Moscow (AsiaNews) - Cuộc họp với Đức Thượng Phụ Aleksij II là “một cuộc họp hết sức cởi mở và chân tình” với việc Đức Thượng Phụ kêu gọi cần phải có nhiều hơn nữa các cuộc gặp gỡ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo, đặc biệt là khi có vấn nạn xảy ra. Nó hoàn toàn khác hẳn, với lần tiếp đón “hết sức lạnh nhạt” một phái đoàn đến từ Vatican trong tháng hai vừa qua và tất cả là nhờ sự giúp đở của Đức Thánh Cha “đã giúp khai thông mọi trắc trở trong suốt cuộc đàm đạo.” Đó là lời nhận xét từ Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Cổ Võ Tình Đoàn Kết Kitô Giáo, về chuyến viếng thăm vừa rồi của Tòa Thánh Vaticăn đến Moscow, Nga Sô. Hãng tin Công Giáo Á Châu, AsiaNews, đã phỏng vấn Đức Hồng Y Kasper trước khi Ngài rời Nga Sô để lên đường trở về Rôma. Bài này được viết ra bởi ký giả Victor Khroul.
AsiaNews (H): Kính thưa Đức Hồng Y, Ngài đã đến Moscow vào tháng hai vừa qua. Thì đâu là sự khác biệt giữa lần viếng thăm trước đó và lần viếng thăm lần này? Có nổ lực nào được ghi nhận trong các mối quan hệ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo không, thưa Ngài?
Đức Hồng Kasper (T): Thưa, chuyến viếng thăm của tôi vào tháng hai vừa qua, chỉ là một bước mở đầu. Thật khó để vượt qua những nổi ngờ vực, nhưng kể từ thời gian đó trở đi, chúng tôi đã đạt được nhiều tiến bộ. Không khí giờ đây đã trở nên hết sức cởi mở và chân tình hơn, và ai ai cũng chuẩn bị để hướng về tương lai. Và đây là điều hết sức quan trọng cho cả hai Giáo Hội, cho Châu Âu và cho cả thế giới. Có một lý do đó là, bên lề những cuộc viếng thăm, đã có những ý chỉ hướng dẫn của Đức Thánh Cha. Vì lẽ, Ngài mong muốn cho điều đó được xãy ra, và đó cũng chính là sự ủng hộ về mặt thiêng liêng của Ngài dành cho mọi bên.
(H): Thưa Đức Hồng Y, đâu là những dấu chỉ tiến bộ được ghi nhận lại? Và làm cách nào mà Ngài có thể đánh giá được chúng?
(T): Thưa, cuộc họp với Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Aleksij II hoàn toàn khác hẳn so với cuộc họp vào tháng hai vừa qua. Cả Ngài và tôi đều cùng đồng ý với đề nghị của Ngài là phái đoàn của hai bên nên có nhiều cuộc gặp gỡ thường xuyên hơn. Đức Thượng Phụ Giáo Chủ nói: “Khi các vấn nạn nảy sinh, chúng ta phải biết tìm cách giải quyết ngay tức khắc; bằng không thì, chúng vượt qua ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.”
(H): Thưa Đức Hồng Y, có đúng là Đức Thượng Phụ Giáo Chủ nói với Ngài như thế không?
(T): Vâng, đúng thế! Ngài đã nói với tôi như vậy. Lần gặp gỡ này, Ngài rất quan tâm đến việc tìm ra những giải pháp để giải quyết những vấn nạn có liên quan đến cả hai bên. Vào tháng hai vừa qua, chúng tôi đã quyết định là nên lập ra một ủy ban hổn hợp để đối phó với những vấn đề nảy sinh giữa hai bên. Thì ủy ban này cũng đã gặp gỡ lần đầu tiên vào hôm tháng năm vừa qua tại Moscow.
(H): Thưa, Đức Hồng Y, có phải điều đó có nghĩa là ủy ban sẽ cùng cật lực làm việc cùng nhau ngay sau khi cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Giáo Chủ chăng?
(T): Thưa, đúng thế! Mặc dầu ngày giờ chính xác vẫn chưa được công bố, tuy nhiên, cuộc họp kế tiếp dự trù sẽ diễn ra vào khoảng cuối tháng chín. Đức Thượng Phụ Giáo Chủ đề nghị rằng ủy ban nên đề ra những cuộc gặp gỡ cấp cao thường xuyên hơn
(H): Thưa Đức Hồng Y, có phải ở cấp bậc của Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Giáo Chủ? Hay là ở cấp bậc của các Đức Giám Mục,. ....?
(T): Thưa, là ở cấp bậc Hồng Y, sau đó là ở cấp bậc Tổng Giám Mục, và đến cấp bậc Giám Mục...
(H): Thưa Đức Hồng Y, liệu các Đức Giám Mục Công Giáo ở Nga Sô có tham gia vào những cuộc họp như vậy không?
(T): Thưa, dĩ nhiên là có rồi! Theo lệ thường chính là các Giám Mục địa phương và Đức Tổng Giám Mục của Moscow sẽ tham dự vào những cuộc hội đàm như vậy. Thậm chí tôi còn đề nghị rằng là, nếu họ muốn, họ có thể mời một phái đoàn đại diện Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Moscow và Hội Đồng Chính Thống Giáo Nga Sô đến Rôma để trực tiếp liên lạc với chúng tôi và với tất cả các thánh bộ tại Vaticăn. Tuy nhiên, mặc dù chúng tôi đề cập đến nhiều vấn đề, nhưng vẫn chưa có gì là được quyết định cả vì lẽ chúng không nằm trong lịch trình làm việc chính thức.
(H): Thưa Đức Hồng Y, theo ý kiến riêng của Ngài, Ngài nhận xét như thế nào về mối quan hệ giữa hai Giáo Hội?
(T): Thưa, cả hai cùng hướng về phía trước. Và tôi hy vọng là Đức Mẹ sẽ hộ phù chúng tôi. Chính Mẹ là Người đóng vai trò chính trong cuộc gặp gỡ, chứ không phải là chúng tôi. Vì lẽ, Mẹ biết cách thúc đẩy mọi vấn đề và sẽ giúp chúng tôi cải thiện các mối quan hệ song phương. Thật tình mà nói, sự khác biệt chính giữa cuộc họp lần này và cuộc họp vào tháng hai vừa qua chính là hình ảnh Đức Mẹ Kzan, vì lẽ, nó tác động mạnh mẽ đến từng con tim của mỗi người dân Nga Sô bình thường. Chuyến viếng thăm này không chỉ đơn thuần với tính cách ngoại giao mà hy vọng rằng nó sẽ thật sự giúp làm đổi thay tình huống.
Người Công Giáo Moscow than phiền rằng họ không được phép để nhìn ngắm và cầu nguyện trước Đức Mẹ Kazan trong khi đó người Công Giáo ở Rôma có thể hiện thực được điều đó suốt trọn một ngày tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô..
Dĩ nhiên là tôi hiểu họ! Nhưng họ cần phải nhận ra rằng chúng tôi cần phải hành động cẩn trọng để tránh làm phật ý cả hai bên. Thật đúng, đó chính là một sự hy sinh lớn lao đối với những người Công Giáo Nga Sô, nhưng tôi nài nĩ họ hãy hiểu rằng sẽ không có sự tha thứ và hòa giải nếu như không có sự hy sinh. Vì chưng, đó chính là đời sống của Giáo Hội.
(H): Thưa Đức Hồng Y, Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Aleksij và Linh Mục Chaplin, phó chủ tịch của ủy ban ngoại giao của Tòa Thượng Phẩm Giáo Chủ Moscow nói rằng: họ “mong đợi những bước tiến cụ thể và có ý nghĩa” từ Tòa Thánh Vaticăn. Tuy nhiên, không có một chi tiết cụ thể nào được cung cấp. Thì Ngài, có thể nói gì về điều này không, thưa Đức Hồng Y?
(T): Thưa, ủy ban sẽ cùng thảo luận đến những than phiền của phía Chính Thống Giáo về việc khẳng định rằng việc “bắt buộc ai đó phải từ bỏ tín ngưỡng của mình để theo những tính ngưỡng khác.” Thì chúng tôi nói với họ rằng: “Hãy đưa ra cho chúng tôi những bằng chứng cụ thể, rồi chúng tôi sẽ tìm cách thay đổi cách thức của chúng tôi.” Thì đó chính là những bước đi cụ thể mà chúng tôi có thể thực hiện.
Vấn đề khác nữa chính là việc có liên quan đến “Giáo Hội Đông Âu.” Thì đây là một vấn nạn khó khăn vì lẽ chúng tôi phải chấp nhận tất cả sự thật là Giáo Hội Công Giáo gốc Ukrain Hy Lạp phải được tự do đưa ra những quyết định của riêng họ. Và dĩ nhiên là Đức Thánh Cha đã tỏ rõ quan điểm của Ngài về vấn đề này khá rõ dẩu rằng đó chẳng phải là chuyện dễ làm chút nào.
AsiaNews (H): Kính thưa Đức Hồng Y, Ngài đã đến Moscow vào tháng hai vừa qua. Thì đâu là sự khác biệt giữa lần viếng thăm trước đó và lần viếng thăm lần này? Có nổ lực nào được ghi nhận trong các mối quan hệ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo không, thưa Ngài?
Đức Hồng Kasper (T): Thưa, chuyến viếng thăm của tôi vào tháng hai vừa qua, chỉ là một bước mở đầu. Thật khó để vượt qua những nổi ngờ vực, nhưng kể từ thời gian đó trở đi, chúng tôi đã đạt được nhiều tiến bộ. Không khí giờ đây đã trở nên hết sức cởi mở và chân tình hơn, và ai ai cũng chuẩn bị để hướng về tương lai. Và đây là điều hết sức quan trọng cho cả hai Giáo Hội, cho Châu Âu và cho cả thế giới. Có một lý do đó là, bên lề những cuộc viếng thăm, đã có những ý chỉ hướng dẫn của Đức Thánh Cha. Vì lẽ, Ngài mong muốn cho điều đó được xãy ra, và đó cũng chính là sự ủng hộ về mặt thiêng liêng của Ngài dành cho mọi bên.
(H): Thưa Đức Hồng Y, đâu là những dấu chỉ tiến bộ được ghi nhận lại? Và làm cách nào mà Ngài có thể đánh giá được chúng?
(T): Thưa, cuộc họp với Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Aleksij II hoàn toàn khác hẳn so với cuộc họp vào tháng hai vừa qua. Cả Ngài và tôi đều cùng đồng ý với đề nghị của Ngài là phái đoàn của hai bên nên có nhiều cuộc gặp gỡ thường xuyên hơn. Đức Thượng Phụ Giáo Chủ nói: “Khi các vấn nạn nảy sinh, chúng ta phải biết tìm cách giải quyết ngay tức khắc; bằng không thì, chúng vượt qua ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.”
(H): Thưa Đức Hồng Y, có đúng là Đức Thượng Phụ Giáo Chủ nói với Ngài như thế không?
(T): Vâng, đúng thế! Ngài đã nói với tôi như vậy. Lần gặp gỡ này, Ngài rất quan tâm đến việc tìm ra những giải pháp để giải quyết những vấn nạn có liên quan đến cả hai bên. Vào tháng hai vừa qua, chúng tôi đã quyết định là nên lập ra một ủy ban hổn hợp để đối phó với những vấn đề nảy sinh giữa hai bên. Thì ủy ban này cũng đã gặp gỡ lần đầu tiên vào hôm tháng năm vừa qua tại Moscow.
(H): Thưa, Đức Hồng Y, có phải điều đó có nghĩa là ủy ban sẽ cùng cật lực làm việc cùng nhau ngay sau khi cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Giáo Chủ chăng?
(T): Thưa, đúng thế! Mặc dầu ngày giờ chính xác vẫn chưa được công bố, tuy nhiên, cuộc họp kế tiếp dự trù sẽ diễn ra vào khoảng cuối tháng chín. Đức Thượng Phụ Giáo Chủ đề nghị rằng ủy ban nên đề ra những cuộc gặp gỡ cấp cao thường xuyên hơn
(H): Thưa Đức Hồng Y, có phải ở cấp bậc của Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Giáo Chủ? Hay là ở cấp bậc của các Đức Giám Mục,. ....?
(T): Thưa, là ở cấp bậc Hồng Y, sau đó là ở cấp bậc Tổng Giám Mục, và đến cấp bậc Giám Mục...
(H): Thưa Đức Hồng Y, liệu các Đức Giám Mục Công Giáo ở Nga Sô có tham gia vào những cuộc họp như vậy không?
(T): Thưa, dĩ nhiên là có rồi! Theo lệ thường chính là các Giám Mục địa phương và Đức Tổng Giám Mục của Moscow sẽ tham dự vào những cuộc hội đàm như vậy. Thậm chí tôi còn đề nghị rằng là, nếu họ muốn, họ có thể mời một phái đoàn đại diện Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Moscow và Hội Đồng Chính Thống Giáo Nga Sô đến Rôma để trực tiếp liên lạc với chúng tôi và với tất cả các thánh bộ tại Vaticăn. Tuy nhiên, mặc dù chúng tôi đề cập đến nhiều vấn đề, nhưng vẫn chưa có gì là được quyết định cả vì lẽ chúng không nằm trong lịch trình làm việc chính thức.
(H): Thưa Đức Hồng Y, theo ý kiến riêng của Ngài, Ngài nhận xét như thế nào về mối quan hệ giữa hai Giáo Hội?
(T): Thưa, cả hai cùng hướng về phía trước. Và tôi hy vọng là Đức Mẹ sẽ hộ phù chúng tôi. Chính Mẹ là Người đóng vai trò chính trong cuộc gặp gỡ, chứ không phải là chúng tôi. Vì lẽ, Mẹ biết cách thúc đẩy mọi vấn đề và sẽ giúp chúng tôi cải thiện các mối quan hệ song phương. Thật tình mà nói, sự khác biệt chính giữa cuộc họp lần này và cuộc họp vào tháng hai vừa qua chính là hình ảnh Đức Mẹ Kzan, vì lẽ, nó tác động mạnh mẽ đến từng con tim của mỗi người dân Nga Sô bình thường. Chuyến viếng thăm này không chỉ đơn thuần với tính cách ngoại giao mà hy vọng rằng nó sẽ thật sự giúp làm đổi thay tình huống.
Người Công Giáo Moscow than phiền rằng họ không được phép để nhìn ngắm và cầu nguyện trước Đức Mẹ Kazan trong khi đó người Công Giáo ở Rôma có thể hiện thực được điều đó suốt trọn một ngày tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô..
Dĩ nhiên là tôi hiểu họ! Nhưng họ cần phải nhận ra rằng chúng tôi cần phải hành động cẩn trọng để tránh làm phật ý cả hai bên. Thật đúng, đó chính là một sự hy sinh lớn lao đối với những người Công Giáo Nga Sô, nhưng tôi nài nĩ họ hãy hiểu rằng sẽ không có sự tha thứ và hòa giải nếu như không có sự hy sinh. Vì chưng, đó chính là đời sống của Giáo Hội.
(H): Thưa Đức Hồng Y, Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Aleksij và Linh Mục Chaplin, phó chủ tịch của ủy ban ngoại giao của Tòa Thượng Phẩm Giáo Chủ Moscow nói rằng: họ “mong đợi những bước tiến cụ thể và có ý nghĩa” từ Tòa Thánh Vaticăn. Tuy nhiên, không có một chi tiết cụ thể nào được cung cấp. Thì Ngài, có thể nói gì về điều này không, thưa Đức Hồng Y?
(T): Thưa, ủy ban sẽ cùng thảo luận đến những than phiền của phía Chính Thống Giáo về việc khẳng định rằng việc “bắt buộc ai đó phải từ bỏ tín ngưỡng của mình để theo những tính ngưỡng khác.” Thì chúng tôi nói với họ rằng: “Hãy đưa ra cho chúng tôi những bằng chứng cụ thể, rồi chúng tôi sẽ tìm cách thay đổi cách thức của chúng tôi.” Thì đó chính là những bước đi cụ thể mà chúng tôi có thể thực hiện.
Vấn đề khác nữa chính là việc có liên quan đến “Giáo Hội Đông Âu.” Thì đây là một vấn nạn khó khăn vì lẽ chúng tôi phải chấp nhận tất cả sự thật là Giáo Hội Công Giáo gốc Ukrain Hy Lạp phải được tự do đưa ra những quyết định của riêng họ. Và dĩ nhiên là Đức Thánh Cha đã tỏ rõ quan điểm của Ngài về vấn đề này khá rõ dẩu rằng đó chẳng phải là chuyện dễ làm chút nào.