Phụng Vụ - Mục Vụ
Noi gương Thánh Gia Thất dâng hiến gia đình cho Chúa
Anmai, CSsR
00:12 27/12/2008
LỄ THÁNH GIA (Hc 3, 2-6; 12-14; Cl 3, 12-21; Lc 2, 22-40)
Tất cả mọi người Việt Nam, vui vui, cười cười, nói nói đủ thứ chuyện trên đời nhưng khi nói hay đặt vấn đề về đời sống gia đình bỗng dưng nó làm sao ấy. Tình trạng đời sống hôn nhân gia đình ngày hôm nay đang đứng ở mức báo động đỏ. Hình như mọi người ai ai cũng biết cái thảm trạng này nhưng mà hình như người ta chỉ dừng lại ở mức hô hào khẩu hiệu hoặc là chỉ dừng lại ở lời nói mà thôi còn hạnh động, còn thực tế nó khác làm sao đấy ! Thật đau lòng khi nhìn vào đời sống gia đình ngày hôm nay.
Một gia đình ở vùng biển mặn Cần Giờ phải rơi vào thảm trạng bi đát khi có cô con gái đầu lòng phải sống trong tình trạng hôn nhân chẳng ra làm sao cả. Vì nghèo, vì đói, vì túng thiếu, cô đã rời gia đình đi đến một nơi tạm gọi là khá hơn để tìm kế sinh nhai. Đúng thật là đời sống kinh tế của cô có khá lên thật nhưng rồi đời sống luân lý, đời sống đạo lý của con người vô tình bị đánh mất. Đời sống đạo lý của cô không còn khi cô chung sống với một anh chàng thợ điện đã có vợ ! Gia đình cô ra sức phân tích việc làm sai trái của cô, phân tích nỗi ô nhục của gia đình nhưng tất cả đều vô vọng khi cô cương quyết hành động theo cái lý của cô. Cô thì cô cảm thấy thích thật, cô cảm thấy vui thật với tình yêu của cô nhưng thật sự bao nỗi bất an, bao nỗi buồn phiền đang cứ như níu kéo lấy cô. Sống chung với anh chàng đang có vợ thì làm gì tìm được sự bình an. Sống chung mà không cưới không hỏi, không phép tắc đạo nghĩa thì làm sao yên tâm được.
Một gia đình nữa cũng rơi vào thảm cảnh của bi đát. Người cha sau bị cao huyết áp đã ra đi để lại mẹ goá con côi. Người mẹ goá này như muốn ra đi theo chồng cho thanh thản nhưng nào có thể được ? 3 đứa con thì hư mất 2. Đứa con gái mới 20 tuổi tròn trong tay đã bồng bế đứa con 2 tuổi mà đứa con và mẹ của nó không còn được thấy mặt cha của bé vì cha của bé đã ra đi biền biệt không ngày tái ngộ. Bi đát hơn đó là đứa con út năm nay vừa tròn 19 mà đã sa đà vào ma tuý. Cứ vài ba ngày bỏ đi chích choác xong về lấy tiền và lại đi tiếp. Tiếp xúc với gia đình ấy, bà mẹ goá ràn rụa trong nước mắt trước cảnh tan thương của gia đình.
Đứng trước những đổ nát, những bi thương của gia đình như vậy lòng tôi chẳng hiểu sao nó cứ quặn đau. Dù không phải là ruột rà thân thích nhưng nó đau làm sao đấy ! Dẫu sao họ cũng là con người, dẫu sao họ cũng là người đồng đạo với mình và hơn nữa trong vai trò của mục tử mình làm sao mà mình an lòng được ? Chẳng biết trách ai trong những thành viên của gia đình như vậy ? Trách cha ư ? trách mẹ ư ? trách con cái ư ? Có trách thì cũng đã muộn rồi. Trách nhiệm thì cha, thì mẹ, thì con cái có thể đẩy đưa, có thể chối từ được nhưng hậu quả đau thương của gia đình ta có thể vất đi đâu ?
Lý do tại sao như vậy ?
Với hậu quả bi thương như vậy, không thể nào đổ lỗi cho người cha, cũng chẳng thể nào đổ lỗi cho người mẹ hoặc người con. Mỗi thành viên trong gia đình phải chịu trách nhiệm về cái hậu quả xấu đấy. Và hình như nguyên nhân chính của sự đổ nát trong đời sống gia đình đó là vì từng thành viên trong gia đình quên đi cái nhiệm vụ cao cả đó là dâng hiến gia đình mình cho Chúa thì phải. Vì con người cứ cảm thấy như mình là chủ, là chúa của cuộc đời để rồi con người đẩy Chúa ra khỏi gia đình mình và khi đẩy Chúa ra khỏi gia đình mình thì tức khắc những hậu qủa bi thương của gia đình nó sẽ ập đến.
Phải nhìn nhận thẳng với nhau rằng những đổ nát, những bi thương ấy xảy đến cho gia đình, cho xã hội vì từng thành viên trong gia đình đã không còn tín thác, không còn biết dâng hiến gia đình mình cho Chúa nữa, không còn biết dâng hiến cuộc đời mình cho nhau nữa. Ai ai cũng khư khư lấy cái hạnh phúc riêng của mình thì làm gì mà gia đình mình có được hạnh phúc ? Hạnh phúc ấy chỉ đến khi từng thành viên trong gia đình biết tận hiến cuộc đời mình cho nhau, tận hiến cuộc đời mình cho Chúa.
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta cùng mừng lễ Thánh Gia. Nghe hai chữ Thánh Gia dù có học hay học ít đi chăng nữa cũng có thể hiểu rằng hôm nay mọi người mừng lễ gia đình thánh. Gia đình thánh không phải là chỉ có cha thánh hay mẹ thánh hay con thánh nhưng tất cả từng thành viên trong gia đình đó phải là thánh. Thánh đầu tiên phải phát xuất từ người cha người mẹ rồi đến người con trong gia đình. Cha không thánh, mẹ không thánh thì làm sao đòi con làm thánh được ?
Gia đình Giuse và Maria có được một cậu ấm, điều đầu tiên theo thói tục Do Thái và thói tục ấy rất là đẹp đó là dâng con mình, dâng gia đình mình cho Chúa. Và không phải chỉ làm theo cái thủ tục như bao người làm, như bao thủ tục khác nhưng mà phải sống với cái hành động dâng hiến đấy thì mới có thể bình an, mới có được hạnh phúc thật. Thực trạng, thực tế đau lòng của sự đổ nát trong đời sống gia đình đó là cha là mẹ ngày hôm nay chỉ dâng con trong cái ngày lãnh bí tích Thanh Tẩy, còn từ ngày đó về sau thì đời sống đạo, hành động dâng hiến ấy nó mờ mờ nhạt nhạt làm sao ấy ?
Thật sự, ngày nay không phải là không còn những gia đình đạo đức, không còn những gia đình có nề nếp đạo đức nhưng con số ấy quá hiếm hoi, quá nhỏ bé. Những gia đình còn đạo lý, còn được nề nếp ấy là do họ đã sống được cái hành động dâng hiến gia đình một cách triệt để sau cái ngày dâng hiến theo thói quen của gia đình Công Giáo.
Hành động dâng hiến thiết thực nhất của từng thành viên trong gia đình hôm nay được Thánh Phaolô tông đồ mời gọi thật dễ thương. Ngài chỉ cho từng thành viên trong gia đình biết phải làm gì, biết phải sống ra làm sao để xứng đáng là con cái Chúa.
Trước hết, Ngài nhắc nhở cộng đoàn Côlôsê cũng như Ngài nhắc nhở mỗi Kitô hữu chúng ta đó là chúng ta là những người được Thiên Chúa hiến thánh, tuyển lựa và yêu thương. Và thật sự là thế, giữa muôn muôn người, ta được Thiên Chúa tuyển lựa, yêu thương tuyển chọn làm dân Thánh của Ngài, làm dân riêng của Ngài để ta được hưởng phần gia nghiệp của Ngài. Thế nhưng đáng tiếc thay là chúng ta – con nhà có đạo – đã đánh mất điều căn cốt này để rồi bao nhiêu hậu quả kéo theo do cái nền tảng bị đánh mất.
Ngài nói thẳng với từng người rằng Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta thì chúng ta cũng phải tha thứ cho anh em chị đồng loại. Trên mọi đức tính anh em phải mặc lấy tâm tình bác ái với nhau trong gia đình, phải có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Đức ái chính là dây tuyệt hảo để liên kết từng thành viên trong gia đình.
Thật sự ra mà nói, có gia đình nào là không có chung, không có đụng. Ông bà ta đã nói là chung - đụng nghĩa là đã sống chung với nhau không đụng nhiều thì đụng ít và khi đụng như vậy mỗi thành viên trong gia đình phải lấy “bửu bối”, phải lấy “vũ khí” của mình ra để mà “chiến đấu” với các thành viên còn lại. “Vũ khí”, “bửu bối” mà Thánh Phaolô chỉ dẫn cho chúng ta đó chính là lòng bác ái !
Thánh Giuse, Đức Mẹ, Chúa Giêsu cũng vậy thôi. Gia đình Giuse – Maria sống bằng nghề mộc như Thánh Kinh thuật lại cho chúng ta. Thợ mộc, từ bao năm nay, chúng ta có thấy ai giàu có đâu ? May ra buôn hột xoàn, kim cương, cẩm thạch, đá quý mới có thể giàu được chứ làm mộc đủ sống cũng là khá lắm rồi. Vậy là gia đình Giuse và Maria phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách của cuộc sống. Làm ở thành thị may ra còn có đồng ra đồng vào chứ còn ở cái làng quê Nagiaret nghèo như Giuse – Maria kia thì đủ sống là tạ ơn Chúa rồi. Nếu chúng ta để ý một chút thì nhiều khó khăn đến với gia đình Giuse – Maria lắm vì lẽ ngoài sự thiếu thốn về đồng tiền về vật chất thì còn chênh lệch về tuổi tác.
Thế nhưng, chúng ta thấy đó, dù đứng trước bao nhiêu nghịch cảnh, bao nhiêu khó khăn của cuộc sống thì gia đình Giuse – Maria – Giêsu ấy vẫn là gia đình thánh vì lẽ mỗi thành viên trong cái gia đình ấy đã biết khiêm nhu, nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau và đứng trước những thử thách của cuộc đời thì từng thành viên trong gia đình ấy đã đưa “vũ khí” của mình ra đó là lòng bác ái. Chính lòng bác ái được đưa ra, được sử dụng nên gia đình Nagiaret nghèo đã có được sự bình an.
“Bửu bối”, “vũ khí” mà Thánh Phaolô chỉ cho mỗi người chúng ta đấy rất dễ dùng, dễ sử dụng nếu như mỗi thành viên trong gia đình biết dâng hiến đời mình cho Chúa. Nếu chúng ta thật sự yêu thương gia đình chúng ta thì hành vi dâng hiến, hành vi yêu thương, hành vi bác ái quả thật là chuyện nhẹ nhàng, dễ dàng thực hiện. Khi ta không yêu thương gia đình ta đủ thì chẳng bao giờ ta sống bác ái, hy sinh vì mỗi người trong gia đình chúng ta được.
Bí quyết để gia đình Thánh Gia có được sự bình an, hạnh phúc giữa bao nghịch cảnh đó là vì từng thành viên trong gia đình đã sống, đã nuôi dưỡng, đã vun đắp cho sự dâng hiến cho Chúa như thói quen mà gia đình dâng hiến trong trang Tin mừng theo Thánh Luca thuật lại cho chúng ta. Không phải chỉ dâng hiến 1 ngày, 2 ngày trong cuộc đời mà phải dâng hiến mọi ngày, dâng hiến luôn luôn gia đình mình cho Thiên Chúa. Chỉ khi nào từng thành viên trong gia đình biết dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa như gia đình Thánh mà chúng ta mừng lễ hôm nay thì gia đình chúng ta mới có được sự bình an, sự hạnh phúc đích thực và nhất là được hưởng ơn cứu độ mà Chúa đã hứa dành cho những ai dâng hiến cuộc đời cho Ngài.
Nguyện xin gia đình Thánh ban ơn phù trợ cho mỗi người chúng ta, cho từng thành viên trong gia đình biến dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa như gia đình Thánh đã từng dâng hiến.
Nguyện xin ơn Thánh của gia đình Thánh đến và ở lại mãi với gia đình chúng ta để gia đình chúng ta luôn có sự bình an, có hạnh phúc đích thực.
Tất cả mọi người Việt Nam, vui vui, cười cười, nói nói đủ thứ chuyện trên đời nhưng khi nói hay đặt vấn đề về đời sống gia đình bỗng dưng nó làm sao ấy. Tình trạng đời sống hôn nhân gia đình ngày hôm nay đang đứng ở mức báo động đỏ. Hình như mọi người ai ai cũng biết cái thảm trạng này nhưng mà hình như người ta chỉ dừng lại ở mức hô hào khẩu hiệu hoặc là chỉ dừng lại ở lời nói mà thôi còn hạnh động, còn thực tế nó khác làm sao đấy ! Thật đau lòng khi nhìn vào đời sống gia đình ngày hôm nay.
Một gia đình ở vùng biển mặn Cần Giờ phải rơi vào thảm trạng bi đát khi có cô con gái đầu lòng phải sống trong tình trạng hôn nhân chẳng ra làm sao cả. Vì nghèo, vì đói, vì túng thiếu, cô đã rời gia đình đi đến một nơi tạm gọi là khá hơn để tìm kế sinh nhai. Đúng thật là đời sống kinh tế của cô có khá lên thật nhưng rồi đời sống luân lý, đời sống đạo lý của con người vô tình bị đánh mất. Đời sống đạo lý của cô không còn khi cô chung sống với một anh chàng thợ điện đã có vợ ! Gia đình cô ra sức phân tích việc làm sai trái của cô, phân tích nỗi ô nhục của gia đình nhưng tất cả đều vô vọng khi cô cương quyết hành động theo cái lý của cô. Cô thì cô cảm thấy thích thật, cô cảm thấy vui thật với tình yêu của cô nhưng thật sự bao nỗi bất an, bao nỗi buồn phiền đang cứ như níu kéo lấy cô. Sống chung với anh chàng đang có vợ thì làm gì tìm được sự bình an. Sống chung mà không cưới không hỏi, không phép tắc đạo nghĩa thì làm sao yên tâm được.
Một gia đình nữa cũng rơi vào thảm cảnh của bi đát. Người cha sau bị cao huyết áp đã ra đi để lại mẹ goá con côi. Người mẹ goá này như muốn ra đi theo chồng cho thanh thản nhưng nào có thể được ? 3 đứa con thì hư mất 2. Đứa con gái mới 20 tuổi tròn trong tay đã bồng bế đứa con 2 tuổi mà đứa con và mẹ của nó không còn được thấy mặt cha của bé vì cha của bé đã ra đi biền biệt không ngày tái ngộ. Bi đát hơn đó là đứa con út năm nay vừa tròn 19 mà đã sa đà vào ma tuý. Cứ vài ba ngày bỏ đi chích choác xong về lấy tiền và lại đi tiếp. Tiếp xúc với gia đình ấy, bà mẹ goá ràn rụa trong nước mắt trước cảnh tan thương của gia đình.
Đứng trước những đổ nát, những bi thương của gia đình như vậy lòng tôi chẳng hiểu sao nó cứ quặn đau. Dù không phải là ruột rà thân thích nhưng nó đau làm sao đấy ! Dẫu sao họ cũng là con người, dẫu sao họ cũng là người đồng đạo với mình và hơn nữa trong vai trò của mục tử mình làm sao mà mình an lòng được ? Chẳng biết trách ai trong những thành viên của gia đình như vậy ? Trách cha ư ? trách mẹ ư ? trách con cái ư ? Có trách thì cũng đã muộn rồi. Trách nhiệm thì cha, thì mẹ, thì con cái có thể đẩy đưa, có thể chối từ được nhưng hậu quả đau thương của gia đình ta có thể vất đi đâu ?
Lý do tại sao như vậy ?
Với hậu quả bi thương như vậy, không thể nào đổ lỗi cho người cha, cũng chẳng thể nào đổ lỗi cho người mẹ hoặc người con. Mỗi thành viên trong gia đình phải chịu trách nhiệm về cái hậu quả xấu đấy. Và hình như nguyên nhân chính của sự đổ nát trong đời sống gia đình đó là vì từng thành viên trong gia đình quên đi cái nhiệm vụ cao cả đó là dâng hiến gia đình mình cho Chúa thì phải. Vì con người cứ cảm thấy như mình là chủ, là chúa của cuộc đời để rồi con người đẩy Chúa ra khỏi gia đình mình và khi đẩy Chúa ra khỏi gia đình mình thì tức khắc những hậu qủa bi thương của gia đình nó sẽ ập đến.
Phải nhìn nhận thẳng với nhau rằng những đổ nát, những bi thương ấy xảy đến cho gia đình, cho xã hội vì từng thành viên trong gia đình đã không còn tín thác, không còn biết dâng hiến gia đình mình cho Chúa nữa, không còn biết dâng hiến cuộc đời mình cho nhau nữa. Ai ai cũng khư khư lấy cái hạnh phúc riêng của mình thì làm gì mà gia đình mình có được hạnh phúc ? Hạnh phúc ấy chỉ đến khi từng thành viên trong gia đình biết tận hiến cuộc đời mình cho nhau, tận hiến cuộc đời mình cho Chúa.
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta cùng mừng lễ Thánh Gia. Nghe hai chữ Thánh Gia dù có học hay học ít đi chăng nữa cũng có thể hiểu rằng hôm nay mọi người mừng lễ gia đình thánh. Gia đình thánh không phải là chỉ có cha thánh hay mẹ thánh hay con thánh nhưng tất cả từng thành viên trong gia đình đó phải là thánh. Thánh đầu tiên phải phát xuất từ người cha người mẹ rồi đến người con trong gia đình. Cha không thánh, mẹ không thánh thì làm sao đòi con làm thánh được ?
Gia đình Giuse và Maria có được một cậu ấm, điều đầu tiên theo thói tục Do Thái và thói tục ấy rất là đẹp đó là dâng con mình, dâng gia đình mình cho Chúa. Và không phải chỉ làm theo cái thủ tục như bao người làm, như bao thủ tục khác nhưng mà phải sống với cái hành động dâng hiến đấy thì mới có thể bình an, mới có được hạnh phúc thật. Thực trạng, thực tế đau lòng của sự đổ nát trong đời sống gia đình đó là cha là mẹ ngày hôm nay chỉ dâng con trong cái ngày lãnh bí tích Thanh Tẩy, còn từ ngày đó về sau thì đời sống đạo, hành động dâng hiến ấy nó mờ mờ nhạt nhạt làm sao ấy ?
Thật sự, ngày nay không phải là không còn những gia đình đạo đức, không còn những gia đình có nề nếp đạo đức nhưng con số ấy quá hiếm hoi, quá nhỏ bé. Những gia đình còn đạo lý, còn được nề nếp ấy là do họ đã sống được cái hành động dâng hiến gia đình một cách triệt để sau cái ngày dâng hiến theo thói quen của gia đình Công Giáo.
Hành động dâng hiến thiết thực nhất của từng thành viên trong gia đình hôm nay được Thánh Phaolô tông đồ mời gọi thật dễ thương. Ngài chỉ cho từng thành viên trong gia đình biết phải làm gì, biết phải sống ra làm sao để xứng đáng là con cái Chúa.
Trước hết, Ngài nhắc nhở cộng đoàn Côlôsê cũng như Ngài nhắc nhở mỗi Kitô hữu chúng ta đó là chúng ta là những người được Thiên Chúa hiến thánh, tuyển lựa và yêu thương. Và thật sự là thế, giữa muôn muôn người, ta được Thiên Chúa tuyển lựa, yêu thương tuyển chọn làm dân Thánh của Ngài, làm dân riêng của Ngài để ta được hưởng phần gia nghiệp của Ngài. Thế nhưng đáng tiếc thay là chúng ta – con nhà có đạo – đã đánh mất điều căn cốt này để rồi bao nhiêu hậu quả kéo theo do cái nền tảng bị đánh mất.
Ngài nói thẳng với từng người rằng Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta thì chúng ta cũng phải tha thứ cho anh em chị đồng loại. Trên mọi đức tính anh em phải mặc lấy tâm tình bác ái với nhau trong gia đình, phải có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Đức ái chính là dây tuyệt hảo để liên kết từng thành viên trong gia đình.
Thật sự ra mà nói, có gia đình nào là không có chung, không có đụng. Ông bà ta đã nói là chung - đụng nghĩa là đã sống chung với nhau không đụng nhiều thì đụng ít và khi đụng như vậy mỗi thành viên trong gia đình phải lấy “bửu bối”, phải lấy “vũ khí” của mình ra để mà “chiến đấu” với các thành viên còn lại. “Vũ khí”, “bửu bối” mà Thánh Phaolô chỉ dẫn cho chúng ta đó chính là lòng bác ái !
Thánh Giuse, Đức Mẹ, Chúa Giêsu cũng vậy thôi. Gia đình Giuse – Maria sống bằng nghề mộc như Thánh Kinh thuật lại cho chúng ta. Thợ mộc, từ bao năm nay, chúng ta có thấy ai giàu có đâu ? May ra buôn hột xoàn, kim cương, cẩm thạch, đá quý mới có thể giàu được chứ làm mộc đủ sống cũng là khá lắm rồi. Vậy là gia đình Giuse và Maria phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách của cuộc sống. Làm ở thành thị may ra còn có đồng ra đồng vào chứ còn ở cái làng quê Nagiaret nghèo như Giuse – Maria kia thì đủ sống là tạ ơn Chúa rồi. Nếu chúng ta để ý một chút thì nhiều khó khăn đến với gia đình Giuse – Maria lắm vì lẽ ngoài sự thiếu thốn về đồng tiền về vật chất thì còn chênh lệch về tuổi tác.
Thế nhưng, chúng ta thấy đó, dù đứng trước bao nhiêu nghịch cảnh, bao nhiêu khó khăn của cuộc sống thì gia đình Giuse – Maria – Giêsu ấy vẫn là gia đình thánh vì lẽ mỗi thành viên trong cái gia đình ấy đã biết khiêm nhu, nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau và đứng trước những thử thách của cuộc đời thì từng thành viên trong gia đình ấy đã đưa “vũ khí” của mình ra đó là lòng bác ái. Chính lòng bác ái được đưa ra, được sử dụng nên gia đình Nagiaret nghèo đã có được sự bình an.
“Bửu bối”, “vũ khí” mà Thánh Phaolô chỉ cho mỗi người chúng ta đấy rất dễ dùng, dễ sử dụng nếu như mỗi thành viên trong gia đình biết dâng hiến đời mình cho Chúa. Nếu chúng ta thật sự yêu thương gia đình chúng ta thì hành vi dâng hiến, hành vi yêu thương, hành vi bác ái quả thật là chuyện nhẹ nhàng, dễ dàng thực hiện. Khi ta không yêu thương gia đình ta đủ thì chẳng bao giờ ta sống bác ái, hy sinh vì mỗi người trong gia đình chúng ta được.
Bí quyết để gia đình Thánh Gia có được sự bình an, hạnh phúc giữa bao nghịch cảnh đó là vì từng thành viên trong gia đình đã sống, đã nuôi dưỡng, đã vun đắp cho sự dâng hiến cho Chúa như thói quen mà gia đình dâng hiến trong trang Tin mừng theo Thánh Luca thuật lại cho chúng ta. Không phải chỉ dâng hiến 1 ngày, 2 ngày trong cuộc đời mà phải dâng hiến mọi ngày, dâng hiến luôn luôn gia đình mình cho Thiên Chúa. Chỉ khi nào từng thành viên trong gia đình biết dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa như gia đình Thánh mà chúng ta mừng lễ hôm nay thì gia đình chúng ta mới có được sự bình an, sự hạnh phúc đích thực và nhất là được hưởng ơn cứu độ mà Chúa đã hứa dành cho những ai dâng hiến cuộc đời cho Ngài.
Nguyện xin gia đình Thánh ban ơn phù trợ cho mỗi người chúng ta, cho từng thành viên trong gia đình biến dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa như gia đình Thánh đã từng dâng hiến.
Nguyện xin ơn Thánh của gia đình Thánh đến và ở lại mãi với gia đình chúng ta để gia đình chúng ta luôn có sự bình an, có hạnh phúc đích thực.
Gia đình kitô hữu cũng là thánh gia
LM Inhaxiô Trần Ngà
00:14 27/12/2008
Vào ngày thành hôn của anh chị Trung và Hiếu, một người bạn của đôi vợ chồng nầy tặng cho đôi tân hôn bức tranh thánh gia thất Nadarét. Cuối bức ảnh có ghi dòng chữ: "Mến tặng thánh gia Trung-Hiếu. Cầu chúc thánh gia của Anh Chị nên giống thánh gia thất của Chúa Giê-su".
Sau khi bức tranh nầy được treo lên tường, có người lên tiếng phê bình: Tại sao lại viết là "thánh gia Trung-Hiếu"? Chỉ có một thánh gia thất duy nhất là thánh gia của Chúa Giê-su, Mẹ Maria và thánh cả Giu-se, chứ làm gì có cái gọi là "thánh gia Trung-Hiếu". Viết như thế chẳng phải là làm giảm giá trị của thánh gia Nadarét sao?
Thế là từ lúc đó, nổ ra một cuộc tranh luận giữa hai nhóm có ý kiến đối lập ngay giữa tiệc cưới. Cuộc tranh luận rất sôi nổi và khá ồn ào vì hai phe đều tìm đủ mọi lý lẽ để biện minh cho quan điểm của mình. Để tiết kiệm thời gian, tôi xin gom lại những lý lẽ chính của đôi bên.
Nhóm bài bác cho rằng gia đình kitô hữu không thể gọi là thánh gia vì:
Thứ nhất, gọi như vậy là làm giảm giá trị của thánh gia thất Chúa Giê-su. Xưa nay, Giáo Hội chỉ dùng hai từ thánh gia để chỉ thánh gia Nadarét của Chúa Giê-su mà thôi.
Thứ hai, không ai chối cãi Chúa Giê-su, Mẹ Maria, thánh cả Giu-se thật sự là ba đấng thánh. Gia đình nầy gồm có ba đấng thánh nên mới được gọi là thánh gia. Còn gia đình các kitô hữu gồm những người phàm, làm sao gọi là thánh gia được?
Nhóm ủng hộ bảo rằng: Gia đình các kitô hữu cũng là thánh gia vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, bất cứ ai đã lãnh nhận bí tích thánh tẩy đều đã được thánh hiến, được trở nên thánh. Họ là thánh vì bí tích thánh tẩy làm cho họ trở nên chi thể của Đấng rất thánh là Chúa Giê-su. Thánh Phao-lô ngày xưa chẳng gọi các kitô hữu tại Cô-rinh-tô, Rô-ma, Ga-lát... là thánh đó sao?
Thứ hai, Chúa Giê-su đã lập bí tích hôn phối để thánh hiến đời sống gia đình, nâng gia đình kitô hữu lên một tầm cao mới.
Thứ ba, Công Đồng Vatican II gọi gia đình là Hội Thánh thu nhỏ (Hội Thánh tại gia) (xem LG 11, giáo lý công giáo 1656) và Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II cũng thường gọi gia đình là Hội Thánh tại gia. Gọi như thế có khác gì gọi gia đình kitô hữu là thánh gia?
Thứ tư, theo giáo lý công giáo số 1657, gia đình "là nơi thể hiện đặc biệt chức tư tế cộng đồng của người cha, người mẹ, con cái và mọi phần tử trong gia đình", "là cộng đồng ân sủng và cầu nguyện, là trường học phát triển các đức tính tự nhiên và đức mến Kitô giáo" (glcg số 1666)
Ngoài ra, xét theo khía cạnh mục vụ, một khi các kitô hữu ý thức rằng gia đình mình đúng thật là thánh gia, họ sẽ cố công xây dựng gia đình sao cho xứng đáng với danh hiệu đó. Thế là những tệ nạn thường xảy ra trong đời sống gia đình có nhiều cơ may được xoá bỏ và những phẩm chất xứng hợp với một thánh gia sẽ được phát huy.
Khi xây dựng một ngôi nhà, chúng ta cần một bản thiết kế thật hoàn chỉnh hay ít ra cần dựa vào một ngôi nhà đẹp mà chúng ta ưa thích để dựa theo đó mà xây ngôi nhà của mình.
Hôm nay, nhân lễ kính thánh gia thất của Chúa Giê-su, Mẹ Maria và thánh cả Giuse, Thiên Chúa muốn chúng ta nhìn ngắm lại một kiệt tác gia thất của Người, do chính Người xây dựng với sự hợp tác của thánh Giuse và Mẹ Maria và mời gọi chúng ta hãy xây dựng gia đình mình theo mô hình lý tưởng đó.
Xây dựng gia đình mình theo mô hình thánh gia Nadarét là mọi người trong gia đình phải cư xử với nhau như ba Đấng trong thánh gia nầy. Cụ thể là người chồng phải yêu thương và phục vụ vợ con như thánh Giuse đã yêu mến và phục vụ Mẹ Maria; người vợ phải yêu thương và săn sóc chồng như Mẹ Maria đã yêu mến và phục vụ thánh Giuse; cha mẹ phải yêu mến và chăm lo cho con cái như thánh Giuse và Mẹ Maria chăm lo phục vụ Chúa Giê-su; con cái trong gia đình phải hiếu kính mẹ cha, biết thờ cha kính mẹ, phụng dưỡng cha mẹ như Chúa Giê-su đã làm đối với Đức Mẹ và thánh Giuse.
Có như thế, gia đình tín hữu mới xứng đáng với danh hiệu là thánh gia, xứng đáng với hồng ân đã nhận ngày lãnh bí tích hôn phối, làm cho gia đình trở nên tổ ấm yêu thương hạnh phúc và thánh thiện.
Sau khi bức tranh nầy được treo lên tường, có người lên tiếng phê bình: Tại sao lại viết là "thánh gia Trung-Hiếu"? Chỉ có một thánh gia thất duy nhất là thánh gia của Chúa Giê-su, Mẹ Maria và thánh cả Giu-se, chứ làm gì có cái gọi là "thánh gia Trung-Hiếu". Viết như thế chẳng phải là làm giảm giá trị của thánh gia Nadarét sao?
Thế là từ lúc đó, nổ ra một cuộc tranh luận giữa hai nhóm có ý kiến đối lập ngay giữa tiệc cưới. Cuộc tranh luận rất sôi nổi và khá ồn ào vì hai phe đều tìm đủ mọi lý lẽ để biện minh cho quan điểm của mình. Để tiết kiệm thời gian, tôi xin gom lại những lý lẽ chính của đôi bên.
Nhóm bài bác cho rằng gia đình kitô hữu không thể gọi là thánh gia vì:
Thứ nhất, gọi như vậy là làm giảm giá trị của thánh gia thất Chúa Giê-su. Xưa nay, Giáo Hội chỉ dùng hai từ thánh gia để chỉ thánh gia Nadarét của Chúa Giê-su mà thôi.
Thứ hai, không ai chối cãi Chúa Giê-su, Mẹ Maria, thánh cả Giu-se thật sự là ba đấng thánh. Gia đình nầy gồm có ba đấng thánh nên mới được gọi là thánh gia. Còn gia đình các kitô hữu gồm những người phàm, làm sao gọi là thánh gia được?
Nhóm ủng hộ bảo rằng: Gia đình các kitô hữu cũng là thánh gia vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, bất cứ ai đã lãnh nhận bí tích thánh tẩy đều đã được thánh hiến, được trở nên thánh. Họ là thánh vì bí tích thánh tẩy làm cho họ trở nên chi thể của Đấng rất thánh là Chúa Giê-su. Thánh Phao-lô ngày xưa chẳng gọi các kitô hữu tại Cô-rinh-tô, Rô-ma, Ga-lát... là thánh đó sao?
Thứ hai, Chúa Giê-su đã lập bí tích hôn phối để thánh hiến đời sống gia đình, nâng gia đình kitô hữu lên một tầm cao mới.
Thứ ba, Công Đồng Vatican II gọi gia đình là Hội Thánh thu nhỏ (Hội Thánh tại gia) (xem LG 11, giáo lý công giáo 1656) và Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II cũng thường gọi gia đình là Hội Thánh tại gia. Gọi như thế có khác gì gọi gia đình kitô hữu là thánh gia?
Thứ tư, theo giáo lý công giáo số 1657, gia đình "là nơi thể hiện đặc biệt chức tư tế cộng đồng của người cha, người mẹ, con cái và mọi phần tử trong gia đình", "là cộng đồng ân sủng và cầu nguyện, là trường học phát triển các đức tính tự nhiên và đức mến Kitô giáo" (glcg số 1666)
Ngoài ra, xét theo khía cạnh mục vụ, một khi các kitô hữu ý thức rằng gia đình mình đúng thật là thánh gia, họ sẽ cố công xây dựng gia đình sao cho xứng đáng với danh hiệu đó. Thế là những tệ nạn thường xảy ra trong đời sống gia đình có nhiều cơ may được xoá bỏ và những phẩm chất xứng hợp với một thánh gia sẽ được phát huy.
Khi xây dựng một ngôi nhà, chúng ta cần một bản thiết kế thật hoàn chỉnh hay ít ra cần dựa vào một ngôi nhà đẹp mà chúng ta ưa thích để dựa theo đó mà xây ngôi nhà của mình.
Hôm nay, nhân lễ kính thánh gia thất của Chúa Giê-su, Mẹ Maria và thánh cả Giuse, Thiên Chúa muốn chúng ta nhìn ngắm lại một kiệt tác gia thất của Người, do chính Người xây dựng với sự hợp tác của thánh Giuse và Mẹ Maria và mời gọi chúng ta hãy xây dựng gia đình mình theo mô hình lý tưởng đó.
Xây dựng gia đình mình theo mô hình thánh gia Nadarét là mọi người trong gia đình phải cư xử với nhau như ba Đấng trong thánh gia nầy. Cụ thể là người chồng phải yêu thương và phục vụ vợ con như thánh Giuse đã yêu mến và phục vụ Mẹ Maria; người vợ phải yêu thương và săn sóc chồng như Mẹ Maria đã yêu mến và phục vụ thánh Giuse; cha mẹ phải yêu mến và chăm lo cho con cái như thánh Giuse và Mẹ Maria chăm lo phục vụ Chúa Giê-su; con cái trong gia đình phải hiếu kính mẹ cha, biết thờ cha kính mẹ, phụng dưỡng cha mẹ như Chúa Giê-su đã làm đối với Đức Mẹ và thánh Giuse.
Có như thế, gia đình tín hữu mới xứng đáng với danh hiệu là thánh gia, xứng đáng với hồng ân đã nhận ngày lãnh bí tích hôn phối, làm cho gia đình trở nên tổ ấm yêu thương hạnh phúc và thánh thiện.
Tình Con cho Ba
LM Giuse Nguyễn Hữu An
00:16 27/12/2008
Tôi rất thích bài hát “tình con cho ba” của Lm Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên. Tôi thường đệm ghi ta hát tặng khi gặp gỡ chia sẻ với giới gia trưởng, giới trẻ, giới thiếu nhi. Lời hay, nhạc êm ái như lời tri ân của người con dành cho ba của mình.
Ba thương yêu dắt con vào đời. Ba bên con giúp con học chăm.
Ba hy sinh khuya sớm nắng mưa,gió rét khó khăn ngại chi, khuyên con vững tâm học hành.
Ba ru con những đêm trăng rằm. Ba bên con từ lúc thưở hàn vi.
Con yêu ba nguyện ước có ngày, tương lai sáng tươi thành công, vinh danh người ba kiêu hùng.
Khắc ghi sâu những lời ba khuyên, lương tri trong sáng xây đời, cội nguồn lòng con ghi nhớ. Bao yêu thương kỷ niệm ngày mơ, bên ba nô đùa tuổi thơ, con vui ở bên ba hiền.
Ba khuyên con ngẫng cao yêu đời. Thương tha nhân và giúp ai người đơn côi.
Không tham lam lợi danh thế trần. Vinh danh giống dân rồng tiên, thoả lòng người ba ước mong.
Ba ơi, con xin nghe lời. Ba ơi, con nghe lời ba khuyên.
Ba ơi con yêu người. Ba ơi, con muôn đời ghi ơn.
Mùa chay vừa rồi có dịp hành hương Đất thánh, tôi đến thăm Thánh Gia tại Nagiaret, thăm xưởng mộc Thánh Giuse, tôi thấy nơi ở nơi làm việc của ngài quá đơn sơ bé nhỏ và nghèo hèn. Khi có dịp, tâm trí tôi cứ miên man nghĩ về cuộc đời và vai trò làm cha của Thánh Giuse.
Hôm nay Lễ Thánh Gia, Giáo hội hướng người tín hữu về một gia đình mẫu mực nhất. Xin gởi đến vài chia sẻ về người cha.
Vai trò người cha thật quan trọng kiến tạo hạnh phúc đầm ấm cho mỗi gia đình Công giáo. Gia đình Nadarét có Thánh Giuse làm gia trưởng. Dù Ðức Maria và Chúa Giêsu là những người cao quý hơn thánh Giuse, nhưng Thiên Chúa đã đặt hai ngài dưới quyền Thánh Giuse; khi Thiên Chúa muốn nói gì với gia đình này thì Ngài nói với Thánh Giuse; và hai ngài vâng lời Thánh Giuse như vâng lời Thiên Chúa.
Thánh kinh đã ghi nhận vai trò độc đáo của vị gia trưởng Giuse khi đương đầu với bao phong ba xảy đến cho gia đình.
Với tư cách là chủ, Thánh Giuse đã phải hết sức cực nhọc vất vả vì gia đình của mình. Từ khi nhận Maria về nhà, khó khăn cứ dồn dập xảy tới. Đang bình yên thì có lệnh phải đưa Maria đang mang thai đến thời sinh nở từ Nadarét xứ Galilê đến Bêlem xứ Giuđê theo lệnh kiểm tra dân số của Hoàng Đế Augústô (x.Lc 2,1-6). Cuộc hành trình mà theo đường chim bay đã dài tới 120km, và phải đi bằng phương tiện rất thô sơ của những người nghèo thời đó là một con lừa. Rồi một đêm đông lạnh giá giữa đồng hoang vắng, Maria sinh hạ con trẻ Giêsu trong một chuồng bò lừa. Là chủ gia đình, Giuse phải đau lòng lắm. Con trẻ mới sinh chưa được bao lâu thì lại có lệnh của thiên thần phải đưa cả hai mẹ con trốn sang Ai Cập. Chỉ thẳng đường chim bay từ Bêlem tới biên giới Ai Cập thôi đã phải là 100km. Hành trình chạy trốn lần này quá đổi gian lao. Ở nơi đất khách quê người, Giuse làm việc cật lực để nuôi sống gia đình. Khi tạm ổn định thì có lệnh đưa cả nhà về Nazareth. Tại đây, Giuse làm việc miệt mài và tận tuỵ giáo dục con trẻ Giêsu nên người.
Tất cả những khó nhọc vất vả ấy đòi hỏi Giuse phải có rất nhiều tình yêu và nhiều đức tính mới có thể vượt qua một cách tốt đẹp. Ngài thật là một người đàn ông cao cả và là một người chủ gia đình rất gương mẫu. Thiết tưởng bất kỳ người chủ gia đình nào bắt chước Giuse cũng sẽ làm cho gia đình mình yên vui hạnh phúc. Thường thì hạnh phúc và sự êm ấm trong gia đình tùy thuộc vào người chồng nhiều hơn. Thánh Phaolô khuyên rằng: “Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ. Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng”. Muốn vợ phục tùng, người chồng cần phải đối xử độ lượng, không cay nghiệt với vợ, biết thông cảm, hy sinh, thường xuyên giúp đỡ vợ trong mọi việc, nỗ lực bao bọc che chở vợ mình trong mọi hoàn cảnh. Người vợ có cảm thấy được chồng yêu thương, có cảm phục chồng vì tính quảng đại, cao thượng, bỏ qua mọi lầm lỗi nhỏ nhặt, thì mới dễ dàng phục tùng chồng. Tâm lý chung của mọi phụ nữ là dễ yêu thương những người mà mình nể phục. Nhưng làm sao người phụ nữ có thể yêu thương một người mà mình khinh thường vì thấy không có gì đáng nể phục? Do đó, để gia đình hạnh phúc, yếu tố rất quan trọng là người chủ gia đình phải có là lòng độ lượng, bao dung, và tình yêu hy sinh.Có thể nói bản lĩnh, cách hành xử cao thượng, và sự quảng đại trong yêu thương của người đàn ông là nền tảng và là yếu tố đầu tiên cần thiết cho hạnh phúc của cả gia đình. Thiếu nó, gia đình khó có hạnh phúc. Gia đình thánh gia rất dễ có hạnh phúc, một phần rất lớn là vì Giuse, người chủ gia đình, có rất nhiều đức tính đáng để Maria kính phục. (trích bài NCK).
Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình. Đức Giêsu có thể sinh ra như một nhân vật thần kỳ nào đó trong các huyền thoại hay được giáng trần như Thánh Gióng, Tiên Nga… Nhưng Đức Giêsu không muốn làm thế. Ngài muốn có một tổ ấm, một mái gia đình, có cha có mẹ. Chấp nhận làm người là chấp nhận thuộc về một gia đình.
Con Thiên Chúa đã lớn lên trong bầu khí gia đình. Mái nhà là trường học đầu tiên. Cha mẹ là thầy cô căn bản. Đức Giêsu lớn dần về mọi mặt trong Thánh Gia đạo hạnh. 30 năm sông dưới mái nhà Nazareth, Đức Giêsu đã thành một người chính chắn và trưởng thành, sẵn sàng lãnh nhận sứ vụ Chúa Cha trao phó. Thánh Giuse đã dắt trẻ Giêsu vào đời, hy sinh khuya sớm nắng mưa, ru trẻ Giêsu những đêm trăng rằm, dạy những bài học yêu thương tha nhân giúp người đơn côi. Đức Giêsu đã học nơi Thánh Giuse tinh thần lao động miệt mài, sự mau mắn thi hành thánh ý Thiên Chúa, lòng nhiệt thành chu toàn trách nhiệm đối với gia đình. Đức Giêsu học nơi Đức Mẹ nét đẹp hiền lành đơn sơ, tế nhị, tận tuỵ phục vụ, sự buông mình sống trong lòng tin phó thác và nhất là một đời sống cầu nguyện thâm trầm.
Các nhà tâm lý học cho biết rằng: đứa trẻ cần đến sự nâng đỡ của người cha cũng như người người mẹ. Người cha tạo cho con cái hùng, cái nghiêm trang mực thước.Người mẹ ảnh hưởng trên cảm tình con cái về sự tế nhị, dịu dàng, bao dung. Vì thế đứa trẻ mồ côi cha thường sống uỷ mỵ, nhát đảm thiếu cương quyết và nghị lực. Đứa trẻ mồ côi mẹ thường mang tính cứng cỏi, cộc cằn, dể u buồn, thiếu tế nhị vui tươi. Trẻ thơ cần được giáo dục về đời sống tình cảm và lý trí. Tình cảm dễ ảnh hưởng nơi người mẹ. Lý trí thường nhờ cậy người cha.Do đó người Ý có lý khi nhận xét: Người mẹ yêu thương dịu dàng, người cha yêu thương khôn ngoan. Người Anh nhận xét chí lý: Khi còn thơ con cái bú mẹ, lúc lớn khôn chúng lại bú cha. Tục ngữ Việt nam có câu: Mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng.
Cách đây mấy tuần, xứ đạo bên xứ tôi có một thanh niên thắt cổ tự vẫn. Con trai út trong một gia đình có năm anh em trai, thanh niên ấy vừa tròn mười chín tuổi, hiền lành ít nói siêng năng làm rẫy làm ruộng. Vài ngày trước, bà con làng xóm thấy nó đi chơi với đám bụi đời xìke ma tuý nên nhắn nhủ người cha cần quan tâm hướng dẫn. Người cha la rầy con thế nào đó mà sau đó nó vào phòng khoá trái cửa, lấy dây thừng treo lên xà ngang thắt cổ tự tử để lại một bức thư tuyệt mệnh cho người mẹ. Bà mẹ cứ tưởng con trai bị bệnh bỏ ăn sáng ăn trưa. Xế chiều, mẹ nóng ruột đập cửa thăm con, không thấy trả lời, nhiều người phá cửa vào thì nó đã chết từ hồi nào. Đám tang đã buồn lại càng buồn thêm vì không nghi thức, không thánh lễ an táng. Người cha mang nổi đau ân hận khôn nguôi, không biết ngưới cha “ngăm một tiếng” thế nào mà con trai phải tự vẫn. Không dám xét đoán ai. Chỉ thấy buồn và thương cho gia đình bất hạnh. Tôi nhớ đến câu chuyện của Lm Munachi Ezeogu kể. Một cậu bé đón cha mình đi làm về và hỏi: “Bố ơi! bố đi làm được bao nhiêu tiền một giờ?”. Ông bố rất ngạc nhiên và bảo: “Này con, ngay cả mẹ của con cũng chẳng biết, đừng quấy rầy bố vì bố đang mệt.” Cậu bé lại hỏi: “Bố cứ cho con biết, lương của bố mỗi giờ được bao nhiêu tiền?” Cuối cùng thì ông bố bảo rằng: “Mỗi giờ bố được hai mươi đồng”. Cậu bé liền hỏi: “Vậy bố cho con mượn mười đồng”. Ông bố tỏ vẻ giận và mắng con: “Thì ra đấy là lý do con muốn biết tiền lương của bố? Bây giờ đi ngủ đi và đừng quấy rầy bố nữa”. Đêm hôm ấy, ông bố nghĩ lại những điều đã nói với con mình và cảm thấy hối hận. Ông cho rằng có thể con mình đang cần tiền để mua món gì mà nó đang cần. Ông sang phòng của con mình và hỏi: “Con đã ngủ chưa?” Con ông đáp: “Con chưa ngủ”. Ông bố đưa tiền và bảo: “Đây là tiền con hỏi xin lúc nãy” Nó vui vẻ cám ơn bố, rồi lấy thêm tiền trong gối ra và nói: “ Con đã có đủ rồi! hai mươi đồng. Bây giờ bố bán cho con một giờ của bố.”.
Nền tảng cho việc đào tạo lý trí và tình cảm của một con người là đạo đức. Trên nền móng đạo đức vững chắc, xây một ngôi nhà gia đình hạnh phúc. Nếp sống đạo đức của Thánh gia đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời Đức Giêsu. Người thừa hưởng nơi Thánh Giuse và Đức Mẹ lòng yêu mến lề luật, gắn bó với đền Thờ, thói quen siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Người học nơi cha mẹ tâm tình vâng phục thánh ý Chúa, thái độ hiền lành khiêm nhường, tinh thần phục vụ quên mình,sự chuyên chăm làm việc, sự ân cần âu yếm đối với con cái. Gia sản quý báu từ Thánh Gia bàng bạc trong những lời Người giảng dạy, trong đời sống của Người.
Gia đình thật quan trọng. Cha mẹ không chỉ nuôi con bằng cơm bánh vật chất, nhưng còn dạy dỗ, làm gương sáng cho con, còn người con đáp trả bằng tình hiếu thảo và vâng phục. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và ân cần chăm sóc. Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời. Một năm Chúa Giêsu giảng đạo thì mười năm Người ở với gia đình. Chúa ưu tiên và đề cao tầm quan trọng của gia đình biết bao.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hằng nhắc nhở về sự thánh thiêng của gia đình khi Ngài gọi gia đình là nền tảng của Giáo hội. Đức Thánh Cha Phaolô VI gọi gia đình là cung thánh của Giáo hội, là trường học đầu tiên của con cái mà cha mẹ là thầy cô.
Một gia đình mà cha mẹ, con cái siêng năng tham dự Thánh lễ, chuyên chăm kinh nguyện tại gia, biết dùng lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau thì đó chính là gia đình gương mẫu theo Thánh Gia. Từ gia đình tốt này sẽ trao tặng những người con hữu ích cho xã hội và giáo hội.
Đức Thánh Cha Piô XI trong Thông Điệp Về Giáo Dục Kitô Giáo đã dạy rằng:Nền giáo dục bền bỉ nhất và hữu hiệu nhất là nền giáo dục được nhận lãnh từ một gia đình Kitô giáo có quy cũ khuôn phép. Gương lành cha mẹ càng chiếu tỏ kết quả giáo dục càng lớn lao.
Đức Thánh Cha Gioan XXIII, trong một lá thư gởi cha mẹ nhân ngày mừng ngũ tuần của mình có đoạn “Thưa Ba Mẹ, hôm nay con được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức tước trong Hôi thánh, được đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không có trường học nào dạy dỗ và làm ích cho con bằng hồi con được ngồi trên chân ba mẹ”.
Đức Hồng y F X Nguyễn Văn Thuận cũng từng viết: ”Chủng viện thứ nhất, đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm thứ nhất là gia đình Công giáo. Không vị giám đốc tài ba nào, hay chuyên môn đến đâu có thể làm thay cha mẹ được. Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng, tương lai Hội thánh và xã hội cũng rung rinh sụp đổ”.
Thánh Gia là một gia đính lý tưởng, đạo đức, yêu thương, hạnh phúc ngập tràn.
Nguyện xin Thánh Gia luôn nâng đỡ và gìn giữ gia đình chúng con.
Ba thương yêu dắt con vào đời. Ba bên con giúp con học chăm.
Ba hy sinh khuya sớm nắng mưa,gió rét khó khăn ngại chi, khuyên con vững tâm học hành.
Ba ru con những đêm trăng rằm. Ba bên con từ lúc thưở hàn vi.
Con yêu ba nguyện ước có ngày, tương lai sáng tươi thành công, vinh danh người ba kiêu hùng.
Khắc ghi sâu những lời ba khuyên, lương tri trong sáng xây đời, cội nguồn lòng con ghi nhớ. Bao yêu thương kỷ niệm ngày mơ, bên ba nô đùa tuổi thơ, con vui ở bên ba hiền.
Ba khuyên con ngẫng cao yêu đời. Thương tha nhân và giúp ai người đơn côi.
Không tham lam lợi danh thế trần. Vinh danh giống dân rồng tiên, thoả lòng người ba ước mong.
Ba ơi, con xin nghe lời. Ba ơi, con nghe lời ba khuyên.
Ba ơi con yêu người. Ba ơi, con muôn đời ghi ơn.
Mùa chay vừa rồi có dịp hành hương Đất thánh, tôi đến thăm Thánh Gia tại Nagiaret, thăm xưởng mộc Thánh Giuse, tôi thấy nơi ở nơi làm việc của ngài quá đơn sơ bé nhỏ và nghèo hèn. Khi có dịp, tâm trí tôi cứ miên man nghĩ về cuộc đời và vai trò làm cha của Thánh Giuse.
Hôm nay Lễ Thánh Gia, Giáo hội hướng người tín hữu về một gia đình mẫu mực nhất. Xin gởi đến vài chia sẻ về người cha.
Vai trò người cha thật quan trọng kiến tạo hạnh phúc đầm ấm cho mỗi gia đình Công giáo. Gia đình Nadarét có Thánh Giuse làm gia trưởng. Dù Ðức Maria và Chúa Giêsu là những người cao quý hơn thánh Giuse, nhưng Thiên Chúa đã đặt hai ngài dưới quyền Thánh Giuse; khi Thiên Chúa muốn nói gì với gia đình này thì Ngài nói với Thánh Giuse; và hai ngài vâng lời Thánh Giuse như vâng lời Thiên Chúa.
Thánh kinh đã ghi nhận vai trò độc đáo của vị gia trưởng Giuse khi đương đầu với bao phong ba xảy đến cho gia đình.
Với tư cách là chủ, Thánh Giuse đã phải hết sức cực nhọc vất vả vì gia đình của mình. Từ khi nhận Maria về nhà, khó khăn cứ dồn dập xảy tới. Đang bình yên thì có lệnh phải đưa Maria đang mang thai đến thời sinh nở từ Nadarét xứ Galilê đến Bêlem xứ Giuđê theo lệnh kiểm tra dân số của Hoàng Đế Augústô (x.Lc 2,1-6). Cuộc hành trình mà theo đường chim bay đã dài tới 120km, và phải đi bằng phương tiện rất thô sơ của những người nghèo thời đó là một con lừa. Rồi một đêm đông lạnh giá giữa đồng hoang vắng, Maria sinh hạ con trẻ Giêsu trong một chuồng bò lừa. Là chủ gia đình, Giuse phải đau lòng lắm. Con trẻ mới sinh chưa được bao lâu thì lại có lệnh của thiên thần phải đưa cả hai mẹ con trốn sang Ai Cập. Chỉ thẳng đường chim bay từ Bêlem tới biên giới Ai Cập thôi đã phải là 100km. Hành trình chạy trốn lần này quá đổi gian lao. Ở nơi đất khách quê người, Giuse làm việc cật lực để nuôi sống gia đình. Khi tạm ổn định thì có lệnh đưa cả nhà về Nazareth. Tại đây, Giuse làm việc miệt mài và tận tuỵ giáo dục con trẻ Giêsu nên người.
Tất cả những khó nhọc vất vả ấy đòi hỏi Giuse phải có rất nhiều tình yêu và nhiều đức tính mới có thể vượt qua một cách tốt đẹp. Ngài thật là một người đàn ông cao cả và là một người chủ gia đình rất gương mẫu. Thiết tưởng bất kỳ người chủ gia đình nào bắt chước Giuse cũng sẽ làm cho gia đình mình yên vui hạnh phúc. Thường thì hạnh phúc và sự êm ấm trong gia đình tùy thuộc vào người chồng nhiều hơn. Thánh Phaolô khuyên rằng: “Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ. Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng”. Muốn vợ phục tùng, người chồng cần phải đối xử độ lượng, không cay nghiệt với vợ, biết thông cảm, hy sinh, thường xuyên giúp đỡ vợ trong mọi việc, nỗ lực bao bọc che chở vợ mình trong mọi hoàn cảnh. Người vợ có cảm thấy được chồng yêu thương, có cảm phục chồng vì tính quảng đại, cao thượng, bỏ qua mọi lầm lỗi nhỏ nhặt, thì mới dễ dàng phục tùng chồng. Tâm lý chung của mọi phụ nữ là dễ yêu thương những người mà mình nể phục. Nhưng làm sao người phụ nữ có thể yêu thương một người mà mình khinh thường vì thấy không có gì đáng nể phục? Do đó, để gia đình hạnh phúc, yếu tố rất quan trọng là người chủ gia đình phải có là lòng độ lượng, bao dung, và tình yêu hy sinh.Có thể nói bản lĩnh, cách hành xử cao thượng, và sự quảng đại trong yêu thương của người đàn ông là nền tảng và là yếu tố đầu tiên cần thiết cho hạnh phúc của cả gia đình. Thiếu nó, gia đình khó có hạnh phúc. Gia đình thánh gia rất dễ có hạnh phúc, một phần rất lớn là vì Giuse, người chủ gia đình, có rất nhiều đức tính đáng để Maria kính phục. (trích bài NCK).
Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình. Đức Giêsu có thể sinh ra như một nhân vật thần kỳ nào đó trong các huyền thoại hay được giáng trần như Thánh Gióng, Tiên Nga… Nhưng Đức Giêsu không muốn làm thế. Ngài muốn có một tổ ấm, một mái gia đình, có cha có mẹ. Chấp nhận làm người là chấp nhận thuộc về một gia đình.
Con Thiên Chúa đã lớn lên trong bầu khí gia đình. Mái nhà là trường học đầu tiên. Cha mẹ là thầy cô căn bản. Đức Giêsu lớn dần về mọi mặt trong Thánh Gia đạo hạnh. 30 năm sông dưới mái nhà Nazareth, Đức Giêsu đã thành một người chính chắn và trưởng thành, sẵn sàng lãnh nhận sứ vụ Chúa Cha trao phó. Thánh Giuse đã dắt trẻ Giêsu vào đời, hy sinh khuya sớm nắng mưa, ru trẻ Giêsu những đêm trăng rằm, dạy những bài học yêu thương tha nhân giúp người đơn côi. Đức Giêsu đã học nơi Thánh Giuse tinh thần lao động miệt mài, sự mau mắn thi hành thánh ý Thiên Chúa, lòng nhiệt thành chu toàn trách nhiệm đối với gia đình. Đức Giêsu học nơi Đức Mẹ nét đẹp hiền lành đơn sơ, tế nhị, tận tuỵ phục vụ, sự buông mình sống trong lòng tin phó thác và nhất là một đời sống cầu nguyện thâm trầm.
Các nhà tâm lý học cho biết rằng: đứa trẻ cần đến sự nâng đỡ của người cha cũng như người người mẹ. Người cha tạo cho con cái hùng, cái nghiêm trang mực thước.Người mẹ ảnh hưởng trên cảm tình con cái về sự tế nhị, dịu dàng, bao dung. Vì thế đứa trẻ mồ côi cha thường sống uỷ mỵ, nhát đảm thiếu cương quyết và nghị lực. Đứa trẻ mồ côi mẹ thường mang tính cứng cỏi, cộc cằn, dể u buồn, thiếu tế nhị vui tươi. Trẻ thơ cần được giáo dục về đời sống tình cảm và lý trí. Tình cảm dễ ảnh hưởng nơi người mẹ. Lý trí thường nhờ cậy người cha.Do đó người Ý có lý khi nhận xét: Người mẹ yêu thương dịu dàng, người cha yêu thương khôn ngoan. Người Anh nhận xét chí lý: Khi còn thơ con cái bú mẹ, lúc lớn khôn chúng lại bú cha. Tục ngữ Việt nam có câu: Mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng.
Cách đây mấy tuần, xứ đạo bên xứ tôi có một thanh niên thắt cổ tự vẫn. Con trai út trong một gia đình có năm anh em trai, thanh niên ấy vừa tròn mười chín tuổi, hiền lành ít nói siêng năng làm rẫy làm ruộng. Vài ngày trước, bà con làng xóm thấy nó đi chơi với đám bụi đời xìke ma tuý nên nhắn nhủ người cha cần quan tâm hướng dẫn. Người cha la rầy con thế nào đó mà sau đó nó vào phòng khoá trái cửa, lấy dây thừng treo lên xà ngang thắt cổ tự tử để lại một bức thư tuyệt mệnh cho người mẹ. Bà mẹ cứ tưởng con trai bị bệnh bỏ ăn sáng ăn trưa. Xế chiều, mẹ nóng ruột đập cửa thăm con, không thấy trả lời, nhiều người phá cửa vào thì nó đã chết từ hồi nào. Đám tang đã buồn lại càng buồn thêm vì không nghi thức, không thánh lễ an táng. Người cha mang nổi đau ân hận khôn nguôi, không biết ngưới cha “ngăm một tiếng” thế nào mà con trai phải tự vẫn. Không dám xét đoán ai. Chỉ thấy buồn và thương cho gia đình bất hạnh. Tôi nhớ đến câu chuyện của Lm Munachi Ezeogu kể. Một cậu bé đón cha mình đi làm về và hỏi: “Bố ơi! bố đi làm được bao nhiêu tiền một giờ?”. Ông bố rất ngạc nhiên và bảo: “Này con, ngay cả mẹ của con cũng chẳng biết, đừng quấy rầy bố vì bố đang mệt.” Cậu bé lại hỏi: “Bố cứ cho con biết, lương của bố mỗi giờ được bao nhiêu tiền?” Cuối cùng thì ông bố bảo rằng: “Mỗi giờ bố được hai mươi đồng”. Cậu bé liền hỏi: “Vậy bố cho con mượn mười đồng”. Ông bố tỏ vẻ giận và mắng con: “Thì ra đấy là lý do con muốn biết tiền lương của bố? Bây giờ đi ngủ đi và đừng quấy rầy bố nữa”. Đêm hôm ấy, ông bố nghĩ lại những điều đã nói với con mình và cảm thấy hối hận. Ông cho rằng có thể con mình đang cần tiền để mua món gì mà nó đang cần. Ông sang phòng của con mình và hỏi: “Con đã ngủ chưa?” Con ông đáp: “Con chưa ngủ”. Ông bố đưa tiền và bảo: “Đây là tiền con hỏi xin lúc nãy” Nó vui vẻ cám ơn bố, rồi lấy thêm tiền trong gối ra và nói: “ Con đã có đủ rồi! hai mươi đồng. Bây giờ bố bán cho con một giờ của bố.”.
Nền tảng cho việc đào tạo lý trí và tình cảm của một con người là đạo đức. Trên nền móng đạo đức vững chắc, xây một ngôi nhà gia đình hạnh phúc. Nếp sống đạo đức của Thánh gia đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời Đức Giêsu. Người thừa hưởng nơi Thánh Giuse và Đức Mẹ lòng yêu mến lề luật, gắn bó với đền Thờ, thói quen siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Người học nơi cha mẹ tâm tình vâng phục thánh ý Chúa, thái độ hiền lành khiêm nhường, tinh thần phục vụ quên mình,sự chuyên chăm làm việc, sự ân cần âu yếm đối với con cái. Gia sản quý báu từ Thánh Gia bàng bạc trong những lời Người giảng dạy, trong đời sống của Người.
Gia đình thật quan trọng. Cha mẹ không chỉ nuôi con bằng cơm bánh vật chất, nhưng còn dạy dỗ, làm gương sáng cho con, còn người con đáp trả bằng tình hiếu thảo và vâng phục. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và ân cần chăm sóc. Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời. Một năm Chúa Giêsu giảng đạo thì mười năm Người ở với gia đình. Chúa ưu tiên và đề cao tầm quan trọng của gia đình biết bao.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hằng nhắc nhở về sự thánh thiêng của gia đình khi Ngài gọi gia đình là nền tảng của Giáo hội. Đức Thánh Cha Phaolô VI gọi gia đình là cung thánh của Giáo hội, là trường học đầu tiên của con cái mà cha mẹ là thầy cô.
Một gia đình mà cha mẹ, con cái siêng năng tham dự Thánh lễ, chuyên chăm kinh nguyện tại gia, biết dùng lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau thì đó chính là gia đình gương mẫu theo Thánh Gia. Từ gia đình tốt này sẽ trao tặng những người con hữu ích cho xã hội và giáo hội.
Đức Thánh Cha Piô XI trong Thông Điệp Về Giáo Dục Kitô Giáo đã dạy rằng:Nền giáo dục bền bỉ nhất và hữu hiệu nhất là nền giáo dục được nhận lãnh từ một gia đình Kitô giáo có quy cũ khuôn phép. Gương lành cha mẹ càng chiếu tỏ kết quả giáo dục càng lớn lao.
Đức Thánh Cha Gioan XXIII, trong một lá thư gởi cha mẹ nhân ngày mừng ngũ tuần của mình có đoạn “Thưa Ba Mẹ, hôm nay con được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức tước trong Hôi thánh, được đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không có trường học nào dạy dỗ và làm ích cho con bằng hồi con được ngồi trên chân ba mẹ”.
Đức Hồng y F X Nguyễn Văn Thuận cũng từng viết: ”Chủng viện thứ nhất, đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm thứ nhất là gia đình Công giáo. Không vị giám đốc tài ba nào, hay chuyên môn đến đâu có thể làm thay cha mẹ được. Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng, tương lai Hội thánh và xã hội cũng rung rinh sụp đổ”.
Thánh Gia là một gia đính lý tưởng, đạo đức, yêu thương, hạnh phúc ngập tràn.
Nguyện xin Thánh Gia luôn nâng đỡ và gìn giữ gia đình chúng con.
Chuyện 4 bà vợ
Ngọc Bích/ Người Việt
05:52 27/12/2008
Xin quý vị “liền ông” suy nghĩ
Một anh giàu có... có 4 bà vợ. Ông yêu người vợ thứ tư nhất, luôn mua sắm cho bà ta những bộ đồ sang trọng đắt tiền. Ông nâng niu chiều chuộng, coi người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý. Ông cũng rất yêu người vợ thứ ba. Ông tự hào về người vợ này và luôn muốn “khoe” vợ với bạn bè. Tuy nhiên, trong ông luôn thường trực nỗi lo sợ bà bỏ đi với người đàn ông khác. Ông cũng yêu người vợ thứ hai. Ông coi bà như người bạn tâm tình, người giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bất cứ khi nào gặp khúc mắc, ông đều tìm đến bà. Người vợ thứ nhất lại là người rất chân thành, chung thủy, luôn kề vai sát cánh bên ông lo toan chu đáo chuyện gia đình. Tuy nhiên, ông lại không yêu bà vợ thứ nhất. Mặc dù bà rất yêu ông, ông hầu như chẳng bao giờ chú ý đến bà. Một ngày, ông ngã bệnh. Ông tự biết rằng mình sắp từ giã cõi trần. Ông nghĩ về cuộc sống giàu sang xa hoa và tự nhủ: “Hiện mình có 4 bà vợ. Nhưng khi mình chết, lại chỉ có một mình. Thật cô đơn làm sao!”
Ông ta hỏi bà vợ thứ tư: “Tôi yêu mình nhất, luôn dành cho mình sự quan tâm đặc biệt và những điều tốt đẹp nhất. Tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, liệu khi tôi chết, mình có nguyện đi theo tôi không?”
“Không đâu” - Bà vợ thứ tư đáp lại và bước đi.
Câu trả lời như một nhát dao cứa vào. Ông hỏi người vợ thứ ba: “Tôi yêu bà nhiều lắm, tôi sắp chết rồi, bà có nguyện theo tôi không?”
“Không, cuộc sống vẫn đang đẹp mà. Sau khi ông chết, tôi sẽ tái hôn”. Trái tim ông run lên đau đớn. Sau đó, ông hỏi người vợ thứ hai: “Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó khăn rắc rối gì tôi cũng đều tìm đến bà. Bây giờ tôi xin bà hãy kề vai sát cánh cùng tôi lần cuối cùng. Khi tôi chết, bà có nguyện đi theo tôi không?”
Bà vợ thứ hai trả lời: “Xin lỗi, lúc này tôi không thể giúp ông được. Nếu có, tôi chỉ đưa linh cữu ông ra mộ thôi”. Ông nghe câu trả lời mà như sét đánh ngang tai. Ông thực sự quá đau đớn vì người mà ông nghĩ có thể tin tưởng nhất cũng bỏ rơi ông. Bỗng có một giọng nói cất lên: “Tôi sẽ đi cùng ông, đi đến bất cứ nơi nào ông tới”. Ông dáo dác tìm kiếm chủ nhân của giọng nói và nhận ra đó chính là người vợ thứ nhất, người mà chẳng mấy khi ông để ý tới. Trông bà gầy và xanh xao quá. Rưng rưng xúc động, ông nói: “Ðáng lẽ ra trước đây tôi phải chăm sóc bà nhiều hơn nữa”. Mỗi chúng ta ai cũng có 4 bà vợ. Bà vợ thứ tư chính là thân thể của chúng ta. Cho dù ta có chăm chút, trau chuốt đến mấy, rồi nó cũng rời bỏ ta khi ta chết. Còn bà vợ thứ ba? Ðó chính là của cải, địa vị... Khi chúng ta chết, chúng sẵn sàng đi theo người khác. Bà vợ thứ hai chính là gia đình và bạn bè. Cho dù có thân thiết đến mức độ nào, khi ta chết, họ cũng chỉ khóc đưa ta ra mộ mà thôi. Bà vợ thứ nhất chính là tâm hồn ta, thường bị lãng quên khi ta chạy theo tiền tài, địa vị, danh vọng, của cải, nhưng nó sẽ theo ta suốt cuộc đời. Tốt hơn hết là nuôi dưỡng tâm hồn ngay từ bây giờ, vì đó là “người” thân tín nhất bên ta. Ðừng để phải hối hận vì đã lãng quên nó.
“Người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý...”
(Nguồn: Người Việt: Theo Indianchild)
Một anh giàu có... có 4 bà vợ. Ông yêu người vợ thứ tư nhất, luôn mua sắm cho bà ta những bộ đồ sang trọng đắt tiền. Ông nâng niu chiều chuộng, coi người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý. Ông cũng rất yêu người vợ thứ ba. Ông tự hào về người vợ này và luôn muốn “khoe” vợ với bạn bè. Tuy nhiên, trong ông luôn thường trực nỗi lo sợ bà bỏ đi với người đàn ông khác. Ông cũng yêu người vợ thứ hai. Ông coi bà như người bạn tâm tình, người giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bất cứ khi nào gặp khúc mắc, ông đều tìm đến bà. Người vợ thứ nhất lại là người rất chân thành, chung thủy, luôn kề vai sát cánh bên ông lo toan chu đáo chuyện gia đình. Tuy nhiên, ông lại không yêu bà vợ thứ nhất. Mặc dù bà rất yêu ông, ông hầu như chẳng bao giờ chú ý đến bà. Một ngày, ông ngã bệnh. Ông tự biết rằng mình sắp từ giã cõi trần. Ông nghĩ về cuộc sống giàu sang xa hoa và tự nhủ: “Hiện mình có 4 bà vợ. Nhưng khi mình chết, lại chỉ có một mình. Thật cô đơn làm sao!”
Ông ta hỏi bà vợ thứ tư: “Tôi yêu mình nhất, luôn dành cho mình sự quan tâm đặc biệt và những điều tốt đẹp nhất. Tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, liệu khi tôi chết, mình có nguyện đi theo tôi không?”
“Không đâu” - Bà vợ thứ tư đáp lại và bước đi.
Câu trả lời như một nhát dao cứa vào. Ông hỏi người vợ thứ ba: “Tôi yêu bà nhiều lắm, tôi sắp chết rồi, bà có nguyện theo tôi không?”
“Không, cuộc sống vẫn đang đẹp mà. Sau khi ông chết, tôi sẽ tái hôn”. Trái tim ông run lên đau đớn. Sau đó, ông hỏi người vợ thứ hai: “Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó khăn rắc rối gì tôi cũng đều tìm đến bà. Bây giờ tôi xin bà hãy kề vai sát cánh cùng tôi lần cuối cùng. Khi tôi chết, bà có nguyện đi theo tôi không?”
Bà vợ thứ hai trả lời: “Xin lỗi, lúc này tôi không thể giúp ông được. Nếu có, tôi chỉ đưa linh cữu ông ra mộ thôi”. Ông nghe câu trả lời mà như sét đánh ngang tai. Ông thực sự quá đau đớn vì người mà ông nghĩ có thể tin tưởng nhất cũng bỏ rơi ông. Bỗng có một giọng nói cất lên: “Tôi sẽ đi cùng ông, đi đến bất cứ nơi nào ông tới”. Ông dáo dác tìm kiếm chủ nhân của giọng nói và nhận ra đó chính là người vợ thứ nhất, người mà chẳng mấy khi ông để ý tới. Trông bà gầy và xanh xao quá. Rưng rưng xúc động, ông nói: “Ðáng lẽ ra trước đây tôi phải chăm sóc bà nhiều hơn nữa”. Mỗi chúng ta ai cũng có 4 bà vợ. Bà vợ thứ tư chính là thân thể của chúng ta. Cho dù ta có chăm chút, trau chuốt đến mấy, rồi nó cũng rời bỏ ta khi ta chết. Còn bà vợ thứ ba? Ðó chính là của cải, địa vị... Khi chúng ta chết, chúng sẵn sàng đi theo người khác. Bà vợ thứ hai chính là gia đình và bạn bè. Cho dù có thân thiết đến mức độ nào, khi ta chết, họ cũng chỉ khóc đưa ta ra mộ mà thôi. Bà vợ thứ nhất chính là tâm hồn ta, thường bị lãng quên khi ta chạy theo tiền tài, địa vị, danh vọng, của cải, nhưng nó sẽ theo ta suốt cuộc đời. Tốt hơn hết là nuôi dưỡng tâm hồn ngay từ bây giờ, vì đó là “người” thân tín nhất bên ta. Ðừng để phải hối hận vì đã lãng quên nó.
“Người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý...”
(Nguồn: Người Việt: Theo Indianchild)
Sau Mùa Vọng
Lm Vũđình Tường
07:54 27/12/2008
Giáng Sinh kết thúc mùa vọng. Sau đợi mong nhân loại được ban cho những thành quả kì diệu ngoài sức tưởng tượng.
Hoa quả đầu tiên là đón Đấng Cứu Thế vào trong tâm hồn.
Đấng được sinh ra sẽ gọi là Đấng Thánh, Người sẽ cứu dân Người khỏi tội.
Ngài đến làm vinh Danh Chúa và mang bình an vĩnh cửu cho những tâm hồn thiện tâm như lời ca vang của các thiên trần vang vọng không gian.
Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Ngài đến chiếu dọi ánh sáng xoá tan màn đêm u tối.
Ở nơi Người là sự sống và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. Ánh sáng chiếu soi bóng tối và bóng tối đã không diệt được ánh sáng. Gn 1,5
Ngài đến khai phá mở đường dẫn chúng ta tiến đến sự thật, đến cùng Chúa Cha.
Thầy là đường, là sự thật và là sự sống
Ngài đến giúp chúng ta sống và hiểu rõ hơn về thân phận làm người. Ngài đến mang ý nghĩa tích cực hơn về thập giá và đau khổ, bệnh tật, già nua. Ngài đến làm rõ toàn thể lề luật tóm gọn trong hai điều: mến Chúa, yêu người.
Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy là hãy yêu thương nhau.
Ngài đến cứu chúng ta sống lại như Chính Ngài là Đấng đầu tiên sống lại từ cõi chết. Ngài đến để chúng ta khỏi mồ côi và dâng lên Chúa Cha những tâm hồn Thiện Tâm.
Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy sẽ xin Chúa Cha ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ Gn 14:17,18.
Gia Đình Thánh
Hoa quả các gia đình Kitô hữu đón nhận chính là gia đình thánh gia mà Giáo Hội mừng kính Chúa nhật này. Điều gì làm cho gia đình thánh gia trở thành gia đình thánh. Ông Giuse và bà Maria mỗi người yêu mến Thiên Chúa một cách riêng. Maria khấn trọn đời đồng trinh còn Giuse được gọi là người công chính. Không phải tự sức riêng hai ông bà làm được những điều đó, cũng không phải do khôn ngoan, cũng không phải do cố gắng, tài trí. Gia đình này thành gia đình thánh vì họ biết lắng nghe tiếng Chúa và mang điều đó ra thực hành. Chính điều này biến gia đình thánh gia thành gia đình thánh.
Nhiều lần ông bà lắng nghe và đáp trả tiếng sứ thần Thiên Chúa loan báo. Cả hai tận sức trung tín thực hành điều sứ thần dậy.
Lắng nghe tiếng Chúa gia đình thánh gia tránh đi đến đổ vỡ tưởng có lúc phải sống li thân, chia tay, đường ai nấy đi.
Nhờ lắng nghe hai ông bà tránh đổ thừa cho nhau, tại ông, tại bà, và tránh kết án, nghi ngờ nhau trong cuộc sống.
Nhờ lắng nghe Lời Chúa mà gia đình đi từ tốt đến tốt hơn. Từ tốt hơn đến trọn hảo và cuối cùng là gia đình thánh. Họ nên thánh mỗi ngày.
Cả hai tìm được sư sống cho chính mình và sự sống cho Ấu Chúa.
Thánh Giuse thực hành Lời Chúa trước hết cứu mẹ Maria khỏi bị kết án ném đá theo luật đương thời.
Thánh Giuse thực hành Lời Chúa cứu Chúa Con khỏi tay Hêrôđê. Thánh Giuse nhờ Lời Chúa dẫn gia đình ẩn trốn và về quê an toàn.
Mẹ Maria sống Lời Chúa trở thành người phụ nữ cao trọng hơn hết mọi người phụ nữ.
Khó khăn còn đó
Lắng nghe tiếng Chúa không có nghĩa là cuộc sống không có khó khăn, không còn đau khổ, vắng bóng bệnh tật và không bị già nua. Thưa không phải như vậy. Khó khăn vẫn còn đó, đau khổ vẫn rình rập và bệnh tật vẫn xảy ra. Nhờ lắng nghe tiếng Chúa mà cuối cùng mọi vấn đề được giải quyết thoả đáng và thích hợp, kết quả thành công rực rỡ hơn cả những gì con người mong đợi. Thực hành Lời Chúa biến khó khăn, đau khổ thành chất xúc tác gắn bó, nâng đỡ, hỗ trợ và an ủi nhau. Cùng nhau giải quyết khó khăn. Khi cả hai tâm đầu ý hợp giải quyết khó khăn thì khó khăn sẽ nhỏ, sẽ nhẹ vì khó khăn bị chia năm xẻ bảy nên trở nên nhẹ, nhỏ bé và dễ giải quyết. Một khi đổ thừa, kết án, chỉ trích, khó khăn trở nên lớn hơn và đau khổ chồng chất thêm. Cùng nhau gánh vác, cùng nhau giải quyết chính là chia năm xẻ bảy biến cố nên biến cố dù lớn cũng thành nhỏ, khó khăn mấy cũng thành dễ, nguy hiểm nào cũng bớt nguy và đau khổ tuy nhiều thành ít vì bị chia ra.
Biết phân chia đau khổ ra nên đau khổ, khó khăn dù lớn đến đâu cũng sức người vẫn đủ khả năng chịu đựng. Đau khổ khó khăn chồng chất khi không chia ra trái lại gom vào biến sự việc thêm khó hơn, vấn đề phức tạp nên phức tạp hơn ngoài khả năng con người. Đầu hàng chấp nhận thất bại là điều không thể tránh.
Mục đích
Mọi biến cố trong đời đều có mục đích mà chúng ta đôi khi không nhận ra. Những dấu chỉ đó tiềm ẩn sau những biến cố lớn nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hai ông bà Giuse và Maria làm sao hiểu được đi về quê làm kiểm tra dân số là do ý Chúa xếp đặt để Con trẻ gặp được mục đồng. Hai ông bà sao hiểu được chạy trốn sang Ai Câp chính là đi tìm đường sống tránh truy tầm sát hại Con Trẻ của Hêrôđê. Ý Chúa ẩn sau biến cố cuộc sống hàng ngày.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Hoa quả đầu tiên là đón Đấng Cứu Thế vào trong tâm hồn.
Đấng được sinh ra sẽ gọi là Đấng Thánh, Người sẽ cứu dân Người khỏi tội.
Ngài đến làm vinh Danh Chúa và mang bình an vĩnh cửu cho những tâm hồn thiện tâm như lời ca vang của các thiên trần vang vọng không gian.
Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Ngài đến chiếu dọi ánh sáng xoá tan màn đêm u tối.
Ở nơi Người là sự sống và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. Ánh sáng chiếu soi bóng tối và bóng tối đã không diệt được ánh sáng. Gn 1,5
Ngài đến khai phá mở đường dẫn chúng ta tiến đến sự thật, đến cùng Chúa Cha.
Thầy là đường, là sự thật và là sự sống
Ngài đến giúp chúng ta sống và hiểu rõ hơn về thân phận làm người. Ngài đến mang ý nghĩa tích cực hơn về thập giá và đau khổ, bệnh tật, già nua. Ngài đến làm rõ toàn thể lề luật tóm gọn trong hai điều: mến Chúa, yêu người.
Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy là hãy yêu thương nhau.
Ngài đến cứu chúng ta sống lại như Chính Ngài là Đấng đầu tiên sống lại từ cõi chết. Ngài đến để chúng ta khỏi mồ côi và dâng lên Chúa Cha những tâm hồn Thiện Tâm.
Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy sẽ xin Chúa Cha ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ Gn 14:17,18.
Gia Đình Thánh
Hoa quả các gia đình Kitô hữu đón nhận chính là gia đình thánh gia mà Giáo Hội mừng kính Chúa nhật này. Điều gì làm cho gia đình thánh gia trở thành gia đình thánh. Ông Giuse và bà Maria mỗi người yêu mến Thiên Chúa một cách riêng. Maria khấn trọn đời đồng trinh còn Giuse được gọi là người công chính. Không phải tự sức riêng hai ông bà làm được những điều đó, cũng không phải do khôn ngoan, cũng không phải do cố gắng, tài trí. Gia đình này thành gia đình thánh vì họ biết lắng nghe tiếng Chúa và mang điều đó ra thực hành. Chính điều này biến gia đình thánh gia thành gia đình thánh.
Nhiều lần ông bà lắng nghe và đáp trả tiếng sứ thần Thiên Chúa loan báo. Cả hai tận sức trung tín thực hành điều sứ thần dậy.
Lắng nghe tiếng Chúa gia đình thánh gia tránh đi đến đổ vỡ tưởng có lúc phải sống li thân, chia tay, đường ai nấy đi.
Nhờ lắng nghe hai ông bà tránh đổ thừa cho nhau, tại ông, tại bà, và tránh kết án, nghi ngờ nhau trong cuộc sống.
Nhờ lắng nghe Lời Chúa mà gia đình đi từ tốt đến tốt hơn. Từ tốt hơn đến trọn hảo và cuối cùng là gia đình thánh. Họ nên thánh mỗi ngày.
Cả hai tìm được sư sống cho chính mình và sự sống cho Ấu Chúa.
Thánh Giuse thực hành Lời Chúa trước hết cứu mẹ Maria khỏi bị kết án ném đá theo luật đương thời.
Thánh Giuse thực hành Lời Chúa cứu Chúa Con khỏi tay Hêrôđê. Thánh Giuse nhờ Lời Chúa dẫn gia đình ẩn trốn và về quê an toàn.
Mẹ Maria sống Lời Chúa trở thành người phụ nữ cao trọng hơn hết mọi người phụ nữ.
Khó khăn còn đó
Lắng nghe tiếng Chúa không có nghĩa là cuộc sống không có khó khăn, không còn đau khổ, vắng bóng bệnh tật và không bị già nua. Thưa không phải như vậy. Khó khăn vẫn còn đó, đau khổ vẫn rình rập và bệnh tật vẫn xảy ra. Nhờ lắng nghe tiếng Chúa mà cuối cùng mọi vấn đề được giải quyết thoả đáng và thích hợp, kết quả thành công rực rỡ hơn cả những gì con người mong đợi. Thực hành Lời Chúa biến khó khăn, đau khổ thành chất xúc tác gắn bó, nâng đỡ, hỗ trợ và an ủi nhau. Cùng nhau giải quyết khó khăn. Khi cả hai tâm đầu ý hợp giải quyết khó khăn thì khó khăn sẽ nhỏ, sẽ nhẹ vì khó khăn bị chia năm xẻ bảy nên trở nên nhẹ, nhỏ bé và dễ giải quyết. Một khi đổ thừa, kết án, chỉ trích, khó khăn trở nên lớn hơn và đau khổ chồng chất thêm. Cùng nhau gánh vác, cùng nhau giải quyết chính là chia năm xẻ bảy biến cố nên biến cố dù lớn cũng thành nhỏ, khó khăn mấy cũng thành dễ, nguy hiểm nào cũng bớt nguy và đau khổ tuy nhiều thành ít vì bị chia ra.
Biết phân chia đau khổ ra nên đau khổ, khó khăn dù lớn đến đâu cũng sức người vẫn đủ khả năng chịu đựng. Đau khổ khó khăn chồng chất khi không chia ra trái lại gom vào biến sự việc thêm khó hơn, vấn đề phức tạp nên phức tạp hơn ngoài khả năng con người. Đầu hàng chấp nhận thất bại là điều không thể tránh.
Mục đích
Mọi biến cố trong đời đều có mục đích mà chúng ta đôi khi không nhận ra. Những dấu chỉ đó tiềm ẩn sau những biến cố lớn nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hai ông bà Giuse và Maria làm sao hiểu được đi về quê làm kiểm tra dân số là do ý Chúa xếp đặt để Con trẻ gặp được mục đồng. Hai ông bà sao hiểu được chạy trốn sang Ai Câp chính là đi tìm đường sống tránh truy tầm sát hại Con Trẻ của Hêrôđê. Ý Chúa ẩn sau biến cố cuộc sống hàng ngày.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Giải đáp Phụng Vụ: Thừa Tác Viên Ngoại Thường và Rước Lễ hai hình.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
09:22 27/12/2008
Nói thêm về những Bán Phụng Vụ
ROME (Zeni.org).- Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ đại học Regina Apostolorum.
Con hiểu rằng việc sử dụng những thừa tác viên ngoại thường cho Rước Lễ phải đúng là vậy, “ngoại thường.” Và con cũng hiểu rằng việc ban Bí Tích Thánh Thể dưới hai hình cho mọi người tín nữu đã được hội đồng giám mục Hoa Kỳ cho phép, vì có giá trị dấu chỉ đầy đủ hơn. Như vậy câu hỏi của con là: Hầu như không nghe nói một giáo xứ cho Rước lễ dưới hai hình mà không cần các thừa tác viên ngoại hường. Có phải nên tránh sử dụng những thừa tác viên ngoại thường và cho rước dưới một hình mà thôi chăng? Hay là nên cho rước dưới hai hình và nhờ các thừa tác viên ngoại thường? –V.D., New York
Tôi muốn nói rằng tiếng “ngoại thường” có nhiều bóng dáng ý nghĩa và điều này có lẽ dẫn tới một sự nhầm lẫn.
Từ quan điểm phụng vụ, một thừa tác viên ngoại thường là kẻ thi hành một hành vi phụng vụ do một sự ủy quyền riêng chớ không phải như một thừa tác viên bình thường. Như vậy, trong trường hợp cho Rước Lễ, những thừa tác viên bình thường là giám mục, linh mục và phó tế. Nghĩa là, việc cho Rước Lễ là phần bình thường thừa tác vụ của các ngài.
Bất cứ ai khác cho Rước Lễ, thì làm với tư cách thừa tác viên ngoại thường. Nghĩa là, đó không phải là phần bình thường thuộc những phận sự phụng vụ của họ, nhưng họ đã nhận lãnh sứ vụ này do một sự ủy quyền. Người giúp lễ được phong nhận lãnh sự ủy quyền này do nhiệm vụ, nói được vậy, do việc được phong của họ. Họ cũng được chùi các chén thánh khi không có phó tế cũng như đặt và cất Bí Tích Thánh trong lúc chầu.
Tất cả những thừa tác viên khác hành động do một sự ủy quyền thường thường bởi giám mục địa phương, thông thường hành động qua vị mục tử, hay là do một sự ủy quyền ngay cho việc này từ linh mục chủ tế hầu đáp ứng những hoàn cảnh khó khăn.
Do đó, thân phận của thừa tác viên ngoại thường không tùy thuộc vào sự thường xuyên của thừa tác vụ, nhưng đúng hơn tùy thuộc bản tính của chính thừa tác vụ. Dầu một người phải giúp cho rước lễ mỗi ngày đã nhiều năm, người đó không bao giở trở thành một thừa tác viên bình thường theo nghĩa giáo luật hay phụng vụ.
Một trường hợp khác về quan niệm của thừa tác viên ngoại thường là vai trò của một linh mục liên quan với bí tích thêm sức trong nghi thức Latinh. Giáo luật Số 882-888 nói giám mục là thừa tác viên bình thường phép thêm sức, nhưng luật dự kiến khả năng các linh mục ban phép bí tích này dưới một số điều kiện.
Đối với hầu hết các bí tích khác, cách riêng bí tích sám hối, Thánh Thể, chức thánh và xức dầu bịnh nhân, không thể có những thừa tác viên ngoại thường được.
Tuy nhiên, việc sử dụng hiện hành tiếng ngoại thường không phải là không được biết trong các qui tắc phụng vụ. Ví dụ, huấn thị 2004 “Redemptionis Sacramentum” nói: “ Linh mục chủ tế có nhiệm vụ cho rước lễ, với sự giúp đỡ của các linh mục khác hoặc các phó tế; không được tiếp tục Thánh lễ, nếu các tín hữu chưa rước lễ xong. Các thừa tác viên ngoại thường có thể giúp linh mục chủ tế, theo đúng các qui định của luật lệ, và chỉ trong trường hợp cần thiết” (Số 88)
Cũng văn kiện này qui chiếu tới việc cho Rước lễ dưới hai hình:
“[100.] Để tỏ rõ ràng hơn cho các tín hữu dấu chỉ đầy đủ của bữa tiệc Thánh Thể, giáo dân cũng được cho rước lễ dưới hai hình trong những trường hợp được dự kiến trong các sách phụng vụ, với điều kiện phải dạy trườc và thường xuyên giáo lý thích hợp về nguyên lý tín lý đã được Công Đồng Chung Trentô thiết lập về lãnh vực này.
“[101.] Để cho giáo dân rước lễ hai hình, phải lưu ý một cách thích hợp đến các hoàn cảnh, mà việc lượng giá được dành trước hết cho giám Mục giáo phận. Phải tuyệt đối không cho rước lễ, khi có một nguy cơ phạm thánh dầu nhỏ nhất…”
Như vậy, tuy việc Rước lễ dưới hai hình được hoan nghênh, có thể có những hoàn cảnh mà sự khôn ngoan khuyên từ bỏ việc đó bởi vì những khó khăn thực hành bị lôi kéo theo. Do đó “Redemptionis Sacramentum” nói tiếp trong Số 102:
“Không được cho giáo dân rước chén thánh nếu vì có quá đông người rước lễ, thật khó biết lượng rượu dùng cho Bí Tích Thánh Thể. Thật vậy, phải tránh nguy cơ “còn lại quá nhiều Máu Thánh phải uống vào cuối buổi cử hành. Người ta cũng làm như thế trong những trường hợp khác như sau: khó tổ chức cho rước chén thánh; việc cử hành cần một lượng lớn rượu đến nỗi khó biết chắc chắn xuất xứ và phẩm chất của rượu; không có đủ số các thừa tác viên thánh, cũng như các thừa tác viên ngoại thường được huấn luyện thích hợp cho rước lễ; một phần đáng kể dân chúng không muốn rước chén thánh vì nhiều lý do, điều này có hiệu quả là làm lu mờ một cách nào đó dấu chỉ hiệp nhất.”
Từ bản văn này chúng ta có thể viện dẫn rằng, ít nhất trên nguyên tắc, những qui tắc Giáo Hội công nhận khả năng sử dụng những thừa tác viên ngoại thường được huấn luyện tốt hầu giúp cho Rước lễ dưới hai hình. Do đó, còn hơn là một qui tắc vu cáo qui tắc khác, đó là một vấn đề đánh giá tất cả những hoàn cảnh thích đáng trươc khi quyết định phải làm gì. Chỉ sự kiện phải sử dụng những thừa tác viên ngoại thường xem ra không có đủ lý do không cho Rước lễ dưới hai hình, miễn là các thừa tác viên có đủ khả năng.
Tuy việc Rước Lễ dưới hai hình được trang điểm với những ưu thế thiêng liêng không chối cãi, đó không phải là một giá trị tuyệt đối và, như những qui tăc gợi ý, nên bỏ sự cho rước lể dưới hai hình nếu có bất cứ nguy hiểm phạm thánh nào hay là do những khó khăn thực hành nghiêm trọng.
Không ai mất bất cứ ân sủng nào bởi không rước lể từ chén thánh, vì Chúa Kitô được rước đầy đủ và trọn vẹn dưới mỗi hình.
* * *
Những Bán phụng vụ
Lần trước chúng tôi nói về thần học và tình trạng những Bán Phụng Vụ, chúng tôi đã nói chúng tôi không biết chúng xuất hiện trong bất cứ văn kiện nào.
Một đọc giả chăm chú đã tìm cách gặp được bốn lần nhắc tới bán phụng vụ trong những văn kiện chính thức phổ biến từ năm 1975. Lời được gặp trong hai văn kiện giáo hoàng: lời khuyên của Đức Phaolô VI trong thông điệp “Evangelii Nuntiandi,” và lời khuyên của Đức Gioan Phaolô II về việc sám hối “Reconciliatio et Paenitentia.” Lời đó cũng xuất hiện trong một văn kiện về sự di dân từ Hội Đồng Giáo Hoàng đối với những người Di dân và Du Mục và trong “Instrumentum laboris” 1994 của Thượng Hội Đồng đặc biệt giám mục cho châu Phi.
Không một trong những văn kiện này có thể được xếp loại như luật pháp phụng vụ, và sự nhắc tới paraliturgy chỉ công nhận sự hiện hữu của loại cử hành này mà không cố gắng giải thích.
Từ sự giải đáp của một số đọc giả, xem ra có sự nhầm lẫn phổ biến giữa hai loại phụng vụ và bán phụng vụ. Xem ra đối với nhiều người, quan niệm về phụng vụ qui về sự cử hành Thánh Lễ, những bí tích khác, và, đối với một số người, Phụng vụ các Giờ Kinh, trong khi tất cả những nghi thức khác được xếp loại Bán Phụng Vụ.
Điều đó không đúng. Nói tóm, trên thực tế mọi sự cử hành mà Giáo hội đã lo liệu cho, hay là cả khi được phác thảo, một nghi thức chính thức, có thể và phải được xếp loại hợp pháp như thuộc phụng vụ. Điều này bao hàm những lễ nghi long trọng như việc cử ngày Thư Sáu Tuần Thánh, trên thực tế tất cả những sự làm phép chứa đựng trong Sách các Phép, và hầu hết những trường hợp cộng đồng cử hành Lời.
Cũng bao hàm tất cả những hình thức thuộc các nghi thức chính thức Rước Lễ ngoài Thánh Lễ, dầu việc cho Rước lễ cách này trong một cộng đồng giáo xứ phải được phép hợp lệ của giám mục địa phương (x. huấn thị “Redemptionis Sacramentum,” Số 165-166).
Tên của một cử hành như phụng vụ không luôn luôn cần sự hiện diện thể lý của một thừa tác viên được phong—nhưng cần sự hiện diện thực sự của thừa tác viên được phong—vì một cộng đoàn có thể hành động một cách thật sự phụng vụ trong sự hiệp thông phẩm trật mà thôi.
Như vậy một một độc giả Sacramento, California, hỏi: “Trong Nghi Thức Gia Nhập Kitô Giáo của người Lớn, Số 85-89 cho một ‘Kiểu Cử Hành Lời Chúa.’ Nếu một nhóm RCIA gồm toàn giáo dân thực hành một trong những cử hành này, chọn những bài đọc ‘liên quan với việc đào tạo các người tân tòng’(RCIA, Số 87),sự này có phải là một phụng vụ hay bán phụng vụ?”
Ở đây phải giữ một sự phân biệt do điều kiện đặc biệt của quá trình Gia Nhập Kitô Giáo.
Từ điều chúng tôi đã nói trên, nghi thức này khách quan sẽ là một hành vi phụng vụ bao lâu nó dựa trên một kiểu do Giáo Hội đề nghị.
Từ quan điểm chủ quan, điều đó sẽ có tính phụng vụ mà thôi đối với những người đã được rửa tội, vì chỉ những người đã được rửa tội có thể hành động cách phụng vụ với tư cách những thành phần Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô tham gia trong chức linh mục.
Dầu những ứng viên bí tích rủa tội tham dự trong cử hành này không thể hành động cách phụng vụ, và do vậy họ không nhận một sự ủng hộ của ơn thánh (một trong những hiệu quả của bí tích rửa tội), đó là một dịp gia tăng những ơn giúp củng cố và đào sâu ý muốn của họ nhận lãnh bí tích.
Sự cử hành không phải là bán phụng vụ bởi vì sự cử hành hiệu quả của một bán phụng vụ cũng đòi hỏi ân huệ bí tích rửa tội.
ROME (Zeni.org).- Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ đại học Regina Apostolorum.
Con hiểu rằng việc sử dụng những thừa tác viên ngoại thường cho Rước Lễ phải đúng là vậy, “ngoại thường.” Và con cũng hiểu rằng việc ban Bí Tích Thánh Thể dưới hai hình cho mọi người tín nữu đã được hội đồng giám mục Hoa Kỳ cho phép, vì có giá trị dấu chỉ đầy đủ hơn. Như vậy câu hỏi của con là: Hầu như không nghe nói một giáo xứ cho Rước lễ dưới hai hình mà không cần các thừa tác viên ngoại hường. Có phải nên tránh sử dụng những thừa tác viên ngoại thường và cho rước dưới một hình mà thôi chăng? Hay là nên cho rước dưới hai hình và nhờ các thừa tác viên ngoại thường? –V.D., New York
Tôi muốn nói rằng tiếng “ngoại thường” có nhiều bóng dáng ý nghĩa và điều này có lẽ dẫn tới một sự nhầm lẫn.
Từ quan điểm phụng vụ, một thừa tác viên ngoại thường là kẻ thi hành một hành vi phụng vụ do một sự ủy quyền riêng chớ không phải như một thừa tác viên bình thường. Như vậy, trong trường hợp cho Rước Lễ, những thừa tác viên bình thường là giám mục, linh mục và phó tế. Nghĩa là, việc cho Rước Lễ là phần bình thường thừa tác vụ của các ngài.
Bất cứ ai khác cho Rước Lễ, thì làm với tư cách thừa tác viên ngoại thường. Nghĩa là, đó không phải là phần bình thường thuộc những phận sự phụng vụ của họ, nhưng họ đã nhận lãnh sứ vụ này do một sự ủy quyền. Người giúp lễ được phong nhận lãnh sự ủy quyền này do nhiệm vụ, nói được vậy, do việc được phong của họ. Họ cũng được chùi các chén thánh khi không có phó tế cũng như đặt và cất Bí Tích Thánh trong lúc chầu.
Tất cả những thừa tác viên khác hành động do một sự ủy quyền thường thường bởi giám mục địa phương, thông thường hành động qua vị mục tử, hay là do một sự ủy quyền ngay cho việc này từ linh mục chủ tế hầu đáp ứng những hoàn cảnh khó khăn.
Do đó, thân phận của thừa tác viên ngoại thường không tùy thuộc vào sự thường xuyên của thừa tác vụ, nhưng đúng hơn tùy thuộc bản tính của chính thừa tác vụ. Dầu một người phải giúp cho rước lễ mỗi ngày đã nhiều năm, người đó không bao giở trở thành một thừa tác viên bình thường theo nghĩa giáo luật hay phụng vụ.
Một trường hợp khác về quan niệm của thừa tác viên ngoại thường là vai trò của một linh mục liên quan với bí tích thêm sức trong nghi thức Latinh. Giáo luật Số 882-888 nói giám mục là thừa tác viên bình thường phép thêm sức, nhưng luật dự kiến khả năng các linh mục ban phép bí tích này dưới một số điều kiện.
Đối với hầu hết các bí tích khác, cách riêng bí tích sám hối, Thánh Thể, chức thánh và xức dầu bịnh nhân, không thể có những thừa tác viên ngoại thường được.
Tuy nhiên, việc sử dụng hiện hành tiếng ngoại thường không phải là không được biết trong các qui tắc phụng vụ. Ví dụ, huấn thị 2004 “Redemptionis Sacramentum” nói: “ Linh mục chủ tế có nhiệm vụ cho rước lễ, với sự giúp đỡ của các linh mục khác hoặc các phó tế; không được tiếp tục Thánh lễ, nếu các tín hữu chưa rước lễ xong. Các thừa tác viên ngoại thường có thể giúp linh mục chủ tế, theo đúng các qui định của luật lệ, và chỉ trong trường hợp cần thiết” (Số 88)
Cũng văn kiện này qui chiếu tới việc cho Rước lễ dưới hai hình:
“[100.] Để tỏ rõ ràng hơn cho các tín hữu dấu chỉ đầy đủ của bữa tiệc Thánh Thể, giáo dân cũng được cho rước lễ dưới hai hình trong những trường hợp được dự kiến trong các sách phụng vụ, với điều kiện phải dạy trườc và thường xuyên giáo lý thích hợp về nguyên lý tín lý đã được Công Đồng Chung Trentô thiết lập về lãnh vực này.
“[101.] Để cho giáo dân rước lễ hai hình, phải lưu ý một cách thích hợp đến các hoàn cảnh, mà việc lượng giá được dành trước hết cho giám Mục giáo phận. Phải tuyệt đối không cho rước lễ, khi có một nguy cơ phạm thánh dầu nhỏ nhất…”
Như vậy, tuy việc Rước lễ dưới hai hình được hoan nghênh, có thể có những hoàn cảnh mà sự khôn ngoan khuyên từ bỏ việc đó bởi vì những khó khăn thực hành bị lôi kéo theo. Do đó “Redemptionis Sacramentum” nói tiếp trong Số 102:
“Không được cho giáo dân rước chén thánh nếu vì có quá đông người rước lễ, thật khó biết lượng rượu dùng cho Bí Tích Thánh Thể. Thật vậy, phải tránh nguy cơ “còn lại quá nhiều Máu Thánh phải uống vào cuối buổi cử hành. Người ta cũng làm như thế trong những trường hợp khác như sau: khó tổ chức cho rước chén thánh; việc cử hành cần một lượng lớn rượu đến nỗi khó biết chắc chắn xuất xứ và phẩm chất của rượu; không có đủ số các thừa tác viên thánh, cũng như các thừa tác viên ngoại thường được huấn luyện thích hợp cho rước lễ; một phần đáng kể dân chúng không muốn rước chén thánh vì nhiều lý do, điều này có hiệu quả là làm lu mờ một cách nào đó dấu chỉ hiệp nhất.”
Từ bản văn này chúng ta có thể viện dẫn rằng, ít nhất trên nguyên tắc, những qui tắc Giáo Hội công nhận khả năng sử dụng những thừa tác viên ngoại thường được huấn luyện tốt hầu giúp cho Rước lễ dưới hai hình. Do đó, còn hơn là một qui tắc vu cáo qui tắc khác, đó là một vấn đề đánh giá tất cả những hoàn cảnh thích đáng trươc khi quyết định phải làm gì. Chỉ sự kiện phải sử dụng những thừa tác viên ngoại thường xem ra không có đủ lý do không cho Rước lễ dưới hai hình, miễn là các thừa tác viên có đủ khả năng.
Tuy việc Rước Lễ dưới hai hình được trang điểm với những ưu thế thiêng liêng không chối cãi, đó không phải là một giá trị tuyệt đối và, như những qui tăc gợi ý, nên bỏ sự cho rước lể dưới hai hình nếu có bất cứ nguy hiểm phạm thánh nào hay là do những khó khăn thực hành nghiêm trọng.
Không ai mất bất cứ ân sủng nào bởi không rước lể từ chén thánh, vì Chúa Kitô được rước đầy đủ và trọn vẹn dưới mỗi hình.
* * *
Những Bán phụng vụ
Lần trước chúng tôi nói về thần học và tình trạng những Bán Phụng Vụ, chúng tôi đã nói chúng tôi không biết chúng xuất hiện trong bất cứ văn kiện nào.
Một đọc giả chăm chú đã tìm cách gặp được bốn lần nhắc tới bán phụng vụ trong những văn kiện chính thức phổ biến từ năm 1975. Lời được gặp trong hai văn kiện giáo hoàng: lời khuyên của Đức Phaolô VI trong thông điệp “Evangelii Nuntiandi,” và lời khuyên của Đức Gioan Phaolô II về việc sám hối “Reconciliatio et Paenitentia.” Lời đó cũng xuất hiện trong một văn kiện về sự di dân từ Hội Đồng Giáo Hoàng đối với những người Di dân và Du Mục và trong “Instrumentum laboris” 1994 của Thượng Hội Đồng đặc biệt giám mục cho châu Phi.
Không một trong những văn kiện này có thể được xếp loại như luật pháp phụng vụ, và sự nhắc tới paraliturgy chỉ công nhận sự hiện hữu của loại cử hành này mà không cố gắng giải thích.
Từ sự giải đáp của một số đọc giả, xem ra có sự nhầm lẫn phổ biến giữa hai loại phụng vụ và bán phụng vụ. Xem ra đối với nhiều người, quan niệm về phụng vụ qui về sự cử hành Thánh Lễ, những bí tích khác, và, đối với một số người, Phụng vụ các Giờ Kinh, trong khi tất cả những nghi thức khác được xếp loại Bán Phụng Vụ.
Điều đó không đúng. Nói tóm, trên thực tế mọi sự cử hành mà Giáo hội đã lo liệu cho, hay là cả khi được phác thảo, một nghi thức chính thức, có thể và phải được xếp loại hợp pháp như thuộc phụng vụ. Điều này bao hàm những lễ nghi long trọng như việc cử ngày Thư Sáu Tuần Thánh, trên thực tế tất cả những sự làm phép chứa đựng trong Sách các Phép, và hầu hết những trường hợp cộng đồng cử hành Lời.
Cũng bao hàm tất cả những hình thức thuộc các nghi thức chính thức Rước Lễ ngoài Thánh Lễ, dầu việc cho Rước lễ cách này trong một cộng đồng giáo xứ phải được phép hợp lệ của giám mục địa phương (x. huấn thị “Redemptionis Sacramentum,” Số 165-166).
Tên của một cử hành như phụng vụ không luôn luôn cần sự hiện diện thể lý của một thừa tác viên được phong—nhưng cần sự hiện diện thực sự của thừa tác viên được phong—vì một cộng đoàn có thể hành động một cách thật sự phụng vụ trong sự hiệp thông phẩm trật mà thôi.
Như vậy một một độc giả Sacramento, California, hỏi: “Trong Nghi Thức Gia Nhập Kitô Giáo của người Lớn, Số 85-89 cho một ‘Kiểu Cử Hành Lời Chúa.’ Nếu một nhóm RCIA gồm toàn giáo dân thực hành một trong những cử hành này, chọn những bài đọc ‘liên quan với việc đào tạo các người tân tòng’(RCIA, Số 87),sự này có phải là một phụng vụ hay bán phụng vụ?”
Ở đây phải giữ một sự phân biệt do điều kiện đặc biệt của quá trình Gia Nhập Kitô Giáo.
Từ điều chúng tôi đã nói trên, nghi thức này khách quan sẽ là một hành vi phụng vụ bao lâu nó dựa trên một kiểu do Giáo Hội đề nghị.
Từ quan điểm chủ quan, điều đó sẽ có tính phụng vụ mà thôi đối với những người đã được rửa tội, vì chỉ những người đã được rửa tội có thể hành động cách phụng vụ với tư cách những thành phần Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô tham gia trong chức linh mục.
Dầu những ứng viên bí tích rủa tội tham dự trong cử hành này không thể hành động cách phụng vụ, và do vậy họ không nhận một sự ủng hộ của ơn thánh (một trong những hiệu quả của bí tích rửa tội), đó là một dịp gia tăng những ơn giúp củng cố và đào sâu ý muốn của họ nhận lãnh bí tích.
Sự cử hành không phải là bán phụng vụ bởi vì sự cử hành hiệu quả của một bán phụng vụ cũng đòi hỏi ân huệ bí tích rửa tội.
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục
LM Nguyễn Vinh Gioang
13:17 27/12/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (66)
661. “Mỗi ngày, tôi thủ thỉ một lời khuyên vào tai nó.”
Mới đây, một cụ già ở Milanô kể lại rằng cụ đã được đánh động bởi câu nói của ông Arturô Toscanini, một nhạc trưởng vĩ đại: trong một cuộc gặp gỡ thân hữu, sau khi nói về cha mẹ và gia đình, ông Toscanini đột nhiên hỏi những người hiện diện:
- “Các bạn thân mến, nếu có thể ban cho con cái một món quà, các bạn sẽ cho cái gì?”
Người trả lời cái này, kẻ trả lời cái kia, nhưng Toscanini làm mọi người phải ngạc nhiên khi ông nói:
- “Tôi sẽ ban cho con tôi một hứng khởi, và mỗi ngày, tôi thủ thỉ một lời khuyên vào tai nó.” (Giáo Dục Theo Gương Don Bosco)
662. Ai đã làm nên những vị thánh nầy?
Ai đã làm nên thánh Bênađô rất trong sạch, rất mạnh mẽ, đầy lòng yêu mến Chúa đến thế? Đó là người cha tên là Tescelin và người mẹ tên là Aleth.
Và bà thánh Chantal? Ôi! vị thánh nầy không còn mẹ nữa, nhưng vị thánh nầy lại có một người cha hay một người mẹ, hoặc có cả hai, trong một vị quan tòa không ai sánh kịp, đó là ông chủ tịch Frémyot.
Và thánh Symphorien rất là anh dũng trong cuộc sống cũng như trước cái chết, đó là nhờ bà mẹ can trường tên là Augusta.
Và thánh Gioan Kim Khẩu, và thánh Atanasiô, và thánh Ambrôsiô, và thánh Grêgôriô Cả? Và sau nầy, thánh Lu-y, thánh Êđu-a, thánh Phanxicô thành Asisiô? Và trong thời hiện nay, thánh Phanxicô Salêsiô, thánh Têrêxa?
Có lẽ phải kể ra tất cả các vị anh hùng và tất cả các vị thánh, vì người ta hầu như không bao giờ thấy xuất hiện một vị nào mà Thiên Chúa đã không ban cho họ một người cha hay một người mẹ thật xứng đáng, một người đi trước đã có thể chuẩn bị cho họ có những vận mệnh cao cả. (Bougaud)
663. “Đó là mẹ tôi!”
Có người hỏi thi sĩ François Coppée, người Pháp:
- “Ai làm cho ông nên tốt lành như thế?”
Thi sĩ nầy trả lời ngay, không chút do dự:
- “Đó là mẹ tôi!”
664.. ”Tôi thà chết túng thiếu...”
Đại tướng De Sonis rất ý thức bổn phận nặng nề và cao cả của một người làm cha đối với con cái. Ông xác tín nói rằng:
- “Tôi thà chết túng thiếu còn hơn sống mà thấy con tôi vô đạo hoặc những nhưng với đạo.”
665. “Anh yêu em!” - “Em cũng yêu anh!”
Hai vợ chồng kia, sau một thời gian dài chung sống, bỗng sinh ra cãi cọ nhau mãi.
Cuối cùng, họ đi đến một quyết định: hãy viết ra trên hai trang giấy tất cả những điều gì mà họ bất bình với nhau, sau đó, trao cho nhau xem, rồi thôi, đừng cãi nhau nữa, để dành sức hơi mà lo cho gia đình, cho con cái.
Người vợ viết hai trang giấy dày đặc, rồi trao cho chồng.
Người chồng nhận lấy, nhưng đốt đi, không đọc. Sau đó, người chồng trao cho vợ hai trang giấy, nhưng trên hai trang giấy nầy, người chồng chỉ viết ba chữ: ‘Anh yêu em!”
Đọc xong, người vợ khóc và nói: “Em cũng yêu anh!”
Tình yêu chân thành làm cho hai vợ chồng xóa bỏ được tất cả những khó khăn và trở ngại trong cuộc sống gia đìn để cùng nhau xây dựng hạnh phúc cho chính mình và cho con cái.
666. Ai làm tổn thương ta, ta hãy quên!. Ai giúp đỡ ta, ta hãy nhớ!
Trong kho tàng truyền thuyết Ả Rập, có một câu chuyện như sau.
Có hai người bạn đi du lịch trên sa mạc. Trong chuyến đi, họ cãi nhau chỉ vì một chuyện nhỏ. Kết quả là một người đã tát cho người kia một cái.
Người bị tát, cảm thấy như mình bị sĩ nhục, liền đi ra ngoài lều, chẳng nói câu nào, và viết lên cát rằng: “Hôm nay, người bạn tốt của tôi đã tát tôi một cái.”
Sau đó, họ lại hòa hợp với nhau và tiếp tục cuộc hành trình.
Một hôm, họ đi đến một ốc đảo. Cả hai dừng lại đó và uống nước. Không may, người hôm trước bị tát, rơi xuống suối, suýt nữa thì chết đuố, may nhờ có người kia kịp thời cứu giúp nên mới thóat chết.
Anh bạn, sau khi được cứu, đã cầm thanh kiếm và khắc vào hòn đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu mạng tôi.”
Người kia thấy vậy, liền hỏi:
- “Hôm trước, sau khi tôi đánh cậu, cậu đã viết chuyện đó xuống cát. Còn hôm nay, sau khi tôi cứu cậu, cậu lại khắc vào đá. Thế là làm sao?”
Anh chàng kia cười và nói:
- “Khi bị bạn làm tổn thương, nên ghi vào chỗ nào dễ quên, gió sẽ có trách nhiệm xóa đi. Nhưng ngược lại, nếu như được bạn giúp đỡ, chúng ta nên khắc ghi nó vào nơi sâu thẳm trong tâm hồn, dù có gió mưa, bão tố, chúng ta cũng không thể quên điều đó được.” (315 Đạo Lý Giúp Bạn Thành Công)
667. Hãy dũng cảm lãnh trách nhiệm về mình!
Ông vua ngành đường sắt Carnegie là một người rất dũng cảm, dám chịu trách nhiệm về những việc làm của mình.
Khi còn trẻ, Carnegie làm nhân viên điện báo cho một công ty đường sắt. Một hôm, vào ngày chủ nhật, lại đúng vào phiên trực của Carnegie, ông nhận được một bức điện khẩn rằng: “Một đoàn tàu hỏa chở đầy hàng hóa, bị trật bánh khi đi qua đoạn đường sắt ở gần công ty, và đề nghị công ty thông báo cho tất cả những đơn vị có liên quan, tìm cách giải quyết, tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc.”
Vì hôm đó là ngày chủ nhật nên, dù đã gọi rất nhiều cuộc điện thoại, nhưng Carnegie không thể tìm được vị chủ quản công ty.
Thời gian không chờ đợi con người. Từng phút từng giây trôi qua là nỗi nguy hiểm lại càng gần kề hơn. Nếu có một đoàn tàu nào đó đi ngang qua nơi xảy ra sư cố thì hậu quả thật khó lường.
Trong tình thế đó, Carnegie đành phải đưa ra một quyết định táo bạo: ông thay mặt giám đốc công ty, ra lệnh cho tất cả những người lái tàu hỏa sắp đi ngang qua đoạn đường có sự cố, yêu cầu họ chuyển hướng hoặc dừng cuộc hành trình lại.
Ông hiểu rất rõ hậu quả việc làm của mình vì công ty đã có quy định rằng tất cả những nhân viên trực điện báo, nếu tự ý dùng chức danh của chủ quản để thông báo một mệnh lệnh nào đó khi chưa có lệnh chính thức, đều sẽ bị sa thải.
Sau khi thông báo mệnh lệnh trên, Carnegie đã tự động viết đơn xin thôi việc. Ông trình bày lại đầu đuôi sự việc trong lá đơn đó, rồi để nó lại trên bàn làm việc của chủ quản.
Ngày hôm sau, Carnegie không đến công ty.
Ông nhận được điện thoại của chủ quản, yêu cầu ông đến văn phòng.
Sau khi đến văn phòng công ty, Carnegie thấy vị chủ quản đã xé vụn lán xin thôi việc của mình, cười nói:
- “Tôi được điều đến phụ trách một bộ phận khác trong công ty, còn anh đã được cấp trên bổ nhiệm làm chủ quản bộ phận của chúng ta. Lý do là vì anh đã đưa ra được một sự lựa chọn đúng đắn vào thời điểm cần thiết nhất, lại rất dũng cảm chịu trách nhiệm về việc làm của mình.”
668. “Lúc đó,. .., tôi đã sai.”
Khi sơ tuyển tổng thống nước Mỹ năm 1912, trong một thị trấn nhỏ ở New Jersey, có một cuộc mít tinh,ở đó Roosevelt đang diễn giảng cho cho nhân dân thôn quê.
Trong buổi diễn giảng, Roosevelt đề cập đến việc phụ nữ hưởng những lợi ích gì khi có quyền tuyển cử.
Lúc đó, trong đám đông, có một giọng nói lớn vang lên từ phía sau:
- “Thưa ông, năm năm trước, ông không hề có chủ trương như thế nầy!”
Câu trả lời của Roosevelt đã biểu hiện nhân cách của ông. Ông nói:
- “Đúng vậy, lúc đó học thức của tôi còn hạn hẹp, tôi đã sai. Bây giờ, tôi đã tiến bộ rồi.”
Ông tuyệt không nói đến những từ “nhưng”, “giả như”, hoặc là những từ né tránh. Ông đã phát biểu một cách kiên cường, một con người có đầu óc thẳng thắn, dũng cảm nói ra những sai lầm của mình. Ông đã biểu hiện một tinh thần là ông có thể đi cùng với thời đại. (Lựa Chọn Để Quyết Định Cuộc Sống)
669. Đừng lo lắng thái quá và không cần thiết
Tạp chí Time có đăng câu chuyện về một vien trung sĩ bị thương ở Guadalcanal.
Cổ họng anh ta bị một mảnh vỏ đạn đâm xuyên qua, nên anh phải truyền máu đến bảy lần.
Anh viết một mẫu giấy hỏi bác sĩ: “Tôi sẽ sống phải không?”
Bác sĩ trả lời: “Phải.”
Anh lại viết vào mẫu giấy khác: “Toi sẽ có thể nói chuyện bình thường trở lại phải không?”
Câu trả lời vẫn là “Phải”.
Sau đó, anh viết vào mẩu giấy nữa: “Vậy tôi đang lo lắng về cái quái gì thế?”
Ngay lúc nầy, tại sao chúng ta không dừng lại để tự hỏi: “Ta đang lo lắng về cái quái gì thế?” Có lẽ chúng ta sẽ nhận ra mình đã luôn lo lắng một cách thái quá và không cần thiết.
Khoảng chín mươi phần trăm những sự việc xảy ra trong cuộc sống của chúng ta là tốt đẹp. Chỉ mười phần trăm là những việc làm ta không hài lòng.
Nếu muốn tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc, chúng ta nên tập trung vào chín mươi phần trăm những điều tốt đẹp kia và lờ đi mười phần trăm những điều bất hạnh.
Còn nếu bạn muốn luôn luôn lo lắng, đau khổ và bị loét dạ dày, thì cứ làm ngược lại. (Vui Sông và Làm Việc)
670. Hoà hợp hai yếu tố tinh thần và vật chất
Cô bạn của tôi (tôi: Debbie Gisonni) điều hành việc kinh doanh các thíet bị viễn thông, vừa chỉ đạo các nhân viên, vừa nuôi dạy năm đứa con gái từ ba đến mười bốn tuổi.
Vì công việc và khách hàng của cô đòi hỏi rất khắt khe và chiếm rất nhiều thời gian. Do đó, để có thời gian dành cho gia đình, cô đã phải sử dụng đến kỹ năng quản lý tuyệt vời của mình và vận dụng nó vào cuộc sống gia đình. Vì vậy, cô luôn có thể thu xếp được thời gian dành cho các con và những sinh hoạt gia đình.
Dù là việc học đan cùng với một trong năm đứa con hay lên kế hoạch cho cả nhà cùng đi du lịch, đều được cô xếp vào lịch làm việc hằng ngày.
Nếu cứ đợi khi xong công việc (mà công việc của cô thì biết bao giờ mới xong), thì chắc cô sẽ không còn thời gian dành cho gia đình yêu quý của mình.
Cuộc sống luôn tồn tại những vòng tròn xoay chuyển với các công việc nối tiếp nhau.
Trong sự biến đổi không ngừng đó, chúng ta cần nhớ rằng con người thật của chúng ta không phải là địa vị hay công việc mà chúng ta đang tất bật lao vào.
Vấn đề then chốt để có được sự cân bằng trong cuộc sống là chúng biết kết hợp hài hòa giữa đời sống tinh thần và vật chất.
Chỉ khi nào chúng ta biết cách dung hợp hai yếu tố ấy, chúng ta mới có một đời sống tròn đầy, hạnh phúc. (Hạnh Phúc Ở Trong Ta).
661. “Mỗi ngày, tôi thủ thỉ một lời khuyên vào tai nó.”
Mới đây, một cụ già ở Milanô kể lại rằng cụ đã được đánh động bởi câu nói của ông Arturô Toscanini, một nhạc trưởng vĩ đại: trong một cuộc gặp gỡ thân hữu, sau khi nói về cha mẹ và gia đình, ông Toscanini đột nhiên hỏi những người hiện diện:
- “Các bạn thân mến, nếu có thể ban cho con cái một món quà, các bạn sẽ cho cái gì?”
Người trả lời cái này, kẻ trả lời cái kia, nhưng Toscanini làm mọi người phải ngạc nhiên khi ông nói:
- “Tôi sẽ ban cho con tôi một hứng khởi, và mỗi ngày, tôi thủ thỉ một lời khuyên vào tai nó.” (Giáo Dục Theo Gương Don Bosco)
662. Ai đã làm nên những vị thánh nầy?
Ai đã làm nên thánh Bênađô rất trong sạch, rất mạnh mẽ, đầy lòng yêu mến Chúa đến thế? Đó là người cha tên là Tescelin và người mẹ tên là Aleth.
Và bà thánh Chantal? Ôi! vị thánh nầy không còn mẹ nữa, nhưng vị thánh nầy lại có một người cha hay một người mẹ, hoặc có cả hai, trong một vị quan tòa không ai sánh kịp, đó là ông chủ tịch Frémyot.
Và thánh Symphorien rất là anh dũng trong cuộc sống cũng như trước cái chết, đó là nhờ bà mẹ can trường tên là Augusta.
Và thánh Gioan Kim Khẩu, và thánh Atanasiô, và thánh Ambrôsiô, và thánh Grêgôriô Cả? Và sau nầy, thánh Lu-y, thánh Êđu-a, thánh Phanxicô thành Asisiô? Và trong thời hiện nay, thánh Phanxicô Salêsiô, thánh Têrêxa?
Có lẽ phải kể ra tất cả các vị anh hùng và tất cả các vị thánh, vì người ta hầu như không bao giờ thấy xuất hiện một vị nào mà Thiên Chúa đã không ban cho họ một người cha hay một người mẹ thật xứng đáng, một người đi trước đã có thể chuẩn bị cho họ có những vận mệnh cao cả. (Bougaud)
663. “Đó là mẹ tôi!”
Có người hỏi thi sĩ François Coppée, người Pháp:
- “Ai làm cho ông nên tốt lành như thế?”
Thi sĩ nầy trả lời ngay, không chút do dự:
- “Đó là mẹ tôi!”
664.. ”Tôi thà chết túng thiếu...”
Đại tướng De Sonis rất ý thức bổn phận nặng nề và cao cả của một người làm cha đối với con cái. Ông xác tín nói rằng:
- “Tôi thà chết túng thiếu còn hơn sống mà thấy con tôi vô đạo hoặc những nhưng với đạo.”
665. “Anh yêu em!” - “Em cũng yêu anh!”
Hai vợ chồng kia, sau một thời gian dài chung sống, bỗng sinh ra cãi cọ nhau mãi.
Cuối cùng, họ đi đến một quyết định: hãy viết ra trên hai trang giấy tất cả những điều gì mà họ bất bình với nhau, sau đó, trao cho nhau xem, rồi thôi, đừng cãi nhau nữa, để dành sức hơi mà lo cho gia đình, cho con cái.
Người vợ viết hai trang giấy dày đặc, rồi trao cho chồng.
Người chồng nhận lấy, nhưng đốt đi, không đọc. Sau đó, người chồng trao cho vợ hai trang giấy, nhưng trên hai trang giấy nầy, người chồng chỉ viết ba chữ: ‘Anh yêu em!”
Đọc xong, người vợ khóc và nói: “Em cũng yêu anh!”
Tình yêu chân thành làm cho hai vợ chồng xóa bỏ được tất cả những khó khăn và trở ngại trong cuộc sống gia đìn để cùng nhau xây dựng hạnh phúc cho chính mình và cho con cái.
666. Ai làm tổn thương ta, ta hãy quên!. Ai giúp đỡ ta, ta hãy nhớ!
Trong kho tàng truyền thuyết Ả Rập, có một câu chuyện như sau.
Có hai người bạn đi du lịch trên sa mạc. Trong chuyến đi, họ cãi nhau chỉ vì một chuyện nhỏ. Kết quả là một người đã tát cho người kia một cái.
Người bị tát, cảm thấy như mình bị sĩ nhục, liền đi ra ngoài lều, chẳng nói câu nào, và viết lên cát rằng: “Hôm nay, người bạn tốt của tôi đã tát tôi một cái.”
Sau đó, họ lại hòa hợp với nhau và tiếp tục cuộc hành trình.
Một hôm, họ đi đến một ốc đảo. Cả hai dừng lại đó và uống nước. Không may, người hôm trước bị tát, rơi xuống suối, suýt nữa thì chết đuố, may nhờ có người kia kịp thời cứu giúp nên mới thóat chết.
Anh bạn, sau khi được cứu, đã cầm thanh kiếm và khắc vào hòn đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu mạng tôi.”
Người kia thấy vậy, liền hỏi:
- “Hôm trước, sau khi tôi đánh cậu, cậu đã viết chuyện đó xuống cát. Còn hôm nay, sau khi tôi cứu cậu, cậu lại khắc vào đá. Thế là làm sao?”
Anh chàng kia cười và nói:
- “Khi bị bạn làm tổn thương, nên ghi vào chỗ nào dễ quên, gió sẽ có trách nhiệm xóa đi. Nhưng ngược lại, nếu như được bạn giúp đỡ, chúng ta nên khắc ghi nó vào nơi sâu thẳm trong tâm hồn, dù có gió mưa, bão tố, chúng ta cũng không thể quên điều đó được.” (315 Đạo Lý Giúp Bạn Thành Công)
667. Hãy dũng cảm lãnh trách nhiệm về mình!
Ông vua ngành đường sắt Carnegie là một người rất dũng cảm, dám chịu trách nhiệm về những việc làm của mình.
Khi còn trẻ, Carnegie làm nhân viên điện báo cho một công ty đường sắt. Một hôm, vào ngày chủ nhật, lại đúng vào phiên trực của Carnegie, ông nhận được một bức điện khẩn rằng: “Một đoàn tàu hỏa chở đầy hàng hóa, bị trật bánh khi đi qua đoạn đường sắt ở gần công ty, và đề nghị công ty thông báo cho tất cả những đơn vị có liên quan, tìm cách giải quyết, tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc.”
Vì hôm đó là ngày chủ nhật nên, dù đã gọi rất nhiều cuộc điện thoại, nhưng Carnegie không thể tìm được vị chủ quản công ty.
Thời gian không chờ đợi con người. Từng phút từng giây trôi qua là nỗi nguy hiểm lại càng gần kề hơn. Nếu có một đoàn tàu nào đó đi ngang qua nơi xảy ra sư cố thì hậu quả thật khó lường.
Trong tình thế đó, Carnegie đành phải đưa ra một quyết định táo bạo: ông thay mặt giám đốc công ty, ra lệnh cho tất cả những người lái tàu hỏa sắp đi ngang qua đoạn đường có sự cố, yêu cầu họ chuyển hướng hoặc dừng cuộc hành trình lại.
Ông hiểu rất rõ hậu quả việc làm của mình vì công ty đã có quy định rằng tất cả những nhân viên trực điện báo, nếu tự ý dùng chức danh của chủ quản để thông báo một mệnh lệnh nào đó khi chưa có lệnh chính thức, đều sẽ bị sa thải.
Sau khi thông báo mệnh lệnh trên, Carnegie đã tự động viết đơn xin thôi việc. Ông trình bày lại đầu đuôi sự việc trong lá đơn đó, rồi để nó lại trên bàn làm việc của chủ quản.
Ngày hôm sau, Carnegie không đến công ty.
Ông nhận được điện thoại của chủ quản, yêu cầu ông đến văn phòng.
Sau khi đến văn phòng công ty, Carnegie thấy vị chủ quản đã xé vụn lán xin thôi việc của mình, cười nói:
- “Tôi được điều đến phụ trách một bộ phận khác trong công ty, còn anh đã được cấp trên bổ nhiệm làm chủ quản bộ phận của chúng ta. Lý do là vì anh đã đưa ra được một sự lựa chọn đúng đắn vào thời điểm cần thiết nhất, lại rất dũng cảm chịu trách nhiệm về việc làm của mình.”
668. “Lúc đó,. .., tôi đã sai.”
Khi sơ tuyển tổng thống nước Mỹ năm 1912, trong một thị trấn nhỏ ở New Jersey, có một cuộc mít tinh,ở đó Roosevelt đang diễn giảng cho cho nhân dân thôn quê.
Trong buổi diễn giảng, Roosevelt đề cập đến việc phụ nữ hưởng những lợi ích gì khi có quyền tuyển cử.
Lúc đó, trong đám đông, có một giọng nói lớn vang lên từ phía sau:
- “Thưa ông, năm năm trước, ông không hề có chủ trương như thế nầy!”
Câu trả lời của Roosevelt đã biểu hiện nhân cách của ông. Ông nói:
- “Đúng vậy, lúc đó học thức của tôi còn hạn hẹp, tôi đã sai. Bây giờ, tôi đã tiến bộ rồi.”
Ông tuyệt không nói đến những từ “nhưng”, “giả như”, hoặc là những từ né tránh. Ông đã phát biểu một cách kiên cường, một con người có đầu óc thẳng thắn, dũng cảm nói ra những sai lầm của mình. Ông đã biểu hiện một tinh thần là ông có thể đi cùng với thời đại. (Lựa Chọn Để Quyết Định Cuộc Sống)
669. Đừng lo lắng thái quá và không cần thiết
Tạp chí Time có đăng câu chuyện về một vien trung sĩ bị thương ở Guadalcanal.
Cổ họng anh ta bị một mảnh vỏ đạn đâm xuyên qua, nên anh phải truyền máu đến bảy lần.
Anh viết một mẫu giấy hỏi bác sĩ: “Tôi sẽ sống phải không?”
Bác sĩ trả lời: “Phải.”
Anh lại viết vào mẫu giấy khác: “Toi sẽ có thể nói chuyện bình thường trở lại phải không?”
Câu trả lời vẫn là “Phải”.
Sau đó, anh viết vào mẩu giấy nữa: “Vậy tôi đang lo lắng về cái quái gì thế?”
Ngay lúc nầy, tại sao chúng ta không dừng lại để tự hỏi: “Ta đang lo lắng về cái quái gì thế?” Có lẽ chúng ta sẽ nhận ra mình đã luôn lo lắng một cách thái quá và không cần thiết.
Khoảng chín mươi phần trăm những sự việc xảy ra trong cuộc sống của chúng ta là tốt đẹp. Chỉ mười phần trăm là những việc làm ta không hài lòng.
Nếu muốn tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc, chúng ta nên tập trung vào chín mươi phần trăm những điều tốt đẹp kia và lờ đi mười phần trăm những điều bất hạnh.
Còn nếu bạn muốn luôn luôn lo lắng, đau khổ và bị loét dạ dày, thì cứ làm ngược lại. (Vui Sông và Làm Việc)
670. Hoà hợp hai yếu tố tinh thần và vật chất
Cô bạn của tôi (tôi: Debbie Gisonni) điều hành việc kinh doanh các thíet bị viễn thông, vừa chỉ đạo các nhân viên, vừa nuôi dạy năm đứa con gái từ ba đến mười bốn tuổi.
Vì công việc và khách hàng của cô đòi hỏi rất khắt khe và chiếm rất nhiều thời gian. Do đó, để có thời gian dành cho gia đình, cô đã phải sử dụng đến kỹ năng quản lý tuyệt vời của mình và vận dụng nó vào cuộc sống gia đình. Vì vậy, cô luôn có thể thu xếp được thời gian dành cho các con và những sinh hoạt gia đình.
Dù là việc học đan cùng với một trong năm đứa con hay lên kế hoạch cho cả nhà cùng đi du lịch, đều được cô xếp vào lịch làm việc hằng ngày.
Nếu cứ đợi khi xong công việc (mà công việc của cô thì biết bao giờ mới xong), thì chắc cô sẽ không còn thời gian dành cho gia đình yêu quý của mình.
Cuộc sống luôn tồn tại những vòng tròn xoay chuyển với các công việc nối tiếp nhau.
Trong sự biến đổi không ngừng đó, chúng ta cần nhớ rằng con người thật của chúng ta không phải là địa vị hay công việc mà chúng ta đang tất bật lao vào.
Vấn đề then chốt để có được sự cân bằng trong cuộc sống là chúng biết kết hợp hài hòa giữa đời sống tinh thần và vật chất.
Chỉ khi nào chúng ta biết cách dung hợp hai yếu tố ấy, chúng ta mới có một đời sống tròn đầy, hạnh phúc. (Hạnh Phúc Ở Trong Ta).
Con cái, quà tặng Chúa trao
Hai Tê Miệt Vườn
13:28 27/12/2008
QUÀ TẶNG CHÚA TRAO
Con cái quà tặng Chúa trao,
Mẹ cha dưỡng dục làm sao nên người.
Giúp cho chúng hưởng cuộc đời,
Chứa chan chân lý, rạng ngời tình thương.
Trí tâm khỏi bị vấn vương,
Thói hư tập xấu: ghen tương, oán thù,
Đây là những đám mây mù,
Bủa vây tâm trí, cầm tù lòng nhân.
Chớ gì giúp chúng đấu tranh,
Loại trừ gian ác, thực hành lẽ ngay.
Vậy là xã hội đổi thay,
Cuộc đời người thế đẹp hay mọi bề.
Dắt nhau thẳng tiến về quê,
Để vào cõi sống tràn trề tình thương.
“Gia đình, được thiết lập do tình yêu
và được sinh động cũng do tình yêu,
là cộng đồng các ngôi vị:
đôi bạn nam và nữ, cha mẹ và con cái, họ hàng.
Bổn phận đầu tiên của gia đình là trung thành
sống thực tại của sự hiệp thông..”
(Tông huấn Gia Đình, số 18).
MẢNH ĐẤT ƯƠM CÂY
Gia đình mảnh đất ươm cây,
Chính nhờ cha mẹ lòng đầy tình yêu.
Bởi đây, mạch suối phong nhiêu,
Khiến cây xanh tốt, sinh nhiều quả hoa.
Tình nghĩa của mẹ và cha,
Xuống trên con cái chan hoà ấm êm.
Mọi người biết sống trung kiên,
Giúp nhau thẳng tiến ở trên đường đời.
Thế là tất cả làm người,
Đúng theo phong cách Ngôi Lời hoá thân.
Mọi người chắc chắn trở thành,
Con Cha chí ái, thần dân Nước Trời.
Để rồi được sống muôn đời,
Nghìn thu có mặt bên người Cha yêu.
“Cha mẹ được mời gọi để biến tình thương con cái
thành dấu chỉ hữu hình cho chúng nhận ra được
tình yêu của Thiên Chúa
là ‘nguồn gốc mọi tình phụ tử trên trời dưới đất’ (Ep 3,15)”
(Tông Huấn Gia Đình, số 14).
Chúa Nhật Lễ Thánh Gia, ngày 28.12. 2008
Con cái quà tặng Chúa trao,
Mẹ cha dưỡng dục làm sao nên người.
Giúp cho chúng hưởng cuộc đời,
Chứa chan chân lý, rạng ngời tình thương.
Trí tâm khỏi bị vấn vương,
Thói hư tập xấu: ghen tương, oán thù,
Đây là những đám mây mù,
Bủa vây tâm trí, cầm tù lòng nhân.
Chớ gì giúp chúng đấu tranh,
Loại trừ gian ác, thực hành lẽ ngay.
Vậy là xã hội đổi thay,
Cuộc đời người thế đẹp hay mọi bề.
Dắt nhau thẳng tiến về quê,
Để vào cõi sống tràn trề tình thương.
“Gia đình, được thiết lập do tình yêu
và được sinh động cũng do tình yêu,
là cộng đồng các ngôi vị:
đôi bạn nam và nữ, cha mẹ và con cái, họ hàng.
Bổn phận đầu tiên của gia đình là trung thành
sống thực tại của sự hiệp thông..”
(Tông huấn Gia Đình, số 18).
MẢNH ĐẤT ƯƠM CÂY
Gia đình mảnh đất ươm cây,
Chính nhờ cha mẹ lòng đầy tình yêu.
Bởi đây, mạch suối phong nhiêu,
Khiến cây xanh tốt, sinh nhiều quả hoa.
Tình nghĩa của mẹ và cha,
Xuống trên con cái chan hoà ấm êm.
Mọi người biết sống trung kiên,
Giúp nhau thẳng tiến ở trên đường đời.
Thế là tất cả làm người,
Đúng theo phong cách Ngôi Lời hoá thân.
Mọi người chắc chắn trở thành,
Con Cha chí ái, thần dân Nước Trời.
Để rồi được sống muôn đời,
Nghìn thu có mặt bên người Cha yêu.
“Cha mẹ được mời gọi để biến tình thương con cái
thành dấu chỉ hữu hình cho chúng nhận ra được
tình yêu của Thiên Chúa
là ‘nguồn gốc mọi tình phụ tử trên trời dưới đất’ (Ep 3,15)”
(Tông Huấn Gia Đình, số 14).
Chúa Nhật Lễ Thánh Gia, ngày 28.12. 2008
Bổn phận làm Cha Mẹ
Tuyết Mai
13:29 27/12/2008
"Con trẻ lớn lên, đầy khôn ngoan". (Lc 2, 22-40)
Trong thời đại nào con trẻ trong một gia đình Kitô Giáo, vấn đề quan trọng là làm cha mẹ phải cho các con của mình sống theo luật của Giáo Hội và luật của Thiên Chúa, thì con trẻ trước tiên sẽ được Rửa Tội để khỏi phải mắc tội tổ tông truyền và còn được làm con Thiên Chúa, có nghĩa là con trẻ từ đấy sẽ lãnh nhận được tràn đầy ơn Thánh Thần và ân sủng của Thiên Chúa. Đương nhiên con trẻ sẽ không tự mình biết để mà làm những gì Luật lệ của Thiên Chúa và Giáo Hội buộc, nên cha mẹ là người phải có trách nhiệm trên con cái của mình. Việc đem con trẻ đúng ngày đúng tháng đến nhà thờ để nhận Bí Tích Rửa Tội, Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu, hay Thêm Sức, thì rất dễ, nhưng để làm sao con cái mình giữ được và lớn lên trong Lề Luật của Chúa mới là điều đáng để nói và quan tâm.
Muốn được có một tấm gương để tất cả chúng ta noi theo không ai khác hơn để cho chúng ta bắt chước đó là một gia đình Thánh Gia rất mẫu mực và đạo đức thánh thiện. Một gia đình mẫu mực tuy rất nghèo nhưng cũng rất đầm ấm đó là Thánh Cả Giuse, Đức Maria, và con trẻ Giêsu. "Con trẻ Giêsu lớn lên, đầy khôn ngoan". Sở dĩ con trẻ Giêsu được đầy khôn ngoan là vì sao!? Thưa có phải vì Chúa Giêsu được lớn lên có cha mẹ là một tấm gương mẫu mực cho Ngài noi theo. Cha mẹ của Ngài luôn trung thành với nhau. Mẹ Maria luôn kính nể Thánh Cả Giuse vì là gia chủ trong gia đình. Hai đấng bậc biết tôn kính lẫn nhau. Hai Thánh biết nương tựa nhau và cùng một ý hướng để dẫn dắt và hướng dẫn con trẻ Giêsu. Hai Thánh luôn sống trong nguyện cầu, luôn biết phó thác trong tay Chúa quan phòng, luôn biết chấp nhận và theo Thánh Ý Thiên Chúa. Nhất là Hai Thánh luôn biết sống chia sẻ với những con người bất hạnh trong xã hội. Có phải trong thời nào cũng luôn có những kẻ nghèo khốn và bần cùng đau khổ. Có phải Chúa luôn muốn dậy chúng ta phải biết sống chia sẻ và có phải đó là những gì Gia Đình Thánh Gia dậy dỗ chúng ta và làm gương cho chúng ta hay không?
Thế nào là một gia đình đầm ấm và tràn đầy hạnh phúc ngay cả trong cảnh nghèo khổ!? Có phải chúng ta thấy Gia Đình Thánh Gia có đủ cha là dưỡng phụ Giuse, mẹ là dưỡng mẫu Maria, và con trẻ Giêsu, rất khó nghèo đấy không? Có phải Gia Đình Thánh Gia cũng trải qua biết bao nhiêu gian khổ trước khi Chúa Con Giêsu Giáng Sinh đấy không? Có phải dưỡng phụ là Giuse làm nghề thợ mộc đấy không? Có phải chúng ta cũng được biết rằng hai Thánh không bao giờ tỏ lộ sự khốn khổ và than trách ai suốt cả cuộc đời sống nghèo của các vị hay không? Và có phải chúng ta cũng đọc thấy đâu đó là suốt cuộc đời của hai Thánh luôn chia sẻ với những con người đáng thương sống chung quanh họ hay không? Và có phải Gia Đình Thánh Gia luôn dậy chúng ta là phải làm việc để nuôi thân hay không? Làm lụng với đôi bàn tay của mình. Làm lụng với khả năng của mình. Làm lụng để thấy rằng mình không là con người vô dụng, bởi tất cả nhiên liệu cần thiết Thiên Chúa đã ban sẵn cho chúng ta, chỉ cần chúng ta ra công ra sức ra mà làm. Chúa dậy chúng ta không ăn bám. Chúa dậy chúng ta không ỷ lại. Chúa dậy chúng ta luôn biết nghĩ đến người khác, những người mà không thể tự họ làm việc được. Vì họ mù lòa. Vì họ khuyết tật không ai mướn. Vì họ cùi xã hội khinh dể và không chấp nhận họ, nhưng không ai bảo là họ vô dụng đâu nhé! Tuy họ cùi nhưng họ sống tập thể với nhau, cũng trồng trọt, cũng có gia đình, cũng có một xã hội riêng của họ.
Thiên Chúa cho chúng ta có một Gia Đình Thánh Gia thật mẫu mực là để dậy chúng ta phải biết Kính Sợ Thiên Chúa mà giữ Luật Thiên Chúa đặt ra vì con người và cho con người. Phải giữ Luật để được Chúa chúc phúc ngay tại cuộc đời này và cả đời sau. Vợ chồng là phải được kết hợp trong ân nghĩa Chúa. Vợ chồng là phải tương kính như tân. Vợ chồng là phải luôn thuận hòa biết luôn nhường nhịn nhau. Vợ chồng là phải biết cùng nhau hướng dẫn dậy dỗ con cái trở nên con người luôn biết Thờ Phượng Thiên Chúa và yêu mến tha nhân. Luôn dậy con "Lá lành đùm lá rách", "Bầu ơi, thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "thương người như thể thương thân". ...
Tôi thấy rất nhiều người và ngay cả tôi, khi chưa có con hay gọi là hiếm muộn thì cầu khẩn với Thiên Chúa một cách khẩn thiết lắm! Hứa đủ thứ với Ngài để Chúa ban cho họ có được mụn con như người ta. Chạy đến biết bao nhiêu nơi linh thiêng để cầu xin. Chạy tốn biết bao nhiêu tiền cho thầy và thuốc, nhưng khi được Chúa ban cho con trẻ, thì lại nuôi dưỡng các con trong một môi trường rất tội nghiệp cho con trẻ của chúng con. Chúng con dậy con cái của chúng con sống ích kỷ. Chúng con dậy con cái của chúng con bỏ nhà thờ, vì chúng con không đi dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Tuy chúng con cũng có cho con đi Rửa Tội, cũng học Giáo Lý Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu, cũng học lớp Thêm Sức, v..v... để như chứng minh với Chúa là chúng con cũng có cho con cái theo Luật Giáo Hội và Luật Chúa bắt buộc đấy chứ!? Nhưng cách ăn cách ở của chúng con đã dậy con trẻ của chúng con khinh khi người nghèo khó. Kiếm tiền và làm ăn một cách bất chính, lươn lẹo, gian xảo, lừa đảo, đang nhiên chà đạp nhân phẩm, cướp công, cướp của, cướp mạng sống của con người nghèo khổ bé miệng. Chúng con theo Chúa trên môi miệng. Chúng con theo Chúa để lợi dụng Chúa. Chúng con theo Chúa để được nhiều người nể trọng và biết đến, nhưng thực sự chúng con không sống vì Chúa và cho Chúa, mà chúng con sống lấy Danh Chúa cho Đảng Hưởng Thụ Cá Nhân của chúng con nhiều hơn.
Lậy Chúa là Thiên Chúa chúng con!
Xin cho chúng con là những bậc làm cha mẹ luôn sống bất xứng, thiếu xót, với những trách nhiệm và bổn phận mà Chúa kỳ vọng nơi chúng con. Xin cho chúng con luôn biết cầu nguyện nhiều hơn, bớt đòi hỏi, bớt đi tánh ích kỷ, bớt khi dể anh chị em nghèo khổ, biết chia sẻ, biết chịu đựng lẫn nhau, biết hy sinh, và biết tha thứ, để chúng con luôn được Chúa chúc phúc trên gia đình của chúng con như Chúa luôn chúc phúc trên Gia Đình Thánh Gia xưa. Amen.
Trong thời đại nào con trẻ trong một gia đình Kitô Giáo, vấn đề quan trọng là làm cha mẹ phải cho các con của mình sống theo luật của Giáo Hội và luật của Thiên Chúa, thì con trẻ trước tiên sẽ được Rửa Tội để khỏi phải mắc tội tổ tông truyền và còn được làm con Thiên Chúa, có nghĩa là con trẻ từ đấy sẽ lãnh nhận được tràn đầy ơn Thánh Thần và ân sủng của Thiên Chúa. Đương nhiên con trẻ sẽ không tự mình biết để mà làm những gì Luật lệ của Thiên Chúa và Giáo Hội buộc, nên cha mẹ là người phải có trách nhiệm trên con cái của mình. Việc đem con trẻ đúng ngày đúng tháng đến nhà thờ để nhận Bí Tích Rửa Tội, Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu, hay Thêm Sức, thì rất dễ, nhưng để làm sao con cái mình giữ được và lớn lên trong Lề Luật của Chúa mới là điều đáng để nói và quan tâm.
Muốn được có một tấm gương để tất cả chúng ta noi theo không ai khác hơn để cho chúng ta bắt chước đó là một gia đình Thánh Gia rất mẫu mực và đạo đức thánh thiện. Một gia đình mẫu mực tuy rất nghèo nhưng cũng rất đầm ấm đó là Thánh Cả Giuse, Đức Maria, và con trẻ Giêsu. "Con trẻ Giêsu lớn lên, đầy khôn ngoan". Sở dĩ con trẻ Giêsu được đầy khôn ngoan là vì sao!? Thưa có phải vì Chúa Giêsu được lớn lên có cha mẹ là một tấm gương mẫu mực cho Ngài noi theo. Cha mẹ của Ngài luôn trung thành với nhau. Mẹ Maria luôn kính nể Thánh Cả Giuse vì là gia chủ trong gia đình. Hai đấng bậc biết tôn kính lẫn nhau. Hai Thánh biết nương tựa nhau và cùng một ý hướng để dẫn dắt và hướng dẫn con trẻ Giêsu. Hai Thánh luôn sống trong nguyện cầu, luôn biết phó thác trong tay Chúa quan phòng, luôn biết chấp nhận và theo Thánh Ý Thiên Chúa. Nhất là Hai Thánh luôn biết sống chia sẻ với những con người bất hạnh trong xã hội. Có phải trong thời nào cũng luôn có những kẻ nghèo khốn và bần cùng đau khổ. Có phải Chúa luôn muốn dậy chúng ta phải biết sống chia sẻ và có phải đó là những gì Gia Đình Thánh Gia dậy dỗ chúng ta và làm gương cho chúng ta hay không?
Thế nào là một gia đình đầm ấm và tràn đầy hạnh phúc ngay cả trong cảnh nghèo khổ!? Có phải chúng ta thấy Gia Đình Thánh Gia có đủ cha là dưỡng phụ Giuse, mẹ là dưỡng mẫu Maria, và con trẻ Giêsu, rất khó nghèo đấy không? Có phải Gia Đình Thánh Gia cũng trải qua biết bao nhiêu gian khổ trước khi Chúa Con Giêsu Giáng Sinh đấy không? Có phải dưỡng phụ là Giuse làm nghề thợ mộc đấy không? Có phải chúng ta cũng được biết rằng hai Thánh không bao giờ tỏ lộ sự khốn khổ và than trách ai suốt cả cuộc đời sống nghèo của các vị hay không? Và có phải chúng ta cũng đọc thấy đâu đó là suốt cuộc đời của hai Thánh luôn chia sẻ với những con người đáng thương sống chung quanh họ hay không? Và có phải Gia Đình Thánh Gia luôn dậy chúng ta là phải làm việc để nuôi thân hay không? Làm lụng với đôi bàn tay của mình. Làm lụng với khả năng của mình. Làm lụng để thấy rằng mình không là con người vô dụng, bởi tất cả nhiên liệu cần thiết Thiên Chúa đã ban sẵn cho chúng ta, chỉ cần chúng ta ra công ra sức ra mà làm. Chúa dậy chúng ta không ăn bám. Chúa dậy chúng ta không ỷ lại. Chúa dậy chúng ta luôn biết nghĩ đến người khác, những người mà không thể tự họ làm việc được. Vì họ mù lòa. Vì họ khuyết tật không ai mướn. Vì họ cùi xã hội khinh dể và không chấp nhận họ, nhưng không ai bảo là họ vô dụng đâu nhé! Tuy họ cùi nhưng họ sống tập thể với nhau, cũng trồng trọt, cũng có gia đình, cũng có một xã hội riêng của họ.
Thiên Chúa cho chúng ta có một Gia Đình Thánh Gia thật mẫu mực là để dậy chúng ta phải biết Kính Sợ Thiên Chúa mà giữ Luật Thiên Chúa đặt ra vì con người và cho con người. Phải giữ Luật để được Chúa chúc phúc ngay tại cuộc đời này và cả đời sau. Vợ chồng là phải được kết hợp trong ân nghĩa Chúa. Vợ chồng là phải tương kính như tân. Vợ chồng là phải luôn thuận hòa biết luôn nhường nhịn nhau. Vợ chồng là phải biết cùng nhau hướng dẫn dậy dỗ con cái trở nên con người luôn biết Thờ Phượng Thiên Chúa và yêu mến tha nhân. Luôn dậy con "Lá lành đùm lá rách", "Bầu ơi, thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "thương người như thể thương thân". ...
Tôi thấy rất nhiều người và ngay cả tôi, khi chưa có con hay gọi là hiếm muộn thì cầu khẩn với Thiên Chúa một cách khẩn thiết lắm! Hứa đủ thứ với Ngài để Chúa ban cho họ có được mụn con như người ta. Chạy đến biết bao nhiêu nơi linh thiêng để cầu xin. Chạy tốn biết bao nhiêu tiền cho thầy và thuốc, nhưng khi được Chúa ban cho con trẻ, thì lại nuôi dưỡng các con trong một môi trường rất tội nghiệp cho con trẻ của chúng con. Chúng con dậy con cái của chúng con sống ích kỷ. Chúng con dậy con cái của chúng con bỏ nhà thờ, vì chúng con không đi dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Tuy chúng con cũng có cho con đi Rửa Tội, cũng học Giáo Lý Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu, cũng học lớp Thêm Sức, v..v... để như chứng minh với Chúa là chúng con cũng có cho con cái theo Luật Giáo Hội và Luật Chúa bắt buộc đấy chứ!? Nhưng cách ăn cách ở của chúng con đã dậy con trẻ của chúng con khinh khi người nghèo khó. Kiếm tiền và làm ăn một cách bất chính, lươn lẹo, gian xảo, lừa đảo, đang nhiên chà đạp nhân phẩm, cướp công, cướp của, cướp mạng sống của con người nghèo khổ bé miệng. Chúng con theo Chúa trên môi miệng. Chúng con theo Chúa để lợi dụng Chúa. Chúng con theo Chúa để được nhiều người nể trọng và biết đến, nhưng thực sự chúng con không sống vì Chúa và cho Chúa, mà chúng con sống lấy Danh Chúa cho Đảng Hưởng Thụ Cá Nhân của chúng con nhiều hơn.
Lậy Chúa là Thiên Chúa chúng con!
Xin cho chúng con là những bậc làm cha mẹ luôn sống bất xứng, thiếu xót, với những trách nhiệm và bổn phận mà Chúa kỳ vọng nơi chúng con. Xin cho chúng con luôn biết cầu nguyện nhiều hơn, bớt đòi hỏi, bớt đi tánh ích kỷ, bớt khi dể anh chị em nghèo khổ, biết chia sẻ, biết chịu đựng lẫn nhau, biết hy sinh, và biết tha thứ, để chúng con luôn được Chúa chúc phúc trên gia đình của chúng con như Chúa luôn chúc phúc trên Gia Đình Thánh Gia xưa. Amen.
Lễ Thánh Gia: Trường học Thánh Gia
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
13:37 27/12/2008
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA Lc 2, 22-40
Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa", và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non.
Khi ấy Ông Simon được Thần Khí dun dủi, ông lên Ðền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm lấy Hai Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng: Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Ðó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ítraen Dân Ngài.
Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là Nadarét, miền Galilê. Còn Hài Nhi, ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Một trong những lo âu hàng đầu hiện nay của các bậc cha mẹ là lo chạy trường cho con. Làm sao tìm được trường tốt không những để con cái học giỏi, mà còn rèn luyện đạo đức, tránh khỏi các tệ nạn xã hội.
Hôm nay Hội Thánh giới thiệu với chúng ta ngôi trường lý tưởng, một mô hình đào tạo thành công. Đó là Thánh gia Nazareth.
Thật vậy, cứ đọc câu kết thúc bài Tin Mừng vừa nghe: “Còn Hài nhi, ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên chúa” cha mẹ nào mà không nức lòng mong cho con cái mình được như thế. Thánh gia đã thành công trong việc đào tạo. Thánh gia đã trở thành ngôi trường kiểu mẫu giúp phát triển con người toàn diện. Không chỉ giúp phát triển thân xác, mà còn trí tuệ và nhất là đạo đức.
Qua trình thuật Tin Mừng, ta có thể thấy vài nét trong chương trình đào tạo của ngôi trường Thánh gia.
Đào tạo lương tâm.
Việc Thánh gia dâng con trong đền thờ là một việc tự nguyện. Chúa Giêsu là Thiên chúa nhưng đã tự nguyện tuân thủ lề luật của con người. Mẹ Maria là Mẹ Thiên chúa nhưng đã tự nguyện hoà mình vào nhịp sống cộng đoàn. Dâng con không chỉ biểu lộ thái độ khiêm nhường mà còn nói lên một lương tâm trong sáng. Giữ luật cả khi không bắt buộc phải giữ. Giữ luật cả khi không có người kiểm soát. Hoàn toàn với lương tâm, sự tự nguyện.
Đào tạo đức tin.
Đường đời đầy bóng tối nghi nan. Để bước đi phải có niềm tin vững mạnh. Thánh gia chính là gương mẫu của gia đình sống đức tin. Dù không hiểu chương trình của Thiên chúa, Mẹ Maria vẫn cúi đầu xin vâng. Dù không hiểu những sự việc xảy ra, vẫn ghi nhớ và suy niệm trong lòng. Thánh Giuse, dù không hiểu vẫn chấp nhận sống với Mẹ Maria, vẫn mau mắn thi hành lời Chúa dạy. Như tổ phụ Abraham cứ lên đường dù không biết đi đâu. Cứ vâng lời sát tế dù là cậu con duy nhất bảo đảm cho dòng dõi gia tộc.
Đào tạo đức ái.
Đức ái hệ tại việc mở lòng ra trong thái độ dâng hiến. Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu trong đền thờ. Abraham sát tế Isaac trên đồi. Dâng con có khác gì dâng mình. Hiến dâng là mở tâm hồn ra vô biên. Hiến dâng là kết hiệp với Thiên chúa. Là nhận thực con cái thuộc về Thiên chúa, phải đi vào chương trình của Thiên chúa, phải chu toàn sứ mệnh Thiên chúa trao. Hiến dâng cũng là đến với nhân loại. Việc sát tế Isaac khiến Abraham trở thành Cha của các dân tộc. Việc dâng Chúa Giêsu chỉ kết thúc trên Núi Sọ để đem ơn cứu độ đến cho mọi người như lời Siméon tiên báo.
Một chương trình đào tạo như thế thật cần thiết cho thời đại hôm nay. Khi người ta đã bắt đầu coi trọng lương thực hơn lương tâm. Khi những bóng mây nghi hoặc đang làm chao đảo bao tâm hồn thơ trẻ. Khi chủ nghĩa cá nhân đang hướng tới hưởng thụ ích kỷ, dửng dưng lạnh lùng trước nhu cầu của tha nhân.
Nếu mỗi gia đình trở thành một Thánh gia, ta sẽ đào tạo được những Giêsu cho thời đại mới.
Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã nói: “Tương lai nhân loại sẽ đi ngang qua các gia đình”. Thật vậy, tương lai thuộc về giới trẻ. Giới trẻ được đào tạo trong các gia đình. Giới trẻ giống như hạt giống Chúa gieo vào vườn ươm gia đình. Nếu vườn ươm gia đình là thửa đất tốt thì hạt giống sẽ triển nở và nhân loại sẽ gặt được gấp trăm trong mùa gặt tương lai.
Trong Đại hội gia đình lần thứ IV tại Manila, Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II mong ước các gia đình Kitô hưũ trở thành Tin Mừng cho thiên niên kỷ thứ III. Thánh gia Nazareth đã là Tin Mừng cho nhân loại, đã trao cho nhân loại Tin Mừng sống động, Tin Mừng nguyên bản là Chúa Giêsu Kitô. Nếu các gia đình công giáo chúng ta sống theo gương Thánh gia Nazareth, chúng ta cũng sẽ trở thành Tin Mừng cho xã hội hôm nay. Và chúng ta cũng có thể gửi tặng cho xã hội hôm nay những người con của chúng ta, là những người công dân tốt đẹp, những phiên bản của Tin Mừng nguyên thuỷ, được đào tạo theo khuôn mẫu Chúa Giêsu Kitô.
Lạy Thánh gia Nazareth, xin dạy gia đình chúng con sống theo gương Ba Đấng. Amen.
Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa", và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non.
Khi ấy Ông Simon được Thần Khí dun dủi, ông lên Ðền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm lấy Hai Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng: Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Ðó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ítraen Dân Ngài.
Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là Nadarét, miền Galilê. Còn Hài Nhi, ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Một trong những lo âu hàng đầu hiện nay của các bậc cha mẹ là lo chạy trường cho con. Làm sao tìm được trường tốt không những để con cái học giỏi, mà còn rèn luyện đạo đức, tránh khỏi các tệ nạn xã hội.
Hôm nay Hội Thánh giới thiệu với chúng ta ngôi trường lý tưởng, một mô hình đào tạo thành công. Đó là Thánh gia Nazareth.
Thật vậy, cứ đọc câu kết thúc bài Tin Mừng vừa nghe: “Còn Hài nhi, ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên chúa” cha mẹ nào mà không nức lòng mong cho con cái mình được như thế. Thánh gia đã thành công trong việc đào tạo. Thánh gia đã trở thành ngôi trường kiểu mẫu giúp phát triển con người toàn diện. Không chỉ giúp phát triển thân xác, mà còn trí tuệ và nhất là đạo đức.
Qua trình thuật Tin Mừng, ta có thể thấy vài nét trong chương trình đào tạo của ngôi trường Thánh gia.
Đào tạo lương tâm.
Việc Thánh gia dâng con trong đền thờ là một việc tự nguyện. Chúa Giêsu là Thiên chúa nhưng đã tự nguyện tuân thủ lề luật của con người. Mẹ Maria là Mẹ Thiên chúa nhưng đã tự nguyện hoà mình vào nhịp sống cộng đoàn. Dâng con không chỉ biểu lộ thái độ khiêm nhường mà còn nói lên một lương tâm trong sáng. Giữ luật cả khi không bắt buộc phải giữ. Giữ luật cả khi không có người kiểm soát. Hoàn toàn với lương tâm, sự tự nguyện.
Đào tạo đức tin.
Đường đời đầy bóng tối nghi nan. Để bước đi phải có niềm tin vững mạnh. Thánh gia chính là gương mẫu của gia đình sống đức tin. Dù không hiểu chương trình của Thiên chúa, Mẹ Maria vẫn cúi đầu xin vâng. Dù không hiểu những sự việc xảy ra, vẫn ghi nhớ và suy niệm trong lòng. Thánh Giuse, dù không hiểu vẫn chấp nhận sống với Mẹ Maria, vẫn mau mắn thi hành lời Chúa dạy. Như tổ phụ Abraham cứ lên đường dù không biết đi đâu. Cứ vâng lời sát tế dù là cậu con duy nhất bảo đảm cho dòng dõi gia tộc.
Đào tạo đức ái.
Đức ái hệ tại việc mở lòng ra trong thái độ dâng hiến. Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu trong đền thờ. Abraham sát tế Isaac trên đồi. Dâng con có khác gì dâng mình. Hiến dâng là mở tâm hồn ra vô biên. Hiến dâng là kết hiệp với Thiên chúa. Là nhận thực con cái thuộc về Thiên chúa, phải đi vào chương trình của Thiên chúa, phải chu toàn sứ mệnh Thiên chúa trao. Hiến dâng cũng là đến với nhân loại. Việc sát tế Isaac khiến Abraham trở thành Cha của các dân tộc. Việc dâng Chúa Giêsu chỉ kết thúc trên Núi Sọ để đem ơn cứu độ đến cho mọi người như lời Siméon tiên báo.
Một chương trình đào tạo như thế thật cần thiết cho thời đại hôm nay. Khi người ta đã bắt đầu coi trọng lương thực hơn lương tâm. Khi những bóng mây nghi hoặc đang làm chao đảo bao tâm hồn thơ trẻ. Khi chủ nghĩa cá nhân đang hướng tới hưởng thụ ích kỷ, dửng dưng lạnh lùng trước nhu cầu của tha nhân.
Nếu mỗi gia đình trở thành một Thánh gia, ta sẽ đào tạo được những Giêsu cho thời đại mới.
Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã nói: “Tương lai nhân loại sẽ đi ngang qua các gia đình”. Thật vậy, tương lai thuộc về giới trẻ. Giới trẻ được đào tạo trong các gia đình. Giới trẻ giống như hạt giống Chúa gieo vào vườn ươm gia đình. Nếu vườn ươm gia đình là thửa đất tốt thì hạt giống sẽ triển nở và nhân loại sẽ gặt được gấp trăm trong mùa gặt tương lai.
Trong Đại hội gia đình lần thứ IV tại Manila, Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II mong ước các gia đình Kitô hưũ trở thành Tin Mừng cho thiên niên kỷ thứ III. Thánh gia Nazareth đã là Tin Mừng cho nhân loại, đã trao cho nhân loại Tin Mừng sống động, Tin Mừng nguyên bản là Chúa Giêsu Kitô. Nếu các gia đình công giáo chúng ta sống theo gương Thánh gia Nazareth, chúng ta cũng sẽ trở thành Tin Mừng cho xã hội hôm nay. Và chúng ta cũng có thể gửi tặng cho xã hội hôm nay những người con của chúng ta, là những người công dân tốt đẹp, những phiên bản của Tin Mừng nguyên thuỷ, được đào tạo theo khuôn mẫu Chúa Giêsu Kitô.
Lạy Thánh gia Nazareth, xin dạy gia đình chúng con sống theo gương Ba Đấng. Amen.
Lời Chúa trong đời sống
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
16:27 27/12/2008
Lời Chúa trong đời sống
Trong cuộc sống đa dạng của thế giới ngày hôm nay, càng ngày càng có thêm nhiều truyền thông tràn ngập bằng hình ảnh, âm thanh cũng như các hội nghị diễn thuyết, biểu tình, tạp chí, sách báo đủ mọi thứ loại. Đó là những „thức ăn văn hóa“ cho đời sống, nhưng chúng cũng làm đời sống con người bị ngột ngạt!
Con người cũng nhận ra rằng, công việc trong cuộc sống hằng đã chiếm hết chỗ đủ rồi, hầu như không còn chỗ nào trống cho những thức ăn đó nữa.
Dẫu vậy, con người vẫn khao khát đi tìm kiếm thức ăn cho đời sống tinh thần, cho đời sống tâm linh sâu thẳm hơn nữa.
Họ đi tìm kiếm thức ăn tinh thần gì?
Lời Chúa ngọn đèn chiếu sáng
Trong muôn ngàn hằng hà sa số những thông tin tràn ngập đời sống, không phải thức ăn thông tin nào cũng có thể ăn được, cũng dễ tiêu bổ ích cho tâm hồn.
Một thức ăn cần thiết cho tinh thần có từ ngàn xưa còn ghi chép lại thành sách vở, và luôn khắc ghi trong đời sống: Lời Chúa.
Thánh Ignatio von Loyola đã đưa ra lời khuyên nhắn nhủ, dù qúa bận với công việc đời sống hằng ngày không có thời giờ nghỉ ngơi, con người cần phải dựa vào sự trợ giúp của Lời Chúa cho đời sống. Lời Chúa, dù ngắn gọn, cũng đủ như ngọn đèn pha chiếu sáng giúp cho tâm hồn khám phá ra dấu vết mầu nhiệm bí ẩn của Thiên Chúa trong đời sống. Nhất là cho những thắc mắc về ý nghĩa đời sống làm người.
Lời tường thuật ghi lại trong Kinh Thánh đưa ra những chứng từ rộng rãi khác nhau của con người đi tìm kiếm Thiên Chúa, và hơn thế nữa của Thiên Chúa đi tìm kiếm con người. Những chứng từ đó thể hiện xảy ra ngay trong cuộc sống hằng ngày.
Thiên Chúa ngày hôm nay, luôn mời gọi con người đến gặp gỡ Ngài, không phải chỉ ở nơi thánh thiêng như ở nhà thờ, chốn hành hương, mà ngay trong gia đình, chỗ làm việc sinh sống, nhà ga bến xe, trên đường đi, trong hòan cảnh cuộc sống con người…Những gặp gỡ đó mang lại kinh nghiệm. Phải, nó gợi lên cảm nghiệm đánh động sâu xa tâm hồn đức tin vào Thiên Chúa và cuộc sống tình người với nhau. Có thế đức tin không bị thiếu nước, thiếu thức ăn thành ra khô cứng chai đá.
Lời Chúa khác nào như một nhịp cầu nối liền bờ tâm hồn con người với bờ bên phía Thiên Chúa. Nhịp cầu đó cũng giúp tâm hồn tỉnh thức nhận ra thế nào là bình an, là sự hy sinh, lẽ phải chân thành, là bác ái yêu thương tình người.
Magdeleine Delbrel đã suy tư về cung cách sống thế nào với Lời Chúa trong đời sống: „ Con người mang theo Lời Chúa bên mình không giống như người đeo một cái rương hòm túi xách bên người suốt dọc đời sống cho tới tận cùng địa cầu. Không, con người mang Lời Chúa trong mình trên mọi nẻo đường đời sống cho tới khi Lời đó thấm nhuần trong tận thâm tâm. Con người cần sẵn sàng niềm nở đón nhận Lời đó. Và sau cùng Lời Chúa trở thành nếp, có khi thành một mẫu mực cung cách sống, trong bản thân. Điều đó ta gọi là sống làm nhân chứng.“
Lời đã làm người
Ngay từ thuở ban đầu lúc sáng tạo vũ trụ công trình thiên nhiên, Thiên Chúa đã dùng Lời của Ngài sáng tạo nên: „Hãy có ánh sáng! Hãy có nước, hãy có đất. Hãy làm nên con người…“ ( Sáng Thế 1,1-26).
Lời của Ngài sáng tạo nên mọi sự từ hư không.
Trong bài mở đầu của Phúc âm Thánh Gioan ( Ga 1,1-18) đã nói đến Chúa Giêsu là Lời của Thiên Chúa từ trời cao đã xuống thế làm người giữa trần gian.
„Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.
Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa,và Ngôi Lời là Thiên Chúa.
2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.
3 Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành,và không có Người,thì chẳng có gì được tạo thành.
Điều đã được tạo thành4 ở nơi Người là sự sống,và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.
5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.
6 Có một người được Thiên Chúa sai đến,tên là Gio-an.
7 Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng,để mọi người nhờ ông mà tin.
8 Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.
9 Ngôi Lời là ánh sáng thật,ánh sáng đến thế gianvà chiếu soi mọi người.
10 Người ở giữa thế gian,và thế gian đã nhờ Người mà có,
nhưng lại không nhận biết Người.
11 Người đã đến nhà mình,nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.
12 Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.
13 Họ được sinh ra, không phải do khí huyết,cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa.
14 Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người,là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.
15 Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố:"Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi,nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi."
16 Từ nguồn sung mãn của Người,tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.
17 Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê,còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có.
18 Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả;nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha,chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.“
Lời của Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ sự sống con người cùng mọi loài. Và Lời của Thiên Chúa cũng đi vào trở thành con người sống trong vũ trụ.
Chúa Giêsu, Lời của Thiên Chúa đã làm người sống giữa con người, nhưng lại như thành xa lạ. Vì sao? Đây là tâm sự chứng từ của Lời Thiên Chúa nói với con người trần gian:
„ Vũ trụ, loài thụ tạo cùng con người yêu qúy,
Ta không biết, các Bạn có hiểu những điều Ta, đấng Tạo Hóa, muốn nói với các Bạn không. Thật ra những điều Ta muốn nói, một bên có thể đơn giản thôi, nhưng một phía khác lại là điều khó hiểu, vâng xem ra như một thảm kịch đau đớn. Nó phức tạp và riêng biệt như sự sống, cũng như đời sống con người.
Dù con người các Bạn với khả năng tiến bộ khoa học, cùng tầm nhìn suy tư đã có nhiều khám phá rộng mở, nhưng các Bạn biết đấy vũ trụ trời đất là do Ta, Đấng Tạo Hóa, tạo dựng nuôi dưỡng gìn giữ nên. Và như thế vũ trụ này là ngôi nhà, là quê hương cho sự sống của con người, của mọi loài thụ tạo.
Như trong Kinh Thánh thuật để lại ( Sáng Thế 1, 1-26), Ta đã tạo dựng nên con người giống hình ảnh Ta, và để cho họ sinh sống trong ngôi nhà vũ trụ Ta đã tạo dựng. Ta đã tin tưởng ký thác cho con người quản lý gìn giữ ngôi nhà quê hương đó, sao cho đúng cùng trung thành với ý muốn của Ta trao phó.
Nhưng tiếc thay, con người đã hiểu sai việc Ta ủy thác cho. Bây giờ sinh xuống làm người trong ngôi nhà quê hương vũ trụ sáng tạo của Ta, Ta thấy rõ hơn chiều kích sự tàn phá hủy hoại lan tỏa khắp nơi từ tinh thần thể xác đời sống nơi con người tới thiên nhiên biển hồ, rừng cây, sông núi, thú vật…
Con người sử dụng không đúng thiên nhiên ta đã dựng nên. Họ lạm dụng ngay cả thân xác sự sống của chính mình cho sinh họat nữa. Lòng kiêu ngạo cùng tham lam ích kỷ ngày càng chiếm ưu thế trong đời sống.
Ta nhìn thấy, đời sống tinh thần con người từ khi vướng mắc trong vòng liên lụy tội lỗi của nguyên tổ Adong-Evà là nguyên nhân sâu xa gây ra những hậu qủa tiêu cực đó.
Con người với những khả năng sáng kiến qúa lạc quan nhìn vào mình, mà quên không nghiêm chỉnh tự vấn hỏi lại chính mình, có thật sự được phép làm như thế không, mặc dù kỹ thuật khoa học có thể làm được. Nghiên cứu khoa học là điều cần thiết, nhưng không được không có trách nhiệm với những gía trị căn bản cần thiết của sự sống.
Ta đã dựng nên phú thác nơi mỗi con người thân xác và trí tuệ tinh thần cho đời sống được thăng bằng. Nhưng rất đau đớn thay, nhiều người quên đi mình là tạo vật được dựng nên. Họ không quan tâm giữ mức thăng bằng đó mà xây dựng cuộc sống chung.
Hoặc nghiêng hẳn sang phần thân xác, biến đời sống chỉ còn biết những gì mắt thấy tai nghe, tay sờ mó được mà hưởng thụ cho thỏa mãn, không còn biết đến những gía trị đạo đức tinh thần nữa, nhất là phẩm gía con người.
Hoặc nghiêng hẳn về phía trí tuệ đầu óc suy nghĩ mà quên thực tại đời sống làm người nơi trần thế. Và từ đó nảy sinh thái độ lòng trí kiêu căng coi thường những gì là thánh thiêng, coi thường công trình thiên nhiên, coi thường đời sống tình liên đới giữa con người với nhau.
Hằng năm vào ngày mừng lễ Giáng sinh, các Bạn đem bài tường thuật mở đầu của Phúc âm Thánh Gioan ( 1,1-18) ra đọc suy gẫm. Việc làm này đúng, cùng rất có ý nghĩa cho đời sống đức tin. Bài mở đầu này chứa đựng những lời tràn đầy sinh khí sự sống. Đúng ra, những lời này là lời chào mừng nhắn nhủ con người nhớ về cội nguồn của mình, và đồng thời cũng là lời chân nhận của con người vũ trụ nói với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa của họ.
Trong bài này có câu nói về hoàn cảnh thương tâm đau lòng giữa Ta với vũ trụ: Ta, đấng Tạo Hóa đến trong thế gian nhà Người. Nhưng thế gian nhà Người đã từ chối không tiếp nhận Người! ( Ga 1,11).
Lúc Ta sinh ra làm người khi xưa đã bị chối từ không cho trú ngụ nhờ. Và ngay giữa con người với nhau cùng đồng loại thụ tạo do ta dựng nên, họ cũng chối từ nhau.
Có những người còn tin nhận Ta là Thiên Chúa, nhưng lại thiếu lòng bác ái giữa con người với nhau.
Có những trường hợp không tin nhận Thiên Chúa, chỉ biết cậy vào sức lực giới hạn của mình. Làm như thế dần dà niềm hy vọng tàn lụi dần đến khi chính sức lực của họ không còn nữa, hay lúc lâm vào ngõ bí đường cùng.
Một đời sống mà không có niềm tin khác nào như thuyền tầu không có bánh lái.
Một đời sống mà thiếu vắng bác ái tình người, khác nào cây cầu ngang sông, ngang con suối đã bị gãy đổ không còn lối cho hai bên bờ thông thương đi lại gặp gỡ nhau nữa.
Một đời sống mà niềm hy vọng vụt tắt tàn lụi, khác nào một cánh đồng khô cạn thiếu nước cho cây lúa nẩy nở trổ sinh tươi tốt.
Ta, ĐấngTạo Hóa, đã tạo dựng nên đủ để cho con người cùng mọi loài có cơ hội đồng đều sinh sống tồn tại. Nhiệm vụ của con người là bảo vệ gìn giữ công trình cho chính mình, cho mọi thế hệ loài thụ tạo. Làm như thế là gây giữ tình liên đới cùng kính trọng chấp chính Ta và chấp nhận nhau. „
Lời nói trong tâm hồn
Có những lời phát thành âm thanh tai nghe bắt được. Có những lời hiển thị ra bằng chữ viết, hay bằng hình ảnh. Nhưng có lời chỉ âm thầm nhỏ nhẹ vang lên trong tâm hồn người nghe.
Trong cuộc sống hằng ngày, lời vợ chồng bàn bạc tâm tình nói với nhau, gây tác động hiệu qủa tích cực nhiều cho đời sống gia đình họ.
Lời tâm sự của con cái thỏ thẻ cùng cha mẹ là những lời chan chứa tình yêu thương mang đến không khí tình gia đình nồng ấm.
Lời khuyên răn dạy bảo của cha mẹ với con cái là những lời đôi khi nhỏ nhẹ, đôi khi nghiêm khắc, nhưng rất cần thiết cho đời sống con cái hôm nay và ngày mai.
Những lời này thường thì không to thành tiếng người khác có thể nghe được Nhưng chúng có tác dụng hiệu qủa tích cực rất sâu đậm cho họ.
Lời Chúa nói với con người cũng qua những cách thế đó. Những giáo huấn giảng dạy của Giáo Hội xưa nay hoặc bằng lời, hoặc bằng chữ viết, tất cả đều quy về mục đích loan truyền Lời Chúa cho con người trong đời sống đức tin.
Lần mở Kinh Thánh ta gặp những Lời của Chúa nhắn nhủ gắn liền với thực tại đời sống:
-“Phúc thay ai xây dựng hòa bình” ( Phúc âm Mattheo 5,9)
-“Thiên Chúa nói: Ta gọi con bằng tên” ( Isaja 43,1)
- “ Chính để chúng ta được tự do mà Chúa Kitô đã giải thoát chúng ta.” ( Thư Galata 5,1)
- “ Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ.”Thánh vịnh 35,19)
-“ Tại sao lại phí tiền bạc vào của không nuôi sống.” ( Iaja 55,2)
- “ Người nào không bằng lòng với chính mình, nào có thể sống làm tốt cho ai được?” ( Sir 14,5)
-“ Hãy yêu người đồng loại như chính mình” ( Sách Leviticus 19,18)
- “ Hãy mưu tìm sự thịnh vượng cho thành thị mà Ta đã đưa đến cho anh em” ( Jeremia 29,7)
-“ Xin Thiên Thần Chúa cùng đồng hành với anh em” ( Tobia 5,17)
-“Thân xác anh em là đền thờ Thiên Chúa” ( 1 Corintho 3,16)
-“ Những gì anh em làm cho người bé nhỏ hèn mọn nhất là làm cho chính Thầy” ( Matheo 25,40)
Và Lời Chúa còn truyền nói trong thiên nhiên qua những cảnh vật, qua những biến cố xảy ra trong đời sống chung cũng như riêng tư.
Hilde Domin đã có cảm nghiệm về Lời: “ Người ta theo cách thế sống thực dụng có thể yêu thích một con dao hơn Lời. Con dao có thể bị cùn lụt không còn sắc bén nữa. Con dao là một vật thể không gặp gỡ đến với trái tim được. Nhưng Lời thì không thế. Sau cùng chỉ còn Lời. Lúc nào sau hết cũng vẫn là Lời.”
Lễ Thánh Gioan Tông đồ Thánh sử 27.12. 2008
Noel còn đó nỗi buồn
Tú Nạc
16:50 27/12/2008
Từ phương này ta nghe dấu chân em,
Bước nhẹ êm trong khoảnh khắc êm đềm,
Thướt tha bay tà áo dài quấn quít,
Gió xa đưa từng hơi thở nguỵên xin.
Từ phương xa ta thấy bóng dáng em,
Thánh thiện nhu mì bên hang Bethlehem,
Mắt đăm chiêu như ngàn lời muốn ngỏ,
Hãy nhớ một lời Bình An Noel.
Vì quê mình còn bao điều thổn thức,
Còn bao niềm day dứt triệu con tim.
Ta và em cùng chắp tay khấn nguyện,
Chung lời kinh đêm Trời Đất uy nghiêm.
"Đêm Thánh vô cùng…" cất cao tiếng hát,
Đêm Thánh này thánh hóa mãi về sau.
Còn những cánh rừng chưa nghe chim hát,
Bởi thợ săn còn gieo rắc nỗi đau.
Noel đến chuông ngân vang hoàn vũ,
Riêng quê mình vẫn còn đó nỗi buồn.
Thánh đường kia tháp chuông nằm im ngủ,
Hoa đăng nào thắp sáng giữa trời đêm.
Nhưng em ơi! Dù bên kia cửa khép,
Mái nhà kia tuy leo lét ánh đèn,
Chúa Hài Nhi chẳng bỏ giữa đêm đen,
Dù chỉ một túp lều trong câm nín.
Nhớ Đông xưa Người đến với gian truân,
Cũng hèn mọn âm thầm trong lạnh vắng,
Trong lạnh vắng là Tin Mừng trở giấc,
Rồi, Noel không còn đó nỗi buồn.
(Noel 2008, GHCGVN với những sự kiện đau buồn)
Bước nhẹ êm trong khoảnh khắc êm đềm,
Thướt tha bay tà áo dài quấn quít,
Gió xa đưa từng hơi thở nguỵên xin.
Từ phương xa ta thấy bóng dáng em,
Thánh thiện nhu mì bên hang Bethlehem,
Mắt đăm chiêu như ngàn lời muốn ngỏ,
Hãy nhớ một lời Bình An Noel.
Vì quê mình còn bao điều thổn thức,
Còn bao niềm day dứt triệu con tim.
Ta và em cùng chắp tay khấn nguyện,
Chung lời kinh đêm Trời Đất uy nghiêm.
"Đêm Thánh vô cùng…" cất cao tiếng hát,
Đêm Thánh này thánh hóa mãi về sau.
Còn những cánh rừng chưa nghe chim hát,
Bởi thợ săn còn gieo rắc nỗi đau.
Noel đến chuông ngân vang hoàn vũ,
Riêng quê mình vẫn còn đó nỗi buồn.
Thánh đường kia tháp chuông nằm im ngủ,
Hoa đăng nào thắp sáng giữa trời đêm.
Nhưng em ơi! Dù bên kia cửa khép,
Mái nhà kia tuy leo lét ánh đèn,
Chúa Hài Nhi chẳng bỏ giữa đêm đen,
Dù chỉ một túp lều trong câm nín.
Nhớ Đông xưa Người đến với gian truân,
Cũng hèn mọn âm thầm trong lạnh vắng,
Trong lạnh vắng là Tin Mừng trở giấc,
Rồi, Noel không còn đó nỗi buồn.
(Noel 2008, GHCGVN với những sự kiện đau buồn)
Lễ Thánh Gia Thất: Bấy giờ Ta ở giữa họ
LM Nguyễn Hữu Thy
18:06 27/12/2008
Chúa Nhật II Mùa Giáng Sinh: Lễ Thánh Gia Thất
(Lc 2,22-40)
Hôm nay là Chúa Nhật thứ nhất sau đại lễ Giáng Sinh, Giáo Hội dành kính Thánh Gia Thất Na-da-rét.
Tuy nhiên, hôm nay chúng ta không chỉ chiêm ngưỡng Thánh Gia Thất, nhưng trước hết chúng ta hãy đưa mắt nhìn ngắm các gia đình nhân loại chúng ta, cuộc sống hằng ngày của họ với bao lo âu, bao bức xúc và bao vấn đề khó khăn tồn đọng của họ. Nhưng tất cả mọi suy tư của chúng ta phải dựa trên nền tảng của gia đình, đó là: Hôn nhân! Dĩ nhiên, hôn nhân được đề cập đến ở đây không phải là một định chế pháp lý được thế quyền chấp nhận và bảo vệ, nhưng là hôn nhân Kitô giáo, hôn nhân như một Bí tích thánh.
Chữ «Bí tích» ở đây chúng ta cũng có thể viết cách khác là «dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa». Kiểu nói này có thể dùng cho tất cả bảy Bí tích của Hội Thánh, nhưng rõ ràng một cách đặc biệt nhất là Bí tích Hôn Nhân.
Tình yêu Thiên Chúa trong hôn nhân có một chiều kích lưỡng diện:
1. Trước hết, nó có nghĩa là sự phù trợ cho cuộc sống chúng ta. Những cặp vợ chồng thường biểu lộ điều đó như sau: Ðể sống mãi với nhau, chúng tôi đã nhờ có ơn Chúa. Chúng tôi cũng phải học hỏi sự trung thành của Chúa để chúng tôi cũng có thể trung thành với nhau. Qua đó, chúng tôi nhận thấy tình yêu và ơn Chúa không chỉ là tô thắm Ngày Cưới, nhưng sẽ đồng hành trong suốt cuộc sống hôn nhân của chúng tôi, hằng ngày trong cuộc sống vợ chồng và cuộc sống gia đình. Tình yêu và sự trung thành của Thiên Chúa nói cho chúng ta rằng: Chúng ta không bao giờ bị lẻ loi một mình, cả trong những giờ phút đen tối và đầy thử thách của cuộc sống.
2. Nhờ tình yêu Thiên Chúa, tất cả mọi tình yêu nhân loại có được một chiều kích sâu xa mới: Nó dẫn đưa chúng ta tới cùng Thiên Chúa, Ðấng đã yêu thương chúng ta với một tình yêu bao la khôn ví của Người. Mặc dầu, với giới hạn của nó, tình yêu nhân loại có thể chỉ là một phản ánh thiếu thốn của tình yêu Thiên Chúa, nhưng nếu những người vợ người chồng thương yêu nhau, thì tình yêu Thiên Chúa sẽ được bừng sáng lên. Ðiều đó khẳng định rằng Thiên Chúa không hề là một «đệ tam nhân quấy rối» trong giao ước hôn nhân giữa hai người nam nữ hay cũng không phải người «cảnh sát» luôn để mắt kiểm soát xem những cặp vợ chồng có hành động đúng đắn hay không, như những người sẵn đầu óc châm chọc và phê bình, đã gọi. Trái lại: Thiên Chúa là nền tảng và là điểm nối kết cho tình yêu của hai người nam nữ có thể trở thành tình yêu hôn nhân chân chính, đúng đắn và bền vững.
Theo những hình thức và các điều kiện bên ngoài, hầu như không có sự khác biệt giữa những người sống trong hôn nhân dân sự và trong hôn nhân mang dấu ấn Bí tích thánh. Cả hai đều phải nỗ lực lo tạo cuộc sống đôi lứa của mình được thành công và hạnh phúc. Cả hai đều phải chiến đấu với những khó khăn và thử thách trong cuộc sống hằng ngày và nỗ lực tìm ra được một giải quyết ổn thoả; Và cả hai đều có thể phải đối mặt với những thất bại và những đổ vỡ chua cay như nhau.
Nhưng thực ra, đối với chúng ta là những Kitô hữu, qua các Bí tích một chiều kích mới được mở ra trước mắt. Vâng, khi tôi ý thức được tính chất bí tích của hôn nhân, tôi có thể cảm nghiệm được rằng tình yêu mỏng dòn yếu đuối của tôi được nâng đỡ bởi một tình yêu vô cùng cao cả và mạnh mẽ, và lòng chung thủy dễ lung lay của tôi được củng cố bởi sự trung tín trường tồn của Thiên Chúa, để tôi có thể suốt đời thủy chung với người bạn đời của tôi cũng như với chính tôi nữa! Và đồng thời Bí tích thánh của hôn nhân là động lực then chốt giúp cho những người sống đời lứa đôi đủ bình tĩnh để vượt qua giờ phút sóng gió thử thách của đời sống chung.
Nhiều đôi hôn nhân khi cùng nhau và cùng con cái cháu chắt cử hành lễ Ngân Khánh 25 năm hay lễ Kim Khánh 50 năm đời sống hôn nhân, đã phải chân thành thừa nhận nền tảng và lý do sự chung thủy của họ trong đời sống vợ chồng suốt mấy mươi năm trời là chính Thiên Chúa: «Bởi vì chúng tôi ý thức được cách rõ ràng là Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống chúng tôi!» Có lẽ có người trong quí vị sẽ nghĩ rằng các Linh Mục sống đời độc thân thì nói gì mà chẳng được, nhưng giả thử các ngài biết được rằng trong đời sống hôn nhân còn có biết bao nhiêu ngóc ngách, bao nhiêu thực tại khác nữa. ...!
Chắc chắn rằng với tư cách một Linh Mục, tôi chỉ nhìn sự việc từ phía ngoài vào, với con mắt khách quan, bởi vì tôi không sống đời gia đình riêng. Nhưng hằng ngày tôi cũng cảm nhận được bao khó khăn, vất vả và bao vấn đề trong các gia đình chúng ta. Ðàng khác, tuy là một Linh Mục, nhưng tôi cũng là một con người như bao con người khác, đã sinh ra và lớn lên trong một gia đình.
Dĩ nhiên, sẽ hoàn toàn vô ích, nếu chúng ta chỉ ngồi lý luận với những tư tưởng trừu tượng thế này thế kia về hôn nhân. Ðiều quan trọng ở đây là làm sao để có thể rút tỉa được điều gì đó từ cuộc sống thực tế hằng ngày. Tôi xin được phép tạm đưa ra ba đề nghị có thể giúp cho đời sống hôn nhân Kitô giáo trong cuộc sống hằng ngày:
1. Cầu nguyện chung! Ở đâu các người vợ người chồng cùng với con cái và khách khứa của họ cùng cầu nguyện, thì người ta sẽ cảm nhận được cách rõ ràng sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống gia đình mình. Dĩ nhiên, trong các giờ cầu nguyện chung đó, không chỉ cùng nhau đọc thuộc lòng những kinh nguyện có sẵn đã được sắp xếp theo từng mùa trong năm, nhưng cả những lời nguyện bộc phát, mỗi người tự dâng lên Thiên Chúa tùy theo hoàn cảnh sống cụ thể lúc đó! Phải chăng vào dịp cuối năm cũ và đầu năm mới sắp tới, lại không phải là dịp tốt cho cả gia đình và khách khứa cùng dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ về những hồng ân đã lãnh nhận và những nguyện ước cho tương lai? Tiếp đến trong suốt cả năm còn có biết bao nhiêu dịp để chúng ta cùng nhau cầu nguyện như thế, ví dụ: Ngày sinh nhật hay ngày Thánh Bổn Mạng của mỗi người trong gia đình, ngày thi cử, ngày nghỉ hè, ngày tạm biệt, ngày bắt đầu một công việc mới, v.v…
2. Cùng có trách nhiệm với nhau trước mặt Chúa! Việc xét mình và kiểm điểm lương tâm là công việc riêng tư của từng người. Nhưng tại sao những người vợ người chồng và những thành phần mỗi gia đình lại không thể cùng nhau ngồi lại để cùng suy nghĩ và cùng kiểm điểm lại trước mặt Chúa về cuộc sống trong gia đình của mình? Dĩ nhiên, điều đó không chỉ dừng lại trong câu hỏi: «Chúng ta đã làm những gì sai?» Nhưng người ta còn phải tự hỏi: «Cần phải làm thế nào để chúng ta có thể làm tốt điều này điều nọ?», và: «Làm thế nào để chúng ta có thể sử dụng hết các khả năng và điều kiện sẵn có của mình?» Ngoài ra, những người vợ người chồng còn phải tỏ ra biết ơn về những điều đã đạt được cũng như những điều đã lãnh nhận. Tiếp đến một điều quan trọng khác là họ phải luôn biết động viên và biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
3. Cùng luôn biết thương yêu nhau. Tình yêu luôn biểu lộ ra bên ngoài - bằng lời nói và việc làm cụ thể - và đòi phải được tiếp tục thi thố cho kẻ khác: Trước hết, tình yêu thương vợ chồng trao cho nhau, tiếp đến cho con cái, nhưng cũng san sẻ cho cả bạn bè, bà con lối xóm nữa. Gia đình Kitô giáo phải là nơi mọi người đều cảm thấy được đón nhận, được yêu thương và được hạnh phúc; là nơi, trước hết, chính những người con cái trong gia đình cảm nhận được rằng chúng thực sự được yêu thương bằng một tình yêu vô vị lợi và toàn diện. Vâng, gia đình Kitô giáo phải là nơi mỗi thành phần của gia đình đều có thể và có đủ cơ hội cũng như điều kiện để tự phát huy, và đồng thời cũng học biết tự dấn thân và tự hy sinh cho nhau.
Dĩ nhiên, tất cả những điều đó chỉ có được trong một gia đình biết lấy Thiên Chúa làm cứu cánh cho mình: Nói cách khác, trong một gia đình đạo đức, biết sống gắn bó với đức tin vào Thiên Chúa và đầy lòng thương yêu mọi người đồng loại
Bấy giờ Ta ở giữa họ
(Lc 2,22-40)
Hôm nay là Chúa Nhật thứ nhất sau đại lễ Giáng Sinh, Giáo Hội dành kính Thánh Gia Thất Na-da-rét.
Tuy nhiên, hôm nay chúng ta không chỉ chiêm ngưỡng Thánh Gia Thất, nhưng trước hết chúng ta hãy đưa mắt nhìn ngắm các gia đình nhân loại chúng ta, cuộc sống hằng ngày của họ với bao lo âu, bao bức xúc và bao vấn đề khó khăn tồn đọng của họ. Nhưng tất cả mọi suy tư của chúng ta phải dựa trên nền tảng của gia đình, đó là: Hôn nhân! Dĩ nhiên, hôn nhân được đề cập đến ở đây không phải là một định chế pháp lý được thế quyền chấp nhận và bảo vệ, nhưng là hôn nhân Kitô giáo, hôn nhân như một Bí tích thánh.
Chữ «Bí tích» ở đây chúng ta cũng có thể viết cách khác là «dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa». Kiểu nói này có thể dùng cho tất cả bảy Bí tích của Hội Thánh, nhưng rõ ràng một cách đặc biệt nhất là Bí tích Hôn Nhân.
Tình yêu Thiên Chúa trong hôn nhân có một chiều kích lưỡng diện:
1. Trước hết, nó có nghĩa là sự phù trợ cho cuộc sống chúng ta. Những cặp vợ chồng thường biểu lộ điều đó như sau: Ðể sống mãi với nhau, chúng tôi đã nhờ có ơn Chúa. Chúng tôi cũng phải học hỏi sự trung thành của Chúa để chúng tôi cũng có thể trung thành với nhau. Qua đó, chúng tôi nhận thấy tình yêu và ơn Chúa không chỉ là tô thắm Ngày Cưới, nhưng sẽ đồng hành trong suốt cuộc sống hôn nhân của chúng tôi, hằng ngày trong cuộc sống vợ chồng và cuộc sống gia đình. Tình yêu và sự trung thành của Thiên Chúa nói cho chúng ta rằng: Chúng ta không bao giờ bị lẻ loi một mình, cả trong những giờ phút đen tối và đầy thử thách của cuộc sống.
2. Nhờ tình yêu Thiên Chúa, tất cả mọi tình yêu nhân loại có được một chiều kích sâu xa mới: Nó dẫn đưa chúng ta tới cùng Thiên Chúa, Ðấng đã yêu thương chúng ta với một tình yêu bao la khôn ví của Người. Mặc dầu, với giới hạn của nó, tình yêu nhân loại có thể chỉ là một phản ánh thiếu thốn của tình yêu Thiên Chúa, nhưng nếu những người vợ người chồng thương yêu nhau, thì tình yêu Thiên Chúa sẽ được bừng sáng lên. Ðiều đó khẳng định rằng Thiên Chúa không hề là một «đệ tam nhân quấy rối» trong giao ước hôn nhân giữa hai người nam nữ hay cũng không phải người «cảnh sát» luôn để mắt kiểm soát xem những cặp vợ chồng có hành động đúng đắn hay không, như những người sẵn đầu óc châm chọc và phê bình, đã gọi. Trái lại: Thiên Chúa là nền tảng và là điểm nối kết cho tình yêu của hai người nam nữ có thể trở thành tình yêu hôn nhân chân chính, đúng đắn và bền vững.
Theo những hình thức và các điều kiện bên ngoài, hầu như không có sự khác biệt giữa những người sống trong hôn nhân dân sự và trong hôn nhân mang dấu ấn Bí tích thánh. Cả hai đều phải nỗ lực lo tạo cuộc sống đôi lứa của mình được thành công và hạnh phúc. Cả hai đều phải chiến đấu với những khó khăn và thử thách trong cuộc sống hằng ngày và nỗ lực tìm ra được một giải quyết ổn thoả; Và cả hai đều có thể phải đối mặt với những thất bại và những đổ vỡ chua cay như nhau.
Nhưng thực ra, đối với chúng ta là những Kitô hữu, qua các Bí tích một chiều kích mới được mở ra trước mắt. Vâng, khi tôi ý thức được tính chất bí tích của hôn nhân, tôi có thể cảm nghiệm được rằng tình yêu mỏng dòn yếu đuối của tôi được nâng đỡ bởi một tình yêu vô cùng cao cả và mạnh mẽ, và lòng chung thủy dễ lung lay của tôi được củng cố bởi sự trung tín trường tồn của Thiên Chúa, để tôi có thể suốt đời thủy chung với người bạn đời của tôi cũng như với chính tôi nữa! Và đồng thời Bí tích thánh của hôn nhân là động lực then chốt giúp cho những người sống đời lứa đôi đủ bình tĩnh để vượt qua giờ phút sóng gió thử thách của đời sống chung.
Nhiều đôi hôn nhân khi cùng nhau và cùng con cái cháu chắt cử hành lễ Ngân Khánh 25 năm hay lễ Kim Khánh 50 năm đời sống hôn nhân, đã phải chân thành thừa nhận nền tảng và lý do sự chung thủy của họ trong đời sống vợ chồng suốt mấy mươi năm trời là chính Thiên Chúa: «Bởi vì chúng tôi ý thức được cách rõ ràng là Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống chúng tôi!» Có lẽ có người trong quí vị sẽ nghĩ rằng các Linh Mục sống đời độc thân thì nói gì mà chẳng được, nhưng giả thử các ngài biết được rằng trong đời sống hôn nhân còn có biết bao nhiêu ngóc ngách, bao nhiêu thực tại khác nữa. ...!
Chắc chắn rằng với tư cách một Linh Mục, tôi chỉ nhìn sự việc từ phía ngoài vào, với con mắt khách quan, bởi vì tôi không sống đời gia đình riêng. Nhưng hằng ngày tôi cũng cảm nhận được bao khó khăn, vất vả và bao vấn đề trong các gia đình chúng ta. Ðàng khác, tuy là một Linh Mục, nhưng tôi cũng là một con người như bao con người khác, đã sinh ra và lớn lên trong một gia đình.
Dĩ nhiên, sẽ hoàn toàn vô ích, nếu chúng ta chỉ ngồi lý luận với những tư tưởng trừu tượng thế này thế kia về hôn nhân. Ðiều quan trọng ở đây là làm sao để có thể rút tỉa được điều gì đó từ cuộc sống thực tế hằng ngày. Tôi xin được phép tạm đưa ra ba đề nghị có thể giúp cho đời sống hôn nhân Kitô giáo trong cuộc sống hằng ngày:
1. Cầu nguyện chung! Ở đâu các người vợ người chồng cùng với con cái và khách khứa của họ cùng cầu nguyện, thì người ta sẽ cảm nhận được cách rõ ràng sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống gia đình mình. Dĩ nhiên, trong các giờ cầu nguyện chung đó, không chỉ cùng nhau đọc thuộc lòng những kinh nguyện có sẵn đã được sắp xếp theo từng mùa trong năm, nhưng cả những lời nguyện bộc phát, mỗi người tự dâng lên Thiên Chúa tùy theo hoàn cảnh sống cụ thể lúc đó! Phải chăng vào dịp cuối năm cũ và đầu năm mới sắp tới, lại không phải là dịp tốt cho cả gia đình và khách khứa cùng dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ về những hồng ân đã lãnh nhận và những nguyện ước cho tương lai? Tiếp đến trong suốt cả năm còn có biết bao nhiêu dịp để chúng ta cùng nhau cầu nguyện như thế, ví dụ: Ngày sinh nhật hay ngày Thánh Bổn Mạng của mỗi người trong gia đình, ngày thi cử, ngày nghỉ hè, ngày tạm biệt, ngày bắt đầu một công việc mới, v.v…
2. Cùng có trách nhiệm với nhau trước mặt Chúa! Việc xét mình và kiểm điểm lương tâm là công việc riêng tư của từng người. Nhưng tại sao những người vợ người chồng và những thành phần mỗi gia đình lại không thể cùng nhau ngồi lại để cùng suy nghĩ và cùng kiểm điểm lại trước mặt Chúa về cuộc sống trong gia đình của mình? Dĩ nhiên, điều đó không chỉ dừng lại trong câu hỏi: «Chúng ta đã làm những gì sai?» Nhưng người ta còn phải tự hỏi: «Cần phải làm thế nào để chúng ta có thể làm tốt điều này điều nọ?», và: «Làm thế nào để chúng ta có thể sử dụng hết các khả năng và điều kiện sẵn có của mình?» Ngoài ra, những người vợ người chồng còn phải tỏ ra biết ơn về những điều đã đạt được cũng như những điều đã lãnh nhận. Tiếp đến một điều quan trọng khác là họ phải luôn biết động viên và biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
3. Cùng luôn biết thương yêu nhau. Tình yêu luôn biểu lộ ra bên ngoài - bằng lời nói và việc làm cụ thể - và đòi phải được tiếp tục thi thố cho kẻ khác: Trước hết, tình yêu thương vợ chồng trao cho nhau, tiếp đến cho con cái, nhưng cũng san sẻ cho cả bạn bè, bà con lối xóm nữa. Gia đình Kitô giáo phải là nơi mọi người đều cảm thấy được đón nhận, được yêu thương và được hạnh phúc; là nơi, trước hết, chính những người con cái trong gia đình cảm nhận được rằng chúng thực sự được yêu thương bằng một tình yêu vô vị lợi và toàn diện. Vâng, gia đình Kitô giáo phải là nơi mỗi thành phần của gia đình đều có thể và có đủ cơ hội cũng như điều kiện để tự phát huy, và đồng thời cũng học biết tự dấn thân và tự hy sinh cho nhau.
Dĩ nhiên, tất cả những điều đó chỉ có được trong một gia đình biết lấy Thiên Chúa làm cứu cánh cho mình: Nói cách khác, trong một gia đình đạo đức, biết sống gắn bó với đức tin vào Thiên Chúa và đầy lòng thương yêu mọi người đồng loại
Mùa lửa trời
Nguyễn Trung Tây, SVD
18:20 27/12/2008
Mùa lửa trời
Khi Đức Giêsu sinh ra tại Bethlehem, theo như thánh sử Mátthêu, những nhà Tu Sĩ Trung Đông ghé vào thành phố Giêrusalem hỏi thăm dân chúng trong kinh thành về tông tích của Đông Cung Thái Tử Giêsu. Theo như những nhà Tu Sĩ Trung Đông, từ phương Đông, họ đã nhìn thấy ánh sao sáng của Hài Nhi mới sinh ra. Và họ tìm đến thủ đô chính trị của Palestine để triều bái Ngài. Nhưng rất tiếc, Đông Cung Thái Tử không sinh ra tại thủ đô Giêrusalem, mà tại thôn làng Bethlehem (Matt 2:1-12). Dựa theo bài Tin Mừng của ngày Lễ Hiển Linh, chúng ta mới biết khi Ngôi Lời nhập thể, đã xuất hiện trên bầu trời một ngôi sao lạ. Ánh sáng ngôi sao lạ chiếu sáng rực rỡ trên bầu trời mời gọi những nhà Tu Sĩ Trung Đông từ phương Đông lên đường hành hương tìm kiếm tông tích của Hài Nhi Thánh. Khi Ngôi Lời nhập thể, Thiên Đàng rọi sáng ngọn lửa mới chiếu rọi nhân gian đang ngồi trong bóng tối. Mùa Giáng Sinh do đó trở thành Mùa Lửa Trời.Hồi xưa, khi thế gian chưa có lửa, người ta sống trong đêm đen bóng tối. Nhưng có lẽ vào một giây phút bất ngờ, nhân loại nhìn thấy sấm sét từ trời cao đánh thẳng vào cây khô. Cây khô bừng cháy phát ra những tia lửa bập bùng soi sáng một khoảng thời gian dài sống trong đêm đen của nhân loại. Gió trời nổi lên đốt thêm sáng ngọn lửa của trời. Lửa sắc lem lẻm lần tìm kiếm đường, bừng bừng đốt sáng rơm khô. Và thế là bắt đầu từ đó người ta học cách phùng mang trợn má thổi rơm đốt lửa. Lửa của sấm sét của trời cao thôi không còn lơ lửng cháy trên không trung, nhưng cháy bập bùng trên mặt đất, soi sáng những khuôn mặt tiền sử bán khai. Đêm đêm buông mình ru ngủ nhân loại, cả bộ tộc ngồi quanh đám lửa cháy. Lửa cháy tí tách ấm áp xua tan băng giá của trời mùa thu và mùa đông. Lửa xua tan hoang dại, chặn bước dã thú hùm beo. Bởi lửa, rắn bò xa, hổ chờn vờn không dám nhảy tới. Bởi lửa, sói hoang lìa bầy nằm ngủ ngoan hiền với con người, biến thành chó con vẫy đuôi mừng gọi. Bởi lửa, gấu không còn đe dọa nhân gian khi màn đêm buông phủ kéo màn. Bởi lửa, thịt tươi không còn đỏ máu, nhưng cháy vàng thơm ngon dưỡng nuôi, khiến bộ óc của con người ngày càng tăng trưởng và phát triển. Óc tăng, chất xám phát triển, nét hoang sơ biến mất, hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người hiện rõ, đậm nét. Lửa tách biệt con người và thú vật. Bởi có lửa, bởi biết giữ lửa cháy âm ỉ tro than, con người thôi không ăn lông ở lỗ. Họ bắt đầu biết chế tạo vũ khí cung tên lẫy nỏ. Thời kỳ đồ đá trôi vào quá khứ nhường ngôi lại cho thời kỳ đồ sắt đồ đồng.
Hồi xưa, có anh chàng thư sinh nhà nghèo, nghèo đến nỗi trong nhà không có một ngọn đèn dầu. Thế là anh chàng bắt đom đóm gom lại làm đèn trời soi sáng những trang sách thánh hiền. Nhờ những ngọn đèn của trời, nhờ những tia lửa đom đóm sáng soi một khoảng không gian của những trang giấy, chàng thanh niên đi thi, đậu Trạng Nguyên, trở về làng vinh quy bái tổ, võng anh đi trước, võng nàng theo sau.
Hồi xưa, Ngôi Trời nhập thể vào trong cung lòng cô thiếu nữ Maria. 9 tháng 10 ngày trôi qua, Ngôi Lời sinh ra biến thành Lửa Trời chiếu sáng rực rỡ trên bầu trời tối đen. Và bắt đầu từ khi Lửa Trời he hé cặp mắt nhìn ra, đêm đen không còn tăm tối nữa. Hào quang Lửa Trời chiếu sáng rực rỡ nơi nơi. Lửa Trời xua tan băng giá đêm đông của những tâm hồn nát tan và vỡ vụn vì nghi ngờ và thù hận. Lửa Trời xua tan hoang dại của tội lỗi. Lửa Trời chặn đứng bước chân của hoang thú trong tâm hồn nhân loại. Lửa Trời dẫn dắt chó sói hoang dại biến thành chiên cừu hiền lành. Lửa Trời nướng thơm nồng năm ổ bánh mì, chiên cháy vàng hai con cá cho nhân gian. Có lương thực thiên đàng no lòng, chất xám tâm hồn phát triển. Con cháu Adam dần dần lột bỏ làn da Evà, biến thành những con người mới trong Đức Kitô. Bởi có Lửa Trời, thời kỳ đồ đá tội lỗi trôi vào quá khứ, nhường lại ngai vàng cho thời kỳ mùa xuân thiên đàng.
Bởi có Lửa Trời Đom Đóm đốt đèn soi sáng những trang sách của Ngôi Lời, người Kitô hữu miệt mài kinh sách hăm hở lên đường, cố tranh giải Trạng Nguyên trên kinh đô Nước Trời.
Suy Niệm Hài Nhi sinh ra trong Đêm Cực Thánh chính là Ánh Sáng, là Lửa Trời mà các ngôn sứ đã tiên đoán trong Isa 60:1, “Giêrusalem! Hãy đứng lên! Hãy bừng sáng, bởi ánh sáng của ngươi đã xuất hiện. Vinh quang của Thiên Chúa [giờ đây] như bình minh chiếu tỏa rạng ngời trên ngươi”.
Khi Hài Nhi thánh hạ sinh, Lửa Trời đốt sáng cả một cõi trần gian và cả một cõi vũ trụ bao la. Khi Lửa Trời Giêsu nhập thể, tâm hồn của bạn và tôi không còn dầy đặc đêm đen bóng tối nữa.
Lời NguyệnLạy Chúa, trong Mùa Giáng Sinh, xin hãy tiếp tục làm Lửa Trời soi đường dẫn lối con đi trên con đường hành hương về lại với chính mình, với tha nhân, và với Chúa.
www.nguyentrungtay.com
Nụ cười và tiếng khóc trẻ thơ
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
18:33 27/12/2008
Nụ cười và tiếng khóc trẻ thơ
Một gia đình nào cũng đều có cha, có mẹ và có một hay nhiều người con. Thiếu vắng những yếu tố trên hoặc không có đầy đủ ý nghĩa, hoặc gia đình trở nên buồn tẻ nhạt.
Hai cha mẹ tạo lập mái ấm gia đình với nhau. Nhưng không chỉ như thế là đủ ý nghĩa cho đời sống của họ. Họ hằng mong muốn và cần có con. Con cái tuy là bận rộn, có khi là tốn kém về của cải vật chất tiền bạc, nhất là về sắc đẹp thân xác, cùng hạn chế nhiều cho cha mẹ trong đời sống. Nhưng con cái lại là hạnh phúc của đời cha mẹ.
Nhiều vợ chồng từ ngày thành lập gia đình với nhau, họ đạt tới có đầy đủ trong đời sống. Họ chỉ trông mong cầu xin khấn khứa sao mau có nụ cười, tiếng khóc của trẻ thơ trong gia đình mình.
Nhiều cha mẹ tuy than vãn, con cái là gánh nặng làm căng thẳng thần kinh. Nhưng họ lại thầm cám ơn Trời cao đã ban cho họ con cái. Vì nụ cười tiếng khóc của trẻ thơ tựa như bông hoa tươi cho không khí đời sống gia đình trở nên nhộn nhịp sống động.
Cũng có nhiều cha mẹ tâm sự mất ăn, mất ngủ vì con. Họ tìm đến nhà cha mẹ mình hay người thân quen để được có yên tĩnh. Nhưng họ nhận ra rằng, đến đó cũng không ngủ nghỉ yên được, vì nhớ nhung nụ cười tiếng khóc của trẻ thơ con mình ở nhà. Con cái cần cha mẹ và cha mẹ cũng cần con cái. Có thế đời sống mới lành mạnh và có hạnh phúc được. Vì hạnh phúc đời sống không chỉ toàn nụ cười, nhưng còn có cả tiếng khóc nữa.
Nhiều cha mẹ sau những năm tháng dài nuôi dậy đào tạo con cái nên người khôn lớn, chỉ mong sao có cháu bồng bế, được nhìn nghe nụ cười tiếng khóc của cháu bé trẻ thơ. Càng lớn tuổi họ càng cảm thấy nụ cười tiếng khóc của trẻ thơ là niềm vui thiên đàng Trời cao ban cho con người.
Con cái là hoa qủa phúc lộc Trời cao ban tặng cho gia đình. Chúng là người, theo cung cách tin tưởng suy nghĩ của con người chúng ta, là người thừa kế nối dõi tông đường. Suy nghĩ này tuy xem ra có vẻ như xa xưa không còn hợp thời. Nhưng suy xét kỹ cho cùng nó vẫn còn gía trị tích cực nhiều lắm cho đời sống xã hội, Giáo Hội, cho cộng đồng đoàn thể khắp mọi nơi vào mọi thời đại.
Ngày nay ở nhiều quốc gia đất nước, nhất làm bên xã hội Tây phương, đang bận tâm lo lắng về sự mất cân bằng trong đời sống xã hội. Vì ngày càng nhiều người lớn tuổi cao niên hơn trẻ con người trẻ. Họ suy nghĩ bàn tính đến trong thời gian tương lai sắp tới thiếu tay nghề chuyên môn, thiếu người làm việc. Vì xã hội càng ngày càng ít trẻ con, thiếu ít nụ cười tiếng khóc của trẻ thơ. Và họ đang đưa ra chương trình nhằm khuyến khích nâng đỡ sao cho có thêm trẻ con. Có thế tương lai đời sống gia đình xã hội mới được bảo đảm quân bình, mới có niềm vui an bình nhờ nụ cười tiếng khóc của trẻ thơ.
Đời sống trong Giáo Hội cũng chẳng khác hơn gì. Từ hàng chục năm nay, Giáo hội Công giáo bên Âu châu đang phải đối diện đến mức khẩn cấp lúng túng với tình trạng thiếu linh mục tu sĩ nam nữ. Vì trẻ con ngày càng ít, nên ít người trẻ đi tu, cùng ít người trẻ kế tục lớp người cao niên sống giữ đạo.
Lời Thiên Chúa hứa ban cho Abraham và vợ ông là Sara có nụ cười tiếng khóc của trẻ thơ trong gia đình đã biến đổi đời sống gia đình vợ chồng ông có hạnh phúc, giầu có sung túc thêm. ( St 15,1-6 – 21,1-3)
Và Thiên Chúa, hiện thân qua Chúa Giêsu, đã làm người mang nụ cười tiếng khóc không chỉ cho cha mẹ là Thánh Giuse và Đức mẹ Maria, mà còn cho cả loài người: Thiên Chúa hằng yêu mến trần gian!
„ Trẻ thơ chiếu tỏa niềm vui đời sống cách thế riêng của chúng. Thế giới đời sống không chỉ đơn thuần là một con đường, nhưng là một mái nhà, mà con người càng trải qua nhiều chặng thời gian năm tháng sống trưởng thành, họ càng cảm nhận ra mái nhà đó là của riêng mình xây dựng nên. Một con đường trải dài có đích điểm tới cùng tận. Nhưng trong đời sống giữa lòng thế giới con người từng bước xây dựng mái nhà của mình. Con đường dẫn ta đi tìm đến mái nhà đời sống.“ Rabindranath Tagore
Lễ Thánh gia thất 2008
Một gia đình nào cũng đều có cha, có mẹ và có một hay nhiều người con. Thiếu vắng những yếu tố trên hoặc không có đầy đủ ý nghĩa, hoặc gia đình trở nên buồn tẻ nhạt.
Hai cha mẹ tạo lập mái ấm gia đình với nhau. Nhưng không chỉ như thế là đủ ý nghĩa cho đời sống của họ. Họ hằng mong muốn và cần có con. Con cái tuy là bận rộn, có khi là tốn kém về của cải vật chất tiền bạc, nhất là về sắc đẹp thân xác, cùng hạn chế nhiều cho cha mẹ trong đời sống. Nhưng con cái lại là hạnh phúc của đời cha mẹ.
Nhiều vợ chồng từ ngày thành lập gia đình với nhau, họ đạt tới có đầy đủ trong đời sống. Họ chỉ trông mong cầu xin khấn khứa sao mau có nụ cười, tiếng khóc của trẻ thơ trong gia đình mình.
Nhiều cha mẹ tuy than vãn, con cái là gánh nặng làm căng thẳng thần kinh. Nhưng họ lại thầm cám ơn Trời cao đã ban cho họ con cái. Vì nụ cười tiếng khóc của trẻ thơ tựa như bông hoa tươi cho không khí đời sống gia đình trở nên nhộn nhịp sống động.
Cũng có nhiều cha mẹ tâm sự mất ăn, mất ngủ vì con. Họ tìm đến nhà cha mẹ mình hay người thân quen để được có yên tĩnh. Nhưng họ nhận ra rằng, đến đó cũng không ngủ nghỉ yên được, vì nhớ nhung nụ cười tiếng khóc của trẻ thơ con mình ở nhà. Con cái cần cha mẹ và cha mẹ cũng cần con cái. Có thế đời sống mới lành mạnh và có hạnh phúc được. Vì hạnh phúc đời sống không chỉ toàn nụ cười, nhưng còn có cả tiếng khóc nữa.
Nhiều cha mẹ sau những năm tháng dài nuôi dậy đào tạo con cái nên người khôn lớn, chỉ mong sao có cháu bồng bế, được nhìn nghe nụ cười tiếng khóc của cháu bé trẻ thơ. Càng lớn tuổi họ càng cảm thấy nụ cười tiếng khóc của trẻ thơ là niềm vui thiên đàng Trời cao ban cho con người.
Con cái là hoa qủa phúc lộc Trời cao ban tặng cho gia đình. Chúng là người, theo cung cách tin tưởng suy nghĩ của con người chúng ta, là người thừa kế nối dõi tông đường. Suy nghĩ này tuy xem ra có vẻ như xa xưa không còn hợp thời. Nhưng suy xét kỹ cho cùng nó vẫn còn gía trị tích cực nhiều lắm cho đời sống xã hội, Giáo Hội, cho cộng đồng đoàn thể khắp mọi nơi vào mọi thời đại.
Ngày nay ở nhiều quốc gia đất nước, nhất làm bên xã hội Tây phương, đang bận tâm lo lắng về sự mất cân bằng trong đời sống xã hội. Vì ngày càng nhiều người lớn tuổi cao niên hơn trẻ con người trẻ. Họ suy nghĩ bàn tính đến trong thời gian tương lai sắp tới thiếu tay nghề chuyên môn, thiếu người làm việc. Vì xã hội càng ngày càng ít trẻ con, thiếu ít nụ cười tiếng khóc của trẻ thơ. Và họ đang đưa ra chương trình nhằm khuyến khích nâng đỡ sao cho có thêm trẻ con. Có thế tương lai đời sống gia đình xã hội mới được bảo đảm quân bình, mới có niềm vui an bình nhờ nụ cười tiếng khóc của trẻ thơ.
Đời sống trong Giáo Hội cũng chẳng khác hơn gì. Từ hàng chục năm nay, Giáo hội Công giáo bên Âu châu đang phải đối diện đến mức khẩn cấp lúng túng với tình trạng thiếu linh mục tu sĩ nam nữ. Vì trẻ con ngày càng ít, nên ít người trẻ đi tu, cùng ít người trẻ kế tục lớp người cao niên sống giữ đạo.
Lời Thiên Chúa hứa ban cho Abraham và vợ ông là Sara có nụ cười tiếng khóc của trẻ thơ trong gia đình đã biến đổi đời sống gia đình vợ chồng ông có hạnh phúc, giầu có sung túc thêm. ( St 15,1-6 – 21,1-3)
Và Thiên Chúa, hiện thân qua Chúa Giêsu, đã làm người mang nụ cười tiếng khóc không chỉ cho cha mẹ là Thánh Giuse và Đức mẹ Maria, mà còn cho cả loài người: Thiên Chúa hằng yêu mến trần gian!
„ Trẻ thơ chiếu tỏa niềm vui đời sống cách thế riêng của chúng. Thế giới đời sống không chỉ đơn thuần là một con đường, nhưng là một mái nhà, mà con người càng trải qua nhiều chặng thời gian năm tháng sống trưởng thành, họ càng cảm nhận ra mái nhà đó là của riêng mình xây dựng nên. Một con đường trải dài có đích điểm tới cùng tận. Nhưng trong đời sống giữa lòng thế giới con người từng bước xây dựng mái nhà của mình. Con đường dẫn ta đi tìm đến mái nhà đời sống.“ Rabindranath Tagore
Lễ Thánh gia thất 2008
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:28 27/12/2008
TIÊU TAN
Có một đệ tử khẩn cầu sư phụ chỉ giáo cho con đường khôn ngoan, sư phụ nói: “Có thể thử phương pháp này xem sao: Nhắm mắt con lại, tưởng tượng mình và tất cả các sinh vật giáp ranh bên vách đá đều bị vứt ra ngoài, mỗi khi con muốn làm một vật bám trụ như thế để mình khỏi bị rơi xuống, thì trong lòng hiểu rõ bản thân vật ấy cũng đang rơi xuống.”
Đệ tử ấy thử phương pháp ấy thì lập tức thân thể và tinh thần không còn gì nữa, làm người khác hẳn.
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Một khi con người muốn bám víu vào bản thân thì đã rơi tuột xuống dưới đất, có nghĩa là khi con người tự cao tự đại, kiêu ngạo coi mình là cái cột trụ của mọi người, thì chính lúc ấy họ đã đánh mất chính mình.
Có một vài người Ki-tô hữu chưa hiểu hoặc không muốn hiểu “chân lý” ấy, nên sau khi được mọi người ca tụng vì những việc mình làm, thì trở thành kẻ coi anh em chỉ là những con người “phổ thông” bình thường mà thôi, không có gì xuất sắc như mình...
Mắt nhắm lại, lòng mở ra với một không gian yên tĩnh, thì sẽ thấy ngay con người yếu đuối của mình, con người mà Thiên Chúa tạo dựng bởi bùn đất chứ không phải bằng bạc vàng châu báu.
Mắt nhắm lại, lòng mở ra với một tâm hồn khiêm tốn, thì sẽ thấy mình chỉ là một hạt bụi giữa bãi cát mênh mông trong sa mạc.
Bám víu vào mình thì không có gì để níu kéo khi rơi xuống, nhưng phó thác cho Thiên Chúa thì không còn phải lo sợ rơi xuống...âm phủ, vì có chỗ dựa vững chắc hơn núi Thái Sơn, vì lòng kiêu ngạo đã tiêu tan...
Ha ha ha...
N2T |
Có một đệ tử khẩn cầu sư phụ chỉ giáo cho con đường khôn ngoan, sư phụ nói: “Có thể thử phương pháp này xem sao: Nhắm mắt con lại, tưởng tượng mình và tất cả các sinh vật giáp ranh bên vách đá đều bị vứt ra ngoài, mỗi khi con muốn làm một vật bám trụ như thế để mình khỏi bị rơi xuống, thì trong lòng hiểu rõ bản thân vật ấy cũng đang rơi xuống.”
Đệ tử ấy thử phương pháp ấy thì lập tức thân thể và tinh thần không còn gì nữa, làm người khác hẳn.
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Một khi con người muốn bám víu vào bản thân thì đã rơi tuột xuống dưới đất, có nghĩa là khi con người tự cao tự đại, kiêu ngạo coi mình là cái cột trụ của mọi người, thì chính lúc ấy họ đã đánh mất chính mình.
Có một vài người Ki-tô hữu chưa hiểu hoặc không muốn hiểu “chân lý” ấy, nên sau khi được mọi người ca tụng vì những việc mình làm, thì trở thành kẻ coi anh em chỉ là những con người “phổ thông” bình thường mà thôi, không có gì xuất sắc như mình...
Mắt nhắm lại, lòng mở ra với một không gian yên tĩnh, thì sẽ thấy ngay con người yếu đuối của mình, con người mà Thiên Chúa tạo dựng bởi bùn đất chứ không phải bằng bạc vàng châu báu.
Mắt nhắm lại, lòng mở ra với một tâm hồn khiêm tốn, thì sẽ thấy mình chỉ là một hạt bụi giữa bãi cát mênh mông trong sa mạc.
Bám víu vào mình thì không có gì để níu kéo khi rơi xuống, nhưng phó thác cho Thiên Chúa thì không còn phải lo sợ rơi xuống...âm phủ, vì có chỗ dựa vững chắc hơn núi Thái Sơn, vì lòng kiêu ngạo đã tiêu tan...
Ha ha ha...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:32 27/12/2008
N2T |
50. Toàn Hy Sinh là để bồi dưỡng nhân cách cao thượng của tôi, để thánh sủng đề bạt tôi, để tôi hợp với giáo huấn của Phúc Âm, đó chính là đời sống tu đức.
(Cha Vincent Lebbe)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha lên tiếng bảo vệ các trẻ em bị bạo hành
Bùi Hữu Thư
00:56 27/12/2008
Đức Thánh Cha lên tiếng bảo vệ các trẻ em bị bạo hành
VATICAN ngày 25 tháng 12, 2008 (Zenit.org).- Suy niệm về mầu nhiệm Hài Nhi Kitô giáng sinh, ĐTC Benedict XVI kêu gọi phải săn sóc mọi trẻ em nhiều hơn, nhất là những em đã chịu đau khổ và cần được giúp đỡ nhiều nhất.
ĐTC nói như vậy trong bài giảng trong Thánh Lễ vọng Giáng Sinh tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô khi ngài suy niệm về mầu nhiệm nhập thể.
Ngài bắt đầu, "Thiên Chúa ở trên cao, nhưng lại cúi xuống với chúng ta! Thiên Chúa cao cả vô biên, và ở xa chúng ta vô cùng. Đấng không ai sánh bằng, ‘ngồi trên cao’, nhìn xuống chúng ta. Ngài cúi xuống. Ngài thấy chúng ta, và ngài thấy tôi."
ĐTC giải thích, "Thiên Chúa đang nhìn xuống, điều này giản dị rất nhiều hơn là nhìn từ trên cao. Cái nhìn của Chúa năng động. Sự kiện Người nhìn thấy tôi – nhìn tôi – biến đổi tôi và cả thế giới quanh tôi.
"Khi Người nhìn xuống, Người nâng tôi lên, Người nhẹ nhàng nắm tay tôi và giúp tôi leo lên từ đáy vực sâu tới đỉnh cao."
ĐTC tiếp, “Việc Thiên Chúa cúi xuống trở thành hiện thực một cách không thể hình dung được” khi Đức Kitô ra đời.
ĐTC giải thích, "Người cúi xuống. Chính Người xuống như một trẻ thơ trong một hang lừa nghèo hèn, như một biểu tượng của tất cả nhu cầu và sự bỏ quên của nhân loại.
"Thiên Chúa thực sự xuống thế. Người trở nên một trẻ em và tự đặt mình vào tình trạng hoàn toàn tùy thuộc vào người khác, một đặc điểm của một trẻ sơ sanh."
Ngèo và bất lực
Ngài tiếp, "Đấng Sáng Tạo nắm giữ mọi sự trong tay, nơi người tất cả chúng ta đều trông cậy, lại tự hạ mình nhỏ bé và cần đến tình yêu của con người."
ĐTC Benedict XVI nói, “không những Thiên Chúa chỉ trở nên một hài nhi, mà còn đến như một đứa trẻ nghèo hèn – một “đứa bé vô gia cư.”
Ngài tiếp, “Vói các tư tưởng này, chúng ta đêm nay đên gần hài nhi Bê Lem – đến gần Thiên Chúa đã vì chúng ta mà trở nên một đứa trẻ. Trong tất cả mọi trẻ em chúng ta thấy có một chút gì của hài nhi Bê Lem. Tất cả mọi đứa bé đều đòi hỏi nơi chúng ta tình yêu.
"Vậy thì đêm nay, chúng ta hãy đặc biệt nghĩ đến những đứa trẻ bị cha mẹ chối bỏ tình yêu. Hãy nghĩ đến những đứa trẻ trên đường phố không có phúc lành của một mái ấm gia đình, đến những đứa trẻ bị khai thác một cách tàn bạo và bị sử dụng như những người lính và trở thành công cụ của bạo tàn, thay vì làm sứ giả hòa giải và hòa bình.
"Chúng ta hãy nghĩ đến những trẻ em đang là nạn nhân của kỹ nghệ hình ảnh khiêu dâm và nạn nhân của tất cả mọi hình thức bạo hành khủng khiếp, và vì thế bị khủng hoảng tận đáy sâu của tâm hồn."
ĐTC nói, "Hài Nhi Bê Lem một lần nữa mời gọi chúng ta phải làm tất cả những gì trong khả năng và quyền hạn để chấm dứt những đau khổ của các trẻ em này, phải làm tất cả những gì có thể để làm cho ánh sáng Bê Lem đánh động tâm hồn tất mọi người. Chỉ qua việc biển đổi nội tâm, chỉ qua một sự cải biến tận đáy sâu con tim, thì nguyên nhân của tất cả những sự dữ này mới có thể được vượt thắng, và chỉ như thế quyền lực tối tăm mới bị khuất phục.
"Chỉ khi con người thay đổi thì thế giới mới thay đổi; và để có thể thay đổi, con người cần có ánh sáng đến từ Thiên Chúa, ánh sáng bất ngờ xuất hiện trong đêm tối của chúng ta."
Đức Giáo Hoàng khẳng định Lễ Giáng Sinh mặc khải sự sống
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
09:06 27/12/2008
VATICAN (Zenit.org ).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói mặc dầu mầu nhiệm Giáng Sinh có thể xem ra “quá tốt để nên thật,” sự sinh ra của Chúa Kitô chứng tỏ rằng có một ý nghĩa trong sự sống, và ý nghĩa này là Thiên Chúa,.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Thứ Tư 17/12 khi ngài suy niệm về mầu nhiệm Giáng Sinh trong buổi tiếp kiến chung tại Sảnh Đường Phaolô VI. Ngài đã ghi nhận rằng hôm nay bắt đầu tuần cửu nhật Giáng Sinh.
“Toàn thể Giáo Hội, trên thực tế, quay cái nhìn đức tin mình về ngày lễ gần kề, chuẩn bị, như mọi năm, kết hợp với tiếng hát vui mừng của các thiên thần, những đấng trong trung tâm đêm tối sẽ loan báo cho các mục tử biến cố lạ thường là sự sinh của Đấng Cứu Thế, mời họ tới hang Belem,” Đức Thánh Cha nói. ”Nằm tại đó là Đấng Emmanuel, Đấng Sáng Tạo trở nên tạo vật, bọc trong những bức khăn và nằm trong máng cỏ nghèo nàn.”
Đức Thánh Cha ghi nhận rằng lễ giáng Sinh – như là “sự gặp gỡ với một em bé mới sinh khóc trong một hang hèn hạ”—có thể dẫn chúng ta nghĩ tới rất nhiều em bé sống trong cảnh nghèo, tới những em bé bị bỏ rơi, và tới những gia đình “ao ước sự vui mừng có một em bé và không thấy hy vọng này được thực hiện.”
Và lễ Giáng Sinh, ngài nói, “có nguy cơ mất ý nghĩa thiêng liêng của nó để biến thành một cơ hội buôn bán và trao đổi nhũng món quà.”
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng khẳng định, những khó khăn như nạn khủng hoảng kinh tế thế giới “có thể nên một thúc đẩy khám phá sự nồng ấm của tính đơn sơ, tình bạn và tình liên đơi-- những giá trị đặc điểm của lễ Giáng Sinh. Tước khỏi những vỏ cứng hưởng thụ và vật chất, lễ Giáng Sinh như vậy có thể trở thành một cơ hội đón rước, như là một món quà cá nhân, sứ điệp hy vọng phát xuất từ mầu nhiệm sinh ra của Chúa Kitô.”
Một cái gì hơn nữa
Mặc dù vậy, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định, tất cả sự này không đủ để hiểu được giá trị ngày lễ Giáng Sinh, thật sự là một cử hành về “biến cố trung tâm của lịch sử.”
“Trong sự tối tăm của đêm Bêlem,” ngài nói, “một sự sáng lớn thật sự được thắp sáng: Đấng Sáng tạo vũ trụ đã nhập thể, kết nối mình không thể chia lìa với nhân tính, đến nổi thật sự trở thành ‘Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng’ và đồng thời, nên người, người thật.”
Mầu nhiệm này được Thánh Gioan diển tả như “Ngôi Lời biến thành nhục thể,” Đức Giáo Hoàng đã nhắc lại. Nhưng, ngài nói, sự diển tả của Gioan có thể được hiểu cách khác: kiểu nói Hy lạp được chuyển dịch như “Ngôi Lời” cũng có nghĩa là “Ý Nghĩa (the Meaning).
Đức Thánh Cha tiếp tục giải thích: “ ‘Ý Nghĩa đời đời’ của thế giới đã cho các giác quan và trí khôn của chúng ta tiếp xúc được với Người. Bây giờ chúng ta có thể sờ mó Người và chiêm ngắm Người. ‘Ý Nghĩa’ đã trở thành xác thịt không chỉ là một ý niệm chung chung được ghi khắc trong thế giới; đó là một ‘lời’ hướng về chúng ta. Logos biết chúng ta, kêu gọi chúng ta, hướng dẫn chúng ta. Logos không phải là một luật phổ quát, trong đó chúng ta hoàn thành một vai trò, nhưng đúng hơn đó là Nhân Vật quan tâm đến từng con người: Đó là Con sống động của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành con người tại Belem.
“Đối với nhiều người, và bằng cách nào đó đối với tất cả chúng ta, điều này xem ra quá tốt để thành sự thật. Trên thực tế, ở đây điều ấy được tái khẳng định cho chúng ta: Vâng, có ý nghĩa, và ý nghĩa này không phải là một sự phản kháng bất lực chống đối sự phi lý. Ý Nghĩa đầy quyền phép: Đó là Thiên Chúa. Một Thiên Chúa tốt lành, Đấng không bị lẫn lộn với một năng lực cao cả và xa vời nào đó, không thể đến tới đó, nhưng đúng hơn là một Thiên Chúa Đấng đã biến mình thành gần gũi chúng ta và người thân cận chúng ta, Đấng có thời gian cho mỗi người chúng ta và là Đấng đã tới ở lại với chúng ta.”
Được giải thoát
Sự mở lòng ta cho mầu niệm này, Đức Thánh Cha thừa nhận, đòi hỏi phải hạ tâm trí của mình xuống và chấp nhận những giới hạn của trí tuệ chúng ta.
“Có lẽ chúng ta đã khuất phục dễ dàng hơn trước quyền lực, trước sự kiêu căng,” Đức Giáo Hoàng gợi ý.“ Nhưng [Chúa Kitô] không muốn sự khuất phục của chúng ta. Đúng hơn Người kêu gọi đến tâm hồn chúng ta và đến sự quyết định tự do chúng ta để chấp nhận tình yêu của Người. Chính Người đã nên bé nhỏ để giải thoát chúng ta khỏi thái độ tự phụ nhân bản này của sự cao cả nẩy sinh từ sự kiêu hảnh; Người đã tự nhập thể cách tự do hầu biến chúng ta tự do thật sự, tự do yêu mến Người.”
Như vậy, Đức Thánh Cha đã khuyến khích chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh với lòng khiêm tốn và đơn sơ, “sẵn sàng nhận lấy quà sự sáng, niềm vui và hoà bình toả chiếu từ mầu nhiệm này”
Ngài kết thúc “chúng ta hãy xin Đức Maria Chí Thánh, nhà tạm của Ngôi Lời Nhật Thể, và Thánh Giuse, chứng nhân trầm lặng của những biến cố cứu rỗi, hầu truyền thông cho chúng ta những tâm tình các ngài có khi chờ đợi Chúa Giêsu sinh ra, ngõ hầu chúng ta có thể dọn mình cử hành một cách thánh thiện lễ Giáng Sinh sắp tới, trong miềm vui của đức tin và được sôi nổi bởi quyết định trở lại chân thành.”
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Thứ Tư 17/12 khi ngài suy niệm về mầu nhiệm Giáng Sinh trong buổi tiếp kiến chung tại Sảnh Đường Phaolô VI. Ngài đã ghi nhận rằng hôm nay bắt đầu tuần cửu nhật Giáng Sinh.
“Toàn thể Giáo Hội, trên thực tế, quay cái nhìn đức tin mình về ngày lễ gần kề, chuẩn bị, như mọi năm, kết hợp với tiếng hát vui mừng của các thiên thần, những đấng trong trung tâm đêm tối sẽ loan báo cho các mục tử biến cố lạ thường là sự sinh của Đấng Cứu Thế, mời họ tới hang Belem,” Đức Thánh Cha nói. ”Nằm tại đó là Đấng Emmanuel, Đấng Sáng Tạo trở nên tạo vật, bọc trong những bức khăn và nằm trong máng cỏ nghèo nàn.”
Đức Thánh Cha ghi nhận rằng lễ giáng Sinh – như là “sự gặp gỡ với một em bé mới sinh khóc trong một hang hèn hạ”—có thể dẫn chúng ta nghĩ tới rất nhiều em bé sống trong cảnh nghèo, tới những em bé bị bỏ rơi, và tới những gia đình “ao ước sự vui mừng có một em bé và không thấy hy vọng này được thực hiện.”
Và lễ Giáng Sinh, ngài nói, “có nguy cơ mất ý nghĩa thiêng liêng của nó để biến thành một cơ hội buôn bán và trao đổi nhũng món quà.”
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng khẳng định, những khó khăn như nạn khủng hoảng kinh tế thế giới “có thể nên một thúc đẩy khám phá sự nồng ấm của tính đơn sơ, tình bạn và tình liên đơi-- những giá trị đặc điểm của lễ Giáng Sinh. Tước khỏi những vỏ cứng hưởng thụ và vật chất, lễ Giáng Sinh như vậy có thể trở thành một cơ hội đón rước, như là một món quà cá nhân, sứ điệp hy vọng phát xuất từ mầu nhiệm sinh ra của Chúa Kitô.”
Một cái gì hơn nữa
Mặc dù vậy, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định, tất cả sự này không đủ để hiểu được giá trị ngày lễ Giáng Sinh, thật sự là một cử hành về “biến cố trung tâm của lịch sử.”
“Trong sự tối tăm của đêm Bêlem,” ngài nói, “một sự sáng lớn thật sự được thắp sáng: Đấng Sáng tạo vũ trụ đã nhập thể, kết nối mình không thể chia lìa với nhân tính, đến nổi thật sự trở thành ‘Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng’ và đồng thời, nên người, người thật.”
Mầu nhiệm này được Thánh Gioan diển tả như “Ngôi Lời biến thành nhục thể,” Đức Giáo Hoàng đã nhắc lại. Nhưng, ngài nói, sự diển tả của Gioan có thể được hiểu cách khác: kiểu nói Hy lạp được chuyển dịch như “Ngôi Lời” cũng có nghĩa là “Ý Nghĩa (the Meaning).
Đức Thánh Cha tiếp tục giải thích: “ ‘Ý Nghĩa đời đời’ của thế giới đã cho các giác quan và trí khôn của chúng ta tiếp xúc được với Người. Bây giờ chúng ta có thể sờ mó Người và chiêm ngắm Người. ‘Ý Nghĩa’ đã trở thành xác thịt không chỉ là một ý niệm chung chung được ghi khắc trong thế giới; đó là một ‘lời’ hướng về chúng ta. Logos biết chúng ta, kêu gọi chúng ta, hướng dẫn chúng ta. Logos không phải là một luật phổ quát, trong đó chúng ta hoàn thành một vai trò, nhưng đúng hơn đó là Nhân Vật quan tâm đến từng con người: Đó là Con sống động của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành con người tại Belem.
“Đối với nhiều người, và bằng cách nào đó đối với tất cả chúng ta, điều này xem ra quá tốt để thành sự thật. Trên thực tế, ở đây điều ấy được tái khẳng định cho chúng ta: Vâng, có ý nghĩa, và ý nghĩa này không phải là một sự phản kháng bất lực chống đối sự phi lý. Ý Nghĩa đầy quyền phép: Đó là Thiên Chúa. Một Thiên Chúa tốt lành, Đấng không bị lẫn lộn với một năng lực cao cả và xa vời nào đó, không thể đến tới đó, nhưng đúng hơn là một Thiên Chúa Đấng đã biến mình thành gần gũi chúng ta và người thân cận chúng ta, Đấng có thời gian cho mỗi người chúng ta và là Đấng đã tới ở lại với chúng ta.”
Được giải thoát
Sự mở lòng ta cho mầu niệm này, Đức Thánh Cha thừa nhận, đòi hỏi phải hạ tâm trí của mình xuống và chấp nhận những giới hạn của trí tuệ chúng ta.
“Có lẽ chúng ta đã khuất phục dễ dàng hơn trước quyền lực, trước sự kiêu căng,” Đức Giáo Hoàng gợi ý.“ Nhưng [Chúa Kitô] không muốn sự khuất phục của chúng ta. Đúng hơn Người kêu gọi đến tâm hồn chúng ta và đến sự quyết định tự do chúng ta để chấp nhận tình yêu của Người. Chính Người đã nên bé nhỏ để giải thoát chúng ta khỏi thái độ tự phụ nhân bản này của sự cao cả nẩy sinh từ sự kiêu hảnh; Người đã tự nhập thể cách tự do hầu biến chúng ta tự do thật sự, tự do yêu mến Người.”
Như vậy, Đức Thánh Cha đã khuyến khích chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh với lòng khiêm tốn và đơn sơ, “sẵn sàng nhận lấy quà sự sáng, niềm vui và hoà bình toả chiếu từ mầu nhiệm này”
Ngài kết thúc “chúng ta hãy xin Đức Maria Chí Thánh, nhà tạm của Ngôi Lời Nhật Thể, và Thánh Giuse, chứng nhân trầm lặng của những biến cố cứu rỗi, hầu truyền thông cho chúng ta những tâm tình các ngài có khi chờ đợi Chúa Giêsu sinh ra, ngõ hầu chúng ta có thể dọn mình cử hành một cách thánh thiện lễ Giáng Sinh sắp tới, trong miềm vui của đức tin và được sôi nổi bởi quyết định trở lại chân thành.”
Sự phân cách Giáo Hội và nhà nước là dân sự phát triển
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
09:31 27/12/2008
Đức Giáo Hoàng nói sự phân cách giữa Cêsar và Thiên Chúa là cơ bản
ROME (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói sự phân cách Giáo Hội-Nhà Nước là một trong những dấu của sự phát triển nhân loại,.
Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này hôm thứ Bảy13/12 khi ngài viếng toà đại sứ Italian bên cạnh Tòa Thánh.
Giáo Hội “không những công nhận và tôn trọng sự phân biệt và quyền tự trị” của nhà nước đối với Giáo Hội, nhưng cũng “vui mừng về điều này như là một trong những tiến bộ lớn của nhân loại”.
Sự phân cách này là “một điều kiện căn bản cho chính sự tự do [của Giáo Hội] và cho Giáo Hội hoàn thành sứ vụ phổ quát cứu rỗi của mình giữa tất cả các dân tộc,” Đức Thánh Cha nói thêm.” Cuộc viếng thăm vắn vỏi này cho phép tái khẳng định Giáo Hội rất ý thức rằng sự phân biệt giữa điều gì là của Caesar và điều gì là của Thiên Chúa, tùy thuộc vào cấu trúc căn bản của Kitô Giáo.”
Đồng thời, ngài nói thêm, Giáo Hội “cảm thấy rằng nhiệm vụ của mình, theo những mệnh lệnh của học thuyết xã hội, đã phát triển từ điều phù hợp với bản tính của mọi con ngươi, hầu đánh thức những sức mạnh luân lý và thiêng liêng trong xã hội, góp phần mở ra những ý muốn thực hiện những đòi hỏi đích thực của sự lành.”
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Khi tái công bố giá trị của những nguyên lý đạo đức, không những trong đời sống tư nhưng đúng hơn cơ bản cho đời sống công, Giáo Hội góp phần bảo đảm và cổ võ giá trị con người và công ích của xã hội.
“Theo chiều hướng này, sự hợp tác đáng ao ước giữa Giáo hội và nhà nước được hoàn hiện thật sự.”
Lịch sử
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI là Giáo Hoàng thứ tư viếng thăm toà đại sứ Italian. Đức Giáo Hoàng XII đã khởi đầu truyên thống này trong năm 1951.
Cuộc viếng thăm hôm thứ Bảy đánh dấu kỷ niệm thứ 80 sắp tới về Khế Ước Lateran, sẽ cử hành vào tháng Hai, thiết lập sự phân cách nước Cộng Hoà Italian và Quốc gia Vatican.
Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng biết ơn đối với “sự đóng góp của thẩm quyền Italian ngõ hầu Toà Thánh có thể tự do phát triển sứ vụ phổ quát của mình và do đó duy trì những tương quan ngại giao với rất nhiều quốc gia trên thế giới.”
“Tương quan tốt đẹp” giữa Italy và Toà Thánh, ngụ ý “một sự hiểu biết rất quan trọng và có ý nghĩa trong tình huống thế giới hiện nay, trong đó sự kéo dài mãi mãi những xung đột và những căng thẳng giữa các dân tộc làm cho sự cọng tác giữa những dân tộc chia sẻ cũng một những lý tưởng công bình, liên đới và hoà bình luôn luôn là cần thiết.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng ghi nhận ý nghĩa của toà đại sứ Italian sử dụng lâu đài Thánh Charles Borromeo, là vị có một vị hồng y trẻ và là cộng tác viên của cậu ngàilà Đức Giáo Hoàng Piô IV, làm việc trong ngành ngoại giao của Toà Thánh
Sau một cuộc cải tạo sâu sắc, thánh nhân rốt cuộc được chọn làm tổng giám mục thành Milan, một nhiệm vụ ngài đã hiến mình chu toàn không biết mỏi mệt, nhất là trong lúc bịnh dịch xảy ra.
Đời sống của vị thánh này, mà nhà nguyện lâu đài phục hồi của toà đại sứ được dâng hiến cho, “chứng tỏ ân sủng Chúa có thể biến đổi tâm hồn con người và làm cho nó có khả năng yêu mến anh em mình đến nổi hy sinh chính mình,” đức Giáo Hoàng đã nói. “Những kẻ làm việc tại đây có thể gặp được trong vị thánh này một dấng bảo trợ kiên trì, và đồng thới, một gương mẫu linh hứng.”
Sau cùng, nhân dịp này Đức Thánh Cha chúc một lễ Giáng Sinh vui vẻ cho các thẩm quyền Italy và toàn thế giới, “dầu họ có hay không có những tương quan với Toà thánh.”
“Đó là một sự ao ước được ánh sáng và sự phát triển đích thực nhân bản, sự phồn vinh và hoà thuận, tất cả những thực tại chúng ta khao khát với hy vọng tin cẩn, bởi vì đó là những ân ban Chúa Giêsu đã mang đến cho thế giới khi sinh ra tại Bêlem.”
ROME (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói sự phân cách Giáo Hội-Nhà Nước là một trong những dấu của sự phát triển nhân loại,.
Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này hôm thứ Bảy13/12 khi ngài viếng toà đại sứ Italian bên cạnh Tòa Thánh.
Giáo Hội “không những công nhận và tôn trọng sự phân biệt và quyền tự trị” của nhà nước đối với Giáo Hội, nhưng cũng “vui mừng về điều này như là một trong những tiến bộ lớn của nhân loại”.
Sự phân cách này là “một điều kiện căn bản cho chính sự tự do [của Giáo Hội] và cho Giáo Hội hoàn thành sứ vụ phổ quát cứu rỗi của mình giữa tất cả các dân tộc,” Đức Thánh Cha nói thêm.” Cuộc viếng thăm vắn vỏi này cho phép tái khẳng định Giáo Hội rất ý thức rằng sự phân biệt giữa điều gì là của Caesar và điều gì là của Thiên Chúa, tùy thuộc vào cấu trúc căn bản của Kitô Giáo.”
Đồng thời, ngài nói thêm, Giáo Hội “cảm thấy rằng nhiệm vụ của mình, theo những mệnh lệnh của học thuyết xã hội, đã phát triển từ điều phù hợp với bản tính của mọi con ngươi, hầu đánh thức những sức mạnh luân lý và thiêng liêng trong xã hội, góp phần mở ra những ý muốn thực hiện những đòi hỏi đích thực của sự lành.”
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Khi tái công bố giá trị của những nguyên lý đạo đức, không những trong đời sống tư nhưng đúng hơn cơ bản cho đời sống công, Giáo Hội góp phần bảo đảm và cổ võ giá trị con người và công ích của xã hội.
“Theo chiều hướng này, sự hợp tác đáng ao ước giữa Giáo hội và nhà nước được hoàn hiện thật sự.”
Lịch sử
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI là Giáo Hoàng thứ tư viếng thăm toà đại sứ Italian. Đức Giáo Hoàng XII đã khởi đầu truyên thống này trong năm 1951.
Cuộc viếng thăm hôm thứ Bảy đánh dấu kỷ niệm thứ 80 sắp tới về Khế Ước Lateran, sẽ cử hành vào tháng Hai, thiết lập sự phân cách nước Cộng Hoà Italian và Quốc gia Vatican.
Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng biết ơn đối với “sự đóng góp của thẩm quyền Italian ngõ hầu Toà Thánh có thể tự do phát triển sứ vụ phổ quát của mình và do đó duy trì những tương quan ngại giao với rất nhiều quốc gia trên thế giới.”
“Tương quan tốt đẹp” giữa Italy và Toà Thánh, ngụ ý “một sự hiểu biết rất quan trọng và có ý nghĩa trong tình huống thế giới hiện nay, trong đó sự kéo dài mãi mãi những xung đột và những căng thẳng giữa các dân tộc làm cho sự cọng tác giữa những dân tộc chia sẻ cũng một những lý tưởng công bình, liên đới và hoà bình luôn luôn là cần thiết.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng ghi nhận ý nghĩa của toà đại sứ Italian sử dụng lâu đài Thánh Charles Borromeo, là vị có một vị hồng y trẻ và là cộng tác viên của cậu ngàilà Đức Giáo Hoàng Piô IV, làm việc trong ngành ngoại giao của Toà Thánh
Sau một cuộc cải tạo sâu sắc, thánh nhân rốt cuộc được chọn làm tổng giám mục thành Milan, một nhiệm vụ ngài đã hiến mình chu toàn không biết mỏi mệt, nhất là trong lúc bịnh dịch xảy ra.
Đời sống của vị thánh này, mà nhà nguyện lâu đài phục hồi của toà đại sứ được dâng hiến cho, “chứng tỏ ân sủng Chúa có thể biến đổi tâm hồn con người và làm cho nó có khả năng yêu mến anh em mình đến nổi hy sinh chính mình,” đức Giáo Hoàng đã nói. “Những kẻ làm việc tại đây có thể gặp được trong vị thánh này một dấng bảo trợ kiên trì, và đồng thới, một gương mẫu linh hứng.”
Sau cùng, nhân dịp này Đức Thánh Cha chúc một lễ Giáng Sinh vui vẻ cho các thẩm quyền Italy và toàn thế giới, “dầu họ có hay không có những tương quan với Toà thánh.”
“Đó là một sự ao ước được ánh sáng và sự phát triển đích thực nhân bản, sự phồn vinh và hoà thuận, tất cả những thực tại chúng ta khao khát với hy vọng tin cẩn, bởi vì đó là những ân ban Chúa Giêsu đã mang đến cho thế giới khi sinh ra tại Bêlem.”
Sứ Điệp Giáng Sinh của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
10:10 27/12/2008
“Một lần nữa tôi vui mừng công bố sự sinh ra của Chúa Kitô”
VATICAN (Zenit.org).- Sứ điệp Giáng Sinh của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, ngài đã gởi đi từ hành lang Đền Thánh Phêrô trưa ngày 25/12.
* * *
“Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người” (Tit 2:11, Vulg.)
Anh Chị Em thân mến, trong những lời của Tông Đồ Phaolô, một lần nữa tôi vui mừng công bố sự sinh ra của Chúa Kitô. Hôm nay “ân sủng của Thiên Chúa Đấng Cứu Dộ” đã thật sự “biểu lộ cho mọi người”!
Ân sủng đã được biểu lộ! Đó là điều Giáo Hội cử hành hôm nay. Ân sủng của Thiên Chúa, phong phú trong sự nhân hậu và tình yêu, không còn bị giấu kín nữa. Ân sủng “được biểu lộ”, ân sủng được bày tỏ trong xác thịt, ân sủng đã tỏ bày gương mặt của mình. Tại đâu? Tại Bêlem. Khi nào? Dưới đời Caesar Augustus, trong lần kiểm tra thứ nhất, mà Tác Giả Tin Mừng Luca cũng nhắc tới. Và ai là Đấng mạc khải ân sủng? Một Hài Nhi mới sinh, Con của Đức Trinh Nữ Maria. Trong người Con này ân sủng của Thiên Chúa đã biểu lộ. Và Hài Nhi này được gọi là Jehoshua, Giêsu, có nghĩa là:” Chúa
Cứu Chuộc”.
Ân sủng của Thiên Chúa đã biểu lộ. Đó là tại sao Giáng Sinh là một lễ sự sáng. Không như ánh sáng đầy đủ ban ngày soi sáng mọi sự, nhưng một tia sáng bắt đầu trong đêm tối và phát ra từ một điểm chính xác trong vũ trụ: từ chuồng bò thành Bêlem, nơi Chúa Hài Nhi được sinh ra. Trên thực tế, Người là chính sự sáng, bắt đầu tỏa chiếu ánh sáng, như được miêu tả trong nhiều bản vẽ Giáng Sinh. Người là sự sáng mà sự biểu lộ phá tan màn tối, xua đuổi sự tăm tối và cho chúng ta khả năng hiểu ý nghĩa và giá trị sự sống chúng ta và toàn bộ lịch sử chúng ta. Mọi máng cỏ Giáng Sinh là một lời mời đơn sơ nhưng hùng hồn mở lòng chúng ta và tâm trí chúng ta đón mầu nhiệm sự sống. Đó là một sự gặp gỡ với Sự Sống đời đời đã biến thành hay chết trong quang cảnh mầu nhiệm Giáng Sinh: một quang cảnh mà chúng ta cũng có thể khâm phục ngay tại đây, trong Quảng Trường này, như trong vô số nhà thờ và nhà nguyện khắp thế giới, và trong mọi nhà nơi danh Chúa Giêsu được phụng thờ.
Ân sủng Thiên Chúa đã biểu lộ cho mọi người. Chúa Giêsu—gương mặt của “Thiên Chúa Đấng cứu chuộc”, đã không tỏ mình chỉ cho một số ít người, nhưng cho mọi ngưòi. Mặc dầu thật sự tại nơi trú ngụ thành Bêlem đơn sơ và thấp hèn một số ít kẻ đã gặp Người, Người vẫn đến cho mọi ngưòi: người Do Thái và Dân Ngoại, kẻ giàu ngưòi nghèo, những kẻ gần người xa, những kẻ tin và không tin…cho tất cả mọi người.
Ân sủng siêu nhiên, theo ý muốn Thên Chúa, dành cho mọi tạo vật. Nhưng mỗi một con người cần nhận lãnh ân sủng này, nói lên tiếng “vâng” của mình, như Đức Maria, hầu tâm hồn mình có thể được soi sáng bởi một tia sáng thần linh này. Chính Đức Maria và ông Giuse, những người trong đêm tối này đã đón tiếp Ngôi Lời nhập thể, đang chờ đợi với tình yêu, cùng với các kẻ chăn chiên canh giữ những đoàn chiên của mình { x. Lk 2:1-20).
Một cộng đoàn nhỏ bé, nói cách khác, đã hối hả thờ lạy Chúa Giêsu Hài Nhi; một cộng đoàn rất bé nhỏ đại diện Giáo Hội và mọi người thiện chí. Ngày nay cũng vậy những kẻ đang chờ đợi Người, đang tìm kiếm Người trong cuộc đời của họ, gặp được Thiên Chúa do tình yêu đã trở thành người anh em chúng ta- tất cả những kẻ hướng tâm hồn mình về với Chúa, những kẻ ao ươc thấy mặt Người và góp phần cho Vương Quốc Người trị đến. Chính Chúa Giêsu đã muốn nói điều này trong bài giảng của Người; những kẻ nghèo khó tinh thần, những kẻ hiền lành, những kẻ khao khát sự công chính; những kẻ giàu lòng thương xót, những kẻ có lòng thanh sạch, những kẻ kiến tạo hoà bình, và những người bị bắt bớ vì lẽ ngay (x. Kt 5:3-10). Họ là những người thấy trong Chúa Giêsu gương mặt Thiên Chúa và sau đó lại ra đi, như các kẻ chăn chiên thành Bêlem, tâm hồn đổi mới nhờ niềm vui tình yêu của Người.
Anh Chị Em, tất cả những ai đang nghe những lời nói của tôi: sự công bố này về hy vọng- trung tâm sứ điệp Giáng Sinh- dành cho mọi người nam và người nữ. Chúa Giêsu được sinh ra cho mọi người, và đúng như Đức Maria, tại Bêlem, đã giới thiệu Người cho các kẻ chăn chiên, cũng vậy trong ngày này Giáo Hội giới thiệu Người cho toàn thể nhân loại, ngõ hầu mỗi người và mỗi tình huống nhân loại có thể đến để biết quyền phép ân sủng cứu độ của Thiên Chúa, chỉ duy nhất ân sủng này có thể biến sự dữ trở nên sự lành, chỉ duy nhất ân sủng này có thể thay đổi những tâm hồn nhân loại, biến chúng thành những ốc đảo hoà bình.
Mong sao nhiều người đang tiếp tục ở trong sự tối tăm và bóng sự chết (x. Lc 1:79) biết được quyền phép ân sủng cứu độ của Thiên Chúa. Mong sao Sự Sáng thần linh tại Bêlem tỏa sáng khắp Đất Thánh, nơi chân trời xem ra một lần nữa tiêu điều cho người Israel và Palestine. Mong sao áng sáng giải sáng khắp Lebanon, Iraq và toàn thể Trung Đông. Mong sao ánh sáng đó mang đến hoa quả phong phú từ những cố gắng của tất cả mọi người, những kẻ thay vì cam phận với logic méo mó chiến tranh và bạo lực, chuộng con đương đối thoại và thương thuyết như là những phương tiện giải quyết những căng thẳng trong mổi xứ và gặp được những giải quyết đúng đắng và bền vững cho các vụ xung đợt đang gây rối loạn trong vùng đất này.
Sự sáng này, mang đến sự biến đổi và sự đổi mới, được khẩn thiết yêu cầu bởi dân Zimbabwe, châu Phi, mọi người bị mắt kẹt quá lâu trong một cơn khủng hoảng chính trị và xã hội, cơn khủng hoảng, thật đáng buồn, ngày càng xấu, cũng như những người nam và nữ của nước Cọng Hòa Dân Chủ Congo, cách riêng vùng Kivu, Darfur, tại Sudan, và Somalia bị xâu xé vì chiến tranh, những đau khổ không thôi của những vùng này là hậu quả thê thảm của sự thiếu an ninh và hoà bình. Sự sáng này được trông đợi cách riêng bởi những con trẻ sống trong những xứ này, và những con trẻ của mọi xứ đang gặp phải những rối loạn, hầu tương lai của chúng có thể một lần nữa tràn đầy hy vọng.
Nơi nào phẩm giá và quyền lợi của con người bị chà đạp; nơi nào tính ích kỷ của những cá nhân và toàn thể trổi vượt công ích; nơi nào sự hận thù huynh đệ và sự người bóc lột người có nguy cơ được coi là cho phép; nơi nào những vụ xung đột tàn sát nhau chia rẽ những nhóm chủng tộc và xã hội và bức xé sự chung sống hoà bình; nơi nào nạn khủng bố tiếp tục giáng đòn; nơi nào những nền tảng cần cho sự sống còn thiếu; nơi nào một tương lai bất trắc ngày càng gia tăng được nhìn xem cách khiếp sợ, cả trong những nước giàu có: trong mỗi chỗ này mong sao Sự Sáng Giáng Sinh chiếu sáng và khuyến khích mọi người thực hiện phần của mình trong một tinh thần liên đới đich thực. Nếu người ta chỉ nhìn đến những tư lợi của mình, thì thế giới chúng ta chắc chắn sẽ sụp đổ.
Anh Chị Em thân mến, hôm nay, “ân sủng của Thiên Chúa Đấng Cứu Dộ chúng ta đã biểu lộ (x. Tit 2:11) trong thế giới chúng ta, với mọi tìm năng và sự mỏng giòn của nó, những sự phát triển và khủng hoảng của nó, những hy vọng và những cố gắng khó nhọc của nó. Hôm nay, chiếu sáng sự sáng của Chúa Giêsu Kitô, Con Đấng Tối Cao và con Đức Trinh Nữ Maria: “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật. Vì chúng ta những con người Thiên Chúa đã từ trời xuống thế.
Chúng ta hãy thờ lạy Người, chính ngày này, trong mọi góc thế giới, bọc trong tả và đặt nằm trong máng cỏ nghèo hèn. Chúng ta hãy thờ lạy Người trong thinh lặng, tuy Người, còn là một hài nhi thuần túy, xem ra nói an ủi chúng ta: Đừng sợ, “Ta là Thiên Chúa, và không có Thiên Chúa nào khác” (Is 45: 22). Hãy đến với Ta, hỡi những ngưòi nam và nữ, các dân và các nước, hãy đến với Ta. Đừng có sợ: Ta đã đến đem cho anh em tình yêu của Chúa Cha, và tỏ cho các người biết con đàng hoà bình.
Vậy, chúng ta hãy đi, hỡi anh chị em! Chúng ta hãy vội vả, như các kẻ chăn chiên trong đêm Bêlem này. Thiên Chúa đã đến để gặp gở chúng ta; Người đã tỏ cho chúng ta gương mặt của Người, đầy ân sủng và thương xót! Mong sao sự Người đến không hoá ra vô ích! Chúng ta hãy tìm kiếm Chúa Giêsu, chúng ta hãy để mình bị lôi cuốn tới ánh sáng của Người, ánh sáng phá tan sự tối tăm và sự sợ hải khỏi mọi tâm hồn nhân loại. Chúng ta hãy đến gần Người với sự tin tưởng, và cúi xuống trong khiêm nhượng để thờ lạy Người. Giáng Sinh vui vẻ cho mọi người !.
VATICAN (Zenit.org).- Sứ điệp Giáng Sinh của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, ngài đã gởi đi từ hành lang Đền Thánh Phêrô trưa ngày 25/12.
* * *
“Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người” (Tit 2:11, Vulg.)
Anh Chị Em thân mến, trong những lời của Tông Đồ Phaolô, một lần nữa tôi vui mừng công bố sự sinh ra của Chúa Kitô. Hôm nay “ân sủng của Thiên Chúa Đấng Cứu Dộ” đã thật sự “biểu lộ cho mọi người”!
Ân sủng đã được biểu lộ! Đó là điều Giáo Hội cử hành hôm nay. Ân sủng của Thiên Chúa, phong phú trong sự nhân hậu và tình yêu, không còn bị giấu kín nữa. Ân sủng “được biểu lộ”, ân sủng được bày tỏ trong xác thịt, ân sủng đã tỏ bày gương mặt của mình. Tại đâu? Tại Bêlem. Khi nào? Dưới đời Caesar Augustus, trong lần kiểm tra thứ nhất, mà Tác Giả Tin Mừng Luca cũng nhắc tới. Và ai là Đấng mạc khải ân sủng? Một Hài Nhi mới sinh, Con của Đức Trinh Nữ Maria. Trong người Con này ân sủng của Thiên Chúa đã biểu lộ. Và Hài Nhi này được gọi là Jehoshua, Giêsu, có nghĩa là:” Chúa
Cứu Chuộc”.
Ân sủng của Thiên Chúa đã biểu lộ. Đó là tại sao Giáng Sinh là một lễ sự sáng. Không như ánh sáng đầy đủ ban ngày soi sáng mọi sự, nhưng một tia sáng bắt đầu trong đêm tối và phát ra từ một điểm chính xác trong vũ trụ: từ chuồng bò thành Bêlem, nơi Chúa Hài Nhi được sinh ra. Trên thực tế, Người là chính sự sáng, bắt đầu tỏa chiếu ánh sáng, như được miêu tả trong nhiều bản vẽ Giáng Sinh. Người là sự sáng mà sự biểu lộ phá tan màn tối, xua đuổi sự tăm tối và cho chúng ta khả năng hiểu ý nghĩa và giá trị sự sống chúng ta và toàn bộ lịch sử chúng ta. Mọi máng cỏ Giáng Sinh là một lời mời đơn sơ nhưng hùng hồn mở lòng chúng ta và tâm trí chúng ta đón mầu nhiệm sự sống. Đó là một sự gặp gỡ với Sự Sống đời đời đã biến thành hay chết trong quang cảnh mầu nhiệm Giáng Sinh: một quang cảnh mà chúng ta cũng có thể khâm phục ngay tại đây, trong Quảng Trường này, như trong vô số nhà thờ và nhà nguyện khắp thế giới, và trong mọi nhà nơi danh Chúa Giêsu được phụng thờ.
Ân sủng Thiên Chúa đã biểu lộ cho mọi người. Chúa Giêsu—gương mặt của “Thiên Chúa Đấng cứu chuộc”, đã không tỏ mình chỉ cho một số ít người, nhưng cho mọi ngưòi. Mặc dầu thật sự tại nơi trú ngụ thành Bêlem đơn sơ và thấp hèn một số ít kẻ đã gặp Người, Người vẫn đến cho mọi ngưòi: người Do Thái và Dân Ngoại, kẻ giàu ngưòi nghèo, những kẻ gần người xa, những kẻ tin và không tin…cho tất cả mọi người.
Ân sủng siêu nhiên, theo ý muốn Thên Chúa, dành cho mọi tạo vật. Nhưng mỗi một con người cần nhận lãnh ân sủng này, nói lên tiếng “vâng” của mình, như Đức Maria, hầu tâm hồn mình có thể được soi sáng bởi một tia sáng thần linh này. Chính Đức Maria và ông Giuse, những người trong đêm tối này đã đón tiếp Ngôi Lời nhập thể, đang chờ đợi với tình yêu, cùng với các kẻ chăn chiên canh giữ những đoàn chiên của mình { x. Lk 2:1-20).
Một cộng đoàn nhỏ bé, nói cách khác, đã hối hả thờ lạy Chúa Giêsu Hài Nhi; một cộng đoàn rất bé nhỏ đại diện Giáo Hội và mọi người thiện chí. Ngày nay cũng vậy những kẻ đang chờ đợi Người, đang tìm kiếm Người trong cuộc đời của họ, gặp được Thiên Chúa do tình yêu đã trở thành người anh em chúng ta- tất cả những kẻ hướng tâm hồn mình về với Chúa, những kẻ ao ươc thấy mặt Người và góp phần cho Vương Quốc Người trị đến. Chính Chúa Giêsu đã muốn nói điều này trong bài giảng của Người; những kẻ nghèo khó tinh thần, những kẻ hiền lành, những kẻ khao khát sự công chính; những kẻ giàu lòng thương xót, những kẻ có lòng thanh sạch, những kẻ kiến tạo hoà bình, và những người bị bắt bớ vì lẽ ngay (x. Kt 5:3-10). Họ là những người thấy trong Chúa Giêsu gương mặt Thiên Chúa và sau đó lại ra đi, như các kẻ chăn chiên thành Bêlem, tâm hồn đổi mới nhờ niềm vui tình yêu của Người.
Anh Chị Em, tất cả những ai đang nghe những lời nói của tôi: sự công bố này về hy vọng- trung tâm sứ điệp Giáng Sinh- dành cho mọi người nam và người nữ. Chúa Giêsu được sinh ra cho mọi người, và đúng như Đức Maria, tại Bêlem, đã giới thiệu Người cho các kẻ chăn chiên, cũng vậy trong ngày này Giáo Hội giới thiệu Người cho toàn thể nhân loại, ngõ hầu mỗi người và mỗi tình huống nhân loại có thể đến để biết quyền phép ân sủng cứu độ của Thiên Chúa, chỉ duy nhất ân sủng này có thể biến sự dữ trở nên sự lành, chỉ duy nhất ân sủng này có thể thay đổi những tâm hồn nhân loại, biến chúng thành những ốc đảo hoà bình.
Mong sao nhiều người đang tiếp tục ở trong sự tối tăm và bóng sự chết (x. Lc 1:79) biết được quyền phép ân sủng cứu độ của Thiên Chúa. Mong sao Sự Sáng thần linh tại Bêlem tỏa sáng khắp Đất Thánh, nơi chân trời xem ra một lần nữa tiêu điều cho người Israel và Palestine. Mong sao áng sáng giải sáng khắp Lebanon, Iraq và toàn thể Trung Đông. Mong sao ánh sáng đó mang đến hoa quả phong phú từ những cố gắng của tất cả mọi người, những kẻ thay vì cam phận với logic méo mó chiến tranh và bạo lực, chuộng con đương đối thoại và thương thuyết như là những phương tiện giải quyết những căng thẳng trong mổi xứ và gặp được những giải quyết đúng đắng và bền vững cho các vụ xung đợt đang gây rối loạn trong vùng đất này.
Sự sáng này, mang đến sự biến đổi và sự đổi mới, được khẩn thiết yêu cầu bởi dân Zimbabwe, châu Phi, mọi người bị mắt kẹt quá lâu trong một cơn khủng hoảng chính trị và xã hội, cơn khủng hoảng, thật đáng buồn, ngày càng xấu, cũng như những người nam và nữ của nước Cọng Hòa Dân Chủ Congo, cách riêng vùng Kivu, Darfur, tại Sudan, và Somalia bị xâu xé vì chiến tranh, những đau khổ không thôi của những vùng này là hậu quả thê thảm của sự thiếu an ninh và hoà bình. Sự sáng này được trông đợi cách riêng bởi những con trẻ sống trong những xứ này, và những con trẻ của mọi xứ đang gặp phải những rối loạn, hầu tương lai của chúng có thể một lần nữa tràn đầy hy vọng.
Nơi nào phẩm giá và quyền lợi của con người bị chà đạp; nơi nào tính ích kỷ của những cá nhân và toàn thể trổi vượt công ích; nơi nào sự hận thù huynh đệ và sự người bóc lột người có nguy cơ được coi là cho phép; nơi nào những vụ xung đột tàn sát nhau chia rẽ những nhóm chủng tộc và xã hội và bức xé sự chung sống hoà bình; nơi nào nạn khủng bố tiếp tục giáng đòn; nơi nào những nền tảng cần cho sự sống còn thiếu; nơi nào một tương lai bất trắc ngày càng gia tăng được nhìn xem cách khiếp sợ, cả trong những nước giàu có: trong mỗi chỗ này mong sao Sự Sáng Giáng Sinh chiếu sáng và khuyến khích mọi người thực hiện phần của mình trong một tinh thần liên đới đich thực. Nếu người ta chỉ nhìn đến những tư lợi của mình, thì thế giới chúng ta chắc chắn sẽ sụp đổ.
Anh Chị Em thân mến, hôm nay, “ân sủng của Thiên Chúa Đấng Cứu Dộ chúng ta đã biểu lộ (x. Tit 2:11) trong thế giới chúng ta, với mọi tìm năng và sự mỏng giòn của nó, những sự phát triển và khủng hoảng của nó, những hy vọng và những cố gắng khó nhọc của nó. Hôm nay, chiếu sáng sự sáng của Chúa Giêsu Kitô, Con Đấng Tối Cao và con Đức Trinh Nữ Maria: “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật. Vì chúng ta những con người Thiên Chúa đã từ trời xuống thế.
Chúng ta hãy thờ lạy Người, chính ngày này, trong mọi góc thế giới, bọc trong tả và đặt nằm trong máng cỏ nghèo hèn. Chúng ta hãy thờ lạy Người trong thinh lặng, tuy Người, còn là một hài nhi thuần túy, xem ra nói an ủi chúng ta: Đừng sợ, “Ta là Thiên Chúa, và không có Thiên Chúa nào khác” (Is 45: 22). Hãy đến với Ta, hỡi những ngưòi nam và nữ, các dân và các nước, hãy đến với Ta. Đừng có sợ: Ta đã đến đem cho anh em tình yêu của Chúa Cha, và tỏ cho các người biết con đàng hoà bình.
Vậy, chúng ta hãy đi, hỡi anh chị em! Chúng ta hãy vội vả, như các kẻ chăn chiên trong đêm Bêlem này. Thiên Chúa đã đến để gặp gở chúng ta; Người đã tỏ cho chúng ta gương mặt của Người, đầy ân sủng và thương xót! Mong sao sự Người đến không hoá ra vô ích! Chúng ta hãy tìm kiếm Chúa Giêsu, chúng ta hãy để mình bị lôi cuốn tới ánh sáng của Người, ánh sáng phá tan sự tối tăm và sự sợ hải khỏi mọi tâm hồn nhân loại. Chúng ta hãy đến gần Người với sự tin tưởng, và cúi xuống trong khiêm nhượng để thờ lạy Người. Giáng Sinh vui vẻ cho mọi người !.
Đức Giáo Hoàng chỉ trích nỗ lực tiến tới việc trợ tử.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
10:29 27/12/2008
Đức Giáo Hoàng tiếp kiến Đại Xứ Luxembourg
VATICAN Zenit. Org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI bày tỏ “quan tâm sâu xa của ngài” về nỗ lực của luật pháp đến việc trở tử tại Luxembourg, ngài nói các nhà chính trị phải nhớ rằng làm dứt đi sự sống nhân bản vô tội luôn luôn là sai trái.
Lời nói của Đức Giáo Hoàng công bố hôm 18/12 vì Quốc Hội Luxembourg đã đạt cách xuýt soát đến một phê chuẩn về luật làm chết êm dịu sau cuộc bàn cãi 5 giờ. Cuộc bỏ phiếu là 31 phiếu thuận và 26 phiếu chống, với ba phiếu trắng. Dự luật cần phải được vượt qua hầu giữ Luxembourg khỏi trở thành nước thứ ba Liên Hiệp châu Âu phê chuẩn việc trợ tử, sau Belgium và Netherlands.
Trong lúc đó, Đức Thánh Cha, tiếp kiến viên tân đại xứ Luxembourg bên cạnh Toà Thánh, Paul Duh, và trong bài phát biểu của ngài với đại sứ, Đức Thánh Cha sử dụng cơ hội để phản đối việc trợ tử.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã bày tỏ “quan tâm sâu xa nhất của ngài về văn bản luật đối với việc làm chết êm dịu và việc trợ tử.”
Ngài ghi nhận rằng dự luật được đồng hành bởi luật pháp mâu thuẩn với văn bản, vì văn bản dự liệu những qui định phát triển sự chăm sóc làm êm dịu ngõ hầu làm cho sự đau đớn dễ chịu hơn trong giai đoạn cuối cùng cơn bịnh và ủng hộ sự giúp đỡ nhân bản thích hợp cho người bịnh.
Tuy nhiên dự luật “hợp pháp hóa cách cụ thể khả năng chấm dứt sự sống.”
“Những nhà lãnh đạo chính trị, mà nhiệm vụ là phục vụ lợi ích con người, cũng như các bác sĩ và các gia đình, phải nhớ rằng sự quyết định hữu ý làm cho một người vô tội mất đi sự sống của họ là luôn luôn xấu về phương diện luân lý, và không bao gờ có thể hợp pháp,” ngài nói tiếp. “ Tình yêu và sự thương cảm thật đi một con đường khác.
“Sự nài nỉ nảy lên từ tâm hồn con người trong sự đối mặt cuối cùng với sự đau khổ và sự chết, cách riêng khi họ cảm thấy cơn cám dỗ để mình xui theo nỗi tuyệt vọng, và cảm thấy mình bị mất tới chỗ muốn biến đi, (sự nài nỉ đó) là hơn hết một sự nài xin cho có người đồng hành mình và là một lời kêu xin tình liên đới và sự nâng đỡ lớn hơn trong lúc thử thách này.
“Sự kêu xin này có thể xem ra có tính đòi hỏi, nhưng đó chỉ là một sự kêu xin xứng đáng với con người, và nó mở ngỏ cho tình liên đới mới và thâm sâu hơn, tình liên đới làm phong phú và tăng cường gia đình và những liên hệ xã hội.”
Ngõ lời với dân chúng Luxembourg, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kêu gọi tới những gốc rễ “Kitô hữu và tình người “của họ và xin họ tái khẳng định “sự cao cả và đặc tính bất khả xâm phạm của sự sống nhân bản.”
Sự phê chuẩn của Quốc Hội hôm nay là bài đọc đầu tiên của dự luật, đã thay đổi một cách đáng kể từ khi bản đầu tiên được phê chuẩn. Một số bài đọc khác sẽ được dự liệu gần giống như vậy.
Hơn nữa, chủ tịch nước, Grand Duke Henri, đã nói rằng ông sẽ không phê chuẩn luật pháp. Vị trí của ông đã đem đến một sự kêu gọi sửa đổi Hiến Pháp, tước nhà vua khỏi quyền phê chuẩn luật, và ban cho vị trí này một vai trò thuần lễ nghi. Một sự sửa đổi Hiến Pháp như thế sẽ là cần thiết trước khi luật pháp việc trợ tử có thể nên hiệu nghiệm.
VATICAN Zenit. Org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI bày tỏ “quan tâm sâu xa của ngài” về nỗ lực của luật pháp đến việc trở tử tại Luxembourg, ngài nói các nhà chính trị phải nhớ rằng làm dứt đi sự sống nhân bản vô tội luôn luôn là sai trái.
Lời nói của Đức Giáo Hoàng công bố hôm 18/12 vì Quốc Hội Luxembourg đã đạt cách xuýt soát đến một phê chuẩn về luật làm chết êm dịu sau cuộc bàn cãi 5 giờ. Cuộc bỏ phiếu là 31 phiếu thuận và 26 phiếu chống, với ba phiếu trắng. Dự luật cần phải được vượt qua hầu giữ Luxembourg khỏi trở thành nước thứ ba Liên Hiệp châu Âu phê chuẩn việc trợ tử, sau Belgium và Netherlands.
Trong lúc đó, Đức Thánh Cha, tiếp kiến viên tân đại xứ Luxembourg bên cạnh Toà Thánh, Paul Duh, và trong bài phát biểu của ngài với đại sứ, Đức Thánh Cha sử dụng cơ hội để phản đối việc trợ tử.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã bày tỏ “quan tâm sâu xa nhất của ngài về văn bản luật đối với việc làm chết êm dịu và việc trợ tử.”
Ngài ghi nhận rằng dự luật được đồng hành bởi luật pháp mâu thuẩn với văn bản, vì văn bản dự liệu những qui định phát triển sự chăm sóc làm êm dịu ngõ hầu làm cho sự đau đớn dễ chịu hơn trong giai đoạn cuối cùng cơn bịnh và ủng hộ sự giúp đỡ nhân bản thích hợp cho người bịnh.
Tuy nhiên dự luật “hợp pháp hóa cách cụ thể khả năng chấm dứt sự sống.”
“Những nhà lãnh đạo chính trị, mà nhiệm vụ là phục vụ lợi ích con người, cũng như các bác sĩ và các gia đình, phải nhớ rằng sự quyết định hữu ý làm cho một người vô tội mất đi sự sống của họ là luôn luôn xấu về phương diện luân lý, và không bao gờ có thể hợp pháp,” ngài nói tiếp. “ Tình yêu và sự thương cảm thật đi một con đường khác.
“Sự nài nỉ nảy lên từ tâm hồn con người trong sự đối mặt cuối cùng với sự đau khổ và sự chết, cách riêng khi họ cảm thấy cơn cám dỗ để mình xui theo nỗi tuyệt vọng, và cảm thấy mình bị mất tới chỗ muốn biến đi, (sự nài nỉ đó) là hơn hết một sự nài xin cho có người đồng hành mình và là một lời kêu xin tình liên đới và sự nâng đỡ lớn hơn trong lúc thử thách này.
“Sự kêu xin này có thể xem ra có tính đòi hỏi, nhưng đó chỉ là một sự kêu xin xứng đáng với con người, và nó mở ngỏ cho tình liên đới mới và thâm sâu hơn, tình liên đới làm phong phú và tăng cường gia đình và những liên hệ xã hội.”
Ngõ lời với dân chúng Luxembourg, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kêu gọi tới những gốc rễ “Kitô hữu và tình người “của họ và xin họ tái khẳng định “sự cao cả và đặc tính bất khả xâm phạm của sự sống nhân bản.”
Sự phê chuẩn của Quốc Hội hôm nay là bài đọc đầu tiên của dự luật, đã thay đổi một cách đáng kể từ khi bản đầu tiên được phê chuẩn. Một số bài đọc khác sẽ được dự liệu gần giống như vậy.
Hơn nữa, chủ tịch nước, Grand Duke Henri, đã nói rằng ông sẽ không phê chuẩn luật pháp. Vị trí của ông đã đem đến một sự kêu gọi sửa đổi Hiến Pháp, tước nhà vua khỏi quyền phê chuẩn luật, và ban cho vị trí này một vai trò thuần lễ nghi. Một sự sửa đổi Hiến Pháp như thế sẽ là cần thiết trước khi luật pháp việc trợ tử có thể nên hiệu nghiệm.
Hoa Kỳ: Hàng triệu trẻ vô sinh đang run sợ trước nhiệm kỳ Tổng thống của ông Barack Obama sắp tới
LM. Nguyễn Hữu Thy
16:40 27/12/2008
Hoa Kỳ: Hàng triệu trẻ vô sinh đang run sợ trước nhiệm kỳ Tổng thống của ông Barack Obama sắp tới
1) Một biến cố lịch sử độc nhất vô nhị
Khách quan mà nói, không ai có thể phủ nhận được rằng sự trúng cử vào ghế Tổng thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ của nghị sĩ Barack Obama là cả một biến cố lịch sử độc nhất vô nhị, trước hết đối với chính quốc gia Hoa Kỳ và tiếp đến đối với các sắc dân da màu ở quốc gia này.
Đối với chính quốc gia Hoa Kỳ: vì sự thắng cử Tổng Thống của ông Barack Obama, một người gốc Phi Châu mới thế hệ thứ hai có mặt trên phần đất quốc gia này, là một biện minh cho nền dân chủ cũng như tính chất «hiệp chủng quốc» của Hoa Kỳ, tức mọi người công dân đều bình đẵng trước mọi quyền lợi và bổn phận, không phân biệt màu da chủng tộc. Đây là một điều mà người ta không thể tìm gặp tại bất cứ quốc gia nào ở lục địa Âu Châu.
Tiếp đến, biến cố còn là một sự tự hào và niềm hy vọng cho mọi sắc dân da màu đang sinh sống tại Hoa Kỳ nói chung và cho người da đen gốc Phi Châu nói riêng. Nếu Mục sư da đen Luther King, từng là thần tượng cho lý tưởng đòi quyền bình đẳng và các nhân quyền khác cho người Mỹ da đen, đã nằm vào lòng đất như hạt lúa qua cái chết anh dũng cho chính nghĩa nhân quyền và công bình của ông, thì người ta có thể nói được rằng hạt lúa giống tốt Luther King được gieo vào lòng đất năm nào nay đã trở thành cây lúa Barack Obama. Thật vậy, nếu không có cuộc cách mạng rầm rộ và vĩ đại, nhưng bất bạo động của Mục sư Luther King cách đây mấy thập niên về trước, để đòi các nhân quyền cơ bản cho người Mỹ gốc Phi Châu da đen, thì chưa chắc quốc gia Hoa Kỳ đã loại bỏ được những luật kỳ thị người Mỹ da đen, và như thế, chắc chắn ông Barack Obama cũng không thể tiến thân được trong sự nghiệp chính trị của mình như ngày nay.
Bởi vậy, để được có mặt trong ngày nhận chức Tổng thống của ông vào ngày 20.1.2009, hàng triệu người đang nô nức tuôn đổ về Thủ đô Washington, đến nỗi chỉ mấy tuần lễ sau khi tin ông Obama đắc cử Tổng thống được tung ra, thì hàng trăm ngàn khách sạn to nhỏ ở Washington đã không còn phòng trống nữa.
2) Một đại hung tín cho sinh mạng những trẻ em vô sinh
Tuy nhiên, tin vui ông Barack Obama thắng cử đồng thời cũng là một đại hung tín cho sự sống con người nói chung và cho sự sống các trẻ em vô sinh nói riêng. Vì rồi đây, dưới «triều đại» Tổng thống của ông Barack Obama với một quan điểm chính trị triệt để ủng hộ việc tự do phá thai vô giới hạn, chắc chắn sẽ có hàng triệu trẻ vô sinh không còn được may mắn cất tiếng chào đời. Các em sẽ bị giết chết một cách dã man ngay trong cung lòng của mẹ các em.
Bởi vậy, giáo sư triết học Godehard Brüntrup SJ, một người từng dạy học nhiều năm tại các đại học khác nhau ở Koa Kỳ, đã nhận định rằng «tại Tòa Bạch Ốc chưa hề có một vị Tổng thống nào đã có chủ trương chính trị phá thai một cách tự do cực đoan như ông Barack Obama.»
Nhưng trước hết, chúng ta thử nhìn qua các diễn tiến tương quan đến phong trào phò sự sống và khuynh hướng tội phạm giết hại các trẻ em vô sinh ở Mỹ.
Ngày 5.11.2003 quả thực là một ngày vui mừng và rất đáng ghi nhớ cho phong trào bảo vệ sự sống con người tại Hoa Kỳ, khi luật cấm «phá thai muộn», tức phá thai vào những tháng cuối cùng chu kỳ mang thai, bằng cách dùng kéo cắt nhỏ thai nhi ra từng mảnh để lôi ra khỏi bụng mẹ mà tiếng Anh gọi là «partial-birth Abortion», chính thức có giá trị. Việc phá thai này được thực hiện vào tháng thứ năm và thứ sáu, nhưng cũng có thể muộn hơn nữa. Diễn biến sự phái thai này được thực hiện như sau: người ta dùng dụng cụ đặc biệt lôi thai nhi tách rời khỏi tử cung người mẹ, dùng kéo đâm thủng vào sọ đứa trẻ để cắt nát đầu ra, tiếp đến cắt nhỏ từng phần khác của thân thể của đứa trẻ vô sinh và sau cùng là dùng máy hút ra bên ngoài. Qua đó, tử cung người mẹ vốn là chiếc nôi êm ái và an ninh cho thai nhi cư ngụ, thì nay đã biến thành lò sát sinh vô cùng man rợ đối với chính thai nhi. Theo các thống kê chính thức, thì trong số trên một triệu trường hợp phá thai hàng năm ở Mỹ, có từ ba đến năm ngàn đứa trẻ vô sinh bị sát hại một cách vô cùng dã man theo phương pháp khủng khiếp này, nhưng có lẽ con số không được kê khai chính thức như thế còn nhiều gấp bội.
Vì theo nguyên tắc, nếu việc mang thai có triệu chứng nguy hiểm cho tính mạng người mẹ, thì việc cấm phá thai theo phương pháp trên mới được phép. Nhưng trên thực tế, phương pháp phá thai khủng khiếp này tại các phòng mạch, các bác sĩ không nhất thiết phải quan tâm đến mục đích nhằm tới, tức để loại trừ sự nguy hiểm cho sinh mạng người mẹ.
Từ năm 1973, lần đầu tiên ở Hoa Kỳ việc phá thai bị hạn chế, dĩ nhiên chỉ giới hạn trong một phạm vi nào đó mà thôi. Nhưng từ khi Tối cao pháp viện đưa ra hai quyết định cách đây 35 năm thì trong thực hế vấn đề phá thai kể như không còn bị giới hạn nữa. Nếu thai nhi đã vào tháng thứ bảy, nhưng tình trạng sức khỏe người mẹ đòi hỏi thì vẫn có quyền phá thai. Không những thế, kể cả khi việc mang thai làm cho người mẹ đâm ra quá lo lắng hay thêm gánh nặng chật vật cho gia đình thì cũng kể là đủ lý do để phá thai. Điều đó muốn nói rằng ở Hoa Kỳ việc phá thai hoàn toàn được phép trong bất cứ thời điểm nào.
Nghị sĩ Barack Obama hoàn toàn dứt khoát chống lại việc cấm phá thai muộn, tức phương pháp dùng kéo cắt nhỏ thai nhi ra từng mảnh rồi dùng máy hút ra khỏi tử cung người mẹ. Ông cho rằng việc cấm phá thai muộn là một việc thiếu thiện ý đáng báo động của phe bảo thủ trước tình trạng sức khỏe của người phụ nữ. Dĩ nhiên khi lý luận như thế trong việc phá thai, là ông Obama chỉ nói theo sự suy diễn của ông, chứ không nhất thiết là theo ý kiến của y khoa. Trong cuộc nói chuyện vào ngày 17.7.2007 trước phong trào ủng hộ phá thai, ông Barck Obama đã cho rằng việc cấm phá thai muộn là một thái độ của phong trào bảo thủ đi ngược lại quyền lợi của những người phụ nữ Hoa Kỳ. Từ nhiều năm nay ông đã tranh đấu một cách cuồng nhiệtcho quyền tự định đoạt của người phụ nữ trong vấn đề phá thai. Ngay khi còn là giáo sư tại đại học Chicago ông đã đặt vấn đề này làm trọng tâm cho các bài giáo án của ông về luật pháp.
3) Kế hoạch tự do hóa việc phá thai một cách quá khích đã hình thành
Tuy nhiên, ông Obama chưa bằng lòng dừng lại ở mức độ như thế, ông còn muốn đi xa hơn nữa trong vấn đề phá thai. Việc làm đầu tiên của ông trong tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ sẽ là loại bỏ những giới hạn việc phá thái đang được áp dụng bằng một khoản luật Liên Bang. Khoản luật Liên Bang này, tức «Freedom of choice Act 5» (quyền tự do chọn lựa), không những tìm cách loại bỏ việc cấm phương pháp phá thai muộn khủng khiếp như đã đề cập ở trên, nhưng còn loại bỏ tất cả mọi luật lệ, mọi điều chỉnh hay các thực hành nhằm giới hạn việc phá thái. Trong số những luật lệ và những thói quen thực hành giới hạn việc phá thai này phải kể đến những trường hợp hoàn toàn hợp lý, ví dụ: Tất cả những điều luật thuộc bình diện chung các Tiểu bang cho phép các bác sĩ và nhân viên y tế, vì lý do lương tâm, được từ chối tham dự vào việc phá thai mà không sợ bị sa thải, bị đình công tác hay bị làm khó dễ. Ông Obama còn muốn ngừng tài trợ kinh phí cho tất cả những trung tâm tư vấn cho những người phụ nữ có thai đang gặp khó khăn về mọi mặt và tìm cách giúp đỡ các bà về mặt vật chất để các bà không đành sát hại đứa con vô tội mà các bà đang mang trong mình.
Nhìn lại lịch sử quốc gia Hoa Kỳ từ trước cho tới nay, quả thật chưa hề có một nhà chính trị nào có một quan điểm cực kỳ quá khích trong vấn đề phá thai như ông Barack Obama, vị Tổng thống thứ 44, vừa mới trúng cử vào ngày 4.11.2008, của quốc gia này.
4) Thái độ của người Công Giáo trong cuộc bầu cử Tổng thống
Trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ vừa qua, chỉ có khoảng 20% các cử tri Tinh Lành đã bỏ phiếu cho ông Barack Obama, còn đại đa số, tức khoảng 80% đã dồn phiếu cho ứng cử viên đối lập với ông Obama là ông John McCain thuộc Đảng Cộng Hòa, một người có quan điểm chính trị thiên về đạo đức và luân lý hơn. Trong khi đó, ngược lại, các cử tri Công Giáo vốn mang tiếng bảo thủ và trọng luân lý lại bị phân hóa và hơn một nửa trong số họ đã bỏ phiếu cho ông Obama. Nhưng nếu người ta quan sát những cử tri người Công Giáo thực hành, tức đi xem Lễ Chúa Nhật đều đặn, đi bỏ phiếu thì bấy giờ đa số trong họ đã dồn phiếu cho ông MacCain. Với 60 triệu thành viên, khối Công Giáo Hoa Kỳ đã chiếm hơn một phần tư trong số các cử tri toàn quốc, nên giữ một vị trí quyết định trong các cuộc bầu cử. Dĩ nhiện, với điều kiện là khối Công Giáo này phải đoàn kết với nhau.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa rồi đã không cho thấy điều đó. Ngay vào năm 1998, ông Karl Rove, cố vấn Tổng thống thuộc Đảng Cộng Hòa, đã nhận thấy rằng xét về phương diện chính trị, khối cử tri người Công Giáo không nhất thiết là một đơn vị thống nhất hay đã có chung một lập trường chính trị nhất định, nhưng họ đều «đang trên đường đi tìm kiếm.» Mặc dù sự thất vọng của phái bảo thủ về đường lối chính trị của Tổng thống đương nhiệm Georg W.Bush đã tăng lên rõ rệt, nhưng vẫn trong mức độ chậm rãi. Theo sự thăm dò dư luận do cơ quan Pew Research tổ chức vào cuối tháng 9.2008, thì trong giới Công Giáo ông John MacCain đang dẫn đầu với 13% trước ông Obama. Nhưng chỉ hai tuần lễ sau đó, sau khi vụ khủng hoảng Ngân hàng bùng nổ, thì ông Obama lại vượt ông MacCain 8% trong giới cử tri Công Giáo. Điều đó cho thấy rằng vấn đề kinh tế là vấn đề cơ bản trong việc ủng hộ ứng cử viên của đa số cử tri người Công Giáo, đến nỗi một vài vị Giám Mục đã ra thư Mục Vụ để gián tiếp cảnh cáo các giáo dân về bỏ phiếu cho ông Obamanạn, khi các ngài nêu lên tội phạm phá thai và gọi đó là «một điều độc ác ghê tởm» xúc phạm đến sự sống con người – như các Giáo phận Dallas và Fort Worth –, nhưng rồi cũng không làm thay đổi được tình thế. Chính ĐHY Justin Rigali của Giáo phận Philadelphia trong một Thư Chung mang tính cách toàn quốc về «Chúa Nhật tôn trọng sự sống» đã đưa ra những viễn tượng về ngày bầu cử Tổng thống và không quên bày tỏ sự bức xúc lo lắng của ngài là trong năm 2009 luật về «Freedom of choice Act» có thể sẽ được ban hành, một khoản luật – như đã nói trên – loại bỏ tất cả mọi hạn chế việc phá thai. Và cho tới thời điểm lúc bấy giờ thì chỉ có một nhà chính trị duy nhất thuộc Quốc hội Hoa Kỳ công khai bày tỏ ước muốn cho dự luật đó được ban hành sớm hết sức có thể, đó chính là nghị sĩ Barack Obama, vị Tổng thống thứ 44 vừa được đắc cử. Chính ông Obama đã tuyên bố trong khi đi vận động bầu cử, là nếu ông thắng cử thì dự luật tự do phá thai, kể cả tự do phá thai muộn, tức phá thai vào tháng thư bảy, sẽ được ông đưa lên hàng đầu trong danh sách các số vấn đề tối ưu được chính phủ ông quan tâm. Tuy nhiên, liệu ông có được đa số ủng hộ cho dự luật sát hại trẻ vô sinh một cách man rợ như thế hay không, một phần lớn còn tuỳ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng, đó là sự chống đối của dư luận đại chúng và của các Giáo Hội mạnh đến đâu.
Việc ông Obama chọn vấn đề phá thai làm chủ đề chính cho đường lối chính trị của ông, thực ra cũng có thể chứng minh một cách rõ ràng qua những hoạt động của ông tại Thượng viện Tiểu bang Illinois. Và mục đích nhằm tới là được tự do thực hành một sự phá thai không kém phần tàn bạo và vô nhân đạo đối với các trẻ vô sinh hơn sự «phá thai muộn» đầy man rợ như đã trình bày trên. Đó là người ta bâm một loại chất muối độc hay người ta bâm chất Hormon với một số lượng hết sức lớn lao vào bào thai đã vào giai đoạn cuối của chu kỳ mang thai và làm cho đứa trẻ phải quằn quại đau đớn vô cùng trước khi chết, và thời gian thường kéo dài vào khoảng một giờ đồng hồ. Sau đó là bào thai bị lôi ra ngoài và bị ném vào thùng rác như một con vật.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có những trường hợp trong khi phá thai như thế đứa trẻ bị lôi ra khỏi bụng mẹ mà vẫn còn sống, vì thường cơ thể những đứa trẻ vào cuối chu kỳ mang thai như thế đã phát triển đầy đủ để có thể thở và có thế sống sót. Nhưng ở đây một câu hỏi được đặt ra là trong những trường hợp các đứa trẻ bất hạnh này vẫn còn sống ngoài ý muốn của mẹ chúng như vậy, người ta phải xử sự với chúng ra sao đây?
Trong nhiều nhà thương ở Mỹ, những đứa trẻ sống sót như thế không được hưởng sự chăm sóc thuốc thang, mặc dù nhiều đứa trẻ trong số những đứa trẻ bất hạnh này nếu được chăm sóc bằng những phương tiện y khoa hiện đại ngày nay, vẫn còn đầy hy vọng sống sót. Còn trên thực tế, những đứa trẻ đó khi bị lôi ra khỏi bụng mẹ, người đặt nằm trần trên một chiếc bàn kim loại lạnh buốt trong một căn phòng tối mù mịt và chờ cho chúng tắt thở - sau khi phải tự vật lộn với cái chết một cách đau đớn và đầy cô đơn - và người ta ném xác chúng vào thùng rác như một cục thịt thừa thải vô dụng.
Chắc chắn rằng trước sự hấp hối và vật lộn với cái chết đầy đau đớn và thương tâm của những đứa trẻ bất hạnh đó và thường kéo dài hàng mấy tiếng đồng hồ liền, trái tim của những người còn chút lương tri và lòng nhân đạo sẽ phải rướm máu khóc thương cho thân phận hẩm hiu chua xót của những trẻ vô sinh bất hạnh đã bị chính những người mẹ của chúng sát hại một cách man rợ ngay khi chúng còn an giấc trong dạ các bà và không thể tự vệ, cũng như không khỏi khủng khiếp và ghê tởm cho sự độc ác dã man của con người ngày nay!
Đó cũng là tâm trạng đau buồn của cô y tá Jill Stanek. Cô Jill Stanek làm việc tại bệnh viện Christ Hospital ở mạn phía nam Chicago, một nơi hàng năm có khoản hai mươi trường hợp phá thai theo kiểu này. Theo lời cô Stanek kể, thì người ta sẽ vất xác những đứa bé bị giết hại vào một phòng chứa rác bẩn thỉu. Và cô vô cùng sửng sốt và không thể hiểu được là tại sao những chuyện phá thai, những chuyện sát hại các trẻ vô sinh một cách tàn bạo như vậy lại có thể xảy ra trong một bệnh viện mang tên Đức Kitô. Thoạt đầu cô cũng không biết rằng sở hữu chủ của bệnh viện là Giáo Hội Đức Kitô Thống Nhất (United Church of Christ), một Giáo Hội mà ông Barack Obama là thành viên. Chính mục sư Jeremiah Wright, cố vấn tinh thần của ông Obama, từng là thành viên ban quản trị của bệnh viện. Từ trên 30 năm nay, Giáo Hội Đức Kitô Thống Nhất đã đồng ý cho tự do phá thai hầu như vô giới hạn. Vì thế cô Jill Stanek đã phải nhờ đến các cơ quan báo chí để tố cáo tội phạm này của bệnh viện. Và các tin tức tung ra đã làm cho dư luận vô cùng phẩn uất và ghê tởm trước các hành động giết người một cách man rợ của một bệnh viện Kitô giáo. Tờ Tribune, một tờ báo lớn ở Chicago, đã gọi hành động phá thai man rợ đó là một sự vô tâm khủng khiếp. Văn phòng cơ quan sức khỏe thuộc Tiểu bang Illinois đã điều tra sự việc và đã trình lên văn phòng chưởng lý thuộc Toà thượng thẩm của Tiểu bang phán quyết.
5) Một sự đồng lõa tội phạm có chiến lược
Vào ngày 17.7.2000 ông chưởng lý Jim Ryan khẳng định rằng việc phá thai như thế không hề đi ngược lại luật lệ hiện hành. Nhưng cô Jill Stanek đã không chịu đồng hàng. Cô đã nhờ đến sự can thiệp của ông Patrick O’Malley, nghị sĩ trong thượng viện Illinois. Vào thánh 3 năm 2001, ông O’Malley đã đưa trình Thượng viện Illinois một dư án luật cho rằng tất cả những thành viên thuộc loại người «Homo sapiens» đang hiện hữu ngoài dạ mẹ, mà vẫn còn thở và tim vẫn còn đập, thì hoàn toàn được hưởng qui chế luật pháp của các «nhân vị con người», và như thế là có quyền đòi được săn sóc về mặt y khoa. Qua đó, những trẻ bị phá thai mà vẫn còn sống thì hoàn toàn phải được săn sóc thuốc thang như những đứa trẻ được sinh ra bình thường. Một cách công khai thì dự án luật này tự bản chất không có liên quan gì tới luật phá thai. Nghĩa là quyền được phá thai vẫn không bị hạn chế.
Bởi vậy, bản dự án luật trên phải mang tên là « Luật bảo vệ những trẻ con sinh ra còn sống.» Ngày 27.3.2001, trong Ủy ban Tư pháp của Tiểu bang, ông Barack Obama đã lên tiếng bài bác chống lại dự án luật này. Trong cuộc biểu quyết ba ngày sau đó tại Thượng viện, ông Obama đã hành động theo một chiến lược được dàn dựng do Pam Sutherland, một nữ phát ngôn viên của tổ chức Planed Parenthood, một tổ chức hoàn toàn ủng hộ việc phá thai. Dĩ nhiên, tất cả diễn tiến đó đều do ý kiến của ông Obama và mọi người đã nhất trí trước đó với nhau. Trong Thượng viện, ông Obama là người duy nhất lên tiếng chống lại dự luật trên và ông cho rằng dự án luật đó ngầm chứa đựng mầm mống phá bỏ quyền tự do phá thai. Và theo đúng như thỏa thuận với Sutherland trước đó, ông Obama đã bỏ phiếu trong cuộc biểu quyết kết thúc với phiếu «hiện diện», điều đó có nghĩa là ông không tham dự cuộc bỏ phiếu hay ông bỏ phiếu trung lập. Còn nhiều nhà chính trị khác có mặt, mặc dù không đủ can đảm để bỏ phiếu «không» để chống lại dự án luật, nhưng vì sợ mất phiếu tại đơn vị cử tri của mình, nên cũng bắt chước ông Obama bỏ phiếu «hiện diện». Thế là cuối cùng dự án luật đã không hội đủ đa số phiếu. Và điều đó cho thấy rằng chiến lược của ông Obama và các «chiến hữu» của ông đã thành công như ý muốn.
Vào năm 2001 một dự án luật cũng tương tự như thế đuợc trình lên Thượng viên Liên bang và được 98 nghị sĩ có mặt nhất trí chấp thuận. Dự án luật thuộc lãnh vực toàn quốc này cuối cùng chỉ mang tính cách bổ túc, xác nhận rằng điều luật này không có tác dụng trên những thành viên của giống người Homo sapiens chưa được sinh ra. Dự án luật trên được cả nữ nghị sĩ Barbara Boxer của Tiểu bang California đồng ý. Bà Boxer vốn là một người đứng đầu sổ những người mạnh mẽ lên tiếng bênh vực quyền được tự do phá thai ở Quốc hội. Vì thế bà đã được phong trào phò phá thai «National Abortions Rights League» ca tụng như một nữ anh hùng.
Sau khi luật bảo vệ những trẻ em sinh ra mà vẫn còn sống tại Washington đạt được thành công như thế, người ta cảm thấy được động viên tinh thần và có thêm can đảm để đệ trình một lần nữa bản dự án luật ở Chicago. Tuy nhiên, trước ngày biểu quyết 13.3.2003, một ước khoản thiếu chắc chắn còn được thêm vào, hầu để đề phòng sự bác luận có thể xảy ra. Ở Thượng viện có bốn nghị sĩ thuộc Đảng Cộng Hòa bỏ phiếu thuận chấp nhận bản dự án luật, sáu nghị sĩ thuộc Đảng Dân Chủ, trong số có nghị sĩ Barack Obama, bỏ phiếu chống. Như thế, bản dự án luật lại thêm một lần thất bại nữa. Trong bài báo đăng trên tờ Tribune ở Chicago, có trích lời phát biểu của ông Obama trong lần bầu cử thượng viện vào năm 2004, với mục đích muốn hốt phiếu cử tri, là ông đã rất muốn bỏ phiếu thuận cho dự án luật đó, nếu như trên phạm vi Liên Bang cũng đều có dự án luật tương tự như thế. Tuy nhiên, vào năm 2005, dự án luật bảo vệ các trẻ em sinh ra còn sống đã trở khoản luật có hiệu lực tại Illinois. Nhưng vào thời điểm này, ông Obama đã rời bỏ Illinois từ lâu rồi và để bắt đầu cuộc đời chính trị của ông tại Washington.
Ba năm sau đó, trong tư cách là nghị sĩ ở Washington, ông Obama còn nuôi hy vọng chiếm giữ cái ghế Tổng thống Hoa Kỳ, vì thế ông đã cho xuất bản cuốn tiểu sử của ông với tựa đề «The Audacity of Hope» (Sự táo bạo của niềm hy vọng), nghĩa là muốn có hy vọng thì phải táo bạo. Thực ra, tựa đề cuốn sách là chính tựa đề một bài giảng của Mục Sư Wright mà ông Obama đã nghe trong giáo xứ của ông thuộc Giáo Hội Đức Kitô Thống Nhất.
Đúng vào thời điểm này ông Obama đã cảm nhận được rằng việc ông bỏ phiếu chống dự án luật bảo vệ các trẻ em khi sinh ra còn sống có thể sẽ gây nhiều khó dễ cho cuộc tranh cử Tổng thống của ông. Bởi vậy, ông đã trình bày một lý do mới cho việc bỏ phiếu đó của ông, đó là theo sự hiểu biết của ông thì cuộc biểu quyết trên là hoàn toàn bất ngờ, vì tại Thượng viện cũng như trong dư luận quần chúng, không ai được thông báo về hình thức như thế của dự án luật. Hơn nữa, ông Obama còn viết là ông đã bỏ phiếu chống lại dự án luật đó, bởi vì đã có một khoản luật khác bảo vệ những trẻ em khi sinh ra còn sống một cách đầy đủ rồi, nên không cần thiết phải có thêm một khoản luật mới về đề tài đó nữa. Luận cứ này cũng được chính ông Obama nhắc lại trong cuộc đấu khẩu lần thứ ba trên đài truyền hình với ông MacCain vào ngày 15.10.2008. Nhưng điều đó không đúng sự thật. Khi người ta tìm hiểu vấn đề tại chỗ thì được viện chưởng lý Illinois cho hay là trong luật hiện hành thì không có khoản nào chống lại hành động để cho trẻ sơ sinh chết sau khi phá thai mà đứa bé vẫn còn sống như tại bệnh viện Christ Hospital. Trên thực tế, ở Illinois chỉ có một điều luật với nội dung: Nếu bác sĩ phá thai trước khi phá thai đã cho hay rằng rất có thể đứa trẻ khi đưa ra khỏi bụng mẹ vẫn có khả năng sống sót một thời gian lâu, thì trong trường hợp này đứa trẻ phải được săn sóc đầy đủ về phương diện y khoa. Tuy nhiên, trong cụ thể, không hề có một bác sĩ nào lại tuyên bố như thế trước khi phá thai cả, và điều đó có nghĩa là điều luật này chẳng bao giờ sử dụng tới.
6) Những quan hệ căng thẳng khó tránh với Hội Đồng Giám Mục Công Giáo
Việc ông Barack Obama lựa chọn hơi muộn ông Joseph Biden, một tín hữu Công Giáo vào chức vụ Phó Tổng thống, thì theo ý kiến của nhiều nhà bình luận, là để thu hút phiếu và cảm tình của những nhóm cử tri bảo thủ. Tuy nhiên, trên thực tế, ông Biden là người rất ủng hổ lập trường chính trị phá thai của ông Obama, ít là trên nguyên tắc. Cũng vì lập trường ủng hộ phá thai này mà trong một cuộc vận động bầu cử vào tháng 8 vừa qua, Đức Cha Charles Chaput, Tổng Giám Mục giáo phận Denver, đã yêu cầu ông Joseph Biden không nên lên rước lễ trong bất cứ nhà thờ nào thuộc lãnh thổ giáo phận của Ngài. Và cũng vì thế, Đức TGM Charles Chaput đã không được mời tham dự đại hội Đảng Dân Chủ để bầu ông Obama làm ứng viên Tổng thống chính thức.
Bầu không khí quan hệ giữa ông Barack Obama và Hội Đồng Các Giám Mục Hoa Kỳ phải kể là căng thẳng. Và lý do sự căng thẳng đó không chỉ vì lập trường phá thái của ông mà thôi, nhưng còn vì lý do khác nữa, đó là người ta lo sợ rằng những ngăn cản của pháp luật hiện hành chống lại về việc sản xuất hàng loạt các thai nhi con người qua việc nghiên cứu tế bào sống, rất có thể bị loại bỏ bằng đa số phiếu của Đảng Dân Chủ ở Quốc hội.
Qua những đề xướng các ý kiến và những phát biểu của ông Barack Obama, cũng như của ông Harry Reid, người cầm đầu khối đa số nghị sĩ Dân Chủ ở Thượng viện, và của bà Nancy Pelosi, người cầm đầu khối đa số dân biểu Dân Chủ ở Hạ viện, đều chứng minh cho thấy tình hình đang phát triển theo chiều hướng đó và sự quan ngại của các Giám Mục Công Giáo như trên là hoàn toàn có cơ sở. Và quả thực, những phát triển theo chiều hướng tiêu cực như thế là một diễn tiến làm cho Giáo Hội Kitô Công Giáo vô cùng lo ngại.
Tuy nhiên, phản ứng chống lại lập trường chính trị về thảm họa phá thai được dự kiến như thế không có nghĩa là người ta được phép chối bỏ hay hạ thấp giá trị của các đồng thuận công cộng khác trong nhiều vấn đề thuộc lãnh vực đạo đức xã hội.
Nhưng điều hợp lý mà các Kitô hữu đang chờ đợi nơi ông Obama, là những tiến bộ cụ thể trong những vấn đề xã hội vô cùng quan trọng và khẩn cấp, ví dụ: chương trình bảo hiểm sức khõe và những vấn đề quốc tế trọng tâm, ví dụ: thiết lập một trật tự kinh tế toàn cầu công bằng và hợp lý, v.v… Tất cả những trọng điểm đó không thể che đậy bưng bít và chỉ đặt trọng tâm vào việc làm ngược lại là sát hại sinh mạng những con người vô sinh, là loại bỏ quyền sống của con người mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người hay dày đạp các luật đạo đức luân lý của cuộc sống con người một cách vô trách nhiệm.
Và để bảo vệ các quyền cơ bản của con người như trên, các Giáo Hội cần phải ý thức được bổn phận và trách nhiệm trọng đại của mình, là phải kịp thời lên tiếng một cách rõ ràng về việc ngăn cản sự ác. Nếu không, thì đơn vị nào trong xã hội sẽ nhận lãnh trách nhiệm đó?
Trên thực tế, trong thư chúc mừng ông Obama đã trúng cử Tổng thống, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ cũng đã thẳng thắn viết: «Chúng tôi luôn sẵn sàng cộng tác với ngài trong việc bênh vực và nâng đỡ sự sống và phẩm giá của tất cả mọi nhân vị.»
God bless America !
1) Một biến cố lịch sử độc nhất vô nhị
Khách quan mà nói, không ai có thể phủ nhận được rằng sự trúng cử vào ghế Tổng thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ của nghị sĩ Barack Obama là cả một biến cố lịch sử độc nhất vô nhị, trước hết đối với chính quốc gia Hoa Kỳ và tiếp đến đối với các sắc dân da màu ở quốc gia này.
Đối với chính quốc gia Hoa Kỳ: vì sự thắng cử Tổng Thống của ông Barack Obama, một người gốc Phi Châu mới thế hệ thứ hai có mặt trên phần đất quốc gia này, là một biện minh cho nền dân chủ cũng như tính chất «hiệp chủng quốc» của Hoa Kỳ, tức mọi người công dân đều bình đẵng trước mọi quyền lợi và bổn phận, không phân biệt màu da chủng tộc. Đây là một điều mà người ta không thể tìm gặp tại bất cứ quốc gia nào ở lục địa Âu Châu.
Tiếp đến, biến cố còn là một sự tự hào và niềm hy vọng cho mọi sắc dân da màu đang sinh sống tại Hoa Kỳ nói chung và cho người da đen gốc Phi Châu nói riêng. Nếu Mục sư da đen Luther King, từng là thần tượng cho lý tưởng đòi quyền bình đẳng và các nhân quyền khác cho người Mỹ da đen, đã nằm vào lòng đất như hạt lúa qua cái chết anh dũng cho chính nghĩa nhân quyền và công bình của ông, thì người ta có thể nói được rằng hạt lúa giống tốt Luther King được gieo vào lòng đất năm nào nay đã trở thành cây lúa Barack Obama. Thật vậy, nếu không có cuộc cách mạng rầm rộ và vĩ đại, nhưng bất bạo động của Mục sư Luther King cách đây mấy thập niên về trước, để đòi các nhân quyền cơ bản cho người Mỹ gốc Phi Châu da đen, thì chưa chắc quốc gia Hoa Kỳ đã loại bỏ được những luật kỳ thị người Mỹ da đen, và như thế, chắc chắn ông Barack Obama cũng không thể tiến thân được trong sự nghiệp chính trị của mình như ngày nay.
Bởi vậy, để được có mặt trong ngày nhận chức Tổng thống của ông vào ngày 20.1.2009, hàng triệu người đang nô nức tuôn đổ về Thủ đô Washington, đến nỗi chỉ mấy tuần lễ sau khi tin ông Obama đắc cử Tổng thống được tung ra, thì hàng trăm ngàn khách sạn to nhỏ ở Washington đã không còn phòng trống nữa.
2) Một đại hung tín cho sinh mạng những trẻ em vô sinh
Tuy nhiên, tin vui ông Barack Obama thắng cử đồng thời cũng là một đại hung tín cho sự sống con người nói chung và cho sự sống các trẻ em vô sinh nói riêng. Vì rồi đây, dưới «triều đại» Tổng thống của ông Barack Obama với một quan điểm chính trị triệt để ủng hộ việc tự do phá thai vô giới hạn, chắc chắn sẽ có hàng triệu trẻ vô sinh không còn được may mắn cất tiếng chào đời. Các em sẽ bị giết chết một cách dã man ngay trong cung lòng của mẹ các em.
Bởi vậy, giáo sư triết học Godehard Brüntrup SJ, một người từng dạy học nhiều năm tại các đại học khác nhau ở Koa Kỳ, đã nhận định rằng «tại Tòa Bạch Ốc chưa hề có một vị Tổng thống nào đã có chủ trương chính trị phá thai một cách tự do cực đoan như ông Barack Obama.»
Nhưng trước hết, chúng ta thử nhìn qua các diễn tiến tương quan đến phong trào phò sự sống và khuynh hướng tội phạm giết hại các trẻ em vô sinh ở Mỹ.
Ngày 5.11.2003 quả thực là một ngày vui mừng và rất đáng ghi nhớ cho phong trào bảo vệ sự sống con người tại Hoa Kỳ, khi luật cấm «phá thai muộn», tức phá thai vào những tháng cuối cùng chu kỳ mang thai, bằng cách dùng kéo cắt nhỏ thai nhi ra từng mảnh để lôi ra khỏi bụng mẹ mà tiếng Anh gọi là «partial-birth Abortion», chính thức có giá trị. Việc phá thai này được thực hiện vào tháng thứ năm và thứ sáu, nhưng cũng có thể muộn hơn nữa. Diễn biến sự phái thai này được thực hiện như sau: người ta dùng dụng cụ đặc biệt lôi thai nhi tách rời khỏi tử cung người mẹ, dùng kéo đâm thủng vào sọ đứa trẻ để cắt nát đầu ra, tiếp đến cắt nhỏ từng phần khác của thân thể của đứa trẻ vô sinh và sau cùng là dùng máy hút ra bên ngoài. Qua đó, tử cung người mẹ vốn là chiếc nôi êm ái và an ninh cho thai nhi cư ngụ, thì nay đã biến thành lò sát sinh vô cùng man rợ đối với chính thai nhi. Theo các thống kê chính thức, thì trong số trên một triệu trường hợp phá thai hàng năm ở Mỹ, có từ ba đến năm ngàn đứa trẻ vô sinh bị sát hại một cách vô cùng dã man theo phương pháp khủng khiếp này, nhưng có lẽ con số không được kê khai chính thức như thế còn nhiều gấp bội.
Vì theo nguyên tắc, nếu việc mang thai có triệu chứng nguy hiểm cho tính mạng người mẹ, thì việc cấm phá thai theo phương pháp trên mới được phép. Nhưng trên thực tế, phương pháp phá thai khủng khiếp này tại các phòng mạch, các bác sĩ không nhất thiết phải quan tâm đến mục đích nhằm tới, tức để loại trừ sự nguy hiểm cho sinh mạng người mẹ.
Từ năm 1973, lần đầu tiên ở Hoa Kỳ việc phá thai bị hạn chế, dĩ nhiên chỉ giới hạn trong một phạm vi nào đó mà thôi. Nhưng từ khi Tối cao pháp viện đưa ra hai quyết định cách đây 35 năm thì trong thực hế vấn đề phá thai kể như không còn bị giới hạn nữa. Nếu thai nhi đã vào tháng thứ bảy, nhưng tình trạng sức khỏe người mẹ đòi hỏi thì vẫn có quyền phá thai. Không những thế, kể cả khi việc mang thai làm cho người mẹ đâm ra quá lo lắng hay thêm gánh nặng chật vật cho gia đình thì cũng kể là đủ lý do để phá thai. Điều đó muốn nói rằng ở Hoa Kỳ việc phá thai hoàn toàn được phép trong bất cứ thời điểm nào.
Nghị sĩ Barack Obama hoàn toàn dứt khoát chống lại việc cấm phá thai muộn, tức phương pháp dùng kéo cắt nhỏ thai nhi ra từng mảnh rồi dùng máy hút ra khỏi tử cung người mẹ. Ông cho rằng việc cấm phá thai muộn là một việc thiếu thiện ý đáng báo động của phe bảo thủ trước tình trạng sức khỏe của người phụ nữ. Dĩ nhiên khi lý luận như thế trong việc phá thai, là ông Obama chỉ nói theo sự suy diễn của ông, chứ không nhất thiết là theo ý kiến của y khoa. Trong cuộc nói chuyện vào ngày 17.7.2007 trước phong trào ủng hộ phá thai, ông Barck Obama đã cho rằng việc cấm phá thai muộn là một thái độ của phong trào bảo thủ đi ngược lại quyền lợi của những người phụ nữ Hoa Kỳ. Từ nhiều năm nay ông đã tranh đấu một cách cuồng nhiệtcho quyền tự định đoạt của người phụ nữ trong vấn đề phá thai. Ngay khi còn là giáo sư tại đại học Chicago ông đã đặt vấn đề này làm trọng tâm cho các bài giáo án của ông về luật pháp.
3) Kế hoạch tự do hóa việc phá thai một cách quá khích đã hình thành
Tuy nhiên, ông Obama chưa bằng lòng dừng lại ở mức độ như thế, ông còn muốn đi xa hơn nữa trong vấn đề phá thai. Việc làm đầu tiên của ông trong tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ sẽ là loại bỏ những giới hạn việc phá thái đang được áp dụng bằng một khoản luật Liên Bang. Khoản luật Liên Bang này, tức «Freedom of choice Act 5» (quyền tự do chọn lựa), không những tìm cách loại bỏ việc cấm phương pháp phá thai muộn khủng khiếp như đã đề cập ở trên, nhưng còn loại bỏ tất cả mọi luật lệ, mọi điều chỉnh hay các thực hành nhằm giới hạn việc phá thái. Trong số những luật lệ và những thói quen thực hành giới hạn việc phá thai này phải kể đến những trường hợp hoàn toàn hợp lý, ví dụ: Tất cả những điều luật thuộc bình diện chung các Tiểu bang cho phép các bác sĩ và nhân viên y tế, vì lý do lương tâm, được từ chối tham dự vào việc phá thai mà không sợ bị sa thải, bị đình công tác hay bị làm khó dễ. Ông Obama còn muốn ngừng tài trợ kinh phí cho tất cả những trung tâm tư vấn cho những người phụ nữ có thai đang gặp khó khăn về mọi mặt và tìm cách giúp đỡ các bà về mặt vật chất để các bà không đành sát hại đứa con vô tội mà các bà đang mang trong mình.
Nhìn lại lịch sử quốc gia Hoa Kỳ từ trước cho tới nay, quả thật chưa hề có một nhà chính trị nào có một quan điểm cực kỳ quá khích trong vấn đề phá thai như ông Barack Obama, vị Tổng thống thứ 44, vừa mới trúng cử vào ngày 4.11.2008, của quốc gia này.
4) Thái độ của người Công Giáo trong cuộc bầu cử Tổng thống
Trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ vừa qua, chỉ có khoảng 20% các cử tri Tinh Lành đã bỏ phiếu cho ông Barack Obama, còn đại đa số, tức khoảng 80% đã dồn phiếu cho ứng cử viên đối lập với ông Obama là ông John McCain thuộc Đảng Cộng Hòa, một người có quan điểm chính trị thiên về đạo đức và luân lý hơn. Trong khi đó, ngược lại, các cử tri Công Giáo vốn mang tiếng bảo thủ và trọng luân lý lại bị phân hóa và hơn một nửa trong số họ đã bỏ phiếu cho ông Obama. Nhưng nếu người ta quan sát những cử tri người Công Giáo thực hành, tức đi xem Lễ Chúa Nhật đều đặn, đi bỏ phiếu thì bấy giờ đa số trong họ đã dồn phiếu cho ông MacCain. Với 60 triệu thành viên, khối Công Giáo Hoa Kỳ đã chiếm hơn một phần tư trong số các cử tri toàn quốc, nên giữ một vị trí quyết định trong các cuộc bầu cử. Dĩ nhiện, với điều kiện là khối Công Giáo này phải đoàn kết với nhau.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa rồi đã không cho thấy điều đó. Ngay vào năm 1998, ông Karl Rove, cố vấn Tổng thống thuộc Đảng Cộng Hòa, đã nhận thấy rằng xét về phương diện chính trị, khối cử tri người Công Giáo không nhất thiết là một đơn vị thống nhất hay đã có chung một lập trường chính trị nhất định, nhưng họ đều «đang trên đường đi tìm kiếm.» Mặc dù sự thất vọng của phái bảo thủ về đường lối chính trị của Tổng thống đương nhiệm Georg W.Bush đã tăng lên rõ rệt, nhưng vẫn trong mức độ chậm rãi. Theo sự thăm dò dư luận do cơ quan Pew Research tổ chức vào cuối tháng 9.2008, thì trong giới Công Giáo ông John MacCain đang dẫn đầu với 13% trước ông Obama. Nhưng chỉ hai tuần lễ sau đó, sau khi vụ khủng hoảng Ngân hàng bùng nổ, thì ông Obama lại vượt ông MacCain 8% trong giới cử tri Công Giáo. Điều đó cho thấy rằng vấn đề kinh tế là vấn đề cơ bản trong việc ủng hộ ứng cử viên của đa số cử tri người Công Giáo, đến nỗi một vài vị Giám Mục đã ra thư Mục Vụ để gián tiếp cảnh cáo các giáo dân về bỏ phiếu cho ông Obamanạn, khi các ngài nêu lên tội phạm phá thai và gọi đó là «một điều độc ác ghê tởm» xúc phạm đến sự sống con người – như các Giáo phận Dallas và Fort Worth –, nhưng rồi cũng không làm thay đổi được tình thế. Chính ĐHY Justin Rigali của Giáo phận Philadelphia trong một Thư Chung mang tính cách toàn quốc về «Chúa Nhật tôn trọng sự sống» đã đưa ra những viễn tượng về ngày bầu cử Tổng thống và không quên bày tỏ sự bức xúc lo lắng của ngài là trong năm 2009 luật về «Freedom of choice Act» có thể sẽ được ban hành, một khoản luật – như đã nói trên – loại bỏ tất cả mọi hạn chế việc phá thai. Và cho tới thời điểm lúc bấy giờ thì chỉ có một nhà chính trị duy nhất thuộc Quốc hội Hoa Kỳ công khai bày tỏ ước muốn cho dự luật đó được ban hành sớm hết sức có thể, đó chính là nghị sĩ Barack Obama, vị Tổng thống thứ 44 vừa được đắc cử. Chính ông Obama đã tuyên bố trong khi đi vận động bầu cử, là nếu ông thắng cử thì dự luật tự do phá thai, kể cả tự do phá thai muộn, tức phá thai vào tháng thư bảy, sẽ được ông đưa lên hàng đầu trong danh sách các số vấn đề tối ưu được chính phủ ông quan tâm. Tuy nhiên, liệu ông có được đa số ủng hộ cho dự luật sát hại trẻ vô sinh một cách man rợ như thế hay không, một phần lớn còn tuỳ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng, đó là sự chống đối của dư luận đại chúng và của các Giáo Hội mạnh đến đâu.
Việc ông Obama chọn vấn đề phá thai làm chủ đề chính cho đường lối chính trị của ông, thực ra cũng có thể chứng minh một cách rõ ràng qua những hoạt động của ông tại Thượng viện Tiểu bang Illinois. Và mục đích nhằm tới là được tự do thực hành một sự phá thai không kém phần tàn bạo và vô nhân đạo đối với các trẻ vô sinh hơn sự «phá thai muộn» đầy man rợ như đã trình bày trên. Đó là người ta bâm một loại chất muối độc hay người ta bâm chất Hormon với một số lượng hết sức lớn lao vào bào thai đã vào giai đoạn cuối của chu kỳ mang thai và làm cho đứa trẻ phải quằn quại đau đớn vô cùng trước khi chết, và thời gian thường kéo dài vào khoảng một giờ đồng hồ. Sau đó là bào thai bị lôi ra ngoài và bị ném vào thùng rác như một con vật.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có những trường hợp trong khi phá thai như thế đứa trẻ bị lôi ra khỏi bụng mẹ mà vẫn còn sống, vì thường cơ thể những đứa trẻ vào cuối chu kỳ mang thai như thế đã phát triển đầy đủ để có thể thở và có thế sống sót. Nhưng ở đây một câu hỏi được đặt ra là trong những trường hợp các đứa trẻ bất hạnh này vẫn còn sống ngoài ý muốn của mẹ chúng như vậy, người ta phải xử sự với chúng ra sao đây?
Trong nhiều nhà thương ở Mỹ, những đứa trẻ sống sót như thế không được hưởng sự chăm sóc thuốc thang, mặc dù nhiều đứa trẻ trong số những đứa trẻ bất hạnh này nếu được chăm sóc bằng những phương tiện y khoa hiện đại ngày nay, vẫn còn đầy hy vọng sống sót. Còn trên thực tế, những đứa trẻ đó khi bị lôi ra khỏi bụng mẹ, người đặt nằm trần trên một chiếc bàn kim loại lạnh buốt trong một căn phòng tối mù mịt và chờ cho chúng tắt thở - sau khi phải tự vật lộn với cái chết một cách đau đớn và đầy cô đơn - và người ta ném xác chúng vào thùng rác như một cục thịt thừa thải vô dụng.
Chắc chắn rằng trước sự hấp hối và vật lộn với cái chết đầy đau đớn và thương tâm của những đứa trẻ bất hạnh đó và thường kéo dài hàng mấy tiếng đồng hồ liền, trái tim của những người còn chút lương tri và lòng nhân đạo sẽ phải rướm máu khóc thương cho thân phận hẩm hiu chua xót của những trẻ vô sinh bất hạnh đã bị chính những người mẹ của chúng sát hại một cách man rợ ngay khi chúng còn an giấc trong dạ các bà và không thể tự vệ, cũng như không khỏi khủng khiếp và ghê tởm cho sự độc ác dã man của con người ngày nay!
Đó cũng là tâm trạng đau buồn của cô y tá Jill Stanek. Cô Jill Stanek làm việc tại bệnh viện Christ Hospital ở mạn phía nam Chicago, một nơi hàng năm có khoản hai mươi trường hợp phá thai theo kiểu này. Theo lời cô Stanek kể, thì người ta sẽ vất xác những đứa bé bị giết hại vào một phòng chứa rác bẩn thỉu. Và cô vô cùng sửng sốt và không thể hiểu được là tại sao những chuyện phá thai, những chuyện sát hại các trẻ vô sinh một cách tàn bạo như vậy lại có thể xảy ra trong một bệnh viện mang tên Đức Kitô. Thoạt đầu cô cũng không biết rằng sở hữu chủ của bệnh viện là Giáo Hội Đức Kitô Thống Nhất (United Church of Christ), một Giáo Hội mà ông Barack Obama là thành viên. Chính mục sư Jeremiah Wright, cố vấn tinh thần của ông Obama, từng là thành viên ban quản trị của bệnh viện. Từ trên 30 năm nay, Giáo Hội Đức Kitô Thống Nhất đã đồng ý cho tự do phá thai hầu như vô giới hạn. Vì thế cô Jill Stanek đã phải nhờ đến các cơ quan báo chí để tố cáo tội phạm này của bệnh viện. Và các tin tức tung ra đã làm cho dư luận vô cùng phẩn uất và ghê tởm trước các hành động giết người một cách man rợ của một bệnh viện Kitô giáo. Tờ Tribune, một tờ báo lớn ở Chicago, đã gọi hành động phá thai man rợ đó là một sự vô tâm khủng khiếp. Văn phòng cơ quan sức khỏe thuộc Tiểu bang Illinois đã điều tra sự việc và đã trình lên văn phòng chưởng lý thuộc Toà thượng thẩm của Tiểu bang phán quyết.
5) Một sự đồng lõa tội phạm có chiến lược
Vào ngày 17.7.2000 ông chưởng lý Jim Ryan khẳng định rằng việc phá thai như thế không hề đi ngược lại luật lệ hiện hành. Nhưng cô Jill Stanek đã không chịu đồng hàng. Cô đã nhờ đến sự can thiệp của ông Patrick O’Malley, nghị sĩ trong thượng viện Illinois. Vào thánh 3 năm 2001, ông O’Malley đã đưa trình Thượng viện Illinois một dư án luật cho rằng tất cả những thành viên thuộc loại người «Homo sapiens» đang hiện hữu ngoài dạ mẹ, mà vẫn còn thở và tim vẫn còn đập, thì hoàn toàn được hưởng qui chế luật pháp của các «nhân vị con người», và như thế là có quyền đòi được săn sóc về mặt y khoa. Qua đó, những trẻ bị phá thai mà vẫn còn sống thì hoàn toàn phải được săn sóc thuốc thang như những đứa trẻ được sinh ra bình thường. Một cách công khai thì dự án luật này tự bản chất không có liên quan gì tới luật phá thai. Nghĩa là quyền được phá thai vẫn không bị hạn chế.
Bởi vậy, bản dự án luật trên phải mang tên là « Luật bảo vệ những trẻ con sinh ra còn sống.» Ngày 27.3.2001, trong Ủy ban Tư pháp của Tiểu bang, ông Barack Obama đã lên tiếng bài bác chống lại dự án luật này. Trong cuộc biểu quyết ba ngày sau đó tại Thượng viện, ông Obama đã hành động theo một chiến lược được dàn dựng do Pam Sutherland, một nữ phát ngôn viên của tổ chức Planed Parenthood, một tổ chức hoàn toàn ủng hộ việc phá thai. Dĩ nhiên, tất cả diễn tiến đó đều do ý kiến của ông Obama và mọi người đã nhất trí trước đó với nhau. Trong Thượng viện, ông Obama là người duy nhất lên tiếng chống lại dự luật trên và ông cho rằng dự án luật đó ngầm chứa đựng mầm mống phá bỏ quyền tự do phá thai. Và theo đúng như thỏa thuận với Sutherland trước đó, ông Obama đã bỏ phiếu trong cuộc biểu quyết kết thúc với phiếu «hiện diện», điều đó có nghĩa là ông không tham dự cuộc bỏ phiếu hay ông bỏ phiếu trung lập. Còn nhiều nhà chính trị khác có mặt, mặc dù không đủ can đảm để bỏ phiếu «không» để chống lại dự án luật, nhưng vì sợ mất phiếu tại đơn vị cử tri của mình, nên cũng bắt chước ông Obama bỏ phiếu «hiện diện». Thế là cuối cùng dự án luật đã không hội đủ đa số phiếu. Và điều đó cho thấy rằng chiến lược của ông Obama và các «chiến hữu» của ông đã thành công như ý muốn.
Vào năm 2001 một dự án luật cũng tương tự như thế đuợc trình lên Thượng viên Liên bang và được 98 nghị sĩ có mặt nhất trí chấp thuận. Dự án luật thuộc lãnh vực toàn quốc này cuối cùng chỉ mang tính cách bổ túc, xác nhận rằng điều luật này không có tác dụng trên những thành viên của giống người Homo sapiens chưa được sinh ra. Dự án luật trên được cả nữ nghị sĩ Barbara Boxer của Tiểu bang California đồng ý. Bà Boxer vốn là một người đứng đầu sổ những người mạnh mẽ lên tiếng bênh vực quyền được tự do phá thai ở Quốc hội. Vì thế bà đã được phong trào phò phá thai «National Abortions Rights League» ca tụng như một nữ anh hùng.
Sau khi luật bảo vệ những trẻ em sinh ra mà vẫn còn sống tại Washington đạt được thành công như thế, người ta cảm thấy được động viên tinh thần và có thêm can đảm để đệ trình một lần nữa bản dự án luật ở Chicago. Tuy nhiên, trước ngày biểu quyết 13.3.2003, một ước khoản thiếu chắc chắn còn được thêm vào, hầu để đề phòng sự bác luận có thể xảy ra. Ở Thượng viện có bốn nghị sĩ thuộc Đảng Cộng Hòa bỏ phiếu thuận chấp nhận bản dự án luật, sáu nghị sĩ thuộc Đảng Dân Chủ, trong số có nghị sĩ Barack Obama, bỏ phiếu chống. Như thế, bản dự án luật lại thêm một lần thất bại nữa. Trong bài báo đăng trên tờ Tribune ở Chicago, có trích lời phát biểu của ông Obama trong lần bầu cử thượng viện vào năm 2004, với mục đích muốn hốt phiếu cử tri, là ông đã rất muốn bỏ phiếu thuận cho dự án luật đó, nếu như trên phạm vi Liên Bang cũng đều có dự án luật tương tự như thế. Tuy nhiên, vào năm 2005, dự án luật bảo vệ các trẻ em sinh ra còn sống đã trở khoản luật có hiệu lực tại Illinois. Nhưng vào thời điểm này, ông Obama đã rời bỏ Illinois từ lâu rồi và để bắt đầu cuộc đời chính trị của ông tại Washington.
Ba năm sau đó, trong tư cách là nghị sĩ ở Washington, ông Obama còn nuôi hy vọng chiếm giữ cái ghế Tổng thống Hoa Kỳ, vì thế ông đã cho xuất bản cuốn tiểu sử của ông với tựa đề «The Audacity of Hope» (Sự táo bạo của niềm hy vọng), nghĩa là muốn có hy vọng thì phải táo bạo. Thực ra, tựa đề cuốn sách là chính tựa đề một bài giảng của Mục Sư Wright mà ông Obama đã nghe trong giáo xứ của ông thuộc Giáo Hội Đức Kitô Thống Nhất.
Đúng vào thời điểm này ông Obama đã cảm nhận được rằng việc ông bỏ phiếu chống dự án luật bảo vệ các trẻ em khi sinh ra còn sống có thể sẽ gây nhiều khó dễ cho cuộc tranh cử Tổng thống của ông. Bởi vậy, ông đã trình bày một lý do mới cho việc bỏ phiếu đó của ông, đó là theo sự hiểu biết của ông thì cuộc biểu quyết trên là hoàn toàn bất ngờ, vì tại Thượng viện cũng như trong dư luận quần chúng, không ai được thông báo về hình thức như thế của dự án luật. Hơn nữa, ông Obama còn viết là ông đã bỏ phiếu chống lại dự án luật đó, bởi vì đã có một khoản luật khác bảo vệ những trẻ em khi sinh ra còn sống một cách đầy đủ rồi, nên không cần thiết phải có thêm một khoản luật mới về đề tài đó nữa. Luận cứ này cũng được chính ông Obama nhắc lại trong cuộc đấu khẩu lần thứ ba trên đài truyền hình với ông MacCain vào ngày 15.10.2008. Nhưng điều đó không đúng sự thật. Khi người ta tìm hiểu vấn đề tại chỗ thì được viện chưởng lý Illinois cho hay là trong luật hiện hành thì không có khoản nào chống lại hành động để cho trẻ sơ sinh chết sau khi phá thai mà đứa bé vẫn còn sống như tại bệnh viện Christ Hospital. Trên thực tế, ở Illinois chỉ có một điều luật với nội dung: Nếu bác sĩ phá thai trước khi phá thai đã cho hay rằng rất có thể đứa trẻ khi đưa ra khỏi bụng mẹ vẫn có khả năng sống sót một thời gian lâu, thì trong trường hợp này đứa trẻ phải được săn sóc đầy đủ về phương diện y khoa. Tuy nhiên, trong cụ thể, không hề có một bác sĩ nào lại tuyên bố như thế trước khi phá thai cả, và điều đó có nghĩa là điều luật này chẳng bao giờ sử dụng tới.
6) Những quan hệ căng thẳng khó tránh với Hội Đồng Giám Mục Công Giáo
Việc ông Barack Obama lựa chọn hơi muộn ông Joseph Biden, một tín hữu Công Giáo vào chức vụ Phó Tổng thống, thì theo ý kiến của nhiều nhà bình luận, là để thu hút phiếu và cảm tình của những nhóm cử tri bảo thủ. Tuy nhiên, trên thực tế, ông Biden là người rất ủng hổ lập trường chính trị phá thai của ông Obama, ít là trên nguyên tắc. Cũng vì lập trường ủng hộ phá thai này mà trong một cuộc vận động bầu cử vào tháng 8 vừa qua, Đức Cha Charles Chaput, Tổng Giám Mục giáo phận Denver, đã yêu cầu ông Joseph Biden không nên lên rước lễ trong bất cứ nhà thờ nào thuộc lãnh thổ giáo phận của Ngài. Và cũng vì thế, Đức TGM Charles Chaput đã không được mời tham dự đại hội Đảng Dân Chủ để bầu ông Obama làm ứng viên Tổng thống chính thức.
Bầu không khí quan hệ giữa ông Barack Obama và Hội Đồng Các Giám Mục Hoa Kỳ phải kể là căng thẳng. Và lý do sự căng thẳng đó không chỉ vì lập trường phá thái của ông mà thôi, nhưng còn vì lý do khác nữa, đó là người ta lo sợ rằng những ngăn cản của pháp luật hiện hành chống lại về việc sản xuất hàng loạt các thai nhi con người qua việc nghiên cứu tế bào sống, rất có thể bị loại bỏ bằng đa số phiếu của Đảng Dân Chủ ở Quốc hội.
Qua những đề xướng các ý kiến và những phát biểu của ông Barack Obama, cũng như của ông Harry Reid, người cầm đầu khối đa số nghị sĩ Dân Chủ ở Thượng viện, và của bà Nancy Pelosi, người cầm đầu khối đa số dân biểu Dân Chủ ở Hạ viện, đều chứng minh cho thấy tình hình đang phát triển theo chiều hướng đó và sự quan ngại của các Giám Mục Công Giáo như trên là hoàn toàn có cơ sở. Và quả thực, những phát triển theo chiều hướng tiêu cực như thế là một diễn tiến làm cho Giáo Hội Kitô Công Giáo vô cùng lo ngại.
Tuy nhiên, phản ứng chống lại lập trường chính trị về thảm họa phá thai được dự kiến như thế không có nghĩa là người ta được phép chối bỏ hay hạ thấp giá trị của các đồng thuận công cộng khác trong nhiều vấn đề thuộc lãnh vực đạo đức xã hội.
Nhưng điều hợp lý mà các Kitô hữu đang chờ đợi nơi ông Obama, là những tiến bộ cụ thể trong những vấn đề xã hội vô cùng quan trọng và khẩn cấp, ví dụ: chương trình bảo hiểm sức khõe và những vấn đề quốc tế trọng tâm, ví dụ: thiết lập một trật tự kinh tế toàn cầu công bằng và hợp lý, v.v… Tất cả những trọng điểm đó không thể che đậy bưng bít và chỉ đặt trọng tâm vào việc làm ngược lại là sát hại sinh mạng những con người vô sinh, là loại bỏ quyền sống của con người mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người hay dày đạp các luật đạo đức luân lý của cuộc sống con người một cách vô trách nhiệm.
Và để bảo vệ các quyền cơ bản của con người như trên, các Giáo Hội cần phải ý thức được bổn phận và trách nhiệm trọng đại của mình, là phải kịp thời lên tiếng một cách rõ ràng về việc ngăn cản sự ác. Nếu không, thì đơn vị nào trong xã hội sẽ nhận lãnh trách nhiệm đó?
Trên thực tế, trong thư chúc mừng ông Obama đã trúng cử Tổng thống, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ cũng đã thẳng thắn viết: «Chúng tôi luôn sẵn sàng cộng tác với ngài trong việc bênh vực và nâng đỡ sự sống và phẩm giá của tất cả mọi nhân vị.»
God bless America !
Chúc Mừng Năm Mới của Linh mục Destivelle, Giáo sư Thần học Đại Học Công Giáo Paris
Lê Đình Thông
18:23 27/12/2008
Chúc Mừng Năm Mới của Linh mục Destivelle, Giáo sư Thần học Đại Học Công Giáo Paris
Ngày 26/12 (một ngày sau Giáng Sinh), chúng tôi nhận được câu chúc năm mới của Linh mục Hyacinthe Destivelle, Giáo sư Đại Học Công Giáo Paris, nguyên văn như sau:
Merci, cher ami
Qu'Il nous aide à naître d'en haut, Lui qui est né ici-bas !
Bien à vous
fr. Hyacinthe Destivelle
(Xin cám ơn, bạn thân tình
Xin Chúa giúp chúng ta sinh trên cõi trời, trong khi Ngài sinh hạ nơi trần thế.
Tình thân
fr. Hyacinthe Destivelle)
Lời chúc tuy ngắn gọn nhưng ý nghĩa thì tràn đầy. Chúng tôi xin chia sẻ một vài suy nghĩ như sau:
Tác giả: Linh mục Hyacinthe Destivelle, Dòng Đa Minh, giáo sư về Công đồng tại Đại Học Công Giáo Paris. Ngài là tác giả luận án tiến sĩ Thần học ‘‘La réforme des académies ecclésiastiques et l’enseignement de la théologie orthodoxe en Russie’’ (Công cuộc cải cách các Học viện Giáo hội và việc giảng dạy khoa Thần học chính thống giáo tại nước Nga) tại Đại Học Sorbonne Paris.
Phân tích về ngữ pháp: Câu chúc của Linh mục Destivelle gồm hai mệnh đề:
- câu chúc sử dụng lối liên tiếp (mode subjonctif) nói lên một ý tưởng (pensée): Qu'Il nous aide à naître d'en haut
- tiếp theo là mệnh đề chính (proposition principale), lối trình bày (mode indicatif), thời quá khứ, để chỉ định một hành động đã xảy ra trong thực tế: Lui qui est né ici-bas. Linh mục Destivelle viết câu chúc ngày 26-12 (một ngày sau Giáng sinh).
Phân tích về từ ngữ:
Tác giả sử dụng
- chúng tôi (nous): bổ ngữ trực tiếp, đối tượng của câu chúc vừa là khách thể (người nhận), lại vừa là chủ thể (người gởi), mang ý nghĩa chúc nhau.
- hai từ phản nghĩa: trời - đất (en haut - ici-bas), trong 10 cặp đối xứng nhị nguyên (oppositions binaires) các đối từ (énantiose) triết học Pythagore. Cách sử dụng này giống như phép đối ý (對 意) trong thi pháp Đường luật (詩 法 唐 律).
Sách Đệ Nhị Luật (Deutéronome - 5, 8) đưa ra hai đồng vị ngữ (appositions):
- trên cao (en-haut): trời
- dưới thế (ici-bas): đất
Hình tượng này được nói đến trong cả Cựu ước và Tân ước:
Trong Cựu ước:
- Sách Giảng viên (Ecclésiaste hoặc Qohéleth) mở đầu bằng nhân sinh quan yếm thế của vua Qohéleth, con vua David, là vua Do Thái ngự ở Giêrusalem. Câu nói này đã trở thành cách ngôn: Vanitas vanitatum, et omnia vanitas:
Phù hoa nối tiếp phù hoa,
Tất cả sự đời đều là phù hoa.
Thông điệp Vanitas vanitatum của Đức Thánh Cha Bênêdictô XV mượn câu nói này trong Cựu ước để nói về cuộc chiến 1-11-1914.
Sách Giảng viên cho rằng cuộc đời chỉ là phù hoa, sớm nở tối tàn: ‘‘Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời’’ (Gv 32, 1).
Trong Tân ước:
Thư của Thánh Giacôbê: Sự khôn ngoan là từ trời cao (la sagesse d’en-haut) trước hết tinh tuyền, sau là dịu hiền, khoan dung, đầy lòng từ bi, phát sinh nhiều hoa trái, không giả hình bề ngoài (Gc 3, 17).
- Ý nghĩa thần học : Théodore de Mopsueste, sinh năm 350 ở Antioche, một trong những nhà thần học lớn nhất của Giáo Hội, đã nói đến mối quan hệ giữa trời (en-haut) và đất (ici-bas). Theo ngài, phép Thánh thể là hy lễ trời cao mà ta có thể dự phần tại thế. ĐHY Jean Danilou, chuyên viên về Giáo Phụ Học (patrologie), tác giả Bible et Liturgie (Kinh Thánh và Phụng Vụ) cho rằng bí tích Thánh thể cử hành mãi mãi trên Trời. Thư gửi tín hữu Do Thái đưa ra các chứng từ trong Kinh thánh: Đức Kitô thực hiện công trình cứu chuộc (Dt 2, 5), Ngài là vị Thượng tế trung kiên có lòng từ nhân (Dt 5, 1), Đức Kitô là Thượng tế đích thực (Dt, 5, 11). Ngài dâng hy lễ hàng ngày để cứu độ trần gian. Ngài là Chiên Thiên Chúa hiến lễ trên Nước Trời từ trước khi tác thành trời đất. Các vị linh mục hàng ngày cử hành bí tích Thánh thể theo gương mẫu Đức Kitô. Frank-Duquesne nói đến bí tích Thánh Thể của Giáo Hội trần gian (Eglise sur terre) cử hành cùng với Hy lễ của Chúa Kitô trên cõi trời.
Lời nguyện Te rogamus trong Thánh lễ nói lên ý nghĩa trọng đại này: ‘‘Lạy Thiên Chúa toàn năng, chúng con khẩn cầu Ngài sai các Thiên thần chuyển cầu hiến tế này được cử hành trên bàn thánh để con được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Cực Thánh Con Ngài trên bàn thờ trần gian (autel terrestre), hưởng phép lành trời cao (bénédiction célestre)’’. Đó chính là ý nghĩa đích thực của bí tích Thánh thể được cử hành trên cõi thế (liturgie eucharistique célébrée ici-bas). Kinh tiền tụng Sursum corda (Chúng ta nâng tâm hồn lên) đã xác định vị trí trần gian (ici-bas) của phàm nhân trước đấng cửu trùng.
Kết luận:
Câu chúc Giáng Sinh của Linh mục Hyacinthe Destivelle lấy sự kiện Chúa sinh xuống trần mời gọi tái sinh trên cõi trời, được khởi đầu bằng bí tich Thánh Thể cử hành tại thế, hiệp thông với Hy lễ hàng ngày của Thầy Cả Cực Thánh là Đức Giêsu Kitô trên nước trời. Như vậy, Chúc Mừng Năm Mới 2009 của linh mục Destivelle là câu chúc của niềm hy vọng. Thư gửi tín hữu Rôma đã chép: Mọi lời xưa trong Kinh thánh đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm chúng ta nên kiên nhẫn và an ủi chúng ta, để nhờ đó chúng ta vững lòng trông cậy. Bản dịch đại kết Kinh thánh (Traduction œcuménique de la Bible) viết là ‘‘espérance’’ mà bản dịch tiếng Việt chép là ‘‘trông cậy ’’. Pháp ngữ có từ ‘‘espoir ’’và ‘‘espérance ’’ thường được chuyển dịch là ‘‘hy vọng’’. Trong khi niềm hy vọng (espoir) của nhân gian thì mong manh như sương chiều, sự cậy trông (espérance) là ánh chiêu dương, tỏa ánh sáng cứu độ khắp nơi. Niềm cậy trông vào Chúa Kitô chính là thông điệp của cha Destivelle gửi tác giả bài này. Chúng tôi mạn phép chuyển lại quý độc giả Vietcatholic nhân đầu năm dương lich. Chúc Mừng Năm Mới của Linh mục Destivelle còn là chủ đề của mấy vần lục bát sau đây:
Xin Ngài cứu giúp chúng con,
Kiếp sau sống lại vuông tròn phúc ân.
Trên trời hạnh phúc chứa chan,
Thời gian xóa sạch, nợ nần sạch trơn.
Đêm qua tiếng hát cung đờn,
Chúa tôi xuống thế ban ơn cứu đời.
Phù vân thân phận kiếp người,
Từ nay chung hưởng Nước Trời phước vinh.
Paris, ngày 27-12-2008
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thanh Hóa Mùa Giáng Sinh - Đêm Xe Hoa và Diễn Nguyện
Nhật Vy
03:10 27/12/2008
THANH HÓA – ĐÊM XE HOA VÀ DIỄN NGUYỆN
Từ gần một tháng qua, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã khởi động công tác chuẩn bị cho đại lễ mừng kỷ niệm Chúa Giáng sinh. Từ Noel 2006, ngài đã có sáng kiến rước xe hoa Chúa Hài Đồng vào đêm 24-12. Con số người đến tham dự ước lượng trên dưới 40.000 người, hầu hết là lương dân (trong thành phố Thanh hoá chỉ có trên dưới 1800 người công giáo). Ngài cũng cho trang trí khu vực Toà Giám mục và nhà thờ chính toà một cách hoành tráng với hết khả năng.
Tuy nhiên dựa vào kinh nghiệm những năm qua, ban tổ chức Noel thấy rằng một lượng người đông đảo tập trung hết vào một đêm như thế, dù chưa bao giờ xảy ra sự cố gì nghiêm trọng, xem ra vượt ngoài tầm kiểm soát của ban trật tự, nên năm nay, Đức cha Giuse đã cho bố trí mọi sự sớm hết sức trước ngày 24-12. Quả vậy, ngay từ đêm 17-12-2009, hàng ngàn người dân Thành phố Thanh hóa đã lũ lượt đến tham quan một cách đông đảo.
Chủ đề mùa Giáng Sinh năm nay, “Chúa Giêsu ánh sáng muôn dân”, đã được thể hiện rõ nét trong mọi hình thức trang trí. Ông già Noel, ba vua, thiên thần, thôi thì đủ thứ...chìm ngập trong tiếng hát thánh ca và áng sáng đèn màu chan hoà cả khu vực.
Hoạt động mừng Chúa Giáng sinh còn được tô điểm bằng “Đêm xe hoa” 21-12-2008. Chương trình gồm ba phần: Diễn nguyện, thả đèn trời và rước kiệu xe hoa Chúa Hài Đồng.
Phần diễn nguyện mở đầu lúc 19g00 bằng những hồi trống trầm hùng vang dội của 2 đội trống và 2 đội kèn lớn nhất giáo phận đến từ giáo xứ Ba Làng và Tam Tổng. Số người đến tham dự càng lúc càng tăng, ước chừng đến 8.000 người. Tất cả đều tỏ ra phấn khởi trước sự góp mặt đặc biệt của nhóm văn nghệ sĩ Công giáo đến từ Giáo phận Sài Gòn do chị Kim Lệ dẫn đầu. Tháp tùng chị là ca sĩ Khánh Duy và Thanh Sử, người đã từng đọat giải “tiếng hát truyền hình”, nhất là ban “Tam ca áo trắng”, vốn nổi tiếng từ lâu. Buổi diễn nguyện bắt đầu vào lúc 19g30’, với điệu múa sôi động của các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa trong trang phục màu đỏ của ông già Noel. Đức Cha Giuse đã ân cần giới thiệu các thành viên của nhóm văn nghệ sĩ đến từ miền Nam, họ cười tươi như những bó hoa thắm ôm trên tay....
Đan xen giữa những giọng ca điêu luyện, những bài hát được yêu thích, là tiểu phẩm “ánh sáng và bóng tối” do các chú ứng sinh hợp tác với các nữ tu Dòng MTG, trình bày về sự tỉnh thức của một người trẻ.
Buổi diễn nguyện đã kết thúc bằng màn thả đèn trời tượng trưng cho lời cầu nguyện đêm Noel của con người Thanh hóa. Hàng trăm ngọn lửa lung linh đã dìu dặt bay vào cõi trời cao xa như nhắc nhở cho Thiên Chúa những chờ đợi của con cái dương gian.
Cuối cùng là cuộc rước xe hoa. Gần ba mươi xe hoa lộng lẫy, rực rỡ, đủ kích cở, kiểu trang trí, nối đuôi nhau tuần tự rời Tòa Giám Mục để tiến ra đường phố. Hơn 70 thiên thần lớn nhỏ, với những đôi cánh trắng và khuôn mặt rạng rỡ như…thiên thần và nhóm ông già Noel, vẫy tay tươi cười với mọi người đang đứng trật tự hai bên đường. Những ngọn nến lung linh trên tay của một số người đại diện cho Hội Dòng MTG và các đoàn thể đi trước xe hoa. Có những tràng vỗ tay tán thưởng, không khí vui tươi nhộn nhịp khác hẳn với sự trang nghiêm của những năm trước trong đêm 24.12. Tiếng trống, tiếng kèn, tiếng đàn ca hòa lẫn nhau, cái lạnh của đêm đông như bị xua tan đi bởi sự nồng ấm của sự hiệp thông trong giáo phận, sự hiệp thông lương – giáo, và cả những sẻ chia của các văn nghệ sĩ đến từ một nơi rất xa, cách nhau đến gần 1000 cây số đường dài.
Niềm vui Giáng sinh đã đến sớm hơn, như thế sẽ được kéo dài, và mong ước niềm vui ấy sẽ lan tỏa đến khắp mọi nẻo đường của giáo phận. Như ánh sáng của tình yêu chân thật, xua tan bóng tối giả trá của những nghi kỵ, hiềm khích, hận thù…Để mọi người được xích lại với nhau, gắn kết nên một trong tình bác ái Kitô giáo, để mỗi người cũng trở thành chứng nhân của ánh sáng, mang lại cho thế giới một bộ mặt tươi mới hơn, rạng rỡ hơn…
Từ gần một tháng qua, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã khởi động công tác chuẩn bị cho đại lễ mừng kỷ niệm Chúa Giáng sinh. Từ Noel 2006, ngài đã có sáng kiến rước xe hoa Chúa Hài Đồng vào đêm 24-12. Con số người đến tham dự ước lượng trên dưới 40.000 người, hầu hết là lương dân (trong thành phố Thanh hoá chỉ có trên dưới 1800 người công giáo). Ngài cũng cho trang trí khu vực Toà Giám mục và nhà thờ chính toà một cách hoành tráng với hết khả năng.
Tuy nhiên dựa vào kinh nghiệm những năm qua, ban tổ chức Noel thấy rằng một lượng người đông đảo tập trung hết vào một đêm như thế, dù chưa bao giờ xảy ra sự cố gì nghiêm trọng, xem ra vượt ngoài tầm kiểm soát của ban trật tự, nên năm nay, Đức cha Giuse đã cho bố trí mọi sự sớm hết sức trước ngày 24-12. Quả vậy, ngay từ đêm 17-12-2009, hàng ngàn người dân Thành phố Thanh hóa đã lũ lượt đến tham quan một cách đông đảo.
Chủ đề mùa Giáng Sinh năm nay, “Chúa Giêsu ánh sáng muôn dân”, đã được thể hiện rõ nét trong mọi hình thức trang trí. Ông già Noel, ba vua, thiên thần, thôi thì đủ thứ...chìm ngập trong tiếng hát thánh ca và áng sáng đèn màu chan hoà cả khu vực.
Hoạt động mừng Chúa Giáng sinh còn được tô điểm bằng “Đêm xe hoa” 21-12-2008. Chương trình gồm ba phần: Diễn nguyện, thả đèn trời và rước kiệu xe hoa Chúa Hài Đồng.
Phần diễn nguyện mở đầu lúc 19g00 bằng những hồi trống trầm hùng vang dội của 2 đội trống và 2 đội kèn lớn nhất giáo phận đến từ giáo xứ Ba Làng và Tam Tổng. Số người đến tham dự càng lúc càng tăng, ước chừng đến 8.000 người. Tất cả đều tỏ ra phấn khởi trước sự góp mặt đặc biệt của nhóm văn nghệ sĩ Công giáo đến từ Giáo phận Sài Gòn do chị Kim Lệ dẫn đầu. Tháp tùng chị là ca sĩ Khánh Duy và Thanh Sử, người đã từng đọat giải “tiếng hát truyền hình”, nhất là ban “Tam ca áo trắng”, vốn nổi tiếng từ lâu. Buổi diễn nguyện bắt đầu vào lúc 19g30’, với điệu múa sôi động của các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa trong trang phục màu đỏ của ông già Noel. Đức Cha Giuse đã ân cần giới thiệu các thành viên của nhóm văn nghệ sĩ đến từ miền Nam, họ cười tươi như những bó hoa thắm ôm trên tay....
Đan xen giữa những giọng ca điêu luyện, những bài hát được yêu thích, là tiểu phẩm “ánh sáng và bóng tối” do các chú ứng sinh hợp tác với các nữ tu Dòng MTG, trình bày về sự tỉnh thức của một người trẻ.
Buổi diễn nguyện đã kết thúc bằng màn thả đèn trời tượng trưng cho lời cầu nguyện đêm Noel của con người Thanh hóa. Hàng trăm ngọn lửa lung linh đã dìu dặt bay vào cõi trời cao xa như nhắc nhở cho Thiên Chúa những chờ đợi của con cái dương gian.
Cuối cùng là cuộc rước xe hoa. Gần ba mươi xe hoa lộng lẫy, rực rỡ, đủ kích cở, kiểu trang trí, nối đuôi nhau tuần tự rời Tòa Giám Mục để tiến ra đường phố. Hơn 70 thiên thần lớn nhỏ, với những đôi cánh trắng và khuôn mặt rạng rỡ như…thiên thần và nhóm ông già Noel, vẫy tay tươi cười với mọi người đang đứng trật tự hai bên đường. Những ngọn nến lung linh trên tay của một số người đại diện cho Hội Dòng MTG và các đoàn thể đi trước xe hoa. Có những tràng vỗ tay tán thưởng, không khí vui tươi nhộn nhịp khác hẳn với sự trang nghiêm của những năm trước trong đêm 24.12. Tiếng trống, tiếng kèn, tiếng đàn ca hòa lẫn nhau, cái lạnh của đêm đông như bị xua tan đi bởi sự nồng ấm của sự hiệp thông trong giáo phận, sự hiệp thông lương – giáo, và cả những sẻ chia của các văn nghệ sĩ đến từ một nơi rất xa, cách nhau đến gần 1000 cây số đường dài.
Niềm vui Giáng sinh đã đến sớm hơn, như thế sẽ được kéo dài, và mong ước niềm vui ấy sẽ lan tỏa đến khắp mọi nẻo đường của giáo phận. Như ánh sáng của tình yêu chân thật, xua tan bóng tối giả trá của những nghi kỵ, hiềm khích, hận thù…Để mọi người được xích lại với nhau, gắn kết nên một trong tình bác ái Kitô giáo, để mỗi người cũng trở thành chứng nhân của ánh sáng, mang lại cho thế giới một bộ mặt tươi mới hơn, rạng rỡ hơn…
Giáo xứ Nam Am và Xuân Điện thuộc giáo phận Hải Phòng mừng Lễ Chúa Giáng Sinh
Maria Vũ Ngân
03:50 27/12/2008
HẢI PHÒNG - Tôi có dịp trở về mảnh đất quê hương vào những ngày đón mừng Đại lễ Giáng Sinh năm 2008. Dọc theo con đường từ nội thành Hải Phòng, đến Phà Khuể rồi qua địa phận huyện Tiên Lãng, vừa đặt chân lên đất mẹ, một cảm xúc ngọt ngào quyện vào trong tôi đem đến cảm giác ấm áp lạ kỳ. Thoảng đâu đây, không khí Noel của những ngôi nhà ven đường phả vào lòng người lữ khách khiến họ cảm thấy ấm áp hơn trong tiết trời lạnh giá của mùa đông này.
Giáo xứ Nam Am và Xuân Điện tọa lạc dọc theo đường liên huyện 17A với con sông Tranh Dương hiền hòa xuôi chảy như ôm trọn bao bọc lấy hai Giáo xứ. Hai Giáo xứ với gần 6000 nhân danh bao gồm 13 Giáo họ và 4 khu nhà xứ Nam Am do cha chính xứ Antôn Nguyễn Văn Thục coi sóc.
Giáo xứ Nam Am được thành lập vào năm 1670 với số nhân danh ban đầu là 9000 người. Khi địa phận Đàng Ngoài phân tách thành hai Địa phận Tây và Đông Đàng Ngoài vào năm 1679, Nam Am được chọn là Tòa Giám Mục của Địa phận Đông Đàng Ngoài (địa phận Hải Phòng ngày nay). Nơi đây đã được Đức cha Gieronimo Liêm đặt là nơi xây dựng Đại chủng viện và tiểu chủng viện thời kỳ phôi thai của Địa phận. Mảnh đất này cũng là nơi ghi dấu của bao vị anh Hùng tử Đạo như thánh Liêm, thánh Vinh, thánh Bình, thánh Khang,... Nam Am nổi tiếng với những dòng họ Khổng, Vũ, Đào, Đặng, Ngô đã đến đây lập nghiệp được gần 600 năm. Và nơi đây đã sinh ra biết bao người con tận hiến cho Chúa. Vì thế, Nam Am đã trở thành một trong những Giáo xứ kỳ cựu nhất của Địa phận Hải Phòng.
Giáo xứ Xuân Điện là một trong những Giáo xứ trẻ nhất của địa phận. Trước đây, Xuân Điện là một họ đạo thuộc Giáo xứ Nam Am. Năm 2006, Đức Giám Mục đã nâng Xuân Điện lên thành Giáo xứ. Đã từ lâu Xuân Điện được mọi người biết biết đến với truyền thống sùng Đạo và có đời sống Đức tin sốt mến và tin yêu.
Những ngày này trở về Nam Am và Xuân Điện, không khí đón mừng Đại lễ Giáng Sinh ngập tràn trong từng ngôi nhà, ngõ nhỏ. Rảo quanh các con đường trong Giáo xứ thấy đâu đâu cũng treo đèn, sao được trang trí cách cầu kỳ và lộng lẫy. Có rất nhiều hang đá lộ thiên được dựng ngay trên cổng của những ngôi nhà bên đường. Được biết cha xứ và giáo dân trong hai giáo xứ đã mất nhiều công sức để trang trí cho Đền Thánh Đức Mẹ Mân Côi thêm lộng lẫy, nguy nga xứng đáng với tầm vóc và lịch sử của ngôi Thánh Đường. Từ hơn một tháng nay, không khí chuẩn bị cho đêm hoan ca mừng Chúa Giáng Sinh đã rộn ràng trên các Giáo xứ. Hai đêm tổng duyệt được tổ chức long trọng vào dịp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày 8/12 và tại Giáo xứ Xuân Điện ngày 14/12 để chọn lọc ra các tiết mục đặc sắc nhất biểu diễn trong đêm hoan ca. Như thế, giáo dân trong hai Giáo xứ đã được đón một Giáng Sinh sớm hơn mọi năm. Cả không khí chào đón Giáng Sinh ngập tràn Giáo xứ, ai cũng hân hoan chờ đón ngày Lễ trọng đại: Sinh nhật Con Thiên Chúa.
Trong không khí khá lạnh của tiết trời miền Bắc, thời tiết rét đậm và gió nhiều vẫn không hề giảm đi lòng hăng say nơi các em thiếu nhi hai Giáo xứ. Đúng 18 giờ chiều ngày 24/12, có khoảng hơn 800 em nhỏ tham dự thánh lễ Vọng Giáng sinh. Thiếu nhi trong hai Giáo xứ chiếm một tỷ lệ khá lớn. Mỗi thánh lễ chiều Chúa Nhật hàng tuần luôn có khoảng từ 500 đến 700 em tham dự. Sau thánh lễ Vọng, Cha xứ tổ chức tặng quà Giáng Sinh cho tất cả các em thiếu nhi tham dự thánh lễ. Nhìn khuôn mặt bừng sáng niềm vui của mỗi em nhỏ khi nhận quà, trên khuôn mặt cha xứ cũng ngập tràn niềm hạnh phúc. Năm nay theo sáng kiến của cha, các em được dọn mình đón Chúa bằng một ngày tĩnh tâm riêng trước Đại lễ do cha khách hướng dẫn. Một Giáng Sinh trọn vẹn và hạnh phúc đã được mang đến cho mỗi em trong mùa Giáng Sinh này.
Không khí thật trang trọng và xúc động khi các em cùng Cha xứ và cộng đoàn rước kiệu Chúa Hài Đồng ra hang đá cầu nguyện. Đại diện thiếu nhi, giới trẻ và phụ huynh đã dâng lên Chúa hài Đồng những ước nguyện đơn sơ, chân thành và tha thiết.
Đúng 20 giờ, đêm hoan ca mừng Chúa Giáng Sinh được bắt đầu với tiết mục khai mạc được dàn dựng rất công phu của liên Kim nhạc hai Giáo xứ. Sau lời khai mạc của cha xứ cũng là Trưởng ban tổ chức của toàn bộ chương trình Đại lễ Giáng Sinh 2008 là màn múa ấn tượng của các em thiếu nhi đến từ nhóm múa Hội khấn nhà xứ Nam Am. Tham dự đêm diễn có các tiết mục đặc sắc được chọn lọc ra từ hai đêm tổng duyệt. Những tiết mục được dàn dựng công phu và tâm huyết của các hội đoàn, các ca sĩ khách mời đến từ Hà Nội đã thổi một bầu khí Giáng Sinh ngọt ngào đến cho cộng đoàn trong tiết trời giá lạnh này.
Cao điểm của đêm canh thức mừng Chúa Giáng Sinh là nghi thức thắp nến và cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình và công lý trên thế giới, cầu nguyện cho mọi người được sống trong hợp nhất và yêu thương. 500 cây nến được thắp trên một tháp nến 21 tầng tượng trưng cho 21 thế kỷ nhân loại đã được Ngôi Lời mang bình an. Và một điều thật đặc biệt là tham dự nghi thức thắp nến có đại diện chính quyền huyện, chính quyền 9 xã, đại diện tôn giáo bạn, ban giám hiệu các trường tiểu học và trung học trong địa bàn hai Giáo xứ, đại diện các doanh nghiệp, đại diện các Dòng tộc trong hai Giáo xứ và đông đảo đại diện thiếu nhi, giới trẻ và phụ huynh trong hai Giáo xứ. Không gian hoàn toàn lắng đọng, nghi thức thắp nến được diễn ra theo hình thức cầu nguyện Taize. Trước tháp nến đại diện cho người Công Giáo và người ngoài Công Giáo đã dâng lời cầu nguyện tha thiết. Cộng đoàn xúc động trước lời cầu nguyện chân thành của một bạn trẻ ngoài Công Giáo. Là một bạn trẻ hiếu học được sinh ra trong một gia đình trí thức vô sản nhưng bạn đã xúc động thực sự khi bày tỏ; qua những bài thánh ca đã dẫn đưa bạn đến với Chúa. Bạn cảm nhận thấy Chúa là nguồn Chân, Thiện, Mĩ. Và khát khao mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia cùng nhau xây dựng một “mái nhà chung” để hết thảy mọi người cùng sống trong thế giới an bình và hạnh phúc. Những lời cầu nguyện ấy đã gieo vào lòng người một tâm tình xúc động và yêu mến. Lúc này, mọi người như cảm thấy mình gần nhau hơn và yêu thương nhau hơn.
Thánh lễ Đêm Giáng Sinh được bắt đầu lúc 24 giờ do Đức Giám Mục Giáo phận chủ tế, cùng đồng tế với Ngài có Cha chính xứ và thầy phó tế Giuse Nguyễn Trần Châu. Trong bài giảng khi ngỏ lời với hơn 5000 ngàn người tham dự thánh lễ, Đức Giám Mục đã giới thiệu biến cố Giáng Sinh một cách giản dị, dễ hiểu và gần gũi cho hết thảy mọi người đặc biệt là những người lương dân đang tham dự thánh lễ. Niềm vui như vỡ òa trong lòng người tham dự khi Đức Giám Mục Giáo phận đã thay mặt Đức Thánh Cha ban ơn toàn xá cho tất cả những ai tham dự Đại lễ Giáng Sinh này.
Tạ ơn Chúa thật nhiều, hồng ân nối tiếp hồng ân, giáo xứ Nam Am và Xuân Điện đã được đón một Mùa Giáng Sinh ngập tràn hạnh phúc, tình yêu và ân sủng của Chúa Hài Đồng. Lạy Chúa, một mùa Giáng Sinh an bình đã về trên quê hương chúng con. Nhìn lại cả chuỗi tình thương ấy, con thấy lời ca vang của các Thiên Thần trong đêm Cực Thánh “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm” thấm nhuần và vang vọng hơn.
Kinh cầu nguyện của người Công Giáo hôm nay:
Lạy Chúa Hài Đồng Giêsu / nhìn vào thế giới chúng con đang sống một thế giới đang bị phân hóa / chia rẽ / một thế giới đang lan tràn những hiểm họa đe dọa đến sự sống con người / đói kém / chiến tranh / hận thù / cướp bóc / tranh giành/ gian lận/ và cả những tai họa thiên nhiên nữa. Tất cả xảy ra trực tiếp hay gián tiếp / là vì con người vẫn tiếp tục tranh dành quyền lợi / kỳ thị / nghi kỵ lẫn nhau / và dường như con người ngày càng nhẫn tâm hơn / càng đối xử tàn tệ hơn với đồng loại của mình / nhất là với bao nhiêu hình thức nô lệ mới / Lạy Chúa đứng trước những thống khổ đặc biệt do sự chia rẽ của con người / chúng con càng muốn cậy trông vào Chúa là Đấng giàu lòng thương xót / muốn quy tụ tất cả nên một / như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh / Hôm nay chúng con tha thiết xin Chúa Giêsu Hài Đồng / ban cho thế giới và Tổ quốc nói chung / cách riêng giáo xứ và mỗi gia đình của chúng con / được một nền hòa bình thực sự và dài lâu / xin ban cho mọi tâm hồn được sự bình an của Chúa / như Chúa đã phán: “Thầy để lại bình an của Thầy cho anh em”. Xin Chúa ban cho mỗi người chúng con một trái tim biết yêu thương và tha thứ / chúng con tin rằng/ chỉ có lòng nhân từ và quảng đại thứ tha / phát xuất từ trái tim yêu thương của Chúa/ chúng con mới có thể hàn gắn và xây dựng nền công lý và hòa bình/ như lòng Chúa mong ước / biết cộng tác với nhau trong tôn trọng và tin yêu / giúp cho moị người gần Chúa và gần nhau hơn / biết cảm thông và chia sẻ / để xóa đói/ giảm nghèo / để hạnh phúc và ấm no hơn / Góp phần xây dựng thế giới / cách riêng một Tổ quốc / một quê hương đượm nhuần tình yêu và bác ái / sự thật và an bình. Xin cho chúng con biết gạt bỏ đi những gì gây bất hòa / những việc làm thiếu sự thật và ngay thẳng / những sự tranh dành / những bất công / hiềm thù / nghi kỵ / và cổ võ những gì kiến tạo sự hòa bình và công lý / để mọi người tôn trọng lẫn nhau trong lòng mến chân thành. Vì chỉ có tình thương mới có sức mạnh nối kết và xây dựng. Lạy Chúa Hài Đồng / Chúa là nguồn bình an / và chỉ có Chúa mới có thể đem lại bình an đích thực cho nhân loại/ Xin đem lại cho chúng con sự bình an mà các Thiên Thần đã ca hát mừng Chúa giáng sinh:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương"
Chúng con cầu xin Chúa
Lời nguyện của Dự Tòng
Lạy Chúa!
Con là người ngoại đạo, nhưng tin có Chúa ở trên cao.
Lạy Chúa, những ca từ này luôn vang lên trong con tim và khối óc của chúng con, dẫn đưa chúng con đến với Chúa là Nguồn CHÂN, THIệN, Mỹ.
Lạy Chúa, không một ai được sinh ra ở trần gian này, lại không khao khát được yêu thương, được tôn trọng, được sống trong hoà bình và hạnh phúc. Thế nhưng thực tế thì vẫn có chiến tranh, hận thù, ghen ghét, vẫn có nhiều người phải sống trong cảnh khốn cùng của đói nghèo và tật bệnh.
Lạy Chúa, qua những người Công giáo, chúng con được biết Chúa là Thiên Chúa Đấng Tạo Hoá, nhưng chỉ vì yêu và thương xót nhân loại, Chúa đã nhập thể làm người. Hơn 30 năm cuộc đời dương thế, Chúa đã cúi xuống từng con người để yêu thương, để chữa lành và thánh hoá. Những người nghèo được Chúa cho no đầy, những người khát Chúa cho thoả thuê, những người tật bệnh Chúa chữa lành, những người tội lỗi Chúa lại càng yêu thương, gần gũi hơn để tha thứ, chữa lành và thánh hoá.
Cảm động trước tình thương và lòng bao dung của Chúa, chúng con khao khát được gặp Chúa, được sống trong tình thương của Chúa. Vì chúng con đã bắt đầu xác tín rằng: Với quyền năng và tình yêu, Chúa có thể đáp ứng những khát vọng sâu xa của con người. Vì vậy, tuy còn là người ngoại nhưng chúng con đã cảm thấy Chúa rất gần gũi với chúng con rồi.
Lạy Chúa là hoàng tử bình an, chúng con xin Chúa cho mọi người, mọi nước, mọi dân tộc, mọi quốc gia biết cùng nhau xây dựng “mái nhà chung” để hết thảy mọi người cùng hướng tới và xây dựng một thế giới an bình và hạnh phúc. Mọi người cảm thấy gần nhau hơn, yêu nhau hơn, thương nhau hơn và nhất là được gần Chúa - Nguồn CHÂN, THIệN, Mỹ hơn.
Xin Chúa thương xót và nhận lời chúng con.
Giáo xứ Nam Am và Xuân Điện tọa lạc dọc theo đường liên huyện 17A với con sông Tranh Dương hiền hòa xuôi chảy như ôm trọn bao bọc lấy hai Giáo xứ. Hai Giáo xứ với gần 6000 nhân danh bao gồm 13 Giáo họ và 4 khu nhà xứ Nam Am do cha chính xứ Antôn Nguyễn Văn Thục coi sóc.
Giáo xứ Nam Am được thành lập vào năm 1670 với số nhân danh ban đầu là 9000 người. Khi địa phận Đàng Ngoài phân tách thành hai Địa phận Tây và Đông Đàng Ngoài vào năm 1679, Nam Am được chọn là Tòa Giám Mục của Địa phận Đông Đàng Ngoài (địa phận Hải Phòng ngày nay). Nơi đây đã được Đức cha Gieronimo Liêm đặt là nơi xây dựng Đại chủng viện và tiểu chủng viện thời kỳ phôi thai của Địa phận. Mảnh đất này cũng là nơi ghi dấu của bao vị anh Hùng tử Đạo như thánh Liêm, thánh Vinh, thánh Bình, thánh Khang,... Nam Am nổi tiếng với những dòng họ Khổng, Vũ, Đào, Đặng, Ngô đã đến đây lập nghiệp được gần 600 năm. Và nơi đây đã sinh ra biết bao người con tận hiến cho Chúa. Vì thế, Nam Am đã trở thành một trong những Giáo xứ kỳ cựu nhất của Địa phận Hải Phòng.
Giáo xứ Xuân Điện là một trong những Giáo xứ trẻ nhất của địa phận. Trước đây, Xuân Điện là một họ đạo thuộc Giáo xứ Nam Am. Năm 2006, Đức Giám Mục đã nâng Xuân Điện lên thành Giáo xứ. Đã từ lâu Xuân Điện được mọi người biết biết đến với truyền thống sùng Đạo và có đời sống Đức tin sốt mến và tin yêu.
Những ngày này trở về Nam Am và Xuân Điện, không khí đón mừng Đại lễ Giáng Sinh ngập tràn trong từng ngôi nhà, ngõ nhỏ. Rảo quanh các con đường trong Giáo xứ thấy đâu đâu cũng treo đèn, sao được trang trí cách cầu kỳ và lộng lẫy. Có rất nhiều hang đá lộ thiên được dựng ngay trên cổng của những ngôi nhà bên đường. Được biết cha xứ và giáo dân trong hai giáo xứ đã mất nhiều công sức để trang trí cho Đền Thánh Đức Mẹ Mân Côi thêm lộng lẫy, nguy nga xứng đáng với tầm vóc và lịch sử của ngôi Thánh Đường. Từ hơn một tháng nay, không khí chuẩn bị cho đêm hoan ca mừng Chúa Giáng Sinh đã rộn ràng trên các Giáo xứ. Hai đêm tổng duyệt được tổ chức long trọng vào dịp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày 8/12 và tại Giáo xứ Xuân Điện ngày 14/12 để chọn lọc ra các tiết mục đặc sắc nhất biểu diễn trong đêm hoan ca. Như thế, giáo dân trong hai Giáo xứ đã được đón một Giáng Sinh sớm hơn mọi năm. Cả không khí chào đón Giáng Sinh ngập tràn Giáo xứ, ai cũng hân hoan chờ đón ngày Lễ trọng đại: Sinh nhật Con Thiên Chúa.
Trong không khí khá lạnh của tiết trời miền Bắc, thời tiết rét đậm và gió nhiều vẫn không hề giảm đi lòng hăng say nơi các em thiếu nhi hai Giáo xứ. Đúng 18 giờ chiều ngày 24/12, có khoảng hơn 800 em nhỏ tham dự thánh lễ Vọng Giáng sinh. Thiếu nhi trong hai Giáo xứ chiếm một tỷ lệ khá lớn. Mỗi thánh lễ chiều Chúa Nhật hàng tuần luôn có khoảng từ 500 đến 700 em tham dự. Sau thánh lễ Vọng, Cha xứ tổ chức tặng quà Giáng Sinh cho tất cả các em thiếu nhi tham dự thánh lễ. Nhìn khuôn mặt bừng sáng niềm vui của mỗi em nhỏ khi nhận quà, trên khuôn mặt cha xứ cũng ngập tràn niềm hạnh phúc. Năm nay theo sáng kiến của cha, các em được dọn mình đón Chúa bằng một ngày tĩnh tâm riêng trước Đại lễ do cha khách hướng dẫn. Một Giáng Sinh trọn vẹn và hạnh phúc đã được mang đến cho mỗi em trong mùa Giáng Sinh này.
Không khí thật trang trọng và xúc động khi các em cùng Cha xứ và cộng đoàn rước kiệu Chúa Hài Đồng ra hang đá cầu nguyện. Đại diện thiếu nhi, giới trẻ và phụ huynh đã dâng lên Chúa hài Đồng những ước nguyện đơn sơ, chân thành và tha thiết.
Đúng 20 giờ, đêm hoan ca mừng Chúa Giáng Sinh được bắt đầu với tiết mục khai mạc được dàn dựng rất công phu của liên Kim nhạc hai Giáo xứ. Sau lời khai mạc của cha xứ cũng là Trưởng ban tổ chức của toàn bộ chương trình Đại lễ Giáng Sinh 2008 là màn múa ấn tượng của các em thiếu nhi đến từ nhóm múa Hội khấn nhà xứ Nam Am. Tham dự đêm diễn có các tiết mục đặc sắc được chọn lọc ra từ hai đêm tổng duyệt. Những tiết mục được dàn dựng công phu và tâm huyết của các hội đoàn, các ca sĩ khách mời đến từ Hà Nội đã thổi một bầu khí Giáng Sinh ngọt ngào đến cho cộng đoàn trong tiết trời giá lạnh này.
Cao điểm của đêm canh thức mừng Chúa Giáng Sinh là nghi thức thắp nến và cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình và công lý trên thế giới, cầu nguyện cho mọi người được sống trong hợp nhất và yêu thương. 500 cây nến được thắp trên một tháp nến 21 tầng tượng trưng cho 21 thế kỷ nhân loại đã được Ngôi Lời mang bình an. Và một điều thật đặc biệt là tham dự nghi thức thắp nến có đại diện chính quyền huyện, chính quyền 9 xã, đại diện tôn giáo bạn, ban giám hiệu các trường tiểu học và trung học trong địa bàn hai Giáo xứ, đại diện các doanh nghiệp, đại diện các Dòng tộc trong hai Giáo xứ và đông đảo đại diện thiếu nhi, giới trẻ và phụ huynh trong hai Giáo xứ. Không gian hoàn toàn lắng đọng, nghi thức thắp nến được diễn ra theo hình thức cầu nguyện Taize. Trước tháp nến đại diện cho người Công Giáo và người ngoài Công Giáo đã dâng lời cầu nguyện tha thiết. Cộng đoàn xúc động trước lời cầu nguyện chân thành của một bạn trẻ ngoài Công Giáo. Là một bạn trẻ hiếu học được sinh ra trong một gia đình trí thức vô sản nhưng bạn đã xúc động thực sự khi bày tỏ; qua những bài thánh ca đã dẫn đưa bạn đến với Chúa. Bạn cảm nhận thấy Chúa là nguồn Chân, Thiện, Mĩ. Và khát khao mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia cùng nhau xây dựng một “mái nhà chung” để hết thảy mọi người cùng sống trong thế giới an bình và hạnh phúc. Những lời cầu nguyện ấy đã gieo vào lòng người một tâm tình xúc động và yêu mến. Lúc này, mọi người như cảm thấy mình gần nhau hơn và yêu thương nhau hơn.
Thánh lễ Đêm Giáng Sinh được bắt đầu lúc 24 giờ do Đức Giám Mục Giáo phận chủ tế, cùng đồng tế với Ngài có Cha chính xứ và thầy phó tế Giuse Nguyễn Trần Châu. Trong bài giảng khi ngỏ lời với hơn 5000 ngàn người tham dự thánh lễ, Đức Giám Mục đã giới thiệu biến cố Giáng Sinh một cách giản dị, dễ hiểu và gần gũi cho hết thảy mọi người đặc biệt là những người lương dân đang tham dự thánh lễ. Niềm vui như vỡ òa trong lòng người tham dự khi Đức Giám Mục Giáo phận đã thay mặt Đức Thánh Cha ban ơn toàn xá cho tất cả những ai tham dự Đại lễ Giáng Sinh này.
Tạ ơn Chúa thật nhiều, hồng ân nối tiếp hồng ân, giáo xứ Nam Am và Xuân Điện đã được đón một Mùa Giáng Sinh ngập tràn hạnh phúc, tình yêu và ân sủng của Chúa Hài Đồng. Lạy Chúa, một mùa Giáng Sinh an bình đã về trên quê hương chúng con. Nhìn lại cả chuỗi tình thương ấy, con thấy lời ca vang của các Thiên Thần trong đêm Cực Thánh “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm” thấm nhuần và vang vọng hơn.
Kinh cầu nguyện của người Công Giáo hôm nay:
Lạy Chúa Hài Đồng Giêsu / nhìn vào thế giới chúng con đang sống một thế giới đang bị phân hóa / chia rẽ / một thế giới đang lan tràn những hiểm họa đe dọa đến sự sống con người / đói kém / chiến tranh / hận thù / cướp bóc / tranh giành/ gian lận/ và cả những tai họa thiên nhiên nữa. Tất cả xảy ra trực tiếp hay gián tiếp / là vì con người vẫn tiếp tục tranh dành quyền lợi / kỳ thị / nghi kỵ lẫn nhau / và dường như con người ngày càng nhẫn tâm hơn / càng đối xử tàn tệ hơn với đồng loại của mình / nhất là với bao nhiêu hình thức nô lệ mới / Lạy Chúa đứng trước những thống khổ đặc biệt do sự chia rẽ của con người / chúng con càng muốn cậy trông vào Chúa là Đấng giàu lòng thương xót / muốn quy tụ tất cả nên một / như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh / Hôm nay chúng con tha thiết xin Chúa Giêsu Hài Đồng / ban cho thế giới và Tổ quốc nói chung / cách riêng giáo xứ và mỗi gia đình của chúng con / được một nền hòa bình thực sự và dài lâu / xin ban cho mọi tâm hồn được sự bình an của Chúa / như Chúa đã phán: “Thầy để lại bình an của Thầy cho anh em”. Xin Chúa ban cho mỗi người chúng con một trái tim biết yêu thương và tha thứ / chúng con tin rằng/ chỉ có lòng nhân từ và quảng đại thứ tha / phát xuất từ trái tim yêu thương của Chúa/ chúng con mới có thể hàn gắn và xây dựng nền công lý và hòa bình/ như lòng Chúa mong ước / biết cộng tác với nhau trong tôn trọng và tin yêu / giúp cho moị người gần Chúa và gần nhau hơn / biết cảm thông và chia sẻ / để xóa đói/ giảm nghèo / để hạnh phúc và ấm no hơn / Góp phần xây dựng thế giới / cách riêng một Tổ quốc / một quê hương đượm nhuần tình yêu và bác ái / sự thật và an bình. Xin cho chúng con biết gạt bỏ đi những gì gây bất hòa / những việc làm thiếu sự thật và ngay thẳng / những sự tranh dành / những bất công / hiềm thù / nghi kỵ / và cổ võ những gì kiến tạo sự hòa bình và công lý / để mọi người tôn trọng lẫn nhau trong lòng mến chân thành. Vì chỉ có tình thương mới có sức mạnh nối kết và xây dựng. Lạy Chúa Hài Đồng / Chúa là nguồn bình an / và chỉ có Chúa mới có thể đem lại bình an đích thực cho nhân loại/ Xin đem lại cho chúng con sự bình an mà các Thiên Thần đã ca hát mừng Chúa giáng sinh:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương"
Chúng con cầu xin Chúa
Lời nguyện của Dự Tòng
Lạy Chúa!
Con là người ngoại đạo, nhưng tin có Chúa ở trên cao.
Lạy Chúa, những ca từ này luôn vang lên trong con tim và khối óc của chúng con, dẫn đưa chúng con đến với Chúa là Nguồn CHÂN, THIệN, Mỹ.
Lạy Chúa, không một ai được sinh ra ở trần gian này, lại không khao khát được yêu thương, được tôn trọng, được sống trong hoà bình và hạnh phúc. Thế nhưng thực tế thì vẫn có chiến tranh, hận thù, ghen ghét, vẫn có nhiều người phải sống trong cảnh khốn cùng của đói nghèo và tật bệnh.
Lạy Chúa, qua những người Công giáo, chúng con được biết Chúa là Thiên Chúa Đấng Tạo Hoá, nhưng chỉ vì yêu và thương xót nhân loại, Chúa đã nhập thể làm người. Hơn 30 năm cuộc đời dương thế, Chúa đã cúi xuống từng con người để yêu thương, để chữa lành và thánh hoá. Những người nghèo được Chúa cho no đầy, những người khát Chúa cho thoả thuê, những người tật bệnh Chúa chữa lành, những người tội lỗi Chúa lại càng yêu thương, gần gũi hơn để tha thứ, chữa lành và thánh hoá.
Cảm động trước tình thương và lòng bao dung của Chúa, chúng con khao khát được gặp Chúa, được sống trong tình thương của Chúa. Vì chúng con đã bắt đầu xác tín rằng: Với quyền năng và tình yêu, Chúa có thể đáp ứng những khát vọng sâu xa của con người. Vì vậy, tuy còn là người ngoại nhưng chúng con đã cảm thấy Chúa rất gần gũi với chúng con rồi.
Lạy Chúa là hoàng tử bình an, chúng con xin Chúa cho mọi người, mọi nước, mọi dân tộc, mọi quốc gia biết cùng nhau xây dựng “mái nhà chung” để hết thảy mọi người cùng hướng tới và xây dựng một thế giới an bình và hạnh phúc. Mọi người cảm thấy gần nhau hơn, yêu nhau hơn, thương nhau hơn và nhất là được gần Chúa - Nguồn CHÂN, THIệN, Mỹ hơn.
Xin Chúa thương xót và nhận lời chúng con.
Hình ảnh Cộng đoàn Chúa Kitô Phục Sinh Stockton đón mừng Lễ Chúa Giáng Sinh
Bùi Tháp
13:24 27/12/2008
Kim khánh và Ngọc khánh Hôn phối tại Hà nội dịp Lễ Thánh Gia: Yêu là quên mình
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
13:33 27/12/2008
Gia đình nào cũng gặp phải thử thách. Lời Chúa sẽ hướng dẫn các gia đình biết vượt qua thử thách, gìn giữ được hạnh phúc gia đình. Thử thách không thể tránh khỏi. Thử thách cần thiết để thanh luyện tình yêu. Tình yêu giống như viên ngọc. Những thử thách trong cuộc đời giống như chiếc giũa. Ngọc càng giũa càng sáng. Tình yêu càng trải qua thử thách càng cao đẹp, như viên ngọc tinh tuyền không còn tì vết. Tình yêu giống như vàng. Thử thách giống như ngọn lửa. Vàng càng được nung trong lửa càng trở nên tinh tuyền vì được thanh luyện khỏi mọi tạp chất để trở nên vàng ròng. Tình yêu càng trải qua thử thách càng tinh khôi như vàng mười nguyên chất.
Hôm qua tôi đi thăm trại phong Quả Cảm. Tại đây tôi đã chứng hôn cho một đôi hôn phối thật đẹp. Đó là đôi anh Giuse Dũng và chị Maria Hiền. Anh quê ở Lạng sơn. Chị quê ở Bắc ninh. Hai người gặp nhau trong một đêm Giáng sinh. Sau hai năm yêu nhau, năm nay họ được làm lễ cưới cũng vào lễ Giáng sinh. Đó thật là một kỷ niệm đẹp. Tuy nhiên kỷ niệm đó vẫn chưa đẹp bằng mối tình của họ. Chị Maria Hiền là một thiếu nữ duyên dáng khoẻ mạnh. Nhưng anh Giuse Dũng vừa mắc bệnh phong lại vừa bị liệt cả hai chân, không đi đứng được. Sức khoẻ anh cũng không được tốt. Thế mà chị Maria Hiền vẫn yêu anh, chấp nhận theo đạo để làm đám cưới với anh. Lúc được rửa tội, chị cảm động quá, cứ khóc sướt mướt, đến nỗi anh phải luôn luôn nắm tay chị, vỗ vai để trấn tĩnh chị và đưa khăn cho chị lau nước mắt. Chứng hôn cho đôi thanh niên thiếu nữ này, tôi thực sự rất cảm động vì mối tình cao đẹp của họ. Chị yêu anh đến nỗi dám chấp nhận làm vợ anh. Chắc chắn khi chung sống với anh, chị không mong chờ anh giúp đỡ mình điều gì về vật chất. Trái lại khi chấp nhận làm bạn đời, chị chấp nhận phải cáng đáng cả hai số phận, vừa lo cho mình, vừa lo cho chồng. Nhưng tình yêu của chị đối với anh quá nồng nàn thắm thiết, nên chị không hề coi anh là gánh nặng cho mình. Trái lại chị còn coi anh là hạnh phúc. Được yêu anh, được chung sống với anh là điều làm chị vui sướng. Được vào đạo của anh là một ân huệ lớn lao đối với chị. Vì anh là tất cả ý nghĩa cuộc đời của chị. Vì anh là tình yêu của chị. Đây là một mối tình đẹp vì đã biết vượt qua tất cả mọi thử thách. Đây là tình yêu chân thực vì đã biết quên mình vì người yêu.
Tôi thấy gia đình mới này có nét giống Thánh gia mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Khi nêu cao Thánh gia là gương mẫu các gia đình hạnh phúc, ta cứ tưởng Giáo hội sẽ diễn tả Thánh gia như một gia đình lúc nào cũng yên vui đầm ấm. Không ngờ hôm nay Tin mừng lại trình bày Thánh gia như một gia đình gặp rất nhiều thử thách. Ta có thể kể ra một vài thử thách chính như: khi thấy Đức Mẹ có thai, Thánh Giuse dự định bỏ trốn; sau khi Đức Chúa Giêsu sinh ra, bị vua Hê rô đê tìm giết, thánh gia phải bồng bế nhau chạy trốn sang Ai cập; khi Đức Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cả gia đình hành hương lên Đền thờ Giêrusalem, đã lạc mất Chúa ba ngày; khi Đức Chúa Giêsu đi rao giảng, bị người ta chống đối, bị coi là mất trí và bắt gia đình phải tìm Ngài về; khi Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết, Đức Mẹ theo con cho đến Núi Sọ, đứng bên thánh giá mà chịu đau khổ với con. Thật là những thử thách quá sức tưởng tượng của con người. Chỉ cần một thử thách thôi cũng có thể khiến gia đình tan vỡ rồi. Thê mà Thánh gia đã kiên vững vượt qua tất cả mọi thử thách lớn lao. Nhờ bí quyết nào ? Thưa nhờ Thánh gia biết sống theo Lời Chúa.
Sống theo Lời Chúa là từ bỏ ý riêng. Chúa Giêsu sinh xuống trần gian là làm theo ý Đức Chúa Cha. Đức Mẹ nhận làm Mẹ Chúa Cứu Thế cũng như thánh Giuse nhận làm bạn của Đức Mẹ đều là làm theo ý Chúa. Thánh gia hôm nay trốn sang Ai cập là do Chúa hướng dẫn. Thánh gia không làm theo ý riêng, nhưng luôn làm theo ý Chúa.
Sống theo Lời Chúa là quên mình vì người khác. Chúa là tình yêu. Lời Chúa dạy đều là tình yêu. Không phải một tình yêu ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân. Nhưng là một tình yêu quên mình vì người khác. Chính Chúa Giêsu đã dạy: “Không có tình yêu nào lớn lao cho bằng tình yêu của người dám hi sinh tính mạng vì người yêu.” Trong gia đình Thánh gia, mọi người đều quên mình vì người khác.
Gia đình nào cũng gặp phải thử thách. Lời Chúa sẽ hướng dẫn các gia đình biết vượt qua thử thách, gìn giữ được hạnh phúc gia đình. Thử thách không thể tránh khỏi. Thử thách cần thiết để thanh luyện tình yêu. Tình yêu giống như viên ngọc. Những thử thách trong cuộc đời giống như chiếc giũa. Ngọc càng giũa càng sáng. Tình yêu càng trải qua thử thách càng cao đẹp, như viên ngọc tinh tuyền không còn tì vết. Tình yêu giống như vàng. Thử thách giống như ngọn lửa. Vàng càng được nung trong lửa càng trở nên tinh tuyền vì được thanh luyện khỏi mọi tạp chất để trở nên vàng ròng. Tình yêu càng trải qua thử thách càng tinh khôi như vàng mười nguyên chất.
Hôm nay các cụ kỷ niệm Kim khánh và Ngọc khánh hôn phối. Gọi nôm na là lễ cưới vàng và lễ cưới ngọc. Các cụ là hình ảnh của Thánh gia, vì đã trải qua biết bao khó khăn thử thách trong hơn nửa thế kỷ qua mà vẫn giữ được lòng chung thuỷ. Để được như thế, chắc chắn các cụ đã phải noi gương Thánh gia luôn sông theo Lời Chúa, luôn từ bỏ ý riêng và luôn quên mình vì người bạn, vì con cháu. Những hi sinh quên mình, từ bỏ ý riêng đã thanh luyện làm cho tình yêu của các cụ đã trở nên ngọc quí trong suốt, đã trở nên vàng ròng, tinh tuyền. Tình yêu vàng ngọc đó là của lễ quí giá dâng lên Chúa, và là kho báu các cụ để lại cho dòng tộc con cháu. Xin chúc mừng các cụ. Ước mong truyền thống tốt đẹp do các cụ đã dày công tạo dựng được tiếp tục nơi con cái cháu chắt của các cụ. Để dòng dõi những người tin Chúa ngày càng đông đảo. Để mọi gia đình công giáo cùng góp phần vào việc xây dựng xã hội trong tinh thần đạo đức. Xin các cụ hãy dạy cho con cháu biết siêng năng đọc Lời Chúa để biết sống theo Lời Chúa hướng dẫn. Xin các cụ hãy dạy cho con cháu biết quên mình để xây dựng một tình yêu chân thực, như thế gia đình mới bền vững và xã hội mới ổn định.
Lạy Thánh gia Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse, xin chúc lành cho gia đình chúng con. Amen.
Hôm qua tôi đi thăm trại phong Quả Cảm. Tại đây tôi đã chứng hôn cho một đôi hôn phối thật đẹp. Đó là đôi anh Giuse Dũng và chị Maria Hiền. Anh quê ở Lạng sơn. Chị quê ở Bắc ninh. Hai người gặp nhau trong một đêm Giáng sinh. Sau hai năm yêu nhau, năm nay họ được làm lễ cưới cũng vào lễ Giáng sinh. Đó thật là một kỷ niệm đẹp. Tuy nhiên kỷ niệm đó vẫn chưa đẹp bằng mối tình của họ. Chị Maria Hiền là một thiếu nữ duyên dáng khoẻ mạnh. Nhưng anh Giuse Dũng vừa mắc bệnh phong lại vừa bị liệt cả hai chân, không đi đứng được. Sức khoẻ anh cũng không được tốt. Thế mà chị Maria Hiền vẫn yêu anh, chấp nhận theo đạo để làm đám cưới với anh. Lúc được rửa tội, chị cảm động quá, cứ khóc sướt mướt, đến nỗi anh phải luôn luôn nắm tay chị, vỗ vai để trấn tĩnh chị và đưa khăn cho chị lau nước mắt. Chứng hôn cho đôi thanh niên thiếu nữ này, tôi thực sự rất cảm động vì mối tình cao đẹp của họ. Chị yêu anh đến nỗi dám chấp nhận làm vợ anh. Chắc chắn khi chung sống với anh, chị không mong chờ anh giúp đỡ mình điều gì về vật chất. Trái lại khi chấp nhận làm bạn đời, chị chấp nhận phải cáng đáng cả hai số phận, vừa lo cho mình, vừa lo cho chồng. Nhưng tình yêu của chị đối với anh quá nồng nàn thắm thiết, nên chị không hề coi anh là gánh nặng cho mình. Trái lại chị còn coi anh là hạnh phúc. Được yêu anh, được chung sống với anh là điều làm chị vui sướng. Được vào đạo của anh là một ân huệ lớn lao đối với chị. Vì anh là tất cả ý nghĩa cuộc đời của chị. Vì anh là tình yêu của chị. Đây là một mối tình đẹp vì đã biết vượt qua tất cả mọi thử thách. Đây là tình yêu chân thực vì đã biết quên mình vì người yêu.
Tôi thấy gia đình mới này có nét giống Thánh gia mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Khi nêu cao Thánh gia là gương mẫu các gia đình hạnh phúc, ta cứ tưởng Giáo hội sẽ diễn tả Thánh gia như một gia đình lúc nào cũng yên vui đầm ấm. Không ngờ hôm nay Tin mừng lại trình bày Thánh gia như một gia đình gặp rất nhiều thử thách. Ta có thể kể ra một vài thử thách chính như: khi thấy Đức Mẹ có thai, Thánh Giuse dự định bỏ trốn; sau khi Đức Chúa Giêsu sinh ra, bị vua Hê rô đê tìm giết, thánh gia phải bồng bế nhau chạy trốn sang Ai cập; khi Đức Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cả gia đình hành hương lên Đền thờ Giêrusalem, đã lạc mất Chúa ba ngày; khi Đức Chúa Giêsu đi rao giảng, bị người ta chống đối, bị coi là mất trí và bắt gia đình phải tìm Ngài về; khi Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết, Đức Mẹ theo con cho đến Núi Sọ, đứng bên thánh giá mà chịu đau khổ với con. Thật là những thử thách quá sức tưởng tượng của con người. Chỉ cần một thử thách thôi cũng có thể khiến gia đình tan vỡ rồi. Thê mà Thánh gia đã kiên vững vượt qua tất cả mọi thử thách lớn lao. Nhờ bí quyết nào ? Thưa nhờ Thánh gia biết sống theo Lời Chúa.
Sống theo Lời Chúa là từ bỏ ý riêng. Chúa Giêsu sinh xuống trần gian là làm theo ý Đức Chúa Cha. Đức Mẹ nhận làm Mẹ Chúa Cứu Thế cũng như thánh Giuse nhận làm bạn của Đức Mẹ đều là làm theo ý Chúa. Thánh gia hôm nay trốn sang Ai cập là do Chúa hướng dẫn. Thánh gia không làm theo ý riêng, nhưng luôn làm theo ý Chúa.
Sống theo Lời Chúa là quên mình vì người khác. Chúa là tình yêu. Lời Chúa dạy đều là tình yêu. Không phải một tình yêu ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân. Nhưng là một tình yêu quên mình vì người khác. Chính Chúa Giêsu đã dạy: “Không có tình yêu nào lớn lao cho bằng tình yêu của người dám hi sinh tính mạng vì người yêu.” Trong gia đình Thánh gia, mọi người đều quên mình vì người khác.
Gia đình nào cũng gặp phải thử thách. Lời Chúa sẽ hướng dẫn các gia đình biết vượt qua thử thách, gìn giữ được hạnh phúc gia đình. Thử thách không thể tránh khỏi. Thử thách cần thiết để thanh luyện tình yêu. Tình yêu giống như viên ngọc. Những thử thách trong cuộc đời giống như chiếc giũa. Ngọc càng giũa càng sáng. Tình yêu càng trải qua thử thách càng cao đẹp, như viên ngọc tinh tuyền không còn tì vết. Tình yêu giống như vàng. Thử thách giống như ngọn lửa. Vàng càng được nung trong lửa càng trở nên tinh tuyền vì được thanh luyện khỏi mọi tạp chất để trở nên vàng ròng. Tình yêu càng trải qua thử thách càng tinh khôi như vàng mười nguyên chất.
Hôm nay các cụ kỷ niệm Kim khánh và Ngọc khánh hôn phối. Gọi nôm na là lễ cưới vàng và lễ cưới ngọc. Các cụ là hình ảnh của Thánh gia, vì đã trải qua biết bao khó khăn thử thách trong hơn nửa thế kỷ qua mà vẫn giữ được lòng chung thuỷ. Để được như thế, chắc chắn các cụ đã phải noi gương Thánh gia luôn sông theo Lời Chúa, luôn từ bỏ ý riêng và luôn quên mình vì người bạn, vì con cháu. Những hi sinh quên mình, từ bỏ ý riêng đã thanh luyện làm cho tình yêu của các cụ đã trở nên ngọc quí trong suốt, đã trở nên vàng ròng, tinh tuyền. Tình yêu vàng ngọc đó là của lễ quí giá dâng lên Chúa, và là kho báu các cụ để lại cho dòng tộc con cháu. Xin chúc mừng các cụ. Ước mong truyền thống tốt đẹp do các cụ đã dày công tạo dựng được tiếp tục nơi con cái cháu chắt của các cụ. Để dòng dõi những người tin Chúa ngày càng đông đảo. Để mọi gia đình công giáo cùng góp phần vào việc xây dựng xã hội trong tinh thần đạo đức. Xin các cụ hãy dạy cho con cháu biết siêng năng đọc Lời Chúa để biết sống theo Lời Chúa hướng dẫn. Xin các cụ hãy dạy cho con cháu biết quên mình để xây dựng một tình yêu chân thực, như thế gia đình mới bền vững và xã hội mới ổn định.
Lạy Thánh gia Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse, xin chúc lành cho gia đình chúng con. Amen.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Từ TGP Hà Nội tới TGP Sài Gòn, mặt nạ của Nhà Nước CSVN đang bị phơi bầy
Hồng Lĩnh
00:09 27/12/2008
Tại Việt Nam Giáng Sinh nầy khác những Giáng Sinh đã qua trước
Đã bao năm rồi! Mối liên lạc giữa Giáo Hội Công Giáo VN với Nhà nước CSVN chẳng có gì yên vui. Một Giáo Hội, suốt cả một chiều dài lịch sử hơn nữa thế kỷ, đã phải chịu đựng bắt bớ và trấn áp vì danh Chúa, nay hiên ngang chuyển sang thế công khai dẫn đầu đòi công lý cho toàn dân. Trận đụng độ công khai tại TKS và Thái Hà đã ghi các dấu tích khó phai nhòa sau đây (theo lời Cha Nguyễn Khởi Phụng):
«Phong trào cầu nguyện này đã phát triển vượt bậc vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác về trời 15/8, khi mọi người tiến vào mảnh đất bỏ hoang mà ngày xưa Tu viện và Giáo xứ đã dùng. Cũng từ đấy Thái Hà thường xuyên bị báo đài nhà nước đả kích nặng nề và bị kết án là phạm pháp, phá rối trật tự công cộng và xâm phạm tài sản xã hội chủ nghiã».
«Tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng từ ngày 28/08: ba anh chị em bị bắt giữ, đưa tới buổi cầu nguyện đông người trước trụ sở Công An quận Đống Đa, rồi vụ đàn áp bằng dùi cui, roi điện, và bạo hành. Sau đó đến tối 31/08, cộng đoàn cầu nguyện bị xịt hơi cay, khiến nhiều người bất tỉnh đau đớn, và phải đi bệnh viện. Kể từ lễ Đức Mẹ Sầu Bi, ở Hà Nội mừng vào ngày 21/9, Thái Hà được vinh dự chung phần với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt lãnh những đòn hằn ác liệt cả bằng lời nói lẫn những hành động bạo lực xẩy ra đêm 21/9 chung quanh Tu Viện và Nhà Thờ».
Giáo dân làm sao quên được đám «quần chúngtự phát» do công an và đại diện của UBND thành phố Hà Nội dẫn tới đập phá Đền Giêrađô và gào thét «giết! giết Kiệt, giết Phụng». Không kể những hành động trấn áp phạt tiền hay đòi thuyên chuyển của Nguyễn Thế Thảo đối với TGM Ngô Quang Kiệt và các linh mục DCT Hà.
Trong những Giáng Sinh qua, những tên CSVN luôn chống đối Chúa và không ngưng nghỉ phá phách Giáo Hội Công Giáo VN, với mục đích tuyên truyền, đã cố mang cái mặt mo đóng kịch giả vờ tới chúc tụng các đại diện cao cấp của Thiên Chúa tại VN, trong đó có TGM Ngô Quang Kiệt. Nay Giáng Sinh mới lại về với các sự kiện kể trên còn nóng hổi, CSVN không thể dọn lại cái màn kịch ấy nữa với TGP Hà Nội! Nhưng luôn vẫn mưu đồ ám hại làm Giáo dân phải để phòng. Nên Giáng Sinh nầy phải khác các Giáng Sinh qua! Nhưng tại hai TGP Huế và Sài Gòn chưa rõ CSVN bày lại ván hài kịch nầy ra nữa không?
CSVN tấn công các nữ tu Bác Ái Vinh Sơn Sài Gòn và Phao Lồ Vĩnh Long bằng chiêu thức áp dụng tại TKS và Thái Hà
Một tổng hợp các chiêu thức: «UBND tiệu tập thông báo tịch thu, dùng vũ lực làm công viên và tố cáo các nạn nhân phá rối trật tự công cộng và xâm phạm tài sản xã hội chủ nghiã », đã được áp dụng tại TKS và Thái Hà. Nay CSVN đem vào áp dụng tại TGP Sài Gòn. Chúng lợi dụng dịp lễ kỷ niệm Chúa giáng trần đề thi hành qủi kế.
Nhưng tại Sài Gòn và Vĩnh Long, không những đất đai mà lại cả nhà cửa hay cơ sở bác ái của các nữ tu lo cho dân nghèo và khuyết tật bị cuỡng chiếm bằng vũ lực và áp lực. Tuy các cái tạm thời gọi là «công viên». Nhưng thứ công viên nầy mang nặng các đặc trưng: «Xây dựng từ ăn cướp và nuốt không trôi, từ bất công và nặng mùi vũ lực, phá hoại cơ sở dùng vào việc hàn gắn các vết thương cho dân nghèo!». Một thứ công viên của nguyền rủa. Nên các mặt nạ CSVN, sau khi khi đã phơi bày tại TKS và Thái Hà, nay lại tiếp tục rơi dài tại miền Nam. Các nữ tu tạm rút lui khỏi trận địa. Nhưng cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục. Những ngày thách đố đối vời Giáo dân TGP Sài Gòn chỉ mới bắt đầu. Nên Giáng Sinh nầy không giống những Giáng Sinh qua.
Tại Saigòn, các nữ tu cho biết đang nhằm tới thương thảo để tiến tới giải pháp tốt đẹp. Một cuộc rút lui của các nữ tu có thể là ngoải ý muốn của chính các nữ tu không? Chúng ta hãy chờ đợi xem ọồi két cục sẽ tới đâu.
Đã bao năm rồi! Mối liên lạc giữa Giáo Hội Công Giáo VN với Nhà nước CSVN chẳng có gì yên vui. Một Giáo Hội, suốt cả một chiều dài lịch sử hơn nữa thế kỷ, đã phải chịu đựng bắt bớ và trấn áp vì danh Chúa, nay hiên ngang chuyển sang thế công khai dẫn đầu đòi công lý cho toàn dân. Trận đụng độ công khai tại TKS và Thái Hà đã ghi các dấu tích khó phai nhòa sau đây (theo lời Cha Nguyễn Khởi Phụng):
«Phong trào cầu nguyện này đã phát triển vượt bậc vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác về trời 15/8, khi mọi người tiến vào mảnh đất bỏ hoang mà ngày xưa Tu viện và Giáo xứ đã dùng. Cũng từ đấy Thái Hà thường xuyên bị báo đài nhà nước đả kích nặng nề và bị kết án là phạm pháp, phá rối trật tự công cộng và xâm phạm tài sản xã hội chủ nghiã».
«Tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng từ ngày 28/08: ba anh chị em bị bắt giữ, đưa tới buổi cầu nguyện đông người trước trụ sở Công An quận Đống Đa, rồi vụ đàn áp bằng dùi cui, roi điện, và bạo hành. Sau đó đến tối 31/08, cộng đoàn cầu nguyện bị xịt hơi cay, khiến nhiều người bất tỉnh đau đớn, và phải đi bệnh viện. Kể từ lễ Đức Mẹ Sầu Bi, ở Hà Nội mừng vào ngày 21/9, Thái Hà được vinh dự chung phần với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt lãnh những đòn hằn ác liệt cả bằng lời nói lẫn những hành động bạo lực xẩy ra đêm 21/9 chung quanh Tu Viện và Nhà Thờ».
Giáo dân làm sao quên được đám «quần chúngtự phát» do công an và đại diện của UBND thành phố Hà Nội dẫn tới đập phá Đền Giêrađô và gào thét «giết! giết Kiệt, giết Phụng». Không kể những hành động trấn áp phạt tiền hay đòi thuyên chuyển của Nguyễn Thế Thảo đối với TGM Ngô Quang Kiệt và các linh mục DCT Hà.
Trong những Giáng Sinh qua, những tên CSVN luôn chống đối Chúa và không ngưng nghỉ phá phách Giáo Hội Công Giáo VN, với mục đích tuyên truyền, đã cố mang cái mặt mo đóng kịch giả vờ tới chúc tụng các đại diện cao cấp của Thiên Chúa tại VN, trong đó có TGM Ngô Quang Kiệt. Nay Giáng Sinh mới lại về với các sự kiện kể trên còn nóng hổi, CSVN không thể dọn lại cái màn kịch ấy nữa với TGP Hà Nội! Nhưng luôn vẫn mưu đồ ám hại làm Giáo dân phải để phòng. Nên Giáng Sinh nầy phải khác các Giáng Sinh qua! Nhưng tại hai TGP Huế và Sài Gòn chưa rõ CSVN bày lại ván hài kịch nầy ra nữa không?
CSVN tấn công các nữ tu Bác Ái Vinh Sơn Sài Gòn và Phao Lồ Vĩnh Long bằng chiêu thức áp dụng tại TKS và Thái Hà
Một tổng hợp các chiêu thức: «UBND tiệu tập thông báo tịch thu, dùng vũ lực làm công viên và tố cáo các nạn nhân phá rối trật tự công cộng và xâm phạm tài sản xã hội chủ nghiã », đã được áp dụng tại TKS và Thái Hà. Nay CSVN đem vào áp dụng tại TGP Sài Gòn. Chúng lợi dụng dịp lễ kỷ niệm Chúa giáng trần đề thi hành qủi kế.
Nhưng tại Sài Gòn và Vĩnh Long, không những đất đai mà lại cả nhà cửa hay cơ sở bác ái của các nữ tu lo cho dân nghèo và khuyết tật bị cuỡng chiếm bằng vũ lực và áp lực. Tuy các cái tạm thời gọi là «công viên». Nhưng thứ công viên nầy mang nặng các đặc trưng: «Xây dựng từ ăn cướp và nuốt không trôi, từ bất công và nặng mùi vũ lực, phá hoại cơ sở dùng vào việc hàn gắn các vết thương cho dân nghèo!». Một thứ công viên của nguyền rủa. Nên các mặt nạ CSVN, sau khi khi đã phơi bày tại TKS và Thái Hà, nay lại tiếp tục rơi dài tại miền Nam. Các nữ tu tạm rút lui khỏi trận địa. Nhưng cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục. Những ngày thách đố đối vời Giáo dân TGP Sài Gòn chỉ mới bắt đầu. Nên Giáng Sinh nầy không giống những Giáng Sinh qua.
Tại Saigòn, các nữ tu cho biết đang nhằm tới thương thảo để tiến tới giải pháp tốt đẹp. Một cuộc rút lui của các nữ tu có thể là ngoải ý muốn của chính các nữ tu không? Chúng ta hãy chờ đợi xem ọồi két cục sẽ tới đâu.
Chúa cũng cầu nguyện cho ta!
Trần Giang
00:19 27/12/2008
Năm 1983 CHXHCN Việt Nam đã sa lầy 4 năm tại Cambodia mà không tìm được lối thoát, bị cả thế giới cấm vận, thiệt hại người và của bao nhiêu cho tới nay vẫn bị CS dấu kín. Biên giới phía Bắc vẫn căng thẳng dù người đồng chí anh cả vĩ đại “môi hở răng lạnh” Trung Quốc đã rút quân về, thực tế thì vẫn ở lại một số nơi và sau đó chiếm luôn, sau khi đã dạy cho CSVN một bài học đau điếng để nhớ đời vào năm 1979. Cho đến nay CSVN vẫn còn kinh hoàng khiếp đảm sợ sệt người anh cả TQ như một con chó bị một trận đòn đau nhừ tử, cụp đuôi phục tùng TQ, phải cắt đất nhượng biển, bôi xóa hết lịch sử không còn dám nhắc lại cuộc chiến tranh Trung Việt nữa, kẻo lại bị một bài học thứ 2 và có thể là sau cùng. Tại trong nước, ĐCS với cố tật cho rằng một đảng viên chỉ cần thông suốt chủ nghĩa Mác Lê và nắm vững chủ trương chính sách của đảng, mà kiến thức tài năng đức độ chỉ là con số 0, vẫn có thể làm thủ trưởng xí nghiệp, giám đốc bệnh viện, bộ trưởng giáo dục, chủ tịch nước, tổng bí thư. Vì thế mà văn nô Tố Hữu, người đã tàn nhẫn chà đạp tận bùn đen các văn hữu trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, suốt đời chỉ biết làm thơ ca tụng các lãnh tụ CS một cách hèn hạ lố lăng như “Bóng Người cao lồng lộng” (viết về Mao Trạch Đông), được “cơ cấu” làm phó thủ tướng đặc trách kinh tế. Do đó mà không lạ gì ông đã đưa đất nước tiến nhanh tiến mạnh lên CNXH (cả nước xuống hố) một cách xuất sắc với chính sách quái đản Giá Lương Tiền tai hại mà chỉ có tài làm thơ của một văn nô mới sáng tác ra được, cũng như hiện nay đố ai ngoài các thi sĩ văn nô XHCN cắt nghĩa được nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là cái chi chi.
Năm 1983 đó, tôi, một thanh niên 18 tuổi non choẹt chập chững vào đời, thi đâu rớt đó, xin đi làm công nhân bốc xếp cũng không ai nhận vì chủ nghĩa lý lịch, tất cả các ông chú ông bác ông anh ông thầy nào có thể giúp đỡ mình đều đi tù không vì tội sĩ quan VNCH cũng vì tội tư sản hay tội vượt biên. Bạn bè mấy đứa quay đi quay lại không chết vì “làm nhiệm vụ quốc tế cao cả” ở Cambodia cũng biến mất vì vượt biên. Có lần đi lang thang trên Saigon qua một xóm thấy rộ lên mấy chục nhà có tang một lúc, hỏi ra mới biết họ đều có con cháu đi vượt biên chung một thuyền bị chìm. Đau khổ nhất chính là những gia đình có con gái bị hải tặc bắt mang đi, cả hai ba chục năm sau cứ phải mòn mỏi mong tin con mình.
Trong bối cảnh bi đát của bản thân và cả nước đó may mà còn có Đền Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng Saigon để mỗi chiều thứ 7 đầu tháng tôi còn có niềm vui tìm cho đời mình một ý nghĩa qua việc tham dự các buổi hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp dù tôi phải nhọc nhằn đạp cái xe đạp cọc ca cọc cành trên đoạn đường 12 cây số mới đến nơi, có khi còn phải chở thêm một thằng bạn, mà lắm phen đụng đói meo. Trong số các bài giảng mà tôi được nghe trong những tháng ngày gian truân đó có một bài ảnh hưởng đến tôi một cách sâu đậm nhất. Đó là bài của linh mục Vũ Khởi Phụng có chủ đề rất lạ là “Chúa cũng cầu nguyện cho ta”. Tôi không thể nhớ hết từng lời của cha, nhưng xin ghi lại một số ý chính để chia sẻ với độc giả xa gần như sau:
Chúng ta thường quen với việc tự cầu nguyện với Chúa cho bản thân mình và cho những người chúng ta thương yêu. Lắm phen chúng ta hoài nghi về hiệu quả của lời cầu nguyện của chính chúng ta cho nhu cầu của mình nên chúng ta đi xin lời cầu nguyện của người khác nhất là các tu sỹ, linh mục vì hình như họ có ép-phê với Chúa hơn chúng ta. Ta đi xin khấn, xin lễ để an tâm hơn vì mình đã “biết điều” với Chúa, đã chịu trả một giá nào đó để Chúa cũng phải “biết điều” lại với ta. Nhưng chúng ta đâu có ngờ rằng chính Chúa cũng đã cầu nguyện thống thiết trước cho ta. Anh chị em sẽ bỡ ngỡ vô cùng hỏi rằng: Chúa là đấng quyền phép vô cùng, chỉ biết ban ơn cho con người, tại sao Chúa lại phải còn cầu nguyện cho tôi?
Đọc kỹ Tin Mừng Gio-an chương 17, anh chị em sẽ thấy quả thực rõ ràng là Chúa đã cầu nguyện cho ta một cách vô cùng thống thiết.
Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho con, bởi vì họ thuộc về Cha. Tất cả những gì của con đều là của Cha, tất cả những gì của Cha đều là của con; và con được tôn vinh nơi họ. Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha. (Ga 17,9-11)
Lý do Chúa cầu nguyện cho ta là vì ta đang phải ở trong thế gian. Mà thế gian là cái gì?
Đó là “dục vọng của tính xác thịt, dục vọng của đôi mắt và vênh vang về tiền của, tất cả những cái đó không phát xuất từ Chúa Cha, nhưng phát xuất từ thế gian; mà thế gian đang qua đi, cùng với dục vọng của nó. Còn ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa thì tồn tại mãi mãi.” (1 Ga 2,16-17)
Như vậy Chúa phải cầu nguyện cho ta vì ta đang sống trong thế gian, một môi trường nguy hiểm sẽ làm ta hư vong đời đời. Thế gian ở đây không phải là một bè lũ tập đoàn gian ác nào ở bên ngoài đang âm mưu hãm hại ta mà ta phải chống đối để tồn tại. Thế gian nằm trong ta, là dục vọng xác thịt của chính ta khi ta theo đuổi danh lợi thú, mưu cầu hạnh phúc ích kỷ cho bản thân mình. Thế gian này mạnh lắm, ta không thắng nổi đâu, nên Chúa cũng phải cầu nguyện cho ta. Ta sống buông xuôi trong cái thế gian này thì ta sẽ chết muôn đời. Ta thi hành ý muốn của Thiên Chúa thì sẽ tồn tại mãi mãi.
Nhờ bài giảng của cha Vũ Khởi Phụng mà từ đó tôi được vững tin hơn. Những khi tôi chao đảo vì hoàn cảnh khó khăn chung mà đa số người VN phải chịu đựng trong tổ quốc XHCN (xuống hố cả nước): thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu được tôn trọng nhân phẩm, bị tước đoạt tài sản, tàn sát thai nhi, sống ngột ngạt trong môi trường giả dối chụp giựt lừa lọc lẫn nhau, tôi biết rằng ngoài những lời cầu nguyện của tôi cho tôi, ngoài những lời cầu nguyện của nhiều người khác dành cho tôi, vẫn luôn thống thiết trào dâng lên như sóng thần cuồn cuộn lời cầu nguyện của chính Chúa dành cho tôi. Tôi không còn căm thù những người CS đã tịch thu tài sản gia đình tôi, bỏ tù tôi, khóa chặt hết mọi con đường vào đời của tôi. Họ đáng thương hơn tôi vì không được Lời Chúa hướng dẫn, họ đang chết ngộp trong cái thế gian hư vong của họ. Tôi chỉ có thể vươn lên nếu nhờ lời cầu nguyện của Chúa dành cho tôi, cùng với cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa, tôi thoát được cái thế gian của tôi đang giam cầm tôi, và nhờ thế cuộc sống làm chứng nhân Tin Mừng của tôi không phải là đi dành lại những gì người CS đã cướp mất của tôi, của Giáo hội, của đất nước nhưng chính là trong yêu thương giúp họ thoát khỏi cái thế gian hư vong của họ đang giam cầm họ vì dục vọng và lòng tham mù quáng của họ. Tôi có đi đến đâu trên cái thế giới này thì cái thế gian của tôi vẫn không buông tha cho tôi. Chỉ khi nào người CSVN thoát khỏi cái thế gian quái ác đó của họ, họ sẽ mới dám mở lòng ra biết rằng quyền lợi tối thượng của họ không phải là thu gom mọi thứ của cải và quyền lực về cho mình nhưng là mở rộng ra cho toàn dân. Nhờ thế mà họ cũng như tôi được thừa hưởng lời cầu nguyện thống thiết nhất của Chúa mà thoát khỏi vòng kiềm tỏa của thế gian và được sống đời đời.
Mong rằng trong lúc dầu sôi lửa bỏng bị cả một guồng máy mafia của nhà nước CS chỉa mũi dùi vào, cha Vũ Khởi Phụng vẫn nhớ rằng cha luôn được một nguồn trợ lực thần thiêng nhất nâng đỡ là Lời Cầu Nguyện Của Chúa dành cho cha.
Năm 1983 đó, tôi, một thanh niên 18 tuổi non choẹt chập chững vào đời, thi đâu rớt đó, xin đi làm công nhân bốc xếp cũng không ai nhận vì chủ nghĩa lý lịch, tất cả các ông chú ông bác ông anh ông thầy nào có thể giúp đỡ mình đều đi tù không vì tội sĩ quan VNCH cũng vì tội tư sản hay tội vượt biên. Bạn bè mấy đứa quay đi quay lại không chết vì “làm nhiệm vụ quốc tế cao cả” ở Cambodia cũng biến mất vì vượt biên. Có lần đi lang thang trên Saigon qua một xóm thấy rộ lên mấy chục nhà có tang một lúc, hỏi ra mới biết họ đều có con cháu đi vượt biên chung một thuyền bị chìm. Đau khổ nhất chính là những gia đình có con gái bị hải tặc bắt mang đi, cả hai ba chục năm sau cứ phải mòn mỏi mong tin con mình.
Trong bối cảnh bi đát của bản thân và cả nước đó may mà còn có Đền Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng Saigon để mỗi chiều thứ 7 đầu tháng tôi còn có niềm vui tìm cho đời mình một ý nghĩa qua việc tham dự các buổi hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp dù tôi phải nhọc nhằn đạp cái xe đạp cọc ca cọc cành trên đoạn đường 12 cây số mới đến nơi, có khi còn phải chở thêm một thằng bạn, mà lắm phen đụng đói meo. Trong số các bài giảng mà tôi được nghe trong những tháng ngày gian truân đó có một bài ảnh hưởng đến tôi một cách sâu đậm nhất. Đó là bài của linh mục Vũ Khởi Phụng có chủ đề rất lạ là “Chúa cũng cầu nguyện cho ta”. Tôi không thể nhớ hết từng lời của cha, nhưng xin ghi lại một số ý chính để chia sẻ với độc giả xa gần như sau:
Chúng ta thường quen với việc tự cầu nguyện với Chúa cho bản thân mình và cho những người chúng ta thương yêu. Lắm phen chúng ta hoài nghi về hiệu quả của lời cầu nguyện của chính chúng ta cho nhu cầu của mình nên chúng ta đi xin lời cầu nguyện của người khác nhất là các tu sỹ, linh mục vì hình như họ có ép-phê với Chúa hơn chúng ta. Ta đi xin khấn, xin lễ để an tâm hơn vì mình đã “biết điều” với Chúa, đã chịu trả một giá nào đó để Chúa cũng phải “biết điều” lại với ta. Nhưng chúng ta đâu có ngờ rằng chính Chúa cũng đã cầu nguyện thống thiết trước cho ta. Anh chị em sẽ bỡ ngỡ vô cùng hỏi rằng: Chúa là đấng quyền phép vô cùng, chỉ biết ban ơn cho con người, tại sao Chúa lại phải còn cầu nguyện cho tôi?
Đọc kỹ Tin Mừng Gio-an chương 17, anh chị em sẽ thấy quả thực rõ ràng là Chúa đã cầu nguyện cho ta một cách vô cùng thống thiết.
Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho con, bởi vì họ thuộc về Cha. Tất cả những gì của con đều là của Cha, tất cả những gì của Cha đều là của con; và con được tôn vinh nơi họ. Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha. (Ga 17,9-11)
Lý do Chúa cầu nguyện cho ta là vì ta đang phải ở trong thế gian. Mà thế gian là cái gì?
Đó là “dục vọng của tính xác thịt, dục vọng của đôi mắt và vênh vang về tiền của, tất cả những cái đó không phát xuất từ Chúa Cha, nhưng phát xuất từ thế gian; mà thế gian đang qua đi, cùng với dục vọng của nó. Còn ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa thì tồn tại mãi mãi.” (1 Ga 2,16-17)
Như vậy Chúa phải cầu nguyện cho ta vì ta đang sống trong thế gian, một môi trường nguy hiểm sẽ làm ta hư vong đời đời. Thế gian ở đây không phải là một bè lũ tập đoàn gian ác nào ở bên ngoài đang âm mưu hãm hại ta mà ta phải chống đối để tồn tại. Thế gian nằm trong ta, là dục vọng xác thịt của chính ta khi ta theo đuổi danh lợi thú, mưu cầu hạnh phúc ích kỷ cho bản thân mình. Thế gian này mạnh lắm, ta không thắng nổi đâu, nên Chúa cũng phải cầu nguyện cho ta. Ta sống buông xuôi trong cái thế gian này thì ta sẽ chết muôn đời. Ta thi hành ý muốn của Thiên Chúa thì sẽ tồn tại mãi mãi.
Nhờ bài giảng của cha Vũ Khởi Phụng mà từ đó tôi được vững tin hơn. Những khi tôi chao đảo vì hoàn cảnh khó khăn chung mà đa số người VN phải chịu đựng trong tổ quốc XHCN (xuống hố cả nước): thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu được tôn trọng nhân phẩm, bị tước đoạt tài sản, tàn sát thai nhi, sống ngột ngạt trong môi trường giả dối chụp giựt lừa lọc lẫn nhau, tôi biết rằng ngoài những lời cầu nguyện của tôi cho tôi, ngoài những lời cầu nguyện của nhiều người khác dành cho tôi, vẫn luôn thống thiết trào dâng lên như sóng thần cuồn cuộn lời cầu nguyện của chính Chúa dành cho tôi. Tôi không còn căm thù những người CS đã tịch thu tài sản gia đình tôi, bỏ tù tôi, khóa chặt hết mọi con đường vào đời của tôi. Họ đáng thương hơn tôi vì không được Lời Chúa hướng dẫn, họ đang chết ngộp trong cái thế gian hư vong của họ. Tôi chỉ có thể vươn lên nếu nhờ lời cầu nguyện của Chúa dành cho tôi, cùng với cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa, tôi thoát được cái thế gian của tôi đang giam cầm tôi, và nhờ thế cuộc sống làm chứng nhân Tin Mừng của tôi không phải là đi dành lại những gì người CS đã cướp mất của tôi, của Giáo hội, của đất nước nhưng chính là trong yêu thương giúp họ thoát khỏi cái thế gian hư vong của họ đang giam cầm họ vì dục vọng và lòng tham mù quáng của họ. Tôi có đi đến đâu trên cái thế giới này thì cái thế gian của tôi vẫn không buông tha cho tôi. Chỉ khi nào người CSVN thoát khỏi cái thế gian quái ác đó của họ, họ sẽ mới dám mở lòng ra biết rằng quyền lợi tối thượng của họ không phải là thu gom mọi thứ của cải và quyền lực về cho mình nhưng là mở rộng ra cho toàn dân. Nhờ thế mà họ cũng như tôi được thừa hưởng lời cầu nguyện thống thiết nhất của Chúa mà thoát khỏi vòng kiềm tỏa của thế gian và được sống đời đời.
Mong rằng trong lúc dầu sôi lửa bỏng bị cả một guồng máy mafia của nhà nước CS chỉa mũi dùi vào, cha Vũ Khởi Phụng vẫn nhớ rằng cha luôn được một nguồn trợ lực thần thiêng nhất nâng đỡ là Lời Cầu Nguyện Của Chúa dành cho cha.
Hà Nội, những cánh cửa
Tâm Giao
01:50 27/12/2008
Hà Nội Nô-en có bao giờ đẹp như thế
có ngàn sao trên từng ngọn Thiên Tuế Tiền Hô
Tẩy Rửa hết những son phấn xin-cho
Nô-en nguyên hình, thơm ban sơ Máng Cỏ
Hà nội Nô-en sau những cánh cửa
có Tin Mừng gởi những mảnh vỡ cuộc đời
Ngài đã đến! dậy mà đi làm Người
Đường Tình Yêu
Đường không sợ!
Đường ta đi ngời ngời Ơn Cứu Độ!
Hà Nội Nô-en mở ra những cánh cửa
Hà Nội Máng Cỏ, một lời mời
đi về phía Con Người!
Sàigòn 26.12.08
có ngàn sao trên từng ngọn Thiên Tuế Tiền Hô
Tẩy Rửa hết những son phấn xin-cho
Nô-en nguyên hình, thơm ban sơ Máng Cỏ
Hà nội Nô-en sau những cánh cửa
có Tin Mừng gởi những mảnh vỡ cuộc đời
Ngài đã đến! dậy mà đi làm Người
Đường Tình Yêu
Đường không sợ!
Đường ta đi ngời ngời Ơn Cứu Độ!
Hà Nội Nô-en mở ra những cánh cửa
Hà Nội Máng Cỏ, một lời mời
đi về phía Con Người!
Sàigòn 26.12.08
Lá thư người em Hà Nội gửi Chúa Hài Đồng
Phêrô Nguyễn Quốc Quỳnh
03:32 27/12/2008
Ngày 25/12/2008
Kính gửi Chúa Hài Đồng
Chào Anh Giê-su người bạn đường và cũng là người bạn đời tri kỉ của em.
Đầu tiên em xin được qua Anh, gửi đến tất cả mọi người một mùa Giáng Sinh vui vẻ và một năm mới an lành, hạnh phúc, được tràn đầy ơn thiêng của Anh, và của Cha Anh là Chúa Cha trên trời.
Anh Giêsu à, hòa cùng với toàn thể nhân loại đón Anh chào đời, em viết gửi Anh vài dòng chân tình với cả tấn lòng em. Anh Giê-su ơi, Anh có biết rằng em đã đi nhiều nơi, đọc nhiều truyền thuyết về các vị vua, họ đều được sinh ra trong những cung điện lâu đài và được bọc bằng vải lụa thật đẹp, nằm trên thảm ngọc, chân đạp bạc vàng... . Nhưng em chưa thấy có vị vua nào được sinh ra như Anh, một Vị Vua không giống như bao vị vua khác, Ngài đến để phục vụ người khác, chứ không để người khác phục vụ mình như những vị vua xưa, một Vị Vua được sinh ra trong một cái rét thấu xương và lạnh buốt, một cảnh nghèo nàn và khó hèn. Vì sự vô tâm của con người. nên Anh phải sinh ra trong một hang bò lừa, được đặt trong một máng rơm đơn sơ và giản dị, đồ che thân chỉ có một miếng vải trắng mỏng và nhàu nát. “Ôi loài người hỡi, hãy đến đây mà xem Vua ta ra đời !”, vương miện và ngọc không có mà phải sinh ra trong một cảnh túng thiếu, nghèo nàn và khổ cực. Em biết chắc Mẹ Maria ũng đau khổ lắm chứ. Trước một cảnh đau khổ và bi đát khi Chúa đến nhà mình mà người nhà không đón nhận, họ là những người vô ơn bội nghĩa, bạc tình bạc nghĩa, đến nỗi đã bỏ con Chúa, để Ngài phải sinh nơi hang lừa đầy mùi hôi tanh và dơ bẩn.
Nói đến đây, em lại nhớ đến hai khu đất tại 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng đang bị nhà nước chiếm đoạt, em lại càng day dứt khi nhớ đến thánh tượng Đức Mẹ Sầu Bi và cây thánh giá đang bị nhà nước giam giữ. Biết nói thế nào với Anh bây giờ ? Em biết năm nay Anh giáng trần cũng mang tâm trạng đau đớn và day dứt như em vậy. Biết nói thế nào trong khi người Mẹ chung của chúng ta, người Mẹ chung của Hội Thánh đang bị đàn áp và giam giữ, tù đày đầy đau khổ.
Anh cũng biết ngay từ thuở ban đầu, Cha Anh tạo dựng nên vũ trụ, tất cả đều thuộc về Ngài, vậy mà Con Chúa sinh ra họ cũng từ bỏ và bây giờ, ngay cả miếng đất của mẹ họ để an nhàn tuổi già, họ cũng không tha. Con Thiên Chúa đã phải giáng trần như vậy rồi, đau khổ như vậy rồi chịu đóng đanh và chịu chết,vậy mà cây thập tự của Ngài họ cũng cưa làm năm làm sáu khúc, mẹ của họ thì phải chịu đau khổ vì đàn áp và bất công. Vậy mà họ vẫn thường tự xưng là cha mẹ của dân và là mẹ hiền của dân. Vậy thử hỏi xem có người cha người mẹ nào mà thiên vị đứa này mà ghét bỏ đứa kia, buộc đứa kia phải đau khổ và nhục nhã không ? Có người mẹ nào mà cộng tác với người khác mà vu cáo con mình, vì một lời nói và mặc dù đã biết con mình nói đúng có ích lợi cho dân cho nước, vậy cả một chuỗi sự việc con mình nói cắt xén, ăn bớt, điêu xảo, bịa chuyện để gây khó dễ cho người con của mình.
Vậy thử hỏi có người cha người mẹ nào mà khi con làm đúng lại nói rằng nó làm sai mà đem chó nghiệp vụ, thép gai, hơi cay mà đến hành hạ con mình, có người mẹ nào mà hết lần này đến lần khác cướp chiếm đất của con mình và ngay cả của người Mẹ chung của mình, không thành thì xoay đến trồng hoa, trồng cây ?
Chúa ơi ! Xin tha thứ, xin tha thứ cho những người con bất hiếu ấy, người con hoang đàng ấy, không một chút lương tâm, tàn nhẫn đến cha mẹ họ, con cái họ mà họ cũng không tha, thiên vị và ngoan cố như vậy. Cậy mình là cha là mẹ mà áp bức con cái, cha mẹ hiền mà chiếm đoạt nhà cửa đất đai, giam giữ và bắt tù đầy…... Xin ngài tha thứ, xin cho họ như những người con hoang đàng biết ăn năn hối cải về với cha họ, là thiên Chúa và là tình yêu, sám hối tội lỗi để được ơn cứu rỗi.
Em biết Mẹ Maria và Anh luôn dang tay để đón chờ những người con hoang đàng ấy. Một điều nữa em muốn chia sẻ cùng anh: Đó là đất nước càng đi lên thì càng nhiều cái ma quái tệ nạn phát triển mạnh. Và một tệ nạn đang là một là điều nhức nhối, đó là có nhiều người bán rẻ lương tâm, họ sẵn sàng đưa tay ra vứt bỏ đứa con của mình bằng cách nạo phá thai. Họ giết người mà không biết là có tội, hau biết nhưng vẫn cố tình phạm tội. Những sinh linh bé nhỏ, những linh hồn vô tội biết ai che chở và chăm sóc bây giờ đây Anh Giêsu ơi ?
Năm cũ sắp qua, ngày Anh Giáng Sinh đã về, năm mới sắp đến, em mong muốn cho một thế giới hòa bình, mọi người biết sống yêu thương nhau, trên trái đất không còn tiếng súng tiếng bom. Điều mà em mong muốn lớn nhất là cho sự công lý và hòa bình luôn được ngự trị trên thế giới và đặc biệt là trên đất nước Việt Nam thân yêu này. Em mong Anh luôn dang tay đón những linh hồn vô tội bị cha mẹ chúng loại bỏ ngay từ lúc chưa thành hình người và chúc phúc cho chúng. Em mong các bậc làm cha làm mẹ biết ý thức trong việc phá thai, nạo thai để những người con của họ không phải bơ vơ đi tìm cha mẹ của mình.
Giáng Sinh về, mùa hồng ân tới, em mong mọ gia đình và đặc biệt là các bậc làm cha, làm mẹ biết yêu thương và giáo dục con cái theo đúng tinh thần của Chúa, biết noi gương gia đình Thánh Gia để nuôi dạy con tốt và cho họ một năm mới an lành, tràn đầy hạnh phúc.
Một điều nữa mà em muốn xin với Anh là xin Anh cùng Chúa Cha, thông qua Chúa Thánh Thần và Mẹ Maria đổ tràn đầy ơn thiêng xuống hàng linh mục, tu sĩ và đặc biệt cho cha xứ, cha phó, quý thầy, quý sơ của giáo xứ em luôn được tràn đầy hồng ân của Chúa, cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội, Giáo phận cũng như Giáo xứ thân yêu này được phát triển mạnh hơn.
Xin Anh luôn đổ dạt dào hồng ân xuống trên các ngài, để các ngài có đủ nghị lực chu toàn trách vụ mà Chúa và Giáo Hội đã trao phó cho các ngài. Xin Anh cầu bầu cùng Thánh Giuse và Mẹ Maria cho cha mẹ em biết sống yêu thương nhau. Xin Anh đồng hành cùng với em để em sống tốt trong ơn gọi của mình, để sau này em có thể trở thành một vị tông đồ của Anh.
Thân gửi Anh Giêsu Hài Đồng
Em của Anh
Kính gửi Chúa Hài Đồng
Chào Anh Giê-su người bạn đường và cũng là người bạn đời tri kỉ của em.
Đầu tiên em xin được qua Anh, gửi đến tất cả mọi người một mùa Giáng Sinh vui vẻ và một năm mới an lành, hạnh phúc, được tràn đầy ơn thiêng của Anh, và của Cha Anh là Chúa Cha trên trời.
Anh Giêsu à, hòa cùng với toàn thể nhân loại đón Anh chào đời, em viết gửi Anh vài dòng chân tình với cả tấn lòng em. Anh Giê-su ơi, Anh có biết rằng em đã đi nhiều nơi, đọc nhiều truyền thuyết về các vị vua, họ đều được sinh ra trong những cung điện lâu đài và được bọc bằng vải lụa thật đẹp, nằm trên thảm ngọc, chân đạp bạc vàng... . Nhưng em chưa thấy có vị vua nào được sinh ra như Anh, một Vị Vua không giống như bao vị vua khác, Ngài đến để phục vụ người khác, chứ không để người khác phục vụ mình như những vị vua xưa, một Vị Vua được sinh ra trong một cái rét thấu xương và lạnh buốt, một cảnh nghèo nàn và khó hèn. Vì sự vô tâm của con người. nên Anh phải sinh ra trong một hang bò lừa, được đặt trong một máng rơm đơn sơ và giản dị, đồ che thân chỉ có một miếng vải trắng mỏng và nhàu nát. “Ôi loài người hỡi, hãy đến đây mà xem Vua ta ra đời !”, vương miện và ngọc không có mà phải sinh ra trong một cảnh túng thiếu, nghèo nàn và khổ cực. Em biết chắc Mẹ Maria ũng đau khổ lắm chứ. Trước một cảnh đau khổ và bi đát khi Chúa đến nhà mình mà người nhà không đón nhận, họ là những người vô ơn bội nghĩa, bạc tình bạc nghĩa, đến nỗi đã bỏ con Chúa, để Ngài phải sinh nơi hang lừa đầy mùi hôi tanh và dơ bẩn.
Nói đến đây, em lại nhớ đến hai khu đất tại 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng đang bị nhà nước chiếm đoạt, em lại càng day dứt khi nhớ đến thánh tượng Đức Mẹ Sầu Bi và cây thánh giá đang bị nhà nước giam giữ. Biết nói thế nào với Anh bây giờ ? Em biết năm nay Anh giáng trần cũng mang tâm trạng đau đớn và day dứt như em vậy. Biết nói thế nào trong khi người Mẹ chung của chúng ta, người Mẹ chung của Hội Thánh đang bị đàn áp và giam giữ, tù đày đầy đau khổ.
Anh cũng biết ngay từ thuở ban đầu, Cha Anh tạo dựng nên vũ trụ, tất cả đều thuộc về Ngài, vậy mà Con Chúa sinh ra họ cũng từ bỏ và bây giờ, ngay cả miếng đất của mẹ họ để an nhàn tuổi già, họ cũng không tha. Con Thiên Chúa đã phải giáng trần như vậy rồi, đau khổ như vậy rồi chịu đóng đanh và chịu chết,vậy mà cây thập tự của Ngài họ cũng cưa làm năm làm sáu khúc, mẹ của họ thì phải chịu đau khổ vì đàn áp và bất công. Vậy mà họ vẫn thường tự xưng là cha mẹ của dân và là mẹ hiền của dân. Vậy thử hỏi xem có người cha người mẹ nào mà thiên vị đứa này mà ghét bỏ đứa kia, buộc đứa kia phải đau khổ và nhục nhã không ? Có người mẹ nào mà cộng tác với người khác mà vu cáo con mình, vì một lời nói và mặc dù đã biết con mình nói đúng có ích lợi cho dân cho nước, vậy cả một chuỗi sự việc con mình nói cắt xén, ăn bớt, điêu xảo, bịa chuyện để gây khó dễ cho người con của mình.
Vậy thử hỏi có người cha người mẹ nào mà khi con làm đúng lại nói rằng nó làm sai mà đem chó nghiệp vụ, thép gai, hơi cay mà đến hành hạ con mình, có người mẹ nào mà hết lần này đến lần khác cướp chiếm đất của con mình và ngay cả của người Mẹ chung của mình, không thành thì xoay đến trồng hoa, trồng cây ?
Chúa ơi ! Xin tha thứ, xin tha thứ cho những người con bất hiếu ấy, người con hoang đàng ấy, không một chút lương tâm, tàn nhẫn đến cha mẹ họ, con cái họ mà họ cũng không tha, thiên vị và ngoan cố như vậy. Cậy mình là cha là mẹ mà áp bức con cái, cha mẹ hiền mà chiếm đoạt nhà cửa đất đai, giam giữ và bắt tù đầy…... Xin ngài tha thứ, xin cho họ như những người con hoang đàng biết ăn năn hối cải về với cha họ, là thiên Chúa và là tình yêu, sám hối tội lỗi để được ơn cứu rỗi.
Em biết Mẹ Maria và Anh luôn dang tay để đón chờ những người con hoang đàng ấy. Một điều nữa em muốn chia sẻ cùng anh: Đó là đất nước càng đi lên thì càng nhiều cái ma quái tệ nạn phát triển mạnh. Và một tệ nạn đang là một là điều nhức nhối, đó là có nhiều người bán rẻ lương tâm, họ sẵn sàng đưa tay ra vứt bỏ đứa con của mình bằng cách nạo phá thai. Họ giết người mà không biết là có tội, hau biết nhưng vẫn cố tình phạm tội. Những sinh linh bé nhỏ, những linh hồn vô tội biết ai che chở và chăm sóc bây giờ đây Anh Giêsu ơi ?
Năm cũ sắp qua, ngày Anh Giáng Sinh đã về, năm mới sắp đến, em mong muốn cho một thế giới hòa bình, mọi người biết sống yêu thương nhau, trên trái đất không còn tiếng súng tiếng bom. Điều mà em mong muốn lớn nhất là cho sự công lý và hòa bình luôn được ngự trị trên thế giới và đặc biệt là trên đất nước Việt Nam thân yêu này. Em mong Anh luôn dang tay đón những linh hồn vô tội bị cha mẹ chúng loại bỏ ngay từ lúc chưa thành hình người và chúc phúc cho chúng. Em mong các bậc làm cha làm mẹ biết ý thức trong việc phá thai, nạo thai để những người con của họ không phải bơ vơ đi tìm cha mẹ của mình.
Giáng Sinh về, mùa hồng ân tới, em mong mọ gia đình và đặc biệt là các bậc làm cha, làm mẹ biết yêu thương và giáo dục con cái theo đúng tinh thần của Chúa, biết noi gương gia đình Thánh Gia để nuôi dạy con tốt và cho họ một năm mới an lành, tràn đầy hạnh phúc.
Một điều nữa mà em muốn xin với Anh là xin Anh cùng Chúa Cha, thông qua Chúa Thánh Thần và Mẹ Maria đổ tràn đầy ơn thiêng xuống hàng linh mục, tu sĩ và đặc biệt cho cha xứ, cha phó, quý thầy, quý sơ của giáo xứ em luôn được tràn đầy hồng ân của Chúa, cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội, Giáo phận cũng như Giáo xứ thân yêu này được phát triển mạnh hơn.
Xin Anh luôn đổ dạt dào hồng ân xuống trên các ngài, để các ngài có đủ nghị lực chu toàn trách vụ mà Chúa và Giáo Hội đã trao phó cho các ngài. Xin Anh cầu bầu cùng Thánh Giuse và Mẹ Maria cho cha mẹ em biết sống yêu thương nhau. Xin Anh đồng hành cùng với em để em sống tốt trong ơn gọi của mình, để sau này em có thể trở thành một vị tông đồ của Anh.
Thân gửi Anh Giêsu Hài Đồng
Em của Anh
HT Quảng Độ: tôi xấu hỗ với cung cách làm việc của chính phủ Việt Nam
Ỷ Lan/ RFA
04:00 27/12/2008
WASHINGTONDC 26.12.2008 - Hai Dân biểu của Quốc Hội Châu Âu được Việt Nam mời sang quan sát tình hình tôn giáo, nhân quyền, nhưng khi họ đến Thái Lan, phía Việt Nam yêu cầu hai người đừng vào Việt Nam vì lý do an ninh.
Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do ngay sau khi bị ngăn không cho vào Việt Nam, Dân Biểu Marco Panella, một trong hai nhà dân cử Châu Âu, cho biết Việt Nam ngăn chặn có thể vì hai dân biểu dự tính đi thăm Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN.
Để tìm hiểu thêm các chi tiết xung quanh vụ ngăn chận này, Ỷ Lan hỏi chuyện Hoà thượng Thích Quảng Độ, nhà lãnh đạo giáo hội bị nhà nước cấm sinh hoạt, về cảm nghĩ của Ngài trước sự kịên vừa nói:
Mời, nhưng không cho vào...
Ỷ Lan: Kính bạch Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, hôm qua Đại Biểu Quốc Hội Châu Âu là ông Marco Panella và Thượng Nghị Sĩ Quốc Hội Ý Marco Perduca trên đường đến thăm Quốc Hội Việt Nam ở Hà Nội, mong muốn ghé Sài Gòn viếng thăm Hoà Thượng tại Thanh Minh Thiền Viện, nhưng hai vị đã bị cấm vào Việt Nam. Kính xin Hoà Thượng cho biết cảm tưởng về vụ này?
HT Thích Quảng Độ: Cách đó mấy hôm thì tôi có được nghe bài phỏng vấn của cô Ỷ Lan đây trên Đài Á Châu Tự Do thì có biết sơ sơ về cái việc phái đoàn Hà Nội sang tiếp xúc với lại Quốc Hội Liên Âu để bàn về các vấn đề kinh tế, trong đó có vấn đề nhân quyền, thì về vấn đề nhân quyền, phái đoàn Việt Nam có hứa với Quốc Hội Châu Âu rằng nhân quyền là những giá trị chung nhưng sự áp dụng nhân quyền tuỳ thuộc mức độ kinh tế của dân chúng. Đối với dân chúng nghèo thì họ không quan tâm sự tự do ngôn luận mà quan tâm về ăn uống, đói no.
Đây là quan niệm của chính phủ Hà Nội về nhân quyền như thế đấy. Tóm lại là bây giờ dân tộc Việt Nam không ai quan tâm đến nhân quyền cả, nhưng ăn là quan trọng nhất.
Thế rồi họ còn đi thêm một bước nữa là họ khoe là ở Việt Nam có những nguyên tắc buộc những người đi mô-tô phải mang mũ bảo hộ mà những quốc gia khác thì không có quốc gia nào có cái quy chế đó. Thật là vĩ đại quá, quá vĩ đại!
Còn về dân chủ thì họ cho rằng quan niệm dân chủ ở Việt Nam là cộng đồng, cá nhân là phải khế hợp với cộng đồng. Cái điểm này có lẽ họ chủ quan, tức là họ quan niệm dân chủ là tập trung. Tập trung ở đây tức là tập trung vào tay cái đảng cộng sản. Chỉ dân chủ với đảng cộng sản mà thôi. Quần chúng thì dưới quyền chỉ huy của đảng cộng sản. Mà đảng cộng sản bảo ngồi thì phải ngồi, được cho đi thì đi, chứ không có cưỡng lại được.
Đấy là cái quan niệm dân chủ của họ, của xã hội chủ nghĩa là như vậy, thì ai ai cũng đã biết rồi, biết từ lâu rồi, mấy chục năm nay rồi.
Thế nhưng tôi không ngờ phái đoàn Hà Nội đến các nước Châu Âu là nơi người ta tôn trọng tự do - nhân quyền - dân chủ mà lại nói như thế thì không biết họ có ngượng không? Nhất là khi mà Quốc Hội Châu Âu người ta ngỏ ý muốn viếng thăm Việt Nam rồi thì phái đoàn Hà Nội còn trách Quốc Hội Châu Âu là vì Quốc Hội Châu Âu không có thông tin, không được thông tin đầy đủ cho nên cứ lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Nhân tiện họ lại mời các dân biểu Quốc Hôi Châu Âu đến Việt Nam thăm để thấy tận mắt, chẳng hạn như thế, thì họ có hứa, cho nên rằng Quốc Hội Châu Âu có quyết định sang.
Và họ sang để thật sự được nhìn tận mắt để cho biết tinh hình nhân quyền - dân chủ ở đây như thế nào. Và vì phái đoàn Hà Nội mời cho nên họ mới đi. Họ cử hai người đó đi cho biết, nhưng đến Cao Miên là họ bị chận. Toà Đại Sứ thì visa cho vào, nhưng mà ra phi trường thì bị chận.
Thì như vậy không biết cái cung cách làm việc của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa đối với quốc tế ra sao, nhưng mà đối với quốc tế mà họ còn như thế thì tôi cũng buồn và xấu hỗ nữa, bởi chính họ mời người ta đến thì người ta mới đến, nhưng mà mời đến rồi thì lại không cho người ta vào.
Mời họ đến thăm nhà mình, họ đến cửa ngỏ nhà mình lại không cho vào. Chưa đến cửa ngỏ đã chận rồi thì cái lời hứa của họ như vậy còn có giá trị gì, cái lời mời còn có giá trị gì?
Đấy, tôi xấu hỗ ở chỗ đó. Mà tôi đã nghe vắn tắt trong cái bản tin gì đó mà tôi nghe hai ông bị chận không cho vào thì tôi vừa buồn lòng vừa xấu hỗ. Xấu hỗ cho cả dân tộc phải sống dưới một chế độ ăn nói bất nhất như thế.
Từ đó tôi thấy rằng chính họ đến thấy tận mắt như thế, họ chứng kiến thực sự như thế họ mới thông cảm cho 85 triệu dân Việt Nam đang sống như thế nào, trong hoàn cảnh nào. Dân chủ - nhân quyền không quan trọng, chỉ cần có miếng ăn thôi! Ngoài miếng ăn không cần gì nữa. Gía trị con người chỉ có thế thôi! Nhân phẩm chỉ có thế thôi! Thành ra con người biến thành con heo, con trâu, con bò, không hơn không kém.
Như vậy thì ở đây có là cái gì đâu mà họ đi khoe khắp thế giới là không nước nào có cái quy chế đó. Thành ra họ cứ quanh quẩn trong cái xó nhà Việt Nam chứ không đi đâu à? Nói mà không giữ lời hứa thì đối với dân họ như thế nào?
Đối với dân, họ coi dân như cỏ rác mà thôi. Thì cái đó là cái buồn, buồn và xấu hỗ nữa. Xấu hỗ phải sống dưới cái chế độ khổ sở như thế.
Còn chế độ XHCN thì không còn hy vọng
Ỷ Lan: Nhân thể, kính xin Hoà Thượng hoan hỉ cho biết tình hình của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong năm nay có gì phấn khởi hơn các năm trước không, bạch Hoà Thượng?
HT Thích Quảng Độ: Không có gì phấn khởi, trái lại còn có sự buồn thảm về sự viên tịch của Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống, là một sự trống vắng, một khoảng trống rất lớn mà không có gì có thể bù đắp vào được. Nhưng vừa rồi thì biến cố đó là biến cố quan trọng nhất, trọng đại nhất đối với Giáo Hội.
Thế còn về mặt xã hội thì các ban đại diện các nơi, từ trung ương đến địa phương cứ tiếp tục bị đàn áp. Vừa rồi đây, cách đây một tuần thì Viện đã ra thông tư yêu cầu các địa phương báo cáo Phật sự và công việc của Giáo Hội từng địa phương kể ra như thế nào, thành quả và bị đàn áp ra sao, các khuyết điểm gì thì xin báo về trung ương để trung ương biết tình hình các nơi như thế nào. Thì có lẽ chỉ vài tuần nữa sẽ có những bản báo cáo như thế thì đầy đủ hơn.
Hôm nay tôi chỉ nói sơ là về tổng quát chưa có gì thay đổi, vẫn thế thôi.
Tôi phải nói thật ngay rằng là chừng nào mà chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn như thế này thì xã hội không có hy vọng gì mà được sinh hoạt bình thường đâu. Họ cũng đàn áp như bao năm qua.
Họ dùng đủ cách, hết cách này đến cách khác để mà làm thế nào xoá sổ, xoá sạch cái danh nghĩa của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trên đất nước Việt Nam. Thì ngay bây giờ họ lại có đường lối mới nữa, như vừa rồi những nhóm này nhóm kia như chị đã biết đấy. Rất là buồn, đau buồn!
Nhưng chưa hết đâu, còn nhiều và cái biện pháp họ áp dụng gần tới đây còn trầm trọng hơn những sự kiên xảy ra vửa rồi đấy, năm ngoái đây. Cho nên rằng là chúng tôi ở nhà đây nói chung là phải chờ đợi những cái tai hoạ đến với mình nhiều hơn là chờ đợi cái hanh thông đến với mình. Vì thế cho nên cứ sẵn g chuẩn bị tinh thần để dón nhận, để đương đầu, thế thôi.
Cho nên trước khi tiễn đưa Đức Đệ Tứ Tăng Thống đến nơi an nghỉ cuối cùng, chúng tôi nói rồi: Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường đi của Ngài, nhưng mà đã biết trước là còn rất nhiều khó khăn, còn rất nhiều chông gai, nhưng sẵn sàng vượt qua. Còn hơi thở thì vẫn cứ phải tiếp tục. Đó là cái chí nguyện của Giáo Hội.
Ỷ Lan: Xin cảm ơn Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ.
Hoà thượng Thích Quảng Độ |
Để tìm hiểu thêm các chi tiết xung quanh vụ ngăn chận này, Ỷ Lan hỏi chuyện Hoà thượng Thích Quảng Độ, nhà lãnh đạo giáo hội bị nhà nước cấm sinh hoạt, về cảm nghĩ của Ngài trước sự kịên vừa nói:
Mời, nhưng không cho vào...
Ỷ Lan: Kính bạch Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, hôm qua Đại Biểu Quốc Hội Châu Âu là ông Marco Panella và Thượng Nghị Sĩ Quốc Hội Ý Marco Perduca trên đường đến thăm Quốc Hội Việt Nam ở Hà Nội, mong muốn ghé Sài Gòn viếng thăm Hoà Thượng tại Thanh Minh Thiền Viện, nhưng hai vị đã bị cấm vào Việt Nam. Kính xin Hoà Thượng cho biết cảm tưởng về vụ này?
HT Thích Quảng Độ: Cách đó mấy hôm thì tôi có được nghe bài phỏng vấn của cô Ỷ Lan đây trên Đài Á Châu Tự Do thì có biết sơ sơ về cái việc phái đoàn Hà Nội sang tiếp xúc với lại Quốc Hội Liên Âu để bàn về các vấn đề kinh tế, trong đó có vấn đề nhân quyền, thì về vấn đề nhân quyền, phái đoàn Việt Nam có hứa với Quốc Hội Châu Âu rằng nhân quyền là những giá trị chung nhưng sự áp dụng nhân quyền tuỳ thuộc mức độ kinh tế của dân chúng. Đối với dân chúng nghèo thì họ không quan tâm sự tự do ngôn luận mà quan tâm về ăn uống, đói no.
Đây là quan niệm của chính phủ Hà Nội về nhân quyền như thế đấy. Tóm lại là bây giờ dân tộc Việt Nam không ai quan tâm đến nhân quyền cả, nhưng ăn là quan trọng nhất.
Thế rồi họ còn đi thêm một bước nữa là họ khoe là ở Việt Nam có những nguyên tắc buộc những người đi mô-tô phải mang mũ bảo hộ mà những quốc gia khác thì không có quốc gia nào có cái quy chế đó. Thật là vĩ đại quá, quá vĩ đại!
Còn về dân chủ thì họ cho rằng quan niệm dân chủ ở Việt Nam là cộng đồng, cá nhân là phải khế hợp với cộng đồng. Cái điểm này có lẽ họ chủ quan, tức là họ quan niệm dân chủ là tập trung. Tập trung ở đây tức là tập trung vào tay cái đảng cộng sản. Chỉ dân chủ với đảng cộng sản mà thôi. Quần chúng thì dưới quyền chỉ huy của đảng cộng sản. Mà đảng cộng sản bảo ngồi thì phải ngồi, được cho đi thì đi, chứ không có cưỡng lại được.
Đấy là cái quan niệm dân chủ của họ, của xã hội chủ nghĩa là như vậy, thì ai ai cũng đã biết rồi, biết từ lâu rồi, mấy chục năm nay rồi.
Thế nhưng tôi không ngờ phái đoàn Hà Nội đến các nước Châu Âu là nơi người ta tôn trọng tự do - nhân quyền - dân chủ mà lại nói như thế thì không biết họ có ngượng không? Nhất là khi mà Quốc Hội Châu Âu người ta ngỏ ý muốn viếng thăm Việt Nam rồi thì phái đoàn Hà Nội còn trách Quốc Hội Châu Âu là vì Quốc Hội Châu Âu không có thông tin, không được thông tin đầy đủ cho nên cứ lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Nhân tiện họ lại mời các dân biểu Quốc Hôi Châu Âu đến Việt Nam thăm để thấy tận mắt, chẳng hạn như thế, thì họ có hứa, cho nên rằng Quốc Hội Châu Âu có quyết định sang.
Và họ sang để thật sự được nhìn tận mắt để cho biết tinh hình nhân quyền - dân chủ ở đây như thế nào. Và vì phái đoàn Hà Nội mời cho nên họ mới đi. Họ cử hai người đó đi cho biết, nhưng đến Cao Miên là họ bị chận. Toà Đại Sứ thì visa cho vào, nhưng mà ra phi trường thì bị chận.
Thì như vậy không biết cái cung cách làm việc của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa đối với quốc tế ra sao, nhưng mà đối với quốc tế mà họ còn như thế thì tôi cũng buồn và xấu hỗ nữa, bởi chính họ mời người ta đến thì người ta mới đến, nhưng mà mời đến rồi thì lại không cho người ta vào.
Mời họ đến thăm nhà mình, họ đến cửa ngỏ nhà mình lại không cho vào. Chưa đến cửa ngỏ đã chận rồi thì cái lời hứa của họ như vậy còn có giá trị gì, cái lời mời còn có giá trị gì?
Đấy, tôi xấu hỗ ở chỗ đó. Mà tôi đã nghe vắn tắt trong cái bản tin gì đó mà tôi nghe hai ông bị chận không cho vào thì tôi vừa buồn lòng vừa xấu hỗ. Xấu hỗ cho cả dân tộc phải sống dưới một chế độ ăn nói bất nhất như thế.
Từ đó tôi thấy rằng chính họ đến thấy tận mắt như thế, họ chứng kiến thực sự như thế họ mới thông cảm cho 85 triệu dân Việt Nam đang sống như thế nào, trong hoàn cảnh nào. Dân chủ - nhân quyền không quan trọng, chỉ cần có miếng ăn thôi! Ngoài miếng ăn không cần gì nữa. Gía trị con người chỉ có thế thôi! Nhân phẩm chỉ có thế thôi! Thành ra con người biến thành con heo, con trâu, con bò, không hơn không kém.
Như vậy thì ở đây có là cái gì đâu mà họ đi khoe khắp thế giới là không nước nào có cái quy chế đó. Thành ra họ cứ quanh quẩn trong cái xó nhà Việt Nam chứ không đi đâu à? Nói mà không giữ lời hứa thì đối với dân họ như thế nào?
Đối với dân, họ coi dân như cỏ rác mà thôi. Thì cái đó là cái buồn, buồn và xấu hỗ nữa. Xấu hỗ phải sống dưới cái chế độ khổ sở như thế.
Còn chế độ XHCN thì không còn hy vọng
Ỷ Lan: Nhân thể, kính xin Hoà Thượng hoan hỉ cho biết tình hình của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong năm nay có gì phấn khởi hơn các năm trước không, bạch Hoà Thượng?
HT Thích Quảng Độ: Không có gì phấn khởi, trái lại còn có sự buồn thảm về sự viên tịch của Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống, là một sự trống vắng, một khoảng trống rất lớn mà không có gì có thể bù đắp vào được. Nhưng vừa rồi thì biến cố đó là biến cố quan trọng nhất, trọng đại nhất đối với Giáo Hội.
Thế còn về mặt xã hội thì các ban đại diện các nơi, từ trung ương đến địa phương cứ tiếp tục bị đàn áp. Vừa rồi đây, cách đây một tuần thì Viện đã ra thông tư yêu cầu các địa phương báo cáo Phật sự và công việc của Giáo Hội từng địa phương kể ra như thế nào, thành quả và bị đàn áp ra sao, các khuyết điểm gì thì xin báo về trung ương để trung ương biết tình hình các nơi như thế nào. Thì có lẽ chỉ vài tuần nữa sẽ có những bản báo cáo như thế thì đầy đủ hơn.
Hôm nay tôi chỉ nói sơ là về tổng quát chưa có gì thay đổi, vẫn thế thôi.
Tôi phải nói thật ngay rằng là chừng nào mà chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn như thế này thì xã hội không có hy vọng gì mà được sinh hoạt bình thường đâu. Họ cũng đàn áp như bao năm qua.
Họ dùng đủ cách, hết cách này đến cách khác để mà làm thế nào xoá sổ, xoá sạch cái danh nghĩa của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trên đất nước Việt Nam. Thì ngay bây giờ họ lại có đường lối mới nữa, như vừa rồi những nhóm này nhóm kia như chị đã biết đấy. Rất là buồn, đau buồn!
Nhưng chưa hết đâu, còn nhiều và cái biện pháp họ áp dụng gần tới đây còn trầm trọng hơn những sự kiên xảy ra vửa rồi đấy, năm ngoái đây. Cho nên rằng là chúng tôi ở nhà đây nói chung là phải chờ đợi những cái tai hoạ đến với mình nhiều hơn là chờ đợi cái hanh thông đến với mình. Vì thế cho nên cứ sẵn g chuẩn bị tinh thần để dón nhận, để đương đầu, thế thôi.
Cho nên trước khi tiễn đưa Đức Đệ Tứ Tăng Thống đến nơi an nghỉ cuối cùng, chúng tôi nói rồi: Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường đi của Ngài, nhưng mà đã biết trước là còn rất nhiều khó khăn, còn rất nhiều chông gai, nhưng sẵn sàng vượt qua. Còn hơi thở thì vẫn cứ phải tiếp tục. Đó là cái chí nguyện của Giáo Hội.
Ỷ Lan: Xin cảm ơn Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ.
Lực lượng công an được lệnh đề cao cảnh giác để tránh đột biến
Đỗ Hiếu/ RFA
04:06 27/12/2008
SAIGÒN 2008-12-24 - Lên tiếng trước hội nghị công an tòan quốc lần thứ 64, diễn ra hôm thứ hai vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, tình hình kinh tế, xã hội gặp nhiều khó khăn, biến động khiến cuộc sống của dân chúng bị ảnh hưởng đến sang năm.
Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tuyên truyền
Ngoài ra, ông cũng cảnh báo rằng “các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tuyên truyền bất lợi cho Việt Nam”, cho nên nhiệm vụ chính của ngành công an trong thời gian tới là phải ngăn chống biểu tình, bảo đảm an ninh, trật tự, không để xảy ra đột biến bất ngờ.
Theo báo cáo của bộ trưởng công an, đại tướng Lê Hồng Anh thì trong năm 2008, do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, tài chánh thế giới, đời sống của người của người dân Việt gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra, cộng với vật giá gia tăng, phạm pháp nhiều, tham nhũng phức tạp, tai nạn giao thông nghiêm trọng, đã tác động đến toàn ngành công an.
Phát biểu tại hội nghị, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra một số định hướng trong năm tới trong đó có việc phát hiện sớm những mầm móng đối lập, kịp thời xử lý, ngăn chặn, tránh không để xảy ra tập họp, biểu tình, bảo đảm an ninh cho các sự kiện lớn cũng như các hội nghị quốc tế.
Âm mưu “diễn tiến hòa bình do các thế lực thù nghịch gây ra”
Dịp này, ông Dũng cũng yêu cầu ngành công an nhân dân phải triệt để đề cao cảnh giác, trước những âm mưu “diễn tiến hòa bình do các thế lực thù nghịch gây ra”.
Giới truyền thông quốc tế nói, đối với nhà nước Việt Nam, biểu tình, tuần hành, đình công được xem là bén nhạy, bị ngăn cấm bằng mọi cách, vì Hà Nội không chấp nhận những tiếng nói đối lập.
Khi được đài chúng tôi hỏi ý kiến về chỉ thị công tác đặc biệt, mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khuyến cáo ngành công an, từ Saigon, cho biết:
“Đây là những biện pháp được chánh phủ đề ra cho phù hợp với tình hình an ninh chung, mà không có sự thông qua của quốc hội, nên không thể xem đó là luật, mà chỉ là việc thi hành văn bản đơn thuần, từ phía hành pháp, và sẽ được ngành công an triển khai.”
Trong khi đó, ông Huyền Không, một người đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền thì nói với phóng viên Ban việt Ngữ chúng tôi rằng, chỉ thị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm giới hạn quyền tự do của người dân Việt Nam:
“Là công dân Việt Nam, ai cũng mong muốn hòa bình, nhưng qua những khuyến cáo của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về diễn tiến hòa bình từ phía thù nghịch, thì đó là biện pháp ngăn chống người dân bày tỏ công lý, không cho họ nói lên nguyện vọng dân chủ, một cách công khai và ôn hòa".
Trong một buổi phát thanh trước, đài chúng tôi có bài tường thuật về việc một số dân Kiên Giang biểu tình đòi lại đất đai bị chánh quyền chiếm dụng, nhưng đã bị lực lượng an ninh gải tán bằng võ lực:
“Còn 2 người đang được cấp cứu, họ bị uýnh nặng đang được điều trị ở bệnh viện Châu Đốc, bây giờ đang nằm trong phóng cấp cứu”.
Xin được nhắc lại là hồi đầu tháng này, nhiều giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà đã bị tòa xử án treo, vì đã tham gia biểu tình đòi nhà nước trả lại đất đai cho nhà thờ, bị nhà nước chiếm dụng, từ hơn 50 năm qua.
Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tuyên truyền
Công an được lệnh đề cao cảnh giác |
Theo báo cáo của bộ trưởng công an, đại tướng Lê Hồng Anh thì trong năm 2008, do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, tài chánh thế giới, đời sống của người của người dân Việt gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra, cộng với vật giá gia tăng, phạm pháp nhiều, tham nhũng phức tạp, tai nạn giao thông nghiêm trọng, đã tác động đến toàn ngành công an.
Phát biểu tại hội nghị, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra một số định hướng trong năm tới trong đó có việc phát hiện sớm những mầm móng đối lập, kịp thời xử lý, ngăn chặn, tránh không để xảy ra tập họp, biểu tình, bảo đảm an ninh cho các sự kiện lớn cũng như các hội nghị quốc tế.
Âm mưu “diễn tiến hòa bình do các thế lực thù nghịch gây ra”
Dịp này, ông Dũng cũng yêu cầu ngành công an nhân dân phải triệt để đề cao cảnh giác, trước những âm mưu “diễn tiến hòa bình do các thế lực thù nghịch gây ra”.
Giới truyền thông quốc tế nói, đối với nhà nước Việt Nam, biểu tình, tuần hành, đình công được xem là bén nhạy, bị ngăn cấm bằng mọi cách, vì Hà Nội không chấp nhận những tiếng nói đối lập.
Khi được đài chúng tôi hỏi ý kiến về chỉ thị công tác đặc biệt, mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khuyến cáo ngành công an, từ Saigon, cho biết:
“Đây là những biện pháp được chánh phủ đề ra cho phù hợp với tình hình an ninh chung, mà không có sự thông qua của quốc hội, nên không thể xem đó là luật, mà chỉ là việc thi hành văn bản đơn thuần, từ phía hành pháp, và sẽ được ngành công an triển khai.”
Trong khi đó, ông Huyền Không, một người đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền thì nói với phóng viên Ban việt Ngữ chúng tôi rằng, chỉ thị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm giới hạn quyền tự do của người dân Việt Nam:
“Là công dân Việt Nam, ai cũng mong muốn hòa bình, nhưng qua những khuyến cáo của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về diễn tiến hòa bình từ phía thù nghịch, thì đó là biện pháp ngăn chống người dân bày tỏ công lý, không cho họ nói lên nguyện vọng dân chủ, một cách công khai và ôn hòa".
Trong một buổi phát thanh trước, đài chúng tôi có bài tường thuật về việc một số dân Kiên Giang biểu tình đòi lại đất đai bị chánh quyền chiếm dụng, nhưng đã bị lực lượng an ninh gải tán bằng võ lực:
“Còn 2 người đang được cấp cứu, họ bị uýnh nặng đang được điều trị ở bệnh viện Châu Đốc, bây giờ đang nằm trong phóng cấp cứu”.
Xin được nhắc lại là hồi đầu tháng này, nhiều giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà đã bị tòa xử án treo, vì đã tham gia biểu tình đòi nhà nước trả lại đất đai cho nhà thờ, bị nhà nước chiếm dụng, từ hơn 50 năm qua.
Đoàn... Kết
Bút Trẻ
04:12 27/12/2008
Đoàn... Kết
Giáng Sinh nghĩ về
Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo
đảng ta tổ chức hội đoàn
kết sợi…thòng lọng mà choàng cổ dân
đảng ta quỷ kế bầy đoàn
kết bè kéo cánh gây toàn chuyện…chia
cái ủy ban công giáo đoàn
kết là thân lắm…được canh cơm thừa
ấy đã chấm mút, cả đoàn
kết cỏ ngậm vành, há miệng mắc quai
có xe có lái, ơn đoàn
kết công phò đảng, tìm danh…đời này
Công giáo mà như công đoàn
kết từ cọng rác, khóa thành…cái bô
úp miệng cả một cộng đoàn
kết quả mỹ mãn…chứng nhân cho Hồ!
an nhiên nhắm mắt theo đoàn
kết rằng “thiện chí” đảng ban… cứ chờ!
Giáo Hội Duy Nhất Tông Đoàn
Kết Hợp Trong Chúa đồng hành với Dân
Giáng Sinh nghĩ đến thương đoàn
kết vòng hoa tiễn…Ba Lan ngày nào!
Saigòn ngày 26.12.08
Giáng Sinh nghĩ về
Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo
đảng ta tổ chức hội đoàn
kết sợi…thòng lọng mà choàng cổ dân
đảng ta quỷ kế bầy đoàn
kết bè kéo cánh gây toàn chuyện…chia
cái ủy ban công giáo đoàn
kết là thân lắm…được canh cơm thừa
ấy đã chấm mút, cả đoàn
kết cỏ ngậm vành, há miệng mắc quai
có xe có lái, ơn đoàn
kết công phò đảng, tìm danh…đời này
Công giáo mà như công đoàn
kết từ cọng rác, khóa thành…cái bô
úp miệng cả một cộng đoàn
kết quả mỹ mãn…chứng nhân cho Hồ!
an nhiên nhắm mắt theo đoàn
kết rằng “thiện chí” đảng ban… cứ chờ!
Giáo Hội Duy Nhất Tông Đoàn
Kết Hợp Trong Chúa đồng hành với Dân
Giáng Sinh nghĩ đến thương đoàn
kết vòng hoa tiễn…Ba Lan ngày nào!
Saigòn ngày 26.12.08
Trong mắt nhiều người Nhật, chính quyền CSVN là “giòi bọ”
Gia Ðịnh
09:52 27/12/2008
Công đoàn tỉnh Aichi dọa kiện đại sứ quán Việt Nam tại Nhật
Sau vụ PCI (một tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn của Nhật phải đưa hối lộ để được trúng thầu các dự án thực hiện bằng tiền viện trợ của Nhật tại Việt Nam), vụ nhân viên, tiếp viên và phi công của Vietnam Airlines, tổ chức trộm cắp hàng hóa trong các trung tâm mua sắm tại Nhật để vận chuyển hàng gian về Việt Nam tiêu thụ, vụ “tu nghiệp sinh” Việt Nam bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của chính quyền CSVN bóc lột như nô lệ, vụ lãnh sự quán CSVN tại Osaka tại Nhật bán passport Việt Nam cho tất cả mọi người, vụ đại sứ quán CSVN bị một công đoàn địa phương tại Nhật kiện,... trên nhiều diễn đàn điện tử tại Nhật, nhiều người Nhật cực đoan đang kêu gọi tẩy chay người Việt, đuổi hết người Việt về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho Việt Nam. Có người so sánh viện trợ cho Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn “dòi bọ” ở Việt Nam...
Cảnh sát Nhật khám xét toàn bộ các văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật.
Người phát ngôn của Vietnam Airlines vừa chính thức xác nhận: Tất cả các văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật vừa bị cảnh sát Nhật lục soát để tìm kiếm hàng hóa bị ăn cắp.
Vụ tai tiếng liên quan tới Vietnam Airlines bắt đầu từ ngày 10 tháng 8, sau khi cảnh sát quận Kumamoto bắt quả tang hai “tu nghiệp sinh” người Việt đang ăn cắp hàng hóa của một trung tâm mua sắm. Hai “tu nghiệp sinh” này đến Nhật để làm việc cho một công ty xây dựng hồi tháng 2. Mỗi tháng họ nhận được 70,000 Yen nhưng bị các doanh nghiệp “xuất khẩu lao động” của chính quyền CSVN “trấn lột” 50,000 Yen/tháng nên không đủ sống và được một nhân viên của Vietnam Airlines tại Nhật tuyển mộ để đi ăn cắp mỹ phẩm... Báo chí Nhật cho biết, cảnh sát Nhật đã xác định có tới 85 người Việt liên quan tới tổ chức trộm cắp này. Ðồng thời, cảnh sát Nhật tuyên bố, việc đưa “tu nghiệp sinh” Việt Nam sang Nhật làm việc có dấu hiệu buôn người nên đã đề nghị cảnh sát hình sự quốc tế hợp tác điều tra.
Hôm 17 tháng 12, cảnh sát Nhật đã bắt quả tang Ðặng Xuân Hợp, phi công của Vietnam Airlines đang vận chuyển hàng gian về Việt Nam. Cảnh sát xác định có khoảng 50 nhân viên (bao gồm cả phi công lẫn tiếp viên hàng không) của Vietnam Airlines dính líu đến tổ chức trộm cắp và vận chuyển hàng gian đang bị điều tra. Vì các nghi can cùng cho biết những Văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật là nơi cất giấu hàng trộm cắp nên một đợt khám xét những văn phòng này vừa được thực hiện.
Theo báo điện tử VnExpress, người phát ngôn của Vietnam Airlines chỉ xác nhận cảnh sát Nhật đã khám xét các văn phòng của hãng này và đã “làm việc” với một số tiếp viên, phi công. Phía Vietnam Airlines từ chối bình luận trước khi giới hữu trách ở Nhật công bố thông tin.
“Tu nghiệp sinh” Việt Nam tại Nhật - một loại nô lệ
Vụ bê bối liên quan tới Vietnam Airlines tại Nhật không chỉ giới hạn trong phạm vi tổ chức-vận chuyển-tiêu thụ hàng ăn cắp. Báo chí Nhật và một số du học sinh tại Nhật đã cung cấp thêm nhiều thông tin để lý giải vì sao “tu nghiệp sinh” Việt Nam tại Nhật phải tham gia vào các tổ chức trộm cắp do nhân viên Vietnam Airlines tổ chức.
Về lý thuyết, “tu nghiệp sinh” là một dạng học nghề nên dù sang Nhật để làm thuê song không được trả lương mà chỉ được hưởng “trợ cấp”. Ðó là sự bất công thứ nhất mà người nghèo ở Việt Nam phải gánh chịu khi chập nhận sang Nhật làm thuê.
Bất công thứ hai là muốn được đi sang Nhật làm “tu nghiệp sinh”, những người nghèo ở Việt Nam phải đóng khoảng 1 triệu Yen/người cho Sovilaco hoặc Suleco (những doanh nghiệp quốc doanh, độc quyền xuất khẩu lao động sang Nhật). Vì sợ “tu nghiệp sinh” bỏ trốn, Nguyễn Gia Liêm - đại diện của Bộ Lao Ðộng Thương Binh Xã Hội CSVN được cử sang Nhật để “giám sát, bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam” đã yêu cầu giới chủ ở Nhật thu giữ passport, thẻ ngoại kiều của “tu nghiệp sinh” nhằm bảo vệ quyền lợi cho Sovilaco hoặc Suleco. Ða số chủ hãng của Nhật chỉ dám giữ passport của “tu nghiệp sinh” vì thu giữ giấy tờ tùy thân của người khác là vi phạm luật pháp của Nhật.
Gần như tất cả “tu nghiệp sinh” tại Nhật phải làm việc khoảng 20 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần nhưng chỉ được trả “trợ cấp” 70,000 Yen/tháng (khoản thu nhập chỉ bằng một nửa mức thu nhập tối thiểu) vì là... “tu nghiệp sinh”. Bất công thứ ba là 50% khoản trợ cấp 70,000 Yen/tháng đó được giới chủ Nhật chuyển vào tài khoản của Sovilaco hoặc Suleco tại Nhật, để Sovilaco hoặc Suleco khống chế “tu nghiệp sinh”: Một mặt ngăn ngừa họ bỏ trốn do lao động cực nhọc, lương thấp, mặt khác để hưởng tiền lời. Nếu “tu nghiệp sinh” đau bệnh, xin trở về nguyên quán sớm hoặc có lỗi lầm dẫn tới bị sa thải trước khi “hợp đồng gửi đi làm tu nghiệp sinh” hết hạn, Sovilaco hoặc Suleco sẽ tịch thu toàn bộ số tiền 50% đã giữ mỗi tháng để “bồi thường các thiệt hại do vi phạm hợp đồng”. Ðó là chưa kể, mỗi tháng, một tu nghiệp sinh còn phải trả cho Sovilaco hoặc Suleco 10,000 Yen “quản lý phí”.
Một blogger người Việt có nickname là “Minh T”, sống tại Nhật khẳng định: “Với 25,000 Yen còn lại, phải dành 10,000 Yen trả tiền nhà/tháng, 15,000 Yen để trả các loại chi phí ăn, uống, điện, nước, ga,... gái không làm điếm, trai không ăn cắp cho bọn hàng không Việt Nam mới là chuyện lạ vì họ đã bị bóc lột đến tận xương tủy. Mong sao cảnh sát Nhật phối hợp với ICPO (Hình cảnh Quốc tế), điều tra, hốt hết bọn bất lương trong các đường dây buôn người của chính phủ Việt Nam như họ đã tuyên bố”.
Viên chức ngoại giao Việt Nam tại Nhật: Bẩn thỉu và thô lỗ
Bên cạnh các scandal “PCI”, “Vietnam Airlines”, “Tu nghiệp sinh”,... các viên chức ngoại giao của Việt Nam tại Nhật cũng đang tạo ra vô số tai tiếng.
Từ dư luận, báo chí Nhật đã cử phóng viên điều tra việc các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Nhật bán giấy tờ giả. Một phóng viên Nhật đã thử liên lạc và cuối cùng mua được một passport từ lãnh sự quán CSVN tại Osaka với giá chỉ có 30,000 Yen, dù anh ta hoàn toàn không phải là công dân Việt Nam và không biết nói tiếng Việt.
Ngoài vụ “Quốc tịch Việt Nam trị giá 30,000 Yen”, tòa đại sứ CSVN tại Tokyo cũng đang nằm trong tầm ngắm do bị nghi chuyên chứng thực các bằng lái xe giả (để người sử dụng được miễn thi lấy bằng lái xe tại Nhật). Sở Cảnh sát Tokyo đã ban hành một chỉ thị, theo đó, những giấy tờ do tòa đại sứ CSVN chứng thực chỉ có giá trị sử dụng sau khi đã được Bộ Ngoại Giao Nhật chứng thực lại, rằng con dấu của Tòa Ðại sứ CSVN trên giấy tờ là dấu... thực.
Vụ mới nhất, đang khiến dân chúng Nhật phẫn nộ đó là việc một viên chức của tòa đại sứ CSVN tại Nhật lăng mạ công đoàn tỉnh Aichi (Airoren), một chi nhánh thuộc Tổng Công Ðoàn Nhật. Trước đó, Airoren đã nhận sự ủy thác của tổ chức công đoàn đại diện cho các công nhân làm việc cho Toyota, yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho 64 “tu nghiệp sinh” Việt Nam, vốn đang bị Sovilaco, Suleco của phía chính quyền CSVN và các công ty trung gian ở Nhật bóc lột.
Sau khi Airoren liên lạc với 64 “tu nghiệp sinh” này để làm các thủ thục thay mặt họ nộp đơn kiện đòi quyền lợi, cả 64 người đã bị viên chức của tòa đại sứ CSVN tại Nhật gọi lên “làm việc”. Trong buổi “làm việc” đó, “tu nghiệp sinh” được yêu cầu chấm dứt quan hệ với Airoren bởi Airoren là một “tổ chức phi pháp” hoạt động như “Mafia”. Ai đó trong số 64 “tu nghiệp sinh” đã bí mật ghi âm và sau khi băng ghi âm được chuyển cho Airoren, Airoren đã gửi văn bản phản kháng cho chính quyền CSVN, yêu cầu thủ tướng CSVN phải xin lỗi, nếu không, họ sẽ kiện đại sứ quán CSVN ra tòa án Nhật.
Trước sự kiện này, blogger có nickname “Minh T” nhận xét: “Chắc chắn những nhân viên của tòa đại sứ là đảng viên cộng sản. Họ phải hiểu rằng Ðảng cộng sản là đại diện của giai cấp công nhân nhưng họ đã không đứng về phía công nhân mà còn sỉ nhục người ta. Họ là nhân viên ngoại giao nhưng quên mất nghiệp đoàn lao động là biểu tượng của nhân dân lao động Nhật”. Cũng blogger “Minh T” kể tiếp: “Tanaka Masao - một cảnh sát viên của tỉnh Gunma đang tham gia điều tra vụ hàng không Việt Nam, có cha từng là cố vấn quân sự cao cấp của Việt Minh, nói như thế này với báo chí Nhật: Tôi không thể tưởng tưởng và hiểu được, tại sao một dân tộc có 4,000 năm văn hiến, dũng cảm, lại để thế hệ con cháu phải đi làm nô lệ ở xứ người như vậy”.
(Nguồn: Người Việt, Friday, December 26, 2008)
Sau vụ PCI (một tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn của Nhật phải đưa hối lộ để được trúng thầu các dự án thực hiện bằng tiền viện trợ của Nhật tại Việt Nam), vụ nhân viên, tiếp viên và phi công của Vietnam Airlines, tổ chức trộm cắp hàng hóa trong các trung tâm mua sắm tại Nhật để vận chuyển hàng gian về Việt Nam tiêu thụ, vụ “tu nghiệp sinh” Việt Nam bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của chính quyền CSVN bóc lột như nô lệ, vụ lãnh sự quán CSVN tại Osaka tại Nhật bán passport Việt Nam cho tất cả mọi người, vụ đại sứ quán CSVN bị một công đoàn địa phương tại Nhật kiện,... trên nhiều diễn đàn điện tử tại Nhật, nhiều người Nhật cực đoan đang kêu gọi tẩy chay người Việt, đuổi hết người Việt về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho Việt Nam. Có người so sánh viện trợ cho Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn “dòi bọ” ở Việt Nam...
Cảnh sát Nhật khám xét toàn bộ các văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật.
Người phát ngôn của Vietnam Airlines vừa chính thức xác nhận: Tất cả các văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật vừa bị cảnh sát Nhật lục soát để tìm kiếm hàng hóa bị ăn cắp.
Vụ tai tiếng liên quan tới Vietnam Airlines bắt đầu từ ngày 10 tháng 8, sau khi cảnh sát quận Kumamoto bắt quả tang hai “tu nghiệp sinh” người Việt đang ăn cắp hàng hóa của một trung tâm mua sắm. Hai “tu nghiệp sinh” này đến Nhật để làm việc cho một công ty xây dựng hồi tháng 2. Mỗi tháng họ nhận được 70,000 Yen nhưng bị các doanh nghiệp “xuất khẩu lao động” của chính quyền CSVN “trấn lột” 50,000 Yen/tháng nên không đủ sống và được một nhân viên của Vietnam Airlines tại Nhật tuyển mộ để đi ăn cắp mỹ phẩm... Báo chí Nhật cho biết, cảnh sát Nhật đã xác định có tới 85 người Việt liên quan tới tổ chức trộm cắp này. Ðồng thời, cảnh sát Nhật tuyên bố, việc đưa “tu nghiệp sinh” Việt Nam sang Nhật làm việc có dấu hiệu buôn người nên đã đề nghị cảnh sát hình sự quốc tế hợp tác điều tra.
Hôm 17 tháng 12, cảnh sát Nhật đã bắt quả tang Ðặng Xuân Hợp, phi công của Vietnam Airlines đang vận chuyển hàng gian về Việt Nam. Cảnh sát xác định có khoảng 50 nhân viên (bao gồm cả phi công lẫn tiếp viên hàng không) của Vietnam Airlines dính líu đến tổ chức trộm cắp và vận chuyển hàng gian đang bị điều tra. Vì các nghi can cùng cho biết những Văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật là nơi cất giấu hàng trộm cắp nên một đợt khám xét những văn phòng này vừa được thực hiện.
Theo báo điện tử VnExpress, người phát ngôn của Vietnam Airlines chỉ xác nhận cảnh sát Nhật đã khám xét các văn phòng của hãng này và đã “làm việc” với một số tiếp viên, phi công. Phía Vietnam Airlines từ chối bình luận trước khi giới hữu trách ở Nhật công bố thông tin.
“Tu nghiệp sinh” Việt Nam tại Nhật - một loại nô lệ
Vụ bê bối liên quan tới Vietnam Airlines tại Nhật không chỉ giới hạn trong phạm vi tổ chức-vận chuyển-tiêu thụ hàng ăn cắp. Báo chí Nhật và một số du học sinh tại Nhật đã cung cấp thêm nhiều thông tin để lý giải vì sao “tu nghiệp sinh” Việt Nam tại Nhật phải tham gia vào các tổ chức trộm cắp do nhân viên Vietnam Airlines tổ chức.
Về lý thuyết, “tu nghiệp sinh” là một dạng học nghề nên dù sang Nhật để làm thuê song không được trả lương mà chỉ được hưởng “trợ cấp”. Ðó là sự bất công thứ nhất mà người nghèo ở Việt Nam phải gánh chịu khi chập nhận sang Nhật làm thuê.
Bất công thứ hai là muốn được đi sang Nhật làm “tu nghiệp sinh”, những người nghèo ở Việt Nam phải đóng khoảng 1 triệu Yen/người cho Sovilaco hoặc Suleco (những doanh nghiệp quốc doanh, độc quyền xuất khẩu lao động sang Nhật). Vì sợ “tu nghiệp sinh” bỏ trốn, Nguyễn Gia Liêm - đại diện của Bộ Lao Ðộng Thương Binh Xã Hội CSVN được cử sang Nhật để “giám sát, bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam” đã yêu cầu giới chủ ở Nhật thu giữ passport, thẻ ngoại kiều của “tu nghiệp sinh” nhằm bảo vệ quyền lợi cho Sovilaco hoặc Suleco. Ða số chủ hãng của Nhật chỉ dám giữ passport của “tu nghiệp sinh” vì thu giữ giấy tờ tùy thân của người khác là vi phạm luật pháp của Nhật.
Gần như tất cả “tu nghiệp sinh” tại Nhật phải làm việc khoảng 20 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần nhưng chỉ được trả “trợ cấp” 70,000 Yen/tháng (khoản thu nhập chỉ bằng một nửa mức thu nhập tối thiểu) vì là... “tu nghiệp sinh”. Bất công thứ ba là 50% khoản trợ cấp 70,000 Yen/tháng đó được giới chủ Nhật chuyển vào tài khoản của Sovilaco hoặc Suleco tại Nhật, để Sovilaco hoặc Suleco khống chế “tu nghiệp sinh”: Một mặt ngăn ngừa họ bỏ trốn do lao động cực nhọc, lương thấp, mặt khác để hưởng tiền lời. Nếu “tu nghiệp sinh” đau bệnh, xin trở về nguyên quán sớm hoặc có lỗi lầm dẫn tới bị sa thải trước khi “hợp đồng gửi đi làm tu nghiệp sinh” hết hạn, Sovilaco hoặc Suleco sẽ tịch thu toàn bộ số tiền 50% đã giữ mỗi tháng để “bồi thường các thiệt hại do vi phạm hợp đồng”. Ðó là chưa kể, mỗi tháng, một tu nghiệp sinh còn phải trả cho Sovilaco hoặc Suleco 10,000 Yen “quản lý phí”.
Một blogger người Việt có nickname là “Minh T”, sống tại Nhật khẳng định: “Với 25,000 Yen còn lại, phải dành 10,000 Yen trả tiền nhà/tháng, 15,000 Yen để trả các loại chi phí ăn, uống, điện, nước, ga,... gái không làm điếm, trai không ăn cắp cho bọn hàng không Việt Nam mới là chuyện lạ vì họ đã bị bóc lột đến tận xương tủy. Mong sao cảnh sát Nhật phối hợp với ICPO (Hình cảnh Quốc tế), điều tra, hốt hết bọn bất lương trong các đường dây buôn người của chính phủ Việt Nam như họ đã tuyên bố”.
Viên chức ngoại giao Việt Nam tại Nhật: Bẩn thỉu và thô lỗ
Bên cạnh các scandal “PCI”, “Vietnam Airlines”, “Tu nghiệp sinh”,... các viên chức ngoại giao của Việt Nam tại Nhật cũng đang tạo ra vô số tai tiếng.
Từ dư luận, báo chí Nhật đã cử phóng viên điều tra việc các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Nhật bán giấy tờ giả. Một phóng viên Nhật đã thử liên lạc và cuối cùng mua được một passport từ lãnh sự quán CSVN tại Osaka với giá chỉ có 30,000 Yen, dù anh ta hoàn toàn không phải là công dân Việt Nam và không biết nói tiếng Việt.
Ngoài vụ “Quốc tịch Việt Nam trị giá 30,000 Yen”, tòa đại sứ CSVN tại Tokyo cũng đang nằm trong tầm ngắm do bị nghi chuyên chứng thực các bằng lái xe giả (để người sử dụng được miễn thi lấy bằng lái xe tại Nhật). Sở Cảnh sát Tokyo đã ban hành một chỉ thị, theo đó, những giấy tờ do tòa đại sứ CSVN chứng thực chỉ có giá trị sử dụng sau khi đã được Bộ Ngoại Giao Nhật chứng thực lại, rằng con dấu của Tòa Ðại sứ CSVN trên giấy tờ là dấu... thực.
Vụ mới nhất, đang khiến dân chúng Nhật phẫn nộ đó là việc một viên chức của tòa đại sứ CSVN tại Nhật lăng mạ công đoàn tỉnh Aichi (Airoren), một chi nhánh thuộc Tổng Công Ðoàn Nhật. Trước đó, Airoren đã nhận sự ủy thác của tổ chức công đoàn đại diện cho các công nhân làm việc cho Toyota, yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho 64 “tu nghiệp sinh” Việt Nam, vốn đang bị Sovilaco, Suleco của phía chính quyền CSVN và các công ty trung gian ở Nhật bóc lột.
Sau khi Airoren liên lạc với 64 “tu nghiệp sinh” này để làm các thủ thục thay mặt họ nộp đơn kiện đòi quyền lợi, cả 64 người đã bị viên chức của tòa đại sứ CSVN tại Nhật gọi lên “làm việc”. Trong buổi “làm việc” đó, “tu nghiệp sinh” được yêu cầu chấm dứt quan hệ với Airoren bởi Airoren là một “tổ chức phi pháp” hoạt động như “Mafia”. Ai đó trong số 64 “tu nghiệp sinh” đã bí mật ghi âm và sau khi băng ghi âm được chuyển cho Airoren, Airoren đã gửi văn bản phản kháng cho chính quyền CSVN, yêu cầu thủ tướng CSVN phải xin lỗi, nếu không, họ sẽ kiện đại sứ quán CSVN ra tòa án Nhật.
Trước sự kiện này, blogger có nickname “Minh T” nhận xét: “Chắc chắn những nhân viên của tòa đại sứ là đảng viên cộng sản. Họ phải hiểu rằng Ðảng cộng sản là đại diện của giai cấp công nhân nhưng họ đã không đứng về phía công nhân mà còn sỉ nhục người ta. Họ là nhân viên ngoại giao nhưng quên mất nghiệp đoàn lao động là biểu tượng của nhân dân lao động Nhật”. Cũng blogger “Minh T” kể tiếp: “Tanaka Masao - một cảnh sát viên của tỉnh Gunma đang tham gia điều tra vụ hàng không Việt Nam, có cha từng là cố vấn quân sự cao cấp của Việt Minh, nói như thế này với báo chí Nhật: Tôi không thể tưởng tưởng và hiểu được, tại sao một dân tộc có 4,000 năm văn hiến, dũng cảm, lại để thế hệ con cháu phải đi làm nô lệ ở xứ người như vậy”.
(Nguồn: Người Việt, Friday, December 26, 2008)
Cuộc phỏng vấn một số giáo dân tại thành phố Sơn La
PV VietCatholic
11:20 27/12/2008
HÀ NỘI - Sau khi đọc những dòng tin viết vội từ Sơn la, nhất là 2 bài thơ không đề cùa bạn NDT giữa đêm khuya gửi về từ núi rừng Tây Bắc chúng tôi vô cùng xúc động. Chúng tôi đã rất cố gắng liên hệ với công đồng dân Chúa ở Sơn La, mãi tới trưa ngày 25/12 chúng tôi mới nối điện thoại đươc với một nhóm nhỏ anh chị em tại đây.
PV VietCatholic: Xin kính chào anh chị em, chúc anh chị em một mùa Giáng Sinh tràn đầy Hồng ân Thiên Chúa. Xin các anh chị cho biết hiện các anh chị đang ở đâu ạ?
- Một người nam trả lời (xin được giấu tên): Dạ chúng tôi đang ở nhà một giáo dân tại phường Quyết Thắng Thành phố Sơn La chị ạ.
PV VietCatholic: Ở Sơn La có đông Giáo dân không?
Trả lời: Tôi cũng chỉ là một giáo dân, lo bận rộn làm ăn, nên không rõ các cộng đoàn khác như thế nào. Nhưng riêng thành phố Sơn La có khoảng một ngàn người… À đây chị nói chuyện với anh này mới từ Mộc Châu về đây ạ.
PV VietCatholic: Vâng xin chào anh, xin anh cho biết Mộc Châu ở đâu? Và cộng đoàn dân Chúa có đông không? Lễ Noen năm nay thế nào?
- Trả lời:Mộc Châu là một thị trấn nằm cách Hà Nội khoàng 200 cây số, và từ Mộc Châu đên Sơn La là 120 cây số nữa. Anh em ở đấy cho biết hiện nay số nhân danh khoảng bảy đến tám trăm người chị ạ. Tối hôm qua tôi được tham dự Thánh Lễ ở đó. Số giáo dân tối qua dự Thánh lễ khoảng bốn đến năm trăm người. Sau Thánh Lễ có biểu diễn văn nghệ ngoài trời, có rất nhiều người không phải là công giáo cũng đến dự. Vui lắm, chưa bao giờ đươc dự lễ Noel vui như thế.
PV VietCatholic: Thế chính quyền không cấm đoán thưa anh?
- Trả lời:Chúng tôi thấy có một số công an mặc thường phục, nhưng họ chỉ đứng canh chừng bên ngoài hàng rào thôi. Anh em ở đây cho biết những năm trước khó khăn lắm, họ ngăn chặn từ xa, rất ít người đến đựợc nơi này. Thậm chí họ còn doạ dẫm, bắt những người dự Thánh lễ xong ra về để tịch thu xe máy, phạt… Nhưng năm nay đỡ hơn rồi, chắc họ cũng đến và biết chúng tôi chỉ vui Noel không ảnh hưởng gì và làm gì gây phức tạp, chỉ là những hoạt động tín ngưỡng bình thường tốt đẹp nên họ đã hiểu ra phần nào nên không căng như năm trước.
PV VietCatholic: Anh nói nơi này là gì vậy, đó là một Nhà thờ à?
- (Cười) Không có đâu chị ơi, đó chỉ là tầng hầm của một xường sửa chữa ôtô thôi ạ. Chị không biết rằng Sơn La là vùng trắng về tôn giáo à. Cả tỉnh không một ngôi Nhà thờ, không một ngôi Chùa… à đây chị nói chuyện với anh này anh ấy đi nhiều…
PV VietCatholic: Vâng xin chào anh, anh có thể cho biết tên, và những nhận xét của anh về tình hình tự do tôn giáo ở Sơn La không ạ?
- Trả lời: (Tiếng trả lời của một thanh niên): Xin chị cho phép không nêu tên, tình hình trên này phức tạp và nguy hiểm lắm… cách đây mấy hôm nhà của một giáo dân đã bị ném đá vỡ bảng hiệu và hỏng cửa cả đêm. Khi nào trước nhà cũng có cả chục người canh giữ, dòm ngó và gây phức tạp khó khăn cho công việc làm ăn.
Tôi là người dưới xuôi lên hiện đang làm quản lý tại một đơn vị nhỏ ờ công trường thuỷ điện Sơn La cách đây khoảng 40 ki lô mét, mặc dù trên đó không làm căng thẳng như ở thành phố Sơn La này… Nhưng nói chung theo tôi ở Sơn La không có tự do Tôn giáo, thậm chí còn bị đàn áp và phân biệt đối xử rất ghê gớm, tôi đi nhiều chẳng thấy có nhà thờ nào cả… Xem trên bản đồ Giáo Phận Hưng Hoá thì ở 3 tỉnh: Sơn La, Lai Châu và Điện Biên không có vẽ bất kỳ một Nhà thờ nào. Tôi có quen một số gia đình Công giáo tại huyện Mai Sơn, họ cho biết ở đây cùng có khoảng một ngàn giáo dân trong đó có rất nhiều bà con dân tộc thiểu số, nhưng đề nghị và cả đấu tranh mãi người ta mới tạm để yên cho bà con tập trung đến cầu nguyện tại môt kho chứa ngô do một doanh nhân hảo tâm hiến cho cộng đồng. Tuy thế sáng nay khi dân đến cầu nguyện, hàng loạt công an vòng trong vòng ngoài đứng canh giữ.
Tôi đi đã nhiều nơi Nam, Trung và Bắc đều có, nhưng chưa thấy nơi nào như Sơn La, ở đây người ta như một ốc đảo, một vùng trắng về tôn giáo. Họ để cho các tệ nạn, hủ tục mặc sức hoành hành bà con.
Năm ngoái, ở Mường La giáo dân người dân tộc ở trên núi cách thị trấn hơn 40 km đường rừng lặn lội xuống để mừng Noel, công an đã đuổi họ về cả đêm bắt đi ngược lên núi. Dã man quá, trời rét mướt cóng cả người mà chúng chẳng thương ai.
PV VietCatholic: Vâng xin cảm ơn anh. Bây giờ xin được trở lại chỗ các anh, tình hình ở đó thế nào ạ? (Máy điện thoại bị ngắt, không rõ lý do vì sao… ít phút sau có tín hiệu gọi đến máy của phóng viên chúng tôi nhưng là số máy khác)
- Tiếng một chị phụ nữ ở đầu dây: Chào chị, em đang ở đây với môt số anh chị em nữa, chị ơi trên này chúng em khổ lắm chị ạ, cả năm mới có một ngày Noel, chúng em tập trung ở nhà giáo dân để cầu nguyện mừng Noel nhưng chính quyền không cho chị ạ … (người phụ nữ nói trong nghẹn ngào) cả nước, cả thế giới người ta tưng bừng mừng lễ mà ở đây thì…
(Im lặng hơn một phút. Đầu giây bên kia có tiếng đàn ông)
- Trả lời:Chào chị phỏng vấn, tôi xin nói thêm với chị là địa điểm dự kiến cầu nguyện và làm lễ là nhà riêng của một giáo dân, chúng tôi đã trang hoàng từ trước, có cây thông và ngôi sao rất lớn. Nhưng cách đây một hai ngày chính quyền cho căng tấm biển "Nhà văn hóa khu dân cư số 4" ở đầu ngõ, rồi huy động rất đông người bộ dạng rất giống với đám "quần chúng tự phát" đến đập phá Giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm sứ Hà Nội hôm nào trong đó rõ nhất là Chủ tịch Phường Quyết Thắng, tên là Thuận cầm đầu.
Chúng tôi tập trung cầu nguyện mấy chục người, Phường đưa dân quân đến vây kín bảo là “nội bất xuất, ngoại bất nhập” và canh giữ.
Tối hôm qua, khoảng 11 giờ đêm chúng tôi thấy có một vài người đi ngang qua ngõ phố, họ định đi vào thì bị đám "quần chúng" kia giữ lại, chúng tôi đứng cách đó chừng vài chục bước nên nghe rất rõ tiếng 2 bên tranh cãi: "Mấy anh kia đi đâu?" Trả lời: "Chúng tôi là khách du lịch, cả thành phố chả thấy đâu có cây thông NOEL, thấy đây có cây thông đẹp thì vào tham quan. Các ông là ai mà chặn đường chúng tôi"? Nhưng một người rất hách dịch: "Không được, đây đang có sự cố, các anh không được vào!" Tiếng đáp lại rắn rỏi:"Tại sao không được vào? Các ông là ai? Căn cứ vào đâu mà các ông không cho chúng tôi vào?".
Có tiếng quát "Tôi là Thuận, chủ tịch phường Quyết Thắng, bây giờ là giờ giới nghiêm, yêu cầu các anh xuất trình giấy tờ, mời các anh về trụ sở làm việc".
Tiếng đáp lại: “Anh là ai thì cũng không có quyền đó, chính quyền làm việc thì phải có bàn, có đèn đảm bảo ánh sáng, muốn cấm phải có biển chứ không phải từ trong bóng tối một nhóm người xông ra chặn đường hô rằng tôi là chủ tịch. Nếu con nghiện chặn đường tôi nói rằng nó là Chủ tịch nước, yêu cầu giấy tờ và về trụ sở tôi cũng phải đi à”?
Tiếng một người: “Tôi là tổ trưởng khu dân phố, ở đây là nhà văn hoá khu dân cư, anh không được vào, bây giờ đã là giờ giới nghiêm, 11 giờ rồi, ai về nhà nấy”.
Mấy người kia không chịu "Ông có biết ai mới có quyền ra lệnh giới nghiêm không?" ông Chủ tịch phường nói "Ở đây là tổ 4 – Tổ dân phố phường tôi qui định như thế đấy".
Họ cãi nhau giằng co mãi, nhưng cả đám đến doạ mấy người kia và ngăn họ nhất định không cho vào đến chỗ chúng tôi mà không nói rõ lý do gì.
PV VietCatholic: Thế các anh chị có biết mấy người đó là ai không?
Trả lời: Chúng tôi đoán họ là người công giáo, nhưng tình hình quá căng thẳng và người của chính quyền quá đông nên chúng tôi chẳng ai dám lên tiếng. Với lại chúng nó thường chơi trò bẩn là gây khó khăn cho chúng tôi khi làm ăn sinh sống để áp lực chúng tôi bỏ đạo.
PV VietCatholic: Tình hình ngày hôm nay thì sao thưa anh?
- Trả lời:Đến giờ này chính quyền vẫn còn dùng rất nhiều lực lượng, thay ca nhau phong toả lối ngõ vào địa điểm nói trên, nên các cha không thể vào làm lễ được chị ạ.
PV VietCatholic: Xin cảm ơn các anh chị, cầu xin Chúa Hài đồng xuống sẽ đổ nhiều Hồng Ân cho cộng đồng dân Chúa Sơn La, soi sáng cho những nhà cầm quyền ở đây nhận biết được những hành động của mình là tội ác, là vi phạm pháp luật để họ tôn trọng người dân hơn.
(Ghi chú: Khi bài này được viết xong thì đã là ngày 27/12/2008. Kiểm tra lại ở Sơn La, trước cửa nhà giáo dân vẫn còn một nhóm công an, dân phố 7-8 người ngồi canh giữ).
Hà Nội, Ngày 27/12/2008
Đông Du
PV VietCatholic: Xin kính chào anh chị em, chúc anh chị em một mùa Giáng Sinh tràn đầy Hồng ân Thiên Chúa. Xin các anh chị cho biết hiện các anh chị đang ở đâu ạ?
Công an Sơn La canh chừng va xét nhà giáo dân |
PV VietCatholic: Ở Sơn La có đông Giáo dân không?
Trả lời: Tôi cũng chỉ là một giáo dân, lo bận rộn làm ăn, nên không rõ các cộng đoàn khác như thế nào. Nhưng riêng thành phố Sơn La có khoảng một ngàn người… À đây chị nói chuyện với anh này mới từ Mộc Châu về đây ạ.
PV VietCatholic: Vâng xin chào anh, xin anh cho biết Mộc Châu ở đâu? Và cộng đoàn dân Chúa có đông không? Lễ Noen năm nay thế nào?
- Trả lời:Mộc Châu là một thị trấn nằm cách Hà Nội khoàng 200 cây số, và từ Mộc Châu đên Sơn La là 120 cây số nữa. Anh em ở đấy cho biết hiện nay số nhân danh khoảng bảy đến tám trăm người chị ạ. Tối hôm qua tôi được tham dự Thánh Lễ ở đó. Số giáo dân tối qua dự Thánh lễ khoảng bốn đến năm trăm người. Sau Thánh Lễ có biểu diễn văn nghệ ngoài trời, có rất nhiều người không phải là công giáo cũng đến dự. Vui lắm, chưa bao giờ đươc dự lễ Noel vui như thế.
PV VietCatholic: Thế chính quyền không cấm đoán thưa anh?
- Trả lời:Chúng tôi thấy có một số công an mặc thường phục, nhưng họ chỉ đứng canh chừng bên ngoài hàng rào thôi. Anh em ở đây cho biết những năm trước khó khăn lắm, họ ngăn chặn từ xa, rất ít người đến đựợc nơi này. Thậm chí họ còn doạ dẫm, bắt những người dự Thánh lễ xong ra về để tịch thu xe máy, phạt… Nhưng năm nay đỡ hơn rồi, chắc họ cũng đến và biết chúng tôi chỉ vui Noel không ảnh hưởng gì và làm gì gây phức tạp, chỉ là những hoạt động tín ngưỡng bình thường tốt đẹp nên họ đã hiểu ra phần nào nên không căng như năm trước.
PV VietCatholic: Anh nói nơi này là gì vậy, đó là một Nhà thờ à?
- (Cười) Không có đâu chị ơi, đó chỉ là tầng hầm của một xường sửa chữa ôtô thôi ạ. Chị không biết rằng Sơn La là vùng trắng về tôn giáo à. Cả tỉnh không một ngôi Nhà thờ, không một ngôi Chùa… à đây chị nói chuyện với anh này anh ấy đi nhiều…
PV VietCatholic: Vâng xin chào anh, anh có thể cho biết tên, và những nhận xét của anh về tình hình tự do tôn giáo ở Sơn La không ạ?
- Trả lời: (Tiếng trả lời của một thanh niên): Xin chị cho phép không nêu tên, tình hình trên này phức tạp và nguy hiểm lắm… cách đây mấy hôm nhà của một giáo dân đã bị ném đá vỡ bảng hiệu và hỏng cửa cả đêm. Khi nào trước nhà cũng có cả chục người canh giữ, dòm ngó và gây phức tạp khó khăn cho công việc làm ăn.
Tôi là người dưới xuôi lên hiện đang làm quản lý tại một đơn vị nhỏ ờ công trường thuỷ điện Sơn La cách đây khoảng 40 ki lô mét, mặc dù trên đó không làm căng thẳng như ở thành phố Sơn La này… Nhưng nói chung theo tôi ở Sơn La không có tự do Tôn giáo, thậm chí còn bị đàn áp và phân biệt đối xử rất ghê gớm, tôi đi nhiều chẳng thấy có nhà thờ nào cả… Xem trên bản đồ Giáo Phận Hưng Hoá thì ở 3 tỉnh: Sơn La, Lai Châu và Điện Biên không có vẽ bất kỳ một Nhà thờ nào. Tôi có quen một số gia đình Công giáo tại huyện Mai Sơn, họ cho biết ở đây cùng có khoảng một ngàn giáo dân trong đó có rất nhiều bà con dân tộc thiểu số, nhưng đề nghị và cả đấu tranh mãi người ta mới tạm để yên cho bà con tập trung đến cầu nguyện tại môt kho chứa ngô do một doanh nhân hảo tâm hiến cho cộng đồng. Tuy thế sáng nay khi dân đến cầu nguyện, hàng loạt công an vòng trong vòng ngoài đứng canh giữ.
Tôi đi đã nhiều nơi Nam, Trung và Bắc đều có, nhưng chưa thấy nơi nào như Sơn La, ở đây người ta như một ốc đảo, một vùng trắng về tôn giáo. Họ để cho các tệ nạn, hủ tục mặc sức hoành hành bà con.
Năm ngoái, ở Mường La giáo dân người dân tộc ở trên núi cách thị trấn hơn 40 km đường rừng lặn lội xuống để mừng Noel, công an đã đuổi họ về cả đêm bắt đi ngược lên núi. Dã man quá, trời rét mướt cóng cả người mà chúng chẳng thương ai.
PV VietCatholic: Vâng xin cảm ơn anh. Bây giờ xin được trở lại chỗ các anh, tình hình ở đó thế nào ạ? (Máy điện thoại bị ngắt, không rõ lý do vì sao… ít phút sau có tín hiệu gọi đến máy của phóng viên chúng tôi nhưng là số máy khác)
- Tiếng một chị phụ nữ ở đầu dây: Chào chị, em đang ở đây với môt số anh chị em nữa, chị ơi trên này chúng em khổ lắm chị ạ, cả năm mới có một ngày Noel, chúng em tập trung ở nhà giáo dân để cầu nguyện mừng Noel nhưng chính quyền không cho chị ạ … (người phụ nữ nói trong nghẹn ngào) cả nước, cả thế giới người ta tưng bừng mừng lễ mà ở đây thì…
(Im lặng hơn một phút. Đầu giây bên kia có tiếng đàn ông)
- Trả lời:Chào chị phỏng vấn, tôi xin nói thêm với chị là địa điểm dự kiến cầu nguyện và làm lễ là nhà riêng của một giáo dân, chúng tôi đã trang hoàng từ trước, có cây thông và ngôi sao rất lớn. Nhưng cách đây một hai ngày chính quyền cho căng tấm biển "Nhà văn hóa khu dân cư số 4" ở đầu ngõ, rồi huy động rất đông người bộ dạng rất giống với đám "quần chúng tự phát" đến đập phá Giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm sứ Hà Nội hôm nào trong đó rõ nhất là Chủ tịch Phường Quyết Thắng, tên là Thuận cầm đầu.
Chúng tôi tập trung cầu nguyện mấy chục người, Phường đưa dân quân đến vây kín bảo là “nội bất xuất, ngoại bất nhập” và canh giữ.
Chủ tịch Thuận (x) cùng với đám lâu la |
Có tiếng quát "Tôi là Thuận, chủ tịch phường Quyết Thắng, bây giờ là giờ giới nghiêm, yêu cầu các anh xuất trình giấy tờ, mời các anh về trụ sở làm việc".
Tiếng đáp lại: “Anh là ai thì cũng không có quyền đó, chính quyền làm việc thì phải có bàn, có đèn đảm bảo ánh sáng, muốn cấm phải có biển chứ không phải từ trong bóng tối một nhóm người xông ra chặn đường hô rằng tôi là chủ tịch. Nếu con nghiện chặn đường tôi nói rằng nó là Chủ tịch nước, yêu cầu giấy tờ và về trụ sở tôi cũng phải đi à”?
Tiếng một người: “Tôi là tổ trưởng khu dân phố, ở đây là nhà văn hoá khu dân cư, anh không được vào, bây giờ đã là giờ giới nghiêm, 11 giờ rồi, ai về nhà nấy”.
Mấy người kia không chịu "Ông có biết ai mới có quyền ra lệnh giới nghiêm không?" ông Chủ tịch phường nói "Ở đây là tổ 4 – Tổ dân phố phường tôi qui định như thế đấy".
Họ cãi nhau giằng co mãi, nhưng cả đám đến doạ mấy người kia và ngăn họ nhất định không cho vào đến chỗ chúng tôi mà không nói rõ lý do gì.
PV VietCatholic: Thế các anh chị có biết mấy người đó là ai không?
Trả lời: Chúng tôi đoán họ là người công giáo, nhưng tình hình quá căng thẳng và người của chính quyền quá đông nên chúng tôi chẳng ai dám lên tiếng. Với lại chúng nó thường chơi trò bẩn là gây khó khăn cho chúng tôi khi làm ăn sinh sống để áp lực chúng tôi bỏ đạo.
PV VietCatholic: Tình hình ngày hôm nay thì sao thưa anh?
- Trả lời:Đến giờ này chính quyền vẫn còn dùng rất nhiều lực lượng, thay ca nhau phong toả lối ngõ vào địa điểm nói trên, nên các cha không thể vào làm lễ được chị ạ.
PV VietCatholic: Xin cảm ơn các anh chị, cầu xin Chúa Hài đồng xuống sẽ đổ nhiều Hồng Ân cho cộng đồng dân Chúa Sơn La, soi sáng cho những nhà cầm quyền ở đây nhận biết được những hành động của mình là tội ác, là vi phạm pháp luật để họ tôn trọng người dân hơn.
(Ghi chú: Khi bài này được viết xong thì đã là ngày 27/12/2008. Kiểm tra lại ở Sơn La, trước cửa nhà giáo dân vẫn còn một nhóm công an, dân phố 7-8 người ngồi canh giữ).
Hà Nội, Ngày 27/12/2008
Đông Du
Giáo xứ An Bằng tiếp tục bị đàn áp và tiếp tục đấu tranh đòi công lý
LM Nguyễn Hữu Giải
13:54 27/12/2008
Ký sự của Linh mục Quản xứ Nguyễn Hữu Giải
• 11-11-2008: Công an, cán bộ huyện xã tiếp tục canh gác Đài lễ Thánh giá và khu vực nhà thờ. Loa phát thanh vẫn trung thành ngày 2 buổi tuyên truyền “chính sách (diệt) tôn giáo” của nhà nước và kết án giáo dân giáp An Bắc.
Một số linh mục thuộc giáo hạt Hải Vân viếng Đài lễ Thánh giá trong tinh thần hiệp thông: Giuse Hoàng Cẩn, Phaolô Phạm Tá, Giuse Cái Hồng Phượng, Vincentê Lê Phú Ngọc Trản, Gioan Bosco Dương Quang Niệm, Bênêđictô Phạm Tuấn, Gioakim Nguyễn Chí Hữu, Phêrô Huỳnh Trọng, Phaolô Nguyễn Văn Hiệu, Đôminicô Trương Văn Quy.
• 14-11-2008: Cán bộ xã huyện họp các họ tộc làng An Bằng ở đình làng để bàn về việc thực thi quy ước “làng văn hóa An Bằng” trong thời gian qua. Mục đích chính là chỉ trích giáp An Bắc “gây mất đoàn kết” khiến ảnh hưởng xấu tới “văn hóa” An Bằng.
• 15-11-2008: Anh chị em thanh niên sum họp cầu nguyện trước Đài Thánh giá bị công an chụp hình, ghi số xe, áp lực tinh thần.
• 16-11-2008: Vào lúc 19g, bộ đội công an tập trung từng nhóm trên con đường trước nhà thờ. Một vài người chiếu đèn sáng lên nhà xứ và hàng cây. Một thanh niên hỏi tại sao chiếu đèn vào nhà xứ, một công an trả lời: tìm bắt chim trên cây (!?!)
• 17-11-2008: Năm em lớp 6 (# 12 tuổi) viếng Thánh giá trong đó có em Văn Công Hòa, Lê Tiến Quốc. Lính canh gác đài lễ hỏi:
- Cha Giải cho mỗi em 15.000đ để lên giữ đài hả?
- Chúng em đi cầu nguyện!
- Lên lật bàn thờ xuống mà chơi!
- Ai lật bàn thờ là uống thuốc liều, là ăn gan trời!
- Lên đây không sợ công an bắt à?
- Đài tượng ni của ai mà hỏi?
(Lính canh câm họng)
• 24-11-2008: Công an tỉnh về gặp tôi (linh mục Giải) bàn giải pháp ổn thỏa cho cả 2 phía. Nhà nước đề nghị cấp đất, giáp làm thủ tục xin đất.
• 25-11-2008: Giáp An Bắc nộp đơn ở xã, đề ngày 24-11-2008, ông giáp trưởng đứng đơn. Sau đó thu gom các cọc đã cắm quanh Đài lễ. (Xem hình)
- 8g: họp làng tại đình làng An Bằng, giáp trưởng An Bắc Nguyễn Đức Mân được mời và bị chất vấn về việc xây dựng Đài lễ. Vì nhiều lý do và vì việc “gây mất trật tự của giáp An Bắc”, làng An Bằng bị nhà nước đình chỉ “bằng làng văn hóa” một thời gian !?!
- Sáng nay, Đức Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, Giám mục Phụ tá TGP Huế và cha Gioakim Lê Thanh Hoàng, Phụ trách Tông đồ Giáo dân TGP Huế, về thăm giáo xứ và viếng Thánh giá Đài lễ An Bắc.
• 26-11-2008: Ông Nguyễn Đức Mân, giáp trưởng giáp An Bắc, bị mời làm việc tại xã. Xã không chấp nhận đơn xin cấp đất, lý do: “Xin cấp đất mà còn nói rằng trước kia chúng tôi có một mảnh đất từ năm 1961 -tức là khẳng định quyền tư hữu đất đai- thì nhà nước ai mà cấp cho!”. Ngược lại xã trao cho ông Mân mẫu đơn “Đơn xin giao đất” (theo thể thức của nhà nước).
• 28-11-2008: Ông Văn Đình Trung, chủ tịch Hội đồng Giáo xứ, bị mời làm việc tại xã. Xã yêu cầu HĐGX làm đơn xin giao đất và tháo dỡ Thánh giá và Bàn thờ.
• 02-12-2008: Các ông trong HĐGX bị mời vào xã làm việc với ông bí thư huyện Phú Vang. Yêu cầu không được làm máng cỏ, trang hoàng và hành lễ mừng Chúa Giáng sinh tại Đài lễ (như năm ngoái 2007, xem hình).
• 03-12-2008: Ông Mân bị mời vào xã. Xã lập biên bản phải tháo dỡ Thánh giá, Bàn thờ, và xã trả lại “Đơn xin cấp đất”. Ông Mân yêu cầu ghi lý do vào đơn hoặc viết một văn thư trả lại đơn, xã không chịu. Ông Mân không ký biên bản và không nhận đơn lui.
• 10-12-2008: Huyện tạm hoãn lại cuộc họp tại xã sáng nay với tôi, Hội đồng Giáo xứ và giáp trưởng An Bắc về việc liên quan đến giáp An Bắc.
• 15-12-2008: Khoảng 12g, lực lượng đông đảo công an cán bộ huyện xã, lính biên phòng tập trung đóng thêm hai trại lớn hai bên đài lễ và tăng cường canh phòng chặt chẽ.
Trong khi lực lượng đông đảo xã huyện bao vây và củng cố 2 trại quanh Đài lễ Thánh giá thì bỗng nhiên trên bãi biển, giáo dân và lương dân lớn nhỏ, đàn ông đàn bà, trẻ em la hét thất thanh, chạy lui chạy tới, hốt hoảng nhìn ra biển: một chiếc thuyền đánh cá đang vào bờ thì bị sóng đánh chìm, 4 ngư phủ vùng vẫy giữa sóng, cố thoát nạn. Một số ngư phủ bơi ra cấp cứu, ném thêm phao, thêm dây kéo vào. Vài phụ nữ vội gom củi đốt lên sưởi ấm cho người bị nạn. Bốn ngư phủ tên Văn Hai, Nguyễn Điệp, Phan Hùng và Văn Thanh run cầm cập vì đuối sức và gió lạnh mùa đông nhưng vui mừng vì thoát chết. Thuyền và dụng cụ đi biển cũng được vớt lên bờ. Lương giáo một lòng cứu người lâm nạn!
Đang khi đó, dù thấy tai nạn trước mắt, đông đảo công an cán bộ xã huyện, lính biên phòng vẫn cứ đứng yên, chỉ lo bao vây Đài lễ. Chẳng một ai chạy xuống bờ cứu giúp hay thăm hỏi. Hoàn toàn không một ai trong số mấy chục “bạn dân, đầy tớ nhân dân, quân đội nhân dân” !?! Một vài người dân tức quá đến chửi thẳng vào mặt họ!
Đoàn người lương giáo và 4 ngư phủ thoát nạn tiến lên Đài lễ Thánh giá đọc kinh tạ ơn Chúa, tạ ơn Đức Mẹ cách sốt sắng, cảm động chưa từng thấy! Công an, cán bộ, bộ đội lui vào các trại, ngỡ ngàng trước tình nghĩa đồng bào và sự can đảm của cư dân địa phương.
Chiều lại, tôi nhận được công văn số 43/CV-UBND xã gửi cho tôi (xem hình), HĐGX và giáp An Bắc về việc:
* yêu cầu tháo dỡ dứt điểm công trình xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ biển ở xã Vinh An; yêu cầu trong thời gian diễn ra lễ Giáng sinh năm 2008, tôi trực tiếp chỉ đạo giáo dân giáp An Bắc không được cơi nới, xây dựng bất cứ vật dụng gì tại khu vực lấn chiếm và không được tổ chức hành lễ tại khu vực lấn chiếm.
* thời gian chấp hành việc tháo dỡ phải dứt điểm trước ngày 28-02-2009; sau thời gian trên, nếu không chấp hành, UBND xã sẽ ra quyết định và tổ chức lực lượng cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Hiện giờ, lính biên phòng, lực lượng công an cán bộ xã Vinh An, Vinh Thanh và huyện Phú Vang ngày đêm túc trực. Họ treo một bảng “Cấm quay phim chụp hình” nơi Đài lễ.
• 16-12-2008: Các vị thuộc HĐGX bị mời vào xã “làm việc”. Cán bộ huyện ra lệnh không được làm máng cỏ và hành lễ ở Đài lễ giáp An Bắc.
Ban chiều, lúc 14g, tôi (Lm Giải) bị mời vào xã. Ông chủ tịch UBND huyện, ông bí thư huyện, cán bộ các ban ngành huyện, bí thư xã, chủ tịch UBND xã và một số cán bộ xã hiện diện tại phòng làm việc xã, có cả nhà báo và nhân viên quay phim làm việc.
Ông Phan Văn Quang, chủ tịch UBND huyện, chủ sự. Ông xác định lại: đất giáp An Bắc làm Đài lễ thuộc rừng phòng hộ biển do xã quản lý, nên phải tháo dỡ Thánh giá và bàn thờ càng sớm càng tốt; dịp lễ Giáng sinh 2008 không được trang hoàng, làm máng cỏ và hành lễ tại Đài lễ! Ông còn trách giáo xứ đã chậm trễ làm đơn xin giao đất để sớm giải quyết vụ việc Đài lễ giáp An Bắc. Tôi chỉ nói về nội dung đơn xin giao đất như sau:
• Ngày 25-11-2008, ông Nguyễn Đức Mân giáp trưởng An Bắc nộp đơn xin cấp đất ở xã. Ngày 26-11-08, xã trao cho ông Mân tờ đơn xin giao đất theo thủ tục chính thức.
- Chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu nhà nước chỉ cho chúng tôi vài ba địa điểm để chúng tôi chọn một và làm đơn xin giao. Chúng tôi đâu có đất để giới thiệu cho nhà nước chấp thuận trước rồi làm đơn xin giao sau! Chúng tôi chỉ có một khu đất hiện giáp An Bắc đang làm nơi thờ tự mà nhà nước cho là lấn chiếm. Sự trì trệ là do nhà nước chứ không phải do chúng tôi! Nên chúng tôi yêu cầu ngay ngày mai, nhà nước giới thiệu địa điểm là chúng tôi chọn và làm đơn ngay. Chúng tôi mong muốn giải quyết càng sớm càng tốt để kịp tổ chức mừng lễ Chúa Giáng sinh.
Ông Quang đồng ý và thành lập ban khảo sát, đo đạc đất đai và làm các thủ tục ngay sáng mai. Ông yêu cầu HĐGX và ban chấp hành giáp An Bắc có mặt tại xã lúc 8g sáng mai để cùng cộng tác tiến hành công việc.
• 17-12-2008: Ban công tác đặc biệt của huyện, xã và giáo xứ đi chọn địa điểm. Giáp An Bắc đồng ý chọn khu đất Đồn Bồ thuộc thửa đất số 14, tờ bản đồ số 06 với diện tích xin giao là 600m2. Thủ tục đơn từ sẽ gởi vào xã huyện tỉnh. Chờ quyết định.
• 19-12-2008: Ông Mân và ông Chuyên “làm việc” tại công an huyện suốt buổi sáng. Ông Mân bị xét hỏi lý lịch. Các ông bị xét hỏi việc xây dựng Thánh giá và bàn thờ là đúng hay sai. Rồi công an yêu cầu cam kết không làm máng cỏ và hành lễ tại Đài lễ. Các ông vẫn khẳng định là đúng vì đất là đất của giáp có trước năm 1975 và đã làm đơn xin phép làm Đài lễ tại mảnh đất đó. Các ông không viết cam kết về lễ Giáng sinh.
Làng An Bằng đòi quyền sở hữu đất đai!
Ban chiều, lúc 14g, tại hội trường xã Vinh An, cán bộ huyện xã, đại diện làng An Bằng khoảng 30 vị, HĐGX An Bằng, ông giáp trưởng An Bắc tụ họp lại. Ông Dương Văn Ngọc, phó chủ tịch UBND huyện, làm chủ sự. Ông thông báo nhà nước chấp thuận cấp cho giáo xứ An Bằng 600m2 đất Đồn Bồ do nhà nước quản lý để giáp An Bắc làm đài lễ.
Thế nhưng, tiếp đó khoảng 10 vị bô lão làng phát biểu: đất Đồn Bồ là đất làng! Với nhiều lý do khác nhau (trong đó có lý do “đất long mạch”, nói theo ngôn ngữ phong thủy của lương dân), làng không đồng ý! Ông Văn Đình Trung, chủ tịch HĐGX, cũng phát biểu đồng tình với làng vì đất Đồn Bồ là đất truyền thống của làng. Ông Nguyễn Đức Mân, giáp trưởng An Bắc, còn thêm rằng: ngày khảo sát đất, tôi đã thưa với chính quyền rằng chúng tôi không mừng được cấp đất rộng hơn, cao hơn, vì đất của giáp chúng tôi dù hẹp dù thấp, vẫn là đất truyền thống và linh thiêng của chúng tôi. Tôi đồng ý với làng!
Một người đề nghị nên tìm một hai mảnh đất khác gần đó để cấp cho giáp. Ông Ngọc đồng ý. Đại diện huyện, xã, làng, giáo xứ, giáp liền kéo nhau lên vùng giáp An Bắc... Cuối cùng ông Ngọc cho lập biên bản lấy đất ông Lê Chế và đất ông Lê Đạt cho giáp chọn lựa, yêu cầu giáp họp giáo dân và gởi cho ông biên bản lựa chọn của giáp để sớm giải quyết.
Lúc 18g30, giáp họp bàn và góp ý kiến theo yêu cầu của huyện. Giáp kết luận: “1- Chúng tôi không dám nhận đất của làng hoặc của người dân đã sử dụng, dù đó là giáo hoặc lương. 2- Mảnh đất thờ tự của giáp đã được ba đời đồng thuận dâng cúng cho giáp làm nơi thờ tự từ năm 1961 đến nay. 3- Chúng tôi xin chính quyền tạo điều kiện cho giáp chúng tôi được an tâm thờ phượng Chúa tại mảnh đất truyền thống của giáp chúng tôi, vì mảnh đất chúng tôi đã có bề dày lịch sử”.
• 20-12-2008: HĐGX gửi biên bản của giáp An Bắc cho huyện.
• 21-12-2008: Xã trả lui biên bản và nói bằng miệng đó là chuyện nội bộ của giáp.
• 22-12-2008: Ông giáp trưởng An Bắc đưa biên bản lên ông phó chủ tịch huyện.
Thời gian này (từ hôm 15 tháng 12, ngày chính quyền đóng thêm 2 trại giáp 2 bên Đài lễ), cán bộ, công an huyện và các xã trong huyện cùng với bộ đội biên phòng gia tăng canh gác ngày đêm. Một bảng cấm quay phim chụp hình dựng ở Đài lễ. Xe cộ của họ thì dựng nghênh ngang trong sân trước Đài Thánh giá và bàn thờ. Trưa ngày 20-12, giáo dân thấy cán bộ công an ngồi ăn cơm trước Đài lễ. Có kẻ còn ngồi tại bệ bàn thờ. Vùng đất sạch đẹp thanh tịnh bây giờ bị ô nhiễm vì những đồ thải uế tạp, đi qua không ai chịu nổi. Dưới bãi biển gần đó cũng thế!
• 23-12-2008: Ban sáng một số hiền mẫu lên Đài lễ cầu nguyện trước Thánh giá. Những người canh gác thấy vậy liền lên giọng nói cười to tiếng, rộn ràng, cố ý quấy phá. Một anh làm cử chỉ tục tĩu thô lỗ trước mặt một bà lớn tuổi đang cầu nguyện (không thể tả ra đây!)
Ban chiều, lúc 16g30, ông Chế, bà Cả, chị Ánh, chị Phượng và vài người nữa đến cầu nguyện. Trước Đài lễ, các cán bộ, công an, bộ đội huyện xã chơi bóng đá như tại một sân bóng. Ba anh, lưng quay về Thánh giá, đứng tiểu tiện trước mặt anh chị em đang sốt sắng đọc kinh. Họ cố ý làm những hành vi thô tục, xúc phạm. Mọi người rơi lệ tiếp tục cầu nguyện. Xong buổi kinh nguyện, ông Chế cũng như mấy bà lên tiếng phản đối. Ông Chế nói to: “Các anh phải biết đây là nơi tôn nghiêm, phải gìn giữ môi trường sạch đẹp, tránh làm ô nhiễm, phải tôn trọng người khác”.
Khoảng 40 cán bộ, công an huyện xã và lính biên phòng trong những trại bao quanh Đài lễ phớt lờ. Không biết ai là người chỉ huy để hỏi tội. Một bà điện thoại lên công an huyện Phú Vang phản đối và báo động rằng với tình trạng gây hấn trầm trọng như thế, rồi đây khó tránh khỏi va chạm! Thật không thể tưởng tượng nổi! Quá sỉ nhục! Những con người kỳ quái!
Kết: Vậy là giáo xứ An Bằng trở lại từ đầu cuộc đấu tranh, quyết bênh vực đến cùng mảnh đất thiêng ở giáp An Bắc.
• 11-11-2008: Công an, cán bộ huyện xã tiếp tục canh gác Đài lễ Thánh giá và khu vực nhà thờ. Loa phát thanh vẫn trung thành ngày 2 buổi tuyên truyền “chính sách (diệt) tôn giáo” của nhà nước và kết án giáo dân giáp An Bắc.
Một số linh mục thuộc giáo hạt Hải Vân viếng Đài lễ Thánh giá trong tinh thần hiệp thông: Giuse Hoàng Cẩn, Phaolô Phạm Tá, Giuse Cái Hồng Phượng, Vincentê Lê Phú Ngọc Trản, Gioan Bosco Dương Quang Niệm, Bênêđictô Phạm Tuấn, Gioakim Nguyễn Chí Hữu, Phêrô Huỳnh Trọng, Phaolô Nguyễn Văn Hiệu, Đôminicô Trương Văn Quy.
• 14-11-2008: Cán bộ xã huyện họp các họ tộc làng An Bằng ở đình làng để bàn về việc thực thi quy ước “làng văn hóa An Bằng” trong thời gian qua. Mục đích chính là chỉ trích giáp An Bắc “gây mất đoàn kết” khiến ảnh hưởng xấu tới “văn hóa” An Bằng.
• 15-11-2008: Anh chị em thanh niên sum họp cầu nguyện trước Đài Thánh giá bị công an chụp hình, ghi số xe, áp lực tinh thần.
• 16-11-2008: Vào lúc 19g, bộ đội công an tập trung từng nhóm trên con đường trước nhà thờ. Một vài người chiếu đèn sáng lên nhà xứ và hàng cây. Một thanh niên hỏi tại sao chiếu đèn vào nhà xứ, một công an trả lời: tìm bắt chim trên cây (!?!)
• 17-11-2008: Năm em lớp 6 (# 12 tuổi) viếng Thánh giá trong đó có em Văn Công Hòa, Lê Tiến Quốc. Lính canh gác đài lễ hỏi:
- Cha Giải cho mỗi em 15.000đ để lên giữ đài hả?
- Chúng em đi cầu nguyện!
- Lên lật bàn thờ xuống mà chơi!
- Ai lật bàn thờ là uống thuốc liều, là ăn gan trời!
- Lên đây không sợ công an bắt à?
- Đài tượng ni của ai mà hỏi?
(Lính canh câm họng)
• 24-11-2008: Công an tỉnh về gặp tôi (linh mục Giải) bàn giải pháp ổn thỏa cho cả 2 phía. Nhà nước đề nghị cấp đất, giáp làm thủ tục xin đất.
• 25-11-2008: Giáp An Bắc nộp đơn ở xã, đề ngày 24-11-2008, ông giáp trưởng đứng đơn. Sau đó thu gom các cọc đã cắm quanh Đài lễ. (Xem hình)
- 8g: họp làng tại đình làng An Bằng, giáp trưởng An Bắc Nguyễn Đức Mân được mời và bị chất vấn về việc xây dựng Đài lễ. Vì nhiều lý do và vì việc “gây mất trật tự của giáp An Bắc”, làng An Bằng bị nhà nước đình chỉ “bằng làng văn hóa” một thời gian !?!
- Sáng nay, Đức Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, Giám mục Phụ tá TGP Huế và cha Gioakim Lê Thanh Hoàng, Phụ trách Tông đồ Giáo dân TGP Huế, về thăm giáo xứ và viếng Thánh giá Đài lễ An Bắc.
• 26-11-2008: Ông Nguyễn Đức Mân, giáp trưởng giáp An Bắc, bị mời làm việc tại xã. Xã không chấp nhận đơn xin cấp đất, lý do: “Xin cấp đất mà còn nói rằng trước kia chúng tôi có một mảnh đất từ năm 1961 -tức là khẳng định quyền tư hữu đất đai- thì nhà nước ai mà cấp cho!”. Ngược lại xã trao cho ông Mân mẫu đơn “Đơn xin giao đất” (theo thể thức của nhà nước).
• 28-11-2008: Ông Văn Đình Trung, chủ tịch Hội đồng Giáo xứ, bị mời làm việc tại xã. Xã yêu cầu HĐGX làm đơn xin giao đất và tháo dỡ Thánh giá và Bàn thờ.
• 02-12-2008: Các ông trong HĐGX bị mời vào xã làm việc với ông bí thư huyện Phú Vang. Yêu cầu không được làm máng cỏ, trang hoàng và hành lễ mừng Chúa Giáng sinh tại Đài lễ (như năm ngoái 2007, xem hình).
• 03-12-2008: Ông Mân bị mời vào xã. Xã lập biên bản phải tháo dỡ Thánh giá, Bàn thờ, và xã trả lại “Đơn xin cấp đất”. Ông Mân yêu cầu ghi lý do vào đơn hoặc viết một văn thư trả lại đơn, xã không chịu. Ông Mân không ký biên bản và không nhận đơn lui.
• 10-12-2008: Huyện tạm hoãn lại cuộc họp tại xã sáng nay với tôi, Hội đồng Giáo xứ và giáp trưởng An Bắc về việc liên quan đến giáp An Bắc.
• 15-12-2008: Khoảng 12g, lực lượng đông đảo công an cán bộ huyện xã, lính biên phòng tập trung đóng thêm hai trại lớn hai bên đài lễ và tăng cường canh phòng chặt chẽ.
Trong khi lực lượng đông đảo xã huyện bao vây và củng cố 2 trại quanh Đài lễ Thánh giá thì bỗng nhiên trên bãi biển, giáo dân và lương dân lớn nhỏ, đàn ông đàn bà, trẻ em la hét thất thanh, chạy lui chạy tới, hốt hoảng nhìn ra biển: một chiếc thuyền đánh cá đang vào bờ thì bị sóng đánh chìm, 4 ngư phủ vùng vẫy giữa sóng, cố thoát nạn. Một số ngư phủ bơi ra cấp cứu, ném thêm phao, thêm dây kéo vào. Vài phụ nữ vội gom củi đốt lên sưởi ấm cho người bị nạn. Bốn ngư phủ tên Văn Hai, Nguyễn Điệp, Phan Hùng và Văn Thanh run cầm cập vì đuối sức và gió lạnh mùa đông nhưng vui mừng vì thoát chết. Thuyền và dụng cụ đi biển cũng được vớt lên bờ. Lương giáo một lòng cứu người lâm nạn!
Đang khi đó, dù thấy tai nạn trước mắt, đông đảo công an cán bộ xã huyện, lính biên phòng vẫn cứ đứng yên, chỉ lo bao vây Đài lễ. Chẳng một ai chạy xuống bờ cứu giúp hay thăm hỏi. Hoàn toàn không một ai trong số mấy chục “bạn dân, đầy tớ nhân dân, quân đội nhân dân” !?! Một vài người dân tức quá đến chửi thẳng vào mặt họ!
Đoàn người lương giáo và 4 ngư phủ thoát nạn tiến lên Đài lễ Thánh giá đọc kinh tạ ơn Chúa, tạ ơn Đức Mẹ cách sốt sắng, cảm động chưa từng thấy! Công an, cán bộ, bộ đội lui vào các trại, ngỡ ngàng trước tình nghĩa đồng bào và sự can đảm của cư dân địa phương.
Chiều lại, tôi nhận được công văn số 43/CV-UBND xã gửi cho tôi (xem hình), HĐGX và giáp An Bắc về việc:
* yêu cầu tháo dỡ dứt điểm công trình xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ biển ở xã Vinh An; yêu cầu trong thời gian diễn ra lễ Giáng sinh năm 2008, tôi trực tiếp chỉ đạo giáo dân giáp An Bắc không được cơi nới, xây dựng bất cứ vật dụng gì tại khu vực lấn chiếm và không được tổ chức hành lễ tại khu vực lấn chiếm.
* thời gian chấp hành việc tháo dỡ phải dứt điểm trước ngày 28-02-2009; sau thời gian trên, nếu không chấp hành, UBND xã sẽ ra quyết định và tổ chức lực lượng cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Hiện giờ, lính biên phòng, lực lượng công an cán bộ xã Vinh An, Vinh Thanh và huyện Phú Vang ngày đêm túc trực. Họ treo một bảng “Cấm quay phim chụp hình” nơi Đài lễ.
• 16-12-2008: Các vị thuộc HĐGX bị mời vào xã “làm việc”. Cán bộ huyện ra lệnh không được làm máng cỏ và hành lễ ở Đài lễ giáp An Bắc.
Ban chiều, lúc 14g, tôi (Lm Giải) bị mời vào xã. Ông chủ tịch UBND huyện, ông bí thư huyện, cán bộ các ban ngành huyện, bí thư xã, chủ tịch UBND xã và một số cán bộ xã hiện diện tại phòng làm việc xã, có cả nhà báo và nhân viên quay phim làm việc.
Ông Phan Văn Quang, chủ tịch UBND huyện, chủ sự. Ông xác định lại: đất giáp An Bắc làm Đài lễ thuộc rừng phòng hộ biển do xã quản lý, nên phải tháo dỡ Thánh giá và bàn thờ càng sớm càng tốt; dịp lễ Giáng sinh 2008 không được trang hoàng, làm máng cỏ và hành lễ tại Đài lễ! Ông còn trách giáo xứ đã chậm trễ làm đơn xin giao đất để sớm giải quyết vụ việc Đài lễ giáp An Bắc. Tôi chỉ nói về nội dung đơn xin giao đất như sau:
• Ngày 25-11-2008, ông Nguyễn Đức Mân giáp trưởng An Bắc nộp đơn xin cấp đất ở xã. Ngày 26-11-08, xã trao cho ông Mân tờ đơn xin giao đất theo thủ tục chính thức.
- Chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu nhà nước chỉ cho chúng tôi vài ba địa điểm để chúng tôi chọn một và làm đơn xin giao. Chúng tôi đâu có đất để giới thiệu cho nhà nước chấp thuận trước rồi làm đơn xin giao sau! Chúng tôi chỉ có một khu đất hiện giáp An Bắc đang làm nơi thờ tự mà nhà nước cho là lấn chiếm. Sự trì trệ là do nhà nước chứ không phải do chúng tôi! Nên chúng tôi yêu cầu ngay ngày mai, nhà nước giới thiệu địa điểm là chúng tôi chọn và làm đơn ngay. Chúng tôi mong muốn giải quyết càng sớm càng tốt để kịp tổ chức mừng lễ Chúa Giáng sinh.
Ông Quang đồng ý và thành lập ban khảo sát, đo đạc đất đai và làm các thủ tục ngay sáng mai. Ông yêu cầu HĐGX và ban chấp hành giáp An Bắc có mặt tại xã lúc 8g sáng mai để cùng cộng tác tiến hành công việc.
• 17-12-2008: Ban công tác đặc biệt của huyện, xã và giáo xứ đi chọn địa điểm. Giáp An Bắc đồng ý chọn khu đất Đồn Bồ thuộc thửa đất số 14, tờ bản đồ số 06 với diện tích xin giao là 600m2. Thủ tục đơn từ sẽ gởi vào xã huyện tỉnh. Chờ quyết định.
• 19-12-2008: Ông Mân và ông Chuyên “làm việc” tại công an huyện suốt buổi sáng. Ông Mân bị xét hỏi lý lịch. Các ông bị xét hỏi việc xây dựng Thánh giá và bàn thờ là đúng hay sai. Rồi công an yêu cầu cam kết không làm máng cỏ và hành lễ tại Đài lễ. Các ông vẫn khẳng định là đúng vì đất là đất của giáp có trước năm 1975 và đã làm đơn xin phép làm Đài lễ tại mảnh đất đó. Các ông không viết cam kết về lễ Giáng sinh.
Làng An Bằng đòi quyền sở hữu đất đai!
Ban chiều, lúc 14g, tại hội trường xã Vinh An, cán bộ huyện xã, đại diện làng An Bằng khoảng 30 vị, HĐGX An Bằng, ông giáp trưởng An Bắc tụ họp lại. Ông Dương Văn Ngọc, phó chủ tịch UBND huyện, làm chủ sự. Ông thông báo nhà nước chấp thuận cấp cho giáo xứ An Bằng 600m2 đất Đồn Bồ do nhà nước quản lý để giáp An Bắc làm đài lễ.
Thế nhưng, tiếp đó khoảng 10 vị bô lão làng phát biểu: đất Đồn Bồ là đất làng! Với nhiều lý do khác nhau (trong đó có lý do “đất long mạch”, nói theo ngôn ngữ phong thủy của lương dân), làng không đồng ý! Ông Văn Đình Trung, chủ tịch HĐGX, cũng phát biểu đồng tình với làng vì đất Đồn Bồ là đất truyền thống của làng. Ông Nguyễn Đức Mân, giáp trưởng An Bắc, còn thêm rằng: ngày khảo sát đất, tôi đã thưa với chính quyền rằng chúng tôi không mừng được cấp đất rộng hơn, cao hơn, vì đất của giáp chúng tôi dù hẹp dù thấp, vẫn là đất truyền thống và linh thiêng của chúng tôi. Tôi đồng ý với làng!
Một người đề nghị nên tìm một hai mảnh đất khác gần đó để cấp cho giáp. Ông Ngọc đồng ý. Đại diện huyện, xã, làng, giáo xứ, giáp liền kéo nhau lên vùng giáp An Bắc... Cuối cùng ông Ngọc cho lập biên bản lấy đất ông Lê Chế và đất ông Lê Đạt cho giáp chọn lựa, yêu cầu giáp họp giáo dân và gởi cho ông biên bản lựa chọn của giáp để sớm giải quyết.
Lúc 18g30, giáp họp bàn và góp ý kiến theo yêu cầu của huyện. Giáp kết luận: “1- Chúng tôi không dám nhận đất của làng hoặc của người dân đã sử dụng, dù đó là giáo hoặc lương. 2- Mảnh đất thờ tự của giáp đã được ba đời đồng thuận dâng cúng cho giáp làm nơi thờ tự từ năm 1961 đến nay. 3- Chúng tôi xin chính quyền tạo điều kiện cho giáp chúng tôi được an tâm thờ phượng Chúa tại mảnh đất truyền thống của giáp chúng tôi, vì mảnh đất chúng tôi đã có bề dày lịch sử”.
• 20-12-2008: HĐGX gửi biên bản của giáp An Bắc cho huyện.
• 21-12-2008: Xã trả lui biên bản và nói bằng miệng đó là chuyện nội bộ của giáp.
• 22-12-2008: Ông giáp trưởng An Bắc đưa biên bản lên ông phó chủ tịch huyện.
Thời gian này (từ hôm 15 tháng 12, ngày chính quyền đóng thêm 2 trại giáp 2 bên Đài lễ), cán bộ, công an huyện và các xã trong huyện cùng với bộ đội biên phòng gia tăng canh gác ngày đêm. Một bảng cấm quay phim chụp hình dựng ở Đài lễ. Xe cộ của họ thì dựng nghênh ngang trong sân trước Đài Thánh giá và bàn thờ. Trưa ngày 20-12, giáo dân thấy cán bộ công an ngồi ăn cơm trước Đài lễ. Có kẻ còn ngồi tại bệ bàn thờ. Vùng đất sạch đẹp thanh tịnh bây giờ bị ô nhiễm vì những đồ thải uế tạp, đi qua không ai chịu nổi. Dưới bãi biển gần đó cũng thế!
• 23-12-2008: Ban sáng một số hiền mẫu lên Đài lễ cầu nguyện trước Thánh giá. Những người canh gác thấy vậy liền lên giọng nói cười to tiếng, rộn ràng, cố ý quấy phá. Một anh làm cử chỉ tục tĩu thô lỗ trước mặt một bà lớn tuổi đang cầu nguyện (không thể tả ra đây!)
Ban chiều, lúc 16g30, ông Chế, bà Cả, chị Ánh, chị Phượng và vài người nữa đến cầu nguyện. Trước Đài lễ, các cán bộ, công an, bộ đội huyện xã chơi bóng đá như tại một sân bóng. Ba anh, lưng quay về Thánh giá, đứng tiểu tiện trước mặt anh chị em đang sốt sắng đọc kinh. Họ cố ý làm những hành vi thô tục, xúc phạm. Mọi người rơi lệ tiếp tục cầu nguyện. Xong buổi kinh nguyện, ông Chế cũng như mấy bà lên tiếng phản đối. Ông Chế nói to: “Các anh phải biết đây là nơi tôn nghiêm, phải gìn giữ môi trường sạch đẹp, tránh làm ô nhiễm, phải tôn trọng người khác”.
Khoảng 40 cán bộ, công an huyện xã và lính biên phòng trong những trại bao quanh Đài lễ phớt lờ. Không biết ai là người chỉ huy để hỏi tội. Một bà điện thoại lên công an huyện Phú Vang phản đối và báo động rằng với tình trạng gây hấn trầm trọng như thế, rồi đây khó tránh khỏi va chạm! Thật không thể tưởng tượng nổi! Quá sỉ nhục! Những con người kỳ quái!
Kết: Vậy là giáo xứ An Bằng trở lại từ đầu cuộc đấu tranh, quyết bênh vực đến cùng mảnh đất thiêng ở giáp An Bắc.
Khi các quan lớn Hà Nội ''trí trá'' làm như tin vào mầu nhiệm Giáng Sinh
Hà Long
16:10 27/12/2008
HÀ NỘI - Các quan lớn Hà Nội trong vài ngày mừng lễ Giáng Sinh có thể mở tiệc đánh chén với nhau về chiến thắng 2:1 giải AFF Suzuki Cup 2008 của Việt Nam trong trận bóng hào hùng có một không hai của đội tuyển Việt Nam trên sân Rajamangala – Bangkok, trong lượt đi đối với đội chủ nhà Thái Lan để dành giải AFF Suzuki Cup 2008. Chưa từng có đội bóng nào trong khu vực thắng được Thái Lan trên sân nhà của họ.
Hà Nội vui mừng chào đón các tuyển thủ Việt Nam trở về Hà Nội với chuyến bay mang số hiệu VN830 hạ cánh xuống sân bay Nội Bài vào ngày 25-12-2008. Cơ may chén tạc chén thù thật hiếm có cho các quan lớn Hà Nội sau hơn một năm „vật vã“ ăn ngủ không yên với Tòa Khâm Sứ và Thái Hà và họ lại vui mừng chờ cuộc đấu lượt về vào ngày 28-12 tại sân Mỹ Đình - Hà Hội.
May quá cho các quan lớn Hà Nội! Đúng là một "món quà" từ trên trời rớt xuống trong đêm kỷ niệm Giáng Sinh đón Chúa Hài Đồng Giêsu. Đúng là lúc được thỏa lòng huân hoang mừng chiến thắng để tạm quên đi bao nỗi nhục nhã trong vài tuần vừa qua trên bình diện ngoại giao quốc tế.
Trong bài tiếng Anh của Staff Writers – Translated by H. Mien do báo Sài Gòn Giải Phóng tuyên truyền mạnh mẽ sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam. Họ khoe mẽ hành động của các quan lớn Hà Nội vào ngày 25-12-2008 cho thế giới tự do như sau:
„… On the afternoon of the same day (25-12-2008), Pham Quang Nghi, a member of the Politburo and Ha Noi Party Committee Secretary, visited and gave gifts to 80-year-old Vietnamese heroic mother and Catholic Dang Thi Nhung, who lives in a “house of gratitude” in Dong Da District. Nhung’s only son passed away in the war against the US. Nhung shares her house with 90-year-old Dao Thi Hoi, the widow of a revolutionary martyr.”
“The same day, Ha Noi People’s Committee Chairman Nguyen The Thao visited and gave gifts to two typical Catholic families in Quang Trung Ward of Ha Dong District.”
Waw! Tình nghĩa đằm thắm hằng năm thăm viếng các Tòa Giám Mục dịp Giáng Sinh đã bị cắt đứt hoàn toàn vì lý do 2 mảnh đất cỏn con TKS và Thái Hà! Vì họ vác mặt đến đó có thể “nhục nhã” thêm ra chăng? Một điều đáng chú ý nơi đây, vị quan lớn Phạm Quang Nghị luôn coi dân nghèo không ra gì (những người chỉ ỷ lại vào nhà nước) bỗng nhiên trở nên “thiện tâm” đến thế ghé vào thăm bà cụ công giáo và trao quà tặng.
Còn đồng chí chủ tịch Nguyễn Thế Thảo (đã biệt tích “lặn mất” trong và sau trận Đại Hồng Thủy tại Hà Nội) bỗng nhiên có thời gian thăm viếng tiêu biểu 2 gia đình công giáo ở Quang Trung – Hà Đông.
Hai quan lớn Hà Nội - đang trong tầm ngắm của quốc tế, bỗng nhiên “ngoan đạo” và có thể tin vào Đấng Cứu Thế chăng? Họ vẫn có tư duy “thiên tai” là việc của TRỜI mà.
Giáng Sinh không còn là ngày lễ của những người Kitô Hữu mà đã trở thành ngày lễ hội quan trọng nhất trong năm cho toàn thế giới và đang xâm nhập mãnh liệt vào ngay cả các xứ sở vô thần như Việt Nam, cho dù hạng người vô thần này đã cố ý bắt học sinh thi cử đúng ngày 25-12-2008.
Nhìn, nghe và đọc được tin 2 quan lớn Hà Nội “chăm sóc” giáo dân công giáo như thế và cùng lúc bọn csVN tại Sơn La, Lai Châu và Điện Biên thuộc vùng núi rừng Tây Bắc đang đàn áp, theo dõi giáo dân với chính sách vô pháp luật thì đúng là đảng csVN không còn kỷ luật, hành xử bừa bãi, xem thường kỷ cương, hay nói đúng hơn chúng (csVN) đang chống đối lẫn nhau. Một tên bạo chúa nhỏ tí teo thuộc hạng “phường” còn quyền uy hơn vị đứng đầu Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết nữa mới oai hùng chứ (http://vietcatholic.net/News/Html/62646.htm):
- Chủ tịch phường Quyết Thắng Nguyễn Đình Thuận nói như quát vào mặt người khách lạ: “Tôi là chủ tịch phường. Bây giờ là giờ giới nghiêm. Không ai được tụ tập ở đây giờ này”.
- Người khách lạ nói: “Tôi không biết ông là ai. Chỉ có chủ tịch Nước mới có quyền ra lệnh giới nghiêm. Do đó, những gì các ông đang làm là đang trà đạp lên pháp luật”.
- Ông chủ tịch phường Quyết Thắng cao giọng: “Tôi là chủ tịch phường ở đây. Tôi không cần biết chủ tịch Nước là ai. Đây là phường Quyết Thắng. Bây giờ là giờ giới nghiêm đề nghị ông cho xem giấy tờ.”
Thế là hết ý kiến! Đồng chí Thuận, chủ tịch phường Quyết Thắng xem ông chủ tịch nước như cái bao rác vất tại xó nhà! Một địa danh chỉ các Hà Nội khoảng 200 cây số mà hành xử tung tác như một bạo chúa. Nếu thế giới biết đến điều này thì lại đón nhận thêm một sự “nhục nhã” ê chề vào những ngày cuối năm 2008.
Giáng Sinh 2008 tại thủ đô Hà Nội làm cho những người công giáo thoang thoảng một nét buồn vì bên ngoài không thấy hoành tráng diễm lệ với hang đá hoặc đèn điện sáng tỏa. Tất cả tiết kiệm cho người nghèo. Chưa bao giờ Giáo Hội Việt Nam ý thức rõ ràng như thế. Giáo Hội đang đi ngược dòng, ngay cả lúc can đảm gióng lên tiếng nói của chân lý và sự thật.
Theo người viết suy tư thì đây là một khởi điểm đặc biệt để thực hiện câu nói lịch sử trước mặt Nguyễn Thế Thảo: “Tự do tôn giáo là "QUYỀN" căn bản của con người, chứ không phải là cái "XIN-CHO". Tổng Giáo Phận Hà Nội mừng lễ Giáng Sinh âm thầm nhưng sốt sắng và có chiều sâu, có thể vì muốn thực hiện sự tự do của mình không cần XIN-CHO chăng? Nếu đúng như thế thì Giáo Hội đang đứng vững và trưởng thành, cho dù còn rất nhiều khó khăn từ phía cs vô thần tạo ra. Nhưng đó là một sự bắt đầu rất cần thiết cho quyền tự do tôn giáo.
Trong phần đầu chúng ta nhắc đến cuộc bóng đá giải AFF Suzuki Cup 2008, quả bóng phải được giao đi. Trái bóng “tự do, sự thật và công lý” tại Hà Nội đang được chuyền một cách ngoạn mục đến chân ông Nguyễn Thế Thảo qua văn thư phúc đáp của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế qua linh mục Đinh Hữu Thoại ngày 19-12-2008:
- “Các linh mục Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Văn Khải và Nguyễn Ngọc Nam không làm điều gì sai trái và thậm chí đang làm việt thật tốt, tức là đứng về phía người nghèo, đứng về phía người bị oan sai bảo vệ sự thật và nói lên sự thật.
“Nếu quý vị xét thấy các linh mục này có hành vi vi phạm pháp luật, xin quý vị cứ tiến hành các trình tự tố tụng và xét xứ đúng theo pháp luật”.
Các bản văn tiếng Anh và tiếng Pháp của thư phúc đáp đã được loan đi trên toàn thế giới:
- Redemptorist priests Fr. Vu Khoi Phung, Fr. Nguyen Van That, Fr. Nguyen Van Khai and Fr. Nguyen Ngoc Nam Phong did not do anything wrong. But more than that, their deeds are praiseworthy as they stand on the side of the poor, and of the injustice sufferers to defend and speak out for the truth.
Should you find any evidence of these priests violating the law; certainly you can go ahead with legal proceedings and try them by due process.
- Les prêtres Vu Khoi Phung, Nguyên Van Thât, Nguyên Van Khai et Nguyên Ngoc Phong n'ont commis aucun acte erroné. Ils accomplissent au contraire une œuvre louable en se tenant du côté de ceux qui sont injustement traités pour défendre la vérité et la faire connaître.
Si vous jugiez que ces prêtres ont commis des actions en infraction avec la loi, je vous prierais de mettre en œuvre les procédures judiciaires qui s'imposent et de les juger conformément à la loi.
Ôi chao! Đường bóng tuyệt vời này của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế chẳng khác chi cú đánh đầu ngoạn mục của tiền vệ Vũ Phong ghi bàn thắng mở tỷ số 1:0 cho đội tuyển Việt Nam.
Cơ hội sút banh của đồng chí Nguyễn Thế Thảo có thể bị bẽ gãy hoàn toàn trước khi chân chạm được bóng.
Hà Nội vui mừng chào đón các tuyển thủ Việt Nam trở về Hà Nội với chuyến bay mang số hiệu VN830 hạ cánh xuống sân bay Nội Bài vào ngày 25-12-2008. Cơ may chén tạc chén thù thật hiếm có cho các quan lớn Hà Nội sau hơn một năm „vật vã“ ăn ngủ không yên với Tòa Khâm Sứ và Thái Hà và họ lại vui mừng chờ cuộc đấu lượt về vào ngày 28-12 tại sân Mỹ Đình - Hà Hội.
May quá cho các quan lớn Hà Nội! Đúng là một "món quà" từ trên trời rớt xuống trong đêm kỷ niệm Giáng Sinh đón Chúa Hài Đồng Giêsu. Đúng là lúc được thỏa lòng huân hoang mừng chiến thắng để tạm quên đi bao nỗi nhục nhã trong vài tuần vừa qua trên bình diện ngoại giao quốc tế.
Trong bài tiếng Anh của Staff Writers – Translated by H. Mien do báo Sài Gòn Giải Phóng tuyên truyền mạnh mẽ sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam. Họ khoe mẽ hành động của các quan lớn Hà Nội vào ngày 25-12-2008 cho thế giới tự do như sau:
„… On the afternoon of the same day (25-12-2008), Pham Quang Nghi, a member of the Politburo and Ha Noi Party Committee Secretary, visited and gave gifts to 80-year-old Vietnamese heroic mother and Catholic Dang Thi Nhung, who lives in a “house of gratitude” in Dong Da District. Nhung’s only son passed away in the war against the US. Nhung shares her house with 90-year-old Dao Thi Hoi, the widow of a revolutionary martyr.”
“The same day, Ha Noi People’s Committee Chairman Nguyen The Thao visited and gave gifts to two typical Catholic families in Quang Trung Ward of Ha Dong District.”
Waw! Tình nghĩa đằm thắm hằng năm thăm viếng các Tòa Giám Mục dịp Giáng Sinh đã bị cắt đứt hoàn toàn vì lý do 2 mảnh đất cỏn con TKS và Thái Hà! Vì họ vác mặt đến đó có thể “nhục nhã” thêm ra chăng? Một điều đáng chú ý nơi đây, vị quan lớn Phạm Quang Nghị luôn coi dân nghèo không ra gì (những người chỉ ỷ lại vào nhà nước) bỗng nhiên trở nên “thiện tâm” đến thế ghé vào thăm bà cụ công giáo và trao quà tặng.
Còn đồng chí chủ tịch Nguyễn Thế Thảo (đã biệt tích “lặn mất” trong và sau trận Đại Hồng Thủy tại Hà Nội) bỗng nhiên có thời gian thăm viếng tiêu biểu 2 gia đình công giáo ở Quang Trung – Hà Đông.
Hai quan lớn Hà Nội - đang trong tầm ngắm của quốc tế, bỗng nhiên “ngoan đạo” và có thể tin vào Đấng Cứu Thế chăng? Họ vẫn có tư duy “thiên tai” là việc của TRỜI mà.
Giáng Sinh không còn là ngày lễ của những người Kitô Hữu mà đã trở thành ngày lễ hội quan trọng nhất trong năm cho toàn thế giới và đang xâm nhập mãnh liệt vào ngay cả các xứ sở vô thần như Việt Nam, cho dù hạng người vô thần này đã cố ý bắt học sinh thi cử đúng ngày 25-12-2008.
Nhìn, nghe và đọc được tin 2 quan lớn Hà Nội “chăm sóc” giáo dân công giáo như thế và cùng lúc bọn csVN tại Sơn La, Lai Châu và Điện Biên thuộc vùng núi rừng Tây Bắc đang đàn áp, theo dõi giáo dân với chính sách vô pháp luật thì đúng là đảng csVN không còn kỷ luật, hành xử bừa bãi, xem thường kỷ cương, hay nói đúng hơn chúng (csVN) đang chống đối lẫn nhau. Một tên bạo chúa nhỏ tí teo thuộc hạng “phường” còn quyền uy hơn vị đứng đầu Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết nữa mới oai hùng chứ (http://vietcatholic.net/News/Html/62646.htm):
- Chủ tịch phường Quyết Thắng Nguyễn Đình Thuận nói như quát vào mặt người khách lạ: “Tôi là chủ tịch phường. Bây giờ là giờ giới nghiêm. Không ai được tụ tập ở đây giờ này”.
- Người khách lạ nói: “Tôi không biết ông là ai. Chỉ có chủ tịch Nước mới có quyền ra lệnh giới nghiêm. Do đó, những gì các ông đang làm là đang trà đạp lên pháp luật”.
- Ông chủ tịch phường Quyết Thắng cao giọng: “Tôi là chủ tịch phường ở đây. Tôi không cần biết chủ tịch Nước là ai. Đây là phường Quyết Thắng. Bây giờ là giờ giới nghiêm đề nghị ông cho xem giấy tờ.”
Thế là hết ý kiến! Đồng chí Thuận, chủ tịch phường Quyết Thắng xem ông chủ tịch nước như cái bao rác vất tại xó nhà! Một địa danh chỉ các Hà Nội khoảng 200 cây số mà hành xử tung tác như một bạo chúa. Nếu thế giới biết đến điều này thì lại đón nhận thêm một sự “nhục nhã” ê chề vào những ngày cuối năm 2008.
Giáng Sinh 2008 tại thủ đô Hà Nội làm cho những người công giáo thoang thoảng một nét buồn vì bên ngoài không thấy hoành tráng diễm lệ với hang đá hoặc đèn điện sáng tỏa. Tất cả tiết kiệm cho người nghèo. Chưa bao giờ Giáo Hội Việt Nam ý thức rõ ràng như thế. Giáo Hội đang đi ngược dòng, ngay cả lúc can đảm gióng lên tiếng nói của chân lý và sự thật.
Theo người viết suy tư thì đây là một khởi điểm đặc biệt để thực hiện câu nói lịch sử trước mặt Nguyễn Thế Thảo: “Tự do tôn giáo là "QUYỀN" căn bản của con người, chứ không phải là cái "XIN-CHO". Tổng Giáo Phận Hà Nội mừng lễ Giáng Sinh âm thầm nhưng sốt sắng và có chiều sâu, có thể vì muốn thực hiện sự tự do của mình không cần XIN-CHO chăng? Nếu đúng như thế thì Giáo Hội đang đứng vững và trưởng thành, cho dù còn rất nhiều khó khăn từ phía cs vô thần tạo ra. Nhưng đó là một sự bắt đầu rất cần thiết cho quyền tự do tôn giáo.
Trong phần đầu chúng ta nhắc đến cuộc bóng đá giải AFF Suzuki Cup 2008, quả bóng phải được giao đi. Trái bóng “tự do, sự thật và công lý” tại Hà Nội đang được chuyền một cách ngoạn mục đến chân ông Nguyễn Thế Thảo qua văn thư phúc đáp của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế qua linh mục Đinh Hữu Thoại ngày 19-12-2008:
- “Các linh mục Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Văn Khải và Nguyễn Ngọc Nam không làm điều gì sai trái và thậm chí đang làm việt thật tốt, tức là đứng về phía người nghèo, đứng về phía người bị oan sai bảo vệ sự thật và nói lên sự thật.
“Nếu quý vị xét thấy các linh mục này có hành vi vi phạm pháp luật, xin quý vị cứ tiến hành các trình tự tố tụng và xét xứ đúng theo pháp luật”.
Các bản văn tiếng Anh và tiếng Pháp của thư phúc đáp đã được loan đi trên toàn thế giới:
- Redemptorist priests Fr. Vu Khoi Phung, Fr. Nguyen Van That, Fr. Nguyen Van Khai and Fr. Nguyen Ngoc Nam Phong did not do anything wrong. But more than that, their deeds are praiseworthy as they stand on the side of the poor, and of the injustice sufferers to defend and speak out for the truth.
Should you find any evidence of these priests violating the law; certainly you can go ahead with legal proceedings and try them by due process.
- Les prêtres Vu Khoi Phung, Nguyên Van Thât, Nguyên Van Khai et Nguyên Ngoc Phong n'ont commis aucun acte erroné. Ils accomplissent au contraire une œuvre louable en se tenant du côté de ceux qui sont injustement traités pour défendre la vérité et la faire connaître.
Si vous jugiez que ces prêtres ont commis des actions en infraction avec la loi, je vous prierais de mettre en œuvre les procédures judiciaires qui s'imposent et de les juger conformément à la loi.
Ôi chao! Đường bóng tuyệt vời này của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế chẳng khác chi cú đánh đầu ngoạn mục của tiền vệ Vũ Phong ghi bàn thắng mở tỷ số 1:0 cho đội tuyển Việt Nam.
Cơ hội sút banh của đồng chí Nguyễn Thế Thảo có thể bị bẽ gãy hoàn toàn trước khi chân chạm được bóng.
Chia sẻ: Buồn vui Lễ Giáng Sinh
LM Lê Quang Uy, DCCT
16:26 27/12/2008
Lễ Giáng Sinh vừa xong, anh em Linh Mục chúng tôi đi hỗ trợ Mục Vụ các nơi vùng sâu vùng xa đã trở về lại Nhà Dòng. Có bao nhiêu chuyện để kể cho nhau nghe. Ai cũng xúc động trước Lòng Tin mạnh mẽ và tinh thần sống Đạo nhiệt thành của người dân nghèo, đặc biệt là anh chị em các dân tộc thiểu số trên Tây Nguyên các tỉnh Lâm Đồng, Đaklak, Gia Lai, Kontum. Họ gặp bao nhiêu khó khăn về vật chất, bao nhiêu o ép của xã hội, nhưng càng vất vả, họ càng gắn bó với Chúa, với Hội Thánh và với nhau trong cộng đồng.
Có một điểm chung mà anh em Linh Mục chúng tôi cùng tỏ ra bất bình khó chịu, cần phải một lần viết ra như một lời cảnh báo, cũng là một lời kêu gọi đồng tình của mọi người. Đó là những chuyện về những vị khách thiếu văn hóa trong Ngày Lễ Giáng Sinh.
Hình như chuyện này bắt đầu có từ ngày người Công Giáo phải sống dưới chế độ XHCN, chứ trước 54 ở miền Bắc và trước 75 ở miền Nam, tôi nhớ làm gì có chuyện chính quyền được săn đón tiếp rước, đưa vào ngồi chễm chệ trong Nhà Thờ ngay ở những hàng ghế đầu tiên được dành riêng. Trước khi vào Lễ còn được mời phát biểu “mấy ý kiến chỉ đạo”, sau Lễ lại được mời sang... ăn nhậu tưng bừng khói lửa riêng mấy mâm đặc sản !
Thế đấy, bên kia thì bảo rằng có như vậy mới diễn tả được lòng ưu ái, sự quan tâm của Mặt Trận, của Chính Quyền các cấp đối với hoạt động tôn giáo, nhờ đó càng cho thấy chính sách Tự Do Tín Ngưỡng của Đảng và Nhà Nước dành cho các tín đồ thật quá ư là tuyệt vời ! Còn bên mình thì biện hộ rằng đây là một khía cạnh trong việc truyền giáo cho lương dân, cho người vô thần có dịp được vào Nhà Thờ xem hoạt cảnh Giáng Sinh, họ sẽ thấy được người mình cởi mở, đối thoại, đoàn kết và... dễ thương !
Có cái hậu ý phía sau cả hai bên đều thấy hết, hiểu hết mà không bao giờ nói ra, ấy là nhu cầu nhậu nhẹt cho vui, cho... tốt đời đẹp đạo. Cán bộ thế nào cũng vòi cha xứ để được nhậu bằng rượu Lễ cho nó sướng, dù ngay sau đó lại vừa chê vừa khen là: “Rượu thế quái gì mà ngọt như đường phèn, chỉ được tội thơm phức !” Còn Linh Mục thì nói nhỏ vào tai những người tỏ ý thắc mắc: “Cho họ nhậu một chầu là vui vẻ cả làng, là xong mọi chuyện. Có đáng gì đâu, miễn là được việc. Đấy các ông xem, Lễ Giáng Sinh ở đây hoành tráng nhá, tha hồ văn nghệ, phát quà...”
Tôi còn nhớ, Giáng Sinh năm 1997, tôi còn là ông thầy về thực tập Mục Vụ ở một Họ Đạo nhà quê tỉnh Đồng Tháp. Trước Lễ nửa đêm, có hoạt cảnh do các em Tông Đồ Thiếu Nhi đảm nhận. Mấy tay cán bộ Đảng, Công An, Mặt Trận ngồi đầy hai băng ghế trên cùng. Đa số là lơ láo nghênh ngang, chẳng ý thức mình đang ở một nơi tôn nghiêm, giữa các tín hữu trật tự và sốt sắng. Có anh ngồi vắt chân gác tay.
Lại có anh lấy thuốc lá ra phì phèo. Mọi người chung quanh ai cũng thấy nhưng giả lơ coi như không thấy. Tôi là dân ở xa về, bực quá chịu không nổi, tiến lại gần bảo thẳng: “Anh ơi, nếu anh muốn hút thuốc, xin mời ra ngoài sân !” Tôi nhận lại một ánh mắt trừng trừng, vừa ngạc nhiên rằng thì là “Ơ hay, tên này là ai mà dám ý kiến ý cò ?” lại vừa tức giận, ra cái điều “Ta là cán bộ, hét ra lửa, xì ra khói đây !” Nhưng cuối cùng có lẽ ánh mắt của tôi cũng vẫn kiên quyết, đủ mạnh để khuất phục, anh đảng viên ấy đành phải – lại thêm một hành vi thiếu văn hóa khác – bỏ mẩu thuốc xuống đất, dùng chân hậm hực giập tắt.
Xong lần đó, ngoài cái hả hê thắng lợi rất ư là... con nít ấy, tôi còn nghiệm ra một chuyện quan trọng: Đừng để cái sợ nó làm cho ta đâm hèn ! Đối với những người thiếu tôn trọng người khác, trước hết ta phải giúp cho họ biết tự trọng. Nếu ta chưa thể làm được điều ấy cho họ và nếu họ cứ dứt khoát không chịu tự trọng thì tốt hơn hết ta dẹp họ sang một bên cho khỏe, chứ sao lại cứ phải o bế, xun xoe, cầu cạnh và quỵ lụy trước cường quyền?
Nhiều Giáo Dân mách cho tôi nghe, họ được nhậu xong, về còn văng tục với nhau... Mấy hôm sau cha xứ có việc phải ra xã, ra huyện, cán bộ xàm xỡ vỗ đùi vỗ vai mà chớt nhả. Thử hỏi, trong cánh Giáo Dân, có tay bặm trợn nào dám cả gan “láo lếu” với cha xứ như thế không ?
Lần Giáng Sinh vừa rồi, một cha đi Tây Nguyên về, giận dữ kể cho tôi nghe: “Anh xem, trong khi cả một đám rất đông người dân tộc với tấm lòng thành tín tuyệt vời đang phải nhịn đói đi bộ từ xa về dự Lễ, thì cán bộ xã lại được cha xứ mời ăn nhậu hả hê linh đình. Em đã tránh đi một nơi cho đỡ chướng tai gai mắt, ông ấy còn bảo một anh dân tộc vào mời em ra nhậu chung cho vui, em bảo thẳng: Em không biết, không quen, cũng không thích như thế nên dứt khoát không ra !”
Kể ra, làm Linh Mục mà nhậu nhẹt đã là chuyện không hay, lại la cà lệt bệt nhậu nhẹt với Công An, với cán bộ Xã thì càng coi không được, gây cớ vấp phạm vô cùng, thậm chí là phản chứng Tin Mừng. Chẳng trách các Đại Chủng Viện và các Học Viện Dòng bây giờ nhấn rất mạnh chuyện nhậu nhẹt như một kỷ luật cần thiết trong việc đào tạo các Giáo Sĩ tương lai.
Phần riêng tôi, năm nay chương trình đi Di Linh và Đức Trọng bị bất ngờ hủy bỏ, đáng lẽ đành phải ngậm ngùi đón Lễ ở đất Sài-gòn sa hoa mà vô hồn, vào giờ chót, tôi lại được đi Mục Vụ tận Buôn Hằng, tỉnh Đaklak. Tạ ơn Chúa, khi về lại Sài-gòn đêm 25 tháng 12, tôi không có điều gì phải bực mình, ngược lại, có bao điều để khoe để kể với anh em. Tôi xin kể ra đây như là những mẩu chuyện vui bù lại những chuyện không vui vừa bàn đến ở trên, những tia sáng cao đẹp có khả năng đẩy lui bóng tối xấu xí tầm thường.
Cha Nguyễn Hùng Tiến xứ Buôn Hằng còn trẻ lắm, người thấp bé, khuôn mặt thông minh, tươi tỉnh và hiền hòa nữa! Cha gần gũi thương yêu đám đông hàng chục ngàn người dân tộc Sêđan nghèo tả tơi, cứ phải đói ăn thiếu mặc mà vẫn khao khát tình Chúa và tình người.
Đêm Vọng Giáng Sinh 24 tháng 12, khi đi kiệu Hài Nhi Giêsu quanh Nhà Thờ, trời đêm mưa bụi lất phất, gió rét căm căm, tôi được mời làm chủ tế đi ngay sau lưng cha, cứ thấy cha không ngớt quay sang hai bên bảo các bà mẹ dân tộc đang địu con sơ sinh vào tìm chỗ mà đứng dưới mái tôn hai bên hông Nhà Thờ cho đỡ ướt đỡ lạnh.
Đến cuối Thánh Lễ, thật bất ngờ, ngài dõng dạc dặn dò cộng đoàn: “Ngày mai 25 tháng 12 là Lễ lớn của đạo chúng ta, là ngày kiêng việc xác. Tôi đã dặn trước rồi, bây giờ tôi dặn lại anh chị em: ai có con em đi học, cứ làm đơn nộp ở trường, rồi cứ cho các em nghỉ học ở nhà, đi dự Thánh Lễ dành cho thiếu nhi. Ai hỏi gì, cứ nói là cha xứ bảo... Riêng các anh chị em là giáo viên, xin chịu khó đi dạy, chu toàn nhiệm vụ, vì các cháu học sinh không có đạo thì vẫn đi học như thường”.
Sáng hôm sau, khi dâng Thánh Lễ một mình trong buôn xong, trở ra hương lộ, xe chúng tôi gặp xe cha xứ Buôn Hằng đi làm Lễ ở một Giáo Điểm khác vừa về, các bạn trẻ Nhóm FIAT đi theo tôi đã vỗ tay reo hò hoan hô cha về mọi sự, trong đó có chuyện thông báo độc đáo nói trên. Tôi kể với ngài rằng trên đường xe chúng tôi ngang qua mấy ngôi trường tiểu học và trung học, đúng lúc ra chơi mà sân trường vắng hoe.
Tôi lại hỏi thăm cha là Giáo Phận Buôn Ma Thuột đã ra quyết định này từ bao giờ sau không thấy trên mạng đưa tin, cha xứ cười thật... xinh: “Thưa cha, không biết nơi khác thế nào, chứ ở đây, con tự nghĩ ra và làm luôn như thế cha ạ !” Cả xe lại được một chầu vỗ tay cực kỳ hết ý !
Vậy là tiếng chuông Đức Cha Kontum gióng lên trong Mùa Vọng vừa qua, đến Lễ Giáng Sinh đã được hưởng ứng, mạnh mẽ, can trường. Giá mà các nơi khác cũng...
Sài-gòn thứ bảy 27.12.2008
Có một điểm chung mà anh em Linh Mục chúng tôi cùng tỏ ra bất bình khó chịu, cần phải một lần viết ra như một lời cảnh báo, cũng là một lời kêu gọi đồng tình của mọi người. Đó là những chuyện về những vị khách thiếu văn hóa trong Ngày Lễ Giáng Sinh.
Hình như chuyện này bắt đầu có từ ngày người Công Giáo phải sống dưới chế độ XHCN, chứ trước 54 ở miền Bắc và trước 75 ở miền Nam, tôi nhớ làm gì có chuyện chính quyền được săn đón tiếp rước, đưa vào ngồi chễm chệ trong Nhà Thờ ngay ở những hàng ghế đầu tiên được dành riêng. Trước khi vào Lễ còn được mời phát biểu “mấy ý kiến chỉ đạo”, sau Lễ lại được mời sang... ăn nhậu tưng bừng khói lửa riêng mấy mâm đặc sản !
Thế đấy, bên kia thì bảo rằng có như vậy mới diễn tả được lòng ưu ái, sự quan tâm của Mặt Trận, của Chính Quyền các cấp đối với hoạt động tôn giáo, nhờ đó càng cho thấy chính sách Tự Do Tín Ngưỡng của Đảng và Nhà Nước dành cho các tín đồ thật quá ư là tuyệt vời ! Còn bên mình thì biện hộ rằng đây là một khía cạnh trong việc truyền giáo cho lương dân, cho người vô thần có dịp được vào Nhà Thờ xem hoạt cảnh Giáng Sinh, họ sẽ thấy được người mình cởi mở, đối thoại, đoàn kết và... dễ thương !
Có cái hậu ý phía sau cả hai bên đều thấy hết, hiểu hết mà không bao giờ nói ra, ấy là nhu cầu nhậu nhẹt cho vui, cho... tốt đời đẹp đạo. Cán bộ thế nào cũng vòi cha xứ để được nhậu bằng rượu Lễ cho nó sướng, dù ngay sau đó lại vừa chê vừa khen là: “Rượu thế quái gì mà ngọt như đường phèn, chỉ được tội thơm phức !” Còn Linh Mục thì nói nhỏ vào tai những người tỏ ý thắc mắc: “Cho họ nhậu một chầu là vui vẻ cả làng, là xong mọi chuyện. Có đáng gì đâu, miễn là được việc. Đấy các ông xem, Lễ Giáng Sinh ở đây hoành tráng nhá, tha hồ văn nghệ, phát quà...”
Tôi còn nhớ, Giáng Sinh năm 1997, tôi còn là ông thầy về thực tập Mục Vụ ở một Họ Đạo nhà quê tỉnh Đồng Tháp. Trước Lễ nửa đêm, có hoạt cảnh do các em Tông Đồ Thiếu Nhi đảm nhận. Mấy tay cán bộ Đảng, Công An, Mặt Trận ngồi đầy hai băng ghế trên cùng. Đa số là lơ láo nghênh ngang, chẳng ý thức mình đang ở một nơi tôn nghiêm, giữa các tín hữu trật tự và sốt sắng. Có anh ngồi vắt chân gác tay.
Lại có anh lấy thuốc lá ra phì phèo. Mọi người chung quanh ai cũng thấy nhưng giả lơ coi như không thấy. Tôi là dân ở xa về, bực quá chịu không nổi, tiến lại gần bảo thẳng: “Anh ơi, nếu anh muốn hút thuốc, xin mời ra ngoài sân !” Tôi nhận lại một ánh mắt trừng trừng, vừa ngạc nhiên rằng thì là “Ơ hay, tên này là ai mà dám ý kiến ý cò ?” lại vừa tức giận, ra cái điều “Ta là cán bộ, hét ra lửa, xì ra khói đây !” Nhưng cuối cùng có lẽ ánh mắt của tôi cũng vẫn kiên quyết, đủ mạnh để khuất phục, anh đảng viên ấy đành phải – lại thêm một hành vi thiếu văn hóa khác – bỏ mẩu thuốc xuống đất, dùng chân hậm hực giập tắt.
Xong lần đó, ngoài cái hả hê thắng lợi rất ư là... con nít ấy, tôi còn nghiệm ra một chuyện quan trọng: Đừng để cái sợ nó làm cho ta đâm hèn ! Đối với những người thiếu tôn trọng người khác, trước hết ta phải giúp cho họ biết tự trọng. Nếu ta chưa thể làm được điều ấy cho họ và nếu họ cứ dứt khoát không chịu tự trọng thì tốt hơn hết ta dẹp họ sang một bên cho khỏe, chứ sao lại cứ phải o bế, xun xoe, cầu cạnh và quỵ lụy trước cường quyền?
Nhiều Giáo Dân mách cho tôi nghe, họ được nhậu xong, về còn văng tục với nhau... Mấy hôm sau cha xứ có việc phải ra xã, ra huyện, cán bộ xàm xỡ vỗ đùi vỗ vai mà chớt nhả. Thử hỏi, trong cánh Giáo Dân, có tay bặm trợn nào dám cả gan “láo lếu” với cha xứ như thế không ?
Lần Giáng Sinh vừa rồi, một cha đi Tây Nguyên về, giận dữ kể cho tôi nghe: “Anh xem, trong khi cả một đám rất đông người dân tộc với tấm lòng thành tín tuyệt vời đang phải nhịn đói đi bộ từ xa về dự Lễ, thì cán bộ xã lại được cha xứ mời ăn nhậu hả hê linh đình. Em đã tránh đi một nơi cho đỡ chướng tai gai mắt, ông ấy còn bảo một anh dân tộc vào mời em ra nhậu chung cho vui, em bảo thẳng: Em không biết, không quen, cũng không thích như thế nên dứt khoát không ra !”
Kể ra, làm Linh Mục mà nhậu nhẹt đã là chuyện không hay, lại la cà lệt bệt nhậu nhẹt với Công An, với cán bộ Xã thì càng coi không được, gây cớ vấp phạm vô cùng, thậm chí là phản chứng Tin Mừng. Chẳng trách các Đại Chủng Viện và các Học Viện Dòng bây giờ nhấn rất mạnh chuyện nhậu nhẹt như một kỷ luật cần thiết trong việc đào tạo các Giáo Sĩ tương lai.
Phần riêng tôi, năm nay chương trình đi Di Linh và Đức Trọng bị bất ngờ hủy bỏ, đáng lẽ đành phải ngậm ngùi đón Lễ ở đất Sài-gòn sa hoa mà vô hồn, vào giờ chót, tôi lại được đi Mục Vụ tận Buôn Hằng, tỉnh Đaklak. Tạ ơn Chúa, khi về lại Sài-gòn đêm 25 tháng 12, tôi không có điều gì phải bực mình, ngược lại, có bao điều để khoe để kể với anh em. Tôi xin kể ra đây như là những mẩu chuyện vui bù lại những chuyện không vui vừa bàn đến ở trên, những tia sáng cao đẹp có khả năng đẩy lui bóng tối xấu xí tầm thường.
Cha Nguyễn Hùng Tiến xứ Buôn Hằng còn trẻ lắm, người thấp bé, khuôn mặt thông minh, tươi tỉnh và hiền hòa nữa! Cha gần gũi thương yêu đám đông hàng chục ngàn người dân tộc Sêđan nghèo tả tơi, cứ phải đói ăn thiếu mặc mà vẫn khao khát tình Chúa và tình người.
Đêm Vọng Giáng Sinh 24 tháng 12, khi đi kiệu Hài Nhi Giêsu quanh Nhà Thờ, trời đêm mưa bụi lất phất, gió rét căm căm, tôi được mời làm chủ tế đi ngay sau lưng cha, cứ thấy cha không ngớt quay sang hai bên bảo các bà mẹ dân tộc đang địu con sơ sinh vào tìm chỗ mà đứng dưới mái tôn hai bên hông Nhà Thờ cho đỡ ướt đỡ lạnh.
Đến cuối Thánh Lễ, thật bất ngờ, ngài dõng dạc dặn dò cộng đoàn: “Ngày mai 25 tháng 12 là Lễ lớn của đạo chúng ta, là ngày kiêng việc xác. Tôi đã dặn trước rồi, bây giờ tôi dặn lại anh chị em: ai có con em đi học, cứ làm đơn nộp ở trường, rồi cứ cho các em nghỉ học ở nhà, đi dự Thánh Lễ dành cho thiếu nhi. Ai hỏi gì, cứ nói là cha xứ bảo... Riêng các anh chị em là giáo viên, xin chịu khó đi dạy, chu toàn nhiệm vụ, vì các cháu học sinh không có đạo thì vẫn đi học như thường”.
Sáng hôm sau, khi dâng Thánh Lễ một mình trong buôn xong, trở ra hương lộ, xe chúng tôi gặp xe cha xứ Buôn Hằng đi làm Lễ ở một Giáo Điểm khác vừa về, các bạn trẻ Nhóm FIAT đi theo tôi đã vỗ tay reo hò hoan hô cha về mọi sự, trong đó có chuyện thông báo độc đáo nói trên. Tôi kể với ngài rằng trên đường xe chúng tôi ngang qua mấy ngôi trường tiểu học và trung học, đúng lúc ra chơi mà sân trường vắng hoe.
Tôi lại hỏi thăm cha là Giáo Phận Buôn Ma Thuột đã ra quyết định này từ bao giờ sau không thấy trên mạng đưa tin, cha xứ cười thật... xinh: “Thưa cha, không biết nơi khác thế nào, chứ ở đây, con tự nghĩ ra và làm luôn như thế cha ạ !” Cả xe lại được một chầu vỗ tay cực kỳ hết ý !
Vậy là tiếng chuông Đức Cha Kontum gióng lên trong Mùa Vọng vừa qua, đến Lễ Giáng Sinh đã được hưởng ứng, mạnh mẽ, can trường. Giá mà các nơi khác cũng...
Sài-gòn thứ bảy 27.12.2008
Tâm linh của Bộ Chính Trị CSVN
Thay đổi Thay đổi Blog
16:43 27/12/2008
Nhiều người vẫn nghĩ các vị đứng trên cao nhất của Đảng đều vô thần vì họ là những người Cộng Sản, mà học thuyết Mác-Lê của chủ nghĩa Cộng Sản thì phủ định sự quyết định của ý thức, chỉ cộng nhận sức mạnh của vật chất, đồng nghĩa với không công nhận sự tồn tại của tâm linh song song với sự tồn tại của thế giới vật chất, vật chất quyết định ý thức. Nhưng sự thực không phải như thế, 100% ủy viên BCT hiện nay đều thờ cúng thần thánh, đều có những thầy cúng để lo công việc này cho; trong lực lượng cố vấn của họ đều có các thầy bói. Niềm tin này không chỉ mới hình thành gần đây mà đã từ rất nhiều năm trước, từ BCT của những khóa trước. Chỉ có điều mỗi người đều không công khai việc này và có phần che dấu, nhưng đến nhiệm kỳ BCT lần này thì không hiểu từ nguyên cớ gì mà niềm tin ấy có một sự đồng lòng và công khai trong BCT, đến mức họ không chỉ có những lực lượng để chăm lo tâm linh cho riêng mình mà còn thống nhất cùng nhau “thực hành tâm linh” bằng những chương trình chung với những qui mô lớn đến không ai có thể ngờ được. Hai công trình lớn nhất để thực hiện điều này là Đại Nam Quốc Tự (tỉnh Bình Dương) và Chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình).
Chắc mọi người đều biết hay nghe nói qua về qui mô của 2 ngôi chùa này, nếu chưa biết thì tìm trên Google thì sẽ có nhiều thông tin. Ở đây chỉ xin nói đến những khía cạnh mà các tờ báo lề phải không biết, có biết cũng thể đề cập được. Hai ngôi chùa này nằm trong 2 quần thề du lịch rộng lớn là Đại Nam Thế giới Du lịch (của Dũng lò vôi) và một khu chưa đặt tên (của Xuân Trường, sau đây tạm gọi là khu du lịch Bái Đính). Thực ra 2 ngôi chùa này không có qui mô to như thế trong kế hoạch xây dựng ban đầu của 2 khu du lịch.
Huỳnh Phi Dũng, tức Dũng lò vôi là một doanh nhân đã thành đạt nhờ sự nâng đỡ của ông Nguyễn Minh Triết từ lúc còn làm Bí thư tỉnh Sông Bé (sau này là Bình Dương). Ông Triết hay còn gọi là Sáu Phong đã nổi lên từ thời gian này với chủ trương thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển thông qua việc ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân thay vì doanh nghiệp nhà nước như chủ trương chung thời bấy giờ. Chính sách này đã mang lại kết quả phát triển tốt cho Sông Bé lúc đó, nhưng cũng chính nó làm đã làm cho anh 6 bao phen điêu đứng. Lúc đó TBT là ông Đỗ Mười đã từng nói rằng “bảo 6 Phong, chúng ta đang xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN chứ không phải xây dựng CNTB”. Không nhờ sự bảo vệ của ông Võ Văn Kiệt lúc đó thì chắc anh 6 cũng đã lên thớt rồi. Dũng lò vôi lên như diều trong thời gian này nhờ công ty Thành Lễ của mình được tỉnh Sông Bé giao cho tất cả những đặc quyền kinh doanh và dự án của tỉnh mà trước đó chỉ có những doanh nghiệp nhà nước được làm. Thời đó mà tư nhân Thành Lễ đã được phép kinh doanh xăng dầu và trở thành gần như độc quyền cung ứng xăng dầu cho cả tỉnh. Rồi tất cả việc xây dựng đường xá, hạ tầng đều rơi vào tay Thành Lễ; đến sau này chủ tương công nghiệp hóa Bình Dương đã được Thành Lễ đón đầu bằng các khu công nghiệp như Sóng Thần I, Sóng Thần II, … Thành lễ từ tay trắng trở thành một đại gia điển hình, sau đó còn trúng cử đại biểu quốc hội. Tương tự như vậy, các đại gia Bình Dương khác như Hòa Daso (bột giặt Daso) đều phát triển nhanh chính nhờ chính sách ủng hộ tư nhân của anh 6. Có người nói anh 6 học theo cách làm của Park Chung Hee bên Hàn Quốc. Công bằng mà nói đây là một chính sách tốt hơn kiểu đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo, do vậy Sông Bé và sau này và Bình Dương đã có những bước phát triển mạnh mẽ; đồng thời anh 6 cũng cố gắng giữ mình ở mức độ tốt nhất có thể để không bị các đại gia này chi phối. Cái chính sách kiểu Park Chung Hee này có phải là tốt nhất không thì không dám nói, nhưng có điều thấy rõ rằng các đại gia tư nhân được ưu đãi này ngày càng tạo ra ít giá trị cho xã hội mà lại dựa vào thế lực của chính quyền và tiền bạc mà mình có để tước đoạt cơ hội của rất nhiều người khác, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và đặc biệt là những nông dân bị mất đất mà không có việc làm khác thay thế. Để làm được điều này, các đại gia này càng tinh vi hơn trong việc mua chuộc những nhân vật quyền lực, không chỉ bằng tiền mà bằng những biện pháp “tâm linh”.
Chắc một số người cũng biết rằng vào năm 2005, lúc đang làm Bí Thư thành ủy TP.HCM, anh 6 bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt đến thập tử nhất sinh. Đi khắp nơi, đến cả Pháp để chữa bệnh nhưng đều bị “thầy chạy”. Trong lúc đó Dũng lò vôi cũng “chạy vạy” đủ mọi cách, kể cả mời những thầy tâm linh giỏi nhất. Một trong những giải pháp được đưa ra là phải xây chùa để tích đức, có đức lớn thì mới có thể thoát khỏi cái căn bệnh tai ác này. Và Dũng lò vôi cam kết với anh 6 sẽ lo chu toàn việc này vì sinh mạng của anh 6. Ngay sau đó Đại Nam Quốc Tự trong khu du lịch Đại Nam Thế giới Du lịch được tăng qui mô lên mức chưa từng có, tốc độ xây dựng cũng được tăng nhanh chóng mặt. Không biết có phải nhờ tác dụng của ngôi chùa này theo các thầy tâm linh nói không mà đến cuối năm 2005 anh 6 được một bác sĩ ở Singapore nhận chữa trị và việc điều trị diễn ra thành công một cách thuận lợi đến lạ lùng, chính các bác sĩ Singapore cũng phải bất ngờ vì kết quả quá hoàn hảo khi giải phẫu. Không những thoát chết, anh 6 còn tiến nhanh đến chức Chủ Tịch nước chỉ vài tháng sau đó. Có lẽ vì điều này mà niềm tin vào tâm linh của những người cầm quyền càng lớn lên, càng được củng cố, và cũng có lẽ vì thế mà Dũng lò vôi được vay ưu đãi cả chục ngàn tỷ đồng với lãi suất gần bằng 0 để đầu tư phát triển khu du lịch một cách dễ dàng.
Câu chuyện Chùa Bái Đính còn đặc biệt hơn. Nguyễn Xuân Trường, chủ công ty TNHH Xuân Trường, là đàn em và sân sau của cặp bài trùng Bùi Tiến Dũng – Nguyễn Việt Tiến. Hai nhân vật này đã trở nên nổi tiếng mà không ai không biết qua vụ án PMU-18. Nhưng vì sao Nguyễn Việt Tiến có thể thoát nạn một cách ngoạn mục đến như vậy thì có lẽ không mấy ai biết. Lúc còn đương chức Thứ Trưởng và đang có cơ hội lên tiếp như diều gặp gió, ông Tiến đã biết “nhìn xa” và lo “tích đức” để đảm bảo hậu sự và cũng để thăng tiến. Cũng theo lời của các thầy cúng, ông Tiến phải xây chùa thì mới là “thượng sách”. Do đó ông Tiến chỉ thị cho Xuân Trường lo việc này tại quê nhà của mình là tỉnh Ninh Bình. Để có tiền “tích đức”, Xuân Trường được trúng thầu rất nhiều các dự án của bộ Giao thông Vận tải dưới trướng của ông Tiến. Đồng thời lập dự án đầu tư khu dịch dịch Bái Đính lên đến cả ngàn hecta tại khu vực có chùa Bái Đính cổ để có thể tu bổ trùng tu chùa này. Nhưng một ông thầy cúng gốc Tàu nói rằng làm như thế là chưa được, phải làm to hơn nữa. Trong lúc công việc mở rộng qui mô đang tiến hành thì Nguyễn Việt Tiến bị bắt (khoảng đầu năm 2006). Những người thân của ông Tiến đã có ý chỉ trích các ông thầy cúng đã nói và chỉ không đúng, đang ở đỉnh cao rồi làm chùa mà lại bị rớt xuống vực. Nhưng ông thầy cúng gốc Tàu này vẫn tự tin nói rằng cái hạn của ông Tiến là không thể tránh khỏi, nhưng việc xây dựng chùa này sẽ giúp ông ta thoát nạn. Trong lúc đó, gia đình ông Tiến chạy vạy khắp nơi bằng đủ mọi cách, và tất nhiên không thể thiếu được biện pháp cúng bái tâm linh hơn cả năm trời nhưng vẫn chưa có kết quả khả quan. Thì đùng một cái, ông ta được “trời cứu”.
Gần cuối năm 2007 tình hình của đất nước xấu đi nhanh chóng. Một trợ lý của một ủy viên BCT nhận định rằng có lẽ chưa bao giờ “các cụ” thấy sự lung lay của chế độ nặng nề đến như vậy. Và do vậy, ngoài các biện pháp chuyên chế được tăng cường thì BCT rất thống nhất là phải dựa vào “tâm linh” để củng cố chính quyền. Và thế là những ông thầy thượng thặng được mời đến, và không biết là có được sắp xếp trước hay không mà giải pháp được đưa ra nói rằng chính địa điểm Bái Đính có chùa Bái Đính cổ là một địa huyệt cực kỳ quan trọng của triều đại này. Phải xây dựng ở đó một quần thể các chùa, không chỉ một cái chùa thì sẽ trấn thủ tâm linh vững chắc cho chế độ. Chắc có lẽ cũng chịu ảnh hưởng bởi kinh nghiệm của anh 6 nên BCT đều tin răm rắp. Thế là đang từ chỗ “chờ chết” Nguyễn Việt Tiến trở thành người có công lớn với triều đại vì có người luận ra và báo cáo lên rằng ông Tiến đã vì tồn vong chế độ mà đã làm như vậy. Ông ta được thả ra ngay sau đó và tiếp tục chỉ đạo mở rộng qui mô quần thể chùa Bái Đính và phải nhanh chóng hoàn tất ngôi chùa chính để “các cụ” BCT kịp thời đến cúng bái. Nghe nói ngân sách nhà nước được rót vào đó một cách bí mật cả ngàn tỷ đồng, những bí mật tiền bạc này thì chẳng có cách nào kiểm chứng được, chỉ biết rằng ngay sau khi ông Tiến ra khỏi tù thì tiến độ xây dựng ngôi chùa này nhanh đến chóng mặt, chỉ khoảng 10 tháng sau nó trở nên hoành tráng và trở thành ngôi chùa lớn nhất nước. Nó kip thời khánh thành để tất cả các cụ ủy viên BCT có nơi đúng tầm để thường xuyên thực hành nghi lễ tâm linh. Họ cầu xin điều gì, có xin cho dân đen không thì chẳng ai có thể biết được trừ trời phật. Các cụ dạo này rất siêng đi lễ ở chùa này.
Từ câu chuyện của ông Tiến, giới tham quan bây giờ xem việc xây cúng chùa là một công việc không thể thiếu để đảm bảo hậu sự cho mình sau này, và nếu may mắn thì còn thăng tiến hơn nữa nhờ việc đó. Không biết đến bao giờ dân đen mới có thể biết được có bao nhiêu tiền của họ “được” dùng để xây chùa “tích đức” như thế này.
Tin mới nhất cho hay quyết định cách chức 2 TBT Thanh Niên và Tuổi Trẻ đã được dừng lại, chưa cho ban hành xuống dù đã ký và đóng dấu, để chờ xem xét thêm. Không biết có ngôi chùa nào mới được cúng hay xây thêm hay không mà 2 TBT này tạm thời thoát nạn.
Tôi không rành chuyện tâm linh nên chỉ kể chuyện, cung cấp những thông tin thực cho mọi người biết chứ không dám bình luận gì về chuyện này. Nhưng phàm những người lợi dụng tâm linh cho những chuyện xấu xa thì chắc sẽ phải trả giá về sau, không biết phải vậy không.
(Source: http://blog.360.yahoo.com/blog-3nSnXHoyc6MG6rBbPObhArrRuSj7PxNtyxUSwMmDRQ--?cq=1)
Chắc mọi người đều biết hay nghe nói qua về qui mô của 2 ngôi chùa này, nếu chưa biết thì tìm trên Google thì sẽ có nhiều thông tin. Ở đây chỉ xin nói đến những khía cạnh mà các tờ báo lề phải không biết, có biết cũng thể đề cập được. Hai ngôi chùa này nằm trong 2 quần thề du lịch rộng lớn là Đại Nam Thế giới Du lịch (của Dũng lò vôi) và một khu chưa đặt tên (của Xuân Trường, sau đây tạm gọi là khu du lịch Bái Đính). Thực ra 2 ngôi chùa này không có qui mô to như thế trong kế hoạch xây dựng ban đầu của 2 khu du lịch.
Huỳnh Phi Dũng, tức Dũng lò vôi là một doanh nhân đã thành đạt nhờ sự nâng đỡ của ông Nguyễn Minh Triết từ lúc còn làm Bí thư tỉnh Sông Bé (sau này là Bình Dương). Ông Triết hay còn gọi là Sáu Phong đã nổi lên từ thời gian này với chủ trương thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển thông qua việc ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân thay vì doanh nghiệp nhà nước như chủ trương chung thời bấy giờ. Chính sách này đã mang lại kết quả phát triển tốt cho Sông Bé lúc đó, nhưng cũng chính nó làm đã làm cho anh 6 bao phen điêu đứng. Lúc đó TBT là ông Đỗ Mười đã từng nói rằng “bảo 6 Phong, chúng ta đang xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN chứ không phải xây dựng CNTB”. Không nhờ sự bảo vệ của ông Võ Văn Kiệt lúc đó thì chắc anh 6 cũng đã lên thớt rồi. Dũng lò vôi lên như diều trong thời gian này nhờ công ty Thành Lễ của mình được tỉnh Sông Bé giao cho tất cả những đặc quyền kinh doanh và dự án của tỉnh mà trước đó chỉ có những doanh nghiệp nhà nước được làm. Thời đó mà tư nhân Thành Lễ đã được phép kinh doanh xăng dầu và trở thành gần như độc quyền cung ứng xăng dầu cho cả tỉnh. Rồi tất cả việc xây dựng đường xá, hạ tầng đều rơi vào tay Thành Lễ; đến sau này chủ tương công nghiệp hóa Bình Dương đã được Thành Lễ đón đầu bằng các khu công nghiệp như Sóng Thần I, Sóng Thần II, … Thành lễ từ tay trắng trở thành một đại gia điển hình, sau đó còn trúng cử đại biểu quốc hội. Tương tự như vậy, các đại gia Bình Dương khác như Hòa Daso (bột giặt Daso) đều phát triển nhanh chính nhờ chính sách ủng hộ tư nhân của anh 6. Có người nói anh 6 học theo cách làm của Park Chung Hee bên Hàn Quốc. Công bằng mà nói đây là một chính sách tốt hơn kiểu đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo, do vậy Sông Bé và sau này và Bình Dương đã có những bước phát triển mạnh mẽ; đồng thời anh 6 cũng cố gắng giữ mình ở mức độ tốt nhất có thể để không bị các đại gia này chi phối. Cái chính sách kiểu Park Chung Hee này có phải là tốt nhất không thì không dám nói, nhưng có điều thấy rõ rằng các đại gia tư nhân được ưu đãi này ngày càng tạo ra ít giá trị cho xã hội mà lại dựa vào thế lực của chính quyền và tiền bạc mà mình có để tước đoạt cơ hội của rất nhiều người khác, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và đặc biệt là những nông dân bị mất đất mà không có việc làm khác thay thế. Để làm được điều này, các đại gia này càng tinh vi hơn trong việc mua chuộc những nhân vật quyền lực, không chỉ bằng tiền mà bằng những biện pháp “tâm linh”.
Chắc một số người cũng biết rằng vào năm 2005, lúc đang làm Bí Thư thành ủy TP.HCM, anh 6 bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt đến thập tử nhất sinh. Đi khắp nơi, đến cả Pháp để chữa bệnh nhưng đều bị “thầy chạy”. Trong lúc đó Dũng lò vôi cũng “chạy vạy” đủ mọi cách, kể cả mời những thầy tâm linh giỏi nhất. Một trong những giải pháp được đưa ra là phải xây chùa để tích đức, có đức lớn thì mới có thể thoát khỏi cái căn bệnh tai ác này. Và Dũng lò vôi cam kết với anh 6 sẽ lo chu toàn việc này vì sinh mạng của anh 6. Ngay sau đó Đại Nam Quốc Tự trong khu du lịch Đại Nam Thế giới Du lịch được tăng qui mô lên mức chưa từng có, tốc độ xây dựng cũng được tăng nhanh chóng mặt. Không biết có phải nhờ tác dụng của ngôi chùa này theo các thầy tâm linh nói không mà đến cuối năm 2005 anh 6 được một bác sĩ ở Singapore nhận chữa trị và việc điều trị diễn ra thành công một cách thuận lợi đến lạ lùng, chính các bác sĩ Singapore cũng phải bất ngờ vì kết quả quá hoàn hảo khi giải phẫu. Không những thoát chết, anh 6 còn tiến nhanh đến chức Chủ Tịch nước chỉ vài tháng sau đó. Có lẽ vì điều này mà niềm tin vào tâm linh của những người cầm quyền càng lớn lên, càng được củng cố, và cũng có lẽ vì thế mà Dũng lò vôi được vay ưu đãi cả chục ngàn tỷ đồng với lãi suất gần bằng 0 để đầu tư phát triển khu du lịch một cách dễ dàng.
Mô hình Chùa Bái Đính ở Ninh Bình |
với 500 tượng la hán bằng đá theo mẫu.... Tầu |
Từ câu chuyện của ông Tiến, giới tham quan bây giờ xem việc xây cúng chùa là một công việc không thể thiếu để đảm bảo hậu sự cho mình sau này, và nếu may mắn thì còn thăng tiến hơn nữa nhờ việc đó. Không biết đến bao giờ dân đen mới có thể biết được có bao nhiêu tiền của họ “được” dùng để xây chùa “tích đức” như thế này.
Tin mới nhất cho hay quyết định cách chức 2 TBT Thanh Niên và Tuổi Trẻ đã được dừng lại, chưa cho ban hành xuống dù đã ký và đóng dấu, để chờ xem xét thêm. Không biết có ngôi chùa nào mới được cúng hay xây thêm hay không mà 2 TBT này tạm thời thoát nạn.
Tôi không rành chuyện tâm linh nên chỉ kể chuyện, cung cấp những thông tin thực cho mọi người biết chứ không dám bình luận gì về chuyện này. Nhưng phàm những người lợi dụng tâm linh cho những chuyện xấu xa thì chắc sẽ phải trả giá về sau, không biết phải vậy không.
(Source: http://blog.360.yahoo.com/blog-3nSnXHoyc6MG6rBbPObhArrRuSj7PxNtyxUSwMmDRQ--?cq=1)
Tự do hay bách hại?
Hoàng Cúc
20:24 27/12/2008
TỰ DO HAY BÁCH HẠI?
Thông tin về việc khắp giáo phận Hà Nội không rầm rộ mừng lễ Giáng Sinh như mọi năm đã gây ra những phản ứng và lời đồn thổi khác nhau. Kẻ thì cho rằng cụ Tổng Giám mục làm thế là phải, vừa có thêm chút gì giúp đỡ những người khốn khổ, vừa là cách để tang Đức Mẹ ở Toà Khâm Sứ cũ, hiện vẫn còn chưa biết còn đang bị giam giữ hay phiêu bạt phương nào. Người khác lại cho rằng làm thế là ích kỉ, là giận mất khôn, không quan tâm tới “nhu cầu tâm linh của một bộ phận đồng bào theo đạo”. Kẻ đa sự như tôi thiết tưởng cũng nên đưa ra vài ý kiến quê mùa với các bậc thức giả.
Chuyện ngược đời
Trong khi tại Hà Nội, cụ Tổng Giám mục dường như chủ động tổ chức lễ Giáng Sinh cách âm thầm đơn giản, khiến cho không ít kẻ hậm hực vì mất đi cơ hội ngàn vàng rêu rao với toàn thế giới rằng ở cái nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam này đồng bào được sống trong bầu khí rất chi là “tự do tín ngưỡng” nhé. Kẻ nào thối mồm thối miệng nói nọ nói kia thì hãy giương mắt lên mà nhìn những cuộc rước linh đình, hàng ngũ cơ man nào là giáo dân, tu sĩ, chủng sinh và linh mục cứ gọi là dài dằng dặc nhé. Ở cái thế giới được gọi là tự do của các chú có nằm mơ cũng không thấy được điều đó nhé. Chẳng hiểu sao cụ Tổng Giám mục lại không chịu rộng rãi bố thí cho mấy kẻ kia chút sĩ diện hão. Cụ làm thế thì đám kia còn biết “ăn làm sao nói làm sao bây giờ”.
Cũng ở nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cách Hà Nội chừng 300 cây số, tại Sơn La, đồng bào Công giáo muốn họp nhau tổ chức lễ Giáng Sinh, thì nào là chủ tịch phường, nào là “quần chúng tự phát” tìm đủ sách ngăn chặn. Trước năm 2005, cụ Giám mục Vũ Huy Chương đã làm hết đơn này đến đơn khác xin với chính quyền các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu tới thăm dân Công giáo ở những tỉnh này, vì đó là địa bàn thuộc trách nhiệm của cụ. Bao lá đơn gửi đi chẳng có hồi âm, hoạ chăng có được hồi âm, thì nội dung của những hồi âm này thật khiến người ta không thể hiểu nổi chúng do con người hay quỉ dữ chấp bút: chúng tôi không có thời gian tiếp cụ hay tỉnh chúng tôi không có nhu cầu về tôn giáo! Giám mục Vũ Huy Chương từng trực tiếp gọi điện thoại cho Thủ tướng chính phủ và tuyên bố rằng: Tại Sơn La, Điện Biên và Lai Châu không hề có tự do tôn giáo. Tôi muốn được chính phủ trả lời minh bạch về việc này. Đáp lại lời nói thẳng thắn này vẫn là những câu đãi bôi đại loại: Xin cụ bình tĩnh. Chính phủ luôn chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, chỉ vì các đồng chí tại địa phương chưa nắm được chủ trương này nên mới gây ra những chuyện hiểu lầm đáng tiếc! Ai đó lạc quan sẽ nghĩ ngay rằng nếu quả đúng như vậy, chắc chỉ vài tuần hoặc chậm lắm là vài tháng tình hình sẽ thay đổi. Mà quả vậy, tình hình thay đổi thật, nghĩa là những nhóm theo đạo sẽ bị quản lí và giám sát chặt chẽ hơn nhiều.
Cũng chẳng hiểu sao chính quyền Việt Nam hiện tại lại lo lắng về vấn đề có thêm nhiều người theo đạo hơn cả vấn đề biên giới và hải đảo đang bị “đồng chí tốt bạn bè tốt” dùng chính sách láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện đớp dần từng mảng!
Chuyện gần chuyện xa
Nhớ lại chỉ mới hồi những năm 80 của thế kỉ trước thôi, cứ nhằm các dịp lễ trọng bên Công giáo là thế nào nhà trường cũng tổ chức nào là tiêm phòng, nào là phát sách giáo khoa, nào là phát vở học tập. .. cứ làm như họ cũng đang hồ hởi phấn khởi mừng lễ với dân Công giáo. Nhưng làm thế nào có khác gì kiểu dằn mặt đám học sinh Công giáo rằng cuộc đời chúng mày không có nhiều lựa chọn đâu, nếu đi lễ, chúng mày sẽ bị nguy cơ nhiễm bệnh, sẽ không có sách giáo khoa, sẽ không có vở viết bài. .. Đó là kiểu tự do tín ngưỡng “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Những tưởng làm thế chừng vài thế hệ sẽ không còn mống nào theo đạo, nào ngờ đám dân Công giáo thật cố chấp, dù khó khăn trăm bề, số người chối bỏ niềm tin dường như không nhiều lắm!
Ngày nay ở các tỉnh miền xuôi, tình hình kể đã khá hơn xưa phần nào, nên không còn chuyện giáo dân tập hát lễ cũng bị công an xã, huyện, rồi tỉnh hành hạ gọi lên gọi xuống, có khi giam cho khi xong lễ mới cho về. Nhưng ở các tỉnh miền núi xa xôi, đồng bào Công giáo đang sống trong cảnh bị trấn áp hành hạ. Có những nhóm người ở tận Lai Châu, Điện Biên, làm ăn dành dụm quanh năm để dành chút tiền chung nhau thuê xe về xuôi dự lễ, nửa đường bị những kẻ xưng danh công an và chính quyền chặn đường đuổi ngược trở lại.
Mới hồi cuối những năm 90 của thế kỉ 20, chẳng hiểu ma đưa lối quỉ dẫn đường thế nào, từng nhóm từng nhóm người H’mông tại các tỉnh tây bắc cứ thi nhau theo đạo Công giáo và Tin lành. Khổ nỗi, đám người này khi đã theo đạo thì lời nói của cán bộ nhà nước cứ bị họ vặn cho hết đường chống đỡ. Đã vậy, việc bảo họ bỏ đạo thật chẳng khác gì chuyện mò kim đáy bể. Vậy nên không thuyết phục được thì đàn áp, mà bài này dường như chính quyền thạo lắm. Nào là nếu theo đạo thì không được phát hạt giống ngô lúa để trồng trọt. Chú mày gọi là hết đường làm ăn nhé. Ngày tư ngày tết, có những kẻ ép từng gia đình phải dán bùa ở nhà. Dịp bầu cử lại đám người này đi ép kí cam kết không theo đạo mới được đi bầu. Thậm chí, kì quái hơn, họ còn nghĩ ra bài đánh thẳng vào túi tiền của đám dân đã nghèo ở mức không thể nghèo hơn: chú nào theo đạo cứ nộp cho anh 50 ngàn đồng tiền mặt. Còn chú nào cứ cố tình theo đạo, lại còn máu mê đi dạy giáo lí giáo liếc thì chỉ cần một gói thuốc phiện ném vào nhà chú mày thì chú mày cứ gọi là tù mọt gông. Có những gia đình không thể chịu nổi cảnh đàn áp dã man đã bỏ bản làng đùm bế nhau chạy vào Thanh Hoá và các tỉnh trung phần.
Tất cả những điều đó, khi được các vị hữu trách trong giáo hội Công giáo trình bày bằng văn bản hoặc trao đổi trực tiếp với ông chủ tịch ban tôn giáo chính phủ và các cấp lãnh đạo, câu trả lời thuộc lòng vẫn là: xin quí vị thông cảm, vì các cấp địa phương chưa quán triệt đường lối chính sách của đảng và nhà nước. Rồi những vấn đề, những câu hỏi được nêu ra sẽ giống hệt những viên sỏi ném vào khoảng không vô tận!
Chuyện đạo hay chuyện đời?
Những kẻ tỏ ra khó chịu với một lễ Giáng Sinh âm thầm tại Hà Nội hoặc là đám chính quyền cảm thấy chuyện này như một cái tát vã thẳng vào mặt họ, hoặc là đám dân thích chơi bời nhảy múa, thích tỏ ra ta đây cũng là người văn minh lắm, cũng mừng lễ Giáng Sinh như ai, giống như ở bất cứ đất nước văn minhh tiến bộ nào khác. Mất cơ hội mỗi năm chỉ có một lần thì đương nhiên phải kêu ca rồi và đồng chí Tổng Giám mục Hà Nội ngày càng tỏ ra thực sự là một cái gai cứ muốn chọc thẳng vào mắt đám người này.
Đối với dân Công giáo, tôi tin rằng những người phàn nàn nếu có cũng chỉ là thiểu số. Đối với họ, chuyện căn bản nhất là đi dự lễ mừng Chúa Giáng Sinh. Việc này quả thực rất đơn giản với những ai thực tâm muốn làm. Các nhà thờ trong thành phố Hà Nội cũ như Phùng Khoang, Thái Hà, Hàng Bột, Kẻ Sét, Cổ Nhuế, Thượng Thuỵ, Bưởi, Cửa Bắc, Hàm Long, Nhà Thờ Lớn đều có chương trình lễ cụ thể. Ai không thể đi lễ tối ngày 24, thì ngày 25 họ vẫn còn hẳn một ngày để làm việc này. Lễ đêm Giáng Sinh được tổ chức trong những cộng đoàn nhỏ luôn rất ấm cúng và mang đậm bầu khí tôn giáo.
Nghĩ lại cũng thật lạ, đến tận bây giờ, những ngày cuối cùng của năm 2008, chính quyền Việt Nam hiện nay vẫn chưa chịu công nhận ngày 25 tháng 12 là ngày lễ nghỉ. Tất cả học sinh sinh viên, công nhân viên chức vẫn đi học đi làm như mọi ngày. Thậm chí, qua thư gửi giới học sinh của cụ Giám mục Kontum Hoàng Đức Oanh, dường như các nhà trường ở cao nguyên trung phần còn tổ chức kì thi học kì đúng vào ngày 25 tháng 12. Nếu vậy, những kẻ thắc mắc về chuyện cụ Tổng Giám mục Hà Nội tổ chức lễ Giáng Sinh âm thầm đáng lẽ phải nêu thắc mắc với chính quyền nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới phải chứ. Tại sao các người lại vừa thích tổ chức lễ Giáng Sinh cho thật long trọng để mát mặt các người, để các người có được vẻ mặt con người như ai, trong khi vẫn cố tình coi ngày này như mọi ngày bình thường trong năm? Nếu quả thật các người thích dự lễ thì 365 ngày, ở bất cứ nơi nào có linh mục Công giáo, ngày nào cũng có thánh lễ. Còn nếu các người thích ăn chơi đàn đúm, thì nhà thờ cũng như lễ Giáng Sinh thực sự không dành cho mục đích đó.
Lời đáp cho câu hỏi nêu ra ở tiêu đề bài viết, người viết xin nhường lại cho quí vị độc giả.
Thời của thánh thần, dưới cái nhìn phản biện xã hội
Đào Thái Văn
20:44 27/12/2008
Thời của thánh thần, dưới cái nhìn phản biện xã hội
“… Lịch sử vốn công bằng. Không ai có thể cưỡng bức lịch sử. Sẽ đến một ngày không xa, những sự thật đau buồn trên dải đất hình chữ S này sẽ được phơi bày trước bàn dân thiên hạ …”
tác phẩm Thời Của Thánh Thần |
Một ông bạn làm nghề đạp xích lô chở vật liệu xây dựng, vốn là chuyên gia ngành thuỷ lực, từng du học ở cộng hoà Czech, sau khi đọc xong Thời của thánh thần, chép miệng bảo với tôi "cuốn sách này mà ở Trung Quốc, Đài Loan hay Singapore thì tác giả ăn đủ, và số lượng in ít ra cũng phải mười vạn cuốn. Nhưng ở Việt Nam thì tác giả trắng tay, không bị tù là phúc bảy mươi đời, chỉ béo bọn in lậu. Thật là một nghịch lý". Ông nói không sai, nhưng nếu xét đến cùng, sự kiện tiểu thuyết Thời của thánh thần bị "nhập kho", cũng chẳng mấy ảnh hưởng đến nhịp sống bình thường của bàn dân thiên hạ, bởi đã từ lâu, cộng đồng người nghèo đã gần như vô cảm với đủ các loại văn chương, giá bị đội lên cao ngất ngưởng vốn chỉ để làm giầu cho các đại gia. Với hơn bảy chục phần trăm nông dân, sách là một cái gì đó quá xa vời với khả năng thu nhập.
Thời của thánh thần là bi kịch của một gia đình thông qua tấn đại bi kịch của dân tộc, trong một thời kỳ lịch sử biến động dữ dội. Tất nhiên không thể phủ nhận tính luận đề khá rõ của tác phẩm nhưng nó lại được diễn đạt dưới hình thức sử thi mà điểm nhấn là những sự kiện quan trọng, được tái hiện bằng ngôn ngữ văn chương cổ điển cùng với lớp nhân vật khá điển hình trong suốt mấy chục năm, làm nên diện mạo khác thường của dân tộc Việt với cộng đồng nhân loại.
Thời của thánh thần, thực chất là loại văn chương truy tìm nguồn gốc của những sự bất cập, bởi các sự kiện lịch sử tác động đến số phận dân tộc, cái sự vinh nhục của đất nước cũng như hệ quả của nền chính trị được thực thi hơn sáu mươi năm qua, không cần đào bới quá khứ cũng có thể cảm nhận khá chính xác. Vấn đề là nguyên nhân sâu xa của nó. Không hiếm trường hợp, lịch sử lưu giữ trong chuỗi ký ức của các thế hệ có khi lại chính xác hơn rất nhiều thứ đã được định dạng trong các văn bản chính thức của nhà cầm quyền. Bằng vào hệ thống nhân vật hư cấu, được tích hợp từ rất nhiều con người có thật, từng bị vùi dập, tù đầy, khủng bố tư tưởng, bị vô hiệu hoá hoặc loại ra khỏi cộng đồng biến thành cái bóng dặt dẹo của chính mình, tác giả đã tái hiện thành công số phận bi đát của người trí thức Việt Nam từng bị coi là "tiểu tư sản", "lập trường bấp bênh". Đọc Thời của thánh thần, ngay cả lớp người trẻ tuổi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, không phải trải nghiệm nỗi kinh hoàng của những cuộc chiến máu lửa, những trận đấu tố đầy chất bi hài, những chiến dịch tẩy não cưỡng bức sắt máu, cũng phải rùng mình bởi sự bất ổn của của một xã hội tôn thờ bạo lực vốn được xây dựng trên thứ triết lý không tưởng, vừa cuồng tín vừa ấu trĩ, vừa tàn bạo vừa giả trá. Hậu quả của nó là, chính chúng ta chứ không phải ai khác, đã và đang phải lãnh đủ một cơ đồ rách nát, một môi trường xã hội ô nhiễm nặng khiến các thế hệ tương lai mất niềm tin, thiếu lý tưởng, vô văn hoá, suy thoái đạo đức nhưng lại thừa kiêu ngạo trên cái nền phì nhiêu của nạn tham nhũng.
Được viết bằng lối hành văn truyền thống, khá gần với loại chuyện kể, Thời của thánh thần không mấy quan tâm đến phong cách ngôn ngữ mà lại chinh phục người đọc ở khả năng liên kết, móc xích các sự kiện lịch sử, xã hội, kết hợp với những lời bình trí tuệ, có sự cân nhắc, được "cài đặt" rất khéo vào không ít trường đoạn như là sự phản biện xã hội của người cầm bút. Có thể xem, cái làm nên diện mạo cuốn tiểu thuyết trường thiên này chính là những lời phản biện vừa trực cảm vừa có tính khoa học, rất minh bạch, không né tránh về một giai đoạn lịch sử xã hội Việt Nam cùng với những hệ lụy của nó.
Từ quan điểm trên, các nhân vật tiêu biểu trong Thời của thánh thần như Chiến Thắng Lợi, Nguyễn Kỳ Vỹ, Nguyễn Kỳ Vọng, Đào Thị Cam, Tư Vuông, Châu Hà, Văn Quyền, Khuất Sĩ Hào... đều được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau để tìm ra bản chất của họ trong mối tương quan với hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá, đạo đức cũng như các giá trị truyền thống.
Chiến Thắng Lợi là một trong những nhân vật trung tâm của tiểu thuyết mà hệ ý thức được hình thành qua cuộc kháng chiến chống Pháp, mang tính khái quát cao nhưng hoàn toàn không cá biệt. Loại người như ông ta rất phổ biến, mang dáng dấp người hùng, tiêu biểu cho lý tưởng xã hội của một thời kỳ lịch sử. Tác giả không chỉ dừng lại ở việc lý giải hết sức thuyết phục quá trình tha hoá nhân cách của một quan chức cách mạng từ Nguyễn Kỳ Khôi đến Chiến Thắng Lợi, mà còn chỉ ra được nguyên nhân của sự tha hoá ấy bằng thao tác phản biện lịch sử. Viết về Chiến Thắng lợi tức là phải ngược dòng lịch sử, phải minh định lại những sự kiện, những nhân vật, những quan điểm từng bị khai thác thiếu công tâm, thậm chí bóp méo hay ém nhẹm đi để phục vụ mục đích độc quyền chân lý. Để trở thành cán bộ nòng cốt, được cấp trên tin tưởng, Chiến Thắng Lợi đã phải trải qua một quá trình tự lột xác. Nói cách khác, trong con người ấy có hai con người. Chàng trai làng Động có chút học vấn, đa tình, khao khát nhục dục Nguyễn Kỳ Khôi với tuổi trẻ phơi phới chết dần sau mỗi năm ở "thủ đô gió ngàn". Trên nấm mộ nhân cách ấy đồng thời tái sinh một chiến sĩ cộng sản, mang trong mình khát vọng "thế giới đại đồng" được xây dựng trên quan điểm đấu tranh giai cấp, lấy chuyên chính vô sản làm phương châm hành động.
Thứ tôn giáo này có vẻ như không chấp nhận con người phàm tục với bản tính tự nhiên trời đất ban cho mà chỉ dung nạp những thành phần hoàn hảo thuộc “thế giới thánh thần”.. Chính vì thế, người ta nghĩ ra phương pháp "phê bình và tự phê bình" thông qua các cuộc "chỉnh huấn", "nhận đường", nhằm thủ tiêu bằng hết những gì thuộc về bản tính tự nhiên, xoá sạch quyền tư hữu cá nhân, tẩy não một cách triệt để, biến con người tầm thường thành các chiến sĩ vô sản, chuẩn bị nhân sự cho cuộc cách mạng thế giới trong tương lai không xa. Nói như Nguyễn Khải, những người cộng sản phải tự tin và kiêu ngạo lắm mới có tham vọng kiểm soát tâm hồn con người, cho dù đó là cái thứ rất không cụ thể, lại cực kỳ vi diệu, biến thái khôn lường. Và xét đến cùng, trong cõi nhân gian, chính thứ tài sản tinh thần ấy, chẳng những làm cho con người là NGƯỜI mà còn khu biệt được từng cá thể trong cộng đồng NGƯỜI. Để đối phó với công nghệ kiểm soát đặc thù trên, chẳng riêng Chiến Thắng Lợi mà hầu hết mọi cá thể đã từng dấn thân vào cuộc " trường chinh cách mạng" đều không dám là chính mình. Cái tôi thật phải lẩn đi, cái tôi giả được thế chỗ để tương thích với tôn chỉ mục đích của chủ thuyết. Thói đạo đức giả xuất hiện. Dần dà nó trở thành phương châm hành xử của con người như một thứ văn hoá. Tư Vuông, Chiến Thắng Lợi, Văn Quyền, Khuất Sĩ Hào, Đào Thị Cam... là những nhân vật điển hình cho thói đạo đức giả một cách hồn nhiên, xem giả như thật, biến nó thành loại hành trang tinh thần, di truyền cho các thế hệ mai sau mà chẳng hề băn khoăn đến nguy cơ đổ vỡ nhân cách của cả một dân tộc.
Với Chiến Thắng Lợi, ngay cả cái tên được "đồng chí" Tư Vuông ngẫu hứng đặt cho sau khi lập thành tích trên căn cứ địa cũng đã manh nha một cái gì đó không ổn. Nó vừa ẽo ợt, kệch cỡm vừa lên gân một cách giả tạo, là bằng chứng không thể bác bỏ về thói kiêu ngạo của một lớp người mắc bệnh vĩ cuồng. Sau khi đoàn quân chiến thắng trở về, được cơ cấu vào vị trí quan trọng của nền chuyên chính, mỗi khi nghĩ đến quá khứ, Chiến Thắng Lợi lại toát mồ hôi hột, cho dù những hành vi ấy chính là "vật chứng" biểu hiện chất NGƯỜI trong tư cách làm người của ông ta. Tuy nhiên, với thứ tôn giáo Chiến Thắng Lợi đang thờ phụng, việc ăn nằm với "người đẹp Sơn Minh" Đào Thị Cam trong chuyến đóng giả cặp vợ chồng nhà buôn vào nội thành, chuyện làm tình lu bù với cô gái Tày Ma Thị Là, phải hối lộ thủ trưởng hai lạng cao hổ với chiếc mật gấu mới thoát hiểm, rồi chuyện nhờ vả thượng tá Võ Khang sắp xếp để Lê Kỳ Chu không phải đi B mà được sang Nga Xô học ngành sĩ quan điều khiển tên lửa đều là những tội tày trời, nếu bị phát giác sẽ mất sạch sự nghiệp. Trên nguyên tắc, viên chức đảng và nhà nước mà dính vào hủ hoá hoặc lừa dối tổ chức thì sinh mệnh chính trị khó có thể bảo toàn. Mất ghế như chơi. Mà cái ghế quyền lực nó lại có sức hấp dẫn người ta ghê gớm, đến mức có thể hy sinh cả những tình cảm thiêng liêng nhất để giữ cho bằng được. Tấn hài kịch cuộc đời của Chiến Thắng Lợi có lẽ cũng bắt đầu từ đó.
Gần như suốt cuộc đời quan chức, Chiến Thắng Lợi phải sống bằng con người giả. Chỉ khi bị "hạ cánh an toàn" sau ngón đòn thọc sườn hiểm độc của đàn em Văn Quyền ông ta mới phần nào ngộ ra thực chất của cái gọi là tình đồng chí trong trò chơi quyền lực. Về hưu rồi, Chiến Thắng Lợi mới được là chính mình. Lần đầu tiên sau mấy chục năm ông dám thắp hương trên bàn thờ cụ cử Phúc, thậm chí còn đồng tình cho vợ đến điện cô đồng Hằng xem quẻ...
Một nét nổi bật nữa trong bản chất con người Chiến Thắng Lợi là thói kiêu ngạo cộng sản và độc quyền chân lý dẫn đến sự sai lầm trong nhận thức thế giới khách quan. Ông ta thừa lệnh Tư Vuông thực thi một cách mẫn cán công nghệ tẩy não giới trí thức, văn nghệ sĩ, luôn được coi là "đối tượng" cần phải "uốn nắn" của cách mạng vì họ dám đòi tự do tư tưởng, tự do sáng tác. Ngay với cả em trai mình, nhà thơ Nguyễn Kỳ Vỹ, cũng bị ông ta đồng lõa với Tư Vuông, đày ải cho đến thân tàn ma dại, ra tù không việc làm, không nguồn thu nhập, phải chuyển sang nghề chữa trĩ kiếm sống. Chính Chiến Thắng Lợi, một yếu nhân của thể chế được gọi là "dân chủ gấp triệu lần tư sản", đã góp phần làm thui chột biết bao tài năng, mà đáng lý ra họ chính là nguyên khí quốc gia, là nguồn động lực cơ bản thúc đẩy tiến trình phát triển của đất nước. Từ chuyên chính vô sản đến độc quyền yêu nước, coi đất nước là của riêng những người cộng sản, hạ thấp vai trò tầng lớp trí thức, những người như Chiến Thắng Lợi, dù vô tình hay hữu ý, đã liên tục đẩy đất nước vào những thảm họa mà lẽ ra có thể tránh được sau cuộc kháng chiến chống Pháp. "Cải cách ruộng đất", "Nhân văn giai phẩm", "Cải tạo công thương nghiệp", "Xét lại hiện đại", "Hợp tác hoá nông nghiêp"...thực chất đều là những bi kịch dân tộc bắt nguồn từ sự ngộ nhận về thứ chủ nghĩa xã hội trại lính, triệt để tôn sùng cá nhân, thủ tiêu quyền làm người, coi thường những giá trị phổ quát của nhân loại mà ngay từ năm 1956, tại Đại hội XX đảng cộng sản Liên Xô, N.X. Khrushev đã kịch liệt lên án.
Với thói đạo đức giả và thói kiêu ngạo cộng sản, những ông "đầy tớ" dân kiểu như Tư Vuông, Chiến Thắng Lợi v.v... chẳng những làm đất nước rơi vào cảnh khủng hoảng triền miên mà còn tạo ra một thế hệ tương lai, những "ông trời con", thừa hưởng bộ gene quyền lực và đống tài sải kếch xù do tham nhũng mà có của cha ông, chẳng cần phải tốn mồ hôi, nước mắt, tuy nhân cách kém cỏi, học vấn lem nhem, mà vẫn là những ông chủ đích thực, tiếp tục đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Để kiểm chứng nhận xét này, chỉ cần đọc lại đoạn Chiến Thống Nhất chửi Đinh Mạn bằng những lời rất thô tục vì người anh ta không chiều theo ý thích chơi trội của hắn mà phá vỡ quy hoạch từ đường do Nguyễn Kỳ Vọng đầu tư xây dựng là hiểu ra ngay.
Tương phản với Chiến Thắng Lợi, Nguyễn Kỳ Vỹ là một nhân cách nghệ sĩ lớn, được đào tạo khá bài bản từ nền văn hoá Pháp. Vỹ giầu lòng tự trọng, hơi lãng mạn và trung thực đến tận cùng. Chính nền giáo dục phương Tây, chứ không phải Bình dân học vụ thời Cải cách ruộng đất, hay phong trào thi đua Hai tốt sau này, đã đào luyện cho Việt Nam những nhân tài thực sự như Nguyễn Kỳ Vỹ, Nguyễn Kỳ Vọng, Châu Hà... cho dù họ đến với nhân dân và phục vụ nhân dân bằng những cách khác nhau. Chủ trương độc quyền chân lý, kỳ thị giai cấp đã đẩy một bộ phận không nhỏ nhân tài ra ngoài lề xã hội, đưa một bộ phận khác có bản lĩnh hơn, dám phản biện đường lối cai trị sai lầm của giới lãnh đạo vào tù, biến đất nước thành của riêng một nhóm người
Nếu Chiến Thắng Lợi vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của nền chính trị xơ cứng, giáo điều, bảo thủ dẫn đến bi kịch của cả một cộng đồng, thì Nguyễn Kỳ Vỹ bị vùi dập chỉ với tư cách nạn nhân bởi anh quá yêu nhân dân, đã hoàn thành nhiệm vụ vượt mức yêu cầu của Đảng. Cái tội của Nguyễn Kỳ Vỹ là dám "cầm đèn chạy trước ô tô", dám khôn hơn Đảng về cách nhìn tương lai đất nước bằng con mắt phê phán. Ngược dòng thời gian, qua các vụ "Nhân văn giai phẩm", "Xét lại hiện đại"... giới văn nghệ sĩ đều khá hèn, thiếu chính kiến và luôn "biết sợ" nên chẳng bao giờ dám có ý tưởng "lật đổ" chính quyền bằng văn thơ. Cho nên, những vụ án trên, dù là có thật hay bởi ai đó đã chế tạo ra, cũng luôn nửa hư nửa thực, nhằm mục đích răn đe từ phía những quan chức thượng tầng luôn có tinh thần "cảnh giác cách mạng" cao như Tư Vuông theo lời dạy của lãnh tụ Mao "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót". Văn nghệ sĩ đôi lúc chỉ là những vật tế thần để người ta giải quyết bài toán ở hậu trường trong tương quan lực lượng.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính làm cho Nguyễn Kỳ Vỹ thân bại danh liệt lại là cái tội dám chê tập thơ Thủ đô gió ngàn, cho dù lời chê cũng chỉ rất nhẹ nhàng. Thời ấy, thơ Ngô Sĩ Liên là thống soái, hay nhất, có tính đảng cao nhất, nghệ thuật tuyệt vời nhất. Đọc rồi chỉ được khen, chê là lãnh đủ. Nguyễn Kỳ Vỹ dám "mó dái ngựa" như Châu Hà bảo "thật thà một cách ngu xuẩn" thì bị loại ra khỏi cuộc chơi, ngồi bóc lịch dài dài là đúng luật, bởi vì những người cộng sản như Tư Vuông không bao giờ sai lầm. Nhưng đấy cũng chính là nét đáng trân trọng trong tính trung thực của nhà nghệ sĩ tài hoa. Thiếu cái đó không còn là Nguyễn Kỳ Vỹ. Tội thứ hai của Vỹ là bướng, không chịu khuất phục. Nếu anh chịu "mài nhẵn như hòn bi" theo quy trình Tư Vuông chỉ thị cho Chiến Thắng Lợi thì có lẽ số phận nhà thơ đã xoay chuyển, chẳng những không bị gọi về nước, yên tâm học tập ở Grugia mà còn thoát khỏi bảy năm tù không án, đến nỗi thành kẻ tâm thần vô tích sự, báo hại gia đình.
Nguyễn Kỳ Vỹ là nhân vật hư cấu nhưng cũng là con người bằng xương bằng thịt từ cuộc đời chìm nổi nhập vào trang sách, rồi lại từ trang sách bước ra, nhân danh một lớp văn nghệ sĩ bị hàm oan, nói theo nhà thơ Lê Đạt là bị "giẻ rách hoá", tố cáo những thế lực đen tối đã đẩy họ đến bước đường cùng. Là nhân vật tiểu thuyết nhưng đồng thời cũng là nhân chứng lịch sử, Nguyễn Kỳ Vỹ được xem như hình tượng văn học khá điển hình, giầu cá tính, mở đầu cho thời kỳ "văn học vết thương" làm người đọc phải tự vấn lương tâm, phải xét lại quan niệm của mình về số phận đất nước, tương lai dân tộc mà bấy lâu nay người ta chỉ nhận dạng một cách mơ hồ qua những dòng khẩu hiệu sáo rỗng.
So với anh trai mình, Nguyễn Kỳ Vọng có phần may mắn hơn khi anh kịp thời di tản vào Nam theo gia đình Tạ Đôn, Tạ Thu Uyên. Qua nhân vật Vọng, người đọc nhận ra sự so sánh ngầm nhưng rất rõ ràng của tác giả về hiệu quả của hai nền giáo dục. Hệ thống giáo dục miền Nam sau năm năm tư là hệ thống mở mang tính hội nhập với thế giới văn minh, tuy vẫn còn những hạn chế nhưng nhìn chung là tiến bộ, khác hẳn với thứ giáo dục nhồi sọ, lấy chính trị làm thống soái, lại khép kín, mang nặng tính bảo thủ, dẫn đến triệt tiêu khả năng sáng tạo, kết quả là chỉ đào luyện ra những lớp người biết vâng dạ. Vào đến Sài Gòn, tuy mới chỉ ở bậc tú tài bán phần, Nguyễn Kỳ Vọng đã có đủ bản lĩnh sống nơi đất khách. Anh vừa đi học vừa dạy kèm làm kế sinh nhai rồi đàng hoàng bước vào giảng đường một trường đại học danh giá với suất học bổng ngành kỹ sư công chính. Là người có chí tiến thủ, Vọng còn quyết định sang Hoa Kỳ tu nghiệp nhằm học hỏi công nghệ làm cầu hiện đại của cường quốc khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới dẫu rằng khi về chưa chắc đã còn được ngồi ghế trưởng ty.
Nếu chính quyền Sài Gòn cũng hành xử giống những người cộng sản thì, với cái lý lịch bất hảo, anh trai là cán bộ Việt Cộng cao cấp như Vọng, làm sao được bén mảng đến cổng trường đại học, nói gì đến việc xuất ngoại? Vọng là một trí thức có nhân cách lớn. Anh học và làm đều vì sự thăng tiến của cộng đồng, được vinh danh như một kỹ sư đặc hạng với nhiều bằng tưởng thưởng ghi nhận công tích phục vụ đất nước. Đó thật sự là những công trình sáng tạo đem lại hiệu quả thiết thực chứ không phải những bản báo cáo dối trá trong một xã hội tôn thờ chủ nghĩa thành tích thể hiện qua khẩu hiệu "Thi đua yêu nước" mà hậu quả của nó là cầu sập, đường vỡ, nhà đổ, người chết... nhưng trách nhiệm lại chẳng biết thuộc về ai. Nói một cách công bằng, cũng có thể Nguyễn Kỳ Vọng chẳng mấy yêu quý chế độ Sài Gòn bởi bản thân nó cũng có không ít điều bất ổn, nhưng người trả lương xứng đáng với công sức đã bỏ ra, cấp trên quý trọng tài năng của anh, thế là đủ. Vậy mà, sau 30 tháng 4 năm 1975, những tài năng như Nguyễn Kỳ Vọng lại bị xếp xó, chỉ chút nữa thôi phải đi cải tạo nếu không có sự hiểu lầm của người đại diện chính quyền mới khi anh ra trình diện. Thân phận bọt bèo của lớp trí thức lưu dung sau năm 1954 ở miền Bắc lại được tái lập ở miền Nam. Có vẻ như, sau hai mươi năm những người cộng sản vẫn chưa đủ thời gian thay đổi cách nhìn.
Dù tỉnh táo đến mấy Nguyễn Kỳ Vọng cũng không thoát khỏi tấn bi kịch của một trí thức nhẹ dạ cả tin, đem số phận mình đặt vào lũ lưu manh chính trị trong canh bạc đầy may rủi. Khuất Sĩ Hào chỉ vì muốn chiếm ngôi biệt thự mà dùng mỹ nhân kế cùng với những lời đường mật sắp xếp cho Vọng vượt biên trong một đường dây bán chính thức do những nhân vật có thế lực bảo kê. Cuộc hành trình biển Đông của Nguyễn Kỳ Vọng thật sự là nỗi kinh hoàng đối với những người con đất Việt đi tìm miền đất hứa, nhưng chưa thấm vào đâu nếu so với sự kiện đứa con gái 13 tuổi của anh bị hải tặc cưỡng bức phải nhảy xuống biển tự tử. Bé Nguyễn Thị Kỳ Vân cũng như ba trăm ngàn thuyền nhân xấu số bỏ xác dưới đáy đại dương là cái giá quá đắt đối với sự tự do của một đời người. Anh tâm sự với Châu Hà: "Anh là một nhà văn, không thể không biết sự thật về cuộc di tản đau đớn và khủng khiếp nhất của lịch sử người Việt. Cuốn hồi ký này, tôi viết tặng anh Vỹ tôi. Nhưng anh ấy đã là phế nhân rồi…". Vọng trở thành kẻ tha hương trên đất Hoa Kỳ với những mặc cảm tội lỗi về trách nhiệm của người chồng, người cha đối với gia đình cho dù nơi ấy là xứ sở được bảo đảm nhất về quyền làm người. Hình như định mệnh đã tạo ra số phận nghiệt ngã đối với một trí thức tài hoa. Bi kịch dân tộc truy đuổi người con trai làng Động đến tận cùng trời cuối đất. Vọng mất tất cả nhưng không mất nhân cách. Chính đứa con lưu lạc chân trời góc bể, bị ông anh cả Chiến Thắng Lợi gọi là kẻ phản quốc lại là người đưa vàng cho bố con Nguyễn Kỳ Cục chuộc Nguyễn Kỳ viên. Rồi cũng chính Nguyễn Kỳ Vọng hồi hương mang tiền về xây lại ngôi từ đường dòng họ.
Nhưng cái đáng trọng hơn cả ở Nguyễn Kỳ Vọng vẫn là một trí tuệ sáng láng, một lập luận tỉnh táo, logic đầy tính biện chứng qua cuộc chuyện trò với nhóm Châu Hà khi các nhà văn này được mời sang Hoa Kỳ. Là kỹ sư công chính nhưng Vọng có cái nhìn sắc sảo về cách làm chính trị và quản lý đất nước của những người cộng sản: "Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930, Nam Kỳ Khởi Nghĩa năm 1940, rồi Mậu Thân 1968, thành cổ Quảng Trị 1972… hy sinh toàn bộ lực lượng cốt cán, hàng vạn tinh hoa ưu tú nhất của dân tộc, thì các anh bảo là tập dượt, là tiền khởi nghĩa, là đêm trước của cách mạng… Nhân dân luôn là vật thí nghiệm… Và các vị, giống như người đẽo cày giữa đường, người gọt chân cho vừa giày… ở bên này nhưng chúng tôi vẫn thuộc câu ca: "Mất mùa là tại thiên tai. Được mùa là bởi thiên tài Đáng ta". Dân biết hết cả. Nhưng dân mình hiền. Không nỡ giận con chuột mà đập vỡ cái bình quí. Lấy đại cục làm trọng, chứ không câu nệ cái tiểu tiết. Dân tộc mình như thế, văn hoá lịch sứ mình như thế, đất đai sông núi như thế, có kém gì nước Nhật, nước Hàn, nước Thái… mà mãi vẫn không trở thành cường quốc được, vẫn luôn xếp hàng cuối sổ của thế giới?… Đau lắm chứ…".
Quan điểm của Vọng vốn bắt nguồn từ tư duy khoa học với những biện luận chặt chẽ và dẫn chứng có sức thuyết phục: "Giành được nước là các anh đút túi như của cải riêng của mình. Các anh vô ơn, chẳng cần biết rằng đất nước này có tới bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, mà các anh mới chỉ là khoảng khắc, công lao như cái móng tay", hoặc: "Độc quyền trong thương hiệu hàng hoá, trong phát minh sáng chế, chiếm lĩnh tài năng, sẽ tạo ra sự cạnh tranh, sáng tạo, nhưng độc quyền yêu nước… sẽ tiêu diệt mọi khát vọng, tự do, dân chủ". Chưa dừng ở đấy, bằng quá trình trải nghiệm đau đớn, nhất là từ cái chết không toàn thây của cha mình, Vọng nhận xét: "Cải cách ruộng đất là một ví dụ. Khi chúng ta kịp sửa sai thì hàng vạn đảng viên ưu tú, hàng vạn những nhà quản lý nông nghiệp giỏi, đã bị nghi oan là địa chủ cường hào gian ác và bị hành quyết. Thầy tôi là một nạn nhân của tội ác lịch sử đó. Vụ khoán ruộng của ông Kim Ngọc ở Vĩnh Phú là một ví dụ khác. Đến khi nhận ra sai lầm, thì nông nghiệp, nông thôn đã kiệt quệ...Rồi ai sẽ chịu trách nhiệm trước lịch sử về sự tụt hậu này?". Chẳng phải là người cầm bút chuyên nghiệp mà Nguyễn Kỳ Vọng bàn về văn chương cứ như đã từng nghiên cứu lý luận sáng tác ở đâu đó: " Anh là nhà văn, chắc anh phải trăn trở hơn tôi rất nhiều. Bởi văn chương sẽ là vô bổ, nếu không ký thác được điều gì. Nhà văn nếu không phải là người phản biện của xã hội thì anh ta còn có ích gì?"
Thật đáng buồn, những trí thức chân chính, tài năng như Nguyễn Kỳ Vọng nếu được dùng vào việc canh tân đất nước mà không nghi kỵ, dè chừng thì dân tộc này đã mở mặt được với năm châu bốn biển. Những lời cảm khái của Vọng trước nhà văn Châu Hà là minh chứng cho sự thật đau lòng đó: "Ai tin tôi? Ai cho tôi cống hiến? Các vị có cả một hệ thống tổ chức từ cơ sở tới Trung ương để chọn lọc những người được cầm quyền. Từ tổ phó trở lên đã phải qua hệ thống sàng lọc trước khi đề bạt. Dân thường chẳng ai chen vào được. Đất nước của các vị chứ đâu phải của mọi người Việt?"
Trong guồng máy quan chức trung cao cấp dược tác giả đề cập, ngoài những ông lớn đầy quyền uy như Tư Vuông tức nhà thơ Nga Sĩ Lún (sau đổi thành Ngô Sĩ Liên), Chiến Thắng Lợi, còn thấp thoáng bóng giai nhân làm cách mạng rồi sau cũng được chia phần. Một trong những nhân vật nổi bật là Đào Thị Cam. Đào Thị Cam tức Bướm hoặc ni sư Thích Đàm Hiên là một trong những người phụ nữ mở dầu cho "chính sách cán bộ nữ" của đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên đấy chỉ là phần nổi của một vấn đề hết sức tế nhị trong mưu mẹo cai trị của những người ở tầm văn hoá thấp. Nguồn gốc của Đào Thị Cam hết sức phức tạp, thậm chí còn có phần bí hiểm nữa. Cái quá khứ gắn liền với cả Trương Phiên, Lê Thuyết lẫn Nguyễn Kỳ Khôi rất không bình thường ấy luôn là nỗi ám ảnh với người cán bộ Hội Phụ nữ. Cũng như Chiến Thắng Lợi, Đào Thị Cam sống trong một tổ chức mà mọi hành vi luôn bị giám sát chặt chẽ nên không dám sống thật với ngay cả chính mình. Thói đạo đức giả cùng với bệnh ham mê quyền lực có lúc tưởng đã giết chết tình cảm cá nhân trong tâm hồn người đàn bà sắc sảo. Nhưng rồi tình mẫu tử đã thắng. Người mẹ quyết định vứt bỏ sĩ diện cá nhân cũng như tư cách đảng viên để cứu đứa con trai lẽ ra sẽ phải vào chiến trường, phó mặc sinh mệnh cho thần Chiến tranh.
Có thể xem, Đào Thị Cam là bậc tiền bối, đã tạo ra một thông lệ cho những đàn em phái yếu sau này, tuy trình độ học vấn thấp nhưng nhan sắc mặn mà, đem cái "vốn tự có làm vật tiến thân, được bổ nhiệm vào các cơ quan công quyền, làm danh giá cho gia đình, dòng họ như một cô Tư Hồng thời hiện đại.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Thời của thánh thần là hiện tượng phản biện xã hội thành công với các sự kiện mà từ mấy chục năm qua người ta vẫn cố tình giấu kín hoặc làm biến dạng nó để dẫn dắt dư luận sang hướng có lợi hơn cho nền chính trị. Tác giả viết về bi kịch lịch sử gia đình họ Nguyễn Kỳ cùng với số phận chìm nổin của mỗi thành viên, cũng chính là đã khái quát được hình ảnh cả dân tộc trong một giai đoạn lịch sử bi tráng bởi những cuộc chiến đẫm máu do xung đột ý thức hệ. Cải cách ruộng đất là ngọn đòn trời giáng, xoá sổ tầng lớp nông gia ưu tú của nền nông nghiệp Việt Nam thông qua các hình thức đấu tố man rợ thời trung cổ, đưa giai cấp bần cố nông, trong đó phần lớn là vô học, lười biếng, thậm chí lưu manh lên làm lãnh đạo. Kết quả là nạn đói hoành hành, làng xóm tiêu điều sau khi ruộng đất bị tịch thu, chia chác, hàng loạt đình chùa đền miếu bị phá huỷ, sách được thu gom làm mồi cho thần lửa là nỗi ám ảnh suốt đời đối với những người còn chút lương tri.
Với giới trí thức, những người cộng sản chưa bao giờ tin tưởng tuy họ đã có những đóng góp xứng đáng vào cuộc trường kỳ kháng chiến. Theo Tư Vuông, trí thức, nhất là trí thức văn nghệ sĩ, hay nhiễu sự, cần phải được dạy bảo, vì Bác Mao từng dạy: "trí thức không bằng cục phân". Biện pháp tốt nhất cho những đối tượng được đào tạo bài bản bằng thứ văn hoá "nô dịch" của đế quốc sài lang là "chuyên chính vô sản". Tư Vuông lăng xê Nguyễn Kỳ Vỹ không hẳn chỉ vì quý trọng nhân tài mà ông ta muốn nhào nặn chàng thi sĩ làng Động thành công cụ trong tay mình để dễ dàng thao túng giới văn nghệ sĩ. Chính vì thế, khi Nguyễn Kỳ Vỹ có ý định trượt ra khỏi quỹ đạo vạch sẵn thì ông ta lập tức ra đòn chí mạng đến nỗi ngay cả Chiến Thắng Lợi cũng không cứu nổi. Với tư cách đầu lĩnh của ngành tư tưởng, Tư Vuông từng nói về Vỹ với Chiến Thắng Lợi đại loại như: " Phải mài cho hắn tròn như hòn bi", hay: "Thằng em ông nó đã bắt đầu biết sợ rồi đấy".
Rõ ràng, chân lý ở đây thuộc về những người như Tư Vuông, Chiến Thắng Lợi, Văn Quyền, Tiến Tới, cho dù đó là thứ chân lý của những chuyên viên "lưỡi gỗ". Bài thơ "Tiếng hát nhân dân", bước đầu được bốc lên tận mây xanh, nhưng cũng chính nó, sau khi tác giả "ngã ngựa" vì dám phê bình Thủ đô gió ngàn thì bị quy kết đủ thứ tội trong đó có cả tội "tay sai Mỹ Diệm", "phản cách mạng". Cả một xã hội bị khủng bố tư tưởng. Con người luôn sống trong tình trạng bất an, lúc nào cũng nơm nớp sợ, bất ngờ bị còng tay đưa đi mà không hề biết mình đã mắc tội gì. Lời của giám thị trại tù Bản nói với Nguyễn Kỳ Vỹ lúc anh được phóng thích nghe mà tức cười cho cái nền tư pháp XHCN: "Ôi cái ông văn sĩ này, rõ rách việc. Người ta bảo chúng tôi tha ông thì chúng tôi viết giấy. Chứ chúng tôi cũng chẳng biết gì hơn ông. Mấy chục năm nay hàng nghìn con người vào, ra trại cũng đều thế cả. Chúng tôi chỉ biết làm việc theo lệnh. Có tội danh hay không có tội danh, đã vào đây đều phải xử theo lệnh. Ai tuyên án ông ngồi tù? Án đâu? Tội danh gì? Tù thời hạn bao nhiêu năm? Đến như giám đốc trại là tôi mà cũng không có nổi những văn bản ấy, thì làm sao có phiên toà để xử ông được?".
Như phần trên đã nói, ngôn ngữ của Thời của thánh thần thuộc dạng cổ điển, không có mấy sáng tạo, nhưng quả thật, văn rất đẹp. Nó đẹp ở cách diễn đạt chân phương qua nghệ thuật kể đầy biểu cảm, nghệ thuật tả tâm lý sắc sảo cùng với những đoạn bình luận ngoại đề làm cho người đọc hưng phấn, góp phần đáng kể vào việc tiếp nhận các giá trị tác phẩm. Cái làm nên sự thành công của tác phẩm còn là giá trị phản biện lịch sử thông qua số phận của các nhân vật thuộc gia đình dòng họ Nguyên Kỳ. Lịch sử vốn công bằng. Không ai có thể cưỡng bức lịch sử. Sẽ đến một ngày không xa, những sự thật đau buồn trên dải đất hình chữ S này sẽ được phơi bày trước bàn dân thiên hạ.
Xóm liều, những ngày cuối năm con chuột (23/12/2008)
Nguồn: thongluan.org
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư liệu Thánh Kinh (9):Thủ Công và Tay Nghề
Vũ Văn An
12:02 27/12/2008
Tư Liệu Thánh Kinh: Thủ Công và Tay Nghề
Thời Cựu Ước, Ít-ra-en ít có, nếu không muốn nói là không có, thợ thủ công nào biết làm những đồ mỹ thuật tự nó có giá trị. Ngay cả khi phải dựng xây những nơi thờ phượng, họ cũng phải mời các nghệ nhân nước ngoài vào hoàn tất việc trang trí. Ít-ra-en là một xứ nghèo, nên chỉ có những kỹ năng chế tạo những vật dụng cần thiết mà thôi. Tuy nhiên, có những nghề được coi là tài nghệ ngay từ thời xa xưa. Ðó là tay nghề của một số gia đình, có lẽ được bí truyền từ đời cha đến đời con.
Một số vùng đặc biệt được liên kết với một tay nghề nào đó, có lẽ vì vật liệu cần cho tay nghề ấy chỉ tìm thấy tại những vùng đó. Bởi thế Xúc-cốt trở thành nổi tiếng về nghề đúc các vật dụng kim khí; Đê-bia nổi tiếng về dệt và nhuộm. Xem ra đã có những hình thức hiệp hội tay nghề ngay từ những thời xa xưa, nhất là các các thành thị, vì tại các nơi ấy thường các tay nghề đều tập trung tại những khu chuyên biệt. Thánh Kinh có nhắc đến phường thợ mộc, phường thợ vải, phường thợ gốm, phường thợ vàng và phường nước hoa.
Thời Tân Ước, các hiệp hội tay nghề khá nổi tiếng trong Ðế Quốc La Mã. Nhưng họ phải có giấy phép của hoàng đế để tránh không trở thành những hình thức tổ chức chính trị trá hình.
Các tay nghề được người Do Thái thời đó coi trọng. Các tay thợ chuyên nghiệp miễn luật mà mọi người khác phải làm là đứng dậy mỗi khi một học giả tới gần. Phần lớn các ký lục đều có một tay nghề chuyên môn. Trước tác của các giáo sĩ có nhắc đến thợ làm đinh, thợ nướng bánh, thợ làm dép, thợ xây, thợ may. Nhưng cũng có một số tay nghề bị khinh khi, như thuộc da vì ‘dơ bẩn’, thu thuế vì dễ đưa đến lừa đảo, dệt vì là việc của đàn bà. Các tay thợ dệt phải làm việc trong những khu nghèo nàn nhất của Giê-ru-sa-lem, gần Cửa Phân (Dung Gate).
Nghề Da (Leatherwork): Thánh kinh nhắc đến những món đồ làm bằng da (da chiên hay da dê) bao gồm quần áo, thắt lưng và giầy dép.Trọn bộ da thú nhỏ được khâu lại với nhau làm vò rượu, vò nước và vò sữa. Lều khởi đầu được làm bằng da, nhưng sau đó làm bằng nỉ, hay lông dê dệt, giống như người Ả-rập du cư (Bedouin) ngày nay. Da cũng được dùng làm giấy viết. Bản chép tay sách I-sai-a thuộc bộ Sách Cuộn Biển Chết, được định niên biểu năm 150 trước CN, đã được viết trên 17 miếng da. Chi tiết về việc da đã được chế biến ra sao không ai biết, nhưng có thể hai ba ngành nghề chuyên môn khác nhau đã phải can dự vào.
Có nghề lột da thú. Người ta đã khám phá ra những con dao có lẽ đã được dùng vào việc này. Rồi đến việc thuộc da. Thời xa xưa, việc này có thể đơn giản chỉ là phơi da cho khô dưới nắng, hay xử lý nó với nước cốt của một vài loại cây cỏ. Nhưng thợ thuộc da buộc phải sống ở ngoài thành phố vì công việc họ làm rất hôi.
Sau cùng, có việc lên khuôn và khâu da thuộc. Thánh Phao-lô, A-qui-la và Po92-rít-ki-a được tường thuật là làm nghề ‘dệt lều’, nhưng một số người cho rằng từ này rất có thể có nghĩa ‘thợ đồ da’. St 3:21; 2V 1:8; Ed 16:10; Xh 26:14; Cv 18:3.
Nghề Ðá Quí (Gem-cutting): Người Ít-ra-en dùng những loại đá quí vừa phải như mã não (agate), ngọc thạch anh (jasper), hồng mã não (carnelian) và thạch anh trong suốt (rock-crystal). Những loại đá này được cắt rồi đánh bóng thành chuỗi hay được khắc hình này hình nọ, có khi cả tên chủ nhân nữa, làm con dấu. Thánh Kinh nhắc đến nhiều loại đá qúi, mặc dù nhiều loại không nhận diện được. Khắc đá và cẩn chúng vào vàng làm phẩm phục trước ngực của thầy cả thượng phẩm là điều đã được nhắc trong Xuất Hành 28:9-14.
Nghề Kiếng (Glass-making): Nghệ thuật chế tạo những món đồ bằng thủy tinh chưa bao giờ phổ biến tại Ít-ra-en. Trước khi dân Ít-ra-en vào đất Ca-na-an, người Ai Cập và người Ba-by-lon đã khám phá ra cách chế tạo thủy tinh mờ và đổ khuôn nó lên lõi bằng cát. Ðến thời Tân Ước, người La Mã chế tạo ra loại thủy tinh trong và ‘thổi’ nó thành những hình thù khác nhau. Cho nên nhiều món đồ bằng thủy tinh tìm thấy tại Ít-ra-en chắc chắn là hàng nhập cảng.
Nghề Khắc Ngà Voi (Ivory carving): Bảng liệt kê các tay nghề tại Ít-ra-en sẽ không đầy đủ nếu quên không nhắc đến nghề khắc ngà voi, mặc dù, có lẽ rất ít nghệ nhân sống nghề này, và những người sống nghề này, phần nhiều là người nước ngoài. Ngà voi rất hiếm. Nó được nhập cảng từ Phi Châu (hay từ Xi-ri vào thời xa xưa). Nó là món hàng ưa thích của nhà vua, nhưng các tiên tri kết án vì nó là biểu tượng của hoang phí thái quá và của lối sống nhàn cư vi bất thiện. Vua Sa-lô-môn có lẽ đã sử dụng những bức khắc ngà voi và cẩn chúng vào những trang trí trong đền thờ. Tuy nhiên Cựu Ước chỉ nhắc đến chiếc ngai bằng ngà voi của ông mà thôi. Vua A-kháp của Ít-ra-en đã xây ‘ngà ốc’ tại Sa-ma-ri, thủ đô của ông. Chính tại Sa-ma-ri, người ta đã tìm lại bộ sưu tầm ngà voi lớn nhất của Do Thái. Các cuộc khai quật cho thấy nghệ thuật này phát triển rực rỡ ở hầu hết các quốc gia Cận Ðông. Các món đồ khai quật gồm những bức khắc nhỏ, những bức cẩn và điêu khắc. 1V 10:22; Ed 27:15; Am 3:15; 1V 22:39.
Nghề đồ gốm
So với sản phẩm của các lân bang, đồ gốm Do Thái xem ra nghèo nàn và không được nghệ thuật lắm. Có một khác biệt một trời một vực giữa đồ gốm bông của người Ca-na-an và người Phi-li-tinh so với những kiểu có giới hạn của người Do Thái vào lúc họ chiếm cứ lãnh thổ này. Nhưng điều đó chỉ vì nguyên do người Do Thái đặt nặng tính hữu dụng hơn là trang trí. Các hình thức đều tốt và được chế tạo cẩn thận. Vào thời Vua Đa-vít, tay nghề được cải thiện nhiều. Có những khuôn hình mới và bắt đầu được trang trí. Tiến bộ ấy cứ thế tiến triển và dưới thời các vua, việc làm ra các đồ gốm đã trở thành một kỹ nghệ nhỏ với những ‘nhà máy’, sản xuất hàng loạt, có hình thù tiêu chuẩn, và có nhãn hiệu thương trường. Nhiều bình lọ nữa được sản xuất, nhưng tiêu chuẩn khá cao. Vào thời Tân Ước, xem ra người ta đã nhập cảng phần lớn các loại đồ gốm. Thợ Gốm: Hình như đã có một số thợ gốm cùng làm việc với nhau, có các thợ học nghề giúp việc (đôi khi là chính các con trai của họ), nhất là thời các vua về sau. Có bằng chứng cho thấy các thợ gốm đã cung cấp cho người đến thờ phượng tại đền thờ các loại nồi niêu thích hợp dùng để nấu các bữa ăn tế lễ tại tiền đình.
Xem ra cũng đã có những nghiệp đoàn thợ gồm hoàng gia chuyên ‘phục vụ nhà vua’ (1Sb 4:23). Có lẽ họ đã làm ra các chum lớn để đựng nông phẩm từ các nông trại tư của nhà vua. Nhiều chiếc chum đã được tìm ra (chứa chừng 45 lít) với con dấu đóng vào cán: ‘Của Đức Vua’. Bên dưới là tên của một trong bốn thành phố: Khép-rôn, Díp, Sô-cốt và Mem-sát. Đây có thể là địa điểm các vườn nho của nhà vua, hay các trung tâm để người dân đóng thuế bằng nông phẩm.
Xưởng Thợ Gốm:: Trọn bộ diễn trình làm đồ gốm có lẽ được thực hiện tại cùng một địa điểm. Ở đấy phải có nguồn cung cấp nước dồi dào (suối hay giếng), các bánh xe để tạo hình cho đất sét, và lò nung để nung. Sân nhà hay xưởng thợ gốm có lẽ đã được dùng để chuẩn bị đất sét và chắc chắn cũng trở thành nơi chứa các đồ gốm bể hay do các lò nung phế thải.
Sách Giê-rê-mia 19:2 nói đến ‘Cửa Gốm’ gần Thung Lũng Hin-nôm. Người ta thường giả thiết có nhà thợ gốm ở đấy. Trong sách Nơ-khe-mi-a 3:11 và 12:38, ta đọc thấy ‘Tháp Lò’, có thể là kiểu nói chỉ các lò nung của thợ gốm tại Giê-ru-sa-lem.
Chuẩn bị đất sét: Đồ gốm được làm từ đất sét mầu đỏ của địa phương. Thợ gốm không thay đổi phẩm chất của đất sét, ngoại trừ thình thoảng trộn nó với đá vôi đã xay nhuyễn, là thứ có sẵn. Điều ấy làm chiếc bình chịu đựng được sức nóng (hữu dụng khi làm nồi nấu), nhưng điều ấy đòi thợ gốm phải nung đất sét ở nhiệt độ thấp, nếu không đá vôi sẽ tan ra.
Đất sét thô được đặt ngoài nắng, mưa và sương để nó vữa ra và loại bỏ các chất dơ. Rồi người ta đổ nước vào và đạp thành bùn (xem Is 41:25). Việc này đòi có kỹ năng. Nước cần được cân đo và đổ thật đều khắp và không khí phải được loại bỏ.
Làm việc với đất sét: Khi đã chuẩn bị xong đất sét, thợ gốm có ba phương pháp để làm việc với đất sét ấy:
1. Đất sét có thể được ép xuống một chiếc khuôn. Các tấm biển của người Ca-na-an được làm kiểu này, cũng như hầu hết các chiếc đèn thời Tân Ước. Sách Gióp 38:14 nhắc đến việc đóng dấu trên đất sét.
2. Đất sét được tạo thành khuôn bằng tay. Tại Ít-ra-en, các đồ vật được làm kiểu này xem ra chỉ là đồ chơi, lò đun và một ít đồ đựng.
3. Đất sét được tạo thành khuôn dạng trên một bánh xe, và đây là phương pháp thông thường nhất.
Các bánh xe kiểu xưa nhất của thợ gốm là đĩa tròn quay quanh chiếc trục thẳng đứng. Nhưng khoảng thời Xuất Hành, một kiểu khác đã được sử dụng. Kiểu này có thêm một đĩa thứ hai, lớn hơn, gắn bên dưới đĩa kia. Đĩa này tăng tốc độ vòng quay và có thể giữ tiếp tục quay nhờ các phụ tá của thợ gốm. Bánh xe thợ gốm có lẽ được dùng ở khắp nơi, nhưng Thánh Kinh chỉ nhắc đến nó một lần (khi Giê-rê-mi-a đến thăm nhà một thợ gốm: Gr 18:3), và các bánh xe ít khi được tìm lại. Có lẽ vì chúng thường được chế bằng gỗ hay bằng chính đất sét và do đó không tồn tại lâu. Các bánh xe bằng đá đã được tìm thấy ở Mơ-gít-đô, La-khít và Kha-do. Không có bằng chứng nào cho thấy loại bánh xe do chân đạp trước năm 200 trước CN, mặc dù đến thời Tân Ước, nó được dùng khá phổ quát. Khi sản phẩm đã thành hình, người ta để cho nó cứng. Rồi sau đó có thể cho trở lại bánh xe và quay cho có hình thù mịn màng hơn. Thời các vua sau này, sản lượng đã được gia tăng rất nhiều do nhiều cách. Đôi khi, một số lượng đất sét lớn được đặt trên bánh xe rồi sản phẩm được lên khuôn từ đỉnh khối đất ấy và từng sản phẩm được bứng ra khi đã hoàn tất. Đôi khi, thợ không lành nghề tạo khuôn đất sét qua loa trên bánh xe. Họ dùng loại đất sét rẻ tiền để làm nên những sản phẩm thật dầy, sau đó mới được các tay thợ lành nghề chỉnh lại thành hình thù và độ dầy mong muốn.
Nung: nung các sản phẩm đồ gốm trong lò nung là chứng minh cuối cùng về tài nghệ của thợ gốm. Vì mỗi loại đất sét đòi một cách nung khác nhau. Nhưng không ai biết phương pháp nung của họ. Một số lò nung đã được tìm ra. Một số có hình chữ U, nhưng không dễ gì nói được liệu chúng được dùng cho đồ gốm hay cho đồng đỏ.
Trang Trí: Người Do Thái không tráng men đồ gốm của họ nhưng họ có ba cách trang trí chúng:
1. Họ có thể dùng một thứ ‘nước áo’ nghĩa là một thứ đất sét mịn có nhiều chất sắt được hòa vào nước cho lỏng rồi phết lên phần đồ gốm người ta muốn trang trí.
2. Đôi khi họ vẽ một đường mầu đỏ hay mầu đen chung quanh vai hay ở giữa chiếc đồ gốm.
3. Họ có thể đánh bóng đồ gốm bằng tay hay trên bánh xe. Để làm việc này, một dụng cụ bằng đá, bằng xương hay bằng gỗ được chà lên đất sét sau khi đã phơi khô nhưng trước khi nung. Khu vực đánh bóng ấy sẽ sáng lên sau khi nung.
Đôi khi người ta phối hợp cả phương pháp nước áo lẫn phương pháp đánh bóng. Một vài chiếc bình đựng nước hoa được tìm ra gần đây có mầu đen. Người ta không rõ chúng đã được chế tạo ra sao. Người ta có thể nhúng chúng vào sữa hay dầu ô-liu trước khi nung rồi nhẹ nhàng đánh bóng. Người Hy Lạp và người La Mã quen tráng men đồ gốm của họ. Các mặt hàng do thợ gốm làm: Các mặt hàng do thợ gốm làm có thể chia thành 2 loại chính:
Chén bát: Loại này thay đổi từ các tô thật lớn dùng trong tiệc tùng, có bốn tay cầm, tới những chiếc tách nhỏ (hoạ huần mới có cán). Chén bát dùng pha rượu, dọn thực phẩm, giữ than hồng, nấu nướng, và vân vân. Các lò nấu của gia đình thường là những chiếc tô lật ngược mà không có đáy. Đất sét được đơn giản tạo thành khuôn hình. Nó cứng lên khi được dùng như lò nấu. Những mảnh bình vụn vỡ được gắn quanh bên ngoài để điều hòa sức nóng. Các cây đèn cũng được làm giống như làm chén bát, và miệng của chúng được nắn vào khi đất sét còn mềm. Các kiểu cách của chúng thay đổi rất đáng kể trong lịch sử Ít-ra-en, nhưng thiết kế căn bản thì vẫn như nhau. Các thay đổi tiệm tiến, trong các giai đoạn khác nhau, giúp các chuyên viên có thể dùng chúng mà đoán ra được niên biểu.
Bình Lọ hay Vò: Có bình đựng rượu, đựng nước và đựng dầu. Bình cũng dùng để chứa tài liệu. Và những chiếc bình nhỏ cũng được đặc biệt chế tạo để đựng nước hoa (dầu thơm).
Các đồ vật khác do thợ gốm chế gồm bình đựng nước để đi đường; các món đồ dùng cho kỹ nghệ (nồi nấu kim loại, khuôn đất sét, con suốt hình xoắn ốc, quả nặng dùng cho khung dệt); đồ chơi (búp bê, ngựa, lạc đà), và các đồ bằng đất sét dùng trong tôn giáo Ca-na-an. Khi bình gốm bị bể, người ta thường sửa lại bằng đinh tán hay dây kẽm. Đôi khi người ta ghi lời nhắn hay thư từ trên những miếng đồ gốm bể. Thí dụ, ta biết một số các lá thư (Thư La-khít) được viết trên các mảnh đồ gốm bể (gọi là ostraca) do viên chỉ huy một doanh trại nhỏ gửi cho cấp trên ông ta tại La-khít trong cuộc tấn công cuối cùng vào Giu-đa của Vua Na-bu-cô-đô-nô-xo.
Thời Cựu Ước, Ít-ra-en ít có, nếu không muốn nói là không có, thợ thủ công nào biết làm những đồ mỹ thuật tự nó có giá trị. Ngay cả khi phải dựng xây những nơi thờ phượng, họ cũng phải mời các nghệ nhân nước ngoài vào hoàn tất việc trang trí. Ít-ra-en là một xứ nghèo, nên chỉ có những kỹ năng chế tạo những vật dụng cần thiết mà thôi. Tuy nhiên, có những nghề được coi là tài nghệ ngay từ thời xa xưa. Ðó là tay nghề của một số gia đình, có lẽ được bí truyền từ đời cha đến đời con.
Một số vùng đặc biệt được liên kết với một tay nghề nào đó, có lẽ vì vật liệu cần cho tay nghề ấy chỉ tìm thấy tại những vùng đó. Bởi thế Xúc-cốt trở thành nổi tiếng về nghề đúc các vật dụng kim khí; Đê-bia nổi tiếng về dệt và nhuộm. Xem ra đã có những hình thức hiệp hội tay nghề ngay từ những thời xa xưa, nhất là các các thành thị, vì tại các nơi ấy thường các tay nghề đều tập trung tại những khu chuyên biệt. Thánh Kinh có nhắc đến phường thợ mộc, phường thợ vải, phường thợ gốm, phường thợ vàng và phường nước hoa.
Thời Tân Ước, các hiệp hội tay nghề khá nổi tiếng trong Ðế Quốc La Mã. Nhưng họ phải có giấy phép của hoàng đế để tránh không trở thành những hình thức tổ chức chính trị trá hình.
Các tay nghề được người Do Thái thời đó coi trọng. Các tay thợ chuyên nghiệp miễn luật mà mọi người khác phải làm là đứng dậy mỗi khi một học giả tới gần. Phần lớn các ký lục đều có một tay nghề chuyên môn. Trước tác của các giáo sĩ có nhắc đến thợ làm đinh, thợ nướng bánh, thợ làm dép, thợ xây, thợ may. Nhưng cũng có một số tay nghề bị khinh khi, như thuộc da vì ‘dơ bẩn’, thu thuế vì dễ đưa đến lừa đảo, dệt vì là việc của đàn bà. Các tay thợ dệt phải làm việc trong những khu nghèo nàn nhất của Giê-ru-sa-lem, gần Cửa Phân (Dung Gate).
Nghề Da (Leatherwork): Thánh kinh nhắc đến những món đồ làm bằng da (da chiên hay da dê) bao gồm quần áo, thắt lưng và giầy dép.Trọn bộ da thú nhỏ được khâu lại với nhau làm vò rượu, vò nước và vò sữa. Lều khởi đầu được làm bằng da, nhưng sau đó làm bằng nỉ, hay lông dê dệt, giống như người Ả-rập du cư (Bedouin) ngày nay. Da cũng được dùng làm giấy viết. Bản chép tay sách I-sai-a thuộc bộ Sách Cuộn Biển Chết, được định niên biểu năm 150 trước CN, đã được viết trên 17 miếng da. Chi tiết về việc da đã được chế biến ra sao không ai biết, nhưng có thể hai ba ngành nghề chuyên môn khác nhau đã phải can dự vào.
Có nghề lột da thú. Người ta đã khám phá ra những con dao có lẽ đã được dùng vào việc này. Rồi đến việc thuộc da. Thời xa xưa, việc này có thể đơn giản chỉ là phơi da cho khô dưới nắng, hay xử lý nó với nước cốt của một vài loại cây cỏ. Nhưng thợ thuộc da buộc phải sống ở ngoài thành phố vì công việc họ làm rất hôi.
Sau cùng, có việc lên khuôn và khâu da thuộc. Thánh Phao-lô, A-qui-la và Po92-rít-ki-a được tường thuật là làm nghề ‘dệt lều’, nhưng một số người cho rằng từ này rất có thể có nghĩa ‘thợ đồ da’. St 3:21; 2V 1:8; Ed 16:10; Xh 26:14; Cv 18:3.
Nghề Ðá Quí (Gem-cutting): Người Ít-ra-en dùng những loại đá quí vừa phải như mã não (agate), ngọc thạch anh (jasper), hồng mã não (carnelian) và thạch anh trong suốt (rock-crystal). Những loại đá này được cắt rồi đánh bóng thành chuỗi hay được khắc hình này hình nọ, có khi cả tên chủ nhân nữa, làm con dấu. Thánh Kinh nhắc đến nhiều loại đá qúi, mặc dù nhiều loại không nhận diện được. Khắc đá và cẩn chúng vào vàng làm phẩm phục trước ngực của thầy cả thượng phẩm là điều đã được nhắc trong Xuất Hành 28:9-14.
Nghề Kiếng (Glass-making): Nghệ thuật chế tạo những món đồ bằng thủy tinh chưa bao giờ phổ biến tại Ít-ra-en. Trước khi dân Ít-ra-en vào đất Ca-na-an, người Ai Cập và người Ba-by-lon đã khám phá ra cách chế tạo thủy tinh mờ và đổ khuôn nó lên lõi bằng cát. Ðến thời Tân Ước, người La Mã chế tạo ra loại thủy tinh trong và ‘thổi’ nó thành những hình thù khác nhau. Cho nên nhiều món đồ bằng thủy tinh tìm thấy tại Ít-ra-en chắc chắn là hàng nhập cảng.
Nghề Khắc Ngà Voi (Ivory carving): Bảng liệt kê các tay nghề tại Ít-ra-en sẽ không đầy đủ nếu quên không nhắc đến nghề khắc ngà voi, mặc dù, có lẽ rất ít nghệ nhân sống nghề này, và những người sống nghề này, phần nhiều là người nước ngoài. Ngà voi rất hiếm. Nó được nhập cảng từ Phi Châu (hay từ Xi-ri vào thời xa xưa). Nó là món hàng ưa thích của nhà vua, nhưng các tiên tri kết án vì nó là biểu tượng của hoang phí thái quá và của lối sống nhàn cư vi bất thiện. Vua Sa-lô-môn có lẽ đã sử dụng những bức khắc ngà voi và cẩn chúng vào những trang trí trong đền thờ. Tuy nhiên Cựu Ước chỉ nhắc đến chiếc ngai bằng ngà voi của ông mà thôi. Vua A-kháp của Ít-ra-en đã xây ‘ngà ốc’ tại Sa-ma-ri, thủ đô của ông. Chính tại Sa-ma-ri, người ta đã tìm lại bộ sưu tầm ngà voi lớn nhất của Do Thái. Các cuộc khai quật cho thấy nghệ thuật này phát triển rực rỡ ở hầu hết các quốc gia Cận Ðông. Các món đồ khai quật gồm những bức khắc nhỏ, những bức cẩn và điêu khắc. 1V 10:22; Ed 27:15; Am 3:15; 1V 22:39.
Nghề đồ gốm
So với sản phẩm của các lân bang, đồ gốm Do Thái xem ra nghèo nàn và không được nghệ thuật lắm. Có một khác biệt một trời một vực giữa đồ gốm bông của người Ca-na-an và người Phi-li-tinh so với những kiểu có giới hạn của người Do Thái vào lúc họ chiếm cứ lãnh thổ này. Nhưng điều đó chỉ vì nguyên do người Do Thái đặt nặng tính hữu dụng hơn là trang trí. Các hình thức đều tốt và được chế tạo cẩn thận. Vào thời Vua Đa-vít, tay nghề được cải thiện nhiều. Có những khuôn hình mới và bắt đầu được trang trí. Tiến bộ ấy cứ thế tiến triển và dưới thời các vua, việc làm ra các đồ gốm đã trở thành một kỹ nghệ nhỏ với những ‘nhà máy’, sản xuất hàng loạt, có hình thù tiêu chuẩn, và có nhãn hiệu thương trường. Nhiều bình lọ nữa được sản xuất, nhưng tiêu chuẩn khá cao. Vào thời Tân Ước, xem ra người ta đã nhập cảng phần lớn các loại đồ gốm. Thợ Gốm: Hình như đã có một số thợ gốm cùng làm việc với nhau, có các thợ học nghề giúp việc (đôi khi là chính các con trai của họ), nhất là thời các vua về sau. Có bằng chứng cho thấy các thợ gốm đã cung cấp cho người đến thờ phượng tại đền thờ các loại nồi niêu thích hợp dùng để nấu các bữa ăn tế lễ tại tiền đình.
Xem ra cũng đã có những nghiệp đoàn thợ gồm hoàng gia chuyên ‘phục vụ nhà vua’ (1Sb 4:23). Có lẽ họ đã làm ra các chum lớn để đựng nông phẩm từ các nông trại tư của nhà vua. Nhiều chiếc chum đã được tìm ra (chứa chừng 45 lít) với con dấu đóng vào cán: ‘Của Đức Vua’. Bên dưới là tên của một trong bốn thành phố: Khép-rôn, Díp, Sô-cốt và Mem-sát. Đây có thể là địa điểm các vườn nho của nhà vua, hay các trung tâm để người dân đóng thuế bằng nông phẩm.
Xưởng Thợ Gốm:: Trọn bộ diễn trình làm đồ gốm có lẽ được thực hiện tại cùng một địa điểm. Ở đấy phải có nguồn cung cấp nước dồi dào (suối hay giếng), các bánh xe để tạo hình cho đất sét, và lò nung để nung. Sân nhà hay xưởng thợ gốm có lẽ đã được dùng để chuẩn bị đất sét và chắc chắn cũng trở thành nơi chứa các đồ gốm bể hay do các lò nung phế thải.
Sách Giê-rê-mia 19:2 nói đến ‘Cửa Gốm’ gần Thung Lũng Hin-nôm. Người ta thường giả thiết có nhà thợ gốm ở đấy. Trong sách Nơ-khe-mi-a 3:11 và 12:38, ta đọc thấy ‘Tháp Lò’, có thể là kiểu nói chỉ các lò nung của thợ gốm tại Giê-ru-sa-lem.
Chuẩn bị đất sét: Đồ gốm được làm từ đất sét mầu đỏ của địa phương. Thợ gốm không thay đổi phẩm chất của đất sét, ngoại trừ thình thoảng trộn nó với đá vôi đã xay nhuyễn, là thứ có sẵn. Điều ấy làm chiếc bình chịu đựng được sức nóng (hữu dụng khi làm nồi nấu), nhưng điều ấy đòi thợ gốm phải nung đất sét ở nhiệt độ thấp, nếu không đá vôi sẽ tan ra.
Đất sét thô được đặt ngoài nắng, mưa và sương để nó vữa ra và loại bỏ các chất dơ. Rồi người ta đổ nước vào và đạp thành bùn (xem Is 41:25). Việc này đòi có kỹ năng. Nước cần được cân đo và đổ thật đều khắp và không khí phải được loại bỏ.
Làm việc với đất sét: Khi đã chuẩn bị xong đất sét, thợ gốm có ba phương pháp để làm việc với đất sét ấy:
1. Đất sét có thể được ép xuống một chiếc khuôn. Các tấm biển của người Ca-na-an được làm kiểu này, cũng như hầu hết các chiếc đèn thời Tân Ước. Sách Gióp 38:14 nhắc đến việc đóng dấu trên đất sét.
2. Đất sét được tạo thành khuôn bằng tay. Tại Ít-ra-en, các đồ vật được làm kiểu này xem ra chỉ là đồ chơi, lò đun và một ít đồ đựng.
3. Đất sét được tạo thành khuôn dạng trên một bánh xe, và đây là phương pháp thông thường nhất.
Các bánh xe kiểu xưa nhất của thợ gốm là đĩa tròn quay quanh chiếc trục thẳng đứng. Nhưng khoảng thời Xuất Hành, một kiểu khác đã được sử dụng. Kiểu này có thêm một đĩa thứ hai, lớn hơn, gắn bên dưới đĩa kia. Đĩa này tăng tốc độ vòng quay và có thể giữ tiếp tục quay nhờ các phụ tá của thợ gốm. Bánh xe thợ gốm có lẽ được dùng ở khắp nơi, nhưng Thánh Kinh chỉ nhắc đến nó một lần (khi Giê-rê-mi-a đến thăm nhà một thợ gốm: Gr 18:3), và các bánh xe ít khi được tìm lại. Có lẽ vì chúng thường được chế bằng gỗ hay bằng chính đất sét và do đó không tồn tại lâu. Các bánh xe bằng đá đã được tìm thấy ở Mơ-gít-đô, La-khít và Kha-do. Không có bằng chứng nào cho thấy loại bánh xe do chân đạp trước năm 200 trước CN, mặc dù đến thời Tân Ước, nó được dùng khá phổ quát. Khi sản phẩm đã thành hình, người ta để cho nó cứng. Rồi sau đó có thể cho trở lại bánh xe và quay cho có hình thù mịn màng hơn. Thời các vua sau này, sản lượng đã được gia tăng rất nhiều do nhiều cách. Đôi khi, một số lượng đất sét lớn được đặt trên bánh xe rồi sản phẩm được lên khuôn từ đỉnh khối đất ấy và từng sản phẩm được bứng ra khi đã hoàn tất. Đôi khi, thợ không lành nghề tạo khuôn đất sét qua loa trên bánh xe. Họ dùng loại đất sét rẻ tiền để làm nên những sản phẩm thật dầy, sau đó mới được các tay thợ lành nghề chỉnh lại thành hình thù và độ dầy mong muốn.
Nung: nung các sản phẩm đồ gốm trong lò nung là chứng minh cuối cùng về tài nghệ của thợ gốm. Vì mỗi loại đất sét đòi một cách nung khác nhau. Nhưng không ai biết phương pháp nung của họ. Một số lò nung đã được tìm ra. Một số có hình chữ U, nhưng không dễ gì nói được liệu chúng được dùng cho đồ gốm hay cho đồng đỏ.
Trang Trí: Người Do Thái không tráng men đồ gốm của họ nhưng họ có ba cách trang trí chúng:
1. Họ có thể dùng một thứ ‘nước áo’ nghĩa là một thứ đất sét mịn có nhiều chất sắt được hòa vào nước cho lỏng rồi phết lên phần đồ gốm người ta muốn trang trí.
2. Đôi khi họ vẽ một đường mầu đỏ hay mầu đen chung quanh vai hay ở giữa chiếc đồ gốm.
3. Họ có thể đánh bóng đồ gốm bằng tay hay trên bánh xe. Để làm việc này, một dụng cụ bằng đá, bằng xương hay bằng gỗ được chà lên đất sét sau khi đã phơi khô nhưng trước khi nung. Khu vực đánh bóng ấy sẽ sáng lên sau khi nung.
Đôi khi người ta phối hợp cả phương pháp nước áo lẫn phương pháp đánh bóng. Một vài chiếc bình đựng nước hoa được tìm ra gần đây có mầu đen. Người ta không rõ chúng đã được chế tạo ra sao. Người ta có thể nhúng chúng vào sữa hay dầu ô-liu trước khi nung rồi nhẹ nhàng đánh bóng. Người Hy Lạp và người La Mã quen tráng men đồ gốm của họ. Các mặt hàng do thợ gốm làm: Các mặt hàng do thợ gốm làm có thể chia thành 2 loại chính:
Chén bát: Loại này thay đổi từ các tô thật lớn dùng trong tiệc tùng, có bốn tay cầm, tới những chiếc tách nhỏ (hoạ huần mới có cán). Chén bát dùng pha rượu, dọn thực phẩm, giữ than hồng, nấu nướng, và vân vân. Các lò nấu của gia đình thường là những chiếc tô lật ngược mà không có đáy. Đất sét được đơn giản tạo thành khuôn hình. Nó cứng lên khi được dùng như lò nấu. Những mảnh bình vụn vỡ được gắn quanh bên ngoài để điều hòa sức nóng. Các cây đèn cũng được làm giống như làm chén bát, và miệng của chúng được nắn vào khi đất sét còn mềm. Các kiểu cách của chúng thay đổi rất đáng kể trong lịch sử Ít-ra-en, nhưng thiết kế căn bản thì vẫn như nhau. Các thay đổi tiệm tiến, trong các giai đoạn khác nhau, giúp các chuyên viên có thể dùng chúng mà đoán ra được niên biểu.
Bình Lọ hay Vò: Có bình đựng rượu, đựng nước và đựng dầu. Bình cũng dùng để chứa tài liệu. Và những chiếc bình nhỏ cũng được đặc biệt chế tạo để đựng nước hoa (dầu thơm).
Các đồ vật khác do thợ gốm chế gồm bình đựng nước để đi đường; các món đồ dùng cho kỹ nghệ (nồi nấu kim loại, khuôn đất sét, con suốt hình xoắn ốc, quả nặng dùng cho khung dệt); đồ chơi (búp bê, ngựa, lạc đà), và các đồ bằng đất sét dùng trong tôn giáo Ca-na-an. Khi bình gốm bị bể, người ta thường sửa lại bằng đinh tán hay dây kẽm. Đôi khi người ta ghi lời nhắn hay thư từ trên những miếng đồ gốm bể. Thí dụ, ta biết một số các lá thư (Thư La-khít) được viết trên các mảnh đồ gốm bể (gọi là ostraca) do viên chỉ huy một doanh trại nhỏ gửi cho cấp trên ông ta tại La-khít trong cuộc tấn công cuối cùng vào Giu-đa của Vua Na-bu-cô-đô-nô-xo.
Subprimes và những cuộc khủng hoảng tiếp nhau (2)
Hà Minh Thảo
16:44 27/12/2008
SUBPRIMES VÀ NHỮNG CUỘC KHỦNG HOẢNG TIẾP NHAU (2)
Trong bài ‘Subprimes và những cuộc khủng hoảng tiếp nhau’, ngày 05.12.2008, chúng tôi đã viết về những nguyên nhân đã gây ra hai cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 và, hiện nay, năm 2008. Trong bài hôm nay, chúng ta xem làm thế nào để khôi phục lại nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 và những cố gắng để chận đứng khủng hoảng xã hội (thất nghiệp, nghèo khó…) đang hình thành.
I. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1929.
Cuộc Đại Suy Thoái năm 1929 bắt đầu từ ngày 24.10.1929, với sự suy sụp thị trường chứng khoán Wall Street (New York – Hoa kỳ) lần hồi lan sang các khu vực kinh tế khác và tràn sang tất cả các quốc gia kỹ nghệ tiền tiến khác. Nền kinh tế Hoa kỳ suy giảm tới mức thấp nhất vào năm 1932, với:
- 25% dân số trong tuổi lao động, tức khoảng 13 triệu người thất nghiệp tại Hoa kỳ năm 1933;
- Sản lượng công nghiệp giảm 45% từ năm 1929 tới năm 1932;
- Số nhà xây mới giảm 80% từ năm 1929 tới năm 1932;
- Từ năm 1929 tới năm 1932, 5.000 ngân hàng phá sản.
Nền kinh tế Hoa kỳ hứng chịu những sự những bất quân bình, nhất là trong sự phân chia lợi tức quốc gia khi người ta ước lượng chỉ có 36 gia đình giàu chiếm số lợi tức ngang bằng tổng lợi tức của 42% toàn thể dân số Hoa kỳ. Ngoài ra, trên 27,5 triệu gia đình, có đến 21,5 triệu gia đình không có sổ tiết kiệm.
Đắc cử Tổng thống thứ 32 của Hoa kỳ ngày 08.11.1932, với 57% tổng số phiếu bầu hợp lệ và chiếm tổng số phiếu đại cử tri tại 42 trên 48 tiểu bang, ông Franklin Delano Roosevelt (đảng Dân chủ) đã tuyên thệ nhậm chức ngày 04.03.1933. Do nhận định là có khủng hoảng kinh tế vì người dân mất niềm tin được thể hiện qua việc giảm tiêu thụ và đầu tư, trong diễn văn nhậm chức, Tổng thống Roosevelt, với sự lạc quan, đã tuyên bố: « The only thing we have to fear is fear itself » (chỉ có một điều chúng ta phải sợ, đó chính là sự sợ hãi).
Thật vậy, cùng ngày đó, khách các ngân hàng kéo đến đòi tiền gửi vì mất niềm tin, khiến các ngân hàng phải tuyên bố phá sản. Ngày hôm sau, Tổng thống ban sắc luật ‘United States bank holiday’ để các ngân hàng có thể đóng cửa và tuyên bố một chương trình để ổn định trước khi mở cửa lại.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, ông Roosevelt đã quyết định nhiều biện pháp để trấn an dân Mỹ và phục hồi kinh tế. Từ ngày 04.03. đến 16.06.1933, ông đề nghị 15 luật mới và được giới Lập pháp thông qua. Để giải thích sự thành công chính trị của ông, giới sử gia cho là ông có biệt tài thu hút khán thính giả các hệ thống truyền thông.
Công trình phục hồi kinh tế Hoa kỳ được Tổng thống Roosevelt đặt tên là New Deal (tạm dịch ‘Chương Trình Mới’), chia làm hai giai đoạn:
- New Deal thứ nhất mang tính cách khẩn cấp, được mệnh danh là ‘Một Trăm Ngày’ từ ngày 09.03 đến ngày 14.06.1933, bao gồm những biện pháp về tiền tệ, hệ thống ngân hàng, nông nghệp, kỹ nghệ và chống thất nghiệp, dựa trên những tiêu chỉ gọi là 3R: « Relief, Recovery et Reform» (trợ cấp xã hội, phục hồi và cải tổ). R còn là chữ đầu của tên của Tổng thống Roosevelt. Trong thời gian này, hai triệu người, trong đó có 250.000 thanh niên nam nữ, đã tìm được việc làm.
- New Deal thứ nhì có tính cách dài hạn nhằm cải tổ cơ cấu, kéo dài từ năm 1935 đến 1938 đã cải thiện việc phân phối lợi tức quốc gia và quyền hành, với những luật lệ bảo vệ nghiệp đoàn (Social Security Act).
Tuy hai giai đoạn New Deal đã góp phần vào việc cải thiện nền kinh tế Hoa kỳ, nhưng tạo nên một sự khiếm hụt rất quan trọng trong ngân sách liên bang.
Nền kinh tế Hoa kỳ chỉ phục hồi thật sự khi liên bang tham gia Đệ Nhị Thế chiến cuối năm 1941. Đó là điều không ai trong chúng ta muốn, trừ một vài tên độc tài và điên, để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
II. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HIỆN TẠI.
1.- Biện pháp Trợ giúp ngân hàng.
Tháng 09.2008, việc hai công ty tài chính bán công Fannie Mae và Freddie Mac phải đặt dưới sự giám hộ của chính phủ Hoa Kỳ. Sau đó, ngân hàng đầu tư Lehman Brothers khai phá sản và ngân hàng đầu tư Merill Lynch được bán rẻ cho ngân hàng thương mại Bank of America đã gây chấn động cho các thị trường chứng khoán thế giới, khiến nhà đầu tư mua bán chứng khoán hốt hoảng. Do đó, tối hôm 23.09.2008, Tổng thống George W. Bush đọc diễn văn truyền hình mời gọi người Mỹ ủng hộ dự án cho phép chính phủ tiêu 700 tỷ mỹ kim để cứu thị trường tài chánh khỏi sụp đổ.
Tranh cử tổng thống năm 2000, ứng cử viên Bush đã hứa với cử tri Mỹ điều: cương quyết không đem quân Mỹ ra ngoại quốc, giúp xây dựng chính quyền nước khác và ông quyết liệt chủ trương phải thu nhỏ vai trò của chính phủ liên bang Mỹ bằng cách giảm bớt số luật lệ can thiệp vào thị trường, giảm thuế để giới kinh doanh có vốn đầu tư giúp nền kinh tế phát triển.
Những biến cố xảy ra đã thay đổi những chủ trương đó. Đầu nhiệm kỳ I, cuộc khủng bố ngày 11.09.2001 khiến ông Bush phải đổi chủ trương ngoại giao bằng đưa quân Afghanistan và Irak. Trong những tháng cuối nhiệm kỳ II, vụ khủng hoảng subprimes ở Hoa kỳ, Tổng thống Bush phải nhờ cử tri Mỹ thúc đẩy các Thượng nghị sĩ và Dân biểu biểu quyết chấp thuận cho Bộ trưởng Ngân khố (tức Tài chánh tại Việt-Nam) Henry Paulson toàn quyền sử dụng 700 tỷ mỹ kim để mua những trái khoản về những món nợ địa ốc từ các ngân hàng và công ty tài chánh khác, theo thủ tục khẩn cấp và ‘không thay đổi gì hết’, trước khi rời nghị trường về đơn vị lo việc tranh cử. Một Tổng thống chủ trương giảm bớt quyền Nhà Nước để cho thị trường tự do hơn, nay lại phải tăng quyền cho Hành pháp (Chính phủ)!
Đến đây, chúng ta mới thấy rõ tính cách dân chủ của một quốc gia mà người dân thực sự phát biểu quyền làm chủ của mình đối với các vị dân cử (Thượng nghị sĩ hay Dân biểu).
Khi dự luật được công bố qua các cơ quan truyền thông, các chuyên viên hay giáo sư kinh tế đã viết những bài trên báo để bênh vực nhận định của mình hay tranh luận trên các đài truyền hình. Có người cho rằng dự luật này ‘lập ra một cơ quan từ thiện để trợ cấp xã hội cho giới ngân hàng giàu có bằng tiền của người dân đóng thuế’ hay nó chống lại nguyên lý của kinh tế tư bản, tức ai cũng phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình: người thận trọng sẽ được thưởng, người liều lĩnh có thể bị trừng phạt.
Phe chống đối lý luận: trong nền kinh tế tự do những hợp đồng có tính cánh bắt buộc, đặt bút tự do ký là chịu trách nhiệm. Nếu xóa bỏ đặc tính đó, nền kinh tế sẽ không chạy được. Đề nghị cần có những điều khoản giúp những người mua nhà không trả được nơ, nhưng ông Paulson bác bỏ vì các thẩm phán xử những vụ ngân hàng kiện người vay ra tòa để xiết nhà có thể thay đổi các hợp đồng vay nợ để giúp người vay không bị tịch biên nhà hay giảm bớt lãi suất hoặc số tiền vay của người kẹt nợ.
Trước dư luận trái ngược đó, Tổng thống Bush đã can thiệp trực tiếp vào cuộc thảo luận bằng giải thích những đề nghị của Chính phủ ông và bầy tỏ lòng nhân nhượng chấp nhận một số điều thêm hoặc bớt vào dự luật cứu nguy các ngân hàng. Ông kêu gọi toàn dân không phân biệt đảng phái hãy đoàn kết trước cảnh ‘kinh tế nguy biến’. Do đó, từng người dân cử tri đã yêu cầu Dân biểu đưa ra nhiều đề nghị thay đổi. Ông Paulson lúc đầu cương quyết phản đối những đề nghị thay đổi, nhưng sau cũng phải chìu ý của đa số để Viện Dân biểu thông qua dự luật. Cũng theo ý dân muốn, các Nghị sĩ Thượng viện cũng thông qua. Cuối cùng, Tổng thống Bush ký ban hành để dự luật trở thành luật, có hiệu lực cưởng hành.
Luật này đang giúp các ngân hàng có thêm vốn, nhưng niềm tin người mua nhà chưa phục hồi đủ vào thị trường nhà cửa, hay người ta còn chờ giá nhà còn hạ thấp hơn nữa. Nhưng ngân hàng ngại cho vay vì món nợ cho vay chỉ được bảo đảm bởi giá trị ngôi nhà mà, nếu giá xuống, thì họ lo đến lúc giá nhà thấp hơn khoản nợ. Do đó, ngân hàng sẽ cho vay rất ít, với điều kiện khắt khe hơn.
2.- Biện pháp Trợ giúp các hảng xe hơi.
Hồi tháng 10.2008, Chính phủ và Quốc hội đã cấp cho 3 công ty xe hơi (General Motors, Ford và Chrysler) đã nhận trợ cấp 25 tỷ mỹ kim để nghiên cứu sản xuất những loại xe ít hao xăng, từ xe chạy điện đến xe ‘hybrid’ chạy bằng xăng và điện. Trong hiện tại, các xí nghiệp xe Âu Châu (Pháp, Đức, Thụy điển) và Nhật bản đã sản xuất những loại xe ít hao xăng từ mấy chục năm nay, không cần chính phủ khuyến khích và cho tiền mà chính thị trường đã thúc đẩy họ chế ra loại xe nào khách hàng cần.
Trong ngày 05.12.2008, sau khi ba hảng xe điều trần về kế hoạch xin tiền trước lưỡng viện Quốc Hội, Tổng thống Bush thỏa hiệp với các lãnh tụ đảng đa số (Dân Chủ) tại Quốc hội để có một chính sách chung trong việc giúp ba hãng xe nói trên. Như vậy, các chính trị gia Hành pháp lẫn Lập pháp có thể vi phạm những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế Hoa kỳ: nguyên tắc trách nhiệm. (ghi chú: sự vi phạm này chỉ có thể chế tài bởi Tối cao Pháp viện mà thôi).
Nhưng sự lo lắng (cũng là trách nhiệm) hiện tại của họ là: nạn thất nghiệp đang gia tăng. Ngày 04.12.2008, theo loan báo của Bộ Lao động cho biết trong tháng 11 đã có 533.000 người đệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp (7% dân số đang tuổi làm việc). Đây là con số hàng tháng cao nhất từ 34 năm qua. Nếu các hãng sản xuất xe nầy dẹp tiệm thì những xí nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng cho họ cũng sa thải nhân viên. Tổng số người bị ảnh hưởng có thể lên tới 3 triệu. Chưa hết, nếu kể cả gia đình của họ thì nền kinh tế Hoa kỳ sẽ mất mươi triệu người tiêu thụ. Trước những con số đó, các nhà chính trị khó từ chối cứu ngành xe hơi.
Trong khi kinh tế Mỹ đang xuống, các công ty Toyota và Honda ở Hoa kỳ vẫn kiếm được lời mà 3 hãng xe lớn ở Detroit lâm nguy do hàng không bán vì giá thành quá cao. Công nhân viên các hãng xe này được hưởng nhiều quyền lợi từ quỹ y tế và hưu bổng sau khi họ về hưu. Ngoài ra, các hãng xe này trả lương và tiền thưởng cho thành viên ban giám đốc căn cứ trên giá cổ phần tăng hàng năm trên thị trường chứng khoán. Vì thế, những người lãnh đạo có thể tìm cách trưng ra các kết quả ngắn hạn để thúc cổ phần tăng giá, rồi lãnh tiền thưởng.
Ngày 20.12.2008, hai hãng xe General Motors (9,4 tỷ) và Chrysler (4 tỷ) được Chính phủ quyết định cấp cho một khoản vay trị giá 13,4 tỷ mỹ kim để duy trì hoạt động cho tới cuối tháng 3/2009. Số tiền này được trích ra từ kế hoạch 700 tỷ mỹ kim giải cứu thị trường tài chính. Hãng xe hơi lớn thứ hai Mỹ là Ford chưa cần phải vay từ phía Chính phủ trong khi chờ Thượng nghị viện chấp thuận dự án 54 tỷ mỹ kim. Chính phủ có quyền thu hồi khoản vay trước ngày 31.03.2009 và để cho hai hãng xe nói trên phá sản.
Tôn trọng tính cách liên tục Chính phủ, Tổng thống Bush đã thông báo quyết định cấp một khoản vay cho hai hãng xe hơi General Motors và Chrysler cho Tổng thống đắc cử Barack Obama. Sau đó, ông Obama tuyên bố hoan nghênh kế hoạch của Tổng thống Bush và yêu cầu các công ty này phải thực hiện những biện pháp để tái cấu trúc công nghiệp xe hơi bằng nhiều tỷ mỹ kim do tiền vay của Chính phủ.
3.- Biện pháp từ Quỹ Dự Trữ Liên Bang Hoa kỳ.
A/ Giảm lãi suất.
Ngày 16.12.2008, Quỹ Dự Trữ Liên Bang Hoa kỳ (Fed- Federal Reserve) đã giảm lãi suất căn bản từ 1.0% xuống 0.25%, và có thể xuống đến 0% trên vốn vay.
Lãi suất căn bản là số bách phân để các ngân hàng thương mại Mỹ chi trả cho nhau khi cần vay lẫn của nhau qua đêm. Các ngân hàng này bị buộc phải gửi một số tiền vào Quỹ Dự Trữ Liên Bang (QDTLB). Số bách phân dự trữ này do QDTLB ấn định. Thí dụ cho vay 100 mỹ kim thì phải gửi 5 mỹ kim cho QDTLB, nếu số bách phân dự trữ 5% trên số tiền cho vay. Khi số dự trữ bị thiếu, ngân hàng phải tạm vay một ngân hàng khác hay QDTLB để bù vào. Nếu vay từ QDTLB, hiện nay, với lãi suất 0%, họ có thể vay mà không trả lãi.
QDTLB hành động như vậy để các ngân hàng thương mại có thể cho dân và xí nghiệp Mỹ vay dễ dàng hơn. Khi có nhiều người dùng tiền, người thì đầu tư kinh doanh thêm, cửa tiệm bán được nhiều hàng hóa hay dịch vụ hơn, cuối cùng là kinh tế phát triển cao hơn. Nhờ đó, nền kinh tế Mỹ sớm thoát khỏi cơn suy thoái kéo dài và nặng hơn.
Tổng thống đắc cử Obama hứa sẽ dùng ‘biện pháp ngân sách’ để khích cầu cho nền kinh tế sau khi ông nhậm chức. Ông sẽ cho chính phủ chi tiêu 1.000 tỷ mỹ kim để cố gắng tìm cách tạo hoặc duy trì 3 triệu công việc làm.
B/ Gia tăng khả năng thanh toán bằng tiền mặt.
Khi lãi suất căn bản đã xuống tới mức 0% mà nền kinh tế Hoa kỳ chưa khởi sắc trở lại thì QDTLB phải lựa chọn một biện pháp khác như cung cấp khả năng thanh toán bằng tiền mặt. QDTLB có thể tăng số tiền lưu hành bằng cách mua các trái khoán của tư nhân hay Nhà Nước, tức mua lại những giấy nợ (thương phiếu) cầm giữ bởi các ngân hàng thương mại bằng tiền mặt. Danh từ chuyên môn ngân hàng gọi đó là tái chiết khết khấu.
Hà minh Thảo
Trong bài ‘Subprimes và những cuộc khủng hoảng tiếp nhau’, ngày 05.12.2008, chúng tôi đã viết về những nguyên nhân đã gây ra hai cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 và, hiện nay, năm 2008. Trong bài hôm nay, chúng ta xem làm thế nào để khôi phục lại nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 và những cố gắng để chận đứng khủng hoảng xã hội (thất nghiệp, nghèo khó…) đang hình thành.
I. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1929.
Cuộc Đại Suy Thoái năm 1929 bắt đầu từ ngày 24.10.1929, với sự suy sụp thị trường chứng khoán Wall Street (New York – Hoa kỳ) lần hồi lan sang các khu vực kinh tế khác và tràn sang tất cả các quốc gia kỹ nghệ tiền tiến khác. Nền kinh tế Hoa kỳ suy giảm tới mức thấp nhất vào năm 1932, với:
- 25% dân số trong tuổi lao động, tức khoảng 13 triệu người thất nghiệp tại Hoa kỳ năm 1933;
- Sản lượng công nghiệp giảm 45% từ năm 1929 tới năm 1932;
- Số nhà xây mới giảm 80% từ năm 1929 tới năm 1932;
- Từ năm 1929 tới năm 1932, 5.000 ngân hàng phá sản.
Nền kinh tế Hoa kỳ hứng chịu những sự những bất quân bình, nhất là trong sự phân chia lợi tức quốc gia khi người ta ước lượng chỉ có 36 gia đình giàu chiếm số lợi tức ngang bằng tổng lợi tức của 42% toàn thể dân số Hoa kỳ. Ngoài ra, trên 27,5 triệu gia đình, có đến 21,5 triệu gia đình không có sổ tiết kiệm.
Đắc cử Tổng thống thứ 32 của Hoa kỳ ngày 08.11.1932, với 57% tổng số phiếu bầu hợp lệ và chiếm tổng số phiếu đại cử tri tại 42 trên 48 tiểu bang, ông Franklin Delano Roosevelt (đảng Dân chủ) đã tuyên thệ nhậm chức ngày 04.03.1933. Do nhận định là có khủng hoảng kinh tế vì người dân mất niềm tin được thể hiện qua việc giảm tiêu thụ và đầu tư, trong diễn văn nhậm chức, Tổng thống Roosevelt, với sự lạc quan, đã tuyên bố: « The only thing we have to fear is fear itself » (chỉ có một điều chúng ta phải sợ, đó chính là sự sợ hãi).
Thật vậy, cùng ngày đó, khách các ngân hàng kéo đến đòi tiền gửi vì mất niềm tin, khiến các ngân hàng phải tuyên bố phá sản. Ngày hôm sau, Tổng thống ban sắc luật ‘United States bank holiday’ để các ngân hàng có thể đóng cửa và tuyên bố một chương trình để ổn định trước khi mở cửa lại.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, ông Roosevelt đã quyết định nhiều biện pháp để trấn an dân Mỹ và phục hồi kinh tế. Từ ngày 04.03. đến 16.06.1933, ông đề nghị 15 luật mới và được giới Lập pháp thông qua. Để giải thích sự thành công chính trị của ông, giới sử gia cho là ông có biệt tài thu hút khán thính giả các hệ thống truyền thông.
Công trình phục hồi kinh tế Hoa kỳ được Tổng thống Roosevelt đặt tên là New Deal (tạm dịch ‘Chương Trình Mới’), chia làm hai giai đoạn:
- New Deal thứ nhất mang tính cách khẩn cấp, được mệnh danh là ‘Một Trăm Ngày’ từ ngày 09.03 đến ngày 14.06.1933, bao gồm những biện pháp về tiền tệ, hệ thống ngân hàng, nông nghệp, kỹ nghệ và chống thất nghiệp, dựa trên những tiêu chỉ gọi là 3R: « Relief, Recovery et Reform» (trợ cấp xã hội, phục hồi và cải tổ). R còn là chữ đầu của tên của Tổng thống Roosevelt. Trong thời gian này, hai triệu người, trong đó có 250.000 thanh niên nam nữ, đã tìm được việc làm.
- New Deal thứ nhì có tính cách dài hạn nhằm cải tổ cơ cấu, kéo dài từ năm 1935 đến 1938 đã cải thiện việc phân phối lợi tức quốc gia và quyền hành, với những luật lệ bảo vệ nghiệp đoàn (Social Security Act).
Tuy hai giai đoạn New Deal đã góp phần vào việc cải thiện nền kinh tế Hoa kỳ, nhưng tạo nên một sự khiếm hụt rất quan trọng trong ngân sách liên bang.
Nền kinh tế Hoa kỳ chỉ phục hồi thật sự khi liên bang tham gia Đệ Nhị Thế chiến cuối năm 1941. Đó là điều không ai trong chúng ta muốn, trừ một vài tên độc tài và điên, để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
II. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HIỆN TẠI.
1.- Biện pháp Trợ giúp ngân hàng.
Tháng 09.2008, việc hai công ty tài chính bán công Fannie Mae và Freddie Mac phải đặt dưới sự giám hộ của chính phủ Hoa Kỳ. Sau đó, ngân hàng đầu tư Lehman Brothers khai phá sản và ngân hàng đầu tư Merill Lynch được bán rẻ cho ngân hàng thương mại Bank of America đã gây chấn động cho các thị trường chứng khoán thế giới, khiến nhà đầu tư mua bán chứng khoán hốt hoảng. Do đó, tối hôm 23.09.2008, Tổng thống George W. Bush đọc diễn văn truyền hình mời gọi người Mỹ ủng hộ dự án cho phép chính phủ tiêu 700 tỷ mỹ kim để cứu thị trường tài chánh khỏi sụp đổ.
Tranh cử tổng thống năm 2000, ứng cử viên Bush đã hứa với cử tri Mỹ điều: cương quyết không đem quân Mỹ ra ngoại quốc, giúp xây dựng chính quyền nước khác và ông quyết liệt chủ trương phải thu nhỏ vai trò của chính phủ liên bang Mỹ bằng cách giảm bớt số luật lệ can thiệp vào thị trường, giảm thuế để giới kinh doanh có vốn đầu tư giúp nền kinh tế phát triển.
Những biến cố xảy ra đã thay đổi những chủ trương đó. Đầu nhiệm kỳ I, cuộc khủng bố ngày 11.09.2001 khiến ông Bush phải đổi chủ trương ngoại giao bằng đưa quân Afghanistan và Irak. Trong những tháng cuối nhiệm kỳ II, vụ khủng hoảng subprimes ở Hoa kỳ, Tổng thống Bush phải nhờ cử tri Mỹ thúc đẩy các Thượng nghị sĩ và Dân biểu biểu quyết chấp thuận cho Bộ trưởng Ngân khố (tức Tài chánh tại Việt-Nam) Henry Paulson toàn quyền sử dụng 700 tỷ mỹ kim để mua những trái khoản về những món nợ địa ốc từ các ngân hàng và công ty tài chánh khác, theo thủ tục khẩn cấp và ‘không thay đổi gì hết’, trước khi rời nghị trường về đơn vị lo việc tranh cử. Một Tổng thống chủ trương giảm bớt quyền Nhà Nước để cho thị trường tự do hơn, nay lại phải tăng quyền cho Hành pháp (Chính phủ)!
Đến đây, chúng ta mới thấy rõ tính cách dân chủ của một quốc gia mà người dân thực sự phát biểu quyền làm chủ của mình đối với các vị dân cử (Thượng nghị sĩ hay Dân biểu).
Khi dự luật được công bố qua các cơ quan truyền thông, các chuyên viên hay giáo sư kinh tế đã viết những bài trên báo để bênh vực nhận định của mình hay tranh luận trên các đài truyền hình. Có người cho rằng dự luật này ‘lập ra một cơ quan từ thiện để trợ cấp xã hội cho giới ngân hàng giàu có bằng tiền của người dân đóng thuế’ hay nó chống lại nguyên lý của kinh tế tư bản, tức ai cũng phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình: người thận trọng sẽ được thưởng, người liều lĩnh có thể bị trừng phạt.
Phe chống đối lý luận: trong nền kinh tế tự do những hợp đồng có tính cánh bắt buộc, đặt bút tự do ký là chịu trách nhiệm. Nếu xóa bỏ đặc tính đó, nền kinh tế sẽ không chạy được. Đề nghị cần có những điều khoản giúp những người mua nhà không trả được nơ, nhưng ông Paulson bác bỏ vì các thẩm phán xử những vụ ngân hàng kiện người vay ra tòa để xiết nhà có thể thay đổi các hợp đồng vay nợ để giúp người vay không bị tịch biên nhà hay giảm bớt lãi suất hoặc số tiền vay của người kẹt nợ.
Trước dư luận trái ngược đó, Tổng thống Bush đã can thiệp trực tiếp vào cuộc thảo luận bằng giải thích những đề nghị của Chính phủ ông và bầy tỏ lòng nhân nhượng chấp nhận một số điều thêm hoặc bớt vào dự luật cứu nguy các ngân hàng. Ông kêu gọi toàn dân không phân biệt đảng phái hãy đoàn kết trước cảnh ‘kinh tế nguy biến’. Do đó, từng người dân cử tri đã yêu cầu Dân biểu đưa ra nhiều đề nghị thay đổi. Ông Paulson lúc đầu cương quyết phản đối những đề nghị thay đổi, nhưng sau cũng phải chìu ý của đa số để Viện Dân biểu thông qua dự luật. Cũng theo ý dân muốn, các Nghị sĩ Thượng viện cũng thông qua. Cuối cùng, Tổng thống Bush ký ban hành để dự luật trở thành luật, có hiệu lực cưởng hành.
Luật này đang giúp các ngân hàng có thêm vốn, nhưng niềm tin người mua nhà chưa phục hồi đủ vào thị trường nhà cửa, hay người ta còn chờ giá nhà còn hạ thấp hơn nữa. Nhưng ngân hàng ngại cho vay vì món nợ cho vay chỉ được bảo đảm bởi giá trị ngôi nhà mà, nếu giá xuống, thì họ lo đến lúc giá nhà thấp hơn khoản nợ. Do đó, ngân hàng sẽ cho vay rất ít, với điều kiện khắt khe hơn.
2.- Biện pháp Trợ giúp các hảng xe hơi.
Hồi tháng 10.2008, Chính phủ và Quốc hội đã cấp cho 3 công ty xe hơi (General Motors, Ford và Chrysler) đã nhận trợ cấp 25 tỷ mỹ kim để nghiên cứu sản xuất những loại xe ít hao xăng, từ xe chạy điện đến xe ‘hybrid’ chạy bằng xăng và điện. Trong hiện tại, các xí nghiệp xe Âu Châu (Pháp, Đức, Thụy điển) và Nhật bản đã sản xuất những loại xe ít hao xăng từ mấy chục năm nay, không cần chính phủ khuyến khích và cho tiền mà chính thị trường đã thúc đẩy họ chế ra loại xe nào khách hàng cần.
Trong ngày 05.12.2008, sau khi ba hảng xe điều trần về kế hoạch xin tiền trước lưỡng viện Quốc Hội, Tổng thống Bush thỏa hiệp với các lãnh tụ đảng đa số (Dân Chủ) tại Quốc hội để có một chính sách chung trong việc giúp ba hãng xe nói trên. Như vậy, các chính trị gia Hành pháp lẫn Lập pháp có thể vi phạm những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế Hoa kỳ: nguyên tắc trách nhiệm. (ghi chú: sự vi phạm này chỉ có thể chế tài bởi Tối cao Pháp viện mà thôi).
Nhưng sự lo lắng (cũng là trách nhiệm) hiện tại của họ là: nạn thất nghiệp đang gia tăng. Ngày 04.12.2008, theo loan báo của Bộ Lao động cho biết trong tháng 11 đã có 533.000 người đệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp (7% dân số đang tuổi làm việc). Đây là con số hàng tháng cao nhất từ 34 năm qua. Nếu các hãng sản xuất xe nầy dẹp tiệm thì những xí nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng cho họ cũng sa thải nhân viên. Tổng số người bị ảnh hưởng có thể lên tới 3 triệu. Chưa hết, nếu kể cả gia đình của họ thì nền kinh tế Hoa kỳ sẽ mất mươi triệu người tiêu thụ. Trước những con số đó, các nhà chính trị khó từ chối cứu ngành xe hơi.
Trong khi kinh tế Mỹ đang xuống, các công ty Toyota và Honda ở Hoa kỳ vẫn kiếm được lời mà 3 hãng xe lớn ở Detroit lâm nguy do hàng không bán vì giá thành quá cao. Công nhân viên các hãng xe này được hưởng nhiều quyền lợi từ quỹ y tế và hưu bổng sau khi họ về hưu. Ngoài ra, các hãng xe này trả lương và tiền thưởng cho thành viên ban giám đốc căn cứ trên giá cổ phần tăng hàng năm trên thị trường chứng khoán. Vì thế, những người lãnh đạo có thể tìm cách trưng ra các kết quả ngắn hạn để thúc cổ phần tăng giá, rồi lãnh tiền thưởng.
Ngày 20.12.2008, hai hãng xe General Motors (9,4 tỷ) và Chrysler (4 tỷ) được Chính phủ quyết định cấp cho một khoản vay trị giá 13,4 tỷ mỹ kim để duy trì hoạt động cho tới cuối tháng 3/2009. Số tiền này được trích ra từ kế hoạch 700 tỷ mỹ kim giải cứu thị trường tài chính. Hãng xe hơi lớn thứ hai Mỹ là Ford chưa cần phải vay từ phía Chính phủ trong khi chờ Thượng nghị viện chấp thuận dự án 54 tỷ mỹ kim. Chính phủ có quyền thu hồi khoản vay trước ngày 31.03.2009 và để cho hai hãng xe nói trên phá sản.
Tôn trọng tính cách liên tục Chính phủ, Tổng thống Bush đã thông báo quyết định cấp một khoản vay cho hai hãng xe hơi General Motors và Chrysler cho Tổng thống đắc cử Barack Obama. Sau đó, ông Obama tuyên bố hoan nghênh kế hoạch của Tổng thống Bush và yêu cầu các công ty này phải thực hiện những biện pháp để tái cấu trúc công nghiệp xe hơi bằng nhiều tỷ mỹ kim do tiền vay của Chính phủ.
3.- Biện pháp từ Quỹ Dự Trữ Liên Bang Hoa kỳ.
A/ Giảm lãi suất.
Ngày 16.12.2008, Quỹ Dự Trữ Liên Bang Hoa kỳ (Fed- Federal Reserve) đã giảm lãi suất căn bản từ 1.0% xuống 0.25%, và có thể xuống đến 0% trên vốn vay.
Lãi suất căn bản là số bách phân để các ngân hàng thương mại Mỹ chi trả cho nhau khi cần vay lẫn của nhau qua đêm. Các ngân hàng này bị buộc phải gửi một số tiền vào Quỹ Dự Trữ Liên Bang (QDTLB). Số bách phân dự trữ này do QDTLB ấn định. Thí dụ cho vay 100 mỹ kim thì phải gửi 5 mỹ kim cho QDTLB, nếu số bách phân dự trữ 5% trên số tiền cho vay. Khi số dự trữ bị thiếu, ngân hàng phải tạm vay một ngân hàng khác hay QDTLB để bù vào. Nếu vay từ QDTLB, hiện nay, với lãi suất 0%, họ có thể vay mà không trả lãi.
QDTLB hành động như vậy để các ngân hàng thương mại có thể cho dân và xí nghiệp Mỹ vay dễ dàng hơn. Khi có nhiều người dùng tiền, người thì đầu tư kinh doanh thêm, cửa tiệm bán được nhiều hàng hóa hay dịch vụ hơn, cuối cùng là kinh tế phát triển cao hơn. Nhờ đó, nền kinh tế Mỹ sớm thoát khỏi cơn suy thoái kéo dài và nặng hơn.
Tổng thống đắc cử Obama hứa sẽ dùng ‘biện pháp ngân sách’ để khích cầu cho nền kinh tế sau khi ông nhậm chức. Ông sẽ cho chính phủ chi tiêu 1.000 tỷ mỹ kim để cố gắng tìm cách tạo hoặc duy trì 3 triệu công việc làm.
B/ Gia tăng khả năng thanh toán bằng tiền mặt.
Khi lãi suất căn bản đã xuống tới mức 0% mà nền kinh tế Hoa kỳ chưa khởi sắc trở lại thì QDTLB phải lựa chọn một biện pháp khác như cung cấp khả năng thanh toán bằng tiền mặt. QDTLB có thể tăng số tiền lưu hành bằng cách mua các trái khoán của tư nhân hay Nhà Nước, tức mua lại những giấy nợ (thương phiếu) cầm giữ bởi các ngân hàng thương mại bằng tiền mặt. Danh từ chuyên môn ngân hàng gọi đó là tái chiết khết khấu.
Hà minh Thảo
Thông Báo
Lời chân thành ghi ơn của Ban Giám Đốc VietCatholic với cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc
VietCatholic
02:29 27/12/2008
Ban Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic xin gởi đến cha Phêrô Nguyễn Minh Thuý, quản nhiệm cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc, quý cha trong Ban Tuyên Úy, quý vị trong Ban Thường Vụ và anh chị em giáo dân lời cảm ơn chân thành của chúng tôi về số tiền ủng hộ là 10,000 Úc Kim.
Điều rất đáng khích lệ cho quý cha, quý tu sĩ và anh chị em trong ban điều hành, ban biên tập và quý vị cộng tác viên của VietCatholic là nghĩa cử quảng đại này được thực hiện trong tư cách của toàn thể một cộng đoàn. Nghĩa cử này cho thấy công việc của VietCatholic được nhiều người đánh giá cao, và được ủng hộ tích cực. Những phát biểu khích lệ của cha Phêrô Nguyễn Minh Thuý, quý vị trong Ban Thường Vụ và anh chị em giáo dân làm cho chúng tôi vững tin hơn vào công việc mình đang theo đuổi.
Năm năm trước đây, cá nhân chúng tôi cũng đã có dịp thăm viếng cộng đoàn và chứng kiến lòng hiếu khách của cha quản nhiệm và anh chị em giáo dân. Chúng tôi cũng đã được nghe biết về nhiệt tình tông đồ truyền giáo của anh chị em. Tây Úc là nơi đã đón tiếp nhiều vị thuyết giảng lừng danh để truyền giáo cho chính anh chị em trong cộng đoàn trong khi không ngừng làm chứng cho Đức Kitô qua những sáng kiến truyền giáo, những công việc từ thiện, cũng như việc khích lệ nhiều thành viên trong cộng đoàn tham gia vào các cơ quan truyền thông Công Giáo của Giáo Hội địa phương và Giáo Hội Việt Nam.
Với sự giúp đỡ quảng đại của cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc và các vị mạnh thường quân ở khắp nơi trên thế giới, VietCatholic giờ đây có thể mạnh dạn nghĩ tới những dự án nằm trong khả năng kỹ thuật của mình nhưng chưa có điều kiện tài chính để thực hiện. Quý cha và anh chị em có thể yên tâm rằng VietCatholic trân trọng tri ân sự đóng góp của quý cha và anh chị em và sẽ dùng nguồn tài chính này sao cho có lợi nhất để Lời Chúa được loan truyền rộng rãi, Nước Ngài được mở rộng, sự thật, chính nghĩa và công lý được đề cao và bảo vệ.
Xin chân thành tri ân
Lm. Gioan Trần Công Nghị
Điều rất đáng khích lệ cho quý cha, quý tu sĩ và anh chị em trong ban điều hành, ban biên tập và quý vị cộng tác viên của VietCatholic là nghĩa cử quảng đại này được thực hiện trong tư cách của toàn thể một cộng đoàn. Nghĩa cử này cho thấy công việc của VietCatholic được nhiều người đánh giá cao, và được ủng hộ tích cực. Những phát biểu khích lệ của cha Phêrô Nguyễn Minh Thuý, quý vị trong Ban Thường Vụ và anh chị em giáo dân làm cho chúng tôi vững tin hơn vào công việc mình đang theo đuổi.
Năm năm trước đây, cá nhân chúng tôi cũng đã có dịp thăm viếng cộng đoàn và chứng kiến lòng hiếu khách của cha quản nhiệm và anh chị em giáo dân. Chúng tôi cũng đã được nghe biết về nhiệt tình tông đồ truyền giáo của anh chị em. Tây Úc là nơi đã đón tiếp nhiều vị thuyết giảng lừng danh để truyền giáo cho chính anh chị em trong cộng đoàn trong khi không ngừng làm chứng cho Đức Kitô qua những sáng kiến truyền giáo, những công việc từ thiện, cũng như việc khích lệ nhiều thành viên trong cộng đoàn tham gia vào các cơ quan truyền thông Công Giáo của Giáo Hội địa phương và Giáo Hội Việt Nam.
Với sự giúp đỡ quảng đại của cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc và các vị mạnh thường quân ở khắp nơi trên thế giới, VietCatholic giờ đây có thể mạnh dạn nghĩ tới những dự án nằm trong khả năng kỹ thuật của mình nhưng chưa có điều kiện tài chính để thực hiện. Quý cha và anh chị em có thể yên tâm rằng VietCatholic trân trọng tri ân sự đóng góp của quý cha và anh chị em và sẽ dùng nguồn tài chính này sao cho có lợi nhất để Lời Chúa được loan truyền rộng rãi, Nước Ngài được mở rộng, sự thật, chính nghĩa và công lý được đề cao và bảo vệ.
Xin chân thành tri ân
Lm. Gioan Trần Công Nghị
Tin Đáng Chú Ý
Subprimes và những cuộc khủng hoảng tiếp nhau (2)
Hà-Minh Thảo
16:48 27/12/2008
SUBPRIMES VÀ NHỮNG CUỘC KHỦNG HOẢNG TIẾP NHAU (2)
Trong bài ‘Subprimes và những cuộc khủng hoảng tiếp nhau’, ngày 05.12.2008, chúng tôi đã viết về những nguyên nhân đã gây ra hai cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 và, hiện nay, năm 2008. Trong bài hôm nay, chúng ta xem làm thế nào để khôi phục lại nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 và những cố gắng để chận đứng khủng hoảng xã hội (thất nghiệp, nghèo khó…) đang hình thành.
I. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1929.
Cuộc Đại Suy Thoái năm 1929 bắt đầu từ ngày 24.10.1929, với sự suy sụp thị trường chứng khoán Wall Street (New York – Hoa kỳ) lần hồi lan sang các khu vực kinh tế khác và tràn sang tất cả các quốc gia kỹ nghệ tiền tiến khác. Nền kinh tế Hoa kỳ suy giảm tới mức thấp nhất vào năm 1932, với:
- 25% dân số trong tuổi lao động, tức khoảng 13 triệu người thất nghiệp tại Hoa kỳ năm 1933;
- Sản lượng công nghiệp giảm 45% từ năm 1929 tới năm 1932;
- Số nhà xây mới giảm 80% từ năm 1929 tới năm 1932;
- Từ năm 1929 tới năm 1932, 5.000 ngân hàng phá sản.
Nền kinh tế Hoa kỳ hứng chịu những sự những bất quân bình, nhất là trong sự phân chia lợi tức quốc gia khi người ta ước lượng chỉ có 36 gia đình giàu chiếm số lợi tức ngang bằng tổng lợi tức của 42% toàn thể dân số Hoa kỳ. Ngoài ra, trên 27,5 triệu gia đình, có đến 21,5 triệu gia đình không có sổ tiết kiệm.
Đắc cử Tổng thống thứ 32 của Hoa kỳ ngày 08.11.1932, với 57% tổng số phiếu bầu hợp lệ và chiếm tổng số phiếu đại cử tri tại 42 trên 48 tiểu bang, ông Franklin Delano Roosevelt (đảng Dân chủ) đã tuyên thệ nhậm chức ngày 04.03.1933. Do nhận định là có khủng hoảng kinh tế vì người dân mất niềm tin được thể hiện qua việc giảm tiêu thụ và đầu tư, trong diễn văn nhậm chức, Tổng thống Roosevelt, với sự lạc quan, đã tuyên bố: « The only thing we have to fear is fear itself » (chỉ có một điều chúng ta phải sợ, đó chính là sự sợ hãi).
Thật vậy, cùng ngày đó, khách các ngân hàng kéo đến đòi tiền gửi vì mất niềm tin, khiến các ngân hàng phải tuyên bố phá sản. Ngày hôm sau, Tổng thống ban sắc luật ‘United States bank holiday’ để các ngân hàng có thể đóng cửa và tuyên bố một chương trình để ổn định trước khi mở cửa lại.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, ông Roosevelt đã quyết định nhiều biện pháp để trấn an dân Mỹ và phục hồi kinh tế. Từ ngày 04.03. đến 16.06.1933, ông đề nghị 15 luật mới và được giới Lập pháp thông qua. Để giải thích sự thành công chính trị của ông, giới sử gia cho là ông có biệt tài thu hút khán thính giả các hệ thống truyền thông.
Công trình phục hồi kinh tế Hoa kỳ được Tổng thống Roosevelt đặt tên là New Deal (tạm dịch ‘Chương Trình Mới’), chia làm hai giai đoạn:
- New Deal thứ nhất mang tính cách khẩn cấp, được mệnh danh là ‘Một Trăm Ngày’ từ ngày 09.03 đến ngày 14.06.1933, bao gồm những biện pháp về tiền tệ, hệ thống ngân hàng, nông nghệp, kỹ nghệ và chống thất nghiệp, dựa trên những tiêu chỉ gọi là 3R: « Relief, Recovery et Reform» (trợ cấp xã hội, phục hồi và cải tổ). R còn là chữ đầu của tên của Tổng thống Roosevelt. Trong thời gian này, hai triệu người, trong đó có 250.000 thanh niên nam nữ, đã tìm được việc làm.
- New Deal thứ nhì có tính cách dài hạn nhằm cải tổ cơ cấu, kéo dài từ năm 1935 đến 1938 đã cải thiện việc phân phối lợi tức quốc gia và quyền hành, với những luật lệ bảo vệ nghiệp đoàn (Social Security Act).
Tuy hai giai đoạn New Deal đã góp phần vào việc cải thiện nền kinh tế Hoa kỳ, nhưng tạo nên một sự khiếm hụt rất quan trọng trong ngân sách liên bang.
Nền kinh tế Hoa kỳ chỉ phục hồi thật sự khi liên bang tham gia Đệ Nhị Thế chiến cuối năm 1941. Đó là điều không ai trong chúng ta muốn, trừ một vài tên độc tài và điên, để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
II. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HIỆN TẠI.
1.- Biện pháp Trợ giúp ngân hàng.
Tháng 09.2008, việc hai công ty tài chính bán công Fannie Mae và Freddie Mac phải đặt dưới sự giám hộ của chính phủ Hoa Kỳ. Sau đó, ngân hàng đầu tư Lehman Brothers khai phá sản và ngân hàng đầu tư Merill Lynch được bán rẻ cho ngân hàng thương mại Bank of America đã gây chấn động cho các thị trường chứng khoán thế giới, khiến nhà đầu tư mua bán chứng khoán hốt hoảng. Do đó, tối hôm 23.09.2008, Tổng thống George W. Bush đọc diễn văn truyền hình mời gọi người Mỹ ủng hộ dự án cho phép chính phủ tiêu 700 tỷ mỹ kim để cứu thị trường tài chánh khỏi sụp đổ.
Tranh cử tổng thống năm 2000, ứng cử viên Bush đã hứa với cử tri Mỹ điều: cương quyết không đem quân Mỹ ra ngoại quốc, giúp xây dựng chính quyền nước khác và ông quyết liệt chủ trương phải thu nhỏ vai trò của chính phủ liên bang Mỹ bằng cách giảm bớt số luật lệ can thiệp vào thị trường, giảm thuế để giới kinh doanh có vốn đầu tư giúp nền kinh tế phát triển.
Những biến cố xảy ra đã thay đổi những chủ trương đó. Đầu nhiệm kỳ I, cuộc khủng bố ngày 11.09.2001 khiến ông Bush phải đổi chủ trương ngoại giao bằng đưa quân Afghanistan và Irak. Trong những tháng cuối nhiệm kỳ II, vụ khủng hoảng subprimes ở Hoa kỳ, Tổng thống Bush phải nhờ cử tri Mỹ thúc đẩy các Thượng nghị sĩ và Dân biểu biểu quyết chấp thuận cho Bộ trưởng Ngân khố (tức Tài chánh tại Việt-Nam) Henry Paulson toàn quyền sử dụng 700 tỷ mỹ kim để mua những trái khoản về những món nợ địa ốc từ các ngân hàng và công ty tài chánh khác, theo thủ tục khẩn cấp và ‘không thay đổi gì hết’, trước khi rời nghị trường về đơn vị lo việc tranh cử. Một Tổng thống chủ trương giảm bớt quyền Nhà Nước để cho thị trường tự do hơn, nay lại phải tăng quyền cho Hành pháp (Chính phủ)!
Đến đây, chúng ta mới thấy rõ tính cách dân chủ của một quốc gia mà người dân thực sự phát biểu quyền làm chủ của mình đối với các vị dân cử (Thượng nghị sĩ hay Dân biểu).
Khi dự luật được công bố qua các cơ quan truyền thông, các chuyên viên hay giáo sư kinh tế đã viết những bài trên báo để bênh vực nhận định của mình hay tranh luận trên các đài truyền hình. Có người cho rằng dự luật này ‘lập ra một cơ quan từ thiện để trợ cấp xã hội cho giới ngân hàng giàu có bằng tiền của người dân đóng thuế’ hay nó chống lại nguyên lý của kinh tế tư bản, tức ai cũng phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình: người thận trọng sẽ được thưởng, người liều lĩnh có thể bị trừng phạt.
Phe chống đối lý luận: trong nền kinh tế tự do những hợp đồng có tính cánh bắt buộc, đặt bút tự do ký là chịu trách nhiệm. Nếu xóa bỏ đặc tính đó, nền kinh tế sẽ không chạy được. Đề nghị cần có những điều khoản giúp những người mua nhà không trả được nơ, nhưng ông Paulson bác bỏ vì các thẩm phán xử những vụ ngân hàng kiện người vay ra tòa để xiết nhà có thể thay đổi các hợp đồng vay nợ để giúp người vay không bị tịch biên nhà hay giảm bớt lãi suất hoặc số tiền vay của người kẹt nợ.
Trước dư luận trái ngược đó, Tổng thống Bush đã can thiệp trực tiếp vào cuộc thảo luận bằng giải thích những đề nghị của Chính phủ ông và bầy tỏ lòng nhân nhượng chấp nhận một số điều thêm hoặc bớt vào dự luật cứu nguy các ngân hàng. Ông kêu gọi toàn dân không phân biệt đảng phái hãy đoàn kết trước cảnh ‘kinh tế nguy biến’. Do đó, từng người dân cử tri đã yêu cầu Dân biểu đưa ra nhiều đề nghị thay đổi. Ông Paulson lúc đầu cương quyết phản đối những đề nghị thay đổi, nhưng sau cũng phải chìu ý của đa số để Viện Dân biểu thông qua dự luật. Cũng theo ý dân muốn, các Nghị sĩ Thượng viện cũng thông qua. Cuối cùng, Tổng thống Bush ký ban hành để dự luật trở thành luật, có hiệu lực cưởng hành.
Luật này đang giúp các ngân hàng có thêm vốn, nhưng niềm tin người mua nhà chưa phục hồi đủ vào thị trường nhà cửa, hay người ta còn chờ giá nhà còn hạ thấp hơn nữa. Nhưng ngân hàng ngại cho vay vì món nợ cho vay chỉ được bảo đảm bởi giá trị ngôi nhà mà, nếu giá xuống, thì họ lo đến lúc giá nhà thấp hơn khoản nợ. Do đó, ngân hàng sẽ cho vay rất ít, với điều kiện khắt khe hơn.
2.- Biện pháp Trợ giúp các hảng xe hơi.
Hồi tháng 10.2008, Chính phủ và Quốc hội đã cấp cho 3 công ty xe hơi (General Motors, Ford và Chrysler) đã nhận trợ cấp 25 tỷ mỹ kim để nghiên cứu sản xuất những loại xe ít hao xăng, từ xe chạy điện đến xe ‘hybrid’ chạy bằng xăng và điện. Trong hiện tại, các xí nghiệp xe Âu Châu (Pháp, Đức, Thụy điển) và Nhật bản đã sản xuất những loại xe ít hao xăng từ mấy chục năm nay, không cần chính phủ khuyến khích và cho tiền mà chính thị trường đã thúc đẩy họ chế ra loại xe nào khách hàng cần.
Trong ngày 05.12.2008, sau khi ba hảng xe điều trần về kế hoạch xin tiền trước lưỡng viện Quốc Hội, Tổng thống Bush thỏa hiệp với các lãnh tụ đảng đa số (Dân Chủ) tại Quốc hội để có một chính sách chung trong việc giúp ba hãng xe nói trên. Như vậy, các chính trị gia Hành pháp lẫn Lập pháp có thể vi phạm những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế Hoa kỳ: nguyên tắc trách nhiệm. (ghi chú: sự vi phạm này chỉ có thể chế tài bởi Tối cao Pháp viện mà thôi).
Nhưng sự lo lắng (cũng là trách nhiệm) hiện tại của họ là: nạn thất nghiệp đang gia tăng. Ngày 04.12.2008, theo loan báo của Bộ Lao động cho biết trong tháng 11 đã có 533.000 người đệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp (7% dân số đang tuổi làm việc). Đây là con số hàng tháng cao nhất từ 34 năm qua. Nếu các hãng sản xuất xe nầy dẹp tiệm thì những xí nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng cho họ cũng sa thải nhân viên. Tổng số người bị ảnh hưởng có thể lên tới 3 triệu. Chưa hết, nếu kể cả gia đình của họ thì nền kinh tế Hoa kỳ sẽ mất mươi triệu người tiêu thụ. Trước những con số đó, các nhà chính trị khó từ chối cứu ngành xe hơi.
Trong khi kinh tế Mỹ đang xuống, các công ty Toyota và Honda ở Hoa kỳ vẫn kiếm được lời mà 3 hãng xe lớn ở Detroit lâm nguy do hàng không bán vì giá thành quá cao. Công nhân viên các hãng xe này được hưởng nhiều quyền lợi từ quỹ y tế và hưu bổng sau khi họ về hưu. Ngoài ra, các hãng xe này trả lương và tiền thưởng cho thành viên ban giám đốc căn cứ trên giá cổ phần tăng hàng năm trên thị trường chứng khoán. Vì thế, những người lãnh đạo có thể tìm cách trưng ra các kết quả ngắn hạn để thúc cổ phần tăng giá, rồi lãnh tiền thưởng.
Ngày 20.12.2008, hai hãng xe General Motors (9,4 tỷ) và Chrysler (4 tỷ) được Chính phủ quyết định cấp cho một khoản vay trị giá 13,4 tỷ mỹ kim để duy trì hoạt động cho tới cuối tháng 3/2009. Số tiền này được trích ra từ kế hoạch 700 tỷ mỹ kim giải cứu thị trường tài chính. Hãng xe hơi lớn thứ hai Mỹ là Ford chưa cần phải vay từ phía Chính phủ trong khi chờ Thượng nghị viện chấp thuận dự án 54 tỷ mỹ kim. Chính phủ có quyền thu hồi khoản vay trước ngày 31.03.2009 và để cho hai hãng xe nói trên phá sản.
Tôn trọng tính cách liên tục Chính phủ, Tổng thống Bush đã thông báo quyết định cấp một khoản vay cho hai hãng xe hơi General Motors và Chrysler cho Tổng thống đắc cử Barack Obama. Sau đó, ông Obama tuyên bố hoan nghênh kế hoạch của Tổng thống Bush và yêu cầu các công ty này phải thực hiện những biện pháp để tái cấu trúc công nghiệp xe hơi bằng nhiều tỷ mỹ kim do tiền vay của Chính phủ.
3.- Biện pháp từ Quỹ Dự Trữ Liên Bang Hoa kỳ.
A/ Giảm lãi suất.
Ngày 16.12.2008, Quỹ Dự Trữ Liên Bang Hoa kỳ (Fed- Federal Reserve) đã giảm lãi suất căn bản từ 1.0% xuống 0.25%, và có thể xuống đến 0% trên vốn vay.
Lãi suất căn bản là số bách phân để các ngân hàng thương mại Mỹ chi trả cho nhau khi cần vay lẫn của nhau qua đêm. Các ngân hàng này bị buộc phải gửi một số tiền vào Quỹ Dự Trữ Liên Bang (QDTLB). Số bách phân dự trữ này do QDTLB ấn định. Thí dụ cho vay 100 mỹ kim thì phải gửi 5 mỹ kim cho QDTLB, nếu số bách phân dự trữ 5% trên số tiền cho vay. Khi số dự trữ bị thiếu, ngân hàng phải tạm vay một ngân hàng khác hay QDTLB để bù vào. Nếu vay từ QDTLB, hiện nay, với lãi suất 0%, họ có thể vay mà không trả lãi.
QDTLB hành động như vậy để các ngân hàng thương mại có thể cho dân và xí nghiệp Mỹ vay dễ dàng hơn. Khi có nhiều người dùng tiền, người thì đầu tư kinh doanh thêm, cửa tiệm bán được nhiều hàng hóa hay dịch vụ hơn, cuối cùng là kinh tế phát triển cao hơn. Nhờ đó, nền kinh tế Mỹ sớm thoát khỏi cơn suy thoái kéo dài và nặng hơn.
Tổng thống đắc cử Obama hứa sẽ dùng ‘biện pháp ngân sách’ để khích cầu cho nền kinh tế sau khi ông nhậm chức. Ông sẽ cho chính phủ chi tiêu 1.000 tỷ mỹ kim để cố gắng tìm cách tạo hoặc duy trì 3 triệu công việc làm.
B/ Gia tăng khả năng thanh toán bằng tiền mặt.
Khi lãi suất căn bản đã xuống tới mức 0% mà nền kinh tế Hoa kỳ chưa khởi sắc trở lại thì QDTLB phải lựa chọn một biện pháp khác như cung cấp khả năng thanh toán bằng tiền mặt. QDTLB có thể tăng số tiền lưu hành bằng cách mua các trái khoán của tư nhân hay Nhà Nước, tức mua lại những giấy nợ (thương phiếu) cầm giữ bởi các ngân hàng thương mại bằng tiền mặt. Danh từ chuyên môn ngân hàng gọi đó là tái chiết khết khấu.
Trong bài ‘Subprimes và những cuộc khủng hoảng tiếp nhau’, ngày 05.12.2008, chúng tôi đã viết về những nguyên nhân đã gây ra hai cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 và, hiện nay, năm 2008. Trong bài hôm nay, chúng ta xem làm thế nào để khôi phục lại nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 và những cố gắng để chận đứng khủng hoảng xã hội (thất nghiệp, nghèo khó…) đang hình thành.
I. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1929.
Cuộc Đại Suy Thoái năm 1929 bắt đầu từ ngày 24.10.1929, với sự suy sụp thị trường chứng khoán Wall Street (New York – Hoa kỳ) lần hồi lan sang các khu vực kinh tế khác và tràn sang tất cả các quốc gia kỹ nghệ tiền tiến khác. Nền kinh tế Hoa kỳ suy giảm tới mức thấp nhất vào năm 1932, với:
- 25% dân số trong tuổi lao động, tức khoảng 13 triệu người thất nghiệp tại Hoa kỳ năm 1933;
- Sản lượng công nghiệp giảm 45% từ năm 1929 tới năm 1932;
- Số nhà xây mới giảm 80% từ năm 1929 tới năm 1932;
- Từ năm 1929 tới năm 1932, 5.000 ngân hàng phá sản.
Nền kinh tế Hoa kỳ hứng chịu những sự những bất quân bình, nhất là trong sự phân chia lợi tức quốc gia khi người ta ước lượng chỉ có 36 gia đình giàu chiếm số lợi tức ngang bằng tổng lợi tức của 42% toàn thể dân số Hoa kỳ. Ngoài ra, trên 27,5 triệu gia đình, có đến 21,5 triệu gia đình không có sổ tiết kiệm.
Đắc cử Tổng thống thứ 32 của Hoa kỳ ngày 08.11.1932, với 57% tổng số phiếu bầu hợp lệ và chiếm tổng số phiếu đại cử tri tại 42 trên 48 tiểu bang, ông Franklin Delano Roosevelt (đảng Dân chủ) đã tuyên thệ nhậm chức ngày 04.03.1933. Do nhận định là có khủng hoảng kinh tế vì người dân mất niềm tin được thể hiện qua việc giảm tiêu thụ và đầu tư, trong diễn văn nhậm chức, Tổng thống Roosevelt, với sự lạc quan, đã tuyên bố: « The only thing we have to fear is fear itself » (chỉ có một điều chúng ta phải sợ, đó chính là sự sợ hãi).
Thật vậy, cùng ngày đó, khách các ngân hàng kéo đến đòi tiền gửi vì mất niềm tin, khiến các ngân hàng phải tuyên bố phá sản. Ngày hôm sau, Tổng thống ban sắc luật ‘United States bank holiday’ để các ngân hàng có thể đóng cửa và tuyên bố một chương trình để ổn định trước khi mở cửa lại.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, ông Roosevelt đã quyết định nhiều biện pháp để trấn an dân Mỹ và phục hồi kinh tế. Từ ngày 04.03. đến 16.06.1933, ông đề nghị 15 luật mới và được giới Lập pháp thông qua. Để giải thích sự thành công chính trị của ông, giới sử gia cho là ông có biệt tài thu hút khán thính giả các hệ thống truyền thông.
Công trình phục hồi kinh tế Hoa kỳ được Tổng thống Roosevelt đặt tên là New Deal (tạm dịch ‘Chương Trình Mới’), chia làm hai giai đoạn:
- New Deal thứ nhất mang tính cách khẩn cấp, được mệnh danh là ‘Một Trăm Ngày’ từ ngày 09.03 đến ngày 14.06.1933, bao gồm những biện pháp về tiền tệ, hệ thống ngân hàng, nông nghệp, kỹ nghệ và chống thất nghiệp, dựa trên những tiêu chỉ gọi là 3R: « Relief, Recovery et Reform» (trợ cấp xã hội, phục hồi và cải tổ). R còn là chữ đầu của tên của Tổng thống Roosevelt. Trong thời gian này, hai triệu người, trong đó có 250.000 thanh niên nam nữ, đã tìm được việc làm.
- New Deal thứ nhì có tính cách dài hạn nhằm cải tổ cơ cấu, kéo dài từ năm 1935 đến 1938 đã cải thiện việc phân phối lợi tức quốc gia và quyền hành, với những luật lệ bảo vệ nghiệp đoàn (Social Security Act).
Tuy hai giai đoạn New Deal đã góp phần vào việc cải thiện nền kinh tế Hoa kỳ, nhưng tạo nên một sự khiếm hụt rất quan trọng trong ngân sách liên bang.
Nền kinh tế Hoa kỳ chỉ phục hồi thật sự khi liên bang tham gia Đệ Nhị Thế chiến cuối năm 1941. Đó là điều không ai trong chúng ta muốn, trừ một vài tên độc tài và điên, để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
II. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HIỆN TẠI.
1.- Biện pháp Trợ giúp ngân hàng.
Tháng 09.2008, việc hai công ty tài chính bán công Fannie Mae và Freddie Mac phải đặt dưới sự giám hộ của chính phủ Hoa Kỳ. Sau đó, ngân hàng đầu tư Lehman Brothers khai phá sản và ngân hàng đầu tư Merill Lynch được bán rẻ cho ngân hàng thương mại Bank of America đã gây chấn động cho các thị trường chứng khoán thế giới, khiến nhà đầu tư mua bán chứng khoán hốt hoảng. Do đó, tối hôm 23.09.2008, Tổng thống George W. Bush đọc diễn văn truyền hình mời gọi người Mỹ ủng hộ dự án cho phép chính phủ tiêu 700 tỷ mỹ kim để cứu thị trường tài chánh khỏi sụp đổ.
Tranh cử tổng thống năm 2000, ứng cử viên Bush đã hứa với cử tri Mỹ điều: cương quyết không đem quân Mỹ ra ngoại quốc, giúp xây dựng chính quyền nước khác và ông quyết liệt chủ trương phải thu nhỏ vai trò của chính phủ liên bang Mỹ bằng cách giảm bớt số luật lệ can thiệp vào thị trường, giảm thuế để giới kinh doanh có vốn đầu tư giúp nền kinh tế phát triển.
Những biến cố xảy ra đã thay đổi những chủ trương đó. Đầu nhiệm kỳ I, cuộc khủng bố ngày 11.09.2001 khiến ông Bush phải đổi chủ trương ngoại giao bằng đưa quân Afghanistan và Irak. Trong những tháng cuối nhiệm kỳ II, vụ khủng hoảng subprimes ở Hoa kỳ, Tổng thống Bush phải nhờ cử tri Mỹ thúc đẩy các Thượng nghị sĩ và Dân biểu biểu quyết chấp thuận cho Bộ trưởng Ngân khố (tức Tài chánh tại Việt-Nam) Henry Paulson toàn quyền sử dụng 700 tỷ mỹ kim để mua những trái khoản về những món nợ địa ốc từ các ngân hàng và công ty tài chánh khác, theo thủ tục khẩn cấp và ‘không thay đổi gì hết’, trước khi rời nghị trường về đơn vị lo việc tranh cử. Một Tổng thống chủ trương giảm bớt quyền Nhà Nước để cho thị trường tự do hơn, nay lại phải tăng quyền cho Hành pháp (Chính phủ)!
Đến đây, chúng ta mới thấy rõ tính cách dân chủ của một quốc gia mà người dân thực sự phát biểu quyền làm chủ của mình đối với các vị dân cử (Thượng nghị sĩ hay Dân biểu).
Khi dự luật được công bố qua các cơ quan truyền thông, các chuyên viên hay giáo sư kinh tế đã viết những bài trên báo để bênh vực nhận định của mình hay tranh luận trên các đài truyền hình. Có người cho rằng dự luật này ‘lập ra một cơ quan từ thiện để trợ cấp xã hội cho giới ngân hàng giàu có bằng tiền của người dân đóng thuế’ hay nó chống lại nguyên lý của kinh tế tư bản, tức ai cũng phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình: người thận trọng sẽ được thưởng, người liều lĩnh có thể bị trừng phạt.
Phe chống đối lý luận: trong nền kinh tế tự do những hợp đồng có tính cánh bắt buộc, đặt bút tự do ký là chịu trách nhiệm. Nếu xóa bỏ đặc tính đó, nền kinh tế sẽ không chạy được. Đề nghị cần có những điều khoản giúp những người mua nhà không trả được nơ, nhưng ông Paulson bác bỏ vì các thẩm phán xử những vụ ngân hàng kiện người vay ra tòa để xiết nhà có thể thay đổi các hợp đồng vay nợ để giúp người vay không bị tịch biên nhà hay giảm bớt lãi suất hoặc số tiền vay của người kẹt nợ.
Trước dư luận trái ngược đó, Tổng thống Bush đã can thiệp trực tiếp vào cuộc thảo luận bằng giải thích những đề nghị của Chính phủ ông và bầy tỏ lòng nhân nhượng chấp nhận một số điều thêm hoặc bớt vào dự luật cứu nguy các ngân hàng. Ông kêu gọi toàn dân không phân biệt đảng phái hãy đoàn kết trước cảnh ‘kinh tế nguy biến’. Do đó, từng người dân cử tri đã yêu cầu Dân biểu đưa ra nhiều đề nghị thay đổi. Ông Paulson lúc đầu cương quyết phản đối những đề nghị thay đổi, nhưng sau cũng phải chìu ý của đa số để Viện Dân biểu thông qua dự luật. Cũng theo ý dân muốn, các Nghị sĩ Thượng viện cũng thông qua. Cuối cùng, Tổng thống Bush ký ban hành để dự luật trở thành luật, có hiệu lực cưởng hành.
Luật này đang giúp các ngân hàng có thêm vốn, nhưng niềm tin người mua nhà chưa phục hồi đủ vào thị trường nhà cửa, hay người ta còn chờ giá nhà còn hạ thấp hơn nữa. Nhưng ngân hàng ngại cho vay vì món nợ cho vay chỉ được bảo đảm bởi giá trị ngôi nhà mà, nếu giá xuống, thì họ lo đến lúc giá nhà thấp hơn khoản nợ. Do đó, ngân hàng sẽ cho vay rất ít, với điều kiện khắt khe hơn.
2.- Biện pháp Trợ giúp các hảng xe hơi.
Hồi tháng 10.2008, Chính phủ và Quốc hội đã cấp cho 3 công ty xe hơi (General Motors, Ford và Chrysler) đã nhận trợ cấp 25 tỷ mỹ kim để nghiên cứu sản xuất những loại xe ít hao xăng, từ xe chạy điện đến xe ‘hybrid’ chạy bằng xăng và điện. Trong hiện tại, các xí nghiệp xe Âu Châu (Pháp, Đức, Thụy điển) và Nhật bản đã sản xuất những loại xe ít hao xăng từ mấy chục năm nay, không cần chính phủ khuyến khích và cho tiền mà chính thị trường đã thúc đẩy họ chế ra loại xe nào khách hàng cần.
Trong ngày 05.12.2008, sau khi ba hảng xe điều trần về kế hoạch xin tiền trước lưỡng viện Quốc Hội, Tổng thống Bush thỏa hiệp với các lãnh tụ đảng đa số (Dân Chủ) tại Quốc hội để có một chính sách chung trong việc giúp ba hãng xe nói trên. Như vậy, các chính trị gia Hành pháp lẫn Lập pháp có thể vi phạm những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế Hoa kỳ: nguyên tắc trách nhiệm. (ghi chú: sự vi phạm này chỉ có thể chế tài bởi Tối cao Pháp viện mà thôi).
Nhưng sự lo lắng (cũng là trách nhiệm) hiện tại của họ là: nạn thất nghiệp đang gia tăng. Ngày 04.12.2008, theo loan báo của Bộ Lao động cho biết trong tháng 11 đã có 533.000 người đệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp (7% dân số đang tuổi làm việc). Đây là con số hàng tháng cao nhất từ 34 năm qua. Nếu các hãng sản xuất xe nầy dẹp tiệm thì những xí nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng cho họ cũng sa thải nhân viên. Tổng số người bị ảnh hưởng có thể lên tới 3 triệu. Chưa hết, nếu kể cả gia đình của họ thì nền kinh tế Hoa kỳ sẽ mất mươi triệu người tiêu thụ. Trước những con số đó, các nhà chính trị khó từ chối cứu ngành xe hơi.
Trong khi kinh tế Mỹ đang xuống, các công ty Toyota và Honda ở Hoa kỳ vẫn kiếm được lời mà 3 hãng xe lớn ở Detroit lâm nguy do hàng không bán vì giá thành quá cao. Công nhân viên các hãng xe này được hưởng nhiều quyền lợi từ quỹ y tế và hưu bổng sau khi họ về hưu. Ngoài ra, các hãng xe này trả lương và tiền thưởng cho thành viên ban giám đốc căn cứ trên giá cổ phần tăng hàng năm trên thị trường chứng khoán. Vì thế, những người lãnh đạo có thể tìm cách trưng ra các kết quả ngắn hạn để thúc cổ phần tăng giá, rồi lãnh tiền thưởng.
Ngày 20.12.2008, hai hãng xe General Motors (9,4 tỷ) và Chrysler (4 tỷ) được Chính phủ quyết định cấp cho một khoản vay trị giá 13,4 tỷ mỹ kim để duy trì hoạt động cho tới cuối tháng 3/2009. Số tiền này được trích ra từ kế hoạch 700 tỷ mỹ kim giải cứu thị trường tài chính. Hãng xe hơi lớn thứ hai Mỹ là Ford chưa cần phải vay từ phía Chính phủ trong khi chờ Thượng nghị viện chấp thuận dự án 54 tỷ mỹ kim. Chính phủ có quyền thu hồi khoản vay trước ngày 31.03.2009 và để cho hai hãng xe nói trên phá sản.
Tôn trọng tính cách liên tục Chính phủ, Tổng thống Bush đã thông báo quyết định cấp một khoản vay cho hai hãng xe hơi General Motors và Chrysler cho Tổng thống đắc cử Barack Obama. Sau đó, ông Obama tuyên bố hoan nghênh kế hoạch của Tổng thống Bush và yêu cầu các công ty này phải thực hiện những biện pháp để tái cấu trúc công nghiệp xe hơi bằng nhiều tỷ mỹ kim do tiền vay của Chính phủ.
3.- Biện pháp từ Quỹ Dự Trữ Liên Bang Hoa kỳ.
A/ Giảm lãi suất.
Ngày 16.12.2008, Quỹ Dự Trữ Liên Bang Hoa kỳ (Fed- Federal Reserve) đã giảm lãi suất căn bản từ 1.0% xuống 0.25%, và có thể xuống đến 0% trên vốn vay.
Lãi suất căn bản là số bách phân để các ngân hàng thương mại Mỹ chi trả cho nhau khi cần vay lẫn của nhau qua đêm. Các ngân hàng này bị buộc phải gửi một số tiền vào Quỹ Dự Trữ Liên Bang (QDTLB). Số bách phân dự trữ này do QDTLB ấn định. Thí dụ cho vay 100 mỹ kim thì phải gửi 5 mỹ kim cho QDTLB, nếu số bách phân dự trữ 5% trên số tiền cho vay. Khi số dự trữ bị thiếu, ngân hàng phải tạm vay một ngân hàng khác hay QDTLB để bù vào. Nếu vay từ QDTLB, hiện nay, với lãi suất 0%, họ có thể vay mà không trả lãi.
QDTLB hành động như vậy để các ngân hàng thương mại có thể cho dân và xí nghiệp Mỹ vay dễ dàng hơn. Khi có nhiều người dùng tiền, người thì đầu tư kinh doanh thêm, cửa tiệm bán được nhiều hàng hóa hay dịch vụ hơn, cuối cùng là kinh tế phát triển cao hơn. Nhờ đó, nền kinh tế Mỹ sớm thoát khỏi cơn suy thoái kéo dài và nặng hơn.
Tổng thống đắc cử Obama hứa sẽ dùng ‘biện pháp ngân sách’ để khích cầu cho nền kinh tế sau khi ông nhậm chức. Ông sẽ cho chính phủ chi tiêu 1.000 tỷ mỹ kim để cố gắng tìm cách tạo hoặc duy trì 3 triệu công việc làm.
B/ Gia tăng khả năng thanh toán bằng tiền mặt.
Khi lãi suất căn bản đã xuống tới mức 0% mà nền kinh tế Hoa kỳ chưa khởi sắc trở lại thì QDTLB phải lựa chọn một biện pháp khác như cung cấp khả năng thanh toán bằng tiền mặt. QDTLB có thể tăng số tiền lưu hành bằng cách mua các trái khoán của tư nhân hay Nhà Nước, tức mua lại những giấy nợ (thương phiếu) cầm giữ bởi các ngân hàng thương mại bằng tiền mặt. Danh từ chuyên môn ngân hàng gọi đó là tái chiết khết khấu.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tin Lành Từ Phan Rang
Hồng Lam
06:17 27/12/2008
TIN LÀNH TỪ PHAN RANG
Ảnh của Hồng Lam – Hội Nhiếp Ảnh Phan Rang
Đêm Tin Lành bên trời Phan Rang
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chúa Hài Đồng Đêm Thánh
Bro. Phạm Ngọc Thạch, cmc.
06:21 27/12/2008
CHÚA HÀI ĐỒNG ĐÊM THÁNH
Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch CMC, Carthage, MO.
Chúa Hài Đồng từ carthage. MO.
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền