(UCAN 25/10/2004). Các Đức Giám Mục Việt Nam đã tăng cường quan hệ với Giáo Hội Công Giáo Campuchia qua chuyến viếng thăm từ 18 đến 23/10/2004. Trong chuyến viếng thăm này, các Đức Giám Mục Việt Nam đã khích lệ kiều bào Việt Nam Công Giáo hãy sống như những chứng nhân Tin Mừng trên xứ người.
Đoàn đại biểu các Đức Giám Mục Việt Nam đã do Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sàigòn dẫn đầu cùng với Đức Giám Mục Emmanuel Lê Phong Thuận của giáo phận Cần Thơ, Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống của tổng giáo phận Sàigòn và 12 linh mục thuộc các giáo phận và tổng giáo phận ở miền Nam Việt Nam.
Trong thánh lễ hôm 22/10/2004 tại nhà thờ ChamPa, cách thủ đô Phnom Penh 10km về phía Đông Nam, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã khích lệ gần 1000 người Việt Nam Công Giáo hãy “trung tín với đức tin ngay cả trong nghịch cảnh”. Đức Giám Mục Emile Destombes, giám quản tông tòa Phnom Penh, đã chủ sự thánh lễ. Ngài cho phóng viên UCAN biết là chuyến viếng thăm của đoàn đại biểu Giáo Hội Công Giáo Việt Nam rất quan trọng đối với Giáo Hội Công Giáo Campuchia vì những ràng buộc lịch sử giữa hai Giáo Hội.
“Nhân danh Giáo Hội tại Campuchia, tôi cám ơn Giáo Hội tại Việt Nam vì những hỗ trợ trong những thời kỳ khác nhau của lịch sử. Chúng tôi không thể quên rằng nhiều người Công Giáo Việt Nam đã hy sinh mạng sống mình trong những năm khó khăn của Campuchia”.
Nhân danh Giáo Hội tại Campuchia, Đức Cha Emile Destombes đã tặng Đức Hồng Y một mẫu thánh giá của Đức Giám Mục Giuse Chhmar Salas, người đã chết cùng những linh mục Campuchia khác trong thời kỳ Khmer Đỏ.
Từ thập niên 1960, Campuchia đã chìm trong nội chiến cho đến khi Khmer Đỏ lên nắm quyền tại nước này vào năm 1975. Ngày 14/4/1975, khi Khmer Đỏ tiến quân vào Phnom Penh, Đức Giám Mục Yves Ramousse, giám quản tông tòa đã hồi hưu của Phnom Penh đã truyền chức Giám Mục cho linh mục Chhmar Salas với chức vụ Giám Mục phụ tá.
Đức Cha Ramousse và các thừa sai nước ngoài đã bị Pol Pot trục xuất khỏi Campuchia. Riêng Đức Cha Salas, người đã kế vị Đức Cha Ramousse trong cương vị Giám Quản Tông Tòa Phnom Penh ngày 30/04/1976 thì bị bắt đi cải tạo và bị giết cùng một số linh mục Campuchia khác vào tháng 9/1977. Ngài qua đời ở lứa tuổi 39.
Sau khi Giáo Hội được hoạt độmg lại từ năm 1991, cha Destombes, người Pháp đã quay lại Campuchia để xây dựng lại Giáo Hội. Cha Destombes đã hoạt động với người dân Campuchia và các kiều bào Việt Nam tại một làng đánh cá ở khu vực biển hồ Tonle Sap.
Trong tổng số 12 triệu dân, sắc dân Khmer là sắc dân chính tại Campuchia và 95% trong số họ theo Phật Giáo. Giáo Hội Công Giáo tại Campuchia có khoảng 19,000 anh chị em tín hữu trong đó đa số là người Việt Nam sang lập nghiệp.
Sau thánh lễ hôm 22/10/2004, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn cho phóng viên UCAN biết “Nhiều người Việt Nam sang đây làm ăn. Tôi tin tưởng rằng đức tin của họ sẽ chuyển hóa họ thành những sứ giả của Tin Mừng của Đức Giêsu cho mọi người Campuchia”.
“Sau quá nhiều năm chiến tranh và nhất là thời kỳ diệt chủng tàn bạo, tôi vui mừng thấy sự hồi sinh của quốc gia này, không chỉ trên phương diện kinh tế nhưng cả về mặt thiêng liêng nữa”.
Đức Cha Thuận nói với phóng viên UCAN rằng “Chúng tôi đã đi thăm nhiều nhà thờ địa phương, đặc biệt là những cộng đoàn người Việt, và rất ngưỡng mộ sự năng động và sức mạnh đức tin của họ”. Đức Cha bày tỏ hy vọng rằng người Công Giáo Việt Nam tại Campuchia sẽ “là những nhà truyền giáo giữa người dân Campuchia” và giúp xây dựng Giáo Hội địa phương.
Cha Giuse Bùi Thái Sơn, phụ trách tòa án hôn phối của tổng giáo phận Sàigòn cho biết đoàn đã “viếng thăm những cộng đoàn Công Giáo đa dạng và chúng tôi nhận thức rằng tất cả họ đều có những nhà lãnh đạo giỏi với nhiều hoạt động đa dạng”. Cha nói thêm: “Chúng tôi chúc mừng Giáo Hội tại Campuchia vì những nỗ lực tái thiết và phục hoạt trong thập niên qua”.
Theo Đức Cha Vũ Duy Thống, trong chuyến viếng thăm này, cũng là lần đầu tiên ngài đến Campuchia, “chúng tôi thấy một Giáo Hội năng động”. Ngài nhận xét rằng sau khi đã đi thăm các cộng đoàn ở các vùng khác nhau, đoàn đại biểu nhận thấy rằng người Công Giáo Việt Nam hội nhập rất tốt vào đời sống Giáo Hội tại địa phương. Đức Cha nhận định rằng chuyến viếng thăm này “sẽ giúp các Giáo Hội địa phương tại Việt Nam và Campuchia củng cố những gắn bó và hỗ trợ nhau trong sứ vụ chung là đem Tin Mừng của Chúa Giêsu đến với người Việt Nam và người Campuchia”.
Đoàn đại biểu các Đức Giám Mục Việt Nam đã do Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sàigòn dẫn đầu cùng với Đức Giám Mục Emmanuel Lê Phong Thuận của giáo phận Cần Thơ, Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống của tổng giáo phận Sàigòn và 12 linh mục thuộc các giáo phận và tổng giáo phận ở miền Nam Việt Nam.
Trong thánh lễ hôm 22/10/2004 tại nhà thờ ChamPa, cách thủ đô Phnom Penh 10km về phía Đông Nam, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã khích lệ gần 1000 người Việt Nam Công Giáo hãy “trung tín với đức tin ngay cả trong nghịch cảnh”. Đức Giám Mục Emile Destombes, giám quản tông tòa Phnom Penh, đã chủ sự thánh lễ. Ngài cho phóng viên UCAN biết là chuyến viếng thăm của đoàn đại biểu Giáo Hội Công Giáo Việt Nam rất quan trọng đối với Giáo Hội Công Giáo Campuchia vì những ràng buộc lịch sử giữa hai Giáo Hội.
“Nhân danh Giáo Hội tại Campuchia, tôi cám ơn Giáo Hội tại Việt Nam vì những hỗ trợ trong những thời kỳ khác nhau của lịch sử. Chúng tôi không thể quên rằng nhiều người Công Giáo Việt Nam đã hy sinh mạng sống mình trong những năm khó khăn của Campuchia”.
Nhân danh Giáo Hội tại Campuchia, Đức Cha Emile Destombes đã tặng Đức Hồng Y một mẫu thánh giá của Đức Giám Mục Giuse Chhmar Salas, người đã chết cùng những linh mục Campuchia khác trong thời kỳ Khmer Đỏ.
Từ thập niên 1960, Campuchia đã chìm trong nội chiến cho đến khi Khmer Đỏ lên nắm quyền tại nước này vào năm 1975. Ngày 14/4/1975, khi Khmer Đỏ tiến quân vào Phnom Penh, Đức Giám Mục Yves Ramousse, giám quản tông tòa đã hồi hưu của Phnom Penh đã truyền chức Giám Mục cho linh mục Chhmar Salas với chức vụ Giám Mục phụ tá.
Đức Cha Ramousse và các thừa sai nước ngoài đã bị Pol Pot trục xuất khỏi Campuchia. Riêng Đức Cha Salas, người đã kế vị Đức Cha Ramousse trong cương vị Giám Quản Tông Tòa Phnom Penh ngày 30/04/1976 thì bị bắt đi cải tạo và bị giết cùng một số linh mục Campuchia khác vào tháng 9/1977. Ngài qua đời ở lứa tuổi 39.
Sau khi Giáo Hội được hoạt độmg lại từ năm 1991, cha Destombes, người Pháp đã quay lại Campuchia để xây dựng lại Giáo Hội. Cha Destombes đã hoạt động với người dân Campuchia và các kiều bào Việt Nam tại một làng đánh cá ở khu vực biển hồ Tonle Sap.
Trong tổng số 12 triệu dân, sắc dân Khmer là sắc dân chính tại Campuchia và 95% trong số họ theo Phật Giáo. Giáo Hội Công Giáo tại Campuchia có khoảng 19,000 anh chị em tín hữu trong đó đa số là người Việt Nam sang lập nghiệp.
Sau thánh lễ hôm 22/10/2004, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn cho phóng viên UCAN biết “Nhiều người Việt Nam sang đây làm ăn. Tôi tin tưởng rằng đức tin của họ sẽ chuyển hóa họ thành những sứ giả của Tin Mừng của Đức Giêsu cho mọi người Campuchia”.
“Sau quá nhiều năm chiến tranh và nhất là thời kỳ diệt chủng tàn bạo, tôi vui mừng thấy sự hồi sinh của quốc gia này, không chỉ trên phương diện kinh tế nhưng cả về mặt thiêng liêng nữa”.
Đức Cha Thuận nói với phóng viên UCAN rằng “Chúng tôi đã đi thăm nhiều nhà thờ địa phương, đặc biệt là những cộng đoàn người Việt, và rất ngưỡng mộ sự năng động và sức mạnh đức tin của họ”. Đức Cha bày tỏ hy vọng rằng người Công Giáo Việt Nam tại Campuchia sẽ “là những nhà truyền giáo giữa người dân Campuchia” và giúp xây dựng Giáo Hội địa phương.
Cha Giuse Bùi Thái Sơn, phụ trách tòa án hôn phối của tổng giáo phận Sàigòn cho biết đoàn đã “viếng thăm những cộng đoàn Công Giáo đa dạng và chúng tôi nhận thức rằng tất cả họ đều có những nhà lãnh đạo giỏi với nhiều hoạt động đa dạng”. Cha nói thêm: “Chúng tôi chúc mừng Giáo Hội tại Campuchia vì những nỗ lực tái thiết và phục hoạt trong thập niên qua”.
Theo Đức Cha Vũ Duy Thống, trong chuyến viếng thăm này, cũng là lần đầu tiên ngài đến Campuchia, “chúng tôi thấy một Giáo Hội năng động”. Ngài nhận xét rằng sau khi đã đi thăm các cộng đoàn ở các vùng khác nhau, đoàn đại biểu nhận thấy rằng người Công Giáo Việt Nam hội nhập rất tốt vào đời sống Giáo Hội tại địa phương. Đức Cha nhận định rằng chuyến viếng thăm này “sẽ giúp các Giáo Hội địa phương tại Việt Nam và Campuchia củng cố những gắn bó và hỗ trợ nhau trong sứ vụ chung là đem Tin Mừng của Chúa Giêsu đến với người Việt Nam và người Campuchia”.