WESTMINSTER, California (NV) - Lễ giỗ 50 năm cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm được tổ chức rất long trọng vào lúc 1 giờ 30 trưa Thứ Bảy, 2 Tháng Mười Một, tại khuôn viên Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster.
Xem hình ảnh: William Nguyễn/VietCatholic
Trước mặt tượng đài có tất cả bảy chiếc xe Jeep của quân đội VNCH ngày xưa, mỗi xe đều có treo cờ VNCH và cờ Mỹ.
Hai bên bước vào nơi hành lễ có treo hai banner lớn với hàng chữ “Ghi ơn cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, người khai sáng nền Cộng Hòa Việt Nam” và “Chào Mừng Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa, 26 Tháng Mười năm thứ 58.”
Tại đây, có rất nhiều vòng hoa của nhiều hội đoàn mang đến tưởng niệm ngày giỗ 50 năm của cố tổng thống.
Có một tấm hình thật lớn trong đó có hình cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đi ngang đoàn quân của các quân binh chủng và những đoàn nữ quân nhân VNCH.
Hai bên đường đi vào nơi hành lễ là hai hàng quân với nhiều quân binh chủng của VNCH để chào đón quan khách và chuẩn bị đón rước quốc quân kỳ Việt-Mỹ và vị chủ tọa là cựu Ðại Tá Lê Văn Trang.
Hai bên hàng dàn chào này có hai lều lớn và trên 200 ghế ngồi để cho quan khách và đồng hương đến ngồi dự lễ.
Trước mặt tượng hai chiến sĩ VNCH và Mỹ là hình cố tổng thống, hai bên có câu” Tổ Quốc Ghi Ơn” và “Toàn Dân Mến Mộ.”
Trước mặt là bàn thờ tổ quốc Việt Nam và chân dụng của các vị tướng như Trung Tá Nguyễn Văn Long, Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ và Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn.
Trong khi chờ đợi đến giờ khai mạc, Ban Tù Ca Xuân Ðiềm hợp ca hai bài “Suy Tôn Ngô Tổng Thống” và “Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam.”
Kế đến, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ hợp ca bài “Người Việt Nam.”
Tiếp theo là phần giới thiệu thành phần quan khách và đại diện các đoàn thể và các hội đoàn đến tham dự.
Ðến giờ khai mạc, qua sự điều hợp của ông Nguyễn Phục Hưng, ba hồi trống được đánh lên để vào nghi lễ.
Ðầu tiên là lễ đón rước vị chủ tọa và những người trong ban tổ chức.
Sau đó là phần rước quốc quân kỳ Việt-Mỹ và Lệnh Kỳ, và lễ rước di ảnh của cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Kế đến chào quốc kỳ Việt-Mỹ và phút mặc niệm.
Tiếp theo là lời chào mừng của trưởng ban tổ chức, ông Nguyễn Mạnh Chí.
Ông nói: “Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã về nước chấp hành trong một tình thế vô cùng khó khăn. Cùng lúc đã phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Phỏng theo thời sự của ông Vũ Quang Ninh năm 2009, thì Chí Sĩ Ngô Ðình Diệm đã phải cùng lúc làm hai việc song song với nhau. Một mặt phải thu hồi độc lập từ tay người Pháp, hội nhập với lực lượng vũ trang, thống nhất quân đội, ổn định đời sống dân chúng, nhưng đồng thời phải chống trả tấn công võ lực của cộng sản tại mặt trận cũng như tại nội bộ tại miền Nam.”
“Tuy nhiên, chẳng bao lâu, ông đã thực sự biến miền Nam Việt Nam từ một đất nước lệ thuộc trở thành một quốc gia độc lập, có đầy đủ chủ quyền, từ vùng đất bất ổn thành một quốc gia an bình, thịnh vượng, và đã chuyển một đất nước từ chế độ quân chủ, phong kiến thành một quốc gia có một thể chế cộng hòa. Ông đã đặt nền tảng cho một quốc gia độc lập, mở ra một kỷ nguyên mới. Ban hành hiến pháp VNCH. Và thưa quý vị, ở Mỹ có ngày Ðộc Lập July 4, thì Việt Nam chúng ta cũng có ngày Quốc Khánh VNCH, ngày 26 Tháng Mười, ngày mà toàn dân Việt Nam hân hoan vui mừng vì quốc gia đã có những ngày sống trong êm ấm thanh bình,” ông Chí nói thêm.
Sau đó, ông nhấn mạnh tình hình của đất nước Việt Nam hiện tại về việc tranh chấp biển Ðông, vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên, vấn đề tranh chấp đất đai của nhà cầm quyền Việt Nam, và đọc lời kêu gọi của ông đối với các bạn trẻ trong và ngoài nước.
Ông Chí cho biết thêm: “Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã cho chúng ta một di sản của nhiều đường lối, sách lược và chiến lược để thành công, đưa quốc gia từ trong tối tâm ra ánh sáng, được sự trọng nể nang của quốc tế. Nhất là lời xác quyết của ông: 'Khi tôi tiến hãy tiến theo tôi, khi tôi lùi hãy giết tôi, khi tôi chết hãy nối chí tôi,' cũng là lời dặn dò, khuyên nhủ cho tuổi trẻ của chúng ta.”
Tiếp theo là lễ đặt vòng hoa tưởng niệm của trên 30 hội đoàn và đoàn thể tại Nam California và nhiều nơi khác để tỏ lòng tri ân và thương mến vị tổng thống của Ðệ Nhất Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam.
Chương trình chủ lễ được bắt đầu khai mạc vào lúc 2 giờ 50 phút. Ðó là nghi thức tế lễ cổ truyền do Hội Ðền Hùng Hải Ngoại-Văn Tế và Hội Bà Triệu nghinh phục bái trước bàn thờ tổ quốc và di ảnh cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.
Sau đó là phần cầu nguyện của Hội Ðồng Liên Tôn và các vị lãnh đạo tinh thần.
Tiếp theo là lời phát biểu của chủ tọa Lê Văn Trang.
Phần văn nghệ với bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của cố nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang, qua phần trình bày của ban hợp ca Thủy Quân Lục Chiến.
Sau đó là lời phát biểu của giới trẻ và các nhân sĩ và quan khách, và lời cảm tạ của ban tổ chức.
Kết thúc buổi lễ, từng đồng hương bước lên bàn thờ niệm hương cầu nguyện cho cố tổng thống.
Theo Wikipedia.org, cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm sinh ngày 3 Tháng Giêng, 1901 tại Quảng Bình, miền Trung Việt Nam.
Ông là tổng thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam, sau khi Pháp rút khỏi Ðông Dương qua Hiệp Ðịnh Geneva 1954.
Ngày 26 Tháng Mười, 1955, ông trở thành tổng thống.
Ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chánh quân sự vào ngày 1 Tháng Mười Một, 1963.
Một ngày sau, ông và bào đệ Ngô Ðình Nhu bị giết chết trong lúc đang ngồi trong một chiếc xe thiết giáp.
(Nguồn: Người Việt Online)
Trước mặt tượng đài có tất cả bảy chiếc xe Jeep của quân đội VNCH ngày xưa, mỗi xe đều có treo cờ VNCH và cờ Mỹ.
Hai bên bước vào nơi hành lễ có treo hai banner lớn với hàng chữ “Ghi ơn cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, người khai sáng nền Cộng Hòa Việt Nam” và “Chào Mừng Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa, 26 Tháng Mười năm thứ 58.”
Tại đây, có rất nhiều vòng hoa của nhiều hội đoàn mang đến tưởng niệm ngày giỗ 50 năm của cố tổng thống.
Có một tấm hình thật lớn trong đó có hình cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đi ngang đoàn quân của các quân binh chủng và những đoàn nữ quân nhân VNCH.
Hai bên đường đi vào nơi hành lễ là hai hàng quân với nhiều quân binh chủng của VNCH để chào đón quan khách và chuẩn bị đón rước quốc quân kỳ Việt-Mỹ và vị chủ tọa là cựu Ðại Tá Lê Văn Trang.
Hai bên hàng dàn chào này có hai lều lớn và trên 200 ghế ngồi để cho quan khách và đồng hương đến ngồi dự lễ.
Trước mặt tượng hai chiến sĩ VNCH và Mỹ là hình cố tổng thống, hai bên có câu” Tổ Quốc Ghi Ơn” và “Toàn Dân Mến Mộ.”
Trước mặt là bàn thờ tổ quốc Việt Nam và chân dụng của các vị tướng như Trung Tá Nguyễn Văn Long, Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ và Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn.
Trong khi chờ đợi đến giờ khai mạc, Ban Tù Ca Xuân Ðiềm hợp ca hai bài “Suy Tôn Ngô Tổng Thống” và “Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam.”
Kế đến, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ hợp ca bài “Người Việt Nam.”
Tiếp theo là phần giới thiệu thành phần quan khách và đại diện các đoàn thể và các hội đoàn đến tham dự.
Ðến giờ khai mạc, qua sự điều hợp của ông Nguyễn Phục Hưng, ba hồi trống được đánh lên để vào nghi lễ.
Ðầu tiên là lễ đón rước vị chủ tọa và những người trong ban tổ chức.
Sau đó là phần rước quốc quân kỳ Việt-Mỹ và Lệnh Kỳ, và lễ rước di ảnh của cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Kế đến chào quốc kỳ Việt-Mỹ và phút mặc niệm.
Tiếp theo là lời chào mừng của trưởng ban tổ chức, ông Nguyễn Mạnh Chí.
Ông nói: “Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã về nước chấp hành trong một tình thế vô cùng khó khăn. Cùng lúc đã phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Phỏng theo thời sự của ông Vũ Quang Ninh năm 2009, thì Chí Sĩ Ngô Ðình Diệm đã phải cùng lúc làm hai việc song song với nhau. Một mặt phải thu hồi độc lập từ tay người Pháp, hội nhập với lực lượng vũ trang, thống nhất quân đội, ổn định đời sống dân chúng, nhưng đồng thời phải chống trả tấn công võ lực của cộng sản tại mặt trận cũng như tại nội bộ tại miền Nam.”
“Tuy nhiên, chẳng bao lâu, ông đã thực sự biến miền Nam Việt Nam từ một đất nước lệ thuộc trở thành một quốc gia độc lập, có đầy đủ chủ quyền, từ vùng đất bất ổn thành một quốc gia an bình, thịnh vượng, và đã chuyển một đất nước từ chế độ quân chủ, phong kiến thành một quốc gia có một thể chế cộng hòa. Ông đã đặt nền tảng cho một quốc gia độc lập, mở ra một kỷ nguyên mới. Ban hành hiến pháp VNCH. Và thưa quý vị, ở Mỹ có ngày Ðộc Lập July 4, thì Việt Nam chúng ta cũng có ngày Quốc Khánh VNCH, ngày 26 Tháng Mười, ngày mà toàn dân Việt Nam hân hoan vui mừng vì quốc gia đã có những ngày sống trong êm ấm thanh bình,” ông Chí nói thêm.
Sau đó, ông nhấn mạnh tình hình của đất nước Việt Nam hiện tại về việc tranh chấp biển Ðông, vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên, vấn đề tranh chấp đất đai của nhà cầm quyền Việt Nam, và đọc lời kêu gọi của ông đối với các bạn trẻ trong và ngoài nước.
Ông Chí cho biết thêm: “Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã cho chúng ta một di sản của nhiều đường lối, sách lược và chiến lược để thành công, đưa quốc gia từ trong tối tâm ra ánh sáng, được sự trọng nể nang của quốc tế. Nhất là lời xác quyết của ông: 'Khi tôi tiến hãy tiến theo tôi, khi tôi lùi hãy giết tôi, khi tôi chết hãy nối chí tôi,' cũng là lời dặn dò, khuyên nhủ cho tuổi trẻ của chúng ta.”
Tiếp theo là lễ đặt vòng hoa tưởng niệm của trên 30 hội đoàn và đoàn thể tại Nam California và nhiều nơi khác để tỏ lòng tri ân và thương mến vị tổng thống của Ðệ Nhất Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam.
Chương trình chủ lễ được bắt đầu khai mạc vào lúc 2 giờ 50 phút. Ðó là nghi thức tế lễ cổ truyền do Hội Ðền Hùng Hải Ngoại-Văn Tế và Hội Bà Triệu nghinh phục bái trước bàn thờ tổ quốc và di ảnh cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.
Sau đó là phần cầu nguyện của Hội Ðồng Liên Tôn và các vị lãnh đạo tinh thần.
Tiếp theo là lời phát biểu của chủ tọa Lê Văn Trang.
Phần văn nghệ với bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của cố nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang, qua phần trình bày của ban hợp ca Thủy Quân Lục Chiến.
Sau đó là lời phát biểu của giới trẻ và các nhân sĩ và quan khách, và lời cảm tạ của ban tổ chức.
Kết thúc buổi lễ, từng đồng hương bước lên bàn thờ niệm hương cầu nguyện cho cố tổng thống.
Theo Wikipedia.org, cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm sinh ngày 3 Tháng Giêng, 1901 tại Quảng Bình, miền Trung Việt Nam.
Ông là tổng thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam, sau khi Pháp rút khỏi Ðông Dương qua Hiệp Ðịnh Geneva 1954.
Ngày 26 Tháng Mười, 1955, ông trở thành tổng thống.
Ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chánh quân sự vào ngày 1 Tháng Mười Một, 1963.
Một ngày sau, ông và bào đệ Ngô Ðình Nhu bị giết chết trong lúc đang ngồi trong một chiếc xe thiết giáp.
(Nguồn: Người Việt Online)