Hôm 12/01/2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các thành viên ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh. Sự kiện thường niên diễn ra vào ngày Đức Thánh Cha chuẩn bị tông du đến Sri Lanka. Trong cuộc gặp các nhà ngoại giao, Đức Thánh Cha nói về các nhu cầu cấp thiết cho hòa bình thế giới. Ngài than phiền về sự phát triển và lây lan của chủ nghĩa quá khích.
Trong khi đó, vị tân đại sứ không thường trú của Tanzania cạnh Tòa Thánh, H.E. Philip Marmo nói rằng không có tinh thần chống Kitô giáo ở Zanzibar.
Zanzibar là quần đảo bán tự trị trên Ấn Độ Dương cách 35 km ngoài khơi bờ biển lục địa Tanzania. Quần đảo này thuộc về Tanzania.
Đại sứ Marmo nói: "Tôi nghĩ rằng đó là sự khái quát chung để nói về tinh thần chống Kitô giáo của người Hồi giáo ở Zanzibar. Như quý vị đã biết, Thiên Chúa giáo ở Đông và Trung Phi bắt đầu từ Zanzibar. Các Giáo Hội Kitô Giáo đầu tiên – Anh giáo và Công Giáo được xây dựng ở Zanzibar vào những năm1870. Kể từ đó các Kitô hữu và người Hồi giáo đã sống trong hòa bình sát cánh bên nhau".
Tuy nhiên, vị đại sứ Tanzania thừa nhận rằng những sự cố của chủ nghĩa khủng bố và các hoạt động tội ác chỉ là bình thường như bất kỳ nơi nào trên thế giới. Ông cho rằng, khi có những sự cố khủng bố, các nhà điều tra luôn cho thấy thủ phạm luôn đến từ bên ngoài Tanzania. Ông nói: "Khi người Tanzania hoặc Zanzibaris tham gia, họ được người nước ngoài điều khiển". Vị Đại sứ cho biết thêm rằng hai mươi tháng qua quần đảo này 'yên tĩnh' vì chính phủ Tanzania đã "trấn áp khủng bố Hồi giáo cả trên đất liền và ở Zanzibar".
Quần đảo Zanzibar phụ thuộc vào du lịch và thường chào đón khách du lịch. Chính vì lý do này mà đã có cảnh báo quốc tế về các sự cố đã xảy ra trong các năm 2012 và 2013. Trong ngày Giáng sinh năm 2012, một linh mục triều Công Giáo, Cha Ambrose Mkenda đã bị bắn và bị thương nặng ở Zanzibar. Trong cùng năm đó và theo vác vị chức trách của Giáo Hội, hơn năm nhà thờ trên đảo này bị đốt cháy trong các cuộc tấn công bị nghi ngờ là đốt phá. Năm 2013, cha Evaristus Mushi đã bị bắn và bị sát hại bởi những kẻ bị nghi ngờ là khủng bố Hồi giáo ở Zanzibar. Trước đó, mục sư Tin Lành Mathew Kachira đã bị sát hại vào ngày 10 tháng 2. Sau đó, ngày 7 tháng 8 năm 2013, hai nhân viên bác ái trẻ người Anh đã bị tấn công bằng axit trên đảo.
Thống kê cho thấy có khoảng 30 phần trăm là Kitô hữu trên đất liền của đất nước Tanzania, trong khi 35 phần trăm dân số là người Hồi giáo. Trên đảo Zanzibar, hơn 95 phần trăm các cư dân là người Hồi giáo.
Trong khi đó, vị tân đại sứ không thường trú của Tanzania cạnh Tòa Thánh, H.E. Philip Marmo nói rằng không có tinh thần chống Kitô giáo ở Zanzibar.
Zanzibar là quần đảo bán tự trị trên Ấn Độ Dương cách 35 km ngoài khơi bờ biển lục địa Tanzania. Quần đảo này thuộc về Tanzania.
Đại sứ Marmo nói: "Tôi nghĩ rằng đó là sự khái quát chung để nói về tinh thần chống Kitô giáo của người Hồi giáo ở Zanzibar. Như quý vị đã biết, Thiên Chúa giáo ở Đông và Trung Phi bắt đầu từ Zanzibar. Các Giáo Hội Kitô Giáo đầu tiên – Anh giáo và Công Giáo được xây dựng ở Zanzibar vào những năm1870. Kể từ đó các Kitô hữu và người Hồi giáo đã sống trong hòa bình sát cánh bên nhau".
Tuy nhiên, vị đại sứ Tanzania thừa nhận rằng những sự cố của chủ nghĩa khủng bố và các hoạt động tội ác chỉ là bình thường như bất kỳ nơi nào trên thế giới. Ông cho rằng, khi có những sự cố khủng bố, các nhà điều tra luôn cho thấy thủ phạm luôn đến từ bên ngoài Tanzania. Ông nói: "Khi người Tanzania hoặc Zanzibaris tham gia, họ được người nước ngoài điều khiển". Vị Đại sứ cho biết thêm rằng hai mươi tháng qua quần đảo này 'yên tĩnh' vì chính phủ Tanzania đã "trấn áp khủng bố Hồi giáo cả trên đất liền và ở Zanzibar".
Quần đảo Zanzibar phụ thuộc vào du lịch và thường chào đón khách du lịch. Chính vì lý do này mà đã có cảnh báo quốc tế về các sự cố đã xảy ra trong các năm 2012 và 2013. Trong ngày Giáng sinh năm 2012, một linh mục triều Công Giáo, Cha Ambrose Mkenda đã bị bắn và bị thương nặng ở Zanzibar. Trong cùng năm đó và theo vác vị chức trách của Giáo Hội, hơn năm nhà thờ trên đảo này bị đốt cháy trong các cuộc tấn công bị nghi ngờ là đốt phá. Năm 2013, cha Evaristus Mushi đã bị bắn và bị sát hại bởi những kẻ bị nghi ngờ là khủng bố Hồi giáo ở Zanzibar. Trước đó, mục sư Tin Lành Mathew Kachira đã bị sát hại vào ngày 10 tháng 2. Sau đó, ngày 7 tháng 8 năm 2013, hai nhân viên bác ái trẻ người Anh đã bị tấn công bằng axit trên đảo.
Thống kê cho thấy có khoảng 30 phần trăm là Kitô hữu trên đất liền của đất nước Tanzania, trong khi 35 phần trăm dân số là người Hồi giáo. Trên đảo Zanzibar, hơn 95 phần trăm các cư dân là người Hồi giáo.