Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúc phúc lành ngày đầu năm mới
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
09:00 31/12/2011
Bên xã hội các nước Tây phương có “ngày nhớ ơn mẹ” hằng năm. Tùy theo tập tục văn hóa mỗi nước chọn ngày tháng nào trong năm làm ngày nhớ ơn mẹ. Nhiều nước chọn một ngày trong tháng Năm.
Nhưng trong lịch phụng vụ của Giáo Hội Công giáo, vào ngày đầu năm mới Dương lịch, ngày 01.01., là ngày lễ mừng kính Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa.
Tại sao Giáo Hội lại chọn ấn định ngày đầu năm mới là ngày nhớ đến Mẹ Thiên Chúa, mà không chọn vào ngày khác trong năm?
Giáo Hội chọn ngày đầu năm mới kính nhớ đến Đức Mẹ, mẹ Thiên Chúa trong niềm tin tưởng xác tín sâu xa vào chúc phúc lành của Thiên Chúa, cùng với niềm vui mừng biết ơn.
Trong lễ nghi phụng vụ vào ngày đầu năm mới mừng kính:
- một người mẹ đã trao tặng hài nhi Giêsu, đấng cứu thế, sự sống. Đây là cách sống lòng quảng đại kính trọng thiên chức làm mẹ, mà Thiên Chúa đã ban cho được làm mẹ.
- một người mẹ khi ngắm nhìn sự sống mới của em bé chào đời con mình đã với lòng cung kính ngạc nhiên mừng rỡ. Và sau cùng chỉ còn biết gìn giữ suy nghĩ mọi sự trong tâm hồn. Một tâm hồn biết bỡ ngỡ ngạc nhiên trước mầu nhiệm sự sống là một tâm hồn có đời sống đơn sơ chân thành.
- một người mẹ đã đặt tên cho con mới chào đời của mình là Giêsu, như lời Thiên Thần Chúa đã loan báo. Đây là tấm lòng một người mẹ yêu thương con mình, nên đã chọn đặt tên cho con mình như thánh ý Thiên Chúa mong muốn.
- một người mẹ đã suốt dọc đời sống hằng cùng đồng hành với con mình, cho dù có khi hiểu và cũng có khi không hiểu thấu đáo con đường đời sống của người con. Nhưng người mẹ đó vẫn luôn đứng sát cạnh con mình trong mọi hoàn cảnh.
- một người mẹ đã sống cùng chịu đau khổ trong niềm tin tưởng cậy trông phó thác vào thánh ý Chúa đối với con đường đời sống của con mình. Và dần dần người mẹ đó đã hiểu nhận ra chương trình của Chúa muốn thực hiện nơi con mình, cùng qua sự chết của con mình sẽ phát sinh sự sống mới.
Trong ngày lễ mừng kính Mẹ Thiên Chúa ngày đầu năm mới, mẹ hài nhi Giêsu muốn đặt con mình dưới sự bảo trợ chúc phúc lành của Thiên Chúa. Cha mẹ hài nhi Giêsu muốn xin chúc phúc lành của Thiên Chúa cho sự sống mới của con mình, và cho tất cả đời sống con mình còn đang ẩn chứa cùng trên bước đường phát triển hướng về ngày mai.
Theo gương cung cách sống như thế, chúng ta cũng như mẹ Thiên Chúa, ngày đầu năm mới cầu xin chúc phúc lành của Thiên Chúa cho đời sống mình, đời sống tất cả mọi người trong gia đình mình, cho Cộng đoàn xứ đạo, cho quê hương đất nước Việt Nam, nơi sinh ra lớn lên, cho quê hương đất nước nơi đang sinh sống… trong năm mới (2012) còn đang chứa đựng nhiều ẩn dấu nơi đời sống tương lai chúng ta.
Ngày đầu năm mới chúng ta xin chúc phúc lành của Thiên Chúa xuống trên các hài nhi trong năm nay sẽ mở mắt chào đời; trên các đôi vợ chồng trẻ năm nay sẽ thành hôn với nhau; trên mọi người cha người mẹ đang mong chờ ngày chào đời con mình sắp tới; trên mọi người năm nay bắt đầu bước vào làm việc xây dựng đời sống; trên các trẻ em bạn trẻ năm mới này sẽ bắt đầu cắp sách đi học; trên các thanh thiếu niên năm nay sẽ bước vào ngưỡng cửa trường đại học cao đẳng hay học một ngành nghề chuyên môn; trên mọi người năm nay sẽ tới thời gian đi nghỉ hưu; trên những người chịu đựng sự đau yếu bệnh tật; trên những đôi vợ chồng năm nay có kỷ niệm 25 ,30, 40, 50, 60 năm đời sống hôn nhân với nhau; trên những người phải đi tỵ nạn rời bỏ quê hương xứ sở; trên những người làm việc từ thiện đồng hành giúp đỡ những người cần được giúp đỡ, và trên các nhà cầm quyền biết tôn trọng giữ gìn công lý hòa bình cho đất nước cùng người dân trong xã hội.
Trong năm mới cầu xin chúc phúc lành của Thiên Chúa chiếu tỏa trên tất cả mọi người chúng ta đang đi tìm Chúa Giêsu, Đấng đã qua sự chết kêu gọi chúng ta vào đời sống mới!
Ave Maria, con dâng lời chào Mẹ!
Lễ Đức Mẹ, mẹ Thiên Chúa
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Thiên Chức Làm Mẹ Thiên Chúa
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
21:33 31/12/2011
Có một người bạn ngoại giáo hỏi tôi rằng: “Ai sinh ra Đức Chúa Trời?”. Câu hỏi thật ngộ nghĩnh, nhưng cũng cần được giải thích. Tôi nói với người đó rằng: “Bạn đã đặt vấn đề vào thuyết NHÂN QUẢ. Bạn sinh ra bởi cha mẹ. Bạn lại hỏi cha mẹ sinh bởi ai?. Thưa, cha mẹ sinh bởi ông bà. Bạn lại hỏi thêm nữa. Ông bà sinh bởi ai?. Xin thưa, ông bà sinh bởi các cụ. Bạn cứ hỏi ngược lên như thế. Chúng tôi gọi những người đầu tiên đó là Adam và Eva. Và nếu bạn hỏi tiếp tục: Ai sinh ra Adam và Eva? Câu trả lời là Thiên Chúa. Như vậy, mỗi người sinh ra đều là hậu quả của người sinh trước, vừa là nguyên nhân của đời đến sau. Nhưng sẽ có một nguyên nhân không phải là hậu quả của đời trước. Nguyên nhân thứ nhất ấy; nguyên nhân số một đó – là Thiên Chúa. Từ nơi Ngài tiếp tục sinh ra những con người, vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả thì thực chất chỉ là hậu quả. Nếu hỏi: Ai sinh ra Đức Chúa Trời? là đặt Ngài vào hậu quả mất rồi !
Hôm nay, dường như có sự tương phản nào đó, chúng ta lại suy tôn Thiên Chúa có Mẹ, và ngày lễ đặc biệt này có tên gọi là Mẹ Thiên Chúa.Vậy chúng ta hiểu như thế nào về vai trò người Mẹ Thiên Chúa. Để hiểu điều này, chúng ta nhớ đến Gioan Tẩy Giả khi người ta hỏi ông: “Ông là ai?”. Gioan đã trả lời rằng: “Tôi là tiếng kêu trong hoang địa. Tôi rửa anh em bằng nước. Có người đến sau tôi nhưng trọng hơn tôi. Người đến sau tôi nhưng lại có trước tôi. Tôi không đáng cởi dây dép cho Ngài” (x. Ga 1, 6-34). Ngài đến sau Gioan sáu tháng, nhưng “Người lại có trước tôi”, vì Người là Thiên Chúa đã có từ thuở đời đời. Vì vậy, để hiểu được vai trò Mẹ Thiên Chúa, chúng ta ý thức điều này: Thiên Chúa có từ thuở đời đời, vĩnh hằng và thiêng liêng, hôm nay Ngài nhập thể làm người để sống trong một giai đoạn lịch sử, đi vào không gian, đi vào thời gian, đi vào quĩ đạo của nhân loại. Và vì thế, Ngài cũng đi vào trong qui luật của tự nhiên. Ngài cần phải có một người mẹ, Ngài cũng cần phải có một người cha. Người mẹ là Đức Maria, người cha pháp lý là thánh Giuse. Như vậy, vì Thiên Chúa trở thành nhục thể và ở giữa chúng ta nên chúng ta có một người Mẹ đã sinh ra Thiên Chúa trong thời gian. Nói như kiểu cách của Gioan, Người đến trong thời gian thì chúng ta có một người Mẹ. Nhưng khi nói “Người có từ thuở đời đời thì tất cả vạn vật đều nhờ Ngài mà có. Vì thế, việc tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, nghĩa là chúng ta tuyên xưng quyền năng của Thiên Chúa cách cao cả và chúng ta cũng tôn vinh Ngài yêu thương vô cùng, Ngài đã trao quyền năng ấy cho con người, và đã đặt con người vào vị trí được tín nhiệm đến thế.
Đức Maria được chọn làm Mẹ Thiên Chúa là vì loài người chúng ta. Bởi trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng về Đức Giêsu Kitô: “Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế”. Chúng ta cũng sẽ đọc tiếp một dòng chảy như vậy, rằng vì loài người chúng con và để cứu độ chúng con, Mẹ đã được chọn làm Mẹ Thiên Chúa. Như vậy, Ơn Cứu Độ mà Thiên Chúa ban cho chúng ta là để nhắm tới một thế hệ mới, một dòng dõi mới, không còn là nô lệ nữa. Như thánh Phaolô phân tích: “Chúng ta được làm nghĩa tử, và trong tinh thần nghĩa tử đó, chúng ta kêu lên: 'Abba, lạy Cha'” (Dt 8,15; Gl 4,6). Quả thế, Thiên Chúa đã làm người để con người được làm con Thiên Chúa. Một sự hoán đổi rất diệu kỳ, sự hoán đổi đó được thực hiện qua Đấng Đồng Công cứu chuộc là Mẹ Maria. Vì vậy, Mẹ vừa là một thụ tạo, Mẹ lại được cất nhắc lên là Mẹ Thiên Chúa. Cũng như Đức Giêsu Kitô, Ngài là Thiên Chúa thật, nhưng Ngài là người thật, để với vai trò là người, Ngài đã gánh tội cho chúng ta và với vai trò là Thiên Chúa, Ngài tha tội cho chúng ta. Tương tự, trong vai trò thụ tạo, chúng ta thấy Đức Maria xưng mình là nữ tỳ của Chúa, nhưng trong chương trình cứu độ, chúng ta xưng Mẹ là Mẹ của Thiên Chúa. Không tương phản nhau, nhưng bổ túc cho nhau. Cũng như ở nơi Thiên Chúa quyền năng vô cùng mà yêu thương cũng vô cùng. Ngài dùng quyền năng vô cùng để thể hiện tình yêu thương vô cùng. Sự hòa hợp đất trời ấy, chúng ta gọi là Mầu Nhiệm Nhập Thể. Không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được. Ngài đã sinh ra trong thời gian thì Ngài cũng sẽ cho chúng ta được sống nơi vương quốc vĩnh cửu của Ngài; Ngài đã sinh ra làm người thì Ngài cũng sẽ cho chúng ta được làm con cái của Thiên Chúa; Ngài đã chọn một người mẹ là Mẹ thực sự của Thiên Chúa ở trần gian này thì Ngài cũng sẽ cho chúng ta tham gia vào hàng tư tế, tiên tri và nhất là vương đế để cai trị với Ngài.
Hôm nay, khi Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa thì ẩn ngữ thứ hai không được nhắc tới nhưng đáng được tôn trọng. Đó là, chúng ta là con. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, chúng ta là con của Mẹ. Đương nhiên, chúng ta cũng sẽ trở thành một chủng tộc thánh thiện – dân riêng của Chúa. Giáo Hội đề cao Mẹ là để chúng ta thấy phúc ấm của con là: “Rồng rồng theo mẹ”. Giáo Hội không nhấn mạnh đến vai trò của chúng ta được làm con Thiên Chúa, là bởi vì đã quá hiển nhiên. Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Galat đã nói rõ như vậy: “Chúng ta không còn sống dưới chế độ nô lệ nữa. Nhưng trong tư cách làm người tự do, làm con cái của Thiên Chúa và được gọi Thiên Chúa là Cha” (Gl 4,7). Như vậy, ngày lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa không phải chúng ta tôn vinh Mẹ theo hình thức và để tính toán theo cách gọi loài người, mà đây là một ân huệ từ trời. Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa không phải là một tước hiệu, mà thực sự chúng ta tin rằng Thiên Chúa cho chúng ta được vào vương quốc vĩnh cửu của tình yêu. Mẹ Maria vẫn là Mẹ của Con Thiên Chúa. Bởi vì chính Con Thiên Chúa phục sinh đã mang thân xác của con người mà không phải điều chỉnh gì. Tay vẫn mang lỗ đinh, tim vẫn bị đâm thủng. Và trong Thánh Thể của Đức Giêsu hiện diện giữa chúng ta, “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20), vẫn là thân thể thánh của Chúa, vẫn là Máu thánh của Chúa. Mà thân thể thánh ấy, Máu thánh ấy của Chúa lấy từ trong cung lòng Đức Trinh nữ Maria! Vì thế trên thiên đàng, bao lâu chúng ta còn cung chiêm Con Thiên Chúa nhập thể làm người, chúng ta còn thấy “Con chiên” (Kh 4, 1-11) của thánh Gioan mô tả trong sách Khải Huyền thì chúng ta còn thấy vai trò Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria được tôn vinh và đề cao. Sự thật hiển nhiên này khiến cho loài người chúng ta hạnh phúc vì được làm con cái của Mẹ, và Mẹ được tôn vinh trên Thiên Quốc cũng là để cho con cái hôm nay “Rồng rồng theo mẹ” cũng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa.
Anh em Tin lành cho rằng, người Công giáo đã đề cao Đức Mẹ quá đáng, và nhất là một thụ tạo lại tôn vinh lên làm Mẹ Thiên Chúa, đó là một sự tôn phong một cách thái quá. Nhưng Giáo Hội khi tôn vinh Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ duy nhất, nếu không ai có thể phản đối được điều gì thì vai trò Mẹ Thiên Chúa cũng đi liền danh hiệu với Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu độ duy nhất. Duy nhất có một Người Con cứu độ thế giới, thì cũng duy nhất có một người Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Giáo Hội không tự tôn vinh nhưng Giáo Hội tuyên xưng những gì mà Thiên Chúa đã thực hiện trong Đức Maria. Điều này hợp với lời Kinh của Đức Mẹ đã thốt lên: “Từ nay, muôn thế hệ sẽ khen tôi có phúc”, nhưng Mẹ đã giải thích liền sau đó: “Vì Đấng Toàn năng đã làm cho tôi những điều trọng đại. Danh người là thánh” (x. Lc 1, 46-56). Vậy việc chúng ta ngợi khen Mẹ có phúc là đồng thời nhận ra quyền năng của Thiên Chúa đã dùng hết sự yêu thương để trao cho con người. Ân huệ từ trời là thế. Tình thương của Chúa còn dành cho những ai biết kính sợ Người. Đó chính là ý nghĩa mà Giáo Hội là Mẹ hiền, muốn trao tặng cho chúng ta hôm nay như một món quà của ngày đầu năm mới. Ngày đầu năm mới, chúng ta được tặng một món quà vô giá là Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu độ duy nhất. Nhờ Ngài, chúng ta được ơn cứu độ, chúng ta được làm Con Thiên Chúa, chúng ta được sống trong triều đại mới. Triều đại nở hoa công lý và thái bình thịnh trị.Vậy thì tại sao lại không nhắc tới vai trò của Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa? Vì Thiên Chúa đã dùng Mẹ để trao ban cho chúng ta người con dấu ái. Một lần nữa, chúng ta tạ ơn Chúa vì Chúa đã trao ban cho con người, không những là quyền năng, mà còn là tình yêu thương. Ân huệ từ trời lớn lao như vậy, để ngay từ ngày đầu năm mới này, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời tạ ơn, những tâm tình tri ân, cảm mến và chúng ta biết ơn Đức Mẹ, người xưng mình là nữ tỳ của Chúa, hôm nay đã được cất nhắc lên làm Mẹ Thiên Chúa.
Lạy Thiên Chúa Ngôi Hai,
Chúa đã đến trần gian
và nương nơi cung lòng rất thánh Maria.
Chúng con tạ ơn Chúa,
vì hồng ân vô cùng mà Chúa đã đem đến cho chúng con.
Chúng con cũng biết ơn vô cùng
vì người Mẹ đã sinh ra Chúa
để chúng con hôm nay được trở nên một dòng dõi thánh thiện
và được hưởng ơn cứu độ đời đời của Chúa.
Xin cho chúng con biết tôn vinh Chúa
và yêu mến Chúa qua Mẹ Maria.
Xin cho chúng con biết làm vui lòng Mẹ
mỗi khi chúng con đến với Chúa
và biết làm cho ơn cứu độ được trở nên giá trị của hạnh phúc,
của tình yêu trong gia đình và trong thân thể mầu nhiệm của Chúa.
Xin cho chúng con hôm nay sống hạnh phúc và tri ân cảm mến
vì được làm con, xưng lên với Chúa “Abba! Cha ơi!”. Amen.
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhật: Kinh Thánh “sóng thần'' giúp người Nhật hiểu rõ thảm kịch
Nguyễn Trọng Đa
09:04 31/12/2011
Nhật: Kinh Thánh “sóng thần" giúp người Nhật hiểu rõ thảm kịch
Tokyo - Hàng ngàn cuốn Kinh Thánh, thoát được trận sóng thần tàn phá Nhật vào ngày 11-3-2011, được đưa ra bán. Theo các người mua sách, “các cuốn sách thánh này giúp đưa ra một câu trả lời cho thảm kịch tồi tệ nhất trong 10 năm qua". Và sự việc rằng các sách này là các sách duy nhất còn sót lại của một nhà xuất bản bị cuốn ra biển, làm cho chúng càng thêm giá trị.
60% nhà cửa của quận Ofunato, tỉnh Iwate, đã bị phá hủy bởi sóng thần, bị gây ra bởi một trận động đất và gây một sự rò rỉ phóng xạ trong nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima. Tiến sĩ Haratsugu Yamaura, một người Công giáo 71 tuổi, sống ở đây nhiều thập kỷ, và sau khi nghỉ hưu, đã dịch Kinh Thánh qua tiếng Kesen-go, phương ngữ của người dân các vùng bờ biển đông bắc của Nhật.
Sau khi nhìn thấy sự tàn phá ở Ofunato – mà Tiến sĩ Yamaura gọi là "cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai” - người Công giáo đã hỏi bác sĩ:" Kamisamansuu, kamisamansuu, nashite oreadogoo, misute yaryashitare?". Đây là một câu trong Tin mừng theo thánh Mátthêu 27,46, và được dịch sang tiếng địa phương của họ: "Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”. Nhưng bây giờ phép lạ của sách Kinh Thánh đã đưa ra câu trả lời.
Trong thực tế, bản dịch Kinh thánh này được E. Pix, một nhà xuất bản địa phương nhỏ, in ấn và phát hành. Ba ngày sau cuộc tấn công của ngọn sóng bất thường, ông Masaya Kumagai, giám đốc nhà xuất bản này, trở lại nhà xuất bản của ông: trong đống đổ nát, ông đã tìm thấy 3.000 cuốn Kinh thánh vẫn còn trong tình trạng tốt, và ông đem ra phơi nắng. Bây giờ, nhờ vào số tiền bán các sách Kinh thánh, ông nghĩ rằng ông có thể phục hồi nhà xuất bản E. Pix.
Lúc đầu, ông muốn bán sách giảm giá, do hơi bị hư hại. Tuy nhiên, ông Masahiro Kudo, Phó Giám đốc của Quỹ Bảo tàng Văn chương Ayako Miura [một nhà văn Nhật Bản nổi tiếng với các tác phẩm của bà về chủ đề Kitô giáo] nhấn mạnh là phải bán sách theo giá bìa. Lý do, ông nói: “Các sách Kinh thánh này là những sách rất quý. Chúng chứng minh tình yêu của Chúa đối với các người sống sót”.
Được lời khuyến khích, ông Kumagai đã bắt đầu bán sách trực tuyến. Ông Mizue Takahashi, 70 tuổi thường trú tại Tokyo, đã mua một cuốn: "Cuốn sách vẫn còn hơi ẩm ướt khi tôi nhận được nó. Việc này giúp tôi hiểu được sóng thần và đưa ra câu trả lời cho sự đau khổ, mà nó đã gây ra cho đất nước chúng tôi". Với số lượng người mua càng gia tăng, nhà xuất bản đã có thể trả lương cho nhân viên, bất chấp thảm kịch. Giờ đây, ông Kumagai hy vọng sẽ xây dựng lại việc kinh doanh của mình. (AsiaNews 30-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
60% nhà cửa của quận Ofunato, tỉnh Iwate, đã bị phá hủy bởi sóng thần, bị gây ra bởi một trận động đất và gây một sự rò rỉ phóng xạ trong nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima. Tiến sĩ Haratsugu Yamaura, một người Công giáo 71 tuổi, sống ở đây nhiều thập kỷ, và sau khi nghỉ hưu, đã dịch Kinh Thánh qua tiếng Kesen-go, phương ngữ của người dân các vùng bờ biển đông bắc của Nhật.
Sau khi nhìn thấy sự tàn phá ở Ofunato – mà Tiến sĩ Yamaura gọi là "cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai” - người Công giáo đã hỏi bác sĩ:" Kamisamansuu, kamisamansuu, nashite oreadogoo, misute yaryashitare?". Đây là một câu trong Tin mừng theo thánh Mátthêu 27,46, và được dịch sang tiếng địa phương của họ: "Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”. Nhưng bây giờ phép lạ của sách Kinh Thánh đã đưa ra câu trả lời.
Trong thực tế, bản dịch Kinh thánh này được E. Pix, một nhà xuất bản địa phương nhỏ, in ấn và phát hành. Ba ngày sau cuộc tấn công của ngọn sóng bất thường, ông Masaya Kumagai, giám đốc nhà xuất bản này, trở lại nhà xuất bản của ông: trong đống đổ nát, ông đã tìm thấy 3.000 cuốn Kinh thánh vẫn còn trong tình trạng tốt, và ông đem ra phơi nắng. Bây giờ, nhờ vào số tiền bán các sách Kinh thánh, ông nghĩ rằng ông có thể phục hồi nhà xuất bản E. Pix.
Lúc đầu, ông muốn bán sách giảm giá, do hơi bị hư hại. Tuy nhiên, ông Masahiro Kudo, Phó Giám đốc của Quỹ Bảo tàng Văn chương Ayako Miura [một nhà văn Nhật Bản nổi tiếng với các tác phẩm của bà về chủ đề Kitô giáo] nhấn mạnh là phải bán sách theo giá bìa. Lý do, ông nói: “Các sách Kinh thánh này là những sách rất quý. Chúng chứng minh tình yêu của Chúa đối với các người sống sót”.
Được lời khuyến khích, ông Kumagai đã bắt đầu bán sách trực tuyến. Ông Mizue Takahashi, 70 tuổi thường trú tại Tokyo, đã mua một cuốn: "Cuốn sách vẫn còn hơi ẩm ướt khi tôi nhận được nó. Việc này giúp tôi hiểu được sóng thần và đưa ra câu trả lời cho sự đau khổ, mà nó đã gây ra cho đất nước chúng tôi". Với số lượng người mua càng gia tăng, nhà xuất bản đã có thể trả lương cho nhân viên, bất chấp thảm kịch. Giờ đây, ông Kumagai hy vọng sẽ xây dựng lại việc kinh doanh của mình. (AsiaNews 30-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Nigeria: Tín hữu cầu nguyện và ăn chay vào ngày 31-12
Nguyễn Trọng Đa
09:07 31/12/2011
Nigeria: Tín hữu cầu nguyện và ăn chay vào ngày 31-12
Jos - Có khoàng 200 nạn nhân, trong số những người chết hoặc mất tích, do các cuộc tấn công nhằm vào các nhà thờ Kitô giáo dịp lễ Giáng sinh ở Nigeria. Đây là những gì được đọc trong một tuyên bố gửi đến hãng tin Fides, với chữ ký của Đức Tổng Giám Mục Ade Job, tổng Giáo phận Ibadan và Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nigeria.
Tuyên bố víết: “Chúng tôi các Giám mục Công giáo Nigeria vô cùng đau buồn bởi các vụ đánh bom ngày lễ Giáng sinh, nhằm vào một số nhà thờ Kitô giáo, trong đó có nhà thờ Công Giáo giáo xứ thánh nữ Têrêsa, ở Madalla, thuộc giáo phận Minna".
Tuyên bố viết tiếp: “Số người chết và người mất tích từ bi kịch xấu số này cho đến nay là khoảng 200 người. Nhiều người bị thương đang nằm bệnh viện, trong khi nhà thờ và các nhà chung quanh còn trong đống đổ nát".
Các Giám Mục Nigeria cũng đưa ra lời kêu gọi cho các nhà lãnh đạo Hồi giáo của đất nước: "Các thành viên của giáo phái Boko Haram đã nhận trách nhiệm cho tội ác đáng xấu hổ này chống lại Thiên Chúa và nhân loại. Chúng tôi dùng cơ hội này để kêu gọi các người Hồi giáo yêu hòa bình, đặc biệt là các nhà lãnh đạo của họ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo, để họ không chỉ công khai tố cáo các hành vi này, nhưng hãy tích cực ủng hộ hoạt động hoà bình vì lợi ích của họ và vì đất nước Nigeria; và hãy làm mọi điều tích cực để chấm dứt phong trào ấy".
Đức Tổng Giám mục Job viết: “Nhóm này rõ ràng đã tuyên bố chiến tranh ở Nigeria, và vào thời điểm chiến tranh, các quốc gia kêu gọi sự dè dặt với họ. Điều này là rõ ràng rằng, nếu chúng tôi chỉ dựa vào các nhân viên an ninh tích cực của mình, chúng tôi không có nhiều tiến bộ. Vì thế, tôi kêu gọi Ngài Tổng thống hãy mời các chuyên viên về tội phạm học đã nghỉ hưu, và sử dụng các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực này, để hỗ trợ các nhân viên an ninh đang hoạt động, nhằm chấm dứt ngay lập tức mối đe dọa của nhóm Boko Haram".
Tổng Giám mục kết luận: “Sự tha thứ là điều Chúa Giêsu đã dạy chúng tôi rằng chúng tôi phải tha thứ tội ác ghê tởm của họ chống lại nhân loại. Tôi kêu gọi một ngày cầu nguyện, và tất cả các tín hữu tại Nigeria sẽ cầu nguyện và ăn chay vào ngày 31-12-2011. Hãy cầu nguyện cho Nigeria gặp khốn khó và hãy cầu nguyện cho hòa bình ở đất nước chúng tôi, và cầu nguyện cho chính quyền luôn tốt”. (Agenzia Fides 30-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Jos - Có khoàng 200 nạn nhân, trong số những người chết hoặc mất tích, do các cuộc tấn công nhằm vào các nhà thờ Kitô giáo dịp lễ Giáng sinh ở Nigeria. Đây là những gì được đọc trong một tuyên bố gửi đến hãng tin Fides, với chữ ký của Đức Tổng Giám Mục Ade Job, tổng Giáo phận Ibadan và Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nigeria.
Tuyên bố víết: “Chúng tôi các Giám mục Công giáo Nigeria vô cùng đau buồn bởi các vụ đánh bom ngày lễ Giáng sinh, nhằm vào một số nhà thờ Kitô giáo, trong đó có nhà thờ Công Giáo giáo xứ thánh nữ Têrêsa, ở Madalla, thuộc giáo phận Minna".
Tuyên bố viết tiếp: “Số người chết và người mất tích từ bi kịch xấu số này cho đến nay là khoảng 200 người. Nhiều người bị thương đang nằm bệnh viện, trong khi nhà thờ và các nhà chung quanh còn trong đống đổ nát".
Các Giám Mục Nigeria cũng đưa ra lời kêu gọi cho các nhà lãnh đạo Hồi giáo của đất nước: "Các thành viên của giáo phái Boko Haram đã nhận trách nhiệm cho tội ác đáng xấu hổ này chống lại Thiên Chúa và nhân loại. Chúng tôi dùng cơ hội này để kêu gọi các người Hồi giáo yêu hòa bình, đặc biệt là các nhà lãnh đạo của họ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo, để họ không chỉ công khai tố cáo các hành vi này, nhưng hãy tích cực ủng hộ hoạt động hoà bình vì lợi ích của họ và vì đất nước Nigeria; và hãy làm mọi điều tích cực để chấm dứt phong trào ấy".
Đức Tổng Giám mục Job viết: “Nhóm này rõ ràng đã tuyên bố chiến tranh ở Nigeria, và vào thời điểm chiến tranh, các quốc gia kêu gọi sự dè dặt với họ. Điều này là rõ ràng rằng, nếu chúng tôi chỉ dựa vào các nhân viên an ninh tích cực của mình, chúng tôi không có nhiều tiến bộ. Vì thế, tôi kêu gọi Ngài Tổng thống hãy mời các chuyên viên về tội phạm học đã nghỉ hưu, và sử dụng các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực này, để hỗ trợ các nhân viên an ninh đang hoạt động, nhằm chấm dứt ngay lập tức mối đe dọa của nhóm Boko Haram".
Tổng Giám mục kết luận: “Sự tha thứ là điều Chúa Giêsu đã dạy chúng tôi rằng chúng tôi phải tha thứ tội ác ghê tởm của họ chống lại nhân loại. Tôi kêu gọi một ngày cầu nguyện, và tất cả các tín hữu tại Nigeria sẽ cầu nguyện và ăn chay vào ngày 31-12-2011. Hãy cầu nguyện cho Nigeria gặp khốn khó và hãy cầu nguyện cho hòa bình ở đất nước chúng tôi, và cầu nguyện cho chính quyền luôn tốt”. (Agenzia Fides 30-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Pháp: người Hồi giáo lên án cuộc tấn công vào các nhà thờ ở Nigeria
Phạm Kim An
09:08 31/12/2011
Pháp: người Hồi giáo lên án cuộc tấn công vào các nhà thờ ở Nigeria
Hội đồng Phụng tự Hồi giáo Pháp (CFCM) phẫn nộ trước "sự dã man của các tội ác này”
ROMA - "Hội đồng Phụng tự Hồi giáo Pháp (CFCM) lên án bằng lời mạnh mẽ nhất làn sóng các cuộc tấn công khủng bố chống lại các nhà thờ ở Nigeria, nhất là ở Abuja và Jos, vào ngày lễ Giáng sinh, gây nhiều thương vong trong số các tín hữu tham dự lễ Giáng Sinh này", một tuyên bố của ông Mohammed Moussaoui, chủ tịch của Hội đồng Phụng tự Hồi giáo Pháp (CFCM), nói ngày 26-12. Ông cảnh báo "chống lại bất kỳ sự nhầm lẫn nào với Hồi giáo và người Hồi giáo".
Tuyên bố nói thêm: "Hội đồng Phụng tự Hồi giáo Pháp (CFCM) bày tỏ sự phẫn nộ mạnh mẽ nhất chống lại sự dã man của các tội ác, do phái Boko Haram thực hiện, khi phái này cho là thuộc về Hồi giáo, nhưng lại vi phạm các giá trị và nguyên tắc cơ bản, trong đó có việc tôn trọng quyền sống và phẩm giá bằng nhau”.
Tuyên bố nhận xét: " Hội đồng Phụng tự Hồi giáo Pháp (CFCM) hoan nghênh lập trường của các lãnh đạo Kitô giáo, vì trong khi các ngài tố cáo tội ác của bọn khủng bố chống lại các Kitô hữu ở Nigeria, đã quan tâm cảnh báo chống lại bất kỳ sự nhầm lẫn với Hồi giáo và người Hồi giáo".
Với các gia đình nạn nhân, Hội đồng Phụng tự Hồi giáo Pháp (CFCM) nói: "Hội đồng có lời chia buồn sâu sắc nhất đến các gia đình nạn nhân, thể hiện tình đoàn kết của mình với người dân Nigeria trước thảm kịch này, vốn đã ảnh hưởng đến các Kitô hữu, và dâng lời cầu nguyện cho người Hồi giáo và Kitô hữu có thể chống lại, bằng sự đoàn kết và tình huynh đệ của họ, những người theo thù hận và bạo lực". (ZENIT.org 28-12-2011)
Phạm Kim An
Hội đồng Phụng tự Hồi giáo Pháp (CFCM) phẫn nộ trước "sự dã man của các tội ác này”
ROMA - "Hội đồng Phụng tự Hồi giáo Pháp (CFCM) lên án bằng lời mạnh mẽ nhất làn sóng các cuộc tấn công khủng bố chống lại các nhà thờ ở Nigeria, nhất là ở Abuja và Jos, vào ngày lễ Giáng sinh, gây nhiều thương vong trong số các tín hữu tham dự lễ Giáng Sinh này", một tuyên bố của ông Mohammed Moussaoui, chủ tịch của Hội đồng Phụng tự Hồi giáo Pháp (CFCM), nói ngày 26-12. Ông cảnh báo "chống lại bất kỳ sự nhầm lẫn nào với Hồi giáo và người Hồi giáo".
Tuyên bố nói thêm: "Hội đồng Phụng tự Hồi giáo Pháp (CFCM) bày tỏ sự phẫn nộ mạnh mẽ nhất chống lại sự dã man của các tội ác, do phái Boko Haram thực hiện, khi phái này cho là thuộc về Hồi giáo, nhưng lại vi phạm các giá trị và nguyên tắc cơ bản, trong đó có việc tôn trọng quyền sống và phẩm giá bằng nhau”.
Tuyên bố nhận xét: " Hội đồng Phụng tự Hồi giáo Pháp (CFCM) hoan nghênh lập trường của các lãnh đạo Kitô giáo, vì trong khi các ngài tố cáo tội ác của bọn khủng bố chống lại các Kitô hữu ở Nigeria, đã quan tâm cảnh báo chống lại bất kỳ sự nhầm lẫn với Hồi giáo và người Hồi giáo".
Với các gia đình nạn nhân, Hội đồng Phụng tự Hồi giáo Pháp (CFCM) nói: "Hội đồng có lời chia buồn sâu sắc nhất đến các gia đình nạn nhân, thể hiện tình đoàn kết của mình với người dân Nigeria trước thảm kịch này, vốn đã ảnh hưởng đến các Kitô hữu, và dâng lời cầu nguyện cho người Hồi giáo và Kitô hữu có thể chống lại, bằng sự đoàn kết và tình huynh đệ của họ, những người theo thù hận và bạo lực". (ZENIT.org 28-12-2011)
Phạm Kim An
Indonesia: Người Hồi giáo ôn hoà bảo vệ lễ Giáng sinh cho Hội thánh Tin lành Yasmin
Nguyễn Trọng Đa
09:10 31/12/2011
Indonesia: Người Hồi giáo ôn hoà bảo vệ lễ Giáng sinh cho Hội thánh Tin lành Yasmin
Bogor - Hàng trăm người Banser, một tổ chức bán quân sự, tức tổ chức Hồi giáo đáp ứng lệnh của Nahdalatul Ulama (NU), hiệp hội Hồi giáo ôn hoà lớn nhất ở Indonesia, đã cộng tác với tổ chức của Hội thánh Tin lành ở Bogor, để đảm bảo an toàn cho các lễ mừng Giáng sinh. Sự cần thiết cho sự tham gia của các Banser đã trở thành hiển nhiên, khi tin đồn tại Bogor nói rằng hàng chục phần tử cực đoan Hồi giáo sẽ không ngần ngại "tháo dỡ" bất kỳ việc tổ chức lễ Giáng sinh nào của Hội thánh Yasmin Gereja Kristen Indonesia (GKI), tại địa điểm thuộc GKI và là nơi xây dựng một nhà thờ, vốn bị thị trưởng phản đối.
Tuy nhiên, từ chiều Vọng lễ Giáng sinh, đường dẫn đến địa điểm này của Hội thánh Yasmin đã bị chặn bởi hàng trăm cảnh sát và các quan chức dân sự tại Bogor. Như vậy, nhiều tín hữu của Hội thánh Yasmin GKI phải đi dự lễ Giáng sinh nơi khác, cụ thể là tại nhà một tín hữu. Tuy nhiên, sự hiện diện của hàng chục người Banser tại địa điểm mới bảo đảm cho việc cử hành lễ Giáng sinh không gặp trở ngại nào.
Sự hiện diện của nhóm Banser đã được quyết định chính thức bởi ông Rome, Tổng thư ký của Banser, người đã nói: "Chúng tôi đến đây để ngăn chặn bất kỳ xáo trộn bất ngờ nào của buổi lễ bởi bất cứ ai". Ông Rome cho biết rằng khoảng bốn mươi phần tử "của các nhóm cực đoan địa phương" đã đến để thảo luận vấn đề. Ông cho biết: "Họ yêu cầu chúng tôi rút lui, nhưng chúng tôi từ chối yêu cầu của họ." Và ngoài sự hiện diện của hàng chục người Banser tại chỗ, khoảng một ngàn người khác sẵn sàng can thiệp, nếu tình hình đột nhiên trở nên nguy hiểm.
Mặc dù lễ Giáng sinh của Hội thánh Yasmin GKI đã diễn ra mà không có sự cố lớn, như được dự kiến, Thượng Hội Đồng các Hội thánh Tin lành ở Indonesia (PGI) sẽ đệ trình đơn khiếu nại chính thức lên Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono. Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng các Hội thánh Tin lành ở Indonesia (PGI), Mục sư Gulton Gomar, nói: "Tổng thống đã nói rõ rằng không nhóm cực đoan nào ở Indonesia được phép phản đối nền tảng quốc gia của chúng ta, được biết đến như là Pancasila (Năm Nguyên tắc). Nếu Bộ trưởng nào thách thức lệnh của Tổng thống, thì có một nguyên nhân nghiêm trọng cho việc khiếu nại".
Sự hiện diện của các thành viên Banser cũng được ghi nhận ở Solo, Tỉnh Trung Java, nơi hàng trăm người trong số họ đảm bảo an ninh bên ngoài các nhà thờ trong dịp lễ Giáng sinh vừa qua. Ông Nurkholis, đại diện của tổ chức thanh niên Banser, GP Ansor, nói: "Sự hiện diện của chúng tôi ở đây đã được sự đồng ý của tổ chức các Hội thánh". Tại lễ Giáng sinh của Hội thánh Yasmin GKI, bà Inayah Wahid, ái nữ của cố tổng thống Abdurrahman Wahid, và người dì của bà, Lily Wahid, thuộc Đảng Thức tỉnh Dân tộc (PKB), đã đến dự lễ. (AsiaNews 29-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Bogor - Hàng trăm người Banser, một tổ chức bán quân sự, tức tổ chức Hồi giáo đáp ứng lệnh của Nahdalatul Ulama (NU), hiệp hội Hồi giáo ôn hoà lớn nhất ở Indonesia, đã cộng tác với tổ chức của Hội thánh Tin lành ở Bogor, để đảm bảo an toàn cho các lễ mừng Giáng sinh. Sự cần thiết cho sự tham gia của các Banser đã trở thành hiển nhiên, khi tin đồn tại Bogor nói rằng hàng chục phần tử cực đoan Hồi giáo sẽ không ngần ngại "tháo dỡ" bất kỳ việc tổ chức lễ Giáng sinh nào của Hội thánh Yasmin Gereja Kristen Indonesia (GKI), tại địa điểm thuộc GKI và là nơi xây dựng một nhà thờ, vốn bị thị trưởng phản đối.
Tuy nhiên, từ chiều Vọng lễ Giáng sinh, đường dẫn đến địa điểm này của Hội thánh Yasmin đã bị chặn bởi hàng trăm cảnh sát và các quan chức dân sự tại Bogor. Như vậy, nhiều tín hữu của Hội thánh Yasmin GKI phải đi dự lễ Giáng sinh nơi khác, cụ thể là tại nhà một tín hữu. Tuy nhiên, sự hiện diện của hàng chục người Banser tại địa điểm mới bảo đảm cho việc cử hành lễ Giáng sinh không gặp trở ngại nào.
Sự hiện diện của nhóm Banser đã được quyết định chính thức bởi ông Rome, Tổng thư ký của Banser, người đã nói: "Chúng tôi đến đây để ngăn chặn bất kỳ xáo trộn bất ngờ nào của buổi lễ bởi bất cứ ai". Ông Rome cho biết rằng khoảng bốn mươi phần tử "của các nhóm cực đoan địa phương" đã đến để thảo luận vấn đề. Ông cho biết: "Họ yêu cầu chúng tôi rút lui, nhưng chúng tôi từ chối yêu cầu của họ." Và ngoài sự hiện diện của hàng chục người Banser tại chỗ, khoảng một ngàn người khác sẵn sàng can thiệp, nếu tình hình đột nhiên trở nên nguy hiểm.
Mặc dù lễ Giáng sinh của Hội thánh Yasmin GKI đã diễn ra mà không có sự cố lớn, như được dự kiến, Thượng Hội Đồng các Hội thánh Tin lành ở Indonesia (PGI) sẽ đệ trình đơn khiếu nại chính thức lên Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono. Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng các Hội thánh Tin lành ở Indonesia (PGI), Mục sư Gulton Gomar, nói: "Tổng thống đã nói rõ rằng không nhóm cực đoan nào ở Indonesia được phép phản đối nền tảng quốc gia của chúng ta, được biết đến như là Pancasila (Năm Nguyên tắc). Nếu Bộ trưởng nào thách thức lệnh của Tổng thống, thì có một nguyên nhân nghiêm trọng cho việc khiếu nại".
Sự hiện diện của các thành viên Banser cũng được ghi nhận ở Solo, Tỉnh Trung Java, nơi hàng trăm người trong số họ đảm bảo an ninh bên ngoài các nhà thờ trong dịp lễ Giáng sinh vừa qua. Ông Nurkholis, đại diện của tổ chức thanh niên Banser, GP Ansor, nói: "Sự hiện diện của chúng tôi ở đây đã được sự đồng ý của tổ chức các Hội thánh". Tại lễ Giáng sinh của Hội thánh Yasmin GKI, bà Inayah Wahid, ái nữ của cố tổng thống Abdurrahman Wahid, và người dì của bà, Lily Wahid, thuộc Đảng Thức tỉnh Dân tộc (PKB), đã đến dự lễ. (AsiaNews 29-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Đức Thánh Cha chủ sự Kinh chiều và kinh Te Deum cuối năm 2011
LM Trần Đức Anh OP
10:46 31/12/2011
VATICAN - Lúc 5 giờ chiều 31-12-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự buổi hát kinh chiều I lễ trọng kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và kinh Te Deum Tạ Ơn Chúa, nhân dịp kết thúc năm dương lịch.
Hiện diện tại Đền thờ Thánh Phêrô còn có hơn 20 HY, đặc biệt là ĐHY Agostino Vallini, Giám Quản Roma, các GM phụ tá và lối 20 GM khác, đông đảo các cha sở và tín hữu cùng với Ông Đô Trưởng và chính quyền miền Lazio và thành phố Roma.
Trong bài giảng, ĐTC mời gọi các tín hữu tăng cường niềm tín thác nơi Thiên Chúa giữa bao nhiêu khó khăn của đời sống thường nhật. Ngài nói: ”Không còn chỗ cho lo lắng đứng trước thời gian trôi qua mà không trở lại; giờ đây có chỗ cho lòng tín thác vô biên nơi Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta biết mình được Ngài yêu thương, chúng ta sống cho Chúa và cuộc sống chúng ta qui hướng về Chúa trong khi chờ đợi Ngài trở lại. Từ khi Đấng Cứu Thế giáng lâm từ trời, con người không còn là nô lệ của một thời gian trôi qua mà không có lý do, hoặc thời gian bị ghi đậm bằng cơ cực, sầu muộn và đau khổ. Con người là con của một vị Thiên Chúa đi vào thời gian để cứu vớt thời gian khỏi tình trạng vô nghĩa hoặc khỏi sự tiêu cực. Ngài đã cứu chuộc toàn thể nhân loại, mang cho loài người một viễn tượng mới về một cuộc sống là tình yêu vĩnh cửu”. Giáo Hội sống và tuyên xưng chân lý ấy và còn muốn công bố chân lý này ngày nay với một năng lực tinh thần được đổi mới.
Cũng trong bài giảng, ĐTC mời gọi toàn thể cộng đoàn giáo phận Roma cùng nhau cảm tạ Thiên Chúa vì công tác đã thực hiện được để phục vụ Tin Mừng tại thành phố này. Ngài cũng điểm những sinh hoạt nổi bật của Giáo Phận trong năm 2011, những hoạt động mục vụ bình thường qua dự án tên là ”thuộc về Giáo Hội và đồng trách nhiệm mục vụ”, với mục đích đặt công việc rao giảng Tin Mừng vào chỗ đứng thứ I, để giúp các tín hữu tham dự các bí tích với tinh thần trách nhiệm và với nhiều thành quả hơn.
Trong chiều hướng đó, ĐTC nói: ”các môn đệ Chúa Kitô được mời gọi làm tái sinh nơi bản thân và tha nhân lòng tưởng nhớ Thiên Chúa, niềm vui sống Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa, đi từ câu hỏi ngày càng có tính chất bản thân: tại sao tôi tin? Cần dành chỗ đứng thứ I cho chân lý, liên minh giữa đức tin và lý trí như hai đôi cánh của tinh thần con người, nhờ đó tâm trí con người bay bổng lên chiêm ngắm Đấng là Chân Lý”.
Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Sau đó, ĐTC đã ra quảng trường thánh Phêrô viếng thăm và cầu nguyện hang đá khổng lồ tại đây.
Lúc 10 giờ rưỡi tối 31-12-2011, ĐHY Giovanni Lajolo, nguyên Chủ tịch Phủ Thống đốc quốc gia thành Vatican, đã chủ sự buổi canh thức tại Quảng trường thánh Phêrô để cầu nguyện cho sự hiệp nhất và hòa bình trong các gia đình và giữa các dân nước. Buổi canh thức do Phong trào tình yêu gia đình tổ chức và cổ võ. (SD 31-12-2011)
Hiện diện tại Đền thờ Thánh Phêrô còn có hơn 20 HY, đặc biệt là ĐHY Agostino Vallini, Giám Quản Roma, các GM phụ tá và lối 20 GM khác, đông đảo các cha sở và tín hữu cùng với Ông Đô Trưởng và chính quyền miền Lazio và thành phố Roma.
Trong bài giảng, ĐTC mời gọi các tín hữu tăng cường niềm tín thác nơi Thiên Chúa giữa bao nhiêu khó khăn của đời sống thường nhật. Ngài nói: ”Không còn chỗ cho lo lắng đứng trước thời gian trôi qua mà không trở lại; giờ đây có chỗ cho lòng tín thác vô biên nơi Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta biết mình được Ngài yêu thương, chúng ta sống cho Chúa và cuộc sống chúng ta qui hướng về Chúa trong khi chờ đợi Ngài trở lại. Từ khi Đấng Cứu Thế giáng lâm từ trời, con người không còn là nô lệ của một thời gian trôi qua mà không có lý do, hoặc thời gian bị ghi đậm bằng cơ cực, sầu muộn và đau khổ. Con người là con của một vị Thiên Chúa đi vào thời gian để cứu vớt thời gian khỏi tình trạng vô nghĩa hoặc khỏi sự tiêu cực. Ngài đã cứu chuộc toàn thể nhân loại, mang cho loài người một viễn tượng mới về một cuộc sống là tình yêu vĩnh cửu”. Giáo Hội sống và tuyên xưng chân lý ấy và còn muốn công bố chân lý này ngày nay với một năng lực tinh thần được đổi mới.
Cũng trong bài giảng, ĐTC mời gọi toàn thể cộng đoàn giáo phận Roma cùng nhau cảm tạ Thiên Chúa vì công tác đã thực hiện được để phục vụ Tin Mừng tại thành phố này. Ngài cũng điểm những sinh hoạt nổi bật của Giáo Phận trong năm 2011, những hoạt động mục vụ bình thường qua dự án tên là ”thuộc về Giáo Hội và đồng trách nhiệm mục vụ”, với mục đích đặt công việc rao giảng Tin Mừng vào chỗ đứng thứ I, để giúp các tín hữu tham dự các bí tích với tinh thần trách nhiệm và với nhiều thành quả hơn.
Trong chiều hướng đó, ĐTC nói: ”các môn đệ Chúa Kitô được mời gọi làm tái sinh nơi bản thân và tha nhân lòng tưởng nhớ Thiên Chúa, niềm vui sống Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa, đi từ câu hỏi ngày càng có tính chất bản thân: tại sao tôi tin? Cần dành chỗ đứng thứ I cho chân lý, liên minh giữa đức tin và lý trí như hai đôi cánh của tinh thần con người, nhờ đó tâm trí con người bay bổng lên chiêm ngắm Đấng là Chân Lý”.
Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Sau đó, ĐTC đã ra quảng trường thánh Phêrô viếng thăm và cầu nguyện hang đá khổng lồ tại đây.
Lúc 10 giờ rưỡi tối 31-12-2011, ĐHY Giovanni Lajolo, nguyên Chủ tịch Phủ Thống đốc quốc gia thành Vatican, đã chủ sự buổi canh thức tại Quảng trường thánh Phêrô để cầu nguyện cho sự hiệp nhất và hòa bình trong các gia đình và giữa các dân nước. Buổi canh thức do Phong trào tình yêu gia đình tổ chức và cổ võ. (SD 31-12-2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáng Sinh và Tuần Bát Nhật tại giáo xứ Gia An
Phaolô Hữu Tạo
08:11 31/12/2011
Gia An là một xã đông, với dân số trên 15.000 người được quy tụ đủ 63 tỉnh thành trong cả nước, địa phương nào cũng có. Trong đó số giáo dân chiếm khoảng gần 1/6: (2700 giáo dân/668 gia đình – theo báo cáo mục vụ ngày 15.12.2011) hầu hết đến từ nhiều Giáo phận khác nhau thuộc cả 3 Giáo tỉnh, nên đời sống đạo có nhiều nét rất hay, nhưng cũng không ít điều chưa hay, nhất là bà con gốc Quảng Ngãi, hầu như Đức Tin của họ chưa sâu sắc nên hôn nhân, gia đình đối với họ ít quan trọng: thích thì ở, không thích thì đưa nhau ra tòa ly dị là chuyện bình thường. Việc đọc kinh sáng tối đã bỏ hẳn từ lâu.
Xem hình ảnh
Cũng chính lý do đó, đã qua nhiều đời, các Cha quản xứ luôn chú trọng việc giáo dục Đức Tin cho đoàn chiên, trong những năm gần đây, giáo xứ đã xây dựng được truyền thống đọc tối kinh chung với nhau mỗi đầu tháng, xoay vần ở các giáo họ, (số tham dự thường khoảng trên 200 người), các ông trong HĐMV giáo họ lo chủ sự giờ kinh theo ý cầu nguyện của tháng, có sự tham dự của Cha xứ, quý Soeur và cộng đoàn giáo xứ, cuối giờ kinh người lớn thường ngồi lại tâm sự, uống nước với nhau, các em nhỏ còn được ăn bánh kẹo rất vui. Đây là dịp gặp gỡ, thăm viếng giữa các gia đình.
Tiếp tục truyền thống đó, năm nay ngoài Lễ Giáng sinh và đêm Canh thức long trọng, trong suốt Tuần Bát nhật, lần lượt là các giờ kinh viếng Máng cỏ của các giáo họ: đêm 26 Giáo họ Emmanuel Triệu, đêm 27 giáo họ Matthêu Gẫm, đêm 28 giáo họ Vinh Sơn, đêm 29 giáo họ Anrê Kim Thông, đêm 30 đọc kinh tại Đài Mẹ Mân Côi thuộc giáo họ Vinh Sơn, mở đầu thường có các điệu múa của Thiếu nhi dâng lên Chúa Hài Đồng, ngoài việc thờ lạy Chúa Hài Đồng bao giờ cũng có ý hướng về ngày Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa – Bổn mạng Giáo Phận Phan Thiết, để cầu nguyện cho Giáo phận chúng ta. Có những ông trùm tuy trình độ học vấn chưa cao, nhưng đã tự soạn được nhiều lời nguyện rất có ý nghĩa giúp cộng đoàn nâng hồn lên với Chúa, với Mẹ Maria, sau đó là Phép Lành của Cha quản xứ, kết thúc giờ viếng Máng cỏ các em thiếu nhi còn được nhận quà Giáng sinh của giáo họ, bởi vậy giờ đọc kinh chung bao giờ cũng thu hút rất đông như một đêm hội của giáo họ.
Năm nay, tuy tình hình kinh tế có phần khó khăn, nhưng hầu như 90% các gia đình đều làm Máng cỏ trước nhà mình, còn 4 giáo họ tuy không nói ra nhưng cũng âm thầm “đua nhau” làm Máng cỏ xem ai đẹp và ý nghĩa hơn ai, đây là một nét mới rất đẹp ở Gia An. Nguyện xin Gia đình Thánh gia: Chúa Hài Đồng, Mẹ Maria – Mẹ Thiên Chúa, Thánh cả Giuse chúc lành và ban cho ơn duy trì các truyền thống tốt đẹp này cho giáo xứ.
Xem hình ảnh
Cũng chính lý do đó, đã qua nhiều đời, các Cha quản xứ luôn chú trọng việc giáo dục Đức Tin cho đoàn chiên, trong những năm gần đây, giáo xứ đã xây dựng được truyền thống đọc tối kinh chung với nhau mỗi đầu tháng, xoay vần ở các giáo họ, (số tham dự thường khoảng trên 200 người), các ông trong HĐMV giáo họ lo chủ sự giờ kinh theo ý cầu nguyện của tháng, có sự tham dự của Cha xứ, quý Soeur và cộng đoàn giáo xứ, cuối giờ kinh người lớn thường ngồi lại tâm sự, uống nước với nhau, các em nhỏ còn được ăn bánh kẹo rất vui. Đây là dịp gặp gỡ, thăm viếng giữa các gia đình.
Tiếp tục truyền thống đó, năm nay ngoài Lễ Giáng sinh và đêm Canh thức long trọng, trong suốt Tuần Bát nhật, lần lượt là các giờ kinh viếng Máng cỏ của các giáo họ: đêm 26 Giáo họ Emmanuel Triệu, đêm 27 giáo họ Matthêu Gẫm, đêm 28 giáo họ Vinh Sơn, đêm 29 giáo họ Anrê Kim Thông, đêm 30 đọc kinh tại Đài Mẹ Mân Côi thuộc giáo họ Vinh Sơn, mở đầu thường có các điệu múa của Thiếu nhi dâng lên Chúa Hài Đồng, ngoài việc thờ lạy Chúa Hài Đồng bao giờ cũng có ý hướng về ngày Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa – Bổn mạng Giáo Phận Phan Thiết, để cầu nguyện cho Giáo phận chúng ta. Có những ông trùm tuy trình độ học vấn chưa cao, nhưng đã tự soạn được nhiều lời nguyện rất có ý nghĩa giúp cộng đoàn nâng hồn lên với Chúa, với Mẹ Maria, sau đó là Phép Lành của Cha quản xứ, kết thúc giờ viếng Máng cỏ các em thiếu nhi còn được nhận quà Giáng sinh của giáo họ, bởi vậy giờ đọc kinh chung bao giờ cũng thu hút rất đông như một đêm hội của giáo họ.
Năm nay, tuy tình hình kinh tế có phần khó khăn, nhưng hầu như 90% các gia đình đều làm Máng cỏ trước nhà mình, còn 4 giáo họ tuy không nói ra nhưng cũng âm thầm “đua nhau” làm Máng cỏ xem ai đẹp và ý nghĩa hơn ai, đây là một nét mới rất đẹp ở Gia An. Nguyện xin Gia đình Thánh gia: Chúa Hài Đồng, Mẹ Maria – Mẹ Thiên Chúa, Thánh cả Giuse chúc lành và ban cho ơn duy trì các truyền thống tốt đẹp này cho giáo xứ.
Đại hội Mục vụ Gia Đình giáo phận Phan Thiết
Maria Đinh Loan
08:17 31/12/2011
Xem hình ảnh
Trong phần khai mạc chương trình, Cha GB Hoàng Văn Khanh, Tổng Đại Diện Giáo phận Phan Thiết thay mặt Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo Phận, có lời chào mừng Quý Cha, Quý tu sĩ, Quý đại biểu đến với ngày họp mặt hôm nay. Sau đó, Ngài ban huấn từ cho Đại hội. Ngài nói: “Giáo hội luôn khao khát sự hạnh phúc và bền vững của các gia đình. Giáo hội ước mong các gia đình dấn thân cho việc loan Tin Mừng của Chúa”. Cha còn chia sẻ và nhắn với các cử tọa đôi nét về “Gia đình” qua 7 điểm sau đây:
1. Gia đình là con đường của Giáo hội: mọi người hiện hữu từ trong gia đình và ngang qua gia đình để vào xã hội và giáo hội.
2. Gia đình cần sự giúp đỡ của xã hội và giáo hội, vì gia đình là tế bào của xã hội, của Giáo hội và Nhiệm thể Chúa Kitô.
3. Gia đình công giáo là cộng đồng tình yêu: vợ chồng liên kết nên một trong tình yêu theo mẫu gương trao hiến, quên mình như Đức Kitô.
4. Gia đình là môi trường của sự sống, là suối nguồn chăm sóc sự sống: Các bậc làm cha mẹ trong gia đình cộng tác với Đấng tạo hóa chăm sóc, giáo dục con cái. Gia đình là nền tảng cốt yếu xây dựng văn hóa sự sống.
5. Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ trong đó cha mẹ là những nhà giáo dục con cái sống đúng nhân phẩm con người.
6. Gia đình là cộng đồng cơ bản của xã hội, là tế bào, là tổ chức cơ bản cho sự sinh tồn của xã hội.
7. Gia đình là Đền thờ của Thiên Chúa: môi trường loan báo Tin Mừng Cứu độ để giới thiệu Tình yêu Thiên Chúa cho mọi người.
Đây cũng chính là những điểm căn bản trong phần đầu tiên của Tông huấn Familiaris Consoitio (do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành năm 1981).
Cha Tổng Đại diện đặc biệt nhắc lại lời mời gọi của Thư chung hậu Đại Hội Dân Chúa “trọng tâm mục vụ của Giáo Hội phải tập trung vào MVGĐ. Và theo số 65 của Tông huấn gia đình thì những phương hướng cần thiết cho MVGĐ là: Chăm lo tinh thần cho các gia đình bằng cách cầu nguyện, thăm viếng; chăm lo cho sự bền vững của gia đình bằng cách chuẩn bị tốt họ trước hôn nhân; chăm sóc MVGĐ lưu tâm đến những gia đình khó khăn, nghèo khổ và cuối cùng đồng hành với các gia đình trẻ, hướng dẫn họ vượt qua những khó khăn ban đầu của đời sống hôn nhân gia đình. Tất cả mọi hoạt động MVGĐ đều hướng về việc làm cho Chúa Hài Đồng được sinh ra và lớn lên trong mỗi gia đình chúng ta. Phần khai mạc kết thúc với bài huấn từ của Cha.
Lúc 9 giờ, Sơ Maria Nguyễn Thị Hồng Quế dòng Đaminh Tam Hiệp đã gửi đến đại hội bài thuyết trình về đề tài “Ơn gọi và sứ mạng gia đình Công giáo” theo Tông huấn Familiaris Consoitio số 49 – 64.
Lúc 11 giờ có thánh lễ đồng tế mừng Thánh gia thất, cầu nguyện đặc biệt cho các cặp vợ chồng kỷ niệm 5, 10, 15, 20, 25, 30 … năm hôn phối do Cha Tổng Đại diện chủ sự. Trong đoàn đồng tế với Cha có Cha hạt trưởng Hạt Hàm Tân Phêrô Phạm Tiến Hành, Cha Đặc Trách Ban MVGĐ giáo phận - Phêrô Nguyễn Xuân Anh, Quý Cha trưởng ban MVGĐ các Giáo hạt và Quý Cha.
Trong bài giảng lễ hôm nay, một lần nữa Cha Tổng Đại Diện nhấn mạnh về lời của Thư chung hậu Đại hội Dân Chúa “tất cả mọi mục vụ của giáo xứ, giáo phận và giáo hội đều phải tập trung vào MVGĐ”.
Ngài chia sẻ tiếp: “Chính con người đã phá vỡ tương quan với Thiên Chúa qua câu chuyện Adam nguyên tổ phạm tội, câu chuyện Cain giết Aben…Nhưng Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương con người, Ngài đã ban Con Một nhập thể làm người để những ai tin vào Người thì được cứu độ…đến hồi viên mãn Thiên Chúa sai con mình đến sống dưới chế độ lề luật, ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. Và ngày lễ Giáng Sinh là ngày mừng Con Thiên Chúa làm người mặc khải cho ta biết tất cả sự thật về chương trình cứu độ và Tình yêu Thiên Chúa. Ngài đến để tái thiết mối tương quan bị tan vỡ giữa Thiên Chúa và con người. Ngài đem hạnh phúc đến cho các gia đình.
Cha đã rất khéo léo trích dẫn Kinh Thánh để quảng diễn tình yêu Thiên Chúa dành cho những người sống bậc hôn nhân gia đình: Tin Mừng Gioan, Tin Mừng của tình yêu và sự sống thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu chúc phúc cho tiệc cưới Cana; Thánh Phaolô thì nói rằng hôn nhân là biểu tượng cho tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh; trong chương 4 thư gửi tín hữu Côlôsê thánh nhân cũng khuyên người làm chồng làm vợ hãy mặc lấy tâm tình hiền từ, khoan dung…; sách Huấn ca mời gọi con cái hết lòng kính trọng, thảo hiếu với cha mẹ…
Cha nêu lên các thực trạng báo động về sự khủng hoảng trầm trọng của gia đình trong lòng thế giới như: phá thai, ly dị tràn lan, sống chung sống thử trước hôn nhân, đồng tính luyến ái, bạo hành gia đình…Từ đó, Cha mời gọi các gia đình hãy nhìn vào mẫu gương gia đình Nazaret:
1. Một gia đình có nề nếp, sự trật tự, hoà thuận: Thánh Giuse vị gia trưởng có trách nhiệm, là người quyết định lèo lái gia đình. Đức Mẹ là người vợ đảm đang hay may vá và chăm sóc chu đáo cho gia đình. Chúa Giêsu thì hết lòng vâng phục các Ngài và càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan. Noi gương gia đình kiểu mẫu này các gia đình hãy gìn giữ trật tự, nề nếp và hòa thuận yêu thương nhau. Chỉ khi con người sống trong trật tự, nề nếp và chu toàn bổn phận trong chính chức năng của mình thì mới có hạnh phúc vững bền.
2. Một gia đình mẫu gương của sự vâng phục Thánh ý Thiên Chúa: được báo mộng Thánh Giuse bỏ ý riêng đón nhận ý Chúa, bước đi trong đường lối của Chúa; nhận lời loan báo của sứ thần Đức Mẹ khiêm tốn, tin tưởng, phó thác thưa tiếng xin vâng trong suốt cả cuộc đời; còn “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa … Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết” (x. Pl 2,6 -11). Sự vâng phục ý Chúa là yếu tố nền tảng thiết lập mối tương quan với Thiên Chúa và cũng là tiền đề của mối tương quan với người khác.
3. Một gia đình có Chúa hiện diện: có Chúa là có tất cả.
Từ mẫu gương tốt đẹp của gia đình Nazaret, mỗi gia đình hãy làm sao để Chúa được luôn sinh ra, lớn lên trong gia đình mình và làm thành một gia đình truyền giáo.
Sau Thánh lễ, mọi người ăn và nghỉ trưa ngay tại khuôn viên nhà xứ.
Lúc 13 giờ 30 chương trình buổi chiều tiếp tục bắt đầu, mọi người có10 phút thư giãn với ảo thuật gia Z.26 đến từ nhóm MVGĐ Sài Gòn. Kế đến là bài thuyết trình thứ II do Sơ Hồng Quế trình bày với chủ đề “Dạy con thời hiện đại”
Trong khoảng 45 phút của phần diễn đàn lúc 14 giờ 45, các đại diện được mời lên tâm sự về câu chuyện gia đình mình: Chị Annê Hoàng Thị Kim Gương (Giáo xứ Hiệp Đức) đã chia sẻ về người chồng của chị có nhiều tật xấu, và cũng có những đức tính tốt, chị đã hy sinh chịu đựng và cầu nguyện nhiều cho anh, và nay, anh đã thay đổi nhờ ơn Chúa mà nhận ra tình yêu của chị dành cho anh. Chồng chị đã lên xác nhận những gì chị kể và công khai xin lỗi và cảm ơn chị bằng nụ hôn thật cảm động. Chị Maria Huỳnh Thùy Trinh (Giáo xứ Ma Lâm) một lương dân trước đây đã nghẹn ngào kể về ân phúc Chúa ban qua tình yêu thương của anh Nguyên chồng chị và gia đình nhà chồng… Anh Giuse Nguyễn Ngọc Thương (Giáo Xứ Tân Lập) cũng chia sẻ về những ơn kỳ diệu Chúa ban cho anh qua lời cầu nguyện của chị và gia đình…
Lúc 15 giờ 30 Cha Đặc Trách Ban MVGĐ Giáo phận đúc kết ngày Đại hội và chủ sự giờ Chầu Thánh Thể. Đại hội đã kết thúc lúc 16 giờ cùng ngày sau phép lành Thánh Thể.
Mọi người chào tạm biệt nhau ra về trong niềm vui tràn đầy vì đã được tham dự một ngày Đại Hội với thật nhiều ý nghĩa quý giá cho đời sống hôn nhân và gia đình.
Trường Chuyên Biệt Gia Định: Lễ Hội Yêu Thương lần X
Nguyễn Xuân
09:56 31/12/2011
SAIGÒN - Như mọi năm, vào Tuần Bát nhật Giáng Sinh, vào lúc 18giờ 30 ngày 30/12/2011, trường Chuyên Biệt Gia Định đã tổ chức Lễ hội Yêu thương dành cho các em học sinh của trường.
Xem hình ảnh
Sau màn múa chào mừng khách, do các em trong trang phục Ông già Noel biểu diễn, Linh mục phụ tá Gioan Baotixita Lê Quốc Kiệt, đại diện cho Linh mục Chánh xứ Ignatiô Hồ Văn Xuân- đang bận công tác xa- chính thức khai mạc Lễ Hội Yêu Thương lần X, cũng là kỷ niệm 21 năm thành lập trường. Như Chúa Giêsu đã giáng trần vì yêu thương nhân loại, cha mời gọi mọi người hãy biết yêu thương như Chúa đã yêu, yêu thương mọi người nhất là kẻ nghèo hèn, khó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt như các em học sinh đây và tích cực giúp đỡ các em.
Cô Võ Thị Khoái, hiệu trưởng phát biểu : Mục đích của Lễ Hội Yêu Thương là dịp để các em có dịp vui chơi, thể hiện khả năng của mình, trình làng kết quả của các em sau những năm tháng cố gắng học tập, rèn luyện dưới sự hướng dẫn của các thầy cô.
Do tấm lòng yêu thương trẻ, mọi người đến Lễ Hội để lắng nghe, cảm thông giao lưu và chia sẻ những khó khăn của nhà trường cũng như phụ huynh trong công tác giảng dạy và luyện tập cho các em. Đồng thời cũng là dịp trao đổi kinh nghiệm để thực hiện công tác ngày càng hiệu quả hơn.
Tham dự Lễ hội có những ân nhân, những y bác sĩ, chuyên gia tâm lý, giám đốc các trường chuyên biệt trong thành phố, nhóm người Nhật phụ trách trường Tự kỷ ở Nhật. Và, thành phần không thể thiếu là các em và các phụ huynh.
Khi có con, ai cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh, mau lớn khôn nhưng buồn thay các em đây không được như các trẻ bình thường. Một phụ huynh tâm sự : Khi phát hiện con tôi không bình thường, tôi chán nản vô cùng. Khổ nhọc tôi không quản, nhưng sau này chúng tôi mất đi, làm sao nó có thể tự lo cho bản thân. Thương con, tôi chỉ biết ra, vô, nhìn con mà xót. Cũng may trường này được thành lập đúng lúc. Hiện nay, con tôi tiến bộ rất nhiều , biết học hỏi, bắt chước làm được nhiều việc có thể giúp ích ba mẹ, anh chị em. ..
Chương trình văn nghệ năm nay đặc sắc hơn các năm rất nhiều. Khách tham dự phải ngạc nhiên khen ngợi và vỗ những tràng pháo tay tán thưởng cho các màn vũ sôi động rất đúng nhịp như Hip hop- Ráp Number One, Cô bé Mỹ Ngọc rất uyển chuyển với màn Belly Dance. Thật dễ thương và không kém điêu luyện là nhóm Pepsi với màn vũ Alibaba nhí.
Một khuôn mặt rất quen từ nước Nhật trở về, cô Hanayo, giáo viên dạy múa cho các trẻ tự kỷ Nhật Bản, giao lưu với chương trình bằng màn vũ ballet thật tuyệt vời. Đây là lần thứ năm cô về thăm trường.
Học sinh các lớp đều đóng góp tài năng riêng của mình. Tuy các em tự kỷ phải có ông bà ,ba mẹ cùng lên sân khấu nhưng cũng đã vui vẻ hoàn thành phần trình diễn của mình.
Màn diễn Bô lão Vượt thời gian của các giáo viên đem đến cho mọi người những chuỗi cười sảng khoái. Hóa trang thành những cụ già lọm khọm, các cụ lắc twist rất nhuyễn, cực kỳ vui nhộn .
Đáp lại các phụ huynh trình diễn màn Múa Ba Miền: Việt Nam Gấm Hoa. Thông thường công tác giáo dục luôn cần có sự họp tác chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà trường. Nhìn lực lượng các phụ huynh trên sân khấu mọi người có thể nhận ra : Chính sự đoàn kết hai bên tại trường Chuyên biệt Gia Định là một yếu tố vô cùng quan trọng mang lại kết quả mỹ mãn cho nhà trường.
Giữa những màn trình diễn sôi động, tiếng hát của một phụ huynh làm cho cả khán phòng xúc động lắng nghe: phụ huynh Văn Hưng và bé Quang Thắng trong bài Tình Cha.. “Tình cha ấm áp như dòng Thái Dương , ngọt ngào như dòng nước trôi đầu nguồn”. Và tình cha dành cho đứa con không hoàn hảo của mình hẳn là phải thật bao la để có thể chịu đựng và yêu thương con . Nếu người cha này không sống đúng như lời bài hát diễn tả, thì chắc giờ này, anh đã bỏ mặc con, vui chơi hay chè chén đâu đó. ..
Kết thúc chương trình luôn là màn Biểu diễn thời trang Mùa Lễ Hội 2011 với bài Happy New Year vừa phấn khởi, vui tươi khi nghe đi nghe lại ca từ của bài hát.
Ban tổ chức cám ơn quí cha, quí quan khách, quí vị trong ban âm thanh ánh sáng, ban phục vụ, quí phụ huynh, các học sinh đã góp phần thành công cho Lễ Hội.
Trong ngày Lễ kính Thánh Gia Thất hôm nay, nguyện xin cho các gia đình biết noi gương Thánh Gia luôn biết lắng nghe và Sống Lời Chúa để cuộc sống gia đình luôn hạnh phúc đầm ấm.
Xem hình ảnh
Sau màn múa chào mừng khách, do các em trong trang phục Ông già Noel biểu diễn, Linh mục phụ tá Gioan Baotixita Lê Quốc Kiệt, đại diện cho Linh mục Chánh xứ Ignatiô Hồ Văn Xuân- đang bận công tác xa- chính thức khai mạc Lễ Hội Yêu Thương lần X, cũng là kỷ niệm 21 năm thành lập trường. Như Chúa Giêsu đã giáng trần vì yêu thương nhân loại, cha mời gọi mọi người hãy biết yêu thương như Chúa đã yêu, yêu thương mọi người nhất là kẻ nghèo hèn, khó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt như các em học sinh đây và tích cực giúp đỡ các em.
Cô Võ Thị Khoái, hiệu trưởng phát biểu : Mục đích của Lễ Hội Yêu Thương là dịp để các em có dịp vui chơi, thể hiện khả năng của mình, trình làng kết quả của các em sau những năm tháng cố gắng học tập, rèn luyện dưới sự hướng dẫn của các thầy cô.
Do tấm lòng yêu thương trẻ, mọi người đến Lễ Hội để lắng nghe, cảm thông giao lưu và chia sẻ những khó khăn của nhà trường cũng như phụ huynh trong công tác giảng dạy và luyện tập cho các em. Đồng thời cũng là dịp trao đổi kinh nghiệm để thực hiện công tác ngày càng hiệu quả hơn.
Tham dự Lễ hội có những ân nhân, những y bác sĩ, chuyên gia tâm lý, giám đốc các trường chuyên biệt trong thành phố, nhóm người Nhật phụ trách trường Tự kỷ ở Nhật. Và, thành phần không thể thiếu là các em và các phụ huynh.
Khi có con, ai cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh, mau lớn khôn nhưng buồn thay các em đây không được như các trẻ bình thường. Một phụ huynh tâm sự : Khi phát hiện con tôi không bình thường, tôi chán nản vô cùng. Khổ nhọc tôi không quản, nhưng sau này chúng tôi mất đi, làm sao nó có thể tự lo cho bản thân. Thương con, tôi chỉ biết ra, vô, nhìn con mà xót. Cũng may trường này được thành lập đúng lúc. Hiện nay, con tôi tiến bộ rất nhiều , biết học hỏi, bắt chước làm được nhiều việc có thể giúp ích ba mẹ, anh chị em. ..
Chương trình văn nghệ năm nay đặc sắc hơn các năm rất nhiều. Khách tham dự phải ngạc nhiên khen ngợi và vỗ những tràng pháo tay tán thưởng cho các màn vũ sôi động rất đúng nhịp như Hip hop- Ráp Number One, Cô bé Mỹ Ngọc rất uyển chuyển với màn Belly Dance. Thật dễ thương và không kém điêu luyện là nhóm Pepsi với màn vũ Alibaba nhí.
Một khuôn mặt rất quen từ nước Nhật trở về, cô Hanayo, giáo viên dạy múa cho các trẻ tự kỷ Nhật Bản, giao lưu với chương trình bằng màn vũ ballet thật tuyệt vời. Đây là lần thứ năm cô về thăm trường.
Học sinh các lớp đều đóng góp tài năng riêng của mình. Tuy các em tự kỷ phải có ông bà ,ba mẹ cùng lên sân khấu nhưng cũng đã vui vẻ hoàn thành phần trình diễn của mình.
Màn diễn Bô lão Vượt thời gian của các giáo viên đem đến cho mọi người những chuỗi cười sảng khoái. Hóa trang thành những cụ già lọm khọm, các cụ lắc twist rất nhuyễn, cực kỳ vui nhộn .
Đáp lại các phụ huynh trình diễn màn Múa Ba Miền: Việt Nam Gấm Hoa. Thông thường công tác giáo dục luôn cần có sự họp tác chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà trường. Nhìn lực lượng các phụ huynh trên sân khấu mọi người có thể nhận ra : Chính sự đoàn kết hai bên tại trường Chuyên biệt Gia Định là một yếu tố vô cùng quan trọng mang lại kết quả mỹ mãn cho nhà trường.
Giữa những màn trình diễn sôi động, tiếng hát của một phụ huynh làm cho cả khán phòng xúc động lắng nghe: phụ huynh Văn Hưng và bé Quang Thắng trong bài Tình Cha.. “Tình cha ấm áp như dòng Thái Dương , ngọt ngào như dòng nước trôi đầu nguồn”. Và tình cha dành cho đứa con không hoàn hảo của mình hẳn là phải thật bao la để có thể chịu đựng và yêu thương con . Nếu người cha này không sống đúng như lời bài hát diễn tả, thì chắc giờ này, anh đã bỏ mặc con, vui chơi hay chè chén đâu đó. ..
Kết thúc chương trình luôn là màn Biểu diễn thời trang Mùa Lễ Hội 2011 với bài Happy New Year vừa phấn khởi, vui tươi khi nghe đi nghe lại ca từ của bài hát.
Ban tổ chức cám ơn quí cha, quí quan khách, quí vị trong ban âm thanh ánh sáng, ban phục vụ, quí phụ huynh, các học sinh đã góp phần thành công cho Lễ Hội.
Trong ngày Lễ kính Thánh Gia Thất hôm nay, nguyện xin cho các gia đình biết noi gương Thánh Gia luôn biết lắng nghe và Sống Lời Chúa để cuộc sống gia đình luôn hạnh phúc đầm ấm.
Bữa tiệc tình yêu tại Giáo xứ Thánh Antôn
M. T. btn
18:54 31/12/2011
Bữa tiệc Mừng Chúa Giáng Sinh dành cho 120 người khuyết tật, vô gia cư, già cả và neo đơn, trẻ em mồ côi tại nhà thờ thánh Antôn vào tối 23 tháng 12 vừa qua, quả đúng là một “bữa tiệc tình yêu”. Bữa tiệc kỷ niệm Tình Yêu Thiên Chúa dành cho trần gian khi sai Ngôi Lời đến ở giữa loài người; bữa tiệc chia sẻ niềm vui giáng sinh của anh chị em giáo xứ Antôn đối với những người nghèo khổ nhất.
Ngày hôm ấy, ông Anh mặt trời vừa khép mắt chưa đi vào giấc ngủ sâu, cũng như cái giờ “hẹn hò nhau” để chia sẻ tình yêu Thiên Chúa chưa đã đến, thế mà các ông bà, cô bác, anh chị em thân thương của “Bà Chúa nghèo” đã lần lượt rủ nhau kéo về nhà thờ thánh Antôn, trên gương mặt ai cũng rạng rỡ niềm vui sướng và tự hào.
II. Tình yêu không thể chỉ nói bằng lời nói thôi.
Tình yêu cần phải được thể hiện bằng việc làm cụ thể nữa.
Được biết, muốn có một bữa tiệc tình yêu này, cha sở và Hội đồng Mục vụ đã chuẩn bị trước cả tháng. Mỗi người một tay để tiếp đón những người nghèo với lòng trân trọng nhất. Cha sở lưu ý: “Có những người nghèo trong đời chưa bao giờ được ai mời, chưa bao giờ được ngồi dự tiệc. Chúng ta hãy trân trọng chia sẻ với họ niềm vui của Con Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Mỗi người nghèo được gởi tặng một thiệp mời trang nhã, có ghi số thứ tự để bắt thăm quà giáng sinh. Ngay từ đầu Mùa Vọng, cha sở đã thông báo rộng rãi cho toàn thể giáo dân để mỗi người chuẩn bị một món quà dâng Chúa Hài Đồng. Một hôm, một bà mẹ trẻ đã dẫn hai con nhỏ tới gặp cha sở để hai con trao cho cha số tiền mà hai con đã tiết kiệm được khi nhịn ăn để chia sẻ với người nghèo, một em gởi 35 ngàn, một em gởi 45 ngàn. Món tiền vĩ đại của “bà goá”.
Quả thực, như Chúa nói: “Người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có” (Ga 12,8), 120 thiệp mời chẳng thấm vào đâu so với đám đông lầm than, vất vưởng. Một nửa số thiệp được gởi đến những nhóm người nghèo mà Hội đồng mục vụ đã khảo sát hay được giới thiệu. Số còn lại cha sở phát cho bất cứ người nghèo nào lanh chân lẹ tay đến với giáo xứ vào ngày thứ hai Chúa nhật I Mùa Vọng. Chỉ trong vòng một tiếng, 60 phiếu hết sạch. Nhiều người ra về tay không.
Các chị trong Ban Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ đã cùng nhau tính toán chi li mọi thứ và ngay sáng ngày 22 tháng 12 các chị đã lo chuyên chở nồi niêu xoong chảo cùng các thứ lỉnh kỉnh khác vô nhà bếp của tu viện Phanxicô, để rồi sáng sớm ngày 23 tháng 12, các chị đi chợ để mua hàng tươi sống về mà lo nấu nướng. Một ngày các chị gần như không biết đói, không nghỉ trưa. Một ngày đầy khói lửa, hăng say và sẵn sàng hy sinh công sức vì người nghèo, cho người nghèo. Sự hy sinh ấy thật đáng cho mọi người tỏ lòng biết ơn và rất xứng đáng để Chúa Hài Nhi Giêsu ghi công các chị trên nước Thiên Đàng.
Cùng đồng hành với các chị trong bếp của cái ngày 23 tháng 12 ghi dấu ấn khó phai này, ở trong phòng khách của cha sở, ở ngoài sân nhà thờ, những anh, những chị, những trái tim cùng nhịp đập yêu thương nối kết nhau, chia nhau chu toàn tốt đẹp các công việc được cha sở chỉ đạo. Người thì chuẩn bị quà, người thì xếp bàn ghế, ly chén.
Ngay trên sảnh nhỏ trước mặt nhà nguyện, và trước tượng đài Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, dưới chân Thánh Cả Giuse, hôm nay nổi bật 12 chiếc bàn tròn, mỗi bàn 10 phần ăn, trên mặt bàn phủ chiếc khăn màu đỏ thẫm. Bên trên chiếc khăn trải bàn, 10 cái chén màu trắng, 10 đôi đũa, 10 cái muỗng, 10 cái ly thủy tinh trong veo được sắp xếp đẹp mắt như những cụm bông hoa. Mỗi một cụm bông hoa, dành cho một người, bông hoa hứa hẹn cho nhiều nhụy ngọt, chính là thức ăn nấu rất khéo tay của các chị làm bếp.
Màu đỏ thẫm là màu thường dùng trong các tiệc cưới. Tiệc cưới hôm nay có Chú Rể là Ngôi Hai Thiên Chúa, vô hình mà hiện diện, đi bên cạnh Cô Dâu là 120 người nghèo xinh đẹp trong ánh mắt yêu thương của Chúa Cha. Tập thể Cô Dâu này đã được Thiên Chúa thương yêu và tuyển chọn cách riêng, để họ tận hưởng những món ăn ngon, tận hưởng tình Chúa, tình người. Không hẹn không hò, nhiều anh chị em giáo dân, già trẻ lớn bé, đã tình nguyện tới làm người phục vụ cho những anh chị em kém may mắn hơn mình.
Về chứng kiến tiệc vui người nghèo đêm nay có 5 vị khách quý nằm trong Hội Bác ái Caritas, gồm hai Soeurs Dòng FMM, anh Nghĩa (Trưởng Caritas Hạt Sài Gòn) và hai thành viên thuộc giáo xứ Chợ Đũi và Vườn Chuối. Cả 5 vị này cũng tỏ ra rất thích thú khi được cùng anh chị em trong họ đạo nhà xúm nhau khiêng xe lăn và dìu dắt người tàn tật người già yếu tới chỗ ngồi ổn định.
Sau khi ông bà cô bác anh chị em thân thương của “Chúa nghèo” đã đến đông đủ và đã đi vào trật tự, cha sở giáo xứ thánh Antôn trong chiếc áo Dòng màu nâu, bước lên sân khấu được bố trí ngay trước nhà nguyện để trân trọng tuyên bố lý do: bữa tiệc tình thương, bữa tiệc của niềm vui, bữa tiệc chia sẻ. Tiếng hoan hô, tiếng vỗ tay rền vang góc phố của con đường Phan Văn Trường. Chắc hẳn Chúa Giêsu Hài Đồng cũng đang mở đôi mắt tròn xoe, âu yếm nhìn mọi người đang hiện diện.
Trên mỗi bàn là 3 món ăn đầy ắp, món gỏi chua ngọt củ hũ dừa, món ra-gu bò, món cơm Dương Châu. Có món ăn không hết, người nghèo xin bao nylon gói lại mang về, chia sẻ cho người nhà. Lại còn có món tráng miệng là 05 ổ bánh Noel nhìn rất hấp dẫn nữa.
Dù các anh chị em trong Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ ai cũng mệt “phờ râu” hết, anh chị em vẫn mở màn đêm văn nghệ “cây nhà lá vườn” bằng bản thánh ca “Tiếng Chuông Sinh Nhật”! Tiếp theo cô MC lần lượt giới thiệu các tiết mục giúp vui do ca đoàn và các em thiếu nhi giáo xứ thánh Antôn lần lượt trình diễn. Tiết mục nào cũng đã được tập dợt trước đó rất công phu. Vậy là, các vị khách thân thương của “Chúa nghèo” – Chúa Tình Yêu, vừa được ăn uống no nê, vừa được thưởng thức tiếng nhạc, lời ca, điệu múa, mục đích không phải phục vụ vì nghệ thuật, mà vì tình yêu thương chan hòa giữa nhau, không phân biệt giai cấp trong xã hội, vì bất cứ ai cũng là anh chị em trong một nhà, con của Đấng Toàn Năng, người em của Đấng là Emmanuel, đang ở giữa chúng ta.
Có lẽ tiết mục rộn ràng vui vẻ nhất là tiết mục Rút Thăm Trúng Thưởng. Tổng cộng có 30 giải thưởng, 03 giải đặc biệt, 10 giải khuyến khích và 17 giải an ủi. Anh Chủ Tịch Hội Đồng giáo xứ đứng ôm thùng phiếu số, cha sở một tay cầm micro, một tay bốc thăm, hô to số trúng thưởng…Qủa là những giây phút vừa hồi hộp, vừa mừng vui của các bạn nghèo may mắn.
Chưa hết đâu nhá, mỗi người còn được ân cần phát cho một phần quà để mang về nhà nữa. Qùa của từng người gồm có: 05 ký gạo, nửa ký đường cát trắng, một chai nước tương, một chai nước mắm, 1 chai dầu ăn, một bịch muối. Sau khi nhận quà từng nhóm một được mời ngồi trước Hang Đá Bêlem để chụp hình lưu niệm.
III. Còn đó con đường Chúa sai chúng ta đi
Bữa tiệc liên hoan đã khép lại, nhưng dấu ấn tình yêu dành cho người kém may mắn thì mãi còn đó. Còn đó mãi lời Cám Ơn. Còn đó mãi lời giã từ đầy lưu luyến. Còn đó mãi ánh mắt nụ cười khi cảm nhận được tình yêu. Còn đó mãi bóng dáng bước đi khập khiễng ra về của người khuyết tật, người neo đơn già yếu…
Và, vâng! Hãy còn đó những con đường dài mà Chúa muốn sai chúng ta đi.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sau 5 năm
lykhách
10:02 31/12/2011
Đảng và nhà nước ta đang thật sự trở …mặt mình
Đảng tối tăm hơn, nhà nước ngày càng thêm bất chính
Visashin chìm, bô-xít hiểm họa, đất rừng thuê rẻ, biển đảo mất nín thinh!
Đường lối Đảng xưa nay đầy bất minh
Nên chính sách luôn thay đổi bất thình lình
Chủ trương đảng là sử dụng bạo quyền để áp đặt đảng lệnh
Nên nhân dân luôn được côn đồ, công an đông đảo rập rình!
Chính quyền còn hành xử kiểu côn đồ
Hà hiếp dân, bao che nhau tham ô
Hỏi mấy kẻ sống tận cùng cảnh khổ
Làm sao không nổi máu giang hồ!
Người ta đánh nhau bởi một chút hỉ nộ
Giết nhau vì vật chất chỉ giá trị vài đô
Một dân tộc khi mất khả năng nhìn nhau xấu hổ
Sớm muộn gì cũng thất thế sa cơ!
Bởi bất chính ở thượng tầng thống trị
Sinh bất công, bất nghĩa, bất tri
Cộng báo chí truyền thông như bầy khỉ
Vẽ vời dân tộc một hướng đi
Đi đâu? bao năm sau “thời kỳ quá độ”?
Tiến lên một chủ nghĩa đã xanh mồ?
“Kinh tế thị trường” mò hướng “chủ nghĩa xã hội”
Là quái thai của dốt nát điên rồ!
Sau 5 năm “Học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Tham nhũng nhiều hơn, đạo đức càng giả hình
Đảng viên càng tham, quan quyền càng bất chính…
Vẫn “Học và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh”!
Bởi chủ nghĩa trước sau vẫn như một
Đổi tới lui, dốt vẫn hoàn dốt
Nghĩ mà xót cho mai này vận nước
Thấy mà thương cho dân mình khổ suốt!
Ôi! ngẫm nhân tình càng thêm ngao ngán
Cũng là đồng bào dù chẳng đồng đảng
Bao cảnh đời chật vật mảnh áo miếng cơm hoạn nạn
Không bằng một phần tiêu vặt của đám tham quan
Có học thêm năm mươi năm nữa
Và “làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Giang sơn này càng thêm nghiêng ngửa
Bởi tôn dối gian lên thần tượng cho mình!
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bước khởi đầu trong niên lịch
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
08:58 31/12/2011
Bước khởi đầu trong niên lịch
Khi viết thư, viết đơn, thông thường cùng là điều cần thiết hiển nhiên, ngày tháng năm trên hàng đầu thư được viết đề ra.
Cả trên tấm thiệp mời ngày tháng năm cũng luôn được ấn định viết ra rõ ràng.
Những hãng xưởng hay cả cơ quan công quyền đạo đời cũng thường hay viết ghi chú: đơn thư gửi tới được căn cứ theo ngày tháng năm của dấu bưu điện trên thư mà cứu xét trước sau!
Với nếp sống văn hóa xã hội ngày nay, ngày tháng năm như mốc điểm để căn cứ theo đó mà phân định hướng thời gian đã qua cùng thời gian tới sắp đến, là điều hiển nhiên cần thiết.
Nhưng trong qúa khứ xa xưa không luôn luôn như thế.
1. Niên đại căn cứ theo biến cố lịch sử
Chúng ta nhớ lại trong Kinh Thánh, bài tường thuật viết về sự xuất hiện của Thánh Gioan tiền hô theo một cách khác về niên đại: „Vào năm thứ 15. triều đại hoàng đế Tiberius, Tổng trấn Philatô làm toàn quyền xứ Giuda, vua Herode Tetrach là tiểu vương xứ Galilea…có lời Thiên Chúa phán cùng Ông Gioan trong sa mạc.“ ( Lc 3,1-2).
Cũng tương như vậy, bài tường thuật về niên đại Chúa Giêsu sinh ra cũng theo cách thức dựa vào biến cố lịch sử hơn là theo chính xác ngày tháng năm trong thời gian: „ Thời ấy, Hòang đế Augusto ra chiếu chỉ truyền kiểm tra dân số trong khắp thiên hạ, ai nấy phải về nguyên quán mà khai tên vào sổ nộp thuế. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên được thực hiện thời Quirino làm Tổng trần xứ Syria.“ ( Lc 2,1...).
Những tên của các nhà cầm quyền liên quan mật thiết chặt chẻ với những biến cố lịch sử chính trị, cùng nơi chốn trong đời sống trên thế giới, trong đế quốc Roma được kể viết ra như nhân chứng của mấu chốt thời điểm lịch sử cho sự việc xảy ra.
Lẽ dĩ nhiên con người ngày xa xưa cũng đã cố gắng tìm ra một kiểu cách chung tính niên đại thời gian cho chính xác. Vì thế, người Hylạp căn cứ theo trận chiến ở Issos thắng người Batư làm điểm mấu chốt khởi điểm cho cách tính niên đại thời gian. Người Do Thái căn cứ theo thứ tự công trình sáng tạo trời đất mà làm lịch.Người Roma lại chiếu theo thời gian sau khi thành Roma của họ được thành lập, và họ cũng dựa theo thời điểm thay đổi chính phủ của mỗi vị Hoàng đế để tính niên lịch ngày tháng.
Đó là điều xảy ra trong xã hội thời đó, và trong toàn thể đế quốc, trên thiên hạ vào thời điểm lúc đó đã không có thể có một cách tính niên lịch chung rõ ràng nào. Lý do nằm ở chỗ thiếu sự nhất trí thỏa thuận giữa các dân tộc về cách tính thời gian niên lịch, biến cố nào là chìa khóa là „năm thứ nhất“ khởi đầu cho cách tính niên đại chung bó buộc cho toàn thể mọi dân tộc.
2. Năm thứ nhất
Năm 313 Hòang đế Constantino của đế quốc Roma ra chiếu chỉ trong toàn thể đế quốc Roma công nhân đạo Công giáo. Bắt đầu từ thời kỳ này chấm dứt cuộc bách hại đạo Công giáo ở Roma cũng như trên toàn đế quốc ở các nước vùng thuộc địa của Roma. Đạo Công giáo bắt đầu thời kỳ xây dựng lại nền tảng cơ sở, và bắt đầu hưng thịnh triển nở về mặt truyền giáo lễ nghi phụng vụ, cũng như cung cách nếp sống văn hóa, văn minh Kytô giáo.
Đế quốc Roma thời đó trải rộng khắp nơi trên tòan Âu châu sang tận vùng Trung đông tiểu Á hầu như gần nửa các nước thiên hạ, và lại gặp phải thách thức cách tính niên lịch khác nhau ở mỗi vùng mỗi nước dân tộc. Nên chính Giáo Hội cũng gặp khó khăn về việc này trong thông tin liên lạc. Và Giáo Hội đã nghĩ đến tìm cách làm một lịch tính thời gian chung cho toàn thể Giáo Hội Công giáo.
Hai trăm năm sau biến cố công nhận đạo Công giáo năm 313, chính xác vào năm 532 cách tính niên lịch chung cho toàn thể Giào Hội Công giáo thành hình ra đời.
Đức Giáo Hoàng Gioan thứ nhất đã ủy thách cho Cha tu viện trưởng Dionysius Exiguus việc sắp xếp hoàn thánh cách tính tính niên lịch theo Kytô giáo. Nói rõ hơn làm lịch tính ngày tháng năm theo văn hóa Kytô giáo.
Yếu tố quyết định giúp cho Vị tu viện trưởng thành công trong việc ấn định soạn niên lịch chung, mà không lấy bất kỳ biến cố chính trị nào trong xã hội đã xảy ra làm mốc điểm khởi đầu, là Ông căn cứ vào vào sự sinh ra của Chúa Giêsu như „ năm chìa khóa“ lấy năm đó năm khởi đầu „năm Zero“. Từ năm khởi đầu Zero đó Ông đã sắp xếp gọi những biến cố xảy ra trên thế giới trước năm Zero, ngài đặt cho là „Trước Chúa giáng sinh“; những biến cố xảy ra sau năm Zero, ngài gọi là „ Sau Chúa giáng sinh“.
Căn cứ vào nền tảng thần học nào mà Cha tu việc trưởng đã sắp xếp như thế?
Thần học trong kinh thánh là nền tảng cho suy nghĩ phát minh của ngài. Thánh Phaolô Tông đồ trong thư gửi Giáo đoàn tín hữu Galata đã viết về điều này: „ Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới trần gian.“ ( Gal 4,4).
Đây là đoạn Kinh Thánh làm nền tảng cho Cha Dionysius tính làm lịch chung. Biến cố này là điểm xoay chuyển từ thời qúa khứ sang tương lai. Biến cố này là mốc điểm khởi đầu cho việc tích ngày tháng niên lịch. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa xuống trần gian là khởi đầu cho mốc điểm tính thời gian niên đại lịch sử trước và sau Chúa giáng sinh.
3. Niên lịch Kytô giáo song song với những niên lịch khác
Cách tính niên lịch do cha tu viện trưởng Dionysius nghĩ phát minh ra trước hết cho nhu cầu ấn định ngày tháng mốc điểm trong Giáo Hội như mong muốn của Đức giáo hoàng. Nhưng dần dần cách tính niên lịch này càng phổ thông trong nền văn hóa xã hội ở mọi lãnh vực chính trị cũng như thương mại, và cũng dần được nhiều dân nước công nhận dùng chung trong toàn thể thế giới. Vì thấy nó rõ ràng khoa học cùng tiện dụng cho đời sống xã hội.
Có thể nói từ năm 1000 cách tính niên lịch Dionysius trở thành phổ thông như cách tính niên lịch chung cho toàn thế giới. Cho dù đạo Phật, Ấn giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo có dùng lịch riêng của mình đi chăng nữa, nhưng niên lịch tính theo Kytô giáo vẫn được công nhận chính thức dùng chung, nhất là trong sinh họat chính trị, kinh tế và kỹ thuật trên thế giới. Vì thế vẫn luôn có hai niên lịch song song với nhau: Kytô gíao và Phật lịch; Dương lịch ( Kytô giáo) và âm lịch…
4. Chúa Giêsu Kytô chứ không phải Janus
Càng ngày người ta tránh dùng nhóm ngôn từ ấn định do Tu viện trưởng Dionysius ấn định „ Trước Chúa giáng sinh“ „ Sau Chúa giáng sinh“. Thay vào đó họ dùng“ trước công nguyên hay trước chuyển đổi“; „ Sau công nguyên hay sau chuyển đổi“. Điều này là tự do của con người thôi.
Nhưng biến cố Chúa Giêsu Kitô từ trời cao đi vào sinh xuống trần gian đã có sự thay chuyển đổi thời gian. Trong lúc Ngài sinh ra, các Thiên Thần đã loan báo hòa bình trên thế giới, ân đức phúc lộc cho con người ( Lc 2,14).
Niên lịch theo Kytô giáo đã từng bước từng giai đoạn lan rộng trở thành niên lịch chung cho thế giới đã nói lên sự tôn thờ Chúa Giêsu Kitô của toàn dân nước, cho dù nhận thức hay không nhận thức điều này. Như chúng ta đọc thấy ở những chứng thư những bản viết cổ thư cũng như hiện đại đều đề: „ Anno Domini – Năm của Thiên Chúa „.
Sau Chúa Giêsu không chỉ những năm tháng được tính đếm, nhưng năm tháng ngày giờ cũng thuộc về Ngài: năm 2011 kết thúc vào nửa đêm ngày 31.12.2011 ngày hôm qua; và năm mới 2012 từ ngày 01.Tháng Một ngày hôm nay khởi đầu ló dạng đi vào vũ trụ đất trời.
Người Roma ngày xưa đã cung hiến tháng thứ nhất của năm cho Thần Janus của họ. Thần Janus là một Vị Thần có hai khuôn mặt - một sáng và một tối – Thần Janus cũng là Vị thần canh giữ cửa , canh giữ cổng ra và vào. Vì thế họ lấy tên thần Janus đặt tên cho tháng thứ nhất của năm. Janus – Tháng Một – Januar tiếng Đức, Janvier tiếng Pháp, January tiếng Anh.
Vào ngày giao thừa 31.12. cuối năm Dương lịch cũ bước sang năm mới, nhiều người, nhất là các chính trị gia thường nêu câu hỏi: Khuôn mặt nào sẽ là khuôn mặt cho năm mới 2012 đến với chúng ta: trong sáng hay u ám mờ tối?
Người tín hữu Chúa Kitô không tôn kính thần Janus, nhưng tôn thờ Chúa Giêsu Kytô. Phúc âm ngày 01.01. thuật lại: “Khi đã đủ tám ngày sau khi chào đời, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong cung lòng mẹ.” ( Lc 2,21)
******************
Tên Giêsu hàm chứa mang ý nghĩa “ Chúa cứu độ , Chúa hòa bình” .
Năm mới chúng ta đặt lòng trông cậy nơi bàn tay quan phòng của Người: Xin Hòa bình và ơn cứu độ đến cho nhân loại.
Chúa Giêsu Kytô là nội dung căn bản của đức tin cùng là căn cước tính của người Công giáo chúng ta.
Chúc mừng Năm Mới 2012.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Khi viết thư, viết đơn, thông thường cùng là điều cần thiết hiển nhiên, ngày tháng năm trên hàng đầu thư được viết đề ra.
Cả trên tấm thiệp mời ngày tháng năm cũng luôn được ấn định viết ra rõ ràng.
Những hãng xưởng hay cả cơ quan công quyền đạo đời cũng thường hay viết ghi chú: đơn thư gửi tới được căn cứ theo ngày tháng năm của dấu bưu điện trên thư mà cứu xét trước sau!
Với nếp sống văn hóa xã hội ngày nay, ngày tháng năm như mốc điểm để căn cứ theo đó mà phân định hướng thời gian đã qua cùng thời gian tới sắp đến, là điều hiển nhiên cần thiết.
Nhưng trong qúa khứ xa xưa không luôn luôn như thế.
1. Niên đại căn cứ theo biến cố lịch sử
Chúng ta nhớ lại trong Kinh Thánh, bài tường thuật viết về sự xuất hiện của Thánh Gioan tiền hô theo một cách khác về niên đại: „Vào năm thứ 15. triều đại hoàng đế Tiberius, Tổng trấn Philatô làm toàn quyền xứ Giuda, vua Herode Tetrach là tiểu vương xứ Galilea…có lời Thiên Chúa phán cùng Ông Gioan trong sa mạc.“ ( Lc 3,1-2).
Cũng tương như vậy, bài tường thuật về niên đại Chúa Giêsu sinh ra cũng theo cách thức dựa vào biến cố lịch sử hơn là theo chính xác ngày tháng năm trong thời gian: „ Thời ấy, Hòang đế Augusto ra chiếu chỉ truyền kiểm tra dân số trong khắp thiên hạ, ai nấy phải về nguyên quán mà khai tên vào sổ nộp thuế. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên được thực hiện thời Quirino làm Tổng trần xứ Syria.“ ( Lc 2,1...).
Những tên của các nhà cầm quyền liên quan mật thiết chặt chẻ với những biến cố lịch sử chính trị, cùng nơi chốn trong đời sống trên thế giới, trong đế quốc Roma được kể viết ra như nhân chứng của mấu chốt thời điểm lịch sử cho sự việc xảy ra.
Lẽ dĩ nhiên con người ngày xa xưa cũng đã cố gắng tìm ra một kiểu cách chung tính niên đại thời gian cho chính xác. Vì thế, người Hylạp căn cứ theo trận chiến ở Issos thắng người Batư làm điểm mấu chốt khởi điểm cho cách tính niên đại thời gian. Người Do Thái căn cứ theo thứ tự công trình sáng tạo trời đất mà làm lịch.Người Roma lại chiếu theo thời gian sau khi thành Roma của họ được thành lập, và họ cũng dựa theo thời điểm thay đổi chính phủ của mỗi vị Hoàng đế để tính niên lịch ngày tháng.
Đó là điều xảy ra trong xã hội thời đó, và trong toàn thể đế quốc, trên thiên hạ vào thời điểm lúc đó đã không có thể có một cách tính niên lịch chung rõ ràng nào. Lý do nằm ở chỗ thiếu sự nhất trí thỏa thuận giữa các dân tộc về cách tính thời gian niên lịch, biến cố nào là chìa khóa là „năm thứ nhất“ khởi đầu cho cách tính niên đại chung bó buộc cho toàn thể mọi dân tộc.
2. Năm thứ nhất
Năm 313 Hòang đế Constantino của đế quốc Roma ra chiếu chỉ trong toàn thể đế quốc Roma công nhân đạo Công giáo. Bắt đầu từ thời kỳ này chấm dứt cuộc bách hại đạo Công giáo ở Roma cũng như trên toàn đế quốc ở các nước vùng thuộc địa của Roma. Đạo Công giáo bắt đầu thời kỳ xây dựng lại nền tảng cơ sở, và bắt đầu hưng thịnh triển nở về mặt truyền giáo lễ nghi phụng vụ, cũng như cung cách nếp sống văn hóa, văn minh Kytô giáo.
Đế quốc Roma thời đó trải rộng khắp nơi trên tòan Âu châu sang tận vùng Trung đông tiểu Á hầu như gần nửa các nước thiên hạ, và lại gặp phải thách thức cách tính niên lịch khác nhau ở mỗi vùng mỗi nước dân tộc. Nên chính Giáo Hội cũng gặp khó khăn về việc này trong thông tin liên lạc. Và Giáo Hội đã nghĩ đến tìm cách làm một lịch tính thời gian chung cho toàn thể Giáo Hội Công giáo.
Hai trăm năm sau biến cố công nhận đạo Công giáo năm 313, chính xác vào năm 532 cách tính niên lịch chung cho toàn thể Giào Hội Công giáo thành hình ra đời.
Đức Giáo Hoàng Gioan thứ nhất đã ủy thách cho Cha tu viện trưởng Dionysius Exiguus việc sắp xếp hoàn thánh cách tính tính niên lịch theo Kytô giáo. Nói rõ hơn làm lịch tính ngày tháng năm theo văn hóa Kytô giáo.
Yếu tố quyết định giúp cho Vị tu viện trưởng thành công trong việc ấn định soạn niên lịch chung, mà không lấy bất kỳ biến cố chính trị nào trong xã hội đã xảy ra làm mốc điểm khởi đầu, là Ông căn cứ vào vào sự sinh ra của Chúa Giêsu như „ năm chìa khóa“ lấy năm đó năm khởi đầu „năm Zero“. Từ năm khởi đầu Zero đó Ông đã sắp xếp gọi những biến cố xảy ra trên thế giới trước năm Zero, ngài đặt cho là „Trước Chúa giáng sinh“; những biến cố xảy ra sau năm Zero, ngài gọi là „ Sau Chúa giáng sinh“.
Căn cứ vào nền tảng thần học nào mà Cha tu việc trưởng đã sắp xếp như thế?
Thần học trong kinh thánh là nền tảng cho suy nghĩ phát minh của ngài. Thánh Phaolô Tông đồ trong thư gửi Giáo đoàn tín hữu Galata đã viết về điều này: „ Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới trần gian.“ ( Gal 4,4).
Đây là đoạn Kinh Thánh làm nền tảng cho Cha Dionysius tính làm lịch chung. Biến cố này là điểm xoay chuyển từ thời qúa khứ sang tương lai. Biến cố này là mốc điểm khởi đầu cho việc tích ngày tháng niên lịch. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa xuống trần gian là khởi đầu cho mốc điểm tính thời gian niên đại lịch sử trước và sau Chúa giáng sinh.
3. Niên lịch Kytô giáo song song với những niên lịch khác
Cách tính niên lịch do cha tu viện trưởng Dionysius nghĩ phát minh ra trước hết cho nhu cầu ấn định ngày tháng mốc điểm trong Giáo Hội như mong muốn của Đức giáo hoàng. Nhưng dần dần cách tính niên lịch này càng phổ thông trong nền văn hóa xã hội ở mọi lãnh vực chính trị cũng như thương mại, và cũng dần được nhiều dân nước công nhận dùng chung trong toàn thể thế giới. Vì thấy nó rõ ràng khoa học cùng tiện dụng cho đời sống xã hội.
Có thể nói từ năm 1000 cách tính niên lịch Dionysius trở thành phổ thông như cách tính niên lịch chung cho toàn thế giới. Cho dù đạo Phật, Ấn giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo có dùng lịch riêng của mình đi chăng nữa, nhưng niên lịch tính theo Kytô giáo vẫn được công nhận chính thức dùng chung, nhất là trong sinh họat chính trị, kinh tế và kỹ thuật trên thế giới. Vì thế vẫn luôn có hai niên lịch song song với nhau: Kytô gíao và Phật lịch; Dương lịch ( Kytô giáo) và âm lịch…
4. Chúa Giêsu Kytô chứ không phải Janus
Càng ngày người ta tránh dùng nhóm ngôn từ ấn định do Tu viện trưởng Dionysius ấn định „ Trước Chúa giáng sinh“ „ Sau Chúa giáng sinh“. Thay vào đó họ dùng“ trước công nguyên hay trước chuyển đổi“; „ Sau công nguyên hay sau chuyển đổi“. Điều này là tự do của con người thôi.
Nhưng biến cố Chúa Giêsu Kitô từ trời cao đi vào sinh xuống trần gian đã có sự thay chuyển đổi thời gian. Trong lúc Ngài sinh ra, các Thiên Thần đã loan báo hòa bình trên thế giới, ân đức phúc lộc cho con người ( Lc 2,14).
Niên lịch theo Kytô giáo đã từng bước từng giai đoạn lan rộng trở thành niên lịch chung cho thế giới đã nói lên sự tôn thờ Chúa Giêsu Kitô của toàn dân nước, cho dù nhận thức hay không nhận thức điều này. Như chúng ta đọc thấy ở những chứng thư những bản viết cổ thư cũng như hiện đại đều đề: „ Anno Domini – Năm của Thiên Chúa „.
Sau Chúa Giêsu không chỉ những năm tháng được tính đếm, nhưng năm tháng ngày giờ cũng thuộc về Ngài: năm 2011 kết thúc vào nửa đêm ngày 31.12.2011 ngày hôm qua; và năm mới 2012 từ ngày 01.Tháng Một ngày hôm nay khởi đầu ló dạng đi vào vũ trụ đất trời.
Người Roma ngày xưa đã cung hiến tháng thứ nhất của năm cho Thần Janus của họ. Thần Janus là một Vị Thần có hai khuôn mặt - một sáng và một tối – Thần Janus cũng là Vị thần canh giữ cửa , canh giữ cổng ra và vào. Vì thế họ lấy tên thần Janus đặt tên cho tháng thứ nhất của năm. Janus – Tháng Một – Januar tiếng Đức, Janvier tiếng Pháp, January tiếng Anh.
Vào ngày giao thừa 31.12. cuối năm Dương lịch cũ bước sang năm mới, nhiều người, nhất là các chính trị gia thường nêu câu hỏi: Khuôn mặt nào sẽ là khuôn mặt cho năm mới 2012 đến với chúng ta: trong sáng hay u ám mờ tối?
Người tín hữu Chúa Kitô không tôn kính thần Janus, nhưng tôn thờ Chúa Giêsu Kytô. Phúc âm ngày 01.01. thuật lại: “Khi đã đủ tám ngày sau khi chào đời, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong cung lòng mẹ.” ( Lc 2,21)
******************
Tên Giêsu hàm chứa mang ý nghĩa “ Chúa cứu độ , Chúa hòa bình” .
Năm mới chúng ta đặt lòng trông cậy nơi bàn tay quan phòng của Người: Xin Hòa bình và ơn cứu độ đến cho nhân loại.
Chúa Giêsu Kytô là nội dung căn bản của đức tin cùng là căn cước tính của người Công giáo chúng ta.
Chúc mừng Năm Mới 2012.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Đầu Năm Dâng Chúa Lời Cảm Tạ
Tuyết Mai
09:59 31/12/2011
Nhân ngày đầu năm 2012, chúng con toàn thể nhân loại gởi đến Chúa Ba Ngôi, lời chúc mừng và cảm tạ Người ban cho chúng con sự bình an và tình yêu thương của Người, suốt năm vừa qua. Lậy Thiên Chúa Đấng muôn đời toàn năng, kể ra thì có biết bao nhiêu điều mà chúng con cần cảm tạ và tri ân Thiên Chúa. Những điều mà chúng con cảm nhận thấy, những điều mà chúng con sở hữu, những gì mà hạnh phúc chúng con có thể cảm nhận được từ nơi Thiên Chúa ban cho. Gia đình, sức khỏe, công ăn việc làm, nhà cửa, xe cộ, tình bằng hữu, và tình giao hữu nơi công sở của chúng con. Cùng những điều Chúa ban cho cách linh thiêng mà chúng con không cảm nhận được nhưng biết có Chúa luôn quan phòng.
Lậy Chúa xin cho chúng con biết cảm tạ Chúa qua việc làm rất thiết thực của chúng con, không phải là những lời nói suông mà không có thực hành. Suốt một năm trôi qua nhìn lại để tính sổ sách với Chúa xem chúng con đã gom được bao nhiêu thành quả và hoa lợi để dâng góp Chúa, hay 10% mà chúng con đã hứa dâng cúng lại cho Chúa. Thật tình mà nói, Chúa hiểu tất cả lòng dạ của chúng con. Phần đông thì tiền của chúng con không có nhiều để mà đóng góp, nhưng nếu chúng con cố gắng đóng góp những thời giờ quý giá mà Chúa ban cho chúng con, cũng được kể trong sự đóng góp, làm phong phú hơn trong cách chia sẻ cùng anh chị em. Bởi cơm bánh thì là việc chúng con rất cần phải có hằng ngày, để nuôi thân thể yếu hèn và hay chết của chúng con. Nhưng có phải tinh thần cũng đóng góp thật nhiều ở những nơi mà tình người không có như nhà tù, viện dưỡng lão, viện mồ côi, hoặc những nơi không được gọi là nhà hay nơi nương tựa.
Chia sẻ thật có rất nhiều cách để thực thi Lời Chúa mà không cần có nhiều tiền bạc, nhưng cũng chia sẻ được rất nhiều cho anh chị em, khắp nơi đang sống trong bần hàn, túng thiếu đủ mọi thứ túng thiếu. Không tiền thì chúng con có thể đi quyên góp. Nhưng nếu có tiền rừng bạc bể mà không có trái tim hay tấm lòng, thì kể như vứt đi, mà không có huê lợi gì trước mặt Thiên Chúa. Không gì bằng chúng con sống như thể không có ngày mai. Có thể làm được gì cho ngày hôm nay thì chúng con rất nên làm. Có những giấc mơ lớn, nếu chúng con chờ đợi, thì cả đời chúng con chẳng làm được việc gì có ích lợi cho chính mình, và cho anh chị em có nhu cầu sống chung quanh chúng con.
Xin cho chúng con sống một cuộc sống từng ngày một như mẹ thánh Têrêsa thành Caculta ở Ấn Độ. Có phải mẹ đã chẳng biết những gì trước mặt mẹ?. Có phải mẹ đã phó dâng tất cả cho Chúa những gì khốn khó mà ngài có thể gặp?. Nhưng mẹ chỉ biết bước theo tiếng gọi của Con Tim?. Nhìn lại một quãng đời của mẹ, mẹ đã thu góp được biết bao nhiêu mùa gặt về đầy kho lẫm cho Chúa. Mẹ đã làm gương sáng cho biết bao nhiêu người bắt chước theo mẹ. Là cứ hãy trao ban để nhận được gấp đôi hay gấp bội. Hãy cứ cho đi để hũ bột cứ được dư đầy!. Hãy cứ đóng góp thì như men bột cho bánh nhiều hơn!. Hãy cứ làm những điều tốt lành thì Thiên Chúa luôn thưởng ban cho mọi điều lành!. Và cần nhất là hãy quên cái Tôi để sự khiêm nhường ấy được Thiên Chúa ưu ái và thương yêu. Vâng, hãy xin được làm tất cả, để được có tất cả, đó là hạnh phúc mà con cái Chúa nơi thế trần đều trông đợi. Trông đợi được đánh đổi những huê lợi thế trần để được vào Nước Trời. Nơi có sự sống hạnh phúc viên mãn, bên cạnh Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, Đức Mẹ Thiên Chúa, cùng toàn thể các đạo binh trên Thiên Quốc, các Thánh, và anh chị em trên Trời.
Chúng con cùng đồng thanh chúc mừng Chúa Ba Ngôi một năm mới 2012 được nhận tràn đầy tình yêu thương của con cái Người. Chúng con cố gắng sống ngày một nên giống Chúa. Thương yêu nhau hơn. Khiêm nhường hơn và bớt than thở, để còn nhận thấy tình yêu của Người và tất cả Hồng Ân của Người trao ban, cho nhân loại rất nhưng không. Amen.
Lậy Chúa xin cho chúng con biết cảm tạ Chúa qua việc làm rất thiết thực của chúng con, không phải là những lời nói suông mà không có thực hành. Suốt một năm trôi qua nhìn lại để tính sổ sách với Chúa xem chúng con đã gom được bao nhiêu thành quả và hoa lợi để dâng góp Chúa, hay 10% mà chúng con đã hứa dâng cúng lại cho Chúa. Thật tình mà nói, Chúa hiểu tất cả lòng dạ của chúng con. Phần đông thì tiền của chúng con không có nhiều để mà đóng góp, nhưng nếu chúng con cố gắng đóng góp những thời giờ quý giá mà Chúa ban cho chúng con, cũng được kể trong sự đóng góp, làm phong phú hơn trong cách chia sẻ cùng anh chị em. Bởi cơm bánh thì là việc chúng con rất cần phải có hằng ngày, để nuôi thân thể yếu hèn và hay chết của chúng con. Nhưng có phải tinh thần cũng đóng góp thật nhiều ở những nơi mà tình người không có như nhà tù, viện dưỡng lão, viện mồ côi, hoặc những nơi không được gọi là nhà hay nơi nương tựa.
Chia sẻ thật có rất nhiều cách để thực thi Lời Chúa mà không cần có nhiều tiền bạc, nhưng cũng chia sẻ được rất nhiều cho anh chị em, khắp nơi đang sống trong bần hàn, túng thiếu đủ mọi thứ túng thiếu. Không tiền thì chúng con có thể đi quyên góp. Nhưng nếu có tiền rừng bạc bể mà không có trái tim hay tấm lòng, thì kể như vứt đi, mà không có huê lợi gì trước mặt Thiên Chúa. Không gì bằng chúng con sống như thể không có ngày mai. Có thể làm được gì cho ngày hôm nay thì chúng con rất nên làm. Có những giấc mơ lớn, nếu chúng con chờ đợi, thì cả đời chúng con chẳng làm được việc gì có ích lợi cho chính mình, và cho anh chị em có nhu cầu sống chung quanh chúng con.
Xin cho chúng con sống một cuộc sống từng ngày một như mẹ thánh Têrêsa thành Caculta ở Ấn Độ. Có phải mẹ đã chẳng biết những gì trước mặt mẹ?. Có phải mẹ đã phó dâng tất cả cho Chúa những gì khốn khó mà ngài có thể gặp?. Nhưng mẹ chỉ biết bước theo tiếng gọi của Con Tim?. Nhìn lại một quãng đời của mẹ, mẹ đã thu góp được biết bao nhiêu mùa gặt về đầy kho lẫm cho Chúa. Mẹ đã làm gương sáng cho biết bao nhiêu người bắt chước theo mẹ. Là cứ hãy trao ban để nhận được gấp đôi hay gấp bội. Hãy cứ cho đi để hũ bột cứ được dư đầy!. Hãy cứ đóng góp thì như men bột cho bánh nhiều hơn!. Hãy cứ làm những điều tốt lành thì Thiên Chúa luôn thưởng ban cho mọi điều lành!. Và cần nhất là hãy quên cái Tôi để sự khiêm nhường ấy được Thiên Chúa ưu ái và thương yêu. Vâng, hãy xin được làm tất cả, để được có tất cả, đó là hạnh phúc mà con cái Chúa nơi thế trần đều trông đợi. Trông đợi được đánh đổi những huê lợi thế trần để được vào Nước Trời. Nơi có sự sống hạnh phúc viên mãn, bên cạnh Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, Đức Mẹ Thiên Chúa, cùng toàn thể các đạo binh trên Thiên Quốc, các Thánh, và anh chị em trên Trời.
Chúng con cùng đồng thanh chúc mừng Chúa Ba Ngôi một năm mới 2012 được nhận tràn đầy tình yêu thương của con cái Người. Chúng con cố gắng sống ngày một nên giống Chúa. Thương yêu nhau hơn. Khiêm nhường hơn và bớt than thở, để còn nhận thấy tình yêu của Người và tất cả Hồng Ân của Người trao ban, cho nhân loại rất nhưng không. Amen.
Ngày Đầu Năm Bên Chúa
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:07 31/12/2011
Một sáng mai bình minh hồng vẫy gọi
Đêm trôi vào trong ký ức buồn vui
Con dừng lại giữa khoảnh khắc dòng đời
Quỳ bên Chúa ngày đầu năm tĩnh nguyện
Ngỡ như là tháng ngày qua vụt đến
Mỗi bước chân hằn in dấu tình Ngài
Ngỡ như là thuở ấu thơ nguyện vẹn
Trong vòng tay Cha âu yếm trao lời
Đường hạnh phúc tim nồng say lý tưởng
Thuyền đời con thẳng tiến phía biển khơi
Ánh sao Ngài vẫn ân cần đưa lối
Bến đợi vinh quang Thập giá gọi mời
Có những khi dường như con lạc lối
Nhìn hướng đi theo tham vọng quay cuồng
Và hoang tưởng giữa sóng cả đại dương
Chợt nhận ra mình khi buồm ngược gió…
Ngày đầu năm lời tri ân dâng Chúa
Đã cho con một điểm tựa trong đời
Đã dẫn con đi giữa lòng thế giới
Trong niềm tin vào ngày mới đẹp tươi
Xin cho con thêm vững vàng, lạy Chúa !
Để vượt lên con sóng bản thân mình
Biết chọn Chúa trước mộng tưởng hư danh
Sống một đời trong tin yêu phục vụ !
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
Nhân Lễ Thánh Gia: Gia đình và Những Vấn Nạn.
Giuse Thẩm Nguyễn
17:29 31/12/2011
Hôm nay Giáo Hội mừng Lễ Thánh Gia, một gia đình Thánh, là gương mẫu cho tất cả các gia đình Công Giáo. Một gia đình với Thánh Giuse là Cha, với Đức Maria là Mẹ và Chúa Giêsu là con. Trong gia đình,mọi người yêu thương nhau và làm tròn bổn phận của mình đối với nhau và đối với Thiên Chúa.
Khi nghĩ đến gia đình, tôi luôn nhớ về cha tôi, nhất là hình ảnh của cha trong những bữa cơm tối gia đình quây quần. Cha tôi thường có những lời khuyên chúng tôi về cách sống theo lời Chúa dạy qua những sự việc xảy ra hằng ngày. Tôi không nhớ hết những lời khuyên dạy của cha, nhưng tôi luôn tin cha tôi là người luôn sống theo đúng tinh thần của một Kitô hữu. Sau năm 1975, cha tôi, giống những những người dân Sài Gòn, không tìm được việc làm theo khả năng của mình, nên làm đủ mọi công việc lặt vặt để kiếm sống qua ngày. Cuối cùng thì cha tôi đi cuốc đất thuê cho những người trồng rau bán lẻ quanh SàiGòn. Có một buổi tối, một chị đến trả tiền làm công cho cha tôi. Chị đưa cho cha tôi một số tiền tính theo số ngày cha tôi làm cho chị, nhưng cha tôi đã không lấy đủ số tiền được trả với lý do là cha tôi đã già và yếu, nên năng suất công việc không tương xứng với số tiền nhận được. Ai biết cha tôi đã già và năng suất kém? Người ta chỉ trả theo số ngày cha tôi làm việc cho họ thôi mà. Cách hành xử này của cha tôi đã dạy tôi bài học cơ bản là phải thành thật. Không ai biết cha tôi đã yếu sức, nhưng Chúa biết. Trước mặt Chúa thì cha tôi nghĩ là mình chỉ có thể lãnh bằng ngần ấy số tiền mà thôi.
Cha tôi là người rất điều độ về cách ăn uống. Không bữa cơm nào cha tôi ăn hơn ba chén cơm, dù cơm có ngon và tiệc có vui đến mấy. Trong bữa ăn của một gia đình nghèo, cha tôi thường dành những phần gọi là ngon cho gia đình. Tôi nhớ mãi,n ếu bữa ăn có cá kho, thì cha tôi chỉ ăn những miếng da, những miếng vụn còn để những miếng cá ngon cho các con. Nếu có thịt thì cha chỉ chấm mút qua loa và nhường những miếng thịt ít ỏi cho các con. Bây giờ nghĩ lại, hình như cả đời cha tôi không có lấy một bữa ăn ngon, một bữa ăn no, cha tôi đã hy sinh và dành hết cho gia đình.
Người anh cả của tôi đã hy sinh trong chiến tranh vào năm 1972. Khi xác anh tôi được mang về nhà, mọi người khóc thương thảm thiết nhưng cha tôi thì dường như không khóc. Mặt cha tôi đăm chiêu và lâu lâu lại ngước lên trời. Vài ngày sau đám tang, tôi vô tình nghe được tiếng cha tôi khóc vào một đêm khuya lúc cha tôi cầu nguyện. Nghe tiếng cha già khóc với Chúa mà ruột tôi quặn thắt. Tôi biết là cha tôi thương anh em chúng tôi biết là ngần nào.
Hình ảnh thứ hai khi tôi nghĩ về gia đình là mẹ tôi. Mẹ tôi sớm hôm tần tảo nuôi đàn con. Giống như những bà mẹ Việt Nam khác, tôi thấy mẹ tôi dành tất cả mọi sự cho con mà chẳng để lại cho mình chút gì.
Khi tôi đi tù cải tạo, tôi nhớ mãi đôi mắt u buồn rưng rưng ngấn lệ của mẹ khi tiễn tôi đi. Sau năm 1975 và sau những lần đổi tiền, gia đình tôi chẳng còn gì. Chạy ăn từng bữa bo bo với khoai sùng đã muốn cạn hơn, thế mà mẹ vẫn luôn can đảm để an ủi và chăm s óc vợ tôi, đùm bọc hai đứa con nhỏ của tôi khi tôi không có nhà. Mẹ tôi đã cùng vợ tôi chèo non vượt rừng để đến thăm tôi. Mẹ thương tôi vất vả chốn lao tù, mẹ xót xa cho vợ tôi với cảnh làm dâu mà không có chồng. Mẹ vun trồng gia đình nhỏ của tôi. Mẹ thấu hiểu nỗi lo lắng của tôi và sự đợi chờ trong tuyệt vọng của vợ tôi.
Khi gia đình tôi sang định cư ở Mỹ được một năm thì cha tôi mất, tôi không về trong ngày đại tang vì mới qua định cư không có tiền cho một chuyến đi về quá xa. Gia đình tôi âm thầm cùng cầu nguyện cho cha trong căn hộ thuê lạnh lẽo. Tôi cũng khóc cha khi cầu nguyện với Chúa và trong niềm tin, tôi biết là cha tôi vẫn thương tôi như khi cha đang sống và vẫn luôn bên tôi suốt hành trình cuộc đời. Nhớ lại cái đêm cha con chia tay để tôi lên đường định cư. Cha tôi không nói gì vì có lẽ không lời nào diễn tả hết tâm tình yêu con của cha, mà cha cứ ôm tôi thật chặt như thể đây là lần cuối. Mà là lần cuối cha con tôi gặp nhau thật. Viết đến đây tôi lại nghẹn ngào nghĩ về người cha quá cố của mình...
Vài năm sau, tôi lại được tin mẹ bị cơn đau tim hành hạ. Mẹ bị liệt nửa người, không nói được, đôi mắt như mất thần và luôn nhìn về cõi xa xăm nào đó. Vợ chồng tôi vội vàng gom góp và sắp xếp để về thăm mẹ. Ra phi trường đón chúng tôi, mẹ tôi ngồi trên xe lăn. Mẹ không nhận ra tôi, dù tôi quỳ ngay bên gối mẹ và gọi mẹ thật to. Tôi đã âm thầm khóc mẹ, dù mẹ vẫn còn sống, nhựng tôi biết tôi đã mất mẹ từ đấy:
Bao năm con đợi con chờ,
Về quê thăm mẹ nhạt nhòa lệ rơi.
Mẹ không nói được nữa rồi,
Nhìn con ngơ ngác xa vời mắt trông…
Con dâng mẹ đóa hoa hồng,
Mẹ như không nhận, xé lòng con đau.
Hững hờ qua một giây lâu,
Thẫn thờ mắt mẹ, mẹ đâu biết gì?
Mẹ ngồi đó, xác vô tri,
Xe lăn ai đẩy, hồn đi phương nào!
Con ôm mẹ lệ dâng trào,
Cô đơn trống vắng mẹ nào biết con!
Còn đâu ngày tháng chờ con,
Còn đâu giây phút mẹ con tâm tình!
Không gian đóng kín lặng thinh,
Lệ nhòa con khóc một mình mẹ ơi.
Giữa đời biển vắng trùng khơi,
Lênh đênh bến đỗ con côi mẹ gìa!
Thế đấy, tôi được sinh ra và nuôi lớn với tình cha nghĩa mẹ. Cha mẹ tôi đã dành cả đời để chăm sóc nuôi nấng tôi và dạy tôi bài học yêu thương. Tôi nguyện sẽ noi gương cha mẹ để xây đắp gia đình tôi. Bây giời các con tôi đã khôn lớn và tôi đã có cháu. Dòng đời cứ trôi và tôi tin rằng ngày nào đó gia đình tôi lại xum họp nơi bến đỗ là nhà Chúa.
Nhưng nhìn lại xã hội mà tôi đang sống, tôi thấy đơn vị gia đình thay đổi nhiều, nhất là những gia đình Việt Nam ở hải ngoại. Sự liên hệ giữa cha mẹ và con cái hình như không còn khắng khít như ngày xưa. Những bữa cơm gia đình trở nên hiếm hoi quá và ai cũng bận rộn với công việc riêng.
Những người gìa thì cảm thấy cô đơn hơn. Đối với nhiều cụ, những ngày tháng cuối đời không phải là được vui với con cháu, mà là những bước chân run rẩy nơi nhà hưu dưỡng. Hình ảnh quen thuộc chẳng phải là nụ cười trẻ thơ mà là hình ảnh những vị bác sĩ, y tá, những chiếc xe lăn. Người gìa đối với xã hội vất chất như những cỗ máy cũ, không còn có ích cho sản xuất nữa, nó đang bị đưa dần và kho chờ ngày phế thải .
Gia đình đang phải đối phó với muôn vàn khó khăn. Nhưng nguy hại nhất l à gia đình đang bị phá hoại khủng khiếp bởi quan niệm hôn nhân đồng phái tính.(same sex-marriage) Nó hủy hoại tận gốc cấu trúc gia đình là nền tảng của xã hội và đang từng bước làm các gia đình tan nát.
Tôi sẽ phải làm gì với những phá hoại mà những kẻ theo chủ nghĩa tự do cá nhân (Libertarianism) và đồng phái tính đang tấn công vào đơn vị gia đình. Nhiều người hiểu lầm rằng quan niệm hôn nhân sai lạc chẳng ảnh huởng gì tới tôi, nên không mấy quan tâm, nhưng nếu hôn nhân đồng tính được hợp thức hoá thì lúc đó chúng ta sẽ phải đối diện với những hậu quả ghê gớm khôn lường.
Khi hôn nhân đồng tính được công nhận trong xã hội, thì gia đình không còn là gia đình nữa. Con cháu chúng ta sẽ không còn ý niệm tốt đẹp về gia đình và những sợi dây liên hệ gia đình vốn đã lỏng lẻo sẽ dễ bị cắt đứt.
chủ trương hôn nhân đồng tính là trái với luật tự nhiên của Thiên Chúa. Con người đua nhau phạm tội và loại Chúa ra khỏi đời sống của mình.
Từ khi tạo thành vũ trụ, Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh Ngài, có nam, có nữ và thiết lập hôn nhân cho con người."Các ông không đọc thấy điều này sao: " Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người, có nam có nữ" và Người đã phán: " Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thit." Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.".(Mt 19, 4-6)
Đối với quan niệm hôn nhân đồng tính, Thiên Chúa truyền cho con người như sau trong Cựu Ước: "Ngươi không được nằm với đàn ông như nằm với đàn bà: đó là điều ghê tởm." ( Levi 18:22) và "Khi người đàn ông nào nằm với một người đàn ông như nằm với đàn bà, thì cả hai đã làm điều ghê tởm; chúng phải bị xử tử, máu chúng đổ xuống đầu chúng." (Levi 20:13).
Một khi sự kết hợp giữa hai người đồng phái tính được chấp nhận, người ta sẽ dần chấp nhận sự kết hợp giữa ba, bốn người với nhau và có thể giũa người và thú vật nữa. Cựu ước nói gì về tình trạng này. "Ngươi không được giao hợp với bất cứ con vật nào, để khỏi ra ô uế vì nó; đàn bà không được đứng trước thú vật để giao cấu với nó: đó là điếu quái đản." (Levi 18-23)
Hôn nhân đồng phái tính cũng đi ngược lại quan niệm chân chính của người dân California. Qua những cuộc bỏ phiếu, họ không chấp nhận hợp thức hóa những cuộc hôn nhân này.
Tại California, tháng 3 năm 2000 cử tri California với 61% đã thông qua dự luật 22 khẳng định chỉ có sự kết hôn giữa một người nam và một người nữ là có giá trị theo luật tiểu bang.
Ngày 4 tháng 11 năm 2008, dự luật số 8 cũng đã được thông qua với tỉ lệ 52%. Dự luật này đã định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp của hai người khác giới tính và loại bỏ quyền kết hôn của những cặp đồng phái tính. Dự luật này đã thành luật vào tháng 6 năm 2008.
Đi ngược lại với lời Chúa dạy và ngược với cả lòng người, ngày 26 tháng 5 năm 2009, Tối Cao Pháp Viện California với 4/3 phiếu thuận, đã quyết định giữ hiệu lực Dự Luật 8 và đồng thời hợp pháp hóa cuộc hôn nhân của 18,000 cặp đồng tính đã kết hôn trước khi dự luật có hiệu lực.
Việc hợp thức hóa hôn nhân đồng phái tính không dừng lại ở đó, mà nó còn đi xa hơn như ở tiểu bang Massachussetts, dẫn đến việc cha mẹ sẽ không được dạy con về đạo đức và hôn nhân, những người kinh doanh thương mại như bác sĩ, các nhà giáo dục không được tự do hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức của mình, sẽ không có tự do tôn giáo, các em bé mồ côi được nuôi lớn trong gia đình đồng phái tính sẽ mất đi ý niệm về gia đình và xã hội sẽ đi đến chỗ đại loạn.
Người Kitô hữu có trách nhiệm cầu nguyện và đóng góp cho việc duy trì cấu trúc gia đình theo Chúa dạy .
Người Kitô hữu cũng cần phải học hỏi để biết thêm về những nguy cơ trần tục đang dần phá hủy niềm tin tôn giáo của bao người. Biết dùng quyền công dân qua lá phiếu để nói lên quan niệm đúng đắn về hôn nhân. Khôn ngoan trong việc bầu chọn những vị dân cử đại diện cho mình. Không phải bất cứ ứng viên mang danh là Kitô hữu đều thực thi niềm tin của mình trong nghị trường. Nữ dân biểu Nancy Polosi của tiểu bang California, thuộc đảng Dân Chủ, là người Công Giáo, là chủ tịch thứ 60 của Hạ Viện Hoa Kỳ đã công khai ủng hộ phá thai và hôn nhân đồng tính.
Lạy Chúa, con tin vào quyền phép của Chúa. Xin Chúa ra tay cứu giúp xã hội chúng con đang sống để mỗi gia đình biết nhìn lên Thánh Gia là gương mẫu cho các gia đình mà biết yêu thương, hy sinh cho nhau và giúp nhau nên thánh.
Xin cho những người chủ trương hôn nhân đồng phái tính biết nhận ra sai lầm của mình và cùng chúng con chung sống, thông cảm , tôn trọng nhau để xây dựng xã hội này phù hợp với luật tự nhiên và luật Chúa truyền dạy.
Giuse Thẩm Nguyễn
Mẹ… Một chút tình riêng!
Anmai, CSsR
20:18 31/12/2011
Những ngày cuối năm này, nhiều người vui và hạnh phúc với những thành quả, thành công mà họ đạt được sau một năm lao nhọc. Người ta vui, nhiều người vui đó nhưng có một gia đình nhỏ bé và trong đó có một người nhỏ bé buồn. Buồn vì những ngày cuối năm lại nhớ đến, nhớ đến một nỗi mất mát không bao giờ, không ai có thể bù đắp được đó chính là mất mẹ.
Mẹ đã đi rồi, lòng con thương nhớ khôn nguôi, mẹ đã đi rồi con không còn gọi tiếng mẹ ơi ! Từng bữa cơm ngon không còn có mẹ …
Mẹ ! Sao mà bao la quá ! Sao mà lớn quá ! Sao mà huyền nhiệm quá !
Ngày xưa, nhà nghèo, ăn trước trả sau. Cứ cuối tháng lãnh lương tiền may gia công áo sơ mi cho người ta và rồi từ tiền lương ít ỏi đó, mẹ đạp xe đạp chở con ra đường Cách Mạng Tháng 8 để mua cho con ổ bánh mì Lan Huệ. Ngon lắm ! Mẹ biết con thích nên cuối tháng là cứ mua cho con ăn. Nhà nghèo lắm nhưng mẹ không để cho con thua kém ai hết. Tất cả hy sinh đó, tất cả hy sinh đó mẹ dành cho con.
Một chút về mẹ thôi ! Tất cả chúng ta, ai ai sinh ra trong cõi đời này đều có một người mẹ. Người mẹ đó, có thể là còn sống và có thể là đã qua đời nhưng rồi nghĩ lại tình mẹ thật thẳm sâu : Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào. Tình mẹ tha thiết … Vâng ! Tình mẹ tha thiết lắm ! Chẳng ai có thể viết, có thể diễn tả được tình mẹ như thế nào.
Thiên Chúa, khi đã đến hồi viên mãn như trong thư Thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Galat : khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử.
Chúa Giêsu – Ngôi Hai – Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người trong cung lòng của Trinh Nữ Maria. Con Thiên Chúa đã sống trong kiếp người, có một người mẹ chính là Đức Trinh Nữ Maria để Mẹ chở che người Con Thiên Chúa ấy trong cái thân phận làm người. Chắc có lẽ không cần phải nói nhiều, hình ảnh của người mẹ nghèo ở cái làng quê Nadaret đó phải sống như thế nào ắt người ta phải hiểu. Cuộc sống miền quê nghèo hay nói đúng hơn cái nghèo của làng quê đó ôm chầm lấy cuộc đời của Mẹ Maria và cả cuộc đời của Chúa Giêsu. Giữa cái nghèo ấy, Mẹ đã tảo tần để lo cho gia đình, để lo cho Giêsu được khôn lớn. Bên cạnh cái lo toan của đời sống vật chất, Mẹ Maria còn phải đối diện với biết bao nhiêu thử thách của cuộc đời, đặc biệt về đời sống đức tin.
Là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Đấng cứu độ trần gian nhưng Mẹ phải đón nhận tất cả những đau khổ của cuộc đời này. Những đau khổ Mẹ cam chịu đó, nói cho bằng cùng, chẳng ai trong đời này có cái đau khổ đó, sống cái đau khổ đó như Mẹ Maria.
Mẹ đã sống, Mẹ đã đón nhận những đau khổ ấy từng ngày, từng ngày sống của mình. Thế nhưng, trong tất cả những đau khổ đó mẹ lặng lẽ đón nhận như trong ngày sứ thần truyền tin. Lặng lẽ với hai tiếng “xin vâng” để thánh ý Chúa thực thi trên cuộc đời Mẹ.
Nơi háng đá máng cỏ, người này người kia đến mang nhiều tâm trạng khác nhau, vui mừng, hân hoan, phấn khởi vì gặp được Hài Đồng Giêsu. Điều này đúng chứ không sai ! Gặp Đấng Cứu Độ trần gian phải vui, phải hân hoan.
Ngày nay, người ta mừng kỷ niệm biến cố Ngôi Hai Con Thiên Chúa làm người cũng hân hoan như thế. Không chỉ hân hoan như thế nhưng còn hơn thế nữa. Họ đã làm những hang đá thật hoành tráng, đèn màu xanh đỏ lấp lánh và những đồ trang trí cho háng đá thật đắt tiền. Những trang hoàng bên ngoài đó cũng cần lắm để đón mừng Đấng Cứu Độ trần gian nhưng cần hơn đó chính là thái độ thinh lặng để nhìn tất cả những biến cố xảy đến trong đời và nhận ra đó chính là Thánh ý Chúa như Mẹ Maria.
Với hang đá máng cỏ, người ta đến chiêm ngưỡng nhưng chúng ta thấy thánh sử Luca ghi lại : Còn bà Mar-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. Quá tuyệt vời để suy đi nghĩ lại tất cả những biến cố ấy trong lòng. Có suy đi nghĩ lại mới thấy rằng Thiên Chúa yêu thương mình và cũng thấy mình bình an hạnh phúc với tình yêu ấy.
Cuộc đời của chúng ta quá ồn ào, quá náo nhiệt để chúng ta không có cơ may hay nói đúng hơn là chúng ta không như Mẹ để suy đi nghĩ lại những biến cố xảy đến trong đời.
Một bệnh nhân đang nằm trong góc phòng chạy thận tại Trưng Vương đang đối diện với thử thách của cuộc đời. 42 tuổi nhưng 2 quả thận của anh không còn hoạt động nữa. Mạng sống của anh quá mong manh. Anh có vợ, 2 con đứa 6 và 9 tuổi. Chúng chưa đủ lớn để đón nhận những đau đớn của cuộc đời. Chúng ta không rơi vào hoàn cảnh của anh để thấy chúng ta hạnh phúc hơn anh ấy nhiều.
Đâu đó một mái ấm nuôi những bệnh nhân sida và mồ côi ở Củ Chi. Nhìn mái ấm đó, nhìn những người đó chúng ta có thấy chúng ta hạnh phúc hơn họ không.
Một bệnh nhân mới 15 tuổi, đang đối diện với cái chết đau đớn. Chúng ta có đang ở trong hoàn cảnh của em đâu để ta thấy ta hạnh phúc.
Từng biến cố, từng biến cố xảy đến xung quanh ta và ta không ghi nhận chúng ta hạnh phúc hơn nhiều người khác.
Chúa vẫn dõi ánh mắt nhìn và quan tâm cuộc đời ta. Cạnh đó, có Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ chúng ta vẫn dõi mắt theo ta để bao bọc, để chở che ta từng bước trong cuộc đời.
Ồn ào, náo nhiệt, chụp giựt quá làm sao nhận ra Thiên Chúa yêu thương ta.
Chỉ trong âm thầm, trong lặng lẽ như Mẹ ta mới nhận ra ơn Chúa thương ta như Mẹ đã nhận ra.
Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của mỗi người chúng ta. Mẹ luôn chúng ta nhưng liệu rằng chúng ta có chạy đến nép mình bên tà áo mẹ hiền hay không mà thôi.
Tạ ơn Chúa đã cho mỗi người chúng ta có hai người mẹ: Người mẹ thân xác để lo cho ta cái thân xác này và Mẹ Maria để lo toan cho ta cái phần rỗi, lo cho ta con đường gặp Chúa, con đường sinh ơn cứu độ.
Mẹ đã đi rồi, lòng con thương nhớ khôn nguôi, mẹ đã đi rồi con không còn gọi tiếng mẹ ơi ! Từng bữa cơm ngon không còn có mẹ …
Mẹ ! Sao mà bao la quá ! Sao mà lớn quá ! Sao mà huyền nhiệm quá !
Ngày xưa, nhà nghèo, ăn trước trả sau. Cứ cuối tháng lãnh lương tiền may gia công áo sơ mi cho người ta và rồi từ tiền lương ít ỏi đó, mẹ đạp xe đạp chở con ra đường Cách Mạng Tháng 8 để mua cho con ổ bánh mì Lan Huệ. Ngon lắm ! Mẹ biết con thích nên cuối tháng là cứ mua cho con ăn. Nhà nghèo lắm nhưng mẹ không để cho con thua kém ai hết. Tất cả hy sinh đó, tất cả hy sinh đó mẹ dành cho con.
Một chút về mẹ thôi ! Tất cả chúng ta, ai ai sinh ra trong cõi đời này đều có một người mẹ. Người mẹ đó, có thể là còn sống và có thể là đã qua đời nhưng rồi nghĩ lại tình mẹ thật thẳm sâu : Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào. Tình mẹ tha thiết … Vâng ! Tình mẹ tha thiết lắm ! Chẳng ai có thể viết, có thể diễn tả được tình mẹ như thế nào.
Thiên Chúa, khi đã đến hồi viên mãn như trong thư Thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Galat : khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử.
Chúa Giêsu – Ngôi Hai – Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người trong cung lòng của Trinh Nữ Maria. Con Thiên Chúa đã sống trong kiếp người, có một người mẹ chính là Đức Trinh Nữ Maria để Mẹ chở che người Con Thiên Chúa ấy trong cái thân phận làm người. Chắc có lẽ không cần phải nói nhiều, hình ảnh của người mẹ nghèo ở cái làng quê Nadaret đó phải sống như thế nào ắt người ta phải hiểu. Cuộc sống miền quê nghèo hay nói đúng hơn cái nghèo của làng quê đó ôm chầm lấy cuộc đời của Mẹ Maria và cả cuộc đời của Chúa Giêsu. Giữa cái nghèo ấy, Mẹ đã tảo tần để lo cho gia đình, để lo cho Giêsu được khôn lớn. Bên cạnh cái lo toan của đời sống vật chất, Mẹ Maria còn phải đối diện với biết bao nhiêu thử thách của cuộc đời, đặc biệt về đời sống đức tin.
Là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Đấng cứu độ trần gian nhưng Mẹ phải đón nhận tất cả những đau khổ của cuộc đời này. Những đau khổ Mẹ cam chịu đó, nói cho bằng cùng, chẳng ai trong đời này có cái đau khổ đó, sống cái đau khổ đó như Mẹ Maria.
Mẹ đã sống, Mẹ đã đón nhận những đau khổ ấy từng ngày, từng ngày sống của mình. Thế nhưng, trong tất cả những đau khổ đó mẹ lặng lẽ đón nhận như trong ngày sứ thần truyền tin. Lặng lẽ với hai tiếng “xin vâng” để thánh ý Chúa thực thi trên cuộc đời Mẹ.
Nơi háng đá máng cỏ, người này người kia đến mang nhiều tâm trạng khác nhau, vui mừng, hân hoan, phấn khởi vì gặp được Hài Đồng Giêsu. Điều này đúng chứ không sai ! Gặp Đấng Cứu Độ trần gian phải vui, phải hân hoan.
Ngày nay, người ta mừng kỷ niệm biến cố Ngôi Hai Con Thiên Chúa làm người cũng hân hoan như thế. Không chỉ hân hoan như thế nhưng còn hơn thế nữa. Họ đã làm những hang đá thật hoành tráng, đèn màu xanh đỏ lấp lánh và những đồ trang trí cho háng đá thật đắt tiền. Những trang hoàng bên ngoài đó cũng cần lắm để đón mừng Đấng Cứu Độ trần gian nhưng cần hơn đó chính là thái độ thinh lặng để nhìn tất cả những biến cố xảy đến trong đời và nhận ra đó chính là Thánh ý Chúa như Mẹ Maria.
Với hang đá máng cỏ, người ta đến chiêm ngưỡng nhưng chúng ta thấy thánh sử Luca ghi lại : Còn bà Mar-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. Quá tuyệt vời để suy đi nghĩ lại tất cả những biến cố ấy trong lòng. Có suy đi nghĩ lại mới thấy rằng Thiên Chúa yêu thương mình và cũng thấy mình bình an hạnh phúc với tình yêu ấy.
Cuộc đời của chúng ta quá ồn ào, quá náo nhiệt để chúng ta không có cơ may hay nói đúng hơn là chúng ta không như Mẹ để suy đi nghĩ lại những biến cố xảy đến trong đời.
Một bệnh nhân đang nằm trong góc phòng chạy thận tại Trưng Vương đang đối diện với thử thách của cuộc đời. 42 tuổi nhưng 2 quả thận của anh không còn hoạt động nữa. Mạng sống của anh quá mong manh. Anh có vợ, 2 con đứa 6 và 9 tuổi. Chúng chưa đủ lớn để đón nhận những đau đớn của cuộc đời. Chúng ta không rơi vào hoàn cảnh của anh để thấy chúng ta hạnh phúc hơn anh ấy nhiều.
Đâu đó một mái ấm nuôi những bệnh nhân sida và mồ côi ở Củ Chi. Nhìn mái ấm đó, nhìn những người đó chúng ta có thấy chúng ta hạnh phúc hơn họ không.
Một bệnh nhân mới 15 tuổi, đang đối diện với cái chết đau đớn. Chúng ta có đang ở trong hoàn cảnh của em đâu để ta thấy ta hạnh phúc.
Từng biến cố, từng biến cố xảy đến xung quanh ta và ta không ghi nhận chúng ta hạnh phúc hơn nhiều người khác.
Chúa vẫn dõi ánh mắt nhìn và quan tâm cuộc đời ta. Cạnh đó, có Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ chúng ta vẫn dõi mắt theo ta để bao bọc, để chở che ta từng bước trong cuộc đời.
Ồn ào, náo nhiệt, chụp giựt quá làm sao nhận ra Thiên Chúa yêu thương ta.
Chỉ trong âm thầm, trong lặng lẽ như Mẹ ta mới nhận ra ơn Chúa thương ta như Mẹ đã nhận ra.
Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của mỗi người chúng ta. Mẹ luôn chúng ta nhưng liệu rằng chúng ta có chạy đến nép mình bên tà áo mẹ hiền hay không mà thôi.
Tạ ơn Chúa đã cho mỗi người chúng ta có hai người mẹ: Người mẹ thân xác để lo cho ta cái thân xác này và Mẹ Maria để lo toan cho ta cái phần rỗi, lo cho ta con đường gặp Chúa, con đường sinh ơn cứu độ.
VietCatholic TV
Phim truyện Lễ Hiển Linh
Thế giới nhìn từ Vatican - 10 biến cố nổi bật trong đời sống Giáo Hội năm 2011
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:01 31/12/2011
Từ Chúa Nhật 16 tháng 10, là Khánh Nhật Truyền Giáo, Đức Thánh Cha đã sử dụng bệ di động mà vị tiền nhiệm của ngài là Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã dùng trước đây. Đồng thời lễ Vọng Giáng Sinh đã được tổ chức sớm hơn vào lúc 10 giờ tối thay vì đúng nửa đêm. Những chi tiết này đã gây ra những đồn thổi về tình trạng sức khoẻ ở tuổi 84 của ngài. Tuy nhiên, cha Federico Lombardi, là trưởng phòng Báo Chí Tòa Thánh, khẳng định rằng Đức Thánh Cha vẫn rất khoẻ mạnh.
Thật vậy, năm 2011 là năm rất bận rộn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16. Trong suốt 12 tháng qua, ngài đã tiếp kiến riêng 400 nhà lãnh đạo tôn giáo và dân sự, gặp gỡ chung 180 nhóm và chủ sự 40 nghi thức Phụng Vụ.
Mỗi tuần ngài gặp gỡ công chúng hai lần trong buổi đọc kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật và buổi triều yết chung hôm thứ Tư trong đó ngài giảng dạy những loạt bài về các giáo phụ và các kinh nguyện Kitô Giáo.
Ngài đã viếng thăm Croatia, Tây Ban Nha, Đức và Benin, đọc 60 bài diễn văn trên những nẽo đường tông du. Ngài đã tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid với 2 triệu bạn trẻ, và ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Assisi.
Ngài cũng đã hoàn tất và cho xuất bản một trước tác mới của ngài là cuốn “Đức Giêsu Thành Nazareth”.
Hai chủ đề chính Đức Thánh Cha đưa ra trong năm 2011 là việc tái truyền giáo và tự do tôn giáo. Ngài liên kết hai chủ đề này với nhau và trong các cuộc gặp gỡ với các Đức Giám Mục trên thế giới, Đức Thánh Cha đã không ngừng nhắc nhở các vị hãy can đảm nói lên sự thật, ngay cả trong môi trường thù nghịch với đức tin.
Năm 2011 đánh dấu dấn thân mạnh mẽ của Đức Thánh Cha trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông. Ngài khích lệ việc tận dụng các tài nguyên và kỹ thuật truyền thông tân tiến. Khi được các vị cố vấn đề nghị mở những trạm thông tin trên các social networks như YouTube, Twitter, Facebook, Đức Thánh Cha trả lời “Tôi muốn hiện diện bất cứ nơi đâu người ta có thể tìm được”. Tòa Thánh đã trang bị nhiều phương tiện truyền thông tân tiến và khích lệ các cơ quan thông tin Công Giáo trên thế giới tận dụng các kỹ thuật multimedia. Chính trong chiều hướng đó, chương trình Thế Giới Nhìn Từ Vatican của VietCatholic đã ra đời với sự giúp đỡ của các cơ quan từ Rôma.
Trong năm vừa trôi qua, những biến cố sau đây được ghi nhận là các biến cố nổi bật trong đời sống Giáo Hội trên thế giới. Xin được thuật hầu quý vị theo thứ tự thời gian.
1. Phong Chân Phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2.
Ngày 1 tháng 5, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã phong Chân Phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 trong một buổi lễ long trọng trước thềm Đền Thờ Thánh Phêrô với sự tham dự của hơn 1 triệu người.
2. Cái chết của trùm khủng bố Bin Laden.
Tối ngày 2 tháng 5, tổng thống Hoa Kỳ Obama đã công bố cái chết của trùm khủng bố Bin Laden. Những phản ứng vui mừng của dân chúng Hoa Kỳ đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi về tha thứ, hòa bình, công lý và vấn đề trả thù.
Linh mục Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết như sau về quan điểm của Tòa Thánh: “Ông Osama Bin Laden - như chúng ta đều biết - có trách nhiệm rất nặng nề về truyền bá chia rẻ và hận thù giữa các dân nước, gây ra cái chết của vô số người, và khai thác các tôn giáo cho mục đích này.
Đứng trước cái chết của một người, Kitô hữu không hề vui mừng, nhưng suy tư về các trách nhiệm nặng nề của mỗi người trước mặt Thiên Chúa và loài người, và hy vọng cùng phấn đấu để đảm bảo rằng mỗi sự kiện sẽ không phải một dịp để tăng thêm hận thù, nhưng là dịp để thúc đẩy hòa bình”.
3. Ngày thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Hoa Lục.
Trong năm 2011, tại Hoa Lục đã có 7 trường hợp tấn phong Giám Mục. Trong số này, có 3 vị được cả Tòa Thánh lẫn nhà cầm quyền Trung quốc đồng ý. Một vị chỉ được Tòa Thánh công nhận nên nghi thức tấn phong Giám Mục đã diễn ra trong thầm lặng.
Ba trường hợp tấn phong trái phép đã diễn ra tại Hán Khẩu, Sán Đầu, và Lạc Dương liên quan đến các linh mục Thẩm Quốc An, Hoàng Bỉnh Chương và Lôi Thế Ngân.
Hiện nay có 40 giáo phận trống tòa. 6 ứng viên Giám Mục đang chờ được tấn phong. Cả 6 vị này được nhà nước chấp thuận nhưng 2 vị này Tòa Thánh không đồng ý và cảnh cáo bị vạ tuyệt thông nếu dự phần vào lễ tấn phong do nhà nước tổ chức.
Tình hình của Giáo Hội Trung quốc rất nguy hiểm vì một số Giám Mục, đứng đầu là Giám Mục Phòng Hưng Diệu của giáo phận Lâm Nghi, chủ tịch Hội Công Giáo Yêu Nước và Giám Mục trái phép Quách Kim Tài của giáo phận Thường Đức, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Trung quốc nhiều lần công khai bày tỏ ý muốn đưa Giáo Hội tại đây vào con đường ly giáo.
Trước tình hình đó, Đức Thánh Cha đã kêu gọi thế giới Công Giáo cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa.
Ngỏ lời trước hàng chục ngàn tín hữu hành hương vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng 18 tháng 5, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã mời gọi các tín hữu trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc đang trên bờ vực ly giáo. Ngài nói:
“Cùng với tất cả anh chị em, tôi cầu xin Mẹ Maria chuyển cầu để mỗi người trong các tín hữu Công Giáo tại Trung Quốc ngày càng sống phù hợp hơn với Chúa Kitô và ngày càng quảng đại hiến thân cho anh chị em mình. Tôi cầu xin Mẹ Maria soi sáng cho những người còn ở trong tối tăm, cảnh tỉnh những người lầm lạc, an ủi những người sầu khổ, củng cố những người bị rơi vào tròng những lời dua nịnh xu thời.”
Trong bản tin truyền đi ngày 16 tháng 5, hãng tin Asia News cho biết Ông Lưu Bách Niên, Chủ tịch danh dự của Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc, đe dọa rằng Hội này sẽ cho bầu và truyền chức cho 10 GM theo nguyên tắc “tam tự”, bất cần sự phê chuẩn của Tòa Thánh.
Một vụ tương tự đã xảy ra hồi tháng 11 năm 2010 và có 8 Giám Mục hiệp thông với Đức Thánh Cha bị ép tham gia vụ truyền chức Giám Mục bất hợp pháp tại giáo phận Thường Đức. Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy người Hương Cảng, Tổng thư ký Bộ truyền giáo, đã phê bình một số Giám Mục tại Trung Quốc, tuy được Tòa Thánh nhìn nhận, nhưng có thái độ “quá xu thời”, 'vâng lệnh' Nhà Nước hơn là tuân hành các hướng đi trong thư của Đức Thánh Cha gửi các tín hữu Công giáo tại Trung Quốc hồi năm 2007.
4. Làn sóng bài Kitô Giáo dâng cao.
Kitô Giáo tiếp tục là tôn giáo có đông đảo tín hữu nhất trên thế giới với khoảng 1/3 dân số trên thế giới, tức là 2.18 tỷ. Trong khi đó, số tín hữu đạo Hồi là 1.6 tỷ chiếm 23.4% dân số toàn cầu. Trong số 2.18 tỷ Kitô hữu, 50.1% là Công Giáo, 37% là Tin Lành, và 12% là Chính Thống Giáo.
Theo báo cáo của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Quốc Hội Hoa Kỳ, các tín hữu Kitô là những người bị bách hại vì niềm tin mạnh nhất trên thế giới. Hăm dọa, tấn công, tù đầy và ngay cả cái chết là giá phải trả cho niềm tin Kitô ở nhiều nơi trên thế giới.
Hàng năm Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Quốc Hội Hoa Kỳ đều đưa ra danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt. Trong danh sách năm nay, người ta nhận thấy có 14 nước là Miến Điện, Trung Hoa, Ai Cập, Eritrea, Iran, Iraq, Nigeria, Bắc Hàn, Pakistan, Ả rập Saudi, Sudan, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam. Trong danh sách này Việt Nam và 7 nước khác được xem là có truyền thống thường xuyên chà đạp tự do tôn giáo.
Các viên chức của Ủy Ban này cho biết nhà cầm quyền tại các nước vừa nêu phủ nhận quyền Tự Do Tôn Giáo, hay lờ đi để mặc cho các tín hữu Kitô bị bách hại.
Gần đây nhất, chính quyền của Ai Cập đã không bảo vệ các tín hữu Công Giáo Coptic. Tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn sau khi tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ hồi tháng 2 vừa qua. Từ đó, các lực lượng quân đội và an ninh đã tấn công các nhà thờ và các tín hữu Kitô. Hôm Chúa Nhật 9/10, các lực lượng quân đội và an ninh đã tấn công một cuộc biểu tình phản đối của các tín hữu Kitô vì nhà thờ của họ bị đốt phá. 24 người đã bị giết trong cuộc tấn công kéo dài suốt đêm Chúa Nhật 9/10. Hơn 200 người khác bị thương rất trầm trọng.
Báo cáo cũng đề cập đến các nước “cần theo dõi” trong đó có Afghanistan, Cuba, Ấn Độ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Somalia và Venezuela.
Ngay trong ngày lễ Giáng Sinh vừa qua, hơn 40 người đã bị thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ khủng bố bằng xe bom tại Nhà thờ thánh nữ Têrêsa của Công Giáo tại thị trấn Madalla gần thủ đô Abuja của Nigeria và một tại số nơi khác tại nước này. Tổ chức Hồi Giáo quá khích Boko Haram tự nhận là tác giả các vụ khủng bố này và đe dọa tiến hành thêm nhiều các vụ khủng bố khác.
5. Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long được tấn phong Giám Mục phụ tá Melbourne, Australia.
Biến cố một người tỵ nạn và là một người Á Châu đầu tiên được tấn phong Giám Mục tại Australia đã là headlines của báo chí Úc trong tháng 5 và tháng 6.
Chào mừng sự kiện bổ nhiệm này, Đức Tổng Giám Mục Denis Hart chia sẻ: "Sự kiện bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá Vincent Nguyễn Văn Long làm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne là một sự kiện lịch sử. Ngài vượt biên khỏi Việt Nam khi còn là một người trẻ. Ngài tới Melbourne, gia nhập Dòng Phanxicô. Ngài đã phục vụ với nhiệm vụ cha xứ tại Springvale. Với vai trò lãnh đạo trong Dòng của Ngài, Ngài đã góp phần đóng góp lớn lao cho Giáo Hội.”
Thánh Lễ tấn phong Giám Mục đã được tổ chức tại Nhà Thờ Chính Tòa St. Patrick vào lúc 7.30 tối Thứ 5 ngày 23 tháng 6 năm 2011.
6. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid.
Đại hội Giới trẻ Thế giới từ 16 đến 21 tháng 8 đã diễn ra “thật tuyệt vời và Đức Thánh Cha hoàn toàn hài lòng”. Đó là đánh giá về Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid của linh mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh.
Cha giải thích thêm là Đức Thánh Cha vui sướng bởi vì các bạn trẻ "thể hiện sự nhiệt tình của họ". Đại hội Giới trẻ Thế giới thực sự muốn giúp đỡ giới trẻ "có một hy vọng cho tương lai". Đây là một thông điệp nhắm đến không chỉ cho các bạn trẻ tham dự Đại hội, mà còn cho thanh niên toàn thế giới: "người ta có thể sống với niềm vui, người ra có thể sống với sự nhiệt tình, cảm thấy rằng cuộc đời có một ý nghĩa, trau dồi các lý tưởng lớn: tất cả được chính niềm vui của các bạn trẻ tỏ lộ ra".
Một trong những khoảnh khắc gây ấn tượng nhất của Đại hội Giới trẻ Thế giới xảy ra vào tối thứ Bảy, 20 tháng 8, khi một trận bão với sấm sét dữ dội đã đổ nước như thác vào buổi canh thức cầu nguyện tại sân bay Madrid, và đánh sập hệ thống âm thanh. Mặc dù dưới cơn mưa tầm tã và gió lộng thổi, Đức Giáo Hoàng đã từ chối không rời khỏi nơi hành lễ, Ngài nhấn mạnh rằng cần phải ở lại để dẫn dắt các bạn trẻ trong nghi thức chầu Thánh Thể sau đó. Sau khi cơn bão qua đi, Ngài khen ngợi những người hành hương trẻ về sự kiên trì của họ.
7. Vết thương ly giáo của Huynh Đoàn Thánh Piô 10 vẫn chưa thể chữa lành,
Hôm 14/9, Đức Hồng Y Willam Levada, tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin đã tổ chức một cuộc họp báo cho biết Huynh Đoàn Thánh Piô 10 có thời hạn vài tháng để chấp nhận hay bác bỏ những điều kiện mà Tòa Thánh đưa ra. Quan trọng nhất là Huynh Đoàn phải chấp nhận “những tiền đề đạo lý” nhằm bảo đảm sự trung thành với Huấn quyền của Hội Thánh và cảm thức cùng Giáo Hội (sentire cum Ecclesia).
Nếu Huynh Đoàn chấp nhận tuyên ngôn về đạo lý thì có thể bắt đầu nói về vấn đề cơ cấu pháp lý để hội nhập Huynh Đoàn này vào Giáo Hội Công Giáo. Theo cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, giải pháp cho vấn đề cơ cấu và pháp lý, có thể là Đức Thánh Cha sẽ thành lập một Giám hạt tòng nhân và quốc tế, tựa như Giám hạt Opus Dei.
Huynh Đoàn đã tỏ ra lạnh lùng với đề nghị của Tòa Thánh và tiếp tục đưa ra các khiêu khích. Điển hình nhất là các nhà lãnh đạo Huynh Đoàn đã kêu gọi tổ chức hàng ngàn thánh lễ trên thế giới để chống lại buổi cầu nguyện liên tôn tại Assisi giữa Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo của các tôn giáo bạn diễn ra ngày 27 tháng 10 tới đây.
Câu chuyện ly giáo đã bắt đầu vào năm 1969 khi Đức Tổng Giám Mục Pháp Marcel Lefebvre thành lập Huynh Đoàn Thánh Piô 10 bao gồm các linh mục và giáo dân gắn bó với Phụng Vụ truyền thống, và chống lại những cải cách về Phụng Vụ và đối thoại đại kết của Công Đồng Vatican II.
Quan hệ giữa Huynh Đoàn và Vatican luôn luôn đầy khó khăn. Tình hình trở nên nghiêm trọng nhất là vào tháng 6 năm 1988 khi Đức Tổng Giám Mục Lefebvre dự định tấn phong Giám Mục cho 4 linh mục mà không được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phê chuẩn.
Đức đương kim Giáo Hoàng lúc ấy là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin đã gặp gỡ Đức Tổng Giám Mục Lefebvre nhưng không đạt được thỏa thuận nào.
Ngày 30/6/1988 cùng với Giám Mục về hưu Antônio de Castro Mayer của giáo phận Campos Ba Tây, Đức Tổng Giám Mục Lefebvre đã tiến hành việc tấn phong Giám Mục trái phép. Một ngày sau đó, Tòa Thánh công bố vạ tuyệt thông dành cho cả 6 người.
Ngày 2/7/1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã thành lập Ủy Ban Ecclesia Dei tạm dịch là Công Hội Chúa để giải quyết các vấn đề liên quan đến Huynh Đoàn. Nhờ các nỗ lực của ủy ban này, nhiều linh mục và anh chị em giáo dân đã quay về với Giáo Hội.
Ngày 24/1/2009, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 ra quyết định giải vạ tuyệt thông cho 4 Giám Mục thuộc Huynh Đoàn thánh Piô 10 và cho mở cuộc đối thoại về tín lý với Huynh Đoàn. Một Ủy ban hỗn hợp gồm các chuyên gia của Bộ Giáo Lý Đức Tin và của Huynh Đoàn đã được thành lập và đã nhóm họp 8 lần tại Roma trong thời gian từ tháng 10-2009 đến tháng 4 năm 2011. Các cuộc đối thoại này có mục đích trình bày và đào sâu những khó khăn lớn về đạo lý liên hệ tới những vấn đề tranh luận. Các cuộc hội thảo đó đã đạt mục đích là làm sáng tỏ lập trường và lý lẽ của hai bên.
Huynh Đoàn hiện có khoảng 551 linh mục, 239 chủng sinh, hàng trăm tu sĩ và khoảng 100 ngàn tín hữu.
Đầu tháng 12 vừa qua, Huynh Đoàn đã chính thức bác bỏ đề nghị thiện chí của Tòa Thánh.
8. Đức Thánh Cha công bố Năm Đức Tin
Sau Công Đồng Chung Vatican II, giữa những xáo trộn xâu sắc diễn ra trên thế giới lúc bấy giờ, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã công bố năm 1967 là ‘Năm Đức Tin’.
Nửa thế kỷ sau, đứng trước thực trạng các xã hội ngày nay khép kín dần với đức tin, thu hẹp tôn giáo trong chiều kích cá nhân, và trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa nơi nhiều tín hữu, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã công bố một ‘Năm Đức Tin’ bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 nhân kỷ niệm 50 năm Công Đồng Chung Vatican II, và kết thúc vào lễ Chúa Kitô Vua ngày 24 tháng 11 năm 2013.
Sáng thứ Hai 17 tháng 10, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã cho công bố tông thư dưới dạng tự sắc việc cử hành Năm Đức Tin đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng chung Vatican 2.
Tông thư có tên gọi là “Porta Fidei” (Cánh Cửa Đức Tin), gồm có 15 đoạn và mang chữ ký của Đức Thánh Cha ngày 11-10 vừa qua, trong đó ngài trình bày lý do, mục đích và đường hướng cử hành Năm Đức Tin.
Tông thư nhấn mạnh rằng “đức tin không phải là một vấn đề cá nhân,” và đức tin “có một trách nhiệm xã hội” rõ rệt.
Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu Công Giáo dấn thân tích cực trong việc truyền giảng Tin Mừng để “tái khám phá niềm vui đức tin và lòng nhiệt thành thông truyền đức tin”.
Năm Đức Tin này nhắm giúp các tín hữu “tái khám phá hành trình đức tin để ngày càng làm nổi bật niềm vui và lòng hăng say phấn khởi được đổi mới nhờ được gặp gỡ Chúa Giêsu”.
Năm Đức Tin càng là điều cần thiết đứng trước sự lan tràn của chủ nghĩa tương đối, trong đó ngày càng có nhiều người không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất. Những ai có một đức tin rõ ràng, theo kinh Tin Kính của Giáo Hội, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín. Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý” dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời.
Năm Đức Tin cũng như Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2012 về đề tài “Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô” sẽ là một dịp thích hợp để dẫn đưa toàn thể cộng đoàn Giáo Hội tiến vào một thời điểm đặc biệt để suy tư và tái khám phá đức tin.
Trong ý hướng trên đây, Đức Thánh Cha đề cao và cổ võ việc đọc lại và giải thích đúng đắn các văn kiện Công đồng chung Vatican 2, học hỏi sâu rộng về Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, vốn là một trong những thành quả quan trọng nhất của Công Đồng. Đức Thánh Cha mời gọi các Giám Mục trên toàn thế giới “hãy hiệp với Người Kế Vị Thánh Phêrô, trong thời điểm ân phúc thiêng liêng mà Chúa ban cho chúng ta, để tưởng niệm hồng ân đức tin quí giá. Chúng ta hãy cử hành Năm Đức Tin này một cách xứng đáng và phong phú. Cần gia tăng suy tư về đức tin để giúp tất cả các tín hữu của Chúa Kitô ý thức hơn và củng cố lòng gắn bó với Tin Mừng, nhất là trong lúc có những thay đổi sâu xa mà nhân loại đang trải qua như hiện nay”.
9. Ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Assisi
Sáng thứ Năm 27 tháng 10, Đức Thánh Cha đã đáp chuyến tàu từ Rôma đến Assisi nơi sẽ diễn ra buổi cầu nguyện cho hòa bình và công lý với chủ đề “Những người lữ hành của chân lý, những người lữ hành của hòa bình”. Cùng hiện diện với Đức Thánh Cha trên chuyến tàu kéo dài 1 giờ 45 phút là đại diện các tôn giáo lớn trên thế giới.
Trong số các tham dự viên, có 30 phái đoàn của các Giáo Hội Kitô, gồm 17 phái đoàn từ các Giáo Hội Đông phương, đứng đầu là Đức Thượng Phụ Bartholomew I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, Về phía các Cộng đồng Giáo Hội Kitô ở Tây Phương, có 13 phái đoàn, đứng đầu là Đức TGM Robert Williams, Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo.
Phái đoàn Do thái giáo đã do Đại Rabbi trưởng của Israel là tiến sĩ David Rosen hướng dẫn cùng với Rabbi Trưởng Cộng đoàn Do thái ở Roma là tiến sĩ Riccardo Di Segni.
Có 176 người không thuộc Kitô và Do thái giáo. Trong số này, người ta ghi nhận lần đầu tiên có một phái đoàn Phật giáo từ Trung Quốc. Sau cùng, cũng có 4 nhân vật không tín ngưỡng cũng đến tham dự cuộc gặp gỡ ở Assisi.
Trong diễn từ tại Assisi, Đức Thánh Cha nói:
“Sự chối bỏ Thiên Chúa đưa tới sự sa đọa con người và nhân loại. Nhưng Thiên Chúa ở đâu? Chúng ta có biết Ngài không và chúng ta có thể tái bày tỏ Ngài cho nhân loại để thiết lập một nền hòa bình chân thực hay không? Trước tiên chúng ta hãy tóm tắt những suy tư của chúng ta cho đến nay. Tôi đã nói rằng có một quan niệm và một sự lạm dụng tôn giáo qua đó, tôn giáo trở thành một nguồn bạo lực, trong khi sự qui hướng con người về Thiên Chúa, được sống ngay chính, là một sức mạnh hòa bình. Trong bối cảnh đó, tôi tái khẳng định sự cần thiết phải đối thoại, và tôi nói về sự cần phải luôn luôn thanh tẩy tôn giáo được sống thực. Đàng khác tôi đã quả quyết rằng sự chối bỏ Thiên Chúa làm băng hoại con người, khiến con người không còn mẫu mực nào nữa, và dẫn họ đến bạo lực”
Về ý nghĩa của cuộc gặp gỡ tại Assisi, Đức Thánh Cha nhấn mạnh:
“Đây không phải chỉ là cuộc hội các vị đại diện của các tôn giáo. Đúng hơn đây là cuộc họp nhau trên hành trình tiến về chân lý, với sự dấn thân quyết liệt cho phẩm giá con người, và cùng nhau đảm nhận chính nghĩa hòa bình chống lại mọi hình thức bạo lưc phá hủy công pháp. Để kết luận, tôi muốn cam đoan với quí vị rằng Giáo Hội Công Giáo không từ bỏ cuộc chiến chống bạo lực, quyết tâm xây dựng hòa bình trên thế giới. Chúng ta được linh hoạt nhờ cùng một ước muốn chung, ước muốn trở thành ‘Những người lữ hành của chân lý, những người lữ hành của hòa bình’”.
Sáng thứ Sáu, tại Vatican, một ngày sau cuộc gặp tại Assisi, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo các tôn giáo tham dự ngày cầu nguyện tại Assisi.
Đức Thánh Cha đã cám ơn các vị đã tham dự trong ngày “suy tư, đối thoại, và cầu nguyện cho công lý và hòa bình thế giới”. Ngài nói rằng các vị tiêu biểu cho những người thiện chí đang hoạt động cho hòa bình.
Đức Thánh Cha nói:
“Xin cho tình thân hữu này tiếp tục triển nở giữa các tín hữu của các tôn giáo trên thế giới và giữa những người thiện chí khắp nơi”.
Sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, đại diện các tôn giáo đã có buổi ăn trưa với Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh Tòa Thánh.
10. Các nước nói tiếng Anh bắt đầu dùng sách lễ Rôma mới
Bắt đầu từ Chúa Nhật 27 tháng 11, sách lễ Rôma mới đã được áp dụng tại hầu hết các nước nói tiếng Anh. Thay cho những từ tiếng Anh thông dụng, các từ ngữ chuyên biệt và chính thức hơn sẽ được áp dụng cả cho vị chủ tế lẫn anh chị em tín hữu tham dự thánh lễ.
Những thay đổi này là kết quả của một nỗ lực kéo dài trong nhiều năm. Bản dịch mới của sách lễ Rôma dựa trên việc dịch sát nghĩa bản tiếng La Tinh.
Sách lễ Rôma trước đây đã được áp dụng trong 41 năm nhưng những lời nguyện dựa trên ý hướng của nguyên bản tiếng La Tinh hơn là việc dịch sát nghĩa.
Những thay đổi được áp dụng trên toàn bộ các phần của thánh lễ bao gồm cả Kinh Vinh Danh, Kinh Tin Kính và tất cả các lời đối đáp.
Từ Chúa Nhật 27 tháng 11, là Chúa Nhật thứ Nhất mùa Vọng, sách lễ Rôma mới đã được dùng tại Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc Châu, Phi Châu, và một số nơi khác.
Thông tấn xã Công Giáo Fides của Tòa Thánh vừa đưa ra thống kê về các vị thừa sai đã bị giết trong năm qua trên bước đường truyền giáo.
Trong năm 2011, 26 nhà truyền giáo đã bị giết trong đó có 18 linh mục, 4 nữ tu và 4 giáo dân. Trong số này 15 vị bị giết tại Mỹ Châu La Tinh, cụ thể tại Colombia, Mễ Tây Cơ, Ba Tây, Paraguay và Nicaragua. 6 vị bị giết tại Phi Châu. 4 vị tại Á Châu và 1 vị tại Âu Châu.
Con số các thừa sai bị giết trong năm 2010 là 25 vị.