Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:12 28/12/2019
23. Nên biết đức kiên nhẫn thì khiến cho chúng ta đạt tới sự bảo đảm hoàn mỹ nhất.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
-----------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện (tập 10)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:20 28/12/2019
1. THƠ NHÀ XÍ
Có người nọ thích làm thơ, một lần kia đi nhà xí ngẫu hứng làm xong một bài thơ, “thơ nhà xí” như sau:
- “Bên ván nước tiểu chảy gấp, nơi vũng sâu phân rơi chậm”.
Và tự cho đó là hình tượng sống động, tuỵêt tác.
Có người sau khi nghe được bài thơ này thì ôm bụng cười mãi không thôi.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 1:
Người thích hát thì lúc nào cũng hát được, ngay cả khi anh em chị em trong cộng đoàn ngủ trưa, nghỉ ngơ, thì cũng trương cổ hát lên một câu không ăn nhập gì tới thánh ca thánh nhạc, làm cho mọi người lấy làm khó chịu.
Con người ta ai cũng có một năng khiếu nào đó để giúp vui giúp ích cho đời, vì đó là ý Thiên Chúa muốn, chỉ có điều là chúng ta có thấy được năng khiếu của mình hay không mà thôi.
Nhưng cái năng khiếu dễ thương nhất của người Ki-tô hữu chính là sự vui tươi, vui tươi làm cho người khác cảm thấy bằng an khi tiếp xúc với mình, vui tươi làm cho hoàn cảnh chung quanh mình rộn tiếng cười vui, vui tươi là biểu lộ một tâm hồn bình an thánh thiện của con cái Thiên Chúa.
Vui tươi và sống động nhất chính là phục vụ tha nhân mà không câu nệ, giúp đỡ anh em chị em mà không cau có, chia sẻ với tha nhân mà không thấy mình bị thua thiệt...
Thích làm thơ là một năng khiếu trời ban, bởi vì không phải ai cũng thích làm thơ, nhưng có năng khiếu mà không học hỏi trau dồi thêm thì sẽ tụt hậu. Nụ cười tươi luôn nở trên môi là năng khiếu của người Ki-tô hữu, cho nên cần phải đem nó tặng cho người, đó mới đúng là bức tranh truyền giáo sống động của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người nọ thích làm thơ, một lần kia đi nhà xí ngẫu hứng làm xong một bài thơ, “thơ nhà xí” như sau:
- “Bên ván nước tiểu chảy gấp, nơi vũng sâu phân rơi chậm”.
Và tự cho đó là hình tượng sống động, tuỵêt tác.
Có người sau khi nghe được bài thơ này thì ôm bụng cười mãi không thôi.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 1:
Người thích hát thì lúc nào cũng hát được, ngay cả khi anh em chị em trong cộng đoàn ngủ trưa, nghỉ ngơ, thì cũng trương cổ hát lên một câu không ăn nhập gì tới thánh ca thánh nhạc, làm cho mọi người lấy làm khó chịu.
Con người ta ai cũng có một năng khiếu nào đó để giúp vui giúp ích cho đời, vì đó là ý Thiên Chúa muốn, chỉ có điều là chúng ta có thấy được năng khiếu của mình hay không mà thôi.
Nhưng cái năng khiếu dễ thương nhất của người Ki-tô hữu chính là sự vui tươi, vui tươi làm cho người khác cảm thấy bằng an khi tiếp xúc với mình, vui tươi làm cho hoàn cảnh chung quanh mình rộn tiếng cười vui, vui tươi là biểu lộ một tâm hồn bình an thánh thiện của con cái Thiên Chúa.
Vui tươi và sống động nhất chính là phục vụ tha nhân mà không câu nệ, giúp đỡ anh em chị em mà không cau có, chia sẻ với tha nhân mà không thấy mình bị thua thiệt...
Thích làm thơ là một năng khiếu trời ban, bởi vì không phải ai cũng thích làm thơ, nhưng có năng khiếu mà không học hỏi trau dồi thêm thì sẽ tụt hậu. Nụ cười tươi luôn nở trên môi là năng khiếu của người Ki-tô hữu, cho nên cần phải đem nó tặng cho người, đó mới đúng là bức tranh truyền giáo sống động của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Phải Trở Về Nadarét Mà Thôi !
Lm Giuse Trương Đình Hiền
23:11 28/12/2019
Lễ Thánh Gia Thất Năm A 2019
Đúng như trong Tông thư “Dấu Chỉ Lạ Lùng” (Admirabile Signum) của Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào dịp Giáng Sinh năm nay (2019), Hang đá-Máng cỏ chính là điểm nhấn thu hút nhiều người quan tâm và thích thú nhất trong dịp mừng lễ Giáng Sinh.
Đức Thánh Cha viết: “Dấu chỉ lạ lùng của hang đá máng cỏ, rất được các tín hữu Kitô quý chuộng, luôn gợi lên sự ngưỡng mộ và ngạc nhiên. Diễn tả biến cố Chúa Giêsu giáng sinh cũng có nghĩa là loan báo mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa một cách đơn sơ và vui mừng.” (AS số 1)
Có cái gì lạ lùng, bắt mắt hay sinh động đến độ hấp dẫn bao nhiêu con người tập chú vào Hang đá-Máng cỏ đến thế ? Đơn giản. Chỉ là một gia đình nghèo. Tạm trú nơi hang súc vật...mà Phụng vụ hôm nay gọi chung là Thánh Gia.
Vâng, Chúa Nhật Thánh Gia hôm nay, Phụng vụ mời gọi chúng ta cùng hướng về Hang đá-Máng cỏ để chiêm ngưỡng và suy tư cách đặc biệt về mầu nhiệm Thánh Gia nầy: Chúa Giêsu-Đức Mẹ-Thánh Giuse. Quả thật, khi chiêm ngưỡng Thánh Gia nơi hang lừa máng cỏ, chúng ta mới thấy hiện lên cách rõ nét ý nghĩa của mầu nhiệm: “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” – Emmanuel, như cách cắt nghĩa trong tông thư Admirabile Signum: “Thực vậy, hang đá máng cỏ, giống như một Tin Mừng sống động, trào ra từ những trang Kinh Thánh. Trong khi chúng ta chiêm ngắm cảnh tượng Giáng Sinh, chúng ta được mời gọi lên đường trong tâm trí, bị thu hút vì lòng khiêm tốn của Đấng đã nhập thể làm người để gặp gỡ mỗi người. Và chúng ta khám phá thấy Chúa yêu thương chúng ta đến độ kết hiệp với chúng ta để chúng ta cũng có thể kết hiệp với Chúa.” (AS số 1).
Và “Bàn tiệc Lời Chúa” hôm nay sẽ thuyết minh rõ hơn cho chúng ta nội dung chân lý sâu xa nầy.
Trước hết, Thiên Chúa ở cùng chúng ta cũng có nghĩa Thiên Chúa chấp nhận làm người trong thân phận của một em bé được sinh ra từ lòng mẹ cùng khóc oa oa như bao nhiêu tiếng khóc chào đời khác; đồng thời cũng chấp nhận thân phận yếu đuối, mỏng manh, bị đe doạ, bị săn đuổi, phải lao đao lận đận trong kiếp phận lưu đày, trốn chạy, di cư…như tường thuật của Tin Mừng Matthêô chúng ta vừa nghe.
Thiên Chúa làm người cũng có nghĩa là Thiên Chúa chấp nhận làm một người con hiếu thảo trong một gia đình để lớn lên từng ngày trong sự học biết và thấm nhuần những trang Cựu ước, như lời dạy của sách Huấn Ca: “của dâng cho Cha sẽ không rơi vào quên lảng, của biếu cho mẹ sẽ đền bù được tội lỗi”, hay “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu…Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng”.
Chắc chắn, những lời giảng dạy sau nầy trong cuộc đời công khai của Đấng Emmanuel sẽ ghi đậm dấu ấn những lời nhủ khuyên sâu lắng, khiêm hạ của thánh Giuse, những chuyện kể dạt dào tình thương của Mẹ Maria. Hình ảnh những dụ ngôn Tin Mừng như “vải mới không vá vào áo cũ”, “Men trong bột”, “đồng bạc đánh mất”... phải chăng là những kỷ niệm không phai trong ký ức của Chúa Giêsu nhớ về hình ảnh của Mẹ dấu yêu Maria đã từng ngồi vá áo cho con, từng vào men nhồi bột để cho trẻ Giêsu có được tấm bánh thơm no dạ thỏa lòng. Và những dụ ngôn thâm thúy, cao xa về tình yêu Thiên Chúa như “Người cha nhân hậu”, “người mục tử tìm con chiên lạc”, “nhà phú hộ và tên La-gia-rô nghèo khó” biết đâu đó là những chuyện kể ngày xưa của Thánh Giuse thỏ thẻ chuyện trò cùng bé Giêsu khi đang cùng nhau đục đẻo cưa bào... và cùng suy tư những trang dài của lịch sử dân Chúa thời Cựu ước.
Vị “Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta” đó, Đấng Emmanuel đó không chỉ “cắm lều ở giữa nhân loại” nội trong một ngày, một tháng, một năm...mà là 33 năm tròn, trong đó 30 năm trường chấp nhận làm một kẻ vô danh tiểu tốt hiện diện trong mái ấm gia đình Na-da-rét. Sống mầu nhiệm Thánh Gia hôm nay phải chăng là cùng với Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse lên đường “Trở về Na-da-rét” để sống mầu nhiệm gia đình cách trọn hảo, như lời dạy của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II trong Tông huấn về Gia Đình:
“Nơi gia đình ấy, do ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa, Con Thiên Chúa đã sống ẩn dật mấy chục năm trời. Thế nên, Gia đình ấy là nguyên mẫu và là tấm gương cho mọi gia đình Kitô hữu. Chúng ta hãy nhìn Gia đình ấy, Gia đình có một không ai trong thế giới, Gia đình đã sống âm thầm lặng lẽ trong một thị trấn nhỏ ở Palestina, Gia đình đã bị thử thách vì nghèo khổ, bắt bớ, lưu đày, Gia đình đã tôn vinh Thiên Chúa một cách trỗi vượt và tinh khiết vô song : Gia đình ấy sẽ không quên cứu giúp các gia đình Kitô hữu và cứu giúp cả mọi gia đình trên thế giới, để họ trung thành với các bổn phận hằng ngày của họ, để họ biết cách chịu đựng những âu lo và xáo trộn trong cuộc sống, để họ quảng đại mở lòng ra trước những nhu cầu của người khác, để họ vui vẻ hoàn tất chương trình của Thiên Chúa đã định cho họ” (TH Gia đình của ĐGH G.P.II, số 86-Kết luận)
Cuộc đời cứu thế của Chúa Giêsu cần thiết biết bao vai trò của cha mẹ trong một gia đình: Mẹ Maria và Thánh Giuse.
Chúng ta thấy đó: nếu không có Giuse tỉnh táo, biết lắng nghe và thực thi ý Chúa làm sao hài nhi bé bỏng đó có thể thoát khỏi nanh vuốt của bạo chúa Hêrôđê !
Và trong cuộc trường hành xuyên sa mạc từ Bêlem đến Ai Cập, một đoạn đường vào hạng khắc nghiệt nhất thế giới, đã từng chôn sống cả một đoàn quân tinh nhuệ của Rôma, quả thật, nếu không có cha Giuse và mẹ Maria bao bọc, che chở, ấp ủ…thì làm sao hài nhi bé bỏng Giêsu có thể an yên, “đi đến nơi về đến chốn”, vượt qua và chịu đựng nổi cái giá lạnh của mùa đông, cái nóng rát của mùa hè trên hàng trăm dặm đường dài hoang mạc!
Và sau nầy, khi thánh gia đã lập cư tại làng quê Na-da-ret, nếu không có cha, không có mẹ, không có mái ấm gia đình thân thương, thánh thiện, thì làm sao em bé Giêsu có thể “lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2,40).
Chính vì thế, thế giới hôm nay đang rất cần những mái ấm gia đình, đang cần những người cha trách nhiệm, liêm chính, những người mẹ đảm đang đức hạnh. Có biết bao nhiêu cuộc đời “không lớn nổi thành người” vì ngay từ thuở ấu thơ đã đánh mất mái ấm gia đình, đã không có được một người mẹ để dấu yêu săn sóc, một người cha để dạy dỗ bảo ban.…
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Tông thư “Dấu chỉ Lạ lùng” đã phát hiện bao nhiêu dấu chỉ sống động mà Hang đá-Máng cỏ khơi gợi dân Chúa cầu nguyện và khám phá những bài học đức tin sâu sắc, nhất là xuyên qua 3 nhân vật chính làm nên Thánh Gia:
- “Đức Maria là một người mẹ đang chiêm ngắm hài nhi của Mẹ và tỏ hài nhi cho những người đến thăm. (…). Với lời thưa “Xin vâng” ấy, Maria trở thành mẹ của Con Thiên Chúa mà không mất sự đồng trinh, hay đúng hơn là thánh hóa sự đồng trinh ấy, nhờ Chúa. Chúng ta thấy Mẹ Thiên Chúa không giữ Con cho bản thân mình, nhưng Mẹ mời gọi tất cả hãy vâng theo lời Chúa và mang ra thực hành (Xc. Ga2,5). (AS Số 7).
- Cạnh Mẹ Maria, có thánh Giuse trong thái độ bảo vệ Hài Nhi và Mẹ Người. Người ta thường diễn tả thánh nhân tay đang cầm gậy và nhiều khi Người cũng đang cầm đèn. Thánh Giuse giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Thánh nhân là người canh giữ không bao giờ mệt mỏi trong việc bảo vệ gia đình Người. Khi Thiên Chúa báo tin cho Người về sự đe dọa của Hêrôđê, Người không do dự lên đường và di tản sang Ai Cập (Xc. Mt 2,13-15). Và sau khi nguy hiểm qua đi, Người mang gia đình về Nazareth, tại đây Người sẽ là nhà giáo dục đầu tiên đối với Chúa Giêsu như thiếu nhi và thiếu niên. (…) (AS số 7)
- Con tim của hang đá máng cỏ bắt đầu đập mạnh khi chúng ta đặt tượng Chúa Hài Đồng Giêsu trong đó vào lễ giáng Sinh. Thiên Chúa xuất hiện như thế, trong một hài nhi, để chúng ta bồng bế Ngài. Trong sự yếu đuối mong manh ấy có tiềm ẩn quyền năng sáng tạo và biến đổi mọi sự của Ngài. Dường như đó là điều không thể xảy ra được, nhưng thực tế là như vậy: nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa là một hài nhi và trong thân phận ấy, Chúa muốn biểu lộ tình thương cao cả của Ngài, được diễn tả lộ qua một nụ cười, qua sự giơ đôi tay Ngài với bất kỳ ai. (AS số 8).
Trong bối cảnh một Đất Nước, một quê hương Việt nam càng ngày càng gia tăng các tệ nạn trong đời sống gia đình: nào là nạn ly dị, phá thai, buôn bán trẻ em và phụ nữ, nạn bạo hành trong gia đình, sự buông thả luân lý của giới trẻ, đồi trụy và bạo lực gia tăng nơi học đường..., thì con đường duy nhất để chữa trị những căn bệnh hiểm nguy nầy đó chính là tìm về học lại nơi mái trường “Thánh Gia”. Vã lại “học đường” nầy sẽ không bao giờ đóng cửa cho những ai khát khao thụ huấn. Cùng với toàn thể GHVN, chúng ta bước vào năm 2019 nầy là năm đầu tiên hướng về mục vụ giới trẻ, một đối tượng mục vụ mà gia đình luôn đóng một vai trò quyết định, như tông huấn về Gia đình của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II:
“Gia đình phải đào tạo cho con cái bước vào đời sống, giúp cho mỗi người con biết chu toàn trọn vẹn bổn phận của mình tùy theo ơn gọi đã nhận được từ Thiên Chúa. Quả thế, nhờ rộng mở đến các giá trị siêu việt, vui vẻ phục vụ tha nhân, chu toàn các nghĩa vụ của mình một cách quảng đại và trung thành, cũng như luôn luôn ý thức về sự tham dự vào mầu nhiệm thập giá vinh quang của Đức Ki-tô, gia đình trở thành chủng viện đầu tiên và tuyệt hảo cho ơn gọi sống đời tận hiến vì Nước Thiên Chúa. Thừa tác vụ Tin mừng hoá và dạy giáo lý của cha mẹ, phải theo sát con cái suốt đời chúng, cả trong tuổi thiếu niên và tuổi thanh niên, là tuổi mà thường thường con cái hay đứng lên phản kháng hoặc thẳng thừng từ chối đức tin Ki-tô giáo mà chúng đã nhận trong những năm đầu tiên của cuộc đời. Cũng như trong Hội Thánh, công việc Tin mừng hoá không bao giờ được thực hiện mà không gây đau khổ cho vị tông đồ, thì cũng thế trong gia đình Ki-tô hữu, cha mẹ phải rất can đảm và hết sức đương đầu với những khó khăn mà đôi khi thừa tác vụ Tin mừng hoá gặp phải nơi chính con cái của họ.” (Familiaris Consortio 53)
Trong ngày lễ Thánh Gia hôm nay, chúng ta cùng hiêp lời cầu xin Thánh Gia Thất đoái thương nguyện giúp cầu thay cho các gia đình Kitô hữu biết hướng cuộc sống về mẫu gương tuyệt vời của Thánh Gia Thất trong đời sống cầu nguyện, yêu thương và phục vụ; xin cho các gia đình luôn biết không ngừng “trở về Na-da-rét” để thụ huấn với Thánh Gia những bài học chưa bao giờ lỗi thời, những bài học căn bản để làm người và làm con Thiên Chúa mà Thánh Phaolô đã ân cần nhắn gởi giáo đoàn Côlôsê trong thuở đầu của kỷ nguyên Kitô giáo: “Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau….Trên hết mọi đức tính, phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo.” Amen.
LM. Trương Đình Hiền
Đúng như trong Tông thư “Dấu Chỉ Lạ Lùng” (Admirabile Signum) của Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào dịp Giáng Sinh năm nay (2019), Hang đá-Máng cỏ chính là điểm nhấn thu hút nhiều người quan tâm và thích thú nhất trong dịp mừng lễ Giáng Sinh.
Đức Thánh Cha viết: “Dấu chỉ lạ lùng của hang đá máng cỏ, rất được các tín hữu Kitô quý chuộng, luôn gợi lên sự ngưỡng mộ và ngạc nhiên. Diễn tả biến cố Chúa Giêsu giáng sinh cũng có nghĩa là loan báo mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa một cách đơn sơ và vui mừng.” (AS số 1)
Có cái gì lạ lùng, bắt mắt hay sinh động đến độ hấp dẫn bao nhiêu con người tập chú vào Hang đá-Máng cỏ đến thế ? Đơn giản. Chỉ là một gia đình nghèo. Tạm trú nơi hang súc vật...mà Phụng vụ hôm nay gọi chung là Thánh Gia.
Vâng, Chúa Nhật Thánh Gia hôm nay, Phụng vụ mời gọi chúng ta cùng hướng về Hang đá-Máng cỏ để chiêm ngưỡng và suy tư cách đặc biệt về mầu nhiệm Thánh Gia nầy: Chúa Giêsu-Đức Mẹ-Thánh Giuse. Quả thật, khi chiêm ngưỡng Thánh Gia nơi hang lừa máng cỏ, chúng ta mới thấy hiện lên cách rõ nét ý nghĩa của mầu nhiệm: “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” – Emmanuel, như cách cắt nghĩa trong tông thư Admirabile Signum: “Thực vậy, hang đá máng cỏ, giống như một Tin Mừng sống động, trào ra từ những trang Kinh Thánh. Trong khi chúng ta chiêm ngắm cảnh tượng Giáng Sinh, chúng ta được mời gọi lên đường trong tâm trí, bị thu hút vì lòng khiêm tốn của Đấng đã nhập thể làm người để gặp gỡ mỗi người. Và chúng ta khám phá thấy Chúa yêu thương chúng ta đến độ kết hiệp với chúng ta để chúng ta cũng có thể kết hiệp với Chúa.” (AS số 1).
Và “Bàn tiệc Lời Chúa” hôm nay sẽ thuyết minh rõ hơn cho chúng ta nội dung chân lý sâu xa nầy.
Trước hết, Thiên Chúa ở cùng chúng ta cũng có nghĩa Thiên Chúa chấp nhận làm người trong thân phận của một em bé được sinh ra từ lòng mẹ cùng khóc oa oa như bao nhiêu tiếng khóc chào đời khác; đồng thời cũng chấp nhận thân phận yếu đuối, mỏng manh, bị đe doạ, bị săn đuổi, phải lao đao lận đận trong kiếp phận lưu đày, trốn chạy, di cư…như tường thuật của Tin Mừng Matthêô chúng ta vừa nghe.
Thiên Chúa làm người cũng có nghĩa là Thiên Chúa chấp nhận làm một người con hiếu thảo trong một gia đình để lớn lên từng ngày trong sự học biết và thấm nhuần những trang Cựu ước, như lời dạy của sách Huấn Ca: “của dâng cho Cha sẽ không rơi vào quên lảng, của biếu cho mẹ sẽ đền bù được tội lỗi”, hay “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu…Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng”.
Chắc chắn, những lời giảng dạy sau nầy trong cuộc đời công khai của Đấng Emmanuel sẽ ghi đậm dấu ấn những lời nhủ khuyên sâu lắng, khiêm hạ của thánh Giuse, những chuyện kể dạt dào tình thương của Mẹ Maria. Hình ảnh những dụ ngôn Tin Mừng như “vải mới không vá vào áo cũ”, “Men trong bột”, “đồng bạc đánh mất”... phải chăng là những kỷ niệm không phai trong ký ức của Chúa Giêsu nhớ về hình ảnh của Mẹ dấu yêu Maria đã từng ngồi vá áo cho con, từng vào men nhồi bột để cho trẻ Giêsu có được tấm bánh thơm no dạ thỏa lòng. Và những dụ ngôn thâm thúy, cao xa về tình yêu Thiên Chúa như “Người cha nhân hậu”, “người mục tử tìm con chiên lạc”, “nhà phú hộ và tên La-gia-rô nghèo khó” biết đâu đó là những chuyện kể ngày xưa của Thánh Giuse thỏ thẻ chuyện trò cùng bé Giêsu khi đang cùng nhau đục đẻo cưa bào... và cùng suy tư những trang dài của lịch sử dân Chúa thời Cựu ước.
Vị “Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta” đó, Đấng Emmanuel đó không chỉ “cắm lều ở giữa nhân loại” nội trong một ngày, một tháng, một năm...mà là 33 năm tròn, trong đó 30 năm trường chấp nhận làm một kẻ vô danh tiểu tốt hiện diện trong mái ấm gia đình Na-da-rét. Sống mầu nhiệm Thánh Gia hôm nay phải chăng là cùng với Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse lên đường “Trở về Na-da-rét” để sống mầu nhiệm gia đình cách trọn hảo, như lời dạy của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II trong Tông huấn về Gia Đình:
“Nơi gia đình ấy, do ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa, Con Thiên Chúa đã sống ẩn dật mấy chục năm trời. Thế nên, Gia đình ấy là nguyên mẫu và là tấm gương cho mọi gia đình Kitô hữu. Chúng ta hãy nhìn Gia đình ấy, Gia đình có một không ai trong thế giới, Gia đình đã sống âm thầm lặng lẽ trong một thị trấn nhỏ ở Palestina, Gia đình đã bị thử thách vì nghèo khổ, bắt bớ, lưu đày, Gia đình đã tôn vinh Thiên Chúa một cách trỗi vượt và tinh khiết vô song : Gia đình ấy sẽ không quên cứu giúp các gia đình Kitô hữu và cứu giúp cả mọi gia đình trên thế giới, để họ trung thành với các bổn phận hằng ngày của họ, để họ biết cách chịu đựng những âu lo và xáo trộn trong cuộc sống, để họ quảng đại mở lòng ra trước những nhu cầu của người khác, để họ vui vẻ hoàn tất chương trình của Thiên Chúa đã định cho họ” (TH Gia đình của ĐGH G.P.II, số 86-Kết luận)
Cuộc đời cứu thế của Chúa Giêsu cần thiết biết bao vai trò của cha mẹ trong một gia đình: Mẹ Maria và Thánh Giuse.
Chúng ta thấy đó: nếu không có Giuse tỉnh táo, biết lắng nghe và thực thi ý Chúa làm sao hài nhi bé bỏng đó có thể thoát khỏi nanh vuốt của bạo chúa Hêrôđê !
Và trong cuộc trường hành xuyên sa mạc từ Bêlem đến Ai Cập, một đoạn đường vào hạng khắc nghiệt nhất thế giới, đã từng chôn sống cả một đoàn quân tinh nhuệ của Rôma, quả thật, nếu không có cha Giuse và mẹ Maria bao bọc, che chở, ấp ủ…thì làm sao hài nhi bé bỏng Giêsu có thể an yên, “đi đến nơi về đến chốn”, vượt qua và chịu đựng nổi cái giá lạnh của mùa đông, cái nóng rát của mùa hè trên hàng trăm dặm đường dài hoang mạc!
Và sau nầy, khi thánh gia đã lập cư tại làng quê Na-da-ret, nếu không có cha, không có mẹ, không có mái ấm gia đình thân thương, thánh thiện, thì làm sao em bé Giêsu có thể “lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2,40).
Chính vì thế, thế giới hôm nay đang rất cần những mái ấm gia đình, đang cần những người cha trách nhiệm, liêm chính, những người mẹ đảm đang đức hạnh. Có biết bao nhiêu cuộc đời “không lớn nổi thành người” vì ngay từ thuở ấu thơ đã đánh mất mái ấm gia đình, đã không có được một người mẹ để dấu yêu săn sóc, một người cha để dạy dỗ bảo ban.…
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Tông thư “Dấu chỉ Lạ lùng” đã phát hiện bao nhiêu dấu chỉ sống động mà Hang đá-Máng cỏ khơi gợi dân Chúa cầu nguyện và khám phá những bài học đức tin sâu sắc, nhất là xuyên qua 3 nhân vật chính làm nên Thánh Gia:
- “Đức Maria là một người mẹ đang chiêm ngắm hài nhi của Mẹ và tỏ hài nhi cho những người đến thăm. (…). Với lời thưa “Xin vâng” ấy, Maria trở thành mẹ của Con Thiên Chúa mà không mất sự đồng trinh, hay đúng hơn là thánh hóa sự đồng trinh ấy, nhờ Chúa. Chúng ta thấy Mẹ Thiên Chúa không giữ Con cho bản thân mình, nhưng Mẹ mời gọi tất cả hãy vâng theo lời Chúa và mang ra thực hành (Xc. Ga2,5). (AS Số 7).
- Cạnh Mẹ Maria, có thánh Giuse trong thái độ bảo vệ Hài Nhi và Mẹ Người. Người ta thường diễn tả thánh nhân tay đang cầm gậy và nhiều khi Người cũng đang cầm đèn. Thánh Giuse giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Thánh nhân là người canh giữ không bao giờ mệt mỏi trong việc bảo vệ gia đình Người. Khi Thiên Chúa báo tin cho Người về sự đe dọa của Hêrôđê, Người không do dự lên đường và di tản sang Ai Cập (Xc. Mt 2,13-15). Và sau khi nguy hiểm qua đi, Người mang gia đình về Nazareth, tại đây Người sẽ là nhà giáo dục đầu tiên đối với Chúa Giêsu như thiếu nhi và thiếu niên. (…) (AS số 7)
- Con tim của hang đá máng cỏ bắt đầu đập mạnh khi chúng ta đặt tượng Chúa Hài Đồng Giêsu trong đó vào lễ giáng Sinh. Thiên Chúa xuất hiện như thế, trong một hài nhi, để chúng ta bồng bế Ngài. Trong sự yếu đuối mong manh ấy có tiềm ẩn quyền năng sáng tạo và biến đổi mọi sự của Ngài. Dường như đó là điều không thể xảy ra được, nhưng thực tế là như vậy: nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa là một hài nhi và trong thân phận ấy, Chúa muốn biểu lộ tình thương cao cả của Ngài, được diễn tả lộ qua một nụ cười, qua sự giơ đôi tay Ngài với bất kỳ ai. (AS số 8).
Trong bối cảnh một Đất Nước, một quê hương Việt nam càng ngày càng gia tăng các tệ nạn trong đời sống gia đình: nào là nạn ly dị, phá thai, buôn bán trẻ em và phụ nữ, nạn bạo hành trong gia đình, sự buông thả luân lý của giới trẻ, đồi trụy và bạo lực gia tăng nơi học đường..., thì con đường duy nhất để chữa trị những căn bệnh hiểm nguy nầy đó chính là tìm về học lại nơi mái trường “Thánh Gia”. Vã lại “học đường” nầy sẽ không bao giờ đóng cửa cho những ai khát khao thụ huấn. Cùng với toàn thể GHVN, chúng ta bước vào năm 2019 nầy là năm đầu tiên hướng về mục vụ giới trẻ, một đối tượng mục vụ mà gia đình luôn đóng một vai trò quyết định, như tông huấn về Gia đình của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II:
“Gia đình phải đào tạo cho con cái bước vào đời sống, giúp cho mỗi người con biết chu toàn trọn vẹn bổn phận của mình tùy theo ơn gọi đã nhận được từ Thiên Chúa. Quả thế, nhờ rộng mở đến các giá trị siêu việt, vui vẻ phục vụ tha nhân, chu toàn các nghĩa vụ của mình một cách quảng đại và trung thành, cũng như luôn luôn ý thức về sự tham dự vào mầu nhiệm thập giá vinh quang của Đức Ki-tô, gia đình trở thành chủng viện đầu tiên và tuyệt hảo cho ơn gọi sống đời tận hiến vì Nước Thiên Chúa. Thừa tác vụ Tin mừng hoá và dạy giáo lý của cha mẹ, phải theo sát con cái suốt đời chúng, cả trong tuổi thiếu niên và tuổi thanh niên, là tuổi mà thường thường con cái hay đứng lên phản kháng hoặc thẳng thừng từ chối đức tin Ki-tô giáo mà chúng đã nhận trong những năm đầu tiên của cuộc đời. Cũng như trong Hội Thánh, công việc Tin mừng hoá không bao giờ được thực hiện mà không gây đau khổ cho vị tông đồ, thì cũng thế trong gia đình Ki-tô hữu, cha mẹ phải rất can đảm và hết sức đương đầu với những khó khăn mà đôi khi thừa tác vụ Tin mừng hoá gặp phải nơi chính con cái của họ.” (Familiaris Consortio 53)
Trong ngày lễ Thánh Gia hôm nay, chúng ta cùng hiêp lời cầu xin Thánh Gia Thất đoái thương nguyện giúp cầu thay cho các gia đình Kitô hữu biết hướng cuộc sống về mẫu gương tuyệt vời của Thánh Gia Thất trong đời sống cầu nguyện, yêu thương và phục vụ; xin cho các gia đình luôn biết không ngừng “trở về Na-da-rét” để thụ huấn với Thánh Gia những bài học chưa bao giờ lỗi thời, những bài học căn bản để làm người và làm con Thiên Chúa mà Thánh Phaolô đã ân cần nhắn gởi giáo đoàn Côlôsê trong thuở đầu của kỷ nguyên Kitô giáo: “Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau….Trên hết mọi đức tính, phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo.” Amen.
LM. Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh bày tỏ nỗi buồn vì khủng bố Hồi Giáo IS chặt đầu 11 tín hữu Kitô trong ngày lễ Giáng Sinh
Đặng Tự Do
03:42 28/12/2019
Trong một đoạn video thật khủng khiếp, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã cho thấy vụ chặt đầu 11 tín hữu Kitô. Chúng gọi những vụ giết người này là một phần trong một chiến dịch gần đây được phát động để trả thù cho cái chết của tên lãnh đạo Abu Bakr al-Baghdadi và phát ngôn nhân của hắn ta bị giết trong một cuộc tấn công của Hoa Kỳ ở Syria.
Đoạn video ngắn được đưa lên các mạng truyền thông xã hội vào ngày 26 tháng 12, trùng với ngày lễ thánh Stêphanô vị Tử Đạo tiên khởi. Nó được quay tại một địa điểm không xác định.
Hiện nay, vẫn chưa có các chi tiết liên quan đến các nạn nhân bị hại. Tất cả đều là nam giới, nhưng bọn khủng bố Hồi Giáo IS cho biết họ bị bắt trong vài tuần qua ở bang Borno ở miền đông bắc Nigeria. Chi tiết này phù hợp với các báo cáo gởi cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc về con số các tín hữu bị bắt cóc của Tòa Giám Mục Maiduguri. Giáo phận này bao trùm bang Borno của Nigeria.
Abu Bakr al-Baghdadi, tên lãnh đạo của cái gọi là Nhà Nước Hồi Giáo, đã bị giết chết ở Syria vào ngày 27 tháng Mười.
Gần 2 tháng sau, hôm 22 tháng 12, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã tuyên bố phát động một chiến dịch mới để trả thù cho cái chết của tên lãnh đạo, và kể từ đó đã tung ra một loạt các vụ tấn công ở nhiều nước khác nhau.
Theo khuyến cáo của các cơ quan an ninh, Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê đã yêu cầu các nhà thờ không cử hành lễ Vọng Giáng Sinh và lễ Nửa Đêm Giáng Sinh trên toàn lãnh thổ Iraq.
Các tin tức tình báo cũng cho biết bọn khủng bố Boko Haram, hoạt động nhiều năm tại Nigeria đã được tái tổ chức và bây giờ chiến đấu dưới ngọn cờ của bọn khủng bố Hồi Giáo IS tại Tây Phi, và được gọi là ISWAP.
Năm ngoái, ISWAP đã giết hai bà mụ đỡ đẻ trước đó đã bị chúng bắt cóc để đở đẻ cho các nạn nhân bị chúng bắt cóc làm nô lệ tình dục.
Phản ứng trước tin tức bi đát này, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres, đã bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất của mình đối với những gia đình của các nạn nhân.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho linh hồn những người quá cố. Xin Chúa thương đón nhận họ vào hưởng ánh sáng ngàn thu.
Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho anh chị em giáo dân Công Giáo tại giáo phận Xuân Lộc bị bọn cầm quyền Việt Nam đập phá nhà ngay trong ngày lễ Giáng Sinh.
Source:Vatican NewsIS militants behead 11 Christians in Nigeria on Christmas Day
Đoạn video ngắn được đưa lên các mạng truyền thông xã hội vào ngày 26 tháng 12, trùng với ngày lễ thánh Stêphanô vị Tử Đạo tiên khởi. Nó được quay tại một địa điểm không xác định.
Hiện nay, vẫn chưa có các chi tiết liên quan đến các nạn nhân bị hại. Tất cả đều là nam giới, nhưng bọn khủng bố Hồi Giáo IS cho biết họ bị bắt trong vài tuần qua ở bang Borno ở miền đông bắc Nigeria. Chi tiết này phù hợp với các báo cáo gởi cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc về con số các tín hữu bị bắt cóc của Tòa Giám Mục Maiduguri. Giáo phận này bao trùm bang Borno của Nigeria.
Abu Bakr al-Baghdadi, tên lãnh đạo của cái gọi là Nhà Nước Hồi Giáo, đã bị giết chết ở Syria vào ngày 27 tháng Mười.
Gần 2 tháng sau, hôm 22 tháng 12, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã tuyên bố phát động một chiến dịch mới để trả thù cho cái chết của tên lãnh đạo, và kể từ đó đã tung ra một loạt các vụ tấn công ở nhiều nước khác nhau.
Theo khuyến cáo của các cơ quan an ninh, Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê đã yêu cầu các nhà thờ không cử hành lễ Vọng Giáng Sinh và lễ Nửa Đêm Giáng Sinh trên toàn lãnh thổ Iraq.
Các tin tức tình báo cũng cho biết bọn khủng bố Boko Haram, hoạt động nhiều năm tại Nigeria đã được tái tổ chức và bây giờ chiến đấu dưới ngọn cờ của bọn khủng bố Hồi Giáo IS tại Tây Phi, và được gọi là ISWAP.
Năm ngoái, ISWAP đã giết hai bà mụ đỡ đẻ trước đó đã bị chúng bắt cóc để đở đẻ cho các nạn nhân bị chúng bắt cóc làm nô lệ tình dục.
Phản ứng trước tin tức bi đát này, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres, đã bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất của mình đối với những gia đình của các nạn nhân.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho linh hồn những người quá cố. Xin Chúa thương đón nhận họ vào hưởng ánh sáng ngàn thu.
Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho anh chị em giáo dân Công Giáo tại giáo phận Xuân Lộc bị bọn cầm quyền Việt Nam đập phá nhà ngay trong ngày lễ Giáng Sinh.
Source:Vatican News
Tại sao bọn khủng bố Hồi Giáo IS vẫn có thể tiếp tục gieo thêm tang tóc? Nhận định của CNN.
Đặng Tự Do
15:52 28/12/2019
Abu Bakr al-Baghdadi đã bị Hoa Kỳ giết chết vào ngày 27 tháng 10 vừa qua. Bọn khủng bố Hồi Giáo IS nhìn nhận cái chết của tên này và công bố rằng quyền lãnh đạo tổ chức khủng bố giờ đây được trao lại cho Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurashi, một tên vô danh tiểu tốt, không ai biết hắn là ai. Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau, bọn khủng bố Hồi Giáo IS cho thấy chúng vẫn có khả năng tung ra các cuộc tấn công khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới. Vụ chặt đầu 11 Kitô hữu đúng vào ngày Giáng Sinh đã khiến nhiều người âu lo. Hôm 27 tháng 12, thông tấn xã CNN có bình luận nhan đề “Terrorists are using crypto to pay for attacks. It's time to stop them.” - “Những kẻ khủng bố đang sử dụng crypto để trả tiền cho các cuộc tấn công. Đã đến lúc phải ngăn chặn chúng.”
Có một số từ mới quá, chúng ta không có từ tương đương trong tiếng Việt nên xin được giữ nguyên ở dạng tiếng Anh và xin được giải thích như sau: Trong bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu hóa, hệ thống tiền tệ của các quốc gia như hiện nay USD, Euro, AUD…có một trở ngại rất lớn là lệ phí ngân hàng, và hệ thống hối xuất chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các giao dịch quốc tế. Đó là chưa kể hai bên đối tác phải chờ đợi hệ thống quan liêu của ngân hàng thực hiện các bước cần thiết. Chính vì thế, thay cho tiền giấy, từ năm 2009, người ta đã bắt đầu sử dụng Bitcoin – tiền kỹ thuật số, có thể hiểu là như vậy. Đồng thời với Bitcoin, một hệ thống các chương trình điện toán được thảo chương và ngày càng được hoàn thiện để cho phép các giao dịch có thể được thực hiện trên cơ sở cá nhân với nhau. Kỹ thuật này gọi là Blockchain. Giao dịch giữa hai cá nhân được thực hiện trực tiếp không thông qua hệ thống ngân hàng hay các định chế tài chính khác. Trực tiếp như ta gởi email cho nhau vậy. Cố nhiên, như trong trường hợp ta gởi email, email của ta không thể đi thẳng từ thiết bị của ta (computer, smart phone, tablets…) sang thiết bị của người nhận, nhưng qua một hệ thống các máy trung chuyển; việc giao dịch Bitcoin cũng phải qua các blocks trung chuyển, nên mới gọi là Blockchain. Để bảo đảm an ninh, các giao dịch được mã hóa và giải mã nên hệ thống tiền tệ mới này được gọi là cryptocurrency.
Kể từ khi Bitcoin ra đời vào năm 2009, người ta ngày càng quan tâm về mặt kinh tế và ý thức hệ việc hoàn thiện hệ thống tiền riêng cho Internet, và sự ưa chuộng hệ thống tiền mới này đã được nhân lên hàng ngàn lần. Giao dịch tiền kỹ thuật số dựa trên kỹ thuật Blockchain nhắm đến việc làm cho hệ thống tài chính của chúng ta miễn phí, công bằng và minh bạch hơn. Nhưng ở nơi viễn kiến của những người thiện chí mong mỏi sự cải thiện trên hệ thống tài chính truyền thống, thì bọn tội phạm có tổ chức lại thấy đó là những cơ hội cho chúng.
Chắc chắn, hệ thống tài chính truyền thống thường xuyên được sử dụng bởi những kẻ buôn bán ma túy và những kẻ khủng bố, nhưng cryptocurrencies có một số thuộc tính đặc biệt hấp dẫn đối với các hoạt động bất hợp pháp. Không giống như việc thanh toán qua ngân hàng giao dịch blockchain diễn ra chỉ trong vài phút. Không có một thẩm quyền trung ương nào để giải quyết các tranh chấp, và việc giao dịch là không thể đảo ngược được. Tiền có thể được chuyển ngân rất nhanh chóng. Công ty an ninh mạng CipherTrace nhận xét rằng đúng là chỉ có một phần nhỏ các giao dịch Bitcoin liên quan đến bọn tội phạm, nhưng “gần như tất cả hoạt động thương mại chợ đen đều được giao dịch qua cryptocurrencies.”
Một lĩnh vực quan trọng nhiều lần bị tấn công là việc trao đổi cryptocurrency, thực hiện bởi các công ty cho phép khách hàng mua bán các tài sản kỹ thuật số. Họ “nắm tiền”, vì vậy họ có vai trò nhạy cảm nhất. Các doanh nghiệp này khét tiếng về các thực hành đen tối như không thẩm tra đầy đủ các hoạt động giao dịch bất hợp pháp, bắt chẹt các bên mua bán, và tràn lan các mâu thuẫn lợi ích với khách hàng. Trao đổi cryptocurrency đầy rẫy những gian lận và không ngừng bị tấn công. Nhiều tài sản bị mất, số tiền đang trong tình trạng hiểm nghèo còn nhiều hơn thế.
Bắc Triều Tiên là một ví dụ. Một báo cáo hồi tháng Ba từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phát hiện ra rằng chế độ Kim Chính Ân của Bắc Triều Tiên đã khai thác các lỗ hổng trong giao lưu cryptocurrency để né tránh lệnh cấm vận và tài trợ cho các tham vọng quân sự của họ. Cho đến nay, đó là một thành công lớn. Giữa tháng Giêng năm 2017 và tháng Chín năm 2018, các điện tặc được nhà nước bảo trợ đã đánh cắp số tiền trị giá 571 triệu Mỹ Kim trong các giao dịch cryptocurrency khắp Á châu, theo một ước tính được trích dẫn trong báo cáo của Liên Hợp Quốc.
Bắc Triều Tiên không phải là quốc gia bất hảo duy nhất tìm cách tấn công cryptocurrencies. Venezuela đã thăm dò việc tạo cryptocurrency riêng của mình để vượt qua lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ áp đặt.
Các tác nhân không phải là quốc gia cũng đang không ngừng phát triển chiến thuật của họ. Hoa Kỳ đã buộc tội hai người Iran sử dụng Bitcoin trong một chiến dịch tống tiền kỹ thuật số. Viện Nghiên cứu Truyền Thông Trung Đông, một tổ chức nghiên cứu và phân tích, đã quan sát thấy một sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng cryptocurrency để quyên góp cho các tổ chức thánh chiến Hồi Giáo thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là trên ứng dụng nhắn tin Telegram. Người sáng lập của Telegram đã bênh vực chính sách của công ty và phát biểu trong một cuộc phỏng vấn “60 Minutes” năm 2016 rằng ông đang cố gắng làm nhiều hơn để ngăn chặn các nhóm khủng bố sử dụng dịch vụ này.
Các chiến binh trong khu vực đang sử dụng cryptocurrencies để gây quỹ cho các vụ tấn công, mua vũ khí, và các thiết bị khác, cũng như hỗ trợ cho gia đình của họ. Elip, một công ty phát triển các công cụ để theo dõi cách cryptocurrencies được sử dụng cho các hoạt động tội phạm, đã phát hiện ra rằng Hamas, tổ chức vũ trang cực đoan Palestine, đã triển khai một phương pháp để làm cho những đóng góp cho họ gần không thể lần ra được bằng cách cung cấp mỗi người truy cập một địa chỉ Bitcoin khác nhau để gửi tiền cho họ.
Dàn dựng một cuộc tấn công khủng bố có thể chỉ mất một vài ngàn đô la. Với cryptocurrencies, bọn tội phạm có thể kiếm được tiền gần như ngay lập tức bằng cách lừa đảo người dùng, tấn công các doanh nghiệp hoặc thao túng thị trường tài chính. Đối với các hackers do nhà nước bảo trợ, những người có nguồn tài nguyên gần như không giới hạn, tiềm năng này có thể còn lớn hơn nhiều.
Source:CNNTerrorists are using crypto to pay for attacks. It's time to stop them
Có một số từ mới quá, chúng ta không có từ tương đương trong tiếng Việt nên xin được giữ nguyên ở dạng tiếng Anh và xin được giải thích như sau: Trong bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu hóa, hệ thống tiền tệ của các quốc gia như hiện nay USD, Euro, AUD…có một trở ngại rất lớn là lệ phí ngân hàng, và hệ thống hối xuất chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các giao dịch quốc tế. Đó là chưa kể hai bên đối tác phải chờ đợi hệ thống quan liêu của ngân hàng thực hiện các bước cần thiết. Chính vì thế, thay cho tiền giấy, từ năm 2009, người ta đã bắt đầu sử dụng Bitcoin – tiền kỹ thuật số, có thể hiểu là như vậy. Đồng thời với Bitcoin, một hệ thống các chương trình điện toán được thảo chương và ngày càng được hoàn thiện để cho phép các giao dịch có thể được thực hiện trên cơ sở cá nhân với nhau. Kỹ thuật này gọi là Blockchain. Giao dịch giữa hai cá nhân được thực hiện trực tiếp không thông qua hệ thống ngân hàng hay các định chế tài chính khác. Trực tiếp như ta gởi email cho nhau vậy. Cố nhiên, như trong trường hợp ta gởi email, email của ta không thể đi thẳng từ thiết bị của ta (computer, smart phone, tablets…) sang thiết bị của người nhận, nhưng qua một hệ thống các máy trung chuyển; việc giao dịch Bitcoin cũng phải qua các blocks trung chuyển, nên mới gọi là Blockchain. Để bảo đảm an ninh, các giao dịch được mã hóa và giải mã nên hệ thống tiền tệ mới này được gọi là cryptocurrency.
Kể từ khi Bitcoin ra đời vào năm 2009, người ta ngày càng quan tâm về mặt kinh tế và ý thức hệ việc hoàn thiện hệ thống tiền riêng cho Internet, và sự ưa chuộng hệ thống tiền mới này đã được nhân lên hàng ngàn lần. Giao dịch tiền kỹ thuật số dựa trên kỹ thuật Blockchain nhắm đến việc làm cho hệ thống tài chính của chúng ta miễn phí, công bằng và minh bạch hơn. Nhưng ở nơi viễn kiến của những người thiện chí mong mỏi sự cải thiện trên hệ thống tài chính truyền thống, thì bọn tội phạm có tổ chức lại thấy đó là những cơ hội cho chúng.
Chắc chắn, hệ thống tài chính truyền thống thường xuyên được sử dụng bởi những kẻ buôn bán ma túy và những kẻ khủng bố, nhưng cryptocurrencies có một số thuộc tính đặc biệt hấp dẫn đối với các hoạt động bất hợp pháp. Không giống như việc thanh toán qua ngân hàng giao dịch blockchain diễn ra chỉ trong vài phút. Không có một thẩm quyền trung ương nào để giải quyết các tranh chấp, và việc giao dịch là không thể đảo ngược được. Tiền có thể được chuyển ngân rất nhanh chóng. Công ty an ninh mạng CipherTrace nhận xét rằng đúng là chỉ có một phần nhỏ các giao dịch Bitcoin liên quan đến bọn tội phạm, nhưng “gần như tất cả hoạt động thương mại chợ đen đều được giao dịch qua cryptocurrencies.”
Một lĩnh vực quan trọng nhiều lần bị tấn công là việc trao đổi cryptocurrency, thực hiện bởi các công ty cho phép khách hàng mua bán các tài sản kỹ thuật số. Họ “nắm tiền”, vì vậy họ có vai trò nhạy cảm nhất. Các doanh nghiệp này khét tiếng về các thực hành đen tối như không thẩm tra đầy đủ các hoạt động giao dịch bất hợp pháp, bắt chẹt các bên mua bán, và tràn lan các mâu thuẫn lợi ích với khách hàng. Trao đổi cryptocurrency đầy rẫy những gian lận và không ngừng bị tấn công. Nhiều tài sản bị mất, số tiền đang trong tình trạng hiểm nghèo còn nhiều hơn thế.
Bắc Triều Tiên là một ví dụ. Một báo cáo hồi tháng Ba từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phát hiện ra rằng chế độ Kim Chính Ân của Bắc Triều Tiên đã khai thác các lỗ hổng trong giao lưu cryptocurrency để né tránh lệnh cấm vận và tài trợ cho các tham vọng quân sự của họ. Cho đến nay, đó là một thành công lớn. Giữa tháng Giêng năm 2017 và tháng Chín năm 2018, các điện tặc được nhà nước bảo trợ đã đánh cắp số tiền trị giá 571 triệu Mỹ Kim trong các giao dịch cryptocurrency khắp Á châu, theo một ước tính được trích dẫn trong báo cáo của Liên Hợp Quốc.
Bắc Triều Tiên không phải là quốc gia bất hảo duy nhất tìm cách tấn công cryptocurrencies. Venezuela đã thăm dò việc tạo cryptocurrency riêng của mình để vượt qua lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ áp đặt.
Các tác nhân không phải là quốc gia cũng đang không ngừng phát triển chiến thuật của họ. Hoa Kỳ đã buộc tội hai người Iran sử dụng Bitcoin trong một chiến dịch tống tiền kỹ thuật số. Viện Nghiên cứu Truyền Thông Trung Đông, một tổ chức nghiên cứu và phân tích, đã quan sát thấy một sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng cryptocurrency để quyên góp cho các tổ chức thánh chiến Hồi Giáo thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là trên ứng dụng nhắn tin Telegram. Người sáng lập của Telegram đã bênh vực chính sách của công ty và phát biểu trong một cuộc phỏng vấn “60 Minutes” năm 2016 rằng ông đang cố gắng làm nhiều hơn để ngăn chặn các nhóm khủng bố sử dụng dịch vụ này.
Các chiến binh trong khu vực đang sử dụng cryptocurrencies để gây quỹ cho các vụ tấn công, mua vũ khí, và các thiết bị khác, cũng như hỗ trợ cho gia đình của họ. Elip, một công ty phát triển các công cụ để theo dõi cách cryptocurrencies được sử dụng cho các hoạt động tội phạm, đã phát hiện ra rằng Hamas, tổ chức vũ trang cực đoan Palestine, đã triển khai một phương pháp để làm cho những đóng góp cho họ gần không thể lần ra được bằng cách cung cấp mỗi người truy cập một địa chỉ Bitcoin khác nhau để gửi tiền cho họ.
Dàn dựng một cuộc tấn công khủng bố có thể chỉ mất một vài ngàn đô la. Với cryptocurrencies, bọn tội phạm có thể kiếm được tiền gần như ngay lập tức bằng cách lừa đảo người dùng, tấn công các doanh nghiệp hoặc thao túng thị trường tài chính. Đối với các hackers do nhà nước bảo trợ, những người có nguồn tài nguyên gần như không giới hạn, tiềm năng này có thể còn lớn hơn nhiều.
Source:CNN
Văn Kiện Tự Do Tôn Giáo của Ủy Ban Thần học Quốc Tế: Quan điểm của Dignitatis Humanae thời đó và thời nay
Vũ Văn An
22:36 28/12/2019
2. Quan điểm của Dignitatis Humanae thời đó và thời nay
Chương này đề nghị nêu lên ý nghĩa được các Nghị phụ dành cho tự do tôn giáo như là quyền không thể chuyển nhượng của mỗi người. Chúng ta sẽ đánh giá giáo huấn của huấn quyền bằng cách xem xét một cách tổng hợp đâu là tri nhận của Giáo hội trước Công đồng Vatican II và việc tiếp nhận nó ra sao trong Huấn quyền gần đây.
Trước Công đồng Vatican II
14. Tuyên ngôn của Công đồng Vatican II về Tự do tôn giáo cho thấy sự trưởng thành trong tư tưởng Huấn quyền về bản chất đúng đắn của Giáo hội liên quan đến hình thức pháp lý của Nhà nước [1]. Lịch sử của tài liệu chứng tỏ tầm quan trọng thiết yếu của mối liên hệ qua lại này đối với việc biến hóa đồng nhất của học lý, do các thay đổi đáng kể trong bối cảnh chính trị và xã hội trong đó khái niệm Nhà nước và mối tương quan của nó với các truyền thống tôn giáo, với văn hóa dân sự, với trật tự pháp lý, với nhân vị, trải qua một sự biến đổi [2]. Dignitatis Humanae làm chứng cho một tiến bộ đáng kể trong việc Giáo hội hiểu các mối tương quan này, nhờ sự hiểu biết về đức tin sâu sắc hơn, một sự hiểu biết cho phép ta nhận ra sự cần thiết phải có tiến bộ trong trong việc trình bầy học thuyết. Sự hiểu biết tốt hơn về bản chất và các hệ luận của đức tin Kitô giáo này, một hiểu biết vốn dựa vào nguồn Mặc Khải và truyền thống Giáo hội, ngụ hàm một sự mới lạ về quan điểm và một thái độ khác đối với một số diễn dịch và áp dụng của huấn quyền trước đó.
15. Một cấu hình có tính ý thức hệ về một Nhà nước tự giải thích tính hiện đại của lãnh vực công cộng như là việc giải phóng khỏi lãnh vực tôn giáo, khiến cho Huấn quyền thời gian ấy lên án tự do lương tâm, được hiểu như chủ quan thờ ơ hợp pháp và tùy tiện đối với sự thật đạo đức và tôn giáo [3]. Mâu thuẫn biểu kiến giữa yêu sách tự do giáo hội và lên án tự do tôn giáo từ nay phải được làm rõ - và vượt qua - bằng cách lưu ý đến các khái niệm mới vốn xác định rõ lãnh vực của ý thức dân sự: quyền tự chủ hợp pháp của thực tại trần thế, sự biện minh dân chủ cho tự do chính trị, tính trung lập về ý thức hệ của lãnh vực công cộng. Phản ứng đầu tiên của Giáo hội có thể được giải thích bằng bối cảnh lịch sử khi Kitô giáo đại diện cho tôn giáo nhà nước và tôn giáo thống trị trên thực tế trong xã hội phương Tây. Việc hung hăng thành lập chủ nghĩa thế tục Nhà nước, một chủ nghĩa đã bác bỏ Kitô giáo khỏi cộng đồng trước tiên thần học hiểu như một "phản bội" đức tin, hơn là một "tách biệt" hợp pháp giữa Nhà nước và Giáo hội. Sự biến hóa chủ trương ban đầu của vấn đề này chủ yếu được làm cho dễ dàng nhờ hai khai triển: việc tự hiểu tốt hơn về thẩm quyền của Giáo Hội trong bối cảnh quyền lực chính trị và việc mở rộng có tính tiến bộ các lý do khiến Giáo Hội có quyền tự do trong khuôn khổ các quyền tự do căn bản của con người [4].
16. Dựa theo tính năng động trên của các nhân quyền, Thánh Gioan XXIII đã mở đường cho Công đồng. Trong thông điệp Pacem in Terris, ngài đã mô tả các quyền lợi và nghĩa vụ của con người trong một quan điểm cởi mở đối với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, và ngài dạy rằng việc sống chung của con người phải được thực hiện trong tự do, "nghĩa là một cách phù hợp với các hữu thể hữu lý, được tạo nên để chịu trách nhiệm cho các hành động của mình"[5]. Trong tư cách đó, tự do tạo điều kiện cho tính năng động của việc con người sống chung trong lịch sử và trật tự sáng thế vốn được Thiên Chúa mong muốn đã chứng thực nó. Thực thế, nó là khả năng mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho con người để họ có thể tìm kiếm sự thật bằng trí thông minh của mình, chọn điều thiện bằng ý chí của mình, và hết lòng gắn bó với lời hứa cứu rỗi của Thiên Chúa, sẽ cứu chuộc và hoàn thành trong tình yêu Thiên Chúa ơn gọi của mình tới sự sống. Thiên hướng tự do của hữu thể nhân bản này phải được bảo vệ chống lại bất cứ loại làm sai, đe dọa hoặc bạo lực nào [6].
Những điểm nổi bật của Dignitatis Humanae
17. Bây giờ chúng ta bàn tới giáo huấn của Công đồng Vatican II, dù một cách rất tổng hợp. Một cách long trọng, Tuyên ngôn đã khẳng định: "tự do tôn giáo thực sự được xây dựng trên chính phẩm giá con người, theo như Lời Thiên Chúa mạc khải và chính lý trí cho biết. Quyền tự do tôn giáo của con người trong cơ chế pháp lý của xã hội phải được thừa nhận với những giá trị của một điều luật dân sự” (DH 2a). Dignitatis Humanae đề nghị bốn luận điểm để biện minh cho việc lựa chọn tự do tôn giáo một cách chính xác như là một quyền dựa trên phẩm giá con người (x DH 1-8). Các luận điểm này được đưa ra trọn vẹn dưới ánh sáng của Mặc Khải Thiên Chúa (xem DH 9-11), được chấp nhận tự do bằng hành vi đức tin (xem DH 10), cũng xác định cả cách Giáo hội sử dụng nó nữa (xem DH 12-14) [7].
18. Luận điểm đầu tiên là tính toàn vẹn của con người, nghĩa là không thể tách biệt tự do nội tâm của họ khỏi biểu hiện công khai của họ. Quyền tự do này không phải là một sự kiện chủ quan, nhưng nó xuất phát về phương diện hữu thể từ bản chất và ơn gọi căn bản nhờ đó mỗi hữu thể nhân bản là một ngôi vị, được phú bẩm lý trí và ý chí, nhờ đó, họ được mời gọi bước vào một tương quan với sự thiện, sự thật, công lý, vốn liên hệ đến họ trong cuộc hiện sinh. Nói theo ngôn ngữ tôn giáo, ơn gọi nội tại này của hữu thể nhân vị chính là hữu thể nhân bản theo kế sách ban đầu của Thiên Chúa: được tạo ra như hữu thể Capax Dei (có khả năng nhận biết Thiên Chúa), cởi mở đón nhận siêu việt. Đó chính là nền tảng căn bản và tối hậu của tự do tôn giáo (xem DH 2a, 9, 11, 12). Do đó, điểm chính là quyền tự do rất thánh thiêng (sacro-sainte) của cá nhân không bị ép buộc hoặc ngăn chặn trong việc thực thi tôn giáo đích thực. Về phương diện này, mỗi cá nhân phải trả lời cho các hành vi của mình một cách có trách nhiệm: trong sự nghiêm túc của ý thức mình về điều thiện và trong sự tự do tìm kiếm sự thật của mình (và cả công lý nữa, xem DH 2, 4, 5 , 8, 13).
19. Luận điểm thứ hai nội tại trong nghĩa vụ tìm kiếm sự thật, một nghĩa vụ đòi hỏi và giả định cuộc đối thoại giữa các hữu thể nhân bản theo bản chất của họ, do đó, theo cung cách xã hội. Tự do tôn giáo, thay vì loại bỏ tầm quan trọng của các liên hệ xã hội, luôn là điều kiện chung của một cuộc tìm kiếm chân lý xứng đáng với con người. Giá trị của cuộc đối thoại có tính quyết định vì "sự thật chỉ được áp đặt bởi sức mạnh của chính sự thật, một sự thật thâm nhập vào tinh thần con người một cách vừa ngọt ngào vừa mạnh mẽ như nhau" (DH 1c). Cuộc đối thoại được thực hiện bởi việc tìm tòi này sẽ cho phép mọi người, không trừ ai, phải trình bầy và tranh luận về sự thật đã tiếp nhận và khám phá được, để thừa nhận tầm quan trọng của nó đối với toàn bộ cộng đồng nhân loại (xem DH 3b [8]). Do đó, chủ thể của tự do tôn giáo không chỉ là cá nhân, mà còn là cộng đồng và, đặc biệt, là gia đình. Do đó, cần phải nhớ thực hiện tự do trong việc truyền tải các giá trị tôn giáo qua giáo dục và giáo huấn (xem DH 4, 5, 13b). Về những gì liên quan đến gia đình và cha mẹ, có lời khẳng định: "Mỗi gia đình, trong tư cách xã hội được hưởng quyền thích đáng và có tính nguyên ủy, có quyền tự do tổ chức đời sống tôn giáo của mình tại nhà, dưới sự chỉ đạo của cha mẹ. Thuộc các vị này là quyền quyết định việc đào tạo tôn giáo phải được dành cho con cái họ theo các xác tín tôn giáo của riêng họ. Thế cho nên quyền lực dân sự phải nhìn nhận việc họ có quyền hoàn toàn tự do lựa chọn trường học hoặc các phương tiện giáo dục khác "(DH 5a).
20. Luận điểm thứ ba xuất phát từ bản chất tôn giáo, mà homo religiosus (con người tôn giáo), trong tư cách một hữu thể xã hội, vốn sống và biểu lộ trong xã hội bằng các hành vi nội tâm và thờ phượng công cộng [9]. Thực thế, quyền tự do tôn giáo được thực thi trong xã hội loài người và cho phép con người, trước hết, miễn trừ khỏi mọi ép buộc bên ngoài liên quan đến mối tương quan với Thiên Chúa (x. Đ 2, 3c-e, 4, 10, 11, 13). Các thẩm quyền dân sự và chính trị, vì cứu cánh cụ thể là chăm sóc lợi ích chung trần thế, nên không có quyền can thiệp vào các vấn đề liên quan đến lãnh vực tự do tôn giáo bản thân, vốn không thể vi phạm trong lương tâm của cá nhân, cũng không thể vi phạm việc họ biểu lộ nó nơi công cộng, trừ khi đó là vấn đề trật tự công cộng chính đáng, dù sao phải dựa trên các sự kiện được xác minh và thông tin chính xác (xem DH 1, 2 , 5).
21. Cuối cùng, luận điểm thứ tư, liên quan đến các giới hạn của quyền lực thuần túy nhân bản, dân sự và pháp lý trong vấn đề tôn giáo. Điều cũng cần là tôn giáo phải ý thức đầy đủ về tính hợp pháp hay không của việc mình biểu lộ công khai. Thật vậy, việc phát biểu rõ các giới hạn của tự do tôn giáo, nhằm bảo vệ công lý và hòa bình, vốn là một phần tạo nên lợi ích chung (xem DH 3, 4, 7, 8) và có liên hệ đến chính các tín hữu (xem DH 7, 15).
Chương này đề nghị nêu lên ý nghĩa được các Nghị phụ dành cho tự do tôn giáo như là quyền không thể chuyển nhượng của mỗi người. Chúng ta sẽ đánh giá giáo huấn của huấn quyền bằng cách xem xét một cách tổng hợp đâu là tri nhận của Giáo hội trước Công đồng Vatican II và việc tiếp nhận nó ra sao trong Huấn quyền gần đây.
Trước Công đồng Vatican II
14. Tuyên ngôn của Công đồng Vatican II về Tự do tôn giáo cho thấy sự trưởng thành trong tư tưởng Huấn quyền về bản chất đúng đắn của Giáo hội liên quan đến hình thức pháp lý của Nhà nước [1]. Lịch sử của tài liệu chứng tỏ tầm quan trọng thiết yếu của mối liên hệ qua lại này đối với việc biến hóa đồng nhất của học lý, do các thay đổi đáng kể trong bối cảnh chính trị và xã hội trong đó khái niệm Nhà nước và mối tương quan của nó với các truyền thống tôn giáo, với văn hóa dân sự, với trật tự pháp lý, với nhân vị, trải qua một sự biến đổi [2]. Dignitatis Humanae làm chứng cho một tiến bộ đáng kể trong việc Giáo hội hiểu các mối tương quan này, nhờ sự hiểu biết về đức tin sâu sắc hơn, một sự hiểu biết cho phép ta nhận ra sự cần thiết phải có tiến bộ trong trong việc trình bầy học thuyết. Sự hiểu biết tốt hơn về bản chất và các hệ luận của đức tin Kitô giáo này, một hiểu biết vốn dựa vào nguồn Mặc Khải và truyền thống Giáo hội, ngụ hàm một sự mới lạ về quan điểm và một thái độ khác đối với một số diễn dịch và áp dụng của huấn quyền trước đó.
15. Một cấu hình có tính ý thức hệ về một Nhà nước tự giải thích tính hiện đại của lãnh vực công cộng như là việc giải phóng khỏi lãnh vực tôn giáo, khiến cho Huấn quyền thời gian ấy lên án tự do lương tâm, được hiểu như chủ quan thờ ơ hợp pháp và tùy tiện đối với sự thật đạo đức và tôn giáo [3]. Mâu thuẫn biểu kiến giữa yêu sách tự do giáo hội và lên án tự do tôn giáo từ nay phải được làm rõ - và vượt qua - bằng cách lưu ý đến các khái niệm mới vốn xác định rõ lãnh vực của ý thức dân sự: quyền tự chủ hợp pháp của thực tại trần thế, sự biện minh dân chủ cho tự do chính trị, tính trung lập về ý thức hệ của lãnh vực công cộng. Phản ứng đầu tiên của Giáo hội có thể được giải thích bằng bối cảnh lịch sử khi Kitô giáo đại diện cho tôn giáo nhà nước và tôn giáo thống trị trên thực tế trong xã hội phương Tây. Việc hung hăng thành lập chủ nghĩa thế tục Nhà nước, một chủ nghĩa đã bác bỏ Kitô giáo khỏi cộng đồng trước tiên thần học hiểu như một "phản bội" đức tin, hơn là một "tách biệt" hợp pháp giữa Nhà nước và Giáo hội. Sự biến hóa chủ trương ban đầu của vấn đề này chủ yếu được làm cho dễ dàng nhờ hai khai triển: việc tự hiểu tốt hơn về thẩm quyền của Giáo Hội trong bối cảnh quyền lực chính trị và việc mở rộng có tính tiến bộ các lý do khiến Giáo Hội có quyền tự do trong khuôn khổ các quyền tự do căn bản của con người [4].
16. Dựa theo tính năng động trên của các nhân quyền, Thánh Gioan XXIII đã mở đường cho Công đồng. Trong thông điệp Pacem in Terris, ngài đã mô tả các quyền lợi và nghĩa vụ của con người trong một quan điểm cởi mở đối với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, và ngài dạy rằng việc sống chung của con người phải được thực hiện trong tự do, "nghĩa là một cách phù hợp với các hữu thể hữu lý, được tạo nên để chịu trách nhiệm cho các hành động của mình"[5]. Trong tư cách đó, tự do tạo điều kiện cho tính năng động của việc con người sống chung trong lịch sử và trật tự sáng thế vốn được Thiên Chúa mong muốn đã chứng thực nó. Thực thế, nó là khả năng mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho con người để họ có thể tìm kiếm sự thật bằng trí thông minh của mình, chọn điều thiện bằng ý chí của mình, và hết lòng gắn bó với lời hứa cứu rỗi của Thiên Chúa, sẽ cứu chuộc và hoàn thành trong tình yêu Thiên Chúa ơn gọi của mình tới sự sống. Thiên hướng tự do của hữu thể nhân bản này phải được bảo vệ chống lại bất cứ loại làm sai, đe dọa hoặc bạo lực nào [6].
Những điểm nổi bật của Dignitatis Humanae
17. Bây giờ chúng ta bàn tới giáo huấn của Công đồng Vatican II, dù một cách rất tổng hợp. Một cách long trọng, Tuyên ngôn đã khẳng định: "tự do tôn giáo thực sự được xây dựng trên chính phẩm giá con người, theo như Lời Thiên Chúa mạc khải và chính lý trí cho biết. Quyền tự do tôn giáo của con người trong cơ chế pháp lý của xã hội phải được thừa nhận với những giá trị của một điều luật dân sự” (DH 2a). Dignitatis Humanae đề nghị bốn luận điểm để biện minh cho việc lựa chọn tự do tôn giáo một cách chính xác như là một quyền dựa trên phẩm giá con người (x DH 1-8). Các luận điểm này được đưa ra trọn vẹn dưới ánh sáng của Mặc Khải Thiên Chúa (xem DH 9-11), được chấp nhận tự do bằng hành vi đức tin (xem DH 10), cũng xác định cả cách Giáo hội sử dụng nó nữa (xem DH 12-14) [7].
18. Luận điểm đầu tiên là tính toàn vẹn của con người, nghĩa là không thể tách biệt tự do nội tâm của họ khỏi biểu hiện công khai của họ. Quyền tự do này không phải là một sự kiện chủ quan, nhưng nó xuất phát về phương diện hữu thể từ bản chất và ơn gọi căn bản nhờ đó mỗi hữu thể nhân bản là một ngôi vị, được phú bẩm lý trí và ý chí, nhờ đó, họ được mời gọi bước vào một tương quan với sự thiện, sự thật, công lý, vốn liên hệ đến họ trong cuộc hiện sinh. Nói theo ngôn ngữ tôn giáo, ơn gọi nội tại này của hữu thể nhân vị chính là hữu thể nhân bản theo kế sách ban đầu của Thiên Chúa: được tạo ra như hữu thể Capax Dei (có khả năng nhận biết Thiên Chúa), cởi mở đón nhận siêu việt. Đó chính là nền tảng căn bản và tối hậu của tự do tôn giáo (xem DH 2a, 9, 11, 12). Do đó, điểm chính là quyền tự do rất thánh thiêng (sacro-sainte) của cá nhân không bị ép buộc hoặc ngăn chặn trong việc thực thi tôn giáo đích thực. Về phương diện này, mỗi cá nhân phải trả lời cho các hành vi của mình một cách có trách nhiệm: trong sự nghiêm túc của ý thức mình về điều thiện và trong sự tự do tìm kiếm sự thật của mình (và cả công lý nữa, xem DH 2, 4, 5 , 8, 13).
19. Luận điểm thứ hai nội tại trong nghĩa vụ tìm kiếm sự thật, một nghĩa vụ đòi hỏi và giả định cuộc đối thoại giữa các hữu thể nhân bản theo bản chất của họ, do đó, theo cung cách xã hội. Tự do tôn giáo, thay vì loại bỏ tầm quan trọng của các liên hệ xã hội, luôn là điều kiện chung của một cuộc tìm kiếm chân lý xứng đáng với con người. Giá trị của cuộc đối thoại có tính quyết định vì "sự thật chỉ được áp đặt bởi sức mạnh của chính sự thật, một sự thật thâm nhập vào tinh thần con người một cách vừa ngọt ngào vừa mạnh mẽ như nhau" (DH 1c). Cuộc đối thoại được thực hiện bởi việc tìm tòi này sẽ cho phép mọi người, không trừ ai, phải trình bầy và tranh luận về sự thật đã tiếp nhận và khám phá được, để thừa nhận tầm quan trọng của nó đối với toàn bộ cộng đồng nhân loại (xem DH 3b [8]). Do đó, chủ thể của tự do tôn giáo không chỉ là cá nhân, mà còn là cộng đồng và, đặc biệt, là gia đình. Do đó, cần phải nhớ thực hiện tự do trong việc truyền tải các giá trị tôn giáo qua giáo dục và giáo huấn (xem DH 4, 5, 13b). Về những gì liên quan đến gia đình và cha mẹ, có lời khẳng định: "Mỗi gia đình, trong tư cách xã hội được hưởng quyền thích đáng và có tính nguyên ủy, có quyền tự do tổ chức đời sống tôn giáo của mình tại nhà, dưới sự chỉ đạo của cha mẹ. Thuộc các vị này là quyền quyết định việc đào tạo tôn giáo phải được dành cho con cái họ theo các xác tín tôn giáo của riêng họ. Thế cho nên quyền lực dân sự phải nhìn nhận việc họ có quyền hoàn toàn tự do lựa chọn trường học hoặc các phương tiện giáo dục khác "(DH 5a).
20. Luận điểm thứ ba xuất phát từ bản chất tôn giáo, mà homo religiosus (con người tôn giáo), trong tư cách một hữu thể xã hội, vốn sống và biểu lộ trong xã hội bằng các hành vi nội tâm và thờ phượng công cộng [9]. Thực thế, quyền tự do tôn giáo được thực thi trong xã hội loài người và cho phép con người, trước hết, miễn trừ khỏi mọi ép buộc bên ngoài liên quan đến mối tương quan với Thiên Chúa (x. Đ 2, 3c-e, 4, 10, 11, 13). Các thẩm quyền dân sự và chính trị, vì cứu cánh cụ thể là chăm sóc lợi ích chung trần thế, nên không có quyền can thiệp vào các vấn đề liên quan đến lãnh vực tự do tôn giáo bản thân, vốn không thể vi phạm trong lương tâm của cá nhân, cũng không thể vi phạm việc họ biểu lộ nó nơi công cộng, trừ khi đó là vấn đề trật tự công cộng chính đáng, dù sao phải dựa trên các sự kiện được xác minh và thông tin chính xác (xem DH 1, 2 , 5).
21. Cuối cùng, luận điểm thứ tư, liên quan đến các giới hạn của quyền lực thuần túy nhân bản, dân sự và pháp lý trong vấn đề tôn giáo. Điều cũng cần là tôn giáo phải ý thức đầy đủ về tính hợp pháp hay không của việc mình biểu lộ công khai. Thật vậy, việc phát biểu rõ các giới hạn của tự do tôn giáo, nhằm bảo vệ công lý và hòa bình, vốn là một phần tạo nên lợi ích chung (xem DH 3, 4, 7, 8) và có liên hệ đến chính các tín hữu (xem DH 7, 15).
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đêm Canh Thức Giáng Sinh. Cộng Đoàn Thánh Gioan Hoan Collingwood 24. 12. 2019
Lễ Giáng Sinh tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington VA.
Vọng Sinh.
20:03 28/12/2019
Giữa lúc trào lưu thế tục hóa khắp nơi hầu như ngày càng lên cao. thì tại các Cộng Đoàn Con Chúa người Việt, ở Quê Nhà cũng như trên toàn thế giới, lại bừng lên những sinh hoạt Đức Tin thật nô nức. Càng gần tới Lễ Chúa Giáng Sinh, các Nhà Thờ Việt Nam khắp nơi đều được trang hoàng thật lộng lẫy với những hang đá đèn điện, cây thông rực rỡ; đã tạo nên một bầu khí thật ấm áp, linh thiêng, làm rạo rực lòng người. Nhiều người dù chưa được Rửa Tội, nhưng bầu khí Giáng Sinh đã thu hút đưa họ vào Thánh Đường, và họ đã cảm nhận được Ơn An Bình của Chúa Hài Đồng ban tặng.
Điểm nổi bật trong mùa Giáng Sinh 2019 này là những Đại Hội Thánh Ca Giáng Sinh đã diễn ra thật tưng bừng tại rất nhiều Nhà Thờ lớn nhỏ khắp nơi, trong nước cũng như hải ngoại; đã là những nét son thật đẹp, phần nào tô đậm thêm đời sống Đức Tin mà Máu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hằng nuôi lớn. Xin nói thêm một điểm: Hiện nay giữa những khó khăn của Giáo Hội Công Giáo tại Úc, người ta ước đoán tới năm 2049, sẽ chỉ còn khoảng 250,000 người Công Giáo tại Úc, và đại đa số là người Úc gốc Việt.
Trở lại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington VA, một Giáo Xứ Việt Nam đầu tiên được thành lập tại Hoa Kỳ mới mừng sinh nhật 40 Năm tháng 9 vừa qua. Cũng như các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại, cuộc sống rất bận rộn giữa một xã hội vật chất hưởng thụ tại Hoa Kỳ, đã là một khó khăn không nhỏ cho người Con Chúa nơi đây. Tuy nhiên, do thừa kế di sản Đức Tin vững mạnh của Cha Ông, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam hải ngoại vẫn tưng bừng chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Sinh. Những tuần lễ trước, các cuộc tĩnh tâm Mùa Vọng đã diễn ra khắp nơi.
Các Nhà Thờ Việt Nam lại đèn sao rực rỡ hơn bao giờ hết. Đặc biệt là hầu hết các Nhà Thờ lớn nhỏ, đều tưng bừng những Đại Hội Thánh Ca, những Buổi Diễn Nguyện Ca Mừng Con Chúa Giáng Trần.
Tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington VA, Ngày 8 tháng 12 năm 2019, Chúa Nhật II Mùa Vọng, Đại Hội Thánh Ca Giáng Sinh Miền Đông, thuộc Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, với sự tham gia của 12 Ca đoàn đến từ các tiểu bang Virginia, Maryland, Pennsylvania, đã cho người tham dự những giây phút thật êm đềm an bình nơi đồng Bê-lem, vẻ đẹp tuyệt mỹ của Mẹ Chúa qua những tác phẩm để đời, những giây phút xôn xao cả muôn trời khi Ngôi Lời giáng thế...Chương trình suốt 3 tiếng đồng hồ đã để lại những cảm nhận khó quên cho mọi người.
Coi Video Đại Hội Thánh Ca Giáng Sinh Miền Đông
Ngay sau đó, Giáo Xứ CTTĐVN Arlington VA đã có 3 ngày tĩnh tâm từ mồng 9 tới 11 tháng 12 năm 2019, do Linh Mục Giuse Lê Quốc Quang, O.P hướng dẫn. Sau phần giảng thuyết, cả 3 ngày đều có trên 10 Linh mục ngồi toà giải tội cho giáo dân.
Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh cho các emthiếu nhi lúc 6:00 chiều, với hoạt cảnh Giáng Sinh do Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm thực hiện, đã đưa các em sống lại những giây phút tại làng Bê-lem, dõi theo bước chân Maria và Giuse, không tìm được quán trọ, và đêm khuya gía lạnh phải sinh hạ Chúa Con ngoài đồng hoang chuồng bò.
Coi Video hoạt cảnh Giáng Sinh
Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh cho người lớn lúc 9:00 tối với phần Thánh Ca Canh Thức trước lễ đã giúp Cộng đoàn lắng đọng vào bầu khí an bình của Đêm Thánh, Và Thánh Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh đã diễn ra rất trang trọng trong tâm tình yêu mến, cảm tạ Tình Yêu Ngôi Lời Giáng Thế Cứu Đời.
Coi Video Canh Thức Giáng Sinh:
Thánh Lễ Vọng Mừng Chúa Giáng Sinh kết thúc lúc 10:30 tối.
Mọi người ra về lòng tràn ngập Niềm Vui An Bình của Chúa Hài Đồng ban tặng.
Ước nguyện mang Niềm Vui Bình An của Chúa Hài Đồng tới muôn người khắp nơi trên toàn cõi đất này.
Vọng Sinh.
Arlington VA, Dec. 27, 2019.
Điểm nổi bật trong mùa Giáng Sinh 2019 này là những Đại Hội Thánh Ca Giáng Sinh đã diễn ra thật tưng bừng tại rất nhiều Nhà Thờ lớn nhỏ khắp nơi, trong nước cũng như hải ngoại; đã là những nét son thật đẹp, phần nào tô đậm thêm đời sống Đức Tin mà Máu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hằng nuôi lớn. Xin nói thêm một điểm: Hiện nay giữa những khó khăn của Giáo Hội Công Giáo tại Úc, người ta ước đoán tới năm 2049, sẽ chỉ còn khoảng 250,000 người Công Giáo tại Úc, và đại đa số là người Úc gốc Việt.
Trở lại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington VA, một Giáo Xứ Việt Nam đầu tiên được thành lập tại Hoa Kỳ mới mừng sinh nhật 40 Năm tháng 9 vừa qua. Cũng như các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại, cuộc sống rất bận rộn giữa một xã hội vật chất hưởng thụ tại Hoa Kỳ, đã là một khó khăn không nhỏ cho người Con Chúa nơi đây. Tuy nhiên, do thừa kế di sản Đức Tin vững mạnh của Cha Ông, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam hải ngoại vẫn tưng bừng chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Sinh. Những tuần lễ trước, các cuộc tĩnh tâm Mùa Vọng đã diễn ra khắp nơi.
Các Nhà Thờ Việt Nam lại đèn sao rực rỡ hơn bao giờ hết. Đặc biệt là hầu hết các Nhà Thờ lớn nhỏ, đều tưng bừng những Đại Hội Thánh Ca, những Buổi Diễn Nguyện Ca Mừng Con Chúa Giáng Trần.
Tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington VA, Ngày 8 tháng 12 năm 2019, Chúa Nhật II Mùa Vọng, Đại Hội Thánh Ca Giáng Sinh Miền Đông, thuộc Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, với sự tham gia của 12 Ca đoàn đến từ các tiểu bang Virginia, Maryland, Pennsylvania, đã cho người tham dự những giây phút thật êm đềm an bình nơi đồng Bê-lem, vẻ đẹp tuyệt mỹ của Mẹ Chúa qua những tác phẩm để đời, những giây phút xôn xao cả muôn trời khi Ngôi Lời giáng thế...Chương trình suốt 3 tiếng đồng hồ đã để lại những cảm nhận khó quên cho mọi người.
Coi Video Đại Hội Thánh Ca Giáng Sinh Miền Đông
Ngay sau đó, Giáo Xứ CTTĐVN Arlington VA đã có 3 ngày tĩnh tâm từ mồng 9 tới 11 tháng 12 năm 2019, do Linh Mục Giuse Lê Quốc Quang, O.P hướng dẫn. Sau phần giảng thuyết, cả 3 ngày đều có trên 10 Linh mục ngồi toà giải tội cho giáo dân.
Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh cho các emthiếu nhi lúc 6:00 chiều, với hoạt cảnh Giáng Sinh do Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm thực hiện, đã đưa các em sống lại những giây phút tại làng Bê-lem, dõi theo bước chân Maria và Giuse, không tìm được quán trọ, và đêm khuya gía lạnh phải sinh hạ Chúa Con ngoài đồng hoang chuồng bò.
Coi Video hoạt cảnh Giáng Sinh
Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh cho người lớn lúc 9:00 tối với phần Thánh Ca Canh Thức trước lễ đã giúp Cộng đoàn lắng đọng vào bầu khí an bình của Đêm Thánh, Và Thánh Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh đã diễn ra rất trang trọng trong tâm tình yêu mến, cảm tạ Tình Yêu Ngôi Lời Giáng Thế Cứu Đời.
Coi Video Canh Thức Giáng Sinh:
Thánh Lễ Vọng Mừng Chúa Giáng Sinh kết thúc lúc 10:30 tối.
Mọi người ra về lòng tràn ngập Niềm Vui An Bình của Chúa Hài Đồng ban tặng.
Ước nguyện mang Niềm Vui Bình An của Chúa Hài Đồng tới muôn người khắp nơi trên toàn cõi đất này.
Vọng Sinh.
Arlington VA, Dec. 27, 2019.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chầu Thánh Thể : Lịch sử, ý nghĩa và một số quy định phụng vụ
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
19:51 28/12/2019
* Ký hiệu các tài liệu :
- GL : Bộ Giáo Luật 1983
- PV : Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh (Vaticanô II, 1963)
- QCTQ : Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma 2002
- TT : Nghi thức tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ (De sacra communione et de cultu mysterii eucharistici extra missam) do Bộ Phụng tự công bố ngày 21/06/1973
Chầu Thánh Thể là truyền thống tốt đẹp của Giáo Hội để bày tỏ lòng cung kính và tôn thờ của tín hữu dành cho Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình làm Hy Tế cứu chuộc nhân loại. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng biết rõ lịch sử và ý nghĩa của việc Chầu Thánh Thể. Xin gửi đến quý vị bài viết này về việc tôn thờ Thánh Thể để mỗi người hiểu, yêu mến Thánh Thể và tham dự sốt sắng hơn.
A. Lịch sử
Trong những thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, sau thánh lễ, người ta mang Mình Thánh Chúa cho những người vắng mặt, nhất là cho bệnh nhân và người già yếu. Thời đó, chưa có việc lưu giữ Thánh Thể và chầu Thánh Thể.
Vào thế kỷ XI, một giám mục và cũng là một nhà thần học có tên Bérenger (988-1088) ở thành phố Tours, nước Pháp, đặt nghi vấn về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể. Vị giám mục này chỉ nhìn thấy trong Bí tích này một biểu tượng. Việc này gây ra một xì-căng-đan lớn trong Giáo Hội. Để khẳng định niềm tin, người ta bắt đầu trưng bày Thánh Thể trong mặt nhật ở trên bàn thờ ngay trong thánh lễ, hoặc ở một nơi dễ thấy. Người ta bắt đầu để một cây đèn thắp sáng ở đó và nói đến “Nhà Tạm” (tabernaculum, tabernacle [1]).
Việc sùng kính đối với sự hiện diện của Chúa Kitô trong Thánh Thể dẫn đến việc cho rằng chầu Thánh Thể cũng có cùng một giá trị với việc rước lễ. Hơn thế nữa, người ta còn cho rằng việc “rước lễ thiêng liêng” có thể thay thế cả việc “rước lễ bí tích”.
Để đáp ứng lòng khao khát cao độ muốn chiêm ngắm Thánh Thể, sau truyền phép, người ta lập ra nghi thức nâng Thánh Thể. Việc này đôi khi kéo dài và được báo hiệu bằng việc rung chuông. Nó trở thành thời điểm quan trọng nhất của buổi cử hành. Việc nâng chén được thêm vào muộn hơn, khoảng thế kỷ XIV-XV.
Vào thế kỷ XIII và XIV, việc tôn thờ Thánh Thể được phát triển (tôn thờ, rước kiệu) đặc biệt là sau khi Đức Urbanô IV lập ra lễ Mình Thánh Chúa vào năm 1264. Người ta “chiêm ngắm” Mình Thánh, nhưng ít khi chịu rước Mình Thánh Chúa. Việc rước lễ trở nên quá hiếm hoi đến nỗi công đồng Latêranô năm 1215 đã phải áp đặt việc rước lễ ít nhất là một lần trong năm.
Để phục hồi sự cân bằng và cổ vũ bí tích Thánh Thể, thánh Giáo Hoàng Piô X, vào năm 1905, khuyến khích việc rước lễ thường xuyên và hàng ngày. Đến năm 1910, Đức Piô X đã giảm tuổi của các trẻ em rước lễ lần đầu, từ 12-13 tuổi xuống 7 tuổi (tuổi có trí khôn).
Công đồng Vaticanô II còn đề cao giá trị của bí tích Thánh Thể khi muốn các Kitô hữu “tham gia vào thánh lễ cách ý thức, thành kính và tích cực, được Lời Chúa giáo huấn, được bàn tiệc Mình Chúa bổ sức, dâng lời tạ ơn Chúa...” (PV 48)
B. Ý nghĩa
1. Tôn thờ Thiên Chúa
Tôn thờ hoặc thờ phượng Thiên Chúa là thái độ căn bản của mọi Kitô hữu. Đó là điều răn đầu tiên : “Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn : Thứ nhất : Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.” Chính Đức Giêsu đã nhắc lại điều răn này : “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Lc 4, 8 ; x. Đnl 6, 13). Sự tôn thờ này không chỉ được thể hiện trong tâm hồn và tư tưởng, mà còn qua cử chỉ bên ngoài.
Hành vi thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi tuyệt hảo nhất là chính thánh lễ. Chẳng hạn trong Kinh Vinh Danh :
- Tôn thờ Chúa Cha : “Chúng con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa.”
- Tôn thờ Chúa Kitô : “Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa, là Con Đức Chúa Cha. [...] Vì lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Đấng Thánh, chỉ có Chúa là Chúa, chỉ có Chúa là Đấng Tối Cao.”
- Tôn thờ Chúa Thánh Thần : “cùng Đức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Đức Chúa Cha.”
Cũng chính trong thánh lễ, khi bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh Chúa, chủ tế nâng Bánh thánh và Chén thánh cho cộng đoàn chiêm ngắm, rồi cùng với cộng đoàn cúi đầu thờ lạy Người.
2. Bí tích Thánh Thể được nối dài
Tôn thờ Thánh Thể là sự nối dài của Bí tích Thánh Thể (bắt đầu từ lúc truyền phép : bánh trở nên Mình Thánh Chúa). Nói cách khác, chầu Thánh Thể, dù trang trọng hay thinh lặng, tập thể hay cá nhân, chỉ có ý nghĩa nếu được nối kết với thánh lễ. Ta có thể nói : càng đề cao giờ chầu Thánh Thể, ta càng quý trọng thánh lễ.
Hơn nữa, việc đặt và chầu Thánh Thể ngay sau thánh lễ, nhất là khi chầu chung, nhằm biểu lộ đức tin công khai của Giáo Hội vào sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô trong Thánh Thể, dù thánh lễ đã kết thúc.
3. Sự hiện diện đích thực tuyệt hảo của Chúa Kitô
Chầu Thánh Thể không làm cho chúng ta quên đi những hình thức hiện diện đích thực khác của Chúa Kitô : qua Lời của Người, nhất là trong thánh lễ (PV 7, QCTQ 55) ; qua các Bí tích ; qua các cuộc gặp gỡ Kitô giáo : “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18, 20) ; trong các biến cố của cuộc sống : “Mỗi lần các ngươi làm cho một cho những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các người đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40) ; qua những người nghèo và bé mọn : “Ta khát, Ta đói, Ta là khách lạ, Ta đau yếu, Ta ngồi tù... ” (Mt 25, 35-36) ; qua các thừa tác viên của Giáo Hội : “Ai nghe anh em là nghe Thầy” (Lc 10, 16)...
Nếu những gì vừa kể trên là những hình thức hiện diện đích thực Chúa Kitô, thì trong Thánh Thể lại có sự hiện diện đích thực tuyệt hảo của Chúa Kitô.
4. Kết hiệp với Chúa Kitô
Thánh Thể mời gọi chúng ta sống kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô dưới 2 chiều kích : chiều kích thiên tính của Người là Đấng Phục sinh, ngự trong vinh quang với Thiên Chúa Cha ; và chiều kích nhân tính của Người, Đấng đã chia sẻ kiếp làm người như chúng ta.
Chầu Thánh Thể, dù ở một mình trong một nhà nguyện, không thể bị giới hạn trong một hành vi cá nhân : qua Thánh Thể, chúng ta còn được kết nối với toàn Giáo Hội là chi thể huyền nhiệm của Chúa Kitô, Đấng đã chết cho Giáo Hội.
Chúa Kitô Thánh Thể mà chúng ta tôn thờ cũng là Đấng mà các tín hữu khắp nơi trên thế giới đang tôn thờ, và cũng là Đấng mà các thánh, ông bà tổ tiên trải qua bao thế kỷ đã tôn thờ. Như vậy, chầu Thánh Thể kết nối mọi Kitô hữu với Chúa Kitô trong cả không gian và thời gian ! Nói cách khác, việc tôn thờ Thánh Thể xóa bỏ khoảng cách thời gian và không gian trong hiện tại vĩnh cửu của Thiên Chúa.
5. Chúng ta dâng chính mình cho Chúa
Giờ chầu Thánh Thể không phải là lúc chúng ta, như người Pha-ri-sêu trong Tin Mừng (Lc 18, 9-14), cảm tạ Chúa về sự công chính và những công trạng của mình, và chỉ cầu nguyện cho “người khác”, là những kẻ tội lỗi... Nhưng trước tình yêu vô biên của Thiên Chúa, được ban cho chúng ta trong Chúa Giêsu, được trưng bày trước mắt chúng ta trong Thánh Thể, chúng ta nhận ra mình là kẻ nghèo hèn và tội lỗi, khi nhận ra rằng không có Người, chúng ta chẳng làm gì được (Ga 15, 5), khi đó, chúng ta khiêm tốn để Người cứu, chữa lành và hoán cải chúng ta.
Chúng ta dâng mình cho Thiên Chúa Cha trong sự dâng hiến độc nhất và hoàn hảo của Chúa Giêsu, Con của Ngài, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, để hoàn thành trọn vẹn thánh ý của Người. Như thế, lời cầu nguyện của chúng ta là thật : nó sẽ biến đổi chúng ta, và trong sự hiệp thông các thánh, lời cầu nguyện đó sẽ chiếu tỏa ra những những ân sủng cứu độ cho nhiều người trong thời đại chúng ta không biết Chúa, rời xa Chúa hoặc từ chối Tình yêu của Người.
6. Loan báo Tin Mừng
Khi những người chăn chiên được sứ thần Chúa loan báo, họ hối hả đi Bêlem thờ lạy Hài Nhi Giêsu. Sau đó, họ hớn hở vui mừng kể lại cho dân làng và mọi người vội vã kéo nhau đến thờ lạy Hài Nhi. Do đó, những nhà truyền giáo đều là những người thờ phượng Thiên Chúa !
Chầu Thánh Thể liên quan rất nhiều đến việc truyền giáo. Khi tôn thờ Thánh Thể, chúng ta chiêm ngưỡng chính Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong yên lặng và khiêm nhường, Đấng đã yêu thương chúng ta “đến cùng” (Ga 13, 1) và hiến mình cho chúng ta. Càng chiêm ngưỡng Chúa, chúng ta càng kinh ngạc thán phục trước tình yêu bao la của Người, và chúng ta càng muốn chia sẻ điều ấy với những người chung quanh chúng ta.
7. Viễn tưởng việc thờ phượng Chúa trên thiên đàng
Chầu Thánh Thể là một viễn tưởng (anticipation) việc thờ phượng Chúa trên thiên đàng, nơi chúng ta sẽ không ngừng chiêm ngưỡng Chúa Kitô vinh hiển. Trên trần gian, Chúa Kitô ẩn mình qua hình bánh. Còn trên thiên đàng, chúng ta sẽ thấy trực tiếp Người trong vinh quang rực rỡ. Vậy sự thờ phượng Thánh Thể chuẩn bị cho chúng ta sự chiêm ngưỡng vĩnh cửu.
8. Suy niệm các mầu nhiệm của Chúa Kitô với Mẹ Maria qua kinh Mân Côi
Nếu Giáo Hội ngăn cấm đọc kinh Mân Côi trong thánh lễ, Giáo Hội lại cho phép đọc kinh Mân Côi trong giờ chầu Thánh Thể. Theo một số văn kiện chính thức của Giáo Hội [2], đọc kinh Mân Côi trong giờ chầu Thánh Thể giúp ta hiểu biết sâu xa hơn mầu nhiệm Thánh Thể. Lòng mến của chúng ta quy hướng về Chúa Kitô không tách rời lòng mến chúng ta dành cho Thánh Mẫu của Người.
Trong Tông Huấn Maralis Cultus, số 46 (1974), Đức Giáo Hoàng Phaolô VI khẳng định chiều kích Kitô của kinh Mân Côi như sau : “Kinh Mân Côi chính là lời Tin Mừng, tập trung vào mầu nhiệm cứu chuộc, bởi thế, kinh Mân Côi là một kinh nguyện có chiều hướng Kitô học rõ ràng.”
Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 2708 cũng nhấn mạnh : “Nên ưu tiên suy gẫm về "các mầu nhiệm của Ðức Ki-tô" như trong sách thiêng liêng hay kinh Mân Côi.”
Kinh Mân Côi là bản kinh tóm lược Tin Mừng gồm 20 biến cố quan trọng trong cuộc đời của Đức Giêsu, được chia làm 4 chặng :
1. Năm sự Vui : gồm 5 biến cố trong thời thơ ấu của Đức Giêsu.
2. Năm sự Sáng : gồm 5 biến cố trong cuộc đời công khai của Đức Giêsu.
3. Năm sự Thương : gồm 5 biến cố trong cuộc khổ nạn của Đức Giêsu.
4. Năm sự Mừng : gồm 5 biến cố vinh quang (Đức Giêsu Phục Sinh và lên trời, Chúa Thánh Thần hiện xuống, Thiên Chúa ân thưởng và tôn vinh Mẹ Maria).
Như vậy, khi đọc kinh Mân Côi, chúng ta không quy hướng về Mẹ Maria, mà là suy niệm cùng với Mẹ Maria về những mầu nhiệm cứu rỗi của Chúa Kitô.
C. Một số quy định phụng vụ
1. Thánh Thể phải được lưu giữ trong nhà thờ hoặc nhà nguyện gắn liền với nhà của một hội dòng hoặc của một tu đoàn tông đồ. Nếu muốn lưu giữ Thánh Thể ở một nhà nguyện riêng khác, phải có phép của Giám mục giáo phận. Trong những nơi thánh có lưu giữ Thánh Thể, luôn luôn phải có người coi sóc, và trong mức độ có thể, linh mục phải cử hành thánh lễ ở đấy ít nhất là hai lần trong tháng (GL 934).
2. Mỗi nhà thờ chỉ có một Nhà Tạm mà thôi. Nhà tạm phải làm bằng vật liệu chắc chắn, không thể di chuyển, không trong suốt và phải được khoá kỹ để tránh mọi nguy cơ phạm thánh (QCTQ 314).
3. Nhà Tạm được đặt hoặc ở trong cung thánh, ngoài bàn thờ dùng để cử hành thánh lễ, hoặc ở trong một nhà nguyện nhỏ thích hợp để các tín hữu chầu và cầu nguyện riêng ; nhà nguyện này phải nằm trong cấu trúc của nhà thờ và các Kitô hữu dễ dàng thấy được (QCTQ 315).
4. Để cho mọi người nhận biết và tôn kính sự hiện diện của Chúa Kitô, Nhà Tạm phải có một ngọn đèn luôn cháy sáng (QCTQ 316).
5. Sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể liên kết chặt chẽ và là kết quả của cử hành thánh lễ, nên, nếu không có lý do chính đáng, tránh chầu Thánh Thể trước khi cử hành thánh lễ, vì người ta sẽ làm mất ý nghĩa khi lấy Mình Thánh Chúa của thánh lễ trước đó để chầu.
6. Nếu có chầu Thánh Thể ngay sau thánh lễ, Bánh Thánh được dùng trong chầu Thánh Thể phải được thánh hóa ngay trong thánh lễ trước đó. Thánh lễ được kết khúc ngay sau lời nguyện hiệp lễ (bỏ phần nghi thức kết lễ) (TT 94).
7. Trong khi cử hành thánh lễ, không được đặt Mình Thánh để chầu trong cùng một nơi của nhà thờ hay nhà nguyện (TT 83, GL 941).
8. Thừa tác viên thông thường đặt Mình Thánh để chầu và ban phép lành Thánh Thể là linh mục và phó tế. Khi không có những người này, thừa tác viên giúp lễ, thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ hay một người nào khác được Giám mục giáo phận hoặc bề trên uỷ quyền, có thể đặt và cất Mình Thánh, nhưng không được ban phép lành (TT 92, GL 943).
9. Thừa tác viên cúi mình sâu bái thờ Thánh Thể mỗi khi mở cửa Nhà Tạm để lấy Mình Thánh Chúa ra ngoài, hoặc trước khi khóa cửa Nhà Tạm cất Mình Thánh Chúa.
10. Trong giờ chầu Thánh Thể, ta nên đọc Lời Chúa, diễn giảng hoặc suy niệm về Thánh Thể, đọc các lời nguyện, lời kinh, thánh ca về Thánh Thể, đọc Giờ kinh phụng vụ và dành những giây phút thinh lặng. Tất cả đều quy hướng về Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể để tôn thờ Người (TT 89-90, 95-96). Vì thế, tránh các suy niệm về Đức Mẹ, thánh Giuse, thánh Bổn mạng...
11. Trong giờ chầu Thánh Thể, ta có thể đọc kinh Mân Côi, nhưng không được hát các bài thánh ca (hoặc đọc kinh) về Đức Mẹ hoặc về các thánh. Tất cả các bài thánh ca đều quy về Chúa Kitô. Dĩ nhiên, không nên đặt Mình Thánh chỉ để đọc kinh Mân Côi.
12. Năm 2009, Ủy Ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chỉnh sửa một số bài hát Thánh Thể dùng danh xưng không chính xác : “Cha” cho Chúa Giêsu, chẳng hạn :
- “Hồi tưởng xưa kia khi Chúa hy sinh nằm thánh giá”, thay vì “Hồi tưởng xưa kia Cha đã hy sinh nằm thánh giá” (Bài “Thờ lạy Chúa” của Hoài Đức).
- “Dâng Chúa nhân lành khúc hoan ca tràn đầy”, thay vì “Dâng hiến Cha lành khúc hoan ca tràn đầy” (Bài “Con thờ lạy” của Hoài Chiên).
Như vậy, việc tôn thờ Thánh Thể là truyền thống lâu đời của Giáo Hội. Mỗi khi chiêm ngắm Thánh Thể là mỗi lần chúng ta suy niệm các mầu nhiệm của Chúa Kitô, từ Nhập Thể đến Phục sinh và sự trở lại trong vinh quang của Người. Ước gì mỗi người chúng ta kín múc được nguồn ơn thánh cao trọng để nuôi dưỡng tâm hồn và làm chứng về Tình yêu và lòng Thương Xót của Chúa Kitô giữa lòng thế giới.
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
[1] Tabernaculum, tabernacle = Lều : Trong Cựu Ước, Nhà Tạm là nơi cư trú tạm thời của Thiên Chúa, nơi ở của Người và là trung tâm tập hợp của dân Người. Đó là một nơi ở hữu hình trong quốc gia mà Người đã chọn : "Chúng sẽ dựng cho Ta một nơi thánh để Ta ngự ở giữa chúng" (Xh 15, 8).
[2] Indulgentiarum Doctrina (01/01/1967), Tông Huấn Maralis Cultus, số 46 (1974) của Đức Phaolô VI, Notitiae 34, tr. 384-385 (1998), Tông Thư Rosarium Virginis Mariae, số 2 (2002) của Thánh Gioan-Phaolô II.