(Milan 8/9/2004). Tại cuộc gặp gỡ liên tôn thế giới do cộng đoàn Thánh Egidio tổ chức tại Milan vào tuần này, hai Đức Hồng Y Renato Martino và Walter Kasper đã thừa nhận cần phải có sự cứng rắn trong thái độ đáp trả lại sự lan tràn của nạn khủng bố trên thế giới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Tòa Thánh đã có sự thay đổi thái độ và chuẩn y cho các giải pháp quân sự.
Trong thư gởi cho các thành viên tham dự cuộc gặp gỡ liên tôn, Đức Thánh Cha kêu gọi có thái độ cứng rắn chống khủng bố nhưng ngài nhấn mạnh rằng giải pháp quân sự không phải là con đường tốt nhất. Thư của Đức Thánh Cha đã được tuyên đọc hôm thứ Tư 8/9/2004.
Trước đó, trong buổi nói chuyện với các tham dự viên, Đức Hồng Y Renato Martino, cựu quan sát viên của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, và nay là chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình nhận định rằng cuộc chiến chống khủng bố là một cuộc chiến toàn cầu.
Thư của Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ hội nghị về cuộc họp năm 1993 tại Milan trong đó đại diện các tôn giáo đã đồng thanh kêu gọi hòa bình, nhấn mạnh rằng bạo lực sẽ không bao giờ được nại đến niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhận xét buồn rầu rằng từ đó đến nay “chẳng may, nhiều cuộc xung đột lại rộ lên”. Dù vậy, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Hòa bình luôn luôn là điều có thể”.
Sự lan tràn của nạn khủng bố trên thế giới “đòi hỏi sự cứng rắn và cả quyết trong việc chống lại những kẻ gây tội ác”. Tuy nhiên, sự cứng rắn và cả quyết không phải dưới hình thức quân sự vì “bạo lực gây thêm bạo lực”. Ngài viết: “Người ta phải luôn xem chiến tranh là một sự thất bại: thất bại về lý trí và nhân bản”. Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới phải cương quyết nhổ tận gốc mầm mống gây ra nạn khủng bố, đặc biệt là “sự nghèo túng, tuyệt vọng và trống rỗng trong con tim”.
Đức Thánh Cha thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới “đừng chiều theo luận lý của bạo lực và oán thù nhưng phải hướng đến đối thoại”. Đức Thánh Cha kết thúc thư của ngài bằng niềm hy vọng rằng “con người sớm thực hiện một bước nhảy vọt về tinh thần và văn hóa hướng đến việc loại trừ chiến tranh”.
Trong khi đó, Đức Hồng Y kêu gọi người Hồi Giáo lên tiếng minh bạch chống lại nạn khủng bố. Theo Đức Hồng Y, nại danh Thiên Chúa để chém giết là một tội phạm thánh nặng nề.
Trong thư gởi cho các thành viên tham dự cuộc gặp gỡ liên tôn, Đức Thánh Cha kêu gọi có thái độ cứng rắn chống khủng bố nhưng ngài nhấn mạnh rằng giải pháp quân sự không phải là con đường tốt nhất. Thư của Đức Thánh Cha đã được tuyên đọc hôm thứ Tư 8/9/2004.
Trước đó, trong buổi nói chuyện với các tham dự viên, Đức Hồng Y Renato Martino, cựu quan sát viên của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, và nay là chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình nhận định rằng cuộc chiến chống khủng bố là một cuộc chiến toàn cầu.
Thư của Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ hội nghị về cuộc họp năm 1993 tại Milan trong đó đại diện các tôn giáo đã đồng thanh kêu gọi hòa bình, nhấn mạnh rằng bạo lực sẽ không bao giờ được nại đến niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhận xét buồn rầu rằng từ đó đến nay “chẳng may, nhiều cuộc xung đột lại rộ lên”. Dù vậy, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Hòa bình luôn luôn là điều có thể”.
Sự lan tràn của nạn khủng bố trên thế giới “đòi hỏi sự cứng rắn và cả quyết trong việc chống lại những kẻ gây tội ác”. Tuy nhiên, sự cứng rắn và cả quyết không phải dưới hình thức quân sự vì “bạo lực gây thêm bạo lực”. Ngài viết: “Người ta phải luôn xem chiến tranh là một sự thất bại: thất bại về lý trí và nhân bản”. Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới phải cương quyết nhổ tận gốc mầm mống gây ra nạn khủng bố, đặc biệt là “sự nghèo túng, tuyệt vọng và trống rỗng trong con tim”.
Đức Thánh Cha thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới “đừng chiều theo luận lý của bạo lực và oán thù nhưng phải hướng đến đối thoại”. Đức Thánh Cha kết thúc thư của ngài bằng niềm hy vọng rằng “con người sớm thực hiện một bước nhảy vọt về tinh thần và văn hóa hướng đến việc loại trừ chiến tranh”.
Trong khi đó, Đức Hồng Y kêu gọi người Hồi Giáo lên tiếng minh bạch chống lại nạn khủng bố. Theo Đức Hồng Y, nại danh Thiên Chúa để chém giết là một tội phạm thánh nặng nề.