Ngày 22-02-2025
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 7 Mùa Thường Niên Năm C dành cho những người không thể đến Nhà Thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:37 22/02/2025

BÀI ĐỌC 1 1Sm 26:2,7-9,12-13,22-23

Bài trích sách Sa-mu-en quyển thứ nhất.

Hồi ấy, vua Sa-un lên đường và xuống sa mạc Díp, cùng với ba ngàn quân tinh nhuệ của Ít-ra-en, để tìm bắt ông Đa-vít trong sa mạc Díp. Đang đêm, ông Đa-vít và ông A-vi-sai đến chỗ quân binh. Vua Sa-un đang nằm ngủ trong trại binh, cây giáo của vua cắm xuống đất, ở phía đầu vua, còn ông Áp-ne và quân binh thì nằm chung quanh.

Ông A-vi-sai nói với ông Đa-vít: “Hôm nay Thiên Chúa đã nộp kẻ thù của cậu vào tay cậu. Bây giờ, xin cho cháu dùng giáo ghim nó xuống đất, một nhát thôi; cháu không cần đâm nhát thứ hai.”

Ông Đa-vít nói với ông A-vi-sai: “Đừng giết vua! Có ai tra tay hại đấng Đức Chúa đã xức dầu tấn phong mà vô sự đâu?”

Ông Đa-vít lấy cây giáo và bình nước ở phía đầu vua Sa-un, rồi cả hai người ra đi. Không ai thấy, không ai hay, không ai thức dậy. Họ đều ngủ cả, vì Đức Chúa đã cho một giấc ngủ mê ập xuống trên họ.

Ông Đa-vít đi sang phía bên kia và đứng trên đỉnh núi, ở đàng xa; có một khoảng cách lớn giữa họ.

Ông Đa-vít nói: “Cây giáo của đức vua đây. Một trong các đầy tớ hãy sang mà lấy. Xin Đức Chúa thưởng công cho mỗi người tuỳ theo sự công chính và lòng trung thành của họ: hôm nay Đức Chúa đã nộp cha vào tay con, nhưng con đã không muốn tra tay hại đấng Đức Chúa đã xức dầu tấn phong.”

Đó là Lời Chúa.

BÀI ĐỌC 2 1Cr 15:45-49

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

Thưa anh em, con người đầu tiên là A-đam được dựng nên thành một sinh vật, còn A-đam cuối cùng là thần khí ban sự sống. Loài xuất hiện trước không phải là loài có thần khí, nhưng là loài có sinh khí; loài có thần khí chỉ xuất hiện sau đó.

Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất; còn người thứ hai thì từ trời mà đến. Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến. Vì thế, cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến.

Đó là Lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG Ga 13:34

Alleluia. Alleluia.

Chúa nói: Thầy ban cho anh em một điều răn mới,

là anh em hãy yêu thương nhau, như thầy đã yêu thương anh em. Alleluia.

TIN MỪNG Lc 6:27-38

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng:

“Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây:

Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.

Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại.

Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.

Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”

Đó là Lời Chúa.
 
Rất nhân hậu
Lm. Minh Anh
15:24 22/02/2025
RẤT NHÂN HẬU
“Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!”.

“Lòng nhân hậu của Thiên Chúa đi trước sự lưỡng lự ‘không sẵn lòng’ của Ngài; nó đi theo ước muốn, để làm sao ý chí của Ngài phải có hiệu lực!” - Augustinô.

Kính thưa Anh Chị em,

Thánh Vịnh đáp ca Chúa Nhật hôm nay rạng ngời chân lý ngàn đời: “Thiên Chúa Là Tình Yêu!”. Và như thế, câu nói của Augustinô - một lần nữa - cho thấy ý chí của Thiên Chúa là ‘yêu thương và chỉ yêu thương’, vì “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!”.

Bắt chước Thiên Chúa để sống chân lý này, Kitô hữu trở nên những con người khác biệt và Kitô giáo không giống bất cứ tôn giáo nào! Tại sao? Chính ân sủng và sức mạnh của Thiên Chúa đã ban cho con cái Ngài khả năng để đối xử với người khác không như họ ‘đáng đối xử’, nhưng ‘như Chúa muốn họ được đối xử’. Vì lẽ, Chúa “nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác” - bài đọc một. Tình yêu Ngài bao trùm các thánh nhân lẫn những tội nhân; Ngài luôn tìm điều tốt đẹp nhất nơi chúng ta và dạy chúng ta tìm điều tốt đẹp nhất nơi người khác, cả nơi những người thù ghét mình.

“Hãy cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em!”. Lời cầu nguyện dành cho những ai làm chúng ta đau khổ vừa phá vỡ ước muốn trả thù, vừa giải phóng sự tù hãm của con tim. Nhưng làm sao có thể yêu thương những người đã gây tổn hại cho chúng ta? Hãy nhìn lên thập giá! Thập giá Chúa Kitô có thể giải thoát chúng ta khỏi tàn độc của hận thù, trả thù và oán thù; nó cho chúng ta can đảm để đáp lại điều ác bằng điều thiện.

Dạy chúng ta yêu kẻ thù, Chúa Giêsu không nói những điều không tưởng, huyễn hoặc với những mỹ từ. Không! Đây là sự cách tân và cũng là đỉnh cao của Kitô giáo! Chúa đòi chúng ta một tình yêu không tính bằng giá; vì thước đo tình yêu Ngài dùng là ‘không có thước đo’. Bao lần chúng ta quên điều đó, nên xử sự như con cái thế gian! Đây là con đường hẹp nhưng là trọng tâm của Tin Mừng. Đừng lo lắng về ác ý, về những ý nghĩ tiêu cực của người khác; thay vào đó, mở rộng trái tim! Những ai yêu mến Chúa, sẽ không có kẻ thù, vì ‘văn hoá thờ phượng’ luôn trái nghịch với ‘văn hoá hận thù!’.

Hãy nhìn vào tấm gương cao thượng của Đavít. Saolê dẫn 3.000 quân truy lùng Đavít, Chúa lại trao Saolê vào tay Đavít - bài đọc một. Vậy mà đó là cơ hội để trái tim và nhân cách của Đavít thể hiện sự vĩ đại và hào hiệp của nó. Đavít chưa biết Chúa Giêsu, nhưng đã đối xử cao cả theo hình ảnh “Ađam mới” - Đấng từ trời - hậu duệ của ông - bài đọc hai.

Anh Chị em,

“Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!”. Sứ điệp Lời Chúa thật rõ: hãy nhân hậu như Thiên Chúa ‘rất nhân hậu!’. Trên thập giá, điều đầu tiên Chúa Giêsu nghĩ đến là, “Xin Cha tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm!”. Cũng thế, Đavít đã nhân hậu vì ông cảm nhận sự nhân hậu Chúa dành cho ông, gia tộc ông. Như vậy, chúng ta không thể yêu thương kẻ thù, nhân hậu với người hiềm khích mình nếu không cảm nhận thế nào là sự tha thứ nơi thập giá Chúa Kitô. Nhân hậu với anh chị em mình, bạn thực sự mang hình ảnh ‘con người thần thiêng’. Hãy để mình bay cao, bay xa như con trai con gái của Chúa!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, Đấng ‘rất nhân hậu’ với con; giúp con làm điều tương tự với anh chị em con, với cả những ai đang đóng đinh con, đóng đinh Mẹ Hội Thánh của con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:35 22/02/2025

57. Lúc này có thể làm được thì không nên kéo dài qua giờ khác.

(Thánh John Berchmans)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"


-----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:38 22/02/2025
73. CÓ CỎ ẨN THÂN

Một anh ngốc gặp một người thông minh, người thông minh tặng anh ta một cây cỏ và nói:

- “Cây này gọi là cỏ ẩn thân, cầm nó trong tay thì người khác sẽ không thấy anh”.

Anh ngốc cầm cây “cỏ ẩn thân” và lập tức đi vào trong chợ lấy tiền của người khác rồi nghênh ngang mà đi, chủ tiền bắt anh ta đánh cho một trận, anh ngốc la lên:

- “Ông làm sao đánh tôi được vì ông không thấy tôi, bởi vì tôi có cây “cỏ ẩn thân” mà !”

(Tiêu Tán)

Suy tư 73:

Thời đại hiện nay người ta chỉ nghe nói có máy bay tàng hình, tàng hình theo nghĩa kỹ thuật quân sự là con mắt của máy ra đa nhìn không thấy được nó, chứ thật ra nó vẫn bay lù lù ấy mà.

Thời nay “cỏ ẩn thân” thì chỉ có trong những chuyện phim thần thoại và phim khoa học giả tưởng mà thôi.

Thời nay tuy không có “cỏ ẩn thân” để mà đi ăn cắp tiền của người khác, nhưng có một loại “giấy ẩn thân” không những ăn cắp tiền của người dân, mà còn “rút ruột” những công trình lớn nhỏ làm hại quốc gia, làm nghèo đất nước, làm hại cộng đoàn, đó là loại giấy “báo cáo láo”, trong “giấy ẩn thân báo cáo láo” này sự thực thì chỉ có một nhưng lại báo cáo hàng trăm, hàng trăm báo cáo hàng ngàn, hàng ngàn báo cáo hàng triệu.v.v...cứ thế mà báo cáo láo để ăn cắp tiền của người dân, dựa vào “giấy ẩn thân” này để ăn cắp thì cũng sẽ có ngày bị phát hiện, họ là những người ngốc nhất trần gian.

Người Ki-tô hữu tuy không có “cỏ ẩn thân”, nhưng có một nơi ẩn thân kín đáo nhất, kiên cố nhất và an tòan nhất mà ma quỷ và những cám dỗ của nó không làm gì được, đó chính là bí tích Thánh Thể, núp trong tình yêu của Ngài thì ba thù của người Ki-tô hữu là ma quỷ, thế gian và xác thịt làm gì được chứ? Núp trong sự che chở của Chúa Giê-su Thánh Thể thì thế gian làm được gì chứ?

Phúc cho những ai biết ẩn thân trong tình yêu của Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, họ là người khôn ngoan và thông minh nhất trần gian vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Họp báo: Các bác sĩ của Đức Giáo Hoàng nói về sức khỏe, cả hai cánh cửa đều mở
Đặng Tự Do
07:33 22/02/2025


Các bác sĩ của Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết sau một tuần nằm viện, ngài “vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm” và sẽ phải nằm viện ít nhất một tuần nữa, nhưng cũng chưa có nguy cơ tử vong ngay lập tức.

“Đức Giáo Hoàng đã thoát khỏi nguy hiểm chưa? Chưa, ngài chưa thoát khỏi nguy hiểm”, Bác sĩ Sergio Alfieri, giám đốc khoa phẫu thuật y khoa của Bệnh viện Gemelli ở Rôma và là trưởng nhóm y tế của Đức Giáo Hoàng tại đó cho biết.

Phát biểu với các nhà báo vào ngày 21 tháng 2 trong cuộc họp báo đầu tiên của các bác sĩ kể từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô được đưa vào cơ sở này để điều trị bệnh viêm phế quản dai dẳng vào ngày 14 tháng 2, Bác sĩ Alfieri cho biết về tình trạng lâm sàng của Đức Giáo Hoàng, “entrambe le porte sono aperte”, nghĩa là “cả hai cánh cửa đều mở”. Đó là thành ngữ tiếng Ý ngụ ý cửa sinh, cửa tử đều có khả năng.

“Đức Giáo Hoàng vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm. Hiện tại, ngài không có nguy cơ tử vong, nhưng tình hình thực tế là như vậy, và cánh cửa mở ra cho cả hai khả năng”, ông nói.

Bác sĩ Alfieri giải thích rằng ban đầu, Đức Giáo Hoàng được điều trị cảm lạnh tại Vatican, nhưng do tuổi tác và lịch trình bận rộn, bệnh đã chuyển thành viêm phế quản không thể tự điều trị tại nhà và phải vào bệnh viện.

Sau khi được đưa vào Gemelli, Đức Giáo Hoàng, là người đặc biệt dễ mắc các bệnh về đường hô hấp sau khi phải cắt bỏ một phần phổi do bị viêm phổi nghiêm trọng khi còn là một tu sĩ dòng Tên trẻ, thành ra, ngài đã được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do nhiều loại vi khuẩn và viêm phổi ở cả hai bên.

Về tình trạng hiện tại của ngài, “bệnh viêm phế quản hen suyễn vẫn còn, căn bệnh mãn tính vẫn còn,” Bác sĩ Alfieri nói, nói rằng Đức Giáo Hoàng “biết rằng tình hình rất nghiêm trọng. Đôi khi ngài không thở được.”

Tuy nhiên, ông cho biết hiện tại Đức Giáo Hoàng hoàn toàn có thể tự thở và vẫn vui vẻ, thường xuyên kể chuyện cười, ngài cũng có thể đọc sách, làm việc và di chuyển quanh phòng với sự trợ giúp, ngồi trên ghế hoặc đến nhà nguyện để cầu nguyện.

Về thời gian nằm viện của Đức Giáo Hoàng, Bác sĩ Alfieri cho biết ngài sẽ phải nằm viện “ít nhất là cả tuần tới” và “việc điều trị của ngài cần thời gian để có hiệu quả”.

“Ngài chỉ có thể về khi an toàn, và chúng tôi đang nỗ lực vì điều này,” ông nói, giải thích rằng tình hình của Đức Giáo Hoàng rất phức tạp vì các phương pháp điều trị bằng thuốc khác nhau mà ngài đang áp dụng có thể gây ra những tác dụng có tính chất phản tác dụng lẫn nhau.

Ví dụ, ông cho biết liệu pháp cortisone mà Đức Giáo Hoàng đang áp dụng để điều trị bệnh viêm phổi có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, và do đó có thể ảnh hưởng đến liệu pháp kháng sinh mà ngài đang áp dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng, nghĩa là bệnh nhiễm trùng có thể lan rộng và dẫn đến nhiễm trùng huyết ở các cơ quan khác.

Tuy nhiên, ông cho biết liều lượng cortisone quá thấp có nghĩa là bệnh viêm phổi của Đức Giáo Hoàng có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn và nhóm y tế của Đức Giáo Hoàng đang theo dõi cẩn thận liều lượng để tìm ra sự cân bằng phù hợp.

Trong hai ngày qua, bản tin y tế của Vatican về tình hình của Đức Giáo Hoàng đã đưa tin về “sự cải thiện nhẹ” trong xét nghiệm máu và tình trạng lâm sàng tổng thể của ngài.

Bác sĩ Alfieri không nêu rõ mốc thời gian chính xác cho sự hồi phục của Đức Giáo Hoàng, ngoại trừ việc thời gian nằm viện của ngài sẽ kéo dài đến tuần tới.

“Việc điều trị cần có thời gian. Ngài sẽ trở về Santa Marta khi không còn cần phải chăm sóc tại bệnh viện nữa”, ông nói, “so với lúc mới đến, ngài đã khỏe hơn nhiều, nhưng trong một ngày tình hình có thể thay đổi, vì ngài đang phải dùng một lượng thuốc rất lớn”.

Luigi Carbone, phó giám đốc Sở Y tế và Vệ sinh của Thành phố Vatican và là bác sĩ riêng của Đức Giáo Hoàng, phát biểu với các nhà báo trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu rằng các bản tin y khoa hàng ngày được công bố về tình trạng của Đức Giáo Hoàng là sản phẩm của các quan sát của nhóm và đã được Đức Giáo Hoàng chấp thuận.

“Ngài muốn chúng tôi luôn nói sự thật. Chính ngài đã yêu cầu chúng tôi nói rằng: Tôi nhận ra rằng tôi là một người đàn ông lớn tuổi và tôi có những vấn đề mãn tính. Ngay cả khi Đức Giáo Hoàng khỏe hơn, bệnh viêm phế quản hen suyễn và giãn phế quản của ngài vẫn còn”, ông nói.

Mặc dù Đức Thánh Cha Phanxicô có thể di chuyển, khả năng di chuyển của ngài vẫn còn hạn chế, cũng như số lượng cộng tác viên và du khách được phép vào thăm ngài. Cho đến nay, những du khách duy nhất của ngài là những người mà Vatican mô tả là “những cộng sự thân cận nhất” của ngài, và Thủ tướng Ý Girogia Meloni.

Đây sẽ là thời gian nằm viện dài nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô, trước đó ngài đã trải qua hai đợt nằm viện kéo dài 10 ngày khác nhau tại Gemelli, một lần vào năm 2021 để phẫu thuật đại tràng và một lần nữa vào năm 2023 sau ca phẫu thuật để chữa thoát vị bụng do một ca phẫu thuật trước đó gây ra.

Nếu ngài phải nằm viện hơn 18 ngày, thời gian nằm viện của ngài sẽ vượt qua thời gian nằm viện dài nhất của người tiền nhiệm, là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người đã nằm viện lâu nhất trong bệnh viện gần 20 ngày.

Đức Gioan Phaolô II trị vì với tư cách là Giáo Hoàng trong gần 27 năm và đã được đưa vào Gemelli tổng cộng bảy lần trong suốt thời gian làm Giáo Hoàng của mình, với thời gian nằm bệnh viện dài nhất của ngài kéo dài 18 ngày. Nếu thời gian lưu trú của Đức Thánh Cha Phanxicô kéo dài hơn, thì đây sẽ là thời gian nằm bệnh viện dài nhất của một vị Giáo Hoàng trong ba triều đại Đức Giáo Hoàng gần đây nhất.


Source:Crux
 
Các Hồng Y đã sẵn sàng nhưng không quá lo lắng về sức khỏe của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
13:44 22/02/2025

© Hugues Lefèvre:Từ trái sang phải: Hồng Y Omella (Barcelona), Aveline (Marseille), Giám mục Satriano và Cha Leproux


Tạp chí Aleteia, xuất bản ngày 21/02/25, cho hay: Nhiều Hồng Y đồng ý rằng khả năng giáo hoàng từ chức (hoặc qua đời) là có thể xảy ra, nhưng Đức Phanxicô cũng là một "chiến binh" và không có khả năng sớm từ bỏ chức giáo hoàng.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ từ chức "nếu ngài tin rằng điều đó tốt nhất cho lợi ích của Giáo hội", Đức Hồng Y người Pháp Jean-Marc Aveline cho biết. Ngài đã phát biểu bên lề một cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 20 tháng 2 năm 2025 tại Vatican.

Bên cạnh ngài, Đức Hồng Y người Tây Ban Nha Juan José Omella Omella đã từ chối "đưa ra lời tiên tri", đồng thời đảm bảo rằng các Hồng Y "cởi mở" đón nhận những gì có thể xảy ra. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phải nhập viện một tuần vì nhiễm trùng đường hô hấp và tình hình này đang làm dấy lên cuộc tranh luận về khả năng từ chức.

“Tôi không hoảng loạn”, Đức Hồng Y Aveline, Tổng giám mục Marseille cho biết. Sự chú ý của giới truyền thông đã tập trung vào Bệnh viện Gemelli ở Rome kể từ ngày 14 tháng 2, nơi Đức Giáo Hoàng đang được điều trị nhiễm trùng đa vi khuẩn và viêm phổi ảnh hưởng đến cả hai lá phổi.

Đức Hồng Y người Pháp, người đã đến để trình bày dự án cho một con tàu sẽ đi qua Địa Trung Hải trong năm nay, cho biết rằng ngài đang cảm thấy “một cảm giác lo lắng về gia đình” trong những ngày này.

“Giống như khi cha tôi phải nằm viện ngay trước Giáng sinh. Có sự lo lắng, đó là điều bình thường, giống như một người trong gia đình vậy”, ngài nói thêm, chúc ngài “sức khỏe của ngài được cải thiện”.

Đức Hồng Y Aveline nói với các nhà báo — bao gồm cả Aleteia — rằng ngài đã không nói chuyện với Đức Giáo Hoàng kể từ khi Đức Phanxicô nhập viện. Nhưng ngài nhấn mạnh đến sức đề kháng của vị giáo hoàng 88 tuổi này đối với sự mệt mỏi, ngài nhớ lại rằng Đức Giáo Hoàng đã từng nói với ngài:

“Tất cả mọi người xung quanh tôi đều mệt mỏi hơn tôi”. Và vị Hồng Y đã nói đùa: “Ngài là một trong những người [mà], nếu bạn thực sự muốn họ nghỉ ngơi, bạn phải đưa họ vào bệnh viện.”

Đức Giáo Hoàng “tỉnh táo và tự do”

Tờ báo Ý Corriere della Sera đã hỏi Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi rằng liệu Đức Giáo Hoàng có quyết định từ chức hay không. “Tôi nghĩ là có,” ngài trả lời. “Nếu cuối cùng ngài gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, ngài sẽ đưa ra lựa chọn. Rõ ràng là ngài sẽ là người quyết định.” Vị Hồng Y người Ý tin rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ làm mọi cách có thể để ở lại cho đến hết Năm Thánh 2025, “mà ngài cảm thấy là khoảnh khắc tuyệt vời của mình.”

Những bình luận này đề cập đến một chủ đề đang được chú ý trong những ngày gần đây. Về vấn đề này, tổng giám mục Marseille thừa nhận rằng “mọi thứ đều có thể” trong khi “không biết gì” về những gì sẽ xảy ra. Ngài từ chối “dự đoán” hoặc “suy đoán về sức khỏe của Đức Giáo Hoàng.”

Đức Giáo Hoàng thứ 266 là “một chiến binh”, Đức Hồng Y Aveline nhấn mạnh một lần nữa, nhưng không phải “theo nghĩa hiếu chiến của từ này”. Ngài “đủ sáng suốt và tự do” để đưa ra quyết định từ chức, ngài tiếp tục, trước khi tuyên bố, “Nếu ngài cảm thấy đó là điều tốt nhất cho lợi ích của Giáo hội, ngài sẽ làm như vậy”.

Đức Hồng Y Aveline cũng thừa nhận rằng, trong khi Giáo hội “không tạm dừng” và “cuộc sống của Giáo hội vẫn tiếp diễn”, thì viễn cảnh về một mật nghị sắp tới là một câu hỏi mà các Hồng Y đang tự hỏi. “Sớm hay muộn, điều đó sẽ phải xảy ra”, ngài thừa nhận.

“Đức Giáo Hoàng biết mình phải làm gì”.

Bên cạnh ngài, Đức Hồng Y Juan José Omella Omella, Tổng giám mục Barcelona, cũng cho biết rằng “Đức Giáo Hoàng biết mình phải làm gì” và ngài sẽ đưa ra quyết định của mình “với lương tâm trong sáng”.

“Đức Benedict XVI đã chọn con đường từ chức. Tôi tôn trọng quyết định của ngài. Đức Gioan Phaolô II muốn tiếp tục cho đến cùng, và tôi tôn trọng quyết định của ngài”, ngài nhấn mạnh.

Vị giám mục người Tây Ban Nha, một thành viên của nhóm Hồng Y cố vấn cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô — “C9” — do đó đã từ chối “đưa ra lời tiên tri về những gì sẽ xảy ra”. Ngài bác bỏ ý tưởng cho rằng các Hồng Y đang tích cực chuẩn bị cho mật nghị tiếp theo.

“Chúng tôi cởi mở, tất cả chúng tôi đều nằm trong tay Chúa”, ngài nói. Ngài cũng nhấn mạnh rằng “với một giáo hoàng này hay giáo hoàng khác, Giáo hội vẫn tiếp tục phát triển”.

“Càng sống lâu (Đức Giáo Hoàng Phanxicô) càng tốt”, ngài cũng nói, ca ngợi “con đường đổi mới” mà vị giáo hoàng thứ 266 đã thực hiện trong Giáo hội, mà ngài nói phải “đưa đến thành quả”.

“Tôi cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng và tôi chờ đợi tin tức, nhưng với sự bình an, với sự tự tin”, ngài nói. Và “nếu một mật nghị được triệu tập, chúng tôi sẽ làm điều đó. Điều đó không khiến tôi mất ngủ vào ban đêm, cũng không [ngăn cản] tôi làm việc bình thường. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ xem”, ngài kết luận.
 
Ordo amoris’ và điểm mấu chốt
Vũ Văn An
14:55 22/02/2025



Như mọi người đã biết, trong lá thư gần đây gửi Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Đức Phanxicô đã gián tiếp chỉ trích lối hiểu của Phó Tổng Thống Công Giáo JD Vance về “thứ bậc của tình yêu” mà tiếng Latinh gọi là ordo amoris. Phần lớn dư luận ủng hộ quan điểm của Đức Phanxicô, tuy nhiên, nhà báo Phil Lawler của Catholic World News, ngày 20 tháng 2, năm 2025, lại nghĩ khác. Chúng tôi xin chuyển dịch ý kiến của Lawler qua tiếng Việt:

Nhờ Phó Tổng thống J. D. Vance—với sự hỗ trợ đắc lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khái niệm ordo amoris đã xuất hiện nhiều trên báo chí trong tháng này. Thật không may, như thường xảy ra khi các chính trị gia học đòi nói chuyện thần học, và ngược lại, cuộc thảo luận đã tạo ra nhiều sức nóng hơn là ánh sáng.

Bây giờ cuộc tranh luận đã nguội đi một chút—những người biện hộ cho Công Giáo muốn lên án Vance đã nói lên tiếng nói của họ—hãy cùng xem lại cuộc thảo luận.

Mọi chuyện bắt đầu khi, trong cuộc phỏng vấn của FoxNews, trả lời câu hỏi về việc có lòng trắc ẩn với những người nhập cư, Vance trả lời:

[Là] một nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, nhưng cũng là một công dân Hoa Kỳ, lòng trắc ẩn của bạn trước tiên phải dành cho những người đồng hương của mình. Điều đó không có nghĩa là bạn ghét những người bên ngoài biên giới của mình.

Hãy lưu ý câu cuối cùng đó. Vance không gợi ý rằng người Mỹ nên khinh thường những người di cư và người tị nạn, hoặc từ chối lòng trắc ẩn với họ; ông nói rằng những người đồng hương của chúng ta nên được ưu tiên.

Trong cùng cuộc phỏng vấn đó, chúng tôi tiếp tục giải thích về điều ông gọi là "khái niệm cũ":... rằng bạn yêu gia đình mình, rồi bạn yêu hàng xóm, rồi bạn yêu cộng đồng của mình, rồi bạn yêu những người đồng hương ở đất nước mình, rồi sau đó bạn có thể tập trung và ưu tiên phần còn lại của thế giới.

Khi một chính trị gia người Anh (rõ ràng là nhìn xa hơn biên giới của mình) chỉ trích cách tiếp cận theo lẽ thường đó là "kỳ lạ", Vance đã trả lời trực tuyến bằng cách gợi ý: "Chỉ cần tìm kiếm 'ordo amoris' trên Google ".

Khái niệm ordo amoris có lịch sử lâu đời trong giáo lý Công Giáo, đã được Thánh Augustinô và Tôma Aquinô giải thích. Như Vance đã nói ngay từ đầu, nó không ngụ ý phủ nhận nhu cầu của người dân ở các quốc gia khác. Nó có nghĩa là trước tiên hãy thể hiện lòng bác ái đối với những người có yêu sách đặc biệt.

Trong những gì chỉ có thể được coi là phản hồi cho Vance, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết: "Tình yêu của Kitô giáo không phải là sự mở rộng đồng tâm của các lợi ích mà từng chút một mở rộng sang những người và nhóm khác". Quả thực, đó sẽ là một cách giải thích quá đơn giản về khái niệm này.

Tuy nhiên, ý tưởng cho rằng bổn phận cảm thương của một Kitô hữu được xây dựng trong "các vòng tròn đồng tâm" không phải là sai. Trên thực tế, chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã sử dụng hình ảnh "đồng tâm" nhiều lần. (Nếu đúng như nghi ngờ rộng rãi, rằng Đức Giáo Hoàng không tự mình viết bức thư đó, người ta có thể tự hỏi liệu người viết thuê có đang cố gắng sửa những tuyên bố trước đây của Đức Giáo Hoàng hay không.) Kenneth Craycraft đã nhận xét trong Our Sunday Visitor:

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói những điều tương tự trong các bức thư trước và các tài liệu khác. Trong một bức thư năm 2109 gửi cho Học viện Giáo hoàng về Sự sống, ngài khẳng định lời dạy của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI rằng "gia đình Giáo hội mở rộng theo các vòng tròn đồng tâm đến tất cả nam và nữ, ngay cả những người tự coi mình là bên ngoài đức tin và việc thờ phượng Thiên Chúa" (Số 7). Trong bài giảng năm 2021, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý rằng sự hiệp nhất của các Kitô hữu có thể được hình dung là "sự hiệp nhất bao gồm ba vòng tròn đồng tâm", cụ thể là, ở trong Chúa Giêsu, sự hiệp nhất với các Kitô hữu, và sau đó là "vòng tròn hiệp nhất thứ ba... toàn thể nhân loại". Và trong một buổi tiếp kiến năm 2019, Đức Giáo Hoàng đã lưu ý rằng sự hòa giải “có dạng các vòng tròn đồng tâm, bắt đầu từ trái tim và mở rộng ra vũ trụ—nhưng thực tế là nó bắt đầu từ trái tim của Chúa, từ trái tim của Chúa Kitô”.

Thánh John Henry Newman đã giải thích khái niệm này với sự tao nhã đặc trưng của mình trong một bài giảng về “Tình yêu của các mối quan hệ và bạn bè”, được tìm thấy trong bộ sưu tập vô giá của các Bài giảng Mục vụ và Bình thường của ngài, trong đó ngài mô tả tình yêu của gia đình và bạn bè—của những người trong vòng tròn đồng tâm đầu tiên, nếu bạn muốn—“là nguồn gốc của tình yêu Kitô giáo mở rộng hơn”. Ngài giải thích:

Bây giờ, trong quá trình tự nhiên của mọi thứ, sự quan phòng thương xót của Chúa đã thu hẹp phạm vi nghĩa vụ rộng lớn này cho chúng ta lúc đầu; Người đã cho chúng ta một manh mối. Chúng ta phải bắt đầu bằng cách yêu thương những người bạn xung quanh mình, và dần dần mở rộng vòng tròn tình cảm của mình, cho đến khi nó chạm đến tất cả các Ki-tô hữu, và sau đó là tất cả mọi người. Bên cạnh đó, rõ ràng là không thể yêu thương tất cả mọi người theo bất cứ nghĩa nghiêm ngặt và đúng đắn nào. Yêu thương mọi người có nghĩa là cảm thấy dễ chịu với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ họ và hành động với những người cản đường mình như thể chúng ta yêu họ. Chúng ta không thể yêu những người mà chúng ta không biết gì về họ…

Nói cách khác, việc thực hành lòng bác ái, được phát triển bằng cách chăm sóc những người gần gũi nhất với chúng ta, chuẩn bị cho chúng ta mở rộng lòng bác ái đó hơn nữa.

Trong một bài báo gần đây trên Church Life Journal, Frederick Bauerschmidt và Maureen Sweeney đưa ra cùng một quan điểm, nói rằng “động lực của tình yêu Kitô giáo, theo cách hiểu của Thánh Tôma, phải mở rộng phạm vi quan tâm của chúng ta để bao gồm cả những người có vẻ xa cách hoặc không đáng yêu”.

Tuy nhiên, lòng cảm thương và sự quan tâm này phải cụ thể hơn là lý thuyết. Như Đức Hồng Y Newman đã quan sát, chúng ta chỉ có thể cảm thấy tình yêu chân thành đối với “những người cản đường mình”. Với sự hiểu biết đó về ordo amoris, người ta có thể phân biệt giữa số lượng người di cư tiềm năng chưa biết có thể muốn đến Hoa Kỳ và những người đã sống ở đây, có lẽ theo nghĩa đen là hàng xóm của chúng ta.

Trong cuộc tranh luận trực tuyến của vài tuần qua, những người chỉ trích Phó Tổng thống Vance gần như luôn luôn viện dẫn dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu để chỉ ra định nghĩa mở rộng hơn về ý nghĩa của việc coi ai đó là hàng xóm của mình. Đúng là như vậy. Người đàn ông bị đánh đập và cướp trên đường đến Jericho không có quyền đối với Người Samaritanô, cho đến khi Người Samaritanô gặp anh ta trên đường đó. Sau đó, khi gặp người đàn ông đó, Người Samaritanô nhận ra rằng anh ta đã đối xử với anh ta như một người hàng xóm. Ngay cả khi đó, Người Samaritanô vẫn không coi người đàn ông bị đánh đập là người được bảo vệ lâu dài của mình. Anh ta chu cấp cho những nhu cầu cấp thiết của mình, hào phóng trả tiền để giúp người đàn ông đó đứng dậy, rồi anh ta rời đi—để lo việc của mình.

Hơn nữa, Người Samaritanô giúp đỡ nạn nhân tội phạm bằng chi phí của chính mình, không áp đặt lên bất cứ ai khác. Câu chuyện ngụ ngôn sẽ diễn ra hoàn toàn khác nếu số tiền anh ta đưa cho chủ quán trọ là số tiền mà chính Người Samaritanô cần để nuôi sống gia đình mình vào đêm hôm đó. Chắc chắn là anh ta đã mở rộng vòng tròn lòng trắc ẩn của mình; nhưng ông không vì thế mà áp đặt thêm gánh nặng mới cho những người đã từng có yêu sách trước đó về mối quan tâm của ông.

Rõ ràng, ẩn chứa trong ý tưởng của Vance về ordo amoris là sự hiểu biết rằng nghĩa vụ đầu tiên của chính phủ là đối với công dân của chính mình. Việc tăng thuế (và các chi phí khác) đối với công dân, để giúp đỡ những người không phải công dân, không phải là hành động từ thiện đối với công dân. Và bằng cách hoàn thành nghĩa vụ đầu tiên của mình trong việc từ thiện, đối với những người gần gũi nhất với chúng ta, chúng ta học được cách tốt nhất để hành động từ thiện đối với người khác.
 
Tại sao những bình luận tức giận trên mạng xã hội không bao giờ có lợi cho bất cứ ai
Vũ Văn An
15:09 22/02/2025



Philip Kosloski, trên Aleteia ngày 20/02/25, nhận xét: Có vẻ như chúng ta đang "nói sự thật" trên mạng xã hội, nhưng khi điều đó được thực hiện với tinh thần tức giận hoặc mâu thuẫn, thì nó gây hại nhiều hơn là có lợi.

Bất cứ khi nào chúng ta lướt qua nguồn cấp dữ liệu mạng xã hội của mình, gần như chắc chắn rằng sẽ có một bài đăng bật lên kích động sự tức giận của chúng ta.

Đó có thể là một tin tức, một bức ảnh do bạn bè đăng hoặc một video làm xáo trộn sự bình yên của chúng ta.

Điều này đặc biệt đúng khi ai đó đăng điều gì đó hoàn toàn sai, cho dù theo quan điểm thần học hay thậm chí là điều gì đó trái với phép lịch sự thông thường.

Phản ứng đầu tiên của chúng ta có thể là gõ trên điện thoại hoặc máy tính, cho thế giới biết quan điểm rất mạnh mẽ của chúng ta.

Thậm chí đó có thể không phải là quan điểm của chúng ta, nhưng đó có thể là sự thật và chúng ta cảm thấy cần phải sửa lỗi cho ai đó theo cách rất mạnh mẽ.

Một bình luận tức giận, ngay cả về sự thật, có bao giờ có lợi cho bất kỳ ai không?

Không có lợi gì cả.

Mặc dù viết vào thế kỷ 17, nhưng lời của Thánh Phanxicô de Sales, quan thầy báo chí và truyền thông, vẫn đúng trong thế kỷ 21.

Ngài giải thích trong Lời giới thiệu về Cuộc sống sùng đạo rằng những bình luận tức giận không bao giờ có lợi cho bất cứ ai:

[K]hi cần phải phản bác lại bất cứ ai, hoặc khẳng định ý kiến của riêng mình, thì nên thực hiện một cách nhẹ nhàng và chu đáo, không gây khó chịu hay tức giận. Thật vậy, chúng ta không đạt được gì khi tỏ ra gay gắt hay bướng bỉnh.

Thánh Phanxicô de Sales nhấn mạnh sự nhẹ nhàng và chu đáo khi trả lời ai đó.

Chúng ta suy nghĩ bao nhiêu lần trước khi đăng lên mạng xã hội?

Chúng ta có dừng lại một giây và nghĩ về cách chúng ta có thể nhẹ nhàng và chu đáo với người khác không?

Hay chúng ta tin rằng sự thật sẽ chiến thắng và "phải" nói ra bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất?

Thông thường, một bình luận tức giận sẽ chỉ làm tăng mức độ căng thẳng và người kia sẽ không bị thuyết phục về sự thật.

Điều duy nhất đạt được là cái tôi của chúng ta tăng lên và chúng ta trở nên kiêu ngạo hơn bao giờ hết, tin rằng mình đúng.

Thánh Phanxicô de Sales trích dẫn hai Thánh Vịnh có thể cung cấp cho chúng ta một hướng dẫn cho hành động của mình, "Tôi đã nói rằng tôi sẽ giữ gìn đường lối của mình, để không phạm tội trong lưỡi của tôi... Lạy Chúa, hãy canh chừng miệng tôi, và giữ cửa môi tôi."

Hãy suy nghĩ trước khi bạn bình luận trên phương tiện truyền thông xã hội, cố gắng để Chúa hướng dẫn lời nói của bạn.
 
Điều gì xảy ra liên quan đến quyền bính Giáo Hoàng khi một vị giáo hoàng hôn mê?
Đặng Tự Do
17:12 22/02/2025


Đức Ông Charles Pope, là cha tổng đại diện của tổng giáo phận Washington DC, và phụ trách một lớp Kinh Thánh tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Ngài đã viết một cuốn sách có nhan đề “200 Questions and Answers On the Catholic Faith”, nghĩa là “200 câu hỏi và những câu trả lời về đức tin Công Giáo”.

Chúng tôi sẽ lần lượt dịch ra tiếng Việt toàn bộ cuốn sách này.

Câu hỏi thứ 13: Vì Bục giảng không còn được sử dụng để thông báo cho người Công Giáo về những điều Giáo hội dạy (những bài giảng mà con nghe chỉ phản ánh Phúc âm của ngày hôm đó, làm sao người Công Giáo biết được giáo lý của Giáo hội?

Đúng là nhiều người Công Giáo ngày nay không được đào tạo tốt về đức tin. Tuy nhiên, có nhiều lý do cho điều này, không chỉ là những bục giảng im lặng. Cũng không nhất thiết công bằng khi mô tả các bục giảng là im lặng. Tôi biết bục giảng của tôi không như vậy, và tôi biết nhiều anh em linh mục cẩn thận giảng dạy đức tin từ bục giảng của riêng họ. Đây chắc chắn là một quá trình liên tục. Tôi cho rằng phải mất ít nhất năm năm trong một giáo xứ trước khi tôi có thể nói, như Thánh Phaolô, rằng tôi đã công bố “toàn bộ ý định của Thiên Chúa” (Công vụ 20:27).

Nói như vậy, thật là có vấn đề khi chỉ tập trung vào bục giảng. Vì có nhiều cách để dạy đức tin Công Giáo. Điều này đặc biệt đúng vì hầu hết các Thánh lễ Công Giáo đều có bài giảng kéo dài hơn mười hai phút một chút. Do đó, phải thêm nhiều thứ khác ngoài bài giảng để dạy đức tin.

Trọng tâm của việc truyền lại đức tin là gia đình. Và do đó, giáo lý phải tập trung vào việc đổi mới và trang bị cho gia đình để dạy đức tin tốt hơn. Trong giáo xứ của tôi, trong khi trẻ em đang học các lớp học trường Chúa Nhật, tôi, với tư cách là cha sở, dạy cho cha mẹ những gì con cái họ đang học. Tôi cũng làm gương cho họ cách dạy. Ví dụ, chúng tôi cùng nhau đọc những câu chuyện trong Kinh thánh, và sau đó chỉ cho họ cách dạy bằng những câu chuyện đó. Chúng tôi cũng học cách sử dụng Giáo lý để tìm câu trả lời.

Ngoài giáo xứ, còn có nhiều nguồn tài nguyên tuyệt vời để người Công Giáo tìm hiểu về đức tin của mình. Cơ quan truyền thông này, “Our Sunday Visitor”, là một ví dụ điển hình. Ngoài ra còn có nhiều cơ quan truyền thông, blog, trang web và nhiều hình thức truyền thông Công Giáo khác nhau, bao gồm phim ảnh và loạt bài giảng.

Do đó, ngoài bục giảng, còn nhiều thứ khác cần thiết và được cung cấp. Thật vậy, ngày nay chúng ta rất may mắn khi có nhiều nguồn lực giúp truyền đạt đức tin.

Câu hỏi thứ 14: Cha phụ tá mới của chúng con đôi khi sử dụng iPad của mình trên bàn thờ thay vì Sách. Điều này có vẻ lạ với con. Có được phép không?

Bạn không phải là người duy nhất nghĩ rằng nó lạ. Đây là một trong những thứ mới xuất hiện trên thị trường có vẻ kỳ lạ trong bối cảnh của một nghi lễ cổ xưa. Đối với hầu hết những người mà tôi đã thảo luận về vấn đề này, iPad chưa sẵn sàng cho thời điểm vàng, ở dạng hiện tại, để sử dụng trong nghi lễ.

Thật vậy, các Giám mục New Zealand gần đây đã làm rõ với các linh mục rằng trong khi iPad có thể có nhiều công dụng tốt, đối với Phụng vụ, linh mục nên gắn bó với các sách phụng vụ. Các giám mục New Zealand đang ca ngợi tính hữu ích của iPad và các thiết bị điện tử khác như vậy, nhưng làm rõ rằng đối với phụng vụ, điều quan trọng là phải gắn bó với sách. Họ đã viết vào ngày 30 tháng 4 năm nay: Tất cả các tín ngưỡng đều có sách thánh dành riêng cho các nghi lễ và những hoạt động vốn là cốt lõi của đức tin. Giáo Hội Công Giáo cũng không ngoại lệ, và Sách lễ Rôma là một trong những sách thánh của chúng ta, và hình thức vật lý của nó là một chỉ báo về vai trò đặc biệt của nó trong việc thờ phượng của chúng ta. Dựa trên điều này, họ nói tiếp rằng các thiết bị điện tử không được phép được linh mục sử dụng trong phụng vụ, thay cho các sách thánh.

Người ta có thể hình dung ra một thời điểm trong tương lai khi các sách thiêng liêng có thể có dạng điện tử, giống như sách in hiện tại thay thế các cuộn giấy viết tay cổ xưa, và giấy thay thế giấy da và da cừu. Nhưng bây giờ không phải là thời điểm đó.
 
VietCatholic TV
Lộ cuộc họp bí mật Mỹ-Nga ở Thụy Sĩ. Sợ Mỹ cấm cản, Kyiv ồ ạt phá hủy 4 nhà máy lọc dầu. Tia hy vọng
VietCatholic Media
02:48 22/02/2025


1. Gây chia rẽ thêm với Kyiv, Waltz từ chối đổ lỗi cho Nga vì đã bắt đầu chiến tranh

Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz hôm thứ Năm đã từ chối nói rằng ai chịu trách nhiệm về cuộc chiến ở Ukraine, làm bùng nổ cuộc tranh cãi do Tổng thống Donald Trump khởi xướng và làm căng thẳng mối quan hệ giữa Kyiv và Washington.

Waltz đã né tránh nhiều câu hỏi của phóng viên về nguồn gốc của cuộc chiến, một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sai sự thật rằng Ukraine là bên khởi xướng cuộc xung đột. Nga đã bắt đầu cuộc chiến bằng cách phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

“Mục tiêu của ông ấy là chấm dứt cuộc chiến này, chấm hết,” Waltz nói về Tổng thống Donald Trump, khi được các phóng viên hỏi tại một cuộc họp báo của Tòa Bạch Ốc về việc quốc gia nào chịu trách nhiệm cho việc bắt đầu cuộc chiến.

Việc Waltz từ chối chỉ trích cách Tổng thống Donald Trump mô tả thời điểm bắt đầu chiến tranh có thể sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề đã gây chia rẽ giữa Hoa Kỳ và Ukraine.

Hai quốc gia vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden nhưng mối quan hệ đối tác này đã xuất hiện rạn nứt kể từ khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, cam kết chấm dứt cuộc chiến kéo dài ba năm ngay “ngày đầu tiên”.

Sự rạn nứt gia tăng trong tuần này sau khi một phái đoàn các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ — bao gồm Waltz — gặp gỡ các quan chức Nga tại Saudi Arabia để bắt đầu đàm phán chấm dứt chiến tranh. Ukraine đã không tham gia vào các cuộc đàm phán, khiến Kyiv lo ngại rằng họ sẽ bị gạt ra ngoài lề trong các cuộc đàm phán hòa bình sắp tới.

Ukraine cũng từ chối đề xuất của Hoa Kỳ về việc trao ra 50 phần trăm cổ phần trong các khoáng sản của nước này và một số tài nguyên thiên nhiên khác để đổi lấy sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho Kyiv trong ba năm qua.

Việc Tổng thống Volodymyr Zelenskiy từ chối lời đề nghị đã khiến Tổng thống Donald Trump chỉ trích trên mạng xã hội. Tổng thống Donald Trump gọi Zelenskiy là “nhà độc tài không có bầu cử” vì Ukraine đã áp dụng thiết quân luật kể từ khi bắt đầu chiến tranh.

Phát biểu với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Năm, Waltz cho biết sự thất vọng của Tổng thống Donald Trump với Zelenskiy là “nhiều mặt”. Ông chỉ ra các cuộc đàm phán về quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên của Ukraine và niềm tin của chính quyền Tổng thống Donald Trump rằng “cần phải có sự đánh giá sâu sắc” đối với mọi việc Hoa Kỳ đã làm để hỗ trợ Ukraine.

Waltz cũng nhắc lại tuyên bố của Tổng thống Donald Trump trong chiến dịch tranh cử năm 2024 rằng cuộc chiến sẽ không bao giờ xảy ra nếu ông nhậm chức vào thời điểm đó thay vì Tổng thống Biden.

Waltz nói: “Tôi tin chắc điều đó sẽ không xảy ra dưới thời Tổng thống Donald Trump”.

Bình luận của cố vấn an ninh quốc gia được đưa ra khi Tổng thống Donald Trump cử đặc phái viên của mình tới Ukraine và Nga, Keith Kellogg, tới Ukraine trong chuyến đi kéo dài ba ngày. Kellogg đã gặp Zelenskiy vào thứ năm để thảo luận về các cuộc đàm phán hòa bình.

Zelenskiy viết trên mạng xã hội rằng ông đã có một “cuộc họp hiệu quả” với Kellogg. “Mối quan hệ bền chặt giữa Ukraine và Hoa Kỳ có lợi cho toàn thế giới”, Zelenskiy nói.

[Newsweek: Fanning Rift With Kyiv, Waltz Declines to Blame Russia for Starting War]

2. ‘Không hứng thú’ với dự luật viện trợ mới cho Ukraine, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ cho biết

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Mike Johnson cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Newsmax vào ngày 20 tháng 2 trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Kyiv.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thúc đẩy việc làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình giữa Ukraine và Nga trong khi sử dụng lời lẽ ngày càng thù địch đối với Kyiv. Sau khi cáo buộc Ukraine phát động chiến tranh, Tổng thống Donald Trump đã gọi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy là “nhà độc tài không có bầu cử”.

“Chúng ta phải chấm dứt cuộc chiến. Và tôi có thể nói với các bạn rằng các đồng minh Âu Châu của chúng ta cũng hiểu được sự cần thiết này. Nó kéo dài quá lâu rồi”, Johnson nói.

Johnson, một đảng viên Cộng hòa và là người ủng hộ trung thành của Tổng thống Donald Trump, đã giữ chức chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ kể từ tháng 10 năm 2023. Ông đã trì hoãn viện trợ cho Kyiv trong sáu tháng bằng cách từ chối bỏ phiếu về nhiều lần lặp lại của dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 61 tỷ đô la nhưng cuối cùng đã đạt được thỏa thuận thông qua luật vào tháng 4 năm 2024.

Phát ngôn nhân đã lên tiếng ủng hộ tổng thống Hoa Kỳ, nói rằng ông là “sức mạnh thô bạo” có thể chấm dứt cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine.

Kế hoạch chấm dứt chiến tranh của Tổng thống Donald Trump vẫn chưa rõ ràng. Đặc phái viên của ông về Ukraine và Nga, Keith Kellogg, cho biết cuộc chiến có thể kết thúc trong năm nay, cam kết sẽ “thu hút tất cả các bên” trong vòng 180 ngày để đạt được điều này.

Các phái đoàn Mỹ và Nga đã họp tại Ả Rập Xê Út vào ngày 18 tháng 2. Không có quyết định cụ thể nào được công bố sau các cuộc đàm phán, nhưng việc Ukraine bị loại khỏi cuộc họp đã gây ra sự lo ngại ở Kyiv và Âu Châu.

Các đại diện không chính thức của Hoa Kỳ và Nga cũng được cho là đã họp kín tại Thụy Sĩ trong những tháng gần đây để thảo luận không chính thức về Ukraine.

[Kyiv Independent: 'No appetite' for new Ukraine aid bill, US House speaker says]

3. Tuần lễ khủng khiếp của Zelenskiy có thể có một tia hy vọng

Tuần khó khăn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy có thể có mặt tích cực khi ông nhận được sự ủng hộ mới từ Âu Châu trong bối cảnh căng thẳng với Hoa Kỳ, các chuyên gia nói với Newsweek.

Mặc dù tuần lễ của Zelenskiy có thể có chút hy vọng, nhưng vẫn còn đó những lo ngại về việc Ukraine sẽ ra sao nếu không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, vì trước đó, tổng thống Ukraine đã nhấn mạnh tầm quan trọng của viện trợ từ Washington.

Mặc dù gần đây tổng thống Ukraine đã từ chối thỏa thuận về đất hiếm của Tổng thống Donald Trump, nhưng để duy trì mối quan hệ với Hoa Kỳ, Zelenskiy có thể cần theo đuổi thỏa thuận về đất hiếm. Reuters đưa tin rằng ban đầu chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể theo đuổi một thỏa thuận hợp lý, đơn giản hơn với Kyiv để đạt được thỏa thuận.

Thỏa thuận về đất hiếm có thể có tác động lâu dài đến nền kinh tế Ukraine.

Khi căng thẳng giữa Washington và Kyiv gia tăng sau những lời qua tiếng lại giữa các nhà lãnh đạo của hai nước, rạn nứt đã xuất hiện và Hoa Kỳ có khả năng sẽ quay lưng lại với Ukraine sau khi tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình và loại Kyiv khỏi các cuộc hội đàm ở Ả Rập Xê Út.

Zelenskiy cho biết ông không biết về các cuộc thảo luận diễn ra vào đầu tuần và lưu ý rằng ông “sẽ không chấp nhận” điều này.

Ngay sau cuộc họp, Tổng thống Donald Trump bắt đầu thúc đẩy Ukraine tổ chức bầu cử, trái với luật của họ là không cho phép tổ chức bầu cử tổng thống trong thời gian thiết quân luật. Việc thúc đẩy Ukraine tổ chức bầu cử đã được Nga và Hoa Kỳ đồng ý trong các cuộc đàm phán tại Riyadh như một phần của kế hoạch ba giai đoạn để đạt được hòa bình.

Khi thúc đẩy Kyiv tổ chức bầu cử, Tổng thống Donald Trump đã nói sai rằng Zelenskiy “chỉ còn 4 phần trăm tỷ lệ ủng hộ”, điều này đã gây ra phản ứng từ tổng thống Ukraine. Zelenskiy đáp trả bằng cách tuyên bố rằng tổng thống Mỹ đang sống trong “không gian thông tin sai lệch”, và Tổng thống Donald Trump đã trả đũa bằng cách gọi ông là “kẻ độc tài không có bầu cử”.

Điểm sáng của Zelenskiy xuất hiện sau cuộc đấu khẩu với Tổng thống Donald Trump khi các nhà lãnh đạo Âu Châu bắt đầu tập hợp xung quanh ông bày tỏ sự ủng hộ, lên án tuyên bố của Tổng thống Trump. Thủ tướng Anh Keir Starmer, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson và những người khác đã lên tiếng ủng hộ Zelenskiy, theo Euronews.

Sau cuộc đấu khẩu giữa hai nhà lãnh đạo, tỷ lệ ủng hộ Zelenskiy cũng tăng lên. Một cuộc thăm dò do Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv, gọi tắt là KIIS tiến hành công bố ngày 19 tháng 2 cho thấy 57 phần trăm người Ukraine cho biết họ tin tưởng Zelenskiy, tăng so với tháng 12.

Cuộc thăm dò của Đại học Manchester cho thấy tỷ lệ ủng hộ Zelenskiy đạt 63 phần trăm, khiến ông trở thành chính trị gia được yêu thích nhất cả nước, theo thông cáo báo chí của họ.

Newsweek đã trao đổi với Eugene Finkel, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Johns Hopkins, về tương lai của Zelenskiy và những điểm sáng có thể có trong tuần này.

Ông nói: “Zelenskiy sẽ không đi đâu cả, ít nhất là không phải trong thời gian tới. Nếu có bất cứ điều gì, cuộc tấn công của Tổng thống Donald Trump đã khiến ông ấy trở nên nổi tiếng hơn và khiến phe đối lập Ukraine tập hợp lại phía sau ông ấy. Về mặt pháp lý, Ukraine không thể tổ chức bầu cử trong thời gian thiết quân luật và trên thực tế, họ không có khả năng tổ chức bầu cử vào lúc này: nhiều vùng đất rộng lớn của đất nước đang bị tạm chiếm hoặc gần tiền tuyến, phần lớn dân số là người tị nạn và bất kỳ cuộc tụ tập nào của người dân (tức là trạm bỏ phiếu) đều sẽ là mục tiêu ưa thích của hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga. Người dân Ukraine - thậm chí nhiều người thường chỉ trích Zelenskiy - hiểu rõ điều này và có sự phản đối rộng rãi đối với ý tưởng tổ chức bầu cử trong thời chiến.

“Tỷ lệ ủng hộ dành cho Zelenskiy cũng chưa bao giờ gần với con số 4 phần trăm mà Tổng thống Donald Trump đề xuất và tôi không biết con số này đến từ đâu. Theo dữ liệu dư luận có sẵn, con số này gần 52 phần trăm và hiện tại, sau cuộc tấn công của Tổng thống Donald Trump, tỷ lệ này có khả năng còn cao hơn nữa. Chuyện gì xảy ra sau chiến tranh lại là một câu chuyện khác. Kể từ khi giành được độc lập, Ukraine đã có 6 tổng thống và chỉ có một người trong số họ tái đắc cử nhưng đó là một cuộc thảo luận sau này. “

Newsweek cũng đã trao đổi với Marnie Howlett, Giảng viên khoa Chính trị Nga và Đông Âu tại Đại học Oxford về sự ủng hộ dành cho Zelenskiy trong tuần này và những gì sắp tới.

Bà nói: “Tôi nghĩ Zelenskiy đã và đang nắm giữ sự ủng hộ đáng kể của người dân Ukraine. Tôi không nghĩ rằng lập trường chính trị của ông ấy bị đặt câu hỏi bởi những phát biểu của Tổng thống Donald Trump, và trước đây cũng chưa từng bị đặt câu hỏi. Ngay cả các nhà lãnh đạo đối lập chính trị, như Petro Poroshenko, cũng đã lên tiếng và thậm chí bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Zelenskiy. Nếu phe đối lập chính trị thực sự, thực sự không thích Zelenskiy đã nói rằng họ ủng hộ ông ấy, thì điều đó nói lên quan điểm của công chúng về vấn đề này. Chúng ta có thể tham gia vào các cuộc thăm dò ý kiến công chúng, nhưng những con số tôi thấy dao động từ 54 đến 67 phần trăm sự ủng hộ dành cho Zelenskiy, đây là sự ủng hộ phổ biến hơn so với Tổng thống Donald Trump, cũng như nhiều nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ khác trên khắp thế giới. Những tuyên bố của Ông Trump không chỉ hoàn toàn sai, mà tôi không nghĩ rằng những phát biểu ấy có thể thách thức vị thế của ông Zelenskiy ở Ukraine.”

Zelenskiy viết trên X, trước đây gọi là Twitter, rằng ông dự kiến sẽ gặp đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump tại Nga và Ukraine, Keith Kellogg, tại Kyiv vào ngày 21 tháng 2. Tuy nhiên, nhiều quan sát viên cho rằng bản thân Keith Kellogg cũng bị Ông Trump gạt ra ngoài lề từ lâu rồi vì Nga có vấn đề với ông ấy.

[Newsweek: Zelensky's Terrible Week May Have a Silver Lining]

4. Cuộc gặp với Kellogg ‘khôi phục hy vọng’, Zelenskiy nói

Chuyến thăm của Đặc phái viên Hoa Kỳ Keith Kellogg tới Kyiv “mang lại hy vọng”, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết sau cuộc gặp của họ vào ngày 20 tháng 2.

Kellogg, đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về Ukraine và Nga, đã trao đổi với Zelenskiy vào đầu ngày hôm nay như một phần trong nỗ lực của Washington nhằm làm trung gian cho một giải pháp cho cuộc chiến toàn diện của Nga.

Zelenskiy cho biết đó là “cuộc gặp gỡ khôi phục lại hy vọng”.

“Và chúng ta cần những thỏa thuận mạnh mẽ với Hoa Kỳ — những thỏa thuận thực sự có hiệu quả.”

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Kyiv trong những ngày gần đây. Ukraine không được mời khi Hoa Kỳ và Nga tổ chức hội đàm tại Saudi Arabia vào ngày 18 tháng 2.

Tổng thống Donald Trump ca ngợi các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga và ngay sau đó bắt đầu nhắc lại những quan điểm của Điện Cẩm Linh trong các bài phát biểu trước công chúng, gọi Zelenskiy là “nhà độc tài” và nói dối về tỷ lệ ủng hộ của mình.

Zelenskiy phản đối việc loại Ukraine khỏi các cuộc đàm phán ở Riyadh và đáp trả những tuyên bố sai sự thật của Tổng thống Donald Trump, nói rằng ông “muốn có nhiều sự thật hơn trong nhóm của Tổng thống Donald Trump”.

Khi Kellogg đến Ukraine vào ngày 19 tháng 2, ông cho biết mục đích của mình là “lắng nghe” những lo ngại của Kyiv và chuyển tiếp những phát hiện của mình đến Tòa Bạch Ốc. Kellogg đã bị gạt khỏi các cuộc đàm phán ở Saudi Arabia, có thể là vì phái đoàn Nga không thích lập trường ủng hộ Ukraine của ông.

Kellogg đã gặp các quan chức quân sự và chính phủ hàng đầu của Ukraine trong chuyến thăm của mình. Trong khi Zelenskiy đưa ra một lưu ý đầy hy vọng sau cuộc gặp với Kellogg, Washington yêu cầu không có cuộc họp báo chung nào sau cuộc trò chuyện.

Zelenskiy cho biết các cuộc đàm phán tập trung vào những diễn biến ở tiền tuyến, tù nhân chiến tranh, gọi tắt là POW bị Nga giam giữ và nhu cầu bảo đảm an ninh lâu dài của Ukraine.

“Tất cả chúng ta đều cần hòa bình: Ukraine, Âu Châu, Mỹ Châu, mọi người trên thế giới,” Zelenskiy nói.

[Kyiv Independent: Meeting with Kellogg 'restores hope,' Zelensky says]

5. Âu Châu cần ‘kế hoạch phòng thủ lớn’, Hoa Kỳ ‘không thể yếu đuối’ với Putin, Macron nói

Âu Châu cần một “kế hoạch phòng thủ lớn” để đối mặt với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Nga, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết trong một nguồn cấp dữ liệu trực tiếp trên mạng xã hội rộng rãi vào ngày 20 tháng 2.

Những phát biểu của Macron được đưa ra trước chuyến thăm dự kiến của ông tới Washington, D.C., nơi tổng thống Pháp sẽ gặp Tổng thống Hoa Kỳ vào tuần tới. Tổng thống Donald Trump sẽ thảo luận về các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine.

“Tôi sẽ nói với ông ấy 'Ông không thể yếu đuối với Putin. Đó không phải là con người ông, đó không phải là thương hiệu của ông, nó không nằm trong lợi ích của ông'“, Macron phát biểu vào ngày 20 tháng 2.

Trong những ngày gần đây, Macron đã tập hợp các nhà lãnh đạo Âu Châu để thảo luận về an ninh Âu Châu và Ukraine sau khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách đối với Nga. Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ tham gia cùng Macron tại Washington và cũng sẽ nói chuyện với Tổng thống Donald Trump trong một cuộc họp riêng.

Trong bài phát biểu ngày 20 tháng 2, Macron chỉ trích Nga là “một cường quốc quân sự nguy hiểm đã trở thành đế quốc”. Ông cho biết Nga đã “toàn cầu hóa” cuộc chiến ở Ukraine bằng cách đưa quân đội Bắc Hàn vào, và cho biết một cuộc xung đột trên toàn thế giới không phải là không thể.

Macron kêu gọi Âu Châu cùng nhau tạo ra một “kế hoạch phòng thủ lớn” cho lục địa này.

Âu Châu không có khả năng thành lập một đội quân chung, Macron làm rõ, nhưng có thể hợp tác để tạo ra năng lực phòng thủ chung và quyền tự chủ khỏi Hoa Kỳ.

Liên quan đến Ukraine, Pháp sẵn sàng cung cấp cho Kyiv các bảo đảm an ninh, bao gồm điều động lực lượng gìn giữ hòa bình để giám sát lệnh ngừng bắn tiềm năng.

“Tôi chưa quyết định gửi quân đến Ukraine vào ngày mai, không”, Macron nói thêm. “Thay vào đó, chúng tôi đang cân nhắc gửi lực lượng để bảo đảm hòa bình sau khi đàm phán”.

Macron cho biết, Pháp sẵn sàng cân nhắc việc gửi các chuyên gia hoặc thậm chí một số lượng quân hạn chế ra khỏi tuyến đầu để thể hiện sự đoàn kết và giúp Ukraine tự vệ.

Ông nói thêm rằng việc ủng hộ tư cách thành viên NATO của Ukraine là một trong số nhiều cách mà Pháp sẵn sàng hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga.

Mặc dù Macron tuyên bố sẽ không gửi quân chiến đấu đến Ukraine vào ngày 18 tháng 2, nhưng tổng thống Pháp đã đi đầu trong các lời kêu gọi điều động lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu để giám sát lệnh ngừng bắn.

Vương quốc Anh được cho là sẽ thảo luận với Tổng thống Donald Trump một kế hoạch điều động 30.000 lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine như một sự bảo đảm an ninh sau lệnh ngừng bắn. Tổng thống Donald Trump đã nói rằng ông muốn Âu Châu đảm nhiệm trách nhiệm tài trợ và giám sát quốc phòng của Ukraine.

[Kyiv Independent: Europe needs 'massive defense plan,' US 'can't be weak' with Putin, Macron says]

6. Nga buộc phải đóng cửa bốn nhà máy lọc dầu lớn sau các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa

Theo các phương tiện truyền thông Nga, bốn nhà máy lọc dầu lớn của Nga đã buộc phải tạm dừng hoạt động sau các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trong suốt tháng qua.

Ukraine thường xuyên nhắm vào các cơ sở năng lượng của Nga nhằm ngăn chặn khả năng Nga tiếp tục tài trợ cho chiến tranh.

Sau các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào năm 2024, sản lượng dầu thô trung bình hằng ngày của Nga đã đạt mức thấp nhất trong 20 năm. Hậu quả kinh tế của việc này là rất lớn, vì việc Nga giảm sản lượng dầu không chỉ làm cạn kiệt khả năng tài trợ cho nỗ lực chiến tranh của mình mà còn làm giảm lượng doanh thu từ một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Mạc Tư Khoa, mang lại lợi nhuận cao.

Nhà máy lọc dầu Syzran của Nga, do Rosneft, một trong những công ty sản xuất dầu lớn nhất nước này, điều hành, đã ngừng hoạt động vào ngày 19 tháng 2 sau một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine gây ra hỏa hoạn, Reuters đưa tin.

Một trong hai nguồn tin giấu tên trong ngành cho biết với hãng tin này rằng, “Hoạt động lọc dầu đã tạm thời bị đình chỉ tại CDU-6 do hỏa hoạn.” Nhà máy lọc dầu, tọa lạc tại thành phố Samara, là mục tiêu của một số cuộc tấn công của Ukraine trong suốt năm 2024 và nằm cách biên giới Nga-Ukraine khoảng 700 km, hay 430 dặm, theo tờ Kyiv Independent.

Andriy Kovalenko, nhà lãnh đạo Trung tâm Chống thông tin sai lệch của Ukraine, đã cho biết rằng nhà máy lọc dầu này có “công suất giải quyết 8,9 triệu tấn dầu mỗi năm, trở thành một trong những nhà máy lọc dầu cỡ trung ở Liên bang Nga” và sản xuất “nhiên liệu, dầu hỏa hàng không và bitum”.

Vào cuối tháng Giêng, nhà máy lọc dầu Ryazan của Nga cũng đã dừng hoạt động sau khi bị máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công. Hai quan chức giấu tên trong ngành đã nói với Reuters vào thời điểm đó rằng kho chứa dầu đã bốc cháy, dẫn đến hư hỏng thiết bị.

Một trong những nguồn tin trong ngành cho biết với hãng tin này: “Thiết bị bốc xếp hỏa xa đã bị hư hỏng. Không có hoạt động bốc xếp hỏa xa, họ đã dừng chế biến dầu”. Một người khác cho biết nhà máy lọc dầu đã dừng hoạt động vì không thể phân phối dầu.

Reuters đưa tin, nhà máy lọc dầu Ryazan đã giải quyết 5% tổng sản lượng lọc dầu của Nga vào năm 2024 và sản xuất được 2,2 triệu tấn xăng, 3,4 triệu tấn dầu diesel, 4,3 triệu tấn dầu nhiên liệu và 1 triệu tấn nhiên liệu máy bay.

Một nhà máy lọc dầu ở Volgograd, phía tây nam nước Nga, do công ty dầu mỏ Lukoil của Nga điều hành đã phải tạm dừng hoạt động sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào ngày 3 tháng 2. Theo Bloomberg, gần đây nhà máy đã khôi phục một phần hoạt động sản xuất dầu.

Một nhà máy giải quyết khí đốt ở Astrakhan do công ty năng lượng Nga Gazprom điều hành cũng đã đóng cửa sau một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, Thống đốc khu vực Igor Babushkin cho biết.

Vào ngày 3 tháng 2, Babushkin viết, “Sau khi nhận được cảnh báo sớm về mối nguy hiểm của UAV, doanh nghiệp đã dừng hoạt động, điều này giúp ngăn ngừa khí thải và tránh thiệt hại cho các cơ sở nguy hiểm về hóa chất”.

Cuộc tấn công vào nhà máy giải quyết khí diễn ra vào ngày hôm đó và nhà máy đã phải đóng cửa vì một đám cháy bùng phát sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa.

Nhóm tin tặc hoạt động Anonymous đã viết trên X, vào ngày 24 tháng Giêng: “Máy bay điều khiển từ xa phòng thủ của Ukraine đã phá hủy thành công Nhà máy lọc dầu Ryazan của Nga. Toàn bộ ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga đang bị Ukraine phá hủy.”

Tom Kloza, giám đốc phân tích năng lượng toàn cầu tại OPIS, đã viết trên X vào ngày 19 tháng 2: “Một đêm nữa và một trường hợp nữa về máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công một nhà máy lọc dầu của Nga. Lần này mục tiêu là nhà máy lọc dầu Syzran ở vùng Samara, cách biên giới Ukraine khoảng 400 dặm. Chiến dịch phá hủy cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Nga dường như đang có dấu hiệu gia tăng.”

Serhii Sternenko, một nhà hoạt động và tình nguyện viên người Ukraine, đã viết trên X vào ngày 29 tháng Giêng: “Trong khi các nước OPEC phớt lờ yêu cầu của @realDonaldTổng thống Donald Trump về việc hạ giá dầu, thì chính Ukraine đang áp đặt các lệnh trừng phạt hiệu quả đối với các hãng vận tải năng lượng của Nga. Nhà máy lọc dầu Kstovsky tối nay.”

Andriy Kovalenko, nhà lãnh đạo Trung tâm Chống thông tin sai lệch của Ukraine, đã cho biết về cuộc tấn công của Ukraine vào nhà máy lọc dầu Syzran vào ngày 19 tháng 2: “Đối với quân đội Nga, các nhà máy lọc dầu ở cấp độ này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu và là một phần của hoạt động hậu cần cho quân đội”.

Các cuộc tấn công của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu và kho chứa dầu của Nga có thể sẽ tiếp tục khi chiến tranh tiếp diễn. Các cuộc đàm phán hòa bình vẫn đang diễn ra.

[Newsweek: Russia Forced to Shutter Four Major Refineries After Drone Attacks]

7. Reuters đưa tin, các đại biểu Mỹ và Nga đã có cuộc hội đàm không chính thức về Ukraine tại Thụy Sĩ

Reuters đưa tin vào ngày 21 tháng 2 rằng các đại diện không chính thức của Hoa Kỳ và Nga đã âm thầm gặp nhau tại Thụy Sĩ trong những tháng gần đây để thảo luận không chính thức về Ukraine.

Tiết lộ này được đưa ra ngay sau khi Nga và Hoa Kỳ tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình sơ bộ giữa các quan chức cao cấp tại Saudi Arabia vào ngày 18 tháng 2 mà không có sự tham gia của Ukraine.

Reuters đưa tin, trích dẫn ba nguồn tin giấu tên, các cuộc họp không chính thức được mô tả là “cuộc họp cấp độ hai”, một loại hình ngoại giao không chính thức nhằm mục đích giảm căng thẳng.

Nga và Hoa Kỳ đã trao đổi thông tin sau chiến thắng bầu cử của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào ngày 5 tháng 11, các nguồn tin cho biết. Một số cố vấn của Tổng thống Donald Trump biết về các cuộc họp không chính thức, một trong những nguồn tin giấu tên có hiểu biết trực tiếp về các cuộc họp nói với Reuters.

Các cuộc họp không chính thức được tổ chức tại Thụy Sĩ diễn ra cách đây vài ngày, trùng với Hội nghị An ninh Munich. Hai bên đã gặp nhau tại Geneva trong khi hội nghị vẫn đang diễn ra, hai nguồn tin cho biết.

Một nguồn tin cho biết vẫn chưa rõ các cuộc họp không chính thức này bắt đầu khi nào và liệu có đại diện Ukraine tham gia hay không.

Những người tham dự không phải là viên chức nhà nước nhưng có kinh nghiệm về an ninh và ngoại giao, hai nguồn tin cho biết. Không rõ liệu chính phủ của họ có cử họ đến tham dự các cuộc họp này hay không.

Các nguồn tin giấu tên từ chối nêu tên những người tham dự các cuộc họp không chính thức.

Tờ Kyiv Independent không thể xác minh những tuyên bố này.

Việc Tổng thống Donald Trump tái đắc cử báo hiệu một sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Nga. Sau các cuộc đàm phán ngày 18 tháng 2 tại Riyadh, mối quan hệ giữa Kyiv và chính quyền Tổng thống Donald Trump đã xấu đi hơn nữa, với việc Tổng thống Donald Trump thậm chí còn gọi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy là “nhà độc tài” - một chủ đề thảo luận của Điện Cẩm Linh nhằm làm suy yếu tính hợp pháp của chính phủ Ukraine.

Các quan chức Ukraine và Âu Châu đã cảnh báo không nên tổ chức các cuộc đàm phán về Ukraine mà không có sự tham gia của Ukraine. Ukraine sẽ không chấp nhận một thỏa thuận hòa bình được đàm phán sau lưng mình, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 17 tháng 2.

[Kyiv Independent: US, Russian participants held unofficial talks on Ukraine in Switzerland, Reuters reports]

8. Các nhà lãnh đạo thế giới đến Ukraine khi Tổng thống Donald Trump thân thiết với Putin

Trong khi chính quyền Ông Donald Trump tập trung vào Ukraine, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu và thế giới sẽ tới Kyiv vào thứ Hai để tập hợp xung quanh Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và thảo luận về các bảo đảm an ninh.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez, Chủ tịch Hội đồng Âu Châu António Costa và Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen sẽ đích thân tham dự, họ thông báo trên X, trong khi các nhà lãnh đạo từ Lithuania, Latvia, Malta và Canada sẽ tham gia trực tiếp hoặc trực tuyến để thể hiện sự ủng hộ thống nhất, một số quan chức nói với POLITICO.

Chủ tịch Nghị viện Âu Châu Roberta Metsola cũng sẽ tham dự, mặc dù vẫn chưa xác nhận “bà có thể tham gia theo hình thức nào” do những cam kết trước đó, phát ngôn nhân của bà nói với POLITICO.

Cuộc họp sẽ diễn ra vào đúng ngày kỷ niệm ba năm cuộc xâm lược toàn diện của Nga, vài ngày sau khi tổng thống Hoa Kỳ đổ lỗi cho Ukraine về việc bắt đầu cuộc chiến mà Mạc Tư Khoa phát động vào tháng 2 năm 2022.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Hội đồng Ủy viên Liên Hiệp Âu Châu tuyên bố sẽ tới Ukraine để thảo luận về vấn đề an ninh của khối sau khi các nhà lãnh đạo hàng đầu Âu Châu không được tham dự cuộc đàm phán giữa Tổng thống Donald Trump với Nga tại Saudi Arabia vào ngày 18 tháng 2.

Zelenskiy, người đã xác nhận tại một cuộc họp báo hôm thứ Tư rằng ông đang mong đợi một số nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đến Kyiv vào ngày 24 tháng 2, đang cố gắng tập hợp các đồng minh sau khi Tổng thống Donald Trump gọi ông là kẻ bất tài và là “kẻ độc tài không có bầu cử” đã lừa Hoa Kỳ chi hàng chục tỷ đô la hỗ trợ quân sự.

Kể từ sau lời chỉ trích của Tổng thống Donald Trump, các nhà lãnh đạo Âu Châu đã phản ứng lại — trong khi các chính trị gia, quan chức và binh lính Ukraine cũng lên tiếng bảo vệ tổng thống của họ.

Một số người tham gia tổ chức cuộc họp cho biết họ không thể tiết lộ tên của những nhà lãnh đạo tham dự vì lý do an ninh. Khi được liên lạc, cả Croatia, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Ba Lan, Estonia, Thụy Điển, Bỉ, Ireland, Hòa Lan và Đức đều không trả lời yêu cầu bình luận về khả năng tham dự của họ. Cộng hòa Tiệp cho biết họ sẽ không cử một nhà lãnh đạo.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến sẽ tới Washington vào tuần tới, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Mike Waltz cho biết hôm thứ Tư. Cựu Thủ tướng Pháp Gabriel Attal xác nhận ông sẽ có mặt tại Kyiv trong tuần này, phát ngôn nhân của ông cho biết.

Macron đã triệu tập một cuộc họp “không chính thức” khẩn cấp tại Paris với các nhà lãnh đạo thế giới vào đầu tuần này để thảo luận về an ninh Âu Châu khi áp lực ngày càng tăng để tạo ra một phản ứng thống nhất đối với kế hoạch gây chia rẽ của Tổng thống Donald Trump nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Tổng thống Donald Trump và Macron đã có một cuộc trò chuyện “thân thiện” nhưng ngắn gọn ngay trước hội nghị thượng đỉnh, POLITICO đưa tin vào thứ Hai.

Cuộc họp thứ hai với Lithuania, Estonia, Latvia, Cộng hòa Tiệp, Hy Lạp, Phần Lan, Rumani, Thụy Điển và Bỉ cũng như Canada và Na Uy ― cả hai đều là đồng minh của NATO — đã được tổ chức vào thứ Tư.

Tổ chức Yalta European Strategy, gọi tắt là YES, tổ chức vận động hành lang cho việc Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, cũng đang phối hợp với chính quyền Kyiv để tập hợp những người tham dự cao cấp khác, một người có hiểu biết trực tiếp về vấn đề này cho biết nhưng xin được giấu tên vì lý do an ninh.

[Politico: World leaders head to Ukraine as Trump cozies up to Putin]

9. Trung Quốc ủng hộ ‘sự đồng thuận’ giữa Mỹ và Nga về cuộc chiến tranh Ukraine

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố được công bố vào ngày 21 tháng 2 rằng Trung Quốc ủng hộ “sự đồng thuận gần đây” mà các quan chức Hoa Kỳ và Nga đạt được liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.

Tuyên bố này được đưa ra vài ngày sau khi một phái đoàn Hoa Kỳ ngồi lại với các quan chức cao cấp của Nga tại Saudi Arabia vào ngày 18 tháng 2 để thảo luận về việc chấm dứt chiến tranh chống lại Ukraine — mà không có sự tham gia của chính Ukraine.

Tuyên bố của Bộ này có đoạn: “Trung Quốc ủng hộ mọi nỗ lực vì hòa bình, bao gồm cả sự đồng thuận gần đây giữa Hoa Kỳ và Nga, và hy vọng rằng tất cả các bên liên quan có thể tìm ra một giải pháp bền vững và lâu dài, có tính đến mối quan tâm của nhau”.

Tuyên bố này tương tự như phát biểu của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp các Ngoại trưởng Nhóm 20 (G20) tại Johannesburg vào ngày 20 tháng 2. Ông Vương cũng đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov bên lề cuộc họp G20.

Bộ này cho biết Bắc Kinh đã sẵn sàng “đóng vai trò xây dựng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng bằng biện pháp chính trị bao gồm cả việc gửi quân gìn giữ hòa bình nếu được yêu cầu.”

Trung Quốc vẫn là đồng minh quan trọng của Nga trong suốt cuộc xâm lược toàn diện, làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế và trở thành nguồn cung cấp hàng đầu các loại hàng hóa có mục đích sử dụng kép cho Mạc Tư Khoa - thiết bị mà quân đội Nga sử dụng trong cuộc chiến chống lại Ukraine.

Bất chấp những mối quan hệ này, Trung Quốc vẫn khẳng định mình là một bên trung lập trong cuộc chiến và từ lâu đã tự định vị mình là một bên trung gian tiềm năng trong cuộc xung đột. Các quan chức Trung Quốc đã đề nghị tổ chức một cuộc họp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Putin, tờ Wall Street Journal, gọi tắt là WSJ đưa tin vào ngày 13 tháng 2.

Trong những ngày gần đây, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đảo ngược nhiều năm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Nga và Ukraine. Tổng thống Donald Trump đã nói chuyện trực tiếp với Putin trong một cuộc điện đàm vào ngày 12 tháng 2, trước khi gọi cho Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào cuối ngày hôm đó. Ngay sau đó, Hoa Kỳ và Nga đã có cuộc đàm phán về Ukraine mà không có Ukraine.

Cùng với việc chấm dứt sự cô lập chính trị của Mạc Tư Khoa, Tổng thống Donald Trump cũng bắt đầu nhắc lại những quan điểm của Điện Cẩm Linh trong các bình luận công khai của mình. Ông lặp lại những tuyên bố sai sự thật về cuộc bầu cử ở Ukraine và gọi Zelenskiy là “kẻ độc tài” trên mạng xã hội.

[Kyiv Independent: China backs US-Russia 'consensus' on Ukraine war]

10. Cơ sở radar và nhu liệu gián điệp của quân đội Nga bị cháy ở Mạc Tư Khoa

Theo các báo cáo địa phương, một cơ sở radar và nhu liệu gián điệp quân sự của Nga tại Mạc Tư Khoa đã bị thiêu rụi trong đêm Thứ Tư, 19 Tháng Hai.

Một vụ hỏa hoạn lớn đã bùng phát tại Viện Cơ học chính xác và Kỹ thuật máy tính Lebedev ở thủ đô nước Nga vào đêm thứ Tư, các kênh Telegram đã nêu bật mối liên hệ của viện này với ngành công nghiệp quốc phòng của nước này.

Nguyên nhân của vụ hỏa hoạn vẫn chưa rõ ràng nhưng nhiều cơ sở quân sự trên khắp nước Nga đã chìm trong biển lửa kể từ khi cuộc chiến của Vladimir Putin ở Ukraine bắt đầu.

Ukraine, chủ yếu sử dụng máy bay điều khiển từ xa, đã nhắm vào các địa điểm quân sự của Nga hỗ trợ cho hành động xâm lược đang diễn ra của nước này trong suốt cuộc xung đột.

Trong video được chia sẻ bởi kênh Telegram của hãng tin Sirena, người ta đã nhìn thấy trực thăng dội nước vào tòa nhà.

Sirena đưa tin rằng cơ sở này tham gia phát triển thẻ SIM có mã hóa của Nga, sản xuất bộ giải quyết radar cho các trạm radar hàng hải và tạo ra hệ thống cho phép lực lượng an ninh Nga theo dõi người dùng điện thoại di động và internet.

Theo Open Sanctions, Viện Cơ học chính xác và Kỹ thuật máy tính Lebedev phải chịu lệnh trừng phạt của phương Tây. Viện được mô tả là có giấy phép do Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga quản lý, cũng như giấy phép do Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB quản lý.

Giấy phép của Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga bao gồm “phát triển, sản xuất, thử nghiệm, lắp đặt, bảo trì, giải quyết và bán vũ khí và thiết bị quân sự”, trong khi giấy phép của FSB được cấp cho các công ty CNTT phát triển công nghệ mã hóa và mật mã, hệ thống thông tin và hệ thống viễn thông cho các cơ quan tình báo Nga, cũng như các công ty CNTT phát triển hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu cá nhân cho các cơ quan an ninh của Nga, trang web nêu rõ.

RBC Ukraine đưa tin mái tòa nhà đã bị sập do hỏa hoạn.

Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin vào sáng thứ năm rằng đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn và không có báo cáo về thương vong.

Nguyên nhân của vụ cháy vẫn chưa rõ ràng.

Đã có nhiều vụ cháy và nổ bí ẩn xảy ra ở Nga kể từ khi Putin ra lệnh tấn công toàn diện vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào các cơ sở ở Nga đóng vai trò hỗ trợ cho các nỗ lực chiến tranh của nước này. Các mục tiêu này bao gồm các phi trường, nhà máy quân sự, kho đạn dược và nhà kho, cũng như các trung tâm dầu mỏ và nhà máy lọc dầu, nơi cung cấp nhiên liệu cho quân đội của Putin trong cuộc xung đột đang diễn ra.

Vào tháng 8 năm 2023, một hãng tin độc lập của Nga phát hiện rằng số vụ nổ được báo cáo ở Nga đã tăng gấp bốn lần vào năm 2022.

Verstka, một tổ chức tin tức được thành lập ngay sau khi cuộc xung đột bắt đầu, đã trích dẫn số liệu từ Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Nga, đưa tin rằng đã xảy ra 83 vụ nổ vào năm 2022—nhiều hơn bốn lần so với 20 vụ nổ được ghi nhận vào năm 2021.

Theo cơ quan truyền thông, các vụ nổ trên đất Nga năm 2022 đã giết chết 55 người và làm bị thương 10.647 người khác. Cơ quan truyền thông lưu ý rằng trong thập niên qua, số vụ nổ hàng năm ở Nga chưa bao giờ vượt quá 20, mặc dù có các vụ việc liên quan đến các cuộc tấn công khủng bố và rò rỉ khí gas trong các tòa nhà dân cư. Trước năm 2022, số thương vong vẫn ở mức hàng trăm, thay vì hàng ngàn.

Jason Jay Smart, cố vấn chính trị về chính trị hậu Xô Viết và quốc tế, đã viết trên X: “Tòa nhà của Viện Kỹ thuật máy tính chính xác đã bốc cháy ở Mạc Tư Khoa. Ngọn lửa đã bao phủ một diện tích 1.500 mét vuông. Mái nhà và tường của viện đã sụp đổ. Viện này góp phần vào cuộc chiến chống lại Ukraine.”

Các cuộc tấn công của Ukraine vào các cơ sở quân sự và công nghiệp của Nga sẽ tiếp tục diễn ra khi chiến tranh còn tiếp diễn.

Ukraine và Nga đều đang nỗ lực giành lợi thế trên chiến trường trước các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng có thể được làm trung gian trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc. Phát biểu với BBC trong bài phát biểu được công bố hôm thứ Năm, Tổng thống Donald Trump cho biết ông tin rằng Nga nắm thế thượng phong trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, vì lực lượng của Putin đã “chiếm được nhiều lãnh thổ”.

[Newsweek: Russian Military Radar and Spyware Facility Burns Down In Moscow]
 
Nga kiệt sức, Kyiv đánh một trận oanh liệt ở Ulakly. Đòn mới nhắm vào Zelensky. Quân Bắc Hàn bị lừa
VietCatholic Media
17:04 22/02/2025


1. Pháo binh Ukraine đã bắn phá một nhóm tấn công của Nga ở Ulakly. Đây là loại chiến thắng trên chiến trường giúp Ukraine có đòn bẩy trước Ông Donald Trump.

Trong một thảm họa của các cuộc tấn công bằng pháo binh và máy bay điều khiển từ xa, lực lượng Ukraine đã đập tan một cuộc tấn công của quân đội Nga trong và xung quanh thị trấn Ulakly hôm Thứ Sáu, 21 Tháng Hai. Máy bay điều khiển từ xa giám sát làm việc cho nhóm pháo binh Tivaz của Ukraine đã ghi nhận khoảng 10 xe của Nga bị phá hủy và bỏ lại.

Cuộc tấn công thất bại, một trong số nhiều cuộc tấn công ở góc đông nam của Donetsk ở miền đông Ukraine trong những ngày gần đây, có thể báo hiệu sự thất bại của cuộc tấn công của Nga trong khu vực. Những hàm ý chính trị là rất sâu sắc.

Mới chỉ hai tuần trước, người Nga đã có động lực. Họ vừa mới đẩy Nhóm Chiến lược Hoạt động Khortytsia của Ukraine ra khỏi Velyka Novosilka, cách Ulakly vài dặm về phía nam, và đã sẵn sàng truy đuổi quân Ukraine đang rút lui và có khả năng đạt được bước đột phá ở khu vực mà Tỉnh Donetsk gặp Tỉnh Zaporizhzhia.

Bây giờ, một bước đột phá của Nga dường như không có khả năng xảy ra. “Kiệt sức vì tổn thất và các trận chiến dữ dội trong tháng qua, đối phương sẽ không thể nhanh chóng truy đuổi Khortytsia OSG, đơn vị đang rút lui khỏi Velyka Novosilka”, Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine giải thích.

Quân đội Nga không chỉ phải chịu tổn thất nặng nề trong cuộc tiến quân khiêm tốn dọc theo góc Donetsk-Zaporizhzhia mà còn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt quân lính và trang thiết bị nghiêm trọng hơn, buộc họ phải ưu tiên các cuộc tấn công.

Tuyệt vọng muốn xóa sổ vùng nhô ra do Ukraine nắm giữ ở Kursk phía tây nước Nga và cũng háo hức chiếm thành phố pháo đài Pokrovsk, cách Ulakly 18 dặm về phía bắc, người Nga đang chuyển hướng nguồn lực từ phía nam Donetsk. “Đối phương sẽ không thể đột phá đến Zaporizhzhia hoặc Dnipropetrovsk, vì chúng thiếu quân số, tiền bạc và nguồn lực cần thiết”, CDS đánh giá.

Tóm lại, nhóm phân tích khẳng định “kế hoạch phá vỡ mặt trận phía nam Ukraine và tiến về Zaporizhzhia là không khả thi”.

Sự kiệt sức của cuộc tấn công của Nga ở đông nam Ukraine diễn ra vào thời điểm nguy hiểm đối với Điện Cẩm Linh. Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đe dọa sẽ từ bỏ Ukraine trừ khi chính quyền ở Kyiv chấp thuận kế hoạch tống tiền khoáng sản trị giá 500 tỷ đô la của Tổng thống Donald Trump. Đồng thời, Tổng thống Donald Trump được cho là đang cân nhắc rút quân đội Hoa Kỳ khỏi các quốc gia NATO giáp biên giới với Nga.

Ukraine—và Âu Châu nói chung—đang vật lộn với khả năng 80 năm ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với an ninh Âu Châu có thể kết thúc một cách kỳ lạ và đột ngột. Với sự hỗn loạn do sự rút lui của Hoa Kỳ gây ra, chế độ của Putin nên ở vị thế mạnh nhất có thể để yêu cầu những nhượng bộ lãnh thổ lớn để đổi lấy việc chấm dứt cuộc chiến rộng lớn hơn với Ukraine.

Nhưng Nga không thực sự chiến thắng trên chiến trường ở Ukraine. Khi lực lượng của họ giành được lợi thế, bước tiến thường được đo bằng yard—và có thể khiến toàn bộ các đại đội bộ binh với hàng chục quân lính phải trả giá.

Đúng vậy, quân đội Ukraine đang phải vật lộn để huy động đủ lực lượng. Nhưng quân đội Nga cũng đang phải vật lộn—và đó là lực lượng phải tiến hàng trăm dặm trước đối phương có công nghệ tiên tiến để đạt được mục tiêu ban đầu của Mạc Tư Khoa, bao gồm cả việc thay đổi chế độ ở Kyiv, chỉ bằng vũ lực.

“Quân đội Nga đã thất bại một cách khách quan”, nhà phân tích Andrew Perpetua chỉ ra. “Và họ không có sức mạnh để phục hồi sau mức độ thất bại của mình. Nga không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này trên chiến trường”. Nhưng họ có thể giành chiến thắng tại bàn đàm phán nếu, vì lý do nào đó, Ukraine nhượng bộ trước áp lực của Mỹ nhằm chấm dứt chiến tranh theo các điều khoản có lợi cho Nga.

May mắn cho Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hiểu được động lực chính trị—và cho đến nay vẫn từ chối đầu hàng. Công khai ca ngợi Tổng thống Donald Trump trong khi vẫn kiên quyết từ chối ký vào bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản bị đánh vần sai và mang tính bóc lột mà Tòa Bạch Ốc chuyển cho ông, Zelenskiy “đã giải quyết các cuộc đàm phán rất tốt cho đến nay”, theo Tatarigami, người sáng lập nhóm phân tích Frontelligence Insight của Ukraine.

Được trang bị vũ khí tốt bởi chính ngành công nghiệp của mình, các đồng minh Âu Châu và chính quyền của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, “Ukraine có đủ tiền để tài trợ cho toàn bộ năm 2025 và một phần năm 2026,” Perpetua kết luận. “Họ có đủ vũ khí và đạn dược để sử dụng trong hầu hết năm 2025, và với sự hỗ trợ từ các quốc gia khác (cộng với số tiền đó), họ sẽ có thể chiến đấu đến hết năm 2025 mà không gặp vấn đề gì.”

Vì vậy, Zelenskiy có thể lịch sự nói không với Tổng thống Donald Trump trong khi quân đội của ông ta vẫn tiếp tục giết và làm bị thương hàng trăm người Nga mỗi ngày. Zelenskiy có thể chờ đợi các điều khoản hòa bình thực sự có lợi cho Ukraine.

Trớ trêu thay, điều đó mang lại cho Zelenskiy đòn bẩy đối với Tổng thống Donald Trump, vì Tổng thống Donald Trump muốn được biết đến như người đã mang lại hòa bình cho Ukraine. “Cách duy nhất để Tổng thống Donald Trump đạt được hòa bình là thông qua một thỏa thuận công bằng với sự bảo đảm cho Ukraine”, Tatarigami giải thích.

[Forbes: Ukrainian Artillery Blasted A Russian Assault Group In Ulakly. It’s The Kind Of Battlefield Win That Gives Ukraine Leverage Over Trump.]

2. Zelenskiy không ‘quan trọng’ đối với các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh, Tổng thống Donald Trump nói

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố vào ngày 21 tháng 2 rằng Tổng thống Volodymyr Zelenskiy không phải là yếu tố cần thiết đối với các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh của Nga tại Ukraine.

“Thành thật mà nói, tôi không nghĩ ông ấy quan trọng để tham dự các cuộc họp”, Tổng thống Donald Trump nói với Fox News Radio vào ngày 21 tháng 2. “Khi Zelenskiy nói, 'Ồ, ông ấy không được mời đến một cuộc họp', ý tôi là, đó không phải là ưu tiên vì ông ấy đã làm rất tệ trong việc đàm phán cho đến nay”.

Những phát biểu của Tổng thống Donald Trump được đưa ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng ở Kyiv và các đồng minh Âu Châu về lập trường thay đổi của Washington đối với cuộc chiến, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ có các cuộc đàm phán trực tiếp với Nga tại Ả Rập Saudi vào ngày 18 tháng 2. Vào ngày 16 tháng 2, Zelenskiy đã bác bỏ ý tưởng đàm phán hòa bình được tiến hành sau lưng Ukraine.

Tổng thống Donald Trump cũng đã đưa ra nhiều tuyên bố sai sự thật về Ukraine trong những ngày gần đây, bao gồm gọi Zelenskiy là “kẻ độc tài” và cáo buộc ông từ chối tổ chức bầu cử.

Những phát biểu của ông phớt lờ thực tế là hiến pháp Ukraine cấm bầu cử trong thời gian thiết quân luật, vốn đã có hiệu lực kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022.

Đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump tại Ukraine, Keith Kellogg, cho biết vào ngày 15 tháng 2 rằng Âu Châu sẽ không tham gia trực tiếp vào các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh của Nga tại Ukraine, nhưng lợi ích của Âu Châu sẽ được xem xét.

Tổng thống Donald Trump cho biết vào ngày 20 tháng 2 rằng Nga “nắm giữ thế chủ động” trong bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào do nước này kiểm soát một phần đáng kể lãnh thổ Ukraine.

Ông tiếp tục công bố kế hoạch gặp Putin tại Ả Rập Xê Út, mặc dù mức độ tham gia của Ukraine vào các cuộc đàm phán đó vẫn chưa rõ ràng.

Mạc Tư Khoa đã định vị Hoa Kỳ là “đối tác chính” của mình trong các cuộc đàm phán, phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết vào ngày 13 tháng 2.

Vào ngày 18 tháng 2, Tổng thống Donald Trump dường như đổ trách nhiệm về cuộc chiến đang diễn ra cho sự lãnh đạo thời chiến của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance cũng chỉ trích Zelenskiy vào ngày 19 tháng 2, gọi những phát biểu công khai của ông về Tổng thống Donald Trump là “phản tác dụng” sau khi tổng thống Ukraine bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Donald Trump rằng sự ủng hộ của ông ở Ukraine đã giảm xuống còn 4%, coi đó là thông tin sai lệch của Nga.

Một cuộc thăm dò ngày 19 tháng 2 của Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv, gọi tắt là KIIS cho thấy 57% người Ukraine tin tưởng Zelenskiy, đánh dấu mức tăng năm điểm kể từ tháng 12.

[Kyiv Independent: Zelensky is not 'important' to negotiations on ending war, Trump says]

3. Waltz cho biết Zelenskiy sẽ sớm ký thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Mike Waltz cho biết vào ngày 21 tháng 2 rằng Tổng thống Volodymyr Zelenskiy dự kiến sẽ ký một thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ “trong thời gian rất ngắn”, tờ Guardian đưa tin.

“Tổng thống Zelenskiy sẽ ký thỏa thuận đó, và bạn sẽ thấy điều đó trong thời gian rất ngắn”, Waltz phát biểu tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ. “Và điều đó tốt cho Ukraine. Bạn có thể có gì tốt hơn cho Ukraine ngoài việc hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ?”

Waltz cũng dự đoán rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ được trao giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực đàm phán chấm dứt chiến tranh của Nga tại Ukraine.

Bình luận của ông được đưa ra sau các báo cáo cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đã trình lên Kyiv phiên bản sửa đổi của thỏa thuận khoáng sản sau khi Zelenskiy bác bỏ đề xuất ban đầu.

Axios đưa tin vào ngày 20 tháng 2 rằng các quan chức Hoa Kỳ đã thực hiện những thay đổi để thỏa thuận phù hợp với luật pháp Ukraine, trong khi một số phụ tá của Zelenskiy đã khuyến khích ông ký để tránh căng thẳng hơn nữa với Washington.

Sau cuộc gặp với đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về Ukraine, Keith Kellogg, vào ngày 21 tháng 2, Zelenskiy đã ám chỉ Kyiv sẵn sàng ký kết một “thỏa thuận mạnh mẽ và có lợi” với Hoa Kỳ về đầu tư và an ninh.

Nga có thể cung cấp tài sản bị đóng băng để tái thiết Ukraine, yêu cầu tiền cho các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm, Reuters đưa tin

Đề xuất ban đầu của Hoa Kỳ được cho là muốn nắm giữ 50% cổ phần trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraine, bao gồm các khoáng sản quan trọng, dầu mỏ và khí đốt, cũng như cổ phần tại các cảng và cơ sở hạ tầng quan trọng khác thông qua một quỹ đầu tư chung.

Tài liệu này đã được chuyển cho Zelenskiy trong chuyến thăm Kyiv của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent vào tuần trước. Nhà lãnh đạo Ukraine trước đó đã nói rằng Kyiv chưa sẵn sàng ký tài liệu này vì thiếu các bảo đảm an ninh cụ thể.

Vấn đề này đã trở thành điểm then chốt trong quan hệ Hoa Kỳ-Ukraine, vì Tổng thống Donald Trump đã gắn viện trợ trong tương lai với các thỏa thuận thương mại với Ukraine.

Tổng thống Donald Trump đã đưa ra nhiều tuyên bố gây tranh cãi về Ukraine trong những ngày gần đây, bao gồm việc gọi Zelenskiy là “nhà độc tài” và tuyên bố sai sự thật rằng ông từ chối tổ chức bầu cử.

Phát biểu của ông phớt lờ thực tế là hiến pháp Ukraine cấm bầu cử trong thời gian thiết quân luật, vốn đã có hiệu lực kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance cũng chỉ trích Zelenskiy vào ngày 19 tháng 2, gọi những phát biểu của ông về Tổng thống Donald Trump là “phản tác dụng” sau khi tổng thống Ukraine bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Donald Trump rằng tỷ lệ ủng hộ của người dân Ukraine đối với ông đã giảm xuống còn 4%, coi đó là thông tin sai lệch của Nga.

Bình luận này được đưa ra sau khi Zelenskiy bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Donald Trump rằng tỷ lệ ủng hộ của người dân Ukraine đối với ông đã giảm xuống còn 4%, gọi đó là thông tin sai lệch của Nga. Đó là tất cả những gì Tổng thống Zelenskiy nói và ông đã một cách nhã nhặn để bảo vệ danh thơm tiếng tốt của mình. Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance gọi đó là nói xấu Tổng thống Trump khiến người ta hơi kinh ngạc, đặc biệt xét đến bối cảnh là trong quá khứ, khi còn giữ lập trường chống Tổng thống Trump, chính Vance đã từng gọi ông Trump bằng những từ ngữ hết sức hạ cấp.

Cuộc thăm dò ngày 19 tháng 2 của Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv, gọi tắt là KIIS cho thấy 57% người Ukraine tin tưởng Zelenskiy, tăng năm điểm so với tháng 12.

[Kyiv Independent: Zelensky to sign US minerals deal soon, Waltz says]

4. Ngoại trưởng Lammy của Anh không thấy Nga sẵn sàng hòa bình tại cuộc họp G20

Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết Điện Cẩm Linh không quan tâm đến việc theo đuổi hòa bình ở Ukraine, sau bài phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại phiên họp kín của hội nghị Ngoại trưởng G20 tại Johannesburg vào ngày 20 tháng 2.

Phát biểu với các phóng viên sau phiên họp, Lammy chỉ trích những phát biểu của Lavrov, nói rằng chúng không cho thấy bất kỳ thiện chí đàm phán giải quyết nào, theo hãng tin Associated Press. Ông cũng lưu ý rằng Lavrov đã rời khỏi phòng trước khi Lammy có cơ hội phát biểu.

Cuộc họp G20 diễn ra tại Nam Phi diễn ra sau các cuộc đàm phán song phương gần đây giữa Hoa Kỳ và Nga về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine - các cuộc đàm phán không bao gồm cả Ukraine và các đồng minh Âu Châu của nước này.

'Chúng tôi không thể sống sót' nếu không có vũ khí nước ngoài, binh lính Ukraine lo sợ Tổng thống Donald Trump sẽ cắt giảm

Căng thẳng càng gia tăng sau những bình luận đổ lỗi cho Ukraine về cuộc chiến và chỉ trích Tổng thống Volodymyr Zelenskiy của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Trong bài phát biểu của mình, được Bộ Ngoại giao Anh công bố, Lammy cáo buộc Nga tham gia vào “chủ nghĩa đế quốc Sa hoàng” và không học được từ các cuộc chiến tranh thuộc địa trong lịch sử. Ông bày tỏ sự thất vọng về bài phát biểu của Lavrov, nói rằng ông đã hy vọng nhận được sự thừa nhận về nỗi đau khổ của người dân và cam kết về một nền hòa bình lâu dài, nhưng thay vào đó lại nghe thấy những gì ông mô tả là “logic của chủ nghĩa đế quốc”. Lammy bác bỏ những phát biểu của Lavrov là “bịa đặt cũ rích” và kêu gọi các thành viên G20 không nên để bị đánh lừa bởi những lời biện minh của Nga cho các hành động của mình.

G20, bao gồm các nền kinh tế lớn trên toàn cầu cùng với Liên Hiệp Âu Châu và Liên minh Phi Châu, đã phải vật lộn để tìm tiếng nói chung về các vấn đề địa chính trị quan trọng, đặc biệt là cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Trong bài phát biểu khai mạc, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã kêu gọi các quốc gia thành viên tham gia vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng toàn cầu đang diễn ra, bao gồm chiến tranh, biến đổi khí hậu và bất ổn kinh tế.

Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ rút khỏi hội nghị thượng đỉnh cho thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn tiếp tục ưu tiên chương trình nghị sự “Nước Mỹ trên hết” và cũng có thể là “Nước Nga trên hết” hơn là hợp tác đa phương.

[Kyiv Independent: UK’s Lammy sees no Russian willingness for peace at G20 meeting]

5. Putin ra lệnh cho các bộ trưởng chuẩn bị cho sự trở lại của các công ty phương Tây tại Nga

Putin đã chỉ thị cho Nội các của mình vào ngày 21 tháng 2 chuẩn bị cho sự trở lại của các công ty phương Tây, nói rằng các công ty Nga nên có “một số lợi thế nhất định” so với những công ty quay trở lại thị trường.

“Chúng ta có thể điều chỉnh phù hợp sự trở lại thị trường của những công ty muốn quay trở lại”, Putin phát biểu trong bài phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Công nghệ Tương lai, đồng thời gợi ý những hạn chế hoặc điều kiện tiềm ẩn đối với các công ty phương Tây muốn tiếp tục hoạt động tại Nga.

“Các vấn đề bên ngoài, lệnh trừng phạt, cùng với tất cả những thách thức và khó khăn đối với chúng ta, đã đóng vai trò kích thích quan trọng”, ông nói thêm.

Các bình luận được đưa ra trong bối cảnh Nga và Hoa Kỳ đang xích lại gần nhau.

Một phái đoàn Nga do Ngoại trưởng Sergey Lavrov dẫn đầu đã gặp một phái đoàn Hoa Kỳ do Ngoại trưởng Marco Rubio dẫn đầu vào ngày 18 tháng 2, đánh dấu cuộc họp cao cấp nhất giữa hai bên kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Theo Lavrov, Hoa Kỳ và Nga đã đồng thanh bắt đầu tiến trình giải quyết vấn đề Ukraine, bổ nhiệm đại sứ cho nhau, dỡ bỏ “các rào cản đối với các phái bộ ngoại giao” và tạo điều kiện để bắt đầu hợp tác Hoa Kỳ-Nga.

Nga cũng đang đề nghị chính quyền Tổng thống Donald Trump một thỏa thuận về tài nguyên thiên nhiên của Nga và quyền tiếp cận Bắc Cực, The Moscow Times đưa tin vào ngày 18 tháng 2, trích dẫn Kirill Dmitriev, một trong những đại biểu Nga trong các cuộc đàm phán gần đây với Ả Rập Saudi.

Sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, hàng trăm công ty phương Tây đã rời khỏi thị trường Nga, không muốn đóng góp vào nền kinh tế hoặc nỗ lực chiến tranh của nước này.

Theo Viện Kinh tế Kyiv, 472 công ty nước ngoài đã rút lui hoàn toàn, trong khi 1.360 công ty khác đã thu hẹp hoạt động.

Điện Cẩm Linh áp đặt các yêu cầu rút lui nghiêm ngặt, bao gồm sự chấp thuận của một ủy ban chính phủ, bắt buộc giảm giá 50% khi bán tài sản và “thuế rút lui” ít nhất là 10%.

Chính quyền Nga cũng đã tịch thu tài sản từ các công ty con của các công ty phương Tây vẫn hoạt động.

Các biện pháp của Mạc Tư Khoa được coi rộng rãi là hành động trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây, bao gồm việc đóng băng khoảng 300 tỷ đô la tài sản của ngân hàng trung ương Nga.

Bất chấp những nỗ lực này, nhiều công ty nước ngoài đã tìm ra cách để tiếp tục kinh doanh tại Nga hoặc đã quay trở lại thị trường sau một thời gian tạm dừng.

[Kyiv Independent: Putin orders ministers to prepare for Western companies' return to Russia]

6. Quân đội Bắc Hàn ở Nga bị nhồi sọ là đang chiến đấu với lực lượng Nam Hàn

Các cơ quan an ninh Bắc Hàn thông báo với quân đội của họ đóng tại Tỉnh Kursk của Nga rằng họ đang chiến đấu với cả quân đội Ukraine và Nam Hàn, tờ báo Nam Hàn Chosun Daily đưa tin, trích dẫn lời những người lính Bắc Hàn bị bắt.

Hai tù nhân chiến tranh Bắc Hàn bị lực lượng Ukraine bắt giữ vào tháng trước đã trả lời độc quyền cho tờ Chosun Daily tại một trại tù binh chiến tranh, gọi tắt là POW ở Ukraine.

Một trong những người bị bắt thừa nhận rằng anh ta và những người lính đồng đội tin rằng họ đang chiến đấu với quân đội Nam Hàn, điều này làm tăng thêm tinh thần và sự hung hăng của họ.

Mỗi tiểu đoàn, gồm khoảng 500 binh lính, được một hoặc hai sĩ quan từ Bộ An ninh Nhà nước Bắc Hàn giám sát, một trong những tù nhân cho biết. Những sĩ quan này giám sát việc huấn luyện tư tưởng và kỷ luật.

Họ được cho là đã thông báo với binh lính của mình rằng những người điều khiển máy bay điều khiển từ xa của Ukraine là quân nhân Nam Hàn.

Hán Thành đã không cung cấp viện trợ quân sự cho Kyiv kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.

Có tới 12.000 quân lính Bắc Hàn được điều động tới Tỉnh Kursk vào mùa thu năm ngoái để hỗ trợ lực lượng Nga chống lại cuộc tấn công của Ukraine vào tháng 8 năm 2024.

Chuyến hành trình đến Nga của họ kéo dài vài tháng, với một nhóm gồm 2.500 người Bắc Hàn khởi hành vào ngày 10 tháng 10 năm 2024, đi bằng tàu hỏa, sau đó bằng máy bay và cuối cùng bằng xe buýt đến Kursk, nơi họ đến vào giữa tháng 12, theo lời một trong những người bị bắt.

Người lính bị bắt còn lại, một lính bắn tỉa được huấn luyện trinh sát, cho biết sự tiếp xúc giữa quân đội Bắc Hàn và lực lượng Nga rất ít, chủ yếu diễn ra ở cấp chỉ huy để lấy đạn dược, thiết bị và thiết bị.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trước đó đã báo cáo rằng lực lượng Bắc Hàn chiến đấu cho Nga đã chịu 4.000 thương vong, trong đó hai phần ba là binh lính thiệt mạng.

Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, Kyrylo Budanov, cho rằng nguyên nhân gây ra tổn thất lớn là do Bắc Hàn thiếu kinh nghiệm chiến đấu và sử dụng chiến thuật tấn công biển người với trang thiết bị hạn chế.

Cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine vào Tỉnh Kursk vào tháng 8 năm 2024 ban đầu đã chiếm giữ 1.300 km2, hay 500 dặm vuông, lãnh thổ Nga.

Mặc dù lực lượng Ukraine đã mất gần một nửa diện tích đó do các cuộc phản công của Nga, nhưng gần đây họ đã tiến được 2,5 km, hay 1,5 dặm, trong một cuộc tấn công mới.

[Kyiv Independent: North Korean troops in Russia reportedly told they're fighting South Korean forces]

7. Anh và Na Uy bắt đầu đàm phán hiệp ước phòng thủ Bắc Cực để chống lại Putin

Anh và Na Uy đã bắt đầu đàm phán vào thứ năm về một thỏa thuận quốc phòng nhằm chống lại mối đe dọa từ Nga ở Bắc Cực.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey đã gặp người đồng cấp Na Uy Tore Sandvik tại Bộ tư lệnh chung Na Uy, một pháo đài được đào sâu vào sườn núi gần thị trấn Bodø phía bắc, ngay phía trên Vòng Bắc Cực.

Thỏa thuận quốc phòng sẽ chứng kiến sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa quân đội của hai quốc gia, bao gồm bảo vệ cáp ngầm khỏi bị phá hoại. Kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine vào năm 2022, các tàu đi đến hoặc đi từ các cảng của Nga đã bị nghi ngờ cắt đứt các liên kết cơ sở hạ tầng quan trọng của Âu Châu — dù là do vô tình hay phá hoại — đặc biệt là ở Biển Baltic.

Healey cho biết: “Na Uy vẫn là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Vương quốc Anh. Chúng tôi sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới về quan hệ đối tác quốc phòng để đưa chúng ta gần nhau hơn bao giờ hết khi chúng ta giải quyết các mối đe dọa ngày càng tăng, củng cố NATO và tăng cường an ninh ở vùng Cao nguyên phía Bắc.

“Vương quốc Anh quyết tâm đóng vai trò lãnh đạo về an ninh Âu Châu, hỗ trợ nền tảng cho an ninh và thịnh vượng trong nước và cho đối thủ thấy rằng chúng tôi đoàn kết trong quyết tâm bảo vệ lợi ích của mình.”

Bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Âu Châu về các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine leo thang. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố Nga “có quân bài” trong các cuộc đàm phán và gọi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy là “kẻ độc tài” vì không tổ chức bầu cử trong thời chiến.

Hoa Kỳ cũng lập luận rằng các thành viên NATO Âu Châu phải chi nhiều hơn cho quốc phòng, với Vương quốc Anh đang nỗ lực phân bổ 2,5 phần trăm GDP cho năng lực quân sự của mình. Healey cho biết hôm thứ Ba rằng Bộ Quốc phòng Anh sẽ trải qua “cuộc cải tổ quốc phòng lớn nhất trong 50 năm” để bảo đảm sẵn sàng cho chiến tranh.

Khi gặp quân đội Na Uy đang tuần tra biên giới với Nga hôm thứ Tư, Healey cho biết ông “thực sự quan tâm” đến việc họ có chế độ nghĩa vụ quân sự, điều này không xảy ra ở Vương quốc Anh

Chuyến thăm của Healey diễn ra sau khi một tàu do thám của Nga tiến vào vùng biển Anh vào Tháng Giêng và tháng 11 năm ngoái. Bộ trưởng quốc phòng đã nói với quốc hội vào tháng trước rằng con tàu này “được sử dụng để thu thập thông tin tình báo và lập bản đồ cơ sở hạ tầng dưới nước quan trọng của Anh” trước khi nó đi qua Biển Bắc.

[Politico: UK and Norway start Arctic defense pact talks to combat Putin]

8. Tusk đề xuất kế hoạch 3 điểm để tăng cường an ninh Ukraine và Âu Châu

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk vào ngày 20 tháng 2 đã đề xuất một kế hoạch ba điểm nhằm củng cố Ukraine trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Nga và tăng cường an ninh Âu Châu.

Tusk hiện đang đại diện cho chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu. Các nhà lãnh đạo Âu Châu đã kêu gọi tăng cường hỗ trợ cho Ukraine và đang xem xét lại vấn đề an ninh để ứng phó với lời đe dọa ngừng hỗ trợ an ninh trên lục địa của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Tusk kêu gọi tài trợ viện trợ cho Ukraine bằng nguồn tiền từ tài sản bị đóng băng của Nga, phần lớn trong số đó được giữ tại các ngân hàng Liên Hiệp Âu Châu.

“Chúng ta hãy tài trợ cho viện trợ của chúng ta dành cho Ukraine từ các tài sản bị đóng băng của Nga”, ông nói trong một bài đăng trên mạng xã hội vào ngày 20 tháng 2.

“ Chúng ta hãy tăng cường cảnh sát hàng không, lính gác Baltic và biên giới Liên Hiệp Âu Châu với Nga. Chúng ta hãy nhanh chóng áp dụng các biện pháp tài chính mới để tài trợ ngay cho an ninh và quốc phòng.”

Bình luận của Tusk được đưa ra trong bối cảnh sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Ukraine đang thúc đẩy các quan chức Âu Châu cân nhắc tăng cường hỗ trợ cho Kyiv và cứng rắn hơn nữa lập trường của họ đối với Nga.

Hoa Kỳ đã chấm dứt chính sách cô lập Mạc Tư Khoa kéo dài nhiều năm khi các quan chức Mỹ và Nga ngồi lại tại Riyadh, Ả Rập Saudi vào ngày 18 tháng 2 để đàm phán sơ bộ về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Cả Ukraine và Âu Châu đều không có đại diện tại các cuộc đàm phán.

Tổng thống Donald Trump trước đó đã nói chuyện trực tiếp với Putin trong một cuộc điện đàm vào ngày 12 tháng 2, và có một cuộc điện đàm riêng với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cùng ngày. Tổng thống Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.

“Chúng tôi không nghi ngờ gì rằng mối đe dọa đối với Âu Châu là nước Nga của Vladimir Putin, cuộc gọi điện thoại của Tổng thống Donald Trump cho Putin là một sai lầm”, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski phát biểu vào ngày 16 tháng 2.

Liên Hiệp Âu Châu đã đưa ra gói trừng phạt thứ 16 đối với Nga vào ngày 19 tháng 2, nhắm vào hoạt động xuất khẩu nhôm và dầu của Nga để đáp trả hành động xâm lược vũ trang liên tục của Mạc Tư Khoa đối với Ukraine.

[Kyiv Independent: Tusk proposes 3-point plan to strengthen Ukraine, European security]

9. Cuộc thăm dò cho biết 5,2 triệu người tị nạn Ukraine vẫn ở nước ngoài, chưa đến một nửa có kế hoạch quay trở lại

Theo nghiên cứu của Trung tâm Chiến lược Kinh tế, gọi tắt là CES của Ukraine công bố ngày 21 tháng 2, tỷ lệ người tị nạn Ukraine có kế hoạch hồi hương đã giảm xuống còn 43% vào cuối năm 2024, so với mức 74% vào tháng 12 năm 2022.

Theo báo cáo, vẫn còn khoảng 5,2 triệu người tị nạn Ukraine vẫn ở nước ngoài.

Cuộc di cư hàng loạt đạt đỉnh vào tháng 3 năm 2022, khi 2,5 triệu người chạy khỏi Ukraine trong vài tuần sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Dòng người di cư kể từ đó đã chậm lại, với khoảng 300.000 người rời khỏi Ukraine vào năm ngoái.

Nghiên cứu cho thấy hầu hết người tị nạn đến từ các khu vực phía bắc và phía đông Ukraine, trong đó Kyiv chiếm 18% số người được khảo sát, tiếp theo là Kharkiv, hay 13,8%, và Donetsk, hay 9,5%.

CES dự đoán rằng có khoảng 1,7 đến 2,7 triệu người Ukraine có thể ở lại nước ngoài vĩnh viễn, khiến GDP hàng năm của Ukraine có khả năng giảm từ 5,1% đến 7,8%.

Dariia Mykhailyshyna, đồng tác giả của nghiên cứu và là nhà kinh tế cao cấp tại CES, cho biết: “Sự sụt giảm số người muốn trở về nhà có thể chỉ ra rằng một số người tị nạn ban đầu có kế hoạch trở về vào đầu năm 2024 đã thực hiện được điều đó”.

“Tuy nhiên, người Ukraine ở nước ngoài đang ngày càng thích nghi, chuyển hướng quan điểm sang việc ở lại nước ngoài.”

Theo CES, những trở ngại chính đối với việc hồi hương mang tính chất quân sự và kinh tế, bao gồm các rủi ro an ninh đang diễn ra, nhà ở bị phá hủy, mức sống thấp và những thách thức trong việc tìm kiếm việc làm tại Ukraine.

Phụ nữ và trẻ em vẫn là nhóm nhân khẩu chiếm ưu thế trong số những người tị nạn. Phụ nữ trưởng thành chiếm nhóm lớn nhất với 44%, giảm so với mức 50% vào đầu năm 2024. Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng tỷ lệ nam giới ngày càng tăng trong số những người Ukraine sống ở nước ngoài.

“ Hồ sơ của những người tị nạn Ukraine đã thay đổi đáng kể kể từ cuối năm 2022. Trong khi phụ nữ và trẻ em chiếm phần lớn khi chiến tranh bắt đầu, thì tỷ lệ nam giới trưởng thành đã tăng đáng kể”, Mykhailyshyna cho biết.

Nghiên cứu cho thấy phụ nữ có khả năng muốn hồi hương cao hơn nam giới 31% và những người làm việc từ xa cho các công ty Ukraine có khả năng muốn hồi hương cao hơn 67% so với những người tị nạn thất nghiệp.

Những người có thu nhập trước chiến tranh cao hơn có khả năng quay trở lại cao hơn gần ba lần so với những người có thu nhập thấp nhất. Nghiên cứu cho thấy những người tị nạn ở Ba Lan có khả năng muốn quay trở lại cao hơn 90% so với những người ở Đức.

Hầu hết người tị nạn Ukraine đã định cư tại Đức, hay 20%, và Ba Lan, hay 18%, trong khi Hoa Kỳ chỉ tiếp nhận 5,4% tổng số người tị nạn. Cùng với Canada, các nước Bắc Mỹ đã tiếp nhận chưa đến 10% người tị nạn Ukraine, với hầu hết tìm nơi ẩn náu tại các nước Âu Châu, CES viết.

Đến cuối tháng 11 năm 2024, có khoảng 4,2 triệu người Ukraine được hưởng quy chế bảo vệ tạm thời tại các nước Liên Hiệp Âu Châu, trong đó số lượng lớn nhất là ở Đức, hay 1,2 triệu, Ba Lan, hay 988.000, và Cộng hòa Tiệp, hay 385.000.

[Kyiv Independent: 5.2 million Ukrainian refugees remain abroad, less than half plan to return, poll says]
 
Họp báo về tình trạng Đức Thánh Cha, xin cầu nguyện. Chuyện gì xảy ra ở Rôma khi một vị Giáo Hoàng hôn mê?
VietCatholic Media
17:08 22/02/2025


1. Các bác sĩ của Đức Giáo Hoàng nói về sức khỏe, 'cả hai cánh cửa đều mở'

Các bác sĩ của Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết sau một tuần nằm viện, ngài “vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm” và sẽ phải nằm viện ít nhất một tuần nữa, nhưng cũng chưa có nguy cơ tử vong ngay lập tức.

“Đức Giáo Hoàng đã thoát khỏi nguy hiểm chưa? Chưa, ngài chưa thoát khỏi nguy hiểm”, Bác sĩ Sergio Alfieri, giám đốc khoa phẫu thuật y khoa của Bệnh viện Gemelli ở Rôma và là trưởng nhóm y tế của Đức Giáo Hoàng tại đó cho biết.

Phát biểu với các nhà báo vào ngày 21 tháng 2 trong cuộc họp báo đầu tiên của các bác sĩ kể từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô được đưa vào cơ sở này để điều trị bệnh viêm phế quản dai dẳng vào ngày 14 tháng 2, Bác sĩ Alfieri cho biết về tình trạng lâm sàng của Đức Giáo Hoàng, “entrambe le porte sono aperte”, nghĩa là “cả hai cánh cửa đều mở”. Đó là thành ngữ tiếng Ý ngụ ý cửa sinh, cửa tử đều có khả năng.

“Đức Giáo Hoàng vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm. Hiện tại, ngài không có nguy cơ tử vong, nhưng tình hình thực tế là như vậy, và cánh cửa mở ra cho cả hai khả năng”, ông nói.

Bác sĩ Alfieri giải thích rằng ban đầu, Đức Giáo Hoàng được điều trị cảm lạnh tại Vatican, nhưng do tuổi tác và lịch trình bận rộn, bệnh đã chuyển thành viêm phế quản không thể tự điều trị tại nhà và phải vào bệnh viện.

Sau khi được đưa vào Gemelli, Đức Giáo Hoàng, là người đặc biệt dễ mắc các bệnh về đường hô hấp sau khi phải cắt bỏ một phần phổi do bị viêm phổi nghiêm trọng khi còn là một tu sĩ dòng Tên trẻ, thành ra, ngài đã được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do nhiều loại vi khuẩn và viêm phổi ở cả hai bên.

Về tình trạng hiện tại của ngài, “bệnh viêm phế quản hen suyễn vẫn còn, căn bệnh mãn tính vẫn còn,” Bác sĩ Alfieri nói, nói rằng Đức Giáo Hoàng “biết rằng tình hình rất nghiêm trọng. Đôi khi ngài không thở được.”

Tuy nhiên, ông cho biết hiện tại Đức Giáo Hoàng hoàn toàn có thể tự thở và vẫn vui vẻ, thường xuyên kể chuyện cười, ngài cũng có thể đọc sách, làm việc và di chuyển quanh phòng với sự trợ giúp, ngồi trên ghế hoặc đến nhà nguyện để cầu nguyện.

Về thời gian nằm viện của Đức Giáo Hoàng, Bác sĩ Alfieri cho biết ngài sẽ phải nằm viện “ít nhất là cả tuần tới” và “việc điều trị của ngài cần thời gian để có hiệu quả”.

“Ngài chỉ có thể về khi an toàn, và chúng tôi đang nỗ lực vì điều này,” ông nói, giải thích rằng tình hình của Đức Giáo Hoàng rất phức tạp vì các phương pháp điều trị bằng thuốc khác nhau mà ngài đang áp dụng có thể gây ra những tác dụng có tính chất phản tác dụng lẫn nhau.

Ví dụ, ông cho biết liệu pháp cortisone mà Đức Giáo Hoàng đang áp dụng để điều trị bệnh viêm phổi có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, và do đó có thể ảnh hưởng đến liệu pháp kháng sinh mà ngài đang áp dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng, nghĩa là bệnh nhiễm trùng có thể lan rộng và dẫn đến nhiễm trùng huyết ở các cơ quan khác.

Tuy nhiên, ông cho biết liều lượng cortisone quá thấp có nghĩa là bệnh viêm phổi của Đức Giáo Hoàng có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn và nhóm y tế của Đức Giáo Hoàng đang theo dõi cẩn thận liều lượng để tìm ra sự cân bằng phù hợp.

Trong hai ngày qua, bản tin y tế của Vatican về tình hình của Đức Giáo Hoàng đã đưa tin về “sự cải thiện nhẹ” trong xét nghiệm máu và tình trạng lâm sàng tổng thể của ngài.

Bác sĩ Alfieri không nêu rõ mốc thời gian chính xác cho sự hồi phục của Đức Giáo Hoàng, ngoại trừ việc thời gian nằm viện của ngài sẽ kéo dài đến tuần tới.

“Việc điều trị cần có thời gian. Ngài sẽ trở về Santa Marta khi không còn cần phải chăm sóc tại bệnh viện nữa”, ông nói, “so với lúc mới đến, ngài đã khỏe hơn nhiều, nhưng trong một ngày tình hình có thể thay đổi, vì ngài đang phải dùng một lượng thuốc rất lớn”.

Luigi Carbone, phó giám đốc Sở Y tế và Vệ sinh của Thành phố Vatican và là bác sĩ riêng của Đức Giáo Hoàng, phát biểu với các nhà báo trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu rằng các bản tin y khoa hàng ngày được công bố về tình trạng của Đức Giáo Hoàng là sản phẩm của các quan sát của nhóm và đã được Đức Giáo Hoàng chấp thuận.

“Ngài muốn chúng tôi luôn nói sự thật. Chính ngài đã yêu cầu chúng tôi nói rằng: Tôi nhận ra rằng tôi là một người đàn ông lớn tuổi và tôi có những vấn đề mãn tính. Ngay cả khi Đức Giáo Hoàng khỏe hơn, bệnh viêm phế quản hen suyễn và giãn phế quản của ngài vẫn còn”, ông nói.

Mặc dù Đức Thánh Cha Phanxicô có thể di chuyển, khả năng di chuyển của ngài vẫn còn hạn chế, cũng như số lượng cộng tác viên và du khách được phép vào thăm ngài. Cho đến nay, những du khách duy nhất của ngài là những người mà Vatican mô tả là “những cộng sự thân cận nhất” của ngài, và Thủ tướng Ý Girogia Meloni.

Đây sẽ là thời gian nằm viện dài nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô, trước đó ngài đã trải qua hai đợt nằm viện kéo dài 10 ngày khác nhau tại Gemelli, một lần vào năm 2021 để phẫu thuật đại tràng và một lần nữa vào năm 2023 sau ca phẫu thuật để chữa thoát vị bụng do một ca phẫu thuật trước đó gây ra.

Nếu ngài phải nằm viện hơn 18 ngày, thời gian nằm viện của ngài sẽ vượt qua thời gian nằm viện dài nhất của người tiền nhiệm, là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người đã nằm viện lâu nhất trong bệnh viện gần 20 ngày.

Đức Gioan Phaolô II trị vì với tư cách là Giáo Hoàng trong gần 27 năm và đã được đưa vào Gemelli tổng cộng bảy lần trong suốt thời gian làm Giáo Hoàng của mình, với thời gian nằm bệnh viện dài nhất của ngài kéo dài 18 ngày. Nếu thời gian lưu trú của Đức Thánh Cha Phanxicô kéo dài hơn, thì đây sẽ là thời gian nằm bệnh viện dài nhất của một vị Giáo Hoàng trong ba triều đại Đức Giáo Hoàng gần đây nhất.


Source:Crux

2. Điều gì xảy ra liên quan đến quyền bính Giáo Hoàng khi một vị giáo hoàng bất tỉnh?

Hôm Thứ Ba, 18 Tháng Hai, Tòa thánh Vatican cho biết các xét nghiệm vào đầu giờ chiều cho thấy Đức Thánh Cha Phanxicô đã mắc bệnh viêm phổi “cả hai bên” hoặc viêm phổi kép, khiến các bác sĩ phải kê đơn điều trị bổ sung cho Đức Thánh Cha.

“Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, chụp X-quang ngực và tình trạng lâm sàng của Đức Thánh Cha tiếp tục cho thấy một bức tranh phức tạp”, một tuyên bố từ Văn phòng Báo chí Tòa thánh cho biết.

Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng đã chụp CT ngực vào chiều thứ Ba và kết quả cho thấy “bị viêm phổi ở cả hai bên, cần phải điều trị bằng thuốc bổ sung”.

Tòa thánh lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng vẫn “có tinh thần tốt” và minh mẫn. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha tiếp tục cho thấy một bức tranh phức tạp, nhiều người đã đặt ra câu hỏi về điều gì sẽ xảy ra với quyền bính Giáo Hoàng khi một vị giáo hoàng bất tỉnh hoặc mất năng lực và không thể lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo.

Câu trả lời: không có gì cả.

Trong khi nhiều quốc gia quy định việc chuyển giao quyền lực khi một nguyên thủ quốc gia mất năng lực và Vatican có các quy tắc quản trị khi một giáo hoàng từ chức hoặc qua đời, thì không có quy định nào áp dụng cho một giáo hoàng bị ốm, bất tỉnh hoặc nhập viện.

Nói cách khác, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn là giáo hoàng, hoàn toàn chịu trách nhiệm điều hành Vatican và Giáo Hội Công Giáo vững mạnh với 1,3 tỷ người, ngay cả khi đang được gây mê toàn thân và trải qua các cuộc phẫu thuật.

Hồng Y Nhiếp Chính không tiếp quản công việc của Đức Giáo Hoàng. Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng không.

Geraldina Boni, giáo sư giáo luật tại Đại học Bologna và là cố vấn cho văn phòng pháp lý của Vatican cho biết: “Một thời gian ngắn trở ngại không tạo ra bất kỳ vấn đề gì. Bộ máy giáo triều tiến hành bình thường với sự quản lý bình thường.”

Linh mục Filippo Di Giacomo, một chuyên gia và nhà bình luận về giáo luật cho biết: “Đức Giáo Hoàng tiếp tục hành động, ngay cả khi đang ở trong bệnh viện. Ngay cả khi ngài phải đối mặt với những khoảnh khắc đau đớn, sức mạnh của ngài vẫn hoạt động trong những người nhận được sức mạnh gián tiếp từ ngài.”

Giáo luật có các điều khoản về trường hợp một giám mục bị ốm và không thể điều hành giáo phận của mình, nhưng không có điều khoản nào dành cho Đức Giáo Hoàng. Điều 412 nói rằng một giáo phận có thể bị tuyên bố là “bị ngăn trở” nếu giám mục của giáo phận đó — do “bị giam cầm, trục xuất, lưu đày hoặc mất năng lực” — không thể hoàn thành các chức năng mục vụ của mình. Trong những trường hợp như vậy, công việc điều hành hàng ngày của giáo phận chuyển sang cho một Giám Mục Phụ Tá, một cha tổng đại diện hoặc một người nào khác.

Mặc dù Đức Phanxicô là giám mục của Rôma, nhưng không có điều khoản rõ ràng nào dành cho Đức Giáo Hoàng nếu ngài bị “cản trở” tương tự. Giáo luật 335 tuyên bố một cách đơn giản rằng khi Tòa Thánh trống tòa hoặc bị hoàn toàn cản trở, thì không được thay đổi gì trong sự quản trị Giáo Hội phổ quát; nhưng phải tuân hành những luật lệ đặc biệt đã dự liệu cho những hoàn cảnh ấy. Nhưng điều 335 không nói rõ ý nghĩa của việc Tòa thánh bị “cản trở hoàn toàn” hoặc những điều khoản nào có thể có hiệu lực nếu điều đó xảy ra.

Gần đây, một nhóm luật sư đã đề xuất các quy tắc để lấp đầy khoảng trống lập pháp đó. Họ muốn xây dựng các quy định mới liên quan đến một giáo hoàng đã nghỉ hưu cũng như các quy tắc áp dụng khi một giáo hoàng không thể cai quản, tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Boni, một trong những người tổ chức sáng kiến, cho biết: “Nếu tình trạng của một giáo hoàng hoàn toàn mất năng lực diễn ra trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, thì rõ ràng điều này sẽ gây ra tác hại lớn cho Giáo Hội và lợi ích của các linh hồn. Chúng ta cần các quy tắc xác định rõ ràng để giải quyết các vấn đề không thể trì hoãn lâu dài.”

Bộ quy tắc đề xuất dài 8 trang giải thích rằng với những tiến bộ y tế, hoàn toàn có khả năng đến một lúc nào đó, một giáo hoàng sẽ còn sống nhưng không thể cai trị. Những người chủ trương lập luận rằng Giáo Hội phải đưa ra tuyên bố về một “sự nhìn thấy hoàn toàn bị cản trở” và việc chuyển giao quyền lực vì lợi ích của Giáo Hội.

Theo các quy tắc được đề xuất, việc quản trị Giáo Hội phổ quát sẽ được chuyển cho Hồng Y đoàn. Trong trường hợp có trở ngại tạm thời, họ sẽ thành lập một ủy ban để điều hành, với các cuộc kiểm tra y tế định kỳ sáu tháng một lần để xác định tình trạng của Đức Giáo Hoàng.

“Nếu, với tất cả các bảo đảm và thủ tục có thể được xác định, người ta xác minh được rằng Tòa thánh bị cản trở bởi một tình trạng mất năng lực nhất định, vĩnh viễn và không thể chữa khỏi của một Giáo Hoàng, thì cần phải tiến hành bầu chọn người kế vị ông ấy,” Boni nói.

Không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phanxicô đang tiến hành các đề xuất nhằm lấp đầy lỗ hổng lập pháp như Tu chính án thứ 25 đã lấp đầy ở Hoa Kỳ - liên quan đến việc giám sát chuyển giao quyền lực trong trường hợp một tổng thống qua đời hoặc mất khả năng lao động.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô gần đây đã tiết lộ rằng ngài đã viết một lá thư từ chức nếu ngài trở nên mất khả năng vì lý do y tế. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12 với tờ ABC của Tây Ban Nha, Đức Phanxicô cho biết từ rất sớm trong triều đại giáo hoàng của mình, ngài đã trao bức thư cho Đức Hồng Y Tarcisio Bertone khi đó là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nhưng không biết chuyện gì đã xảy ra sau đó.

Hiện tại, trừ khi lá thư của ngài đáp ứng các yêu cầu pháp lý, quyền bính của Đức Giáo Hoàng sẽ chỉ đổi chủ nếu ngài qua đời hoặc từ chức. Vào thời điểm đó, một loạt các nghi thức bắt đầu diễn ra để điều chỉnh “thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng” – là khoảng thời gian giữa sự kết thúc của một triều đại giáo hoàng và cuộc bầu chọn giáo hoàng mới.

Trong thời kỳ đó, được gọi là “sedevace,” hay “trống tòa”, Đức Hồng Y Nhiếp Chính, điều hành công việc hành chính và tài chính của Tòa thánh. Vị trí này hiện do Đức Hồng Y Kevin Farrell, người đứng đầu Bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống của Vatican, nắm giữ. Nhưng ngài không có vai trò hoặc nhiệm vụ nào nếu Đức Giáo Hoàng chỉ bị ốm hoặc mất khả năng.

Năm 1965, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã viết thư cho niên trưởng Hồng Y đoàn đưa ra giả thuyết rằng nếu ngài bị ốm nặng, niên trưởng và các Hồng Y khác nên chấp nhận đơn từ chức của ông.

Trong một lá thư được công bố năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nêu ra trường hợp một căn bệnh “được cho là không thể chữa khỏi hoặc phải chữa trong một thời gian dài và khiến chúng tôi không thể thi hành đầy đủ các chức năng của thánh chức tông đồ”.

Bức thư không bao giờ được viện dẫn, vì Thánh Phaolô đã sống thêm 13 năm nữa và qua đời trong khi tại vị.

Nhưng các chuyên gia nói rằng bức thư của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục dường như chưa từng được sử dụng vì giáo luật hiện hành yêu cầu việc từ chức của giáo hoàng phải được “biểu thị một cách tự do và hợp lệ” - như trường hợp khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tuyên bố thoái vị vào năm 2013.


Source:AP

3. Giờ thánh cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng được lên lịch cho tất cả các giáo xứ ở Rôma

Đức Hồng Y Giám Quản Giáo phận Roma Baldo Reina cho biết cộng đồng giáo phận Roma bày tỏ sự gần gũi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và cùng cầu nguyện cho ngài sớm bình phục, để ngài sớm trở lại hướng dẫn chúng ta bằng sự khôn ngoan và tình yêu của mình.

Ngài đã đưa ra thông báo sau cho các giáo xứ trong giáo phận Rôma hôm Thứ Tư, 19 Tháng Hai.

Chúng tôi đang theo dõi với sự chú ý và tin tưởng tình hình sức khỏe của Đức Giám Mục của chúng ta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhận thức được việc cầu nguyện cộng đồng quý giá như thế nào, chúng tôi yêu cầu tất cả các cộng đồng giáo xứ và tôn giáo trải qua một giờ thờ phượng thinh lặng trước Thánh lễ buổi tối hôm nay. Là một gia đình lớn, chúng tôi cầu xin Chúa ban cho Đức Giám Mục của chúng ta sức mạnh cần thiết để đối mặt với khoảnh khắc tế nhị này.

Đối với Đức Thánh Cha, đây là đêm thứ năm tại Policlinico Agostino Gemelli ở Rôma, nơi ngài đang được điều trị bệnh viêm phổi cả hai bên. Trong khi đó, văn phòng báo chí Vatican đã thông báo rằng Đức Thánh Cha đã có một đêm yên bình.


Source:diocesidiroma.it

4. 200 câu hỏi thường gặp và những câu trả lời về đức tin Công Giáo

Đức Ông Charles Pope, là cha tổng đại diện của tổng giáo phận Washington DC, và phụ trách một lớp Kinh Thánh tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Ngài đã viết một cuốn sách có nhan đề “200 Questions and Answers On the Catholic Faith”, nghĩa là “200 câu hỏi và những câu trả lời về đức tin Công Giáo”.

Chúng tôi sẽ lần lượt dịch ra tiếng Việt toàn bộ cuốn sách này.

Câu hỏi thứ 13: Vì Bục giảng không còn được sử dụng để thông báo cho người Công Giáo về những điều Giáo hội dạy (những bài giảng mà con nghe chỉ phản ánh Phúc âm của ngày hôm đó, làm sao người Công Giáo biết được giáo lý của Giáo hội?

Đúng là nhiều người Công Giáo ngày nay không được đào tạo tốt về đức tin. Tuy nhiên, có nhiều lý do cho điều này, không chỉ là những bục giảng im lặng. Cũng không nhất thiết công bằng khi mô tả các bục giảng là im lặng. Tôi biết bục giảng của tôi không như vậy, và tôi biết nhiều anh em linh mục cẩn thận giảng dạy đức tin từ bục giảng của riêng họ. Đây chắc chắn là một quá trình liên tục. Tôi cho rằng phải mất ít nhất năm năm trong một giáo xứ trước khi tôi có thể nói, như Thánh Phaolô, rằng tôi đã công bố “toàn bộ ý định của Thiên Chúa” (Công vụ 20:27).

Nói như vậy, thật là có vấn đề khi chỉ tập trung vào bục giảng. Vì có nhiều cách để dạy đức tin Công Giáo. Điều này đặc biệt đúng vì hầu hết các Thánh lễ Công Giáo đều có bài giảng kéo dài hơn mười hai phút một chút. Do đó, phải thêm nhiều thứ khác ngoài bài giảng để dạy đức tin.

Trọng tâm của việc truyền lại đức tin là gia đình. Và do đó, giáo lý phải tập trung vào việc đổi mới và trang bị cho gia đình để dạy đức tin tốt hơn. Trong giáo xứ của tôi, trong khi trẻ em đang học các lớp học trường Chúa Nhật, tôi, với tư cách là cha sở, dạy cho cha mẹ những gì con cái họ đang học. Tôi cũng làm gương cho họ cách dạy. Ví dụ, chúng tôi cùng nhau đọc những câu chuyện trong Kinh thánh, và sau đó chỉ cho họ cách dạy bằng những câu chuyện đó. Chúng tôi cũng học cách sử dụng Giáo lý để tìm câu trả lời.

Ngoài giáo xứ, còn có nhiều nguồn tài nguyên tuyệt vời để người Công Giáo tìm hiểu về đức tin của mình. Cơ quan truyền thông này, “Our Sunday Visitor”, là một ví dụ điển hình. Ngoài ra còn có nhiều cơ quan truyền thông, blog, trang web và nhiều hình thức truyền thông Công Giáo khác nhau, bao gồm phim ảnh và loạt bài giảng.

Do đó, ngoài bục giảng, còn nhiều thứ khác cần thiết và được cung cấp. Thật vậy, ngày nay chúng ta rất may mắn khi có nhiều nguồn lực giúp truyền đạt đức tin.

Câu hỏi thứ 14: Cha phụ tá mới của chúng con đôi khi sử dụng iPad của mình trên bàn thờ thay vì Sách. Điều này có vẻ lạ với con. Có được phép không?

Bạn không phải là người duy nhất nghĩ rằng nó lạ. Đây là một trong những thứ mới xuất hiện trên thị trường có vẻ kỳ lạ trong bối cảnh của một nghi lễ cổ xưa. Đối với hầu hết những người mà tôi đã thảo luận về vấn đề này, iPad chưa sẵn sàng cho thời điểm vàng, ở dạng hiện tại, để sử dụng trong nghi lễ.

Thật vậy, các Giám mục New Zealand gần đây đã làm rõ với các linh mục rằng trong khi iPad có thể có nhiều công dụng tốt, đối với Phụng vụ, linh mục nên gắn bó với các sách phụng vụ. Các giám mục New Zealand đang ca ngợi tính hữu ích của iPad và các thiết bị điện tử khác như vậy, nhưng làm rõ rằng đối với phụng vụ, điều quan trọng là phải gắn bó với sách. Họ đã viết vào ngày 30 tháng 4 năm nay: Tất cả các tín ngưỡng đều có sách thánh dành riêng cho các nghi lễ và những hoạt động vốn là cốt lõi của đức tin. Giáo Hội Công Giáo cũng không ngoại lệ, và Sách lễ Rôma là một trong những sách thánh của chúng ta, và hình thức vật lý của nó là một chỉ báo về vai trò đặc biệt của nó trong việc thờ phượng của chúng ta. Dựa trên điều này, họ nói tiếp rằng các thiết bị điện tử không được phép được linh mục sử dụng trong phụng vụ, thay cho các sách thánh.

Người ta có thể hình dung ra một thời điểm trong tương lai khi các sách thiêng liêng có thể có dạng điện tử, giống như sách in hiện tại thay thế các cuộn giấy viết tay cổ xưa, và giấy thay thế giấy da và da cừu. Nhưng bây giờ không phải là thời điểm đó.