Milan, 07/09/04 - Theo nhận định của ĐHY Renato Martino, cuộc chiến chống khủng bố là thế chiến lần thứ tư.
Trước diễn đàn tại một hội nghị quốc tế do cộng đồng thánh Egidio tổ chức, đang diễn ra tại Milan ở Ý tuần này, Đức Hồng Y Renato Martino tuyên bố: “ Chúng ta đã bước vào chiến tranh thế giới lần thứ tư và và cuộc chiến toàn cầu này thực sự có liên hệ đến mọi người chúng ta”
Ngài nói thêm: Chiến tranh chống khủng bố tương tự như thế chiến thứ ba mà chúng ta đã quên. Đó là chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh thực sự là cuộc chiến dù cho nó không theo khuôn mẫu bình thường là có xung đột bằng vũ khí.ĐHY người Ý nói khủng bố bây giờ đã là một yếu tố trong đời sống của dân chúng trên toàn thế giới.
Thuyết trình trước các tham dụ viên còn đang bàng hoàng về chuyện khủng bố tại một trường học ở Nga, ĐHY nhận xét rằng không ai còn cảm thấy an toàn không bị khủng bố tấn công. Ngài nói: “Chúng ta chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta rời khỏi khách sạn này, hoặc bước lên xe buýt, vào một tiệm quán. Người dân thường không sao tránh khỏi sự sợ hải do bọn khủng bố gây ra và họ cũng không có cách hữu hiệu nào tránh được những lời đe dọa đó”
Nói về chiến tranh khủng bố, ĐHY Renato Martino nhận định: Chiến tranh khủng bố mất cái quy ước bên ngoài và chỉ dùng vũ lực thôi thì không đủ hữu hiệu để tận diệt khủng bố. Ngài nhấn mạnh các nhà lãnh đạo thế giới nên ngồi lại tìm cho ra những căn nguyên chính của nạn khủng bố.
Theo ĐHY Martino, việc tận diệt khủng bố đòi hỏi các nhà lãnh đạo không những dùng khí cụ ngoại giao, hoạt động bí mật, mà còn đòi hỏi thời gian lâu dài, nhẫn nại và làm việc có hệ thống.
Tưởng cũng nên nhắc lại ĐHY Martino từng là đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc. Khi được hỏi liệu Liên Hiệp Quốc có thể đóng vai trò nào trong việc tận diệt khủng bố? Ngài trả lời rằng Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nên triệu tập lại và nghiên cứu vấn đề.Ngài cũng đề nghị các nước không phải là thành viên của Hội Đồng Bảo An nên đuợc mời gia nhập để thảo luận. Ngài cũng đưa ra sáng kiến là nên có một phiên họp đặc biệt của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bàn về vấn đề chống khủng bố.
Trước diễn đàn tại một hội nghị quốc tế do cộng đồng thánh Egidio tổ chức, đang diễn ra tại Milan ở Ý tuần này, Đức Hồng Y Renato Martino tuyên bố: “ Chúng ta đã bước vào chiến tranh thế giới lần thứ tư và và cuộc chiến toàn cầu này thực sự có liên hệ đến mọi người chúng ta”
Ngài nói thêm: Chiến tranh chống khủng bố tương tự như thế chiến thứ ba mà chúng ta đã quên. Đó là chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh thực sự là cuộc chiến dù cho nó không theo khuôn mẫu bình thường là có xung đột bằng vũ khí.ĐHY người Ý nói khủng bố bây giờ đã là một yếu tố trong đời sống của dân chúng trên toàn thế giới.
Thuyết trình trước các tham dụ viên còn đang bàng hoàng về chuyện khủng bố tại một trường học ở Nga, ĐHY nhận xét rằng không ai còn cảm thấy an toàn không bị khủng bố tấn công. Ngài nói: “Chúng ta chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta rời khỏi khách sạn này, hoặc bước lên xe buýt, vào một tiệm quán. Người dân thường không sao tránh khỏi sự sợ hải do bọn khủng bố gây ra và họ cũng không có cách hữu hiệu nào tránh được những lời đe dọa đó”
Nói về chiến tranh khủng bố, ĐHY Renato Martino nhận định: Chiến tranh khủng bố mất cái quy ước bên ngoài và chỉ dùng vũ lực thôi thì không đủ hữu hiệu để tận diệt khủng bố. Ngài nhấn mạnh các nhà lãnh đạo thế giới nên ngồi lại tìm cho ra những căn nguyên chính của nạn khủng bố.
Theo ĐHY Martino, việc tận diệt khủng bố đòi hỏi các nhà lãnh đạo không những dùng khí cụ ngoại giao, hoạt động bí mật, mà còn đòi hỏi thời gian lâu dài, nhẫn nại và làm việc có hệ thống.
Tưởng cũng nên nhắc lại ĐHY Martino từng là đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc. Khi được hỏi liệu Liên Hiệp Quốc có thể đóng vai trò nào trong việc tận diệt khủng bố? Ngài trả lời rằng Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nên triệu tập lại và nghiên cứu vấn đề.Ngài cũng đề nghị các nước không phải là thành viên của Hội Đồng Bảo An nên đuợc mời gia nhập để thảo luận. Ngài cũng đưa ra sáng kiến là nên có một phiên họp đặc biệt của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bàn về vấn đề chống khủng bố.