Phát Diệm:Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến của Giáo phận Phát Diệm phát biểu với Thông tấn xã Công Giáo Á Châu rằng: “Việc thuyên chuyển linh mục nhằm mục đích giúp ích cho giáo dân và linh mục”. Việc thuyên chuyển có hệ thống các linh mục chính xứ, chỉ một ít giáo phận thực hiện tong những năm gần đây, được tin rằng sẽ có nhiều thay đổi tích cực.
Đức Cha nói rằng hầu hết các linh mục chính xứ trong giáo phậm đã được thuyên chuyển một hai lần kể từ khi việc thuyên chuyển có hệ thống được thực hiện từ năm 1993. Ngài cũng cho biết Phát Diệm là giáo phận đầu tiên ở miền Bắc thực hiện điều này. Ngài nói thêm: “Việc thuyên chuyển theo chu kỳ 6 năm, thời gian đủ để một linh mục xây dựng dần cơ ngơi và làm hồi sinh ‘đời sống đức tin’ của giáo dân”. Giáo phận Phát Diệm hiện có 40 linh mục phục vụ 144.564 giáo dân thuộc 65 giáo xứ với 342 họ lẻ.
Giải thích về hệ thống thuyên chuyển, Đức Cha Yến nói rằng các linh mục có chuyên môn về xây dựng sẽ được thuyên chuyển về các giáo xứ cần nhà thờ hoặc các việc xây dựng khác. Các linh mục có kiến thức tốt về giáo dục đức tin sẽ được thuyên chuyển về các giáo xứ mà đời sống thần linh cần được hồi sinh và các hội đoàn về đức tin cần được thiết lập.
Cha Phaolô Trần Lưu Huỳnh phát biểu rằng ngài tin rằng việc thuyên chuyển đều đặn giúp ích cho các linh mục trở thành những người rao giảng Tin Mừng sẵn sàng đến những nơi mới, cũng như giúp họ không “rơi vào lối mòn”. Cha Huỳnh, 58 tuổi, được thuyên chuyển đến Giáo xứ An Ngãi vào năm 1999, nơi có hầu hết giáo dân là người dân tộc Mường. Ngài nói rằng ngài đã phục hồi các sinh hoạt tôn giáo vốn đã nguội lạnh trong nhiều năm, đồng thời củng cố các hội đoàn và tái Phúc Âm hoà bằng cách tổ chức các lớp học về Thánh Thể và Kinh Thánh. Ngài cũng nói thêm rằng người tiền nhiệm của ngài đã xây được nhà thờ giáo xứ.
Nhiều giáo phận miền Bắc rất hạn chế về năng lực thuyên chuyển linh mục kể từ khi chính quyền địa phương áp đặt sự hạn chế việc thuyên chuyển linh mục từ tỉnh này sang tỉnh khác. Phát Diệm và hai Giáo phận lân cận là Bùi Chu và Thái Bình là các Giáo phận nhỏ, mỗi giáo phận chỉ phục vụ một hai tỉnh.
Một linh mục thuộc giáo phận Bùi Chu nói rằng giáo phận của ngài và giáo phận Thái Bình bắt đầu việc thuyên chuyển linh mục vào năm 2002. Ngài nói rằng việc thuyên chuyển linh mục được thực hiện sau khi các Tân Linh mục được phong chức. Các linh mục có kinh nghiệm được thuyên chuyển đến các giáo xứ trong nhiều năm không có linh mục, giao lại các giáo xứ đã được thiết lập cho các tân linh mục có ít kinh nghiệm hơn.
Vị linh mục 63 tuổi lưu ý rằng nhiều linh mục của Giáo phận Bùi Chu đã trông nom một giáo xứ 20-30 năm, thậm chí 40 năm. Ngài giải thích rằng kể từ cuộc di tản năm 1954 theo sau chiến thắng ủa cộng sản ở miền Bắc, việc thiếu linh mục làm cho một linh mục thường trông nom từ 5 đến 7 giáo xứ. Giáo phận Bùi Chu hiện có 62 linh mục phục vụ 373.195 giáo dân trong 129 giáo xứ.
Vị linh mục nói rằng việc thuyên chuyển linh mục trong giáo phận bắt đầu sau khi Đức Cha Hoàng Văn Tiệm được bổ nhiệm làm Giám Mục Giáo phận Bùi Chu năm 2001. Ngài nói rằng những thuyên chuyển này sẽ giúp cho các linh mục nhận thức được rằng họ chỉ là các công cụ Thiên Chúa dùng để phục vụ người nghèo.
Đức Cha nói rằng hầu hết các linh mục chính xứ trong giáo phậm đã được thuyên chuyển một hai lần kể từ khi việc thuyên chuyển có hệ thống được thực hiện từ năm 1993. Ngài cũng cho biết Phát Diệm là giáo phận đầu tiên ở miền Bắc thực hiện điều này. Ngài nói thêm: “Việc thuyên chuyển theo chu kỳ 6 năm, thời gian đủ để một linh mục xây dựng dần cơ ngơi và làm hồi sinh ‘đời sống đức tin’ của giáo dân”. Giáo phận Phát Diệm hiện có 40 linh mục phục vụ 144.564 giáo dân thuộc 65 giáo xứ với 342 họ lẻ.
Giải thích về hệ thống thuyên chuyển, Đức Cha Yến nói rằng các linh mục có chuyên môn về xây dựng sẽ được thuyên chuyển về các giáo xứ cần nhà thờ hoặc các việc xây dựng khác. Các linh mục có kiến thức tốt về giáo dục đức tin sẽ được thuyên chuyển về các giáo xứ mà đời sống thần linh cần được hồi sinh và các hội đoàn về đức tin cần được thiết lập.
Cha Phaolô Trần Lưu Huỳnh phát biểu rằng ngài tin rằng việc thuyên chuyển đều đặn giúp ích cho các linh mục trở thành những người rao giảng Tin Mừng sẵn sàng đến những nơi mới, cũng như giúp họ không “rơi vào lối mòn”. Cha Huỳnh, 58 tuổi, được thuyên chuyển đến Giáo xứ An Ngãi vào năm 1999, nơi có hầu hết giáo dân là người dân tộc Mường. Ngài nói rằng ngài đã phục hồi các sinh hoạt tôn giáo vốn đã nguội lạnh trong nhiều năm, đồng thời củng cố các hội đoàn và tái Phúc Âm hoà bằng cách tổ chức các lớp học về Thánh Thể và Kinh Thánh. Ngài cũng nói thêm rằng người tiền nhiệm của ngài đã xây được nhà thờ giáo xứ.
Nhiều giáo phận miền Bắc rất hạn chế về năng lực thuyên chuyển linh mục kể từ khi chính quyền địa phương áp đặt sự hạn chế việc thuyên chuyển linh mục từ tỉnh này sang tỉnh khác. Phát Diệm và hai Giáo phận lân cận là Bùi Chu và Thái Bình là các Giáo phận nhỏ, mỗi giáo phận chỉ phục vụ một hai tỉnh.
Một linh mục thuộc giáo phận Bùi Chu nói rằng giáo phận của ngài và giáo phận Thái Bình bắt đầu việc thuyên chuyển linh mục vào năm 2002. Ngài nói rằng việc thuyên chuyển linh mục được thực hiện sau khi các Tân Linh mục được phong chức. Các linh mục có kinh nghiệm được thuyên chuyển đến các giáo xứ trong nhiều năm không có linh mục, giao lại các giáo xứ đã được thiết lập cho các tân linh mục có ít kinh nghiệm hơn.
Vị linh mục 63 tuổi lưu ý rằng nhiều linh mục của Giáo phận Bùi Chu đã trông nom một giáo xứ 20-30 năm, thậm chí 40 năm. Ngài giải thích rằng kể từ cuộc di tản năm 1954 theo sau chiến thắng ủa cộng sản ở miền Bắc, việc thiếu linh mục làm cho một linh mục thường trông nom từ 5 đến 7 giáo xứ. Giáo phận Bùi Chu hiện có 62 linh mục phục vụ 373.195 giáo dân trong 129 giáo xứ.
Vị linh mục nói rằng việc thuyên chuyển linh mục trong giáo phận bắt đầu sau khi Đức Cha Hoàng Văn Tiệm được bổ nhiệm làm Giám Mục Giáo phận Bùi Chu năm 2001. Ngài nói rằng những thuyên chuyển này sẽ giúp cho các linh mục nhận thức được rằng họ chỉ là các công cụ Thiên Chúa dùng để phục vụ người nghèo.