằng cho tất cả mọi người. Ðó là con đường của các tôn giáo, con đường cần được đi qua, với sự kiên trì và vững chắc."
Về phần mình, các vị lãnh đạo tôn giáo đã xác nhận lại với Ðức Thánh Cha sự dấn thân liên lỉ, nhắm cổ võ sự chung sống hòa bình giữa các tôn giáo khác nhau tại cộng hòa Azerbaigian, nơi mà sự bao dung tôn giáo kết thành bản lề của sinh hoạt đất nước.