Tin Roma (Apic 15/09/2004) - Trong bài phỏng vấn dành cho nguyệt san bằng tiếng Ý, "Gia Ðình Kitô", số phát hành ngày 19 tháng 9 năm 2004, Ðức Hồng Y Renato Martino, chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, đã đề nghị giải pháp chính trị tài giãm vũ khí để chống lại nạn khủng bố. Ðức Hồng Y nói: "Nếu người ta không bước vào con đường tài giãm vũ khí, thì hòa bình sẽ không thể nào được xây dựng. Nếu đương đầu với khủng bố và bạo lực bằng một thứ bạo lực khác, thì người ta sẽ tạo ra vòng lẩn quẩn gia tăng bạo lực.
Ðức Hồng Y nhận định rằng tất cả các quốc gia, kể cả những quốc gia đang trên đường phát triển, mỗi năm chi ra tổng cộng khoảng 800 tỉ mỹ kim để trang bị kho vũ khí của mình. Người ta nghiên cứu những loại vũ khí mới, rồi chế tạo chúng và tìm cách để bán chúng... Những nhân vật lãnh đạo trên thế giới nghĩ đến những lợi lộc liền ngay cho họ. Ðáng lý ra họ cần vun trồng lý tưởng về "gia đình toàn cầu", trong đó người ta không thể nào sống lãnh đạm với kẻ khác, cho dù "người khác đó" sinh sống cách xa mình hàng ngàn cây số. Nếu một thành phần gia đình bị thiệt, thì tất cả chúng ta cần phải quan tâm. Ðiều nầy cần được đưa vào trong đầu óc và trong con tim của tất cả mọi người, kể cả những kẻ có trách nhiệm cai trị đất nước.
Hơn nữa Ðức Hồng Y lưu ý rằng có những con người nam nữ, những trẻ em đang đau khổ tại Phi Châu và tại Viễn Ðông, nhưng các phương tiện truyền thông đại chúng tỏ ra im lặng không nhắc gì đến. Theo Ðức Hồng Y, cuộc chiến chống lại nạn khủng bố cần phải được thực hiện bằng vũ khí của "quyền lợi" nói chung, và của những nhân quyền nói riên
Ðức Hồng Y nhận định rằng tất cả các quốc gia, kể cả những quốc gia đang trên đường phát triển, mỗi năm chi ra tổng cộng khoảng 800 tỉ mỹ kim để trang bị kho vũ khí của mình. Người ta nghiên cứu những loại vũ khí mới, rồi chế tạo chúng và tìm cách để bán chúng... Những nhân vật lãnh đạo trên thế giới nghĩ đến những lợi lộc liền ngay cho họ. Ðáng lý ra họ cần vun trồng lý tưởng về "gia đình toàn cầu", trong đó người ta không thể nào sống lãnh đạm với kẻ khác, cho dù "người khác đó" sinh sống cách xa mình hàng ngàn cây số. Nếu một thành phần gia đình bị thiệt, thì tất cả chúng ta cần phải quan tâm. Ðiều nầy cần được đưa vào trong đầu óc và trong con tim của tất cả mọi người, kể cả những kẻ có trách nhiệm cai trị đất nước.
Hơn nữa Ðức Hồng Y lưu ý rằng có những con người nam nữ, những trẻ em đang đau khổ tại Phi Châu và tại Viễn Ðông, nhưng các phương tiện truyền thông đại chúng tỏ ra im lặng không nhắc gì đến. Theo Ðức Hồng Y, cuộc chiến chống lại nạn khủng bố cần phải được thực hiện bằng vũ khí của "quyền lợi" nói chung, và của những nhân quyền nói riên