Phụng Vụ - Mục Vụ
Tin vui đầu Năm Mới
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
03:07 28/11/2024
TIN VUI ĐẦU NĂM MỚI (NIÊN LỊCH PHỤNG VỤ)
(Chúa Nhật I Mùa Vọng C)
Một năm Phụng vụ mới lại về. Tôi đã từng ví ngày Chúa Nhật I Mùa Vọng như là ngày Tết của đức tin. Tín hữu Công Giáo Việt Nam đã quen với việc hái lộc Lời Chúa dịp đầu xuân dân tộc. Có thể nói rằng các bài trích đọc Lời Chúa trong Chúa Nhật I Mùa Vọng không phải là lộc hái mà chính là lộc ban cho đoàn con cái Chúa Công Giáo. Xin được tuần tự mở lộc để không chỉ xem “Thánh phán” mà nhất là còn để thực thi “Thiên Ý”.
Lời Chúa trong sách ngôn sứ Giêrêmia (Gr 33,14-16): “Sấm ngôn của Đức Chúa: Này sẽ đến những ngày Ta sẽ thực hiện điều tốt lành Ta đã phán về nhà Israel và về Giuđa…” (33,14). Điều tốt lành mà Thiên Chúa hứa ban đó là sẽ cho mọc lên một Đấng Công Chính. Đấng ấy sẽ giải cứu dân và cho dân được an cư lạc nghiệp bằng các chủ trương, chính sách, luật lệ đầy chính trực và công minh.
Đây là một tin vui, một sứ điệp tràn trề hy vọng. Thế nhưng sứ điệp ấy đã ứng nghiệm cách đây hơn hai ngàn năm nơi Đức Giêsu Kitô. Vậy còn gì để mong, còn gì để chờ? Xin thưa vẫn còn. Chúa Kitô đã từng hứa rằng “Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Đấng Công Chính mãi ở cùng nhân loại chúng ta cách huyền nhiệm nơi thánh Phaolô, người đã từng khẳng định: “tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà Chúa Kitô đang sống trong tôi” (Gl 2,20). Xin đừng quên, mang danh Kitô hữu thì phải có trách vụ làm cho Đức Kitô hiện diện nơi con người và cuộc sống của mình, nghĩa là hãy làm cho mình, cuộc sống của mình trở thành sứ điệp của niềm hy vọng.
Thánh Phaolô khuyên nhủ tín hữu Thêxalônica: hãy bền tâm vững chí trong sự thánh thiện, tấn tới nhiều hơn nữa trong việc yêu thương nhau hầu xứng đáng đón chờ Đức Kitô lại đến trong vinh quang. Ngày Chúa Kitô tái lâm là ngày tận thế thì không một ai có thể biết, tuy nhiên cái ngày mỗi người chúng ta ra khỏi trần gian này thì có thể lường đoán cách nào đó vì nó có giới hạn. Vấn đề đặt ra là thái độ của chúng ta khi đón Chúa đến. Và thái độ ấy tùy thuộc vào niềm tin của chúng ta.
Bài trích Tin mừng thánh Luca Chúa Nhật này tường thuật việc Chúa lại đến để cứu độ chúng ta, ban hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta. Chúa Kitô khẳng định sự thật này: “Khi những biến cố ấy (những điềm lạ của thiên nhiên) bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc” (Lc 21, 28). Chúa đến để ban ân phúc thì chúng ta phải hân hoan vui mừng. Tuy nhiên cần phải tỉnh thức, canh chừng để khỏi vuột mất ân phúc Chúa ban tặng. Sứ điệp Chúa Kitô muốn nhắn gửi chúng ta là hãy “đứng thẳng và ngẩng đầu lên”, đừng để “ lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời” và “hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn”. Qua các mệnh lệnh của Chúa Kitô trên đây chúng ta có thể xếp thành hai chuỗi động thái hữu quan như sau:
1.Đứng thẳng: đây là động thái dứt mình khỏi hố sâu tội lỗi, hay những đam mê bất chính mà cụm từ “chè chén say sưa” minh họa. Để có thể đứng thẳng lên, nghĩa là ra khỏi tình trạng tội lỗi thì tiên vàn phải biết mình, một kiểu biết theo ngôn ngữ triết học là phản tỉnh và ngôn ngữ đạo đức là tỉnh thức. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã từng nhận xét rằng cái hiểm họa của con người thời đại hôm nay không phải là phạm nhiều thứ tội mà là không còn ý thức về sự tội. Không ý thức việc mình vấp té thì sẽ không bao giờ có chuyện chỗi dậy. Không biết mình ngã quỵ thì không bao giờ có chuyện đứng lên.
2.Ngẩng đầu lên: Đây là động thái hướng thượng, vươn mình lên tới những giá trị cao cả hơn trong nièm hy vọng. Thiên Chúa dựng nên mọi sự ở trần gian này đều là tốt đẹp (x.St 1). Tuy nhiên thần dữ đã ma mãnh sử dụng những thiện hảo giới hạn, chóng qua để kìm giữ con người không vuơn lên đến với nguồn của mọi thiện hảo. Là người, chúng ta phải chu toàn những sự ở đời này, nhưng đừng để chúng trói buộc chúng ta không cho chúng ta hướng thượng, bay lên. Chúa Kitô đã từng lập luận kiểu so sánh mạng sống với của ăn, thân thể với áo mặc, để dạy bảo chúng ta phải biết kiếm tìm thiện hảo cao hơn và cao nhất là Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người (x.Mt 6,25-34). Và Người đã cảnh tỉnh rằng nhiều khi chúng ta đã để cho cái việc “lo lắng sự đời” trở nên nguyên cớ khiến chúng ta đánh mất vĩnh phúc.
Để có thể thoát khỏi những ràng buộc của những thiện hảo hữu hạn thì không gì hơn là phải biết ngẩng đầu lên. Cầu nguyện chính là cách thế ngẩng đầu lên, chiêm ngắm, gặp gỡ Đấng là nguồn mọi thiện hảo. Gặp được Đấng ban ơn lành thì chúng ta sẽ dễ dàng tự do với các ơn lành. Tiếp xúc với nguồn hạnh phúc đích thật, vĩnh tồn, thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng tự do với những thiện hảo hữu hạn và chóng qua.
Sứ điệp đầu năm đã tuyên ban hay nói như anh em lương dân là quẻ đã mở: một sứ điệp tràn trề hy vọng. Không phải ngồi chờ quẻ ứng, Kitô hữu chúng ta đón nhận sứ điệp là phải sống, phải gắng công, nỗ lực làm cho sứ điệp thành hiện thực. Đó là đứng dậy ra khỏi tình trạng tội lỗi, ngẩng đầu lên trong sự hướng thượng, vươn tới những giá trị cao cả, để trở nên một dấu chỉ hy vọng cho tha nhân bằng tình yêu trong sự công mình chính trực hay nói như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI là bằng “Bác Ái trong Chân Lý”.
Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật I Mùa Vọng C)
Một năm Phụng vụ mới lại về. Tôi đã từng ví ngày Chúa Nhật I Mùa Vọng như là ngày Tết của đức tin. Tín hữu Công Giáo Việt Nam đã quen với việc hái lộc Lời Chúa dịp đầu xuân dân tộc. Có thể nói rằng các bài trích đọc Lời Chúa trong Chúa Nhật I Mùa Vọng không phải là lộc hái mà chính là lộc ban cho đoàn con cái Chúa Công Giáo. Xin được tuần tự mở lộc để không chỉ xem “Thánh phán” mà nhất là còn để thực thi “Thiên Ý”.
Lời Chúa trong sách ngôn sứ Giêrêmia (Gr 33,14-16): “Sấm ngôn của Đức Chúa: Này sẽ đến những ngày Ta sẽ thực hiện điều tốt lành Ta đã phán về nhà Israel và về Giuđa…” (33,14). Điều tốt lành mà Thiên Chúa hứa ban đó là sẽ cho mọc lên một Đấng Công Chính. Đấng ấy sẽ giải cứu dân và cho dân được an cư lạc nghiệp bằng các chủ trương, chính sách, luật lệ đầy chính trực và công minh.
Đây là một tin vui, một sứ điệp tràn trề hy vọng. Thế nhưng sứ điệp ấy đã ứng nghiệm cách đây hơn hai ngàn năm nơi Đức Giêsu Kitô. Vậy còn gì để mong, còn gì để chờ? Xin thưa vẫn còn. Chúa Kitô đã từng hứa rằng “Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Đấng Công Chính mãi ở cùng nhân loại chúng ta cách huyền nhiệm nơi thánh Phaolô, người đã từng khẳng định: “tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà Chúa Kitô đang sống trong tôi” (Gl 2,20). Xin đừng quên, mang danh Kitô hữu thì phải có trách vụ làm cho Đức Kitô hiện diện nơi con người và cuộc sống của mình, nghĩa là hãy làm cho mình, cuộc sống của mình trở thành sứ điệp của niềm hy vọng.
Thánh Phaolô khuyên nhủ tín hữu Thêxalônica: hãy bền tâm vững chí trong sự thánh thiện, tấn tới nhiều hơn nữa trong việc yêu thương nhau hầu xứng đáng đón chờ Đức Kitô lại đến trong vinh quang. Ngày Chúa Kitô tái lâm là ngày tận thế thì không một ai có thể biết, tuy nhiên cái ngày mỗi người chúng ta ra khỏi trần gian này thì có thể lường đoán cách nào đó vì nó có giới hạn. Vấn đề đặt ra là thái độ của chúng ta khi đón Chúa đến. Và thái độ ấy tùy thuộc vào niềm tin của chúng ta.
Bài trích Tin mừng thánh Luca Chúa Nhật này tường thuật việc Chúa lại đến để cứu độ chúng ta, ban hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta. Chúa Kitô khẳng định sự thật này: “Khi những biến cố ấy (những điềm lạ của thiên nhiên) bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc” (Lc 21, 28). Chúa đến để ban ân phúc thì chúng ta phải hân hoan vui mừng. Tuy nhiên cần phải tỉnh thức, canh chừng để khỏi vuột mất ân phúc Chúa ban tặng. Sứ điệp Chúa Kitô muốn nhắn gửi chúng ta là hãy “đứng thẳng và ngẩng đầu lên”, đừng để “ lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời” và “hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn”. Qua các mệnh lệnh của Chúa Kitô trên đây chúng ta có thể xếp thành hai chuỗi động thái hữu quan như sau:
1.Đứng thẳng: đây là động thái dứt mình khỏi hố sâu tội lỗi, hay những đam mê bất chính mà cụm từ “chè chén say sưa” minh họa. Để có thể đứng thẳng lên, nghĩa là ra khỏi tình trạng tội lỗi thì tiên vàn phải biết mình, một kiểu biết theo ngôn ngữ triết học là phản tỉnh và ngôn ngữ đạo đức là tỉnh thức. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã từng nhận xét rằng cái hiểm họa của con người thời đại hôm nay không phải là phạm nhiều thứ tội mà là không còn ý thức về sự tội. Không ý thức việc mình vấp té thì sẽ không bao giờ có chuyện chỗi dậy. Không biết mình ngã quỵ thì không bao giờ có chuyện đứng lên.
2.Ngẩng đầu lên: Đây là động thái hướng thượng, vươn mình lên tới những giá trị cao cả hơn trong nièm hy vọng. Thiên Chúa dựng nên mọi sự ở trần gian này đều là tốt đẹp (x.St 1). Tuy nhiên thần dữ đã ma mãnh sử dụng những thiện hảo giới hạn, chóng qua để kìm giữ con người không vuơn lên đến với nguồn của mọi thiện hảo. Là người, chúng ta phải chu toàn những sự ở đời này, nhưng đừng để chúng trói buộc chúng ta không cho chúng ta hướng thượng, bay lên. Chúa Kitô đã từng lập luận kiểu so sánh mạng sống với của ăn, thân thể với áo mặc, để dạy bảo chúng ta phải biết kiếm tìm thiện hảo cao hơn và cao nhất là Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người (x.Mt 6,25-34). Và Người đã cảnh tỉnh rằng nhiều khi chúng ta đã để cho cái việc “lo lắng sự đời” trở nên nguyên cớ khiến chúng ta đánh mất vĩnh phúc.
Để có thể thoát khỏi những ràng buộc của những thiện hảo hữu hạn thì không gì hơn là phải biết ngẩng đầu lên. Cầu nguyện chính là cách thế ngẩng đầu lên, chiêm ngắm, gặp gỡ Đấng là nguồn mọi thiện hảo. Gặp được Đấng ban ơn lành thì chúng ta sẽ dễ dàng tự do với các ơn lành. Tiếp xúc với nguồn hạnh phúc đích thật, vĩnh tồn, thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng tự do với những thiện hảo hữu hạn và chóng qua.
Sứ điệp đầu năm đã tuyên ban hay nói như anh em lương dân là quẻ đã mở: một sứ điệp tràn trề hy vọng. Không phải ngồi chờ quẻ ứng, Kitô hữu chúng ta đón nhận sứ điệp là phải sống, phải gắng công, nỗ lực làm cho sứ điệp thành hiện thực. Đó là đứng dậy ra khỏi tình trạng tội lỗi, ngẩng đầu lên trong sự hướng thượng, vươn tới những giá trị cao cả, để trở nên một dấu chỉ hy vọng cho tha nhân bằng tình yêu trong sự công mình chính trực hay nói như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI là bằng “Bác Ái trong Chân Lý”.
Ban Mê Thuột
Nhịp Cầu
Lm Vũđình Tường
04:49 28/11/2024
Thiên Chúa bác nhịp cầu trên các tầng trời và dưới thế bằng mối liên hệ của chính Con Thiên Chúa. Nhịp cầu nối kết đó do chính Thiên Chúa khởi sự. Ngài sai Con một Ngài là Đức Kitô xuống thế. Từ đó nhân loại có ngày lễ Giáng Sinh. Trong ngày này có tiếng thiên thần bay bổng từ không trung vang dội, ca vang: Vinh Danh Thiên Chúa trên các tầng trời; bình an dưới thế cho người thiện tâm. Lời ca cho biết Thiên Chúa bác nhịp cầu giao hoà, nhịp cầu mang lại bình an cho tâm hồn thiện tâm dưới thế. Trước khi trở về cùng Chúa Cha, Đức Kitô hứa với môn đệ là Ngài sẽ trở lại trong vinh quang. Lần đến trần gian lần thứ hai được biết như là ngày Tận Thế, Thế Mạt, ngày Cánh Chung. Mỗi lần Đức Kitô xuống trần gian, từ cõi trời cao đều có dấu chỉ, và dưới thế tâm hồn, cõi lòng con người cũng có biến đổi, xôn xao, rạo rực, khát khao tìm kiếm. Kẻ có tâm hồn công chính, ước ao, tìm kiếm bái phục, thờ lậy. Kẻ lòng tà tâm, gian tà mong mỏi tìm kiếm, âm mưu sát hại, giết chết bởi họ sống trong lo âu, sợ sệt.
Đức Kitô đến lần thứ nhất một cách êm đềm, nhẹ nhàng, dưới hình thức một trẻ thơ. Từ trời cao có điềm báo, sáng tỏ nhưng âm thầm nhẹ nhàng, thanh thoát của ánh sao toả sáng. Nhờ dấu chỉ này mà ba Vua từ Phương Đông học biết, tìm đến thờ lậy. Dưới thế, nhóm mục đồng cũng được sứ thần loan báo, cộng thêm tiếng hát thiên thần từ trời cao, ca vang mừng Con Thiên Chúa Giáng Sinh. Mục đồng vui mừng, dấn thân ra đi giữa đêm đông đến kính bái, thờ lậy hài nhi Giêsu. Toàn thế giới mừng vui đón chào Ngày Chúa Giáng Sinh ra đời. Thời đó Hêrôđê và cố vấn của ông căng thẳng, ngày đêm lo lắng, run sợ trước tin hài nhi Giêsu sinh ra nơi vùng đất ông cai trị.
Khác với Giáng Sinh; lần này Đức Kitô trở lại trần gian trong vinh quang, huy hoàng, rực sáng. Ngài không trở lại như một em nhỏ, cũng không giống quân vương trần thế thắng trận kéo quân về. Đức Kitô trở lại dưới Danh Hiệu Vua Triều Thần Thiên Quốc, Vua toàn thể Vũ Trụ. Vinh Quang từ trời cao toả xuống trần thế sáng hơn ánh mặt trời, huy hoàng hơn trăng thanh. Các vì sao tung tăng, sao chổi, sao xẹt đón chào; từ trời cao có tiếng hoan ca bất tận, vang vọng khắp bầu trời; ngoài đại dương sóng nước vỗ ì ầm tạo nên tràng pháo triền miên. Toàn mặt đất rung chuyển và từ trong lòng đất cũng vần vũ, vang lên tiếng rên siết vui mừng. Đức Kitô vua toàn thể vũ trụ, nên toàn thể vũ trụ, các loài thụ tạo, lớn nhỏ đều vui mừng, hoan ca, phủ phục lên tiếng ca tụng Vinh Danh Chúa. Vinh Quang vua vũ trụ sáng toả, huy hoàng, rực rỡ đến độ toàn thể vũ trụ đều run rẩy, bái phục, thờ lậy. Con người được Chúa yêu thương nhất lại là loài thụ tạo duy nhất, kẻ đón chào Vua vũ trụ, kẻ chối bỏ vua vũ trụ. Lời ca vang hai ngàn năm trước cho biết; Thiên Chúa mang bình an xuống thế cho toàn thể nhân loại, nhưng không phải ai cũng cảm thấy bình an mà chỉ nhưng tâm hồn có lòng ngay thẳng, công chính mới nhận được bình an trời cao ban tặng. Người thiện tâm, thiếu thiện tâm hay thiện tâm nửa vời, sống chung trong xã hội nên có chiến tranh, bất bình, có tranh cãi, giải thích giáo huấn của Đức Kitô dựa vào tự do cá nhân để bênh vực cho lập luận riêng mình. Từ đó sanh ra bất hoà trong gia đình, kình địch nhau về hôn nhân, nhiều đạo mới ra đời có tu đức đối nghịch giáo huấn của Đức Kitô. Nhiều phe nhóm xã hội cổ võ cho tự do, nhân quyền và coi chúng quan trọng hơn các nhân đức Đức Kitô rao giảng.
Người ta làm ngơ, coi thường lời Đức Kitô cảnh tỉnh khi có những biến đổi lạ thường của đất trời. Chuyên gia các ngành như thiên văn, khí hậu, địa chấn, núi lửa, động đất, đại dương; tất cả đua nhau lên tiếng giải thích những điềm lạ. Con người cậy dựa vào sự khôn ngoan của khối óc, tài sức riêng ngành chuyên môn với niềm tin khả năng con người đủ kiềm chế biến đổi khác thường trong vũ trụ. Tổ chức đại hội lớn nhỏ tìm phương thế thay đổi tình thế. Đức Kitô nhắn bảo môn đệ khi thấy những dấu chỉ khác thường xảy ra; anh em hãy khôn ngoan, cẩn trọng, tỉnh thức, vững tâm, chuyên tâm cầu nguyện để tránh bị những lí luận chuyên gia 'phủ dụ, mắc bẫy sa vào sảo ngôn của kẻ lừa gạt' Lc 21:8tt. Trong hoàn cảnh đó, Đức Kitô nói với môn đệ hãy dùng đức tin an ủi, trấn an nhau.
Đối diện với sức mạnh oai hùng cao ngất của vũ trụ, con người không tránh khỏi bồn chồn, run rẩy, lo lắng, sợ sệt. Người không có lòng tin loay hoay tìm phương thế bảo vệ, mong sống sót, dựa vào thành luỹ do họ xây cất, tạo lập. Người tin vào giáo huấn của Đức Kitô sẽ sống theo tinh thần cầu nguyện để tìm bình an trong hoàn cảnh 'hỗn mang' của đất trời. Đức Kitô cho biết
'Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc' Lc 22:28.
Đức Kitô còn nhắc lại lần nữa
'Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người' Lc 22:36
Đức Kitô xuống thế lần đầu bắc nhịp cầu giao hoà đất trời. Lần thứ hai Đức Kitô đến trần gian kết thúc ngày lễ Giáng Sinh bởi 'anh em sắp được cứu chuộc'. Nhịp cầu giao hoà không cần nữa bởi thiên thần Chúa phát loa qui tụ những tâm hồn thiện tâm vào sống trong nước hằng sống của Vua Vũ Trụ.
TiengChuong.org
Đức Kitô đến lần thứ nhất một cách êm đềm, nhẹ nhàng, dưới hình thức một trẻ thơ. Từ trời cao có điềm báo, sáng tỏ nhưng âm thầm nhẹ nhàng, thanh thoát của ánh sao toả sáng. Nhờ dấu chỉ này mà ba Vua từ Phương Đông học biết, tìm đến thờ lậy. Dưới thế, nhóm mục đồng cũng được sứ thần loan báo, cộng thêm tiếng hát thiên thần từ trời cao, ca vang mừng Con Thiên Chúa Giáng Sinh. Mục đồng vui mừng, dấn thân ra đi giữa đêm đông đến kính bái, thờ lậy hài nhi Giêsu. Toàn thế giới mừng vui đón chào Ngày Chúa Giáng Sinh ra đời. Thời đó Hêrôđê và cố vấn của ông căng thẳng, ngày đêm lo lắng, run sợ trước tin hài nhi Giêsu sinh ra nơi vùng đất ông cai trị.
Khác với Giáng Sinh; lần này Đức Kitô trở lại trần gian trong vinh quang, huy hoàng, rực sáng. Ngài không trở lại như một em nhỏ, cũng không giống quân vương trần thế thắng trận kéo quân về. Đức Kitô trở lại dưới Danh Hiệu Vua Triều Thần Thiên Quốc, Vua toàn thể Vũ Trụ. Vinh Quang từ trời cao toả xuống trần thế sáng hơn ánh mặt trời, huy hoàng hơn trăng thanh. Các vì sao tung tăng, sao chổi, sao xẹt đón chào; từ trời cao có tiếng hoan ca bất tận, vang vọng khắp bầu trời; ngoài đại dương sóng nước vỗ ì ầm tạo nên tràng pháo triền miên. Toàn mặt đất rung chuyển và từ trong lòng đất cũng vần vũ, vang lên tiếng rên siết vui mừng. Đức Kitô vua toàn thể vũ trụ, nên toàn thể vũ trụ, các loài thụ tạo, lớn nhỏ đều vui mừng, hoan ca, phủ phục lên tiếng ca tụng Vinh Danh Chúa. Vinh Quang vua vũ trụ sáng toả, huy hoàng, rực rỡ đến độ toàn thể vũ trụ đều run rẩy, bái phục, thờ lậy. Con người được Chúa yêu thương nhất lại là loài thụ tạo duy nhất, kẻ đón chào Vua vũ trụ, kẻ chối bỏ vua vũ trụ. Lời ca vang hai ngàn năm trước cho biết; Thiên Chúa mang bình an xuống thế cho toàn thể nhân loại, nhưng không phải ai cũng cảm thấy bình an mà chỉ nhưng tâm hồn có lòng ngay thẳng, công chính mới nhận được bình an trời cao ban tặng. Người thiện tâm, thiếu thiện tâm hay thiện tâm nửa vời, sống chung trong xã hội nên có chiến tranh, bất bình, có tranh cãi, giải thích giáo huấn của Đức Kitô dựa vào tự do cá nhân để bênh vực cho lập luận riêng mình. Từ đó sanh ra bất hoà trong gia đình, kình địch nhau về hôn nhân, nhiều đạo mới ra đời có tu đức đối nghịch giáo huấn của Đức Kitô. Nhiều phe nhóm xã hội cổ võ cho tự do, nhân quyền và coi chúng quan trọng hơn các nhân đức Đức Kitô rao giảng.
Người ta làm ngơ, coi thường lời Đức Kitô cảnh tỉnh khi có những biến đổi lạ thường của đất trời. Chuyên gia các ngành như thiên văn, khí hậu, địa chấn, núi lửa, động đất, đại dương; tất cả đua nhau lên tiếng giải thích những điềm lạ. Con người cậy dựa vào sự khôn ngoan của khối óc, tài sức riêng ngành chuyên môn với niềm tin khả năng con người đủ kiềm chế biến đổi khác thường trong vũ trụ. Tổ chức đại hội lớn nhỏ tìm phương thế thay đổi tình thế. Đức Kitô nhắn bảo môn đệ khi thấy những dấu chỉ khác thường xảy ra; anh em hãy khôn ngoan, cẩn trọng, tỉnh thức, vững tâm, chuyên tâm cầu nguyện để tránh bị những lí luận chuyên gia 'phủ dụ, mắc bẫy sa vào sảo ngôn của kẻ lừa gạt' Lc 21:8tt. Trong hoàn cảnh đó, Đức Kitô nói với môn đệ hãy dùng đức tin an ủi, trấn an nhau.
Đối diện với sức mạnh oai hùng cao ngất của vũ trụ, con người không tránh khỏi bồn chồn, run rẩy, lo lắng, sợ sệt. Người không có lòng tin loay hoay tìm phương thế bảo vệ, mong sống sót, dựa vào thành luỹ do họ xây cất, tạo lập. Người tin vào giáo huấn của Đức Kitô sẽ sống theo tinh thần cầu nguyện để tìm bình an trong hoàn cảnh 'hỗn mang' của đất trời. Đức Kitô cho biết
'Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc' Lc 22:28.
Đức Kitô còn nhắc lại lần nữa
'Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người' Lc 22:36
Đức Kitô xuống thế lần đầu bắc nhịp cầu giao hoà đất trời. Lần thứ hai Đức Kitô đến trần gian kết thúc ngày lễ Giáng Sinh bởi 'anh em sắp được cứu chuộc'. Nhịp cầu giao hoà không cần nữa bởi thiên thần Chúa phát loa qui tụ những tâm hồn thiện tâm vào sống trong nước hằng sống của Vua Vũ Trụ.
TiengChuong.org
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:00 28/11/2024
32. Người cầu nguyện không nên dùng những lời đường mật phỉnh phờ với Thiên Chúa, vì như thế không có ích lợi gì cả.
(Thánh Cyprian)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:06 28/11/2024
5. NGỐC CHỬI MỈNH
Có một người không biết quả trám là quả gì, bèn hỏi người khác:
- “Đây là gì?”
Người nọ cười nói:
- “A ngốc”. (1)
Người ấy bèn mua quả trám để ăn, về nhà nói với vợ:
- “Hôm nay tôi ăn “a ngốc”, mùi vị rất ngon”.
Vợ kêu anh ta lấy ra coi, anh ta bèn há miệng ra trước mặt vợ và thở ra, nói:
- “Bà ngửi ngửi mà coi, còn có mùi ngốc đấy nhé !”
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 5:
Người ngốc mà không biết mình ngốc thì thật là tội nghiệp, nhưng người biết mình kiêu ngạo mà không sống khiêm tốn thì càng tội nghiệp hơn !
Ai cũng dễ dàng thông cảm và giúp đỡ những người ngốc, vì ai cũng có một tâm hồn biết xúc cảm trước những nghịch cảnh của cuộc đời, chỉ có những người kiêu ngạo tự thỏa mãn mình qua những phồn vinh giả tạo, thì mới là người không biết xúc động trước những đau khổ của người khác, cho nên ngay cả người kiêu ngạo cũng không muốn chơi thân với người kiêu ngạo, huống gì là người khác...
Đem cái hiểu biết của mình ra để chế nhạo người ngốc thì có thể nói là một tội ác, là tội phung phá ân sủng của Thiên Chúa đã ban cho chúng ta để chúng ta giúp đỡ và an ủi người khác, chứ không phải để chúng ta nhạo báng anh em mình khi họ có trí óc kém thông minh hơn chúng ta.
Người ngốc cũng như người kiêu ngạo cả hai đều không biết mình là ai, chúng ta cầu nguyện cho người kiêu ngạo và cầu cho những người ngốc có người biết thông cảm và phục vụ họ...
(1) Câu này dùng để nhạo người.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người không biết quả trám là quả gì, bèn hỏi người khác:
- “Đây là gì?”
Người nọ cười nói:
- “A ngốc”. (1)
Người ấy bèn mua quả trám để ăn, về nhà nói với vợ:
- “Hôm nay tôi ăn “a ngốc”, mùi vị rất ngon”.
Vợ kêu anh ta lấy ra coi, anh ta bèn há miệng ra trước mặt vợ và thở ra, nói:
- “Bà ngửi ngửi mà coi, còn có mùi ngốc đấy nhé !”
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 5:
Người ngốc mà không biết mình ngốc thì thật là tội nghiệp, nhưng người biết mình kiêu ngạo mà không sống khiêm tốn thì càng tội nghiệp hơn !
Ai cũng dễ dàng thông cảm và giúp đỡ những người ngốc, vì ai cũng có một tâm hồn biết xúc cảm trước những nghịch cảnh của cuộc đời, chỉ có những người kiêu ngạo tự thỏa mãn mình qua những phồn vinh giả tạo, thì mới là người không biết xúc động trước những đau khổ của người khác, cho nên ngay cả người kiêu ngạo cũng không muốn chơi thân với người kiêu ngạo, huống gì là người khác...
Đem cái hiểu biết của mình ra để chế nhạo người ngốc thì có thể nói là một tội ác, là tội phung phá ân sủng của Thiên Chúa đã ban cho chúng ta để chúng ta giúp đỡ và an ủi người khác, chứ không phải để chúng ta nhạo báng anh em mình khi họ có trí óc kém thông minh hơn chúng ta.
Người ngốc cũng như người kiêu ngạo cả hai đều không biết mình là ai, chúng ta cầu nguyện cho người kiêu ngạo và cầu cho những người ngốc có người biết thông cảm và phục vụ họ...
(1) Câu này dùng để nhạo người.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 29/11: Lời Chúa luôn tồn tại – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến – Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức
Giáo Hội Năm Châu
02:11 28/11/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe một dụ ngôn. Người nói: “Anh em hãy xem cây vả cũng như tất cả những cây khác. Khi nhìn cây đâm chồi, thì anh em biết là mùa hè đã gần đến. Anh em cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, thì hãy biết là Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Thầy bảo thật anh em : thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra. Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu.”
Đó là lời Chúa
Ngày 30/11: Không giữ cho riêng mình – Kính Thánh Anrê Tông Đồ – Lm. Đôminicô Vũ Kim Quyền, SJ
Giáo Hội Năm Châu
02:34 28/11/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy hai anh em kia, là ông Si-môn, cũng gọi là Phê-rô, và người anh là ông An-rê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông: “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.” Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà theo Người.
Đi một quãng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dê-bê-đê, là ông Gia-cô-bê và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dê-bê-đê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông. Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người.
Đó là lời Chúa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mối liên hệ của Bí tích Thánh Thể với Thứ Năm… và Lễ Tạ ơn
Vũ Văn An
13:13 28/11/2024
Tiến sĩ Annabelle Moseley, T.O.Carm. trên tạp chí Aleteia, xuất bản ngày 28/11/24, viết rằng: Chúng ta dâng lên Chúa tất cả những gì chúng ta là và hy vọng sẽ là, chúng ta dâng lên Người những lời cầu xin, lời ngợi khen, tình yêu và lòng biết ơn; và Người ban cho chúng ta Sự hiện diện thực sự của Người...
Bạn có biết... Lễ Tạ ơn luôn được tổ chức vào Thứ Năm không? Năm 1863, Tổng thống Lincoln tuyên bố Thứ Năm cuối cùng của tháng 11 là ngày lễ chuẩn mực cho ngày lễ này, vốn đã được tổ chức từ Lễ Tạ ơn đầu tiên vào năm 1621. Vào tháng 12 năm 1941, Quốc hội đã thông qua một đạo luật nêu rõ Lễ Tạ ơn sẽ luôn diễn ra vào Thứ Năm thứ tư của tháng 11... và vẫn như vậy cho đến ngày nay.
Khi bạn nghĩ về điều đó, điều này có ý nghĩa đáng kinh ngạc đối với người Công Giáo! Bởi vì Thứ Năm cũng là ngày trong tuần trong Giáo Hội Công Giáo dành riêng cho Bí tích Thánh Thể. Và, “Eucharist” có nghĩa là “Lễ Tạ ơn”, và việc thiết lập Bí tích Thánh Thể diễn ra vào thứ Năm… Thứ Năm Tuần Thánh, chính xác là như vậy.
Có một mối liên hệ sâu sắc giữa lòng hiếu khách mà chúng ta dành cho và nhận được trong Lễ Tạ ơn này, và tình yêu của chúng ta dành cho Bí tích Thánh Thể.
Là những người Công Giáo thực hành, chúng ta phải nhớ rằng trong Bí tích Thánh Thể có sự “cho và nhận”. Chúng ta trao cho Chúa tất cả những gì chúng ta là và hy vọng sẽ là, chúng ta dâng lên Người những lời cầu xin, lời ngợi khen, tình yêu và lòng biết ơn; và Người ban cho chúng ta Sự hiện diện thực sự của Người: Thân thể, Máu, Linh hồn và Thiên tính. Sau đó, chúng ta nhận món quà của Người trong Bí tích Thánh Thể và Người nhận tất cả lễ vật của chúng ta cho chính Người.
Hãy nghĩ đến niềm vui khi chào đón những người chúng ta yêu thương vào nhà mình trong Lễ Tạ ơn… hoặc tham dự bữa tiệc tuyệt vời này tại nhà của một người mà chúng ta yêu thương. Đó là sự trao đổi lòng hiếu khách và hạnh phúc khó quên khi chúng ta trải nghiệm cảm giác thân thuộc sâu sắc.
Niềm vui này trọn vẹn hơn biết bao khi chúng ta chào đón Chúa của mình.
Vào Thứ Năm Lễ Tạ ơn này, chúng ta hãy mời Người làm khách trong trái tim của mỗi người chúng ta.
“Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con. Nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con sẽ được lành mạnh.” Chúng ta đang chào đón Chúa dưới mái nhà của trái tim mình, để được đón tiếp lòng hiếu khách Tạ ơn… mọi lúc.
Làm thế nào để chúng ta chuẩn bị tâm hồn mình cho Vị Khách được mời yêu dấu của chúng ta, Chúa Giêsu? Một cách tuyệt vời là cầu nguyện một lời cầu nguyện chuẩn bị đầy yêu thương trước khi Rước lễ như lời cầu nguyện này, và cầu nguyện một lời cầu nguyện tạ ơn sau khi Rước lễ như lời cầu nguyện này của Thánh Thomas Aquinas, hoặc lời cầu nguyện Anima Christi [lạy linh hồn Chúa Ki-tô] có ý nghĩa sâu sắc và dễ nhớ. Chúng ta có thể đăng ký tại đây để nhận Giờ Thánh có hướng dẫn miễn phí theo chủ đề Thánh Thể.
Kinh thánh cho thấy Chúa Giêsu hiếm khi được yêu thương và phục vụ, nhưng Chúa Giêsu coi trọng lòng hiếu khách biết bao khi lòng hiếu khách được thể hiện với Người. Hãy cân nhắc câu thơ buồn này vào lần tới khi bạn chuẩn bị rước lễ: “Con cáo có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có nơi nào gối đầu.” Chúng ta hãy dâng cho Chúa Giêsu một nơi để Người gối đầu: trong trái tim chúng ta mỗi khi chúng ta đón nhận và tôn thờ Người.
“Khi nghe danh Chúa Giêsu, mọi đầu gối phải quỳ xuống” (Phl 2:6-11). Chỉ đơn giản là khi nghe danh Người. Chúng ta càng phải yêu mến Người hơn bao nhiêu khi chúng ta ở trước Sự Hiện Diện của Người trong Bí tích Thánh Thể? Làm sao chúng ta có thể đón nhận Người với lòng khiêm nhường, yêu thương và tạ ơn nhiều hơn? Chúng ta không thể làm đủ cho Người.
Lễ Tạ Ơn này, chúng ta hãy yêu thương chào đón Chúa Thánh Thể của chúng ta… và trong mỗi Lễ Tạ Ơn Thánh Thể mà chúng ta cử hành, quanh năm… cho đến hết cuộc đời.
Chúng ta hãy chắc chắn rằng chúng ta cầu nguyện trước bữa ăn trong Lễ Tạ Ơn này và luôn luôn như vậy. Và khi chúng ta đếm những phước lành của mình trong năm nay, chúng ta hãy coi Bí tích Thánh Thể là điều vĩ đại nhất.
Tân Thế giới và Lễ Tạ ơn
Vũ Văn An
13:33 28/11/2024
Stephen P. White, trên tạp chí The Catholic Thing, Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2024, nhận định rằng: Lễ Tạ ơn là ngày lễ tinh túy của người Mỹ. Không có ngày lễ nào khác nắm bắt được lịch sử, tính khí và nguyện vọng của quốc gia này tốt như vậy. Ví dụ, các truyền thống đặc biệt của Giáng sinh - cây thông, bài hát mừng, Ông già Noel - chắc chắn là truyền thống của Thế giới cũ một cách quyến rũ.
Ngày 4 tháng 7 là ngày lễ bắn pháo bông và tiệc thịt nướng, thể hiện rõ tinh thần nổi loạn luôn là đặc điểm của người Mỹ. Nhưng hầu hết các quốc gia đều kỷ niệm một ngày quốc khánh và nhiều quốc gia noi theo tiền lệ của chúng ta bằng cách trùng với ngày kỷ niệm độc lập của quốc gia họ. Người Mỹ chúng ta đã biến Halloween thành một cơn sốt thương mại (rất Mỹ, đúng vậy) nhưng lễ kỷ niệm All Hallows Eve lại là một lễ hội truyền thống khác của người châu Âu.
Có một số tranh cãi về việc nhóm người Thệ phản di cư nào đã kỷ niệm Lễ Tạ ơn đầu tiên. Những hành khách trên con tàu Margaret đã cập bến nơi hiện là Virginia vào cuối năm 1619 và nhanh chóng cảm tạ Chúa vì chuyến đi an toàn của họ. Tất cả đều đúng và công bằng, nhưng để có một Lễ Tạ ơn đúng nghĩa, hãy cho tôi mùa thu ở New England vào tháng 12 tại Virginia Tidewater.
Đối với hầu hết chúng ta, Lễ Tạ ơn bắt đầu bằng lễ kỷ niệm năm 1621 về một vụ thu hoạch bội thu của những người hành hương và những người hàng xóm bản địa của họ gần Plymouth, Massachusetts. Có lẽ, họ đã ăn gà tây quay, nhồi cây xô thơm và táo, khoai tây nghiền và nước sốt, món hầm đậu xanh, khoai lang (không có kẹo dẻo, cảm ơn) và nước sốt nam việt quất đóng hộp, đúng như Chúa đã định. Bữa tối được phục vụ vào khoảng bốn giờ chiều, ngay sau trận đấu của Lions. Theo các nhà sử học, con gà tây đã khô.
Nếu thức ăn là vấn đề của ngày lễ Tạ ơn, thì lòng biết ơn chính là hình thức của nó. Điều này không phải lúc nào cũng rõ ràng, mặc dù tên gọi của ngày lễ khá rõ ràng. Tôi đã từng ăn mừng Lễ Tạ ơn ở London một lần, cách đây nhiều năm và đã học được một vài điều từ trải nghiệm đó. Một điều là rất khó để tìm thấy bí ngô đóng hộp ở London để làm chiếc bánh theo yêu cầu.
Một điều khác tôi học được là nhiều người không phải người Mỹ (ít nhất là những người tôi biết) thực sự nghĩ rằng ngày này được dùng để tôn vinh sự tham ăn và quá mức, như thể ngày này được đặt tên một cách mỉa mai và chúng tôi, những người Mỹ, chỉ đang phô trương sự hào phóng của mình vào mặt người khác bằng cách nhồi nhét của chính mình.
Điều thứ ba tôi học được là người Mỹ có thể hơi ngây thơ về cách người khác nhìn nhận sự chân thành của chúng ta.
Cuối cùng, những người bạn London của tôi đã được giải quyết ổn thỏa, tôi rất vui khi nói như vậy. Một người Mỹ khác và tôi đã chuẩn bị một bữa tiệc Lễ Tạ ơn truyền thống với đầy đủ các món ăn kèm và đồ ăn kèm. Chúng tôi thậm chí còn tìm thấy quả bí ngô mà chúng tôi cần cho chiếc bánh. Câu chuyện về lòng biết ơn của những người hành hương đã được kể lại, khiến những người ăn cùng chúng tôi ngạc nhiên và thích thú, và đến cuối bữa ăn, mọi người đều đồng ý rằng Lễ Tạ ơn là một ngày lễ thú vị và hoàn toàn không phải là những gì họ mong đợi.
Tôi rất tiếc phải báo cáo rằng con gà tây hơi khô.
Lòng biết ơn, như tôi đã nói, là hình thức của ngày lễ. Và lòng biết ơn được thể hiện rõ nhất khi lý do chúng ta biết ơn được chia sẻ rộng rãi. Đây là một điều khác mà Lễ Tạ ơn của chúng ta làm đúng. Chúng ta không chỉ cảm ơn Chúa vì những phước lành của Người, mà chúng ta còn trao chúng cho những người trên chiếc bàn lớn nhất mà chúng ta có thể tìm thấy. Ý nghĩa của việc chia sẻ những phước lành của chúng ta như một cách thể hiện lòng biết ơn trở nên sâu sắc nhất khi có những lúc khó khăn nhất.
(Năm nay, tôi sẽ ăn mừng Lễ Tạ ơn với gia đình chồng; Lễ Tạ ơn đầu tiên kể từ khi bố chồng tôi mất vào mùa xuân năm nay. Sự vắng mặt của ông sẽ được cảm nhận sâu sắc hơn vì đó là Lễ Tạ ơn. Chắc chắn sẽ có một số giọt nước mắt. Nhưng tôi cũng chắc chắn rằng năm nay, mặc dù mất mát và vì mất mát, lễ kỷ niệm của chúng tôi sẽ mang lại một vụ mùa biết ơn dồi dào khác thường.)
Lễ Tạ ơn đã được Abraham Lincoln tuyên bố là một ngày lễ quốc gia, được tổ chức vào thứ Năm cuối cùng của tháng 11, vào năm 1863, giữa Nội chiến. Giữa cảnh đổ máu chưa từng có và một Liên bang tan vỡ, Lincoln đã khuyên nhủ tất cả người Mỹ hãy tạ ơn Chúa vì vô số phước lành vô giá mà Người đã ban cho người dân đất nước này.
Những lời của ông đáng được ghi nhớ ngày nay:
Không có cố vấn nào của con người nghĩ ra cũng như không có bàn tay phàm trần nào tạo ra những điều vĩ đại này. Đó là những món quà nhân từ của Chúa Tối Cao, Đấng đã đối xử với chúng ta trong cơn giận dữ vì tội lỗi của chúng ta, nhưng vẫn nhớ đến lòng thương xót. Đối với tôi, điều phù hợp và đúng đắn là chúng nên được toàn thể Người dân Hoa Kỳ long trọng, cung kính và biết ơn thừa nhận như với một trái tim và một tiếng nói.... Và tôi khuyên họ rằng trong khi dâng lên những lời ca ngợi công bằng dành cho Người vì những sự giải thoát và phước lành đặc biệt như vậy, họ cũng khiêm nhường ăn năn về sự đồi trụy và bất tuân của quốc gia chúng ta, hãy phó thác cho Người chăm sóc dịu dàng tất cả những người đã trở thành góa phụ, trẻ mồ côi, người than khóc hoặc người đau khổ trong cuộc xung đột dân sự đáng thương mà chúng ta đang trải qua không thể tránh khỏi, và tha thiết cầu xin sự can thiệp của Bàn tay Toàn năng để chữa lành vết thương của quốc gia và khôi phục quốc gia sớm nhất có thể phù hợp với mục đích của Thiên Chúa để tận hưởng trọn vẹn hòa bình, hòa hợp, yên bình và Liên minh.
Niềm tin tôn giáo riêng của Lincoln có phần mơ hồ, nhưng ông hiểu rõ tầm quan trọng của lòng biết ơn. Ông hiểu rằng việc tạ ơn Chúa là điều cần thiết ngay cả bởi, đặc biệt là bởi, một dân tộc đau khổ và bất tuân.
Ngày xưa cũng vậy và bây giờ cũng vậy.
Người Mỹ sẽ ngồi vào bàn để chia sẻ sự ban phước dồi dào của Chúa với nhau. Dân tộc bướng bỉnh, phấn đấu, đau khổ và bất tuân này có rất nhiều điều để biết ơn. Chúng ta ở trạng thái tốt nhất khi biết ơn. Có lẽ điều đó đúng với mọi quốc gia; chắc chắn theo một nghĩa nào đó, nó đúng. Nhưng lòng biết ơn đặc biệt trở nên phù hợp ở một quốc gia vĩ đại như đất nước chúng ta. Lòng biết ơn là sự hoàn hảo đáng theo đuổi ở quốc gia không hoàn hảo này. Chúng ta thực hiện sự theo đuổi đó ngày hôm nay bằng cách tạ ơn Đấng Toàn năng.
Chúc mừng Lễ Tạ ơn vui vẻ và hạnh phúc!
Đức Giáo Hoàng Phanxicô xác nhận kế hoạch thăm Thổ Nhĩ Kỳ để kỷ niệm công đồng Ni-xê-a lịch sử
Vũ Văn An
14:11 28/11/2024
Hannah Brockhaus của CNA, ngày 28 tháng 11 năm, loan tin: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với một nhóm các nhà thần học vào thứ năm rằng ngài có kế hoạch thăm Thổ Nhĩ Kỳ để kỷ niệm 1.700 năm Công đồng Ni-xê-a vào năm 2025.
Bartholomew I, Thượng phụ Chính thống giáo Đông phương của Constantinople, đã dự đoán rằng Đức Phanxicô sẽ thực hiện chuyến đi trong các bình luận với các phóng viên vào tháng 5. Vào tháng 9, ngài xác nhận rằng chuyến đi chung dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 năm 2025.
Công đồng Ni-xê-a diễn ra tại thành phố cổ Ni-xê-a vào năm 325 sau Công nguyên thuộc Đế quốc La Mã cũ, hiện là thành phố İznik ngày nay, ở phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ, cách Istanbul khoảng 70 dặm.
“Tôi dự định sẽ đến đó”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế vào ngày 28 tháng 11.
Ngài nói rằng Công đồng Ni-xê-a “là một cột mốc trong hành trình của Giáo hội và của toàn thể nhân loại, bởi vì đức tin vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã nhập thể vì chúng ta và vì sự cứu rỗi của chúng ta, đã được hình thành và tuyên xưng như một ngọn đèn soi sáng ý nghĩa của thực tại và vận mệnh của toàn bộ lịch sử”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp Ủy ban Thần học Quốc tế trong cuộc họp toàn thể của họ tại Vatican. Ngài lưu ý rằng điều quan trọng là cuộc họp của ủy ban bao gồm việc soạn thảo một tài liệu về “ý nghĩa hiện tại của đức tin được tuyên xưng tại Ni-xê-a”.
“Một tài liệu như vậy có thể có giá trị, trong suốt năm Thánh, để nuôi dưỡng và đào sâu đức tin của các tín hữu và, bắt đầu từ hình ảnh Chúa Giêsu, cũng cung cấp những hiểu biết sâu sắc và suy gẫm hữu ích cho một mô hình văn hóa và xã hội mới, được truyền cảm hứng chính xác từ nhân tính của Chúa Kitô,” Đức Giáo Hoàng nói.
Công đồng Ni-xê-a là công đồng đại kết đầu tiên trong Giáo hội. Công đồng này được Giáo Hội Công Giáo, Giáo hội Chính thống giáo Đông phương, và các cộng đồng Kitô giáo khác chấp nhận tính hợp lệ của các công đồng của giáo hội sơ khai.
Nó có trước Ly giáo Can-xê-đoan — đã tách hiệp thông Chính thống giáo Đông phương khỏi Rome — hơn 100 năm và trước Đại ly giáo — đã tách Giáo hội Chính thống giáo Đông phương khỏi Rome — hơn 700 năm.
Trong công đồng, các giám mục đã lên án tà giáo Ariô, là tà giáo cho rằng Chúa Con được Chúa Cha tạo ra. Ariô, một linh mục sẽ bị vạ tuyệt thông vì truyền bá tà giáo, đã không chấp nhận rằng Chúa Con đồng hằng hữu với Chúa Cha.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói trong một cuộc họp với phái đoàn của Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople vào tháng 6 rằng ngài "hết lòng" muốn thực hiện chuyến đi đến Ni-xê-a để kỷ niệm ngày kỷ niệm quan trọng với Đức Bartholomew I.
Nếu ngài đến Thổ Nhĩ Kỳ, một chuyến đi vẫn chưa được Vatican xác nhận, thì chuyến đi sẽ diễn ra trong bối cảnh Năm Thánh bận rộn của Đức Giáo Hoàng.
“Công đồng Ni-xê-a, khi khẳng định rằng Chúa Con có cùng bản chất với Chúa Cha, đã nhấn mạnh một điều cốt yếu: trong Chúa Giêsu, chúng ta có thể biết được khuôn mặt của Thiên Chúa và đồng thời, cũng biết được khuôn mặt của con người, khám phá ra chính mình là con cái trong Chúa Con và là anh em giữa chúng ta,” Đức Phanxicô phát biểu vào thứ năm. “Một tình huynh đệ, một tình huynh đệ bắt nguồn từ Chúa Kitô, trở thành một nhiệm vụ đạo đức cơ bản đối với chúng ta.”
“Thực thế, ngày nay, trong một thế giới phức tạp và thường xuyên phân cực, bị đánh dấu một cách bi thảm bởi xung đột và bạo lực, tình yêu của Thiên Chúa được mặc khải trong Chúa Kitô và được ban cho chúng ta trong Chúa Thánh Thần trở thành lời kêu gọi mọi người học cách bước đi trong tình huynh đệ và trở thành những người xây dựng công lý và hòa bình,” ngài nói thêm.
Trong bài phát biểu trước các nhà thần học của ủy ban thần học quốc tế, Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tính đồng nghị.
“Tôi muốn nói rằng đã đến lúc phải thực hiện một bước đi dũng cảm: phát triển một nền thần học về tính đồng nghị, một sự suy tư thần học giúp đỡ, khuyến khích và đồng hành với tiến trình thượng hội đồng, hướng đến một giai đoạn truyền giáo mới, sáng tạo hơn và táo bạo hơn, lấy cảm hứng từ kerygma [giáo lý sơ truyền] và liên quan đến mọi thành phần của Giáo hội,” ngài nói.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Cung Hiến Tân Thánh Đường giáo xứ CTTĐVN Seattle.
Nguyễn An Quý
04:48 28/11/2024
Lễ Cung Hiến Tân Thánh Đường giáo xứ CTTĐVN Seattle.
Tukwila : Hôm nay từng đoàn người đỗ dồn về phố thị Tukwila để chiêm ngưỡng ngôi Thánh Đường mới nguy nga với 2 ngọn tháp cao vút vươn lên nơi xứ cao nguyên tình xanh và Đài Đức Mẹ LaVang khá đồ sộ cùng Tượng đài Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Thế là bao ước mơ của nhiều thế hệ kể từ ngày bỏ nước ra đi và đã cùng nhau qui tụ tại vùng cao nguyên tình xanh sau một thời dài gần nửa thế kỷ mới có được nơi thờ phượng thật xứng đáng.
Xem Hình
Tưởng cũng nên biết giáo xứ CTTĐVN được nâng lên hàng giáo xứ thể nhân vào ngày 19 tháng 11 năm 2010 là thành quả của sự hình thành Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam từ sau 1975 qua nhiều đời linh mục Quản Nhiệm như cha Lê Quang Hiền, Cha Phan Hữu Hậu, Cha Trần Đức Phương, Cha Nguyễn Sơn Miên, Cha Vũ Hùng Tôn, Cha Trần Hữu Lân và Cha Gioakim Đào Xuân Thành là cha chánh xứ tiên khởi của giáo xứ.
Vào đầu thập niên của thế kỷ 21 tức gần cuối 2012, giáo xứ đã mua được cơ sở mới này và đầu xuân Quý Tỵ 2013, cha chánh xứ đã cử hành nghi thức tiếp nhận cơ sở mới trong ngày Mồng Một Tết năm 2013. Sau một năm tân trang lại để có được một nơi thờ phượng gọi là nhà thờ tạm và đã khánh thành nơi phụng vụ mới này vào đêm Giao Thừa đón Tết Giáp Ngọ. Tuy gọi là nhà thờ tạm nhưng cũng khá khang trang hơn so với nơi nhà thờ cũ ở Downtown Seattle trước đây.
Sau một thời gian sinh hoạt tại cơ sở mới này, giáo xứ cũng đã mua thêm được cơ sở của nhà Bank Wells Fargo. Trong dịp Hội Chợ Hè 2019 Đức TGM Peter Sartain đã cử hành nghi thức khởi công xây dựng Trung Tâm này và trong dịp lễ kính Thánh Giuse Thợ ngày 01 tháng 5 năm 2021 Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne đã Khánh Thành Trung Tâm Tôma Thiện. Đây là cơ sở sinh hoạt cho các chương trình Giáo lý, Việt Ngữ và Thiếu Nhi Thánh Thể để đào tạo và nâng cao kiến thức giáo lý cũng như văn hóa Việt Nam cho tương lai thế hệ trẻ.
Sau khi hoàn thành được Trung Tâm Giáo Dục Đức Tin, giáo xứ dốc toàn lực tiến đến việc xây dựng ngôi Thánh Đường mới.
Ngày 20 tháng 8 năm 2022, giáo xứ đã cử hành Nghi Thức Khởi Công Thánh lễ tạ ơn do Đức TGM Paul Etienne chủ sự. Thế là ngôi Thánh Đường mới được bắt đầu tiến hành. Vào thượng tuần tháng 11 năm 2022, công ty xây dựng Marpac đã bắt đầu dỡ bỏ các phòng ốc của cơ sở cũ và tạo mặt bằng để có đủ diện tích xây dựng ngôi Thánh Đường mới. Tháng 01 năm 2023 công ty bắt đầu tiến hành xây dựng Thánh Đường và đã hoàn thành vào tuần lễ Chúa Nhật 33 mùa Thường Niên để bàn giao cho giáo xứ Ngôi Thánh Đường và các cơ sở văn phòng của giáo xứ. Thế là sau 10 năm hàng ngày giáo xứ cầu nguyện với lời cầu: Xin Chúa Thánh Thần tác động mọi thành phần giáo dân chúng con tăng thêm lònng hy sinh quảng đại và cùng nhau chung sức góp phần vào việc xây dựng ngôi thánh đường mới và cơ sở của giáo xứ sớm hoàn thành mỹ mãn. Chúa đã nhậm lời cầu khẩn tha thiết này để có ngày vui mừng lễ Cung Hiến Tân Thánh Đường.
Chúa Nhật ngày 24 tháng 11 năm 2024 Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, giáo xứ đã chọn ngày này làm ngày mừng vui trọng đại nhất của giáo xứ. Đó là ngày cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn và nghi thức Cung Hiến Tân Thánh Đường giáo xứ CTTĐVN.
Đúng 10 gìờ sáng, nghi thức khởi đầu bằng cuộc rước Cung Nghinh Thánh Giá và Hài Cốt các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đoàn rước bắt đầu từ cửa chính nhà thờ cũ tiến về phía Tây hướng đến Tiền Đường của ngôi Tân Thánh Đường. Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne chủ sự lễ Cung Hiến có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế cùng với đông đảo linh mục đoàn. Quan Khách có phái đoàn của Thành Phố Tukwila gồm Thị Trưởng và Hội Đồng Thành Phố. Khi Đoàn Rước đến tiền đường của ngôi Thánh Đường, Ban Nhạc cử hành bài hát: Về NHà Chúa Đi. Khi bài hát kết thúc. Đức Tổng Paul Etienne đọc lời nguyện và trao Hồ Sơ Xây Dựng Tân Thánh Đường cho vị chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ và trao chìa khoá cửa nhà thờ cho cha chánh xứ Đào Xuân Thành. Cha Chánh Xứ trong một cử chỉ trang trọng dùng chìa khóa mở cửa Tân Thánh Đường. Đoàn chủ lễ tiến vào Tân Thánh Đường trong tiếng hát của Ca Đoàn vang lên: Hân hoan bước vào nhà Chúa. Một niềm tin sắt son không ngơi…
Đức Tổng Giám Mục đứng nơi giếng nước Rửa Tội ngay trước cửa Thánh Đường đọc lời nguyện và làm phép nước. Lời nguyện làm phép nước kết thúc và nước đó được rảy chung quanh Tân Thánh Đường theo tiếng hát : Tôi đã thấy nước từ bên phải Đền Thờ chảy ra…Đoàn chủ lễ tiến lên cung thánh và các đoàn đoàn thể đã tiến vào các ghế ngồi trong ngôi Tân Thánh Đường.
Đức Tổng Giám Mục Chủ lễ đọc lời nguyện: Xin Chúa là Cha đầy long thương xót, đến ngự trong nhà cầu nguyện này và dùng ơn Thánh Thần thanh tẩy chúng ta là đền thờ Người ngự. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
CĐ đáp : Amen. KinhVinh Danh bắt đầu do ca đoàn hát.
Nghi thức cung hiến bước vào phần Phụng Vụ Lời Chúa. Tin Mừng trong phần Phụng Vụ Lời Chúa Thánh Matthêu giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu tiến đến miền Xedarê Philipphê và Ngài hỏi các môn đệ với đoạn sau: Một hôm, khi Đức Giê-su đến miền Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ.” Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Si-môn Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Đức Giê-su nói với ông: “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.
Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.
Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”
Sau Bài Tin mừng Đức Tổng Giám Mục Chủ Sự chia lẻ lời Chúa với lời chúc mừng giáo xứ có được ngôi Tân Thánh Đường.
Nghi thức Cung Hiến được tiếp nối với Kinh Cầu Các Thánh và Đặt Hài Cốt Các Thánh Tử Đạo Việt Nam gồm xương Thánh Anê Lê Thị Thành- Thánh Giuse Lê Đăng Thị-Thánh Tôma Trần Văn Thiện và Thánh Vincentê Đỗ Yến.
Kế đến là Nghi thức Xức Dầu bàn thờ: Đức Tổng Giám Mục Chủ Sự đã xức dầu trên khắp bàn thờ và cha chánh xứ cùng Thầy phụ tế đi xức dầu các tường chung quanh Tân Thánh Đường.
Sau phần nghi thức xức dầu là phần Xông Hương. Vị chủ sự xông hương quanh bàn thờ, đoạn cha chánh xứ và Thầy Phụ Tế chia ra hai hướng đi xông hương quanh nhà thờ.
Phần xông hương kết thúc là phần trải khăn Bàn Thờ gồm khăn phụ lót bàn thờ và khăn chính dùng tế lễ do 4 vị gồm Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ, Chủ tịch Hội Đồng Tài Chánh, Đoàn Trưởng Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Hội Trưởng Hội các Bà Mẹ Công Giáo. Đoàn trải khăn Bàn Thờ cầm khăn từ phía cuối nhà thờ tiến lên Bàn Thánh và trải khăn một cách trang trọng.
Sau phần trải khăn bàn thờ là phần chưng đèn và hoa đặt vào các vị trí nơi bàn thờ cùng các nơi khác. Các ngọn nến từ bàn thờ được thắp lên cùng 12 ngọn nến chung quanh tường nhà thờ và ánh sáng trong ngôi Tân Thánh Đường được bật sáng lên và ngôi Thánh Đường nguy nga hiện rõ khá lộng lẫy với tiếng vỗ tay reo mừng trong niềm vui tạ ơn.
Sau phần nghi thức cung hiến, là phần Phụng Vụ Thánh Thể.
Trước khi kết thúc lễ Cung hiến Tân Thánh Đường, cha chánh xứ Đào Xuân Thành đã có lời cám ơn trân trọng đến Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne Tổng giáo phận Seattle, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh Tổng Giáo Phận Huế, ông Thị Trưởng và Hội Đồng thành phố Tukwila, Quý công ty kiến trúc và xây dựng Marpac và Borderick,quý Cha trong Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, quý linh mục đoàn đồng tế, quý tu sĩ nam nữ, quý công đoàn bạn, quý cựu chủ tịch, quý giáo đoàn, hội đoàn, ca đoàn, các ban ngành, quý thiện nguyện viên đã phục vụ trong công tác chuẩn bị ngày vui mừng trọng đại này cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện với lời trang trọng cám ơn và tạ ơn Chúa. Sau lời cám ơn của cha chánh xứ, Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne đã long trọng cử hành nghi thức chúc lành trọng thể kết thúc lễ cung hiến Tân Thánh Đường.
Cha Chánh xứ kính mời Quý Giám Mục và linh mục đoàn cùng quý quan khách tiến về phía tiền đường để thưởng lãm phần múa lân đốt pháo mừng Tân Thánh Đường.
Toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện tiến về Hội Trường để cùng chung vui với giáo xứ trong tiệc mừng đơn giãn. Gần 2 ngàn giáo hữu hiện diện trong ngày mừng cung hiến Tân Thánh Đường với tất cả niềm vui tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Tukwila : Hôm nay từng đoàn người đỗ dồn về phố thị Tukwila để chiêm ngưỡng ngôi Thánh Đường mới nguy nga với 2 ngọn tháp cao vút vươn lên nơi xứ cao nguyên tình xanh và Đài Đức Mẹ LaVang khá đồ sộ cùng Tượng đài Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Thế là bao ước mơ của nhiều thế hệ kể từ ngày bỏ nước ra đi và đã cùng nhau qui tụ tại vùng cao nguyên tình xanh sau một thời dài gần nửa thế kỷ mới có được nơi thờ phượng thật xứng đáng.
Xem Hình
Tưởng cũng nên biết giáo xứ CTTĐVN được nâng lên hàng giáo xứ thể nhân vào ngày 19 tháng 11 năm 2010 là thành quả của sự hình thành Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam từ sau 1975 qua nhiều đời linh mục Quản Nhiệm như cha Lê Quang Hiền, Cha Phan Hữu Hậu, Cha Trần Đức Phương, Cha Nguyễn Sơn Miên, Cha Vũ Hùng Tôn, Cha Trần Hữu Lân và Cha Gioakim Đào Xuân Thành là cha chánh xứ tiên khởi của giáo xứ.
Vào đầu thập niên của thế kỷ 21 tức gần cuối 2012, giáo xứ đã mua được cơ sở mới này và đầu xuân Quý Tỵ 2013, cha chánh xứ đã cử hành nghi thức tiếp nhận cơ sở mới trong ngày Mồng Một Tết năm 2013. Sau một năm tân trang lại để có được một nơi thờ phượng gọi là nhà thờ tạm và đã khánh thành nơi phụng vụ mới này vào đêm Giao Thừa đón Tết Giáp Ngọ. Tuy gọi là nhà thờ tạm nhưng cũng khá khang trang hơn so với nơi nhà thờ cũ ở Downtown Seattle trước đây.
Sau một thời gian sinh hoạt tại cơ sở mới này, giáo xứ cũng đã mua thêm được cơ sở của nhà Bank Wells Fargo. Trong dịp Hội Chợ Hè 2019 Đức TGM Peter Sartain đã cử hành nghi thức khởi công xây dựng Trung Tâm này và trong dịp lễ kính Thánh Giuse Thợ ngày 01 tháng 5 năm 2021 Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne đã Khánh Thành Trung Tâm Tôma Thiện. Đây là cơ sở sinh hoạt cho các chương trình Giáo lý, Việt Ngữ và Thiếu Nhi Thánh Thể để đào tạo và nâng cao kiến thức giáo lý cũng như văn hóa Việt Nam cho tương lai thế hệ trẻ.
Sau khi hoàn thành được Trung Tâm Giáo Dục Đức Tin, giáo xứ dốc toàn lực tiến đến việc xây dựng ngôi Thánh Đường mới.
Ngày 20 tháng 8 năm 2022, giáo xứ đã cử hành Nghi Thức Khởi Công Thánh lễ tạ ơn do Đức TGM Paul Etienne chủ sự. Thế là ngôi Thánh Đường mới được bắt đầu tiến hành. Vào thượng tuần tháng 11 năm 2022, công ty xây dựng Marpac đã bắt đầu dỡ bỏ các phòng ốc của cơ sở cũ và tạo mặt bằng để có đủ diện tích xây dựng ngôi Thánh Đường mới. Tháng 01 năm 2023 công ty bắt đầu tiến hành xây dựng Thánh Đường và đã hoàn thành vào tuần lễ Chúa Nhật 33 mùa Thường Niên để bàn giao cho giáo xứ Ngôi Thánh Đường và các cơ sở văn phòng của giáo xứ. Thế là sau 10 năm hàng ngày giáo xứ cầu nguyện với lời cầu: Xin Chúa Thánh Thần tác động mọi thành phần giáo dân chúng con tăng thêm lònng hy sinh quảng đại và cùng nhau chung sức góp phần vào việc xây dựng ngôi thánh đường mới và cơ sở của giáo xứ sớm hoàn thành mỹ mãn. Chúa đã nhậm lời cầu khẩn tha thiết này để có ngày vui mừng lễ Cung Hiến Tân Thánh Đường.
Chúa Nhật ngày 24 tháng 11 năm 2024 Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, giáo xứ đã chọn ngày này làm ngày mừng vui trọng đại nhất của giáo xứ. Đó là ngày cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn và nghi thức Cung Hiến Tân Thánh Đường giáo xứ CTTĐVN.
Đúng 10 gìờ sáng, nghi thức khởi đầu bằng cuộc rước Cung Nghinh Thánh Giá và Hài Cốt các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đoàn rước bắt đầu từ cửa chính nhà thờ cũ tiến về phía Tây hướng đến Tiền Đường của ngôi Tân Thánh Đường. Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne chủ sự lễ Cung Hiến có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế cùng với đông đảo linh mục đoàn. Quan Khách có phái đoàn của Thành Phố Tukwila gồm Thị Trưởng và Hội Đồng Thành Phố. Khi Đoàn Rước đến tiền đường của ngôi Thánh Đường, Ban Nhạc cử hành bài hát: Về NHà Chúa Đi. Khi bài hát kết thúc. Đức Tổng Paul Etienne đọc lời nguyện và trao Hồ Sơ Xây Dựng Tân Thánh Đường cho vị chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ và trao chìa khoá cửa nhà thờ cho cha chánh xứ Đào Xuân Thành. Cha Chánh Xứ trong một cử chỉ trang trọng dùng chìa khóa mở cửa Tân Thánh Đường. Đoàn chủ lễ tiến vào Tân Thánh Đường trong tiếng hát của Ca Đoàn vang lên: Hân hoan bước vào nhà Chúa. Một niềm tin sắt son không ngơi…
Đức Tổng Giám Mục đứng nơi giếng nước Rửa Tội ngay trước cửa Thánh Đường đọc lời nguyện và làm phép nước. Lời nguyện làm phép nước kết thúc và nước đó được rảy chung quanh Tân Thánh Đường theo tiếng hát : Tôi đã thấy nước từ bên phải Đền Thờ chảy ra…Đoàn chủ lễ tiến lên cung thánh và các đoàn đoàn thể đã tiến vào các ghế ngồi trong ngôi Tân Thánh Đường.
Đức Tổng Giám Mục Chủ lễ đọc lời nguyện: Xin Chúa là Cha đầy long thương xót, đến ngự trong nhà cầu nguyện này và dùng ơn Thánh Thần thanh tẩy chúng ta là đền thờ Người ngự. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
CĐ đáp : Amen. KinhVinh Danh bắt đầu do ca đoàn hát.
Nghi thức cung hiến bước vào phần Phụng Vụ Lời Chúa. Tin Mừng trong phần Phụng Vụ Lời Chúa Thánh Matthêu giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu tiến đến miền Xedarê Philipphê và Ngài hỏi các môn đệ với đoạn sau: Một hôm, khi Đức Giê-su đến miền Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ.” Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Si-môn Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Đức Giê-su nói với ông: “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.
Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.
Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”
Sau Bài Tin mừng Đức Tổng Giám Mục Chủ Sự chia lẻ lời Chúa với lời chúc mừng giáo xứ có được ngôi Tân Thánh Đường.
Nghi thức Cung Hiến được tiếp nối với Kinh Cầu Các Thánh và Đặt Hài Cốt Các Thánh Tử Đạo Việt Nam gồm xương Thánh Anê Lê Thị Thành- Thánh Giuse Lê Đăng Thị-Thánh Tôma Trần Văn Thiện và Thánh Vincentê Đỗ Yến.
Kế đến là Nghi thức Xức Dầu bàn thờ: Đức Tổng Giám Mục Chủ Sự đã xức dầu trên khắp bàn thờ và cha chánh xứ cùng Thầy phụ tế đi xức dầu các tường chung quanh Tân Thánh Đường.
Sau phần nghi thức xức dầu là phần Xông Hương. Vị chủ sự xông hương quanh bàn thờ, đoạn cha chánh xứ và Thầy Phụ Tế chia ra hai hướng đi xông hương quanh nhà thờ.
Phần xông hương kết thúc là phần trải khăn Bàn Thờ gồm khăn phụ lót bàn thờ và khăn chính dùng tế lễ do 4 vị gồm Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ, Chủ tịch Hội Đồng Tài Chánh, Đoàn Trưởng Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Hội Trưởng Hội các Bà Mẹ Công Giáo. Đoàn trải khăn Bàn Thờ cầm khăn từ phía cuối nhà thờ tiến lên Bàn Thánh và trải khăn một cách trang trọng.
Sau phần trải khăn bàn thờ là phần chưng đèn và hoa đặt vào các vị trí nơi bàn thờ cùng các nơi khác. Các ngọn nến từ bàn thờ được thắp lên cùng 12 ngọn nến chung quanh tường nhà thờ và ánh sáng trong ngôi Tân Thánh Đường được bật sáng lên và ngôi Thánh Đường nguy nga hiện rõ khá lộng lẫy với tiếng vỗ tay reo mừng trong niềm vui tạ ơn.
Sau phần nghi thức cung hiến, là phần Phụng Vụ Thánh Thể.
Trước khi kết thúc lễ Cung hiến Tân Thánh Đường, cha chánh xứ Đào Xuân Thành đã có lời cám ơn trân trọng đến Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne Tổng giáo phận Seattle, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh Tổng Giáo Phận Huế, ông Thị Trưởng và Hội Đồng thành phố Tukwila, Quý công ty kiến trúc và xây dựng Marpac và Borderick,quý Cha trong Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, quý linh mục đoàn đồng tế, quý tu sĩ nam nữ, quý công đoàn bạn, quý cựu chủ tịch, quý giáo đoàn, hội đoàn, ca đoàn, các ban ngành, quý thiện nguyện viên đã phục vụ trong công tác chuẩn bị ngày vui mừng trọng đại này cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện với lời trang trọng cám ơn và tạ ơn Chúa. Sau lời cám ơn của cha chánh xứ, Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne đã long trọng cử hành nghi thức chúc lành trọng thể kết thúc lễ cung hiến Tân Thánh Đường.
Cha Chánh xứ kính mời Quý Giám Mục và linh mục đoàn cùng quý quan khách tiến về phía tiền đường để thưởng lãm phần múa lân đốt pháo mừng Tân Thánh Đường.
Toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện tiến về Hội Trường để cùng chung vui với giáo xứ trong tiệc mừng đơn giãn. Gần 2 ngàn giáo hữu hiện diện trong ngày mừng cung hiến Tân Thánh Đường với tất cả niềm vui tạ ơn.
Nguyễn An Quý
VietCatholic TV
Nga thừa nhận thiệt nặng vì ATACMS, dọa ra đòn phủ đầu. TT Biden vận động 24 tỷ cho Ukraine
VietCatholic Media
02:59 28/11/2024
1. Đồng minh của Putin đưa ra cảnh báo chiến tranh hạt nhân cho Hoa Kỳ
Một đồng minh của Putin đã đưa ra cảnh báo hạt nhân tới Hoa Kỳ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước. Hôm Thứ Ba, 26 Tháng Mười Một, Bộ Ngoại Giao Nga đã lên tiếng cáo buộc chính quyền của Tổng thống Joe Biden có kế hoạch trao vũ khí hạt nhân cho Ukraine. Đó là một cáo buộc dựng đứng từ A đến Z mà Hoa Kỳ đã cực lực phản đối.
Dựa trên cáo buộc hoang tưởng này, Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga và cựu Tổng thống Nga, đã chỉ trích các cuộc thảo luận xung quanh việc chuyển giao vũ khí hạt nhân từ Hoa Kỳ sang Ukraine, mặc dù, trên thực tế chẳng có cuộc tranh luận nào như thế cả.
“Chúng tôi không có kế hoạch trang bị vũ khí hạt nhân cho Ukraine”, Tòa Bạch Ốc trả lời Newsweek khi được liên hệ để phản hồi về các báo cáo này và bình luận của Medvedev.
Trong bài đăng trên Telegram, Medvedev viết: “Các chính trị gia và nhà báo Mỹ đang nghiêm chỉnh thảo luận về hậu quả của việc chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Kyiv. Có vẻ như trò đùa buồn của tôi về Tổng thống Biden điên rồ, lú lẫn, người đã quyết định rời khỏi cuộc sống này một cách thanh thản, mang theo một phần đáng kể của nhân loại, đang trở thành một thực tế đáng sợ.”
“Trao vũ khí hạt nhân cho một quốc gia đang có chiến tranh với cường quốc hạt nhân lớn nhất? Ý tưởng này vô lý đến mức làm dấy lên nghi ngờ về chứng rối loạn tâm thần hoang tưởng ở Joe The Walking Dead và tất cả những người khuyên nên làm như vậy.”
Ông ta nói tiếp, “Tuy nhiên, tôi phải bình luận về điều vô lý này: 1) Bản thân mối đe dọa chuyển giao vũ khí hạt nhân cho chế độ Kyiv có thể được coi là sự chuẩn bị cho xung đột hạt nhân với Nga;
2) Việc chuyển giao thực tế các loại vũ khí như vậy có thể được coi là hành động tấn công vào đất nước chúng ta theo điều 19 của Nguyên tắc cơ bản về chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân.
Hậu quả thì rõ ràng rồi.”
Theo điều 19 của Nguyên tắc cơ bản về chính sách nhà nước của Liên bang Nga về răn đe hạt nhân mà Medvedev đã đề cập, tính đến năm 2020, “các điều kiện xác định khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân của Liên bang Nga” bao gồm “có dữ liệu đáng tin cậy về vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo tấn công lãnh thổ của Liên bang Nga và/hoặc các đồng minh của nước này”.
Tài liệu tiếp tục: “[...] việc sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác của đối thủ chống lại Liên bang Nga và/hoặc các đồng minh của Nga; tấn công của đối thủ vào các địa điểm quan trọng của chính phủ hoặc quân sự của Liên bang Nga, việc phá vỡ các địa điểm này sẽ làm suy yếu các hành động ứng phó của lực lượng hạt nhân; xâm lược Liên bang Nga bằng cách sử dụng vũ khí thông thường khi sự tồn tại của nhà nước đang bị đe dọa.”
Putin gần đây đã ký thành luật học thuyết hạt nhân cập nhật và luật mới nhấn mạnh rằng Nga sẽ thực hiện “mọi nỗ lực cần thiết để giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân” và nhằm mục đích ngăn chặn căng thẳng leo thang giữa các quốc gia có thể dẫn đến “xung đột quân sự, bao gồm cả xung đột hạt nhân”.
Tài liệu này cũng nói rằng khả năng răn đe hạt nhân cũng phải bảo đảm “một sự hiểu biết từ đối thủ tiềm tàng về sự trả đũa không thể tránh khỏi trong trường hợp xảy ra hành động xâm lược đối với Liên bang Nga và (hoặc) các đồng minh của nước này”.
Gần đây, ông đã bình luận về tầm bắn của hỏa tiễn đạn đạo siêu thanh mới của Nga, Oreshnik, được sử dụng trong cuộc tấn công gần đây vào Dnipro của Ukraine và cho biết: “Âu Châu đang tự hỏi hệ thống này có thể gây ra thiệt hại gì nếu đầu đạn mang đầu đạn hạt nhân, liệu có thể bắn hạ những hỏa tiễn này không và chúng sẽ bay đến thủ đô của Cựu Thế giới nhanh như thế nào.
“Câu trả lời: thiệt hại là không thể chấp nhận được, không thể bắn hạ bằng các phương tiện hiện đại và chúng ta đang nói đến tính bằng phút.”
Ông nói thêm: “Các hầm trú bom sẽ không giúp ích gì. Vì vậy, hy vọng duy nhất là loại Nga sẽ cảnh báo trước về các vụ phóng. Do đó, tốt hơn là ngừng hỗ trợ chiến tranh.”
Medvedev cũng chỉ trích việc Tổng thống Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, bắt đầu vào tuần trước và tiếp tục leo thang khi cả hai nước trả đũa lẫn nhau.
Ông cho biết việc Ukraine sử dụng ATACMS do Hoa Kỳ sản xuất trong một cuộc tấn công ở Bryansk tuần trước đã dẫn đến điều mà “bây giờ có thể được coi là một cuộc tấn công của các quốc gia trong khối vào Nga”, và rằng “trong trường hợp này, quyền phát sinh để tiến hành một cuộc tấn công trả đũa bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại Kyiv và các cơ sở chính của NATO, bất kể chúng ở đâu. Và đây đã là Thế chiến thứ III”.
Trong bối cảnh Liên Xô tan rã vào năm 1991, Ukraine phải đối mặt với áp lực cả trong nước lẫn quốc tế để giao nộp các đầu đạn hạt nhân chiến lược và vũ khí hạt nhân chiến thuật mà nước này có trên lãnh thổ của mình, lên tới 6.100 vào thời điểm đó, theo Sáng kiến Đe dọa Hạt nhân.
Năm 1994, Ukraine đã chấp thuận những yêu cầu này, ký Bản ghi nhớ Budapest về Bảo đảm An ninh. Thông qua hiệp ước này, Ukraine đã hoàn tất việc chuyển giao toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của mình cho Nga vào giữa năm 1996 để đổi lấy sự bảo đảm rằng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ mới giành được của nước này sẽ được Liên bang Nga tôn trọng.
Mặc dù Ukraine vẫn sử dụng đáng kể năng lượng hạt nhân cho đến ngày nay, với tư cách là quốc gia ký kết Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, nước này chưa từng cố gắng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, sự khởi đầu của cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào năm 2022 đã khiến nhiều nhà lãnh đạo thế giới hối tiếc về quyết định từ bỏ kho vũ khí này của Ukraine. Vào tháng 4 năm 2023, cựu Tổng thống Bill Clinton, người với tư cách là tổng thống Hoa Kỳ đã giúp dàn dựng Bản ghi nhớ Budapest năm 1994, đã nói với hãng tin RTE của Ireland rằng Nga có thể đã lựa chọn không xâm lược nếu Ukraine vẫn sở hữu vũ khí hạt nhân.
“Tôi cảm thấy có lợi ích cá nhân vì tôi đã khiến họ đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân của họ,” Clinton nói. “Và không ai trong số họ tin rằng Nga sẽ thực hiện trò này nếu Ukraine vẫn còn vũ khí của họ.”
Vào giữa tháng 10 năm nay, trong bài phát biểu tại Brussels, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã nói với Tổng thống Tổng thống đắc cử Donald Trump trong cuộc gặp vào tháng 9 về nhu cầu Ukraine phải phát triển vũ khí hạt nhân để ngăn chặn sự xâm lược của Nga.
“Hoặc là Ukraine sẽ có vũ khí hạt nhân và đó sẽ là sự bảo vệ của chúng ta hoặc chúng ta nên có một số loại liên minh”, Zelenskiy nói ông đã nói với Tổng thống đắc cử Donald Trump. “Ngoài NATO, ngày nay chúng ta không biết bất kỳ liên minh hiệu quả nào”.
Zelenskiy đã phản bác lại những bình luận này vào cuối ngày hôm đó, trong một cuộc họp báo với Tổng thư ký NATO Mark Rutte.
“Chúng tôi chưa bao giờ nói về việc chúng tôi đang chuẩn bị tạo ra vũ khí hạt nhân hay thứ gì đó tương tự”, Tổng thống Ukraine cho biết, đồng thời làm rõ rằng những bình luận của ông chỉ là sự bày tỏ sự hối tiếc về những thất bại của Bản ghi nhớ Budapest.
[Newsweek: Putin Ally Issues Nuclear War Warning to US]
2. Tổng thống Biden thay đổi chính sách để củng cố Ukraine trước các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng, tờ Washington Post đưa tin
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đảo ngược các chính sách quan trọng về việc cung cấp vũ khí tiên tiến cho Ukraine, bao gồm hỏa tiễn tầm xa và mìn chống bộ binh, trong bối cảnh Kyiv phải đối mặt với áp lực gia tăng trên chiến trường và nhu cầu đàm phán tiềm tàng với Nga.
Nhiều quan chức Hoa Kỳ hiện thừa nhận rằng Ukraine có thể bị ép phải đàm phán trong vòng vài tháng và có thể buộc phải nhượng lại lãnh thổ để chấm dứt chiến tranh, tờ Washington Post đưa tin vào ngày 26 tháng 11.
Vào giữa tháng 11, Tổng thống Biden đã cho phép Ukraine sử dụng ATACMS để tấn công sâu hơn vào bên trong nước Nga, một quyết định nhằm mục đích củng cố vị thế đàm phán của Ukraine. Chính quyền của ông trước đây đã phản đối việc cung cấp vũ khí như vậy vì lo ngại căng thẳng leo thang với Nga.
Những thay đổi này diễn ra trong bối cảnh Ukraine đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể, bao gồm tổn thất trên chiến trường, các báo cáo về việc Bắc Hàn gửi quân đến hỗ trợ Nga và Ông Donald Trump nhậm chức vào tháng Giêng. Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh trong vòng 24 giờ, nhưng các quan chức lo ngại chính quyền của ông sẽ cắt viện trợ cho Ukraine, làm suy yếu khả năng chống lại sự xâm lược của Nga.
Các trợ lý của Tổng thống Biden lập luận rằng các điều kiện đang thay đổi trên thực địa đã thúc đẩy quyết định cung cấp vũ khí của ông, nhưng những người chỉ trích, bao gồm cựu đại sứ Hoa Kỳ tại NATO Kurt Volker, cho rằng sự chậm trễ đã khuyến khích Mạc Tư Khoa. “Nó mang lại cho Nga cảm giác được miễn trừ”, Volker nói với tờ Washington Post, đồng thời nói thêm rằng sự ủng hộ trước đó có thể đã củng cố lập trường của Ukraine. “Họ biết rằng họ có một nơi ẩn náu. Họ biết rằng chúng tôi không muốn leo thang, và họ có thể tiếp tục và tiến hành chiến tranh, tiến hành các cuộc tấn công và làm những điều vô lý.”
Các đồng minh Âu Châu, trong khi hoan nghênh việc chuyển giao vũ khí gần đây, đã bày tỏ sự thất vọng rằng sự hỗ trợ không đến sớm hơn khi vị thế của Ukraine mạnh hơn. Nhiều người hiện tin rằng các cuộc đàm phán hòa bình có thể bao gồm các nhượng bộ về lãnh thổ và các cuộc thảo luận đã bắt đầu về các bảo đảm an ninh tiềm năng cho Ukraine để ngăn chặn sự xâm lược của Nga trong tương lai.
Ngoại trưởng Antony Blinken đã thúc giục các đồng minh NATO tăng cường hỗ trợ cho Ukraine trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại nắm quyền, nhấn mạnh sự cần thiết phải củng cố Kyiv trước khi bối cảnh chính trị Hoa Kỳ thay đổi thêm.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố mọi thứ chúng tôi đang làm cho Ukraine để bảo đảm nước này có thể tự vệ hiệu quả”, Blinken cho biết trong chuyến thăm khẩn cấp một ngày tới Brussels vào ngày 13 tháng 11.
[Kyiv Independent: Biden shifts policies to strengthen Ukraine ahead of potential peace talks, WP reports]
3. Tổng thống Biden yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ cấp 24 tỷ đô la viện trợ cho Ukraine, bổ sung vũ khí, Politico đưa tin
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đang âm thầm yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ bật đèn xanh cho khoản viện trợ bổ sung 24 tỷ đô la cho Ukraine và bổ sung vũ khí đã cung cấp trước khi ông rời nhiệm sở, Politico Pro đưa tin vào ngày 26 tháng 11, trích dẫn một tài liệu có được.
Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Biden đang nỗ lực chuyển càng nhiều viện trợ cho Ukraine càng tốt trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump, người từng chỉ trích sự hỗ trợ quân sự cho Kyiv, nhậm chức vào tháng Giêng.
Khoảng 16 tỷ đô la trong số tiền này sẽ được sử dụng để tái trang bị kho vũ khí của Hoa Kỳ, trong khi 8 tỷ đô la còn lại sẽ được chuyển cho Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, gọi tắt là USAI, hãng tin này viết. USAI là chương trình do Ngũ Giác Đài dẫn đầu nhằm cung cấp vũ khí cho Ukraine thông qua các hợp đồng với các công ty quốc phòng Hoa Kỳ.
Hai nguồn tin từ Quốc hội đã xác nhận thông tin này với Politico và cho biết Quốc hội đã nhận được yêu cầu vào ngày 25 tháng 11.
Theo tài liệu mà Politico có được, Tòa Bạch Ốc đề xuất rằng Quốc hội có thể đưa khoản viện trợ này vào nỗ lực ngăn chặn tình trạng chính phủ đóng cửa vào tháng tới.
Báo cáo này phù hợp với các tuyên bố trước đó của nhóm của Tổng thống Biden rằng Tòa Bạch Ốc sẽ tìm kiếm sự chấp thuận của Quốc hội để cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine vào năm 2025.
Tổng thống Biden thay đổi chính sách để củng cố Ukraine trước các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng, tờ Washington Post đưa tin
Trong những ngày gần đây, chính quyền Tổng thống Biden đã đưa ra một loạt quyết định nhằm tạo đòn bẩy cho Kyiv trong các cuộc đàm phán trong tương lai. Các bước này bao gồm phê duyệt việc cung cấp mìn chống bộ binh và cấp phép cho Ukraine phóng ATACMS tầm xa do Hoa Kỳ sản xuất vào các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.
Yêu cầu cấp thêm kinh phí đã nhận được sự phản đối từ những người chỉ trích chính sách thân Ukraine của Washington.
Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết ông sẽ tìm cách đưa Hoa Kỳ “ra khỏi” cuộc chiến và đưa Nga và Ukraine vào bàn đàm phán. Trong khi các chi tiết về kế hoạch của ông vẫn chưa rõ ràng, một số báo cáo cho biết nó có thể bao gồm việc Ukraine nhượng lại lãnh thổ và ít nhất là tạm thời từ bỏ các nguyện vọng NATO của mình.
Hiện vẫn chưa rõ liệu yêu cầu tài trợ này có thành công hay không, vì Quốc hội - cụ thể là Hạ viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo - đã trì hoãn dự luật hỗ trợ 61 tỷ đô la trước đó trong nhiều tháng trước khi cuối cùng thông qua vào tháng 4.
Cuộc bầu cử tháng 11 đã củng cố quyền kiểm soát của Đảng Cộng hòa đối với cơ quan lập pháp, vì đảng này cũng giành được đa số tại Thượng viện. Quốc hội mới sẽ tuyên thệ vào đầu tháng Giêng.
[Kyiv Independent: Biden asking US Congress for $24 billion in Ukraine aid, arms replenishment, Politico reports]
4. Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận Ukraine đã tấn công căn cứ không quân ở Kursk bằng ATACMS
Hôm Thứ Ba, 26 Tháng Mười Một, Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận rằng Ukraine đã tấn công vào hệ thống phòng không S-400 của Nga và một phi trường ở Tỉnh Kursk đang giao tranh bằng hỏa tiễn tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất trong ba ngày qua.
Tuyên bố này là xác nhận công khai đầu tiên về các cuộc tấn công của Nga, sau nhiều báo cáo về các cuộc không kích sau khi Washington cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn ATACMS để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng Ukraine đã phóng năm hỏa tiễn ATACMS vào ngày 23 tháng 11 gần làng Lotarevka, cách Kursk khoảng 37 km về phía tây bắc, trong đó có ba hỏa tiễn bị bắn hạ. Hai hỏa tiễn còn lại bắn trúng vị trí của một sư đoàn hỏa tiễn đất đối không S-400.
“Cuộc tấn công đã làm hỏng một radar. Có thương vong trong số các nhân viên”, Bộ Quốc phòng cho biết.
Trước đó, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cũng tuyên bố rằng Ukraine đã bắn trúng một radar S-400 của Nga ở Tỉnh Kursk.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố Ukraine cũng đã bắn 8 hỏa tiễn ATACMS vào ngày 25 tháng 11 vào căn cứ không quân Kursk Vostochny ở thị trấn Khalino thuộc tỉnh Kursk, trong đó 7 hỏa tiễn được cho là đã bị phòng không Nga bắn hạ.
Bộ này cho biết một trong những hỏa tiễn đã “đạt được mục tiêu”, làm hai binh sĩ bị thương và gây hư hại cơ sở hạ tầng.
Các phương tiện truyền thông Ukraine cho rằng cả 8 quả ATACMS đều trúng đích nên mới gây ra hậu quả tàn phá khủng khiếp đối với căn cứ không quân Kursk Vostochny.
Trong khi các nhà phân tích OSINT trước đó đã đưa tin về cuộc tấn công vào căn cứ không quân của Nga, quân đội Ukraine về mặt chính thức vẫn chưa bình luận về cuộc tấn công.
Bộ Quốc phòng Nga đe dọa sẽ có “hành động trả đũa” đối với các cuộc không kích của Ukraine.
Lực lượng của Mạc Tư Khoa đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn vào thành phố Dnipro vào ngày 21 tháng 11, được cho là sử dụng một loại hỏa tiễn đạn đạo mới. Putin gọi cuộc tấn công này là phản ứng trước các cuộc tấn công của Ukraine vào các mục tiêu bên trong nước Nga bằng hỏa tiễn do phương Tây cung cấp.
[Kyiv Independent: Russian Defense Ministry admits that Ukraine hit airbase in Kursk Oblast with ATACMS]
5. Putin tặng tiền thưởng 4.000 đô la cho tân binh Vệ binh Quốc gia Nga để chiến đấu ở Ukraine
Các thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga đang bắt đầu được trả hàng ngàn đô la nếu họ đồng ý chiến đấu trong cuộc xâm lược của nước này với Ukraine.
Một sắc lệnh mới của Putin hôm thứ Hai sẽ trao cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia của nước này, còn được gọi là Rosgvardia, mức lương 400.000 rúp (tương đương 3.800 đô la), với điều kiện họ đồng ý nhập ngũ để phục vụ tại Ukraine.
Theo tờ The Moscow Times, chỉ những người đã ghi danh làm việc trong Lực lượng Vệ binh Quốc gia ít nhất một năm mới đủ điều kiện nhận tiền thưởng, trong khi học viên và các thực tập sinh khác không được phép nhận khoản tiền thưởng này.
Chương trình thưởng ban đầu được cung cấp cho những tân binh trong quân đội Nga vào tháng 7, với chính sách mới dành cho Vệ binh Quốc gia là phần mở rộng của chương trình đó.
Sắc lệnh mới nêu rõ rằng tiền thưởng dành cho những binh lính tham gia “thực hiện nhiệm vụ trong chiến dịch quân sự đặc biệt trên lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Donetsk, Cộng hòa Nhân dân Luhansk, Vùng Zaporizhzhia, Vùng Kherson và Ukraine”.
Chính phủ Nga vẫn tiếp tục xác định các khu vực Donetsk, Zaporizhzhia, Luhansk và Kherson là độc lập khỏi Ukraine kể từ khi chiến tranh leo thang vào năm 2022. Kyiv vẫn khẳng định rằng các khu vực tranh chấp vẫn là một phần của Ukraine.
Chính sách mới được đưa ra trong bối cảnh quân đội Nga chịu tổn thất đáng kể trong những tuần gần đây. Trong vòng 24 giờ qua, Quân đội Ukraine báo cáo rằng quân đội Nga đã chịu 1.480 thương vong, cùng với việc mất 19 hệ thống pháo binh.
Theo ước tính, Nga đã mất 733.830 quân kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu. Tuy nhiên, Nga không công khai tổn thất quân sự của riêng mình. Newsweek không thể xác minh độc lập những con số này và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine để xin bình luận qua email.
Ngoài ra, một số trung đoàn của quân đội Nga được cho là đã đào ngũ, trong đó Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ số 20, đóng quân tại Volgograd, đã mất hơn 1.000 người vì đào ngũ, theo hãng điều tra iStories của Nga.
Gần đây, có báo cáo cho biết quân đội Nga đang được tăng cường quân đội từ Bắc Hàn. Tình báo Nam Hàn ước tính rằng hơn 10.000 lính Bắc Hàn đã được gửi đến Kursk, nơi diễn ra cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga, để giành lại vùng đất đã mất trong cuộc phản công.
[Newsweek: Putin Offers Russia National Guard Recruits $4,000 Bonus to Fight in Ukraine]
6. Không quân Hoa Kỳ ghi nhận hoạt động của máy bay điều khiển từ xa trên các căn cứ quân sự ở Anh, Reuters đưa tin
Hôm Thứ Ba, 26 Tháng Mười Một, các quan chức Hoa Kỳ cho biết các máy bay điều khiển từ xa không xác định đã bay qua ba căn cứ của Không quân Hoa Kỳ tại Anh trong tuần qua.
“Các hệ thống máy bay điều khiển từ xa nhỏ đã được phát hiện ở gần và trên RAF Lakenheath, RAF Mildenhall và RAF Feltwell từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 26 tháng 11”, một phát ngôn viên cho biết trong một tuyên bố với Reuters. Ba căn cứ, nằm ở Suffolk và Norfolk, được Không quân Hoa Kỳ thuê từ Vương quốc Anh
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu tướng Patrick Ryder đã phát biểu về các vụ việc, nhấn mạnh những quan ngại sâu xa của quân đội Hoa Kỳ đối với tình hình.
Ryder cho biết: “Cho đến nay, các nhà lãnh đạo đã xác định rằng không có cuộc xâm nhập nào trong số này ảnh hưởng đến cư dân căn cứ, các cơ sở hoặc tài sản mà chúng tôi có trên các căn cứ đó”. Mặc dù lưu ý rằng máy bay điều khiển từ xa nhỏ là hiện tượng thường gặp, ông nhấn mạnh rằng vẫn còn quá sớm để xác định liệu các chuyến bay có xuất phát từ những người đam mê hay một nguồn nào khác.
Một viên chức Hoa Kỳ, phát biểu ẩn danh, cho biết hoạt động của máy bay điều khiển từ xa có vẻ được phối hợp chứ không phải là hoạt động của những người đam mê thông thường. Viên chức này nói thêm rằng các cuộc điều tra về các sự việc vẫn đang được tiến hành.
Bộ Quốc phòng Anh đã thừa nhận các báo cáo và bày tỏ cam kết bảo đảm an ninh tại các cơ sở quốc phòng.
[Kyiv Independent: US Air Force notes drone activity over military bases in UK, Reuters reports]
7. Bắc Hàn đã gửi 100 hỏa tiễn đạn đạo tới Nga
Theo Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, Bắc Hàn đã gửi hơn 100 hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân KN-23 và KN-24 tới Nga.
Bình Nhưỡng tham gia cuộc chiến vào tháng 8 và đang tăng cường quân đội của Mạc Tư Khoa tại Kursk sau khi Kyiv phát động một cuộc tấn công vào mùa hè. Sự hỗ trợ của Bắc Hàn đã trở thành chìa khóa, vì Bình Nhưỡng hỗ trợ Mạc Tư Khoa bổ sung kho vũ khí của mình.
“Quốc gia xâm lược Nga đã nhận được hơn 100 hỏa tiễn như vậy từ Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên. Đối phương lần đầu tiên sử dụng những vũ khí này trong cuộc chiến chống lại Ukraine vào cuối năm 2023”, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết như trên hôm Thứ Tư, 27 Tháng Mười Một.
“Cùng với hỏa tiễn, Bình Nhưỡng sau đó đã cử các chuyên gia quân sự của mình tới Nga để bảo dưỡng các bệ phóng và tham gia vào tội ác chiến tranh chống lại Ukraine.”
KN-23 và KN-24, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được Bắc Hàn phát triển thành hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và là biến thể của hỏa tiễn Hwasong-11.
Lô hàng này là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Bắc Hàn nhằm hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga tại Ukraine, bao gồm các thiết bị quân sự khác như hệ thống pháo và bệ phóng hỏa tiễn.
Theo cơ quan tình báo quốc gia Nam Hàn, Bắc Hàn đã chuyển hơn 13.000 container pháo, hỏa tiễn và các loại vũ khí thông thường khác cho Nga kể từ tháng 8 năm 2023.
Tin tức này xuất hiện khi Reuters đưa tin Bắc Hàn đang mở rộng một tổ hợp sản xuất vũ khí chuyên lắp ráp hỏa tiễn tầm ngắn được Nga sử dụng.
Phát biểu về sự hợp tác ngày càng tăng giữa Nga và Bắc Hàn, Nghiên cứu viên liên kết của Viện nghiên cứu Royal United Services Institute, gọi tắt là RUSI có trụ sở tại Luân Đôn, Samuel Cranny-Evans, nói với Newsweek: “Mối quan hệ giữa Nga và Bắc Hàn rõ ràng đang phát triển thành một mối quan hệ chặt chẽ hơn nhiều với nhiều khía cạnh và mục tiêu chung”.
Vào tháng 4, cơ quan giám sát vũ khí của Anh Conflict Arms Research đã báo cáo rằng họ đã kiểm tra 290 thành phần từ một hỏa tiễn của Bắc Hàn được Nga sử dụng trong một cuộc tấn công vào Ukraine. Phân tích chỉ ra rằng hỏa tiễn này có khả năng là hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn của Bắc Hàn, có thể là KN-23 hoặc KN-24.
Vào thời điểm đó, cơ quan giám sát cũng lưu ý rằng họ đã xác định được các bộ phận từ các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hòa Lan, Singapore, Thụy Sĩ và Đài Loan.
Gần đây, Bắc Hàn đã thực hiện một loạt các cuộc thử hỏa tiễn, mà Hoa Kỳ lên án là vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Vào giữa tháng 12, Bắc Hàn đã bắn một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa, gọi tắt là ICBM vào Biển Nhật Bản.
Trong khi đó, Nga cảnh báo Nam Hàn về việc gửi vũ khí tới Ukraine, Thứ trưởng Ngoại giao Andrey Rudenko kêu gọi Hán Thành “đánh giá tình hình một cách tỉnh táo và kiềm chế các bước đi liều lĩnh”.
Theo tờ Financial Times, Tổng thống Nam Hàn Doãn Tích Duyệt đang cân nhắc gửi vũ khí cho Ukraine để đáp trả việc Bắc Hàn điều quân tới Nga.
Vào tháng 10, Nam Hàn đã cảnh báo rằng họ sẽ xem xét lại lập trường của mình nếu Nga tiếp tục kế hoạch điều động quân đội Bắc Hàn trong cuộc chiến chống lại Ukraine. Cảnh báo này được coi là một nỗ lực nhằm ngăn chặn Mạc Tư Khoa leo thang quan hệ quân sự với Bình Nhưỡng, nhưng nó không ngăn cản được Nga.
Nam Hàn, Ukraine và Hoa Kỳ đã đưa tin rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân đã gửi hàng ngàn quân để tăng cường cho lực lượng Nga tại Kursk. Đầu tháng này, Ngũ Giác Đài đã chỉ ra rằng có thể có hơn 10.000 quân đồn trú tại khu vực biên giới Nga, nơi lực lượng Ukraine đã duy trì quyền kiểm soát kể từ khi bắt đầu cuộc phản công vào tháng 8.
[Newsweek: North Korea Sent 100 Ballistic Missiles to Russia]
8. Các thành viên nội các Vương Quốc Anh có tên trong danh sách những người bị cấm nhập cảnh vào Nga
Hôm Thứ Tư, 27 Tháng Mười Một, Maria Zakharova, giám đốc phòng báo chí Bộ Ngoại giao Nga, cho biết Nga đã cấm 30 công dân Vương Quốc Anh, bao gồm các nhà lập pháp, nhà báo và các bộ trưởng như Phó Thủ tướng Angela Rayner và Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves, nhập cảnh vào lãnh thổ nước này trong một quyết định được công bố vào ngày 26 tháng 11.
Yvette Cooper, bộ trưởng nội vụ, và Ed Miliband, bộ trưởng khí hậu, cũng có tên trong danh sách.
Quyết định này được đưa ra ngay sau khi Anh quyết định cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng hỏa tiễn Storm Shadow do phương Tây cung cấp và sau khi Luân Đôn áp đặt gói trừng phạt lớn nhất đối với “đội tàu chở dầu ngầm” của Nga.
Trong tuyên bố, Zakharova giải thích rằng quyết định này được đưa ra để đáp lại “chính sách bài Nga”, “phát tán thông tin sai lệch về đất nước chúng tôi” và “hỗ trợ quân sự cho Quân đội Ukraine” là dấu hiệu cho “thái độ của Luân Đôn đối với cuộc đối đầu có hệ thống hơn nữa liên quan đến Nga”.
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil vào ngày 20 tháng 11, Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết chính phủ của ông đang “tăng gấp đôi” sự hỗ trợ của mình cho Ukraine nhưng tránh tiết lộ thông tin chi tiết. Ukraine trước đây đã sử dụng Storm Shadows chống lại lực lượng Nga ở Hắc Hải, mặc dù chính phủ Anh chưa xác nhận tổng số lượng được cung cấp kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Các lệnh trừng phạt được đưa ra như bước ngoặt mới nhất trong cuộc tranh cãi ngoại giao bắt đầu khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022.
[Kyiv Independent: UK cabinet members on list of those barred from entering Russia]
9. Na Uy có thể tăng viện trợ cho Ukraine lên 2,7 tỷ đô la vào năm 2025
Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store tuyên bố vào ngày 26 tháng 11 rằng Oslo có thể tăng hỗ trợ cho Ukraine lên 30 tỷ kroner, hay 2,7 tỷ đô la, vào năm 2025, đài truyền hình công cộng NRK đưa tin.
Na Uy đã phân bổ 27 tỷ kroner, hay 2,4 tỷ đô la, để hỗ trợ Ukraine trong năm nay, nhưng trong dự thảo ngân sách nhà nước năm 2025, khoản tài trợ đã bị cắt giảm xuống còn 15 tỷ kroner, hay 1,3 tỷ đô la.
Sau khi chính phủ Na Uy gặp gỡ các nhà lãnh đạo quốc hội nước này vào đầu ngày, Store cho biết có đề xuất tăng gấp đôi nguồn tài trợ lên ít nhất 30 tỷ. Quyết định cuối cùng dự kiến sẽ được đưa ra vào ngày 28 tháng 11.
Theo Viện Kiel, Na Uy đứng thứ 12 trên thế giới về số lượng viện trợ dành cho Ukraine, cho đến nay đã cung cấp 2,8 tỷ đô la hỗ trợ nhân đạo, tài chính và quân sự.
Vào cuối tháng 10, Store cho biết Oslo sẽ cung cấp cho Kyiv gói viện trợ mới trị giá 500 triệu euro, hay 543 triệu đô la, trong đó hơn một nửa được phân bổ cho hỗ trợ quân sự.
[Kyiv Independent: Norway may increase aid to Ukraine to $2.7 billion in 2025]
10. Nga tung ra kỷ lục 188 máy bay điều khiển từ xa trong cuộc tấn công lớn vào Ukraine
Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã điều động 188 máy bay điều khiển từ xa trong một cuộc tấn công ban đêm trên khắp Ukraine vào tối thứ Ba rạng sáng Thứ Tư, 27 Tháng Mười Một, đánh dấu số lượng máy bay điều khiển từ xa cao nhất được điều động trong một cuộc tấn công duy nhất.
Cuộc tấn công nhắm vào 17 khu vực, gây thiệt hại cho các tòa nhà chung cư và cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm cả lưới điện quốc gia. Trong khi hầu hết máy bay điều khiển từ xa đều bị chặn, cuộc tấn công đã gây ra sự tàn phá đáng kể. Chính quyền Ukraine báo cáo không có thương vong ngay lập tức.
Làn sóng tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa, hỏa tiễn và bom lượn vào khu vực dân sự phản ánh chiến lược ngày càng mạnh mẽ của Nga bắt đầu từ giữa năm.
Báo động không kích kéo dài ở Kyiv kéo dài hơn bảy giờ, nhấn mạnh đến thương vong của dân thường khi Nga tiếp tục nỗ lực làm suy yếu sức kháng cự của Ukraine.
Trên chiến trường, Nga đã duy trì đà tiến triển trong năm qua, đạt được những tiến bộ chiến thuật ở khu vực Donetsk phía đông. Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, một nửa số cuộc đụng độ dọc theo tuyến đầu dài 620 dặm xảy ra gần Pokrovsk và Kurakhove trong 24 giờ qua.
Các nhà phân tích phương Tây cảnh báo rằng lực lượng Nga đang đe dọa các tuyến đường tiếp tế quan trọng ở Donetsk. Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington lưu ý hôm thứ Hai rằng mặc dù hệ thống phòng thủ của Ukraine không có nguy cơ sụp đổ, nhưng những lợi ích gia tăng của Nga đang tăng lên.
Nhóm nghiên cứu cho biết, để Điện Cẩm Linh đạt được mục tiêu chiếm toàn bộ khu vực Donetsk, họ sẽ cần phải chiếm được hơn 3.000 dặm vuông lãnh thổ.
Thách thức mùa đông cho Ukraine
Ukraine phải đối mặt với nhiều thách thức khi mùa đông đang đến gần, với những lo ngại liên tục về độ tin cậy của nguồn điện trong bối cảnh các cuộc không kích của Nga ngày càng leo thang.
Sự thay đổi tiềm tàng trong sự ủng hộ của Hoa Kỳ sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào Tháng Giêng làm tăng thêm sự bất ổn.
Quân đội Ukraine tiếp tục vật lộn với tình trạng thiếu hụt nhân sự ở tuyến đầu, trong khi những bước tiến vững chắc của Nga đang thử thách khả năng phòng thủ của Ukraine.
Bất chấp những thách thức này, Kyiv vẫn tập trung vào việc duy trì quyền kiểm soát các khu vực trọng điểm và giảm thiểu tác động từ các cuộc tấn công của Nga.
Trong một diễn biến liên quan, một tòa án Nga tại khu vực Kursk đã thông báo bắt giữ một công dân Anh đang chiến đấu cùng với Ukraine. Được truyền thông Nga xác định là James Scott Rhys Anderson, người Anh này đã bị bắt tại khu vực Kursk sau cuộc tấn công chớp nhoáng của Ukraine vào tháng 8.
Phiên điều trần kín tại Tòa án Quận Leninsky đã để lại những cáo buộc không rõ ràng và vẫn chưa chắc chắn liệu Anderson có bị đối xử như một tù nhân chiến tranh hay không. Chính quyền Nga cho biết phán quyết đã được đưa ra vào thứ Hai nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Khi xung đột ngày càng leo thang, Ukraine tiếp tục chịu áp lực quân sự và nhân đạo ngày càng tăng trong khi phải đối mặt với tương lai địa chính trị bất định.
[Newsweek: Russia Launches Record 188 Drones in Massive Attack on Ukraine]
11. Tổng thống Biden: Israel và Li Băng chính thức đồng ý ngừng bắn
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tuyên bố rằng các hoạt động thù địch dọc biên giới Israel-Liban sẽ chấm dứt vào lúc 04:00 giờ địa phương ngày 27 tháng 11.
Tổng thống Biden cho biết như trên trong diễn từ hôm Thứ Ba, 26 Tháng Mười Một.
Ông đã chia sẻ “tin tốt” từ Trung Đông sau cuộc hội đàm với thủ tướng Israel và Li Băng.
Tổng thống Biden tuyên bố rằng Israel sẽ dần rút quân khỏi lãnh thổ Li Băng trong thời hạn 60 ngày. Ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ, cùng với Pháp và các quốc gia khác, sẽ “cung cấp sự hỗ trợ cần thiết” để thực hiện thỏa thuận hòa bình.
Ông nhấn mạnh rằng “Điều này được thiết kế để chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch. Những gì còn lại của Hezbollah và các tổ chức khủng bố khác sẽ không được phép, tôi nhấn mạnh, sẽ không được phép đe dọa an ninh của Israel một lần nữa.”
Ông cũng làm rõ rằng “sẽ không có quân đội Hoa Kỳ nào được điều động ở miền Nam Li Băng. Điều này phù hợp với cam kết của tôi với người dân Hoa Kỳ là không đưa quân đội Hoa Kỳ vào chiến đấu trong cuộc xung đột này”.
Tổng thống Biden tuyên bố rằng người dân Li Băng xứng đáng được an toàn và có tương lai, giống như người dân Gaza.
Chính phủ Israel đã chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Hezbollah ở Li Băng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nêu ra ba lý do để theo đuổi lệnh ngừng bắn: giải quyết mối đe dọa từ Iran, bổ sung kho vũ khí đã cạn kiệt và cho phép quân đội phục hồi.
[Ukrainska Pravda: Biden: Israel and Lebanon officially agree to ceasefire]
12. Bộ trưởng Quốc phòng cho biết liên minh máy bay điều khiển từ xa sẽ thu thập được 1,8 tỷ đô la vào cuối năm 2024
Liên minh máy bay điều khiển từ xa quốc tế đang có kế hoạch huy động 1,8 tỷ đô la vào cuối năm 2024 để hỗ trợ Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov tuyên bố vào ngày 25 tháng 11.
Umerov cho biết: “Quyết định này sẽ cho phép Ukraine tăng cường lợi thế công nghệ trên chiến trường và tiêu diệt đối phương hiệu quả hơn”.
Một sáng kiến đồng minh, do Anh và Latvia đồng lãnh đạo, đã được đưa ra vào Tháng Giêng để tăng cường kho vũ khí máy bay điều khiển từ xa, gọi tắt là UAV của Ukraine, vốn đã trở thành một năng lực quan trọng trên chiến trường. Gần 20 quốc gia đã tham gia liên minh tính đến cuối tháng 11.
Riga sẽ phân bổ 20 triệu euro, hay 21 triệu đô la, trong năm nay cho nỗ lực này. Umerov không nêu rõ các quốc gia khác sẽ phân bổ bao nhiêu tiền cho liên minh máy bay điều khiển từ xa.
Ukraine cũng đang nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất trong nước, đặt mục tiêu sản xuất ít nhất 1 triệu máy bay điều khiển từ xa vào năm 2024. Kyiv sử dụng máy bay điều khiển từ xa tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, nhắm vào cơ sở hạ tầng quân sự như phi trường và hậu cần, cũng như nhà máy lọc dầu và kho chứa dầu.
[Kyiv Independent: Drone coalition to gather $1.8 billion by end of 2024, defense minister says]