Hôm 31 tháng Ba, bộ trưởng ngoại giao Ba Lan cho biết chính phủ giữ vững cam kết của mình tiếp nhận 7,000 người tị nạn theo những “điều kiện nghiêm ngặt”. Trước đó, ngay sau vụ tấn công khủng bố tại Brussels giết chết hàng chục người, thủ tướng Ba Lan nói nước bà rút lại các thỏa thuận với Liên minh châu Âu.
Thông báo này được đưa trong bối cảnh nỗi thất vọng đang ngày càng tăng giữa các nhà hoạt động nhân quyền và người tị nạn bị mắc kẹt gần biên giới với Macedonia vì sau vụ khủng bố một số nước đã quyết định đóng cửa biên giới của họ và công bố các biện pháp mới để ngăn chặn dòng người chạy trốn chiến tranh và nghèo đói.
Bộ trưởng Ngoại giao Witold Waszczykowski của Ba Lan đã nói với truyền hình Ba Lan rằng nước ông sẽ sẵn sàng để “xem xét lại các đơn xin” của người tị nạn. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng nước ông sẽ chỉ chấp nhận những người có danh tính được xác nhận, những người được tìm thấy là không đe dọa an ninh và những người sẵn sàng muốn định cư lâu dài ở Ba Lan. Ông bày tỏ sự nghi ngờ khả năng có thể tìm được 7,000 người tị nạn như vậy. Tuy nhiên, ý kiến của ông gợi ý rằng chính phủ cánh hữu của Ba Lan sẽ giữ cho cánh cửa mở một chút cho những người tị nạn. Sau vụ tấn công tại Brussels, là thủ đô của cả Bỉ lẫn Liên Hiệp Âu Châu, Thủ tướng Beata Szydlo cho biết bà thấy “không có khả năng” chấp nhận bất kỳ người di cư nào.
Nước Áo cũng lên kế hoạch đặt ra nhiều giới hạn hơn nữa trên những người muốn nhập cư. Bộ trưởng Nội vụ Johanna Mikl-Leitner nói rằng theo quy định mới, Áo chỉ nhận đơn xin tị nạn của những người mà Áo bắt buộc phải nhận vào, ví dụ những người đang phải đối mặt với các mối đe dọa về an ninh ở các nước láng giềng với Áo mà người ấy quá cảnh.
Áo đã thiết lập một giới hạn chỉ nhận 37,500 đơn xin tị nạn trong năm nay, sau khi đã nhận gần 90,000 người trong năm 2015. Các quan chức nói cho đến cuối tháng Ba 14,000 người đã nộp đơn.
Bên cạnh đó một số nước dọc theo tuyến đường Balkan truyền thống sang phương Tây đã đóng cửa biên giới của họ. Chính phủ ở Hung Gia Lợi, chẳng hạn, đã dựng lên một hàng rào dây thép gai dọc theo biên giới với Serbia và Croatia và gửi hơn 6,000 binh sĩ đến biên giới.
Những diễn biến này đã gây thêm thất vọng cho hàng chục ngàn người tị nạn bị mắc kẹt ở Hy Lạp, gần biên giới Macedonia và trong các khu vực khác. Một người tị nạn từ Afghanistan nói với các phóng viên rằng dù sao ông cũng không từ bỏ ước mơ để bắt đầu một cuộc sống tốt hơn ở phương Tây. “Chúng tôi không mong muốn gì từ chính phủ Hy Lạp. Chính họ đang gặp khó khăn với nền kinh tế Hy Lạp hiện nay. Chúng tôi đang yêu cầu thế giới, các nước lớn, hãy mở cửa biên giới cho chúng tôi. Chúng tôi đến đây không phải vì tiền. Chúng tôi muốn tìm một nơi an toàn, và một vùng đất thanh bình trên hành tinh này.”
Ông là một trong số hàng trăm người tị nạn, đã cùng các nhà hoạt động nhân quyền và những sinh viên biểu tình trên đường phố Athens kêu gào “mở biên giới.” Hôm thứ Tư 30 tháng Ba, họ đã bày tỏ sự tức giận sau khi Thổ Nhĩ Kỳ muốn bắt đầu trục xuất những người họ coi là những “người di cư bất hợp pháp” từ Hy Lạp.
Thông báo này được đưa trong bối cảnh nỗi thất vọng đang ngày càng tăng giữa các nhà hoạt động nhân quyền và người tị nạn bị mắc kẹt gần biên giới với Macedonia vì sau vụ khủng bố một số nước đã quyết định đóng cửa biên giới của họ và công bố các biện pháp mới để ngăn chặn dòng người chạy trốn chiến tranh và nghèo đói.
Bộ trưởng Ngoại giao Witold Waszczykowski của Ba Lan đã nói với truyền hình Ba Lan rằng nước ông sẽ sẵn sàng để “xem xét lại các đơn xin” của người tị nạn. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng nước ông sẽ chỉ chấp nhận những người có danh tính được xác nhận, những người được tìm thấy là không đe dọa an ninh và những người sẵn sàng muốn định cư lâu dài ở Ba Lan. Ông bày tỏ sự nghi ngờ khả năng có thể tìm được 7,000 người tị nạn như vậy. Tuy nhiên, ý kiến của ông gợi ý rằng chính phủ cánh hữu của Ba Lan sẽ giữ cho cánh cửa mở một chút cho những người tị nạn. Sau vụ tấn công tại Brussels, là thủ đô của cả Bỉ lẫn Liên Hiệp Âu Châu, Thủ tướng Beata Szydlo cho biết bà thấy “không có khả năng” chấp nhận bất kỳ người di cư nào.
Nước Áo cũng lên kế hoạch đặt ra nhiều giới hạn hơn nữa trên những người muốn nhập cư. Bộ trưởng Nội vụ Johanna Mikl-Leitner nói rằng theo quy định mới, Áo chỉ nhận đơn xin tị nạn của những người mà Áo bắt buộc phải nhận vào, ví dụ những người đang phải đối mặt với các mối đe dọa về an ninh ở các nước láng giềng với Áo mà người ấy quá cảnh.
Áo đã thiết lập một giới hạn chỉ nhận 37,500 đơn xin tị nạn trong năm nay, sau khi đã nhận gần 90,000 người trong năm 2015. Các quan chức nói cho đến cuối tháng Ba 14,000 người đã nộp đơn.
Bên cạnh đó một số nước dọc theo tuyến đường Balkan truyền thống sang phương Tây đã đóng cửa biên giới của họ. Chính phủ ở Hung Gia Lợi, chẳng hạn, đã dựng lên một hàng rào dây thép gai dọc theo biên giới với Serbia và Croatia và gửi hơn 6,000 binh sĩ đến biên giới.
Những diễn biến này đã gây thêm thất vọng cho hàng chục ngàn người tị nạn bị mắc kẹt ở Hy Lạp, gần biên giới Macedonia và trong các khu vực khác. Một người tị nạn từ Afghanistan nói với các phóng viên rằng dù sao ông cũng không từ bỏ ước mơ để bắt đầu một cuộc sống tốt hơn ở phương Tây. “Chúng tôi không mong muốn gì từ chính phủ Hy Lạp. Chính họ đang gặp khó khăn với nền kinh tế Hy Lạp hiện nay. Chúng tôi đang yêu cầu thế giới, các nước lớn, hãy mở cửa biên giới cho chúng tôi. Chúng tôi đến đây không phải vì tiền. Chúng tôi muốn tìm một nơi an toàn, và một vùng đất thanh bình trên hành tinh này.”
Ông là một trong số hàng trăm người tị nạn, đã cùng các nhà hoạt động nhân quyền và những sinh viên biểu tình trên đường phố Athens kêu gào “mở biên giới.” Hôm thứ Tư 30 tháng Ba, họ đã bày tỏ sự tức giận sau khi Thổ Nhĩ Kỳ muốn bắt đầu trục xuất những người họ coi là những “người di cư bất hợp pháp” từ Hy Lạp.