Trong những ngày chuẩn bị khai giảng năm học Giáo Lý mới, Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic xin phỏng vấn Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, nguyên Trưởng ban Giáo lý toàn quốc về việc dạy và học Giáo Lý.
PV. Kính thưa Cha, trong Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc vừa qua tại tổng giáo phận Huế, Cha có đưa ra nhận định rằng “bối cảnh xã hội hiện nay đòi hỏi phải có phương pháp giảng dạy giáo lý cho phù hợp”. Xin Cha chia sẻ đôi nét về vấn đề này.
LmNVH. Trong Đại Hội, chúng tôi nói đến xu hướng thế tục hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay. Tục hóa tại Việt Nam không nhất thiết đi đôi với việc phản lại tôn giáo, cách riêng Kitô giáo. Nó xuất phát từ chỗ Việt Nam đang phấn đấu thoát cảnh nghèo bằng mọi giá, bất kể phải sử dụng đến phương cách nào. Những chuyện lừa đảo bạc tỷ đủ minh chứng lối tư duy và hành động này. Thêm vào đó, người Việt hiện nay đang tìm cách khẳng định mình bằng cái hào nhoáng bên ngoài như hàng hiệu, xe hơi bóng loáng … Người trẻ tiếp thu mau lẹ lối sống tự do theo kiểu minh tinh Âu Mỹ, việc hưởng thụ giới tính nhờ vào những “trạm” internet theo chủ trương lợi nhuận, vào những nhà “nghỉ tạm”, vào các điện thoại thông minh, smartphones, cung cấp mọi hình thức thô tục cho thanh thiếu niên. Những biểu hiện này phản ánh sự bất ổn sâu kín nơi tâm hồn và khát vọng khôn nguôi về những giá trị trường cửu nơi người Việt hiện nay. Hòa giải, hiệp thông và đối thoại trở thành những giá trị thiết yếu nhưng người ta không biết phải tìm ở đâu. Liệu huấn giáo, xét như nỗ lực giới thiệu Đấng duy nhất có thể trả lời và làm thỏa mãn những khát vọng sâu kín nhất nơi tâm hồn con người, có là nơi đáng tin cậy để người ta được gặp gỡ Ngài hầu được biến đổi tận căn không? Câu hỏi này đòi hỏi chúng ta phải canh tân việc dạy giáo lý tại Việt Nam.
PV. Cha thường nhấn mạnh đến việc dạy giáo lý ở khía cạnh trình bày cho các em cảm nhận được tình yêu của Chúa Giêsu để các em yêu mến và sống theo Chúa Giêsu. Theo Cha Giáo Lý viên cần làm gì để đạt được mục tiêu này?
LmNVH. Thành quả của Đại Hội Giáo Lý được thâu tóm trong Bản Ghi Nhớ gồm những điểm mà các tham dự viên ước muốn thực hiện trong ba năm tới, hướng tới việc đổi mới nhiệt tình của giảng viên và học viên giáo lý, đổi mới phương pháp và ngôn ngữ sử dụng trong việc dạy giáo lý. Trong các bình diện cần đổi mới này, thì đổi mới con người là quan trọng hơn cả. Giảng viên giáo lý phải là người tuyệt đối tin vào quyền năng của Chúa Thánh Thần, lắng nghe và nhận ra sự thúc đẩy của Ngài nhờ đời sống cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích, nhờ đó có được nhiệt tình loan báo Tin Mừng và trở thành chứng nhân sống động của Tin mừng. Kế đến, giảng viên giáo lý phải biết thoát ra khỏi khuôn khổ của một “lớp” học thường nghiêng chiều về việc cung cấp kiến thức hơn là thiết lập tương quan giữa học viên với Chúa cũng như với tha nhân. Cuối cùng, làm cho các buổi học giáo lý trở thành những buổi gặp gỡ, gặp gỡ nhau và cùng nhau gặp gỡ Chúa, nhờ cho các em tiếp cận chính bản văn Lời Chúa và nội tâm hóa sứ điệp của Tin Mừng.
PV. Xin Cha cho chúng con biết vai trò của Kinh Thánh trong Giáo Lý và có cách nào giúp các em tiếp cận Lời Chúa dễ dàng nhất, giúp các em yêu mến Lời Chúa hơn?
LmNVH. Chính từ “dạy giáo lý”, theo Hy ngữ, có nghĩa là “làm cho vang dội”, cụ thể là “làm cho Lời Chúa vang dội” nơi tâm hồn của học viên giáo lý, để họ có thể lắng nghe và đón nhận Lời Chúa, nhờ đó, bản thân được biến đổi và góp phần biến đổi môi trường sống. Vì thế, Lời Chúa vừa là nguồn mạch, là nền tảng và linh hồn của việc dạy giáo lý. Trong tông huấn “Lời Chúa”, ĐTC Bênêđictô viết: “Tôi muốn nhấn mạnh đặc biệt rằng khoa giáo lý phải thấm nhuần và nắm vững tư tưởng, tinh thần và thái độ Kinh Thánh và Tin Mừng nhờ việc chuyên cần tiếp xúc với chính bản văn […] cũng có thể là bổ ích nếu hiểu biết và học thuộc lòng một vài đoạn Kinh Thánh, đặc biệt những đoạn nói về các Mầu nhiệm Kitô giáo” (s.74). Như thế, giảng viên giáo lý nên giúp các em tiếp cận với chính bản văn Kinh Thánh, thay vì chỉ giải thích và áp dụng xuông; nhờ đó, học viên giáo lý có thể nếm được hương vị ngọt ngào của Lời Chúa, yêu mến và có thói quen quy chiếu vào Lời Chúa trong đời sống hàng ngày.
PV. Một số Giáo Lý Viên cho rằng học Giáo Lý chán thì cho sinh hoạt, hát, chơi trò chơi mà những sinh hoạt này có khi chẳng ăn nhập gì với nội dung Giáo Lý. Cha nhận định về trò chơi trong Giáo Lý thế nào ạ?
Lm.NVH. Nếu như các giảng viên có khả năng giúp cho các học viên tiếp cận với bản văn Lời Chúa và thưởng nếm được hương vị của Lời Chúa thì làm sao các học viên nhàm chán được. Để có được khả năng truyền đạt Lời Chúa, chắc hẳn bản thân giảng viên giáo lý phải dành chỗ ưu tiên cho việc đọc và suy niệm Lời Chúa, phải đắm mình trong Lời của Thiên Chúa, để được lôi cuốn vào cuộc sống thân tình với Ngài. Thêm vào đó, việc công bố và trình bày Lời Chúa sẽ trở nên sinh động hơn nếu các giảng viên giáo lý biết vận dụng hình ảnh, bài hát và trò chơi (games). Điều này đòi hỏi giảng viên giáo lý phải được huấn luyện để hiểu đúng đắn về các hoạt động (activities) trong việc dạy giáo lý. Chắc hẳn nó phải là hoạt động phục vụ cho việc giáo dục đức tin, chứ không phải bất kỳ hoạt động vui chơi nào nhằm giải trí hay mua vui, chưa kể có nhiều bài hát hay trò chơi còn có nội dung phản giáo dục nữa.
PV. Thưa Cha, Cha cũng thường nhắc đến vai trò của gia đình trong công cuộc huấn giáo. Xin Cha cho chia sẻ thêm về vấn đề quan trọng này.
Lm.NVH Trong các sách giáo lý hiện nay của Canada, Pháp, Mỹ, Phi …, tôi thường thấy cuối mỗi buổi gặp gỡ giáo lý, bao giờ cũng có một trang phần dành cho các bậc phụ huynh, thậm chí thỉnh thoảng còn mời họ đến dự giờ để thấy và nghe con cái họ diễn tả đức tin của chúng qua những tiểu phẩm, tranh vẽ hay hình tượng nặn bằng chất dẻo … nhằm phối hợp gia đình và giáo xứ trong việc dạy giáo lý. Như anh biết, cho đến thế kỷ thứ XVI, mới có việc dạy giáo lý và sách giáo lý cho trẻ em, trước đó, chỉ có việc dạy giáo lý cho người lớn, cụ thể là cha mẹ, để họ về dạy lại cho con cái của họ. Sau này, do “trường lớp hóa” hay “giáo xứ hóa” việc dạy giáo lý, cha mẹ dường như đánh mất vai trò của mình trong việc giáo dục đức tin cho con cái, đang khi họ chính là “giáo lý viên đầu tiên” của con cái trong gia đình. Thực tế cũng cho thấy trẻ em chỉ học giáo lý và tham dự thánh lễ một vài giờ trong tuần, còn phần lớn thời gian sống trong gia đình. Vì thế, huấn giáo hiện nay có xu hướng đẩy mạnh việc dạy giáo lý cho người trưởng thành và việc dạy giáo lý trong gia đình, bởi ý thức vai trò cần thiết và quan trọng của các bậc làm cha mẹ trong việc giáo dục đức tin cho con cái.
PV. Xin chân thành cám ơn Cha và kính chúc Cha cùng tất cả các anh chị Giáo Lý Viên, các học viên Giáo Lý một năm học mới tràn đầy hồng ân Chúa.
Lm.NVH. Cũng xin cám ơn Vietcatholic đã cho tôi cơ hội trao đổi với các giảng viên giáo lý cũng như những anh chị đang tích cực dấn thân cho hoạt động giáo lý trong nước cũng như ở nước ngoài.
PV. Kính thưa Cha, trong Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc vừa qua tại tổng giáo phận Huế, Cha có đưa ra nhận định rằng “bối cảnh xã hội hiện nay đòi hỏi phải có phương pháp giảng dạy giáo lý cho phù hợp”. Xin Cha chia sẻ đôi nét về vấn đề này.
PV. Cha thường nhấn mạnh đến việc dạy giáo lý ở khía cạnh trình bày cho các em cảm nhận được tình yêu của Chúa Giêsu để các em yêu mến và sống theo Chúa Giêsu. Theo Cha Giáo Lý viên cần làm gì để đạt được mục tiêu này?
LmNVH. Thành quả của Đại Hội Giáo Lý được thâu tóm trong Bản Ghi Nhớ gồm những điểm mà các tham dự viên ước muốn thực hiện trong ba năm tới, hướng tới việc đổi mới nhiệt tình của giảng viên và học viên giáo lý, đổi mới phương pháp và ngôn ngữ sử dụng trong việc dạy giáo lý. Trong các bình diện cần đổi mới này, thì đổi mới con người là quan trọng hơn cả. Giảng viên giáo lý phải là người tuyệt đối tin vào quyền năng của Chúa Thánh Thần, lắng nghe và nhận ra sự thúc đẩy của Ngài nhờ đời sống cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích, nhờ đó có được nhiệt tình loan báo Tin Mừng và trở thành chứng nhân sống động của Tin mừng. Kế đến, giảng viên giáo lý phải biết thoát ra khỏi khuôn khổ của một “lớp” học thường nghiêng chiều về việc cung cấp kiến thức hơn là thiết lập tương quan giữa học viên với Chúa cũng như với tha nhân. Cuối cùng, làm cho các buổi học giáo lý trở thành những buổi gặp gỡ, gặp gỡ nhau và cùng nhau gặp gỡ Chúa, nhờ cho các em tiếp cận chính bản văn Lời Chúa và nội tâm hóa sứ điệp của Tin Mừng.
PV. Xin Cha cho chúng con biết vai trò của Kinh Thánh trong Giáo Lý và có cách nào giúp các em tiếp cận Lời Chúa dễ dàng nhất, giúp các em yêu mến Lời Chúa hơn?
LmNVH. Chính từ “dạy giáo lý”, theo Hy ngữ, có nghĩa là “làm cho vang dội”, cụ thể là “làm cho Lời Chúa vang dội” nơi tâm hồn của học viên giáo lý, để họ có thể lắng nghe và đón nhận Lời Chúa, nhờ đó, bản thân được biến đổi và góp phần biến đổi môi trường sống. Vì thế, Lời Chúa vừa là nguồn mạch, là nền tảng và linh hồn của việc dạy giáo lý. Trong tông huấn “Lời Chúa”, ĐTC Bênêđictô viết: “Tôi muốn nhấn mạnh đặc biệt rằng khoa giáo lý phải thấm nhuần và nắm vững tư tưởng, tinh thần và thái độ Kinh Thánh và Tin Mừng nhờ việc chuyên cần tiếp xúc với chính bản văn […] cũng có thể là bổ ích nếu hiểu biết và học thuộc lòng một vài đoạn Kinh Thánh, đặc biệt những đoạn nói về các Mầu nhiệm Kitô giáo” (s.74). Như thế, giảng viên giáo lý nên giúp các em tiếp cận với chính bản văn Kinh Thánh, thay vì chỉ giải thích và áp dụng xuông; nhờ đó, học viên giáo lý có thể nếm được hương vị ngọt ngào của Lời Chúa, yêu mến và có thói quen quy chiếu vào Lời Chúa trong đời sống hàng ngày.
PV. Một số Giáo Lý Viên cho rằng học Giáo Lý chán thì cho sinh hoạt, hát, chơi trò chơi mà những sinh hoạt này có khi chẳng ăn nhập gì với nội dung Giáo Lý. Cha nhận định về trò chơi trong Giáo Lý thế nào ạ?
Lm.NVH. Nếu như các giảng viên có khả năng giúp cho các học viên tiếp cận với bản văn Lời Chúa và thưởng nếm được hương vị của Lời Chúa thì làm sao các học viên nhàm chán được. Để có được khả năng truyền đạt Lời Chúa, chắc hẳn bản thân giảng viên giáo lý phải dành chỗ ưu tiên cho việc đọc và suy niệm Lời Chúa, phải đắm mình trong Lời của Thiên Chúa, để được lôi cuốn vào cuộc sống thân tình với Ngài. Thêm vào đó, việc công bố và trình bày Lời Chúa sẽ trở nên sinh động hơn nếu các giảng viên giáo lý biết vận dụng hình ảnh, bài hát và trò chơi (games). Điều này đòi hỏi giảng viên giáo lý phải được huấn luyện để hiểu đúng đắn về các hoạt động (activities) trong việc dạy giáo lý. Chắc hẳn nó phải là hoạt động phục vụ cho việc giáo dục đức tin, chứ không phải bất kỳ hoạt động vui chơi nào nhằm giải trí hay mua vui, chưa kể có nhiều bài hát hay trò chơi còn có nội dung phản giáo dục nữa.
PV. Thưa Cha, Cha cũng thường nhắc đến vai trò của gia đình trong công cuộc huấn giáo. Xin Cha cho chia sẻ thêm về vấn đề quan trọng này.
Lm.NVH Trong các sách giáo lý hiện nay của Canada, Pháp, Mỹ, Phi …, tôi thường thấy cuối mỗi buổi gặp gỡ giáo lý, bao giờ cũng có một trang phần dành cho các bậc phụ huynh, thậm chí thỉnh thoảng còn mời họ đến dự giờ để thấy và nghe con cái họ diễn tả đức tin của chúng qua những tiểu phẩm, tranh vẽ hay hình tượng nặn bằng chất dẻo … nhằm phối hợp gia đình và giáo xứ trong việc dạy giáo lý. Như anh biết, cho đến thế kỷ thứ XVI, mới có việc dạy giáo lý và sách giáo lý cho trẻ em, trước đó, chỉ có việc dạy giáo lý cho người lớn, cụ thể là cha mẹ, để họ về dạy lại cho con cái của họ. Sau này, do “trường lớp hóa” hay “giáo xứ hóa” việc dạy giáo lý, cha mẹ dường như đánh mất vai trò của mình trong việc giáo dục đức tin cho con cái, đang khi họ chính là “giáo lý viên đầu tiên” của con cái trong gia đình. Thực tế cũng cho thấy trẻ em chỉ học giáo lý và tham dự thánh lễ một vài giờ trong tuần, còn phần lớn thời gian sống trong gia đình. Vì thế, huấn giáo hiện nay có xu hướng đẩy mạnh việc dạy giáo lý cho người trưởng thành và việc dạy giáo lý trong gia đình, bởi ý thức vai trò cần thiết và quan trọng của các bậc làm cha mẹ trong việc giáo dục đức tin cho con cái.
PV. Xin chân thành cám ơn Cha và kính chúc Cha cùng tất cả các anh chị Giáo Lý Viên, các học viên Giáo Lý một năm học mới tràn đầy hồng ân Chúa.
Lm.NVH. Cũng xin cám ơn Vietcatholic đã cho tôi cơ hội trao đổi với các giảng viên giáo lý cũng như những anh chị đang tích cực dấn thân cho hoạt động giáo lý trong nước cũng như ở nước ngoài.