Trong tuần qua, chúng ta đã nghe qua nhiều nhận định về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 2/11/2004. Giáo sư Michael Novak, giám đốc Học Viện Nghiên Cứu Công Kỷ Nghệ Hoa Kỳ, và cũng là nhà chuyên môn quan sát những sinh hoạt chính trị trên thế giới. Giáo Sư đã cho rằng cuộc bầu cử vừa qua cho thấy sức mạnh của lớp cử tri thường dân đã vượt thắng trên lá phiếu của những lớp người chuyên biệt trong xã hội Hoa Kỳ. Giáo Sư Michael Novak sẽ giải thích thêm về nhận định nầy trong bài phỏng vấn sau đây dành cho đặc phái viên của nhật báo công giáo "Tương Lai" của Hội Ðồng Giám Mục Italia, số phát hàng thứ Năm mùng 4 tháng 11 năm 2004.
Hỏi 1: Thưa giáo sư, vào lúc cuối ngày bầu cử, người ta vẫn còn thấy đông dân chúng cử tri đứng xếp hàng chờ được bỏ phiếu. Giáo Sư nghĩ thế nào về hiện tượng nầy?
Ðáp: Ðúng vậy. Ða số những người đi bỏ phiếu đều nghĩ đến những vấn đề liên quan đến nếp sống luân lý, và đang được khơi dậy trong dư luận trong thời gian tranh cử; đó là những vấn đề như nạn phá thai, vấn đề gia đình, vấn đề "kết hợp" giữa hai người đồng phái tính, và vấn đề liên quan đến những nghiên cứu trên phôi thai người. Khía cạnh luân lý nầy có thể giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa sâu xa của cuộc bầu cử tổng thống hoa kỳ vừa kết thúc. Ðó là đa số cử tri thường dân đã bày tỏ thái độ không bằng lòng với lớp người chuyên nghiệp; những người chuyên nghiệp nầy đã xử dụng nhiều áp lực và phương thế để mong đánh bại tổng thống BUSH về những vấn đề luân lý. Tại Hoa Kỳ, những lớp người bình dân vẫn còn giữ lòng đạo đức; họ yêu mến sự sống, yêu mến gia đình. Chúng ta nên nhớ rằng việc phá thai đã được đưa vào xã hội Hoa Kỳ, do bởi quyết định của Tòa Án, chớ không do quyết định của đại đa số dân chúng. Ngày nay cũng như lúc trước, nếu đem vấn đề phá thai ra để trưng cầu dân ý, thì chắc chắn là đa số dân chúng hoa kỳ sẽ bỏ phiếu chống lại việc cho phép phá thai. Nhưng ngược lại, Tòa Án đã phán quyết cho cho phép phá thai. Ðiều nầy cho thấy quyền lực của những nhóm người chuyên nghiệp.
Hỏi 2: Thưa Giáo Sư, khi nói đến "những người chuyên nghiệp", giáo sư muốn ám chỉ đến những ai?
Ðáp: Khi dùng cụm từ "những người chuyên nghiệp", tôi nghĩ đến những nhóm người sau đây: các phóng viên, những kẻ hướng dẫn dư luận, những nhà chuyên môn, và cách chung những người giàu có; những người chuyên nghiệp nầy chiếm khoảng 10 phần trăm dân số Hoa Kỳ và là những kẻ quyền thế; vì vậy họ không muốn mình bị giới hạn bởi những quy luật luân lý.
Hỏi 3: Thưa giáo sư, trong cuộc vận động tranh cử vào chức vụ tổng thống vừa qua tại Hoa Kỳ, có những nhà tỉ phú nổi tiếng như các ông SOROS, ông TURNER, và những vị khác nữa đã nhất quyết vận động chống lại Tổng Thống BUSH. Giáo Sư có nghĩ rằng sỡ dĩ họ chống lại Tổng Thống Bush, là bởi vì lập trường của tổng thống Bush về những vấn đề luân lý hay không?
Ðáp: Không phải chỉ vì vấn đề luân lý mà thôi, nhưng còn vì những vấn đề khác nữa. Dù sao lập trường về những vấn đề luân lý đã đóng vai trò quan trọng. Tôi nghĩ rằng, ngoài những đóng góp tài chánh thông thường để ủng hộ ứng cử viên của đảng dân chủ, thì các nhà tỉ phú trên đã chi thêm từ 60 đến 80 tỉ mỹ kim trong cuộc vận động vừa qua, nhằm để đánh bại tổng thống Bush. Các nhà tỉ phú nầy đã mô tả Tổng Thống BUSH như là kẻ khùng và dốt; nhưng những người bình dân thì ủng hộ lập trường của tổng thống Bush, và đã bỏ phiếu cho ông. Lớp thường dân Hoa Kỳ còn tin vào gia đình, còn tin rằng mối tương quan hôn nhân vĩnh viễn là điều cần thiết để bảo vệ con cái và người phụ nữ. Người ta đã ý thức rằng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lần vừa qua, chính những giá trị nền tảng của nền văn minh hiện nay đều có liên hệ vào đó.
Hỏi 4: Thưa giáo sư, những lá phiếu tại bang California nói lên lập trường đối với vấn đề các tế bào gốc, xem ra nghịch lại với những gì giáo sư vừa quả quyết. Giáo sư nghĩ như thế nào?
Ðáp: Trong toàn quốc Hoa Kỳ, tiểu bang California là một thực tại đặc biệt riêng. Ðây là một bang trần tục nhất, ngoại đạo nhất, nơi mà sự sống con người không được tôn trọng nghiêm chỉnh. Vì thế người ta không lạ gì trước những tuyên truyền chống lại sự sống con người, tức những tuyên truyền ủng hộ phát thai, đã được nhiều người tại bang California nầy ủng hộ.
Hỏi 5: Thưa giáo sư, ngài vừa nói là những con người chuyên nghiệp không muốn bị giới hạn bởi những quy định luân lý. Xin giáo sư giải thích cho biết lý do tại sao lại như vậy?
Ðáp: Thưa bởi vì những con người chuyên nghiệp đó không tin vào nền luân lý phổ quát nữa. Họ chỉ nghĩ đến những của cải giàu sang họ có, nghĩ đến việc phải làm sao để duy trì những của cải này và phải làm sao để có thêm nhiều của cải nữa. Họ kể mình như là trung tâm của vũ trụ. Vì thế họ là những con người theo chủ thuyết tương đối luân lý và ghét những ai đề ra những quy định luân lý. Họ không muốn Thiên Chúa can thiệp vào cuộc đời họ, nhất là không muốn Thiên Chúa ảnh hưởng trên những chọn lựa của họ. Ngược lại, những con người thường dân tại Hoa Kỳ còn duy trì lòng đạo đức, còn tin vào Mười Ðiều Răn và tất cả những hệ luận rút ra từ đó. Và những lá phiếu người thường dân ủng hộ tổng thống Bush, chứng minh cho chúng ta thấy đúng như vừa nói trên.
Giáo Sư cho rằng chiến thắng của Tổng Thống Bush là chiến thắng của người thường dân Hoa Kỳ còn lòng đạo đức, trên những lớp người chuyên nghiệp, giàu có, không muốn mình bị giới hạn bởi những quy định luân lý. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn.
Hỏi 1: Thưa giáo sư, vào lúc cuối ngày bầu cử, người ta vẫn còn thấy đông dân chúng cử tri đứng xếp hàng chờ được bỏ phiếu. Giáo Sư nghĩ thế nào về hiện tượng nầy?
Ðáp: Ðúng vậy. Ða số những người đi bỏ phiếu đều nghĩ đến những vấn đề liên quan đến nếp sống luân lý, và đang được khơi dậy trong dư luận trong thời gian tranh cử; đó là những vấn đề như nạn phá thai, vấn đề gia đình, vấn đề "kết hợp" giữa hai người đồng phái tính, và vấn đề liên quan đến những nghiên cứu trên phôi thai người. Khía cạnh luân lý nầy có thể giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa sâu xa của cuộc bầu cử tổng thống hoa kỳ vừa kết thúc. Ðó là đa số cử tri thường dân đã bày tỏ thái độ không bằng lòng với lớp người chuyên nghiệp; những người chuyên nghiệp nầy đã xử dụng nhiều áp lực và phương thế để mong đánh bại tổng thống BUSH về những vấn đề luân lý. Tại Hoa Kỳ, những lớp người bình dân vẫn còn giữ lòng đạo đức; họ yêu mến sự sống, yêu mến gia đình. Chúng ta nên nhớ rằng việc phá thai đã được đưa vào xã hội Hoa Kỳ, do bởi quyết định của Tòa Án, chớ không do quyết định của đại đa số dân chúng. Ngày nay cũng như lúc trước, nếu đem vấn đề phá thai ra để trưng cầu dân ý, thì chắc chắn là đa số dân chúng hoa kỳ sẽ bỏ phiếu chống lại việc cho phép phá thai. Nhưng ngược lại, Tòa Án đã phán quyết cho cho phép phá thai. Ðiều nầy cho thấy quyền lực của những nhóm người chuyên nghiệp.
Hỏi 2: Thưa Giáo Sư, khi nói đến "những người chuyên nghiệp", giáo sư muốn ám chỉ đến những ai?
Ðáp: Khi dùng cụm từ "những người chuyên nghiệp", tôi nghĩ đến những nhóm người sau đây: các phóng viên, những kẻ hướng dẫn dư luận, những nhà chuyên môn, và cách chung những người giàu có; những người chuyên nghiệp nầy chiếm khoảng 10 phần trăm dân số Hoa Kỳ và là những kẻ quyền thế; vì vậy họ không muốn mình bị giới hạn bởi những quy luật luân lý.
Hỏi 3: Thưa giáo sư, trong cuộc vận động tranh cử vào chức vụ tổng thống vừa qua tại Hoa Kỳ, có những nhà tỉ phú nổi tiếng như các ông SOROS, ông TURNER, và những vị khác nữa đã nhất quyết vận động chống lại Tổng Thống BUSH. Giáo Sư có nghĩ rằng sỡ dĩ họ chống lại Tổng Thống Bush, là bởi vì lập trường của tổng thống Bush về những vấn đề luân lý hay không?
Ðáp: Không phải chỉ vì vấn đề luân lý mà thôi, nhưng còn vì những vấn đề khác nữa. Dù sao lập trường về những vấn đề luân lý đã đóng vai trò quan trọng. Tôi nghĩ rằng, ngoài những đóng góp tài chánh thông thường để ủng hộ ứng cử viên của đảng dân chủ, thì các nhà tỉ phú trên đã chi thêm từ 60 đến 80 tỉ mỹ kim trong cuộc vận động vừa qua, nhằm để đánh bại tổng thống Bush. Các nhà tỉ phú nầy đã mô tả Tổng Thống BUSH như là kẻ khùng và dốt; nhưng những người bình dân thì ủng hộ lập trường của tổng thống Bush, và đã bỏ phiếu cho ông. Lớp thường dân Hoa Kỳ còn tin vào gia đình, còn tin rằng mối tương quan hôn nhân vĩnh viễn là điều cần thiết để bảo vệ con cái và người phụ nữ. Người ta đã ý thức rằng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lần vừa qua, chính những giá trị nền tảng của nền văn minh hiện nay đều có liên hệ vào đó.
Hỏi 4: Thưa giáo sư, những lá phiếu tại bang California nói lên lập trường đối với vấn đề các tế bào gốc, xem ra nghịch lại với những gì giáo sư vừa quả quyết. Giáo sư nghĩ như thế nào?
Ðáp: Trong toàn quốc Hoa Kỳ, tiểu bang California là một thực tại đặc biệt riêng. Ðây là một bang trần tục nhất, ngoại đạo nhất, nơi mà sự sống con người không được tôn trọng nghiêm chỉnh. Vì thế người ta không lạ gì trước những tuyên truyền chống lại sự sống con người, tức những tuyên truyền ủng hộ phát thai, đã được nhiều người tại bang California nầy ủng hộ.
Hỏi 5: Thưa giáo sư, ngài vừa nói là những con người chuyên nghiệp không muốn bị giới hạn bởi những quy định luân lý. Xin giáo sư giải thích cho biết lý do tại sao lại như vậy?
Ðáp: Thưa bởi vì những con người chuyên nghiệp đó không tin vào nền luân lý phổ quát nữa. Họ chỉ nghĩ đến những của cải giàu sang họ có, nghĩ đến việc phải làm sao để duy trì những của cải này và phải làm sao để có thêm nhiều của cải nữa. Họ kể mình như là trung tâm của vũ trụ. Vì thế họ là những con người theo chủ thuyết tương đối luân lý và ghét những ai đề ra những quy định luân lý. Họ không muốn Thiên Chúa can thiệp vào cuộc đời họ, nhất là không muốn Thiên Chúa ảnh hưởng trên những chọn lựa của họ. Ngược lại, những con người thường dân tại Hoa Kỳ còn duy trì lòng đạo đức, còn tin vào Mười Ðiều Răn và tất cả những hệ luận rút ra từ đó. Và những lá phiếu người thường dân ủng hộ tổng thống Bush, chứng minh cho chúng ta thấy đúng như vừa nói trên.
Giáo Sư cho rằng chiến thắng của Tổng Thống Bush là chiến thắng của người thường dân Hoa Kỳ còn lòng đạo đức, trên những lớp người chuyên nghiệp, giàu có, không muốn mình bị giới hạn bởi những quy định luân lý. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn.