Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy là người trung gian
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
00:08 29/11/2024
HÃY LÀM NGƯỜI TRUNG GIAN – XIN CHỚ LÀM CÒ !
(Lễ Kính Thánh Anrê Tông đồ - 30-11)
Người trung gian được hiểu là người thứ ba ở giữa hai đối tác với vai trò chuyển tiếp hoặc làm cầu nối cho một quan hệ, một dịch vụ nào đó. Để thực sự làm người trung gian đúng nghĩa và hữu hiệu thì cần phải hiểu biết cả hai phía mà mình muốn làm trung gian và ít nhiều có chút tình với những người mà mình làm môi giới.
Trong thực tế đời thường có đó nhiều người trung gian vẫn biết rõ đối tác mình làm chiếc cầu nối cho một mối quan hệ chẳng hạn “ông mai, bà mối”. Tác nhân trung gian này xem ra có tấm lòng với những người mình làm trung gian nhưng vẫn còn hạn chế. Một hình thức không mấy đẹp của người trung gian đó là “cò”. Cũng làm trung gian nhưng các tay cò chỉ nhắm đến lợi nhuận là các “phết phẩy” là phần trăm hoa lợi sẽ thu được. Dĩ nhiên cái tình, tấm lòng của mấy anh chị cò này thỉnh thoảng cũng có nhưng chẳng đáng kể so với lợi nhuận muốn đạt. Và vẫn có đó nhiều anh chị cò tìm mọi cách để trục lợi “con mồi” cách nhẫn tâm vô tình.
Trong đức tin Kitô giáo thì Chúa Kitô là Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại. Theo viễn kiến này thì hạn từ “hiểu biết” lại được hiểu theo nghĩa Thánh Kinh là một sự gắn bó thiết thân tự căn tính như hình ảnh nên một xương một thịt của nghĩa tình phu thê. Chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật, do đó chúng ta nhìn nhận Người là Đấng Trung Gian duy nhất. Và chính Chúa Kitô cũng đã từng khẳng định sự thật này: “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai có thể đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6).
Tông đồ Anrê, một người anh em của thánh Phêrô được các bản văn Tin mừng tường thuật như là người trung gian dù không đích thực như Đấng Trung Gian Duy Nhất nhưng có đó nhiều nét mô phỏng. Khi được thầy Gioan tẩy giả giới thiệu, Anrê và một bạn đồng môn khác đã đi theo Chúa Giêsu và ở lại với Người suốt ngày hôm ấy thì trước hết ông đã về giới thiệu cho Phêrô, anh mình rồi dẫn Phêrô đến gặp Chúa Giêsu. Nhờ sự trung gian này, Chúa Giêsu đã tìm được người đứng đầu cho Hội Thánh mà Người sẽ thiết lập (x.Ga 1,35-42). Không thương anh Phêrô và thiếu niềm tin vào Chúa Giêsu nhờ đã đi theo và ở lại với Người ngày hôm trước thì sẽ chẳng có việc trung gian của ngài Anrê (x.Ga 1,35-39).
Trong phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh và cá ra nhiều nuôi trên dưới mười ngàn người no nê thì chính Anrê đã biết có một em bé có mang theo năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá nhỏ rồi dẫn em đến với Chúa Giêsu (x.Ga 6,1-15). Tình yêu, quyền lực và vinh quang của Thiên Chúa đã tỏ hiện. Chắc chắn Anrê không thuộc số người hay xua đuổi trẻ thơ (x.Mc 10,13-16). Phải gần gũi và hòa đồng với nhóm người không đáng kể tên này thì Anrê mới biết rõ là có em nhỏ mang theo năm chiếc bánh và hai con cá. Đã từng chứng kiến Thầy làm cho nước hóa thành rượu ngon tại Cana, đã chứng kiến việc Thầy chữa lành người bất toại ở hồ Bétsaiđa, nên dù có phân vân tính toán như Philipphê nhưng Anrê vẫn tin vào quyền năng của Thầy và đám đông hôm ấy đã hưởng ân lộc no nê.
Dịp Lễ Vượt qua, một số người Hy Lạp muốn gặp Chúa Giêsu, họ đến gặp Philiphê, Philiphê nói với Anrê và hai ông đã giới thiệu họ với Chúa Giêsu (x.Ga 12,20-22). Philipphê vốn cũng đã từng làm trung gian dẫn Nathanael đến với Chúa Giêsu thế mà lần này ông lại phải nhờ đến Anrê. Phải chăng Philipphê hiểu được khả năng trung gian của bạn đồng môn, Anrê? Chính nhờ hai vị trung gian này mà tính phổ quát của ơn cứu độ đã dần hé mở.
Dưới ánh sáng Lời mạc khải, chúng ta tin rằng ngoài tấm linh hồn là quà tặng Thiên Chúa ban trực tiếp cho từng người thì hầu hết các ân ban chúng ta lãnh nhận từ Thiên Chúa đều qua trung gian. Thiên Chúa ban tấm thân xác này qua trung gian tổ tiên ông bà, nhất là cha mẹ chúng ta. Ngay cả ơn đức tin chúng ta cũng đón nhận từ Thiên Chúa qua trung gian mẹ cha và Giáo hội…Dĩ nhiên Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành trung gian hữu ích để ơn lành của Người, ơn phần hồn, ơn phần xác, tuôn đổ xuống trên tha nhân.
Mong sao Kitô hữu chúng ta, cách riêng các mục tử trong Giáo Hội biết noi gương ngài tông đồ Anrê để làm trung gian cho tha nhân với Đấng Cứu Độ Giêsu Kitô một cách hết tình trong sự vô cầu vì xác tín rằng mình đã lãnh nhận cách nhưng không thì biết chia sẻ cách nhưng không (x.Mt 10,8b). Xin cho các đấng bậc có được chút tình với chiên trong đàn lẫn ngoài đàn, nhất là các con chiên đau yếu bệnh tật và xin cho chúng ta luôn vững tin vào Đấng đến thế gian không phải để được hầu hạ nhưng để phục vụ con người đến hiến cả mạng sống của mình (x.Mt 20,28).
Hãy làm người trung gian, xin chớ mang kiếp “cò” ân lộc của Thiên Chúa.
Ban Mê Thuột
(Lễ Kính Thánh Anrê Tông đồ - 30-11)
Người trung gian được hiểu là người thứ ba ở giữa hai đối tác với vai trò chuyển tiếp hoặc làm cầu nối cho một quan hệ, một dịch vụ nào đó. Để thực sự làm người trung gian đúng nghĩa và hữu hiệu thì cần phải hiểu biết cả hai phía mà mình muốn làm trung gian và ít nhiều có chút tình với những người mà mình làm môi giới.
Trong thực tế đời thường có đó nhiều người trung gian vẫn biết rõ đối tác mình làm chiếc cầu nối cho một mối quan hệ chẳng hạn “ông mai, bà mối”. Tác nhân trung gian này xem ra có tấm lòng với những người mình làm trung gian nhưng vẫn còn hạn chế. Một hình thức không mấy đẹp của người trung gian đó là “cò”. Cũng làm trung gian nhưng các tay cò chỉ nhắm đến lợi nhuận là các “phết phẩy” là phần trăm hoa lợi sẽ thu được. Dĩ nhiên cái tình, tấm lòng của mấy anh chị cò này thỉnh thoảng cũng có nhưng chẳng đáng kể so với lợi nhuận muốn đạt. Và vẫn có đó nhiều anh chị cò tìm mọi cách để trục lợi “con mồi” cách nhẫn tâm vô tình.
Trong đức tin Kitô giáo thì Chúa Kitô là Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại. Theo viễn kiến này thì hạn từ “hiểu biết” lại được hiểu theo nghĩa Thánh Kinh là một sự gắn bó thiết thân tự căn tính như hình ảnh nên một xương một thịt của nghĩa tình phu thê. Chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật, do đó chúng ta nhìn nhận Người là Đấng Trung Gian duy nhất. Và chính Chúa Kitô cũng đã từng khẳng định sự thật này: “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai có thể đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6).
Tông đồ Anrê, một người anh em của thánh Phêrô được các bản văn Tin mừng tường thuật như là người trung gian dù không đích thực như Đấng Trung Gian Duy Nhất nhưng có đó nhiều nét mô phỏng. Khi được thầy Gioan tẩy giả giới thiệu, Anrê và một bạn đồng môn khác đã đi theo Chúa Giêsu và ở lại với Người suốt ngày hôm ấy thì trước hết ông đã về giới thiệu cho Phêrô, anh mình rồi dẫn Phêrô đến gặp Chúa Giêsu. Nhờ sự trung gian này, Chúa Giêsu đã tìm được người đứng đầu cho Hội Thánh mà Người sẽ thiết lập (x.Ga 1,35-42). Không thương anh Phêrô và thiếu niềm tin vào Chúa Giêsu nhờ đã đi theo và ở lại với Người ngày hôm trước thì sẽ chẳng có việc trung gian của ngài Anrê (x.Ga 1,35-39).
Trong phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh và cá ra nhiều nuôi trên dưới mười ngàn người no nê thì chính Anrê đã biết có một em bé có mang theo năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá nhỏ rồi dẫn em đến với Chúa Giêsu (x.Ga 6,1-15). Tình yêu, quyền lực và vinh quang của Thiên Chúa đã tỏ hiện. Chắc chắn Anrê không thuộc số người hay xua đuổi trẻ thơ (x.Mc 10,13-16). Phải gần gũi và hòa đồng với nhóm người không đáng kể tên này thì Anrê mới biết rõ là có em nhỏ mang theo năm chiếc bánh và hai con cá. Đã từng chứng kiến Thầy làm cho nước hóa thành rượu ngon tại Cana, đã chứng kiến việc Thầy chữa lành người bất toại ở hồ Bétsaiđa, nên dù có phân vân tính toán như Philipphê nhưng Anrê vẫn tin vào quyền năng của Thầy và đám đông hôm ấy đã hưởng ân lộc no nê.
Dịp Lễ Vượt qua, một số người Hy Lạp muốn gặp Chúa Giêsu, họ đến gặp Philiphê, Philiphê nói với Anrê và hai ông đã giới thiệu họ với Chúa Giêsu (x.Ga 12,20-22). Philipphê vốn cũng đã từng làm trung gian dẫn Nathanael đến với Chúa Giêsu thế mà lần này ông lại phải nhờ đến Anrê. Phải chăng Philipphê hiểu được khả năng trung gian của bạn đồng môn, Anrê? Chính nhờ hai vị trung gian này mà tính phổ quát của ơn cứu độ đã dần hé mở.
Dưới ánh sáng Lời mạc khải, chúng ta tin rằng ngoài tấm linh hồn là quà tặng Thiên Chúa ban trực tiếp cho từng người thì hầu hết các ân ban chúng ta lãnh nhận từ Thiên Chúa đều qua trung gian. Thiên Chúa ban tấm thân xác này qua trung gian tổ tiên ông bà, nhất là cha mẹ chúng ta. Ngay cả ơn đức tin chúng ta cũng đón nhận từ Thiên Chúa qua trung gian mẹ cha và Giáo hội…Dĩ nhiên Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành trung gian hữu ích để ơn lành của Người, ơn phần hồn, ơn phần xác, tuôn đổ xuống trên tha nhân.
Mong sao Kitô hữu chúng ta, cách riêng các mục tử trong Giáo Hội biết noi gương ngài tông đồ Anrê để làm trung gian cho tha nhân với Đấng Cứu Độ Giêsu Kitô một cách hết tình trong sự vô cầu vì xác tín rằng mình đã lãnh nhận cách nhưng không thì biết chia sẻ cách nhưng không (x.Mt 10,8b). Xin cho các đấng bậc có được chút tình với chiên trong đàn lẫn ngoài đàn, nhất là các con chiên đau yếu bệnh tật và xin cho chúng ta luôn vững tin vào Đấng đến thế gian không phải để được hầu hạ nhưng để phục vụ con người đến hiến cả mạng sống của mình (x.Mt 20,28).
Hãy làm người trung gian, xin chớ mang kiếp “cò” ân lộc của Thiên Chúa.
Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:42 29/11/2024
33. Cầu nguyện là người thành khẩn hướng lên Thiên Chúa để kêu cầu ân sủng.
(Thánh Basil tiến sĩ)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:47 29/11/2024
6. KỸ NỮ GIỎI BIỆN MINH
Xóm bình khang ở Kim Long có một kỹ nữ tên là Mã Tương Lan, lúc còn trẻ rất có giá, có một ông hiếu liêm nghe danh thì đến thăm, nhưng cô ta không muốn đi ra để gặp.
Qua hơn mười năm sau, nhan sắc phai tàn mà ông hiếu liêm nọ nay đã là tiến sĩ làm chức Nam Kinh ngự sứ.
Mã Tương Lan vì liên lụy mà bị áp tải vào quan phủ để hỏi cung, ngự sứ nhìn bà ta nói:
- “Dung mạo của bà vốn là như thế, mấy năm trước chỉ là hư danh mà thôi chăng?”
Mã Tương Lan nói:
- “Chính là bởi vì cái hư danh mấy năm trước ấy, cho nên mới gây ra tai họa ngày hôm nay”.
Ngự sứ suy nghĩ rồi nói:
- “Coi, kỹ nữ này có thể nói ra những lời ấy, quả nhiên là danh bất hư truyền”.
Nói xong bèn tha cho bà ta.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 6:
Kỹ nữ dù có danh tiếng thì cũng là hư danh mà thôi, vì kỹ nữ vốn là như thế, và thời xưa hay thời nay ngừơi ta đều nhìn người kỹ nữ bằng cặp mắt không mấy thân thiện...
Dù người ta nhìn kỹ nữ không mấy thân thiện thì kỹ nữ vẫn càng ngày càng hiện đại hóa mình cho “bắt” mắt người khác: có những người mẫu làm kỹ nữ, có những học sinh trung học làm kỹ nữ, có những sinh viên làm kỹ nữ, có những thiếu phụ giàu có làm kỹ nữ, có những minh tinh màn bạc làm kỹ nữ, và còn có rất nhiều kỹ nữ trong những mốt hiện đại mà không ai ngờ được khi bị báo chí phanh phui...
Nhưng dù thế nào chăng nữa, kỹ nữ cũng là những con người có một tâm hồn như mọi người khác và một linh hồn được Đức Chúa Giê-su cứu chuộc bằng giá máu của Ngài đổ ra, những tâm hồn kỹ nữ này vẫn hằng ước mong sống thánh thiện như những người khác, nhưng hoàn cảnh và những cám dỗ níu kéo không làm cho họ vươn lên được, chúng ta phải cầu nguyện và giúp họ đứng lên bằng những quan tâm thành thật, bằng những lời nói thân tình...
Danh tiếng chỉ là hão huyền, thực chất mới là đáng nói.
Ki-tô hữu là một danh từ rất có thực chất trên người Ki-tô hữu, thực chất này được biểu hiện qua lời nói và hành động đầy bác ái với tất cả mọi người như Đức Chúa Giê-su đã làm, dù họ là kỹ nữ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na hay người phụ nữ ngoại tình, hoặc là người đạo đức, vì Đức Chúa Giê-su đã chết để cứu họ cũng như đã cứu chúng ta...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Xóm bình khang ở Kim Long có một kỹ nữ tên là Mã Tương Lan, lúc còn trẻ rất có giá, có một ông hiếu liêm nghe danh thì đến thăm, nhưng cô ta không muốn đi ra để gặp.
Qua hơn mười năm sau, nhan sắc phai tàn mà ông hiếu liêm nọ nay đã là tiến sĩ làm chức Nam Kinh ngự sứ.
Mã Tương Lan vì liên lụy mà bị áp tải vào quan phủ để hỏi cung, ngự sứ nhìn bà ta nói:
- “Dung mạo của bà vốn là như thế, mấy năm trước chỉ là hư danh mà thôi chăng?”
Mã Tương Lan nói:
- “Chính là bởi vì cái hư danh mấy năm trước ấy, cho nên mới gây ra tai họa ngày hôm nay”.
Ngự sứ suy nghĩ rồi nói:
- “Coi, kỹ nữ này có thể nói ra những lời ấy, quả nhiên là danh bất hư truyền”.
Nói xong bèn tha cho bà ta.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 6:
Kỹ nữ dù có danh tiếng thì cũng là hư danh mà thôi, vì kỹ nữ vốn là như thế, và thời xưa hay thời nay ngừơi ta đều nhìn người kỹ nữ bằng cặp mắt không mấy thân thiện...
Dù người ta nhìn kỹ nữ không mấy thân thiện thì kỹ nữ vẫn càng ngày càng hiện đại hóa mình cho “bắt” mắt người khác: có những người mẫu làm kỹ nữ, có những học sinh trung học làm kỹ nữ, có những sinh viên làm kỹ nữ, có những thiếu phụ giàu có làm kỹ nữ, có những minh tinh màn bạc làm kỹ nữ, và còn có rất nhiều kỹ nữ trong những mốt hiện đại mà không ai ngờ được khi bị báo chí phanh phui...
Nhưng dù thế nào chăng nữa, kỹ nữ cũng là những con người có một tâm hồn như mọi người khác và một linh hồn được Đức Chúa Giê-su cứu chuộc bằng giá máu của Ngài đổ ra, những tâm hồn kỹ nữ này vẫn hằng ước mong sống thánh thiện như những người khác, nhưng hoàn cảnh và những cám dỗ níu kéo không làm cho họ vươn lên được, chúng ta phải cầu nguyện và giúp họ đứng lên bằng những quan tâm thành thật, bằng những lời nói thân tình...
Danh tiếng chỉ là hão huyền, thực chất mới là đáng nói.
Ki-tô hữu là một danh từ rất có thực chất trên người Ki-tô hữu, thực chất này được biểu hiện qua lời nói và hành động đầy bác ái với tất cả mọi người như Đức Chúa Giê-su đã làm, dù họ là kỹ nữ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na hay người phụ nữ ngoại tình, hoặc là người đạo đức, vì Đức Chúa Giê-su đã chết để cứu họ cũng như đã cứu chúng ta...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Xa tít trùng khơi
Lm Minh Anh
16:52 29/11/2024
XA TÍT TRÙNG KHƠI
“Hãy đi theo tôi!”.
“Những người tự mãn thường đạt điểm thấp trong các bài kiểm tra đo lường hạnh phúc. Hãy tìm một điều gì đó cao cả hơn, ‘một Ai đó’ vĩ đại hơn! Đừng chỉ hài lòng với những con cá quèn của ao đầm! Hãy ra xa tít trùng khơi cho những gì vô biên!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, ý tưởng “Đừng chỉ hài lòng với những con cá quèn! Hãy ra ‘xa tít trùng khơi’ cho những gì vô biên!” được gặp lại qua Lời Chúa ngày lễ kính thánh Anrê tông đồ.
Trong cái nhìn của Thiên Chúa, bạn và tôi luôn được nhắm cho một điều gì đó cao cả hơn, vĩ đại hơn và cũng vĩnh cửu hơn. Không chỉ biển hồ Galilê, Chúa Giêsu muốn Anrê, và mỗi chúng ta chèo ra ‘xa tít trùng khơi’ để “lưới người như lưới cá”. Đó là một đại dương bao la hơn, mênh mông hơn và cũng thách thức hơn; một trùng khơi có tên “Thế Giới”. Nó đã vẫy gọi Anrê, vẫy gọi bao người, và nó cũng đang vẫy gọi bạn và tôi. Bởi lẽ, thế giới ngày nay vẫn là một thế giới còn khá xa lạ với Thiên Chúa, nếu không nói - thù nghịch với Ngài - đang cố loại trừ Ngài.
Thế nhưng, “Làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng? Làm sao mà rao giảng, nếu không được sai đi?” - bài đọc một. Như Anrê đã được sai đi, từ ngày lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta được sai đi; để rồi, cùng Anrê và bao chứng nhân Tin Mừng mọi thời, chúng ta vươn ra ‘xa tít trùng khơi’ để buông chài. Thánh Vịnh đáp ca xác nhận sứ vụ lớn lao này, “Tiếng các ngài đã vang dội khắp hoàn cầu!”.
Và dẫu cho sứ vụ cao cả đến thế, ơn gọi đến với Anrê và các bạn chài của ông xem ra vẫn không mấy ấn tượng. Chúa Giêsu không tỏ mình cho họ cách đặc biệt; thay vào đó, Ngài gọi họ ngay trong nghề nghiệp của họ. Cũng thế, với chúng ta, chính giữa cuộc sống thường nhật của mình, bạn và tôi khám phá Ngài. Ở đó, Ngài tỏ mình, gọi và làm cho tình yêu Ngài được cảm nhận trong mỗi trái tim; cũng ở đó, Ngài biến đổi và giục giã.
Chúa Giêsu không nhìn các môn đệ về mặt thể chất nhưng về mặt tâm linh, không nhìn ngoại hình nhưng ‘thấy sâu hơn’ tấm lòng. Ngài chọn họ không vì họ xứng đáng là tông đồ nhưng vì họ có thể trở thành tông đồ; không vì con người thật của họ mà vì con người họ có thể trở thành. Ngài không từ chối những điều tốt đẹp chưa định hình, không chọn những gì họ có, họ là; Ngài chọn những trái tim! Ngài cũng chọn gọi bạn và tôi như thế.
Anh Chị em,
“Hãy đi theo tôi!”. “Trên bờ hồ Galilê, một vùng đất không thể tin được, cộng đồng môn đệ Kitô đầu tiên ra đời. Ước gì sự hiểu biết về sự khởi đầu này khơi dậy trong chúng ta ước muốn mang Lời, tình yêu và sự dịu dàng của Chúa Kitô đến mọi vùng ngoại vi, trong mọi bối cảnh, ngay cả những vùng khó khăn và kháng cự nhất. Mọi không gian sinh hoạt của con người đều là những mảnh đất để gieo hạt Lời, chúng sẽ trổ sinh hoa trái cứu độ!” - Phanxicô. Bao linh hồn đang ở tận trùng khơi. Đừng hài lòng với những con cá quèn, bạn được gọi cho một điều gì đó cao cả hơn, một biển lớn mất hút cuối chân trời!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con tự mãn với những gì trong ao đầm. Cho con dám ra khơi để có thể đánh bắt cho Chúa từ mẻ này đến mẻ khác, mẻ các linh hồn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Hãy đi theo tôi!”.
“Những người tự mãn thường đạt điểm thấp trong các bài kiểm tra đo lường hạnh phúc. Hãy tìm một điều gì đó cao cả hơn, ‘một Ai đó’ vĩ đại hơn! Đừng chỉ hài lòng với những con cá quèn của ao đầm! Hãy ra xa tít trùng khơi cho những gì vô biên!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, ý tưởng “Đừng chỉ hài lòng với những con cá quèn! Hãy ra ‘xa tít trùng khơi’ cho những gì vô biên!” được gặp lại qua Lời Chúa ngày lễ kính thánh Anrê tông đồ.
Trong cái nhìn của Thiên Chúa, bạn và tôi luôn được nhắm cho một điều gì đó cao cả hơn, vĩ đại hơn và cũng vĩnh cửu hơn. Không chỉ biển hồ Galilê, Chúa Giêsu muốn Anrê, và mỗi chúng ta chèo ra ‘xa tít trùng khơi’ để “lưới người như lưới cá”. Đó là một đại dương bao la hơn, mênh mông hơn và cũng thách thức hơn; một trùng khơi có tên “Thế Giới”. Nó đã vẫy gọi Anrê, vẫy gọi bao người, và nó cũng đang vẫy gọi bạn và tôi. Bởi lẽ, thế giới ngày nay vẫn là một thế giới còn khá xa lạ với Thiên Chúa, nếu không nói - thù nghịch với Ngài - đang cố loại trừ Ngài.
Thế nhưng, “Làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng? Làm sao mà rao giảng, nếu không được sai đi?” - bài đọc một. Như Anrê đã được sai đi, từ ngày lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta được sai đi; để rồi, cùng Anrê và bao chứng nhân Tin Mừng mọi thời, chúng ta vươn ra ‘xa tít trùng khơi’ để buông chài. Thánh Vịnh đáp ca xác nhận sứ vụ lớn lao này, “Tiếng các ngài đã vang dội khắp hoàn cầu!”.
Và dẫu cho sứ vụ cao cả đến thế, ơn gọi đến với Anrê và các bạn chài của ông xem ra vẫn không mấy ấn tượng. Chúa Giêsu không tỏ mình cho họ cách đặc biệt; thay vào đó, Ngài gọi họ ngay trong nghề nghiệp của họ. Cũng thế, với chúng ta, chính giữa cuộc sống thường nhật của mình, bạn và tôi khám phá Ngài. Ở đó, Ngài tỏ mình, gọi và làm cho tình yêu Ngài được cảm nhận trong mỗi trái tim; cũng ở đó, Ngài biến đổi và giục giã.
Chúa Giêsu không nhìn các môn đệ về mặt thể chất nhưng về mặt tâm linh, không nhìn ngoại hình nhưng ‘thấy sâu hơn’ tấm lòng. Ngài chọn họ không vì họ xứng đáng là tông đồ nhưng vì họ có thể trở thành tông đồ; không vì con người thật của họ mà vì con người họ có thể trở thành. Ngài không từ chối những điều tốt đẹp chưa định hình, không chọn những gì họ có, họ là; Ngài chọn những trái tim! Ngài cũng chọn gọi bạn và tôi như thế.
Anh Chị em,
“Hãy đi theo tôi!”. “Trên bờ hồ Galilê, một vùng đất không thể tin được, cộng đồng môn đệ Kitô đầu tiên ra đời. Ước gì sự hiểu biết về sự khởi đầu này khơi dậy trong chúng ta ước muốn mang Lời, tình yêu và sự dịu dàng của Chúa Kitô đến mọi vùng ngoại vi, trong mọi bối cảnh, ngay cả những vùng khó khăn và kháng cự nhất. Mọi không gian sinh hoạt của con người đều là những mảnh đất để gieo hạt Lời, chúng sẽ trổ sinh hoa trái cứu độ!” - Phanxicô. Bao linh hồn đang ở tận trùng khơi. Đừng hài lòng với những con cá quèn, bạn được gọi cho một điều gì đó cao cả hơn, một biển lớn mất hút cuối chân trời!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con tự mãn với những gì trong ao đầm. Cho con dám ra khơi để có thể đánh bắt cho Chúa từ mẻ này đến mẻ khác, mẻ các linh hồn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mùa Vọng lòng đầy Hy Vọng
Lm Nguyễn Xuân Trường
16:55 29/11/2024
MÙA VỌNG lòng đầy HY VỌNG
Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng đã tới, bắt đầu một năm phụng vụ mới: Năm C. Nếu ngày đầu năm được gọi là ngày Tết: Tết Ta, Tết Tây, thì ngày Chúa Nhật đầu năm phụng vụ cũng được gọi là ngày Tết Đạo. Thế nên, xin cầu chúc mọi người vui hưởng một năm phụng vụ mới tràn đầy hy vọng, đặc biệt trong Năm Thánh sắp tới, năm của những người hành hương hy vọng.
1. Vọng trời đất mới. Trong thời điểm năm phụng vụ cũ qua đi, năm phụng vụ mới tới, Phúc Âm nói về cảnh trời đất cũ qua đi, trời đất mới tới: “Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến.” Thế nên, Mùa Vọng vừa là mùa mong mừng Lễ Chúa giáng sinh, kính nhớ việc Con Chúa đến lần thứ nhất với loài người, vừa là mùa mong chờ Chúa đến lần thứ hai trong vinh quang. Vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì để đón mừng Chúa đến?
2. Đi đường hy vọng. Mùa Vọng hướng lòng chúng ta đón Chúa đến, thế nên trước hết phải rũ khỏi lòng mình những đam mê xác thịt, những lo lắng sự đời, để hân hoan tiến bước theo đường lối Chúa như lời Thánh Vịnh đáp ca diễn tả:
Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết,
Lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con.
Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài.
Đường lối Ngài đều là yêu thương và thành tín.
Mỗi bước chân đi trên con đường yêu thương thắm thiết sẽ dẫn chúng ta đến gặp Chúa Kitô là nguồn ơn cứu độ của toàn thể nhân loại. Đó là con đường hy vọng lớn nhất.
Ai cũng hy vọng những điều tốt đẹp đến với mình. Xin cho Mùa Vọng này lòng mỗi người chúng ta tràn đầy niềm hy vọng vào Chúa Giêsu – Đấng cứu độ nhân loại. Hãy siêng năng cầu nguyện để làm cho cầu nguyện thành cây cầu hy vọng kết nối mỗi người với Chúa và với nhau. Amen.
Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng đã tới, bắt đầu một năm phụng vụ mới: Năm C. Nếu ngày đầu năm được gọi là ngày Tết: Tết Ta, Tết Tây, thì ngày Chúa Nhật đầu năm phụng vụ cũng được gọi là ngày Tết Đạo. Thế nên, xin cầu chúc mọi người vui hưởng một năm phụng vụ mới tràn đầy hy vọng, đặc biệt trong Năm Thánh sắp tới, năm của những người hành hương hy vọng.
1. Vọng trời đất mới. Trong thời điểm năm phụng vụ cũ qua đi, năm phụng vụ mới tới, Phúc Âm nói về cảnh trời đất cũ qua đi, trời đất mới tới: “Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến.” Thế nên, Mùa Vọng vừa là mùa mong mừng Lễ Chúa giáng sinh, kính nhớ việc Con Chúa đến lần thứ nhất với loài người, vừa là mùa mong chờ Chúa đến lần thứ hai trong vinh quang. Vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì để đón mừng Chúa đến?
2. Đi đường hy vọng. Mùa Vọng hướng lòng chúng ta đón Chúa đến, thế nên trước hết phải rũ khỏi lòng mình những đam mê xác thịt, những lo lắng sự đời, để hân hoan tiến bước theo đường lối Chúa như lời Thánh Vịnh đáp ca diễn tả:
Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết,
Lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con.
Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài.
Đường lối Ngài đều là yêu thương và thành tín.
Mỗi bước chân đi trên con đường yêu thương thắm thiết sẽ dẫn chúng ta đến gặp Chúa Kitô là nguồn ơn cứu độ của toàn thể nhân loại. Đó là con đường hy vọng lớn nhất.
Ai cũng hy vọng những điều tốt đẹp đến với mình. Xin cho Mùa Vọng này lòng mỗi người chúng ta tràn đầy niềm hy vọng vào Chúa Giêsu – Đấng cứu độ nhân loại. Hãy siêng năng cầu nguyện để làm cho cầu nguyện thành cây cầu hy vọng kết nối mỗi người với Chúa và với nhau. Amen.
Tỉnh thức và Cầu nguyện
Lm Thái Nguyên
16:58 29/11/2024
TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN
Chúa Nhật I Mùa Vọng năm C : Lc 21, 25-28; 34-36
Suy niệm
Mùa Vọng hướng đến việc Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người, để đem lại ơn cứu độ cho nhân loại. Nhưng điều chính yếu là hướng chúng ta về ngày Chúa lại đến trong vinh quang. Vì vậy mà đoạn Tin Mừng hôm nay là một phần của diễn từ ngày cánh chung: Đức Giêsu nói tới những việc sẽ xẩy ra vào những ngày sau cùng. Điều quan trọng không phải là hiểu biết về ngày ấy như thế nào, sẽ diễn biến sa sao, mà là một thái độ sống tích cực bằng tình yêu mến trong mọi công việc, để có thể vui mừng đón Chúa đến trong ngày ấy. Muốn được như thế, Đức Giêsu đã căn dặn:“Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn”.
Thế nào là tỉnh thức? Người tỉnh thức là người không có ảo tưởng về bản thân và cuộc đời; không nhầm lẫn mộng tưởng với hiện thực; không sống mơ hồ, nhưng nhận biết mình đang biết: biết về thực trạng của bản thân; biết về thực chất của mọi công việc; biết về thực tại của mọi biến chuyển, để có thể sống thực tâm với Chúa, thực tình với người, và thực tế với đời. Chúa Giêsu nói rất cụ thể, là đừng để “lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy đến như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em”. Thật ra, Thiên Chúa không hành động bất ngờ để bắt chộp ai, vì vẫn luôn có những điềm thiêng dấu lạ để báo trước. Bất ngờ là vì ta đã sống ơ hờ, ươn lười và chểnh mảng (x. Mt 25, 1-10; 24-28). Nếu ta biết sống thanh thoát và sẵn sàng, thì việc Chúa đến bất ngờ lại là điều rất thú vị.
Người tỉnh thức luôn biết hướng đến Chân, Thiện, Mỹ, để luôn tư tưởng và hành động trong sự khôn ngoan và đạo đức. Người tỉnh thức cũng chính là người sống đẹp từng giây phút hiện tại, nghĩa là sống toàn tâm toàn ý trong từng công việc, từng bổn phận, từng mối liên hệ với tâm hồn đầy yêu mến. Thánh Phaolô nhắc nhớ chúng ta:“Lúc này là lúc thuận tiện. Hôm nay là ngày cứu độ” (2Cr 6, 2). Các thánh đã sống tuyệt hảo giây phút hiện tại theo ý muốn của Thiên Chúa, Đấng chỉ có hiện tại, không có quá khứ hay tương lai.
Tỉnh thức cũng là giác ngộ, vì giác ngộ là tỉnh ra mà thấu rõ chân tướng của của cuộc đời và con người, là thoát khỏi vô minh: không bị ru ngủ bởi những hoan lạc trần thế, không bị đam mê và dục vọng lôi kéo, không bị chìm ngập trong những tính toán lợi lộc, không mong được giàu sang hay sung sướng, mà luôn thuận theo lẽ Trời. Triết lý Á Đông cũng có câu: “Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong”. Đời Kitô hữu là một cuộc đời sống thuận theo ý Chúa. Đặc biệt hơn nữa, là đỉnh cao của việc giác ngộ là đặt Đức Kitô lên trên hết, như thánh Phaolô:“Tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô.” (Pl 3, 8).
Tỉnh thức không chỉ để đón chờ Chúa sẽ đến, mà còn nhận ra Ngài đang đến, và thường đến với ta mọi nơi, mọi lúc, trong mọi thời khắc (x. Kh 3, 20). Thiếu tỉnh thức ta sẽ đánh mất nhiều cơ hội gặp gỡ Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Hãy đón nhận từng giây phút đang đến như từng viên ngọc quí mà Chúa trao ban cho ta. Đừng thương tiếc hôm qua, đừng chờ đợi ngày mai, đừng lảng tránh hôm nay, mà hãy dân thân cách hăng say vào hiện tại trong mọi tương quan của mình.
Tỉnh thức nhưng phải cầu nguyện luôn. Cầu nguyện luôn thì mới có thể sống tỉnh thức, vì tinh thần thì mau mắn nhưng xác thịt nặng nề. Cầu nguyện giúp ta tách mình ra khỏi sự ràng buộc của thế giới vật chất để sống với Chúa nhiều hơn. Cần gặp Chúa hôm nay trước khi gặp Chúa trọn vẹn sau này. Cầu nguyện làm nên phẩm chất, bản lãnh và sức mạnh của đời Kitô hữu, giúp ta thoát khỏi mưu mô và nanh vuốt của tà thần để sống thuộc về Chúa. Ý thức như thế nên R. Tagore đã dâng lời khẩn nguyện:“Lạy Thượng Đế! Xin cho tôi sức mạnh dẻo dai để nâng hồn lên khỏi những ti tiện hằng ngày. Và xin cho tôi sức mạnh tràn đầy để âu yếm dâng mình theo ý muốn của Người”.
Ngày Chúa đến thật uy nghi như đã báo:“Thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến”. Ngài đến như vị Thẩm Phán xét xử trần gian, nhiều người sẽ khiếp sợ rụng rời trước thánh nhan. Nhưng nếu chúng ta đã tỉnh thức và cầu nguyện, thì đây lại là giây phút hạnh ngộ đã từ lâu mong chờ. Trong tin yêu, chúng ta đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì biết mình sắp được cứu chuộc. Lòng chúng ta tràn ngập hy vọng và hân hoan vui sướng để được sống sung mãn với Đức Giêsu, Vua vinh hiển muôn đời. Muốn vậy, chúng ta hãy sống sâu sát với Chúa ngay từ bây giờ, để không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô, Chúa chúng ta (Rm 8, 35).
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Rồi có một ngày Chúa lại quang lâm,
kết thúc mọi diễn biến của cuộc trần,
Ngài uy nghi xét xử khắp muôn dân,
để cân phân thiện ác mọi thành phần,
và đưa tới sự thành toàn mỹ mãn.
Để đón đợi ngày giờ chung quyết ấy,
đòi con đây phải thanh tẩy chính mình,
bằng tâm tình tỉnh thức và cầu nguyện,
bởi Chúa đến vẫn luôn thật bất ngờ.
Thiếu tỉnh thức sẽ bàng hoàng kinh sợ,
không thể nào đứng vững trước nguy cơ,
thiếu cầu nguyện con sẽ sống ơ hờ,
dễ sa chìm khi ngày giờ chấm dứt.
Thật ra có những điều con phải lo,
và luôn có những việc con phải làm,
nhưng nhiều khi lo làm không lo sống,
lo bên ngoài đánh mất cả bên trong.
Ngay cả việc làm dù là bổn phận,
nhưng nhiều khi chẳng có chút tình thân,
trong phục vụ cũng chẳng có nhiệt thành,
nên hiện diện của con hóa khô cằn,
không làm cho cuộc sống thêm tươi tắn,
mà chỉ thêm gánh nặng với khó khăn.
Xin cho con một đức tin chín chắn,
giúp cho con luôn mau mắn thi hành,
chẳng có gì để con phải kêu than,
mà luôn sống với tình thương ngập tràn,
để chờ ngày Chúa đến vui hợp hoan,
ngày hạnh ngộ thật huy hoàng trong Chúa! Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chúa Nhật này, Chúa Giêsu bất ngờ: Bốn điều rút ra từ Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng
Vũ Văn An
13:49 29/11/2024
Tom Hoopes (*), trên https://media.benedictine.edu/, ngày 26 tháng 11 năm 2024, chia sẻ:
Chúa Nhật này là Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng, Năm C, và các bài đọc của Giáo hội yêu cầu chúng ta chuẩn bị cho Lễ Giáng sinh theo cách nghiêm túc, triệt để — theo nhiều cách bằng cách làm ngược lại với những gì phần còn lại của nền văn hóa đang làm ngay bây giờ.
Sau đây là những điều rút ra từ các bài đọc của tuần này, được trích từ các bài đăng Chủ Nhật này trước đó và podcast Câu chuyện phi thường.
Đầu tiên: Mùa Vọng trong Giáo hội trái ngược với "Mùa lễ" thế tục.
Ngày 1 tháng 12 ở Hoa Kỳ có nghĩa là Mùa Giáng sinh thế tục đã bắt đầu. Nhưng tại Thánh lễ Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng, phụng vụ nghe giống như trái ngược với một quảng cáo Giáng sinh.
Quảng cáo hứa hẹn "Giáng sinh bạn xứng đáng" nhưng Thánh lễ bắt đầu bằng lời cầu nguyện cầu xin Chúa Kitô làm cho chúng ta xứng đáng với Người.
Giáng sinh tại cửa hàng là “thời điểm tuyệt vời nhất trong năm”, nhưng lời cầu nguyện sau rước lễ hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng “chúng ta bước đi giữa những điều chóng qua” và phải học cách “yêu những điều của thiên đàng”, chứ không phải của trái đất.
Các bài đọc thậm chí còn sâu sắc hơn.
Chúa Giêsu nói, “Đừng để mình mê man vì tiệc tùng, say sưa và những lo lắng của cuộc sống hằng ngày”, đúng lúc thế giới đang đắm chìm trong những bữa tiệc say sưa và căng thẳng về những đòi hỏi của tháng Mười Hai.
Thánh Phaolô nói, “Hãy củng cố lòng mình” và “không tì vết trong sự thánh thiện”, trong khi trái tim của thế giới đang trở nên đầy xúc cảm và làm mờ ranh giới giữa lòng quảng đại của Ki-tô hữu và chủ nghĩa tiêu dùng.
Thánh Vịnh nói rằng “tình bạn của Chúa ở với những ai kính sợ Người” đúng lúc chúng ta tập trung vào Lời chúc mừng Mùa lễ không đe dọa.
Làm thế nào để chúng ta chống lại thủy triều? Chính Chúa Giêsu Kitô đã chỉ cho chúng ta một cách trong Tin mừng Chúa Nhật.
Thứ hai: Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng việc đến lần thứ hai có thể dạy chúng ta về việc đến lần thứ nhất.
Luôn có hai giai điệu trong Thánh lễ Mùa Vọng: Việc chuẩn bị chậm rãi cho sự xuất hiện của Chúa Hài Đồng và những lời tuyên bố ồn ào rằng mọi sự sắp đột nhiên thay đổi.
Có vẻ như cả hai đang có mục đích trái ngược nhau, như thể Giáo hội đang nhử mồi và đánh tráo, đưa ra những lời hứa đen tối về ngày tận thế, rồi nói rằng, "Bất ngờ! Những gì tiếng trống định âm và tiếng kèn đồng thực sự dẫn đến là... 'Ở trong máng cỏ.'"
Tuy nhiên, trong các bài đọc của Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng, chúng ta có thể thấy rất rõ cách hai giai điệu này liên quan đến nhau.
"Những ngày sẽ đến, Chúa phán, khi Ta sẽ thực hiện lời hứa của Ta", Bài đọc thứ nhất nói. "Ta sẽ dựng lên cho Đa-vít một chồi non công chính; nó sẽ làm điều đúng đắn và công bằng trên trái đất này".
Sự ứng nghiệm vĩ đại của những lời hứa vĩ đại của Chúa, Chúa nói, sẽ là một cây nhỏ bé: thức ăn cho thỏ. Nếu điều đó có vẻ phản cao trào, thì không phải vậy. Đó là cùng một vở kịch cao trào mà Chúa triển khai để tạo ra hiệu ứng lớn vào mỗi mùa xuân. Sau một mùa đông dài, chúng ta hiểu được việc chụp ảnh có thể thú vị như thế nào. Và bất cứ ai đã từng có con hoặc cháu đều biết tin tức lớn lao về sự ra đời của một đứa trẻ.
Tin mừng đề cập đến một sự kiện chưa từng xảy ra cho đến ngày nay — cuộc trở lại của Chúa Kitô. Nhưng những chi tiết cụ thể hẳn rất quen thuộc với chúng ta.
“Sẽ có những dấu hiệu trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao, và trên trái đất, các quốc gia sẽ kinh hoàng,” Chúa Kitô nói. “Các quyền năng trên trời sẽ bị rung chuyển.”
Nếu điều đó nghe có vẻ kịch tính, chúng ta cần nhớ rằng những đứa trẻ chưa chào đời cũng kịch tính như thế nào. “Tạm biệt, tạm biệt, tạm biệt. Con lớn hơn cả bầu trời,” một bài hát phổ biến mà phụ nữ đã sử dụng làm khúc ca nói về nỗi đau mất đi một đứa con chưa chào đời. Trẻ em, ngay cả khi còn là phôi thai, cảm thấy mình lớn hơn thế giới … bởi vì chúng thực sự là như vậy. Điều đó thậm chí còn đúng hơn với Chúa Kitô: Người lớn hơn mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Thực thế, khi Chúa Giêsu đến, chúng ta thấy cả bầu trời rung chuyển: Ngôi sao Bêlem thắp sáng màn đêm, và các đạo quân thiên thần, mạnh mẽ hơn mọi quyền năng của trái đất, lấp đầy bầu trời.
Hài nhi Giêsu là một tượng đài, chia đôi thời gian và không gian.
Nhưng thứ ba: Chúa Giêsu không đến để cho chúng ta biết mọi sự sẽ kết thúc như thế nào; Người đến để cho chúng ta biết mọi sự sẽ bắt đầu ra sao.
Chúa Giêsu vẽ nên một bức tranh thảm khốc trong Tin mừng, nói rằng "Mọi người sẽ chết vì sợ hãi". Người khuyên chúng ta "Hãy cầu nguyện để các con có sức mạnh thoát khỏi những đau khổ sắp xảy ra và đứng trước Con Người".
Chắc chắn đây là những thông điệp về cách chúng ta phải sống để sẵn sàng vào ngày tận thế; nhưng chúng cũng là mô tả về cách chúng ta phải cư xử để sẵn sàng cho mỗi ngày.
Bài đọc thứ hai, từ Thánh Phaolô gửi tín hữu Texalônica, có lẽ là bức thư đầu tiên được viết trong Tân Ước. Trong đó, Thánh Phaolô nói với các Kitô hữu cách hành động trong những ngày đầu tiên của Kitô giáo, chứ không phải những ngày cuối cùng. Và ngài nói rằng “hãy yêu thương lẫn nhau và yêu thương mọi người”, và “hãy củng cố lòng mình, trở nên thánh thiện không chỗ chê trách” và “hãy cư xử để làm đẹp lòng Chúa”.
Bổn phận của chúng ta bắt đầu từ Ngày đầu tiên của Mùa Vọng là “luôn luôn cảnh giác và cầu nguyện để bạn có sức mạnh thoát khỏi những đau khổ sắp xảy ra và đứng trước Con Người”.
Vì vậy, thứ tư: Hãy sử dụng Mùa Vọng này để biết và chia sẻ về Chúa Giêsu.
Mọi người đều căng thẳng trong những ngày này, tìm kiếm sự thật trong một thế giới dối trá, và khao khát sống trọn vẹn cuộc sống của mình.
Đó chính là mục đích của Mùa Vọng: Chúng ta ăn chay để học cách tự chủ mà chúng ta cần để sống theo Con đường của Chúa Kitô; chúng ta cầu nguyện để định hình lại trái tim và tâm trí của mình để phù hợp với Sự thật của Chúa Kitô; và chúng ta bố thí để học cách rộng lượng để sống Cuộc sống của Chúa Kitô.
Mọi người không biết mình cho đến khi họ biết rằng họ được yêu thương, trọn vẹn, vô điều kiện, bởi Một Người Khác thực sự biết họ. Và mọi người không trở thành chính mình trọn vẹn cho đến khi họ trao tặng bản thân mình trong tình yêu, trọn vẹn và vô điều kiện, cho Một Người mà họ chấp nhận hoàn toàn.
Mùa Vọng đặt Chúa Giêsu trước mặt chúng ta như là đối tượng của những khao khát sâu sắc nhất của chúng ta. và yêu cầu chúng ta hợp tác với ân sủng của Người để trở thành kiểu người mà Chúa Giêsu sẽ nhận ra khi Người đến.
_____________________________________________________________________
(*) Tom Hoopes, tác giả của The Rosary of Saint John Paul II và The Fatima Family Handbook, là nhà văn thường trú tại Benedictine College ở Kansas và là người dẫn chương trình podcast The Extraordinary Story về cuộc đời của Chúa Kitô. Cuốn sách What Pope Francis Really Said của ông hiện đã có trên Audible. Là một cựu phóng viên tại khu vực Washington, D.C., Hoopes từng là thư ký báo chí của Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Phương tiện của Hạ viện Hoa Kỳ và đã dành 10 năm làm biên tập viên điều hành của tờ báo National Catholic Register và tạp chí Faith & Family. Các tác phẩm của ông thường xuyên xuất hiện trên các ấn phẩm Công Giáo như Aleteia.org và Register. Ông và vợ, April, có chín người con và sống tại Atchison, Kansas.
Công ty kỹ thuật mới khởi nghiệp tạo ra những hình ảnh tuyệt đẹp về các di sản Kitô giáo
Vũ Văn An
14:19 29/11/2024
Trên tạp chí Aleteia ngày 29/11/24, Hugues Lefèvre - Isabella H. de Carvalho tường trình rằng: Iconem chuyên về kỹ thuật số hóa 3D các di sản trên khắp thế giới. Dự án mới nhất của họ: kỹ thuật số hóa Vương cung thánh đường Thánh Phê-rô ở Rome.
Trên gác mái của Vương cung thánh đường Thánh Phê-rô ở Rome, cách mặt đất gần 130 feet, du khách sẽ sớm có thể đắm mình trong một cuộc triển lãm hấp dẫn. Triển lãm sẽ theo dõi lịch sử và ý nghĩa của vương cung thánh đường được xây dựng trên lăng mộ của Thánh tông đồ Phê-rô. Cuộc hành trình kỳ diệu này, dưới bóng mái vòm do Michelangelo thiết kế, đã trở thành hiện thực nhờ công sức của một công ty nhỏ của Pháp liên minh với gã khổng lồ Microsoft của Mỹ.
Được thành lập vào năm 2013, Iconem chuyên về số hóa 3D các địa điểm đặc biệt. Từ thành phố Palmyra ở Syria đến các kim tự tháp Ai Cập và đền Angkor Wat ở Campuchia, công ty khởi nghiệp của Pháp này đã bay máy bay không người lái của mình ở Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ để bảo tồn ký ức về các di sản đáng chú ý và chia sẻ nó.
“Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều công việc ở các khu vực xung đột, vì vậy ở Afghanistan, Syria, Iraq và Libya, nơi di sản đang bị đe dọa”, Yves Ubelmann, chủ tịch và nhà sáng lập của Iconem, nói với Aleteia.
Nhưng nếu bạn nhìn vào bản đồ các dự án do công ty này thực hiện với khoảng 10 nhân viên, di sản Kitô giáo chiếm vị trí nổi bật trong số các dự án được thực hiện.
Ví dụ, tại Pháp, bản sao kỹ thuật số của Mont-Saint-Michel đã được Iconem tạo ra, cũng như các bản sao của nhà thờ Reims, Vương cung thánh đường Sacré-Coeur và Nhà thờ Saint-Germain-des-Prés ở Paris.
Tại Armenia, một số tu viện, chẳng hạn như Tu viện Gherart, gần Yerevan, đã được bảo vệ kỹ thuật số.
Hàng triệu điểm dữ liệu mà họ đã thu thập cho phép các nhà khoa học nghiên cứu các địa điểm, hiểu rõ hơn về lịch sử của chúng và bảo vệ chúng tốt hơn. Ví dụ, việc kỹ thuật số hóa tu viện “troglodyte” (được tạo thành từ các hang động được đục vào một ngọn đồi đá) của Saint-Roman, ở Pháp, đã hỗ trợ công việc ổn định và tăng sự đánh giá cao về địa điểm này.
“Chúng tôi đã sao chụp nhiều địa điểm của Ki-tô giáo ở Châu Âu, Trung Đông và Hoa Kỳ. Chúng tôi đang nhận thức được sự đa dạng của kiến trúc Ki-tô giáo”, Ubelmann nói. “Ví dụ, tại Armenia, có những tu viện kiên cố phục vụ để bảo vệ toàn bộ cộng đồng và kho báu của họ. Tu viện đóng vai trò là nơi thờ phượng, lâu đài phòng thủ và cũng là ngân hàng."
400,000 bức ảnh cho Nhà thờ Thánh Phê-rô
Đối với Nhà thờ Thánh Phê-rô ở Rome, 400,000 bức ảnh đã được chụp để ghi lại mọi ngóc ngách của tòa nhà. Máy bay không người lái đã bay vào bên trong và bên ngoài nhà thờ để thu thập hình ảnh có độ phân giải cao. Các chuyên gia cũng sử dụng tia laser để tái tạo hoàn hảo tượng đài ở ba chiều.
“Đây là một trong những tượng đài phức tạp nhất mà chúng tôi từng sao chụp. Bên trong chính nhà thờ, có một mạng lưới các phòng phức tạp ẩn giấu khỏi du khách, hành lang và cầu thang,” Ubelmann, một kiến trúc sư được đào tạo, giải thích.
Hình ảnh 3D giúp du khách hiểu được cách xây dựng và xây dựng lại tòa nhà qua nhiều thế kỷ.
“Đây thực sự là bài học để khám phá sự sáng tạo của các kiến trúc sư đã trả lời những câu hỏi vừa mang tính tâm linh vừa mang tính thực dụng,” Ubelmann nhấn mạnh.
Để phản ảnh sự khéo léo của những người xây dựng thời bấy giờ, Iconem đã giúp thiết kế triển lãm nhập tâm sẽ sớm mở cửa cho công chúng dưới mái Nhà thờ Thánh Phê-rô.
Cú sốc từ vụ cháy Nhà thờ Đức Bà ở Paris
Việc kỹ thuật số hóa di sản đặc biệt này có vai trò bảo tồn ngày càng rõ ràng đối với giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp.
“Tôi đã đến thăm khu rừng [khung mái gỗ ẩn, ghi chú của biên tập viên] của Nhà thờ Đức Bà Paris vài tháng trước vụ cháy, với mục đích kỹ thuật số hóa nó”, ông nói. Nhưng các hoạt động kỹ thuật số hóa cấp bách hơn đã hoãn dự án Paris.
“Đó là một cú sốc. Tôi nhận ra rằng các ưu tiên không phải lúc nào cũng như bạn nghĩ và bạn phải sao chụp nhanh khi có thể tiếp cận một địa điểm nào đó”, ông nói.
Bài ca mới
Vũ Văn An
17:27 29/11/2024
David Warren, trên The Catholic Thing, Thứ sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2024, nhận định rằng:
Chính trị là nguồn gốc liên tục gây ra sự nhầm lẫn và lo lắng. Tôi nghĩ rằng tất cả các đảng phái sẽ đồng ý với điều này, mặc dù một nửa trong số họ vì những lý do sai lầm.
Kết quả của cuộc bầu cử liên bang Hoa Kỳ gần đây khiến tôi bất ngờ. Người Mỹ dường như đang đón nhận nó tốt - bạo lực ít hơn nhiều so với dự đoán và cuối cùng không có triển vọng nào về một cuộc nội chiến.
Bản thân tôi nói chung là người nhiệt tình đối với việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình - mặc dù tôi nghĩ rằng việc chuyển giao quyền lực cho những người theo chủ nghĩa Quốc xã, Phát xít, Cộng sản hoặc những người ủng hộ các hệ tư tưởng xấu xa rõ ràng khác, cần phải bị phản đối dữ dội.
Than ôi, khi những người theo đảng Dân chủ (của bất cứ đảng nào) gọi đối thủ của họ trong một cuộc bầu cử, một cách hời hợt và thiếu hiểu biết - "Quốc xã", "Phát xít", "Cộng sản", v.v. - họ góp phần gây ra sự nhầm lẫn và lo lắng của chúng ta.
Tôi không mong đợi đảng Cộng hòa giành chiến thắng. Khi tôi nghe phương tiện truyền thông "đưa tin" rằng "phụ nữ da trắng" sẽ bỏ phiếu cho Kamala và Tim với biên độ 14 phần trăm, tôi cho rằng trò chơi đã kết thúc. Có vẻ như một cuộc bầu cử khác nữa đã được đặt định.
Donald và J.D. có thể giành được nhiều phiếu bầu, nhìn chung, nhưng phụ nữ da trắng sẽ quyết định điều đó, và tất cả họ sẽ bỏ phiếu cho "quyền phá thai". Họ sẽ giành chiến thắng ở tất cả các tiểu bang dao động với biên độ rất nhỏ, có lẽ là với các lá phiếu được gửi đến hơi muộn. (Tôi gọi họ là "những cử tri trẻ sơ sinh đã chết").
Nhưng tôi không nên tin vào những gì phương tiện truyền thông "cấp tiến" đưa tin. Họ đem lại cho lời nói dối một cái tên tồi tệ.
Tuy nhiên, tôi nghĩ mình có thể thấy điều gì đang xảy ra. Bản thân các dự đoán về phiếu bầu của phụ nữ cũng là một phần của một vụ đánh cắp. Phụ nữ Cộng hòa sẽ bị đe dọa và ở nhà. Và Barack Obama sẽ bảo người da đen bỏ phiếu theo khối.
Đó là cách họ giành chiến thắng vào năm 2020, nếu tôi không lầm. Nhưng điểm khác biệt là bà Lara Trump, nữ chủ tịch đảng Cộng hòa đã dàn dựng một cuộc theo dõi bỏ phiếu chưa từng có. Bà đã chi rất nhiều tiền cho các đại lý và luật sư. Những nỗ lực phi thường của họ đã được đền đáp.
Đó là một chiến thắng áp đảo của đảng Cộng hòa, bất chấp nhiều "cuộc cải cách bỏ phiếu sáng tạo" mà các tiểu bang Dân chủ đã đưa ra.
Riêng tôi thích chế độ quân chủ chuyên chế, hoặc thậm chí là cộng hòa lập hiến, không dựa quá rõ ràng vào gian lận, mặc dù tôi hiểu rằng đó là cách thế giới vận hành. Nhưng nhu cầu về "bình đẳng" khiến trò chơi con số trở nên không thể tránh khỏi. (Người đọc có thể suy nghĩ kỹ về điều này.)
Tuy nhiên, liệu có nên tin vào các con số bất chấp lý lẽ Ki-tô giáo không? Chúng ta được khuyên là không nên đặt niềm tin vào con người, vậy tại sao lại tin vào một mẫu thống kê?
Một chính phủ thực sự vì nhân dân không thể do nhân dân lập ra, nếu không, nó sẽ nhanh chóng tan rã trong các cuộc chơi quyền lực thô tục. Thay vào đó, nếu chúng ta tìm kiếm điều gì đó đáng tin cậy, chúng ta nên hướng đến điều phi nhân đạo, và luật pháp của chúng ta hướng đến Thiên Chúa, hiển thị theo thời gian.
Vì từ thuở bắt đầu có thời gian, Người đã có đó rồi.
Chính quyền của con người phải được tuân theo - cả các định chế dân chủ nữa - cho đến khi chúng bắt đầu mâu thuẫn với thần linh. Nhưng sự khăng khăng đòi hỏi bình đẳng của dân chủ phủ nhận tự do, công lý và mọi lý tưởng khác.
Chỉ cần công bằng và tự do là đủ; để trở thành một người tốt, và do đó nhận thức được vẻ đẹp có thể cứu thế giới.
Ít nhất thì người dân cũng phải được Ki-tô giáo hóa.
Ý tưởng về một "nền dân chủ Ki-tô giáo" nằm trong số những đề xuất ngây thơ của thế kỷ trước, cùng với "Liên hợp quốc" và "hòa bình thế giới". Có vẻ hợp lý khi cho rằng lục địa châu Âu, nơi có đông đảo Ki-tô hữu chiểu danh (như trước đây), có thể được tin tưởng để bảo vệ các nhân đức Ki-tô giáo.
Tất nhiên là không thể.
Chiều sâu của tính ngây thơ này giờ đây đã được tiết lộ cho bất cứ ai từng nghiên cứu lịch sử chính trị của châu Âu kể từ đó.
Có lẽ, vào thế kỷ XIII, nó có thể hữu hiệu, nhưng tôi không nghĩ vậy. Người ta chỉ cần tham khảo các học giả để nhận ra lý do tại sao nó lại dẫn đến thảm họa, ngay cả khi đó.
Tuy nhiên, hy vọng thường hồi sinh, vĩnh cửu trong trái tim con người hư hỏng. Trong lễ ăn mừng chiến thắng sau ngày 5 tháng 11, đảng Cộng hòa cho rằng mọi điều làm cho đảng Dân chủ ra "ghê tởm" bằng cách nào đó đã bị đình chỉ hoạt động.
Họ nghĩ rằng chúng ta đã thay đổi, rằng ngay cả "sự chính xác về mặt chính trị" cũng đã bị đánh bại, rằng chủ nghĩa Marx thức tỉnh đã biến mất. Tuy nhiên, sẽ có những từ ngữ mới cho nó. Các hệ tư tưởng mới sẽ tái khẳng định những gì hệ tư tưởng cũ đã nêu ra.
Giả sử mọi thứ bẩn thỉu đều được dọn sạch, thì sẽ luôn có một cuộc bầu cử khác. Tất cả những ý tưởng ngu ngốc đã thúc đẩy chính quyền "cấp tiến" trước đó sẽ quay trở lại. Như ông Trump đã từng nói một cách nổi tiếng, "mọi người sẽ chán chiến thắng", và khi họ chán, họ sẽ lại bỏ phiếu cho thế gian, xác thịt và ma quỷ.
Đây là cách thế giới vận hành, và tại sao Chúa khuyên chúng ta không nên đặt niềm tin vào con người, tức là không tin vào Trump.
Đó là lý do tại sao trật tự vũ trụ cung cấp một mô hình (hoàn toàn phi dân chủ) về cách xã hội loài người nên được tiến hành và cách mọi người nên cư xử, thông qua tấm gương của các vị Thánh. Nó để sự hình thành các chính phủ thế tục phần lớn cho sự may rủi.
Người ta không thể bắt đầu tưởng tượng Chúa ở đằng sau bất cứ trật tự chính trị nào. Vì tôi thấy chỉ có thể tưởng nghĩ Thiên Chúa ở đằng sau một trật tự thần linh. Vậy chúng ta nên nghĩ gì về chính phủ?
Chúng ta phải chịu đựng nó thôi.
Và chúng hợp pháp: chúng phải được chịu đựng một cách hợp pháp. Chúng phải được tuân thủ, ngoại trừ khi người ta phải tuân thủ trật tự cao hơn. (Lưu ý nguyên tắc phẩm trật!)
Trong hàng ngàn năm, hàng tỷ người đã phải chịu đựng các chính phủ và người thu thuế. Theo kinh nghiệm, chúng ta có thể quy chúng cho những tai nạn lịch sử. Nhưng không có gì chúng ta có thể làm về chúng sẽ tồn tại lâu hơn thời gian của chúng ta.
Người dân (xin ban phước cho họ) nói chung đã bỏ phiếu cho đảng bảo thủ, hoặc để trừng phạt đảng bảo thủ, hoặc vì họ chán.
Nhưng ở một khía cạnh nào đó, những người ủng hộ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, và các đảng khác, nên cùng nhau ăn mừng.
Chúng ta thấy mình ở trên thế giới này. Và cho dù chúng ta thành công hay thất bại, trong những nỗ lực xứng đáng hay không xứng đáng của mình, thì đối với khoảnh khắc này, chúng ta vẫn ở đây, cùng nhau, và chắc chắn, sống một cách kỳ diệu. Đơn giản là mọi sự diễn ra như vậy.
Và hãy để mọi sự được có hơi thở, hãy ngợi khen Chúa; anh em hãy ngợi khen Chúa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khuôn mặt mùa Vọng: Vũ trụ
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
14:35 29/11/2024
Khuôn mặt mùa Vọng: Vũ trụ
Nhà viết kịch khôi hài Karl Valentin có suy tư: Khi thời gian tĩnh mịch qua đi, sau cùng sẽ bình lặng hơn! Với suy tư này ông muốn nói sự mong chờ và thực tế song song sát với nhau. Và đây cũng là điều nhiều người muốn liên hoàn lại với nhau trong những ngày mùa Vọng: tĩnh lặng và suy tư, nhưng sự bình an chúng ta lại thường không đạt được.
Tĩnh lặng và bình an thư giãn, như con người mong muốn có, lại không tìm thấy ngay vào đầu mùa Vọng nơi phúc âm Chua Giêsu. Những hình ảnh về ngày chung thẩm tận thế trong chiều kích vũ trụ được vẽ ra trước mắt vào chúa nhật 1.mùa vọng. Cảnh tượng tối tăm, đe dọa nguy hiểm: "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển.” ( Lc 21,25…)
Phải chăng những hình ảnh gây hoang mang lo sợ như thế ăn khớp hợp với tưởng tượng ước vọng mong chờ của chúng ta trong mùa Vọng?
Điều này là một thách đố đòi hỏi con người trong cung cách nếp sống mùa Vọng. Phải, mùa Vọng, trông đợi Thiên Chúa đến to lớn hơn và bao quát hơn tâm trí con người nghĩ tưởng theo ý hướng yêu thích của mình. Cha Dòng Tên Alfred Delp trong ngục tù thời Đức quốc xã, đã có suy tư:” Mùa Vọng là thời gian với nếp sống lo âu hoảng sợ. Vì trong thời gian này con người cần phải sống tỉnh thức phản tỉnh suy tư về đời sống riêng mình!”
Phúc âm Chúa Giêsu diễn tả những cảnh tượng kinh hoàng của ngày tận thế vũ trụ vào ngày Chúa nhật 1. Mùa Vọng khơi lên, có thể là một sự hoảng sợ mang đến ân phúc sự chữa lành, giúp con người đi tìm phát triển đời sống theo hướng tốt tích cực. Có thế chúng ta suy nghĩ về mùa vọng theo chiều kích nhỏ bé hạn hẹp cùng theo ý thích mình, và đồng thời cho mình là to lớn là quan trọng. Con người tiến dần vào trung tâm của vũ trụ. Họ như chối bỏ giới hạn riêng mình, cùng không công nhận quyền năng sức mạnh của Đấng Tạo Hóa.
Cha Dòng tên Delp có suy tư tiếp: “Con người đứng trên mặt đất với một tư thế lệch lạc khập khiễng, với một sự an toàn hoang tưởng sai lạc, với sự điên rồ từ trong tâm trí. Họ tin rằng, đôi cánh tay riêng của mình đủ để kéo các vì tinh tú trên trời xuống, và đốt thắp lên ngọn lửa năng lượng vĩnh cửu!”
Vết thương kinh hoàng của dòng lịch sử nhân loại luôn hằng diễn xảy ra từ những hàng thập niên qua, và còn tiếp tục khắc ghi trong thời gian với quyền lực sức mạnh, với tham vọng. Con người tự đánh cắp ăn trộm với sự tiến triển, để mong với tới các vì tinh tú trên nền trời bao la sâu thẳm, và có ước vọng đạt được trường sinh bất tử. Con người để trái tim tâm hồn mình bám vào những sự bảo đảm sai lạc, phù vân, vô thường, và huy động dùng mọi sức mạnh thống trị địa cầu.
Nhưng khi hướng con mắt tầm nhìn lên trên không trung vũ trụ bao la, con người nhìn nhận ra: Chúng ta chỉ là một răng cưa nhỏ bé của vòng bánh xe vũ trụ luôn hằng quay luân chuyển. Điều này có thể khiến bị khuất phục, và tầm nhìn suy nghĩ trở thành tương đối hóa trong chiều hướng tốt tích cực.
Tất cả những cảnh tượng như suy tàn đi xuống như thế không muốn gây hoang mang lo sợ, nhưng hướng tầm nhìn của ta về công trình ân phúc chữa lành của Thiên Chúa: Sự cứu chuộc chỉ thể hiện qua sức mạnh và sự vinh hiển của Con Người đến trong mây trời. ( Lc 21,27).
Sự cứu chuộc chữa lành như thế bao quát hơn, to rộng lớn hơn, vũ trụ bao la hơn chúng ta suy tưởng. Toàn thể công trình tạo dựng, phải toàn thể vũ trụ, đều mong chờ sự cứu chuộc giải thoát.
Đây là hình ảnh niềm hy vọng, mà Thánh Phaolô đã xác tín:” có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” ( Roma 8,21).
Niềm hy vọng này lại trái ngược với những kinh nghiệm của chúng ta trong đời sống. Thế giới chúng ta không lành mạnh an tòan, công trình vũ trụ thiên nhiên bị đe dọa. Sự nguy hiểm trở nên to lớn như muốn thu hẹp nhỏ lại trong một thế giới riêng biệt để có bình an, và những liên quan liên đới rộng lớn bị loại bỏ ra một bên.
Điều này trái ngược với sự suy hiểu nguyên ủy về mùa Vọng. Mùa Vọng, sự đến của Chúa, được nhìn hiểu trong chiều kích vũ trụ hoàn cầu. Mùa Vọng phát tỏa sứ điệp: Chúng ta mong chờ sự đến của Thiên Chúa và ân đức cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô trong vũ trụ trần gian. Ngài sẽ thu tập lại từ sự nhỏ bé còn ẩn hiện thành sự to rộng lớn và vượt qúa tầm nhìn tâm trí không thể hiểu nổi.
Với sức mạnh và vinh quang Thiên Chúa sẽ bao bọc toàn thế giới, đời sống nhỏ bé của con người và toàn vũ trụ trong ánh quang tình yêu của Ngài.
Điều này người tín hữu hằng cầu nguyện trong các Thánh lễ Misa: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến!”
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Nhà viết kịch khôi hài Karl Valentin có suy tư: Khi thời gian tĩnh mịch qua đi, sau cùng sẽ bình lặng hơn! Với suy tư này ông muốn nói sự mong chờ và thực tế song song sát với nhau. Và đây cũng là điều nhiều người muốn liên hoàn lại với nhau trong những ngày mùa Vọng: tĩnh lặng và suy tư, nhưng sự bình an chúng ta lại thường không đạt được.
Tĩnh lặng và bình an thư giãn, như con người mong muốn có, lại không tìm thấy ngay vào đầu mùa Vọng nơi phúc âm Chua Giêsu. Những hình ảnh về ngày chung thẩm tận thế trong chiều kích vũ trụ được vẽ ra trước mắt vào chúa nhật 1.mùa vọng. Cảnh tượng tối tăm, đe dọa nguy hiểm: "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển.” ( Lc 21,25…)
Phải chăng những hình ảnh gây hoang mang lo sợ như thế ăn khớp hợp với tưởng tượng ước vọng mong chờ của chúng ta trong mùa Vọng?
Điều này là một thách đố đòi hỏi con người trong cung cách nếp sống mùa Vọng. Phải, mùa Vọng, trông đợi Thiên Chúa đến to lớn hơn và bao quát hơn tâm trí con người nghĩ tưởng theo ý hướng yêu thích của mình. Cha Dòng Tên Alfred Delp trong ngục tù thời Đức quốc xã, đã có suy tư:” Mùa Vọng là thời gian với nếp sống lo âu hoảng sợ. Vì trong thời gian này con người cần phải sống tỉnh thức phản tỉnh suy tư về đời sống riêng mình!”
Phúc âm Chúa Giêsu diễn tả những cảnh tượng kinh hoàng của ngày tận thế vũ trụ vào ngày Chúa nhật 1. Mùa Vọng khơi lên, có thể là một sự hoảng sợ mang đến ân phúc sự chữa lành, giúp con người đi tìm phát triển đời sống theo hướng tốt tích cực. Có thế chúng ta suy nghĩ về mùa vọng theo chiều kích nhỏ bé hạn hẹp cùng theo ý thích mình, và đồng thời cho mình là to lớn là quan trọng. Con người tiến dần vào trung tâm của vũ trụ. Họ như chối bỏ giới hạn riêng mình, cùng không công nhận quyền năng sức mạnh của Đấng Tạo Hóa.
Cha Dòng tên Delp có suy tư tiếp: “Con người đứng trên mặt đất với một tư thế lệch lạc khập khiễng, với một sự an toàn hoang tưởng sai lạc, với sự điên rồ từ trong tâm trí. Họ tin rằng, đôi cánh tay riêng của mình đủ để kéo các vì tinh tú trên trời xuống, và đốt thắp lên ngọn lửa năng lượng vĩnh cửu!”
Vết thương kinh hoàng của dòng lịch sử nhân loại luôn hằng diễn xảy ra từ những hàng thập niên qua, và còn tiếp tục khắc ghi trong thời gian với quyền lực sức mạnh, với tham vọng. Con người tự đánh cắp ăn trộm với sự tiến triển, để mong với tới các vì tinh tú trên nền trời bao la sâu thẳm, và có ước vọng đạt được trường sinh bất tử. Con người để trái tim tâm hồn mình bám vào những sự bảo đảm sai lạc, phù vân, vô thường, và huy động dùng mọi sức mạnh thống trị địa cầu.
Nhưng khi hướng con mắt tầm nhìn lên trên không trung vũ trụ bao la, con người nhìn nhận ra: Chúng ta chỉ là một răng cưa nhỏ bé của vòng bánh xe vũ trụ luôn hằng quay luân chuyển. Điều này có thể khiến bị khuất phục, và tầm nhìn suy nghĩ trở thành tương đối hóa trong chiều hướng tốt tích cực.
Tất cả những cảnh tượng như suy tàn đi xuống như thế không muốn gây hoang mang lo sợ, nhưng hướng tầm nhìn của ta về công trình ân phúc chữa lành của Thiên Chúa: Sự cứu chuộc chỉ thể hiện qua sức mạnh và sự vinh hiển của Con Người đến trong mây trời. ( Lc 21,27).
Sự cứu chuộc chữa lành như thế bao quát hơn, to rộng lớn hơn, vũ trụ bao la hơn chúng ta suy tưởng. Toàn thể công trình tạo dựng, phải toàn thể vũ trụ, đều mong chờ sự cứu chuộc giải thoát.
Đây là hình ảnh niềm hy vọng, mà Thánh Phaolô đã xác tín:” có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” ( Roma 8,21).
Niềm hy vọng này lại trái ngược với những kinh nghiệm của chúng ta trong đời sống. Thế giới chúng ta không lành mạnh an tòan, công trình vũ trụ thiên nhiên bị đe dọa. Sự nguy hiểm trở nên to lớn như muốn thu hẹp nhỏ lại trong một thế giới riêng biệt để có bình an, và những liên quan liên đới rộng lớn bị loại bỏ ra một bên.
Điều này trái ngược với sự suy hiểu nguyên ủy về mùa Vọng. Mùa Vọng, sự đến của Chúa, được nhìn hiểu trong chiều kích vũ trụ hoàn cầu. Mùa Vọng phát tỏa sứ điệp: Chúng ta mong chờ sự đến của Thiên Chúa và ân đức cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô trong vũ trụ trần gian. Ngài sẽ thu tập lại từ sự nhỏ bé còn ẩn hiện thành sự to rộng lớn và vượt qúa tầm nhìn tâm trí không thể hiểu nổi.
Với sức mạnh và vinh quang Thiên Chúa sẽ bao bọc toàn thế giới, đời sống nhỏ bé của con người và toàn vũ trụ trong ánh quang tình yêu của Ngài.
Điều này người tín hữu hằng cầu nguyện trong các Thánh lễ Misa: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến!”
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Ukraine tuyên bố phá hủy hệ thống radar 5 triệu đô la của Nga ở Crimea. UAV Mỹ thay đổi cuộc chơi
VietCatholic Media
02:28 29/11/2024
1. Tình báo quân sự tuyên bố Ukraine phá hủy hệ thống radar trị giá 5 triệu đô la của Nga ở Crimea
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Sáu, 29 Tháng Mười Một, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết Ukraine đã phá hủy một trạm radar giá trị cao của Nga, 48Y6-K1 Podlet, gần làng Kotovske ở Crimea bị tạm chiếm vào hôm Thứ Năm, 28 Tháng Mười Một.
Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine,, gọi tắt là HUR, tuyên bố đứng sau hoạt động này.
Podlet là hệ thống radar di động hiện đại được thiết kế để phát hiện mục tiêu trên không ở độ cao thấp và cực thấp.
Hệ thống này có giá ước tính khoảng 5 triệu đô la.
Tin tức này xuất hiện sau khi nhiều vụ nổ được báo cáo trên khắp Crimea khi lực lượng ủy nhiệm của Nga tuyên bố đã bắn hạ hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Ukraine.
[Kyiv Independent: Ukraine destroys Russian $5 million radar system in Crimea, military intelligence claims]
2. Nga tiến hành cuộc tấn công hỏa tiễn hàng loạt, báo cáo về các vụ nổ trên khắp Ukraine
Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa quy mô lớn vào Ukraine vào sáng Thứ Năm, 28 Tháng Mười Một, nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp đất nước, bao gồm cả các khu vực cực Tây.
Không quân đã ban bố cảnh báo trên không toàn quốc sau khi cảnh báo rằng Nga đã phóng bảy máy bay ném bom chiến lược Tu-95. Các vụ nổ được báo cáo ở nhiều thành phố, bao gồm Kyiv, Kharkiv, Mykolaiv, Odesa, Lutsk và Rivne.
Các quan chức địa phương cũng báo cáo về các cuộc tấn công ở các tỉnh Sumy, Chernivtsi, Vinnytsia, Khmelnytskyi, Ivano-Frankivsk, Lviv và Volyn.
Tại Kyiv, các mảnh vỡ rơi xuống hai quận Dniprovskyi và Darnytskyi. Theo Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko, các mảnh vỡ đã làm hư hại một doanh nghiệp ở quận sau.
“Các hỏa tiễn tiếp cận Kyiv từ nhiều hướng khác nhau”, Serhii Popko, nhà lãnh đạo Cơ quan quản lý quân sự thành phố Kyiv, cho biết, đồng thời nói thêm rằng tất cả các mục tiêu trên không đều bị bắn hạ.
Tại tỉnh Ivano-Frankivsk, cách biên giới Nga hơn 1.000 km, hay 621 dặm, lực lượng Nga đã tấn công vào một cơ sở hạ tầng quan trọng, Thống đốc Svitlana Onyshchuk cho biết.
Tại Chernivtsi, cũng nằm ở phía tây Ukraine, phòng không Ukraine đã bắn hạ một hỏa tiễn. Một số ngôi nhà đã bị hư hại do mảnh vỡ hỏa tiễn rơi xuống, chính quyền quân sự địa phương đưa tin.
Một phụ nữ ở Vinnytsia đã bị thương trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, các nhà chức trách cho biết. Cuộc tấn công cũng đã phá hủy các tòa nhà dân cư.
Một hỏa tiễn của Nga đã bắn trúng cơ sở hạ tầng địa phương tại thị trấn Shostka, Cục Quản lý Quân sự Tỉnh Sumy đưa tin. Hậu quả của cuộc tấn công vẫn đang được điều tra.
Quận Kyivskyi đông dân của Kharkiv cũng bị trúng hỏa tiễn trong cuộc tấn công vào buổi sáng, Thống đốc khu vực Oleh Syniehubov cho biết. Các tòa nhà kinh doanh và dân cư đã bị hư hại. Không có thương vong nào được báo cáo và các dịch vụ khẩn cấp đang làm việc tại hiện trường.
Bộ trưởng Năng lượng Herman Halushchenko cho biết Nga đã giáng một “đòn mạnh” vào lưới điện quốc gia, với các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng diễn ra trên khắp cả nước. Ukrenergo, đơn vị điều hành lưới điện nhà nước, đã thông báo cắt điện khẩn cấp ở nhiều khu vực nhằm bảo vệ hệ thống năng lượng khỏi cuộc tấn công của Nga.
Nga đã bắt đầu tăng gấp đôi các cuộc tấn công vào lưới điện của Ukraine khi nước này bước vào mùa đông thứ ba trong tình trạng chiến tranh.
Andriy Yermak, nhà lãnh đạo Văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết vào ngày 28 tháng 11 rằng Nga đang cố tình tích trữ vũ khí, bao gồm cả vũ khí từ Bắc Hàn, để tiến hành các cuộc tấn công hàng loạt vào các thành phố và cơ sở hạ tầng.
“Họ tích trữ hỏa tiễn để tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine, để tiến hành chiến tranh chống lại dân thường trong thời tiết giá lạnh, trong mùa đông”, Yermak nói.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 24 tháng 11 rằng Nga đã phóng hơn 800 quả bom dẫn đường bằng KAB, gần 460 máy bay điều khiển từ xa tấn công và hơn 20 hỏa tiễn trong tuần qua.
Cùng với việc tăng cường các cuộc không kích, gần đây Ukraine còn phải đối mặt với một mối đe dọa khác từ Nga: một hỏa tiễn đạn đạo tầm trung, gọi tắt là IRBM mới có tên gọi là “Oreshnik”, được Nga phóng trong cuộc tấn công vào Dnipro vào ngày 21 tháng 11.
Cuộc tấn công đã gây ra cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng NATO-Ukraine vào ngày 26 tháng 11 và đưa ra lời kêu gọi mới về các hệ thống phòng không tiên tiến từ các đối tác phương Tây.
[Kyiv Independent: Russia launches mass missile attack, explosions reported all over Ukraine]
3. Nga cáo buộc NATO thúc đẩy các cuộc tấn công phủ đầu
Đề xuất của một nhà lãnh đạo NATO rằng liên minh này nên nhắm vào các địa điểm phóng hỏa tiễn của Nga đã bị Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lên án.
Lavrov đáp lại phát biểu của Đô đốc Rob Bauer, chủ tịch ủy ban quân sự NATO, về cách liên minh có thể đối phó với mối đe dọa từ Nga.
Trong phiên hỏi đáp sau bài phát biểu tại Trung tâm Chính sách Âu Châu ở Brussels, Bauer cho biết, “Ý tưởng cho rằng chúng ta là một liên minh phòng thủ, vì vậy chúng ta sẽ chỉ ngồi chờ cho đến khi bị tấn công, và khi bị tấn công, chúng ta sẽ chỉ bắn hạ những 'mũi tên' bay đến với mình”, ám chỉ đến một cuộc tấn công của Nga.
Ông cũng nói rằng khi đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào, sẽ “thông minh hơn” nếu “tấn công cung thủ, tức là... Nga—nếu Nga tấn công chúng ta. Vì vậy, bạn cần phải có sự kết hợp chính xác sâu sắc các cuộc tấn công để có thể vô hiệu hóa các hệ thống vũ khí được sử dụng để tấn công chúng ta”.
Theo hãng thông tấn nhà nước Nga Tass, Lavrov cho biết Bauer đã “thẳng thắn tuyên bố” rằng “để đạt được mục tiêu bảo vệ và phòng thủ các quốc gia thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, cần phải tấn công phủ đầu vào các mục tiêu tại Liên bang Nga mà theo quan điểm của NATO có thể gây ra mối đe dọa”.
Bauer cho biết liên minh sẽ chỉ tấn công sau Nga và không sử dụng từ “phủ đầu” trong bài phát biểu của mình. Từ tiếng Nga cho từ này, “preventivno”, được trích dẫn trong trích dẫn của Lavrov trên Tass, đã bị bỏ qua trong phiên bản tiếng Anh của báo cáo của cơ quan này.
Bauer cho biết NATO là “một liên minh phòng thủ” nên “sẽ phải chịu đòn đầu tiên”. Tuy nhiên, sau đòn đầu tiên ấy, NATO cần phải hạ gục các xạ thủ và các hệ thống tấn công, chứ không phải chỉ hạ gục đang phóng tới mình.
Nhưng Lavrov cho biết những bình luận của Bauer cho thấy “mọi sự đàng hoàng đã bị vứt bỏ” bởi liên minh này, vốn đã công khai tuyên bố “ý định thực sự” của mình bằng những phát biểu như thế này.
Đại biểu quốc hội Nga Sergey Mironov, lãnh đạo đảng “Nước Nga công bằng”, một bộ phận của phe đối lập nhưng luôn đồng tình một cách có hệ thống với chính sách đối ngoại của Điện Cẩm Linh, đã nắm bắt ngay thời cơ để nịnh bợ trùm mafia Vladimir Putin. Ông ta cho rằng lời giải thích của Bauer cho thấy NATO đang kêu gọi “một cuộc tấn công phủ đầu vào Nga”.
“Ông Bauer hoặc là một kẻ ngốc hoặc là một kẻ khiêu khích. Có lẽ là cả hai cùng một lúc,” Mironov nói trong một tuyên bố với Newsweek, trong đó đề cập đến khả năng hạt nhân của Nga, bao gồm “một vũ khí siêu thanh mà không ai có thể bảo vệ được”.
Căng thẳng giữa Mạc Tư Khoa và NATO đã đạt đến mức cao kỷ lục do cuộc chiến mà Điện Cẩm Linh coi là xung đột ủy nhiệm với liên minh. Tuần trước, Putin tuyên bố ông đã ra lệnh bắn hỏa tiễn đạn đạo tầm trung Oreshnik vào thành phố Dnipro của Ukraine.
Sự việc diễn ra sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh hạn chế Ukraine sử dụng ATACMS để tấn công bên trong lãnh thổ Nga vì lo ngại về viễn cảnh leo thang căng thẳng.
Andrew Payne, giảng viên cao cấp về chính sách đối ngoại và an ninh tại City St. George's, Đại học Luân Đôn, cho biết: “Trong suốt cuộc chiến, mọi quyết định đều được chính quyền Tổng thống Biden và các đồng minh cân nhắc với mục tiêu làm chậm đà trượt dốc hướng tới một cuộc xung đột trực tiếp giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân”.
“ Điều thú vị ở đây là nếu không có cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, chính quyền Tổng thống Biden có lẽ sẽ quan tâm nhiều hơn đến những tác động leo thang của các quyết định của mình so với hiện tại”.
[Newsweek: Russia Accuses NATO of Pushing for Preemptive Strikes]
4. Các nước Baltic, Bắc Âu và Ba Lan sẽ tăng cường hỗ trợ cho Ukraine trong những tháng tới
Các nhà lãnh đạo chính phủ Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Latvia, Na Uy, Ba Lan và Thụy Điển đã đồng thanh tăng cường hỗ trợ cho Ukraine trong những tháng tới để chống lại cuộc chiến toàn diện của Nga trong hội nghị thượng đỉnh tại Harpsund hôm Thứ Tư, 27 Tháng Mười Một.
Các nước Baltic và Bắc Âu cũng như Warsaw là những nước ủng hộ trung thành nhất của Kyiv kể từ khi cuộc chiến tranh toàn diện bắt đầu, cung cấp cho nước này viện trợ quân sự, tài chính và nhân đạo.
“Ukraine phải có khả năng chiến thắng sự xâm lược của Nga, để bảo đảm một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài”, tuyên bố chung của các quốc gia nêu rõ.
“Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ tăng cường hỗ trợ, bao gồm cả ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine, và chúng tôi sẽ đầu tư vào việc cung cấp thêm đạn dược cho Ukraine.”
Thông báo này được đưa ra vào thời điểm quan trọng, khi lực lượng của Mạc Tư Khoa đạt được thắng lợi trong nhiều tháng qua ở miền đông Ukraine và quân đội Bắc Hàn đang đồn trú tại Tỉnh Kursk của Nga.
Các nước mô tả Nga là “mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh của chúng ta trong dài hạn”. Theo tuyên bố, các nước ủng hộ việc mở rộng lệnh trừng phạt đối với Mạc Tư Khoa và tăng cường khả năng phòng thủ cũng như sức đề kháng trước các cuộc tấn công thông thường và tấn công hỗn hợp.
“Chúng tôi sẽ hợp tác để kiềm chế, phản đối và chống lại các hành động hung hăng và mang tính đối đầu cao của Nga cũng như bảo đảm Nga phải chịu trách nhiệm quốc tế đầy đủ về tội ác xâm lược”, tuyên bố viết.
[Kyiv Independent: Baltic, Nordic countries and Poland to step up support to Ukraine 'in coming months']
5. Máy bay điều khiển từ xa mới của Hoa Kỳ được thử nghiệm trên tiền tuyến Ukraine được ca ngợi là ‘Thay đổi cuộc chơi’
Các hệ thống máy bay điều khiển từ xa tiên tiến mới của Hoa Kỳ đã được ca ngợi là “bước đột phá” sau khi được thử nghiệm thành công trên tuyến đầu của cuộc chiến ở Ukraine.
Được phát triển bởi hai công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ, công nghệ chống máy bay điều khiển từ xa mang tính cách mạng này đã cho thấy tiềm năng ấn tượng trong việc tiêu diệt các mối đe dọa từ máy bay điều khiển từ xa trong các tình huống chiến đấu thực tế và tăng cường thông tin tình báo trên chiến trường.
Nga và Ukraine đều dựa vào máy bay điều khiển từ xa để theo dõi chuyển động của đối phương, dẫn đường cho vũ khí và thực hiện các cuộc tấn công kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
IronNet, công ty an ninh mạng phòng thủ tập thể dựa trên AI, và Asterion Systems, công ty hàng đầu trong công nghệ chống máy bay điều khiển từ xa, gọi tắt là UAS, đã hợp tác để tạo ra một hệ thống phòng thủ có khả năng bảo vệ toàn bộ một quốc gia.
Mạng lưới phòng thủ được hình thành bằng cách kết hợp hệ thống an ninh mạng Iron Dome của IronNet, cung cấp khả năng phát hiện các mối đe dọa mạng theo thời gian thực, với công nghệ chống máy bay điều khiển từ xa Hitchhiker của Asterion. Hệ thống này được thiết kế để vô hiệu hóa các máy bay điều khiển từ xa thù địch.”
Giải pháp phòng thủ tích hợp này cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại các mối đe dọa kỹ thuật số và vật lý, bảo đảm tăng cường an ninh cho các hệ thống quan trọng trên chiến trường.
Hitchhiker là máy bay điều khiển từ xa đánh chặn chạy bằng điện, tốc độ cao, được thiết kế để tiêu diệt máy bay điều khiển từ xa của đối phương, chẳng hạn như máy bay Shahid của Iran, tiết kiệm chi phí hơn so với các hệ thống phòng thủ truyền thống như hỏa tiễn Patriot đắt tiền.
Các cuộc tấn công mạng nhằm vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ thường diễn ra trước các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa quy mô lớn, gây nguy hiểm cho cơ sở hạ tầng quan trọng.
Tuy nhiên, quan hệ đối tác giữa IronNet và Asterion bảo đảm rằng các biện pháp phòng thủ được bảo vệ khỏi các mối đe dọa mạng ngay cả trước khi máy bay điều khiển từ xa của đối phương được phóng đi. Khả năng an ninh mạng tiên tiến của IronNet bảo vệ các hệ thống khỏi các vi phạm tiềm ẩn, trong khi công nghệ chống máy bay điều khiển từ xa của Asterion sau đó có thể được điều động để theo dõi, tấn công và tiêu diệt máy bay điều khiển từ xa của đối phương đang bay đến, cung cấp khả năng phòng thủ theo lớp và chủ động chống lại cả các mối đe dọa mạng và trên không.
Mô tả đây là một “bước đột phá”, ông cho biết hai công ty này sẽ biến đổi cách các quốc gia được bảo vệ khỏi một cuộc tấn công mạng và máy bay điều khiển từ xa chung.
Ông nói với National Security News: “Asterion là một công ty Hệ thống Không quân Điều khiển từ xa, gọi tắt là UAS chống lại các mối đe dọa từ máy bay điều khiển từ xa, về cơ bản có thể cung cấp phạm vi bảo vệ toàn diện cho một quốc gia. Nó có thể nhìn thấy máy bay điều khiển từ xa, phân loại, theo dõi và sau đó có thể tiêu diệt chúng bằng máy bay điều khiển từ xa của chính họ được phóng từ nhiều địa điểm.”
“Vì vậy, nó thực sự sẽ có hai mặt,” Hewitt nói. “Một là, IronNet sẽ cung cấp một hệ thống phòng thủ tập thể an ninh mạng có khả năng phục hồi cho mạng Asterion, điều này cực kỳ quan trọng vì cách phá vỡ mạng lưới chống UAS là thông qua một cuộc tấn công mạng nào đó. Ngoài ra, điều chúng tôi đang phát triển là khả năng IronNet thực sự cung cấp các tải trọng mạng chống lại các máy bay điều khiển từ xa của đối phương sử dụng mạng lưới này.”
Ông nói thêm: “IronNet có khả năng Iron Dome, sau đó sẽ được áp dụng cho hệ sinh thái chống UAS Asterion để bảo vệ mạng, điều này cực kỳ quan trọng để họ có thể hoạt động trong cái mà chúng tôi gọi là 'môi trường bị từ chối' vì tôi có thể bảo đảm với bạn rằng một trong những cuộc tấn công có thể phá vỡ hệ thống chống UAS sẽ là một cuộc tấn công mạng trước khi máy bay điều khiển từ xa được phóng.
“Chúng tôi đã chia sẻ khả năng này của cả IronNet và Asterion với các nhà lãnh đạo khác nhau ở Ukraine đang ở tuyến đầu. Và tôi sẽ cho bạn biết phản hồi mà chúng tôi nhận được là bạn có thể có được khả năng này ở đây nhanh như thế nào? Và phản hồi đó đến từ những người thực sự đang thực hiện ở tuyến đầu ở cấp độ rất cao.
“Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện điều đó với sự tự tin lớn rằng đây sẽ là một bước ngoặt tại Ukraine. Ý định của chúng tôi là mang quan hệ đối tác hợp tác này đến Ukraine.”
Công nghệ quân sự mới này có thể định nghĩa lại động lực chiến tranh hiện đại.
Trong khi đó, theo Reuters, Ukraine đang điều động nhiều máy bay điều khiển từ xa sản xuất trong nước được trang bị hệ thống AI tiên tiến.
Nói về lợi ích của việc sử dụng AI trong các hoạt động quân sự, Tyler Saltsman, Giám đốc điều hành của EdgeRunner AI, chia sẻ với Newsweek: “Hãy tưởng tượng bạn là một người lính đang thực hiện nhiệm vụ quan trọng, được một vị tướng đưa ra chỉ dẫn từ một trung tâm chỉ huy ở xa trong khi bạn đang ở trên mặt đất.
“Một trợ lý Trí Tuệ Nhân Tạo có thể truy cập vào dữ liệu mở rộng từ các nhiệm vụ tương tự và có thể đề xuất phương án hành động tối ưu, giúp tăng đáng kể cơ hội thành công của bạn. Sau đó, sĩ quan có thể tích hợp các quan sát theo thời gian thực với thông tin chi tiết của AI để nhanh chóng đưa ra quyết định sáng suốt.
“Trí Tuệ Nhân Tạo có thể giúp giảm thiểu lỗi bằng cách tạo điều kiện cho các hành động khắc phục ngay lập tức hoặc đề xuất phương pháp thích ứng hơn, bảo đảm tính linh hoạt.”
[Newsweek: New US Drones Tested on Ukraine Frontline Hailed as 'Game Changer']
6. Tổng thống Joe Biden Sẽ Gửi HIMARS Trong Gói Viện Trợ 725 Triệu Đô La Cho Ukraine
Theo một báo cáo mới, Tổng thống Joe Biden đang soạn thảo một gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, trong bối cảnh chính quyền sắp mãn nhiệm đang gấp rút chuyển thêm viện trợ cho Kyiv trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc.
Reuters đưa tin hôm thứ Tư, trích lời hai quan chức giấu tên của Hoa Kỳ, rằng chính quyền Tổng thống Biden đang chuẩn bị một đợt viện trợ mới trị giá 725 triệu đô la.
Theo báo cáo, gói viện trợ này vẫn có thể thay đổi và có khả năng sẽ bao gồm đạn dược cho Hệ thống pháo phản lực cơ động cao, gọi tắt là HIMARS do Hoa Kỳ cung cấp mà Ukraine đã sử dụng để chống lại lực lượng Nga trong hơn hai năm.
Theo báo cáo, Washington cũng sẽ gửi một bộ sưu tập máy bay điều khiển từ xa, hệ thống phòng không vác vai Stinger, gọi tắt là MANPADS, mìn và bom chùm, có khả năng được sử dụng trong hệ thống hỏa tiễn dẫn đường đa nòng, gọi tắt là GMLRS HIMARS.
Ukraine, quốc gia phụ thuộc nhiều vào viện trợ của phương Tây, đang nín thở chờ xem Hoa Kỳ sẽ thay đổi chính sách hỗ trợ cho Kyiv như thế nào khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào tháng Giêng.
Tổng thống đắc cử đã tuyên thệ sẽ chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine và hứa sẽ chấm dứt chiến tranh trong một ngày, nhưng không nói rõ ông dự định thực hiện điều này bằng cách nào.
Theo tài liệu của Ngũ Giác Đài, Hoa Kỳ cung cấp gần một nửa viện trợ quân sự cho Kyiv, với tổng số tiền là hơn 60 tỷ đô la kể từ tháng 2 năm 2022, khi Mạc Tư Khoa phát động cuộc xâm lược toàn diện.
Các tài liệu của Bộ Quốc phòng cho thấy Washington đã gửi hơn 3.000 hỏa tiễn Stinger và đạn dược cho hơn 40 hệ thống HIMARS mà nước này đã chuyển giao cho Ukraine.
Kyiv và Mạc Tư Khoa dựa rất nhiều vào pháo binh trong cuộc chiến tranh trên bộ lớn nhất ở Âu Châu kể từ Thế chiến II. Ukraine sử dụng nhiều hệ thống pháo binh khác nhau, như HIMARS và pháo tự hành Bohdana do nước này sản xuất. Nhưng việc có được đạn pháo để duy trì hoạt động của hệ thống là một nhiệm vụ khó khăn, các kho dự trữ trên khắp Âu Châu đã cạn kiệt và các đồng minh của Ukraine đang phải vật lộn để sản xuất thêm.
Các báo cáo về viện trợ nhiều hơn của Hoa Kỳ xuất hiện vào thời điểm quan trọng trong gần ba năm chiến tranh. Nga đã liên tục giành được lợi thế ở phía đông Ukraine kể từ đầu năm và đã đạt được một số thành công trong việc giành lại quyền kiểm soát của Kyiv đối với hàng trăm dặm vuông lãnh thổ ở vùng Kursk phía nam nước Nga.
Tuần trước, một quan chức quốc phòng Hoa Kỳ đã xác nhận với Newsweek rằng chính quyền Tổng thống Biden đã đảo ngược chính sách về mìn sát thương cá nhân và đang gửi các phiên bản “không bền” tới Ukraine có khả năng vô hiệu hóa sau một thời gian nhất định.
Mìn đất có thể là công cụ quân sự hiệu quả, nhưng chúng gây tranh cãi trong các nhóm nhân quyền vì chúng có thể gây nguy hiểm cho dân thường trong thời gian dài. Chúng bị cấm ở hơn 150 quốc gia, mặc dù không bao gồm Nga hoặc Hoa Kỳ
Đầu tháng này, chính quyền Tổng thống Biden đã bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng hỏa tiễn Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội tầm xa, gọi tắt là ATACMS do Mỹ sản xuất vào sâu trong lãnh thổ Nga, điều mà nước này từ lâu đã từ chối thực hiện.
[Newsweek: Joe Biden To Send HIMARS in $725M Ukraine Aid Package: Report]
7. Tổng thống đắc cử Donald Trump không thể mang lại một thỏa thuận hòa bình, cựu Ngoại trưởng Ukraine Kuleba nói
Cựu Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba không hy vọng rằng Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump có thể làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình.
Trong một cuộc phỏng vấn sâu rộng — và bi quan — với POLITICO, Kuleba khẳng định rằng Putin không có tâm trạng để đạt được thỏa thuận, và cho biết thay vào đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump có nguy cơ làm sụp đổ tiền tuyến của Ukraine nếu chính quyền mới của Hoa Kỳ khiến Kyiv thiếu vũ khí.
Kuleba cũng đặt câu hỏi về quyết tâm của các đối tác phương Tây của Ukraine - đặc biệt là Đức, quốc gia đang chờ bầu cử sớm - và phàn nàn rằng trong khi Nga đã tìm được đồng minh như Bắc Hàn để gửi quân, thì các đồng minh của Kyiv lại không nhất quán và không đáng tin cậy về hỗ trợ vũ khí.
Về lời hứa của Tổng thống đắc cử Donald Trump về một thỏa thuận nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, Kuleba, người đã rời khỏi vị trí của mình vào tháng 9, cho biết ông không nghĩ Putin sẽ đồng ý.
Ông cho biết: “Putin vẫn tin rằng ông ta có thể xóa bỏ nhà nước Ukraine và nghiền nát nền dân chủ độc lập Ukraine, và ông ta nghĩ rằng mình chỉ còn cách một bước nữa là có thể vạch trần phương Tây là kẻ yếu”.
“Ukraine là nỗi ám ảnh cá nhân của Putin, nhưng việc nghiền nát Ukraine cũng là một phương tiện để đạt được mục tiêu lớn lao của ông ta — là chứng tỏ với thế giới rằng phương Tây không có khả năng tự bảo vệ mình hoặc không có khả năng bảo vệ những gì họ đại diện.”
Trong khi Kuleba phát biểu tại Düsseldorf, những người mua sắm bên ngoài đang tận hưởng khu chợ Giáng Sinh nhộn nhịp, nơi các bậc phụ huynh chen chúc nhau để giành những món quà theo mùa trong khi con cái họ thích thú ngắm nhìn vòng xoay ngựa gỗ đầy màu sắc.
Cảnh tượng này hoàn toàn khác xa với cảnh máu me và đau thương trong cuộc đấu tranh sinh tồn của Ukraine, và khác xa với bức tranh ảm đạm mà cựu nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine vẽ ra về những gì có thể diễn ra sau kỳ nghỉ lễ, khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc.
Đối với Kuleba, sự khác biệt là rất rõ ràng.
“Mọi người ở Âu Châu có thể tức giận với tôi, nhưng tôi vẫn nói, và tôi sẽ nói tiếp, rằng sự thật là ngày nay Nga có một người bạn sẵn sàng gửi binh lính của mình đến chết vì cuộc chiến tranh của Nga,” ông nói, trong khi những người bạn của Ukraine thậm chí không muốn gửi cho họ vũ khí mà họ cần.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thề trên đường vận động tranh cử rằng sẽ chấm dứt chiến tranh ở Ukraine và, ông có thể làm như vậy trong một ngày.
Kuleba đã nói rằng điều đó sẽ không hiệu quả, vì Putin không quan tâm đến ngoại giao và thay vào đó đang cố gắng làm phương Tây suy yếu — với niềm tin rằng ông ta có thể có được mọi thứ mình muốn. Cựu Ngoại trưởng cũng không thể thấy Tổng thống Volodymyr Zelenskiy có thể ký bất kỳ hiệp ước nào chấp nhận việc sáp nhập Crimea hoặc khu vực Donbas ở miền đông Ukraine, mặc dù ông tuyên bố đang tìm kiếm các giải pháp ngoại giao.
Zelenskiy đã gợi ý vào đầu tháng này rằng chiến tranh sẽ kết thúc “nhanh hơn” nhờ Tổng thống đắc cử Donald Trump. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh với đài truyền hình công cộng Ukraine Suspilne, ông nói thêm: “Chúng ta phải làm mọi thứ để bảo đảm rằng chiến tranh sẽ kết thúc vào năm tới thông qua các biện pháp ngoại giao”. Liệu tổng thống Ukraine có thực sự tin rằng một giải pháp đàm phán là khả thi hay chỉ cố gắng tỏ ra mang tính xây dựng để xoa dịu Tổng thống đắc cử Donald Trump vẫn chưa rõ ràng - theo lời khuyên mà ông đã nhận được, ông không nên là người đầu tiên nói không với Tổng thống đắc cử Donald Trump và nên để người Nga tỏ ra là bên vô lý.
Dù thế nào đi nữa, Kuleba nói, thật không thể tưởng tượng được rằng Zelenskiy có thể ký một thỏa thuận nhượng lại lãnh thổ. “Người Nga giữ Donbas, họ giữ Crimea, không có tư cách thành viên NATO. Zelenskiy có thể ký không? Ông ấy không thể vì Hiến pháp Ukraine không cho phép Tổng thống làm điều đó. Và vì đó sẽ là hồi kết của Zelenskiy về mặt chính trị,” Kuleba nói một cách thẳng thừng.
Sự bi quan của Kuleba về triển vọng đàm phán kết thúc chiến tranh có sức nặng — ông vẫn được các thủ đô phương Tây kính trọng rộng rãi vì hiệu quả trong việc ủng hộ Ukraine. Trước sự hối tiếc của một số đối tác phương Tây và sự thất vọng của phe đối lập Ukraine, Kuleba đã từ chức vào tháng 9 trong một sự kiện mà bạn bè mô tả là sự ra đi bắt buộc trong bối cảnh nội các gây tranh cãi do Andriy Yermak, chánh văn phòng quyền lực của Zelenskiy, thiết kế.
Kuleba từ chối bình luận về đơn từ chức của mình, nhưng nói: “Zelenskiy phải để những người mạnh mẽ trở lại chính phủ của mình.”
Một trong những nỗi sợ lớn nhất của Kuleba là Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giữ lại vũ khí và đạn dược, hoặc tốt nhất là đưa Ukraine vào chế độ ăn kiêng để khiến nước này tuân thủ hơn nếu, như khả năng có thể xảy ra, nỗ lực hòa bình của ông không thành công. Nếu điều đó xảy ra, Kuleba cảnh báo, triển vọng của Kyiv sẽ rất thảm khốc.
“Tuyến tiền tuyến ở Donbas sẽ sụp đổ và người Nga sẽ ở cửa ngõ Dnipro, Poltava và Zaporizhzhia,” ông cảnh báo. “Đó sẽ là thời điểm nguy hiểm nhất đối với Ukraine trong cuộc chiến này.”
Tuần trước, lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga đã tấn công vào Dnipro bằng một hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa được trang bị nhiều đầu đạn, và kể từ đó đã đe dọa sẽ phóng thêm nhiều đầu đạn khác. Nga cũng đã điều động khoảng 10.000 quân Bắc Hàn ở khu vực phía tây Kursk của mình, để giúp đẩy lùi quân đội Ukraine khỏi một đầu cầu nhỏ mà họ thiết lập bên trong nước Nga trong một cuộc xâm lược xuyên biên giới bất ngờ vào tháng 8.
Để đáp lại, và chỉ sau nhiều tháng vận động hành lang của Ukraine, Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cho Kyiv sử dụng hỏa tiễn tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga.
Kuleba cho biết ông dự kiến sự leo thang sẽ tiếp tục nhưng ông không nghĩ rằng nó sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát, lưu ý rằng tất cả các bên đều đang hiệu chỉnh hành động của mình một cách rõ ràng và phát tín hiệu về ý định giảm khả năng tính toán sai lầm có thể dẫn đến kết cục thảm khốc. Hơn nữa, Kyiv không được tự do sử dụng hỏa tiễn tầm xa mà các đồng minh của mình cung cấp, mà thay vào đó bị hạn chế sử dụng chúng chỉ để bảo vệ đầu cầu Kursk của mình. Trong khi đó, Điện Cẩm Linh đã thông báo trước cho Washington về ý định phóng ICBM của mình.
Kuleba nói thêm rằng nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump thực sự cắt giảm vũ khí cho Ukraine, phản ứng của Âu Châu sẽ rất quan trọng.
“Điều chưa biết lớn nhất là Liên minh Âu Châu sẽ hành xử như thế nào.”
Kuleba cho biết ông vẫn không chắc liệu Âu Châu có tiến lên và bù đắp cho sự mất mát hoặc giảm bớt sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Ukraine hay không. “Nếu họ tìm ra cách tiếp tục cung cấp và tăng chúng, điều đó sẽ giúp Ukraine có thêm thời gian”, ông nói. “Điều chưa biết lớn nhất trong phương trình là Âu Châu sẽ sẵn sàng làm như vậy đến mức nào. Người Âu Châu sẽ có hai lựa chọn. Họ có thể theo đuổi chiến lược chờ đợi và theo sự dẫn dắt của Tổng thống đắc cử Donald Trump, hoặc họ chấp nhận thực tế là họ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn”.
Riêng Liên Hiệp Âu Châu không thể thay thế những gì sẽ mất nếu Hoa Kỳ vạch ra một lộ trình khác, ông cảnh báo. “Nhưng điều đó phụ thuộc vào năng lực và sự sẵn sàng của Âu Châu để tăng đáng kể sản lượng vũ khí của riêng mình trong một thời gian ngắn”, ông nói thêm. “Dự đoán diễn biến ở Hoa Kỳ dễ hơn ở Âu Châu, nghe có vẻ kỳ lạ, vì tính phức tạp của Âu Châu”.
Ông cho biết ông tin tưởng rằng Pháp, Anh và các nước Bắc Âu và Baltic sẽ muốn tăng cường hỗ trợ, nhưng cảnh báo rằng Đức hiện đang là vấn đề “vì cuộc bầu cử”.
Kuleba cũng bày tỏ sự thất vọng khi nhiều người ở phương Tây không nắm bắt được tầm quan trọng và hậu quả của cuộc chiến: “Bạn không thể thắng một cuộc chiến mà Nga biết rõ mục tiêu chiến lược của mình là gì trong từng chi tiết; Ukraine biết rõ mục tiêu chiến lược của mình là gì trong từng chi tiết; nhưng phương Tây, mà nếu không có họ, Ukraine không thể thắng, lại không biết mình đang chiến đấu vì điều gì.
“Đây chính là thảm kịch thực sự của cuộc chiến này.”
Đưa ra một lưu ý lạc quan hiếm hoi, ông đã tận hưởng viễn cảnh nhà lãnh đạo Nga giải quyết sai Tổng thống đắc cử Donald Trump, và nói rằng luôn có khả năng “Putin phạm sai lầm khiến Tổng thống đắc cử Donald Trump tức giận, điều này hoàn toàn có thể xảy ra”.
Nhưng nhìn chung, ông cho biết ông hy vọng vào một sai lầm của Putin hơn là sự kiên cường của phương Tây.
Ví dụ, ông đã phản đối một nhận xét được đưa ra vào tuần trước bởi cựu chỉ huy quân đội Ukraine, Tướng Valery Zaluzhny, người đã nói rằng “Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu”. Kuleba cho biết ông không đồng ý “vì một lý do đơn giản, đó là phương Tây chưa sẵn sàng về mặt tâm lý để chiến đấu”.
“Nếu bạn hỏi tôi sai lầm lớn nhất của phương Tây trong năm qua là gì, tôi sẽ nói là sự lên án công khai dữ dội của các nhà lãnh đạo Âu Châu về đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc gửi quân đến Ukraine. Tôi không nghi ngờ gì rằng Putin thích điều đó,” ông nói.
“Đối với tôi, điều đó thật sự gây sốc.”
[Politico: Trump can’t deliver a peace deal, says ex-Ukrainian Foreign Minister Kuleba]
8. Zelenskiy cho biết một số cam kết từ hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 vẫn chưa được thực hiện
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói với Tổng thư ký NATO Mark Rutte vào ngày 27 tháng 11 rằng các cam kết quan trọng từ hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 tại Washington, bao gồm các hệ thống phòng không và các hỗ trợ quân sự khác, vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.
“Điều này ảnh hưởng đáng kể đến động lực và tinh thần của người dân chúng tôi”, ông nói, đồng thời nhấn mạnh đến nhu cầu cung cấp hỗ trợ đúng thời hạn như đã hứa.
Zelenskiy cũng nêu lên mối lo ngại về việc Nga sử dụng hỏa tiễn đạn đạo mới, đồng thời kêu gọi các đối tác NATO cung cấp các hệ thống phòng không cụ thể, sẵn có.
“Việc gần đây cho phép các cuộc tấn công tầm xa vào các mục tiêu quân sự ở Nga đã giúp ích. Nhưng áp lực đối với Nga phải được duy trì và tăng lên ở nhiều cấp độ khác nhau”, Zelenskiy nói thêm.
Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về việc tăng cường quan hệ giữa Ukraine với Hoa Kỳ và các đồng minh khác, bảo đảm thực hiện các thỏa thuận hiện có và thúc đẩy các nỗ lực để Ukraine có thể gia nhập NATO.
Mặc dù Ukraine không nhận được cam kết chắc chắn về việc gia nhập NATO tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh năm nay, 32 quốc gia đồng minh đã tuyên bố con đường trở thành thành viên của Ukraine là “không thể đảo ngược”.
Cùng với các hệ thống phòng không, Ukraine còn được hứa hẹn tài trợ 43 tỷ đô la, một đại diện NATO tại Kyiv và các thỏa thuận an ninh song phương mới.
[Kyiv Independent: Some commitments from NATO summit in July remain unfulfilled, Zelensky says]
Kế hoạch trả thù ATACMS của Putin. Tai nạn máy bay suýt gây thế chiến. Chiến tranh Nga- Âu Châu
VietCatholic Media
15:59 29/11/2024
1. Cựu giám đốc tình báo Anh cho biết Âu Châu đang trong “cuộc chiến thực sự” với Nga
Cựu giám đốc MI6 Richard Dearlove trả lời Sky News vào ngày 27 tháng 11 rằng Âu Châu hiện không ở trong tình trạng “trước chiến tranh” mà đang ở trong “một cuộc chiến thực sự” chống lại Nga.
“Tôi nghĩ chúng ta phải đối mặt với sự thật rằng người Nga nghĩ rằng họ đang trong tình trạng chiến tranh với chúng ta,” Dearlove nói.
Bình luận của Dearlove được đưa ra vài ngày sau khi Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cảnh báo rằng cuộc chiến toàn diện của Nga ở Ukraine có nguy cơ leo thang thành một “cuộc xung đột toàn cầu”.
Theo Dearlove, cuộc xung đột đã lan rộng ra ngoài biên giới Ukraine.
“Donald Tusk đã gọi đó là tình hình trước chiến tranh,” Dearlove nói. “Tôi nghĩ ông ấy đã sai. Tôi nghĩ đó là một cuộc chiến thực sự rồi.”
Dearlove cho biết Nga đang tiến hành một cuộc chiến tranh hỗn hợp chống lại Âu Châu trên nhiều lĩnh vực, bao gồm các hành vi phá hoại và “một số động thái rất hung hăng”. Ông cho biết các giám đốc cơ quan tình báo ở Âu Châu, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã mô tả Nga là đang “trở nên hết sức hung dữ”.
Các cơ quan đặc biệt của Nga đã bị cáo buộc có liên quan đến các nỗ lực phá hoại trên khắp Âu Châu, bao gồm các cuộc tấn công mạng, gián điệp và can thiệp bầu cử. Kể từ khi gia nhập NATO vào năm 2023, Phần Lan đã phàn nàn về việc tăng cường các cuộc tấn công hỗn hợp từ biên giới Nga.
Khi sự xâm lược của Nga gia tăng, liên minh phương Tây có thể sẽ phải đối mặt với sự chia rẽ, vì lễ nhậm chức sắp tới của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump báo hiệu sự thay đổi trong sự ủng hộ của Washington đối với Âu Châu, NATO và Ukraine.
Dearlove cho biết các quốc gia phương Tây hiện đang ở trong “tình thế rất nguy hiểm”.
Trong khi Dearlove cho biết phương Tây nên tham gia đàm phán với Điện Cẩm Linh, ông cảnh báo rằng Putin khó có thể hợp tác.
“Tôi nghĩ chúng ta đang ở trong một tình huống rất khó khăn, và Nga có lẽ tốt hơn nếu có một số hình thức đối thoại với họ, hơn là không có liên lạc nào cả. Vì vậy, tôi không loại trừ khả năng đó”, ông nói.
“Nhưng tôi nghĩ hiện tại, tôi không chắc Nga có đang trong tâm trạng hoặc tình huống dễ dàng để nói chuyện với Putin hay không.”
[Kyiv Independent: Europe in 'actual war' with Russia, former UK intelligence chief says]
2. Đồng minh của Putin tuyên bố hỏa tiễn hạt nhân mới của Nga là ‘không thể bắn hạ’
Cựu Tổng thống Dmitry Medvedev tuyên bố hỏa tiễn mới được thử nghiệm thực chiến của Nga không thể bị hệ thống phòng không của phương Tây vượt qua và có thể vươn tới thủ đô các nước Âu Châu chỉ trong vài phút.
“Âu Châu đang tự hỏi hệ thống này có thể gây ra thiệt hại gì nếu đầu đạn hạt nhân, liệu có thể bắn hạ những hỏa tiễn này không và hỏa tiễn sẽ bay đến thủ đô của Cựu Thế giới nhanh như thế nào,” Medvedev đăng trên Telegram vào Chúa Nhật. “Câu trả lời: thiệt hại là không thể chấp nhận được, không thể bắn hạ bằng các phương tiện hiện đại và chúng ta đang nói về vài phút.”
Hôm thứ Năm 21 Tháng Mười Một, Putin tuyên bố rằng lực lượng của ông đã tấn công một nhà máy ở thành phố Dnipro, miền trung Ukraine bằng một hỏa tiễn đạn đạo tầm trung mới có tên gọi là “Oreshnik”. Cuộc tấn công, ban đầu được Ukraine báo cáo là một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa, được thực hiện bằng “thiết bị siêu thanh không có đầu đạn hạt nhân”, theo tổng thống. Tuy nhiên, khả năng của hỏa tiễn hiện đã được thử nghiệm chiến đấu đã làm dấy lên mối lo ngại về các mối đe dọa tiềm tàng đối với các đồng minh của Ukraine nếu nó được trang bị đầu đạn hạt nhân.
“Các hầm trú bom sẽ không giúp ích gì”, Medvedev nói. “Vì vậy, hy vọng duy nhất mà các nước nên trông chờ là Nga sẽ cảnh báo trước về các vụ phóng. Nhưng mà, để hy vọng ấy đừng bị thất vọng tốt hơn là ngừng hỗ trợ chiến tranh”.
Vụ phóng hỏa tiễn siêu thanh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các đồng minh của Ukraine, khi NATO được cho là sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp vào thứ Ba để thảo luận về tình hình leo thang xung đột và những mối đe dọa mới tiềm tàng đối với các quốc gia Âu Châu.
Vào ngày 24 tháng 11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Cơ quan An ninh và Bộ Nội vụ Ukraine đã cung cấp các mảnh vỡ của Oreshnik cho các hãng thông tấn phương Tây và rằng nước này sẽ hợp tác với các đồng minh để “cùng nhau tìm ra phản ứng trước sự leo thang mới nhất này của Nga”.
Phản bác lại tuyên bố của Medvedev, ông nói thêm: “Thế giới có hệ thống phòng không có khả năng chống lại các mối đe dọa như vậy. Mọi người phải tập trung vào điều này. Nga phải cảm thấy rằng mọi bước đi mở rộng chiến tranh đều có hậu quả”.
Việc điều động Oreshnik dường như là phản ứng trước việc Ukraine được phép sử dụng hệ thống hỏa tiễn của Mỹ và Anh chống lại các mục tiêu quân sự bên trong nước Nga, một yêu cầu từ lâu của Zelenskiy. Kyiv đã sử dụng Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của quân đội do Mỹ cung cấp, gọi tắt là ATACMS và hỏa tiễn hành trình Storm Shadow của Pháp-Anh vào các mục tiêu quân sự bên trong nước Nga.
Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, khi công bố việc sử dụng hỏa tiễn Oreshnik, Putin cho biết đất nước sẽ “xác định mục tiêu trong các cuộc thử nghiệm tiếp theo đối với hệ thống hỏa tiễn tiên tiến của chúng tôi dựa trên các mối đe dọa đối với an ninh của Liên bang Nga”.
“Chúng tôi cho rằng mình có quyền sử dụng vũ khí chống lại các cơ sở quân sự của những quốc gia cho phép sử dụng vũ khí chống lại các cơ sở của chúng tôi và trong trường hợp các hành động gây hấn leo thang, chúng tôi sẽ phản ứng quyết liệt và tương tự”, Putin nói.
Bất kể Putin hăm dọa như thế nào, trong mấy ngày qua, quân Ukraine tiếp tục phóng ATACMS tấn công vào các phi trường quân sự của Nga.
[Newsweek: Putin Ally Claims Russia's New Nuclear Missile Is 'Impossible To Shoot Down']
3. Tình báo Vương Quốc Anh tin rằng Putin đích thân ra lệnh đầu độc ở Salisbury
Hôm Thứ Năm, 28 Tháng Mười Một, quan chức cao cấp của chính phủ Anh phụ trách vấn đề Nga cho biết rằng Vladimir Putin đã đích thân ra lệnh đầu độc một cựu điệp viên Nga tại Salisbury trên đất Anh.
Jonathan Allen, quan chức cao cấp nhất của chính phủ phụ trách chính sách về Nga, đã nói với cuộc điều tra về vụ đầu độc năm 2018 rằng việc sử dụng chất độc thần kinh Novichok không thể là tác phẩm của một nhóm tình báo “bất hảo” của Nga - và chỉ thẳng vào tổng thống Nga.
Phát biểu tại cuộc điều tra Dawn Sturgess ở Luân Đôn — được đặt theo tên của một người phụ nữ Anh không liên quan đã thiệt mạng trong vụ ám sát bất thành Sergei Skripal và con gái ông là Julia vào tháng 3 năm 2018 — Allen cho biết quyết định phê chuẩn động thái này “chỉ được trao cho Tổng thống Putin”.
Allen giữ chức vụ tổng giám đốc quốc phòng và tình báo tại Bộ Ngoại giao Anh.
Ông nói với cuộc điều tra rằng những rủi ro liên quan đến việc sử dụng Novichok, việc sở hữu chất này bị cấm theo các công ước quốc tế, ở một quốc gia NATO là “rất lớn” đến mức nó phải được cao cấp nhất của các cơ quan an ninh và chính phủ Nga chấp thuận.
Allen cho biết bản chất “quan liêu cao độ” của nhà nước Nga có nghĩa là các quyết định như có chấp thuận một vụ ám sát hay không đều phải được đích thân Putin chấp thuận.
Ông cho biết: “Tư duy phản biện không phải là một phần của nền giáo dục Nga”. Nói cách khác, người Nga có khuynh hướng cúi đầu tuân phục cấp trên. Một cuộc ám sát một nhân vật nổi tiếng như thế trên đất NATO nếu trùm mafia Vladimir Putin không ra lệnh, không ai dám làm.
Trong phiên điều trần kéo dài ba giờ vào thứ năm, Allen đã đưa ra những chi tiết mới về đánh giá của chính phủ đối với bộ máy an ninh Nga và cách Vương quốc Anh chống lại những nỗ lực làm mất uy tín phản ứng của mình đối với vụ đầu độc năm 2018.
Cuộc điều tra đã tổ chức phiên điều trần cuối cùng công khai với sự tham gia của công chúng và các nhà báo vào ho Thứ Năm, 28 Tháng Mười Một, đã được tiến hành với những hạn chế nghiêm ngặt, nghĩa là việc đưa tin về nội dung cuộc điều tra sẽ bị chậm lại 10 phút và các câu hỏi quan trọng về an ninh quốc gia sẽ được thảo luận trong các phiên họp kín từ thứ Hai tuần sau.
Allen nói với cuộc điều tra rằng Novichok, cũng bị nghi ngờ được sử dụng chống lại cố lãnh đạo phe đối lập Nga Alexei Navalny trong một nỗ lực ám sát ông năm 2020, đã được tích trữ trong hơn một thập niên trước vụ tấn công ở Salisbury để sử dụng cụ thể chống lại đối phương của nhà nước Nga. Ông cho biết chương trình vũ khí tạo ra nó ban đầu được thiết lập dưới thời Liên Xô.
Ông cho biết: “Một tác nhân phi nhà nước không thể sản xuất được loại thuốc này”, đồng thời nói thêm rằng mức độ tinh khiết cao có nghĩa là nó “cần phải được sản xuất trong một phòng thí nghiệm do nhà nước điều hành với độ tinh vi cao”.
Ông chỉ ra rằng, do các thỏa thuận quốc tế, có một “lệnh cấm tuyệt đối” đối với việc sử dụng vũ khí hóa học, và Nga đã không tuân thủ nghĩa vụ tiết lộ liệu nước này có sản xuất hoặc sở hữu bất kỳ chất độc hóa học nào hay không.
Nga được yêu cầu tiêu hủy kho vũ khí mà họ đã khai báo với Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học, gọi tắt là OPCW. Novichok không được khai báo và do đó không bị tiêu hủy, Allen cho biết.
Đề cập đến lời khai riêng của Peter Wilson, đại diện thường trực tại OPCW năm 2018, Allen cho biết Vương quốc Anh đã nêu vấn đề với Liên bang Nga vào năm 2000 về việc không có Novichok trong tuyên bố vũ khí của mình. Vào thời điểm đó, Nga đã chỉ ra rằng không có gì để khai báo.
[Politico: Putin personally ordered Salisbury poisoning, UK believes]
4. ‘Putin muốn leo thang’ trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức - Zelenskiy đáp trả các mối đe dọa của Oreshnik
Putin muốn leo thang chiến tranh ở Ukraine để Tổng thống Hoa Kỳ Ông Donald Trump không thể chấm dứt cuộc chiến toàn diện, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 28 tháng 11.
Bình luận của Zelenskiy được đưa ra để đáp trả lời đe dọa mới nhất của Putin về việc nhắm vào các “trung tâm ra quyết định” ở Kyiv và các cơ sở quân sự của Ukraine bằng Oreshnik, hỏa tiễn đạn đạo tầm trung, gọi tắt là IRBM mới của Nga.
“(Putin) đang muốn phá hoại những nỗ lực chắc chắn sẽ diễn ra sau lễ nhậm chức của Tổng thống Tổng thống đắc cử Donald Trump,” Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu buổi tối.
“Putin muốn leo thang tình hình ngay bây giờ để Tổng thống Tổng thống đắc cử Donald Trump không thể chấm dứt chiến tranh.”
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, gọi tắt là CSTO ở Astana vào đầu ngày, Putin cho biết giới lãnh đạo quân sự Nga hiện đang “chọn mục tiêu” ở Ukraine để tấn công bằng Oreshnik.
Zelenskiy gọi hành động của Putin là “áp lực” buộc Tổng thống đắc cử Donald Trump phải chấp nhận các điều khoản của Nga.
Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chỉ trích sự hỗ trợ quân sự mà chính quyền Tổng thống Joe Biden cung cấp cho Ukraine và cam kết sẽ đưa Hoa Kỳ “ra khỏi” cuộc chiến. Mặc dù chi tiết về kế hoạch của ông vẫn còn mơ hồ, một số báo cáo cho biết điều này sẽ đòi hỏi phải buộc Ukraine phải nhượng lại lãnh thổ và ít nhất là tạm thời từ bỏ các kế hoạch gia nhập NATO.
Nga lần đầu tiên phóng Oreshnik trong cuộc tấn công vào thành phố Dnipro vào ngày 21 tháng 11. Ngay sau đó, Putin tuyên bố rằng “hiện không có cách nào để chống lại loại vũ khí này”, điều này sau đó đã bị Zelenskiy bác bỏ.
Cuộc tấn công Oreshnik của Nga diễn ra sau cuộc tấn công thành công đầu tiên của Kyiv vào một mục tiêu quân sự trên đất Nga bằng hỏa tiễn ATACMS do Hoa Kỳ cung cấp. Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận rằng sau đó đã có thêm nhiều cuộc tấn công như vậy vào các mục tiêu ở Kursk và Bryansk.
[Kyiv Independent: 'Putin wants to escalate' before Trump takes office — Zelensky hits back at Oreshnik threats]
5. KẾ HOẠCH TRẢ THÙ Putin lên kế hoạch ‘phản ứng’ lạnh lùng đối với các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của phương Tây khi Nga tiết lộ hình ảnh xác hỏa tiễn ATACMS và trục xuất nhà ngoại giao Anh
VLADIMIR Putin đã đưa ra lời đe dọa đáng sợ tới phương Tây về việc hỏa tiễn của Mỹ và Anh được Ukraine sử dụng để tấn công Nga.
“Phản ứng” của bạo chúa được đưa ra sau khi Điện Cẩm Linh tăng cường hành động xâm lược Ukraine và trục xuất một nhà ngoại giao Anh.
Quân đội Mạc Tư Khoa hôm nay đã tuyên bố sẽ có “phản ứng” lạnh lùng đối với các cuộc không kích mới của Ukraine sâu bên trong nước Nga bằng hỏa tiễn ATACMS do Hoa Kỳ cung cấp.
Bộ Quốc phòng Nga đã đăng một lời đe dọa ngắn gọn nhưng lạnh lùng trên Telegram, viết rằng: “Các hành động trả đũa đang được chuẩn bị”.
Sự việc diễn ra sau khi Kyiv lần đầu tiên phóng hỏa tiễn tầm xa vào ngày 18 tháng 11, sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chấp thuận cho quân đội của Volodymyr Zelenskiy sử dụng hỏa tiễn này.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Ba cho biết Ukraine đã thực hiện các cuộc tấn công mới vào ngày 23 và 25 tháng 11 bằng hỏa tiễn ATACMS.
Hai trong số năm hỏa tiễn được phóng vào thứ Bảy đã làm hỏng hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Hai binh sĩ bị thương trong cuộc tấn công thứ hai với tám hỏa tiễn được phóng vào phi trường Kursk-Vostochny, đây cũng là một căn cứ không quân quân sự.
Bộ Quốc phòng Nga đã đăng tải những hình ảnh mà họ cho là mảnh vỡ của ATACMS, cho thấy nhiều vỏ đạn lớn trên đường.
Quân đội Ukraine cũng đã bắn hỏa tiễn Storm Shadow của Anh, có khả năng tránh được hệ thống phòng không, vào ngày 20 tháng 11.
Cuộc tấn công chết người này được cho là đã giết chết một tướng lĩnh quân sự cao cấp của Nga, Trung tướng Valery Solodchuk, 18 sĩ quan cao cấp khác của Nga và 500 quân nhân Bắc Hàn, những người được cử đến để giúp quân đội của Putin.
Điều này đã gây ra phản ứng dữ dội từ Mạc Tư Khoa và họ đã trả đũa bằng cách bắn hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa vào một số thành phố của Ukraine lần đầu tiên vào thứ năm.
Trước đó, Putin đã đe dọa sẽ tiếp tục phóng hỏa tiễn ICBM có sức tàn phá lớn vào Ukraine và đã đe dọa sẽ tấn công Anh và Hoa Kỳ “nếu cần thiết” trong một cuộc họp báo tuần trước.
Trùm mafia Vladimir Putin cho biết ông ta sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí đạn đạo siêu thanh hủy diệt “Oreshnik”, loại vũ khí đã tấn công thành phố Dnipro của Ukraine hôm thứ năm 21 Tháng Mười Một.
Kyiv lo ngại Nga có thể đã sở hữu 10 loại vũ khí đáng sợ này trong kho vũ khí của mình khi Putin tuyên bố sẽ sản xuất hàng loạt hàng chục loại vũ khí khác.
Putin cũng đã có những động thái chính trị nhằm vào phương Tây khi việc trục xuất nhà ngoại giao người Anh Wilkes Edward Prior được tiết lộ ngày hôm nay.
Và Putin giận dữ cũng đã cấm các thành viên Nội các bao gồm các chính trị gia Đảng Lao động Angela Rayner, Yvette Cooper và Rachel Reeves nhập cảnh vào Nga theo lệnh trừng phạt mới.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ sẽ đưa các thành viên của cơ quan chính trị và quân sự Anh cũng như các nhà báo vào “danh sách dừng chân”.
Nhà ngoại giao Prior bị Điện Cẩm Linh cáo buộc “cố ý cung cấp thông tin sai lệch khi được phép nhập cảnh vào nước chúng tôi, do đó vi phạm luật pháp Nga”.
Nga cho biết ông này đã đến Nga sau khi sáu nhà ngoại giao khác bị trục xuất vào tháng 8.
Mạc Tư Khoa cho biết: “Một quyết định đã được đưa ra để thu hồi giấy phép của ông ta và ông được lệnh phải rời khỏi Nga trong vòng hai tuần.”
Tuyên bố nói thêm: “Những dấu hiệu về hoạt động tình báo và hoạt động phá hoại đe dọa an ninh của Liên bang Nga đã bị phát hiện”.
Điện Cẩm Linh không cung cấp thông tin chi tiết hoặc bằng chứng về những cáo buộc này.
Phát ngôn nhân của Phủ Thủ tướng Vương Quốc Anh cho biết: “Để nói rõ, chúng tôi bác bỏ những cáo buộc này. Chúng là vô căn cứ.
“Chúng tôi hiện đang cân nhắc phản ứng của mình. Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Putin đưa ra những lời buộc tội ác ý, vô căn cứ đối với nhân viên của chúng tôi.
“Bạn sẽ nhớ rằng Điện Cẩm Linh đã vô căn cứ cắt giảm quyền công nhận sáu nhà ngoại giao Anh tại Nga vào đầu năm nay sau hành động của Chính phủ Anh nhằm đáp trả hoạt động chỉ đạo của nhà nước Nga trên khắp Âu Châu và tại Anh.
“Thông báo hôm nay không phải là điều bất ngờ đến từ chính phủ của Tổng thống Putin, chính phủ đã giám sát một cuộc chiến tranh phi pháp ở Ukraine.
“Chính phủ Anh không hề hối hận khi bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng tôi và sẽ phản ứng kịp thời, và đại sứ quán của chúng tôi tại Mạc Tư Khoa sẽ tiếp tục công việc quan trọng của mình tại Nga để hỗ trợ lợi ích của Vương quốc Anh.”
Chính phủ Anh cũng đang giải quyết một số “thiết bị bay điều khiển từ xa” được phát hiện phía trên các căn cứ không quân của Hoa Kỳ tại Anh.
Phát ngôn nhân của Không quân Hoa Kỳ xác nhận rằng một số lượng nhỏ máy bay điều khiển từ xa đã được phát hiện trên bầu trời gần RAF Lakenheath và RAF Mildenhall ở Suffolk, và RAF Feltwell ở Norfolk.
Quân đội đã được huy động vì lo ngại Nga đứng sau một loạt các chuyến bay phá hoại và The Sun đưa tin RAF đã điều động vũ khí chống máy bay điều khiển từ xa ORCUS để đáp trả.
[The Sun: REVENGE PLOT Putin plans chilling ‘response’ to Western rocket strikes as Russia reveals pics of ATACMS wreckage & expels UK diplomat]
6. Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania cảnh báo rằng vụ tai nạn máy bay DHL không phải là phá hoại
Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Laurynas Kasčiūnas cho biết vụ rơi máy bay chở hàng hôm thứ Hai tại Vilnius không phải do phá hoại trong bối cảnh có các lời kêu gọi NATO can thiệp nếu đây là một hành động phá hoại của Nga.
“Với tất cả những gì chúng tôi có hiện nay và những gì chúng tôi biết, không có dấu hiệu nào cho thấy có thể xảy ra hành động phá hoại”, Kasčiūnas nói với các phóng viên tại quốc hội Lithuania vào hôm Thứ Tư, 27 Tháng Mười Một.
Một máy bay chở hàng của DHL bay từ Leipzig, Đức đến Lithuania đã đâm vào một tòa nhà ở Vilnius và phát nổ vào sáng sớm thứ Hai, khiến một thành viên phi hành đoàn thiệt mạng và ba người khác bị thương.
Vilmantas Vitkauskas, nhà lãnh đạo Trung tâm Quản lý Khủng hoảng Quốc gia Lithuania, cho biết thêm rằng cuộc điều tra sơ bộ cho thấy vụ tai nạn có khả năng là do trục trặc kỹ thuật.
Kasčiūnas cho biết phân tích trực quan cho thấy máy bay không bị tác động bên ngoài khi hạ cánh và các cuộc phỏng vấn với các thành viên phi hành đoàn sống sót không cho thấy có điều gì bất thường xảy ra bên trong máy bay.
Ông cảnh báo không nên liên hệ vụ việc với hành động thù địch của Nga trước khi biết được đầy đủ sự thật.
“Nếu chúng ta muốn quy kết vụ này là do một quốc gia thù địch gây ra thì cáo buộc đó phải chính xác, chi tiết và được xác minh”, đồng thời nói thêm rằng mặc dù không thể loại trừ bất cứ điều gì, nhưng hiện tại ông không có thêm thông tin nào.
Cùng lúc đó, Tổng cảnh sát trưởng Lithuania Arūnas Paulauskas cho biết “không thể loại trừ khả năng khủng bố”.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock trước đó cũng cho biết vụ tai nạn máy bay có thể là do phá hoại.
Trong bối cảnh an ninh tại Âu Châu vốn đã căng thẳng sau vụ cắt cáp viễn thông ở Biển Baltic hồi đầu tháng này, vụ tai nạn của DHL đã dẫn đến một cuộc điều tra lớn về nguồn gốc của vụ việc.
Hộp đen của máy bay bị bắn hạ sẽ được gửi đến Đức để giải mã vì Lithuania không có phòng thí nghiệm có khả năng phân tích dữ liệu.
[Politico: DHL plane crash was not sabotage, Lithuanian defense minister advises]
7. Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm Keith Kellogg làm đặc phái viên hòa bình Ukraine
Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm thứ Tư đã bổ nhiệm cựu trợ lý an ninh quốc gia và Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg làm đặc phái viên tới Nga và Ukraine, giao cho ông nhiệm vụ lãnh đạo các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh.
Trong một tuyên bố, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết Kellogg, người từng là cố vấn an ninh quốc gia cho cựu Phó Tổng thống Mike Pence, “đã sát cánh cùng tôi ngay từ đầu” và “sẽ bảo đảm HÒA BÌNH THÔNG QUA SỨC MẠNH, và Làm cho nước Mỹ và Thế giới AN TOÀN TRỞ LẠI!”
Động thái này không có khả năng xoa dịu nỗi lo lắng giữa các đồng minh Âu Châu rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ cố gắng theo đuổi hòa bình giữa Nga và Ukraine. Các nhà lãnh đạo phương Tây lo ngại rằng các điều khoản của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể gây tổn hại lâu dài cho Ukraine, bao gồm cả việc gây áp lực buộc Kyiv từ bỏ lãnh thổ hoặc không cung cấp cho Ukraine các bảo đảm an ninh đầy đủ để ngăn chặn sự xâm lược của Nga trong tương lai.
Kellogg, 80 tuổi, từng giữ chức vụ cao cấp về chính sách đối ngoại tại Viện Chính sách Nước Mỹ Trên Hết của Tổng thống đắc cử Donald Trump và trong vai trò đó, ông đã lên tiếng hoài nghi về sự hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho Ukraine.
Vào tháng 6, ông và cựu trợ lý an ninh quốc gia Fred Fleitz đã công bố kế hoạch chính sách cho Ukraine, trong đó có điều kiện là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ cho Kyiv nếu Kyiv tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với Mạc Tư Khoa.
Cũng không rõ liệu nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thiết kế vai trò này theo cách đòi hỏi sự xác nhận của Thượng viện hay không. Tính đến năm 2023, các đặc phái viên có khả năng phải được Thượng viện xác nhận, mặc dù chính quyền Tổng thống Biden đã xoay xở để lách luật đó, như được thể hiện qua việc bổ nhiệm đặc phái viên về khí hậu John Podesta.
Tuy nhiên, Kellogg không được cho là sẽ phải đối mặt với sự phản đối gay gắt từ đảng Cộng hòa tại Thượng viện nếu trải qua quá trình xác nhận chính thức.
[Politico: Tổng thống đắc cử Donald Trump appoints Keith Kellogg as Ukraine peace envoy]
8. Cuộc tấn công quy mô lớn của Nga giáng một ‘đòn mạnh’ vào hệ thống năng lượng của Ukraine
Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa quy mô lớn vào Ukraine vào sáng Thứ Năm, 28 Tháng Mười Một, nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp đất nước, bao gồm cả các khu vực cực Tây.
Theo Không quân, lực lượng Nga đã phóng hơn 180 máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn vào Ukraine, đánh trúng thành công 12 địa điểm cơ sở hạ tầng nhiên liệu và năng lượng. Bộ trưởng Năng lượng Herman Halushchenko cho biết Nga đã giáng một “đòn mạnh” vào lưới điện của Ukraine. Tình trạng mất điện khẩn cấp đã được áp dụng ở nhiều khu vực trên khắp Ukraine.
Không quân đã ban bố cảnh báo không kích trên toàn quốc sau khi cảnh báo rằng bảy máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga đã cất cánh. Các vụ nổ đã được báo cáo ở nhiều thành phố, bao gồm Kyiv, Kharkiv, Mykolaiv, Odesa, Lutsk và Rivne.
Các quan chức địa phương cũng báo cáo về các cuộc tấn công ở các tỉnh Sumy, Chernivtsi, Vinnytsia, Khmelnytskyi, Ivano-Frankivsk, Lviv và Volyn.
Lực lượng Ukraine đã bắn hạ 79 trong số 91 hỏa tiễn và 35 trong số 97 máy bay điều khiển từ xa do lực lượng Nga phóng, Không quân đưa tin. Hơn 60 máy bay điều khiển từ xa khác đã bị chống trả bằng phương tiện chiến tranh điện tử.
Nga đã bắt đầu tăng gấp đôi các cuộc tấn công vào lưới điện của Ukraine khi nước này bước vào mùa đông thứ ba trong tình trạng chiến tranh.
Andriy Yermak, nhà lãnh đạo Văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết vào ngày 28 tháng 11 rằng Nga đang cố tình tích trữ vũ khí, bao gồm cả vũ khí từ Bắc Hàn, để tiến hành các cuộc tấn công hàng loạt vào các thành phố và cơ sở hạ tầng vào mùa đông.
“Họ tích trữ hỏa tiễn để tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine, để tiến hành chiến tranh chống lại dân thường trong thời tiết giá lạnh, trong mùa đông”, Yermak nói.
[Kyiv Independent: Russia's large-scale attack strikes a 'massive blow' at Ukraine's energy system]
9. Tổng thống Rumani triệu tập hội đồng quốc phòng về nguy cơ can thiệp bầu cử mạng
Tổng thống Rumani Klaus Iohannis đã họp vào hôm Thứ Năm, 28 Tháng Mười Một, với các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của nước này để thảo luận về những rủi ro có thể xảy ra “do các hành động của các tác nhân mạng nhà nước và phi nhà nước gây ra” trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội đang diễn ra tại nước này.
Cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng Tối cao nước này, do Tổng thống Iohannis triệu tập diễn ra sau khi chính quyền Rumani thông báo cho Ủy ban Âu Châu vào ngày hôm trước về những bất thường trên nền tảng mạng xã hội TikTok trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 24 tháng 11.
Tổng thống Rumani là người chủ trì hội đồng, trong đó còn có thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng và nhà lãnh đạo các cơ quan tình báo của đất nước.
Mặc dù Tổng thống Iohannis không nêu tên cụ thể TikTok khi triệu tập cuộc họp hôm thứ Năm, nhưng nền tảng này đang chịu áp lực phải giải thích cách đề cập đến các nội dung chính trị ở Rumani sau cuộc bỏ phiếu tổng thống vòng đầu tiên vào Chúa Nhật đã đưa ứng cử viên độc lập theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và ngưỡng mộ nước Nga Călin Georgescu giành chiến thắng bất ngờ, một phần là nhờ sự gia tăng đột biến của ông trên TikTok.
Cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra vào Chúa Nhật tuần này tại Rumani, vòng bầu cử tổng thống sẽ diễn ra sau đó vào ngày 8 tháng 12.
Georgescu cho biết ông không được Nga ủng hộ và cáo buộc các đảng phái chính trị hàng đầu của Rumani đang cố gắng kích động người dân chống lại ông để trả thù sau khi ông đánh bại ứng cử viên của họ trong cuộc bầu cử hôm Chúa Nhật.
[Politico: Rumani’s president summons defense council over cyber election interference risk]