VATICAN. Sáng thứ sáu 22-7-2016, Tông Hiến của ĐTC Phanxicô về đời sống của các nữ tu chiêm niệm đã được công bố và giới thiệu trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh.
Tông Hiến mang tựa đề ”Vultum Dei quaerere” (Tìm Nhan Thiên Chúa), mang chữ ký của ĐTC Phanxicô ngày 29-6 năm nay và được Đức TGM José Rodriguez Carballo, dòng Phanxicô, Tổng thư ký Bộ các dòng tu, trình bày với giới báo chí.
Văn kiện dài 18 trang theo bản tiếng Ý và được chia làm 37 đoạn: sau phần tiền đề, ĐTC đề cao tầm quan trọng của đời sống chiêm niệm trong Giáo Hội, rồi lần lượt bàn về 12 đề tài liên quan đến đời sống này, đó là: huấn luyện và cầu nguyện; Lời Chúa, Thánh Thể và Hòa giải; Đời sống huynh đệ và sự tự trị của các Đan viện; Liên hiệp các Đan viện và nội vi; Lao động và thinh lặng; Các phương tiện truyền thông và khổ chế. Trong phần kết luận, ĐTC liệt kê 14 qui định có tính chất pháp luật, theo tinh thần những điều được trình bày trong các phần trên.
Đề cao đời sống chiêm niệm
Đi vào chi tiết hơn, người ta nhận thấy Tông Hiến mới của ĐTC đặc biệt nhấn mạnh đến việc thăng tiến một sự huấn luyện thích hợp, đề cao vị trí trung tâm của lectio divina, đọc và nguyện gẫm Lời Chúa; các tiêu chuẩn đặc thù để các cộng đoàn chiêm niệm được tự trị; vấn đề các đan viện họp thành một liên hiệp.
ĐTC cho biết sở dĩ ngài ban hành Tông Hiến ”Tìm Nhan Thiên Chúa” là vì hành trình của Giáo Hội 50 năm sau Công đồng chung Vatican 2 có nhiều thay đổi và vì những tiến bộ mau lẹ của lịch sử nhân loại. Vì thế, cần có sự đối thoại với xã hội hiện đại, nhưng vẫn duy trì các giá trị cơ bản của đời sống chiêm niệm, với những đặc tính như thinh lặng, lắng nghe, sự vĩnh cư, có thể và phải tạo nên một thách đố đối với não trạng ngày nay.
Về tầm quan trọng của đời sống chiêm niệm, ĐTC khẳng định rằng trong một thế giới đang tìm kiếm Thiên Chúa - dù là một cách vô tình - những người thánh hiến phải trở thành những người đối thoại khôn ngoan, để nhận ra những câu hỏi mà Thiên Chúa và nhân loại đang đặt ra. Vì thế, sự tìm kiếm của họ đối với Thiên Chúa không bao giờ được ngừng lại.
ĐTC Phanxicô bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với các nữ tu chiêm niệm và nhấn mạnh rằng ”Giáo Hội đang cần các chị để đưa Tin Mừng cho con người ngày nay. Đây không phải là một sứ mạng dễ dàng, xét vì thực tại ngày nay tuân hành những tiêu chuẩn quyền bính, kinh tế và tiêu thụ. Tuy nhiên, thách đố mà ĐTC đề ra cho các nữ tu chiêm niệm là: làm sao trở thành những đèn pha, những ngọn đuốc sáng hướng dẫn và đồng hành hành trình của nhân loại, các chị là ”những người canh ban mai” chỉ cho thế giới thấy Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống. Đời sống chiêm niệm là một hồng ân vô giá và không thể từ khước được đối với Giáo Hội. ”Đời sống chiêm niệm là một chuyện tình say mê đối với Chúa và nhân loại, được biểu lộ qua sự hăng say tìm kiếm nhan Thiên Chúa, và đứng trước nhan Chúa, tất cả đều được điều chỉnh lại, vì dưới nhãn giới này, với cặp mắt thiêng liêng, con người có thể chiêm ngắm thế giới và sự vật với cái nhìn của Thiên Chúa.
Tiếp đến, đứng trước những cám dỗ, ĐTC nhắn nhủ các nữ tu chiêm niệm hãy can đảm thi hành cuộc chiến tinh thần, kiên trì vượt thắng cám dỗ lâm vào tình trạng lãnh đạm, sống và hành động theo thói quen, không còn năng lực và ươn lười làm tê liệt.
12 đề tài trong Tông Hiến
Trong phần kế tiếp của Tông Hiến, ĐTC mời gọi suy tư và phân định về 12 đề tài của đời sống chiêm niệm nói chung và của truyền thống đan tu nói riêng, để giúp các nữ tu đạt tới mục tiêu ơn gọi của mình.
1. - Trước tiên là việc huấn luyện hay đào tạo. Hành trình này phải dẫn đến sự đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. Việc huấn luyện là một tiến trình không bao giờ chấm dứt, đòi hỏi một sự liên tục hoán cải, trở về cùng Thiên Chúa. Từ nguyên tắc này, ĐTC mời gọi các Đan viện hãy đặc biệt chú ý đến sự phân định ơn gọi và linh đạo, đừng chiều theo cám dỗ tìm kiếm số lượng và hiệu năng. Ngoài ra, ngài cũng nhắc nhở rằng sự huấn luyện đòi phải có một khoảng thời gian từ 9 cho đến 12 năm.
2. - Đề tài thứ hai là cầu nguyện, là cốt tủy của đời thánh hiến. Cầu nguyện không thể được sống như một sự co cụm của đời sống đan tu vào chính mình, trái lại đó là một sự mở rộng con tim để ôm lấy toàn thể nhân loại, đặc biệt là những người đau khổ như các tù nhân, người di dân, tị nạn, những người bị bách hại, các gia đình bị thương tổn, những người thất nghiệp, người nghèo, các bệnh nhân, những người nghiện ngập. ĐTC viết: “Chị em hãy cầu nguyện và chuyển cầu cho số phận của nhân loại”. Vì thế các cộng đoàn chiêm niệm sẽ trở thành những trường học đích thực dạy về cầu nguyện, được nuôi dưỡng bằng vẻ đẹp của Thập Giá mà nhiều người không hiểu được”.
3. - Đề tài thứ ba là vị trí trung tâm của Lời Chúa, là nguồn mạch đầu tiên của mọi đời sống thiêng liêng và là nguyên lý hiệp thông của các cộng đoàn. Lời Chúa được biểu lộ trong lectio divina, đọc và nguyện gẫm Lời Chúa, giúp đi từ văn bản Kinh Thánh đến cuộc sống, lấp đầy khoảng cách giữa linh đạo và đời sống thường nhật, dẫn đưa từ sự lắng nghe đến sự nhận biết và yêu mến. Vì thế - ĐTC viết - Lời Chúa phải được tản ra trong cuộc sống của cá nhân và cộng đoàn của các nữ tu chiêm niệm, giúp các chị, nhờ một thứ bản năng siêu nhiên, phân định được điều gì đến từ Thiên Chúa và điều gì làm cho xa Ngài. Sau cùng ĐTC nhắc nhở rằng lectio divina phải biến thành hành động, nghĩa là trở thành ”món quà cho tha nhân trong tình bác ái”.
4. - Sang điểm thứ tư, ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của bí tích Thánh Thể và Hòa giải. Đặc biệt ngài đề nghị kéo dài việc cử hành Thánh Lễ với việc chầu Mình Thánh, và sống sự thực hành thống hối như một cơ hội đặc biệt để chiêm ngắm tôn nhan thương xót của Chúa Cha. Thực vậy, khi cảm nghiệm ơn tha thứ của Thiên Chúa, chúng ta có thể trở thành ”những ngôn sứ và thừa tác viên của lòng thương xót, trở nên dụng cụ hòa giải, tha thứ và an bình” mà thế giới ngày nay rất cần.
5. - Điểm thứ 5 về đời sống huynh đệ trong cộng đoàn, được hiểu như một sự phản ánh cách thức tự hiến của Thiên Chúa, và là hình thức đầu tiên trong việc loan báo Tin Mừng. Vì thế, ĐTC nhấn mạnh sự cần thiết phải làm cho cộng đoàn được liên tục tăng trưởng, đi tới một sự hiệp thông huynh đệ đích thực. “Một cộng đoàn hiện hữu vì nảy sinh và được xây dựng với sự đóng góp của tất cả mọi người”. Đây cũng là chứng tá cần thiết hơn bao giờ hết trong một xã hội đang chịu nhiều xâu xé, chia rẽ và chênh lệch. ”Thật là điều có thể và đẹp đẽ khi có thể sống chung với nhau mặc dù có những khác biệt về thế hệ, về huấn luyện và văn hóa”. Những khác biệt ấy không ngăn cản đời sống huynh đệ, nhưng trái lại làm cho nó phong phú hơn, vì ”hiệp nhất và hiệp thông không có nghĩa là đồng nhất”. Đồng thời ĐTC cũng nhắc nhở về tầm quan trọng phải kính trọng người già và yêu mến người trẻ, hòa hợp ký ức và tương lai của chính các cộng đoàn.
6. Đề tài thứ 6 là sự tự trị của các đan viện chiêm niệm. Về vấn đề này, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng một đàng sự tự trị tạo điều kiện cho sự ổn định, hiệp nhất và chiêm niệm của cộng đoàn, nhưng đàng khác nó không có nghĩa là độc lập hoặc cô lập. Trong nhãn giới đó, các nữ tu chiêm niệm đừng trở nên bệnh hoạn vì tự tham chiếu mình.
7. Gắn liền với đề tài trên đây là sự Liên hiệp. Đây là đề tài thứ 7 được ĐTC trình bày trong Tông Hiến ”Tìm nhan Thiên Chúa”. Ngài đề cao tầm quan trọng của các liên hiệp ”như những cơ cấu hiệp thông giữa các Đan viện chia sẻ cùng một đoàn sủng”. Các liên hiệp nhắm thăng tiến đời sống chiêm niệm trong các đan viện và trợ giúp việc huấn luyện và cả những nhu cầu cụ thể. Vì thế cần cổ võ và gia tăng các Liên hiệp.
8. Đề tài thứ 8 là nội vi, hay là khu nội cấm. Đó là dấu chỉ sự kết hiệp của Giáo Hội hôn thê với Chúa của mình mà thôi. Nội vi có nhiều hình thức khác nhau, nội vi Giáo Hoàng loại trừ mọi công tác tông đồ bên ngoài, nội vi chung có tính chất ít nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, trong cùng một dòng, sự khác biệt như thế phải được coi như một sự phong phú, chứ không phải là một cản trở tình hiệp thông.
9. Đề tài thứ 9 là lao tác. Chú ý tới khẩu hiệu của thánh Biển Đức: ora et labora, cầu nguyện và lao tác, các nữ tu chiêm niệm được ĐTC nhắn nhủ hãy chu toàn công việc làm với lòng sốt sắng và trung thành, đừng để mình bị ảnh hưởng vì não trạng duy hiệu năng và duy hoạt động trong nền văn hóa ngày nay, nó có thể dập tắt tinh thần chiêm niệm. Vì thế lao tác phải được hiểu như một sự đóng góp vào công trình sáng tạo, phục vụ nhân loại và liên đới với người nghèo, để duy trì một tương quan quân bình giữa sự hướng về Đấng Tuyệt Đối và sự dấn thân trong những trách nhiệm hằng ngày.
10. Đề tài thứ 10 trong Tông Hiến của ĐTC là sự thinh lặng, được hiểu như một sự lắng nghe và nghiềm ngẫm Lời Chúa, làm cho mình trống rỗng để dành chỗ cho sự đón nhận, đó là sự im lặng nghe Thiên Chúa và tiếng kêu của nhân loại. Mẫu gương của các hành động này là Mẹ Maria, Đấng đã biết đón nhận Lời Chúa vì Mẹ là một phụ nữ thinh lặng, một sự thinh lặng giàu lòng bác ái.
11. Đề tài thứ 11 là các phương tiện truyền thông. Ý thức về những biến chuyển xã hội và nền văn hóa kỹ thuật số (digital) đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành tư tưởng và cách thức quan hệ với thế giới, ĐTC Phanxicô nhận định rằng các phương tiện truyền thông là những dụng cụ hữu ích cho việc huấn luyện và đả thông. Tuy nhiên ngài khuyên các nữ tu chiêm niệm hãy thận trọng phân định, để các phương tiện ấy không trở thành dịp chia trí và tránh thoát đời sống huynh đệ, gây thiệt hại cho ơn gọi hoặc cản trở sự chiêm niệm.
12. Sau cùng về đề tài thứ 12 là khổ chế. ĐTC nói về sự điều độ, không dính bén những sự trần tục, vâng phục và minh bạch trong các quan hệ cộng đồng. Ngoài ra, trong tư cách là một sự chọn lựa đời sống vĩnh cư, việc khổ chế trở thành một dấu chỉ hùng hồn về lòng trung thành trong một thế giới hoàn cầu hóa và không còn căn cội. Ví dụ đối với một nhân loại đang bị nhiều xâu xé và chia rẽ, làm sao ta ở cạnh người khác, dù đứng trước những khác biệt, căng thẳng, xung đột và dòn mỏng yếu đuối. Khổ chế không phải là một sự trốn chạy thế gian vì sợ hãi. Tính chất ngôn sứ của khổ chế là liên tục chuyển cầu cho nhân loại trước tòa Chúa, lắng nghe tiếng kêu của những nạn nhân của nền văn hóa gạt bỏ. Như thế, trong niềm hiệp thông sâu xa với Giáo Hội, các nữ tu chiêm niệm sẽ là cầu thang qua đó, Thiên Chúa xuống gặp con người, và con người leo lên gặp Thiên Chúa”.
Nơi phần cuối của Tông Hiến, ĐTC đề ra 14 qui luật, trong đó có khoản nói rằng các nữ tu chiêm niệm có thể theo các khóa huấn luyện ở ngoài đan viện của mình, nhưng phải làm sao để duy trì bầu không khí thích hợp với đoàn sủng chiệm niệm (Điều 3)
Ngoài ra tuyệt đối không được tuyển mộ các nữ ứng sinh từ các nước khác chỉ với mục đích duy trì sự sống còn của Đan viện đang bị thiếu ơn gọi.
- Khởi đầu tất cả các Đan viện phải thuộc về một liên hiệp. Các liên hiệp này có thể được thành lập theo tiêu chuẩn địa lý hoặc có đoàn sủng, tinh thần hoặc truyền thống giống nhau. Nếu một đan viện không thể thuộc về một Liên hiệp thì phải xin phép Tòa Thánh (Điều 9).
Bộ các dòng tu có thể ban hành những chỉ dẫn áp dụng 12 đề tài được liệt kê trong Tông Hiến theo các đoàn sủng của các gia đình đan tu khác nhau. Những chỉ dẫn áp dụng ấy phải được Tòa Thánh phê chuẩn (Điều 14)
Văn kiện dài 18 trang theo bản tiếng Ý và được chia làm 37 đoạn: sau phần tiền đề, ĐTC đề cao tầm quan trọng của đời sống chiêm niệm trong Giáo Hội, rồi lần lượt bàn về 12 đề tài liên quan đến đời sống này, đó là: huấn luyện và cầu nguyện; Lời Chúa, Thánh Thể và Hòa giải; Đời sống huynh đệ và sự tự trị của các Đan viện; Liên hiệp các Đan viện và nội vi; Lao động và thinh lặng; Các phương tiện truyền thông và khổ chế. Trong phần kết luận, ĐTC liệt kê 14 qui định có tính chất pháp luật, theo tinh thần những điều được trình bày trong các phần trên.
Đề cao đời sống chiêm niệm
Đi vào chi tiết hơn, người ta nhận thấy Tông Hiến mới của ĐTC đặc biệt nhấn mạnh đến việc thăng tiến một sự huấn luyện thích hợp, đề cao vị trí trung tâm của lectio divina, đọc và nguyện gẫm Lời Chúa; các tiêu chuẩn đặc thù để các cộng đoàn chiêm niệm được tự trị; vấn đề các đan viện họp thành một liên hiệp.
ĐTC cho biết sở dĩ ngài ban hành Tông Hiến ”Tìm Nhan Thiên Chúa” là vì hành trình của Giáo Hội 50 năm sau Công đồng chung Vatican 2 có nhiều thay đổi và vì những tiến bộ mau lẹ của lịch sử nhân loại. Vì thế, cần có sự đối thoại với xã hội hiện đại, nhưng vẫn duy trì các giá trị cơ bản của đời sống chiêm niệm, với những đặc tính như thinh lặng, lắng nghe, sự vĩnh cư, có thể và phải tạo nên một thách đố đối với não trạng ngày nay.
Về tầm quan trọng của đời sống chiêm niệm, ĐTC khẳng định rằng trong một thế giới đang tìm kiếm Thiên Chúa - dù là một cách vô tình - những người thánh hiến phải trở thành những người đối thoại khôn ngoan, để nhận ra những câu hỏi mà Thiên Chúa và nhân loại đang đặt ra. Vì thế, sự tìm kiếm của họ đối với Thiên Chúa không bao giờ được ngừng lại.
ĐTC Phanxicô bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với các nữ tu chiêm niệm và nhấn mạnh rằng ”Giáo Hội đang cần các chị để đưa Tin Mừng cho con người ngày nay. Đây không phải là một sứ mạng dễ dàng, xét vì thực tại ngày nay tuân hành những tiêu chuẩn quyền bính, kinh tế và tiêu thụ. Tuy nhiên, thách đố mà ĐTC đề ra cho các nữ tu chiêm niệm là: làm sao trở thành những đèn pha, những ngọn đuốc sáng hướng dẫn và đồng hành hành trình của nhân loại, các chị là ”những người canh ban mai” chỉ cho thế giới thấy Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống. Đời sống chiêm niệm là một hồng ân vô giá và không thể từ khước được đối với Giáo Hội. ”Đời sống chiêm niệm là một chuyện tình say mê đối với Chúa và nhân loại, được biểu lộ qua sự hăng say tìm kiếm nhan Thiên Chúa, và đứng trước nhan Chúa, tất cả đều được điều chỉnh lại, vì dưới nhãn giới này, với cặp mắt thiêng liêng, con người có thể chiêm ngắm thế giới và sự vật với cái nhìn của Thiên Chúa.
Tiếp đến, đứng trước những cám dỗ, ĐTC nhắn nhủ các nữ tu chiêm niệm hãy can đảm thi hành cuộc chiến tinh thần, kiên trì vượt thắng cám dỗ lâm vào tình trạng lãnh đạm, sống và hành động theo thói quen, không còn năng lực và ươn lười làm tê liệt.
12 đề tài trong Tông Hiến
Trong phần kế tiếp của Tông Hiến, ĐTC mời gọi suy tư và phân định về 12 đề tài của đời sống chiêm niệm nói chung và của truyền thống đan tu nói riêng, để giúp các nữ tu đạt tới mục tiêu ơn gọi của mình.
1. - Trước tiên là việc huấn luyện hay đào tạo. Hành trình này phải dẫn đến sự đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. Việc huấn luyện là một tiến trình không bao giờ chấm dứt, đòi hỏi một sự liên tục hoán cải, trở về cùng Thiên Chúa. Từ nguyên tắc này, ĐTC mời gọi các Đan viện hãy đặc biệt chú ý đến sự phân định ơn gọi và linh đạo, đừng chiều theo cám dỗ tìm kiếm số lượng và hiệu năng. Ngoài ra, ngài cũng nhắc nhở rằng sự huấn luyện đòi phải có một khoảng thời gian từ 9 cho đến 12 năm.
2. - Đề tài thứ hai là cầu nguyện, là cốt tủy của đời thánh hiến. Cầu nguyện không thể được sống như một sự co cụm của đời sống đan tu vào chính mình, trái lại đó là một sự mở rộng con tim để ôm lấy toàn thể nhân loại, đặc biệt là những người đau khổ như các tù nhân, người di dân, tị nạn, những người bị bách hại, các gia đình bị thương tổn, những người thất nghiệp, người nghèo, các bệnh nhân, những người nghiện ngập. ĐTC viết: “Chị em hãy cầu nguyện và chuyển cầu cho số phận của nhân loại”. Vì thế các cộng đoàn chiêm niệm sẽ trở thành những trường học đích thực dạy về cầu nguyện, được nuôi dưỡng bằng vẻ đẹp của Thập Giá mà nhiều người không hiểu được”.
3. - Đề tài thứ ba là vị trí trung tâm của Lời Chúa, là nguồn mạch đầu tiên của mọi đời sống thiêng liêng và là nguyên lý hiệp thông của các cộng đoàn. Lời Chúa được biểu lộ trong lectio divina, đọc và nguyện gẫm Lời Chúa, giúp đi từ văn bản Kinh Thánh đến cuộc sống, lấp đầy khoảng cách giữa linh đạo và đời sống thường nhật, dẫn đưa từ sự lắng nghe đến sự nhận biết và yêu mến. Vì thế - ĐTC viết - Lời Chúa phải được tản ra trong cuộc sống của cá nhân và cộng đoàn của các nữ tu chiêm niệm, giúp các chị, nhờ một thứ bản năng siêu nhiên, phân định được điều gì đến từ Thiên Chúa và điều gì làm cho xa Ngài. Sau cùng ĐTC nhắc nhở rằng lectio divina phải biến thành hành động, nghĩa là trở thành ”món quà cho tha nhân trong tình bác ái”.
4. - Sang điểm thứ tư, ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của bí tích Thánh Thể và Hòa giải. Đặc biệt ngài đề nghị kéo dài việc cử hành Thánh Lễ với việc chầu Mình Thánh, và sống sự thực hành thống hối như một cơ hội đặc biệt để chiêm ngắm tôn nhan thương xót của Chúa Cha. Thực vậy, khi cảm nghiệm ơn tha thứ của Thiên Chúa, chúng ta có thể trở thành ”những ngôn sứ và thừa tác viên của lòng thương xót, trở nên dụng cụ hòa giải, tha thứ và an bình” mà thế giới ngày nay rất cần.
5. - Điểm thứ 5 về đời sống huynh đệ trong cộng đoàn, được hiểu như một sự phản ánh cách thức tự hiến của Thiên Chúa, và là hình thức đầu tiên trong việc loan báo Tin Mừng. Vì thế, ĐTC nhấn mạnh sự cần thiết phải làm cho cộng đoàn được liên tục tăng trưởng, đi tới một sự hiệp thông huynh đệ đích thực. “Một cộng đoàn hiện hữu vì nảy sinh và được xây dựng với sự đóng góp của tất cả mọi người”. Đây cũng là chứng tá cần thiết hơn bao giờ hết trong một xã hội đang chịu nhiều xâu xé, chia rẽ và chênh lệch. ”Thật là điều có thể và đẹp đẽ khi có thể sống chung với nhau mặc dù có những khác biệt về thế hệ, về huấn luyện và văn hóa”. Những khác biệt ấy không ngăn cản đời sống huynh đệ, nhưng trái lại làm cho nó phong phú hơn, vì ”hiệp nhất và hiệp thông không có nghĩa là đồng nhất”. Đồng thời ĐTC cũng nhắc nhở về tầm quan trọng phải kính trọng người già và yêu mến người trẻ, hòa hợp ký ức và tương lai của chính các cộng đoàn.
6. Đề tài thứ 6 là sự tự trị của các đan viện chiêm niệm. Về vấn đề này, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng một đàng sự tự trị tạo điều kiện cho sự ổn định, hiệp nhất và chiêm niệm của cộng đoàn, nhưng đàng khác nó không có nghĩa là độc lập hoặc cô lập. Trong nhãn giới đó, các nữ tu chiêm niệm đừng trở nên bệnh hoạn vì tự tham chiếu mình.
7. Gắn liền với đề tài trên đây là sự Liên hiệp. Đây là đề tài thứ 7 được ĐTC trình bày trong Tông Hiến ”Tìm nhan Thiên Chúa”. Ngài đề cao tầm quan trọng của các liên hiệp ”như những cơ cấu hiệp thông giữa các Đan viện chia sẻ cùng một đoàn sủng”. Các liên hiệp nhắm thăng tiến đời sống chiêm niệm trong các đan viện và trợ giúp việc huấn luyện và cả những nhu cầu cụ thể. Vì thế cần cổ võ và gia tăng các Liên hiệp.
8. Đề tài thứ 8 là nội vi, hay là khu nội cấm. Đó là dấu chỉ sự kết hiệp của Giáo Hội hôn thê với Chúa của mình mà thôi. Nội vi có nhiều hình thức khác nhau, nội vi Giáo Hoàng loại trừ mọi công tác tông đồ bên ngoài, nội vi chung có tính chất ít nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, trong cùng một dòng, sự khác biệt như thế phải được coi như một sự phong phú, chứ không phải là một cản trở tình hiệp thông.
9. Đề tài thứ 9 là lao tác. Chú ý tới khẩu hiệu của thánh Biển Đức: ora et labora, cầu nguyện và lao tác, các nữ tu chiêm niệm được ĐTC nhắn nhủ hãy chu toàn công việc làm với lòng sốt sắng và trung thành, đừng để mình bị ảnh hưởng vì não trạng duy hiệu năng và duy hoạt động trong nền văn hóa ngày nay, nó có thể dập tắt tinh thần chiêm niệm. Vì thế lao tác phải được hiểu như một sự đóng góp vào công trình sáng tạo, phục vụ nhân loại và liên đới với người nghèo, để duy trì một tương quan quân bình giữa sự hướng về Đấng Tuyệt Đối và sự dấn thân trong những trách nhiệm hằng ngày.
10. Đề tài thứ 10 trong Tông Hiến của ĐTC là sự thinh lặng, được hiểu như một sự lắng nghe và nghiềm ngẫm Lời Chúa, làm cho mình trống rỗng để dành chỗ cho sự đón nhận, đó là sự im lặng nghe Thiên Chúa và tiếng kêu của nhân loại. Mẫu gương của các hành động này là Mẹ Maria, Đấng đã biết đón nhận Lời Chúa vì Mẹ là một phụ nữ thinh lặng, một sự thinh lặng giàu lòng bác ái.
11. Đề tài thứ 11 là các phương tiện truyền thông. Ý thức về những biến chuyển xã hội và nền văn hóa kỹ thuật số (digital) đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành tư tưởng và cách thức quan hệ với thế giới, ĐTC Phanxicô nhận định rằng các phương tiện truyền thông là những dụng cụ hữu ích cho việc huấn luyện và đả thông. Tuy nhiên ngài khuyên các nữ tu chiêm niệm hãy thận trọng phân định, để các phương tiện ấy không trở thành dịp chia trí và tránh thoát đời sống huynh đệ, gây thiệt hại cho ơn gọi hoặc cản trở sự chiêm niệm.
12. Sau cùng về đề tài thứ 12 là khổ chế. ĐTC nói về sự điều độ, không dính bén những sự trần tục, vâng phục và minh bạch trong các quan hệ cộng đồng. Ngoài ra, trong tư cách là một sự chọn lựa đời sống vĩnh cư, việc khổ chế trở thành một dấu chỉ hùng hồn về lòng trung thành trong một thế giới hoàn cầu hóa và không còn căn cội. Ví dụ đối với một nhân loại đang bị nhiều xâu xé và chia rẽ, làm sao ta ở cạnh người khác, dù đứng trước những khác biệt, căng thẳng, xung đột và dòn mỏng yếu đuối. Khổ chế không phải là một sự trốn chạy thế gian vì sợ hãi. Tính chất ngôn sứ của khổ chế là liên tục chuyển cầu cho nhân loại trước tòa Chúa, lắng nghe tiếng kêu của những nạn nhân của nền văn hóa gạt bỏ. Như thế, trong niềm hiệp thông sâu xa với Giáo Hội, các nữ tu chiêm niệm sẽ là cầu thang qua đó, Thiên Chúa xuống gặp con người, và con người leo lên gặp Thiên Chúa”.
Nơi phần cuối của Tông Hiến, ĐTC đề ra 14 qui luật, trong đó có khoản nói rằng các nữ tu chiêm niệm có thể theo các khóa huấn luyện ở ngoài đan viện của mình, nhưng phải làm sao để duy trì bầu không khí thích hợp với đoàn sủng chiệm niệm (Điều 3)
Ngoài ra tuyệt đối không được tuyển mộ các nữ ứng sinh từ các nước khác chỉ với mục đích duy trì sự sống còn của Đan viện đang bị thiếu ơn gọi.
- Khởi đầu tất cả các Đan viện phải thuộc về một liên hiệp. Các liên hiệp này có thể được thành lập theo tiêu chuẩn địa lý hoặc có đoàn sủng, tinh thần hoặc truyền thống giống nhau. Nếu một đan viện không thể thuộc về một Liên hiệp thì phải xin phép Tòa Thánh (Điều 9).
Bộ các dòng tu có thể ban hành những chỉ dẫn áp dụng 12 đề tài được liệt kê trong Tông Hiến theo các đoàn sủng của các gia đình đan tu khác nhau. Những chỉ dẫn áp dụng ấy phải được Tòa Thánh phê chuẩn (Điều 14)