Chúa Nhật IV Mùa Chay năm A
Khi Chúa chữa người mù
Khi nói về những trường hợp mù, Tin Mừng nhất lãm luôn ghi nhận lời van xin của chính nạn nhân: “Lạy con vua Đavit, xin thương xót chúng tôi!”. Chẳng hạn:
1. Tin Mừng theo thánh Mátthêu:
- Khi Ðức Kitô ra khỏi đó thì có hai người mù theo Ngài mà kêu rằng: “Lạy Con vua Ðavít, thương xót chúng tôi!” (Mt. 9:27).
- Có hai người mù ngồi ở vệ đàng; nghe biết Ðức Kitô đi ngang qua, thì họ kêu rằng: “Lạy con vua Ðavít, xin thương xót chúng tôi!” (Mt. 10:29-30).
2. Tin Mừng theo thánh Marcô:
Con của Timê là Bartimê, một người mù ăn xin, ngồi ở vệ đàng. Nghe biết là Ðức Giêsu Nazarét, thì hắn lên tiếng kêu rằng: “Lạy con vua Ðavít, xin thương xót chúng tôi!” (Mc. 10:46-47).
3. Tin Mừng theo thánh Luca:
Có người mù nọ đang ngồi ăn xin ở vệ đàng. Nghe có đông người đi ngang qua, hắn dò hỏi cho biết chuyện gì thế. Người ta cho hắn biết là có Giêsu Nazareth ngang qua. Và hắn la lên rằng: “Lạy con vua Ðavit, xin thương xót chúng tôi!” (Lc. 18:35-38).
Riêng Chúa Nhật thứ IV mùa Chay năm A này, Tin Mừng theo thánh Gioan, người mù không hề lên tiếng xin điều gì, Chúa Giêsu tự tay chữa lành cho anh.
Ngay trước khi chữa lành, Chúa cho biết: Anh ta bị mù là cơ hội “để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh”. Chính vì thế, “chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy, khi trời còn sáng; đêm đến không ai có thể làm việc được. Bao lâu Thầy còn ở thế gian, THẦY LÀ ÁNH SÁNG THẾ GIAN”.
Như vậy, khác với các thánh sử nhất lãm, đối với thánh Gioan, người mù không cần phải van xin, nhưng đây là nhiệm vụ của Chúa Giêsu:
1. Chúa Giêsu phải chứng tỏ và mạc khải quyền năng của Thiên Chúa. Khác các tác giả nhất lãm (chữa lành là chứng minh ơn tha thứ), thánh Gioan nhấn mạnh đến việc bày tỏ quyền năng vinh quang của Chúa.
Trường hợp anh mù, vì được chữa khỏi tật nguyền mà không ai có thể chữa được, quyền năng của Thiên Chúa đã được biểu lộ. Từ nay, bất cứ ai nhìn thấy anh, hay nghe nói đến anh, họ biết rằng, anh đã được sức mạnh siêu phàm chạm đến cuộc đời mình.
2. Qua tật nguyền mà anh được cứu chữa, Thiên Chúa cũng ân cần mạc khải tình thương của Người dành cho nhân loại. Bằng sự cứu chữa nơi một vài trường hợp trên thân xác, Thiên Chúa muốn nói rằng, Người quan tâm đến tâm hồn con người. Người muốn cứu độ họ. Thiên Chúa muốn chữa lành linh hồn họ.
Chữa lành bên ngoài là để nhấn mạnh đến ơn tha tội. Bởi bị tật nguyền nơi thân xác đã là bất hạnh. Nhưng tật nguyền trong linh hồn mới thật bất hạnh đời đời. Việc chữa lành trên thân xác, có cũng được, không có không sao. Nhưng nếu linh hồn mà không được chữa lành, không được Chúa đoái thương, con người sẽ đánh mất ơn vĩnh cửu trong Thiên Chúa.
3. Đàng khác, nếu không được chữa lành nơi thân xác, ta chấp nhận đau khổ. Đó chính là thập giá đời ta.
Chúa Giêsu từng mời gọi hãy vác thập giá của bản thân mà theo Người. Bởi thế, đau khổ vẫn là điều cần thiết để ta kết hợp với Chúa Giêsu mà cứu độ mình, cùng đền thay tội lỗi cho muôn người.
Thập giá đời ta sẽ phát sinh ơn cứu độ cho mình, cho mọi người, chỉ khi ta vui nhận trong tinh thần tín thác vào Thiên Chúa, và hiến dâng như của lễ toàn thiêu, hiến tế đời mình trong Chúa Giêsu.
Vì thế, những ai được chữa lành là điều đáng vui mừng, nhưng nếu không được chữa lành, thì bệnh tật nơi thân xác vẫn là điều quý giá. Giá trị và vinh quang của sự chiến thắng nằm ở chỗ, dù phải mang thánh giá đời mình, ta vẫn kiên trung tín thác và yêu mến Chúa.
4. Nói rằng, trong nhiều trường hợp (chẳng hạn trường hợp của người mù), bất hạnh của con người là để chứng tỏ vinh quang Thiên Chúa, không có nghĩa là, Thiên Chúa muốn cho một số người bị khuyết tật để qua họ Người bày tỏ chính mình.
Đúng hơn, ta phải hiểu rằng, tất cả bệnh tật, sự đau khổ, những yếu tố bất toàn của thiên nhiên… tất cả đếu có thể ập xuống trên con người. Đau khổ vẫn luôn hiện diện trong cõi nhân sinh. Dù muốn, dù không, mọi người đều có thể lâm vào đau khổ. Nó là người bạn không ai muốn, nhưng vẫn tự tìm đến ta.
Nhưng khi đau khổ đã xảy ra, Thiên Chúa có thể sử dụng chúng để mang lại nhiều ích lợi thiêng liêng khác. Chẳng hạn, Thiên Chúa sử dụng cuộc khổ nạn thương đau của Chúa Giêsu để mang lại ơn cứu độ cho trần thế.
Thiên Chúa vẫn không ngừng rút ra những điều tốt lành từ trong những thương đau, những bế tắc, thậm chí những tội ác… Vì thế, nếu biết chân thành suy niệm, ta có thể nhận ra ngay trong những thử thách của đời mình, có bàn tay Thiên Chúa. Không ít lần, ta kinh nghiệm rằng, giữa những khổ đau, ta nhận được qua nhiều sự đỡ nâng, sự ủi an hoặc nhiều những thuận lợi khác...
5. Chữa lành người mù, Chúa khẳng định: “THẦY LÀ ÁNH SÁNG THẾ GIAN”. Như vậy, qua việc mở đôi mắt cho người mù được thấy ánh sáng, Chúa Giêsu không nhắm việc chữa lành trên thân xác cho bằng nhắm đến sự cứu độ đời đời mà Người ban cho ta. Chỉ trong Chúa Kitô, chỉ có cách duy nhất là thông hiệp với Chúa Kitô, ta mới được tiến đến cùng ánh sáng là chính Người mà thôi.
Lời này được tuyên bố ngay giữa bối cảnh mà sự thù ghét Chúa trong lòng hàng ngũ lãnh đạo Dothái đang dâng cao. Bởi suốt cả chương 8, Tin Mừng theo thánh Gioan cho thấy, sự tranh luận ngày càng gay gắt giữa Chúa Giêsu và người Dothái.
Dù đang bị vây hãm bởi bóng đen dày đặc của lòng người, của tội lỗi thế gian, Chúa vẫn là Ánh Sáng. Chúa vẫn là Ánh Sáng duy nhất tỏa chiếu cho tất cả những ai chấp nhận để Chúa dẫn lối thoát ly khỏi mê lầm, tội lỗi.
Tình yêu và sự cứu độ của Chúa vẫn là những thực tại mà mỗi con người cần đến, không thể thay thế, không thể khác được. Chỉ có Chúa Giêsu Kitô, ánh sáng của chúng ta, Đấng đưa ta về sự sáng của tình yêu và ơn cứu độ.
Chúa Nhật thứ IV mùa Chay, nghĩa là thời gian càng lúc càng gần những ngày cao điểm của mầu nhiệm Vượt Qua. Bạn và tôi hãy bắt chước người năm xưa, vững tin vào Chúa để được tình yêu và ân sủng của Người đưa lối ta đi về sự sáng vĩnh cửu.
Một khi bắt gặp Chúa, Đấng giải thoát mình khỏi cảnh mù tối, người mù bất chấp mọi sợ hãi, vẫn hiên ngang khẳng định lòng tin của mình vào Chúa Giêsu: “Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa, ông ấy đã chẳng làm được gì”.
Chúng ta là Kitô hữu, những người luôn xác tín Chúa Giêsu là Đấng cứu độ mình. Hãy như người mù, chúng ta cần chứng tỏ đức tin của mình mọi nơi, mọi, mọi hoàn cảnh, bất chấp những điều ấy có thể đe dọa sự an nguy của bản thân nơi cuộc đời này.
Khi Chúa chữa người mù
Khi nói về những trường hợp mù, Tin Mừng nhất lãm luôn ghi nhận lời van xin của chính nạn nhân: “Lạy con vua Đavit, xin thương xót chúng tôi!”. Chẳng hạn:
1. Tin Mừng theo thánh Mátthêu:
- Khi Ðức Kitô ra khỏi đó thì có hai người mù theo Ngài mà kêu rằng: “Lạy Con vua Ðavít, thương xót chúng tôi!” (Mt. 9:27).
- Có hai người mù ngồi ở vệ đàng; nghe biết Ðức Kitô đi ngang qua, thì họ kêu rằng: “Lạy con vua Ðavít, xin thương xót chúng tôi!” (Mt. 10:29-30).
2. Tin Mừng theo thánh Marcô:
Con của Timê là Bartimê, một người mù ăn xin, ngồi ở vệ đàng. Nghe biết là Ðức Giêsu Nazarét, thì hắn lên tiếng kêu rằng: “Lạy con vua Ðavít, xin thương xót chúng tôi!” (Mc. 10:46-47).
3. Tin Mừng theo thánh Luca:
Có người mù nọ đang ngồi ăn xin ở vệ đàng. Nghe có đông người đi ngang qua, hắn dò hỏi cho biết chuyện gì thế. Người ta cho hắn biết là có Giêsu Nazareth ngang qua. Và hắn la lên rằng: “Lạy con vua Ðavit, xin thương xót chúng tôi!” (Lc. 18:35-38).
Riêng Chúa Nhật thứ IV mùa Chay năm A này, Tin Mừng theo thánh Gioan, người mù không hề lên tiếng xin điều gì, Chúa Giêsu tự tay chữa lành cho anh.
Ngay trước khi chữa lành, Chúa cho biết: Anh ta bị mù là cơ hội “để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh”. Chính vì thế, “chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy, khi trời còn sáng; đêm đến không ai có thể làm việc được. Bao lâu Thầy còn ở thế gian, THẦY LÀ ÁNH SÁNG THẾ GIAN”.
Như vậy, khác với các thánh sử nhất lãm, đối với thánh Gioan, người mù không cần phải van xin, nhưng đây là nhiệm vụ của Chúa Giêsu:
1. Chúa Giêsu phải chứng tỏ và mạc khải quyền năng của Thiên Chúa. Khác các tác giả nhất lãm (chữa lành là chứng minh ơn tha thứ), thánh Gioan nhấn mạnh đến việc bày tỏ quyền năng vinh quang của Chúa.
Trường hợp anh mù, vì được chữa khỏi tật nguyền mà không ai có thể chữa được, quyền năng của Thiên Chúa đã được biểu lộ. Từ nay, bất cứ ai nhìn thấy anh, hay nghe nói đến anh, họ biết rằng, anh đã được sức mạnh siêu phàm chạm đến cuộc đời mình.
2. Qua tật nguyền mà anh được cứu chữa, Thiên Chúa cũng ân cần mạc khải tình thương của Người dành cho nhân loại. Bằng sự cứu chữa nơi một vài trường hợp trên thân xác, Thiên Chúa muốn nói rằng, Người quan tâm đến tâm hồn con người. Người muốn cứu độ họ. Thiên Chúa muốn chữa lành linh hồn họ.
Chữa lành bên ngoài là để nhấn mạnh đến ơn tha tội. Bởi bị tật nguyền nơi thân xác đã là bất hạnh. Nhưng tật nguyền trong linh hồn mới thật bất hạnh đời đời. Việc chữa lành trên thân xác, có cũng được, không có không sao. Nhưng nếu linh hồn mà không được chữa lành, không được Chúa đoái thương, con người sẽ đánh mất ơn vĩnh cửu trong Thiên Chúa.
3. Đàng khác, nếu không được chữa lành nơi thân xác, ta chấp nhận đau khổ. Đó chính là thập giá đời ta.
Chúa Giêsu từng mời gọi hãy vác thập giá của bản thân mà theo Người. Bởi thế, đau khổ vẫn là điều cần thiết để ta kết hợp với Chúa Giêsu mà cứu độ mình, cùng đền thay tội lỗi cho muôn người.
Thập giá đời ta sẽ phát sinh ơn cứu độ cho mình, cho mọi người, chỉ khi ta vui nhận trong tinh thần tín thác vào Thiên Chúa, và hiến dâng như của lễ toàn thiêu, hiến tế đời mình trong Chúa Giêsu.
Vì thế, những ai được chữa lành là điều đáng vui mừng, nhưng nếu không được chữa lành, thì bệnh tật nơi thân xác vẫn là điều quý giá. Giá trị và vinh quang của sự chiến thắng nằm ở chỗ, dù phải mang thánh giá đời mình, ta vẫn kiên trung tín thác và yêu mến Chúa.
4. Nói rằng, trong nhiều trường hợp (chẳng hạn trường hợp của người mù), bất hạnh của con người là để chứng tỏ vinh quang Thiên Chúa, không có nghĩa là, Thiên Chúa muốn cho một số người bị khuyết tật để qua họ Người bày tỏ chính mình.
Đúng hơn, ta phải hiểu rằng, tất cả bệnh tật, sự đau khổ, những yếu tố bất toàn của thiên nhiên… tất cả đếu có thể ập xuống trên con người. Đau khổ vẫn luôn hiện diện trong cõi nhân sinh. Dù muốn, dù không, mọi người đều có thể lâm vào đau khổ. Nó là người bạn không ai muốn, nhưng vẫn tự tìm đến ta.
Nhưng khi đau khổ đã xảy ra, Thiên Chúa có thể sử dụng chúng để mang lại nhiều ích lợi thiêng liêng khác. Chẳng hạn, Thiên Chúa sử dụng cuộc khổ nạn thương đau của Chúa Giêsu để mang lại ơn cứu độ cho trần thế.
Thiên Chúa vẫn không ngừng rút ra những điều tốt lành từ trong những thương đau, những bế tắc, thậm chí những tội ác… Vì thế, nếu biết chân thành suy niệm, ta có thể nhận ra ngay trong những thử thách của đời mình, có bàn tay Thiên Chúa. Không ít lần, ta kinh nghiệm rằng, giữa những khổ đau, ta nhận được qua nhiều sự đỡ nâng, sự ủi an hoặc nhiều những thuận lợi khác...
5. Chữa lành người mù, Chúa khẳng định: “THẦY LÀ ÁNH SÁNG THẾ GIAN”. Như vậy, qua việc mở đôi mắt cho người mù được thấy ánh sáng, Chúa Giêsu không nhắm việc chữa lành trên thân xác cho bằng nhắm đến sự cứu độ đời đời mà Người ban cho ta. Chỉ trong Chúa Kitô, chỉ có cách duy nhất là thông hiệp với Chúa Kitô, ta mới được tiến đến cùng ánh sáng là chính Người mà thôi.
Lời này được tuyên bố ngay giữa bối cảnh mà sự thù ghét Chúa trong lòng hàng ngũ lãnh đạo Dothái đang dâng cao. Bởi suốt cả chương 8, Tin Mừng theo thánh Gioan cho thấy, sự tranh luận ngày càng gay gắt giữa Chúa Giêsu và người Dothái.
Dù đang bị vây hãm bởi bóng đen dày đặc của lòng người, của tội lỗi thế gian, Chúa vẫn là Ánh Sáng. Chúa vẫn là Ánh Sáng duy nhất tỏa chiếu cho tất cả những ai chấp nhận để Chúa dẫn lối thoát ly khỏi mê lầm, tội lỗi.
Tình yêu và sự cứu độ của Chúa vẫn là những thực tại mà mỗi con người cần đến, không thể thay thế, không thể khác được. Chỉ có Chúa Giêsu Kitô, ánh sáng của chúng ta, Đấng đưa ta về sự sáng của tình yêu và ơn cứu độ.
Chúa Nhật thứ IV mùa Chay, nghĩa là thời gian càng lúc càng gần những ngày cao điểm của mầu nhiệm Vượt Qua. Bạn và tôi hãy bắt chước người năm xưa, vững tin vào Chúa để được tình yêu và ân sủng của Người đưa lối ta đi về sự sáng vĩnh cửu.
Một khi bắt gặp Chúa, Đấng giải thoát mình khỏi cảnh mù tối, người mù bất chấp mọi sợ hãi, vẫn hiên ngang khẳng định lòng tin của mình vào Chúa Giêsu: “Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa, ông ấy đã chẳng làm được gì”.
Chúng ta là Kitô hữu, những người luôn xác tín Chúa Giêsu là Đấng cứu độ mình. Hãy như người mù, chúng ta cần chứng tỏ đức tin của mình mọi nơi, mọi, mọi hoàn cảnh, bất chấp những điều ấy có thể đe dọa sự an nguy của bản thân nơi cuộc đời này.