Ngày 10-12-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Giáng Sinh: Ngày Lễ của Thương Yêu và Hòa Giải
Lê Đình Thông
17:17 10/12/2008
Giáng Sinh: Ngày Lễ của Thương Yêu và Hòa Giải


Giáng Sinh là ngày lễ của thương yêu, hòa giải và tha thứ. Giáng Sinh còn là ngày lễ của niềm vui Thiên Chúa và của cả nhân loại, vì ’’Đấng Cứu Nhân Độ Thế đã giáng trần, Người là Kitô Đức Chúa’’ (Lc 2, 11). Chúa Hài Đồng giáng sinh cách đây 2008 năm. Ngài là Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Như lời tiên tri đã phán, Thiên Chúa ban Đấng Thiên Sai (Messie) cứu chuộc tội nhân trần: ‘‘Ngài từ bỏ địa vị Thiên Chúa, mang thân phận người phục vụ giống như mọi phàm nhân’’ (Pl, 2 6-7). Sau cùng, Giáng Sinh là ngày lễ của những người khiêm hạ, vì Ngôi Hai xuống trần mặc thân phận người phàm. Sau đây, ta lần luợt đề cập lễ Giáng Sinh về hai phương diện lịch sử và văn học.

I - Lễ Giáng Sinh về mặt lịch sử:

Theo từ vựng Việt Nam, ‘‘Giáng (降) là xuống, hạ xuống. Giáng thế: xuống thế, ra đời. Giáng sinh (降 生): Sinh ra đời.’’ (Paulus Huỳnh Tînh Của, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, Saigon, Imprimerie Rey, Curiol, 1895, trang 369). Trước công trình ngữ học của học giả Paulus tám năm, Pétrus Trương Vĩnh Ký gọi lễ Giáng sinh là ‘‘lễ sinh (sanh) nhựt Đức chúa Giê-giu’’ (Trương Vĩnh Ký, Vocabulaire annamite-français, Saigon, Bản in Nhà hàng Rey et Curiol, 1887, trang 184). Ngày nay, danh từ Giáng sinh ghi trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị trở nên thông dụng. Trong Hán tự, Giáng (降) bộ Phụ (阜) có nghĩa là thịnh vượng, to lớn (Không phải là Giáng (洚) bộ Thủy (水). Tiếng Pháp có chữ Nativité chỉ ngày sinh của Đức Kitô. Nativité (xuất hiện từ thế kỷ XII, do tiếng latinh nativitas) còn đưọc dùng để chỉ định sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria và thánh Gioan Tẩy Giả (J.-B.). Chữ Noël (xuất hiện khoảng 1120, do chữ latinh Natalis) để chỉ lễ Giáng sinh của Chúa Kitô. Từ ngữ này trở nên phổ thông và được quốc tế hóa. Chúng ta quen gọi là lễ Nô en. Trong khi ‘‘la Noël’’ là lễ Noël hoặc ca khúc Noël, ‘‘le Noël’’ được dùng để chỉ quà tặng Giáng sinh. Thành ngữ Pháp có câu: Noël au balcon, Pâques au tison (Giáng sinh ngoài bao lơn, Phục sinh trong củi lửa): Nếu khí hậu Nô en ấm áp, trời sẽ rất lạnh vào dịp Phục sinh.

Ngày nay, kỷ nguyên Kytô (ère chrétienne) hay Kỷ nguyên Công giáo (viết tắt là Công nguyên) được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Các tôn giáo khác giữ niên lịch riêng chỉ dùng trong phạm vi nội bộ: Năm 2008 sẽ là năm 5768 của Do Thái giáo, năm 1427 của Hồi giáo v.v.

Sau khi lược bàn về lễ Giáng sinh về phương diện ngôn ngữ, chúng ta cùng nhau bước qua lãnh vực sử học.

Hộ tịch Chúa Cứu Thế:

Ngày nay, mỗi khi có một hài nhi ra đời, xã hội cấp giấy khai sinh trên đó ghi tên do cha mẹ đặt cho, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên cha mẹ. Còn Chúa Giêsu Kitô thì sao ? Khi nhập thể, giấy khai sinh của Ngài chính là lịch sử cứu độ, đồng thời là lịch sử nhân loại. Có thể tóm tắt từng đề mục trong ‘‘hộ tịch’’ (état civil) Chúa Giêsu như sau:

Họ và tên: Tài liệu sử học bằng tiếng Pháp ghi tên Ngài là Jésus le Nazaréen (Giêsu Nazareth). Giêsu là tên Ngài. Còn Nazaréen (người Nazareth) là một biệt danh (surnom) để chỉ nơi sinh của Ngài: Nazareth. Trong thư gửi tín hữu Phi-líp-phê, thánh Phaolô viết: ‘‘Thiên Chúa đã siêu tôn Người (exalté au-dessus de tout) và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dướt đất và trong nơi âm phủ (enfer), muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giêsu Kitô là Chúa.’’

Trong Cựu Ước, sách I-sai-a chép: ‘‘Chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu chỉ: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en.’’. (Emmanuel có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta: Dieu est avec nous).

Ngày sinh: Ngày lễ Giáng sinh 25-12 được ấn định trong lịch phụng vụ của Giáo hội vào đầu thế kỷ IV. Nhà văn Công giáo Clément d’Alexandrie (150-215) dựa vào thánh sử Luca về việc các mục tử nghỉ đêm ngoài đồng, cho rằng Chúa Kitô ra đời vào mùa xuân hơn là mùa đông, nên đề nghị ngày 6-1. Sau cùng, lễ Giáng sinh được định vào 25-12 như hiện nay, vì 25-12 là ngày lễ của thần mặt trời Mithra, trùng hợp với tiết Đông chí (solstice). Sự ấn định này căn cứ vào sách Malachie: ‘‘Mặt trời công lý sẽ mọc trên các ngươi là kẻ kính sợ Thánh Danh ta’’ (Mais sur vous, qui craignez mon nom, se lèvera le soleil de justice). Theo ý chúng tôi, sự ấn định này rất có ý nghĩa: Chúa Giêsu Cứu thế được sánh với mặt trời công lý. Ngài đến thế gian để cứu chuộc nhân loại đắm chìm trong tối tăm.

Nơi sinh: Linh mục Lagrange trong cuốn Évangile selon saint Marc (Phúc âm theo thánh Mác-cô) phân biệt giữa thành phố (ville), làng mạc (pays: petite ville, village) và quốc gia (patrie). Các đơn vị địa lý này có thể là nơi sinh (lieu de naissance), không nhất thiết là nguyên quán (lieu d’origine). (Thí dụ: một em bé Việt Nam sinh ra ở Pháp nhưng nguyên quán vẫn ở Việt Nam). Vì vậy, theo hai thánh sử Mát-thêu và Lu-ca, Nazareth là nguyên quán của Chúa Giêsu. Theo Mát-thêu 2,1, Chúa Giêsu sinh ở Bê Lem. Luca 2,4 nói thêm Bê Lem là thành phố của vua David. Theo Mát-thêu, Thánh Cả Giuse và Thánh Mẫu Maria cư ngụ ở Bê Lem trước khi sinh hạ Chúa Giêsu. Theo thánh Luca, Thánh gia từ Nazereth tới Bê Lem để tham gia cuộc kiểm tra dân số. Bê Lem (Beit Lehem, tiếng Do Thái, có nghĩa là nhà làm bánh mì) cách Giêrusalem khoảng 5 km về phía nam. Địa danh này được ghi chép lần đầu tiên trong sách Sáng thế (St 34, 19): ‘‘Rachel chết và được an táng trên đường Ephrata, nghĩa là Bê Lem’’ (Rachel mourut et fut enterré sur la route d’Ephrata, c’est-à-dire Bethléem’’ (Gn 34, 19) (La Bible TOB 1977, tr. 61).

Tên cha mẹ: Theo sử sách, Thánh Mẫu tên là Mariam. Tên Thánh Cả là Giuse. Các nhà sử học cho rằng thánh Mác-cô đã giải thích trung thực danh hiệu ‘‘le fils du charpentier’’ (con trai người thợ mộc). Cách ghi chép này trong cổ ngữ araméen có nghĩa là ‘‘le charpentier’’ (người thợ mộc). Theo thánh Luca, thánh Giuse là dưỡng phụ (père nourricier) của Chúa Giêsu. Ngày 19-3 là lễ kính Thánh Cả Giuse.

Phúc âm theo thánh Luca thuật lại lịch sử Đức Thánh Mẫu (Lc I, 36), Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ: nhờ ơn Chúa Thánh Thần, Đức Trinh Nữ sinh hạ một hài nhi đặt tên là Chúa Con (Fils de Dieu). Đại lễ kính Đức Thánh Mẫu là ngày 15-8. Từ cuối thế kỷ 18, Đức Mẹ hiện ra trước tiên tại La Vang, sau đó là nhiều nơi khác, theo thứ tự thời gian như sau:

- La Vang (Việt Nam): 1798 - Giáo dân tôn kính Đức Trinh Nữ với danh hiệu Đức Mẹ La Vang.

- Paris (rue du Bac): 1830.

- La Salette (Pháp): 1846

- Lộ Đức (Lourdes): 1858.

- Pontmain (Pháp): 1871.

- Fatima: 1917, Cách mạng tháng 10 biến nước Nga thành cộng sản.

Các dĩa nhạc Noë ngợi ca Đức Mẹ qua bản Ave Maria của Franz Schubert (1797-1828), Mozart (1756-1791), Bruckner (1824-1896), Gounod (1818-1893) v.v. Các ca khúc này tôn vinh Đức Mẹ trong lễ Giáng sinh và lịch sử cứu độ. Vì vậy, đoạn sau sẽ được dành để triển khai chủ đề Thánh Mẫu.

- Đức Trinh Nữ trong lịch sử cứu độ:

Đức Trinh Nữ Maria còn gọi là Myriam, mẹ của Chúa Giêsu Nazareth (Jésus de Nazareth). Làng, hoặc thị trấn nhỏ Nazareth (bourgade de Nazareth) nằm trong tỉnh Galilée ở phía Bắc Do Thái, giáp ranh Liban, thường được mệnh danh là Galilée des nations: xứ sở của những người di cư tỵ nan.

Nhà thờ Saint Praxède có bức bích họa (fresque) và nhà thờ Saint-Clément có bức tranh gồm nhiều viên gạch vuông nhỏ ghép lại (mosaĩque) thành hình Đức Mẹ. Hai công trình mỹ thuật này được thực hiện vào thế kỷ thứ VIII minh họa Đức Mẹ ngồi trên ngai, có Chúa Hài Đồng ngự trong lòng. Cả hai cùng nhìn về một hướng.

Nhà thờ Đức Bà ở Bruges (Belgique) có tượng Đức Bà với khuôn mặt cực kỳ thanh tú. Tại Ba Lan, quê hương Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, có tượng Đức Trinh Nữ mầu đen (Vierge noire), mô phỏng theo hình ảnh Mẹ-Đất (Terre-Mère). Về nguồn gốc của danh hiệu Đức Bà (Notre-Dame): tại châu Âu, danh hiệu Đức Bà xuất hiện đồng thời với ảnh tượng Đức Mẹ mầu đen. Trong ngôn ngữ Ấn-Âu, Dame có nghĩa là nữ chủ nhân (maîtresse), nữ hoàng (souveraine).

Người ta truyền tụng câu chuyện sau đây về Đức Bà thành Puy, thủ phủ hạt Haute-Loire (Pháp): Một phụ nữ bị sốt nặng. Đức Mẹ hiện ra và bảo bà tới nằm trên tảng đá chữa bệnh sốt (pierre des fièvres). Người đàn bà vâng lời, liền được khỏi bệnh. Người phụ nữ này thuật chuyện cho đức giám mục sở tại. Ngài tới quan sát tảng đá chữa bệnh (rocher guérisseur). Lúc đó là mùa hè nhưng có lớp tuyết dầy phủ trên phiến đá và cả khu vực xung quanh. Một con nai hiền chợt xuất hiện trước vị giám mục, dẫm chân trên tuyết trắng, vẽ thành một họa đồ kiến trúc. Để khỏi mất vết chân nai, vị giáo chủ cho trồng dậu gai trên đường đi của nai. Ngày hôm sau, dậu gai biến thành hàng tường vi nở hoa (églantier fleuri). Ngôi giáo đường ngày nay được dựng từ lớp chân nai để vinh danh Đức Mẹ. Đó là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ, dung hợp giữa kiến trúc La Mã và kiến trúc Đông phương. Trong nhà thờ có bức tượng Đức Bà Thành Puy nổi tiếng. Mái nhà trên cung thánh là sáu vòm cung (coupoles).

II - Lễ Giáng Sinh trong văn học:

Noël là thời gian Trời mới - Đất mới giao hòa. Trong những ngày này, nhạc và thơ hòa điệu, mỹ thuật gặp gỡ văn học. Các nhà văn, nhà thơ nhặt sao sáng, lượm cỏ rơm còn thơm mùi lúa mới, cảm nhận hơi ấm bò lừa và sự rung động của tâm hồn kết thành máng cỏ thi văn. Sử học nhìn sự việc một cách khách quan. Văn học chú ý nhửng cảm xúc chủ quan. Vì vậy, nếu phần I của bài viết là lịch sử ngàn năm thì phần II được bổ túc bằng những rung động, tuy nhất thời mà trở thành thiên thu bất diệt. Phần thứ II gồm ba mục:

A - Thánh Phanxicô và sự tích hang đá.

B - Tinh thần Phanxicô trong thơ Giáng sinh của Hàn Mặc Tử.

C - Giáng sinh trong văn học Pháp.

A - Thánh Phanxicô và sự tích hang đá:

Phanxicô (1181-1226) trước hết là vị thánh của nhân đức khó nghèo. Vì vậy, ngài có biệt danh là ‘’il Poverello’’ (người nghèo khiêm hạ). Tuy là vị thánh lập Dòng các Anh em hèn mọn (Ordre des Frères mineurs, viết tắt: OFM), ngài tự nguyện là phó tế vĩnh viễn. Hang đá Bê Lem là biểu tượng của khó nghèo. Vì vậy, thánh nhân yêu mến lễ Giáng sinh. Chính Ngài đã nghĩ ra việc dựng máng cỏ Noël để tôn kính Chúa Hài đồng và Thánh gia. Trước khi thuật lại chiếc máng cỏ Noël đầu tiên được thực hiện theo sáng kiến của thánh Phanxicô, thiết tưởng nên nhắc lại một tích xưa nói lên nhân đức khó nghèo của thánh lập dòng Phanxicô. Năm 1223, thánh nhân từ thành Assise đến Rôma để thỉnh cầu Đức Thánh Cha Honorius IV (1210-1287) phê chuẩn luật dòng. Nhân dịp này, Đức Hồng y Hugolin mời thánh nhân dùng bữa trưa cùng với một số vị khác. Thánh nhân tới bàn tiệc, rút trong tay thụng nâu vài mẩu bánh mì đen bình dân vừa xin được ngoài phố, mời các vị khách. Vị giáo chủ không vui trước việc làm của thánh nhân, vì ngài khoản đãi bữa tiệc theo nghi lễ (repas protocolaire). Nhưng tất cả đều vui lòng san sẻ cùng thánh nhân bánh mì xin được. Sau bữa tiệc, vị giáo chủ nói với thánh nhân:

- Người anh em ơi, tại sao lại làm ta phải cực lòng vì phải ăn xin, trong khi con là khách quý của ta ? Con không biết nhà ta chính là nhà của con, và những gì có trong nhà này là của con hay sao ?

- Lạy Ngài, thánh nhân lễ phép thưa lại, bởi vì không có gì làm đẹp lòng Thiên Chúa hơn nhân đức Khó nghèo. Không phải là con muốn làm Ngài phải xấu hổ. Trái lại, con muốn làm vinh danh Ngài nên nghênh đón Chúa ngự trong nhà Ngài. Thiên Chúa đã chấp nhận sống nghèo ở trần gian chỉ vì yêu mến chúng ta.

- Con ơi, ĐHY Hugolin ôm chầm lấy thánh nhân nghẹn ngào nói tiếp, con cứ làm theo ý con đi. Bởi vì, thật rõ như ban ngày, Thiên Chúa ở cùng con. Chính Ngài đã dẫn dắt đường đi nước bước của con.

Sau mẩu đối thoại làm xao xuyến lòng người vừa kể, xin trở lại hang đá của thánh nhân. Theo tác giả Omer Englebert, hai tuần lễ trước Giáng sinh năm 1223, trên đường từ Rôma về Assise, thánh nhân dừng chân ở thị trấn Greccio (khoảng giữa đường từ Roma tới Assise), và gặp Jean Velita, một điền chủ giầu có vừa từ bỏ binh nghiệp để nhập dòng. Kế cận Greccio là dải núi đá bao quanh một thung lũng rộng. Trên núi đá thẳng đứng có một cái hang, được che khuất bằng một hàng cây. Phanxicô nói: ‘‘Ta mong ước cử hành lễ Giáng sinh để suy tôn Chúa ra đời ở Bê Lem, nhưng làm sao thể hiện được nỗi cơ cực và khổ đau của Ngài ngay từ thuở còn thơ để cứu chuộc nhân loại. Vì vậy, ta xin con làm một hang đá giống như thật với cỏ khô. Con dẫn theo một con lừa và một con bò, giống như bò lừa đã chầu quanh Chúa Hài đồng năm xưa.’’

Hang đá Be Lem ngày nay
Theo Celano kể lại, trong đêm Noël, các anh em ẩn sĩ quanh vùng và dân làng đốt đuốc sáng trưng địa điểm hành lễ. Đoàn người lặn lội men theo đường núi gập ghềnh, khúc khuỷu tới trước hang đá. Bao nhiêu hang động xung quanh dội lại lời ca nguyện của các thầy trợ sĩ, chen lẫn đồng ca điệp khúc của cộng đoàn. Thánh lễ cử hành trên một bàn thờ treo. Thánh nhân bận chiếc áo thụng (dalmatique) của thầy phó tế, giúp vị chủ lễ. Ngài hát bài phúc âm, công bố Tin Mừng cho những người thiện tâm và chia sẻ lời Chúa. Ngài dùng những lời dịu ngọt để nhắc lại sự tích vị ‘‘Hoàng đế nghèo’’ sống trước thánh nhân 12 thế kỷ, chào đời ở Bê Lem. Người ta kêu ngài là Giêsu, hoặc Hài đồng Bê Lem (Enfant de Bethléem). Thánh Phanxicô bắt chước tiếng chiên lừa khi phát âm hai tiếng: ‘’Bethléem’’ (prononçant Bethléem comme un agneau qui bêle). Jean Velita kể lại lúc thánh nhân bắt chước tiếng chiên lừa, hài nhi Giêsu đang ngủ yên trong hang đá chợt thức giấc, nhoẻn miệng cười. Trong bút ký của thánh Bonaventura có đoạn chép rằng: ‘‘Ba năm trước khi từ trần, thánh Phanxicô quyết định mừng lễ Giáng sinh trọng thể. Sau khi được Đức Thánh Cha cho phép, Ngài sai làm máng cỏ, bảo người mang cỏ khô và dẫn một con lừa và một con bò (il avait obtenu, du pape, les autorirations nécessaires. Il fit donc préparer une crèche, apporter du foin, amener un âne et un boeuf). Máng cỏ Greccio đã ban ơn thiêng cho nhiều người và cho cả những gia súc bị bệnh tới gậm cỏ khô. Kể từ máng cỏ đầu tiên tại Greccio (1223), hàng năm, tại các giáo đường và tư gia trên khắp thế giới, người ta lại bầy máng cỏ cùng với cây thông để mừng lễ Giáng sinh.

Tiếp nối truyền thống của thánh Phanxicô, trong số các nhà văn, nhà thơ công giáo Việt Nam khai triển đề tài Giáng Sinh có thi sĩ Hàn Mặc Tử.

B - Tinh thần Phan sinh trong thơ Hàn Mặc Tử:

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912-1940). Ông cố thi sĩ là Phạm Nhượng, vì can dự vào một vụ án chính trị nên phải đổi thành họ Nguyễn. Khi chịu phép rửa tội, thi sĩ nhận tên thánh là Phêrô. Tới khi chịu phép thêm sức thêm tên thánh Phanxicô. Trong di ngôn bằng tiếng Pháp nhan đề ‘‘Pureté de l’âme’’ (Tâm hồn trắng trong), thi nhân đã bầy tỏ tinh thần Phanxicô không những qua chữ ký: François Trí, mà còn bầy tỏ lòng tôn kính sự tinh tuyền (blancheur immaculée), bình an (paix). Niềm vui Phan sinh (joie franciscaine) cùng với nhân đức khó nghèo và lòng bác ái là ba đạo hạnh Phan sinh.

Tập Xuân Như Ý có bài thơ ‘‘Ra Đời’’, kết thúc bằng hai câu: ‘‘Chàng ơi, chàng ơi, sự lạ đêm qua, Mùa xuân tới mà không ai biết cả’’. Theo cách nhìn của thi nhân, tuy nhân gian gian vẫn còn là mùa đông, mùa xuân đã thực sự trở về trong lịch sử cứu chuộc. Vì vậy, cung điệu của bài thơ ‘‘Ra Đời’’ ngây ngất, ‘‘hương cám dỗ mê người trong khoái lạc’’. Bài thơ này đã được cố nhạc sư Hải Linh phổ nhạc và trở thành ca khúc Giáng sinh quen thuộc.

C - Giáng sinh trong văn học Pháp:

Sự kiện Chúa ra đời nơi hang đá Be Lem được cả hai thánh sử Mát-thêu và Lu-ca ghi chép. Cùng một sự kiện này đã gây nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn, nhà thơ. Vì khuôn khổ giới hạn của bài báo, chúng tôi chỉ giới thiệu một số sáng tác tiêu biểu trong văn học Pháp, cả văn xuôi (prose) lẫn văn vần (poésie).

Văn xuôi:

Trong các áng văn xuôi trình thuật việc Chúa ra đời, phải kể tới các công trình của Blaise Pascal, Ernest Renan và François Mauriac.

Trước hết là Pascal (1623-1662). Ông vừa là nhà văn, vừa là nhà khoa học. Năm 1642, ông phát minh ra ‘‘máy số học’’ (machine arithmétique) đưa đến việc phát sinh ra các máy tinh sau này. Sau hai năm suy nghĩ, ông quyết định dâng mình cho Chúa.

Bản tóm lược cuộc đời Chúa Giêsu-Kitô (Abrégé de la vie de Jésus-Christ) của ông gồm 354 đoạn có đánh số. Ba đoạn 6, 7, 8 trình thuật việc Chúa ra đời: ‘‘Ngày 25-12, Chúa Giêsu-Kitô ra đời ở Bê Lem thuộc miền Judée. Salomon kể lại gia phả trong Mat. 1 1, và Nathan kể lại trong Luc 3 23. Các thiên thần báo tin Chúa giáng sinh để các mục đòng tới thờ lạy. Sau tám ngày, vào ngày 1-1, Hài nhi được được đặt tên là Giêsu’’.

Tiếp theo, Ernest Renan (1823-1892) là một học giả am tường cổ ngữ Do Thái. Trong thời gian diễn giảng ở Collège de France, ông viết tác phẩm Cuộc đời Chúa Giêsu (Vie de Jésus), giải thích các sử liệu một cách khoa học. Trong đoạn 2, ông viết ‘’Giêsu ra đời ở Nazareth, một thị trấn nhỏ miền Galilée, trước đó chưa ai biết tiếng. Lúc sinh thời, ngài được gọi là ‘‘người quê quán Nazareth’’ (Nazaréen). (...) Danh hiệu Giêsu là một biến đổi của chữ Josué.’’

Sau cùng là François Mauriac (1885-1970), một nhà văn hiện đại. Cuộc đời Chúa Giêsu (La Vie de Jésus) ấn hành năm 1936 được nhiều người đọc nhất trong số các tác phẩm của ông. Ngay đoạn 1: Đêm Nazareth (La nuit de Nazareth), ông chứng tỏ hành văn sáng sủa, bút pháp mới lạ, khác với các bút ký lịch sử viết về cùng đề tài. Thay vì mô tả lại sự kiện, ông nhắc lại lời tiên tri Michée: ‘‘Hỡi Bethléem d’Ephrata, tuy nhà ngươi là một chi tộc bé nhỏ trong các chi tộc Juda, nơi nhà ngươi sẽ sinh ra thủ lãnh nước Israël’’.

Các tiểu luận lược thuật trên đây chỉ trình bầy khác đi cùng một sự kiện. Ngược lại, trong thi ca (poésie), nhiều bài thơ lấy cảm hứng từ Giáng sinh đưa ra nhiều hình ảnh mới lạ.

Văn vần:

Trong văn học Pháp, thơ Giáng sinh tuy không nhiều nhưng mang tính sáng tạo. Người ta tìm thấy sự tươi mát trong những bài thơ Giáng sinh. Tuy sự việc Chúa Giáng sinh xảy ra cách đây 2008 năm, nhưng cảm xúc của thi nhân luôn mới mẻ. Đó là làn sương sớm (thi ca) che phủ một thực tại có chiều dầy lịch sử (giáng sinh). Trong số thi ca lấy đề tài Giáng sinh có bài thơ Noël của Théophile Gautier (1811-1872), văn phong giản dị nên rất dễ thương:

Le ciel est noir, la terre est blanche:

- Cloches, carillonnez gaîment ! –

Jésus est né. - La Vierge penche

Sur son visage charmant.

(Trời đen đất trắng nhân trần:

- Chuông ơi, réo rắt xa gần điệu ru.

Hài nhi Cứu thế Giêsu,

Mẹ hiền trông xuống Hài đồng dễ thương)

Victor Hugo (1802-1885), nhà văn lớn nhất trong văn học sử Pháp, trước tác trường thi 132 câu, vần liên tiếp, đặt tên là Celui qui est venu.

Trong bản trường ca Giáng sinh này, tác giả Notre-Dame de Paris đã lược thuật cuộc đời Chúa Cứu Thế. Trong đoạn 2, Victor Hugo viết:

On racontait sa vie, et qu’il avait été

Par une vierge au fond d’une étable enfanté

Sous une claire étoile et dans la nuit sereine;

L’âne et le boeuf, pensifs, l’ignorance et la peine,

Etaient à sa naissance, et sous le firmement

Se penchaient, ayant l’air espérer vaguement

(Lời truyền Đức Mẹ vào hang,

Hạ sinh Thiên Chúa chẳng màng khó khăn.

Vì sao thắp sáng long lanh,

Bò lừa ngẫm nghĩ điềm lành thế gian.

Cúi đầu ấp ủ Ngôi Hai,

Hài nhi bé nhỏ một mai cứu đời)

Nhiều nhà thơ thuộc các khuynh hướng thi ca khác nhau như Alfred de Vigny, Lamartine, Verlaine cũng sáng tác những bài thơ công giáo đầy rung cảm. Tuy nhiên, vì đề tài của các bài thơ này không liên hệ đến lễ Giáng sinh nên không chép lại ở đây.

Kết luận:

Giáng Sinh là ngày lễ của những người khiêm hạ. Trong bài giảng Nửa đêm tại Thánh điện Vatican năm ngoái (2007), Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã chứng minh vì sao Thiên Chúa không bỏ loài người trong khi một phần nhân loại dường như không còn dành cho Ngài địa vị tôn kính nữa. Ngài mời gọi các tín hữu hãy ra khỏi tháp ngà để lo cho những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Chúng tôi viết bài này vào mùa vọng tại Paris, trời về đêm tuyết sương lạnh dưới không độ C. Nhớ lại lời dặn dò của Đức Thánh Cha, chúng tôi có bài thơ như sau.

Bê Lem Không Nhà

Một ngàn năm như gió cuốn mây bay (1),
Đêm hôm trước Bê Lem còn ngây ngất.
Một trời sao, hội hoa đăng đường mật.
Và thần linh tấu khúc nhạc mê say.
Nhạc âm vang đánh thức trẻ mục đồng,
Cùng chiên lừa theo sao sáng phương Đông.
Sương khuya lạnh, tuyết cơ hàn rét mướt,
Nơi Bê Lem vừa giáng thế Hài Đồng.
Ngàn năm sau thiên niên kỷ thứ ba (1),
Kẻ cùng đinh sống vất vưởng không nhà.
Khác mục đồng, lòng thiên hạ dửng dưng,
Không nhường cơm sẻ áo nghĩa mặn mà.

Lạy Hài Nhi nơi hang lừa buốt giá,
Xin sót thương bao kiếp sống đọa đầy.
Niềm thương đau hàng ngày trên Thập giá,
Xin mưa ơn cứu độ cõi ngàn mây.

Paris, Giáng Sinh 2008
Lê Đình Thông

(1) ‘‘Đối với Chúa, một ngày như thể ngàn năm,
ngàn năm cũng tựa một ngày’’ (2 Pr 3,8)

 
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - 11-20 /12/2008
Pt JB Nguyễn văn Định
19:33 10/12/2008
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Từ 11 tháng 12 đến 20-12-08

Ngày 11-12-08: Xin Thiên Chúa làm cho anh em được xứng đáng với ơn gọi và xin Người dùng quyền năng mà hoàn thành mọi thiện chí và mọi công việc của anh em làm vì lòng tin. (2 Tx 1, 11)

Mỗi ngày bạn nên cầu xin để Chúa giúp sống chu toàn nhiệm vụ đang lãnh nhận, và chuyên cần tu tập thêm nhân đức và kinh nghiệm, để chu toàn sứ vụ đang lãnh nhận trước mặt Chúa và cộng đoàn.

Ngày 12-12-08: Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: đó là Đức Kitô Giêsu đã đã đến thế gian để cứu những người tội lỗi, mà người đầu tiên là tôi. (1 Tm 1, 15)

Phaolô đã khiêm tốn xưng mình là kẻ tội lỗi đầu tiên, kẻ có tội nhiều nhất trong mọi người, và làm chứng hùng hồn về lòng thương xót của Đức Giêsu. Còn tôi đã thực lòng sám hối, thay đổi thế nào?

Ngày 13-12-08: Vậy anh em đừng hổ thẹn phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, người tù của Chúa; nhưng dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, anh hãy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo Tin Mừng. (2 Tm, 1, 8)

Phaolô muốn bạn hãy hiên ngang làm chứng, đừng mắc cở; nhưng dựa vào quyền năng của Chúa, để có sức mạnh chịu khinh chê, ghét bỏ, vì đêm ngày rao giảng cho mọi người hiểu và sống Lời Chúa.

Ngày 14-12-08: Người ấy phải gắn bó với lời đáng tin cậy và đúng đạo lý, để vừa có khả năng dùng giáo lý lành mạnh mà khuyên nhủ, vừa có khả năng bẻ lại những kẻ chống đối. (Tt 1, 9)

Người ấy đây là tôi cần phải có những đức tính như công chính, tiết độ, không ngạo mạn, không nóng tính, không tư lợi, phải biết tự chủ…, như vậy mới xứng đáng làm chủ gia đình và cộng đoàn.

Ngày 15-12-08: Tôi thích kêu gọi lòng bác ái của anh hơn, để xin anh làm điều đó. Tôi, Phaolô, một người đã già và hơn nữa, một người đang bị tù vì Đức Kitô Giêsu. (Philêmôn, câu 9)

Thánh Phaolô muốn bạn cần phải có Lời Chúa soi dẫn và lòng bác ái là kim chỉ nam để hoạt động tông đồ. Mặc dầu ông đã già; nhưng quyết tâm liều mạng vì Đức Kitô để phục vụ cho Tin Mừng.

Ngày 16-12-08: Có bao giờ Thiên Chúa đã phán cùng vị thiên thần nào: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con, hoặc là: Ta sẽ là Cha Người, và chính Nguòi sẽ là Con Ta. (Dt 1, 5)

Tước vị hay danh vị của Đức Kitô là Con Thiên Chúa rất cao, sau khi Người cứu chuộc loài người. Chúa cũng gọi tôi là con khi tôi chu toàn giới răn của người, là dấn thân phục vụ cho Tin Mừng cứu độ.

Ngày 17-12-08: Nếu có ai trong anh em thiếu đức khôn ngoan, thì hãy cầu xin Thiên Chúa, Người sẽ ban cho. Vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi, không quở trách. (Gc 1, 5)

Bạn hãy xin Thánh Thần ban cho sự khôn ngoan học hiểu Lời Chúa, và đưa áp dụng vào đời sống; Chúa sẽ sẵn sàng ban cho bạn dư thừa.

Ngày 18-12-08: Thần Khí Đức Kitô ở nơi các ngài(ngôn sứ) đã báo trước những đau khổ dành cho Đức Kitô và vinh quang đến sau những đau khổ đó…(1 Pr 1, 11)

Các ngôn sứ đã được Thần Khí Đức dẫn dắt loan báo sự nghiệp của Đức Kitô. Hôm nay Thần Khí Chúa cũng đang thúc đẩy bạn và tôi hãy mạnh dạn rao giảng lời Chúa trong gia đình và cộng đoàn.

Ngày 19-12-08: Có hiểu biết lại thêm tiết độ, có tiết độ lại thêm kiên nhẫn, có kiên nhẫn lại thêm đạo đức, có đạo đức lại thêm tình huynh đệ, có tình huynh đệ lại thêm bác ái. (2 Pr 1, 6)

Thánh Phêrô muốn nhấn mạnh đến các nhân đức tín hữu cần phải có. Mùa Vọng này tôi đã và đang tập được những nhân đức nào?

Ngày 20-12-08: Nếu chúng ta nói là chúng ta hiệp thông với Người, mà lại di trong bóng tối, thì chúng ta nói dối và không hành động theo sự thật. (1 Ga 1, 6)

Ánh sáng là sự thât, còn bóng tối là sự dữ. Bạn đang sống và hành động theo đaọ đức con người hay là theo tội lỗi. Nếu bạn và tôi làm việc theo đức tin và luân lý đòi hỏi là chúng ta đi trong ánh sáng.

Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:09 10/12/2008
LĨNH NGỘ

N2T


Sư phụ càng ngày càng già, các đệ tử xin ông ta đừng bỏ họ. Sư phụ nói: “Nếu ta không chết, thì các con làm sao nhìn thấy được ?”

- “Khi thầy cùng ở với chúng con, thì nguyên tố nào che mắt của chúng con ?” các đệ tử hỏi.

Nhưng sư phụ một tiếng cũng không nói.

Khi ngày chết của sư phụ gần kề, thì học trò lại hỏi: “Sau khi thầy mất đi, chúng con sẽ thấy gì ?”

Trong ánh mắt sư phụ chớp lên nỗi vui mừng: “Trước đây ta thường ngồi bên bờ sông múc nước cho các con; sau khi ta chết thì các con mới nhìn thấy được bản thân của dòng sông ấy.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Thông thường khi người thân còn sống thì ít thấy được cái hay cái đẹp của họ, nhưng sau khi họ chết đi, thì niềm thương nhớ trào dâng và nhớ lại những việc tốt mà họ đã làm cho mình, hoặc cho người khác.

Khi Chúa Giê-su còn sống ở thế gian, thì các môn đệ của Ngài ít nhớ đến lời dạy của Ngài, nhưng khi Ngài về trời thì nhờ Chúa Thánh Thần mà họ nhớ lại, tuân giữ và thực hành lời dạy của Chúa Giê-su và rao truyền Lời Chúa cho đến tận thế.

Người Ki-tô hữu không ỷ lại vào các bí tích để sống như người “cõi trên”, nhưng sống như có Chúa hiện diện và cùng làm việc với họ nơi các bí tích mà họ lãnh nhận khi còn ở thế gian này, bởi vì qua các bí tích và Lời Chúa, mà họ mới nhận ra được Chúa Giê-su và tình yêu cao trọng mà Ngài ban cho họ–qua Giáo Hội. Do đó, mà họ cũng sẽ chết đi để người khác thấy được Chúa Giê-su, cái chết của người Ki-tô hữu là:

- Hy sinh chính mình để tha nhân được hạnh phúc.

- Đánh chết cái tôi kiêu ngạo của mình để tha nhân dễ thở hơn.

- Đánh chết cái tính ghen ghét tự mãn của mình, để tha nhân được sống tự nhiên hơn với mình.

Đó chính là sự lĩnh ngộ về đạo lý của Chúa Giê-su đã dạy vậy, các thánh cũng đã làm như thế khi còn sống ở thế gian này...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:11 10/12/2008
N2T


30. Con người ta nếu không chuyên việc tu sửa nội tâm, tạ tuyệt vạn vật, kết hợp thâm sâu với Thiên Chúa, thì học vấn và tất cả công việc của họ hoàn toàn không có gì gọi là chuyện to lớn.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Có những lời nói hay (2)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:12 10/12/2008
CÓ NHỮNG LỜI NÓI HAY (2)

- Nói nhiều không bằng nói ít, nói ít không bằng nói hay.

- Bí quyết thành công tối đa là: lúc nào cũng nắm vững cơ hội.

- Thuốc tốt thì đắng miệng nhưng lợi cho bệnh, lời trung nghe chói tai nhưng lợi cho tài đức.

- Mở cửa lòng để lúc nào cũng đợi đón tinh thần mới.

- Lịch sự là chuyện của thông minh, không lịch sự là chuyện của ngu xuẩn.

- Kẻ thù lớn nhất của cuộc sống chính là bản thân mình, thất bại lớn nhất là sự tự cao tự đại.

- Khi đàm phán không nên đánh quỵ đối phương, mà nên tìm đồng thuận giúp sức để đạt sự tốt đẹp trong hòa bình.

- Vàng ngọc không phải châu báu, tiết kiệm mới là châu báu.

- Muốn tiếp nhận thử thách không phải là học lực mà là thực lực, không nên uể oải cố gắng cách bình thường.

- Có rất nhiều bạn tốt thì có rất nhiều tài phúc.

- Thân an không bằng tâm an, tâm rộng như nhà rộng.

- Vội vàng có thể hư việc, yên tâm có thể thành sự.

- Bất cứ việc gì mà không gấp, không vội thì phải nên suy nghĩ nhiều, xem xét tỉ mỉ.

- Ai cũng sẽ có lúc lầm lỡ, nhưng cũng có thể chống chọi để vượt qua, thế nhưng số này rất ít.

- Ngoại trừ kiểm thảo được mất trong quá khứ, thì càng phải tùy trào lưu thời đại mà tạo nên cục diện mới.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Dịch từ tiếng Hoa

-----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mưu toan loại trừ Kitô hữu khỏi Irak
Linh Tiến Khải
13:34 10/12/2008
Một số nhận định của ông Joseph Yacoub, giáo sư khoa học chính trị đại học công giáo Lyon, về mưu toan loại trừ Kitô hữu khỏi Irak

Sau 18 tháng thảo luận dưới áp lực của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ngày 27-11-2008 Liên Hiệp Âu châu đã loan báo sẽ tiếp nhận 10.000 người tị nạn Irak, đa số đang sống trong các trại tị nạn bên Siria và Giordania, trong đó có một số tín hữu Kitô. Những người tị nạn này không có hy vọng trở về quê hương. Chính phủ Đức tuyên bố sẽ nhận 2.500 người tị nạn Irak, ưu tiên cho những người cần được chữa trị bệnh tật, các nạn nhân bị tra tấn và lạm dụng, các bà mẹ độc thân phải nuôi con và những người thuộc các tôn giáo thiểu số.

Đức Cha Louis Sako, Tổng Giám Mục Kirkuk thuộc Giáo Hội Công Giáo Canđê không đánh giá tiêu cực quyết định của Liên Hiệp Âu châu tiếp nhận người tị nạn Irak, nhưng ngài chống lại các biện pháp khuyến khích dân Irak, nhất là các tín hữu Kitô, ồ ạt bỏ nước ra đi.

Tuyên bố với hãng tin Asianews hôm mùng 1-12-2008 Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng quyết định như thế cũng giống như khuyến khích các tín hữu Kitô chạy trốn khỏi Irak. Nay mười ngàn, mai mười ngàn, như thế tại Irak sẽ không còn sự hiện diện của các tín hữu Kitô nữa. Và đây là điều có hại cho toàn thể đất nước này.

Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng đón tiếp người tị nạn là điều quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là loại trừ các nguyên nhân làm cho dân chúng phải tản cư lánh nạn, đồng thời giúp người dân Irak sống an bình và hòa hợp tại quê hương của họ. Đức Cha Sako cũng phê bình các cộng đồng Kitô không có một đường lối chung để đương đầu với tình hình, vì các Kitô hữu chia rẽ trong nội bộ, một số muốn ở lại một số muốn rời khỏi Irak. Ngài cũng phê bình sự thiếu vắng các nhà lãnh đạo chính trị vững mạnh, biết hướng dẫn mọi người về một dự án cụ thể, vững chắc, có sức thuyết phục người dân ở lại, dù có phải chịu đau khổ và khó khăn.

Hôm mùng 1-12-2008 bạo lực vẫn tiếp diễn với hai vụ nổ bom: một tại Baghdad khiến cho 15 người chết, một tại Mossul khiến cho 45 người bị thiệt mạng. Riêng tại Mossul các vụ khủng bố bách hại và kỳ thị đã khiến cho hơn 15.000 tín hữu Kitô trên tổng số hơn 20.000 người rời bỏ thành phố này. Nếu tình hình bạo lực chống lại các Kitô hữu không thuyên giảm, cộng đoàn Kitô Mossul có nguy cơ biến mất.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Jospeh Yacoub, giáo sư khoa học chính trị tại đại học công giáo Lyon bên Pháp, chuyên viên nghiên cứu tình hình Trung Đông, về mưu toan loại trừ Kitô hữu khỏi Irak. Giáo sư Yacoub mạnh mẽ tố cáo đường lối chính trị của chính quyền Irak kỳ thị các nhóm thiểu số, đặc biệt là các tín hữu Kitô, và bất lực không bảo đảm hiệp nhất và an ninh cho một đất nước bị chia rẽ và ích kỷ.

Hỏi: Thưa giáo sư Yacoub, giáo sư có nhận định gì về việc rút quân đội Hoa Kỳ khỏi Irak nội trong năm 2011, đã được chính quyền Irak ký và được quốc hội chấp nhận?

Đáp: Đây chỉ là một thay đổi mặt ngoài. Trong ba năm nữa quân đội Hoa Kỳ sẽ vẫn còn ở trên đất Irak, và như thế đất nước Irak trên thực tế vẫn ở trong tình trạng bị xâm chiếm. Tình trạng này đã kéo dài từ 5 năm qua, và đã không đem lại các thay đổi chính yếu nào liên quan tới vấn đề an ninh. Giờ đây cần phải xem sau khi chính thức nhận chức, chính quyền của tổng thống tân cử Barak Obama xoay sở như thế nào đã. Ngoài ra còn có một khoản đặc biệt trong hiệp định liên quan tới giả thuyết của một cuộc rút quân trước thời hạn định hay sau thời hạn định.

Hỏi: Thưa giáo sư, trong những ngày vừa qua chính quyền Irak tuyên bố là Irak đã tìm lại được quyền quốc gia tối thượng của mình, có thật vậy không?

Đáp: Theo tôi thì đây chỉ là một việc hợp thức hóa hình thức mà thôi, trong thực tế ít có thay đổi. Chẳng hạn chính quyền đã đưa vào hiệp định khoản Hoa Kỳ có thể can thiệp trong trường hợp các cơ cấu dân chủ của Irak bị đe dọa. Nhưng ngày nay có thể khẳng định rằng Irak thực sự dân chủ hay không? Sự hiện diện và vai trò của Hoa Kỳ trong thực chất không thay đổi gì cả.

Hỏi: Thế mà tại sao người ta lại nói rằng đã có sự đồng ý rộng rãi trong cuộc bỏ phiếu của quốc hội Irak, thưa giáo sư?

Đáp: Quốc hội đã bị áp lực để bỏ phiếu chấp thuận chương trình rút quân của Hoa Kỳ, và lần bỏ phiếu cuối cùng chứng minh cho thấy điều đó. Người ta đã tìm cách chiếm được đại đa số để hợp thức hóa văn bản hiệp định, nhưng sự kiện 86 trên tổng số 275 dân biểu vắng mặt, và 35 người bỏ phiếu chống, chứng minh cho thấy trên thực tế đó là một đa số tương đối.

Hỏi: Giáo sư nghĩ gì về luật bầu cử chỉ dành cho các nhóm thiểu số 6 ghế trong quốc hội?

Đáp: Điều đã xảy ra đối với các nhóm thiểu số là một thái độ kỳ thị đáng bị chỉ trích. Đã có các cuộc biểu tình phản đối, nhưng luật này đã được chấp nhận rồi. Hiển nhiên đây là đường lối chính trị gạt bỏ cộng đoàn Kitô ra ngoài lề xã hội Irak. Và trong trường hợp của tỉnh Mossul, thì nó đã trở thành một cuộc bách hại. Xem ra có một chính sách được lựa chọn, nhằm mục đích loại trừ các Kitô hữu Irak trên bình diện chính trị.

Hỏi: Như thế, ai là người tìm lợi lộc đàng sau chính sách kỳ thị này thưa giáo sư?

Đáp: Lỗi là nơi người cai trị Irak. Trên lý thuyết các nhóm thiểu số được Hiến Pháp thừa nhận và bảo vệ, nhưng đây cũng chỉ là trình diễn bề ngoài, vì thực tế chứng minh cho thấy ngược lại.

Hỏi: Thưa giáo sư, các Kitô hữu còn ở lại Irak xem ra bị đẩy tới hai ngã phải lựa chọn: hoặc là đi ra nước ngoài, hoặc là chạy trốn về đồng bằng Ninive. Không có con đường thứ ba hay sao?

Đáp: Đây là vấn đề. Cần phải lý luận trong các phạm trù đầy đủ và nhìn đất nước Irak trong sự toàn vẹn của nó. Hiển nhiên là có sự chia rẽ nội bộ. Vì thế trước hết phải đưa ra một cái nhìn toàn diện, rồi sau đó mới duyệt xét tình trạng sống và tính cách đại diện của các tín hữu Kitô. Đất nước Irak phải hiệp nhất và đặt các nền móng riêng cho mình, nhưng không dựa trên các tiêu chuẩn tín ngưỡng, tôn giáo, bộ lạc chỉ dẫn đưa tới các chia rẽ. Phải ra khỏi cái luận lý đó, vì nó chỉ khiến cho đất nước đổ vỡ thêm mà thôi.

Hỏi: Người ta đã nghĩ tới một quốc gia liên bang, có phải thế không thưa giáo sư?

Đáp: Đề cập tới một quốc gia liên bang cũng là điều có thể, nhưng theo tôi trước hết phải khởi hành từ chỗ thừa nhận nguyên tắc hiệp nhất bên trong các khác biệt. Hiến Pháp như đã được soạn thảo, đưa tới khuynh hướng tách rời. Do đó trước hết cần phải ký kết một thỏa hiệp luân lý giữa các nhóm khác nhau, vì nếu thiếu sự hiệp nhất, thì quốc gia sẽ sụp đổ.

Hỏi: Nhưng mà người dân Irak có ý chí hiệp nhất không?

Đáp: Đây là vấn đề. Chúng ta hãy trở lại với các Kitô hữu: sự kiện thành lập một vùng đóng kín trong thung lũng Ninive sẽ chỉ đưa tới các phức tạp, các thay đổi tiêu cực bên trong cộng đoàn Kitô và trong nước Irak mà thôi. Trong trường hợp tốt nhất thì nó sẽ trở thành vùng gối đệm giữa người Arập và người Kurdes, và sẽ có thể bị lèo lái lợi dụng. Đây không thể là một giải pháp cho một cộng đoàn đã từng sống hàng ngàn năm nay trong đất nước Irak này, là chứng tá cụ thể của khuynh hướng đa nguyên, đa văn hóa và là sự phong phú của đất nước Irak. Các Kitô hữu là công dân Irak với tất cả các hiệu qủa của nó. Sứ mệnh của Giáo Hội là sứ mệnh của một cây cầu nối liền các nền văn hóa khác nhau, và điều kiện là điều kiện của một đất nước Irak dựa trên các tiêu chuẩn công dân. Không phải một đất nước chia rẽ, có nguy cơ co cụm trong chính mình và tự cô lập khỏi cộng đoàn thế giới. Chính quyền được nâng đỡ bởi cộng đoàn quốc tế phải bảo đảm cho thực tại này.

Hỏi: Giáo sư nghĩ gì về quyết định của Liên Hiệp Âu châu tiếp nhận 10.000 người tị nạn Irak?

Đáp: Cả ở đây nữa, cần phải bảo đảm an ninh và cho họ, và cho phép họ trở về quê quán. Đặc biệt đối với tín hữu Kitô, yếu tố tâm lý rất là quan trọng. Họ phải biết rằng họ không lẻ loi và cô đơn. Nếu họ biết họ được che chở, thì họ sẽ không mất tin tưởng và không cảm thấy mồ côi. Tôi còn nhớ điều mẹ chúng tôi đã nói với chúng tôi cách đây 50 năm khi chúng tôi còn bé: có ai đó nghĩ tới chúng tôi, và mẹ tôi muốn nói tới Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi không mồ côi. Kitô hữu cần tới sự trợ giúp tâm lý và tình liên đới này. Lý tưởng hơn cả là giúp họ ở lại trên quê hương của họ.

Hỏi: Thưa giáo sư Yacoub, giáo sư có thấy tương lai nào cho đất nước Irak hay không?

Đáp: Vấn đề là Irak có tìm lại được con đường của sự hiệp nhất, ổn định và hòa bình hay không. Chúng tôi tất cả là người Irak, thuộc đất nước này mà không phân biệt chủng tộc và tôn giáo.

(ASIANEWS 2-12-2008; Avvenire 2-12-2008)
 
Đức Thánh Cha nhắc nhở ý nghĩa Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm
G. Trần Đức Anh OP
13:38 10/12/2008
VATICAN. Trưa 8-12-2008, lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự buổi đọc kinh truyền tin với 40 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh dưới bầu trời nắng đẹp, ĐTC đã giải thích ý nghĩa ngày lễ và nói rằng: ”Mầu nhiệm Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội nhắc nhớ chúng ta hai chân lý căn bản của đức tin, đó là tội nguyên tổ và nhất là sự chiến thắng của ơn thánh Chúa trên tội này, chiến thắng ấy được phản chiếu tuyệt vời nơi Đức Maria chí thánh”.

ĐTC nhắc đến sự kiện "chúng ta cảm thấy sự hiện diện của tội nguyên tổ quanh chúng ta và nhất là trong chúng ta. Kinh nghiệm về sự ác là điều tỏ tường đến độ khơi lên nơi chúng ta câu hỏi: sự ác ấy từ đâu mà tới? Các trang đầu tiên của sách Khởi Nguyên (St 1-3) trả lời cho câu hỏi cơ bản ấy. Thiên Chúa không tạo nên sự chết, nhưng sự chết đã đivào thế giới vì sự ghen tương của ma quỉ (Kn 1,13-14; 2,23-24). Khi nổi loạn chống lại Thiên Chúa, ma quỉ đã lường gạt và lôi kéo cả con người theo chúng. Đó là thảm kịch tự do mà Thiên Chúa chấp nhận đến cùng vì yêu thương, nhưng Ngài hứa sẽ có người con của một phụ nữ đập dập đầu con rắn xưa (St 3,5).

Và ĐTC kết luận rằng: "Anh chị em rất thân mến, nơi Đức Maria Vô Nhiễm nguyên tội, chúng ta chiêm ngưỡng Vẻ Đẹp cứu độ trần thế: vẻ đẹp của Thiên Chúa chiếu tỏ rạng ngời nơi tôn nhan Chúa Kitô. Nơi Mẹ Maria vẻ đẹp này hoàn toàn tinh tuyền, khiêm tốn, được giải thoát khỏi mọi kiêu căng và tự phụ. Cách đây 150 năm, Đức Trinh Nữ cũng đã tỏ mình cho thánh nữ Bernadette tại Lộ Đức, và Mẹ đã được tôn kính như vậy tại bao nhiêu Đền Thánh”.

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC đặc biệt chào các thành viên Hàn lâm viện Tòa Thánh về Đức Mẹ Vô Nhiễm, với ĐHY Maria Deskur người Ba Lan làm chủ tịch, hiện diện tại buổi đọc kinh. Ngài nói: ”Các bạn thân mến, nhân kỷ niệm 20 năm phê chuẩn Qui chế mới của Hàn lâm viện, tôi cầu xin Đức Trinh Nữ chí thánh luôn phù hộ các bạn và hoạt động của các bạn”.

Viếng Đài Đức Mẹ Vô Nhiễm

Lúc 4 giờ 15 chiều cùng ngày 8-12-2008, theo truyền thống lâu đời của các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm, ĐTC đã đến Quảng trường Tây Ban Nha đặt vòng hoa và cầu nguyện trước tượng đài Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, đối diện với trụ sở của Bộ truyền giáo.

ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, cùng với Ông thị trưởng Gianni Allemano của thành Roma, các giới chức chính quyền đạo đời và đông đảo tín hữu đã chào đón ĐTC.

Ngỏ lời với các tín hữu tại chân tượng đài Đức Mẹ, ĐTC nhắc đến biến cố Đức Chân Phước Giáo Hoàng Piô 9 tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm ngày 8-12-1854 và kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức và nói rằng: 'Như người con ngước mắt nhìn khuôn mặt mẹ hiền và khi thấy mẹ tươi cười, liền quên đi mọi sợ hãi và đau khổ, chúng ta cũng vậy, khi ngước mắt nhìn Mẹ Maria, chúng ta nhận ra nơi Mẹ ”nụ cười của Thiên Chúa”, là ảnh ánh tinh tuyền ánh sáng thần linh, chúng ta nhận ra nơi Mẹ là nguồn hy vọng mới giữa bao nhiêu vấn đề và thảm kịch của thế giới”.

Theo truyền thống, ĐTC dâng lên Đức Mẹ một rổ hoa hồng, và ngài nói với các tín hữu rằng ”Các đóa hoa hồng này chỉ lòng kính mến và sùng hộ của chúng ta.. Các hoa hồng này cũng có thể diễn tả những gì là tốt đẹp chúng ta đã thực hiện trong năm, vì trong dịp này chúng ta muốn dâng lên Mẹ với xác tín rằng chúng ta không thể làm được gì nếu không có sự bảo vệ và không có ơn thánh mà Mẹ xin được cho chúng ta hằng ngày từ Thiên Chúa.. Nhưng như người ta thường nói, hồng nào cũng có gai, những gai này tượng trưng những khó khăn, đau khổ, bất hạnh trong cuộc đời con người và của cộng đồng chúng ta. Chúng ta dâng lên Mẹ những vui mừng và đồng thời cũng phó thác cho Mẹ những âu lo của chúng ta, với xác tín chắc chắn sẽ tìm được nơi Mẹ ơn an ủi để không nản chí, ơn nâng đỡ để tiếp tục tiến bước”.

Trong lời nguyện dưới chân trước tượng Đức Mẹ, ĐTC đã đặc biệt phó thác cho Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm các trẻ em, các bệnh nhân, các thiếu niên gặp khó khăn và những người đang chịu tình trạng cơ cực trong gia đình. Ngài cũng thưa rằng:

"Chúng con phó thác cho Mẹ những người già cô đơn, các bệnh nhân, những người di dân gặp khó khăn trong việc thích ứng với môi trường mới, các gia đình vất vả vì không đủ tài chánh, những người không tìm được công ăn việc làm hoặc những người thất nghiệp. Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con liên đới với những người đang gặp khó khăn, lấp đầy những chênh lệch xã hội ngày càng sâu rộng; xin giúp chúng con vun trồng ý thức về công ích, tôn trọng những gì là của công; xin thúc đẩy chúng con cảm thấy thành phố này như gia sản chung của mọi người, và dấn thân góp phần của mình để xây dựng một xã hội công bằng và liên đới hơn”.

Trước khi đến tượng đài Đức Mẹ, ĐTC đã dừng lại trước Nhà Thờ dòng Đa Minh ở đầu đường Condotti để đón nhận lời chào mừng của hiệp hội các nhà doanh thương tại con đường nổi tiếng này. (SD 8-12-2008)
 
Vatican mừng kỷ niệm Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền
Phụng Nghi
15:30 10/12/2008
Vatican (Fides) – Hôm nay, Hội đồng giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, hợp tác với Phủ Giáo hoàng, tổ chức một số nghi lễ để kỷ niệm năm thứ 60 ngày bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền ra đời.

Đức Hồng y Renato Martino, Chủ tịch Hội đồng giáo hoàng về Công lý và Hòa bình phát biểu: “Giáo hội tin rằng nhân quyền biểu hiện phẩm giá siêu việt của con người, là sinh vật thụ tạo duy nhất mà Thiên Chúa đã muốn, đối với chính Ngài, là một cùng đích chứ không bao giờ là phương tiện, và giáo hội tin rằng bảnTuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền được công bố năm 1948 là thời điểm quan trọng căn bản trong việc phát triển của toàn bộ nhân loại, của một lương tâm luân lý phù hợp với phẩm giá con người.”

Ngài nói rằng trong Bản Toát yếu Học thuyết Xã hội của Giáo hội, mục số 152 khẳng định rằng: “Huấn quyền của Giáo hội đã không quên chú ý đến giá trị tích cực của bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, được Liên hiệp quốc chấp thuận ngày 10 tháng 12 năm 1948, và được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II xác định như là “một dấu mốc đích thực trên con đường tiến bộ về luân lý của nhân loại.”

Buổi lễ sẽ bắt đầu lúc 4 giờ chiều tại Thính đường Phaolô VI, với các hoạt động tưởng niệm dành cho suy tư và nghiên cứu, có sự tham dự của các vị lãnh đạo thuộc giáo triều Roma và thành viên ngoại giao đoàn cạnh Tòa thánh. Các diễn từ đề cập đến tầm quan trọng và ý nghĩa hiện nay của bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền sẽ được trình bày do: Hồng y quốc vụ khanh Tòa thánh Tarcisio Bertone; Tiến sĩ Juan Somavia, Tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO); Tiến sĩ Jacques Diouf, Tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc (FAO). Đức Hồng y Martino sẽ mở lời khai mạc và kết thúc buổi họp.

Phần thứ hai của chương trình kỷ niệm sẽ đánh dấu bằng sự hiện diện của Đức giáo hoàng Bênêđictô, bắt đầu lúc 6 giờ chiều, với buổi trình tấu âm nhạc cổ điển của dàn nhạc Brandenburrgisches Staatsorchester đến từ Frankfurt (Đức) do nhạc trưởng Inma Shara điều khiển.

Trước buổi hòa tấu, Tổ chức Thánh Matthêu sẽ phát các giải thưởng năm 2008 dành để tưởng niệm Đức cố hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Các giải thưởng năm nay được trao cho những cá nhân và tổ chức sau đây:

Tiến sĩ Cornelio Sommaruga, cựu Chủ tịch Ủy ban Hồng thập tự Quốc tế;

Lm Pedro Opeka, người phát khởi dự án AKAMASOA nhằm xây dựng nhà cửa cho người vô gia cư tại Tananarivo (Madagascar);

Cha José Raúl Matte, là bác sĩ và linh mục dòng Camêlô đang hoạt động giúp người phong cùi tại vùng Amazon trong bệnh viện "São Camilo y São Luis";

GULUNAP, trường y khoa tại Gulu, trường này liên kết với Đại học "Federico II" ở Naples (Italy);

Dự án "Gruppo Ercolini-Villaggio degli Ercolini", hoạt động nhằm hội nhập về văn hoá và xã hội cho nhóm thanh thiếu niên gypsy qua việc cải tiến một số khu vực ở Roma.
 
Top Stories
Vietnam: Catholics Welcome Defendants' Freedom While Condemning Guilty Verdict
UCAN
03:50 10/12/2008
HA NOI (UCAN December 9, 2008) -- Thousands of Catholics publicly welcomed eight other Church members following their trial on charges of disturbing public order and damaging public property, related to a Church-government land dispute.

Supporters from the capital and neighboring provinces cheered, clapped, and offered congratulations and flowers to the defendants and their lawyers as they walked out of the hall of the People's Committee of O Cho Dua ward late on Dec. 8 afternoon.

The eight Catholics were found guilty, but seven were given suspended prison sentences ranging from 12 to 17 months, and the other was let off with a warning.

Well-wishers hoisted defendants in the air, shed tears and shouted "Innocent!" and "Justice wins!" Then they walked in procession through Ha Noi streets to Thai Ha church. A thanksgiving Mass there also marked the feast of the Immaculate Conception.

Redemptorist Father Pierre Nguyen Van Khai, the only priest allowed to attend the 7-hour trial, told UCA News that Nguyen Thi Nhi, 46, an ethnic Muong woman from Hoa Binh province, was given a 17-month suspended sentence for causing social disturbance and six others aged 31-63 were given suspended sentences of 12-15 months for damaging public property and causing social disturbance.

The youngest defendant, 21-year-old Thai Thanh Hai from Thai Ha parish, was given a warning, added the priest. He and other Redemptorists run the parish.

The defendants were among hundreds of Catholics who occupied a former plot of Church land near the church on Aug. 15. They put crosses and Marian statues on the plot, which the government confiscated in the early 1960s.

Six of the defendants were under house arrest until the trial began. But Nhi and Ngo Thi Dung, another woman, were kept in custody and were to be released within 24 hours following the trial, Redemptorists said.

"We believe that those accusations and sentences for the eight lay Catholics are unjust because they have not violated the laws," Father Khai, 38, stated in a letter to local Catholics. He asked them to "continue praying for the eight victims for justice and truth."

The parish will continue to do its best to uphold the honor of the victims, he added, saying they plan to file appeals.

After attending early morning Mass on Dec. 8, hundreds of local Catholics accompanied the six defendants not in custody -- the four men well-dressed and the two women in red ao dai (traditional Vietnamese attire) -- on the two-kilometer march to court.

Led by a dozen local Redemptorists, the defendants and many people with cycad leaves -- a traditional symbol of martyrdom -- carried crosses and images of Mary, Queen of Peace.

Iron barriers had been placed on the streets leading to the trial building, which hundreds of security officers guarded. Only the defendants, their relatives and Father Khai were allowed to enter the building, where they proceeded to the fourth-floor hall for the hearing.

During the trial, Catholics sat on sidewalks, praying and singing hymns. Many held placards, some reading "You are victims," "We are innocent," "God be with you" and "We want to go to prison instead of you."

At the church afterward, Father Khai told Massgoers what happened in court. He said he told authorities the sentences were unfair since the defendants were innocent. Father Khai, who was interrupted many times by applause, said attaches from some foreign embassies were present in court.

Redemptorist Father Matthew Vu Khoi Phung, the parish priest, led the special Mass with other priests concelebrating. Father Phung told the congregation that Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Ha Noi was happy about the result of the trial. The Church leader and other priests at his residence prayed for the defendants that day, and a priest present outside the court kept them informed of developments, Father Phung said.

A local Church source told UCA News many Catholics and priests from Hue archdiocese who gathered at the La Vang national Marian shrine that day prayed for the defendants.

Catholics told UCA News the sentences were unjust because the defendants did not break any law. Some said they believed the trial was moved to the Marian feast day and the defendants saved through the Blessed Mother's intercession.

(Source: UCAN http://www.ucanews.com/2008/12/09/catholics-welcome-defendants-freedom-while-condemning-guilty-verdict/)
 
Press Release of The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
04:30 10/12/2008
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media

92 The River Rd - Revesby NSW 2212
Tel: (02) 9773 0933
Fax: (02) 9773 3998
paulvanchi@yahoo.com

PRESS RELEASE

FOR IMMEDIATE RELEASE

Contact: Fr. Paul Van Chi Chu
Tel: (02) 9773 0933
Mob: 0410 552 650


SYDNEY, Dec. 9, 2008 - The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media strongly denounces the continual manipulation of the justice system by the Vietnamese communist government as it keeps using public court as a tool for persecuting and threatening Hanoi parishioners in their quest for the truth and justice.

On Dec 8, 2008, the People's Court in Hanoi tried 8 Thai-Ha parishioners on false charges of "damaging state property and disorderly conduct in public". To these charges, each and every one of them pleaded not guilty. Despite clear and convincing evidences which were overwhelmingly supportive of their claim, seven of those defendants eventually received unjust stayed sentences ranging from 12 to 17 months.

Immediately after the trial, state-owned media knowingly and purposely reported that Catholic defendants "admitted their sins" and therefore "received reduced sentences in pursuant to tolerant policies of the party and the government". This was a blatant distortion of the truth by all accounts.

We would like to report to the international community and our fellow-countrymen living at home and abroad about the nature of the trial, and the true color of the so-called "tolerant policies of the party and the government". We also vehemently protest the imposing sentences as they are unjust, immoral and absolutely unconstitutional to the 8 defendants who have done nothing against the law.

The nature of the trial

"Property" and "public domain" mentioned in the Vietnam government's complaint were in fact the lot belonged to Thai Ha parish which was purchased by the Redemptorist priests since 1928 to build a church and a monastery. The monastery was dedicated on May 7, 1929, and the church to follow 6 years later in 1935.

After the communists' takeover of the North in 1954, most Redemptorists were deported or jailed until death leaving Fr. Joseph Vu to run the parish alone. Despite persistent protests of the priest, local authorities had managed to nibble bite by bite the parish's land until the area had been reduced from 61,455 square meters down to 2,700 square meters.

Since 1996, Redemptorists and Thai Ha parishioners have been faithfully filing their petitions for the restitution of their land seized illegally over the years, but to no avail. Public protests began in January, 2008, after Thai Ha parishioners discovered that local government officials had secretly sold their land to other private owners.

Protests first took place outside a surrounding brick wall, built decades ago, on which protesters have been hanging their icons and crosses, until the eve of the feast of our Lady of Assumption on August 14. After days of drenching rain, part of the wall collapsed on that fateful day. Foreseeing that other parts (of the wall) would soon collapse in a domino fashion, possibly causing injury to participants at the prayer vigils, parishioners removed several feet of the wall and moved the icons and statues to a more secure location.

For that reason local government hastily accused parishioners of "damaging state property." The state Valuer General's Office of Dong Da district claimed on state-own media that damage caused to the wall was about 200 USD worth, and a dozen parishioners were arrested for their part in the demolition. At least four of these protestors have been detained for weeks until the end of the trial without a plausible explanation from the state.

As the public wondering how important the wall would be in the eyes of the law that those who were accused of damaging it should be dealt with as criminal, the government bulldozed the wall and surrounding area shortly after the incident that gave rise to the charges, announcing that the area would now be converted into a public park.

Why would the government throw the full force of prosecution behind an effort to punish ordinarily law-abiding citizens for such a comparatively minor matter?

The reason is obvious: it is the government intimidation tactic. They are determined to send a powerful message to the public as a whole that anyone with the same dispute should either forget about it or face jail term if they challenge the state the same way Thai-Ha parishioners did.

During the trial, the eight parishioners insistently pleaded not guilty, challenging the government to prove that the property was seized legally in accordance with Vietnam law. They reserved their rights to pray on their land and to destroy part of the wall that deemed threatening to the safety of their fellow Christians.

It is worthy to note that just days before the trial, six parishioners to be tried were summoned individually by police. They were coerced to "co-operate" with the government at the trial in order to receive "light sentences".

It has become increasingly clear that for Vietnam government, the trial was nothing more than a theatrical stage to deceive the international community by using its justice system to manipulate the innocents and to conceal its violations of human and religious rights. From the eye witnesses' accounts, Vietnam government has been unlawfully, knowingly and intelligently employing both forces of violence and the court as their mean to maintain their control over the people. The so-called People's Court in Vietnam is nothing more than a place where many innocents get punished for simply demanding the government to do its job.

Only when Vietnam courts stop being such a tool for political agendas and learn to interpret the law according to what the constitution had dictated; justice is still a distant dream for many ordinary Vietnamese whose exposure to it goes as far as what it means in the dictionary.

Those were the reality of the so-called public trial for the eight defendants who were standing trial for "damaging state property" with $200 worth in damage, and "disorderly conduct" while participating in prayer vigils in the premise rightfully theirs.

The true color of the so-called "tolerant policies of the party and the government"

One might ask why the Thai Ha defendants under so much pressure and coercion from the authority still refused to "co-operate" in the trial that took on political connotations? The answer lies on life-long experience they have under this regime. They knew too well about the nature of "tolerant policies of the party and the government".

The facts are:

On August 31, at least 20 parishioners were hospitalized after police disrupted their religious procession, spraying a priest, altar boys, and lay people with tear gas at close range.
On Sep. 21, Thai Ha's Saint Gerardo Chapel was vandalized, with statues destroyed and books torn off shelves and thrown on the floor. The invaders "yelled, smashed everything on their way, threw stones into our monastery, and shattered the gate of Saint Gerardo Chapel," reported Father Matthew Vu Khoi Phung, the Redemptorist superior. In addition, "the gang yelled out slogans threatening to kill priests, religious, faithful and even our archbishop," he added.

Again on Nov. 15, hundreds of people, backed by the People's Committee of Quang Trung precinct, attacked the chapel. The violence began after representatives of the People's Committee had asked the Redemptorist priests for an urgent meeting at 10pm local time. The Redemptorist community was convinced that the meeting had been scheduled as a diversionary tactic to clear the way for the mob violence. Obviously, it was an organized attack at nighttime. Summoned by priests, who ran the monastery's bells, hundreds of local Catholics rushed to save the church. However, as the mob ransacked the chapel, police concentrated their efforts on keeping the Catholic rescuers away from the building.

And again on Dec. 7, in a great effort to ascertain the result of this infamous trial, hundreds of plain clothed police were deployed to Sunday morning Mass at Thai Ha in order to cause disturbance as well as impose more serious threats on potential audiences at the trial. According to the witnesses' account, they were mostly women undercover police who displayed such an obnoxious attitude and vulgar language toward the parishioners with the intention to discourage them from coming to the site of the trial.

All had been done with an unmistakable intention to create a culture of fear among the daring parishioners.

How does "tolerance" fit in when the government was the driving force behind both the law enforcements and thugs, both state-media and justice system in dealing with unarmed parishioners after having robbed their land and quashed their legitimate aspiration?

For the aforementioned reasons, the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media is opposing the sentences being imposed on the 8 Thai Ha defendants by The Hanoi People's Court and urges the Vietnam government to do the followings:

1. Vacate the unjust sentences imposed on 8 Thai Ha defendants.

2. Stop the hate campaign against the Catholic priests and the faithful as well as followers of other religions.

3. Stop persecuting the Catholic priests and the faithful as well as followers of other religions. Also to restore law and order in worshiping areas to prevent violence aimed at participants.

4. Respect the law they promulgated and return the properties which rightfully belonged to the Catholic Church and other religious groups.

Contact:
Fr. Paul Van Chi Chu
Tel: (02) 9773 0933
Mob: 0410 552 650

Mons. Peter Tai Van Nguyen
Director of Radio Veritas Asia
Buick St. North Fairview,
Quezon City, Philippines
P.O. Box 2642
Email: rvaprogram@rveritas-asia.org

Fr. John Nghi Tran
Director of VietCatholic News Agency
435 Berkeley Ave
Claremont, CA 91711, USA
Tel (909) 581-8888
Email: conggiao@gmail.com

Fr. Joachim Viet-Chau Nguyen Duc
Director of People Of God Magazine in America
PO Box 1419 Gretna,
LA 70053-5440, USA.
Email: danchuausa@yahoo.com

Fr. Anthony Quang Huu Nguyen
Director of People Of God Magazine in Australia
715 Sydney Rd. Brunswick Vic 3056
Australia
Email: danchuaucchau@gmail.com

Fr. Stephen Luu Thuong Bui
Director of People Of God Magazine in Europe
Magazine Catholique
Katholische Monatszeitschrift
Monthly Catholic Magazine
Email: info@danchua.de

Fr. Paul Van-Chi Chu
Director of Gospel and Peace Radio, Sydney Australia
92 The River Rd - Revesby
NSW 2212
Australia
Email: paulvanchi@yahoo.com
 
Catholic defendants saved by the Blessed Mother's intercession
J.B. An Dang
23:04 10/12/2008
For the 8 parishioners who were tried on Monday, it was Our Lady of Immaculate Conception who saved them from imprisonment.

Praying in front of the courthouse
Protesting outside the courthouse
The joy after the trial
Initially the trial was scheduled on Dec. 5 the same day when the new auxiliary bishop of the capital, Mgr Chu Van Minh, was set to be consecrated. It was obvious that the government wanted to minimize the number of attendances at the site of the trial as priests and faithful would be involved in the cathedral of Nam Dinh, 90 km away, rather than attend the trial.

However, at the end, “the trial was re-scheduled for Monday Dec. 8, right on the feast of Our Lady of Immaculate Conception. Catholics at Thai Ha believe that it was one of the Blessed Mother's intercessions,” Fr. Joseph Nguyen reported from Hanoi.

There are even some more to confirm their belief. Fr. Joseph Nguyen explained: “It is the intimidation tactic of the government when it throws the full force of prosecution behind an effort to punish ordinarily law-abiding citizens for such a comparatively minor matter.”

He is convinced that Vietnam government has determined to send a message of intimidation to thousands of famers and civilians whose land also illegally seized by the government that they should not follow the Thai Ha footstep in demanding their property back.

“In that context, Redemptorists and their parishioners had expected severe sentences. Their fear was not baseless. The initial sentences by prosecutors confirmed it.”

Another Redemptorist believed that it was God’s providence that people inside the court could feel the anger of Catholics outside the courthouse.

“Police inside the courtroom tried all ways to close the windows, but they failed,” said Redemptorist Father Pierre Nguyen Van Khai, the only priest allowed to attend the 7-hour trial. “So judges, lawyers, defendants and all those attending the trial could hear very clear thousands of Catholics protesting outside the courthouse who kept yelling ‘Innocent, Innocent,’, ‘God be with you,’, ‘You are victims,’ and ‘We want to go to prison instead of you.’”.

“I believe it was God’s providence,” he concluded.

After the trial, thousands of Catholics publicly welcomed defendants. Catholics from the capital and neighboring provinces cheered, clapped, and offered congratulations and flowers to the defendants and their lawyers. Well-wishers hoisted defendants in the air, shed tears and shouted "Innocent!" and "Justice wins!" as they walked in procession through Ha Noi streets back to Thai Ha church where again they celebrated the feast of Our Lady of Immaculate Conception second time in the day. The first Mass had been celebrated at 5 AM before they walked in procession to the courthouse.

“It was the first time in my life to see defendants dress so beautifully at a trial. It seemed to me that they went for a wedding, not a trial,” said Ta Phong Tan, assistance for lawyer Le Tran Luat who defended for defendants.

“They were innocent. They dressed so beautifully like that to tell everyone that they were innocent, they had nothing to be ashamed of; and that they were proud and happy to be witnesses of the truth and justice,” explained Fr. Matthew Vu Khoi Phung, the superior of Hanoi Redemptorist Monastery.

“We dressed beautifully as in a wedding and hold palm leaves, often used on Palm Sunday to celebrate the Triumphal Entry of Jesus Christ into Jerusalem, to express our belief that those who are persecuted for faith will enter gloriously into the Heavenly Jerusalem,” he added.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Một cuộc tập dượt thành công
Phạm Hồng Sơn
01:07 10/12/2008
MỘT CUỘC TẬP DƯỢT THÀNH CÔNG

Hai mảnh đất có giá hàng trăm triệu Đô-la Mỹ đã trở lại phục vụ cộng đồng, tám người bị kết tội, nhưng không nhận tội, đã đoàn tụ với gia đình. Đó là thành quả dễ thấy nhất từ những cuộc cầu nguyện của hàng trăm, hàng nghìn đồng bào Công giáo tại Thái Hà và Nhà Chung đã diễn ra không ngưng nghỉ suốt hàng tháng trời, giữa những đêm giá rét nhất trong lịch sử đất nước hay trong bầu khí ngột ngạt của sự khiêu khích, hăm dọa.

Thành quả này tuy vẫn còn rất khiêm tốn so với những khát khao tiến bộ của toàn xã hội hiện nay, nhưng đó là một thành quả chưa từng có nếu không tự cho là một kỳ tích trong hơn 50 năm qua trên miền Bắc và hơn 30 năm qua trên khắp mảnh đất có tên Việt Nam. Trong suốt thời gian đó và trong khắp không gian đó, chưa có một vụ án chính trị nào mà bị cáo lại xuất hiện đàng hoàng, tự tin trong vòng vây của đám đông dân chúng thể hiện công khai sự ủng hộ và cũng tự tin như thế!

Phán quyết miễn chấp hành hình phạt tù (án treo), cải tạo không giam giữ hay cảnh cáo vẫn chưa phải là công lý nhưng điều chắc chắn là song sắt nhà tù đã nằm lại phía sau. Các bị cáo, những người thân và công chúng quan tâm đã trút bỏ được nhiều ưu phiền. Và áp lực đối với người cầm quyền cũng phần nào được giảm bớt. Thật đáng tiếc khi hệ thống truyền thông của người cầm quyền vẫn chưa thoát được áp lực bắt bẻ cong sự thật hiển nhiên trong phiên tòa. Thật có lý khi nhiều người dân vẫn chưa hài lòng hoặc vẫn cảnh giác với động cơ nằm sau phán quyết sơ thẩm. Và có thể phán quyết của tòa án cũng chỉ là một quyết định khiên cưỡng của người cầm quyền. Nhưng dân chủ hóa sẽ là gì nếu không phải là một quá trình nhằm tiến đến những nhượng bộ và nhượng bộ nhiều hơn của quyền lực độc đoán, là nhằm mở ra những cơ hội cho người cầm quyền phải ưu tư hơn, đáp ứng nhiều hơn với nguyện vọng của dân chúng.

Phiên tòa sơ thẩm đã khép lại. Những người đóng vai “quan tòa” đã trở về với công việc hàng ngày. Những nhân viên công lực lại tiếp tục nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh cho xã hội. Các bị cáo đã trở lại cuộc sống đời thường. Những dư âm của xô xát, bôi nhọ, hăm dọa đồng bào Công giáo đang lùi xa vào dĩ vãng. Nhưng hình ảnh đoàn người cùng tám người vừa bị kết tội hân hoan trở về trên con đường lớn được đảm bảo an toàn bởi hai hàng cảnh sát với khí tài lủng lẳng trên người, với những khuôn mặt nghiêm trang, đúng mực sẽ mãi còn là một hình ảnh đẹp cho dân tộc Việt.

Đó là một hình ảnh khó tin nếu ai không được chứng kiến tận mắt. Nhưng đó đã là sự thật. Sự thật cho thấy hòa bình và trân trọng nhau trong sự bất đồng là một điều có thật. Sự thật cho thấy cách mạng không nhất thiết phải đi kèm bạo lực. Sự thật cho thấy nỗi ám ảnh “đa nguyên đa đảng sẽ gây rối loạn” là rất thiếu căn cứ. Như thế, những thành quả đã đạt được cho đến nay trong vụ Thái Hà, Khâm sứ có thể coi là một cuộc tập dượt thành công cho cả người dân và người cầm quyền. Xin nghiêng mình chúc mừng những đồng bào, bè bạn đã góp phần trực tiếp cho một thành công của toàn xã hội!

Phạm Hồng Sơn

09/12/2008

(Một ngày sau phiên sơ thẩm xử tám bị cáo Công giáo Thái Hà-Khâm Sứ)
 
8 tháng 12 ngày hồng phúc nhớ đời
Gió Biển Cửa Lò
03:15 10/12/2008
MỘT NGÀY 8 THÁNG 12 HỒNG PHÚC NHỚ ĐỜI

Chúng tôi đi chuyến tàu 11h đêm ngày 7 tháng 12 từ ga Vinh đến Hà Nội vào khoảng 5h sáng, bắt xe lai (xe ôm, tiếng xứ Nghệ) đến địa điểm nơi xử án 55 Phường Ô Chợ Dừa. Vào lúc 5h30’, xe dừng lại và thả chúng tôi trước cổng uỷ ban Phường, địa điểm dùng để xử 8 anh chị giáo xứ Thái Hà vì công lý.

Khi chúng tôi xuống xe thì trên từng 4 có người mở của nhìn xuống. Chúng tôi đang loay hoay tìm chổ nào ngồi tạm thì mấy chú công an lại đuổi chúng tôi đi chỗ khác. Lúc này có các ông bà đang tập thể dục phía bên kia đường, thế là chúng tôi hoà vào cùng tập thể dục với họ. Trời vẩn chưa sáng rõ lắm đành phải kiếm một chỗ gần uỷ ban để ngồi chờ anh chị em ra toà. Vì ở xa đến nên chúng tôi phải lo đến sớm, nếu đến muộn sợ công an họ chặn các lối không cho vào.

Lúc này xe nghiệp vụ các loại lần lựợt đến, có số đã đến trước đó. Khoảng 6h sáng thì họ bắt đầu chăng dây.

Bị chặn từ xa

Đang thấp thỏm chờ đợi, thì khoảng 8h kém. Ôi! một đoàn người hùng dũng tiến ra, tay cầm nhành lá thiên tuế miệng hát vang những bài thánh ca. Chúng tôi vui mừng quá, bao nỗi lo thấp thỏm chờ mong nay đã biến tan. Thật tiếc ! Thì ra các Cha và cộng đoàn dâng thánh lễ xong mới rước các anh chị em ra toà. Biết vậy chúng tôi vào nhà thờ dâng lễ cùng cộng đoàn khỏi phải thấp thỏm chờ mong trong lo âu không an toàn. Thôi thì âu cũng là ý Chúa.

mặt trời xoay tư 8 giờ 45 đến 11 giờ trưa
8 h toà làm việc. Chúng tôi chỉ đứng ở ngoài trước mặt nhà xử án, đến khoảng 9h thì mặt trời ló khỏi trên đầu nhà xử án, bổng chúng tôi nhìn lên thấy mặt trởi trông như xoay tít toả muôn ánh màu sắc rực rỡ trên bầu trời Hà Nội. Mọi người được chứng kiến hiện tượng lạ thì nhảy lên vui mừng. Nhiều người đã khóc và xin Chúa Mẹ thương anh chị em vì công lý mà phải chịu bất công của gian trá bạo tàn.

Mặt trời xoay từ 8h45 đến 11h trưa

Buổi trưa toà tạm nghỉ. Chúng tôi không dám rời địa điểm ra ngoài. Biết rằng cần phải giải quyết bao khâu cá nhân, nhưng nếu ra ngoài kia thì chắc chắn công an sẽ không cho vào nữa, thôi thì ráng mà chịu.

Bữa ăn trưa được giáo dân tiếp tế bằng bánh mỳ, chuối, nước khoáng. Chúng tôi cũng chẳng thấy đói vì từ sáng tới giờ đang trong tình trạng thấp thỏm, hồi hộp, lo âu cho 8 anh chị em của mình không biết kết cục ra sao.

Bà cụ 77 tuổi giáo phận Vinh Nghệ An cùng ăn bữa trưa dã chiến

Một bác cao tuổi nói với chúng tôi “ nhà tôi ở gần đây nhưng tôi không về, tôi ở lại trưa với mọi người chờ kết quả”. Một buồng chuối được mang vào chúng tôi cùng ăn trưa dã chiến.

Trước khi đi tôi đã mượn được một máy ảnh. Vì không có chuyên môn nên tôi cứ thế chụp lia lịa. Tôi xin Mẹ cho tôi chụp được những hình ảnh thật tốt và theo ý Mẹ. Những lúc đoàn người hát Thánh ca hoặc hô to “ Vô Tội”, tôi lại gọi về quê mở loa ngoài để những anh chị em ở nhà hiệp thông và chia sẻ, vì chúng tôi đã có sự giao hẹn từ trước.

nhân viên sứ quán ngoai quốc đến quan sát phiên toà
Đứng cạnh tôi có một người khoảng gần 40 tuổi thấy tôi chụp ảnh và gọi điện mở loa ngoài thì hỏi: Chị quê ở đâu?

Tôi trả lời: tôi ở Nghệ An.

Cho em xin số điện thoại chú ấy bảo,

tôi hỏi lại: chú ở đâu mà xin số điện thoại của tôi để làm gì?

Chú ấy trả lời: em bây giờ không nói được với chị đâu, hồi nữa em sẻ trao đổi qua điện thoại.

Khoảng 3h thì chú ấy gọi đến và lại hỏi chị quê ở đâu? Tôi lại trả lời tôi ở Giáo Phận Vinh, Nghệ An.

Chú ấy hỏi: Chị ra đây tham dự phiên toà có mục đích gì?.

Tôi trả lời: Tôi ra đây hiệp thông cầu nguyện cho 8 anh chị em chúng tôi.

Chú ấy lại hỏi: Theo chị thì những con người ấy có tội không?

Tôi trả lời trong điện thoại rằng: Họ không có tội, họ làm gì mà có tội.

Chú ấy lại hỏi: Tại sao chị cho rằng họ không có tội? Tôi trả lời rằng nếu anh muốn biết cụ thể xin mời anh đến đây, bây giờ tôi còn bận cầu nguyện và tôi xin phép tất máy.

Bà cụ 77 tuổi từ giáo phận Vinh đi dự phiên tòa
Cùng đi với tôi còn có một bà già 77 tuổi và một bà 60 tuổi, cũng bị một chị đến hỏi như sau: Các bà ở đâu? Các bà trả lời người giáo Phận Vinh Nghệ An, thì chị ấy bảo xa xôi già cả như vậy đi làm gì cho nó khổ, các bà đã khẳng khái trả lời rằng: Chúng tôi đi ra đây để cầu nguyện cho anh chị em của chúng tôi vì công lý mà phải khổ, phải ra toà.

Sang buổi chiều toà bắt đầu làm việc. Khoảng 3h có một chị trong toà ra thông tin tất cả án treo, lúc này mọi người reo lên, nhảy lên, trong tay giơ cao cành lá thiên tuế. Sau một thời gian lo âu thấp thỏm nay như vỡ oà, nhảy reo xong thì lại hô: “ Phải xử Vô tội, phải xử Vô tội” Cả khu vực ào ào vang dội những tiêng hô “Vô Tội, Vô Tội” được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Ôi! Chúng tôi như được quyện vào nhau với một cảm xúc chưa từng có trong đời, một cái gì đó thật khó tả, đã 50 năm từ khi có trí khôn cho cho đến nay, tôi chưa hề có được cái hạnh phúc, cảm xúc, sung sướng trào dâng như ngày hôm nay. Cám ơn Chúa Mẹ đã đưa chúng con ra đây với anh chị em, Cám ơn Chúa Mẹ đã cho chúng con có được một tình cảm dâng trào trong tình huynh đệ hoà quyện trong tình con Chúa, trong tinh yêu Giáo Hội. Cảm xúc này không tả được, khó tả quá, không biết diễn đạt bằng danh từ nào cho xứng hợp cả, tôi nghĩ hôm nay Chúa cho chúng ta nếm một chút hương vị của thiên đàng.

Nhất là lúc 8 anh chị em c ùng những người thân đi từ trong toà đi ra, đúng là một “ngày hội” và còn hơn thế, một ngày “Hội” lớn trong đời mà con được chứng kiến. Chúa ơi, vâng lúc này trong con không phải là mình đang đi dự một phiên toà, mà đang ngụp lặn trong biển tình yêu của một ngày hội, một ngày hội hoành tráng độc nhất vô nhị, không thể có lần thứ hai.

Với nhiều loại Tình cảm đan xen dâng trào của cộng đoàn dân Chúa dành cho 8 anh chị em và vị luật sư được thể hiện trong những bó hoa tươi thắm, bằng những vòng tay ôm xiết, bằng những cú tung nổi trên không.

Lạy Chúa, Lạy Mẹ con chỉ biết khóc thôi, khóc vì cảm động quá, khóc vì sung sướng quá, khóc vì… tôi cứ thế thả trôi theo dòng người trong cảm xúc trào dâng, tay giơ cao nhành lá thiên tuế mà một chị đã trao cho từ ban đầu, theo đoàn rước hoành tráng tiến về nhà thờ Thái Hà cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn mà cứ khóc hoài không thôi. Tạ ơn Chúa - ngàn lần tạ ơn Chúa và Mẹ - Cám ơn các chiến sĩ kiên cường bất khuất vì công lý - cám ơn Quý Cha, cám ơn tất cả Quý vị.

Trên chuyến xe trở về Nghệ An mà lòng xúc động từng đợt, từng đợt dâng trào theo mãi đến giờ này. Thật là vĩ đại, thật là oai hùng, chắc không bao giờ tôi có được những giờ phút như ngày 8 tháng 12.

Một lần nữa xin tạ ơn Chúa Mẹ đã cho chúng con được hồng phúc của ngày 8 tháng 12, ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, nhớ đời.
 
Mừng ngày vinh thắng
J. Xuân-Viện
03:53 10/12/2008
Mừng ngày vinh thắng

Ngày 8 tháng mười hai:
Mẹ Vô Nhiễm sáng ngời,
Chúa dành riêng cho Mẹ
Đoàn con khắp nơi nơi,
Cùng chúc tung không ngơi.

Ngày 8 tháng mười hai,
Tám con dân Thái Hà
Tiến lên trong lời ca,
Tay không là khí giới.
Quyết đấu tranh trước toà.

Ngày 8 tháng mười hai,
Tám khuôn mặt kiên cường,
Anh hùng của muôn phương,
Thái Hà, Toà khâm sứ,
Giáo hội và Quê hương,

Ngày 8 tháng mười hai,
Cả loài người say mê,
Mừng chiến sĩ trở về.
Ngợp trời cành thiên tuế
Khải hoàn môn Thái Hà.

Ngày 8 tháng mười hai,
Đoàn con về nhà Mẹ,
Cùng ngước mắt trông lên,
Triền miên cảm tạ Chúa,
Ban hồng ân vô biên.

Ngày 8 tháng mười hai,
Mẹ dịu dàng nhìn xuống,
Mỉm cười với đoàn con,
Khen tấc dạ sắt son,
Xứng danh con của Mẹ.

Ngày 8-12-2008
 
Hà Nội, Công Lý và Sự Thật đang ló rạng qua 8 Anh Hùng Thái Hà
Hà Long
04:38 10/12/2008
ĐỨC QUỐC - Người dân Hà thành trong vài tháng qua đã trải qua thật nhiều biến cố: chỉ qua một đêm người dân được hưởng „chùa“ 2 vườn hoa „nhà thờ“ tại Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà vì các túi tham vô đáy của các quan lớn quan bé bị giáo dân Công Giáo cắt đứt hoàn toàn qua các cuộc cầu nguyện đốt nến sáng tại thủ đô Việt Nam. Tiếp theo, biến cố đau thương qua trận Đại Hồng Thủy từ 31-10 đến 5-11-2008 vẫn còn để lại nhiều hậu quả thiệt hại về con người và vật chất. Mới đây nhất vào ngày 08-12-2008 người dân Hà thành lại có thế không tin được vào ánh mắt của mình khi nhìn thấy đoàn người trật tự và ăn mặc thật đẹp xuống đường cầu nguyện với cành lá thiên tuế trên tay, họ hiên ngang đi giữa lòng đường thủ đô. Sau khi tòa tuyên bố kết án, cả ngàn người ngoài đường phố reo hò vỗ tay và tặng hoa chúc mừng các bị can. Họ ra đi và trở về như người giành được chiến thắng cho công lý cho sự thật. Điều này thực hay mơ đang xảy ra trong lòng chảo của cộng sản vô thần, vô tôn giáo?

Qua cơn đại hồng thủy tại Hà Nội tôi tình cờ đọc được câu thơ:

"Đi trong nước lũ tìm Công Lý,

Mở lối cho dân hưởng Thái Hòa!"


Câu thơ hay quá! Rất phù hợp với tâm trạng người dân Thái Hà. 8 Anh Hùng Thái Hà đang hiên ngang đi vào trọng tâm cơn lũ của: đám tham ô, đàn áp, cướp ngày lẫn cướp đêm, trí trá xảo quyệt đổi thắng thay đen, cường hào ác bá, tác yêu tác quái từ nông thôn đến thành thị, chà đạp nhân phẩm con người, bán sức lao động của dân nghèo cho ngoại bang, moi ruột các công trình bạc tỉ trên mọi nẻo đường quê hương, một nền phá sản giáo dục, vô đạo, bất nhân cũng như bất nghĩa…

Hôm nay, thứ ba, 09-12-2003 thế giới mừng ngày „Quốc Tế Chống Tham Nhũng“ lần thứ 5. Hiệp ước chống tham nhũng (UNCAC) được Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 31-10-2003. Lúc ấy Việt Nam rất nghèo đói nhưng làm le với thế giới, là một trong hơn 20 quốc gia đầu tiên bèn đặt bút ký tên ngay vào bản văn này. Chưa xong csVN nổ mạnh bạo hơn nữa qua việc đặt bút ký kết tham gia vào “Sáng Kiến Hành Động Chống Tham Nhũng” tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD).

Thế đấy, sau 5 năm đặt bút ký tên vào văn bản chống tham nhũng csVN góp phần được gì cho lợi ích chung của nhân loại, hay là phải nhục nhã cúi đầu tại châu Phi qua bà Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở thủ đô Nam Phi vì lỡ cầm nhầm vài sừng tê giác (cho các quan lớn) được chụp hình trước lá cờ đỏ sao vàng của tòa sứ quán VN.

Quả thực, không có nhục nhã to lớn nào cho bằng một quốc gia sở tại khi mời khách quốc tế đến họp hội nghị cao cấp và bị một người khách „vả“ vào má mình trước bàn dân thiên hạ về tội THAM NHŨNG. Ấy là ông đại sứ Mitsuo Sakaba của Nhật đã ngang tàng làm như thế tại thủ đô Hà Nội, ngay trong cuộc hội nghị các nguồn cấp viện trợ cho Việt Nam. Người tính không bằng trời tính vì csVN đã cố ý dời ngày xử án 8 giáo dân Công Giáo vào ngày 08-12-2008, vì muốn tránh sự có mặt của các nhà ngoại giao thế giới đến tham dự cuộc hội nghị này, họ có thể dòm ngó thêm vào cuộc xử án nếu thực hiện vào ngày 05-12. csVN không những tránh được oan khiên mà còn phải cúi đầu nhục nhã trước ánh mắt thế giới chỉ vì vài lời tuyên bố của ông đại sứ Nhật. Một bài báo tiếng Anh đã thẳng thừng bình luận rằng đó là một cú tát trời giáng vào thẳng mặt csVN.

Dư luận trong nước luôn bức xúc từ mọi tầng lớp dân chúng, có lúc âm thầm có lúc công khai về những vụ tham ô, cướp đất, xà xẻo tiền, hàng cứu trợ nhân đạo, mua quan tiến chức, lập quỹ đen, thu chi để ngoài sổ sách, chi khống, ghi nợ khống, ngay cả về những vụ làm danh sách thương binh giả, bệnh da cam giả, mộ liệt sĩ giả để moi tiền của ngân sách, của viện trợ nước ngoài.

Một điều quan trọng là dân Việt Nam chưa đặt tầm quan trọng vào các vốn viện trợ ít lãi. Đa số cứ tưởng nhận tiền là xong rồi muốn làm gì thì làm. Các quan lớn quan bé thò tay thật mau để rút ruột các nguồn vốn viện trợ này. Sự thật việc trả nợ sẽ dồn hết vào thế hệ con và thế hệ cháu của chúng ta. Chẳng ngoại bang nào tốt lành móc túi riêng cho người Việt Nam hưởng không? Đến bây giờ csVN vẫn phải è cổ trả nợ cho cộng sản Tàu và Liên Xô về những gì họ đã giúp cho đứa em nghèo, tàn ác và hiếu thắng trong cuộc chiến VN.

Thật nhục nhã! Khi chúng ta vẫn nghe hằng ngày trên báo đài: nước bạn giúp viện trợ cho chương trình này, cho chương trình kia và cứ cuối câu người dân VN đều phải nghe kèm theo nhằm mục đích: „XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO“. Đã 63 năm độc lập, đã 33 năm không còn chiến tranh nhưng csVN vẫn dẫn dắt dân tộc VN lọt xuống tận cuối sổ của các nước nghèo đói thế giới. Điều trái ngược với người dân nghèo là chúng nó: các tham quan đều ở nhà cao cửa rộng, vila lộng lẫy. Trong làng ngoài ngõ có ai thấy tòa nhà UBND nào nhỏ thó đâu, còn kèm theo các xe ôtô hạng sang đỗ ở ngoài sân. Hơn 1 triệu đảng viên csVN đang đi lầm đường phản bội dân tộc và họ đang chia nhau hưởng thụ cá nhân hơn cả các nhà độc tài quân phiệt.

csVN đang có quyền lực, sức mạnh và bè đảng trong tay, tuy vậy họ vẫn sống trong lo lắng sợ hãi: mất quyền lực, mất gia tài, mất quyền lợi. Thế giới cộng sản đầy dẫy gian trá, đểu giả, cá lớn nuốt cá bé. Hôm nay có đấy và ngày mai có thể trắng tay hoặc tù tội. Chốn chạy mãi cũng đến lân mình, điển hình hôm nay, 09-12-2008 đúng lúc mừng ngày „Quốc Tế Chống Tham Nhũng“ lần thứ 5, tham quan Huỳnh Ngọc Sĩ bắt đầu bị khởi tố vì các quan lớn đỡ đầu phủi thẳng tay sau 6 tháng cầm cự. Ông Sĩ đang là con dê tế thần cho ngày mừng này! Hãy đọc nguyên văn của báo VnExpress: „5 ngày sau khi đại sứ Nhật thông báo tạm dừng vốn vay ưu đãi chờ kết luận cuối cùng về nghi án hối lộ của Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI), hôm nay, vụ hối lộ liên quan đến ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã chính thức được phía Việt Nam khởi tố.“

csVN thấm đòn kinh tế khi bị cắt viện trợ trong hoàn cảnh thoái hóa kinh tế toàn cầu. Nguồn viện trợ ít lãi chính là hơi thở tiếp hơi cho nước nghèo đói này. Điều này gây kinh hoàng cho nhà cầm quyền vì họ xem kinh tế là là sức mạnh cho hệ thống kiểm soát độc tài của họ. Ví dụ sau khi đại sứ Nhật tuyên bố ngừng viện trợ thì Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc liền than thở: „Ít nhất 3 dự án lớn của Việt Nam mất nguồn vốn sau quyết định của chính phủ Nhật tạm ngừng cam kết vốn ODA mới cho Việt Nam.“ Thành phố Hà Nội lãnh hậu quả nặng nhất do quyết định của Nhật vì phải ngừng ngay dự án quan trọng thoát nước tại Hà Nội vào giai đoạn 2 và dự án tàu điện ngầm Hà Nội chưa có vốn vì vụ tham nhũng PCI này.

Tử huyệt của csVN chính là nguồn vốn viện trợ. Chúng ta cứ hiểu theo nguyên tắc bất di bất dịch rằng dân hưởng ít, tham quan được hưởng nhiều. Tử huyệt của chúng chính là gia tài đồ sộ chúng đang hưởng thụ! Cũng may thế giới tự do vẫn còn giữ riêng cho mình một độc chiêu để điểm vào tử huyệt của csVN là NHÂN QUYỀN và TỰ DO TÔN GIÁO.

8 Anh Hùng Thái Hà đang được che chở và bảo vệ của thế giới dân chủ tự do, có thể nói trong lịch sử 63 năm của csVN họ chưa bao giờ họ nhục nhã nhượng bộ người dân như đã xảy ra vào ngày 8-12-2008 tại toà án phường Ô Chợ Dừa. Chưa bao giờ trong một cuộc xử án tại Việt Nam có sự hiện hiện chú ý của nhiều quốc gia Tây phương như thế.

Người dân Hà thành đang đồn thổi về cuộc xử án 8 Anh Hùng Thái Hà vừa qua chẳng khác nào như cuộc đấu tố cách đây hàng chục năm. Chỉ có khác nhau là người dân lành đã can đảm hiên ngang đứng ra tố cáo tội ác tày trời của csVN.

Trong bài giảng thánh lễ Tạ Ơn vào buổi chiều tại giáo xứ Thái Hà sau cuộc xử án, cha bề trên Mátthêu Vũ Khởi Phụng đã nhắc nhở điều cốt yếu trong bài giảng rằng: „Tại sao hôm nay ra toà mà ăn mặc đẹp thế, tại sao ra toà mà cứ ngẩng cao đầu? Tại sao ra toà mà lại cứ cười? Bởi vì biết rằng trong lòng mình không có làm cái gì xấu, không có làm cái gì bậy...“. Chính điều này là sức mạnh vô biên của 8 Anh Hùng Thái Hà. Chính điều này người csVN hiển nhiên không hề có được!

Chúng ta lại được phép nhắc lại lời nói của thống Pháp Nicolas Sarkozy tại thành phố cảng Danzig vào ngày 5-12-2008 khi khen ngợi cựu tổng thống Ba Lan Lech Walesas dịp kỷ niệm 25 năm ông đoạt giải Nobel Hòa Bình cho công đoàn Đoàn Kết (Solidarnosc) rằng: „Ngài đã góp công giật sập bức màn sắt cộng sản, nó đã là một tủi hổ cho nhân loại!“

Sức mạnh của 8 Anh Hùng Thái Hà đang hưởng được để vượt qua những ngày tù tội, bị hăm dọa, trấn áp tinh thần như ngày xưa ông Lech Walesa đã cảm nghiệm trong cuộc sống bị đàn áp tù đày do cộng sản Ba Lan gây ra cho công đoàn Đoàn Kết: „Khi ấy chúng tôi chỉ dựa vào sức mạnh của ơn trên từ trời cao, giá trị tinh thần đoàn kết và tin vào Thiên Chúa.“

Mong thay chúng ta được phép dựa vào ơn trên này!
 
Con đường tìm Công lý chưa kết thúc
Mặc Giao
14:21 10/12/2008
CON ĐƯỜNG TÌM CÔNG LÝ CHƯA KẾT THÚC

Sau phiên xử 8 giáo dân Thái Hà ngày 08-12-2008 tại tòa án nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, nhiều người đã vui mừng cho đó là một thắng lợi vì nghĩ rằng nhà cầm quyền cộng sản không dám nặng tay với những giáo dân bị truy tố, một phần do thái độ can trường và cương quyết của các giáo sĩ và giáo dân Thái Hà, một phần do những áp lực từ quốc nội và quốc tế.

Cũng như những người Việt Nam khác sinh sống ở hải ngoại, tôi thành thật chia vui với 8 anh chị em Thái Hà đã thoát vòng lao lý, nhưng tôi vẫn buồn vì anh chị em vẫn bị kết án một cách bất công và vẫn phải đeo một tiền án có thể di hại tới những hành động của anh chị em trong tương lai.

Bất công vì anh chị em đã bị kết án, dù án treo, với tội danh: "Hủy hoại tài sản nhà nước và gây rối trật tự công cộng". Đây là một tội danh có tính vu khống và hoàn toàn phản lại sự thật

1/ Hủy hoại tài sản nhà nước ?

Tài sản nào? Đó là bức tường trong khu đất của giáo xứ Thái Hà đã được xây từ lâu để ngăn Công ty cổ phần may Chiến Thắng cũng được xây trong khu đất này. Sau mấy ngày mưa lũ, một phần của bức tường bị xụp đổ ngày 14-08-2008. Để tránh hiểm họa bức tường có thể đổ tiếp, giáo dân đã phá nốt 3 mét tường còn lại và dời ảnh tượng đi. Như vậy nhà nước không thể truy tố giáo dân phá hoại tài sản của nhà nước.

Nhà nước cho công ty Chiến Thắng chiếm dụng bất hợp pháp đất đai của giáo xứ Thái Hà. Giáo dân Thái Hà là cộng đồng sở hữu đích thực của khu đất có quyền phá nốt một phần tường đã bị đổ để bảo đảm an ninh và tiện đường đi lại trên chính phần đất của họ. Bức tường này do công ty Chiến Thắng xây, không phải tài sản của nhà nước.

Nhà nước ước lượng thiệt hại về bức tường đổ là 3,700.000 đồng VN (khoảng trên 200 Mỹ kim). Với một thiệt hại nhỏ nhoi như thế, nếu ai thực sự là chủ nhân khu đất và bức tường cũng chỉ có quyền đòi bồi thường thiệt hại. Tòa án có thụ lý thì cũng chỉ có thể bắt 8 người chia nhau trả số tiền này, cộng thêm án phí. Đem việc này truy tố hình sự và phạt tù treo là cưỡng bức sự thật và thủ tục tố tụng.

2/ Gây rối trật tự công cộng ?

Giáo dân cầu nguyện một cách hòa bình trên khu đất của họ, không gây bạo lực, không cản trở lưu thông, không làm trở ngại việc làm ăn của dân chúng, tại sao kết án họ gây rối trật tự công cộng? Cáo trạng về tội "phá hoại và gây rối" của "bị cáo" Nguyễn Thị Việt được ghi rằng đương sự có những hành vi "nhặt cỏ, dọn dẹp ở khu vực bể nước nơi đặt tượng Đức Mẹ, nhặt gạch san lấp chỗ trống, ngày nào Việt cũng ra khu đất của Công ty cổ phần may Chiến Thắng để cầu nguyện…, dùng tay, ván gỗ phá tường rào rộng khoảng 3 mét và còn khoảng 20cm nữa là đến chân tường".

Có tòa án bình thường nào trên thế gian này dám có "can đảm" kết án người "nhặt cỏ, dọn dẹp, cầu nguyện, dùng tay cậy vách tường" vào tội "phá hoại tài sản nhà nước và gây rối trật tự công cộng" hay không? Chỉ có tòa án phường tuồng của chế độ Hà Nội mới dám làm như vậy. Lẽ ra phải truy tố với tội danh này những tên côn đồ được thuê mướn, khích động và được công an bảo vệ để nhổ nước miếng vào giáo sĩ, giáo dân, chửi bới thô tục, dọa giết Tổng Giám Mục Hà Nội.

Với lối kết tội mang tính vu khống như thế, với thủ tục xét xử trò hề như thế, chế độ cộng sản VN đã xỉ nhục công lý, làm trò cười cho thiên hạ khi nhìn vào nền tư pháp của VN. Mọi tòa án ở VN hiện nay đều là những tòa án chính trị. Ngay những tội hình sự như tham nhũng, cướp của, hối mại quyền thế cũng được xử theo chỉ thị với những tiêu chuẩn khác nhau. Quan lớn và người của đảng luôn luôn được miễn truy tố, được giảm khinh hay ở tù lấy lệ một thời gian rồi được phóng thích sớm. Ngược lại, những người dân thấp cổ bé miệng, không có tiền hối lộ quan tòa và Viện Kiểm Sát Nhân Nhân, thì luôn luôn lãnh án tối đa.

Những ai có hành động hay lời nói không vừa ý những người cầm quyền là lập tức bị kết tội phá hoại chế độ, phá hoại tình đoàn kết, phá hoại tài sản quốc gia và trật tự công cộng. Trong trường hợp Thái Hà, vì không dám xử Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, nên nhà cầm quyền đã điên khùng thị oai trên những giáo dân hiền lành, bé nhỏ, bằng những lý sự cùn và những sự kiện đổi trắng thay đen. Họ rất muốn tuyên những bản án nặng nề và bỏ tù đám giáo dân này cho bõ ghét và để răn đe những người khác. Tuy nhiên, họ không dám làm như vậy vì sợ "bứt dây động rừng". Nhiều thứ "động" đang rình rập, chờ đợi những qúa đà của họ để kéo cho chế độ sụp luôn. Điều này chứng tỏ họ vừa lên gân vừa run, không mạnh như nhiều người tưởng.

Bẩy án tù treo và một án cảnh cáo hành chánh mà anh chị em Thái Hà phải chịu tuy nhẹ nhàng nhưng vẫn biểu tỏ sự bất công. Anh chị em hoàn toàn vô tội, không có lý do gì để bị kết án. Án tích sẽ được ghi trong hồ sơ pháp lý của anh chị em và sẽ được dùng để kết tội anh chị em nặng hơn nếu mai ngày anh chị em lại đi "nhặt cỏ hay cầu nguyện". Tôi rất cảm phục tất cả tám anh chị em đã có thái độ không sợ hãi và dõng dạc tuyên bố mình vô tội trước tòa. Tôi rất xúc động khi nghe chị Ngô Thị Dung, một trong 8 người bị kết án treo, trả lời phỏng vấn của cô Trâm Oanh là chị không công nhận bản án và khi được ra tù, chị sẽ tiếp tục đi tìm công lý. Chúng tôi ở hải ngoại luôn đập cùng một nhịp tim với anh chị em trong nước.

Riêng tại Canada nơi chúng tôi sinh sống, chẳng những nhịp tim của chúng tôi mà cả của người bản gốc Canada cũng rung động với anh chị em Thái Hà. Qua một bản tuyên cáo ra đầu tháng 12-2008, Ủy Ban Yểm Trợ cho Dân Chủ và Tự Do Tôn Giáo tại VN gồm toàn những người gốc Canada, đã viết: "Việc tịch thâu đất của giáo xứ Thái Hà đã đụng tới trái tim của người Canada chúng tôi bởi vì các linh mục Canada thuộc nhà mẹ Sainte Anne de Beaupré ở Québec đã mua khu đất này năm 1928 để xây nhà dòng Chúa Cứu Thế đầu tiên ở Việt Nam và nhà thờ Thái Hà sau đó".

Ngày 20-10-2008, văn phòng Thủ Tướng Canada đã gửi cho chúng tôi một văn thư phúc đáp thư đề ngày 08-08-2008 của Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho VN của chúng tôi về vụ Thái Hà và tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội. Thư phúc đáp cho biết Thủ Tướng rất quan tâm tới những việc chúng tôi nêu lên và đã ra lệnh cho Tổng Trưởng Ngoại Giao nghiên cứu và hành động thích hợp.

Tổng Trưởng Ngoại Giao Canada, Lawrence Cannon, đã đích thân viết cho chúng tôi thư dài 2 trang đề ngày 25-11-2008 trình bầy những gì chính phủ Canada đã, đang và sẽ làm trong mục tiêu tranh thủ tự do tôn giáo và nhân quyền cho VN. Ông cho biết tòa Đại Sứ Canada tại Hà Nội đã cùng với 3 toà đại sứ khác là Tân Tây Lan, Na Uy và Thụy Sĩ lập thành "Nhóm Bốn" để cùng phối hợp theo dõi, báo cáo về các chính phủ liên hệ và can thiệp tại chỗ về các vấn đề tự do và nhân quyền.

Đặc biệt vào ngày 06-12-2007 tại Hà Nội, trong phiên họp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đại diện các quốc gia chi viện cho VN, Đại Sứ Canada đã long trọng nhân danh "Nhóm Bốn" kêu gọi Việt Nam phải "tu chính những luật lệ về tự do ngôn luận và lập hội để hòa nhịp tốt hơn với những đòi buộc quốc tế". Cuối thư, Tổng Trưởng Ngoại Giao Canada viết:

"Tôi tin rằng việc đề ra sự thi hành những quy tắc và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, việc yểm trợ dài hạn những cải cách về luật lệ và tư pháp, và áp lực của cộng đồng quốc tế sẽ dẫn đến những cải thiện tình hình Việt nam. Canada sẽ tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận này bằng nhiều đường lối cụ thể.

"Tôi nhận thức rằng tình hình như được diễn tả trong thư của qúy vị thật bất hạnh và đáng quan ngại. Tuy nhiên, tôi có thể bảo đảm với qúy vị rằng việc dân Canada gắn bó với nhân quyền là một điều quan trọng, vì thế chúng tôi sẽ tiếp tục thông báo những nỗ lực của chúng tôi khi chúng tôi thực hiện xa hơn nữa những liên hệ song phương với Việt Nam…"


Nêu những sự việc trên, chúng tôi chỉ muốn nói rằng những đóng góp khiêm nhượng của người Việt ở Canada không vô ích. Ở các nơi khác cũng thế. Kết qủa của những vận động quốc tế dù lớn hay nhỏ, dù nhanh hay chậm, đều góp phần làm cho chế độ độc tài ở Việt Nam phải chùn tay đàn áp và phải suy nghĩ bẩy lần trước khi lấy một quyết định đàn áp mới. Chúng tôi có thể giải tỏa bớt những đè nén cho đồng bào ở quê nhà, nhưng chính đồng bào đang kiên cường đấu tranh trực diện để đòi hỏi tự do và công lý.

Cuộc đấu tranh nào cũng khó khăn và đòi hỏi những hy sinh. Con đường đấu tranh cho tự do và công lý tại quê nhà chưa kết thúc. Tuy nhiên, tôi tin như lời Cha Micae Nguyễn Hữu Phú, Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, đã nói với 4,000 giáo dân Sàigòn tối Chúa Nhật 30-11-2008 rằng: "Tại tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội và tại giáo xứ Thái Hà, nhà cầm quyền đã chôn Chúa Giêsu Kitô, chôn công lý và sự thật. Nhưng từ đó, Chúa Giêsu Kitô sẽ sống lại, và công lý và sự thật sẽ phục sinh".

Tôi cũng tin rằng anh chị em giáo dân Hà Nội, đặc biệt 8 anh chị em bị kết án oan ức, đã góp phần tích cực vào công cuộc phục sinh sự thật và công lý trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Canada ngày 9/12/2008
 
Văn hóa du kích, và những phiên tòa du kích
Người Việt thầm lặng
14:29 10/12/2008
Văn hóa du kích, và những phiên tòa du kích

Cộng Sản đã từng có thời thành công trong chiến tranh nhờ chiến thuật du kích. Có thể hiểu du kích là một chiến thuật của kẻ yếu, lợi dụng bóng đêm, bất ngờ tấn công một đối phương mạnh hơn. Nói cách khác, những đặc điểm đặc thù và dễ nhận ra của du kích là đang ở thế yếu (có thể yếu về sức mạnh hoặc yếu về chính nghĩa) nên phải lợi dụng bóng đêmtấn công bất ngờ hay đánh lén để đạt được thắng lợi.

Nếu văn hóa là những gì còn lại sau khi đã quên hết, thì những người Cộng Sản đã để lại nhiều thứ văn hóa cho dân tộc Việt Nam, nhưng đáng kể nhất là văn hóa cải cách, văn hóa đấu tố và văn hóa du kích. Tội nghiệp và khốn khổ cho hai từ văn hóa biết bao.

Một minh họa cụ thể về văn hóa du kích, ta có thể nhận thấy qua việc xây dựng hai công viên ở Thái Hà và Tòa Khâm sứ Hà nội vừa qua. Nghĩa là chớp nhoáng, trong một thời gian vượt mọi kỷ lục xây dựng. Điều đó có nghĩa là nhà nước cộng sản Việt Nam đã phải lợi dụng bóng đêm và tấn công bất ngờ để Tòa Giám mục và giáo xứ Thái Hà không kịp đối phó, vì thực tế việc xây dựng hai công viên đã được khởi công vào ban đêm cùng với sự hỗ trợ của nhiều chó nghiệp vụ và dày đặc công an với còng số 8 cùng với hơi cay và gậy gộc. Như thế rõ ràng là nhà nước cộng sản Việt Nam đang ở vào thế yếu về chính nghĩa, vì nếu thực sự có lẽ phải, tại sao không đường đường chính chính để làm? Vì thế, nhiều người, trong đó có cả những người Cộng Sản còn lương tri, đã đề nghị gọi 2 công viên này là CÔNG VIÊN DU KÍCH để mang ơn những giáo dân Thái Hà, vì nhờ họ, hai công viên này mới được hình thành thay vì một khách sạn và các tụ điểm ăn chơi.

Chiến tranh với súng ống đạn dược đã qua từ sau năm 75, nhưng cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối chưa bao giờ chấm dứt. Cuộc chiến này, dù không có tiếng súng và đạn bom ầm ĩ, nhưng phần tàn bạo và khốc liệt vẫn luôn gớm ghê kinh khủng. Nhà tù, hơi cay, tra tấn, nhục hình và những tiếng nói uất nghẹn vì bị bóp cổ bịt miệng vẫn đang tràn đầy trên cả 3 miền đất nước.

Văn hóa du kích vẫn đang được vận dụng một cách rất linh hoạt hiện nay.

Từ những sự thật một nửa…

Nhà nước Cộng Sản luôn rất yếu về chính nghĩa nên rất sợ sự minh bạch công khai. Họ sợ sự thật, vì sự thật sẽ lột trần bộ mặt ghẻ lở và đáng kinh tởm của họ. Sân chơi toàn cầu WTO là một thách thức không thể vượt qua đối với họ, vì nơi đây, thế giới đòi buộc mọi thành viên phải minh bạch công khai, không chỉ về kinh tế với những con số, nhưng phải là minh bạch trong mọi lãnh vực. Dù rất lúng túng, nhưng với bản chất là gian dối lươn lẹo, người Cộng Sản vẫn dễ dàng tìm ra cách đối phó: Họ cũng nói đến sự thật, cũng trưng bày sự thật, nhưng chỉ là sự thật một nửa. Nhiều, nhiều lắm những thí dụ minh họa về điều ấy. Chỉ xin nói một sự việc cụ thể và gần đây nhất mà ai cũng biết, đó là vụ TGM Ngô quang Kiệt. Để vu vạ ngài không có tinh thần yêu nước, là người phản quốc, họ đã trích dẫn đúng lời ngài nói, nhưng chỉ trích có một phần chưa hết ý của một câu nói. Câu ngắn ấy, chính là một nửa sự thật mà người Cộng Sản đã trình ra trước bàn dân thiên hạ, còn nửa sự thật kia thì họ dấu tiệt đi.

Viết đến đây tôi nghĩ đến một câu chuyện vui mà rất nhiều người biết: Một ông nọ có một cuốn sách thuốc. Khi có ai đau, ông mở sách ra tìm vị thuốc cho người ta uống, rất nhiều trường hợp thành công. Một hôm có người bị đau bụng, ông mở sách ra thấy một câu ở gần cuối trang viết: “Người đau bụng uống phụ tử” . Ông mừng quá lấy phụ tử cho người đau bụng uống. Chẳng may uống thuốc xong người đó lăn ra chết. Ông lấy làm lạ không hiểu tại sao vì mình đã làm đúng theo sách dạy… Cuối cùng ông lật sang trang bên kia thì mới thấy câu đó chưa chấm dứt tại đó mà còn thêm hai chữ “thì chết” nữa mới hết câu. Chuyện cộng sản Việt Nam lấy một đoạn chưa hết ý của TGM Ngô Quang Kiệt để vu vạ cho ngài cũng tương tự như vậy. Đó đúng là một trò lưu manh kiểu du kích của kẻ yếu.

Nhưng thật là bất hạnh cho họ, vì trong thời buổi bùng nổ thông tin hiện nay, mọi người nhanh chóng và lập tức nhận ra cái sự thật ngắn cũn cỡn mà nhà nước cộng sản đã đưa ra không phải là sự thật, mà chỉ là một nửa sự thật. Một nhà văn Tây Phương nọ viết: “Một nửa ổ bánh mì thì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật” . Mà không phải là sự thật thì tất nhiên đồng nghĩa với gian dối. Thật khốn khổ cho họ, việc vu vạ cho ngài bị phản tác dụng, vì nhờ việc vu vạ ấy mà thế giới thấy được bộ mặt trâng tráo của họ, còn uy tín của vị Tổng giám mục thì lại được tăng cao một cách bất ngờ. Nhờ vụ đó mà ngài có thêm không biết bao nhiêu người đồng cảm với ngài, kính trọng và nể nang ngài nhiều hơn trước, vì ngài đã dám nói lên một sự thật. Một sự thật ai cũng biết, và cũng biết bao người từng cảm nhận y như ngài, nhưng không mấy người dám nói ra như ngài. Sự thật hay cảm nhận đó là cảm thấy xấu hổ vì mình đang phải làm con dân của một chế độ mà đi đến đâu cũng bị xăm soi, bị để ý, bị nghi ngờ là khủng bố, là có hành vi phạm pháp, vì mình quá nghèo đói, đầy dẫy bất công. Cả một cụm từ dài dằng dặc “Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” được thế giới hiểu là đồng nghĩa với tham nhũng, đàn áp, khủng bố, trù dập, và đói nghèo tụt hậu. Như thế thì làm sao tránh được xấu hổ, làm sao hãnh diện được khi cầm cái hộ chiếu của cái chế độ phi nhân ấy?

“Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam − Độc lập, tự do, hạnh phúc”. Ôi độc lập! Ôi tự do! Ôi hạnh phúc! toàn là những sự thật một nửa, vì phải thêm chữ “ảo” hay “đểu” vào sau mỗi từ ấy thì chúng mới trở thành sự thật trọn vẹn. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là xếp sòng của Ủy ban chống tham nhũng, ông ta từng nói rằng: “Tôi luôn yêu sự thật và ghét sự gian dối” . Câu nói ấy mà do một người bình thường nói ra sẽ làm xúc động lòng người. Nhưng khốn thay câu đó lại do một người Cộng Sản nói ra, không chỉ là một người Cộng Sản mà còn là người Cộng Sản số một, là thủ tướng cộng sản, nên ai cũng lập tức nhớ đến câu nói để đời của Cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, nhưng hãy nhìn những gì Cộng Sản làm”.

Vụ tham nhũng PMU 18 vẫn đang là một quả đắng đối với 14 vị chóp bu trong bộ máy quyền lực hiện nay. Báo chí bị bịt mồm, nhân dân chẳng ai dám hó hé, nhưng các con sóng ngầm trong mọi tầng lớp, và cả ngay trong Đảng vẫn đang cuồn cuộn, cuồn cuộn xoáy mạnh trong lòng mỗi người. Nóng bỏng nhất lúc này là vụ tham nhũng PCI trong dự án xa lộ Đông Tây với chuyện ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị ngưng chức. Mấy ngày nay, báo đài nước ngoài nói nhiều đến một quả bom đã nổ trong việc viện trợ và vay vốn ODA. Ông Đại sứ Nhật đã chính thức thông báo đại ý rằng, nhân dân và chính phủ Nhật không hài lòng về những đồng tiền thuế của nhân dân Nhật đã được xử dụng thiếu hiệu quả, không minh bạch. Đó là ngôn ngữ ngoại giao, nếu dịch ra theo cách nói của đại chúng dân dã, thì là, tôi cảnh cáo anh, tôi không giúp anh nữa, tôi không cho anh vay tiền nữa, vì anh lươn lẹo và gian trá đến mức chúng tôi không thể kiên nhẫn chịu đựng anh hơn được nữa.

Cộng sản Việt Nam đang lâm cảnh “tang gia bối rối”, vì Nhật là nước giúp đỡ nhiều nhất, đến 1/3 số vốn, so với tất cả các nước đang giúp vốn cho Việt Nam cộng lại. Tất nhiên, thời gian tới, ảnh hưởng dây chuyền từ PCI là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, không cần ai phải lo lắng dùm cho ông Thủ Tướng chống tham nhũng và 14 vị trên chóp bu quyền lực trong Bộ chính trị, vì họ rất nhuần nhuyễn văn hóa du kích nên thừa sức đối phó. Có điều, đối phó có thành công và tính hiệu quả đến đâu, thì xác xuất luôn là một ẩn số với vô vàn điểm đáng ngờ. Mặt khác, dù hậu quả có khốn nạn và tồi tệ đến thế nào đi nữa, thì chính nhân dân, chỉ nhân dân phải trực tiếp lãnh đủ chứ không phải là họ, những kẻ đang ở trong phòng lạnh với hàng hàng lớp lớp bảo vệ cẩn mật xung quanh nơi Bắc bộ phủ, và họ luôn sẵn sàng “bùng” để biến mất, cùng với những tài khoản kếch sù đã có tại nhiều Ngân hàng nước ngoài.

…đến những phiên tòa du kích

Phiên tòa du kích cũng có những đặc điểm dễ nhận, nghĩa là, chớp nhoáng, bưng bít và đầy tính bạo lực. Từ Cải cách ruộng đất đến nay, đã có hằng hà sa số những phiên tòa du kích như thế không thể kể hết. Mai này, khi ngành Luật và Tư pháp Việt Nam có một bộ luật tử tế và hoàn chỉnh, thì Biên niên sử ngành Luật sẽ có vô số việc phải làm, một trong những việc quan trọng đó là thống kê và mô tả những phiên tòa du kích ấy. Chỉ xin nhắc lại một vài phiên tòa du kích vẫn còn in đậm trong trí nhớ mọi người, đó là phiên tòa bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý, hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, nhà báo Trương Minh Đức và phiên xử phúc thẩm blogger Điếu Cày mấy hôm trước. Đặc biệt hơn nữa, nhà báo Nguyễn Việt Chiến trong vụ PMU 18 đã luôn nói mình vô tội, vị Chánh Án phiên xử đã nhiều lần ngắt lời không cho ông nói. Sau đó, ông cũng không kháng án. Điều ấy mang nhiều ý nghĩa, toàn là những ý nghĩa tiêu cực và rất kém vui đối với nhà cầm quyền. Nhưng đối với mọi người, ý nghĩa ấy thật đơn giản dễ hiểu và chỉ là: kháng cáo làm gì vô ích khi mà án đã có sẵn nơi túi quần túi áo quan tòa rồi. Muốn giảm án hoặc thoát tù tội ư!? Đơn giản quá, chỉ việc nhận tội và hứa sẽ sửa sai là lập tức được trả tự do.

Nhưng may thay cho họ và khốn thay cho nhà nước Cộng Sản, vì cộng sản càng kết tội họ, thì dân chúng trong nước và thế giới bên ngoài lại càng khâm phục, tôn vinh họ với những lời lẽ vô cùng trân trọng cùng với các giải thưởng giá trị!

Từ vụ xử án Linh Mục Nguyễn văn Lý cùng nhiều vụ khác, mỗi vụ mỗi vẻ không giống nhau. Nhưng tất cả đều có chung một mẫu số, vì đó là những phiên tòa du kích.

Ngày mai 08/12/2008 sẽ là ngày xử án 8 giáo dân Thái Hà. Phiên tòa đã được 2 lần thay đổi tội danh cho các bị cáo, đã bị dời ngày xử và thay đổi cả nơi xử. Cả khi tuyên bố là sẽ xử công khai, nhưng vẫn bắt phải làm đơn và lại từ chối khi họ làm đơn. Nói là công khai, nhưng ngay cả thân nhân là chồng, là con của bị cáo vẫn không được thông báo. Nói là công khai, nhưng ngay cả luật sư của các bị cáo vẫn không được phép tiếp xúc với họ!

Những người có lương tri hoặc những người đang sống trong một xã hội văn minh, trọng tình người đều thấy đây là những điều quái gở. Nhưng nếu sống dưới chế độ Cộng Sản thì ai cũng thấy đó chỉ là những điều bình thường và dễ hiểu. Vì đó chỉ là những phiên tòa du kích trong một nền văn hóa du kích mà thôi.

Góp gió sẽ thành bão. Gieo gió sẽ gặt bão. Đó là quy luật ngàn đời.

Một con gió nhẹ, nhiều con gió nhẹ cộng lại sẽ hình thành một cơn bão lớn.

Qua phiên tòa du kích ngày 8/12, hôm nay, người Cộng Sản đã gieo thêm một cơn gió không nhẹ trong cơn bão đang đến ngày mai.

Thái Hà không yên tĩnh!

Quả thật, Thái Hà chưa bao giờ yên tĩnh.
 
Hoạt động dân chủ nhìn từ bài học của Thái Hà
Hoa Lan
14:31 10/12/2008
Hoạt động dân chủ nhìn từ bài học của Thái Hà

Người Công giáo Việt Nam và giáo dân Thái Hà đã và đang thắp lên niềm tin và hy vọng không những cho giáo hội mà còn cho cả dân tộc Việt Nam. Qua sự kiện trên, chúng ta thấy rằng một khi vượt qua sự ám ảnh bởi sợ hãi, chúng ta có thể bước đi hiên ngang và đối đầu sòng phẳng trực tiếp với các thế lực bạo quyền.

Khát khao và đòi hỏi quyền dân chủ - công lý cho Việt Nam là một động thái hoàn toàn chính đáng. Dân tộc này cần bước ra khỏi màn đêm của sự giả dối - thiếu dân chủ - đàn áp nhân quyền một cách tàn bạo.

Cho dù công khai hay ngấm ngầm, các hoạt động đòi dân chủ cho Việt Nam vẫn âm thầm diễn ra trong suốt thời gian những người cộng sản nắm quyền. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các hoạt động này khá rời rạc và không thể đạt những tác kết quả như mong muốn.

Việc thiếu tính quần chúng là một trong những biểu hiện đặc trưng của các phong trào này. Thiếu sức mạnh này, các phong trào đấu tranh dân chủ sẽ dễ dàng bị bẻ gãy bằng sức mạnh của nhà cầm quyền.

Người cộng sản đã làm một cuộc lật đổ thành công chính nhờ vào việc họ biết lôi kéo sự tham gia của quần chúng nhân dân bằng mọi thủ đoạn. Cũng chính vì hiểu rõ sức mạnh này, họ luôn lo sợ sự trổi dậy của một lực lượng như vậy trong cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam hiện nay.

Sự kiện Thái Hà vừa diễn ra càng cho thấy tầm quan trọng của việc tập hợp sức mạnh quần chúng cho công cuộc đấu tranh với bạo quyền. Những người Công giáo Việt Nam đã tập hợp được sức mạnh của tập thể dưới ngọn cờ chính nghĩa tuyệt đối và tinh thần tử đạo. Sức mạnh đó khiến cho không một sức mạnh hay vũ khí nào có thể dập tắc được.

Từ bài học Thái Hà, những nhà hoạt động dân chủ cho Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học bổ ích. Một ngọn cờ chính nghĩa - những nhà lãnh đạo và một tập thể dám dấn thân với một tinh thần quả cảm cho sự nghiệp là tiền đề cho bất kỳ một cuộc cách mạng nào.

Xin ngã mũ trước những người Công Giáo Việt Nam quả cảm, những người đã nhóm lên ngọn lửa hy vọng cho dân tộc Việt Nam.
 
Hãy điền vào chỗ trống
Công Dân
14:33 10/12/2008
Hãy điền vào chỗ trống

Từ trước đến nay, chúng ta được nghe rất nhiều đến những từ ngữ như ủy ban nhân dân xã, huyện, tỉnh, thành phố hay công an nhân dân, tòa án nhân dân... Những ai đã từng quan tâm và theo dõi vụ xử tám giáo dân Thái Hà vào ngày 8 tháng 12 vừa qua dễ dàng nhận thấy rằng cần phải đặt lại vấn đề về cách gọi tên các cơ quan đoàn thể gắn với hai chữ nhân dân, vì những từ ngữ đó không mang tính xác thực và đi ngược lại hoàn toàn với nhân dân.

Vụ xử tám giáo dân của giáo xứ Thái Hà không diễn ra tại tòa án “nhân dân” quận Đống Đa như thông lệ, mà được chuyển đến ủy ban “nhân dân” phường Ô Chợ Dừa. Qua các phóng sự bằng hình ảnh, những ai không có cơ may trực tiệp có mặt tại nơi xử án thì ít ra cũng được chiêm ngắm tòa nhà nguy nga đồ sộ được mượn làm nơi xử các nạn nhân.

Một điều không ai phủ nhận, đó là tòa nhà này được xây dựng bằng tiền của và công sức của nhân dân. Tất nhiên, tiền của nhân dân bỏ ra để nuôi cả một guồng máy hành chánh khổng lồ bên trong tòa nhà ấy. Thế nhưng, những người làm chủ có được cơ may đặt chân đến đây không ? Câu trả lời được tìm thấy trong vụ xử án vừa rồi.

Trước hết liên quan đến những thân nhân của tám người bị xét xử, họ không nhận được giấy mời, hoặc nếu có nhận được thì chỉ là một sự hạn chế không thể hạn chế hơn cách nào khác được nữa. Trên lãnh vực tinh thần, các nạn nhân cũng rất cần sự hiện diện của các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà. Riêng các cha ấy cũng chỉ nhận được thư trả lời rất với lý do rất khôi hài, vì « phòng xử án chật và giấy mời đã phát hết ». Không phải vắt trán suy nghĩ, với một người bình thường cũng có thể suy đoán rằng giấy mời đến tòa án “nhân dân” vào ngày đó cần được ưu tiên cho đối tượng nào trước hết, nếu không phải là người thân thuộc của các người bị xét xử.

Còn về phía nhân nhân đi tham dự phiên tòa xét xử « công khai », chính thức bị chính các đội ngũ công an “nhân dân” chặn lại. Lực lượng này thật hùng hầu và đa dạng: nào là cảnh sát cơ động, công an tôn giáo, cảnh sát giao thông, nhân viên an ninh chìm nổi…được trang bị tối tân hiện đại đến tận chân tơ kẽ tóc. Một nghịch cảnh thật trớ trêu: nhân dân bỏ tiền ra để nuôi lực lượng này để họ quay trở lại phía nhân dân để gây phiền toái. Hình ảnh này thật nực cười đúng như có người đã đưa ra nhận xét: khi nước lụt thì không thấy chúng đâu, khi đàn áp người ta thì đông như quỷ.

Xin quý vị rộng đường cho ý kiến. Từ nay phải thay đổi lại cách gọi tên thế nào cho phù hợp với các cơ quan đoàn thể và các trụ sở nêu trên. Nếu cứ tiếp tục gắn liền với hai chữ “nhân dân” thì thật oan uổng cho dân chúng quá, vì họ có tiếng mà không có miếng. Hãy điền vào chỗ trống sau đây: tòa án…; ủy ban…; công an…
 
Chiến thắng lớn nhất của người Thái Hà
Trần Doãn
14:45 10/12/2008
Chiến thắng lớn nhất của người Thái Hà

Như cá nằm trên thớt”, người Việt Nam hay nói như thế về thân cô thế cô của người thấp cổ bé miệng đứng trước bạo quyền ngang ngược. Sống trên một đất nước mà luật Đảng là luật tối thượng, vận nước trôi nổi bồng bềnh như lục bình trôi sông theo những nghị quyết mù quáng của một dúm người trong Bộ Chính Trị, đầu óc chỉ là cặn bã nhưng lại thường khoác lác nhận mình là đỉnh cao của trí tuệ loài người, người dân trở nên buông xuôi, như câm như mù với vận nước, ai nấy chỉ lo sao cho bản thân và gia đình được yên ổn qua ngày đoạn tháng. Do đó không lạ gì biến cố Thái Hà đã trở nên vô cùng thân thương với mọi người biết tha thiết đến vận nước, nó đã gieo được mầm hy vọng mới cho người Việt Nam.

Có lẽ ban đầu người Thái Hà cũng chỉ muốn giữ lại một mảnh đất nhỏ cho nhà thờ giáo xứ, nơi mang lại cho cuộc đời họ một chiều sâu tâm linh cao quý trong khi “mùa xuân” mà Đảng luôn huyênh hoang “ban” cho toàn dân chỉ toàn là nghèo túng, tệ nạn, phụ nữ bán thân, gian dối lọc lừa trong mọi lĩnh vực của cuộc sống... Suốt 60 năm Đảng muốn nói 2 cộng 2 là 3 là 5 là 7 là gì nữa thì cũng được. Cái sai cái đúng mà lương tâm tự nhiên của con người mách bảo như không được trộm cắp, giết thai nhi… bị đè bẹp khi Đảng ngang nhiên muốn lấy nhà ai, ruộng ai, nơi thờ phượng của ai… là tự nhiên cướp lấy dưới vỏ bọc có vẻ tốt đẹp là cải tạo XHCN.

Đảng CSVN cũng mắc phải căn bệnh thâm căn cố đế của các Đảng CS Đông Âu trước đây: xơ cứng vì giáo điều, nhắm mắt bịt tai trước những yêu cầu chính đáng cấp bách của nhân dân trong thời đại mới, thà bị đột tử chứ nhất định không chịu thay đổi, nên vẫn chỉ biết xử dụng đến những mánh khóe thấp hèn vừa ăn cướp vừa la làng, vu oan giá họa, vận dụng cả bộ máy Đảng và Nhà Nước vô cùng tốn kém ăn hại để đè bẹp ước muốn có công lý của một nhóm nhỏ giáo dân Thái Hà.

Nhiều người (nhất là các đảng viên CS) có dịp đi du lịch đó đây đều thấy người dân tại một số nước khác trong hàng trăm năm qua đã được thụ hưởng những quyền tự do dân chủ và sống trong sung túc vật chất mà các chế độ CS đã chưa bao giờ và sẽ không bao giờ mang lại được cho nhân dân.

Chiến thắng lớn nhất của người Thái Hà chưa hẳn là một lô đất nhỏ, thay vì chia năm xẻ bẩy chui vào túi các quan tham mà được “cải tạo” đúng nghĩa thành một công trình phúc lợi chung, chưa hẳn là những bản án treo dù rằng theo thông lệ xưa nay Đảng có thể bắt bỏ tù cải tạo hàng trăm ngàn người trong hàng chục năm mà chả cần mất công bầy vẽ ra các tòa án tuyên án cho lôi thôi phiền phức.

Chiến thắng lớn nhất của người Thái Hà chính là những ngọn nến hiệp thông được đốt lên ở khắp mọi nơi, đó chính là một mầm hy vọng mới cho toàn dân Việt Nam.
 
Nến Thái Hà
Peter Phạm Bắc Hải
16:53 10/12/2008
Nến Thái Hà

Hà Nội ơi, trời quê tôi lạnh giá,
gió hanh về, bổng lạnh cỏi lòng tê.
Từ hôm nay sởi ấm chẳng ê chề,
vì tất cả Đồng Tâm cùng nhịp thở.
Khắp năm Châu dõi ánh mắt trông về,
ngày xét xử 8 Anh Hùng gan dạ.
Nêu Chân Lý, Công Bình cùng Sự Thật,
trước binh hùm, sự dữ chẳng lùi chân.
Luôn tin tưởng Đức Công Minh Chí Thánh,
phó thác vào Mẹ Vô Nhiễm Tinh Tuyền.
Cùng Đồng Hành, tiến vững bước bình yên,
đi minh chứng Niềm Tin " Chân - Thiện - Mỹ ".
Từ ánh nến Thái Hà đêm rực sáng,
toả lan dần khắp cả Nước Việt Nam.
Đốt thắp lên ngọn lửa cháy lan tràn,
cùng khắp cỏi Thế Gian đầy hiểm ác.
Đem Ánh Sáng Niềm Tin tràn Hy Vọng,
chiếu rọi vào sự tăm tối, lo âu.
Cho Thế Giới thấy đâu là Sự Thật,
Cảm Tạ thay, ngọn lửa nến Thái Hà.




Án Treo

Nhìn lên Thánh Giá ảnh Chuộc Thân
Chúa bị treo thân biết bao lần.
Cảm nghiệm Anh Chị Em cùng khổ
thông phần với Chúa cảnh treo thân.
Hy sinh, tủi nhục dâng lên Chúa
Tha thứ, khiêm nhường Lễ Tế dâng.
Tà Án hôm nay Anh Chị nhận
Bông Hồng Ân Sũng Hiến Dâng Người.


 
Xin được nói lên lời cảm mến và tạ ơn giáo dân Hà Nội
Hoa Cỏ May
17:03 10/12/2008
Xin được nói lên lời cảm mến và tạ ơn giáo dân Hà Nội

Tạ ơn Thiên Chúa là Chúa tể của tình yêu, Ngài đã đem lại tình yêu thương đoàn kết cho người Viêt Nam nhất là những người công giáo Hải ngoại cũng như trong quốc nội, qua diễn biến Thái Hà và Tòa Khấm sứ, từ nay đoàn kết tương thân tương ái

không còn hiểu lầm nhau như những thời gian của những năm đã qua

Tạ ơn Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội, Mẹ đã chọn ngày này để cho 8 người con của Mẹ ra đi làm nhân chứng cho tình yêu của Mẹ ''la`m chứng cho công lý và sự thật

8 vị anh hùng đại diên cho Nam phụ lão ấu, kể cả dân tộc Mường

được xử ngày mồng 8 tháng 12

Năm 2008

Ngày kỉ niêm khó quên

Mẹ đã chọn kết quả này cho giáo hội Việt Nam chúng con, để chúng con mọi người trên thế giới nhận biết Giáo hội chúng con còn gặp rất nhiều gian nan khốn khó, chịu nhiều bất công, bị chà đạp nhân phẩm, vì vậy chúng con phải biêt yêu thương nhau và đoàn kết một lòng

Xin cám ơn 8 vị anh hùng Bà Nguyễn Thị Nhi,Bà Ngô Thị Dung, Ông Lê Quang Kiện,Bà Nguyễn Thị Việt,Bà Lê Thị Hợi,Ông Giuse Phạm Trí Năng,Anh Nguyễn Đắc Hùng

Đã trải qua cơn gian nan thử thách, lòng trung thành với Thiên Chúa là Cha Nhân ái va` me Maria

Ở trên đời này quý nhât đó là Tự do

" Không có gì qu'y hơn độc lâp tự do "

8 vị anh hùng đã can đảm hy sinh đại diên cho giáo xứ Thái Ha`-Tòa khâm sứ nói riêng, đại diên cho giáo dân viêt Nam nói chung đồng một lòng đòi hỏi tu*. do công lý và sự thât trong môt chế độ mà những điều này quả là quá hiếm hoi, từ công luận đến báo chí truyền thanh truyền hình, từ trong tòa án cho đến ngoài pho`ng xử án đều khó lòng mà có được `( Khó hơn xách cần câu đi câu cá ở sông Thị Vải ( Vedan )

Xin Cám ơn hai Luât sư biện hộ tại tòa và các luât sư ẩn danh thiện nguyện đã đóng góp công sức, cao kiến, tinh thần cho công cuộc đâ'u tranh đòi hỏi công lý và sự thật ở Thái Hà

Đặc biệt Luât sư Lê trần Luật, nhân vật thật khôn ngoan, thông mình, can đảm, chân thành, và no*i anh chứa đựng tràn đầy tình thương yêu con người nói chung và dân tộc Việt Nam mình nói riêng bài biện luân quá hay. chính xác, xúc ti'ch

luât sư không những bảo vệ thân chủ mà con bảo vệ quyền con người, quyền làm người, quyền TỰ DO TÍN NGƯỠNG cho dân tộc Viêt Nam mình, Bảo vệ công lý và sự thật

(Xin một tràng pháo tay dòn dã cho anh Lê trần Luât.)

Xin cảm tạ các Linh mục các tu sĩ và các anh chi em giáo xứ Thái Hà đã ủng hộ đoàn kết yêu thương đùm bọc nhau, để đi đến kết luân của ngày hôm nay, đường đi tìm chân lý và sự thật còn dài và còn xa xôi lắm, khi mà quê hương mình trước mắt chỉ là sương mù dày đặc

Đây là tâ'm gương sáng cho mọi người soi theo

Xin cám ơn mọi anh chi em trên tòan thế giới Năm Châu bốn biển Từ Pháp Đức Hòa Lan Mỹ Canada đã hướng về Thái Hà - tòa Khâm sứ

Con xin Cám ơn đặc bịêt Đức Tổng Ngô Quang Kiệt, Ngài đã dẫn dắt đàn chiên yêu quý đi vào con đường công lý, nhưng phải chịu hàm oan... Xin Cám ơn Ngài

Cuối cùng xin Cám ơn Vietcatholic, và DCCT..net đã góp phần rất quan trọng trong việc thông tin chính xác sự thật và tạo cho mọi giáo dân sự đoàn kêt nhất trí tin tưởng vào Thiên Chúa và Mẹ Maria Nhân ái

Toàn bộ sự thật đã được phơi bày quá đầy đủ qua các chứng từ của Luât sư Lê trần Luật thì người vi pham pháp luât là chính quyền, công an và xã hội đen đã gây rối trât tự công cộng đã dùng roi điện đánh đâp giáo dân gây thương ti'ch cho giáo dân trẻ em vô tội và tôi còn nghe nói cả nhà báo nước ngoài cũng bị lỗ đầu chảy máu, xịt hơi cay...phá rối trị an, chửi bới đòi chém giêt các tu sĩ các linh mục,các hành động đều vào ban đêm đồng lõa của tội ác

Đất đai cũng thuộc về giáo xứ Thái Hà

Người hủy hoại tài sản nhà nước là công ty may Chiến thắng đã xài tiền " âm " của nhà nước môt cách.... " Vô tư " không giấy tờ, " người nhận " đều là những " âm nhân vật "

Điều mà giáo dân Viêt Nam có được sau sự kiên Thái Hà -Tòa khâm sứ đó là cho dù chỉ mất đi 2 miếng đất nhưng đổi lại được sự đoàn kết một lòng ở ngoại quốc cũng như trong quốc nội, lòng đạo đức, niềm tin, yêu thương và nhất la lòng CAN ĐẢM dám làm chứng cho công lý và sự thật

Xin Thiên Chúa và Me Maria ban nhiều ơn lành cho dân tộc mình
 
Cám ơn Thái Hà
Viết Lai Trung
17:21 10/12/2008
Trong cuộc sống ai cũng có những lúc thăng trầm, Giáo hội cũng có lúc gian lan.

Nhưng người Kitô hữu phải luôn sống trong tâm tình tạ ơn. Ân huệ của Thiên Chúa luôn tuôn tràn trên người công chính cũng như kẻ bất lương. Người không bỏ rơi nhân loại chỉ có con người quay lưng chống lại Người.

Trong vụ việc nhà thờ Thái Hà không phải ngẫu nhiên hay vô tình mà chúng ta đã mạnh mẽ như thế. Tất cả là nhờ tình liên đới hiệp thông một lòng của giáo hội. Lời cầu nguyện đơn sơ ấy nói nên niềm tin, niềm hiệp thông sâu sắc của người Ki tô hữu. Có như vậy chúng ta mới thấy được tình bác huynh đệ tình hiệp thông vẫn sống trong lòng người Ki tô.

Cám ơn những gì mà tám người anh em chúng ta mang lại. Đó cũng là lời nhắc nhở mỗi người trong chúng ta phải can trường trong đức tin Ki tô giáo. Nói như thánh Phao lô:"Không gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa.".

Chúng ta cám ơn Cha nhân lành, Người đã thức tỉnh chúng ta. Người nhắc chúng ta phải tỉnh thức cho cuộc quang lâm của Người vì ai biết dược giờ nào Người đến.

Nếu như người Việt Nam chúng ta nói: "Cây ngay không sợ chết đứng."; thì người môn đệ Đức Giê Su phải xác tín rằng"Sự thật sẽ giải phóng anh em.",(lời của Đức Giê Su đã truyền dạy.). Người dân Thái Hà đã dám nói lên điều mà lâu nay không ai dám nói. Có lẽ sự thật đã bị chôn vùi quá lâu, để cho sự dối trá lộng hành trên dường phố. Thử hỏi có bao người thật sự hiểu về người Thái Hà hôm nay? Bởi phần lớn chỉ biết có phần trái của vấn đề còn sự thật thì hầu như bị che khuất bởi những đám mây của "bóng tối".

Đức Giê Su đã sống và chúng ta sẽ cùng sống với Người không chỉ ở trần gian mà ở trên Thiên quốc.

Cảm ơn những gì mà người dân Thái Hà đã làm, đặc biệt là tám nhân chứng của sự thật, những con người đã kiên định và trung thành với những gì mình đã chọn.

Cuối cùng chúng ta cùng chung lời tạ ơn Cha nhân từ đã bao bọc những con người yếu đuối trong vòng tay của Người, xin cám ơn Cha,Amen!
 
Thư Chúc Mừng của ĐGM Lạng Sơn
+GM. Giuse Đặng Đức Ngân
17:41 10/12/2008

THƯ CHÚC MỪNG CỦA ĐGM LẠNG SƠN



Lạng sơn, ngày 09.12.2008

Kính gửi: Cha Vinhsơn PHẠM TRUNG THÀNH
Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt-Nam

Kính thưa Cha Giám Tỉnh,

Thay mặt Giáo phận Lạng sơn – Cao Bằng, xin hiệp ý cùng Cha Giám Tỉnh và Dòng Chúa Cứu Thế Việt-Nam dâng lời Tạ Ơn Tình thương của Chúa, cảm ơn sự đỡ nâng bầu cử của Mẹ Maria; vì những ơn lành qua chứng tá can đảm của Quý Cha, quý Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà-Nội, quý Ông bà Anh Chị em giáo dân, đặc biệt 8 anh chị em can đảm trong Đức tin và cuộc đời.

Sáng nay thật bất ngờ khi gặp quý Cha Dòng Chúa Cứu Thế và 8 anh chị em giáo dân tại Hang đá Đức Mẹ tại Tòa Tổng Giám Mục Hà-Nội: sự gặp gỡ của Đức Tin, của niềm vui, sự sẻ chia nghị lực can đảm của các chứng tá Tin Mừng thật cảm động và thân thương: có nước mắt hạnh phúc và những nụ cười của niềm Hy vọng.

Xin chúc mừng Cha Giám tỉnh, quý Cha, quý Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và tới gia đình 8 anh chị em giáo dân đó.

Chúng ta cùng dâng lời Tạ Ơn Chúa và tiếp tục cầu nguyện cho Quê Hương đất nước và Giáo Hội Công Giáo Việt-Nam.

Xin kính chúc Cha Giám tỉnh, quý Cha, quý Tu sĩ luôn tràn đầy Ơn Thánh Chúa và Mẹ Maria với sức khỏe, niềm vui và bình an.

Hiệp ý nguyện cầu,

+Giuse Đặng Đức Ngân
Giám Mục Giáo phận Lạng Sơn
 
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn long trọng tổ chức thánh lễ tạ ơn sau vụ xử án 8 giáo dân Thái Hà.
Vinh Trung
18:07 10/12/2008
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn long trọng tổ chức thánh lễ tạ ơn sau vụ xử án 8 giáo dân Thái Hà.

VietCatholic nhận đươc tin cho biết Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Sàigòn 38, Kỳ Đồng, P9, Q3 sẽ long trọng tổ chức Thánh Lễ Tạ Ơn và cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình. Thánh lễ sẽ diễn ra vào ngày Chúa Nhật 14 tháng 12 năm 2008 lúc 18 giờ 15 chiều. Kính mời giáo dân tham dự.

Tưởng cũng nên nhắc lại trước khi 8 giáo dân tại giáo xứ Thái Hà bị đem ra tòa ở quận Đống Đa Hà Nội, Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Sàigòn đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân vô tội. Trong thánh lễ đó có khoảng 4000 giáo dân tham dự và mọi người đã được chứng kiến những hình ảnh chính quyền Hà Nội áp bức, khủng bố, giáo dân Thái Hà. Cũng chính sự kiện này, Cha Bề Trên Phạm Trung Thành đã bị Công An quận 3 mời ra “làm việc” tức thẩm vấn điều tra.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đồng Cỏ Xanh
Diệp Hải Dung
06:07 10/12/2008

ĐỒNG CỎ XANH



Ảnh của Diệp Hải Dung (hình chụp tại Waga Waga NSW)

Cỏ xanh một nỗi niềm riêng

Cồn cào ký ức, lạc duyên tay cầm

Lặng người đón nhận tháng năm

Mới hay màu sắc âm thầm rụng rơi.

(Trích thơ của Phạm Tử Nhi)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền