Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy Niệm Lễ Kính Thánh Gia Thất – Năm B
Lm. Anthony Trung Thành
10:03 25/12/2017
Trong lá thư gửi cho các gia đình Công Giáo năm 2016, ở mục NHỮNG THÁCH ĐỐ CHO GIA ĐÌNH NGÀY NAY, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nêu lên bốn thách đố đáng báo động của gia đình hôm nay là: Ly thân và ly dị; bạo hành gia đình; sống chung, sống thử; nạn phá thai. Trước những thách đố đó, các gia đình Công Giáo chúng ta phải làm gì? Đó là nội dung tôi muốn gợi với anh chị em suy niệm trong ngày lễ Thánh Gia Thất hôm nay.
I. Bốn thách đố trên đáng báo động như thế nào?
1. Ly thân và ly dị: Tình trạng ly dị ở Việt Nam ngày càng gia tăng: Cuộc điều tra do Bộ VH-TT&DL, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Năm 2000 có 51.361 vụ ly hôn. Năm 2005 có tới 65.929 vụ. Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối sống: (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%). (Nguồn: http://vienthongke.vn/)
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác nữa. Gần đây, có một bài viết nói về sự giàu có của một làng xã nhờ bà con đi xuất khẩu lao động. Nhưng cũng có một bài báo khác cho biết rằng: do đi xuất khẩu lao động, vợ chồng xa nhau sinh ra nhiều cám dỗ...cuối cùng nhà cửa, của cải thì có nhưng vợ chồng lại phải chia tay, con cái thì bơ vơ. Đây là một thực tế đáng buồn cho người dân Việt nam nói chung và cho các gia đình trong các giáo xứ nói riêng.
2. Bạo hành trong gia đình: Theo một nghiên cứu về bạo lực ở các gia đình Việt Nam cho biết: 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành gia đình. Trong đó: 82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực; 5% phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh đập; 9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là người vợ. (Nguồn: https://vi.wikipedia.org)
Bạo lực cũng có thể do con cái cháu chắt gây nên: Gần đây, một loạt những câu chuyện giới trẻ dùng từ ngữ xúc phạm, hỗn xược với người lớn, thậm chí là chửi bới ông bà, bố mẹ mình đang gióng lên một hồi chuông báo động. Thậm chí có những vụ án giết người thân như bà giết cháu, cha giết con, vợ giết chồng, con cái giết cha mẹ...thật đau lòng.
3. Sống chung, sống thử trước hôn nhân: Theo thống kê của khoa xã hội học Đại học Mở Sài Gòn, năm 2010, có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân. Đó là những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân, đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau, không cần đến pháp luật. Người ta gọi đó là “sống thử”. Hiện tượng “sống thử” hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung” đã và đang trở thành một thứ “mốt” trong lối sống của giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới công nhân sống xa nhà mà còn cả ở những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường.
Xét theo giáo lý Công Giáo thì “sống thử” là trái với luật Chúa, luật Hội Thánh. Cho nên, những người “sống thử” là mắc tội. Đồng thời, “sống thử” khó được toàn xã hội chấp nhận, đó là lối sống sai lầm, buông thả, phóng túng, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, là một biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức trong lối sống thực dụng ngày nay.
Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam thì “sống thử” là một lối sống không phù hợp, nó có tác động xấu đến đời sống và mang lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản thân, gia đình, Giáo hội và xã hội như: không chồng mà có con, dễ dẫn đến tội phá thai. (x. bài: Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay - Tu sĩ Lôrensô Vũ Văn Trình MF).
4. Tệ nạn nạo phá thai : Theo các số liệu thống kê cho biết hàng năm trên thế giới có khoảng: 42 triệu ca phá thai; 20 triệu ca phá thai không an toàn; 70.000 ca tử vong bà mẹ; 5 triệu ca khuyết tật. Riêng ở Việt Nam: bình quân mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo phá thai (chiếm 20% tổng số ca nạo phá thai), cao nhất các nước Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới. Có nhiều nguyên nhân đưa đến nạn phá thai, trong đó nguyên nhân đầu tiên là do “sống thử”, sống buông thả nên có thai ngoài ý muốn, nguyên nhân thứ hai là bị ảnh hưởng bởi các chương trình KHHGĐ và giáo dục sai lầm. Ví dụ: Công nhân viên chức chỉ được sinh 1-2 con, nếu sinh đứa thứ ba thì phải giáng chức, cắt lương. Người dân sinh con thứ ba: có nơi bị chính quyền phạt, hoặc bắt đóng góp tiền vào quỹ dân số... Vì sợ mất chức, sợ mất tiền... dẫn đến việc phá thai.
Trên đây là bốn thách đố trong muôn vàn thách đố đang xảy ra trong các gia đình, đang tiềm ẩn những hiểm họa không chỉ phá vỡ nền tảng gia đình mà còn đẩy nhân loại đến bờ vực của sa đọa và hủy diệt.
II. Chúng ta cần phải làm gì trước những thách đố trên?
1. Hãy đến với Chúa qua đời sống cầu nguyện: Trước những thách đố về đời sống gia đình, chúng ta rất cần lời cầu nguyện. Thánh Nữ Mônica chung sống với người chồng hoang đàng, trác táng và thiếu chung thuỷ. Augustinô là đứa con sống vô luân, ngã theo lạc giáo… nhưng thánh nữ không sờn lòng nãn chí mà kiên trì hy sinh cầu nguyện. Cuối cùng, chồng và con đã được ơn trở lại, đặc biệt là Augustinô đã trở thành một vị đại thánh.
2. Hãy lãnh nhận các Bí tích: Đức Kitô đã để lại cho Hội Thánh những bí tích, là những dấu chỉ hữu hình làm máng chuyển thông ơn thánh cho các tín hữu. Các bí tích có mục đích thánh hoá con người, xây dựng thân thể Đức Kitô và thờ phượng Thiên Chúa. Nhờ lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích Giao hoà và Thánh Thể đời sống Kitô hữu, đời sống các gia đình được nuôi dưỡng và ngày càng tăng trưởng hơn.
3. Phải biến gia đình thành cộng đoàn yêu thương:
Khi đã có tình yêu thương, các thành viên trong gia đình sẽ loại trừ được các thứ bạo hành về thể xác, tâm lý, tinh thần, loại trừ được sự bất trung… ở trong chính gia đình của mình. Vợ - chồng; cha mẹ - con cái sẽ “có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa, nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau” (Cl 3,12-13). Đó là điều các thành viên trong gia đình phải cố gắng để thực hiện.
4. Một số thực hành khác: Ngoài các việc làm chủ chốt để gìn giữ gia đình trên đây, trong thư gửi các gia đình năm 2016, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam còn nhắc đến các bổn phận khác của gia đình như : bổn phận đón nhận và tôn trọng sự sống; bổn phận hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ; bổn phận chăm sóc người cao tuổi; bổn phận cha mẹ giáo dục con cái về mọi phương diện nhân bản, đạo đức, tri thức và đức tin; việc chuẩn bị cho giới trẻ bước vào đời sống hôn nhân và gia đình cũng là đòi hỏi khẩn thiết hơn bao giờ hết.
Kết luận: Để gia đình chúng ta luôn được êm ấm hạnh phúc trước những thách đố của thời đại, các thành viên trong gia đình hãy quyết tâm siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, xây dựng gia đình thành một mái ấm của tình yêu và lòng thương xót. Xin Thánh Gia Thất đổ tràn đầy ân sủng trên mỗi người, mỗi gia đình chúng ta. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
I. Bốn thách đố trên đáng báo động như thế nào?
1. Ly thân và ly dị: Tình trạng ly dị ở Việt Nam ngày càng gia tăng: Cuộc điều tra do Bộ VH-TT&DL, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Năm 2000 có 51.361 vụ ly hôn. Năm 2005 có tới 65.929 vụ. Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối sống: (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%). (Nguồn: http://vienthongke.vn/)
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác nữa. Gần đây, có một bài viết nói về sự giàu có của một làng xã nhờ bà con đi xuất khẩu lao động. Nhưng cũng có một bài báo khác cho biết rằng: do đi xuất khẩu lao động, vợ chồng xa nhau sinh ra nhiều cám dỗ...cuối cùng nhà cửa, của cải thì có nhưng vợ chồng lại phải chia tay, con cái thì bơ vơ. Đây là một thực tế đáng buồn cho người dân Việt nam nói chung và cho các gia đình trong các giáo xứ nói riêng.
2. Bạo hành trong gia đình: Theo một nghiên cứu về bạo lực ở các gia đình Việt Nam cho biết: 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành gia đình. Trong đó: 82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực; 5% phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh đập; 9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là người vợ. (Nguồn: https://vi.wikipedia.org)
Bạo lực cũng có thể do con cái cháu chắt gây nên: Gần đây, một loạt những câu chuyện giới trẻ dùng từ ngữ xúc phạm, hỗn xược với người lớn, thậm chí là chửi bới ông bà, bố mẹ mình đang gióng lên một hồi chuông báo động. Thậm chí có những vụ án giết người thân như bà giết cháu, cha giết con, vợ giết chồng, con cái giết cha mẹ...thật đau lòng.
3. Sống chung, sống thử trước hôn nhân: Theo thống kê của khoa xã hội học Đại học Mở Sài Gòn, năm 2010, có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân. Đó là những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân, đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau, không cần đến pháp luật. Người ta gọi đó là “sống thử”. Hiện tượng “sống thử” hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung” đã và đang trở thành một thứ “mốt” trong lối sống của giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới công nhân sống xa nhà mà còn cả ở những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường.
Xét theo giáo lý Công Giáo thì “sống thử” là trái với luật Chúa, luật Hội Thánh. Cho nên, những người “sống thử” là mắc tội. Đồng thời, “sống thử” khó được toàn xã hội chấp nhận, đó là lối sống sai lầm, buông thả, phóng túng, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, là một biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức trong lối sống thực dụng ngày nay.
Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam thì “sống thử” là một lối sống không phù hợp, nó có tác động xấu đến đời sống và mang lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản thân, gia đình, Giáo hội và xã hội như: không chồng mà có con, dễ dẫn đến tội phá thai. (x. bài: Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay - Tu sĩ Lôrensô Vũ Văn Trình MF).
4. Tệ nạn nạo phá thai : Theo các số liệu thống kê cho biết hàng năm trên thế giới có khoảng: 42 triệu ca phá thai; 20 triệu ca phá thai không an toàn; 70.000 ca tử vong bà mẹ; 5 triệu ca khuyết tật. Riêng ở Việt Nam: bình quân mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo phá thai (chiếm 20% tổng số ca nạo phá thai), cao nhất các nước Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới. Có nhiều nguyên nhân đưa đến nạn phá thai, trong đó nguyên nhân đầu tiên là do “sống thử”, sống buông thả nên có thai ngoài ý muốn, nguyên nhân thứ hai là bị ảnh hưởng bởi các chương trình KHHGĐ và giáo dục sai lầm. Ví dụ: Công nhân viên chức chỉ được sinh 1-2 con, nếu sinh đứa thứ ba thì phải giáng chức, cắt lương. Người dân sinh con thứ ba: có nơi bị chính quyền phạt, hoặc bắt đóng góp tiền vào quỹ dân số... Vì sợ mất chức, sợ mất tiền... dẫn đến việc phá thai.
Trên đây là bốn thách đố trong muôn vàn thách đố đang xảy ra trong các gia đình, đang tiềm ẩn những hiểm họa không chỉ phá vỡ nền tảng gia đình mà còn đẩy nhân loại đến bờ vực của sa đọa và hủy diệt.
II. Chúng ta cần phải làm gì trước những thách đố trên?
1. Hãy đến với Chúa qua đời sống cầu nguyện: Trước những thách đố về đời sống gia đình, chúng ta rất cần lời cầu nguyện. Thánh Nữ Mônica chung sống với người chồng hoang đàng, trác táng và thiếu chung thuỷ. Augustinô là đứa con sống vô luân, ngã theo lạc giáo… nhưng thánh nữ không sờn lòng nãn chí mà kiên trì hy sinh cầu nguyện. Cuối cùng, chồng và con đã được ơn trở lại, đặc biệt là Augustinô đã trở thành một vị đại thánh.
2. Hãy lãnh nhận các Bí tích: Đức Kitô đã để lại cho Hội Thánh những bí tích, là những dấu chỉ hữu hình làm máng chuyển thông ơn thánh cho các tín hữu. Các bí tích có mục đích thánh hoá con người, xây dựng thân thể Đức Kitô và thờ phượng Thiên Chúa. Nhờ lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích Giao hoà và Thánh Thể đời sống Kitô hữu, đời sống các gia đình được nuôi dưỡng và ngày càng tăng trưởng hơn.
3. Phải biến gia đình thành cộng đoàn yêu thương:
Khi đã có tình yêu thương, các thành viên trong gia đình sẽ loại trừ được các thứ bạo hành về thể xác, tâm lý, tinh thần, loại trừ được sự bất trung… ở trong chính gia đình của mình. Vợ - chồng; cha mẹ - con cái sẽ “có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa, nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau” (Cl 3,12-13). Đó là điều các thành viên trong gia đình phải cố gắng để thực hiện.
4. Một số thực hành khác: Ngoài các việc làm chủ chốt để gìn giữ gia đình trên đây, trong thư gửi các gia đình năm 2016, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam còn nhắc đến các bổn phận khác của gia đình như : bổn phận đón nhận và tôn trọng sự sống; bổn phận hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ; bổn phận chăm sóc người cao tuổi; bổn phận cha mẹ giáo dục con cái về mọi phương diện nhân bản, đạo đức, tri thức và đức tin; việc chuẩn bị cho giới trẻ bước vào đời sống hôn nhân và gia đình cũng là đòi hỏi khẩn thiết hơn bao giờ hết.
Kết luận: Để gia đình chúng ta luôn được êm ấm hạnh phúc trước những thách đố của thời đại, các thành viên trong gia đình hãy quyết tâm siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, xây dựng gia đình thành một mái ấm của tình yêu và lòng thương xót. Xin Thánh Gia Thất đổ tràn đầy ân sủng trên mỗi người, mỗi gia đình chúng ta. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Gia đình thánh tuyệt vời
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:33 25/12/2017
Chúa Nhật Lễ Thánh Gia
Lc 2,22-40
Gia đình là nơi vun trồng tình yêu và sự sống.Gia đình cũng là cái nôi ấm áp của mọi người. Thánh Gioan Phaolô II đã làm hai cử chỉ rất ấn tượng không phai mờ khi về thăm quê hương Ba Lan : “ thăm mộ song thân và cử hành những kỷ niệm hôn phối cho các đôi hôn phối mừng Kim khánh, Ngân khánh vv…và chứng hôn cho những cặp hôn nhân cử hành hôn phối “. Những việc làm của Ngài nói lên tính linh thiêng, giá trị của đời sống gia đình.Cử chỉ thăm mộ song thân, nói lên sự hiếu thảo của Ngài đối với cha mẹ và chứng hôn, mừng kỷ niệm hôn phối, Đức Thánh Cha muốn gióng lên tiếng nói hãy bảo vệ gia đình, hãy sống đúng luật Chúa và luôn sống hạnh phúc nơi tổ ấm gia đình.
Vâng, Chúa Giêsu khi xuống thế làm người, Ngài không chọn một con đường kỳ lạ nào khác, Ngài chọn một gia đình để được sinh ra. Chúa có thể từ trời xuống cách kỳ diệu.Chúa có thể vươn vai lớn lên như Phù Đổng Thiên Vương. Chúa đã không làm như thế.Ngài được sinh ra bởi cung lòng Đức Trinh Nữ Maria và có Cha là thánh Giuse để nhờ thánh nhân Chúa Giêsu được nuôi dưỡng và Mẹ Maria được bảo vệ, hợp pháp trước mặt mọi người.Khi chọn một gia đình để được sinh ra, Chúa Giêsu thật sự gần gũi với con người, hòa đồng với con người ngoại trừ tội lỗi. Khi chọn một gia đình Chúa Giêsu muốn đề cao vai trò của gia đình. Gia đình quả thực là cái nôi của sự sống, nôi của yêu thương. Vợ là nôi yêu thương của chồng, chồng là nôi tình yêu của vợ.Con cái là hoa quả, là kết tinh của tình yêu của cha mẹ. Gia đình quả thực là nôi của sự sống, của hạnh phúc. Gia đình của Thánh Gia : Chúa Giêsu,Mẹ Maria và thánh Giuse, chúng ta nhận ra vẻ đẹp, vẻ diễm lệ của tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người. Tình yêu luôn gắn kết mọi người trong gia đình lại với nhau. Nơi gia đình Thánh Gia, tình yêu là nét đẹp tuyệt vời của Ba Đấng. Gia đình Thánh Gia luôn trên thuận dưới hòa, sống tôn trọng, đùm bọc và hòa hợp, yêu thương. Thánh Giuse, mặc dù là chủ, là gia trưởng, nhưng Ngài luôn khiêm tốn, âm thầm phục vụ Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Còn Đức Trinh nữ Maria luôn là người vợ, người mẹ gương mẫu, đơn sơ, khiêm nhu, Mẹ luôn tôn trọng thánh Giuse và yêu mến Chúa Giêsu. Thánh Tử Giêsu, tuy là Con Thiên Chúa, nhưng chấp nhận để thánh Giuse, Mẹ Maria nuôi dưỡng, dạy bảo, Ngài luôn vâng phục, hiếu thảo đối với Mẹ Maria và thánh Giuse. Gia đình của Ba Đấng là gia đình gương mẫu, lý tưởng cho mọi gia đình noi gương, bắt chước.
Đức thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II được mệnh danh là Giáo Hoàng của các gia đình, đã luôn đề cao vai trò của gia đình, và luôn khuyến khích các gia đình sống yêu thương, sống đúng luật Chúa dạy về đời sống gia đình. Chân phướn Phaolô VI đã nhắn nhắn nhủ mọi người về việc cầu nguyện của gia đình như sau :” …Các gia đình muốn sống trọn vẹn ơn gọi và tinh thần của gia đình Công Giáo phải tận lực lướt thắng những áp lực cản trở gia đình không thể hội họp và cầu nguyện chung “. Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Tông huấn “ Amoris laetitia “ đã viết :” Trong và giữa các gia đình, sứ điệp Tin mừng cần phải luôn vang vọng; cốt lõi của sứ điệp ấy, tức lời rao giảng tiên khởi, là phần đẹp nhất, trổi vượt nhất, đánh động nhất và đồng thời cần thiết nhất. sứ điệp này phải chiếm chỗ trung tâm trong tất cả hoạt động Phúc Âm hóa.Đó là lời rao giảng đầu tiên và quan trọng nhất “ ( số 58 ).
Lễ Thánh Gia Thất dạy mọi người Công Giáo, đặc biệt là các gia đình Công Giáo hãy nhìn lên Ba Đấng: Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse mà noi gương, bắt chước. Gia đình Thánh Gia là một gia đình tuyệt thánh, gia đình mẫu mực, lý tưởng cho mỗi gia đình bắt chước noi theo. Bởi vì mỗi thành viên trong gia đình Thánh Gia luôn hòa thuận, luôn tôn trọng, yêu thương nhau. Do đó, mọi gia đình Công Giáo, mọi thành viên trong các gia đình Công Giáo hãy sống đùm bọc, hòa thuận, tôn trọng, bảo vệ và chia sẻ trách nhiệm với nhau. Cha mẹ phải có bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái đúng theo luật Chúa. Con cái phải có bổn phận, quyền lợi hiếu thảo, tôn kính cha mẹ vì cha mẹ đại diện Thiên Chúa. Mỗi thành viên, mỗi người trong gia đình phải biết sống đúng địa vị của mình. Mỗi người, mỗi thành viên trong gia đình phải biết nhìn vào bản thân của mình để thay đổi, để làm mới nội tâm, làm mới cách sống, cách đối xử để gia đình mỗi ngày mỗi sống đẹp hơn, tốt hơn theo mẫu của gia đình Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse.
Trên thế giới ngày nay, các gia đình đang bị khủng hoảng trầm trọng. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gióng lên tiếng nói “ Hãy bảo vệ gia đình “. Sở dĩ các gia đình rơi vào thử thách, sa ngã, khủng hoảng là vì các thành viên trong gia đình đánh mất sự yêu thương, tôn trọng, trật trự, chia sẻ với nhau. Cha mẹ vịn cớ này cớ kia không có thời gian dành cho con cái, không giáo dục con cái.Con cái không vâng lời cha mẹ làm cho đời sống gia đình mất trật tự, trở nên gánh nặng cho nhau. Vợ chồng đi làm khác giờ ít gặp gỡ nhau, ít ăn chung với nhau vv…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mọi gia đình Công Giáo luôn biết noi gương bắt chước gia đình Thánh Gia Thất để gia đình luôn trở nên cái nôi ấm áp của tình thương, và trở nên sức sống mãnh liệt của Đạo Tình Thương và để mọi thành viên trong mọi gia đình Công Giáo luôn trở nên chứng nhân sống động của Đấng Cứu Thế Giêsu. Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Gia đình có cần thiết cho con người không ?
2.Chúa Giêsu đã nâng gia đình lên hàng gì ?
3.Tại sao Chúa lại chọn một gia đình để được sinh ra ?
4. Cốt lõi của gia đình là gì ?
5.Gia đình Thánh Gia Thất là gia đình thế nào ?
6.Tại sao thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lại được mệnh danh là Giáo Hòang của các Gia đình ?
Lc 2,22-40
Gia đình là nơi vun trồng tình yêu và sự sống.Gia đình cũng là cái nôi ấm áp của mọi người. Thánh Gioan Phaolô II đã làm hai cử chỉ rất ấn tượng không phai mờ khi về thăm quê hương Ba Lan : “ thăm mộ song thân và cử hành những kỷ niệm hôn phối cho các đôi hôn phối mừng Kim khánh, Ngân khánh vv…và chứng hôn cho những cặp hôn nhân cử hành hôn phối “. Những việc làm của Ngài nói lên tính linh thiêng, giá trị của đời sống gia đình.Cử chỉ thăm mộ song thân, nói lên sự hiếu thảo của Ngài đối với cha mẹ và chứng hôn, mừng kỷ niệm hôn phối, Đức Thánh Cha muốn gióng lên tiếng nói hãy bảo vệ gia đình, hãy sống đúng luật Chúa và luôn sống hạnh phúc nơi tổ ấm gia đình.
Vâng, Chúa Giêsu khi xuống thế làm người, Ngài không chọn một con đường kỳ lạ nào khác, Ngài chọn một gia đình để được sinh ra. Chúa có thể từ trời xuống cách kỳ diệu.Chúa có thể vươn vai lớn lên như Phù Đổng Thiên Vương. Chúa đã không làm như thế.Ngài được sinh ra bởi cung lòng Đức Trinh Nữ Maria và có Cha là thánh Giuse để nhờ thánh nhân Chúa Giêsu được nuôi dưỡng và Mẹ Maria được bảo vệ, hợp pháp trước mặt mọi người.Khi chọn một gia đình để được sinh ra, Chúa Giêsu thật sự gần gũi với con người, hòa đồng với con người ngoại trừ tội lỗi. Khi chọn một gia đình Chúa Giêsu muốn đề cao vai trò của gia đình. Gia đình quả thực là cái nôi của sự sống, nôi của yêu thương. Vợ là nôi yêu thương của chồng, chồng là nôi tình yêu của vợ.Con cái là hoa quả, là kết tinh của tình yêu của cha mẹ. Gia đình quả thực là nôi của sự sống, của hạnh phúc. Gia đình của Thánh Gia : Chúa Giêsu,Mẹ Maria và thánh Giuse, chúng ta nhận ra vẻ đẹp, vẻ diễm lệ của tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người. Tình yêu luôn gắn kết mọi người trong gia đình lại với nhau. Nơi gia đình Thánh Gia, tình yêu là nét đẹp tuyệt vời của Ba Đấng. Gia đình Thánh Gia luôn trên thuận dưới hòa, sống tôn trọng, đùm bọc và hòa hợp, yêu thương. Thánh Giuse, mặc dù là chủ, là gia trưởng, nhưng Ngài luôn khiêm tốn, âm thầm phục vụ Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Còn Đức Trinh nữ Maria luôn là người vợ, người mẹ gương mẫu, đơn sơ, khiêm nhu, Mẹ luôn tôn trọng thánh Giuse và yêu mến Chúa Giêsu. Thánh Tử Giêsu, tuy là Con Thiên Chúa, nhưng chấp nhận để thánh Giuse, Mẹ Maria nuôi dưỡng, dạy bảo, Ngài luôn vâng phục, hiếu thảo đối với Mẹ Maria và thánh Giuse. Gia đình của Ba Đấng là gia đình gương mẫu, lý tưởng cho mọi gia đình noi gương, bắt chước.
Đức thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II được mệnh danh là Giáo Hoàng của các gia đình, đã luôn đề cao vai trò của gia đình, và luôn khuyến khích các gia đình sống yêu thương, sống đúng luật Chúa dạy về đời sống gia đình. Chân phướn Phaolô VI đã nhắn nhắn nhủ mọi người về việc cầu nguyện của gia đình như sau :” …Các gia đình muốn sống trọn vẹn ơn gọi và tinh thần của gia đình Công Giáo phải tận lực lướt thắng những áp lực cản trở gia đình không thể hội họp và cầu nguyện chung “. Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Tông huấn “ Amoris laetitia “ đã viết :” Trong và giữa các gia đình, sứ điệp Tin mừng cần phải luôn vang vọng; cốt lõi của sứ điệp ấy, tức lời rao giảng tiên khởi, là phần đẹp nhất, trổi vượt nhất, đánh động nhất và đồng thời cần thiết nhất. sứ điệp này phải chiếm chỗ trung tâm trong tất cả hoạt động Phúc Âm hóa.Đó là lời rao giảng đầu tiên và quan trọng nhất “ ( số 58 ).
Lễ Thánh Gia Thất dạy mọi người Công Giáo, đặc biệt là các gia đình Công Giáo hãy nhìn lên Ba Đấng: Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse mà noi gương, bắt chước. Gia đình Thánh Gia là một gia đình tuyệt thánh, gia đình mẫu mực, lý tưởng cho mỗi gia đình bắt chước noi theo. Bởi vì mỗi thành viên trong gia đình Thánh Gia luôn hòa thuận, luôn tôn trọng, yêu thương nhau. Do đó, mọi gia đình Công Giáo, mọi thành viên trong các gia đình Công Giáo hãy sống đùm bọc, hòa thuận, tôn trọng, bảo vệ và chia sẻ trách nhiệm với nhau. Cha mẹ phải có bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái đúng theo luật Chúa. Con cái phải có bổn phận, quyền lợi hiếu thảo, tôn kính cha mẹ vì cha mẹ đại diện Thiên Chúa. Mỗi thành viên, mỗi người trong gia đình phải biết sống đúng địa vị của mình. Mỗi người, mỗi thành viên trong gia đình phải biết nhìn vào bản thân của mình để thay đổi, để làm mới nội tâm, làm mới cách sống, cách đối xử để gia đình mỗi ngày mỗi sống đẹp hơn, tốt hơn theo mẫu của gia đình Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse.
Trên thế giới ngày nay, các gia đình đang bị khủng hoảng trầm trọng. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gióng lên tiếng nói “ Hãy bảo vệ gia đình “. Sở dĩ các gia đình rơi vào thử thách, sa ngã, khủng hoảng là vì các thành viên trong gia đình đánh mất sự yêu thương, tôn trọng, trật trự, chia sẻ với nhau. Cha mẹ vịn cớ này cớ kia không có thời gian dành cho con cái, không giáo dục con cái.Con cái không vâng lời cha mẹ làm cho đời sống gia đình mất trật tự, trở nên gánh nặng cho nhau. Vợ chồng đi làm khác giờ ít gặp gỡ nhau, ít ăn chung với nhau vv…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mọi gia đình Công Giáo luôn biết noi gương bắt chước gia đình Thánh Gia Thất để gia đình luôn trở nên cái nôi ấm áp của tình thương, và trở nên sức sống mãnh liệt của Đạo Tình Thương và để mọi thành viên trong mọi gia đình Công Giáo luôn trở nên chứng nhân sống động của Đấng Cứu Thế Giêsu. Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Gia đình có cần thiết cho con người không ?
2.Chúa Giêsu đã nâng gia đình lên hàng gì ?
3.Tại sao Chúa lại chọn một gia đình để được sinh ra ?
4. Cốt lõi của gia đình là gì ?
5.Gia đình Thánh Gia Thất là gia đình thế nào ?
6.Tại sao thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lại được mệnh danh là Giáo Hòang của các Gia đình ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ Đêm Giáng Sinh 2017 tại Bethlehem
VietCatholic Network
06:13 25/12/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngay sau khi đọc thông điệp Giáng Sinh, Đức Thánh Cha sẽ ban phép lành Tòa Thánh và ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi. Xin quý vị và anh chị em hiệp ý với Đức Thánh Cha để đón nhận ơn toàn xá.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trở lại Bethlehem, đúng nửa đêm, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, là Giám Quản Tông Tòa của Tòa Thượng Phụ Jerusalem, cùng với các Giám Mục Phụ Tá của ngài đã cử hành thánh lễ tại đền thờ Giáng Sinh trên quảng trường Máng Cỏ.
Đây là nơi Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Đây là nơi các tín hữu Kitô trên thế giới đều ước ao được một lần trong đời đón mừng Chúa Giáng Sinh tại chính nơi thánh thiêng này. Tuy nhiên, đến được nơi đây không phải là dễ vì phải vượt qua vô số các trạm kiểm soát của quân đội Do Thái. Đó là chưa kể bạo lực có thể bùng lên bất cứ lúc nào và trong những ngày đầy biến động này, nhiều người sợ mình bị kẹt giữa hai lằn đạn.
Trong bài giảng, sau khi giải thích ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh khi Ngôi Hai Thiên Chúa vốn dĩ là Thiên Chúa đã không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa đã cầu nguyện cho hòa bình tại Giêrusalem và kêu gọi các chính trị gia can đảm đưa ra những quyết định táo bạo trong đó tôn trọng mọi dân tộc. “Không có hòa bình nếu ai đó bị loại trừ. Giêrusalem nên bao gồm chứ không phải là loại trừ.”
Ngài nói thêm: “Chúng ta cần một tầm nhìn xa. Và bất chấp cơ man những thất vọng trong quá khứ và hiện tại, chúng ta hãy có can đảm và quyết tâm, đừng từ bỏ bất cứ một cố gắng nào, nhưng ngược lại, hãy để cho mình bị kích động bởi những tiếng kêu của người nghèo và người chịu đau khổ.”
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, một người Hồi giáo, cũng tham dự thánh lễ.
Thị trưởng thành phố Bethlehem, ông Anton Salman, nhìn nhận bầu khí Giáng Sinh năm nay, và cả số du khách đã bị sụt giảm vì quyết định của tổng thống Trump công nhận Giêrusalem là thủ đô của người Do Thái.
Sau thánh lễ, mưa rơi và nhiệt độ giảm xuống chỉ còn khoảng 9 độ khiến bầu khí Giáng Sinh tại Bethlehem năm nay xem ra còn ảm đạm hơn.
Thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi 2017
J.B. Đặng Minh An dịch
07:05 25/12/2017
Lúc 12 giờ trưa Thứ Hai 25 tháng 12, Đức Thánh Cha đã xuất hiện trên bao lơn chính giữa đền thờ Thánh Phêrô để đọc thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi, gởi dân thành Rôma và toàn thế giới.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, Chúc mừng Giáng sinh!
Tại Bếtlêhem, Chúa Giêsu đã được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria. Ngài đã chào đời, không phải theo ý muốn của người nam, nhưng nhờ ân sủng của Thiên Chúa Cha chúng ta, là Đấng đã “yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy thì sẽ không bị hư mất nhưng được sự sống đời đời” (Ga 3:16).
Sự kiện này được lặp lại ngày hôm nay trong Giáo Hội, một Giáo Hội lữ hành theo thời gian. Đức tin của người Kitô hữu làm sống lại trong phụng vụ Giáng sinh mầu nhiệm của Thiên Chúa, Đấng đang đến, Đấng mặc lấy thân xác con người và trở nên thấp hèn và nghèo khó để cứu chúng ta. Và điều này khiến chúng ta cảm động sâu sắc, trước lòng từ ái vô biên của Cha chúng ta.
Những người đầu tiên nhìn thấy vinh quang khiêm nhượng của Đấng Cứu Rỗi, sau Đức Maria và thánh Giuse, là những người chăn cừu thành Bếtlêhem. Họ nhận ra dấu chỉ mà các thiên thần đã công bố cho họ và thờ lạy Hài Nhi. Những người khiêm tốn và tỉnh thức là một tấm gương cho các tín hữu ở mọi thời đại, trước mầu nhiệm của Chúa Giêsu, họ không bị hoang mang trước sự nghèo hèn của Người. Đúng hơn, cũng như Đức Maria, họ tin tưởng vào lời của Thiên Chúa và chiêm ngắm vinh quang của Người với những đôi mắt đơn sơ. Trước mầu nhiệm Ngôi Lời hóa thành nhục thể, Kitô hữu ở mọi nơi tuyên xưng những lời của Thánh Sử Gioan: “Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.” (Ga 1:14)
Ngày nay, khi những cuồng phong chiến tranh đang thổi vào thế giới của chúng ta, và mô hình phát triển lỗi thời đó đang tiếp tục gây ra sự suy thoái về nhân bản, xã hội và môi trường, Giáng sinh mời gọi chúng ta tập trung vào dấu chỉ của Hài Nhi để nhận ra Người trên khuôn mặt những trẻ thơ, đặc biệt là những đứa bé “không có chỗ trong quán trọ” (Lc 2,7) như Chúa Giêsu.
Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi những trẻ thơ ở Trung Đông, là những đứa bé đang phải tiếp tục chịu đựng vì những căng thẳng ngày gia tăng giữa người Do Thái và người Palestine. Trong ngày lễ này, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban hòa bình cho Giêrusalem và toàn bộ Thánh Địa. Chúng ta hãy cầu nguyện để ý chí tái tục các cuộc đối thoại thắng thế giữa các bên, và xin cho một giải pháp thông qua đàm phán cuối cùng có thể đạt được, một giải pháp trong đó cho phép sự chung sống hòa bình giữa hai quốc gia trong những biên giới được hai bên đồng thuận và được quốc tế công nhận. Xin Chúa cũng duy trì những nỗ lực của tất cả những ai trong cộng đồng quốc tế được linh hứng bởi thiện chí muốn giúp đỡ mảnh đất tang thương này, cho dù có những trở ngại nghiêm trọng đến đâu đi nữa, vẫn có thể tìm ra sự hài hòa, công lý và an ninh mà họ đã chờ đợi từ lâu.
Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu trên khuôn mặt những đứa trẻ Syria vẫn còn in hằn những dấu vết chiến tranh mà trong những ngày này vẫn tiếp tục gây ra sự đổ máu trên đất nước này. Cầu xin cho đất nước Syria thân yêu cuối cùng hồi phục lại được sự tôn trọng phẩm giá của mỗi người thông qua một cam kết chung là tái thiết cơ cấu xã hội, không phân biệt sắc tộc và tôn giáo. Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi những trẻ thơ Iraq, miền đất đau thương và tan nát bởi những xung đột mà quốc gia này đã phải trải qua trong mười lăm năm qua, và nơi những trẻ em Yemen, là nơi đang diễn ra một cuộc xung đột bị lãng quên, đang gây ra những hệ lụy nhân đạo nghiêm trọng cho người dân, là những người đang phải gánh chịu nạn đói và sự lây lan các thứ bệnh tật.
Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi những trẻ em châu Phi, đặc biệt là những em đang phải đau khổ ở Nam Sudan, Somalia, Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi và Nigeria.
Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi những trẻ em trên khắp thế giới ở bất cứ nơi nào hòa bình và an ninh đang bị đe dọa bởi nguy cơ của những căng thẳng và xung đột mới. Chúng ta hãy cầu nguyện cho cuộc đối đầu hiện nay trên bán đảo Triều Tiên có thể được khắc phục và thế giới này như một tổng thể biết quan tâm hơn đến sự hiểu biết lẫn nhau. Chúng ta ủy thác Venezuela cho Chúa Hài Đồng Giêsu để quốc gia này có thể nối lại các cuộc đối thoại thanh thản giữa các thành phần khác nhau trong xã hội vì lợi ích của tất cả những người dân Venezuela yêu quý. Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi những trẻ em, cùng với gia đình họ, đang chịu ảnh hưởng của bạo lực trong cuộc xung đột ở Ukraine với những hậu quả nghiêm trọng về nhân đạo; chúng ta cầu xin Chúa sớm ban bình an cho đất nước thân yêu này.
Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi những đứa trẻ có cha mẹ bị thất nghiệp, những bậc phụ huynh đang phải vật lộn để cung cấp cho con cái họ một tương lai an ninh và bình an. Và nơi những đứa bé mà tuổi thơ đã bị cướp đi cũng như nơi những trẻ, mà ngay khi còn nhỏ, đã bị buộc phải làm việc hoặc bị xung vào quân ngũ bởi những thứ quân cường lâm thảo khấu.
Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi nhiều trẻ em bị buộc phải rời bỏ đất nước để phiêu du một mình trong những điều kiện vô nhân đạo và trở thành mục tiêu dễ dàng cho những kẻ buôn người. Qua đôi mắt của các em, chúng ta thấy thảm kịch của tất cả những người bị buộc phải di cư và mạo hiểm cuộc sống mình để đối diện những chuyến đi mệt mỏi mà có khi kết thúc thật bi thảm. Tôi thấy Chúa Giêsu một lần nữa nơi những đứa trẻ mà tôi gặp trong chuyến thăm Miến Điện và Bangladesh gần đây của tôi và tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ không ngừng nỗ lực để bảo đảm rằng nhân phẩm của các nhóm thiểu số hiện diện trong khu vực được bảo vệ đầy đủ. Chúa Giêsu biết rõ nỗi đau của những người không được chào đón và thật khổ sở dường nào khi không có chỗ gối đầu. Xin cho con tim chúng ta đừng đóng kín như những căn nhà trong thành Bếtlêhem đã từng đóng chặt lại.
Anh chị em thân mến,
Dấu chỉ Giáng sinh cũng đã được mạc khải cho chúng ta: “một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” (Lc 2:12). Như Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse, và như những người chăn cừu Bếtlêhem, xin cho chúng ta có thể chào đón nơi Chúa Hài Đồng Giêsu tình yêu của Thiên Chúa đã hoá thánh nhục thể vì chúng ta. Và xin cho chúng ta có thể dấn thân chính mình, với sự giúp đỡ của ân sủng Chúa, để làm cho thế giới của chúng ta trở nên nhân bản và xứng đáng hơn cho những trẻ thơ ngày hôm nay và tương lai.
Tôi nhiệt liệt chào đón tất cả các bạn, anh chị em thân mến của tôi từ khắp nơi trên thế giới đang tập trung tại quảng trường này, và tất cả những người ở các nước khác đang tham gia cùng chúng tôi qua radio, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác.
Cầu xin sự giáng sinh của Chúa Kitô Đấng Cứu Thế của chúng ta canh tân những con tim, đánh thức ước muốn xây dựng một tương lai trong tình huynh đệ, trong một tình liên đới rộng lớn hơn, và mang lại niềm vui và hy vọng cho mọi người.
Chúc Giáng sinh hạnh phúc!
Thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi 2017
VietCatholic Network
09:57 25/12/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, Chúc mừng Giáng sinh!
Tại Bếtlêhem, Chúa Giêsu đã được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria. Ngài đã sinh ra, không phải theo ý muốn của người nam, nhưng nhờ ân sủng của Thiên Chúa Cha chúng ta, là Đấng đã “yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy thì sẽ không bị hư mất nhưng được sự sống đời đời” (Ga 3:16).
Sự kiện này được lặp lại ngày hôm nay trong Giáo Hội, một Giáo Hội lữ hành theo thời gian. Đức tin của người Kitô hữu làm sống lại trong phụng vụ Giáng sinh mầu nhiệm của Thiên Chúa, Đấng đang đến, Đấng mặc lấy thân xác con người và trở nên thấp hèn và nghèo khó để cứu chúng ta. Và điều này khiến chúng ta cảm động sâu sắc, trước lòng từ ái vô biên của Cha chúng ta.
Những người đầu tiên nhìn thấy vinh quang khiêm nhượng của Đấng Cứu Rỗi, sau Đức Maria và thánh Giuse, là những người chăn cừu thành Bếtlêhem. Họ nhận ra dấu chỉ mà các thiên thần đã công bố cho họ và thờ lạy Hài Nhi. Những người khiêm tốn và tỉnh thức là một tấm gương cho các tín hữu ở mọi thời đại, trước mầu nhiệm của Chúa Giêsu, họ không bị hoang mang trước sự nghèo hèn của Người. Đúng hơn, cũng như Đức Maria, họ tin tưởng vào lời của Thiên Chúa và chiêm ngắm vinh quang của Người với những đôi mắt đơn sơ. Trước mầu nhiệm Ngôi Lời hóa thành nhục thể, Kitô hữu ở mọi nơi tuyên xưng những lời của Thánh Sử Gioan: “Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.” (Ga 1:14)
Ngày nay, khi những cuồng phong chiến tranh đang thổi vào thế giới của chúng ta, và mô hình phát triển lỗi thời đó đang tiếp tục gây ra sự suy thoái về nhân bản, xã hội và môi trường, Giáng sinh mời gọi chúng ta tập trung vào dấu chỉ của Hài Nhi để nhận ra Người trên khuôn mặt những trẻ thơ, đặc biệt là những đứa bé “không có chỗ trong quán trọ” (Lc 2,7) như Chúa Giêsu.
Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi những trẻ thơ ở Trung Đông, là những đứa bé đang phải tiếp tục chịu đựng vì những căng thẳng ngày gia tăng giữa người Do Thái và người Palestine. Trong ngày lễ này, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban hòa bình cho Giêrusalem và toàn bộ Thánh Địa. Chúng ta hãy cầu nguyện để ý chí tái tục các cuộc đối thoại thắng thế giữa các bên, và xin cho một giải pháp thông qua đàm phán cuối cùng có thể đạt được, một giải pháp trong đó cho phép sự chung sống hòa bình giữa hai quốc gia trong những biên giới được hai bên đồng thuận và được quốc tế công nhận. Xin Chúa cũng duy trì những nỗ lực của tất cả những ai trong cộng đồng quốc tế được linh hứng bởi thiện chí muốn giúp đỡ mảnh đất tang thương này, cho dù có những trở ngại nghiêm trọng đến đâu đi nữa, vẫn có thể tìm ra sự hài hòa, công lý và an ninh mà họ đã chờ đợi từ lâu.
Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu trên khuôn mặt những đứa trẻ Syria vẫn còn in hằn những dấu vết chiến tranh mà trong những ngày này vẫn tiếp tục gây ra sự đổ máu trên đất nước này. Cầu xin cho đất nước Syria thân yêu cuối cùng hồi phục lại được sự tôn trọng phẩm giá của mỗi người thông qua một cam kết chung là tái thiết cơ cấu xã hội, không phân biệt sắc tộc và tôn giáo. Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi những trẻ thơ Iraq, miền đất đau thương và tan nát bởi những xung đột mà quốc gia này đã phải trải qua trong mười lăm năm qua, và nơi những trẻ em Yemen, là nơi đang diễn ra một cuộc xung đột bị lãng quên, đang gây ra những hệ lụy nhân đạo nghiêm trọng cho người dân, là những người đang phải gánh chịu nạn đói và sự lây lan các thứ bệnh tật.
Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi những trẻ em châu Phi, đặc biệt là những em đang phải đau khổ ở Nam Sudan, Somalia, Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi và Nigeria.
Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi những trẻ em trên khắp thế giới ở bất cứ nơi nào hòa bình và an ninh đang bị đe dọa bởi nguy cơ của những căng thẳng và xung đột mới. Chúng ta hãy cầu nguyện cho cuộc đối đầu hiện nay trên bán đảo Triều Tiên có thể được khắc phục và thế giới này như một tổng thể biết quan tâm hơn đến sự hiểu biết lẫn nhau. Chúng ta ủy thác Venezuela cho Chúa Hài Đồng Giêsu để quốc gia này có thể nối lại các cuộc đối thoại thanh thản giữa các thành phần khác nhau trong xã hội vì lợi ích của tất cả những người dân Venezuela yêu quý. Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi những trẻ em, cùng với gia đình họ, đang chịu ảnh hưởng của bạo lực trong cuộc xung đột ở Ukraine với những hậu quả nghiêm trọng về nhân đạo; chúng ta cầu xin Chúa sớm ban bình an cho đất nước thân yêu này.
Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi những đứa trẻ có cha mẹ bị thất nghiệp, những bậc phụ huynh đang phải vật lộn để cung cấp cho con cái họ một tương lai an ninh và bình an. Và nơi những đứa bé mà tuổi thơ đã bị cướp đi cũng như nơi những trẻ, mà ngay khi còn nhỏ, đã bị buộc phải làm việc hoặc bị xung vào quân ngũ bởi những thứ quân cường lâm thảo khấu.
Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi nhiều trẻ em bị buộc phải rời bỏ đất nước để phiêu du một mình trong những điều kiện vô nhân đạo và trở thành mục tiêu dễ dàng cho những kẻ buôn người. Qua đôi mắt của các em, chúng ta thấy thảm kịch của tất cả những người bị buộc phải di cư và mạo hiểm cuộc sống mình để đối diện những chuyến đi mệt mỏi mà có khi kết thúc thật bi thảm. Tôi thấy Chúa Giêsu một lần nữa nơi những đứa trẻ mà tôi gặp trong chuyến thăm Miến Điện và Bangladesh gần đây của tôi và tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ không ngừng nỗ lực để bảo đảm rằng nhân phẩm của các nhóm thiểu số hiện diện trong khu vực được bảo vệ đầy đủ. Chúa Giêsu biết rõ nỗi đau của những người không được chào đón và thật khổ sở dường nào khi không có chỗ gối đầu. Xin cho con tim chúng ta đừng đóng kín như những căn nhà trong thành Bếtlêhem đã từng đóng chặt lại.
Anh chị em thân mến,
Dấu chỉ Giáng sinh cũng đã được mạc khải cho chúng ta: “một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” (Lc 2:12). Như Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse, và như những người chăn cừu Bếtlêhem, xin cho chúng ta có thể chào đón nơi Chúa Hài Đồng Giêsu tình yêu của Thiên Chúa đã hoá thánh nhục thể vì chúng ta. Và xin cho chúng ta có thể dấn thân chính mình, với sự giúp đỡ của ân sủng Chúa, để làm cho thế giới của chúng ta trở nên nhân bản và xứng đáng hơn cho những trẻ thơ ngày hôm nay và tương lai.
Tôi nhiệt liệt chào đón tất cả các bạn, anh chị em thân mến của tôi từ khắp nơi trên thế giới đang tập trung tại quảng trường này, và tất cả những người ở các nước khác đang tham gia cùng chúng tôi qua radio, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác.
Cầu xin sự giáng sinh của Chúa Kitô Đấng Cứu Thế của chúng ta canh tân những con tim, đánh thức ước muốn xây dựng một tương lai trong tình huynh đệ, trong một tình liên đới rộng lớn hơn, và mang lại niềm vui và hy vọng cho mọi người.
Chúc Giáng sinh hạnh phúc!
Dân số Nhật Bản báo động : Sinh xuất thấp - tử xuất cao.
Nguyễn Long Thao
13:14 25/12/2017
Dân số Nhật Bản báo động: Sinh xuất thấp - tử xuất cao.
Theo thống kê dân số năm 2017, sinh xuất Nhật Bản giảm- Tử xuất tăng.
Về sinh xuất, Năm nay số trẻ em sơ sinh là 941,000, ít hơn năm ngoái 36,000 em. Như vậy trong hai năm liên tiếp số trẻ em sơ sinh tại Nhật Bản giảm. Năm 1947 Nhật Bản có số trẻ em sơ sinh cao nhất là 2.7 triệu em.
Về tử xuất: Theo thống kê của Bộ Y Tế và Bộ Lao Động Và Xã hội Nhật Bản, tử xuất năm nay cao, có 1.triệu 344 người chết, nhiều hơn năm ngoái là 36 ngàn người.
Nói chung toàn bộ dân số Nhật Bản năm 2017 giảm hơn 400 ngàn người. Chính quyền của Thủ Tướng Shinzo Abe cam kết chống lại đà suy thoái nhân khẩu của Nhật Bản, Ông đưa ra chính sách giáo dục và hỗ trợ cho các chương trình săn sóc trẻ sơ sinh. Mục tiêu của chính phủ Nhật là đến năm 2025 trung bình mỗi người phụ nữ Nhật có 1.8 đứa con.Năm 2016 mỗi người phụ nữ Nhật chỉ có 1.44 đứa con
Về hôn nhân, các vụ hôn nhân tại Nhật bản giảm trong năm 2017. Cả nước Nhật năm 2017 chỉ có 607 ngàn cặp kết hôn, ít hơn năm ngoái 14 ngàn.
Trung bình ở Nhật Bản trong năm 2017, cứ 34 giây thì có một trẻ sơ sinh, nhưng cứ 23 giây thì có một người qua đời và cứ 52 giây mới có một đôi thành hôn.
Nguyễn Long Thao
Về sinh xuất, Năm nay số trẻ em sơ sinh là 941,000, ít hơn năm ngoái 36,000 em. Như vậy trong hai năm liên tiếp số trẻ em sơ sinh tại Nhật Bản giảm. Năm 1947 Nhật Bản có số trẻ em sơ sinh cao nhất là 2.7 triệu em.
Về tử xuất: Theo thống kê của Bộ Y Tế và Bộ Lao Động Và Xã hội Nhật Bản, tử xuất năm nay cao, có 1.triệu 344 người chết, nhiều hơn năm ngoái là 36 ngàn người.
Nói chung toàn bộ dân số Nhật Bản năm 2017 giảm hơn 400 ngàn người. Chính quyền của Thủ Tướng Shinzo Abe cam kết chống lại đà suy thoái nhân khẩu của Nhật Bản, Ông đưa ra chính sách giáo dục và hỗ trợ cho các chương trình săn sóc trẻ sơ sinh. Mục tiêu của chính phủ Nhật là đến năm 2025 trung bình mỗi người phụ nữ Nhật có 1.8 đứa con.Năm 2016 mỗi người phụ nữ Nhật chỉ có 1.44 đứa con
Về hôn nhân, các vụ hôn nhân tại Nhật bản giảm trong năm 2017. Cả nước Nhật năm 2017 chỉ có 607 ngàn cặp kết hôn, ít hơn năm ngoái 14 ngàn.
Trung bình ở Nhật Bản trong năm 2017, cứ 34 giây thì có một trẻ sơ sinh, nhưng cứ 23 giây thì có một người qua đời và cứ 52 giây mới có một đôi thành hôn.
Nguyễn Long Thao
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Đại Triều Mừng Chúa Giáng Sinh Tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam Huế
Trương Trí
23:31 25/12/2017
Sáng ngày 25, Thánh lễ Đại triều mừng Chúa Giáng sinh do Đức Tổng Giám Mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng, nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế Chủ sự. Cùng đồng tế có Cha Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh; Cha J.B. Etcharren, nguyên Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Paris và quí Cha thuộc hạt Thành phố Huế, cùng hiệp dâng Thánh lễ có quí tu sĩ Nam Nữ và giáo dân trong hạt Thành phố.
Xem Hình
Trong bầu khí hân hoan đầy thánh thiêng mừng kỷ niệm ngày con Thiên Chúa Giáng sinh làm người. Trước khi đi vào Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế chào mừng Cộng đoàn và nhắn gửi: “Thay lời Đức Tổng Giám Mục Giuse hiện đang bận công tác mục vụ tại Thanh Hóa, xin gửi đến quí Linh mục, tu sĩ Nam Nữ, và toàn thể cộng đoàn lời cầu chúc một mùa Giáng sinh tràn đầy ân sủng và niềm vui của con Thiên Chúa xuống thế làm người và một năm mới bình an hạnh phúc. Niềm vui Giáng sinh tràn ngập trong tâm hồn mỗi một người trên thế giới này, vì Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta. Thiên Chúa làm người là một kế hoạch kỳ diệu và cao siêu, vượt qua mọi suy nghĩ của con người. Chỉ có sự Mạc khải từ trời cao mới có thể mang lại cho chúng ta một câu trả lời thỏa đáng, đó là Thiên Chúa vì yêu thương con người nên đã trao ban con một của Ngài cho thế gian. Trong Thánh lễ này, chúng ta cúi đầu thờ lạy tình yêu cao cả đó, hãy mở rộng cõi lòng để đón nhận món quà tình yêu mà Chúa Giêsu Hài đồng đang đến với chúng ta, và hãy quảng đại làm chứng nhân yêu thương và phục vụ để chia sẻ món quà tình yêu đó cho tha nhân.”
Chia sẻ trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục nhắc nhở cộng đoàn: Hiện nay trên thế giới, người ta xem lễ Giáng sinh như một cơ hội để kinh doanh mua bán, một dịp để vui chơi tiệc tùng. Lễ Giáng sinh dần dần đã bị trần tục hóa, người ta đã đánh mất ý nghĩa sâu xa nhất của ngày con Thiên Chúa Giáng sinh làm người vì yêu thương chúng ta. Giáng sinh đối với Kitô hữu chúng ta là một biến cố vô cùng quan trọng, một trang sử mới của nhân loại đầy huyền nhiệm và thánh thiêng: Đất với Trời giao hòa Thiên Chúa với con người. Giáng sinh là một ngày lễ của gặp gỡ và trao ban tình yêu…
Sau Thánh lễ này, ông Phêrô Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch HĐG Chính tòa Phủ Cam đã thay mặt Cộng đoàn dâng lời cảm tạ và tri ân quí Đức Tổng quí Cha. Đồng thời chúc mừng Giáng sinh và năm mới an bình trong tình yêu của Chúa Hài đồng. Dâng lên Đức Tổng Phanxico Xavie chủ tê bó hoa tươi thắm gói gọn tất cả tấm lòng quí mến đầy yêu thương của Cộng đoàn.
Các em thiếu nhi Giáo xứ Chính tòa giúp vui trong ngày hồng ân một vũ khúc mừng Giáng sinh hết sức sinh động.
Trương Trí
Xem Hình
Trong bầu khí hân hoan đầy thánh thiêng mừng kỷ niệm ngày con Thiên Chúa Giáng sinh làm người. Trước khi đi vào Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế chào mừng Cộng đoàn và nhắn gửi: “Thay lời Đức Tổng Giám Mục Giuse hiện đang bận công tác mục vụ tại Thanh Hóa, xin gửi đến quí Linh mục, tu sĩ Nam Nữ, và toàn thể cộng đoàn lời cầu chúc một mùa Giáng sinh tràn đầy ân sủng và niềm vui của con Thiên Chúa xuống thế làm người và một năm mới bình an hạnh phúc. Niềm vui Giáng sinh tràn ngập trong tâm hồn mỗi một người trên thế giới này, vì Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta. Thiên Chúa làm người là một kế hoạch kỳ diệu và cao siêu, vượt qua mọi suy nghĩ của con người. Chỉ có sự Mạc khải từ trời cao mới có thể mang lại cho chúng ta một câu trả lời thỏa đáng, đó là Thiên Chúa vì yêu thương con người nên đã trao ban con một của Ngài cho thế gian. Trong Thánh lễ này, chúng ta cúi đầu thờ lạy tình yêu cao cả đó, hãy mở rộng cõi lòng để đón nhận món quà tình yêu mà Chúa Giêsu Hài đồng đang đến với chúng ta, và hãy quảng đại làm chứng nhân yêu thương và phục vụ để chia sẻ món quà tình yêu đó cho tha nhân.”
Chia sẻ trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục nhắc nhở cộng đoàn: Hiện nay trên thế giới, người ta xem lễ Giáng sinh như một cơ hội để kinh doanh mua bán, một dịp để vui chơi tiệc tùng. Lễ Giáng sinh dần dần đã bị trần tục hóa, người ta đã đánh mất ý nghĩa sâu xa nhất của ngày con Thiên Chúa Giáng sinh làm người vì yêu thương chúng ta. Giáng sinh đối với Kitô hữu chúng ta là một biến cố vô cùng quan trọng, một trang sử mới của nhân loại đầy huyền nhiệm và thánh thiêng: Đất với Trời giao hòa Thiên Chúa với con người. Giáng sinh là một ngày lễ của gặp gỡ và trao ban tình yêu…
Sau Thánh lễ này, ông Phêrô Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch HĐG Chính tòa Phủ Cam đã thay mặt Cộng đoàn dâng lời cảm tạ và tri ân quí Đức Tổng quí Cha. Đồng thời chúc mừng Giáng sinh và năm mới an bình trong tình yêu của Chúa Hài đồng. Dâng lên Đức Tổng Phanxico Xavie chủ tê bó hoa tươi thắm gói gọn tất cả tấm lòng quí mến đầy yêu thương của Cộng đoàn.
Các em thiếu nhi Giáo xứ Chính tòa giúp vui trong ngày hồng ân một vũ khúc mừng Giáng sinh hết sức sinh động.
Trương Trí
Văn Hóa
Món quà Giáng Sinh: từ Du thuyền trên Sông Băng El Brujo Glacier
Lm Trần Công Nghị
13:37 25/12/2017
Bài hát White Christmas về Mùa Đông tuyết trắng nghe vang vọng qua các hành lang con tầu Seabourn Quest… thế nhưng Giáng Sinh năm 2017 này tôi lại đang xé nước vượt sông băng … Một Băng Hà El Brujo Glacier đặc biệt có màu xanh.
Giáng Sinh trên Băng Hà El Brujo Glacier
Từ trưa ngày 24/12 trong khắp các hành lang đều có trưng bầy các cảnh Giáng Sinh với các hang đá, cây thông, nhà cửa … tất cả đều làm bằng kẹo chocolat hay là bằng bánh ngọt.
Trước Tiệc Vọng Giáng Sinh có các danh ca và toàn thể du khách cùng nhau hát Thánh Ca Christmas Carols… dù ai không thực sự hành đạo hay sống đạo thì những giây phút linh thiêng này cũng kéo họ hồi tưởng lại Ơn Đức Tin mà trước đây họ đã một lần lãnh nhận… Mọi người vui vẻ và hạnh phúc đón chào nhau cùng nhau có giờ tâm nguyện hướng về Chúa Hài Đồng.
Bữa Tiệc Giáng Sinh tôi hôm nay, có 4 bàn ăn danh dự: Captain host một bàn, Cruise Director và Guest Entertainer host hai bàn khác, và tôi được mời làm host (tiếp khách) một bàn tiếp các khách mời đặc biệt của du thuyền gồm có 3 căp vợ chồng và một khách danh dự, trong đó có ông bà bác sĩ người Do thái, ông bà người South Africa, ông bà người Mỹ ở Maryland, và một doanh gia người Idaho đã về hưu.
Qua câu chuyện trao đổi thì tất cả họ đều là những người đã thành danh và đã từng đi du lịch khắp nơi trên thế giới, ngay cả hai cặp cũng đã từng du lịch tới Việt Nam… May quá, vì tôi cũng đã từng đặt chân tới nhiều nơi trên thế giới, nên hầu hết những nơi họ đã đi thì tôi cũng đã tới, nên câu chuyện trở nên rất hào hứng và thú vị. Có một câu hỏi họ luôn thắc mắc là lý do gì mà tôi trở thành linh mục và bằng cách nào mà Cha lại là Tuyên úy của du thuyền này.
Xem ra ai cũng thích thú vì con đường tu trì và học vấn của tôi, nhất là hành trình của một người da vàng mũi tẹt, sinh ra tại một vùng đất nghèo nàn, mà nền văn hóa và tôn giáo hoàn toàn xa lạ với bối cảnh văn hóa xã hội của những người trên du thuyền này, những người thành đạt và giầu có (vé cho một chuyến đi này tối thiểu là 20,000 dollars một người), thế mà hôm nay cũng ngồi đây cùng bàn với họ, có thể trò truyện tâm đắc các vấn đề thời sự và văn minh tiến bộ khắp nơi… Nhất là chúc nữa đây trong thánh lễ và trong nghi thức Đại Kết lại chia sẻ với họ về Mầu Nhiệm Con Thiên Chúa giảng trần… lẽ đương nhiên là một cái gì đáng tò mò thích thú đối với họ.
Tôi nói với họ là tôi được diễm phúc sinh ra tại Việt Nam, được ơn gọi làm Con Chúa, là linh mục của Chúa để tiếp tục con đường của các vị thừa sai, như các nhà truyền giáo mà 500 trước đây trên hành trình khám phá vùng đất mới, cũng đã đưa Đức Tin đến cho thổ dân miền đất xa xôi mà chúng ta đang hành trình tìm hiểu… Tôi nói với họ, khi thăm viếng các nhà thờ, các thánh tích và di sản văn hóa của các vị thừa sai đề lại tôi cảm thấy gần kề và thân thiết với các vị hơn nhiều vì tôi đã chia sẻ và đồng cảm đức tin và nếp sống cùa các ngài hơn là chỉ với con mắt của một người lữ hành hay ngay cả một nhà thám hiểm.
Sự liên đới đức tin của tôi đối với họ quả thực là một kinh nghiệm và là cái gì mới mẻ hết sức thuyết phục đối với họ.
Giáng Sinh trên Băng Hà El Brujo Glacier
Trước Tiệc Vọng Giáng Sinh có các danh ca và toàn thể du khách cùng nhau hát Thánh Ca Christmas Carols… dù ai không thực sự hành đạo hay sống đạo thì những giây phút linh thiêng này cũng kéo họ hồi tưởng lại Ơn Đức Tin mà trước đây họ đã một lần lãnh nhận… Mọi người vui vẻ và hạnh phúc đón chào nhau cùng nhau có giờ tâm nguyện hướng về Chúa Hài Đồng.
Bữa Tiệc Giáng Sinh tôi hôm nay, có 4 bàn ăn danh dự: Captain host một bàn, Cruise Director và Guest Entertainer host hai bàn khác, và tôi được mời làm host (tiếp khách) một bàn tiếp các khách mời đặc biệt của du thuyền gồm có 3 căp vợ chồng và một khách danh dự, trong đó có ông bà bác sĩ người Do thái, ông bà người South Africa, ông bà người Mỹ ở Maryland, và một doanh gia người Idaho đã về hưu.
Qua câu chuyện trao đổi thì tất cả họ đều là những người đã thành danh và đã từng đi du lịch khắp nơi trên thế giới, ngay cả hai cặp cũng đã từng du lịch tới Việt Nam… May quá, vì tôi cũng đã từng đặt chân tới nhiều nơi trên thế giới, nên hầu hết những nơi họ đã đi thì tôi cũng đã tới, nên câu chuyện trở nên rất hào hứng và thú vị. Có một câu hỏi họ luôn thắc mắc là lý do gì mà tôi trở thành linh mục và bằng cách nào mà Cha lại là Tuyên úy của du thuyền này.
Xem ra ai cũng thích thú vì con đường tu trì và học vấn của tôi, nhất là hành trình của một người da vàng mũi tẹt, sinh ra tại một vùng đất nghèo nàn, mà nền văn hóa và tôn giáo hoàn toàn xa lạ với bối cảnh văn hóa xã hội của những người trên du thuyền này, những người thành đạt và giầu có (vé cho một chuyến đi này tối thiểu là 20,000 dollars một người), thế mà hôm nay cũng ngồi đây cùng bàn với họ, có thể trò truyện tâm đắc các vấn đề thời sự và văn minh tiến bộ khắp nơi… Nhất là chúc nữa đây trong thánh lễ và trong nghi thức Đại Kết lại chia sẻ với họ về Mầu Nhiệm Con Thiên Chúa giảng trần… lẽ đương nhiên là một cái gì đáng tò mò thích thú đối với họ.
Tôi nói với họ là tôi được diễm phúc sinh ra tại Việt Nam, được ơn gọi làm Con Chúa, là linh mục của Chúa để tiếp tục con đường của các vị thừa sai, như các nhà truyền giáo mà 500 trước đây trên hành trình khám phá vùng đất mới, cũng đã đưa Đức Tin đến cho thổ dân miền đất xa xôi mà chúng ta đang hành trình tìm hiểu… Tôi nói với họ, khi thăm viếng các nhà thờ, các thánh tích và di sản văn hóa của các vị thừa sai đề lại tôi cảm thấy gần kề và thân thiết với các vị hơn nhiều vì tôi đã chia sẻ và đồng cảm đức tin và nếp sống cùa các ngài hơn là chỉ với con mắt của một người lữ hành hay ngay cả một nhà thám hiểm.
Sự liên đới đức tin của tôi đối với họ quả thực là một kinh nghiệm và là cái gì mới mẻ hết sức thuyết phục đối với họ.