Ngày 25-11-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 26/11: Viễn cảnh trước ngày tận thế – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
00:48 25/11/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, nhân có mấy người nói về Đền Thờ lộng lẫy nguy nga với những phiến đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giê-su bảo: “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.” Họ hỏi Người: “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước?”

Đức Giê-su đáp: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: ‘Chính ta đây, và: ‘Thời kỳ đã đến gần’; anh em chớ có theo họ. Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu”. Rồi Người nói tiếp: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:36 25/11/2024

29. Kẻ thù luôn chuẩn bị lừa dối những người không bao giờ dùng sự cầu nguyện để tự vệ.

(Thánh Gioan Kim Khẩu)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"


----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:42 25/11/2024
2. GIẢI PHÓNG RẬN

Thời nhà Tống có Vương Kinh công (Vương An Thạch) vẻ bên ngoài thì rất luộm thuộm.

Một hôm lúc lên triều thì có con rận bò lung tung nơi bộ râu của ông ta, hoàng đế Thần Tông nhìn thấy mấy lần, đồng liêu cũng nhìn thấy.

Sau khi thoái trào, Vương Kinh công hỏi đồng liêu:

- “Tại sao hôm nay hoàng thượng nhìn tôi nhiều lần vậy?”

Đồng liêu nói lý do cho ông ta nghe, Kinh công vội vàng bắt rận, đồng liêu vội can, nói:

- “Đừng giết chết nó, tốt nhất là nói mấy lời hay để khen thưởng nó”.

Kinh công hỏi:

- “Thế nào là lời hay?”

Một tú tài nói:

- “Đây là con rận đã nhiều lần du ngoạn nơi bộ râu của thừa tướng, lại còn bị hoàng thượng nhìn thấy. Nếu muốn nói lên những kỳ lạ mà nó đã gặp thì sao có thể giết nó chứ? Phương pháp giải quyết hay nhất là giải phóng cho nó”.

Kinh công nghe xong thì cười ha ha.

(Tuyết Đào Hài Sử)

Suy tư 2:

Hình như con người ta khi đói và khi ăn ở dơ dáy thì thường có rận trong mình thì phải, bởi vì con rận thì thích sinh sôi nảy nở nơi những người không thích tắm và sống không sạch sẽ.

Những người sống buông tuồng, những người coi thường đạo đức luân lý thì cũng đồng nghĩa với sự dơ dáy của tâm hồn, những con rận cám dỗ của ma quỷ rất thích sống nơi những người này, bởi vì ở đây không có hàng rào đạo đức lương tâm để ngăn cản nó, không có ân sủng của các bí tích để tắm rửa linh hồn họ và xua đuổi những con rận cám dỗ ra khỏi tâm hồn của họ...

Làm quan mà sống luộm thuộm thì mất tư cách của mình và làm mất giá trị chức quan nơi mình.

Người Ki-tô hữu mà sống buông tuồng, vô đạo đức, vô luân lý thì không những làm cho bản thân của mình mất giá trị, mà còn làm cho khuôn mặt Giáo Hội bị người khác nhìn cách méo mó, và tệ hại nhất là chính họ đã làm nhục Đức Chúa Giê-su khi họ sống không đúng tinh thần Tin Mừng mà Ngài đã dạy.

Sống tiết độ vui tươi và đừng bao giờ khen ngợi tội lỗi cũng như đừng thỏa hiệp với cám dỗ, bởi vì nếp sống buông tuồng là hoàn cảnh rất tốt để những con rận là cám dỗ của ma quỷ và thế gianchúng ta phạm tội và lìa xa Thiên Chúa...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố trục xuất khỏi hàng giáo sĩ một linh mục người Á Căn Đình đang làm mục vụ tại Ý
Đặng Tự Do
04:22 25/11/2024


“Với quyết định tối cao và dứt khoát,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trục xuất khỏi hàng giáo sĩ Cha Fernando María Cornet, một linh mục đồng hương Á Căn Đình từng là linh mục tại Tổng giáo phận Sassari, Ý vì tội ly giáo.

Tờ báo La Nación của Á Căn Đình đưa tin Cha Cornet, 57 tuổi, đã viết một cuốn sách có tựa đề “Habemus Antipapam?” nghĩa là “Phải chăng chúng ta có một phản-Giáo Hoàng?”, được xuất bản vào năm 2023 bởi nhà xuất bản Edizioni del Faro. Trong cuốn sách của mình, Cha Cornet khẳng định rằng việc từ chức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI là không hợp lệ và do đó, việc bầu Đức Thánh Cha Phanxicô không thành sự.

Khi công bố quyết định này, Đức Cha Gian Franco Saba là Tổng giám mục của Sassari, đã kêu gọi cộng đồng cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Giáo hội.

“Các chi thể của Chúa Kitô không được xung đột với nhau; những ai tạo nên chi thể Người, phải hoàn thành chức vụ của mình... để không có sự chia rẽ”, ngài nói.

Tổng giáo phận cũng thông báo rằng cha sở của Khu đô thị lịch sử, Cha Antonino Canu, sẽ đảm nhiệm vai trò quản nhiệm giáo xứ St. Donatus và St. Sixtus ở Sassari.

Tổng giáo phận cho biết thêm, ngài sẽ nhận được sự hỗ trợ trong sứ vụ của mình từ các linh mục Cottolengo hiện đang làm việc tại Trung tâm Lịch sử và các linh mục khác hiện diện trong khu vực mục vụ.

Tuyên bố đề ngày 13 tháng 11 được ký bởi Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận, Đức Cha Antonio Spanu.

Theo tờ La Nación, vào giữa tháng 5, một lá thư từ Vatican đã yêu cầu Cha Cornet “rút lại cuốn sách, chấm dứt lưu hành, tuyên bố công khai rằng nó có sai sót, cầu xin sự tha thứ và công nhận Đức Giáo Hoàng Phanxicô là giáo hoàng hợp pháp”.

Tuy nhiên, vị linh mục cho biết ông “không thể làm như vậy vì mọi việc không diễn ra như vậy và cũng vì không ai từ Bộ Giáo lý Đức tin có thể giải thích cho tôi biết những sai lầm trong cuốn sách của tôi là gì; không ai từng đưa ra cho tôi một lập luận nào cả”.

Cha Cornet đã lường trước rằng ngài sẽ phải chịu bản án này và tuyên bố rằng vì đã viết cuốn sách của mình, “ngài sẽ bị ngược đãi bởi một người đã chiếm giữ một nơi không phải của người ấy một cách bất hợp pháp, khiến Giáo hội rơi vào khủng hoảng với những quyết định và việc bổ nhiệm giám mục bất hợp pháp”.

Tội ly giáo là gì?

Theo Điều 751 của Bộ Giáo luật Công Giáo, ly giáo xảy ra khi một người đã chịu phép rửa tội từ chối “phục tùng Đức Giáo Hoàng tối cao hoặc từ chối hiệp thông với các thành viên của Giáo hội phục tùng ngài”.

“Người bội giáo, người theo tà giáo hoặc người ly giáo phải chịu vạ tuyệt thông ‘latae sententiae’ hay tiền kết, theo Điều 1364 của Bộ Giáo luật, và cũng có thể bị phạt bằng các hình phạt khác, bao gồm cả việc trục xuất khỏi hàng giáo sĩ trong trường hợp các linh mục.


Source:Catholic News Agency

 
Phép lạ Thánh Thể ở Middleburg-Lovanio Bỉ, 1374
Đặng Tự Do
04:24 25/11/2024


Phép lạ Thánh Thể này có từ năm 1347. Tại Nhà thờ Thánh Phêrô ở Middleburg, trong khi Rước lễ, Bánh Thánh đã biến thành thịt đang chảy máu. Một phần Bánh Thánh, cho đến ngày nay, vẫn được các Cha dòng Augustinô lưu giữ tại Louvain.

Có rất nhiều tài liệu về phép lạ Thánh Thể này. Trong một chuyên khảo được viết vào năm 1905 bởi nhà sử học Jos. Wils, giáo sư của Đại học Công Giáo Louvain, chúng ta biết rằng ở Middleburg, có một người phụ nữ quý tộc được mọi người biết đến vì đức tin và lòng sùng kính lớn lao của bà. Người phụ nữ này cũng rất chú ý đến việc hình thành tinh thần cho gia đình và người giúp việc trong gia đình. Trong Mùa Chay năm 1374, giống như mọi năm, trong nhà bà bắt đầu làm lễ sám hối để chuẩn bị cho Lễ Phục sinh sắp đến. Vài ngày trước, một người hầu mới được thuê tên là Jan, người đã không đi xưng tội trong nhiều năm, và anh ta đang sống một cuộc sống sa đọa. Người phụ nữ này đã mời tất cả người giúp việc trong gia đình đi lễ. Jan không dám phản đối lời mời này để không làm bà thất vọng.

Ông đã tham dự toàn bộ thánh lễ, và khi đến lúc rước lễ, ông lại tiến đến bàn thờ một cách hời hợt.

Ngay khi ông nhận Mình Thánh trên lưỡi, nó biến thành thịt chảy máu. Ngay lập tức Jan lấy tấm bánh từ miệng mình, máu nhỏ giọt xuống tấm vải phủ trên lan can bàn thờ. Vị linh mục nhận ra ngay điều gì đang xảy ra, và với cảm xúc lớn lao, ngài cẩn thận đặt bánh thánh vào một chiếc bình bên trong nhà tạm. Jan ăn năn và thú nhận tội lỗi của mình trước mọi người.

Từ ngày đó trở đi, ông đã sống một cuộc sống gương mẫu và nuôi dưỡng lòng sùng kính lớn lao đối với Bí tích Thánh Thể cho đến cuối đời. Tất cả các nhà thờ và chính quyền dân sự của thành phố đều được thông báo về sự kiện kỳ diệu này và sau khi điều tra cẩn thận, Đức Tổng Giám Mục đã tuyên bố nhìn nhận tính chất siêu nhiên của hiện tượng này.
 
Tiến sĩ George Weigel: Tai tiếng vẫn đang tiếp diễn về chính sách của Vatican đối với Trung Quốc
Đặng Tự Do
04:25 25/11/2024


Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “The Continuing Scandal of the Vatican’s China Policy”, nghĩa là “Tai tiếng vẫn đang tiếp diễn về chính sách của Vatican đối với Trung Quốc”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Trong biên niên sử về những quái gỡ trong lịch sử, sẽ khó có thể tìm thấy điều gì đó tệ hại hơn thời điểm Tòa thánh gia hạn thỏa thuận năm 2018 với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo. Sự gia hạn đó diễn ra vào ngày 22 tháng 10: lễ tưởng niệm phụng vụ của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người bảo vệ quyền tự do tôn giáo đã góp phần hạ bệ chủ nghĩa cộng sản Âu Châu, và mong muốn cháy bỏng được đến thăm Trung Quốc của người đã bị chế độ Cộng sản phản đối, rõ ràng là bọn cầm quyền lo sợ rằng ngài có thể châm ngòi cho một cuộc cách mạng lương tâm khác ở đó. Thật khó hiểu trước sự tương phản này.

Ngày lễ của Đức Gioan Phaolô II được tổ chức đúng nghĩa hơn ở Luân Đôn, nơi Ngài Alton xứ Liverpool, một người Công Giáo trung thành, người ủng hộ quyền được sống và nhân quyền, đã giúp công bố một báo cáo của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ về “Những người bị ngược đãi và lãng quên”—và đã nói như sau về thỏa thuận Vatican-Trung Quốc:

Kể từ khi được ký kết lần đầu tiên vào năm 2018, thỏa thuận Trung-Vatican chỉ dẫn đến sự gia tăng và tăng cường đàn áp tôn giáo ở Hoa Lục và không dẫn đến bất kỳ sự cải thiện nào. Hãy hỏi những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp ở Tân Cương, những người theo đạo Phật ở Tây Tạng, các Kitô hữu từ mọi giáo phái và Pháp Luân Công. Thật là vấn đề sâu sắc khi thỏa thuận này lại được gia hạn một lần nữa mà không có cuộc tranh luận, sự giám sát hoặc điều gì đó có vẻ như là điều kiện. Việc thả các giám mục và linh mục Công Giáo bị bỏ tù ít nhất phải là một điều kiện để Vatican đồng ý gia hạn thỏa thuận tầm thường này. Vatican cũng nên kêu gọi chấm dứt việc giam giữ bất công liên tục đối với Jimmy Lai, một người Công Giáo trung thành và hết lòng tận tụy bị giam cầm ở Hương Cảng, như một điều kiện tiên quyết. Thay vào đó, lại có một sự im lặng điếc lác khi nói đến quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Sự im lặng của Vatican về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Trung Quốc là điều vô cùng đáng thất vọng và phản tác dụng một cách nguy hiểm.

Tại cùng sự kiện ở Cung điện Westminster, Ngài Alton cũng đọc tên của mười giám mục Trung Quốc bị đàn áp, những trường hợp của các ngài đã được ghi chép lại bởi nhà vận động tự do tôn giáo không biết mệt mỏi Nina Shea trong một báo cáo do Trung tâm Tự do Tôn giáo của Viện Hudson công bố. Bản tóm tắt của báo cáo Shea bao gồm bảy bước hành động mà chính quyền Hoa Kỳ tiếp theo nên thực hiện để giải quyết cuộc khủng hoảng tự do tôn giáo đang gia tăng ở Trung Quốc; người ta hy vọng những khuyến nghị này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng Giêng. Tuy nhiên, ngoài các chỉ định về chính sách, báo cáo Shea còn mang đến những bài đọc tâm linh mạnh mẽ, khi luật sư nhân quyền kỳ cựu (người từng bảo vệ người đoạt giải Nobel Hòa bình Andrei Sakharov) kể câu chuyện về mười người đàn ông dũng cảm, trung thành với lời thề mà họ đã tuyên hứa trước khi được tấn phong làm giám mục, đã trở thành những người kế vị thực sự của các tông đồ tử đạo đã đồng hành cùng Chúa Giêsu và hy sinh mạng sống của mình để vâng theo lệnh của Người là “Hãy đi... và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28:19).

Khi Mùa Vọng đang đến gần, hãy nhớ đến những vị này và lời chứng của các ngài: Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, giám mục danh dự của Hương Cảng, người đã sống cuộc sống hưu trí của mình với nguy cơ lớn như một tiếng nói cho những người không có tiếng nói; Đức Giám Mục Giacôbê Tô Triết Dân (蘇哲民,Su Zhi-min), bị giam giữ bí mật liên tục trong hai mươi bảy năm sau khi bị tra tấn trong trại lao động; Đức Giám Mục Phêrô Thiệu Chúc Mẫn Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Shao Zhumin, 邵竹民), bị giam giữ bí mật vào ngày 2 Tháng Giêng vừa qua, là lần giam giữ thứ sáu của ngài kể từ khi thỏa thuận Vatican-Trung Quốc được ký kết lần đầu tiên; Đức Giám Mục Augustinô Thôi Thái (Cui Tai - 崔泰), bị đàn áp từ năm 1993 và hiện đang bị giam giữ bí mật, được một trong những giáo dân của ngài mô tả là “giám mục của chúng ta người đã trở thành một con chiên hiến tế”; Đức Giám Mục Giả Chí Quốc (Julius Jia Zhiguo, 賈志國), người sáng lập một trại trẻ mồ côi dành cho trẻ em khuyết tật sau đó bị chế độ giải thể vì là “hoạt động tôn giáo trái phép”, được cho là bị quản thúc tại gia từ năm 2020; Đức Giám Mục Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱), bị bắt vào năm 2021 khi đang dưỡng bệnh sau ca phẫu thuật ung thư và bị giam giữ bí mật mà không qua thủ tục tố tụng hợp pháp; Đức Giám Mục Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱), mất tích từ năm 2011; Giám mục Tađêô Mã Đại Thanh (Ma Daqin, 马达钦, bị thay thế bởi một giám mục tuân thủ chế độ trong một động thái được Vatican chấp thuận một cách yếu ớt; Giám mục Mêchiô Thạch Hồng Trinh (Shi Hongzhen, 石鴻禎), bị giam giữ trong một khuôn viên nhà thờ giáo xứ trong mười lăm năm và được chế độ công nhận một cách đầy hoài nghi là giám mục của Thiên Tân khi ngài đã chín mươi lăm tuổi và quá yếu để thực hiện các nhiệm vụ giám mục của mình; Giám mục Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin - 郭希錦), bị Đức Thánh Cha Phanxicô tước chức giám mục theo điều kiện của thỏa thuận Trung-Vatican năm 2018, bị buộc phải ngủ trên đường phố trong mùa đông, hiện không rõ tung tích.

Giáo hội nợ Nina Shea và David Alton một món nợ lớn về lòng biết ơn vì đã đưa những người tuyên xưng đức tin tử đạo thế kỷ 21 này đến với sự chú ý của thế giới. Thật đáng xấu hổ khi món nợ như vậy không được công nhận trong triều đại giáo hoàng này. Thật đáng xấu hổ khi thỏa thuận Vatican-Trung Quốc tầm thường, đáng xấu hổ và phá hoại về mặt truyền giáo đã được gia hạn.


Source:First Things
 
Đức Giáo Hoàng trích dẫn ‘Amoris laetitia’ về tín lý trong ghi chú thực hiện tính đồng nghị
Vũ Văn An
13:17 25/11/2024

Luke Coppen của tạp chí The Pillar, ngày 26 tháng 11 năm 2024, tường trình rằng: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trích dẫn các nguyên tắc trong tông huấn năm 2016 của ngài là Amoris laetitia vào thứ Hai, trong một ghi chú kêu gọi thực hiện tài liệu cuối cùng của thượng hội đồng về tính đồng nghị tại các giáo phận trên toàn thế giới.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô tham dự buổi cầu nguyện chung kết tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 30 tháng 9 năm 2023. © Mazur/cbcew.org.uk


Trong một bản văn dài khoảng 900 hạn từ được công bố vào ngày 25 tháng 11, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng tiến trình đồng nghị hoàn cầu không kết thúc với Thánh lễ bế mạc của thượng hội đồng vào ngày 27 tháng 10. Ngài tuyên bố rằng khi các giám mục chuẩn bị báo cáo trước các chuyến thăm ad limina của họ tới Rome — diễn ra khoảng năm năm một lần — họ sẽ cần giải thích cách họ đã thực hiện tài liệu cuối cùng trong giáo phận của mình ra sao.

Suy ngẫm về cách các Giáo hội địa phương nên thực hiện các nghị quyết của Thượng hội đồng, Đức Giáo Hoàng cho biết ngài muốn lặp lại "với sự tin tưởng" những gì ngài đã viết trong Amoris laetitia, một bản văn được ban hành vào cuối các Thượng hội đồng về gia đình trong các năm 2014-2015.

Trích dẫn đoạn thứ ba của tông huấn năm 2016, ngài nói rằng "không phải mọi cuộc thảo luận về các vấn đề giáo lý, đạo đức hoặc mục vụ đều cần được giải quyết bằng sự can thiệp của huấn quyền."

“Sự thống nhất giữa giáo lý và thực hành chắc chắn là cần thiết trong Giáo hội, nhưng điều này không loại trừ nhiều cách diễn giải một số khía cạnh của giáo lý đó hoặc rút ra những hậu quả nhất định từ đó”, Đức Giáo Hoàng nói.

“Điều này sẽ luôn đúng khi Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta đến với toàn bộ chân lý… cho đến khi Người dẫn chúng ta trọn vẹn vào mầu nhiệm của Chúa Kitô và giúp chúng ta nhìn mọi vật như Người nhìn. Hơn nữa, mỗi quốc gia hoặc khu vực có thể tìm kiếm các giải pháp phù hợp hơn với văn hóa của mình và nhạy cảm với các truyền thống và nhu cầu địa phương của mình”.

Trích dẫn này theo sau lời tái khẳng định của Đức Giáo Hoàng rằng văn kiện cuối cùng của Thượng hội đồng nên được coi là một phần của giáo huấn thông thường của Giáo hoàng.

“Văn kiện cuối cùng sẽ là một phần của giáo huấn thông thường của Người kế vị Thánh Phêrô… và vì vậy, tôi yêu cầu chấp nhận”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết.

“Nó đại diện cho một hình thức thực hành giáo huấn đích thực của Giám mục Rôma, với một số đặc điểm mới lạ nhưng trên thực tế tương ứng với những gì tôi có cơ hội chỉ ra vào ngày 17 tháng 10 năm 2015, khi tôi tuyên bố rằng tính đồng nghị là khuôn khổ diễn giải thích hợp để hiểu về thừa tác vụ phẩm trật”.

Đức Giáo Hoàng đang nhắc đến một bài phát biểu đánh dấu kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng hội đồng giám mục, trong đó ngài mô tả tính đồng nghị là “một chiều kích cấu thành của Giáo hội” và cho biết nó cung cấp một “khuôn khổ diễn giải thích hợp hơn” để hiểu về thừa tác vụ phẩm trật của Giáo hội.

Trong ghi chú mới của ngài, được ký ngày 24 tháng 11, Lễ trọng Chúa Kitô Vua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại rằng khi ngài phê chuẩn văn kiện cuối cùng của Thượng hội đồng vào ngày 26 tháng 10, ngài đã nói rằng văn bản này “không hoàn toàn mang tính chuẩn mực” và việc áp dụng nó sẽ “yêu cầu một số hình thức trung gian”.

“Điều này không có nghĩa là nó không cam kết các Giáo hội ngay từ bây giờ phải đưa ra quyết định phù hợp với các chỉ dẫn của nó”, ngài nói. “Các Giáo hội địa phương và các nhóm Giáo hội hiện được yêu cầu thực hiện, trong nhiều bối cảnh khác nhau, các chỉ dẫn có thẩm quyền có trong tài liệu, thông qua các quá trình phân định và ra quyết định được luật pháp và chính tài liệu hình dung.”

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng các vấn đề gây tranh cãi được giao phó giữa phiên họp đầu tiên và thứ hai của Thượng hội đồng về tính đồng nghị cho 10 “nhóm nghiên cứu” cần được xem xét kỹ lưỡng hơn.

Các nhóm này dự kiến sẽ báo cáo với Đức Giáo Hoàng vào năm 2025 về các chủ đề như phó tế nữ, tiêu chuẩn lựa chọn giám mục và “phân định chung về các vấn đề giáo lý, mục vụ và đạo đức gây tranh cãi.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết các chủ đề khác có thể được thêm vào 10 chủ đề hiện tại, “theo quan điểm của các quyết định cần thiết.” Nhưng Đức Giáo Hoàng cũng lưu ý rằng tài liệu cuối cùng bao gồm các điều khoản mà các giáo phận và các cơ quan Giáo hội khu vực có thể thực hiện ngay lập tức.

“Trong nhiều trường hợp, đó là vấn đề thực hiện hữu hiệu những gì đã được quy định trong luật hiện hành, cả luật La tinh và luật Đông phương,” ngài viết.

“Trong những trường hợp khác, có thể tiến hành, thông qua sự phân định đồng nghị và trong khuôn khổ các khả thể được tài liệu cuối cùng chỉ ra, để kích hoạt một cách sáng tạo các hình thức mới của tính thừa tác và hành động truyền giáo, thử nghiệm và đưa các kinh nghiệm vào quá trình xác minh.”

“Các hình thức mới của tính thừa tác” có thể ám chỉ một phần của tài liệu cuối cùng yêu cầu các Giáo hội địa phương phân định những đặc sủng nào được tìm thấy trong số những người giáo dân đòi hỏi “một hình thức thừa tác.”

“Không phải tất cả các đặc sủng đều cần được định hình thành các thừa tác vụ, cũng không phải tất cả những người đã chịu phép rửa đều cần trở thành các thừa tác viên, cũng không phải tất cả các chức thánh đều cần được thiết lập,” tài liệu cho biết.

“Để một đặc sủng được định hình thành một thừa tác vụ, cộng đồng phải xác định một nhu cầu mục vụ thực sự. Điều này nên đi kèm với sự phân định do mục tử thực hiện, người cùng với cộng đồng, sẽ đưa ra quyết định về việc có cần thành lập một thừa tác vụ mới hay không.”

Trong ghi chú, Đức Giáo Hoàng cho biết “giai đoạn thực hiện” của tiến trình đồng nghị sẽ được giám sát bởi Tổng thư ký của Thượng hội đồng, cơ quan Vatican đã tổ chức thượng hội đồng về tính đồng nghị, và các bộ của Giáo triều Rôma.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
VIDEO: MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 2024 - NAM ÚC
Jo Vĩnh SA
04:42 25/11/2024
 
Ca đoàn Cecilia Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, Melbourne mừng bổn mạng.
Trần Văn Minh
05:20 25/11/2024
Melbourne, vào lúc 5 giò chiều, Chúa Nhật Ngày 24/11/24. Nhân Lễ Chúa Kito Vua Vũ Trụ. Cũng là phần phụng vụ thánh ca của Ca đoàn Cecilia. Ca đoàn đã mừng bổn mạng năm thứ 38 của ca đoàn với một thánh lễ đồng tế trọng thể.

Thánh lễ do hai cha Tuyên úy Giuse Phạm Minh Ước SJ chủ tế cùng Cha Phê Rô Phạm Văn Ái SJ đồng tế.

Xem hình
Chiều nay đặc biệt, nên các chị trong ca đoàn mặc đồng phục áo dài mầu cam có hoa thật đẹp. Các anh âu phục sơ mi trắng thắt cà vạt màu vàng. Ăn mặc đẹp và với các giọng ca điêu luyện từ các ca viên với nhiều năm phục vụ thật xuất sắc trong các bài thánh ca đặc biệt cho lễ trọng mừng kính Chúa Kito Vua.

Trong bài chia sẻ, Linh mục Phạm Văn Ái đã nói đặc biệt về Đấng là Vua của Vũ Trụ, chúng ta được vinh phúc biết đi theo Ngài và trở thành những công dân nước trời, nước của Đức Vua của lòng nhân từ và hay thương xót.

Cũng trong bài chia sẻ, Cha cũng nói về cuộc đời của vị Thánh Nữ Cecilia mà Ca đoàn nhận làm bổn mạng. Thánh nữ đã dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa. Khi cha mẹ ép gả thánh nữ cho một chàng trai dòng dõi quý tộc, Thánh nữ đã thuyết phục vị hôn phu và người em hiểu cho hoàn cảnh và còn theo thánh nữ cũng tìm về ánh sáng đức tin của Chúa. Kết cuộc, cả ba vị đều là các thánh tử đạo.

Trong lễ bổn mạng của ca đoàn, phần dâng của lễ, có bốn em nhỏ là con em của các ca viên đã dâng hoa, dâng lến và của lễ để dâng lên Chúa thật sốt sắng. Một hình ảnh đẹp như sự kế thừa truyền thống từ thế hệ này chuyển qua thế hệ khác được Chúa đón nhận và trong suốt 38 năm qua ca đoàn vẫn lớn mạnh và phát triển như ngày nay.

Cuối lễ, Linh mục Tuyên úy Phạm Minh Ước đã thay mặt cho cả cộng đoàn chúc mừng và tặng quà cho ca đoàn với lòng biết ơn những hy sinh phục vụ trong phần phụng vụ Thánh ca của cộng đoàn trong các thánh lễ chiều Chúa Nhật (Ca đoàn chiều) và các ngày lễ đặc biệt trong năm.

Trong phần tâm tình cuối lễ. Cô Cecilia Ngọc Tuyền đã tâm sự cùng cộng đoàn những vui buồn những tháng ngày qua, nhưng vui nhiều hơn buồn:
Ca đoàn đã tổ chức vui chơi cùng nhau trong những dịp kỳ nghỉ. Đã góp những bàn tay “vo nếp” cho lễ hội bánh chưng, đã mua số mong cho trúng, có thêm tiền để làm được nhiều việc lợi ích cho cộng đoàn vv.

Hiện ca đoàn thường tổ chức sinh nhật cho quý anh chị em có ngày sinh trong tháng. Vẫn sản sinh các em bé dễ thương. Nhưng quý chị vẫn có số đông áp đảo hơn quý anh. Hiện nay số ca viên nữ đã lấn đất qua phần của các anh. Xin quý vị trong cộng đoàn, những vị nam giới biết ca, biết hát muốn cùng với ca đoàn ca vang tình yêu Chúa, xin gia nhập vào Ca đoàn Cecilia để cùng nhau vui hát với mục đích rất thánh thiện theo gương Thánh Cecilia.
Chúc mừng Ca đoàn Cecilia mừng bổn mạng lần thứ 38.
 
Văn Hóa
Nguồn Trợ Lực Papua New Guinea
Nguyễn Trung Tây
06:10 25/11/2024
Nguyễn Trung Tây
Nguồn Trợ Lực Papua New Guinea


Lễ Tạ Ơn hằng năm là một nét đặc thù văn hóa Mỹ. Tối thứ Năm Lễ Tạ Ơn, mọi người xum họp bên cạnh đĩa thịt Gà Tây chiên vàng tạ ơn Thiên Chúa đã ban một năm thành công. Thanksgiving 1984, tôi ăn Lễ Tạ Ơn đầu tiên tại Thung Lũng Hoa Vàng, San Jose, California. Và bắt đầu từ đó, năm nào tôi cũng ăn mừng Lễ Tạ Ơn, tương tự như người Việt năm nào cũng ăn Tết.

Trước Lễ Tạ Ơn năm 2023 mấy ngày, Đại Chủng Viện Chúa Chiên Lành của quốc đảo Papua New Guinea thông báo Hội Đồng Lãnh Đạo chọn tôi vào vị thế Dean of Studies của trường. Tôi choáng váng và bất ngờ khi nhận được bản tin. Tôi khi đó mới sinh hoạt học đường ở PNG hơn một năm. Ngôn ngữ Pigin không rành, văn hóa địa phương mù mờ ngoại trừ mớ kiến thức nhỏ nhoi học từ sách vở. Ngoại trừ tiếng Anh sử dụng trong Đại Chủng Viện và kiến thức thần học, Kinh Thánh và Sứ vụ học, tôi không biết gì hơn nếu bước chân ra ngoài phạm vị ngôi trường.

Cái gật đầu đồng ý hôm đó đã dẫn tôi bước vào một năm chông gai. Tôi trượt chân ngay những giây phút đầu tiên bởi cách suy nghĩ đậm nét của những vùng đất trước thời điểm PNG. Thí dụ, thiên hạ PNG cả ngàn năm nay vẫn tà tà vui vẻ coi như chẳng có chuyện gì nếu 8 giờ hóa ra 9 giờ. Tôi thoạt đầu không chấp nhận nét đặc thù này. Bởi thế, trượt chân là một điều phải xảy đến.

Nhưng tính hiếu khách, nét đơn giản và môi trường thiên nhiên vùng cao nguyên khiến tôi dần dần lấy lại thế thăng bằng. Những lúc căng thẳng với học đường, tôi bước chân ra ngoài cổng trường, lấy lại nguồn năng lượng từ người và từ Trời.

Chỉ là một đoạn đường hai cây số, cư dân PNG dừng ăn trầu, dừng ngang câu chuyện, toét miệng cười, gọi tên, khi thấy cha giáo quần đùi áo thung chạy bộ. Đặc biệt là thanh niên, nhiều em thấy cha giáo hăng quá, bỏ ngang mọi chuyện, chạy theo cả một đoạn đường. Cha giáo dân chạy chuyên nghiệp cứ thế bỏ xa thanh niên PNG. Em tuổi 20 chạy theo sau, hơi thở dồn dập, mặt tái xanh! Tu sĩ thấy thế, dừng lại. Em bắt kịp cha giáo, miệng nói ngay, “Cha ăn cái gì mà chạy khiếp vậy?”

Bên cạnh người, rừng càfe cao nguyên thơm ngát mùi đất hiền, hương hoa càfe và cỏ dại xanh biếc cũng là nơi tôi ghé vào gần như hằng ngày. Đất lành chim đậu! Cao nguyên núi lửa đất đỏ PNG tốt tươi mang tới cuộc đời người cười đơn sơ và hương thơm bạt ngàn của Trời.

Thêm một điểm đặc thù nơi vùng đất cao nguyên là tinh thần hiếu học của các Thầy. Cá nhân tôi cha giáo ở Mỹ, ở Úc, ở Philippines và giờ này là PNG. Các Thầy PNG nổi bật với nét yêu những kiến thức mới. Học được một điều mới lạ, các Thầy mặt rạng rỡ tương tự như trẻ thơ nhận được quà. Những điều mới lạ xuất hiện trở lại và nhân lên số nhiều trong những bài luận văn, bài thi cuối khóa, và đặc biệt trong buổi trình luận án Cử Nhân cuối năm. Hai năm qua, sinh viên trưởng thành trong đời sống học đường là phần thưởng lớn nhất mà đời PNG mang đến, tặng ông giáo bán mắm giờ này kiêm thêm sứ vụ học đường, Dean of Studies.

Mùa Tạ Ơn năm nay lại về. Tôi lại dâng lời tạ ơn, bởi Ngài mang tôi tới vùng đất mới. Hai năm rồi! Nơi đây, tôi biết tôi khó mà cằn cỗi bởi nguồn trợ lực dồi dào và sung mãn đến từ người và Trời. Nguồn trợ lực PNG!

Mùa Tạ Ơn 2024 – 28/11
 
VietCatholic TV
ĐTC huyền chức một LM đồng hương. GH tại Hoa Lục. Đại Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ tại Vatican
VietCatholic Media
03:39 25/11/2024


1. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố trục xuất khỏi hàng giáo sĩ một linh mục người Á Căn Đình đang làm mục vụ tại Ý

“Với quyết định tối cao và dứt khoát,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trục xuất khỏi hàng giáo sĩ Cha Fernando María Cornet, một linh mục đồng hương Á Căn Đình từng là linh mục tại Tổng giáo phận Sassari, Ý vì tội ly giáo.

Tờ báo La Nación của Á Căn Đình đưa tin Cha Cornet, 57 tuổi, đã viết một cuốn sách có tựa đề “Habemus Antipapam?” nghĩa là “Phải chăng chúng ta có một phản-Giáo Hoàng?”, được xuất bản vào năm 2023 bởi nhà xuất bản Edizioni del Faro. Trong cuốn sách của mình, Cha Cornet khẳng định rằng việc từ chức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI là không hợp lệ và do đó, việc bầu Đức Thánh Cha Phanxicô không thành sự.

Khi công bố quyết định này, Đức Cha Gian Franco Saba là Tổng giám mục của Sassari, đã kêu gọi cộng đồng cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Giáo hội.

“Các chi thể của Chúa Kitô không được xung đột với nhau; những ai tạo nên chi thể Người, phải hoàn thành chức vụ của mình... để không có sự chia rẽ”, ngài nói.

Tổng giáo phận cũng thông báo rằng cha sở của Khu đô thị lịch sử, Cha Antonino Canu, sẽ đảm nhiệm vai trò quản nhiệm giáo xứ St. Donatus và St. Sixtus ở Sassari.

Tổng giáo phận cho biết thêm, ngài sẽ nhận được sự hỗ trợ trong sứ vụ của mình từ các linh mục Cottolengo hiện đang làm việc tại Trung tâm Lịch sử và các linh mục khác hiện diện trong khu vực mục vụ.

Tuyên bố đề ngày 13 tháng 11 được ký bởi Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận, Đức Cha Antonio Spanu.

Theo tờ La Nación, vào giữa tháng 5, một lá thư từ Vatican đã yêu cầu Cha Cornet “rút lại cuốn sách, chấm dứt lưu hành, tuyên bố công khai rằng nó có sai sót, cầu xin sự tha thứ và công nhận Đức Giáo Hoàng Phanxicô là giáo hoàng hợp pháp”.

Tuy nhiên, vị linh mục cho biết ông “không thể làm như vậy vì mọi việc không diễn ra như vậy và cũng vì không ai từ Bộ Giáo lý Đức tin có thể giải thích cho tôi biết những sai lầm trong cuốn sách của tôi là gì; không ai từng đưa ra cho tôi một lập luận nào cả”.

Cha Cornet đã lường trước rằng ngài sẽ phải chịu bản án này và tuyên bố rằng vì đã viết cuốn sách của mình, “ngài sẽ bị ngược đãi bởi một người đã chiếm giữ một nơi không phải của người ấy một cách bất hợp pháp, khiến Giáo hội rơi vào khủng hoảng với những quyết định và việc bổ nhiệm giám mục bất hợp pháp”.

Tội ly giáo là gì?

Theo Điều 751 của Bộ Giáo luật Công Giáo, ly giáo xảy ra khi một người đã chịu phép rửa tội từ chối “phục tùng Đức Giáo Hoàng tối cao hoặc từ chối hiệp thông với các thành viên của Giáo hội phục tùng ngài”.

“Người bội giáo, người theo tà giáo hoặc người ly giáo phải chịu vạ tuyệt thông ‘latae sententiae’ hay tiền kết, theo Điều 1364 của Bộ Giáo luật, và cũng có thể bị phạt bằng các hình phạt khác, bao gồm cả việc trục xuất khỏi hàng giáo sĩ trong trường hợp các linh mục.


Source:Catholic News Agency

2. Phép lạ Thánh Thể ở Middleburg-Lovanio Bỉ, 1374

Phép lạ Thánh Thể này có từ năm 1347. Tại Nhà thờ Thánh Phêrô ở Middleburg, trong khi Rước lễ, Bánh Thánh đã biến thành thịt đang chảy máu. Một phần Bánh Thánh, cho đến ngày nay, vẫn được các Cha dòng Augustinô lưu giữ tại Louvain.

Có rất nhiều tài liệu về phép lạ Thánh Thể này. Trong một chuyên khảo được viết vào năm 1905 bởi nhà sử học Jos. Wils, giáo sư của Đại học Công Giáo Louvain, chúng ta biết rằng ở Middleburg, có một người phụ nữ quý tộc được mọi người biết đến vì đức tin và lòng sùng kính lớn lao của bà. Người phụ nữ này cũng rất chú ý đến việc hình thành tinh thần cho gia đình và người giúp việc trong gia đình. Trong Mùa Chay năm 1374, giống như mọi năm, trong nhà bà bắt đầu làm lễ sám hối để chuẩn bị cho Lễ Phục sinh sắp đến. Vài ngày trước, một người hầu mới được thuê tên là Jan, người đã không đi xưng tội trong nhiều năm, và anh ta đang sống một cuộc sống sa đọa. Người phụ nữ này đã mời tất cả người giúp việc trong gia đình đi lễ. Jan không dám phản đối lời mời này để không làm bà thất vọng.

Ông đã tham dự toàn bộ thánh lễ, và khi đến lúc rước lễ, ông lại tiến đến bàn thờ một cách hời hợt.

Ngay khi ông nhận Mình Thánh trên lưỡi, nó biến thành thịt chảy máu. Ngay lập tức Jan lấy tấm bánh từ miệng mình, máu nhỏ giọt xuống tấm vải phủ trên lan can bàn thờ. Vị linh mục nhận ra ngay điều gì đang xảy ra, và với cảm xúc lớn lao, ngài cẩn thận đặt bánh thánh vào một chiếc bình bên trong nhà tạm. Jan ăn năn và thú nhận tội lỗi của mình trước mọi người.

Từ ngày đó trở đi, ông đã sống một cuộc sống gương mẫu và nuôi dưỡng lòng sùng kính lớn lao đối với Bí tích Thánh Thể cho đến cuối đời. Tất cả các nhà thờ và chính quyền dân sự của thành phố đều được thông báo về sự kiện kỳ diệu này và sau khi điều tra cẩn thận, Đức Tổng Giám Mục đã tuyên bố nhìn nhận tính chất siêu nhiên của hiện tượng này.

3. Tiến sĩ George Weigel: Tai tiếng vẫn đang tiếp diễn về chính sách của Vatican đối với Trung Quốc

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “The Continuing Scandal of the Vatican’s China Policy”, nghĩa là “Tai tiếng vẫn đang tiếp diễn về chính sách của Vatican đối với Trung Quốc”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Trong biên niên sử về những quái gỡ trong lịch sử, sẽ khó có thể tìm thấy điều gì đó tệ hại hơn thời điểm Tòa thánh gia hạn thỏa thuận năm 2018 với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo. Sự gia hạn đó diễn ra vào ngày 22 tháng 10: lễ tưởng niệm phụng vụ của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người bảo vệ quyền tự do tôn giáo đã góp phần hạ bệ chủ nghĩa cộng sản Âu Châu, và mong muốn cháy bỏng được đến thăm Trung Quốc của người đã bị chế độ Cộng sản phản đối, rõ ràng là bọn cầm quyền lo sợ rằng ngài có thể châm ngòi cho một cuộc cách mạng lương tâm khác ở đó. Thật khó hiểu trước sự tương phản này.

Ngày lễ của Đức Gioan Phaolô II được tổ chức đúng nghĩa hơn ở Luân Đôn, nơi Ngài Alton xứ Liverpool, một người Công Giáo trung thành, người ủng hộ quyền được sống và nhân quyền, đã giúp công bố một báo cáo của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ về “Những người bị ngược đãi và lãng quên”—và đã nói như sau về thỏa thuận Vatican-Trung Quốc:

Kể từ khi được ký kết lần đầu tiên vào năm 2018, thỏa thuận Trung-Vatican chỉ dẫn đến sự gia tăng và tăng cường đàn áp tôn giáo ở Hoa Lục và không dẫn đến bất kỳ sự cải thiện nào. Hãy hỏi những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp ở Tân Cương, những người theo đạo Phật ở Tây Tạng, các Kitô hữu từ mọi giáo phái và Pháp Luân Công. Thật là vấn đề sâu sắc khi thỏa thuận này lại được gia hạn một lần nữa mà không có cuộc tranh luận, sự giám sát hoặc điều gì đó có vẻ như là điều kiện. Việc thả các giám mục và linh mục Công Giáo bị bỏ tù ít nhất phải là một điều kiện để Vatican đồng ý gia hạn thỏa thuận tầm thường này. Vatican cũng nên kêu gọi chấm dứt việc giam giữ bất công liên tục đối với Jimmy Lai, một người Công Giáo trung thành và hết lòng tận tụy bị giam cầm ở Hương Cảng, như một điều kiện tiên quyết. Thay vào đó, lại có một sự im lặng điếc lác khi nói đến quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Sự im lặng của Vatican về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Trung Quốc là điều vô cùng đáng thất vọng và phản tác dụng một cách nguy hiểm.

Tại cùng sự kiện ở Cung điện Westminster, Ngài Alton cũng đọc tên của mười giám mục Trung Quốc bị đàn áp, những trường hợp của các ngài đã được ghi chép lại bởi nhà vận động tự do tôn giáo không biết mệt mỏi Nina Shea trong một báo cáo do Trung tâm Tự do Tôn giáo của Viện Hudson công bố. Bản tóm tắt của báo cáo Shea bao gồm bảy bước hành động mà chính quyền Hoa Kỳ tiếp theo nên thực hiện để giải quyết cuộc khủng hoảng tự do tôn giáo đang gia tăng ở Trung Quốc; người ta hy vọng những khuyến nghị này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng Giêng. Tuy nhiên, ngoài các chỉ định về chính sách, báo cáo Shea còn mang đến những bài đọc tâm linh mạnh mẽ, khi luật sư nhân quyền kỳ cựu (người từng bảo vệ người đoạt giải Nobel Hòa bình Andrei Sakharov) kể câu chuyện về mười người đàn ông dũng cảm, trung thành với lời thề mà họ đã tuyên hứa trước khi được tấn phong làm giám mục, đã trở thành những người kế vị thực sự của các tông đồ tử đạo đã đồng hành cùng Chúa Giêsu và hy sinh mạng sống của mình để vâng theo lệnh của Người là “Hãy đi... và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28:19).

Khi Mùa Vọng đang đến gần, hãy nhớ đến những vị này và lời chứng của các ngài: Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, giám mục danh dự của Hương Cảng, người đã sống cuộc sống hưu trí của mình với nguy cơ lớn như một tiếng nói cho những người không có tiếng nói; Đức Giám Mục Giacôbê Tô Triết Dân (蘇哲民,Su Zhi-min), bị giam giữ bí mật liên tục trong hai mươi bảy năm sau khi bị tra tấn trong trại lao động; Đức Giám Mục Phêrô Thiệu Chúc Mẫn Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Shao Zhumin, 邵竹民), bị giam giữ bí mật vào ngày 2 Tháng Giêng vừa qua, là lần giam giữ thứ sáu của ngài kể từ khi thỏa thuận Vatican-Trung Quốc được ký kết lần đầu tiên; Đức Giám Mục Augustinô Thôi Thái (Cui Tai - 崔泰), bị đàn áp từ năm 1993 và hiện đang bị giam giữ bí mật, được một trong những giáo dân của ngài mô tả là “giám mục của chúng ta người đã trở thành một con chiên hiến tế”; Đức Giám Mục Giả Chí Quốc (Julius Jia Zhiguo, 賈志國), người sáng lập một trại trẻ mồ côi dành cho trẻ em khuyết tật sau đó bị chế độ giải thể vì là “hoạt động tôn giáo trái phép”, được cho là bị quản thúc tại gia từ năm 2020; Đức Giám Mục Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱), bị bắt vào năm 2021 khi đang dưỡng bệnh sau ca phẫu thuật ung thư và bị giam giữ bí mật mà không qua thủ tục tố tụng hợp pháp; Đức Giám Mục Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱), mất tích từ năm 2011; Giám mục Tađêô Mã Đại Thanh (Ma Daqin, 马达钦, bị thay thế bởi một giám mục tuân thủ chế độ trong một động thái được Vatican chấp thuận một cách yếu ớt; Giám mục Mêchiô Thạch Hồng Trinh (Shi Hongzhen, 石鴻禎), bị giam giữ trong một khuôn viên nhà thờ giáo xứ trong mười lăm năm và được chế độ công nhận một cách đầy hoài nghi là giám mục của Thiên Tân khi ngài đã chín mươi lăm tuổi và quá yếu để thực hiện các nhiệm vụ giám mục của mình; Giám mục Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin - 郭希錦), bị Đức Thánh Cha Phanxicô tước chức giám mục theo điều kiện của thỏa thuận Trung-Vatican năm 2018, bị buộc phải ngủ trên đường phố trong mùa đông, hiện không rõ tung tích.

Giáo hội nợ Nina Shea và David Alton một món nợ lớn về lòng biết ơn vì đã đưa những người tuyên xưng đức tin tử đạo thế kỷ 21 này đến với sự chú ý của thế giới. Thật đáng xấu hổ khi món nợ như vậy không được công nhận trong triều đại giáo hoàng này. Thật đáng xấu hổ khi thỏa thuận Vatican-Trung Quốc tầm thường, đáng xấu hổ và phá hoại về mặt truyền giáo đã được gia hạn.


Source:First Things
 
Ukraine bất khuất phóng tiếp ATACMS vào Nga, đập tan hệ thống phòng không vô đối 200 triệu của Putin
Đặng Tự Do
04:27 25/11/2024


1. Ukraine đập tan hệ thống phòng không tiên tiến của Nga ở Kursk. Putin mất 200 triệu.

Theo quân đội Ukraine, lực lượng Kyiv đã tấn công một hệ thống phòng không tiên tiến của Nga ở khu vực biên giới Kursk. Diễn biến này xảy ra một tuần sau khi Hoa Kỳ bật đèn xanh cho các cuộc tấn công qua biên giới bằng vũ khí tầm xa của Mỹ và khi quân đội Bắc Hàn dự kiến sẽ tham gia vào các cuộc đụng độ ở tiền tuyến trong khu vực.

Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết trong một tuyên bố vào hôm Thứ Hai, 25 Tháng Mười Một, rằng Kyiv đã tấn công trạm radar của hệ thống phòng không S-400 ở Kursk vào đêm Chúa Nhật, 24 Tháng Mười Một.

Bộ Quốc phòng Nga không đề cập đến cuộc tấn công của Ukraine vào hệ thống phòng không của nước này trong các bản cập nhật, nhưng cho biết họ đã phá hủy 27 máy bay điều khiển từ xa trên Kursk qua đêm.

Hệ thống hỏa tiễn đất đối không S-400, còn được gọi là Triumf, được coi là tương đương với hệ thống phòng không Patriot của quân đội Hoa Kỳ. Mỗi khẩu đội S-400 có giá khoảng 200 triệu đô la, Sidharth Kaushal, thuộc viện nghiên cứu quốc phòng Royal United Services Institute có trụ sở tại Luân Đôn, nói với Newsweek vào năm ngoái.

Đầu tuần qua, các quan chức Hoa Kỳ cho biết Tòa Bạch Ốc đã chấp thuận sử dụng Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của quân đội do Hoa Kỳ cung cấp, hay ATACMS, hỏa tiễn để sử dụng chống lại các mục tiêu xa trong lãnh thổ Nga. Đây là hỏa tiễn đạn đạo có tầm bắn khoảng 190 dặm.

Nga đã tuyên bố sẽ đáp trả và cho biết vào cuối tuần trước rằng họ đã phóng một hỏa tiễn đạn đạo tầm trung siêu thanh thử nghiệm mới vào miền trung Ukraine để trả đũa cho “việc sử dụng hỏa tiễn tầm xa do Mỹ và Anh sản xuất nhằm vào các cơ sở trên lãnh thổ Nga”.

Ukraine được cho là đã bắn hỏa tiễn hành trình Storm Shadow của Anh vào Nga trong những ngày gần đây phá hủy Bộ Tư Lệnh quân Nga và Bắc Hàn trong khu phức hợp dành cho Tổng thống Nga trú ẩn ở tỉnh Kursk.

Kyiv đã bất ngờ tấn công Kursk vào đầu tháng 8, và Nga đã phải vật lộn để đẩy lùi bước tiến quan trọng nhất của Ukraine vào lãnh thổ của phe đối lập kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện vào tháng 2 năm 2022, và là cuộc tấn công trên bộ đầu tiên của một quốc gia khác trên đất Nga kể từ Thế chiến II.

Ukraine tập trung nỗ lực xung quanh các thành phố Sudzha và Korenevo. Nga cho rằng đã chiếm lại một số vùng lãnh thổ gần Korenevo, trong khi Ukraine vẫn giữ vững Sudzha.

Quân đội của Mạc Tư Khoa “gần đây đã tiến” về phía đông nam Korenevo, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW cho biết hôm thứ Bảy. Kyiv đã báo cáo các cuộc phản công của Nga, vốn chậm chạp trong việc giành quyền kiểm soát biên giới. Nhưng Mạc Tư Khoa đã đạt được những thành quả ở phía đông Ukraine, hướng tới trung tâm trung chuyển chiến lược Pokrovsk.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ước tính vào giữa tháng 11 rằng có khoảng 50.000 quân Nga đang chiến đấu ở Kursk. Tổng Tư Lệnh Ukraine, Đại Tướng Oleksandr Syrskyi, gần đây cho biết khoảng 45.000 quân lính của Mạc Tư Khoa tập trung ở khu vực này, nhưng Điện Cẩm Linh đang điều thêm quân đến khu vực giao tranh. Nguồn tin giấu tên nói với Reuters rằng có khoảng 60.000 quân lính đang chiến đấu cho Nga ở Kursk.

Tình báo Nam Hàn, Hoa Kỳ và Ukraine đã chỉ ra rằng hơn 10.000 binh lính Bắc Hàn đã được gửi đến Kursk để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa. Các báo cáo cho biết những chiến binh này mặc quân phục Nga và được tích hợp vào lực lượng quân sự hiện có của Điện Cẩm Linh.

Nga không xác nhận hay phủ nhận sự hiện diện của quân đội Bắc Hàn tại Kursk, nhưng đã ký một hiệp ước phòng thủ chung với nhà lãnh đạo tối cao bí ẩn của đất nước này, Kim Chính Ân. Bình Nhưỡng đã cung cấp một số lượng lớn hỏa tiễn và các lô hàng đạn dược để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa.

Một quan chức tình báo Nam Hàn cho biết đầu tuần này rằng Nga đã cung cấp thiết bị phòng không và “viện trợ kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau” cho Bắc Hàn.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết hôm thứ Bảy rằng ông nghĩ rằng thế giới sẽ sớm thấy binh lính Bắc Hàn “tham gia chiến đấu” trên đất Ukraine. Bộ Ngoại giao xác nhận vào giữa tháng 11 rằng binh lính Bắc Hàn đang “tham gia các hoạt động chiến đấu với lực lượng Nga” ở tỉnh Kursk sau khi trải qua khóa huấn luyện về cách sử dụng máy bay điều khiển từ xa, pháo binh và thực hiện “các hoạt động bộ binh cơ bản”.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Rustem Umerov, trả lời truyền thông Nam Hàn hồi đầu tháng này rằng cho đến nay, quân đội Bắc Hàn đã tham gia vào “các cuộc đụng độ quy mô nhỏ”.

“Những trận chiến đầu tiên với quân đội Bắc Hàn mở ra một trang bất ổn mới trên thế giới”, Zelenskiy nói vào đầu tháng này. “Chúng ta phải làm mọi cách để biến bước đi này của Nga thành mở rộng chiến tranh - thực sự leo thang - để biến bước đi này thành một thất bại”.

[Newsweek: Ukraine Strikes Advanced Russian Air-Defense System in Kursk: Kyiv]

2. Ngoại trưởng Pháp cho biết phương Tây ‘không nên đặt ra ranh giới đỏ’ trong việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine

Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot trả lời BBC trong một đoạn trích phỏng vấn được công bố ngày 23 tháng 11 rằng các đồng minh phương Tây “không nên đặt ra và thể hiện ranh giới đỏ” trong việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine để chống lại sự xâm lược của Nga.

Những bình luận này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chấp thuận cho Ukraine sử dụng hỏa tiễn tầm xa do Hoa Kỳ cung cấp để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga, nhiều tháng sau khi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy lần đầu đưa ra yêu cầu này.

Vài ngày trước khi phê duyệt, các nhà lãnh đạo Pháp và Anh đã gặp nhau tại Paris vào ngày 11 tháng 11 để thảo luận về nỗ lực cuối cùng nhằm thuyết phục Hoa Kỳ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí của phương Tây trước khi Ông Donald Trump vào Tòa Bạch Ốc vào tháng Giêng.

Bình luận của Barrot được đưa ra sau khi Chủ tịch Nghị viện Liên Hiệp Âu Châu Roberta Metsola, vào ngày 23 tháng 11, cũng đã kêu gọi Thủ tướng Đức Olaf Scholz gửi hỏa tiễn tầm xa Taurus tới Ukraine — ngay cả khi Scholz đã nhiều lần phủ nhận khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine, vì lo ngại rằng Đức sẽ bị lôi kéo vào cuộc chiến với Nga.

“Pháp sẽ hỗ trợ Ukraine mạnh mẽ và lâu dài nhất có thể. Tại sao? Bởi vì an ninh của chúng ta đang bị đe dọa. Mỗi lần quân đội Nga tiến thêm một kilômét vuông, mối đe dọa sẽ tiến gần hơn một kilômét vuông đến Âu Châu”, Barrot nói.

Barrot tuyên bố rằng Ukraine có thể sử dụng hỏa tiễn tầm xa do Pháp cung cấp “theo lý lẽ tự vệ” để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga, nhưng không nói rõ liệu Kyiv đã sử dụng vũ khí do Pháp cung cấp hay chưa.

Trong cuộc phỏng vấn, Barrot cũng ám chỉ rằng Pháp cuối cùng có thể mời Ukraine gia nhập NATO như một phần trong kế hoạch chiến thắng năm điểm của Zelenskiy.

“Chúng tôi sẵn sàng đưa ra lời mời, vì vậy trong các cuộc thảo luận với bạn bè và đồng minh, cũng như bạn bè và đồng minh của Ukraine, chúng tôi đang nỗ lực để đưa họ đến gần hơn với lập trường của chúng tôi.”

Đầu năm nay, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông sẽ cân nhắc việc gửi quân Pháp tới Ukraine trong trường hợp Nga có bước đột phá ở mặt trận hoặc nếu Ukraine yêu cầu.

Khi được BBC hỏi liệu việc gửi quân đội Pháp có phải là cái gọi là ranh giới đỏ hay không, Barrot cho biết Pháp sẽ “không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào”.

Bình luận của Ngoại trưởng Barrot được đưa ra khi Nga tiếp tục tăng cường các cuộc tấn công dọc theo mặt trận phía đông trong những tuần gần đây, gây áp lực ngày càng lớn cho lực lượng Ukraine khi họ phải vật lộn để bảo vệ các vị trí quan trọng.

Tổng cộng có gần 580.000 binh sĩ Nga đang tham gia chiến đấu chống lại Ukraine, Vadym Skibitskyi, phó giám đốc cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR, nói với Interfax Ukraine vào ngày 21 tháng 11.

[Kyiv Independent: West should 'not set red lines' on providing military support for Ukraine, French foreign minister says]

3. Zelenskiy cho biết Putin giao nhiệm vụ đẩy lui quân đội Ukraine khỏi Kursk của Nga trước ngày 20 Tháng Giêng

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã đặt mục tiêu đẩy lùi lực lượng Ukraine ra khỏi Tỉnh Kursk của Nga trước ngày 20 Tháng Giêng năm 2025, ngày nhậm chức của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump.

Tổng thống Zelenskiy cho biết như trên trong Hội nghị Ngũ cốc quốc tế lần thứ 3 nhóm tại Ukraine vào hôm Thứ Bẩy, 23 Tháng Mười Một.

Ông nói: “Đối với Putin, điều quan trọng nhất là đẩy chúng ta ra khỏi Kursk của Nga. Tất cả những câu chuyện này, tất cả những chỉ số này, các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn mới, tất cả những điều này là những điều quan yếu đối với ông ta. Ông ấy đã đặt ra nhiệm vụ này. Tôi chắc chắn ông ấy muốn đẩy chúng ta ra trước ngày 20 tháng Giêng. Điều rất quan trọng đối với ông ta là chứng minh rằng ông ấy đang kiểm soát tình hình. Ông ấy thực ra không kiểm soát được tình hình.”

Tổng thống Zelenskiy nói rằng “cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk” cho thấy Putin không thể bảo vệ Nga hoàn toàn. Tổng thống cũng nhấn mạnh rằng tình hình khó khăn nhất ở tiền tuyến là ở Donetsk và miền đông Ukraine nói chung.

“Putin muốn chứng tỏ rằng ông ấy đã hoàn thành nhiệm vụ xâm lược toàn bộ Donbas, như ông ấy đã thường nói,và ông ấy cần đẩy chúng ta ra khỏi Kursk”

Ông nói thêm rằng Nga chưa bao giờ chịu tổn thất lớn như ở mặt trận Kursk.

Tổng thống Zelenskiy cho biết: “Thực tế là Putin rất có thể đang chuyển tiếp yêu cầu cá nhân tới bộ chỉ huy rằng 'số phận của Quân đội phụ thuộc vào mặt trận Kursk'“, đồng thời nói thêm rằng Nga chỉ có thể đe dọa chứ không mạnh như vẻ bề ngoài.

Trước đó, tờ The Telegraph đưa tin Putin đã điều động 60.000 quân Nga và Bắc Hàn nhằm mục đích chiếm lại Tỉnh Kursk từ Ukraine trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào tháng Giêng.

[Ukrainska Pravda: Putin sets task to drive Ukrainian troops from Russia's Kursk by 20 January – Zelenskiy]

4. Mediazona xác nhận danh tính của gần 80.000 binh lính Nga thiệt mạng ở Ukraine

Mediazona, một kênh truyền thông độc lập của Nga, cùng với BBC Russia, đã xác nhận thông qua nghiên cứu nguồn mở danh sách của 79.819 binh sĩ Nga đã thiệt mạng kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu.

Trong khi Vladimir Putin khoe hỏa tiễn đạn đạo tầm trung Oreshnik có khả năng mang đầu đạn hạt nhân mới, làm dấy lên nỗi lo ngại mới về leo thang hạt nhân, Mediazona đưa tin có thêm gần 2.700 quân nhân Nga thiệt mạng tại Ukraine được xác nhận trong hai tuần qua.

Theo các phương tiện truyền thông, số người chết được xác nhận hiện bao gồm 17.000 tình nguyện viên, 14.500 tù nhân được tuyển dụng và 9.700 binh lính bị huy động. Các nhà báo lưu ý rằng con số thực tế có thể cao hơn đáng kể, vì thông tin được xác minh của họ đến từ các nguồn công khai như cáo phó, bài đăng của người thân, báo cáo của phương tiện truyền thông khu vực, các thông báo của nhà thờ và tuyên bố từ chính quyền địa phương.

Bản báo cáo ngày 22 tháng 11 được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều bằng chứng về tình trạng bạo lực lan rộng trong hàng ngũ quân đội Nga. Các sự việc gần đây bao gồm vụ bắt giữ hai chỉ huy, được gọi bằng biệt danh Bely và Gvozd, vì nhốt cấp dưới trong lồng chó và cái chết của tình nguyện viên người Mỹ ủng hộ Điện Cẩm Linh Russell Bentley trong một cơ sở giam giữ quân sự.

Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự quy mô lớn vào ngày 22 tháng 2 năm 2022, hơn 4.364 sĩ quan Nga đã thiệt mạng trong chiến đấu ở Ukraine.

Theo số liệu do Kyiv công bố, tổng số thương vong của Nga tại Ukraine đã vượt quá 700.000 tính đến ngày 4 tháng 11, đánh dấu mức tăng 100.000 chỉ trong 77 ngày. Các số liệu không phân biệt giữa những người thiệt mạng, bị thương, mất tích hoặc bị bắt, mặc dù chúng được hiểu rộng rãi là bao gồm tất cả các loại. Những con số này chủ yếu phù hợp với ước tính từ các quốc gia phương Tây.

[Kyiv Independent: Mediazona confirms identities of almost 80,000 Russian soldiers killed in Ukraine]

5. Tướng Zaluzhnyi: Việc sử dụng các tiến bộ công nghệ sẽ ngăn chặn đột phá ‘nghiêm trọng’ ở tuyến đầu cho đến năm 2027

Những tiến bộ công nghệ mới được tìm thấy trong thời chiến sẽ ngăn chặn những đột phá nghiêm trọng ở tiền tuyến dọc biên giới Ukraine-Nga cho đến khoảng năm 2027, Valerii Zaluzhnyi, cựu tổng tư lệnh Ukraine và hiện là đại sứ tại Vương quốc Anh, đã nói với Ukrainska Pravda trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 23 tháng 11.

“Khi robot bắt đầu xuất hiện ồ ạt trên chiến trường, chúng khiến bất kỳ hoạt động di chuyển nào của binh lính đều trở nên bất khả thi. Việc không thể chiến đấu với robot đã dẫn đến sự bế tắc. Chúng tôi không thể tiến về phía người Nga và do đó, người Nga cũng không thể tiến về phía trước”, Zaluzhnyi nói.

Zaluzhnyi nói thêm rằng đây là giai đoạn thích nghi tạm thời và dựa trên dự đoán của ông, đến khoảng năm 2027, việc sử dụng công nghệ như vậy có thể trở nên phổ biến đến mức tiềm năng đạt được những đột phá nghiêm trọng ở tiền tuyến mới có thể được tiếp tục.

Nga đã tăng cường các cuộc tấn công dọc theo mặt trận phía đông trong những tuần gần đây, gây áp lực ngày càng lớn cho lực lượng Ukraine khi họ phải vật lộn để bảo vệ các vị trí quan trọng.

Nga cũng tiếp tục tăng cường các cuộc tấn công vào các mục tiêu dân sự, trong bối cảnh mùa đông khắc nghiệt dự kiến sẽ xảy ra do tình trạng thiếu hụt năng lượng.

Vào ngày 21 tháng 11, trong một cuộc phô trương sức mạnh, Nga đã phóng một loại hỏa tiễn đạn đạo tầm trung, gọi tắt là IRBM mới vào Dnipro. Cuộc tấn công này diễn ra khi có tin tức rằng Nga đã bắt đầu sản xuất máy bay điều khiển từ xa nhiệt áp để nhắm vào Ukraine, có khả năng gây ra “sự sợ hãi đơn giản” đối với dân thường, bao gồm cả phổi bị xẹp, nhãn cầu bị dập và tổn thương não, theo một nguồn tin quen thuộc với hoạt động sản xuất máy bay điều khiển từ xa của Nga.

Bất chấp sự tấn công dữ dội và việc sử dụng vũ khí mới, quân đội Nga đã phải chịu thương vong kỷ lục kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện và vẫn chưa thể phá vỡ hoàn toàn hệ thống phòng thủ của Ukraine để chiếm toàn bộ Tỉnh Donetsk và tiếp tục cuộc tấn công của họ. Theo ước tính của Bộ Tổng tham mưu Ukraine, Nga đã phải chịu 1.420 thương vong vào ngày 22 tháng 11.

Mặc dù Nga đã huy động khoảng 11.000 binh lính Bắc Hàn để hỗ trợ nỗ lực giành lại lãnh thổ ở Kursk, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi xung quanh hiệu quả của họ trong bối cảnh rào cản ngôn ngữ đáng kể cũng như thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế.

Theo Zaluzhnyi, Nga không thể mở rộng tiền tuyến vì sẽ cần nguồn lực khổng lồ “mà người Nga không còn nữa”.

[Kyiv Independent: Zaluzhnyi: Use of technological advancements will prevent 'serious' front line breakthrough until 2027]

6. Hình ảnh cho thấy đống đổ nát của hỏa tiễn thử nghiệm mới của Nga

Trong bối cảnh cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đang diễn ra, những bức ảnh chụp hôm Chúa Nhật cho thấy xác hỏa tiễn thử nghiệm mới của Mạc Tư Khoa được phóng thử vào thứ Năm và đánh trúng một nhà máy ở Ukraine.

Cuộc chiến đã diễn ra trong hơn hai năm sau khi Putin ra lệnh tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Mặc dù Mạc Tư Khoa đặt mục tiêu giành chiến thắng nhanh chóng trước quốc gia láng giềng Đông Âu, được coi là có quân đội nhỏ hơn nhiều, nhưng nỗ lực phòng thủ mạnh mẽ của nước này được hỗ trợ bởi viện trợ của phương Tây đã ngăn cản nước này đạt được những thành quả đáng kể.

Các quan chức Ukraine cho biết hôm thứ Năm rằng một nhà máy ở thành phố Dnipro, miền trung Ukraine đã bị tấn công bởi một vụ phóng thử hỏa tiễn đạn đạo tầm trung mới.

Putin cho biết vụ bắn hỏa tiễn, vốn là thử nghiệm, là để đáp trả việc Kyiv sử dụng hỏa tiễn của Mỹ và Anh có khả năng tấn công sâu hơn vào Nga. Vụ việc diễn ra khi mối lo ngại gia tăng vào tuần trước sau quyết định của Tổng thống Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn ATACMS của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga.

Trong nhiều tháng, Ukraine đã thúc giục Hoa Kỳ cho phép tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga, nhưng Tòa Bạch Ốc đã phản đối vì lo ngại leo thang. Tuy nhiên, quyết định điều động quân đội Bắc Hàn đến mặt trận Ukraine của Mạc Tư Khoa đã thay đổi suy nghĩ của chính quyền.

Vào Chúa Nhật, Cơ quan An ninh Ukraine đã cho hãng thông tấn Associated Press xem mảnh vỡ của hỏa tiễn đạn đạo thử nghiệm mới.

Hỏa tiễn này, được gọi là “Oreshnik” (tiếng Nga có nghĩa là cây phỉ), được cho là dựa trên hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa RS-26 Rubezh và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.

Theo các viên chức an ninh có mặt tại hiện trường ở một địa điểm không được tiết lộ tại Ukraine, đống đổ nát, vẫn chưa được phân tích, cho thấy những mảnh vỡ bị cháy đen và các bộ phận bị biến dạng khi AP và các phương tiện truyền thông khác có thể nhìn thấy các mảnh vỡ trước khi chúng được các điều tra viên mang đi.

Theo Cục Tình báo Ukraine, hỏa tiễn được bắn từ Bãi thử hỏa tiễn số 4, Kapustin Yar, ở vùng Astrakhan của Nga và bay trong 15 phút trước khi tấn công Dnipro.

Hỏa tiễn này có sáu đầu đạn, mỗi đầu đạn chứa sáu đầu đạn con và đạt tốc độ lên tới Mach 11 trong suốt hành trình bay.

“Cần lưu ý rằng đây là lần đầu tiên người ta phát hiện thấy tàn tích của một hỏa tiễn như vậy trên lãnh thổ Ukraine”, một chuyên gia thuộc Cơ quan An ninh Ukraine, người chỉ tự nhận mình tên là Oleh vì không được phép thảo luận vấn đề này với giới truyền thông, cho biết.

Mặc dù Putin kháo rằng Oreshnik là hỏa tiễn không có đối thủ, không có hỏa tiễn nào trên thế giới mạnh mẽ bằng, và không có hệ thống phòng không nào có thể ngăn chặn được nó, nhưng các chuyên gia quân sự của Đức nói rằng Oreshnik là hỏa tiễn giả. Nó không mang chất nổ. Về cơ bản, nó chỉ là một cục sắt khổng lồ bay với tốc độ cao. Cố nhiên, nó phang trúng thì mình cũng chết nhưng nó không phát nổ khi va chạm.

Cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hôm thứ Năm đã làm dấy lên những lo ngại mới ở Washington khi cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz của Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố rằng mặc dù chính quyền muốn “đưa cả hai bên vào bàn đàm phán” nhưng vẫn lo ngại về sự leo thang.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu trên Fox News Sunday, Waltz cho biết ông đã gặp cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Biden, Jake Sullivan, để thảo luận về chính sách và các lựa chọn của Hoa Kỳ tại Ukraine, đồng thời nói thêm rằng những cuộc trò chuyện đó sẽ tiếp tục.

“Đối với những đối phương của chúng ta ngoài kia nghĩ rằng đây là thời cơ, rằng họ có thể chơi trò này với chính quyền kia, thì họ đã sai,” ông nói. “Chúng tôi đang chung tay. Chúng tôi là một đội với Hoa Kỳ trong quá trình chuyển đổi này.”

Waltz dường như ủng hộ quyết định của Tổng thống Biden khi gửi cả mìn chống bộ binh cho lực lượng Ukraine sử dụng trong cuộc xung đột và nói rằng, “Đây là một bước tiến tới việc củng cố phần nào ranh giới”, ông cũng nhấn mạnh mong muốn của Tổng thống đắc cử Donald Trump là cuộc xung đột sẽ nhanh chóng kết thúc.

Waltz cho biết: “Tổng thống đắc cử rất quan tâm đến sự leo thang và mọi chuyện sẽ đi đến đâu”. “Chúng ta cần đưa vấn đề này đến hồi kết có trách nhiệm. Chúng ta cần khôi phục khả năng răn đe, khôi phục hòa bình và đi trước nấc thang leo thang này, thay vì phản ứng lại nó”.

Điều này xảy ra khi cuộc chiến không có dấu hiệu lắng dịu. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy báo cáo rằng Nga đã sử dụng hơn 800 quả bom dẫn đường và hàng trăm máy bay điều khiển từ xa trong tuần qua. Trong khi đó, Nga tuyên bố đã bắn hạ 34 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trên các khu vực phía tây của nước này.

[Newsweek: Photos Show Wreckage of Russia's New Experimental Missile]

7. Kyiv cho biết Nga hành quyết năm tù nhân chiến tranh Ukraine

Văn phòng Công tố khu vực Donetsk đưa tin hôm Thứ Sáu, 22 Tháng Mười Một, rằng quân đội Nga đã giết chết năm tù binh chiến tranh Ukraine không có vũ khí vào tháng trước.

Văn phòng công tố cho biết quân đội Nga đã tấn công vào các vị trí của quân đội Ukraine gần thành phố Vuhledar, thuộc tỉnh Donetsk, trong một cuộc tấn công mà năm người bảo vệ đã bị bắt vào ngày 2 tháng 10.

Trích dẫn dữ liệu hoạt động, báo cáo cho biết một người đã bị giết trong vành đai rừng, trong khi bốn người khác bị áp giải đến đường và cũng bị bắn.

Báo cáo cho biết: “Việc giết tù binh chiến tranh là hành vi vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva và được coi là một tội ác quốc tế nghiêm trọng”.

Tuyên bố này cũng cho biết thêm rằng các hoạt động điều tra đang được tiến hành để xác định đầy đủ các tình tiết của vụ việc, trong đó cuộc điều tra trước khi xét xử đang được Tổng cục An ninh Ukraine tiến hành tại các khu vực Donetsk và Luhansk.

Hôm Thứ Bẩy, 23 Tháng Mười Một, Trung tướng Kyrylo Budanov cho biết Kyiv biết về “danh sách hành quyết” của Nga nhắm vào giáo viên, nhà báo, linh mục và những người khác ở Ukraine.

Tướng Budanov cho biết: “Danh sách hành quyết được cho là bao gồm các giáo viên dạy tiếng Ukraine, văn học, lịch sử, cựu chiến binh Chiến dịch chống khủng bố, nhà báo, nhà khoa học, nhà văn, linh mục của Giáo hội Chính thống giáo Ukraine và các giáo phái khác ủng hộ Ukraine, các nhân vật công chúng và chính trị, nhà lãnh đạo chính quyền nhà nước và chính quyền tự quản”.

Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo cũng cho biết rằng “chủ nghĩa bài Ukraine” đã ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội Nga.

“Cuộc diệt chủng người Ukraine không chỉ là chính sách nhà nước của Liên bang Nga mà còn là sự kết án xã hội bắt buộc từ cấp trên”, ông nói.

Tuần này, Mạc Tư Khoa đã tiến hành một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn siêu thanh vào thành phố Dnipro, miền trung Ukraine, nhằm vào một cơ sở quân sự.

Cuộc tấn công sử dụng hỏa tiễn siêu thanh Oreshnik thử nghiệm, một loại vũ khí tầm trung được cho là có thể trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.

Trong bài phát biểu trên truyền hình, Putin cho biết cuộc tấn công là phản ứng trước việc Ukraine điều động hỏa tiễn tầm xa của Mỹ và Anh, vốn được sử dụng để nhắm vào các địa điểm bên trong nước Nga. “Không ai trên thế giới có vũ khí mạnh mẽ như thế này”, Putin nói.

Tổng thống Joe Biden đã bật đèn xanh cho việc sử dụng Hệ thống Hỏa tiễn Chiến thuật của Lục quân, gọi tắt là ATACMS do Hoa Kỳ cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga trong một sự thay đổi chính sách quan trọng được công bố vào cuối tuần trước.

Tổng thống Biden biện minh cho động thái này là nhằm phản ứng trước sự tham gia của quân đội Bắc Hàn trong cuộc xung đột.

[Newsweek: Russia Executes Five Ukrainian Prisoners Of War: Kyiv]

8. Tổng thống Zelenskiy: Chúng ta sẽ thấy đề xuất của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào Tháng Giêng và chúng ta sẽ có kế hoạch chấm dứt chiến tranh

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine có mọi cơ hội chấm dứt chiến tranh vào năm tới, và đề xuất chấm dứt chiến tranh của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump sẽ được công bố vào tháng Giêng.

Tổng thống Zelenskiy cho biết như trên trong Hội nghị Ngũ cốc quốc tế lần thứ 3 nhóm tại Ukraine vào hôm Thứ Bẩy, 23 Tháng Mười Một.

Ông nói: “Chúng ta cởi mở với việc thảo luận về chấm dứt chiến tranh, tôi sẽ nói lại lần nữa, và nhân tiện, với các nhà lãnh đạo các nước Phi Châu, Á Châu và các quốc gia Ả Rập... Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe các đề xuất của họ.”

“Tôi cũng muốn xem các đề xuất của Tổng thống mới của Hoa Kỳ. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy những đề xuất này vào tháng Giêng. Và tôi nghĩ chúng ta sẽ có một kế hoạch để chấm dứt cuộc chiến này.”

Zelenskiy cũng nói thêm rằng ông “không muốn phẩm chất thông tin sai lệch của Nga ảnh hưởng đến mọi người, rằng chúng ta được cho là chỉ có kế hoạch của riêng mình và chúng ta không muốn nghe từ các đối tác khác từ các châu lục khác. Điều này không đúng.”

Tuy nhiên, Zelenskiy nhấn mạnh rằng Nam Bán cầu sẽ đứng về phía Ukraine và đứng về phía chấm dứt chiến tranh. Nam Bán cầu về cơ bản bao gồm các quốc gia Phi Châu, Mỹ Châu Latinh và Caribe, Á Châu (trừ Nhật Bản và Nam Hàn) và Châu Đại Dương (trừ Úc và New Zealand).

“Tôi tin rằng chúng ta có mọi cơ hội để chấm dứt chiến tranh vào năm tới. Có những bước đi thích hợp để thực hiện điều đó... Chúng tôi hiểu rằng Nga sẽ không thực hiện tất cả những bước đi này. Nhưng có một Hiến chương Liên Hiệp Quốc và tất cả các bước đi của chúng ta dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc sẽ được các đối tác của chúng ta hỗ trợ”, ông nói.

Zelenskiy cũng lưu ý rằng cuộc gặp của ông với Tổng thống đắc cử Donald Trump phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tính hợp pháp của cuộc gặp, trong khi các cuộc họp chuẩn bị có thể diễn ra trước lễ nhậm chức.

“Tôi không biết khi nào các cuộc họp sẽ diễn ra, tôi không có thông tin nào, các nhóm đang làm việc. Điều đó phụ thuộc vào nhiều thứ, không chỉ phụ thuộc vào lịch trình, mà còn phụ thuộc vào tính hợp pháp của các cuộc họp. Nếu chúng ta muốn các cuộc họp giải quyết một số vấn đề... các cơ hội lập pháp này sẽ phải diễn ra sau lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Nếu chúng ta muốn có bất kỳ cuộc họp nào mang tính chuẩn bị nào, chúng có thể được tổ chức trước lễ nhậm chức.”

Hơn nữa, Tổng thống nhấn mạnh rằng trước cuộc họp, điều quan trọng là không tạo cơ hội cho “một số làn sóng, một số nhóm nhất định gây chia rẽ giữa Tổng thống Ukraine và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden”.

“Điều này rất quan trọng vì có rất nhiều người muốn làm như vậy”, Zelenskiy nói thêm.

[Ukrainska Pravda: Zelenskiy: We'll see Tổng thống đắc cử Donald Trump's proposals in January, and we'll have plan to end war]

9. Phòng không Ukraine phá hủy hơn 10 máy bay điều khiển từ xa của Nga đe dọa Kyiv qua đêm

Lực lượng phòng không Ukraine đã phá hủy hơn 10 máy bay điều khiển từ xa của Nga đe dọa thành phố Kyiv vào đêm 23 rạng sáng Chúa Nhật, 24 Tháng Mười Một. Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết như trên và nhấn mạnh rằng không có thương vong hay thiệt hại nào cho thủ đô.

Ông lưu ý rằng vào ban đêm, Quân đội Nga một lần nữa tấn công thủ đô Ukraine bằng máy bay điều khiển từ xa.

Các máy bay điều khiển từ xa bay đến Kyiv từ nhiều hướng khác nhau. Cảnh báo không kích trong thành phố có hiệu lực trong hơn 3 giờ.

Lực lượng phòng thủ đã phát hiện và tiêu diệt hơn 10 máy bay điều khiển từ xa đe dọa thủ đô.

Ông cho biết không có thiệt hại nào ở thủ đô và không có thương vong nào được báo cáo.

Tuy nhiên, ông lưu ý có khả năng máy bay điều khiển từ xa có thể thay đổi hướng và gây ra mối đe dọa cho Kyiv. Hãy cẩn thận và cảnh giác với cảnh báo không kích.”

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố hơn 30 máy bay điều khiển từ xa đã tấn công 3 tỉnh của Nga qua đêm

Ba mươi bốn máy bay điều khiển từ xa của Ukraine được cho là đã tấn công ba tỉnh của Liên bang Nga vào đêm 23 rạng sáng 24 tháng 11.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, 27 máy bay điều khiển từ xa được cho là đã bị phá hủy trên lãnh thổ Tỉnh Kursk. Hơn nữa, họ nói thêm rằng bốn máy bay điều khiển từ xa được cho là đã bị chặn trên lãnh thổ của Tỉnh Lipetsk, hai máy bay điều khiển từ xa bị bắn hạ trên lãnh thổ của Tỉnh Belgorod và một UAV bị bắn hạ trên lãnh thổ của Tỉnh Oryol.

[Ukrainska Pravda: Ukrainian air defence destroys more than 10 Russian drones threatening Kyiv overnight]