Ngày 30-12-2007
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 30 tháng 12: Kính Thánh Gêdêon
PhóTế Huỳnh Mai Trác
13:00 30/12/2007
Thánh Gêdêon sinh ra trong một làng nhỏ gần Volvos, xứ Hy lạp, cha mẹ ngài quá nghèo nên đành gởi ngài đến giúp việc với người bà con có một cửa tiệm tạp hóa. Khi ở đó thì thánh nhân bị người Hồi giáo bắt và đem đi làm việc trong một hậu cung của một vị quan lớn. Họ bắt ngài theo đạo Hồi và cải tên là Ibrahim.
Bị lương tâm cắn rứt, thánh nhân đã ăn năn sám hối và liều chết trốn đi, và cha mẹ thánh nhân đã đem giấu ở đảo Crète. Sau ba năm ngài đến đảo Nuí Thánh ở Athos. Thánh nhân muốn công khai thú nhận tội lỗi phản bội của mình và tuyên xưng đức tin công khai để đền bù sự hèn nhác với ước muốn được tử đạo hầu đền bù tội lỗi của mình.
Ngài đi trở về lại nhà người chủ Hồi giáo và trách cứ ông đã dụ dỗ và dọa nạt làm cho ngài đã từ bỏ Ðức tin vào Chúa Giêsu Kitô để theo Hồi giáo. Bị bắt giam và họ cho ngài là một người mất trí. Họ đánh cho một trận nên thân rồi đuổi đi; ngài trở về lại xứ Athos.
Một năm sau, ngài lại đến Thessalie, một xứ ngoại đạo, can đảm rao truyền về đấng Kitô. Bị bắt và bị kết án chặt tay chặt chân. Trước khi hành hình, chúng cột ngài trần truồng trên lưng lừa dạo quanh phố để hạ nhục ngài. Rồi chúng lần lượt chặt tay, chặt chân ngài. Ngài không hề rên la hoặc than vãn nhưng miệng luôn cao rao danh thánh Chúa Kitô. Ðến chiều thì ngài mới trút hơi thở cuối cùng và sau đó chúng đem ném xác ngài xuống hầm rác trong kinh thành.
Những người Kitô hữu đã góp tiền chuộc xác ngài đem chôn cất tử tế và tôn kính như một đấng thánh tử đạo anh hùng.
 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
13:23 30/12/2007
12. Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (12)

121. Chúng ta phải yêu tất cả với tình yêu của ai?

Chúng ta phải yêu tất cả mọi sự trên đời nầy, yêu tất cả mọi vật trên đời nầy, yêu tất cả mọi người trên đời nầy với tình yêu của Chúa Giêsu.

122. Trái tim ta, chỉ có Chúa mới làm thoả mãn được

Trái tim ta tuy nhỏ nhưng ngoài Chúa ra, không gì có thể làm cho nó thoả mãn được. Vì thế, trái tim ta luôn khắc khoải, luôn lo âu, luôn bồn chồn, cho đến khi gặp được Chúa, cho đến khi được đầy Chúa.

123. Khi chưa có nhân đức thật sự và khi có nhân đức thật sự

Khi chưa có nhân đức thật sự, chúng ta thường sống cứng cỏi, tàn nhẫn, giận ghét, trả thù, xa lánh, nhỏ mọn, ích kỹ, xét nét, vung văng, lầm lì, đanh đá, cau có, tẩy chay, loại bỏ, phe nhóm, mưu mô, quỷ quyệt, … (bạn hãy kể tất cả các tính xấu ra đi!)

Khi có nhân đức thật sự, chúng ta biết sống kính trọng, yêu thương, đại độ, tha thứ, quên mình, nhã nhặn, vui tươi, thông cảm, nhẹ nhàng, niềm nỡ, cởi mở, ân cần, lắng nghe, … (bạn hãy kể tất cả các tính tốt ra đi!)

124. Những chiếc cánh làm chúng ta bay được từ đất lên trời

Đôi tay trong sạch, trái tim trinh khiết, liếc nhìn thanh cao, tâm hồn khiêm nhượng, trí óc sáng suốt, đó là những chiếc cánh làm chúng ta bay được từ đất lên trời.

125. Thành công của người có đạo trên trần gian nầy

Người có đạo là một lữ khách trên trần gian nầy. Sự thành công của họ trên trần gian nầy là làm sao chiếm được nước trời đời sau cho mình và cho anh chị em đồng loại của mình.

126. Ai cũng giỏi được.

Ai cũng giỏi được. Vì sao?

Vì người giỏi là người chỉ có một phần trăm tài năng, còn chín mươi chín phần trăm kia là do công sức và mồ hôi của họ đổ ra ngày đêm.

Vậy bạn cũng có thể giỏi như ai nếu bạn không ngừng cố gắng vươn tới và vươn lên trong mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh.

127. Cái hại nhất và cái lợi nhất

Cái hại nhất, là cái lưỡi. Mà cái lợi nhất, cũng là cái lưỡi. Vì sao?

Vì một lời nói của bạn có thể làm tan nát tất cả, hoặc có thể làm sập đổ tất cả.

Vì một lời nói của bạn có thể tạo dựng nên tất cả, hoặc có thể tái tạo lại tất cả.

Vậy bạn phải luôn luôn cẩn ngôn trong khi bạn phát ngôn.

128. Nói mà không suy nghĩ cho kỹ thì giống như bắn mà không nhắm

Nói mà không suy nghĩ cho kỹ thì giống như bắn mà không nhắm. Nguy hiểm vô cùng!

Tôi không khuyên bạn nói cà lăm. Nhưng bạn hãy luôn đánh lưỡi bảy lần trước khi nói. Và nếu cần, bạn hãy đánh lưỡi bảy trăm lần bảy.

129. Muốn cho con cái mình được hạnh phúc thật, cha mẹ hãy cầu xin điều gì?

Muốn cho con cái mình được hạnh phúc thật, cha mẹ đừng cầu xin vàng bạc châu báu cho chúng, nhưng hãy cầu xin cho chúng được sống thật đạo đức thánh thiện.

130. Chúa kể như ta đã làm cho Ngài rồi.

Khi ta mơ ước một điều gì tốt đẹp cho Chúa và ta quyết làm cho được, nhưng vì lý do và hoàn cảnh nào đó mà ta chưa thực hiện được hoặc không thể nào thực hiện nổi, thì Chúa cũng kể như ta đã làm cho Ngài rồi.
 
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần
LM. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
13:26 30/12/2007

15. Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần (15)



141. Ba người bạn

Ông kia có ba người bạn. Người bạn thứ nhất và người thứ hai thì rất thân, còn người bạn thứ ba thì không thân lắm.

Ngày kia, bị toà xử án, ông liền xin ba người bạn đi theo để biện hộ cho ông.

Người bạn thân thứ nhất từ chối, viện cớ mắc việc không đi được. Người bạn thân thứ hai bằng lòng đi đến cửa quan nhưng lại sợ nên rút lui, không dám vào toà án để biện hộ cho ông. Chỉ có người bạn thứ ba, tuy không được ông yêu thích gì, nhưng lại tỏ ra hết sức trung thành, vào tận toà án biện hộ cho ông, làm cho ông không những được trắng án, mà còn được thưởng nữa.

Người bạn thân thứ nhất trong đời sống của ta, là TIỀN BẠC: khi ta chết, tiền bạc bỏ rơi ta ngay để vào tay người khác, họa may nó chỉ để lại cho ta một cái áo và một chiếc hòm.

Người bạn thân thứ hai trong đời sống của ta, là CHA MẸ, VỢ CHỒNG, CON CÁI, BẠN BÈ, …: khi ta chết, họ khóc lóc, nhưng cũng chỉ đưa ta đến cửa huyệt rồi về.

Người bạn thứ ba mà trong khi sống, ta thường ít ưa thích, đó là CÁC CÔNG VIỆC LÀNH: các công việc lành nầy theo ta đến Toà Chúa phán xét, biện hộ cho ta và làm cho ta được Chúa thưởng vào nước thiên đàng.

142. Một câu trả lời quá đúng và quá hay!

Cuối thế kỷ XVIII, chính phủ cách mạng nghịch đạo ở Pháp tàn sát các linh mục, triệt hạ các nhà thờ. Ông La Raveillère Lepaux, một người trong chính phủ cách mạng của Pháp lúc đó, thoả mãn, xoa tay: “Đây là lúc phải thay thế ông Giêsu. Ta sẽ lập một đạo mới.”

Ông hăng hái bắt ta vào việc lập một đạo mới để thay thế đạo Công giáo.

trong thời gian tìm cách lập đạo mới nầy, ông chỉ gặp thất bại và thất bại.

Ông quá sức chán nản. Ông thứ thật điều nầy với Nã Phá Luân lúc đó đang còn làm đại tướng. Đại tướng Bonaparte nầy trả lời: “Bạn muốn cạnh tranh với Đức Giêsu sao? Bạn chỉ có một cách: bạn để cho người ta đóng đinh bạn chết vào ngày thứ sáu, và sau đó, bạn tự mình sống lại vào ngày Chúa Nhựt.”

Thật là một câu trả lời quá đúng và quá hay!

Ông tổ đạo nào trên trần gian nầy cũng chết rồi hết, không sống lại được vì ông lập một Đạo Đất: ông chỉ là một con người.

Đức Giêsu chết nhưng rồi sống lại vì Ngài lập một Đạo Trời: Ngài là Con của Đức Chúa Trời, Ngài chính là Thiên Chúa.

143. Một bà mẹ quá hạnh phúc!

Đó là bà Arthur Roy.

Bà qua đời lúc 90 tuổi.

Bà đã dâng cho Chúa 11 người con: hai con làm giám mục, năm con làm linh mục triều, một con làm tu sĩ nam, ba con làm nữ tu.

144. Nhờ thấy đàn kiến kiên nhẩn mà thành công thắng trận

Vua kia bại trận, phải chạy trốn thảm não và nhục nhã.

Vua đi một mình thất thểu trong rừng vắng, và vì quá mệt, vua nằm vật xuống, ngủ say.

Khi tỉnh dậy, vua để ý đến mấy con kiến đang tha mồi gần đó. Vua thấy chúng trèo lên dốc rồi trụt xuống. Vua thấy chúng ngã lên ngã xuống, lăn xuống lỗ sâu rồi lại bò lên. Cuối cùng, vua thấy chúng tha mồi đi được rất xa.

Vua rất phục sự kiên nhẫn của những con kiến nầy.

Xét đến thân phận mình, vua tự nhủ: “Nếu ta cứ kiên nhẩn như mấy con kiến nầy, thế nào cuối cùng ta cũng sẽ thắng trận.”

Và thật y như ý vua nghỉ: thất trận nầy, vua cố gắng tìm cách đánh trận khác, chư không chịu bỏ cuộc. và cuối cùng, nhờ kiên nhẫn, vua đã thắng trận.

145. Ai cản trở ơn Chúa kêu gọi, sẽ bị Chúa phạt.

Thánh Chiara đi tu. Em gái là Anê cũng xin đi theo.

Thấy hai con mình đi tu, cha mẹ tức tối, nên nhờ ông cậu Mônanđô đem bốn binh sĩ đến lôi Anê ra khỏi dòng.

Bốn tên lính lôi Anê ra giữa đường, nhưng chúng le lưỡi vì Anê quá nặng, chúng lôi đi không nổi.

Mônanđô tức tối, xông vào lôi, bị Chúa phạt cho hai tay bị bại tức khắc.

Đau đớn quá, Mônanđô xin hai cháu Chiara và Anê cầu nguyện.

Được lành bệnh khỏi bại tay, Mônanđô không dám can thiệp vào ơn gọi của hai cháu mình nữa.

146.Không nghe được Lời Chúa nhưng vẫn hưởng được ơn của Lời Chúa

Ngày kia, giảng xong, thánh Anphôngsô được một kẻ tội lỗi xin xưng tội.

ban Phép Giải Tội xong, thánh Anphôngsô hỏi: "Điều gì trong Lời Chúa con nghe vừa rồi, đánh động con nhất?”

- "Thưa cha, con không nghe được Lời Chúa vì nhà thờ quá chật và vì con đứng ngoài nhà thờ thật xa, lời cha giảng không thấu đến tai con. Con chỉ thấy miệng cha nhóp nhép, tay cha đưa lên đưa xuống. Như vây, con "thấy" Lời Chúa nơi cha và con được ơn ăn năn trở lại."

147. Bức gương soi của bác ái

Thánh Phanxica Chantal, bề trên Dòng Đi Viếng, cho viết nơi tường câu thánh Phaolô khen ngợi đức ái: "Người có đức ái thì nhẫn nại, nhân từ, không ghen tỵ, không khoe khoang, không hiếu kỳ, không tham lam, không tìm tư lợi, không mưu mô gian ác, không vui khi thấy sự bất công, chỉ vui khi thấy sự thật. Người có đức ái thì tha thứ mọi sự, tin tưởng mọi sự, trông cậy mọi sự, chịu đựng mọi sự " (1 Cr 13,4-7).

Khi có chị em nào trong dòng tự ý cáo mình về lỗi đức bác ái, thánh Phanxica Chantal xin chị đó đền tội bằng cách đọc câu Lời Chúa nầy trên tường.

Bà thánh nầy gọi câu đó là bức gương soi của bác ái.

148. Chúa lo cho một chiếc hoa, huống hồ là tôi!

Một giáo sư người Đức đi quan sát bờ biển Phi Châu.ỉtong nhiều ngày, ông hết lương thực và lâm cảnh đói khát cơ cực, chỉ chờ ngày chết. Bỗng ông thấy một bông hoa đẹp mọc lên giữa bãi các khô cằn. Ông nói: “Chúa lo cho một chiếc hoa sống tử tế, huống hồ là tôi. Lẽ nào Chúa lại bỏ rơi tôi trong cơn hoạn nạn nầy.”

Ông cố gắng tiến thêm lên.

Bỗng ông thấy một Nhà Dòng. Ông bấm chuông. Ông được mời vào, và ông được thoát chết.

149. Cả hai phải góp sức vào công việc giáo dục con cái

Người cha và người mẹ trong gia đình phải cộng tác chặt chẽ với nhau trong việc giáo dục con cái mình.

Ngày kia, có hai vợ chồng tìm cách làm đẹp lòng nhau.

Người chồng thì bí mật cuốc một góc vườn cho sạch và trồng cải để tặng vợ. Người vợ cũng bí mật trồng ở đó những cây mè để làm đẹp lòng chồng.

Cả hai đều chăm sóc giống mình đã gieo: người chồng tưởng cây mè của vợ là cỏ nên nhổ sạch; người vợ tưởng cây cải của chồng là cỏ nên cũng nhổ sạch. Rốt cuộc đám đất nầy không nẩy nở được gì.

Trong gia đình, nhiều khi người mẹ dạy con cái nhưng gương xấu của người cha phá đổ tất cả cả công trình của người mẹ. Hoặc có khi là ngượic lại.

150. Biết nghe sẽ chiếm được lòng kẻ thù

Khi có ai tức tối phản đối lại chúng ta, chúng ta hãy thành thật lắng tai nghe họ nói, và cuối cùng, thế nào họ cũng không còn thù hằn tức giận chúng ta nữa.

Người kia thuật câu chuyện sau đây.

Tôi mua một bộ áo về. Khi mặc, màu đen lan ra nhớp cả cổ áo trong. Tôi đem áo đến tiệm mua và phân phô.

Cô bán hàng thứ nhất, không chịu nghe tôi nói cho hết, trả lời xẳng: “Ai mua áo ở đây về cũng tốt cả, không thấy ai phàn nàn.”

Cô bán hàng thứ hai, cũng không biết nghe, lên tiếng chê tôi: “Tại mới nhuộm như vậy đó, ông không biết sao?”

Tôi tức tối, định liệng bộ áo lại trước mặt hai cô bán hành nầy và đùng đùng ra về. Thình lình, ông chủ đến. Ông xin tôi nói, và ông lằng nghe tôi từ đầu đến cuối, không ngắt một lời nào. Hai cô kia cũng nói xen vào nhưng ông bẻ lý họ và bênh vực tôi. Rồi ông xin lỗi tôi: “Xin ông cho chúng tôi biết ý ông thế nào để chúng tôi làm theo.”

Trước, tôi định sừng sộ, Nay, tôi mềm dịu: “Tôi chỉ muốn hỏi ông nó còn ra màu đến lâu mau nữa?”

Ông chủ khuyên tôi về bận thử một tuần.

Tuần sau, nó không còn ra màu nữa. Và từ đó, tôi hết sức tín nhiệm tiệm nầy.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:50 30/12/2007
NƯỚC LỖ NHIỀU NHO SĨ
N2T

Trang tử đi gặp Lỗ Ai công, Ai công rất đắc ý, nói: “Nước Lỗ chúng tôi có rất nhiều người đi học, trên phố có thể bất kỳ lúc nào cũng nhìn thấy nho sĩ mặc áo nhà nho.”
Trang tử nói: “Tôi nghe nói các nhà nho đội mão tròn thì hiểu được thiên thời; nho sĩ mang giày vuông thì hiểu được địa hình; nho sĩ mà dùng dây ngũ sắc để buộc ngọc quyết, khi gặp chuyện thì có thể quyết đoán. Nhưng, người mang những thứ trang sức ấy vị tất hiểu được những điều đó, nếu ngài cảm thấy lời của tôi là đúng, thì tại sao không ra lệnh: “Nếu quốc dân ai không hiểu những đạo thuật ấy mà mặc áo nhà nho, thì phải xử chết.”
Ai công hạ lệnh chỉ mới năm hôm, thì nước Lỗ từ trên xuống dưới chỉ có một người dám mặc áo nho sĩ mà thôi.
(Trang tử: Điền tử phương)

Suy tư:
Một quốc gia mà có nhiều nho sĩ thì là một đất nước hiền hòa, công bằng; một đất nước hiền hòa công bằng là vì ai cũng có học hành biết lễ nghĩa.
Thời nay, các cử nhân nhan nhãn đầy đường như lá mùa thu rụng, nhưng cử nhân dõm thì nhiều hơn cử nhân thật, bởi vì có những cử nhân viết sai lỗi chính tả hơn các em cấp hai, có những cử nhân viết luận án thì “loan chi ba chao” (lộn xộn không thứ tự); thời nay có rất nhiều tiến sĩ, nhưng tiến sĩ giấy nhiều hơn tiến sĩ thật, bởi vì tiến sĩ giấy không nặn ra được một đề tai để bảo vệ luận án, chỉ lấy của người khác sửa vài chữ rồi đề tên mình vào, rồi chạy chọt, thế là có một mãnh giấy học vị tiến sĩ như ai...
Nếu các nhà giáo dục nghe lời của Trang tử mà ra thông cáo: “Nếu ai có bằng cử nhân hay tiến sĩ mà không có một đề án thiết thực, cụ thể do mình suy ra, thì bị chém đầu.” Bảo đảm là sẽ có những vị tiến sĩ giỏi giang, là nhân tài quý báu của đất nước.
Đất nước có nhiều nho sĩ thì không nên mừng rỡ khoe khoang, nhưng nếu đất nước có nhiều người hiền, có tâm huyet61 vì tiền đồ đất nước thì nên vui mừng hớn hở, bởi vì đó chính là tài sản của quốc gia.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:51 30/12/2007
N2T

12. Con vui lòng vì Ngài mà sống nghèo khó.

(Thánh Augustinus)
 
Tâm tình chia sẻ với tân linh mục sẽ chịu chức ở Bắc Ninh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:54 30/12/2007
Tâm tình chia sẻ với tân linh mục
Gioan Baotixita Nguyễn Như Định
Sẽ thụ phong linh mục ngày 1.1.2008 tại Gp. Bắc Ninh.


Cha Định thân mến,
Mình đã nhận được thiệp mời của cha (gọi cha trước cũng được nhé) tham dự thánh lễ truyền chức linh mục của cha tại giáo phận Bắc Ninh, nhưng vì đường sá xa xôi cách trở nên mình không tham dự được, do đó mình xin chia sẻ với cha nhân dịp ngày cha chịu chức linh mục.

Thế là, kể từ đây -ngày 1.1.2008- giáo dân sẽ không còn gọi cha là thầy già nữa, sẽ không còn gọi là thầy Định nữa, nhưng sẽ gọi là cha Định, là linh mục, nghĩa là cha đã được liệt vào hàng công hầu khanh tướng của Chúa Giê-su: linh mục Gioan Baotixita Nguyển Như Định. Cha bước lên bàn thánh Chúa khi tuổi đời đã năm mươi lăm (55), với biết bao là gian nan vất vả trên con đường đi theo ơn gọi của Chúa, cha đã thực sự được Chúa trui luyện trong lò lửa yêu mến và thử thách giữa cuộc đời đầy cám dỗ.

Trong tâm tình là người anh em linh tông cùng một nghĩa phụ, và trong tâm tình của một người đã quen biết nhau từ ngày cha còn tham gia nhóm Points-Coeur, tạm trú tại nhà thờ Fatima, Quận I, Tp. Saigon, mình xin chia sẻ mấy cảm nghiệm về đời linh mục với cha.

1. Bổn phận mới, trách nhiệm lớn.
Có nhiều thầy lớn tuổi mới chịu chức linh mục, nên kinh nghiệm mục vụ cũng khá nhiều, cho nên vì thế mà có một vài thầy lớn tuổi, sau khi chịu chức xong thì hãnh diện nói với giáo dân rằng, mình đã từng giúp xứ nên kinh nghiệm mục vụ đầy mình. Sự hãnh diện này cũng đúng thôi, vì thời gian giúp xứ nhiều thì chắc chắn sự hiểu biết về mục vụ giáo xứ cũng nhiều hơn. Nhưng, đó chính là cạm bẩy của sa-tan mà ít người biết, chính nó (sa-tan) đã thổi phồng lòng kiêu ngạo của các vị linh mục lớn tuổi mới chịu chức ấy thỏa mãn với kinh nghiệm mục vụ của mình, thế là có một vài chuyện đáng tiếc xảy ra, như: coi thường cha sở già, làm việc tự tung tự tác (vì coi mình đã có kinh nghiệm giúp xứ), và có khi hãnh tiến với các linh mục trẻ tuổi.

Thực ra, bổn phận của linh mục thì rất khác với một ông thầy già giúp xứ, dù thầy đó giúp xứ cả mấy chục năm trời, bởi vì linh mục là một chức vụ thánh, một bổn phận và một trách nhiệm vô cùng lớn lao không thể như một thầy giúp xứ được, do đó mà cái cảm giác rất khác nhau khi một thầy lớn tuổi làm linh mục được bài sai coi sóc giáo xứ, khác với một thầy giúp xứ lâu năm. Nếu đã có kinh nghiệm lâu năm về mục vụ giáo xứ, thì đó là một thuận lợi để công việc mục vụ giáo xứ của cha thành công hơn, chứ không phải để cha khoe khoang và ỷ lại với những gì mình đã biết đã làm khi còn giúp xứ.

Linh mục là một chức vụ thánh, do đó công việc của cha sau này là công việc thánh mà Thiên Chúa đã chọn cha làm điều đó: thánh hóa các linh hồn, thánh hóa giờ đọc kinh phụng vụ, thánh hóa giờ cầu nguyện, và thánh hóa giờ giải trí học hành của cha cũng như của giáo dân.

Linh mục là một bổn phận và trách nhiệm: khi chưa làm linh mục thì cha thong dong làm việc nhà xứ còn trách nhiệm thì ở nơi cha sở, nhưng khi làm linh mục rồi thì bổn phận ấy và trách nhiệm ấy đều ở trên đôi vai và đè nặng tâm hồn của cha, cha sẽ lo lắng khi giáo dân ít đến nhà thờ, cha sẽ buồn hơn khi giáo dân phê bình cha, cha sẽ cô đơn hơn khi giáo dân chống đối cha.v.v..., bởi vì là bổn phận nên trách nhiệm phải chu toàn, do đó, mà có khi cha phải thốt lên lời xin Chúa cất bớt gánh nặng bổn phận trách nhiệm trê vai mình, nhưng Chúa không bao giờ cất đâu, Ngài chỉ ban thêm ơn cho cha, để cha vác thánh giá và bổn phận của mình mà thôi.

2. Khiêm tốn khi làm cha sở.
Có người nói với mình rằng, người ít khiêm tốn nhất chính là các linh mục, người không có đức khiêm tốn là cha sở. Họ nói cũng có cái đúng của họ, bởi vì không có lửa thì làm sao có khói ! Tuy lời nói này không hẳn đúng 100% nhưng cũng đáng để cho chúng ta suy nghĩ.

Khi linh mục được bài sai làm cha sở thì đồng thời ngài cũng trở nên một chủ nhân đúng nghĩa: quản lý cả một giáo xứ. Tuy nhiên với cuộc sống của cha, thì linh mục nghĩa phụ của chúng ta yên tâm, giáo dân yên tâm, và chắc chắn Giáo Hội cũng yên tâm vì cha có một nhân đức khiêm tốn trổi vượt hơn người, chính nhân đức khiêm tốn này sẽ giúp ích cho cha khi cha làm cha sở coi sóc một giáo xứ, bởi vì nếu một cha sở không biết khiêm tốn thì ngài sẽ trở thành một chủ nhân ông hưởng thụ, một mục tử khó tính và một người cha không biết thông cảm.

Theo giáo luật, cha sở có toàn quyền trong giáo xứ của mình, do đó mà có những cha sở coi lời nói của mình là Chúa và bắt buộc giáo dân phải nghe, thế là mầm móng chia rẽ bắt đầu. Chính nhân đức khiêm tốn sẽ giúp cho cha giải quyết rất nhiều vấn đề, mà một cha sở nóng nảy kiêu ngạo sẽ không bao giờ làm được, đó là ngài trở nên sợi dây liên kết các tâm hồn giáo dân trong giáo xứ lại với nhau, nên một trong Chúa. Bởi vì giáo dân cần một mục tử khiêm tốn hơn là một mục tử kiêu ngạo; cần một người cha biết thông cảm hơn một người cha năng nổ hoạt động mà không biết cảm thông; cần một linh mục hy sinh thánh thiện, hơn một linh mục thông kim bác cổ mà chỉ biết hưởng thụ...

3. Tinh thần cầu tiến: đọc sách, học hỏi.
Thời nay có nhiều linh mục trẻ mới chịu chức không thèm đọc sách, không thèm học hỏi, bởi vì các ngài cho rằng học lực của mình đầy đủ rồi, làm việc mục vụ thì “dư sức qua cầu” không có gì lo ngại, mà dù có làm sai thì...Chúa cũng thông cảm bỏ qua, lo gì !

Có lẽ với tuổi đời năm mươi lăm, học hành đối với cha chắc hơi mệt, đọc sách thì càng làm biếng hơn vì mõi mắt, nhưng không vì thế mà cha không đọc sách hay không học hỏi thêm, bởi vì sự học thì vô cùng mà cuộc sống thì có hạn. Học được điều gì thì cứ học, học nơi giáo dân, học trong thiên nhiên, học khi làm việc mục vụ, học khi coi truyền hình, hoặc học khi soạn bài giảng.v.v...

Linh mục nghĩa phụ của chúng ta đã nói với mình, khi mình còn giúp xứ cho ngài: “Con phải học, phải chịu khó học tập”, vì ngài là một nhà giáo, nhà mô phạm nên ngài biết rất rõ lợi ích của sự học, và đó cũng là một may mắn khi mình giúp xứ cho ngài.

Thời đại càng tiên tiến thì các linh mục của Giáo Hội cũng phải trang bị cho mình những vốn liếng tri thức căn bản, đừng bao giờ nói mình là cha rồi, sợ gì nữa, không đọc sách cũng biết làm lễ, không cần học hỏi cũng có thể giảng được.v.v...đó chính là những lời ngụy biện che lấp một tâm hồn tự kiêu tự mãn, và rồi sẽ có một ngày cha sẽ lôi lại bài giảng năm trước ra đọc một lèo cho thánh lễ năm nay mà không thêm bớt gì cả.

4. Lòng biết ơn.
Cần phải biết ơn và cám ơn những người đã nâng đỡ mình trong ơn gọi tận hiến, điều này không nói thì cha cũng biết, tuy nhiên kinh nghiệm cho mình thấy được qua các anh em linh mục khác, khi họ làm linh mục rồi thì không còn đối đãi tự nhiên với những người đã giúp đỡ cách này hay cách khác, và thậm chí, có khi buông những lời nói và hành động không mấy tốt đẹp. Cám ơn Thiên Chúa đã đành, nhưng còn phải biết ơn Giáo Hội qua Đức Tổng giám quản giáo phận Bắc Ninh, cám ơn giáo phận Bắc Ninh đã đùm bọc cha trong suốt quảng đường sau này khi thời gian khó khăn xảy đến, cám ơn các linh mục giáo sư, vì các ngài chắc là không mấy hài lòng khi chúng ta học hành, và cám ơn những ai đã nâng đỡ cha trong suốt hành trình của ơn gọi.

Cha cũng như mình phải luôn nhớ rằng, mình là một mầm cây đã già cỗi rồi, một hạt giống đã chai sạn rồi, (cha 55 tuổi làm linh mục, mình 45 tuổi làm linh mục) không một người ươm cây nào lại chọn mình cả, vì họ không hy vọng mầm cây già cỗi sẽ sống, và cũng không hy vọng hạt giống chai sạn sẽ nẩy mầm non tươi tốt.

Nhưng nghĩa phụ (cha bố) của chúng ta đã yêu thương, can đảm đón nhận chúng ta như là một món quà quý báu mà Chúa trao tặng cho ngài, do đó lòng biết ơn này phải đặc biệt, bởi vì nếu ngài không nhận chúng ta làm con để chăm nom từ vật chất đến tinh thần, truyền đạt kinh nghiệm sống và mục vụ cho chúng ta, và những điều tế nhị khác mà Bố đã quan tâm lo lắng, thì chắc chắn chúng ta sẽ không được như ngày hôm nay.

Mình may mắn giúp xứ cho Bố liên tiếp xấp xỉ 13 năm, với thời gian dài này mình học được rất nhiều điều nơi Bố, nhất là về đời sống tu đức và công tác mục vụ, và lòng yêu thương các ơn gọi nơi Bố, và mỗi lần về thăm đều được Bố yêu thương chia sẻ mục vụ với Bố, đó là những ngày tháng hạnh phúc nhất của mình. Do đó, sau khi nhận được bài sai đi coi xứ, cha nhớ -nếu có dịp- thì về thăm Bố với tất cả tâm tình con thảo, đừng viện cớ bận công việc để rồi không chia sẻ mục vụ với Bố...

Lòng biết ơn này, cha cũng phải trãi dài nơi các anh em linh tông, bởi vì chính các anh em nầy cùng với Bố là một, vẫn luôn nhớ và cầu nguyện cho cha, nâng đỡ cha bằng cách này hay cách khác, mà thực ra, con cái của Bố không nhiều đâu, chỉ có anh linh mục Giuse Đoàn Văn Thịnh (hạt trưởng hạt Chí Hòa, Sài Gòn), anh linh mục Tôma Huỳnh Bữu Dư (cha sở nhà thờ Đức Bà Hòa Bình- người Hoa- Sài Gòn 1), mỗi người một vẻ mà cha có thể học hỏi hoặc sẵn sàng giúp đỡ cha khi cần.

Bố Mẹ của cha đã được Chúa gọi về, nhưng lòng biết ơn của cha đối với song thân cần phải thể hiện mỗi ngày trong thánh lễ, cầu nguyện cho các ngài, bởi vì trên trời, ông bà cố vẫn luôn càu bàu cho cha trên con đường ơn gọi, nếu một lúc nào đó, cha dành thời gian để ôn lại quãng đường ơn gọi này, thì cha sẽ thấy Chúa an bài cách lạ lùng cho cha, qua sự cầu bàu của ông bà cố...

Cha Định thân mến,
Trên đây là bốn điểm chính mà mình muốn chia sẻ với cha nhân ngày cha chịu chức linh mục, ngày ấy lòng cha trang nghiêm nhưng mạnh dạn tiến lên trước mặt Đức Tổng Giám Mục, tuyên thệ sẽ vâng lời ngài và đưa hai tay ra để ngài xức dầu thánh hiến cho cha, để từ này về sau, đôi tay cha sẽ chúc lành cho mọi người, nhất là những người bệnh hoạn, những người bất hạnh, và các con chiên bổn đạo của cha. Rồi tai cha sẽ được nghe những lời chúc tụng chân thành nhất mà mọi người dành cho cha, cha sẽ thấy người ta quý trọng thiên chức linh mục là như thế nào, để rồi cố gắng sống như những lời chúc tụng cao đẹp và quý trọng ấy của giáo dân.

Linh mục chính là Alter Christus (Chúa Ki-tô thứ hai), do đó mà linh mục phải làm những việc mà Chúa Giê-su đã làm, đó là: biết tha thứ cho người có lỗi, biết thông cảm với người oan ức, biết quan tâm đến tha nhân, biết cầu nguyện không ngừng, biết hy sinh chính mình để chiên được sống.v.v...

Xin Đức Mẹ Maria là mẹ của các linh mục luôn gìn giữ và ban ơn cho cha trong ngày trọng đại này và mãi mãi, để cha trở nên một Giê-su thứ hai con của Mẹ.

Nhớ cầu nguyện cho nhau.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kinh Truyền Tin lễ Thánh Gia
Bình Hòa
14:25 30/12/2007
Buổi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt hôm qua mang nhiều nét đặc sắc. Trước hết, nhờ thời tiết tốt đẹp, các tín hữu đã đứng đầy quảng trường thánh Phêrô vừa để cầu nguyện vừa để đi thăm những hang đá vĩ đại được cất lộ thiên hoặc tại các thánh đường ở trung tâm thành phố Rôma. Nét đặc sắc nữa là buổi đọc kinh được trực tiếp truyền hình sang Madrid, thủ đô nước Tây ban nha, nơi mà một triệu rưỡi người tụ họp tại quảng trường Colon để tham dự một cuộc biểu tình nhằm ủng hộ gia đình, do các phong trào giáo dân tổ chức. Tại Tây ban nha cũng nhữ nhiều quốc gia tại châu Âu hiện nay, định chế gia đình đang bị đe dọa không những vì những đạo luật cho phép ly dị, nhưng còn qua những việc hợp thức hóa những việc sống chung không cần hôn thú, thậm chí giữa những người đồng phái tính. Cuộc hội ngộ này bắt đầu từ lúc 11 giờ với nhiều chứng từ của các phong trào giáo dân, và đến 12 giờ thì được móc nối qua đài truyền hình với quảng trường thánh Phêrô để nghe bài huấn dụ của Đức Bênêđictô XVI, và ngài đã ngỏ lời trực tiếp với họ bằng tiếng Tây ban nha. Sau những lời nhắc nhở về giá trị và sứ mạng của gia đình, ngài đã gửi lời chào tới các thành phần trong gia đình: các nhi đồng, các bạn trẻ, những người già yếu, những đôi hôn nhân. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến

Hôm nay chúng ta mừng lễ Thánh Gia. Dựa theo Tin mừng thánh Matthêu và thánh Luca, chúng ta ngắm nhìn Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse, và chúng ta thờ lạy mầu nhiệm của một vị Thiên Chúa muốn sinh ra bởi một phụ nữ, đức thánh nữ trinh Maria, và đi vào thế giới này qua cuộc sống giống như hết tất cả mọi người. Làm như thế, Người đã thánh hóa thực thể gia đình, đổ tràn ân sủng xuống gia đình và mặc khải ơn gọi và sứ mạng của nó. Công đồng Vaticanô II đã dành mối quan tâm đặc biệt đến gia đình. Công đồng tuyên bố rằng đôi hôn nhân là chứng nhân cho nhau và cho con cái về đức tin và tình yêu Chúa Kitô (Hiến chế về Hội thánh số 35). Như vậy gia đình thông dự vào ơn gọi ngôn sứ của Hội thánh: nhờ lối sống của mình, “họ lớn tiếng loan truyền những nhân đức của Nước Thiên Chúa và niềm hy vọng vào đời sống hạnh phúc”. Như vị tiền nhiệm đáng kính của tôi đã không ngừng lặp lại lặp lại, sự lành mạnh của cá nhân và xã hội gắn bó chặt chẽ với “sức khoẻ” của gia đình (xc. Hiến chế Vui mừng và Hy vọng số 47). Vì thế Hội thánh nỗ lực bảo vệ và cổ võ “phẩm giá tự nhiên và giá trị linh thiêng của hôn nhân và gia đình”, theo như lời của công đồng. Nhằm tới mục tiêu đó, vào lúc này đây, một cuộc biểu dương quan trọng đang diễn ra tại Madrid mà bây giờ tôi muốn ngỏ lời bằng tiếng Tây ban nha

(Đến đây, Đức Thánh Cha đọc bài huấn dụ bằng tiếng Tây ban nha).

Tôi xin chào thăm những người tham dự cuộc Hội ngộ các gia đình đang diễn ra tại Madrid vào chúa nhựt hôm nay, tôi cũng xin chào thăm các hồng y, giám mục và linh mục đồng hành với họ. Đang khi chiêm ngắm mầu nhiệm Con Thiên Chúa đến trần gian được đùm bọc bởi tình yêu của đức Mẹ và thánh Giuse, tôi mời gọi các gia đình Kitô hữu hãy cảm nhận sự hiện diện trìu mến của Thiên Chúa trong cuộc đời mình. Đồng thời, tôi cũng khuyến khích họ, do tình yêu của Chúa Kitô thôi thúc, hãy làm chứng trước mặt thế giới về vẻ đẹp của tình yêu, hôn nhân và gia đình. Gia đình được xây dựng trên sự kết hiệp bất khả phân giữa một người nam và một người nữ, tạo nên môi trường đặc biệt nơi mà cuộc sống con người được đón tiếp và che chở, từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc tự nhiên. Vì thế bậc cha mẹ có quyền lợi và nghĩa vụ cản bản phải giáo dục con cái, theo đức tin và những giá trị thăng tiến đời sống con người. Hoạt động cho hôn nhân và gia đình thật là một điều bõ công, cũng như thật là bõ công hoạt động để bảo vệ sự sống con người, vì là thọ tạo cao quý nhất do Thiên Chúa dựng nên. Tôi xin ngỏ lời đặc biệt chào thăm các em thiếu nhi: các em hãy yêu mến và cầu nguyện cho các cha mẹ, anh chị của mình. Tôi muốn chào thăm các bạn trẻ: nhờ tình yêu của cha mẹ thôi thúc, các bạn hãy quảng đại theo đuổi ơn gọi hôn nhân, giáo sĩ và tu sĩ. Tôi muốn chào thăm những người già lão bệnh tật: cầu chúc họ tìm được sự giúp đỡ và cảm thông. Và với các đôi vợ chồng thân mến, anh chị em hãy tin tưởng vào ơn thánh Chúa, để tình yêu của anh chị em mỗi ngày được thêm chung thủy và dồi dào. Tôi xin đặt những hoa quả của buổi lễ hôm nay trong tay của Đức Maria, Đấng đã mở cửa thế giới của chúng ta cho Thiên Chúa, và lời đáp của mình. Xin cám ơn tất cả.
 
Tòa Thánh phủ nhận một báo cáo theo đó Đức Thánh Cha sẽ nhấn mạnh hơn đến việc trừ tà
Nguyễn Việt Nam
14:46 30/12/2007
Vatican - Hôm 28/12, Tòa Thánh đã đưa ra lời phủ nhận một báo cáo của Petrus theo đó Đức Thánh Cha sẽ nhấn mạnh hơn đến việc trừ tà.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Petrus, một trang báo điện tử chuyên về những vấn đề thời sự tại Vatican, cha Gabriele Amorth, linh mục trừ tà chính thức của giáo phận Rôma, nói rằng Đức Thánh Cha sẽ nhanh chóng đưa ra một chiến dịch chống lại qủy nhập. Vị linh mục này nói: “Tạ ơn Chúa, chúng ta có một vị Giáo Hoàng đã quyết định chọi thẳng với ma quỷ”.

Cha Amorth – một người rất nổi tiếng về lãnh vực này, và là tác giả của một cuốn sách rất nổi tiếng về trừ tà và quỷ nhập – nói với Petrus rằng một tài liệu mới của Tòa Thánh sẽ kêu gọi việc hình thành các nhà trừ quỷ ở các giáo phận trên thế giới. Ngài cũng nói là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô sẽ tái lập lại truyền thống đọc kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở cuối các thánh lễ. Kinh này đã được Đức Thánh Cha Lêô XIII soạn thảo.

Tuy nhiên cha Federico Lombardi, giám đốc phòng Báo Chí Tòa Thánh đã lên tiếng phủ nhận tin này. Ngài nói: “Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI không có ý định truyền cho các Giám Mục địa phương huy động các nhà trừ quỷ để chống lại hiện tượng quỷ nhập”.

Vấn đề quỷ nhập đã gây nhiều chú ý đáng kể trong công chúng Italia và cha Amorth đã gây được nhiều chú ý trong công luận vì lời cảnh cáo của ngài trước việc lan rộng không kiểm soát các hình thức thờ phượng ma quỷ.

Trong một khóa học được tổ chức tại đại học Regina Apostolorum, Rôma, cha Paolo Scarafoni đã cảnh cáo rằng các nhóm thờ Satan đang len lỏi trong xã hội Italia và cảnh cáo rằng ảnh hưởng của ma quỷ là chuyện có thật – mặc dù ngài cũng cảnh cáo rằng hầu hết các trường hợp nghi là bị quỷ nhập thực ra là do các yếu tố khác.
 
Các nhà lãnh đạo Kitô Giáo Li Băng kêu gọi chấm dứt tình trạng không có tổng thống
Đặng Tự Do
15:18 30/12/2007
Beirut – Phát ngôn viên Quốc Hội Li Băng, ông Nabih Berri, cho biết hôm 28/12 vừa qua là Quốc Hội nước này đã quyết định hoãn cuộc bầu cử tổng thống đến ngày 12/1/2008. Đây là lần trì hoãn thứ 11. Vì thế, ít người tin rằng đó sẽ là ngày bầu cử tổng thống tại Li Băng.

Phe đa số thân Tây Phương tại Quốc Hội Li Băng và phe thiểu số phò Syria đã đồng ý với nhau về ứng cử viên Michel Suleiman, tư lệnh quân đội, nhưng chưa đồng ý với nhau về cách thức tiến hành cuộc bầu cử và nhân sự trong nội các mới.

Theo hiến pháp Li Băng, tổng thống phải là người Kitô hữu. Ông Michel Suleiman là một Kitô hữu thuộc Công Giáo Marônít. Tuy nhiên, điều 49 quy định rằng tổng thống phải là người đã từ bỏ các chức vụ công quyền trong 2 năm vừa qua. Quốc Hội Li Băng, do đó, muốn có tu chính hiến pháp để bỏ đi điều khoản này hầu ông Michel Suleiman có thể ra tranh cử.

Tuy nhiên, một số nhà chính trị cho rằng điều 74 của hiến pháp cho phép Quốc Hội được quyền chỉ định ông Michel Suleiman làm tổng thống trong hoàn cảnh đất nước không có tổng thống. Được biết, cựu tổng thống Emile Lahoud đã hết nhiệm kỳ ngày 23/11. Quốc Hội Li Băng lẽ ra đã phải bầu ra một tổng thống mới hôm 25/9 vừa qua. Tuy nhiên, các phe phái kèn cựa với nhau đến nay vẫn chưa xong.

Đức Hồng Y Nasrallah Sfeir, Thượng Phụ Giáo Chủ Công Giáo Marônít, đã lên tiếng mong Quốc Hội nước này mau chóng thoát ra khỏi vòng bế tắc hiện nay.
 
Giáo Hội Zambia có nguy cơ chia rẽ vì Emmanuel Milingo
Thúy Dung
15:34 30/12/2007
Lusaka - Hôm 28/12, một cựu linh mục Zambia, ông Luciano Mbewe, người giờ đây xưng mình là tổng giám mục, lên tiếng tuyên bố thành lập một Giáo Hội Công Giáo mới có tên là Giáo Hội Công Giáo Tông Truyền Quốc Gia Zambia.

Luciano Mbewe tuyên bố rằng “Chúng tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải thành lập Giáo Hội Công Giáo riêng của mình” trong đó con người được hạnh phúc hơn vì các giáo sĩ được quyền lấy vợ. Trong tuyên bố Luciano Mbewe đã đưa ra một cuộc tấn công dài dòng về luật độc thân linh mục của Giáo Hội Công Giáo.

Nhóm của ông Luciano Mbewe có quan hệ mật thiết với cựu tổng giám mục, là người cũng đã kết hôn với một người đàn bà Đại Hàn trong một nghi lễ do giáo phái Sun Myung Moon tổ chức.

Ông Milingo, cũng là người Zambia và từng là giám mục Lusaka, đã bị Tòa Thánh ra vạ tuyệt thông hồi tháng 9/2006. Từ đó, Milingo đã theo đuổi cuộc vận động bãi bỏ luật độc thân linh mục. Sau khi tấn phong giám mục cho 4 cựu linh mục tại Hoa Kỳ đã có gia đình, Milingo đã truyền chức linh mục và tấn phong giám mục bừa bãi cho nhiều người ở các quốc gia khác.

Cha Paul Samasumo, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Zambia, cho biết các Đức Giám Mục nước này sẽ thảo luận về tình hình nghiêm trọng này trong cuộc họp bất thường vào đầu tháng Giêng tới đây.
 
Top Stories
Thousands of Hanoi’s Catholics pray at “the church on the street”.
J.B. An Dang
20:07 30/12/2007
Hanoi -
Nuns praying outside the building
A church on the street
On Sunday 30th December, thousands of Hanoi’s Catholics converted Pho Nha Chung - the street in front of the former Apostolic Delegate’s Office - into a church when they gathered in mass, praying that justice would triumph in the dispute between the Church and the atheist government over the ownership of the building. Peaceful protests were held after each Mass on Sunday with priests, religious and the laity sang and prayed, walking from the nearby cathedral to the front of the building.

As a gesture of arrogance, police in plain clothe threw away flowers and candles that people put on the iron fence of the building. A photographer was arrested when he tried to take some pictures of the protest. Fortunately, the protesters made a good effort to rescue him.

Seeing all these things, a young man wagged his head in a disapproving gesture. On the fence of the building, there stands a bill board which says the communist party is ‘moral’ and ‘well behaved’ as ‘well educated’ people. He looked at the board and smiled. He told VietCatholic: “It’s completely ridiculous”.

At 9h45, Vietnam Prime Minister, Mr. Nguyen Tan Dung, visited Hanoi’s Archbishopric Palace. After a brief meeting with Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, he came to the front of the former Apostolic Delegate’s Office, there, he, himself, saw people in long queues waiting to sign a petition to ask that the building should be returned to the Church.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Bến Hải, Sài Gòn, mừng ngân khánh và kim khánh các cặp hôn nhân
Philiphê Hà Tiến Đạt
12:18 30/12/2007
SÀI GÒN - Các gia đình kỷ niệm Ngân Khánh và Kim Khánh vừa mừng lễ Thánh Gia Thất tại nhà thờ tạm giáo xứ Bến Hải chiều chúa nhật ngày 30 tháng 12 năm 2007. Năm nay giáo xứ tổ chức lễ cho bảy cặp vợ chồng, trong đó có một đôi mừng kim khánh và sáu đôi mừng ngân khánh, tay trong tay bước vào nhà thờ để mừng lễ kỷ niệm ngày thành hôn của họ.
Các gia đình với trang phục thật đẹp như 50 năm, 25 năm trước đây. Mỗi người gắn một bông hoa màu hồng bằng vải. Khung cảnh thật là đầm ấm với bầu khí mừng Chúa Giáng Sinh. Cha Xứ Hội đồng Mục Vụ giáo Xứ đã chúc mừng từng gia đình tại cuối nhà thờ trước khi mời các gia đình tiến vào các hàng ghế dành riêng thật trang trọng với một đôi ghế trải khăn vàng dành riêng cho gia đình Ông Giuse Đinh Văn Đạt. Gia đình Anh Chị Giuse Trần Kim Giang, anh vừa mới phải mổ chân, cũng trốn về để dự lễ kỷ niệm và tạ ơn.
Trước mặt khoảng 500 giáo dân tham dự lễ, con cháu của các gia đình đã cùng hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện và tạ ơn Chúa đã nối kết dây tơ hồng cho các đôi suốt thời gian qua.
Trong bài giảng mừng lễ Thánh Gia Thất Cha Xứ đã nhắc lại gương Thánh Gia, một mẫu gương mà mọi gia đình chúng ta phải noi theo. Giữa một thời đại mà mọi hiện tượng phá vỡ hạnh phúc gia đình đang tràn lan: tự do luyến ái, tự do ly dị, hôn nhân đồng tính, hôn nhân tạp chủng, phá thai, dịch bệnh AIDS, …luôn là nỗi nhức nhối, đau đầu của xã hội. Bảo vệ gia đình và lập lại lời cam kết khi thành hôn là tín lý khi mỗi gia đình mới bắt đầu cuộc sống hôn nhân. Quan trọng hơn nữa là tình yêu phải được bảo vệ bằng tình yêu chung thủy, biết cầu nguyện với Chúa trong mỗi lúc nguy nan, đau khổ hay vui buồn…
Anh Giuse Đoàn Văn Thắng, 50 tuổi, nói rằng anh hiểu được sâu xa trách nhiệm làm chồng của mình hơn bao giờ hết khi anh lập lại lời hứa hôn sau 25 năm. Khi nghe Cha Chủ tế hỏi ý kiến thế nào là một gia đình hạnh phúc, anh đã trả lời: Cuộc sống gia đình trải qua nhiều sóng gió, vui buồn đau khổ nhưng nếu biết đến với Chúa qua lời cầu nguyện, sẽ là một gia đình hạnh phúc. Sự có mặt của tất cả các đôi hôm nay minh chứng về tình yêu, lòng chung thủy và là một gia đình hạnh phúc để các bạn trẻ, người đang sống cuộc sống lứa đôi, người sắp bước vào tình yêu thấy được bí tích hôn phối là tình yêu mà Chúa ban tặng cho nhân loại.
Tất cả các gia đình đã tuyên thệ lại lời cam kết khi thành hôn. Lập lại lời hứa trước mặt Chúa và cộng đoàn mà sao chúng tôi cảm thấy run run và xúc động. Như mới ngày hôm qua của 50 năm, ngày mới đây của 25 năm….Điều này đã nhắc nhở chúng tôi phải thực hiện những gì mà mình đã thề hứa. Cộng đoàn như lắng nghe và ghi nhận lời hứa của các đôi bằng tiếng vỗ tay chúc mừng các gia đình.
Phần kết lễ với các món quà tặng của Cha Xứ tới các gia đình tuy nhỏ nhưng là món ăn tinh thần sẽ nuôi sống các gia đình mỗi ngày, lời chúc mừng của vị đại diện Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, chúc cho các gia đình bình an, luôn trân trọng với tình yêu mãi là tấm gương soi cho mọi gia đình khác, và sau cùng cám ơn Cha Xứ, Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, cộng đoàn dân Chúa của vị đại diện các gia đình dù biết rằng trong hoàn cảnh vẫn còn nhiều thiếu thốn khó khăn của giáo xứ đang chờ xây cất nhà thờ cũng vẫn mời gọi các gia đình đến nhà thờ cùng hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện và tạ ơn Chúa trong ngôi nhà thờ tạm nhỏ bé này, xin đoan hứa với Chúa luôn noi gương Thánh Gia Thất, là một gương sáng mẫu mực về tình yêu, về lòng chung thủy sẽ là bức tường thành bảo vệ hạnh phúc gia đình bền vững trước mọi lo toan yếu đuối của con người. Xin hãy lắng nghe lời dạy của Cố Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị: “ Hãy bảo vệ gia đình”.
 
Chủng sinh Hà nội với chương trình mục vụ với trẻ em mồ côi làng SOS
Nguyễn Xuân Trường
12:27 30/12/2007
HÀ NỘI -- Ngày 30.12.2007, chủ nhật trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh và cũng là chủ nhật cuối cùng của năm, khoảng 50 anh em chủng sinh đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội đã đến làng trẻ SOS, Hà Nội thực hiện một chương trình mục vụ đặc biệt. Hiện có khoảng 150 trẻ em mồ côi đang được nuôi dạy tại đây. Chương trình nhằm chia sẻ tình yêu Thiên Chúa Giáng Sinh và niềm vui chào đón năm mới cho các em. Chủng sinh đã trình chiếu giới thiệu cho các em về ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh qua những hình ảnh và âm thanh sinh động. Sau đó là những tiết mục văn nghệ, câu đố về Giáng Sinh và tặng quà. Các em thực sự hưởng nếm một buổi sáng tràn ngập yêu thương và niềm vui. Tôi có cảm tưởng rằng: dù các em mồ côi cha mẹ ruột, nhưng chúng cũng láng máng cảm nghiệm và hiểu ra rằng: chúng vẫn còn có một người Cha trên trời luôn yêu thương. Người Cha mà chúng có thể thân mật gọi "Ba ơi! Bố ơi!". Thiếu vắng tình thương ruột thịt, nhưng các em lại được đón nhận bao tấm lòng "cha mẹ" khác.
Những bà mẹ đang nuôi dạy các em bày tỏ niềm vui mừng và cảm ơn đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội đã luôn quan tâm đến làng trẻ. Khi chúng tôi chào ra về, mẹ đại diện nói: "Cảm ơn đại chủng viện Hà Nội. Sự hiện diện của các thày luôn mang lại hạnh phúc và niềm vui cho làng SOS. Xin các thày cứ đến hẹn lại lên".
 
Câu Lạc Bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình mừng đầy năm
CLB Phaolô Bình
12:33 30/12/2007
SAIGÒN -- Chiều ngày 29-12-2007, tại Trung tâm Nguyễn Văn Bình (trước đây là Trung tâm Phục Hưng), CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức lễ mừng sinh nhật năm thứ nhất ngày ra mắt họat động (30/12/2006 – 29/12/2007), với sự hiện diện khá đông đủ của các thành viên và một số khách mời.
Nghi thức khai mạc được mở đầu với bài ca cảm tạ “Hồng ân Thiên Chúa bao la”, sau đó, Cha Chủ nhiệm Nguyễn Thái Hợp phát biểu chào mừng và giới thiệu một số thành viên mới. Ban Điều hành báo cáo về họat động của CLB trong một năm qua và nêu chương trình họat động trong năm 2008, trong đó nhấn mạnh đến việc tham dự một cách tích cực vào các họat động chuẩn bị Năm thánh 2010 của Giáo hội Việt Nam. Đây cũng là nội dung chính của buổi lễ hôm nay, cụ thể là thảo luận về ba tầm nhìn mà Đề án do ĐHY Phạm Minh Mẫn đã phác thảo: Nhìn lại lịch sử Giáo hội với tâm tình cảm tạ; Nhìn lại lịch sử Giáo hội để rút kinh nghiệm và nhất là nhìn tới tương lai của Giáo hội, “để làm mới hình ảnh gia đình Giáo hội”. Sau phần gợi ý của Ông Nguyễn Đình Đầu, Lm Nguyễn Ngọc Sơn và nữ tu Quynh Giao, những người hiện diện đã thảo luận sôi nổi và đóng góp nhiều ý kiến, trong đó nổi bật lên nỗi ưu tư về vai trò của giáo dân trong đời sống Giáo hội, cụ thể trong điều kiện xã hội Việt Nam.
Cuộc mừng “thôi nôi” CLB được tiếp diễn bằng thánh lễ Tạ ơn do Đức Cha Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Ủy Ban Giao lý Đức tin chủ sự, cùng đồng tế có LM Tổng Đại diện Hùynh Công Minh, Lm Đinh Châu Trân, Lm Trần Tam Tỉnh và Lm Nguyễn Thái Hợp. Vì là ngày lễ Thánh gia thất, Đức Cha chủ tế đã nhấn mạnnh đặc biệt đến quan niệm, hình ảnh Giáo hội là gia đình của Thiên Chúa ở giữa nhân lọai mà những giá trị, những tinh thần căn bản của gia đình, nhất là gia đình Giáo hội là tình yêu thương, lòng khoan dung tha thứ, tình hiếu thảo và tình huynh đệ. Thiếu một trong những giá trị, tinh thần này thì gia đình sẽ không hòan hảo. Do đó, ngài kêu mời mọi tín hữu luôn cố gắng vun đắp và thể hiện những tâm tình này trong cuộc sống của mình. Ngài nhắc lại niềm tự hào của Giáo hội Việt Nam vì tại Công đồng Vatican II, chính một Nghị phụ Việt Nam, Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, đã tham luận đề tài: Giáo hội là gia đình của Thiên Chúa ở giữa nhân lọai.
Cuộc lễ được kết thúc với bữa cơm huynh đệ, đượm tình anh em.
Được biết, theo báo cáo của ban Điều hành thì số thành viên sáng lập là 23 người, nay đã tăng lên 53 người, gồm đủ mọi thành phần Dân Chúa: Linh mục, tu sĩ và giáo dân, trong đó, giáo dân chiếm đa số. Câu lạc bộ nhận được sự nâng đỡ tinh thần từ Ủy Ban Giáo lý Đức tin mà dấu chỉ là sự hiện diện của Đức Cha Bùi văn Đọc trong ngày thành lập cũng như trong một số họat động của CLB, được sự khích lệ và động viên của Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn mà cụ thể là việc Ngài nhờ CLB một số công việc, như được nêu trong thư Ngài gửi cho CLB ngày 22-7-2007.
Trong 12 tháng qua, ngòai các sinh họat nội bộ, CLB đã tổ chức được các buổi mạn đàm thời sự vào các tháng 01, 03, 06 -2007, kết nạp thêm thành viên mới tháng 10-2007 và nhận thực hiện 16 đề tài nghiên cứu do Đức hồng y Phạm Minh Mẫn yêu cầu. Trong tương lai gần, CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về giáo dục, dự kiến vào tháng 4-2008 và một cuộc hội thảo khác hướng về Đại hội Dân Chúa, dự kiến vào tháng 9-2008.
 
Thánh lễ bế mạc mừng 60 năm thành lập GX Việt Nam Paris
Giáo xứ Việt Nam Paris
13:16 30/12/2007
Mừng 60 năm thành lập Giáo xứ Và 25 năm thành lập Hội Ðồng Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris - chủ nhật 30.12.2007

Giáo Xứ Việt Nam Paris: Chúa nhật 30. 12. 07, là ngày đại lễ kết thúc Năm Hồng Ân mừng Ngọc Khánh 60 năm thành lập Giáo Xứ và mừng Ngân Khánh 25 năm sinh hoạt của Hội Đồng Mục Vụ. Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Michel Pollien, giám mục phụ tá Paris đại diện Đức Hồng Y André Vingt-Trois, chủ tế, giảng Lời Chúa và trao huy chương và bằng khen của Tòa Thánh cho ba giáo dân trong giáo xứ.

Sách Tông Ðồ Công vụ, trong khi tường thuật về môi trường trong đó cộng đổng Giêrusalem, phát triển (1), cũng bật mí cho chúng ta ít nhiều về đời sống của cộng đồng Công giáo đầu tiên này. « Các tín hữu siêng năng hội họp với nhau. Sách Công Vụ nói những cuộc hội họp hằng ngày gồm việc bẻ bánh, ăn chung và hát kính ngợi khen (2) ». Cộng đoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris đã theo gương lành ấy. Các giáo dân hội họp nhau rất thường xuyên, đặc biệt trong năm HỒNG ÂN 2007, năm mà Giáo xứ kỳ niệm 60 năm thành lập giáo xứ và 25 năm thành lập Hội Ðồng Mục Vụ.

Không kể những cuộc hội họp hằng tuần qua thánh lễ cử hành bí tích Thánh Thể; Không kể những sinh hoạt hội đoàn thường xuyên; Các giáo dân còn hội họp nhau qua những ngày lễ đặc biệt của năm Hồng Ân. Khởi đầu với Lễ Giáng sinh 2006, thi hang đá, lễ mừng Thượng thọ các bậc trưởng lão của cộng đoàn, tuần cửu nhật cầu cho bệnh nhân, Diễn nguyện thánh ca Hồng Ân, hai tuần trùng tu cơ sở,.. Rồi ba thánh lễ lãnh nhận Ơn toàn Xá: Ngày 24.06.07, với Ðức Cha Fortunato BALDELLI, Sứ thần Toà Thánh tại Paris; Ngày chủ nhật 14 tháng 10, với Cha Phêrô Luca Hà Quang Minh, Ðại Diện Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều bên cạnh các tuyên úy việt nam tại Pháp; Ngày chủ nhật 18.11.2007, với Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Nguyên Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giám mục Giáo Phận Nha Trang. … Và để BẾ MẠC NĂM HỒNG ÂN, ngày 30 tháng 12 năm 2007, toàn thể cộng đoàn đã cùng cử hành bí tích Thánh Thể, đã cùng ăn chung và đã cùng ca hát văn nghệ, với sụ hiện diện của trên 1000 giáo dân, của hằng chục tu sĩ và giáo sĩ, của toàn Ban Giám Ðốc, và với sự chủ toạ của Ðức Giám Mục Michel POLLIEN, đặc trách ngoại kiều Giáo Tỉnh Paris.

1. LỜI CHÀO MỪNG

Bắt đầu thánh lễ, Ðức Ông Giám Ðốc MAI ÐỨC VINH đã ngỏ lời chào mừng Ðức Cha Michel POLLIEN. Ngài nói:

« Thưa Quý Cha, quý thầy, quý nữ tu và toàn thể Cộng Đoàn,

Hôm nay chúng ta hân hạnh đón tiếp Đức Cha Michel Pollien giám mục phụ tá tổng giáo phận Paris, đến đây thay mặt cho Đức Hồng y André Vingt Trois, chủ tế Thánh lễ kết thúc Năm Hồng Ân mừng Giáo Xứ 60 năm thành lập và mừng Hội Dồng Mục Vụ đã 25 năm sinh hoạt. Đức Cha Michel Pollien sẽ chia sẻ Lời Chúa cho chúng ta, sẽ trao huy chương của Tòa Thánh cho ba người anh em trong cộng đoàn là ông Giuse Trần Văn Cảnh, ông Antôn Nguyễn Ngọc Đĩnh và ông Lê Đình Thông. Ngài cũng sẽ ở lại dùng cơm trưa và chia vui với chúng ta trong buổi văn nghệ chiều nay. Chúng ta chân thành cám ơn tấm lòng ưu ái của Đức Cha Michel Pollien ».

Ðáp lời Ðức Ông, Ðức Cha Michel POLLIEN lấy làm sung sướng mỗi lần đến thăm giáo xứ Việt Nam. Ðã nhiều lần Ðức Cha đến thăm giáo xứ và ban phép thêm sức cho các thiếu nhi. Nhưng hôm nay, được cử hành thánh lễ với cộng đoàn trong ngày vui lớn này để kỷ niệm hai biến cố quan trọng của cộng đoàn, ngài thấy có một niềm vui đặc biệt, nhất nữa vì ngài được gặp lại một vài linh mục mà ngài đã truyền chức, trong đó có cha Giuse Nguyễn Thanh Ðiển.

2. CHIA SẺ LỜI CHÚA

Chia sẻ Lời Chúa, Ðức Cha Michel POLLIEN đặc biệt nhắn nhủ 3 điều: Xin các anh em phát triển mạnh mãi tinh thần gia đình, điểm son của văn hoá Việt Nam; Xin các anh em luôn mãi theo gương các tiền nhân, anh hùng tử đạo, để sống đức tin và rao truyền tin mừng; Xin anh em cũng đừng quên mở lòng ra với các cộng đoàn khác, ngoại kiều cũng như dân Pháp Paris.

3. GẮN HUY CHƯƠNG VÀ TRAO BẰNG KHEN TÒA THÁNH

Thánh lễ kết thúc. Ðức Ông Mai Ðức Vinh giới thiệu ba giáo dân với Ðức Cha, chia sẻ niềm vui của cộng đoàn với ba giáo dân này. Ngài nói:

Bãy tỏ niềm vui chung, Ðức Ông Mai Ðức Vinh giới thiệu ba vị nhận huy chương.

Hôm nay chúng ta vui mừng chia sẻ niềm vui với ba người trong Giáo Xứ lãnh huy chương và bằng khen ‘PRO ECCLESIA ETPONTIFICE’ do Đức Thánh cha Biển Đức trao ban. Ba người đó là:

• Ông Giuse Trần Văn Cảnh, người có công soạn thảo Nội Quy của Hội Đồng Mục Vụ (1983), giữ chức Tổng Thư Ký HDMV (1983-1985) và liên tục làm Cố Vấn của HĐMV cho đến năm nay.

• Ông Antôn Nguyễn Ngọc Đĩnh, lần lượt giữ chức Tổng Thư Ký HĐMV (1987-1990) Phó Chủ Tịch HĐMV (1994-1997), Chủ Tịch HĐMV (1997- 2003).

• Ông Phanxicô Xaviê Lê Đình Thông, làn lượt giữ chức Phó Chủ tịch HĐMV (1997- 2003), và Chủ Tịch HĐMV (2003 – 2008).

Đây là huy chương và bằng khen mà Toà Thánh ban tặng để tán thưởng một giáo dân đã tận tụy làm việc ‘cho Giáo Hội và cho Đức Giáo Hoàng’. Nói như vậy, Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh với chúng ta: Dù chỉ làm việc tông đồ trong một xứ đạo nhỏ, chúng ta cũng được Ngài coi như ‘làm việc cho chính Giáo Hội và cho Ngài’ (pro Ecclesia et Pontifice), nghĩa là cho Thiên Chúa.

Một sự thật đáng nói lên: Cũng như mười vị đã lãnh huy chương và bằng khen nhân dịp lễ Kim Khánh của Giáo Xứ (1997), ba vị lãnh huy chương và bằng khen nhân dịp lễ Ngân Khánh của Hội Đồng Mục Vụ năm nay (1983-2008), không nhận riêng cho mình, nhưng cho toàn thể Giáo Xứ, và đặc biệt cho mọi thành viên của Hội Đồng Mục Vụ. Quả vậy, có những vị đã làm việc cho Giáo Hội cách khôn ngoan và nhiệt thành trong phong trào Cursillo như cụ Don Bosco Đào Văn, hay trong một Cộng Đoàn như ông Phêrô Nguyễn Văn Ân ở Villiers le Bel, bà Anna Nguyễn Hữu Nhơn ở Sarcelles, hay trong một hội đoàn như bà Maria Nguyễn Văn Sâm của hội các Bà Mẹ Công Giáo … và còn bao nhiêu người khác trong Ban Cố Vấn, Ban Thường Vụ, và trong các Đơn Vị Mục Vụ… Tất cả đều đáng được Giáo Xứ ghi ơn và Giáo Hội khen thưởng.

Thánh lễ bế mạc NAM HỒNG ÂN kết thúc, Ông Chủ Tịch Hội Ðồng Mục Vụ mời hai em Thiếu Nhi Thánh Thể mang quà tặng Ðức Cha Michel POLLIEN. Ông ngỏ lời cám ơn Ðức Cha, cám ơn các giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn, và mời tất cả cộng đoàn dùng tiệc chung vui do Giáo Xứ khoản đãi và cha Trần Anh Dũng tổ chức. 1200 phần ăn đã được dọn sẵn.

Paris, ngày 01 tháng 01 năm 2008

Chú thích

(1). Giáo Xứ VN Paris; Bộ Tân Lịch Sử Giáo Hội, cuốn 1A; Paris: 2002, tr. 65-71.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hoa hồng và xích sắt
Thao Thức
16:54 30/12/2007
HÀ NỘI -- Ngày chủ nhật tôi đi lễ Nhà thờ Chính tòa Hà Nội. Hôm nay là ngày lễ kính Thánh Gia thật ý nghĩa. Mọi gia đình được mời gọi noi gương Thánh Gia yêu thương nhau. Và dân tộc Việt Nam thường cũng được ví như một gia đình, khởi đi từ truyền thuyết bố mẹ Âu Cơ - Lạc Long Quân. Vì thế mà Người Việt dùng từ rất hay để diễn tả tình anh em một nhà khi gọi nhau là "đồng bào", cùng chung một dạ mẹ. Tôi ước mong dân tộc Việt Nam được như thế. Tôi tin tưởng và hi vọng người Việt luôn lấy tình thương đối xử với nhau.
Thế nhưng, niềm tin và hi vọng của tôi đã trở thành thất vọng khi chứng kiến cảnh những đóa hoa hồng bị kẹp cứng trong chiếc xích sắt tại cổng vào Tòa Khâm Sứ Hà Nội. Tôi rùng mình tưởng đang đứng trước một trại huấn luyện khủng bố! Người Việt thường nhủ bảo nhau: "Nhiễu điều phủ lấy giá sương - Người trong một nước phải thương nhau cùng". Vậy mà, khi người Công giáo Việt Nam muốn vào Tòa Khâm Sứ dâng những đóa hồng thắm bày tỏ tình yêu của họ với Đức Mẹ cũng không được. Một nguyện vọng vô cùng chính đáng đã bị công an khóa cổng chặn lại. Khi những nhân viên an ninh dã tâm lấy xích sắt kẹp cứng những đóa hồng là lúc họ đã nhẫn tâm dùng bạo quyền bóp nghẹt tấm lòng, bóp nghẹt yêu thương. Nhẫn tâm hơn, khi những người giáo dân không vào được, đành ngậm ngùi đứng ngoài rào sắt để cầu nguyện với Đức Mẹ lại bị những viên công an mặc thường phục dọa nạt, xua đuổi. Ôi, công an nhân dân! Tên gọi các anh là thế. Nhưng các anh có thật vì nhân dân hay các anh đang mù quáng hành động theo sự xúi bẩy của những thế lực ma quái nào? Lãnh tụ Việt Nam đã khuyên công an nhân dân hãy khắc sâu vào tâm trí câu này: "Đối với nhân dân, phải kính trọng lễ phép". Các anh hô hào học tập theo tư tưởng lãnh tụ vậy mà các anh lại hành xử với dân như vậy sao? Các anh dám chà đạp lên đời sống tâm linh cao quí nhất của mỗi con người sao? Xin hãy nhớ rằng các anh là những con em của nhân dân. Các anh đang sống bằng những đồng tiền mồ hôi do nhân dân đóng thuế. Vậy tại sao các anh lại nhẫn tâm chà đạp những người dân Công giáo lương thiện chỉ muốn nguyện xin cho công lí?
Người Công giáo không tranh giành với ai, người Công giáo chỉ nguyện xin công lí mà thôi. Một linh mục cho biết, cho dù có những đe dọa, giáo dân vẫn tiếp tục cầu nguyện. Mỗi ngày sẽ chính thức có 3 buổi cầu nguyện chung nguyện xin công lý trước Tòa Khâm Sứ: hai buổi giáo dân sẽ ra cầu nguyện sau các thánh lễ sáng và tối tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội; và một buổi lúc 8 giờ tối gồm các thành viên trong Tòa giám mục và Hội dòng Mến Thánh Giá Hà Nội sẽ cùng cầu nguyện. Linh mục cho hay, ngày hôm qua, có hai phái đoàn đặc biệt đến cầu nguyện: một phái đoàn là giáo dân từ Miền Nam tới cầu nguyện bày tỏ sự hiệp thông trong Giáo hội Công giáo, một phái đoàn là các ông bà cố của 18 tân linh mục Hà Nội đến cầu nguyện như muốn nhắn nhủ các con linh mục của họ hãy can đảm và vững tin hơn nữa. Linh mục còn cho biết thêm những ngày tới sẽ mang ghế ra cho các cụ già ngồi cầu nguyện. Bày tỏ sự hiệp thông, nhiều giáo dân kinh doanh buôn bán sẵn lòng cung cấp nến và hoa cho các buổi cầu nguyện, trong số này, có cả những giáo dân từ hải ngoại. Cái lạnh của trời mùa đông Hà Nội cộng với sự đe dọa của công an vẫn không làm giảm đi lòng nhiệt tâm cao độ của giáo dân, trái lại, ngọn lửa tin mến trong tim họ lại càng cháy sáng mãnh liệt hơn.
Còn nhớ có lần, Stalin, trong đỉnh cao của quyền lực và sức mạnh, đã ngạo mạn hỏi như thách thức Giáo Hoàng: "Giáo hội có bao nhiêu sư đoàn?" Giáo hội chẳng có sư đoàn nào, Giáo hội chỉ có tình yêu và đức tin. Thế nhưng Stalin đã chết mục nát, Cộng Sản Liên Xô của ông cũng đã sụp đổ tan tành, chỉ Giáo hội vẫn còn đó và phát triển không ngừng. Không một sức mạnh tàn bạo nào có thể dập tắt được tình yêu và đức tin, vì đây là những điều thâm sâu nhất làm nên bản chất mỗi con người. Hoa hồng tin yêu sẽ chiến thắng xích sắt bạo tàn.
 
Ưu Tư Của Một Giáo Dân Hà Nội
Sơn La
17:05 30/12/2007
Ưu Tư Của Một Giáo Dân Hà Nội
Tôi là một giáo dân Hà Nội. Nhiều ngày qua tôi cùng với anh chị em giáo dân khác thắp nến cầu nguyện tại Toà Khâm Sứ. Sự kiện Quận Hoàn Kiếm cho đặt những bảng hiệu lên cửa Toà Nhà Khâm Sứ cho thấy rõ họ chính là những người hết sức có “văn hóa” sống có “luân lý đạo thưòng.” Chẳng ai còn lạ gì đây chính là bài vở của mấy anh công an tôn giáo ở Hà nội, đặc biệt là các đồng chí Hùng, Sơn, Dưọc ở sở công an Hà Nội.

Họ đang kiếm cớ để bắt bớ một vài ngưòi để dằn mặt. Nhân tiện đây tôi xin kể lại bộ máy an ninh bảo vệ Giáo Hội Công Giáo ở ngoài Bắc đặc biệt ở Hà Nội. Công giáo đưọc bảo vệ chặt chẽ lắm!! Công giáo đưọc đặt dưới sự quan tâm và bảo vệ của Phòng Chống Phản Động trong Sở Công An Hà Nội. Mỗi giáo xứ đều ít nhất có 3 đồng chí công an quan tâm và bảo vệ: một từ trên Sở, một từ trên Quận, và một trinh sát ngay tại chỗ để đảm bảo giáo dân luôn sống “tốt đời đẹp đạo.” Kỹ đến thế! Được quan tâm đến thế, ai mà còn kêu trách đảng và nhà nước. Tự do tôn giáo như vậy còn gì nữa!

Trung tá Dược công an tôn giáo có mặt tại buổi cầu nguyện tối 29.12
Các đồng chí công an tôn giáo thưòng đi “thăm hỏi” giáo dân và linh mục. Anh Sơn thưòng có bộ mặt hung hăng, ăn nói càn rỡ. Anh thích hăm dọa ngưòi khác. Còn anh Dược thì có vẻ mềm mỏng khéo léo nhưng không thể nào che kín được sự nham hiểm, con cái “bóng tối” của mình. Các anh thích giáo dân chia rẽ với nhau. Giáo dân mà không thích cha xứ mình thì các anh thích lắm. Các anh lân la hỏi chuyện về cha xứ, vê sinh hoạt giáo xứ, nhất là sinh hoạt của Toà Giám Mục. Họ thích các cha chia rẽ nhau và các cha chia rẽ với Đức Cha của mình.

Về vụ Tòa Khâm Sứ, các anh khôn lắm, các anh đổ hết lỗi lên Quận Hoàn Kiếm, lên thành phố. Đôi khi các anh còn tỏ ra thông cảm với nỗi búc xúc của giáo dân để các anh bắt mạch đưọc ngưòi đang nói chuyện. Các anh còn đưa ra đề nghị rằng Toà Giám Mục nên xin nhà nước cấp đất cho một nơi khác rộng rãi hơn, như
Tin tức VietCatholic dán ở Hà Nội
nhà nưóc đã ưu đãi cấp đất và xây thiền viện. Nhưng Công giáo chúng tôi chẳng dám xin được ưu đãi và dám “làm phiền” nhà nước như vậy đâu. Đất của Nhà Chung hãy trả cho Nhà Chung, đừng để ngưòi ta kinh doanh buôn bán làm xấu bộ mặt thủ đô, làm khách nưóc ngoài chê cười.

Qua đây, tôi xin anh chị em giáo dân hãy thắp nến đọc kinh. Chúng ta phải thắp nến cả trưóc hiệu phở và nhà ngân hàng nữa. Xin các nhà thờ không gần Toà Khâm Sứ hãy đọc kinh ngay sau thánh lễ để cầu cho việc đất Toà Khâm Sứ. Chúng ta cũng hãy viết bài phản ánh những quan tâm của các đồng chí công an Hà Nội với Công giáo chúng ta, những chèn ép mà ta đã và đang chịu. Đặc biệt những ai đang bị các anh “thăm hỏi” hãy phản ánh với Vietcatholic hoặc với cha xứ mình để mọi người đưọc biết và cầu nguyện. Công lý cần được mọi người biết và làm sáng tỏ.
 
Cần tiếp tục đồng hành với giáo dân Hà Nội
Trương Phú Thứ
17:09 30/12/2007
HÀ NỘI -- Bản tin và hình ảnh mới nhất trên VietCatholic cho biết nhà cầm quyền Hà Nội đã trương những bảng hiệu cơ quan và thương mại trước cửa chính của tòa Khâm Sứ. Nhiều người đặt câu hỏi là tại sao giữ lúc “dầu sôi lửa bỏng” mà nhà cầm quyền lại có một động thái thiếu khôn ngoan như vậy và đang trông chờ những phản ứng từ cộng đòan giáo dân.
Trước hết, qua hình ảnh chúng ta thấy cộng đồng giáo dân tụ tập cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ Sầu Bi ở tòa Khâm Sứ không chỉ là những bậc tu hành và các vị cao tuổi nhưng lại rất đông những người trẻ. Khi đặt những bảng hiệu lên một tài sản đang trong gia đọan có những cái tạm gọi là “tranh chấp” thì nhà cầm quyền đã công khai thách đố và khiêu khích cộng đòan giáo dân. Hào khí và máu nóng của những người trẻ bị kích động và rất có thể những phản ứng thiếu cân nhắc sẽ xẩy ra và mang lại những hậu quả xấu xa.
Nhà cầm quyền Hà Nội tuy đã có những tự chế như không dùng sân trước của tòa Khâm Sứ làm bãi giữ xe nhưng khi trương những bảng hiệu lên thì lại hành xử không thích hợp và thiếu cung cách của những người luôn đề cao đạo đức cũng như tôn trọng tự do dân chủ. Hành xử một cách thiếu văn minh và đạo đức tất nhiên sẽ được đáp trả lại bằng những phản ứng thiếu tình nghĩa và thân thiện. Đó là điều không ai muốn thấy xẩy ra.
Giáo dân Hà Nội đã trưng ra những bằng chứng và giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tòa Khâm Sứ và lô đất đang bị chiếm dụng. Nhà chức trách quận Hòan Kiếm cũng đã công khai bầy tỏ thiện ý sẽ trao trả lại bất động sản này cho giáo dân Hà Nội khi có lệnh từ cấp trên. Như vậy thì không còn một ngăn trở gì về phương diện pháp lý để tranh luận mà chỉ còn chờ đợi một ý chí muốn giải quyết sự việc một cách ôn hòa và tốt đẹp của những người có thẩm quyền.
Gần đây, những nhóm dân oan khiếu kiện về quyền sở hữu đất đai ở trong Nam cũng như ngòai Bắc đã được các cấp thẩm quyền giải quyết từng trường hợp và sự việc đã có những dấu hiệu lắng dịu. Giáo dân Hà Nội là một tập thể đông đảo có tình liên kết cao độ trong tín lý của đức tin cũng như sẵn sàng hy sinh bằng mọi giá lại được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản khắp năm châu cũng như các tổ chức nhân quyến và các quốc gia yêu chuộng tự do dân chủ trên thế giới cũng sẽ kiên quyết đòi lại tài sản cho giáo phận.
Người dân Việt Nam bây giờ đã ý thức và biết hành xử quyền công dân được minh thị công nhận qua hiến pháp. Những ngày sợ sệt rụt rè trước sự hung tợn của đám chức quyền không còn nữa. Nước Việt Nam đã trở thành hội viên dự khuyết của hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đã là một thành viên của WTO thì tất nhiên cũng phải hôi nhập vào môi trường đạo đức và văn minh của nhân lọai.
Nhà cầm quyền Hà Nội sẽ không thể ngang ngược chiếm đọat tài sản của giáo dân địa phận Hà Nội. Ý chí của người dân và cũng là những giáo dân Hà Nôi muốn sự việc được giải quyết trong tinh thần hiểu biết và tương nhượng. Những hành vi thách đố và khiêu khích chỉ làm cho sự việc trở nên xấu xa hơn mà không thể nào đi đến một kết cuộc thỏa đáng.
Đằng sau giáo dân Hà Nội là hiến pháp của nước Việt Nam. Đồng hành với giáo dân Hà Nội là những người yêu chuộng hòa bình và công lý, các tổ chức nhân quyền và tất cả các quốc gia tự do dân chủ trên thế giới.
 
Sức mạnh của Cầu nguyện, sứ mệnh của Truyền thông và trách nhiệm người tín hữu
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
17:20 30/12/2007
SỨC MẠNH CỦA CẦU NGUYỆN, SỨ MỆNH CỦA TRUYỀN THÔNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI TÍN HỮU

Cầu nguyện luôn là một phương thế cho mỗi tín hữu Ki tô bày tỏ tâm tình, nguyện vọng của mình đối với Thiên Chúa là Cha toàn năng, đó là sự liên kết của con người đối với Thiên Chúa, để Ngài nghe rõ những mong muốn của mình. Qua đó, uy quyền của Thiên Chúa, ý muốn của Người sẽ được thể hiện cách này hay cách khác, đáp ứng những mong mỏi chính đáng của con người.

Việc cầu nguyện còn là một phương cách để mọi người tìm sự hiệp thông, đồng thuận với nhau trong những công việc mình đang cố gắng thực hiện. Qua sự cầu nguyện, người ta có thể sẻ chia với nhau những điều mình cần chia sẻ, cần được giúp đỡ. Sự cầu nguyện còn là một vũ khí để chống lại sự sợ hãi về thể xác và tinh thần khi con người cảm thấy cô đơn, bất lực trước sự dữ đe dọa.

Chúa Giêsu dạy rằng: Cần phải cầu nguyện nhiều, cầu nguyện liên lỉ với Thiên Chúa, điều đó như một mời lời gọi để con người có thể tâm tình nhiều hơn với Chúa như một người Cha, một người Thầy, một người bạn.

Với các tín hữu Việt Nam, việc cầu nguyện càng trở nên cần thiết cho những nhu cầu của giáo dân, và của cả Giáo hội nhất là trong hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo dưới thể chế chính trị cộng sản độc đảng ở Việt Nam.

Tôi thực sự xúc động khi trong các buổi lễ, ngoài những lời cầu nguyện cho giáo dân, Giáo hội, Giáo hoàng, còn có lời cầu cho những vị lãnh đạo đất nước – những người Cộng sản - được khôn ngoan, sáng suốt để đưa đất nước vào tự do, phồn thịnh. Đó là một sự quảng đại riêng có của một Giáo hội mà trong thực tế đất nước Cộng sản họ vẫn thường được đối xử như là một tổ chức của các công dân hạng hai.

(Điều này không khó chứng minh. Thử nhìn mà xem, với tỷ lệ giáo dân gần 10% dân số, hỏi đã có được người nào trong hệ thống công quyền từ cấp huyện trở lên là người Công giáo chân chính nắm vai trò người lãnh đạo? Lực lượng Công an, cảnh sát Việt Nam được coi có là tỷ lệ rất lớn trên số dân, vậy có được mấy người là người Công giáo? Trong khi đó, ngay cả những dân tộc ít người cũng đã chiếm đầy các ghế lãnh đạo cao nhất của đất nước).

Giáo dân Hà Nội cầu nguyện
trước Tòa Khâm Sứ ngày 30.12.2007
Tất nhiên, sự khôn ngoan sáng suốt được người tín hữu cầu xin ở đây, là sự khôn ngoan, sáng suốt của Sự thật, của Công lý mà không phải là sự khôn ngoan của ma quỷ xảo trá, nói xuôi làm ngược, của những chiêu bài lừa mị. Không biết Chúa có nhậm những lời cầu đó không, dù lời cầu vẫn đều đều cất lên từ các tín hữu Kitô.

Việc đòi lại đất Tòa Khâm sứ Hà Nội, mở đầu bằng bức thư kêu gọi cầu nguyện của Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, là một hiệu lệnh cho tất cả các tín hữu Việt Nam trong và ngoài nước đồng thuận về một vấn đề mà chưa có một phương cách khả dĩ nào có thể hữu hiệu.

Để có thể đòi lại tài sản của mình, Giáo hội Việt Nam đã làm hết khả năng của mình bằng nhiều phương pháp. Từ biện pháp hành chính, ôn hòa gặp gỡ đến sự phản kháng quyết liệt. Từ sự nhẫn nhục khiêm hạ đến những tiếng nói và hành động dũng cảm. Nhưng với nhà nước Việt Nam từ cấp Trung ương đến địa phương, những biện pháp đó thời gian qua đã hầu như không có tác dụng. Dù đó là nhu cầu chính đáng của Giáo hội Công giáo, đại diện cho gần 10% dân số của cả nước. Dù đó là một nhà nước luôn được giới thiệu là “Của dân, do dân và vì dân”.

Trước những nhu cầu cấp bách không thể đừng, trước những hành động càng ngày càng lấn tới để chiếm đoạt ngang nhiên và lâu dài tài sản Giáo hội. Không còn con đường nào khác, Giáo hội Việt Nam đã phải dùng phương thế tổng hợp bằng sức mạnh sự cầu nguyện của mọi tín hữu trước vấn nạn này.

Đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của chủ chăn, người tín hữu Công giáo Hà Nội đã lên tiếng đồng loạt và mạnh mẽ, bằng những buổi cầu nguyện liên lỉ, bằng những hành động tôn vinh Thiên Chúa và Mẹ Maria – Mẹ Giáo hội Việt Nam. Những buổi cầu nguyện tập thể, những lời cầu nguyện riêng lẻ đó đã có tác dụng to lớn.

Bao năm qua, lời cầu nguyện của người tín hữu Việt Nam đã có những tác dụng lớn lao trong đời sống tinh thần của mọi giáo hữu và của cả toàn Giáo hội. Từ việc bất chấp mọi nhu cầu giáo hội, sự phản ứng của Giáo dân, ngang nhiên vay mượn nhưng không trả đất đai tài sản, nay Chính quyền nhiều nơi đã phải thừa nhận quyền của người tín hữu và các tổ chức của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Từ việc nghênh ngang hăm dọa, theo dõi các tín hữu và những người viếng thăm nơi bản địa của Giáo hội, đến nay, việc tín hữu ra vào thăm viếng, tổ chức lễ lạt đã được tương đối đảm bảo.

Những buổi cẩn nguyện âm thầm, không náo động, không ồn ào trước Tòa Khâm sứ đã có những tác dụng và tiếng vang to lớn. Từ việc ngang nhiên đập phá, xây dựng theo ý thích của mình trên mảnh đất của Giáo hội như nơi vô chủ, bất chấp tất cả các văn thư gửi đến phản đối quyết liệt. Chính quyền đã buộc phải dừng lại những hành động đó.

Từ việc cho lực lượng bảo vệ, công an nổi, chìm dọa dẫm những giáo dân đến cầu nguyện, đến ngày 30 tháng 12 năm 2007, đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải đến tận nơi để nhìn thấy cấp dưới của mình biến nơi thánh thất thành nơi buôn bán, chợ búa. Để ông chứng kiến những giáo dân, tu sỹ đang đứng từ ngoài đường nhìn vào Thánh giá và Mẹ Maria trong phần đất của mình với một sự kiên quyết nhưng ôn hòa độ lượng trước cánh cửa sắt lạnh lùng đóng im. Để ông chứng kiến những giáo dân già trẻ đang nô nức ký vào đơn đòi lại tài sản Giáo hội.

Với những vấn đề hiện có và sẽ có của Giáo Hội, Hàng Giáo phẩm, các tu sỹ, tín hữu và nhất là hệ thống truyền thông Công Giáo phải làm gì? Thiết nghĩ rằng với mọi tín hữu đều không thể khoanh tay đứng nhìn như người ngoài cuộc.

Hệ thống truyền thông bằng nhiều hình thức, là nơi cung cấp cho người tín hữu, những người quan tâm các thông tin cần thiết. Hệ thống truyền thông nhà nước Việt Nam hiện tại, với lực lượng nhân sự và kỹ thuật khổng lồ, theo phương thức tuyên truyền một chiều đã có những tác dụng thiết thực cho thể chế. Điều đó rất dễ thấy: Trong những năm tháng “Chống Mỹ cứu nước” trước đây, khi mà qua hệ thống truyền thông những “khổ sở điêu đứng” của người dân Miền Nam dưới “gót sắt dày đạp của Mỹ ngụy” được miêu tả như:

…Có những ông già nó khảo tra
Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh không chịu nhục
Lấy vồ nó đập vọt thai ra
Có em nhỏ nghịch ra xem giặc
Nó bắt vô vườn trói gốc cau
Nó đốt, nó cười... em nhỏ hét
Má ơi nóng quá, cứu con mau. ..
(Tố Hữu)

Thì khi đó, lòng yêu nước thương dân được khơi động qua hệ thống truyền thông theo kiểu “Lê Văn Tám” đã như một cuộc lên đồng tập thể, nên “cả nước cùng ra trận”.

Hệ thống truyền thông Công giáo phải là một hệ thống để nói lên sự thật với sứ mạng làm chứng cho sự thật như chính sứ mạng của người Công giáo.

Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, đem thông tin đến mọi ngõ ngách của đời sống, thì nhu cầu của hàng triệu người tín hữu được thông tin về Giáo hội của mình là hết sức cần thiết và cấp bách.

Trong hơn 600 tờ báo của Việt Nam hiện có, ngoài hai tờ báo “Công giáo quốc doanh” hoạt động theo đúng tiêu chí báo chí định hướng Xã hội Chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản, người Công Giáo không có nổi một tờ báo riêng cho mình dù để làm công việc thông tin và phụng vụ. Những vấn đề của người Công giáo gồm nhiều sự việc cần lên tiếng để bày tỏ nguyện vọng của mình, điển hình như sự kiện Tòa Khâm sứ hiện nay, kể cả hai tờ báo quốc doanh mang danh Công Giáo kia không đả động đến. Phải chăng, Người Công giáo Việt Nam là như vậy?

Không chỉ hệ thống báo chí nhà nước, mà ngay cả những website của các Giáo phận, cũng chỉ vài dòng ngắn ngủi hoặc thậm chí không có những thông tin cho người tín hữu biết những gì đang xẩy ra ở ngay trong Giáo hội Mẹ Việt Nam. Đa số những người quan tâm, đều lấy thông tin từ trang báo nước ngoài? Mà tường lửa ngăn chặn của nhà nước thì không phải ai cũng có thể vượt qua. Ngay cả nơi đã và đang xảy ra những sự kiện nóng bỏng, những thông tin được đưa lên cũng chỉ là nhỏ giọt?

Việc thông tin về các sự kiện không đến được đầy đủ với những người cần nó để phát huy sức mạnh tập thể khi cần thiết, phải chỉ rõ rằng, đó là trách nhiệm của những người làm công tác truyền thông. Với các Giáo phận khác nhau, phải chăng những việc đang xảy ra ở đâu, thì ở đó cứ cô độc mà giải quyết theo kiểu “cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại” mà cha ông đã nói? Liệu đó có đúng tinh thần của một Giáo hội thông công và hiệp nhất?

Phải chăng, sự sợ hãi truyền kiếp qua mấy chục năm đã làm cho ngay cả những có trọng trách cũng phải tự bịt miệng? Hệ thống công quyền Việt Nam luôn nói với cả thế giới rằng: Ở Việt Nam, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận được hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Vậy phải chăng, chính những người làm công tác truyền thông đã tự tước bỏ những quyền lợi của mình được Hiến pháp quy định và luật pháp bảo vệ?

Giáo dân ký đơn ngày 30.12.2007 tại Hà Nội
Với các tín hữu Công giáo Việt Nam trên toàn cầu, việc thờ ơ, không biết hoặc có biết cũng đứng ngoài cuộc với những vấn nạn của Giáo hội Mẹ Việt Nam đang gặp, dù vấn nạn đó ở đâu và đến từ bất cứ đâu, cũng là một sự thiếu trách nhiệm khó có thể chấp nhận. Điều đó cũng như chúng ta nói luôn yêu quý gia đình mình, nhưng từng cá nhân và cả gia đình còn hay mất mình là người không có trách nhiệm vậy.Vì vậy, hiện nay, xin đừng để Giáo phận Hà Nội cô đơn trước những khó khăn của mình.

Sự cầu nguyện giúp chúng ta bày tỏ tâm tình với Thiên Chúa và với nhau, truyền thông giúp chúng ta hiểu nhau, và trách nhiệm của mỗi người trong Giáo hội hiệp thông giúp mỗi chúng ta và cả Giáo hội đủ sức mạnh, khả năng đương đầu với mọi sóng gió.

Hà Nội, Ngày cuối năm 2007.
 
Sau khi TT Dũng thăm Tòa Khâm Sứ hôm nay, ban chiều giáo dân vẫn tới cầu nguyện
PV VietCatholic
23:12 30/12/2007
HÀ NỘI- Trưa nay 30.12.2007, sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời khỏi khu vực 40 Nhà Chung, có nhiều người đã đưa ra câu hỏi: vậy thì chương trình cầu nguyện hằng ngày tại Toà Khâm Sứ có còn tiếp tục không?
Một số người đứng chung quanh nêu ý kiến rằng: dĩ nhiên là chúng ta vẫn cứ phải cứ tiếp tục cầu nguyện, vì chưa chắc gì Nhà Nước đã giữ lời, biết đâu đây chỉ là kế hoãn binh, muốn xoa dịu lòng giáo dân trước khí thế đang dâng cao!.
Hỏi thăm tin tức từ các giáo xứ chung quanh Hà Nội thì thấy chưa có giáo xứ nào ra thông báo đình chỉ hay chấm dứt các buổi cầu nguyện cả. Trái lại các giáo xứ còn sốt sắng lên lịch cầu nguyện, đồng thời kêu gọi giáo dân sắp xếp thời gian tham gia đông đủ. Hơn thế các giáo xứ còn kêu gọi cộng đoàn tiếp tục ký tên vào bản kiến nghị.
Hôm nay thấy tại một số nhà thờ Công giáo ở Hà Nội còn loan thêm tin tức cho dân chúng biết là: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thị sát Toà Khâm Sứ và chứng kiến giáo dân cầu nguyện tại đây.
Liên quan đến việc ký tên vào bản kiến nghị, đi quan sát chung quanh khu Nhà thờ Lớn Hà nội, chúng tôi thấy cảnh tượng thật sinh động và vui tươi. Giáo dân chưa khi nào có khí thế như thế. Mỗi người đều cảm thấy mình có đóng góp trực tiếp bằng lời cầu nguyện và bằng hành động trong việc đấu tranh cho công lý được thực thi và trong việc xây dựng Giáo Hội.
Tại một vài giáo xứở trong thành Hà nội, họ còn tổ chức cho giáo dân ký tên rất khoa học: Kê rất nhiều bàn xung quanh nhà thờ và nhà xứ. In rất nhiều bản ký tên và bản kiến nghị phát ra cho giáo dân từ trước lễ. Trong khi đó, có một số nhà thờ ở các tỉnh xa Hà nội, giáo dân phải xếp hàng rất lâu mà không đến lượt.
Theo dõi diễn biến trong ngày tại các nhà thờ chúng tôi được biết là chương trình cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ vẫn tiếp tục. Quả đúng như vậy, chiều nay chúng tôi đã đến phố Nhà Chung quan sát thì thấy rằng: trước Toà Khâm Sứ, giờ cầu nguyện lúc 19h của giáo dân và lúc 20h của giới nam nữ tu sĩ đông hơn các ngày khác. Có nhiều người nay gọi Phố Nhà Chung là “Phố Cầu Nguyện”.
Có dịp nói truyện với vài vị linh mục, tu sĩ và giáo dân sau khi họ cầu nguyện, chúng tôi ghi nhận là tinh thần của họ rất phấn chấn, hồ khởi. và tự tin hơn sau chuyến viếng thăm của Thủ Tướng. Cùng có lẽ do vậy mà chiều này số giáo dân tham gia đông hơn. Đang khi đó, các nhân viên an ninh lại có vẻ ít hơn và bớt hung hăng hơn.
Trong khi lúc cộng đoàn giáo dân cầu nguyện, những công an và bảo vệ đứng xa xa chứ không đứng gần và đứng giữa như trước. Những người chụp ảnh cũng làm việc tự tin hơn. Họ biết đây không phải là nơi cấm chụp ảnh quay phim và họ hiểu rằng tất cả những ai đứng ở khu vực này đều là tham gia vào cuộc cầu nguyện cách này các khác nên họ tích cực chụp hình để về xem với nhau và nếu cần thì chia sẻ cho những người khác cùng xem và hiệp thông.
Cuối ngày hôm nay, chúng tôi có theo dõi chương trình thời sự mà không thấy Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội loan báo một lời nào hay một hình ảnh nào về chuyến viếng thăm của Thủ Tướng. Dù sao thì chuyến viếng thăm này của ông Thủ tướng rõ ràng đã hạ hoả nỗi bức xúc của các tầng lớp Công giáo và làm giáo dân lên tinh thần và giúp chương trình cầu nguyện được xúc tiến tốt đẹp hơn. (Xin xem trang hình ảnh buổi cầu nguyện chiều ngày 30.01.2007)
 
Tản mạn về Tòa Khâm Sứ: ''của Thiên Chúa hãy trả về cho Chúa''
Thạch Hà
01:43 30/12/2007
TẢN MẠN VỀ TOÀ KHÂM SỨ: “CỦA THIÊN CHÚA HÃY TRẢ VỀ CHO CHÚA”.
Tối nay, bên ngoài tường rào của Toà Khâm Sứ, hàng trăm linh mục, chủng sinh, nữ tu và rất đông anh chị em giáo dân cùng hướng về Toà Khâm sứ, đồng thanh cất lên lời cầu: “Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con”. Tôi tự nhủ: “Đẹp quá! Thánh thiêng quá!” Có cái gì đấy đẹp thật, mạnh mẽ, tự tin, hào hùng, một hào khí đã từng làm nên non sông đất việt, thứ hào khí mà các vị tử đạo Việt Nam đã từng mang vào để tô điểm cho trang sử của Giáo hội Việt Nam.
Tôi bồi hồi đứng đó, giữa đoàn người hành hương, miệng hoà trong tiếng hát lời kinh. Một cảm xúc trào dâng, nghẹn lại, vỡ ra trong lời ca hoà bình: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người... Xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp”.
Chợt tôi nghe có tiếng nói bên tai: “Giáo hội Việt Nam không tranh chấp với ai cả. Đây là mảnh đất thiêng nhất của Giáo hội Việt Nam. Đây là biểu tượng của Toà Thánh Vatican.” Tiếp theo lời ấy, tôi còn nghe được lời Chúa Giêsu nói ngày xưa khi Ngài bước chân vào Đền thờ Giêrusalem: “Các người hãy ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”.
Ừ nhỉ! Nơi thánh thiêng nhất của Giáo hội Việt Nam mà người ta cũng trà đạp hay sao? Nhà nước mình thiếu gì đất mà lại đi giành đất của tôn giáo và biến nơi thánh thiêng ấy làm chỗ buôn bán, thành chốn ăn chơi... Có sự phân biệt đối xử gì không? Nếu không tại sao lại như vậy?
Tôi đang mải suy nghĩ thì có một phụ nữ trung tuổi lay nhẹ tay tôi và hỏi nhỏ: “Nhà nước trả toà Khâm sứ rồi à?” Tôi quay lại nhìn. Đó là một phụ nữ vùng quê lên Hà Nội làm ăn buôn bán. Tôi trả lời chị: “Chưa”. Tôi thấy chị thật buồn. Có cái gì đấy đang tan vỡ trong chị. Chị bảo: “Thế mà tôi cứ tưởng!” Sau đó, chị nói như thể nói một mình; nói mà không e dè sợ sệt: “Gia đình tôi là gia đình liệt sĩ. Tôi nghe cán bộ nói và tôi cứ tưởng Nhà nước này là của dân, do dân và vì dân. Tôi cứ tưởng nhà nước này đã cơỉ trói tôn giáo từ lâu rồi... Hoá ra, sự thật không như tôi tưởng. Hoá ra, tôi đã bị lừa. Không thể như thế được. Sao Nhà nước cứ mị dân mãi thế...”
Tôi tự hỏi, có bao nhiêu người đã hy sinh cho TỔ QUỐC tới quên mình lại “cứ tưởng” như chị phụ nữ hôm nay. Một sự tin tưởng tuyệt đối. Vậy mà, niềm tin ấy hôm nay bị đã bị đánh cắp...
Tôi quay sang nhìn chị, thì vô tình lại nhìn thấy tấm panô treo trên bờ rào nổi rõ hàng chữ: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh.” Tôi không biết Đảng ấy là Đảng nào? Đảng mà lấy đất của dân, lấy đất của nhà thờ, thì đấy không phải là Đảng của tôi, của dân tộc Việt Nam, một dân tộc thương yêu nòi giống. Mấy đứa ăn cướp cũng có thể lập đảng được. Còn chữ “Văn minh” và chữ “đạo đức” nghe nó “đểu” thế nào ấy. Đểu nhất là nó được gắn trên tường rào của nhà Khâm sứ, nơi hơn 40 năm trước, nhà nước đã “cướp trắng” khu đất thiêng với những tài sản gắn ở đó của Giáo hội. Sở dĩ tôi nói vậy là bởi vì, theo như một vị cán bộ từng nói với tôi: “Trong thời kỳ Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo Xã hội chủ nghĩa năm 1961, thì đất đai tôn giáo không nằm trong diện cải tạo này. Thực tế, vào thời gian đó, nhất là cho tới giờ này, chưa hề có bất cứ Quyết định thu hồi đất tôn giáo của Chính phủ.” Nếu chưa từng có quyết định thu hồi ấy, thì quả thật, những đất đai của tôn giáo mà Nhà nước đang sử dụng, là đất chiếm dụng bất hợp pháp. Một nhà nước dân chủ và văn minh thì phải biết tôn trọng pháp luật. Nếu Đảng thật sự là dân chủ và văn minh thì chắc biết câu này: “Người văn minh là người biết hổ thẹn với lương tâm mình, sẵn sàng nhận sai lầm và biết trả lại những gì đã lấy của người khác”. Cũng vậy, người đạo đức là người biết thế nào là lẽ phải, tôn trọng sự thật và lẽ công bình. Đối với Toà Khâm sứ, Nhà nước không những đã không tôn trọng sự thật, mà còn bóp méo sự thật. Có một sự thật mà ai cũng biết, đó là Toà Khâm sứ và toàn bộ đất đai tại khu vực này thuộc sở hữu của Toà Tổng Giám mục Hà Nội từ hơn 100 năm nay. Cho tới giờ này chưa có bất cứ quyết định thu hồi nào... Vậy, phải hiểu hai chữ “Văn minh” và “Đạo đức” trên tấm panô ấy thế nào? Có một thứ “văn minh cướp bóc”, một thứ “văn hoá mọi rợ” đang tồn tại trong tâm thức của Đảng hay sao? Nhà nước của dân, do dân và vì dân sao lại cứ cướp đất của dân?
Tôi nghĩ rằng, đã tới lúc, các vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cần sám hối và mau chóng trả lại những gì đã lấy của Giáo hội Công giáo, bởi những tài sản này đã được thánh hiến. Nếu muốn “quốc thái dân an”, thì không có cách nào khác là “hãy trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa”. Nếu Nhà nước không muốn tái diễn những vụ “thánh vật” như đã từng xảy ra tại dòng sông thiêng Tô Lịch, thì cũng hãy mau trả lại đất đai cho các tôn giáo, đừng biến những nơi thánh thành nơi “buôn bán, thành chốn ăn chơi...” Cái gì cũng có giá của nó. Luật nhân quả vẫn luôn đúng mọi thời.
Tôi nghĩ rằng, đã tới lúc, Nhà nước cần phải trả lại cho dân niềm tin bằng cách trả lại cho tôn giáo những cơ sở mà Nhà nước đã chiếm dụng bất hợp pháp, đúng với những gì Hiến Pháp và luật pháp đã qui định:
- Điều 70 Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, năm 1992, khẳng định: “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được Nhà nước bảo hộ.”
- Hướng Dẫn số 500 HD/TGCP, ngày 4 tháng 12 năm 1993 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị 379/TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tôn giáo nêu rõ: “Nơi thờ tự của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đã hết hạn thì phải trả lại. Nếu còn nhu cầu sử dụng phải thỏa thuận với Giáo hội. Nếu chưa hết hạn mà sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại... Không để dân lấn chiếm nơi thờ tự. Ở những nơi do tồn tại của quá khứ, nơi thờ tự có dân đang ở thì Chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa trong một thời gian nhất định”.

- Thông tư 01/1999/TT-TGCP ngày 16 tháng 06 năm 1999 của Ban tôn giáo Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị Định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, nhấn mạnh: “Không để cơ sở thờ tự bị lấn chiếm. Nhà nước bảo hộ cơ sở thờ tự tôn giáo”.
- Điều 26 Pháp Lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, ngày 18 tháng 06 năm 2004, viết: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó”.
Tôi nghĩ rằng, sau vụ Trường Sa và Hoàng Sa, đến sự việc diễn ra tại Toà Khâm Sứ, Nhà nước đang tiếp tục bước đi những bước sai lầm, đang đánh đố và phớt lờ dư luận, đang quay lưng lại với dân tộc và tổ quốc.
Tôi mong rằng, mọi người công giáo yêu công lý, chuộng hoà bình, hãy hướng về Toà Khâm Sứ, về Toà Tổng Giám mục Hà Nội, nơi vị Tổng Giám mục đáng kính, ngày ngày đứng bên cửa sổ thổn thức trong lời nguyện cầu; hãy gia tăng lời cầu nguyện cho ngài được mạnh khoẻ, bình an; hãy nói với Đức Tổng rằng: “Thưa Đức Tổng, chúng con luôn bên cạnh Đức Tổng, chúng con quyết tâm thắp ngọn nến cuộc đời để đòi công lý”.
Cuối cùng, tôi mong rằng, mọi người công giáo cũng như không công giáo thiện chí, hãy góp ý cho Nhà nước để các vị lãnh đạo quốc gia mau chóng trả lại cho Giáo hội Toà nhà Khâm sứ, cũng như trả lại các khu đất của các tôn giáo đang bị chiếm dụng bất hợp pháp, giúp nước nhà được thái bình thịnh trị, giúp Nhà nước nhìn ra sự thật và lẽ công bình, để quốc thái dân an và để con cháu chúng ta không phải trả giá cho những sai lầm một cách có hệ thống của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam.

Hà Nội, 29/12/2007
 
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp đức TGM Ngô Quang Kiệt và thăm Tòa Khâm Sứ
Phóng viên VietCatholic
01:55 30/12/2007
TIN NỎNG BỎNG MÀ MÁT RƯỢI: THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG THĂM TÒA GIÁM MỤC VÀ ĐẾN TÒA KHÂM SỨ

Sáng nay 30.12. ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, đã đến thăm Toà Tổng Giám Mục Hà Nội khoảng 9 h 45 đến 10 h 25, gặp Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và chứng kiến cảnh giáo dân cầu nguyện.

Thủ Tướng và đức TGM đi sang tòa Khâm Sứ
Lúc khoảng 9 h 45’ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Toà Giám Mục Hà Nội. Trong khi các cận vệ đứng ở Toà Giám Mục phía phố Nhà Chung thì mình ông đi từ lối giữ xe bên hông Nhà Thờ Lớn. Ông vòng qua Trung tâm Mục vụ và Chủng viện và đến phòng khách Toà Tổng Giám Mục. Tại đây ông gặp Đức Tổng Giám Mục khoảng 15 phút trong phòng khách. Hai bên trao đổi với nhau thế nào chúng tôi chưa biết.

Khi Thủ tướng đi ra khỏi phòng khách thì cũng là lúc cùng đoàn giáo dân đang rước từ Nhà thờ Lớn sang khu đất Toà Khâm Sư đi đến nơi. Ông tươi cười với mọi người nụ cười quen thuộc. Rồi khi mọi người cảm thấy phấn khởi, vì cuộc cầu nguyện của mình đã được ông biết tới và hôm nay ông đến đây chứng kiến và gặp gỡ Đức TGM. Trong khi ông và Đức Tổng Giám Mục và đoàn tuỳ tùng đi từ sân Toà Giám Mục sang Toà Khâm Sứ theo cửa Toà Giám Mục thì cộng đoàn theo sau, vỗ tay, tiến bước.

Thủ tướng đứng ở cổng Toà Khâm Sứ, nơi giáp Toà Giám Mục. Thủ tướng sờ tay vào hàng rào sắt. Nhìn ngắm và lắng nghe một lúc rồi mới đi.

Thủ Tướng gặp giáo dân
Các nhân viên an ninh hay đứng ở hè phố Nhà Chung chỉ có vài gương mặt quen thuộc. Các cảnh sát không có. Cuộc viếng thăm của ông không ồn ào. Vì ông không báo trước cho địa phương. Điều này cũng khiến các cán bộ quận Hoà Kiếm và TP Hà Nội, nhất là các nhân viên an ninh đau đầu.

Theo ý kiến bình luận của nhiều người, chuyến viếng thăm của Thủ tướng đáng để cho chính quyền thành phố Hà Nội, nhất là chính quyền quận Hoà Kiếm, suy nghĩ, học tập và xem xét lại thái độ ứng xử của mình.

Xin nói thêm, sau thánh lễ sáng nay, Nhà Thờ Lớn có kê bàn cho giáo dân ký tên vào đơn kiến nghị đòi nhà đất Toà Khâm Sứ. Đông vui hơn bầu cử. Bà con giáo dân rất phấn khởi. Các giáo xứ trong thành phố và toàn giáo phận cũng làm như vậy.
 
Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng thăm Khu Tòa Khâm Sứ và chứng kiến giáo dân ký đơn
PV VietCatholic
02:56 30/12/2007
TÒA GIÁM MỤC HÀ NỘI -- Sáng Chúa Nhật 30/12/2007, trong khi giáo dân và các tân linh mục cầu nguyện và còn đang ký giấy tại khu vực nhà thờ chính tòa Hà Nội, và chung quanh khu vực Tòa Giám Mục thì bất chợt một vị khách đặc biệt đã tới thăm Tòa Tổng Giám Mục, đó là ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đã gặp và Đức TGM Ngô quang Kiệt đã trao đổi với nhau cách thiện cảm và cởi mở về những gì đang xảy ra xung quanh vụ việc Toà Khâm Sứ trong khoảng nửa tiếng đồng hồ.

Sau cuộc gặp gỡ và trò chuyện, ĐTGM và thủ tướng đã sang thăm Toà Khâm Sứ và gặp gỡ mọi người còn đang cầug nguyện và ký tên vào đơn yêu cầu, trước sự chứng kiến của nhiều người. center

Hy vọng Toà Khâm Sứ sẽ sớm được trao lại cho Giáo Hội Công giáo.
Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng gặp Đức TGM Ngô Quang Kiệt tại Tòa TGM Hà Nội sáng ngày 30.12.2007

(Photo: Hình trên đây do Tòa TGM Hà Nội cung cấp; các Photos dưới do Nhóm phóng viên VietCatholic)
Đức TGM Kiệt dẫn Thủ tướng Dũng rời Tòa Giám Mục để đi sang Khu Cổng Tòa Khâm Sứ

Đang khi đó ở ngoài đông đảo giáo dân tiếp tục ký giầy đòi chính quyền trả lại tài sản của Giáo hội

Lúc 10:40 phút TGM Ngô quang Kiệt hướng dẫn Thủ tướng tới cổng Tòa Khâm Sứ

TGM Kiệt giải thích về những sự lạm dụng buôn bán và đầu tư trên đất Tòa Khâm Sứ

Đang khi đó cá các chú nhỏ giúp lễ cũng hăng hái ký vào đơn xin đòi đất và tài sản...
 
“Họ có thể dập tắt nến, nhưng ánh sáng của công lý thì không bao giờ tắt”
Thẳng Tiến
08:39 30/12/2007
HÀ NỘI -- Đó là lời nói của một giáo dân khi chứng kiến cảnh một công an viên đi dập tắt và vứt đi những ngọn nến được thắp lên trước cổng Toà Khâm Sứ Hà Nội.
Mấy ngày gần đây, chính quyền đã cho khoá kín cổng vào Toà Khâm Sứ, đồng thời các nhân viên an ninh cũng đã liên tiếp có những hành động mang tính khiêu khích, coi thường dư luận.. Họ đã luôn khoá kín cổng dù cho có rất đông giáo dân muốn vào để cầu nguyện và tôn kính Đức Mẹ. Những bó hoa, những cây nến sáng, những nén hương không thể mang vào dâng lên Mẹ. Nhiều người bày tỏ mong muốn Toà Tổng Giám mục Hà Nội sẽ cho phá bỏ một phần “bức tường ô nhục” để mở một lối cho mọi người dễ dàng vào sân Toà Khâm Sứ cầu nguyện.
Tối nay, 29 tháng 12, đông đảo giáo dân sau thánh lễ chiều ngày thứ Bảy đã đến cầu nguyện trước Toà Khâm Sứ. Những cánh cổng vẫn khoá kín, các nhân viên an ninh canh phòng cẩn thận không để cho ai vào đặt hoa hay thắp nến chỗ tượng Đức Mẹ. Khu phố Nhà Chung đã trở nên một nguyện đường thật sốt sắng với nến sáng và trầm hương. Chúng tôi nhận thấy có nhiều người có dáng dấp như các phóng viên đang tác nghiệp, một cách âm thầm và dường như kín đáo. Mọi chuyện tưởng như thật bình thường.
Tuy nhiên, khi bà con giáo dân đã về gần hết thì năm người công an (có vè như vậy vì họ mặc thường phục) đã xông vào tính bắt hay đánh một người cầm máy ảnh chụp lại cảnh giáo dân cầu nguyện tối nay. Nhiều người đứng đó và đã chứng kiến chuyện này, họ rất bất bình trước những hành động ngang ngược đó và can thiệp để “giải cứu” người chụp ảnh đó. Mấy người công an cũng đầy căm phẫn, chúng tôi còn thấy họ ghi lại biển số xe và đuổi theo người chụp ảnh đó, không biết sẽ có chuyện gì xảy ra tiếp theo.
Không dừng lại ở đó, sau đó một người xưng là “công dân” đã đến thổi tắt và vứt bỏ những cây nến mà giáo dân vừa thắp lên khi cầu nguyện. Nếu như cách đây mấy ngày, họ đã cho người trong đêm tối lén lút lấy hoa mà giáo dân dâng kính Đức Mẹ để chà đạp và vứt đi, thì hôm nay, họ lại đến để dập tắt và ném bỏ những cây nến trước Toà Khâm Sứ. Một vài giáo dân chứng kiến cảnh đó đã hết sức bất bình và ngăn cản hành động đó: “Hoa – nến là những lễ vật tỏ lòng tôn kính mà giáo dân dâng lên Chúa và Đức Mẹ, các anh không được phép vứt đi hay chà đạp…” tuy nhiên, người “công dân” kia không đếm xỉa đến lại lớn tiếng gọi những nhân viên an ninh đang ở trong Toà Khâm Sứ ra, chúng tôi thấy có thêm cả mấy người công an cũng ra, dường như họ muốn dùng uy để làm lung lạc ý chí của một số ít giáo dân còn ở lại chứng kiến, họ còn to tiếng: “đây là cơ quan nhà nước, ai cho phép thắp nến chưng hoa ở đây”. Một vài giáo dân bảo đây là nhà chung của họ, là tài sản giáo hội thì những công an chìm nổi đó lại chỉ tay về phía Toà Tổng Giám mục “nhà của các anh bên kia kìa, còn đây là cơ quan nhà nước”.
20h, các tu sỹ của Toà Tổng Giám mục và Dòng Mến Thánh Giá cũng ra đọc kinh ở nguyện đường “hè phố” như mọi ngày, tuy nhiên hôm nay họ lại được “canh gác” cẩn thận hơn bởi nhiều người công an và nhân viên an ninh chìm nổi.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Xuân Bích Vĩnh Long
Lm. Fx. Tân Yên Nguyễn Hùng Oánh
08:14 30/12/2007
XUÂN BÍCH VĨNH LONG (1964-1970)
Xin bổ túc cho đầy đủ loạt bài nói về đại Chủng Viện Xuân Bích tại Việt Nam đăng trên VietCatholic
Cha Pierre Gastine Bùi Đức Tín từ Đại Chủng viện Xuân Bích Kim long (Huế) vào Vĩnh long lập Đại Chủng viện Xuân Bích Vĩnh long.
Niên khóa đầu tiên năm 1964-1965, gồm có:
- Lớp Thần học ba và bốn ở Huế vào,
- Lớp Dự bị gồm các Thầy địa phận Vĩnh long, Cần thơ và Mỹ tho.
Mãn khóa Thần bốn, một số Thầy chịu chức ở Vĩnh long (Thầy Mai Đức Vinh, bây giờ là Đức Ông ở Paris, Thầy Tri, Thầy Phúc, Thầy Thanh, Thầy Huân v.v), một số chịu chức ở Vương Cung Thánh đường Saigon (Thầy Hoàng Thái Ân, Thầy Trương Trọng Tài, Thầy Nguyễn Thanh Hoan (nay là Giám Mục Phan thiết) v.v...
Tiếp đến niên khóa năm 1965-1966 gồm có:
- Lớp Dự bị
- Lớp Triết một
- Với các cụ: Cụ Duy, Cụ Năng, Cụ Sự.
(Lớp Thần ba học xong năm trước ở Vĩnh long trở lại Huế)
Tính ra khóa học trọn vẹn: tám năm:
- Một năm Dự bị,
- Hai năm Triết học,
- Một năm đi thử,
- Bốn năm Thần học.
Và một tháng đầu mùa hè của kỳ nghỉ hè mỗi năm học, toàn trường chia mỗi nhóm ba thầy đi tới các họ đạo trong ba địa phận truyền giáo (thực tập), ba hoặc bốn nhóm có một Cha giáo, kể cả Cha Bề trên đi hướng dẫn. Nhờ vậy mà kẻ viết bài nây thuộc địa phận Saigon xuống học biết đựợc Bình thủy, Đại ngãi, Kế sách, Cù lao Dung v.v…
Xuân Bích Vĩnh long thành lập sau Xuân Bích Huế nhiều năm, nhưng Xuân Bích Vĩnh long được hân hạnh do Cha Bề trên Gastine, Giám Đốc Xuân Bich Huế, đích thân thành lập và làm Giám đốc tạo nên một uy tín rất lớn.
Đức Cha Antôn Nguyễn văn Thiện, Giám mục Vĩnh long và Đức Cha Giuse Trần Văn Thiện, Giám mục đia phận Mỹ tho thường đến Đại Chủng viện Xuân Bich Vĩnh long. Có lần vào dịp Giang Sinh, kẻ viết bài nầy đang ở trong phòng Cha Bề trên, Đức Cha Antôn xuất hiện, vào phòng vui vẻ bắt tay Cha Bề trên, Cha Bề trên vừa bắt tay vừa quỳ hôn nhẫn và nói: “Đức Cha đến thăm con”, rồi câu chuyện giữa hai ngài thật hồn nhiên, thân mật…, kẻ nầy chuồn lẹ. Đức Cha Giuse Mỹ tho, nói tiếng Pháp như Tây, tới cho các thầy sách “SỐNG” cho biết chương trình của ngài đầu tư cho hai mươi năm, ba mươi năm, Cha Bề trên nói: Nói chuyện với ngài, có khi quên ngài là người Việt nam. Cha Bề trên lên Saigòn, thỉnh thoảng dánh Domino với Cha Bê trên Nguyễn văn Mâu, Giám đốc Đại Chủng viện Saigon. Khi Cha Bề trên Mầu làm Giám mục, Cha Bề trên Gastine lên mừng, nói đùa: “Bây giờ Cha Bề trên làm Giám mục rồi, không đánh Domino với con nữa.
Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngự chấp nhận cho Cha Nguyễn Trọng Quý, tiến sỹ Thần học ở Đức mới về sang dạy Thần học cho Xuân Bích Vĩnh long. Có dịp ngài sang thăm Xuân Bích Vĩnh long, chung tôi ĩ vào lớp lớn nhất, vây quanh ngài, nịnh: “Cám ơn Đức Cha đã cho Cha giáo Quý sang dạy cho chúng con... Cha Quý hiền lắm thưa Đức Cha… Cha Quý…”. Đức Cha trả lời: “Thôi, thôi, tôi biết rồi các thầy ăn hiếp Cha Quý “Cười quá sức ! Đúng là nhất quỷ, nhì ma, thứ ba…. Cha Giáo Quý có cái đặc biệt “tài” hỏi thăm trong mọi tình huống. Chào ngài, ngài nở nụ cười rồi hỏi: đi dạo về ? Đi đâu về ? Cả khi đi tắm ở bên dãy nhà cũ đi về nhà mới, ngài cũng vui vẻ trả lời câu chào: ‘Thầy tắm về đó, sao không lau khô người đi, để ướt dễ cảm …
Năm 1967, vào dịp Tết Nguyên đán Đinh Mùi, Đức Cha Brunon sang thăm Xuân Bích, ngài tới Vĩnh long trước. Trong bữa cơm “tết trươc Tết”, Đức Cha Antôn ngồi bàn đối diện với Đức cha Brunon, ngài nói (Cha Bề trên Gastine dịch): “Đức Cha ăn Tết bên Pháp vừa rồi, sang đây không được ăn Tết nữa đâu nhé”. Cả phòng cơm cười thích thú, nhất là cười ào khi nghe Cha Bề trên dịch ra tiếng Pháp).
Năm 1970, Cha Faynet, Bề trên Xuân Bích sang thăm. Cha Villard vội mua tác phẩm “L’Église” của Cha Bề trên mới xuất bản để trong thư viện trước khi Cha Bề trên sang. Kẻ nầy đến phiên phải giúp lễ, tráng chén, Cha Bề trên cứ đứng như “ông tây” giữa bàn thờ, buộc kẻ nầy phải nói “Mon Supérieur, à votre place” (không chuẩn bị, chẳng biết đúng hay sai), ngài vui vẻ trở lại ghế. Cũng năm nầy, Cha Bề trên Gastine xin từ nhiệm chức Bề trên và Cha Chính Tự vừa là Tổng Đại diện Vĩnh long, vừa là Giám đốc Tiểu Chủng viện Vĩnh long sang làm Giám đốc Đại Chủng viện (không còn Đại Chủng viện Xuân Bích nữa), nhưng các Cha giáo vẫn giữ nguyên. Một số linh mục thắc mắc về Đại Chủng viện Vĩnh long, Cha Nguyễn Sơn Lâm, Giám đốc Đại Chủng viện Xuân Bích Huế trong khóa các linh mục tu nghiệp ở Nha trang, trả lời: “Xuân Bích đã hoàn thành nhiệm vụ ở Vĩnh long”. Cha Bề trên Gastine đi nhận một giáo xứ ở miền thôn nước tỉnh Vĩnh long, tránh tới Chủng viện. Chúng tôi đến thăm ngài, cả hai bên không bao giờ nói tới công việc ở Chủng viện.
Có một linh mục đồng hương với kẻ nầy, làm giáo sư Tiểu Chủng viện Vĩnh long phàn nàn chúng tôi có thái độ “chống đối” Cha Bề trên mới. Dị ứng thì có, nhưng chống đói thì không. Chúng tôi năm cuối cùng thấy phải có sự “thích ứng” (adaptation) của chúng tôi, và không thể không có sự tiếc nuối… Chúng tôi thực sự đã giúp Cha Bề trên Tự bằng cách trình lên ngài những ý kiến và vâng theo lời ngài dạy. Một vài thầy lớp khác “đổi đường tu” trước khi ra về cũng có vài lời nói nặng…. Kết quả là Cha Bề trên mới gặt hái kết quả của người cũ đã gieo trong ngày Đức Khâm sứ Henri Le Maitre về nhà thờ Chính tòa Vĩnh long truyền chức linh mục cho chúng tôi ngày 28-4-1972. Và lớp chúng tôi trở về ngày lễ Kính Tổ Xuân Bích (21-11-1973) tại Đại Chủng viện Vĩnh long, rất vui vẻ. (Cha Bề trên mới có tài giữ sinh hoạt của Xuân Bích và ngài đã thành công).
Dịp Cha Adrien Villard Triệu Bá Vi sang thăm Viet nam lần đầu tiên, kẻ hèn nầy lên gặp ngài ở giáo xứ Phú hạnh (tp HCM). Ngài nói: “Cha Gastine rất muốn sang, nhưng thời gian đó ngài sợ liên lụy tới các cha. Kẻ nầy nói chuyện với ngài vì trước đã giúp ngài đi mua coupon Unesco để mua sách bên Pháp cho các Thầy, và đề nghị với một số cha hiện diện: “Mỗi cha học Xuân Bích góp 100 hoặc 50 USD cho quý cha giáo mỗi nam sang thăm học trò”. Ngài lắc đầu và hình như các cha có mặt cũng dồng tình với ngài.
Riêng về nhóm linh mục Xuân Bích lớp đầu tiên 1972 thỉnh thoảng gặp nhau: hai lần gặp ở Tiểu Chủng vi?n Saigon, một lần gặp tại giáo xứ Bình thuận Quận 8, một lần gặp nhau ở giáo xứ Lương hòa m?ng 10 năm Linh mục, một lần gặp ở giáo xứ Tân định, gặp nhau ở Mỹ tho dự đám tang của Lm. Nguyễn Hoàng Đệ cùng lớp; gặp nhau ở Đại Chủng viện Cái Răng dự đám tang của Lm. Ngọc tháng mười năm 2007. Thập niên cuối thế kỷ 20 và kéo dài dài… do sáng kiến của Quý Cha và do Cha Trương Kim Hương làm thủ trưởng tổ chức họp mừng Lễ Kính Tổ (lễ Đức Mẹ Dâng Mình trong Đền Thờ, ngày 21 tháng 11 hàng năm)…. Kẻ viết bài nầy đã học Đại học Đà lạt, thích cái lạnh ở xứ sương mù, nhưng bây giờ cơ thể không cho phép (sợ lạnh), đành tiếc rẻ vậy.
 
Văn Hóa
Em muốn về Noel Nha Trang (thơ)
Tuyết Mai
11:51 30/12/2007
EM MUỐN
VỀ NOEL NHA TRANG


Em muốn về Nha trang
Thắp ngọn nến Noel ngày thơ ấu
Em đi tung tăng, bên Mẹ yêu dấu
“Chúa Hài Đồng nhìn con đó, Tuyết Mai”

Chúa mĩm cười con bé nghịch đùa dai
Cứ ve vuốt “Chúa Hài Đồng xinh quá”
Mẹ thầm câu kinh lòng vui rộn rã
“Dâng Chúa nhà con, dâng Chúa Tuyết Mai”

Có biết gì đâu, hỏi mẹ câu này:
“Mẹ, mắc mớ gì dâng con cho Chúa?
Con không chịu nằm trên rơm cỏ úa
Nhà quen rồi nệm ấm với chăn êm!
Con gái cưng của Mẹ, hổng … thèm
Hổng thèm, hổng thèm chơi với Mẹ”

Nhớ Nha Trang mùa Noel thơ bé
Hổ thẹn làm sao cái thuở vỡ lòng
Cả tình yêu cũng mới học đêm đông
Chưa dám thuộc sợ lạnh lùng sương gió

Giữa trần gian, con độc hành vò võ
Chưa lạnh bằng cái lạnh của năm xưa
Hơn năm mươi năm nói mấy cho vừa
Nghe hổ thẹn mỗi mùa Noel đến

Con muốn về Nha Trang cầm ngọn nến
Tạ ơn Hài Đồng đã nhận đời con
Mẹ con dâng dâng cả những bất toàn
Chúa đã nhận dẫu lòng con chưa muốn

Con ra đi giữa đời trăm vạn hướng
Chúa Hài Đồng vẫn dõi mắt theo con
Dẫu Nha Trang, Texas, hay Sài gòn
Vẫn Tuyết Mai một đời rơm cỏ úa

Thắp ngọn nến lòng, xin tạ ơn Chúa
Cho trái tim muôn thủa sống và yêu
Ở đâu đâu cũng có một bóng chiều
Nhưng nắng của Mẹ Nha Trang
vẫn ấm mãi trong hồn đời cô lữ...