Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:18 24/12/2024
6. Khi người ta ngợi khen con thì con không phải do đó mà càng có thánh đức; khi người ta coi thường con, thì con cũng sẽ không vì đó mà xấu xa.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:20 24/12/2024
22. BÊNH LỜI NÓI DỐI
Có một người thích nói khoác, thường vò đầu bức tai để bênh lời nói dối của mình, hắn ta thường nói trong nhà mình có một con vịt mái, mỗi năm có thể đẻ ngàn cái trứng, mọi người đều lấy làm khó chịu nói:
- “Làm gì mà đẻ nhiều như thế?”
Hắn ta liền đếm từ từ trên đầu ngón tay và bỏ bớt còn sáu trăm, mọi người cũng không tin.
Hắn ta bèn nói:
- “Số mục này không thể bớt thêm được nữa, tôi thề sẽ nuôi thêm nhiều vịt mái nữa”.
(Tuyết Đào Hài Sứ)
Suy tư 22:
Nói dối là một sự tội, tội nặng hay nhẹ thì tùy theo mức độ nói dối gây thiệt hại cho tha nhân; nói dối là tội, điều này ai cũng biết, nhưng lại có rất nhiều người cứ bàu chữa cho cái tội nói dối của mình...
Người có danh vọng quyền thế mà không có đạo đức, thì khi “lỡ” nói dối thì tìm mọi cách và mọi lý lẽ để bảo vệ lời nói dối của mình, mà lý lẽ “vú lấp miệng em” là lấy quyền oai ra hăm dọa, lấy danh vọng chức vụ ra thề thốt để cho lời nói dối của mình là lời nói thật, bởi vì nếu không thì sẽ mất hết danh dự cá nhân, mà khi đã nói dối một lần thì sẽ có nói dối lần thứ hai, khi đã bào chữa cho lời nói dối của mình lần thứ nhất thì sẽ có lời bàu chữa nói dối lần thứ hai...
Một con vịt mái không thể đẻ ngàn cái trứng trong một năm, nhưng một người không đạo đức có thể nói dối mười lần trong một ngày.
Nói dối là chuyện xấu, nhưng rướn cổ lên mà cãi để bảo vệ lời nói dối của mình thì không những xấu, mà còn bày tỏ một tâm hồn không thành thật thường lỗi đức công bằng và bác ái.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người thích nói khoác, thường vò đầu bức tai để bênh lời nói dối của mình, hắn ta thường nói trong nhà mình có một con vịt mái, mỗi năm có thể đẻ ngàn cái trứng, mọi người đều lấy làm khó chịu nói:
- “Làm gì mà đẻ nhiều như thế?”
Hắn ta liền đếm từ từ trên đầu ngón tay và bỏ bớt còn sáu trăm, mọi người cũng không tin.
Hắn ta bèn nói:
- “Số mục này không thể bớt thêm được nữa, tôi thề sẽ nuôi thêm nhiều vịt mái nữa”.
(Tuyết Đào Hài Sứ)
Suy tư 22:
Nói dối là một sự tội, tội nặng hay nhẹ thì tùy theo mức độ nói dối gây thiệt hại cho tha nhân; nói dối là tội, điều này ai cũng biết, nhưng lại có rất nhiều người cứ bàu chữa cho cái tội nói dối của mình...
Người có danh vọng quyền thế mà không có đạo đức, thì khi “lỡ” nói dối thì tìm mọi cách và mọi lý lẽ để bảo vệ lời nói dối của mình, mà lý lẽ “vú lấp miệng em” là lấy quyền oai ra hăm dọa, lấy danh vọng chức vụ ra thề thốt để cho lời nói dối của mình là lời nói thật, bởi vì nếu không thì sẽ mất hết danh dự cá nhân, mà khi đã nói dối một lần thì sẽ có nói dối lần thứ hai, khi đã bào chữa cho lời nói dối của mình lần thứ nhất thì sẽ có lời bàu chữa nói dối lần thứ hai...
Một con vịt mái không thể đẻ ngàn cái trứng trong một năm, nhưng một người không đạo đức có thể nói dối mười lần trong một ngày.
Nói dối là chuyện xấu, nhưng rướn cổ lên mà cãi để bảo vệ lời nói dối của mình thì không những xấu, mà còn bày tỏ một tâm hồn không thành thật thường lỗi đức công bằng và bác ái.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Lễ Giáng Sinh (C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:30 24/12/2024
LỄ GIÁNG SINH
(Thánh lễ ban ngày)
Tin mừng : Ga 1, 1-18
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”.
Bạn thân mến,
Hôm nay đúng là ngày lễ Giáng Sinh, ngày đại lễ của toàn thể dân Thiên Chúa trên khắp địa cầu, ngày mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại bằng việc Con Thiên Chúa giáng trần, Ngài là ánh sáng chiếu soi đêm tối, là vầng thái dương xuất hiện xua tan bóng đêm của ác thần tội lỗi đang thống trị địa cầu.
Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của chân lý,
Ánh sáng này đã bừng lên trở thành dấu lạ soi dẫn ba nhà hiền sĩ đi tìm chân lý bởi trời xuống.
Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của người thiện tâm,
Ánh sáng này đã làm cho tiên tri Si-mê-on thao thức chờ đợi trước khi trở về cùng tổ tiên, ánh sáng này cũng đã làm cho bà tiên tri An-na cất giọng ngợi ca Hài Nhi cho hết thảy mọi ngư
Đức Chúa Giê-su là sáng sáng của người nghèo,
Ánh sáng này đã rực lên giữa bóng đêm lạnh lẽo của miền Bê-lem với các mục đồng, ánh sáng này đã chiếu soi tận tâm hồn của họ, khiến họ vui mừng hân hoan đi xem sự lạ mới xảy ra, và họ đã tin và bái lạy ánh sáng của Thiên Chúa là Hài Nhi đang nằm trần truồng lạnh rét trong hang đá.
Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của Tình Yêu,
Vì yêu mà Ngài đã giáng trần,
vì yêu mà Ngài đã trở nên thấp hèn rốt hết trong con cái loài người,
vì yêu mà Ngài đã chịu chết trên thánh giá,
vì yêu mà ngài đã nhẫn nại với những tội lỗi của nhân loại,
vì yêu mà Ngài đã trở nên ánh sáng cho mọi tình yêu ở trần gian. Do đó ai không được ánh sáng tình yêu của Ngài chiếu dọi, thì không biết yêu thương và không biết dâng hiến phục vụ, ai không có ánh sáng tình yêu của Ngài soi sáng thì tình yêu của họ chỉ là một tình yêu giả dối, hưởng thụ và giai cấp mà thôi...
Thiên Chúa đã trở nên người phàm và ở giữa thế gian, ở giữa bạn và tôi, nhưng Ngài vẫn là ánh sáng, để hướng dẫn và soi sáng cho những tâm hồn biết đi tìm ánh sáng chân thật, để thay đổi cuộc sống trì trệ của mình, thay đổi tư tưởng hận thù ghét ghen của mình, thay đổi những cuồng vọng đam mê của mình...
Bạn thân mến,
Mừng đại lễ Chúa giáng sinh là mừng ngày chúng ta được giải thoát khỏi ách thống trị của ma quỷ, là ngày mà Thiên Chúa trao sứ mạng cho bạn và tôi, và cho tất cả những người Ki-tô hữu khác, hãy trở nên ánh sáng cho mọi người, hãy phản ánh lại ánh sáng chân thật của Ngài cho tha nhân bằng chính việc làm bác ái, yêu thương và phục vụ anh chị em đồng loại như Ngài đã làm, và như thế, chúng ta đã loan báo cho mọi người biết rằng: Thiên Chúa đang cư ngụ giữa chúng ta, Ngài chính là anh, là chị, là em, là bạn, là tôi và Ngài chính là tất cả những ai đang hết lòng phục vụ anh chị em chung quanh mình...
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
(Thánh lễ ban ngày)
Tin mừng : Ga 1, 1-18
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”.
Bạn thân mến,
Hôm nay đúng là ngày lễ Giáng Sinh, ngày đại lễ của toàn thể dân Thiên Chúa trên khắp địa cầu, ngày mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại bằng việc Con Thiên Chúa giáng trần, Ngài là ánh sáng chiếu soi đêm tối, là vầng thái dương xuất hiện xua tan bóng đêm của ác thần tội lỗi đang thống trị địa cầu.
Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của chân lý,
Ánh sáng này đã bừng lên trở thành dấu lạ soi dẫn ba nhà hiền sĩ đi tìm chân lý bởi trời xuống.
Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của người thiện tâm,
Ánh sáng này đã làm cho tiên tri Si-mê-on thao thức chờ đợi trước khi trở về cùng tổ tiên, ánh sáng này cũng đã làm cho bà tiên tri An-na cất giọng ngợi ca Hài Nhi cho hết thảy mọi ngư
Đức Chúa Giê-su là sáng sáng của người nghèo,
Ánh sáng này đã rực lên giữa bóng đêm lạnh lẽo của miền Bê-lem với các mục đồng, ánh sáng này đã chiếu soi tận tâm hồn của họ, khiến họ vui mừng hân hoan đi xem sự lạ mới xảy ra, và họ đã tin và bái lạy ánh sáng của Thiên Chúa là Hài Nhi đang nằm trần truồng lạnh rét trong hang đá.
Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của Tình Yêu,
Vì yêu mà Ngài đã giáng trần,
vì yêu mà Ngài đã trở nên thấp hèn rốt hết trong con cái loài người,
vì yêu mà Ngài đã chịu chết trên thánh giá,
vì yêu mà ngài đã nhẫn nại với những tội lỗi của nhân loại,
vì yêu mà Ngài đã trở nên ánh sáng cho mọi tình yêu ở trần gian. Do đó ai không được ánh sáng tình yêu của Ngài chiếu dọi, thì không biết yêu thương và không biết dâng hiến phục vụ, ai không có ánh sáng tình yêu của Ngài soi sáng thì tình yêu của họ chỉ là một tình yêu giả dối, hưởng thụ và giai cấp mà thôi...
Thiên Chúa đã trở nên người phàm và ở giữa thế gian, ở giữa bạn và tôi, nhưng Ngài vẫn là ánh sáng, để hướng dẫn và soi sáng cho những tâm hồn biết đi tìm ánh sáng chân thật, để thay đổi cuộc sống trì trệ của mình, thay đổi tư tưởng hận thù ghét ghen của mình, thay đổi những cuồng vọng đam mê của mình...
Bạn thân mến,
Mừng đại lễ Chúa giáng sinh là mừng ngày chúng ta được giải thoát khỏi ách thống trị của ma quỷ, là ngày mà Thiên Chúa trao sứ mạng cho bạn và tôi, và cho tất cả những người Ki-tô hữu khác, hãy trở nên ánh sáng cho mọi người, hãy phản ánh lại ánh sáng chân thật của Ngài cho tha nhân bằng chính việc làm bác ái, yêu thương và phục vụ anh chị em đồng loại như Ngài đã làm, và như thế, chúng ta đã loan báo cho mọi người biết rằng: Thiên Chúa đang cư ngụ giữa chúng ta, Ngài chính là anh, là chị, là em, là bạn, là tôi và Ngài chính là tất cả những ai đang hết lòng phục vụ anh chị em chung quanh mình...
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Hai vị thầy ở Nazareth
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
02:50 24/12/2024
CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA NĂM C
LC 2,41-52
41Hằng năm, cha mẹ Đức Giê-su trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua. 42Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ. 43Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giê-su thì ở lại Giê-ru-sa-lem, mà cha mẹ chẳng hay biết. 44Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. 45Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giê-ru-sa-lem mà tìm.
46Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các bậc thầy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. 47Ai nghe cậu nói cũng kinh ngạc về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu. 48Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và Mẹ Người nói với Người : “Con ơi, sao con lại làm cho cha mẹ như thế? Con thấy không, cha con và mẹ đây đang phải cực lòng tìm con !” 49Người thưa : “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” 50Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.
51Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. 52Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và người ta.
HAI VỊ THẦY Ở NA-DA-RÉT
Khi chàng thanh niên Phan-xi-cô A-xi-di-ô bắt đầu bước vào cuộc sống “ngông cuồng”, bỏ công việc làm ăn của gia đình, “chôm đồ nhà” cho người nghèo khổ, lẻn đến trại cùi với bệnh nhân, đi ăn xin để sống qua ngày, kiếm vôi vữa đá gạch sửa lại mấy ngôi nhà nguyện đổ nát, hát nghêu ngao ngoài đường ca ngợi tình yêu Thiên Chúa, rồi có lúc không trở về nhà nữa… thì ông Béc-na-đô-nê, thân phụ Phan-xi-cô hết sức xấu hổ và tức giận, còn bà mẹ thì đau khổ cách âm thầm. Bữa nọ, nghe ngoài phố có tiếng reo hò, ông chạy ra thì thấy một bọn trẻ con đang theo sau Phan-xi-cô, ném những thứ dơ dáy vào người chàng, trong lúc chàng vẫn tỏ vẻ hiên ngang vui vẻ. Ông liền nhào tới, nện cho chàng hai quả đấm như trời giáng khiến chàng sụm xuống tại chỗ. Lôi chàng vào nhà, ông nhốt chàng xuống ngay hầm rượu, bỏ đói, còn cấm vợ giáp mặt con. Nhưng vài hôm sau, vì chuyện làm ăn, ông phải rời gia đình. Vẫn giữ chìa khóa hầm rượu trong mình, ông ra lệnh cho vợ mỗi ngày chỉ cho Phan-xi-cô ăn hai bữa thôi. Đợi chồng đi khỏi, bà Béc-na-đô-nê cho người phá tung cửa, ôm lấy con, nước mắt ràn rụa. Phan-xi-cô giãi bày với mẹ tất cả các bí ẩn và dự định trong tâm hồn mình. Thấy con muốn trở lại cảnh sống chàng đã chọn, tuy đau khổ, bà vẫn nói với con : “Con hãy làm theo những gì Chúa soi sáng,” Rồi bà sắm sửa cho chàng những gì cần dùng. Trở về, ông Béc-na-đô-nê lôi thằng con “mất dạy” tới Đức Giám Mục để xin người xử kiện. Trước mặt bá tánh, Phan-xi-cô đã khước từ quyền thừa kế để chọn sống con đường nghèo khó. Chàng cũng trút luôn mảnh xiêm y cuối cùng trên người, trả lại cho cha và tuyên bố : “Từ nay, con chỉ còn có một Cha trên trời mà thôi.”
Nỗi đau khổ của song thân Phan-xi-cô trước một sự đoạn tuyệt vì Thiên Chúa và Nước Trời, cũng là nỗi đau khổ mà ta có thể thấy được nơi song thân Đức Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay. Nhưng trong cả hai câu chuyện đều có những bài học thấm thía.
Quả thế, khởi sự tại Giê-ru-sa-lem, trong Đền Thờ, với cuộc truyền tin cho ông Da-ca-ri-a về việc chào đời của vị Tẩy giả, Tin Mừng Lu-ca về thời thơ ấu của Đức Giê-su cũng kết thúc trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem với cảnh tượng lạ lùng của “cậu bé-thầy dạy”, nội dung bài Tin Mừng lễ Thánh gia hôm nay. Đỉnh cao của trình thuật nằm trong câu đáp khô khan Đức Giê-su đưa ra cho song thân đang khắc khoải : “Cha mẹ không biết là con có bổn phận là ở nhà của Cha con à !” Tuy nhiên, với thái độ “ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng”, Đức Ma-ri-a cũng trở thành thầy dạy cho hết thảy chúng ta về một phương diện khác.
1. Bài học của đứa con
Đức Giê-su đưa ra một phân biệt rõ rệt giữa gia đình trần gian của Người với gia đình mầu nhiệm vốn là nơi Người đã phát xuất. Thốt lên từ “Cha”, Đức Giê-su mạc khải mầu nhiệm thần linh của mình. Ơn gọi của Người không phải là phục vụ một gia đình dầu thánh thiện của tạo vật nhân loại, nhưng là để Cha trên trời sử dụng tùy nghi.
Tuy nhiên, cậu bé đưa ra lời tuyên bố có vẻ nổi loạn ấy cũng chính là kẻ ngoan ngoãn theo cha mẹ lên Giê-ru-sa-lem mỗi năm dịp lễ Vượt Qua, chính là kẻ nhận lời quở trách : “Con ơi, sao con lại làm cho cha mẹ như thế?” chính là kẻ ngoan ngoãn theo cha mẹ trên con đường về Na-da-rét quê cũ, chính là kẻ “vâng phục các ngài”, cho dẫu đã thành niên và được phú bẩm chính sự khôn ngoan của Thiên Chúa lẫn sự thông thái của Sa-lô-mon, cho dẫu sự khôn ngoan của Người lớn dần với tuổi tác, sức vóc và ân sủng.
Đức vâng lời của Đức Giê-su bên trong gia đình khiêm tốn ấy do đó trở thành gương mẫu. Hơn nữa, như một học giả về trang Tin Mừng này là cha R.E. Brown đã viết : “Đức vâng lời đó hết sức gây xúc động vì nằm bên cạnh sự thông minh của Đức Giê-su, vốn khiến tất cả ngạc nhiên và thán phục. Còn gây xúc động hơn nữa vì nằm bên cạnh “tham vọng” to lớn của Đức Giê-su là làm nhiều bổn phận và ơn gọi mà cha mẹ Người không tài nào hiểu nổi.” Thái độ của Đức Giê-su là dấu chỉ cho thấy Người hiến thân cho con người, Người ra công phục vụ chứ chẳng muốn được phục vụ.
Đàng khác, Đức Ma-ri-a bắt đầu hiểu bằng kinh nghiệm sống rằng khoảng cách giữa mình với Con không phải là dấu tách xa nhưng là gần lại, vì với đức tin, bà ngày càng đi vào chương trình cứu rỗi mà Đức Ki-tô sắp thực hiện.
Dẫu sao, bên trong bức tranh ấy, đó là một yếu tố có thể chấp nhận bởi mọi gia đình. Nếu người con phải biết hiếu kính đón nhận tình yêu của cha mẹ, thì cha mẹ phải biết rằng con của họ có một số mệnh mà họ không thể xác định trước. Họ có thể mơ ước về đứa con mình theo hình ảnh của mình hay như kẻ thực hiện những dự phóng to lớn, nhưng cuối cùng họ phải biết chấp nhận nó đúng như con người nó, với các sở trường sở đoản của nó, với số phận khiêm hèn hay vinh quang của nó. Luôn biết cho và biết nhận, ấy là dấu chỉ của tình yêu.
Trái lại, thống trị hay xem đứa con, ông chồng bà vợ như sở hữu riêng, đó là sản phẩm của một tâm hồn ty tiện và chẳng có khả năng “suy đi nghĩ lại trong long.” Nếu chấp nhận một từ nguyên vắn gọn nhưng sâu sắc về mặt sư phạm, thì “quyền bính” đích thực (auctoritas, danh từ la-tinh) có nghĩa là “làm cho lớn lên” (augeo, auctum, augere động từ la-tinh). “Người phải lớn lên còn tôi nhỏ lại.”
Đó là kiểu cách của gia đình Na-da-rét, là kiểu cách của chính “gia đạo” theo thánh Phao-lô : “Như Hội Thánh phục tùng Đức Ki-tô, thì vợ cũng phải phục tùng chồng trong mọi sự như thế. Người làm chồng hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh… Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ trong Chúa… Những người cha, đừng làm con cái tức giận” (Ep 5,24-25; 6,1.4).
2. Bài học của bà mẹ
Sau bài học của đứa con, tiếp đây là bài học của bà mẹ. Qua câu “Đức Ma-ri-a hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng”, Tin Mừng phác họa cho ta chân dung của Đức Ma-ri-a như vị linh sư tuyệt hảo, khiến ta chẳng cần phải đi tìm các linh sư (Ấn giáo, Phật giáo, Hồi giáo…) như đang là cái “mốt” trong nhiều giới Ki-tô hữu hiện thời. Nơi bà, đức tin đang tác động cách sâu thẳm, vì chẳng đời nào có ai sẽ phải đào sâu như thế, sẽ phải sống những điều gây hoang mang như thế.
Bà là người Do-thái, được giáo dục theo lối Do-thái. Việc trở thành mẹ Đấng Mê-si-a, như mọi thiếu nữ đều mơ ước, đã làm bà choáng ngợp và thỏa mãn. Tuy nhiên đã có những biến cố gây ngỡ ngàng mà trước tiên là việc thụ thai đồng trinh cách nhiệm lạ. Lập tức bà đã tỏ ra muốn tìm kiếm chân lý : “Tôi sẽ làm mẹ cách nào?” – “Thánh Thần sẽ đến trên bà.”
Đó đã là điều cần phải suy niệm, và Ma-ri-a đã bắt đầu một con đường đầy những câu hỏi ngày càng day dứt, băn khoăn. Là người Do-thái, bà sẽ phải dần dần chấp nhận tư tưởng Đấng Độc Nhất có một người con, và người con ấy là Giê-su ! Rồi bà phải làm quen với ý tưởng : Đấng Mê-si-a vinh hiển, đó là đứa trẻ đang sống trong thôn làng nhỏ bé và trong gia đình lao động của bà, như mọi đứa trẻ khác. Sau một chút xáo động lúc Người sinh ra, là sự chìm vào im lặng của một cuộc sống rất khiêm tốn.
Rồi có sự cố năm Đức Giê-su mười hai tuổi. Óc độc lập của Người quá ư bất thường và câu trả lời của Người quá ư hỗn láo nếu đã chẳng chất chứa biết bao mầu nhiệm : “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”
Không, họ đã không biết, Lu-ca dám nói thế, “ông bà chẳng hiểu gì.” Như nhiều người từng choáng ngợp trước các biến cố, Đức Ma-ri-a cũng bị choáng ngợp. Nhưng bà vẫn cảm nhận mọi chuyện một cách sâu xa : “Bà hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.” Bà suy niệm, bà chồng chất các sự kiện, các từ ngữ, các ánh sáng. Từ nay, mọi hành vi và lời nói nơi đứa con lạ lùng của bà, thay vì làm bà khép kín trước cái bất khả đạt, lại sẽ mở lòng bf ra và nâng bà mỗi lần một chút lên tới mầu nhiệm : “Hỡi con yêu của mẹ, con là ai?”
Đức Giê-su thấy ba nỗ lực đó : nỗ lực mở lòng, suy niệm và thích nghi. Lần kia, nghe một người phụ nữ la lên do phấn khởi cách hời hợt : “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm !” Người đã đáp lại bằng một lời gợi ý hãy vào sâu hơn : “Đúng hơn phải nói rằng : Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa !” (Lc 11,27-28).
Tại sao chúng ta chẳng đi đến trường học đức tin này? Không những tới một mẫu gương chiêm niệm mà còn tới với một người mẹ rất hạnh phúc được giúp đỡ chúng ta và thích nghi chúng ta với mầu nhiệm đức tin Ki-tô giáo vốn chẳng dễ dàng, người ta cảm thấy điều này khi nghe những người bỏ đạo và khi thấy sự tầm thường của chúng ta. Đã nghe mơ hồ nhiều lời, việc đó không đủ; phải khao khát đón nhận các lời nói và biến cố, rồi tiến dần tới tất cả mầu nhiệm Đức Giê-su nhờ mải miết suy niệm. Như Đức Ma-ri-a, Đấng đầu tiên đã đi trọn con đường và có thể hướng dẫn chúng ta.
LC 2,41-52
41Hằng năm, cha mẹ Đức Giê-su trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua. 42Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ. 43Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giê-su thì ở lại Giê-ru-sa-lem, mà cha mẹ chẳng hay biết. 44Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. 45Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giê-ru-sa-lem mà tìm.
46Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các bậc thầy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. 47Ai nghe cậu nói cũng kinh ngạc về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu. 48Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và Mẹ Người nói với Người : “Con ơi, sao con lại làm cho cha mẹ như thế? Con thấy không, cha con và mẹ đây đang phải cực lòng tìm con !” 49Người thưa : “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” 50Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.
51Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. 52Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và người ta.
HAI VỊ THẦY Ở NA-DA-RÉT
Khi chàng thanh niên Phan-xi-cô A-xi-di-ô bắt đầu bước vào cuộc sống “ngông cuồng”, bỏ công việc làm ăn của gia đình, “chôm đồ nhà” cho người nghèo khổ, lẻn đến trại cùi với bệnh nhân, đi ăn xin để sống qua ngày, kiếm vôi vữa đá gạch sửa lại mấy ngôi nhà nguyện đổ nát, hát nghêu ngao ngoài đường ca ngợi tình yêu Thiên Chúa, rồi có lúc không trở về nhà nữa… thì ông Béc-na-đô-nê, thân phụ Phan-xi-cô hết sức xấu hổ và tức giận, còn bà mẹ thì đau khổ cách âm thầm. Bữa nọ, nghe ngoài phố có tiếng reo hò, ông chạy ra thì thấy một bọn trẻ con đang theo sau Phan-xi-cô, ném những thứ dơ dáy vào người chàng, trong lúc chàng vẫn tỏ vẻ hiên ngang vui vẻ. Ông liền nhào tới, nện cho chàng hai quả đấm như trời giáng khiến chàng sụm xuống tại chỗ. Lôi chàng vào nhà, ông nhốt chàng xuống ngay hầm rượu, bỏ đói, còn cấm vợ giáp mặt con. Nhưng vài hôm sau, vì chuyện làm ăn, ông phải rời gia đình. Vẫn giữ chìa khóa hầm rượu trong mình, ông ra lệnh cho vợ mỗi ngày chỉ cho Phan-xi-cô ăn hai bữa thôi. Đợi chồng đi khỏi, bà Béc-na-đô-nê cho người phá tung cửa, ôm lấy con, nước mắt ràn rụa. Phan-xi-cô giãi bày với mẹ tất cả các bí ẩn và dự định trong tâm hồn mình. Thấy con muốn trở lại cảnh sống chàng đã chọn, tuy đau khổ, bà vẫn nói với con : “Con hãy làm theo những gì Chúa soi sáng,” Rồi bà sắm sửa cho chàng những gì cần dùng. Trở về, ông Béc-na-đô-nê lôi thằng con “mất dạy” tới Đức Giám Mục để xin người xử kiện. Trước mặt bá tánh, Phan-xi-cô đã khước từ quyền thừa kế để chọn sống con đường nghèo khó. Chàng cũng trút luôn mảnh xiêm y cuối cùng trên người, trả lại cho cha và tuyên bố : “Từ nay, con chỉ còn có một Cha trên trời mà thôi.”
Nỗi đau khổ của song thân Phan-xi-cô trước một sự đoạn tuyệt vì Thiên Chúa và Nước Trời, cũng là nỗi đau khổ mà ta có thể thấy được nơi song thân Đức Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay. Nhưng trong cả hai câu chuyện đều có những bài học thấm thía.
Quả thế, khởi sự tại Giê-ru-sa-lem, trong Đền Thờ, với cuộc truyền tin cho ông Da-ca-ri-a về việc chào đời của vị Tẩy giả, Tin Mừng Lu-ca về thời thơ ấu của Đức Giê-su cũng kết thúc trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem với cảnh tượng lạ lùng của “cậu bé-thầy dạy”, nội dung bài Tin Mừng lễ Thánh gia hôm nay. Đỉnh cao của trình thuật nằm trong câu đáp khô khan Đức Giê-su đưa ra cho song thân đang khắc khoải : “Cha mẹ không biết là con có bổn phận là ở nhà của Cha con à !” Tuy nhiên, với thái độ “ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng”, Đức Ma-ri-a cũng trở thành thầy dạy cho hết thảy chúng ta về một phương diện khác.
1. Bài học của đứa con
Đức Giê-su đưa ra một phân biệt rõ rệt giữa gia đình trần gian của Người với gia đình mầu nhiệm vốn là nơi Người đã phát xuất. Thốt lên từ “Cha”, Đức Giê-su mạc khải mầu nhiệm thần linh của mình. Ơn gọi của Người không phải là phục vụ một gia đình dầu thánh thiện của tạo vật nhân loại, nhưng là để Cha trên trời sử dụng tùy nghi.
Tuy nhiên, cậu bé đưa ra lời tuyên bố có vẻ nổi loạn ấy cũng chính là kẻ ngoan ngoãn theo cha mẹ lên Giê-ru-sa-lem mỗi năm dịp lễ Vượt Qua, chính là kẻ nhận lời quở trách : “Con ơi, sao con lại làm cho cha mẹ như thế?” chính là kẻ ngoan ngoãn theo cha mẹ trên con đường về Na-da-rét quê cũ, chính là kẻ “vâng phục các ngài”, cho dẫu đã thành niên và được phú bẩm chính sự khôn ngoan của Thiên Chúa lẫn sự thông thái của Sa-lô-mon, cho dẫu sự khôn ngoan của Người lớn dần với tuổi tác, sức vóc và ân sủng.
Đức vâng lời của Đức Giê-su bên trong gia đình khiêm tốn ấy do đó trở thành gương mẫu. Hơn nữa, như một học giả về trang Tin Mừng này là cha R.E. Brown đã viết : “Đức vâng lời đó hết sức gây xúc động vì nằm bên cạnh sự thông minh của Đức Giê-su, vốn khiến tất cả ngạc nhiên và thán phục. Còn gây xúc động hơn nữa vì nằm bên cạnh “tham vọng” to lớn của Đức Giê-su là làm nhiều bổn phận và ơn gọi mà cha mẹ Người không tài nào hiểu nổi.” Thái độ của Đức Giê-su là dấu chỉ cho thấy Người hiến thân cho con người, Người ra công phục vụ chứ chẳng muốn được phục vụ.
Đàng khác, Đức Ma-ri-a bắt đầu hiểu bằng kinh nghiệm sống rằng khoảng cách giữa mình với Con không phải là dấu tách xa nhưng là gần lại, vì với đức tin, bà ngày càng đi vào chương trình cứu rỗi mà Đức Ki-tô sắp thực hiện.
Dẫu sao, bên trong bức tranh ấy, đó là một yếu tố có thể chấp nhận bởi mọi gia đình. Nếu người con phải biết hiếu kính đón nhận tình yêu của cha mẹ, thì cha mẹ phải biết rằng con của họ có một số mệnh mà họ không thể xác định trước. Họ có thể mơ ước về đứa con mình theo hình ảnh của mình hay như kẻ thực hiện những dự phóng to lớn, nhưng cuối cùng họ phải biết chấp nhận nó đúng như con người nó, với các sở trường sở đoản của nó, với số phận khiêm hèn hay vinh quang của nó. Luôn biết cho và biết nhận, ấy là dấu chỉ của tình yêu.
Trái lại, thống trị hay xem đứa con, ông chồng bà vợ như sở hữu riêng, đó là sản phẩm của một tâm hồn ty tiện và chẳng có khả năng “suy đi nghĩ lại trong long.” Nếu chấp nhận một từ nguyên vắn gọn nhưng sâu sắc về mặt sư phạm, thì “quyền bính” đích thực (auctoritas, danh từ la-tinh) có nghĩa là “làm cho lớn lên” (augeo, auctum, augere động từ la-tinh). “Người phải lớn lên còn tôi nhỏ lại.”
Đó là kiểu cách của gia đình Na-da-rét, là kiểu cách của chính “gia đạo” theo thánh Phao-lô : “Như Hội Thánh phục tùng Đức Ki-tô, thì vợ cũng phải phục tùng chồng trong mọi sự như thế. Người làm chồng hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh… Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ trong Chúa… Những người cha, đừng làm con cái tức giận” (Ep 5,24-25; 6,1.4).
2. Bài học của bà mẹ
Sau bài học của đứa con, tiếp đây là bài học của bà mẹ. Qua câu “Đức Ma-ri-a hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng”, Tin Mừng phác họa cho ta chân dung của Đức Ma-ri-a như vị linh sư tuyệt hảo, khiến ta chẳng cần phải đi tìm các linh sư (Ấn giáo, Phật giáo, Hồi giáo…) như đang là cái “mốt” trong nhiều giới Ki-tô hữu hiện thời. Nơi bà, đức tin đang tác động cách sâu thẳm, vì chẳng đời nào có ai sẽ phải đào sâu như thế, sẽ phải sống những điều gây hoang mang như thế.
Bà là người Do-thái, được giáo dục theo lối Do-thái. Việc trở thành mẹ Đấng Mê-si-a, như mọi thiếu nữ đều mơ ước, đã làm bà choáng ngợp và thỏa mãn. Tuy nhiên đã có những biến cố gây ngỡ ngàng mà trước tiên là việc thụ thai đồng trinh cách nhiệm lạ. Lập tức bà đã tỏ ra muốn tìm kiếm chân lý : “Tôi sẽ làm mẹ cách nào?” – “Thánh Thần sẽ đến trên bà.”
Đó đã là điều cần phải suy niệm, và Ma-ri-a đã bắt đầu một con đường đầy những câu hỏi ngày càng day dứt, băn khoăn. Là người Do-thái, bà sẽ phải dần dần chấp nhận tư tưởng Đấng Độc Nhất có một người con, và người con ấy là Giê-su ! Rồi bà phải làm quen với ý tưởng : Đấng Mê-si-a vinh hiển, đó là đứa trẻ đang sống trong thôn làng nhỏ bé và trong gia đình lao động của bà, như mọi đứa trẻ khác. Sau một chút xáo động lúc Người sinh ra, là sự chìm vào im lặng của một cuộc sống rất khiêm tốn.
Rồi có sự cố năm Đức Giê-su mười hai tuổi. Óc độc lập của Người quá ư bất thường và câu trả lời của Người quá ư hỗn láo nếu đã chẳng chất chứa biết bao mầu nhiệm : “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”
Không, họ đã không biết, Lu-ca dám nói thế, “ông bà chẳng hiểu gì.” Như nhiều người từng choáng ngợp trước các biến cố, Đức Ma-ri-a cũng bị choáng ngợp. Nhưng bà vẫn cảm nhận mọi chuyện một cách sâu xa : “Bà hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.” Bà suy niệm, bà chồng chất các sự kiện, các từ ngữ, các ánh sáng. Từ nay, mọi hành vi và lời nói nơi đứa con lạ lùng của bà, thay vì làm bà khép kín trước cái bất khả đạt, lại sẽ mở lòng bf ra và nâng bà mỗi lần một chút lên tới mầu nhiệm : “Hỡi con yêu của mẹ, con là ai?”
Đức Giê-su thấy ba nỗ lực đó : nỗ lực mở lòng, suy niệm và thích nghi. Lần kia, nghe một người phụ nữ la lên do phấn khởi cách hời hợt : “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm !” Người đã đáp lại bằng một lời gợi ý hãy vào sâu hơn : “Đúng hơn phải nói rằng : Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa !” (Lc 11,27-28).
Tại sao chúng ta chẳng đi đến trường học đức tin này? Không những tới một mẫu gương chiêm niệm mà còn tới với một người mẹ rất hạnh phúc được giúp đỡ chúng ta và thích nghi chúng ta với mầu nhiệm đức tin Ki-tô giáo vốn chẳng dễ dàng, người ta cảm thấy điều này khi nghe những người bỏ đạo và khi thấy sự tầm thường của chúng ta. Đã nghe mơ hồ nhiều lời, việc đó không đủ; phải khao khát đón nhận các lời nói và biến cố, rồi tiến dần tới tất cả mầu nhiệm Đức Giê-su nhờ mải miết suy niệm. Như Đức Ma-ri-a, Đấng đầu tiên đã đi trọn con đường và có thể hướng dẫn chúng ta.
Thánh Lễ Đêm - Vọng Giáng Sinh 2024 dành cho những ai không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
03:30 24/12/2024
BÀI ĐỌC 1 Is 9:1-6
Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.
Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.
Chúa đã ban chứa chan niềm hoan hỷ, đã tăng thêm nỗi vui mừng. Họ mừng vui trước nhan Ngài như thiên hạ mừng vui trong mùa gặt, như người ta hỷ hoan khi chia nhau chiến lợi phẩm.
Vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, và ngọn roi của kẻ hà hiếp, Ngài đều bẻ gãy như trong ngày chiến thắng quân Ma-đi-an.
Vì mọi giầy lính nện xuống rần rần và mọi áo choàng đẫm máu sẽ bị đem thiêu, làm mồi cho lửa. Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta.
Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hoà bình.
Người sẽ mở rộng quyền bính, và lập nền hoà bình vô tận cho ngai vàng và vương quốc của vua Đa-vít. Người sẽ làm cho vương quốc được kiên cố vững bền trên nền tảng chính trực công minh, từ nay cho đến mãi muôn đời. Vì yêu thương nồng nhiệt, Đức Chúa các đạo binh sẽ thực hiện điều đó.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Tt 2:11-14
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi ông Ti-tô.
Anh thân mến, ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người.
Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này.
Sở dĩ như vậy, là vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Ki-tô Giê-su là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang.
Vì chúng ta, Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Lc 2:10-11
Alleluia. Alleluia.
Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại: Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho chúng ta. Người là Đấng Ki-tô, là Đức Chúa.
Alleluia.
TIN MỪNG Lc 2:1-14
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri.
Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đa-vít.
Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.
Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ:
“Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.”
Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.”
Đó là Lời Chúa.
Đức Giêsu - Lời Thiên Chúa đã đến
Lm Minh Anh
16:28 24/12/2024
PHÍA SAU HẬU TRƯỜNG
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta!".
Walt Disney sẽ không nương tay cắt bỏ bất cứ thứ gì cản trở tiến độ của một chuyện phim! Khi cuốn phim cuộc đời bạn được trình chiếu, rất ‘nhiều điều tốt’ bạn cần cắt bỏ để nhường chỗ cho ‘những điều tốt hơn’. Điều quan trọng là phía sau hậu trường những gì có thể nhìn thấy, ý định của Thiên Chúa có được thực hiện không?
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa lễ Giáng Sinh mời gọi bạn và tôi lần theo những chiều kích sâu thẳm ‘phía sau hậu trường’ những gì có thể nhìn thấy qua câu chuyện Bêlem; từ đó, cung chiêm một điều gì đó sâu sắc hơn, trầm lắng hơn! Bởi lẽ, Tin Mừng hôm nay không nói đến thiên thần, mục đồng, bò lừa; và thậm chí cả Maria, Giuse! Tại sao nó được chọn đọc?
Câu chuyện Bêlem đã được kể trong Thánh Lễ tối hôm qua; hôm nay, chúng ta lần theo ‘phía sau hậu trường’ của nó. Rốt cuộc, đứa trẻ yếu đuối kia là ai? Tại sao thế giới lại làm ầm ĩ về sự ra đời của nó? Trẻ đó là Giêsu - Lời Thiên Chúa - “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời và Ngôi Lời là Thiên Chúa”. Hãy nghĩ đến những lời phi thường đó khi bạn nhìn vào hang lừa! Qua Giêsu, Thiên Chúa tỏ mình như chúng ta thường tỏ mình qua ‘cách’ chúng ta nói, ‘những gì’ chúng ta nói và cả ‘những gì chúng ta không nói!’. Nhưng Lời Giêsu không chỉ giao tiếp mà còn hành động; Lời tác thành, sản sinh và sáng tạo!
Để dễ hiểu, bạn hãy nghĩ đến ‘lời’ của Michelangelo trên trần nhà nguyện Sistine; ‘lời’ của Shakespeare trong Hamlet; hay ‘lời’ của Beethoven trong Bản Giao Hưởng số 5! Tất cả những ‘lời’ này không chỉ thể hiện ý tưởng của tác giả mà còn tác động mạnh mẽ trong việc ‘biến đổi’ chúng ta. Vì thế, qua Lời Giêsu, mọi vật “hiện hữu, biến đổi và trở nên mới”. Chúng ta và toàn bộ thế giới của chúng ta mắc nợ Lời.
Lời đã đến, đi vào thế giới! Theo Gioan, “thế giới” trước hết là hành tinh của chúng ta và tất cả những gì trong đó; nó còn là ‘thế giới’ bên trong mỗi người, vốn bị lôi cuốn vào tất cả những gì xấu xa, tiêu cực, hạ cấp và mất nhân tính. Lời đã đi vào hai thế giới đó! Không sống ngoài rìa, nhưng ngay ở giữa; Lời bị đàm tiếu là “lui tới với các tội nhân và tệ hơn, ăn uống với họ”. Những điều này được nói trong câu chuyện Bêlem bằng ngôn ngữ hình tượng, “Vào thời sau hết này, Ngài đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” - bài đọc hai. Thánh Tử là Lời, là Giêsu, bản sao hoàn hảo của chính Thiên Chúa.
Anh Chị em,
“Lời đã cư ngụ giữa chúng ta!”. Bạn đã hiểu được phần nào ‘phía sau hậu trường’ máng cỏ Bêlem. Thế nhưng, máng cỏ không chỉ dành cho sự chiêm nghiệm ngoan đạo - nó chứa đựng một thông điệp: Thiên Chúa đã làm người - Ngài đến để sống và hoạt động giữa chúng ta, bước vào thế giới của chúng ta để ban phước cho nó và giải phóng tất cả những ai bị nô lệ bởi áp bức của tội lỗi, nạn đói và vô gia cư; những ai bị nô lệ bởi thói quen và chất gây nghiện; những ai bị nô lệ bởi sợ hãi, tức giận, oán hờn, căm thù và cô đơn. Hãy cầu nguyện để có thể đến gần Hài Nhi Giêsu hầu được giải thoát khỏi sự nô lệ cụ thể của chính mình! Bởi lẽ, tất cả chúng ta đều là nô lệ của một điều gì đó!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, có thể con đang là nô lệ của một điều gì đó ‘tưởng là tốt’, cho con dám cắt bỏ nó để nhường chỗ cho ‘những điều tốt hơn’ mà Lời Giêsu ngỏ với con mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta!".
Walt Disney sẽ không nương tay cắt bỏ bất cứ thứ gì cản trở tiến độ của một chuyện phim! Khi cuốn phim cuộc đời bạn được trình chiếu, rất ‘nhiều điều tốt’ bạn cần cắt bỏ để nhường chỗ cho ‘những điều tốt hơn’. Điều quan trọng là phía sau hậu trường những gì có thể nhìn thấy, ý định của Thiên Chúa có được thực hiện không?
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa lễ Giáng Sinh mời gọi bạn và tôi lần theo những chiều kích sâu thẳm ‘phía sau hậu trường’ những gì có thể nhìn thấy qua câu chuyện Bêlem; từ đó, cung chiêm một điều gì đó sâu sắc hơn, trầm lắng hơn! Bởi lẽ, Tin Mừng hôm nay không nói đến thiên thần, mục đồng, bò lừa; và thậm chí cả Maria, Giuse! Tại sao nó được chọn đọc?
Câu chuyện Bêlem đã được kể trong Thánh Lễ tối hôm qua; hôm nay, chúng ta lần theo ‘phía sau hậu trường’ của nó. Rốt cuộc, đứa trẻ yếu đuối kia là ai? Tại sao thế giới lại làm ầm ĩ về sự ra đời của nó? Trẻ đó là Giêsu - Lời Thiên Chúa - “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời và Ngôi Lời là Thiên Chúa”. Hãy nghĩ đến những lời phi thường đó khi bạn nhìn vào hang lừa! Qua Giêsu, Thiên Chúa tỏ mình như chúng ta thường tỏ mình qua ‘cách’ chúng ta nói, ‘những gì’ chúng ta nói và cả ‘những gì chúng ta không nói!’. Nhưng Lời Giêsu không chỉ giao tiếp mà còn hành động; Lời tác thành, sản sinh và sáng tạo!
Để dễ hiểu, bạn hãy nghĩ đến ‘lời’ của Michelangelo trên trần nhà nguyện Sistine; ‘lời’ của Shakespeare trong Hamlet; hay ‘lời’ của Beethoven trong Bản Giao Hưởng số 5! Tất cả những ‘lời’ này không chỉ thể hiện ý tưởng của tác giả mà còn tác động mạnh mẽ trong việc ‘biến đổi’ chúng ta. Vì thế, qua Lời Giêsu, mọi vật “hiện hữu, biến đổi và trở nên mới”. Chúng ta và toàn bộ thế giới của chúng ta mắc nợ Lời.
Lời đã đến, đi vào thế giới! Theo Gioan, “thế giới” trước hết là hành tinh của chúng ta và tất cả những gì trong đó; nó còn là ‘thế giới’ bên trong mỗi người, vốn bị lôi cuốn vào tất cả những gì xấu xa, tiêu cực, hạ cấp và mất nhân tính. Lời đã đi vào hai thế giới đó! Không sống ngoài rìa, nhưng ngay ở giữa; Lời bị đàm tiếu là “lui tới với các tội nhân và tệ hơn, ăn uống với họ”. Những điều này được nói trong câu chuyện Bêlem bằng ngôn ngữ hình tượng, “Vào thời sau hết này, Ngài đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” - bài đọc hai. Thánh Tử là Lời, là Giêsu, bản sao hoàn hảo của chính Thiên Chúa.
Anh Chị em,
“Lời đã cư ngụ giữa chúng ta!”. Bạn đã hiểu được phần nào ‘phía sau hậu trường’ máng cỏ Bêlem. Thế nhưng, máng cỏ không chỉ dành cho sự chiêm nghiệm ngoan đạo - nó chứa đựng một thông điệp: Thiên Chúa đã làm người - Ngài đến để sống và hoạt động giữa chúng ta, bước vào thế giới của chúng ta để ban phước cho nó và giải phóng tất cả những ai bị nô lệ bởi áp bức của tội lỗi, nạn đói và vô gia cư; những ai bị nô lệ bởi thói quen và chất gây nghiện; những ai bị nô lệ bởi sợ hãi, tức giận, oán hờn, căm thù và cô đơn. Hãy cầu nguyện để có thể đến gần Hài Nhi Giêsu hầu được giải thoát khỏi sự nô lệ cụ thể của chính mình! Bởi lẽ, tất cả chúng ta đều là nô lệ của một điều gì đó!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, có thể con đang là nô lệ của một điều gì đó ‘tưởng là tốt’, cho con dám cắt bỏ nó để nhường chỗ cho ‘những điều tốt hơn’ mà Lời Giêsu ngỏ với con mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Đại Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, 25-12-2024.
Giáo Hội Năm Châu
17:56 24/12/2024
BÀI ĐỌC 1 Is 52:7-10
Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.
Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ và nói với Xi-on rằng: “Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị.” Kìa nghe chăng quân canh gác của ngươi cùng cất tiếng reo hò vang dậy; họ sẽ được thấy tận mắt Đức Chúa đang trở về Xi-on. Hỡi Giê-ru-sa-lem điêu tàn hoang phế, hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng, vì Đức Chúa an ủi dân Người, và cứu chuộc Giê-ru-sa-lem. Trước mặt muôn dân, Đức Chúa đã vung cánh tay thần thánh của Người: ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta, người bốn bể rồi ra nhìn thấy.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Hr 1:1-6
Bài trích thư gửi tín hữu Híp-ri.
Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Ðấng thừa hưởng muôn vật muôn loài. Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Ðấng dùng lời quyền năng của mình mà duy trì vạn vật. Sau khi đã tẩy trừ tội lỗi, Người lên ngự bên hữu Ðấng Cao Cả trên trời. Danh hiệu Người được thừa hưởng, cao cả hơn danh hiệu các thiên thần bao nhiêu, thì Người lại trổi hơn họ bấy nhiêu. Thật vậy, có bao giờ Thiên Chúa đã phán cùng vị thiên thần nào: “Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”, hoặc là: “Ta sẽ là Cha của Người, và chính Người sẽ là Con Ta.” Còn khi đưa Trưởng Tử vào thế giới loài người, Thiên Chúa lại nói: “Mọi thiên thần của Thiên Chúa, phải thờ lạy Người.”
Đó là Lời Chúa.
TIN MỪNG Ga 1:1-18
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng. Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa. Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật. Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố: “Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.” Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác. Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có. Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.
Đó là Lời Chúa.
Giáng Sinh Sứ vụ và Hy vọng
Lm Nguyễn Xuân Trường
18:45 24/12/2024
GIÁNG SINH SỨ VỤ VÀ HY VỌNG
Chúa giáng sinh không chỉ là niềm vui của những người tin Chúa, mà là niềm vui của toàn thế giới. Xin cầu chúc cho nhau một Giáng Sinh tràn đầy niềm vui gặp Chúa. Năm nay Giáng Sinh có ý nghĩa gì? Chúa giáng sinh để thi hành sứ vụ cứu độ và đem niềm hy vọng cho nhân loại sa ngã đang bị thống trị bởi tội lỗi.
1. Sứ vụ. Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đưa ra định hướng mục vụ trong năm nay là “Cùng nhau loan báo Tin Mừng”. Chúa giáng sinh chính là sự kiện Chúa ra đi thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Chúa đã ra khỏi ngôi nhà nơi trời cao của Ngài để đi xuống đất thấp đem Tin Mừng cứu độ cho nhân loại như lời Phúc Âm: “Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta.” Và Chúng ta hãy loan báo Tin Mừng Giáng Sinh cho những người xung quanh.
2. Hy vọng. Khẩu hiệu của Năm Thánh 2025 là “Những người hành hương của hy vọng”. Loan báo Tin Mừng là làm chứng cho niềm tin Chúa Giêsu là niềm hy vọng của chúng ta, niềm “hy vọng không làm thất vọng.” Nhân loại phạm tội chìm trong chết chóc, nhưng Chúa không để loài người tuyệt vọng, Chúa đã đem niềm hy vọng cho loài người bằng cách sai Con Một Ngài đến cứu chúng ta. Trong bối cảnh thế giới đầy dẫy sự dữ của bất công, xung đột, chiến tranh, chúng ta vẫn tràn đầy niềm hy vọng vào Thiên Chúa sẽ làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn vì Chúa Giêsu là sự sống đã đến thế gian, Ngài là “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.”
Thiên Chúa là Đấng tối cao toàn năng mà lại xuống thế làm người trong hình hài “một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” Hình ảnh trẻ thơ bé bỏng đáng yêu gợi ý cho chúng ta cung cách thi hành sứ vụ không phải bằng sức mạnh ép buộc hay dụ dỗ, nhưng bằng tất cả sự hấp dẫn đáng yêu dễ thương của trẻ thơ. Hình ảnh trẻ thơ cũng nói lên cả một bầu trời tràn đầy sự sống và hy vọng ở tương lai phía trước. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
‘Phòng cho Chúa’: Suy niệm Ngày Giáng Sinh
Vũ Văn An
13:17 24/12/2024
JD Flynn, chủ bút The Pillar, ngày 24 tháng 12, có bài suy niệm đáng lưu ý sau đây về biến cố giáng sinh tại Bê-lem hơn hai ngàn năm trước:
Xin chào mọi người,
Đêm Giáng sinh đã đến, và bạn đang đọc The Tuesday Pillar Post.
Chúng ta biết rất rõ câu chuyện này. Maria và Giuse đã đi từ Na-da-rét đến Ga-li-lê để ghi danh theo lệnh của cuộc điều tra dân số La Mã. Tại Bê-lem, Đức Maria đã sinh ra Chúa Giêsu.
Thánh Luca vẽ cảnh quen thuộc: “Bà lấy tã quấn con và đặt con trong máng cỏ, vì không có chỗ cho họ trong quán trọ”.
Nhiều học giả về Kinh thánh, bao gồm cả Tiến sĩ Scott Powell của Trường Chúa Nhật, cho rằng hầu hết chúng ta đều hiểu sai về tất cả những điều đó. Trong các cảnh Chúa giáng sinh, chúng ta thấy Đức Maria và Thánh Giuse trong một loại chuồng độc lập. Trong các cuộc diễu hành mừng Giáng sinh của tuổi trẻ, chúng ta thấy cặp đôi này đi từ khách sạn này sang khách sạn khác, tìm nơi để ở, cho đến khi một số chủ quán trọ cho họ sử dụng chuồng ngựa của ông.
Các học giả nói rằng không phải như vậy.
Thánh Giuse xuất thân từ Bethlehem. Và khi đến đó, ngài sẽ về nhà gia đình mình. Ngài sẽ yêu cầu một nơi để ở — trong căn phòng được dịch là "quán trọ", nhưng thực ra nên hiểu là nơi tiếp đón và tiếp khách.
Nhưng Đức Maria và Thánh Giuse đã không được vào đó. Họ bị đẩy xuống tầng hầm của ngôi nhà, nơi có động vật sinh sống, và đó là nơi Chúa Giêsu chào đời.
Chúng ta không chắc tại sao điều đó lại xảy ra. Có lẽ là vì có những người họ hàng từ những nơi khác đã ở trong chỗ dành cho khách, những người cũng đến để điều tra dân số. Nhưng hãy xem điều đó có nghĩa gì — những người đó nhìn thấy một người họ hàng đang mang thai chín tháng và quyết định không từ bỏ chỗ của họ trong ngôi nhà.
Điều đó chỉ có ý nghĩa nếu Đức Maria và Thánh Giuse bị xa lánh. Dù sao, theo quan điểm của họ, ngài đã mang thai quá sớm lúc còn đang đính hôn với Thánh Giuse. Và có lẽ họ hàng của ngài đã quyết định không có cô gái như vậy trong nhà.
Nhưng bất kể đã nói gì, hay ngụ ý gì, hay bất kể đã đưa ra lời bào chữa nào, họ không ở trong một nhà kho nào đó do có vấn đề về mặt hành chính và hậu cần — quá nhiều khách đến thăm và không đủ phòng khách sạn, giống như họ đã đến thành phố Super Bowl mà không có sự sắp xếp trước.
Những gì đã xảy ra với họ mang tính bản thân hơn nhiều — họ ở đó trong một không gian lạnh lẽo nào đó vì những người họ biết, gia đình họ, không có chỗ cho họ.
Tất cả những điều đó là cách Con Người đã chọn đến với thế giới. Trong tình yêu của những tín hữu đầu tiên — Thánh Maria và Thánh Giuse — và ngoài vòng tay của những người thân thiết nhất với họ. Trong sự ấm áp của tình yêu gia đình và sự từ chối của thế gian.
Tin mừng Thánh Gioan đã viết rằng "Người đã đến với chính dân tộc mình, nhưng dân tộc mình đã không tiếp nhận Người".
Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI đã nói rằng câu chuyện này nên là một thách thức đối với tất cả chúng ta.
“Câu hỏi không thể tránh khỏi nảy sinh,” ngài viết, “điều gì sẽ xảy ra nếu Đức Maria và Thánh Giuse gõ cửa nhà tôi. Liệu có chỗ cho họ không?”
“Chúng ta có thực sự có chỗ cho Chúa khi Người tìm cách bước vào dưới mái nhà của chúng ta không? Chúng ta có thời gian và không gian cho Người không? Chúng ta có thực sự quay lưng lại với chính Chúa không?” Đức Bê-nê-đic-tô đã hỏi trong bài giảng Giáng sinh năm 2012.
Thưa các độc giả Pillar: Những câu hỏi đó dành cho chúng ta.
Chúng ta yêu Giáo hội. Chúng ta yêu Giáo hội đủ để muốn sự thánh thiện, cải cách và đổi mới của Giáo hội, việc Giáo hội truyền bá Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô cho thế giới. Nhiều người trong chúng ta đã dành phần lớn cuộc đời mình cho Chúa Kitô và Giáo hội của Người.
Và tuy thế, Bê-nê-đic-tô vẫn hỏi: “Liệu Chúa có thực sự có một vị trí trong suy nghĩ của chúng ta không?”
Chúng ta, những người tin và môn đệ của Người, có dành chỗ cho Chúa không. Chúng ta có muốn Người trong cuộc sống của mình không? Chúng ta có muốn được hoán cải thành một điều gì đó sâu sắc và mạnh mẽ hơn không? Chúng ta có muốn những gì Chúa sẽ làm với chúng ta nếu chúng ta hoàn toàn và trọn vẹn hiến dâng cho Người — nếu chúng ta mở cửa khi Đức Maria và Thánh Giuse đến gõ cửa không?
Hoặc, Bê-nê-đic-tô hỏi, chúng ta có “muốn chính mình không?”
Quá thường xuyên, ngài nói, “chúng ta muốn những gì chúng ta có thể nắm bắt, chúng ta muốn hạnh phúc trong tầm tay, chúng ta muốn các kế hoạch và mục đích của mình thành công”.
Giáng sinh là một sự lựa chọn cho chúng ta. Một lời mời gọi hoán cải. Chúng ta muốn Người, hay chúng ta “muốn chính mình”?
Đức Bê-nê-đic-tô dạy rằng “Sự hoán cải mà chúng ta cần phải thực sự chạm đến chiều sâu mối quan hệ của chúng ta với thực tại”. “Chúng ta hãy cầu xin Chúa để chúng ta có thể cảnh giác với sự hiện diện của Người, để chúng ta có thể nghe thấy Người gõ cửa bản thể và ý chí của chúng ta nhẹ nhàng nhưng kiên quyết như thế nào. Chúng ta hãy cầu xin để chúng ta có thể dành chỗ cho Người trong chính chúng ta, để chúng ta có thể nhận ra Người trong những người mà qua họ, Người nói với chúng ta: trẻ em, người đau khổ, người bị bỏ rơi, người bị loại trừ và người nghèo trên thế giới này”.
Tôi hy vọng tôi sẽ mở cánh cửa. Tôi hy vọng rằng bạn cũng sẽ làm như vậy.
Lời cầu nguyện đơn giản của Đức Gioan XXIII cho ngày lễ Giáng sinh
Vũ Văn An
13:38 24/12/2024
Philip Kosloski, trên Aleteia ngày 25/12/17, phổ biến lời cầu nguyện thấm thía của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII ngày Chúa Giáng Sinh:
Hãy dừng lại một giây hôm nay và cầu nguyện lời cầu nguyện này.
Quá nhiều hoạt động và vui chơi đôi khi có thể khiến chúng ta mất tập trung khỏi tinh thần thực sự của lễ Giáng sinh.
Giữa tất cả những món quà và việc thăm hỏi gia đình và bạn bè, hãy dành một chút thời gian để cầu nguyện. Không cần phải quá lâu -- chỉ cần vài phút cũng có thể giúp tâm hồn bạn lắng đọng và hướng lòng mình về với Chúa.
Để giúp bạn trong khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi này, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện ngắn gọn và đơn giản này của Thánh Gioan XXIII. Nó đi vào trọng tâm của lễ Giáng sinh và cầu xin sự giúp đỡ của Chúa để đạt được hòa bình trên trái đất. Không chỉ là hòa bình bên ngoài, mà là hòa bình thực sự và lâu dài bắt đầu từ tâm hồn.
Ôi Hài nhi ngọt ngào của Bê-lem,
xin ban cho chúng con được chia sẻ bằng tất cả trái tim
mầu nhiệm sâu sắc của lễ Giáng sinh này.
Xin đặt vào trái tim của những người đàn ông và đàn bà sự bình an
mà đôi khi họ tìm kiếm một cách tuyệt vọng
và chỉ có Chúa mới có thể ban cho họ.
Xin giúp họ hiểu nhau hơn,
và sống như anh chị em,
những đứa con của cùng một Cha.
Xin cũng bày tỏ cho họ vẻ đẹp, sự thánh thiện và sự trong sạch của Chúa.
Xin đánh thức trong trái tim họ
tình yêu và lòng biết ơn đối với lòng nhân từ vô hạn của Chúa.
Xin kết hợp tất cả họ lại với nhau trong tình yêu của Chúa.
Và ban cho chúng con sự bình an thiên giới của Chúa.
Amen.
Đọc những gì Thánh Phaolô VI nói là một mầu nhiệm để hiểu toàn bộ Kitô giáo
Vũ Văn An
13:52 24/12/2024
Kathleen N. Hattrup của tờ Aleteia, ngày 25/12/17, tường trình rằng Vào Giáng sinh năm 1971, Thánh Phaolô VI đã nói:
“Chúa có thể đến trong sự vinh quang, lộng lẫy, ánh sáng và quyền năng, để gieo rắc nỗi sợ hãi, khiến chúng ta dụi mắt vì kinh ngạc. Nhưng thay vào đó, Người đã đến như một hữu thể nhỏ bé nhất, yếu đuối nhất và mong manh nhất. Tại sao? Để không ai phải xấu hổ khi đến gần Người, để không ai phải sợ hãi, để tất cả mọi người đều gần gũi với Người và đến gần Người, để không còn khoảng cách giữa chúng ta và Người.
Thiên Chúa đã nỗ lực để lao xuống, để lặn sâu vào bên trong chúng ta, để mỗi người chúng ta, mỗi người trong các bạn, có thể trò chuyện thân mật với Người, tin tưởng Người, đến gần Người và nhận ra rằng Người nghĩ đến bạn và yêu thương bạn… Người yêu thương bạn! Hãy nghĩ xem điều này có nghĩa là gì! Nếu bạn hiểu điều này, nếu bạn nhớ những gì tôi đang nói, bạn sẽ hiểu toàn bộ Kitô giáo."
Ngày lễ của Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô VI là ngày 29 tháng 5. Ngày này như vậy là ngày kỷ niệm ngày thụ phong linh mục của vị giáo hoàng này (1897-1978), người được bầu làm giáo hoàng vào năm 1963.
Đức Phaolô VI được biết đến nhiều nhất vì đã đưa Công đồng Vatican II đến hồi kết và vì thông điệp mang tính bước ngoặt của ngài về biện pháp tránh thai nhân tạo, Humane Vitae, được công bố vào năm 1968.
Có vẻ như vị giáo hoàng thánh thiện này có tình cảm đặc biệt với sự sống, vì những phép lạ dẫn đến việc phong thánh cho ngài đều liên quan đến những đứa trẻ chưa chào đời.
Về Giáng sinh và Thuốc nổ
Vũ Văn An
14:15 24/12/2024
Robert Royal, chủ bút The Catholic Thing, ngày 24 tháng 12 năm 2024, suy nghĩ về Lễ Giáng Sinh năm nay:
Với tất cả những vất vả và rắc rối của loài người trong một thế giới sa ngã, chúng ta chỉ nên trông chờ vào hòa bình trên trái đất và thiện chí với con người trong mùa này. Chắc chắn không có tình anh em và tình đồng chí nào quá mức trong suốt phần còn lại của năm. Và chúng ta hãy quy định: Không chỉ việc chúng ta còn sống vào thời điểm này khiến chúng ta tin rằng - anno Domini 2024 và có lẽ thậm chí là 2025 - mọi thứ trông đặc biệt rắc rối: Chiến tranh và tin đồn về chiến tranh, tình hình bất ổn lan rộng trong nước, chia rẽ sâu sắc trong Giáo hội. Bạn không cần phải tìm kiếm xa để biết lý do tại sao, để hơi thích nghi với một triết gia hiện đại nổi tiếng, chỉ có sự xuất hiện của Chúa mới có thể cứu chúng ta ngay bây giờ.
Hoặc ít nhất đó là bài học mà thời điểm tồi tệ nên dạy cho chúng ta.
Nhưng có một bài học khác về Sự xuất hiện của Người. Như Giám mục James Edward Walsh, một trong những nhà truyền giáo Maryknoll đầu tiên ở Trung Quốc, đã nói sau nhiều năm kinh nghiệm, thậm chí trước khi trải qua gần hai thập niên bị giam cầm: “Kitô giáo không phải là con đường cứu rỗi riêng tư và là kim chỉ nam cho cuộc sống đạo đức; mà là con đường cứu rỗi thế giới và là triết lý sống toàn diện. Điều này khiến nó trở thành một loại thuốc nổ. Vì vậy, khi bạn cử các nhà truyền giáo ra rao giảng về nó, bạn nên chuẩn bị cho một số vụ nổ”.
Trong số nhiều nghịch lý về việc Chúa trở thành con người, chúng ta phải bằng cách nào đó tính đến - không phải "hiểu" như chúng ta thường nghĩ về sự hiểu biết - rằng Hoàng tử Hòa bình cũng có thể là Người mang theo gươm: kẻ phá hoại cuối cùng. Đối với chúng ta, hòa bình thực sự có gây bất ổn không? Thật vậy, nếu chúng ta tin rằng Sự sa ngã đã đảo lộn thế giới, thì sự xuất hiện của Đấng Cứu Chuộc phải đảo ngược mọi thứ trở lại đúng hướng - với mức độ xáo trộn không hề nhỏ.
Và bất kể suy nghĩ đó có thể mang lại cho chúng ta sự bình an nào, thì trải nghiệm đó vẫn sẽ khiến chúng ta choáng váng. Kitô giáo không phải là chiếc gối êm ái để bạn gối đầu, mà là thứ gì đó, đôi khi, ngay lập tức áp đảo, đôi khi là sự lật đổ chậm rãi nhưng không ngừng nghỉ của - chúng ta đừng làm dịu đi sự thật - mọi thứ. Thế giới vẫn như xưa và đột nhiên, cùng lúc, hoàn toàn khác biệt.
Thật tốt khi nhớ rằng các vụ nổ không chỉ "ở ngoài kia", ở một nơi nào đó khác, ở những vùng đất truyền giáo xa lạ. Chúng xảy ra - và rất cần phải xảy ra - ở đây, ngay bây giờ, ở khắp mọi nơi. Đó là câu chuyện của Tin Mừng.Và thậm chí là của quá khứ xa xôi hơn. Một đứa trẻ được sinh ra ở một thị trấn xa xôi:
Nhưng hỡi Bê-em E-phra-ta,
là người quá nhỏ bé để thuộc về các thị tộc Giu-đa,
từ ngươi sẽ ra đời cho ta
một người sẽ cai trị Israel,
người đã ra đời từ thời xa xưa,
từ những ngày xa xưa.
Điều đó đã được tiên tri bởi Mi-kha (5:2). Bạn còn nhớ ông ấy không? Không? Thánh Mát-thêu đã làm như vậy (2:6), mặc dù những lời đó của một trong những tiên tri nhỏ nhất đã được ghi lại, ôi, có lẽ là 750 năm trước khi chúng trở thành sự thật. Và ám chỉ đến những sự thật vô cùng cũ kỹ.
Theo tính toán thông thường của con người, điều đó không nên xảy ra - và chắc chắn không nên tái tạo Đế quốc La Mã hùng mạnh và thay đổi tiến trình lịch sử loài người. Thật không công bằng với Chúa. Tại sao lại phải mất công xây dựng cả một nền văn minh chỉ để nó bị một vài ngư dân nghèo, người thu thuế, một hoặc hai bác sĩ hoặc luật sư, một số người nổi tiếng ở tỉnh lẻ tiếp quản và biến đổi? Ngay cả việc phá hủy Giêrusalem vài thập kỷ sau đó cũng không thể ngăn chặn được điều đó.
Một cách nào đó, đó là công việc của những kẻ điên. Những người sẵn sàng chết vì một câu chuyện về một đứa trẻ lớn lên trở thành một nhà thuyết giáo lôi cuốn, đã làm một vài "phép lạ" (hay họ nói vậy), bị hành quyết một cách tàn bạo và được cho là "sống lại" từ cõi chết. Điều mà ai cũng biết là không thể xảy ra.
Theo một cách khác, nó khiến những người theo ông ta nói năng vô nghĩa, hoặc nhiều ngôn ngữ mà nhiều dân tộc khác nhau bằng cách nào đó hiểu được, hoặc bất cứ điều gì đó liên quan đến điều đó. Anh chàng Phao-lô thành Tarsus, người đã học quá nhiều vì lợi ích của chính mình, đã theo tôn giáo và trở nên mất trí, bắt đầu viết những điều mà ngay cả anh chàng Phê-rô kia cũng nói là khó hiểu. Nhưng anh ta cũng đảo lộn mọi thứ ở bất cứ nơi nào anh ta đến. Một số người, dễ hiểu thôi, ném đá anh ta hoặc đánh anh ta. Đuổi anh ta ra khỏi thị trấn. Những người khác không thể hiểu được anh ta, nhưng dù sao thì cũng biết rằng có điều gì đó sống động như không có gì khác trong dòng chảy của những từ ngữ đó.
Và tất nhiên, vì mọi thứ đồi trụy và suy đồi đều kết thúc ở Rome, nên hai người đó cũng vậy. Giết họ cũng không ngăn chặn được điều đó. Phải mất một thời gian, nhưng thay vào đó, họ và toàn bộ đoàn ngũ của họ đã ngăn chặn Rome, hoặc ít nhất là Rome cũ. Những kẻ man rợ tiến vào. Họ kết thúc như các Ki-tô hữu? Các tỉnh cũng vậy. Rất nhiều hỗn loạn xảy ra sau đó, nhưng cũng có một loạt các vụ nổ từ Anh đến Ấn Độ. Và khi những thế giới mới được khám phá, sự gián đoạn cũng lan rộng ở đó.
Và thế là chúng ta ở đây. Hai nghìn năm không phải là một khoảng thời gian dài so với 14 tỷ năm của vũ trụ. Nhưng 2000 năm là một khoảng thời gian dài đối với những sinh vật hiếm khi đạt đến 100 năm tuổi. Thật khó để nói, sau rất nhiều vụ nổ không thể xảy ra, liệu thuốc nổ có gần kết thúc (mà Người nói sẽ đến) hoặc chỉ mới bắt đầu.
Một điều chúng ta có thể nói là nó không giống bất cứ điều gì khác. Không đứa trẻ nào đến giữa chúng ta có bất cứ tác động nào giống như vậy đối với toàn bộ trái đất. Những lời tiên đoán về sự xuất hiện của Người đã có vẻ - và hiện còn có vẻ - giống như những lời nói mê sảng của những người đã ngồi lâu dưới ánh mặt trời sa mạc. Những tuyên bố khi Người sinh ra và trong những năm sau đó, đối với những bộ óc thông thái nhất thời bấy giờ, là một điều vô lý. Và những người quyền lực chỉ biết rằng Người đủ nguy hiểm để phải bị tiêu diệt.
Nhưng Người không phải và không thể là như vậy. Điều đó thật vô lý. Một đứa trẻ được sinh ra. Người dường như sống và chết như tất cả những đứa trẻ khác. Nhưng Người vẫn sống. Mọi người vẫn tìm thấy sự an ủi và niềm vui nơi Người, và được truyền cảm hứng, vượt xa mọi tính toán của con người, để đặt cuộc cả cuộc đời mình vào Người. Hãy nghĩ về điều đó.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi ‘ngừng bắn trên mọi mặt trận’ vào dịp Giáng Sinh
Đặng Tự Do
18:25 24/12/2024
Hôm Chúa Nhật, 22 Tháng Mười Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã than thở về cuộc chiến tranh và bạo lực đang diễn ra ảnh hưởng đến các gia đình ở Gaza và nhiều nơi khác trên thế giới trước thềm Giáng Sinh và kêu gọi “ngừng bắn trên mọi mặt trận”.
“Tôi đau buồn khi nghĩ đến Gaza, đến quá nhiều sự tàn ác; đến những đứa trẻ bị súng máy bắn, đến các vụ đánh bom trường học và bệnh viện... Quá nhiều sự tàn ác!” Đức Giáo Hoàng đã phát biểu trong bài diễn văn Kinh Truyền Tin, được truyền trực tiếp qua video từ nơi ở Casa Santa Marta của ngài tại Vatican do ngài bị cảm lạnh.
Hơn 28 người Palestine ở Gaza đã thiệt mạng — bao gồm bốn trẻ em tại trường Musa Bin Nusayr được chuyển đổi thành nơi trú ẩn cho các gia đình phải di dời — sau khi các cuộc không kích của Israel tấn công thành phố vào đêm qua và sáng sớm Chúa Nhật, tờ The Guardian đưa tin.
Đức Thánh Cha thúc giục: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho lệnh ngừng bắn trên mọi mặt trận, tại Ukraine, Đất Thánh, khắp Trung Đông và toàn thế giới, vào dịp Giáng Sinh”.
Đức Thánh Cha Phanxicô lên án mọi cuộc tấn công bạo lực ở “Ukraine đau khổ, đặc biệt là những cuộc tấn công phá hoại trường học, bệnh viện và nhà thờ trên khắp quốc gia Đông Âu này kể từ khi bị Nga xâm lược vào năm 2022.
“Mong rằng vũ khí sẽ im tiếng và bài hát mừng Giáng Sinh sẽ vang lên!” ông nhấn mạnh vào Chúa Nhật.
Theo báo cáo của BBC, ít nhất 147 tù nhân chiến tranh Ukraine đã bị giết kể từ tháng 2 năm 2022, trong đó có 127 người bị giết chỉ riêng trong năm 2024.
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine leo thang, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chiến tranh và bảo đảm Tòa thánh sẵn sàng hỗ trợ những nỗ lực như vậy.
Vào tháng 9, Ngoại trưởng Vatican, Hồng Y Pietro Parolin, đã gặp Cao ủy Nhân quyền Nga Tatyana Moskalkova qua hội nghị truyền hình để thảo luận về các vấn đề bao gồm việc trao đổi lẫn nhau những người lính bị giam giữ ở Nga và Ukraine.
Kể từ cuộc xâm lược của Nga năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy bốn lần riêng biệt, ba trong số đó diễn ra tại Vatican.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự quan tâm và gần gũi với người dân Mozambique, những người đang mong đợi phán quyết chính thức về kết quả cuộc bầu cử gây tranh cãi của đất nước vào ngày 9 tháng 10.
“Tôi muốn nhắc lại thông điệp hy vọng, hòa bình và hòa giải của tôi với những người dân yêu dấu đó,” Đức Phanxicô nói. “Tôi cầu nguyện rằng đối thoại và việc tìm kiếm lợi ích chung, được hỗ trợ bởi đức tin và thiện chí, có thể chiến thắng sự ngờ vực và bất hòa.”
Kể từ tháng 10, hàng chục người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình bạo lực ở quốc gia Đông Phi này. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã báo cáo rằng hơn 30 người đã thiệt mạng chỉ trong một tuần vào đầu tháng này
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y Sri Lanka quy định những người giúp lễ chỉ dành cho nam giới trong Tổng Giáo Phận Colombo
Đặng Tự Do
18:26 24/12/2024
Đức Hồng Y người Sri Lanka Malcolm Ranjith đã ra lệnh rằng các bé gái không được phép phục vụ với vai trò là người giúp lễ tại các giáo xứ thuộc Tổng giáo phận Colombo.
“Không nên mời bất kỳ cô gái nào đến phục vụ tại bàn thờ, với tư cách là người giúp lễ trong tổng giáo phận,” Ranjith viết trong lá thư gửi các linh mục giáo xứ vào ngày 22 tháng 10 được công bố vào tuần này.
Theo lá thư, Đức Hồng Y đã ban hành lệnh này vì việc phục vụ như một người giúp lễ có thể là con đường dẫn đến chức linh mục và do đó nên là một vị trí dành riêng cho các bé trai.
“Luôn phải là các bé trai vì đây là một trong những nguồn chính của ơn gọi linh mục ở Sri Lanka và nó sẽ ảnh hưởng đến số lượng ứng viên vào chủng viện, là rủi ro mà chúng ta không thể chấp nhận” lá thư tiếp tục. “Vì phụ nữ không được phép thụ phong linh mục, nên chúng tôi đã đưa ra quyết định đó”.
Đức Hồng Y Ranjith lưu ý trong thư rằng “một số giáo xứ” trong tổng giáo phận đã “bổ nhiệm các bé gái làm người giúp lễ” nhưng nói với các linh mục rằng lệnh này “không thể thay đổi theo ý muốn của các ngài”.
“Xin hãy thực hiện điều này một cách trung thực nhất có thể và đừng nghĩ rằng bạn có thẩm quyền sử dụng quyền quyết định của riêng bạn,” lá thư nói thêm. “Tôi cảm ơn bạn vì sự hợp tác thường lệ của bạn và chúc bạn được Chúa ban phước lành.”
Đức Hồng Y Ranjith cho biết trong thư rằng ngài đã nói với các linh mục lần đầu tiên về lệnh này trong một cuộc họp linh mục được tổ chức vào ngày 21 tháng 10, một ngày trước khi viết thư.
Mặc dù vai trò giúp lễ theo truyền thống chỉ dành cho con trai, nhưng vào tháng 3 năm 1994, Bộ Phụng tự đã xác nhận rằng các giám mục được phép cho phép con gái phục vụ trong vai trò này.
Theo các thông tin gửi đến các chủ tịch hội đồng giám mục, luật giáo luật là “cho phép” và không cấm các cô giúp lễ. Tuy nhiên, bộ này nói thêm rằng quyết định có nên có các cô giúp lễ hay không được quyết định bởi “mỗi giám mục, trong giáo phận của mình”, những người có thể “đưa ra phán đoán thận trọng về việc phải làm gì, nhằm mục đích phát triển có trật tự đời sống phụng vụ trong giáo phận của mình”.
Theo Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, điều luật có liên quan là Điều luật 230.2, trong đó nêu rõ như sau: “Giáo dân có thể thực hiện chức năng đọc sách trong các hành động phụng vụ bằng cách chỉ định tạm thời. Tất cả giáo dân cũng có thể thực hiện chức năng bình luận viên hoặc ca trưởng, hoặc các chức năng khác, theo chuẩn mực của luật.”
Theo Vatican năm 1994, việc một số giám mục tuyển dụng các em giúp lễ “không thể được coi là ràng buộc đối với các giám mục khác”.
Thay vào đó, thông tin của Vatican nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giúp lễ trẻ em như một phương tiện để phát triển ơn gọi linh mục.
“Tòa Thánh muốn nhắc lại rằng việc tuân theo truyền thống cao quý là để các bé trai phục vụ tại bàn thờ luôn là điều rất phù hợp”, thông cáo nêu rõ. “Như đã biết, điều này đã dẫn đến sự phát triển đáng tin cậy của ơn gọi linh mục. Do đó, nghĩa vụ hỗ trợ các nhóm trẻ giúp lễ như vậy sẽ luôn tiếp tục”.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân khi số người chết trong vụ tấn công chợ Giáng Sinh ở Đức lên tới 5
Đặng Tự Do
18:27 24/12/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ nỗi bàng hoàng trước vụ tấn công chết người tại một khu chợ Giáng Sinh ở miền Đông nước Đức khiến năm người thiệt mạng, bao gồm một trẻ em, và hơn 200 người bị thương.
Trong một bức điện gửi tới Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier thay mặt cho Giáo hoàng, Ngoại trưởng Vatican, Hồng Y Pietro Parolin đã truyền đạt “sự gần gũi về mặt tinh thần” của Đức Thánh Cha tới tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này.
Đức Giáo Hoàng “cầu nguyện cho những người đã khuất và giao phó mọi người cho Chúa Kitô, niềm hy vọng của chúng ta, Đấng có thể chiếu sáng trong bóng tối”, vị Hồng Y viết, bày tỏ lòng biết ơn đối với những người ứng cứu khẩn cấp đã giúp đỡ các nạn nhân trong “thời điểm khó khăn này”.
Theo các viên chức, vụ tấn công đã khiến tổng cộng 205 nạn nhân, trong đó có bốn người lớn và một trẻ em 9 tuổi tử vong. Các nhà chức trách báo cáo rằng có 41 người bị thương nghiêm trọng hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Nghi phạm, được xác định là Taleb A., một người đàn ông 50 tuổi đến từ Ả Rập Xê Út đã được cấp quyền tị nạn tại Đức vào năm 2016, đã lái một chiếc xe thuê màu đen lao vào đám đông tại một khu chợ Giáng Sinh ở trung tâm Magdeburg, một thành phố có 240.000 người, cách Berlin khoảng hai giờ về phía Tây.
Trong khi các nhà chức trách đang điều tra vụ việc như một cuộc tấn công, Công tố viên trưởng Horst Walter Nopens cho biết vẫn chưa rõ liệu họ có coi đây là một hành động khủng bố hay không, các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin.
Giáo phận Magdeburg thông báo rằng Nhà thờ St. Sebastian sẽ mở cửa vào thứ Bảy để cầu nguyện và suy ngẫm. Một buổi lễ tưởng niệm đã được lên lịch vào tối thứ Bảy tại Nhà thờ Magdeburg.
Giám mục Gerhard Feige của Magdeburg đã ra tuyên bố ngay sau vụ tấn công vào tối thứ Sáu: “Tôi nghĩ đến những người bị ảnh hưởng, người thân của họ và các dịch vụ khẩn cấp và cầu nguyện cho họ.”
Vị giám mục địa phương nói thêm: “Đặc biệt là trong những ngày này và trước một lễ hội mà thông điệp về tình yêu của Chúa, phẩm giá con người và khát vọng về một thế giới được chữa lành đặc biệt làm chúng ta xúc động, thì hành động như vậy càng đáng sợ và tệ hại hơn.”
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser đã đến thành phố để gặp gỡ các quan chức địa phương và bày tỏ lòng thành kính tại địa điểm xảy ra vụ tấn công.
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Giám mục Georg Bätzing, cho biết “vụ tấn công ở Magdeburg khiến chúng tôi không nói nên lời. Nỗi kinh hoàng, đau buồn và sự đồng cảm đang được nhiều người trên khắp nước Đức và trên toàn thế giới cảm nhận ngày hôm nay”.
Nghi phạm trước đây từng làm bác sĩ tâm lý và theo báo cáo của phương tiện truyền thông Đức, đã đăng những thông điệp ngày càng thất thường trên mạng xã hội trong những tháng gần đây, bao gồm cả lời đe dọa đổ máu và “chiến tranh” chống lại chính quyền Đức. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019, anh ta đã mô tả mình là “một cựu người Hồi giáo”.
Theo một phát ngôn viên cảnh sát, chính quyền đã nhận được đơn khiếu nại hình sự đối với nghi phạm một năm trước. Mặc dù một biện pháp can thiệp phòng ngừa đã được lên kế hoạch vào thời điểm đó — một biện pháp nhằm ngăn chặn trước các tội phạm tiềm ẩn — nhưng rõ ràng là điều này chưa bao giờ diễn ra.
Vụ tấn công xảy ra tại một địa điểm không được bảo vệ bằng hàng rào bê tông, được lắp đặt tại các chợ Giáng Sinh trên khắp nước Đức sau một số vụ tấn công khủng bố của Hồi giáo tại các sự kiện công cộng, bao gồm cả vụ tấn công tại một chợ Giáng Sinh ở Berlin năm 2016 khiến 12 người thiệt mạng.
Source:Catholic News Agency
Đức Phanxicô Mở Cửa Thánh Và Cử Hành Thánh Lễ Nửa Đêm Giáng Sinh
Vũ Văn An
18:50 24/12/2024
Theo Catholic World News, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mở Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào Đêm Giáng sinh, chính thức bắt đầu Năm Thánh sẽ kéo dài đến Lễ Hiển linh vào năm 2026.
“Đây là mùa hy vọng,” Đức Giáo Hoàng nói, “trong đó chúng ta được mời gọi tái khám phá niềm vui khi được gặp Chúa.” Ngài kêu gọi “biến đổi thế giới, để năm nay thực sự trở thành thời gian hân hoan.”
Trong bài giảng tại Thánh lễ Đêm Giáng sinh, Đức Giáo Hoàng nói: “Nếu Chúa có thể đến thăm chúng ta, ngay cả khi trái tim chúng ta giống như một máng cỏ thấp hèn, chúng ta có thể thực sự nói rằng: Hy vọng không chết; hy vọng vẫn sống và nó ôm trọn cuộc sống của chúng ta mãi mãi.”
Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ mở cửa thánh tại một nhà tù ở Rome vào ngày 26 tháng 12. Sau đó, ngài sẽ mở cửa thánh tại các vương cung thánh đường lớn khác của Rome: Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateran vào ngày 29 tháng 12, Vương cung thánh đường Đức Mẹ Cả vào ngày 1 tháng 1 (ngày lễ Đức Mẹ), và Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành vào ngày 5 tháng 1.
Bài Giảng Của Đức Thánh Cha Phanxicô Trong Thánh Lễ Nửa Đêm Giáng Sinh
Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Thứ Ba, ngày 24 tháng 12 năm 2024
Một thiên thần của Chúa, tắm mình trong ánh sáng, soi sáng đêm tối và mang tin vui đến cho những người chăn chiên: “Tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân. Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2:10-11). Trời bừng sáng trên mặt đất giữa sự ngạc nhiên của người nghèo và tiếng hát của các thiên thần. Thiên Chúa đã trở thành một trong chúng ta để làm cho chúng ta giống như Người; Người đã xuống với chúng ta để nâng chúng ta lên và đưa chúng ta trở về vòng tay của Chúa Cha.
Anh chị em thân mến, đây là niềm hy vọng của chúng ta. Thiên Chúa là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Đấng vô cùng vĩ đại đã trở nên nhỏ bé; ánh sáng thần linh đã chiếu rọi giữa bóng tối của thế giới chúng ta; vinh quang của thiên đàng đã xuất hiện trên trái đất. Và bằng cách nào? Như một đứa trẻ nhỏ. Nếu Thiên Chúa có thể đến thăm chúng ta, ngay cả khi trái tim chúng ta giống như một máng cỏ thấp hèn, chúng ta có thể thực sự nói rằng: Hy vọng không chết; hy vọng vẫn sống và nó ôm trọn cuộc sống của chúng ta mãi mãi. Hy vọng không làm chúng ta thất vọng!
Anh chị em thân mến, với việc mở Cửa Thánh, chúng ta đã khai mạc một Năm Thánh mới, và mỗi người chúng ta có thể bước vào mầu nhiệm của sự kiện phi thường này. Đêm nay, cánh cửa hy vọng đã mở rộng ra thế giới. Đêm nay, Thiên Chúa nói với mỗi người chúng ta và nói rằng: cũng có hy vọng cho bạn! Có hy vọng cho mỗi người chúng ta. Và đừng quên, anh chị em thân mến, rằng Thiên Chúa tha thứ mọi thứ, Thiên Chúa luôn tha thứ. Đừng quên điều này, đó là cách hiểu hy vọng nơi Chúa.
Để nhận được hồng phúc này, chúng ta được kêu gọi lên đường với sự ngạc nhiên của những người chăn chiên trên cánh đồng Bêlem. Tin Mừng cho chúng ta biết rằng, sau khi nghe sứ điệp của thiên thần, họ “vội vã ra đi” (Lc 2:16). Cũng theo cách này, “vội vã”, chúng ta cũng được kêu gọi khôi phục lại niềm hy vọng đã mất, đổi mới niềm hy vọng đó trong lòng mình và gieo hạt giống hy vọng giữa sự ảm đạm của thời đại và thế giới của chúng ta. Và có quá nhiều sự hoang tàn vào thời điểm này. Chúng ta nghĩ đến chiến tranh, trẻ em bị bắn, bom đạn ở trường học và bệnh viện. Đừng trì hoãn, đừng do dự, nhưng hãy để mình bị cuốn hút bởi Tin Mừng.
Vậy thì hãy vội vã lên đường để chiêm ngưỡng Chúa đã sinh ra cho chúng ta, với trái tim vui mừng và chăm chú, sẵn sàng gặp Người và sau đó mang lại hy vọng cho cách chúng ta sống cuộc sống hằng ngày. Và đây là nhiệm vụ của chúng ta: mang hy vọng vào những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Vì hy vọng của người Kitô hữu không phải là một “cái kết có hậu” mang tính điện ảnh mà chúng ta thụ động chờ đợi, mà đúng hơn, là một lời hứa, lời hứa của Chúa, được chào đón ở đây và ngay bây giờ trong thế giới đau khổ và than thở của chúng ta. Đó là lời kêu gọi không được chần chừ, không được kìm hãm bởi những thói quen cũ, hoặc không được đắm chìm trong sự tầm thường hay lười biếng. Hy vọng kêu gọi chúng ta - như Thánh Augustinô đã nói - hãy buồn phiền với những điều sai trái và tìm thấy lòng can đảm để thay đổi chúng. Hy vọng kêu gọi chúng ta trở thành những người hành hương tìm kiếm sự thật, những người mơ mộng không bao giờ mệt mỏi, những người đàn bà và đàn ông cởi mở để được thử thách bởi giấc mơ của Chúa, đó là về một thế giới mới nơi hòa bình và công lý ngự trị.
Chúng ta hãy học một bài học từ những người chăn chiên. Hy vọng phát sinh trong đêm nay không dung thứ cho sự thờ ơ của những kẻ tự mãn hay sự lười biếng của những người bằng lòng với sự thoải mái của riêng họ - và rất nhiều người trong chúng ta đang có nguy cơ trở nên quá thoải mái; hy vọng không chấp nhận sự thận trọng giả tạo của những người từ chối tham gia vì sợ mắc lỗi, hoặc của những người chỉ nghĩ đến bản thân mình. Hy vọng không tương thích với sự tách biệt của những người từ chối lên tiếng chống lại cái ác và sự bất công gây ra với người nghèo. Mặt khác, niềm hy vọng của Kitô giáo, trong khi mời gọi chúng ta kiên nhẫn chờ đợi Vương quốc phát triển và lan rộng, cũng đòi hỏi chúng ta, ngay bây giờ, phải táo bạo, có trách nhiệm, và không chỉ vậy mà còn phải có lòng trắc ẩn, trong sự mong đợi lời hứa của Chúa được ứng nghiệm. Và ở đây có lẽ chúng ta nên tự hỏi về lòng cảm thương: tôi có lòng cảm thương không? Tôi có thể chịu đựng được không? Chúng ta hãy suy gẫm về điều này.
Khi suy gẫm về việc chúng ta thường thích nghi với thế gian và tuân theo cách suy nghĩ của thế gian như thế nào, một vị linh mục và nhà văn tài giỏi đã cầu nguyện cho một Lễ Giáng sinh An lành bằng những lời này: “Lạy Chúa, con xin Chúa một chút phiền toái, một chút bồn chồn, một chút hối tiếc. Vào dịp Giáng sinh, con muốn thấy mình không hài lòng. Vui vẻ, nhưng không hài lòng. Vui vẻ vì những gì Chúa làm, không hài lòng vì con không đáp ứng. Xin hãy xua tan sự tự mãn của chúng con và giấu một vài chiếc gai dưới đống cỏ khô của ‘máng cỏ’ quá đầy của chúng con. Xin lấp đầy chúng con bằng lòng khao khát điều gì đó lớn lao hơn” (A. Pronzato, La novena di Natale). Lòng khao khát điều gì đó lớn lao hơn. Đừng đứng yên. Chúng ta đừng quên rằng nước tĩnh tụ là thứ đầu tiên trở nên tù đọng.
Niềm hy vọng của Kitô hữu chính là “điều gì đó lớn lao hơn”, điều này sẽ thúc đẩy chúng ta lên đường “một cách vội vã”. Là môn đệ của Chúa, chúng ta được kêu gọi tìm thấy niềm hy vọng lớn lao hơn của mình nơi Người, và sau đó, không chậm trễ, hãy mang theo niềm hy vọng đó bên mình, như một người hành hương ánh sáng giữa bóng tối của thế giới này.
Thưa anh chị em, đây là Năm Thánh. Đây là mùa hy vọng mà chúng ta được mời gọi khám phá lại niềm vui khi được gặp Chúa. Năm Thánh kêu gọi chúng ta đổi mới tinh thần và cam kết biến đổi thế giới của chúng ta, để năm nay thực sự trở thành thời gian hân hoan. Một năm thánh cho mẹ Trái đất của chúng ta, bị biến dạng bởi sự đầu cơ trục lợi; một thời gian hân hoan cho các quốc gia nghèo hơn đang gánh chịu những khoản nợ bất công; một thời gian hân hoan cho tất cả những ai đang bị ràng buộc bởi các hình thức nô lệ cũ và mới.
Tất cả chúng ta đã nhận được hồng phúc và nhiệm vụ mang lại hy vọng ở bất cứ nơi nào hy vọng đã mất, cuộc sống tan vỡ, lời hứa không được giữ, ước mơ tan vỡ và trái tim bị choáng ngợp bởi nghịch cảnh. Chúng ta được kêu gọi mang lại hy vọng cho những người mệt mỏi không còn sức lực để tiếp tục, những người cô đơn bị áp bức bởi sự cay đắng của thất bại và tất cả những người tan nát cõi lòng. Mang hy vọng đến những ngày tháng u ám, dài đằng đẵng của tù nhân, đến những nơi ở lạnh lẽo và ảm đạm của người nghèo, và đến tất cả những nơi bị chiến tranh và bạo lực làm ô uế. Mang hy vọng đến đó, gieo hy vọng ở đó.
Năm Thánh đã mở ra để tất cả mọi người có thể đón nhận hy vọng, hy vọng của Tin mừng, hy vọng của tình yêu và hy vọng của sự tha thứ.
Khi chúng ta chiêm ngưỡng máng cỏ, khi chúng ta nhìn vào đó và thấy tình yêu dịu dàng của Chúa trên khuôn mặt của Chúa Hài Đồng Giêsu, chúng ta hãy tự hỏi: "Liệu trái tim chúng ta có tràn đầy sự mong đợi không? Liệu hy vọng này có tìm thấy một vị trí ở đó không?... Khi chúng ta chiêm ngưỡng lòng nhân từ yêu thương của Chúa, Đấng đã vượt qua những nghi ngờ và sợ hãi của chúng ta, chúng ta cũng hãy chiêm ngưỡng sự vĩ đại của hy vọng đang chờ đợi chúng ta.... Mong rằng viễn tượng hy vọng này soi sáng con đường của chúng ta mỗi ngày" (C. M. Martini, Bài giảng Giáng sinh, 1980).
Anh Chị em thân mến, vào đêm nay, "cánh cửa thánh" của trái tim Chúa đang mở ra trước mắt anh chị em. Chúa Giêsu, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đã sinh ra cho anh chị em, cho tôi, cho chúng ta, cho mọi người nam và nữ. Và hãy nhớ rằng với Người, niềm vui sẽ nở rộ; với Người, cuộc sống sẽ thay đổi; với Người, hy vọng sẽ không làm chúng ta thất vọng.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đêm Thánh Ca Hát Mừng Giáng Sinh 2024 tại giáo xứ CTTĐVN Seattle.
Nguyễn An Quý
16:44 24/12/2024
Đêm Thánh Ca Hát Mừng Giáng Sinh 2024 tại giáo xứ CTTĐVN Seattle.
Tukwila. Trong tinh thần đổi mới, giáo xứ mở rộng niềm vui tạ ơn đón mừng Chúa Giáng Sinh không những chỉ gói trọn trong ngày lễ Giáng Sinh 25 tháng 12 mà còn có những ngày vui mừng khác như hôm nay mới ngày 23 tháng 12, giáo xứ cũng có chương trình Thánh Ca hướng về niềm vui mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh trong niềm vui tạ ơn giáo xứ đã có được ngôi Thánh Đường Mới gọi là Đêm Thánh Ca Hát Mừng Giáng Sinh ( Christmas Caroling)
Xem Hình
Cao nguyên tình xanh trong những ngày mưa triền miên, nhưng hôm nay từ sáng sớm bầu trời tự nhiên lại trở nên quang đảng và có nắng ấm nên buổi Thánh Ca Hát Mừng Giáng Sinh được trình diễn trước cấp nhà thờ giúp cho niềm vui mừng Chúa Giáng Sinh được thực hiện một cách trọn vẹn.
Buổi Thánh Ca được bắt đầu từ lúc 7 giờ tối và dự trù kết thúc lúc 8 giờ 30.
Đúng 7 giờ cha cháng xứ Đào Xuân Thành xuất hiện trước cấp nhà thờ với phút cầu nguyện tạ ơn Chúa và tuyên bố khai mạc chương trình Thánh Ca Hát Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2024 với tràng pháo tay dài.
Ngoài trời tương đối khá lạnh với nhiệt độ trên dưới 50 ộ F. Đông đảo giáo dân đã hiện diện để khích lệ tinh thần tập luyện của các nhóm trình diễn. Tham dự chương trình Thánh Ca hôm nay có các nhóm cùng hát như Ca Đoàn Tin Yêu, Ca Đoàn Chiên Con, Nhóm Võ Sinh, Hai Hội Đồng và các ban ngành.
Buổi Thánh Ca kết thúc lúc 8 giờ 30 và trời lại bắt đầu có mưa rơi. Tạ ơn Chúa đã ban cho giáo xứ có một đêm Thánh Ca Hát Mừng Giáng Sinh 2024 tuyệt vời.
Nguyễn An Quý
Tukwila. Trong tinh thần đổi mới, giáo xứ mở rộng niềm vui tạ ơn đón mừng Chúa Giáng Sinh không những chỉ gói trọn trong ngày lễ Giáng Sinh 25 tháng 12 mà còn có những ngày vui mừng khác như hôm nay mới ngày 23 tháng 12, giáo xứ cũng có chương trình Thánh Ca hướng về niềm vui mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh trong niềm vui tạ ơn giáo xứ đã có được ngôi Thánh Đường Mới gọi là Đêm Thánh Ca Hát Mừng Giáng Sinh ( Christmas Caroling)
Xem Hình
Cao nguyên tình xanh trong những ngày mưa triền miên, nhưng hôm nay từ sáng sớm bầu trời tự nhiên lại trở nên quang đảng và có nắng ấm nên buổi Thánh Ca Hát Mừng Giáng Sinh được trình diễn trước cấp nhà thờ giúp cho niềm vui mừng Chúa Giáng Sinh được thực hiện một cách trọn vẹn.
Buổi Thánh Ca được bắt đầu từ lúc 7 giờ tối và dự trù kết thúc lúc 8 giờ 30.
Đúng 7 giờ cha cháng xứ Đào Xuân Thành xuất hiện trước cấp nhà thờ với phút cầu nguyện tạ ơn Chúa và tuyên bố khai mạc chương trình Thánh Ca Hát Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2024 với tràng pháo tay dài.
Ngoài trời tương đối khá lạnh với nhiệt độ trên dưới 50 ộ F. Đông đảo giáo dân đã hiện diện để khích lệ tinh thần tập luyện của các nhóm trình diễn. Tham dự chương trình Thánh Ca hôm nay có các nhóm cùng hát như Ca Đoàn Tin Yêu, Ca Đoàn Chiên Con, Nhóm Võ Sinh, Hai Hội Đồng và các ban ngành.
Buổi Thánh Ca kết thúc lúc 8 giờ 30 và trời lại bắt đầu có mưa rơi. Tạ ơn Chúa đã ban cho giáo xứ có một đêm Thánh Ca Hát Mừng Giáng Sinh 2024 tuyệt vời.
Nguyễn An Quý
Hình Ảnh Diễn Nguyện Emmanuel IV . Thiên Chúa ở cùng chúng ta IV tại Giáo XỨ Thánh Vinh Sơn Liêm 23/12/2024
Lm JB Nguyễn Đức Vượng o.p
17:46 24/12/2024
Hình Ảnh Diễn Nguyện "Emmanuel IV". "Thiên Chúa ở cùng chúng ta IV" tại Giáo Xứ Thánh Vinh Sơn Liêm 23/12/2024
Hình ảnh:
Hình ảnh:
VietCatholic TV
Vụ ám sát Tướng Nga: Putin nổi giận sa thải Tướng Giám đốc tình báo FSB. Đức nâng cao cảnh giác
VietCatholic Media
03:27 24/12/2024
1. Giám đốc tình báo FSB của Nga đột ngột từ chức sau khi Putin chỉ trích “sai lầm” của tình báo
Nhà lãnh đạo cơ quan phản gián của Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB đã đột ngột từ chức ngay sau khi Putin chỉ trích “sai lầm nghiêm trọng” của cơ quan thực thi pháp luật Mạc Tư Khoa khi không ngăn chặn được vụ ám sát một vị tướng cao cấp.
Trong khi các hãng tin đưa tin rằng Thượng Tướng Nikolai Yuryev, nhà lãnh đạo bộ phận phản gián quân sự của FSB, đã từ chức vào ngày 16 tháng 12 vì Putin không hài lòng với công việc của ông ta do “những thất bại trong công tác tác chiến của Bộ Quốc phòng”, nhiều người dùng mạng đã suy đoán rằng ông đã bị sa thải.
Kênh tin tức Telegram Siren đưa tin rằng ông đã từ chức “theo ý muốn tự do của mình”.
Việc Yuryev đột ngột rời khỏi FSB là đáng kể vì nếu tin đồn là sự thật và ông bị Putin sa thải, điều này báo hiệu một sự tái cấu trúc trong lực lượng thực thi pháp luật của Nga có thể gây ra hậu quả cho cuộc chiến ở Ukraine. Nhiều thay đổi về nhân sự trong quân đội và lực lượng thực thi pháp luật của Mạc Tư Khoa có khả năng thay đổi các chiến lược và chiến thuật chiến tranh mà người Nga điều động chống lại Ukraine.
Yuryev là nhà lãnh đạo bộ phận của mình tại FSB kể từ năm 2018, có nhiệm vụ “trấn áp các hoạt động bất hợp pháp của các cơ quan tình báo nước ngoài liên quan đến Quân đội Liên bang Nga, chống khủng bố và phá hoại, và bảo đảm bảo vệ bí mật nhà nước”, theo hãng thông tấn Avia.pro.
Putin trước đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chức năng FSB.
“Các cơ quan phản gián, chủ yếu là quân đội, phải đối mặt với những nhiệm vụ quan trọng”, Putin cho biết, theo hãng tin Telegram Agency News. “Những hành động của các bạn trong quân đội, đặc biệt là trong các đơn vị tham gia hoạt động quân sự đặc biệt, phải rõ ràng và có hệ thống. Nhìn chung, cần phải nhanh chóng ngăn chặn hoạt động của các cơ quan tình báo nước ngoài, tích cực chống lại những kẻ tổ chức phá hoại và tấn công khủng bố, đồng thời xác định gián điệp và kẻ phản bội”.
Nếu Yuryev bị sa thải, có vẻ như ông đã không đáp ứng được một hoặc nhiều tiêu chuẩn đã đề cập ở trên của Putin.
Việc từ chức được báo cáo của Yuryev diễn ra ngay sau vụ ám sát Trung tướng Igor Kirillov, 54 tuổi, người đã bị lực lượng đặc nhiệm Ukraine, gọi tắt là SBU giết chết vào thứ Ba khi một quả bom giấu trong xe tay ga phát nổ. Kirillov là nhà lãnh đạo lực lượng bảo vệ hạt nhân, sinh học và hóa học của Nga, và cái chết của ông xảy ra sau khi ông bị Ukraine buộc tội sử dụng vũ khí hóa học bị cấm.
Putin đã nói về vụ ám sát Kirillov trong cuộc họp báo thường niên của ông vào thứ năm và nói rằng “tất nhiên, điều đó có nghĩa là lực lượng thực thi pháp luật và các dịch vụ đặc biệt của chúng ta đã bỏ lỡ những vụ tấn công này. Chúng ta chỉ cần cải thiện công việc này và không cho phép những sai lầm nghiêm trọng như vậy xảy ra với chúng ta”.
Trong một bài đăng trên X, trước đây gọi là Twitter, Igor Sushko, một nhà văn người Mỹ gốc Ukraine, đã viết: “Rò rỉ từ Nga: Trưởng phòng Phản gián Quân sự FSB, Đại tá Nikolai Yuryev đã được Putin thông báo vào ngày 6 tháng 10 rằng ông sẽ bị sa thải vào hoặc sau ngày 25 tháng 11 năm 2024 - ngày sinh nhật của ông. Yuryev chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc tra tấn và hành quyết vô số người Ukraine.”
Trong một tuyên bố với hãng tin PolitNavigator, Vladislav Shurygin, một chuyên gia quân sự, đã viết: “Nhiều khả năng, sự ra đi của nhà lãnh đạo OVKR không liên quan trực tiếp đến cái chết của nhà lãnh đạo quân đội RCBZ. Quay trở lại tháng 10, tin đồn bắt đầu lan truyền rằng nhà lãnh đạo bộ phận phản gián quân sự của FSB, Nikolai Yuryev, sẽ sớm rời khỏi vị trí của mình. Ngày cũng được đề cập - sau ngày 25 tháng 11, khi vị tướng này bước sang tuổi 65. Trên thực tế, đây chính xác là những gì đã xảy ra.
“Về vụ tấn công khủng bố ở Ryazansky Prospekt, đổ lỗi cho OVKR là không đúng. Nhiệm vụ của phản gián quân sự là bảo vệ cơ sở hạ tầng quân sự khỏi các điệp viên của đối phương từ bên trong. Số lượng sĩ quan phản gián quân sự là ít - các phòng ban OVKR trong các đơn vị và quyền của họ bên ngoài hệ thống quân sự rất hạn chế. Tình hình bên ngoài hàng rào đồn trú quân sự là lĩnh vực trách nhiệm của FSB. “
Mikhail Zvinchuk, cựu nhân viên phòng báo chí của Bộ Quốc phòng, viết: “Sắc lệnh về nhà lãnh đạo Quân khu Viễn Đông, Yuryev, đã được ban hành cách đây ba tuần: trong suốt thời gian đó, ông đã bàn giao công việc và chức vụ của mình... Việc ông từ chức không liên quan gì đến vụ ám sát Trung tướng Kirillov.”
Người ta vẫn chưa biết liệu đơn từ chức của Yuryev có phải là một trong nhiều đơn từ chức sau vụ ám sát Kirilov hay không.
[Newsweek: Russian FSB Spy Master Resigns Abruptly After Putin Slams Intel 'Blunder']
2. Bộ trưởng Quốc phòng Pistorius cho biết quân đội Đức phải “phù hợp” với chiến tranh nếu Putin tấn công
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tập đoàn truyền thông Funke rằng quân đội Đức cần phải sẵn sàng cho chiến tranh, điều đó có nghĩa là cần phải chi tiêu nhiều hơn.
Pistorius cho biết: “Chúng ta cần một ngân sách quốc phòng ít nhất là 80 tỷ, thậm chí là 90 tỷ euro mỗi năm kể từ năm 2028 trở đi để đáp ứng các yêu cầu do tình hình an ninh được thắt chặt”.
Pistorius đặc biệt trích dẫn Putin, người đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược chống lại Ukraine trong gần ba năm và đe dọa sẽ tấn công các đồng minh đang ủng hộ Kyiv trong nỗ lực tự vệ.
“Nếu Putin tấn công, chúng ta phải sẵn sàng chiến đấu,” Pistorius nói trong cuộc phỏng vấn được công bố vào thứ Bảy.
Bình luận của bộ trưởng được đưa ra trong bối cảnh các thành viên NATO đang thúc đẩy tăng chi tiêu quốc phòng, với Tổng thư ký NATO mới Mark Rutte cho biết các thành viên liên minh cần chi “nhiều hơn nữa” cho quốc phòng so với mục tiêu hiện tại là 2% tổng sản phẩm quốc nội.
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump được cho là đã nói với các quan chức Âu Châu rằng ông muốn các đồng minh NATO chi 5 phần trăm GDP cho quốc phòng.
Để bảo đảm mức tăng ngân sách như vậy, Pistorious cho biết ông sẽ ủng hộ việc cải cách hệ thống phanh nợ của Đức, theo đó đặt ra mức trần theo hiến pháp đối với thâm hụt ngân sách.
“Tôi nghĩ rằng việc tuân thủ chặt chẽ lệnh hạn chế nợ trong tình huống này là sai về mặt chính trị”, Pistorius nói. “Nếu chúng ta tài trợ cho các khoản chi tiêu cần thiết cho quốc phòng từ ngân sách thông thường, điều này sẽ bóp nghẹt khả năng hành động của nhà nước, gây nguy hiểm cho an sinh xã hội và do đó củng cố các đảng cực đoan”.
Hạn chế nợ, được Thủ tướng Angela Merkel đưa vào hiến pháp năm 2009, giới hạn thâm hụt ngân sách cơ cấu ở mức 0,35 phần trăm GDP trong thời bình thường. Nó ngày càng bị chỉ trích là không phù hợp với thực tế hiện đại.
Pistorius cũng lên tiếng ủng hộ việc Đức tham gia vào nỗ lực của Âu Châu nhằm gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine — nhưng nhấn mạnh rằng kế hoạch như vậy chỉ có thể được thực hiện sau khi chiến tranh kết thúc.
[Politico: German troops must be ‘fit’ for war if Putin attacks, Defense Minister Pistorius says]
3. Đức tuyên bố sẽ không gửi quân tới Ukraine trước khi chiến tranh kết thúc
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết ông có thể tưởng tượng binh lính Đức ở Ukraine, nhưng chỉ khi có lệnh ngừng bắn.
Pistorius đưa ra lập trường trên trong một cuộc phỏng vấn với Funke Media Group, theo báo cáo của ntv
Ông nói: “Tôi muốn làm rõ một điều: cho đến khi chiến tranh kết thúc, sẽ không có lính Đức nào trên đất Ukraine. Câu hỏi này sẽ nảy sinh khi có lệnh ngừng bắn hoặc hòa bình và khi rõ ràng điều đó sẽ như thế nào.”
Pistorius sau đó nói rằng điều đó phụ thuộc vào việc liệu có ranh giới phân định, vùng đệm hay khu vực gìn giữ hòa bình nơi quân đội sẽ bảo đảm hòa bình hay không, vì nó đòi hỏi các kịch bản khác nhau cho một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình như vậy. “Như bạn có thể thấy, vẫn còn quá nhiều điều để nói ở đây”, anh ta nói thêm.
Cuối cùng, quyết định vẫn sẽ được đưa ra bởi quốc hội Đức, như Pistorius đã nhấn mạnh.
“Nhưng có một điều rõ ràng: Đức, với tư cách là quốc gia NATO lớn nhất ở Âu Châu và là nền kinh tế lớn nhất Âu Châu, không thể đứng nhìn và không can dự”, ông nói.
Khi được hỏi về sự tham gia của binh lính phương Tây vào một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình có thể có ở Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz gần đây đã tuyên bố rằng luôn cần phải hành động theo đúng thứ tự. Trước tiên, Ukraine phải xác định mục tiêu của mình cho một nền hòa bình không bị áp đặt.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy thừa nhận rằng ý tưởng điều động phái bộ gìn giữ hòa bình tới Ukraine như một biện pháp răn đe chống lại một cuộc tấn công khác của Nga đã được thảo luận tại các cuộc họp ở Brussels và cho biết ông đã “nhìn thấy những điều tích cực” từ một số nhà lãnh đạo.
Trong bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu, Zelenskiy bày tỏ sự ủng hộ đối với ý tưởng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và kêu gọi các đối tác khác tham gia
[Ukrainska Pravda: Germany states it will not send soldiers to Ukraine before end of war]
4. Tổng thống đắc cử Donald Trump được cho là muốn các thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng lên 5 phần trăm GDP
Ông Donald Trump muốn các nước NATO tăng chi tiêu quốc phòng lên gấp đôi mục tiêu hiện tại, tờ Financial Times và Telegraph đưa tin.
Theo các báo cáo, nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nói với các quan chức Âu Châu rằng tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ mong đợi các đồng minh NATO sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên 5 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội sau lễ nhậm chức của ông vào ngày 20 Tháng Giêng - cao hơn gấp đôi mục tiêu 2 phần trăm hiện tại của liên minh.
Nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng được cho là đã nói rằng chính quyền Hoa Kỳ mới sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Việc Tổng thống đắc cử Donald Trump đắc cử đã khiến Âu Châu lo ngại về tương lai hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Kyiv sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump và Phó Tổng thống đắc cử JD Vance chỉ trích chính quyền Tổng thống Biden vì đã chi hàng tỷ đô la cho viện trợ quân sự cho Kyiv trong chiến dịch tranh cử tổng thống.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề xuất rằng các thành viên NATO nên tăng chi tiêu quốc phòng lên 4 phần trăm GDP. Một báo cáo của NATO vào tháng 6 cho thấy rằng có tới 23 trong số 32 quốc gia thành viên đạt được mục tiêu 2 phần trăm của liên minh về chi tiêu quốc phòng.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã đứng về phía Tổng thống đắc cử Donald Trump một phần về vấn đề này. “Chúng ta sẽ phải chi nhiều hơn… Sẽ nhiều hơn 2 phần trăm. Tôi rất rõ ràng về điều đó”, Rutte phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Âu Châu ở Budapest vào tháng trước.
“Đã đến lúc chuyển sang tư duy thời chiến”, Rutte sau đó phát biểu sau các báo cáo rằng NATO sẽ đặt mục tiêu chi tiêu mới là 3% GDP vào năm 2030.
Trong một cuộc phỏng vấn với NBC ngày 8 tháng 12, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết Washington “hoàn toàn” sẽ ở lại NATO “nếu các đồng minh thanh toán các hóa đơn của mình” — và rằng ông sẽ không gặp vấn đề gì khi rời đi nếu không phải như vậy.
[Politico: Trump reportedly wants NATO members to boost defense spending to 5 percent of GDP]
5. Ukraine đổ lỗi cho Nga về cuộc tấn công mạng lớn vào cơ sở hạ tầng ‘cực kỳ quan trọng’
Ukraine đã đổ lỗi cho Nga về vụ tấn công mạng lớn vào các cơ sở dữ liệu quan trọng của chính phủ.
Phó Thủ tướng Ukraine Olha Stefanishyna cho biết “cuộc tấn công mạng bên ngoài lớn nhất vào sổ ghi danh nhà nước của Ukraine trong thời gian gần đây” đã diễn ra.
Stefanishyna cho biết: “Rõ ràng là cuộc tấn công được thực hiện bởi người Nga với mục đích phá hoại hoạt động của cơ sở hạ tầng cực kỳ quan trọng của nhà nước”.
Cuộc tấn công mạng diễn ra trong khi lực lượng Nga tấn công Kyiv bằng một cuộc tấn công hỏa tiễn đạn đạo lớn, trong khi cuộc tấn công kéo dài nhiều năm của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin vào Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Nhóm tự nhận là thủ phạm của vụ tấn công cho biết trong bài đăng trên kênh Telegram “XakNet Team” rằng họ cũng nhắm vào các máy chủ sao lưu ở Ba Lan. POLITICO vẫn chưa thể xác minh tuyên bố đó.
Stefanishyna viết về chiến tranh mạng rằng: “Đối phương đang cố gắng lợi dụng tình hình này trong các hoạt động thông tin của mình để gieo rắc sự hoảng loạn trong người dân Ukraine và nước ngoài”.
Stefanishyna cho biết, do hậu quả của cuộc tấn công, Sổ ghi danh thống nhất và Sổ ghi danh nhà nước đã bị tạm thời đình chỉ. Sổ ghi danh nhà nước là hồ sơ thông tin của chính phủ như tình trạng dân sự và quyền sở hữu của người dân.
Bà cho biết cuộc tấn công không ảnh hưởng đến hoạt động của các dịch vụ khác. Nga đã tấn công Ukraine bằng các cuộc tấn công mạng liên tục trong suốt cuộc chiến, bao gồm cả vào cơ sở hạ tầng năng lượng.
Các chuyên gia Ukraine đang nỗ lực khôi phục quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu, ưu tiên ghi danh hộ tịch, pháp nhân và quyền bất động sản của công dân, Stefanishyna cho biết. Bà cho biết việc này sẽ mất khoảng hai tuần.
Vào tháng 9 năm 2022, bộ phận tình báo mạng của Google cho biết họ “khá” tin tưởng rằng nhóm tin tặc này đã phối hợp hoạt động với tình báo quân sự Nga.
[Politico: Ukraine blames Russia for mega cyberattack on ‘critically important’ infrastructure]
6. Bộ Ngoại giao cho biết một số quốc gia quan tâm đến việc điều động lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ukraine Heorhii Tykhyi cho biết trong cuộc họp báo ngày 20 tháng 12 rằng các cuộc thảo luận liên quan đến khả năng điều động lực lượng gìn giữ hòa bình phương Tây tại Ukraine đang thu hút sự chú ý.
Ý tưởng này ban đầu được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất và được cho là đã thu hút sự quan tâm từ nhiều quốc gia.
“Thực tế, ngoài Pháp, còn có một số quốc gia khác đã bày tỏ sự sẵn sàng thực hiện bước đi như vậy”, Tykhyi cho biết.
Ông nhắc lại sự ủng hộ của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đối với đề xuất của Macron, điều mà nhà lãnh đạo Ukraine đã bày tỏ trong cuộc họp báo ngày 19 tháng 12 tại Brussels.
Tykhyi nhấn mạnh rằng các cuộc thảo luận vẫn còn chung chung và thiếu thông tin chi tiết cụ thể về thời điểm điều động.
Một quan chức cao cấp của NATO nói với Đài phát thanh Âu Châu Tự do/Đài phát thanh Tự do (RFE/RL) vào đầu tháng 12 rằng Paris và Luân Đôn đang xem xét điều động quân đội Pháp và Anh để giám sát lệnh ngừng bắn tiềm tàng dọc theo giới tuyến.
Vị quan chức giấu tên này đã làm rõ rằng các cuộc thảo luận này đang diễn ra song phương tại thủ đô các quốc gia chứ không phải trong khuôn khổ NATO.
Khái niệm điều động quân đội phương Tây đến Ukraine đã xuất hiện trở lại vào đầu năm nay. Macron lần đầu nêu khả năng này vào tháng 2 và nhắc lại vào tháng 5, cho rằng Pháp có thể cân nhắc việc gửi quân nếu lực lượng Nga xâm phạm tiền tuyến của Ukraine.
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump cũng ủng hộ việc quân đội Âu Châu dẫn đầu việc giám sát lệnh ngừng bắn tiềm năng, tờ Wall Street Journal đưa tin vào ngày 12 tháng 12.
Ông đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Âu Châu cần phải có trách nhiệm lớn hơn trong việc giải quyết hành động xâm lược của Nga.
Zelenskiy ủng hộ đề xuất của Macron nhưng chỉ sau khi bảo đảm mốc thời gian rõ ràng cho việc gia nhập NATO.
[Kyiv Independent: Several countries interested in deploying peacekeepers to Ukraine, Foreign Ministry says]
7. Fico chỉ trích Zelenskiy vì từ chối gia hạn quá cảnh khí đốt của Nga, cảnh báo về cuộc khủng hoảng
Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng khí đốt đang rình rập vào ngày 20 tháng 12 khi Ukraine tiếp tục từ chối gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt của Nga, dự kiến sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 12, Reuters đưa tin.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tái khẳng định sự từ chối trong cuộc họp báo ngày 19 tháng 12, nói rằng Kyiv sẽ không cho phép Mạc Tư Khoa kiếm thêm doanh thu trong khi vẫn tiếp tục chiến tranh.
Tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh Âu Châu, Fico chỉ trích lập trường của Ukraine và nói rằng, “Rõ ràng là chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt do Tổng thống Zelenskiy.”
Ông cũng gợi ý rằng Bratislava có thể xem xét “các biện pháp có đi có lại” nếu hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine tới Slovakia bị dừng lại.
Slovakia có hợp đồng dài hạn với tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom của Nga và ước tính các thỏa thuận thay thế có thể tốn thêm 220 triệu euro, hay 228,73 triệu đô la, phí vận chuyển.
Vấn đề này làm nổi bật sự phụ thuộc liên tục vào khí đốt của Nga ở một số thành viên Liên Hiệp Âu Châu, bao gồm Slovakia, Hung Gia Lợi và Áo, bất chấp những nỗ lực đa dạng hóa các nguồn năng lượng sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Đầu năm nay, Liên Hiệp Âu Châu đã áp dụng lệnh trừng phạt đầu tiên nhằm vào ngành công nghiệp khí đốt của Nga, tập trung vào khí thiên nhiên hóa lỏng, gọi tắt là LNG.
Putin cũng đề cập đến vấn đề này trong cuộc họp báo thường niên vào ngày 19 tháng 12, xác nhận việc chấm dứt hợp đồng và bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng phục hồi của Gazprom.
“Hợp đồng này sẽ không còn nữa. Mọi thứ đều rõ ràng. Chúng tôi sẽ tồn tại, Gazprom sẽ tồn tại”, Putin nói.
Slovakia, quốc gia có hợp đồng dài hạn với tập đoàn dầu khí khổng lồ Gazprom của Nga, đã cố gắng tiếp tục nhận khí đốt qua Ukraine và cho biết việc mua ở nơi khác sẽ tốn thêm 220 triệu euro, hay 228,73 triệu đô la, cho chi phí vận chuyển.
[Kyiv Independent: Fico criticizes Zelensky over refusal to extend Russian gas transit, warns of crisis]
8. Đại sứ quán Nga lên án kế hoạch của Anh sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để viện trợ cho Ukraine
Đại sứ quán Nga tại Luân Đôn chỉ trích kế hoạch chuyển hơn hai tỷ bảng Anh, hay 2,5 tỷ đô la, cho Ukraine bằng tài sản bị đóng băng của Nga của Anh, gọi đây là “âm mưu gian lận”.
Vào tháng 10, Vương quốc Anh tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine khoản vay 2,26 tỷ bảng Anh như một phần của gói hỗ trợ rộng hơn từ các quốc gia Nhóm Bảy (G7). Các khoản tiền này, được hỗ trợ bởi tài sản của ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng, nhằm mục đích hỗ trợ quân đội Ukraine, mua vũ khí và xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị hư hại.
Các khoản vay đã được các nhà lãnh đạo G7 - bao gồm Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ - cùng với các quan chức cao cấp của Liên minh Âu Châu thống nhất vào tháng 7. Phần lớn tài sản bị đóng băng của Nga được nắm giữ tại các nước Liên Hiệp Âu Châu.
“ Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ những nỗ lực của chính quyền Anh nhằm thực hiện một kế hoạch gian lận nhằm chiếm đoạt thu nhập từ tài sản nhà nước của Nga bị 'đóng băng' tại Liên Hiệp Âu Châu”.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey xác nhận số tiền này sẽ chỉ dành riêng cho quân đội Ukraine. Ông lưu ý rằng số tiền này có thể giúp Ukraine phát triển máy bay điều khiển từ xa có tầm bắn vượt trội hơn một số hỏa tiễn tầm xa.
Đại sứ quán Nga mô tả kế hoạch này là bất hợp pháp. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Hoa Kỳ “cướp” tài sản của Nga bị đóng băng trong khuôn khổ gói vay 50 tỷ đô la của G7 dành cho Ukraine.
[Kyiv Independent: Russian embassy condemns UK plan to use frozen Russian assets for Ukraine aid]
9. Orban nói Hung Gia Lợi đề xuất ‘chiêu trò’ giữ lại các chuyến hàng khí đốt của Nga qua Ukraine
Hung Gia Lợi đang đàm phán với Mạc Tư Khoa và Kyiv với hy vọng duy trì việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine, Thủ tướng nước này Viktor Orban cho biết vào ngày 21 tháng 12.
Ukraine tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ nước này, dự kiến sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 12.
Quyết định này đã gây ra mối lo ngại từ Hung Gia Lợi và các quốc gia khác, và Orban hiện đã ám chỉ đến một giải pháp có khả năng không theo thông lệ để giữ cho tuyến đường bay tới Budapest được mở.
“Chúng tôi hiện đang thử mẹo này... rằng nếu khí đốt, khi vào lãnh thổ Ukraine, không còn là của Nga nữa mà đã thuộc quyền sở hữu của người mua thì sao”, ông cho biết trong bình luận được Reuters đưa tin.
“Vì vậy, khí đốt đi vào Ukraine sẽ không còn là khí đốt của Nga nữa mà sẽ là khí đốt của Hung Gia Lợi.”
Người ta không biết đề xuất này được đón nhận như thế nào tại Mạc Tư Khoa và Kyiv, nhưng Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã nói rằng Ukraine sẽ không cho phép Nga “kiếm thêm hàng tỷ đô la” từ việc xuất khẩu khí đốt trong khi vẫn tiếp tục cuộc xâm lược toàn diện.
Hung Gia Lợi được coi là quốc gia thân thiện nhất với Mạc Tư Khoa trong Liên Hiệp Âu Châu và NATO, nhiều lần cản trở viện trợ cho Kyiv và trừng phạt Nga.
Ngoại trưởng Peter Szijjarto cũng đã nhiều lần đến thăm Nga trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến tranh toàn diện, một bước đi mà các đồng nghiệp Âu Châu của ông đã tránh.
Cùng với Slovakia và Áo, Hung Gia Lợi vẫn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, được thanh toán thông qua Gazprombank, ngân hàng hiện đã bị trừng phạt.
Fico chỉ trích Zelenskiy vì từ chối gia hạn quá cảnh khí đốt của Nga, cảnh báo về cuộc khủng hoảng
Hung Gia Lợi nhận khoảng 4,5 tỷ mét khối khí đốt của Nga hàng năm theo thỏa thuận có thời hạn 15 năm được ký vào năm 2021.
Ông Szijjarto cho biết đầu tháng này, Hung Gia Lợi đã yêu cầu Hoa Kỳ miễn trừ lệnh trừng phạt để tiếp tục thanh toán cho hoạt động nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga thông qua Gazprombank.
Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh trừng phạt mới vào ngày 21 tháng 11, nhắm vào hàng chục ngân hàng Nga, bao gồm Gazprombank, các công ty ghi danh chứng khoán và các quan chức tài chính.
“ Hôm qua, chúng tôi đã nộp yêu cầu lên các cơ quan chức năng có liên quan của Mỹ yêu cầu Gazprombank được miễn trừ lệnh trừng phạt liên quan đến thanh toán khí đốt tự nhiên”, Szijjarto cho biết, trong chuyến thăm Washington trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sau khi lệnh trừng phạt ban đầu được công bố, Szijjarto cho biết vào ngày 22 tháng 11 rằng các lệnh trừng phạt đánh dấu một “cuộc tấn công vào chủ quyền của chúng tôi”, coi việc thực hiện là “mối đe dọa đối với an ninh năng lượng”.
Trước đó, Hoa Kỳ đã không nhắm vào Gazprombank để các nước Âu Châu có thể tiếp tục thanh toán cho nguồn cung cấp khí đốt của Nga vì ngân hàng này là kênh chính cho các khoản thanh toán liên quan đến năng lượng.
Bất chấp sự kiềm chế trong quá khứ, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết các lệnh trừng phạt gần đây nhất “sẽ khiến Điện Cẩm Linh khó trốn tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ cũng như tài trợ và trang bị cho quân đội của mình hơn”.
Tờ Financial Times đưa tin rằng Nga đã sử dụng Gazprombank để mua thiết bị quân sự, trả lương cho binh lính và bồi thường cho gia đình những người thiệt mạng trong cuộc chiến ở Ukraine.
Các lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ nhằm mục đích đóng cửa một trong số ít con đường còn lại của Nga trong hoạt động ngân hàng quốc tế, cấm Gazprombank thực hiện các giao dịch bằng đô la.
[Kyiv Independent: Orban says Hungary proposing ‘trick’ to keep Russian gas shipments via Ukraine]
10. Nga giữ nguyên lãi suất ở mức 21%, bất chấp cảnh báo của các chuyên gia
Ngân hàng Trung ương Nga đã quyết định vào ngày 20 tháng 12 giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức 21%, trái ngược với kỳ vọng tăng lãi suất của các chuyên gia, hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga đưa tin.
Để kiểm soát tình trạng lạm phát gia tăng do chi tiêu cho chiến tranh, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất từ 7,5% vào tháng 7 năm 2023 lên mức 21% hiện tại - mức cao nhất kể từ đầu những năm 2000.
Chính sách tiền tệ chặt chẽ của Elvira Nabiullina, giám đốc Ngân hàng Trung ương, đã bị chỉ trích từ các doanh nghiệp trong tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga. Vào ngày 19 tháng 12, Putin cũng đề cập đến vấn đề này, nói rằng một số chuyên gia tin rằng ngân hàng trung ương nên bắt đầu sử dụng các công cụ khác ngoài việc tăng lãi suất để chống lạm phát.
Hầu hết các nhà phân tích, bao gồm cả những người được hãng truyền thông Nga RBC thăm dò, đều dự đoán mức tăng 200 điểm cơ bản lên 23%.
Trước quyết định này, các ngân hàng lớn của Nga đã tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên 24-25% mỗi năm, phản ánh kỳ vọng về chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.
Ngân hàng Trung ương cho biết, dựa trên xu hướng lạm phát và tín dụng, tính khả thi của việc tăng lãi suất thêm nữa sẽ được đánh giá tại cuộc họp tiếp theo.
Nabiullina đã vướng vào một cuộc xung đột về việc tăng giá với Sergei Chemezov, giám đốc điều hành có ảnh hưởng của tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec.
“Nếu chúng ta tiếp tục làm theo cách này, về cơ bản hầu hết các doanh nghiệp sẽ phá sản”, Chemezov phát biểu vào tháng 10 khi bình luận về việc Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất.
Cựu cố vấn kinh tế và chính trị gia đối lập Vladimir Milov nói với tờ Kyiv Independent vào tháng 11 rằng cả hai bên đều có những lo ngại chính đáng.
“Chemezov nói đúng khi cho rằng các doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa ở mức lãi suất (cao) như vậy,” ông nói với tờ Kyiv Independent, “Nabiullina nói đúng khi cho rằng lãi suất không thể cắt giảm vì trong trường hợp đó sẽ xảy ra tình trạng siêu lạm phát như ở Thổ Nhĩ Kỳ.”
Ông tiếp tục rằng “chỉ có một lối thoát duy nhất — kết thúc chiến tranh và rút quân Nga” khỏi Ukraine.
Sự cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và duy trì ổn định kinh tế vẫn là thách thức quan trọng đối với Ngân hàng Trung ương Nga, vì nền kinh tế thời chiến tiếp tục gây áp lực lên hệ thống tài chính của quốc gia này.
[Kyiv Independent: Russia keeps key interest rate at 21%, defying expert expectations]
Đức Thánh Cha kêu gọi ngừng bắn trên mọi mặt trận vào dịp Giáng Sinh, ca ngợi các mạnh thường quân Mỹ gốc Việt
VietCatholic Media
18:23 24/12/2024
1. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi ‘ngừng bắn trên mọi mặt trận’ vào dịp Giáng Sinh
Hôm Chúa Nhật, 22 Tháng Mười Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã than thở về cuộc chiến tranh và bạo lực đang diễn ra ảnh hưởng đến các gia đình ở Gaza và nhiều nơi khác trên thế giới trước thềm Giáng Sinh và kêu gọi “ngừng bắn trên mọi mặt trận”.
“Tôi đau buồn khi nghĩ đến Gaza, đến quá nhiều sự tàn ác; đến những đứa trẻ bị súng máy bắn, đến các vụ đánh bom trường học và bệnh viện... Quá nhiều sự tàn ác!” Đức Giáo Hoàng đã phát biểu trong bài diễn văn Kinh Truyền Tin, được truyền trực tiếp qua video từ nơi ở Casa Santa Marta của ngài tại Vatican do ngài bị cảm lạnh.
Hơn 28 người Palestine ở Gaza đã thiệt mạng — bao gồm bốn trẻ em tại trường Musa Bin Nusayr được chuyển đổi thành nơi trú ẩn cho các gia đình phải di dời — sau khi các cuộc không kích của Israel tấn công thành phố vào đêm qua và sáng sớm Chúa Nhật, tờ The Guardian đưa tin.
Đức Thánh Cha thúc giục: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho lệnh ngừng bắn trên mọi mặt trận, tại Ukraine, Đất Thánh, khắp Trung Đông và toàn thế giới, vào dịp Giáng Sinh”.
Đức Thánh Cha Phanxicô lên án mọi cuộc tấn công bạo lực ở “Ukraine đau khổ, đặc biệt là những cuộc tấn công phá hoại trường học, bệnh viện và nhà thờ trên khắp quốc gia Đông Âu này kể từ khi bị Nga xâm lược vào năm 2022.
“Mong rằng vũ khí sẽ im tiếng và bài hát mừng Giáng Sinh sẽ vang lên!” ông nhấn mạnh vào Chúa Nhật.
Theo báo cáo của BBC, ít nhất 147 tù nhân chiến tranh Ukraine đã bị giết kể từ tháng 2 năm 2022, trong đó có 127 người bị giết chỉ riêng trong năm 2024.
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine leo thang, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chiến tranh và bảo đảm Tòa thánh sẵn sàng hỗ trợ những nỗ lực như vậy.
Vào tháng 9, Ngoại trưởng Vatican, Hồng Y Pietro Parolin, đã gặp Cao ủy Nhân quyền Nga Tatyana Moskalkova qua hội nghị truyền hình để thảo luận về các vấn đề bao gồm việc trao đổi lẫn nhau những người lính bị giam giữ ở Nga và Ukraine.
Kể từ cuộc xâm lược của Nga năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy bốn lần riêng biệt, ba trong số đó diễn ra tại Vatican.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự quan tâm và gần gũi với người dân Mozambique, những người đang mong đợi phán quyết chính thức về kết quả cuộc bầu cử gây tranh cãi của đất nước vào ngày 9 tháng 10.
“Tôi muốn nhắc lại thông điệp hy vọng, hòa bình và hòa giải của tôi với những người dân yêu dấu đó,” Đức Phanxicô nói. “Tôi cầu nguyện rằng đối thoại và việc tìm kiếm lợi ích chung, được hỗ trợ bởi đức tin và thiện chí, có thể chiến thắng sự ngờ vực và bất hòa.”
Kể từ tháng 10, hàng chục người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình bạo lực ở quốc gia Đông Phi này. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã báo cáo rằng hơn 30 người đã thiệt mạng chỉ trong một tuần vào đầu tháng này
Source:Catholic News Agency
2. Đức Hồng Y Sri Lanka quy định những người giúp lễ chỉ dành cho nam giới trong Tổng Giáo Phận Colombo
Đức Hồng Y người Sri Lanka Malcolm Ranjith đã ra lệnh rằng các bé gái không được phép phục vụ với vai trò là người giúp lễ tại các giáo xứ thuộc Tổng giáo phận Colombo.
“Không nên mời bất kỳ cô gái nào đến phục vụ tại bàn thờ, với tư cách là người giúp lễ trong tổng giáo phận,” Ranjith viết trong lá thư gửi các linh mục giáo xứ vào ngày 22 tháng 10 được công bố vào tuần này.
Theo lá thư, Đức Hồng Y đã ban hành lệnh này vì việc phục vụ như một người giúp lễ có thể là con đường dẫn đến chức linh mục và do đó nên là một vị trí dành riêng cho các bé trai.
“Luôn phải là các bé trai vì đây là một trong những nguồn chính của ơn gọi linh mục ở Sri Lanka và nó sẽ ảnh hưởng đến số lượng ứng viên vào chủng viện, là rủi ro mà chúng ta không thể chấp nhận” lá thư tiếp tục. “Vì phụ nữ không được phép thụ phong linh mục, nên chúng tôi đã đưa ra quyết định đó”.
Đức Hồng Y Ranjith lưu ý trong thư rằng “một số giáo xứ” trong tổng giáo phận đã “bổ nhiệm các bé gái làm người giúp lễ” nhưng nói với các linh mục rằng lệnh này “không thể thay đổi theo ý muốn của các ngài”.
“Xin hãy thực hiện điều này một cách trung thực nhất có thể và đừng nghĩ rằng bạn có thẩm quyền sử dụng quyền quyết định của riêng bạn,” lá thư nói thêm. “Tôi cảm ơn bạn vì sự hợp tác thường lệ của bạn và chúc bạn được Chúa ban phước lành.”
Đức Hồng Y Ranjith cho biết trong thư rằng ngài đã nói với các linh mục lần đầu tiên về lệnh này trong một cuộc họp linh mục được tổ chức vào ngày 21 tháng 10, một ngày trước khi viết thư.
Mặc dù vai trò giúp lễ theo truyền thống chỉ dành cho con trai, nhưng vào tháng 3 năm 1994, Bộ Phụng tự đã xác nhận rằng các giám mục được phép cho phép con gái phục vụ trong vai trò này.
Theo các thông tin gửi đến các chủ tịch hội đồng giám mục, luật giáo luật là “cho phép” và không cấm các cô giúp lễ. Tuy nhiên, bộ này nói thêm rằng quyết định có nên có các cô giúp lễ hay không được quyết định bởi “mỗi giám mục, trong giáo phận của mình”, những người có thể “đưa ra phán đoán thận trọng về việc phải làm gì, nhằm mục đích phát triển có trật tự đời sống phụng vụ trong giáo phận của mình”.
Theo Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, điều luật có liên quan là Điều luật 230.2, trong đó nêu rõ như sau: “Giáo dân có thể thực hiện chức năng đọc sách trong các hành động phụng vụ bằng cách chỉ định tạm thời. Tất cả giáo dân cũng có thể thực hiện chức năng bình luận viên hoặc ca trưởng, hoặc các chức năng khác, theo chuẩn mực của luật.”
Theo Vatican năm 1994, việc một số giám mục tuyển dụng các em giúp lễ “không thể được coi là ràng buộc đối với các giám mục khác”.
Thay vào đó, thông tin của Vatican nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giúp lễ trẻ em như một phương tiện để phát triển ơn gọi linh mục.
“Tòa Thánh muốn nhắc lại rằng việc tuân theo truyền thống cao quý là để các bé trai phục vụ tại bàn thờ luôn là điều rất phù hợp”, thông cáo nêu rõ. “Như đã biết, điều này đã dẫn đến sự phát triển đáng tin cậy của ơn gọi linh mục. Do đó, nghĩa vụ hỗ trợ các nhóm trẻ giúp lễ như vậy sẽ luôn tiếp tục”.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân khi số người chết trong vụ tấn công chợ Giáng Sinh ở Đức lên tới 5
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ nỗi bàng hoàng trước vụ tấn công chết người tại một khu chợ Giáng Sinh ở miền Đông nước Đức khiến năm người thiệt mạng, bao gồm một trẻ em, và hơn 200 người bị thương.
Trong một bức điện gửi tới Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier thay mặt cho Giáo hoàng, Ngoại trưởng Vatican, Hồng Y Pietro Parolin đã truyền đạt “sự gần gũi về mặt tinh thần” của Đức Thánh Cha tới tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này.
Đức Giáo Hoàng “cầu nguyện cho những người đã khuất và giao phó mọi người cho Chúa Kitô, niềm hy vọng của chúng ta, Đấng có thể chiếu sáng trong bóng tối”, vị Hồng Y viết, bày tỏ lòng biết ơn đối với những người ứng cứu khẩn cấp đã giúp đỡ các nạn nhân trong “thời điểm khó khăn này”.
Theo các viên chức, vụ tấn công đã khiến tổng cộng 205 nạn nhân, trong đó có bốn người lớn và một trẻ em 9 tuổi tử vong. Các nhà chức trách báo cáo rằng có 41 người bị thương nghiêm trọng hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Nghi phạm, được xác định là Taleb A., một người đàn ông 50 tuổi đến từ Ả Rập Xê Út đã được cấp quyền tị nạn tại Đức vào năm 2016, đã lái một chiếc xe thuê màu đen lao vào đám đông tại một khu chợ Giáng Sinh ở trung tâm Magdeburg, một thành phố có 240.000 người, cách Berlin khoảng hai giờ về phía Tây.
Trong khi các nhà chức trách đang điều tra vụ việc như một cuộc tấn công, Công tố viên trưởng Horst Walter Nopens cho biết vẫn chưa rõ liệu họ có coi đây là một hành động khủng bố hay không, các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin.
Giáo phận Magdeburg thông báo rằng Nhà thờ St. Sebastian sẽ mở cửa vào thứ Bảy để cầu nguyện và suy ngẫm. Một buổi lễ tưởng niệm đã được lên lịch vào tối thứ Bảy tại Nhà thờ Magdeburg.
Giám mục Gerhard Feige của Magdeburg đã ra tuyên bố ngay sau vụ tấn công vào tối thứ Sáu: “Tôi nghĩ đến những người bị ảnh hưởng, người thân của họ và các dịch vụ khẩn cấp và cầu nguyện cho họ.”
Vị giám mục địa phương nói thêm: “Đặc biệt là trong những ngày này và trước một lễ hội mà thông điệp về tình yêu của Chúa, phẩm giá con người và khát vọng về một thế giới được chữa lành đặc biệt làm chúng ta xúc động, thì hành động như vậy càng đáng sợ và tệ hại hơn.”
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser đã đến thành phố để gặp gỡ các quan chức địa phương và bày tỏ lòng thành kính tại địa điểm xảy ra vụ tấn công.
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Giám mục Georg Bätzing, cho biết “vụ tấn công ở Magdeburg khiến chúng tôi không nói nên lời. Nỗi kinh hoàng, đau buồn và sự đồng cảm đang được nhiều người trên khắp nước Đức và trên toàn thế giới cảm nhận ngày hôm nay”.
Nghi phạm trước đây từng làm bác sĩ tâm lý và theo báo cáo của phương tiện truyền thông Đức, đã đăng những thông điệp ngày càng thất thường trên mạng xã hội trong những tháng gần đây, bao gồm cả lời đe dọa đổ máu và “chiến tranh” chống lại chính quyền Đức. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019, anh ta đã mô tả mình là “một cựu người Hồi giáo”.
Theo một phát ngôn viên cảnh sát, chính quyền đã nhận được đơn khiếu nại hình sự đối với nghi phạm một năm trước. Mặc dù một biện pháp can thiệp phòng ngừa đã được lên kế hoạch vào thời điểm đó — một biện pháp nhằm ngăn chặn trước các tội phạm tiềm ẩn — nhưng rõ ràng là điều này chưa bao giờ diễn ra.
Vụ tấn công xảy ra tại một địa điểm không được bảo vệ bằng hàng rào bê tông, được lắp đặt tại các chợ Giáng Sinh trên khắp nước Đức sau một số vụ tấn công khủng bố của Hồi giáo tại các sự kiện công cộng, bao gồm cả vụ tấn công tại một chợ Giáng Sinh ở Berlin năm 2016 khiến 12 người thiệt mạng.
Source:Catholic News Agency