Trong một thông báo gửi đến Quốc hội ngày 10 tháng 7, dân biểu Frank Wolf (R-Va.) cho rằng chính sách đối với các nước Đông Nam Á cuả chính phủ "đã thất bại (fail) đối với tất cả các công dân Việt Nam và tất cả mọi người Mỹ gốc Việt đang quan tâm về nhân quyền và tự do tôn giáo."
Bị tố nặng, ngay sáng ngày 11 tháng 7, toà Bạch Cung đã vội vã thông báo rằng họ đã mở rộng chương trình nghị sự với Chủ Tịch Nước VN bao gồm "việc thảo luận về nhân quyền, và những vấn đề đang nóng hổi như biến đổi khí hậu, và sự quan trọng cần phải hoàn thành một thoả thuận cao (high standard) về việc hợp tác Xuyên Thái Bình Dương."
Trong những năm 2004 và 2005, Việt Nam đã bị Bộ Ngoại Giao phân loại như là một "Quốc gia đáng quan tâm đặc biệt", gọi tắt là CPC, vì những đàn áp của chính quyền Cộng sản đối với các cá nhân và cộng đồng Công Giáo và Phật giáo. Sự phân loại đưa tới những biện pháp trừng phạt thương mại và viện trợ, gắn liền những yêu cầu về nhân quyền tới cả những viện trợ không thuộc loại nhân đạo nữa.
Nhưng trong năm 2006, sự phân loại đó đã được gỡ bỏ, sau khi chính quyền Bush khẳng định rằng VN đã có những bước tiến quan trọng trong việc cải thiện hành vi vi phạm tự do tôn giáo và trong các mối quan tâm về nhân quyền khác.
Trong những năm gần đây, Ủy ban về Tự do Tôn giáo Quốc tế cuả Mỹ, cùng với nhiều tổ chức nhân quyền khác, đã yêu cầu Bộ Ngoại giao đưa Việt Nam trở lại sự phân loại "Quốc gia đáng quan tâm đặc biệt", vì "những lạm dụng vẫn tiếp tục và việc dỡ bỏ nhãn hiệu CPC cũng đã làm cho VN mất đi sự thúc đẩy để cải thiện nhiều hơn nữa. "
Dân biểu Frank Wolf thừa nhận rằng chính sách của chính quyền Obama không khác nhiều với chính sách cuả chính quyền Bush, nhưng ông cho biết rằng những vi phạm nhân quyền đã tăng lên trong suốt nhiệm kỳ tổng thống hiện tại, thí dụ theo đài ABC thì chỉ riêng trong năm 2013, con số vi phạm đã có "hơn 50 người bị kết án và bị bỏ tù trong các vụ án chính trị ".
Ông dân biểu cũng đưa ra một vài ví dụ về các cuộc đàn áp và trấn áp trong nước, đặc biệt năm 2012, một công dân Hoa Kỳ hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Việt là Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, đã bị "tùy tiện bắt giữ và cầm tù" tại Việt Nam trong một chuyến viếng thăm.
Ông Wolf giải thích rằng việc cập nhật về tình trạng sức khoẻ cuả ông Quân cho bác sĩ cuả gia đình chỉ được bắt đầu khi ông Wolf kêu tới đại sứ Mỹ tại Việt Nam là David Shear, và ông đại sứ này cũng đã không giữ lời hứa là các đại sứ quán sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho các tù nhân của cuộc đàn áp tôn giáo và chính trị trong nước.
"Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp mà Đại sứ quán Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đại sứ Shear, không phục vụ như là một hòn đảo của tự do trong một vùng biển áp bức. Và đáng quan ngại nữa là việc tiến sĩ Quân là một công dân cuả Mỹ. Sự hững hờ trong việc đòi trả tự do cho tiến sĩ Quân thì đáng chóng mặt (stunning)", ông Wolf cho biết.
Ngoài thất bại trong việc giải quyết các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, ông cho biết, chính phủ Mỹ đã hầu như câm lặng trước "sự phát triển cuả các phong trào bất đồng chính kiến" chống lại sự lạm dụng các quyền chính trị và nhân quyền của chính phủ VN.
Ông Wolf phê bình rằng "Gây sức ép về các quyền cơ bản trên các chế độ độc tài và các chính phủ đàn áp có thể mang lại kết quả tích cực, nhưng không hiểu tại sao Bộ Ngoại giao hoặc chính quyền này gần như không bao giờ có bản năng đó cả".