□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện Bác Chuyện Em: Hiển Linh Năm Nay
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Bác và em đặt chân tới đất thánh vào dịp Giáng Sinh. Phái đoàn hành hương do cha xứ hướng dẫn khởi hành từ phi trường Gia Lâm; tới Bangkok, Boeing 747 nghỉ hai tiếng đồng hồ bốc thêm khách, sau đó cất cánh bay thẳng sang phi trường Jerusalem. Tháng Mười Hai bầu trời Trung Đông giá rét căm căm, nhiệt độ đêm đêm rớt xuống trừ độ âm; bên ngoài tuyết bông đua nhau bay lất phất dọc ngang bám trắng mặt đường phố cổ Jerusalem.
Chiều hôm nay, bước vào nhà cơm, em mặt mày hớn hở như giai mới lấy được vợ; thấy bác, em gật đầu,
— Vâng, em chào bác. Gớm, vui quá bác nhỉ. Thế là bác với em đã có mặt ở đất thánh rồi...
Bác gật đầu biểu đồng tình,
— Vâng, chú nói đúng... Sáng dậy, tôi cứ phải dụi mắt mấy lần, bởi vẫn cứ tưởng mình nằm ngủ mơ. Mãi tới khi nghe thấy tiếng loa đọc kinh Hồi giáo oang oang, tôi mới dám tin mình đang ở đất thánh.
Nhưng rất nhanh, bác đổi sang giọng dân chuyên nghiệp bán than,
— Nhưng khổ, với ông tôi mới dám kể, cũng phải năn nỉ tợn lắm, con vợ nó mới chịu cho đi…
Em trố mắt ốc, ngạc nhiên nhìn bác,
— Ơ hay! Bác cứ ưa nói chuyện bỡn… Bác đi hành hương đất thánh, chớ có phải là đi hát chèo quan họ đầu làng đâu...mà bác gái không cho đi…
Bác cộ mắt nhìn em, ăn nói dấm dẳng,
— Ông cứ ưa cái thói tinh vi. Ông có biết không, tôi vừa mới nói được mấy nhời, nó đã cắt ngang, dấm dẳng tựa chó cắn ma, “Ơ! Hay nhỉ! Ông… Ông đi rồi, lấy ai thái chuối nấu cám cho lợn ăn. Còn con Tĩn với thằng Tửu, ai trông nom hai đứa? Còn mấy sào ruộng nữa đó... Không lo mà cày đi! Tới vụ lúa, giời đổ thóc xuống sân gạch cho ông phơi đấy. Lúc đó, có mà vốc nước sông uống cho no bụng!”.
Bác chép miệng, thở dài,
— Nghe con vợ càm ràm, tớ tức anh ách!
Bác mở miệng chửi tục,
— Mẹ kiếp! Biết thế hồi xưa đi tu như ông, giờ muốn đi đâu thì đi. Một thân một mình, nhẹ gánh!
Em bĩu môi dài cả thước tây,
— Gớm! Bác mắng em tinh vi, còn bác, bác cứ nói chuyện tề thiên... Bác làm như em muốn đi đâu thì…thì cứ cúi xuống xỏ dép vào chân bước đi khắp cùng thiên hạ. Khổ! Có mà được như thế! Em cũng phải xin phép đàng hoàng chứ nào phải chuyện chơi. Cha bề trên có chấp nhời cho đi thì mới được đi chớ.
Bác nhăn mặt, nói ngay,
— Biết! Nhưng ông cũng đâu có phải hốt hoảng chạy sang làng bên, nhờ chú em cày phụ để kịp gieo mạ cho vụ mùa. Nói khó mãi, chú ấy mới chịu bỏ ruộng nhà sang phụ cho mấy bữa cày. Cày xong mấy sào ruộng, tôi lại còn phải năn nỉ, lúc tôi đi vắng, nhờ chú ấy ngày ngày chạy qua, thái chuối vớt bèo cho mấy con lợn giống. Anh em thì anh em, tôi vẫn phải dúi vào tay chú ấy mấy hào bạc mới xong được hai việc đấy.
Em cắt ngang nhời bác,
— Bác! Bác không nói chuyện bỡn đấy chứ? Anh em trong nhà, sao lại thế?
Bác mắng em,
— Đấy, đấy! Chú cái tật nói mãi vẫn không chịu bỏ. Bộ chú nghĩ tôi là thằng mõ làng chỉ chuyên vác mõ chạy rông nói chuyện tầm phào?
Biết bác cáu gắt mắng tôm, em lại vuốt giận,
— Bác cứ nói thế! Em nào dám. Đấy là em nhỡ nhời, mở miệng nói chuyện tầm phào để bác mắng mấy mắng cho vui chuyện mà thôi...
Em dừng lại, nhanh miệng quay lại chuyện cũ,
— À... Vâng, thưa bác, thế rồi bác gái cũng đồng ý cho bác đi hành hương đất thánh chứ?
Bác trợn mắt,
— Ấy! Có mà hão. Cứ tưởng là thế. Ai ngờ, vừa mới nói xong được mấy nhời, bà ấy lại mở miệng mắng tiếp, “Ơ cái ống này, đến là vớ vẩn. Tôi đang gần tới dịp ở cữ rồi. Còn mấy bữa nữa lại đập bụng bầu. Ông sao đến là cạn nghĩ… Ông đi rồi, nửa đêm về sáng ai gọi cô mụ cho tôi?”.
Bác lại chép miệng,
— Khổ! Vậy là lại chạy te te sang nhà mẹ vợ, nói khó mấy câu, “Vâng! Con xin thưa với bầm, bầm ở nhà, con nhờ bầm nom nom nhà con. Nó tới ngày, nhờ bầm gọi bà mụ…”.
Em như đã vỡ nhẽ,
— Thôi, em hiểu rồi. Nhưng…rồi mẹ vợ bác cũng chịu chứ…
Không nhịn nữa, lần này bác tố mẹ vợ thẳng một lèo ra tới đường cái,
— Chẳng chịu cũng phải chịu. Cụ đã cho tôi ghi danh tham gia phái đoàn hành hương đất thánh. Làm mặt khó, mẹ vợ thì mẹ vợ, mẹ kiếp! Túng quá, tôi vô nhà xứ bẩm Cụ mấy câu, lúc đó thì lại mệt với Cụ.
Bác tiếp nối câu chuyện,
— Nhưng khổ! Bà mẹ vợ cũng đâu có chịu thua. Bà ấy nói nhỏ nhẹ nhưng chết điếng cả người…
Em ngó bác đăm đăm,
— Mẹ vợ nói sao mà lại chết điếng cả người?
Bác điệu cóc cắn,
— Thì bà ấy nói, “Anh con rể cũng là người trong nhà, cho nên nói tình thật. Tôi thì tiền bạc túng thiếu. Anh cũng phải đưa cho bà mụ mấy đồng. Chứ chẳng lẽ mình chỉ nước miếng suông với người ta. Mà từ nhà bà ấy tới làng mình cũng mấy quãng đồng. Anh liệu tính sao thì tính cho đẹp đôi bên. Chuyện sanh nở không phải là chuyện bỡn. Có tiền dúi tay thì việc chi mà chẳng thông”.
Bác than thở,
— Thế là lại mất thêm mấy đồng bạc giấy với mẹ vợ. Khổ! Vốn liếng cả một đời!
Em an ủi bác,
— Nhưng thế là xong rồi. Còn việc gì nữa đâu mà lo.
Bác thở dài,
— Cũng tưởng là vậy. Nhưng hóa ra không phải. Còn con Tĩn với thằng Tửu, ai trông nom cho?
Em chép miệng theo,
— Đến là khổ. Bác không nói, ai mà biết…
Bác mặt tươi ra,
— Đấy, ông vậy là hiểu chuyện rồi… Thế là lại chạy te te qua nhà bà Trùm Tài. Cái bà Trùm Tài đến là khéo. Thấy bóng tôi ở sân phơi thóc là bà ấy biết tôi có chuyện phải nhờ vả rồi. Ngồi trên cái đi-văng gỗ khảm xà cừ, bà ấy ăn trầu miệng đỏ loen loét…
Bác đứng dậy, đổi giọng, hai tay chống eo, giả giọng bà Trùm Tài,
— “Ừ! Tôi mừng cho chú được Cụ chọn cho đi trong phái đoàn hành hương. Nguyên cả tổng cũng chẳng mấy người được Cụ chọn. Thật là nở mày nở mặt. Nhưng thím ấy đang gần tới ngày rồi. Việc sanh nở là việc hệ trọng. Còn con Tĩn với thằng Tửu, ai trông nom cho?”.
Em nhận xét,
— Bà Trùm Tài, đến là khéo…
Bác gật đầu, đồng tình với lời nhận xét,
— Ừ… Thấy người ta khéo quá, tôi buộc lòng cũng phải khéo theo. Tôi mới nói, “Vâng, cháu cám ơn bà đã có lòng lo lắng cho nhà cháu. Việc sanh nở đã có một tay mẹ vợ cháu đỡ đần. Ấy, thì cháu qua đây trước là thăm bà, sau là cũng có việc cháu nhờ vả. Cháu hỏi ý bà trước, nếu phải hay không phải thì cũng xin bà bỏ qua cho. Cháu tính nhờ bà để ý trông nom cho con Tĩn với Tửu trong thời gian cháu đi vắng. Được như thế thì trước là cháu yên tâm, sau là cháu đội ơn bà”.
Bác dừng lại, nhìn em chòng chọc,
— Ông biết bà ấy nói chi không?
Em lắc đầu hỏi,
— Bà ấy nói gì?
Bác nói ngay,
— Thì bà ấy nói, “Tôi thì cũng chẳng hẹp hòi chi. Nhà cửa đơn sơ, chỉ mình tôi ra vào quạnh quẽ. Có hai đứa nó thì lại càng thêm vui nhà vui cửa. Nhưng nói tình thật. Phải hay không phải cũng xin anh đừng có chấp nhời. Tôi đang túng thiếu lắm. Bữa hụi vừa rồi hốt, nhưng cũng chẳng được mấy. Phiên chợ huyện mấy tháng rồi cứ èo uột cứ như nhà quan huyện có tang. Chẳng kiếm được xu nào”.
Em như đã hiểu chuyện, lắc lắc đầu,
— Cái bà Trùm Tài chủ hụi thì cả mấy tổng ai mà lại không biết. Thiến há đố có ai mà vắt ra được của bà ấy một miếng trầu héo.
Bác nói ngay,
— Chuyện, nhưng mình cũng đang có chuyện nhờ vả. Thế là lại về nhà, lôi ra thêm mấy tờ tiền giấy đưa cho bà ấy.
Em nhìn bác,
— Cũng khổ cho bác nhỉ. Mất hẳn một mớ bạc nhớn.
Bác gật gật,
— Thì đã hẳng! Khổ! Tôi cũng đến là nhức đầu. Nhưng lòng dặn lòng, phải kiên nhẫn. Bí đường nào, tớ lại mở miệng hỏi han nhờ vả đường đó. Hết chú em, lại tới mẹ vợ, rồi là láng giếng. Người ta chịu gánh vác việc nhà cho mình là mừng rồi. Tiếc chi vài hào, với lại dăm ba tờ giấy bạc. Ông nghĩ tôi nói có phải hay không?
Bác dừng lại,
— Mà đã hết đâu, cái đoạn này thì ông biết rồi đấy. Tới được phi trường Thái thì cả phái đoàn phải ngồi đợi tới mấy tiếng đồng hồ nữa bởi trễ chuyến bay. Nửa đêm về sáng, ngồi ở phi trường, ai nấy miệng cứ ngáp dài như con cá ngão. Tới được phi trường Jerusalem thì tôi lại mất đồ. Chẳng biết sao hành lý gửi theo phi cơ biến mất tiêu. Vậy là cứ trần ra mấy ngày liền một quần một áo. Trời tháng mùa đông, lạnh teo lại. Thế là ốm, ho sù sụ như ho lao. Nào có ăn được cái gì. Cứ cháo loãng mà húp. Mãi cho tới đêm hăm bốn, cụ dẫn phái đoàn mình tới hang đá Bêlem. Cái đêm hôm đó thật là đêm nhớ đời. Bao nhiêu đời rồi, miệng thì cứ oang oang, “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa”. Miệng thì hát, nhưng nào có biết trời Bêlem rét cỡ nào. Mà cũng nào có biết cái hang đá Bêlem hình dạng ra sao. Thế mà cái đêm đó, cả phái đoàn được tham dự thánh lễ nửa đêm ở hang đá Bêlem. Ở trên cụ cử hành thánh lễ Misa, ở dưới tôi là nước mắt cứ rưng rưng. Trời mùa đông bên ngoài rét tợn. Bên trong hang đá Bêlem, hơi đá tỏa ra lại càng run lên. Lúc đó, mới hiểu Chúa sinh xuống trần vất vả như thế nào.
Bác chép miệng,
— Khổ! Đến là thương Chúa!
Suy Niệm
Ngày xưa các nhà Tu Sĩ phương Đông đường xa vất vả lên đường hành hương tìm về đất thánh (Matt 2:1-12). Mặc dù họ lạc lối tại kinh thành Jerusalem, nhưng không ai chịu bỏ cuộc. Lạc đường, họ cất tiếng hỏi thăm thần dân kinh thành đường phố dẫn tới nơi Hài Nhi Thánh. Cuối cùng, ngôi sao Bêlem hiện ra dẫn họ tới thẳng ngôi nhà của Hài Nhi Giêsu.
Hành trình đi tìm Chúa là một hành trình của kiên nhẫn. Kiên nhẫn với mình, với người, và với Chúa.
Với mình, ôn hòa.
Với người, bao dung.
Với Chúa, đợi chờ. Chúa chưa trả lời. Kiên nhẫn. Kiên nhẫn đợi chờ giây phút trời đêm bừng sáng ánh sao soi đường dẫn lối ta đi.
Hiển Linh năm xưa và Hiển Linh năm nay vẫn là những cuộc hành trình của kiên nhẫn và đợi chờ.
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Chuyện Bác Chuyện Em: Hiển Linh Năm Nay
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Bác và em đặt chân tới đất thánh vào dịp Giáng Sinh. Phái đoàn hành hương do cha xứ hướng dẫn khởi hành từ phi trường Gia Lâm; tới Bangkok, Boeing 747 nghỉ hai tiếng đồng hồ bốc thêm khách, sau đó cất cánh bay thẳng sang phi trường Jerusalem. Tháng Mười Hai bầu trời Trung Đông giá rét căm căm, nhiệt độ đêm đêm rớt xuống trừ độ âm; bên ngoài tuyết bông đua nhau bay lất phất dọc ngang bám trắng mặt đường phố cổ Jerusalem.
Chiều hôm nay, bước vào nhà cơm, em mặt mày hớn hở như giai mới lấy được vợ; thấy bác, em gật đầu,
— Vâng, em chào bác. Gớm, vui quá bác nhỉ. Thế là bác với em đã có mặt ở đất thánh rồi...
Bác gật đầu biểu đồng tình,
— Vâng, chú nói đúng... Sáng dậy, tôi cứ phải dụi mắt mấy lần, bởi vẫn cứ tưởng mình nằm ngủ mơ. Mãi tới khi nghe thấy tiếng loa đọc kinh Hồi giáo oang oang, tôi mới dám tin mình đang ở đất thánh.
Nhưng rất nhanh, bác đổi sang giọng dân chuyên nghiệp bán than,
— Nhưng khổ, với ông tôi mới dám kể, cũng phải năn nỉ tợn lắm, con vợ nó mới chịu cho đi…
Em trố mắt ốc, ngạc nhiên nhìn bác,
— Ơ hay! Bác cứ ưa nói chuyện bỡn… Bác đi hành hương đất thánh, chớ có phải là đi hát chèo quan họ đầu làng đâu...mà bác gái không cho đi…
Bác cộ mắt nhìn em, ăn nói dấm dẳng,
— Ông cứ ưa cái thói tinh vi. Ông có biết không, tôi vừa mới nói được mấy nhời, nó đã cắt ngang, dấm dẳng tựa chó cắn ma, “Ơ! Hay nhỉ! Ông… Ông đi rồi, lấy ai thái chuối nấu cám cho lợn ăn. Còn con Tĩn với thằng Tửu, ai trông nom hai đứa? Còn mấy sào ruộng nữa đó... Không lo mà cày đi! Tới vụ lúa, giời đổ thóc xuống sân gạch cho ông phơi đấy. Lúc đó, có mà vốc nước sông uống cho no bụng!”.
Bác chép miệng, thở dài,
— Nghe con vợ càm ràm, tớ tức anh ách!
Bác mở miệng chửi tục,
— Mẹ kiếp! Biết thế hồi xưa đi tu như ông, giờ muốn đi đâu thì đi. Một thân một mình, nhẹ gánh!
Em bĩu môi dài cả thước tây,
— Gớm! Bác mắng em tinh vi, còn bác, bác cứ nói chuyện tề thiên... Bác làm như em muốn đi đâu thì…thì cứ cúi xuống xỏ dép vào chân bước đi khắp cùng thiên hạ. Khổ! Có mà được như thế! Em cũng phải xin phép đàng hoàng chứ nào phải chuyện chơi. Cha bề trên có chấp nhời cho đi thì mới được đi chớ.
Bác nhăn mặt, nói ngay,
— Biết! Nhưng ông cũng đâu có phải hốt hoảng chạy sang làng bên, nhờ chú em cày phụ để kịp gieo mạ cho vụ mùa. Nói khó mãi, chú ấy mới chịu bỏ ruộng nhà sang phụ cho mấy bữa cày. Cày xong mấy sào ruộng, tôi lại còn phải năn nỉ, lúc tôi đi vắng, nhờ chú ấy ngày ngày chạy qua, thái chuối vớt bèo cho mấy con lợn giống. Anh em thì anh em, tôi vẫn phải dúi vào tay chú ấy mấy hào bạc mới xong được hai việc đấy.
Em cắt ngang nhời bác,
— Bác! Bác không nói chuyện bỡn đấy chứ? Anh em trong nhà, sao lại thế?
Bác mắng em,
— Đấy, đấy! Chú cái tật nói mãi vẫn không chịu bỏ. Bộ chú nghĩ tôi là thằng mõ làng chỉ chuyên vác mõ chạy rông nói chuyện tầm phào?
Biết bác cáu gắt mắng tôm, em lại vuốt giận,
— Bác cứ nói thế! Em nào dám. Đấy là em nhỡ nhời, mở miệng nói chuyện tầm phào để bác mắng mấy mắng cho vui chuyện mà thôi...
Em dừng lại, nhanh miệng quay lại chuyện cũ,
— À... Vâng, thưa bác, thế rồi bác gái cũng đồng ý cho bác đi hành hương đất thánh chứ?
Bác trợn mắt,
— Ấy! Có mà hão. Cứ tưởng là thế. Ai ngờ, vừa mới nói xong được mấy nhời, bà ấy lại mở miệng mắng tiếp, “Ơ cái ống này, đến là vớ vẩn. Tôi đang gần tới dịp ở cữ rồi. Còn mấy bữa nữa lại đập bụng bầu. Ông sao đến là cạn nghĩ… Ông đi rồi, nửa đêm về sáng ai gọi cô mụ cho tôi?”.
Bác lại chép miệng,
— Khổ! Vậy là lại chạy te te sang nhà mẹ vợ, nói khó mấy câu, “Vâng! Con xin thưa với bầm, bầm ở nhà, con nhờ bầm nom nom nhà con. Nó tới ngày, nhờ bầm gọi bà mụ…”.
Em như đã vỡ nhẽ,
— Thôi, em hiểu rồi. Nhưng…rồi mẹ vợ bác cũng chịu chứ…
Không nhịn nữa, lần này bác tố mẹ vợ thẳng một lèo ra tới đường cái,
— Chẳng chịu cũng phải chịu. Cụ đã cho tôi ghi danh tham gia phái đoàn hành hương đất thánh. Làm mặt khó, mẹ vợ thì mẹ vợ, mẹ kiếp! Túng quá, tôi vô nhà xứ bẩm Cụ mấy câu, lúc đó thì lại mệt với Cụ.
Bác tiếp nối câu chuyện,
— Nhưng khổ! Bà mẹ vợ cũng đâu có chịu thua. Bà ấy nói nhỏ nhẹ nhưng chết điếng cả người…
Em ngó bác đăm đăm,
— Mẹ vợ nói sao mà lại chết điếng cả người?
Bác điệu cóc cắn,
— Thì bà ấy nói, “Anh con rể cũng là người trong nhà, cho nên nói tình thật. Tôi thì tiền bạc túng thiếu. Anh cũng phải đưa cho bà mụ mấy đồng. Chứ chẳng lẽ mình chỉ nước miếng suông với người ta. Mà từ nhà bà ấy tới làng mình cũng mấy quãng đồng. Anh liệu tính sao thì tính cho đẹp đôi bên. Chuyện sanh nở không phải là chuyện bỡn. Có tiền dúi tay thì việc chi mà chẳng thông”.
Bác than thở,
— Thế là lại mất thêm mấy đồng bạc giấy với mẹ vợ. Khổ! Vốn liếng cả một đời!
Em an ủi bác,
— Nhưng thế là xong rồi. Còn việc gì nữa đâu mà lo.
Bác thở dài,
— Cũng tưởng là vậy. Nhưng hóa ra không phải. Còn con Tĩn với thằng Tửu, ai trông nom cho?
Em chép miệng theo,
— Đến là khổ. Bác không nói, ai mà biết…
Bác mặt tươi ra,
— Đấy, ông vậy là hiểu chuyện rồi… Thế là lại chạy te te qua nhà bà Trùm Tài. Cái bà Trùm Tài đến là khéo. Thấy bóng tôi ở sân phơi thóc là bà ấy biết tôi có chuyện phải nhờ vả rồi. Ngồi trên cái đi-văng gỗ khảm xà cừ, bà ấy ăn trầu miệng đỏ loen loét…
Bác đứng dậy, đổi giọng, hai tay chống eo, giả giọng bà Trùm Tài,
— “Ừ! Tôi mừng cho chú được Cụ chọn cho đi trong phái đoàn hành hương. Nguyên cả tổng cũng chẳng mấy người được Cụ chọn. Thật là nở mày nở mặt. Nhưng thím ấy đang gần tới ngày rồi. Việc sanh nở là việc hệ trọng. Còn con Tĩn với thằng Tửu, ai trông nom cho?”.
Em nhận xét,
— Bà Trùm Tài, đến là khéo…
Bác gật đầu, đồng tình với lời nhận xét,
— Ừ… Thấy người ta khéo quá, tôi buộc lòng cũng phải khéo theo. Tôi mới nói, “Vâng, cháu cám ơn bà đã có lòng lo lắng cho nhà cháu. Việc sanh nở đã có một tay mẹ vợ cháu đỡ đần. Ấy, thì cháu qua đây trước là thăm bà, sau là cũng có việc cháu nhờ vả. Cháu hỏi ý bà trước, nếu phải hay không phải thì cũng xin bà bỏ qua cho. Cháu tính nhờ bà để ý trông nom cho con Tĩn với Tửu trong thời gian cháu đi vắng. Được như thế thì trước là cháu yên tâm, sau là cháu đội ơn bà”.
Bác dừng lại, nhìn em chòng chọc,
— Ông biết bà ấy nói chi không?
Em lắc đầu hỏi,
— Bà ấy nói gì?
Bác nói ngay,
— Thì bà ấy nói, “Tôi thì cũng chẳng hẹp hòi chi. Nhà cửa đơn sơ, chỉ mình tôi ra vào quạnh quẽ. Có hai đứa nó thì lại càng thêm vui nhà vui cửa. Nhưng nói tình thật. Phải hay không phải cũng xin anh đừng có chấp nhời. Tôi đang túng thiếu lắm. Bữa hụi vừa rồi hốt, nhưng cũng chẳng được mấy. Phiên chợ huyện mấy tháng rồi cứ èo uột cứ như nhà quan huyện có tang. Chẳng kiếm được xu nào”.
Em như đã hiểu chuyện, lắc lắc đầu,
— Cái bà Trùm Tài chủ hụi thì cả mấy tổng ai mà lại không biết. Thiến há đố có ai mà vắt ra được của bà ấy một miếng trầu héo.
Bác nói ngay,
— Chuyện, nhưng mình cũng đang có chuyện nhờ vả. Thế là lại về nhà, lôi ra thêm mấy tờ tiền giấy đưa cho bà ấy.
Em nhìn bác,
— Cũng khổ cho bác nhỉ. Mất hẳn một mớ bạc nhớn.
Bác gật gật,
— Thì đã hẳng! Khổ! Tôi cũng đến là nhức đầu. Nhưng lòng dặn lòng, phải kiên nhẫn. Bí đường nào, tớ lại mở miệng hỏi han nhờ vả đường đó. Hết chú em, lại tới mẹ vợ, rồi là láng giếng. Người ta chịu gánh vác việc nhà cho mình là mừng rồi. Tiếc chi vài hào, với lại dăm ba tờ giấy bạc. Ông nghĩ tôi nói có phải hay không?
Bác dừng lại,
— Mà đã hết đâu, cái đoạn này thì ông biết rồi đấy. Tới được phi trường Thái thì cả phái đoàn phải ngồi đợi tới mấy tiếng đồng hồ nữa bởi trễ chuyến bay. Nửa đêm về sáng, ngồi ở phi trường, ai nấy miệng cứ ngáp dài như con cá ngão. Tới được phi trường Jerusalem thì tôi lại mất đồ. Chẳng biết sao hành lý gửi theo phi cơ biến mất tiêu. Vậy là cứ trần ra mấy ngày liền một quần một áo. Trời tháng mùa đông, lạnh teo lại. Thế là ốm, ho sù sụ như ho lao. Nào có ăn được cái gì. Cứ cháo loãng mà húp. Mãi cho tới đêm hăm bốn, cụ dẫn phái đoàn mình tới hang đá Bêlem. Cái đêm hôm đó thật là đêm nhớ đời. Bao nhiêu đời rồi, miệng thì cứ oang oang, “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa”. Miệng thì hát, nhưng nào có biết trời Bêlem rét cỡ nào. Mà cũng nào có biết cái hang đá Bêlem hình dạng ra sao. Thế mà cái đêm đó, cả phái đoàn được tham dự thánh lễ nửa đêm ở hang đá Bêlem. Ở trên cụ cử hành thánh lễ Misa, ở dưới tôi là nước mắt cứ rưng rưng. Trời mùa đông bên ngoài rét tợn. Bên trong hang đá Bêlem, hơi đá tỏa ra lại càng run lên. Lúc đó, mới hiểu Chúa sinh xuống trần vất vả như thế nào.
Bác chép miệng,
— Khổ! Đến là thương Chúa!
Suy Niệm
Ngày xưa các nhà Tu Sĩ phương Đông đường xa vất vả lên đường hành hương tìm về đất thánh (Matt 2:1-12). Mặc dù họ lạc lối tại kinh thành Jerusalem, nhưng không ai chịu bỏ cuộc. Lạc đường, họ cất tiếng hỏi thăm thần dân kinh thành đường phố dẫn tới nơi Hài Nhi Thánh. Cuối cùng, ngôi sao Bêlem hiện ra dẫn họ tới thẳng ngôi nhà của Hài Nhi Giêsu.
Hành trình đi tìm Chúa là một hành trình của kiên nhẫn. Kiên nhẫn với mình, với người, và với Chúa.
Với mình, ôn hòa.
Với người, bao dung.
Với Chúa, đợi chờ. Chúa chưa trả lời. Kiên nhẫn. Kiên nhẫn đợi chờ giây phút trời đêm bừng sáng ánh sao soi đường dẫn lối ta đi.
Hiển Linh năm xưa và Hiển Linh năm nay vẫn là những cuộc hành trình của kiên nhẫn và đợi chờ.
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com