Phụng Vụ - Mục Vụ
Hành trình ''Đông Du'' của các Đạo Sĩ
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
09:20 31/12/2010
Đọc lại trình thuật Tin mừng Mathêu, chúng ta thấy hành trình “Đông du” của ba nhà đạo sĩ cũng không kém phần gian truân. Nhưng đó cũng là một hành trình rất đẹp. Để có thể triều yết Đấng mà họ gọi là Đại Vương, Vua Dân Dothái, họ đã phải vượt qua một chặng đường dài thăm thẳm. Dĩ nhiên đây là một cuộc hành trình có thật, chứ không phải do tác giả hư cấu như hành trình của thầy trò Đường Tăng. Ở đây chúng ta thấy hành trình của các đạo sĩ quả là một hành trình của lý trí, của con tim và của đức tin.
- Hành trình của các đạo sĩ, hành trình của lý trí khám phá.
Là những nhà Thiên văn, các nhà đạo sĩ đã biết dùng những kiến thức của mình để khám phá những dấu chỉ của điềm trời, đặt biệt là ánh sao chiếu mệnh. Họ đã biết sử dụng chất xám để nghiên cứu các hiện tượng lạ trong thiên nhiên, trong vũ trụ. Và chỉ có họ mới phát hiện ra ánh sao lạ, bởi lý trí của họ đã được dùng đúng nơi đúng chổ, nhằm phục vụ cho chân lý, chứ không phải để phục vụ cho danh lợi thú đời này như Hêrôđê, như các Luật sĩ và Biệt phái. Đặc biệt là trong thời đại ngày hôm nay, rất nhiều người sử dụng lý trí của mình không đúng mục đích. Thậm chí còn sử dụng để phục vụ cho những ý đồ đen tối, thay vì để phục cho công lý, cho sự thật và đem lại lợi ích cho đồng loại. Các đạo tặc tìm kiếm những chiêu thức nhằm lường gạt và hãm hại người khác. Các gian thương tìm cách làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng; các tin tặc tạo ra các loại vi rút máy tính phá hoại các chương trình, các dữ liệu; các nhà khoa học vô lương tâm sáng chế ra các thứ vũ khí huỷ diệt hàng loạt….
Trong bối cảnh xã hội như thế, các nhà đạo sĩ là điểm son cho chúng ta noi theo trong việc sử dụng đúng đắn lý trí của mình.
- Hành trình của các đạo sĩ, hành trình của con tim khao khát.
Con tim khao khát tìm kiếm Chân Lý. Con tim thao thức dấn thân lên đường tìm gặp Sự Thật. Điều này không có nơi Hêrôđê và có rất ít nơi dân thành Giêrusalem và những người Luật sĩ, Biệt phái.
Vì khao khát tìm kiếm chân lý nên họ sẵn sàng bỏ lại tất cả: gia đình vợ con, quê hương xứ sở, nhà cửa sự nghiệp,… để lên đường theo ánh sao lạ. Vì khao khát kiếm tìm sự thật, nên họ bất chấp tất cả: đường xá hiểm nguy, núi rừng cách trở, thử thách đợi chờ. Thật đáng khâm phục. Họ ra đi mà không biết sẽ đi đến đâu. Họ ra đi mà không biết ngày nào trở lại, tựa như Abraham ngày xưa vậy. Chính tình yêu đối với vị “Chánh Vương” là động cơ thôi thúc họ thượng lộ khẩn trương. Đúng như lời quả quyết của thánh Phaolô sau này: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi”.
- Hành trình của các đạo sĩ, hành trình của đức tin soi dẫn.
Khi thấy sao lạ xuất hiện, đức tin đã mách bảo cho các ông biết có Đại Vương, có Đấng Cứu Tinh xuất hiện. Khi ánh sao biến mất, đức tin đã chỉ lối cho các ông tìm đến với Giêrusalem – Kinh đô của Kinh Thánh để được tham vấn. Khi đối diện với một hài nhi nghèo hèn nằm trong máng cỏ, theo lý trí tự nhiên không ai dám mạnh dạn tuyên xưng đó là Con Thiên Chúa, nhưng đức tin đã soi sáng cho các ông nhận ra đó chính là Đấng Cứu Thế muôn dân đang trông đợi. Và cũng chính đức tin đã biến đổi cuộc đời họ. Họ đã trở thành những vị tông đồ đích thực của Đấng Thiên Sai Giêsu. Theo khẩu truyền, ba nhà đạo sĩ đã đi giảng đạo tới tận trời Tây, và hiện nay một ngôi mộ được coi là của ba nhà đạo sĩ ấy, vốn rất được nhiều người kính viếng ở thành Phố Cologne, bên bờ sông Rhin, nước Đức.
Như vậy, rõ ràng hành trình của các đạo sĩ không chỉ là hành trình của lý trí khám phá, của con tim khao khát, mà còn là hành trình của đức tin soi dẫn. Vì nếu không có đức tin soi dẫn thì có lẽ họ đã lạc lối, và bỏ cuộc khi gặp thử thách. Nếu không có đức tin mách bảo thì có lẽ họ đã không nhận ra một trẻ thơ nghèo hèn là một bậc Đế Vương, là một vị Cứu Chúa. Và nếu không có đức tin soi sáng, chắc chắn họ không dại gì phải sụp lạy trước một hài nhi bé bỏng yếu ớt, càng không dại gì phải uổng phí những lễ vật quí báu của mình, nếu họ không tin nhận đó là Vị Cứu Tinh của họ. Theo ngôn ngữ Thánh Kinh, từ ngữ “sụp lạy” ám chỉ một sự qui phục chỉ dành cho Thiên Chúa.
Phần tôi thì sao ? Tôi đang sử dụng lý trí của mình, kiến thức của mình thế nào ? Con tim của tôi đã đặt đúng chổ chưa ? Tôi thường yêu mến, thường khao khát những gì ? Có phải là “sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần”; hay chỉ là tiền tài, danh vọng, sắc dục và những thú vui hưởng thụ đời này? Trong hành trình dương thế của tôi, đức tin đóng vai trò nào ? Tôi có coi trọng và biết cầu xin ơn đức tin mỗi ngày, nhất là trong những lúc gặp thử thách, gặp bế tắc trong cuộc sống hay không ?
Ước gì gương của ba nhà đạo sĩ luôn được chúng ta soi nhìn. Để trong cuộc lữ hành trần thế, chúng ta luôn đi đúng đường, đúng hướng và đạt tới cùng đích mà chúng ta mong ước. Đó là Nước Chúa, nơi Đức Kitô đang đợi chờ chúng ta. Amen.
Chúa Giêsu hiện diện trong đời sống chúng ta
Jos. Tú Nạc, NMS
09:26 31/12/2010
Thánh Gia – Năm A (Sirach 3: 2-6, 12-14; Psalm 128; Colossians 3: 12-21; Matthew 2:13-15, 19-23)
Cách đây nhiều năm, một nhà thần học Công giáo đã viết một trong những bài học đầu tiên của mình về sự khiêm nhường và lòng biết ơn đối với cha mẹ của ông. Sau khi rời gia đình theo ơn gọi với đời sống hiến dâng trong nhà dòng, những là thư đầu tiên gửi về đã tràn đầy sự trẻ trung, tự tin đầy nhiệt huyết. Ông đã kể lại với cha ông về việc cầu nguyện lúc nửa đêm đã tăng lên nhiều khi mà thế giới còn lại đã ngủ say. Cha ông đã hồi âm với những lời lẽ trìu mến ân cần: con à, cha và mẹ con đã thực hiện việc ấy cho con và anh chị em con đã biết bao nhiêu năm rồi!
Sirach đã nhắc nhở chúng ta về những hy sinh mà những bậc phụ huynh đã thực hiện với mục đích cho con cái của họ. Sự yếu đuối của lão hóa sẽ đưa ra nhiều vấn đề trong một vai trò phụ thuộc – y như chúng ta trong giai đoạn phôi thai – và lòng nhân từ với lo âu chăm sóc mà chúng ta trao tặng là hình thức hiệu quả nhất của lòng biết ơn. Gia đình được mô tả trong Sirach duy nhất được đặt trên căn bản về những giá trị gia trưởng như hầu hết các gia đình trong thế giới cổ đại. Thiên Chúa không vinh danh người cha lên trên thành phần còn lại của gia đình vì tất cả đều bình đẳng trong ánh mắt của Thiên Chúa. Và hình ảnh một gia đình hiện đại được đặt trên căn bản tương trợ trong Sirach.
Nhưng những nguyên tắc của lòng từ bi và sự tôn trọng giờ đây có vẻ như đúng đắn đối với họ khi Sirach được viết ra. Nhưng kinh nghiệm và truyền thống của riêng chúng ta dạy chúng ta rằng gia đỉnh không dừng lại ở cửa trước và được xác định bằng huyết thống hoặc những thỏa thuận pháp lý. Gia đình là mô hình căn bản đối với cộng đồng nhân loại, cho dù đó là nơi làm việc, cộng đồng tôn giáo, thành phố hay quốc gia. Điều tối hậu đối với gia đình là gia đình nhân loại và những thách thức của chính thời đại chúng ta là suy tư về toàn cầu và những mối quan hệ toàn diện nhiều hơn.
“Kính sợ Thiên Chúa” điều đó có nghĩa là gì? Sự trả lời trong Thánh Vịnh khuyến khích chúng ta kính sợ Thiên Chúa nhưng đó có phải là sự lành mạnh không? Sự sợ hãi trong ngữ cảnh cổ đại có nghĩa là sự thờ kính và tôn trọng sâu sắc nồng nàn – đón nhận Thiên Chúa một cách trang nghiêm và toàn tâm toàn ý thực hiện những ý định của Thiên Chúa. Có sự khác biệt lớn giữa kính sợ Thiên Chúa và e dè trước Thiên Chúa – vế sau không phải là thành phần thuộc mối hệ của chúng ta.
Colossians đã đưa ra những mô hình cho tất cả những mô thức thuộc gia đình nhân loại. Nó có vẻ như hơi lý tưởng – rất giống những chân dung truyền hình về những gia đình trong thập niên 1950 – nhưng khi một lý tưởng mà nó tiêu biểu cho mục đích thì mục đích đó chúng ta nên nhắm tới. Nó mô tả một gia đình, tron trường hợp này cộng đồng Ki-tô giáo, trong đó mức độ tin tưởng rất cao. Những thành viên của gia đình này hiểu biết lẫn nhau – khuyến khích qua lại và thân ái cũng như nhẹ nhàng sửa chữa cho nhau là nội quy hàng ngày.
Nhưng bản chất của sự sống yêu thương trọng tâm là được đánh giá bằng sự hướng dẫn để “lời của Đức Ki-tô trú ngụ trong bạn thật phong phú.” Sự quan hệ của con người với Đức Ki-tô phải sâu lắng, cá nhân và sự biến đổi phải ảnh hưởng mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Chúa Giê-su không phải là một giáo điều, một khái niệm thuộc trí tuệ hoặc một đối tượng phụng thờ, mà là một thực thể sự sống mà chúng ta có thể đón mời ngự trị trong tâm hồn và tâm trí của chúng ta. Một lần nữa, những hiểu biết gia trưởng và tôn ti trật tự xa xưa về gia đình và cộng đồng vẫn còn hiện diện trong Colossians. Không người nào làm “thần dân” cho người nào – sự chinh phục không phải là phần của đời sống trong Triều Đại của Thiên Chúa. Điều đó bao gồm cả những người nô lệ bất hạnh, người bị ra lệnh tuân theo những ông chủ của họ trong những dòng bị lược bỏ khỏi bài đọc này.
Trong vài năm đầu cuộc đời làm người của Người, những thứ hoàn thành tính cách nhất dành cho con người, Chúa Giê-su là người tỵ nạn cùng với gia đình của Người. Họ đã chia sẻ với rất nhiều người hôm nay: không nhà cửa, chịu anh hưởng trước những nguy hiểm và bệnh tật và rất hiếm hoi những nguồn nguyên liệu. Điều đó chắc rằng sự trải nghiệm áp bức, bất công và lưu đày đã ảnh hưởng đến ý thức phát triển của Chúa Giê-su và thức tỉnh Người đến những khía cạnh đen tối hơn trong sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, giữa sự tước đoạt và bách hại Chúa Giê-su đã được dưỡng dục trong một môi trường tương trợ và yêu thương.
Những điều kiện bên ngoài chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và tinh thần của chúng ta, và có khi theo những lối tiêu cực. Điều đó, tuy nhiên, không xác định được chúng. Nếu chúng ta được giao phó “tự mặc lấy yêu thương” và cho phép “lời Đức Ki-tô trú ngụ trong ta phong phú” để rồi chúng ta có thể hình thành những gia đình yêu thương và giúp đỡ bằng mọi hình thức. Thậm chí trong những lúc chao đảo khổ đau. Những mối quan hệ con người đã chịu đựng mất mát rất nhiều trong thời đại của chính chúng ta. Thay vì “nhưng giá trị gia đình” lại là một khẩu hiệu chính trị trống rỗng, mà đáng lẽ nó là thế, nó mô tả đường lối của sự sống mà có thể khôi phục mối hài hòa – không phải là sự thống trị hoặc bất bình đẳng – đối với sự sống loài người.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Cách đây nhiều năm, một nhà thần học Công giáo đã viết một trong những bài học đầu tiên của mình về sự khiêm nhường và lòng biết ơn đối với cha mẹ của ông. Sau khi rời gia đình theo ơn gọi với đời sống hiến dâng trong nhà dòng, những là thư đầu tiên gửi về đã tràn đầy sự trẻ trung, tự tin đầy nhiệt huyết. Ông đã kể lại với cha ông về việc cầu nguyện lúc nửa đêm đã tăng lên nhiều khi mà thế giới còn lại đã ngủ say. Cha ông đã hồi âm với những lời lẽ trìu mến ân cần: con à, cha và mẹ con đã thực hiện việc ấy cho con và anh chị em con đã biết bao nhiêu năm rồi!
Sirach đã nhắc nhở chúng ta về những hy sinh mà những bậc phụ huynh đã thực hiện với mục đích cho con cái của họ. Sự yếu đuối của lão hóa sẽ đưa ra nhiều vấn đề trong một vai trò phụ thuộc – y như chúng ta trong giai đoạn phôi thai – và lòng nhân từ với lo âu chăm sóc mà chúng ta trao tặng là hình thức hiệu quả nhất của lòng biết ơn. Gia đình được mô tả trong Sirach duy nhất được đặt trên căn bản về những giá trị gia trưởng như hầu hết các gia đình trong thế giới cổ đại. Thiên Chúa không vinh danh người cha lên trên thành phần còn lại của gia đình vì tất cả đều bình đẳng trong ánh mắt của Thiên Chúa. Và hình ảnh một gia đình hiện đại được đặt trên căn bản tương trợ trong Sirach.
Nhưng những nguyên tắc của lòng từ bi và sự tôn trọng giờ đây có vẻ như đúng đắn đối với họ khi Sirach được viết ra. Nhưng kinh nghiệm và truyền thống của riêng chúng ta dạy chúng ta rằng gia đỉnh không dừng lại ở cửa trước và được xác định bằng huyết thống hoặc những thỏa thuận pháp lý. Gia đình là mô hình căn bản đối với cộng đồng nhân loại, cho dù đó là nơi làm việc, cộng đồng tôn giáo, thành phố hay quốc gia. Điều tối hậu đối với gia đình là gia đình nhân loại và những thách thức của chính thời đại chúng ta là suy tư về toàn cầu và những mối quan hệ toàn diện nhiều hơn.
“Kính sợ Thiên Chúa” điều đó có nghĩa là gì? Sự trả lời trong Thánh Vịnh khuyến khích chúng ta kính sợ Thiên Chúa nhưng đó có phải là sự lành mạnh không? Sự sợ hãi trong ngữ cảnh cổ đại có nghĩa là sự thờ kính và tôn trọng sâu sắc nồng nàn – đón nhận Thiên Chúa một cách trang nghiêm và toàn tâm toàn ý thực hiện những ý định của Thiên Chúa. Có sự khác biệt lớn giữa kính sợ Thiên Chúa và e dè trước Thiên Chúa – vế sau không phải là thành phần thuộc mối hệ của chúng ta.
Colossians đã đưa ra những mô hình cho tất cả những mô thức thuộc gia đình nhân loại. Nó có vẻ như hơi lý tưởng – rất giống những chân dung truyền hình về những gia đình trong thập niên 1950 – nhưng khi một lý tưởng mà nó tiêu biểu cho mục đích thì mục đích đó chúng ta nên nhắm tới. Nó mô tả một gia đình, tron trường hợp này cộng đồng Ki-tô giáo, trong đó mức độ tin tưởng rất cao. Những thành viên của gia đình này hiểu biết lẫn nhau – khuyến khích qua lại và thân ái cũng như nhẹ nhàng sửa chữa cho nhau là nội quy hàng ngày.
Nhưng bản chất của sự sống yêu thương trọng tâm là được đánh giá bằng sự hướng dẫn để “lời của Đức Ki-tô trú ngụ trong bạn thật phong phú.” Sự quan hệ của con người với Đức Ki-tô phải sâu lắng, cá nhân và sự biến đổi phải ảnh hưởng mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Chúa Giê-su không phải là một giáo điều, một khái niệm thuộc trí tuệ hoặc một đối tượng phụng thờ, mà là một thực thể sự sống mà chúng ta có thể đón mời ngự trị trong tâm hồn và tâm trí của chúng ta. Một lần nữa, những hiểu biết gia trưởng và tôn ti trật tự xa xưa về gia đình và cộng đồng vẫn còn hiện diện trong Colossians. Không người nào làm “thần dân” cho người nào – sự chinh phục không phải là phần của đời sống trong Triều Đại của Thiên Chúa. Điều đó bao gồm cả những người nô lệ bất hạnh, người bị ra lệnh tuân theo những ông chủ của họ trong những dòng bị lược bỏ khỏi bài đọc này.
Trong vài năm đầu cuộc đời làm người của Người, những thứ hoàn thành tính cách nhất dành cho con người, Chúa Giê-su là người tỵ nạn cùng với gia đình của Người. Họ đã chia sẻ với rất nhiều người hôm nay: không nhà cửa, chịu anh hưởng trước những nguy hiểm và bệnh tật và rất hiếm hoi những nguồn nguyên liệu. Điều đó chắc rằng sự trải nghiệm áp bức, bất công và lưu đày đã ảnh hưởng đến ý thức phát triển của Chúa Giê-su và thức tỉnh Người đến những khía cạnh đen tối hơn trong sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, giữa sự tước đoạt và bách hại Chúa Giê-su đã được dưỡng dục trong một môi trường tương trợ và yêu thương.
Những điều kiện bên ngoài chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và tinh thần của chúng ta, và có khi theo những lối tiêu cực. Điều đó, tuy nhiên, không xác định được chúng. Nếu chúng ta được giao phó “tự mặc lấy yêu thương” và cho phép “lời Đức Ki-tô trú ngụ trong ta phong phú” để rồi chúng ta có thể hình thành những gia đình yêu thương và giúp đỡ bằng mọi hình thức. Thậm chí trong những lúc chao đảo khổ đau. Những mối quan hệ con người đã chịu đựng mất mát rất nhiều trong thời đại của chính chúng ta. Thay vì “nhưng giá trị gia đình” lại là một khẩu hiệu chính trị trống rỗng, mà đáng lẽ nó là thế, nó mô tả đường lối của sự sống mà có thể khôi phục mối hài hòa – không phải là sự thống trị hoặc bất bình đẳng – đối với sự sống loài người.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Mẹ Thiên Chúa, Mẹ chúng ta
PM.Cao Huy Hoàng
09:26 31/12/2010
Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
Có người hỏi tôi rằng “Trong lịch Phụng Vụ có lễ trọng mừng kính Mẹ Thiên Chúa vào ngày 1 tháng 1. Sao không thấy lễ mừng kính Mẹ Chúng Sinh, Mẹ Nhân Loại”.
Thú thật với mọi người rằng tôi không biết trả lời sao.
Tôi về hỏi mẹ tôi. Mẹ trả lời. “Mẹ sinh ra phần xác thể của con là Mẹ đây. Phần xác thể nầy sẽ hư đi muôn đời vì mẹ đã mang thai con trong tội lỗi. Nhưng, Thiên Chúa đã khiêm cung làm bé thơ trong lòng Mẹ Maria để sinh ra mà cứu mẹ con mình. Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, và cũng là Mẹ của chúng-ta-trong-đời-sống-mới, đời sống con cái Thiên Chúa. Bởi vậy, nếu không tái sinh trong Chúa Giêsu, thì chúng ta không có đời sống mới, không cùng huyết quản thiêng thiêng với Mẹ Maria. Thế thì, mừng lễ Mẹ Thiên Chúa, cũng chính là mừng lễ Mẹ Chúng Ta vậy. Con có tin là con cùng huyết quản với Chúa Giêsu không?”
Tôi không biết Mẹ tôi đã học bài học giáo lý này ở đâu, nhưng tôi thấy khó hiểu quá. Thấy tôi chần chừ, Mẹ tôi lại nói:
“Con là em ruột của anh hai, chị ba, và anh ruột của em Viện, do là máu mủ ruột thịt phần xác. Nhưng con là con của Đức Chúa Trời, em của Chúa Giêsu, và như vậy, con cũng là con của Mẹ Maria nữa, trong đời sống không phải phần xác mà là đời sống thiêng liêng”.
Tôi gật đầu vâng, dạ cho mẹ vui lòng. Không dễ hiểu chút nào!
Lớn lên một chút, khi Cha tôi bệnh nặng và nhất là lúc cha tôi vào cơn hấp hối 56 ngày đêm, tôi mới có cơ hội để hiểu cụ thể ra rằng: con người ta có hai cuộc sống: đời này và đời sau, phần xác và phần hồn, đời sống cũ trong tội lỗi nguyên tổ và đời sống mới tinh tuyền trong Đức Giêsu Kitô, nhờ Mẹ Maria….Và như vậy, mừng Lễ Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa, cũng chính là mừng Mẹ của chúng ta.
Từ tâm sự của Mẹ, tôi hiểu ra rằng chỉ khi nào tôi ý thức mình được hồng phúc lớn lao, được vinh dự vô cùng là Con của Đức Chúa Trời, và sống trong niềm vui được là em của Chúa Giêsu trong cùng một huyết quản cứu chuộc, tôi mới có thể cảm nghiệm được tình Mẹ Maria cách sâu sắc nhất.
Điểm giáo lý này không thể dạy, học và hiểu dựa trên bình diện lý trí, trí khôn nhưng là một cảm nghiệm của Đức Tin, một sự nếm trải ân sủng ngọt ngào chỉ có được nơi những tâm hồn yêu mến kết hiệp với Chúa Giêsu, Con Mẹ.
Đã có biết bao người tin vào Chúa Giêsu mà lại phủ nhận vai trò cực thánh của Mẹ Maria; và ngược lại, có người quá tình cảm với Mẹ Maria mà quên việc phải sống mật thiết với Chúa Giêsu, con Mẹ, là việc tiên quyết và cần thiết.
Mừng Lễ Mẹ Thiên Chúa gợi lại cho chúng ta tương quan thánh thiện giữa chúng ta và Thiên Chúa, nhờ Đức Maria trung gian mà chúng ta được Thiên Chúa giáng phúc lành.
Nếu khi xưa, lời chúc lành của Thiên Chúa xuống trên dân Chúa rằng: "Nguyện ĐỨC CHÚA chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện ĐỨC CHÚA tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em! Nguyện ĐỨC CHÚA ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!” (Ds 6,24-26)
Thì hôm nay, Lời Chúc Lành ấy chính là Ngôi Lời Thiên Chúa đã được cưu mang và sinh ra bởi lòng Mẹ Maria, Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, và ở giữa chúng ta. Nhờ Ngôi Lời Thiên Chúa, Con của Mẹ, chúng ta được gọi Thiên Chúa là Cha, chúng ta được quyền làm nghĩa tử, được quyền thừa kế, như Thánh Phaolô xác quyết:
“Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: "Áp-ba, Cha ơi! "Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa” (Gl 4,4-7).
Quả thực, tình thương và ý định của Thiên Chúa thật là huyền nhiệm, đến nỗi, ngay đối với Mẹ Maria, người được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Con Thiên Chúa, Mẹ Thiên Chúa, mà Mẹ cũng không thể hiểu nổi bằng cái trí khôn nhỏ bé của mình, đành phải hy sinh tất cả lý luận lý lẽ, để chỉ còn một việc rất khiêm cung mà Tin Mừng tóm lại rằng: “Còn Maria thì ghi nhớ những điều ấy mà suy niệm trong lòng” (Lc 2, 19)
Và chúng ta, những người em của Chúa Giêsu, Con của Mẹ hẳn cũng phải ghi nhớ những hồng ân của Chúa trong đời mình mà suy niệm trong lòng.
Mỗi chúng ta đều đã nhận bao nhiêu hồng ân của Thiên Chúa mà hồng ân cao quí nhất là được làm nghĩa tử của Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha, được thừa kế di sản là ơn cứu chuộc đổi bằng giá máu của Chúa Giêsu. Còn bao nhiêu ân phúc khác trong cuộc đời. Tạ ơn Chúa và chúc tụng Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta luôn là nhiệm vụ của lòng biết ơn.
Cô Maria Trần Tuyết Hà, người ở GX Thanh Xuân, Phan Thiết lớn lên trong một gia đình đông con, đạo đức, một phần lớn nhờ bởi gương sống yêu Thánh Thể và mến Đức Mẹ của Cha sở thời ấy là Cha GB. Lê Xuân Hoa- nay là Đức Ông Lê Xuân Hoa, nhà thơ Xuân Ly Băng.
Niềm vui của gia đình là được chầu Thánh Thể mỗi chiều và lần chuỗi với nhau mỗi đêm trước khi đi ngủ. Mẹ Hà luôn bình an với cuộc sống hằng ngày dùng đủ của gia đình.
Năm 18 tuổi, có anh Việt Kiều, nhà ở chung vách với nhà Hà lần đầu tiên về thăm quê hương, ngõ ý cầu hôn. Hà nghĩ, đây là cơ hội Hà có thể hy sinh để giúp cho gia đình thay đổi cuộc sống. Hà bằng lòng nhận lời cầu hôn, và sau đó tiến hành thủ tục định cư ở Mỹ. May mắn, dễ dàng, nhanh chóng.
Một tháng sau khi qua Mỹ, chồng Hà bị ở tù, vì phạm pháp trước đó, nay Hà mới biết.
Xa lạ, bơ vơ, lạnh lẽo từ ngôn ngữ, đến tương quan gia đình, xã hội, giáo hội. Chỉ còn mỗi một xâu chuỗi rất thân quen mà Cha Hoa đã làm phép lúc xưng tội rước lễ lần đầu. Cuộc sống trôi đi những ngày gian nan vất vả trên đất khách, không kể nổi những nỗi đoạn trường. Chồng ở tù về. Sinh Con. Chồng lại ở tù. Hà bệnh nguy kịch. Chết lâm sàng. Các Bác sĩ báo không qua khỏi.
Mẹ Hà và gia đình ở VN ngày đêm ăn chay, hy sinh, chầu Thánh Thể và cầu khẩn Đức Mẹ Mễ Du tại GX Thánh Linh. Cha Phanxico Assisi Nguyễn Đức Quang cho biết là Đức Mẹ hứa sẽ cứu Hà. Trong lúc đó, ở bên kia, đang lúc những người thân chuẩn bị đưa Hà về lo hậu sự, Hà đã nhìn thấy Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng của Hà, đẹp lộng lẫy đến cầm tay Hà, đỡ dậy. Hà đã phục hồi. Các bác sĩ ngạc nhiên về sự phục hồi lạ thường.
Lần này về VN, lo tổ chức đám cưới cho em trai, Hà đến GX Thánh Linh tạ ơn Mẹ Maria, và đến quì trước mộ mẹ cô ở Nghĩa Trang Đồng Tiến thắp nén hương tri ân mẹ, người Mẹ gương mẫu mến yêu Thánh Thể và Mẹ Maria.
Mẹ Maria đang hiện diện khắp nơi: ở La-Vang, Mễ-Du, Lộ-Đức, Tà-pao, Trà Kiệu, Thánh Linh….và ngay trong nhà tôi, nhà bạn, để đồng hành với con cái Mẹ trong hành trình Đức Tin, để sẻ chia với con cái mẹ những nỗi đau cuộc đời, và để ban muôn ơn lành cho những ai hết lòng yêu mến và đi theo đường Con Mẹ đã đi. Nơi nào Mẹ cũng là Mẹ của Thiên Chúa và Mẹ của chúng ta
Lạy Mẹ Maria, mẹ con đã thai con trong tội. Nhờ Chúa Giêsu Con Mẹ, con được sinh ra trong ân phúc. Xin cho con biết mến yêu và bước theo Chúa Giêsu con Mẹ, để cũng được Mẹ ban muôn hồng phúc đời này và đời sau. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ của con. Con xin dâng ngày đầu năm mới, và cả năm nầy cho Mẹ. A men.
31-12-2010
Có người hỏi tôi rằng “Trong lịch Phụng Vụ có lễ trọng mừng kính Mẹ Thiên Chúa vào ngày 1 tháng 1. Sao không thấy lễ mừng kính Mẹ Chúng Sinh, Mẹ Nhân Loại”.
Thú thật với mọi người rằng tôi không biết trả lời sao.
Tôi về hỏi mẹ tôi. Mẹ trả lời. “Mẹ sinh ra phần xác thể của con là Mẹ đây. Phần xác thể nầy sẽ hư đi muôn đời vì mẹ đã mang thai con trong tội lỗi. Nhưng, Thiên Chúa đã khiêm cung làm bé thơ trong lòng Mẹ Maria để sinh ra mà cứu mẹ con mình. Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, và cũng là Mẹ của chúng-ta-trong-đời-sống-mới, đời sống con cái Thiên Chúa. Bởi vậy, nếu không tái sinh trong Chúa Giêsu, thì chúng ta không có đời sống mới, không cùng huyết quản thiêng thiêng với Mẹ Maria. Thế thì, mừng lễ Mẹ Thiên Chúa, cũng chính là mừng lễ Mẹ Chúng Ta vậy. Con có tin là con cùng huyết quản với Chúa Giêsu không?”
Tôi không biết Mẹ tôi đã học bài học giáo lý này ở đâu, nhưng tôi thấy khó hiểu quá. Thấy tôi chần chừ, Mẹ tôi lại nói:
“Con là em ruột của anh hai, chị ba, và anh ruột của em Viện, do là máu mủ ruột thịt phần xác. Nhưng con là con của Đức Chúa Trời, em của Chúa Giêsu, và như vậy, con cũng là con của Mẹ Maria nữa, trong đời sống không phải phần xác mà là đời sống thiêng liêng”.
Tôi gật đầu vâng, dạ cho mẹ vui lòng. Không dễ hiểu chút nào!
Lớn lên một chút, khi Cha tôi bệnh nặng và nhất là lúc cha tôi vào cơn hấp hối 56 ngày đêm, tôi mới có cơ hội để hiểu cụ thể ra rằng: con người ta có hai cuộc sống: đời này và đời sau, phần xác và phần hồn, đời sống cũ trong tội lỗi nguyên tổ và đời sống mới tinh tuyền trong Đức Giêsu Kitô, nhờ Mẹ Maria….Và như vậy, mừng Lễ Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa, cũng chính là mừng Mẹ của chúng ta.
Từ tâm sự của Mẹ, tôi hiểu ra rằng chỉ khi nào tôi ý thức mình được hồng phúc lớn lao, được vinh dự vô cùng là Con của Đức Chúa Trời, và sống trong niềm vui được là em của Chúa Giêsu trong cùng một huyết quản cứu chuộc, tôi mới có thể cảm nghiệm được tình Mẹ Maria cách sâu sắc nhất.
Điểm giáo lý này không thể dạy, học và hiểu dựa trên bình diện lý trí, trí khôn nhưng là một cảm nghiệm của Đức Tin, một sự nếm trải ân sủng ngọt ngào chỉ có được nơi những tâm hồn yêu mến kết hiệp với Chúa Giêsu, Con Mẹ.
Đã có biết bao người tin vào Chúa Giêsu mà lại phủ nhận vai trò cực thánh của Mẹ Maria; và ngược lại, có người quá tình cảm với Mẹ Maria mà quên việc phải sống mật thiết với Chúa Giêsu, con Mẹ, là việc tiên quyết và cần thiết.
Mừng Lễ Mẹ Thiên Chúa gợi lại cho chúng ta tương quan thánh thiện giữa chúng ta và Thiên Chúa, nhờ Đức Maria trung gian mà chúng ta được Thiên Chúa giáng phúc lành.
Nếu khi xưa, lời chúc lành của Thiên Chúa xuống trên dân Chúa rằng: "Nguyện ĐỨC CHÚA chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện ĐỨC CHÚA tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em! Nguyện ĐỨC CHÚA ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!” (Ds 6,24-26)
Thì hôm nay, Lời Chúc Lành ấy chính là Ngôi Lời Thiên Chúa đã được cưu mang và sinh ra bởi lòng Mẹ Maria, Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, và ở giữa chúng ta. Nhờ Ngôi Lời Thiên Chúa, Con của Mẹ, chúng ta được gọi Thiên Chúa là Cha, chúng ta được quyền làm nghĩa tử, được quyền thừa kế, như Thánh Phaolô xác quyết:
“Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: "Áp-ba, Cha ơi! "Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa” (Gl 4,4-7).
Quả thực, tình thương và ý định của Thiên Chúa thật là huyền nhiệm, đến nỗi, ngay đối với Mẹ Maria, người được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Con Thiên Chúa, Mẹ Thiên Chúa, mà Mẹ cũng không thể hiểu nổi bằng cái trí khôn nhỏ bé của mình, đành phải hy sinh tất cả lý luận lý lẽ, để chỉ còn một việc rất khiêm cung mà Tin Mừng tóm lại rằng: “Còn Maria thì ghi nhớ những điều ấy mà suy niệm trong lòng” (Lc 2, 19)
Và chúng ta, những người em của Chúa Giêsu, Con của Mẹ hẳn cũng phải ghi nhớ những hồng ân của Chúa trong đời mình mà suy niệm trong lòng.
Mỗi chúng ta đều đã nhận bao nhiêu hồng ân của Thiên Chúa mà hồng ân cao quí nhất là được làm nghĩa tử của Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha, được thừa kế di sản là ơn cứu chuộc đổi bằng giá máu của Chúa Giêsu. Còn bao nhiêu ân phúc khác trong cuộc đời. Tạ ơn Chúa và chúc tụng Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta luôn là nhiệm vụ của lòng biết ơn.
Cô Maria Trần Tuyết Hà, người ở GX Thanh Xuân, Phan Thiết lớn lên trong một gia đình đông con, đạo đức, một phần lớn nhờ bởi gương sống yêu Thánh Thể và mến Đức Mẹ của Cha sở thời ấy là Cha GB. Lê Xuân Hoa- nay là Đức Ông Lê Xuân Hoa, nhà thơ Xuân Ly Băng.
Niềm vui của gia đình là được chầu Thánh Thể mỗi chiều và lần chuỗi với nhau mỗi đêm trước khi đi ngủ. Mẹ Hà luôn bình an với cuộc sống hằng ngày dùng đủ của gia đình.
Năm 18 tuổi, có anh Việt Kiều, nhà ở chung vách với nhà Hà lần đầu tiên về thăm quê hương, ngõ ý cầu hôn. Hà nghĩ, đây là cơ hội Hà có thể hy sinh để giúp cho gia đình thay đổi cuộc sống. Hà bằng lòng nhận lời cầu hôn, và sau đó tiến hành thủ tục định cư ở Mỹ. May mắn, dễ dàng, nhanh chóng.
Một tháng sau khi qua Mỹ, chồng Hà bị ở tù, vì phạm pháp trước đó, nay Hà mới biết.
Xa lạ, bơ vơ, lạnh lẽo từ ngôn ngữ, đến tương quan gia đình, xã hội, giáo hội. Chỉ còn mỗi một xâu chuỗi rất thân quen mà Cha Hoa đã làm phép lúc xưng tội rước lễ lần đầu. Cuộc sống trôi đi những ngày gian nan vất vả trên đất khách, không kể nổi những nỗi đoạn trường. Chồng ở tù về. Sinh Con. Chồng lại ở tù. Hà bệnh nguy kịch. Chết lâm sàng. Các Bác sĩ báo không qua khỏi.
Mẹ Hà và gia đình ở VN ngày đêm ăn chay, hy sinh, chầu Thánh Thể và cầu khẩn Đức Mẹ Mễ Du tại GX Thánh Linh. Cha Phanxico Assisi Nguyễn Đức Quang cho biết là Đức Mẹ hứa sẽ cứu Hà. Trong lúc đó, ở bên kia, đang lúc những người thân chuẩn bị đưa Hà về lo hậu sự, Hà đã nhìn thấy Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng của Hà, đẹp lộng lẫy đến cầm tay Hà, đỡ dậy. Hà đã phục hồi. Các bác sĩ ngạc nhiên về sự phục hồi lạ thường.
Lần này về VN, lo tổ chức đám cưới cho em trai, Hà đến GX Thánh Linh tạ ơn Mẹ Maria, và đến quì trước mộ mẹ cô ở Nghĩa Trang Đồng Tiến thắp nén hương tri ân mẹ, người Mẹ gương mẫu mến yêu Thánh Thể và Mẹ Maria.
Mẹ Maria đang hiện diện khắp nơi: ở La-Vang, Mễ-Du, Lộ-Đức, Tà-pao, Trà Kiệu, Thánh Linh….và ngay trong nhà tôi, nhà bạn, để đồng hành với con cái Mẹ trong hành trình Đức Tin, để sẻ chia với con cái mẹ những nỗi đau cuộc đời, và để ban muôn ơn lành cho những ai hết lòng yêu mến và đi theo đường Con Mẹ đã đi. Nơi nào Mẹ cũng là Mẹ của Thiên Chúa và Mẹ của chúng ta
Lạy Mẹ Maria, mẹ con đã thai con trong tội. Nhờ Chúa Giêsu Con Mẹ, con được sinh ra trong ân phúc. Xin cho con biết mến yêu và bước theo Chúa Giêsu con Mẹ, để cũng được Mẹ ban muôn hồng phúc đời này và đời sau. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ của con. Con xin dâng ngày đầu năm mới, và cả năm nầy cho Mẹ. A men.
31-12-2010
Thiên Chúa sẽ ban thưởng cho chúng ta
Jos. Tú Nạc, NMS
09:27 31/12/2010
Lễ Chúa Hiển Linh – Năm A (Isaiah 60: 1-6; Psalm 72; Ephesians 3: 2-3, 5-6; Matthew 2: 1-12)
Hát lên một bài ca hy vọng và một tương lai tươi sáng quả thật rất khó khi mà tất cả chứng cứ khắc họa một hình ảnh khác. Sự hoài nghi và châm biếm thường là những phần thưởng dành cho cá nhân tiên tri người mà dám bơi ngược lại với dòng chảy.
Thật khó xử mà người ta thường phải xử trí một cách thích hợp trước những lời tiên tri định mệnh và u sầu hơn là hy vọng và ánh sáng. Điều này phần cuối của Isaiah đã nói đến một sự thất vọng và nhiều khía cạnh của con người bị tàn phá. Sự lưu đày đã kết thúc nhưng Jerusalem nằm trong hoang tàn, đổ nát và là dân tộc tiêu điều tinh thần và đạo đức. Sự trở lại vinh quang được tiên đoán kèm theo bởi những dấu hiệu của quyền lục thiêng liêng và vinh hiển đã không thành hiện thực. Isaiah – hoặc rất có thể một trong những môn đồ cuối cùng của ông – tự do thừa nhận bóng tối bao phủ hành tinh Trái Đất này.
Tuy nhiên, những lời cổ vũ sau đó nhắc nhở Israel về nhiệm vụ thiêng liêng và vận mệnh của mình. Hãy đứng dậy và nhìn xung quanh bạn, ông cổ vũ, và bạn sẽ thấy một thực tế bắt đầu đang được hình thành trước ánh mắt của bạn. Thiên Chúa có những kế hoạch khác, những con người thiện hảo, cho toàn dân tộc.
Nhưng đây không phải là một điều gì đó mà họ có thể đợi chờ một cách thụ động hay thờ ơ, lãnh đạm, Những ý tưởng phải được ghi nhớ, những giao ước được canh tân và những tái ủy thác phải được tạo thành. Sau đó và chỉ sau đó ánh sáng sẽ phát triển tươi sáng hơn bao giờ hết và trở nên ngọn hải đăng của hy vọng và thánh thiện trong một thế giới đen tối. Những quốc gia sẽ hướng về nguồn ánh sáng vàng chói lọi và hương trầm nghi ngút – những dấu hiệu của lòng cung kính, tôn nghiêm. Trong một ý nghĩa nào đó, lời tiên tri được gửi gắm đến trí tưởng tượng thiêng liêng của con người, cổ vũ họ để suy tư và hành động theo những phương cách mới, tích cực và có một cái nhìn phổ quát và khuynh hướng phát triển hơn của Thiên Chúa. Điều đó cùng với tâm trí và tâm hồn của chúng ta tạo ra thực tại mà chúng ta đang sống.
Những lời của Isaiah như đang sống và liên quan đến ngày nay tuy cách đây từ rất lâu. Bạo lực, sợ hãi và tính ích kỷ cùng những tiêu cực của thế giới dường như bị áp đảo. Điều đó thật quá dễ dàng để đầu hàng trước tối tăm ngột ngạt và áp bức đó và cái giá là sự tuyệt vọng, hoài nghi và thất bại. Hữu ích hơn nhiều để nhớ ơn thiên triệu thiêng liêng của chúng ta và tự chúng ta tái ủy thác trước những ý tưởng tâm linh cao cả. Tương lai của thế giới chúng ta tùy thuộc vào nó.
Sự hiểu biết phổ quát của Thiên chúa là bằng chứng trong lời công bố hân hoan và phấn khởi của Ephesians. Bí ẩn tuyệt vời này đó là tất cả nhưng gì mà con người của hành tinh Trái Đất được gọi mời và chia sẻ trong sự thừa kế của Đức Ki-tô. Trong một vài phương diện, sự kỳ bí này thường bị nhầm lẫn cho là thi ân hoặc ban phát mà sự phục vụ chỉ là đầu môi chót lưỡi nhưng nó tiêu biểu cho một sự thay đổi mang ý nghĩa quan trọng trong ý thức tâm linh. Thiên Chúa không phải là sở hữu của bất kỳ người nào hoặc một nhóm người nào. Không Chúa không đóng vai trò là người được yêu thích; và không thể có gì “KHÁC” để oán ghét hay loại trừ.
Tất cả điều này hàm ý sự mới mẻ hay thay đổi, và không phải bất kỳ ai cũng sẵn sàng ôm ấp nó. Herod đã đáp trả với sự hoang tưởng và chính sách khủng bố cũng như nhiều người đeo bám quyền lực hay địa vị. Họ sẵn sàng giết chết để dập tắt ánh sáng vào lúc quyền bất khả xâm của nó bước vào thế giới.
Nhưng những người khác phúc đáp với niềm hân hoan và phấn khởi. Ba nhà thông thái và những người tìm kiếm tâm linh từ phương Đông là những điển hình chủ yếu. Họ đã khong tìm kiếm những biểu tượng và họ sãn sàng nhìn ra ngoài ranh giới thuoc65 truyền thống và nền văn hóa của riêng họ. Họ đã đi tìm lãnh thổ mới thuộc cả hai ý nghĩa ẩn dụ và nguyên văn. Trong thế giới cổ đại, những sự kiện trần thế cực kỳ quan trọng và sự khai sinh của những nhân vật vĩ đại được phản ảnh và tiên báo trên bầu trời, từ nơi “Vì Sao” Bethlehem. Họ đã theo ánh sáng, dù thuộc khoa học tự nhiên hay ẩn dụ, và đến với sự hiện diện của con người, mà chính Người là anh sáng của thế gian.
Epiphany là một lễ hội hàng năm để kỷ niệm sự phổ quát của hồng ân Thiên Chúa và sự bãi bỏ những ranh giới nhân tạo cùng sự chia rẽ giữa con người với con người. Trong một thế giới mà bị xé rách bởi bạo lực khích động tôn giáo và hận thù, chúng ta phải bắt đầu cuộc hành trình lập tức từ sự chiêm nghiệm và có thể dự đoán trước. Cuộc hành trình bước vào một giai đoạn mới và phong phú hơn về mặt tinh thần khi mà chúng ta ai nấy đều âm thầm khiêm hạ trước Ánh Sáng và cho phép ý định của Thiên Chúa được thực hiện.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Hát lên một bài ca hy vọng và một tương lai tươi sáng quả thật rất khó khi mà tất cả chứng cứ khắc họa một hình ảnh khác. Sự hoài nghi và châm biếm thường là những phần thưởng dành cho cá nhân tiên tri người mà dám bơi ngược lại với dòng chảy.
Thật khó xử mà người ta thường phải xử trí một cách thích hợp trước những lời tiên tri định mệnh và u sầu hơn là hy vọng và ánh sáng. Điều này phần cuối của Isaiah đã nói đến một sự thất vọng và nhiều khía cạnh của con người bị tàn phá. Sự lưu đày đã kết thúc nhưng Jerusalem nằm trong hoang tàn, đổ nát và là dân tộc tiêu điều tinh thần và đạo đức. Sự trở lại vinh quang được tiên đoán kèm theo bởi những dấu hiệu của quyền lục thiêng liêng và vinh hiển đã không thành hiện thực. Isaiah – hoặc rất có thể một trong những môn đồ cuối cùng của ông – tự do thừa nhận bóng tối bao phủ hành tinh Trái Đất này.
Tuy nhiên, những lời cổ vũ sau đó nhắc nhở Israel về nhiệm vụ thiêng liêng và vận mệnh của mình. Hãy đứng dậy và nhìn xung quanh bạn, ông cổ vũ, và bạn sẽ thấy một thực tế bắt đầu đang được hình thành trước ánh mắt của bạn. Thiên Chúa có những kế hoạch khác, những con người thiện hảo, cho toàn dân tộc.
Nhưng đây không phải là một điều gì đó mà họ có thể đợi chờ một cách thụ động hay thờ ơ, lãnh đạm, Những ý tưởng phải được ghi nhớ, những giao ước được canh tân và những tái ủy thác phải được tạo thành. Sau đó và chỉ sau đó ánh sáng sẽ phát triển tươi sáng hơn bao giờ hết và trở nên ngọn hải đăng của hy vọng và thánh thiện trong một thế giới đen tối. Những quốc gia sẽ hướng về nguồn ánh sáng vàng chói lọi và hương trầm nghi ngút – những dấu hiệu của lòng cung kính, tôn nghiêm. Trong một ý nghĩa nào đó, lời tiên tri được gửi gắm đến trí tưởng tượng thiêng liêng của con người, cổ vũ họ để suy tư và hành động theo những phương cách mới, tích cực và có một cái nhìn phổ quát và khuynh hướng phát triển hơn của Thiên Chúa. Điều đó cùng với tâm trí và tâm hồn của chúng ta tạo ra thực tại mà chúng ta đang sống.
Những lời của Isaiah như đang sống và liên quan đến ngày nay tuy cách đây từ rất lâu. Bạo lực, sợ hãi và tính ích kỷ cùng những tiêu cực của thế giới dường như bị áp đảo. Điều đó thật quá dễ dàng để đầu hàng trước tối tăm ngột ngạt và áp bức đó và cái giá là sự tuyệt vọng, hoài nghi và thất bại. Hữu ích hơn nhiều để nhớ ơn thiên triệu thiêng liêng của chúng ta và tự chúng ta tái ủy thác trước những ý tưởng tâm linh cao cả. Tương lai của thế giới chúng ta tùy thuộc vào nó.
Sự hiểu biết phổ quát của Thiên chúa là bằng chứng trong lời công bố hân hoan và phấn khởi của Ephesians. Bí ẩn tuyệt vời này đó là tất cả nhưng gì mà con người của hành tinh Trái Đất được gọi mời và chia sẻ trong sự thừa kế của Đức Ki-tô. Trong một vài phương diện, sự kỳ bí này thường bị nhầm lẫn cho là thi ân hoặc ban phát mà sự phục vụ chỉ là đầu môi chót lưỡi nhưng nó tiêu biểu cho một sự thay đổi mang ý nghĩa quan trọng trong ý thức tâm linh. Thiên Chúa không phải là sở hữu của bất kỳ người nào hoặc một nhóm người nào. Không Chúa không đóng vai trò là người được yêu thích; và không thể có gì “KHÁC” để oán ghét hay loại trừ.
Tất cả điều này hàm ý sự mới mẻ hay thay đổi, và không phải bất kỳ ai cũng sẵn sàng ôm ấp nó. Herod đã đáp trả với sự hoang tưởng và chính sách khủng bố cũng như nhiều người đeo bám quyền lực hay địa vị. Họ sẵn sàng giết chết để dập tắt ánh sáng vào lúc quyền bất khả xâm của nó bước vào thế giới.
Nhưng những người khác phúc đáp với niềm hân hoan và phấn khởi. Ba nhà thông thái và những người tìm kiếm tâm linh từ phương Đông là những điển hình chủ yếu. Họ đã khong tìm kiếm những biểu tượng và họ sãn sàng nhìn ra ngoài ranh giới thuoc65 truyền thống và nền văn hóa của riêng họ. Họ đã đi tìm lãnh thổ mới thuộc cả hai ý nghĩa ẩn dụ và nguyên văn. Trong thế giới cổ đại, những sự kiện trần thế cực kỳ quan trọng và sự khai sinh của những nhân vật vĩ đại được phản ảnh và tiên báo trên bầu trời, từ nơi “Vì Sao” Bethlehem. Họ đã theo ánh sáng, dù thuộc khoa học tự nhiên hay ẩn dụ, và đến với sự hiện diện của con người, mà chính Người là anh sáng của thế gian.
Epiphany là một lễ hội hàng năm để kỷ niệm sự phổ quát của hồng ân Thiên Chúa và sự bãi bỏ những ranh giới nhân tạo cùng sự chia rẽ giữa con người với con người. Trong một thế giới mà bị xé rách bởi bạo lực khích động tôn giáo và hận thù, chúng ta phải bắt đầu cuộc hành trình lập tức từ sự chiêm nghiệm và có thể dự đoán trước. Cuộc hành trình bước vào một giai đoạn mới và phong phú hơn về mặt tinh thần khi mà chúng ta ai nấy đều âm thầm khiêm hạ trước Ánh Sáng và cho phép ý định của Thiên Chúa được thực hiện.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Thiên Chúa bây giờ ở đâu?
M. Hoàng Thị Thùy Trang
09:35 31/12/2010
Ai để tâm tìm hiểu cuộc đời Đấng Cứu Thế, có lẽ không khỏi ngạc nhiên về sự xuất hiện cũng như những hành động, việc làm của Ngài trên dương thế. Lựa chọn sinh làm người như nhân loại đã là một sự kiện lạ lùng, lại còn sống nghèo giữa những người nghèo là một mầu nhiệm không ai có thể giải thích nổi.
Vua trời làm người, điều thật khó tin cho nhân loại, nhưng có thật. Sự thật ấy có lẽ đã bị nhân loại quên lãng hoặc không còn tin. Phải chăng vì sự thật đó quá mầu nhiệm người ta không thể hiểu để tin hay là vì nhân loại không còn muốn tin. Bởi chưng, tin là phải đáp trả, phải sống niềm tin cụ thể trong đời thường. Cái khó của niềm tin Kytô giáo hệ tại điều đó. Tin đạo thì dễ nhưng sống đạo mới không đơn giản.
Hơn bao giờ hết, thế giới cần chứng nhân đức tin cụ thể ngay trong chính đời sống mình. Trước tiên, Giáo Hội cần những tín hữu biết sống niềm tin, để chính cá vị ấy hạnh phúc. Một khi đã hạnh phúc vững chắc trong xác tín của mình, thế giới mới có thể lan tỏa, rao truyền niềm tin cho người thân cận.
Tại sao vậy, tại sao chứng nhân Kytô giáo lại là một thách đố không dễ cho bất cứ những ai dám sống niềm tin? Quả thật, “Phúc cho những ai không thấy mà tin", đúng như lời Đức Giêsu đã nói. Chỉ khi nào con người xác định được niềm tin đích thực vào Thiên Chúa, mới kỳ vọng họ dám sống trọn vẹn đức tin. Thế nhưng, tin là cả một hành trình, để tồn tại vững chắc trên hành trình ấy, con người phải đánh đổi, phải trả giá cho niềm tin của mình.
Không lạ lùng sao được, khi Hài Nhi Giêsu bé nhỏ nghèo nàn nằm trong hang đá, ba vua mãi từ phương Đông tìm đến bái lạy Người. Đây không phải là mầu nhiệm hay sao? Thiên Chúa muốn mặc khải cho nhân loại điều gì qua biến cố này? Một lối sống siêu việt trên những thực tại chân thường của cuộc sống. Vào đời, ở đời, với đời nhưng không thuộc về đời. Tình yêu tinh ròng, thánh thiện và cao vời quá nhưng không phải là không thể cho những ai dám dấn bước theo Ngài.
Hôm nay, Con Thiên Chúa tỏ lộ vương quyền cho nhân loại, hầu cho thế giới nhận biết sức mạnh, quyền năng của Ngài. Sự hiện diện vô cùng âm thầm nhưng không lặng thầm. Đây đó trong cuộc sống, Ngài luôn luôn có mặt đồng hành với lịch sử nhân loại. Điều quan trọng là con người có nhận biết để mà tôn thờ trong chính cuộc sống hay không?
Ba vua ngày xưa, từ Phương Đông lặn lội tìm đến ngôi sao dẫn đường để bái lạy Đấng Cứu Thế, dâng tiến Ngài bảo vật tỏ lòng tôn sùng yêu mến. Ngày nay, Con Thiên Chúa ngự giữa ngay tâm hồn, trong cuộc sống của nhân loại với biết bao biến cố, dấu chỉ nhưng con người vẫn nhắm mắt làm ngơ, vô tâm không đoái hoài đến sự hiện diện của Ngài. Đau lòng là như thế, Thiên Chúa bây giờ ở đâu? Có phải Ngài ở tận cõi cao xanh như trong tâm thức mơ hồ của nhân loại thuở đầu tạo dựng? Hay Ngài đã bị chìm sâu trong tiềm thức của nền văn minh khoa học hiện đại, tiến bộ? Thế giới chẳng còn mấy ai tôn thờ Thiên Chúa cách đích thực. Có chăng là sự vớt vát của niềm tin chấp vá, khiên cưỡng, vụ lợi. Phải làm sao đây, phải làm gì để Thiên Chúa được sống và lớn lên giữa lòng nhân thế?
Hơn bao giờ hết, Giáo Hội thực sự cần chứng nhân niềm tin, những người dám sống cho chân lý của mình. Để làm gì, không phải cho Thiên Chúa được tuyên dương nhưng đúng hơn là cho hạnh phúc của chính họ. Thiên Chúa tỏ lộ chính mình cũng là để cho con người hạnh phúc, hạnh phúc vì đã có Con Thiên Chúa đến sống với mình, chết cho mình, cứu độ mình. Chỉ cần tin như thế, con người đã có sức mạnh vượt thoát những bất ổn của cuộc sống đầy lo âu và nước mắt.
Thiên Chúa yêu con người, nói lên điều đó dễ quá nhưng làm thế nào để sống cho trọn vẹn đây. Muốn nói Thiên Chúa yêu nhân loại, mà chính mình không cảm nhận được tình yêu ấy trong đời thì loan truyền cho ai được bây giờ. Thiên Chúa đang hiển linh trong cuộc sống của bạn, trong cuộc đời của anh đấy chứ mà muôn người không biết. Vũ trụ đang vần xoay trong bàn tay yêu thương quan phòng của Ngài nhưng được mấy ai quan tâm. Cách lan truyền tình yêu Thiên Chúa tốt nhất là sống hạnh phúc. Hạnh phúc trong những bất trắc của đời thường, hạnh phúc trong những khổ đau của kiếp người với niềm tin yêu, cậy trông và phó thác, kiên cường bước đi song hành cùng Thiên Chúa.
Thiên Chúa kề cận con người, nhưng để gặp được Ngài mỗi người phải biết bước ra khỏi não trạng ích kỉ hẹp hòi, những toan tính tranh đua hơn thiệt. Thiên Chúa không ở trong sự giàu có của hưởng thụ, hay tranh chấp quyền lực, nhưng Ngài lại hiện diện tận chốn sâu thẳm của cung lòng nhân loại. Phải ra khỏi chính mình mới gặp được Thiên Chúa, gặp được tha nhân.
Lạy Chúa, lần đầu tiên trong đời con cảm thấy hạnh phúc thực sự mặc dầu con đang trong tình trạng bất hạnh. Niềm hạnh phúc ấy phát xuất từ niềm tin con thuộc về Thiên Chúa, được Thiên Chúa yêu thương. Đối diện với cuộc sống bất trắc đầy vất vả, khổ đau, con cô đơn, buồn tủi vì sự nghèo nàn cơ cực, nhưng ngắm nhìn Hài Nhi Giêsu bé nhỏ thơ ngây trong máng cỏ, con cảm nhận được sự yêu thương, ấm áp lạ lùng. Con đang cùng với Ngài sống nghèo, để có được cuộc sống giàu có ngày mai. Suy kính quyền uy của Ngài trong đời, con chỉ thầm ước mong thế giới ngày càng tín thác vào Thiên Chúa hơn. Để không chỉ có ba vua mà là cả nhân loại biết tìm đến suy phục tôn kính. Thế giới còn rất nhiều nước mắt khổ đau, mất mát, tranh giành, mỗi người chỉ có một cuộc đời, mong sao cuộc đời ai cũng có Chúa, để không còn nhiều nữa sự oán thù, ganh tỵ, ghen ghét. Con xin tình yêu Ngài ở mãi trong cuộc đời con, để có phải mất đi tất cả thế gian này, thì con vẫn còn Chúa, đang hiển linh trong con. Căn nhà tâm hồn con nghèo nàn, trống trải, mục nát, nhưng Ngài vẫn luôn ở đấy mãi nhoẻn nụ cười yêu thương, tha thứ. Chỉ cần thế, cũng đủ để con tồn tại…
Vua trời làm người, điều thật khó tin cho nhân loại, nhưng có thật. Sự thật ấy có lẽ đã bị nhân loại quên lãng hoặc không còn tin. Phải chăng vì sự thật đó quá mầu nhiệm người ta không thể hiểu để tin hay là vì nhân loại không còn muốn tin. Bởi chưng, tin là phải đáp trả, phải sống niềm tin cụ thể trong đời thường. Cái khó của niềm tin Kytô giáo hệ tại điều đó. Tin đạo thì dễ nhưng sống đạo mới không đơn giản.
Hơn bao giờ hết, thế giới cần chứng nhân đức tin cụ thể ngay trong chính đời sống mình. Trước tiên, Giáo Hội cần những tín hữu biết sống niềm tin, để chính cá vị ấy hạnh phúc. Một khi đã hạnh phúc vững chắc trong xác tín của mình, thế giới mới có thể lan tỏa, rao truyền niềm tin cho người thân cận.
Tại sao vậy, tại sao chứng nhân Kytô giáo lại là một thách đố không dễ cho bất cứ những ai dám sống niềm tin? Quả thật, “Phúc cho những ai không thấy mà tin", đúng như lời Đức Giêsu đã nói. Chỉ khi nào con người xác định được niềm tin đích thực vào Thiên Chúa, mới kỳ vọng họ dám sống trọn vẹn đức tin. Thế nhưng, tin là cả một hành trình, để tồn tại vững chắc trên hành trình ấy, con người phải đánh đổi, phải trả giá cho niềm tin của mình.
Không lạ lùng sao được, khi Hài Nhi Giêsu bé nhỏ nghèo nàn nằm trong hang đá, ba vua mãi từ phương Đông tìm đến bái lạy Người. Đây không phải là mầu nhiệm hay sao? Thiên Chúa muốn mặc khải cho nhân loại điều gì qua biến cố này? Một lối sống siêu việt trên những thực tại chân thường của cuộc sống. Vào đời, ở đời, với đời nhưng không thuộc về đời. Tình yêu tinh ròng, thánh thiện và cao vời quá nhưng không phải là không thể cho những ai dám dấn bước theo Ngài.
Hôm nay, Con Thiên Chúa tỏ lộ vương quyền cho nhân loại, hầu cho thế giới nhận biết sức mạnh, quyền năng của Ngài. Sự hiện diện vô cùng âm thầm nhưng không lặng thầm. Đây đó trong cuộc sống, Ngài luôn luôn có mặt đồng hành với lịch sử nhân loại. Điều quan trọng là con người có nhận biết để mà tôn thờ trong chính cuộc sống hay không?
Ba vua ngày xưa, từ Phương Đông lặn lội tìm đến ngôi sao dẫn đường để bái lạy Đấng Cứu Thế, dâng tiến Ngài bảo vật tỏ lòng tôn sùng yêu mến. Ngày nay, Con Thiên Chúa ngự giữa ngay tâm hồn, trong cuộc sống của nhân loại với biết bao biến cố, dấu chỉ nhưng con người vẫn nhắm mắt làm ngơ, vô tâm không đoái hoài đến sự hiện diện của Ngài. Đau lòng là như thế, Thiên Chúa bây giờ ở đâu? Có phải Ngài ở tận cõi cao xanh như trong tâm thức mơ hồ của nhân loại thuở đầu tạo dựng? Hay Ngài đã bị chìm sâu trong tiềm thức của nền văn minh khoa học hiện đại, tiến bộ? Thế giới chẳng còn mấy ai tôn thờ Thiên Chúa cách đích thực. Có chăng là sự vớt vát của niềm tin chấp vá, khiên cưỡng, vụ lợi. Phải làm sao đây, phải làm gì để Thiên Chúa được sống và lớn lên giữa lòng nhân thế?
Hơn bao giờ hết, Giáo Hội thực sự cần chứng nhân niềm tin, những người dám sống cho chân lý của mình. Để làm gì, không phải cho Thiên Chúa được tuyên dương nhưng đúng hơn là cho hạnh phúc của chính họ. Thiên Chúa tỏ lộ chính mình cũng là để cho con người hạnh phúc, hạnh phúc vì đã có Con Thiên Chúa đến sống với mình, chết cho mình, cứu độ mình. Chỉ cần tin như thế, con người đã có sức mạnh vượt thoát những bất ổn của cuộc sống đầy lo âu và nước mắt.
Thiên Chúa yêu con người, nói lên điều đó dễ quá nhưng làm thế nào để sống cho trọn vẹn đây. Muốn nói Thiên Chúa yêu nhân loại, mà chính mình không cảm nhận được tình yêu ấy trong đời thì loan truyền cho ai được bây giờ. Thiên Chúa đang hiển linh trong cuộc sống của bạn, trong cuộc đời của anh đấy chứ mà muôn người không biết. Vũ trụ đang vần xoay trong bàn tay yêu thương quan phòng của Ngài nhưng được mấy ai quan tâm. Cách lan truyền tình yêu Thiên Chúa tốt nhất là sống hạnh phúc. Hạnh phúc trong những bất trắc của đời thường, hạnh phúc trong những khổ đau của kiếp người với niềm tin yêu, cậy trông và phó thác, kiên cường bước đi song hành cùng Thiên Chúa.
Thiên Chúa kề cận con người, nhưng để gặp được Ngài mỗi người phải biết bước ra khỏi não trạng ích kỉ hẹp hòi, những toan tính tranh đua hơn thiệt. Thiên Chúa không ở trong sự giàu có của hưởng thụ, hay tranh chấp quyền lực, nhưng Ngài lại hiện diện tận chốn sâu thẳm của cung lòng nhân loại. Phải ra khỏi chính mình mới gặp được Thiên Chúa, gặp được tha nhân.
Lạy Chúa, lần đầu tiên trong đời con cảm thấy hạnh phúc thực sự mặc dầu con đang trong tình trạng bất hạnh. Niềm hạnh phúc ấy phát xuất từ niềm tin con thuộc về Thiên Chúa, được Thiên Chúa yêu thương. Đối diện với cuộc sống bất trắc đầy vất vả, khổ đau, con cô đơn, buồn tủi vì sự nghèo nàn cơ cực, nhưng ngắm nhìn Hài Nhi Giêsu bé nhỏ thơ ngây trong máng cỏ, con cảm nhận được sự yêu thương, ấm áp lạ lùng. Con đang cùng với Ngài sống nghèo, để có được cuộc sống giàu có ngày mai. Suy kính quyền uy của Ngài trong đời, con chỉ thầm ước mong thế giới ngày càng tín thác vào Thiên Chúa hơn. Để không chỉ có ba vua mà là cả nhân loại biết tìm đến suy phục tôn kính. Thế giới còn rất nhiều nước mắt khổ đau, mất mát, tranh giành, mỗi người chỉ có một cuộc đời, mong sao cuộc đời ai cũng có Chúa, để không còn nhiều nữa sự oán thù, ganh tỵ, ghen ghét. Con xin tình yêu Ngài ở mãi trong cuộc đời con, để có phải mất đi tất cả thế gian này, thì con vẫn còn Chúa, đang hiển linh trong con. Căn nhà tâm hồn con nghèo nàn, trống trải, mục nát, nhưng Ngài vẫn luôn ở đấy mãi nhoẻn nụ cười yêu thương, tha thứ. Chỉ cần thế, cũng đủ để con tồn tại…
Chiếc đồng hồ tâm hồn
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:49 31/12/2010
Chiếc đồng hồ tâm hồn
Ngày nay hầu như trẻ con người lớn ai cũng có chiếc đồng hồ đeo tay để xem giờ. Ngày xưa thì khác, ít người có đồng hồ đeo tay.
Ngày xưa có cách xem đếm giờ bằng đồng hồ cát. Chiếc đồng hồ này có hai hình bầu dục đựng cát. Ở giữa hai hình bầu dục có đường khe nhỏ chỉ vừa để hạt cát chui lọt qua ở bầu bên trên xuống bên dưới. Hạt cát cứ từ từ chui chảy qua xuống bên dưới theo nhịp độ. Và căn cứ vào đó người ta đo tính thời giờ.
1. Thời gian trôi qua mau
Thời giờ luân chuyển không ngừng tuần tự theo tốc độ nhịp điệu, mà Đấng Tạo Hóa thiên nhiên đã tạo dựng khắc ghi như thế. Không ai, không gì có thể ghìm giữ cho thời gian ngưng lại hoặc cho cho chạy chậm lại được.
Thời gian năm mới 2011 cũng sẽ luân chuyển nhịp nhàng phút, giờ, ngày, tháng chạy kế tiếp nhau. Vào đúng nửa đêm ngày 31.12.2010 khi hai kim đồng chập vào nhau ngay đúng vào con số 12, báo hiệu ngày tháng năm cũ đã đi vào dĩ vãng, và cánh cửa năm mới giờ phút thứ nhất bắt đầu mở ra. Tiếng chuông đổ hồi báo tin vui, tiếng pháo nổ rền vang trên nền trời chào mừng năm mới. Nhưng sáng ngày 01.01. thức dậy nhìn đồng hồ thời gian năm mới đã trôi qua sáu bảy tiếng đồng hồ rồi….
Thời gian và những biến cố xảy ra trong thời gian trôi qua nhanh, nhưng dẫu vậy ta không thể nào đơn giản cởi bỏ những biến cố đã xảy được. Trái lại, chúng còn để lại dâu vết in sâu đậm trong tâm hồn con người. Nhất là khi những biến cố đó gây niềm cảm xúc mạnh cho ta.
Nên khi suy nghĩ nhìn lại, ta nhận ra thời gian và những biến cố đã diễn xảy ra cùng trong tương quan gắn liền với nhau. Ngôn sứ Cohelet với tâm trạng có vẻ bi quan hoài nghi thốt lên khi khám phá thấy sự chóng qua của đời sống con người: „Phù vân ảo ảnh, mọi sự là phù vân ảo ảnh!“ ( Cohelet 1,2).
Nhưng con đường đời sống đâu chỉ dừng lại ở chỗ ảo ảnh chóng qua. Trái lại còn có con đường khá nữa dẫn thoát ra khỏi phù vân ảo ảnh: con đường của Thiên Chúa.
2. Con đường của Thiên Chúa
Ngôn sứ Cohelet có lý, khi ông suy nghĩ cho là đời sống con người là phù vân ảo ảnh. Nếu con người cứ phải sống đi trong bóng tối, như lời Thiên Chúa ra án phạt, vì tội lỗi của Ông bà nguyên tổ Adong Evà, đuổi con người khỏi vườn địa đàng ( St 3, 8-24).
Đời sống con người như thế thiếu vắng niềm hy vọng vào ơn cứu độ, vào sự sống lại. Chính vì niềm hy vọng đó cho con người, Thiên Chúa, Đấng tạo Hóa đã lập ra con đường mới giúp giải thoát đem con người ra khỏi tình trạng phù vân ảo ảnh đó.
Thánh Phaolô đã diễn tả con đường của Thiên Chúa như sau. „Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu Con mình tới trần gian.“ ( thư Galata 4, 4).
Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, là ánh sáng của Thiên Chúa từ trời cao cho con người. Ánh sáng đó là ánh sáng niềm hy vọng, ánh sáng khởi đầu thời gian mới, thời gian ơn cứu độ. Ánh sáng đó có sức mạnh đưa kéo trần gian vào con đường nguồn ánh sáng sự sống chân thật. Nơi đó là bờ bến bình an cho tâm hồn con người.
Con đường của Thiên Chúa là con đưòng tâm linh, con đường bén sâu tận trong trái tim tâm hồn, như Đức mẹ Maria „đã ghi nhớ suy nghĩ mọi sự đã xảy ra trong trái tim tâm hồn“ ( Lc 2,19).
Cảm nghiệm cùng kinh nghiệm trong đời sống về những ghi nhớ biến cố kỷ niệm trong trái tim tâm hồn, thiết tưởng ai cũng đều đã, đang và sẽ có. Chính những biến cố kỷ niệm những suy nghĩ khắc ghi đó giúp có sức lực can đảm cho khởi đầu mới.
3. Thời gian khởi đầu mới
Điều gì xảy ra lúc bắt đầu của một ngày xuôi chảy tốt đẹp, có thể đem áp dụng cho khởi đầu một năm mới.
Chúng ta bắt đầu năm mới 2011 như thế nào?
Kim đồng hồ, hay hồi chuông thánh đường, hay tiếng pháo nổ cùng tiếng cười nói ồn áo vang lên chúc mừng nhau, báo giờ phút thứ nhất năm mới khởi đầu. Điều này đúng. Nhưng nếu chỉ có thế vẫn đã diễn ra trong năm cũ, rồi lại diễn ra trong năm mới, thì có vẻ trống rỗng, mọi ngày như mọi ngày thôi!
Nhưng chúng ta tạ ơn Đấng tạo Hóa còn tạo dựng ban cho con người một chiếc đồng hồ khác hơn nữa. Chiếc đồng hồ này báo chỉ giờ giấc khác: bình an và chữa lành.
Chiếc đồng hồ này qúy gía hơn cả những chiếc đồng hồ chỉ giờ phút phải mua đắt tiền. Chiếc đồng hồ này tên là: trái tim tâm hồn.
Và nhờ có chiếc đồng hồ này trong mình, người mẹ đã có thể đáp ứng lo cho nhu cầu sinh sống của trẻ thơ bé được săn sóc phát triển đầy đủ về thể lý cũng như tinh thần.
Đức Mẹ Maria đã ghi nhớ tất cả mọi biến cố trong trái tim tâm hồn và hằng để tâm suy nghĩ. Đức mẹ Maria, một phụ nữ thành Nazareth, ngay từ khởi đầu đời sống dành trái tim tâm hồn mình cho Thiên Chúa và con người, đã xem đếm thời giờ của khởi đầu mới căn cứ trên chiếc đồng hồ trái tim tâm hồn mình.
Chiếc đồng hồ chỉ thời giờ cần phải lên dây thiều, hoặc cần năng lượng của bin điện mới chạy được.
Chiếc đồng hồ trái tim tâm hồn cần năng lượng bin sống động.
Nhìn vào đức mẹ Maria ta nhận ra năng lượng bin sống động của chiếc đồn hồ trái tim tâm hồn. Đó là đức tin tin, niềm hy vọng và tình yêu của Đức Mẹ.
Nhờ thế, sức sống Thiên Chúa hằng luân chuyển sống động nơi Đức Mẹ, khiến thời giờ không trở nên trống rỗng, nhưng có ý nghĩa tròn đầy.
Chúc mừng Năm Mới.
Lễ Đức Mẹ, mẹ Thiên Chúa 01.01.2011
Ngày nay hầu như trẻ con người lớn ai cũng có chiếc đồng hồ đeo tay để xem giờ. Ngày xưa thì khác, ít người có đồng hồ đeo tay.
Ngày xưa có cách xem đếm giờ bằng đồng hồ cát. Chiếc đồng hồ này có hai hình bầu dục đựng cát. Ở giữa hai hình bầu dục có đường khe nhỏ chỉ vừa để hạt cát chui lọt qua ở bầu bên trên xuống bên dưới. Hạt cát cứ từ từ chui chảy qua xuống bên dưới theo nhịp độ. Và căn cứ vào đó người ta đo tính thời giờ.
1. Thời gian trôi qua mau
Thời giờ luân chuyển không ngừng tuần tự theo tốc độ nhịp điệu, mà Đấng Tạo Hóa thiên nhiên đã tạo dựng khắc ghi như thế. Không ai, không gì có thể ghìm giữ cho thời gian ngưng lại hoặc cho cho chạy chậm lại được.
Thời gian năm mới 2011 cũng sẽ luân chuyển nhịp nhàng phút, giờ, ngày, tháng chạy kế tiếp nhau. Vào đúng nửa đêm ngày 31.12.2010 khi hai kim đồng chập vào nhau ngay đúng vào con số 12, báo hiệu ngày tháng năm cũ đã đi vào dĩ vãng, và cánh cửa năm mới giờ phút thứ nhất bắt đầu mở ra. Tiếng chuông đổ hồi báo tin vui, tiếng pháo nổ rền vang trên nền trời chào mừng năm mới. Nhưng sáng ngày 01.01. thức dậy nhìn đồng hồ thời gian năm mới đã trôi qua sáu bảy tiếng đồng hồ rồi….
Thời gian và những biến cố xảy ra trong thời gian trôi qua nhanh, nhưng dẫu vậy ta không thể nào đơn giản cởi bỏ những biến cố đã xảy được. Trái lại, chúng còn để lại dâu vết in sâu đậm trong tâm hồn con người. Nhất là khi những biến cố đó gây niềm cảm xúc mạnh cho ta.
Nên khi suy nghĩ nhìn lại, ta nhận ra thời gian và những biến cố đã diễn xảy ra cùng trong tương quan gắn liền với nhau. Ngôn sứ Cohelet với tâm trạng có vẻ bi quan hoài nghi thốt lên khi khám phá thấy sự chóng qua của đời sống con người: „Phù vân ảo ảnh, mọi sự là phù vân ảo ảnh!“ ( Cohelet 1,2).
Nhưng con đường đời sống đâu chỉ dừng lại ở chỗ ảo ảnh chóng qua. Trái lại còn có con đường khá nữa dẫn thoát ra khỏi phù vân ảo ảnh: con đường của Thiên Chúa.
2. Con đường của Thiên Chúa
Ngôn sứ Cohelet có lý, khi ông suy nghĩ cho là đời sống con người là phù vân ảo ảnh. Nếu con người cứ phải sống đi trong bóng tối, như lời Thiên Chúa ra án phạt, vì tội lỗi của Ông bà nguyên tổ Adong Evà, đuổi con người khỏi vườn địa đàng ( St 3, 8-24).
Đời sống con người như thế thiếu vắng niềm hy vọng vào ơn cứu độ, vào sự sống lại. Chính vì niềm hy vọng đó cho con người, Thiên Chúa, Đấng tạo Hóa đã lập ra con đường mới giúp giải thoát đem con người ra khỏi tình trạng phù vân ảo ảnh đó.
Thánh Phaolô đã diễn tả con đường của Thiên Chúa như sau. „Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu Con mình tới trần gian.“ ( thư Galata 4, 4).
Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, là ánh sáng của Thiên Chúa từ trời cao cho con người. Ánh sáng đó là ánh sáng niềm hy vọng, ánh sáng khởi đầu thời gian mới, thời gian ơn cứu độ. Ánh sáng đó có sức mạnh đưa kéo trần gian vào con đường nguồn ánh sáng sự sống chân thật. Nơi đó là bờ bến bình an cho tâm hồn con người.
Con đường của Thiên Chúa là con đưòng tâm linh, con đường bén sâu tận trong trái tim tâm hồn, như Đức mẹ Maria „đã ghi nhớ suy nghĩ mọi sự đã xảy ra trong trái tim tâm hồn“ ( Lc 2,19).
Cảm nghiệm cùng kinh nghiệm trong đời sống về những ghi nhớ biến cố kỷ niệm trong trái tim tâm hồn, thiết tưởng ai cũng đều đã, đang và sẽ có. Chính những biến cố kỷ niệm những suy nghĩ khắc ghi đó giúp có sức lực can đảm cho khởi đầu mới.
3. Thời gian khởi đầu mới
Điều gì xảy ra lúc bắt đầu của một ngày xuôi chảy tốt đẹp, có thể đem áp dụng cho khởi đầu một năm mới.
Chúng ta bắt đầu năm mới 2011 như thế nào?
Kim đồng hồ, hay hồi chuông thánh đường, hay tiếng pháo nổ cùng tiếng cười nói ồn áo vang lên chúc mừng nhau, báo giờ phút thứ nhất năm mới khởi đầu. Điều này đúng. Nhưng nếu chỉ có thế vẫn đã diễn ra trong năm cũ, rồi lại diễn ra trong năm mới, thì có vẻ trống rỗng, mọi ngày như mọi ngày thôi!
Nhưng chúng ta tạ ơn Đấng tạo Hóa còn tạo dựng ban cho con người một chiếc đồng hồ khác hơn nữa. Chiếc đồng hồ này báo chỉ giờ giấc khác: bình an và chữa lành.
Chiếc đồng hồ này qúy gía hơn cả những chiếc đồng hồ chỉ giờ phút phải mua đắt tiền. Chiếc đồng hồ này tên là: trái tim tâm hồn.
Và nhờ có chiếc đồng hồ này trong mình, người mẹ đã có thể đáp ứng lo cho nhu cầu sinh sống của trẻ thơ bé được săn sóc phát triển đầy đủ về thể lý cũng như tinh thần.
Đức Mẹ Maria đã ghi nhớ tất cả mọi biến cố trong trái tim tâm hồn và hằng để tâm suy nghĩ. Đức mẹ Maria, một phụ nữ thành Nazareth, ngay từ khởi đầu đời sống dành trái tim tâm hồn mình cho Thiên Chúa và con người, đã xem đếm thời giờ của khởi đầu mới căn cứ trên chiếc đồng hồ trái tim tâm hồn mình.
Chiếc đồng hồ chỉ thời giờ cần phải lên dây thiều, hoặc cần năng lượng của bin điện mới chạy được.
Chiếc đồng hồ trái tim tâm hồn cần năng lượng bin sống động.
Nhìn vào đức mẹ Maria ta nhận ra năng lượng bin sống động của chiếc đồn hồ trái tim tâm hồn. Đó là đức tin tin, niềm hy vọng và tình yêu của Đức Mẹ.
Nhờ thế, sức sống Thiên Chúa hằng luân chuyển sống động nơi Đức Mẹ, khiến thời giờ không trở nên trống rỗng, nhưng có ý nghĩa tròn đầy.
Chúc mừng Năm Mới.
Lễ Đức Mẹ, mẹ Thiên Chúa 01.01.2011
Ánh Sáng biến đổi tâm hồn nhân thế
Tuyết Mai
15:09 31/12/2010
(Lễ Hiển Linh)
Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, trong đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Đông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: "Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". (Mt 2, 1-12).
Nhìn trên vòm trời đầy dẫy những ngôi sao sáng, nhất là cách đây đã trên 2000 năm khi Chúa Giêsu được sanh ra đời, phải có những nhà bác học biết xem sao, để giải nghĩa và dậy cho mọi người biết sao nào ra sao nào, hay ý nghĩa của những vì sao; điển hình như ba nhà đạo sỹ tài danh kia đã bất chấp đường xa, lên đường để tìm cho được một Vị Vua của người Do Thái vừa sanh ra đời, đến để triều bái Người. Dù tài cao học rộng như thế nào các Ông chỉ đoán được có Vị Vua của người Do Thái vừa được chào đời, nhưng nào biết rằng Vị Vua ấy không những chỉ thống trị đất Do Thái mà Ngài còn thống trị cả vũ hoàn, vì Ngài là Vua của Trời và Đất, và Ngài là Vua từ Trời mà xuống. Nhìn sao để có thể đoán được vận mạng của con người mà thời nay nhiều nhà chiêm tinh gia đã hốt biết bao nhiêu bạc để xem sao hay tử vi cho bao người. Những chiêm tinh gia này tự phong cho mình giỏi đoán vận mạng của con người dựa trên ngày tháng năm sanh và giờ chào đời của từng người. Và do một mớ kiến thức học được từ cá tánh riêng của mỗi người và cũng chỉ nói được chung chung mà thôi!. Ai chịu khó mua một mớ sách về học thì sớm muộn gì cũng có thể tự mình mở tiệm làm chiêm tinh gia kiếm tiền cách dễ dàng mà thôi!. Vì dân ta còn có rất nhiều người tin vào những dị đoan mê tín ấy lắm!.
Tài cao học rộng như ba nhà đạo sỹ đây cũng chỉ đoán được như thế là giỏi lắm rồi! Đến để bái lậy một Vị Vua và dâng tiến cho Vị Vua ấy ba món quà có giá trị là vàng, nhũ hương, và mộc dược. Việc xem sao của các ông, xem chừng là đã đúng 100%; tìm được Vua vừa mới sanh ra đời đã là cái trúng thứ hai mà các ông đã rất toại nguyện rồi!. Vì các ông đã tìm trúng Người qua cái học cao hiểu rộng của các ông, nhưng không giá trị cho bằng đến khi các ông được Thiên Thần báo mộng trong giấc ngủ là hãy qua đường khác mà về. Có phải bấy giờ các ông mới được Ánh Sáng của Chúa để bừng mở tâm trí và con mắt, để hiểu được rằng Hài Nhi kia chẳng những sau này thống trị Nước Do Thái mà còn là Con của Thiên Vương trên Thiên Quốc nữa!. Và vì được sự báo mộng đó, các ông cần phải giữ bí mật, trừ các ông được vinh hạnh biết mà thôi!. Để sự việc Chúa Giêsu Giáng Sinh là một bí mật, là sự huyền nhiệm, kỳ công, tuyệt hảo, được định sẵn và nằm trong chương trình Cứu Độ nhân loại của Thiên Chúa nơi trần gian này; ngoài ba ông đạo sỹ được Thiên Thần báo mộng sẽ không còn ai biết được Hài Nhi ấy là từ Trời mà đến!. Đó là Ánh Sáng Đức Tin mà ba nhà đạo sỹ được nhận lãnh nơi Thiên Chúa. Thật phúc cho những ai có được nhận lãnh Ánh Sáng Đức Tin đó từ nơi Thiên Chúa. Thường thì con người ta bị choáng ngợp bởi những sự rất tầm thường của thế gian này! Nên không ra công, ra sức, chịu thương chịu khó, tốn kém như ba nhà đạo sỹ kia; đã bỏ biết bao nhiêu thời giờ và tâm trí, vào việc ra đi tìm kiếm cho ra một Đức Vua sẽ chào đời là Vua Do Thái, đến để triều yết Người.
Đối với Thiên Chúa là Đấng luôn trọn lành và luôn xót thương, ai đặt trọn lòng tin nơi Ngài, có cố gắng, cố kiếm tìm, đến Ngài, sẽ luôn được Ngài ban Ơn cho những gì chúng ta tìm kiếm. Chẳng những Ngài ban ơn cho chúng ta Niềm Vui trọng đại là sự Bình An, là Ánh Sáng của Đức Tin, là Hành Trình vững chắc Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta đi trọn con đường mà chính Ngài đã đi qua. Khi chúng ta đã được nhận lãnh Ánh Sáng của Đức Tin mà Ngài ban thì con đường trở về của chúng ta cũng như ba nhà đạo sỹ kia, sẽ đem lại cho chúng ta sự an bình và niềm vui trọng đại cho cuộc đời của chúng ta. Có phải cuộc đời của chúng ta là luôn có sự lựa chọn?. Ăn thua chúng ta tìm hiểu xem hạnh phúc thật là gì?. Vì con người từ khi có sự hiểu biết, đã biết thế nào là hạnh phúc thật, và thế nào là hạnh phúc giả tạo. Hiểu biết được hạnh phúc thật sẽ dẫn dắt chúng ta về đâu? Hạnh phúc giả tạo sẽ dẫn dắt cuộc đời chúng ta về đâu?. Một con đường có Ánh Sao Sáng dẫn dắt thì chúng ta không chọn để đi, vì có phải chúng ta đang làm những chuyện mờ ám nên phải chọn đi con đường thật tối để không ai nhìn thấy, mà những chuyến hàng chất đầy những thứ lậu mới trót lọt?. Có phải chúng ta cũng hiểu rằng đi đêm có ngày gặp ma?. Vào tù ra khám là chuyện phải đến, nhưng vì chúng ta thích chọn và sống một cuộc đời như vậy!?. Một cuộc đời mà ánh sáng là điều chúng ta rất kỵ?. Như những con người luôn sống trong phạm pháp chỉ chờ bóng tối buông trùm thì mới đi làm ăn?. Cuộc đời của những con người này có phải họ tự chọn sống cuộc đời của họ trong bóng tối trong tội lỗi, hết ngày này qua tháng nọ? Chứ có phải họ không có trí khôn để biết chọn đâu!?....
Nhưng trường đời thì rất ít người chọn cho mình cuộc sống trong sạch và trong Chúa. Sống trong Ánh Sáng Đức Tin của Chúa, phải đòi hỏi chúng ta trải qua rất nhiều thử thách, hy sinh, chịu đựng, nhẫn nại, yêu thương, chia sẻ, thông cảm, bỏ qua, và tha thứ. Chọn những sự thua thiệt để sống với đời và với người. Chịu bỏ qua mọi tranh dành, đố kỵ, và ghét ghen. Bỏ qua mọi sự xỉ nhục của người để cố gắng sống trong yêu thương; trong những Giới Răn bó buộc của Thiên Chúa và của Hội Thánh. Khó lắm thưa anh chị em!. Đi trên con đường Chúa đã đi qua, là ôm Thập Giá đời mình, bị xỉ nhục, chửi bới, đánh đập, phỉ nhổ, bị treo trên Thập Giá, bị cho uống nước dấm, rồi chết!!!!. Xin hỏi ai can đảm để đi theo Chúa, và chọn đi hết con đường mang thập giá của chính mình, để được Phục Sinh với Chúa!??. Thưa chỉ được đếm trên đầu ngón tay mà thôi!. Ai nhìn lên Chúa trên thập tự mà không lo ngại cho cuộc sống của mình?. Con đường về Trời quả Chúa không nói ngoa, là tất cả chúng ta phải đi trên con đường chật hẹp đầy những chông gai, thử thách, và gian nguy. Nhưng có phải đó là Con Đường mà Chúa muốn chúng ta phải đi?. Muốn chọn con đường này thì chúng ta phải xin được ghi danh vào học một trường mà thôi!. Đó là trường học để vác Thập Giá đời mình mà theo Chúa!. Đó là trường phải biết giữ Luật Yêu Thương của Chúa!. Trước Kính Mến Một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự; sau lại yêu người như mình ta vậy!.
Vâng, trước khi được nhận vào trường, chúng ta cần phải cầu nguyện với Thiên Chúa, để ban cho chúng ta có được Ánh Sáng Đức Tin, để Ngài ban cho Khí Cụ thiết yếu để bền đỗ mà Ra Trường. Với bằng cấp ấy bảo đảm sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong trường đời. Amen.
Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, trong đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Đông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: "Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". (Mt 2, 1-12).
Nhìn trên vòm trời đầy dẫy những ngôi sao sáng, nhất là cách đây đã trên 2000 năm khi Chúa Giêsu được sanh ra đời, phải có những nhà bác học biết xem sao, để giải nghĩa và dậy cho mọi người biết sao nào ra sao nào, hay ý nghĩa của những vì sao; điển hình như ba nhà đạo sỹ tài danh kia đã bất chấp đường xa, lên đường để tìm cho được một Vị Vua của người Do Thái vừa sanh ra đời, đến để triều bái Người. Dù tài cao học rộng như thế nào các Ông chỉ đoán được có Vị Vua của người Do Thái vừa được chào đời, nhưng nào biết rằng Vị Vua ấy không những chỉ thống trị đất Do Thái mà Ngài còn thống trị cả vũ hoàn, vì Ngài là Vua của Trời và Đất, và Ngài là Vua từ Trời mà xuống. Nhìn sao để có thể đoán được vận mạng của con người mà thời nay nhiều nhà chiêm tinh gia đã hốt biết bao nhiêu bạc để xem sao hay tử vi cho bao người. Những chiêm tinh gia này tự phong cho mình giỏi đoán vận mạng của con người dựa trên ngày tháng năm sanh và giờ chào đời của từng người. Và do một mớ kiến thức học được từ cá tánh riêng của mỗi người và cũng chỉ nói được chung chung mà thôi!. Ai chịu khó mua một mớ sách về học thì sớm muộn gì cũng có thể tự mình mở tiệm làm chiêm tinh gia kiếm tiền cách dễ dàng mà thôi!. Vì dân ta còn có rất nhiều người tin vào những dị đoan mê tín ấy lắm!.
Tài cao học rộng như ba nhà đạo sỹ đây cũng chỉ đoán được như thế là giỏi lắm rồi! Đến để bái lậy một Vị Vua và dâng tiến cho Vị Vua ấy ba món quà có giá trị là vàng, nhũ hương, và mộc dược. Việc xem sao của các ông, xem chừng là đã đúng 100%; tìm được Vua vừa mới sanh ra đời đã là cái trúng thứ hai mà các ông đã rất toại nguyện rồi!. Vì các ông đã tìm trúng Người qua cái học cao hiểu rộng của các ông, nhưng không giá trị cho bằng đến khi các ông được Thiên Thần báo mộng trong giấc ngủ là hãy qua đường khác mà về. Có phải bấy giờ các ông mới được Ánh Sáng của Chúa để bừng mở tâm trí và con mắt, để hiểu được rằng Hài Nhi kia chẳng những sau này thống trị Nước Do Thái mà còn là Con của Thiên Vương trên Thiên Quốc nữa!. Và vì được sự báo mộng đó, các ông cần phải giữ bí mật, trừ các ông được vinh hạnh biết mà thôi!. Để sự việc Chúa Giêsu Giáng Sinh là một bí mật, là sự huyền nhiệm, kỳ công, tuyệt hảo, được định sẵn và nằm trong chương trình Cứu Độ nhân loại của Thiên Chúa nơi trần gian này; ngoài ba ông đạo sỹ được Thiên Thần báo mộng sẽ không còn ai biết được Hài Nhi ấy là từ Trời mà đến!. Đó là Ánh Sáng Đức Tin mà ba nhà đạo sỹ được nhận lãnh nơi Thiên Chúa. Thật phúc cho những ai có được nhận lãnh Ánh Sáng Đức Tin đó từ nơi Thiên Chúa. Thường thì con người ta bị choáng ngợp bởi những sự rất tầm thường của thế gian này! Nên không ra công, ra sức, chịu thương chịu khó, tốn kém như ba nhà đạo sỹ kia; đã bỏ biết bao nhiêu thời giờ và tâm trí, vào việc ra đi tìm kiếm cho ra một Đức Vua sẽ chào đời là Vua Do Thái, đến để triều yết Người.
Đối với Thiên Chúa là Đấng luôn trọn lành và luôn xót thương, ai đặt trọn lòng tin nơi Ngài, có cố gắng, cố kiếm tìm, đến Ngài, sẽ luôn được Ngài ban Ơn cho những gì chúng ta tìm kiếm. Chẳng những Ngài ban ơn cho chúng ta Niềm Vui trọng đại là sự Bình An, là Ánh Sáng của Đức Tin, là Hành Trình vững chắc Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta đi trọn con đường mà chính Ngài đã đi qua. Khi chúng ta đã được nhận lãnh Ánh Sáng của Đức Tin mà Ngài ban thì con đường trở về của chúng ta cũng như ba nhà đạo sỹ kia, sẽ đem lại cho chúng ta sự an bình và niềm vui trọng đại cho cuộc đời của chúng ta. Có phải cuộc đời của chúng ta là luôn có sự lựa chọn?. Ăn thua chúng ta tìm hiểu xem hạnh phúc thật là gì?. Vì con người từ khi có sự hiểu biết, đã biết thế nào là hạnh phúc thật, và thế nào là hạnh phúc giả tạo. Hiểu biết được hạnh phúc thật sẽ dẫn dắt chúng ta về đâu? Hạnh phúc giả tạo sẽ dẫn dắt cuộc đời chúng ta về đâu?. Một con đường có Ánh Sao Sáng dẫn dắt thì chúng ta không chọn để đi, vì có phải chúng ta đang làm những chuyện mờ ám nên phải chọn đi con đường thật tối để không ai nhìn thấy, mà những chuyến hàng chất đầy những thứ lậu mới trót lọt?. Có phải chúng ta cũng hiểu rằng đi đêm có ngày gặp ma?. Vào tù ra khám là chuyện phải đến, nhưng vì chúng ta thích chọn và sống một cuộc đời như vậy!?. Một cuộc đời mà ánh sáng là điều chúng ta rất kỵ?. Như những con người luôn sống trong phạm pháp chỉ chờ bóng tối buông trùm thì mới đi làm ăn?. Cuộc đời của những con người này có phải họ tự chọn sống cuộc đời của họ trong bóng tối trong tội lỗi, hết ngày này qua tháng nọ? Chứ có phải họ không có trí khôn để biết chọn đâu!?....
Nhưng trường đời thì rất ít người chọn cho mình cuộc sống trong sạch và trong Chúa. Sống trong Ánh Sáng Đức Tin của Chúa, phải đòi hỏi chúng ta trải qua rất nhiều thử thách, hy sinh, chịu đựng, nhẫn nại, yêu thương, chia sẻ, thông cảm, bỏ qua, và tha thứ. Chọn những sự thua thiệt để sống với đời và với người. Chịu bỏ qua mọi tranh dành, đố kỵ, và ghét ghen. Bỏ qua mọi sự xỉ nhục của người để cố gắng sống trong yêu thương; trong những Giới Răn bó buộc của Thiên Chúa và của Hội Thánh. Khó lắm thưa anh chị em!. Đi trên con đường Chúa đã đi qua, là ôm Thập Giá đời mình, bị xỉ nhục, chửi bới, đánh đập, phỉ nhổ, bị treo trên Thập Giá, bị cho uống nước dấm, rồi chết!!!!. Xin hỏi ai can đảm để đi theo Chúa, và chọn đi hết con đường mang thập giá của chính mình, để được Phục Sinh với Chúa!??. Thưa chỉ được đếm trên đầu ngón tay mà thôi!. Ai nhìn lên Chúa trên thập tự mà không lo ngại cho cuộc sống của mình?. Con đường về Trời quả Chúa không nói ngoa, là tất cả chúng ta phải đi trên con đường chật hẹp đầy những chông gai, thử thách, và gian nguy. Nhưng có phải đó là Con Đường mà Chúa muốn chúng ta phải đi?. Muốn chọn con đường này thì chúng ta phải xin được ghi danh vào học một trường mà thôi!. Đó là trường học để vác Thập Giá đời mình mà theo Chúa!. Đó là trường phải biết giữ Luật Yêu Thương của Chúa!. Trước Kính Mến Một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự; sau lại yêu người như mình ta vậy!.
Vâng, trước khi được nhận vào trường, chúng ta cần phải cầu nguyện với Thiên Chúa, để ban cho chúng ta có được Ánh Sáng Đức Tin, để Ngài ban cho Khí Cụ thiết yếu để bền đỗ mà Ra Trường. Với bằng cấp ấy bảo đảm sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong trường đời. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:06 31/12/2010
VÂN ANH
Đời nhà Đường, có một thi nhân tên là La Ẩn. Lúc còn trẻ La Ẩn đã biết viết văn chương, nhưng ông ta đi thi tiến sĩ mấy năm mà vẫn không đỗ đạt, khi La Ẩn đến kinh thành để thi, trên đường đi gặp một kỹ nữ rất có tài hoa tên là Vân Anh.
Qua hai mươi năm sau, La Ẩn vẫn cứ không thi đỗ tiến sĩ, lại vẫn đi qua nơi ở của Vân Anh, Vân Anh cười nói: “La tú tài, chàng vẫn chưa trở thành tiến sĩ à ?”
La Ẩn nghe được thì trong lòng không được vui, nên viết một bài thơ chế nhạo Vân Anh:
“Chung lăng túy biệt hơn mười xuân,
Lại gặp hoa mây vấn trên thân.
Tôi chưa thành danh cô chưa gả,
Có thể đều là không phải người”.
Người đời sau do đó dùng “vân anh” để nói đến người con gái ở một mình.
(Đường thơ ký sự, La Ẩn)
Suy tư:
Người ta nói: học tài thi phận.
Nhưng thời nay có người không học gì cả mà cũng thi đỗ bằng đại học hạng ưu, lại có người viết chính tả sai lên sai xuống như các em tiểu học, nhưng lại có bằng tiến sĩ và phó tiến sĩ. Đúng là học tài thi phận không bằng đem tiền đi mua bằng cấp, vừa mau lại vừa khỏi nhọc công học hành.
Cô kỷ nữ Vân Anh cười La Ẩn thi hoài mà không đổ tiến sĩ, La Ẩn lại chế nhạo Vân Anh tuy có tài hoa nhưng lại ế chồng, cho nên “cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười”.
Người Ki-tô hữu đều luôn tin tưởng Thiên Chúa luôn an bài mọi sự, mà sự an bài đó luôn có ích cho linh hồn của mỗi người, và vì linh hồn của con người rất cao quý nên Chúa Giê-su Ki-tô mới hy sinh xuống thế làm người chịu chết và sống lại để linh hồn con người được ơn nghĩa cùng Thiên Chúa. Và các thánh nam nữ trên trời cũng đã chứng minh cho chúng ta thấy, mọi việc xảy đến cho các ngài đều là thánh ý của Thiên Chúa:
- Thánh An-phong-sô thua một cuộc kiện cáo trong khi bào chữa cho thân chủ, ngài đã nhận ra ý Chúa, thế là ngài từ bỏ tất cả đều theo Chúa.
- Thánh Au-gút-tin đã vì để giết thời giờ mà cầm quyển Thánh Kinh để đọc, thế là Thiên Chúa đã an bài cho ngài trở thành vị thánh giám mục thời danh.
Thi đỗ hay không thì người có đức tin sẽ nhận ra thánh ý của Chúa nơi mình, nhưng người không có đức tin thì sẽ oán trời trách mình và chán nản, có khi trở thành kẻ chống đối Thiên Chúa...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Đời nhà Đường, có một thi nhân tên là La Ẩn. Lúc còn trẻ La Ẩn đã biết viết văn chương, nhưng ông ta đi thi tiến sĩ mấy năm mà vẫn không đỗ đạt, khi La Ẩn đến kinh thành để thi, trên đường đi gặp một kỹ nữ rất có tài hoa tên là Vân Anh.
Qua hai mươi năm sau, La Ẩn vẫn cứ không thi đỗ tiến sĩ, lại vẫn đi qua nơi ở của Vân Anh, Vân Anh cười nói: “La tú tài, chàng vẫn chưa trở thành tiến sĩ à ?”
La Ẩn nghe được thì trong lòng không được vui, nên viết một bài thơ chế nhạo Vân Anh:
“Chung lăng túy biệt hơn mười xuân,
Lại gặp hoa mây vấn trên thân.
Tôi chưa thành danh cô chưa gả,
Có thể đều là không phải người”.
Người đời sau do đó dùng “vân anh” để nói đến người con gái ở một mình.
(Đường thơ ký sự, La Ẩn)
Suy tư:
Người ta nói: học tài thi phận.
Nhưng thời nay có người không học gì cả mà cũng thi đỗ bằng đại học hạng ưu, lại có người viết chính tả sai lên sai xuống như các em tiểu học, nhưng lại có bằng tiến sĩ và phó tiến sĩ. Đúng là học tài thi phận không bằng đem tiền đi mua bằng cấp, vừa mau lại vừa khỏi nhọc công học hành.
Cô kỷ nữ Vân Anh cười La Ẩn thi hoài mà không đổ tiến sĩ, La Ẩn lại chế nhạo Vân Anh tuy có tài hoa nhưng lại ế chồng, cho nên “cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười”.
Người Ki-tô hữu đều luôn tin tưởng Thiên Chúa luôn an bài mọi sự, mà sự an bài đó luôn có ích cho linh hồn của mỗi người, và vì linh hồn của con người rất cao quý nên Chúa Giê-su Ki-tô mới hy sinh xuống thế làm người chịu chết và sống lại để linh hồn con người được ơn nghĩa cùng Thiên Chúa. Và các thánh nam nữ trên trời cũng đã chứng minh cho chúng ta thấy, mọi việc xảy đến cho các ngài đều là thánh ý của Thiên Chúa:
- Thánh An-phong-sô thua một cuộc kiện cáo trong khi bào chữa cho thân chủ, ngài đã nhận ra ý Chúa, thế là ngài từ bỏ tất cả đều theo Chúa.
- Thánh Au-gút-tin đã vì để giết thời giờ mà cầm quyển Thánh Kinh để đọc, thế là Thiên Chúa đã an bài cho ngài trở thành vị thánh giám mục thời danh.
Thi đỗ hay không thì người có đức tin sẽ nhận ra thánh ý của Chúa nơi mình, nhưng người không có đức tin thì sẽ oán trời trách mình và chán nản, có khi trở thành kẻ chống đối Thiên Chúa...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa ( CN Lễ Hiển Linh)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:13 31/12/2010
CHỦ NHẬT LỄ HIỂN LINH
Tin mừng: Mt 2, 1-12.
“Từ phương đông chúng tôi đến bái lạy Ngài”.
Anh chị em thân mến,
Lễ Hiển Linh, theo truyền thống của Giáo Hội là ngày lễ Chúa Giê-su tỏ mình cho dân ngoại, mà đại diện chính là ba hiền sĩ từ phương đông đến thờ lạy Ngài trong hang đá ở Bê-lem. Trong tâm tình này, tôi xin chia sẻ với anh chị em -rất ngắn- về vai trò của người giáo dân:
Chúa Giê-su là ánh sao lạ của thế giới.
Ánh sao lạ đã dẫn đường cho ba nhà hiền sĩ đến bái lạy Chúa Giê-su mới sinh, nhưng đó chỉ là ánh sao của ba nhà hiền sĩ, ánh sao là điềm báo cho họ biết có vị vua mới sinh ra. Ánh sao lạ đã dừng lại nơi hang đá Bê-lem để xác định cho ba nhà hiền sĩ biết: em bé nằm trong máng lừa ăn ấy chính là vị vua mới sinh ra, và rồi ngôi sao lạ biến mất.
Chúa Giê-su chính là ánh sao dẫn đường của nhân loại, không biến mất và không dừng lại một nơi nào trên vũ trụ này, nhưng sẽ dừng lại và soi sáng tâm hồn những kẻ tin vào Ngài, đó chính là cốt lõi của câu chuyện ánh sao lạ.
Nhân loại đang đi trong bóng tối của tội lỗi đã nhìn thấy ánh sao là Chúa Giê-su, chính Ngài đã làm cho nhân loại thấy rõ đâu là tình yêu thương chân thật khi Ngài dạy: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Ga 15, 12); chính Ngài cũng đã dạy cho nhận loại biết chấp nhận và phục vụ nhau khi Ngài nói: anh em là con cái của một Cha trên trời (Mt 6, 9-13); chính Ngài đã nâng cao phẩm giá con người, dù là con người tội lỗi, khi Ngài nói với các kinh sư và người Pha-ri-siêu: Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi (Ga 8, 7b)...
Ngài chính là ánh sao lạ dẫn đường khi mà người ta đều sống trong hưởng thụ, chỉ ích kỷ biết mình mà không biết đến người khác. Ánh sao lạ, là vì Ngài giảng dạy những điều mà từ trước đến nay người ta chưa hề nghe đến.
Và ánh sao lạ này -Chúa Giê-su- vẫn mãi mãi là ánh sao chiếu soi tâm hồn những người thành tâm thiện chí tìm kiếm sự thiện hảo trong cuộc sống của mình.
Mỗi người Kitô hữu là một ánh sao lạ.
Chúa Giê-su là ánh sao lạ cho nhân loại, cho chúng ta, thì chúng ta -người Ki-tô hữu- cũng sẽ là ánh sao lạ cho mọi người, ít nữa là những người mà hằng ngày chúng ta cùng tiếp xúc, làm việc, học hành, để qua lời nói và việc làm của mình, họ nhận ra Thiên Chúa đang ở trong chúng ta.
Chúng ta là ánh sao lạ không ở trên bầu trời nhưng ở nơi công sở, chợ búa, trường học mà chúng ta đang sống và làm việc; không ở nơi mùa đông lạnh giá nhưng ở những nơi mà sự hưởng thụ xác thịt, xa hoa, tội lỗi làm lạnh cóng tâm hồn của những anh chị em sống không còn hy vọng, không còn niềm tin, không còn tình người...
Chúng ta là ánh sao lạ tỏa sáng bằng lời nói dễ nghe mát lòng người bực bội, là nụ cười tươi khi bị người khác chửi mắng hiểu lầm, là thái độ khiêm tốn khi thành công cũng như khi thất bại, là thái độ hiền hòa không gắt gỏng khi người khác làm trái ý, là đầy tớ vô dụng của Thiên Chúa khi phục vụ tha nhân... Đó chính là ánh sáng phát xuất từ tấm lòng chân thật của ngôi sao lạ là chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Thời nay ánh đèn màu nơi các cửa hàng ka-ra-ô-kê, nơi những khách sạn năm sao và các tụ điểm ăn chơi sáng rực, thu hút rất nhiều người đến đó để hưởng thụ và để giải trí, nhưng rồi họ vẫn cứ chán chường thất vọng sau những cuộc vui chơi ấy.
Chúng ta là những người Ki-tô hữu được ánh sao sáng là Chúa Giê-su soi đường, để đi trên đường chân thiện mỹ, ánh sáng này cũng đang chiếu sáng trong tâm hồn của chúng ta, để mỗi người chúng ta dùng các việc lành để chiếu soi tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mt 2, 1-12.
“Từ phương đông chúng tôi đến bái lạy Ngài”.
Anh chị em thân mến,
Lễ Hiển Linh, theo truyền thống của Giáo Hội là ngày lễ Chúa Giê-su tỏ mình cho dân ngoại, mà đại diện chính là ba hiền sĩ từ phương đông đến thờ lạy Ngài trong hang đá ở Bê-lem. Trong tâm tình này, tôi xin chia sẻ với anh chị em -rất ngắn- về vai trò của người giáo dân:
Chúa Giê-su là ánh sao lạ của thế giới.
Ánh sao lạ đã dẫn đường cho ba nhà hiền sĩ đến bái lạy Chúa Giê-su mới sinh, nhưng đó chỉ là ánh sao của ba nhà hiền sĩ, ánh sao là điềm báo cho họ biết có vị vua mới sinh ra. Ánh sao lạ đã dừng lại nơi hang đá Bê-lem để xác định cho ba nhà hiền sĩ biết: em bé nằm trong máng lừa ăn ấy chính là vị vua mới sinh ra, và rồi ngôi sao lạ biến mất.
Chúa Giê-su chính là ánh sao dẫn đường của nhân loại, không biến mất và không dừng lại một nơi nào trên vũ trụ này, nhưng sẽ dừng lại và soi sáng tâm hồn những kẻ tin vào Ngài, đó chính là cốt lõi của câu chuyện ánh sao lạ.
Nhân loại đang đi trong bóng tối của tội lỗi đã nhìn thấy ánh sao là Chúa Giê-su, chính Ngài đã làm cho nhân loại thấy rõ đâu là tình yêu thương chân thật khi Ngài dạy: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Ga 15, 12); chính Ngài cũng đã dạy cho nhận loại biết chấp nhận và phục vụ nhau khi Ngài nói: anh em là con cái của một Cha trên trời (Mt 6, 9-13); chính Ngài đã nâng cao phẩm giá con người, dù là con người tội lỗi, khi Ngài nói với các kinh sư và người Pha-ri-siêu: Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi (Ga 8, 7b)...
Ngài chính là ánh sao lạ dẫn đường khi mà người ta đều sống trong hưởng thụ, chỉ ích kỷ biết mình mà không biết đến người khác. Ánh sao lạ, là vì Ngài giảng dạy những điều mà từ trước đến nay người ta chưa hề nghe đến.
Và ánh sao lạ này -Chúa Giê-su- vẫn mãi mãi là ánh sao chiếu soi tâm hồn những người thành tâm thiện chí tìm kiếm sự thiện hảo trong cuộc sống của mình.
Mỗi người Kitô hữu là một ánh sao lạ.
Chúa Giê-su là ánh sao lạ cho nhân loại, cho chúng ta, thì chúng ta -người Ki-tô hữu- cũng sẽ là ánh sao lạ cho mọi người, ít nữa là những người mà hằng ngày chúng ta cùng tiếp xúc, làm việc, học hành, để qua lời nói và việc làm của mình, họ nhận ra Thiên Chúa đang ở trong chúng ta.
Chúng ta là ánh sao lạ không ở trên bầu trời nhưng ở nơi công sở, chợ búa, trường học mà chúng ta đang sống và làm việc; không ở nơi mùa đông lạnh giá nhưng ở những nơi mà sự hưởng thụ xác thịt, xa hoa, tội lỗi làm lạnh cóng tâm hồn của những anh chị em sống không còn hy vọng, không còn niềm tin, không còn tình người...
Chúng ta là ánh sao lạ tỏa sáng bằng lời nói dễ nghe mát lòng người bực bội, là nụ cười tươi khi bị người khác chửi mắng hiểu lầm, là thái độ khiêm tốn khi thành công cũng như khi thất bại, là thái độ hiền hòa không gắt gỏng khi người khác làm trái ý, là đầy tớ vô dụng của Thiên Chúa khi phục vụ tha nhân... Đó chính là ánh sáng phát xuất từ tấm lòng chân thật của ngôi sao lạ là chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Thời nay ánh đèn màu nơi các cửa hàng ka-ra-ô-kê, nơi những khách sạn năm sao và các tụ điểm ăn chơi sáng rực, thu hút rất nhiều người đến đó để hưởng thụ và để giải trí, nhưng rồi họ vẫn cứ chán chường thất vọng sau những cuộc vui chơi ấy.
Chúng ta là những người Ki-tô hữu được ánh sao sáng là Chúa Giê-su soi đường, để đi trên đường chân thiện mỹ, ánh sáng này cũng đang chiếu sáng trong tâm hồn của chúng ta, để mỗi người chúng ta dùng các việc lành để chiếu soi tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:20 31/12/2010
N2T |
12. Khi con dụng tâm để xét mình thì gọi là lương tâm trong sạch, vẫn còn phải đối chiếu với sức lực của chính mình để thật lòng thống hối, cần phải nói thật lòng, để gạt bỏ những độc hại trong lương tâm của con.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:21 31/12/2010
BỐN BÀI ĐỌC
Thánh lễ chủ nhật vừa xong, về nhà đứa em hỏi:
- “Anh là linh mục, vậy thì hỏi anh trong thánh lễ ngày chủ nhật có mấy bài đọc ?”
- “Ba bài đọc”.
- “Sai rồi, có bốn bài đọc”, đứa em vừa cười vừa nhăn nhó, nói tiếp: “Bài đọc thứ tư là của cha sở”.
Té ra, cứ mỗi ngày lễ chủ nhật thì cha sở không giảng, mà chỉ in lại bài giảng ngày hôm đó trên mạng internet, rồi cầm giấy đọc nguyên văn lại cho giáo dân nghe với giọng rè rè của người cao tuổi...
Đúng là có bài đọc thứ tư.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thánh lễ chủ nhật vừa xong, về nhà đứa em hỏi:
- “Anh là linh mục, vậy thì hỏi anh trong thánh lễ ngày chủ nhật có mấy bài đọc ?”
- “Ba bài đọc”.
- “Sai rồi, có bốn bài đọc”, đứa em vừa cười vừa nhăn nhó, nói tiếp: “Bài đọc thứ tư là của cha sở”.
Té ra, cứ mỗi ngày lễ chủ nhật thì cha sở không giảng, mà chỉ in lại bài giảng ngày hôm đó trên mạng internet, rồi cầm giấy đọc nguyên văn lại cho giáo dân nghe với giọng rè rè của người cao tuổi...
Đúng là có bài đọc thứ tư.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Ánh sáng cho muôn dân
Giuse Đinh Lập Liễm
18:53 31/12/2010
LỄ HIỂN LINH
+++
A. DẪN NHẬP
Hôm nay là ngày lễ Hiển Linh. Ngày xưa chúng ta quen gọi là lễ Ba Vua vì chúng ta chú trong vào việc các đạo sĩ đại diện cho dân ngọai đi tìm Chúa, còn lễ Hiển Linh nhằm nói lên việc Chúa tỏ mình ra cho dân ngọai. Như vậy, lễ Hiển Linh hôm nay được gọi là Lễ Giáng Sinh của dân ngọai. Các bài đọc đều nói lên tư tưởng chung: Đức Giêsu là ánh sáng soi cho muôn dân. Tiên tri Isaia tiên báo Giêrusalem sẽ được tỏa sáng, các dân sẽ lần bước tìm về sự sáng ấy (Bài đọc 1). Thánh Phaolô khuyên các tín hữu hãy trở nên những vì sao trên vòm trời qua đời sống gương mẫu của mình (Bài đọc 2). Thánh Matthêu diễn tả Đức Giêsu là ánh sáng soi cho muôn dân, không trừ ai, kể cả dân ngọai, mà đại diện của họ là các đạo sĩ (Bài Tin mừng).
Theo bài Tin mừng hôm nay, các đạo sĩ bên phương Đông nhờ ánh sao chỉ đường đã đến Belem triều bái Chúa Hài Nhi. Công việc đi tìm kiếm không phải là dễ dàng, các vị đã gặp nhiều gian nan thử thách trên đường, nhất là khi ngôi sao vụt tắt lúc các vị tới Giêrusalem. Qua cuộc dò hỏi tìm kiếm, các vị lại được ngôi sao tái xuất hiện dẫn đường tới Belem và gặp Chúa Hài Nhi ở đó. Họ đã phủ phục thờ lậy Đấng Cứu Thế và dâng cho Ngài ba thứ lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược. Thiên Chúa đã tỏ lòng ưu ái với dân ngọai, đã tỏ mình ra cho họ. Còn chính những người dân Chúa lại không được trông thấy, họ không thấy không phải vì Chúa kỳ thị họ, không muốn tỏ mình ra nhưng là vì họ không muốn thấy, lại còn chống đối nữa.
Chúng ta cũng là dân ngọai được Chúa tỏ mình ra cho chúng ta được biết. Chúng ta phải cảm tạ Chúa vì hồng ân này. Đồng thời chúng ta cũng có bổn phận phải làm cho người khác biết Chúa qua cuộc sống gương mẫu của chúng ta. Hãy thực hiện lời thánh Phaolô nhắn nhủ tín hữu Philipphê: ”Anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”. Những vì sao của chúng ta tuy phát ra ánh sáng yếu ớt, nhưng với ơn hỗ trợ của Chúa, chúng sẽ có sức tỏa sáng mạnh mẽ trước mặt người đời.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 60,1-6
Mặc dầu phải sống cơ cực trong cảnh lưu đầy, bị kẻ thù áp bức, tương lai đen tối mù mịt, niềm hy vọng được giải thóat mờ nhạt dần, tiên tri Isaia lại có một giấc mộng rất lạc quan, theo đó, dân Chúa sẽ được trở về quê hương trong tiếng ca vui, mọi người nô nức góp sức trùng tu lại đền thờ Giêrusalem. Lúc đó đền thờ sẽ được rạng rỡ, sẽ trở thành ánh sáng thu hút muôn dân vì được hào quang của Thiên Chúa chiếu tỏa trên đó, và mọi người sẽ qui tụ về thành ánh sáng ấy cùng với vàng bạc, đá qúi, đồng thời loan truyền lời ca tụng Thiên Chúa.
Trong thực tế, dân Chúa đã được giải thóat, trở về quê hương, xây dựng lại đền thờ, nhưng giấc mơ của tiên tri Isaia chỉ được thực hiện trọn vẹn nơi Đức Giêsu, là ánh sáng của trần gian. Giấc mở của tiên tri Isaia còn hướng về thời cánh chung, khi mọi sự được hòan tất. Và như thế, tác giả sách Khải huyền có lý khi mượn lại những lời tiên tri hôm nay để nói về Giêrusalem trên trời (Kh 21,9-27).
+ Bài đọc 2: Ep 3,2-3a. 5-6
Dân Do thái luôn hãnh diện là dân riêng của Thiên Chúa, dân riêng của Lời hứa. Họ tin rằng ơn cứu thóat chỉ được dành riêng cho họ, còn dân ngọai thì bị đẩy ra ngòai. Nhưng thánh Phaolô, cũng là người Do thái, không nghĩ như vậy ! Theo ngài, Thiên Chúa đã mạc khải cho ngài biết: ý định của Thiên Chúa là muốn cứu độ mọi người, không dành riêng cho ai. Ngày nay Thiên Chúa đã dùng Thần Khí mà mạc khải cho các thánh Tông đồ và các tiên tri mầu nhiệm Đức Kitô, đó là: trong Đức Kitô Giêsu và nhờ Tin mừng, các dân ngọai được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa.
+ Bài Tin mừng: Mt 2,1-12
Các đạo sĩ phương Đông, là những nhà chiêm tinh, thấy một ngôi sao lạ xuất hiện và với sự soi sáng của ơn trên, các vị biết có Đấng Cứu Thế đã ra đời và các vị đã lên đường triều bái Chúa Hài Nhi.
Có người cho rằng đây không phải là ngôi sao lạ mà chỉ là ngôi sao chổi tình cờ xuất hiện và có sự trùng hợp thôi. Nhưng nếu không lạ thì làm sao, trước khi Thiên Chúa Giáng sinh, tiên tri Mikêa đã viết trong Cựu ước: ”Hỡi Belem Eprata, ngươi nhỏ nhất trong Giuđa, song từ nơi ngươi sẽ sinh ra Đấng cai trị trong Israel”(Mk 5,1). Các thầy tư tế được vua Hêrôđê triệu tập đến sau khi các đạo sĩ tới cũng xác nhận như thế (Mt 2,4-6) mà các đạo sĩ đã thấy NGÔI SAO “của Chúa bên phương Đông, nên đến thờ lậy”(Mt 2,2).
Nếu tiên tri Mikêa không được Thiên Chúa mạc khải, làm sao ông biết và nói trước đúng thời gian và địa điểm ?
Nếu đó chỉ là ngôi sao chổi tự nhiên thì tại sao nó lại hướng dẫn được các đạo sĩ từ phương Đông xa xăm đến tận nước Do thái ? Tại sao khi nó hướng dẫn các đạo sĩ tới Belem thì nó lại “biến” mất ? Tại sao nói lại tái xuất hiện và đi trước mặt cho đến ngay chỗ con trẻ sinh ra mới dừng lại ? Nếu là sự trùng hợp thì tại sao sự trùng hợp ấy lại được các đạo sĩ phương Đông biết trước mà đi tìm Chúa Cứu Thế ? Vì vậy, phải gọi là “ánh sao lạ Belem”.
Trên đường đi tìm Chúa Hài Nhi, các đạo sĩ cũng gặp thử thách, nhưng kiên trì tìm hiểu và Chúa đã cho các vị được tọai nguyện.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Anh sáng soi cho muôn dân
I. CHUNG QUANH NGÀY LỄ HIỂN LINH
1. Tên ngày lễ
Ngày xưa ta gọi lễ này là “Lễ Ba Vua” vì dựa vào việc 3 nhà bác học từ phương Đông đến triều bái Chúa Hài Nhi với ba thứ lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược, qua ba lễ vật này người ta cho rằng những vị này là thuộc hòang tộc và gọi họ là Vua. Gọi là Ba Vua vì chú trọng đến việc các vị đi tìm Chúa Hài Nhi, còn ngày nay chúng ta gọi là lễ “Hiển Linh” (Epiphania) vì chú trọng vào việc Thiên Chúa tỏ mình ra. Như vậy, Hiển Linh là việc Thiên Chúa biểu lộ mình ra cho dân ngọai, cho thế giới ngòai Do thái giáo.
Vì lễ Hiển Linh mừng kính việc Đức Giêsu tự tỏ mình cho thế giới dân ngọai, nên một số quốc gia mừng lễ này còn trọng thể hơn lễ Giáng Sinh. Thực thế, lễ Hiển linh là lễ Giáng sinh dành cho dân ngọai.
2. Các đạo sĩ
Đọc Tin mừng Thánh lễ hôm nay, chúng ta không thấy nói về vị vua nào cả, cũng không phải ba vua, mà chỉ thấy nói về các đạo sĩ (Magi) hay các nhà chiêm tinh. Ngày xưa ở Trung đông, nhất là tại Ba tư, các vị chiêm tinh, hoặc các đạo sĩ, là những người trí thức, thường làm cố vấn cho các vua và chuyên nghiên cứu về khoa thiên văn. Vào thế kỷ thứ 4 và 5, truyền thống dân gian Tây phương tưởng tượng ra các nhà chiêm tinh là những vị vua. Đến thế kỷ thứ 7, tục truyền lại còn đặt tên cho họ là Melchior, Gaspard và Balthazar. Rồi đến thế kỷ 15, để muốn nói rằng các vị chiêm tinh tượng trưng cho tòan nhân lọai, dân gian còn xác định chủng tộc của họ: Melchior là người da trắng, Gaspard người da vàng, và Balthazar người da đen.
Các nhà chiêm tinh tin rằng mỗi ngôi sao là dấu hiệu của một vị thần hay dấu hiệu của một vị vua đã được thần hóa. Do đó, khi khám phá ra một vì sao lạ, và khi đối chiếu với lời tiên báo trong sách Dân số: ”Một vì sao xuất hiện từ nhà Gia-cóp, một vương trượng (vua) trổi dậy từ Israel”(Ds 24,17), các ông tin rằng có một vị vua mới sinh ra ở đất Do thái. Họ lập tức khởi hành, bất chấp đường xa và nguy hiểm để thờ lạy Người.
Con số các đạo sĩ (chiêm tinh) là bao nhiêu chúng ta không biết rõ. Do chi tiết ba thứ lễ vật ở câu Mt 2,11 mà từ xưa truyền thống vẫn cho là có 3 vị đạo sĩ; thực ra gốc từ không xác định như thế, mà chỉ ở số nhiều (có thể hơn 3 mà cũng có thể dưới 3). Căn cứ vào câu 1 và 2 các nhà chú giải cho rằng các vị này xét về tinh thần thì là những con người có tâm hồn khát khao tìm kiếm chân lý (Đấng Cứu Tinh) nhưng các vị cũng là các nhà chiêm tinh nhìn các vì sao mà biết có vua mới ra đời.
3. Lễ vật dâng Chúa Hài Nhi
Thánh Matthêu viết: ”Khi bước vào nhà và nhìn thấy Hài nhi cùng Đức Maria Mẹ Ngài, họ liền quì gối xuống tôn thờ Hài Nhi đọan mang các tặng vật ra gồm vàng, nhũ hương và mộc dược dâng lên Ngài”(Mt 2,11).
Ông Seneca ngày xưa cho biết rằng chẳng ai được vào chầu vua mà không có lễ vật. Các đạo sĩ cũng theo tập tục ấy, các vị đã dâng ba thứ lễ vật cao qúi xứng đáng với các vị vua và nó cũng có ý nghĩa tượng trưng đối với chúng ta ngày nay. Các vị đã dâng cho Chúa Hài Nhi:
a) Vàng
Vàng là vua của mọi kim lọai xứng hợp với lễ vật con người dâng cho vua. Cũng vậy, Đức Giêsu là người “sinh ra để làm vua”, nhưng Ngài không cai trị bằng vũ lực nhưng bằng tình yêu, và Ngài cai quản lòng người không từ ngai vàng mà từ thập giá. Về vương quyền của Đức Giêsu, thánh Phaolô có viết trong thư gửi cho tín hữu Ephêsô: ”Chúa Cha đã phục sinh Đức Kitô từ cõi chết và đặt Đức Kitô bên hữu Ngài trên thiên quốc. Đức Kitô cai trị trên vạn vật… Thiên Chúa đã đặt mọi sự dưới chân Đức Kitô” (Ep 1,20-22).
b) Nhũ hương
Người xưa thường dùng nhũ hương trong việc thờ phụng. Hương và khói bay lên trời biểu tượng những lời ca tụng và cầu nguyện dâng lên các thần linh. Các Kitô hữu cắt nghĩa tặng vật nhũ hương tượng trưng cho thiên tính của Đức Giêsu. Khi nói về thiên tính Đức Giêsu, trong thư gửi cho tín hữu Do thái, thánh Phaolô đã diễn tả như sau: ”Chúa Giêsu phản chiếu sự chói lọi vinh quang của Thiên Chúa và là hình bóng bản thể của Thiên Chúa; Ngài lấy lời quyền phép của mình để nâng đỡ vạn vật”(Dt 1,3).
c) Mộc dược
Mộc dược là hương liệu để xông hay ướp xác người chết trước khi an táng. Vì chết là thân phận của con người, nên các Kitô hữu thường cắt nghĩa mộc dược được tượng trưng cho nhân tính của Đức Giêsu. Khi bàn về nhân tính của Đức Giêsu trong thư gửi cho tín hữu Philipphê thánh Phaolô nói: ”Chúa Giêsu dù luôn mang bản tính Thiên Chúa, nhưng Ngài đã trở nên… như mọi người… Ngài hạ mình vâng phục đến nỗi chịu chết và chết trên thập giá” (Pl 2,6-8).
II. HIỂN LINH VÀ ÁNH SÁNG
1. Đức Giêsu là ánh sáng trần gian
Trong bài khởi đầu sách Tin mừng thứ tư, thánh Gioan đã giới thiệu Đức Giêsu là sự sáng: ”Ở nơi Người vẫn có sự sống và sự sống là sự sáng của nhân lọai, sự sáng chiếu soi trong u tối và u tối đã không tiếp nhận sự sáng”(Ga 1,4). Và sau này, chính Đức Giêsu cũng xác định điều đó về Ngài: ”Ta là sự sáng thế gian”(Ga 9,5).
Đức Giêsu là Anh sáng, ánh sáng huy hòang hơn cả mặt trời. Nếu mặt trời không phải là của riêng ai, thì Đức Giêsu cũng là của mọi người, mọi dân tộc. Ngài mang ơn cứu độ đến cho muôn dân. “Không ai thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt trên giá để soi cho mọi người”.
Bởi thế, ngay sau khi giáng sinh, tỏ mình ra cho những kẻ chăn chiên nghèo hèn, Đức Giêsu cũng sớm tỏ mình ra cho các đạo sĩ đại diện cho lương dân.
Đức Giêsu là Anh sáng chiếu soi cho thế gian đang sống trong u tối, nếu không có ánh sáng, nhân lọai sẽ không biết đường đi. Cho nên, cần phải có sự hiện diện của Ngài ờ trần gian để trần gian biết đường đi và khỏi bị vấp ngã.
Truyện: Có cần Đức Giêsu không ?
Trong ấn bản trên mạng của tuần báo Newsweek vào ngày 5 tháng 12 năm 2004, sau một cuộc thăm dò các độc giả về niềm tin vào Đức Giêsu. Khi được hỏi là liệu thế giới ngày nay sẽ trở nên tốt lành hay xấu hơn nếu như không hề có Đức Giêsu, thì
- 61% trả lời rằng: thế giới hôm nay sẽ xấu xa và tan tác hơn nếu như không có Đức Giêsu.
- 47% nói rằng: sẽ có nhiều cuộc chiến tương tàn hơn nếu như Đức Giêsu không tồn tại nơi thế giới này (16% thì nói ngược lại, và 26 % thì cho rằng thế giới cũng giống như vậy nếu có hay không có Đức Giêsu).
- 63 % nói rằng sẽ có ít lòng nhân ái hơn.
- 58 % thì cho rằng sẽ có ít lòng khoan dung hơn nếu không có Đức Giêsu.
- 59 % thì cho biết hạnh phúc cá nhân sẽ bị mất đi.
- 38 % tin rằng sẽ có nhiều sự chia rẽ về tôn giáo nếu như thế giới này không có Đức Giêsu (Công giáo và dân tộc, số 1487-1488, th. 12/2004, tr 53).
2. Chúng ta là ánh sáng thế gian
Những người theo Chúa thì được Chúa soi sáng cho, nên cũng phải là ánh sáng mặc dù chỉ là ánh sáng phản chiếu: ”Chính các con là ánh sáng cho trần gian”(Mt 5,14). Và nếu đã là ánh sáng thì phải chiếu tỏa ra như Chúa dạy: ”Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn lên rồi lấy thùng úp lại, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người ở trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của các con phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp các con làm, mà tôn vinh Cha các con, Đấng ngự trên trời”(Mt 5,15-16).
Vì Chúa tỏ mình ra cho muôn dân, cho nên lương dân có quyền được biết Chúa, và những người đã biết Chúa có bổn phận giúp cho lương dân nhận biết Chúa.
Lời Chúa trong Thánh lễ hôm nay dùng một hình ảnh vừa rất đẹp vừa rất hay để dạy chúng ta cách giúp cho người khác biết Chúa, đó lá “Anh Sáng”:
- Hãy đưa cao Tin mừng như người ta nâng cao đuốc sáng để soi chiếu mọi vùng tối tăm.
- Cách sống của những người đã biết Chúa phải là một ngọn đèn sáng gương mẫu cho những người chung quanh. Đức Giêsu nói: ”Sự sáng của các con cũng hãy tỏa sáng trước mặt mọi người”. Còn thánh Phaolô thì nói: ”Anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên bầu trời”. Tuy ánh sáng của ngọn đèn chúng ta chỉ leo lét, yếu ớt, nhưng cũng làm nên một đóm sáng trong đêm tối được.
Truyện: Ngọn hải đăng.
Vào một đêm mưa bão, ngọn hải đăng bị mất điện tắt ngấm. Người phụ trách hải đăng vội vã đốt một cây nến nhỏ và cầm cây nến theo đường cầu thang leo lên sân thượng để đốt đèn lên. Bấy giờ cây nến mới lên tiếng hỏi người phụ trách rằng:
- Ông đem tôi đi đâu vậy ?
Ông trả lời:
- Ta mang nhà ngươi lên sân thượng để chiếu sáng giúp tầu bè từ ngòai khơi biết đường trở về và cập bến an tòan.
Cây nến lại nói:
- - Nhưng tôi chỉ là cây nến nhỏ bé thế này thì tầu bè ở tận ngòai khơi làm sao nhìn thấy ánh sáng của tôi được ?
Người phụ trách trả lời:
- Bây giờ ta chỉ cần nhà ngươi đừng bị gió thổi tắt là được. Còn các chuyện khác thì đã có ta lo liệu.
Khi cả hai leo lên đến nơi, thì người phụ trách đã dùng cây nến châm lửa và trong giây lát ánh sáng từ cây đèn lồng rực lên chiếu tỏa ra chung quanh. Chiếc đèn lồng này đã được thiết kế để khi cần có thể xử dụng thay bóng đèn điện. Anh sáng của nó có sức chiếu ra tận ngòai khơi, hầu giúp tầu bè dễ dàng định hướng để quay về cập bến an tòan.
Mỗi người chúng ta cũng là một cây nến nhỏ trong bàn tay Thiên Chúa quan phòng. Bổn phận của chúng ta là phải làm hết khả năng Chúa ban và phó thác kết quả cho Thiên Chúa định liệu. Về vấn đề này thánh Phaolô cũng đã dạy: ”Tôi trồng, Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới là Đấng làm cho cây mọc lên”. Ngòai ra, người ta cũng thường nói: ”Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, hãy làm việc hết sức mình trước đã, rồi Chúa sẽ thêm sức cho sau. Trong mọi hòan cảnh, chúng ta cần thực hành câu châm ngôn sau: ”Thà thắp sáng lên một ngọn đèn, còn hơn ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”.
III. HIỂN LINH VÀ NGÔI SAO
1. Ngôi sao dẫn đường
Các đạo sĩ Đông phương đã đi tìm kiếm Đức Giêsu vì “Chúng tôi đã xem thấy ngôi sao của Ngài”, nhưng ngôi sao của Ngài là ngôi sao nào ? Có những người đã tìm hết cách để giải thích theo hiện tượng tự nhiên. Thực thì Chúa có thể dùng các hiện tượng tự nhiên vào các mục đích của Ngài. Song theo lối diễn tả của thánh sử thì khó có thể giải thích theo các hiện tượng tự nhiên được. Sao xuất hiện, dẫn đường, rồi biến đi, rồi lại hiện ra đến chỗ Hài Nhi ở thì dừng lại ở trên… Những hiện tượng tự nhiên mà làm việc đó thì cũng là quá sức tự nhiên vậy !
Chúng ta không biết ngôi sao nào đã dẫn đường các đạo sĩ, nhưng chắc chắn có một ngôi sao kèm với sự soi sáng và thúc đẩy các vị đi tìm Chúa Hài Nhi. Sự soi sáng của Chúa mới là chính yếu, còn ngôi sao chỉ là phụ thuộc để theo đó mà thi hành thánh ý Chúa. Phải biết nhìn trời mà nhận ra ý Chúa: các đạo sĩ đã biết nhìn lên bầu trời mà nhận ra ngôi sao lạ. Từ ngôi sao đó, các đạo sĩ đã nhận ra vị Cứu Thế. Đời người Công giáo cũng phải có lối sống đó: ”Nhìn điềm thời đại” để đón nhận ra ý Chúa (x.Mt 16,14). Vậy tất cả những việc xẩy ra trong đời ta, dù lớn nhỏ, đều là ngôi sao điềm trời, cho nhận ra Thiên Chúa, ý Ngài.
2. Đức Giêsu là ngôi sao Hy vọng
Tiên tri Isaia đã nói: ”Dân đang lần bước giữa tối tăm đã nhìn thấy ánh sáng huy hòang; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi”(Is 9,1).
Anh sáng bừng lên chiếu rọi, chính là Đức Giêsu Kitô, Ngôi Sao Hy vọng của muôn dân. Kể từ khi nguyên tổ phạm tội, ánh hào quang của địa đàng vụt tắt, nhân lọai mò mẫm trong bóng đêm tội lỗi, mỏi mòn chờ mong ánh sáng cứu độ chiếu rọi nhân gian. Nếu Chúa là Ngôi Sao Hy Vọng, đã không hề để ai phải thất vọng khi cậy trông nơi Ngài, thì chúng ta cũng đừng bao giờ để nỗi thất vọng nào chạm được đến chúng ta.
Bất kỳ ai cũng được hưởng ơn cứu độ. Dân ngọai cũng được vào Nước Trời. Ngày xưa, những người theo đạo Do thái quan niệm chỉ có những người theo đạo Do thái, nghĩa là có chịu phép cắt bì mới được cứu rỗi. Sách Công vụ tông đồ cho thấy quan niệm ấy của họ: ”Có những người từ miền Giuđê đến dạy anh em rằng: ”Nếu anh em không chịu phép cắt bì theo luật Maisen, thì anh em không thể được ơn cứu độ”(Cv 15,1). Ngày nay, nhiều người Kitô hữu cũng có quan niệm tương tự như thế. Nhưng tinh thần của bài Tin mừng hôm nay mạc khải một sự thật hòan tòan ngược với lại quan niệm ấy.
Đọc bài Tin mừng hôm nay, ta thấy những người Do thái – mặc dù đã biết Đấng Cứu Thế sinh tại đâu - lại không thèm tìm kiếm Đức Giêsu mới sinh ra. Những người tìm kiếm Ngài và đã thấy Ngài, thờ lạy Ngài và dâng lễ vật cho Ngài lại là dân ngọai từ tận đâu đâu đến. Kinh Thánh còn cho ta biết người Do thái chẳng những không tìm kiếm Đức Giêsu, mà còn bách hại Ngài nữa. Vì thế, Nước Trời vốn ưu tiên cho người Do thái, nhưng vì họ từ chối bằng thái độ lãnh đạm, thậm chí chống đối, nên đã được đem đến cho dân ngọai.
3. Hãy theo ánh sao chỉ đường
Các đạo sĩ khát khao được triều bái Chúa Hài Nhi, họ thành tâm đi tìm Chúa chứ không lừa đảo như Hêrôđê. Theo phong tục Á đông, họ đến để thờ lạy Đấng Cứu Thế mới sinh. Kính bái và thờ lạy thường được dành cho người mà ta coi là vĩ đại, cao trọng và quyền thế. Ta biết vua chúa thì thường sinh ra nơi cung điện huy hòang. Ở đây Chúa Cứu Thế chọn sinh ra nơi hang bò lừa, có thể là hôi hám, chứ không đẹp như ta thấy trang hòang trong các nhà thờ mùa Giáng sinh. Vậy thì làm sao các đạo sĩ có thể quì xuống thờ lạy một hài nhi mới sinh nơi hang bò lừa ? Đâu là cái dấu hiệu để các vị nhận ra Hài nhi mới sinh trong hang bò lừa là Đấng Cúu thế ? Theo Thánh Kinh thì cái dấu hiệu là ngôi sao lạ chỉ đường. Việc Đấng Cứu Thế giáng sinh tại Belem đã được tiên tri Mikêa loan báo cả ngàn năm trước. Vậy làm sao khi Đấng Cứu thế sinh ra, mà dân được chọn không nhận ra ? Lý do là vì họ mong đợi Đấng Cứu thế đến trong uy quyền vinh quang, nên khi Ngài chọn sinh ra trong hang bò lừa, họ không nhận ra Ngài.
Theo gương các đạo sĩ, chúng ta cũng phải lên đường đi tìm Chúa. Thật vậy, trong cuộc sống, nếu chúng ta thành tâm thiện chí thì chúng ta sẽ tìm được ngôi sao dẫn chúng ta đến với Đức Giêsu. Tất cả những việc chung quanh ta cũng như trong tòan thế giới cũng là những ngôi sao nhắc nhở về Chúa, những biến cố xẩy ra hằng ngày cũng mang một sứ điệp nào đó của Thiên Chúa. Hãy chú ý lắng nghe, cởi mở tâm hồn và đón nhận tất cả những gì Thiên Chúa muốn nói với chúng ta.
4. Mỗi người cũng phải là một vì sao
Thánh Gioan tông đồ nói: ”Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân lọai. Anh sáng chiếu soi trong bóng tối nhưng bóng tối không chấp nhận ánh sáng”(Ga 1,4-5). Nếu thế gian không chấp nhận Đức Giêsu là ánh sáng thì thế gian vẫn ở trong bóng tối ! Chúng ta phải làm sao cho thế gian chấp nhận được Đức Giêsu thì chúng ta phải soi sáng cho họ. Vì thế trong thư gửi cho tín hữu Philipphê, thánh Phaolô đã khuyện: ”Anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”(Pl 2,15).
Tại sao các Kitô hữu được gọi là các vì sao ? Thánh Phaolô giải thích: ”Thiên Chúa chưa ai thấy bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta”(1Ga 4,12). Nói cách khác, Thiên Chúa của chúng ta là một vị “Thiên Chúa ẩn mình”, nhưng Ngài muốn tỏ mình ra cho người ta thấy qua cách sống yêu thương của chúng ta. Nói cách khác nữa, khi chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở trong chúng ta, bởi vì “Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4,18). Cho nên cách sống yêu thương của chúng ta làm cho người ta nhìn thấy và nhận biết được Thiên Chúa tình yêu. Chính vì thế mà thánh Phaolô đã so sánh thế gian như vòm trời tăm tối, và khuyến khích các Kitô hữu hãy sống yêu thương để có thể thành những vì sao chiếu sáng trên vòm trời ấy (Lm Carôlô).
Trong đời sống xã hội hôm nay, có rất nhiều ngôi sao trên bầu trời nghệ thuật, đủ mọi lãnh vực, ví dụ ngôi sao nhạc Rock, ngôi sao điện ảnh, ngôi sao bóng đá…thôi thì lọan cào cào với các vì sao ! Có những người chưa xứng đáng là “sao” mà cũng tự nhận mình là sao, thậm chí có những người vênh váo tự phong mình là “siêu sao” !
Trong phạm vi tôn giáo, ta thấy có những Kitô hữu âm thầm sống bác ái yêu thương, chiếu tỏa nhân đức cho những người chung quanh, nhưng chỉ dám nhận mình là tôi tớ vô dụng (x. Lc 17,10). Thời nay, chân phước Têrêsa Calcutta với tấm lòng yêu thương bao la cũng là một vì sao chiếu sáng trên vòm trời của thế kỷ hai mươi.
Là Kitô hữu, chúng ta phải là những vì sao lấp lánh trên vòm trời. Chúng ta có thể trở thành ngôi SAO MAI chăng ? Sao mai chính là Kim tinh ở cách xa mặt trời 108 triệu cây số. Kim tinh tương đối gần mặt trời (nó xoay quanh mặt trời trong vòng 224,7 ngày), vì thế nó sáng hơn. Ta thấy nó mọc trước khi mặt trời mọc và lặn sau khi mặt trời lặn. Người xưa đã có thời lầm, cho đó là hai ngôi sao khác biệt: sao mai và sao hôm.
Anh sáng của SAO MAI (Kim tinh) thật là rực rỡ, làm cho người ta liên tưởng đến những gì đẹp đẽ mỹ miều nhất: ”Đẹp như ánh Sao mai”. Đó là câu chúng ta vẫn thường nói. Và đặc biệt, Kim tinh, Ngôi Sao Mai đã được dùng để chỉ Đức Trinh Nữ Maria: Stella matutina (Đức Bà như ngôi sao mai sáng vậy). Nhiều bài ca kính Đức Mẹ đã tung hô Ngài bằng danh từ ấy: Bà là ai như hào quang Thiên Chúa, như mùa xuân không úa, như vì SAO MAI rạng, như chính cửa thiên đàng.
Sang thế kỷ 21 này, Thiên Chúa vẫn còn muốn Hiển Linh nghĩa là muốn tỏ mình ra cho nhân lọai ở thế kỷ này. Chúa vẫn còn cần có những ngôi sao lạ chiếu sáng trên vòm trời của thế hệ này. Những ngôi sao lạ ấy là chính chúng ta.
+++
A. DẪN NHẬP
Hôm nay là ngày lễ Hiển Linh. Ngày xưa chúng ta quen gọi là lễ Ba Vua vì chúng ta chú trong vào việc các đạo sĩ đại diện cho dân ngọai đi tìm Chúa, còn lễ Hiển Linh nhằm nói lên việc Chúa tỏ mình ra cho dân ngọai. Như vậy, lễ Hiển Linh hôm nay được gọi là Lễ Giáng Sinh của dân ngọai. Các bài đọc đều nói lên tư tưởng chung: Đức Giêsu là ánh sáng soi cho muôn dân. Tiên tri Isaia tiên báo Giêrusalem sẽ được tỏa sáng, các dân sẽ lần bước tìm về sự sáng ấy (Bài đọc 1). Thánh Phaolô khuyên các tín hữu hãy trở nên những vì sao trên vòm trời qua đời sống gương mẫu của mình (Bài đọc 2). Thánh Matthêu diễn tả Đức Giêsu là ánh sáng soi cho muôn dân, không trừ ai, kể cả dân ngọai, mà đại diện của họ là các đạo sĩ (Bài Tin mừng).
Theo bài Tin mừng hôm nay, các đạo sĩ bên phương Đông nhờ ánh sao chỉ đường đã đến Belem triều bái Chúa Hài Nhi. Công việc đi tìm kiếm không phải là dễ dàng, các vị đã gặp nhiều gian nan thử thách trên đường, nhất là khi ngôi sao vụt tắt lúc các vị tới Giêrusalem. Qua cuộc dò hỏi tìm kiếm, các vị lại được ngôi sao tái xuất hiện dẫn đường tới Belem và gặp Chúa Hài Nhi ở đó. Họ đã phủ phục thờ lậy Đấng Cứu Thế và dâng cho Ngài ba thứ lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược. Thiên Chúa đã tỏ lòng ưu ái với dân ngọai, đã tỏ mình ra cho họ. Còn chính những người dân Chúa lại không được trông thấy, họ không thấy không phải vì Chúa kỳ thị họ, không muốn tỏ mình ra nhưng là vì họ không muốn thấy, lại còn chống đối nữa.
Chúng ta cũng là dân ngọai được Chúa tỏ mình ra cho chúng ta được biết. Chúng ta phải cảm tạ Chúa vì hồng ân này. Đồng thời chúng ta cũng có bổn phận phải làm cho người khác biết Chúa qua cuộc sống gương mẫu của chúng ta. Hãy thực hiện lời thánh Phaolô nhắn nhủ tín hữu Philipphê: ”Anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”. Những vì sao của chúng ta tuy phát ra ánh sáng yếu ớt, nhưng với ơn hỗ trợ của Chúa, chúng sẽ có sức tỏa sáng mạnh mẽ trước mặt người đời.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 60,1-6
Mặc dầu phải sống cơ cực trong cảnh lưu đầy, bị kẻ thù áp bức, tương lai đen tối mù mịt, niềm hy vọng được giải thóat mờ nhạt dần, tiên tri Isaia lại có một giấc mộng rất lạc quan, theo đó, dân Chúa sẽ được trở về quê hương trong tiếng ca vui, mọi người nô nức góp sức trùng tu lại đền thờ Giêrusalem. Lúc đó đền thờ sẽ được rạng rỡ, sẽ trở thành ánh sáng thu hút muôn dân vì được hào quang của Thiên Chúa chiếu tỏa trên đó, và mọi người sẽ qui tụ về thành ánh sáng ấy cùng với vàng bạc, đá qúi, đồng thời loan truyền lời ca tụng Thiên Chúa.
Trong thực tế, dân Chúa đã được giải thóat, trở về quê hương, xây dựng lại đền thờ, nhưng giấc mơ của tiên tri Isaia chỉ được thực hiện trọn vẹn nơi Đức Giêsu, là ánh sáng của trần gian. Giấc mở của tiên tri Isaia còn hướng về thời cánh chung, khi mọi sự được hòan tất. Và như thế, tác giả sách Khải huyền có lý khi mượn lại những lời tiên tri hôm nay để nói về Giêrusalem trên trời (Kh 21,9-27).
+ Bài đọc 2: Ep 3,2-3a. 5-6
Dân Do thái luôn hãnh diện là dân riêng của Thiên Chúa, dân riêng của Lời hứa. Họ tin rằng ơn cứu thóat chỉ được dành riêng cho họ, còn dân ngọai thì bị đẩy ra ngòai. Nhưng thánh Phaolô, cũng là người Do thái, không nghĩ như vậy ! Theo ngài, Thiên Chúa đã mạc khải cho ngài biết: ý định của Thiên Chúa là muốn cứu độ mọi người, không dành riêng cho ai. Ngày nay Thiên Chúa đã dùng Thần Khí mà mạc khải cho các thánh Tông đồ và các tiên tri mầu nhiệm Đức Kitô, đó là: trong Đức Kitô Giêsu và nhờ Tin mừng, các dân ngọai được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa.
+ Bài Tin mừng: Mt 2,1-12
Các đạo sĩ phương Đông, là những nhà chiêm tinh, thấy một ngôi sao lạ xuất hiện và với sự soi sáng của ơn trên, các vị biết có Đấng Cứu Thế đã ra đời và các vị đã lên đường triều bái Chúa Hài Nhi.
Có người cho rằng đây không phải là ngôi sao lạ mà chỉ là ngôi sao chổi tình cờ xuất hiện và có sự trùng hợp thôi. Nhưng nếu không lạ thì làm sao, trước khi Thiên Chúa Giáng sinh, tiên tri Mikêa đã viết trong Cựu ước: ”Hỡi Belem Eprata, ngươi nhỏ nhất trong Giuđa, song từ nơi ngươi sẽ sinh ra Đấng cai trị trong Israel”(Mk 5,1). Các thầy tư tế được vua Hêrôđê triệu tập đến sau khi các đạo sĩ tới cũng xác nhận như thế (Mt 2,4-6) mà các đạo sĩ đã thấy NGÔI SAO “của Chúa bên phương Đông, nên đến thờ lậy”(Mt 2,2).
Nếu tiên tri Mikêa không được Thiên Chúa mạc khải, làm sao ông biết và nói trước đúng thời gian và địa điểm ?
Nếu đó chỉ là ngôi sao chổi tự nhiên thì tại sao nó lại hướng dẫn được các đạo sĩ từ phương Đông xa xăm đến tận nước Do thái ? Tại sao khi nó hướng dẫn các đạo sĩ tới Belem thì nó lại “biến” mất ? Tại sao nói lại tái xuất hiện và đi trước mặt cho đến ngay chỗ con trẻ sinh ra mới dừng lại ? Nếu là sự trùng hợp thì tại sao sự trùng hợp ấy lại được các đạo sĩ phương Đông biết trước mà đi tìm Chúa Cứu Thế ? Vì vậy, phải gọi là “ánh sao lạ Belem”.
Trên đường đi tìm Chúa Hài Nhi, các đạo sĩ cũng gặp thử thách, nhưng kiên trì tìm hiểu và Chúa đã cho các vị được tọai nguyện.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Anh sáng soi cho muôn dân
I. CHUNG QUANH NGÀY LỄ HIỂN LINH
1. Tên ngày lễ
Ngày xưa ta gọi lễ này là “Lễ Ba Vua” vì dựa vào việc 3 nhà bác học từ phương Đông đến triều bái Chúa Hài Nhi với ba thứ lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược, qua ba lễ vật này người ta cho rằng những vị này là thuộc hòang tộc và gọi họ là Vua. Gọi là Ba Vua vì chú trọng đến việc các vị đi tìm Chúa Hài Nhi, còn ngày nay chúng ta gọi là lễ “Hiển Linh” (Epiphania) vì chú trọng vào việc Thiên Chúa tỏ mình ra. Như vậy, Hiển Linh là việc Thiên Chúa biểu lộ mình ra cho dân ngọai, cho thế giới ngòai Do thái giáo.
Vì lễ Hiển Linh mừng kính việc Đức Giêsu tự tỏ mình cho thế giới dân ngọai, nên một số quốc gia mừng lễ này còn trọng thể hơn lễ Giáng Sinh. Thực thế, lễ Hiển linh là lễ Giáng sinh dành cho dân ngọai.
2. Các đạo sĩ
Đọc Tin mừng Thánh lễ hôm nay, chúng ta không thấy nói về vị vua nào cả, cũng không phải ba vua, mà chỉ thấy nói về các đạo sĩ (Magi) hay các nhà chiêm tinh. Ngày xưa ở Trung đông, nhất là tại Ba tư, các vị chiêm tinh, hoặc các đạo sĩ, là những người trí thức, thường làm cố vấn cho các vua và chuyên nghiên cứu về khoa thiên văn. Vào thế kỷ thứ 4 và 5, truyền thống dân gian Tây phương tưởng tượng ra các nhà chiêm tinh là những vị vua. Đến thế kỷ thứ 7, tục truyền lại còn đặt tên cho họ là Melchior, Gaspard và Balthazar. Rồi đến thế kỷ 15, để muốn nói rằng các vị chiêm tinh tượng trưng cho tòan nhân lọai, dân gian còn xác định chủng tộc của họ: Melchior là người da trắng, Gaspard người da vàng, và Balthazar người da đen.
Các nhà chiêm tinh tin rằng mỗi ngôi sao là dấu hiệu của một vị thần hay dấu hiệu của một vị vua đã được thần hóa. Do đó, khi khám phá ra một vì sao lạ, và khi đối chiếu với lời tiên báo trong sách Dân số: ”Một vì sao xuất hiện từ nhà Gia-cóp, một vương trượng (vua) trổi dậy từ Israel”(Ds 24,17), các ông tin rằng có một vị vua mới sinh ra ở đất Do thái. Họ lập tức khởi hành, bất chấp đường xa và nguy hiểm để thờ lạy Người.
Con số các đạo sĩ (chiêm tinh) là bao nhiêu chúng ta không biết rõ. Do chi tiết ba thứ lễ vật ở câu Mt 2,11 mà từ xưa truyền thống vẫn cho là có 3 vị đạo sĩ; thực ra gốc từ không xác định như thế, mà chỉ ở số nhiều (có thể hơn 3 mà cũng có thể dưới 3). Căn cứ vào câu 1 và 2 các nhà chú giải cho rằng các vị này xét về tinh thần thì là những con người có tâm hồn khát khao tìm kiếm chân lý (Đấng Cứu Tinh) nhưng các vị cũng là các nhà chiêm tinh nhìn các vì sao mà biết có vua mới ra đời.
3. Lễ vật dâng Chúa Hài Nhi
Thánh Matthêu viết: ”Khi bước vào nhà và nhìn thấy Hài nhi cùng Đức Maria Mẹ Ngài, họ liền quì gối xuống tôn thờ Hài Nhi đọan mang các tặng vật ra gồm vàng, nhũ hương và mộc dược dâng lên Ngài”(Mt 2,11).
Ông Seneca ngày xưa cho biết rằng chẳng ai được vào chầu vua mà không có lễ vật. Các đạo sĩ cũng theo tập tục ấy, các vị đã dâng ba thứ lễ vật cao qúi xứng đáng với các vị vua và nó cũng có ý nghĩa tượng trưng đối với chúng ta ngày nay. Các vị đã dâng cho Chúa Hài Nhi:
a) Vàng
Vàng là vua của mọi kim lọai xứng hợp với lễ vật con người dâng cho vua. Cũng vậy, Đức Giêsu là người “sinh ra để làm vua”, nhưng Ngài không cai trị bằng vũ lực nhưng bằng tình yêu, và Ngài cai quản lòng người không từ ngai vàng mà từ thập giá. Về vương quyền của Đức Giêsu, thánh Phaolô có viết trong thư gửi cho tín hữu Ephêsô: ”Chúa Cha đã phục sinh Đức Kitô từ cõi chết và đặt Đức Kitô bên hữu Ngài trên thiên quốc. Đức Kitô cai trị trên vạn vật… Thiên Chúa đã đặt mọi sự dưới chân Đức Kitô” (Ep 1,20-22).
b) Nhũ hương
Người xưa thường dùng nhũ hương trong việc thờ phụng. Hương và khói bay lên trời biểu tượng những lời ca tụng và cầu nguyện dâng lên các thần linh. Các Kitô hữu cắt nghĩa tặng vật nhũ hương tượng trưng cho thiên tính của Đức Giêsu. Khi nói về thiên tính Đức Giêsu, trong thư gửi cho tín hữu Do thái, thánh Phaolô đã diễn tả như sau: ”Chúa Giêsu phản chiếu sự chói lọi vinh quang của Thiên Chúa và là hình bóng bản thể của Thiên Chúa; Ngài lấy lời quyền phép của mình để nâng đỡ vạn vật”(Dt 1,3).
c) Mộc dược
Mộc dược là hương liệu để xông hay ướp xác người chết trước khi an táng. Vì chết là thân phận của con người, nên các Kitô hữu thường cắt nghĩa mộc dược được tượng trưng cho nhân tính của Đức Giêsu. Khi bàn về nhân tính của Đức Giêsu trong thư gửi cho tín hữu Philipphê thánh Phaolô nói: ”Chúa Giêsu dù luôn mang bản tính Thiên Chúa, nhưng Ngài đã trở nên… như mọi người… Ngài hạ mình vâng phục đến nỗi chịu chết và chết trên thập giá” (Pl 2,6-8).
II. HIỂN LINH VÀ ÁNH SÁNG
1. Đức Giêsu là ánh sáng trần gian
Trong bài khởi đầu sách Tin mừng thứ tư, thánh Gioan đã giới thiệu Đức Giêsu là sự sáng: ”Ở nơi Người vẫn có sự sống và sự sống là sự sáng của nhân lọai, sự sáng chiếu soi trong u tối và u tối đã không tiếp nhận sự sáng”(Ga 1,4). Và sau này, chính Đức Giêsu cũng xác định điều đó về Ngài: ”Ta là sự sáng thế gian”(Ga 9,5).
Đức Giêsu là Anh sáng, ánh sáng huy hòang hơn cả mặt trời. Nếu mặt trời không phải là của riêng ai, thì Đức Giêsu cũng là của mọi người, mọi dân tộc. Ngài mang ơn cứu độ đến cho muôn dân. “Không ai thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt trên giá để soi cho mọi người”.
Bởi thế, ngay sau khi giáng sinh, tỏ mình ra cho những kẻ chăn chiên nghèo hèn, Đức Giêsu cũng sớm tỏ mình ra cho các đạo sĩ đại diện cho lương dân.
Đức Giêsu là Anh sáng chiếu soi cho thế gian đang sống trong u tối, nếu không có ánh sáng, nhân lọai sẽ không biết đường đi. Cho nên, cần phải có sự hiện diện của Ngài ờ trần gian để trần gian biết đường đi và khỏi bị vấp ngã.
Truyện: Có cần Đức Giêsu không ?
Trong ấn bản trên mạng của tuần báo Newsweek vào ngày 5 tháng 12 năm 2004, sau một cuộc thăm dò các độc giả về niềm tin vào Đức Giêsu. Khi được hỏi là liệu thế giới ngày nay sẽ trở nên tốt lành hay xấu hơn nếu như không hề có Đức Giêsu, thì
- 61% trả lời rằng: thế giới hôm nay sẽ xấu xa và tan tác hơn nếu như không có Đức Giêsu.
- 47% nói rằng: sẽ có nhiều cuộc chiến tương tàn hơn nếu như Đức Giêsu không tồn tại nơi thế giới này (16% thì nói ngược lại, và 26 % thì cho rằng thế giới cũng giống như vậy nếu có hay không có Đức Giêsu).
- 63 % nói rằng sẽ có ít lòng nhân ái hơn.
- 58 % thì cho rằng sẽ có ít lòng khoan dung hơn nếu không có Đức Giêsu.
- 59 % thì cho biết hạnh phúc cá nhân sẽ bị mất đi.
- 38 % tin rằng sẽ có nhiều sự chia rẽ về tôn giáo nếu như thế giới này không có Đức Giêsu (Công giáo và dân tộc, số 1487-1488, th. 12/2004, tr 53).
2. Chúng ta là ánh sáng thế gian
Những người theo Chúa thì được Chúa soi sáng cho, nên cũng phải là ánh sáng mặc dù chỉ là ánh sáng phản chiếu: ”Chính các con là ánh sáng cho trần gian”(Mt 5,14). Và nếu đã là ánh sáng thì phải chiếu tỏa ra như Chúa dạy: ”Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn lên rồi lấy thùng úp lại, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người ở trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của các con phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp các con làm, mà tôn vinh Cha các con, Đấng ngự trên trời”(Mt 5,15-16).
Vì Chúa tỏ mình ra cho muôn dân, cho nên lương dân có quyền được biết Chúa, và những người đã biết Chúa có bổn phận giúp cho lương dân nhận biết Chúa.
Lời Chúa trong Thánh lễ hôm nay dùng một hình ảnh vừa rất đẹp vừa rất hay để dạy chúng ta cách giúp cho người khác biết Chúa, đó lá “Anh Sáng”:
- Hãy đưa cao Tin mừng như người ta nâng cao đuốc sáng để soi chiếu mọi vùng tối tăm.
- Cách sống của những người đã biết Chúa phải là một ngọn đèn sáng gương mẫu cho những người chung quanh. Đức Giêsu nói: ”Sự sáng của các con cũng hãy tỏa sáng trước mặt mọi người”. Còn thánh Phaolô thì nói: ”Anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên bầu trời”. Tuy ánh sáng của ngọn đèn chúng ta chỉ leo lét, yếu ớt, nhưng cũng làm nên một đóm sáng trong đêm tối được.
Truyện: Ngọn hải đăng.
Vào một đêm mưa bão, ngọn hải đăng bị mất điện tắt ngấm. Người phụ trách hải đăng vội vã đốt một cây nến nhỏ và cầm cây nến theo đường cầu thang leo lên sân thượng để đốt đèn lên. Bấy giờ cây nến mới lên tiếng hỏi người phụ trách rằng:
- Ông đem tôi đi đâu vậy ?
Ông trả lời:
- Ta mang nhà ngươi lên sân thượng để chiếu sáng giúp tầu bè từ ngòai khơi biết đường trở về và cập bến an tòan.
Cây nến lại nói:
- - Nhưng tôi chỉ là cây nến nhỏ bé thế này thì tầu bè ở tận ngòai khơi làm sao nhìn thấy ánh sáng của tôi được ?
Người phụ trách trả lời:
- Bây giờ ta chỉ cần nhà ngươi đừng bị gió thổi tắt là được. Còn các chuyện khác thì đã có ta lo liệu.
Khi cả hai leo lên đến nơi, thì người phụ trách đã dùng cây nến châm lửa và trong giây lát ánh sáng từ cây đèn lồng rực lên chiếu tỏa ra chung quanh. Chiếc đèn lồng này đã được thiết kế để khi cần có thể xử dụng thay bóng đèn điện. Anh sáng của nó có sức chiếu ra tận ngòai khơi, hầu giúp tầu bè dễ dàng định hướng để quay về cập bến an tòan.
Mỗi người chúng ta cũng là một cây nến nhỏ trong bàn tay Thiên Chúa quan phòng. Bổn phận của chúng ta là phải làm hết khả năng Chúa ban và phó thác kết quả cho Thiên Chúa định liệu. Về vấn đề này thánh Phaolô cũng đã dạy: ”Tôi trồng, Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới là Đấng làm cho cây mọc lên”. Ngòai ra, người ta cũng thường nói: ”Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, hãy làm việc hết sức mình trước đã, rồi Chúa sẽ thêm sức cho sau. Trong mọi hòan cảnh, chúng ta cần thực hành câu châm ngôn sau: ”Thà thắp sáng lên một ngọn đèn, còn hơn ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”.
III. HIỂN LINH VÀ NGÔI SAO
1. Ngôi sao dẫn đường
Các đạo sĩ Đông phương đã đi tìm kiếm Đức Giêsu vì “Chúng tôi đã xem thấy ngôi sao của Ngài”, nhưng ngôi sao của Ngài là ngôi sao nào ? Có những người đã tìm hết cách để giải thích theo hiện tượng tự nhiên. Thực thì Chúa có thể dùng các hiện tượng tự nhiên vào các mục đích của Ngài. Song theo lối diễn tả của thánh sử thì khó có thể giải thích theo các hiện tượng tự nhiên được. Sao xuất hiện, dẫn đường, rồi biến đi, rồi lại hiện ra đến chỗ Hài Nhi ở thì dừng lại ở trên… Những hiện tượng tự nhiên mà làm việc đó thì cũng là quá sức tự nhiên vậy !
Chúng ta không biết ngôi sao nào đã dẫn đường các đạo sĩ, nhưng chắc chắn có một ngôi sao kèm với sự soi sáng và thúc đẩy các vị đi tìm Chúa Hài Nhi. Sự soi sáng của Chúa mới là chính yếu, còn ngôi sao chỉ là phụ thuộc để theo đó mà thi hành thánh ý Chúa. Phải biết nhìn trời mà nhận ra ý Chúa: các đạo sĩ đã biết nhìn lên bầu trời mà nhận ra ngôi sao lạ. Từ ngôi sao đó, các đạo sĩ đã nhận ra vị Cứu Thế. Đời người Công giáo cũng phải có lối sống đó: ”Nhìn điềm thời đại” để đón nhận ra ý Chúa (x.Mt 16,14). Vậy tất cả những việc xẩy ra trong đời ta, dù lớn nhỏ, đều là ngôi sao điềm trời, cho nhận ra Thiên Chúa, ý Ngài.
2. Đức Giêsu là ngôi sao Hy vọng
Tiên tri Isaia đã nói: ”Dân đang lần bước giữa tối tăm đã nhìn thấy ánh sáng huy hòang; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi”(Is 9,1).
Anh sáng bừng lên chiếu rọi, chính là Đức Giêsu Kitô, Ngôi Sao Hy vọng của muôn dân. Kể từ khi nguyên tổ phạm tội, ánh hào quang của địa đàng vụt tắt, nhân lọai mò mẫm trong bóng đêm tội lỗi, mỏi mòn chờ mong ánh sáng cứu độ chiếu rọi nhân gian. Nếu Chúa là Ngôi Sao Hy Vọng, đã không hề để ai phải thất vọng khi cậy trông nơi Ngài, thì chúng ta cũng đừng bao giờ để nỗi thất vọng nào chạm được đến chúng ta.
Bất kỳ ai cũng được hưởng ơn cứu độ. Dân ngọai cũng được vào Nước Trời. Ngày xưa, những người theo đạo Do thái quan niệm chỉ có những người theo đạo Do thái, nghĩa là có chịu phép cắt bì mới được cứu rỗi. Sách Công vụ tông đồ cho thấy quan niệm ấy của họ: ”Có những người từ miền Giuđê đến dạy anh em rằng: ”Nếu anh em không chịu phép cắt bì theo luật Maisen, thì anh em không thể được ơn cứu độ”(Cv 15,1). Ngày nay, nhiều người Kitô hữu cũng có quan niệm tương tự như thế. Nhưng tinh thần của bài Tin mừng hôm nay mạc khải một sự thật hòan tòan ngược với lại quan niệm ấy.
Đọc bài Tin mừng hôm nay, ta thấy những người Do thái – mặc dù đã biết Đấng Cứu Thế sinh tại đâu - lại không thèm tìm kiếm Đức Giêsu mới sinh ra. Những người tìm kiếm Ngài và đã thấy Ngài, thờ lạy Ngài và dâng lễ vật cho Ngài lại là dân ngọai từ tận đâu đâu đến. Kinh Thánh còn cho ta biết người Do thái chẳng những không tìm kiếm Đức Giêsu, mà còn bách hại Ngài nữa. Vì thế, Nước Trời vốn ưu tiên cho người Do thái, nhưng vì họ từ chối bằng thái độ lãnh đạm, thậm chí chống đối, nên đã được đem đến cho dân ngọai.
3. Hãy theo ánh sao chỉ đường
Các đạo sĩ khát khao được triều bái Chúa Hài Nhi, họ thành tâm đi tìm Chúa chứ không lừa đảo như Hêrôđê. Theo phong tục Á đông, họ đến để thờ lạy Đấng Cứu Thế mới sinh. Kính bái và thờ lạy thường được dành cho người mà ta coi là vĩ đại, cao trọng và quyền thế. Ta biết vua chúa thì thường sinh ra nơi cung điện huy hòang. Ở đây Chúa Cứu Thế chọn sinh ra nơi hang bò lừa, có thể là hôi hám, chứ không đẹp như ta thấy trang hòang trong các nhà thờ mùa Giáng sinh. Vậy thì làm sao các đạo sĩ có thể quì xuống thờ lạy một hài nhi mới sinh nơi hang bò lừa ? Đâu là cái dấu hiệu để các vị nhận ra Hài nhi mới sinh trong hang bò lừa là Đấng Cúu thế ? Theo Thánh Kinh thì cái dấu hiệu là ngôi sao lạ chỉ đường. Việc Đấng Cứu Thế giáng sinh tại Belem đã được tiên tri Mikêa loan báo cả ngàn năm trước. Vậy làm sao khi Đấng Cứu thế sinh ra, mà dân được chọn không nhận ra ? Lý do là vì họ mong đợi Đấng Cứu thế đến trong uy quyền vinh quang, nên khi Ngài chọn sinh ra trong hang bò lừa, họ không nhận ra Ngài.
Theo gương các đạo sĩ, chúng ta cũng phải lên đường đi tìm Chúa. Thật vậy, trong cuộc sống, nếu chúng ta thành tâm thiện chí thì chúng ta sẽ tìm được ngôi sao dẫn chúng ta đến với Đức Giêsu. Tất cả những việc chung quanh ta cũng như trong tòan thế giới cũng là những ngôi sao nhắc nhở về Chúa, những biến cố xẩy ra hằng ngày cũng mang một sứ điệp nào đó của Thiên Chúa. Hãy chú ý lắng nghe, cởi mở tâm hồn và đón nhận tất cả những gì Thiên Chúa muốn nói với chúng ta.
4. Mỗi người cũng phải là một vì sao
Thánh Gioan tông đồ nói: ”Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân lọai. Anh sáng chiếu soi trong bóng tối nhưng bóng tối không chấp nhận ánh sáng”(Ga 1,4-5). Nếu thế gian không chấp nhận Đức Giêsu là ánh sáng thì thế gian vẫn ở trong bóng tối ! Chúng ta phải làm sao cho thế gian chấp nhận được Đức Giêsu thì chúng ta phải soi sáng cho họ. Vì thế trong thư gửi cho tín hữu Philipphê, thánh Phaolô đã khuyện: ”Anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”(Pl 2,15).
Tại sao các Kitô hữu được gọi là các vì sao ? Thánh Phaolô giải thích: ”Thiên Chúa chưa ai thấy bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta”(1Ga 4,12). Nói cách khác, Thiên Chúa của chúng ta là một vị “Thiên Chúa ẩn mình”, nhưng Ngài muốn tỏ mình ra cho người ta thấy qua cách sống yêu thương của chúng ta. Nói cách khác nữa, khi chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở trong chúng ta, bởi vì “Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4,18). Cho nên cách sống yêu thương của chúng ta làm cho người ta nhìn thấy và nhận biết được Thiên Chúa tình yêu. Chính vì thế mà thánh Phaolô đã so sánh thế gian như vòm trời tăm tối, và khuyến khích các Kitô hữu hãy sống yêu thương để có thể thành những vì sao chiếu sáng trên vòm trời ấy (Lm Carôlô).
Trong đời sống xã hội hôm nay, có rất nhiều ngôi sao trên bầu trời nghệ thuật, đủ mọi lãnh vực, ví dụ ngôi sao nhạc Rock, ngôi sao điện ảnh, ngôi sao bóng đá…thôi thì lọan cào cào với các vì sao ! Có những người chưa xứng đáng là “sao” mà cũng tự nhận mình là sao, thậm chí có những người vênh váo tự phong mình là “siêu sao” !
Trong phạm vi tôn giáo, ta thấy có những Kitô hữu âm thầm sống bác ái yêu thương, chiếu tỏa nhân đức cho những người chung quanh, nhưng chỉ dám nhận mình là tôi tớ vô dụng (x. Lc 17,10). Thời nay, chân phước Têrêsa Calcutta với tấm lòng yêu thương bao la cũng là một vì sao chiếu sáng trên vòm trời của thế kỷ hai mươi.
Là Kitô hữu, chúng ta phải là những vì sao lấp lánh trên vòm trời. Chúng ta có thể trở thành ngôi SAO MAI chăng ? Sao mai chính là Kim tinh ở cách xa mặt trời 108 triệu cây số. Kim tinh tương đối gần mặt trời (nó xoay quanh mặt trời trong vòng 224,7 ngày), vì thế nó sáng hơn. Ta thấy nó mọc trước khi mặt trời mọc và lặn sau khi mặt trời lặn. Người xưa đã có thời lầm, cho đó là hai ngôi sao khác biệt: sao mai và sao hôm.
Anh sáng của SAO MAI (Kim tinh) thật là rực rỡ, làm cho người ta liên tưởng đến những gì đẹp đẽ mỹ miều nhất: ”Đẹp như ánh Sao mai”. Đó là câu chúng ta vẫn thường nói. Và đặc biệt, Kim tinh, Ngôi Sao Mai đã được dùng để chỉ Đức Trinh Nữ Maria: Stella matutina (Đức Bà như ngôi sao mai sáng vậy). Nhiều bài ca kính Đức Mẹ đã tung hô Ngài bằng danh từ ấy: Bà là ai như hào quang Thiên Chúa, như mùa xuân không úa, như vì SAO MAI rạng, như chính cửa thiên đàng.
Sang thế kỷ 21 này, Thiên Chúa vẫn còn muốn Hiển Linh nghĩa là muốn tỏ mình ra cho nhân lọai ở thế kỷ này. Chúa vẫn còn cần có những ngôi sao lạ chiếu sáng trên vòm trời của thế hệ này. Những ngôi sao lạ ấy là chính chúng ta.
Dòng sông sám hối
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT
21:53 31/12/2010
CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA, năm A
Mt 3, 13-17
Bước đầu của việc muốn trở nên thánh là ăn năn, sám hối. Đọc Đường Tăng trong Tây Du Ký, chúng ta vẫn cảm nhận, Đường Tăng là nhân vật đã cố gắng hết mình, vượt bao thử thách, chông gai để mong tới ngày iết kiến Như Lai để hóa thành Phật.
Cuộc trường chinh khó khăn mất thời gian quá lâu dài nhưng càng tới ngày hóa kiếp thì Đường Tăng càng cảm thấy thế nào đi ấy…Cái thế nào đi ấy là vì Đường Tăng vẫn còn nối tiếc kiếp người, có lẽ chưa sống trọn kiếp người… Muốn nên thánh, muốn lên cao, chắc chắn con người phải sống kiếp người tốt đẹp trước đã. Chính vì thế, Gioan Tẩy Giả rao giảng sự sám hối, ăn năn và rửa tội cho nhiều người trong dòng sông Giorđăng quả thực có ý nghĩa tuyệt vời…Chúa cũng xin Gioan Tẩy Giả rửa tội cho mình quả cũng không nằm ngoài việc làm gương và dạy cho nhân loại bài học thống hối, muốn sống thánh, muốn nên hoàn thiện phải thống hối, phải biết cải thiện…
Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai của Người bằng việc loan báo: ” Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng “. Chúa rao giảng sự sám hối để cho thấy kiếp người là kiếp mau qua, con người muốn nên thánh phải luôn khởi đầu bằng việc sám hối, ăn năn. Người ta không lạ gì tại sao Gioan Tẩy Giả lại ở bên dòng sông Giorđăng để mời gọi con người thống hối, mời gọi con người quay trở về với cõi thâm sâu của mình để thay đổi lối sống, cởi bỏ con người cũ mà mặc lấy Chúa Kitô. Và quả thực, đã có rất nhiều người đến với Gioan, sắp hàng xin Gioan thanh tẩy cho mình…Con người sở dĩ muốn quay về là muốn trở nên tốt lành hơn, muốn hoàn thiện hơn, nên họ đã nghe lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả, đã thống hối để xin Gioan rửa tội cho mình. Chúa Giêsu cũng sắp hàng cùng với đoàn người bên bờ sông Giorđăng để xin Gioan làm phép rửa cả cho mình nữa. Tại sao giữa đoàn người, chen chúc đông đảo như thế, không ai nhận ra Chúa Giêsu mà chỉ có mình Gioan nhận ra Ngài và nói: ” Tại sao Ngài lại đến với tôi, chính tôi mới cần Ngài làm phép rửa chứ !”. Ở đây, chúng ta nhận ra một sự thật thế này là Gioan Tẩy Giả đã cảm nghiệm sự thánh thiện tuyệt đối của Chúa Giêsu. Và khi Gioan từ chối rửa tội cho Chúa Giêsu, thì chúng ta nghe câu trả lời của Chúa: ” Bây giờ cứ thế đã, vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính “ ( Mt 3, 15 ). Chúa Giêsu trả lời cách rõ ràng là Ngài xin được rửa tội để giữ trọn đức công chính, mà đức công chính là tuân theo ý của Chúa, thực hiện ý Chúa. Câu chuyện, Chúa Giêsu chịu phép rửa cho chúng ta thấy ngay khi Chúa làm theo thánh ý Chúa Cha khi lãnh nhận phép rửa, Chúa Cha đã dõng dạc tuyên bố: ” Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người “ ( Mt 3, 17 ).
Vâng, việc Chúa Giêsu xin chịu phép rửa bởi tay Gioan Tẩy Giả là để làm gương và dạy mỗi người chúng ta: ” Hãy sống và làm theo thánh ý Thiên Chúa “. Chính vì thế, sự giàu có đích thực không phải là có nhiều của cải, nhiều ruộng đất, nhiều tài sản, nhưng là luôn trở nên công chính, trở nên hoàn thiện, nghĩa là dám cởi bỏ con người cũ, mặc lấy Đức Kitô, là lắng nghe Cha nói, thực thi ý Cha và trở nên Con yêu của Thiên Chúa Cha.
Để thực hiện ý của Chúa Cha, Đức Kitô đã trút bỏ vinh quang Thiên Chúa, hạ mình làm thân con người, sống hòa mình với con người ngoại trừ tội lỗi ( Philip 2, 1-6 ).
Ngài đã đến trần gian để mang hạnh phúc cho con người, cho loài người và cứu độ con người.Ngày hôm nay, Chúa Giêsu đã hoàn thành 30 năm ẩn dật ở làng quê Nadarét, bằng cuộc khởi đầu sứ vụ công khai, xin Gioan làm phép rửa cho mình dưới dòng nước sông Giorđăng để làm cử chỉ sám hối nêu gương cho mọi người. Chúa đã hòa mình giữa đoàn người tội lỗi để cứu chuộc người tội lỗi.
Chúa Giêsu chịu thanh tẩy nơi dòng sông Giorđăng là hình ảnh của cái chết của Ngài trên thập giá để cứu chuộc cho muôn người, để muôn người được sống lại với Ngài và trở nên con cái của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã đánh bại tội lỗi và cái chết. Do đó, nơi Ngài thanh tẩy hay phép rửa không còn là một nghi lễ mà đã biến thành chính cuộc sống của Ngài.
Đối với người Kitô hữu phép rửa cũng không chỉ là một nghi lễ, nhưng nó đã biến con người thành cuộc sống, cuộc sống đẩy lùi bóng tối, tội lỗi và sự chết. Từ đây, người Kitô hữu luôn phải nhớ rằng Đấng Thánh mà còn tự dìm mình sám hối thì người Kitô hữu luôn phải khiêm nhượng cúi mình lãnh nhận bí tích hòa giải và không bao giờ dám tự đắc, kiêu căng coi mình thánh thiện, đạo đức hơn anh em của mình. Người môn đệ có trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả là phải làm sao để tiếng từ trời cũng được lập lại nơi mỗi người trong thế giới, nơi trần gian muôn thuở: ” Con là Con yêu dấu của Cha. Con đẹp lòng Cha “.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con càng ngày càng yêu mến Bí tích rửa tội nhiều hơn vì chính phép rửa làm cho chúng con trở thành con của Chúa. Amen.
Mt 3, 13-17
Bước đầu của việc muốn trở nên thánh là ăn năn, sám hối. Đọc Đường Tăng trong Tây Du Ký, chúng ta vẫn cảm nhận, Đường Tăng là nhân vật đã cố gắng hết mình, vượt bao thử thách, chông gai để mong tới ngày iết kiến Như Lai để hóa thành Phật.
Cuộc trường chinh khó khăn mất thời gian quá lâu dài nhưng càng tới ngày hóa kiếp thì Đường Tăng càng cảm thấy thế nào đi ấy…Cái thế nào đi ấy là vì Đường Tăng vẫn còn nối tiếc kiếp người, có lẽ chưa sống trọn kiếp người… Muốn nên thánh, muốn lên cao, chắc chắn con người phải sống kiếp người tốt đẹp trước đã. Chính vì thế, Gioan Tẩy Giả rao giảng sự sám hối, ăn năn và rửa tội cho nhiều người trong dòng sông Giorđăng quả thực có ý nghĩa tuyệt vời…Chúa cũng xin Gioan Tẩy Giả rửa tội cho mình quả cũng không nằm ngoài việc làm gương và dạy cho nhân loại bài học thống hối, muốn sống thánh, muốn nên hoàn thiện phải thống hối, phải biết cải thiện…
Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai của Người bằng việc loan báo: ” Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng “. Chúa rao giảng sự sám hối để cho thấy kiếp người là kiếp mau qua, con người muốn nên thánh phải luôn khởi đầu bằng việc sám hối, ăn năn. Người ta không lạ gì tại sao Gioan Tẩy Giả lại ở bên dòng sông Giorđăng để mời gọi con người thống hối, mời gọi con người quay trở về với cõi thâm sâu của mình để thay đổi lối sống, cởi bỏ con người cũ mà mặc lấy Chúa Kitô. Và quả thực, đã có rất nhiều người đến với Gioan, sắp hàng xin Gioan thanh tẩy cho mình…Con người sở dĩ muốn quay về là muốn trở nên tốt lành hơn, muốn hoàn thiện hơn, nên họ đã nghe lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả, đã thống hối để xin Gioan rửa tội cho mình. Chúa Giêsu cũng sắp hàng cùng với đoàn người bên bờ sông Giorđăng để xin Gioan làm phép rửa cả cho mình nữa. Tại sao giữa đoàn người, chen chúc đông đảo như thế, không ai nhận ra Chúa Giêsu mà chỉ có mình Gioan nhận ra Ngài và nói: ” Tại sao Ngài lại đến với tôi, chính tôi mới cần Ngài làm phép rửa chứ !”. Ở đây, chúng ta nhận ra một sự thật thế này là Gioan Tẩy Giả đã cảm nghiệm sự thánh thiện tuyệt đối của Chúa Giêsu. Và khi Gioan từ chối rửa tội cho Chúa Giêsu, thì chúng ta nghe câu trả lời của Chúa: ” Bây giờ cứ thế đã, vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính “ ( Mt 3, 15 ). Chúa Giêsu trả lời cách rõ ràng là Ngài xin được rửa tội để giữ trọn đức công chính, mà đức công chính là tuân theo ý của Chúa, thực hiện ý Chúa. Câu chuyện, Chúa Giêsu chịu phép rửa cho chúng ta thấy ngay khi Chúa làm theo thánh ý Chúa Cha khi lãnh nhận phép rửa, Chúa Cha đã dõng dạc tuyên bố: ” Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người “ ( Mt 3, 17 ).
Vâng, việc Chúa Giêsu xin chịu phép rửa bởi tay Gioan Tẩy Giả là để làm gương và dạy mỗi người chúng ta: ” Hãy sống và làm theo thánh ý Thiên Chúa “. Chính vì thế, sự giàu có đích thực không phải là có nhiều của cải, nhiều ruộng đất, nhiều tài sản, nhưng là luôn trở nên công chính, trở nên hoàn thiện, nghĩa là dám cởi bỏ con người cũ, mặc lấy Đức Kitô, là lắng nghe Cha nói, thực thi ý Cha và trở nên Con yêu của Thiên Chúa Cha.
Để thực hiện ý của Chúa Cha, Đức Kitô đã trút bỏ vinh quang Thiên Chúa, hạ mình làm thân con người, sống hòa mình với con người ngoại trừ tội lỗi ( Philip 2, 1-6 ).
Ngài đã đến trần gian để mang hạnh phúc cho con người, cho loài người và cứu độ con người.Ngày hôm nay, Chúa Giêsu đã hoàn thành 30 năm ẩn dật ở làng quê Nadarét, bằng cuộc khởi đầu sứ vụ công khai, xin Gioan làm phép rửa cho mình dưới dòng nước sông Giorđăng để làm cử chỉ sám hối nêu gương cho mọi người. Chúa đã hòa mình giữa đoàn người tội lỗi để cứu chuộc người tội lỗi.
Chúa Giêsu chịu thanh tẩy nơi dòng sông Giorđăng là hình ảnh của cái chết của Ngài trên thập giá để cứu chuộc cho muôn người, để muôn người được sống lại với Ngài và trở nên con cái của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã đánh bại tội lỗi và cái chết. Do đó, nơi Ngài thanh tẩy hay phép rửa không còn là một nghi lễ mà đã biến thành chính cuộc sống của Ngài.
Đối với người Kitô hữu phép rửa cũng không chỉ là một nghi lễ, nhưng nó đã biến con người thành cuộc sống, cuộc sống đẩy lùi bóng tối, tội lỗi và sự chết. Từ đây, người Kitô hữu luôn phải nhớ rằng Đấng Thánh mà còn tự dìm mình sám hối thì người Kitô hữu luôn phải khiêm nhượng cúi mình lãnh nhận bí tích hòa giải và không bao giờ dám tự đắc, kiêu căng coi mình thánh thiện, đạo đức hơn anh em của mình. Người môn đệ có trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả là phải làm sao để tiếng từ trời cũng được lập lại nơi mỗi người trong thế giới, nơi trần gian muôn thuở: ” Con là Con yêu dấu của Cha. Con đẹp lòng Cha “.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con càng ngày càng yêu mến Bí tích rửa tội nhiều hơn vì chính phép rửa làm cho chúng con trở thành con của Chúa. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhìn lại Năm Giáo Hoàng 2010 và viễn tượng 2011
Nguyễn Hoàng Thương
09:54 31/12/2010
Nhìn lại Năm Giáo Hoàng 2010 và viễn tượng 2011
San Marcos, California (Zenit.org) – Năm dương lịch 2010 sắp kết thúc, đây là thời điểm để nhớ lại hành trình năm 2010 của Giáo Hội. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã phải đối mặt với những sẻ chia khó nhọc, đã phải chịu đựng những thách đố với khả năng khôi phục phi thường. Có lẽ ngài bước vào năm mới bằng tất cả sự mạnh mẽ hơn cho những đấu tranh của mình.
Dưới đây là những điểm khái quát để nhìn lại năm 2010:
Các chuyến tông du, các thánh và chân phước
Đức Thánh Cha đã không giảm bớt các chuyến tông du của mình, ngài đến với Malta, hòn đảo mà Thánh Phaolô bị đắm tàu; Bồ Đào Nha, nơi Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ kỷ niệm các cuộc hiện ra của Đức Mẹ, cầu nguyện cho "sự khải hoàn Trái Tim Vô Nhiễm"và mời gọi những người đau khổ trở nên "những kẻ chuộc tội trong Đấng Cứu Chuộc"; Cyprus, nơi Đức Thánh Cha trao tài liệu đặc biệt cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Trung Đông; Vương quốc Anh, nơi Đức Giáo Hoàng phong chân phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman; và Tây Ban Nha, nơi chính Đức Thánh Cha thực hiện chuyến hành hương đến "Nhà của Thánh Giacôbê" trước lúc quốc gia này tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2011.
Khi tuyên Đức Hồng Y Newman lên bậc chân phước, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ca ngợi mẫu gương một người đặc biệt thích hợp với thời đại chúng ta. Tầm quan trọng của Đức Hồng Y Newman đối với Giáo Hội được nhấn mạnh trong giảng dạy của ngài về sự phát triển của giáo lý, bản chất của giáo dục Công Giáo, và chính ngài là một "nhịp cầu" để hiệp nhất giữa Anh Giáo và Công Giáo.
Giáo Hội nhìn nhận thêm sáu vị thánh mới vào tháng Mười. Nước Úc có vị Thánh đầu tiên là Mary MacKillop, một nữ tu dành trọn cuộc đời mình cho công cuộc giáo dục cho người nghèo của đất nước. Canada cũng đón nhận Thánh André Bessette của Dòng Thánh Giá, một sư huynh đơn giản được biết đến vì những phương pháp chữa trị thần kỳ và hết sức thần bí.
Các tài liệu và giáo huấn
Với việc thành lập Hội đồng Giáo Hoàng về Tái Truyền Giáo tại Giáo triều Roma vào tháng Chín, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã dành ưu tiên cho việc phục hồi đức tin trên khắp thế giới, nhất là trong các nền văn hóa chịu đau đớn dưới ảnh hưởng của thế tục hóa. Đức Thánh Cha bày tỏ khát vọng lớn hơn để Giáo Hội được sống trong "mệnh lệnh truyền giáo" của mình - động lực để công bố Tin Mừng. Ngoài những nhiệm vụ khác, Hội đồng sẽ khám phá những áp dụng thần học và mục vụ của công cuộc Tân Phúc Âm hóa.
Trong cùng tháng, việc công bố Tông Huấn Lời Chúa ("Verbum Domini") đánh dấu một thời điểm quan trọng trong giáo huấn của Giáo Hội về Thánh Kinh và vai trò của Thánh Kinh trong Giáo Hội. "Verbum Domini" sẽ trở thành tiêu chuẩn đọc cùng với Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa ("Dei Verbum") của Công Đồng Vatican II ở các lớp học Thánh Kinh trong các trường đại học và các chủng viện trên khắp thế giới trong nhiều năm tới.
Đặc biệt đáng chú ý là những suy tư của Đức Thánh Cha về vai trò của lectio divina trong đời sống của Giáo Hội. Bốn bước cơ bản - lectio (đọc và tìm hiểu bản văn), meditatio (suy niệm), oratio (cầu nguyện), contemplatio (chiêm niệm) – lên đến cực điểm là hành động (actio) vốn "lay động các tín hữu để đời sống họ trở nên quà tặng cho tha nhân trong tình bác ái". Trong Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa chúng ta tìm được "sự tổng hợp quan trọng nhất" của hoạt động này nơi Giáo Hội, vì Mẹ luôn luôn suy ngẫm về sự phong phú của Lời Chúa trong lòng ("Verbum Domini," số 87).
Đặc biệt, ngài cũng nhấn mạnh đến "nhu cầu to lớn" nơicác thần học gia dấn thân vào việc "tìm tòi sâu xa hơn mối tương quan giữa lời và bí tích trong hoạt động mục vụ của Giáo Hội và trong suy tư thần học" ("Verbum Domini," số 53). Đức Giáo Hoàng cũng trình bày thêm về Hướng Dẫn Giảng Lễ dựa trên danh sách việc phải làm của Giáo Hội ("Verbum Domini," số 60).
Trong thời đại của thuyết tương đối, ngài quay trở về chủ đề mệnh lệnh truyền giáo của Giáo Hội, Giáo Hội không thể im tiếng nói lương tâm khi công bố Ngài: "Chúng ta không thể giữ cho riêng mình các lời có sự sống đời đời từng được ban cho ta nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô: chúng được dự kiến dành cho mọi người, mọi người Nam và mọi người Nữ... Trách nhiệm của chúng ta là phải nhờ ơn Chúa, chuyển giao cho người khác điều chính chúng ta đã tiếp nhận được."(" Verbum Domini, "số 91).
Những tranh cãi và tranh đấu
Năm 2010 không phải không có những chuyện gây tranh cãi. Các vụ bê bối lạm dụng tính dục tiếp tục gây tai họa cho Giáo Hội, nhất là ở Ireland, dẫn đến một loại "khủng bố" từ bên trong và giúp cho kẻ thù của Giáo Hội có chỗ để tấn công. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng đã đương đầu với những tiết lộ đau buồn bằng lời an ủi các nạn nhân, và một mặt nói những lời xin lỗi, mặt khác thay mặt cho Giáo Hội thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm.
Giới truyền thông đã tấn công Đức Thánh Cha mà cao trào là vào tháng Ba, khi New York Times - trong việc đưa ra trường hợp của Cha Lawrence Murphy của Milwaukee - cho rằng họ đã công bố bằng chứng tối hậu nối kết Đức Hồng Y Ratzinger với những vụ bê bối lạm dụng tính dục. Tuy nhiên, mặc dù với những dài dòng của NY Times nhằm bôi nhọ thanh danh của Đức Giáo Hoàng và làm hổ thẹn Giáo Hội, nhưng đã không có liên quan trực tiếp nào dính dáng đến Đức Hồng Y Ratzinger. Thay vào đó, các nhà bình luận Công Giáo vạch trần hoàn toàn những sai phạm và tùy tiện trong đưa tin của NY Times.
Sự trớ trêu đáng buồn trong các cuộc tấn công của giới truyền thông được Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan lưu ý ở nhà thờ Chánh tòa St. Patrick vào Tuần Thánh: "Không ai mạnh mẽ hơn trong việc làm trong sạch Giáo Hội qua tác động của tội ghê tởm này hơn một người mà chúng ta gọi là Bênêđictô XVI".
Vào tháng Mười Một, Đức Thánh Cha đã chống chọi với giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc qua vụ tấn phong giám mục bất hợp pháp. Những năm gần đây, Tòa thánh Vatican và Trung Quốc đã tiến bộ trong quan hệ ngoại giao, bất chấp việc thiếu tự do tôn giáo và các quyền dân sự đối với người dân của đất nước này. Nhưng những diễn biến mới đã làm mối quan hệ này trở nên căng thẳng.
Cuối cùng, một số mối quan hệ công chúng thất bại gắn liền với Đức Giáo Hoàng khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu những thay đổi trong giới truyền thông Vatican có cần thiết. Chẳng hạn, trước khi phát hành quyển Ánh Sáng Thế Gian (do Ignatius Press xuất bản), trong đó ký giả Peter Seewald thuật lại cuộc phỏng vấn Đức Giáo Hoàng, L'Osservatore Romano đã lựa chọn công bố những bình luận mang sắc thái thần học của Đức Giáo Hoàng về giá trị đạo đức trong việc sử dụng bao cao su của gái mại dâm. Tiếp theo đó là những nhầm lẫn và tranh cãi về bản chất của giáo lý về tội lỗi phạm đạo đức của việc ngừa thai, những người Công Giáo trong lĩnh vực quan hệ công chúng dường như cùng lên tiếng: "Có một điều nếu như báo chí thế tục lấy khỏi ngữ cảnh một đoạn trích như thế này chỉ vì lợi ích của một cuộc tấn công giật gân, nhưng nó hoàn toàn khác khi tạp chí chính thức Vatican lại mang đến cuộc tấn công chống Giáo Hội vì thiếu thận trọng".
Sau vụ đáng tiếc, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã làm rõ rằng "Đức Thánh Cha đã không nói về đạo đức trong quan hệ vợ chồng cũng không nói về các quy tắc đạo đức liên quan đến ngừa thai" mà là nói về "trường hợp hoàn toàn khác của tệ nạn mại dâm".
Viễn tượng 2011
Những người Công Giáo hướng mắt dõi theo Rôma có thể trông đợi nhiều thời khắc ý nghĩa trong năm tới. Dưới đây là một số điểm nổi bật:
Vào tháng Ba, quyển "Đức Giêsu thành Nazareth, Phần thứ hai, Tuần Thánh: Từ lúc vào thành Giêrusalem đến khi Phục Sinh" dự kiến sẽ được Ignatius Press phát hành. Đây sẽ là một sự kiện mà báo chí thế tục sẽ không chờ đợi như là một vấn đề gây tranh cãi.
Vào đêm vọng Chúa Nhật Lễ Lá, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ bước qua tuổi 84; ba ngày sau đó, ngài sẽ đánh dấu năm thứ sáu kỷ niệm ngày bắt đầu triều đại giáo hoàng.
Năm tới và xa hơn nữa, Đức Giáo Hoàng sẽ tiếp tục giải thích chiều sâu của giáo huấn về Thánh Kinh trong Tông Huấn Lời Chúa ("Verbum Domini"). Ngoài ra, sự lãnh đạo, vai trò, và công việc của Hội đồng Tòa Thánh về Tái Truyền Giáo sẽ được chú trọng rõ nét hơn.
Và liên quan đến Tái Truyền Giáo, chắc chắn sẽ là chủ đề được trình bày vào tháng Tám. Đức Thánh Cha sẽ chủ trì Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 26, một ngày mà ngài thấy trước "với niềm vui trọng đại". Có thể là "sự kiện" lớn nhất trong nghị trình của Giáo Hội Công Giáo vào năm 2011, Tây Ban Nha sẽ đón Đức Thánh Cha lần thứ hai trong vòng 10 tháng. Ngoài Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha sẽ tông du theo thường lệ trên khắc nước Ý, ngài sẽ trở lại Phi Châu với chuyến thăm Benin. Ngài cũng sẽ đến thăm Croatia và cũng như nước Đức quê hương ngài.
Với những tranh cãi diễn ra trong năm 2010, người Công Giáo có thể thấy một số thay đổi trong cách Vatican xử lý các phương tiện truyền thông và những vấn đề nóng bỏng. Trong khi nhân viên thay đổi hiếm khi là hoạt động mà Vatican thực hiện, các cố vấn Giáo Hoàng có nhiều tiến bộ nhằm ngăn chặn nhầm lẫn và tai tiếng. Họ phải tiếp cận những hiểu biết cần thiết để ngăn chặn các kiểu truyền thông lôi kéo có thể xuất hiện trong suốt triều giáo hoàng của Đức Bênêđictô XVI.
Các tựa đề lớn nhất được đặt đối với tin tức thế tục đưa tin về về Giáo Hội trong năm 2011 có lẽ lại là các vụ bê bối lạm lạm dụng tính dục. Khi Giáo Hội tại Châu Âu bắt đầu tiến trình chữa lành, xu hướng kiện tụng sắp tới có thể gây tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, người Công Giáo Âu Châu có lý do mạnh mẽ để hy vọng là các giám mục của mình có lợi thế là tìm kiếm các kiểu mẫu thành công của Giáo Hội Hoa Kỳ trong cách đối phó với cuộc khủng hoảng trầm trọng này để đảm bảo sự an toàn cho trẻ em. Dữ liệu cho thấy việc tiệt trừ thực sự giáo sĩ lạm dụng ở Hoa Kỳ minh chứng cho nhận xét của Cha Thomas Brundage, JLC, cựu thẩm phán về giáo luật Tổng Giáo phận Milwaukee: "Giáo Hội Công Giáo có lẽ là nơi an toàn nhất cho trẻ em vào thời điểm này trong lịch sử".
Nhưng các tiêu đề tích cực khác có thể bao gồm những phát triển trong việc viếng thăm Vatican của các cộng đoàn tu sĩ Hoa Kỳ, việc xây dựng bản dịch Sách Lễ Rôma mới, và có lẽ là các thông điệp khác. Ngoài ra, tin tức đã được tường trình với tần suất lớn hơn về các giám mục Anh Giáo cùng các tin hữu tiến đến hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo. Đặc biệt với việc thực thi Tông Hiến "Anglicanorum Coetibus" năm 2009 ngày càng gia tăng, những tiêu đề như vậy sẽ trở nên phổ biến trong năm tới.
Bất kể các tiêu đề sẽ như thế nào, thì sứ điệp của Đức Thánh Cha gởi đến giới trẻ của Giáo Hội sẽ vang vọng trong trái tim của tất cả mọi người Công Giáo trong năm này. "Đừng sờn lòng nản chí", ngài đã tuyên bố như thế hồi tháng Tám để gửi tới những người mà ngài hy vọng sẽ gặp ở Tây Ban Nha. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, vị mục tử của chúng ta sẽ mang niềm tin lâu dài và điềm tĩnh khi ngài dẫn dắt Giáo Hội vào Năm Mới. Chúng ta có nhiều lý do để hy vọng.
Dịch từ bài viết của Kevin M. Clarke đăng trên Zenit.org
San Marcos, California (Zenit.org) – Năm dương lịch 2010 sắp kết thúc, đây là thời điểm để nhớ lại hành trình năm 2010 của Giáo Hội. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã phải đối mặt với những sẻ chia khó nhọc, đã phải chịu đựng những thách đố với khả năng khôi phục phi thường. Có lẽ ngài bước vào năm mới bằng tất cả sự mạnh mẽ hơn cho những đấu tranh của mình.
Dưới đây là những điểm khái quát để nhìn lại năm 2010:
Các chuyến tông du, các thánh và chân phước
Đức Thánh Cha đã không giảm bớt các chuyến tông du của mình, ngài đến với Malta, hòn đảo mà Thánh Phaolô bị đắm tàu; Bồ Đào Nha, nơi Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ kỷ niệm các cuộc hiện ra của Đức Mẹ, cầu nguyện cho "sự khải hoàn Trái Tim Vô Nhiễm"và mời gọi những người đau khổ trở nên "những kẻ chuộc tội trong Đấng Cứu Chuộc"; Cyprus, nơi Đức Thánh Cha trao tài liệu đặc biệt cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Trung Đông; Vương quốc Anh, nơi Đức Giáo Hoàng phong chân phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman; và Tây Ban Nha, nơi chính Đức Thánh Cha thực hiện chuyến hành hương đến "Nhà của Thánh Giacôbê" trước lúc quốc gia này tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2011.
Khi tuyên Đức Hồng Y Newman lên bậc chân phước, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ca ngợi mẫu gương một người đặc biệt thích hợp với thời đại chúng ta. Tầm quan trọng của Đức Hồng Y Newman đối với Giáo Hội được nhấn mạnh trong giảng dạy của ngài về sự phát triển của giáo lý, bản chất của giáo dục Công Giáo, và chính ngài là một "nhịp cầu" để hiệp nhất giữa Anh Giáo và Công Giáo.
Giáo Hội nhìn nhận thêm sáu vị thánh mới vào tháng Mười. Nước Úc có vị Thánh đầu tiên là Mary MacKillop, một nữ tu dành trọn cuộc đời mình cho công cuộc giáo dục cho người nghèo của đất nước. Canada cũng đón nhận Thánh André Bessette của Dòng Thánh Giá, một sư huynh đơn giản được biết đến vì những phương pháp chữa trị thần kỳ và hết sức thần bí.
Các tài liệu và giáo huấn
Với việc thành lập Hội đồng Giáo Hoàng về Tái Truyền Giáo tại Giáo triều Roma vào tháng Chín, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã dành ưu tiên cho việc phục hồi đức tin trên khắp thế giới, nhất là trong các nền văn hóa chịu đau đớn dưới ảnh hưởng của thế tục hóa. Đức Thánh Cha bày tỏ khát vọng lớn hơn để Giáo Hội được sống trong "mệnh lệnh truyền giáo" của mình - động lực để công bố Tin Mừng. Ngoài những nhiệm vụ khác, Hội đồng sẽ khám phá những áp dụng thần học và mục vụ của công cuộc Tân Phúc Âm hóa.
Trong cùng tháng, việc công bố Tông Huấn Lời Chúa ("Verbum Domini") đánh dấu một thời điểm quan trọng trong giáo huấn của Giáo Hội về Thánh Kinh và vai trò của Thánh Kinh trong Giáo Hội. "Verbum Domini" sẽ trở thành tiêu chuẩn đọc cùng với Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa ("Dei Verbum") của Công Đồng Vatican II ở các lớp học Thánh Kinh trong các trường đại học và các chủng viện trên khắp thế giới trong nhiều năm tới.
Đặc biệt đáng chú ý là những suy tư của Đức Thánh Cha về vai trò của lectio divina trong đời sống của Giáo Hội. Bốn bước cơ bản - lectio (đọc và tìm hiểu bản văn), meditatio (suy niệm), oratio (cầu nguyện), contemplatio (chiêm niệm) – lên đến cực điểm là hành động (actio) vốn "lay động các tín hữu để đời sống họ trở nên quà tặng cho tha nhân trong tình bác ái". Trong Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa chúng ta tìm được "sự tổng hợp quan trọng nhất" của hoạt động này nơi Giáo Hội, vì Mẹ luôn luôn suy ngẫm về sự phong phú của Lời Chúa trong lòng ("Verbum Domini," số 87).
Đặc biệt, ngài cũng nhấn mạnh đến "nhu cầu to lớn" nơicác thần học gia dấn thân vào việc "tìm tòi sâu xa hơn mối tương quan giữa lời và bí tích trong hoạt động mục vụ của Giáo Hội và trong suy tư thần học" ("Verbum Domini," số 53). Đức Giáo Hoàng cũng trình bày thêm về Hướng Dẫn Giảng Lễ dựa trên danh sách việc phải làm của Giáo Hội ("Verbum Domini," số 60).
Trong thời đại của thuyết tương đối, ngài quay trở về chủ đề mệnh lệnh truyền giáo của Giáo Hội, Giáo Hội không thể im tiếng nói lương tâm khi công bố Ngài: "Chúng ta không thể giữ cho riêng mình các lời có sự sống đời đời từng được ban cho ta nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô: chúng được dự kiến dành cho mọi người, mọi người Nam và mọi người Nữ... Trách nhiệm của chúng ta là phải nhờ ơn Chúa, chuyển giao cho người khác điều chính chúng ta đã tiếp nhận được."(" Verbum Domini, "số 91).
Những tranh cãi và tranh đấu
Năm 2010 không phải không có những chuyện gây tranh cãi. Các vụ bê bối lạm dụng tính dục tiếp tục gây tai họa cho Giáo Hội, nhất là ở Ireland, dẫn đến một loại "khủng bố" từ bên trong và giúp cho kẻ thù của Giáo Hội có chỗ để tấn công. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng đã đương đầu với những tiết lộ đau buồn bằng lời an ủi các nạn nhân, và một mặt nói những lời xin lỗi, mặt khác thay mặt cho Giáo Hội thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm.
Giới truyền thông đã tấn công Đức Thánh Cha mà cao trào là vào tháng Ba, khi New York Times - trong việc đưa ra trường hợp của Cha Lawrence Murphy của Milwaukee - cho rằng họ đã công bố bằng chứng tối hậu nối kết Đức Hồng Y Ratzinger với những vụ bê bối lạm dụng tính dục. Tuy nhiên, mặc dù với những dài dòng của NY Times nhằm bôi nhọ thanh danh của Đức Giáo Hoàng và làm hổ thẹn Giáo Hội, nhưng đã không có liên quan trực tiếp nào dính dáng đến Đức Hồng Y Ratzinger. Thay vào đó, các nhà bình luận Công Giáo vạch trần hoàn toàn những sai phạm và tùy tiện trong đưa tin của NY Times.
Sự trớ trêu đáng buồn trong các cuộc tấn công của giới truyền thông được Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan lưu ý ở nhà thờ Chánh tòa St. Patrick vào Tuần Thánh: "Không ai mạnh mẽ hơn trong việc làm trong sạch Giáo Hội qua tác động của tội ghê tởm này hơn một người mà chúng ta gọi là Bênêđictô XVI".
Vào tháng Mười Một, Đức Thánh Cha đã chống chọi với giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc qua vụ tấn phong giám mục bất hợp pháp. Những năm gần đây, Tòa thánh Vatican và Trung Quốc đã tiến bộ trong quan hệ ngoại giao, bất chấp việc thiếu tự do tôn giáo và các quyền dân sự đối với người dân của đất nước này. Nhưng những diễn biến mới đã làm mối quan hệ này trở nên căng thẳng.
Cuối cùng, một số mối quan hệ công chúng thất bại gắn liền với Đức Giáo Hoàng khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu những thay đổi trong giới truyền thông Vatican có cần thiết. Chẳng hạn, trước khi phát hành quyển Ánh Sáng Thế Gian (do Ignatius Press xuất bản), trong đó ký giả Peter Seewald thuật lại cuộc phỏng vấn Đức Giáo Hoàng, L'Osservatore Romano đã lựa chọn công bố những bình luận mang sắc thái thần học của Đức Giáo Hoàng về giá trị đạo đức trong việc sử dụng bao cao su của gái mại dâm. Tiếp theo đó là những nhầm lẫn và tranh cãi về bản chất của giáo lý về tội lỗi phạm đạo đức của việc ngừa thai, những người Công Giáo trong lĩnh vực quan hệ công chúng dường như cùng lên tiếng: "Có một điều nếu như báo chí thế tục lấy khỏi ngữ cảnh một đoạn trích như thế này chỉ vì lợi ích của một cuộc tấn công giật gân, nhưng nó hoàn toàn khác khi tạp chí chính thức Vatican lại mang đến cuộc tấn công chống Giáo Hội vì thiếu thận trọng".
Sau vụ đáng tiếc, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã làm rõ rằng "Đức Thánh Cha đã không nói về đạo đức trong quan hệ vợ chồng cũng không nói về các quy tắc đạo đức liên quan đến ngừa thai" mà là nói về "trường hợp hoàn toàn khác của tệ nạn mại dâm".
Viễn tượng 2011
Những người Công Giáo hướng mắt dõi theo Rôma có thể trông đợi nhiều thời khắc ý nghĩa trong năm tới. Dưới đây là một số điểm nổi bật:
Vào tháng Ba, quyển "Đức Giêsu thành Nazareth, Phần thứ hai, Tuần Thánh: Từ lúc vào thành Giêrusalem đến khi Phục Sinh" dự kiến sẽ được Ignatius Press phát hành. Đây sẽ là một sự kiện mà báo chí thế tục sẽ không chờ đợi như là một vấn đề gây tranh cãi.
Vào đêm vọng Chúa Nhật Lễ Lá, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ bước qua tuổi 84; ba ngày sau đó, ngài sẽ đánh dấu năm thứ sáu kỷ niệm ngày bắt đầu triều đại giáo hoàng.
Năm tới và xa hơn nữa, Đức Giáo Hoàng sẽ tiếp tục giải thích chiều sâu của giáo huấn về Thánh Kinh trong Tông Huấn Lời Chúa ("Verbum Domini"). Ngoài ra, sự lãnh đạo, vai trò, và công việc của Hội đồng Tòa Thánh về Tái Truyền Giáo sẽ được chú trọng rõ nét hơn.
Và liên quan đến Tái Truyền Giáo, chắc chắn sẽ là chủ đề được trình bày vào tháng Tám. Đức Thánh Cha sẽ chủ trì Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 26, một ngày mà ngài thấy trước "với niềm vui trọng đại". Có thể là "sự kiện" lớn nhất trong nghị trình của Giáo Hội Công Giáo vào năm 2011, Tây Ban Nha sẽ đón Đức Thánh Cha lần thứ hai trong vòng 10 tháng. Ngoài Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha sẽ tông du theo thường lệ trên khắc nước Ý, ngài sẽ trở lại Phi Châu với chuyến thăm Benin. Ngài cũng sẽ đến thăm Croatia và cũng như nước Đức quê hương ngài.
Với những tranh cãi diễn ra trong năm 2010, người Công Giáo có thể thấy một số thay đổi trong cách Vatican xử lý các phương tiện truyền thông và những vấn đề nóng bỏng. Trong khi nhân viên thay đổi hiếm khi là hoạt động mà Vatican thực hiện, các cố vấn Giáo Hoàng có nhiều tiến bộ nhằm ngăn chặn nhầm lẫn và tai tiếng. Họ phải tiếp cận những hiểu biết cần thiết để ngăn chặn các kiểu truyền thông lôi kéo có thể xuất hiện trong suốt triều giáo hoàng của Đức Bênêđictô XVI.
Các tựa đề lớn nhất được đặt đối với tin tức thế tục đưa tin về về Giáo Hội trong năm 2011 có lẽ lại là các vụ bê bối lạm lạm dụng tính dục. Khi Giáo Hội tại Châu Âu bắt đầu tiến trình chữa lành, xu hướng kiện tụng sắp tới có thể gây tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, người Công Giáo Âu Châu có lý do mạnh mẽ để hy vọng là các giám mục của mình có lợi thế là tìm kiếm các kiểu mẫu thành công của Giáo Hội Hoa Kỳ trong cách đối phó với cuộc khủng hoảng trầm trọng này để đảm bảo sự an toàn cho trẻ em. Dữ liệu cho thấy việc tiệt trừ thực sự giáo sĩ lạm dụng ở Hoa Kỳ minh chứng cho nhận xét của Cha Thomas Brundage, JLC, cựu thẩm phán về giáo luật Tổng Giáo phận Milwaukee: "Giáo Hội Công Giáo có lẽ là nơi an toàn nhất cho trẻ em vào thời điểm này trong lịch sử".
Nhưng các tiêu đề tích cực khác có thể bao gồm những phát triển trong việc viếng thăm Vatican của các cộng đoàn tu sĩ Hoa Kỳ, việc xây dựng bản dịch Sách Lễ Rôma mới, và có lẽ là các thông điệp khác. Ngoài ra, tin tức đã được tường trình với tần suất lớn hơn về các giám mục Anh Giáo cùng các tin hữu tiến đến hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo. Đặc biệt với việc thực thi Tông Hiến "Anglicanorum Coetibus" năm 2009 ngày càng gia tăng, những tiêu đề như vậy sẽ trở nên phổ biến trong năm tới.
Bất kể các tiêu đề sẽ như thế nào, thì sứ điệp của Đức Thánh Cha gởi đến giới trẻ của Giáo Hội sẽ vang vọng trong trái tim của tất cả mọi người Công Giáo trong năm này. "Đừng sờn lòng nản chí", ngài đã tuyên bố như thế hồi tháng Tám để gửi tới những người mà ngài hy vọng sẽ gặp ở Tây Ban Nha. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, vị mục tử của chúng ta sẽ mang niềm tin lâu dài và điềm tĩnh khi ngài dẫn dắt Giáo Hội vào Năm Mới. Chúng ta có nhiều lý do để hy vọng.
Dịch từ bài viết của Kevin M. Clarke đăng trên Zenit.org
Tự do Tôn Giáo, Con đường dẫn đến hoà bình
Hà Minh Thảo
18:21 31/12/2010
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân ngày hoà bình thế giới 01.01.2011, mang chủ đề ‘Tự do tôn giáo, con đường dẫn đến hòa bình’ ký ngày 08.12.2010, được giới thiệu với giới truyền thông trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh ngày 16.12.2010 bởi Đức Hồng y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh Công lý và Hòa bình, và Đức Cha Mario Toso SDB, Tổng thư ký.
I. SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH 2011.
1. Sau khi gởi lời chúc mừng Bình An đến mọi người nhân dịp Năm Mới, Đức Thánh Cha lấy làm tiếc vì, năm qua, đã có những cuộc bách hại, kỳ thị về tôn giáo, như vụ khủng bố tại Nhà thờ chính tòa ‘Mẹ Hằng Cứu Giúp’ ở Baghdad, giết 2 linh mục và hơn 50 giáo hữu trong khi dâng Thánh Lễ, ngày 31.10.2010. Tại nhiều miền trên thế giới, người ta không thể tuyên xưng tôn giáo của mình, vì nguy cơ bị mất mạng. Ở những miền khác, có những hình thức âm thầm và tinh vi hơn qua những thành kiến và chống đối các tín hữu và các biểu tượng tôn giáo. Do đó, Đức Thánh Cha mời chúng ta suy tư về ‘Tự do tôn giáo, con đường dẫn đến hòa bình’.
2. Quyền tự do tôn giáo có cội nguồn từ phẩm giá con người, là bản tính siêu việt của con người vì Thiên Chúa đã dựng nên con người nam nữ theo hình ảnh giống Ngài (x. Sáng thế 1,27). Do đó, phẩm giá con người được Thiên Chúa dựng nên chỉ kém thần linh, với quyền thánh thiêng là có một cuộc sống vẹn toàn về phương diện tinh thần. Tự do tôn giáo giúp con người có khả năng tìm kiếm chân lý về Thiên Chúa và về chính mình để kiến tạo một xã hội trần thế công bằng, hòa bình và hạnh phúc. Như vậy, việc bảo vệ tự do tôn giáo trong thế giới đa văn hóa, đa tôn giáo và bị tục hóa ngày nay như một trong những cách thức để bảo vệ hòa bình thế giới.
3. Tự do tôn giáo, nhờ hướng về chân lý và sự thiện, mang lại phẩm giá trọn vẹn cho mỗi người và bảo đảm sự tôn trọng giữa con người với nhau vì ‘luật luân lý buộc mọi người và mọi nhóm xã hội, khi thi hành các quyền của mình, phải để ý tới các quyền của người khác, cũng như tới những nghĩa vụ của mình đối với người khác và công ích của mọi người’. Chúng ta cần phải biết cả hai chiều kích trong con người: chiều kích tôn giáo và chiều kích xã hội. Như thế, không thể chấp nhận chủ trương các tín hữu ‘phải loại bỏ một phần, thí dụ đức tin của mình, để trở thành công dân tốt; không cần phủ nhận Thiên Chúa để có thể hưởng các quyền của mình’.
4. Nếu tự do tôn giáo là con đường dẫn đến hòa bình, thì giáo dục tôn giáo là con đường ưu tiên để giúp giới trẻ có khả năng nhận biết tha nhân là anh chị em của mình, cùng tiến bước và cộng tác để tất cả mọi người và cảm thấy mình là những phần tử sinh động của cùng một gia đình nhân loại mà không ai bị loại khỏi gia đình này.
Gia đình, trường dạy tự do và tôn giáo, xây dựng trên hôn nhân, do sự kết hiệp thân mật và bổ túc giữa người một người nam và một người nữ. Đây là trường học đầu tiên để huấn luyện và làm tăng trưởng con cái về mặt xã hội, văn hóa, luân lý và tinh thần. Chúng phải luôn luôn có thể tìm được nơi cha mẹ những chứng nhân đầu tiên về một cuộc sống hướng tới sự tìm kiếm chân lý và tình thương Thiên Chúa. Cha mẹ phải luôn được tự do và với tinh thần trách nhiệm thông truyền gia sản đức tin, các giá trị và văn hóa của mình cho con cái mà không bị cưỡng bách. Gia đình, tế bào đầu tiên của xã hội loài người, vẫn là môi trường đầu tiên để huấn luyện về những quan hệ hòa hợp ở mọi cấp độ của sự sống chung giữa con người, quốc gia và quốc tế. Đây là con đường phải theo một cách khôn ngoan để xây dựng một xã hội vững chắc và liên đới, để chuẩn bị người trẻ đảm nhận trách nhiệm của họ trong cuộc sống, giữa một xã hội tự do, trong một tinh thần cảm thông và an bình.
5. Khi tự do tôn giáo được nhìn nhận, thì phẩm giá con người được tôn trọng trong căn cội của nó và luân lý cũng như các định chế của các dân tộc được củng cố. Nếu làm trái đi tức xúc phạm đến phẩm giá con người thì công lý và hòa bình bị đe dọa vì trật tự xã hội không được xây dựng dưới ánh sáng của Sự Thật và Sự Thiện Tối Cao. Qui định quốc tế nhìn nhận rằng các quyền về tôn giáo có cùng qui chế như quyền sống và tự do cá nhân, vì đó là các quyền phổ quát và tự nhiên không ai có thể chối bỏ. Tự do tôn giáo không là độc quyền của các tín hữu mà là của mọi người, là một yếu tố không thể thiếu trong một Nhà nước pháp quyền. Tự do này là thước đo để kiểm chứng mức tôn trọng các nhân quyền khác. Đồng thời nó tạo nên tiền đề cần thiết để thực hiện sự phát triển toàn diện con người.
6. Tự do tôn giáo tuy ở trong lãnh vực bản thân, nhưng cũng được thực hiện trong tương quan với tha nhân, vì không có tính chất cộng đoàn thì chỉ là một tự do không đầy đủ. Đặc tính có quan hệ là một yếu tố quyết định của tự do tôn giáo để thúc đẩy cộng đoàn các tín hữu thực thi tình liên đới để mưu cầu công ích. Mỗi người giữ nguyên tính đặc thù của mình và đồng thời được bổ túc để đạt tới sự trọn vẹn, củng cố sự đoàn kết xã hội, sự hội nhập và liên đới. Tự do tôn giáo không chỉ thu hẹp vào việc tự do phụng tự. Không thể phủ nhận là sự đóng góp mà cộng đoàn tôn giáo mang lại cho xã hội. Điều quan trọng là sự đóng góp của tôn giáo về luân lý đạo đức trong lãnh vực chính trị. Một đóng góp giá trị cho sự thăng tiến công ích. Trong viễn tượng này cần lưu ý đến chiều kích tôn giáo của văn hóa, được hình thành qua bao thế kỷ nhờ những đóng góp của tôn giáo về mặt xã hội và nhất là về luân lý đạo đức. Nó không gây nên một sự kỳ thị những người không chia sẻ cùng một tín ngưỡng, trái lại nó củng cố sự đoàn kết xã hội, sự hội nhập và liên đới.
Phủ nhận quyền được tuyên xưng tôn giáo nơi công cộng và chân lý đức tin để nâng đỡ đời sống xã hội sẽ đưa tới những hậu quả tiêu cực cho sự phát triển thực sự. Việc thực thi quyền tự do tôn giáo như con đường dẫn đến hòa bình bao hàm việc nhìn nhận sự hòa hợp cần phải có giữa hai lãnh vực và hình thức cuộc sống: riêng tư và công cộng, cá nhân và cộng đoàn. Một tín hữu Công giáo không phải chỉ là một chủ thể có quyền tự do tôn giáo, nhưng còn là thành phần của một tập thể, nên khi tùng phục tập thể ấy không phải là mất tự do. Đây là sự trung thành với tập thể và chính là sự phát triển tự do.
7. Sự lợi dụng tự do tôn giáo vì những lợi lộc, như chiếm hữu tài nguyên hay duy trì quyền bính cho một phe nhóm, tạo nên những tai hại lớn cho xã hội. Sự cuồng tín hoặc hành động trái với phẩm giá con người không bao giờ có thể biện minh được và càng không thể nhân danh tôn giáo. Vì thế, các quốc gia và các cộng đồng con người không bao giờ được quên rằng tự do tôn giáo là điều kiện để tìm kiếm sự thật và không thể bị áp đặt sự thật bằng bạo lực nhưng bằng ‘sức mạnh của chính sự thật’. Theo ý nghĩa đó, tôn giáo là sức mạnh tích cực và là động lực thúc đẩy xây dựng xã hội dân sự và chính trị. Trong xã hội hoàn cầu hóa, Kitô hữu cần góp phần vào công trình cho công lý, cho sự phát triển toàn diện con người và cho trật tự đúng đắn của các thực tại con người. Sự loại trừ tôn giáo ra khỏi lãnh vực công cộng thì khó hướng xã hội về những nguyên tắc luân lý đạo đức và khó thiết lập các trật tự quốc gia và quốc tế trong đó các quyền và tự do cơ bản được nhìn nhận và thực thi, như mục tiêu của tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948. Tuy nhiên, các mục tiêu ấy không được tôn trọng đầy đủ.
8. Sự lên án mọi hình thức cuồng tín và tôn giáo cực đoan cũng cần phải chống lại mọi hình thức thù nghịch chống lại tôn giáo, chúng giới hạn vai trò công cộng của các tín hữu trong đời sống dân sự và chính trị. Xã hội nào muốn dùng bạo lực để áp đặt hay phủ nhận tôn giáo là một xã hội bất công đối với con người và Thiên Chúa, và đối với cả chính mình. Xã hội không thể thiết lập các luật lệ và định chế mà không lưu ý tới niềm tin tôn giáo của các công dân.
9. Sự tôn trọng chiều kích công cộng của tôn giáo phải đi kèm với niềm tôn trọng đặc tính đời tích cực của các tổ chức quốc gia. Với mục đích đó, một điều cơ bản là phải thiết lập sự đối thoại lành mạnh giữa các tổ chức dân sự và tôn giáo để phát triển toàn diện con người và sự hòa hợp xã hội.
10. Thế giới hoàn cầu hóa tạo cho xã hội ngày càng thêm đa chủng tộc và đa tôn giáo. Các tôn giáo lớn có thể là một yếu tố quan trọng giúp đoàn kết và mang lại hòa bình cho gia đình nhân loại. Từ những xác tín tôn giáo của mình và tìm kiếm công ích hợp lý, tín đồ các tôn giáo được mời sống dấn thân với tinh thần trách nhiệm trong một bối cảnh tự do tôn giáo. Giữa các nền văn hóa tôn giáo khác nhau, cần loại bỏ những gì trái ngược phẩm giá người nam và người nữ, và đối lại, cần phải đón nhận tất cả những gì là tích cực cho sự sống chung dân sự như một kho tàng quí giá về một ‘cuộc sống tốt đẹp’.
11. Đối với Giáo hội, việc đối thoại giữa tín đồ các tôn giáo khác nhau là một điều kiện quan trọng để cộng tác với tất cả các cộng đoàn tôn giáo hầu mưu cầu công ích. Giáo hội cũng không loại bỏ những gì là chân thật và thánh thiêng trong các tôn giáo khác. Thực vậy, Giáo hội loan báo và bó buộc phải loan báo Đức Kitô ‘là đường, là sự thật và là sự sống’ (Ga 14,6). Điều này không loại bỏ đối thoại và sự cùng nhau tìm kiếm sự thật trong các lãnh vực sinh tử, như một câu nói thường được thánh Tômasô Aquinô sử dụng ‘Mọi chân lý, bất kỳ do ai nói lên, đều đến từ Thánh Linh’.
12. Chính trị và ngoại giao phải nhìn gia sản luân lý và tinh thần do các tôn giáo lớn trên thế giới mang lại để công nhận và khẳng định chân lý, các nguyên tắc và các giá trị phổ quát của phẩm giá con người. Trong thực hành, thăng tiến sự thật luân lý trong giới chính trị và ngoại giao có nghĩa là hành động theo tinh thần trách nhiệm từ nhận thức khách quan và đầy đủ về các sự kiện, tức là giải tỏa các ý thức hệ chính trị đảo lộn chân lý và phẩm giá con người, và muốn cổ võ các giá trị giả tạo dưới chiêu bài hòa bình, phát triển và bảo vệ các quyền con người và tạo điều kiện thuận tiện cho sự dấn thân liên lỷ để thiết lập các luật lệ tích cực dựa trên các nguyên tắc của luật tự nhiên như phê chuẩn trong Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945.
13. Con người cần Thiên Chúa, những giá trị luân lý đạo đức và tinh thần. Tôn giáo giúp chúng ta tìm kiếm các giá trị ấy để xây dựng một trật tự xã hội công chính và hòa bình, trên bình diện quốc gia và quốc tế.
Hòa bình là một hồng ân của Thiên Chúa và là một tiến trình cần phải thực hiện, dù không bao giờ hoàn tất trọn vẹn. Một xã hội biết hòa giải với Thiên Chúa thì gần gũi với hòa bình hơn, và hòa bình không phải chỉ là vắng bóng chiến tranh, không chỉ là thành quả của sự thống trị kinh tế hoặc chính trị và càng không phải là kết quả của những gian xảo lừa đảo hoặc những lèo lái khéo léo. Trái lại, hòa bình là kết quả của một tiến trình thanh tẩy và nâng cao văn hóa, luân lý và tinh thần của mỗi người và mỗi dân tộc, trong đó phẩm giá con người được hoàn toàn tôn trọng.
Đức Thánh Cha mời chúng ta xây dựng hòa bình bằng lắng nghe tiếng nói trong nội tâm để tìm thấy nơi Thiên Chúa điểm tham chiếu vững bền hầu đạt tới tự do chân chính, sức mạnh vô tận để định hướng thế giới với một tinh thần mới mẻ, có khả năng không tái phạm những lỗi lầm quá khứ. ‘Trước tiên cần mang lại cho hòa bình những vũ khí khác, không phải những vũ khí nhắm giết hại và tàn sát nhân loại. Nhất là cần những võ khí tinh thần, mang lại sức mạnh và uy tín cho công pháp quốc tế; trước tiên là tuân giữ các hiệp ước’. Tự do tôn giáo đề cao giá trị và làm cho những phẩm tính và tiềm năng sâu xa nhất của con người được kết quả, có khả năng thay đổi và cải tiến thế giới.
I. SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH 2011.
1. Sau khi gởi lời chúc mừng Bình An đến mọi người nhân dịp Năm Mới, Đức Thánh Cha lấy làm tiếc vì, năm qua, đã có những cuộc bách hại, kỳ thị về tôn giáo, như vụ khủng bố tại Nhà thờ chính tòa ‘Mẹ Hằng Cứu Giúp’ ở Baghdad, giết 2 linh mục và hơn 50 giáo hữu trong khi dâng Thánh Lễ, ngày 31.10.2010. Tại nhiều miền trên thế giới, người ta không thể tuyên xưng tôn giáo của mình, vì nguy cơ bị mất mạng. Ở những miền khác, có những hình thức âm thầm và tinh vi hơn qua những thành kiến và chống đối các tín hữu và các biểu tượng tôn giáo. Do đó, Đức Thánh Cha mời chúng ta suy tư về ‘Tự do tôn giáo, con đường dẫn đến hòa bình’.
2. Quyền tự do tôn giáo có cội nguồn từ phẩm giá con người, là bản tính siêu việt của con người vì Thiên Chúa đã dựng nên con người nam nữ theo hình ảnh giống Ngài (x. Sáng thế 1,27). Do đó, phẩm giá con người được Thiên Chúa dựng nên chỉ kém thần linh, với quyền thánh thiêng là có một cuộc sống vẹn toàn về phương diện tinh thần. Tự do tôn giáo giúp con người có khả năng tìm kiếm chân lý về Thiên Chúa và về chính mình để kiến tạo một xã hội trần thế công bằng, hòa bình và hạnh phúc. Như vậy, việc bảo vệ tự do tôn giáo trong thế giới đa văn hóa, đa tôn giáo và bị tục hóa ngày nay như một trong những cách thức để bảo vệ hòa bình thế giới.
3. Tự do tôn giáo, nhờ hướng về chân lý và sự thiện, mang lại phẩm giá trọn vẹn cho mỗi người và bảo đảm sự tôn trọng giữa con người với nhau vì ‘luật luân lý buộc mọi người và mọi nhóm xã hội, khi thi hành các quyền của mình, phải để ý tới các quyền của người khác, cũng như tới những nghĩa vụ của mình đối với người khác và công ích của mọi người’. Chúng ta cần phải biết cả hai chiều kích trong con người: chiều kích tôn giáo và chiều kích xã hội. Như thế, không thể chấp nhận chủ trương các tín hữu ‘phải loại bỏ một phần, thí dụ đức tin của mình, để trở thành công dân tốt; không cần phủ nhận Thiên Chúa để có thể hưởng các quyền của mình’.
4. Nếu tự do tôn giáo là con đường dẫn đến hòa bình, thì giáo dục tôn giáo là con đường ưu tiên để giúp giới trẻ có khả năng nhận biết tha nhân là anh chị em của mình, cùng tiến bước và cộng tác để tất cả mọi người và cảm thấy mình là những phần tử sinh động của cùng một gia đình nhân loại mà không ai bị loại khỏi gia đình này.
Gia đình, trường dạy tự do và tôn giáo, xây dựng trên hôn nhân, do sự kết hiệp thân mật và bổ túc giữa người một người nam và một người nữ. Đây là trường học đầu tiên để huấn luyện và làm tăng trưởng con cái về mặt xã hội, văn hóa, luân lý và tinh thần. Chúng phải luôn luôn có thể tìm được nơi cha mẹ những chứng nhân đầu tiên về một cuộc sống hướng tới sự tìm kiếm chân lý và tình thương Thiên Chúa. Cha mẹ phải luôn được tự do và với tinh thần trách nhiệm thông truyền gia sản đức tin, các giá trị và văn hóa của mình cho con cái mà không bị cưỡng bách. Gia đình, tế bào đầu tiên của xã hội loài người, vẫn là môi trường đầu tiên để huấn luyện về những quan hệ hòa hợp ở mọi cấp độ của sự sống chung giữa con người, quốc gia và quốc tế. Đây là con đường phải theo một cách khôn ngoan để xây dựng một xã hội vững chắc và liên đới, để chuẩn bị người trẻ đảm nhận trách nhiệm của họ trong cuộc sống, giữa một xã hội tự do, trong một tinh thần cảm thông và an bình.
5. Khi tự do tôn giáo được nhìn nhận, thì phẩm giá con người được tôn trọng trong căn cội của nó và luân lý cũng như các định chế của các dân tộc được củng cố. Nếu làm trái đi tức xúc phạm đến phẩm giá con người thì công lý và hòa bình bị đe dọa vì trật tự xã hội không được xây dựng dưới ánh sáng của Sự Thật và Sự Thiện Tối Cao. Qui định quốc tế nhìn nhận rằng các quyền về tôn giáo có cùng qui chế như quyền sống và tự do cá nhân, vì đó là các quyền phổ quát và tự nhiên không ai có thể chối bỏ. Tự do tôn giáo không là độc quyền của các tín hữu mà là của mọi người, là một yếu tố không thể thiếu trong một Nhà nước pháp quyền. Tự do này là thước đo để kiểm chứng mức tôn trọng các nhân quyền khác. Đồng thời nó tạo nên tiền đề cần thiết để thực hiện sự phát triển toàn diện con người.
6. Tự do tôn giáo tuy ở trong lãnh vực bản thân, nhưng cũng được thực hiện trong tương quan với tha nhân, vì không có tính chất cộng đoàn thì chỉ là một tự do không đầy đủ. Đặc tính có quan hệ là một yếu tố quyết định của tự do tôn giáo để thúc đẩy cộng đoàn các tín hữu thực thi tình liên đới để mưu cầu công ích. Mỗi người giữ nguyên tính đặc thù của mình và đồng thời được bổ túc để đạt tới sự trọn vẹn, củng cố sự đoàn kết xã hội, sự hội nhập và liên đới. Tự do tôn giáo không chỉ thu hẹp vào việc tự do phụng tự. Không thể phủ nhận là sự đóng góp mà cộng đoàn tôn giáo mang lại cho xã hội. Điều quan trọng là sự đóng góp của tôn giáo về luân lý đạo đức trong lãnh vực chính trị. Một đóng góp giá trị cho sự thăng tiến công ích. Trong viễn tượng này cần lưu ý đến chiều kích tôn giáo của văn hóa, được hình thành qua bao thế kỷ nhờ những đóng góp của tôn giáo về mặt xã hội và nhất là về luân lý đạo đức. Nó không gây nên một sự kỳ thị những người không chia sẻ cùng một tín ngưỡng, trái lại nó củng cố sự đoàn kết xã hội, sự hội nhập và liên đới.
Phủ nhận quyền được tuyên xưng tôn giáo nơi công cộng và chân lý đức tin để nâng đỡ đời sống xã hội sẽ đưa tới những hậu quả tiêu cực cho sự phát triển thực sự. Việc thực thi quyền tự do tôn giáo như con đường dẫn đến hòa bình bao hàm việc nhìn nhận sự hòa hợp cần phải có giữa hai lãnh vực và hình thức cuộc sống: riêng tư và công cộng, cá nhân và cộng đoàn. Một tín hữu Công giáo không phải chỉ là một chủ thể có quyền tự do tôn giáo, nhưng còn là thành phần của một tập thể, nên khi tùng phục tập thể ấy không phải là mất tự do. Đây là sự trung thành với tập thể và chính là sự phát triển tự do.
7. Sự lợi dụng tự do tôn giáo vì những lợi lộc, như chiếm hữu tài nguyên hay duy trì quyền bính cho một phe nhóm, tạo nên những tai hại lớn cho xã hội. Sự cuồng tín hoặc hành động trái với phẩm giá con người không bao giờ có thể biện minh được và càng không thể nhân danh tôn giáo. Vì thế, các quốc gia và các cộng đồng con người không bao giờ được quên rằng tự do tôn giáo là điều kiện để tìm kiếm sự thật và không thể bị áp đặt sự thật bằng bạo lực nhưng bằng ‘sức mạnh của chính sự thật’. Theo ý nghĩa đó, tôn giáo là sức mạnh tích cực và là động lực thúc đẩy xây dựng xã hội dân sự và chính trị. Trong xã hội hoàn cầu hóa, Kitô hữu cần góp phần vào công trình cho công lý, cho sự phát triển toàn diện con người và cho trật tự đúng đắn của các thực tại con người. Sự loại trừ tôn giáo ra khỏi lãnh vực công cộng thì khó hướng xã hội về những nguyên tắc luân lý đạo đức và khó thiết lập các trật tự quốc gia và quốc tế trong đó các quyền và tự do cơ bản được nhìn nhận và thực thi, như mục tiêu của tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948. Tuy nhiên, các mục tiêu ấy không được tôn trọng đầy đủ.
8. Sự lên án mọi hình thức cuồng tín và tôn giáo cực đoan cũng cần phải chống lại mọi hình thức thù nghịch chống lại tôn giáo, chúng giới hạn vai trò công cộng của các tín hữu trong đời sống dân sự và chính trị. Xã hội nào muốn dùng bạo lực để áp đặt hay phủ nhận tôn giáo là một xã hội bất công đối với con người và Thiên Chúa, và đối với cả chính mình. Xã hội không thể thiết lập các luật lệ và định chế mà không lưu ý tới niềm tin tôn giáo của các công dân.
9. Sự tôn trọng chiều kích công cộng của tôn giáo phải đi kèm với niềm tôn trọng đặc tính đời tích cực của các tổ chức quốc gia. Với mục đích đó, một điều cơ bản là phải thiết lập sự đối thoại lành mạnh giữa các tổ chức dân sự và tôn giáo để phát triển toàn diện con người và sự hòa hợp xã hội.
10. Thế giới hoàn cầu hóa tạo cho xã hội ngày càng thêm đa chủng tộc và đa tôn giáo. Các tôn giáo lớn có thể là một yếu tố quan trọng giúp đoàn kết và mang lại hòa bình cho gia đình nhân loại. Từ những xác tín tôn giáo của mình và tìm kiếm công ích hợp lý, tín đồ các tôn giáo được mời sống dấn thân với tinh thần trách nhiệm trong một bối cảnh tự do tôn giáo. Giữa các nền văn hóa tôn giáo khác nhau, cần loại bỏ những gì trái ngược phẩm giá người nam và người nữ, và đối lại, cần phải đón nhận tất cả những gì là tích cực cho sự sống chung dân sự như một kho tàng quí giá về một ‘cuộc sống tốt đẹp’.
11. Đối với Giáo hội, việc đối thoại giữa tín đồ các tôn giáo khác nhau là một điều kiện quan trọng để cộng tác với tất cả các cộng đoàn tôn giáo hầu mưu cầu công ích. Giáo hội cũng không loại bỏ những gì là chân thật và thánh thiêng trong các tôn giáo khác. Thực vậy, Giáo hội loan báo và bó buộc phải loan báo Đức Kitô ‘là đường, là sự thật và là sự sống’ (Ga 14,6). Điều này không loại bỏ đối thoại và sự cùng nhau tìm kiếm sự thật trong các lãnh vực sinh tử, như một câu nói thường được thánh Tômasô Aquinô sử dụng ‘Mọi chân lý, bất kỳ do ai nói lên, đều đến từ Thánh Linh’.
12. Chính trị và ngoại giao phải nhìn gia sản luân lý và tinh thần do các tôn giáo lớn trên thế giới mang lại để công nhận và khẳng định chân lý, các nguyên tắc và các giá trị phổ quát của phẩm giá con người. Trong thực hành, thăng tiến sự thật luân lý trong giới chính trị và ngoại giao có nghĩa là hành động theo tinh thần trách nhiệm từ nhận thức khách quan và đầy đủ về các sự kiện, tức là giải tỏa các ý thức hệ chính trị đảo lộn chân lý và phẩm giá con người, và muốn cổ võ các giá trị giả tạo dưới chiêu bài hòa bình, phát triển và bảo vệ các quyền con người và tạo điều kiện thuận tiện cho sự dấn thân liên lỷ để thiết lập các luật lệ tích cực dựa trên các nguyên tắc của luật tự nhiên như phê chuẩn trong Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945.
13. Con người cần Thiên Chúa, những giá trị luân lý đạo đức và tinh thần. Tôn giáo giúp chúng ta tìm kiếm các giá trị ấy để xây dựng một trật tự xã hội công chính và hòa bình, trên bình diện quốc gia và quốc tế.
Hòa bình là một hồng ân của Thiên Chúa và là một tiến trình cần phải thực hiện, dù không bao giờ hoàn tất trọn vẹn. Một xã hội biết hòa giải với Thiên Chúa thì gần gũi với hòa bình hơn, và hòa bình không phải chỉ là vắng bóng chiến tranh, không chỉ là thành quả của sự thống trị kinh tế hoặc chính trị và càng không phải là kết quả của những gian xảo lừa đảo hoặc những lèo lái khéo léo. Trái lại, hòa bình là kết quả của một tiến trình thanh tẩy và nâng cao văn hóa, luân lý và tinh thần của mỗi người và mỗi dân tộc, trong đó phẩm giá con người được hoàn toàn tôn trọng.
Đức Thánh Cha mời chúng ta xây dựng hòa bình bằng lắng nghe tiếng nói trong nội tâm để tìm thấy nơi Thiên Chúa điểm tham chiếu vững bền hầu đạt tới tự do chân chính, sức mạnh vô tận để định hướng thế giới với một tinh thần mới mẻ, có khả năng không tái phạm những lỗi lầm quá khứ. ‘Trước tiên cần mang lại cho hòa bình những vũ khí khác, không phải những vũ khí nhắm giết hại và tàn sát nhân loại. Nhất là cần những võ khí tinh thần, mang lại sức mạnh và uy tín cho công pháp quốc tế; trước tiên là tuân giữ các hiệp ước’. Tự do tôn giáo đề cao giá trị và làm cho những phẩm tính và tiềm năng sâu xa nhất của con người được kết quả, có khả năng thay đổi và cải tiến thế giới.
Top Stories
Taiwan: Le 1er janvier 2011, les cloches des églises sonneront à toute volée pour le centième anniversaire de la République de Chine
Eglises d'Asie
09:23 31/12/2010
En réponse à une invitation du ministère de l’Intérieur, les cloches des églises catholiques sonneront à toute volée durant 1 minute et 40 secondes (100 secondes) le samedi 1er janvier à 10h00 pour marquer le centième anniversaire de la fondation de la République de Chine. Ce même jour, à la même heure, les cloches et les tambours des lieux de culte des autres religions présentes à Taiwan sonneront. ..
... de la même manière afin de commémorer la proclamation, il y a un siècle, par Sun Yat-sen de la République de Chine, avec pour capitale provisoire Nankin, événement qui mit fin au règne de la dynastie mandchoue des Qing (1644-1912).
Le P. Otfried Chan, secrétaire général de la Conférence épiscopale régionale chinoise (dénomination officielle de la conférence des évêques catholiques de Taiwan), précise qu’au moins 100 églises catholiques à travers le pays ainsi que plusieurs institutions catholiques appartenant aux sept diocèses qui forment l’Eglise à Taiwan feront résonner leurs cloches durant 100 secondes le jour de l’An. Pour les lieux de culte qui ne disposent pas de cloches, la conférence des évêques met à disposition un enregistrement de sonnerie de cloches diffusable par haut-parleurs (1). Pour la messe célébrée ce samedi, qui, dans le calendrier liturgique catholique, correspond à la solennité de la Marie, Mère de Dieu, des intentions de prières particulières sont proposées « afin de prier pour le pays », précise le P. Chan à l’agence Ucanews (2).
Dans l’archidiocèse de Taipei, le curé de la cathédrale, consacrée à l’Immaculée-Conception, ainsi que les responsables de l’université catholique Fu Jen ont annoncé que leurs cloches seront bien sonnées à l’heure dite, 10h00 marquant aussi le début de la messe qui sera dite à l’intention du pays. De son côté, la rédaction de la section chinoise de Radio Veritas Asia a fait savoir que les 100 secondes de sonnerie de cloches seront diffusées sur les ondes à 5 heures du matin puis à 18h00.
Pour les responsables de l’Eglise catholique à Taiwan, dans un pays où la communauté catholique réunit 1,5 % de la population, ces 100 secondes de cloche sont la réponse à l’appel exprimé par les autorités taïwanaises pour célébrer le centième anniversaire de la République. Le 28 décembre dernier, Mgr John Hung Shan-chuan, archevêque de Taipei, figurait aux côtés des autres responsables religieux de l’île lors de la conférence de presse donnée par le ministre de l’Intérieur Jiang Yi-huah pour annoncer l’association des religions à l’anniversaire. Le gouvernement encourage tous les Taïwanais « à prier ensemble pour notre planète, notre Taiwan, nos proches et nos amis ainsi que pour nous-mêmes », a déclaré le ministre, qui, peut-on souligner ici, a pris soin d’utiliser le mot « Taiwan » plutôt que « pays » ou « Chine ». Dans le contexte actuel de resserrement des liens entre Taipei et Pékin, le gouvernement taïwanais prend soin d’utiliser un vocabulaire aussi neutre que possible, à même de ne froisser ni Pékin, ni les partisans taïwanais de l’indépendance.
Du côté des autres religions, la réponse à l’invitation du gouvernement a été semblable à celle de l’Eglise catholique. Les dirigeants des différentes dénominations protestantes de l’île, qui réunissent environ 2 % de la population, ont appelé leurs fidèles à prendre part dans leurs temples à la commémoration. Quant aux associations bouddhiques, elles ont fait savoir que, dans 1 752 temples et sanctuaires à travers l’île, les cloches et les tambours retentiront à 10h00, le 1er janvier.
En 2011, le centenaire de la fondation de la République sera commémoré tout au long de l’année, les célébrations culminant le 10 octobre, jour de la fête nationale à Taiwan. De l’autre côté du détroit, en République populaire de Chine, les célébrations iront également bon train, la chute du système impérial qui gouvernait la Chine depuis des millénaires et l’avènement de la république figurant en bonne place dans l’historiographie officielle.
Connue des Chinois sous le nom de Révolution Xinhai (Hsinhai), la révolution de 1911 a commencé dans une caserne de Wuchang, un quartier de Wuhan, lorsque, le 10 octobre 1911, des soldats de l’armée du Hubei s’insurgèrent et déclenchèrent un soulèvement armé. Elle s’achèva le 12 février 1912, avec l’abdication de l’empereur Puyi. Entre ces deux dates, Sun Yat-sen avait proclamé, le 1er janvier 1912, la République de Chine, lui-même assumant la charge de président provisoire. Suivirent des années mouvementées, rapidement dominées par la rivalité entre le Kouomintang et le Parti communiste chinois. Après la fin de la seconde guerre mondiale, la guerre civile aboutit à la prise du pouvoir par les communistes et la proclamation, le 1er octobre 1949 à Pékin, de la République populaire de Chine. Chiang Kai-shek et les nationalistes du Kouomintang se replièrent à Taiwan sous la bannière du gouvernement de la République de Chine, toujours en place à Taipei.
(1) On pourra entendre cet enregistrement via le lien ci-après: http://www.catholic.org.tw/catholic/100years/Bell-100seconds.mp3
Voir aussi la vidéo réalisée par le ministère taïwanais de l’Intérieur pour présenter l’association des religions au centième anniversaire de la fondation de la République de Chine: http://www.youtube.com/watch?v=F8mj3-CGSu0&feature=player_embedded
(2) Ucanews, 31 décembre 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 31 décembre 2010)
... de la même manière afin de commémorer la proclamation, il y a un siècle, par Sun Yat-sen de la République de Chine, avec pour capitale provisoire Nankin, événement qui mit fin au règne de la dynastie mandchoue des Qing (1644-1912).
Le P. Otfried Chan, secrétaire général de la Conférence épiscopale régionale chinoise (dénomination officielle de la conférence des évêques catholiques de Taiwan), précise qu’au moins 100 églises catholiques à travers le pays ainsi que plusieurs institutions catholiques appartenant aux sept diocèses qui forment l’Eglise à Taiwan feront résonner leurs cloches durant 100 secondes le jour de l’An. Pour les lieux de culte qui ne disposent pas de cloches, la conférence des évêques met à disposition un enregistrement de sonnerie de cloches diffusable par haut-parleurs (1). Pour la messe célébrée ce samedi, qui, dans le calendrier liturgique catholique, correspond à la solennité de la Marie, Mère de Dieu, des intentions de prières particulières sont proposées « afin de prier pour le pays », précise le P. Chan à l’agence Ucanews (2).
Dans l’archidiocèse de Taipei, le curé de la cathédrale, consacrée à l’Immaculée-Conception, ainsi que les responsables de l’université catholique Fu Jen ont annoncé que leurs cloches seront bien sonnées à l’heure dite, 10h00 marquant aussi le début de la messe qui sera dite à l’intention du pays. De son côté, la rédaction de la section chinoise de Radio Veritas Asia a fait savoir que les 100 secondes de sonnerie de cloches seront diffusées sur les ondes à 5 heures du matin puis à 18h00.
Pour les responsables de l’Eglise catholique à Taiwan, dans un pays où la communauté catholique réunit 1,5 % de la population, ces 100 secondes de cloche sont la réponse à l’appel exprimé par les autorités taïwanaises pour célébrer le centième anniversaire de la République. Le 28 décembre dernier, Mgr John Hung Shan-chuan, archevêque de Taipei, figurait aux côtés des autres responsables religieux de l’île lors de la conférence de presse donnée par le ministre de l’Intérieur Jiang Yi-huah pour annoncer l’association des religions à l’anniversaire. Le gouvernement encourage tous les Taïwanais « à prier ensemble pour notre planète, notre Taiwan, nos proches et nos amis ainsi que pour nous-mêmes », a déclaré le ministre, qui, peut-on souligner ici, a pris soin d’utiliser le mot « Taiwan » plutôt que « pays » ou « Chine ». Dans le contexte actuel de resserrement des liens entre Taipei et Pékin, le gouvernement taïwanais prend soin d’utiliser un vocabulaire aussi neutre que possible, à même de ne froisser ni Pékin, ni les partisans taïwanais de l’indépendance.
Du côté des autres religions, la réponse à l’invitation du gouvernement a été semblable à celle de l’Eglise catholique. Les dirigeants des différentes dénominations protestantes de l’île, qui réunissent environ 2 % de la population, ont appelé leurs fidèles à prendre part dans leurs temples à la commémoration. Quant aux associations bouddhiques, elles ont fait savoir que, dans 1 752 temples et sanctuaires à travers l’île, les cloches et les tambours retentiront à 10h00, le 1er janvier.
En 2011, le centenaire de la fondation de la République sera commémoré tout au long de l’année, les célébrations culminant le 10 octobre, jour de la fête nationale à Taiwan. De l’autre côté du détroit, en République populaire de Chine, les célébrations iront également bon train, la chute du système impérial qui gouvernait la Chine depuis des millénaires et l’avènement de la république figurant en bonne place dans l’historiographie officielle.
Connue des Chinois sous le nom de Révolution Xinhai (Hsinhai), la révolution de 1911 a commencé dans une caserne de Wuchang, un quartier de Wuhan, lorsque, le 10 octobre 1911, des soldats de l’armée du Hubei s’insurgèrent et déclenchèrent un soulèvement armé. Elle s’achèva le 12 février 1912, avec l’abdication de l’empereur Puyi. Entre ces deux dates, Sun Yat-sen avait proclamé, le 1er janvier 1912, la République de Chine, lui-même assumant la charge de président provisoire. Suivirent des années mouvementées, rapidement dominées par la rivalité entre le Kouomintang et le Parti communiste chinois. Après la fin de la seconde guerre mondiale, la guerre civile aboutit à la prise du pouvoir par les communistes et la proclamation, le 1er octobre 1949 à Pékin, de la République populaire de Chine. Chiang Kai-shek et les nationalistes du Kouomintang se replièrent à Taiwan sous la bannière du gouvernement de la République de Chine, toujours en place à Taipei.
(1) On pourra entendre cet enregistrement via le lien ci-après: http://www.catholic.org.tw/catholic/100years/Bell-100seconds.mp3
Voir aussi la vidéo réalisée par le ministère taïwanais de l’Intérieur pour présenter l’association des religions au centième anniversaire de la fondation de la République de Chine: http://www.youtube.com/watch?v=F8mj3-CGSu0&feature=player_embedded
(2) Ucanews, 31 décembre 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 31 décembre 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Emmanuel với Cộng Đoàn Odense Đan Mạch
Ngô Văn Thông
08:44 31/12/2010
DANMARK - Năm nay tại Đan Mạch Mùa Tuyết rơi đến sớm hơn mọi năm; tháng Mười Một tuyết đã rơi trắng khắp nơi, báo hiệu một Mùa Giáng Sinh trắng. Cũng có những năm Lễ Giáng Sinh không có tuyết, những người đi Lễ đêm nhớ những hoa tuyết rơi nhẹ trên bờ vai, mái tóc hoặc điểm trắng trên những chiếc áo khoác trông thật đẹp mắt.
Cũng như mọi năm, Cộng Đoàn Odense năm nay được sự chấp thuận của linh mục tuyên úy Nguyễn Ngọc Tuyến, Ban Điều Hành đã mời linh mục Lê Phước Hùng từ Vương quốc Anh sang lo Tĩnh Tâm và dâng Lễ cho Cộng Đoàn vào ngày 25 Giáng Sinh.
Mời xem hình ảnh
Từ sáng sớm Mùa Đông, trời chưa sáng hẳn, tuyết rơi đầy trời, toàn Ban tổ chức đã lên đường đến điểm hẹn đẻ kẻ vác người khiêng những thứ cần cho ngày lễ hôm nay, chuẩn bị cho kịp Lễ vào lúc 13.00 giờ. Riêng phần ẫm thực đã chuẫn bị từ mấy ngày trước. Ban tổ chức chỉ có mấy giờ buổi sáng mà phải hòan tất một khối lớn công việc từ khâu trang trí cho đến sữa soạn. Nhưng có được nhiều người phụ vào nên cũng vừa kịp thời gian.
Vì trời tuyết lạnh nên giáo dân dến sớm. Lối vào và bãi đậu xe tuyết phủ dày, xe di chuyển rất khó khăn. Mặc dù vậy giáo dân vãn đến thật đông ngoài sự mong đợi của Ban Tổ Chức. Hơn 13.00 giờ, Ca đoàn hùng hậu Hiễn Linh cất tiếng hát bài ca Nhập lễ, Linh mục chủ tế và đoàn rước tiến về Bàn Thánh, bắt đầu Đại Lễ mừng Chúa Giáng Sinh 2010. Trong phần chia sẻ lời Chúa linh mục chủ tế đã quãng diễn ý nghĩa của từ Emmanuel làm cho Cộng đoàn hiểu thấu ý nghĩa ” Con người hèn mọn, nhỏ bé, tội lỗi được Ngôi Hai Thiên Chúa từ trời cao xuống ở cùng”. Thật tuyệt vời khôn tả !
Sau Lễ, ông Hoàng Văn Minh, trưỡng Ban Điều Hành nói lời cám ơn đến linh mục chủ tế, quan khách ngoài Công Giáo và Cộng Đoàn đã đóng góp bằng mọi hình thức để cho đại lễ Giáng Sinh năm nay mang tính cách đoàn kết, yêu thương. Ông thông báo thêm về tiệc liên hoan…
Phần văn nghệ năm nay do ông Trần văn Trí dẫn chương trình gồm có phần phát qùa cho các em học Giáo lý, các em giúp Lễ, Ông Già Noel, xổ số, văn nghệ do Ca Đoàn, lớp Giáo Lý, anh Nguyễn Hải Trường, Linh mục Samuel phó xứ, linh Mục Lê Phườc Hùng …. trình diễn thật vui nhộn và đầy ý nhĩa.
Lạy Chúa! Trời đã xuống thấp, Đất được nâng lên, Ơn Giao Hòa xin ở Mãi với chúng con!
Cũng như mọi năm, Cộng Đoàn Odense năm nay được sự chấp thuận của linh mục tuyên úy Nguyễn Ngọc Tuyến, Ban Điều Hành đã mời linh mục Lê Phước Hùng từ Vương quốc Anh sang lo Tĩnh Tâm và dâng Lễ cho Cộng Đoàn vào ngày 25 Giáng Sinh.
Mời xem hình ảnh
Từ sáng sớm Mùa Đông, trời chưa sáng hẳn, tuyết rơi đầy trời, toàn Ban tổ chức đã lên đường đến điểm hẹn đẻ kẻ vác người khiêng những thứ cần cho ngày lễ hôm nay, chuẩn bị cho kịp Lễ vào lúc 13.00 giờ. Riêng phần ẫm thực đã chuẫn bị từ mấy ngày trước. Ban tổ chức chỉ có mấy giờ buổi sáng mà phải hòan tất một khối lớn công việc từ khâu trang trí cho đến sữa soạn. Nhưng có được nhiều người phụ vào nên cũng vừa kịp thời gian.
Vì trời tuyết lạnh nên giáo dân dến sớm. Lối vào và bãi đậu xe tuyết phủ dày, xe di chuyển rất khó khăn. Mặc dù vậy giáo dân vãn đến thật đông ngoài sự mong đợi của Ban Tổ Chức. Hơn 13.00 giờ, Ca đoàn hùng hậu Hiễn Linh cất tiếng hát bài ca Nhập lễ, Linh mục chủ tế và đoàn rước tiến về Bàn Thánh, bắt đầu Đại Lễ mừng Chúa Giáng Sinh 2010. Trong phần chia sẻ lời Chúa linh mục chủ tế đã quãng diễn ý nghĩa của từ Emmanuel làm cho Cộng đoàn hiểu thấu ý nghĩa ” Con người hèn mọn, nhỏ bé, tội lỗi được Ngôi Hai Thiên Chúa từ trời cao xuống ở cùng”. Thật tuyệt vời khôn tả !
Sau Lễ, ông Hoàng Văn Minh, trưỡng Ban Điều Hành nói lời cám ơn đến linh mục chủ tế, quan khách ngoài Công Giáo và Cộng Đoàn đã đóng góp bằng mọi hình thức để cho đại lễ Giáng Sinh năm nay mang tính cách đoàn kết, yêu thương. Ông thông báo thêm về tiệc liên hoan…
Phần văn nghệ năm nay do ông Trần văn Trí dẫn chương trình gồm có phần phát qùa cho các em học Giáo lý, các em giúp Lễ, Ông Già Noel, xổ số, văn nghệ do Ca Đoàn, lớp Giáo Lý, anh Nguyễn Hải Trường, Linh mục Samuel phó xứ, linh Mục Lê Phườc Hùng …. trình diễn thật vui nhộn và đầy ý nhĩa.
Lạy Chúa! Trời đã xuống thấp, Đất được nâng lên, Ơn Giao Hòa xin ở Mãi với chúng con!
Lễ khánh thành nhà thờ giáo họ Quy Thuận giáo xứ Rú Đất
Trần Đức Hà
09:21 31/12/2010
VINH - Mặc dù chưa đầy 65 nhân danh nhưng giáo dân Quy Thuận (giáo xứ Rú Đất) đã xây dựng nên ngôi thà thờ khang trang, sạch đẹp gần 200 m2. Ngôi nhà thờ đó được khánh thành vào sáng ngày 29.10.1010 trong sự hiện diện của đông đảo quan khách. Đặc biệt, Đức Giám mục Giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã đến dự, chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành và cung hiến bàn thờ. Đông đảo các linh mục hạt Bảo Nham và các cha quê hương đã về chung chia niềm vui với giáo dân trong họ.
Xem hình ảnh
Trước đó, vào năm 1972, giáo dân Quy Thuận từng xây dựng được một ngôi nhà thờ có thích thước 13x5m trên địa bàn xóm Bắc Sơn xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Thời gian và mưa gió đã bào mòn công trình, nhà thờ trở nên chật chội khi số hộ gia đình ngày càng gia tăng trong bối cảnh mới.
Dựa trên nguyện vọng của anh chị em giáo dân, linh mục quản xứ Phêrô Lưu Văn Thành đã tích cực vận động mọi người bỏ công của và thời gian trong công tác xây dựng nhà Chúa. Nhà thờ Quy Thuận khởi công vào ngày lễ thánh quan thầy Giuse năm 2009.
Sau thời gian thi công 21 tháng miệt mài, công trình hoàn thành đúng tiến độ và được Đức Giám mục Giáo phận cắt băng trong tiếng kèn rền vang của đội nhạc hơi giáo họ Tân Yên, đội nhạc dây giáo họ Rú Đất và tiếng vỗ tay của đông đảo giáo dân hiện diện.
Thay mặt giáo dân Quy Thuận, ông Giuse Nguyễn Văn Dung, Chủ tịch Hội đồng mục vụ đã nói lên tình cảm biết ơn trước sự hiện diện của Đức Cha, quý cha và các vị khách quí. Lời cảm ơn có đoạn: “Quy Thuận chúng con hôm nay vui mừng tổ chức một đại lễ trong lịch sử giáo họ. Một sự kiện làm nức lòng con tim, một niềm vui khôn xiết”...
Trong không khí xúc động, vị đại diện 11 hộ gia đình cũng không cầm được xúc động nhắc lại quãng đường lịch sử đã qua “Chúng con là giáo họ nhỏ bé, đã bảy chục năm trời với cái nhà nguyện nhỏ xíu bằng rui tre vách vôi, chúng con từng ao ước có được một ngôi nhà sạch sẽ vững chắc để đọc kinh cầu nguyện chung mà vẫn không có. Thế mà, ý Chúa nhiệm mầu nào ai hiểu thấu. Ngày hôm nay chúng con đã có được một ngôi nhà thờ xinh đẹp, khang trang nằm ở trung tâm giáo họ, sự thật mà chúng con tưởng là mơ”.
“Ngôi nhà thờ xinh xinh mà Đức Cha đã thánh hóa dâng lên Thiên Chúa là một công trình nằm ngoài sức lực của chúng con. Đến hôm nay đây, mỗi một người trong chúng con vẫn luôn cảm nghiệm được câu thánh vịnh rằng “Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả chỉ là uổng công”. Thiên Chúa đã làm cho chúng con những điều trọng đại. Thánh lễ hôm nay như một lời tạ ơn cụ thể nhất mà cộng đoàn phụng vụ dâng lên để tỏ bày niềm tri ân Thiên Chúa cũng như để cảm ơn hết thảy mọi người”. Ông nói thêm.
Chia sẻ với cộng đoàn dân Chúa trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã chúc mừng anh chị em đã xây dựng cho mình được một nơi thờ phượng xứng đáng. Đồng thời, Ngài cũng khuyến khích con em Quy Thuận tiếp tục phấn đấu trong môi trường học tập văn hóa, giáo lý để có thể kế thừa truyền thống học tập của các thế hệ cha anh Rú Đất đã xây dựng nên.
Xem hình ảnh
Trước đó, vào năm 1972, giáo dân Quy Thuận từng xây dựng được một ngôi nhà thờ có thích thước 13x5m trên địa bàn xóm Bắc Sơn xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Thời gian và mưa gió đã bào mòn công trình, nhà thờ trở nên chật chội khi số hộ gia đình ngày càng gia tăng trong bối cảnh mới.
Dựa trên nguyện vọng của anh chị em giáo dân, linh mục quản xứ Phêrô Lưu Văn Thành đã tích cực vận động mọi người bỏ công của và thời gian trong công tác xây dựng nhà Chúa. Nhà thờ Quy Thuận khởi công vào ngày lễ thánh quan thầy Giuse năm 2009.
Sau thời gian thi công 21 tháng miệt mài, công trình hoàn thành đúng tiến độ và được Đức Giám mục Giáo phận cắt băng trong tiếng kèn rền vang của đội nhạc hơi giáo họ Tân Yên, đội nhạc dây giáo họ Rú Đất và tiếng vỗ tay của đông đảo giáo dân hiện diện.
Thay mặt giáo dân Quy Thuận, ông Giuse Nguyễn Văn Dung, Chủ tịch Hội đồng mục vụ đã nói lên tình cảm biết ơn trước sự hiện diện của Đức Cha, quý cha và các vị khách quí. Lời cảm ơn có đoạn: “Quy Thuận chúng con hôm nay vui mừng tổ chức một đại lễ trong lịch sử giáo họ. Một sự kiện làm nức lòng con tim, một niềm vui khôn xiết”...
Trong không khí xúc động, vị đại diện 11 hộ gia đình cũng không cầm được xúc động nhắc lại quãng đường lịch sử đã qua “Chúng con là giáo họ nhỏ bé, đã bảy chục năm trời với cái nhà nguyện nhỏ xíu bằng rui tre vách vôi, chúng con từng ao ước có được một ngôi nhà sạch sẽ vững chắc để đọc kinh cầu nguyện chung mà vẫn không có. Thế mà, ý Chúa nhiệm mầu nào ai hiểu thấu. Ngày hôm nay chúng con đã có được một ngôi nhà thờ xinh đẹp, khang trang nằm ở trung tâm giáo họ, sự thật mà chúng con tưởng là mơ”.
“Ngôi nhà thờ xinh xinh mà Đức Cha đã thánh hóa dâng lên Thiên Chúa là một công trình nằm ngoài sức lực của chúng con. Đến hôm nay đây, mỗi một người trong chúng con vẫn luôn cảm nghiệm được câu thánh vịnh rằng “Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả chỉ là uổng công”. Thiên Chúa đã làm cho chúng con những điều trọng đại. Thánh lễ hôm nay như một lời tạ ơn cụ thể nhất mà cộng đoàn phụng vụ dâng lên để tỏ bày niềm tri ân Thiên Chúa cũng như để cảm ơn hết thảy mọi người”. Ông nói thêm.
Chia sẻ với cộng đoàn dân Chúa trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã chúc mừng anh chị em đã xây dựng cho mình được một nơi thờ phượng xứng đáng. Đồng thời, Ngài cũng khuyến khích con em Quy Thuận tiếp tục phấn đấu trong môi trường học tập văn hóa, giáo lý để có thể kế thừa truyền thống học tập của các thế hệ cha anh Rú Đất đã xây dựng nên.
Paraguay: Tản mạn những ngày cuối năm
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
09:31 31/12/2010
Hành hương Linh Địa Caacupe
Trong tháng 12, về phương diện tôn giáo, có 2 lễ lớn là lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và lễ Giáng Sinh. Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8.12) thì có nhiều giáo phận, nhiều quốc gia nhận làm thánh Bổn mạng và cử hành rất trọng thể. Và dĩ nhiên lễ Giáng Sinh là đại lễ mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những cách cử hành hay biểu lộ riêng trong ngày lễ đặc biệt này.
Tôi đã có lần chia sẻ về cách hành đạo của người Paraguay trong các dịp lễ, cách riêng là các dịp lễ tôn kính Đức Mẹ vì đây là một trong các quốc gia vùng Nam Mỹ “muy mariano” (rất sùng kính Đức Mẹ). Nhân đây, tôi muốn chia sẻ thêm về sự kiện đặc biệt này để các bạn hữu Việt Nam xa gần hiểu thêm về con người Paraguay và cách thể hiện niềm tin của họ.
Gần 3 năm rồi tôi không có dịp hành hương linh địa Đức Mẹ Caacupe Ở Paraguay vì nhiều lý do. Tuy nhiên, năm nay tôi có cơ hội và được mời chủ tế và giảng lễ trong ngày vọng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội mà giáo hội Công giáo Paraguay nhận làm Quan Thầy và đặt tên cho trung tâm của Linh Địa là Nuestra Señora de Caacupe (Đức Mẹ Caacupe), giống như Việt Nam chúng ta có Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La-vang.
Các nước Nam Mỹ nói chung rất sùng kính Đức Mẹ và hầu như các quốc gia này đều có những cuộc hiện ra của Đức Mẹ để gia tăng lòng tin cho các tín hữu và châu lục vốn được xem là Tân Thế giới này. Nước Brazil với trung tâm hành hương Đức Mẹ Aparecida mà năm 2007 đã diễn ra Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ và vùng Caribe với sự hiện diện của đương kiêm Giáo Hoàng Bê-nê-đi-tô XVI. Nước Argentina, láng giềng của Paraguay với Đức Mẹ Luján được mừng trọng thể ngày 4 tháng 5 hàng năm. Trung Tâm hành hương Đức Mẹ Guadalupe của nước Mexico, một trong những Trung Tâm hành hương lớn nhất (chỉ sau đền Thánh Phê-rô) vừa được mừng kính trọng thể vào ngày 12 tháng 12 vừa qua. Và, Paraguay, thủ đô hành chính là Asuncion, nhưng thủ đô tinh thần chính là Linh Địa Đức Mẹ Caacupe, thủ phủ của bang Cordillera của nước Paraguay. Hàng năm, có khoảng 3 triệu lượt khách hành hương đến viếng Linh Địa này.
Trong những ngày chuẩn bị cho đại lễ Đức Mẹ, từng đoàn người hối hả đến trung tâm hành hương Đức Mẹ giữa mùa hè oi bức và thỉnh thoảng những cơn mưa xối xả với những cơn gió mạnh khiến đường xá ngập nước và cây cối ngã nghiêng. Dù mưa to gió lớn nhưng không làm nhục chí những khách hành hương vốn có lời nguyện ước với Mẹ dù chỉ một lần trong năm tham dự thánh lễ. Tôi cũng hòa vào đoàn hành hương ấy để kính viếng Đức Mẹ và xin Mẹ cho tôi được trung thành với ơn gọi của một tu sĩ truyền giáo.
Năm nay, lần đầu tiên tôi được mời chủ tế và giảng lễ cho giới trẻ và giới tu sĩ trong ngày vọng lễ Đức Mẹ. Trước khi thánh lễ bắt đầu, một số báo, đài đã phỏng vấn tôi để hiểu biết thêm về Việt Nam, nhất là về việc thực hành niềm tin của người Công giáo ở Việt Nam. Tôi cũng có dịp chia sẻ với họ về Đại Hội Dân Chúa vừa diễn ra ở Việt Nam vào tháng 11 vừa qua và cảm thấy hãnh diện vì tôi là một tu sĩ Việt Nam đang làm việc truyền giáo tại Paraguay.
Vừa chuẩn bị dâng thánh lễ thì trời mưa to khiến tất cả mọi người đang ở ngoài đều tập trung chật ních trong nhà thờ. Một linh mục trẻ mới từ Ghana qua đã cùng đồng tế với tôi trong thánh lễ này. Trong bài giảng lễ, tôi đã chia sẻ với những khách hành hương về cách biểu lộ đức tin không chỉ là tham dự thánh lễ với những nghi thức hoành tráng như hôm nay mà cần phải thực thi đức công bằng, bác ái và lòng tín trung. Tín trung với Chúa, với tổ quốc và tín trung trong từng bậc sống của mình. Paraguay là một quốc gia phần đa là Công giáo. Tuy nhiên có lẽ vì thiếu linh mục, thiếu sự hướng dẫn về đạo nghĩa, và họ là công giáo đó nhưng là công giáo của “hạt giống bên vệ đường” (Xc. Mt. 13, 5tt) nên thiếu chiều sâu nội tâm và vì thế, khi có sự cố là họ bỏ đạo không thương tiếc! Nhiều người Công giáo nhưng chỉ tham dự thánh lễ vài lần trong đời mà thôi. Vả lại nếu họ muốn tham dự thánh lễ thì có chỗ nào đâu mà tham dự. Nếu tình cờ một vị mục sư Tin Lành đến cử hành trong vùng của họ thì họ vẫn tưởng là thánh lễ của Công giáo. Cũng may mà có các dịp lễ về Đức Mẹ mà họ đã quay trở lại với Chúa dù chỉ vài lần trong đời.
Còn nói về sự trung tín trong đời sống tu trì hay đời sống hôn nhân thì hơi khó đối với họ. Có lẽ do hoàn cảnh lịch sử và chiến tranh đã tác động mạnh mẽ lên ý thức hệ của người dân xứ này. Số xuất tu nhiều hơn số nhập tu, và lí do xuất tu chủ yếu là vì gặp trở ngại trong lời khấn khiết tịnh. Còn trung tín trong đời sống gia đình thì khỏi phải bàn luận vì đây là vấn đề muôn thuở và khá tế nhị trong tòa giảng và tòa giải tội. Cũng may mà nhờ có Đức Mẹ mà người ta mới mon men đến với Chúa dù chỉ là những lần hiếm hoi như dịp này. Có lẽ khách hành hương lâu ngày thấy một gương mặt lạ hoắc người Á châu chủ tế và giảng lễ hơi khôi hài nên thỉnh thoảng họ vỗ tay thật to để khích lệ làm cho tôi cảm thấy vui vui. Cũng chính vì thế mà sau thánh lễ tôi lại tiếp tục được mời phỏng vấn và nhiều người lại chạy đến xin hòa giải với Chúa, các Soeurs trẻ thì bao vây chúc mừng. Thôi thì lâu ngày con lừa này của Chúa cũng được lên hương một chút cho hưng phấn cuộc đời để tạo thêm nguồn vui cho những ngày tháng kế tiếp.
Mùa Giáng sinh 2010
Mùa Giáng sinh ở Nam Mỹ là mùa Hè nên trời oi bức và hay mưa lắm. Tôi đã kinh nghiệm chuyện này nhiều năm nên cũng không phiền hà hay đổ tội cho ông trời như những năm trước nữa. Giáng sinh là ngày hội ngộ của gia đình như dịp Tết Nguyên Đán của Việt Nam nên Hội Đồng Giám Mục đã cho ấn hành các tài liệu “Navidad en Familia” (Giáng Sinh trong Gia Đình) và kêu gọi các giáo dân trong cùng khu xóm học hỏi và cử hành các tài liệu ấy tại các gia đình. Tôi cũng đến với các gia đình và kêu gọi những người biết chút ít về trang trí, kịch nghệ để tập cho các em làm kịch Giáng sinh mừng Chúa. Có một cặp vợ chồng trẻ với 1 bé gái khoảng 2 tháng trông rất kháu khỉnh chấp nhận làm “hang đá sống” (Pesebre viviente) trong Đêm Vọng-Giáng Sinh thật vui. Tôi cũng kêu gọi mọi người chuẩn bị một số bánh kẹo và một món quà gì đó để sau thánh lễ tặng cho nhau và cùng nhau chia sẻ chút bánh kẹo trong ngày Chúa sinh ra. Chiều 24.12 dù trời mưa rất lớn nhưng tối hôm ấy tôi cũng phải chạy sô để dâng 2 thánh lễ ở hai cộng đoàn và cùng chia sẻ những viên kẹo Giáng sinh với những người tham dự. Tôi cảm thấy lòng mình ấm hơn vì dần dần mọi người ý thức hơn vào các dịp lễ. Chúa Hài Đồng đã nghe lời khẩn cầu của tôi vì có những lúc tôi đã gào thét với Ngài.
Lễ cuối năm và các bài sai mới
Sau những ngày Đại Lễ của Giáo Hội, Tỉnh Dòng Ngôi Lời chúng tôi tại Paraguay có dịp ngồi lại với nhau để tổ chức bữa tiệc gia đình tu sĩ và cũng để thăm mộ của những anh em quá cố trong Dòng. Chúng tôi đã dâng thánh lễ để tạ ơn Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban cho từng người và cho Tỉnh Dòng trong cả năm qua. Năm nay Tỉnh Dòng có nhiều thuyên chuyển mới vì chúng tôi có vị Giám Tỉnh Mới và Hội Đồng Bề Trên Mới sẽ nhậm chức ngày 1.1.2011. Cha bạn đồng hương của tôi được phân nhiệm làm cha xứ nơi tôi từng phục vụ, và Nhà Dòng đã tiếp tục giữ tôi lại trong vai trò đạo tạo các tu sĩ truyền giáo tương lai và tuyên úy cho một số phong trào. Tôi hơn buồn vì không được trực tiếp ở gần đàn chiên nhưng tôi phải vâng lời vì mỗi công việc đều hướng đến phục vụ Chúa và tha nhân. Dù tôi không là cha xứ trực tiếp nhưng tôi vẫn có một số giáo điểm truyền giáo để làm việc, đó cũng là một niềm an ủi đối với tôi.
Hôm nay là ngày cuối năm dương lịch và tất cả những người con Paraguay ở xa đều đã tựu về với gia đình của họ. Có lẽ vì cũng đã quen với nếp sống xa xứ và đã dần quen với công việc nên tôi không còn nhớ nhà da diết như những năm đầu. Xin cầu chúc mọi người bước sang năm mới 2011 được dồi dào sức khỏe, công việc ổn định, gia đình hạnh phúc và nhất là tràn đầy hồng ân Chúa. Happy New Year 2011.
Paraguay, 31 tháng 12 năm 2010
Trong tháng 12, về phương diện tôn giáo, có 2 lễ lớn là lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và lễ Giáng Sinh. Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8.12) thì có nhiều giáo phận, nhiều quốc gia nhận làm thánh Bổn mạng và cử hành rất trọng thể. Và dĩ nhiên lễ Giáng Sinh là đại lễ mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những cách cử hành hay biểu lộ riêng trong ngày lễ đặc biệt này.
Gần 3 năm rồi tôi không có dịp hành hương linh địa Đức Mẹ Caacupe Ở Paraguay vì nhiều lý do. Tuy nhiên, năm nay tôi có cơ hội và được mời chủ tế và giảng lễ trong ngày vọng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội mà giáo hội Công giáo Paraguay nhận làm Quan Thầy và đặt tên cho trung tâm của Linh Địa là Nuestra Señora de Caacupe (Đức Mẹ Caacupe), giống như Việt Nam chúng ta có Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La-vang.
Các nước Nam Mỹ nói chung rất sùng kính Đức Mẹ và hầu như các quốc gia này đều có những cuộc hiện ra của Đức Mẹ để gia tăng lòng tin cho các tín hữu và châu lục vốn được xem là Tân Thế giới này. Nước Brazil với trung tâm hành hương Đức Mẹ Aparecida mà năm 2007 đã diễn ra Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ và vùng Caribe với sự hiện diện của đương kiêm Giáo Hoàng Bê-nê-đi-tô XVI. Nước Argentina, láng giềng của Paraguay với Đức Mẹ Luján được mừng trọng thể ngày 4 tháng 5 hàng năm. Trung Tâm hành hương Đức Mẹ Guadalupe của nước Mexico, một trong những Trung Tâm hành hương lớn nhất (chỉ sau đền Thánh Phê-rô) vừa được mừng kính trọng thể vào ngày 12 tháng 12 vừa qua. Và, Paraguay, thủ đô hành chính là Asuncion, nhưng thủ đô tinh thần chính là Linh Địa Đức Mẹ Caacupe, thủ phủ của bang Cordillera của nước Paraguay. Hàng năm, có khoảng 3 triệu lượt khách hành hương đến viếng Linh Địa này.
Trong những ngày chuẩn bị cho đại lễ Đức Mẹ, từng đoàn người hối hả đến trung tâm hành hương Đức Mẹ giữa mùa hè oi bức và thỉnh thoảng những cơn mưa xối xả với những cơn gió mạnh khiến đường xá ngập nước và cây cối ngã nghiêng. Dù mưa to gió lớn nhưng không làm nhục chí những khách hành hương vốn có lời nguyện ước với Mẹ dù chỉ một lần trong năm tham dự thánh lễ. Tôi cũng hòa vào đoàn hành hương ấy để kính viếng Đức Mẹ và xin Mẹ cho tôi được trung thành với ơn gọi của một tu sĩ truyền giáo.
Năm nay, lần đầu tiên tôi được mời chủ tế và giảng lễ cho giới trẻ và giới tu sĩ trong ngày vọng lễ Đức Mẹ. Trước khi thánh lễ bắt đầu, một số báo, đài đã phỏng vấn tôi để hiểu biết thêm về Việt Nam, nhất là về việc thực hành niềm tin của người Công giáo ở Việt Nam. Tôi cũng có dịp chia sẻ với họ về Đại Hội Dân Chúa vừa diễn ra ở Việt Nam vào tháng 11 vừa qua và cảm thấy hãnh diện vì tôi là một tu sĩ Việt Nam đang làm việc truyền giáo tại Paraguay.
Vừa chuẩn bị dâng thánh lễ thì trời mưa to khiến tất cả mọi người đang ở ngoài đều tập trung chật ních trong nhà thờ. Một linh mục trẻ mới từ Ghana qua đã cùng đồng tế với tôi trong thánh lễ này. Trong bài giảng lễ, tôi đã chia sẻ với những khách hành hương về cách biểu lộ đức tin không chỉ là tham dự thánh lễ với những nghi thức hoành tráng như hôm nay mà cần phải thực thi đức công bằng, bác ái và lòng tín trung. Tín trung với Chúa, với tổ quốc và tín trung trong từng bậc sống của mình. Paraguay là một quốc gia phần đa là Công giáo. Tuy nhiên có lẽ vì thiếu linh mục, thiếu sự hướng dẫn về đạo nghĩa, và họ là công giáo đó nhưng là công giáo của “hạt giống bên vệ đường” (Xc. Mt. 13, 5tt) nên thiếu chiều sâu nội tâm và vì thế, khi có sự cố là họ bỏ đạo không thương tiếc! Nhiều người Công giáo nhưng chỉ tham dự thánh lễ vài lần trong đời mà thôi. Vả lại nếu họ muốn tham dự thánh lễ thì có chỗ nào đâu mà tham dự. Nếu tình cờ một vị mục sư Tin Lành đến cử hành trong vùng của họ thì họ vẫn tưởng là thánh lễ của Công giáo. Cũng may mà có các dịp lễ về Đức Mẹ mà họ đã quay trở lại với Chúa dù chỉ vài lần trong đời.
Còn nói về sự trung tín trong đời sống tu trì hay đời sống hôn nhân thì hơi khó đối với họ. Có lẽ do hoàn cảnh lịch sử và chiến tranh đã tác động mạnh mẽ lên ý thức hệ của người dân xứ này. Số xuất tu nhiều hơn số nhập tu, và lí do xuất tu chủ yếu là vì gặp trở ngại trong lời khấn khiết tịnh. Còn trung tín trong đời sống gia đình thì khỏi phải bàn luận vì đây là vấn đề muôn thuở và khá tế nhị trong tòa giảng và tòa giải tội. Cũng may mà nhờ có Đức Mẹ mà người ta mới mon men đến với Chúa dù chỉ là những lần hiếm hoi như dịp này. Có lẽ khách hành hương lâu ngày thấy một gương mặt lạ hoắc người Á châu chủ tế và giảng lễ hơi khôi hài nên thỉnh thoảng họ vỗ tay thật to để khích lệ làm cho tôi cảm thấy vui vui. Cũng chính vì thế mà sau thánh lễ tôi lại tiếp tục được mời phỏng vấn và nhiều người lại chạy đến xin hòa giải với Chúa, các Soeurs trẻ thì bao vây chúc mừng. Thôi thì lâu ngày con lừa này của Chúa cũng được lên hương một chút cho hưng phấn cuộc đời để tạo thêm nguồn vui cho những ngày tháng kế tiếp.
Mùa Giáng sinh 2010
Mùa Giáng sinh ở Nam Mỹ là mùa Hè nên trời oi bức và hay mưa lắm. Tôi đã kinh nghiệm chuyện này nhiều năm nên cũng không phiền hà hay đổ tội cho ông trời như những năm trước nữa. Giáng sinh là ngày hội ngộ của gia đình như dịp Tết Nguyên Đán của Việt Nam nên Hội Đồng Giám Mục đã cho ấn hành các tài liệu “Navidad en Familia” (Giáng Sinh trong Gia Đình) và kêu gọi các giáo dân trong cùng khu xóm học hỏi và cử hành các tài liệu ấy tại các gia đình. Tôi cũng đến với các gia đình và kêu gọi những người biết chút ít về trang trí, kịch nghệ để tập cho các em làm kịch Giáng sinh mừng Chúa. Có một cặp vợ chồng trẻ với 1 bé gái khoảng 2 tháng trông rất kháu khỉnh chấp nhận làm “hang đá sống” (Pesebre viviente) trong Đêm Vọng-Giáng Sinh thật vui. Tôi cũng kêu gọi mọi người chuẩn bị một số bánh kẹo và một món quà gì đó để sau thánh lễ tặng cho nhau và cùng nhau chia sẻ chút bánh kẹo trong ngày Chúa sinh ra. Chiều 24.12 dù trời mưa rất lớn nhưng tối hôm ấy tôi cũng phải chạy sô để dâng 2 thánh lễ ở hai cộng đoàn và cùng chia sẻ những viên kẹo Giáng sinh với những người tham dự. Tôi cảm thấy lòng mình ấm hơn vì dần dần mọi người ý thức hơn vào các dịp lễ. Chúa Hài Đồng đã nghe lời khẩn cầu của tôi vì có những lúc tôi đã gào thét với Ngài.
Lễ cuối năm và các bài sai mới
Sau những ngày Đại Lễ của Giáo Hội, Tỉnh Dòng Ngôi Lời chúng tôi tại Paraguay có dịp ngồi lại với nhau để tổ chức bữa tiệc gia đình tu sĩ và cũng để thăm mộ của những anh em quá cố trong Dòng. Chúng tôi đã dâng thánh lễ để tạ ơn Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban cho từng người và cho Tỉnh Dòng trong cả năm qua. Năm nay Tỉnh Dòng có nhiều thuyên chuyển mới vì chúng tôi có vị Giám Tỉnh Mới và Hội Đồng Bề Trên Mới sẽ nhậm chức ngày 1.1.2011. Cha bạn đồng hương của tôi được phân nhiệm làm cha xứ nơi tôi từng phục vụ, và Nhà Dòng đã tiếp tục giữ tôi lại trong vai trò đạo tạo các tu sĩ truyền giáo tương lai và tuyên úy cho một số phong trào. Tôi hơn buồn vì không được trực tiếp ở gần đàn chiên nhưng tôi phải vâng lời vì mỗi công việc đều hướng đến phục vụ Chúa và tha nhân. Dù tôi không là cha xứ trực tiếp nhưng tôi vẫn có một số giáo điểm truyền giáo để làm việc, đó cũng là một niềm an ủi đối với tôi.
Hôm nay là ngày cuối năm dương lịch và tất cả những người con Paraguay ở xa đều đã tựu về với gia đình của họ. Có lẽ vì cũng đã quen với nếp sống xa xứ và đã dần quen với công việc nên tôi không còn nhớ nhà da diết như những năm đầu. Xin cầu chúc mọi người bước sang năm mới 2011 được dồi dào sức khỏe, công việc ổn định, gia đình hạnh phúc và nhất là tràn đầy hồng ân Chúa. Happy New Year 2011.
Paraguay, 31 tháng 12 năm 2010
Đại hội Gia đình: Họa ảnh Tình yêu
AP. Mặc Trầm Cung
09:44 31/12/2010
Gia đình ơi! Một tiếng gọi thân thương tự trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người chúng ta. Bởi vì nó là chiếc nôi của sự sống, là mầu nhiệm của tình yêu, là bức tranh tuyệt vời của tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa. Cái tuyệt vời của gia đình là chúng ta không sống đơn lẻ, mà chúng ta luôn luôn cần có nhau. Ngay cả khi con người phạm tội, Adam cũng hướng về tình yêu, hướng về phần xương thịt của mình mà Thiên Chúa đã ban tặng là Evà. Chàng không muốn cung đàn tình ái đã ngân vang từ giây phút đầu tiên gặp gỡ bị đứt quãng, bị chia phôi. Để từ nay, trên bước đường mới, chàng sẵn sàng chịu gian khổ vì nàng, chịu đổ mồ hôi để kiếm lấy của ăn nuôi thân, và nhất là được ở bên nàng trong nhũng lúc mang nặng đẻ đau, đỡ đần nâng niu khi những sự sống mới được đâm chồi, trong lúc chờ đợi lời hứa cứu chuộc của Thiên Chúa. Và Thiên Chúa đã phải trả một giá rất đắt, Ngài đã hy sinh Con Một của Ngài cho thế gian, chết trên thập giá và đã Phục Sinh để cứu chuộc con người, cứu chuộc các gia đình, và để trả lại cho gia đình nét tinh tuyền từ thưở ban đầu, cho dẫu qua dòng thời gian lịch đã làm cho mái ấm gia đình tan thương rách nát.
Xem hình ảnh
Ngày nay, sự dữ cũng đang hoành hành hết công lực của nó, muốn đánh phá các gia đình, gieo rắc nỗi khổ đau, làm cho nhiều gia đình rơi vào bế tắc qua nạn ly dị, nạn phá thai, nạn đa thê v... .v … Nhìn vào thực tế đời sống hiện nay trong xã hội, đặc biệt ở thành phố chúng ta hình ảnh tốt đẹp của nhiều gia đình đã bị méo mó, xộc xệch qua các tệ nạn đó.
Mừng Lễ Giáng Sinh, mừng kính Lễ Thánh Gia, chiêm ngắm hình ảnh của Thánh Gia Thất chúng ta được mời gọi trở về chiếc nôi ban đầu mà Thiên Chúa muốn cho chúng ta, đó là: “Gia đình là chiếc nôi của sự sống, là mầu nhiệm của tình yêu”.
Gia đình ơi! Hãy trở về… là chủ đề mà Đại Hội Gia Đình đã được tổ chức và diễn ra vào ngày 26/12/2010 vừa qua tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Sài Gòn. Trong niềm xúc động khi hướng về các gia đình cha Louis Nguyễn Anh Tuấn trưởng ban Mục Vụ Gia Đình, đồng thời cũng là trưởng ban tổ chức đã trịnh trọng tuyên bố khai mạc Đại Hội và nói lên ý nghĩa của ngày hội tụ hôm nay là cử hành tình thương của Thiên Chúa Ba Ngôi, đã đến cư ngụ nơi trần gian trong mầu nhiệm nhập thể Con Thiên Chúa làm người trong một gia đình như chúng ta, đồng thời cũng tạ ơn Thiên Chúa đã ban muôn ơn lành cho từng gia đình chúng ta. Trong ngày đại hội các gia đình hôm nay còn có sự hiện diện của Đức Cha Phụ Tá Phêrô thay mặt Đức Hồng Y, cha Tổng đại diện, các linh mục trong giáo phận và hơn 5.000 người, hầu hết là từng đôi vợ chồng đến tham dự.
Mở đầu chương trình là phần diễn nguyện: “TRƯỜNG CA ƠN CỨU ĐỘ” gồm hai phần. chương 1: “NGÔI LỜI NHẬP THỂ”, Chương 2: “LOAN BÁO TIN MỪNG”. Do linh mục Giuse Tiến Lộc đạo diễn
Âm nhạc: Nhạc sĩ Vũ Đình Ân
Chỉ huy: Nhạc sĩ Nguyễn Bách
Lĩnh xướng: các ca sĩ: Mai Thảo, Xuân Trường, Trần Ngọc, Minh Khoa, Tuấn Hùng.
Tham gia hát hợp xướng:
Ca đoàn Suối Việt.
Ca đoàn Thiên Thanh. Ca đoàn Hiền Mẫu – GX Nghĩa Hòa.
Ca đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa.
Ca đoàn giáo xứ Thạch Đà.
Ca đoàn giáo xứ Tân Thành.
Các Thầy Dự Tập Dòng Chúa Cứu Thế.
Tham gia múa minh họa:
Các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá – Chợ Quán
và Vũ Đoàn Phương Việt.
Tổng cộng khoảng 430 diễn viên tham gia vào phần diễn nguyện này.
Chương 1: “NGÔI LỜI NHẬP THỂ”,
Trường ca Ơn Cứu Độ đã giúp cho những người tham dự nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, khi ngắm nhìn tình thương bao la của Ngài qua việc Ngôi Lời Nhập Thể, ngắm nhìn Lòng Thương Xót của Thiên Chúa không nỡ để công trình sáng tạo của Ngài trong đó có con người phải hư mất đời đời. Mầu Nhiệm Nhập Thể - Thiên Chúa Làm Người và chương trình cứu độ ấy đã được những con người cụ thể là Đức Maria và Thánh Giuse đáp lại. Và giữa một đêm đông lạnh lẽo, nơi hang đá Bêlem Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người và ở cùng chúng ta, Ngài đã đến với nhân loại qua một gia đình cụ thể, có cha, có mẹ. Mùa xuân đầu tiên năm xưa nơi vườn địa đàng đã héo khô tàn tạ, nay một mùa xuân mới đã ra đời, mùa xuân của kỷ nguyên cứu chuộc nơi Hài Nhi Giêsu bé bỏng mà các Đạo binh Thiên quốc, các Mục đồng, các nhà Đạo sĩ hân hoan, chiêm bái và thờ lạy.
Chương 2: “LOAN BÁO TIN MỪNG”.
Xuất thân từ một gia đình nghèo hèn nhưng rất thánh thiện tại Nazarét. Con trẻ Giêsu từng ngày, từng ngày lớn lên trong ơn nghĩa Chúa. Trên con đường hành đạo. Khởi đầu từ sông Gordan với phép rửa và Thánh Thần, Đức Giêsu công bố bản hiến chương Nước Trời, mở ra con đường phúc thật và điều luật quan trọng nhất của đạo làm người là yêu thương người khác như chính mình.
Ngài đã tuyển chọn và đào tạo các môn đệ, để rồi trên từng cây số, trên khắp nẻo đường đất nước Palestina, Ngài cùng các ông dong duổi loan báo tin mừng, đã xót xa chạnh lòng khi nhìn thấy đàn chiên bơ vơ không người chăn dắt, chữa lành biết bao thân phận hẩm hiu, và đặc biệt đối với các gia đình như tại tiệc cưới Cana, Ngài đã yêu thương cứu giúp đôi tân hôn khỏi bẽ mặt trong ngày vui trọng đại, cứu sống con trai bà góa thành Naim, con gái ông trưởng hội đường, phục sinh Lazarô trả họ về trong niềm vui với gia đình.
Khi sứ mạng trần gian hoàn tất, Ngài trao quyền cho các Tông đồ, tiếp tục sứ mạng còn dang dở. Hãy ra đi và loan báo tin mừng đến với muôn dân và Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.
Vì yêu sự sống Thiên Chúa đã làm tất cả nhưng gì có thể để cứu chuộc con người để đưa con người trở về tận hưởng dòng sưối ân tình yêu thương. Và nếu ai tin vào Con Một của Ngài thì dù có chết cũng sẽ được sống và sống dồi dào. Đức Giê su vẫn hoạt động mạnh mẽ nơi các tâm hồn tin tưởng và phó thác mọi sự nơi Ngài.
Trong đêm nay, có phần chia sẻ chứng từ của các gia đình, vì yêu quí sự sống của Thiên Chúa ban tặng, đã nỗ lực hết sức mình để cứu lấy sự sống, dù phải sống trong đau khổ, trong tuyệt vọng, tưởng chừng như bất lực, nhưng chính khi tưởng chừng như không thể, Thiên Chúa đã ra tay.
Lời chứng đầu tiên là của gia đình chị Maria Lê Thị Loan giáo xứ Châu Bình. Chị có một người con trai nghiện ngập ma túy, và đã trở về. Chị chia sẻ:
Tôi đã khóc rất nhiều, trong đau khổ chỉ biết chạy đến cùng Đức Mẹ cầu nguyện. Để thỏa mãn cơn nghiền con tôi lấy tiền gia đình để hút chích, gia đình xào xáo, khủng khoảng về tài chính, xấu hổ với hàng xóm, nhất là khủng hoảng về đức tin, nhiều lúc tôi trách Chúa tại sao lại để gia đình tôi lâm vào tình trạng này.
Có một lần họp mặt gia đình, chồng tôi hỏi con: “Con hút heroin là do gia đình bất hòa, vì anh em không hòa thuận hay vì lý do gì? Người con cho biết vì bị bạn bè rủ rê.
Gia đình cùng nhìn lên Thánh giá Chúa, Đức Mẹ, và Thánh Cả Giuse cầu nguyện và vợ chồng tôi dùng nhưng lời nói và tình cảm nhẹ nhàng để khuyên con, và nói các anh chị em trong nhà hãy yêu thương nhau hơn, không thành kiến không ghét bỏ. Nhờ đó con tôi đã được biến đổi và xin đi cai nghiện. Ngày con đi cai nghiện tôi trao cho con một xâu chuỗi mân côi và nói với con: “Con hãy tin tưởng cầu xin cùng Đưc Mẹ, Ngài sẽ cứu giúp con”. Sau 10 ngày thì con tôi đã cắt cơn nghiện.
Cùng đồng hành với gia đình chị, thì còn có một người nữa đó là chị Nguyệt và sau này đã trở thành con dâu của vợ chồng chị. Đêm nay chị Nguyệt cũng hiện diện để cùng chia sẻ với mọi người. Sr Hồng Quế đã đặt một câu hỏi với chị Nguyệt
Theo chị đâu là bí quyết để vượt qua khi biết bạn trai của mình lâm vào cảnh nghiện ngập?
Chi Nguyệt chia sẻ:
Lúc đầu tôi cũng buồn và lo lắng như bao cô gái khác khi biết anh ấy nghiện ma túy. Nhưng sau đó tôi nghĩ lại sự sống con người là đáng quí, mình phải gần gũi chăm sóc, dùng tình cảm, chia sẻ giúp anh ấy vượt qua. Và cũng gợi cho anh ấy biết rằng, sự sống của anh ấy rất có giá trị với gia đình, và gia đình rất cần anh ấy. Việc trở về của anh ấy là niềm vui của mọi người trong gia đình, nhưng trước hết vẫn là sự nỗ lục quyết tâm của anh ấy.
Rất là buồn cho đất nước của chúng ta, một đất nước còn nghèo, một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới, nhưng lại là một cường quốc có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới, điều đó làm đau lòng những Nhà Giáo Dục, những người có tâm huyết. Tuy nhiên cũng có những chứng nhân, những con người can đảm đón nhận sự sống, cho dù khi đi khám thai, đi xét nghiệm y khoa, bác sĩ đã báo rằng thai nhi có vấn đề, có thể bị dị tật, bị bệnh down …
Gia đình Bác sĩ Giuse Hoàng Anh Khôi và vợ là Têrêsa Nguyệt Quỳnh, thuộc giáo xứ Bàn Cờ, đêm nay anh chị đã chia sẻ về cảm nghiệm của mình khi rơi vào trường hợp đó.
Cách đây 5 năm, con (chị Nguyệt Quỳnh) chích ngừa Rubella, Rubella là một căn bệnh rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai, nguy cơ có rất nhiều dị tật trên thai như là thai chết lưu, dị tật về tim, về não, câm điếc, chính vì vậy theo y khoa người ta vẫn khuyên cáo các phụ nữ trong độ tuổi sinh nở và phụ nữ chưa mang thai nên chích ngừa Rubella để tránh nguy cơ do Rubella gây ra. Khi chích ngừa Rubeela thì trong vòng 3 tháng không được có thai nhưng 1 tháng sau thì con có thai, bác sĩ khuyên bỏ thai, khi nghe bác sĩ phán quyết về tình trạng của thai nhi chúng con rất lo lắng, chúng con chạy đến Đức Mẹ cầu nguyện, dâng nhưng lo nắng cho Chúa và Đức Mẹ và chúng con quyết định giữ thai. Vợ chồng chúng con sinh hoạt trong nhóm các gia đình trẻ Công giáo nhờ các anh chị trong nhóm cầu nguyện, cho dẫu chuyện gì xảy ra với đứa con thì chúng con cũng sẵn sàng đón nhận theo thánh ý Chúa. Cuối cùng sau 9 tháng 10 ngày em bé đã chào đòi hoàn toàn khỏe mạnh không có dị tật gì, trên người, mà theo y khoa nói nguy cơ trên thai là 70% tới 100%. Đây đúng là một hồng ân quá lớn đối với gia đình chúng con.
Những tràng pháo tay tán thưởng tinh thần quảng đại của anh chị khi đón nhận sự sống mà Thiên Chúa trao ban, nhìn cháu bé trai 5 tuổi, kháu khỉnh hồn nhiên chạy nhảy trên sân khấu như củng cố thêm niềm tin cho anh chị và những người tham dự.
Một tiểu phẩm mang tựa đề: “Ai Khổ” của soạn giả Thanh Sâm rất sinh động và rất thiết thực nói về một tình trạng xã hội hiện nay là Nạn Phá Thai, do nhóm diễn viên Idecaf trình diễn. Tình huống được đưa ra, trong gia đình có cô con gái chưa lập gia đình nhưng mang thai ngoài ý muốn, vì sĩ diện, vì danh dự mà người cha đã ép buộc con gái đi phá thai. Những xung đột trong gia đình xảy ra giữa danh dự, lương tâm, và luân lý đạo đức, tạo nên những giằng co nội tâm cho người trong cuộc. Cuối cùng, chân lý đã chiến thắng, sự ác bị khuất phục. Người cha đã ngộ ra, sự sống là quà tặng vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người, mà con người cần phải trân quí nó. Không ai có quyền tước đoạt, hoặc chấm dứt sự sống của kẻ khác. Tình huống này xảy ra rất thường trong cuộc sống chung quanh chúng ta, có những người cha, người mẹ, vì những sĩ diện hão huyền đã nhẫn tâm bắt ép con cái mình phải phạm tội “giết người”, giết chính giọt máu mà mình đang cưu mang, chỉ với một lý do hết sức đơn giản: “Nếu để cái thai lớn lên, với cương vị là trùm chánh trong giáo xứ thì còn mặt mũi nào để họ lên đọc sách thánh ngày chúa nhật, còn mặt mũi nào họ đi họp hội đồng giáo xứ. Nhưng họ quên một điều, họ còn mặt mũi nào nhìn nhan thánh Chúa trong ngày công phán và nhìn mặt đứa cháu mà họ đã nhẫn tâm dứt bỏ đi.
Tiếp theo là thánh lễ mừng kính Thánh Gia và tạ ơn Thiên Chúa những hồng ân mà Ngài đã ban cho chúng ta. Trong giây phút trang trọng của thánh lễ mọi người lắng đọng tâm hồn trở về với ơn gọi của mình, nhìn lại cách sống và cách xây dựng gia đình mình thành cái nôi của sự sống, mái ấm của tình thương và là điểm xuất phát công cuộc loan báo tin mừng hay chưa? Và khi đối diện với lời mời gọi “GIA ĐÌNH ƠI HÃY TRỞ VỀ” chắc chắn trong lòng mỗi người cũng khám phá ra nhiều điều tích cực mình đã đáp lại lời mời gọi của Chúa, bên cạnh đó cũng có không ít điểm tiêu cực trong gia đình của mình. Gia đình là mái ấm của tình thương, nhưng nhiều khi quá ích kỷ, hờn giận trách móc nhau làm cho gia đình tan nát, đổ vỡ. Gia đình là điểm xuất phát của công cuộc loan báo tin mùng, nhưng chúng ta không sống được như thế.
Trong thánh lễ Đức Cha Phêrô đã chia sẻ:
Hội Thánh ấn định cử hành lễ Thánh Gia hằng năm vào ngày chúa nhật trong tuần Bát Nhật tuần lễ giáng sinh, bởi vì Hội Thánh muốn nhấn mạnh rằng khi Thiên Chúa xuống thế làm người thì Ngài đã làm người trong một gia đình, cho nên gia đình gắn chặt với Mầu Nhiệm Giáng Sinh, mầu nhiệm nhập thể Thiên Chúa làm con người, chỉ cần hiểu như thế ta đã thấy tầm quan trọng của đời sống gia đình như thế nào.
Chúng ta đều tin rằng Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng trong thực tế có những chuyện bị Hội Thánh kết ấn là lạc thuyết thường bị rơi vào một trong hai thái cực. Một là người ta nhấn mạnh đến thần tính của Chúa Giêsu đến độ quên mất rằng Ngài là con người. Ngược lại, người ta nhấn mạnh đến nhân tính của Chúa Giêsu đến độ không nhận biết Ngài là Thiên Chúa.
Niềm tin Kitô giáo chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa làm người thật sự chứ không phải giả bộ làm người. Nếu Ngài đã làm người thật sự thì cũng phải trải qua một quá trình phát triển tâm sinh lý bình thường như một con người. Nói theo kiểu VN chúng ta thì Chúa Giêsu cũng phải “ học ăn, học nói, học gói, học mở”. Chúa Giêsu học ở đâu? Học ở trong gia đình, gia đình là ngôi trường dạy những bài học căn bản đó. Đức Mẹ và Thánh Giuse là thầy giáo đầu tiên dạy những bài học đó cho Chúa Giêsu. Cho nên gia đình hết sức quan trọng, quan trọng với Con Thiên Chúa làm người, thì đối với chúng ta còn quan trọng đến thế nào. Gia đình Thánh gia không phải chỉ là ngôi trường đầu tiên để dạy làm người, mà căn bản hơn nũa là cái nôi của sự sống.
Tin mừng thánh Matthêu hôm nay làm nổi bật sự tương phản giữa một bên là một hài nhi Giêsu bé nhỏ, một bên là vua Hêrôđê với tất cả binh hùng tướng mạnh đang quyết tâm tìm cách giết Giêsu. Vậy lúc ấy Chúa Giêsu dựa vào ai để bảo vệ mình?Trong thực tế thì chỉ biết dựa vào cha mẹ Ngài mà thôi, mà Thánh Giuse và Mẹ Maria thì nghèo khổ, trong tay chẳng có gì, vậy hai ông bà giải quyết làm sao để bảo vệ sự sống của con mình. Phúc âm kể lại hai ông bà chỉ sống nhờ đức tin, mà đức tin hiểu một cách cụ thể là hai ông bà lắng nghe lời Chúa và làm theo lời Chúa dạy, đáp trả lời Chúa, nhờ đó hai ông bà bảo vệ được sự sống của hài nhi.
Hôm nay chúng ta chiêm ngắm hài nhi Giêsu với tính mong manh bị đe dọa, chúng ta cũng liên tưởng đến tính mong manh của sự sống trong xã hội, trong thế giới chúng ta hôm nay, mà trước hết là sự sống của các thai nhi đang bị đe dọa. Sự sống ấy bị đe dọa không phải chỉ cho thai nhi mà còn ảnh hưởng đến các bậc cha mẹ, nhất là người mẹ bị tổn thương trầm trọng. Những day dứt, những đau khổ trong tâm hồn và trong cuộc sống phải trải qua khi đã trót phá thai. Sự sống của con ngươi bị đe dọa không phải chỉ là chuyện phá thai mà còn bao nhiêu hài nhi đã được sinh ra nhưng bị bỏ rơi, không được sống trong mái ấm của gia đình, đó cũng là một thực tế đau lòng.
Sự sống của con người không phải chỉ là sự sống thể lý mà còn là sự sống đạo đức, sự sống tinh thần. Khi đối diện với tất cả sự đe dọa về sự sống thể lý và tinh thần, các bậc cha mẹ công giáo cũng cảm thấy mình giống Đức Mẹ và Thánh Giuse ngày xưa, minh hoàn toàn bất lực, bởi vì sức mạnh đó lớn quá, không khác gì sức mạnh của Hêrôđê hùng mạnh, còn mình chỉ là một gia đình nghèo khổ, chúng ta có chung một kinh nghiệm như vậy, kinh nghiệm về sự bất lực của con người, chính kinh nghiệm đó thúc đẩy chúng ta đi tìm sức mạnh ở nơi Chúa, nơi lời của Ngài.
Chúng ta là người công giáo, Chúa dạy phải biết tôn trọng sụ sống từ giây phút đầu tiên cho đến khi chết, sự sống là quà tặng của Thiên Chúa, chúng ta nên quảng đại đón nhận sự sống dù như thế nào, chúng ta hãy phó thác mọi sự cho Chúa. Sức mạnh của chúng ta là ở nơi Thiên Chúa, nương tựa vào Thiên Chúa, lắng nghe lời Thiên Chúa, làm theo lời của Ngài, và phó thác mọi sự cho Ngài như Đức Mẹ và Thánh Giuse đã phó thác.
Các gia đình công giáo được mời gọi trở thành cái nôi của sự sống, mái ấm của tình thương, góp phần tích cực vào công cuộc loan báo tin mừng. Nếu không có gia đình công giáo đạo đức thì các công tác mục vụ của chúng ta trở nên vô ích.
Hôm nay Thiên Chúa mời gọi anh chị em đến đây không chỉ là hâm nóng ơn gọi hôn nhân gia đình mà còn là trao trách nhiệm cho anh chị em, không phải chỉ là trách nhiệm xây dựng gia đình nhỏ bé của riêng anh chị em mà còn là trách nhiệm xây dựng Hội Thánh trong thành phố này và trên quê hương này. Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu là gương mẫu cho chúng ta noi theo. Xin các Ngài phù trợ cho chúng ta.
Đêm nay có ba gia đình tiêu biểu đại diện các gia đình kỷ niệm 40, 50 và 60 năm hôn phối đó là ông bà Vũ Hoàng Chương kỷ niệm 60 năm, ông bà Đoàn Hữu Ruẩn, kỷ niệm 50 hôn phối, ông bà Đỗ Hữu Chước, kỷ niệm 40 năm. Ba gia đình lên nhận triều thiên Hoa Hồng nhằm tôn vinh những chứng từ sống động của các gia đình.
Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn thay mặt BTC cám ơn Đức Hồng Y, Đức Cha Phêrô, Cha Tổng Đại diện đã quan tâm ưu ái đến Đại Hội hôm nay. Cám ơn tất cả mọi người từ người nhỏ nhất đến người lớn nhất, từ người cộng tác hăng hái rõ ràng nhất đến ngươi âm thầm nhất qua lời cầu nguyện. Đặc biệt cám ơn Ông già Noel Linh mục Giuse Tiến Lộc đã có ý tưởng, hướng dẫn giúp đỡ đại hội trong công tác đạo diễn chương trình TRƯỜNG CA ƠN CỨU ĐỘ, và cám ơn nhạc sĩ Vũ Đình Ân, nhạc sĩ Nguyễn Bách và các anh chị em diễn viên đã giúp cho cộng đoàn hướng lòng lên trong Mầu Nhiệm Nhập Thể Chúa Giáng Sinh. Cha cũng đặc biệt cám ơn công ty Xuân Đức giúp âm thanh ánh sáng, góp công, góp sức và góp cả tiền của để cho chúng ta có một buổi tối với âm thanh chất lượng, ánh sáng đầy đủ cho chúng ta cử hành Đại Hội và thánh lễ. Cha cũng cám ơn Họa sĩ Từ Uyên đã trang trí sân khấu và hang đá rất đơn sơ nhưng rât đẹp mắt. Cha cũng cám ơn tất cả anh chị em khác cách này cách khác đã đóng góp rất nhiều giúp cho đại hội hôm nay mà không thể nêu tên. Xin Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em.
Cuối cùng là nghi thức Sai Đi: các Thầy chủng sinh dự bị đại chủng viện, đốt nến từ cây nến Phục sinh truyền đến mọi người xung quanh. Mọi người cùng hát chung với nhau bài hát:
Thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa,
Thắp sáng lên trong con tình tuyệt vời
Để con hân hoan đem tin yêu đi về muôn lối
Tựa như mưa tuôn mưa hồng ân Chúa trên trần đời.
Không khí thật linh thiêng, cả một rừng nến cháy sáng. Đức Cha Phêrô ban phép lành Toàn Xá Năm thánh cho cộng đoàn tham dự. Ngài nhắn nhủ cộng đoàn:
Năm Thánh kết thúc nhưng lại mở ra cho những bước chân hy vọng, chúng ta tham dự Đại Hội và ra về mang theo một sứ mạng mà Chúa trao cho chúng ta, sứ mạng đó là xây dựng gia đình mình và giúp cho các gia đình khác trở thành là một Hội Thánh tại gia, thành một cộng đoàn hiệp nhất yêu thương nhau, một cộng đoàn loan báo tin mừng.
Từng ngọn nến lung linh, thắp sáng tâm hồn mỗi người, lung linh và chuyển động theo từng cử điệu mẫu của hai người Dẫn Chương Trình Minh Khoa và Đông Quân.
Thần khí Chúa đã sai tôi đi
Sai tôi đi loan báo tin mừng
Thần khí Chúa đã thánh hiến tôi
Sai tôi đi Ngài sai tôi đi.
Bài hát cứ kéo dài tưởng chừng như không dứt như tiễn bước chân mọi người ra về trong niềm hân hoan, vui tươi. Mang trong tim ánh sáng Phục Sinh của Chúa và mang trọng trách một sứ mạng loan báo tin mừng cứu độ đến với từng gia đình và thế giới xung quanh. Niềm tin được thắp sáng, niềm tin được củng cố. Từ nay sự sống của Thiên Chúa ban tặng cần phải được trân trọng và bảo vệ, và họa ảnh tình yêu Thiên Chúa nơi các gia đình cần được sáng tỏ như thưở ban đầu cội nguồn của nhân loại. Từ nay trên cuộc hành trình chúng ta không còn cô đơn, lạc lõng, không còn sợ sệt trước bạo lực hùng mạnh của các Hêrôđê thời đại, vì đã có Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Xem hình ảnh
Ngày nay, sự dữ cũng đang hoành hành hết công lực của nó, muốn đánh phá các gia đình, gieo rắc nỗi khổ đau, làm cho nhiều gia đình rơi vào bế tắc qua nạn ly dị, nạn phá thai, nạn đa thê v... .v … Nhìn vào thực tế đời sống hiện nay trong xã hội, đặc biệt ở thành phố chúng ta hình ảnh tốt đẹp của nhiều gia đình đã bị méo mó, xộc xệch qua các tệ nạn đó.
Mừng Lễ Giáng Sinh, mừng kính Lễ Thánh Gia, chiêm ngắm hình ảnh của Thánh Gia Thất chúng ta được mời gọi trở về chiếc nôi ban đầu mà Thiên Chúa muốn cho chúng ta, đó là: “Gia đình là chiếc nôi của sự sống, là mầu nhiệm của tình yêu”.
Gia đình ơi! Hãy trở về… là chủ đề mà Đại Hội Gia Đình đã được tổ chức và diễn ra vào ngày 26/12/2010 vừa qua tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Sài Gòn. Trong niềm xúc động khi hướng về các gia đình cha Louis Nguyễn Anh Tuấn trưởng ban Mục Vụ Gia Đình, đồng thời cũng là trưởng ban tổ chức đã trịnh trọng tuyên bố khai mạc Đại Hội và nói lên ý nghĩa của ngày hội tụ hôm nay là cử hành tình thương của Thiên Chúa Ba Ngôi, đã đến cư ngụ nơi trần gian trong mầu nhiệm nhập thể Con Thiên Chúa làm người trong một gia đình như chúng ta, đồng thời cũng tạ ơn Thiên Chúa đã ban muôn ơn lành cho từng gia đình chúng ta. Trong ngày đại hội các gia đình hôm nay còn có sự hiện diện của Đức Cha Phụ Tá Phêrô thay mặt Đức Hồng Y, cha Tổng đại diện, các linh mục trong giáo phận và hơn 5.000 người, hầu hết là từng đôi vợ chồng đến tham dự.
Mở đầu chương trình là phần diễn nguyện: “TRƯỜNG CA ƠN CỨU ĐỘ” gồm hai phần. chương 1: “NGÔI LỜI NHẬP THỂ”, Chương 2: “LOAN BÁO TIN MỪNG”. Do linh mục Giuse Tiến Lộc đạo diễn
Âm nhạc: Nhạc sĩ Vũ Đình Ân
Chỉ huy: Nhạc sĩ Nguyễn Bách
Lĩnh xướng: các ca sĩ: Mai Thảo, Xuân Trường, Trần Ngọc, Minh Khoa, Tuấn Hùng.
Tham gia hát hợp xướng:
Ca đoàn Suối Việt.
Ca đoàn Thiên Thanh. Ca đoàn Hiền Mẫu – GX Nghĩa Hòa.
Ca đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa.
Ca đoàn giáo xứ Thạch Đà.
Ca đoàn giáo xứ Tân Thành.
Các Thầy Dự Tập Dòng Chúa Cứu Thế.
Tham gia múa minh họa:
Các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá – Chợ Quán
và Vũ Đoàn Phương Việt.
Tổng cộng khoảng 430 diễn viên tham gia vào phần diễn nguyện này.
Chương 1: “NGÔI LỜI NHẬP THỂ”,
Trường ca Ơn Cứu Độ đã giúp cho những người tham dự nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, khi ngắm nhìn tình thương bao la của Ngài qua việc Ngôi Lời Nhập Thể, ngắm nhìn Lòng Thương Xót của Thiên Chúa không nỡ để công trình sáng tạo của Ngài trong đó có con người phải hư mất đời đời. Mầu Nhiệm Nhập Thể - Thiên Chúa Làm Người và chương trình cứu độ ấy đã được những con người cụ thể là Đức Maria và Thánh Giuse đáp lại. Và giữa một đêm đông lạnh lẽo, nơi hang đá Bêlem Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người và ở cùng chúng ta, Ngài đã đến với nhân loại qua một gia đình cụ thể, có cha, có mẹ. Mùa xuân đầu tiên năm xưa nơi vườn địa đàng đã héo khô tàn tạ, nay một mùa xuân mới đã ra đời, mùa xuân của kỷ nguyên cứu chuộc nơi Hài Nhi Giêsu bé bỏng mà các Đạo binh Thiên quốc, các Mục đồng, các nhà Đạo sĩ hân hoan, chiêm bái và thờ lạy.
Chương 2: “LOAN BÁO TIN MỪNG”.
Xuất thân từ một gia đình nghèo hèn nhưng rất thánh thiện tại Nazarét. Con trẻ Giêsu từng ngày, từng ngày lớn lên trong ơn nghĩa Chúa. Trên con đường hành đạo. Khởi đầu từ sông Gordan với phép rửa và Thánh Thần, Đức Giêsu công bố bản hiến chương Nước Trời, mở ra con đường phúc thật và điều luật quan trọng nhất của đạo làm người là yêu thương người khác như chính mình.
Ngài đã tuyển chọn và đào tạo các môn đệ, để rồi trên từng cây số, trên khắp nẻo đường đất nước Palestina, Ngài cùng các ông dong duổi loan báo tin mừng, đã xót xa chạnh lòng khi nhìn thấy đàn chiên bơ vơ không người chăn dắt, chữa lành biết bao thân phận hẩm hiu, và đặc biệt đối với các gia đình như tại tiệc cưới Cana, Ngài đã yêu thương cứu giúp đôi tân hôn khỏi bẽ mặt trong ngày vui trọng đại, cứu sống con trai bà góa thành Naim, con gái ông trưởng hội đường, phục sinh Lazarô trả họ về trong niềm vui với gia đình.
Khi sứ mạng trần gian hoàn tất, Ngài trao quyền cho các Tông đồ, tiếp tục sứ mạng còn dang dở. Hãy ra đi và loan báo tin mừng đến với muôn dân và Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.
Vì yêu sự sống Thiên Chúa đã làm tất cả nhưng gì có thể để cứu chuộc con người để đưa con người trở về tận hưởng dòng sưối ân tình yêu thương. Và nếu ai tin vào Con Một của Ngài thì dù có chết cũng sẽ được sống và sống dồi dào. Đức Giê su vẫn hoạt động mạnh mẽ nơi các tâm hồn tin tưởng và phó thác mọi sự nơi Ngài.
Trong đêm nay, có phần chia sẻ chứng từ của các gia đình, vì yêu quí sự sống của Thiên Chúa ban tặng, đã nỗ lực hết sức mình để cứu lấy sự sống, dù phải sống trong đau khổ, trong tuyệt vọng, tưởng chừng như bất lực, nhưng chính khi tưởng chừng như không thể, Thiên Chúa đã ra tay.
Lời chứng đầu tiên là của gia đình chị Maria Lê Thị Loan giáo xứ Châu Bình. Chị có một người con trai nghiện ngập ma túy, và đã trở về. Chị chia sẻ:
Tôi đã khóc rất nhiều, trong đau khổ chỉ biết chạy đến cùng Đức Mẹ cầu nguyện. Để thỏa mãn cơn nghiền con tôi lấy tiền gia đình để hút chích, gia đình xào xáo, khủng khoảng về tài chính, xấu hổ với hàng xóm, nhất là khủng hoảng về đức tin, nhiều lúc tôi trách Chúa tại sao lại để gia đình tôi lâm vào tình trạng này.
Có một lần họp mặt gia đình, chồng tôi hỏi con: “Con hút heroin là do gia đình bất hòa, vì anh em không hòa thuận hay vì lý do gì? Người con cho biết vì bị bạn bè rủ rê.
Gia đình cùng nhìn lên Thánh giá Chúa, Đức Mẹ, và Thánh Cả Giuse cầu nguyện và vợ chồng tôi dùng nhưng lời nói và tình cảm nhẹ nhàng để khuyên con, và nói các anh chị em trong nhà hãy yêu thương nhau hơn, không thành kiến không ghét bỏ. Nhờ đó con tôi đã được biến đổi và xin đi cai nghiện. Ngày con đi cai nghiện tôi trao cho con một xâu chuỗi mân côi và nói với con: “Con hãy tin tưởng cầu xin cùng Đưc Mẹ, Ngài sẽ cứu giúp con”. Sau 10 ngày thì con tôi đã cắt cơn nghiện.
Cùng đồng hành với gia đình chị, thì còn có một người nữa đó là chị Nguyệt và sau này đã trở thành con dâu của vợ chồng chị. Đêm nay chị Nguyệt cũng hiện diện để cùng chia sẻ với mọi người. Sr Hồng Quế đã đặt một câu hỏi với chị Nguyệt
Theo chị đâu là bí quyết để vượt qua khi biết bạn trai của mình lâm vào cảnh nghiện ngập?
Chi Nguyệt chia sẻ:
Lúc đầu tôi cũng buồn và lo lắng như bao cô gái khác khi biết anh ấy nghiện ma túy. Nhưng sau đó tôi nghĩ lại sự sống con người là đáng quí, mình phải gần gũi chăm sóc, dùng tình cảm, chia sẻ giúp anh ấy vượt qua. Và cũng gợi cho anh ấy biết rằng, sự sống của anh ấy rất có giá trị với gia đình, và gia đình rất cần anh ấy. Việc trở về của anh ấy là niềm vui của mọi người trong gia đình, nhưng trước hết vẫn là sự nỗ lục quyết tâm của anh ấy.
Rất là buồn cho đất nước của chúng ta, một đất nước còn nghèo, một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới, nhưng lại là một cường quốc có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới, điều đó làm đau lòng những Nhà Giáo Dục, những người có tâm huyết. Tuy nhiên cũng có những chứng nhân, những con người can đảm đón nhận sự sống, cho dù khi đi khám thai, đi xét nghiệm y khoa, bác sĩ đã báo rằng thai nhi có vấn đề, có thể bị dị tật, bị bệnh down …
Gia đình Bác sĩ Giuse Hoàng Anh Khôi và vợ là Têrêsa Nguyệt Quỳnh, thuộc giáo xứ Bàn Cờ, đêm nay anh chị đã chia sẻ về cảm nghiệm của mình khi rơi vào trường hợp đó.
Cách đây 5 năm, con (chị Nguyệt Quỳnh) chích ngừa Rubella, Rubella là một căn bệnh rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai, nguy cơ có rất nhiều dị tật trên thai như là thai chết lưu, dị tật về tim, về não, câm điếc, chính vì vậy theo y khoa người ta vẫn khuyên cáo các phụ nữ trong độ tuổi sinh nở và phụ nữ chưa mang thai nên chích ngừa Rubella để tránh nguy cơ do Rubella gây ra. Khi chích ngừa Rubeela thì trong vòng 3 tháng không được có thai nhưng 1 tháng sau thì con có thai, bác sĩ khuyên bỏ thai, khi nghe bác sĩ phán quyết về tình trạng của thai nhi chúng con rất lo lắng, chúng con chạy đến Đức Mẹ cầu nguyện, dâng nhưng lo nắng cho Chúa và Đức Mẹ và chúng con quyết định giữ thai. Vợ chồng chúng con sinh hoạt trong nhóm các gia đình trẻ Công giáo nhờ các anh chị trong nhóm cầu nguyện, cho dẫu chuyện gì xảy ra với đứa con thì chúng con cũng sẵn sàng đón nhận theo thánh ý Chúa. Cuối cùng sau 9 tháng 10 ngày em bé đã chào đòi hoàn toàn khỏe mạnh không có dị tật gì, trên người, mà theo y khoa nói nguy cơ trên thai là 70% tới 100%. Đây đúng là một hồng ân quá lớn đối với gia đình chúng con.
Những tràng pháo tay tán thưởng tinh thần quảng đại của anh chị khi đón nhận sự sống mà Thiên Chúa trao ban, nhìn cháu bé trai 5 tuổi, kháu khỉnh hồn nhiên chạy nhảy trên sân khấu như củng cố thêm niềm tin cho anh chị và những người tham dự.
Một tiểu phẩm mang tựa đề: “Ai Khổ” của soạn giả Thanh Sâm rất sinh động và rất thiết thực nói về một tình trạng xã hội hiện nay là Nạn Phá Thai, do nhóm diễn viên Idecaf trình diễn. Tình huống được đưa ra, trong gia đình có cô con gái chưa lập gia đình nhưng mang thai ngoài ý muốn, vì sĩ diện, vì danh dự mà người cha đã ép buộc con gái đi phá thai. Những xung đột trong gia đình xảy ra giữa danh dự, lương tâm, và luân lý đạo đức, tạo nên những giằng co nội tâm cho người trong cuộc. Cuối cùng, chân lý đã chiến thắng, sự ác bị khuất phục. Người cha đã ngộ ra, sự sống là quà tặng vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người, mà con người cần phải trân quí nó. Không ai có quyền tước đoạt, hoặc chấm dứt sự sống của kẻ khác. Tình huống này xảy ra rất thường trong cuộc sống chung quanh chúng ta, có những người cha, người mẹ, vì những sĩ diện hão huyền đã nhẫn tâm bắt ép con cái mình phải phạm tội “giết người”, giết chính giọt máu mà mình đang cưu mang, chỉ với một lý do hết sức đơn giản: “Nếu để cái thai lớn lên, với cương vị là trùm chánh trong giáo xứ thì còn mặt mũi nào để họ lên đọc sách thánh ngày chúa nhật, còn mặt mũi nào họ đi họp hội đồng giáo xứ. Nhưng họ quên một điều, họ còn mặt mũi nào nhìn nhan thánh Chúa trong ngày công phán và nhìn mặt đứa cháu mà họ đã nhẫn tâm dứt bỏ đi.
Tiếp theo là thánh lễ mừng kính Thánh Gia và tạ ơn Thiên Chúa những hồng ân mà Ngài đã ban cho chúng ta. Trong giây phút trang trọng của thánh lễ mọi người lắng đọng tâm hồn trở về với ơn gọi của mình, nhìn lại cách sống và cách xây dựng gia đình mình thành cái nôi của sự sống, mái ấm của tình thương và là điểm xuất phát công cuộc loan báo tin mừng hay chưa? Và khi đối diện với lời mời gọi “GIA ĐÌNH ƠI HÃY TRỞ VỀ” chắc chắn trong lòng mỗi người cũng khám phá ra nhiều điều tích cực mình đã đáp lại lời mời gọi của Chúa, bên cạnh đó cũng có không ít điểm tiêu cực trong gia đình của mình. Gia đình là mái ấm của tình thương, nhưng nhiều khi quá ích kỷ, hờn giận trách móc nhau làm cho gia đình tan nát, đổ vỡ. Gia đình là điểm xuất phát của công cuộc loan báo tin mùng, nhưng chúng ta không sống được như thế.
Trong thánh lễ Đức Cha Phêrô đã chia sẻ:
Hội Thánh ấn định cử hành lễ Thánh Gia hằng năm vào ngày chúa nhật trong tuần Bát Nhật tuần lễ giáng sinh, bởi vì Hội Thánh muốn nhấn mạnh rằng khi Thiên Chúa xuống thế làm người thì Ngài đã làm người trong một gia đình, cho nên gia đình gắn chặt với Mầu Nhiệm Giáng Sinh, mầu nhiệm nhập thể Thiên Chúa làm con người, chỉ cần hiểu như thế ta đã thấy tầm quan trọng của đời sống gia đình như thế nào.
Chúng ta đều tin rằng Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng trong thực tế có những chuyện bị Hội Thánh kết ấn là lạc thuyết thường bị rơi vào một trong hai thái cực. Một là người ta nhấn mạnh đến thần tính của Chúa Giêsu đến độ quên mất rằng Ngài là con người. Ngược lại, người ta nhấn mạnh đến nhân tính của Chúa Giêsu đến độ không nhận biết Ngài là Thiên Chúa.
Niềm tin Kitô giáo chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa làm người thật sự chứ không phải giả bộ làm người. Nếu Ngài đã làm người thật sự thì cũng phải trải qua một quá trình phát triển tâm sinh lý bình thường như một con người. Nói theo kiểu VN chúng ta thì Chúa Giêsu cũng phải “ học ăn, học nói, học gói, học mở”. Chúa Giêsu học ở đâu? Học ở trong gia đình, gia đình là ngôi trường dạy những bài học căn bản đó. Đức Mẹ và Thánh Giuse là thầy giáo đầu tiên dạy những bài học đó cho Chúa Giêsu. Cho nên gia đình hết sức quan trọng, quan trọng với Con Thiên Chúa làm người, thì đối với chúng ta còn quan trọng đến thế nào. Gia đình Thánh gia không phải chỉ là ngôi trường đầu tiên để dạy làm người, mà căn bản hơn nũa là cái nôi của sự sống.
Tin mừng thánh Matthêu hôm nay làm nổi bật sự tương phản giữa một bên là một hài nhi Giêsu bé nhỏ, một bên là vua Hêrôđê với tất cả binh hùng tướng mạnh đang quyết tâm tìm cách giết Giêsu. Vậy lúc ấy Chúa Giêsu dựa vào ai để bảo vệ mình?Trong thực tế thì chỉ biết dựa vào cha mẹ Ngài mà thôi, mà Thánh Giuse và Mẹ Maria thì nghèo khổ, trong tay chẳng có gì, vậy hai ông bà giải quyết làm sao để bảo vệ sự sống của con mình. Phúc âm kể lại hai ông bà chỉ sống nhờ đức tin, mà đức tin hiểu một cách cụ thể là hai ông bà lắng nghe lời Chúa và làm theo lời Chúa dạy, đáp trả lời Chúa, nhờ đó hai ông bà bảo vệ được sự sống của hài nhi.
Hôm nay chúng ta chiêm ngắm hài nhi Giêsu với tính mong manh bị đe dọa, chúng ta cũng liên tưởng đến tính mong manh của sự sống trong xã hội, trong thế giới chúng ta hôm nay, mà trước hết là sự sống của các thai nhi đang bị đe dọa. Sự sống ấy bị đe dọa không phải chỉ cho thai nhi mà còn ảnh hưởng đến các bậc cha mẹ, nhất là người mẹ bị tổn thương trầm trọng. Những day dứt, những đau khổ trong tâm hồn và trong cuộc sống phải trải qua khi đã trót phá thai. Sự sống của con ngươi bị đe dọa không phải chỉ là chuyện phá thai mà còn bao nhiêu hài nhi đã được sinh ra nhưng bị bỏ rơi, không được sống trong mái ấm của gia đình, đó cũng là một thực tế đau lòng.
Sự sống của con người không phải chỉ là sự sống thể lý mà còn là sự sống đạo đức, sự sống tinh thần. Khi đối diện với tất cả sự đe dọa về sự sống thể lý và tinh thần, các bậc cha mẹ công giáo cũng cảm thấy mình giống Đức Mẹ và Thánh Giuse ngày xưa, minh hoàn toàn bất lực, bởi vì sức mạnh đó lớn quá, không khác gì sức mạnh của Hêrôđê hùng mạnh, còn mình chỉ là một gia đình nghèo khổ, chúng ta có chung một kinh nghiệm như vậy, kinh nghiệm về sự bất lực của con người, chính kinh nghiệm đó thúc đẩy chúng ta đi tìm sức mạnh ở nơi Chúa, nơi lời của Ngài.
Chúng ta là người công giáo, Chúa dạy phải biết tôn trọng sụ sống từ giây phút đầu tiên cho đến khi chết, sự sống là quà tặng của Thiên Chúa, chúng ta nên quảng đại đón nhận sự sống dù như thế nào, chúng ta hãy phó thác mọi sự cho Chúa. Sức mạnh của chúng ta là ở nơi Thiên Chúa, nương tựa vào Thiên Chúa, lắng nghe lời Thiên Chúa, làm theo lời của Ngài, và phó thác mọi sự cho Ngài như Đức Mẹ và Thánh Giuse đã phó thác.
Các gia đình công giáo được mời gọi trở thành cái nôi của sự sống, mái ấm của tình thương, góp phần tích cực vào công cuộc loan báo tin mừng. Nếu không có gia đình công giáo đạo đức thì các công tác mục vụ của chúng ta trở nên vô ích.
Hôm nay Thiên Chúa mời gọi anh chị em đến đây không chỉ là hâm nóng ơn gọi hôn nhân gia đình mà còn là trao trách nhiệm cho anh chị em, không phải chỉ là trách nhiệm xây dựng gia đình nhỏ bé của riêng anh chị em mà còn là trách nhiệm xây dựng Hội Thánh trong thành phố này và trên quê hương này. Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu là gương mẫu cho chúng ta noi theo. Xin các Ngài phù trợ cho chúng ta.
Đêm nay có ba gia đình tiêu biểu đại diện các gia đình kỷ niệm 40, 50 và 60 năm hôn phối đó là ông bà Vũ Hoàng Chương kỷ niệm 60 năm, ông bà Đoàn Hữu Ruẩn, kỷ niệm 50 hôn phối, ông bà Đỗ Hữu Chước, kỷ niệm 40 năm. Ba gia đình lên nhận triều thiên Hoa Hồng nhằm tôn vinh những chứng từ sống động của các gia đình.
Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn thay mặt BTC cám ơn Đức Hồng Y, Đức Cha Phêrô, Cha Tổng Đại diện đã quan tâm ưu ái đến Đại Hội hôm nay. Cám ơn tất cả mọi người từ người nhỏ nhất đến người lớn nhất, từ người cộng tác hăng hái rõ ràng nhất đến ngươi âm thầm nhất qua lời cầu nguyện. Đặc biệt cám ơn Ông già Noel Linh mục Giuse Tiến Lộc đã có ý tưởng, hướng dẫn giúp đỡ đại hội trong công tác đạo diễn chương trình TRƯỜNG CA ƠN CỨU ĐỘ, và cám ơn nhạc sĩ Vũ Đình Ân, nhạc sĩ Nguyễn Bách và các anh chị em diễn viên đã giúp cho cộng đoàn hướng lòng lên trong Mầu Nhiệm Nhập Thể Chúa Giáng Sinh. Cha cũng đặc biệt cám ơn công ty Xuân Đức giúp âm thanh ánh sáng, góp công, góp sức và góp cả tiền của để cho chúng ta có một buổi tối với âm thanh chất lượng, ánh sáng đầy đủ cho chúng ta cử hành Đại Hội và thánh lễ. Cha cũng cám ơn Họa sĩ Từ Uyên đã trang trí sân khấu và hang đá rất đơn sơ nhưng rât đẹp mắt. Cha cũng cám ơn tất cả anh chị em khác cách này cách khác đã đóng góp rất nhiều giúp cho đại hội hôm nay mà không thể nêu tên. Xin Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em.
Cuối cùng là nghi thức Sai Đi: các Thầy chủng sinh dự bị đại chủng viện, đốt nến từ cây nến Phục sinh truyền đến mọi người xung quanh. Mọi người cùng hát chung với nhau bài hát:
Thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa,
Thắp sáng lên trong con tình tuyệt vời
Để con hân hoan đem tin yêu đi về muôn lối
Tựa như mưa tuôn mưa hồng ân Chúa trên trần đời.
Không khí thật linh thiêng, cả một rừng nến cháy sáng. Đức Cha Phêrô ban phép lành Toàn Xá Năm thánh cho cộng đoàn tham dự. Ngài nhắn nhủ cộng đoàn:
Năm Thánh kết thúc nhưng lại mở ra cho những bước chân hy vọng, chúng ta tham dự Đại Hội và ra về mang theo một sứ mạng mà Chúa trao cho chúng ta, sứ mạng đó là xây dựng gia đình mình và giúp cho các gia đình khác trở thành là một Hội Thánh tại gia, thành một cộng đoàn hiệp nhất yêu thương nhau, một cộng đoàn loan báo tin mừng.
Từng ngọn nến lung linh, thắp sáng tâm hồn mỗi người, lung linh và chuyển động theo từng cử điệu mẫu của hai người Dẫn Chương Trình Minh Khoa và Đông Quân.
Thần khí Chúa đã sai tôi đi
Sai tôi đi loan báo tin mừng
Thần khí Chúa đã thánh hiến tôi
Sai tôi đi Ngài sai tôi đi.
Bài hát cứ kéo dài tưởng chừng như không dứt như tiễn bước chân mọi người ra về trong niềm hân hoan, vui tươi. Mang trong tim ánh sáng Phục Sinh của Chúa và mang trọng trách một sứ mạng loan báo tin mừng cứu độ đến với từng gia đình và thế giới xung quanh. Niềm tin được thắp sáng, niềm tin được củng cố. Từ nay sự sống của Thiên Chúa ban tặng cần phải được trân trọng và bảo vệ, và họa ảnh tình yêu Thiên Chúa nơi các gia đình cần được sáng tỏ như thưở ban đầu cội nguồn của nhân loại. Từ nay trên cuộc hành trình chúng ta không còn cô đơn, lạc lõng, không còn sợ sệt trước bạo lực hùng mạnh của các Hêrôđê thời đại, vì đã có Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Gia Định: Lễ Hội Yêu Thương lần IX, kỷ niệm 20 năm thành lập trường
Nguyễn Xuân
10:13 31/12/2010
Trường Chuyên biệt Gia Định: Lễ Hội Yêu Thương lần IX, kỷ niệm 20 năm thành lập trường.(30/12/2010)
Khác với ngày thường, hôm nay trường Chuyên biệt mang nhiều sắc thái khác lạ không chỉ ở những ánh đèn lung linh, những bày trí rất đẹp trong khung cảnh rộn rịp của một Lễ Hội, nhưng điều khác lạ đáng lưu ý ở đây được thể hiện nơi chính các em: Hôm nay các em không còn rụt rè thụ động ngồi chờ thầy cô giúp đỡ nhưng các em rất sinh động trong vai trò chủ nhà đang niềm nở tiếp đón khách, đang phục vụ các bửa ăn tối, đang bán những sản phẩm do các em và thầy cô tự sáng chế. Hôm nay các em còn thật xinh đẹp trong trang phục các diễn viên sắp lên sân khấu.
Với thời gian tác động can thiệp sớm, các em có nhiều sự tiến bộ đáng kể. Nhìn nụ cười rạng ngời hạnh phúc trên khuôn mặt các em, nghe các em hãnh diện khoe mình đã làm cái móc khóa nầy hay dệt tấm vải kia, ta nhận ra đó là kết quả của tấm lòng yêu thương và sự kiên trì dạy dỗ của các thầy cô. Bình thường khi đến thăm trường thỉnh thoảng ta còn bắt gặp cảnh học sinh “không hợp tác”, tát vào mặt cô giáo và bỏ chạy khiến các thầy cô cứ như phải rượt đuổi các em. Chính các phụ huynh cũng thú thật mình phải bó tay và đau khổ không ít vì các em. Thế nhưng các thầy cô không nản, kiên trì chịu đựng và tiếp tục yêu thương dạy bảo, theo như châm ngôn của Cha Cố sở Antôn, người sáng lập trường đề ra: Yêu Thương Trẻ Thơ. Đó cũng là điều kiện tuyển chọn nhân viên. Vâng! Nếu không yêu thương, các thầy cô không có thể kiên nhẫn và bao dung mỗi khi bị các em xúc phạm…
Xem hình lễ hội yêu thương
Cảm thông và thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của những gia đình có con em Chậm phát triển, trẻ Tự Kỷ cùng với những trẻ em nghèo bình thường chưa có điều kiện đến trường lớp Cha Cố Sở An tôn đã thành lập trường dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt vào năm 1991 mang tên trường Thánh Mẫu. Từ 2003 trường đổi tên thành Trường Chuyên Biệt Gia Định
Thấm thoát trường đã được thành lập 20 năm, trường đã giúp đỡ 1697 lượt trẻ em chậm phát triển trí tuệ và Tự Kỷ - 855 trẻ em Lớp học tình thương.
Nhiều em có thể tiếp tục học tại trường phổ thông, có em đã có thể tự lao động kiếm sống. Thành quả nầy đã giúp các em xóa đi bao mặc cảm, bao rào cản ngăn cách các em với xã hội và nhất là đem lại hạnh phúc cho chính các em và phụ huynh các em
Hai mươi năm về trước, việc can thiệp các em “Tự Kỷ”, “Chậm phát triển trí tuệ” “ít ai biết đến. Quả là một sáng kiến và một sự tiên phong trong ngành giáo dục Việt Nam lúc bấy giờ. Thế cho nên việc điều hành và dạy dỗ các em xem ra không dễ. Nhưng từng bước, trường khắc phục khó khăn: xây dựng cơ sở, mua sắm trang thiết bị và đào tạo các nhân sự về mặt chuyên môn.
Sau khi Cha Cố Antôn qua đời, với sự phân công phân nhiệm của Cha Sở Ignaxiô Hồ Văn Xuân – Linh Mục Giuse Mai Thanh Tùng làm Giám đốc Trường Chuyên Biệt Gia Định, tiếp nối công trình của Cha Cố Sở Antôn để lại.
Mỗi năm trường tổ chức Lễ Hội Yêu Thương để phụ huynh và nhà trường có dịp gặp gỡ chia sẻ, cảm thông những khó khăn để rút kinh nghiệm cho việc đào tạo các em tốt hơn. Hôm nay chính là cơ hội tốt để các em vượt khỏi thế giới riêng biệt của mình, hòa nhập vào tập thể cộng đồng xã hội mà từ trước đến nay các em chưa bao giờ gặp phải !
Lễ hội cũng được hân hạnh tiếp đón những ân nhân, những y bác sĩ, chuyên gia tâm lý và nhóm người Nhật phụ trách trường Tự kỷ ở Nhật.
Các màn trình diễn văn nghệ thật sôi động, rất đặc biệt và khác lạ không phải ở tính nghệ thuật chuyên môn nhưng ở tính tự phát và tùy hứng của các em. Nhưng nhìn những nụ cười rạng rỡ trên mặt các em, mọi người đều thông cảm và luôn tặng các em những tràng pháo tay cổ vũ sau màn diễn.
Sau phần cám ơn và chúc mừng năm mới, Lễ Hội kết thúc vào lúc 21g30 cùng ngày. Bài hát Happy New Year âm vang trong đêm như muốn chúc mừng Bình an và hạnh phúc luôn đến với mỗi người biết yêu thương và biết chia sẻ …
Với thời gian tác động can thiệp sớm, các em có nhiều sự tiến bộ đáng kể. Nhìn nụ cười rạng ngời hạnh phúc trên khuôn mặt các em, nghe các em hãnh diện khoe mình đã làm cái móc khóa nầy hay dệt tấm vải kia, ta nhận ra đó là kết quả của tấm lòng yêu thương và sự kiên trì dạy dỗ của các thầy cô. Bình thường khi đến thăm trường thỉnh thoảng ta còn bắt gặp cảnh học sinh “không hợp tác”, tát vào mặt cô giáo và bỏ chạy khiến các thầy cô cứ như phải rượt đuổi các em. Chính các phụ huynh cũng thú thật mình phải bó tay và đau khổ không ít vì các em. Thế nhưng các thầy cô không nản, kiên trì chịu đựng và tiếp tục yêu thương dạy bảo, theo như châm ngôn của Cha Cố sở Antôn, người sáng lập trường đề ra: Yêu Thương Trẻ Thơ. Đó cũng là điều kiện tuyển chọn nhân viên. Vâng! Nếu không yêu thương, các thầy cô không có thể kiên nhẫn và bao dung mỗi khi bị các em xúc phạm…
Xem hình lễ hội yêu thương
Cảm thông và thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của những gia đình có con em Chậm phát triển, trẻ Tự Kỷ cùng với những trẻ em nghèo bình thường chưa có điều kiện đến trường lớp Cha Cố Sở An tôn đã thành lập trường dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt vào năm 1991 mang tên trường Thánh Mẫu. Từ 2003 trường đổi tên thành Trường Chuyên Biệt Gia Định
Thấm thoát trường đã được thành lập 20 năm, trường đã giúp đỡ 1697 lượt trẻ em chậm phát triển trí tuệ và Tự Kỷ - 855 trẻ em Lớp học tình thương.
Nhiều em có thể tiếp tục học tại trường phổ thông, có em đã có thể tự lao động kiếm sống. Thành quả nầy đã giúp các em xóa đi bao mặc cảm, bao rào cản ngăn cách các em với xã hội và nhất là đem lại hạnh phúc cho chính các em và phụ huynh các em
Hai mươi năm về trước, việc can thiệp các em “Tự Kỷ”, “Chậm phát triển trí tuệ” “ít ai biết đến. Quả là một sáng kiến và một sự tiên phong trong ngành giáo dục Việt Nam lúc bấy giờ. Thế cho nên việc điều hành và dạy dỗ các em xem ra không dễ. Nhưng từng bước, trường khắc phục khó khăn: xây dựng cơ sở, mua sắm trang thiết bị và đào tạo các nhân sự về mặt chuyên môn.
Sau khi Cha Cố Antôn qua đời, với sự phân công phân nhiệm của Cha Sở Ignaxiô Hồ Văn Xuân – Linh Mục Giuse Mai Thanh Tùng làm Giám đốc Trường Chuyên Biệt Gia Định, tiếp nối công trình của Cha Cố Sở Antôn để lại.
Mỗi năm trường tổ chức Lễ Hội Yêu Thương để phụ huynh và nhà trường có dịp gặp gỡ chia sẻ, cảm thông những khó khăn để rút kinh nghiệm cho việc đào tạo các em tốt hơn. Hôm nay chính là cơ hội tốt để các em vượt khỏi thế giới riêng biệt của mình, hòa nhập vào tập thể cộng đồng xã hội mà từ trước đến nay các em chưa bao giờ gặp phải !
Lễ hội cũng được hân hạnh tiếp đón những ân nhân, những y bác sĩ, chuyên gia tâm lý và nhóm người Nhật phụ trách trường Tự kỷ ở Nhật.
Các màn trình diễn văn nghệ thật sôi động, rất đặc biệt và khác lạ không phải ở tính nghệ thuật chuyên môn nhưng ở tính tự phát và tùy hứng của các em. Nhưng nhìn những nụ cười rạng rỡ trên mặt các em, mọi người đều thông cảm và luôn tặng các em những tràng pháo tay cổ vũ sau màn diễn.
Sau phần cám ơn và chúc mừng năm mới, Lễ Hội kết thúc vào lúc 21g30 cùng ngày. Bài hát Happy New Year âm vang trong đêm như muốn chúc mừng Bình an và hạnh phúc luôn đến với mỗi người biết yêu thương và biết chia sẻ …
Chương trình chi tiết: Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010: Ngày 4-5/01/2011
Ban Tổ chức
11:17 31/12/2010
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010
Chương trình chi tiết các ngày 04-05-06/01/2011
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT NGÀY 4,5,6/01/2011
LỄ BẾ MẠC NĂM THÁNH 2010 TẠI LA VANG
* Thứ ba, ngày 04.01.2011
Linh mục giải tội ở Nhà Nguyện xin mặc alba và stola.
17g00: Thánh Lễ tại Linh Đài: Kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội do Đức Cha Mt. NGUYỄN VĂN KHÔI, GM Phó Giáo phận Quy Nhơn chủ lễ và giảng lễ. (tại Linh đài).
- Chủ đề: Mẹ Maria Vô Nhiễm trong tương quan với Mầu Nhiệm Hội Thánh.
- Đoàn rước: xuất phát từ sân Nhà Hành Hương, sau Thánh lễ về lại Nhà Hành Hương.
18g30: Cơm tối.
20g00: Rước kiệu Đức Mẹ La Vang và Lần hạt Mân Côi.
- Chủ đề cuộc rước kiệu: Cùng MẸ ra khơi.
- Chủ sự: ĐGM Phụ tá Tổng Giáo Phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng.
- Đoàn kiệu khởi hành từ nhà Hành Hương và kết thúc tại Linh đài.
- Giám mục chủ sự: mang rochet, cappa, mitre
- Các Giám mục mang áo dòng đen - đai tím.
- Các Linh mục: mang alba, không stola.
- Các tu sĩ nam nữ: mang tu phục.
- Các Đại Chủng sinh: Áo dòng + Surplis
* Thứ tư, ngày 05.01.2011
Buổi sáng:
tại Linh đài Đức Mẹ
06g00: Thánh Lễ tại Linh Đài: Kính Đức Mẹ dâng Chúa trong Đền Thánh do Đức Cha Giuse VÕ ĐỨC MINH, GM Giáo Phận Nha Trang chủ lễ và giảng lễ.
- Chủ đề: Hội Thánh hiệp thông.
- xuất phát từ sân Nhà Hành Hương, sau Thánh lễ về lại Nhà Hành Hương
Linh mục giải tội ở Nhà Nguyện mang alba và stola.
10g00: Thánh Lễ tại Linh đài: Kính Đức Mẹ Đi Viếng Bà Êlizabeth do Đức Cha Vinh Sơn NGUYỄN VĂN BẢN, GM Giáo Phận Ban Mê Thuột chủ lễ và giảng lễ.
- Chủ đề: Hội Thánh sứ vụ.
- xuất phát từ sân Nhà Hành Hương, sau Thánh lễ về lại Nhà Hành Hương.
11g30: Cơm trưa.
NGHI THỨC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM ĐÓN TIẾP & CHÀO MỪNG
PHÁI ĐOÀN TÒA THÁNH - PHÁI ĐOÀN CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC THƯỢNG KHÁCH.
Buổỉ chiều:
15g30: tại Linh đài Đức Mẹ
* Lưu ý:
+ Mọi người tập trung tại công trường Lễ đài chính ở phía sau nhà nguyện.
+ Các linh mục mặc áo dòng hay clergyman, các tu sĩ mang tu phục: tất cả lên đứng trước ở Linh đài.
+ Các Giám mục mang áo dòng đen, đai tím, mũ calotte.
- HĐGM/VN chào đón Đặc sứ Tòa Thánh và các vị thượng khách.
- Đặc sứ Tòa Thánh làm phép tượng Đức Mẹ La Vang mới.
- Các phái đoàn tiến ra Lễ đài cử hành lễ khai mạc.
- Lễ thượng kỳ: biểu tượng của 26 giáo phận.
- Diễu hành cờ của 26 Giáo phận qua lễ đài.
- ĐGM của giáo phận được giới thiệu sẽ đứng lên vẫy chào cộng đoàn.
- Đức Cha Giuse NGUYỄN CHÍ LINH, Phó Chủ tịch HĐGMVN giới thiệu Phái đoàn Tòa thánh, Phái đoàn Chính quyền, Phái đoàn các tôn giáo, các vị thượng khách, các vị đại diện HĐGM ngoại quốc, HĐGM Việt Nam.
- Đức Cha Phêrô NGUYỄN VĂN NHƠN, Chủ tịch HĐGMVN đọc diễn văn chào mừng.
- Đặc sứ của Đức Thánh Cha đáp từ.
- Phát biểu của Phái đoàn Chính quyền Trung ương.
- Trống và vũ khai hội
17g00 - cơm tối
19g00: Diễn nguyện và Suy tôn Thánh Thể.
- Chủ đề: CÙNG MẸ ĐI LOAN BÁO TIN MỪNG
+ Chương mở đầu: Một thoáng La Vang
Với Mẹ La Vang, Cộng Đoàn cùng nhau sống lại các Mầu Nhiệm Cứu Độ của việc Thiên Chúa tỏ mình.
+ Chương I. Lời hứa của Thiên Chúa
Is 9,1: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi”.
Is 60,1: “Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả trên ngươi”.
+ Chương II. Thiên Chúa ở giữa loài người
Is 9, 5: “Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu chúng ta, một người con đã được ban tặng cho ta; Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hoà bình”.
+ Chương III. Con người đón nhận và sống Tin Mừng
Con người thờ lạy Hài Nhi, Ngôi Lời Thiên Chúa và là Tin Mừng.
Con người sống Tin Mừng qua việc phục vụ - Lời kinh Hòa Bình
+ Chương IV. Thiên Chúa ở với con người:
Thánh Thể, đỉnh cao và sức mạnh của tình yêu
+ Chương Kết đêm canh thức: Hội Thánh Việt Nam cùng Mẹ đi loan báo Tin mừng
Suy tôn Thánh Thể: Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh chủ sự.
* Thứ năm, ngày 06.01.2011
06g00: Điểm tâm.
07g30: Mặc lễ phục tại nhà nguyện.
08g00: Đại lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
Đoàn đồng tế khởi đi từ Nhà Nguyện và Tháp cổ, về hướng Linh đài, rẽ tay phải ra quảng trường Lễ đài chính, lên các bậc cấp giữa vào vị trí.
- Chào mừng và giới thiệu các phái đoàn do ĐGM Phó Chủ tịch HĐGMVN.
- Tuyên đọc Sứ điệp của ĐTC do ĐGM Tổng thư ký HĐGMVN.
- Các điện văn khác do ĐGM phó Tổng thư ký đọc
- Thánh lễ Bế Mạc Năm Thánh do Đức Hồng Y Đặc sứ chủ tế - cùng với Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn và ĐTGM P. Nguyễn Văn Nhơn.
- ĐHY Đặc sứ Làm Phép Viên Đá đầu tiên và 27 viên đá tượng trưng 26 giáo phận và cộng đồng Công giáo Việt Nam Hải ngoại để xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang
- ĐGM Phụ tá GP Huế tuyên đọc nội dung trên bia:
MỪNG KỶ NIỆM
350 năm thiết lập 2 Giáo phận Tông Tòa
Đàng Ngoài và Đàng Trong (1659- 2009)
50 năm thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam (1960- 2010),
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO VIỆT NAM cử hành
ĐẠI LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010
ngày 24 tháng 11 năm 2009 tại Sở Kiện
Tổng Giáo phận Hà Nội
ĐẠI HỘI DÂN CHÚA
ngày 21 đến 25 tháng 11 năm 2010 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn
ĐẠI LỄ BẾ MẠC NĂM THÁNH 2010
cũng là ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG LẦN THỨ 29
ngày 04 đến 06 tháng 01 năm 2011
tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang
Tổng Giáo phận Huế
Để muôn đời cảm tạ tri ân lòng thương xót của Thiên Chúa
ơn phù hộ của Mẹ Maria La Vang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Trước sự hiện diện của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Cộng đoàn hành huơng trong Đại lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 ngày 06 tháng 01 năm 2011
Đặc sứ của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI Đức Hồng Y Ivan Dias, Tổng Trưởng Bộ Truyền giáo làm phép Viên đá đầu tiên và 27 viên đá tượng trưng 26 Giáo phận và Cộng đồng Công giáo Việt Nam Hải ngoại để xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang.
- Diễn văn bế mạc do Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giáo phận Huế.
- Phép lành Tòa Thánh
- Lên Đường: Cùng Mẹ ra khơi.
Chương trình chi tiết các ngày 04-05-06/01/2011
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT NGÀY 4,5,6/01/2011
LỄ BẾ MẠC NĂM THÁNH 2010 TẠI LA VANG
* Thứ ba, ngày 04.01.2011
Linh mục giải tội ở Nhà Nguyện xin mặc alba và stola.
17g00: Thánh Lễ tại Linh Đài: Kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội do Đức Cha Mt. NGUYỄN VĂN KHÔI, GM Phó Giáo phận Quy Nhơn chủ lễ và giảng lễ. (tại Linh đài).
- Chủ đề: Mẹ Maria Vô Nhiễm trong tương quan với Mầu Nhiệm Hội Thánh.
- Đoàn rước: xuất phát từ sân Nhà Hành Hương, sau Thánh lễ về lại Nhà Hành Hương.
18g30: Cơm tối.
20g00: Rước kiệu Đức Mẹ La Vang và Lần hạt Mân Côi.
- Chủ đề cuộc rước kiệu: Cùng MẸ ra khơi.
- Chủ sự: ĐGM Phụ tá Tổng Giáo Phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng.
- Đoàn kiệu khởi hành từ nhà Hành Hương và kết thúc tại Linh đài.
- Giám mục chủ sự: mang rochet, cappa, mitre
- Các Giám mục mang áo dòng đen - đai tím.
- Các Linh mục: mang alba, không stola.
- Các tu sĩ nam nữ: mang tu phục.
- Các Đại Chủng sinh: Áo dòng + Surplis
* Thứ tư, ngày 05.01.2011
Buổi sáng:
tại Linh đài Đức Mẹ
06g00: Thánh Lễ tại Linh Đài: Kính Đức Mẹ dâng Chúa trong Đền Thánh do Đức Cha Giuse VÕ ĐỨC MINH, GM Giáo Phận Nha Trang chủ lễ và giảng lễ.
- Chủ đề: Hội Thánh hiệp thông.
- xuất phát từ sân Nhà Hành Hương, sau Thánh lễ về lại Nhà Hành Hương
Linh mục giải tội ở Nhà Nguyện mang alba và stola.
10g00: Thánh Lễ tại Linh đài: Kính Đức Mẹ Đi Viếng Bà Êlizabeth do Đức Cha Vinh Sơn NGUYỄN VĂN BẢN, GM Giáo Phận Ban Mê Thuột chủ lễ và giảng lễ.
- Chủ đề: Hội Thánh sứ vụ.
- xuất phát từ sân Nhà Hành Hương, sau Thánh lễ về lại Nhà Hành Hương.
11g30: Cơm trưa.
NGHI THỨC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM ĐÓN TIẾP & CHÀO MỪNG
PHÁI ĐOÀN TÒA THÁNH - PHÁI ĐOÀN CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC THƯỢNG KHÁCH.
Buổỉ chiều:
15g30: tại Linh đài Đức Mẹ
* Lưu ý:
+ Mọi người tập trung tại công trường Lễ đài chính ở phía sau nhà nguyện.
+ Các linh mục mặc áo dòng hay clergyman, các tu sĩ mang tu phục: tất cả lên đứng trước ở Linh đài.
+ Các Giám mục mang áo dòng đen, đai tím, mũ calotte.
- HĐGM/VN chào đón Đặc sứ Tòa Thánh và các vị thượng khách.
- Đặc sứ Tòa Thánh làm phép tượng Đức Mẹ La Vang mới.
- Các phái đoàn tiến ra Lễ đài cử hành lễ khai mạc.
- Lễ thượng kỳ: biểu tượng của 26 giáo phận.
- Diễu hành cờ của 26 Giáo phận qua lễ đài.
- ĐGM của giáo phận được giới thiệu sẽ đứng lên vẫy chào cộng đoàn.
- Đức Cha Giuse NGUYỄN CHÍ LINH, Phó Chủ tịch HĐGMVN giới thiệu Phái đoàn Tòa thánh, Phái đoàn Chính quyền, Phái đoàn các tôn giáo, các vị thượng khách, các vị đại diện HĐGM ngoại quốc, HĐGM Việt Nam.
- Đức Cha Phêrô NGUYỄN VĂN NHƠN, Chủ tịch HĐGMVN đọc diễn văn chào mừng.
- Đặc sứ của Đức Thánh Cha đáp từ.
- Phát biểu của Phái đoàn Chính quyền Trung ương.
- Trống và vũ khai hội
17g00 - cơm tối
19g00: Diễn nguyện và Suy tôn Thánh Thể.
- Chủ đề: CÙNG MẸ ĐI LOAN BÁO TIN MỪNG
+ Chương mở đầu: Một thoáng La Vang
Với Mẹ La Vang, Cộng Đoàn cùng nhau sống lại các Mầu Nhiệm Cứu Độ của việc Thiên Chúa tỏ mình.
+ Chương I. Lời hứa của Thiên Chúa
Is 9,1: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi”.
Is 60,1: “Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả trên ngươi”.
+ Chương II. Thiên Chúa ở giữa loài người
Is 9, 5: “Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu chúng ta, một người con đã được ban tặng cho ta; Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hoà bình”.
+ Chương III. Con người đón nhận và sống Tin Mừng
Con người thờ lạy Hài Nhi, Ngôi Lời Thiên Chúa và là Tin Mừng.
Con người sống Tin Mừng qua việc phục vụ - Lời kinh Hòa Bình
+ Chương IV. Thiên Chúa ở với con người:
Thánh Thể, đỉnh cao và sức mạnh của tình yêu
+ Chương Kết đêm canh thức: Hội Thánh Việt Nam cùng Mẹ đi loan báo Tin mừng
Suy tôn Thánh Thể: Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh chủ sự.
* Thứ năm, ngày 06.01.2011
06g00: Điểm tâm.
07g30: Mặc lễ phục tại nhà nguyện.
08g00: Đại lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
Đoàn đồng tế khởi đi từ Nhà Nguyện và Tháp cổ, về hướng Linh đài, rẽ tay phải ra quảng trường Lễ đài chính, lên các bậc cấp giữa vào vị trí.
- Chào mừng và giới thiệu các phái đoàn do ĐGM Phó Chủ tịch HĐGMVN.
- Tuyên đọc Sứ điệp của ĐTC do ĐGM Tổng thư ký HĐGMVN.
- Các điện văn khác do ĐGM phó Tổng thư ký đọc
- Thánh lễ Bế Mạc Năm Thánh do Đức Hồng Y Đặc sứ chủ tế - cùng với Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn và ĐTGM P. Nguyễn Văn Nhơn.
- ĐHY Đặc sứ Làm Phép Viên Đá đầu tiên và 27 viên đá tượng trưng 26 giáo phận và cộng đồng Công giáo Việt Nam Hải ngoại để xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang
- ĐGM Phụ tá GP Huế tuyên đọc nội dung trên bia:
MỪNG KỶ NIỆM
350 năm thiết lập 2 Giáo phận Tông Tòa
Đàng Ngoài và Đàng Trong (1659- 2009)
50 năm thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam (1960- 2010),
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO VIỆT NAM cử hành
ĐẠI LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010
ngày 24 tháng 11 năm 2009 tại Sở Kiện
Tổng Giáo phận Hà Nội
ĐẠI HỘI DÂN CHÚA
ngày 21 đến 25 tháng 11 năm 2010 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn
ĐẠI LỄ BẾ MẠC NĂM THÁNH 2010
cũng là ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG LẦN THỨ 29
ngày 04 đến 06 tháng 01 năm 2011
tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang
Tổng Giáo phận Huế
Để muôn đời cảm tạ tri ân lòng thương xót của Thiên Chúa
ơn phù hộ của Mẹ Maria La Vang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Trước sự hiện diện của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Cộng đoàn hành huơng trong Đại lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 ngày 06 tháng 01 năm 2011
Đặc sứ của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI Đức Hồng Y Ivan Dias, Tổng Trưởng Bộ Truyền giáo làm phép Viên đá đầu tiên và 27 viên đá tượng trưng 26 Giáo phận và Cộng đồng Công giáo Việt Nam Hải ngoại để xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang.
- Diễn văn bế mạc do Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giáo phận Huế.
- Phép lành Tòa Thánh
- Lên Đường: Cùng Mẹ ra khơi.
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Pho tượng Đức Mẹ La Vang mới
Ban Tổ chức
11:32 31/12/2010
Tượng Đức Mẹ được nhìn từ xa |
Anh Tađêô Võ Tấn Tánh, một điêu khắc gia năm nay 42 tuổi, đã có một thời sống trong nhà dòng, bỏ ra nhiều năm miệt mài và khó khăn trên đá quý thạch anh để điêu khắc pho tượng Đức Mẹ này: những đám mây được điêu khắc trên thạch anh trắng, tà áo xanh của Mẹ được dùng bằng ngọc Pakistan - đá này ở Việt nam không có, còn trên khuôn mặt của Mẹ được dùng thạch anh hồng...
Pho tượng được điêu khắc vẫn dựa trên phần căn bản của tượng Đức Mẹ La Vang cũ. Có sáng tạo thêm phần mây phía dưới chân của Mẹ, vừa tạo nên sự liên kết giữa tượng và mây, vừa tạo được sự hòa sắc liên kết của chất liệu đá quý thạch anh trắng và thạch anh ám khói.
Họa tiết trang trí trên áo Mẹ và tượng Chúa Giêsu với chữ Công và hoa văn mây nhẹ nhàng trên áo của Mẹ và được khắc bằng những hạt những hạt nhỏ thạch anh hồng.
Hiện nay pho tượng Đức Mẹ La Vang đang được hoàn thiện để kịp cho chương trình Đại Lễ sắp tới. Màu sắc của tượng bây giờ cũng đã được khoảng 70%. Theo Anh Tađêô Võ Tấn Tánh thì tượng Mẹ sẽ hoàn tất 100% vào ngày 02/01/2011.
Để đặt được pho tượng Đức Mẹ cao 2,9m và bệ của tượng 1,3 m, tổng cộng chiều cao là 4,20m rất khó khăn. Nhưng chúng ta biết, lúc nào khó khăn là có Mẹ, Người Mẹ không bao giờ để cho con mình phải bơ vơ một mình, Mẹ luôn đồng hành và hướng dẫn, chỉ bảo con cái trong mọi sự như gà mẹ ủ ấp đàn gà con.
(Nguồn: tonggiaophanhue.net)
Tài Liệu - Sưu Khảo
24 Món Ăn Kỵ Nhau
24 Món Ăn Kỵ Nhau
09:13 31/12/2010
LTS: Bài thơ dưới đây nói về các món ăn kỵ nhau, không biết đúng và chính xác đến đâu, nhưng xin đặng để tham khảo.
Bạn đã biết gan lợn không nên xào chung với giá? Không uống sữa bò với các loại quả họ cam, quýt… nhưng còn những loại thực phẩm khác nữa? Và làm sao để dễ nhớ? Nào, hãy cùng nhẩm đọc thuộc bài thơ dưới đây nhé!
Mật ong, sữa, sữa đậu nành?
Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau!
Gan lợn, giá, đậu nực cười?
Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu!
Thịt gà, kinh giới kỵ nhau?
Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!
Thịt dê, ngộ độc do đâu?
Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!
Ba ba ăn với dền, sam
Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân!
Động kinh, chứng bệnh rành rành?
Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu!
Chuối hột ăn với mật, đường?
Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi!
Thịt gà, rau cải có câu?
Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!
Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi?
Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!
Cải thìa, thịt chó xào vô?
Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!
Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh?
Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!
Quả lê, thịt ngỗng thường thường?
Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!
Đường đen pha sữa đậu nành?
Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!
Thịt rắn, kị củ cải xào?
Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần!
Nôn mửa, bụng dạ không yên?
Vì do hải sản ăn liền trái cây!
Cá chép, cam thảo, nhớ rằng?
Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra!
Nước chè, thịt chó no say?
Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư!
Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà?
Ruột đau quằn quại, như là dao đâm!
Khoai lang, hồng, mận ăn vô?
Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng!
Ai ơi, khi chưa dọn mâm?
Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy!
Giàu Vitamin C chớ có tham (1)
Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò!
Ăn gì? ăn với cái gì?
Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng!
Chẳng may ăn phải, vài giờ?
Chúng tạo chất độc bảng A chết người!
Quý nhau mời tiệc lẽ thường!
Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!
Bạn đã biết gan lợn không nên xào chung với giá? Không uống sữa bò với các loại quả họ cam, quýt… nhưng còn những loại thực phẩm khác nữa? Và làm sao để dễ nhớ? Nào, hãy cùng nhẩm đọc thuộc bài thơ dưới đây nhé!
Mật ong, sữa, sữa đậu nành?
Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau!
Gan lợn, giá, đậu nực cười?
Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu!
Thịt gà, kinh giới kỵ nhau?
Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!
Thịt dê, ngộ độc do đâu?
Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!
Ba ba ăn với dền, sam
Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân!
Động kinh, chứng bệnh rành rành?
Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu!
Chuối hột ăn với mật, đường?
Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi!
Thịt gà, rau cải có câu?
Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!
Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi?
Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!
Cải thìa, thịt chó xào vô?
Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!
Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh?
Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!
Quả lê, thịt ngỗng thường thường?
Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!
Đường đen pha sữa đậu nành?
Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!
Thịt rắn, kị củ cải xào?
Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần!
Nôn mửa, bụng dạ không yên?
Vì do hải sản ăn liền trái cây!
Cá chép, cam thảo, nhớ rằng?
Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra!
Nước chè, thịt chó no say?
Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư!
Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà?
Ruột đau quằn quại, như là dao đâm!
Khoai lang, hồng, mận ăn vô?
Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng!
Ai ơi, khi chưa dọn mâm?
Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy!
Giàu Vitamin C chớ có tham (1)
Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò!
Ăn gì? ăn với cái gì?
Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng!
Chẳng may ăn phải, vài giờ?
Chúng tạo chất độc bảng A chết người!
Quý nhau mời tiệc lẽ thường!
Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!
Hướng dẫn con cái
Trâm Thiên Thu
09:38 31/12/2010
Là cha mẹ, có phải là bất khả thi khi bạn bảo con cái làm điều gì đó? Một trong các lý do có thể do cách yêu cầu của bạn. Con cái không nhất thiết phải tiếp thu các cách nói mà bạn nói với chồng/vợ, đồng nghiệp hoặc người lớn khác. Cách hướng dẫn trẻ phải theo tầm hiểu của chúng. Dưới đây là vài gợi ý về cách hướng dẫn giúp cho cả cha mẹ và con cái đều thành công.
Hãy tạo sự chú ý đối với trẻ – Hãy chắc chắn rằng trẻ đã lắng nghe trước khi bạn đưa ra hướng dẫn. Bạn nên đứng cách xa trẻ khoảng 1m để bạn có thể nói với âm lượng bình thường. Điều này giúp trẻ biết rằng bạn đang nói với chúng. Bạn có thể làm cho trẻ chú ý bằng cách gọi tên, nhìn, ra hiệu,…
• Hãy rõ ràng và chính xác – Hướng dẫn nên ngắn gọn và trực tiếp. Tốt nhất chỉ dùng vài từ. Cẳngng hạn: Đi ngủ, ăn cơm, đừng nói to,… Càng nhiều từ thì trẻ càng khó hiểu kịp. Tốc độ nói cũng cần chậm vừa đủ để trẻ nghe rõ. Tuyệt đối không dùng những từ mơ hồ, không rõ nghĩa, cao xa ngoài tầm hiểu của trẻ.
• Hãy đưa ra chỉ một hướng dẫn – Đừng đưa ra vài hướng dẫn một lượt. Khi đưa ra nhiều hướng dẫn, trẻ có thể quên, không hiểu hoặc cảm thấy “quá tải”.
• Hãy thực tế – Hãy hướng dẫn những gì mà bạn biết trẻ có thể làm. Đừng hoài vọng một đứa trẻ 3 tuổi có thể tự mặc quần áo.
• Hãy tích cực – Hãy cho trẻ biết những gì bạn muốn chúng làm thực sự, nói ở thể xác định. Thay vì nói những câu phủ định như “đừng chạy”, bạn nên nói “đi chậm” để trẻ dễ hiểu.
• Đừng bắt buộc, hãy bảo ban – Đừng bắt buộc trẻ làm gì theo kiểu ra lệnh. Hãy nói nhẹ nhàng nhưng với vẻ cương quyết khi bạn bảo trẻ làm điều gì đó. Đừng hỏi “Con có đánh răng không?” mà nên nói “Con đánh răng ngay đi”. Đối với trẻ, điều này ngầm ý rằng chúng phải chọn lựa.
• Tưởng thưởng sự ưng thuận – Hãy cho trẻ biết nên làm tốt công việc theo lời hướng dẫn. Trẻ làm tốt thì khen, làm chưa tốt thì phân tích để trẻ rút kinh nghiệm, đừng la rầy khiến chúng thất vọng và nhụt chí. Lời nói chẳng mất tiền mua. Lời khen giúp trẻ thêm hứng khởi để lần sau làm tốt hơn.
Cách hướng dẫn tốt nên đơn giản, dễ hiểu:
• Con hãy đưa cho mẹ chiếc xe đồ chơi.
• Con hãy rửa tay đi.
• Con nên nhìn vào sách.
• Con bỏ mấy thứ này vô thùng rác nha.
• Con hãy đi sát bên mẹ.
(Chuyển ngữ từ Parenting.org)
Hãy tạo sự chú ý đối với trẻ – Hãy chắc chắn rằng trẻ đã lắng nghe trước khi bạn đưa ra hướng dẫn. Bạn nên đứng cách xa trẻ khoảng 1m để bạn có thể nói với âm lượng bình thường. Điều này giúp trẻ biết rằng bạn đang nói với chúng. Bạn có thể làm cho trẻ chú ý bằng cách gọi tên, nhìn, ra hiệu,…
• Hãy rõ ràng và chính xác – Hướng dẫn nên ngắn gọn và trực tiếp. Tốt nhất chỉ dùng vài từ. Cẳngng hạn: Đi ngủ, ăn cơm, đừng nói to,… Càng nhiều từ thì trẻ càng khó hiểu kịp. Tốc độ nói cũng cần chậm vừa đủ để trẻ nghe rõ. Tuyệt đối không dùng những từ mơ hồ, không rõ nghĩa, cao xa ngoài tầm hiểu của trẻ.
• Hãy đưa ra chỉ một hướng dẫn – Đừng đưa ra vài hướng dẫn một lượt. Khi đưa ra nhiều hướng dẫn, trẻ có thể quên, không hiểu hoặc cảm thấy “quá tải”.
• Hãy thực tế – Hãy hướng dẫn những gì mà bạn biết trẻ có thể làm. Đừng hoài vọng một đứa trẻ 3 tuổi có thể tự mặc quần áo.
• Hãy tích cực – Hãy cho trẻ biết những gì bạn muốn chúng làm thực sự, nói ở thể xác định. Thay vì nói những câu phủ định như “đừng chạy”, bạn nên nói “đi chậm” để trẻ dễ hiểu.
• Đừng bắt buộc, hãy bảo ban – Đừng bắt buộc trẻ làm gì theo kiểu ra lệnh. Hãy nói nhẹ nhàng nhưng với vẻ cương quyết khi bạn bảo trẻ làm điều gì đó. Đừng hỏi “Con có đánh răng không?” mà nên nói “Con đánh răng ngay đi”. Đối với trẻ, điều này ngầm ý rằng chúng phải chọn lựa.
• Tưởng thưởng sự ưng thuận – Hãy cho trẻ biết nên làm tốt công việc theo lời hướng dẫn. Trẻ làm tốt thì khen, làm chưa tốt thì phân tích để trẻ rút kinh nghiệm, đừng la rầy khiến chúng thất vọng và nhụt chí. Lời nói chẳng mất tiền mua. Lời khen giúp trẻ thêm hứng khởi để lần sau làm tốt hơn.
Cách hướng dẫn tốt nên đơn giản, dễ hiểu:
• Con hãy đưa cho mẹ chiếc xe đồ chơi.
• Con hãy rửa tay đi.
• Con nên nhìn vào sách.
• Con bỏ mấy thứ này vô thùng rác nha.
• Con hãy đi sát bên mẹ.
(Chuyển ngữ từ Parenting.org)
Văn Hóa
Sao Ông xuống ngủ bờ sông
Tuyết Mai Texas
09:43 31/12/2010
Ông sao xuống ngủ bờ sông
Đêm nằm muỗi cắn sưng phồng mắt môi
Trăn qua trở lại liên hồi
Hình như có tiếng ới ời nguy nan
Ông sao bừng dậy vội vàng
Ơi! Ai đã khóc đêm ngàn rừng khuya
Ô hay trời đất chia lìa
Trăm năm mới thấy một tia sao hồng
Sáng lên từ phía bờ sông
Chiếu loang một giải núi rừng tây nguyên
Tin Mừng thức giấc tuần phiên
Đây mùa cứu thế bình yên dân nghèo
Bên dòng suối nhỏ trong veo
Hồng ân róc rách lần theo nhau về
Trùng trùng lũ lượt sơn khê
Tắm mưa cứu rỗi tràn trề, mênh mông
Cảm ơn con muỗi bờ sông
Ông sao thức dậy khơi dòng thánh ân!
(Kính dâng Giám Mục bờ sông)
.
Đêm nằm muỗi cắn sưng phồng mắt môi
Trăn qua trở lại liên hồi
Hình như có tiếng ới ời nguy nan
Ông sao bừng dậy vội vàng
Ơi! Ai đã khóc đêm ngàn rừng khuya
Ô hay trời đất chia lìa
Trăm năm mới thấy một tia sao hồng
Sáng lên từ phía bờ sông
Chiếu loang một giải núi rừng tây nguyên
Tin Mừng thức giấc tuần phiên
Đây mùa cứu thế bình yên dân nghèo
Bên dòng suối nhỏ trong veo
Hồng ân róc rách lần theo nhau về
Trùng trùng lũ lượt sơn khê
Tắm mưa cứu rỗi tràn trề, mênh mông
Cảm ơn con muỗi bờ sông
Ông sao thức dậy khơi dòng thánh ân!
(Kính dâng Giám Mục bờ sông)
.
Tình trầm
Trâm Thiên Thu
18:25 31/12/2010
Bao la thời gian
Tim Chúa đại lượng
Tình Ngài vô biên
Xao xuyến tình trầm
Ngày tháng lặng câm
Tim con ngõ hẹp
Tình con mọn hèn
Miên man tình trầm
Tin yêu lặng thầm
Giọt tình nhỏ bé
Nhưng mà thành tâm
Nhận biết Chúa
Trâm Thiên Thu
18:28 31/12/2010
Simêon diễm phúc thay
Nhãn tiền thấy Chúa, tận tay bế Ngài
Thế nên ông thốt nên lời
Rằng ông đã thỏa nguyện, thôi hết chờ
Sẵn sàng có thể ra đi
Vì Ơn Cứu Độ bây giờ minh nhiên!
Lạy Thiên Chúa, Đấng nhân hiền
Giúp con sáng suốt để chân nhận Ngài
Rằng trong biến cố cuộc đời
Không có gì ngoài Thánh Ý Chúa đâu
Sẵn sàng vui nhận, không nao
Bởi vì sợi tóc trên đầu đáng chi
Ngài còn chăm chút chi li
Huống chi thụ tạo như là con đây
Xin thương soi sáng từng giây
Nhận biết chính Ngài hành động nơi con
Nhãn tiền thấy Chúa, tận tay bế Ngài
Thế nên ông thốt nên lời
Rằng ông đã thỏa nguyện, thôi hết chờ
Sẵn sàng có thể ra đi
Vì Ơn Cứu Độ bây giờ minh nhiên!
Lạy Thiên Chúa, Đấng nhân hiền
Giúp con sáng suốt để chân nhận Ngài
Rằng trong biến cố cuộc đời
Không có gì ngoài Thánh Ý Chúa đâu
Sẵn sàng vui nhận, không nao
Bởi vì sợi tóc trên đầu đáng chi
Ngài còn chăm chút chi li
Huống chi thụ tạo như là con đây
Xin thương soi sáng từng giây
Nhận biết chính Ngài hành động nơi con
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mừng Năm Mới 2011 - Happy New Year !
Nguyễn Đức Cung
18:40 31/12/2010
MỪNG NĂM MỚI 2011 – Happy New Year !
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Cầu Chúc muôn nơi an bình thịnh vượng.
Happy New Year !
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Cầu Chúc muôn nơi an bình thịnh vượng.
Happy New Year !
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền