Ngày 30-12-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:10 30/12/2018
MẸ THIÊN CHÚA – NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH

Suy niệm Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa

(Lc 2, 16-21)

Tám ngày sau lễ sinh nhật của Đức Giêsu Chúa chúng ta, Giáo hội mời gọi con cái mình cử hành lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, vì nhờ Mẹ, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta.

Đức Maria Mẹ Thiên Chúa

Không có gì lạ, khi có người đặt câu hỏi: chúng ta có nên gọi Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa không? Vì nếu Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, thì chẳng lẽ Đức Maria, Đấng đã hạ sinh Chúa Giêsu lại không phải là Mẹ Thiên Chúa?

Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người, có hồn có xác. Thánh Công đồng Nicêa dạy, chính Con duy nhất của Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, đồng bản thể với Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, và tất cả tồn tại trong Người, vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, nhập thể, làm người, chịu chết, đã sống lại, và Người sẽ lại đến trong vinh quan để phán xét; Công đồng tuyên phán: chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, giống Chúa Cha. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi sánh sáng, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha… Nên Đức Maria vừa được gọi là Mẹ Chúa Kitô, và Mẹ Thiên Chúa nữa.

Đức Maria đã được các giáo phụ ca ngợi, đặc biệt là thánh Ambrôsiô thành Milan (thế kỷ IV) khi nói: “Đức Maria là Đền Thờ của Thiên Chúa chứ không phải Thiên Chúa của Đền Thờ”. Thánh Ignatiô thành Antiokia (+ 110) là người đầu tiên nên tên Đức Maria sau các sách Tin Mừng: “Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô đã được Đức Maria cưu mang trong lòng theo nhiệm cục cứu độ” và “Đức Giêsu cũng được sinh ra bởi Đức Maria và bởi Thiên Chúa”.

Tại Đông phương, kể từ năm 350, người ta đã gán cho Đức Maria tước hiệu là “Mẹ Thiên Chúa”, tuyên dương Mẹ là “Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể”. Như thánh Grégoire de Nazianze (330 – 390) đã viết: “Đức Kitô sinh bởi một Trinh Nữ, người nữ ấy là Mẹ Chúa Kitô”. Vì thế, Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Ngày cầu cho hòa bình

Ngày đầu năm mới, Giáo hội cử hành lễ Đức Maria Rất Thánh, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Lòng Thương Xót với niềm hân hoan vui vẻ, và cầu nguyện cho thế giới được hòa bình. Cả hai sự kiện này cùng diễn ra khi chúng ta đang cử hành lễ Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Vua Thái Bình (Is 9, 5) sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, Hòa Bình đích thực của chúng ta! Để cầu chúc cho nhau, chúng ta mượn lời sách Dân Số: “Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em” (x. Ds 6, 26). Còn món quà nào cao quí hơn là chính Con Thiên Chúa, Đấng là Hoàng Tử Bình An được Chúa Cha ban tặng cho chúng ta. Hoà bình là món quà Thiên Chúa ủy thác cho con người. Vì lòng thương xót, Thiên Chúa đã “ban Người Con duy nhất của Ngài” cho nhân loại (Ga 3, 16). Thiên Chúa đã nhận lấy dung mạo của một con người và Thiên Chúa tỏ dung mạo thương xót của Ngài trong Người Con của Đức Trinh Nữ Maria, đến đem bình an cho nhân thế.

Chủ đề của Ngày Hoà bình Thế giới lần thứ 52 được thông báo trên Bản tin của Toà Thánh (Bolletino) hôm thứ Ba 6/11/2018 là “Nền chính trị tốt phải phục vụ cho hoà bình”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến trách nhiệm của mọi người về chính trị, ngài viết : “Mọi công dân đều có nghĩa vụ chính trị, đặc biệt là những ai gánh trách nhiệm bảo vệ và lãnh đạo” cũng như “Trách nhiệm trong việc bảo vệ luật pháp và khuyến khích đối thoại giữa các tác nhân của xã hội, giữa các thế hệ và giữa các nền văn hoá”. Đức Thánh Cha viết tiếp : “Không có hoà bình nếu không có sự tin tưởng lẫn nhau. Và điều kiện đầu tiên của tin tưởng là tôn trọng những gì đã cam kết”. Ngài đề lòng tin và sự tôn trọng nhau. Bởi theo Đức Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII: “Khi một người được tôn trọng trong các quyền lợi của mình, nơi người ấy sẽ nảy sinh một ý thức trách nhiệm phải tôn trọng quyền lợi của người khác” (Thông điệp Pacem in Terris (1963), số 44).

Tương lai của cuộc sống và của hành tinh luôn là mối bận tâm của Giáo hội, trích lời của Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô VI : “Việc dấn thân làm chính trị – vốn là một trong những thể hiện cao nhất của đức ái mang mối quan tâm đến tương lai của cuộc sống và của hành tinh, đến những người trẻ nhất và nhỏ bé nhất, trong nỗi khát khao thành tựu của đời mình”.

Vì muốn mang đến cho nhân loại tình yêu, bình an và hạnh phúc. Thiên Chúa tự trở nên Hài Nhi bé bỏng, giống một em bé sơ sinh. Chính trong sự nhỏ bé, thơ ngây, khiêm nhường và tha thứ ấy, Thiên Chúa đã biểu lộ sức mạnh vô biên. Đó là sức mạnh của Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, Hoàng Tử Bình An ban cho thế giới được hòa bình và hòa hợp giữa các dân tộc.

Nữ Vương Bình An, cầu cho chúng con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Hồng Ân Cao Vời
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
17:51 30/12/2018
Lễ Mẹ Thiên Chúa.

Ngày đầu năm mới và cũng là ngày Quốc Tế Hòa Bình, Giáo Hội hân hoan cử hành lễ Đức Maria rất thánh, Mẹ Thiên Chúa. Cả hai sự kiện này cùng diễn ra khi Giáo Hội đang cử hành mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, Ngài là Hoàng Tử Bình An, là hòa bình đích thực của nhân loại.

Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban chính Con của Ngài sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Đức Maria đã được nâng lên địa vị là Mẹ Thiên Chúa và Giáo Hội muốn đặt lễ hôm nay lên hàng đầu của năm tháng ngày giờ.

1. Tín điều Mẹ Thiên Chúa

Năm 431, có một cuộc tranh luận gay gắt đã diễn ra trong Giáo Hội Công Giáo, về tước hiệu đặc biệt của Đức Mẹ. Cuộc tranh luận đã đưa tới một Công đồng chung, được tổ chức tại thành phố Êphêsô nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.

Có hai lập trường hoàn toàn trái ngược nhau, một bên là giám mục Nestorius (Constantinople), bên kia là thánh Cyrilô (Alexanria).

Giám mục Netorius một mực cho rằng, Đức Maria nên được gọi là Christokos “người sinh ra Chúa Kitô”. Linh mục Dwight Longnecker giải thích rằng “Ngôn từ mà Giám mục Netorious sử dụng, cho thấy, ông ta chủ trương rằng, Đức Giêsu Kitô có hai ngôi vị tách biệt. Vì thế, Đức Mẹ chỉ là người đã sinh ra Chúa Giê-su về mặt thể xác, nhân tính; và Mẹ nên được gọi là Christokos, tức là “Mẹ của Chúa Kitô” chứ không thể là “Mẹ Thiên Chúa”.

Đối lại với quan điểm trên, thánh Cyrilô và đa phần các Giám mục đều cho rằng, Đức Maria phải được gọi là Theotokos, tức là “Mẹ Thiên Chúa”. Tín điều này khẳng định rằng Chúa Giêsu có “một ngôi vị duy nhất, gồm hai bản tính liên kết chặt chẽ với nhau (không hề tách rời nhau)”.

Đa số tuyệt đối đã đồng quan điểm rằng, Theotokos là tước hiệu xứng hạp với Đức Mẹ, và Nestorius đã bị truất phế chức giám mục Constantinople.

“Mẹ Thiên Chúa” không có nghĩa là Đức Maria hiện hữu trước Thiên Chúa hay Mẹ dựng nên Thiên Chúa, nhưng Mẹ là Đấng đã sinh ra Chúa Giêsu, Đấng vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật.

Trong mục nói về tín điều Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa, sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo có đoạn viết: “Quả thế, Ðấng mà Mẹ cưu mang làm người bởi Thánh Thần, Ðấng thực sự là Con Mẹ theo xác phàm, chính là Con hằng hữu của Chúa Cha, Ngôi Hai trong Ba Ngôi chí thánh. Vì vậy, Hội Thánh tuyên xưng Ðức Maria thực sự là 'Mẹ Thiên Chúa' (Theotokos)” (GLCG, số 495).

Truyền thống Kitô giáo Chính Thống và Byzantine ưa dùng tước hiệu này hơn bất cứ tước hiệu nào khác của Mẹ. Một bản thánh ca có từ lâu đời trong nghi thức phụng vụ của các truyền thống này, đã diễn tả một cách rất thơ văn, chân lý không đơn giản này như sau: “Đấng toàn thể vũ trụ không thể chứa đựng nổi lại được cưu mang trong cung lòng của Mẹ, ôi Mẹ là Mẹ Thiên Chúa!”

Việc Giáo Hội Công Giáo quyết định tuyên xưng Mẹ là Theotokos (Mẹ Thiên Chúa), đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong dòng lịch sử Giáo hội. Tước hiệu này làm sáng tỏ hơn niềm tin của Giáo hội về Đức Giêsu Kitô, đồng thời cũng xác quyết mạnh mẽ hơn về bản chất của cuộc nhập thể của Đức Kitô. Tất cả những gì Giáo hội đã tin tưởng từ thời các thánh tông đồ, đã được long trọng xác quyết một cách chính thức trong Công đồng Êphêsô.

Hơn nữa, việc vinh danh Đức Mẹ với tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa đã khẳng định vai trò ưu tuyển của Mẹ trong dòng lịch sử cứu độ, đồng thời cũng cho thấy rõ hơn mầu nhiệm cao cả đã diễn ra nơi cung lòng của Mẹ.

Để kỷ niệm thánh công đồng này, năm 1931, Đức Piô XI đã cho thiết lập lễ Mẹ Thiên Chúa vào ngày 11 tháng 10. Công đồng Vaticanô II đã chuyển lễ này sang ngày 01 Tháng Giêng và đổi tên thành lễ kính trọng thể Thánh Maria, Mẹ Thiên Chúa. (Philip Kosloski; Sr Anna Nguyễn Tuyết.op, chuyển ngữ từ: aleteia.org).

2. Tín Điều trong truyền thống Hội Thánh

a. Nền tảng Thánh Kinh.

Tín điều Mẹ Thiên Chúa được xây dựng trên nền tảng Thánh Kinh.

Tiên tri Isaia loan báo: “một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh con trai và sẽ đặt tên con trẻ là Emmanuel” (Is 7,14). Đức Maria sinh ra Đấng Emmanuel, nên Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Lời tiên tri được thực hiện khi sứ thần Gabriel báo tin cho Mẹ Maria : "Bà sẽ thụ thai, sinh con trai và sẽ đặt tên con trẻ ấy là Giêsu... Vì thế Con Trẻ sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa." (Lc 1,31-35).

Thánh Phaolô viết : “Thiên Chúa đã sai con mình đến sinh bởi người nữ và sinh dưới chế độ luật” (Gal 4,14). Trong Tin mừng Gioan, Mẹ Maria được gọi là Mẹ Chúa Giêsu (2,1;19,26), và trong Tin mừng Luca, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa đến thăm bà Elidabet (1,43).

Các Kitô hữu thời sơ khai được các Tông Đồ hướng dẫn, luôn có một niềm tin vững chắc vào thiên chức Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria. Điều này được chứng tỏ bằng những việc tôn kính phổ quát như Kinh Tin Kính của các Tông Đồ.

b. Truyền thống Hội Thánh

Tước hiệu Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã được các giáo phụ như Thánh Cyrilô, Athanasiô, Ignatiô Antiochia, tin yêu và truyền dạy.

Công Đồng Êphêsô năm 431 tuyên tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Công Đồng Constantinople III (680-681) xác quyết rằng: Chúa Giêsu Kitô được sinh ra bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, và Đức Trinh Nữ Maria chính thức và thật sự là Mẹ Thiên Chúa theo nhân tính của Chúa Kitô.

Đức Giáo Hoàng Piô XI, đã ra thông điệp “Mediator Dei” mừng kỷ niệm 1.500 năm Công Đồng Êphêsô và công bố lễ Mẹ Thiên Chúa, mừng trong toàn thể Giáo Hội vào ngày 11 tháng 10.

Đức Piô XII, đã thiết lập Năm Thánh Mẫu vào năm 1954 và tuyên bố rằng chức Mẹ Thiên Chúa là nguồn gốc tất cả mọi ơn sủng và đặc sủng của Mẹ Maria.

Thánh Bônaventura đã nói : “Chức mẹ Thiên Chúa là một ơn vĩ đại phi thường nhất Thiên Chúa có thể ban cho loài thụ tạo. Ơn ấy Ngài đã ban cho Đức Maria”. Thánh Tôma tiến sĩ nói thêm : “Tước vị Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria cao trọng hầu như vô cùng, vì Thiên Chúa không thể cất nhắc ai lên bậc tốt lành và cao sang hơn nữa. Chức Mẹ Thiên Chúa hầu như đã tới biên giới vô cùng”.

Công Đồng Vaticanô II dành chương VIII trong Hiến Chế Lumen Gentium, nói về Mẹ Thiên Chúa. Và trong Hiến Chế về Phụng Vụ, các Nghị Phụ Công Đồng đã chuyển lễ Mẹ Thiên Chúa ngày 11 tháng 10 sang ngày 1 tháng 1 hàng năm.

Thánh Lễ thật phong phú với những lời cầu nguyện cùng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội. Cả 4 kinh nguyện Thánh Thể đều nhắc tới Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Trong kinh nguyện Thánh Thể I, linh mục chủ tế đọc : Hiệp cùng Hội Thánh, chúng con kính nhớ Đức Maria vinh hiển trọn đời đồng trinh Mẹ Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Kinh nguyện Thánh Thể II, III và IV đọc : Cùng với Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa...

“Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con…” là lời kinh được đọc lên hàng triệu triệu lần mỗi ngày. Danh hiệu Mẹ Chúa Trời được đọc trong phụng vụ của Giáo Hội, trong kinh nguyện riêng tư tại gia đình, trên xe, trên giường bệnh... Càng hiểu biết và yêu mến mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria, chúng ta càng hiểu biết và yêu mến cách trọn vẹn hơn mầu nhiệm Chúa Cứu Thế, Người Con rất yêu dấu của Đức Mẹ.

3. Nữ Vương ban sự Bình An

Giáo Hội mừng lễ Mẹ Thiên Chúa vào ngày đầu năm Dương lịch, cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới như một nhắc nhớ việc chiêm ngưỡng Mẹ là một Tạo Vật mới tinh tuyền của Thiên Chúa, một Evà mới khởi đầu một thời đại mới, một tạo dựng mới. Kỷ nguyên cứu độ đã khởi sự qua việc Chúa Giêsu nhập thể trong cung lòng Đức Mẹ sau lời xin vâng. Mẹ được tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế để bắt đầu kỷ nguyên cứu độ. Nếu Evà cũ đã bất tuân để vùi lấp con người trong khổ đau và sự chết, thì Đức Mẹ với tâm tình xin vâng đã đưa Chúa Giêsu đến với nhân loại mang lại sự sống và tình yêu. Từ đây nhân loại sẽ bước đi trong ánh sáng cứu độ. Chúa Giêsu vị Vua Thái Bình, Hoàng Tử Bình An đã đi vào lòng thế giới, để thiết lập vương quốc Nước Trời qua Mẹ Maria.

Ðức Thánh Cha Phaolô VI đã viết: “Vì sự trùng hợp tốt đẹp giữa ngày 01 tháng giêng với ngày thứ tám giáp lễ Giáng Sinh mà chúng tôi đã đặt ngày đó là ngày Thế Giới Hòa Bình, mà thế giới mỗi ngày càng hưởng ứng thêm, và thành quả của hòa bình đã phát sinh trong lòng nhiều người.” (Marialis Cultus, số 5).

Chúa Giêsu được xưng tụng là Hoàng Tử Hòa Bình, đến chuộc tội nhân loại, giao hòa con người với Chúa Cha. Mẹ Maria luôn gắn bó, hợp tác, hiệp công với Con của mình nên đã trở nên Nữ Vương Hòa Bình cho toàn thế giới. Mẹ đã đóng góp cả cuộc đời mình cùng với Chúa Giêsu mà giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi.

Đức Mẹ khuyên mọi tín hữu siêng năng lần hạt và coi chuỗi kinh Mân Côi như là phương tiện hun đúc hòa bình. Ngày 13 tháng 10 năm 1917 tại Fatima, Đức Mẹ đã hiện ra để lại lời nhắn nhủ dưới hình thức của huấn lệnh là: cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt, tôn sùng trái tim Mẹ. Đây chính là lộ trình nên Thánh bao gồm ba bước tiếp theo nhau và chuỗi Mân Côi được đặt như là một nhịp cầu giữa một bờ là tội lỗi nhân loại và bờ bên kia chính là ơn thánh hóa của Thiên Chúa. Cũng như việc lần hạt chuyên cần là một phương tiện hiệu quả giúp người ta đạt được hòa bình. Chính trong ý nghĩa này, kinh Mân Côi phải được gọi là Kinh của hòa bình. Ở đâu kinh Mân Côi được cổ võ thì ở đó cũng vang lên lời cầu nguyện tha thiết: “Nữ Vương ban sự bình an, cầu cho chúng con”.

Lễ Mẹ Thiên Chúa kết thúc tuần Bát Nhật Giáng Sinh làm tỏa sáng vẻ đẹp kỳ diệu của tình yêu cứu độ. Ngôi Hai đã vâng phục nhập thể cứu rỗi nhân loại. Với tiếng 'Xin vâng', Đức Maria làm Mẹ Ngôi Lời nhập thể và làm Mẹ hết thảy những ai được tháp nhập vào thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô.

Ngày đầu Năm Mới, xin Mẹ ban bình an và cho chúng con thêm tuổi thêm khôn ngoan, thêm nhân đức, thêm ơn nghĩa trước mặt Thiên Chúa và mọi người.Amen.


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng Giám Mục Về Giới Trẻ : Đức Tin Và Việc Phân Định Ơn Gọi Phần III
Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
07:56 30/12/2018
Thượng Hội Đồng Giám Mục Đại Hội Đồng Thường Lệ Thứ X Giới Trẻ, Đức Tin Và Việc Phân Định Ơn Gọi

Tài liệu kết thúc

PHẦN III

“NGAY LÚC ẤY, HỌ RA ĐI”

114. “Họ mới bảo nhau: ‘Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?’ Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: ‘Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simôn.’ Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh”(Lc 24: 32-35).

Từ việc lắng nghe Lời Chúa, chúng ta đi qua niềm vui của một cuộc gặp gỡ, là điềulấp đầy con tim, mang lại ý nghĩa cho cuộc đời và hít thở một năng lượng mới. Các khuôn mặt được chiếu sáng và cuộc hành trình tìm lại được ý nghĩa: đó là ánh sáng và sức mạnh của việc đáp trả ơn gọi, cũng biến thành sứ vụ cho cộng đồng và toàn thế giới. Không chút chậm trễ và không sợ hãi, các môn đệ đi trở lại bước đường để tái hợp cùng anh em và làm chứng về cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Giêsu Phục Sinh.

Một Hội Thánh trẻ trung

Một biểu tượng cho việc phục sinh

115. Tiếp tục với niềm hứng khởi Phục Sinh của câu chuyệnEmmau, hình ảnh của cô Maria Mađalena (x.Ga 20: 1-18) soi sáng con đường mà Hội Thánh muốn đi qua với những người trẻ và cho những người trẻ như thành quả của Thượng Hội Đồng này: một con đường phục sinh dẫn đến việc công bố và sứ vụ. Bị chiếm ngự bởi một ao ước sâu xa về Chúa, bất chấp bóng tối của màn đêm, Maria Mađalêna chạy đến cùng Thánh Phêrô và người môn đệ khác; chuyển động của côtác động trên các ông, lòng mộ đạo phụ nữ của cônhìn thấy trước con đường của các tông đồ và mở đường cho các ông. Từ tảng sáng hôm ấy, ngày thứ nhất trong tuần,đã xảy ra một sự bất ngờ của cuộc gặp gỡ: Mariađã tìm kiếm vì cô đã yêu, nhưng cô tìm thấy vì cô được yêu. Đấng Phục Sinh để cho cô biết đến Mình bằng cách gọi tên cô và yêu cầu côđừng giữ Người lại, vì Thân Xác Phục Sinh của Người không phải là một kho báu để bị giữ lại, nhưng là một Mầu Nhiệm để chia sẻ. Vì vậy, cô đã trở thành môn đệ truyền giáo đầu tiên, Tông Đồ của các Tông Đồ. Được chữa lành các thương tích của cô (x. Lc 8, 2) và là chứng nhân của sự phục sinh, cô là hình ảnh của Hội Thánh trẻ trung mà chúng ta mơ ước.

Hành trình với những người trẻ

116. Say mê tìm kiếm sự thật, ngạc nhiên trước vẻ đẹp của Chúa, khả năng chia sẻ và niềm vui của lời công bố cũng có mặt ngày hôm nay trong trái tim của nhiều người trẻ, những chi thể sống động của Hội Thánh. Vì thế, vấn đề không phải chỉ là làm cái gì “cho các em”, mà là sống trong sự hiệp thông “với các em”, cùng nhau tiến bộ trong sự hiểu biết về Tin Mừng và trong việc tìm kiếm những hình thức chân thực nhất để sống và để làm chứng. Việc tham gia có trách nhiệm của những người trẻ vào đời sống Hội Thánh không phải là một lựa chọn, nhưng là một đòi hỏi của cuộcsốngcủa những người đã được rửa tội, cũng như một yếu tố không thể thiếu được với cuộc sống của bất cứ cộng đồng nào. Những khó khăn và yếu đuối của những người trẻ giúp chúng ta trở nên tốt hơn, những câu hỏi của các em thách thức chúng ta, những nghi ngờ của các emchất vấn chúng ta về phẩm chất của đức tin của mình. Những lời phê bình của các em cũng cần thiết bởi vì, thông thường, qua những lời ấy, chúng ta lắng nghe tiếng nói của Chúa, là Đấng đòi buộc chúng ta phải hoán cải tâm hồn và canh tân các cơ cấu của mình.

Mong muốn tiếp cận tất cả những người trẻ

117. ỞThượng Hội Đồng, chúng tôi băn khoăn về những người trẻ, khi nhớ đến không chỉ những người trẻ làphần tử của Hội Thánh và hoạt động trong đó, mà còn tất cả những người trẻ có những quan niệm khác về cuộc đời, tuyên xưng một đức tin khác, hoặc tuyên bố mình là những kẻ xa lạ với chân trời tôn giáo. Tất cả những người trẻ, không trừ ai, đều ở trong trái tim của Thiên Chúa, và do đó, trong trái tim của Hội Thánh. Nhưng chúng tôi phải thẳng thắn nhìn nhận rằng lời khẳng định này vang vọng trên môi chúng tôi không phải lúc nào cũng được diễn tả thực sự trong hành động mục vụ của chúng tôi: thường thì chúng tôi vẫn bị giam hãm trong những vòng luẩn quẩn của mình, nơi mà tiếng nói của các em không đến được, hoặc chúng tôi dấn thân vào những hoạt động không mấy đòi hỏi nhưng làm cho hài lòng chúng tôi hơn, vì thế bóp nghẹt quan tâm mục vụ lành mạnh này là điều khiến chúng tôi phảibước ra ngoài những gì chúng tôi cho là an toàn. Tuy nhiên, Tin Mừngđòi buộc chúng tôi phải táo bạo và muốn làm điều đó mà không cần phải suy đoán, không chủ trương dụ dỗ các em theo đạo, nhưng bằng cách làm chứng về tình yêu của Chúa và tiếp cận tất cả những người trẻ trên thế giới.

Hoán cải tâm linh, mục vụ và truyền giáo

118. Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường nhắc nhở chúng ta rằng điều này không thể thực hiện được nếu không có con đường hoán cải chân chính. Chúng tôi ý thức rằng đó không chỉ là vấn đề tạo ra các hoạt động mới và chúng tôi không muốn viết vể “nhữngkế hoạch tông đồ theo chủ nghĩa bành trướng, được thiết kế tỉ mỉ và cẩn thận, điển hình cho những tướng lãnh bại trận” (Phanxicô, Evangelii Gaudium, s. 96 ). Chúng tôi biết rằng để trở nên đáng tin cậy, chúng tôi phải sống một cuộc cải cách của Hội Thánh, bao gồm việc thanh tẩy tâm hồn và thay đổi phong cách. Hội Thánh phải thực sự để cho mình được hình thành bởi Bí tích Thánh Thể, mà Hội Thánh cử hành như tột đỉnh và nguồn sống của mình: hình dạng của một chiếc bánh được tạo thành từ nhiều dé lúa và bị bẻ racho sự sống của thế gian. Thành quả của Thượng Hội Đồng này, sự lựa chọn mà Chúa Thánh Thần đã gợi hứng cho chúng tôi qua việc lắng nghe và định phân, là cùng đi với người trẻ, đến với tất cả các em, để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa. Chúng ta có thể mô tả tiến trình này bằng cách nói về tính hội đồngcủa sứ vụ hay truyền giáo kiểu theo kiểu hội đồng: “Việc thực hiện một Hội Thánh kiểu hội đồng là một giả định không thể thiếu được đối với một động lực truyền giáo mới liên quan đến toàn thể Dân Thiên Chúa”. Đây là lời tiên tri của Công đồng Vatican II, mà chúng ta chưa bao giờ thừa nhận theo chiều sâu của nó và khai triển theo ý nghĩa hàng ngày của nó, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kéo sự chú ý của chúng ta vào đó bằng cách khẳng định: “Con đường Thượng Hội Đồng là cách mà Thiên Chúa mong đợi từ Hội Thánh của thiên niên kỷ thứ ba” (Phanxicô, Diễn từ kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội Đồng Giám Mục, ngày 17 tháng 10 năm 2015). Chúng tôi tin rằng lựa chọn này, kết quả của cầu nguyện và chạm trán, sẽ cho phép Hội Thánh, nhờ ân sủng của Thiên Chúa, được và tỏ hiện rõ ràng hơn như“tuổi trẻ của thế giới”.

Chương I

Tính truyền giáo kiểu hội đồng của Hội Thánh

Một động năng có tính cấu thành

Người trẻ mời chúng ta cùng đi

119. Toàn thể Hội Thánh, khi chọn chăm sóc những người trẻ trong Thượng Hội Đồng này, đã đưa ra một lựa chọn rất cụ thể: coi sứ vụ này như một ưu tiên mục vụ của thời đại,mà chúng ta phải đầu tư thời gian, sức lực và tài nguyên vào. Ngay khi bắt đầu cuộc hành trình chuẩn bị, các bạn trẻ đã bày tỏ mong ước được tham gia, đánh giá cao và cảm thấy là những đồng nghệ nhân của đời sống và sứ vụ của Hội Thánh. Trong Thượng Hội Đồng này, chúng tôi đã cảm nghiệm rằng việc đồng trách nhiệm với các Kitô hữu trẻ cũng là một nguồn vui sâu xa cho các Giám Mục. Trong kinh nghiệm này, chúng tôi nhận ra một hoa trái của Chúa Thánh Thần là điều liên tục canh tân Hội Thánh và kêu gọi Hội Thánh thực hành phương pháp hội đồng như một cách sống và hành động, khuyến khích sự tham gia của tất cả những người đã được rửa tội và những người có thiện chí, mỗi người theo lứa tuổi, hoàn cảnh sống và ơn gọi của mình. Trong Thượng Hội Đồng này, chúng tôi đã nhận ra rằng tinh thần Giám Mục Đoàn là điều liên kết các Giám Mụccùng với Phêrô và dưới Phêrô (cum Petro et sub Petro),trong sự lo lắng cho Dân Thiên Chúa được kêu gọi để nói rõ về việc thực hành phương pháp hội đồng ở tất cả các cấp và phong phú hoá nó .

Tiến trình của Thượng Hội Đồng tiếp tục

120.Sự kết thúc của việc gom góp và tài liệu này, là điều gặt hái các thành quả của nó, không kết thúc tiến trình của Thượng Hội Đồng, nhưng chúng tạo thành một bước. Vì những điều kiện cụ thể, những khả năng thực sự và những nhu cầu cấp bách của người trẻ rất khác nhau giữa các quốc gia và lục địa, mặc dù cùng chia sẻ một đức tin, chúng tôi mời gọi các Hội Đồng Giám Mục và các Hội Thánh địa phương tiếp tục cuộc hành trình này, bằng cách tham gia vào các tiến trình phân định cộng đồng bao gồm cả những người không phải là Giám Mục trong các cuộc thảo luận, cũng như Thượng Hội Đồng này đã làm. Cách thế của những con đường Hội Thánh này phải bao gồm việc lắng nghe huynh đệ và đối thoại giữa các thế hệ, nhằm mục đích phát triển các đường hướng mục vụ đặc biệt chú ý đến những người trẻ bị đặt ra ngoài lề xã hội và những người trẻ ít tiếp xúc hoặc chưa tiếp xúc với cộng đồng Hội Thánh. Chúng tôi ước mong rằngcác gia đình, các học viện tôn giáo, các hiệp hội, các phong trào và những người trẻ cũng tham gia vào những cuộc hành trình này, để “ngọn lửa” của những gì chúng tôi đã trải qua những ngày này được đang lan rộng.

Hình thức hội đồng của Hội Thánh

121. Kinh nghiệm sống đã làm cho những tham dự viênThượng Hội Đồng Giám Mục nhận thức được tầm quan trọng của hình thứchội đồng của Hội Thánh với việc loan báo và truyền thụ đức tin. Sự tham gia của giới trẻ đã giúp “đánh thức”hình thức hội đồng, là một “chiều kích cấu thành của Hội Thánh. [...] Như thánh GioanKim Khẩu nói, “Hội Thánh đồng nghĩa vớiHội Đồng”, bởi vì Hội Thánh không là gì khác mà chính là việc “cùng nhau bước đi” của đàn chiên trên con đường lịch sử để gặp Đức Kitô” (Phanxicô, Diễn từ kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội Đồng Giám Mục, ngày 17 tháng 10 năm 2015). Tính hội đồng đặc trưng cho cả đời sống lẫn sứ vụ của Hội Thánh, là dân Chúa được tạo thành bởinhững người già, trẻ, nam, nữ thuộc mọi nền văn hóa và mọi giai cấp từ mọi chân trời, và là Thân Thể Đức Kitôtrong đó chúng ta là những chi thể của nhau, đặc biệt là những người bị gạt ra ngoài lề xã hội và bị chà đạp. Trong tiến trình trao đổi và qua các chứng từ, Thượng Hội Đồng đã đưa ra một số đặc tính cơ bản của kiểu hội đồng mà chúng ta được mời gọi đổi sang.

122. Chính trong nhữngmối liên hệ, với Đức Kitô, với những người khác, và trong cộng đồng, mà đức tin được truyền thụ. Theo quan điểm của sứ vụ hôm nay, Hội Thánh được mời gọi có một khuôn mặt liên hệ, là khuôn mặt đặt việc lắng nghe, chào đón, đối thoại và phân định chung ở trung tâm trong một cuộc hành trình biến đổi đời sống của những người tham gia vào nó. “Một Hội Thánh kiểu hội đồng là một Hội Thánh lắng nghe, với ý thức rằng việc lắng nghe“còn hơn cả nghe”. Đó là một sự lắng nghe hỗ tương, trong đó mỗi người đều có một điều gì để học. Các tín hửu giáo dân, Giám Mục Đoàn, Giám Mục Rôma, người này lắng nghe người khác; và tất cả lắng nghe Chúa Thánh Thần, là “Thần Chân Lý” (Ga 14:17), để biết những gì Ngài“nói với các Hội Thánh” (Kh 2:7)” (Phanxicô, Diễn từ kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội Đồng Giám Mục, ngày 17 tháng 10 năm 2015). Theo cách này, Hội Thánh cho thấy mình như một “nhà tạm” nơi giữ Hòm Bia Giao Ứớc (x.Xh 25): một Hội Thánh năng động và đang chuyển động,cùng đồng hành trên đường, được củng cố bởi nhiều đặc sủng và tác vụ. Nhờ thế Thiên Chúa hiện diện trong thế giới này.

Một Hội Thánh có sự tham gia và đồng trách nhiệm

123. Một đặc điểm đặc trưng của kiểu Hội Thánh này là việc khai triển các đặc sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho theo ơn gọi và vai trò của mỗi phần tử, qua sự năng động của việc đồng trách nhiệm. Để khởiđộng nó, cần phải có một sự hoán cải tâm hồn, cũng như sẵn sàng lắng nghe nhau, điều này giúp chúng ta nghe nhau cách hiệu quả. Được tác động bởi tinh thần này, chúng ta sẽ có thể tiến đến một Hội Thánh có tính tham gia và đồng trách nhiệm, có thể phát triển sự phong phú của sự đa dạng hợp thành nó, đồng thời tri ân đón nhận sự đóng góp của các tín hữu giáo dân, đặc biệt là giới trẻ và phụ nữ, của những người nam nữ sống đời thánh hiến, và của các nhóm, các hiệp hội và các phong trào. Không ai có thể bị loại trừ hoặc có thể tự ý đứng sang một bên. Đó là cách để tránh chủ trương giáo sĩ trị, là chủ trương loại trừ nhiều người ra khỏi các tiến trình quyết định, và chủ trương giáo sĩ hoá giáo dân, là chủ trươnggiam hãm họthay vì hướng họ về hướngdấn thân truyền giáo trên thế gian.

Thượng Hội Đồng kêu gọi làm cho sự tham gia tích cực của giới trẻ vào những nơi đồng trách nhiệm của các Hội Thánh địa phương có hiệu quả và thông thường, cũng như trong các tổ chức của các Hội Đồng Giám Mục và Hội Thánh hoàn vũ. Ngoài ra, Thượng Hội Đồng cũng kêu gọi tăng cường hoạt động của Văn Phòng Giới Trẻ của Bộ Giáo Dân, Gia đình và Sự Sống, bao gồm việc thành lập một tổ chức đại diện giới trẻ ở cấp quốc tế.

Tiến trình phân định cộng đồng

124. Kinh nghiệm “đi cùng”như Dân Thiên Chúa giúp hiểu rõ hơn về ý nghĩa của quyền bính trong nhãn quan phục vụ. Các mục tử cần phải có khả năng thúc đẩy sự cộng tác trong việc làm chứng nhân và sứ vụ, cũng như khả năng đồng hành với các quy trình phân định cộng đồng đểgiải thích các dấu chỉ của thời đại dưới ánh sáng đức tin và dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, với sự đóng góp của tất cả các phần tử trong cộng đồng, bắt đầu với những người đang ở bên lề cộng đồng. Những người có trách nhiệm trong Hội Thánh, với những khả năng này, cần được đào tạo cách cụ thể về phương pháphội đồng. Từ quan điểm này, nó có vẻ cổ võ việc soạn thảo những khóa đào tạo chung cho các giáo dân trẻ, các tu sĩ trẻ và chủng sinh, đặc biệt liên quan đến các chủ đề như thực thi quyền bính hoặc làm việc theo nhóm.

Một phong cách cho sứ vụ

Sự hiệp thông truyền giáo

125. Đời sống theo kiểu hội đồng của Hội Thánh chủ yếu là hướng về việc truyền giáo: đó là “dấu chỉ và công cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và hợp nhất của toàn thể nhân loại” (Lumen Gentium, số 1 ), cho đến ngày mà Thiên Chúa sẽ là “tất cả trong mọi sự” (1 Cr 15:28). Những người trẻ, mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần, có thể giúp cho Hội Thánh đi ra“từ‘cái tôi’ được nghe theo cách cá nhân đến ‘cái chúng ta’ của Hội Thánh, trong đó mỗi cái ‘cái tôi’, được mặc lấy Đức Kitô (x.Ga 2:20), sống và đi cùng với anh chị em mình như một chủ thể có trách nhiệm và tích cực trong sứ vụ duy nhất của Dân Thiên Chúa”(Ủy Ban Thần học Quốc tế, Thượng Hội Đồng trong đời sống và sứ vụ của Hội Thánh, ngày 2 tháng 3, 2018, số 107). Đoạn văn này, dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần và dưới sự hướng dẫn của các Mục Tử, phải đến với cộng đồng Kitô hữu, được mời gọi ra khỏi “cái tôi”là điều tìm cách tự bảo vệ mình, để tiến tới việc xây dựng một “cái chúng tôi”bao gồm toàn thể gia đình nhân loại và toàn thể các thụ tạo.

Một sứ vụ trong đối thoại

126. Động lực cơ bản này có những hiệu quả cụ thể trên cách chúng ta hoàn thành sứ vụ với những người trẻ, là những người đòi hỏi phải bắt đầu một cuộc đối thoại với tất cả những người nam nữ có thiện chí cách thẳng thắn và không thỏa hiệp. Như thánh Phaolô VI đã khẳng định: “Hội Thánh là một lời; Hội Thánh là một sứ điệp; Hội Thánh trở thành một cuộc đối thoại”(Ecclesiam suam,số 67). Trong một thế giới được đánh dấu bởi sự đa dạng của các dân tộc và sự đa dạng của các nền văn hóa, “đi cùng nhau” là nền tảng để mang lại uy tín và hiệu quả cho các sáng kiến đoàn kết, hội nhập, cổ võ công lý và cho người ta thấy một nền văn hóa gặp gỡ và vô vị lợi là gì.

Những người trẻ, chính vì các em tiếp xúc hàng ngày với những người trẻ cùng tuổi, các giáo phái Kitô giáo khác, các tôn giáo khác, các tín ngưỡng và các nền văn hóa khác, khuyến khích toàn thểcộng đồng Kitô hữu sống theo tinh thần đại kết và đối thoại liên tôn . Điều này đòi hỏi sự can đảm của tinh thần mạnh dạnđể nói, và sự khiêm tốn để lắng nghe, trong khi chấp nhận sự khổ hạnh, và đôi khi còn hàm ý tử vì đạo.

Hướng về các ngoại vi của thế giới

127. Việc thực hành đối thoại và tìm kiếm các giải pháp chung là ưu tiên rõ ràng ở một thời đại mà các chế độ dân chủ đang trải qua một mức độ tham gia thấp và bị ảnh hưởng không cân xứng bởi các nhóm tư lợi với nguy cơ đưa đến giản lược hoá, kỹ thuật trị và độc đoán. Việc trung thành với Tin Mừng sẽ hướng dẫn cuộc đối thoại này để tìm cách đưa ra một câu trả lời cho tiếng kêu cứu kép của những người nghèo và của trái đất (x.Phanxicô, Laudato si’, số 49), mà hướng về đó những người trẻ bày tỏ sự nhạy cảm đặc biệt, bằng cách dấn thân vào các tiến trình xã hội được cảm hứng bởinhững nguyên tắc của học thuyết xã hội: phẩm giá con người, cùng đích phổ quát của của cải, lựa chọn ưu tiên cho người nghèo, tính ưu tuyển củatình đoàn kết, sự quan tâm đến thuyết bổ trợ, việc chăm sóc cho ngôi nhà chung. Không có ơn gọi nào trong Hội Thánh có thể nằm ngoài động năngđi ra và đối thoạicộng đồng này, và đó là lý do tại sao mọi nỗ lực đồng hành được mời gọi tự đo lường ở chân trời này, qua việc dành sự chú ý đặc quyền cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất.

Chương II

Cùng nhau hành trình hàng ngày

Từ các cấu trúc đến các liên hệ

Từ uỷ quyền đến tham gia trực tiếp

128. Sứvụ truyền giáo cách hội đồng này không chỉ liên quan đến Hội Thánh ở cấp phổ quát. Sự cần thiết phải đi cùng nhau, bằng cách làm chứng nhân thực sự của tình huynh đệ trong một cuộc sống cộng đồng được canh tân và hữu hình hơn, liên hệ trên hết đến tất cả các cộng đồng khác nhau. Do đó, cần phải thức tỉnh, trong mỗi thực tại địa phương, ý thức rằng chúng ta là Dân Thiên Chúa, được mời gọi để làm cho Tin Mừng nhập thể trong các môi trường khác nhau và trong mọi hoàncảnhthường nhật. Điều này đòi hỏi phải rời khỏi luận lý của của việc uỷ quyền là luận lý điều kiện hoá rất nhiều hành động mục vụ.

Chúng ta có thể lấy một thí dụ về các khóa giáo lý để chuẩn bị cho các Bí Tích, một nhiệm vụ mà nhiều gia đình ủy quyền cho giáo xứ. Não trạng này khiến cho trẻ em có nguy cơ không nhận ra rằng đức tin là một thực tại soi sáng cuộc sống hàng ngày, mà như một tập hợp các khái niệm và quy tắc thuộc về một môi trường tách biệt với đời sống của các em. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải đi cùng các em: giáo xứ cần gia đình để làm cho những người trẻ kinh nghiệm thực tại hàng ngày của đức tin; và ngược lại, gia đình cần thừa tác vụ dạy giáo lý và cấu trúc của giáo xứ, để cống hiến cho trẻ em một cái nhìn cơ bản hơn về Kitô giáo, ngõ hầu đưa các em vào cộng đồng và mở ra cho các em những chân trời rộng lớn hơn. Vì thế, việc có những cấu trúc không thì chưa đủ nếu người ta không phát triển các mối liên hệtrung thực bên trong những cấu trúc ấy; thật ra, chính chất lượng của cácmối liên hệ ấy mới Phúc Âm hoá.

Việc canh tân giáo xứ

129. Giáo xứ nhất thiết phải tham gia vào tiến trình này, để áp dụng nhiều hơn hình thức của một cộng đồng sinhra, để trở thành một môi trường từ đó sứ vụ được toả sáng đến những người bé nhỏ. Trong giai đoạn lịch sử cụ thể mà chúng ta đang sống, các dấu chỉ khác nhau xuất hiện và làm chứng rằng, trong các trường hợp khác nhau, giáo xứ không đáp ứng được các nhu cầu tâm linh cấp bách của những người nam nữ của thời đại chúng ta, đặc biệt là vì một số yếu tố đã thay đổi hoàn toàn cách sống của con người. Thực ra, chúng ta đang sống trong một nền văn hóa “vô biên giới”, được đánh dấu bằng mối liên hệ không gian và thời gian mới, đặc biệt là vì việc truyền thông kỹ thuật số, và được đặc trưng bởi một tính di động thường trưc. Trong bối cảnh này, một cái nhìn về hành động của giáo xứ được phân địnhbởi chỉcác ranh giới lãnh thổ và không có khả năng huy động các tín hữu, với các đề nghị đa dạng, đặc biệt là cho giới trẻ, sẽ giam hãm giáo xứ trong một sự ù lỳ không thể chấp nhận được và trong mộtvòng luẩn quẩnvề mục vụ đáng lo ngại. Do đó, cần phải suy nghĩ lại về giáo xứ theo quan điểm mục vụ, theo luận lý đồng trách nhiệm trong Hội Thánh và nhiệt tình truyền giáo, qua việc phát triển sự hiệp lực trên lãnh thổ. Như thế, giáo xứ có thể xuất hiện như một môi trường quan trọng, quan tâm đến đời sống của những người trẻ.

Những cấu trúc cởi mở và dễ hiểu

130. Trong tinh thần cởi mở và chia sẻ nhiều hơn, điều quan trọng là mỗi cộng đồng phải tự hỏi để kiểm chứng rằng liệu cách sống và việc sử dụng các cấu trúc của mình có truyền đạt cho những người trẻ một chứng từ rõ ràng về Tin Mừng hay không. Đời tư của nhiều linh mục, nam nữ tu sĩ và Giám Mục chắc chắn là chừng mực và phục vụ dân chúng; nhưngnó gần như vô hình đối với hầu hết mọi người, đặc biệt là người trẻ. Nhiều người thấy rằng thế giới Hội Thánh của chúng ta quá phức tạp để có thể hiểu được; chúng bị giữ ở một khoảng cách rất xavì các vai trò chúng ta nắm giữ và những mẫu rập khuôn đi kèm với chúng. Chúng ta hãy làm sao để cho đời sống bình thường của mình, trong tất cả các biểu hiện của nó, dễ tiếp cận hơn. Việc thực sự gần gũi với họ và chia sẻ không gian và các hoạt động với họ tạo điều kiện cho một sựtruyền thông chânthật, khôngthành kiến. Đây là cách Chúa Giêsu đã công bố Nước Trời, và ngày nay Thần Khí của Người cũng thúc đẩy chúng ta bằng cách này.

Đời sống của cộng đồng

Một bức tranh được ghép bằng nhiều khuôn mặt

131. Một Hội Thánh kiểu hội đồng và truyền giáo biểu lộ qua các cộng đồng địa phương bằng nhiều khuôn mặt. Ngay từ đầu, Hội Thánh đã không có một hình thức cứng nhắc và tiêu chuẩn hóa, nhưng đã phát triển như một khối đa diện của những người với các sự nhạy cảm, nguồn gốc và văn hóa khác nhau. Chính bằng cách này, mà Hội Thánh đã cho thấy rằng nó mang trong những chiếc bình bằng đất sét của bản tính nhân loại yếu đuối một kho báu vô song của sự sống của Chúa Ba Ngôi. Sự hài hòa, vốn là một hồng ân của Chúa Thánh Thần, không xóa bỏ sự khác biệt, nhưng làm cho chúng hoà hợp, tạo ra một sự phong phú về giao hưởng. Cuộc gặp gỡ này giữa những người khác nhau trong một đức tin duy nhất là điều kiện cơ bản cho việc canh tân mục vụ của các cộng đồng của chúng ta. Nó ảnh hưởng đến việc rao giảng, cử hành và tác vụ, nghĩa là các lĩnh vực cơ bản của việc chăm sóc mục vụ thông thường. Sự khôn ngoan phổ thông nói rằng “để dưỡng dục một đứa bé, cần cả một làng”: nguyên tắc này cũng có giá trị ngày nay cho tất cả mọi lĩnh vực chăm sóc mục vụ.

Cộng đồng trên lãnh thổ

132. Việc hiện thực hoácó hiệu quả của một cộng đồng đa diện cũng ảnh hưởng đến việc hội nhập vào lãnh thổ, việc mở ra cho kết cấu xã hội và trong cuộc gặp gỡ với các cơ cấu dân sự. Chỉ có một cộng đồng hợp nhất và đa dạng mới biết làm sao đề nghị một cách cởi mở và mang ánh sáng Tin Mừng đến cho các môi trường của đời sống xã hội là những môi trường ngày nay tạo thành một thách đố đối với chúng ta: vấn đề sinh môi, công ăn việc làm, nâng đỡ gia đình, những người sống ngoài lề xã hội, đổi mới chính trị, sự đa nguyên về văn hóa và tôn giáo, con đường dẫn đến công lý và hòa bình, thế giới kỹ thuật số. Điều này đã được thực hiện trong các hội đoàn và các phong trào Hội Thánh. Những người trẻ yêu cầu chúng ta không được một mình đối diện với các thách đố này và đối thoại với tất cả mọi người, không phải để có được quyền lực, mà để đóng góp cho công ích.

Lời Công Bố Ban Đầu (Kerygma) và dạy giáo lý

133.Việc công bố Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chịu chết và sống lại, Đấng đã mặc khải Chúa Cha và ban Chúa Thánh Thần, là ơn gọi căn bản của cộng đồng Kitô hữu. Việc mời gọi những người trẻ nhận ra các dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa trong đời sống của các em và khám phá ra cộng đồng như một nơi để gặp gỡ Đức Kitô phải là một phần của việc công bố này. Công bố này cấu thành nền tảng, luôn luôn được canh tân, của việc dạy giáo lý cho người trẻ và cung cho nó một chất lượng của lời công bố ban đầu (kerygma) (x. Phanxicô, Evangelii Gaudium, số 164). Phải luôn giữ vững việc quyết tâm cung cấp các lộ trình liên tục và có hệ thống có thể được kết hợp với nhau: một hiểu biết sống động về Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người, khả năng đọc kinh nghiệm của chính các em và các biến cố lịch sử theo con mắt đức tin, một sự đồng hành trong việc cầu nguyện và cử hành phụng vụ, việc giới thiệu về Lectio divina và nâng đỡ việc làm nhân chứng cho đức ái và cổ võ công lý, bằng cách đề ra một linh đạo giới trẻ đích thực.

Các lộ trình dạy giáo lý cho thấy sự liên kết mật thiết giữa đức tin và kinh nghiệm cụ thể hằng ngày, với thế giới của cảm xúc và các mối liên hệ, với các niềm vui và các nỗi thất vọng mà chúng ta cảm nghiệm được trong việc học hành (nghiên cứu) và làm việc; các lộ trình này biết cách hòa nhập vào học thuyết xã hội của Hội Thánh; chúng được mở ra cho các ngôn ngữ của thẩm mỹ, âm nhạc và các cách diễn tả nghệ thuật khác nhau, và các hình thức truyền thông thuật số. Các bình diện thể lý, cảm xúc và phái tính phải được kể đến, bởi vì có một sự đan kết chặt chẽ giữa việc giáo dục đức tin và giáo dục về tình yêu. Tóm lại, đức tin phải được hiểu như một thực hành, nghĩa là, như một hình thức sống trong thế gian.

Điều cấp bách là trong việc dạy giáo lý cho giới trẻ, quyết tâm canh tân về ngôn ngữ và phương pháp không bao giờ được phép bỏ qua một điều thiết yếu, là cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, đó chính là con tim của việc dạy giáo lý. Các em đã đánh giá cao Youcat, DoCat và các công cụ tương tự, chưa kể đến sách giáo lý xuất bản bởi các Hội đồng Giám Mục khác nhau. Một cam kết mới cũng cần thiết cho các giáo lý viên, những người thường còn trẻ trong việc phục vụ những người trẻ khác, gần như đồng bạn của các em. Điều quan trọng là phải chăm lo một cách thích đáng việc đào luyện họ và để đảm bảo rằng việc mục vụ của họ được công nhận nhiều hơn bởi cộng đồng.

Tính trung tâm của phụng vụ

134. Việc cử hành Thánh Lễ liên kết đời sống cộng đồng vớitính hội đồng của Hội Thánh. Đó là nơi truyền thụ đức tin và đào luyện cho sứ vụ, ở đóchứng tỏ rõ ràng là cộng đồng sống nhờ ân sủng chứ không nhờ công việc của tay mình. Chúng ta có thể khẳng định, bằng cách lặp lại những lời của truyền thống phương Đông, mà phụng vụ là cuộc gặp gỡ với Người Tôi Tớ Chúa, Đấng chăm sóc vết thương của chúng ta và chuẩn bị cho chúng ta bữa tiệc Vượt Qua, sai chúng ta ra đi và làm như vậy cho anh chị em của mình. Vì thế, chúng ta phải tái khẳng định rằng nghĩa vụ cử hành, với sự đơn giản cao quý và với việc tham gia của các thừatác vụ giáo dân khác nhau, là một thời điểm thiết yếu trong việc hoán cải để truyền giáo của Hội Thánh. Những người trẻ đã cho thấy rằng các em đánh giá cao và sống cách mãnh liệt những cuộc cử hành đích thực ở đó vẻ đẹp của các dấu chỉ, sự chú ý đến bài giảng và sự tham gia tích cực của cộng đồng thực sự nói về Thiên Chúa. Do đó, cần phải khuyến khích sự tham gia tích cực này của những người trẻ, trong khi vẫn giữ được sự kinh ngạc trước Mầu Nhiệm; để tìm cách tiếp cận những nhạy cảm về âm nhạc và nghệ thuật của các em, nhưng cũng để giúp các em hiểu rằng phụng vụ không hoàn toàn là một cách diễn tả chính mình, mà là một hành động của Đức Kitô và Hội Thánh. Điều cũng quan trọng là đồng hành với những người trẻ để khám phá giá trị của việc chầu Thánh Thể như là một phần mở rộng của cuộc cử hành, và như một nơi âm thầm chiêm niệm và cầu nguyện.

135. Việc thực hành bí tích Hòa giải cũng có tầm quan trọng rất lớn trong các cuộc hành trình đức tin. Các bạn trẻ cần cảm thấy được yêu thương, tha thứ, hòa giải và có một nỗi nhớ nhung thầm kín về vòng tay thương xót của Chúa Cha. Đó là lý do tại sao điều cần thiết là các linh mục phải cực kỳ sẵn sàng cho việc cử hành Bí Tích này. Các nghi thức sám hối cộng đồng giúp những người trẻ đến gần hơn với việc xưng tội cá nhân và làm cho chiều kích Hội Thánh của Bí Tích trở nên rõ ràng hơn.

136. Trong nhiều môi trường, việc đạo đức phổ thông đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người trẻ tiếp cận với đời sống đức tin một cách thiết thực, nhạy cảm và tức thì. Bằng cách khai triển ngôn ngữ của thân thể và sự tham gia cách tình cảm, việc đạo đức phổ thông mang trong nó ước mong được tiếp xúc với Thiên Chúa là Đấng cứu độ, thường qua trung gian của Mẹ Thiên Chúa và các thánh.

Cuộc hành hương dành cho những người trẻ một kinh nghiệm hành trình, là điều trở thành một phép ẩn dụ cho đời sống và Hội Thánh: chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thụ tạo và nghệ thuật, sống tình huynh đệ và kết hợp với Chúa trong cầu nguyện tạo điều kiện tốt nhất cho việc phân định.

Sự quảng đại của diakonia (việc phục vụ)

137. Những người trẻ có thể góp phần vào việc đổi mới phong cách của các cộng đồng giáo xứ và xây dựng một cộng đồng huynh đệ gần gũi với những người nghèo. Những người nghèo, những người trẻ bị loại trừ, những người đau khổ nhất, có thể là nguồn gốc của một canh tân cộng đồng. Trong mọi trường hợp, họ phải được công nhận là đối tượng của việc Phúc Âm hóa và giúp chúng ta giải thoát mình khỏi thế giới tâm linh. Những người trẻ thường nhạy cảm với chiều kíchdiakonia, phục vụ. Nhiều người trẻ đang tích cực tham gia việc tình nguyện và tìm cách, trong việc phục vụ, con đường để gặp Chúa. Cho nên, sự cống hiến cho những em nhỏ nhất thực sự trở thành một việc thực hành đức tin, ở đó người ta học được rằng tình yêu dành cho“những người lạc mất” là cốt lõi của Tin Mừng và là nền tảng của toàn thể đời sống Kitô hữu. Những người nghèo nàn,bé nhỏ, bệnh tật, già cả là thịt của Đức Kitôchịu đau khổ: đó là lý do tại sao phục vụ họ là một cách để gặp Chúa, đồng thời, là nơi đặc quyền để phân định ơn gọi cá nhân của Người. Trong một số bối cảnh, bắt buộc phải có sự cởi mở đặc biệt với những người di cư và tị nạn. Với họ, chúng ta phải nỗ lực đón tiếp, bảo vệ, khuyến khích và hòa nhập. Sự hòa nhập xã hội của người nghèo thiết lập và cho thấy Hội Thánh như ngôi nhà bác ái.

Mục vụ giới trẻ trong một quan điểm ơn gọi

Hội Thánh, một ngôi nhà cho giới trẻ

138. Chỉ có một mục vụ có thể được đổi mới từ việc chú tâm cách riêng đến các mối liên hệ và chất lượng của cộng đồng Kitô hữu, sẽ có ý nghĩa và hấp dẫn đối với giới trẻ. Hội Thánh cũng sẽ có thể tự giới thiệu với các em như một ngôi nhà chào đón, đặc trưng bởi bầu không khí gia đình, sự tin tưởng và thân mật. Khát khao mãnh liệt về tình huynh đệ, đã xuất hiện rất nhiều lần từ việc lắng nghe những người trẻ ở Thượng Hội Đồng, yêu cầu Hội Thánh trở thành“mẹ của mọi người và là nhà của nhiều người” (Phanxicô, Evangelii Gaudium, số 288): Nhiệm vụ mục vụ là nhận ra trong lịch sử tình mẫu tử phổ quát của Hội Thánh, qua những cử chỉ cụ thể và tiên tri về việc đón chào vui vẻ và hàng ngày làm cho nó trở thành ngôi nhà cho những người trẻ.

Nhiệt tình theo ơn gọi của việc mục vụ

139. Ơn gọi là một điểm tựa mà quanh nó tất cả các chiều kích của con người được hợp lại. Nguyên tắc này không chỉ liên quan đến cá nhân tín hữu, mà cả việc mục vụ nói chung. Do đó, điều rất quan trọng là phải làm rõ rằng chỉ trong khía cạnh ơn gọi, tất cảviệc mục vụ có thể tìm thấy một nguyên tắc thống nhất, bởi vì đó là cả nguồn gốc lẫn sự hoàn thành của nó. Do đó, trong các hành trình hoán cải thật sự về mục vụ hiện nay, vấn đề không phải là tăng cường việc chăm sóc mục vụ của các ơn gọi như một khu vực riêng biệt và độc lập, mà là thực hiện tất cả sự chăm sóc mục vụ của Hội Thánh bằng cách trình bày một cách hiệu qủa sự đa dạng của ơn gọi. Thực ra, mục tiêu của việc chăm sóc mục vụ là giúp mỗi người, qua một con đường phân định, đạt đến “tầm vóc viên mãn của Đức Kitô” (Ep 4: 13).

Một mục vụ ơn gọi cho những người trẻ

140.Ngay từ đầu cuộc hành trình của Thượng Hội Đồng, nhu cầu mục vụ giới trẻ có đủ khả năng theo ơn gọi được đặt ra. Theo cách này, hai yếu tố thiết yếu của việc chăm sóc mục vụ cho các thế hệ trẻ xuất hiện: đó phải là một mục vụ“của những người trẻ”bởi vì những người nhận nó ở tuổi này là giới trẻ; và nó phải “thuộc về ơn gọi” vì tuổi trẻ là mùa đặc quyền của sự lựa chọn cho đời sống và đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa. “Bản chất ơn gọi” của mục vụ giới trẻ không nênhiểu theo một cách độc quyền, mà một cách sâu sắc. Chúa gọi mọi lứa tuổi của cuộc đời, từ khi còn trong bụng mẹ đến tuổi già, nhưng tuổi trẻ là thời điểm đặc quyền của việc lắng nghe, sẵn sàng và chấp nhận Thánh Ý Thiên Chúa.

Thượng Hội Đồngđưa ra đề nghị rằng mỗi Hội Đồng Giám Mục Quốc gia thiết lập một “Hướng Dẫn Mục Vụ Giới Trẻ”, từ nhãn quanơn gọi, để giúp những vị có trách nhiệm trong giáo phận và các người phụ trách mục vụ địa phương phát triển việc đào tạo của họ và hành động của họ với và cho giới trẻ .

Từ rời rạc đến hội nhập

141. Trong khi nhận ra sự cần thiết phải lập chương trình theo nghành mục vụ để tránh việc làm theo hứng, các Nghị Phụ đã bày tỏ nỗi băn khoăn của các ngài trong một số trường hợp vì sự rời rạc của việc chăm sóc mục vụ của Hội Thánh. Cụ thể là các ngài đề cập đến các hoạt động mục vụ khác nhau liên quan đến giới trẻ: chăm sóc mục vụ của giới trẻ, gia đình, ơn gọi, trường học và đại học, xã hội, văn hóa, từ thiện, thời gian rảnh rỗi, v.v. Sự gia tăng của các lĩnh vực rất chuyên môn, nhưng đôi khi là bị đóng khung, ngăn chặn những đề nghị về Kitô giáo có ý nghĩa hơn. Trong một thế giới rời rạc tạo ra sự phân tán và việc gia tăng của những nhóm liên kết, những người trẻ cần được giúp đỡ để hợp nhất cuộc sống của các em, bằng cách đào sâu những kinh nghiệm hàng ngày và phân định chúng. Nếu đây là ưu tiên, thì cần phải có sự phối hợp và hội nhập nhiều hơn nữa giữa các lĩnh vực khác nhau, bằng cách chuyển từ công việc theo “nghành” sang công việc theo “kế hoạch”.

Mối liên hệ hiệu quả giữa các biến cố và cuộc sống hàng ngày

142. Trong Thượng Hội Đồng, đã có nhiều dịp nói về về Ngày Giới trẻ Thế giới và nhiều biến cố khác được diễn ra ở cấp lục địa, quốc gia và giáo phận, cùng với các biến cố được tổ chức bởi các hội đoàn, các phong trào, các dòng tu và các chủ thể khác thuộc về Hội Thánh. Những giây phút gặp gỡ và chia sẻ này được đánh giá cao ở hầu hết mọi nơi, bởi vì chúng mang lại cơ hội để bước đi trong sự năng động của một cuộc hành hương, để cảm nghiệm tình huynh đệ với mọi người, để cùng nhau hạnh phúc sống đức tin và lớn lên trong việc thuộc về Hội Thánh. Đối với nhiều người trẻ, chúng tạo thành một kinh nghiệm về việc biến hình, trong đó các em được thu hút bởi vẻ đẹp củaDung Nhan Chúa và đưa ra những lựa chọn quan trọng trong cuộc đời. Những hoa quả tốt nhất của những kinh nghiệm này được thu thập trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, nó trở nên quan trọng để phóng dự và nhận ra những buổi triệu tập này như những bước quan trọng trong một tiến trình nhân đức lớn hơn.

Trung tâm thanh thiếu niên

143. Không gian cụ thể dành riêng cho giới trẻ của cộng đồng Kitô hữu, như nững sự bảo trợ, trung tâm thanh thiếu niên và các cơ cấu tương tự khác, diễn tảsựsay mê về giáo dục của Hội Thánh. Chúng đến bằng nhiều cách, nhưng chúng vẫn là những môi trường đặc quyền mà ở đó Hội Thánh trở thành một ngôi nhà đầy yêu thương đối với các thiếu niên và thanh niên, là những người có thể khám phá ra tài năng của mình và cung cấp chúng cho tha nhân trong việc phục vụ. Chúng truyền tải một di sản giáo dục phong phú, được chia sẻ trên quy mô lớn, để nâng đỡ các gia đình và chính xã hội dân sự.

Tuy nhiên, trong sự năng động của một “Hội Thánh đi ra”, cần phải nghĩ đến một cuộc đổi mới sáng tạo và linh hoạt về những thực tại này, bằng cách chuyển từ ý tưởng về các trung tâm cố định, ở đó những người trẻ có thể đến, sang ý tưởng về các chủ thể mục vụ đang chuyển động hướng vể giới trẻ, nghĩa là những chủ thể có khả năng gặp gỡ các em ở những nơi bình thường của đời sống, như trường học, môi trường kỹ thuật số, những vùng ngoại vi của đời sống, thế giới nông thôn vàviệc làm, diễn tả về âm nhạc và nghệ thuật, vv, do đó tạo ra một loại việc tông đồ mới năng động và tích cực hơn.

Chương III

Một động lực truyền giáo mới

Một số thách đố cấp bách

144.Phương pháp hội đồng là phương pháp mà nhờ nó Hội Thánh có thể đối diện với những thách đố cũ và mới, bằng cách thu thập và chia sẻ những hồng ân của tất cả các phần tử của mình, bắt đầu từ những người trẻ. Nhờ công việc của Thượng Hội Đồng, trong phần thứ nhất của Tài Liệu này, chúng tôi đã đề cập đến một số môi trường, trong đó có việc phải khẩn cấp khởi động hoặc canh tân động lực của Hội Thánh để hoàn thành sứ vụ mà Đức Kitô đã trao phó, vàở đây chúng tôi tìm cách đối diệnvới chúng một cách cụ thể hơn.

Sứ vụ trong môi trường kỹ thuật số

145. Môi trường kỹ thuật số là một thách đố đối với Hội Thánh ở nhiều mức độ; do đó, điềukhông thể thiếu được là đào sâu sự hiểu biết về những động lực của nó và phạm vi của nó theo quan điểm nhân học và đạo đức. Nó đòi hỏi không những chỉ sống trong đó và phát huy các tiềm năng của nó để giao tiếp theo cái nhìncủa việc rao giảng về Kitô giáo, mà còn để thấm nhuần các nền văn hóa và các động lực của nó đối với Tin Mừng. Một số thí nghiệm theo hướng này đã được tiến hành và cần được khuyến khích, đào sâu và chia sẻ. Ưu tiên mà nhiều người gán cho hình ảnh như một phương tiện giao tiếp sẽ không thể không thắc mắc về phương thức truyền thụ đức tin dựa trên việc lắng nghe Lời Chúa và đọc Thánh Kinh. Các Kitô hữu trẻ, được sinh ra trong môi trường kỹ thuật số này cũng như những người trẻ cùng trang lứa của các em, tìm thấy ở đây một sứ vụ đích thực, mà một số em đã tham gia vào. Chính những người trẻ cũng yêu cầu được đồng hành trong một sự phân định các phương thức mang lại sự sống, trong một môi trường được kỹ thuật số hóa cao hiện nay, để giúp các em nắm bắt các cơ hội trong khi cách tránh xa các rủi ro.

146.Thượng Hội Đồng hy vọng rằng các văn phòng và các tổ chức về văn hóa và Phúc Âm hoá kỹ thuật số sẽ được thiết lập trong Hội Thánh, ở các cấp độ thích hợp, với sự đóng góp không thể thiếu được của những người trẻ, khuyến khích hành động và suy tư của Hội Thánh trong môi trường này. Trong số các chức năng của chúng, ngoài việc thúc đẩy trao đổi và phổ biến các thực hành tốt ở cấp độ cá nhân và cộng đồng, cùngphát triển những công cụ phù hợp cho giáo dục kỹ thuật số và Phúc Âm hoá, chúng cũng có thể điều hành các hệ thống chứng thực các trang web Công Giáo, để hạn chế sự lan truyền nhữngtin tức giả liên quan đến Hội Thánh, hoặc tìm cách thuyết phục các cơ quan công quyền cổ võ các chính sách và công cụ đặc biệt hơn để bảo vệ các trẻ vị thành niên trên mạng Internet.

Việc di dân: hãy phá xập những bức tường và xây những cây cầu

147. Nhiều người di cư là những người trẻ. Việc lan rộng cách phổ quát của Hội Thánh mang lạimột cơ hội lớn laođể đối thoại giữa các cộng đồng nơi mà họ bỏ đi vàcác cộng đồng nơi mà họ đến, bằng cách giúp vượt qua những sợ hãi cùng ngờ vực và củng cố những mối dây liên kết mà việc di dân có thể làm đứt. “Đón nhận, bảo vệ, thăng tiến và hòa nhập”, bốn động từ mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô tóm tắt các cách hành động có lợi cho người di cư là các động từ của Thượng Hội Đồng. Để đưa chúng ra thực hành đòi hỏi phải có hành động của Hội Thánh, ở tất cả các cấp, và liên quan đến tất cả các phần tử của cộng đồng Kitô hữu. Về phần họ, những người di cư, được đồng hành cách thích hợp, sẽ có thể cung cấp các nguồn lực tinh thần, mục vụ và truyền giáo cho các cộng đồng đón nhận họ. Cam kết văn hóa và chính trị cũng đặc biệt quan trọng; nó phải được thực hiện qua các cấu trúc thích hợp để chống lại sựlan tràn của việc bài ngoại, kỳ thị chủng tộc và từ chối người di cư. Các nguồn lực của Hội Thánh Công Giáo là một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến chống lại nạn buôn người, vì sự cam kết dấn thân cùng hành động của nhiều nữ tu được nhấn mạnh rõ ràng. Vai trò của Nhóm Santa Marta, liên kết các nhà lãnh đạo tôn giáo và cơ quan bảo vệ trật tự công cộng (law enforcement), là nhóm rất quan trọng và đại diện cho một thực hành tốt có sức gợi hứng. Đừng quên các nỗ lực được thực hiện để đảm bảo quyền được ở lại đất nước của những người không muốn di cư nhưng bị bắt buộc phải làm như vậy, hoặc hỗ trợ cho các cộng đồng Kitô hữu mà việc di dân đe dọa sự sống còn của chúng.

Phụ nữ trong Hội Thánh kiểu hội đồng

148. Một Hội Thánh tìm cách sống theo kiểu hội đồng sẽ không thể không suy nghĩ về tình trạng và vai trò của phụ nữ trong đó cũng như trong xã hội. Các thanh niên nam nữ đang đòi hỏi điều ấy. Những suy tư được phát triển cần phải được đemra thực hành qua một việc hoán cải về văn hóa cách can đảm và thay đổi trong việc thực hành mục vụ hàng ngày. Một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong vấn đề này là sự hiện diện của các phụ nữ trong các cơ quan Hội Thánh ở tất cả các cấp, đặc biệt là về chức năng trách nhiệm và sự tham gia của phụ nữ trong việc đưa ra quyết định của Hội Thánh, trong khi tôn trọng vai trò của thừa tác vụ có chức thánh. Đó là một nghĩa vụ của công lý, được gợi hứng từ cách Chúa Giêsu nói đến những người nam nữ thời ấy, và tầm quan trọng của vai trò của một số nhân vật phụ nữ trong Thánh Kinh, trong lịch sử cứu độ và trong đời sống của Hội Thánh.

Phái tính: một lời rõ ràng, tự do, xác thực

149. Trong bối cảnh văn hóa hiện nay, Hội Thánh đang đấu tranh để truyền lại vẻ đẹp của cái nhìn Kitô giáo về thân xác và phái tính, như được phản ánh trong Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền của những Giáo Hoàng gần đây. Như vậy, việc tìm kiếm các phương tiện phù hợp hơn có vẻlà điều khẩn cấp trong việc cụ thể hóa sự phát triển của các con đường đào luyện mới. Chúng ta phải cung cấp cho những người trẻ một nhân học về ảnh hưởng và phái tính cũng có khả năng mang lại giá trị đích thực cho đức trong sạch, bằng cách cho thấy rằng, với sự khôn ngoan cách sư phạm, ý nghĩa chân thực nhất của nó với sự phát triển của con người trong tất cả các tình trạng sống. Đó là vấn đề tập trung vào việc thông cảm lắng nghe, đồng hành và phân định, trong giới hạn được chỉ định bởi Huấn Quyền gần đây. Với điều này, cần phải cẩn thận đào tạo các tác nhân mục vụ, là những người đáng tin cậy, bắt đầu từ sự trưởng thành về các chiều kích tình cảm và tình dục của chính họ.

150. Có những câu hỏi về thân xác,tình cảm và tình dục cần một nghiên cứu tỷ mỉ về nhân học rất sâu xa, về một chương trình thần học và mục vụ, phải được thực hiện theo các phương thức đầy đủ và ở mức độ thích hợp nhất (từ địa phương đến hoàn vũ). Trong số này, có sự khác biệt và hài hòa giữa căn tính nam giới và nữ giới và sự khác biệt giữa các khuynh hướng tình dục. Về vấn đề này, Thượng Hội Đồng khẳng định rằng Thiên Chúa yêu thương mọi người và Hội Thánh cũng làm như vậy, qua việc canh tân cam kết chống lại mọi sự kỳ thị và bạo lực liên quan đến khuynh hướng tình dục. Hội Thánh cũng tái khẳng định tầm quan trọng quyết địnhvề nhân học của sự khác biệt và tương hỗ giữa phái nam và phái nữ, và coi sự khác biệt nàynhưbị giảm bớt khi xác định căn tínhcon ngưởi chỉ từ“khuynh hướng tính dục” của họ.(Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin,Thư gửi các Giám Mục của Hội Thánh Công Giáo về việc chăm sóc mục vụ của người đồng tính, ngày 1 tháng 10 năm 1986, số 16).

Trong nhiều cộng đồng Kitô hữu, đã có những con đường đồng hành trong đức tin của những người đồng tính: Thượng Hội Đồngkhuyên nhủ nên khuyến khích những con đường này. Trên những con đường ấy, mọi người được giúp đọc lại lịch sử của họ, gắn bó vời ơn gọi rửa tội của họ với tinh thần tự do và trách nhiệm, nhận ra ước muốn thuộc về và đóng góp cho đời sống cộng đồng, hầu nhận ra những hình thức tốt nhất cho cuộc đời để hiện thực nó. Theo cách này, cần phải cho phép mỗi người trẻ, không trừ ai, hợp nhấtcàng ngày càng nhiều hơn chiều kích tính dục vào nhân cách của các em, bằng cách phát triển về chất lượng các mối liên hệ và hướng tới món quà tự hiến.

Kinh tế, chính trị, công việc, ngôi nhà chung

151. Hội Thánh cam kết thúc đẩy một đời sống xã hội, kinh tế và chính trị dưới dấu hiệu công lý, đoàn kết và hòa bình, như những người trẻ mạnh mẽ đòi hỏi. Điều ấycần có sự can đảm để trở thành tiếng nói của những người không có tiếng nói giữa các nhà lãnh đạo thế giới, tố cáo tham nhũng, chiến tranh, buôn bán vũ khí, buôn bán ma túy và khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên, và mời những người có trách nhiệm về chúng hoán cải. Từ cái nhìn tổng thể, điều này không thể tách rời khỏi cam kết bao gồm những người dễ bị tổn thương nhất, quanhững con đường cho phép họ, không những chỉ tìm ra câu trả lời cho các nhu cầu của họ, mà còn góp phần vào việc xây dựng xã hội.

152. Nhận thức rằng “công việc là một chiều kích cơ bản của đời sống con người trên trái đất” (Th. Gioan Phalô II, Laborem exercens, số 4) và việc thất nghiệp là điều nhục nhã đối với nhiều người trẻ, Thượng Hội Đồng khuyến nghị rằng các Hội Thánh địa phương thúc đẩy và hỗ trợ việc hội nhập của những người trẻ trên thế giới này, đặc biệt bằng cách nâng đỡ các sáng kiến chuyên nghiệp cho những người trẻ. Kinh nghiệm về vấn đề này có sẵn cách rộng rãi trong nhiều Hội Thánh địa phương và cần được nâng đỡ và củng cố.

153. Việc cổ võ công lý cũng liên quan đến việc quản lý tài sản của Hội Thánh. Những người trẻ cảm thấy thoải mái trong một Hội Thánh màở đó việc kinh tế và tài chính được thực thi trong sự minh bạch và chặt chẽ. Những lựa chọn can đảm theo quan điểm phát triển vững bền, như được đề cập bởi Thông ĐiệpLaudato si’, là điều cần thiết, vì sự thiếu tôn trọng môi trường tạo ra cáchình thức nghèo khổ mới, trong đó những người trẻ là những nạn nhân đầu tiên. Các hệ thống cũng có thể được thay đổi bằng cách vạch ra rằng chúng ta có thể sống một cách khác về mặt kinh tế và tài chính. Những người trẻ đang thúc đẩy Hội Thánh trở thành ngôn sứ trong lĩnh vực này, bằng lời nói nhưng trên hết qua các lựa chọn cho thấy một nền kinh tế thân thiện với con người và môi trường là khả thi. Với các em, chúng ta có thể làm điều ấy.

154. Liên quan đến các vấn đề sinh môi, điều quan trọng là đưa ra các hướng dẫn cho các ứng dụng thực tế của Thông Điệp Laudato si’trong các thực tạicủa Hội Thánh. Nhiều can thiệp nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cung cấp cho những người trẻ môt đào tạo vềtham gia chính trị xã hội và học thuyết xã hội của Hội Thánh, là đại diện cho một nguồn lực tuyệt vời trong vấn đề này. Những người trẻ tham gia chính trị phải được nâng đỡ và khuyến khích làm việc nhằm thay đổi thực sự những cấu trúc bất công của xã hội.

Trong các bối cảnh liên văn hóa và liên tôn

155. Đa nguyên văn hóa và tôn giáo là một thực tại đang phát triển trong đời sống xã hội của những người trẻ. Các Kitô hữu trẻ cung cấp một bằng chứng đẹp về Tin Mừng, khi các em sống đức tin theo cách biến đổi cuộc sống và hành động hàng ngày của các em. Các em được mời gọi mở lòng ravới những người trẻ từ các truyền thống tôn giáo và tâm linh khác, và duy trì những mối liên hệ đích thực với họ, là những mối liên hệ thúc đẩy sự hiểu biếtlẫn nhau và hàn gắn những định kiến và thành kiến. Do đó, các em là những người tiên phong của một hình thức đối thoại liên tôn và liên văn hóa mới, giúp giải phóng xã hội của chúng ta khỏi sự loại trừ, chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa cơ bản và thao túng tôn giáo cho các mục đích giáo phái hoặc dân túy. Các nhân chứng của Tin Mừng, những người trẻ này, trở thành, cùng với những người trẻ cùng lứa tuổi của em, những người tạo ra một quyền công dân bao gồm sự đa dạng và một cam kết tôn giáo có trách nhiệm xã hội và thăng tiến các mối liên hệ xã hội và hòa bình.

Gần đây, theo đề nghị của những người trẻ, các sáng kiến đã được đưa ra hầutạo cơ hội kinh nghiệm sự chung sống giữa những người thuộc các tôn giáo và nền văn hóa khác nhau, để mọi người, trong một bầu không khí vui vẻ và tôn trọng các niềm tincủa những người khác, thànhnhững diễn viên của một cam kết chung và chia sẻ trong xã hội.

Những người trẻ cho việc đối thoại đại kết

156. Liên quan đến con đường hòa giải giữa tất cả các Kitô hữu, Thượng Hội Đồng rất biết ơn ước mong phát triển sự hiệp nhất giữa các cộng đồng Kitô hữu đã bị phân chia của nhiều người trẻ. Qua việc tham gia vào lĩnh vực này, rất thường những người trẻ đào sâu nguồn gốc đức tin của các em và cảm nghiệm một sự cởi mở thực sự với những gì người khác có thể cống hiến. Các em hiểu rằng Đức Kitô liên kết chúng ta với nhau, ngay cả khi vẫn còn một số khác biệt. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khẳng định nhân dịp viếng thăm Thượng Phụ Giáo Chủ Barthôlômêô năm 2014, chính những người trẻ “ngày nay đang yêu cầu chúng ta thực hiện các bước để tiến đến hiệp thông trọn vẹn. Và điều này không phải vì các em bỏ qua tầm quan trọng của các sự khác biệt,là những gỉ tách biệt chúng ta, mà bởi vì các em biết nhìn xa hơn, các em có thể đón nhận những điều thiết yếu đã kết hợp chúng ta “(Phanxicô, Bài Giảng dịp Phụng Vụ Thánh, Nhà thờ chánh toà Thượng Phụ Thánh George, Istanbul, ngày 30 tháng 11 năm 2014).

Chương IV

Đào tạo toàn diện

Tính cụ thể, phức tạp và đầy đủ

157. Điều kiện hiện tại được đặc trưng bởi sự phức tạp càng ngày càng tăng của các hiện tượng xã hội và kinh nghiệm cá nhân. Trong cuộc sống cụ thể, những thay đổi trong hành động ảnh hưởng lẫn nhau và không thể được đối đầu với một cái nhìn chọn lọc. Trong thế giới thật sự, mọi sự đều liên kết với nhau: đời sống gia đình và cam kết nghề nghiệp, việc sử dụng các kỹ thuật và cách thử nghiệm cộng đồng, bảo vệ phôi thai và của người di cư. Sự cụ thể của cuộc đờinói với chúng ta về một cái nhìn nhân học về con người như toàn bộ và về một cách nhận biết không tách rời nhưng nắm bắt các mối dây liên hệ, học từ kinh nghiệm bằng cách đọc lại nó dưới ánh sáng Lời Chúa, được cảm hứng bởi những chứng chứng từgương mẫu hơn là những mô hình trừu tượng. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận đào tạo mới có chiều hướng tổng hợp các quan điểm, giúp hiểu rõ các vấn đề đan kết với nhau và biết cách hợp nhất những chiều kích khác nhau của con người. Tiếp cận này rất hòa hợp với cái nhìn Kitô giáo, là cái nhìn chiêm niệm trong việc Nhập Thể của Chúa Con, cuộc gặp gỡ bất khả phân ly của Thiên Chúa và nhân loại, đất và trời.

Giáo dục, trường học và đại học

158.Trong Thượng Hội Đồng, người ta đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ quyết định và không thể thay thế được của các trườngdạy nghề, trường học và đại học, đặc biệt bởi vì đó là những nơi mà hầu hết người trẻ dành nhiều thì giờ của các em. Ở một số nơi trên thế giới, việc giáo dục căn bản là vấn đềtrước hết và quan trọng nhất mà giới trẻ trình bày cho Hội Thánh. Vì thế, đối với cộng đồng Kitô hữu, cần phải bày tỏ sự hiện diện hùng hồn trong những môi trường này, với các nhà giáo có khả năng, các nhà uyên uý quan trọng và một cam kết dấn thân văn hóa trọn vẹn.

Các họcviện giáo dục Công Giáo xứng đáng được đặc biệt xét đến bởi vì chúngdiễn đạt mối quan tâm của Hội Thánh đối với việc đào luyện không thể thiếu được của giới trẻ. Đây là những không gian quý giá cho cuộc gặp gỡ của Tin Mừng với nền văn hóa của một dân tộc và cho sự phát triển của việc nghiên cứu. Chúng được mời gọi đề ra một mô hình đào luyện có khả năng đối thoại giữa đức tin với các vấn đề của thế giới đương thời, với những quan điểm nhân học khác nhau, với những thách đố của khoa học và kỹ thuật, với những thay đổi của các lục lệ xã hội và với cam kết dấn thân cho công lý.

Trong những môi trường này, phải đặc biệt khuyến khíchsự sáng tạo của những người trẻ trong các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật, thi ca và văn học, âm nhạc và thể thao, kỹ thuật số và các phương tiện truyền thông, v.v. Bằng cách này, những người trẻ sẽ khám phá ra các tài năng của các em và chuẩn bị các tài năng ấy đề cống hiến cho xã hội vì lợi ích của tất cả mọi người.

Việc chuẩn bị các nhà đào tạo mới

159. Tông HiếnVeritatis gaudium gần đây về các trường đại học và các phân khoa về Hội Thánh đã đề ra một số tiêu chuẩn cơ bản cho một dự án đào tạo phù hợp với những thách đố hiện nay: việc suy niệm về tâm linh, trí tuệ và hiện hữu của Lời Công Bố ban đầu (kerygma), cuộc đối thoại rất rộng và rất cởi mở, tính xuyên bộ môn được thực thi với sự khôn ngoan và sáng tạo và nhu cầu cấp thiết để “kết thành mạng lưới” (x.Veritatis gaudium , số 4, d). Những nguyên tắc này có thể gợi hứng cho tất cả các môi trường giáo dục và đào tạo; việc chấp nhận và thực hiện chúng sẽ đặc biệt có ích cho việc đào tạo các nhà giáo dục mới, giúp họ mở ra một cái nhìn toàn diện, có khả năng kết hợp kinh nghiệm vớichân lý. Các Giáo Hoàng Học Viện và các trung tâm nghiên cứu đóng một vai trò cơ bản ở các cấp độ toàn cầu, lục địa và quốc gia. Việc kiểm chứng định kỳ, đòi hỏi trình độ và sự liên tục canh tân của các tổ chức này thể hiện một sự đầu tư chiến lược lớn vì lợi ích của giới trẻ và toàn thể Hội Thánh.

Việc đào tạo các môn đệ truyền giáo

160. Con đường của Thượng Hội Đồng đã nhấn mạnh đến ước muốn càng ngày càng gia tăng để hình thành và nhường chỗ cho vai trò của những người trẻ. Hiển nhiên là việc tông đồ của những người trẻ cho những người trẻ khác không thể tuỳ hứng, nhưng phải là kết quả của một lộ trình đào luyên nghiêm chỉnh và phù hợp: làm sao để đi theo tiến trình này? Làm sao để cung cấp các công cụ tốt hơn cho những người trẻ để các em trở thành những chứng nhân đích thực của Tin Mừng? Những câu hỏi này cũng trùng hợp với ước muốn hiểu biết đức tin của mình hơncủa nhiều người trẻ: khám phá nguồn gốc Thánh Kinh của nó, hiểu sự phát triển lịch sử của các giáo thuyết, ý nghĩa của các tín điều và sự phong phú của phụng vụ. Điều này cho phép những người trẻ suy nghĩ về các vấn đề hiện tại trong đó đức tin bị thử thách, để biết cách đưa ra lý do cho niềm hy vọng ở trong các em (1 Pr 3:15).

Đó là lý do tại sao Thượng Hội Đồng đề nghị nâng cao kinh nghiệm truyền giáo của giới trẻ qua việc thành lập các trung tâm đào tạo truyền giáo cho giới trẻ và các cặp vợ chồng trẻ, qua việc áp dụng một kinh nghiệm không tổng hợp sẽ kết thúc bằng việc sai đi đi làm sứ vụ. Đã có những sáng kiến thuộc loại này ở các lãnh thổ khác nhau, nhưng mỗi Hội Đồng Giám mục được yêu cầu nghiên cứu khả năng đưa chúng vào hoàn cảnh tương ứng.

Một thời gian để đồng hành và phân định

161. Rất thường xuyên, trong phòng họp của Thượng Hội Đồng, một lời kêu gọi khẩn cấp đã được đưa ravề việc đầu tư một cách quảng đại, đồng thời, say mê vể giáo dục, một thời gian dài và nguồn tài nguyên kinh tế. Bằng cách tập hợp các can thiệp và mong muốn khác nhau xuất hiện trong các cuộc bàn luận của Thượng Hội Đồng, ngoài việc lắng nghe những kinh nghiệm của những người có khả năng đã được thực hiện, Thượng Hội Đồngđề nghị với niềm xác cùng tất cả các Hội Thánh, các dòng tu, các phong trào, các hội đoàn và các tác nhân khác của Hội Thánh, là cung cấp cho những người trẻ một kinh nghiệm về đồng hànhtrong cái nhìn phân định. Kinh nghiệm này, mà thời lượng phải được xác định theo hoàn cảnh và cơ hội, có thể được mô tả nhưthời gian dành cho sự trưởng thành của đời sống Kitô hữu trưởng thành. Nó phải cung cấp một sự cáchbiệt dài tách xa các mối liên hệ và môi trường thông thường và được xây dựng quanh ít nhất ba trụ cột thiết yếu: một kinh nghiệm về đời sống huynh đệ được chia sẻ với các nhà giáo dục trưởng thành là điều chính, điều độ và tôn trọng ngôi nhà chung; một đề nghị tông đồ mạnh mẽ và có ý nghĩa để cùng nhauchung sống; một cống hiến tinh thần bắt nguồn từ đời sống cầu nguyện và bí tích. Theo cách này, chúng tôi tìm thấy tất cả các thành phần cần thiết để Hội Thánh có thể cung cấp cho những người trẻ muốn nó một kinh nghiệm sâu xa về phân định ơn gọi.

Đồng hành với hôn nhân

162. Tầm quan trọng của việc đồng hành với các cặp trong hành trình chuẩn bị hôn nhân của họ phải được nhắc lại, trong khi ghi nhớ rằng có nhiều cách khác nhau để tổ chức các khóa học này. Như được xác nhận trong Amoris laetitia số 207: “Không phải là vấn đề giải thích toàn bộ Giáo lý cho họ hay bão hòa họ với quá nhiều chủ đề. [...] Đó là một loại “khai tâm” cho Bí Tích Hôn Phối mang lại cho họ những yếu tố cần thiết để có thể lãnh Nhận Bí Tích này trong điều kiện tốt nhất và bắt đầu với một cuộc sống gia đình quyết tâm chắc chắn.” Điều quan trọng là tiếp tục đồng hành với các gia đình trẻ, nhất là trong những năm đầu của cuộc sống hôn nhân, bằng cách giúp họ trở thành một phần tích cực của cộng đồng Kitô hữu.

Việc đào tạo các chủng sinh và những người được thánh hiến

163. Nhiệm vụ cụ thể của việc đào tạo cách toàn diện các ứng viên cho thừa tác vụ có chức thánh và đời sống thánh hiến cả nam lẫn nữ vẫn là một thách đố quan trọng đối với Hội Thánh. Phải nhắc lại rằng tầm quan trọng của mộtđào tạo về văn hóa và thần học vững chắc cho những người được thánh hiến cũng quan trọng tương tự. Với các chủng viện, nhiệm vụ đầu tiên rõ ràng việc áp dụng và triển khai cụ thể tài liệuRatio fundamentalis institutionis sacerdotalis (Đại cương cơ bản cho việc huấn luyện linh mục) mới. Trong Thượng Hội Đồng, một số khía cạnh quan trọng đã xuất hiện và đây là những điều đáng nhắc đến.

Trước hết, việc chọn các nhà đào luyện: việc họ được đào tạo tốt về văn hoá thì chưa đủ, nhưng họ cũng phải có khả năng liên hệ huynh đệ, lắng nghe cách cảm thông và một tự do nội tâm sâu xa. Thứ hai, để đồng hành đúng cách, cần phải có công việc nghiêm túc và có năng lực, trong các nhóm giáo dục khác biệt bao gồm các nhân vật nữ. Việc thiết lập các nhóm đào luyện này, trong đó các ơn gọi khác nhau tương tác, là một hình thức hội đồng nhỏ nhưng có giá trị, ảnh hưởng đến tâm lý của những người trẻ trong việc đào tạo ban đầu. Thứ ba, việc đào tạo phải nhằm mục đích phát triển, trong các mục tử tương lai và những người được thánh hiến, khả năng thực thi vai trò hướng dẫn của họ một cách có trình độ và không độc đoán, bằng cách giáo dục các ứng viên trẻ biết tự hiến cho cộng đồng. Cần chú ý đặc biệt đến các tiêu chuẩn đào tạo nhất định như: vượt trên khuynh hướng giáo sĩ trị, khả năng làm việc theo nhóm, chú ý đến những người nghèo, sống trong sáng, sẵn sàng để được đồng hành. Thứ tư, sự nghiêm túc của việc phân định ban đầu là điều quyết định, bởi vì rất thường là những người trẻ đến các chủng viện hoặc nơi đào tạo đều được đón nhận mà không biết chính xác hoặc đọc lại cẩn thận lịch sử của họ. Câu hỏi trở nên đặc biệt tế nhị trong trường hợp “các chủng sinh lang thang”: sự bất ổn về quan hệ và tình cảm và thiếu bén rễ trong Hội Thánh là những dấu chỉ nguy hiểm. Coi thường các tiêu chuẩn của Hội Thánh về vấn đề này là hành vi vô trách nhiệm, có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng cho cộng đồng Kitô hữu. Điểm thứ năm liên quan đến tầm quan trọng của các cộng đồng đào tạo: trong các cộng đồng quá lớn, có nguy cơ không thể cá nhân hóa chương trình giảng dạy và kiến thức không phù hợp của những người trẻ trên cuộc hành trình, trong khi các cộng đồng có quá ít có nguy cơ bị nghẹt thở và lệ thuộc vào cácluận lýcủa sự phụ thuộc; trong những trường hợp này, giải pháp tốt nhất là thành lập các chủngviện liên giáo phận hoặc nơiđào luyện cho một vài tỉnhdòng, với các dự án đào tạo rõ ràng và trách nhiệm được xác định tỏ tưởng.

164.Thượng Hội Đồngcông thức hoá ba đề nghị để thúc đẩy việc canh tân.

Đề nghị thứ nhất liên quan đến việc đào tạo chung của giáo dân, những người được thánh hiến và các linh mục. Điều quan trọng đối với nhữngngười trẻ nam nữ đang được đào tạo là giữ liên lạc thường xuyên với cuộc sống hàng ngày của các gia đình và cộng đồng, đặc biệt chú ý đến sự hiện diện của các nhân vật nữ và các cặp vợ chồng Kitô giáo, và đảm bảo rằng việc đào tạo phảibén rễ sâu trongtình trạng cụ thể của cuộc đời và được đặc trưng bằng một chiều kích quan hệ có khả năng tương tác với hoàn cảnh văn hóa xã hội.

Đề nghị thứ hai liên quan đến việc đưa vào chương trình giảng dạy chuẩn bị cho thừa tác vụ có chức thánh và đời sống thánh hiến các yếu tố cụ thể liên quan đến mục vụ giới trẻ, qua các khóa đào tạo có mục tiêu và kinh nghiệm sống về hoạt động tông đồ và Phúc Âm hoá.

Đề nghị thứ ba đòi hỏi rằng việc lượng giá trong phạm vi phân định thật sự về con người và hoàncảnh theo nhãn quan và tinh thần của Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis, khả năng xác minh con đường đào tạodựa trên kinh nghiệm và kế hoạch của cộng đồng. Điều này đặc biệt đúng cho giai đoạn cuối cùng của cuộc hành trình, bao gồm việc từ từ được đưa vào trách nhiệm mục vụ. Các công thức và phương thức có thể được chỉ định bởi các Hội Đồng Giám Mục của mỗi quốc gia, quaRatio nationalis của họ.

Kết luận

Được mời gọi để nên thánh

165.Cuối cùng, tất cả sự đa dạng về ơn gọi được kết hợp trong một lời mời gọi nên thánh duy nhất và phổ quát, không có gì khác có thể làm tròn lời mời gọi đến niềm vui của tình yêu đang vang lên trong trái tim của mọi ngươi trẻ này. Thật vậy, chỉ từ ơn gọi nên thánh duy nhất này, mà các hình thức sống khác nhau mới có thể ăn khớp với nhau, biết rằng Chúa “muốn chúng ta thành những vị thánh chứ không phải chỉ hài lòng với một cuộc sống tẻ nhạt và tầm thường, không kiên định”(Phanxicô, Gaudete et exsultate, số 1). Sự thánh thiện tìm thấy nguồn vô tận của nó nơi Chúa Cha, Đấng nhờ Thánh Thần của Ngài, saiChúa Giêsu, “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Mc 1, 24), đến giữa chúng ta để làm cho chúng ta nên thánh qua tình bằng hữu với Người, Đấng mang đến niềm vui và bình an trong cuộc đời của chúng ta. Việc tìm lại, trong suốt các chăm sóc mục vụ bình thường của Hội Thánh, sự tiếp xúc sống động với đời sống hạnh phúc của Chúa Giêsu là điều kiện cơ bản của mọi canh tân.

Đánh thức thế giới bằng sự thánh thiện

166. Chúng ta phải là thánh để mời những người trẻ trở nên như vậy. Những người trẻ đã kiên quyết đòi hỏi một Hội Thánh đích thực, rạng ngời, trong sáng và vui tươi: chỉ có một Hội Thánh của các thánh mới có thể sống theo những đòi hỏi này! Nhiều người trong số các em đã từ bỏ Hội Thánh vì các em không tìm thấy sự thánh thiện, mà lại tìm thấy sự tầm thường, vọng tưởng, chia rẽ và thối nát trong ấy. Đáng tiếc thay, thế giới bị xúc phạm trắng trợn hơn bởi sự lạm dụng của một số người trong Hội Thánh hơn là sự thánh thiện của các phần tử của mình: đó là lý do tại sao toàn thể Hội Thánh phải hoàn thành một thay đổi quan điểm vững chắc, tức thời và triệt để! Những người trẻ cần các vị thánh là những người tạo ra các vị thánh khác, như thếchứng tỏ rằng “sự thánh thiện là khuôn mặt đẹp nhất của Hội Thánh” (Phanxicô, Gaudete et exsultate, số 9). Có một ngôn ngữ mà tất cả mọi người nam nữ ở mọi thời đại, mọi nơi và mọi nền văn hóa đều có thể hiểu được, bởi vì nó tức thời và rạng ngời: đó là ngôn ngữ của sự thánh thiện.

Được thúc đẩy bởi sự thánh thiện của những người trẻ

167. Chúng tôi thấy rõngay từ đầu cuộc hành trình của Thượng Hội Đồng rằng những người trẻ là một phần không thể thiếu được của Hội Thánh. Sự thánh thiện của em cũng như thế, và trong những thập kỷ gần đây, sự thánh thiện ấy đã tạo ra một mùa hoa nở rộ đa diện ở khắp nơi trên thế giới: việc chiêm ngắm và suy niệm trong Thượng Hội Đồng lòng can đảm của nhiều người trẻ đã từ bỏ cuộc sống để sống trung thành với Tin Mừng đã khiến chúng tôi cảm động; lắng nghe các chứng từ của những người trẻ có mặt tại Thượng Hội Đồng, giữa những cuộc bách hại, đã chọn chia sẻ Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, đã được tái sinh. Nhờ sự thánh thiện của những người trẻ, Hội Thánh có thể làm hồi sinh lòng hăng say tinh thần và sức sống tông đồ của mình. Hương thơm của sự thánh thiệnphát sinh từ sự tốt lành của cuộc sống của rất nhiều người trẻ như thế có thể chữa lành các vết thương của Hội Thánh và thế giới, đưa chúng ta trở lại với tình yêu trọn vẹn mà chúng taluôn luôn được mời gọi: các vị thánh trẻ đẩy chúng ta trở lại tình yêu ban đầu của mình (x.Kh 2, 4).

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Nguồn: http://www.vatican.va/roman_curia/synod/documents/rc_synod_doc_20181027_doc-final-instrumentum-xvassemblea-giovani_fr.html
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Về Với Mẹ La Vang hay câu chuyện một người lái xe tông vào nhà thờ ở Portland Oregon
Phan Hoàng Phú Qúy
16:21 30/12/2018
Về Với Mẹ La Vang hay câu chuyện một người lái xe tông vào nhà thờ ở Portland Oregon

Mùa Giáng Sinh năm nay tôi lấy phép đi nghỉ và mừng Lễ tại Mesa một thành phố thuộc tiểu bang Arizona.

Sáng thứ Hai ngày 24/12/18 lúc đang ngủ chuông điện thoại reng sớm, tôi giật mình tỉnh giấc, nhìn số điện thoại quen thuộc, tôi bắt máy nghe, bên kia đường giây người bạn Mỹ (Billy) làm chung công ty hỏi ngay: Hi Quý, anh đi nhà thờ nào? rồi không kịp để tôi trả lời anh nói tiếp, có một nhà thờ ở vùng Northeast bị một người Việt lái xe tông vào, vừa nghe thế là tôi lo lắng bồn chồn, lòng cảm nhận được một sự không bình thường xảy ra tại Portland, tôi trả lời Billy là tôi thường đi lễ và sinh hoạt tại nhà thờ Đức Mẹ La Vang trên đại lộ Sandy và không quên cám ơn anh đã chia sẽ tin tức đồng thời cầu chúc anh Giáng Sinh Bình An Năm Mới May lành Hạnh Phúc rồi vội vàng cúp máy.

Xem Hình

Việc kế tiếp là gọi về nhà cho gia đình, bạn bè hỏi xem có ai nghe biết gì không? Người nói không, kẻ nói có, người kia bảo nghe sơ sơ, thế là phải lên gặp anh Google ngay để biết mức độ chính xác của vấn đề.

Chúng ta đang ở trong thời đại văn minh của khoa học kỷ thuật, và sự tiến bộ của khoa học đến đâu thì con người được vinh danh đến đó, một trong những vấn đề tiến bộ đó là hệ thống toàn cầu Internet, do đó mọi tin tức lớn nhỏ dù xãy ra bất kỳ ở đâu cũng được loan truyền một cách nhanh chóng và đầy đủ, bởi vậy tin về Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang tại Portland Oregon bị xe tông vào cũng tràn ngập trên Google, Yahoo, và Youtube.

Hôm nay trở lại Portland, việc đầu tiên là đến viếng Mẹ, cám ơn Mẹ đã cho tôi chuyến nghĩ hè và mừng Lễ Giáng Sinh nơi xứ người được bình yên và nhiều niềm vui, đồng thời cũng tìm hiểu thêm sự thiệt hại của Thánh Đường.

Nhìn vào khía cạnh tổng quát, thì người này vừa làm vừa run, nghĩa là anh ta còn biết suy nghĩ tính toán không muốn gây nguy hại cho bản thân về thương tích nên đã tránh né không dám tông vào tường hoặc 2 cột trụ chính của Nhà Thờ mà chỉ tông vào các cánh cửa mà thôi.

Về khía cạnh tâm linh, khi nhìn vào sự thiệt hại trong Thánh đường tôi cãm nhận được có bàn tay quan phòng của Đức Mẹ che chở một cách đặc biệt, các dãy ghế bên phải, và giữa cung thánh bị hư hại hoàn toàn, nhưng những chiếc ghế bên trái, nơi có Đức Mẹ thì không bị hư hấn gì, có phải là Nhiệm mầu không?

Có một điều tôi cũng muốn nêu lên ở đây nữa để chúng ta cùng nhau cũng cố Niềm Tin sống đạo và phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa và Đức Mẹ đó là: Trong khi tôi chụp hình tượng Đức Mẹ La Vang gắn liền trong tường gần tòa giải tội lần thứ nhất(1) thì khung hình tối và không rõ nét, tôi lại bố cục màu sắc và ánh sáng để cho tấm hình được rõ nét hơn, thì lạ lùng làm sao đèn điện trong khung tượng Mẹ lại sáng rực lên(hình 1 và 2 đính kèm)làm tôi vui mừng và xúc động, khi nhìn vào 2 tấm hình trên máy ảnh và trên máy vi tính lòng tôi cảm nhận được Hồng n mà Thiên Chúa và Đức Mẹ đã ban cho tôi lãnh vực truyền thông.

Cách đây 24 năm, lần đầu tiên trở về Việt Nam (1994) Tôi đã viếng thăm Linh Địa La Vang và đã viết “Về Bên Mẹ La Vang” nói lên những phép lạ mà Đức Mẹ đã làm, những ơn lành mà Đức Mẹ đã ban cho những ai tin cậy, phó thác và hy vọng vào quyền năng của Đức Mẹ.

Hôm nay lại một lần nữa Trở Về Với Mẹ La Vang lòng tôi cảm thấy vui mừng khôn tả vì cãm nhận được phép lạ Đức Mẹ làm và ơn lành Đức Mẹ ban, không những cho cá nhân gia đình tôi, nhưng cho tất cả con cái Mẹ, đặc biệt là cho Giáo xứ Đức Mẹ La Vang.

Nguyện xin Bình An của mùa Giáng Sinh và sự Thánh thiện của Gia Đình Thánh Gia giúp chúng con sống thuận hòa yêu thương biết lắng nghe và tha thứ, chia sẽ và cảm thông để xứng đáng đón nhận Hồng n Cứu Độ. Amen..

Phan Hoàng Phú Quý
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tính Đồng Nghị trong Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội, chương 1, 1.3
Vũ Văn An
17:31 30/12/2018
1.3 Sự phát triển của thủ tục công nghị trong thiên niên kỷ thứ hai

31. Kể từ khi bắt đầu Thiên niên kỷ thứ hai, thủ tục công nghị dần dần đã mang nhiều hình thức khác nhau ở phương Đông và phương Tây, đặc biệt sau sự sụp đổ hiệp thông giữa Giáo hội Constantinople và Giáo hội Rôma (thế kỷ 11) và khi các lãnh thổ giáo hội thuộc các Tòa Thượng phụ Alexandria, Antiôkia và Giêrusalem bị đặt dưới sự kiểm soát chính trị của Hồi giáo.

Trong các Giáo hội phương Đông, thủ tục công nghị tiếp tục theo truyền thống của các Giáo Phụ, đặc biệt ở bình diện các công nghị thượng phụ và giáo đô, nhưng cũng có những công nghị đặc biệt, trong đó các Thượng phụ và tổng giám mục giáo đô tham gia. Tại Constantinople, sinh hoạt của một công nghị thường trực (Σύνοδος ένδημούσα) đã được thiết lập mạnh mẽ hơn; nó cũng đã được nổi tiếng từ thế kỷ thứ tư ở Alexandria và Antiôkia, với các công nghị thường xuyên để xem xét các vấn đề phụng vụ, giáo luật và thực tiễn dưới các hình thức khác nhau trong thời kỳ Byzantine và, sau năm 1454, trong thời kỳ Ottoman. Ngày nay, các công nghị thường trực vẫn tồn tại trong các Giáo Hội Chính Thống.



32. Trong Giáo Hội Công Giáo, cuộc cải cách của Đức Grêgôriô và cuộc đấu tranh cho quyền tự do của Giáo Hội đã góp phần vào việc khẳng định thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng như một giáo chủ (primate). Một mặt, điều này giải thoát các Giám mục khỏi lệ thuộc Hoàng đế nhưng, mặt khác, nếu không được hiểu rõ, nó có nguy cơ làm suy yếu căn tính của các Giáo hội địa phương.

Kể từ thế kỷ thứ 5, Công Nghị Rôma đã vận hành như một Hội đồng của Giám Mục Rôma, được sự tham dự không những của các Giám mục của giáo tỉnh Rôma mà còn của các Giám mục có mặt tại Rôma khi nó diễn ra, cũng như các linh mục và phó tế, và điều này đã trở thành mô hình cho các công đồng thời Trung Cổ. Đức Giáo Hoàng hoặc Vị Đại Diện của ngài chủ tọa những công nghị này, nhưng chúng không phải là những hội đồng chỉ liên quan đến các Giám Mục và các giáo sĩ; chúng cũng là một biểu thức của thế giới Kitô giáo phương Tây, một thế giới không chỉ liên quan đến các nhà chức trách giáo hội (Giám mục, đan viện trưởng và Bề trên các Dòng Tu) trong các vai trò khác nhau của họ, mà còn liên quan đến cả các nhà cầm quyền dân sự (các đại diện của Hoàng đế hoặc của các vị vua và các viên chức cao cấp), cũng như các chuyên gia thần học và giáo luật (periti).

33. Ở bình diện các Giáo hội địa phương, phần nào tiếp tục thủ tục đồng nghị bao quát được thi hành trong Đế quốc Rôma ở phương Tây do Charlemagne du nhập, các công nghị đã mất đi đặc tính thuần giáo hội của nó và tiếp nhận hình thức công nghị hoàng gia hoặc quốc gia, trong đó, các giám mục tham dự dưới sự chủ tọa của nhà vua.

Trong suốt thời Trung cổ, đã có những điển hình hồi sinh thủ tục đồng nghị theo nghĩa rộng rãi nhất của thuật ngữ. Các đan sĩ của Cluny là một điển hình. Các kinh sĩ nhà thờ chính tòa đã giúp giữ cho các thủ tục đồng nghị sống còn, cũng như các cộng đồng mới của đời sống tu trì, đặc biệt là các Dòng Khất Sĩ [34].

34. Vào cuối thời Trung Cổ, một tình huống độc đáo đã xuất hiện trong Cuộc Đại Ly Giáo ở phương Tây (1378-1417), khi, một lúc, có đến hai, và sau đó, ba người giành danh hiệu Giáo Hoàng. Công đồng Konstanz (1414-1418) giải quyết vấn đề phức tạp này bằng cách áp dụng giáo luật khẩn cấp được dự liệu trong tư duy giáo luật thời trung cổ, và tiếp tục bầu vị Giáo Hoàng hợp pháp. Tuy nhiên, trong tình huống này, ý niệm duy công đồng (conciliarist) đã được khai triển, với mục tiêu áp đặt một công đồng thường trực lên và vượt trên thẩm quyền tối cao của vị Giáo hoàng.

Các biện minh thần học và ứng dụng thực tế của thuyết duy công đồng bị đánh giá là không phù hợp với Thánh truyền. Tuy nhiên, nó để lại một bài học cho lịch sử Giáo Hội: luôn có nguy cơ ly giáo nằm chờ mà ta không nên làm ngơ, và việc cải cách Giáo Hội liên tục, cả nơi đầu lẫn các chi thể (in capite et membris), không thể diễn ra nếu không sử dụng đúng đắn thủ tục đồng nghị vốn có theo Thánh Truyền và lưu ý tới thẩm quyền tối thượng của vị Giáo hoàng, lấy nó làm bảo đảm cho mình.

35. Một thế kỷ sau, khi đáp ứng cuộc khủng hoảng gây ra bởi Phong Trào Cải Cách Thệ Phản, Giáo Hội Công Giáo đã tổ chức Công đồng Trent. Đây là Công đồng đầu tiên trong thời cận đại với những đặc điểm nhất định: nó không còn là một Công đồng của Thế Giới Kitô Giáo như trong thời Trung cổ; các tham dự viên là các Giám mục cũng như các bề trên của các Dòng Tu và Cộng Đồng Đan Sĩ, trong khi các đại diện của các Ông Hoàng tham dự nhưng không có quyền bỏ phiếu.



Công đồng thiết lập qui định dạy rằng các công nghị giáo phận nên diễn ra hàng năm, các công nghị giáo tỉnh cứ ba năm một lần, như một cách để chuyển tải động lực cải cách của Công Đồng Trent đến toàn thể Giáo Hội. Điển hình và mô hình thuộc loại này phải được tìm thấy nơi điều Thánh Charles Borromeo đã làm khi làm Tổng giám mục Milan. Trong thừa tác vụ lâu dài của mình, ngài đã triệu tập năm công nghị giáo tỉnh và mười một công nghị giáo phận. Ở Mỹ, Thánh Turibius của Mogrovejo đã thực hiện một điều tương tự: ngài đã triệu tập ba công nghị giáo tỉnh và mười ba công nghị giáo phận. Cũng có ba công nghị giáo tỉnh ở Mễ Tây Cơ trong cùng thế kỷ.

Để phù hợp với văn hóa của thời đại, các công nghị giáo phận và giáo tỉnh được cử hành theo Công đồng Trent không nhằm có sự tham gia tích cực của toàn thể dân Chúa – tức congregatio fidelium (cộng đoàn các tín hữu) - nhưng để truyền lại và ban hành các qui định và định hướng của Công đồng. Phản ứng có tính cách hộ giáo đối với lời phê phán của Phong Trào Cải Cách Thệ Phản về thẩm quyền giáo hội và đối với các phản ứng tương tự của một số trường phái tư tưởng cận đại đã nhấn mạnh thêm tầm nhìn theo phẩm trật học (hierarchological) về Giáo hội, coi Giáo Hội như societas perfecta et inaequalium (một xã hội hoàn hảo và của những người bất bình đẳng), đến chỗ quan niệm các Giám mục, và trên các ngài, Đức Giáo Hoàng, như Ecclesia docens (Giáo Hội giảng dạy) còn phần còn lại của dân Chúa như Ecclesia discens (Giáo Hội học hỏi).

36. Các cộng đồng giáo hội phát sinh từ Phong Trào Cải Cách Thệ Phản cổ vũ một cách tiếp cận có tính đồng nghị nào đó, trong bối cảnh một giáo hội học và một tín lý và thực hành có tính bí tích và thừa tác vụ đi trệch ra ngoài Truyền thống Công Giáo.

Việc cai quản cộng đồng giáo hội có tính đồng nghị, trong đó, một số tín hữu nhất định tham gia bởi chức tư tế chung nhờ phép rửa, được coi như cơ cấu phù hợp nhất với đời sống của cộng đồng Kitô hữu theo tín phái Luthêrô. Mọi tín hữu được kêu gọi dự phần vào việc bầu cử các thừa tác viên và bảo đảm sự trung thành với giáo huấn của Tin Mừng và trật tự giáo hội. Đặc quyền này thường được thực thi bởi các nhà cầm quyền dân sự, điều, trong quá khứ, đã dẫn đến một chế độ có liên hệ mật thiết với Nhà Nước.

Các cộng đồng giáo hội của truyền thống cải cách có học thuyết của Jean Calvin về bốn thừa tác vụ (mục tử, thầy dạy, các linh mục và các phó tế), theo đó linh mục đại diện cho phẩm giá và quyền hạn được ban cho mọi tín hữu nhờ phép rửa. Các linh mục, cùng với các mục tử, do đó, chịu trách nhiệm cho cộng đồng địa phương, trong khi thủ tục đồng nghị dự ứng sự hiện diện của các thầy dạy và các thừa tác viên khác trong cộng đồng, mà phần lớn là tín hữu giáo dân.

Các công nghị luôn là một phần trong đời sống của hiệp thông Anh giáo ở mọi bình diện - địa phương, quốc gia và quốc tế. Biểu thức theo đó hiệp thông được cai quản theo phương thức đồng nghị, nhưng được lãnh đạo theo phương thức giám mục không đơn giản nhằm cho thấy sự phân chia giữa quyền lập pháp (thuộc về các công nghị, trong đó mọi thành phần dân Chúa đều tham gia) và quyền hành pháp (chuyên biệt của các Giám mục), mà là sự hiệp lực giữa đặc sủng và thẩm quyền bản vị của vị Giám mục, một mặt, và mặt khác, ơn Chúa Thánh Thần tuôn đổ trên khắp cộng đồng.

37. Công đồng Vatican I (1869-1870) chấp nhận tín lý về tính ưu việt và vô ngộ của Đức Giáo Hoàng. Tính ưu việt của vị Giám mục Rôma, người mà đối với ngài “nơi đấng diễm phúc Phêrô, nguyên tắc và nền tảng vĩnh viễn và hữu hình của sự hợp nhất đức tin và hiệp thông đã được thiết lập", đã được Công đồng trình bày như một thừa tác vụ được thiết lập để bảo đảm sự thống nhất và bất khả phân chia của hàng giám mục trong việc phục vụ đức tin của dân Chúa [35]. Công thức theo đó các định tín ex cathedra (từ ngai tòa) của Đức Giáo Hoàng không thể bị thay đổi "tự chính chúng chứ không nhờ sự đồng thuận của Giáo Hội" [36] "không làm cho consensus Ecclesiae (sự đồng thuận của Giáo Hội) ra dư thừa" nhưng khẳng định việc thực thi thẩm quyền thuộc về Đức Giáo Hoàng do chính thừa tác vụ chuyên biệt của ngài [37]. Điều này được phát sinh nhờ việc tham khảo toàn thể dân Chúa qua các vị giám mục, một điều mà Đức Piô IX đã mong muốn khi định nghĩa tín điều Vô nhiễm Thai [38], cũng là phương thức của Đức Piô XII trong việc định nghĩa tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời [39].

38. Sự cần thiết phải tái khởi động một cách thích đáng và nhất quán thực hành đồng nghị trong Giáo Hội Công Giáo đã trở nên rõ ràng ngay từ thế kỷ XIX, nhờ các nhà văn tiên tri như Johann Adam Möhler (1796-1838), Antonio Rosmini (1797-1855) và John Henry Newman (1801-1890), những người đã trở về các nguồn quy phạm của Thánh Kinh và Thánh Truyền, báo trước cuộc canh tân đầy tính quan phòng cùng xuất hiện với các phong trào kinh thánh, phụng vụ và giáo phụ. Họ nhấn mạnh rằng một trong các yếu tố hàng đầu và căn bản trong đời sống Giáo Hội là chiều kích hiệp thông, một chiều kích vốn ngụ ý thực hành đồng nghị theo trật tự ở mọi bình diện, bằng cách dành tầm quan trọng phải có cho sensus fidei fidelium (cảm thức đức tin của các tín hữu), vốn có liên hệ nội tại với thừa tác vụ chuyên biệt của các Giám mục và Đức Giáo Hoàng. Sự xuất hiện của bầu khí mới trong các liên hệ đại kết với các Giáo hội và cộng đồng giáo hội khác, và việc biện phân cẩn thận hơn các đòi hỏi cao độ của ý thức hiện đại liên quan đến sự tham gia của mọi công dân vào việc quản trị xã hội, kêu gọi phải có một trải nghiệm và trình bầy mới mẻ và sâu sắc hơn về Giáo Hội như một thực thể có tính đồng nghị từ trong bản chất.



39. Không nên quên rằng, từ nửa sau của thế kỷ XIX trở đi, một định chế mới đã thành hiện thực và có một ý nghĩa nhất định: các hội đồng giám mục rất có thể không có một khuôn mạo giáo luật chính xác, nhưng, như một cuộc tập hợp các Giám mục của một quốc gia đơn nhất, các ngài là dấu chỉ việc tái khám phá ra lối giải thích có tính hợp đoàn về việc thực hành thừa tác vụ giám mục trong một lãnh thổ chuyên biệt và tùy theo các hoàn cảnh địa chính trị đang thay đổi. Trong cùng một tinh thần đó, ngay trước thềm thế kỷ XX, Đức Lêô XIII đã triệu tập một Công đồng toàn thể Châu Mỹ Latinh, tập hợp các giám mục giáo đô của các giáo tỉnh ở lục địa (1899). Về mặt thần học và kinh nghiệm giáo hội học, đã có một ý thức ngày càng tăng là “Giáo Hội không đồng nhất với các mục tử của mình; toàn thể Giáo Hội, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, là chủ thể hoặc 'cơ quan' của Thánh Truyền; và người giáo dân có vai trò tích cực trong việc chuyển giao đức tin tông truyền "[40].

40. Công đồng chung Vatican II nối tiếp đường hướng của Vatican I và biến nó thành một phần của chương trình aggiornamento (cập nhật hóa), bằng cách lưu ý tới các thành quả của những năm ở giữa và lồng chúng vào một tổng hợp phong phú dưới ánh sáng Thánh Truyền.

Hiến chế tín lý Lumen Gentium đặt để một viễn kiến về bản chất và sứ vụ của Giáo Hội như hiệp thông, với các giả định thần học phải tái khởi động tính đồng nghị một cách thích đáng: quan niệm có tính huyền nhiệm và bí tích về Giáo Hội; bản chất của Giáo Hội như Dân Thiên Chúa đang lữ hành qua lịch sử hướng về quê hương thiên đàng, trong đó mọi chi thể Giáo Hội đều nhờ phép rửa mà được tôn vinh với cùng một phẩm giá như nhau, như con cái của Thiên Chúa, và được đề cử vào cùng một sứ mệnh; tín lý về tính bí tích của hàng giám mục và tính hợp đoàn trong hiệp thông phẩm trật với Giám mục Rôma.

Sắc lệnh Christus Dominus nhấn mạnh rằng Giáo hội địa phương là một chủ thể, và khuyến khích các Giám mục thực thi việc chăm sóc mục vụ của Giáo hội được giao phó cho các ngài trong hiệp thông với hàng linh mục của các ngài, bằng cách lợi dụng sự giúp đỡ của một viện trên (senate) hoặc một hội đồng linh mục chuyên biệt và đưa ra lời kêu gọi thiết lập ra một Hội đồng mục vụ trong mọi Giáo Phận, trong đó, nên có sự tham dự của các linh mục, tu sĩ và giáo dân. Sắc lệnh cũng bày tỏ lòng mong muốn rằng, ở bình diện hiệp thông giữa các Giáo hội trong một khu vực, định chế đáng kính là các công nghị và các công đồng nên được tái lên sinh lực, và mời gọi sự cổ vũ của các hội đồng giám mục. Trong Sắc Lệnh Orientalium Ecclesiarum (Các Giáo Hội Đông Phương), định chế tòa thượng phụ và hình thức công nghị của nó được đề xuất cho các Giáo Hội Công Giáo phương Đông.



41. Về việc tái lên sinh lực cho thực hành đồng nghị ở bình diện Giáo Hội hoàn vũ, Chân Phúc (nay là Thánh) Phaolô VI đã thiết lập Thượng Hội Đồng Giám Mục. Đây là một "Công đồng Giám mục thường trực cho Giáo hội hoàn cầu", lệ thuộc một cách trực tiếp và cận kề vào quyền bính của Giáo hoàng, "qua việc cung cấp thông tin và tư vấn", nhưng "cũng có thể hưởng được quyền đưa ra quyết định khi quyền này được Giám Mục Rôma trao ban"[41]. Định chế này nhằm tiếp tục mở rộng cho dân Chúa các phúc lợi của hiệp thông sống trong thời Công đồng.

Thánh Gioan Phaolô II, nhân dịp Năm Thánh 2000, đã đưa ra một đánh giá về con đường đã đi qua để nhập thể - luôn phù hợp với giáo huấn của Vatican II - chính yếu tính của mầu nhiệm Giáo Hội qua nhiều cơ cấu hiệp thông. Ngài nhấn mạnh rằng phần lớn đã được thực hiện "nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều việc phải làm, để nhận ra mọi tiềm năng của các công cụ hiệp thông này... (và) để đáp ứng nhanh chóng và hữu hiệu các vấn đề mà Giáo Hội phải đương đầu trong những thời đang thay đổi nhanh chóng này" [42].

Trong hơn 50 năm đã trôi qua kể từ Công đồng mới đây cho đến nay, ý thức về Giáo hội như hiệp thông đã phát triển trong các thành phần rộng lớn của Dân Thiên Chúa và đã có những kinh nghiệm tích cực về tính đồng nghị ở cấp giáo phận, khu vực và hoàn vũ. Đặc biệt, đã có mười bốn phiên toàn thể thường lệ của thượng hội đồng Giám mục; kinh nghiệm và hoạt động của các Hội đồng giám mục đã phát triển; ở khắp mọi nơi, đã có những cuộc họp có tính đồng nghị. Các công nghị cũng đã thành hiện thực nhằm cổ vũ hiệp thông và hợp tác giữa các Giáo hội và Giám mục địa phương nhằm phát triển các phương thức mục vụ trên bình điện vùng và lục địa.

Kỳ sau: Chương 2: HƯỚNG TỚI MỘT NỀN THẦN HỌC VỀ TÍNH ĐỒNG NGHỊ
 
Văn Hóa
Hòa Lan –Tâm Tình Mùa Vọng Và Giáng Sinh 2018
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
07:52 30/12/2018
Hòa Lan –Tâm Tình Mùa Vọng Và Giáng Sinh 2018

Mùa Vọng 2018 qua nhanh với những thánh lễ và những cuộc tĩnh tâm ngắn nhằm chuẩn bị tâm hồn đón mừng Con Thiên Chúa giáng trần.

Hòa Lan và các nước ở Âu châu là các quốc gia công nghiệp nên các ngày lễ bổn mạng, sinh nhật hay các sinh hoạt mang tính tôn giáo chỉ tổ chức vào những ngày cuối tuần. Người di dân thuộc các nước nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha do chúng tôi phụ trách cũng có hai ngày lễ bổn mạng lớn trong tháng 12 là lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và lễ Đức Mẹ Guadalupe nhưng chúng tôi phải gộp lại để tổ chức vào ngày Chúa Nhật thứ II Mùa Vọng để mọi người cùng nhau gặp gỡ, chia sẻ và cử hành thánh lễ của mình. Những tưởng người dân Nam Mỹ sinh sống ở Hòa Lan nhiều năm sẽ hội nhập như người Hòa Lan về chuyện giờ giấc, nhưng họ vẫn đi trễ và cà kê như thường vì có lẽ văn hóa đi trễ và rề rà đã ngấm vào máu của họ nên chỉ khi nào thay máu họ mới có thể đổi được. Một số người Việt Nam ở đây hình như cũng bị nhiễm máu đi trễ của người Nam Mỹ, và đôi lúc cũng gây phiền hà cho cộng đoàn và ảnh hưởng đến một số công việc chung.

Mùa Đông đã bắt đầu ở Âu Châu.Ở Hòa Lan những ngày cuối tháng 11 đến giờ trời lạnh, mưa phùn, gió bấc và khoảng 4 giờ chiều thì màn đêm buông xuống nhanh khiến mọi người ai cũng phải vội vã về nhà nên tình hình kẹt xe vào những giờ này rất nhiều dù đường xá ở đây thoáng mát, rộng rãi và phương tiện công cộng cũng khá phổ biến. Chúng tôi thật may mắn cũng vừa đậu bằng lái xe ở đây dù chúng tôi đã từng có bằng lái xe ở Paraguay hơn 10 năm, và trước khi chuyển đến Hòa Lan đã lấy bằng lái quốc tế nhưng họ chỉ cho chạy trong khoảng thời gian nhất định,rồi sau đó phải học lại từ đầu từ lý thuyết đến thực hành và trải qua những kỳ thi sát hạch thật khó. Nhiều người định cư ở đây đã phải tốn gần 10 ngàn euro cộng với thời gian học hành mới có được một tấm bằng lái nên họ mới thấm thía được cái gian nan của người đi học và giá trị của tấm bằng thật, và vì thế tai nạn rất ít xảy ra vì người ta học hành kỹ càngvà có trách nhiệm. Nhiều người còn nói rằng có được tấm bằng lái xe ở Hòa Lan còn quí hơn tấm bằng đại học vì nó là phương tiện để có thể làm những chuyện khác.

Những ngày mùa Đông mọi người rất ít ra ngoài vào những ngày cuối tuần ngoại trừ họ có những việc hệ trọng. Còn các linh mục làm việc thì bất kể ngày đêm hay cuối tuần họ phải ra đi để thi hành sứ vụ. Nhìn thấy người anh em linh mục đang làm việc cho giáo xứ Việt Nam ở đây cũng như các linh mục tiền nhiệm của ngài phải đi dâng lễ ở nhiều nơi khác nhau vào những ngày cuối tuần dù cho trời mưa gió lạnh lẽo hay khi tuyết rơi mà nhiều khi đến chỉ có vài gia đình nhưng vẫn phải đi vì sự hiện diện của linh mục là niềm khích lệ rất lớn cho họ. Những giáo khu dần dần được hồi sinh với sự hiện diện của các linh mục qua các thánh lễ như là của ăn tinh thần dù vật chất ở đây họ rất đầy đủ. Chúng tôi cũng được mời cộng tác trong một số lĩnh vực vì một mình cha xứ không thể chạy show khắp nước Hòa Lan để chăm sóc mục vụ cho đoàn chiên gốc Việt đang sống rãi rác từ Bắc đến Nam được. Những lúc ấy chúng tôi tự hỏi linh mục có thể làm gì cho đoàn chiên ở đây?Linh mục có thể cho đoàn chiên điều gì? Và chúng tôi cũng tự trả lời rằng điều duy nhất mà linh mục có thể cho đoàn chiên mình là tình thương, là sự cảm thông, sự đồng hành, là sự liên đới chứ không phải là một mớ lý thuyết suông hay những sự hù dọa qua các bài giảng hay ở tòa trong. Trước những xì-căng-đan đang xảy ra trong Giáo hội ở khắp nơi, chúng ta không thể che dấu nhưng phải đối diện và phải làm chứng rằng Chúa vẫn yêu thương và mong muốn những người gây ra lỗi lầm ấy phải hoán cải, và những người đang có dã tâm tàn phá giáo hội, “đục nước béo cò” qua những chiêu trò bẩn trên các phương tiện truyền thông đừng vội đắc thắng vì như lời Chúa đã phán với thánh Phêrô khi trao cho ngài chìa khóa Nước Trời là cửa hỏa ngục cũng không thể phá nổi vì Giáo hội là của Chúa và chỉ có Chúa mới có thể quyết định sự thành bại chứ con người không thể làm gì được dù có những thăng trầm, sóng gió tưởng chừng như có thể phá nát Giáo hội.

Giáng sinh năm nay trời Hòa Lan rất đẹp và không lạnh lắm nên mọi người tham dự thánh lễ rất đông. Đêm Vọng Giáng sinh chúng tôi cùng cử hành thánh lễ đồng tế cho người Hòa Lan, có cả những người Việt và những sắc dân khác nữa với một linh mục người Hòa Lan và một anh em linh mục cùng Dòng từ Roma đến thăm.Người Hòa Lan họ hát rất khí thếvà một khi họ đã nhận trách nhiệm điều gì thì họ làm cho tới nơi, tới chốn. Tuy nhiên, những người tham dự thánh lễ Chúa Nhật hay các ngày đại lễ là những người đều đã có tuổi nên đôi lúc cảm thấy rời rạc và chúng tôi cũng không thường xuyên dâng lễ cho người Hòa Lan vì có một đức ông lớn tuổi người Hòa Lan đã nghỉ hưu luôn đồng hành với người bản xứ của mình và đức ông này rất thích nhạc La tinh và bình ca nên cũng hợp với chất giọng và sở thích của ca đoàn bô lão xứ sở hoa tu-líp này.

Giáng sinh là đại lễ không những của người Công Giáo mà còn là lễ chung của mọi người nên thường thì họ được nghỉ liên tiếp hai ngày. Ấy vậy mà chúng tôi nghe nói ở Việt Nam người ta còn ra cả một văn bản cấm không cho trang trí những gì liên quan đến Giáng sinh ở các trường học và các nơi công cộng. Con người ai cũng hướng đến cái đẹp, vậy mà thế kỷ 21 rồi còn có những người ấu trĩ chẳng những thù ghét tôn giáo mà còn hận thù cái đẹp nữa. Thiết nghĩ những người làm công tác văn hóa nên cố vấn cho chính phủ biết tôn trọng nền tảng đạo đức và phát huy những giá trị văn hóa tâm linh để cái đẹp ngày càng thăng hoa và sẵn sàng cách chức ngay những thành phần nào có tư tưởng lạc hậu, cố tình phá hủy thuần phong mỹ tục như một viên chức ngành giáo dục của một huyện ngoại thành Sài Gòn đã làm xấu đi ngành giáo dục khi có một văn bản tùy tiện dịp Giáng sinh năm nay.

Sau đại lễ giáng sinh với cộng đồng người Việt tại Hòa Lan, chúng tôi có mấy ngày nghỉ đông nên quyết định đi Tây Ban Nha thăm một số nhà truyền giáo cùng Dòng trước đây từng làm việc ở Paraguay và nay đang nghỉ hưu ở tỉnh Dòng gốc và cũng thực hiện ước mơ ấp ủ từ lâu về quốc gia này. Trước giờ nghe nói rất nhiều về Tây Ban Nha và cũng nói tiếng Tây Ban Nha khi làm việc truyền giáo ở Nam Mỹ. Nay mới chính thức đặt chân đến vùng đất cùa những nhà truyền giáo lỗi lạc, những đấng sáng lập các hội Dòng và cũng là đất nước có nhiều câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng. Những chuyến du lịch châu Âu ngắn ngày chúng tôi thường chỉ thích đi một mình để tham quan những nơi mình muốn đến và không phải vội vàng, cập rập nếu đi theo đoàn. Có lẽ từ nhỏ đã có tính tự lập nên chúng tôi luôn biết tự sắp xếp những chuyến đi cho riêng mình.

Chúng tôi đã đi thăm ngôi làng nơi thánh Phan-xi-cô Xavie, vị thánh truyền giáo lỗi lạc Dòng Tên mà nay ngôi làng ấy được đặt tên của ngài ở vùng núi giáp ranh thủ phủ Pamplona gần nước Pháp, và trở thành trung tâm hành hương của Tây Ban Nha hiện giờ. Được tận mắt chứng kiến tòa lâu đài nơi cha mẹ của thánh nhân sinh sống và được người dân địa phương ở đây kể lại mới hiểu được tại sao thánh nhân lại có một kiến thức uyên thâm và là người Tây Ban Nha nhưng lại giảng dạy ở trường đại học Sorbone danh tiếng ở Pháp. Nhiều gia đình Công Giáo ở đây ngưỡng mộ ngài nên thường đặt tên cho con cái họ là Javier (Xa-vi-e).

Chúng tôi cũng đã đi thăm thủ phủ Barcelona, một thành phố giàu có nhất ở Tây Ban Nha và họ muốn tách khỏi vùng Tây Ban Nha nhưng chưa thể được vì còn nhiều yếu tố nhạy cảm. Những công trình kiến trúc tuyệt vời của hai vị kiến trúc sư Gaudí và Montaner mà đến giờ chính phủ vẫn tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn. Có lẽ thú vị nhất là đi thăm tổng hành dinh của đội bóng nổi tiếng FC Barcelona dù chúng tôi không phải là fan hâm mộ của đội bóng này. Một sân vân động có sức chứa gần 100 ngàn chỗ ngồi với biết bao dịch vụ vệ tinh.Nhìn cách tiếp thị và lối kinh doanh của họ mới hiểu được tại sao họ dám bỏ ra hàng trăm triệu euro để mua bán cầu thủ. Một chi tiết nhỏ nhưng rất đáng chú ý là ngay trong phòng chuẩn bị trước khi ra sân có một nhà nguyện nhỏ để các cầu thủ có thể dừng lại cầu nguyện trước khi ra sân vì nói đến Tây Ban Nha mà thiếu vắng niềm tin tôn giáo thì xem như thiếu sót lớn.

Người dân ở Tây Ban Nha còn tham dự thánh lễ rất đông so với các nước Âu châu khác.Những nhà thờ, tu viện cổ kính vẫn còn có ơn gọi và các hoạt động tôn giáo vẫn còn sống động.Khi thăm và nói chuyện với một số bề trên ở các Dòng, họ rất vui và cởi mở khi biết một linh mục trung niên Á châu như chúng tôi nói và hiểu được ngôn ngữ và văn hóa của họ.Chúng tôi cũng thầm tạ ơn Chúa vì những năm truyền giáo bên Nam Mỹ đã giúp chúng tôi rất nhiều trong cuộc sống và trong sứ vụ.

Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng của năm dương lịch 2018, giáo hội mừng lễ Thánh Gia Thất- bổn mạng của các gia đình.Gia đình luôn là một yếu tố quan trọng trong xã hội và trong giáo hội. Xin Thánh Gia Thất (Chúa Giê-su, Đức Maria và Thánh Cả Giuse) luôn ban ơn và đồng hành với các gia đình- nhất là các gia đình trẻ, luôn biết trân trọng gia đình của mình và biết hướng về Thánh Gia Thất như là một mẫu gương sống để gia đình ngày một thăng hoa, và con cái cũng từ đó mà học được giá trị yêu thương mà cha mẹ chúng để lại. Cầu chúc các gia đình luôn bình an, hạnh phúc. Và trước thềm Năm Mới 2019, cầu chúc mọi người may mắn và đạt được ước mơ trong sự che chở và chúc lành của Chúa.

Tây Ban Nha,30 tháng 12năm 2018 – Lễ Thánh Gia Thất,

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 31/12/2018: một Hài Nhi được Đức Trinh Nữ Maria sinh ra cho chúng ta.
VietCatholic Network
16:59 30/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 30/12/2018.

2- Sứ điệp Giáng Sinh và phép lành toàn xá Urbi et Orbi.

3- Đức Thánh Cha chia buồn với nạn nhân của vụ khủng bố tại Ai Cập, trong đó có nhiều người Việt Nam.

4- Hãy theo gương thánh Stephano, tín thác nơi Chúa và tha thứ cho tha nhân.

5- Đức Hồng Y Parolin kêu gọi các tín hữu Iraq tha thứ và hòa giải.

6- Cộng đoàn Thánh Egidio tổ chức bữa cơm trưa Giáng Sinh cho người nghèo.

7- Hang đá Giáng Sinh của các công nhân vệ sinh ở Roma.

8- Tù nhân Panama làm 250 tòa giải tội cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

9- Lễ Hội Giáng Sinh cho các trẻ em thiếu may mắn tại Tổng Giáo Phận Sài Gòn.

10- Khóa Truyền Thông & Truyền Hình cho các cộng tác viên của Vietcatholic tại Úc.

11- Giới thiệu Thánh Ca: Lễ Vật Dâng Chúa Hài Nhi.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết