Washington: Nhìn lại cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ, vấn đề then chốt đã đưa Tổng Thống Bush lên nhiệm kỳ 2 không phải là khủng bố, kinh tế nước nhà, trận chiến Iraq nhưng vấn đề chính là giá trị đạo đức. Và đó là những người tín hữu Kitô Giáo đa số đã bỏ phiếu cho đương kim Tổng Thống Bush.
Nhìn lại chặng đường đã qua hai ứng viên Tổng Thống Bush và Thượng Nghị Sĩ Kerry đã nói gì về đức tin của mình.
Trong ba cuộc tranh luận giữa hai ứng viên tranh cử Tổng Thống, thì vào ngày 13/10, thượng nghị sĩ John F. Kerry tại bang Massachustts và Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush đã nói đến đức tin của mình và nói đến tầm ảnh hưởng trong việc chọn lựa quyết định của họ, đặc biệt đến vấn đề như phá thai, nghiên cứu tế bào gốc lấy từ phôi thai người.
Bác Kerry, một người Công Giáo và ứng viên đảng Dân Chủ đã nói đến sự kính trọng đến nhận định của các giám mục là những vị nói rằng đối với cử tri bầu cho ứng viên ủng hộ phá thai và nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai người sẽ phạm tội.
Dựa theo đó Bác Kerry nói trong cuộc tranh luận tại Tempe, Arizona: “Nhưng cũng như nhiều người khác, tôi không đồng ý với các ngài. Tôi tin rằng tôi không thể ban thành luật hay truyền cho người cư dân Hoa Kỳ khác đến tín điều của tôi. Tín điều đức tin là gì, đối với tôi nó không phải là cái gì để tôi áp đặt thành luật pháp trên những ai không cùng chia sẻ đến tín điều ấy”.
Trong khi vận động tranh cử tại Hoa Kỳ, các giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra những thông tư, lá thư mục vụ nói đến tầm quan trọng các vấn đề sự sống trong khi quyết định bỏ lá phiếu, thế nhưng hơn 10 giám mục đã đi xa hơn nữa khi nói rằng nếu người Công Giáo bầu cho ứng viên tổng thống ủng hộ phát thai là họ tự mình phạm tội.
Đối với Tổng Thống Bush là một người theo đạo Methodist đã phản ứng đến những lời bình luận của Bác Kerry khi Tổng Thống đưa ra: “Thật là quan trọng để dấn thân cho một nền văn hóa sự sống. Tôi tin rằng một thế giới lý tưởng là một thế giới mà tất cả mọi trẻ em phải được bảo vệ theo luật pháp và được chào mừng để chào đời”, và như thế “con người có suy nghĩ có thể cùng đến với nhau và đặt ra luật pháp tốt để giúp giảm thiểu đi nạn phá thai”. Tổng Thống thêm rằng cổ võ cho sự sống có thể bao gồm đến việc khuyến khích bảo trợ làm con nuôi và các chương trình kiêng cữ và ủng hộ đến các nhóm sản phụ tại gia.
Bác Kerry đã đưa ra những niềm tin của ông bằng cách lấy lại những lời của cố Tổng Thống tiền nhiệm John F. Kennedy, là vị Tổng Thống Công Giáo duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ: “Tôi không phải ra tranh cử để làm một tổng thống Công Giáo. Tôi ra tranh cử để làm tổng thống là một người theo đạo Công Giáo”. Bác Kerry nói thêm đức tin “ảnh hưởng đến mọi sự trong các việc tôi làm và tôi chọn lựa”.
Bác Kerry đã cẩn thận trích dựa theo câu Kinh Thánh lấy từ chương 2 trong Thư của Thánh Gia Cô Bê “ Điều này có nghĩa gì, thưa quý vị, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin. Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. “Và tôi nghĩ rằng mọi sự quý vị làm nơi đời sống công khai sẽ phải được hướng dẫn bởi đức tin của quý vị, được ảnh hưởng bởi đức tin của quý vị, nhưng nó phải không được truyền đi bằng bất cứ đường lối chính thức nào đến người khác”.
“Và đó là tại sao tôi tranh đấu chống nạn đói nghèo. Đó là tại sao tôi tranh đấu để làm sạch môi trường và bảo vệ quả đất này. Đó là tại sao mà tôi tranh đấu cho sự công bằng và công lý. Tất cả những điều đó đến từ giáo huấn căn bản và sự tin tưởng của đức tin.
Bác Kerry lại trích dẫn lời nói của cố Tổng Thống Kenedy trong ngày nhậm chức tổng thống “Ở đây trên trái đất này, công việc của Thiên Chúa phải thực sự là của chính chúng ta “ và bác Kerry thêm rằng “ Và đó là những gì chúng ta phải làm.. cho nên tôi nghĩ đó là thử thách cho việc phục vụ công cộng”.
Đối với Tổng Thống Bush, tổng thống nói : “Đức tin của tôi thật rất là.. nó là điều rất riêng tư. Tôi cầu xin cho được sức mạnh. Tôi cầu xin cho được khôn ngoan. Tôi cầu xin cho binh sĩ của chúng ta trong lúc bị thiệt hại. Tôi cầu xin cho gia đình tôi, tôi cầu xin cho các con gái nhỏ của tôi”. Tổng thống nói cầu nguyện và tôn giáo “nâng đỡ tôi.. Tôi nhận được sự bình tĩnh trong những cơn giông tố của nhiệm kỳ tổng thống”.
Tổng Thống Bush cũng thêm rằng Tổng Thống lưu tâm tới sự đa dạng niềm tin tôn giáo tại Hoa Kỳ và quyền lợi của tất cả mọi người được thờ phượng khi họ cảm thấy thích hợp. “Tôi không muốn áp đặt tôn giáo của tôi trên bất cứ người nào, nhưng khi tôi làm những quyết định, tôi dựa theo nguyên tắc. Và những nguyên tắc xuất phát từ tôi là ai. Tôi tin rằng chúng ta phải yêu thương anh em như chính mình”.
Tổng Thống Bush nói: “Thiên Chúa muốn mọi người được tự do” và đó là một phần trong đường lối ngoại giao của Tổng Thống.
Bác Kerry đã thêm rằng, bác được dạy trong trường Công Giáo là “hai giới răn trọng nhất là ‘Yêu mến Thiên Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng hết trí khôn ngươi và yêu mến người thân cận như chính mình”.
Những ai theo dõi cho cuộc vận động đều thấy rằng cho đến những ngày cuối cùng, cả hai ứng viên đều dùng tôn giáo như một vũ khí chính trị, vào ngày lễ các Thánh Nam Nữ, Bác Kerry đã đi nhà thờ 2 lần, trong khi ngày Chúa Nhật Tổng Thống Bush đã cùng đi dự Thánh Lễ Công Giáo chung với gia đình người em là Thống Đốc Jeff Bush.
Gia đình Bush là một gia đình hiếu chiến từ đời cha đến đời con, nhưng 2 anh em nhà Bush là người biết “chiều vợ”, yêu em không những yêu cả con đường đi mà yêu luôn cả con đường đi đến nhà thờ. Cả hai anh em George W Bush và Jeff Bush từ khi lấy vợ đã theo đạo vợ. Jeff Bush đã theo đạo Công Giáo. Còn George W Bush theo đạo Episcolian nhưng khi lấy vợ đã theo đạo Methodist. Chính Tổng Thống Bush đã cử người em dâu đại diện Tổng Thống dẫn phái đoàn đến Roma tham dự 25 kỷ niệm triều Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Vatican. Trên 8 trang Web vận động bầu cử thì 4 trang đã đưa hình Tổng Thống Bush chụp chung với Đức Giáo Hoàng trong biểu triều yết tại Vatican vừa qua.
Phần Bác Kerry xưa nay vẫn tự hào: “Tôi là người Công Giáo, được giáo dục là một người Công Giáo, tôi là một cậu bé giúp lễ. Tôn giáo đã đóng một vai trò lớn trong đời tôi. Đã giúp tôi trải qua một cuộc chiến và dẫn đưa tôi đến ngày hôm nay”.
Trải qua một cuộc chiến tại Việt Nam được 4 huân chương, nhưng sau đó đã trả lại và tham gia phong trào phản chiến Việt Nam. Ly dị đời vợ thứ nhất, nhưng may mắn đã lấy được đời vợ thứ hai sau khi đã xin Tòa án hôn phối Công Giáo.
Trong ngày bầu cử, 51% cư dân Hoa Kỳ đã bầu cho Tổng Thống Bush, 48% đã bầu cho Bác Kerry. Trong số cử tri người Công Giáo đi bầu trên toàn quốc chiếm 27%, thì Tổng Thống Bush đã được 52 % số phiếu trong khi Bác Kerry chỉ được 47%.
Người Công Giáo tại bang Ohio và Florida là 2 bang có tính cách quyết định thì cử tri Công Giáo đã dồn phiếu về cho Tổng Thống Bush. Từ lúc Tổng Thống Bush thắng cử tại Florida, thì niềm mơ ước lên chức tổng thống của Bác Kerry đã bắt đầu xa dần, cho đến khi Bush vẫn dẫn đầu tại Ohio thì niềm mơ của Bác Kerry đã tiêu tan.
Tại bang Ohio, 65% người Công Giáo tham dự Thánh Lễ hàng tuần đã bầu cho Tổng Thống Bush, 35% đã bầu cho Bác Kerry. Tính trên toàn quốc, 56% người Công Giáo đi lễ hàng tuần đã bầu cho Tổng Thống Bush, trong khi Bác Kerry được 43 %.
Trên toàn quốc 58% những người có đạo trong tất cả mọi tôn giáo đi đến Thánh Đường hàng tuần mỗi tuần một lần đã bầu cho Tổng Thống Bush. Còn những người có đạo trong mọi tôn giáo đi đến Thánh Đường bất thường, vui thì đi buồn thì ở nhà hoạc giữ đạo “Ba Vào” thì lại bầu cho Bác Kerry nhiều hơn.
Đối với giáo phái Tin Lành Trắng hay Tin Lành Tái Sinh, 78 % đã bầu cho Tổng Thống Bush, 21% đã bầu cho Kerry. Trong tôn giáo Tin Lành nói chung thì 59% đã bầu cho Bush trong khi Bác Kerry chỉ được có 40%.
Ghi Chú:
* Đạo Ba Vào: Cả cuộc đời chỉ “vào” nhà thờ ba lần: bế vào nhà thờ lúc rửa tội, dìu nhau vào nhà thờ khi làm đám cưới và cuối cùng là được khiêng vào nhà thờ để làm phép xác.
* Không phải những ai cứ vỗ ngực xưng mình là cựu giúp lễ, cựu chủng sinh thì đã là con người tốt. Bác Kerry từng tuyên bố mình là cựu giúp lễ, nhóm người viết thơ đấu tố Linh Mục tự xưng là nhóm cựu chủng sinh, ai cũng biết rằng ăn cắp ăn trộm trong chủng viện bị Cha Giám Đốc đuổi cũng đã từng là cựu “chủng sinh”.
* Tổng Thống Bush ít khi xưng mình là người theo tôn giáo Methodist, nhưng ông được liệt vào hạng người Tin Lành Tái Sinh, vì ông đã lêu lổng chẳng giữ đạo, chính ông đã quay về với đạo vào năm 1985 nhờ sự đốc thúc của bố mẹ và một người bạn thân là mục sư Billy Graham. Trong tất cả buổi họp nội các tại phủ tổng thống, Bush lúc nào cũng mở đầu bằng lời kinh nguyện.
* Để ý lại trong ngày đại hội đảng để ra mắt ứng viên tổng thống và phó tổng thống, đối với đảng Dân Chủ của Bác Kerry tại Boston, mang tiếng là Công Giáo nhưng không có vị giáo sĩ Công Giáo nào được mời kể cả Đức Tổng Giám Mục O’Malley, duy nhất chỉ có một linh mục chánh xứ nơi Bác Kerry đi lễ hàng tuần được mời. Riêng đối với Đảng Cộng Hòa thì Tổng Thống Bush đã mời rất nhiều giáo sĩ Công Giáo và chính Đức Hồng Y Egan tại New York đã đọc lời nguyện khai mạc.
Nhìn lại chặng đường đã qua hai ứng viên Tổng Thống Bush và Thượng Nghị Sĩ Kerry đã nói gì về đức tin của mình.
Trong ba cuộc tranh luận giữa hai ứng viên tranh cử Tổng Thống, thì vào ngày 13/10, thượng nghị sĩ John F. Kerry tại bang Massachustts và Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush đã nói đến đức tin của mình và nói đến tầm ảnh hưởng trong việc chọn lựa quyết định của họ, đặc biệt đến vấn đề như phá thai, nghiên cứu tế bào gốc lấy từ phôi thai người.
Bác Kerry, một người Công Giáo và ứng viên đảng Dân Chủ đã nói đến sự kính trọng đến nhận định của các giám mục là những vị nói rằng đối với cử tri bầu cho ứng viên ủng hộ phá thai và nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai người sẽ phạm tội.
Dựa theo đó Bác Kerry nói trong cuộc tranh luận tại Tempe, Arizona: “Nhưng cũng như nhiều người khác, tôi không đồng ý với các ngài. Tôi tin rằng tôi không thể ban thành luật hay truyền cho người cư dân Hoa Kỳ khác đến tín điều của tôi. Tín điều đức tin là gì, đối với tôi nó không phải là cái gì để tôi áp đặt thành luật pháp trên những ai không cùng chia sẻ đến tín điều ấy”.
Trong khi vận động tranh cử tại Hoa Kỳ, các giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra những thông tư, lá thư mục vụ nói đến tầm quan trọng các vấn đề sự sống trong khi quyết định bỏ lá phiếu, thế nhưng hơn 10 giám mục đã đi xa hơn nữa khi nói rằng nếu người Công Giáo bầu cho ứng viên tổng thống ủng hộ phát thai là họ tự mình phạm tội.
Đối với Tổng Thống Bush là một người theo đạo Methodist đã phản ứng đến những lời bình luận của Bác Kerry khi Tổng Thống đưa ra: “Thật là quan trọng để dấn thân cho một nền văn hóa sự sống. Tôi tin rằng một thế giới lý tưởng là một thế giới mà tất cả mọi trẻ em phải được bảo vệ theo luật pháp và được chào mừng để chào đời”, và như thế “con người có suy nghĩ có thể cùng đến với nhau và đặt ra luật pháp tốt để giúp giảm thiểu đi nạn phá thai”. Tổng Thống thêm rằng cổ võ cho sự sống có thể bao gồm đến việc khuyến khích bảo trợ làm con nuôi và các chương trình kiêng cữ và ủng hộ đến các nhóm sản phụ tại gia.
Bác Kerry đã đưa ra những niềm tin của ông bằng cách lấy lại những lời của cố Tổng Thống tiền nhiệm John F. Kennedy, là vị Tổng Thống Công Giáo duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ: “Tôi không phải ra tranh cử để làm một tổng thống Công Giáo. Tôi ra tranh cử để làm tổng thống là một người theo đạo Công Giáo”. Bác Kerry nói thêm đức tin “ảnh hưởng đến mọi sự trong các việc tôi làm và tôi chọn lựa”.
Bác Kerry đã cẩn thận trích dựa theo câu Kinh Thánh lấy từ chương 2 trong Thư của Thánh Gia Cô Bê “ Điều này có nghĩa gì, thưa quý vị, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin. Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. “Và tôi nghĩ rằng mọi sự quý vị làm nơi đời sống công khai sẽ phải được hướng dẫn bởi đức tin của quý vị, được ảnh hưởng bởi đức tin của quý vị, nhưng nó phải không được truyền đi bằng bất cứ đường lối chính thức nào đến người khác”.
“Và đó là tại sao tôi tranh đấu chống nạn đói nghèo. Đó là tại sao tôi tranh đấu để làm sạch môi trường và bảo vệ quả đất này. Đó là tại sao mà tôi tranh đấu cho sự công bằng và công lý. Tất cả những điều đó đến từ giáo huấn căn bản và sự tin tưởng của đức tin.
Bác Kerry lại trích dẫn lời nói của cố Tổng Thống Kenedy trong ngày nhậm chức tổng thống “Ở đây trên trái đất này, công việc của Thiên Chúa phải thực sự là của chính chúng ta “ và bác Kerry thêm rằng “ Và đó là những gì chúng ta phải làm.. cho nên tôi nghĩ đó là thử thách cho việc phục vụ công cộng”.
Đối với Tổng Thống Bush, tổng thống nói : “Đức tin của tôi thật rất là.. nó là điều rất riêng tư. Tôi cầu xin cho được sức mạnh. Tôi cầu xin cho được khôn ngoan. Tôi cầu xin cho binh sĩ của chúng ta trong lúc bị thiệt hại. Tôi cầu xin cho gia đình tôi, tôi cầu xin cho các con gái nhỏ của tôi”. Tổng thống nói cầu nguyện và tôn giáo “nâng đỡ tôi.. Tôi nhận được sự bình tĩnh trong những cơn giông tố của nhiệm kỳ tổng thống”.
Tổng Thống Bush cũng thêm rằng Tổng Thống lưu tâm tới sự đa dạng niềm tin tôn giáo tại Hoa Kỳ và quyền lợi của tất cả mọi người được thờ phượng khi họ cảm thấy thích hợp. “Tôi không muốn áp đặt tôn giáo của tôi trên bất cứ người nào, nhưng khi tôi làm những quyết định, tôi dựa theo nguyên tắc. Và những nguyên tắc xuất phát từ tôi là ai. Tôi tin rằng chúng ta phải yêu thương anh em như chính mình”.
Tổng Thống Bush nói: “Thiên Chúa muốn mọi người được tự do” và đó là một phần trong đường lối ngoại giao của Tổng Thống.
Bác Kerry đã thêm rằng, bác được dạy trong trường Công Giáo là “hai giới răn trọng nhất là ‘Yêu mến Thiên Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng hết trí khôn ngươi và yêu mến người thân cận như chính mình”.
Những ai theo dõi cho cuộc vận động đều thấy rằng cho đến những ngày cuối cùng, cả hai ứng viên đều dùng tôn giáo như một vũ khí chính trị, vào ngày lễ các Thánh Nam Nữ, Bác Kerry đã đi nhà thờ 2 lần, trong khi ngày Chúa Nhật Tổng Thống Bush đã cùng đi dự Thánh Lễ Công Giáo chung với gia đình người em là Thống Đốc Jeff Bush.
Gia đình Bush là một gia đình hiếu chiến từ đời cha đến đời con, nhưng 2 anh em nhà Bush là người biết “chiều vợ”, yêu em không những yêu cả con đường đi mà yêu luôn cả con đường đi đến nhà thờ. Cả hai anh em George W Bush và Jeff Bush từ khi lấy vợ đã theo đạo vợ. Jeff Bush đã theo đạo Công Giáo. Còn George W Bush theo đạo Episcolian nhưng khi lấy vợ đã theo đạo Methodist. Chính Tổng Thống Bush đã cử người em dâu đại diện Tổng Thống dẫn phái đoàn đến Roma tham dự 25 kỷ niệm triều Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Vatican. Trên 8 trang Web vận động bầu cử thì 4 trang đã đưa hình Tổng Thống Bush chụp chung với Đức Giáo Hoàng trong biểu triều yết tại Vatican vừa qua.
Phần Bác Kerry xưa nay vẫn tự hào: “Tôi là người Công Giáo, được giáo dục là một người Công Giáo, tôi là một cậu bé giúp lễ. Tôn giáo đã đóng một vai trò lớn trong đời tôi. Đã giúp tôi trải qua một cuộc chiến và dẫn đưa tôi đến ngày hôm nay”.
Trải qua một cuộc chiến tại Việt Nam được 4 huân chương, nhưng sau đó đã trả lại và tham gia phong trào phản chiến Việt Nam. Ly dị đời vợ thứ nhất, nhưng may mắn đã lấy được đời vợ thứ hai sau khi đã xin Tòa án hôn phối Công Giáo.
Trong ngày bầu cử, 51% cư dân Hoa Kỳ đã bầu cho Tổng Thống Bush, 48% đã bầu cho Bác Kerry. Trong số cử tri người Công Giáo đi bầu trên toàn quốc chiếm 27%, thì Tổng Thống Bush đã được 52 % số phiếu trong khi Bác Kerry chỉ được 47%.
Người Công Giáo tại bang Ohio và Florida là 2 bang có tính cách quyết định thì cử tri Công Giáo đã dồn phiếu về cho Tổng Thống Bush. Từ lúc Tổng Thống Bush thắng cử tại Florida, thì niềm mơ ước lên chức tổng thống của Bác Kerry đã bắt đầu xa dần, cho đến khi Bush vẫn dẫn đầu tại Ohio thì niềm mơ của Bác Kerry đã tiêu tan.
Tại bang Ohio, 65% người Công Giáo tham dự Thánh Lễ hàng tuần đã bầu cho Tổng Thống Bush, 35% đã bầu cho Bác Kerry. Tính trên toàn quốc, 56% người Công Giáo đi lễ hàng tuần đã bầu cho Tổng Thống Bush, trong khi Bác Kerry được 43 %.
Trên toàn quốc 58% những người có đạo trong tất cả mọi tôn giáo đi đến Thánh Đường hàng tuần mỗi tuần một lần đã bầu cho Tổng Thống Bush. Còn những người có đạo trong mọi tôn giáo đi đến Thánh Đường bất thường, vui thì đi buồn thì ở nhà hoạc giữ đạo “Ba Vào” thì lại bầu cho Bác Kerry nhiều hơn.
Đối với giáo phái Tin Lành Trắng hay Tin Lành Tái Sinh, 78 % đã bầu cho Tổng Thống Bush, 21% đã bầu cho Kerry. Trong tôn giáo Tin Lành nói chung thì 59% đã bầu cho Bush trong khi Bác Kerry chỉ được có 40%.
Ghi Chú:
* Đạo Ba Vào: Cả cuộc đời chỉ “vào” nhà thờ ba lần: bế vào nhà thờ lúc rửa tội, dìu nhau vào nhà thờ khi làm đám cưới và cuối cùng là được khiêng vào nhà thờ để làm phép xác.
* Không phải những ai cứ vỗ ngực xưng mình là cựu giúp lễ, cựu chủng sinh thì đã là con người tốt. Bác Kerry từng tuyên bố mình là cựu giúp lễ, nhóm người viết thơ đấu tố Linh Mục tự xưng là nhóm cựu chủng sinh, ai cũng biết rằng ăn cắp ăn trộm trong chủng viện bị Cha Giám Đốc đuổi cũng đã từng là cựu “chủng sinh”.
* Tổng Thống Bush ít khi xưng mình là người theo tôn giáo Methodist, nhưng ông được liệt vào hạng người Tin Lành Tái Sinh, vì ông đã lêu lổng chẳng giữ đạo, chính ông đã quay về với đạo vào năm 1985 nhờ sự đốc thúc của bố mẹ và một người bạn thân là mục sư Billy Graham. Trong tất cả buổi họp nội các tại phủ tổng thống, Bush lúc nào cũng mở đầu bằng lời kinh nguyện.
* Để ý lại trong ngày đại hội đảng để ra mắt ứng viên tổng thống và phó tổng thống, đối với đảng Dân Chủ của Bác Kerry tại Boston, mang tiếng là Công Giáo nhưng không có vị giáo sĩ Công Giáo nào được mời kể cả Đức Tổng Giám Mục O’Malley, duy nhất chỉ có một linh mục chánh xứ nơi Bác Kerry đi lễ hàng tuần được mời. Riêng đối với Đảng Cộng Hòa thì Tổng Thống Bush đã mời rất nhiều giáo sĩ Công Giáo và chính Đức Hồng Y Egan tại New York đã đọc lời nguyện khai mạc.