Ngày 23-12-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Được chọn để dọn đưởng
Lm. Minh Anh
02:31 23/12/2021
ĐƯỢC CHỌN ĐỂ DỌN ĐƯỜNG
“Này đây, Ta sai sứ thần Ta đi dọn một con đường trước mặt Ta!”.

Trong một bài thuyết trình của mình với chủ đề, “What It Means To Be Broken”, tạm dịch, “Được Vỡ Vụn Là Gì?”, Chuck Swindoll nói, “Khi Thiên Chúa muốn thực hiện một nhiệm vụ bất khả thi, Ngài bắt một người bất khả thi và làm cho người ấy vỡ vụn!”. “Tôi bị hấp dẫn bởi từ ‘vỡ vụn’, nghĩa đen là ‘tan tành’. Như vậy, chỉ cho đến khi lòng kiêu hãnh của chúng ta tan vỡ, chúng ta mới bắt đầu hiểu được những điều sâu xa của Thiên Chúa. Sự tan vỡ và những vết bầm tím là do Ngài thiết kế để chuẩn bị cho kẻ ‘được chọn để dọn đường’ cho kế hoạch ‘khá mù mờ’ của Ngài”.

Kính thưa Anh Chị em,

Chương trình của Thiên Chúa thật khôn lường; Ngài làm điều Ngài thích, chọn người Ngài muốn. Và một khi đã chọn ai, Thiên Chúa ban ơn, kể cả những “vỡ vụn” như Chuck Swindoll chia sẻ, để người ấy hoàn thành kế đồ của Ngài. Lời Chúa hôm nay nói đến một trong những ‘sứ thần’ được chọn ấy, Gioan Tẩy Giả, sứ thần ‘được chọn để dọn đường’ cho Đấng sẽ nói, “Thầy là Đường!”.

Nhìn lại lịch sử cứu độ, chúng ta thấy cách thức Thiên Chúa chọn một người cho một sứ vụ không như cách nhìn, cách nghĩ của thế gian; thế nhưng, như ngôn sứ Malakia hôm nay cho biết, người ấy chính là ‘sứ thần của Chúa’, “Này đây, Ta sai sứ thần Ta đi dọn một con đường trước mặt Ta!”. Cần một người cha dọn đường cho một Dân Mới ra đời, Thiên Chúa chọn một cụ già, ‘sứ thần Abraham’; cần một người phát ngôn, chăn dắt, dọn đường cho dân tiến vào Đất Hứa, Ngài chọn một người vừa nhút nhát vừa cà lăm, ‘sứ thần Môisen’; cần một thủ lãnh hoàng triều, dọn đường cho một chồi non sẽ là Vua của ‘Vương Quốc mới’, Ngài chọn một cậu út, ‘sứ thần Đavít’; cần một người làm trụ cột, dọn đường cho việc xây dựng toà nhà Giáo Hội, Ngài chọn một kẻ chối đạo, ‘sứ thần Phêrô’; cần một gương mặt diễn tả tình yêu tha thứ, dọn đường cho các tội nhân quay về, Ngài nâng ‘sứ thần Maria Mađalêna’ lên; cần một chứng nhân dọn đường cho dân ngoại đón nhận Tin Mừng, Ngài chọn một kẻ bắt đạo, ‘sứ thần Phaolô’. Cũng như khi cần một vị tiền hô dọn đường cho Đấng là Đường, Ngài chọn một ‘cậu mót’ của đôi vợ chồng già, ‘sứ thần Gioan!’.

Từ thế kỷ thứ tư, thánh Ephrem Phó Tế đã để lại những ý tưởng song đối tuyệt vời giữa Gioan và Đấng Gioan dọn đường, cùng hai người mẹ đã cưu mang họ, “Elisabeth, một phụ nữ đứng tuổi, sinh người cuối cùng trong các tiên tri; Maria, một cô gái trẻ, sinh Chúa các thiên thần. Elisabeth, con gái của Aarôn, sinh tiếng kêu trong sa mạc; Maria, nữ tử của Đavít, sinh Chúa quyền năng của trời đất. Kẻ cằn cỗi sinh đứa con kêu gọi dân từ bỏ tội lỗi; Trinh Nữ xuân thì sinh Đấng xua trừ tội lỗi. Elisabeth sinh vị tiền hô kêu gọi con người giao hoà qua phép rửa sám hối; Maria, sinh Đấng thanh tẩy những vùng đất uế nhơ. Phụ nữ đứng tuổi thắp một ngọn đèn trong nhà Giacóp và cha của ông; thiếu nữ trẻ tuổi đốt lên Mặt Trời Công Chính cho muôn nước. Thiên sứ truyền tin cho Zacharia, để kẻ bị giết tiền hô cho Đấng bị đóng đinh; và kẻ bị ghét dọn đường cho Đấng bị ghen ghét. Kẻ làm phép rửa bằng nước rao giảng Đấng làm phép rửa bằng lửa và Thánh Thần. Ánh sáng không bị che khuất công bố Mặt Trời Công Chính; người đầy Thánh Thần công bố Đấng ban Thánh Thần. Vị tư tế gióng kèn loan báo Đấng quang lâm ở hồi kèn cuối cùng. Tiếng công bố Lời, và người nhìn thấy chim bồ câu cao rao Đấng mà bồ câu đậu xuống, như tia chớp trước sấm sét!”.

Anh Chị em,

“Này đây, Ta sai sứ thần Ta đi dọn một con đường trước mặt Ta!”. Mọi ơn gọi từ Cựu Ước đến Tân Ước, và cho đến hôm nay, đều là ơn gọi của những ‘sứ thần’ ‘được chọn để dọn đường’ cho chính Chúa Giêsu. Không dọn đường cho Chúa Giêsu, mọi ơn gọi đều không có phương hướng và người được gọi không phải là ‘sứ thần!’. Trong mọi đấng bậc, từ ngày lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta được gọi, được chọn và được sai đi để dọn đường cho Chúa Giêsu. Sứ vụ càng cao, con người càng thấy mình nhỏ bé; vì thế, tất cả “từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa”. Liệu chúng ta có vững tin như Abraham, tín thác như Môisen, biết thống hối như Đavít, yêu mến như Phaolô, quảng đại như Maria và khiêm nhượng như Gioan không? Tất cả những đức tính ấy như là môi trường không thể thiếu để chúng ta có thể dọn đường cho Chúa Giêsu!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, rõ ràng, ơn gọi của con là con ‘được chọn để dọn đường’ cho Chúa; đừng để con dọn đường cho những ý định thế gian, cũng đừng bao giờ để con dọn đường cho chính mình”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Lễ Giáng Sinh - Ban Ngày
Lm. Jude Siciliano, OP
06:39 23/12/2021
Lễ GIÁNG SINH (lễ ban ngày)
Isaia 52: 7-10; Tvịnh 98; Do Thái 1: 1-6; Gioan 1: 1-18 (hay Gioan 1: 1-5, 9-14)

Thánh Gioan viết phúc âm cho phần đông tín hữu người Hy lạp và họ là tín hữu trong giáo hội ở thế kỷ đầu tiên. Khi thánh Gioan viết bài phúc âm hôm nay, là một thông điệp loan ra ngoài cộng đoàn Do thái bản địa. Bạn có thể tưởng tượng được sự khó khăn của thánh Gioan đang đối mặt; vì ông ta không thể dựa vào truyền thống hy vọng của người Do thái về việc mong đợi Đấng Mêsia. Bởi thế thánh Gioan phải suy nghĩ theo niềm tin về Chúa Giêsu mà những người Do thái trở lại đầu tiên đã thực hiện theo đó tìm ra cách để nói với tín hữu người Hy lạp. Thánh Gioan tự giải quyết vấn đề khó khăn đó bằng cách lần theo những gì ông đã tìm được trong truyền thống Do thái để có thể nói với tín hữu người Hy lạp: Như cách suy nghĩ về lời nói của người Do thái, và cách riêng là về Lời của Thiên Chúa. Đối với người Do thái Lời của Thiên Chúa rất năng động trong sinh hoạt của con người. Như chúng ta thấy trong phần đầu của sách Sáng Thế Ký: Ngôi Lời là nguồn gốc của sự tạo dựng. Đối với người phương đông, một từ của trời đất nói ra điều có ý nghĩa riêng của nó. Bạn có nhớ khi ông Isaac đui mù chúc phúc cho ông Giacob, cứ nghĩ rằng đó là ông Essau không? Sau đó sự giã dối đã được phát hiện. Nhưng, một khi lời chúc phúc đã được nói ra, thì lời đó vẫn có hiệu lực và không thể lấy lại được. Trong cách viết của người Do thái, thuật ngữ "Lời của Thiên Chúa" đồng nghĩa là "Thiên Chúa". Trong sách Khôn Ngoan của người Do thái cũng thế. Sự Khôn Ngoan cũng đồng nhất với Thiên Chúa và được sử dụng theo cách Lời của Thiên Chúa đang hoạt động, để sáng tạo và tạo nên sự sống.

Khi thánh Gioan nhìn vào văn hóa Hy lạp, ông ta nghĩ đó có sự tương đương với ý nghĩa về Lời và Khôn Ngoan của người Do thái. Ông ta tìm ra ý từ "Logos". Và trong phúc âm hôm nay được dịch ra là "Lời". Đối với người Hy lạp, Logos có nghĩa là Lời, hay căn nguyên. Cũng giống như trong các bản văn tiếng Do thái nói về Lời và Khôn Ngoan. Người Hy lạp đã triễn khai một triết lý về Biểu tượng. Đối với người Hy Lạp, đó là thuyết ổn định trật tự thế giới, sắp đặt cho tất cả các tạo vật. Tất cả điều có sự sống và sắp đặt thông qua Biểu tượng là Lời kiểm soát tất cả các sinh vật. Như thế, thánh Gioan có thể nói với tín hữu Hy lạp theo ý nghĩa của Biểu tượng mà vẫn còn trung thành với nguồn gốc Do thái nói về Lời của Thiên Chúa.

Cách đây ít năm tôi có dịp thăm bảo tàng chiến tranh đặt dưới lòng đất ở Luân Đôn. Trong các pháo đài nằm sâu trong lòng đất bên dưới các đường phố ở trung tâm Luân Đôn. Ông Winston Churchill và các thành viên của hội đồng chiến tranh đã điều nghiên cách ứng chiến cho quân đội Anh và người dân Anh. Trong các phòng đó, ông Churchill viết và phát đi những bài phát biểu gây nức lòng cho những người dân Anh đang đau khổ, cùng với các cộng sự của ông Trong cơn ác mộng khủng khiếp của Đức Quốc Xã đang bắn phá Luân Đôn. Trong nhũng ngày đen tối nhất của người Anh, các bài hiệu triệu đó giúp rất nhiều cho việc giữ vững tinh thần người Anh để không bị suy sụp dưới sức công phá khủng khiếp của bom đạn người Đức. Không ai khi nghe được các lời hiệu triệu đó mà có thể do dự về sức mạnh của lời nói để thúc đẩy và tạo nên sức sống trong tâm trí của từng người. Chúng ta thường có ý nghĩ nghi ngờ về lời hứa của các nhà chính trị nói trong lúc họ vận động ứng cử, và xem các lời hứa của họ là những lời nói suông. Cũng như chúng ta không mấy tin các lời quảng cáo trên truyền hình về các thuốc rửa chén, Nhưng, chúng ta vẫn còn khả năng để kiểm chứng về hiệu quả của những lời nói đó để xét xem mức ảnh hưởng như thế nào. Chỉ cần hỏi những người Anh còn sống sót có nhớ những lời phát ngôn của ông Churchill, hay như những người ở Hoa Kỳ đã nghe những lời của ông Martin Luther King rất có giá trị trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền. Trong những kinh nghiệm này và những kinh nghiệm khác giống như vậy, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa về điều thánh Gioan đã nói khi ông nói "Ngôi Lời là Thiên Chúa, và Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ ở giữa chúng ta".

Chúng ta nhớ các tác giả phúc âm khác có cách bắt đầu phúc âm của họ khác nhau. Thánh Mátthêu trước hết giới thiệu gia phả của Chúa Giêsu, xác định Ngài thuộc dòng dõi David vua dân Do thái. Thánh Máccô khởi đầu phúc âm với ông Gioan Tẩy Giả dọn đường cho "Đấng quyền thế hơn ông ta” (1:7). Còn thánh Luca lại bắt đầu phúc âm với mẫu chuyện thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Còn khởi đầu phúc âm của thánh Gioan lại rất đặc biệt. Trong bài phúc âm chúng ta nghe hôm nay, thánh Gioan lại đưa chúng ta trở về trước ngày tạo dựng trời đất. Hai câu mở đần có chữ “là” được lập đi lập lại 4 lần nói về sự thật ở trong Ngôi Lời, nơi Ngài không có thời gian. Ngôi Lời luôn hướng về Thiên Chúa và Ngôi lời là Thiên Chúa". Trước hết thánh Gioan dùng động từ trong thì quá khứ "đã là" để nói rõ sự hiện diện từ trước của Ngôi Lời. Nhưng khi động từ chuyển trở về thì hiện tại (câu 5) "Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng”. Tạo vật nhờ Ngôi Lời mà có. Đó là nguồn gốc của sự sống và đã đến đem ánh sáng vào nơi tội lỗi đã gây nên bóng tối.

Thánh Gioan không chỉ nói đến quá khứ. Sau khi ông đặt quyền năng và thẩm quyền của Ngôi Lời, ông nói rõ rằng Thiên Chúa không ngừng hướng đến tính ánh sáng của Ngôi Lời "Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng". Chẳng phải chúng ta cần được sức mạnh tạo dựng và ánh sáng của Ngôi Lời hay sao? Điều gì làm cho chúng ta cảm thấy già nua, mệt mỏi, bị nản lòng, và "trong bóng tối của sự chết" vẫn còn được Thiên Chúa đoái đến qua Ngôi Lời. Ngôi Lời đã trở nên người phàm để đến trong thế gian của chúng ta, không chỉ cách đây hơn 2000 năm. Hôm nay chúng ta không chỉ mừng hơn 2000 năm sinh nhật. Một cách đúng hơn là Ngôi Lời vẫn tiếp tục trở nên người phàm và đang cư ngụ ở giữa chúng ta hôm nay. Và bất chấp những ảnh hưởng do sự phá hoại của bóng tối trong thề giới chúng ta. Trong khi tôi viết bài giảng này, các báo chí hôm nay nói về sự đe dọa của nạn đói đối với hàng friệu người ở Afghanistan, và bóng tối vẫn còn tiếp tục với cơn đại dịch Covid trên khắp thế giới. Dù vậy, ánh sáng của Thiên Chúa vẫn không bị tiêu diệt được.

Các thính giả người Hy lạp của thánh Gioan nhận được thông tin này về Ngôi Lời thánh thiện, có thể tin rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ để chúng ta bị khuất phục trước sự rối loạn và không ngay thẳng bởi tội lỗi gây ra cho chúng ta. Người tín hữu Do thái khi nghe thông tin này về Ngôi Lời của Thiên Chúa, sẽ biết chắc sự sáng tạo là nguồn gốc của các tạo vật sẽ được nâng đỡ để vẫn còn tiếp tục hoạt động đem ánh sáng đến trong bóng tối. Dù nguồn gốc của các thính giả là người Hy lạp hay Do thái đều biết rằng Thiên Chúa đang ngự ở giữa chúng ta, và đang cùng với chúng ta tham gia vào cuộc tranh đấu để chiến thắng các nguồn lực có nguồn gốc của loài người xa lạc đã không tin vào Thiên Chúa và những chương trình Ngài đã định cho chúng ta.

Vì chúng ta sắp bắt đầu một năm mới, và chúng ta đang băn khoăn tự hỏi không biết nên hực hiện một giải pháp nào cho năm mới, nên hôm nay Thánh Gioan có thể sẽ gợi ý cho chúng ta một giải pháp. Trong ánh sáng quyền năng của Ngôi Lời, và hãy nhớ rằng Ngôi Lời đang mang tính xác thịt hiện cư ngụ ở giữa chúng ta trong hiện tại, chúng ta có thể quyết tâm chăm chú lắng nghe Lời của Thiên Chúa trân trọng hơn. Thiên Chúa thường nói với chúng ta từ nhiều nguồn. Nhưng nơi gốc chính của Lời Chúa là Kinh Thánh. Vậy hãy cứ quyết định là năm mới chúng ta có thể là trung thành và cầu nguyện bằng việc đọc Kinh Thánh được không? Nếu trong giáo xứ công bố các bài đọc của Chúa Nhật tiếp theo trong bản tin, thì việc suy ngẫm hằng ngày trong 10 hay 15 phút về một trong những bài đọc sẽ giúp chúng ta giữ trọn một lời hứa và cho chúng ta sự sống viên mãn để mừng năm mới.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

CHRISTMAS DAY
Isaiah 52: 7-10; Psalm 98;Hebrews 1: 1-6; John 1: 1-18 (Or John 1: 1-5, 9-14)

John wrote his gospel for the majority Greek Christian audience that characterized the late first century church. When he wrote the Gospel message had spread well beyond its first local Jewish community. You can imagine the difficulty John faced since he could not draw upon the Jewish traditional hope for the messiah. Thus, he had to reflect on the beliefs about Jesus the first Jewish converts had and figure out a way to address his Greek readers. His resolved his difficulty by drawing upon what he found in the Jewish tradition that might speak to Greek believers: the Jewish notion of word, and in particular, the Word of God. For the Jews, God’s word is active and dynamic. As we see in the beginning of Genesis, the Word is the source of creation. For people in the East, once a word is spoken, it has a life of their own. Remember the blind Isaac giving a blessing to Jacob, thinking he was really blessing Esau? Even though the fraud was discovered, once the word of blessing was spoken it had an independent existence and could not be taken back. In later Jewish writing the term "word of God" became synonymous for God. A devout Jew hearing the term "word of God" would think "God." Similarly in Jewish Wisdom literature, Wisdom was also identified with God, and was used in the way God’s Word is – as active, creative and life giving.

When John looked at Greek thought for a parallel to the Jewish sense of Word and Wisdom, he found the notion of "Logos." It is translated in today’s gospel as Word. For the Greeks, Logos meant Word, or Reason, in the same way the Hebrew texts speak of Word and Wisdom. The Greeks had developed a philosophy of the Logos. For them it was the ordering principle of the world, the pattern for all created things. All had life and design through the Logos, which controlled all living things. Thus, John could address a Greek Christian in terms of the Logos, but still be faithful to the Jewish roots that spoke about the Word of God.

Some years ago I had an opportunity to visit the underground War Rooms in London. In these bunkers deep below the central London streets, Winston Churchill and his councillors devised and conducted the war strategy for the embattled British people. It was also in this place that Churchill wrote and broadcast his stirring speeches to the English citizens suffering, along with Churchill and his colleagues, the awful Nazi blitz. During England’s darkest hour these speeches did much to keep British spirits from collapsing under the awful pounding of the bombs. No one hearing these words could doubt the power of words to revive and even create life in the human spirit. We have tended to doubt the promises many politicians make during their campaigns, labeling their speeches as empty words. We have also doubted words we hear daily, like the promises about dishwashing detergents advertized on television. But we still have enough encounters with the effects of words to know how powerful they can be. Just ask the surviving British people who remember Churchill’s words, or those here in our country who found Martin Luther King’s words so life-giving during the struggle for civil rights. In these experiences and others like them, we get some sense of what John is saying when he says, "the Word was God," and "the Word became flesh and made his dwelling among us."

Recall how the other evangelists begin their gospels. Matthew first gives Jesus’ genealogy, locating him in a Jewish–Davidic lineage. Mark starts with John the Baptist’s preparation for "the One more powerful than I" (1:7). While Luke begins with the Infancy narrative. John’s beginning is very distinctive; in the Prologue to his Gospel we heard today he takes us back before creation. The two opening verses repeat four times "was" – the Word was in timeless existence; was in relationship to God and was God. John first uses the past tense, "was," to indicate the pre-existence and pre-eminence of the Word. But notice how he shifts to the present tense, (verse 5), "the light shines in the darkness and the darkness has not overcome it." All of creation came through the Word, it is the source of life and has come to bring light where sin has caused darkness.

John is not just speaking about the past. After he establishes the power and authority of the Word, he makes it clear that God has not stopped speaking the light-bearing Word, "light shines in the darkness and the darkness has not overcome it." Don’t we need this Word’s creative power and light in our world? What feels old, tired, violently shaken, discouraging, and "under the shadow of death," is still being addressed by God through the Word. The Word’s entering our world and taking flesh among us did not happen just two thousand years ago. Today we don’t just celebrate a 2000 year old birthday. Rather, the Word continues to take flesh among us today and, despite the devastating effects of darkness in our world – as I write this, the newspapers today speak of the threat of starvation for millions of people in Afghanistan, and the ongoing darkness the pandemic casts throughout the world. Nevertheless, God’s light will not be overcome.

John’s Greek hearers, receiving this message about the divine Logos, would believe that God would never let us be overcome by chaos and the disorder caused by sin. The Jewish Christians hearing this message about God’s Word, would be assured that the very source of creation is still at work to bring light where darkness seems to hold sway. Whether of Greek or Jewish origin the faithful hearer knows that God dwells within us and joins our struggles to overcome forces that have their origin in our human deviation from God’s message and plan for us.

Since we are soon to begin a new year and may be wondering what new year’s resolution to make, John might be suggesting one to us today. In the light of the power of the Word, and the reminder that the Word’s taking flesh is present tense, we might resolve to a more attentive and disciplined listening to the Word of God. There are many places God speaks to us, but our touchstone for the Word is the Bible. What about a new year’s resolution to be more faithful and prayerful in our reading of Scripture? If the parish publishes next Sunday’s readings in the bulletin then a daily ten or fifteen minutes’ reflection on one of those readings each day holds a lifegiving promise for us as we enter the new year.
 
Lễ Thánh Gia Thất
Lm. Jude Siciliano, OP
06:42 23/12/2021

LỄ THÁNH GIA THẤT -C-
1 Samuen 1: 20-22, 24-28; Tvịnh 83; Colossê 3: 12-21;Luca 2:41-52

Bài phúc âm hôm nay có những âm vang nghe rất quen thuộc. Chúng ta đã nghe các câu chuyện về những người nổi tiếng thường họ hay có những dấu hiệu báo trước về sự vĩ đại trong tương lai khi họ vẫn còn trẻ nhỏ. Đức Giêsu, mặc dù chỉ mới 12 tuổi, đã tuyên bố Ngài thuộc về ai. Ngài sẽ phải ở trong ngôi nhà của Thiên Chúa. Việc của Thiên Chúa sẽ là công việc của đời sống Ngài.

Chúa Giêsu thuộc về một gia đình người Do thái ngoan đạo. Hằng năm cha mẹ Ngài đưa con đầu lòng của họ lên Đền Thờ ở Giêrusalem. Cha mẹ Ngài dạy Ngài về tục lệ truyền thống Do thái cho Ngài. Thánh Luca nói ngắn gọn về một điều gì đó luôn hiện diện lâu dài trong sinh hoạt hằng ngày của Bà Maria và ông Giuse. Hai ông bà tìm đứa con bị thất lạc trong "3 ngày". Khi đọc câu chuyện ngắn về sự thiếu vắng người con, Cha mẹ nào lại không cảm thấy thảng thốt khi họ ngoảnh lại nhìn ở chổ đông người và không nhìn thấy con mình, không biết nó lạc ở đâu phải không? Cha mẹ nào lại không hết sức lo lắng vì sự thiếu cảnh giác khi để con đi lạc ở chốn đông người, hay vì mình còn quá trẻ đã không đủ kinh nghiệm chăn dắt con trẻ nên tạo ra ảnh hưởng không tốt cho đời sống của chúng.

Việc nuôi dạy con cái có những niềm vui sâu lắng hơn là những điều lo lắng, sợ sệt và lo âu. Chúng ta có thể tưởng tượng được sự vui mừng của Bà Maria và ông Giuse sau khi tìm lại được Chúa Giêsu. Bà Maria nói với Chúa Giêsu là cha mẹ Ngài là họ đã "cực lòng" tìm Con. Từ gốc tiếng Hy lạp cho từ "cực lòng" có nghĩa là nói về cảm giác của các bậc cha mẹ trong tinh thần “lo lắng” về nổi buồn bực, đau khổ và hết sức lo âu. Thí dụ trong bài trích phúc âm theo thánh Luca, nói về người giàu có đã ở trong hỏa ngục, kẻ đã phớt lờ người ăn mày Lazarô ở trước cổng nhà y; đã kêu xin lên ông Abraham nói với ông Ladarô nhúng đầu ngón tay ông vào nước nhỏ lên lưỡi ông ta một giọt cho mát, vì ông ta bị lửa thiêu đốt "rất thống khổ". (Lc 16:24) Theo tiếng Hy lạp, "thống khổ" là từ mà Đức Maria đã dùng; theo tường thuật của thánh Luca; để nói với Chúa Giêsu. "Cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con". Giọng nói của Đức Maria giống như giọng nói của một bậc cha mẹ vừa trãi qua nỗi “cực khổ lớn” tìm con. Nhưng phản ứng của Chúa Giêsu không phải là lời khiêm tốn cầu xin cha mẹ tha thứ như chúng ta thường thấy. Trái lại, hình như Chúa Giêsu quở trách cha mẹ vì họ đã lo lắng thái quá. Thánh Luca diễn tả Chúa Giêsu ở đây như một thanh niên trẻ đã tìm thấy ơn gọi của chính mình. Chúa Giêsu có bổn phận ở nhà của Thiên Chúa, và ơn gọi của Ngài sẽ đưa Ngài ra khỏi ảnh hưởng của gia đình và làng xóm.

Câu trả lời của Chúa Giêsu không làm sáng tỏ được vấn đề gì để cho cha mẹ Ngài hiểu vì hai ông bà "không hiểu lời Chúa Giêsu vừa mới nói". Tiếng nói mà Chúa Giêsu đã nghe mang âm vang về "bổn phận ở trong nhà Cha ngài" và để thực thi lễ hy tế theo đường lối của Thiên Chúa. Đó là điều chính mà Ngài phải thực hiện nơi Ngài và nơi chúng ta. Đó là một mầu nhiệm nó đòi buộc nơi Chúa Giêsu việc Ngài phải trung thành cho đến chết. Đối với những chức sắc trong tôn giáo hay trong uy quyền chính trị, thì tiếng gọi này là một vấn đề chưa hề có, vì nó sẽ mang đến cái chết cho Ngài. Đây mới là lúc khởi sự. Chúa Giêsu sẽ luôn đem đến những câu hỏi và nỗi thống khổ cho cha mẹ Ngài. Nhất là cho Đức Maria khi ngài đứng dưới chân thập giá ngẫm suy về mầu nhiệm sự chết của Chúa Giêsu.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn bối cảnh của bài phúc âm để giúp chúng ta hiểu rõ hơn. Thánh Luca mở đầu phúc âm với 2 phần nhập đề (1:5-2:52). Phần thứ nhất (1:5-2:40) được đọc trong Mùa Vọng, trong lễ Giáng Sinh và trong lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Phần này nói về nguồn gốc Chúa Giêsu. Phần thứ hai (2:41- 52) ngắn hơn nhiều và nói về ơn gọi của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu sẽ trở về với Thiên Chúa. Bởi đó bài trích sách Phúc ăm hôm nay bắt đầu cho thấy ơn gọi của Ngài. Khi Chúa Giêsu nói là Ngài "có bổn phận ở nhà của Cha ngài". Suốt năm phụng vụ này, phúc âm của thánh Luca sẽ tiếp tục phân chia 2 phần như thế. Phần thứ nhất về nguồn gốc Cộng đoàn tín hữu ở Galilê (4:14- 9:50). Phần thứ hai nói về việc chúng ta sẽ cùng với Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem và cùng với Ngài khám phá ơn gọi của chúng ta với Ngài.

Có một bức tranh vẽ về Thánh Gia mà tôi đã thấy, tôi nghĩ nó do họa sĩ George de la Tour thực hiện. Trong bức tranh đó, thánh Giuse đang hoạt động ở trong xưởng mộc, ông đang dạy nghề mộc cho Chúa Giêsu. Cả hai cha con đang ghép hai tấm gỗ làm thành cây thập giá. Hình như họa sĩ De la Tour có ý nói về sự xuất hiện của cây thập giá rất sớm trong phúc âm. Họa sĩ muốn mô tả điều tương tự như thánh Luca nói với chúng ta. Phần trước trong phúc âm thánh Luca nói là Thần Khí Thiên Chúa "bao trùm" Đức Maria để bà trở nên mẹ Đấng Cứu Thế. Người phụ nữ trẻ tuổi này nhận được lời mời gọi của Thiên Chúa và đã đáp lại theo thánh ý của Thiên Chúa để đồng hành cùng Thiên Chúa trong công cuộc cứu chuộc. Lời "xin vâng" của người nữ ấy bắt đầu câu chuyện về việc Thiên Chúa nhập thế làm người, nhưng lời “xin vâng” ấy cũng cũng làm cho đời sống của người phụ nữ đó bị đảo lộn. Tiếng “xin vâng” của cô ấy thưa với Thiên chúa đòi hỏi sự hy sinh của cô ta.

Hôm nay chúng ta bắt đầu trông thấy thành quả trong đời sống của Đức Maria về lời "xin vâng" với Thiên Chúa. Đức Maria phải trải qua sự đau khổ của một bậc cha mẹ mà cách làm của người con đã khiến cô ấy đau khổ và thắc mắc. Ngoài Thần Khí của Thiên Chúa bao trùm Đức Maria trong đời sống của Ngài thì cây thập giá cũng là dấu chỉ luôn hiện diện trong đời Đức Maria. Chúng ta biết qua phúc âm thánh Luca cây thập giá luôn “ẩn hiện” trong đời sống Chúa Giêsu. Nhưng chúng ta cũng bắt đầu thấy dấu ấn của thập giá luôn rõ nét trong đời sống thánh gia nữa. Nó bắt đầu rõ nét khi Chúa Giêsu chọn con đường Ngài đi là lúc dấu chỉ thập giá đem đến đau khổ trước khi đưa đến đời sống mới. Thánh Luca nói là cha mẹ Chúa Giêsu "không hiểu điều gì Ngài nói với họ". Họ giống như các môn đệ Chúa Giêsu và cả chúng ta nữa, sẽ phải bước đi theo ánh sáng đức tin để giúp họ tin cậy vào Thiên Chúa, ngay cả khi chưa có câu trả lời nào cho nỗi đau khổ không hề được nghe đến.

Trong lúc tôi lớn lên, tôi đã nghe nhiều bài giảng ca tụng về “Thánh Gia”. Các Cha giảng tưởng tượng ra một gia đình bình dị lý tưởng khiến cho tôi cảm thấy gia đình thân mến của tôi không không còn là lý tưởng như hình ảnh Thánh Gia mà các cha giảng mô tả: Những bức tranh vẽ về Thánh Gia trong các nhà thờ và trong gia đình chỉ giúp cũng cố thêm tính không thực tế và khoản cách giữa Thánh Gia và các gia đình. Tôi nghĩ Đức Maria và thánh Giuse là một gia đình tuyệt vời, đơn sơ, bình an và trong sáng. Tôi thường nghĩ Chúa Giêsu dễ dãi vì không có anh chị em để cải vả tranh nhau về miếng bánh lớn mừng sinh nhật. Và xem chừng như thánh Giuse và Đức Maria không hề bất đồng quan điểm với nhau, lo lắng về tiền của hay lo sợ về sự an toàn của người con lớn lên trong một thế giới bạo lực. Tôi nghĩ, chúng ta nên đưa kinh nghiệm của cuộc sống cộng đoàn con người chúng ta hôm nay vào bài phúc âm này, và không nên quá ca tụng Thánh Gia theo ý nghĩ tôn giáo. Nếu chúng ta có ý nghĩ không thực thế về gia đình Chúa Giêsu thì điều đó càng khiến chúng ta rời xa đời sống của Ngài và đời sống của các vị thánh khác.

Cuối bài phúc âm hôm nay thánh Luca nói là "sau đó, Chúa Giêsu đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Còn Đức Giêsu thì ngày càng khôn lớn, và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến. "Sự khôn lớn này không xãy ra trong lúc Chúa Giêsu ngủ. Chúa Giêsu là một thành phần của một gia đình nhân loại, thuộc người Do thái ngoan đạo, và truyền đức tin lại cho người con sau này. Cha mẹ Chúa Giêsu dạy dỗ và giúp Chúa Giêsu nên người khôn lớn. Thiên Chúa nhập thể ở giữa chúng ta có nghĩa là Chúa Giêsu khôn lớn như chúng ta, dưới sự dạy dỗ và nuôi dưỡng của cha mẹ, bà con, bạn bè và hàng xóm láng giềng của Ngài. Chúa Giêsu không được lớn lên từ trong Đền Thờ, trong một hoàn cảnh riêng biệt xa ảnh hưởng của gia đình Ngài. Trái lại, chúa Giêsu luôn sống giữa dân chúng, giữa những người thường thương yêu nâng đở Ngài, mặc dù họ không hoàn toàn hiểu Ngài.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

The Holy Family -C-
1 Samuel 1: 20-22, 24-28; Psalm 84;Colossians 3: 12-21; Luke 2: 41-52

Today’s gospel has a familiar ring. We have heard stories of famous people who showed precocious signs of future greatness while they were still young. Jesus, while still only twelve, declares his primary allegiance. He is to be in God’s house, God’s work will be his life’s work.

Jesus belonged to an observant Jewish family and so his parents take their firstborn to the Temple in Jerusalem. They are teaching him his Jewish heritage. St. Luke is brief about something that that must have seemed like an eternity for Mary and Joseph – for "three days" they search for their missing child. Read into that succinct narrative the anguish Jesus’ parents must have felt searching for their son. What parent has not had a hint of that feeling when turning around in a mall they notice their child has wandered? How much greater the anguish experienced by those parents whose child has run away, or made decisions they were much too young to make, with consequences that may last the rest of their lives?

Parenting has profound joys and more than its share of worry, fright and anguish. I can only imagine the relief Mary and Joseph felt when, at last, they found Jesus. Mary’s statement to him, about his parents having "great anxiety," gives us a clue what the parents were feeling. The original Greek for "anxiety" suggests severe mental distress, sadness and intense anguish. For example, in Luke, it is the same expression used by the rich man who, having ignored the beggar Lazarus at his gate, winds up in hell begging Abraham for a drop of water to cool his tongue. He says, "... For I am in agony in these flames" (Lk. 16: 24). In Greek, "agony" is the same word Luke uses when Mary tells Jesus, "Your father and I have been looking for you with great anxiety". Mary’s tone sounds like what one would expect from a parent who has just gone through "great anxiety" – she is correcting Jesus. But his response isn’t the humble request for forgiveness we might have expected. Instead, he seems to reproach them for their worry. Jesus, as Luke depicts him here, is a young man finding his calling for life. He will be about God’s business and his choice of vocation will take him outside the influence of family and village.

Jesus’s response doesn’t clarify the matter for Mary and Joseph; they "did not understand what he said to them." The call he has heard, "to be in my Father’s house", and to dedicate himself to God’s ways, is exactly right for him – and for us. But we can’t ignore the mystery. That call will require him to be faithful to it all the way to his death. Others in religious and political power will take such exception to the way he lived out his vocation that they will seek his death This is just the beginning. Jesus will always cause continued questions and anguish for his parents, most especially for Mary, when she stands and wonders at the foot of his cross.

Let’s look at the context of the passage, this may help in our interpretation. Luke begins his gospel with a two-part prologue (1:5-2:52). The first part (1:5-2:40) appears in the Lectionary readings during Advent, the Christmas celebrations and on the feast of the Immaculate Conception. This part of the prologue is about Jesus’ origins. The second part (2:41-2:52) is much shorter and relates to his destiny. He will return to God. Hence, today’s selection begins to show this destiny, when Jesus says his place is in his "Father’s house." Through this liturgical year Luke’s gospel will follow a similar division. The first part will be about the origins of the Christian community in Galilee (4:14-9:50). In the second we will travel with Jesus to Jerusalem and discover our destiny with him.

There is a painting of the Holy Family I once saw, I think it was done by George de la Tour. It shows Joseph in his carpentry shop where he is teaching carpentry to the young Jesus. They are working on two pieces of wood that form a cross beam. De la Tour seems to be suggesting the early appearance of the cross in the gospel. The artist depicts the same thing Luke is showing us. Earlier in the Gospel Luke tells us that the Spirit of God "over shadows" Mary enabling her to become the mother of the savior. This young, unlettered peasant girl discerns the voice of God and responds in the affirmative to God’s will, becoming a partner with God in the work of redemption. Her "yes" began the story of God’s taking flesh – but it also turned her world upside down. Her "yes" to God’s ways required personal sacrifice.

We begin to see today some of the consequences in Mary’s life as a result of her consent to God. She must undergo the suffering of a parent whose son’s ways cause her pain and questions. Besides the Spirit’s presence in her life, the cross is also showing signs of its presence. We know that through Luke’s gospel the cross "overshadows" Jesus’ life – but we begin to see that it overshadows the family’s life as well. It has already begun to show itself as Jesus chooses a way of life that will bring suffering before it brings new life. Luke tells us that the parents "did not understand what he said to them." They, like Jesus’ disciples – and we as well – will have to walk by the light of faith that enables them to trust God, even when an answer to problems and pain is not immediately forthcoming.

Growing up I heard too many sermons that waxed eloquently on "the Holy Family." Preachers imagined an idyllic family which made me feel my loving family fell short of the ideal painted by the preachers. Painted images of the Holy Family in church and home only helped reinforce the unreality and distance between them and the families I knew. Jesus, Mary and Joseph, in their immaculate, but simple home, seemed so peaceful, clean and starched. I used to think Jesus had it easy, he had no brothers or sisters to argue with over the biggest piece of birthday cake. Mary and Joseph looked like they never disagreed, worried about finances, or had fears for the safety of their child growing up in an all-too-cruel world. I think we need to bring our human experience to today’s gospel and not sanitize it to fit our preconceptions or pious presumptions about the kind of life the Holy Family lived. Having an unreal idealized view of Jesus’ family only further separates us from his life and the lives of other saints.

The closing line tells us that when they returned to Nazareth, Jesus was obedient to his parents and that he "advanced in wisdom and age and favor before God and humans." This growth didn’t happen in his sleep. Jesus is part of a human family, devout Jews, who passed on their faith and their family customs to their son. As his parents, they taught and nourished Jesus into manhood. God’s taking flesh among us means Jesus grew and matured the way we do -- under the influence of his parents, extended family, friends and neighbors. Jesus was not raised in the Temple, in a rarefied atmosphere, far from the influence of his family. Instead, he was very much immersed among people who cherished, nourished and stood by him, even though they didn’t fully understand him.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:04 23/12/2021

21. Chúng ta giao chiến với tư dục tình cảm lệch lạc thì khó khăn hơn cả hai nước đang giao chiến, bởi vì hai nước giao chiến sẽ không lâu dài. Chỉ có giao chiến với tư dục tình cảm lệch lạc cho đến khi chết mới thôi.

(Thánh Ephraem)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:07 23/12/2021
46. CHẶT NGÓN TAY BỎ ĐÁNH BẠC

Trước đây tôi đã thấy một người rất là sảng khoái, anh ta nói bản thân mình là giỏi nhất và rất mê đánh bạc, tiền thắng thua trên cả vạn, đêm nối tiếp ngày, hoàn toàn không mệt mỏi.

Mọi người thấy ngón tay giữa của anh ta bị cụt, vết thương giống như bị dao chặt, bèn hỏi nguyên do, anh ta cười nói:

- “Đây là mấy năm trước tôi thề bỏ đánh bạc nên chặt đứt nó”.

(Minh Tề Tiểu Thức)

Suy tư 46:

Con người ta ai cũng có lúc lầm lỗi, nhưng biết lầm lỗi để quyết tâm sửa đổi thành người tốt, thì đó là việc nên làm ở đời này.

Có người chặt ngón tay để thề thốt là không uống rượu nữa, nhưng ngón tay đứt rồi mà rượu thì vẫn cứ uống, lại còn uống bạo thêm nữa; có người cắt cụt mái tóc dài đẹp của mình để thề thốt là yêu anh trọn đời, nhưng tóc cắt xong rồi thì đi mỹ viện uốn chải bới và bai bai anh để lên xe hoa với người khác.v.v...tất cả những hành động thề thốt làm cho người khác phải rùn mình đó, đều không làm cho họ thành người tốt hơn, bởi vì họ thề thốt mà không cầu nguyện, không thành tâm kiểm điểm và hối cải cuộc sống...

Chặt ngón tay để thề thốt mà lòng không quyết tâm thay đổi cuộc sống, thì giống như người ta cắt tỉa cành bon-sai mà không bón phân tưới nước cho nó, thì trước sau gì nó cũng...ngoẻo mất thôi.

Nhưng người Ki-tô hữu thì không như thế, bởi vì họ chỉ xé lòng chứ không xé áo.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lễ Giáng Sinh (Năm C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:10 23/12/2021
LỄ GIÁNG SINH (Năm C)

(Thánh lễ ban ngày)

Tin mừng: Ga 1, 1-18

“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”.


Bạn thân mến,

Hôm nay đúng là ngày lễ Giáng Sinh, ngày đại lễ của toàn thể dân Thiên Chúa trên khắp địa cầu, ngày mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại bằng việc Con Thiên Chúa giáng trần, Ngài là ánh sáng chiếu soi đêm tối, là vừng thái dương xuất hiện xua tan bóng đêm của ác thần tội lỗi đang thống trị địa cầu.

Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của chân lý,

Ánh sáng này đã bừng lên trở thành dấu lạ soi dẫn ba nhà hiền sĩ đi tìm chân lí bởi trời xuống.

Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của người thiện tâm,

Ánh sáng này đã làm cho tiên tri Si-mê-on thao thức chờ đợi trước khi trở về cùng tổ tiên, ánh sáng này cũng đã làm cho bà tiên tri An-na cất giọng ngợi ca Hài Nhi cho hết thảy mọi ngư

Đức Chúa Giê-su là sáng sáng của người nghèo,

Ánh sáng này đã rực lên giữa bóng đêm lạnh lẽo của miền Bê-lem với các mục đồng, ánh sáng này đã chiếu soi tận tâm hồn của họ, khiến họ vui mừng hân hoan đi xem sự lạ mới xảy ra, và họ đã tin và bái lạy ánh sáng của Thiên Chúa là Hài Nhi đang nằm trần truồng lạnh rét trong hang đá.

Đức Chúa Giê-su là ánh sáng của Tình Yêu,

Vì yêu mà Ngài đã giáng trần,

vì yêu mà Ngài đã trở nên thấp hèn rốt hết trong con cái loài người,

vì yêu mà Ngài đã chịu chết trên thánh giá,

vì yêu mà ngài đã nhẫn nại với những tội lỗi của nhân loại,

vì yêu mà Ngài đã trở nên ánh sáng cho mọi tình yêu ở trần gian. Do đó ai không được ánh sáng tình yêu của Ngài chiếu dọi, thì không biết yêu thương và không biết dâng hiến phục vụ, ai không có ánh sáng tình yêu của Ngài soi sáng thì tình yêu của họ chỉ là một tình yêu giả dối, hưởng thụ và giai cấp mà thôi...

Bạn thân mến,

Thiên Chúa đã trở nên người phàm và ở giữa thế gian, ở giữa bạn và tôi, nhưng Ngài vẫn là ánh sáng, để hướng dẫn và soi sáng cho những tâm hồn biết đi tìm ánh sáng chân thật, để thay đổi cuộc sống trì trệ của mình, thay đổi tư tưởng hận thù ghét ghen của mình, thay đổi những cuồng vọng đam mê của mình...

Mừng đại lễ Chúa giáng sinh là mừng ngày chúng ta được giải thoát khỏi ách thống trị của ma quỷ, là ngày mà Thiên Chúa trao sứ mạng cho bạn và tôi, và cho tất cả những người Ki-tô hữu khác, hãy trở nên ánh sáng cho mọi người, hãy phản ánh lại ánh sáng chân thật của Ngài cho tha nhân bằng chính việc làm bác ái, yêu thương và phục vụ anh chị em đồng loại như Ngài đã làm, và như thế, chúng ta đã loan báo cho mọi người biết rằng: Thiên Chúa đang cư ngụ giữa chúng ta, Ngài chính là anh, là chị, là em, là bạn, là tôi và Ngài chính là tất cả những ai đang hết lòng phục vụ anh chị em chung quanh mình...

Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Máng cỏ linh hồn
Phó tế Phạm Bá Nha
11:11 23/12/2021
Máng cỏ linh hồn

Chuẩn bị cho máng cỏ tâm hồn thiết nghĩ phải qua hai giai đoạn

1. Thanh tẩy tội lỗi, khuyết điểm là bỏ nếp giống gian dối, kiêu căn, ác tâm hằn thù

Trước hết, Mẹ không đành lòng nhìn con mình đứng trên miệng hố sâu của sự diệt vong đời đời. Mẹ muốn con cái Mẹ lúc nào cũng giữ tâm hồn trong sạch. Chuẩn bị tâm hồn trong trắng, qua ăn năn sám hối. muốn vậy

Chúa đã cảnh báo : Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào ích gì?

Nhiều người cho rằng Đức Mẹ nhắc đi nhắc lại, nhưng con người vẫn làm ngơ, thản nhiên đi đến vực thẳm tội lỗi.

Tại Fatima, 1917, một trong sứ điệp Đức Mẹ hiện ra ra với Ba Trẻ, Phancisco, Jacinta và Lucia, là Ăn năn đền tội. Nhân loại đã làm. Chiến tranh chấm dứt và Nước Nga đã trở lại.

Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới, tín hữu khắp nơi đến với Mẹ, đều mang tâm tình thống hối ăn năn và được ơn hoán cải.

Cha thánh Gioan Maria Viannê đã nói trên tòa giảng : Anh em hãy cảm tạ Thiên Chúa vì Ars đã lột xác. Ars ngày nay không còn Ars xưa nữa. Chính nhờ hoán cải, Ars có bộ mặt toàn diện đạo đức.

Lời Chúa và Đức Mẹ khác nào lời Thánh Phaolo dạy giáo dân tích cực hơn nữa :

Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ. Đó là dâm bôn, ô uế, phóng đáng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tương, nóng giận, trah chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵnn say sưa, chè chén và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho anh em biết, như tôi đã từng bảo : những kẻ làm điều đó sẽ không được thửa hưởng Nước Thiên Chúa. (Gl 5, 19-21)

Thánh Phaolo còn nhắc mỗi người cần tạo cho đời sống bác ái hòa nhã, vui tươi, xứng đáng là con Chúa và an hem với nhau :...Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế. Những ai thuộc về Đức Kitô thì đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với dục vọng và đam mê. Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước. Chúng ta đừng có tìm hư danh, đừng khiêu khích nhau, đừng ganh tỵ nhau. (Gl 5, 22-26)

2. Bằng những việc lành phúc đức

là những bó hoa đem đến trước hang đá dâng Chúa Hài Đồng.

- Bố thí là dự trữ cho kho báu trên trời. Mở sách Công Vụ Tông Đồ ta thấy nhan nhản những gương chia sẻ của tín hữu sơ khai (x. CV 2, 42- 46)

- Chầu Thánh Thể thường xuyên trao đổi với Chúa những lo toan, buồn phiền trong đời sống.

- Dâng lễ mỗi khi có thể là của ăn nuôi sống hằng ngày. Đức Phanxicô khuyên các linh mục mở cửa nhà thờ, là nơi để người ta ra vào gặp gỡ với Chúa qua Phép Thánh Thể và Thánh Lễ

- Lần hạt Mân Côi đem lại nguồn an vui cho mọi người, tìm ra lối sống. Như Frédéric Ozam, đại văn hào Pháp, có lần đến Paris, với tâm hồn hoang mang đức tin. Ông vào nhà thờ để suy niệm, tìm lối thoát. Tình cờ ông thấy một cụ già ngồi góc cột lần chuỗi. Đến gần ông nhận ra là nhà bác học điện năng tên André Ampère, một khoa học gia lý tưởng của ông. Sau này ông viết một bài phê bình nổi tiếng : tràng Mân Côi của nhà bác học André Ampère tác động tâm hồn tôi, hơn cả ngàn bài giảng, các pho sách triết học, thần học trên thế gian này (Fatima 1917- 2017. Hành Hương GXVN Paris. tr. 121)

Sau khi công chúa Diana qua đời, người ta khám phá tử thi, thấy có cỗ tràng hạt Mẹ Terexa tặng trong túi áo. Hy vọng là đặc ân cho người trẻ đẹp vắn số này. (Sđd, tr.160)

Người Legio, trong mỗi phiên họp, quây quần bên Mẹ lần chuỗi Mân Côi, là dịp cùng nhau suy niệm cuộc đời Mẹ-Con ‘‘Đồng Công Cứu Chuộc’’.

-Những niềm vui thoáng qua chưa trọn vẹn : Thiên Thần Truyền Tin. Chúa sinh ra nơi hang đá. Lạc Chúa rồi lại tìm thấy.

- Đức Mẹ là người cùng hoàn cảnh đau lòng sống trong cảnh thiếu thốn cơ hàn, đủ mặt. Thêm lo lắng nhiều sự

-Và đau khổ dồn dập : Chúa đẫm máu và mồ hôi hòa lẫn trong vườn Dầu. Đội mão gai, vác và chết trên Thánh Gía. Mẹ đau đớn như chết cùng Con.

Máng cỏ năm xưa vang tiếng Thiên thần : ‘‘vinh danh Thiên Chúa trên trời’’

Máng cỏ linh hồn năm nay, nếu chuẩn bị kỹ lưỡng, sẽ : ‘’Bình an dưới thế cho người lòng ngay’’.

Kính chúc anh chị Đạo Bình luôn Bình An để làm Vinh Danh Chúa khắp nơi.

Máng cỏ tâm hồn con đây,

Ôi, Mẹ-Con, lòng thành kính dâng lên.

Xóa đi nỗi lầm triền miên,

Thanh thoát bay, chúc tụng Chúa nơi cao.

Anh em muôn một ca rao,

Vinh danh Chúa cả ngự trên trời sao.

Anh em đừng quên nhắc nhau

Sớm hôm cầu Mẹ hết khổ sầu đau. n
 
Lễ Thánh Gia Thất : Tế Bào
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –
11:30 23/12/2021
Tế Bào

Lễ Thánh Gia Thất

Hằng năm vào Chúa Nhật tiếp ngay sau đại Lễ Giáng Sinh, Giáo hội cho đoàn tín hữu Công Giáo mừng kính Thánh Gia Thất, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh cả Giuse. Chúng ta được nhắc nhớ về tầm quan trọng của gia đình trong việc làm người, việc xây dựng xã hội cũng như Giáo hội. Theo viễn kiến này xin có một cái nhìn về gia đình như là tế bào, tế bào của xã hội, của Giáo hội.

Tế bào là một đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của sinh vật sống. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của sự sống có khả năng phân chia độc lập, và các tế bào thường được gọi là “những viên gạch đầu tiên cấu tạo nên sự sống” (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). Dịp chuyển giao năm cũ năm mới, bước vào thế kỷ XXI, chương trình VTV3 đã vinh danh hai tín hữu Công Giáo là nhạc sĩ Ngọc Lễ và ca sĩ Phương Thảo vì có công đề cao giá trị của gia đình qua âm nhạc, một phương thế có tính xã hội và dễ đi vào lòng người. Bài hát “Ba ngọn nến” được cất lên từ các thành viên của gia đình được vinh danh. “Ba là cây nến vàng. Mẹ là cây nến xanh. Con là cây nến hồng. Ba ngọn nến lung linh. Lung linh, lung linh tình mẹ tình cha…”.

Con Thiên Chúa chọn cách thế giáng trần từ một mái gia đình. Dù nghèo hèn nhưng tình mẹ tình cha mãi là chiếc nôi ấm cho Hài Nhi Giêsu chào đời, làm người. Sự hiện hữu của Con Thiên Chúa trong thân phận loài người nhờ Mẹ Maria cưu mang, sinh hạ, nhờ thánh cả Giuse giang tay đón nhận cả hai về nhà. Sự tồn tại của Hài Nhi nhờ tấm lòng và dòng sữa Mẹ Maria, nhờ sức lao công và sự bảo vệ của Giuse trước sự truy diệt của bạo vương Hêrôđê. Sự phát triển của Đấng làm người nhờ công lao giáo dục của bố mẹ Giuse – Maria. Một trong những ý nghĩa của việc đặt tên là giáo dục. Chính hai Đấng đã đặt tên cho trẻ là Giêsu theo lời sứ thần truyền (x.Mt 1,21; Lc 1,31).

Có thể nói rằng các tôn giáo và các chính thể xã hội đều nhìn nhận vai trò quan trọng của gia đình trong việc huấn luyện, giáo dục trẻ thơ thành người. Giáo Hội Công Giáo còn mạnh mẽ hơn khi xác quyết rằng vai trò ấy là không gì có thể thay thế. Thánh Giáo hoàng Phaolô VI nói: Gia đình là mái trường đầu tiên dạy chúng ta biết sống nên người, nên người con cái Thiên Chúa. Từ trong nôi ấm, trong vòng tay của mẹ cha, trẻ thơ cảm nhận thế nào là tình thương. Và dần dà các bé học biết tin yêu, phó thác.

Gia đình còn được xem là tế bào của xã hội và của Giáo hội. Một cơ thể sống luôn tùy thuộc vào trạng thái của các tế bào. Căn bệnh thế kỷ HIV-AIDS hay nạn dịch Covid-19 đang hoành hành cho chúng ta thấy tầm quan trọng của sức đề kháng của tế bào. Khi các tế bào cơ thể chúng ta mất sức đề kháng (liệt kháng) thì tính mạng sẽ bị đe dọa vì bất cứ sự tấn công nào của các loại virus độc hại. Nhìn vào xã hội các nơi trên thế giới, chúng ta phải nhìn nhận hiện thực này: Ở đâu giá trị gia đình bị hạ phẩm, nền tảng gia đình bị lung lay thì xã hội bị xáo trộn ngay và Giáo hội cũng gặp ngay nhiều vấn đề khó vượt qua.

Mừng kính Thánh Gia Thất Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh cả Giuse, Giáo hội kêu gọi đoàn con cái chiêm ngắm Gia đình thánh. Thánh Gia Thất là một tổ ấm đầy tình yêu trong sự liên đới và tinh thần trách nhiệm. Tin Mừng cho chúng ta biết chìa khóa hướng dẫn các Ngài, cả ba Đấng vuông tròn nghĩa vụ của mình, đó là: “Thực hiện lời Thiên Chúa truyền dạy” (x.Mt 1,24; Lc 1,38; Ga 4,34).

Đọc câu chuyện kể trên mạng xã hội: “linh mục quản xứ than thở với cặp vợ chồng già đang hạnh phúc bên nhau: “Không hiểu sao đám trẻ giờ lại dễ cạn tình, cạn nghĩa với nhau thế?”. “Thưa cha, có gì đâu, thời chúng con, hễ cái gì hư thì cố sửa mà dùng; giờ tụi nó hà, hỏng một tí là vứt bỏ, thay cái mới”. Không ai là hoàn hảo, không ai là không hề lầm lỗi, chúng ta cầu xin cho các đôi vợ chồng biết yêu thương nhau trong tình quảng đại để gìn giữ mái ấm gia đình. Xin cho các người cha người mẹ mặn nồng nghĩa phu thê, đồng tâm hiệp ý giáo dục con cái bằng tình yêu, gương sáng và lời lẽ khôn ngoan của mình. Thật phúc thay các gia đình có những người con tự nhiên vui vẻ hát ca: “Ba thương con, vì con giống mẹ. Mẹ thương con, vì con giống ba. Cả nhà ta cùng yêu thương nhau. Xa là nhớ. Gần nhau là cười” (Phan Văn Minh).

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Đức Giêsu, nhà truyền giáo đầu tiên và vĩ đại
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
11:31 23/12/2021
Đức Giêsu, nhà truyền giáo đầu tiên và vĩ đại

(Suy niệm lễ Giáng Sinh)

Trong kho tàng truyện cổ nước Nga, có câu chuyện sau đây: Vào thời trung cổ, có hoàng tử Alexis cũng như các vua khác, sống trong đền đài nguy nga, sang trọng, trong khi dân chúng sống nghèo đói tàn tệ. Nhưng hoàng tử biết cảnh khổ cực của dân chúng, nên ngày ngày ông đến thăm viếng họ, cốt ý chia sẻ nỗi khốn cùng của họ. Song ông chẳng thấy hiệu quả gì. Ngày kia, dân chúng thấy xuất hiện một người lạ, tự xưng là thầy thuốc. Anh ăn mặc như họ, sống đơn sơ như mọi người. Ngày đêm anh tận tuỵ hy sinh săn sóc người già yếu, kẻ ốm đau, giúp đỡ người nghèo khổ. Đặc biệt thầy thuốc này không nhận thù lao, và còn phát thuốc miễn phí…Ngoài ra, thấy ai tranh giành, cãi vã, thù oán, anh đến dàn xếp, giải hoà, giúp họ sống thương yêu hoà nhã với nhau.

Sau cùng, dân chúng khám phá ra thầy thuốc nhân hậu đó chính là hoàng tử Alexis. Ông đã bỏ cung điện giàu sang đến sống với thần dân nghèo khổ, giúp đỡ họ, phục vụ họ. Mọi người đều yêu mến kính phục, nghe lời ông…

Kính thưa, Ngôi Lời là vua trên trời dưới đất, đã Giáng sinh làm người ở giữa mọi người, sống nghèo khó khổ cực như mọi người, sẵn sàng hy sinh phục vụ con người, hy sinh phục vụ cho đến chết, và chết đau khổ trên thập giá: “Con người không đến để được phục vụ, nhưng đến để phục vụ và hiến mạng sống cứu chuộc mọi người”.

Nhưng khổ nỗi, con người vô ơn bạc nghĩa, đã chẳng biết ơn Người còn từ chối Người, khinh mạc Người: “ Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 10-11).

Đức Giê-su, vị truyền giáo đầu tiên và vĩ đại:

Là Thiên Chúa Ngôi Hai, Đức Giê-su đã vâng lời Chúa Cha để xuống thế làm người nhằm cứu độ loài người. Ngài cũng được sinh ra bởi một người nữ tên là Maria bởi quyền năng Chúa Thánh Thần. Nhưng Ngài cũng có một người cha nuôi tên là Giuse. Là Thiên Chúa thật, Đức Giê-su đã trở nên người thật, người trọn vẹn với ý nghĩa đầy đủ. Ngài làm người giống con người mọi sự ngoại trừ tội lỗi. (Dt 4,15). Ngài đã được sinh ra tại làng Belem trong hang nghèo hèn được sưởi ấm bởi hơi bò lừa. Sự ra đời của Ngài đã được ánh sao lạ dẫn đường cho 3 vua dân ngoại đến bái thờ. Sự ra đời của Ngài đã loan báo cho các mục đồng bởi sứ thần “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Quả thật, sự chào đời của Hài Nhi Giê-su là niềm vui cho toàn nhân loại. Vì từ nay, muôn dân đang nằm trong bóng tối tử thần đã được nhìn thấy ánh sáng huy hoàng rực rỡ, đó là Đức Giê-su Ki-tô, Người là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Ngài là vị truyền giáo đầu tiên khi dám chấp nhận bỏ mình, bỏ địa vị Thiên Chúa để hạ mình làm người như mọi người ngoại trừ tội lỗi để cứu loài người khỏi tay thần chết và đưa con người từ bóng đêm tội lỗi đến ánh sáng rạng ngời.

Ngài là vị truyền giáo đầu tiên khi công khai giảng dạy và làm nhiều phép lạ để người câm nói được, người điếc nghe được, người mù được nhìn thấy, người què đi được, người bệnh tật được chữa lành, người chết được sống lại. Ở đâu Ngài hiện diện là ở đó được thi ân giáng phúc. Ở đâu Ngài hiện diện là ở đó đầy tràn Thần Khí và niềm vui hạnh phúc. Ở đâu Ngài hiện diện là ở đó được chữa lành và được cứu sống. Ở đâu Ngài hiện diện là ở đó có sự gặp gỡ và quy tụ.

Ngài là vị truyền giáo đầu tiên và vĩ đại khi Lời Ngài nói với việc Ngài làm ăn nhập với nhau, thống nhất với nhau. Ngài là vị truyền giáo vĩ đại khi tim Ngài luôn thổn thức, chạnh lòng thương và quan tâm đến tất cả mọi người, nhất là những hoàn cảnh éo le bệnh hoạn tật nguyền.

Ngài là vị truyền giáo đầu tiên khi Ngài làm việc liên lỉ vì các linh hồn. Ngài đã khẳng định: Cha Ta làm việc Ta cũng làm việc…”.

Ngài là vị truyền giáo vĩ đại khi Ngài chịu thương chịu khó, hăng say dấn thân trong mọi ngõ ngách miễn sao Tin Mừng được loan báo và Lòng thương xót của Thiên Chúa được tỏ hiện.

Kính thưa,

Giê-su Hài Nhi Giáng sinh có thật sự đem lại lợi ích thiêng liêng, lợi ích cứu độ của mỗi chúng ta không? Ngài là Thiên Chúa hữu hình ở với chúng ta trong mọi nơi mọi lúc, nhất là Ngài đang hiện diện với chúng ta nơi Bí tích Thánh Thể, nơi Thánh lễ chúng ta dâng, nơi Lời Chúa chúng ta đọc, suy niệm và sống, Ngài hiện diện khi chúng ta cầu nguyện. Hơn thế nữa, Ngài hiện diện với chúng ta nơi tha nhân, nhất là nơi những người nghèo, người già cả neo đơn, người bệnh tật, người bị loại ra khỏi lề xã hội,…Tất cả những gì chúng ta làm hay không làm cho những kẻ bé mọn đó là chúng ta đã làm hay không làm cho chính Chúa vậy. Thế nhưng mà như Tin mừng đã nói “Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận…(Ga 1, 10-11).

Ngôi Lời làm người, Ngài là Vầng đông đến thăm viếng ta. Thăm viếng là đến và hiện diện cách thân thiện, gần gũi và trao ban bình an chứ không phải hiện diện để gieo rắc điều xấu và sự bất an cho tha nhân. Quả thật, truyền giáo là thăm viếng. Thăm viếng là ra đi và dấn thân. Ra khỏi chính mình để đến với tha nhân. Thăm viếng là tạo niềm vui, đem niềm vui và trao niềm vui. Thăm Viếng là phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Thăm viếng là chạnh lòng thương, quan tâm và cảm mến tha nhân thay vì vô cảm, ích kỷ và khó thương. Tuy nhiên, để có được cuộc thăm viếng đúng nghĩa và cảm hoá được người khác, mỗi chúng ta cần gặp và đón nhận sự thăm viếng của Thiên Chúa, cụ thể là đón nhận sự thăm viếng của Đức Giê-su để có sức mạnh và nguồn ân sủng của Ngài.

Nguyện xin Hài Nhi Giê-su hiện diện nơi hang đá tâm hồn của chúng ta và ban muôn ơn lành, sức mạnh và bình an để chúng ta trở nên những Giê-su thứ hai đáng yêu và dễ mến nơi môi trường sống nhằm thu hút được nhiều tâm hồn trở về với Chúa. Amen.

Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
 
Một Lần Nữa Chúa Đang Trở Về
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
18:26 23/12/2021
Một Lần Nữa Chúa Đang Trở Về

(Thánh lễ Giáng Sinh ban ngày 2021)

Hôm nay chúng ta cử hành Đại lễ Giáng Sinh trong chiều kích vừa trang trọng vừa đầy niềm hân hoan vui mừng, một niềm vui mà cách đây 16 thế kỷ, chính Đức Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả đã khuyến dụ dân Chúa phải thực hiện như một mệnh lệnh: “Hôm nay Đấng Cứu Độ chúng ta đã giáng sinh, chúng ta hãy vui mừng. Chúng ta không được phép buồn khi mừng ngày sự sống xuất hiện. Ngày kỷ niệm nầy phá tan sự sợ hải trước cái chết và ban cho chúng ta niềm hân hoan được sống đời đời” (Bài đọc 2 Giờ Kinh Sách Lễ Giáng Sinh).

Và khi “ra lệnh” ‘không được phép buồn’ trong dịp mừng lễ Giáng Sinh, chắc chắn Vị Thánh Giáo Hoàng Tiến Sĩ nầy không chỉ nhằm tới “niềm vui tinh thần”, hay “niềm vui trong khung cảnh Phụng vụ”, mà là “niềm vui hiện thực nơi giữa lòng cuộc sống”, niềm vui hiện sinh trong mọi ngỏ ngách của đời thường, như xác nhận của Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong bài giảng ngày 5.3.2008: “Đặc biệt Đức Leo Cả dạy cho tín hữu biết rằng phụng vụ Kitô không phải là việc nhớ lại các biến cố quá khứ, mà là hiện tại hóa các thực tại vô hình hoạt động trong cuộc sống của từng người”.

Và “thực tại vô hình” mà dân Kitô giáo đang cử hành, đang “tưởng-niệm-tái-diễn” (anamnèse) chính là “Đấng Emmanuel”, là “Hài Nhi Giêsu giáng sinh trong hang lừa máng cỏ”, là “Lời đã thành xác phàm và cắm lều ở giữa chúng ta”. Tuy nhiên, chính Thiên Chúa, khi mạc khải “chân dung và sứ mệnh của Ngôi Lời” đã nhất quyết lựa chọn “con đường hành động”, lựa chọn phương thế tích cực sinh hoa kết trái cho trái đất, cho con người như ngôn sứ Isaia đã từng tiên báo: “Như mưa tuyết từ trời rơi xuống và không trở lên trời nữa, nhưng chúng thấm xuống đất, làm cho đất phì nhiêu, cây cối sinh mầm, cho người gieo có hạt giống, cho người ta có cơm bánh ăn, cũng thế, lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác”.

Mặc cho ai đó xuyên tạc rằng “tôn giáo là thuốc phiện”, mặc cho những lập luận sai lạc và ác ý về Chúa Giêsu, về Tin Mừng và Giáo Hội của Ngài…, thì thế giới, kể từ sự kiện Giáng Sinh cách đây hơn 2000 năm, đã thay đổi tận căn, đã sinh hoa kết trái của hy vọng, niềm vui, bình an, bác ái…; một niềm vui tràn trào mà cho dù đang bị vùi dập trong cảnh lưu đày, cầu thực tha phương, nô lệ, mất nước, cũng không ngăn được Isaia phải thốt lên một lời tiên báo: “Hỡi Giêrusalem hoang tàn, hãy vui mừng, hãy cùng nhau ca ngợi! Vì Chúa đã an ủi dân Người, đã cứu chuộc Giêru-salem. Chúa đã chuẩn bị ra tay thánh thiện Người trước mặt chư dân; và khắp cùng bờ cõi trái đất sẽ nhìn xem ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta”.

Vâng, khi nói đến tác dụng lạ lùng của mầu nhiệm Giáng Sinh trên cuộc sống, chắc nhiều người vẫn còn nhớ giai thoại về khúc hát Giáng Sinh trong cuộc chiến Pháp-Phổ vào thế kỷ 19: Chuyện kể rằng: trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1871), vào một ngày Giáng sinh tại mặt trận ác liệt, một lính Pháp bỗng nhảy lên khỏi chiến hào, hát to lên bài Cantique de Noel (Thánh ca đêm Noel) của nhạc sĩ người Pháp - Adolphe Adam - bản carol rất quen thuộc của người Pháp. Từ bên kia chiến tuyến, không có phát đạn nào của lính Phổ đã bắn vào anh ấy. Và thật bất ngờ, một lính Phổ cũng đã vụt đứng lên khỏi chiến hào đáp lại bằng bài carol cổ truyền của Phổ: bài Vom himmel hoch (Từ Thiên đường trên cao) – do Martin Luther viết. Trong khoảnh khắc đặc biệt nầy, một sự kiện hi hữu đã xảy ra: khi hai bài hát của hai anh lính chiến đối địch vang lên, toàn thể các chiến hào lặng im phăng phắt và sau đó là một tràng pháo tay vang dội thay thế cho những tiếng bom đạn gào thét trước đó…

Đó không là một cách “hiện tại hóa các thực tại vô hình hoạt động trong cuộc sống”, hiện tại hóa Giáng Sinh giữa đời thường đó sao ! Và chúng ta cũng đừng quên khi Thiên Chúa trao ban Người Con Một cho chúng ta thì đó không hề là một “thần linh trên các tầng mây” hay một tạo vật vô cảm, bất động không ăn nhập gì với thế giới nầy, cuộc sống nầy… mà là một “Người Con mà Ngài đã tác thành vũ trụ. Nguyên vốn là phản ảnh sự vinh quang và là hình tượng bản thể Ngài, Người Con đó nâng giữ vạn vật bằng lời quyền năng của mình, quét sạch tội lỗi chúng ta, và ngự bên hữu Ðấng Oai Nghiêm trên cõi trời cao thẳm…” (Thư Do Thái trong Bđ 2).

Nếu trong Phụng vụ Thánh lễ Đêm Giáng Sinh chúng ta đã được Tin Mừng Thánh Luca dẫn dắt chúng ta đến chiêm ngưỡng một Hài Nhi vấn tả nằm trong máng cỏ, dấu chỉ của một Thiên Chúa xuống thật thấp, thật gần với chúng sinh; thì trong Thánh lễ Ban ngày nầy, Tin Mừng Thánh Gioan qua “Bài tựa mở đầu” muốn chúng học biết ngọn nguồn lý lịch của “Hài Nhi” yếu ớt, nghèo hèn đó ngõ hầu mở lòng ra đón nhận, tin thờ. Vâng, “nhân thân” của Ngài không phải tầm thường đâu: “Từ nguyên thuỷ đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời vẫn ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa. Người vẫn ở với Thiên Chúa ngay từ nguyên thủy. Mọi vật đều do Người làm nên, và không có Người, thì chẳng vật chi đã được tác thành trong mọi cái đã được tác thành…”. Nhưng, như câu ca dao của Việt Nam: “Yêu nhau vạn sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”, Thiên Chúa yêu thương con người, muốn nâng con người lên nên “Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng tôi, và chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang Người nhận được bởi Chúa Cha, như của người Con Một đầy ân sủng và chân lý…”.

Sứ điệp nầy, chân lý nầy cứ mỗi mùa Giáng Sinh lại được khơi lên, nhắc nhớ. Nhưng hình như con người muôn nơi muôn thuở và thế giới mãi cho tới hôm nay vẫn còn những “quán trọ Bê lem cửa đóng then cài” để chối từ phủ nhận, vẫn còn những bạo chúa Hêrôđê tìm cách để loại trừ, bách hại: “sự sáng chiếu soi trong u tối, và u tối đã không tiếp nhận sự sáng… Người vẫn ở trong thế gian, và thế gian đã do Người tác tạo, và thế gian đã không nhận biết Người. Người đã đến nhà các gia nhân Người, và các gia nhân Người đã không tiếp nhận Người…”.

Chính sự khước từ và quay lưng lại với Thiên Chúa đang có mặt, với Thiên Chúa muốn đồng hành đó đã khiến cho nhiều nơi trên thế giới trở thành “địa ngục ở trần gian”; đã khiến nhiều gia đình tan vỡ, ly tán; đã khiến nhiều tâm hồn thất vọng đau thương… Khi người Đức tôn thờ triết lý “giết chết Thượng Đế” của Nietzsche thì thế giới tan tành với Đệ nhị thế chiến cùng với những trại tập trung tàn sát bao nhiêu triệu sinh linh; cũng vậy, khi chủ tịch Pônpốt chủ trương một xã hội không cần tôn giáo, thần linh thì hơn hai triệu người Campuchia bị tàn sát !

Riêng, đối với chúng ta, những anh chị em thuộc (giáo xứ….), chúng tạ ơn Chúa, vì chắc chắn chúng ta không thuộc “những quán trọ Bêlem khước từ đôi vợ chồng trẻ đến từ Nadarét”, cũng chẳng phải là một “Hêrôđê tìm cách để loại trừ Hài Nhi Giêsu”; nhưng biết đâu, trong đời thường cuộc sống, chúng ta cũng đã bao lần đối xử tàn tệ, ích kỷ, nhỏ nhen với những người chung quanh; đã bao lần kết án, loại trừ, ước muốn điều xấu cho những kẻ nghịch cùng ta…

Chính vì thế, sứ điệp Giáng Sinh hôm nay một lần nữa lại trở về để chúng ta tiếp tục lên đường tìm Chúa, đón nhận Chúa, để như lời Tin Mừng Gioan: “Nhưng phàm bao nhiêu kẻ đã tiếp nhận Người, thì Người cho họ được quyền trở nên con Thiên Chúa, tức là cho những ai tin vào danh Người”.

Chúng ta đang họp nhau nơi đây chắc chắn đã “Trở nên con Thiên Chúa và tin vào danh Người”. Nhưng trở thành một Kitô hữu đích thật thì còn phải phấn đấu mỗi ngày. Vì thế, mừng Chúa Giáng Sinh cách đúng đắn nhất, đó là chúng ta có trách nhiệm làm cho Tin Mừng Giáng Sinh hiện thực trong cuộc sống nầy, cuộc đời nầy, để Chúa Giêsu một lần nữa đến và ở lại trong cuộc đời mỗi người chúng ta, để chúng ta yêu bằng trái tim bao dung quảng đại của Ngài; để chúng ta phục vụ bằng đôi tay khiêm hạ vị tha của Ngài; và để mỗi bước chân của chúng ta là những bước chân nhân chứng, những bước chân loan báo Tin Mừng, như lời ngôn sứ Isaia đã dự báo từ bao ngàn năm trước: “Ðẹp thay chân người rao tin trên núi, người rao tin thái bình, người rao tin mừng, người rao tin cứu độ, nói với Sion rằng: Thiên Chúa ngươi sẽ thống trị! Tiếng của người canh gác của ngươi đã cất lên. Họ sẽ cùng nhau ca ngợi rằng: Chính mắt họ sẽ nhìn xem, khi Chúa đem Sion trở về”. Vâng, hôm nay Chúa đang trở về không phải chỉ với những biểu tượng, hình ảnh nơi hang đá máng cỏ kia… mà Ngài thật đang trở về giữa chúng ta trong Thánh lễ nầy, trong Mình Máu là quà tặng tuyệt vời sâu thẳm ban tặng cho chúng ta. Lạy Đấng Emmanuel, Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin ở lại với chúng con. Amen.

Trương Đình Hiền
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:01 23/12/2021

22. Khi bạn vì Chúa mà từ bỏ ý riêng, tình nguyện suốt đời không hái trái. Chính là nói: suốt đời luôn chịu nhẫn nhục khổ đau, nhìn thấy tất cả ý nguyện và thiện chí của mình giống như hoa tươi chưa kết trái mà đã rơi rụng trên đất rồi.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Gia đình - ngôi nhà thờ phượng Chúa
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
19:03 23/12/2021


Gia đình “ngôi nhà thờ phượng Chúa”

Lễ Thánh Gia, Giáo hội mời gọi mỗi gia đình Công Giáo hướng về gia đình Nadarét để cùng nhau: “Xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương” (x.Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN).

1. Gia đình “ngôi nhà thờ phượng Chúa”

Công Đồng Vaticanô II đã ví “gia đình như một Hội Thánh nhỏ” (Hiến chế Ánh sáng muôn dân, số 11).Thánh Gioan Phaolô II định nghĩa: “Gia đình là Hội Thánh tại gia” (Tông huấn đời sống gia đình, số 11).

Gia đình là Hội Thánh tại gia, bởi lẽ: Chúa Giêsu đã sinh ra và lớn lên trong gia đình Nadarét,có Thánh Giuse và Đức Mẹ.Thánh gia là mẫu mực cho mọi gia đình. Gia đình Công Giáo là trường học đức tin đầu tiên, là môi trường sống các bí tích và thực hành các nhân đức Kitô giáo. Cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của con cái. Gia đình là cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa.

Qua đời sống cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, gia đình toả sáng sự bình an, trổ sinh nhiều hoa trái thánh thiện. Để trở thành Hội Thánh tại gia, mỗi thành viên phải ý thức về căn tính cao cả và chức năng quan trọng của mình. Mỗi ngày thể hiện rõ nét hơn những tính chất căn bản của Hội Thánh tại gia như hiệp thông, liên đới, yêu thương, thuận hoà, tôn ti trật tự, kinh nguyện sáng tối, sống phục vụ và làm chứng nhân Tin Mừng.

2. Gia đình “trường dạy đức tin”

Tin Mừng Lễ Thánh Gia kể chuyện: gia đình Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu đi hành hương lên Giêrusalem. Hai ông bà là người sùng đạo, tuân giữ lề luật cách trung tín. Theo luật quy định, người Do thái phải hành hương về Đền Thánh “mỗi năm ba lần mọi người nam phải trình diện trước Đấng Toàn Năng là Đức Chúa”. Chúa Giêsu lên 12 tuổi, cùng cha mẹ và đoàn hành hương tiến về Đền Thờ theo tập tục ngày lễ. Đối với người Do thái, 12 tuổi là tuổi trưởng thành. Chúa Giêsu bộc lộ sự khôn ngoan trước các bậc thông thái. Sau khi dự lễ vượt qua, Người ở lại Đền Thờ tranh luận với các tiến sĩ luật “mọi kẻ nghe Ngài đều sửng sốt về trí thông minh và các lời Ngài đối đáp”. Sau đó cả gia đình trở về Nadarét “Chúa Giêsu hằng vâng phục hai ông bà”. Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình, một mái ấm có cha có mẹ. Con Thiên Chúa đã lớn lên trong bầu khí gia đình. Mái nhà là trường học đầu tiên. Cha mẹ là thầy cô căn bản. Đức Giêsu lớn dần về mọi mặt trong Thánh Gia đạo hạnh. 30 năm sống dưới mái nhà Nadarét, Đức Giêsu đã thành một người chín chắn và trưởng thành, sẵn sàng lãnh nhận sứ vụ Chúa Cha trao phó. Đức Giêsu đã học nơi Thánh Giuse tinh thần lao động miệt mài, tâm tình tín thác và luôn thi hành thánh ý Thiên Chúa, lòng nhiệt thành chu toàn trách nhiệm đối với gia đình. Đức Giêsu học nơi Đức Mẹ nét đẹp hiền lành đơn sơ tế nhị, tận tụy phục vụ, tin tưởng phó thác, cầu nguyện thâm trầm.Nếp sống đạo đức của cha mẹ đã ảnh hưởng sâu xa đến cuộc đời Đức Giêsu. Người thừa hưởng nơi cha mẹ lòng yêu mến lề luật, gắn bó với Đền Thờ, thói quen siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Người học nơi cha mẹ tâm tình vâng phục thánh ý Chúa, thái độ hiền lành khiêm nhường, tinh thần phục vụ quên mình, chuyên chăm làm việc, ân cần âu yếm đối với con cái. Gia sản quý báu từ Thánh Gia bàng bạc trong những lời Người giảng dạy, trong đời sống của Người.

Gia đình là nơi trẻ em và thanh thiếu niên hấp thụ nền giáo lý chân chính từ cha mẹ.Công đồng Vaticanô II mong muốn các bậc cha mẹ là những người đầu tiên “dùng gương lành và lời nói truyền dạy đức tin cho con cái”. (Hiến chế tín lý về Giáo hội, số 11).Gia đình chu toàn được sứ mệnh cao cả này nhờ yêu thương,cùng nhau học hỏi và cầu nguyện để hạt giống đức tin được triển nở (Sắc lệnh tông đồ giáo dân, số 11). Cha mẹ chăm lo giáo dục nhân bản và giáo dục tâm linh cho con cái.Với con cái, cha mẹ là những sứ giả đầu tiên của Chúa (GLTC # 2225). Hạt giống đức tin nơi trẻ em được gieo và chăm sóc trong môi trường gia đình sẽ phát triển thành cây đức tin.Gia đình là vườn ươm, là thửa đất tốt. Dạy giáo lý như cung cấp chất dinh dưỡng. Tuỳ theo mức độ hấp thụ, tuỳ theo thời điểm, cây đức tin nơi đứa trẻ sẽ phát triển và đơm bông kết trái. Dạy giáo lý tại gia đình, cha mẹ góp phần với Hội Thánh trong sứ vụ đào tạo đức tin cho con cái.

3. Gia đình “mái ấm tình thương”.

Gia đình là cộng đoàn hiệp thông và liên đới chặt chẽ giữa các thành viên với nhau, bình đẳng về phẩm giá, về ơn gọi trước mặt Chúa và trước mặt nhau. Nhờ đó gia đình trở nên mái ấm với cuộc sống an hoà, yêu thương đầm ấm, chia sẻ, giúp đỡ, hy sinh quên mình vì hạnh phúc của nhau.Hãy gìn giữ mái ấm gia đình. Hãy đặt ưu tiên cho hạnh phúc gia đình.

Ngày nay, trong xã hội tiêu thụ, vì bận rộn với công việc kiếm tiền, một số cha mẹ không gần gũi, không dành thời giờ cho con cái. Vì thế, chúng cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu tình thương. Theo mức độ, con cái sẽ lâm bệnh chán nãn, buồn phiền, không thích học nữa, lỳ lợm, xấc láo, ích kỷ, vô cảm, đua đòi thiếu suy nghĩ.Một số phụ huynh chỉ mong con mình học giỏi, thành đạt, kiếm được nhiều tiền. Họ ít quan tâm đến đời sống đạo đức của con, không lo giáo dục đức tin cho con. Có cha mẹ quan niệm, lo cho con được Xưng Tội, Rước Lễ, Thêm Sức là đủ rồi; vì thế có những em sau khi Thêm Sức là bỏ nhà thờ. Sự đa dạng của vi tính và internet quá hấp dẫn lôi kéo con cái chúng ta ra khỏi thực tế và lao vào thế giới ảo, lối sống ảo. Lối sống hiện đại cũng dễ đánh mất bầu khí mái ấm. Mỗi người có một phòng riêng, một thế giới riêng nên mọi người ít quan tâm đến nhau, ít giúp đỡ nhau. “Một gia đình mà hiếm khi mọi người ngồi ăn chung với nhau, hoặc giả có cùng ngồi quanh bàn ăn thì chẳng ai mở miệng trò chuyện với ai, bởi lẽ họ còn đang bận dán mắt vào màn ảnh truyền hình, hoặc đang mê mải với điện thoại thông minh, thế thì gia đình đó không còn đúng nghĩa là một gia đình nữa. Khi ngồi tại bàn ăn mà con cái cứ dán mắt vào máy tính hay điện thoại thông minh và không lắng nghe người khác, thì đó không phải là gia đình nữa, mà là một nhà hưu dưỡng”. (x.Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình quanh bàn ăn trong buổi tiếp kiến chung ngày 11.11.2015, tại quảng trường Thánh Phêrô).

Các bậc phụ huynh xin hãy nhớ, sức mạnh của sự hiệp nhất các thành viên và đồng hành với nhau trong đức tin làm thành mái ấm gia đình cao quý. Chính tình yêu từ mái ấm sẽ làm trổ sinh hoa trái cho đời sống gia đình. “Gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức”.Từ mái ấm gia đình, cha mẹ con cái siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên chăm Kinh Hạt tại gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau.Theo gương Thánh Gia, mỗi gia đình hãy nỗ lực thực thi lời mời gọi của HĐGMVN: “Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Công Giáo”.

Bài đọc 1 và bài Tin Mừng hôm nay, có thể nói, có chung một cốt chuyện: Cha mẹ đưa Samuen cùng với của lễ là “một con bò mộng ba tuổi, hai thùng bột và một bầu da đầy rượu” lên đền thờ và dâng cho Đức Chúa. “Hằng năm, cha mẹ Đức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ”. Cả hai bài đọc chỉ ra vai trò quan trọng nhất của cha mẹ trong gia đình, đó là: đưa con của mình đến đền thờ để dâng cho Thiên Chúa. Nói một cách khác, vai trò của cha mẹ là dạy con cái biết kính sợ Đức Chúa và bước theo đường lối của Ngài. Nhiều khi quá bận rộn với công việc làm ăn, các bậc làm cha mẹ quên mất vai trò là “nhà giáo dục đầu tiên của đức tin cho con cái mình,” và là “những người xây dựng một mái ấm tình thương nơi con cái học yêu và biết được yêu”.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói:“Hôn nhân tự bản chất là một Phúc Âm, một tin vui cho thế giới ngày nay, cách riêng cho thế giới đang bị mất đi nền văn hóa Kitô giáo”. Hôm nay giáo xứ chúng ta cử hành lễ Thánh Gia, kỷ niệm hôn phối cho các gia đình, chúng ta lại một lần nữa khẳng định lời của ĐTC, khi nhớ lại niềm vui và hạnh phúc của buổi đầu cử hành nghi thức hôn phối, tiệc tùng linh đình, khách khứa đông vui chúc mừng đôi tân hôn trăm năm hạnh phúc…Và tạ ơn Chúa, vì kinh qua bao nhiêu thăng trầm của đời sống gia đình, chúng ta vẫn giữ cho gia đình đậm chất tin mừng.

Từ niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, Giáo Hội khám phá ra kho tàng quý giá khi nhận biết Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu không đơn độc, nhưng là hiệp thông trao ban giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi là mẫu mực nền tảng của hôn nhân gia đình. Và khi Thiên Chúa tạo dựng nên con người theo hình ảnh của Ngài, có nam, có nữ, Ngài mời gọi họ sống yêu thương và hiệp thông. Yêu thương hiệp thông chính là bản chất con người. Vì thế, hôn nhân gia đình không thể bị phá hủy dù bị tấn công tứ bề do chủ nghĩa cá nhân hôm nay. Hơn nữa Thiên Chúa tiếp tục bảo vệ hôn nhân qua các nguồn ân sủng của bí tích trong Giáo Hội. Qua Giáo Hội, chúng ta được làm con của Thiên Chúa, lớn lên trong Chúa Thánh Thần, được dưỡng nuôi bằng chính Thánh Thể Chúa, tha thứ và chữa lành, chuẩn bị cho đời sống gia đình và chúc phúc qua bí tích hôn phối, được Giáo Hội đồng hành trong suốt đời sống hôn nhân gia đình. Đó là tin mừng và hạnh phúc lớn lao của gia đình Kitô hữu.

Nhìn vào Thánh Gia Thất, mỗi gia đình hãy học bài học tuân giữ lề luật thánh: “Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, Bà Maria và Ông Giuse đã đem con lên Giêrusalem để tiến dâng cho Thiên Chúa”. Để bảo vệ kho tàng thánh, ân sủng của bí tích hôn phối mà Giáo Hội có những luật lệ. Luật lệ bảo vệ nét đẹp của gia đình, chứ không phải những rào cản khống chế tự do của con người. Khiêm tốn tuân theo lề luật của Giáo Hội về hôn nhân hôm nay là cả một thách thức lớn, nhưng đó là phương cách để ở lại trong nhà thờ, tức là Giáo Hội và tôn vinh kho tàng thánh của gia đình là Thiên Chúa Ba Ngôi.

Những năm qua, Giáo hội ưu tư và mục vụ giúp các gia đình trẻ khám phá ra ý nghĩa và ơn gọi của mình. Thao thức ấy của Giáo hội được diễn tả qua các chỉ dẫn của Thượng Hội Đồng Giám Mục về năm gia đình. Tông huấn Amoris laetitia – Niềm vui yêu thương của Đức Thánh Cha Phanxicô là kim chỉ nam trong việc huấn luyện cho những ai đang ở giai đoạn đính hôn. Các bậc cha mẹ luôn có ảnh hưởng trên sự phát triển của con cái, về điều tốt cũng như điều xấu. Vì thế, việc tốt nhất là các bậc làm cha làm mẹ hãy đảm nhận trách nhiệm này và thực hiện việc giáo dục cách ý thức, nhiệt thành, hữu lý và phù hợp. (x.Tông huấn Amoris Laetitia chương VII: Củng cố việc giáo dục con cái).

Gia đình là nơi thể hiện niềm vui tình yêu trong đời sống hằng ngày, từ đó sẽ là “vườn ươm” các nhân đức, là “nơi đào tạo” nhân bản và tâm linh cho con cái, để trở thành một Hội Thánh tại gia.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:09 23/12/2021
47. DẾ MÈN CẦM ĐỒ

Có một cống sinh họ Diệp, rất thật thà với người và cũng rất cổ hủ. Một hôm, bắt được con dế mèn cổ dài hai cánh màu vàng, thì coi nó như một thứ đồ quý giá và bỏ vào trong cái dĩa.

Không lâu sau đó, người đầy tớ báo cáo lương thực trong nhà đã dùng hết, cống sinh họ Diệp nghĩ rằng con dế mèn này có thể đem đi cầm được vài đồng để mua gạo, bèn bỏ con dế trong cái dĩa đem đi cầm đỡ. Ông chủ cầm đồ thấy vậy bèn cố ý lừa anh ta, nói:

- “Thứ này rất là quý giá, có điều là tiệm của tôi mấy ngày nay thiếu tiền mặt, ông nên đến Tô Châu mà cầm, bảo đảm có thể thỏa mãn như ý của anh”.

Diệp cống sinh cả tin lời ấy, bèn bưng cái dĩa lên đường đi qua Tô Châu.

(Minh Tề Tiểu Thức)

Suy tư 47:

Người có đức tính thật thà thì ai cũng thích, bởi vì đó chính là “tính bổn thiện” của con người. Thật thà không phải là cái tội, dù họ thật thà như người...ngu chăng nữa, thì đó cũng là một gương sáng cho đời.

Cái tội và là tội lớn, chính là thấy người ta thật thà mà nói dối phỉnh gạt họ rồi bụm miệng mà cười với nhau.

Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta ai muốn vào Nước Trời thì không phải trở nên như trẻ nhỏ đó sao, mà trẻ nhỏ chính là thật thà, đơn sơ vậy; rồi Đức Chúa Giê-su cũng dạy chúng ta đừng nên cớ vấp phạm cho trẻ nhỏ sao, vì ai nên cớ vấp phạm cho trẻ nhỏ, thì cột tảng đá vào cổ nó mà quăng xuống biển hay sao? Cho nên đừng thấy người thật thà mà khinh dể và lấy họ làm trò cười cho mình và cho người khác. Coi chừng bị Chúa phạt nặng đấy.

Hãy có lòng trắc ẩn khi thấy người khác quá thật thà mà giúp đỡ họ, đó là hành động của người muốn vào Nước Trời vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tháng ngày ẩn cư
Lm. Minh Anh
21:22 23/12/2021

THÁNG NGÀY ẨN CƯ
“Này đây, ông sẽ bị câm, không nói được, cho đến ngày các điều ấy xảy ra!”.

Richard Wurmbrand, mục sư Rumani gốc Do Thái, sau 14 năm ở tù, đã chia sẻ trong cuốn “Mes Prisons Avec Dieu”, “Ở Tù Với Chúa”. Rằng, có lúc ông đã quá tuyệt vọng đến nỗi mất đức tin và muốn tự tử, vì dường như Thiên Chúa đã quên ông! Cho đến một ngày, qua khe hở trên trần nhà, ông chợt nhìn thấy một tổ chim, chim mẹ đang bón mồi cho chim con. Ông chợt tỉnh để nhận ra, những ‘tháng ngày ẩn cư’ của ông là những tháng ngày hồng phúc, Chúa không bao giờ bỏ ông!

Kính thưa Anh Chị em,

Như kinh nghiệm của Richard Wurmbrand, những ‘khoảng lặng’ trong cuộc sống của chúng ta cũng thật cần thiết để mỗi người có cơ hội ở gần Thiên Chúa hơn. Lời Chúa sáng 24/12 cho thấy những ‘tháng ngày ẩn cư’ trong chín tuần trăng của Zacharia đã đem đến cho ông cơ hội này.

Zacharia đã ở trong im lặng, một sự im lặng do Thiên Chúa áp đặt. Có lẽ, thoạt đầu, ông cảm thấy bực bội, khó chịu. Theo thời gian, thất vọng biến thành cam phận và chấp nhận miễn cưỡng; thế nhưng, nhờ kiên trì và gia tăng cầu nguyện, Zacharia đã bắt đầu yêu thích sự thử thách Thiên Chúa muốn ông trải qua, khi ông sẵn sàng ôm lấy nó. Cũng thế, đau khổ của chúng ta chỉ có thể có một ý nghĩa tích cực, một giá trị cứu chuộc, nếu nó được hiệp nhất với đau khổ của Chúa Kitô!

Chính lời cầu nguyện và sự im lặng đã đưa Zacharia đến với sự hiểu biết sâu sắc hơn về Thiên Chúa, điều này đã biến ông thành một chứng tá những mong muốn chia sẻ trải nghiệm này với những người khác. Vì thời gian chờ đợi của Elisabeth, vợ ông, dẫn đến việc bà sẽ sinh hạ một tiên tri, cho nên, thời kỳ ‘ủ bệnh’ của Zacharia cũng sẽ biến ông thành một tiên tri; ông sẽ tiên báo cứu rỗi cho dân tộc mình sắp đến gần. Im lặng là phương tiện để đạt được sự thân mật với Thiên Chúa khi chúng ta khám phá ra cách thức ở lại với Ngài trong sâu thẳm của trái tim mình!

Và cuối cùng, im lặng là để ngợi khen. Trong cơn hoạn nạn, vào một thời điểm nào đó, Zacharia hẳn đã nhớ lại lời thiên sứ, “Này đây, ông sẽ bị câm, không nói được, cho đến ngày các điều ấy xảy ra!”. Và như thế, hy vọng xâm chiếm trái tim ông, vì sẽ đến ngày lưỡi ông được tháo cởi! Zacharia có chín tháng để chuẩn bị cho ‘bài phát biểu’ Benedictus bất hủ của mình. Tuyệt vời thay, lời đầu tiên ông thốt ra khi lưỡi được buông lỏng không phải là một lời nguyền rủa Thiên Chúa, Đấng khiến ông đau khổ, mà là một bài thánh ca ngợi khen lòng thương xót của Ngài; không chỉ với ông, gia đình ông, con trai ông, nhưng với cả nhân loại tội lỗi, “Chúc tụng Chúa là Thiên Chúa Israel, đã viếng thăm và cứu chuộc dân Người”; “Từ dòng dõi trung thần Đavít, Người đã cho xuất hiện Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta”. Lời ca ngợi đó ứng với những gì Thiên Chúa hứa ban cho Đavít qua miệng ngôn sứ Nathan trong bài đọc Samuel hôm nay, “Nhà của ngươi và triều đại ngươi sẽ vững chắc đến muôn đời trước mặt Ta”. Tâm tình của Zacharia, một lần nữa, hoà quyện với tâm tình của Đavít qua Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, tình thương Chúa, đời đời con ca tụng!”.

Anh Chị em,

Tối hôm nay, Mừng Chúa Giáng Sinh, chúng ta mừng giây phút Con Thiên Chúa sẵn lòng ôm lấy những ‘tháng ngày ẩn cư’ của Ngài. Vì vâng lời Cha và vì yêu thương nhân loại, Ngài đã xuống thế trở thành một người như chúng ta. Không chỉ ẩn cư, Ngài còn trở nên vô danh, thành người rốt hết, chấp nhận cái chết tủi nhục trên thập giá do những kẻ Ngài yêu thương; vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài. Bao thử thách đã xảy ra với Richard Wurmbrand, với Zacharia và ngay cả với Con Thiên Chúa trong những ‘tháng ngày ẩn cư’, “Lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ con!”. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã vượt qua, những con người này đã vượt qua; niềm hy vọng nơi họ lớn hơn những thử thách. Điều tương tự cũng phải xảy ra với mỗi người chúng ta. Cứ trông chờ vào lòng trung thành của Thiên Chúa và khi thời gian đến, chúng ta cũng sẽ cất lên bài ca đẹp đẽ Benedictus.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin ban cho con ân sủng và niềm tin, để như Zacharia, con cũng vượt qua những ‘tháng ngày ẩn cư’ Chúa muốn, hầu có thể mở miệng ca khen mãi mãi thánh danh Ngài”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Giáng Sinh mùa Covid-19, Giáng Sinh của một Giáo Hội Hiệp Hành
L.m. G.B. Trương Đình Hà
21:49 23/12/2021
Giáng Sinh mùa Covid-19, Giáng Sinh của một Giáo Hội Hiệp Hành

Gợi ý suy niệm Thánh lễ Đêm (Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14)

Lễ Giáng sinh năm nay đến với thế giới và riêng tại Việt Nam có màu tím buồn, vì dịch bệnh do Corona virus vẫn lan tràn khắp nơi. Tuy nhiên lễ Giáng Sinh năm nay cũng đến trong một biến cố quan trọng của Giáo Hội: Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới lần thứ 16 với chủ đề: Hướng đến một Giáo Hội Hiệp Hành: Hiệp thông, tham gia, sứ vụ. Vì thế tôi gọi lễ Giáng sinh năm nay là “Giáng Sinh mùa Covid-19, Giáng sinh của một Giáo Hội Hiệp Hành”. Tôi xin chia sẻ vài tâm tình khi đón mừng kỷ niệm ngày Con Thiên Chúa Giáng Thế năm nay với một bầu khí khác hẳn với mọi năm.

1. Giáng sinh mùa Covid-19

Giáng Sinh năm nay không tưng bừng, nhộn nhịp, không nhiều điện màu. Có nơi không có hang đá bên ngoài, chỉ có một hang đá nhỏ bên trong nhà thờ. Phần trang trí bên ngoài cũng hạn chế tối đa. Có lẽ và hầu chắc nhiều nơi cũng không có phần Hoạt cảnh Canh thức hay Diễn nguyện trước giờ lễ như mọi năm trước. Vì bệnh dịch các em đâu có tập trung được mà tập dợt. Ca đoàn thì tập hát vội vàng vì có biết là có lễ đâu mà tập. Nhiều người hỏi tôi năm nay có lễ đêm không cha? Tôi trả lời, có chứ nhưng có lẽ không cử hành ngoài trời được vì có thể chưa được tập trung đông người có chăng là ở trong nhà thờ nhưng số người có lẽ cũng hạn chế. Tất cả đều là “có lẽ” và “có thể”.

Giáng sinh năm nay về giữa lúc con người trên thế giới đảo điên vì bệnh dịch covid-19, qua đó mầu nhiệm tự hạ của Con Thiên Chúa càng sáng tỏ hơn. Thư Do Thái diễn tả việc Con Thiên Chúa đến trần gian trong khiêm hạ vâng phục: “Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ, con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài (Dt 10, 5-10). Có khi trước đây ta mừng lễ nặng hình thức bên ngoài nhiều hơn là nội tâm. Nên chi đại dịch Covid-19 đến làm ngưng hết mọi hoạt động bên ngoài, để ta mừng Chúa Giáng Sinh với lòng đạo đức sâu xa hơn, sống đức tin trưởng thành hơn, tiết kiệm hơn và không quá lãng phí. Trận đại dịch vừa qua làm ta phải nghĩ lại, những phí tổn to lớn của chúng ta dành cho cuộc lễ trước đây có khi nhiều quá chăng? Khi chứng kiến cảnh hàng triệu người trên thế giới chết vì dịch bệnh Covid-19; nhiều người phải dùng máy trợ thở cố níu kéo từng giây để sống. Ta mới thấu hiểu được sự sống Thiên Chúa ban cho nhân loại cao quý là dường nào. Ta mới biết quý trọng sự sống Thiên Chúa ban cho chúng ta; biết quý trọng sự sống của các thai nhi và đừng giết chết nó. Khi chứng kiến cảnh con người đau thương tang tóc, sống trong sự nơm nớp sợ hãi, cô lập, khép kín, cách ly, thiếu thốn, đói khát, bị kiểm soát, mất tự do. Ta mới hiểu được “Bình an dưới thế cho người Chúa thương”,mà Con Thiên Chúa mang đến cho con người trong đêm Giáng Sinh cao quý như thế nào. Khi chứng kiến cảnh hàng đoàn người tháo chạy về quê đói lã, mệt nhọc, mất việc, trắng tay. Ta mới biết thương xót, cảm thông và chia sẻ tình người với anh chị em mình.

Có khi ca đoàn năm nay tập hát vội vàng nhưng lại hát hay hơn mọi năm. Bởi vì mọi người đều tập trung vì lâu lắm mới được hát lại sợ hát sai!!! Còn mọi năm tập kỹ, tập nhiều đến lễ thì mệt mỏi hát lơ là ỷ lại. Có khi hang đá năm nay đơn sơ hơn nhưng lại có nhiều người cầu nguyện khẩn thiết hơn. Vì đại dịch kéo dài thiếu vắng thánh lễ nên nhiều người ước ao xưng tội và chịu lễ, nhiều người khát khao thánh lễ và ước ao được rước Chúa hơn.

+ Mừng lễ Giáng Sinh năm nay trong bầu khí lo âu của mùa dịch vẫn còn. Có lẽ Chúa muốn chúng ta phải trở về đúng nghĩa của nó: Lễ hội của niềm tin tôn giáo chứ không phải lễ hội đời. Thờ phượng Thiên Chúa, kính mừng Ngôi Lời Nhập thể trong chiều sâu nội tâm của lòng đạo đức; trong thinh lặng chiêm ngắm mầu nhiệm tự hạ thẳm sâu của Con Thiên Chúa; trong sự sám hối chân thành vì tội lỗi của mình và một quyết tâm hoán cải triệt để con người cũ để trở nên con người mới như lời rao giảng sám hối của Thánh Gioan Tẩy giả trong mùa vọng thứ ba. Mừng chúa Giáng Sinh trong thinh lặng, bình an của cõi lòng thiện tâm chứ không dừng lại ở những ồn ào náo nhiệt bên ngoài.

2. Giáng Sinh là lễ Con Thiên Chúa đến “hiệp hành” với con người

Chúa Giêsu Giáng Sinh trong hoàn cảnh đơn sơ, khiêm hạ, nghèo khó, âm thầm trong đêm vắng, không ai biết chỉ có mấy chú mục đồng…

Tin Mừng thánh Luca ghi lại sự kiện đêm Giáng Sinh, chúng ta đọc thấy có ba lần cụm từ: Chúa Giêsu được “đặt nằm trong máng cỏ” được nhắc lại. Lần thứ nhất khi thánh Giuse đưa Đức Mẹ về thành Belem để khai sổ bộ: “Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.” (Lc 1, 6-7). Lần thứ hai khi Thiên Thần báo tin cho các mục đồng: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” (Lc 1, 10-12). Lần thứ ba khi các mục đồng theo lời của các Thiên Thần hối hả đi về Belem để tìm xem sự việc xảy ra: “Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ.” (Lc 1, 16)

Hình ảnh “hài nhi vấn tả đặt nằm trong máng cỏ” cho thấy sự đơn sơ, nghèo khó của con Thiên Chúa. Hình ảnh này trước hết nói đến Chúa làm người như chúng ta. Một em bé được vấn tả là cung cách của những em bé con nhà nghèo. Ngày xưa các bà mẹ thường chuẩn bị những tả lót hình tam giác để quấn cho em bé mới sinh. Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng được mẹ quấn tả khi còn nhỏ. Hài Nhi được đặt nằm trong máng cỏ, chỉ vài từ thôi Tin mừng còn nói đến sự nghèo khó, khiêm hạ của Con Thiên Chúa, Ngài đến đồng hành sẻ chia sự thiếu thốn nghèo hèn với con người.

Mừng lễ Giáng sinh trong bối cảnh của một thế giới đầy đau thương, một bầu khí ảm đạm, một tương lai tối đen mịt mờ do dịch bệnh, nhiều người mất việc, nhiều cơ sở kinh doanh phá sản, nhiều người hiện đang sống bấp bênh, trẻ em vẫn chưa đi học lại được. Chúng ta mới thấu hiểu Lễ Giáng Sinh là lễ của mầu nhiệm Con Thiên Chúa đến “hiệp hành” với con người; cùng đi với con người; cùng đau thương, chịu thiếu thốn với con người; cùng hành trình với đoàn người trong cơn đại dịch, tất tưởi rời thành phố trốn chạy về quê trong sợ hãi, đói khát, mệt nhọc. Có khi đùm túm nhau hai vợ chồng, đứa con nhỏ cùng chú chó trên một chiếc xe đạp chạy mấy trăm cây số về đến miền Tây, hay miền trung. Trên Thập giá, Con Thiên Chúa đã đồng hành với nỗi đau đớn cùng cực của những người trong cơn dịch bệnh khó thở, hấp hối. Với những người bị cách ly, tù đày, bị bỏ rơi; với những cái chết mỗi ngày trên khắp thế giới.

3. Giáng sinh của một Giáo Hội hiệp hành

Chính vì Con Thiên Chúa đến hiệp hành với con người, Giáo Hội cũng mời gọi mọi thành phần dân Chúa theo chân Thầy Chí Thánh cùng “cất bước hành trình”. Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới thứ 16 mời gọi gợi ý trong Tài liệu chuẩn bị: “Trong Giáo hội và ngoài xã hội, chúng ta sát cánh bên nhau trên cùng một nẻo đường. Trong Giáo hội địa phương của chúng ta, ai là những người “cùng nhau cất bước hành trình”? Ai là những người dường như xa cách hơn? Là những người đồng hành, chúng ta được kêu gọi để thăng tiến như thế nào? Các nhóm và cá nhân nào vẫn còn ở bên lề?” (Cẩm nang THĐ - câu hỏi số 1).

+ Khi chiêm ngắm Chúa Giêsu Hài Đồng nằm trong máng cỏ. Ta cảm nhận được Thiên Chúa đã đến với con người, hiệp hành với con người. Giúp cho ta hồi tâm sâu xa cách sống của mình trong Giáo hội và ngoài xã hội cùng kiểm tra lại hành trình đức tin của mình. Chúng ta có sát cánh đồng hành với anh chị em không? Ai là người bị chúng ta loại trừ? Xa cách? Trong cơn đại dịch vừa qua và hôm nay cách sống của ta có khác trước không? Dịch bệnh mang đến nỗi nghi kỵ, sợ hãi, xa cách, co cụm hay dịch bệnh làm cho ta quảng đại, chia sẻ, dấn thân hơn.

(Rất nhiều câu chuyện cảm động trong đại dịch Covid-19 nói đến tinh thần hiệp hành, dấn thân chia sẻ. Câu chuyện sau đây là một ví dụ. Em sv Huỳnh Quang Phú quê BRVT năm cuối trường ĐHBK SG, ở KTX bị nhiễm F0 vào ngày 7/8. Trong phòng em bị sốt, rồi ho nhiều, mất cảm giác với mùi vị, được đưa đến khu cách ly Q.10. Ở đây em được chăm sóc, mỗi ngày có người đem cơm và cho uống thuốc. Trong 2 tuần ở điểm cách ly tập trung, Phú có nhiều đêm khó thở. Có 2 đêm khó thở vào lúc 2 giờ sáng, em ngồi dậy hít thở theo các bài tập trong tài liệu mà trường gửi, sau 30 phút em thấy đỡ và ngủ được. Với phương pháp đó, em giúp cho những người cùng phòng hít thở khi họ khó thở trước khi bác sĩ đến đưa họ đi thở oxy. Sau khi trãi qua những ngày điều trị và tự điều trị, test PCR lần thứ tư thì chỉ số âm tính và được trở về KTX, được khỏi bệnh em đăng ký vào tổ tình nguyện viên ở lại để giúp các bệnh nhân Covid-19 tại p7, Q10. Em viết trong thời gian điều trị, đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của nhiều tình nguyện viên khác. “Mình đã gặp hai tình nguyện viên rất vui vẻ. Thật sự trước khi đi cách ly tập trung, mình đã nung nấu dự định đi tình nguyện. Lý do đơn giản là mình rất thích làm những việc mang ý nghĩa giúp đỡ mọi người, làm những công việc theo tiếng gọi con tim mình” ).

Kính chúc cộng đoàn lễ Giáng Sinh đặt biệt năm nay nồng ấm tình yêu Chúa và sự bình an ấm áp trong thâm sâu cõi lòng do Ngôi Lời Thiên Chúa ban tặng. Một lễ Giáng Sinh trong hoàn cảnh “bình thường mới”. Xã hội thoát khỏi dịch Covid-19 để mọi người được sống bình an khỏe mạnh. Các em được đến trường trở lại; những người bệnh được lành; mọi người vui vẻ sum họp. Nếu như trong đời sống xã hội đòi hỏi chúng ta cần phải thích ứng với hoàn cảnh mới, thì trong đời sống thiêng liêng Chúa còn đòi chúng ta phải “chứa rượu mới của Tin mừng trong những chiếc bình mới” (x. Lc 5, 38). Như thế mừng lễ Chúa Giáng sinh là dịp ta phải thay đổi tận căn để đón nhận ơn cứu độ Chúa ban, và hướng đến ngày Chúa Quang Lâm như trong Thư của Thánh Phaolô gửi cho Titô trong bài đọc hai: “chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này. Sở dĩ như vậy, là vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Ki-tô Giê-su là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang” (Tt 2, 11-13) Amen.

L.m. G.B. Trương Đình Hà

21/12/2021
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nhận được một cú điện thoại bí mật khi đang tiếp các Giám Mục, gây nhiều đồn đoán.
Đặng Tự Do
04:43 23/12/2021


Lúc 9 giờ sáng, thứ Tư, ngày 22 tháng Mười Hai năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến chung khoảng 3,000 tín hữu hành hương, tại Đại thính đường Phaolô VI ở nội thành Vatican. Đây là buổi tiếp kiến chung thứ 40, tính từ đầu năm nay.

Sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá khai mạc, mọi người nghe đọc đoạn Tin mừng theo thánh Luca kể lại việc thiên thần loan báo cho những người chăn chiên rằng Chúa Cứu Thế đã sinh ra (Lc 2,10-12):

Khi ấy thiên thần nói với các mục tử: “Các ông đừng sợ, này tôi loan báo cho các ông một tin vui lớn cho cả dân tộc: hôm nay, nơi thành của Vua Đavit, đã sinh ra cho các ông một Vị Cứu Thế, là Chúa Kitô. Đây là dấu chỉ đối với các ông: các ông sẽ tìm thấy một hài nhi bọc trong tã, đặt trong máng cỏ”.

Trong huấn từ tiếp đó, Đức Thánh Cha đã tạm gác lại loạt bài giáo lý về thánh Giuse để trình bày ý nghĩa lễ Giáng sinh.

Sau buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha đã ban phép lành cho cộng đoàn và bắt đầu dành thời gian để tiếp một số vị Giám Mục trên thế giới và một vài linh mục. Ngài không có vẻ gì là vội vàng, nói chuyện thong thả với các vị. Tuy nhiên, khi vị thứ 5 tiến lên, một phụ tá nói nhỏ bên tai ngài. Đức Thánh Cha ra dấu cho vị giáo sĩ đang tiến lên gặp ngài, xin cho ngài vài giây để trả lời một cú điện thoại. Ngài đã đứng tại chỗ trả lời điện thoại một hồi lâu.

Đây không phải là lần đầu tiên sự việc như vậy xảy ra. Vào ngày 11 tháng 8, ngài đã nhận được một cú khẩn cấp gọi vào điện thoại của người trợ lý của mình. Đức Thánh Cha đã đi khỏi đó và sau đó quay lại chào các tín hữu với nụ cười và lời chúc phúc. Khi được tờ La Repubblica hỏi về cú điện thoại khẩn cấp, ngoài chương trình vào tháng 8, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh chỉ nói rằng đó là một cuộc điện thoại riêng và do đó không thể tiết lộ gì về điều đó cả.

Không ai có thể đoán được ai có thể gọi điện thoại khẩn cấp cho Đức Thánh Cha trong một bối cảnh như thế. Các chương trình làm việc của Đức Thánh Cha đều được lên lịch và được công bố rộng rãi. Hơn thế nữa, buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha là một sinh hoạt cố định, diễn ra hàng tuần.

Trước buổi tiếp kiến này, dành riêng cho lễ Giáng sinh, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo Nga của tổng giáo phận Volokolamsk, là Đức Cha Hilarion Alfeyev, chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa.

Các nguồn tin của Vatican nói với Télam rằng cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với Đức Tổng Giám Mục Hilarion là bước đầu tiên trong việc chuẩn bị một cuộc gặp gỡ mới giữa Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ Kirill. Hai vị đã gặp nhau vào tháng 2 năm 2016 trong cuộc gặp song phương đầu tiên giữa người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo và nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo Nga. Giáo Hội Chính thống Nga, có từ gần 1,000 năm qua, là Giáo Hội Chính Thống Giáo có số tín hữu đông nhất trong số các Giáo Hội Chính Thống.
Source:Italy News
 
Không thể tham dự duy nhất một thánh lễ vào chiều thứ Bẩy cho cả Lễ Giáng Sinh lẫn Lễ Chúa Nhật
Đặng Tự Do
04:44 23/12/2021


Web site của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, có một thông báo đáng chú ý sau:

Lễ Giáng Sinh, là lễ lớn thứ hai trong năm Phụng Vụ của Giáo hội, chỉ sau lễ Phục sinh, đó là lễ buộc, nghĩa là các tín hữu có nghĩa vụ tham dự Thánh lễ, trừ ra trong các khu vực còn bị lockdown không thể có thánh lễ.

Thánh lễ Giáng Sinh là một trải nghiệm tuyệt vời, và nhiều người không coi đó là “nghĩa vụ” gì cả, nhưng hân hoan tham dự Thánh lễ với gia đình và bạn bè.

Trong năm nay, Giáng Sinh rơi vào ngày thứ Bảy, có nghĩa là chúng ta có những lễ buộc liên tiếp nhau.

Làm thế nào để hoàn thành cả hai nghĩa vụ

Giáo hội mời gọi chúng ta cùng nhau tham dự Lễ Giáng Sinh, cũng như Lễ Thánh Gia Thất vào ngày Chúa Nhật 26 tháng 12. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta phải chọn thời điểm để tham dự Thánh Lễ Giáng Sinh. Anh chị em có thể tham dự một trong ba thánh lễ sau:

1. Thánh lễ Tối Giáng Sinh ngày 24 tháng 12

2. Thánh lễ lúc nửa đêm ngày 24 rạng 25 tháng 12

3. Thánh lễ Ngày Giáng Sinh ngày 25 tháng 12, trước 4 giờ chiều thứ Bẩy 25 tháng 12.

Tại Hoa Kỳ và nhiều nơi khác, sau 4 giờ chiều, phụng vụ chính thức “chuyển đổi” và Thánh lễ, mặc dù là vào ngày 25 tháng 12, sẽ là Thánh Lễ Chúa nhật Lễ Thánh Gia Thất.

Năm nay hầu hết các giáo xứ đều hủy bỏ Thánh Lễ Tối Thứ Bảy để giảm bớt sự nhầm lẫn.

Để hoàn thành nghĩa vụ ngày Chúa Nhật, anh chị em có thể tham dự bất kỳ thánh lễ nào sau đây:

1. Thánh lễ Tối Thứ Bảy, sau 4 giờ chiều ngày 25 tháng 12

2. Thánh lễ Chúa nhật, bất kỳ thánh lễ nào vào ngày 26 tháng 12

Luật là như thế nhưng chúng ta hãy xem đó như một “lời mời”, thay vì một “nghĩa vụ”, để chúng ta có thể kết hợp với nhau như một gia đình giáo xứ và vui mừng chào đón Chúa Giáng Sinh.
Source:Aleteia
 
Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trước Giáo triều Rôma trong cuộc tiếp kiến chúc mừng Giáng Sinh 23/12/2021
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
16:03 23/12/2021


Lúc 10 giờ sáng, ngày thứ Năm 23 tháng 12, Đức Giáo Hoàng đã có cuộc tiếp kiến chung với Giáo triều Rôma để chúc mừng Giáng Sinh tại sảnh đường Clementê ở Vatican. Cả Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô XVI đã sử dụng dịp này để có những bài phát biểu quan trọng trong quá khứ.

Trong một năm có hai dịp đặc biệt trong đó người ta có thể biết rõ nhận định và lập trường của Tòa Thánh đối với các vấn đề nóng bỏng trên thế giới và trong Giáo Hội. Dịp thứ nhất là cuộc tiếp kiến mà chúng tôi đang tường thuật cùng quý vị và anh chị em. Dịp thứ hai là cuộc tiếp kiến dành cho các đại sứ cạnh Tòa Thánh vào đầu năm mới.

Dưới đây là diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trước Giáo triều Rôma. Bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Như thông lệ hàng năm, chúng ta lại có cơ hội gặp nhau vài ngày trước lễ Giáng Sinh. Đó là một cách để thể hiện tình huynh đệ của chúng ta “rõ thành tiếng” thông qua việc trao đổi những lời chúc mừng Giáng Sinh. Tuy nhiên, đây cũng là giây phút suy ngẫm và đánh giá đối với mỗi người chúng ta, để ánh sáng của Ngôi Lời hóa thành nhục thể có thể cho chúng ta thấy rõ hơn chúng ta là ai và sứ mệnh của chúng ta là gì.

Chúng ta đều biết rằng mầu nhiệm Giáng Sinh là mầu nhiệm Thiên Chúa đến thế gian bằng con đường khiêm hạ. Ngài đã hoá thành nhục thể, đó là synkatábasis [nghĩa là sự hạ cố xuống cùng nhân loại] quá vĩ đại. Thời đại của chúng ta dường như đã quên đi sự khiêm hạ hoặc đã xếp nó vào một hình thái đạo đức, làm cạn kiệt sức mạnh bùng nổ của nó.

Tuy nhiên, nếu chúng ta phải diễn đạt toàn bộ mầu nhiệm Giáng Sinh bằng một từ ngữ, tôi tin rằng từ “khiêm hạ” là từ ngữ hữu ích nhất. Các sách Phúc âm miêu tả cảnh bần cùng và khắc khổ, không có đủ điều kiện để che chở cho một người phụ nữ sắp sinh. Tuy nhiên, Vua của các vị vua bước vào thế giới không phải bằng cách thu hút sự chú ý, mà bằng cách gây ra một sức hút bí ẩn trong trái tim của những người cảm nhận được sự hiện diện ly kỳ của một điều gì đó hoàn toàn mới, một thứ đang trên đà thay đổi lịch sử. Đó là lý do tại sao tôi thích suy nghĩ và cũng muốn nói rằng sự khiêm hạ là cánh cửa của mầu nhiệm Giáng Sinh, và mời chúng ta bước qua nó. Tôi nghĩ về đoạn Linh Thao [nói rằng] người ta không thể thăng tiến nếu không có sự khiêm hạ, và người ta không thể tiến lên trong sự khiêm nhường mà không bị sỉ nhục. Thánh Y Nhã khuyên chúng ta hãy xin cho được những sự sỉ nhục.

Không dễ để hiểu khiêm hạ là gì. Đó là tác động của một sự thay đổi mà chính Thánh Linh mang lại cho chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như trường hợp của ông Naaman người xứ Syria (xem 2 V 5). Vào thời của tiên tri Êlisa, ông Naaman này rất nổi tiếng. Ông là một vị tướng dũng cảm của quân đội Syria, người đã nhiều lần thể hiện sự dũng cảm và gan dạ của mình. Tuy nhiên, cùng với danh vọng, quyền lực, lòng quý trọng, danh dự và vinh quang, Naaman buộc phải sống trong một hoàn cảnh bi đát: ông mắc bệnh phong. Bộ giáp của ông ta, đã giúp ông ta trở nên nổi tiếng, trên thực tế che phủ một con người yếu ớt, bị thương và bệnh tật. Chúng ta thường nhận thấy sự mâu thuẫn này trong cuộc sống của mình: đôi khi những tài năng tuyệt vời lại là tấm áo giáp che chở cho sự yếu đuối lớn lao.

Naaman đã hiểu ra một sự thật cơ bản: chúng ta không thể dành cả cuộc đời để trốn sau bộ giáp, trong một vai trò mà chúng ta đóng hay trong sự công nhận của xã hội; cuối cùng, nó làm tổn thương chúng ta. Thời điểm đến trong cuộc đời của mỗi cá nhân khi họ mong muốn gác lại ánh hào quang lấp lánh của thế giới này để tận hưởng một cuộc sống đích thực mà không cần thêm áo giáp hay mặt nạ. Mong muốn này thôi thúc vị tướng dũng cảm Naaman bắt đầu một cuộc hành trình tìm kiếm một người có thể giúp mình, và ông đã làm điều này theo gợi ý của một cô gái nô lệ, một tù nhân chiến tranh Do Thái, là người đã nói với ông về một vị thần có thể mang lại sự chữa lành cho những tình huống vô vọng như của chính ông.

Mang theo vàng bạc, Naaman lên đường và đến gặp tiên tri Elisa, là người đã đặt ra cho ông, như là điều kiện duy nhất để được chữa lành, đó là phải thực hiện cử chỉ đơn giản là cởi bỏ mọi thứ và tắm rửa bảy lần ở sông Giođan. Bất kể thế giá, danh vọng, vàng bạc! Ân sủng cứu rỗi là nhưng không; không thể giản lược thành giá cả hàng hóa thế gian.

Naaman chống lại; đối với ông, yêu cầu của nhà tiên tri dường như quá bình thường, quá đơn giản, quá dễ dàng đạt được. Dường như sức mạnh của sự đơn giản không có chỗ trong trí tưởng tượng của ông. Tuy nhiên, những lời của các tôi tớ của ông đã khiến ông thay đổi ý định: “Giả như vị ngôn sứ bảo tướng công làm một điều gì khó, chẳng lẽ tướng công lại không làm sao? Phương chi ngôn sứ chỉ nói: Ông hãy đi tắm, thì sẽ được sạch” (2 V 5:13). Naaman đã nhượng bộ, và với một cử chỉ khiêm nhường “hạ mình”, đã cởi áo giáp, xuống nước sông Giođan “và da thịt ông được phục hồi như da thịt trẻ nhỏ, và ông được sạch” (2 V 5: 14). Đây là một bài học tuyệt vời! Sự khiêm tốn khi bộc lộ nhân tính của mình, phù hợp với lời Chúa, đã giúp Naaman được chữa lành.

Câu chuyện về Naaman nhắc nhở chúng ta rằng Giáng Sinh là thời điểm mà mỗi chúng ta cần can đảm để cởi bỏ áo giáp, loại bỏ những cạm bẫy của các vai trò, những sự công nhận của xã hội và sự lấp lánh lung linh của thế giới này và chấp nhận sự khiêm tốn của Naaman. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách bắt đầu từ một ví dụ mạnh mẽ hơn, thuyết phục hơn và có thẩm quyền hơn: đó là Con Thiên Chúa, Đấng đã không ngại khiêm hạ khi “hạ cố” trong lịch sử, trở thành phàm nhân, trở thành một hài nhi, yếu ớt, được quấn trong tã và được đặt nằm trong máng cỏ (x. Lc 2:16). Một khi chúng ta lột bỏ áo choàng, đặc quyền, chức vụ và danh hiệu của mình, tất cả chúng ta đều là những người hủi, tất cả chúng ta đều cần được chữa lành. Giáng Sinh là lời nhắc nhở sống động về nhận thức này và nó giúp chúng ta hiểu sâu hơn về điều đó.

Anh chị em thân mến, nếu chúng ta quên mất nhân tính của mình, chúng ta sẽ sống trong ánh quang lung linh của áo giáp chúng ta. Tuy nhiên, Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta về sự thật khó chịu và đáng lo ngại này: “Được cả thế gian mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì?” (x. Mc 8:36).

Như tôi đã từng nói trong những dịp khác, đây là cám dỗ nguy hiểm của một tinh thần thế gian, mà không giống như tất cả những cám dỗ khác, rất khó có thể vạch trần, vì nó được che giấu bởi mọi thứ thường làm chúng ta yên tâm: vai trò của chúng ta, phụng vụ, giáo lý, lòng sùng kính. Như tôi đã viết trong Tông Huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Phúc Âm - tinh thần thế gian đó “cũng nuôi sống vinh quang phù phiếm của những người hài lòng với quyền lực tối thiểu và thà là đại tướng của một đội quân bị đánh bại hơn là một binh nhì trong một đơn vị tiếp tục chiến đấu. Chúng ta thường mơ thấy những dự án tông đồ rộng lớn, được lên kế hoạch tỉ mỉ, giống như những bại tướng! Nhưng điều này là phủ nhận lịch sử của chúng ta với tư cách là một Giáo Hội, một lịch sử vinh quang chính xác bởi vì nó là lịch sử của sự hy sinh, của những hy vọng và đấu tranh hàng ngày, của cuộc đời dành cho việc phục vụ và trung thành với công việc, dù có thể là mệt mỏi, vì tất cả công việc là “lao công khó nhọc” của chúng ta. Thay vào đó, chúng ta lãng phí thời gian để nói về “những gì cần phải làm” - trong tiếng Tây Ban Nha, chúng ta gọi đây là tội habriaqueísmo - giống như những bậc thầy tâm linh và chuyên gia mục vụ đưa ra những chỉ dẫn từ trên cao. Chúng ta chìm đắm trong những mộng tưởng vô tận và chúng ta mất liên lạc với cuộc sống thực tế và những khó khăn của người dân chúng ta” (số 96).

Khiêm nhường là khả năng biết cách “cư trú” trong nhân tính của chúng ta, nhân tính này được Chúa yêu quý và chúc phúc, và làm như vậy không phải vì tuyệt vọng nhưng với não trạng thực tiễn, vui vẻ và hy vọng. Khiêm nhường có nghĩa là nhận ra rằng chúng ta không nên xấu hổ về sự yếu đuối của mình. Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy nhìn vào sự nghèo khó của mình bằng chính tình yêu thương và sự dịu dàng mà chúng ta nhìn vào một đứa trẻ nhỏ bé, dễ bị tổn thương và thiếu thốn mọi thứ. Thiếu lòng khiêm nhường, chúng ta sẽ tìm kiếm những thứ có thể làm chúng ta yên tâm, và có lẽ sẽ tìm thấy chúng, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ không tìm thấy những gì cứu chúng ta, những gì có thể chữa lành chúng ta. Tìm kiếm những phương dược an thần đó là hoa quả đồi bại nhất của tinh thần thế gian, vì nó cho thấy sự thiếu đức tin, hy vọng và tình yêu thương; nó làm chúng ta mất đi khả năng phân định sự thật của sự vật. Nếu Naaman chỉ tiếp tục tích lũy huy chương để trang trí cho áo giáp của mình, thì cuối cùng anh ta đã bị căn bệnh phong nuốt chửng: cho dù xem ra vẫn còn sống đấy, nhưng lại bị bao bọc và cô lập trong căn bệnh của mình. Thay vào đó, Namaan có can đảm để tìm kiếm thứ có thể cứu anh ta, chứ không phải thứ sẽ mang lại cho anh ta một sự hài lòng phù phiếm.

Tất cả chúng ta đều biết rằng đối lập của khiêm hạ là tự hào. Một câu từ tiên tri Malakhi, từng làm tôi kinh ngạc, có thể giúp chúng ta hiểu sự khác biệt giữa con đường khiêm hạ và con đường kiêu ngạo: “Tất cả những kẻ kiêu ngạo và tất cả những kẻ bất lương sẽ bị đốn phạt; Chúa các đạo binh phán: ngày sẽ đến và chúng sẽ bị đốt cháy không còn cả rễ lẫn nhánh” (4: 1).

Nhà tiên tri sử dụng hình ảnh liên tưởng đến “gốc rạ”, mô tả niềm kiêu hãnh bằng những từ ngữ sống động, vì một khi ngọn lửa bắt đầu, gốc rạ ngay lập tức trở thành tro; nó cháy lên và biến mất. Tiên tri Malakhi cũng nói với chúng ta rằng những ai sống trong niềm kiêu hãnh sẽ thấy mình bị tước đoạt những thứ quan trọng nhất trong cuộc sống: cả rễ lẫn cành. Rễ đại diện cho mối liên kết quan trọng của chúng ta với quá khứ, từ đó chúng ta rút ra nhựa cây giúp chúng ta sống trong hiện tại. Những nhánh cây tượng trưng cho hiện tại của chúng ta, chưa tàn úa, nhưng sẽ phát triển vào ngày mai và trở thành tương lai. Ở lại trong một hiện tại không còn rễ hoặc cành có nghĩa là sống giờ phút cuối cùng của chúng ta. Đó là cách sống của những người kiêu hãnh, những người được bao bọc trong thế giới nhỏ bé của họ, không có quá khứ cũng chẳng có tương lai, không gốc rễ hay cành lá, và sống với mùi vị cay đắng của nỗi sầu muộn đè nặng lên trái tim họ như là “thứ quý giá nhất trong các loại thuốc của quỷ”. [1] Trái lại, những người khiêm tốn sống cuộc đời của họ thường xuyên được hướng dẫn bởi hai động từ: nhớ về cội nguồn và trao ban sự sống. Bằng cách này, rễ và cành của họ sinh hoa kết trái, giúp họ có thể sống một cuộc sống vui tươi và hiệu quả.

Trong tiếng Ý, từ gốc của động từ nhớ “ricordare” là “mang đến trái tim”. Ký ức sống động của chúng ta về Truyền thống, về cội nguồn của chúng ta, không phải là sự tôn thờ quá khứ mà là một chuyển động nội tâm, nhờ đó chúng ta không ngừng mang vào lòng mình tất cả những gì đi trước chúng ta, đánh dấu lịch sử của chúng ta và đưa chúng ta đến vị trí của ngày hôm nay. Nhớ lại không có nghĩa là nhắc lại, mà là trân trọng, là làm sống lại với lòng biết ơn, để sức mạnh của Chúa Thánh Thần đốt cháy tâm hồn chúng ta, như các môn đệ đầu tiên (x. Lc 24:32).

Tuy nhiên, để sự ghi nhớ của chúng ta không khiến chúng ta trở thành tù nhân của quá khứ, thì chúng ta cần một động từ khác là trao ban sự sống, là “sản sinh”. Những người khiêm tốn - những người nam nữ khiêm tốn - là những người không chỉ quan tâm đến quá khứ mà còn quan tâm đến tương lai, vì họ biết nhìn về phía trước, vươn cao cành cây, trong khi nhớ về quá khứ với lòng biết ơn. Người khiêm tốn trao ban cuộc sống, thu hút người khác và vươn đến phía trước với những điều chưa biết đang chờ đợi. Trái lại, kẻ kiêu hãnh chỉ đơn giản là lặp lại, trở nên cứng nhắc - cứng nhắc là một sự đồi bại, một sự hư hỏng ngày nay - và bao bọc bản thân trong sự lặp lại đó, cảm thấy chắc chắn về những gì họ biết và sợ hãi bất cứ điều gì mới bởi vì họ không thể kiểm soát nó; họ cảm thấy bất ổn... vì họ đã mất trí nhớ.

Người khiêm tốn chấp nhận cho mình bị thử thách. Họ cởi mở với những gì mới mẻ, vì họ cảm thấy an toàn với những gì đã đi trước họ, vững chắc về nguồn gốc và cảm thức thuộc về cộng đồng của họ. Hiện tại của họ dựa trên quá khứ, mở ra cho họ một tương lai đầy hy vọng. Không giống như những người kiêu hãnh, họ biết rằng sự tồn tại của họ không dựa trên thành tích hay “thói quen tốt” của họ. Như vậy, họ có thể tin tưởng, không giống như những kẻ kiêu hãnh.

Tất cả chúng ta đều được mời gọi sống khiêm nhường, bởi vì tất cả chúng ta đều được mời gọi để ghi nhớ và trao ban sự sống. Chúng ta được kêu gọi để tìm ra một mối quan hệ đúng đắn với cội nguồn và các nhánh của chúng ta. Không có hai thứ đó, chúng ta trở nên ốm yếu, và cảm thấy mình bị tiền định ra hư mất.

Chúa Giêsu, Đấng đã đến trong thế gian bằng con đường khiêm hạ, đã mở ra một con đường cho chúng ta; Ngài chỉ ra một con đường và chỉ cho chúng ta một mục tiêu.

Anh chị em thân mến, nếu không có lòng khiêm nhường thì chúng ta không thể gặp được Thiên Chúa và cảm nghiệm được ơn cứu độ; cũng vậy, nếu không có lòng khiêm nhường thì chúng ta cũng không thể gặp được những người lân cận, những anh chị em bên cạnh.

Ngày 17 tháng 10 vừa qua, chúng ta đã bắt đầu cuộc hành trình Thượng Hội Đồng sẽ khiến chúng ta bận rộn trong hai năm tới. Trong trường hợp này cũng thế, chỉ có sự khiêm nhường mới có thể giúp chúng ta gặp gỡ và lắng nghe, đối thoại và phân định, cầu nguyện cùng nhau, như Đức Hồng Y Niên trưởng đã nói. Nếu chúng ta vẫn bị bao bọc trong những xác tín và kinh nghiệm của mình, trong cái vỏ cứng của những suy nghĩ và cảm xúc của chính mình, thì sẽ khó có thể cởi mở với kinh nghiệm về Thánh Linh, đã được Tông đồ Phaolô mô tả như được sinh ra từ niềm xác tín rằng tất cả chúng ta đều là con cái của cùng “một Thiên Chúa là Cha của tất cả, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4: 6).

Từ “tất cả” đó không có chỗ cho sự hiểu lầm! Chủ nghĩa giáo sĩ, như một cám dỗ, một cám dỗ hư hỏng, hàng ngày lan tràn giữa chúng ta, khiến chúng ta cứ nghĩ đến một Thiên Chúa chỉ nói với một số ít người, mà những người khác phải lắng nghe và tuân theo những người ấy. Thượng Hội Đồng muốn trở thành một kinh nghiệm để chúng ta cảm thấy mình là tất cả các thành viên của một dân tộc lớn hơn, Dân tộc thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa, và như thế là các môn đệ, những người lắng nghe và chính nhờ sự lắng nghe này, cũng có thể hiểu được thánh ý của Thiên Chúa, vốn luôn được bày tỏ trong những cách thế không thể đoán trước. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng Thượng Hội Đồng là một sự kiện dành cho Giáo Hội, như một điều gì đó trừu tượng và xa vời với chúng ta. Tính đồng nghị là một “phong cách” mà chúng ta phải hướng đến, đặc biệt là những người trong chúng ta hiện diện ở đây và tất cả những ai phục vụ Giáo Hội hoàn vũ bằng công việc của họ cho Giáo triều Rôma.

Chúng ta đừng quên rằng Giáo triều không chỉ đơn thuần là một công cụ hậu cần và hành chính nhằm đáp ứng các nhu cầu của Giáo Hội hoàn vũ, nhưng là cơ quan đầu tiên được kêu gọi để đưa ra chứng tá. Chính vì lý do này, Giáo triều phát triển uy tín và hiệu quả khi chấp nhận là người đầu tiên đón nhận những thách thức hoán cải đồng nghị mà nó cũng được kêu gọi. Hình thái tổ chức mà chúng ta phải đón nhận không phải là cách tổ chức của một doanh nghiệp, nhưng là một hình thái tự bản chất là truyền giáo.

Vì lý do này, nếu lời Chúa nhắc nhở cả thế giới về giá trị của sự nghèo khó, thì chúng ta, những thành viên của Giáo triều, phải là những người đầu tiên cam kết hoán cải đến một phong cách sống tỉnh thức. Nếu Tin Mừng công bố công lý, chúng ta phải là người đầu tiên cố gắng sống minh bạch, không thiên vị hay bè phái. Nếu Giáo Hội đi theo con đường đồng nghị, chúng ta phải là người đầu tiên được chuyển đổi sang một phong cách làm việc khác, hợp tác và hiệp thông. Tất cả điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cách tuân theo con đường khiêm hạ. Nếu không có sự khiêm hạ, chúng ta không thể làm được điều này.

Trong khi khai mạc Thượng Hội Đồng, tôi đã dùng ba từ khóa: tham dự, hiệp thông và truyền giáo. Những điều này phát sinh từ một tấm lòng khiêm hạ: không có lòng khiêm nhường thì không thể có sự tham gia, hiệp thông cũng như sứ mệnh. Những lời nói đó là ba yêu cầu mà tôi muốn chỉ ra như một phong cách khiêm hạ mà chúng ta ở đây trong Giáo triều nên hướng tới. Có ba cách để biến con đường khiêm hạ trở thành một con đường cụ thể để làm theo trong thực tế.

Đầu tiên, là sự tham gia. Điều này cần được thể hiện thông qua phong cách đồng trách nhiệm. Chắc chắn, trong sự đa dạng của các vai trò và chức vụ của chúng ta, trách nhiệm sẽ khác nhau, nhưng điều quan trọng là tất cả mọi người đều cảm thấy dự phần, đồng trách nhiệm trong công việc, không cảm thấy mình bị mất tính cách khi thực hiện một chương trình do người khác nghĩ ra. Tôi luôn có ấn tượng mạnh, và tôi thích điều đó, bất cứ khi nào tôi nhận thấy sự sáng tạo trong Giáo triều. Thường xuyên, điều này xảy ra đặc biệt khi chúng ta nhường chỗ cho nhau và không gian được tìm thấy cho tất cả mọi người, kể cả những người theo thứ bậc, chiếm một vị trí ngoài lề. Tôi cảm ơn anh chị em về những gương sáng này - mà tôi đã thấy và rất thích – đồng thời tôi khuyến khích anh chị em làm việc để chúng ta có khả năng tạo ra các động lực cụ thể trong đó tất cả đều có thể cảm thấy rằng họ có vai trò tích cực trong sứ mệnh mà họ phải thực hiện. Quyền lực trở thành dịch vụ khi nó chia sẻ, dự phần và giúp mọi người phát triển.

Từ thứ hai là hiệp thông. Điều này không liên quan đến đa số hoặc thiểu số; về cơ bản, nó dựa trên mối quan hệ của chúng ta với Chúa Kitô. Chúng ta sẽ không bao giờ có một phong cách truyền giáo trong môi trường tương ứng của chúng ta trừ khi chúng ta đặt Chúa Kitô trở lại vị thế trung tâm, chứ không phải ý kiến của phe phái này hay bè phái khác: Chúa Kitô phải ở trung tâm. Nhiều người trong chúng ta làm việc cùng nhau, nhưng việc kiến tạo nên sự hiệp thông còn đòi hỏi khả năng cầu nguyện cùng nhau, lắng nghe lời Chúa cùng nhau và xây dựng các mối quan hệ vượt ra ngoài công việc cũng như củng cố những mối quan hệ có lợi giữa chúng ta bằng cách giúp đỡ lẫn nhau. Nếu không, chúng ta có nguy cơ chẳng khác gì những người xa lạ làm việc cùng một chỗ, những đối thủ cạnh tranh tìm cách thăng tiến hoặc tệ hơn là tạo dựng các mối quan hệ dựa trên lợi ích cá nhân, quên đi mục tiêu chung đã gắn kết chúng ta lại với nhau. Điều này tạo ra sự chia rẽ, phe phái và kẻ thù, trong khi sự hợp tác đòi hỏi một sự cao thượng trong việc chấp nhận cá tính của nhau và cởi mở để làm việc trong một nhóm, ngay cả với những người không nghĩ như chúng ta. Trong sự hợp tác, mọi người làm việc cùng nhau, không phải vì mục đích ngoại lai nào đó, nhưng vì họ tận tâm hướng thiện cho người khác và do đó, cho toàn thể dân Chúa mà chúng ta được kêu gọi để phục vụ. Chúng ta đừng quên những khuôn mặt cụ thể thật sự của con người. Chúng ta đừng quên cội nguồn của mình và khuôn mặt cụ thể của những người là những người thầy đầu tiên của chúng ta trong đức tin. Như Thánh Phaolô đã nói với Timôthêô: “Hãy nhớ đến mẹ của bạn, hãy nhớ đến bà của bạn”.

Nhìn mọi sự theo quan điểm của sự hiệp thông cũng đòi hỏi chúng ta phải thừa nhận sự đa dạng của chúng ta như một ân sủng của Chúa Thánh Thần. Bất cứ khi nào chúng ta lùi bước khỏi điều này, và coi sự hiệp thông như một từ đồng nghĩa với sự đồng nhất, chúng ta sẽ làm suy yếu và bóp nghẹt quyền năng ban sự sống của Chúa Thánh Thần ở giữa chúng ta. Một thái độ phục vụ đòi hỏi, và thực sự đòi hỏi, một trái tim nhân hậu và quảng đại, để nhận ra và cảm nghiệm một cách vui mừng sự phong phú đa dạng hiện diện nơi Dân Thiên Chúa. Nếu không có sự khiêm tốn, điều này sẽ không xảy ra. Tôi thấy hữu ích khi đọc lại phần đầu của Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium – Ánh Sáng Muôn Dân, số 8 và 12, về dân thánh trung tín của Thiên Chúa. Suy ngẫm về những sự thật này là dưỡng khí cho tâm hồn.

Từ thứ ba là sứ mệnh. Đây là điều giúp chúng ta không bị sa ngã vào chính mình. Những người tự cho mình là “nhìn từ trên cao và từ xa, họ từ chối lời tiên tri của anh chị em mình, họ làm mất uy tín của những người đặt ra những câu hỏi, họ liên tục chỉ ra sai lầm của người khác và họ bị ám ảnh bởi vẻ bề ngoài. Trái tim của họ chỉ mở ra cho chân trời giới hạn của sự non nớt và lợi ích của chính họ, và kết quả là họ không học được từ tội lỗi của mình và cũng không thực sự mở lòng để được tha thứ. Đây là hai dấu hiệu của những người “khép kín”: họ không học hỏi được từ tội lỗi của mình và họ không mở lòng để được tha thứ. Đây là một sự băng hoại to lớn được ngụy trang như một điều thiện. Chúng ta cần tránh điều đó bằng cách làm cho Giáo Hội không ngừng đi ra khỏi chính mình, giữ cho sứ mệnh của mình tập trung vào Chúa Giêsu Kitô, và cam kết của mình đối với người nghèo “(Evangelii Gaudium – Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 97). Chỉ có tấm lòng rộng mở đối với sứ mệnh mới có thể bảo đảm rằng mọi việc chúng ta làm, dù là để canh tân chính mình hay thế giới [ad intra and ad extra – Các thuật ngữ này được dùng đầu tiên bởi Đức Hồng Y Suenens. Ad intra đề cập đến sự đổi mới bên trong chính Giáo Hội trong bối cảnh đức tin, giáo lý và chân lý được Thiên Chúa mặc khải, với mục đích giúp Giáo Hội đáp ứng tốt hơn sứ mệnh của mình trên thế giới. Ad extra đề cập đến mối quan hệ của Giáo Hội với thế giới – chú thích của người dịch], đều được đánh dấu bằng sức mạnh tái tạo của lời kêu gọi của Chúa. Việc truyền giáo luôn bao hàm lòng say mê đối với người nghèo, những người “thiếu thốn”, không chỉ về vật chất, mà còn về tinh thần, tình cảm và đạo đức. Những người đói bánh và những người đói ý nghĩa đều nghèo như nhau. Giáo Hội được triệu tập để tiếp cận với mọi hình thức nghèo đói. Giáo Hội được mời gọi để rao giảng Tin Mừng cho mọi người, vì tất cả chúng ta đều nghèo; tất cả chúng ta, bằng cách này hay cách khác, đều thiếu thốn. Nhưng Giáo Hội cũng tiếp cận với người nghèo vì chúng ta cần họ: chúng ta cần tiếng nói của họ, sự hiện diện của họ, những câu hỏi và lời chỉ trích của họ. Một người có tấm lòng truyền giáo phải cảm thấy thiếu vắng anh chị em của mình, và giống như một người ăn xin, phải đeo bám anh ta hoặc cô ta. Sứ mệnh khiến chúng ta dễ bị tổn thương. Điều này thật đẹp, sứ mệnh khiến chúng ta dễ bị tổn thương. Nó giúp nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là môn đệ và nó khiến chúng ta luôn khám phá lại niềm vui của Tin Mừng.

Tham dự, truyền giáo và hiệp thông là những đặc điểm của một Giáo Hội khiêm tốn, một Giáo Hội chú ý đến tiếng nói của Thánh Linh và không tự cho mình là trung tâm. Như Henri de Lubac đã viết: “Giống như Thầy của mình, Giáo Hội tạo ra trong mắt thế giới hình ảnh một nô lệ; trên trái đất này, Giáo Hội tồn tại ‘dưới hình thức một nô lệ’... Giáo Hội không phải là đỉnh cao của những thiên tài tâm linh siêu phàm hay tập hợp của những siêu nhân, hay bất cứ điều gì như thể Giáo Hội là một học viện của những nhà thông thái; trong thực tế, Giáo Hội lại chính là điều ngược lại. Những kẻ xuyên tạc, những kẻ giả mạo, và những kẻ khốn nạn đầy trong Giáo Hội, cùng với cơ man những kẻ tầm thường… Thật khó, nếu không muốn nói là hoàn toàn không thể, cho ‘con người tự nhiên’ có thể tìm thấy trong một hiện tượng như vậy sự viên mãn trong sự trút bỏ hoàn toàn của Chúa [kenosis] để cứu độ [chúng ta] và những dấu vết đầy cảm hứng của ‘sự khiêm hạ của Thiên Chúa’ – trừ khi những suy nghĩ sâu xa nhất trong lòng người ấy được thay đổi một cách triệt để” (Ánh Huy Hoàng của Giáo Hội, 301).

Tóm lại, ước muốn của tôi đối với anh chị em và đối với chính tôi, là chúng ta có thể để cho mình được phúc âm hóa bằng sự khiêm hạ của lễ Giáng Sinh và sự khiêm nhường của máng cỏ, bằng sự nghèo khó và đơn sơ mà Con Thiên Chúa đã bước vào thế giới. Ngay cả các đạo sĩ, những người chắc chắn có địa vị xã hội cao hơn Đức Maria và thánh Giuse hay các mục đồng ở Bêlem, cũng phải quỳ gối trước Chúa Hài Đồng (x. Mt 2,11). Họ khuỵu xuống. Để làm được như vậy không chỉ là một cử chỉ tôn thờ mà còn là một cử chỉ của sự khiêm hạ. Khi họ sấp mình xuống mặt đất trần trụi, các đạo sĩ đặt mình ngang hàng với Chúa. Sự trút bỏ hoàn toàn của Chúa, sự hạ cố này, synkatábasis này, cũng diễn ra tương tự trong buổi tối cuối cùng trong cuộc đời dương thế của Ngài, khi Ngài “rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau” (Ga 13: 4-5). Phản ứng của Thánh Phêrô trước cử chỉ đó là một sự thất vọng, nhưng chính Chúa Giêsu đã chỉ cho các môn đồ cách giải thích đúng: “Anh em gọi Thầy là ‘Thầy’, là ‘Chúa’, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 13-15).

Anh chị em thân mến, hãy lưu tâm đến căn bệnh phong cùi của chính chúng ta và tránh xa lối suy nghĩ của thế gian làm mất gốc và cành của chúng ta, chúng ta hãy để cho mình được phúc âm hóa nhờ sự khiêm nhường của Chúa Hài Đồng. Chỉ bằng cách phục vụ và coi công việc của mình là dịch vụ, chúng ta mới có thể thực sự hữu ích cho mọi người. Chúng ta ở đây - chính tôi trước bất kỳ ai khác – phải học cách quỳ gối và tôn thờ Chúa trong sự khiêm hạ của Ngài, chứ không phải như các chúa khác trong cái bẫy trống rỗng của họ. Chúng ta giống như những người chăn cừu, chúng ta giống như những đạo sĩ; chúng ta giống như Chúa Giêsu. Đây là bài học của lễ Giáng Sinh: khiêm nhường là điều kiện tuyệt vời cho đức tin, cho đời sống thiêng liêng và cho sự thánh thiện. Xin Chúa ban điều đó cho chúng ta như một ân sủng, bắt đầu từ dấu chỉ nguyên sơ về sự hiện diện của Thần Khí trong chúng ta: là lòng ước muốn. Và chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng ước ao ước điều đó, ân sủng trở thành những người nam nữ của những ước muốn lớn lao. Đối với những gì chúng ta còn thiếu, ít nhất chúng ta có thể bắt đầu bằng lòng ao ước. Chính lòng ao ước ấy đã là dấu chỉ cho thấy Thánh Thần đang hoạt động trong mỗi chúng ta.

Cầu chúc một Mùa Giáng Sinh vui vẻ cho tất cả! Và tôi xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em!

Như một món quà Giáng Sinh năm nay, tôi muốn để lại cho anh chị em một vài cuốn sách… Những cuốn sách nên đọc, đừng để trên giá sách cho bất cứ ai là người thừa kế nhà cửa của chúng ta! Trước hết, một cuốn sách của một nhà thần học vĩ đại, ít được biết đến vì ngài ấy quá khiêm tốn, đó là Đức Ông Armando Matteo Phụ tá Tổng Thư Ký Bộ Giáo Lý Đức Tin, là người đã xem xét một hiện tượng xã hội và cách thức nó kêu gọi phản ứng mục vụ. Cuốn sách có nhan đề là “Convertire Peter Pan” – “Ơn hoán cải của Phêrô Pan”, bàn về số phận của niềm tin trong xã hội trẻ mãi không già này. Cuốn sách rất là khiêu khích và hữu ích. Cuốn thứ hai là một cuốn sách về các nhân vật phụ hay những nhân vật bị lãng quên trong Kinh thánh, của Cha Luigi Maria Epicoco, có nhan đề “La pietra scartata”, “Phiến đá góc tường bị loại”, với phụ đề “Khi những người bị lãng quên được cứu”. Cuốn sách thật đẹp, dùng để chiêm niệm, để cầu nguyện. Đọc cuốn sách này, tôi nghĩ đến câu chuyện về ông Naaman người Syria mà tôi đã đề cập. Cuốn sách thứ ba là của Đức Tổng Giám Mục Fortunatus Nwachukwu, Sứ thần Tòa thánh, là người mà anh chị em biết rất rõ. Ngài đã viết một bài phản ánh về thói ngồi lê đôi mách, và tôi thích bức tranh mà ngài vẽ theo đó đồn thổi dẫn đến sự “tan rã” của bản sắc. Tôi để lại ba cuốn sách này cho anh chị em, và tôi hy vọng rằng chúng sẽ giúp mọi người tiếp tục tiến về phía trước. Cảm ơn anh chị em vì công việc và sự hợp tác của anh chị em. Cảm ơn anh chị em.

Bây giờ chúng ta hãy cầu xin Mẹ của lòng khiêm nhường dạy chúng ta biết khiêm hạ: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử, Amen.”

Sau đó, Đức Thánh Cha đã ban phép lành cho các vị hiện diện.

[1] G. Bernanos, Tạp chí d'un curé de campagne, Paris, 1974, 135.


Source:Holy See Press Office
 
Ca sĩ Mariah Carey từ chối danh hiệu Nữ hoàng Giáng Sinh, nói chỉ Đức Mẹ mới xứng với danh hiệu ấy
Đặng Tự Do
16:21 23/12/2021


Một nữ ca sĩ đã làm Billboard bối rối. Billboard là tổ chức chuyên thống kê mức độ được ưa chuộng của các bài hát và album ở Hoa Kỳ và các nơi khác. Kết quả được công bố trên tạp chí Billboard. Các bảng xếp hạng được tính theo doanh số bán hàng, lượt phát trực tuyến hoặc lượt phát sóng.

Tổng kết cuối năm 2021, Billboard đã phong cho nữ danh ca Mariah Carey danh hiệu “Nữ hoàng Giáng Sinh”. Tạp chí âm nhạc và giải trí này cho biết cô ấy đã giành được danh hiệu này nhờ các bài hát Giáng Sinh phá kỷ lục, đặc biệt là album “All I Want for Christmas is You”, nghĩa là “Tất cả những điều tôi muốn cho lễ Giáng Sinh là Ngài”.

Trình diễn bài “Tất cả những điều tôi muốn cho lễ Giáng Sinh là Ngài”

Thông thường, ca sĩ nào được tặng danh hiệu “King” – Vua hay “Queen” – Nữ hoàng đều rất vui vì danh tiếng lên cao, tiền vô như nước.

Tuy nhiên, nữ ca sĩ kiêm nhạc sĩ đã gây kinh ngạc cho Billboard và cho đài BBC khi thẳng thừng từ chối danh hiệu này trong một cuộc phỏng vấn của BBC.

Carey nói rằng cô ấy không xứng đáng với danh hiệu này. Đức Mẹ mới là “Nữ hoàng Giáng Sinh”.

Trong chương trình Buổi sáng The Zoe Ball của BBC, người dẫn chương trình Zoe Ball đã trầm trồ khen ngợi danh hiệu “Nữ hoàng Giáng Sinh” của ngôi sao.

“Tôi không thể nói hết niềm vui của chúng tôi khi có bạn trong chương trình với tư cách là 'Nữ hoàng Giáng Sinh',” Ball nói khi cô ấy giới thiệu về ca sĩ.

Carey trả lời ngay rằng cô ấy không xứng đáng với danh xưng ấy.

“Tôi có thể chỉ nói rằng tôi không thể nhận biệt danh ‘Nữ hoàng Giáng Sinh’. Tôi không coi mình như vậy.Tôi là một người yêu Giáng Sinh và tình cờ may mắn viết được bài 'All I Want for Christmas is You' và rất nhiều bài hát Giáng Sinh khác. Tôi không biết niềm tin của mọi người là như thế nào, nhưng đối với tôi, Đức Maria mới là Nữ hoàng Giáng Sinh”.

Nhiều báo cáo nói rằng Carey là một người theo Anh Giáo.

Mặc dù một số hành động của Carey có thể không phù hợp với giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, nhưng chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì cô ấy đã khiêm tốn nâng cao Đức Mẹ lên làm Nữ hoàng Giáng Sinh thực sự!

Lạy Đức Mẹ, Nữ Vương Vũ Trụ, xin hãy cầu nguyện cho chúng con!
Source:Church POP
 
Nhật ký trừ tà số 118: Sự ra đời của niềm hy vọng của chúng ta
Đặng Tự Do
16:21 23/12/2021


Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #118: The Birth of Our Hope”, nghĩa là “Sự ra đời của niềm hy vọng của chúng ta”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Sau một giấc mơ thật kinh hoàng đêm qua, tôi thức dậy và bắt đầu cảm thấy choáng váng. Cảm giác này từ đâu ra vậy? Sau một thời gian ngắn, tôi đã có thể xác định nguyên nhân của nó. Đó là một cảm giác vô vọng. Á. Tôi không nhớ mình đã từng cảm thấy bóng tối của sự vô vọng như vậy từ bao giờ.

Nó từ đâu ra vậy? Sau đó, cái nhìn sâu sắc đã đến: một số người đang được tôi trừ tà đang vật lộn với sự vô vọng. Không có gì lạ khi một nhà trừ tà sẽ nhận được một cú đấm, hoặc thậm chí có thể hơn thế nữa, từ những con quỷ đang tấn công các bệnh nhân của mình. Nó rất hữu ích trong việc chẩn đoán và hơn thế nữa.

Vì thế, tôi đã đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân của mình. Với chuỗi hạt Mân Côi trên tay, tôi đặt cả hai tay lên đầu và liên tục truyền lệnh: “Nhân danh Chúa Giêsu, tôi ra lệnh cho lũ quỷ vô vọng hãy ra đi”. Một lần nữa và rồi một lần nữa. Sau một vài phút, tôi nghỉ một chút và thực hiện hiệp thứ hai và thứ ba. Sau đó, tôi cảm thấy tinh thần mình được nâng lên.

Vô vọng là một cảm giác rất xấu xa, nó thấm nhập tràn lan trong thế giới ma quỷ và trong các tầng sâu thẳm của địa ngục. Ngoài ra, nó là một trong những cuộc tấn công chính của Satan trong những ngày đại dịch này. COVID-19 là một loại virus thực sự giết người; nhưng Satan là một kẻ cơ hội và hắn đang lợi dụng nó và gieo rắc vô vọng khắp nơi.

Chúng ta sắp đón Lễ Giáng Sinh. Với sự giáng thế của Chúa Giêsu, hy vọng đã tràn vào trái đất của chúng ta và xua tan bóng tối của sự tuyệt vọng. Đầu tiên tôi đã học được một lần nữa, món quà tuyệt vời mà Chúa ban cho chúng ta: Giáng Sinh của Ngài là niềm hy vọng của chúng ta.
Source:Catholic Exorcisms
 
12 nhà truyền giáo thả mô tả chi tiết chuyến đi liều lĩnh của họ
Đặng Tự Do
16:22 23/12/2021


Một nhóm các nhà truyền giáo Mỹ và Canada bị bắt cóc vào tháng 10 cuối cùng đã được an toàn sau một chuyến đi thật hồi hộp sau khi họ được thả vào tuần trước.

12 người này nằm trong số 17 người bị bắt cóc hôm 16/10 sau khi đến thăm một trại trẻ mồ côi ở Ganthier, trong khu vực Croix-des-Bouquets.

Gary Desrosiers, người phát ngôn của Cảnh sát Quốc gia Haiti, đã xác nhận việc trả tự do của họ trong một cuộc phỏng vấn với đài VOA.

Hôm thứ Hai, các quan chức của Christian Aid Ministries, gọi tắt là CAM, có trụ sở tại Ohio đã trình bày chi tiết hành trình đến nơi an toàn của 12 người này. Sau khi được thả, 12 người đã đi bộ hàng chục km vào ban đêm và di chuyển bằng cách sử dụng các vì sao. Họ cũng có một trẻ sơ sinh và những đứa trẻ khác với họ.

Người phát ngôn của CAM, Weston Showalter cho biết trong một cuộc họp báo: “Sau một số giờ đi bộ, ngày mới bắt đầu ló dạng và cuối cùng họ đã tìm thấy một người đã giúp gọi điện để được giúp đỡ. Cuối cùng họ đã được tự do.”

Sau cuộc hành trình đầy gian khổ, 12 người đã lên một chuyến bay của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ đến Florida, nơi họ gặp lại các con tin đã được giải thoát trước đó.

Hai trong số các con tin đã được trả tự do vào cuối tháng 11, và ba người đã được thả vào đầu tháng này.

Những kẻ bắt cóc, một băng đảng có tên 400 Mawozo, ban đầu đã đòi hàng triệu đô la tiền chuộc. Không rõ liệu có bất kỳ khoản tiền chuộc nào được trả cho năm người đã được thả hay không, nhưng Giám đốc CAM, David Troyer cho biết nhóm đã huy động được tiền chuộc.

“Những người khác đã tìm cách giúp đỡ chúng tôi, họ đã cung cấp tiền để trả tiền chuộc và cho phép quá trình thương lượng tiếp tục,” Troyer nói trong cuộc họp báo.

Troyer nói: “Sau nhiều ngày chờ đợi và không có hành động gì từ phía những kẻ bắt cóc, Chúa đã làm việc theo một cách kỳ diệu để giúp các con tin có thể trốn thoát”.
Source:VOA
 
Nhập Thể Siêu Thăng Dã Sử
Vũ Văn An
18:24 23/12/2021

Lễ Giáng sinh năm nay, tạp chí First Things cho đăng tải trong hai ngày liên tiếp 21 và 22 tháng 12 hai nhận định đáng lưu ý. Một của E. J. Hutchinson, giáo sư Cổ Điển tại Cao Đẳng Hillsdale, (https://www.firstthings.com/web-exclusives/2021/12/incarnation-transcends-myth) và một của George Weigel (https://www.firstthings.com/web-exclusives/2021/12/the-sacred-earthiness-of-christmas). Cả hai bài đều đề cập tới khía cạnh dã sử và lịch sử của biến cố Giáng Sinh.



Nhập thể siêu thăng dã sử

C. S. Lewis vốn nói dã sử đem lại sức sống. Trong “Myth Became Fact” [dã sử trở thành sự kiện], ông mô tả đức tin Kitô giáo như sự ứng nghiệm của điều các dã sử vĩ đại ngoại giáo từng mò mẫm tìm kiếm. Nói cách khác, trình thuật Kitô giáo là dã sử đích thực, biến những điều người ngoại giáo tri nhận một cách lờ mờ và xa xôi thành cụ thể, rõ ràng và hiện thực. Lewis viết, “chúng ta không nên xấu hổ về việc tia sáng dã sử chiếu trên nền thần học của chúng ta. Chúng ta không nên hoảng sợ về ‘các song hành’ và ‘Chúa Kitô ngoại giáo’; chúng nên có ở đấy – sẽ là một trở ngại lớn lao nếu chúng không có ở đó”.

Lewis hoàn toàn đúng. Thánh Augustinô đôi khi giải thích các dã sử ngoại giáo cách này; các nhà hộ giáo như Minucius Felix và Justin Martyr, thậm chí cả Thánh Tông đồ Phaolô nữa cũng giải thích như thế. Các thi sĩ và triết gia ngoại giáo đã thoáng nhìn thấy sự thật. Bao lâu họ thu lượm được một chút sự thật, thì việc làm của họ thật đáng đánh giá cao. Bạn đọc nào sinh động với khả thể này sẽ tránh được thứ duy sử chỉ biết lo lắng tìm cách sử dụng “bối cảnh” để buộc bản văn phải khuất phục trì trệ. Thay vào đó, họ có thể coi các áng thơ và dã sử xưa như các thành phần đan xen nhau tạo thành câu truyện vĩ đại.

Tôi cho rằng Bài Thơ số 64 của Catullus cho ta một điển hình của điều Lewis mô tả. Được viết khoảng giữa thế kỷ thứ nhất trước Chúa Giáng Sinh, nó là một thứ “epyllion”, một thiên hùng ca rút ngắn. Thể tài của nó là đám cưới của Peleus và nàng Thetis thần thánh, mẹ tương lai của Achilles. Nhưng đoạn kết của bài thơ cho ta một khúc quanh thật ngạc nhiên. Nhà thơ cho chúng ta hay, các thần minh có thói quen trà trộn với những con người tử sinh nhưng những ngày đó đã qua hẳn rồi. Vì

Sau khi Trái đất ra ô uế với những tội ác khôn tả
Và mọi Công Lý bị xua khỏi tư tưởng tham lam của họ
Anh em đẫm máu anh em trên đôi tay
Con trai hết khóc than khi cha mẹ quá vãng
Cha cầu cho con trai chết lúc xuân chừng
Để tự do chiếm sắc hương nàng dâu mới cưới,
Mẹ, dối trá vô đạo với con trai ngu ngốc,
Dám vô đạo phạm tội chống Các Gia Thần.
Cái điên dại xấu xa lẫn lộn điều tốt với điều xấu
Khiến các các vị thần bỏ hết ý nghĩ thứ tha
Đến không còn đoái thăm những buổi tụ tập
Cũng không để ánh sáng hay mắt trần đụng tới


“Cái điên dại xấu xa... Khiến các các vị thần bỏ hết ý nghĩ thứ tha”. Ta cũng có thể đổi kiểu nói “ý nghĩ thứ tha” thành “tâm tư công chính hóa”. Ngôn từ của Catullus ở đây, justificam... mentem, quả hết sức đáng chú ý. Tôi không thể tìm được một tĩnh từ điển hình nào khác trong văn chương Latinh cho mãi tới triết gia thế kỷ 17 là Hugo Grotius. Trong văn chương cổ thời, đó là điều các nhà ngữ học gọi là hapax legomenon: một chữ chỉ xuất hiện trong một đoạn văn chứ không xuất hiện ở nơi nào khác. Tại sao Catullus sử dụng nó ở đây? Một cách mặc nhiên, ông tự hỏi: Làm thế nào các vị thần một lần nữa lại phải có “tâm tư công chính hóa” với những tạo vật xấu xa như thế? Làm thế nào Catullus lại có thể đến gần câu hỏi trung tâm của Luther “Ở đâu, tôi có thể tìm thấy một Thiên Chúa từ nhân?” Ai mà biết? Chắc chắn không phải Catullus.

Catullus mô tả một loại “Sa Ngã” nào đó khỏi trạng thái vô tội và hiệp thông nguyên sơ với thần linh. Huyền thoại học cổ thời có nhiều trình thuật khước từ đầy huyền bí. Ta tìm thấy chúng nơi Hesiod và Ovid, chẳng hạn. Câu truyện kể rằng có thời con người yêu lòng từ bi và thực hành công lý. Họ khiêm cung đi với các thần minh. Nhưng rồi một điều gì đó ra lệch lạc và con người mất đặc ân ấy. Chúng ta chưa bao giờ được giải thích đích thực “một điều gì đó” là điều gì. Chúng ta chỉ biết cái xấu xa của con người đã tách họ ra xa các thần minh, và sự tha thứ là điều bất khả.

Ở đây, chúng ta thấy người ngoại giáo thông tuệ xiết bao, nhưng họ thông tuệ một cách bi đát biết chừng nào. Việc tìm kiếm một Thiên Chúa từ nhân không hề có giải pháp cho một người như Catullus. Nhưng tuy thế chúng ta vẫn có thể thấy, khi từ sau nhìn về trước, rằng nhận xét của ông, một cách vô tình, đã dự ứng một biến cố tương lai sẽ trả lời được câu hỏi đặt ra ở trên. Dã sử Kitô giáo nối dài câu truyện và biến thảm kịch thành bi kịch.

Tội lỗi của con người khiến công chính trốn chạy khỏi mặt đất. Nhưng nhờ tình thương vĩ đại của Thiên Chúa dành cho con người, công chính đã trở lại. Paul Gerhardt, trong ca khúc Mùa Vọng tuyệt vời “O Lord, How Shall I Meet You [Lạy Chúa, Làm sao Con gặp được Chúa]”, đã viết:

Tình yêu khiến Chúa nhập thể;
Tình yêu đem Chúa xuống con.
Lòng Chúa thèm khát cứu con
Đem lại tự do cho con
.

Dĩ nhiên, trình thuật Kitô giáo về Cuộc Sa Ngã không y hệt như điều ta thấy nơi Catullus. Trước nhất, Kitô giáo có một giải thích cho cơn bệnh chết người là sự ác: tội lỗi đầu tiên của Ađam và Evà. Ở đấy, nhân loại để mất Thiên Đàng và Hoàng Kim Thời Đại. Thứ đến, Catullus đúng ở chỗ chúng ta đã ra ghẻ lạnh đối với Thiên Chúa, nhưng không phải Thiên Chúa đã bỏ rơi chúng ta. Đúng hơn chính chúng ta bỏ rơi Thiên Chúa. Khi Ađam và Evà phạm tội, họ chạy trốn và ẩn núp khỏi Thiên Chúa. Nhan thánh Người không bao giờ lìa xa họ nhưng theo một nghĩa nào đó, vinh quang của Người quả có lìa xa họ. Hậu quả thực tế giống như Catullus đã mô tả. Như điệp khúc trong Sách Thủ Lãnh từng viết, “mọi người đều làm điều đúng dưới đôi mắt riêng của họ”.

Kết thúc Bài thơ 64 dường như cũng mò mẫm hướng tới trình thuật Kitô giáo. Catullus viết rằng các vị thần không “để ánh sáng hay mắt trần đụng tới”. “Ánh sáng hay mắt trần” trong tiếng Latinh chỉ là lumine claro. Ý nghĩa không chắc chắn, như bản dịch cho thấy.

Nhưng điều gì sẽ xẩy ra nếu là cả hai, hay đúng hơn, nếu Chúa Kitô là cả hai? Thánh Gioan cho ta hay Chúa Giêsu là ánh sáng thật xuống trần gian, và bài ca của Ông Dacaria trong Luca 1 gọi Người là “ánh sáng ban ngày từ trên cao”. Chính trong ánh sáng này chúng ta thấy ánh sáng (Tv 36:9)— nghĩa là chính Thiên Chúa. Trong các sách Tin Mừng, ánh sáng này thậm chí đã phục hồi thị lực thể lý cho con người. Viết về một trong các phép lạ này, việc chữa lành cho người mù và câm trong Mátthêu 12, thi sĩ Kitô giáo thế kỷ thứ 5 Sedulius viết:

Verbaque per verbum, per lumen lumina surgunt [Lời lẽ của con người trở lại nhờ Ngôi Lời, ánh sáng của họ nhờ Ánh Sáng].

Ngôi lời nhập thể và chịu đau khổ khiếm diện trong thần thoại học ngoại giáo, và đây là ly do để Catullus yếm thế. Đối với Catullus, các vị thần không thể “đoái thăm các cuộc tụ tập” của chúng ta. Nhưng theo Thánh Gioan, đây chính là điều Thiên Chúa làm khi “Ngôi Lời trở nên xác phàm và cắm lều giữa chúng ta”. Thấy sự xấu xa như Catullus mô tả, Chúa Kitô, qua việc Nhập thể, cái chết, và sự Phục sinh, đã làm điều nằm ngoài khả năng của con người. Người không những chạm tới và để mình bị xác phàm nhân đụng tới, mà còn mặc lấy nó ngõ hầu chữa lành nó. Lewis viết, “Giờ đây, như dã sử thăng hoa ý nghĩ, nhập thể quả thăng hoa dã sử. Trái tim Kitô giáo là một dã sử, một dã sữ cũng là sự kiện”.

Tính đất thánh thiêng của Lễ Giáng Sinh

Một ngày sau, có lẽ sau khi đọc Hutchinson, cùng đề cập đến chuyện dã sử và lịch sử của Giáng Sinh, nhưng nhấn mạnh tới khía cạnh sau, George Weigel nói tới Tính Đất Thánh thiêng của Lễ Giáng Sinh [the sacred Earthiness of Christmas):

Một bộ sách khổng lồ 6 cuốn tựa là Hạnh Các Thánh, xuất bản lần đầu giữa các năm 1872 và 1877, cho tôi hay, ở đây, tại Kinh Thành Muôn Thuở, Lễ Giáng sinh lần đầu tiên trở thành ngày lễ tách biệt với lễ Hiển Linh xưa vào thế kỷ thứ tư, và thánh Gioan Kim Khẩu, một trong 4 Thánh Tiến Sĩ của Giáo Hội vốn ủng hộ ngai tòa (cathedra) trong tuyệt tác bằng đồng của Bernini, Bàn Thờ Ngai Tòa, trong Vương Cung Thánh Đường Vatican, “đã dùng mọi cố gắng tuyệt đỉnh của ngài” để cổ vũ việc cử hành Lễ Giáng sinh tại Phương Đông Kitô giáo. Tác giả, trong lối văn rườm rà đầy quyến rũ, văn phong thời Victoria, sau đó đã liệt kê các di tích Sinh Nhật, ở Rôma này và nhiều nơi khác:... trong Nhà thờ Đức Bà Cả có máng cỏ Bêlem, nạm bạc và nhiều trang trí phong phú do Philip III của Tây Ban Nha dâng tặng. Tã quấn của Chúa Hài Đồng mà ngày xưa được trưng bầy ở Constantinople, nhưng đã được di chuyển về Paris thế kỷ 13 và được Thánh Louis đặt tại Saint Chapelle.

Ngoài máng cỏ trong đó Chúa chúng ta nói là được ru ngủ, còn có máng cỏ bằng đá của hang Bêlem. Một trong những phiến đá này hiện được trưng bày tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả trên đồi Esquiline, tại bàn thờ ở hầm nhà nguyện Thánh Thể.

Một số tã quấn Chúa Giêsu cũng được trưng bầy để người Công Giáo tôn kính tại cùng một nhà nguyện. Tấm áo choàng mà Thánh Giuse dùng phủ máng cỏ để che lạnh cho Hài Nhi, thì đặt tại nhà thờ Thánh Anastasia ở Rôma. Vương Cung Thánh Đường Santa Croce in Gerusalemme ở Rôma cũng có diễm phúc sở hữu những lọn tóc đầu tiên của Chúa Hài Đồng.

Đánh giá theo các tiêu chuẩn của thế kỷ XXI, liệu có điều nào trong số trên có ý nghĩa lịch sử hay không? Có thể có một số, nhưng xác nhận pháp y về các hiện vật cổ không thực sự là trọng điểm ở đây. Vì đằng sau những chuyện cho là đạo đức và truyền thống như vậy, như chuyến viếng thăm Đất Thánh vào thế kỷ thứ tư của Thái hậu Helena (mẹ của Hoàng đế Constantinô) — một cuộc hành hương dài và nguy hiểm đã mang nhiều di tích thánh về phương Tây — là một xác tín quan trọng : niềm xác tín rằng Kitô giáo không phải là một huyền thoại đạo đức cũng không phải là một câu chuyện cổ tích.

Kitô giáo bắt đầu ở một địa điểm có thực, vào một thời điểm chuyên biệt, trong đó những người đàn ông và đàn bà có thực gặp một giáo sĩ Do Thái lưu động tên là Giêsu quê ở Nadarét — và sau điều mà họ nghĩ là thảm họa tột cùng về cái chết nhục nhã và đầy bạo lực của Người, đã gặp lại Người như Chúa Giêsu Phục Sinh. Cuộc sống của những người đàn ông và đàn bà có thực đó đã được biến đổi bởi những cuộc gặp gỡ này, đến nỗi họ đã ra đi và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ mà Đấng Phục Sinh đã trao cho họ: “biến mọi dân tộc thành môn đệ” (Mt 28:19).

Tính đất của câu chuyện Giáng sinh — máng cỏ, chuồng bò, “tã quấn”, những con bò đực rắn chắc và những con bò cái nằm phủ phục, những người chăn chiên ngơ ngác nhưng tốt bụng, những đạo sĩ kỳ lạ đến từ phương Đông và những món quà của họ bằng vàng, nhũ hương, và mộc dược, phép cắt bì của đứa trẻ — làm nền cho niềm xác tín cốt lõi này của Kitô giáo: Ngôi Hai của Ba Ngôi Chí Thánh, “Ngôi Lời” mà nhờ đó “mọi vật được tạo thành” (Ga 1: 1, 3), đã đi vào lịch sử nhờ sự hợp tác của một cô gái Do Thái và nhờ việc cô được che phủ bởi Chúa Thánh Thần, và được sinh ra vào một thời điểm chính xác, tại một địa điểm chính xác. Liệu “những lọn tóc sơ sinh đầu tiên của Người” có thực sự ở Vương cung thánh đường Thánh giá của Giêrusalem ở Rôma hay không có thể nằm ngoài sự xác minh lịch sử; trọng điểm thực sự được đưa ra trong những tuyên bố như vậy là: Con Thiên Chúa nhập thể, vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của Người ở giữa chúng ta, đã là một em bé có mái tóc như em bé sơ sinh và tất cả những đặc điểm khác của một em bé yếu ớt, không có khả năng tự vệ.

Đã nói về “những chiếc tã”, cái nôi, chiếc áo choàng của Thánh Giuse, và v.v.. thế nào thì cũng nên nói: Đấng mà Kitô giáo tuyên bố là Chúa và là Đấng cứu thế, Đấng mạc khải trọn vẹn cả sự thật về Thiên Chúa lẫn sự thật về phẩm giá và số phận nhân loại của chúng ta, không phải là một nhân vật trong thực tại ảo “siêu thực” [metaverse] nào đó do Mark Zuckerberg xây dựng. Người đã ở đây, trên hành tinh thứ ba của thái dương hệ này. Và Người vẫn ở với chúng ta: trong lời Kinh thánh đã công bố, và trên hết là trong bánh thánh được bẻ ra và chia sẻ.

Khi thế giới hậu hiện đại không còn nắm được các chân lý căn bản nhất nữa (ngay cả những chân lý được ghi trong nhiễm sắc thể của chúng ta), thì tính đất của lễ Giáng sinh vẫn công bố và tôn vinh một vị cứu tinh nhập thể, thần linh, từng là một em bé sơ sinh, đấng cao thượng hóa và biến đổi mọi dữ kiện trong thân phận con người.

Tóm lại, Weigel dường như không muốn Giáng Sinh dây dưa gì tới chuyện dã sử. Nhưng như Vatican II từng nhấn mạnh, trong mọi nền văn hóa của nhân loại và nhất là những nền văn hóa lớn như Hy Lạp, La Mã luôn có những hạt giống Tin Mừng gieo vãi từ rất lâu. Không chỉ một dân tộc Do Thái biết chờ mong một Đấng Giải Thoát từ một người đàn bà sinh ra.

Không biết khi nói đến tính đất của lễ Giáng Sinh, Weigel có nghĩ đến bài giảng của Thánh Augustinô, “Chân lý mọc lên từ đất thấp, công lý nhìn xuống tự trời cao”, được trích dẫn trong phần Kinh Sách của ngày 24 tháng 12 trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh hay không?

Trong bài giảng trên, ba lần Thánh Augustinô nói đến “chân lý từ đất thấp” và mỗi lần giải thích lý do tuy hơi khác nhau mà nội dung vẫn chỉ là một: 1. “Thầy là Chân Lý sinh ra từ lòng Đức Trinh Nữ”, 2. “bởi vì Ngôi Lời đã làm người”, 3. “thân xác được sinh ra từ Đức Maria”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phó Thủ Tướng Pham Bình Minh Thăm và Chúc Mừng Giáng Sinh Tại TGP Huế
Minh Phương
10:40 23/12/2021
Phó Thủ Tướng Thường Trực Chính Phủ Phạm Bình Minh-Lãnh Đạo Các Bộ Ngành Trung Ương-Lãnh Đạo Tỉnh Thừa Thiên Huế Và Quảng Trị-Lãnh Đạo Thành Phố Huế Thăm Và Chúc Mừng Giáng Sinh Tại Tổng Giáo Phận Huế

Việt Nam cũng như các nước trên toàn thế giới đang phải chịu ảnh hưởng đại dịch Covid 19, không chỉ đời sống xã hội mà ngay cả trong cộng đoàn tín hữu đều chịu hạn chế việc tổ chức thánh lễ và các sinh hoạt hội đoàn, nghiêm trọng nhất là dịp lễ Giáng sinh năm nay nhiều nơi không được cử hành thánh lễ hoặc cử hành với số lượng giáo dân tham dự ít ỏi.Tuy vậy, lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo chính quyền các cấp tại địa phương cũng sắp xếp để đi thăm và chúc mừng Giáng sinh.

Xem Hình

Tại Huế, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã đến thăm và chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Huế. Cùng đi với Phó Thủ tướng có ông Thứ trưởng bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, đại diện các Bộ và các Ban Nghành Trung ương. Về phía lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế có Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu, Chủ tịch tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng lãnh đạo các sở ban ngành.

Thay mặt lãnh đạo Nhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh chúc mừng Giáng sinh Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, các vị Tổng Giám mục, linh mục và bà con giáo dân, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương trước sự kiện mừng kỷ niệm Thiên Chúa Giáng sinh. Phó Thủ tướng ghi nhận và đánh giá rất cao sự hưởng ứng và tham gia vào chương trình thiện nguyện chống Covid, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã đóng góp được 100 tỷ đồng và 6 nghìn tấn lương thực để giúp đồng bào nạn nhân Covid, hỗ trợ thiết bị y tế và đồ bảo hộ cho tuyến đầu chống dịch.

Về phía Tòa Tổng Giám mục Huế có sự hiện diện của Đức nguyên Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể và Đức nguyên Tổng Giám mục F.X. Lê Văn Hồng, linh mục Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh và một số linh mục thuộc Tòa Giám mục. Có thể nói đây là một trong những lần hiếm hoi Đức nguyên Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể từ khi ngài hưu dưỡng.

Phó Thủ tướng trao tặng lẵng hoa tươi thắm cho Tòa Tổng Giám mục và tặng quà quí Đức Tổng Giám Mục.

Thay mặt Tòa Giám mục và toàn thể cộng đoàn dân Chúa cảm ơn sự hiện diện của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh và phái đoàn lãnh đạo trung ương và địa phương trong dịp Giáo Hội Công Giáo đang chuẩn bị mừng Chúa Giáng sinh năm 2021. Ngài mời các Giám mục và linh mục cùng đứng lên vỗ tay hoan nghênh. Đức Tổng Giám Mục đánh giá sự nghiệp chính trị của Phó Thủ tướng là hết sức thành đạt, là “con nhà nòi” vì cụ thân sinh của ngài Phó Thủ tướng cũng là một nhà Ngoại giao lỗi lạc, đó là cụ Nguyễn Cơ Thạch tức là Cụ Phạm Văn Cường. Chúc ngài Phó Thủ tướng tiến xa hơn nữa trên con đường phục vụ đất nước. Sự viếng thăm của ngài Phó Thủ tướng hôm nay nói lên được sự quan tâm sâu sắc của toàn bộ hệ thống chính trị Nhà nước đối với đồng bào Công Giáo. Chúc mừng những thành tựu mà Chính phủ đã đạt được trong thời gian qua, nhất là trong việc phòng chống đại dịch covid 19, lãnh đạo nhà nước đang phải đối mặt với một bài toán cân não để đưa đất nước vượt qua khó khăn về kinh tế. Giáo hội cam kết sẽ hợp tác với chính quyền để có thể đồng hành với đất nước trong khả năng của mình để phục vụ lượi ích chung cho nhân dân và xã hội.

Phó Thủ tướng và phái đoàn cũng đã đi thăm Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, linh mục Quản xứ Anton Nguyễn Văn Tuyến, hai linh mục Phó xứ và Hội đồng Giáo xứ thay mặt cộng đoàn Giáo xứ vui mừng trước sự hiện diện của Phó Thủ tướng và phái đoàn thể hiện sự quan tâm của Lãnh đạo Chính quyền đối với đồng bào Công Giáo.

Thành phố Huế được mở rộng để hướng tới sự phát triễn dưới sự lãnh đạo của những con người trẻ trí thức và đầy nhiệt huyết. Phái đoàn Thành phố Huế do Bí thư Thành ủy Phan Thiên Định dẫn đầu, cùng đi có Chủ tịch Thành phố Võ Lê Nhật, Chủ tịch Mặt trân Tổ quốc Hoàng Tân Ninh, Trưởng ban Dân vận Dương thị Bích Thủy đã đi thăm Tòa Tổng Giám mục. Bí thư Thành ủy đánh giá cao sự cộng tác chung tay của Tòa Tổng Giám mục và bà con giáo dân trong công cuộc xây dựng đất nước, đặc biệt góp phần trong việc phòng chống đại dịch covid. Tòa Tổng Giám mục đã tổ chức được một Trung tâm thu dung điều trị bệnh nhân Covid, giảm bớt gánh nặng cho xã hội.

Qua trình bày của linh mục Giám đốc Caritas Anton Nguyễn Ngọc Hà, Phòng khám Kim Long đang điều trị bệnh nhân Covid không phân biệt lương giáo, cán bộ hay dân thường, nhưng hàng tháng phải đòng một khoản kinh phí về vệ sinh môi trường khá lớn, đây là m,ột gánh nặng của Phòng khám Kim Long. Bí thư Thành ủy Phan Thiên Định và Chủ tịch Thành phố Võ Lê Nhật cam kết sẽ hỗ trợ kinh phí này, vì đây cũng là một lợi ích xã hội mà Phòng khám đã chung sức với Thành phố.

Lãnh đạo Thành phố đã đi thăm Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam và Giáo xứ Chính tòa. Tham quan máng cỏ và ngôi nhà thờ được đánh giá là có một lối kiến trúc độc đáo do Kiến Trúc sư tài ba Ngô Viết Thụ thiết kế.

Phái đoàn Lãnh đạo Thành phố cũng đã đi thăm và chúc mừng Giáng sinh Đan viện Thiên An. Trước đây Đan viện Thiên An thuộc Thị xã Hương Thủy, sau khi Thành phố Huế được mở rộng thì Đan viện Thiên An thuộc Thành phố Huế, và đây là lần đầu tiên Lãnh đạo thành phố đến thăm Đan viện đúng vào dịp lễ Giáng sinh.

Tiếp phái đoàn lãnh đạo Thành phố có Đan Viện phụ Aloisio Đặng Hùng Tân và Đan sĩ Phụ tá Hoàng Hữu Trí. Đan Viện phụ bày tỏ sự vui mừng và nhận xét đây là lần đầu tiên có một phái đoàn lãnh đạo chính quyền đông như vậy đến thăm Đan viện, nhất là trong bối cảnh Chính quyền các cấp đang xem xét để giáo cho Đan viện quản lý chăm sóc các đồi thông, đặc biệt là đồi Đức Mẹ và đồi Thánh giá, để tạo một bầu khí yên tĩnh cho việc tịnh tu của các Đan sĩ. Đan Viện phụ đã hướng dẫn phái đoàn tham quan Nhà thờ hầm và các nơi sinh hoạt của Đan viện. Lãnh đạo Thành phố mong muốn được Đan viện cộng tác với chính quyền để góp phần xây dựng và phát triễn thành phố.

Minh Phương
 
Giáo xứ Tụy Hiền, Hà Nội bế mạc tuần phúc Mùa Vọng và hoan ca mừng Chúa giáng sinh 2021
Giáo xứ Tụy Hiền
19:17 23/12/2021
Giáo xứ Tụy Hiền, Hà Nội bế mạc tuần phúc Mùa Vọng và hoan ca mừng Chúa giáng sinh 2021

Ngày 28/11/2021, Chúa nhật I Mùa Vọng cộng đoàn hai giáo xứ Tụy Hiền và Vạn Thắng đã khai mạc Mùa Vọng 2021 – Mùa Hồng phúc – Năm Truyền giáo, rước ảnh tượng về gia đình đọc kinh liên gia hướng đến Tuần Đại Phúc trước Lễ Chúa Giáng Sinh. Sau khi đã đọc kinh lần lượt nơi các gia đinh mỗi tối 1 nhà, các gia đình sẽ đọc mỗi tuần 1 nhà trong suốt cả năm.

Xem Hình

Trong tuần qua, từ ngày 13-19 tháng 12 tại 2 xứ có giờ chầu, cử hành thống hối, giúp giáo dân xưng tôi, nghe giảng và Thánh lễ. Tối ngày 23 tháng 12, buôi hoan ca mừng Chúa giáng sinh.

BTTGx. Tụy Hiền
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhân loại vẫn cần
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
14:13 23/12/2021

NHÂN LOẠI VẪN CẦN…
TẠ ƠN NHÂN DỊP KỶ NIỆM CHỊU CHỨC LINH MỤC

Ngày ấy, khi lớp chúng tôi có gần một nửa lớp chịu chức linh mục, Linh mục Nguyễn Duy, (lúc đó cũng đang là chủng sinh, dù thuộc lớp đàn anh, nhưng được phân bổ vào lớp chúng tôi để hợp thức hóa và bổ túc chương trình học), đã cảm tác bài hát “Nhân loại vẫn cần” để tặng cả lớp.

Bài hát ấy, tôi vẫn nhớ, vẫn hát. Mỗi lúc nhớ thầy, nhớ trường, nhớ bạn, hoặc mệt mỏi vì rong ruổi trong suốt dọc dài con đường phục vụ, tôi đã nhiều lần hát đi hát lại, để vừa cầu nguyện cho mình, cho thầy, cho anh em, cho sứ vụ của từng người trong lớp chúng tôi, cho cả những gương mặt thân yêu của cộng đoàn mà hôm nay mình sống và làm việc cùng, vừa tìm cách củng cố sức lực do năm tháng đã không ít hao mòn.

Đối với riêng tôi, bài hát ấy hay, nó gợi lại trong tôi cả khung trời kỷ niệm, đồng thời giúp tôi hiên ngang nhìn về phía trước mà thực hiện chính sứ mạng của Chúa Kitô, được Chúa Kitô trao cho mình…

Cứ thế, mà tôi hát: “Nhân loại vẫn cần người biết sống ơn gọi của Chúa. Nhân loại vẫn cần người làm chứng tình Chúa yêu thương. Nhân loại vẫn cần người mục tử dẫn đường chỉ lối, cùng đoàn chiên đêm ngày đi tới, về nhà Cha mến yêu muôn đời…Nhân loại vẫn cần người đi tiếp con đường của Chúa. Nhân loại vẫn cần người dám sống cuộc sống Giêsu. Nhân loại vẫn cần người nhiệt tâm trong đời ngôn sứ, chỉ truyền rao những lời của Chúa để trần gian sống trong sự thật…Nên Chúa đã sai từng người chúng con, những linh mục bước đến cùng thế giới. để đáp ứng những khát vọng khắp nơi. Để tô thắm những ước mơ con người. Nghe tiếng Chúa nay từng người chúng con quyết lên đường loan Tin Mừng Cứu Rỗi. Xin Chúa giúp cho mỗi người chúng con được nên thánh trong cuộc đời chứng nhân…”.

Rất nhiều lần, và ngay chính lúc này, tôi cảm nhận rõ ràng, thánh chức linh mục mà Chúa ban cho mình quý giá vô cùng. Bởi nó là danh dự, là sự điểm tô lộng lẫy cho chính người linh mục đã vậy, quan trọng hơn, nó chính là sự cần thiết của đời sống tâm linh con người. Chức linh mục vẽ thêm vào cuộc đời, vốn vàng thau lẫn lộn, những nét tươi mới của tin yêu, của niềm an ủi, của hy vọng. Bởi không có bất cứ ai giống linh mục, và chỉ có linh mục, gắn bó với từng anh chị em mà Hội Thánh trao cho mình, gắn bó suốt đời mình để phục vụ, để hiến thân.

Chính linh mục mới là người biết rõ, biết nhiều về tâm tư con người. Cả trong tòa giải tội, lẫn ngoài đời thường, không biết bao nhiêu lần người linh mục chia sẻ những tâm tư, những bức xúc, những bí mật rất thật về chính bản thân của anh chị em. Dường như chỉ có linh mục mới có thể giải tỏa nhiều chông chênh, ngang trái mà anh chị em gặp phải trong một lòng thương mến thật, thông cảm thật. Anh chị em đến với linh mục bằng một niềm tin tưởng thật, vì thế họ cũng sẽ nhận được từ người linh mục một trái tim rung cảm thật, nhằm tiếp thêm ngọn lửa của sức mạnh chịu đựng, tiếp thêm sức nóng xóa tan băng giá của cả một đời đầy giông bão.

Vì trót cả cuộc đời của những người mang lấy đức tin, là cả cuộc đời mang dấu ấn của thánh chức linh mục. Bởi không ai khác, nhưng là chính bàn tay linh mục, trong bí tích rửa tội, đã đưa một con người từ thưở bé thơ vào cộng đoàn Hội Thánh để làm Con Thiên Chúa.
Dù trong anh chị em, có người không nhìn nhận, thậm chí chống đối cá nhân linh mục này, linh mục khác, thì anh chị em cũng không thể chối từ ảnh hưởng của thánh chức linh mục trên cuộc đời mình.

Chỉ nhờ linh mục, anh chị em được lãnh nhận ân sủng từ kho tàng bí tích mà Chúa trao cho Hội Thánh. Những khi anh chị em muốn tìm lại bình an nội tâm sau những lần ngã quỵ vì cám dỗ, vì tội lỗi, cũng chính linh mục nhân danh Chúa ban ơn Thánh Thần tha thứ cho anh chị em.

Đến tuổi trưởng thành, cũng nhờ chính bàn tay linh mục, mà mỗi một người chính thức bước vào đời sống gia đình cách hợp pháp. Có thể nói, trong bí tích hôn phối, người linh mục đã liên tục sinh ra các gia đình mới cho Hội Thánh.

Hay suốt cả một đời làm Kitô hữu của mình, từng anh chi em đã không thể đếm hết bao nhiêu lần đã cậy nhờ thánh chức linh mục, và chính bản thân người linh mục mà lãnh nhận hết hồng ân này đến hồng ân khác, hết hy tế thánh lễ này đến hy tế thánh lễ khác, hết lời giảng dạy này đến lời giảng dạy khác…

Và giây phút quan trọng nhất, nhưng cũng kinh hoàng nhất, đáng sợ nhất của đời người là giây phút sắp lìa đời, thì sự hiện diện lần cuối cùng của linh mục lại ấm áp, thiêng liêng, ý nghĩa vô cùng. Nó mang lại niềm an ủi, mang lại sự xoa dịu nỗi sợ hãi, xoa dịu cơn đau đớn không thể tả để anh chị em thanh thản lìa đời.

Và cuối cùng, cũng chính bàn tay linh mục đưa lên ban phép lành lần cuối thay lời từ biệt trao gởi anh chị em về với Đấng Hằng Hữu, Đấng mà từ đó, đã làm phát sinh sự sống của không biết bao nhiêu sinh linh trong cõi đời này.

Đúng là nhân loại vẫn cần, mãi mãi cần những mục tử của Chúa, những mục tử thay thế Chúa săn sóc đoàn chiên Chúa.

Nhân loại vẫn cần những con người dám hiến thân vì người khác giữa cuộc đời mênh mông và biến động. Nhân loại cần lắm những bàn tay nâng đỡ lòng người, cần lắm những con người luôn luôn thao thức vì hạnh phúc của loài người, cần lắm những bóng mát làm dịu cơn khát tình yêu, xua đi nỗi buồn chán, lấp đầy những khoảng trống cô đơn của con người.

Nhân loại vẫn cần vô cùng những tấm lòng từ ái, những con người của ơn hòa bình, những dấu chỉ của niềm hy vọng, những hiện thân của hạnh phúc trường cửu, mà chính người mục tử ghi dấu, để mỗi anh chị em luôn cảm nhận tình yêu, luôn tìm ra một chỗ dựa mỗi khi cần, luôn thấy mình được an ủi vỗ về khi đau đớn…

Nhân loại vẫn cần, cần lắm những linh mục thánh thiện, những linh mục nhân lành. Bởi họ chính là những mục tử như lòng mong ước…
 
Một Kiểu Nhìn Lại Chân Dung Thánh Gioan Tông Đồ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:51 23/12/2021
Một Kiểu Nhìn Lại Chân Dung Thánh Gioan Tông Đồ

Ngày 27/12

I. Theo dữ liệu Tân Ước

Theo truyền thống, không biết khởi đi từ đâu, hầu chắc là sau thời thánh giáo phụ Irênê (130-202), chúng ta nhìn nhận thánh Gioan Tông đồ là tác giả sách Tin Mừng thứ tư, là người môn đệ Chúa yêu trong Tin Mừng này, người đã nghiêng đầu vào ngực Chúa Giêsu đêm Tiệc Ly (x.Ga 13,21-30), đã nhờ quen biết vị Thượng Tế nên dẫn Phêrô vào được dinh Thượng Tế (x.Ga 18,12-27), đã đứng dưới chân thập giá cùng với Mẹ Maria và sau đó đưa Mẹ Maria về nhà mình (x.Ga 19,25-27). Ngài đã cùng Phêrô chạy ra mồ Chúa (x.Ga 20,1-10) và cũng có mặt trong dịp Chúa Phục sinh hiện ra trên biển hồ Tibêria (x.Ga 21,1-8). Ảnh hưởng bởi truyền thống này nhiều họa sĩ đã phác họa chân dung thánh Gioan thật xinh đẹp với vóc dáng thon thả gần giống nữ giới, chẳng hạn bức tranh nổi tiếng “Bữa Tiệc Ly” của danh họa Leonardo da Vinci. Với dụng ý nào đó, ông Dan Brown đã viết tiểu thuyết giả tưởng “Mật mã Da Vinci”!

Đối chiếu với các Tin Mừng Nhất Lãm (Matthêu, Maccô, Luca) thì hình ảnh tông đồ Gioan xem ra khá đối nghịch với người môn đệ Chúa yêu trong Tin Mừng thứ Tư. Theo dữ liệu các Tin mừng nhất lãm thì Gioan là em ruột Giacôbê, con ông Giêbêđê, người Galilêa. Cả hai đều là ngư phủ và chữ nghĩa thì chẳng biết gì. Bà con ngư dân cho đến giữa thế kỷ XX đa số vẫn thường là thất học. Tính tình hai người con ông Giêbêđê có gì đó thiếu điềm đạm, nếu không muốn nói là “hùng hỗ” vì Chúa Giêsu đã đặt cho hai ông là “thiên lôi con” (con của sấm sét) (x.Mc 3,17). Tin Mừng tường thuật vài câu chuyện liên quan đến hai vị nói lên tính “thiên lôi” của họ. Gioan đã ngăn cản một số người nhân danh Chúa Giêsu mà trừ quỷ, vì họ không thuộc nhóm môn đệ và đã bị Chúa Giêsu sửa dạy (x.Mc 9,38-40). Cả hai anh em nhà Giêbêđê đã to gan xin Thầy cho phép sai lửa từ trời xuống đốt cháy dân một làng Samaria vì họ không đón tiếp các ngài. Dĩ nhiên chúa Giêsu đã quở trách họ (x.Lc 9,51-56). Cả hai dám xin riêng được ngồi bên hữu bên tả Chúa khi Người đạt vinh quang, khiến mười vị còn lại tức tối nảy sinh tranh cãi ỉ ôi (x.Mc 10,35-40).

Có thể nói rằng hai anh em nhà Giêbêđê cùng với Phêrô là ba môn đệ thân tín của Chúa Giêsu. Các Tin Mừng Nhất Lãm tường thuật nhiều dữ kiện Chúa Giêsu dẫn riêng các vị trong một số biến cố đặc biệt như lần chữa lành con gái ông Giairô (x.Mc 5,37; Lc 8,51); Cuộc biến hình trên núi (x.Mt 17,1-8; Mc 9,2-8; Lc 9,28-36); Tại vườn cây dầu, khi Chúa Giêsu đi cầu nguyện (x.Mt 26,37; Mc 14,33). Thế mà trong Tin Mừng thứ tư thì không thấy đề cập đến các dữ kiện mà chỉ có riêng ba vị này.

Nhiều người khẳng định rằng người môn đệ Chúa yêu trong Tin mừng thứ tư là Gioan viện dẫn lý chứng là trong Đêm Tiệc Ly chỉ có Nhóm Mười Hai. Thế nhưng Tin mừng cho chúng ta hay đi theo Chúa Giêsu không chỉ có Nhóm Mười Hai còn có cả một số phụ nữ và dĩ nhiên chúng ta tin là có cả Mẹ Maria, người đã đứng dưới chân thập giá (x.Lc 8,1-3). Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khẳng định là tại căn nhà Tiệc Ly chắc chắn có sự hiện diện của Mẹ Maria và chúng ta luận suy rằng cũng có một vài môn đệ khác ngoài nhóm Tông đồ. Khi Chúa Giêsu mạc khải về mầu nhiệm Bánh Hằng Sống thì Tin mừng thứ tư ghi rằng có “nhiều môn đệ rút lui” chứ không phải là tất cả 72 ông (x.Ga 6,66). Và cụ thể là sau khi Chúa tử nạn thì vẫn có đó hai môn đệ đi từ Giêrusalem về lại quê Emmaus (x.Lc 24,13-35).

Một vài chi tiết trong Tịn Mừng thứ tư khiến chúng ta khó có thể đồng hóa Gioan với người môn đệ Chúa yêu. Người môn đệ Chúa yêu có quen biết vị Thượng tế nên đã dẫn được Phêrô vào dinh Thượng Tế. Thế mà khi người đầy tớ gái nhận ra giọng nói của Phêrô, gốc người Galilê mà không nhận ra giọng nói của người môn đệ cùng đi nếu đó là Gioan vì Gioan cũng gốc người Galilê (x.Ga 18,12-27). Hơn nữa sau khi Chúa Giêsu phục sinh, lên trời thì Phêrô và Gioan đi rao giảng bị bắt, bị điệu ra trước ngài Thượng Tế, thế mà vị Thượng Tế không nhận ra Gioan, chỉ biết họ là dân quê mùa, thất học (x.Cv 4,1-22). Tin Mừng thứ tư tường thuật rằng đứng dưới chân thập giá có Mẹ Maria và người môn đệ Chúa yêu. Nếu đó là Gioan thì chắc hẳn quân lính sẽ có phản ứng ngay. Hơn nữa Tin Mừng tường thuật rằng khi Chúa Giêsu bị bắt thì cả nhóm tông đồ đều bỏ trốn hết (x.Mt 26,56). Sau đó khi tụ họp tại căn nhà Tiệc Ly thì các ông vẫn sợ hãi, đóng kín các cửa (x.Ga 20,19). Khi Chúa Giêsu trao phó Mẹ Maria cho người môn đệ Người yêu thì vị môn đệ đã đưa Mẹ về nhà mình. Nếu đó là Gioan thì cũng hơi lạ thường vì Gioan chưa thấy nói là đã lập gia đình mà lại có nhà riêng ở Giêrusalem! Ngay Tin Mừng thứ tư khi tường thuật lần Chúa Giêsu phục sinh hiện ra trên biển hồ Gienêgiarét thì có kể tên một số người trong đó có kể tên hai anh em nhà Giêbêđê (Giacôbê và Gioan) và hai môn đệ khác (trong đó có người môn đệ Chúa yêu) (x.Ga 21,1-2). Như thế người môn đệ Chúa yêu và Gioan không phải là một.

Vị tông đồ cả Phêrô vì thất học nên khi viết thư đã nói rằng nhờ tay thư ký Xinvanô viết giúp (x.1P 5,12). Còn tác giả Tin Mừng thứ tư nếu là Gioan thì chúng ta phải kinh ngạc về sự đổi thay khả năng tư duy và ngòi bút của ngài, đặc biệt qua lời tựa của Tin Mừng thứ tư đầy tính triết học Hy Lạp thâm sâu (x.Ga 1,1-18).

II. Theo tài liệu của nhiều tác giả thời kỳ đầu (Thế kỷ II –III) (Lm. Giuse Lê Minh Thông.OP)

1. Irênê (130–202)

Thánh Irénée đồng hóa “Gioan” với “người môn đệ Chúa Giêsu yêu mến” trong Tin Mừng, nhưng đó là Gioan nào? Vì như sẽ thấy, có nhiều môn đệ mang tên Gioan như Gioan tư tế, Gioan kỳ mục. Nếu Irênê hiểu “Gioan môn đệ của Chúa” nói trên là “Gioan Tông Đồ” thì cũng không chắc đây là “Tông Đồ Gioan con ông Dêbêđê”, vì thời đó, tước hiệu Tông Đồ được hiểu theo nghĩa rộng. Chính Irênê cũng gọi bảy mươi hai môn đệ trong Tin Mừng Luca với tên gọi Tông Đồ.” (J. Colson, L’énigme du disciple que Jésus aimait, (Théologie historique 10), Paris, Beauchesne, 1969, p. 32).

2. Papias (100–150)

Papias đã phân biệt “Gioan Tông Đồ” và “Gioan kỳ mục, môn đệ của Chúa”: “Nếu như có ai đó thuộc nhóm các kỳ mục đến, tôi sẽ hỏi thăm về những lời nói của các kỳ mục: Những điều mà Anrê, hay Phêrô, hay Philípphê, hay Tôma, hay Giacôbê, hay Gioan, hay Mátthêu, hay người nào đó trong các môn đệ của Chúa, đã nói; và những điều Ariston và Gioan kỳ mục, môn đệ của Chúa, đã nói” (Eusèbe de Césarée, Histoire ecclésiastique, III, 39,4, (SC 31), 1952, p. 154).

3. Polycrate (125–200)

Polycrate viết cho Giám mục Rôma là Victor về vấn đề lễ Phục Sinh, được Eusèbe thuật lại trong Lịch sử Giáo Hội V 24,2-3: “Philípphê, một trong mười hai Tông Đồ, đã an nghỉ ở Hiérapolis cùng với hai người con gái già nua trong sự trinh tiết, và một người con gái khác đã sống trong Thần Khí và an nghỉ ở Êphêxô. Còn Gioan, người đã tựa vào ngực Chúa, là tư tế (hiéreus) và đã mang cây đèn vàng (pétalon), tử đạo và thầy dạy; vị này đã an nghỉ tại Êphêxô” (Eusèbe de Césarée, Histoire ecclésiastique, V, 24,2-3, livre V-VII, (SC 41), Paris, Le Cerf, 1955, p. 67-68). Polycrate nói rõ Gioan tư tế là người đã tựa vào ngực Chúa; đây là môn đệ Chúa Giêsu yêu mến hiện diện trong bữa tiệc ly (Ga 13,23) chứ không phải Gioan Tông Đồ. J.Colsson cho rằng chính tư tế Gioan này mới quen biết vị Thượng tế và có một ngôi nhà tại Giêrusalem (x. J.Colsson, L’énigme du disciple que Jésus aimâit, 1969, tr.42 và tr.112).

III.Sống tinh thần “Hiệp Hành”: Mạnh dạn mở lời, dù là phận dưới.

Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu Thánh Kinh đồng thuận với nhau rằng tác giả Tin Mừng thứ tư là một môn đệ của tông đồ Gioan hay thuộc trường phái của ông, và ít nữa là thuộc truyền thống các tông đồ.

Vấn đề đặt ra là hằng năm vào ngày 27/12 Giáo hội cho đoàn tín hữu kính nhớ thánh Gioan tông đồ, tác giả Tin Mừng thứ tư. Vậy chúng ta kính nhớ tháng Gioan em thánh Giacôbê, con ông Giêbêđê hay là kính nhớ Tác giả Tin Mừng thứ tư hay là vẫn đồng hóa hai vị này là một? Thiên Chúa dựng nên loài người cao cả hơn các loài thụ tạo hữu hình bậc thấp nhờ có linh hồn. Trí khôn và ý chí tự do là hai cơ năng trỗi vượt của loài người. Chúng ta tin để hiểu biết hơn, nhưng chúng ta phải nỗ lực tìm kiếm, hiểu biết hơn để đức tin thêm tinh tuyền và trưởng thành.

Chúng ta tin nhận rằng ân sủng không hề loại bỏ các dự kiện tự nhiên, nhưng nâng lên một tầm mới. Quả thật rất khó để luận suy về một con người cho dù là một vị thánh mà có nhiều điểm dường như đối nghịch nhau trong nhân thân về tính cách cũng như lối hành xử mà các bản văn Tân Ước tường thuật.

Một kiểu nhìn lại chân dung thánh Gioan Tông đồ ở trên chắc chắn có phần phiến diện. Mong sao có thêm nhiều kiểu nhìn để cho chân dung ngài tông đồ nhà Giêbêđê thêm rõ nét và bớt đi phần nào cái có thể gọi là “đa nhân cách” xem ra không mấy hữu lý, nếu đồng hóa thánh Gioan với người môn đệ Chúa yêu trong Tin Mừng thứ tư.

Đức Phanxicô đã mở ra Thượng Hội Đồng với chủ đề trọng tâm là “Hiệp Hành”. Đã nhiều lần Ngài khẳng định rằng chân lý luôn còn ở phía trước. Đây là động thái khiêm nhu trước tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng được Chúa Giêsu ví như là gió, luôn tự do. “Gió muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3,8).

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột


 
Thông Báo
Lời Chúc Giáng Sinh của Cha Tân Giám Đốc VietCatholic
VietCatholic Network
16:09 23/12/2021
 
Văn Hóa
Thánh ca Giáng Sinh Việt Nam
Phó tế Phạm Bá Nha
11:27 23/12/2021
Thánh ca Giáng Sinh Việt Nam

Trước thập niên 1930, thánh nhạc VN chưa có gì tại các nhà thờ tại VN. Thời ấy, trong nhà thờ hát lễ và chầu Thánh Thể toàn là những bản thánh ca bằng tiếng Latinh do ít người phụ trách. Đôi khi phát âm tiếng La tinh không đúng.

Vì thế mới có câu :

Các thầy đọc tiếng Latinh

Các cô con gái thưa kinh dịu dàng

Có nghĩa là trên bàn thờ các thầy (thầy cả), các thầy khác (đang học trường Latinh về nghỉ hè, hay thôi học ở chủng viện) trong ca đoàn hát toàn tiếng Latinh. Trong khi giáo dân trong nhà thờ im lặng, tay lần hạt, và theo dõi cử điệu của các cha ‘‘làm lễ’’. Hợp lễ, chỉ có thanh nữ đọc đủ kinh các theo ý nghĩa các phần thánh lễ. Gọi là ca đoàn, nhưng thực sự do một nhóm thanh niên trong xứ, biết hát và đọc tiếng La tinh. Hát thuộc lòng, không hiểu gì.

Từ 1946, xuất hiện một số bản nhạc VN về Đức Mẹ và Giáng Sinh, đem lại luồng khí mới trong các xứ tại VN

Từ Công Đồng Vatican II, cho phép dùng tiếng Việt trong thánh lễ. Dĩ nhiên các bản nhạc tiếng Việt lần lượt thay cho La tinh.

Nhân dịp Giáng Sinh, thử xem lại những bản Thánh Ca Giáng Sinh VN có từ bao giờ và để lại lòng người bao trìu mến khi Chúa sinh ra cho nhân loại và trong lòng người.

Từ 1932 đến 1934, hát thánh ca bằng tiếng Latinh trong nhà thờ

Thầy giáo xứ, trong năm thử, phụ trách ca đoàn, dùng cuốn Cantus Liturgiri (Hồng Kông), hay cuốn Cantiones, tập những bài cho ca đoàn :

-Bộ Lễ : Kyrie (Thương xót), Gloria (Vinh danh), Credo (Tin Kính), Sanctus (Thánh Thánh) và Agnus Dei (Con Chiên Thiên Chúa).

-Những bài cho 5 Lễ trọng trong năm : Sinh Nhật, Phục Sinh, Chúa Lên Trời, Hiện Xuống và Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

-Chầu Thánh Thể : O salutaris hostia, Pange linqua, Ave Maris stella (Lạy Mẹ là ngôi sao sáng), Maria mater gratia (Lạy Mẹ là Mẹ ban ơn), Tantum ergo, Laudate Domium (Tv. 116) Laudate Domium omnes gentes

-Lễ mồ hay đám táng : Reqiem, Miserere mei Deus (Tv. 50), In paradisum (xin thiên thần dẫn đưa về thiên đàng), Ego sum resurrectio et vita (hạ huyệt : ta là sự sống lại và là sự sống.

-Đôi khi còn tập những bản nhạc khác, như : Adeste fideles, Puer natus in Bethleem Alleluia, Les Anges dans nos campagnes (các thiên thần trong cánh đồng chúng ta), Gloria in excelsis Deo (Sáng danh Chúa trên trời) (cho mùa Noel), Ofilii et filiare (Phục sinh) hay Ave Maria (Lộ Đức), J’irai la voir un jour (ngày kia tôi sẽ được thăy Mẹ, O Mère chérie (Lạy Mẹ mến yêu

Từ nhạc đời của thanh niên.

Năm 1943-1944, phong trào thanh niên thường hát những bài đời của Hoàng Quí, Phạm Đình Chương, Lưu Hữu Phước như Bóng Cờ Lau, Nước Non Lam Sơn, Tiếng Gọi Đàng, Leo Rừng, Được Mùa, Bạch Đằng Giang, Chùa Hương, Hờn Sông Gianh, Hội nghị Diên Hồng...làm phấn khởi người trẻ hướng về quê hương và lịch sử dân tộc.

Hai bản nhạc Pháp thời danh của Tino Rossi : J’ai deux amours (tôi có hai mối tình), C’est à Capri que l’ai rencontré (ở Capri tôi đã gặp em)... làm say mê người trẻ. Các bản nhạc Việt bắt đầu từ đây.

Các sáng tác hòa âm của nhạc sỹ trứ danh người Đức JS. Bach bắt đầu nghe trong các nhà thờ Công Giáo lẫn Tin Lành tại Hà Nội.

Đến nhạc đạo của nhóm tu sỹ trong các chủng viện

Bên Công Giáo, những chủng sinh có khiếu âm nhạc bắt đầu âm thầm sáng tác, trong đó Nguyễn Khắc Xuyên dẫn đầu viết thử :

Lạy Mẹ xin yên ủi chúng con luôn luôn

Mẹ từ bi xin phá những nỗi ưu phiền

Rồi từ 1944, cảm hứng bài thơ của thi sỹ Pháp Paul Verlein : Je ne veux plus que ma Mère Marie, Nguyễn Khắc Xuyên đã viết nhạc :

Tôi chỉ muốn yêu mình mẹ Maria tôi thôi

- Bắt đầu vào 1945, các người trẻ nội trú và thầy dạy ở chủng viện Hà Nội như : Hùng Lân, Nguyễn Khắc Xuyên, Tâm Bảo, Thiên Phụng, Thanh Tùng, Vĩnh Phúc, Hoài Đức, anh Thiết, Anh Hoan...yêu nhạc kết hợp thành ca đoàn hát tại nhà thờ chính tòa Hà Nội.

Từ đó, nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh thành hình. Năm 1946, Nhạc đoàn xuất bản Cung Thánh III, gồm 10 bài về Giáng Sinh : Chúa sinh ra, Chúa thương loài người : của Tâm Bảo. Ánh sao lạ : Thiên Phụng và Hoài Chiên. Vào trong hang đá, Belem ơi, Hôm nay : Nguyễn Khắc Xuyên. Cao cung lên, Đêm đông, Thăm hang đá : Hoài Đức. Mùa Đông Năm ấy, Đêm năm xưa...Trời Cao (mùa Vọng), Đêm ánh sáng : Duy Tân. Đêm Thánh vô cùng (nhạc của Franz Gruber), Hôm nay (nhạc của Preatorius), Tôi đã thấy người, Ngôi Hai xuống đời, Lời trong sương, Nửa đêm : Hùng Lân. Một đêm năm xưa, Ánh sao lạ : Thiên Phụng và Hoài Chiên. Mục Đồng chăn giữ đoàn chiên (ý từ bài Latinh Pastores). Cao cung lên : Hoài Đức.

Vườn Thánh ca Giáng sinh lan rộng các nơi khác.

- Nhạc đoàn Sao Mai, của Bùi Chu, với các sáng tác : Đông Đông, Hang Belem, Say Noel : Hải Linh. Vinh danh Chúa : Ngô Duy Linh. Đồng quê Belem : Minh Trân

-Nhạc đoàn Phát Diệm các chủng sinh trẻ, viết những thánh ca đầy mầu sắc quê hương : Tìm hang đá : JB. Tuất, Phương Linh, JB. Điệu. Ánh sao xưa : Trần Hùng Dũng

- Và các nơi khác, Dòng Chúa Cứu Thế đóng góp các bản : Chúa đến rồi, Lời cầu của đêm : Thành Tâm và Sĩ Tín. Quê hương Thượng Đế : Sĩ Tín và Nguyễn Khởi Phụng. Và các bài : Một trẻ thơ : Lm Hoàng Kim. Cất tiếng tung hô : Nguyễn Duy. Nhạc sư Kim Long xuất bản tập Ca Lên Đi có nhiều bài ca Noel. Hai nhạc sư Hải Linh và Kim Long cùng sáng tác Say Noel thơ của Xuân Ly Băng.

-Tại hải ngoại sau 1975, sáng tác mới, như : Trầm hương 3, Mùa sao, Chúa ra đời, Mừng Chúa ra đời, Belem năm xưa, Hãy ca mừng, Đêm tuyết băng (nhạc ngoại quốc) : của Nguyễn Quang Tuyến. Đêm Đông : Nguyễn Quang Tuyến, Vũ Văn Tuynh. Trang sử tình Mùa Cứu Thế : Văn Chi. Đêm nay tầng xanh : Chính Trung và Xuân Thu. Loài người ơi : Văn Thiều

Những bản nhạc đời trữ tình bắt nguồn từ Giáng Sinh. Tháp chuông vang lên những tiếng mời gọi đến giáo đường dự lễ Đêm. Sau đó là cuộc vui hòa hợp gia đình, bạn bè.

Bao nhiêu tiểu thuyết, truyện tình lãng mạng và biết bao vần thơ không bao giờ cạn nói vệ những kỷ niệm của Noel

Cũng từ mùa Giáng Sinh, các hội đoàn, cá nhân đã nảy sinh những công việc từ thiện đem an vui, no lành đến những người không có Noel

Ngay nay, cứ tới mùa Giáng Sinh, người ta thấy bán đủ hình thức CD, DVD, cassettes, thiệp về Thánh Ca VN Giáng Sinh. Cuối năm nhớ nhau gửi lời thăm hỏi và chúc mừng kèm món quà nho nhỏ. Nhà nào nhà nấy vang lên những bản Thánh Ca nhè nhẹ...Đóng cửa lại nghe nhạc Giáng Sinh thấy nhẹ nhõm tâm hồn và bao kỷ niệm. Và cũng từ Đêm Thánh này, chứa chan bao tình người được thương mến tới do lòng hảo tâm khắp nơi.

Xin cảm tạ Chúa Hài Đồng và xin Chúa Giêsu Bé Thơ chúc lành cho những tác giả có tài năng sáng tác văn hóa, nghệ thuật, nhắc nhở con người trở về với ý nghĩa của ngày Giáng Sinh. Xin cho tài năng này tiếp tục nảy nở để làm Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm. Õ

Tài liệu viết bài

- Nhạc sư Nguyễn Khắc Xuyên : Quá trình Thánh Nhạc VN. Texas 1991

- Ns. Trái Tim Đức Mẹ. số 300, 12. 2002, ttr. 12-13

 
Một Mùa Giáng Sinh Nữa - Nguyễn Kim Ngân
Nguyễn Kim Ngân
18:37 23/12/2021
“It’s not Happy Holidays, it’s Merry Christmas.”

Lời khẳng định này đang được truyền bá rộng rãi trên mạng để phi bác cái trào lưu tục hóa ngày Lễ Chúa Giáng Sinh. Thực ra cái thói này đã có từ lâu lắm rồi, chẳng mới mẻ gì. Tuy nhiên giữa cơn sóng cuồng của cái gọi là “nền văn hóa trừ khử” (tạm dịch từ “the cancel culture”) đang rầm rộ xô dạt khắp nơi, thì cái thói tục hóa lại được dịp thổi phồng lên, khua chiêng gõ trống cho đinh tai nhức óc hơn, giống như anh chàng nào đó, vì tai có vấn đề, nên mở hết công suất âm lượng phát ra một bài nhạc “rap” từ loa xe khi chàng vòng qua mấy khu phố dưới downtown. Thiên hạ chỉ cười khẩy lắc đầu, bởi cái trò nổ sảng này xưa quá rồi, chẳng gây thêm chú ý nào nữa. Thói tục hóa thực ra chỉ là hậu quả tất nhiên của xu hướng loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi thế giới này. Xưa thì người ta hô hào phải tiêu diệt, giết chết Thiên Chúa, vì có Ngài thì con người không còn tự do nữa. Bây giờ thì người ta gạt bỏ, xua đuổi Ngài “đi chỗ khác chơi,” hoặc nói theo kiểu con nít thì “o xịt” hay “nghỉ chơi” với Ngài. Thế là “Merry Christmas” phải được thay thế bằng “Happy Holidays.”

Mả Holidays để làm gì chứ? Nếu ở nhà thì mở party nhậu nhẹt đàn đúm, ăn uống no say rồi quậy phá, khiến cho láng giềng phải gọi cảnh sát đến can thiệp. Ra ngoài đường thì lễ lậy là phải mua sắm, bởi vì hàng hóa thì on sale đủ kiểu, từ quà cáp, quần áo, kẹo bánh, cho đến đồ chơi, đồ gia dụng, cái gì cũng đại hạ giá, quảng cáo đã được gửi ra cả tháng nay rồi. Mà lễ Giáng Sinh thì phải tràn ngập ánh sáng, thế nên khắp nơi đèn điện sáng chưng, nhà cửa trang hoàng lộng lẫy, ngoài việc biểu tỏ niềm vui của ngày lễ, còn có tác dụng xua đi cái bóng tối đặc quánh đang mau chóng chụp xuống vào những ngày đông giá ảm đạm. Ai thích du lịch thì lợi dụng cơ hội này lên đường nhắm thẳng đến những vùng trời mơ ước.

Còn Chúa giáng sinh thì sao? Ngài bị bỏ quên tuốt luốt, nếu không thì cũng bị nhốt vào nhà thờ, cấm cung trong khuôn viên giáo đường, hay trong hang đá Bê Lem. Cứ thế, người ta cố tình tránh nói đến Ngài, đến cái gì siêu linh, vô hình, cho đó chỉ là những sản phẩm của trí tưởng tượng quái gở và nhảm nhí. Ngưởi ta đã tìm ra một trò chơi mới: không mang Chúa ra chửi rủa, bêu riếu hay lăng mạ nữa. Có thể người ta vẫn đặt Ngài trên bàn thờ, nhưng chêm vào câu này: “Thôi xin Ngài cứ ngự trị trên cao ấy, đừng bao giờ bước xuống dưới đây nữa, nhất là đửng có cố gắng can thiệp vào cõi dương trần này, cứ để chúng tôi tự do làm gì tùy ý. Thế là có Chúa cũng như không, bởi lẽ người ta không hề muốn đề cập đến Ngài, nói gì đến gặp gỡ Ngài, nghĩa là hoàn toàn dửng dưng với Ngài. Chúa có thì cũng tốt thôi, nhưng Ngài đừng làm gì hết, cứ ngồi chơi xơi nước là được rồi.

Tuy nhiên, vì cái nạn ôn dịch, hết biến chủng này sang biến chủng khác, hiện tại đang là thời cực thịnh của con Omicron, làm thất điên bát đảo cả Âu Châu lẫn Mỹ Châu, ngay trong mùa lễ cao điểm này, người ta đâm ra chán chường đến buông xuôi, chỉ mong sống lại những ngày chưa bị mắc dịch, cho dù thời đó cũng chưa chắc đã là lý tưởng gì. Thế là có câu: “I don’t want much for Christmas, I just want the whole world back to normal, to be healthy, happy and loved.” Phải, người ta chỉ mong sống bình thường thôi, không phải bận tâm đến giãn cách, sát trùng, đeo khẩu trang, chích ngừa. Các thủ tục lỉnh kỉnh và phiền phức này, dù đã hai năm trời nay rồi mà vẫn chưa quen được. Chỉ xin hai chữ bình an! Nhưng ai có thể giúp con người có được lại niềm bình an đó? Chúa Giáng Sinh có phải là câu trả lời xác đáng chăng?

Giáng Sinh về, muôn ca khúc hân hoan vang lên rộn ràng, nương theo tiếng hát của các thiên thần trong đêm Chúa giáng trần. Trong rừng ca khúc ấy, xin đan cử hai bài điển hình:

“Chuyện Tình Emmanuel” có đoạn điệp khúc này:

“Emmanuel, một chuyện tình kỳ lạ nhất trần thế,

một chuyện tình say đắm muôn thế hệ,

làm nhỏ bao châu lệ, làm đui muôn lý trí…

Emmanuel, một cuộc tình chẳng môn đăng hộ đối,

một cuộc tình gây chấn động đất trời:

Thiên Chúa yêu con người, hạ sinh xuống cõi đời.”'


Ca khúc này do Mai Nguyên Vũ sáng tác vào năm 2014 và youtube trên VietCatholic qua giọng ca của Như Ý, câu được khoảng 200 ngàn người xem, nhưng mang một ý nghĩa hết sức sâu sắc, lại có thêm phần diễn giải của Linh Mục Giuse Nguyễn Hữu An nữa.

(xem http://www.vietcatholic.net/News/Home/Article/273061).

Chuyện tình “kỳ cục” giữa Thiên Chúa và con người đưa đến cuộc giáng thế làm người của Ngôi Hai Thiên Chúa, một biến cố, sau khi đã “gây chấn động đất trời” đã thật sự trở thành vô tiền khoáng hậu, bởi nó đã làm thay đổi cục diện toàn thế giới: Thiên Chúa xuống thế làm người để loài người được ơn cứu độ.

Trong khi đó, bài “All I want for Christmas is you, You baby” lại có đoạn tự sự:

“I don't want a lot for Christmas

There is just one thing I need

I don't care about the presents underneath the Christmas tree

I just want you for my own

More than you could ever know

Make my wish come true

All I want for Christmas is you, You baby!


Youtube bài ca này được Mariah Carey cất lên vào mùa Giáng Sinh năm 2019 đến nay đã câu được hơn 250 triệu lượt người xem. Đúng là kỷ lục, bởi vì lời bài ca quá dễ thương và gần gũi: “All I want for Christmas is you, You baby.” Nói thiệt nhé: giá mà thêm vào cuối bài một từ nữa thì không thể nào hay hơn, có khi “trên cả tuyệt vời” là khác. Phải, nếu thêm từ “Jesus” như thế này “All I want for Christmas is you, You Baby Jesus,” thì việc “rửa tội” (nói theo kiểu nhà đạo là “imprimatur”) cho ca khúc này, để được sử dụng trong thánh đường, chắc sẽ không có gì khó khăn cả. Và kho tàng nhạc Giáng Sinh sẽ có thêm một bài thánh ca mới thật là ý nghĩa.

Thay “Merry Christmas” bằng “Happy Holidays” chỉ cho thấy cái hẹp hòi, nông cạn, thiếu hiểu biết đến độ ngu xuẩn của cái trào lưu “văn hóa trừ khử” cũng điên loạn không kém.

“Chúa ơi, Người hãy đến, đến cứu độ chúng con” (Hoàng Kim: Trời Gieo Sương Xuống.”

Giáng Sinh 2021

Nguyễn Kim Ngân
 
Lời Cầu nguyện của Mùa Giáng Sinh
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
21:08 23/12/2021

LỜI CẦU NGUYỆN CỦA MÙA GIÁNG SINH

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến.
Chúa là Ánh sáng trần gian,
xin tuôn đổ ánh sáng Thần Linh
vào tâm hồn chúng con,
để Thần Linh Chúa hướng dẫn chúng con
trong mọi việc chúng con làm,
mọi lời chúng con nói,
mọi điều chúng con suy tưởng.

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến
tuôn đổ trong chúng con ánh sáng Thần Linh.
Và nhờ Thần Linh Chúa hướng dẫn,
chúng con sẽ hiểu rằng:

Thủ đô tráng lệ như Giêrusalem
không sánh nỗi Bêlem quê mùa, hẻo lánh;

Cung điện lộng lẫy như đền vua Hêrôđê
không sánh nỗi một máng cỏ của cầm thú;

Quyền lực lớn lao như vương quyền Hêrôđê
không bằng sự tầm thường của mục đồng chăng thú;

Trí thức, sự hiểu biết của giáo trưởng và luật sĩ
vẫn kém một ánh sao chẳng biết suy nghĩ, chẳng nói thành lời.

Giêrusalem và cả đất Giuđa không xa lạ gì với Bêlem
vẫn không gần gũi
bằng tâm hồn khiêm cung của các đạo sĩ phương Đông.

Lạy Chúa Giêsu,
trong mầu nhiệm Nhập thể và Giáng sinh,
Chúa đã làm đảo ngược mọi trật tự
mà loài người xây dựng,

Chúa vẫn làm đảo ngược mọi trật tự ấy,
nên những gì là lộng lẫy, sang giàu, mạnh mẽ
lại không có chỗ chứa đựng Đức Chúa,
Đấng được tuyên xưng là Vua các vua
là Chúa các chúa,
còn hơn thế: là Chúa vũ trụ…

Nhưng chỉ cần một hang đá khiêm cung
lại có thể chứa đựng Đấng quyền năng vô biên ấy!

Vì thế mà hang đá trở thành cung điện,
còn cung điện chỉ là một thứ hang đá nghèo!

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến.
Chúa là Ánh sáng trần gian,
Xin tuôn đổ Ánh sáng Thần Linh
vào tâm hồn chúng con,
để khi hân hoan mừng mầu nhiệm Nhập Thể,
chúng con biết xây dựng lòng mình
thành hang đá Bêlem đơn sơ, bé nhỏ,
không tiếng tăm, không quyền lực,
biết xa tránh mọi cám dỗ thấp hèn,
để được Chúa yêu thích ngự vào.

Lạy Chúa Giêsu,
Chiêm ngắm mầu nhiệm Nhập thể,
chúng con nhận ra niềm vui mừng lớn lao
cho những tâm hồn khiêm nhu, nghèo khó.
Vì chính trong sự hèn hạ ấy
mà chúng con có Chúa,
mà chúng con được Chúa yêu thương.

Lạy chúa Giêsu, xin hãy đến,
ban ánh sáng Thần Linh;
để nhờ Thần Linh Chúa,
khi chiêm ngắm mầu nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh,
chúng con hiểu được mọi ý nghĩa
của sự giàu trong cái nghèo;
và sự nghèo trong cái giàu sang trần thế...
 
Lời Nguyện Giáng Sinh
Greg Tobin
21:28 23/12/2021

LỜI NGUYỆN GIÁNG SINH

Ôi Thiên Chúa tình yêu,
Nhờ sự Giáng Sinh của Con Chúa là Đức Giê-su Ki-tô,
Và nhờ ân sủng, Ngài đã mặc lấy thân phận làm người.

Là một hài nhi, Ngài tỏa lan niềm phấn khởi hân hoan,
Là một con người, Ngài dạy con yêu mến cuộc sống nơi dương gian,
và hứa ban sự sống vĩnh cửu trong đó có Chúa hiện diện.

Ngài dạy con yêu thương với tình yêu không đòi đền đáp,
Mến thương và chăm sóc trái đất và muôn loài trong đó,
Vì đây là món quà được Chúa ban qua công trình Ngài sáng tạo.

Ngài đã trở nên khuôn mẫu để con học đòi bắt chước,
Mẫu gương về sự hy sinh,
Mẫu gương về lòng biết ơn dành cho Chúa,
Mẫu gương về một lời giao ước cho tình yêu, hòa bình và công lý.

Trong niềm hân hoan mừng Con Chúa giáng trần,
Con dâng lên Ngài lời tạ ơn vì tất cả những hồng ân Ngài ban tặng,
Con cầu nguyện cho những anh chị em đang sống trong cảnh đói nghèo, thiếu thốn và bệnh tật.

Con tạ ơn Chúa về sự hiện diện của người thân yêu, gia đình và cộng đoàn,
Về lương thực Chúa ban để nuôi dưỡng đời sống con,
Để con nguyện sống liên đới trong tinh thần môn đồ của Chúa.

Con cầu xin nhờ danh Con của Chúa, là Đức Giê-su Ki-tô,
Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Chúa Thánh Thần, đến muôn thuở muôn đời. Amen.

Lm Antôn Phạm Trọng Quang, SVD chuyển ngữ


Nguồn:

A Christmas Prayer

O loving God,
through the birth of your Son, Jesus Christ,
you have touched humanity with grace.

As a child, he delighted us, and as a man
he taught us to be grateful for our lives on earth
and for the promise of life forever in your presence.

He taught us to love one another without reservation
and to love and care for the earth and its produce,
the gifts we received from you in creation.

He gave us an example to imitate,
an example of self-sacrifice,
an example of gratitude to you,
an example of commitment to love and peace and justice.

As we celebrate his Nativity,
we thank you for all of these gifts,
and we pray for those who suffer today from poverty or illness.

We thank you for the company of our family and friends
and for the food and drink that sustains us
as we continue to live as his disciples.

We make this prayer in the name of your Son, Jesus Christ,
who lives and reigns with you in the unity of the Holy Spirit,
God, for ever and ever. Amen.
 
VietCatholic TV
Độc đáo: Chỉ tí nữa linh mục đoạt vô địch đầu bếp Uruguay. Bài Giáo Lý của ĐTC về Lễ Giáng Sinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:41 23/12/2021


1. Một Linh mục Uruguay gần giành được chiến thắng trong 'vụ tranh tài đầu bếp' nhờ món tráng miệng mà thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ưa thích

Cha Juan Andrés Verde đã lọt vào vòng chung kết của cuộc thi đầu bếp nổi tiếng sau khi đánh bại nhiều thí sinh tài giỏi. Trong vòng chung kết vào ngày 10/12/2021, ngài đã hoàn tất một bữa ăn ba món tuyệt vời. Ngài quyết định làm món tráng miệng mà thánh Giáo hoàng John Paul II yêu thích được mang tên là “papal millefeuille”, tiếng Ba Lan là Papieska Kremowka, rất nổi tiếng.

Cha Verde thừa nhận: “Món tráng miệng là điểm yếu của tôi, nhưng thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã cứu tôi!”

Sau đó, ngài cũng thêm rằng ngài muốn chuẩn bị món tráng miệng cho Đức Thánh Cha Phanxicô vào một ngày nào đó.

Mặc dù không đạt được giải trong cuộc thi, nhưng cha Verde đã trở thành một người chiến thắng, vì có thể truyền đạt niềm tin vào Chúa qua niềm đam mê nấu nướng của mình.

Ngài nói với Aleteia, “Tôi muốn truyền tải một thông điệp trong từng món: Món đầu tiên là “vitel toné”, một món ăn Giáng sinh truyền thống trong vùng có một tầm quan trọng trong các gia đình, vào dịp Giáng sinh. Tiếp đến là món thịt nấu với trái vải polenta, tôi muốn nhắc nhớ một món ăn truyền thống trong bất kỳ gia đình nào”.

Với món tráng miệng, cha muốn bày tỏ lòng kính trọng đối với thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người đã “đi khắp thế giới để truyền giáo. Tôi nghĩ tôi cũng đã làm một việc truyền giáo qua cuộc thi này.

Thật vậy, động lực của ngài khi tham gia cuộc thi này là quyên tiền để giúp đỡ những người nghèo ở khu Santa Eugenia của thủ đô Montevideo của Uruguay. Mặc dù không giành chiến thắng trong cuộc thi, nhưng ngài đã công khai lý do tham gia của mình và ngài nghiễm nhiên trở thành một nhà tài trợ đã thu được một số tiền tương đương số tiền mà ngài nhận được nếu ngài trúng giải cuộc thi. Sau cuộc thi, ngài đã nhận được sự chào đón của người từ các khu phố.

Ngài đã chia sẻ: “Tôi muốn nói với mọi người rằng: CUỘC SỐNG rất đáng quí! Xin Chúa ban phước dồi dào cho tất cả các bạn! Và CHÚNG TA SẼ KHÔNG DỪNG LẠI CHO ĐẾN KHI ĐẠT ĐẾN ĐÍCH! “.

Ngay cả trước khi tham gia giải nấu ăn, cha Verde đã được biết đến trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Trước khi vào trường dòng, ngài đã chơi bóng bầu dục cho đội bóng bầu dục trẻ quốc gia Uruguay trong các cuộc thi thế giới ở Ireland và Nhật Bản. Việc ngài xuất gia đi tu vào năm 2017 đã gây xôn xao dư luận và ngài từng có hàng chục nghìn người hâm mộ theo dõi Facebook của mình.

2. Chính Thống Giáo Ukraine quyết định cử hành lễ Giáng Sinh cùng ngày với Giáo Hội Công Giáo

Cho đến nay, tất cả các tín hữu Chính thống tại Ukraine cử hành lễ Giáng sinh vào ngày 07 tháng Giêng, theo lịch Giuliano giống như tại Nga, Belarus, Bulgari, Serbia và Macedonia. Nhưng Đức Tổng Giám Mục Epifanyj, Giáo chủ Chính thống Ukraine độc lập, quyết định cử hành lễ Giáng sinh vào ngày 25 tháng Mười Hai, theo lịch Gregoriô, giống như Công Giáo Latinh và một số Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương.

Lịch cũ do Hoàng đế Giuliano của đế quốc Roma thiết định năm 46 trước Chúa Cứu Thế sinh ra. Nhưng tính đến năm 1582 lịch này bị chậm mất 10 ngày nên năm 1582, Đức Giáo Hoàng Gregorio XIII quyết định thay đổi lịch: ngày sau ngày 04 tháng Mười năm 1582 trở thành ngày 14 tháng Mười cùng năm 1582. Lịch đó được toàn thế giới sử dụng. Người Nga đã thiết lập Tòa Thượng phụ Chính thống Mascơva bảy năm trước khi đổi lịch vừa nói và nhấn mạnh rằng luật cũ Giulianio là một trong những phương thức để phân biệt với các Kitô hữu Tây phương mà họ cho là “rối đạo”.

Theo Đức Tổng Giám Mục Epifanyj, sự duy trì lịch Giuliano là một sai lầm cần sửa chữa. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Radio Svoboda, Đức Tổng Giám Mục giải thích rằng: “Tôi nghĩ rằng khoảng 10 năm nữa người ta sẽ thành công trong việc đưa những ngày tháng trở lại bình thường, chúng ta hãy xem làm thế nào chúng ta có thể thực hiện sự chuyển tiếp này, để được vậy cần có hoạt động thông tin sâu rộng”.

Vấn đề thay đổi ngày cử hành lễ Giáng sinh có nguy cơ càng kích thích thêm những xung đột giữa các tín hữu Chính thống Ukraine với Chính thống Nga, vì nhất là những ngày lễ phụng vụ theo truyền thống là nguồn mạch sinh ra những hiểu lầm và thiếu cảm thông giữa các tín hữu Kitô ngay từ thời thượng cổ.

Trước đây, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.

Hai nhóm sau đã chấp nhận thống nhất trong Giáo Hội Chính Thống tân lập. Nhóm Chính Thống trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa vẫn còn đang lưỡng lự. Các cuộc thăm dò cho thấy cuối cùng hầu hết các tín hữu Chính Thống Ukraine sẽ gia nhập vào Giáo Hội Chính Thống tân lập. Mặc dù vậy, nhóm Chính Thống trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa vẫn còn nhiều ảnh hưởng.

3. Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: Chúng ta hãy đến hang đá Bêlem để thờ lạy Con Thiên Chúa làm người

Lúc 9 giờ sáng, thứ Tư, ngày 22 tháng Mười Hai năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến chung khoảng 3.000 tín hữu hành hương, tại Đại thính đường Phaolô VI ở nội thành Vatican. Đây là buổi tiếp kiến chung thứ 40, tính từ đầu năm nay.

Sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá khai mạc, mọi người nghe đọc đoạn Tin mừng theo thánh Luca kể lại việc thiên thần loan báo cho những người chăn chiên rằng Chúa Cứu Thế đã sinh ra (Lc 2,10-12):

Khi ấy thiên thần nói với các mục tử: “Các ông đừng sợ, này tôi loan báo cho các ông một tin vui lớn cho cả dân tộc: hôm nay, nơi thành của Vua Đavit, đã sinh ra cho các ông một Vị Cứu Thế, là Chúa Kitô. Đây là dấu chỉ đối với các ông: các ông sẽ tìm thấy một hài nhi bọc trong tã, đặt trong máng cỏ”.

Trong huấn từ tiếp đó, Đức Thánh Cha đã tạm gác lại loạt bài giáo lý về thánh Giuse để trình bày ý nghĩa lễ Giáng sinh.

Mở đầu, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Hôm nay, chỉ vài ngày trước lễ Giáng sinh, tôi muốn cùng anh chị em nhớ lại sự kiện lịch sử không thể không kể đến: sự ra đời của Chúa Giêsu.

Để tuân hành sắc lệnh của Hoàng đế Cesar Augustus ra lệnh cho các ngài phải về nơi xuất xứ của mình để đăng ký, Thánh Giuse và Đức Maria đã từ Nadarét xuống Bêlem. Ngay khi đến nơi, các ngài lập tức tìm chỗ ở vì thời điểm Đức Maria sinh con sắp diễn ra. Thật không may, họ đã không tìm thấy bất cứ điều gì. Vì vậy, Đức Maria buộc phải sinh con trong một chuồng bò (xem Lc. 2: 1-7).

Anh chị em hãy nghĩ xem: Đấng tạo ra vũ trụ… Người không được ban cho một nơi để sinh ra! Có lẽ đây là một dự ứng về những gì thánh sử Gioan sẽ nói: “Người đã đến nhà riêng của mình, nhưng dân riêng của Người không đón nhận Người” (1:11); và những gì chính Chúa Giêsu sẽ nói: “Cáo có hang, chim trời có tổ; nhưng Con người không có nơi để đặt đầu”(Lc 9:58).

Chính một thiên thần đã thông báo về sự ra đời của Chúa Giêsu, và ngài đã làm như vậy với một số người chăn chiên thấp hèn. Và chính một ngôi sao đã chỉ đường cho các đạo sĩ đến Bêlem (x. Mt 2:1, 9,10). Thiên thần là sứ giả của Thiên Chúa. Ngôi sao nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa đã tạo ra ánh sáng (St 1: 3) và Hài nhi là “ánh sáng thế gian”, như chính Người đã định nghĩa (x. Ga 8:12, 46), là “ánh sáng đích thực soi sáng cho mọi người ”(Ga 1: 9), “soi sáng trong bóng tối, và bóng tối không khuất phục được ”(c. 5).

Các người chăn chiên nhân cách hóa những người nghèo của Israel, những người thấp hèn sống mà ý thức rõ các thiếu thốn của chính mình. Chính vì lý do này, họ tín thác vào Thiên Chúa hơn những người khác. Họ là những người đầu tiên được thấy Con Thiên Chúa làm người, và cuộc gặp gỡ này đã thay đổi họ sâu xa. Tin Mừng ghi nhận rằng họ trở về “tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa về tất cả những gì họ đã nghe và đã thấy” (Lc 2:20).

Các đạo sĩ cũng ở bên cạnh Chúa Giêsu mới sinh (x. Mt 2:1-12). Các sách Tin Mừng không cho chúng ta biết những vị vua này là ai, cũng không cho biết có bao nhiêu vị, cũng như tên của các vị là gì. Điều duy nhất chúng ta biết chắc chắn là các vị đến từ một quốc gia xa xôi ở phương Đông (có lẽ từ Babylonia, hoặc Ả Rập, hoặc Ba Tư thời đó), các vị bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm Vua của người Do Thái, người mà các vị đồng nhất hóa với Thiên Chúa trong lòng các vị bởi vì các vị nói các vị muốn tôn thờ Người. Các đạo sĩ đại diện cho các dân tộc ngoại giáo, đặc biệt là tất cả những người đã tìm kiếm Thiên Chúa qua các thời đại, và những người bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm Người. Họ cũng đại diện cho những người giàu có và quyền thế, nhưng chỉ những người không làm nô lệ cho của cải, những người không bị "sở hữu" bởi những thứ họ tin rằng họ sở hữu.

Thông điệp của các sách Tin Mừng rất rõ ràng: sự ra đời của Chúa Giêsu là một sự kiện phổ quát liên quan đến toàn thể nhân loại.

Anh chị em thân mến, khiêm nhường là con đường duy nhất dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa. Đồng thời, nhất là vì nó dẫn chúng ta đến với Người, nên sự khiêm nhường cũng dẫn chúng ta đến những điều cốt yếu của cuộc sống, đến ý nghĩa chân thật nhất của nó, đến lý do đáng tin cậy nhất để giải thích tại sao cuộc sống thực sự đáng sống.

Chỉ có sự khiêm tốn mới mở ra cho chúng ta kinh nghiệm sự thật, niềm vui đích thực, biết điều gì quan trọng. Nếu không có sự khiêm nhường, chúng ta bị “cắt đứt”, chúng ta bị cắt đứt khỏi sự hiểu biết về Thiên Chúa và sự hiểu biết về chính mình. Khiêm tốn là cần thiết để hiểu bản thân mình, và càng như thế để hiểu rõ Thiên Chúa. Các đạo sĩ thậm chí có thể vĩ đại theo luận lý của thế giới, nhưng họ tự cho mình là thấp hèn, khiêm tốn và chính vì điều này mà họ đã thành công trong việc tìm thấy Chúa Giêsu và nhận ra Người. Họ chấp nhận sự khiêm tốn của việc tìm kiếm, bắt đầu một cuộc hành trình, lên tiếng hỏi, chấp nhận rủi ro, phạm sai lầm.

Mỗi người, trong sâu thẳm trái tim mình, được mời gọi tìm kiếm Thiên Chúa: tất cả chúng ta đều có sự bồn chồn đó. Công việc của chúng ta không phải để loại bỏ sự bồn chồn đó, nhưng để cho nó phát triển bởi vì chính sự bồn chồn đó tìm kiếm Thiên Chúa; và, với ân sủng của chính Người, có thể tìm thấy Người. Chúng ta có thể biến lời cầu nguyện này của Thánh Anselm (1033-1109) thành của riêng chúng ta: “Lạy Chúa, xin dạy con tìm kiếm Chúa và tỏ Chúa ra cho con khi con tìm kiếm, bởi vì con không thể tìm kiếm Chúa nếu Chúa không dạy con cách thức và cũng không tìm thấy Chúa trừ khi Chúa tự mạc khải Chúa ra. Xin Chúa cho con tìm kiếm Chúa trong sự khao khát Chúa; xin cho con khao khát Chúa trong việc tìm kiếm Chúa; xin cho con tìm thấy Chúa trong tình yêu Chúa; xin cho con yêu Chúa trong việc tìm thấy Chúa" (Proslogion, 1).

Anh chị em thân mến, tôi muốn mời mọi người nam nữ đến chuồng bò Bêlem để tôn thờ Con Thiên Chúa làm người. Xin cho mỗi người chúng ta đến gần máng cỏ trong nhà của chúng ta hoặc trong nhà thờ hoặc ở một nơi khác, và cố gắng thực hiện một hành động tôn thờ, bên trong: “Con tin Chúa là Thiên Chúa, em bé này là Thiên Chúa. Xin ban cho con ơn khiêm tốn để hiểu biết”.

Khi đến gần và cầu nguyện bên máng cỏ, tôi muốn đặt người nghèo ở hàng ghế đầu, những người mà - như Thánh Phaolô VI đã từng khuyến khích - “chúng ta phải yêu mến vì một cách nào đó, họ là bí tích của Chúa Kitô; trong họ - trong người đói, người khát, người lưu đày, người trần truồng, người bệnh, tù nhân – Người muốn được đồng nhất hóa một cách huyền bí. Chúng ta phải giúp đỡ họ, cùng đau khổ với họ, và cũng theo chân họ vì nghèo khó là con đường an toàn nhất để chiếm hữu Nước Thiên Chúa một cách sung mãn ”(Bài giảng, ngày 1 tháng 5 năm 1969). Vì lý do này, chúng ta phải cầu xin ơn khiêm nhường: “Lạy Chúa, để con đừng kiêu căng, con đừng lấy mình làm đủ, con đừng tin rằng con là trung tâm của vũ trụ. Xin Chúa làm cho con khiêm tốn. Xin Chúa ban ơn khiêm nhường cho con. Và với sự khiêm nhường này, xin cho con tìm thấy Chúa”. Đó là cách duy nhất; không có sự khiêm nhường chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy Thiên Chúa: chúng ta sẽ chỉ tìm thấy chính mình. Lý do là người không khiêm tốn không có chân trời phía trước họ. Họ chỉ có một tấm gương để soi mình. Chúng ta hãy cầu xin Chúa đập vỡ tấm gương này để chúng ta có thể nhìn xa hơn, tới chân trời, nơi Người đang ngự. Nhưng Người cần phải làm điều này: ban cho chúng ta ân sủng và niềm vui của đức khiêm nhường để đi con đường này.

Vậy thì, thưa anh chị em, giống như ngôi sao đã làm với các đạo sĩ, tôi muốn đồng hành đến Bêlem với tất cả những ai không có lòng bồn chồn tôn giáo, những người không đặt câu hỏi về Thiên Chúa, hoặc những người thậm chí có thể chống lại tôn giáo, tất cả những ai bị nhận diện không thích đáng là những người vô thần. Tôi muốn nhắc lại với họ thông điệp của Công đồng Vatican II: “Giáo hội chủ trương rằng việc nhìn nhận Thiên Chúa không hề thù địch với phẩm giá của con người, vì phẩm giá này được bắt nguồn và hoàn thiện trong Thiên Chúa. […] Trên hết, Giáo hội biết rằng sứ điệp của mình hòa hợp với những khao khát thầm kín nhất của trái tim con người ”(Gaudium et Spes, 21).

Chúng ta hãy trở về nhà với bài hát của thiên thần: “Hòa bình trên trái đất cho những ai Người hài lòng!” Chúng ta hãy luôn nhớ rằng: “tình yêu hệ ở điều này, không phải vì chúng ta yêu Thiên Chúa nên Người yêu chúng ta […] Người yêu chúng ta trước” (1 Ga 4:10, 19), Người đã tìm kiếm chúng ta. Chúng ta đừng quên điều này.

Đây là lý do để chúng ta vui mừng: chúng ta được yêu thương, chúng ta được tìm kiếm, Chúa tìm kiếm chúng ta để thấy chúng ta, để yêu chúng ta nhiều hơn. Đây là lý do của niềm vui: biết rằng chúng ta được yêu thương mà không cần bất cứ công trạng gì, chúng ta luôn được Thiên Chúa yêu thương trước hết, với một tình yêu cụ thể đến nỗi Người đã mặc lấy xác phàm và đến sống giữa chúng ta, trong Hài nhi mà chúng ta thấy trong đó trong máng cỏ. Tình yêu này có một cái tên và một khuôn mặt: Chúa Giêsu là tên và khuôn mặt của tình yêu - đây là nền tảng của niềm vui của chúng ta.

Anh chị em thân mến, tôi xin kính chúc anh chị em một mùa Giáng sinh hân hoan, hạnh phúc và thánh thiện. Và tôi muốn rằng - vâng, có những lời chúc tốt lành, những cuộc đoàn tụ gia đình, điều này luôn rất tươi đẹp - nhưng ước mong cũng nên ý thức rằng Chúa đến “vì tôi”. Mọi người hãy nói điều này: Chúa đến vì tôi. Cần ý thức rằng muốn tìm kiếm Thiên Chúa, muốn gặp Thiên Chúa, muốn chấp nhận Thiên Chúa, thì cần phải khiêm nhường: khiêm nhường tìm kiếm ơn đâp gẫy tấm gương phù phiếm, kiêu căng, ngắm nhìn mình. Ngắm nhìn Chúa Giêsu, nhìn về phía chân trời, nhìn Thiên Chúa, Đấng đến với chúng ta và Đấng chạm đến trái tim chúng ta với sự bồn chồn mang hy vọng đến cho chúng ta. Chúc anh em chị em một lễ Giáng sinh vui vẻ và thánh thiện!
 
Lần thứ 2, Đức Thánh Cha nhận được một cú điện thoại khẩn cấp khi đang tiếp các Giám Mục, gây nhiều đồn đoán.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:42 23/12/2021


1. Đức Thánh Cha nhận được một cú điện thoại bí mật khi đang tiếp các Giám Mục, gây nhiều đồn đoán.

Lúc 9 giờ sáng, thứ Tư, ngày 22 tháng Mười Hai năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến chung khoảng 3,000 tín hữu hành hương, tại Đại thính đường Phaolô VI ở nội thành Vatican. Đây là buổi tiếp kiến chung thứ 40, tính từ đầu năm nay.

Sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá khai mạc, mọi người nghe đọc đoạn Tin mừng theo thánh Luca kể lại việc thiên thần loan báo cho những người chăn chiên rằng Chúa Cứu Thế đã sinh ra (Lc 2,10-12):

Khi ấy thiên thần nói với các mục tử: “Các ông đừng sợ, này tôi loan báo cho các ông một tin vui lớn cho cả dân tộc: hôm nay, nơi thành của Vua Đavit, đã sinh ra cho các ông một Vị Cứu Thế, là Chúa Kitô. Đây là dấu chỉ đối với các ông: các ông sẽ tìm thấy một hài nhi bọc trong tã, đặt trong máng cỏ”.

Trong huấn từ tiếp đó, Đức Thánh Cha đã tạm gác lại loạt bài giáo lý về thánh Giuse để trình bày ý nghĩa lễ Giáng sinh.

Sau buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha đã ban phép lành cho cộng đoàn và bắt đầu dành thời gian để tiếp một số vị Giám Mục trên thế giới và một vài linh mục. Ngài không có vẻ gì là vội vàng, nói chuyện thong thả với các vị. Tuy nhiên, khi vị thứ 5 tiến lên, một phụ tá nói nhỏ bên tai ngài. Đức Thánh Cha ra dấu cho vị giáo sĩ đang tiến lên gặp ngài, xin cho ngài vài giây để trả lời một cú điện thoại. Ngài đã đứng tại chỗ trả lời điện thoại một hồi lâu.

Đây không phải là lần đầu tiên sự việc như vậy xảy ra. Vào ngày 11 tháng 8, ngài đã nhận được một cú khẩn cấp gọi vào điện thoại của người trợ lý của mình. Đức Thánh Cha đã đi khỏi đó và sau đó quay lại chào các tín hữu với nụ cười và lời chúc phúc. Khi được tờ La Repubblica hỏi về cú điện thoại khẩn cấp, ngoài chương trình vào tháng 8, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh chỉ nói rằng đó là một cuộc điện thoại riêng và do đó không thể tiết lộ gì về điều đó cả.

Không ai có thể đoán được ai có thể gọi điện thoại khẩn cấp cho Đức Thánh Cha trong một bối cảnh như thế. Các chương trình làm việc của Đức Thánh Cha đều được lên lịch và được công bố rộng rãi. Hơn thế nữa, buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha là một sinh hoạt cố định, diễn ra hàng tuần.

Trước buổi tiếp kiến này, dành riêng cho lễ Giáng sinh, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo Nga của tổng giáo phận Volokolamsk, là Đức Cha Hilarion Alfeyev, chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa.

Các nguồn tin của Vatican nói với Télam rằng cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với Đức Tổng Giám Mục Hilarion là bước đầu tiên trong việc chuẩn bị một cuộc gặp gỡ mới giữa Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ Kirill. Hai vị đã gặp nhau vào tháng 2 năm 2016 trong cuộc gặp song phương đầu tiên giữa người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo và nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo Nga. Giáo Hội Chính thống Nga, có từ gần 1,000 năm qua, là Giáo Hội Chính Thống Giáo có số tín hữu đông nhất trong số các Giáo Hội Chính Thống.
Source:Italy News

2. Không thể tham dự duy nhất một thánh lễ vào chiều thứ Bẩy cho cả Lễ Giáng Sinh lẫn Lễ Chúa Nhật

Web site của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, có một thông báo đáng chú ý sau:

Lễ Giáng Sinh, là lễ lớn thứ hai trong năm Phụng Vụ của Giáo hội, chỉ sau lễ Phục sinh, đó là lễ buộc, nghĩa là các tín hữu có nghĩa vụ tham dự Thánh lễ, trừ ra trong các khu vực còn bị lockdown không thể có thánh lễ.

Thánh lễ Giáng Sinh là một trải nghiệm tuyệt vời, và nhiều người không coi đó là “nghĩa vụ” gì cả, nhưng hân hoan tham dự Thánh lễ với gia đình và bạn bè.

Trong năm nay, Giáng Sinh rơi vào ngày thứ Bảy, có nghĩa là chúng ta có những lễ buộc liên tiếp nhau.

Làm thế nào để hoàn thành cả hai nghĩa vụ

Giáo hội mời gọi chúng ta cùng nhau tham dự Lễ Giáng Sinh, cũng như Lễ Thánh Gia Thất vào ngày Chúa Nhật 26 tháng 12. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta phải chọn thời điểm để tham dự Thánh Lễ Giáng Sinh. Anh chị em có thể tham dự một trong ba thánh lễ sau:

1. Thánh lễ Tối Giáng Sinh ngày 24 tháng 12

2. Thánh lễ lúc nửa đêm ngày 24 rạng 25 tháng 12

3. Thánh lễ Ngày Giáng Sinh ngày 25 tháng 12, trước 4 giờ chiều thứ Bẩy 25 tháng 12.

Tại Hoa Kỳ và nhiều nơi khác, sau 4 giờ chiều, phụng vụ chính thức “chuyển đổi” và Thánh lễ, mặc dù là vào ngày 25 tháng 12, sẽ là Thánh Lễ Chúa nhật Lễ Thánh Gia Thất.

Năm nay hầu hết các giáo xứ đều hủy bỏ Thánh Lễ Tối Thứ Bảy để giảm bớt sự nhầm lẫn.

Để hoàn thành nghĩa vụ ngày Chúa Nhật, anh chị em có thể tham dự bất kỳ thánh lễ nào sau đây:

1. Thánh lễ Tối Thứ Bảy, sau 4 giờ chiều ngày 25 tháng 12

2. Thánh lễ Chúa nhật, bất kỳ thánh lễ nào vào ngày 26 tháng 12

Luật là như thế nhưng chúng ta hãy xem đó như một “lời mời”, thay vì một “nghĩa vụ”, để chúng ta có thể kết hợp với nhau như một gia đình giáo xứ và vui mừng chào đón Chúa Giáng Sinh.
Source:Aleteia
 
Hi hữu: Được bầu Nữ Hoàng Giáng Sinh, danh ca từ chối: Danh dự ấy là của Đức Mẹ, tôi không xứng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:18 23/12/2021


1. Ca sĩ Mariah Carey từ chối danh hiệu “Nữ hoàng Giáng Sinh”, nói chỉ Đức Mẹ mới xứng với danh hiệu ấy

Một nữ ca sĩ đã làm Billboard bối rối. Billboard là tổ chức chuyên thống kê mức độ được ưa chuộng của các bài hát và album ở Hoa Kỳ và các nơi khác. Kết quả được công bố trên tạp chí Billboard. Các bảng xếp hạng được tính theo doanh số bán hàng, lượt phát trực tuyến hoặc lượt phát sóng.

Tổng kết cuối năm 2021, Billboard đã phong cho nữ danh ca Mariah Carey danh hiệu “Nữ hoàng Giáng Sinh”. Tạp chí âm nhạc và giải trí này cho biết cô ấy đã giành được danh hiệu này nhờ các bài hát Giáng Sinh phá kỷ lục, đặc biệt là album “All I Want for Christmas is You”, nghĩa là “Tất cả những điều tôi muốn cho lễ Giáng Sinh là Ngài”.

Trình diễn bài “Tất cả những điều tôi muốn cho lễ Giáng Sinh là Ngài”

Thông thường, ca sĩ nào được tặng danh hiệu “King” – Vua hay “Queen” – Nữ hoàng đều rất vui vì danh tiếng lên cao, tiền vô như nước.

Tuy nhiên, nữ ca sĩ kiêm nhạc sĩ đã gây kinh ngạc cho Billboard và cho đài BBC khi thẳng thừng từ chối danh hiệu này trong một cuộc phỏng vấn của BBC.

Carey nói rằng cô ấy không xứng đáng với danh hiệu này. Đức Mẹ mới là “Nữ hoàng Giáng Sinh”.

Trong chương trình Buổi sáng The Zoe Ball của BBC, người dẫn chương trình Zoe Ball đã trầm trồ khen ngợi danh hiệu “Nữ hoàng Giáng Sinh” của ngôi sao.

“Tôi không thể nói hết niềm vui của chúng tôi khi có bạn trong chương trình với tư cách là 'Nữ hoàng Giáng Sinh',” Ball nói khi cô ấy giới thiệu về ca sĩ.

Carey trả lời ngay rằng cô ấy không xứng đáng với danh xưng ấy.

“Tôi có thể chỉ nói rằng tôi không thể nhận biệt danh ‘Nữ hoàng Giáng Sinh’. Tôi không coi mình như vậy.Tôi là một người yêu Giáng Sinh và tình cờ may mắn viết được bài 'All I Want for Christmas is You' và rất nhiều bài hát Giáng Sinh khác. Tôi không biết niềm tin của mọi người là như thế nào, nhưng đối với tôi, Đức Maria mới là Nữ hoàng Giáng Sinh”.

Nhiều báo cáo nói rằng Carey là một người theo Anh Giáo.

Mặc dù một số hành động của Carey có thể không phù hợp với giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, nhưng chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì cô ấy đã khiêm tốn nâng cao Đức Mẹ lên làm Nữ hoàng Giáng Sinh thực sự!

Lạy Đức Mẹ, Nữ Vương Vũ Trụ, xin hãy cầu nguyện cho chúng con!
Source:Church POP

2. Nhật ký trừ tà số 118: Sự ra đời của niềm hy vọng của chúng ta

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #118: The Birth of Our Hope”, nghĩa là “Sự ra đời của niềm hy vọng của chúng ta”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Sau một giấc mơ thật kinh hoàng đêm qua, tôi thức dậy và bắt đầu cảm thấy choáng váng. Cảm giác này từ đâu ra vậy? Sau một thời gian ngắn, tôi đã có thể xác định nguyên nhân của nó. Đó là một cảm giác vô vọng. Á. Tôi không nhớ mình đã từng cảm thấy bóng tối của sự vô vọng như vậy từ bao giờ.

Nó từ đâu ra vậy? Sau đó, cái nhìn sâu sắc đã đến: một số người đang được tôi trừ tà đang vật lộn với sự vô vọng. Không có gì lạ khi một nhà trừ tà sẽ nhận được một cú đấm, hoặc thậm chí có thể hơn thế nữa, từ những con quỷ đang tấn công các bệnh nhân của mình. Nó rất hữu ích trong việc chẩn đoán và hơn thế nữa.

Vì thế, tôi đã đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân của mình. Với chuỗi hạt Mân Côi trên tay, tôi đặt cả hai tay lên đầu và liên tục truyền lệnh: “Nhân danh Chúa Giêsu, tôi ra lệnh cho lũ quỷ vô vọng hãy ra đi”. Một lần nữa và rồi một lần nữa. Sau một vài phút, tôi nghỉ một chút và thực hiện hiệp thứ hai và thứ ba. Sau đó, tôi cảm thấy tinh thần mình được nâng lên.

Vô vọng là một cảm giác rất xấu xa, nó thấm nhập tràn lan trong thế giới ma quỷ và trong các tầng sâu thẳm của địa ngục. Ngoài ra, nó là một trong những cuộc tấn công chính của Satan trong những ngày đại dịch này. COVID-19 là một loại virus thực sự giết người; nhưng Satan là một kẻ cơ hội và hắn đang lợi dụng nó và gieo rắc vô vọng khắp nơi.

Chúng ta sắp đón Lễ Giáng Sinh. Với sự giáng thế của Chúa Giêsu, hy vọng đã tràn vào trái đất của chúng ta và xua tan bóng tối của sự tuyệt vọng. Đầu tiên tôi đã học được một lần nữa, món quà tuyệt vời mà Chúa ban cho chúng ta: Giáng Sinh của Ngài là niềm hy vọng của chúng ta.
Source:Catholic Exorcisms

3. 12 nhà truyền giáo thả mô tả chi tiết chuyến đi liều lĩnh của họ

Một nhóm các nhà truyền giáo Mỹ và Canada bị bắt cóc vào tháng 10 cuối cùng đã được an toàn sau một chuyến đi thật hồi hộp sau khi họ được thả vào tuần trước.

12 người này nằm trong số 17 người bị bắt cóc hôm 16/10 sau khi đến thăm một trại trẻ mồ côi ở Ganthier, trong khu vực Croix-des-Bouquets.

Gary Desrosiers, người phát ngôn của Cảnh sát Quốc gia Haiti, đã xác nhận việc trả tự do của họ trong một cuộc phỏng vấn với đài VOA.

Hôm thứ Hai, các quan chức của Christian Aid Ministries, gọi tắt là CAM, có trụ sở tại Ohio đã trình bày chi tiết hành trình đến nơi an toàn của 12 người này. Sau khi được thả, 12 người đã đi bộ hàng chục km vào ban đêm và di chuyển bằng cách sử dụng các vì sao. Họ cũng có một trẻ sơ sinh và những đứa trẻ khác với họ.

Người phát ngôn của CAM, Weston Showalter cho biết trong một cuộc họp báo: “Sau một số giờ đi bộ, ngày mới bắt đầu ló dạng và cuối cùng họ đã tìm thấy một người đã giúp gọi điện để được giúp đỡ. Cuối cùng họ đã được tự do.”

Sau cuộc hành trình đầy gian khổ, 12 người đã lên một chuyến bay của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ đến Florida, nơi họ gặp lại các con tin đã được giải thoát trước đó.

Hai trong số các con tin đã được trả tự do vào cuối tháng 11, và ba người đã được thả vào đầu tháng này.

Những kẻ bắt cóc, một băng đảng có tên 400 Mawozo, ban đầu đã đòi hàng triệu đô la tiền chuộc. Không rõ liệu có bất kỳ khoản tiền chuộc nào được trả cho năm người đã được thả hay không, nhưng Giám đốc CAM, David Troyer cho biết nhóm đã huy động được tiền chuộc.

“Những người khác đã tìm cách giúp đỡ chúng tôi, họ đã cung cấp tiền để trả tiền chuộc và cho phép quá trình thương lượng tiếp tục,” Troyer nói trong cuộc họp báo.

Troyer nói: “Sau nhiều ngày chờ đợi và không có hành động gì từ phía những kẻ bắt cóc, Chúa đã làm việc theo một cách kỳ diệu để giúp các con tin có thể trốn thoát”.
Source:VOA
 
Thánh Ca
Máng Cỏ Đêm Đông - Trình bày: Kim Thuý và Ca Đoàn Thiên Thần
Kim Thúy
16:15 23/12/2021
 
Trang Sử Tình Mùa Cứu Thế - Linh Mục Nhạc Sĩ Văn Chi
Linh Mục Nhạc Sĩ Văn Chi
16:57 23/12/2021