Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Thánh Gia Thất
Lm Jude Siciliano OP
06:34 27/12/2017
Sáng Thế15: 1-6; 21:1-3; Tvịnh 104; Do Thái 11: 8, 11-12, 17-19; Luca 2: 22-40
Mỗi khi tôi đọc một câu chuyện trong Kinh Thánh bày tỏ nhu cầu của loài người, tôi tìm xem ý chính nào khi Thiên Chúa nhập thế, và nói hay làm việc gì để giải quyết nhu cầu đó.
Như trong thí dụ hôm nay: trong bái sách Sáng Thế. Trong phần đầu bài sách nói ông Abraham trình bày hoàn cảnh ông ta và bà Sarah không có con. Đó không phải là điều ông Abraham mong đợi. Thiên Chúa gọi ông Abraham đưa gia đình ra đi khỏi xử sở của họ và Thiên Chúa hứa ban cho ông ta sẽ có rất nhiều dòng dõi thành một quốc gia. Nhưng, lúc đó, ông Abraham không trông thấy thành quả của lời hứa. Ông ta than với Thiên Chúa "Chúa coi, Chúa không ban cho con một dòng dõi..."
Mỗi khi tình trạng hiện tại của chúng ta không còn hy vọng, chúng ta đâm ra chán nản, vậy chúng ta có thể tín nhiệm lời hứa của Thiên Chúa là Đấng không bỏ rơi chúng ta, mặc dù Ngài có vẽ như chưa hiện diện trong nội tình của chúng ta hay không? "Lạy Chúa, bây giờ Chúa ở đâu, trong lúc con cần đến Chúa? "
Đức tin ông Abraham vào Thiên Chúa có vẻ hơi yếu. Bởi thế Thiên Chúa mới hứa "Rồi lời Thiên Chúa nói với Abraham..". Và đến lúc này câu chuyện đổi chiều. Thiên Chúa không bỏ rơi ông Abraham, và sắp xếp giải quyết toàn cảnh. Đôi khi, trong lúc mọi sự việc dường như đến lúc cùng túng nhất, một ánh sáng chiếu rọi vào bóng tối âm u. Thiên Chúa sẽ giúp ông Abraham, không phải vì ông ta tỏ ra can đảm và bền đỗ trong đức tin, hay hoặc vì ông ta là một ngôi sao sáng về các đức tính tốt. Không đâu, Thiên Chúa làm cho ông Abraham theo bản tính của Ngài là ban ơn huệ một cách nhưng không. Thiên Chúa tự Ngài sẽ thực hiện lời Ngài hứa cho ông Abraham và bà Sarah. Sau khi Thiên Chúa hứa "ông Abraham tin Đức Chúa và vì thế, Đức Chúa cho ông ta là người công chính. "Đức Chúa sẽ thực hiện điều gì Ngài đã bắt đầu, vì Đức Chúa là Đấng trung tín với lời của Ngài.
Ai trong chúng ta có thể cầu xin Thiên Chúa dựa vào sự tốt lành của mình? Thường thì chúng ta hơi lẩn thẩn trong đức tin của chúng ta. Rồi đến lúc có điều gì cần được giúp đở chúng ta lại do dự, hay sợ không dám cầu xin vì chúng ta nghĩ đến gương mẫu của những người có đức tin như những người cùng ngồi một dãy ghế với chúng ta trong nhà thờ là những người được ơn Thiên Chúa đáp lại lời cầu của họ.
Ông Abraham và bà Sarah còn một chặng đường dài phải đi và họ sẽ gặp thử thách trên đường đi. Điều gì giúp họ lúc họ gặp khó khăn trên đường đi? Họ sẽ phải tín nhiệm vào lời Thiên Chúa hứa "Hãy ngước mắt lên trời, và thử đếm các vì sao... dòng dõi ngươi sẽ như thế đó". Lời hứa đó đi theo họ trên chặng đường họ đi, và sẽ nên đồng cỏ xanh tươi cho họ mỗi khi họ cảm thấy khô cạn. Với chúng ta cũng thế, chúng ta tín nhiệm vào sự hiện diện của Thiên Chúa ở với chúng ta trong đời sống của chúng ta. Mỗi khi chúng ta qua những hoang mạc khô cằn, Đấng giữ lời hứa sẽ cho chúng ta thấy đồng cỏ xanh tươi.
Chúa Giêsu và Đức Maria là hai mẹ con cũng tín nhiệm vào lời của Thiên Chúa. Mới đầu mọi sự cũng sáng sủa cho họ. Họ sống trong 40 ngày đầu tiên của Chúa Giêsu. Hãy tưởng tượng nỗi khó khăn của họ, nhất là với Đức Maria. Họ đã đi về Bêlem theo chiếu chỉ của vua Caesar kiểm tra dân số. Và ở Bêlem em bé ra đời trong nơi nghèo nàn.
Đến lúc đó, ông Giuse và bà Maria mới nghĩ đến em bé ra đời và lời hứa họ nghe về em bé. Và bây giờ lần khác cha mẹ đem em bé lên Đền Thờ dâng con cho Đức Chúa. Cũng như ông Abraham và bà Sarah, ông Giuse và bà Maria nghe một lời hứa rất lạ lùng. Nhưng nhớ đến những khó khăn trong chặng đường đi này, thật là đau đớn cho họ để nhìn thấy bàn tay của Thiên Chúa trong đời họ. Tuy vậy, cũng như ông Abraham và bà Sarah, ông Giuse và bà Maria tin tưởng lời Đức Chúa hứa.
Ông Giuse và bà Maria nghèo đên nỗi không dâng được một con chiên khi ông bà vào Đền Thờ. Nên họ dâng một cặp chim bồ câu non. Cũng như những người nghèo bấy giờ ông Giuse và bà Maria cố gắng hết sức lo lắng cho em bé theo lề luật của Môsê. Nếu không có hai người lớn tuổi do Thiên Chúa thúc đẩy, ông Giuse và bà Maria có thể mất dịp đó trong Đền Thờ. Không ai, chỉ có ông Simeon và bà Ana để ý đến họ. Điều này làm chúng ta bây giờ tự hỏi thử có người nghèo trong giáo xứ của chúng ta được ai để ý đến không, hay được làm thành phần chính trong cộng đoàn xứ hay không? Họ là những người không đủ tiền trả học phí cho con họ ở trường của giáo xứ. Họ không có thì giờ dự phần vào các hoạt động của giáo xứ. Nhiều người không sinh trưởng ở xứ này nên không nói được tiếng Anh thành thạo để đi học, hay dự hội họp của giáo xứ, nên không được ai để ý đến họ.
Ông Simeon và bà Ana, hai người lớn tuổi đạo đức có phần việc trong Đền Thờ được Chúa Thánh Thần soi sáng nhìn nhận ơn Thiên Chúa ban cho thế gian. Họ có cặp mắt đức tin và nhận thấy ơn Thiên Chúa ban qua người nghèo. Một cặp vợ chồng trẻ với đứa bé họ đang ẵm. Họ nhận thấy em bé là Đấng Mêsia đến trong thế gian trong sự khó nghèo. Và vì thế ông Simeon và bà Ana cảm tạ Thiên Chúa. Họ nhận thấy trong gia đình nghèo này có ơn huệ Thiên Chúa ban cho thế gian.
Nhưng, chúng ta cần phải làm gì hơn là tạ ơn Chúa qua một gia đình nghèo nàn. Chương trình thuế vụ vừa qua do hai nghị viên chấp thuận không phải cho người nghèo. Hầu như gần tất cả các nhà kinh tế học bình luận là chương trình thuế vụ đó bênh vực người giàu và làm hại người nghèo và người hạng trung lưu. Chương trình đó giảm bớt các chương trình xã hội giúp người nghèo. 13 triệu dân Mỹ sẽ không có bảo hiểm sức khỏe. Trong tương lai, khi ngân quỹ quôc gia thiếu hụt tăng lên thi có nhiều chương trình giúp người nghèo sẽ bị giảm bớt, và người nghèo sẽ thuộc về loại chương trinh kinh tế nghèo. Sự cắt đứt các chương trình đó có thể hại đên việc giúp bảo hiểm sức khỏe người nghèo và người cao niên, và các chương trình khác giúp người nghèo.
Hôm nay chúng ta mừng lễ ơn huệ Thiên Chúa ban cho loài người qua một em bé sinh trong một gia đình nghèo. Tuy vậy, hôm nay chương trình quốc gia Hoa kỳ không để ý đáp với những người cần được giúp đở nhiều nhất trong chúng ta. Ông Simeon và bà Ana chúc lành cho một em bé sinh trong một gia đình nghèo. Chúng ta cần hành động hơn là chúc lành.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
The Holy Family (B)
Gen. 15: 1-6; 21:1-3; Psalm 105; Hebrews 11: 8, 11-12, 17-19; Luke 2: 22-40
When I read a Scripture story that begins with an expression of human need, I look for the hinge – the turning moment when God enters to say, or do something, that addresses the need.
Today’s Genesis reading is a good example. Early in the passage Abram expresses his and Sarah’s situation – they are childless. That is not what Abram and Sarah were expecting. God had called them out of Mesopotamia and promised to make them a great nation with many descendants. But at this moment, Abram doesn’t see the fulfillment of that promise. He laments to God, "See you have given me no offspring…."
Doubts come to mind when our current moment seems hopeless. Can God be relied on as a promise-keeper who will not abandon us, even though God seems to have withdrawn from the scene? "Where are you now that I need you, O God?"
Abram’s faith in God seems to be faltering. So, God makes a promise: "Then the word of the Lord came to him…." This is the moment when the narrative turns. God has not left him and is about to address the situation. Sometimes when things are at their lowest point a ray of light pierces the darkness. God is going to help Abram, not because he has shown courageous and persevering faith. Or, because he has been a shining star of goodness. No, God does for Abram what God characteristically does – gives free gifts. God will, on God’s own initiative, fulfill a promise to Abraham and Sarah. After God makes the promise, "Abram put his faith in the Lord, who credited it to him as an act of righteousness." God will finish what God has started, because God is faithful to God’s word.
Who among us can make a claim on God based on our own goodness? Most likely we feel we limp along on so-so faith. Then, when a serious need arises we hesitate, or are shy about praying, since we think only the exemplary models of faith – like some of those near us in our pews today – will get a favorable response to their prayers.
Abram and Sarah still have a long journey ahead of them and there will be trials along the way. What will sustain them as they travel and face obstacles ?They will have to trust the promise God made them: "Look up at the sky, and count the stars, if you can. Just so… shall your descendants be." That promise will travel with them as they go and be an oasis for them in very dry moments. So too for us. We trust in God’s saving presence with us as we pass through life’s desert periods. Along the way God, the promise- keeper, provides oases for us.
Jesus and Mary are a another couple who must rely on God’s word. Initially things weren’t very clear for either of them. They are within the first 40 days of Jesus’ life. Imagine the strain and exhaustion they felt, especially Mary. They had gone to Bethlehem in response to the order from Caesar (2:1) to be counted in the census. There the child was born in a poor and needy environment.
At this stage the parents must have wondered about their newborn and the promises they received about him. Now, after another journey, they are in Jerusalem to present their child to God in the Temple. Like Abram and Sarah the couple heard and awe-inspiring promise, but considering the difficulties at this stage of their journey, it must have been hard to see God’s hand in their lives. Yet, like Abram and Sarah, they trusted the promise they heard from God.
Mary and Joseph were too poor to offer a lamb when they presented Jesus in the temple, so they offered two turtledoves. Like many of the poor today, Mary and Joseph did their best to provide for their child and be faithful to their religious observances. If it had not been for the God-inspired elders, they could easily have been missed that day in the Temple. No one else but Simeon and Ana even noticed them. Which makes us wonder today if the poor in our parish are recognized, or appreciated as full- fledged members? They can’t afford the tuition for our parochial schools; don’t have enough spare time to participate in parish activities; many are not native born and so don’t speak our language well enough to attend classes, or parish meetings, so their voices often go under-recognized.
The devout elders Simeon and Anna were guided by the Spirit to recognize God’s gift to the world. They had eyes of faith and saw the blessing God was giving in the poor, young couple and the child they carried. They would recognize in the couple and the child that the Messiah was coming into the world in poverty. And still Simeon and Ana offered a blessing to God. They recognized in this poor family the gift God was giving to the world.
But we need to do more than offer a blessing for poor families. The recent tax plan approved by Congress is not a blessing for the poor. Almost all the economists who have commented on the plan say is favors the wealthy and hurts the poor and middle-class. It diminishes social investments meant to help the neediest; 13 million Americans will be without health insurance. In the future, when the deficit grows, more cuts to programs that support the needy will be caught under the rubric of "welfare reform." Cuts will probably happen to Medicaid, Medicare and other programs that help the poor.
Today we celebrate God’s gift to human kind through a child born to a poor couple. Yet today, our national policies fail to acknowledge and respond to the neediest among us. Simeon and Ana said a blessing over the child born to a poor couple. We need to do more than say blessings.
Mỗi khi tôi đọc một câu chuyện trong Kinh Thánh bày tỏ nhu cầu của loài người, tôi tìm xem ý chính nào khi Thiên Chúa nhập thế, và nói hay làm việc gì để giải quyết nhu cầu đó.
Như trong thí dụ hôm nay: trong bái sách Sáng Thế. Trong phần đầu bài sách nói ông Abraham trình bày hoàn cảnh ông ta và bà Sarah không có con. Đó không phải là điều ông Abraham mong đợi. Thiên Chúa gọi ông Abraham đưa gia đình ra đi khỏi xử sở của họ và Thiên Chúa hứa ban cho ông ta sẽ có rất nhiều dòng dõi thành một quốc gia. Nhưng, lúc đó, ông Abraham không trông thấy thành quả của lời hứa. Ông ta than với Thiên Chúa "Chúa coi, Chúa không ban cho con một dòng dõi..."
Mỗi khi tình trạng hiện tại của chúng ta không còn hy vọng, chúng ta đâm ra chán nản, vậy chúng ta có thể tín nhiệm lời hứa của Thiên Chúa là Đấng không bỏ rơi chúng ta, mặc dù Ngài có vẽ như chưa hiện diện trong nội tình của chúng ta hay không? "Lạy Chúa, bây giờ Chúa ở đâu, trong lúc con cần đến Chúa? "
Đức tin ông Abraham vào Thiên Chúa có vẻ hơi yếu. Bởi thế Thiên Chúa mới hứa "Rồi lời Thiên Chúa nói với Abraham..". Và đến lúc này câu chuyện đổi chiều. Thiên Chúa không bỏ rơi ông Abraham, và sắp xếp giải quyết toàn cảnh. Đôi khi, trong lúc mọi sự việc dường như đến lúc cùng túng nhất, một ánh sáng chiếu rọi vào bóng tối âm u. Thiên Chúa sẽ giúp ông Abraham, không phải vì ông ta tỏ ra can đảm và bền đỗ trong đức tin, hay hoặc vì ông ta là một ngôi sao sáng về các đức tính tốt. Không đâu, Thiên Chúa làm cho ông Abraham theo bản tính của Ngài là ban ơn huệ một cách nhưng không. Thiên Chúa tự Ngài sẽ thực hiện lời Ngài hứa cho ông Abraham và bà Sarah. Sau khi Thiên Chúa hứa "ông Abraham tin Đức Chúa và vì thế, Đức Chúa cho ông ta là người công chính. "Đức Chúa sẽ thực hiện điều gì Ngài đã bắt đầu, vì Đức Chúa là Đấng trung tín với lời của Ngài.
Ai trong chúng ta có thể cầu xin Thiên Chúa dựa vào sự tốt lành của mình? Thường thì chúng ta hơi lẩn thẩn trong đức tin của chúng ta. Rồi đến lúc có điều gì cần được giúp đở chúng ta lại do dự, hay sợ không dám cầu xin vì chúng ta nghĩ đến gương mẫu của những người có đức tin như những người cùng ngồi một dãy ghế với chúng ta trong nhà thờ là những người được ơn Thiên Chúa đáp lại lời cầu của họ.
Ông Abraham và bà Sarah còn một chặng đường dài phải đi và họ sẽ gặp thử thách trên đường đi. Điều gì giúp họ lúc họ gặp khó khăn trên đường đi? Họ sẽ phải tín nhiệm vào lời Thiên Chúa hứa "Hãy ngước mắt lên trời, và thử đếm các vì sao... dòng dõi ngươi sẽ như thế đó". Lời hứa đó đi theo họ trên chặng đường họ đi, và sẽ nên đồng cỏ xanh tươi cho họ mỗi khi họ cảm thấy khô cạn. Với chúng ta cũng thế, chúng ta tín nhiệm vào sự hiện diện của Thiên Chúa ở với chúng ta trong đời sống của chúng ta. Mỗi khi chúng ta qua những hoang mạc khô cằn, Đấng giữ lời hứa sẽ cho chúng ta thấy đồng cỏ xanh tươi.
Chúa Giêsu và Đức Maria là hai mẹ con cũng tín nhiệm vào lời của Thiên Chúa. Mới đầu mọi sự cũng sáng sủa cho họ. Họ sống trong 40 ngày đầu tiên của Chúa Giêsu. Hãy tưởng tượng nỗi khó khăn của họ, nhất là với Đức Maria. Họ đã đi về Bêlem theo chiếu chỉ của vua Caesar kiểm tra dân số. Và ở Bêlem em bé ra đời trong nơi nghèo nàn.
Đến lúc đó, ông Giuse và bà Maria mới nghĩ đến em bé ra đời và lời hứa họ nghe về em bé. Và bây giờ lần khác cha mẹ đem em bé lên Đền Thờ dâng con cho Đức Chúa. Cũng như ông Abraham và bà Sarah, ông Giuse và bà Maria nghe một lời hứa rất lạ lùng. Nhưng nhớ đến những khó khăn trong chặng đường đi này, thật là đau đớn cho họ để nhìn thấy bàn tay của Thiên Chúa trong đời họ. Tuy vậy, cũng như ông Abraham và bà Sarah, ông Giuse và bà Maria tin tưởng lời Đức Chúa hứa.
Ông Giuse và bà Maria nghèo đên nỗi không dâng được một con chiên khi ông bà vào Đền Thờ. Nên họ dâng một cặp chim bồ câu non. Cũng như những người nghèo bấy giờ ông Giuse và bà Maria cố gắng hết sức lo lắng cho em bé theo lề luật của Môsê. Nếu không có hai người lớn tuổi do Thiên Chúa thúc đẩy, ông Giuse và bà Maria có thể mất dịp đó trong Đền Thờ. Không ai, chỉ có ông Simeon và bà Ana để ý đến họ. Điều này làm chúng ta bây giờ tự hỏi thử có người nghèo trong giáo xứ của chúng ta được ai để ý đến không, hay được làm thành phần chính trong cộng đoàn xứ hay không? Họ là những người không đủ tiền trả học phí cho con họ ở trường của giáo xứ. Họ không có thì giờ dự phần vào các hoạt động của giáo xứ. Nhiều người không sinh trưởng ở xứ này nên không nói được tiếng Anh thành thạo để đi học, hay dự hội họp của giáo xứ, nên không được ai để ý đến họ.
Ông Simeon và bà Ana, hai người lớn tuổi đạo đức có phần việc trong Đền Thờ được Chúa Thánh Thần soi sáng nhìn nhận ơn Thiên Chúa ban cho thế gian. Họ có cặp mắt đức tin và nhận thấy ơn Thiên Chúa ban qua người nghèo. Một cặp vợ chồng trẻ với đứa bé họ đang ẵm. Họ nhận thấy em bé là Đấng Mêsia đến trong thế gian trong sự khó nghèo. Và vì thế ông Simeon và bà Ana cảm tạ Thiên Chúa. Họ nhận thấy trong gia đình nghèo này có ơn huệ Thiên Chúa ban cho thế gian.
Nhưng, chúng ta cần phải làm gì hơn là tạ ơn Chúa qua một gia đình nghèo nàn. Chương trình thuế vụ vừa qua do hai nghị viên chấp thuận không phải cho người nghèo. Hầu như gần tất cả các nhà kinh tế học bình luận là chương trình thuế vụ đó bênh vực người giàu và làm hại người nghèo và người hạng trung lưu. Chương trình đó giảm bớt các chương trình xã hội giúp người nghèo. 13 triệu dân Mỹ sẽ không có bảo hiểm sức khỏe. Trong tương lai, khi ngân quỹ quôc gia thiếu hụt tăng lên thi có nhiều chương trình giúp người nghèo sẽ bị giảm bớt, và người nghèo sẽ thuộc về loại chương trinh kinh tế nghèo. Sự cắt đứt các chương trình đó có thể hại đên việc giúp bảo hiểm sức khỏe người nghèo và người cao niên, và các chương trình khác giúp người nghèo.
Hôm nay chúng ta mừng lễ ơn huệ Thiên Chúa ban cho loài người qua một em bé sinh trong một gia đình nghèo. Tuy vậy, hôm nay chương trình quốc gia Hoa kỳ không để ý đáp với những người cần được giúp đở nhiều nhất trong chúng ta. Ông Simeon và bà Ana chúc lành cho một em bé sinh trong một gia đình nghèo. Chúng ta cần hành động hơn là chúc lành.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
The Holy Family (B)
Gen. 15: 1-6; 21:1-3; Psalm 105; Hebrews 11: 8, 11-12, 17-19; Luke 2: 22-40
When I read a Scripture story that begins with an expression of human need, I look for the hinge – the turning moment when God enters to say, or do something, that addresses the need.
Today’s Genesis reading is a good example. Early in the passage Abram expresses his and Sarah’s situation – they are childless. That is not what Abram and Sarah were expecting. God had called them out of Mesopotamia and promised to make them a great nation with many descendants. But at this moment, Abram doesn’t see the fulfillment of that promise. He laments to God, "See you have given me no offspring…."
Doubts come to mind when our current moment seems hopeless. Can God be relied on as a promise-keeper who will not abandon us, even though God seems to have withdrawn from the scene? "Where are you now that I need you, O God?"
Abram’s faith in God seems to be faltering. So, God makes a promise: "Then the word of the Lord came to him…." This is the moment when the narrative turns. God has not left him and is about to address the situation. Sometimes when things are at their lowest point a ray of light pierces the darkness. God is going to help Abram, not because he has shown courageous and persevering faith. Or, because he has been a shining star of goodness. No, God does for Abram what God characteristically does – gives free gifts. God will, on God’s own initiative, fulfill a promise to Abraham and Sarah. After God makes the promise, "Abram put his faith in the Lord, who credited it to him as an act of righteousness." God will finish what God has started, because God is faithful to God’s word.
Who among us can make a claim on God based on our own goodness? Most likely we feel we limp along on so-so faith. Then, when a serious need arises we hesitate, or are shy about praying, since we think only the exemplary models of faith – like some of those near us in our pews today – will get a favorable response to their prayers.
Abram and Sarah still have a long journey ahead of them and there will be trials along the way. What will sustain them as they travel and face obstacles ?They will have to trust the promise God made them: "Look up at the sky, and count the stars, if you can. Just so… shall your descendants be." That promise will travel with them as they go and be an oasis for them in very dry moments. So too for us. We trust in God’s saving presence with us as we pass through life’s desert periods. Along the way God, the promise- keeper, provides oases for us.
Jesus and Mary are a another couple who must rely on God’s word. Initially things weren’t very clear for either of them. They are within the first 40 days of Jesus’ life. Imagine the strain and exhaustion they felt, especially Mary. They had gone to Bethlehem in response to the order from Caesar (2:1) to be counted in the census. There the child was born in a poor and needy environment.
At this stage the parents must have wondered about their newborn and the promises they received about him. Now, after another journey, they are in Jerusalem to present their child to God in the Temple. Like Abram and Sarah the couple heard and awe-inspiring promise, but considering the difficulties at this stage of their journey, it must have been hard to see God’s hand in their lives. Yet, like Abram and Sarah, they trusted the promise they heard from God.
Mary and Joseph were too poor to offer a lamb when they presented Jesus in the temple, so they offered two turtledoves. Like many of the poor today, Mary and Joseph did their best to provide for their child and be faithful to their religious observances. If it had not been for the God-inspired elders, they could easily have been missed that day in the Temple. No one else but Simeon and Ana even noticed them. Which makes us wonder today if the poor in our parish are recognized, or appreciated as full- fledged members? They can’t afford the tuition for our parochial schools; don’t have enough spare time to participate in parish activities; many are not native born and so don’t speak our language well enough to attend classes, or parish meetings, so their voices often go under-recognized.
The devout elders Simeon and Anna were guided by the Spirit to recognize God’s gift to the world. They had eyes of faith and saw the blessing God was giving in the poor, young couple and the child they carried. They would recognize in the couple and the child that the Messiah was coming into the world in poverty. And still Simeon and Ana offered a blessing to God. They recognized in this poor family the gift God was giving to the world.
But we need to do more than offer a blessing for poor families. The recent tax plan approved by Congress is not a blessing for the poor. Almost all the economists who have commented on the plan say is favors the wealthy and hurts the poor and middle-class. It diminishes social investments meant to help the neediest; 13 million Americans will be without health insurance. In the future, when the deficit grows, more cuts to programs that support the needy will be caught under the rubric of "welfare reform." Cuts will probably happen to Medicaid, Medicare and other programs that help the poor.
Today we celebrate God’s gift to human kind through a child born to a poor couple. Yet today, our national policies fail to acknowledge and respond to the neediest among us. Simeon and Ana said a blessing over the child born to a poor couple. We need to do more than say blessings.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:27 27/12/2017
30. THỊT CHÌM DƯỚI BÁT
Có người nọ tính tình rất hà tiện mà lại rất dễ nổi nóng.
Một hômông ta mua về bốn lạng thịt, vợ nấu xong thì dầu mỡ nổi lên trên còn thịt thì chìm phía dưới, người ấy về nhà thấy như vậy thì cho rằng vợ đã ăn hết thịt, bèn chỉ vợ mà chửi:
- “Tao với mày là oan gia kiếp trước, chỉ có phân ly mới được !”
Đợi đến khi lấy đũa vớt một cái thì thấy thịt đều nằm dưới bát, người ấy liền cười to lên, vuốt ve sau lưng vợ và nói:
- “Tôi với bà là vợ chồng kết hợp năm trăm năm từ kiếp trước, thật là đẹp đôi !”
(Giải Uẩn thiên)
Suy tư 30:
Ở đời không có gì thân thiết cho bằng tình cảm vợ chồng, bởi vì cả hai không còn là hai nữa nhưng là một, đây là một trong hai đặc tính cốt yếu của bí tích hôn phối trong đạo Công Giáo là bất khả phân ly và nhứt phu nhứt phụ. Cũng có nghĩa là của chồng là của vợ, chồng ăn thì cũng như vợ ăn, đó là vợ chồng thuận hoà, vì cả hai không còn là hai nữa, mà là một.
Tuy không còn là hai nữa, nhưng có những ông chồng thích chửi vợ, đánh vợ, có nghĩa là thích tự mình đánh mình chữi mình, thật tội nghiệp cho ông chồng hay đánh chữi vợ ấy; tuy không còn là hai nữa nhưng cũng có những bà vợ thích đay nghiến chồng, chì chiết với chồng, mà vợ chồng chì chiết nhau, đánh nhau thì cũng giống như tự đánh chính mình rồi vậy, dại ơi là dại.
Có những ông chồng coi trọng miếng ăn hơn sự khổ cực của vợ, cho nên đưa từng đồng cho vợ đi chợ, lại còn hạch sách vợ đủ điều. Họ không biết rằng tình yêu chung thuỷ không căn cứ trên tiền bạc, từng miếng ăn, nhưng căn cứ vào tình yêu chân thành của nhau, và tùy hoàn cảnh gian khổ, tối lữa tắt đèn có nhau mà thông cảm chia sẻ cho nhau những vui buồn, đó mới chính là tình yêu chung thủy thật sự bắt nguồn từ tình yêu của Thiên Chúa.
Những ông chồng Ki-tô hữu thì khác hẳn với những ông chồng khác, bởi vì họ nhìn thấy tình yêu của người vợ dành cho mình lớn hơn những khuyết điểm của họ trong cuộc sống hằng ngày, như Đức Chúa Giê-su đã nhìn thấy những khuyết điểm của Hội Thánh mà yêu thương, tha thứ và ban ơn cho Hội Thánh vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholicnews.net/nhantai
http://nhantai.info
Có người nọ tính tình rất hà tiện mà lại rất dễ nổi nóng.
Một hômông ta mua về bốn lạng thịt, vợ nấu xong thì dầu mỡ nổi lên trên còn thịt thì chìm phía dưới, người ấy về nhà thấy như vậy thì cho rằng vợ đã ăn hết thịt, bèn chỉ vợ mà chửi:
- “Tao với mày là oan gia kiếp trước, chỉ có phân ly mới được !”
Đợi đến khi lấy đũa vớt một cái thì thấy thịt đều nằm dưới bát, người ấy liền cười to lên, vuốt ve sau lưng vợ và nói:
- “Tôi với bà là vợ chồng kết hợp năm trăm năm từ kiếp trước, thật là đẹp đôi !”
(Giải Uẩn thiên)
Suy tư 30:
Ở đời không có gì thân thiết cho bằng tình cảm vợ chồng, bởi vì cả hai không còn là hai nữa nhưng là một, đây là một trong hai đặc tính cốt yếu của bí tích hôn phối trong đạo Công Giáo là bất khả phân ly và nhứt phu nhứt phụ. Cũng có nghĩa là của chồng là của vợ, chồng ăn thì cũng như vợ ăn, đó là vợ chồng thuận hoà, vì cả hai không còn là hai nữa, mà là một.
Tuy không còn là hai nữa, nhưng có những ông chồng thích chửi vợ, đánh vợ, có nghĩa là thích tự mình đánh mình chữi mình, thật tội nghiệp cho ông chồng hay đánh chữi vợ ấy; tuy không còn là hai nữa nhưng cũng có những bà vợ thích đay nghiến chồng, chì chiết với chồng, mà vợ chồng chì chiết nhau, đánh nhau thì cũng giống như tự đánh chính mình rồi vậy, dại ơi là dại.
Có những ông chồng coi trọng miếng ăn hơn sự khổ cực của vợ, cho nên đưa từng đồng cho vợ đi chợ, lại còn hạch sách vợ đủ điều. Họ không biết rằng tình yêu chung thuỷ không căn cứ trên tiền bạc, từng miếng ăn, nhưng căn cứ vào tình yêu chân thành của nhau, và tùy hoàn cảnh gian khổ, tối lữa tắt đèn có nhau mà thông cảm chia sẻ cho nhau những vui buồn, đó mới chính là tình yêu chung thủy thật sự bắt nguồn từ tình yêu của Thiên Chúa.
Những ông chồng Ki-tô hữu thì khác hẳn với những ông chồng khác, bởi vì họ nhìn thấy tình yêu của người vợ dành cho mình lớn hơn những khuyết điểm của họ trong cuộc sống hằng ngày, như Đức Chúa Giê-su đã nhìn thấy những khuyết điểm của Hội Thánh mà yêu thương, tha thứ và ban ơn cho Hội Thánh vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholicnews.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:30 27/12/2017
21. Chúng ta càng cầu nguyện thì càng muốn cầu nguyện thêm nữa.
(Thánh John Vianne)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholicnews.net/nhantai
http://nhantai.info
Gia đình niềm vui tình yêu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
17:07 27/12/2017
Lễ Thánh Gia
Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Phan Thiết viết trong “Thư Định Hướng Mục Vụ Năm 2018” như sau:
Năm 2017, Giáo phận Phan Thiết chúng ta đã hưởng ứng cách nồng nhiệt định hướng mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với chủ đề “Chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân” bằng việc quan tâm tổ chức các lớp Giáo lý Hôn nhân tại các giáo xứ cách hiệu quả hơn, giúp các bạn trẻ khám phá vẻ đẹp, sự cao quý và tầm quan trọng của Hôn nhân Kitô giáo; các linh mục cũng đã tham dự các cuộc thường huấn về chủ đề trên vào mỗi dịp tĩnh tâm tháng tại Tòa Giám mục.
Bước vào chương trình mục vụ năm 2018 với chủ đề: “Đồng hành với các gia đình trẻ”, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong Thư Mục vụ gởi Cộng Đồng dân Chúa nhân dịp họp Hội nghị kỳ II/2017, mong muốn chúng ta tiếp tục quan tâm đến việc mục vụ gia đình. Vì thế, Giáo phận Phan Thiết chúng ta tích cực hưởng ứng và nhiệt tâm triển khai chủ đề mục vụ trên qua hai sinh hoạt chính, đó là Học và Hành với các chương trình cụ thể sau đây:
I. Việc Học Hỏi
Các gia đình trẻ sẽ được hướng dẫn để càng đào sâu tầm quan trọng, ý nghĩa và bản chất của bí tích Hôn phối, đời sống chung vợ chồng, sự trung thành và chung thủy trong tình yêu đến trọn đời.
Chúng ta sẽ triển khai chủ đề nầy với ba gợi ý của Thư Mục vụ:
1. Hôn nhân là một hành trình dài, trong đó mọi người phải gạt đi những ảo tưởng để đón nhận bạn đời của mình như họ là và cùng nhau hoàn thiện hơn đời sống gia đình.
2. Hành trình nầy đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết, hy sinh và quảng đại.
3. Hành trình đó giúp đôi bạn đào sâu và làm phong phú hơn quyết định của họ khi bước vào đời sống hôn nhân.
II.Việc Thực Hành
Thư Mục vụ 2018 xác quyết rằng các linh mục và các cộng đoàn giáo xứ đóng vai trò quan trọng trong việc đồng hành với các gia đình trẻ. Chúng tôi đề nghị những gia đình trẻ là những đôi bạn đã kết hôn từ 5 năm đến 7 hay 10 năm tùy hoàn cảnh của từng giáo xứ với sự thẩm định của cha xứ. Trong Năm mục vụ “Đồng hành với các gia đình trẻ” nầy, Tòa Giám mục đề nghị tổ chức các sinh hoạt sau đây:
1. Cấp giáo phận:
a. Ngày 01.01.2018, lễ trọng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Bổn mạng Giáo phận, sẽ là ngày khai mạc Năm Mục vụ “Đồng hành với các gia đình trẻ” tại nhà thờ Chánh tòa Phan Thiết.
b. Ngày 13.12.2018 sẽ là ngày Bế mạc Năm Mục vụ nầy tại Trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao.
2. Cấp giáo hạt, giáo xứ hay liên xứ do cha quản hạt và các cha xứ ấn định gồm các sinh hoạt sau đây:
a. Kết hợp với Ban Mục Vụ Gia đình của Giáo phận, tổ chức ngày tĩnh tâm, tĩnh huấn, gặp gỡ, hội thảo, tọa đàm chuyên đề dành cho các gia đình trẻ trong giáo hạt, giáo xứ hay liên xứ, ít là 01 lần trong năm.
b. Tổ chức Thánh lễ mừng kỷ niệm ngày thành hôn của các đôi bạn trẻ tại mỗi giáo xứ, đặc biệt trong ngày lễ Thánh Gia. Ngoài ra, có thể liên kết thành nhóm nhỏ các gia đình trẻ để thuận lợi trong việc đồng hành với các sinh hoạt đặc thù.
c. Cha xứ và Hội đồng Mục vụ, các giới, các hội đoàn, tích cực cổ võ và tham dự việc đọc kinh liên gia tại các gia đình trẻ, khuyến khích việc siêng năng tham dự Thánh lễ và lãnh nhận bí tích Hòa Giải, đặc biệt thường xuyên thăm viếng các gia đình trẻ.
***
Học và hành về hôn nhân gia đình để cùng nhau: “Xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương” (x.Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN).
1. Gia đình “ngôi nhà thờ phượng Chúa”
Công Đồng Vaticanô II đã ví “gia đình như một Hội Thánh nhỏ” (Hiến chế Ánh sáng muôn dân, số 11).Thánh Gioan Phaolô II định nghĩa: “Gia đình là Hội Thánh tại gia” (Tông huấn đời sống gia đình, số 11).
Gia đình là Hội Thánh tại gia, bởi lẽ: Chúa Giêsu đã sinh ra và lớn lên trong gia đình Nazareth,có Thánh Giuse và Đức Mẹ;Thánh gia là mẫu mực cho mọi gia đình; Gia đình Công Giáo là trường học đức tin đầu tiên, là môi trường sống các bí tích và thực hành các nhân đức Kitô giáo; Cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của con cái; Gia đình là cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa. Qua đời sống cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, gia đình toả sáng sự bình an, trổ sinh nhiều hoa trái thánh thiện. Để trở thành Hội Thánh tại gia, mỗi thành viên phải ý thức về căn tính cao cả và chức năng quan trọng của mình. Mỗi ngày thể hiện rõ nét hơn những tính chất căn bản của Hội Thánh tại gia như hiệp thông, liên đới, yêu thương, thuận hoà, tôn ti trật tự, kinh nguyện sáng tối, sống phục vụ và làm chứng nhân Tin Mừng.
2. Gia đình “trường dạy đức tin”
Tin Mừng Lễ Thánh Gia kể chuyện: gia đình Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu đi hành hương lên Giêrusalem. Hai ông bà là người sùng đạo, tuân giữ lề luật cách trung tín. Theo luật quy định, người Do thái phải hành hương về Đền Thánh “mỗi năm ba lần mọi người nam phải trình diện trước Đấng Toàn Năng là Đức Chúa”. Chúa Giêsu lên 12 tuổi, cùng cha mẹ và đoàn hành hương tiến về Đền Thờ theo tập tục ngày lễ. Đối với người Do thái, 12 tuổi là tuổi trưởng thành. Chúa Giêsu bộc lộ sự khôn ngoan trước các bậc thông thái. Sau khi dự lễ vượt qua, Người ở lại Đền Thờ tranh luận với các tiến sĩ luật “mọi kẻ nghe Ngài đều sửng sốt về trí thông minh và các lời Ngài đối đáp”. Sau đó cả gia đình trở về Nazareth “Chúa Giêsu hằng vâng phục hai ông bà”. Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình, một mái ấm có cha có mẹ. Con Thiên Chúa đã lớn lên trong bầu khí gia đình. Mái nhà là trường học đầu tiên. Cha mẹ là thầy cô căn bản. Đức Giêsu lớn dần về mọi mặt trong Thánh Gia đạo hạnh. 30 năm sống dưới mái nhà Nazareth, Đức Giêsu đã thành một người chín chắn và trưởng thành, sẵn sàng lãnh nhận sứ vụ Chúa Cha trao phó. Đức Giêsu đã học nơi Thánh Giuse tinh thần lao động miệt mài, tâm tình tín thác và luôn thi hành thánh ý Thiên Chúa, lòng nhiệt thành chu toàn trách nhiệm đối với gia đình. Đức Giêsu học nơi Đức Mẹ nét đẹp hiền lành đơn sơ tế nhị, tận tụy phục vụ, tin tưởng phó thác, cầu nguyện thâm trầm.Nếp sống đạo đức của cha mẹ đã ảnh hưởng sâu xa đến cuộc đời Đức Giêsu. Người thừa hưởng nơi cha mẹ lòng yêu mến lề luật, gắn bó với Đền Thờ, thói quen siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Người học nơi cha mẹ tâm tình vâng phục thánh ý Chúa, thái độ hiền lành khiêm nhường, tinh thần phục vụ quên mình, chuyên chăm làm việc, ân cần âu yếm đối với con cái. Gia sản quý báu từ Thánh Gia bàng bạc trong những lời Người giảng dạy, trong đời sống của Người.
Gia đình là nơi trẻ em và thanh thiếu niên hấp thụ nền giáo lý chân chính từ cha mẹ.Công đồng Vaticanô II mong muốn các bậc cha mẹ là những người đầu tiên “dùng gương lành và lời nói truyền dạy đức tin cho con cái”. (Hiến chế tín lý về Giáo hội, số 11).Gia đình chu toàn được sứ mệnh cao cả này nhờ yêu thương,cùng nhau học hỏi và cầu nguyện để hạt giống đức tin được triển nở (Sắc lệnh tông đồ giáo dân, số 11). Cha mẹ chăm lo giáo dục nhân bản và giáo dục tâm linh cho con cái.Với con cái, cha mẹ là những sứ giả đầu tiên của Chúa (GLTC # 2225). Hạt giống đức tin nơi trẻ em được gieo và chăm sóc trong môi trường gia đình sẽ phát triển thành cây đức tin.Gia đình là vườn ươm, là thửa đất tốt. Dạy giáo lý như cung cấp chất dinh dưỡng. Tuỳ theo mức độ hấp thụ, tuỳ theo thời điểm, cây đức tin nơi đứa trẻ sẽ phát triển và đơm bông kết trái. Dạy giáo lý tại gia đình, cha mẹ góp phần với Hội Thánh trong sứ vụ đào tạo đức tin cho con cái.
3. Gia đình “mái ấm tình thương”.
Gia đình là cộng đoàn hiệp thông và liên đới chặt chẽ giữa các thành viên với nhau, bình đẳng về phẩm giá, về ơn gọi trước mặt Chúa và trước mặt nhau. Nhờ đó gia đình trở nên mái ấm với cuộc sống an hoà, yêu thương đầm ấm, chia sẽ, giúp đỡ, hy sinh quên mình vì hạnh phúc của nhau.Hãy gìn giữ mái ấm gia đình. Hãy đặt ưu tiên cho hạnh phúc gia đình.
Ngày nay, trong xã hội tiêu thụ, vì bận rộn với công việc kiếm tiền, một số cha mẹ không gần gũi, không dành thời giờ cho con cái. Vì thế, chúng cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu tình thương. Theo mức độ, con cái sẽ lâm bệnh chán nãn, buồn phiền, không thích học nữa, lỳ lợm, xấc láo, ích kỷ, vô cảm, đua đòi thiếu suy nghĩ.Một số phụ huynh chỉ mong con mình học giỏi, thành đạt, kiếm được nhiều tiền. Họ ít quan tâm đến đời sống đạo đức của con, không lo giáo dục đức tin cho con. Có cha mẹ quan niệm, lo cho con được Xưng Tội, Rước Lễ, Thêm Sức là đủ rồi; vì thế có những em sau khi Thêm Sức là bỏ nhà thờ. Sự đa dạng của vi tính và internet quá hấp dẫn lôi kéo con cái chúng ta ra khỏi thực tế và lao vào thế giới ảo, lối sống ảo. Lối sống hiện đại cũng dễ đánh mất bầu khí mái ấm. Mỗi người có một phòng riêng, một thế giới riêng nên mọi người ít quan tâm đến nhau, ít giúp đỡ nhau. “Một gia đình mà hiếm khi mọi người ngồi ăn chung với nhau, hoặc giả có cùng ngồi quanh bàn ăn thì chẳng ai mở miệng trò chuyện với ai, bởi lẽ họ còn đang bận dán mắt vào màn ảnh truyền hình, hoặc đang mê mải với điện thoại thông minh, thế thì gia đình đó không còn đúng nghĩa là một gia đình nữa. Khi ngồi tại bàn ăn mà con cái cứ dán mắt vào máy tính hay điện thoại thông minh và không lắng nghe người khác, thì đó không phải là gia đình nữa, mà là một nhà hưu dưỡng”. (x.Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình quanh bàn ăn trong buổi tiếp kiến chung ngày 11.11.2015, tại quảng trường Thánh Phêrô).
Các bậc phụ huynh xin hãy nhớ, sức mạnh của sự hiệp nhất các thành viên và đồng hành với nhau trong đức tin làm thành mái ấm gia đình cao quý. Chính tình yêu từ mái ấm sẽ làm trổ sinh hoa trái cho đời sống gia đình. “Gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức”.Từ mái ấm gia đình, cha mẹ con cái siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên chăm Kinh Hạt tại gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau.Theo gương Thánh Gia, mỗi gia đình hãy nỗ lực thực thi lời mời gọi của HĐGMVN : “Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Công Giáo”.
“Thư Mục vụ năm 2018 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hướng về các đôi bạn trẻ. Giáo phận và các cộng đoàn giáo xứ hướng về các bạn với tâm tình trìu mến. Chúng tôi muốn được đồng hành với các bạn để chia sẻ với các bạn những vui mừng và hy vọng, những ưu tư và thao thức, những khó khăn và thử thách mà các bạn gặp phải trong đời sống hôn nhân gia đình…Với sự hiện diện đồng hành nâng đỡ của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse, các bạn hãy luôn vững tin, mạnh mẽ và can đảm dấn thân kiên trì kiến tạo gia đình trẻ của mình thành một ngôi nhà thờ phượng, một tổ ấm yêu thương và một cộng đoàn phục vụ cho sự sống của con người. Chỉ như thế, các bạn mới có thể làm bùng cháy lên ngọn lửa tình yêu lan tỏa đến mọi gia đình bên cạnh các bạn. Nguyện chúc các bạn, những gia đình trẻ, luôn thấm đậm Bình an, Tình yêu, Ơn sủng và Niềm vui của Thiên Chúa nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Tà Pao” (Thư Định Hướng Mục Vụ Năm 2018, GP Phan Thiết”.
Gia đình là nơi thể hiện niềm vui tình yêu trong đời sống hằng ngày, từ đó sẽ là “vườn ươm” các nhân đức, là “nơi đào tạo” nhân bản và tâm linh cho con cái, để trở thành một Hội Thánh tại gia.
Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Phan Thiết viết trong “Thư Định Hướng Mục Vụ Năm 2018” như sau:
Năm 2017, Giáo phận Phan Thiết chúng ta đã hưởng ứng cách nồng nhiệt định hướng mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với chủ đề “Chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân” bằng việc quan tâm tổ chức các lớp Giáo lý Hôn nhân tại các giáo xứ cách hiệu quả hơn, giúp các bạn trẻ khám phá vẻ đẹp, sự cao quý và tầm quan trọng của Hôn nhân Kitô giáo; các linh mục cũng đã tham dự các cuộc thường huấn về chủ đề trên vào mỗi dịp tĩnh tâm tháng tại Tòa Giám mục.
Bước vào chương trình mục vụ năm 2018 với chủ đề: “Đồng hành với các gia đình trẻ”, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong Thư Mục vụ gởi Cộng Đồng dân Chúa nhân dịp họp Hội nghị kỳ II/2017, mong muốn chúng ta tiếp tục quan tâm đến việc mục vụ gia đình. Vì thế, Giáo phận Phan Thiết chúng ta tích cực hưởng ứng và nhiệt tâm triển khai chủ đề mục vụ trên qua hai sinh hoạt chính, đó là Học và Hành với các chương trình cụ thể sau đây:
I. Việc Học Hỏi
Các gia đình trẻ sẽ được hướng dẫn để càng đào sâu tầm quan trọng, ý nghĩa và bản chất của bí tích Hôn phối, đời sống chung vợ chồng, sự trung thành và chung thủy trong tình yêu đến trọn đời.
Chúng ta sẽ triển khai chủ đề nầy với ba gợi ý của Thư Mục vụ:
1. Hôn nhân là một hành trình dài, trong đó mọi người phải gạt đi những ảo tưởng để đón nhận bạn đời của mình như họ là và cùng nhau hoàn thiện hơn đời sống gia đình.
2. Hành trình nầy đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết, hy sinh và quảng đại.
3. Hành trình đó giúp đôi bạn đào sâu và làm phong phú hơn quyết định của họ khi bước vào đời sống hôn nhân.
II.Việc Thực Hành
Thư Mục vụ 2018 xác quyết rằng các linh mục và các cộng đoàn giáo xứ đóng vai trò quan trọng trong việc đồng hành với các gia đình trẻ. Chúng tôi đề nghị những gia đình trẻ là những đôi bạn đã kết hôn từ 5 năm đến 7 hay 10 năm tùy hoàn cảnh của từng giáo xứ với sự thẩm định của cha xứ. Trong Năm mục vụ “Đồng hành với các gia đình trẻ” nầy, Tòa Giám mục đề nghị tổ chức các sinh hoạt sau đây:
1. Cấp giáo phận:
a. Ngày 01.01.2018, lễ trọng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Bổn mạng Giáo phận, sẽ là ngày khai mạc Năm Mục vụ “Đồng hành với các gia đình trẻ” tại nhà thờ Chánh tòa Phan Thiết.
b. Ngày 13.12.2018 sẽ là ngày Bế mạc Năm Mục vụ nầy tại Trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao.
2. Cấp giáo hạt, giáo xứ hay liên xứ do cha quản hạt và các cha xứ ấn định gồm các sinh hoạt sau đây:
a. Kết hợp với Ban Mục Vụ Gia đình của Giáo phận, tổ chức ngày tĩnh tâm, tĩnh huấn, gặp gỡ, hội thảo, tọa đàm chuyên đề dành cho các gia đình trẻ trong giáo hạt, giáo xứ hay liên xứ, ít là 01 lần trong năm.
b. Tổ chức Thánh lễ mừng kỷ niệm ngày thành hôn của các đôi bạn trẻ tại mỗi giáo xứ, đặc biệt trong ngày lễ Thánh Gia. Ngoài ra, có thể liên kết thành nhóm nhỏ các gia đình trẻ để thuận lợi trong việc đồng hành với các sinh hoạt đặc thù.
c. Cha xứ và Hội đồng Mục vụ, các giới, các hội đoàn, tích cực cổ võ và tham dự việc đọc kinh liên gia tại các gia đình trẻ, khuyến khích việc siêng năng tham dự Thánh lễ và lãnh nhận bí tích Hòa Giải, đặc biệt thường xuyên thăm viếng các gia đình trẻ.
***
Học và hành về hôn nhân gia đình để cùng nhau: “Xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương” (x.Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN).
1. Gia đình “ngôi nhà thờ phượng Chúa”
Công Đồng Vaticanô II đã ví “gia đình như một Hội Thánh nhỏ” (Hiến chế Ánh sáng muôn dân, số 11).Thánh Gioan Phaolô II định nghĩa: “Gia đình là Hội Thánh tại gia” (Tông huấn đời sống gia đình, số 11).
Gia đình là Hội Thánh tại gia, bởi lẽ: Chúa Giêsu đã sinh ra và lớn lên trong gia đình Nazareth,có Thánh Giuse và Đức Mẹ;Thánh gia là mẫu mực cho mọi gia đình; Gia đình Công Giáo là trường học đức tin đầu tiên, là môi trường sống các bí tích và thực hành các nhân đức Kitô giáo; Cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của con cái; Gia đình là cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa. Qua đời sống cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, gia đình toả sáng sự bình an, trổ sinh nhiều hoa trái thánh thiện. Để trở thành Hội Thánh tại gia, mỗi thành viên phải ý thức về căn tính cao cả và chức năng quan trọng của mình. Mỗi ngày thể hiện rõ nét hơn những tính chất căn bản của Hội Thánh tại gia như hiệp thông, liên đới, yêu thương, thuận hoà, tôn ti trật tự, kinh nguyện sáng tối, sống phục vụ và làm chứng nhân Tin Mừng.
2. Gia đình “trường dạy đức tin”
Tin Mừng Lễ Thánh Gia kể chuyện: gia đình Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu đi hành hương lên Giêrusalem. Hai ông bà là người sùng đạo, tuân giữ lề luật cách trung tín. Theo luật quy định, người Do thái phải hành hương về Đền Thánh “mỗi năm ba lần mọi người nam phải trình diện trước Đấng Toàn Năng là Đức Chúa”. Chúa Giêsu lên 12 tuổi, cùng cha mẹ và đoàn hành hương tiến về Đền Thờ theo tập tục ngày lễ. Đối với người Do thái, 12 tuổi là tuổi trưởng thành. Chúa Giêsu bộc lộ sự khôn ngoan trước các bậc thông thái. Sau khi dự lễ vượt qua, Người ở lại Đền Thờ tranh luận với các tiến sĩ luật “mọi kẻ nghe Ngài đều sửng sốt về trí thông minh và các lời Ngài đối đáp”. Sau đó cả gia đình trở về Nazareth “Chúa Giêsu hằng vâng phục hai ông bà”. Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình, một mái ấm có cha có mẹ. Con Thiên Chúa đã lớn lên trong bầu khí gia đình. Mái nhà là trường học đầu tiên. Cha mẹ là thầy cô căn bản. Đức Giêsu lớn dần về mọi mặt trong Thánh Gia đạo hạnh. 30 năm sống dưới mái nhà Nazareth, Đức Giêsu đã thành một người chín chắn và trưởng thành, sẵn sàng lãnh nhận sứ vụ Chúa Cha trao phó. Đức Giêsu đã học nơi Thánh Giuse tinh thần lao động miệt mài, tâm tình tín thác và luôn thi hành thánh ý Thiên Chúa, lòng nhiệt thành chu toàn trách nhiệm đối với gia đình. Đức Giêsu học nơi Đức Mẹ nét đẹp hiền lành đơn sơ tế nhị, tận tụy phục vụ, tin tưởng phó thác, cầu nguyện thâm trầm.Nếp sống đạo đức của cha mẹ đã ảnh hưởng sâu xa đến cuộc đời Đức Giêsu. Người thừa hưởng nơi cha mẹ lòng yêu mến lề luật, gắn bó với Đền Thờ, thói quen siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Người học nơi cha mẹ tâm tình vâng phục thánh ý Chúa, thái độ hiền lành khiêm nhường, tinh thần phục vụ quên mình, chuyên chăm làm việc, ân cần âu yếm đối với con cái. Gia sản quý báu từ Thánh Gia bàng bạc trong những lời Người giảng dạy, trong đời sống của Người.
Gia đình là nơi trẻ em và thanh thiếu niên hấp thụ nền giáo lý chân chính từ cha mẹ.Công đồng Vaticanô II mong muốn các bậc cha mẹ là những người đầu tiên “dùng gương lành và lời nói truyền dạy đức tin cho con cái”. (Hiến chế tín lý về Giáo hội, số 11).Gia đình chu toàn được sứ mệnh cao cả này nhờ yêu thương,cùng nhau học hỏi và cầu nguyện để hạt giống đức tin được triển nở (Sắc lệnh tông đồ giáo dân, số 11). Cha mẹ chăm lo giáo dục nhân bản và giáo dục tâm linh cho con cái.Với con cái, cha mẹ là những sứ giả đầu tiên của Chúa (GLTC # 2225). Hạt giống đức tin nơi trẻ em được gieo và chăm sóc trong môi trường gia đình sẽ phát triển thành cây đức tin.Gia đình là vườn ươm, là thửa đất tốt. Dạy giáo lý như cung cấp chất dinh dưỡng. Tuỳ theo mức độ hấp thụ, tuỳ theo thời điểm, cây đức tin nơi đứa trẻ sẽ phát triển và đơm bông kết trái. Dạy giáo lý tại gia đình, cha mẹ góp phần với Hội Thánh trong sứ vụ đào tạo đức tin cho con cái.
3. Gia đình “mái ấm tình thương”.
Gia đình là cộng đoàn hiệp thông và liên đới chặt chẽ giữa các thành viên với nhau, bình đẳng về phẩm giá, về ơn gọi trước mặt Chúa và trước mặt nhau. Nhờ đó gia đình trở nên mái ấm với cuộc sống an hoà, yêu thương đầm ấm, chia sẽ, giúp đỡ, hy sinh quên mình vì hạnh phúc của nhau.Hãy gìn giữ mái ấm gia đình. Hãy đặt ưu tiên cho hạnh phúc gia đình.
Ngày nay, trong xã hội tiêu thụ, vì bận rộn với công việc kiếm tiền, một số cha mẹ không gần gũi, không dành thời giờ cho con cái. Vì thế, chúng cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu tình thương. Theo mức độ, con cái sẽ lâm bệnh chán nãn, buồn phiền, không thích học nữa, lỳ lợm, xấc láo, ích kỷ, vô cảm, đua đòi thiếu suy nghĩ.Một số phụ huynh chỉ mong con mình học giỏi, thành đạt, kiếm được nhiều tiền. Họ ít quan tâm đến đời sống đạo đức của con, không lo giáo dục đức tin cho con. Có cha mẹ quan niệm, lo cho con được Xưng Tội, Rước Lễ, Thêm Sức là đủ rồi; vì thế có những em sau khi Thêm Sức là bỏ nhà thờ. Sự đa dạng của vi tính và internet quá hấp dẫn lôi kéo con cái chúng ta ra khỏi thực tế và lao vào thế giới ảo, lối sống ảo. Lối sống hiện đại cũng dễ đánh mất bầu khí mái ấm. Mỗi người có một phòng riêng, một thế giới riêng nên mọi người ít quan tâm đến nhau, ít giúp đỡ nhau. “Một gia đình mà hiếm khi mọi người ngồi ăn chung với nhau, hoặc giả có cùng ngồi quanh bàn ăn thì chẳng ai mở miệng trò chuyện với ai, bởi lẽ họ còn đang bận dán mắt vào màn ảnh truyền hình, hoặc đang mê mải với điện thoại thông minh, thế thì gia đình đó không còn đúng nghĩa là một gia đình nữa. Khi ngồi tại bàn ăn mà con cái cứ dán mắt vào máy tính hay điện thoại thông minh và không lắng nghe người khác, thì đó không phải là gia đình nữa, mà là một nhà hưu dưỡng”. (x.Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình quanh bàn ăn trong buổi tiếp kiến chung ngày 11.11.2015, tại quảng trường Thánh Phêrô).
Các bậc phụ huynh xin hãy nhớ, sức mạnh của sự hiệp nhất các thành viên và đồng hành với nhau trong đức tin làm thành mái ấm gia đình cao quý. Chính tình yêu từ mái ấm sẽ làm trổ sinh hoa trái cho đời sống gia đình. “Gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức”.Từ mái ấm gia đình, cha mẹ con cái siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên chăm Kinh Hạt tại gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau.Theo gương Thánh Gia, mỗi gia đình hãy nỗ lực thực thi lời mời gọi của HĐGMVN : “Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Công Giáo”.
“Thư Mục vụ năm 2018 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hướng về các đôi bạn trẻ. Giáo phận và các cộng đoàn giáo xứ hướng về các bạn với tâm tình trìu mến. Chúng tôi muốn được đồng hành với các bạn để chia sẻ với các bạn những vui mừng và hy vọng, những ưu tư và thao thức, những khó khăn và thử thách mà các bạn gặp phải trong đời sống hôn nhân gia đình…Với sự hiện diện đồng hành nâng đỡ của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse, các bạn hãy luôn vững tin, mạnh mẽ và can đảm dấn thân kiên trì kiến tạo gia đình trẻ của mình thành một ngôi nhà thờ phượng, một tổ ấm yêu thương và một cộng đoàn phục vụ cho sự sống của con người. Chỉ như thế, các bạn mới có thể làm bùng cháy lên ngọn lửa tình yêu lan tỏa đến mọi gia đình bên cạnh các bạn. Nguyện chúc các bạn, những gia đình trẻ, luôn thấm đậm Bình an, Tình yêu, Ơn sủng và Niềm vui của Thiên Chúa nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Tà Pao” (Thư Định Hướng Mục Vụ Năm 2018, GP Phan Thiết”.
Gia đình là nơi thể hiện niềm vui tình yêu trong đời sống hằng ngày, từ đó sẽ là “vườn ươm” các nhân đức, là “nơi đào tạo” nhân bản và tâm linh cho con cái, để trở thành một Hội Thánh tại gia.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người đã từng khinh khi phỉ báng những tín hữu đi lễ - nay đã trở thành là một linh mục
Thanh Quảng sdb
18:42 27/12/2017
Người đã từng khinh khi phỉ báng những tín hữu đi lễ - nay đã trở thành là một linh mục
Madrid, Tây Ban Nha, ngày 27 tháng 12 năm 2017 theo Thông tấn xã EWTN và CAN thì sau một thời trai trẻ, đầy hận thù với Giáo Hội, Juan José Martínez tự thú ngài đã khám phá ra chân lý "Thiên Chúa hiện hữu và muốn ngài làm linh mục."
Ngài kể ngày xưa "Mỗi sáng Chúa Nhật đứng trên ban công nhà nhìn những ai đi tới nhà thờ tham dự thánh Lễ, tôi thường phỉ báng và khạc nhổ lên họ. Tôi nói với họ rằng Giáo Hội là một tổ chức làm tiền, móc túi họ!” Nay ngài trở thành một linh mục thuộc Giáo phận Almeria, Tây Ban Nha.
Cha mẹ của Juan José không phải là người Công Giáo sốt sắng. Chính ngài cũng chẳng nhận được một sự giáo dục tôn giáo nào! Ngược lại khi còn tại ghế nhà trường, tôi luôn phản bác chống lại các giờ về đạo đức tôn giáo! Ngài cũng không tưởng nổi, khi kết thúc cuộc hành trình như hiện nay ngài trở thành kẻ lôi cuốn bạn bè và tha nhân vào Giáo hội. Cha Juan José còn nhớ rất rõ lần đầu tiên ngài bước vào nhà thờ Công Giáo, "ngài đã vào để vui lòng những người đã mời ngài mà thôi". Đó là vào tháng giêng năm 1995, một số bạn bè trong lớp mời tôi tham dự buổi cầu nguyện đại kết giữa Hồi giáo và Công Giáo tại giáo xứ. Tôi nhớ tôi đã nói với họ rằng tôi không muốn họ tẩy não tôi. Và trong cả tháng, họ vẫn kiên trì. Cuối cùng vào một ngày thứ năm tháng hai năm 1995, lần đầu tiên tôi bước vào nhà thờ Công Giáo. "
Một hộp vàng
Rất nhiều bạn bè của tôi đang hiện diện và tôi rất ngạc nhiên bởi vì "tất cả đều tập trung hướng về một cái hộp bằng vàng ở trên gian cung thánh nhà thờ. Tôi không biết đó là cái gì, và tôi nghĩ có lẽ đó là nơi mà linh mục giáo xứ cất giữ tiền bạc!"
Hộp vàng đó là Nhà tạm.
Cha Juan José nói rằng ngài đã vào nhà thờ để làm cho bạn bè vui, nhưng tôi nghĩ "các bạn của tôi điên hết rối! Trong lòng tôi cười chế nhạo, nhưng vì lịch sự mà tôi cố che giấu nó. Tôi quyết định thứ Năm tuần sau tôi sẽ trở lại với họ để cười nhạo thêm."
Nhưng lạ lùng thay vào thứ năm đó chàng Juan José đã bị thuần hóa và buông bỏ những định kiến chống lại Giáo hội và tôn giáo.
Ngài chia sẻ Ngài đã nhìn ra "Linh mục là một người thông minh, sẵn sàng giúp đỡ tha nhân". Và rồi ý niệm ấy thấm nhập vào tâm hồn ngài. "Lúc ngài lên 15 tuổi, ngài bắt đầu đi hát Lễ vào các ngày Thứ Bảy. Và ở trước nhà tạm dần dần tôi nhận ra rằng Thiên Chúa hiện diện và yêu thương tôi. Tôi cảm được tình yêu của Chúa. Nhóm Canh Tân mà trước đây tôi tham gia vì vui, đã giúp tôi rất nhiều".
'Tôi là người của tha nhân bất luận lúc nào họ cần'
Cha Juan José đã chịu phép rửa tội và rước lễ lần đầu theo mong ước của cha mẹ nhưng tôi không có một mối quan hệ nào với Thiên Chúa. Cha tôi không bao giờ đi lễ, chỉ có mẹ tôi thực hành niềm tin… nhưng dầu sao một lúc nào đó chính là khoảnh khắc độc nhất vô nhị trong cuộc đời tôi đã nhận được ơn Chúa Thánh Thần và niềm tin vào Chúa. "
Trong nhiều năm tháng, chàng trẻ tuổi Juan José đã cố cự tuyệt lại tiếng gọi làm linh mục. "Tôi nói với Chúa rằng tôi không muốn những phiền hà xảy ra… Nhưng tư tưởng đó lúc nào cũng đeo đuổi tôi cho đến lúc tôi quyết định sẽ trở thành một linh mục."
Vào một chiều Thứ Bảy lúc chàng vừa tròn 17, Juan José mạnh dạn thưa với cha mình rằng con muốn gia nhập chủng viện. Bố của ngài đã đánh cá "chuyện đó chỉ xảy ra khi Jose bước qua xác chết của ông!"
"Cha tôi không hiểu nổi vì sao tôi muốn làm linh mục. Nên cha tôi đề nghị ông sẽ trả học phí cho tôi sang Hoa Kỳ du học, và ông cương quyết không bao giờ trả một đồng xu cho chủng viện. "
Trong một thời điểm khó khăn như vậy, Cha Juan José nhớ lại ngài chỉ biết cầu nguyện với tâm tình của Thánh nữ Têrêsa Avila: "Đừng sợ hãi... Điều mà con cần là Thiên Chúa mà thôi" và lúc cha cậu cản ngăn, ngài chỉ biết ôm lấy cha và nói: "Con mong một ngày ba sẽ hiểu..."
'Mừng vui'
Trên thực tế, cha ngài đã đi hơi xa là đe dọa bất cứ một linh mục nào giúp con ông đeo đuổi ơn gọi của ngài. "Cha tôi đã dùng mọi thủ đoạn để ngăn cản, nhưng Thánh ý của Chúa còn mạnh hơn".
Để làm vui lòng cha đẻ của mình, cha Juan José đã không vào chủng viện ngay, ngài bắt học và làm nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Almeria. Trong nhiều năm, ông kiên nhẫn, và tiếp tục trung thành với ơn gọi của ông là trở nên linh mục Chúa. Cho đến một ngày tháng 5 năm 1999, Ngài nhớ mẹ ngài tâm sự với ngài rằng bà đã nói chuyện với ba ngài, thuyết phục ông để ông cho phép ngài gia nhập chủng viện. "Tôi đã òa khóc và khóc dòng. Tôi nhớ khi tôi nói với cha linh hướng của tôi về biến cố này, Cha linh hướng cũng ôm chặt lấy tôi..."
Tháng 9 năm 2000, Juan Jose vào chủng viện.
Chàng Juan Jose đã gia nhập chủng viện vào tháng 9/2000 và sau những năm học thần học, năm 2006, cha José được chịu chức tại nhà thờ Almeria. Người cha của ngài cũng tham dự buổi lễ. "Dù không chấp nhận cho tôi trở thành linh mục, nhưng ba thấy tôi hạnh phúc nên ông đành chấp nhận."
Và trên thực tế, cha nhớ lại rằng cách đây hai năm, "trước khi ba của ngài qua đời, chính cha đã Xức dầu cho ba và lo liệu hậu sự cho ba của ngài."
Cha Jose nói: "Khi có ai đó nói với cha rằng anh hay chị ta không tin vào Thiên Chúa, thì ngài luôn luôn trả lời rằng chính ngài cũng đã không tin vào Chúa, và ngài đã lầm, vì ngài chỉ khám phá ra niềm hạnh phúc đích thực nơi Chúa Giêsu mà thôi. Nếu bạn không có hạnh phúc tròn đầy bạn hãy cầu xin Chúa ban cho bạn, vì chỉ mình Chúa mới có thể ban cho bạn thứ hạnh phúc mà trái tim bạn đang khát mong."
Ngài kể ngày xưa "Mỗi sáng Chúa Nhật đứng trên ban công nhà nhìn những ai đi tới nhà thờ tham dự thánh Lễ, tôi thường phỉ báng và khạc nhổ lên họ. Tôi nói với họ rằng Giáo Hội là một tổ chức làm tiền, móc túi họ!” Nay ngài trở thành một linh mục thuộc Giáo phận Almeria, Tây Ban Nha.
Cha mẹ của Juan José không phải là người Công Giáo sốt sắng. Chính ngài cũng chẳng nhận được một sự giáo dục tôn giáo nào! Ngược lại khi còn tại ghế nhà trường, tôi luôn phản bác chống lại các giờ về đạo đức tôn giáo! Ngài cũng không tưởng nổi, khi kết thúc cuộc hành trình như hiện nay ngài trở thành kẻ lôi cuốn bạn bè và tha nhân vào Giáo hội. Cha Juan José còn nhớ rất rõ lần đầu tiên ngài bước vào nhà thờ Công Giáo, "ngài đã vào để vui lòng những người đã mời ngài mà thôi". Đó là vào tháng giêng năm 1995, một số bạn bè trong lớp mời tôi tham dự buổi cầu nguyện đại kết giữa Hồi giáo và Công Giáo tại giáo xứ. Tôi nhớ tôi đã nói với họ rằng tôi không muốn họ tẩy não tôi. Và trong cả tháng, họ vẫn kiên trì. Cuối cùng vào một ngày thứ năm tháng hai năm 1995, lần đầu tiên tôi bước vào nhà thờ Công Giáo. "
Một hộp vàng
Rất nhiều bạn bè của tôi đang hiện diện và tôi rất ngạc nhiên bởi vì "tất cả đều tập trung hướng về một cái hộp bằng vàng ở trên gian cung thánh nhà thờ. Tôi không biết đó là cái gì, và tôi nghĩ có lẽ đó là nơi mà linh mục giáo xứ cất giữ tiền bạc!"
Hộp vàng đó là Nhà tạm.
Cha Juan José nói rằng ngài đã vào nhà thờ để làm cho bạn bè vui, nhưng tôi nghĩ "các bạn của tôi điên hết rối! Trong lòng tôi cười chế nhạo, nhưng vì lịch sự mà tôi cố che giấu nó. Tôi quyết định thứ Năm tuần sau tôi sẽ trở lại với họ để cười nhạo thêm."
Nhưng lạ lùng thay vào thứ năm đó chàng Juan José đã bị thuần hóa và buông bỏ những định kiến chống lại Giáo hội và tôn giáo.
Ngài chia sẻ Ngài đã nhìn ra "Linh mục là một người thông minh, sẵn sàng giúp đỡ tha nhân". Và rồi ý niệm ấy thấm nhập vào tâm hồn ngài. "Lúc ngài lên 15 tuổi, ngài bắt đầu đi hát Lễ vào các ngày Thứ Bảy. Và ở trước nhà tạm dần dần tôi nhận ra rằng Thiên Chúa hiện diện và yêu thương tôi. Tôi cảm được tình yêu của Chúa. Nhóm Canh Tân mà trước đây tôi tham gia vì vui, đã giúp tôi rất nhiều".
'Tôi là người của tha nhân bất luận lúc nào họ cần'
Cha Juan José đã chịu phép rửa tội và rước lễ lần đầu theo mong ước của cha mẹ nhưng tôi không có một mối quan hệ nào với Thiên Chúa. Cha tôi không bao giờ đi lễ, chỉ có mẹ tôi thực hành niềm tin… nhưng dầu sao một lúc nào đó chính là khoảnh khắc độc nhất vô nhị trong cuộc đời tôi đã nhận được ơn Chúa Thánh Thần và niềm tin vào Chúa. "
Trong nhiều năm tháng, chàng trẻ tuổi Juan José đã cố cự tuyệt lại tiếng gọi làm linh mục. "Tôi nói với Chúa rằng tôi không muốn những phiền hà xảy ra… Nhưng tư tưởng đó lúc nào cũng đeo đuổi tôi cho đến lúc tôi quyết định sẽ trở thành một linh mục."
Vào một chiều Thứ Bảy lúc chàng vừa tròn 17, Juan José mạnh dạn thưa với cha mình rằng con muốn gia nhập chủng viện. Bố của ngài đã đánh cá "chuyện đó chỉ xảy ra khi Jose bước qua xác chết của ông!"
"Cha tôi không hiểu nổi vì sao tôi muốn làm linh mục. Nên cha tôi đề nghị ông sẽ trả học phí cho tôi sang Hoa Kỳ du học, và ông cương quyết không bao giờ trả một đồng xu cho chủng viện. "
Trong một thời điểm khó khăn như vậy, Cha Juan José nhớ lại ngài chỉ biết cầu nguyện với tâm tình của Thánh nữ Têrêsa Avila: "Đừng sợ hãi... Điều mà con cần là Thiên Chúa mà thôi" và lúc cha cậu cản ngăn, ngài chỉ biết ôm lấy cha và nói: "Con mong một ngày ba sẽ hiểu..."
'Mừng vui'
Trên thực tế, cha ngài đã đi hơi xa là đe dọa bất cứ một linh mục nào giúp con ông đeo đuổi ơn gọi của ngài. "Cha tôi đã dùng mọi thủ đoạn để ngăn cản, nhưng Thánh ý của Chúa còn mạnh hơn".
Để làm vui lòng cha đẻ của mình, cha Juan José đã không vào chủng viện ngay, ngài bắt học và làm nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Almeria. Trong nhiều năm, ông kiên nhẫn, và tiếp tục trung thành với ơn gọi của ông là trở nên linh mục Chúa. Cho đến một ngày tháng 5 năm 1999, Ngài nhớ mẹ ngài tâm sự với ngài rằng bà đã nói chuyện với ba ngài, thuyết phục ông để ông cho phép ngài gia nhập chủng viện. "Tôi đã òa khóc và khóc dòng. Tôi nhớ khi tôi nói với cha linh hướng của tôi về biến cố này, Cha linh hướng cũng ôm chặt lấy tôi..."
Tháng 9 năm 2000, Juan Jose vào chủng viện.
Chàng Juan Jose đã gia nhập chủng viện vào tháng 9/2000 và sau những năm học thần học, năm 2006, cha José được chịu chức tại nhà thờ Almeria. Người cha của ngài cũng tham dự buổi lễ. "Dù không chấp nhận cho tôi trở thành linh mục, nhưng ba thấy tôi hạnh phúc nên ông đành chấp nhận."
Và trên thực tế, cha nhớ lại rằng cách đây hai năm, "trước khi ba của ngài qua đời, chính cha đã Xức dầu cho ba và lo liệu hậu sự cho ba của ngài."
Cha Jose nói: "Khi có ai đó nói với cha rằng anh hay chị ta không tin vào Thiên Chúa, thì ngài luôn luôn trả lời rằng chính ngài cũng đã không tin vào Chúa, và ngài đã lầm, vì ngài chỉ khám phá ra niềm hạnh phúc đích thực nơi Chúa Giêsu mà thôi. Nếu bạn không có hạnh phúc tròn đầy bạn hãy cầu xin Chúa ban cho bạn, vì chỉ mình Chúa mới có thể ban cho bạn thứ hạnh phúc mà trái tim bạn đang khát mong."
Hồ sơ 15.000 trang bằng chứng cho tiến trình phong chân phước cho sơ Lucia
Thanh Quảng sdb
19:30 27/12/2017
Hồ sơ 15.000 trang bằng chứng cho tiến trình phong chân phước cho sơ Lucia
Coimbra, Bồ Đào Nha, ngày 27 tháng 12 năm 2017 các viên chức trong ủy ban tiến trình phong chân phước cho Nữ tu Lucia dos Santos đã thu thập hàng ngàn trang tài liệu chứng từ về sự thánh thiện của nữ tu, một trong ba trẻ là nhân chứng cho các cuộc hiện ra nổi tiếng của Đức Maria tại Fatima.
Tài liệu thu thập được về sơ Lucia bao gồm hơn 15.000 thư, lời khai và các tài liệu khác hỗ trợ nguyên nhân cho tiến trình phong chân phước cho sơ. Đức Giám Mục Virgilio Antunes của Giáo phận Coimbra, Bồ Đào Nha lưu ý rằng những trang chứng từ này đã mất hơn 8 năm thu tập, vì chúng bao gồm các thư cá nhân và lời khai của hơn 60 người.
Các trang chứng từ này được đệ trình trong một buổi lễ tại nguyện đường của tu viện nơi sơ Lucia đã sống tại Coimbra, và sau đó các hồ sơ này sẽ được gửi tới Bộ Phong Thánh ở Vatican để phê chuẩn, hầu tiến tới các bước tiếp theo của việc phong thánh. Trường hợp này cũng phải được duyệt y bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Trong các cuộc hiện ra của Đức Maria, ba em nhỏ có liên quan đến Mẹ Fatima là những người nổi tiếng. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1917, hai anh em Francisco 7 tuổi và Jacinta Marto 9 tuổi - và người chị họ Lucia dos Santos 10 tuổi đang chăn cừu gần thị trấn Fatima của Bồ Đào Nha thì các em nhìn thấy một người đàn bà mặc đồ trắng và cầm một chuỗi hạt.
Sau lần xuất hiện đầu tiên này, Đức Trinh Nữ Maria sau đó xuất hiện với các em vào các ngày 13 của hàng tháng từ tháng Năm đến tháng Mười. Thông điệp về những sự hiện ra của Fatima có thể được tóm lược chủ yếu như một lời kêu gọi ăn năn đền tạ và cầu nguyện.
Vào năm 1930, Giáo Hội Công Giáo công nhận tính chất siêu nhiên của những cuộc hiện ra và một ngôi đền được xây cất tại Fatima. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã đến viếng thăm Linh địa Fatima ngày 13 tháng 5 năm 1967, và sau đó Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đều đến kính viếng.
Thánh Gioan Phaolô II đã có một lòng súng mộ đặc biệt với Đức Mẹ Fatima. Sau cuộc ám sát năm 1981, ĐTC nhìn nhận Ngài còn sống nhờ vào sự can thiệp kỳ diệu của Mẹ Fatima. Để đánh dấu cho lòng biết ơn của mình, Ngài đã đặt viên đạn được lấy ra từ vụ ám sát không thành công này lên vương miện của Mẹ Fatima.
Trong dịp đó ĐGH Gioan Phaolô II đã phát biểu: "Xin anh chị em hãy cầu nguyện cho người đã bắn Cha, mà Cha đã tha thứ với tất cả tấm lòng thành. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về Chúa Kitô, như một linh mục và nạn nhân, Cha muốn hiến dâng những đau khổ của Cha cho Giáo Hội và thế giới ".
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới Fatima vào tháng 5 vừa qua nhân dịp kỷ niệm 100 năm các cuộc Đức Mẹ hiện ra. Ngài đã phong thánh cho hai trong số 3 trẻ là Francisco và Jacinta Marto, cả hai đều chết trẻ vỉ chứng viêm phổi và đã được phong chân phước vào năm 2000.
Sr Lucia qua đời vào năm 2005 ở tuổi 97 tại tu viện ở
Tài liệu thu thập được về sơ Lucia bao gồm hơn 15.000 thư, lời khai và các tài liệu khác hỗ trợ nguyên nhân cho tiến trình phong chân phước cho sơ. Đức Giám Mục Virgilio Antunes của Giáo phận Coimbra, Bồ Đào Nha lưu ý rằng những trang chứng từ này đã mất hơn 8 năm thu tập, vì chúng bao gồm các thư cá nhân và lời khai của hơn 60 người.
Các trang chứng từ này được đệ trình trong một buổi lễ tại nguyện đường của tu viện nơi sơ Lucia đã sống tại Coimbra, và sau đó các hồ sơ này sẽ được gửi tới Bộ Phong Thánh ở Vatican để phê chuẩn, hầu tiến tới các bước tiếp theo của việc phong thánh. Trường hợp này cũng phải được duyệt y bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Trong các cuộc hiện ra của Đức Maria, ba em nhỏ có liên quan đến Mẹ Fatima là những người nổi tiếng. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1917, hai anh em Francisco 7 tuổi và Jacinta Marto 9 tuổi - và người chị họ Lucia dos Santos 10 tuổi đang chăn cừu gần thị trấn Fatima của Bồ Đào Nha thì các em nhìn thấy một người đàn bà mặc đồ trắng và cầm một chuỗi hạt.
Sau lần xuất hiện đầu tiên này, Đức Trinh Nữ Maria sau đó xuất hiện với các em vào các ngày 13 của hàng tháng từ tháng Năm đến tháng Mười. Thông điệp về những sự hiện ra của Fatima có thể được tóm lược chủ yếu như một lời kêu gọi ăn năn đền tạ và cầu nguyện.
Vào năm 1930, Giáo Hội Công Giáo công nhận tính chất siêu nhiên của những cuộc hiện ra và một ngôi đền được xây cất tại Fatima. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã đến viếng thăm Linh địa Fatima ngày 13 tháng 5 năm 1967, và sau đó Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đều đến kính viếng.
Thánh Gioan Phaolô II đã có một lòng súng mộ đặc biệt với Đức Mẹ Fatima. Sau cuộc ám sát năm 1981, ĐTC nhìn nhận Ngài còn sống nhờ vào sự can thiệp kỳ diệu của Mẹ Fatima. Để đánh dấu cho lòng biết ơn của mình, Ngài đã đặt viên đạn được lấy ra từ vụ ám sát không thành công này lên vương miện của Mẹ Fatima.
Trong dịp đó ĐGH Gioan Phaolô II đã phát biểu: "Xin anh chị em hãy cầu nguyện cho người đã bắn Cha, mà Cha đã tha thứ với tất cả tấm lòng thành. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về Chúa Kitô, như một linh mục và nạn nhân, Cha muốn hiến dâng những đau khổ của Cha cho Giáo Hội và thế giới ".
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới Fatima vào tháng 5 vừa qua nhân dịp kỷ niệm 100 năm các cuộc Đức Mẹ hiện ra. Ngài đã phong thánh cho hai trong số 3 trẻ là Francisco và Jacinta Marto, cả hai đều chết trẻ vỉ chứng viêm phổi và đã được phong chân phước vào năm 2000.
Sr Lucia qua đời vào năm 2005 ở tuổi 97 tại tu viện ở
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm Hố Nai: Niềm Vui Giáng Sinh Dành Cho Những Người Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt
Nt. Têrêsa Ngọc Lễ
09:54 27/12/2017
Đây là lần thứ hai- tiếp nối Giáng Sinh năm 2016- quý Dì thuộc Dòng Đa Minh Thánh Tâm tổ chức bữa tiệc Giáng Sinh cho những anh chị em có hoàn cảnh đặc biệt, nhằm chia sẻ niềm vui Giáng Sinh, đem đến cho từng người cảm nhận được tình yêu của Con Chúa Giáng Trần, mà quý Dì là những công cụ chuyển trao niềm vui ấy đến cho họ.
Tất cả khách mời đều là những người có hoàn cảnh đặc biệt, bao gồm nhiều cảnh đời cần được chia sẻ. Họ là những cụ già dù lưng còng vẫn phải xa quê kiếm sống nơi vùng đất Hố Nai, là những người tuổi cao, hay trung niên đang phải lăn lộn nhọc nhằn mưu sinh bằng nghề bán vé số, lượm ve chai, ăn xin hoặc bị cảnh nghèo đeo bám, là người bị khuyết tật thể xác, hay bị đau khổ về tinh thần trong cuộc đời của mình.
Bữa tiệc Giáng Sinh không cao lương mỹ vị, chỉ đơn giản với một vài món ăn đủ dinh dưỡng, ngon, thẩm mỹ do tự tay quý Dì chuẩn bị, nấu ăn và thiết đãi nhưng lại mang đậm dấu ấn và đong đầy nhiều ý nghĩa của sự sẻ chia niềm vui của Con Chúa giáng sinh và làm vơi bớt những sự cô đơn, tủi phận và mặc cảm của những khách mời đặc biệt này. Đây là một việc làm mà quý Dì Dòng Đa Minh Thánh Tâm mong muốn được đáp ứng lời kêu gọi trong chương trình Mục Vụ năm 2018 của Giáo phận Xuân Lộc "hướng lòng thương xót để đi ra vùng ngoại biên tìm kiếm và gặp gỡ anh chị em đau khổ, lương dân và di dân nhằm thông truyền cho họ lòng thương xót của Thiên Chúa".
Nhìn đôi bàn tay nhăn nheo già cả cầm đũa, đôi môi ăn thật ngon lành, hay những nụ cười hiếm hoi trên những khuôn mặt khắc khổ...mới cảm nhận ý nghĩa tròn đầy của một sự Nhập Thể mà Con Chúa đã chấp nhận để đón lấy và ôm vào lòng những con người, những mảnh đời khốn khổ kiếp trần ai. Vừa đưa tay che miệng, cụ bà 87 tuổi quê ở Nghệ An móm mém nói "Con vui ...và thích lắm vì được các Dì cho ăn ngon" hoặc " Xin Chúa ban nhiều ơn xuống trên các Dì thay cho con" ...hay của một người anh em lương dân bày tỏ lời cám ơn "Cám ơn các Dì đã tiếp đãi bữa tiệc này" làm cho bữa tiệc Giáng Sinh thêm nhiều ý nghĩa. Và chắc chắn, cũng vẫn còn biết bao trái tim đang được vơi bớt những phiền muộn nhờ một chút sẻ chia niềm vui Giáng Sinh của quý Dì Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm, của những ân nhân đến với họ.
Trước khi ra về, quý Dì đã đến từng người trao thêm phần quà như là dấu chỉ để mỗi người cảm nhận thêm niềm vui Giáng Sinh, và gặp gỡ được lòng thương xót của Thiên Chúa trong cuộc đời họ trong Mùa Hồng Phúc này.
Nt. Têrêsa Ngọc Lễ
Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm
Noel 2017 tại GX Lam Điền Tgp. Hà Nội
Giáo xứ Lam Điền
10:30 27/12/2017
Đêm 24 tháng 12 năm 2017, thời tiết ở Hà Nội với cái lạnh của đêm Đông, khi Mùa Giáng sinh về, bằng mọi cách, nào là Tây nhạc, hợp xướng ca… bài hát « Đêm Đông » lại được cất lên thật hợp cảnh hợp tình làm lòng người phấn khởi.
Đúng 20 giờ 00, giờ đã điểm, tiếng chuông nhà thờ cất lên, hòa cùng tiếng kèn Tây nhạc, và tiếng trống rền vang, tại nhà thờ Giáo xứ Lam Điền, ngoại ô Thành phố, các bài thánh ca Mừng Chúa sinh ra đời lần lượt được cất lên.
Xem Hình
Các bé thơ đã được các sơ Dòng thánh Phaolô dày công tập luyện đêm nay được cất cao tiếng hát véo von kèm theo vũ điệu thơ ngây làm ngây ngất lòng người. Xen lẫn những tiết mục đặc sắc của các anh chị giới trẻ, cùng với tiếng hát khen của Ca đoàn giáo xứ, hòa tấu cùng ban nhạc, trống … tất cả như lôi kéo mọi người lương cũng như giáo về lại giáo đường, cùng vui ca hát và chiêm ngắm Con Chúa ra đời.
Noel năm 2017 với chủ đề: « Thiên Chúa làm người vì yêu chúng ta ». Phần Canh thức với sự đạo diễn của quí sơ, giúp cộng đoàn thinh lặng hồi tâm nhìn lại lịch sử tình yêu cứu độ mà Thiên Chúa đã thực hiện trong xã hội loài người.
Dứt giờ diễn nguyện, là cuộc rước Chúa Hài Đồng chung quanh nhà thờ, dẫn mọi người bước vào Thánh lễ Nửa Đêm. Chủ đề: « Thiên Chúa làm người vì yêu chúng ta » được quảng diễn qua bài giảng của cha Antôn giúp cộng đoàn trả lời câu hỏi: Con người là gì và làm sao mà phải cứu độ? Tại sao Thiên Chúa làm người? Tại sao Thiên Chúa làm điều đó?
Vì yêu thương con người, tất cả vì yêu, tình yêu là lý do cuối cùng Thiên Chúa Nhập Thể. Về điểm này, H.U. von Balthasar đã sau: "Thiên Chúa, trước hết, không phải là một quyền lực tuyệt đối, nhưng là tình yêu tuyệt đối, mà chóp đỉnh của tình yêu đó không được thể hiện trong việc giữ lại cho mình những gì thuộc về mình, mà trong việc từ bỏ những điều đó" (Trích Mầu nhiệm Vượt Qua I,4). Thiên Chúa mà các mục đồng gặp thấy nằm trong máng cỏ, có Mẹ Maria và thánh Giuse ấy là Thiên Chúa Tình Yêu (x. Lc 2, 16). Vì yêu thương nhân loại: "Người đã đến nhà các gia nhân Người" (Ga 1,11).
Trong Mầu nhiệm Giáng Sinh, khi chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, chúng ta khám phá ra rằng, tình yêu của Thiên Chúa là chung kết và tối thượng “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta”; “Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta" (Ga 1,14) ban cho những ai tiếp nhận Người “quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1,12)…
Sau Thánh lễ mỗi người một ước nguyện gửi cho Chúa Hài Đồng.
Đưa tin: BTT. Giáo xứ Lam Điền
Đúng 20 giờ 00, giờ đã điểm, tiếng chuông nhà thờ cất lên, hòa cùng tiếng kèn Tây nhạc, và tiếng trống rền vang, tại nhà thờ Giáo xứ Lam Điền, ngoại ô Thành phố, các bài thánh ca Mừng Chúa sinh ra đời lần lượt được cất lên.
Xem Hình
Các bé thơ đã được các sơ Dòng thánh Phaolô dày công tập luyện đêm nay được cất cao tiếng hát véo von kèm theo vũ điệu thơ ngây làm ngây ngất lòng người. Xen lẫn những tiết mục đặc sắc của các anh chị giới trẻ, cùng với tiếng hát khen của Ca đoàn giáo xứ, hòa tấu cùng ban nhạc, trống … tất cả như lôi kéo mọi người lương cũng như giáo về lại giáo đường, cùng vui ca hát và chiêm ngắm Con Chúa ra đời.
Noel năm 2017 với chủ đề: « Thiên Chúa làm người vì yêu chúng ta ». Phần Canh thức với sự đạo diễn của quí sơ, giúp cộng đoàn thinh lặng hồi tâm nhìn lại lịch sử tình yêu cứu độ mà Thiên Chúa đã thực hiện trong xã hội loài người.
Dứt giờ diễn nguyện, là cuộc rước Chúa Hài Đồng chung quanh nhà thờ, dẫn mọi người bước vào Thánh lễ Nửa Đêm. Chủ đề: « Thiên Chúa làm người vì yêu chúng ta » được quảng diễn qua bài giảng của cha Antôn giúp cộng đoàn trả lời câu hỏi: Con người là gì và làm sao mà phải cứu độ? Tại sao Thiên Chúa làm người? Tại sao Thiên Chúa làm điều đó?
Vì yêu thương con người, tất cả vì yêu, tình yêu là lý do cuối cùng Thiên Chúa Nhập Thể. Về điểm này, H.U. von Balthasar đã sau: "Thiên Chúa, trước hết, không phải là một quyền lực tuyệt đối, nhưng là tình yêu tuyệt đối, mà chóp đỉnh của tình yêu đó không được thể hiện trong việc giữ lại cho mình những gì thuộc về mình, mà trong việc từ bỏ những điều đó" (Trích Mầu nhiệm Vượt Qua I,4). Thiên Chúa mà các mục đồng gặp thấy nằm trong máng cỏ, có Mẹ Maria và thánh Giuse ấy là Thiên Chúa Tình Yêu (x. Lc 2, 16). Vì yêu thương nhân loại: "Người đã đến nhà các gia nhân Người" (Ga 1,11).
Trong Mầu nhiệm Giáng Sinh, khi chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, chúng ta khám phá ra rằng, tình yêu của Thiên Chúa là chung kết và tối thượng “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta”; “Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta" (Ga 1,14) ban cho những ai tiếp nhận Người “quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1,12)…
Sau Thánh lễ mỗi người một ước nguyện gửi cho Chúa Hài Đồng.
Đưa tin: BTT. Giáo xứ Lam Điền
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Từ Cuộc Chiến Mạng Đến Khoe Láo Toét
Phạm Trần
17:04 27/12/2017
Quân đội của đảng Cộng sản Việt Nam đã tung 10,000 người được gọi là “hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên" vào “chiến trường đấu tranh chống những cà nhân và các thế lực chống đảng.”
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam gọi số chuyên viên này là “Lực lượng 47”, làm theo Chỉ thị 47 của Tổng cục chính trị, cơ quan được coi ngang hàng với Ban Tuyên giáo của đảng và có nhiệm vụ bảo vệ tư tưởng trong quân đội để giữ cho quân đội không tan và bảo vệ đảng.
Theo báo chí Việt Nam, ông Nghĩa đã công bố tin này tại “Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 tổ chức tại TP.HCM ngày 25-12.”
Các báo cũng trích lời tướng Nghĩa nói rằng:”Cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc trên không gian mạng đã được đề cập nhiều lần.”
Ông Nghĩa nhận xét rằng:” Mới 20 năm kể từ khi nước ta bước vào thế giới của mạng internet, Việt Nam đã là một quốc gia phát triển nhanh, đến nay có 62,7% người dân sử dụng internet.”
Ông nói:”"Sự phát triển này có hai mặt. Ở mặt trái, các thế lực lợi dụng internet để chống phá. Nội dung chống phá không thay đổi, nhưng lực lượng, phương tiện, thủ đoạn, công nghệ thì rất mới",
Theo lời tướng Nghĩa thì:”Quân ủy trung ương xác định bảo vệ Tổ quốc thì quân đội vẫn là nòng cốt, tác chiến bây giờ không chỉ trên bộ, trên biển, trên không nữa mà có tác chiến trên cả không gian mạng, thậm chí tác chiến trên vũ trụ.”
Như vậy là lực lượng tình báo và chuyên viên điện tử quân đội, những người được tướng Nghĩa mô tả là “ kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao”, sẽ nắm vai chính trong đấu tranh chống những mạng xã hội và bloggers chống đảng và đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, những người bị đảng chụp mũ là “các thế lực thù địch và cơ hội” nằm trong âm mưu gọi là “diễn biến hoà bình” chống đảng và gây hoang mang, chia rẽ trong quân đội và các lực lượng võ trang nhân dân, lực lượng dựa lưng của đảng CSVN.
Vì vậy, tướng Nghĩa nói:”"Quân ủy trung ương hết sức quan tâm, xây dựng lực lượng thường trực phản bác các quan điểm sai trái. Lực lượng bảo vệ an ninh tư tưởng trong quân đội cũng phát triển và tới đây sẽ có lực lượng chuyên trách làm nhiệm vụ tác chiến không gian mạng."
Biết rằng đấu tranh trên mặt trận mạng không dễ nên ông Nghĩa thừa nhận:”Đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trên không gian mạng là cuộc chiến lâu dài, khó khăn phức tạp, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng, cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các bộ ban ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương.”
Trả lời cho thắc mắc tại sao công tốn tin “nhậy cảm” này, tướng Nghĩa bảo:”Có người hỏi tôi thông tin này có thể công khai không. Tôi thấy các thế lực và nước khác cũng đang tuyên bố là đang có cuộc chiến tranh trên không gian mạng thực sự. Nên chúng ta hàng giờ, hàng phút, hàng giây phải sẵn sàng chủ động tác chiến, đấu tranh với các quan điểm sai trái".
Ông Nghĩa cũng tiết lộ :” Lực lượng này đang hoạt động rất tích cực, hiện có ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi miền mọi lĩnh vực của quân đội"
KHÓ KHĂN-PHỨC TẠP
Báo chí Việt Nam cũng cho hay:”Phát biểu chỉ đạo hội nghị sau đó, ông Trần Quốc Vượng - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thành viên thường trực Ban Bí thư - nhận định cuộc đấu tranh trên không gian mạng là vấn đề khó khăn phức tạp không chỉ riêng ở Việt Nam.”
Ông nói:”"Vấn đề có quyết tâm, quan tâm và đầu tư không. Người ta đặt câu hỏi là một lực lượng làm công tác tuyên giáo hùng hậu như thế này, chúng ta có tới 800 tờ báo cách mạng, vậy mà chúng ta lại chịu thua trên mặt trận này? Đây thực sự là một thách thức".
Ông Vượng đề nghị:” Ngành tuyên giáo cần có những sáng kiến tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo chủ quyền không gian an ninh mạng trên lãnh thổ Việt Nam, chủ động thông tin tích cực trên mạng xã hội, internet nhằm góp phần thông tin tích cực vào công tác đấu tranh phòng ngừa suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ.”
Ông Vương nói:”Xây dựng lực lượng sắc bén nhằm đấu tranh phản bác có hiệu quả đối với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin và sự gắn bó máu thịt giữa nhân dân với Đảng.”
Trong khi đó, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: "Những thách thức và nguy cơ về công tác tư tưởng mà TP phải đối diện rất gay gắt hơn nơi nào hết và hơn bao giờ hết. Điều đó đòi hỏi công tác tuyên giáo TP phải luôn đổi mới, luôn đi trước một bước".
Theo ông Nhân:”TP.HCM có một Đảng bộ với hơn 220.000 đảng viên, là nơi tập hợp đông đảo các giới đồng bào, văn nghệ sĩ, trí thức, phóng viên, người lao động, sinh viên... cả nước tụ về, và luôn là nơi trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch.”
Đến phiên mình phát biểu, Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng báo động hiện đang có tình trạng:”Cán bộ, Đảng viên đi tìm nhiều thông tin xấu trên mạng..”
Ông Thưởng nói:”Tôi cũng băn khoăn lo lắng là cán bộ, Đảng viên của mình đi tìm kiếm thông tin xấu nhiều quá, chính điều này làm cho phức tạp tình hình.” (VNNET, ngày 25/12/2017)
Bên cạnh đó, ông Thưởng cho rằng: “Chúng ta có 60 triệu người sử dụng internet, 53 triệu người sử dụng facebook, 23 triệu người sử dụng mạng xã hội Việt Nam, một người sử dụng 2-3 mạng, với lượng người này trừ lực lượng cán bộ, chỉ cần 10%-20% đối tượng sử dụng này là những người cùng chúng ta làm công tác tuyên giáo, thì kết quả thu được tốt hơn rất nhiều.”
Điều này cho thấy báo chí và các cá nhân sử dụng Internet tự cho mình quyền không có bổn phận phải làm theo ý đảng muốn, nhất là trong lĩnh vực sử dụng loa phường để tuyên truyền cho chế độ, trong khi thực tề đảng chẳng có gì tốt để lôi cuốn nhân dân.
Tuy nhiên ông Thưởng vẫn kêu gọi toàn đảng phải:”Tích cực tuyên truyền, đấu tranh, chống suy thoái, tiêu cực, tham nhũng, phản bác luận điệu xuyên tạc, luận điểm sai trái, chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa.”
Bên cạnh những vấn đề then chốt, Trưởng ban Tuyên giáo cũng than phiền hiện nay đang có tình trạng “nèm đa lấn nhau” trong nội bộ. Ông nói:”Một vấn đề nào đó nói ngoài thì khó hơn nhưng sẵn sàng lên mạng “ném đá” nhau.”
Đó là hậu qủa trên báo dưới không nghe và kỷ luật đảng đã bị coi thường trong cán bộ, đảng viên.
THÙ ĐỊCH TRONG LÒNG ĐẢNG
Như vậy, cuộc chiến chống thù địch trên mạng đã vượt khỏi tầm tay của Bộ Tông tin và Truyền thông vì báo chí lơ là, chệch hướng và không tích cực chống cái xấu theo như đảng muốn. Ngược lại báo chí đảng đã bị lên án chỉ tập trung khai thác những cái xấu và tụt hậu trong xã hội, nhất là các tin giật gân câu khách và tống tiền các doanh nghiệp.
Đó là lý do tại sao Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ đã cho rằng:”Báo chí cần đấu tranh không khoan nhượng với tiêu cực, cái xấu cái ác; phê phán phản bác thông tin sai trái.” (VietNamNet, 26/12/2017)
Ông Thưởng đã phê bình như thế tại Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 tại TP.HCM. Hội nghị này do Ban Tuyên giáo TƯ chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Ông Thưởng cho rằng:”Năm qua đội ngũ làm báo đã không ngại khó khăn, có mặt ở những nơi 'đầu sóng ngọn gió', đưa tin về những sự kiện quan trọng của đất nước, vượt qua sự đe dọa của thế lực xấu, đối xử không công bằng của các cơ quan chức năng…Nhưng báo chí năm qua cũng có hạn chế thiếu sót, khuyết điểm, biểu hiện nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới uy tín báo chí như: xa rời tôn chỉ mục đích, vi phạm giấy phép hoạt động, nhất là trong lĩnh vực báo điện tử. Khuynh hướng giật gân, câu khách, dễ dãi trong trích nguồn, xào lại tin bài báo khác là phổ biến.”
Thậm chí, theo lời ông Thưởng :” Có trường hợp nhà báo bị rút thẻ vẫn viết báo, thậm chí viết cay nghiệt hơn, có những cơ quan báo chí thu nhận những phóng viên từng bị kỷ luật, vi phạm về làm việc. Nhiều tờ báo khoán cho văn phòng đại diện 4 tỷ - 5 tỷ mỗi năm nộp về là không phù hợp với tôn chỉ mục đích hoạt động của báo chí.”
Như vậy thì báo đảng có coi đảng ra cái quái gì đâu mà bảo họ phải đấu tranh chống các “thề lực thù địch” và “tích cực tham gia chống tin xấu trên mạng”
KHOE LÁO LẾU
Bên cạnh việc Quân đội tập trung vào cuộc chiến mớí trên mạng để bảo vệ chề độ thì báo Quân đội Nhân dân lại tung ra loạt bài “tự ca” quyền bầu cử, quyền con người và tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.
Đây là thủ đọan cũ rich thích tự khoe cái mình không bao giờ có mà cứ khoe mãi, làm như bàn dân thiên hạ tòan là “dân ngu cu đen” chả biết đâu mà mò.
Về bấu cử, Tác gỉa Nguyễn Tuấn tự diễn trên báo Quân đội Nhân dân ngày 16/12/2017 rằng:”Nhà nước của chúng ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bản chất của nhà nước pháp quyền là thượng tôn pháp luật. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.”
Lý thuyết thì vậy, nhưng khi viết rằng:”Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tính đến ngày bầu cử, đủ mười tám tuổi trở lên và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bầu cử đều có quyền bầu cử.
Quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của người dân được quy định rõ tại các Điều 27, 28, 29 Hiến pháp 2013. Điều 27 nêu rõ: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND” thì người này đã nhắm mắt làm ngơ bỏ qua cái hàng rào cản to bằng cái đình làng nằm chình ình giữa tiến trình bầu cử và ứng cử.
Vì mọi cuộc bầu cừ và ứng cử ở Việt Nam đều do đảng tổ chức, qua trung gian Tổ chức ngọai vi Mặt trận Tổng Quốc (MTTQ) nên bầu cử chỉ còn là “Đảng cử dân bầu”.
Tất cả ứng cử viên phải do MTTQ chọn qua hình thức dân chủ trá hình gọi là “hiệp thương” để vừa lòng đảng và hợp với nhu cầu địa phương.
Nếu báo QĐND và tác gỉa Nguyễn Tuấn quên mất rồi thì hãy đền hỏi các nguyên ứng cử viên Quốc hội khoá 14 bị loại bỏ trước khi bắt đầu như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Nhà báo Nguyễn Tường Thụy và hai Nghệ sỹ, danh hài Vượng Râu và Ca sỹ Mai Khôi để biết tại sao họ bị loại bỏ thẳng tay mà không bàn cãi.
Như vậy, trò hề dân chủ đã rõ mà cứ khoe mãi thì dân chưa nổi loạn là may.
Ngoài ra khi nói vế các quyền con người như tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội họp, biểu tình và lập hội và tín ngưỡng tốn giáo thì tuy Hiến pháp 2013 đã nói rõ hai năm là 10 người dân có những quyền này. Nhưng thực tế vì Chính phủ và Quốc hội cứ mãi trì hoãn làm luật nên dân vẫn chưa được phép biểu tình, lập hội họp.
Riêng trong lĩnh vực báo chí thì tuy có Luật rồi song nhà nước nhất định không cho phép người dân ra báo nên cuối cùng chỉ có đảng tòan quyền nói phét và hù họa dân mà thôi.
Còn nói về quyền thông tin và được nhận thông tin qua mạng thì các nhà báo tự do, mạng dân chủ xã hội và các Bloggers là những nạn nhân của chính sách kỳ thị và đàn áp ác độc nhất đang diễn ra ở Việt Nam.
BÓP NGẸT TÔN GIÁO
Trong lĩnh vực Tôn giáo, Điều 24, Hiến Pháp năm 2013:
1. “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.”
Thế mà trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (TNTG --02/2016/QH14), ban hành ngày 18/11/2016 vá có hiệu lực từ tháng 01/2018, , các Đại biểu của dân đã dành cho nhà nước nhiều quyền kiểm soát để bóp ngẹt hoạt động của các Tôn giáo.
Vì vậy, trong Kháng thư đề ngày 20/10/2016 Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, quy tụ nhiều chức sắc của 5 Tôn giáo lớn (Cao Đài, Công Giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo) và Tin Lành) có mục đích tranh đấu cho Tự do Tôn giáo và Dân chủ Nhân quyền tại Việt Nam đã “hoàn toàn bác bỏ Luật Tín ngưỡng Tôn giáo”.
Kháng thư viết:”Chế độ cai trị hiện thời tại Việt Nam là chế độ cộng sản với hai tính chất nổi bật: vô thần và toàn trị. Vô thần cộng sản là vô thần tranh đấu, quyết tâm xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Tôn giáo trên xã hội khi hoàn toàn bất lực xóa bỏ sự hiện hữu của Tôn giáo trong quốc gia. Toàn trị là kiểm soát, lũng đoạn để công cụ hóa mọi cá nhân và tập thể, mọi tổ chức và định chế, mọi thế lực và ảnh hưởng, mà đặc biệt là thế lực tôn giáo và ảnh hưởng tâm linh, để đảng cộng sản muôn năm lãnh đạo và nhà nước cộng sản muôn năm cai trị.”
Do đó, Hội đồng kết luận:”Mọi luật lệ xuất phát từ chế độ độc tài toàn trị cộng sản đều không ngoài mục đích kiểm soát, lũng đoạn và công cụ hóa nói trên. Nên cho dù có đưa ra cho toàn thể nhân dân, mọi giai tầng xã hội đóng góp ý kiến cho có vẻ dân chủ, rốt cuộc đảng và nhà cầm quyền cộng sản vẫn biên soạn các luật lệ (từ cao xuống thấp) hoàn toàn theo ý muốn độc đoán của họ và hoàn toàn nhằm mục đích tối hậu của họ: củng cố chế độ độc tài đảng trị. Hiến pháp 2013 là ví dụ rõ nhất. Luật Tín ngưỡng Tôn giáo cũng không nằm ngoài ý đồ thâm độc này.”
Bằng chứng này được Hội đồng vạch ra:” Mọi văn kiện pháp lý của nhà cầm quyền CSVN từ xưa tới nay về Tôn giáo, kể từ Sắc lệnh Tôn giáo năm 1955, Nghị quyết 297 năm 1997, Pháp lệnh về Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2004 tới Luật Tín ngưỡng Tôn giáo sắp ban hành, tất cả đều không ngoài mục đích dùng bạo lực hành chánh -kết hợp với bạo lực vũ khí- để cướp đoạt mọi tài sản tinh thần (các quyền tự do) và tài sản vật chất (đất đai, cơ sở) của các Giáo hội, để sách nhiễu, bắt bớ, cầm tù, thậm chí thủ tiêu nhiều chức sắc và tín đồ can đảm (mãi cho tới hôm nay), nhằm làm cho các Thực thể Tinh thần vô cùng cần thiết và cực kỳ hữu ích cho xã hội này bị tê liệt hoạt động, bị cản trở sứ mạng, thậm chí bị biến đổi bản chất. Hậu quả là xã hội Việt Nam ngày càng tràn ngập bạo hành và gian dối, ngày càng suy đồi về văn hóa và đạo đức, kéo theo suy đồi các lãnh vực khác nữa.”
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Đến ngày 01/06/2017, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đại diện cho trên 7 triệu người Công Giáo đã lên tiếng chỉ trích Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mới, sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Theo Hội đồng GMVN thì Luật mới đã “có những bước lùi” so với hai bản Dự thảo Luật số 4 và số 5 mà nhà nước đã gửi ra để tham khảo ý kiến.
Hội đồng GMVN viết:”Theo Dự thảo 5 ngày 17-08-2016, các tổ chức tôn giáo “được thành lập cơ sở giáo dục theo hệ thống giáo dục quốc dân” (Điều 53), và “được thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội (Điều 54). Nhưng trong Luật Tín ngường, Tôn giáo, vấn đề này được gói gọn trong điều 55 với những từ ngữ tổng quát và mơ hồ:”Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã ội và từ thiện, nhân đạo, theo quy định của pháp luật có liên quan.” Tham gia thế nào ? Tham gia mức nào ? Tham gia có đồng nghĩa với việc thành lập cơ sở không ? Như vậy, nếu so sánh với các bàn Dự thảo 4 và Dự thảo 5, thì Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có những bước lùi.”
KIỀM CHẾ ĐỂ KIỂM SOÁT
Hội đồng GMVN còn vạch ra rằng:”Ngoài ra, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho. Bộ Luật này không dung từ “xin phép” và “cho phép”, thay vào đó là các từ “đăng ký, thông báo, đề nghị”. Việc thay đổi từ ngữ như trên tạo cảm giác có sự cởi mở hơn, nhưng vì các tổ chức tôn giáo vẫn phải thông báo với chính quyền và chính quyền có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận, nên rốt cuộc vẫn là cơ chế xin-cho. Cơ chế này cho thấy tự do ín ngưỡng tôn giáo không thật sự được coi là quyền của con người nhưng chỉ là ân huệ cần phải xin và được ban phát. Chính cơ chế đó hợp pháp hóa sự can thiệp của chính quyền vào sinh hoạt nội bộ và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo.”
Thật vậy, nếu ai có thời giờ đọc hết 68 Điều trong 9 Chương của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (TNTG) của nhà nước CSVN sẽ tìm ra vô số những hàng rào cản ẩn hiện trong ngôn ngữ của Bộ Công an và Ban Tuyên giáo với mục đích duy nhất là kiểm soát nghiêm ngặt người theo đạo, các chức sắc lãnh đạo, tài sản của các tôn giáo và những hoạt động thuộc lĩnh vực linh thiêng.
Ngoài những quy định trong Luật TNTG như việc gì cũng phải đăng ký, thông báo để được các cấp chính quyền cứu xét, các tổ chức tôn giáo và người theo đạo còn phải tuân theo những quy định của nhiều Luật khác của nhà nước.
Những nhóm chữ ràng buộc mơ hồ như : “theo quy định của pháp luật; theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; theo quy định của pháp luật có liên quan v.v...” đang nhảy múa loạn lên trong tòan bộ Luật.
Như vậy, nay Quân đội lại tung 10 ngàn cán bộ nắm quyền sinh sát trên mạng thì dân chủ và tự do sẽ vĩnh viễn biến mất ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam sẽ không còn đường thoát để tiến lên với văn minh và tiên bộ của nhân loại. -/-
Phạm Trần
(cuối tháng 12/017)
Văn Hóa
Đôi Mắt Tinh Của Chàng Ngư Phủ
Sơn Ca Linh
10:58 27/12/2017
Đôi Mắt Tinh Của Chàng Ngư Phủ
(Chút cảm nhận về Thánh Gioan, Tông Đồ Thánh Sử)
Xóm vạn chài Ga-Li ngày ấy,
Bóng Người len lỏi kiếm tìm ai.
Kẻ đến, người qua, người trở lại,
Ai đang vá lưới dưới thuyền dài !
“Hãy đến theo ta chàng ngư phủ,
Nghề mới từ đây đánh lưới người”.
Thuyền bổng xoay chiều theo hướng mới,
Lòng trai rực thắm đóa hồng tươi !
Từ ấy theo Người đi bốn cõi,
Học Thầy gieo Lời Chúa khắp nơi.
Loan báo Nước Trời đang vẫy gọi,
Ngời sáng tin yêu những mảnh đời !
Mỗi ngày mỗi thấy bao chuyện lạ,
Bóng Thầy ghi đậm thấu trong lòng.
Lưới cũ thuyền xưa… xin bỏ lại,
Theo Thầy mang mọi nỗi long đong…!
Bữa tối cuối cùng xao xuyến quá,
“Rửa chân” rồi “Máu Thịt” hiến trao.
Nghe nhịp tim Thầy rung rất lạ,
Yêu thương điều răn mới ngọt ngào !
Chiều xưa vẫn còn ai đứng lại,
Thấy máu hồng tuôn chảy từ tim.
Thập giá treo thân tàn ma dại,
Đón nhận lời trăn trối trọn niềm !
Rồi bước chân nào lên mộ trống,
Băng băng tìm dấu vết phục sinh.
Khăn lịm còn đây Thầy đang sống,
Đôi mắt nào vừa thấy đã tin !
“Chúa đó” chứ còn ai đấy nữa.
Lại mẻ cá to tấm lưới đầy.
Đôi mắt vẫn là đôi mắt tỏ,
Nhận ra Thầy sống lại hôm nay.
Dẫu có qua đi nghìn năm cũ,
Nhật ký đời Thầy vẫn chưa phai,
Đôi mắt tinh của chàng ngư phủ,
Để Tin Mừng sống mãi hôm nay !
Sơn Ca Linh (27/12/2017)
(Chút cảm nhận về Thánh Gioan, Tông Đồ Thánh Sử)
Xóm vạn chài Ga-Li ngày ấy,
Bóng Người len lỏi kiếm tìm ai.
Kẻ đến, người qua, người trở lại,
Ai đang vá lưới dưới thuyền dài !
“Hãy đến theo ta chàng ngư phủ,
Nghề mới từ đây đánh lưới người”.
Thuyền bổng xoay chiều theo hướng mới,
Lòng trai rực thắm đóa hồng tươi !
Từ ấy theo Người đi bốn cõi,
Học Thầy gieo Lời Chúa khắp nơi.
Loan báo Nước Trời đang vẫy gọi,
Ngời sáng tin yêu những mảnh đời !
Mỗi ngày mỗi thấy bao chuyện lạ,
Bóng Thầy ghi đậm thấu trong lòng.
Lưới cũ thuyền xưa… xin bỏ lại,
Theo Thầy mang mọi nỗi long đong…!
Bữa tối cuối cùng xao xuyến quá,
“Rửa chân” rồi “Máu Thịt” hiến trao.
Nghe nhịp tim Thầy rung rất lạ,
Yêu thương điều răn mới ngọt ngào !
Chiều xưa vẫn còn ai đứng lại,
Thấy máu hồng tuôn chảy từ tim.
Thập giá treo thân tàn ma dại,
Đón nhận lời trăn trối trọn niềm !
Rồi bước chân nào lên mộ trống,
Băng băng tìm dấu vết phục sinh.
Khăn lịm còn đây Thầy đang sống,
Đôi mắt nào vừa thấy đã tin !
“Chúa đó” chứ còn ai đấy nữa.
Lại mẻ cá to tấm lưới đầy.
Đôi mắt vẫn là đôi mắt tỏ,
Nhận ra Thầy sống lại hôm nay.
Dẫu có qua đi nghìn năm cũ,
Nhật ký đời Thầy vẫn chưa phai,
Đôi mắt tinh của chàng ngư phủ,
Để Tin Mừng sống mãi hôm nay !
Sơn Ca Linh (27/12/2017)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ban Mai Dịu Dàng
Đặng Đức Cương
09:31 27/12/2017
Ảnh của Đặng Đức Cương
Một ngày khởi mới bình an
Tâm yên lòng thấy lâng lâng nhẹ nhàng.
(bt)
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 27/12/2017, câu chuyện hoàng tử và cậu bé nghèo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:01 27/12/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kitô hữu là người mang trong mình niềm vui, chứ không phải luôn mang vẻ mặt đưa đám. Sống bi quan thì không phải là đời sống của người Kitô. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng thứ Năm 21 tháng 12 tại nhà nguyện Marta.
Cả hai bài đọc trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay đều nói về niềm vui. Một niềm vui sâu xa xuất phát từ nội tâm, không phải theo kiểu niềm vui của các lễ hội. Sứ điệp niềm vui hôm nay là: Hãy vui lên anh em! Hãy mừng vui! Có ba khía cạnh của niềm vui. Trước tiên, niềm vui đến từ ơn tha thứ.
Chúng ta được mời gọi để sưởi ấm cuộc đời, vì chúng ta biết rằng mình được thứ tha. Đây là cội rễ niềm vui của người tín hữu Kitô. Thử nghĩ về niềm vui được nói tới trong sách Tin Mừng. Đó là niềm vui của các bệnh nhân được chữa lành, niềm vui của những người được giải thoát khỏi ma quỷ. Do đó, chúng ta cần ý thức về ơn cứu chuộc mà Chúa Giêsu ban tặng cho chúng ta.
Đức Thánh Cha nói:
Có triết gia nọ đi theo thuyết bất khả tri. Ông phê bình các Kitô hữu rằng: “Những người Kitô hữu nói: họ có một Đấng Cứu Độ. Tôi sẽ tin điều đó nếu tôi nhìn thấy trên gương mặt họ niềm vui của những kẻ được cứu độ.” Thực tế, bạn lại mang bộ mặt đưa đám, vậy thì làm sao người ta có thể tin được rằng bạn đã được cứu độ, làm sao người ta có thể tin được rằng bạn đã được thứ tha? Đây là điểm đầu tiên trong sứ điệp của phụng vụ hôm nay. Đó là: bạn được thứ tha, mỗi người chúng ta đều được tha thứ. Thiên Chúa là Thiên Chúa của sự tha thứ. Để có thể nhận biết được điều ấy, chúng ta cần tiến bước với niềm vui, vì Chúa tha thứ cho chúng ta. Ngài sẽ tha thứ cho mọi yếu đuối mà chúng ta đã phạm.
Điều thứ hai giúp cho chúng ta có được niềm vui, đó là: Chúa luôn đồng hành với chúng ta mọi lúc mọi nơi, giống như Ngài đã làm cho tổ phụ Abraham. Chúa luôn ở cùng chúng ta, ở giữa chúng ta, giữa những khó khăn thử thách, giữa những niềm vui, ở trong mọi hoàn cảnh. Như thế, trong ngày sống, chúng ta hãy tâm niệm lời này: Chúa ở bên con, Chúa ở trong con, trong cuộc đời con.
Khía cạnh thứ ba của niềm vui, là không bị rơi vào sự bi quan chán nản. Sống bi quan không phải là lối sống của Kitô hữu. Sống bi quan xuất phát từ gốc rễ cho rằng mình không được tha thứ, rằng mình không nhận biết mình đã được thứ tha. Sống bi quan vì chưa nhận biết sự quan phòng của Thiên Chúa. Đọc trong Tin Mừng, chúng ta có thể thấy được niềm vui rất rõ nơi Mẹ Maria: Mẹ vui mừng vội vã lên đường, đi thăm bà chị họ Elisabet. Mẹ có niềm vui mãnh liệt ấy vì Mẹ có đầy ân sủng của Chúa Thánh Thần. Niềm vui làm cho Mẹ mau mắn, không chút trễ nải. Chúa Thánh Thần như luồng gió mát thôi thúc tâm hồn, như luồng gió thổi cánh buồm để con thuyền đời ta lướt sóng tiến về phía trước, tiến mãi không thôi.
2. Thánh Lễ dẫn đưa tín hữu bước vào cuộc gặp gỡ tình yêu với Thiên Chúa
Thánh Lễ là hành động phụng tự gồm phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể. Nó gồm nhiều cử chỉ ý nghĩa dẫn đưa tín hữu vào cuộc gặp gỡ yêu thương với Chúa Kitô, là Đấng đã nhập thể làm người, đã chết trên thập giá và đã sống lại vinh hiển để cứu chuộc nhân loại.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong buổi gặp gỡ chung tín hữu và du khách hành hương sáng thứ tư hàng tuần hôm qua tại đại thính đường Phaolô VI.
Trong bài huấn dụ ngài đã giải thích đoạn sách Công Vụ chương 2 kể lại sinh hoạt của cộng đoàn kitô tiên khởi viết rằng: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.
Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ.
Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.”
Giải thích các phần khác nhau của Thánh Lễ Đức Thánh Cha nói:
Thánh Lễ gồm hai phần Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể, gắn liền với nhau một cách chặt chẽ làm thành một cử chỉ phụng tự duy nhất (x. SC, 56; Trật tự tổng quát của Sách Lễ Roma, 28). Được dẫn nhập bởi vài lễ nghi chuẩn bị, và kết thúc bởi các lễ nghi khác, việc cử hành như thế là một cơ thể duy nhất không thể tách rời được; nhưng để hiểu biết tốt hơn tôi sẽ tìm giải thích các lúc khác nhau của nó, mỗi một lúc có khả năng đánh động và huy động một chiều kích nhân tính của chúng ta. Cần phải hiểu biết các dấu chỉ thánh thiện này để sống Thánh Lễ một cách tràn đầy và nếm hưởng vẻ đẹp của nó.
Khi dân được triệu tập, việc cử hành mở đầu với các lễ nghi dẫn nhập bao gồm việc chủ tế và các vị cử hành tiến vào, lời chào “Chúa ở cùng anh chị em”, “Bình an ở cùng anh chị em”! – cử chỉ thống hối – “Tôi thú nhận”, trong đó chúng ta xin lỗi các tội của chúng ta” - Kinh Thương Xót, kinh Vinh Danh, và lời nguyện colletta: gọi là lời nguyện colletta không phải để thu góp các của lễ, nhưng là thu thập các ý chỉ cầu nguyện của tất cả mọi dân tộc, và việc thu góp ý chỉ của các dân tộc lên tới trời như lời cầu nguyện. Mục đích của các lễ nghi dẫn nhập này là để “các tín hữu tụ họp với nhau, làm thành một cộng đoàn và chuẩn bị lắng nghe lời Chúa với lòng tin và cử hành Thánh Thể một cách xứng đáng” (Trật tự tổng quát của Sách Lễ Roma, 46).
Thật không phải là một thói quen tốt nhìn đồng hồ và nói: “Tôi đến kịp lễ, tôi đến sau bài giảng và với việc này tôi chu toàn luật”. Thánh lễ bắt đầu với dấu thánh giá, với các lễ nghi dẫn nhập, bởi vì ở đó chúng ta bắt đầu thờ lậy Thiên Chúa như là cộng đoàn. Chính vì vậy thật là quan trọng dự liệu đừng tới trễ, nhưng tới sớm hơn, để chuẩn bị con tim cho lễ nghi đó, cho việc cử hành này của cộng đoàn.
Trong khi hát ca nhập lễ vị linh muc và các thừa tác khác đi rước tiến lên cung thánh, tại đây ngài cúi chào bàn thờ, và như dấu chỉ sự tôn kính ngài hôn, và khi có có xông hương thì ngài xông hương bàn thờ. Tại sao vậy? Bởi vì bàn thờ là Chúa Kitô: nó là hình ảnh của Chúa Kitô. Khi chúng ta nhìn bàn thờ, chúng ta nhìn chính nơi Chúa Kitô ngự. Bàn thờ là Chúa Kitô.
Các cử chỉ có nguy cơ không đuợc chú ý này, rất ý nghĩa, bởi vì chúng diễn tả ngay từ đầu rằng Thánh Lễ là một cuộc gặp gỡ tình yêu với Chúa Kitô, là Đấng khi “hiến dâng thân xác mình trên thập giá, trở thành bàn thờ, của lễ và tu tế” (Kinh Tiền Tụng Phục Sinh V). Thật thế, bàn thờ như dấu chỉ của Chúa Kitô, “là trung tâm của hành động tạ ơn được chu toàn với Thánh Thể” (Trật tự tổng quát của Sách Lễ Roma, 296). Và toàn cộng chung quanh bàn thờ, là Chúa Kitô, không phải để nhìn mặt mình nhưng để nhìn Chúa Kitô, bởi vì Chúa Kitô là trung tâm của cộng đoàn, Ngài không ở xa cộng đoàn.
Tiếp tục bài huấn dụ về ý nghĩa Thánh Lễ Đức Thánh Cha nói: Thế rồi còn có dấu thánh giá. Vị linh mục chủ tế làm dấu thánh giá trên chính mình và tất cả các thành phần cộng đoàn cũng làm dấu thánh giá, ý thức rằng hành động phụng vụ được chu toàn “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Và ở đây tôi bước sang một đề tài rất nhỏ khác: Anh chị em có thấy các em bé làm dấu thánh giá làm sao không? Chúng không biết điều chúng làm: đôi khi chúng vẽ một hình mà không phải là thánh giá. Xin vui lòng: cha mẹ, ông bà, xin anh chị em hãy dậy các trẻ em ngay từ đầu – khi chúng còn bé tí – làm dấu thánh giá cho đúng đắn hẳn hoi – Và giải thích cho chúng hiểu là thập giá của Chúa Giêsu là sự che chở. Và Thánh Lễ bắt đầu với dấu Thánh Giá.
Tất cả lời cầu di chuyển trong không gian của Thiên Chúa Ba Ngôi, “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, là không gian của sự hiệp thông vô tận; như nguồn gốc và kết thúc, nó có tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi Duy Nhất, được biểu lộ và trao ban cho chúng ta trên Thập Giá Chúa Kitô. Thật ra mầu nhiệm phục sinh của Ngài là ơn của Thiên Chúa Ba Ngôi, và Thánh Thể luôn luôn nảy sinh từ trái tim bị đâm thâu của Ngài. Như vậy, khi làm dấu thánh giá trên mình chúng ta không chỉ tưởng niệm Bí Tích Rửa Tội, mà cũng khẳng định rằng lời cầu phụng vụ là cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa trong Chúa Kitô Giêsu, là Đấng đã nhập thể, chết trên thập giá và sống lại vinh hiển vì chúng ta.
Rồi vị linh mục hướng lời chào phụng vụ tới cộng đoàn với kiểu nói “Chúa ở cùng anh chị em” hay một kiểu nói khác tương tự, có nhiều kiểu lắm; và cộng đoàn trả lời: “Và ở cùng tâm trí cha”. Chúng ta đang đối thoại với nhau; chúng ta đang ở đầu Thánh Lễ và phải nghĩ tới ý nghĩa của tất cả các dấu chỉ và các lời này. Chúng ta đang bước vào trong “một hòa tấu”, trong đó vang lên các giọng nói khác nhau, bao gồm các lúc thinh lặng, để tạo ra “sự đồng ý” giữa tất cả mọi tham dự viên , nghĩa là thừa nhận mình được linh hoạt bởi một Thần Khí duy nhất và cho cùng một mục đích.
Thật thế, “lời chào của linh mục và câu trả lời của dân chúng biểu lộ mầu nhiệm của Giáo Hội được quy tụ” ( Trật tự tổng quát của Sách Lễ Roma, 50). Như thế chúng ta diễn tả niềm tin chung và ước muốn cùng nhau ở với Chúa và sống sự hiệp nhất với toàn cộng đoàn.
Và đấy là sự hoà tấu cầu nguyện, mà người ta đang tạo ra lập tức giới thiệu một lúc rất đánh động, bởi vì vị chủ sự mời gọi tất cả mọi người thừa nhận các tội lỗi của mình. Chúng ta tất cả đều là kẻ tội lỗi. Tôi không biết, có lẽ có người trong anh chị em không phải là người tội lỗi… Nếu ai không có tội, xin làm ơn xin làm ơn giơ tay lên để cho mọi người đều thấy. Không có ai giơ tay cả: vậy thì tốt, anh chị em có đức tin! Tất cả chúng ta là những người tội lỗi; chính vì vậy mà đầu lễ chúng ta xin lỗi. Đó là cử chỉ sám hối. Đức Thánh Cha giải thích cử chỉ này như sau:
Đây không phải chỉ là nghĩ tới các tội lỗi đã phạm, nhưng còn hơn thế nữa: đó là lời mời gọi xưng thú mình là kẻ có tội trước mặt Thiên Chúa, trước cộng đoàn và trước các anh chị em khác, với lòng khiêm tốn và chân thành, như người thu thuế trong đền thờ. Nếu Thánh Thể khiến cho mầu nhiệm phục sinh hiện diện, thì có nghĩa là sự kiện Chúa Kitô vượt qua từ cái chết vào sự sống, thì khi đó điều đầu tiên mà chúng ta phải làm là thừa nhận đâu là các tình trạng chết của chúng ta để có thể sống lại với Ngài vào cuộc sống mới. Điều này làm cho chúng ta hiểu cử chỉ sám hối quan trọng chừng nào. Vì thế, chúng ta sẽ đề cập đến đề tài này trong bài giáo lý tới. Chúng ta đi từng bước trong việc giải thích Thánh Lễ. Nhưng tôi xin anh chị em: hãy dậy các trẻ em làm dấu thánh giá hẳn hoi nhé!
3. Câu chuyện Hoàng Tử Và Cậu Bé Nghèo
Văn hào Anh Mark Twain cách đây ba thế kỷ, có viết một quyển tiểu thuyết mang tựa đề “Hoàng tử và cậu bé nghèo”. Chuyện kể lại tình bạn của hai cậu bé giống hệt nhau khiến người ta tưởng là sinh đôi. Một trong hai cậu bé tên là Edward, hoàng tử xứ Galles. Còn Tom Canty, người bạn của vị hoàng tử, lại là một cậu bé con nhà nghèo.
Một ngày kia, hai cậu bé có một ý nghĩ ngộ nghĩnh là thay đổi địa vị xã hội. Tom vào thế chỗ của vị hoàng tử Edward trong triều đình, còn Edward thì khoác lên mình mảnh áo rách rưới và bắt đầu cuộc phiêu lưu. Cậu lang thang đầu đường xó chợ bên cạnh những người cùng cực nhất trong xã hội.
Thế nhưng một lúc nào đó, hai cậu bé cũng cảm thấy mệt mỏi với trò chơi đầy phiêu lưu này. Edward mới sực tỉnh về ngôi vị hoàng tử của mình. Trong bộ quần áo rách rưới nhơ bẩn, cậu tìm đủ mọi cách để chứng minh rằng mình là hoàng tử nối ngôi của xứ Galles. Nhưng cảnh sát đã không tin... Thế là hoàng tử Edward đành phải lặng lẽ bước vào tù vì tội giả mạo.
Giữa lúc Tom, cậu bé nghèo, sắp sửa được tấn phong làm vua, thì hoàng tử Edward xuất hiện... Không mấy chốc cậu đã được phục hồi trong ngôi vị hoàng tử của cậu. Chính nhờ kinh nghiệm của những tháng ngày làm người ăn xin, lang thang đầu đường xó chợ với những người cùng khổ, mà Edward đã trở thành một vị vua đạo đức và giàu lòng thương người.
Cũng giống như câu chuyện trên đây, Thiên Chúa đã đến giữa loài người để hoán đổi vị thế với chúng ta. Ngài mặc lấy thân xác nghèo hèn của chúng ta để chúng ta được mang lấy tước phẩm được làm con Chúa. Nhờ ân sủng của Ngài, Ngài chia sẻ với chúng ta sự sống thần linh và đón nhận trong thân xác Ngài tất cả những hệ lụy của kiếp sống khổ đau của con người.
Mang lấy trong thân xác Ngài khổ đau của nhân loại, Chúa Giêsu đã tự đồng hóa mình với từng người, nhất là những người khổ đau. Ðồng hóa mình với những người đau khổ, Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta con đường để gặp gỡ Ngài: Ngài hiện diện trong những đau khổ, bé mọn nhất. Tiếp rước những người đó chính là tiếp rước Ngài.
Thiên Ðàng là một gặp gỡ triền miên với Chúa, nhưng cuộc gặp gỡ này chỉ được chuẩn bị bằng những gặp gỡ của chúng ta với tha nhân, chúng ta sẽ gặp được Chúa. Chúng ta khước từ tha nhân, chúng ta cũng khước từ chính Chúa.
Tha nhân là Bí Tích của Thiên Chúa. Chính trong tha nhân mà chúng ta phải nhận ra và yêu mến Chúa.
Nơi bàn thờ, vị linh mục đọc lại lời của Chúa Giêsu: này là Mình Ta, này là Máu Ta... Khi chỉ cho chúng ta mỗi một con người, có lẽ Chúa Giêsu cũng sẽ nói: “Này là Mình Ta...”.
Thánh lễ là một cuộc gặp gỡ với Chúa. Cuộc gặp gỡ này chỉ có ý nghĩa và giá trị nếu trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng biết nhận ra Chúa trong từng cuộc gặp gỡ với tha nhân... Xin Chúa thêm Ðức Tin để chúng ta có thể nhận ra Chúa Giêsu trong tha nhân, nhất là những người cùng khổ, bé mọn trong xã hội.
4. Thánh Giuse trong hành trình cứu độ
Thánh Giuse đã thực thi vai trò làm cha nuôi của Con Một Thiên Chúa. Thánh nhân nuôi dạy trẻ Giêsu trưởng thành về mọi phương diện. Giữa những thử thách, giữa những đau khổ, giữa bóng tối, chúng ta học được nơi thánh Giuse cách vững bước trong đêm đen, cách lắng nghe Lời Thiên Chúa, cách tiến bước trong thinh lặng. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng 18 tháng 12 tại nhà nguyện Marta.
Khi Đức Maria từ nhà chị Elisabet trở về, thì dấu hiệu làm mẹ của người phụ nữ ngày càng hiện rõ. Giờ đây, thánh Giuse phải đối diện với những nghi ngờ, phải đối diện với đau khổ, với nỗi khổ tâm rất lớn. Thánh Giuse khi ấy không thể hiểu được rằng, Đức Maria là nữ tì của Thiên Chúa, chịu thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Thánh nhân quyết định bỏ Đức Maria trong âm thầm. Thánh nhân quyết định không tố giác công khai. Trong bối cảnh ấy, sứ thần Thiên Chúa can thiệp, hiện đến trong giấc mơ, và giải thích cho Giuse hiểu được rằng, em bé Giêsu được thụ thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần. Khi ấy, thánh Giuse tin tưởng và vâng phục.
Đức Thánh Cha nói:
Trong khi thánh Giuse đang vật lộn với cuộc chiến đấu nội tâm, tiếng nói của Thiên Chúa vang lên: “Hãy thức dậy, hãy trỗi dậy!” Nhiều lần trong Kinh Thánh, khi bắt đầu một sứ mạng mới, tiếng ấy tiếp tục vang lên: Hãy trỗi dậy! Hôm nay cũng thế, sứ thần nói với thánh Giuse: Hãy trỗi dậy, đón Maria về nhà mình! Làm như thế là đón lấy trách nhiệm, là làm chủ tình thế. Thánh Giuse không đến với những người bạn để được an ủi. Ngài cũng không đến với nhà tâm lý để giải thích giấc mơ… Không. Ngài tin, và ngài tiến bước. Ngài dang tay đón nhận hoàn cảnh ấy. Nhưng mà ngài phải làm gì trong tình huống ấy? Tình huống ấy là thế nào? Ngài phải làm gì để thực thi trách nhiệm? Có hai điều: đó là vừa thực thi trách nhiệm làm cha vừa nhận lấy mầu nhiệm.
Thánh Giuse nhận lấy Hài Nhi Giêsu và thực thi trách nhiệm làm cha nuôi. Điều này được ghi rõ trong gia phả của Chúa Giêsu. Đó là: Chúa Giêsu là con bác thợ mộc Giuse.
Thánh nhân thực thi trách nhiệm làm cha với một người con không phải con của mình, nhưng là Con của Thiên Chúa Cha. Thánh nhân thực thi bổn phận làm cha với đầy đủ ý nghĩa làm cha: đó là đón nhận, nuôi dưỡng Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu. Đó là dưỡng nuôi cho em bé Giêsu lớn lên. Đó là dạy nghề cho Giêsu. Đó là nuôi dạy Giêsu nên người trưởng thành. Thánh nhân thực thi trách nhiệm làm cha với một người con không phải con của mình mà là Con của Thiên Chúa. Thánh nhân đã làm tất cả mà không nói một lời. Ngài là người thầm lặng. Trong sách Tin Mừng, không có một lời nào của thánh Giuse.
Thánh nhân đón lấy mầu nhiệm của Thiên Chúa, để có thể góp phần làm cho mầu nhiệm ấy được thực hiện. Đó là đưa dân trở lại với Thiên Chúa. Đó là mầu nhiệm của cuộc sáng tạo mới. Cuộc sáng tạo mới ấy còn đẹp hơn cuộc sáng tạo ban đầu.
Thánh Giuse đón lấy mầu nhiệm của Thiên Chúa và thực thi trong âm thầm những gì Thiên Chúa gọi mời. Thánh nhân thực thi sứ mạng làm cha của Con Một Thiên Chúa. Thánh nhân đón lấy mầu nhiệm Thiên Chúa. Thánh nhân mang trong mình dáng dấp của Thiên Chúa Cha. Nếu như Chúa Giêsu, trong thân phận con người, đã học cách nói, cách gọi “Cha ơi! Cha ơi!” với Thiên Chúa Cha, thì trước tiên, trong đời sống, Chúa Giêsu đã học cách gọi ấy nơi người cha nuôi Giuse của mình. Thánh Giuse là thế. Ngài là người cha nuôi luôn bảo bọc, nuôi dưỡng, dạy dỗ người con. Ngài thực thi bổn phận làm cha của mình trong âm thầm, trong mầu nhiệm của Thiên Chúa. Ngài chẳng khi nào dành phần cho riêng mình. Và vì thế, mà Hài Nhi Giêsu có thể lớn mạnh và trưởng thành.
5. Có những quốc gia không muốn sinh con
Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta và muốn tất cả chúng ta sống vị tha. Chúng ta hãy nhìn vào máng mỏ đang đợi chờ Hài Nhi chào đời, để trái tim của chúng ta có thể mở ra chứ không còn khép kín. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng 19 tháng 12 tại nhà nguyện Marta.
Hãy sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất. Thiên Chúa đã phán như thế trong công trình sáng tạo. Thiên Chúa cũng chúc phúc như thế cho các tổ phụ. Ở đâu có Thiên Chúa, ở đó có sự chúc lành.
Đức Thánh Cha nói:
Tôi nghĩ một chút tới một số người, tới một số quốc gia không muốn sinh con. Họ đang bị bệnh nặng. Họ đang ở trong mùa đông lạnh lẽo về dân số. Tại sao lại thế? Chúng ta đều biết: họ không muốn sinh con. Không như thế được, điều ấy chẳng lành mạnh chút nào… Những quốc gia ấy vắng bóng trẻ em, và ở đó chẳng có sự chúc lành. Việc nảy sinh hoa trái luôn là sự chúc lành của Thiên Chúa. Có việc nảy sinh hoa trái về vật chất cũng như tinh thần. Có những người không kết hôn, ví dụ các linh mục, các tu sĩ nam nữ, nhưng họ phải sống vì tha nhân, cần phải sống hy sinh cho tha nhân. Hãy nhìn chính bản thân chúng ta! Thật khốn khổ cho chúng ta, nếu chúng ta không biết làm nảy sinh hoa trái bằng những công việc tốt lành.
Sự sinh sôi nảy nở là dấu chỉ của Thiên Chúa. Các ngôn sứ đã chọn những biểu tượng thật đẹp, ví như sa mạc. Còn có cái gì khô cằn hơn sa mạc nữa chăng! Thế mà các ngôn sứ nói, ngay cả giữa sa mạc cũng sẽ nở hoa, và sự khô cằn sẽ được tưới gội đầy nước. Đó là lời hứa của Thiên Chúa. Lời hứa của Thiên Chúa rất hiệu quả.
Thế nhưng, ma quỷ thì muốn vô sinh. Nó không muốn mỗi người chúng ta vui sống về thể chất cũng như tinh thần. Nó không muốn chúng ta sống vì tha nhân. Nó muốn chúng ta chỉ biết sống cho bản thân. Nó muốn chúng ta sống ích kỷ, sống kiêu ngạo, sống hư danh. Nó làm cho linh hồn chúng ta chết nghẹt và không còn biết đến người khác. Ma quỷ là kẻ gieo vào lòng chúng ta cỏ dại của ích kỷ và nó làm cho thứ cỏ ấy không ngừng phát triển.
Có nhà truyền giáo nọ, xin ơn là có nhiều người con tinh thần trước khi nhắm mắt lìa đời. Quả thật, khi 90 tuổi, sau cuộc đời cực nhọc phục vụ, cha ấy đã có nhiều người con tinh thần ở bên cạnh khi cha ấy bệnh nặng cuối đời.
Ở đây chúng ta có thể nhìn vào máng cỏ đang bỏ trống. Máng cỏ ấy là biểu tượng của niềm hy vọng, của niềm chờ mong một Hài Nhi sắp chào đời. Nhưng máng cỏ bỏ trống ấy cũng có thể biểu tượng cho một vật thể trong viện bảo tàng, có thể là biểu tượng cho một cuộc sống trống rỗng. Tâm hồn chúng ta cũng là một máng cỏ, là một chiếc nôi như thế. Tâm hồn chúng ta đang như thế nào? Nó trống rỗng, luôn luôn trống rỗng, nhưng nó có biết mở ra đón nhận sự sống, có biết trao tặng sự sống hay không? Con tim ấy có biết đón nhận và trao tặng hay không? Tâm hồn chúng ta được gìn giữ như theo kiểu như viện bảo tàng, hay tâm hồn ấy biết mở ra cho sự sống? Lạy Chúa, xin hãy đến ngự vào máng cỏ, xin hãy ngự vào tâm hồn con, lấp đầy trái tim con, tăng sức linh hồn con, và làm cho đời con sinh hoa kết trái.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 28/12/2017
VietCatholic Network
18:42 27/12/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Trong niềm hân hoan đón mừng lễ Chúa Giáng Sinh, chương trình Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay kính chúc quý vị và anh chị em, một mùa Giáng Sinh an bình, tràn đầy hồng ân Chúa Hài Đồng, và một năm mới an khang thịnh vượng. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư ngày 27 tháng 12.
2- Sứ điệp Giáng Sinh và Phép lành toàn xá Urbi et Orbi.
3- Nữ Thủ Tướng Hồi Giáo mừng lễ Giáng Sinh với các chức sắc Kitô Giáo.
4- Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney Mừng Đại Lễ Giáng Sinh.
5- Thánh Lễ Đại Triều Mừng Chúa Giáng Sinh Tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam, Huế.
6- Đức Thánh Cha lên tiếng về những cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Maradiaga.
7- Pakistan: Một Giáng sinh nhuốm màu tang tóc.
8- Cuộc bỏ phiếu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về tình trạng của Giêrusalem.
9- Lập trường của Tòa Thánh: Do Thái và Palestin hãy đối thoại trực tiếp.
10- Giới thiệu Thánh Ca: Cùng Đi Belem.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 28/12/2017: Phép lạ do lời cầu bầu của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:56 27/12/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1.Đức Thánh Cha quở trách các cựu viên chức Vatican “tự xem mình như những vị tử đạo”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ trích các quan chức Vatican vì “tham vọng”, “kiêu căng” và “thói tự quy chiếu” trong bài phát biểu quan trọng hàng năm của ngài trước giáo triều Rôma hôm thứ Năm 21 tháng 12.
Diễn từ hàng năm trước Giáo triều Rôma, được đưa ra vào những ngày trước Giáng sinh, trong những năm gần đây thường được xem một “lời mời gọi bừng tỉnh”. Năm 2014, Đức Phanxicô đã đưa ra danh sách các loại “bệnh tật” như “tâm thần tinh thần” và “tâm thần phân liệt hiện sinh”.
Năm nay, Đức Giáo Hoàng lại đưa ra những chỉ trích nghiêm khắc đối với các nhân viên của ngài, liên quan đến các cuộc tranh luận công khai gần đây.
Đức Giáo Hoàng đã tố cáo một “logic không cân bằng và thoái hoá trong các mưu toan và những hội kín mà trên thực tế đại diện cho... một căn bệnh ung thư dẫn đến sự tự quy chiếu về mình”.
Ngài cũng nhắc đến các cựu viên chức đã bị loại sau khi bị “băng hoại bởi tham vọng và kiêu căng”, và sau khi rời khỏi chức vụ của họ, họ đã coi mình là các vị “tử vì đạo” của hệ thống, của “một vị giáo hoàng không hề báo trước”, của “một kẻ bảo thủ già nua”.
Bộ Giáo lý Đức tin (CDF) đã là trọng tâm của cuộc tranh luận gần đây. Ba quan chức đã bị loại khỏi chức vụ của họ, bất chấp những lời phản kháng của Đức Hồng Y Gerhard Müller, là người sau đó cũng không được lưu nhiệm sau khi hết nhiệm kỳ. Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra trong lịch sử Vatican hiện đại.
Đức Hồng Y Müller đã phàn nàn rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô “đã không đưa ra lý do. Cũng như ngài đã không đưa ra lý do nào để miễn nhiệm ba thành viên có năng lực cao của CDF vài tháng trước đó “.
Đức Hồng Y Müller nói thêm: “Tôi không thể chấp nhận cách làm việc này. Là một giám mục, ta không thể đối xử với con người theo cách này.”
Một quan chức nổi bật khác đã bị loại trong năm nay là ông Libero Milone, tổng kiểm toán viên của Vatican, là người đã tuyên bố rằng ông bị buộc thôi việc bởi vì ông ta đang điều tra những vụ tham nhũng tài chính.
Trong bài diễn văn sáng 21 tháng 12, Đức Giáo Hoàng cũng ca ngợi các quan chức trong giáo triều Rôma làm việc với “sự tận tụy và thánh thiện tuyệt vời”.
Nhưng ngài thừa nhận những khó khăn trong việc cải tổ giáo triều khi trích dẫn một nhà chính trị sống ở thế kỷ XIX là người cho rằng: “Thực hiện cải cách ở Rôma giống như làm sạch các con Nhân sư Ai Cập bằng bàn chải đánh răng”.
2. Đức Thánh Cha phê bình thói lôi tin cũ ra đánh bóng thành tin mới của các ký giả
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ trích một thói xấu của các nhà báo là lôi các vụ xì căng đan cũ ra, thêm mắm dặm muối vào để làm thành tin mới. Ngài cho rằng đó là một “tội lỗi rất nghiêm trọng” làm tổn thương tất cả những người tham gia.
Trong buổi tiếp kiến dành cho các phương tiện truyền thông Công Giáo hôm thứ Bảy 16 tháng 12, Đức Thánh Cha nói rằng các nhà báo thực hiện một sứ mệnh nằm trong số những “nền tảng” cơ bản nhất đối với các xã hội dân chủ.
Nhưng ngài nhắc nhở họ phải cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và không thể chỉ có một chiều.
Đức Thánh Cha nói: “Anh chị em không nên rơi vào những tội lỗi của truyền thông: đó là thông tin sai lệch, một chiều, thêm mắm dặm muối, phỉ báng, tìm kiếm những tin tức cũ đã được xử lý rồi thêm thắt để đưa ra như những tin mới”.
Ngài gọi những hành động đó là “tội lỗi nặng nề làm tổn thương đến nhà báo và làm tổn thương người khác”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng “Trong thời đại chúng ta, nhiều người thường lo lắng vì vận tốc, vì ước muốn truyền đi những tin giật gân, mà ít để ý đến sự chính xác và đầy đủ, bị cảm xúc hướng dẫn; thay vì những suy tư chín chắn, đáng tin cậy với những dữ kiện và tin tức được kiểm chứng, không nhắm gây ngạc nhiên và cảm xúc, nhưng chủ ý làm tăng trưởng nơi các độc giả một ý thức lành mạnh phê bình, giúp họ đặt những câu hỏi thích hợp và đạt tới những kết luận có lý chứng”.
Trong sứ điệp truyền thông sắp tới của mình, Đức Thánh Cha sẽ bàn về tác hại của “tin giả”.
3. Hội Đồng Thần Học bộ Tuyên Thánh công nhận một phép lạ do lời cầu bầu của Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, được Đức Thánh Cha Phêrô Phanxicô tuyên chân phước vào năm 2014, có nhiều hy vọng sẽ được tuyên thánh trong năm 2018.
Trong một bài báo có tựa đề “Năm của Thánh Phaolô Đệ Lục”, tạp chí hàng tuần của giáo phận Brescia, là tờ La voce del popolo, viết rằng vào ngày 13 tháng 12, các nhà thần học thuộc Bộ Tuyên Thánh Vatican đã công nhận một phép lạ do sự cầu bầu của Đức Giáo Hoàng Montini, sau khi Hội Đồng Tư Vấn Y Khoa của Bộ Tuyên Thánh xác nhận là phép lạ. Tại thời điểm này, nếu được các Hồng Y trong Bộ Tuyên Thánh, và Đức Giáo Hoàng đồng thuận Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục sẽ được tuyên thánh.
Phép lạ liên quan đến sự chào đời của một bé gái tại thành phố Verona tên là Amanda. Năm 2014, thai nhi đã sống sót trong nhiều tháng mặc dù thực tế là nhau thai đã bị bể.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên chân phước cho vị tiền nhiệm của mình vào ngày 19 tháng 10 năm 2014, khi kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường về Gia đình.
Nhật báo của giáo phận Brescia viết “Những tin đồn nhất quán và những diễn biến nhanh chóng cho chúng ta thấy rằng năm 2018 chắc chắn sẽ là năm tuyên thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục”. Tất cả các thủ tục chính thức cuối cùng đã diễn ra vào ngày 13 tháng 12 tại ủy ban thần học. Phép lạ được cho là do lời cầu bầu của Đức Giáo Hoàng Montini về việc chữa lành một bào thai vào năm 2014 đã được chấp thuận. Một người mẹ đang mang thai ở Verona, có nguy cơ sảy thai, đã đến đền thánh “delle Grazie” để cầu nguyện cùng vị Giáo Hoàng vừa được tuyên Chân Phước vài ngày trước đó.
Sau đó, một bé gái sức khoẻ tốt đã được chào đời mặc dù các bác sĩ đã hoàn toàn bó tay vì nhau thai đã bị bể.
Tờ La voce del popolo kỳ vọng rằng Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục có thể sẽ được tuyên thánh vào tháng Mười năm 2018 khi xảy ra Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên từ ngày 3 đến 28 tháng 10.
4. Nhiều khách hành hương hủy bỏ chuyến đi mừng Chúa Giáng Sinh tại Thánh Địa
Hôm 6 tháng 12, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công nhận Giêrusalem là thủ đô của Israel và tuyên bố Hoa Kỳ sẽ chuyển Đại sứ quán của mình từ Tel Aviv, nơi có hầu hết các đại sứ quán nước ngoài, tới Giêrusalem. Tuyên bố này đã khởi đầu cho những lời lên án và các cuộc biểu tình trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Gaza, Bờ Tây và Giêrusalem.
Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa, giám quản tông tòa của Tòa Thượng Phụ Nghi Lễ Latinh Giêrusalem, cho biết tuyên bố của ông Trump đã tạo ra căng thẳng xung quanh vấn đề Giêrusalem và một số khách hành hương đã hủy bỏ chuyến đi của họ tới Giêrusalem trong mùa lễ này. Giáo Hội địa phương đang phải vật lộn với những khó khăn để Giáng sinh vẫn “được cử hành với niềm vui”.
Giáo hội đã không hủy bỏ bất kỳ sự kiện Giáng sinh công cộng truyền thống nào, mặc dù thị trưởng Nazareth đã hủy bỏ một số lễ mừng do thành phố tổ chức.
Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa nói tuyên bố của ông Trump làm tăng thêm sự thất vọng của người Palestine, là những cảm thấy thế giới đang cư xử bất công đối với họ trong việc giải quyết các xung đột với Israel. Ngài nói, mọi người đang mệt mỏi vì bạo lực dưới mọi hình thức, và đang chờ đợi “công lý, quyền và chân lý”.
Người Palestine cũng mệt mỏi vì vẫn phải vật lộn với những vấn đề như đoàn tụ gia đình và tự do đi lại.
5. Quan điểm của Tòa Thượng Phụ Giêrusalem về tuyên bố của tổng thống Trump
Tình trạng hiện tại của Giêrusalem cần phải được giữ nguyên cho đến khi người Palestine và người Do Thái đạt được thỏa thuận với nhau, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, giám quản tông tòa của Tòa Thượng Phụ Nghi Lễ Latinh Giêrusalem nhấn mạnh như trên trong cuộc họp báo hôm thứ Tư 20/12.
“Hiện trạng của thành thánh Giêrusalem đang ảnh hưởng đến cuộc sống mong manh giữa các cộng đồng khác nhau. Nó chỉ nên được thay đổi thông qua đối thoại”, Đức Tổng Giám Mục nói với các nhà báo tại Toà Thượng phụ Latinh.
Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa nói thêm: “Tôi không thấy có vấn đề gì khi Giêrusalem là biểu tượng quốc gia của cả người Palestine và Israel, nhưng Giêrusalem không chỉ là vấn đề về chính trị, chủ quyền và biên giới. Đó là cái gì đó vượt xa hơn những điều đó. Nó là một biểu tượng phổ quát cho hàng tỷ tín hữu, và chúng ta không thể quên điều đó.”
Giêrusalem được xem là thánh địa thiêng liêng đối với Kitô hữu, người Hồi giáo và Do Thái và cả Palestine lẫn Israel đều muốn xem đây là thủ đô tương lai của mình. Tình trạng tương lai của thành phố này đã là một điểm then chốt trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine, vốn đã bị trì hoãn kể từ năm 2014.
Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi chống lại các quyết định đơn phương của một người nhằm chống lại người kia.”
Khi được hỏi ngài sẽ nói gì với Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence, là người dự kiến sẽ thăm viếng Giêrusalem vào tháng Giêng 2018 tới đây, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa nói ngài sẽ đề nghị Hoa Kỳ: “Hãy lắng nghe nhiều hơn. Đó là thông điệp của tôi với ông ta”
Trả lời một câu hỏi khác, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa nói rằng các nhà thờ địa phương sẽ lúng túng nếu vào thời điểm đó các quan chức Mỹ yêu cầu đến thăm các nơi thánh với tư cách chính thức.
“Nếu họ đến như những người hành hương, chúng tôi không thể từ chối... nhưng đôi khi chúng ta không thể bỏ qua các hậu ý chính trị. Chúng tôi muốn giữ liên lạc với người Mỹ. Nhưng chúng tôi phải tìm ra một phương cách thận trọng”.
6. Thánh lễ an táng Đức Hồng Y Bernard Law, một đại ân nhân của người tị nạn Việt Nam
Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y Đoàn, đã cử hành thánh lễ an táng cho Đức Hồng Y Bernard Law, một trong những đại ân nhân của người tị nạn Việt Nam, tại Bàn Thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô hôm thứ Năm 21 tháng 12.
Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y Sodano nói: “Thật không may, mỗi người trong chúng ta đôi khi có thể không trung thành với sứ mệnh của mình. Đó là lý do tại sao, vào đầu mỗi Thánh Lễ, chúng ta đọc “Kinh Cáo Mình”, với lời cầu nguyện bắt đầu như sau: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em, tôi đã phạm tội nhiều.”
Đức Hồng Y Law đã qua đời tại một bệnh viện ở Rôma vào sáng Thứ Tư 20 tháng 12.
Đức Thánh Cha Phanxicô, như thông lệ đối với các thánh lễ an táng của các vị Hồng Y qua đời ở Rôma, đã đến vào cuối Thánh lễ để chủ sự nghi thức Phó Dâng và Tiễn Biệt (Commendatio and Valedictio). Trong nghi thức tang lễ Công Giáo, nghi thức Phó Dâng và Tiễn Biệt cuối cùng là những lời cầu nguyện chính thức ủy thác người đã chết cho lòng thương xót của Thiên Chúa.
Đức Giáo Hoàng đọc những lời cầu nguyện bằng tiếng Latinh, rảy nước thánh và xông hương trên chiếc quan tài của Đức Hồng Y. Nhưng ngài không đưa ra nhận xét gì về Đức Hồng Y hay cuộc đời của người quá cố.
Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y Sodano đã nói với một nhóm nhỏ chừng 200-250 người tháp tùng trong những giờ phút sau cùng rằng Đức Hồng Y Bernard Law đã cống hiến cuộc sống của mình cho Giáo Hội với 56 năm phục vụ như là một linh mục, giám mục và Hồng Y của tổng giáo phận Boston trước khi được bổ nhiệm làm Giám Quản Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma.
Đức Hồng Y Sodano nói: “Chính ở đây, ở Rôma, ngài nhắm mắt trước thế giới này để lại mở mắt ra trong ánh sáng vĩnh hằng.”
Có 30 Hồng Y hiện diện tại lễ tang, bao gồm các Hồng Y Hoa Kỳ là Raymond Burke, Edwin O'Brien, James Harvey và Kevin Farrell.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và người tiền nhiệm của ngài, là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, cũng hiện diện trong thánh lễ.
Bà Callista Gingrich, tân đại sứ Hoa Kỳ, là người sẽ trình quốc thư lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong vai trò đại sứ Mỹ tại Toà Thánh vào sáng thứ Sáu 22 tháng 12, và chồng bà, là cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich, cũng tham dự tang lễ.
Đức Hồng Y Sean O'Malley, người kế nhiệm Đức Hồng Y Law ở Boston, nói trong một tuyên bố hôm thứ Năm: “Theo truyền thống Công Giáo, Thánh lễ an táng người Kitô hữu là thời điểm chúng ta nhận ra sự mỏng dòn của chúng ta, khi chúng ta thừa nhận rằng tất cả chúng ta cố gắng để được nên thánh trong một cuộc hành trình có thể được đánh dấu bởi những thất bại lớn nhỏ.”
Đức Hồng Y sẽ được chôn cất dưới tầng hầm Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma, nơi ngài đã làm Giám Quản từ năm 2004 đến năm 2011.
Đám tang của Đức Hồng Y Law đã làm bùng lên những phản ứng tiêu cực của giới truyền thông. Đó là dịp để khơi lại những cáo buộc cho rằng ngài đã che đậy cho các linh mục lạm dụng tình dục tại tổng giáo phận Boston. Có thể Đức Hồng Y đã mắc những sai lầm trong cách thức đương đầu với những tai tiếng trầm trọng. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam, ngài vẫn là một vị đại ân nhân.
Thật vậy, năm 1975, giữa làn sóng người Việt tị nạn đặt chân tới Hoa Kỳ, Ðức Giám Mục Law đã giúp định cư cho tất cả 166 Tu Sĩ và Chủng Sinh Dòng Ðồng Công. Thấu hiểu hoàn cảnh của Giáo Hội Việt Nam, vào năm 1991, Ðức Hồng Y Law đã viếng thăm Việt Nam và tại Hà Nội Ngài đã gặp Ðức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận.
Ngài cũng từng tham dự và đi kiệu cùng với khoảng 60, 000 giáo dân Việt Nam tại Ðại Hội Thánh Mẫu Dòng Ðồng Công vào năm 2002. Để nâng đỡ Giáo Hội Việt Nam trong hoàn cảnh bị thử thách, sau biến cố Tòa Khâm Sứ, ngày 22 tháng 11 năm 2009, Đức Hồng Y Bernerd Law đã tới Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội để đồng tế với Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.
7. Những cử hành Phụng Vụ của Đức Thánh Cha trong Mùa Giáng Sinh
Theo thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, trưa 24 tháng 12, Đức Thánh Cha sẽ xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc Kinh Truyền Tin cùng với các tín hữu và du khách hành hương và ban huấn từ liên quan đến Chúa Nhật thứ Tư Mùa Vọng.
Lúc 9 giờ 30 phút tối 24 tháng 12, ngài sẽ cử hành Thánh lễ Vọng Giáng Sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Trưa ngày 25 tháng 12, Đức Thánh Cha sẽ đọc thông điệp Giáng Sinh “Urbi et Orbi” gởi dân thành Rôma và toàn thế giới và ban phép lành Tòa Thánh cho những người hiện diện cũng như tất cả những ai theo dõi qua các đài phát thanh, các đài truyền hình và các phương tiện truyền thông mới, miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Chiều ngày cuối năm 31 tháng 12, bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể “Te Deum” tạ ơn Chúa đã ban muôn ơn lành cho Giáo Hội trong năm 2017.
8. Những hoạt động của Đức Thánh Cha trong Tháng Giêng
- Sáng ngày 1 tháng Giêng, lúc 10h sáng, Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, và cũng là Ngày Hoà bình Thế giới.
- Ngày 6 tháng Giêng, lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 10h sáng.
- Một ngày sau đó, ngày 7 tháng Giêng, Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa tại nhà nguyện Sistina và ban phép rửa tội cho một số trẻ sơ sinh.
- Từ ngày 15 đến 22 tháng Giêng, Đức Thánh Cha tông du Chile và Peru. Đây là chuyến tông du thứ sáu của ngài tại Mỹ Châu. Trước đó, Đức Thánh Cha đã viếng thăm Brazil, Ecuador, Bolivia, Paraguay, Cuba, Mễ Tây Cơ và Colombia.
9. Nhận định của Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô về vai trò của tôn giáo trong thế giới ngày nay
Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô, là Thượng Phụ Danh Dự của Chính Thống Giáo, đã được Đại Học Hebrew ở Giêrusalem trao bằng tiến sĩ danh dự. Trong bài phát biểu của ngài nhân dịp này, được Tòa Thượng Phụ Contantinople công bố hôm 21 tháng 12, Đức Thượng Phụ đã nêu ra một số nhận định sau:
Sự bùng phát liên tục của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và những hành vi bạo lực khủng khiếp nhân danh tôn giáo đã tạo ra thêm các luận cứ chống lại đức tin cho những nhà phê bình tôn giáo hiện đại. Họ không ngần ngại đồng hóa tôn giáo với các khía cạnh tiêu cực.
Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang phải đối mặt hôm nay là một vấn đề thuộc linh. Nó liên quan đến cách mà chúng ta nhận thức mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa, với chính chúng ta, đối với những người đồng loại của chúng ta và với thiên nhiên như một tổng thể. Tôn giáo có thể tạo ra nguồn cảm hứng tinh thần và đưa ra các định hướng rất cần thiết cho thời đại chúng ta. Thực tế là tôn giáo có thể nhân bản hóa con người và có thể hỗ trợ cho cuộc đấu tranh cho tự do, hòa bình và công lý.
Tuy nhiên, chẳng may là tôn giáo cũng có thể bị lạm dụng để xô đẩy con người đến chỗ cuồng tín và vô nhân đạo khi người ta nuôi dưỡng những thái độ cực đoan, bất bao dung và hiếu chiến. Do đó, tình trạng tiến thoái lưỡng nan của nhân loại hiện nay không phải là “có tôn giáo hay không có tôn giáo”, mà là: “loại tôn giáo nào.” Tôn giáo chân thật phải đóng góp vào việc bảo vệ tự do của con người, đối thoại - hướng dẫn mọi người thay đổi tâm trí và cuộc sống - và đưa con người đến chiều sâu Chân lý.
Sai lầm lớn nhất của chúng ta không phải là chúng ta mong đợi quá nhiều từ tôn giáo trước các vấn đề liên quan đến hòa bình, tình liên đới, ý nghĩa của cuộc sống và đích điểm vĩnh cửu của con người và tạo vật, mà đúng hơn là chúng ta đã ngưng không mong đợi gì từ sức mạnh tâm linh vĩ đại này - vốn có nguồn gốc sâu xa trong tâm hồn con người.
10. Cuộc bỏ phiếu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về tình trạng của Giêrusalem
193 thành viên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức một phiên họp đặc biệt khẩn cấp vào ngày thứ Năm 21 tháng 12 theo yêu cầu của các quốc gia Ả Rập và Hồi giáo về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Giêrusalem là thủ đô của Israel.
Đặc sứ của Palestine tại Liên Hiệp Quốc, là ông Riyad Mansour, nói rằng Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ bỏ phiếu cho một dự thảo nghị quyết kêu gọi tổng thống Trump hủy bỏ tuyên bố hôm 6 tháng 12 của mình. Điều này đã bị Hoa Kỳ bác bỏ trong phiên họp 15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai.
14 thành viên khác của Hội đồng Bảo an đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Ai Cập, không đề cập cụ thể đến Hoa Kỳ hay tổng thống Trump, nhưng đã bày tỏ “rất tiếc về những quyết định gần đây liên quan đến tình trạng của Giêrusalem”.
Đại sứ Hoa Kỳ Nikki Haley, trong bức thư gửi tới hàng chục quốc gia Liên hợp quốc hôm thứ Ba cảnh báo rằng chính quyền Trump sẽ ghi tên những quốc gia nào bỏ phiếu cho nghị quyết chỉ trích quyết định của tổng thống Trump.
“Tổng thống sẽ theo dõi cuộc bỏ phiếu này một cách cẩn thận và yêu cầu tôi báo cáo về những quốc gia nào đã bỏ phiếu chống lại chúng tôi. Chúng tôi sẽ lưu ý đến từng cuộc bỏ phiếu về vấn đề này”, bà Haley viết.
Bà cũng lặp lại lời cảnh cáo này trên Twitter.
Tuy nhiên, bất chấp những đe dọa từ phía Hoa Kỳ 128 nước đã bỏ phiếu chống lại quyết định của tổng thống Trump, 35 nước bỏ phiếu trống và 9 nước bày tỏ sự ủng hộ đối với Hoa Kỳ.
Các nước đồng minh chính của Hoa Kỳ là Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản nằm trong danh sách 128 quốc gia đã bỏ phiếu chống lại quyết định của tổng thống Trump. Úc Đại Lợi và Gia Nã Đại nằm trong số 35 nước bỏ phiếu trống.
Cuộc bỏ phiếu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về tình trạng của Giêrusalem chỉ có tính chất chính trị nhằm gây sức ép lên chính quyền Hoa Kỳ. Nó không có một hiệu lực pháp lý cụ thể nào.
11. Giáng Sinh tại miền đất vừa được giải phóng khỏi bọn khủng bố Hồi Giáo IS
Trong các ngôi làng của họ trên vùng đồng bằng Nineveh, các Kitô hữu Iraq đang ăn chay 9 ngày trước lễ Giáng sinh. Đây là lễ Giáng Sinh đầu tiên của họ kể từ khi khu vực này được giải phóng khỏi bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Lễ Giáng sinh trên vùng bình nguyên Ninivê không chỉ là lễ kỷ niệm Ngôi Hai xuống thế làm người, mà còn là một thể hiện cho niềm hy vọng phục sinh của Kitô giáo.
Hơn 150,000 Kitô hữu đã bị trục xuất khỏi quê hương của mình qua chiến dịch diệt chủng của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Chỉ còn 250,000 Kitô hữu được ước tính đang ở lại Iraq. Trong tháng 12 này Ủy ban Tái thiết Nineveh cho biết 1/3 số người Kitô hữu di dời đã trở về nhà của họ.
Kitô hữu đang xây dựng lại ngôi nhà, nhưng tốc độ chậm. Thị trấn không có nước uống, và các gia đình đang dựa vào máy phát điện riêng để cung cấp điện cho ngôi nhà của mình. Chi phí trung bình để xây dựng lại một ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn là 60,000 Mỹ Kim. Ước tính tối thiểu để sửa chữa ngôi nhà bị hư hỏng nhẹ là khoảng 5,000 Mỹ Kim. Đó là một chi phí quá cao cho những Kitô hữu sống sót sau chiến dịch diệt chủng của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Khoản tiền tiết kiệm của họ đã bị mất trong chiến tranh hoặc đã phải bỏ ra chi tiêu trong thời gian đi tị nạn.
Cha Salar Kajo, Tổng đại diện của giáo phận Alqosh, nói với tờ National Catholic Register của Hoa Kỳ rằng tại Telleskuf các Kitô hữu đang dần dần “bước vào cuộc sống bình thường. Họ đã tái thánh hiến và mở cửa trở lại nhà thờ Thánh George. Những người trẻ đã làm một hang đá lớn cùng một cây thông Noel thật cao.
“Chúng tôi cảm thấy rằng Giáng sinh này là một Giáng sinh rất đặc biệt đối với chúng tôi sau ba năm bị di dời khỏi làng mạc của chúng tôi”, Cha Kajo nói.
Cha Jarhola, không được may mắn như cha Kajo, nhà thờ của ngài vẫn chưa được tái thiết. Năm nay ngài sẽ cử hành thánh lễ nửa đêm dưới bầu trời đầy sao bên trong một ngôi thánh đường bị cháy rụi chỉ còn sót một vách tường.
Tuy nhiên ngài nói: “cử hành Thánh Lễ trong nhà thờ bị đốt cháy sẽ gửi một thông điệp lớn: cuộc sống đã vươn lên từ cái chết.”
12. 250,000 nhân viên cảnh sát được triển khai để bảo vệ lễ Giáng Sinh tại Indonesia
Indonesia sẽ triển khai khoảng 250,000 nhân viên cảnh sát trong dịp Giáng Sinh và đầu Năm Mới. Tư lệnh Cảnh sát quốc gia Tito Karnavian cho biết như trên hôm thứ Năm 21 tháng 12.
Ông lên tiếng kêu gọi dân chúng bình tĩnh sau khi một nhóm Hồi giáo cực đoan đe doạ tiến hành “chiến dịch thanh trừng” chống lại các doanh nghiệp buộc người Hồi giáo phải đội nón ông già Noel như một hình thức quảng cáo.
Riêng tại thủ đô Jakarta 155,000 nhân viên cảnh sát đã được triển khai vào dịp Giáng sinh và Năm mới - trong một buổi lễ khởi động Chiến dịch Lilin tại Quảng trường Tượng đài Quốc gia ở Jakarta.
Trong buổi lễ này trước hàng ngàn sĩ quan cảnh sát, quân đội và cơ quan công an, tướng Tito đã đánh giá thấp mối quan ngại về các cuộc tấn công. Ông nói:
“Chúng tôi đã không phát hiện bất kỳ mối đe dọa tấn công của các nhóm khủng bố. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải cảnh giác, có thể có những con sói hoặc những cá nhân có thể mở các cuộc tấn công.”
“Sói đơn độc là những cá nhân đã trở nên cực đoan hơn đối với những nội dung trên internet. Họ học cách chế tạo bom từ internet và nơi ở của họ khó bị phát hiện. Chúng ta chỉ có thể bắt giữ họ sau một cuộc tấn công”.
Đầu tháng này, tổ chức chống khủng bố quốc gia Densus 88 đã bắt giữ 20 nghi can khủng bố ở bốn tỉnh.
“Chúng ta đã mở các cuộc hành quân và chúng ta đã bắt giữ hầu hết các nhóm mà chúng ta tin là có tiềm năng tấn công khủng bố.”
Tito cho biết cảnh sát sẽ tăng cường an ninh tại các nhà thờ và các điểm giải trí.
13. Đức Thánh Cha gởi tặng các tù nhân 350 chiếc bánh Panettoni mừng Giáng Sinh
Tờ Quan Sát Viên Rôma số ra ngày thứ Sáu 22 tháng 12 cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi tặng cho các tù nhân trong trại tù Rebibbia 350 chiếc bánh Panettoni để mừng Giáng Sinh.
Bánh Panettoni là một loại bánh truyền thống người Ý thường ăn trong các dịp lễ lớn. Loại bánh này không chỉ được ưa chuông tại Ý mà còn rất phổ biến cả ở các cộng đồng người Ý ở hải ngoại.
Nhà tù Rebibbia ở vùng ngoại ô nằm ở phía Đông Bắc Rôma đã được Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm và dâng lễ vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh 2 tháng Tư 2015. Khi cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà nguyện “Padre Nostro” trong khuôn viên nhà tù, Đức Thánh Cha đã rửa chân cho một số nam tù nhân trong trại Rebibbia và cả một số nữ tù nhân đến từ một nhà tù phụ nữ gần đó.
Trước đó, vào Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng 18 tháng 12 năm 2011, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cũng đã viếng thăm nhà tù Rebibbia. Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 là một cuộc gặp gỡ rất xúc động. Ngài ân cần trò chuyện với các phạm nhân trong thời điểm gần Giáng Sinh khi họ cảm thấy nhớ nhà, bị bỏ rơi, xã hội không ai quan tâm đến họ.
14. Thái tử Charles: Tôi nghẹn lời trước tình cảnh bị bách hại của các tín hữu Kitô
Thái tử xứ Wales nói rằng ông “xúc động sâu xa” khi được biết về cuộc bách hại mà các Kitô hữu đã phải chịu đựng ở Trung Đông
Trong bài phát biểu với các thành viên của cộng đoàn Công Giáo Melkite nghi lễ Đông phương hôm 19 tháng 12, Thái tử Charles nói ông cảm thấy “bàng hoàng đến nghẹn lời” trước những cuộc bách hại mà họ đã phải chịu đựng ở Syria.
Ông nói: “Là một người trong suốt cuộc đời, đã cố gắng, trong bất kỳ mọi cách dù nhỏ đến đâu đi nữa, nếu có thể tôi luôn thúc đẩy sự hiểu biết giữa những người có niềm tin, và xây dựng các cây cầu giữa các tôn giáo lớn trên thế giới, tôi thật đau lòng không nói lên lời trước bao nhiêu nỗi đau và nỗi buồn những Kitô hữu đang phải chịu đựng, ngày hôm nay cũng như thời gian qua, chỉ vì đức tin của họ.”
“Trong tư cách là các Kitô hữu, tất nhiên, chúng ta nhớ lời Chúa đã kêu gọi chúng ta hãy yêu thương kẻ thù của chúng ta và cầu nguyện cho những kẻ bách hại mình. Nhưng trước những người phải đối mặt với hận thù và áp bức như vậy, tôi hình dung ra thật là cực kỳ khó khăn để noi theo gương Chúa Kitô”
Buổi gặp gỡ giữa thái tử Charles và cộng đoàn Công Giáo Melkite nghi lễ Đông phương đã diễn ra tại nhà thờ Anh Giáo St Barnabas Anglican ở Pimlico, nơi đã hào hiệp cho phép những người Công Giáo Melkite nghi lễ Đông phương chạy trốn cuộc bách hại ở Trung Đông được cử hành Phụng vụ mỗi Chúa Nhật.
Bài phát biểu của thái tử được đưa ra một năm sau khi ông nói với đài BBC rằng cuộc bách hại chống lại các Kitô hữu đang bị người ta cố ý lờ đi. Ông nhớ lại đã gặp một linh mục Dòng Tên từ Syria, người đã phác hoạ cho ông thấy “cuộc sống trở nên thê thảm như thế nào đối với những Kitô hữu không chạy thoát được” bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
“Rõ ràng đối với những người như vậy, tự do tôn giáo là sự lựa chọn hằng ngày giữa cuộc sống và cái chết. Quy mô của cuộc bách hại tôn giáo trên toàn thế giới không được đánh giá đúng mức, và cũng không phải chỉ giới hạn đối với các Kitô hữu trong các vùng khói lửa Trung Đông.
15. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những nạn nhân bão lụt ở Phi Luật Tân
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho những người bị mắc kẹt trên đảo Mindanao tại Phi Luật Tân, nơi có ít nhất 200 người thiệt mạng vì lũ lụt và sạt lở đất và nhiều người bị mất tích.
Sau kinh truyền tin trưa Chúa Nhật tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn bảo đảm lời cầu nguyện của tôi với người dân trên quần đảo Mindanao ở Phi Luật Tân, nơi đã gánh chịu một cơn bão gây ra thiệt hại nặng cho rất nhiều nạn nhân và tàn phá rất nghiêm trọng”.
“Nguyện xin Chúa nhân từ đón nhận linh hồn của những người quá cố, và an ủi những người đau khổ vì thiên tai này”.
Các nhân viên cứu cấp ở Phi Luật Tân đang tìm kiếm những người còn sống sót sau cơn bão Tembin.
Chính phủ Phi Luật Tân bày tỏ lo ngại rằng số người chết có thể sẽ tăng lên khi các toán cứu cấp đến được cộng đồng nông trại xa xôi và các khu vực ven biển. Theo các quan chức Phi Luật Tân 159 người bị liệt kê là mất tích trong khi khoảng 70,000 người đã bị buộc phải rời khỏi nhà cửa của họ.
Binh lính và cảnh sát đã tham gia cùng các nhân viên tình nguyện để khẩn cấp tìm kiếm những nạn nhân và những người bị mất tích, làm sạch môi trường và khôi phục lại điện và đường giao thông.
Phi Luật Tân còn phải gánh chịu thêm một tai họa khác là cái chết của ít nhất 37 người trong một đám cháy tại một trung tâm mua sắm vào đêm Giáng sinh ở thành phố Davao.