Phụng Vụ - Mục Vụ
Giáng sinh 2018 :Từ Trí Qua Tâm Đến Hành Động
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:32 22/12/2018
Giáng sinh 2018 :Từ Trí Qua Tâm Đến Hành Động
Thế là một mùa Giáng Sinh lại đến với nhân trần. Với bà con rất nhiều quốc gia trên thế giới thì bầu khí Giáng Sinh như đã mở hội từ đầu tháng 12. Bóng hình các ông già Noel lẫn bà già Noel tung tăng khắp các đường phố và cả ngõ ngách chốn thôn dã để gieo rắc niềm vui và tình thương đến mọi nhà. Có thể nói mùa Giáng Sinh là mùa của ân tình, mùa của thiện tâm. Mong sao tâm tình và sứ điệp Giáng Sinh không dừng lại trong một vài ngày của tháng 12 mà phải được thắp sáng trong suốt hành trình dương thế của con người, mọi thời và mọi nơi.
“Anh em đừng sợ! Này ta báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay Đấng Cứu Thế đã giáng sinh…Người là Đức Kitô…”(Lc 2,10). Đấng giáng sinh chính là Mặt trời công chính và là Hoàng tử hòa bình. Ngài bỏ trời cao xuống thế gian này là để chiếu soi ánh sáng chân lý cho muôn người như lời Ngài khẳng định với Philatô (x.Ga 18,37). Ai đón nhận chân lý Ngài truyền thì sẽ được giải thoát khỏi ác thần và hiệu quả là sẽ được sự bình an và hạnh phúc đích thực (x.Ga 8,21-22).
Đã là người thì dẫu trong thời đại nào, hoàn cảnh nào đều khát mong được sống trong bình an và hạnh phúc. Theo các con số thống kê của các Bộ Ngành, nhất là Ngành Y tế nước Việt chúng ta thì dường như khát mong ấy đang còn quá xa khi mà chính sức khỏe, sự sống của con người đang bị đe dọa đủ bề. Căn bệnh ung thư đã hủy hoại sự sống hơn 300 người dân Việt mỗi ngày mà nguyên nhân chủ yếu là do thực phẩm bẩn, độc hại. Theo thống kê của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, ước tính Việt Nam có khoảng 94.000 người chết vì ung thư/năm. Bên cạnh đó vấn đề đáng lo ngại là số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng nhanh. Năm 2000 Việt Nam có khoảng 69.000 ca ung thư mắc mới, năm 2015 lên đến 150.000 ca mắc mới. Ước tính đến năm 2020 số ca ung thư mắc mới ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 200.000 người, một con số nếu xét tỷ lệ với dân số thì cao nhất thế giới. (Báo Việtnammới - Ung thư ở Việt Nam: Những con số đáng ngại -ngày 19-3-2018). Theo VTV - Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, mỗi năm có khoảng 300.000 ca phá thai. Đây chỉ là con số được báo cáo tại những cơ sở y tế công, số lượng thực tế chắc chắn lớn hơn rất nhiều vì chưa kể các sơ sở y tế tư và những điểm phá thai chui. (VTV9-Thứ hai, ngày 02/07/2018 11:08 GMT+7). Chỉ với con số thống kê qua các cơ sở công mà thôi thì nước Việt Nam đã đứng hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Nga.
Vì sao con người lại hành xử tàn ác với đồng loại như thế, lại độc ác với cả giọt máu của mình? Nhìn lại lịch sử thì dân Việt chúng ta vốn có đó chữ thiện trong tâm. Chuyện “thương người như thể thương thân”; “lá lành đùm lá rách”; “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… là chuyện như rất thân thương và bình thường của con dân máu đỏ da vàng Việt Nam. Thế thì ví cớ nào sự độc dữ lại xảy ra nhan nhãn trước mắt chúng ta chỉ nội mấy mươi năm gần đây?
Cha Giuse Việt trình bày trên trang mạng xã hội của ngài qua nhân vật một nhà giáo nhận định rằng các hành vi độc dữ có nguồn là từ cái tâm ác. Cái tâm ác độc là do bởi cái trí lệch lạc, sai lầm. Xưa nhà độc tài Hitler đã gieo vào cái đầu của nhiều cộng sự viên và dân chúng thời Đức quốc xã cái ý tưởng cao ngạo về một sắc dân ưu việt Aryan. Và từ cái sai lầm về cái ý tưởng chủng tộc ưu việt của họ nên họ đã dã tâm tru diệt một sắc dân Do Thái mà họ cho là cạnh tranh với chủng tộc họ. Khoảng sáu triệu người Do Thái đã bị giết cách dã man, đặc biệt trong các lò hơi ngạt. ( Face book Joseph Viet)
Phải chăng vì bị gieo rắc một cái nhìn không có Đấng Tạo Hóa, không có linh hồn, không có lương tâm, cũng chẳng có đời sau hay chuyện thưởng phạt nên người ta dần dà làm cho lương tâm của mình thành chai đá và rồi nhìn tha nhân chỉ như là kẻ cạnh tranh sinh tồn với mình. Từ cái ý tưởng lầm lạc ấy trong đầu thì rồi sẽ dần làm cho cái tâm của ta thành ra ác, xấu khi nào chẳng hay và dẫn đến các hành vi ác độc là chuyện như đương nhiên. Miễn sao có lợi cho tôi, cho gia đình tôi, cho nhóm của tôi thì tôi sẵn sàng làm mọi sự bất nhân, vô đạo. Và chuyện sản xuất bán buôn lương thực, thực phẩm độc hại, chuyện phá thai vô tội vạ, chuyện buôn bằng bán chữ, gian lân thi cử, chuyện xách nhiễu, hối lộ, tham ô và những cuộc thanh trừng độc ác khác là những hậu quả kéo theo mà thôi.
Đêm nay, cùng với tín hữu Kitô nói riêng và cùng với cả nhân loại trên thế giới chúng ta mừng kỷ niệm biến cố Con Thiên Chúa giáng trần. Thiên Chúa đã làm người trong thân phận của một bé thơ nghèo hèn nhắc nhở cho chúng ta về phẩm vị cao quý của con người. Dù là một bé thơ dân dã hay một bào thai dị tật trong dạ mẹ… tất thẩy đều là hình ảnh của Đấng Tạo Thành, vì thế cần phải được trân quý, tôn trọng và bảo vệ. Chúng ta tin nhận Đấng làm người là Mặt trời công chính. Ngài đến để rọi soi chân lý cho loài người. Một trong những chân lý nền tảng Ngài chiếu tỏa đó là loài người chúng ta là loài thụ tạo, được dựng nên do bởi tình yêu và quyền năng của Đấng Tạo Thành là Thiên Chúa. Đấng Tạo thành chúng ta tôn thờ chính là Cha Toàn năng chí ái và như thế chúng ta là anh chị em với nhau. Con Thiên Chúa giáng sinh làm người đã mạc khải chân lý ngàn đời này khi dạy chúng ta lời kinh duy nhất: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” (Mt 6,9-13)
Đến với máng cỏ chúng ta sẽ nhận ra cội nguồn của mình và từ đó hiểu được mối tương quan giữa mình với tha nhân. Từ cái trí suy đúng đắn và chuẩn mực này thì cái tâm thiện sẽ được dệt xây và từ đó hình thành các hành vi liên đới yêu thương.
Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời. Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương (Lc.2,14). Phải xác tín rằng Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người. Lời Thánh Vịnh khẳng định rằng Thiên Chúa yêu thương hết thảy mọi loài do tay Người tác tạo. Thế nhưng để có được sự bình an và hạnh phúc đích thực thì còn tùy sự đáp trả của con người vốn là loài được Thiên Chúa phú ban cho sự tự do. Một trong những điều kiện tất yếu phải có, đó là cái thiện tâm của con người. Và ta có thể nói: Vinh Danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người có thiện tâm. Sứ điệp Giáng Sinh là thế đó. Đến với Con Thiên Chúa làm người để cái tâm của chúng ta dần dà được cải thiện. Có được thiện tâm thì bao hành vi yêu thương liên đới sẽ tự nhiên thành hiện thực. Sự bình an và hạnh phúc sẽ ngày càng tỏa lan. Và dĩ nhiên để có cái tâm thiện thì trước hết cần loại bỏ cái lối nghĩ suy cao ngạo sai lầm cho rằng không có Đấng Tạo Thành; không có linh hồn, không có đời sau; không có chuyện thánh thiêng và cứ mãi ngông cuồng lầm lạc cho rằng tín ngưỡng và tôn giáo chỉ là một thứ thuốc phiện. Đây là lối nghĩ suy của một chủ nghĩa đã bị Nghị Viện Châu Âu kết vào tội ác chống loài người và theo Victor Hugo nó “là giấc mơ của vài người nhưng là cơn ác mộng của nhân loại”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Thế là một mùa Giáng Sinh lại đến với nhân trần. Với bà con rất nhiều quốc gia trên thế giới thì bầu khí Giáng Sinh như đã mở hội từ đầu tháng 12. Bóng hình các ông già Noel lẫn bà già Noel tung tăng khắp các đường phố và cả ngõ ngách chốn thôn dã để gieo rắc niềm vui và tình thương đến mọi nhà. Có thể nói mùa Giáng Sinh là mùa của ân tình, mùa của thiện tâm. Mong sao tâm tình và sứ điệp Giáng Sinh không dừng lại trong một vài ngày của tháng 12 mà phải được thắp sáng trong suốt hành trình dương thế của con người, mọi thời và mọi nơi.
“Anh em đừng sợ! Này ta báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay Đấng Cứu Thế đã giáng sinh…Người là Đức Kitô…”(Lc 2,10). Đấng giáng sinh chính là Mặt trời công chính và là Hoàng tử hòa bình. Ngài bỏ trời cao xuống thế gian này là để chiếu soi ánh sáng chân lý cho muôn người như lời Ngài khẳng định với Philatô (x.Ga 18,37). Ai đón nhận chân lý Ngài truyền thì sẽ được giải thoát khỏi ác thần và hiệu quả là sẽ được sự bình an và hạnh phúc đích thực (x.Ga 8,21-22).
Đã là người thì dẫu trong thời đại nào, hoàn cảnh nào đều khát mong được sống trong bình an và hạnh phúc. Theo các con số thống kê của các Bộ Ngành, nhất là Ngành Y tế nước Việt chúng ta thì dường như khát mong ấy đang còn quá xa khi mà chính sức khỏe, sự sống của con người đang bị đe dọa đủ bề. Căn bệnh ung thư đã hủy hoại sự sống hơn 300 người dân Việt mỗi ngày mà nguyên nhân chủ yếu là do thực phẩm bẩn, độc hại. Theo thống kê của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, ước tính Việt Nam có khoảng 94.000 người chết vì ung thư/năm. Bên cạnh đó vấn đề đáng lo ngại là số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng nhanh. Năm 2000 Việt Nam có khoảng 69.000 ca ung thư mắc mới, năm 2015 lên đến 150.000 ca mắc mới. Ước tính đến năm 2020 số ca ung thư mắc mới ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 200.000 người, một con số nếu xét tỷ lệ với dân số thì cao nhất thế giới. (Báo Việtnammới - Ung thư ở Việt Nam: Những con số đáng ngại -ngày 19-3-2018). Theo VTV - Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, mỗi năm có khoảng 300.000 ca phá thai. Đây chỉ là con số được báo cáo tại những cơ sở y tế công, số lượng thực tế chắc chắn lớn hơn rất nhiều vì chưa kể các sơ sở y tế tư và những điểm phá thai chui. (VTV9-Thứ hai, ngày 02/07/2018 11:08 GMT+7). Chỉ với con số thống kê qua các cơ sở công mà thôi thì nước Việt Nam đã đứng hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Nga.
Vì sao con người lại hành xử tàn ác với đồng loại như thế, lại độc ác với cả giọt máu của mình? Nhìn lại lịch sử thì dân Việt chúng ta vốn có đó chữ thiện trong tâm. Chuyện “thương người như thể thương thân”; “lá lành đùm lá rách”; “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… là chuyện như rất thân thương và bình thường của con dân máu đỏ da vàng Việt Nam. Thế thì ví cớ nào sự độc dữ lại xảy ra nhan nhãn trước mắt chúng ta chỉ nội mấy mươi năm gần đây?
Cha Giuse Việt trình bày trên trang mạng xã hội của ngài qua nhân vật một nhà giáo nhận định rằng các hành vi độc dữ có nguồn là từ cái tâm ác. Cái tâm ác độc là do bởi cái trí lệch lạc, sai lầm. Xưa nhà độc tài Hitler đã gieo vào cái đầu của nhiều cộng sự viên và dân chúng thời Đức quốc xã cái ý tưởng cao ngạo về một sắc dân ưu việt Aryan. Và từ cái sai lầm về cái ý tưởng chủng tộc ưu việt của họ nên họ đã dã tâm tru diệt một sắc dân Do Thái mà họ cho là cạnh tranh với chủng tộc họ. Khoảng sáu triệu người Do Thái đã bị giết cách dã man, đặc biệt trong các lò hơi ngạt. ( Face book Joseph Viet)
Phải chăng vì bị gieo rắc một cái nhìn không có Đấng Tạo Hóa, không có linh hồn, không có lương tâm, cũng chẳng có đời sau hay chuyện thưởng phạt nên người ta dần dà làm cho lương tâm của mình thành chai đá và rồi nhìn tha nhân chỉ như là kẻ cạnh tranh sinh tồn với mình. Từ cái ý tưởng lầm lạc ấy trong đầu thì rồi sẽ dần làm cho cái tâm của ta thành ra ác, xấu khi nào chẳng hay và dẫn đến các hành vi ác độc là chuyện như đương nhiên. Miễn sao có lợi cho tôi, cho gia đình tôi, cho nhóm của tôi thì tôi sẵn sàng làm mọi sự bất nhân, vô đạo. Và chuyện sản xuất bán buôn lương thực, thực phẩm độc hại, chuyện phá thai vô tội vạ, chuyện buôn bằng bán chữ, gian lân thi cử, chuyện xách nhiễu, hối lộ, tham ô và những cuộc thanh trừng độc ác khác là những hậu quả kéo theo mà thôi.
Đêm nay, cùng với tín hữu Kitô nói riêng và cùng với cả nhân loại trên thế giới chúng ta mừng kỷ niệm biến cố Con Thiên Chúa giáng trần. Thiên Chúa đã làm người trong thân phận của một bé thơ nghèo hèn nhắc nhở cho chúng ta về phẩm vị cao quý của con người. Dù là một bé thơ dân dã hay một bào thai dị tật trong dạ mẹ… tất thẩy đều là hình ảnh của Đấng Tạo Thành, vì thế cần phải được trân quý, tôn trọng và bảo vệ. Chúng ta tin nhận Đấng làm người là Mặt trời công chính. Ngài đến để rọi soi chân lý cho loài người. Một trong những chân lý nền tảng Ngài chiếu tỏa đó là loài người chúng ta là loài thụ tạo, được dựng nên do bởi tình yêu và quyền năng của Đấng Tạo Thành là Thiên Chúa. Đấng Tạo thành chúng ta tôn thờ chính là Cha Toàn năng chí ái và như thế chúng ta là anh chị em với nhau. Con Thiên Chúa giáng sinh làm người đã mạc khải chân lý ngàn đời này khi dạy chúng ta lời kinh duy nhất: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” (Mt 6,9-13)
Đến với máng cỏ chúng ta sẽ nhận ra cội nguồn của mình và từ đó hiểu được mối tương quan giữa mình với tha nhân. Từ cái trí suy đúng đắn và chuẩn mực này thì cái tâm thiện sẽ được dệt xây và từ đó hình thành các hành vi liên đới yêu thương.
Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời. Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương (Lc.2,14). Phải xác tín rằng Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người. Lời Thánh Vịnh khẳng định rằng Thiên Chúa yêu thương hết thảy mọi loài do tay Người tác tạo. Thế nhưng để có được sự bình an và hạnh phúc đích thực thì còn tùy sự đáp trả của con người vốn là loài được Thiên Chúa phú ban cho sự tự do. Một trong những điều kiện tất yếu phải có, đó là cái thiện tâm của con người. Và ta có thể nói: Vinh Danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người có thiện tâm. Sứ điệp Giáng Sinh là thế đó. Đến với Con Thiên Chúa làm người để cái tâm của chúng ta dần dà được cải thiện. Có được thiện tâm thì bao hành vi yêu thương liên đới sẽ tự nhiên thành hiện thực. Sự bình an và hạnh phúc sẽ ngày càng tỏa lan. Và dĩ nhiên để có cái tâm thiện thì trước hết cần loại bỏ cái lối nghĩ suy cao ngạo sai lầm cho rằng không có Đấng Tạo Thành; không có linh hồn, không có đời sau; không có chuyện thánh thiêng và cứ mãi ngông cuồng lầm lạc cho rằng tín ngưỡng và tôn giáo chỉ là một thứ thuốc phiện. Đây là lối nghĩ suy của một chủ nghĩa đã bị Nghị Viện Châu Âu kết vào tội ác chống loài người và theo Victor Hugo nó “là giấc mơ của vài người nhưng là cơn ác mộng của nhân loại”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Vì đâu Maria vội vã lên đường ?
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
09:37 22/12/2018
Vì đâu Maria vội vã lên đường ?
Khi có khách quí tới thăm, hoặc khi bạn bè lâu ngày gặp lại, chúng ta ra đón và thường nói : “Sao rồng đến nhà tôm thế này !”
Câu nói dân gian trên đây thường được các ông cha bà sơ diễn lại bằng một câu nói có mùi Kinh Thánh hơn : “Bởi đâu hôm nay tôi được Mẹ Chúa đến viếng thăm thế này !”
Câu trên được rút ra từ bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe : Lời bà Isave khi gặp Maria đến thăm. Theo sắp xếp của phụng vụ, Tuần IV Mùa Vọng là tuần của Maria (và Giuse) : thật dễ hiểu và hợp lý : nhắc tới Mẹ trước khi mừng đón người Con hai ba ngày nữa…
Hôm nay bài Tin Mừng nhắc đến Maria bằng một cuộc thăm viếng người chị họ, bà Isave, mà khởi đầu bằng 4 chữ “vội vã lên đường”: khi ấy Maria vội vã lên đường. Cha Nguyễn Thế Thuấn thì dịch : “đon đả lên đường,” nghe hay hơn, vì đon đả là vội vã pha hân hoan. Chúng ta cùng suy niệm về mấy chữ này bằng hai câu hỏi :
1. Tại sao Maria lại vội vã lên đường ?
a) Vì Maria vừa mới nói : “Này tôi là tôi tớ Chúa”
Tại sao câu nói này lại liên hệ đến việc vội vã lên đường ?
Cha Galot, dòng Tên đã so sánh rất hay : Khi tuyên bố mình là tôi tớ Thiên Chúa, thì Đức Maria cũng tỏ ra mình là tôi tớ loài người. Là tôi tớ Chúa, thì cũng phải làm tôi đồng loại. Hai mặt của một lòng mến. Như kiểu nói của thánh Gioan Tông Đồ : Nếu ai nói yêu Chúa mà không yêu người thì là kẻ nói dối. Nếu ai nói phục vụ Chúa (làm tôi Chúa) mà không làm tớ cho người, thì cũng không phải chân chính. Đức Maria vừa tuyên bố với sứ thần Gabriel “này tôi là tôi tớ Chúa,” thì để trung thực Maria cũng phải “này tôi là đầy tớ con người.”
Trong số những người Maria cần làm tôi, cần phục vụ, cần làm đầy tớ hơn cả, chẳng ai khác hơn là người chị họ. Thiên thần Gabriel đã cho Maria thoáng thấy bà chị Isave này đang cần giúp đỡ, đang cần người phục vụ, làm tôi, vì bà Isave đã mang thai được 6 tháng. Thiên thần không thôi thúc Maria, nhưng Maria hiểu được ý Thiên Chúa, nên người tôi tớ Chúa vội vã lên đường làm tôi tớ con người.
Nếu chúng ta nhận mình là tôi tớ Thiên Chúa, thì chúng ta cũng phải noi gương Mẹ Maria –vội vã phục vụ cho con người.
b) Vì hành trình xa xôi :
Lý do thứ hai, tại sao Maria lại vội vã lên đường, là vì đường xá xa xôi. Địa chỉ làm tôi, làm ôsin rất xa, nên phải vội vã. Khi đi đâu xa, chúng ta thường dậy sớm, đi nhanh, trong tư thế vội vã. Quãng đường từ Nazarét nơi Maria ở cho đến Ain Karim nơi bà chị sống, cách xa gần 150 cây số, mà phương tiện là đi bộ, sang hơn là cỡi lưà. Chắc Maria đi bằng lừa, nhưng đường sá khá xa. Chính Luca cũng ghi trong sách Tin Mừng : vội vã đi về miền núi. Lúc này Giuse chưa ở bên cạnh Maria, vì còn ở riêng, nên chắc Maria phải đi một mình. Lẽ ra Maria đã có khá nhiều lý do hoặc mấu cớ để vin vào mà không đi chuyến hành trình dài này.
-Như Maria nại đến việc từ nay cần phải chăm sóc sức khoẻ của mình và nhất là của đứa con mà cuộc hành trình dài thì mệt nhọc, hại sức khoẻ.
-Như : nại đến việc trên đường đi biết đâu gặp rủi ro tai nạn, hay cướp bóc, mẹ nằm xuống thì con sẽ ra sao ; chương trình của Thiên Chúa tất bị đảo lộn vì chuyến đi dài này và như vậy sẽ phá vỡ kế hoạch của Thiên Chúa.
Nhưng tất cả các lý do đó không cản nổi cô gái Maria giàu lòng bác ái này. Cô đã quyết thì phải đi ngay, và vì đường dài để lâu thấy ngại.
Trên đây là hai lý do chúng ta suy ra để trả lời : Tại sao Maria lại vội vã lên đường ? Vì Maria vừa mới nhận mình là “tôi tớ Chúa” nên cũng phải vội vã hành động trong tư cách “tôi tớ loài người.” Và vì địa chỉ đi làm tôi khá xa, nên cần vội vã lên đường ngay kẻo chậm trễ gây e ngại.
2. Còn chúng ta, chúng ta có cần noi gương Maria vội vã lên đường không ?
Hỏi một câu thật dở, vì nhất thiết phải trả lời “có !” Nhưng noi gương Mẹ, vội vã lên đường thì mỗi người đều có cách vội vã lên đường của riêng mình. Không cứ cất bước thì mới lên đường được.
Có một bà mẹ kia ước mơ trong đời mình được một lần lên đường hành hương Yêrusalem. Mỗi ngày khi chiều xuống bà đều lặp lại ước mơ đó. Khi con cái bà lớn lên, ăn nên làm ra, họ không quên ước mơ của mẹ. Nên họ bảo nhau làm một hộp đựng tiền ở ngoài đề chữ Yêrusalem, để khi dư dả bỏ tiền vào đó, dần dần cho đủ con số chi tiêu một chuyến đi xa (giống như quĩ tiết kiệm, con heo đất vậy).
Nhưng bà mẹ có ước mơ hành hương Yêrusalem này lại cũng là một bà mẹ giàu lòng bác ái. Vì thế con heo đất, hộp đựng tiền cứ bị móc ra đem chia sớt cho kẻ nghèo khổ. Hộp tiền không bao giờ đủ cho chuyến hành hương. Cho đến ngày bà ngã bệnh nặng, không thể đi lại được nữa. Bên giường hấp hối của mẹ, đứa con út nói vào tai bà : Không biết làm sao chứ chúng con ai cũng biết mỗi ngày trong đời mẹ, mẹ đã từng bước hành hương Yêrusalem với Chúa Giêsu. Chữ Yêrusalem trên hòm tiền giờ đây mang ý nghĩa mới. Bà mẹ mất đi, nhưng các người con còn tiếp tục bỏ vào hòm tiền đó, để từng ngày, từng đồng bạc cùng với các kẻ nghèo hành hương đi khắp ngả. Đó là một trong những cách thức vội vã lên đường : Ngồi ở nhà mà vẫn vội vã lên đường được.
Có trăm ngàn cách để chúng ta vội vã lên đường như Maria xưa. Hôm nay chúng ta không cố ý liệt kê trăm ngàn cách. Chỉ muốn nói cần phải vội vã lên đường làm tôi mọi người nếu chúng ta tự nhận là tôi mọi của Chúa. Và vì ngày kỷ niệm Chúa sinh ra cũng gần kể, chúng ta phải vội vã lên đường. Chúng ta đừng ước mơ phải chi tôi được đến Châu Phi giúp đỡ những người Biaha đói khổ, những người Sudan, Maroc khẳng khiu. Phải chi tôi được tới miền núi, miền ngược làm tôi cho người Rađê, Roglai xấu số… Những ước mơ đó rất đẹp, rất cao. Nhưng không phải lúc nào cũng vội vã lên đường được. Xin Mẹ giúp chúng con làm những việc “vội vã lên đường” trong tầm tay chúng con. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Khi có khách quí tới thăm, hoặc khi bạn bè lâu ngày gặp lại, chúng ta ra đón và thường nói : “Sao rồng đến nhà tôm thế này !”
Câu nói dân gian trên đây thường được các ông cha bà sơ diễn lại bằng một câu nói có mùi Kinh Thánh hơn : “Bởi đâu hôm nay tôi được Mẹ Chúa đến viếng thăm thế này !”
Câu trên được rút ra từ bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe : Lời bà Isave khi gặp Maria đến thăm. Theo sắp xếp của phụng vụ, Tuần IV Mùa Vọng là tuần của Maria (và Giuse) : thật dễ hiểu và hợp lý : nhắc tới Mẹ trước khi mừng đón người Con hai ba ngày nữa…
Hôm nay bài Tin Mừng nhắc đến Maria bằng một cuộc thăm viếng người chị họ, bà Isave, mà khởi đầu bằng 4 chữ “vội vã lên đường”: khi ấy Maria vội vã lên đường. Cha Nguyễn Thế Thuấn thì dịch : “đon đả lên đường,” nghe hay hơn, vì đon đả là vội vã pha hân hoan. Chúng ta cùng suy niệm về mấy chữ này bằng hai câu hỏi :
1. Tại sao Maria lại vội vã lên đường ?
a) Vì Maria vừa mới nói : “Này tôi là tôi tớ Chúa”
Tại sao câu nói này lại liên hệ đến việc vội vã lên đường ?
Cha Galot, dòng Tên đã so sánh rất hay : Khi tuyên bố mình là tôi tớ Thiên Chúa, thì Đức Maria cũng tỏ ra mình là tôi tớ loài người. Là tôi tớ Chúa, thì cũng phải làm tôi đồng loại. Hai mặt của một lòng mến. Như kiểu nói của thánh Gioan Tông Đồ : Nếu ai nói yêu Chúa mà không yêu người thì là kẻ nói dối. Nếu ai nói phục vụ Chúa (làm tôi Chúa) mà không làm tớ cho người, thì cũng không phải chân chính. Đức Maria vừa tuyên bố với sứ thần Gabriel “này tôi là tôi tớ Chúa,” thì để trung thực Maria cũng phải “này tôi là đầy tớ con người.”
Trong số những người Maria cần làm tôi, cần phục vụ, cần làm đầy tớ hơn cả, chẳng ai khác hơn là người chị họ. Thiên thần Gabriel đã cho Maria thoáng thấy bà chị Isave này đang cần giúp đỡ, đang cần người phục vụ, làm tôi, vì bà Isave đã mang thai được 6 tháng. Thiên thần không thôi thúc Maria, nhưng Maria hiểu được ý Thiên Chúa, nên người tôi tớ Chúa vội vã lên đường làm tôi tớ con người.
Nếu chúng ta nhận mình là tôi tớ Thiên Chúa, thì chúng ta cũng phải noi gương Mẹ Maria –vội vã phục vụ cho con người.
b) Vì hành trình xa xôi :
Lý do thứ hai, tại sao Maria lại vội vã lên đường, là vì đường xá xa xôi. Địa chỉ làm tôi, làm ôsin rất xa, nên phải vội vã. Khi đi đâu xa, chúng ta thường dậy sớm, đi nhanh, trong tư thế vội vã. Quãng đường từ Nazarét nơi Maria ở cho đến Ain Karim nơi bà chị sống, cách xa gần 150 cây số, mà phương tiện là đi bộ, sang hơn là cỡi lưà. Chắc Maria đi bằng lừa, nhưng đường sá khá xa. Chính Luca cũng ghi trong sách Tin Mừng : vội vã đi về miền núi. Lúc này Giuse chưa ở bên cạnh Maria, vì còn ở riêng, nên chắc Maria phải đi một mình. Lẽ ra Maria đã có khá nhiều lý do hoặc mấu cớ để vin vào mà không đi chuyến hành trình dài này.
-Như Maria nại đến việc từ nay cần phải chăm sóc sức khoẻ của mình và nhất là của đứa con mà cuộc hành trình dài thì mệt nhọc, hại sức khoẻ.
-Như : nại đến việc trên đường đi biết đâu gặp rủi ro tai nạn, hay cướp bóc, mẹ nằm xuống thì con sẽ ra sao ; chương trình của Thiên Chúa tất bị đảo lộn vì chuyến đi dài này và như vậy sẽ phá vỡ kế hoạch của Thiên Chúa.
Nhưng tất cả các lý do đó không cản nổi cô gái Maria giàu lòng bác ái này. Cô đã quyết thì phải đi ngay, và vì đường dài để lâu thấy ngại.
Trên đây là hai lý do chúng ta suy ra để trả lời : Tại sao Maria lại vội vã lên đường ? Vì Maria vừa mới nhận mình là “tôi tớ Chúa” nên cũng phải vội vã hành động trong tư cách “tôi tớ loài người.” Và vì địa chỉ đi làm tôi khá xa, nên cần vội vã lên đường ngay kẻo chậm trễ gây e ngại.
2. Còn chúng ta, chúng ta có cần noi gương Maria vội vã lên đường không ?
Hỏi một câu thật dở, vì nhất thiết phải trả lời “có !” Nhưng noi gương Mẹ, vội vã lên đường thì mỗi người đều có cách vội vã lên đường của riêng mình. Không cứ cất bước thì mới lên đường được.
Có một bà mẹ kia ước mơ trong đời mình được một lần lên đường hành hương Yêrusalem. Mỗi ngày khi chiều xuống bà đều lặp lại ước mơ đó. Khi con cái bà lớn lên, ăn nên làm ra, họ không quên ước mơ của mẹ. Nên họ bảo nhau làm một hộp đựng tiền ở ngoài đề chữ Yêrusalem, để khi dư dả bỏ tiền vào đó, dần dần cho đủ con số chi tiêu một chuyến đi xa (giống như quĩ tiết kiệm, con heo đất vậy).
Nhưng bà mẹ có ước mơ hành hương Yêrusalem này lại cũng là một bà mẹ giàu lòng bác ái. Vì thế con heo đất, hộp đựng tiền cứ bị móc ra đem chia sớt cho kẻ nghèo khổ. Hộp tiền không bao giờ đủ cho chuyến hành hương. Cho đến ngày bà ngã bệnh nặng, không thể đi lại được nữa. Bên giường hấp hối của mẹ, đứa con út nói vào tai bà : Không biết làm sao chứ chúng con ai cũng biết mỗi ngày trong đời mẹ, mẹ đã từng bước hành hương Yêrusalem với Chúa Giêsu. Chữ Yêrusalem trên hòm tiền giờ đây mang ý nghĩa mới. Bà mẹ mất đi, nhưng các người con còn tiếp tục bỏ vào hòm tiền đó, để từng ngày, từng đồng bạc cùng với các kẻ nghèo hành hương đi khắp ngả. Đó là một trong những cách thức vội vã lên đường : Ngồi ở nhà mà vẫn vội vã lên đường được.
Có trăm ngàn cách để chúng ta vội vã lên đường như Maria xưa. Hôm nay chúng ta không cố ý liệt kê trăm ngàn cách. Chỉ muốn nói cần phải vội vã lên đường làm tôi mọi người nếu chúng ta tự nhận là tôi mọi của Chúa. Và vì ngày kỷ niệm Chúa sinh ra cũng gần kể, chúng ta phải vội vã lên đường. Chúng ta đừng ước mơ phải chi tôi được đến Châu Phi giúp đỡ những người Biaha đói khổ, những người Sudan, Maroc khẳng khiu. Phải chi tôi được tới miền núi, miền ngược làm tôi cho người Rađê, Roglai xấu số… Những ước mơ đó rất đẹp, rất cao. Nhưng không phải lúc nào cũng vội vã lên đường được. Xin Mẹ giúp chúng con làm những việc “vội vã lên đường” trong tầm tay chúng con. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Sứ điệp yêu thương của mầu nhiệm Giáng Sinh
Lm Đan Vinh
09:40 22/12/2018
LỄ ĐÊM GIÁNG SINH A.B.C
Is 9,1-6 ; Tt 2,11-14 ; Lc 2,1-14
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 2,1-14
(c 1) Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. (c 2) Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri-a. (c 3) Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. (c 4) Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét miền Ga-li-lê, lên thành Bê-lem miền Giu-đê, là thành vua Đa-vít, vì ông thuộc về nhà và gia tộc vua Đa-vít. (c 5) Ông lên đó khai tên cùng với người đã đính hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. (c 6) Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã đến ngày mãn nguyệt khai hoa. (c 7) Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ. (c 8) Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đoàn vật. (c 9) Và kìa sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. (c 10) Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng là Tin Mừng cho toàn dân: (c 11) Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. (c 12) Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: Anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”.(c 13) Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: (c 14) “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.
2. Ý CHÍNH:
Tin Mừng Lu-ca mô tả hoàn cảnh và thời gian của Con Thiên Chúa giáng trần: Tuy được sinh ra trong cảnh nghèo hèn... nhưng Người lại là Thiên Chúa quyền năng. Người đời đã hất hủi xua đuổi Đấng Cứu Thế trong khi các thiên thần lại vui mừng hát ca. Thiên Chúa giàu lòng từ bi thương xót đã đến trong thân phận nghèo hèn để đồng cảm với người nghèo và mời gọi mọi người hãy yêu thương nhau, thể hiện qua việc quảng đại chia sẻ cơm áo và niềm vui cho nhau.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1 : + Hoàng đế Au-gút-tô: Hoàng đế Rôma cai trị từ năm 29 trước Công nguyên (CN), đến năm 14 sau CN).
- C 2 : + “thành vua Đa-vít”: Khi gán tước hiệu “thành Vua Đa-vít” cho Bê-lem (x. Mt 2,6), Tin Mừng dựa vào lời sấm của ngôn sứ Mi-kha về quê hương của Đấng Cứu Thế (x. Mk 5,1).
- C 5 : + “Người đã đính hôn với ông Giu-se là bà Ma-ri-a đang có thai”: Câu này nhắc lại việc sứ thần Gáp-ri-en đến truyền tin cho Trinh Nữ Ma-ri-a (x. Lc 1,27).
- C 7 : + Bà sinh con trai đầu lòng: Sinh “Con đầu lòng” chỉ có nghĩa là sinh “đứa con đầu tiên hay con thứ nhất”, không nhất thiết sẽ phải sinh thêm con kế tiếp. Sở dĩ Lu-ca đề cập đến “con trai đầu lòng” ở đây là muốn nhắc đến điều luật Mô-sê qui định phải dâng “các con đầu lòng cho Chúa”(x. Xh 13,2), và cách cha mẹ phải làm để chuộc lại con, sắp được hai ông bà Giu-se Ma-ri-a thực hiện cho Hài Nhi Giê-su (x. Lc 2,23). + Không tìm được chỗ trong nhà trọ: Các chủ quán từ chối không cho ở trọ phần vì dáng vẻ quê mùa nghèo khó của hai ông bà Giu-se Ma-ri-a, phần vì họ sợ đón phụ nữ mang bầu vào nhà sẽ mang lại xui xẻo cho việc kinh doanh của họ!
- C 11 : + Đấng Ki-tô Đức Chúa: Đức Giê-su là Đấng Mê-si-a. Quyền Chúa Tể và Vương Đế của Người được chính Thiên Chúa trao ban (x. Cv 2,36).
- C 14 : + Bình an dưới thế”: Lời của các sứ thần ca ngợi chúc tụng Thiên Chúa cho thấy sứ mệnh của Hài Nhi Cứu Thế là làm vinh danh cho Thiên Chúa và thiết lập một nền hòa bình vĩnh cửu (x. Is 9,5-6 ; Mk 5,4).
4. HỎI ĐÁP:
HỎI: Phải chăng bà Ma-ri-a chỉ đồng trinh trước khi thụ thai Đấng Cứu Thế (x. Is 7,14), rồi sau khi đã sinh “con trai đầu lòng” (x. Lc 2,6) thì sống đời vợ chồng bình thường với ông Giu-se, và từ đó đã sinh thêm nhiều con trai con gái khác (x. Mt 13,55-56)?
ĐÁP: Thực ra không phải như vậy. Vấn đề ở đây là ý nghĩa thực sự của từ “cho đến khi” và “anh em và chị em của Đức Giê-su” như thế nào? :
+ “Cho đến khi”: Câu Mt 1,24-25 nên được diễn giải như sau: Khi tỉnh giấc, ông Giu-se đã thi hành 3 lệnh truyền của sứ thần trong giấc mộng: Một là ông “tổ chức lễ cưới chính thức để rước cô dâu Ma-ri-a” về nhà mình; Hai là ông “không ăn ở với Ma-ri-a như vợ chồng” vì Ma-ri-a đã được thánh hiến dâng mình phục vụ Thiên Chúa như một nữ tu khấn trọn; Ba là “cho đến khi” Ma-ri-a sinh con thì ông “đặt tên cho con trẻ là Giê-su” như lời sứ thần truyền để nhìn nhận trẻ Giê-su là con chính thức của mình về luật pháp (x. Lc 3,23). Tin Mừng không viết: hai ông bà đã không ăn ở cho đến khi Ma-ri-a sinh con thì lại ăn ở với nhau, như có người lầm tưởng!
+“anh em và chị em của Chúa Giê-su”: Trong Tin Mừng Mát-thêu, các từ “anh em ông”, “chị em ông” (x. Mt 13,55-56) hay “mẹ và anh em của Người” (x. Mt 12,46-47) chỉ là các anh chị em bà con mà thôi. Vì Chúa Giê-su là “con trai đầu lòng”, là người con thứ nhất, nên nếu Đức Ma-ri-a có thêm các người con khác thì họ phải được gọi là “các em trai” và “các em gái” thay vì được gọi chung chung là “anh em” và “chị em” như ở đây. Hơn nữa, bằng chứng quan trọng nhất cho thấy Đức Ma-ri-a chỉ có một con trai duy nhất là: Chúa Giê-su đã trối Mẹ Người làm mẹ của môn đệ Gio-an và “Kể từ giờ đó, người môn đệ đã rước bà về nhà mình” (Ga 19,26-27). Chắc Đức Giê-su sẽ không trối Mẹ Ma-ri-a cho môn đệ Gio-an rước về nhà mà phụng dưỡng sau khi Người chết, nếu Mẹ Ma-ri-a còn có nhiều người con khác.
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa (Lc 2,11).
2. CÂU CHUYỆN:
1) MÓN QUÀ GIÁNG SINH QUÍ NHẤT
Người ta tìm thấy trên bàn làm việc của một ông giám đốc xí nghiệp vừa từ trần một bức thư với nội dung như sau: “Thưa ông giám đốc, chiều nay tôi và cả gia đình tôi mới nhận được một tin vui là ông giám đốc đã nhận tôi vào làm công nhân trong nhà máy của ông. Tôi coi tin này là một món quà to lớn trong mùa Giáng Sinh năm nay. Vì từ hôm nay, vợ con tôi lại có cơm ăn áo mặc hàng ngày và có tiền để trang trải các khoản chi phí mà chúng tôi đang thiếu hụt. Tôi xin chân thành cám ơn ông giám đốc”. Bên dưới bức thư này có mấy dòng chữ của ông giám đốc mới qua đời phê vào bức thư như sau: “Bức thư này quả là một món quà tinh thần quí giá nhất mà tôi đã nhận được trong lễ Giáng Sinh năm nay. Tôi chắc sẽ không bao giờ quên được niềm vui lớn lao mà món quà này đã mang lại cho tôi”.
2) MỘT LỄ GIÁNG SINH ĐẸP NHẤT TRONG ĐỜI THÁNH GIÁO HOÀNG GIO-AN 23:
Theo một thông lệ từ lâu trong Giáo Hội, các Đức Giáo Hoàng đều bị hạn chế đi lại trong bốn bức tường rào của điện Va-ti-can và không được tự do ra ngoài. Đây là điều Đức Gio-an 23 khi mới được bầu làm Giáo Hoàng cảm thấy vô lý. Cuối cùng ngài đã quyết định phá bỏ thông lệ ấy. Ngài chia sẻ: “Vào ngày Lễ Giáng Sinh năm đầu tiên làm Giáo Hoàng, tôi muốn đến thăm các trẻ em đau yếu đang được điều trị tại bệnh viện Chúa Giê-su Hài Đồng ở thủ đô Rô-ma. Nếu lễ Giáng Sinh là lễ của các trẻ em thì tại sao môt vị Giáo Hoàng lại không đến thăm các em? ”. Thế là vị Giáo Hoàng được mệnh danh là người cha hiền từ, đã quyết định ra ngoài Va-ti-can để đến gặp gỡ các em bệnh nhi tại bệnh viện dành riêng cho các em. Vừa thấy bóng ngài, các em đã réo gọi ngài bằng tên Gio-an như một người bạn thân. Ngài đã gặp gỡ chuyện trò thân mật với các em. Ngài ngồi bên cạnh một em bé bị thương nặng thể hiện lòng nhân từ thương xót của Chúa Giê-su. Sau này Ngài đã coi Lễ Giáng Sinh năm đó là ngày đẹp nhất trong đời giáo hoàng của ngài và cũng là ngày vui vẻ hạnh phúc nhất đối với các em nhi đồng.
3. THẢO LUẬN:
Đấng Cứu Thế đến thiết lập một Nước Trời bình an, hy vọng, vui tươi và hạnh phúc. Trong Mùa Giáng Sinh này, mỗi người chúng ta cần làm gì cụ thể để tích cực cho Nước Trời ấy mau đến ngay tại gia đình, khu xóm và nơi làm việc của chúng ta?
4. SUY NIỆM:
1) Giáng Sinh là lễ của tình thương: Thiên Chúa là Tình yêu đã sai Con Một xuống thế cứu chuộc làm người là Đức Giê-su. Người là Lời sáng tạo quyền năng nhưng đã hóa nên một trẻ thơ yếu đuối, sinh bởi một trinh nữ, nên giống như chúng ta mọi đàng ngọai trừ không có tội. Khi giáng sinh, Người đã hóa nên một trẻ thơ để mời gọi mọi người yêu thương trẻ nhỏ, nâng đỡ người nghèo hèn. Đến ngày tận thế, Đức Vua Thẩm Phán Giê-su sẽ tái lâm để phán xét chung mọi người: “Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước. Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc. Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm… Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,34-40).
2) Giáng Sinh là Tin Mừng trọng đại cho tòan dân: Trong bài Tin Mừng hôm nay sứ thần đã báo tin vui cho các mục đồng ở ngọai ô Bê-lem : "Anh em đừng sợ. Này tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành Đa-vít. Người là Đấng Ki-tô, là Đức Chúa Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người.: Anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” ( Lc 2, 10-12). Trong Mùa Giáng Sinh này mỗi người chúng ta sẽ làm gì để chia sẻ tin mừng cho tha nhân bên cạnh ?
3) Giáng Sinh với việc thực hiện bài ca thiên thần: Lời ca khen hát mừng của các sứ thần trong đêm Chúa Giê-su giáng sinh “Vinh danh Thiên Chúa trên trời Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” vẫn luôn vang lên trong dịp Giáng Sinh và cần phải được tiếp tục vang lên trong tâm hồn của các tín hữu, biến thành lời ca chúc bình an với ước mong cho mọi người đều làm sáng danh Thiên Chúa và đều đem bình an hạnh phúc cho tha nhân. Chúng ta hãy noi gương các mục đồng ở Bê-lem cùng nhau đến thăm viếng giúp đỡ những trẻ Giê-su khó nghèo tại các trại mồ côi, an ủi những ai đang bị giam cầm và những tâm hồn đau khổ bị đối xử bất công giữa lòng xã hội. Đêm nay, dưới gầm cầu, bên hàng hiên của những ngôi nhà cũng vẫn còn đó những trẻ Giê-su đang nằm co ro vì lạnh, vì đói và vì không có nhà để đi về...
4) Giáng Sinh - lễ của niềm vui chia sẻ: Vào dịp lễ Giáng Sinh, người ta thường thể hiện tình cảm quí mến đối với bạn bè và những người thân quen, bằng việc gửi đi những cánh thiệp chúc mừng Giáng Sinh. Theo phong tục của những nước phương tây, buổi sáng ngày lễ Giáng Sinh, cha mẹ thường thay ông già No-en tặng quà cho con cái của mình, người lãnh đạo tặng quà cho các nhân viên thuộc cấp, chủ nhà tặng quà cho các người giúp việc... còn chúng ta thì sao? Trong mùa Giáng Sinh này, mỗi người chúng ta sẽ tặng gì cho những người thân quen, những người đã giúp đỡ chúng ta suốt năm qua, nhất là những người đáng thương như các cụ già neo đơn, các bệnh nhân liệt giường không tiền thuốc thang, các người mù lòa khuyết tật và những người đang lang thang đầu đường xó chợ...?
5. NGUYỆN CẦU:
- Lạy Chúa Giê-su. Trong đêm Giáng Sinh, Hai ông bà Giu-se Ma-ri-a đã lâm vào hoàn cảnh cùng cực tại thành Be-lem, khi Đức Ma-ri-a phải sinh con trong một chuồng chiên nghèo hèn, giữa cảnh trời đồng lạnh giá. Tin Mừng đã ghi lại như sau: “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc 2,7). Ôi! Thật trớ trêu: “Ngôi Lời Thiên Chúa ở giữa thế gian và thế gian nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1,5.10-11).
- LẠY CHÚA. Hôm nay Giáng Sinh lại về. Trần gian rực sáng, cờ xí giăng đầy, người người quên ngủ, vui vẻ liên hoan... Kìa, hai người lữ hành Be-lem đã từng lỡ bước đêm xưa vẫn đang còn lỡ bước đêm nay, vì các chủ quán trọ năm xưa vẫn đang còn đó! Giàu: chủ đón rước vào nghỉ trong khách sạn. Nghèo: hãy theo gót Giu-se Ma-ri-a ra vỉa hè công viên hoặc tại những nơi đầu đường xó chợ! Xin Chúa giúp chúng con biết nhìn thấy hài nhi Cứu Thế đang hiện thân nơi những kẻ nghèo hèn, những bệnh nhân liệt giường không tiền thuốc thang chữa trị, những trẻ em đang sống lang thang hè phố, những cụ già cô độc không con cái chăm sóc... để chúng con biết thể hiện tình thương đối với họ bằng những việc làm cụ thể như: thăm viếng và chia sẻ tình người, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu và khiêm nhường phục vụ họ như phục vụ chính Chúa. Nhờ đó, chúng con xứng đáng trở thành những môn đệ đích thực của Chúa.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Is 9,1-6 ; Tt 2,11-14 ; Lc 2,1-14
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 2,1-14
(c 1) Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. (c 2) Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri-a. (c 3) Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. (c 4) Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét miền Ga-li-lê, lên thành Bê-lem miền Giu-đê, là thành vua Đa-vít, vì ông thuộc về nhà và gia tộc vua Đa-vít. (c 5) Ông lên đó khai tên cùng với người đã đính hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. (c 6) Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã đến ngày mãn nguyệt khai hoa. (c 7) Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ. (c 8) Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đoàn vật. (c 9) Và kìa sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. (c 10) Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng là Tin Mừng cho toàn dân: (c 11) Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. (c 12) Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: Anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”.(c 13) Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: (c 14) “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.
2. Ý CHÍNH:
Tin Mừng Lu-ca mô tả hoàn cảnh và thời gian của Con Thiên Chúa giáng trần: Tuy được sinh ra trong cảnh nghèo hèn... nhưng Người lại là Thiên Chúa quyền năng. Người đời đã hất hủi xua đuổi Đấng Cứu Thế trong khi các thiên thần lại vui mừng hát ca. Thiên Chúa giàu lòng từ bi thương xót đã đến trong thân phận nghèo hèn để đồng cảm với người nghèo và mời gọi mọi người hãy yêu thương nhau, thể hiện qua việc quảng đại chia sẻ cơm áo và niềm vui cho nhau.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1 : + Hoàng đế Au-gút-tô: Hoàng đế Rôma cai trị từ năm 29 trước Công nguyên (CN), đến năm 14 sau CN).
- C 2 : + “thành vua Đa-vít”: Khi gán tước hiệu “thành Vua Đa-vít” cho Bê-lem (x. Mt 2,6), Tin Mừng dựa vào lời sấm của ngôn sứ Mi-kha về quê hương của Đấng Cứu Thế (x. Mk 5,1).
- C 5 : + “Người đã đính hôn với ông Giu-se là bà Ma-ri-a đang có thai”: Câu này nhắc lại việc sứ thần Gáp-ri-en đến truyền tin cho Trinh Nữ Ma-ri-a (x. Lc 1,27).
- C 7 : + Bà sinh con trai đầu lòng: Sinh “Con đầu lòng” chỉ có nghĩa là sinh “đứa con đầu tiên hay con thứ nhất”, không nhất thiết sẽ phải sinh thêm con kế tiếp. Sở dĩ Lu-ca đề cập đến “con trai đầu lòng” ở đây là muốn nhắc đến điều luật Mô-sê qui định phải dâng “các con đầu lòng cho Chúa”(x. Xh 13,2), và cách cha mẹ phải làm để chuộc lại con, sắp được hai ông bà Giu-se Ma-ri-a thực hiện cho Hài Nhi Giê-su (x. Lc 2,23). + Không tìm được chỗ trong nhà trọ: Các chủ quán từ chối không cho ở trọ phần vì dáng vẻ quê mùa nghèo khó của hai ông bà Giu-se Ma-ri-a, phần vì họ sợ đón phụ nữ mang bầu vào nhà sẽ mang lại xui xẻo cho việc kinh doanh của họ!
- C 11 : + Đấng Ki-tô Đức Chúa: Đức Giê-su là Đấng Mê-si-a. Quyền Chúa Tể và Vương Đế của Người được chính Thiên Chúa trao ban (x. Cv 2,36).
- C 14 : + Bình an dưới thế”: Lời của các sứ thần ca ngợi chúc tụng Thiên Chúa cho thấy sứ mệnh của Hài Nhi Cứu Thế là làm vinh danh cho Thiên Chúa và thiết lập một nền hòa bình vĩnh cửu (x. Is 9,5-6 ; Mk 5,4).
4. HỎI ĐÁP:
HỎI: Phải chăng bà Ma-ri-a chỉ đồng trinh trước khi thụ thai Đấng Cứu Thế (x. Is 7,14), rồi sau khi đã sinh “con trai đầu lòng” (x. Lc 2,6) thì sống đời vợ chồng bình thường với ông Giu-se, và từ đó đã sinh thêm nhiều con trai con gái khác (x. Mt 13,55-56)?
ĐÁP: Thực ra không phải như vậy. Vấn đề ở đây là ý nghĩa thực sự của từ “cho đến khi” và “anh em và chị em của Đức Giê-su” như thế nào? :
+ “Cho đến khi”: Câu Mt 1,24-25 nên được diễn giải như sau: Khi tỉnh giấc, ông Giu-se đã thi hành 3 lệnh truyền của sứ thần trong giấc mộng: Một là ông “tổ chức lễ cưới chính thức để rước cô dâu Ma-ri-a” về nhà mình; Hai là ông “không ăn ở với Ma-ri-a như vợ chồng” vì Ma-ri-a đã được thánh hiến dâng mình phục vụ Thiên Chúa như một nữ tu khấn trọn; Ba là “cho đến khi” Ma-ri-a sinh con thì ông “đặt tên cho con trẻ là Giê-su” như lời sứ thần truyền để nhìn nhận trẻ Giê-su là con chính thức của mình về luật pháp (x. Lc 3,23). Tin Mừng không viết: hai ông bà đã không ăn ở cho đến khi Ma-ri-a sinh con thì lại ăn ở với nhau, như có người lầm tưởng!
+“anh em và chị em của Chúa Giê-su”: Trong Tin Mừng Mát-thêu, các từ “anh em ông”, “chị em ông” (x. Mt 13,55-56) hay “mẹ và anh em của Người” (x. Mt 12,46-47) chỉ là các anh chị em bà con mà thôi. Vì Chúa Giê-su là “con trai đầu lòng”, là người con thứ nhất, nên nếu Đức Ma-ri-a có thêm các người con khác thì họ phải được gọi là “các em trai” và “các em gái” thay vì được gọi chung chung là “anh em” và “chị em” như ở đây. Hơn nữa, bằng chứng quan trọng nhất cho thấy Đức Ma-ri-a chỉ có một con trai duy nhất là: Chúa Giê-su đã trối Mẹ Người làm mẹ của môn đệ Gio-an và “Kể từ giờ đó, người môn đệ đã rước bà về nhà mình” (Ga 19,26-27). Chắc Đức Giê-su sẽ không trối Mẹ Ma-ri-a cho môn đệ Gio-an rước về nhà mà phụng dưỡng sau khi Người chết, nếu Mẹ Ma-ri-a còn có nhiều người con khác.
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa (Lc 2,11).
2. CÂU CHUYỆN:
1) MÓN QUÀ GIÁNG SINH QUÍ NHẤT
Người ta tìm thấy trên bàn làm việc của một ông giám đốc xí nghiệp vừa từ trần một bức thư với nội dung như sau: “Thưa ông giám đốc, chiều nay tôi và cả gia đình tôi mới nhận được một tin vui là ông giám đốc đã nhận tôi vào làm công nhân trong nhà máy của ông. Tôi coi tin này là một món quà to lớn trong mùa Giáng Sinh năm nay. Vì từ hôm nay, vợ con tôi lại có cơm ăn áo mặc hàng ngày và có tiền để trang trải các khoản chi phí mà chúng tôi đang thiếu hụt. Tôi xin chân thành cám ơn ông giám đốc”. Bên dưới bức thư này có mấy dòng chữ của ông giám đốc mới qua đời phê vào bức thư như sau: “Bức thư này quả là một món quà tinh thần quí giá nhất mà tôi đã nhận được trong lễ Giáng Sinh năm nay. Tôi chắc sẽ không bao giờ quên được niềm vui lớn lao mà món quà này đã mang lại cho tôi”.
2) MỘT LỄ GIÁNG SINH ĐẸP NHẤT TRONG ĐỜI THÁNH GIÁO HOÀNG GIO-AN 23:
Theo một thông lệ từ lâu trong Giáo Hội, các Đức Giáo Hoàng đều bị hạn chế đi lại trong bốn bức tường rào của điện Va-ti-can và không được tự do ra ngoài. Đây là điều Đức Gio-an 23 khi mới được bầu làm Giáo Hoàng cảm thấy vô lý. Cuối cùng ngài đã quyết định phá bỏ thông lệ ấy. Ngài chia sẻ: “Vào ngày Lễ Giáng Sinh năm đầu tiên làm Giáo Hoàng, tôi muốn đến thăm các trẻ em đau yếu đang được điều trị tại bệnh viện Chúa Giê-su Hài Đồng ở thủ đô Rô-ma. Nếu lễ Giáng Sinh là lễ của các trẻ em thì tại sao môt vị Giáo Hoàng lại không đến thăm các em? ”. Thế là vị Giáo Hoàng được mệnh danh là người cha hiền từ, đã quyết định ra ngoài Va-ti-can để đến gặp gỡ các em bệnh nhi tại bệnh viện dành riêng cho các em. Vừa thấy bóng ngài, các em đã réo gọi ngài bằng tên Gio-an như một người bạn thân. Ngài đã gặp gỡ chuyện trò thân mật với các em. Ngài ngồi bên cạnh một em bé bị thương nặng thể hiện lòng nhân từ thương xót của Chúa Giê-su. Sau này Ngài đã coi Lễ Giáng Sinh năm đó là ngày đẹp nhất trong đời giáo hoàng của ngài và cũng là ngày vui vẻ hạnh phúc nhất đối với các em nhi đồng.
3. THẢO LUẬN:
Đấng Cứu Thế đến thiết lập một Nước Trời bình an, hy vọng, vui tươi và hạnh phúc. Trong Mùa Giáng Sinh này, mỗi người chúng ta cần làm gì cụ thể để tích cực cho Nước Trời ấy mau đến ngay tại gia đình, khu xóm và nơi làm việc của chúng ta?
4. SUY NIỆM:
1) Giáng Sinh là lễ của tình thương: Thiên Chúa là Tình yêu đã sai Con Một xuống thế cứu chuộc làm người là Đức Giê-su. Người là Lời sáng tạo quyền năng nhưng đã hóa nên một trẻ thơ yếu đuối, sinh bởi một trinh nữ, nên giống như chúng ta mọi đàng ngọai trừ không có tội. Khi giáng sinh, Người đã hóa nên một trẻ thơ để mời gọi mọi người yêu thương trẻ nhỏ, nâng đỡ người nghèo hèn. Đến ngày tận thế, Đức Vua Thẩm Phán Giê-su sẽ tái lâm để phán xét chung mọi người: “Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước. Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc. Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm… Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,34-40).
2) Giáng Sinh là Tin Mừng trọng đại cho tòan dân: Trong bài Tin Mừng hôm nay sứ thần đã báo tin vui cho các mục đồng ở ngọai ô Bê-lem : "Anh em đừng sợ. Này tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành Đa-vít. Người là Đấng Ki-tô, là Đức Chúa Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người.: Anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” ( Lc 2, 10-12). Trong Mùa Giáng Sinh này mỗi người chúng ta sẽ làm gì để chia sẻ tin mừng cho tha nhân bên cạnh ?
3) Giáng Sinh với việc thực hiện bài ca thiên thần: Lời ca khen hát mừng của các sứ thần trong đêm Chúa Giê-su giáng sinh “Vinh danh Thiên Chúa trên trời Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” vẫn luôn vang lên trong dịp Giáng Sinh và cần phải được tiếp tục vang lên trong tâm hồn của các tín hữu, biến thành lời ca chúc bình an với ước mong cho mọi người đều làm sáng danh Thiên Chúa và đều đem bình an hạnh phúc cho tha nhân. Chúng ta hãy noi gương các mục đồng ở Bê-lem cùng nhau đến thăm viếng giúp đỡ những trẻ Giê-su khó nghèo tại các trại mồ côi, an ủi những ai đang bị giam cầm và những tâm hồn đau khổ bị đối xử bất công giữa lòng xã hội. Đêm nay, dưới gầm cầu, bên hàng hiên của những ngôi nhà cũng vẫn còn đó những trẻ Giê-su đang nằm co ro vì lạnh, vì đói và vì không có nhà để đi về...
4) Giáng Sinh - lễ của niềm vui chia sẻ: Vào dịp lễ Giáng Sinh, người ta thường thể hiện tình cảm quí mến đối với bạn bè và những người thân quen, bằng việc gửi đi những cánh thiệp chúc mừng Giáng Sinh. Theo phong tục của những nước phương tây, buổi sáng ngày lễ Giáng Sinh, cha mẹ thường thay ông già No-en tặng quà cho con cái của mình, người lãnh đạo tặng quà cho các nhân viên thuộc cấp, chủ nhà tặng quà cho các người giúp việc... còn chúng ta thì sao? Trong mùa Giáng Sinh này, mỗi người chúng ta sẽ tặng gì cho những người thân quen, những người đã giúp đỡ chúng ta suốt năm qua, nhất là những người đáng thương như các cụ già neo đơn, các bệnh nhân liệt giường không tiền thuốc thang, các người mù lòa khuyết tật và những người đang lang thang đầu đường xó chợ...?
5. NGUYỆN CẦU:
- Lạy Chúa Giê-su. Trong đêm Giáng Sinh, Hai ông bà Giu-se Ma-ri-a đã lâm vào hoàn cảnh cùng cực tại thành Be-lem, khi Đức Ma-ri-a phải sinh con trong một chuồng chiên nghèo hèn, giữa cảnh trời đồng lạnh giá. Tin Mừng đã ghi lại như sau: “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc 2,7). Ôi! Thật trớ trêu: “Ngôi Lời Thiên Chúa ở giữa thế gian và thế gian nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1,5.10-11).
- LẠY CHÚA. Hôm nay Giáng Sinh lại về. Trần gian rực sáng, cờ xí giăng đầy, người người quên ngủ, vui vẻ liên hoan... Kìa, hai người lữ hành Be-lem đã từng lỡ bước đêm xưa vẫn đang còn lỡ bước đêm nay, vì các chủ quán trọ năm xưa vẫn đang còn đó! Giàu: chủ đón rước vào nghỉ trong khách sạn. Nghèo: hãy theo gót Giu-se Ma-ri-a ra vỉa hè công viên hoặc tại những nơi đầu đường xó chợ! Xin Chúa giúp chúng con biết nhìn thấy hài nhi Cứu Thế đang hiện thân nơi những kẻ nghèo hèn, những bệnh nhân liệt giường không tiền thuốc thang chữa trị, những trẻ em đang sống lang thang hè phố, những cụ già cô độc không con cái chăm sóc... để chúng con biết thể hiện tình thương đối với họ bằng những việc làm cụ thể như: thăm viếng và chia sẻ tình người, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu và khiêm nhường phục vụ họ như phục vụ chính Chúa. Nhờ đó, chúng con xứng đáng trở thành những môn đệ đích thực của Chúa.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Đi tìm Chúa để loan báo Tin mừng Cứu độ
Lm Đan Vinh
09:48 22/12/2018
LỄ GIÁNG SINH ABC
RẠNG ĐÔNG (Lc 2,15-20)
I. HỌC LỜI CHÚA
1) TIN MỪNG: (Lc 2,15-20)
Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: “Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết” (c. 15). Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ (c. 16). Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này (c. 17). Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên (c. 18). Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng (c. 19). Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ (c. 20).
2) Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng lễ Rạng Đông nối tiếp Tin Mừng lễ Nửa Đêm mừng Chúa Giáng Sinh. Nội dung ghi lại thái độ của các mục đồng sau khi được sứ thần hiện đến loan báo tin vui về sự ra đời của Đấng Cứu Thế. Họ đã tích cực đáp trả bằng cách vội vã rủ nhau lên đường đi sang thành Bê-lem, để coi xem sự việc xảy ra mà Chúa mới cho biết. Theo lời sứ thần hướng dẫn, họ đã sớm tìm thấy Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ và hai ông bà Giu-se Ma-ri-a đứng bên. Rồi họ thuật lại mọi sự từ khi được sứ thần loan báo tới việc tìm thấy Hài Nhi, đúng với những điều họ đã nghe biết. Cuối cùng họ vui vẻ về nhà, vừa đi vừa ca tụng tôn vinh Thiên Chúa, đã ban Đấng Cứu Thế cho loài người.
II. SỐNG LỜI CHÚA
1) LỜI CHÚA: “Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hai Nhi này” (Lc 2,16-17).
2) CÂU CHUYỆN: MẦU NHIỆM TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA
Vào thời trung cổ, ở nước Nga, có một hoàng tử tên là A-lếch-xích (Alexis) hoàng tử có một tình thương rất đặc biệt dành cho những người nghèo khổ. Hầu như ngày nào hoàng tử cũng dành ra buổi chiều để đi đến các xóm nghèo và ân cần thăm hỏi giúp đỡ những ai gặp cảnh khó khăn cơ cực. Tuy vậy, hoàng tử rất ngạc nhiên khi thấy dân chúng tỏ vẻ thờ ơ khi thấy chàng xuất hiện. Một hôm hoàng tử đến gặp một vị ẩn sĩ nổi tiếng khôn ngoan để xin chỉ giáo phương cách chinh phục tình cảm của dân chúng.
Một thời gian khá lâu sau đó người ta không thấy hoàng tử xuất hiện đi thăm người nghèo. Nhưng rồi một ngày kia, dân chúng lại thấy một người tuổi trung niên đến thăm khu xóm nghèo. Khác với hoàng tử trước kia ăn mặc sang trọng, còn người này mặc áo quần màu trắng đơn sơ giống như một thầy thuốc. Ông ta thuê một căn nhà bình thường để ở. Rồi hàng ngày từ sáng sớm đã ra khỏi nhà, tay xách một chiếc cặp đựng các dụng cụ y tế và thuốc men. Ông ta đến thăm các gia đình có người đau nặng để khám bệnh và phát thuốc miễn phí chữa bệnh. Ông thầy thuốc này có tài chữa bệnh, nên rất nhiều bệnh nhân bị những chứng nan y nhưng chỉ được ông chữa vài lần là khỏi hẳn. Không bao lâu, ông ta đã chinh phục được cảm tình quí mến của mọi người lớn bé trong vùng. Đây là điều mà trước đó hoàng tử A-lếch-xít không sao đạt được. Ông thầy thuốc kia đã dần dần được nhiều người tín nhiệm. Mỗi khi thấy ông là mọi người bu lại chung quanh nhờ cậy. Hôm thì ông dàn hòa được hai người đang tranh cãi ẩu đả nhau. Hôm khác ông lại hòa giải được đôi vợ chồng giận ghét muốn lìa bỏ nhau. Ông cũng hòa mình chơi chung và khuyên dạy các trẻ em ngỗ nghịch dần dần trở nên ngoan ngoãn dễ dạy và học hành tấn tới.
Thật ra người thầy thuốc đó không ai khác hơn chính là hoàng tử A-lếch-xít. Sau khi gặp vị ẩn sĩ, và nghe lời khuyên của vị này, hoàng tử dành thời giờ đi học nghề thuốc với một thầy thuốc tài giỏi khoảng mười năm. Sau khi thành tài, hoàng tử đã rời bỏ cung điện, đến sống hòa mình giữa xóm lao động nghèo khó, trở thành một người như họ và tận tình yêu thương phục vụ họ. Chính tình thương kèm theo sự khiêm hạ và hy sinh của hoàng tử, đã đem lại kết quả tốt đẹp: Hoàng tử đã chinh phục được tình cảm yêu mến kính trọng của thần dân, đặc biệt là những người nghèo khổ bất hạnh.
3) SUY NIỆM:
- Hoàng tử A-lếch-xít trong câu chuyện chính là hình ảnh của Đấng Cứu Thế là Chúa Giê-su. Người đã yêu thương nhân loại chúng ta và đã từ trời cao xuống thế làm một người phàm. Người được sinh ra trong thân phận nghèo khó, sống một cuộc đời lao động vất vả tại làng Na-da-rét như bao người khác. Người đã trở thành EM-MA-NU-EN nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Quả thật: “Con Thiên Chúa đã trở nên con loài người, để làm cho con loài người trở nên Con Thiên Chúa”.
- Trong Mùa Giáng Sinh này, chúng ta thường thấy nhiều hang đá tại nhà thờ hay tư gia. Trong hang có Hài Nhi Giê-su đang nằm trong máng cỏ, bên cạnh là Mẹ Ma-ri-a và thánh cả Giu-se quì gối thờ lạy. Cũng có mấy con bò và lừa đang quì gần bên để thở hơi ấm cho Hài Nhi mới sinh. Việc dựng các hang đá như trên đã có từ thế kỷ thế 13. Vào năm 1223, thánh Phan-xi-cô khó khăn, lúc đó đang là bề trên một tu viện bên Ý. Ngài cho dọn một hang đá trong vườn cây. Bên trong hang đá, ngài đặt tượng Hài Nhi Giê-su nằm trên máng cỏ, bên cạnh là một con bò và một con lừa. Vào đêm khuya hôm lễ Giáng Sinh, thánh Phan-xi-cô cùng các tu sĩ và dân chúng lân cận kéo nhau đến đứng chung quanh hang đá. Bên cạnh hang có đặt một bàn thờ, và thánh lễ đã được cử hành trang nghiêm. Từ đó, việc trưng bày hang đá tại nhà thờ và tư gia ngày càng phổ biến và trở thành tập tục chung của cả thế giới.
- Mầu Nhiệm Giáng Sinh là cách Thiên Chúa diễn tả tình thương lớn lao nhất đối với nhân loại. Thiên Chúa đã sai Con Một xuống thế làm người, trở nên giống như chúng ta mọi đàng, ngoại trừ không có tội. Người đã yêu thương chúng ta đến cùng, và biểu lộ tình yêu bằng việc rao giảng Tin Mừng Nước Trời, làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế, lựa chọn và huấn luyện các tông đồ, lập ra các phép bí tích và cuối cùng sẵn lòng chịu chết nhục nhã trên cây thập giá để đền tội thay cho chúng ta, rồi sống lại để ban lại sự sống cho chúng ta. Người đã mở ra con đường lên trời cho chúng ta. Đó là con đường yêu thương, quên mình và phục vụ. Đó là chấp nhận “Qua đau khổ tử nạn vào vinh quang phục sinh”. Người mời gọi chúng ta hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo Người. Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ được sống lại với Người, và sau này sẽ cùng được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn trên thiên đàng với Người.
4) THẢO LUẬN: Trong những ngày này chúng ta sẽ làm gì để loan báo Tin Mừng Chúa Giáng Sinh cho các bạn bè và những người chưa nhận biết Chúa?
5) LỜI NGUYỆN
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúa mang ơn cứu độ xuống cho trần gian. Nhưng loài người chúng con chỉ đón nhận được ơn cứu độ của Chúa nếu chúng con biết đi tìm kiếm Chúa. Chúa luôn phát ra tín hiệu để mời gọi và không ngừng chờ mong chúng con đáp trả. Xin cho chúng con biết noi gương các mục đồng: rủ nhau đi sang Bê-lem để tìm Hài Nhi Cứu Thế mà họ mới được sứ thần báo tin mới sinh.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
RẠNG ĐÔNG (Lc 2,15-20)
I. HỌC LỜI CHÚA
1) TIN MỪNG: (Lc 2,15-20)
Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: “Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết” (c. 15). Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ (c. 16). Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này (c. 17). Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên (c. 18). Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng (c. 19). Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ (c. 20).
2) Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng lễ Rạng Đông nối tiếp Tin Mừng lễ Nửa Đêm mừng Chúa Giáng Sinh. Nội dung ghi lại thái độ của các mục đồng sau khi được sứ thần hiện đến loan báo tin vui về sự ra đời của Đấng Cứu Thế. Họ đã tích cực đáp trả bằng cách vội vã rủ nhau lên đường đi sang thành Bê-lem, để coi xem sự việc xảy ra mà Chúa mới cho biết. Theo lời sứ thần hướng dẫn, họ đã sớm tìm thấy Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ và hai ông bà Giu-se Ma-ri-a đứng bên. Rồi họ thuật lại mọi sự từ khi được sứ thần loan báo tới việc tìm thấy Hài Nhi, đúng với những điều họ đã nghe biết. Cuối cùng họ vui vẻ về nhà, vừa đi vừa ca tụng tôn vinh Thiên Chúa, đã ban Đấng Cứu Thế cho loài người.
II. SỐNG LỜI CHÚA
1) LỜI CHÚA: “Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hai Nhi này” (Lc 2,16-17).
2) CÂU CHUYỆN: MẦU NHIỆM TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA
Vào thời trung cổ, ở nước Nga, có một hoàng tử tên là A-lếch-xích (Alexis) hoàng tử có một tình thương rất đặc biệt dành cho những người nghèo khổ. Hầu như ngày nào hoàng tử cũng dành ra buổi chiều để đi đến các xóm nghèo và ân cần thăm hỏi giúp đỡ những ai gặp cảnh khó khăn cơ cực. Tuy vậy, hoàng tử rất ngạc nhiên khi thấy dân chúng tỏ vẻ thờ ơ khi thấy chàng xuất hiện. Một hôm hoàng tử đến gặp một vị ẩn sĩ nổi tiếng khôn ngoan để xin chỉ giáo phương cách chinh phục tình cảm của dân chúng.
Một thời gian khá lâu sau đó người ta không thấy hoàng tử xuất hiện đi thăm người nghèo. Nhưng rồi một ngày kia, dân chúng lại thấy một người tuổi trung niên đến thăm khu xóm nghèo. Khác với hoàng tử trước kia ăn mặc sang trọng, còn người này mặc áo quần màu trắng đơn sơ giống như một thầy thuốc. Ông ta thuê một căn nhà bình thường để ở. Rồi hàng ngày từ sáng sớm đã ra khỏi nhà, tay xách một chiếc cặp đựng các dụng cụ y tế và thuốc men. Ông ta đến thăm các gia đình có người đau nặng để khám bệnh và phát thuốc miễn phí chữa bệnh. Ông thầy thuốc này có tài chữa bệnh, nên rất nhiều bệnh nhân bị những chứng nan y nhưng chỉ được ông chữa vài lần là khỏi hẳn. Không bao lâu, ông ta đã chinh phục được cảm tình quí mến của mọi người lớn bé trong vùng. Đây là điều mà trước đó hoàng tử A-lếch-xít không sao đạt được. Ông thầy thuốc kia đã dần dần được nhiều người tín nhiệm. Mỗi khi thấy ông là mọi người bu lại chung quanh nhờ cậy. Hôm thì ông dàn hòa được hai người đang tranh cãi ẩu đả nhau. Hôm khác ông lại hòa giải được đôi vợ chồng giận ghét muốn lìa bỏ nhau. Ông cũng hòa mình chơi chung và khuyên dạy các trẻ em ngỗ nghịch dần dần trở nên ngoan ngoãn dễ dạy và học hành tấn tới.
Thật ra người thầy thuốc đó không ai khác hơn chính là hoàng tử A-lếch-xít. Sau khi gặp vị ẩn sĩ, và nghe lời khuyên của vị này, hoàng tử dành thời giờ đi học nghề thuốc với một thầy thuốc tài giỏi khoảng mười năm. Sau khi thành tài, hoàng tử đã rời bỏ cung điện, đến sống hòa mình giữa xóm lao động nghèo khó, trở thành một người như họ và tận tình yêu thương phục vụ họ. Chính tình thương kèm theo sự khiêm hạ và hy sinh của hoàng tử, đã đem lại kết quả tốt đẹp: Hoàng tử đã chinh phục được tình cảm yêu mến kính trọng của thần dân, đặc biệt là những người nghèo khổ bất hạnh.
3) SUY NIỆM:
- Hoàng tử A-lếch-xít trong câu chuyện chính là hình ảnh của Đấng Cứu Thế là Chúa Giê-su. Người đã yêu thương nhân loại chúng ta và đã từ trời cao xuống thế làm một người phàm. Người được sinh ra trong thân phận nghèo khó, sống một cuộc đời lao động vất vả tại làng Na-da-rét như bao người khác. Người đã trở thành EM-MA-NU-EN nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Quả thật: “Con Thiên Chúa đã trở nên con loài người, để làm cho con loài người trở nên Con Thiên Chúa”.
- Trong Mùa Giáng Sinh này, chúng ta thường thấy nhiều hang đá tại nhà thờ hay tư gia. Trong hang có Hài Nhi Giê-su đang nằm trong máng cỏ, bên cạnh là Mẹ Ma-ri-a và thánh cả Giu-se quì gối thờ lạy. Cũng có mấy con bò và lừa đang quì gần bên để thở hơi ấm cho Hài Nhi mới sinh. Việc dựng các hang đá như trên đã có từ thế kỷ thế 13. Vào năm 1223, thánh Phan-xi-cô khó khăn, lúc đó đang là bề trên một tu viện bên Ý. Ngài cho dọn một hang đá trong vườn cây. Bên trong hang đá, ngài đặt tượng Hài Nhi Giê-su nằm trên máng cỏ, bên cạnh là một con bò và một con lừa. Vào đêm khuya hôm lễ Giáng Sinh, thánh Phan-xi-cô cùng các tu sĩ và dân chúng lân cận kéo nhau đến đứng chung quanh hang đá. Bên cạnh hang có đặt một bàn thờ, và thánh lễ đã được cử hành trang nghiêm. Từ đó, việc trưng bày hang đá tại nhà thờ và tư gia ngày càng phổ biến và trở thành tập tục chung của cả thế giới.
- Mầu Nhiệm Giáng Sinh là cách Thiên Chúa diễn tả tình thương lớn lao nhất đối với nhân loại. Thiên Chúa đã sai Con Một xuống thế làm người, trở nên giống như chúng ta mọi đàng, ngoại trừ không có tội. Người đã yêu thương chúng ta đến cùng, và biểu lộ tình yêu bằng việc rao giảng Tin Mừng Nước Trời, làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế, lựa chọn và huấn luyện các tông đồ, lập ra các phép bí tích và cuối cùng sẵn lòng chịu chết nhục nhã trên cây thập giá để đền tội thay cho chúng ta, rồi sống lại để ban lại sự sống cho chúng ta. Người đã mở ra con đường lên trời cho chúng ta. Đó là con đường yêu thương, quên mình và phục vụ. Đó là chấp nhận “Qua đau khổ tử nạn vào vinh quang phục sinh”. Người mời gọi chúng ta hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo Người. Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ được sống lại với Người, và sau này sẽ cùng được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn trên thiên đàng với Người.
4) THẢO LUẬN: Trong những ngày này chúng ta sẽ làm gì để loan báo Tin Mừng Chúa Giáng Sinh cho các bạn bè và những người chưa nhận biết Chúa?
5) LỜI NGUYỆN
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúa mang ơn cứu độ xuống cho trần gian. Nhưng loài người chúng con chỉ đón nhận được ơn cứu độ của Chúa nếu chúng con biết đi tìm kiếm Chúa. Chúa luôn phát ra tín hiệu để mời gọi và không ngừng chờ mong chúng con đáp trả. Xin cho chúng con biết noi gương các mục đồng: rủ nhau đi sang Bê-lem để tìm Hài Nhi Cứu Thế mà họ mới được sứ thần báo tin mới sinh.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Ánh sáng đã đến chiếu soi cho mọi người trong trần thế
Lm Đan Vinh
09:51 22/12/2018
LỄ GIÁNG SINH ABC
BAN NGÀY (Ga 1,1-18)
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 1, 1-18
1 Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. 2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. 3 Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành 4 ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. 5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng. 6 Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. 7 Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. 8 Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. 9 Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. 10 Người ở giữa thế gian,và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. 11 Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. 12 Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. 13 Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa. 14 Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật. 15 Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố: “Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi”. 16 Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác. 17 Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê,còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có. 18 Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.
2. Ý CHÍNH:
Tin Mừng lễ Ban Ngày mừng Chúa Giáng Sinh chính là Lời tựa của sách Tin Mừng theo thánh Gio-an (1,1-18). Nội dung bài Tin Mừng gồm hai điều như sau:
Một là trình bày Đức Giê-su chính là Ngôi Lời của Thiên Chúa, là Sự Sống và là Ánh Sáng chiếu soi cho trần gian (1,1-13).
Hai là Người đến để ban ân sủng cứu độ và mặc khải sự thật về Thiên Chúa cho nhân loại (1,14.16-18).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật”. (Ga 1,14).
2. CÂU CHUYỆN VÀ SUY NIỆM:
1) GIÁNG SINH LÀ LỄ HỘI VUI MỪNG CHUNG CỦA TOÀN THỂ NHÂN LOẠI:
- Hai em học sinh nói chuyện với nhau, một em hỏi bạn: “Bạn có biết lễ gì mà hầu hết mọi người trên thế giới đều biết và chia sẻ niềm vui cho nhau không?”
Người bạn kia ấp úng trả lời: “Đó là lễ mừng Chúa Giáng Sinh của đạo Công giáo đấy”.
- Niềm tự hào của em bé đó cũng có thể là niềm tự hào của mọi tín hữu chúng ta. Lễ Giáng Sinh là một lễ hội chung của mọi người trên trái đất nầy. Nhưng bên cạnh những vẻ hào nhoáng vui mừng của ngày lễ, điều mà chúng ta phải tự hỏi, nhất là đối với các tín hữu chúng ta, là có mấy ai trong chúng ta đã hiểu và sống đúng ý nghĩa của mầu nhiệm lễ Giáng Sinh hay không?
2) GIÁNG SINH MỜI GỌI CHIA SẺ TÌNH NGƯỜI:
- Hôm ấy, vào đêm vọng Giáng Sinh, trong một trường giáo dục trẻ em tàn tật ở Mỹ, người ta cho các trẻ em diễn một hoạt cảnh Giáng Sinh, trước sự hiện diện của phụ huynh và ân nhân.
Vở kịch có ba màn. Màn đầu diễn ra ở Nagiaret, với sắc lệnh của Hoàng đế Xê-sa-rê Au-gút-tô. Màn hai diễn lại cảnh Thánh Giu-se và Mẹ Ma-ri-a vào quán trọ, bị chủ quán xua đuổi. Màn ba là cảnh Chúa Giáng Sinh trong hang lừa máng cỏ.
Ban giám đốc và các phụ huynh khá lo âu, sợ các em diễn xuất vụng về. Nhưng màn đầu diễn ra tốt đẹp. Qua màn hai, người ta thấy Giu-se và Ma-ri-a đến gõ cửa các quán trọ. Nhìn thấy ông Giu-se áo quần nghèo khó, còn Ma-ri-a lại đang bụng mang dạ chửa, các chủ quán đã giơ tay xua đuổi lia lịa với lời từ chối: “Không có chỗ, không có chỗ ! “ Hai vợ chồng lên tiếng năn nỉ vì trời đêm giá lạnh. Chủ quán tỏ vẻ lưỡng lự, những rồi sau đó chỉ vào hàng chữ trên quán: “Không còn chỗ”. Cảnh van xin và từ chối lại diễn ra. Nhưng khi thay vì nói: “quán đã hết chỗ” theo kịch bản, thì em đóng vai chủ quán đã nghẹn ngào không nói nên lời. Em đưa tay ra giật tấm bảng có ghi hàng chữ “Không còn chỗ” xuống, và nói trong nước mắt: “Con xin nhường phòng con cho hai người !”.
Trước cảnh xảy ra bất ngờ đó, giáo viên đạo diễn tỏ vẻ lúng túng và cho ngưng vở diễn vì đã ra ngoài kịch bản. Nhưng hầu như toàn thể khán giả hiện diện đều cảm xúc ra mặt, trước vẻ hồn nhiên trong sáng của em bé diễn viên tốt bụng. Cử chỉ, ngôn ngữ và cung cách của em nói cho mọi người hay về ý nghĩa thực sự của Lễ Giáng Sinh: Giáng Sinh là lễ của tình thương chia sẻ.
- Có lẽ nhiều người chúng ta, cách nầy hay cách khác, cũng đã có lần đóng vai chủ quán năm xưa khi chúng ta xua đuổi những kẻ nghèo hèn đến nhà ăn xin. Có lẽ nhiều lần chúng ta cũng đã treo tấm bảng: “Không còn chỗ” của chủ quán năm xưa qua thái độ giả điếc làm ngơ, trước những nhu cầu của tha nhân. Ước gì khi nghe câu Lời Chúa: “Bà Ma-ri-a đã bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ”, chúng ta quyết tâm sẽ không bao giờ xua đuổi Chúa ra khỏi lòng chúng ta, ra khỏi gia đình chúng ta.
3) GIÁNG SINH ĐÒI CẢM THÔNG “VUI VỚI NGƯỜI VUI, KHÓC VỚI NGƯỜI KHÓC”:
- Trong một gian hàng bán quà Giáng Sinh, một cậu bé 5 tuổi đang cầm trên tay một con búp bê rất xinh. Người bán hàng nói với cậu rằng: “Chắc cháu không đủ tiền mua con búp bê đắt tiền này đâu ?”. Nhưng cậu bé vẫn tiếp tục cầm con búp bê xinh đẹp trên tay.
Bấy giờ một người đàn ông bước đến gần hỏi xem cậu bé mua con búp bê làm gì ? Cậu đáp: “Đây là con búp bê mà em gái cháu rất thích. Nó luôn tin rằng năm nay thế nào ông già No-en cũng sẽ mang đến tặng nó một búp bê xinh đẹp trong đêm Giáng Sinh”. Khi được hỏi em gái đang ở đâu, cậu bé trả lời: “Em cháu mới được về với Chúa rồi và mẹ cháu cũng sắp sửa đi theo em gái cháu”. Cháu yêu mẹ nhiều lắm và ước mong mẹ đừng đi, nhưng bố cháu bảo rằng mẹ cháu bệnh nặng sắp phải theo em cháu rồi”.
Lựa lúc cậu bé không để ý, người đàn ông cho tay vào túi quần lôi ra một ít tiền lẻ. Ông nói với cậu: “Cháu đã có bao nhiêu tiền rồi ? Để ta giúp cháu đếm lại lần nữa xem sao nhé”. Sau khi đếm xong số tiền trong đó có thêm số tiền người đàn ông kín đáo cho vào, cậu bé vui vẻ nói: “Cảm ơn Chúa đã cho cháu có đủ tiền mua búp bê rồi. Cháu đã cầu xin Chúa cho cháu để dành đủ tiền mua búp bê tặng em gái dịp lễ Giáng Sinh và Chúa đã nhậm lời”.
Người đàn ông chợt nhớ lại bản tin ông đã đọc trên tờ báo vào chiều hôm trước: “Một chiếc xe tải đi quá tốc độ đâm vào xe hơi cùng chiều, làm một bé gái thiệt mạng và mẹ em cũng bị chấn thương sọ não khó lòng qua khỏi”. Hôm sau, báo lại đưa tin, người phụ nữ trẻ trong tai nạn hôm trước đã chết. Chiều hôm đó, người đàn ông theo địa chỉ trên báo đã đến nhà thăm. Ông ta thấy hai quan tài với di ảnh của hai mẹ con mới qua đời. Đứa con trai đứng gần quan tài chính là cậu bé ông mới gặp chiều hôm trước. Ông cũng thấy một con búp bê xinh xắn nằm trên quan tài của cô bé gái.
- Khi biết đón nhận Hài Nhi Giê-su vào lòng, chúng ta sẽ dễ dàng cảm thông với tha nhân để chia sẻ niềm vui nỗi buồn với họ, giống như người đàn ông trong câu chuyện trên. Chúng ta sẽ sẵn sàng trao tặng người khác một nụ cười, một cái bắt tay thân ái, một cử chỉ thân thiện,… chúng ta sẽ dễ dàng giúp đỡ người nghèo vượt qua hoàn cảnh khó khăn với hết khả năng Chúa ban. Trong mùa Giáng Sinh năm nay chúng ta sẽ làm gì để thi hành sứ điệp của Chúa là viếng thăm chia sẻ tình người như lời thánh Phao-lô: “Vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12,15).
4) GIÁNG SINH NGÀY LỄ CỦA HÒA BÌNH:
- Vào ngày lễ vọng Giáng sinh năm 1914, những quân lính Đức và Anh đối đầu với nhau, tại các hào chứa đầy bùn lầy và chuột cống. Tại các hào của quân Anh, những lá thư và tấm thiệp được gửi đến từ gia đình, và anh em binh lính khá vui vẻ. Đến nửa đêm, một số người trong bọn họ bắt đầu ca hát. Thế rồi đột nhiên, một người lính gác la lên một cách đầy phấn khích: “Anh em hãy lắng nghe đi!”. Họ lắng nghe, và nhận thấy những quân lính Đức cũng đang ca hát. Một lúc sau, hai người lính can đảm, do mỗi phe cử một người, đến gặp nhau tại bãi đất trống. Thêm nhiều quân lính khác đi theo họ. Theo quan điểm quân đội, điều này không có ý nghĩa gì cả. Với tư cách là những người lính, người ta cho rằng họ đến đánh nhau. Đột nhiên ngừng lại và trở nên bạn bè không tạo nên ý nghĩa. Nhưng trong đêm hôm đó, có sức mạnh còn lớn lao hơn cả quân đội tại nơi chiến trường.
Khi ngày lễ Giáng sinh bắt đầu ló rạng, với gương mặt tươi cười, các binh lính hai bên vui vẻ đi dạo chung quanh khu vực đang có chiến tranh, nhưng người ta không nhìn thấy một dấu vết nào của sự hận thù. Họ trao đổi với nhau lương thực, đồ kỷ niệm và thuốc lá. Khoảng giữa trưa, khi tình thân thiện gia tăng thêm, thì người ta tổ chức một trận bóng đá giữa hai phe. Nhưng trận đấu này không kéo dài lâu. Tin hai bên hòa hoãn này đã lan tới tai các vị tướng trên cao, và họ đã ban những mệnh lệnh gay gắt phải cấp thời chấm dứt mọi chuyện. Các sĩ quan đã dồn binh lính trở lại xuống hào. Tất cả mọi chuyện đều kết thúc. Sau lễ Giáng Sinh, cuộc giao chiến giữa hai bên lại tiếp tục như trước.
Chúa đến đem bình an cho nhân loại như lời các thiên thần đã ca hát trong đêm Chúa Giáng Sinh: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14).
- Mỗi người chúng ta tuy không thể làm được những việc xây dựng hòa bình trên bình diện quốc tế, nhưng chúng ta vẫn có thể ăn ở thuận hòa với những người chung quanh như kinh Tám Mối Phúc: “Phúc cho ai ăn ở thuận hòa, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”. Vậy trong Mùa Giáng Sinh năm nay mỗi chúng ta có thể làm gì để làm hòa với những người đang có ác cảm với chúng ta thể hiện qua hành động nói hành nói xấu và gây thiệt hại cho chúng ta ?
3. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA. xin cho chúng con trở thành những ông già No-en đầy lòng nhân ái, luôn sẵn sàng cho đi một nụ cười thân ái, một lời động viên an ủi, một món quà chứa đựng tình người. Xin cho chúng con biết đến vói những người bất bạnh để chia sẻ tình thương cho họ. Ước gì niềm vui trong ngày mừng Chúa Giáng Sinh không dừng lại ở việc trao tặng của cải vật chất bên ngoài, nhưng ở tình người được nhân lên mãi, được nối kết trở thành vòng tay lớn, xây dựng thế giới chúng con đang sống ngày một an bình thịnh vượng và đầy tràn niềm vui của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
BAN NGÀY (Ga 1,1-18)
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 1, 1-18
1 Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. 2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. 3 Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành 4 ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. 5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng. 6 Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. 7 Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. 8 Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. 9 Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. 10 Người ở giữa thế gian,và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. 11 Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. 12 Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. 13 Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa. 14 Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật. 15 Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố: “Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi”. 16 Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác. 17 Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê,còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có. 18 Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.
2. Ý CHÍNH:
Tin Mừng lễ Ban Ngày mừng Chúa Giáng Sinh chính là Lời tựa của sách Tin Mừng theo thánh Gio-an (1,1-18). Nội dung bài Tin Mừng gồm hai điều như sau:
Một là trình bày Đức Giê-su chính là Ngôi Lời của Thiên Chúa, là Sự Sống và là Ánh Sáng chiếu soi cho trần gian (1,1-13).
Hai là Người đến để ban ân sủng cứu độ và mặc khải sự thật về Thiên Chúa cho nhân loại (1,14.16-18).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật”. (Ga 1,14).
2. CÂU CHUYỆN VÀ SUY NIỆM:
1) GIÁNG SINH LÀ LỄ HỘI VUI MỪNG CHUNG CỦA TOÀN THỂ NHÂN LOẠI:
- Hai em học sinh nói chuyện với nhau, một em hỏi bạn: “Bạn có biết lễ gì mà hầu hết mọi người trên thế giới đều biết và chia sẻ niềm vui cho nhau không?”
Người bạn kia ấp úng trả lời: “Đó là lễ mừng Chúa Giáng Sinh của đạo Công giáo đấy”.
- Niềm tự hào của em bé đó cũng có thể là niềm tự hào của mọi tín hữu chúng ta. Lễ Giáng Sinh là một lễ hội chung của mọi người trên trái đất nầy. Nhưng bên cạnh những vẻ hào nhoáng vui mừng của ngày lễ, điều mà chúng ta phải tự hỏi, nhất là đối với các tín hữu chúng ta, là có mấy ai trong chúng ta đã hiểu và sống đúng ý nghĩa của mầu nhiệm lễ Giáng Sinh hay không?
2) GIÁNG SINH MỜI GỌI CHIA SẺ TÌNH NGƯỜI:
- Hôm ấy, vào đêm vọng Giáng Sinh, trong một trường giáo dục trẻ em tàn tật ở Mỹ, người ta cho các trẻ em diễn một hoạt cảnh Giáng Sinh, trước sự hiện diện của phụ huynh và ân nhân.
Vở kịch có ba màn. Màn đầu diễn ra ở Nagiaret, với sắc lệnh của Hoàng đế Xê-sa-rê Au-gút-tô. Màn hai diễn lại cảnh Thánh Giu-se và Mẹ Ma-ri-a vào quán trọ, bị chủ quán xua đuổi. Màn ba là cảnh Chúa Giáng Sinh trong hang lừa máng cỏ.
Ban giám đốc và các phụ huynh khá lo âu, sợ các em diễn xuất vụng về. Nhưng màn đầu diễn ra tốt đẹp. Qua màn hai, người ta thấy Giu-se và Ma-ri-a đến gõ cửa các quán trọ. Nhìn thấy ông Giu-se áo quần nghèo khó, còn Ma-ri-a lại đang bụng mang dạ chửa, các chủ quán đã giơ tay xua đuổi lia lịa với lời từ chối: “Không có chỗ, không có chỗ ! “ Hai vợ chồng lên tiếng năn nỉ vì trời đêm giá lạnh. Chủ quán tỏ vẻ lưỡng lự, những rồi sau đó chỉ vào hàng chữ trên quán: “Không còn chỗ”. Cảnh van xin và từ chối lại diễn ra. Nhưng khi thay vì nói: “quán đã hết chỗ” theo kịch bản, thì em đóng vai chủ quán đã nghẹn ngào không nói nên lời. Em đưa tay ra giật tấm bảng có ghi hàng chữ “Không còn chỗ” xuống, và nói trong nước mắt: “Con xin nhường phòng con cho hai người !”.
Trước cảnh xảy ra bất ngờ đó, giáo viên đạo diễn tỏ vẻ lúng túng và cho ngưng vở diễn vì đã ra ngoài kịch bản. Nhưng hầu như toàn thể khán giả hiện diện đều cảm xúc ra mặt, trước vẻ hồn nhiên trong sáng của em bé diễn viên tốt bụng. Cử chỉ, ngôn ngữ và cung cách của em nói cho mọi người hay về ý nghĩa thực sự của Lễ Giáng Sinh: Giáng Sinh là lễ của tình thương chia sẻ.
- Có lẽ nhiều người chúng ta, cách nầy hay cách khác, cũng đã có lần đóng vai chủ quán năm xưa khi chúng ta xua đuổi những kẻ nghèo hèn đến nhà ăn xin. Có lẽ nhiều lần chúng ta cũng đã treo tấm bảng: “Không còn chỗ” của chủ quán năm xưa qua thái độ giả điếc làm ngơ, trước những nhu cầu của tha nhân. Ước gì khi nghe câu Lời Chúa: “Bà Ma-ri-a đã bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ”, chúng ta quyết tâm sẽ không bao giờ xua đuổi Chúa ra khỏi lòng chúng ta, ra khỏi gia đình chúng ta.
3) GIÁNG SINH ĐÒI CẢM THÔNG “VUI VỚI NGƯỜI VUI, KHÓC VỚI NGƯỜI KHÓC”:
- Trong một gian hàng bán quà Giáng Sinh, một cậu bé 5 tuổi đang cầm trên tay một con búp bê rất xinh. Người bán hàng nói với cậu rằng: “Chắc cháu không đủ tiền mua con búp bê đắt tiền này đâu ?”. Nhưng cậu bé vẫn tiếp tục cầm con búp bê xinh đẹp trên tay.
Bấy giờ một người đàn ông bước đến gần hỏi xem cậu bé mua con búp bê làm gì ? Cậu đáp: “Đây là con búp bê mà em gái cháu rất thích. Nó luôn tin rằng năm nay thế nào ông già No-en cũng sẽ mang đến tặng nó một búp bê xinh đẹp trong đêm Giáng Sinh”. Khi được hỏi em gái đang ở đâu, cậu bé trả lời: “Em cháu mới được về với Chúa rồi và mẹ cháu cũng sắp sửa đi theo em gái cháu”. Cháu yêu mẹ nhiều lắm và ước mong mẹ đừng đi, nhưng bố cháu bảo rằng mẹ cháu bệnh nặng sắp phải theo em cháu rồi”.
Lựa lúc cậu bé không để ý, người đàn ông cho tay vào túi quần lôi ra một ít tiền lẻ. Ông nói với cậu: “Cháu đã có bao nhiêu tiền rồi ? Để ta giúp cháu đếm lại lần nữa xem sao nhé”. Sau khi đếm xong số tiền trong đó có thêm số tiền người đàn ông kín đáo cho vào, cậu bé vui vẻ nói: “Cảm ơn Chúa đã cho cháu có đủ tiền mua búp bê rồi. Cháu đã cầu xin Chúa cho cháu để dành đủ tiền mua búp bê tặng em gái dịp lễ Giáng Sinh và Chúa đã nhậm lời”.
Người đàn ông chợt nhớ lại bản tin ông đã đọc trên tờ báo vào chiều hôm trước: “Một chiếc xe tải đi quá tốc độ đâm vào xe hơi cùng chiều, làm một bé gái thiệt mạng và mẹ em cũng bị chấn thương sọ não khó lòng qua khỏi”. Hôm sau, báo lại đưa tin, người phụ nữ trẻ trong tai nạn hôm trước đã chết. Chiều hôm đó, người đàn ông theo địa chỉ trên báo đã đến nhà thăm. Ông ta thấy hai quan tài với di ảnh của hai mẹ con mới qua đời. Đứa con trai đứng gần quan tài chính là cậu bé ông mới gặp chiều hôm trước. Ông cũng thấy một con búp bê xinh xắn nằm trên quan tài của cô bé gái.
- Khi biết đón nhận Hài Nhi Giê-su vào lòng, chúng ta sẽ dễ dàng cảm thông với tha nhân để chia sẻ niềm vui nỗi buồn với họ, giống như người đàn ông trong câu chuyện trên. Chúng ta sẽ sẵn sàng trao tặng người khác một nụ cười, một cái bắt tay thân ái, một cử chỉ thân thiện,… chúng ta sẽ dễ dàng giúp đỡ người nghèo vượt qua hoàn cảnh khó khăn với hết khả năng Chúa ban. Trong mùa Giáng Sinh năm nay chúng ta sẽ làm gì để thi hành sứ điệp của Chúa là viếng thăm chia sẻ tình người như lời thánh Phao-lô: “Vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12,15).
4) GIÁNG SINH NGÀY LỄ CỦA HÒA BÌNH:
- Vào ngày lễ vọng Giáng sinh năm 1914, những quân lính Đức và Anh đối đầu với nhau, tại các hào chứa đầy bùn lầy và chuột cống. Tại các hào của quân Anh, những lá thư và tấm thiệp được gửi đến từ gia đình, và anh em binh lính khá vui vẻ. Đến nửa đêm, một số người trong bọn họ bắt đầu ca hát. Thế rồi đột nhiên, một người lính gác la lên một cách đầy phấn khích: “Anh em hãy lắng nghe đi!”. Họ lắng nghe, và nhận thấy những quân lính Đức cũng đang ca hát. Một lúc sau, hai người lính can đảm, do mỗi phe cử một người, đến gặp nhau tại bãi đất trống. Thêm nhiều quân lính khác đi theo họ. Theo quan điểm quân đội, điều này không có ý nghĩa gì cả. Với tư cách là những người lính, người ta cho rằng họ đến đánh nhau. Đột nhiên ngừng lại và trở nên bạn bè không tạo nên ý nghĩa. Nhưng trong đêm hôm đó, có sức mạnh còn lớn lao hơn cả quân đội tại nơi chiến trường.
Khi ngày lễ Giáng sinh bắt đầu ló rạng, với gương mặt tươi cười, các binh lính hai bên vui vẻ đi dạo chung quanh khu vực đang có chiến tranh, nhưng người ta không nhìn thấy một dấu vết nào của sự hận thù. Họ trao đổi với nhau lương thực, đồ kỷ niệm và thuốc lá. Khoảng giữa trưa, khi tình thân thiện gia tăng thêm, thì người ta tổ chức một trận bóng đá giữa hai phe. Nhưng trận đấu này không kéo dài lâu. Tin hai bên hòa hoãn này đã lan tới tai các vị tướng trên cao, và họ đã ban những mệnh lệnh gay gắt phải cấp thời chấm dứt mọi chuyện. Các sĩ quan đã dồn binh lính trở lại xuống hào. Tất cả mọi chuyện đều kết thúc. Sau lễ Giáng Sinh, cuộc giao chiến giữa hai bên lại tiếp tục như trước.
Chúa đến đem bình an cho nhân loại như lời các thiên thần đã ca hát trong đêm Chúa Giáng Sinh: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14).
- Mỗi người chúng ta tuy không thể làm được những việc xây dựng hòa bình trên bình diện quốc tế, nhưng chúng ta vẫn có thể ăn ở thuận hòa với những người chung quanh như kinh Tám Mối Phúc: “Phúc cho ai ăn ở thuận hòa, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”. Vậy trong Mùa Giáng Sinh năm nay mỗi chúng ta có thể làm gì để làm hòa với những người đang có ác cảm với chúng ta thể hiện qua hành động nói hành nói xấu và gây thiệt hại cho chúng ta ?
3. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA. xin cho chúng con trở thành những ông già No-en đầy lòng nhân ái, luôn sẵn sàng cho đi một nụ cười thân ái, một lời động viên an ủi, một món quà chứa đựng tình người. Xin cho chúng con biết đến vói những người bất bạnh để chia sẻ tình thương cho họ. Ước gì niềm vui trong ngày mừng Chúa Giáng Sinh không dừng lại ở việc trao tặng của cải vật chất bên ngoài, nhưng ở tình người được nhân lên mãi, được nối kết trở thành vòng tay lớn, xây dựng thế giới chúng con đang sống ngày một an bình thịnh vượng và đầy tràn niềm vui của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
''Một Người Con đã được ban tặng cho ta''
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:37 22/12/2018
Lễ Giáng Sinh - Lễ Đêm
Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14
Mỗi độ Giáng Sinh về, chúng ta tặng quà cho người thân, bạn bè. Mỗi món quà dù lớn, dù bé, dù đắt hay rẻ, đều mang thông điệp yêu thương mà người tặng gửi gắm trong đó. Khi nhận quà, người nhận phải khám phá và đọc ra được sứ điệp đó.
1- Món quà ý nghĩa
Người ta kể rằng: có một anh lính từ chiến trường xa trở về thăm vợ con nhân dịp mừng lễ Giáng Sinh. Lâu ngày xa cách, nhớ vợ thương con, nay được trở về, anh muốn mua một món quà để tặng vợ nhưng trong túi không có đồng nào. Về gần tới nhà, anh nghĩ ra một cách làm vợ con ngạc nhiên. Anh lấy một băng vải, viết lên trên đó hàng chữ: “Quà tặng em.” Rồi anh mang lên ngực. Nghe tiếng gõ cửa. Người vợ liền mở cửa và rất vui mừng vì thấy chồng trở về bình an. Nhưng bất ngờ và ngạc nhiên khi nhìn thấy hàng chữ, người vợ xúc động và ôm lấy anh. Vì quả thật đối với chị, chồng là món quà quý nhất, hơn mọi món quà khác trong ngày lễ Giáng Sinh.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta nói đến một món quà khác giá trị hơn các món quà vật chất. Đó là món quà Hài Nhi Giêsu mà Thiên Chúa tặng ban cho chúng ta.
Quả thế, từ xa xưa trong Cựu Ước, tiên tri Isaia tiên báo về món quà mà Thiên Chúa sẽ ban cho nhân loại: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng… Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu độ ta, một người con đã được ban tặng cho ta” (Is 9,1.5). Những lời này đã thực ứng nghiệm qua biến cố Con Thiên Chúa sinh ra tại Bêlem cách đây hơn 2000 năm. Đó là Tin Mừng cho toàn thể nhân loại, được các thiên thần loan tin trong bài Tin Mừng: “Hôm nay Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em, trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa” (Lc 2,11).
2- Quà tặng và người tặng quà
Thần học gia nổi tiếng người Đức, Karl Rahner nói rằng: “Nơi Thiên Chúa, người tặng và quà tặng là một. Thiên Chúa không ban một cái gì, một vật gì, mà ban chính mình Người cho chúng ta. Nhờ quà tặng là Thiên Chúa, mà chúng ta mới có thể đón nhận sự sống của Thiên Chúa nơi chúng ta.” Thiên Chúa đã ban cho chúng ta chính Con Một yêu dấu của Người.
Thật vậy, Đức Giêsu là quà tặng quý nhất mà Thiên Chúa gửi đến cho nhân loại. Thiên Chúa yêu thương và muốn cứu độ con người nên Người sai Ngôi Hai xuống thế làm người, cứu nhân độ thế. Chiêm ngắm biến cố này, thánh Gioan cảm nghiệm: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).
Khi tặng ban Con Một, Thiên Chúa đã ban điều lớn lao nhất, điều quý giá nhất, để minh chứng tình yêu lớn lao nhất của Người đối với nhân loại. Yêu là cho đi. Yêu là hiến mình. Yêu là cứu độ.
Thế nên, sứ điệp mà Hài Nhi Giêsu mang đến cho nhân loại trong đêm nay là sứ điệp yêu thương: Thiên Chúa yêu thương chúng ta; Thiên Chúa muốn cứu độ chúng ta. Nếu lịch sử của con người là lịch sử của sa ngã và phản bội, thì lịch sử của Thiên Chúa là lịch sử của trung thành và cứu độ. Thiên Chúa không bỏ mặc con người phải hư mất trong lầm than và tội lỗi.
Thánh Phanxicô Assisi quỳ bên hang đá, chiêm ngắm tình yêu Thiên Chúa giáng sinh, ngài tự vấn: tại sao Thiên Chúa quyền năng lại trở nên một em bé thấp hèn? Tại sao Thiên Chúa cao sang lại sinh ra trong hang lừa nghèo khó? Từ đó, ngài cảm thấy tâm hồn tràn ngập lòng yêu mến và không thể kiềm chế cảm xúc, ngài chạy ra các đường phố Assisi và kêu lên: “Anh chị em hãy yêu mến Chúa Hài Đồng, hãy yêu mến Chúa Hài Đồng.”
3- Trở nên quà tặng cho nhau
Đêm nay, chúng ta cử hành đại lễ mừng Con Chúa giáng sinh. Đây là đêm an lành, đêm hồng ân và đêm ánh sáng. Tất cả chúng ta được mời gọi quỳ bên hang đá, để thờ lạy Chúa Hài Nhi, chiêm ngắm Con Thiên Chúa làm người trong cảnh cơ hàn, để cảm nghiệm tình thương của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Lễ Giáng Sinh là “lễ tình thương,” tình Chúa giáng sinh trên tình người. Khi đón nhận món quà giáng sinh, niềm vui giáng sinh là Chúa Hài Đồng, chúng ta hãy mang Chúa về trong gia đình và chia sẻ niềm vui đó với mọi người xung quanh. Sứ điệp giáng sinh là sứ điệp hãy sống hòa bình, tôn trọng và nhân ái đối với tha nhân. Và để sống mùa Giáng Sinh ý nghĩa, thánh Phaolô trong bài đọc II mời gọi chúng ta: “Phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này” (Tt 2,11-12).
Chúng ta cũng được mời gọi trở thành món quà cho nhau. Nếu trong gia đình và cộng đoàn, ai chưa hòa giải với Chúa và với nhau, mùa Giáng Sinh và năm mới là dịp thuận tiện để chúng ta hòa giải với Chúa và làm hòa với nhau. Như thế, việc cử hành lễ Giáng Sinh mới mang lại ý nghĩa đích thực cho chúng ta. Bởi lẽ, như lời các Giáo Phụ dạy: “Nếu Chúa Giêsu tiếp tục giáng sinh hàng ngàn lần ở Bêlêm, mà không một lần giáng sinh trong lòng chúng ta, thì những lần giáng sinh đó có mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta chăng?”
Kính chúc anh chị em được đầy niềm vui, ân sủng của Thiên Chúa trong mùa Giáng Sinh và năm mới này. Nguyện xin Chúa Giêsu Hài Đồng chúc lành cho tất cả chúng ta. Amen!
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - Nghệ An
Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14
Mỗi độ Giáng Sinh về, chúng ta tặng quà cho người thân, bạn bè. Mỗi món quà dù lớn, dù bé, dù đắt hay rẻ, đều mang thông điệp yêu thương mà người tặng gửi gắm trong đó. Khi nhận quà, người nhận phải khám phá và đọc ra được sứ điệp đó.
1- Món quà ý nghĩa
Người ta kể rằng: có một anh lính từ chiến trường xa trở về thăm vợ con nhân dịp mừng lễ Giáng Sinh. Lâu ngày xa cách, nhớ vợ thương con, nay được trở về, anh muốn mua một món quà để tặng vợ nhưng trong túi không có đồng nào. Về gần tới nhà, anh nghĩ ra một cách làm vợ con ngạc nhiên. Anh lấy một băng vải, viết lên trên đó hàng chữ: “Quà tặng em.” Rồi anh mang lên ngực. Nghe tiếng gõ cửa. Người vợ liền mở cửa và rất vui mừng vì thấy chồng trở về bình an. Nhưng bất ngờ và ngạc nhiên khi nhìn thấy hàng chữ, người vợ xúc động và ôm lấy anh. Vì quả thật đối với chị, chồng là món quà quý nhất, hơn mọi món quà khác trong ngày lễ Giáng Sinh.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta nói đến một món quà khác giá trị hơn các món quà vật chất. Đó là món quà Hài Nhi Giêsu mà Thiên Chúa tặng ban cho chúng ta.
Quả thế, từ xa xưa trong Cựu Ước, tiên tri Isaia tiên báo về món quà mà Thiên Chúa sẽ ban cho nhân loại: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng… Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu độ ta, một người con đã được ban tặng cho ta” (Is 9,1.5). Những lời này đã thực ứng nghiệm qua biến cố Con Thiên Chúa sinh ra tại Bêlem cách đây hơn 2000 năm. Đó là Tin Mừng cho toàn thể nhân loại, được các thiên thần loan tin trong bài Tin Mừng: “Hôm nay Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em, trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa” (Lc 2,11).
2- Quà tặng và người tặng quà
Thần học gia nổi tiếng người Đức, Karl Rahner nói rằng: “Nơi Thiên Chúa, người tặng và quà tặng là một. Thiên Chúa không ban một cái gì, một vật gì, mà ban chính mình Người cho chúng ta. Nhờ quà tặng là Thiên Chúa, mà chúng ta mới có thể đón nhận sự sống của Thiên Chúa nơi chúng ta.” Thiên Chúa đã ban cho chúng ta chính Con Một yêu dấu của Người.
Thật vậy, Đức Giêsu là quà tặng quý nhất mà Thiên Chúa gửi đến cho nhân loại. Thiên Chúa yêu thương và muốn cứu độ con người nên Người sai Ngôi Hai xuống thế làm người, cứu nhân độ thế. Chiêm ngắm biến cố này, thánh Gioan cảm nghiệm: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).
Khi tặng ban Con Một, Thiên Chúa đã ban điều lớn lao nhất, điều quý giá nhất, để minh chứng tình yêu lớn lao nhất của Người đối với nhân loại. Yêu là cho đi. Yêu là hiến mình. Yêu là cứu độ.
Thế nên, sứ điệp mà Hài Nhi Giêsu mang đến cho nhân loại trong đêm nay là sứ điệp yêu thương: Thiên Chúa yêu thương chúng ta; Thiên Chúa muốn cứu độ chúng ta. Nếu lịch sử của con người là lịch sử của sa ngã và phản bội, thì lịch sử của Thiên Chúa là lịch sử của trung thành và cứu độ. Thiên Chúa không bỏ mặc con người phải hư mất trong lầm than và tội lỗi.
Thánh Phanxicô Assisi quỳ bên hang đá, chiêm ngắm tình yêu Thiên Chúa giáng sinh, ngài tự vấn: tại sao Thiên Chúa quyền năng lại trở nên một em bé thấp hèn? Tại sao Thiên Chúa cao sang lại sinh ra trong hang lừa nghèo khó? Từ đó, ngài cảm thấy tâm hồn tràn ngập lòng yêu mến và không thể kiềm chế cảm xúc, ngài chạy ra các đường phố Assisi và kêu lên: “Anh chị em hãy yêu mến Chúa Hài Đồng, hãy yêu mến Chúa Hài Đồng.”
3- Trở nên quà tặng cho nhau
Đêm nay, chúng ta cử hành đại lễ mừng Con Chúa giáng sinh. Đây là đêm an lành, đêm hồng ân và đêm ánh sáng. Tất cả chúng ta được mời gọi quỳ bên hang đá, để thờ lạy Chúa Hài Nhi, chiêm ngắm Con Thiên Chúa làm người trong cảnh cơ hàn, để cảm nghiệm tình thương của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Lễ Giáng Sinh là “lễ tình thương,” tình Chúa giáng sinh trên tình người. Khi đón nhận món quà giáng sinh, niềm vui giáng sinh là Chúa Hài Đồng, chúng ta hãy mang Chúa về trong gia đình và chia sẻ niềm vui đó với mọi người xung quanh. Sứ điệp giáng sinh là sứ điệp hãy sống hòa bình, tôn trọng và nhân ái đối với tha nhân. Và để sống mùa Giáng Sinh ý nghĩa, thánh Phaolô trong bài đọc II mời gọi chúng ta: “Phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này” (Tt 2,11-12).
Chúng ta cũng được mời gọi trở thành món quà cho nhau. Nếu trong gia đình và cộng đoàn, ai chưa hòa giải với Chúa và với nhau, mùa Giáng Sinh và năm mới là dịp thuận tiện để chúng ta hòa giải với Chúa và làm hòa với nhau. Như thế, việc cử hành lễ Giáng Sinh mới mang lại ý nghĩa đích thực cho chúng ta. Bởi lẽ, như lời các Giáo Phụ dạy: “Nếu Chúa Giêsu tiếp tục giáng sinh hàng ngàn lần ở Bêlêm, mà không một lần giáng sinh trong lòng chúng ta, thì những lần giáng sinh đó có mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta chăng?”
Kính chúc anh chị em được đầy niềm vui, ân sủng của Thiên Chúa trong mùa Giáng Sinh và năm mới này. Nguyện xin Chúa Giêsu Hài Đồng chúc lành cho tất cả chúng ta. Amen!
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - Nghệ An
Hài Nhi Giêsu là ai?
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:40 22/12/2018
Lễ Giáng Sinh - Lễ Ngày
Is 52,7-10; Dt 1,1-6; Ga 1,1-18
Trong ngày mừng đại lễ Sinh Nhật Chúa Giêsu, chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi: “Hài Nhi Giêsu là ai?”
Bài Tin Mừng trong lễ Ngày Giáng Sinh được trích từ lời Dẫn nhập của Tin Mừng Gioan. So với thánh lễ Đêm và thánh lễ Rạng Đông Giáng Sinh, chúng ta thấy sự khác biệt rõ rệt trong bài Tin Mừng của ngày lễ này. Trong khi các bài Tin Mừng của các thánh lễ trước là những tường thuật về biến cố Chúa Giêsu sinh ra đã xảy ra như thế nào, ở đây, trong Tin Mừng Gioan, chúng ta được dẫn tới một suy tư sâu sắc về ý nghĩa của tường thuật giáng sinh này. Vì thế, ở đây, chúng ta không có một tường thuật về việc Chúa giáng sinh, nhưng chúng ta có một lối nhìn chiêm niệm cao siêu về sự sinh hạ của Chúa Kitô và chúng ta có câu hỏi như là tâm điểm suy niệm của chúng về ngày Lễ Giáng Sinh: Chúa Giêsu là ai? Hài Nhi vừa mới sinh là ai? Tại sao chúng ta phải cử hành sinh nhật của Người?
Chúng ta tìm thấy câu trả lời rất rõ ràng ngay tại những dòng đầu tiên của Tin Mừng Gioan: Chúa Giêsu chính là Lời của Thiên Chúa, là Ngôi Lời (Logos) hằng hữu. Người hiện hữu với Thiên Chúa trước khi tạo thành thế giới. Người ở với Thiên Chúa và Người đã là và là Thiên Chúa.
Điều này đòi hỏi chúng ta có cặp mắt đức tin để có thể nhìn thấy trong Hài Nhi nhỏ bé này là Thiên Chúa, là Ngôi Lời hằng hữu, Người có tiền hữu từ trước khi tạo thành thế giới.
Trong bài đọc II, thư Do Thái quả quyết: Người chính là Lời của Thiên Chúa, Đấng đã hoạt động trong tiến trình sáng tạo. Nhờ Người mọi sự được tạo thành. Chúa Cha đã tạo dựng mọi sự và mọi loài nhờ Ngôi Lời. Ngôi Lời cũng chia sẻ vinh quang, vinh dự và quyền năng với Chúa Cha. Người là ánh sáng cho muôn dân. Người là ánh sáng bởi ánh sáng (x. Hr 1,1-6). Đó là điều chúng ta tin và tuyên xưng trong Kinh Tinh Kính Nicêa: “Người là ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Chúa Cha.” Nguồn gốc của Chúa Giêsu được nói ở đây bắt nguồn từ Lời tựa của Tin Mừng Gioan.
Như thế, câu hỏi Chúa Giêsu là ai được thánh Gioan và tác giả thư Do Thái trả lời cho chúng ta hôm nay: Người là Ngôi Lời Thiên Chúa; Người là ánh sáng của Chúa Cha; Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng mà duy trì vạn vật. Nhờ Người chúng ta mới hiện hữu và mới được sống. Nếu không có Người, không có gì được tạo dựng; Người chính là Lời sáng tạo của Chúa Cha.
Một phần của mầu nhiệm mà chúng ta đang cử hành là Ngôi Lời hằng hữu này, Ngôi Lời mà nhờ Người chúng ta hiện hữu và sống động, Ngôi Lời đó được sai đến, làm người và ở giữa chúng ta. Chúng ta hãy hình dung xem: Đấng Tạo Hóa nay đã trở thành một thụ tạo, chia sẻ mọi điều kiện của thụ tạo mà Người đã tạo dựng! Thật khó tin quá! Chúng ta hãy dành nhiều thời gian trong ngày này để suy nghĩ về điều đó. Hình ảnh của Đấng Sáng Tạo quyền năng nay trở thành một em bé, nghèo hèn, đơn sơ, nhỏ bé, như chúng ta. Đấng mà nếu không có Người, chúng ta không hiện hữu được, nay lại trở thành một thụ tạo mỏng giòn như chúng ta; Đấng Sáng Tạo ra khỏi tình yêu, tự do để vâng lời Chúa Cha đã xuống thế, cắm lều ở giữa chúng ta. Người thực sự trở thành một người như chúng ta. Người vui với niềm vui con người. Người buồn với nỗi buồn chúng ta. Người cũng đói khát, cũng bị cám dỗ; Người cũng trải qua mọi kinh nghiệm thường nhật của kiếp người, ngoại trừ tội lỗi. Người thực sự “cắm lều” ở giữa chúng ta. Người thực sự đã hội nhập, sống chết với điều kiện con người. Ôi, đây thật là một vinh dự lớn lao! Thật hạnh phúc vì chúng ta cũng thuộc về Thiên Chúa và Thiên Chúa thuộc về chúng ta.
Chúng ta hãy hình dung, nếu có một ai đó cao trọng đến viếng thăm gia đình chúng ta, chẳng hạn như một giám mục viếng thăm một gia đình giáo dân nghèo, chúng ta thường nghe họ nói: Lạy Chúa tôi, nhà con không đáng để Đức Cha đến viếng thăm! Chúng con bất xứng để được Đức Cha viếng thăm…” Đó cũng là vọng lại âm hưởng của lời mà viên đại đội trưởng trong Tin Mừng khi ông gặp Chúa Giêsu và chúng ta nói trước khi rước lễ: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con.” Đó là cách thức Thiên Chúa đến với chúng ta, khi Người trở thành một người bé mọn, để chúng ta có thể tới gần Người và yêu mến Người. Người trút bỏ mọi thứ vinh quang, địa vị của Thiên Chúa, để trở thành một người trong chúng ta; Người quả thật là Thiên Chúa ở với loài người. Nhờ đó, chúng ta có thể đến gần, đụng chạm tới Người và yêu mến Người.
Nhưng có một thực tế thật đáng buồn vì con người đã và đang khước từ Con Thiên Chúa. Sự hiện diện của Ngôi Lời Thiên Chúa trong cách thức nhân loại, trong con người Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta có sự đáp trả, nhưng thay vì đáp trả nhiều người khước từ Người. Đoạn Tin Mừng hôm nay không dấu diếm thực tại đáng buồn này: Người đến với gia nhân của mình. Nhưng gia nhân Người không tiếp nhận Người (Ga 1,11). Đây là điều đáng buồn vì Chúa Giêsu có thể bị từ chối bởi chúng ta. Con người không nhìn thấy nơi Người ánh sáng của Thiên Chúa, ánh rạng ngời của Chúa Cha, họ không nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa nơi Người. Nên họ không thấy và không đón nhận Người. Sự thật này có thể vẫn còn xảy ra hôm nay, cả trong ngày lễ Giáng Sinh: chúng ta đón nhận điều gì? Chúng ta đón nhận quà tặng, thích nhận phần thưởng và nhận lời mời đi dự tiệc… Chúng ta đón nhận rất nhiều món quà Giáng Sinh, cả những ân sủng và phúc lành nữa, nhưng có thể chúng ta không đón nhận chính Chúa Giêsu, là nhân vật chính của ngày lễ, là ánh sáng của Chúa Cha. Thật là một niềm vui lớn lao khi biết rằng Chúa Giêsu đến với chúng ta vì một mục đích như Tin Mừng Gioan nói: Người đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta để Người cho chúng ta quyền trở nên con Thiên Chúa (x. Ga 1,12). Người đến để chia sẻ với chúng ta quyền làm con của Người. Người đến để dẫn đưa chúng ta đến với Chúa Cha, vì Người là đường dẫn tới Thiên Chúa. Người đến để thần hóa chúng ta và làm cho chúng ta nên giống Người.
Như thế, lễ Giáng Sinh không phải là dịp làm cho chúng ta thu nhập nhiều hơn vì quà cáp; cũng không phải là ngày lễ hội để chúng ta vui chơi, ăn uống nhiều hơn v.v… Nhưng là ngày để đón nhận ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa đến với chúng ta qua Hài Nhi Giêsu. Ngôi Lời trở thành người phàm nhờ đó chúng ta được trở thành con Thiên Chúa. Đây chính là quà tặng lớn nhất mà chúng ta đón nhận nơi Chúa Giêsu, Đấng cứu độ chúng ta. Chúng ta hãy nhận biết hồng ân đó. Chúng ta hãy học biết sứ mạng và hồng ân mà Người mang đến cho chúng ta hôm nay khi đến chiêm ngắm và thờ lạy Hài Nhi Giêsu nơi hang đá. Người là Ngôi Lời hằng hữu, là Thiên Chúa, nay làm người để cứu độ chúng ta.
Kính chúc anh chị em một Mùa Giáng Sinh an lành, thánh đức và tràn đầy ân lộc của Chúa Hài Đồng Giêsu. Amen!
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - Nghệ An
Is 52,7-10; Dt 1,1-6; Ga 1,1-18
Trong ngày mừng đại lễ Sinh Nhật Chúa Giêsu, chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi: “Hài Nhi Giêsu là ai?”
Bài Tin Mừng trong lễ Ngày Giáng Sinh được trích từ lời Dẫn nhập của Tin Mừng Gioan. So với thánh lễ Đêm và thánh lễ Rạng Đông Giáng Sinh, chúng ta thấy sự khác biệt rõ rệt trong bài Tin Mừng của ngày lễ này. Trong khi các bài Tin Mừng của các thánh lễ trước là những tường thuật về biến cố Chúa Giêsu sinh ra đã xảy ra như thế nào, ở đây, trong Tin Mừng Gioan, chúng ta được dẫn tới một suy tư sâu sắc về ý nghĩa của tường thuật giáng sinh này. Vì thế, ở đây, chúng ta không có một tường thuật về việc Chúa giáng sinh, nhưng chúng ta có một lối nhìn chiêm niệm cao siêu về sự sinh hạ của Chúa Kitô và chúng ta có câu hỏi như là tâm điểm suy niệm của chúng về ngày Lễ Giáng Sinh: Chúa Giêsu là ai? Hài Nhi vừa mới sinh là ai? Tại sao chúng ta phải cử hành sinh nhật của Người?
Chúng ta tìm thấy câu trả lời rất rõ ràng ngay tại những dòng đầu tiên của Tin Mừng Gioan: Chúa Giêsu chính là Lời của Thiên Chúa, là Ngôi Lời (Logos) hằng hữu. Người hiện hữu với Thiên Chúa trước khi tạo thành thế giới. Người ở với Thiên Chúa và Người đã là và là Thiên Chúa.
Điều này đòi hỏi chúng ta có cặp mắt đức tin để có thể nhìn thấy trong Hài Nhi nhỏ bé này là Thiên Chúa, là Ngôi Lời hằng hữu, Người có tiền hữu từ trước khi tạo thành thế giới.
Trong bài đọc II, thư Do Thái quả quyết: Người chính là Lời của Thiên Chúa, Đấng đã hoạt động trong tiến trình sáng tạo. Nhờ Người mọi sự được tạo thành. Chúa Cha đã tạo dựng mọi sự và mọi loài nhờ Ngôi Lời. Ngôi Lời cũng chia sẻ vinh quang, vinh dự và quyền năng với Chúa Cha. Người là ánh sáng cho muôn dân. Người là ánh sáng bởi ánh sáng (x. Hr 1,1-6). Đó là điều chúng ta tin và tuyên xưng trong Kinh Tinh Kính Nicêa: “Người là ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Chúa Cha.” Nguồn gốc của Chúa Giêsu được nói ở đây bắt nguồn từ Lời tựa của Tin Mừng Gioan.
Như thế, câu hỏi Chúa Giêsu là ai được thánh Gioan và tác giả thư Do Thái trả lời cho chúng ta hôm nay: Người là Ngôi Lời Thiên Chúa; Người là ánh sáng của Chúa Cha; Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng mà duy trì vạn vật. Nhờ Người chúng ta mới hiện hữu và mới được sống. Nếu không có Người, không có gì được tạo dựng; Người chính là Lời sáng tạo của Chúa Cha.
Một phần của mầu nhiệm mà chúng ta đang cử hành là Ngôi Lời hằng hữu này, Ngôi Lời mà nhờ Người chúng ta hiện hữu và sống động, Ngôi Lời đó được sai đến, làm người và ở giữa chúng ta. Chúng ta hãy hình dung xem: Đấng Tạo Hóa nay đã trở thành một thụ tạo, chia sẻ mọi điều kiện của thụ tạo mà Người đã tạo dựng! Thật khó tin quá! Chúng ta hãy dành nhiều thời gian trong ngày này để suy nghĩ về điều đó. Hình ảnh của Đấng Sáng Tạo quyền năng nay trở thành một em bé, nghèo hèn, đơn sơ, nhỏ bé, như chúng ta. Đấng mà nếu không có Người, chúng ta không hiện hữu được, nay lại trở thành một thụ tạo mỏng giòn như chúng ta; Đấng Sáng Tạo ra khỏi tình yêu, tự do để vâng lời Chúa Cha đã xuống thế, cắm lều ở giữa chúng ta. Người thực sự trở thành một người như chúng ta. Người vui với niềm vui con người. Người buồn với nỗi buồn chúng ta. Người cũng đói khát, cũng bị cám dỗ; Người cũng trải qua mọi kinh nghiệm thường nhật của kiếp người, ngoại trừ tội lỗi. Người thực sự “cắm lều” ở giữa chúng ta. Người thực sự đã hội nhập, sống chết với điều kiện con người. Ôi, đây thật là một vinh dự lớn lao! Thật hạnh phúc vì chúng ta cũng thuộc về Thiên Chúa và Thiên Chúa thuộc về chúng ta.
Chúng ta hãy hình dung, nếu có một ai đó cao trọng đến viếng thăm gia đình chúng ta, chẳng hạn như một giám mục viếng thăm một gia đình giáo dân nghèo, chúng ta thường nghe họ nói: Lạy Chúa tôi, nhà con không đáng để Đức Cha đến viếng thăm! Chúng con bất xứng để được Đức Cha viếng thăm…” Đó cũng là vọng lại âm hưởng của lời mà viên đại đội trưởng trong Tin Mừng khi ông gặp Chúa Giêsu và chúng ta nói trước khi rước lễ: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con.” Đó là cách thức Thiên Chúa đến với chúng ta, khi Người trở thành một người bé mọn, để chúng ta có thể tới gần Người và yêu mến Người. Người trút bỏ mọi thứ vinh quang, địa vị của Thiên Chúa, để trở thành một người trong chúng ta; Người quả thật là Thiên Chúa ở với loài người. Nhờ đó, chúng ta có thể đến gần, đụng chạm tới Người và yêu mến Người.
Nhưng có một thực tế thật đáng buồn vì con người đã và đang khước từ Con Thiên Chúa. Sự hiện diện của Ngôi Lời Thiên Chúa trong cách thức nhân loại, trong con người Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta có sự đáp trả, nhưng thay vì đáp trả nhiều người khước từ Người. Đoạn Tin Mừng hôm nay không dấu diếm thực tại đáng buồn này: Người đến với gia nhân của mình. Nhưng gia nhân Người không tiếp nhận Người (Ga 1,11). Đây là điều đáng buồn vì Chúa Giêsu có thể bị từ chối bởi chúng ta. Con người không nhìn thấy nơi Người ánh sáng của Thiên Chúa, ánh rạng ngời của Chúa Cha, họ không nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa nơi Người. Nên họ không thấy và không đón nhận Người. Sự thật này có thể vẫn còn xảy ra hôm nay, cả trong ngày lễ Giáng Sinh: chúng ta đón nhận điều gì? Chúng ta đón nhận quà tặng, thích nhận phần thưởng và nhận lời mời đi dự tiệc… Chúng ta đón nhận rất nhiều món quà Giáng Sinh, cả những ân sủng và phúc lành nữa, nhưng có thể chúng ta không đón nhận chính Chúa Giêsu, là nhân vật chính của ngày lễ, là ánh sáng của Chúa Cha. Thật là một niềm vui lớn lao khi biết rằng Chúa Giêsu đến với chúng ta vì một mục đích như Tin Mừng Gioan nói: Người đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta để Người cho chúng ta quyền trở nên con Thiên Chúa (x. Ga 1,12). Người đến để chia sẻ với chúng ta quyền làm con của Người. Người đến để dẫn đưa chúng ta đến với Chúa Cha, vì Người là đường dẫn tới Thiên Chúa. Người đến để thần hóa chúng ta và làm cho chúng ta nên giống Người.
Như thế, lễ Giáng Sinh không phải là dịp làm cho chúng ta thu nhập nhiều hơn vì quà cáp; cũng không phải là ngày lễ hội để chúng ta vui chơi, ăn uống nhiều hơn v.v… Nhưng là ngày để đón nhận ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa đến với chúng ta qua Hài Nhi Giêsu. Ngôi Lời trở thành người phàm nhờ đó chúng ta được trở thành con Thiên Chúa. Đây chính là quà tặng lớn nhất mà chúng ta đón nhận nơi Chúa Giêsu, Đấng cứu độ chúng ta. Chúng ta hãy nhận biết hồng ân đó. Chúng ta hãy học biết sứ mạng và hồng ân mà Người mang đến cho chúng ta hôm nay khi đến chiêm ngắm và thờ lạy Hài Nhi Giêsu nơi hang đá. Người là Ngôi Lời hằng hữu, là Thiên Chúa, nay làm người để cứu độ chúng ta.
Kính chúc anh chị em một Mùa Giáng Sinh an lành, thánh đức và tràn đầy ân lộc của Chúa Hài Đồng Giêsu. Amen!
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - Nghệ An
Lễ Chúa Giáng Sinh - Thánh lễ Nửa đêm
Lm Jude Siciliano, OP
23:46 22/12/2018
Isaia 9: 1-6; T.vinh 95; Titô 2: 11-14; Luca 2: 1-14
Việc các thiên Thần hiện ra cho các mục đồng trên các cánh dồng là điều xãy ra tự nhiên trong các dịp trình bày về lễ Giáng Sinh. Trẻ con thuộc lòng lời các sừ thần nói với các người chăn chiên "Anh em đừng sợ..." Sau khi làm an lòng các mục đồng đang hoảng sợ, thiên thần tiếp tục nói với họ mà các học sinh lớp bốn đọc thuộc lòng lời sứ thần "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương".
Các bạn có thấy lời này đã thay đổi, khác với những lời mà chúng ta nhớ lúc chúng ta còn bé không? Nhất là trong các cuộc thi mừng giáng sinh chúng ta thường nói "bình an cho người thiện tâm..." Nói như thế thì hình như các người chăn chiên thuộc về các người thiện tâm. Hình như tin mừng một Đấng Cứu Độ sinh ra sẽ đem đến bình an chỉ cho những ai đã sẵn sàng và những người đó phải là người có “thiện tâm”.
Nhưng, thời Chúa Giêsu sinh ra, không ai quý các người chăn chiên cả. Ở đây, theo phúc âm, công việc chăm sóc đàn gia súc được kể như là việc làm ngay chính. Họ là những người chăn chuyên nghiệp, đi theo đàn chiên từ nơi này đến nơi khác, và họ cũng không được xem là những người ngoan đạo. Vì họ rày đây mai đó, nên đôi khi có ai thiếu một món gì có thể là do đánh rơi, nhưng người ta vẫn thường nghi cho họ đã đánh cắp.
Nếu chúng ta trình bày lễ Giáng Sinh chúng ta nên nhớ giữ lời sứ thần mới "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương". Câu này phù hợp rất chặc chẽ qua các lời thánh Luca trình bày tiếp theo. Trong suốt phúc âm thánh Luca, các người bé mọn là những người có khả năng nhận được tin mừng. Các người chăn chiên có thể không phải là những người sẵn sàng đón nhận tin mừng của Thiên Chúa cho toàn thể loài người, nhưng họ họ biết chắc một điều là khi nghe tin đó là họ hiểu ngay. Có thể trong lúc họ canh thức giữ đàn chiên, họ cầu nguyện bằng cách đọc các lời thánh vịnh trong Kinh Thánh. Dù vậy, thình lình họ được trông thấy ánh sáng bao vây họ. Và ánh sáng đó không có lý do gì tỏa ra cho họ, ngoại trừ bởi Thiên Chúa đã đoái thương họ và ban tình yêu thương của Ngài cho họ. Trong phúc âm này, những người bé mọn đã được ơn cứu chuộc nếu họ đón lấy ơn đó và họ biết rất nhiều nếu họ nghe tin đó.
Thiên Chúa là nguồn gốc của mọi sự tốt lành và Ngài sẵn sàng với chúng ta trong khi chúng ta cảm nghiệm lời phúc âm được rao lên lần nữa trong lễ Giáng Sinh cho tất cả chúng ta.
Đêm nay, bài trích sách ngôn sứ Isaia là một bài văn thơ tuyệt vời. Những lời văn tuyệt vời đó không che lấp sự khốn khổ bên trong lời văn. Ngôn sứ kêu gọi dân chúng đang "lần bước giữa tối tăm" vì họ đang bị đè nén bởi “...ách đã đè lên họ...” và còn bị “... cây gậy và ngọn roi của kẻ hà hiếp../”. Lời thơ văn nhấn mạnh đến sự đau khổ của một dân tộc bị đọa đày.
Nhưng bây giờ hoàn cảnh họ đã thay đổi. Họ "đã thấy một ánh sáng huy hoàng". Thiên Chúa đang hành động giữa họ. và chính Ngài là nguồn của "niềm hoan hỷ và nỗi vui mừng". Thật là một niềm vui được trông thấy sự cứu độ của Thiên Chúa ! Nếu Thiên Chúa có thể cứu độ chúng ta bây giờ, chúng ta phải hứa là chúng ta nhớ hành động của Ngài để lần sau khi chúng ta "lần bước giữa tối tăm", hay "sống trong vùng bóng tối" chúng ta sẽ được khuyến khích nhớ lại việc Thiên Chúa đã giúp chúng ta.
Chúng ta đang mừng Thiên Chúa chúng ta, Đấng đã cứu độ chúng ta trong quá khứ, và Ngài sẽ cứu độ lại đêm nay. Một khi tất cả các bóng tôi âm u đã phá tan, một ánh sáng huy hoàng chiếu rọi qua bóng tối. Em bé sinh ra cho chúng ta là dấu chỉ Thiên Chúa đang hành động cho chúng ta. Chúng ta sẽ phải nhớ tất cả những điều này, nhất là khi tối tăm bao trùm lại chúng ta, và chúng ta cảm thấy không xứng đáng lãnh nhận ơn huệ của Thiên Chúa. Nhưng, đêm nay chúng ta không chỉ mừng việc Thiên Chúa đã ban ơn huệ cho chúng ta vì "chúng ta là người thiện tâm". Thật ra, chúng ta mừng vì Thiên Chúa đã tự Ngài ban ơn trong em bé sinh ra mà ngôn sứ Isaia đã hứa . Bóng tối âm u đã trở thành ánh sáng vui mừng và hoan hỷ như trong lời thánh vịnh "Hát lên mừng Chúa một bài ca mới".
Lời văn trong phụng vụ có vẽ hơi trừu tượng. Những từ như "cứu độ", “cứu rỗi", “Triều Đại Thiên Chúa", "ân sủng", là những từ khó mà diễn tả, không những chi cho những người không có đức tin, mà ngay cả cho những tín hữu ngoan đạo. Lời văn trong Cựu Ước là câu chuyện về "ân sủng" nói về Thiên Chúa tự Ngài đưa tay cứu vớt kẻ bị tù đày, và tiếp tục tha thứ cho người tội lỗi. Hình như đêm nay chúng ta mừng không đủ. Chúng ta càng mừng thêm vì Thiên Chúa sẵn sàng cho chúng ta thấy ân sủng đó đến thế nào.
Trong lời văn mở đầu thơ thánh Phaolô nói "quả thế ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ". Nếu ân sủng không rõ ràng thì khó mà được diễn tả, nên Thiên Chúa đã biểu lộ ân sủng qua một người Con là Chúa Kitô Giêsu. Và Phaolô tóm tắt lại là "Vì chúng ta, Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta". Thành quả của sự biểu lộ của ân sủng qua Chúa Giêsu là gì? Dân đang lần bước giữa tối tăm của tội lỗi đã được "tẩy rửa". Và kết quả là chúng ta là một dân riêng của Thiên Chúa, mà thánh Phaolô tả là "hăng say làm việc thiện". Sự thay đổi đó xãy ra như thế nào trong chúng ta? Thật ra, nên lập lại là "ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ".
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
THE NATIVITY OF THE LORD (CHRISTMAS): MIDNIGHT
Isaiah 9: 1-6; Psalm 96; Titus 2: 11-14; Luke 2: 1-14
The appearance of the angel to the shepherds in the fields is a staple of every Christmas pageant. Children know the angel’s lines almost by heart, "Don’t be afraid...." After calming the frightened shepherds the angel continues to address them and you can hear the fourth graders reciting the next familiar line, "Glory to God in the highest and on earth peace to those on whom God’s favor rests."
Did you notice the variation from the older version of those lines which we still remember from when we had our parts in the school Christmas pageant? We used to say, "... peace to those of goodwill." Which made it sound like the shepherds fell under that rubric – "people of good will." It was as if the good news of the savior’s birth would bring a gift of peace to those already properly disposed, people of "good will" only.
But no one at the time of Jesus' birth would have held the shepherds in high regard. Let’s not make a quaint holy card out of this gospel scene. The very nature of their work and their itinerancy meant that shepherds lived a non-observant lifestyle. People would not have counted them among the devout or pious. They were here today and gone tomorrow and if something were missing, they would most likely get the blame.
If we are still using the older version of the Nativity play for our school pageants we need to make sure we change the important line to fit our revised, "Glory to God in the highest and on earth peace to those on whom God’s favor rests." For this rendition fits more closely with the way Luke’s gospel will unfold. Throughout this gospel the least likely will be the recipients of the good news, The shepherds may have been unlikely candidates to be the first to receive the news of God’s gracious gesture towards humanity, but they knew a good thing when they heard it. There they were, going about their work, "keeping night watch over their flock." They weren’t praying, or reciting memorized Bible verses. Still, they find themselves surrounded by the divine light for no other reason than God having decided to extend favor to them. On them God’s favor rests. In this gospel the misfits and the outcasts are offered salvation and they seize it. They know a good thing when they hear it.
God is the source of all goodness; is well disposed towards us and, as we experience in tonight’s Christmas gospel, is once again reaching out to all of us.
Tonight’s passage from Isaiah is a poetic gem. But the lovely language doesn’t cover up the agony behind the lines; it underlines it. A prophet is appealing to the people who have, "dwelt in the land of gloom," pressed down by "the yoke that burdened them..." under "the rod of their taskmaster." This is poetic language that highlights the pain of an enslaved people.
But now their condition is changing, they "have seen a great light." God is acting on their behalf and is the source of their "abundant joy and great rejoicing." How wonderful to experience God’s deliverance! If God can deliver us from trouble now, we need to promise ourselves to remember God’s gracious action so that the next time we "walk in darkness," or dwell "in the land of gloom," we will be encouraged by our memory of God’s past help.
We are celebrating our God who delivered the people in the past and is doing it again decisively tonight. Once and for all the gloom is lifted, for light has pierced our darkness. The child born to us is a sign that God is actively working on our behalf. We will need to remember all this, especially when gloom descends again and we feel unworthy of God’s goodness. But this celebration tonight isn’t about how God rewards us for being "people of good will." Rather, it’s about God’s goodwill already proven to us in the birth of the child Isaiah promised. What was gloom and darkness has turned into festivity and celebration. As we proclaim in our Psalm Response, "Sing to the Lord a new song."
Our religious language can sound abstract. Words like "salvation," "redemption," "Kingdom of God." "Grace" is one of those words; hard to visualize or describe, not only to nonbelievers, but even to devout Christians. The Old Testament is the story of grace, God freely reaching out to lift up the enslaved and continually forgiving the sinner. As if that weren’t enough, tonight we celebrate how far God is willing to go to show us what grace looks like.
Paul puts it succinctly in the opening line of tonight’s second reading when he says, "The grace of God has appeared...." In case grace seems too intangible and hard to describe, God has put a human face on grace – Jesus Christ. Again Paul sums it up, "... who gave himself for us to deliver us." What is the effect of the appearance of grace in Jesus? People who are weighed down by their sin are "cleansed." As a result we become a new people, whom Paul describes as "eager to do what is good." How did that change happen in us? Well, to repeat, "the grace of God has appeared."
Việc các thiên Thần hiện ra cho các mục đồng trên các cánh dồng là điều xãy ra tự nhiên trong các dịp trình bày về lễ Giáng Sinh. Trẻ con thuộc lòng lời các sừ thần nói với các người chăn chiên "Anh em đừng sợ..." Sau khi làm an lòng các mục đồng đang hoảng sợ, thiên thần tiếp tục nói với họ mà các học sinh lớp bốn đọc thuộc lòng lời sứ thần "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương".
Các bạn có thấy lời này đã thay đổi, khác với những lời mà chúng ta nhớ lúc chúng ta còn bé không? Nhất là trong các cuộc thi mừng giáng sinh chúng ta thường nói "bình an cho người thiện tâm..." Nói như thế thì hình như các người chăn chiên thuộc về các người thiện tâm. Hình như tin mừng một Đấng Cứu Độ sinh ra sẽ đem đến bình an chỉ cho những ai đã sẵn sàng và những người đó phải là người có “thiện tâm”.
Nhưng, thời Chúa Giêsu sinh ra, không ai quý các người chăn chiên cả. Ở đây, theo phúc âm, công việc chăm sóc đàn gia súc được kể như là việc làm ngay chính. Họ là những người chăn chuyên nghiệp, đi theo đàn chiên từ nơi này đến nơi khác, và họ cũng không được xem là những người ngoan đạo. Vì họ rày đây mai đó, nên đôi khi có ai thiếu một món gì có thể là do đánh rơi, nhưng người ta vẫn thường nghi cho họ đã đánh cắp.
Nếu chúng ta trình bày lễ Giáng Sinh chúng ta nên nhớ giữ lời sứ thần mới "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương". Câu này phù hợp rất chặc chẽ qua các lời thánh Luca trình bày tiếp theo. Trong suốt phúc âm thánh Luca, các người bé mọn là những người có khả năng nhận được tin mừng. Các người chăn chiên có thể không phải là những người sẵn sàng đón nhận tin mừng của Thiên Chúa cho toàn thể loài người, nhưng họ họ biết chắc một điều là khi nghe tin đó là họ hiểu ngay. Có thể trong lúc họ canh thức giữ đàn chiên, họ cầu nguyện bằng cách đọc các lời thánh vịnh trong Kinh Thánh. Dù vậy, thình lình họ được trông thấy ánh sáng bao vây họ. Và ánh sáng đó không có lý do gì tỏa ra cho họ, ngoại trừ bởi Thiên Chúa đã đoái thương họ và ban tình yêu thương của Ngài cho họ. Trong phúc âm này, những người bé mọn đã được ơn cứu chuộc nếu họ đón lấy ơn đó và họ biết rất nhiều nếu họ nghe tin đó.
Thiên Chúa là nguồn gốc của mọi sự tốt lành và Ngài sẵn sàng với chúng ta trong khi chúng ta cảm nghiệm lời phúc âm được rao lên lần nữa trong lễ Giáng Sinh cho tất cả chúng ta.
Đêm nay, bài trích sách ngôn sứ Isaia là một bài văn thơ tuyệt vời. Những lời văn tuyệt vời đó không che lấp sự khốn khổ bên trong lời văn. Ngôn sứ kêu gọi dân chúng đang "lần bước giữa tối tăm" vì họ đang bị đè nén bởi “...ách đã đè lên họ...” và còn bị “... cây gậy và ngọn roi của kẻ hà hiếp../”. Lời thơ văn nhấn mạnh đến sự đau khổ của một dân tộc bị đọa đày.
Nhưng bây giờ hoàn cảnh họ đã thay đổi. Họ "đã thấy một ánh sáng huy hoàng". Thiên Chúa đang hành động giữa họ. và chính Ngài là nguồn của "niềm hoan hỷ và nỗi vui mừng". Thật là một niềm vui được trông thấy sự cứu độ của Thiên Chúa ! Nếu Thiên Chúa có thể cứu độ chúng ta bây giờ, chúng ta phải hứa là chúng ta nhớ hành động của Ngài để lần sau khi chúng ta "lần bước giữa tối tăm", hay "sống trong vùng bóng tối" chúng ta sẽ được khuyến khích nhớ lại việc Thiên Chúa đã giúp chúng ta.
Chúng ta đang mừng Thiên Chúa chúng ta, Đấng đã cứu độ chúng ta trong quá khứ, và Ngài sẽ cứu độ lại đêm nay. Một khi tất cả các bóng tôi âm u đã phá tan, một ánh sáng huy hoàng chiếu rọi qua bóng tối. Em bé sinh ra cho chúng ta là dấu chỉ Thiên Chúa đang hành động cho chúng ta. Chúng ta sẽ phải nhớ tất cả những điều này, nhất là khi tối tăm bao trùm lại chúng ta, và chúng ta cảm thấy không xứng đáng lãnh nhận ơn huệ của Thiên Chúa. Nhưng, đêm nay chúng ta không chỉ mừng việc Thiên Chúa đã ban ơn huệ cho chúng ta vì "chúng ta là người thiện tâm". Thật ra, chúng ta mừng vì Thiên Chúa đã tự Ngài ban ơn trong em bé sinh ra mà ngôn sứ Isaia đã hứa . Bóng tối âm u đã trở thành ánh sáng vui mừng và hoan hỷ như trong lời thánh vịnh "Hát lên mừng Chúa một bài ca mới".
Lời văn trong phụng vụ có vẽ hơi trừu tượng. Những từ như "cứu độ", “cứu rỗi", “Triều Đại Thiên Chúa", "ân sủng", là những từ khó mà diễn tả, không những chi cho những người không có đức tin, mà ngay cả cho những tín hữu ngoan đạo. Lời văn trong Cựu Ước là câu chuyện về "ân sủng" nói về Thiên Chúa tự Ngài đưa tay cứu vớt kẻ bị tù đày, và tiếp tục tha thứ cho người tội lỗi. Hình như đêm nay chúng ta mừng không đủ. Chúng ta càng mừng thêm vì Thiên Chúa sẵn sàng cho chúng ta thấy ân sủng đó đến thế nào.
Trong lời văn mở đầu thơ thánh Phaolô nói "quả thế ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ". Nếu ân sủng không rõ ràng thì khó mà được diễn tả, nên Thiên Chúa đã biểu lộ ân sủng qua một người Con là Chúa Kitô Giêsu. Và Phaolô tóm tắt lại là "Vì chúng ta, Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta". Thành quả của sự biểu lộ của ân sủng qua Chúa Giêsu là gì? Dân đang lần bước giữa tối tăm của tội lỗi đã được "tẩy rửa". Và kết quả là chúng ta là một dân riêng của Thiên Chúa, mà thánh Phaolô tả là "hăng say làm việc thiện". Sự thay đổi đó xãy ra như thế nào trong chúng ta? Thật ra, nên lập lại là "ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ".
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
THE NATIVITY OF THE LORD (CHRISTMAS): MIDNIGHT
Isaiah 9: 1-6; Psalm 96; Titus 2: 11-14; Luke 2: 1-14
The appearance of the angel to the shepherds in the fields is a staple of every Christmas pageant. Children know the angel’s lines almost by heart, "Don’t be afraid...." After calming the frightened shepherds the angel continues to address them and you can hear the fourth graders reciting the next familiar line, "Glory to God in the highest and on earth peace to those on whom God’s favor rests."
Did you notice the variation from the older version of those lines which we still remember from when we had our parts in the school Christmas pageant? We used to say, "... peace to those of goodwill." Which made it sound like the shepherds fell under that rubric – "people of good will." It was as if the good news of the savior’s birth would bring a gift of peace to those already properly disposed, people of "good will" only.
But no one at the time of Jesus' birth would have held the shepherds in high regard. Let’s not make a quaint holy card out of this gospel scene. The very nature of their work and their itinerancy meant that shepherds lived a non-observant lifestyle. People would not have counted them among the devout or pious. They were here today and gone tomorrow and if something were missing, they would most likely get the blame.
If we are still using the older version of the Nativity play for our school pageants we need to make sure we change the important line to fit our revised, "Glory to God in the highest and on earth peace to those on whom God’s favor rests." For this rendition fits more closely with the way Luke’s gospel will unfold. Throughout this gospel the least likely will be the recipients of the good news, The shepherds may have been unlikely candidates to be the first to receive the news of God’s gracious gesture towards humanity, but they knew a good thing when they heard it. There they were, going about their work, "keeping night watch over their flock." They weren’t praying, or reciting memorized Bible verses. Still, they find themselves surrounded by the divine light for no other reason than God having decided to extend favor to them. On them God’s favor rests. In this gospel the misfits and the outcasts are offered salvation and they seize it. They know a good thing when they hear it.
God is the source of all goodness; is well disposed towards us and, as we experience in tonight’s Christmas gospel, is once again reaching out to all of us.
Tonight’s passage from Isaiah is a poetic gem. But the lovely language doesn’t cover up the agony behind the lines; it underlines it. A prophet is appealing to the people who have, "dwelt in the land of gloom," pressed down by "the yoke that burdened them..." under "the rod of their taskmaster." This is poetic language that highlights the pain of an enslaved people.
But now their condition is changing, they "have seen a great light." God is acting on their behalf and is the source of their "abundant joy and great rejoicing." How wonderful to experience God’s deliverance! If God can deliver us from trouble now, we need to promise ourselves to remember God’s gracious action so that the next time we "walk in darkness," or dwell "in the land of gloom," we will be encouraged by our memory of God’s past help.
We are celebrating our God who delivered the people in the past and is doing it again decisively tonight. Once and for all the gloom is lifted, for light has pierced our darkness. The child born to us is a sign that God is actively working on our behalf. We will need to remember all this, especially when gloom descends again and we feel unworthy of God’s goodness. But this celebration tonight isn’t about how God rewards us for being "people of good will." Rather, it’s about God’s goodwill already proven to us in the birth of the child Isaiah promised. What was gloom and darkness has turned into festivity and celebration. As we proclaim in our Psalm Response, "Sing to the Lord a new song."
Our religious language can sound abstract. Words like "salvation," "redemption," "Kingdom of God." "Grace" is one of those words; hard to visualize or describe, not only to nonbelievers, but even to devout Christians. The Old Testament is the story of grace, God freely reaching out to lift up the enslaved and continually forgiving the sinner. As if that weren’t enough, tonight we celebrate how far God is willing to go to show us what grace looks like.
Paul puts it succinctly in the opening line of tonight’s second reading when he says, "The grace of God has appeared...." In case grace seems too intangible and hard to describe, God has put a human face on grace – Jesus Christ. Again Paul sums it up, "... who gave himself for us to deliver us." What is the effect of the appearance of grace in Jesus? People who are weighed down by their sin are "cleansed." As a result we become a new people, whom Paul describes as "eager to do what is good." How did that change happen in us? Well, to repeat, "the grace of God has appeared."
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nguyên Văn Bài Diễn Văn Trước Giáo Triều nhân Lễ Giáng Sinh năm 2018 của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
01:25 22/12/2018
Theo tin Zenit và CNA, hồi 10 giờ 30 sáng ngày 21 tháng 12, Đức Phanxicô đã tiếp kiến Giáo Triều đến chúc mừng ngài nhân Lễ Giáng Sinh năm 2018. Trong bài diễn văn với họ, ngài đã cực lực kết án việc giáo sĩ lạm dụng tình dục, hứa hẹn rằng giới lãnh đạo Giáo Hội sẽ không bao giờ che đậy việc lạm dụng hay coi nhẹ nó nữa.
Ngài nói: “Xin hiểu rõ rằng trước những điều ghê tởm này, Giáo hội sẽ không chừa một nỗ lực nào để làm tất cả những gì cần thiết hòng đưa ra công lý bất cứ ai đã phạm những tội ác như vậy. Giáo hội sẽ không bao giờ tìm cách che giấu hoặc coi nhẹ bất cứ trường hợp nào”.
Ngài nói tiếp: “Không thể phủ nhận rằng một số người trong quá khứ, vì thiếu trách nhiệm, không tin tưởng, thiếu đào tạo, thiếu kinh nghiệm, hay thiển cận về thiêng liêng và nhân bản, đã xử lý nhiều trường hợp một cách thiếu nghiêm chỉnh và nhanh chóng như đáng lý phải làm. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Đây là sự lựa chọn và quyết định của toàn thể Giáo hội”.
Bài diễn văn dài 40 phút phần lớn tập chú vào “đại nạn lạm dụng và bất trung”.
Đức Giáo Hoàng đưa ra một sứ điệp kiên quyết với những “người tận hiến, những người được Chúa xức dầu, những người ngày nay ‘lạm dụng kẻ yếu thế, lợi dụng chức vụ và quyền hạn thuyết phục của mình’”
Với bàn tay rõ ràng run rẩy khi đọc bản văn soạn sẵn, Đức Phanxicô trực tiếp nói với các giáo sĩ lạm dụng rằng họ hãy chuẩn bị đương đầu với công lý. Ngài nói: “Với những ai lạm dụng các vị thành niên, tôi xin ngỏ lời này: hãy hoán cải và tự nộp mình cho công lý con người, và chuẩn bị lãnh công lý của Thiên Chúa”.
Ngài nói thêm: “Hãy nhớ lời lẽ của Chúa Kitô: ‘bất cứ ai gây cho một trong những người bé nhỏ tin vào Ta này phạm tội, thà quàng cối đá vào cổ họ và ném họ xuống biển sâu cho chết đuối. Khốn cho thế gian vì các gương mù gương xấu! Các gương mù cần xẩy ra nhưng khốn cho người nào gây ra gương mù”.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Đêm đã qua, ngày đã gần. Do đó, chúng ta hãy để qua một bên các việc làm của bóng tối và mặc lấy áo giáp của ánh sáng (Rm 13:12).
Tràn đầy niềm vui và hy vọng tỏa ra từ khuôn mặt của Hài Nhi Thánh, năm nay chúng ta lại tập hợp để trao đổi lời chúc mừng Lễ Giáng sinh, lưu tâm đến tất cả những niềm vui và cuộc đấu tranh của thế giới chúng ta và của Giáo hội.
Với anh chị em và các đồng sự, với tất cả những người phục vụ trong Giáo Triều, với các Đại diện Giáo hoàng và nhân viên của các Tòa Sứ Thần khác nhau, tôi gửi lời chúc tốt đẹp và thân ái của tôi cho một Lễ Giáng sinh đầy hồng phúc. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với sự tận tụy hàng ngày của anh chị trong việc phục vụ của Tòa thánh, Giáo hội và Người kế vị Thánh Phêrô. Cảm ơn anh chị em rất nhiều!
Cũng cho phép tôi được ngỏ lời chào đón nồng nhiệt đến Vị Phó của Phủ Quốc Vụ Khanh, Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra, người đã bắt đầu việc phục vụ đầy đòi hỏi và quan trọng của mình vào ngày 15 tháng 10 vừa qua. Sự kiện ngài phát xuất từ Venezuela đã tôn trọng tính Công Giáo của Giáo hội và sự cần thiết Giáo Hội phải tiếp tục mở rộng chân trời của mình đến tận cùng trái đất. Đức Tổng Giám Mục thân mến, xin chào mừng, và chúc cho công việc của ngài được nhiều điều tốt đẹp nhất !
Giáng sinh tràn ngập niềm vui và khiến chúng ta biết chắc rằng sẽ không có tội lỗi nào lớn hơn lòng thương xót của Thiên Chúa; không hành động nào của chúng ta có thể ngăn bình minh của ánh sáng thần thiêng của Người tái xuất hiện trong trái tim con người. Lễ mừng này mời gọi chúng ta đổi mới cam kết có tính Tin Mừng là loan báo Chúa Kitô, Đấng cứu độ trần gian và ánh sáng của vũ trụ. Chúa Kitô, ‘thánh thiện, không tì vết, không vẩn đục, (Dt 7:26) không biết tội lỗi (x. 2Cr 5:21) và chỉ đến để chuộc tội cho người ta (xem Dt 2:17).
Tuy nhiên, Giáo hội, luôn siết chặt tội nhân vào lòng mình, vừa thánh thiện vừa luôn cần được thanh tẩy, không ngừng đi theo con đường thống hối và đổi mới. Giáo Hội ‘dấn bước giữa những cuộc bách hại của thế giới và những niềm an ủi của Thiên Chúa, công bố thập giá và cái chết của Chúa cho đến khi Người đến (x. 1Cr 11:26). Nhưng nhờ quyền năng của Chúa phục sinh, Giáo Hội được ban sức mạnh để vượt qua, một cách kiên nhẫn và yêu thương, các nỗi buồn và khó khăn của mình, cả nỗi buồn và khó khăn từ bên trong lẫn những nỗi buồn và khó khăn từ bên ngoài, để có thể biểu lộ cho thế giới, một cách trung thành, mặc dù với bóng tối, mầu nhiệm của Chúa cho đến, cuối cùng, nó sẽ được tỏ lộ dưới ánh sáng trọn vẹn (Lumen Gentium, 8).
Trong niềm xác tín rằng ánh sáng luôn chứng tỏ mạnh hơn bóng tối, tôi muốn suy niệm với anh chị em về ánh sáng liên kết Giáng sinh (Chúa đến lần đầu trong khiêm nhường) với Tái Lâm (Parousia= lần đến thứ hai của Người trong vinh quang) và củng cố chúng ta trong niềm hy vọng không làm ta thất vọng. Đó là niềm hy vọng trên đó cuộc sống cá nhân chúng ta, và toàn bộ lịch sử Giáo hội và thế giới, phụ thuộc.
Chúa Giêsu được sinh ra trong một tình huống xã hội, chính trị và tôn giáo được đánh dấu bằng căng thẳng, bất ổn và u ám. Sự ra đời của Người, được chờ đợi bởi một số người, nhưng bị nhiều người khác từ khước, thể hiện luận lý học thần thánh không dừng lại trước sự ác, nhưng, thay vào đó, đã biến đổi nó từ từ nhưng chắc chắn thành sự thiện. Thế nhưng, nó cũng đưa ra ánh sáng thứ luận lý học ma mãnh (malign logic) biến đổi chính sự thiện thành sự ác, trong mưu toan giữ nhân loại mãi trong tuyệt vọng và bóng tối. Ánh sáng chiếu tỏa trong bóng tối và bóng tối không thắng vượt được nó (Ga 1: 5).
Mỗi năm, Lễ Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta rằng sự cứu rỗi của Thiên Chúa, được tự do ban cho toàn thể nhân loại, cho Giáo hội và đặc biệt cho chúng ta, những người được thánh hiến, không hành động độc lập với ý chí, sự hợp tác, tự do và nỗ lực hàng ngày của chúng ta. Ơn cứu rỗi là một hồng phúc phải được chấp nhận, nâng niu và làm phát sinh hoa trái (x. Mt 25: 14-30). Nói chung và đối với chúng ta nói riêng là những người được Chúa xức dầu và thánh hiến, làm Kitô hữu không có nghĩa là hành động như một nhóm ưu tuyển tự nghĩ rằng họ có Thiên Chúa ở trong túi, nhưng là những người biết rằng họ được Chúa yêu thương mặc dù là tội nhân không xứng đáng. Những người được thánh hiến không là gì ngoài là những người đầy tớ trong vườn nho của Chúa, những người phải giao nộp đúng kỳ mùa gặt và hoa lợi của nó cho chủ vườn nho (x. Mt 20: 1-16).
Sách thánh và lịch sử của Giáo hội cho thấy rõ rằng ngay cả những người được chọn cũng có thể thường xuyên tiến đến chỗ suy nghĩ và hành động như thể họ là chủ nhân của ơn cứu rỗi chứ không phải là người nhận lãnh nó, như những người giám sát các mầu nhiệm của Thiên Chúa chứ không phải các thừa tác viên khiêm tốn của chúng, như những người thu thuế chứ không phải là đầy tớ của đoàn chiên được giao phó họ chăm sóc.
Do kết quả của lòng nhiệt thành quá mức và sai lầm, thay vì bước theo Chúa, chúng ta thường hay tự đặt mình trước Người, như Thánh Phêrô, người dám khuyên can Thầy và do đó đáng bị những lời quở trách nặng nề nhất của Chúa Kitô: “Sa-tan! Hãy xéo khỏi Ta. Vì ngươi đã suy tưởng không phải việc của Thiên Chúa mà là việc của loài người (Mc 8, 33).
Anh chị em thân mến,
Năm nay, trong thế giới hỗn loạn của chúng ta, con thuyền Giáo hội đã trải nghiệm, và tiếp tục trải nghiệm, nhiều khoảnh khắc khó khăn, và vật lộn với gió mạnh và bão lớn. Nhiều người thấy mình hỏi Thầy Chí Thánh, Đấng xem ra đang mê ngủ: Thưa Thầy, Thầy không lưu tâm gì là chúng con sắp tiêu tùng cả hay sao? (Mc 4:38). Những người khác, chán nản với các báo cáo tin tức, đã bắt đầu mất niềm tin và từ bỏ Giáo Hội. Lại còn những người khác, vì sợ hãi, lợi ích cá nhân hoặc các mục đích khác, đã tìm cách tấn Công Giáo Hội và làm nặng nề thêm các vết thương của Giáo Hội. Trong khi đó, nhiều người khác không che giấu nỗi vui của họ khi thấy Giáo Hội gặp khó khăn. Tuy nhiên, nhiều người, vâng nhiều người khác, vẫn tiếp tục bám lấy Giáo Hội, trong niềm tin chắc chắn rằng, “cổng hỏa ngục sẽ không thắng thế được Giáo Hội” (Mt 16:18).
Trong khi đó, Nàng Dâu của Chúa Kitô vẫn tiến trên đường hành hương của mình giữa những niềm vui và phiền não, giữa những thành công và khó khăn từ bên trong và từ bên ngoài. Không còn nghi ngờ gì nữa, các khó khăn từ bên trong luôn là những khó khăn gây tổn thương và có tính hủy hoại nhất.
Các phiền não
Các phiền não quả là nhiều. Tất cả di dân kia, buộc phải rời bỏ quê hương của họ và liều mạng sống của họ, mất mạng hoặc sống sót chỉ để thấy các cánh cửa bị cấm và anh chị em của họ trong gia đình nhân loại của chúng ta quan tâm nhiều hơn đến lợi thế chính trị và quyền lực! Tất cả nỗi sợ và định kiến ấy! Tất cả những con người đó, và nhất là những đứa trẻ chết hàng ngày vì thiếu nước, thức ăn và thuốc men! Tất cả sự nghèo đói và thiếu thốn đó! Tất cả bạo lực đó nhắm vào những người dễ bị tổn thương và chống lại phụ nữ ấy! Tất cả những cuộc chiến tranh, cả tuyên bố lẫn không tuyên bố ấy. Tất cả máu vô tội tràn đổ hàng ngày ấy! Tất cả những điều vô nhân đạo và tàn bạo xung quanh chúng ta ấy! Tất cả những người cả ngày nay nữa đang bị tra tấn một cách có hệ thống trong các phòng giam của cảnh sát, trong các nhà tù và trại tị nạn ở nhiều nơi trên thế giới ấy!
Chúng ta cũng đang trải nghiệm một thời tử đạo mới. Dường như cuộc bách tàn khốc và độc ác của Đế quốc Rôma vẫn chưa kết thúc. Một Nêrông mới luôn được sinh ra để đàn áp các tín hữu chỉ vì đức tin của họ vào Chúa Kitô. Các nhóm cực đoan mới mọc lên và nhắm vào các nhà thờ, nơi thờ phượng, các thừa tác viên và các thành viên tín hữu. Các phe đảng và phe nhóm mới và cũ sống bằng cách nuôi dưỡng thù hận và thù nghịch với Chúa Kitô, với Giáo hội và các tín hữu. Biết bao nhiêu Kitô hữu ngay bây giờ đang chịu gánh nặng của sự bách hại, đẩy ra bên lề, kỳ thị và bất công trên khắp thế giới của chúng ta. Ấy thế nhưng, họ tiếp tục can đảm nhận lãnh cái chết hơn là bác bỏ Chúa Kitô. Ngay cả ngày nay, khó khăn xiết bao trong việc tự do thực hành đức tin ở mọi nơi trên thế giới nơi tự do tôn giáo và tự do lương tâm không hề hiện hữu.
Tấm gương anh hùng của các vị tử đạo và vô số người Samaritanô tốt lành - những người trẻ, các gia đình, các phong trào bác ái và thiện nguyện, và rất nhiều tín hữu và người thánh hiến - tuy nhiên, vẫn không thể khiến chúng ta bỏ qua sự phản chứng và tai tiếng do một số đứa con và thừa tác viên của Giáo hội đem lại.
Ở đây tôi sẽ tự giới hạn vào những tai họa của sự lạm dụng và bất trung.
Trong thời gian qua, Giáo hội đã cương quyết loại trừ tội ác lạm dụng, một tội ác kêu báo thù tới Chúa, tới Thiên Chúa, Đấng luôn lưu tâm đến những đau khổ của nhiều vị thành niên phải chịu vì các giáo sĩ và người thánh hiến: lạm dụng quyền lực và lương tâm và lạm dụng tình dục.
Trong các suy tư của riêng tôi về chủ đề đau đớn này, tôi đã nghĩ tới Vua David - một trong những người “được Chúa xức dầu” (xem 1 Sm 16:13; 2 Sm 11-12). Là một tổ tiên của Hài Nhi Thánh, Đấng cũng được gọi là “con trai của David”, Ông đã được chọn, được tôn làm vua và được Chúa xức dầu. Vậy mà Ông đã phạm ba tội một lần, ba lạm dụng nghiêm trọng một lúc: “Lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền và lạm dụng lương tâm”. Ba hình thức lạm dụng riêng biệt này dù sao cũng gặp nhau và chồng chéo lên nhau.
Như chúng ta đã biết, câu chuyện bắt đầu khi Vua, mặc dù là một chiến binh được chứng minh, đã ở nhà để giải trí, thay ra trận giữa dân Chúa. Vì sự thuận tiện và lợi ích của riêng mình, David lợi dụng địa vị làm vua (lạm dụng quyền lực). Là người được Chúa xức dầu, ông lại làm theo ý muốn riêng của mình, và do đó kích động sự suy đồi đạo đức không thể cưỡng lại và việc làm suy yếu lương tâm. Chính trong tình huống này, từ sân thượng cung điện, ông nhìn thấy Bathsheba, vợ của Uriah người Hittite, đang tắm (xem 2 Sm 11) và thèm muốn nàng. Ông cho triệu nàng và họ ăn nằm với nhau (lại một sự lạm dụng quyền lực nữa, cộng với lạm dụng tình dục). Ông lạm dụng một người đàn bà đã có chồng và để che giấu tội lỗi của mình, Ông cho gọi Uriah trở về và tìm cách bất thành thuyết phục ông ta qua đêm với vợ. Sau đó, ông ra lệnh cho vị chỉ huy quân đội của ông đẩy Uriah đến chỗ chết trận (một sự lạm dụng quyền lực nữa, cộng với việc lạm dụng lương tâm). Chuỗi tội lỗi chẳng bao lâu sau lan rộng và nhanh chóng trở thành một mạng lưới thối nát.
Những tia lửa lười biếng và dục vọng, và việc “bãi bỏ lính canh” là những điều châm ngòi cho chuỗi tội lỗi nghiêm trọng: ngoại tình, dối trá và giết người. Nghĩ rằng vì mình là vua, nên có thể có và làm bất cứ điều gì mình muốn, David cố gắng lừa dối người chồng của Bathsheba, dân của ông, chính ông và thậm chí cả Thiên Chúa. Nhà vua bỏ bê mối quan hệ của mình với Thiên Chúa, không tuân theo các điều răn thần thiêng, làm tổn hại sự chính trực đạo đức của chính mình, mà không hề cảm thấy tội lỗi. Người “được xức dầu” tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình như thể không có gì xảy ra. Mối quan tâm duy nhất của ông là giữ gìn hình ảnh của mình, để giữ thể diện của mình. Đối với “những người nghĩ rằng họ không phạm tội lỗi nặng nề nào đối với luật của Thiên Chúa có thể rơi vào tình trạng bơ phờ. Vì họ không thấy có gì nghiêm trọng để trách móc bản thân, nên họ không nhận ra rằng đời sống thiêng liêng của họ đã dần trở nên hâm hấp. Họ kết thúc ở thế suy yếu và hư hỏng (Gaudete et Exsultate, 164). Từ chỗ phạm tội, giờ đây, họ trở thành thối nát.
Ngày nay cũng vậy, có những người thánh hiến, người “được Chúa xức dầu”, lạm dụng những người yếu thế, lợi dụng địa vị và quyền lực thuyết phục của họ. Họ thực hiện những hành vi ghê tởm nhưng vẫn tiếp tục thực thi thừa tác vụ của mình như thể không có gì xảy ra. Họ không sợ Thiên Chúa hay sự phán xét của Người, mà chỉ sợ bị phát hiện và vạch mặt. Các thừa tác viên đang xé nát thân thể giáo hội, tạo nên các tai tiếng và làm mất uy tín nhiệm vụ cứu rỗi của Giáo Hội và các hy sinh của rất nhiều đồng huynh đệ của họ.
Ngày nay cũng thế, có nhiều ông David, cứ điềm nhiên bước vào mạng lưới thối nát và phản bội Thiên Chúa, các điều răn của Người, ơn gọi riêng của họ, Giáo hội, dân Chúa và niềm tín thác của những người bé nhỏ và gia đình họ. Đằng sau sự dễ chịu vô biên, hoạt động không lầm lỗi và khuôn mặt thiên thần của mình, họ thường che giấu một cách xấu hổ một con sói hung ác sẵn sàng nuốt chửng các linh hồn vô tội.
Những tội lỗi và tội ác của những người thánh hiến càng mang tì vết bởi sự bất trung và xấu hổ; họ làm méo mó gương mặt của Giáo hội và phá hoại uy tín của Giáo Hội. Bản thân Giáo hội, với những đứa con trung thành của mình, cũng là nạn nhân của những hành vi bất trung này và những tội lỗi thực sự của “vụ biển thủ” (peculation) này.
Anh chị em thân mến,
Xin hiểu rõ rằng trước những điều ghê tởm này, Giáo hội sẽ không chừa một nỗ lực nào để làm tất cả những gì cần thiết hòng đưa ra công lý bất cứ ai đã phạm những tội ác như vậy. Giáo hội sẽ không bao giờ tìm cách che giấu hoặc coi nhẹ bất cứ trường hợp nào. Không thể phủ nhận rằng một số người trong quá khứ, vì thiếu trách nhiệm, không tin tưởng, thiếu đào tạo, thiếu kinh nghiệm, hay thiển cận về thiêng liêng và nhân bản, đã xử lý nhiều trường hợp một cách thiếu nghiêm chỉnh và nhanh chóng như đáng lý phải làm. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Đây là sự lựa chọn và quyết định của toàn thể Giáo hội.
Tháng hai tới, Giáo hội sẽ lặp lại quyết tâm của mình trong việc theo đuổi một cách quảng đại con đường thanh tẩy. Giáo Hội sẽ đặt vấn đề, với sự giúp đỡ của các chuyên gia, làm thế nào để bảo vệ các trẻ em cách tốt nhất, tránh những thảm kịch này, mang lại sự chữa lành và phục hồi cho các nạn nhân, và để cải thiện việc huấn luyện trong các chủng viện. Một nỗ lực sẽ được thực hiện để biến các sai lầm quá khứ thành các cơ hội để loại trừ đại họa này, không những khỏi cơ thể của Giáo hội mà còn khỏi cơ thể của xã hội nữa. Vì nếu thảm kịch nghiêm trọng này có liên quan đến một số thừa tác viên thánh hiến, chúng ta có thể hỏi nó bắt rễ sâu xa như thế nào trong các xã hội và gia đình của chúng ta. Thành thử, Giáo hội sẽ không tự giới hạn vào việc chữa lành vết thương của chính mình, nhưng sẽ tìm cách đối phó thẳng thắn với cái ác từng gây ra cái chết từ từ của rất nhiều con người, trên bình diện luân lý, tâm lý và nhân bản.
Anh chị em thân mến,
Khi thảo luận về đại họa này, một số người, ngay trong Giáo hội, đã đổ trách nhiệm lên một số chuyên gia truyền thông, cáo buộc họ bỏ qua đa số áp đảo các trường hợp lạm dụng không do giáo sĩ vi phạm và cố tình muốn tạo ấn tượng sai lầm rằng tội ác này chỉ ảnh hưởng đến một mình Giáo Hội Công Giáo. Bản thân tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến những chuyên gia truyền thông đã trung thực và khách quan và tìm cách vạch mặt những kẻ săn mồi này và làm cho tiếng nói của các nạn nhân của họ được nghe thấy. Ngay cả khi nó chỉ liên quan đến một trường hợp lạm dụng duy nhất (một thứ gì đó tự nó vốn quái dị), Giáo hội cũng yêu cầu mọi người đừng im lặng nhưng đưa nó ra ánh sáng một cách khách quan, vì tai tiếng lớn hơn trong vấn đề này sẽ là tai tiếng che giấu sự thật.
Tất cả chúng ta hãy nhớ rằng chỉ có việc David gặp nhà tiên tri Nathan mới khiến ông hiểu được sự nghiêm trọng của tội lỗi mình. Ngày nay, chúng ta cần những Nathan mới để giúp nhiều David tự nâng mình thoát khỏi cuộc sống giả hình và đồi trụy. Xin vui lòng, chúng ta hãy giúp Mẹ Thánh Giáo hội trong nhiệm vụ khó khăn nhận ra các vụ thật khỏi các vụ giả, những lời buộc tội khỏi các lời vu khống, sự khiếu nại khỏi những lời nói bóng gió, tin đồn khỏi phỉ báng. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, vì người có tội có khả năng khéo léo che đậy dấu vết của họ, đến nỗi nhiều bà vợ, bà mẹ và chị em không thể phát hiện chúng nơi những người gần gũi nhất với họ: chồng, bố nuôi, ông nội, chú, anh em, hàng xóm, thầy giáo và những người tương tự. Các nạn nhân cũng vậy, được những kẻ săn mồi của họ lựa chọn cẩn thận, thường thích im lặng và sống trong nỗi sợ hãi xấu hổ và nỗi khiếp sợ bị bác bỏ.
Với những ai lạm dụng các vị thành niên, tôi xin ngỏ lời này: hãy hoán cải và tự nộp mình cho công lý con người, và chuẩn bị lãnh công lý của Thiên Chúa. Hãy nhớ lời lẽ của Chúa Kitô: ‘bất cứ ai gây cho một trong những người bé nhỏ tin vào Ta này phạm tội, thà quàng cối đá vào cổ họ và ném họ xuống biển sâu cho chết đuối. Khốn cho thế gian vì các gương mù gương xấu! Các gương mù cần xẩy ra nhưng khốn cho người nào gây ra gương mù!” (Mt 18:6-7).
Anh chị em thân mến,
Giờ đây, hãy cho tôi nói về một phiền não khác, đó là sự bất trung của những người phản bội ơn gọi, lời hứa có tuyên thệ của họ, sứ mệnh của họ và sự tận hiến của họ cho Thiên Chúa và Giáo hội. Họ ẩn đằng sau những ý tốt để đâm lưng anh chị em của họ và gieo cỏ dại, chia rẽ và hoang mang. Họ luôn tìm thấy những lời bào chữa, bao gồm cả những lời bào chữa trí thức và thiêng liêng, để tiến tới một cách điềm nhiên trên con đường dẫn đến sự hư hỏng.
Điều này không có gì mới trong lịch sử Giáo hội. Thánh Augustinô, khi nói về hạt giống tốt và cỏ dại, đã nói: thưa anh em, anh em có tin rằng cỏ dại không thể mọc lên trên cả ngai tòa các giám mục không? Anh em có nghĩ điều này chỉ thấy ở dưới thấp chứ không ở trên cao không? Trời cấm chúng ta làm cỏ dại!... Ngay trên ngai tòa các giám mục cũng có thể tìm thấy hạt tốt và cỏ dại; thậm chí trong các cộng đồng khác nhau của tín hữu, hạt tốt và cỏ dại vẫn có thể được tìm thấy (Bài giảng 73, 4: PL 38, 472).
Những lời trên của Thánh Augustinô thôi thúc chúng ta nhớ đến câu tục ngữ xưa: "Đường đến địa ngục được lát bằng những ý định tốt”. Chúng giúp chúng ta nhận ra rằng Tên Cám Dỗ, Tên Tố Cáo Vĩ Đại, là người mang chia rẽ, gieo rắc bất hòa, lén lút gây thù hằn, thuyết phục con cái Thiên Chúa và khiến họ nghi ngờ.
Đằng sau những người gieo cỏ dại này, chúng ta luôn tìm thấy ba mươi đồng tiền bạc. Do đó, hình ảnh David đưa chúng ta đến hình ảnh Judas Iscariot, một người đàn ông khác được Chúa chọn đã bán đứng Thầy mình và trao nộp Người chịu chết. David tội nhân và Judas Iscariot sẽ luôn có mặt trong Giáo hội, vì họ đại diện cho sự yếu đuối, vốn là một phần trong thân phận làm người của chúng ta. Họ là hình tượng của tội lỗi và tội ác phạm phải bởi những người được chọn và thánh hiến. Hợp nhất trong tính trầm trọng của tội lỗi họ, dù sao họ cũng khác nhau khi nói đến việc hoán cải. David ăn năn, tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa; Giuđa đã treo cổ tự tử.
Do đó, để làm cho ánh sáng Chúa Kitô tỏa sáng, tất cả chúng ta có nhiệm vụ chống lại mọi thối nát thiêng liêng, một điều còn “tệ hơn cả sự sa ngã của người tội lỗi, vì nó là một hình thức mù quáng thoải mái và tự thỏa mãn. Mọi thứ sau đó xem ra đều có thể chấp nhận được: lừa dối, vu khống, ích kỷ và các hình thức tự lấy mình làm tâm điểm khác, vì ‘ngay cả Satan cũng cải trang thành một thiên thần của ánh sáng (2 Cr 11:14). Solomon cũng đã kết thúc ngày giờ của mình như thế, trong khi David, người đã phạm tội rất nặng, đã có thể bù đắp cho sự ô nhục của mình” (Gaudete et Exsultate, 165).
Các niềm vui
Các niềm vui của chúng ta cũng nhiều trong năm qua. Ví dụ: kết quả thành công của Thượng hội đồng dành cho người trẻ; các tiến bộ đạt được trong việc cải tổ Giáo Triều; các nỗ lực đưa ra để đạt được sự rõ ràng và minh bạch trong các vấn đề tài chánh; công việc đáng khen của Văn phòng Tổng Thanh Lý và AIF; kết quả tốt mà IOR đã đạt được; Luật mới của Thị Quốc Vatican; Sắc lệnh về lao động ở Vatican và nhiều kết quả khác ít thấy hơn. Chúng ta có thể nghĩ tới các Chân Phúc và Thánh mới vốn là những “viên đá quý” trang trí cho khuôn mặt của Giáo hội và tỏa hy vọng, đức tin và ánh sáng cho thế giới của chúng ta. Ở đây phải đề cập đến mười chín vị tử đạo của Algeria mới đây: “Mười chín đời sống hiến mình cho Chúa Kitô, cho Tin mừng của Người và cho người dân Algeria... những mô hình của sự thánh thiện hàng ngày, sự thánh thiện của 'các vị thánh hàng xóm' (Thomas Georgeon, “Nel segno della fraternità”, L'Osservatore Romano, ngày 8 tháng 12 năm 2018, trang 6). Rồi còn số lượng lớn lao các tín hữu mỗi năm lãnh nhận phép rửa và do đó đổi mới tuổi trẻ của Giáo hội như một bà mẹ mắn con, và nhiều đứa con của bà trở về nhà và tái đón nhận đức tin và đời sống Kitô giáo. Tất cả các gia đình và cha mẹ ấy coi trọng đức tin của họ và hàng ngày truyền nó lại cho con cái họ bằng niềm vui tình yêu của họ (x. Amoris Laetitia, 259-290). Và chứng tá đưa ra bởi rất nhiều người trẻ đã can đảm chọn cuộc đời tận hiến và chức linh mục.
Một nguyên nhân đích thực khác của niềm vui là số lượng lớn những người đàn ông và đàn bà thánh hiến, giám mục và linh mục, những người hàng ngày sống ơn gọi của họ một cách trung thành, im lặng, thánh thiện và từ bỏ mình. Họ là những người thắp sáng bóng tối của nhân loại bằng chứng tá đức tin, tình yêu và đức ái. Những người làm việc kiên nhẫn, vì tình yêu dành cho Chúa Kitô và Tin Mừng của Người, nhân danh người nghèo, người bị áp bức và nhỏ bé nhất trong anh chị em của chúng ta; họ không tìm cách xuất hiện trên những trang báo đầu tiên hoặc nhận giải thưởng. Bỏ lại tất cả phía sau và hiến dâng cuộc sống của họ, họ mang ánh sáng đức tin đến bất cứ nơi nào Chúa Kitô bị bỏ rơi, khát nước, đói ăn, bị giam cầm và trần truồng (x. Mt 25: 31-46). Tôi đặc biệt nghĩ đến nhiều cha xứ hàng ngày cống hiến những tấm gương tốt cho dân Chúa, những linh mục gần gũi với các gia đình, biết tên mọi người và sống những cuộc sống giản dị, có đức tin, sốt sắng, thánh thiện và bác ái. Họ bị các phương tiện truyền thông đại chúng làm ngơ, nhưng nếu không có họ, bóng tối đã ngự trị rồi.
Anh chị em thân mến,
Khi nói đến ánh sáng, phiền não, David và Judas, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của một ý thức ngày càng tăng dẫn đến nghĩa vụ cảnh giác và bảo vệ đối với những người được giao phó việc cai quản trong các cơ cấu của đời sống giáo hội và thánh hiến. Thực thế, sức mạnh của bất cứ định chế nào đều không phụ thuộc vào việc bao gồm những người đàn ông và đàn bà bà hoàn thiện (một điều không thể có!), nhưng vào sự sẵn lòng thanh tẩy không ngừng, vào khả năng khiêm nhường thừa nhận lỗi lầm của mình và sửa chữa chúng; và vào khả năng chỗi dậy sau khi vấp ngã. Nó phụ thuộc vào việc nhìn thấy ánh sáng Giáng sinh tỏa ra từ máng cỏ ở Bethlehem, vào việc bước đi trên các nẻo đường lịch sử để cuối cùng tiến đến Tái Lâm.
Do đó, chúng ta cần mở rộng trái tim của chúng ta chào đón ánh sáng thực sự, là Chúa Giêsu Kitô. Người là ánh sáng có thể soi sáng cuộc đời và biến bóng tối của chúng ta thành ánh sáng; Ánh sáng của điều thiện chiến thắng điều ác; ánh sáng của tình yêu thắng vượt hận thù; ánh sáng của sự sống chiến thắng sự chết; ánh sáng thần thiêng biến mọi sự và mọi người thành ánh sáng. Người là ánh sáng của Thiên Chúa chúng ta: nghèo và giàu, thương xót và công bằng, hiện diện và giấu ẩn, nhỏ bé và vĩ đại.
Chúng ta hãy ghi nhớ đoạn văn tuyệt vời này của Thánh Macarius Cả, một Giáo Phụ ở sa mạc thế kỷ thứ tư, nói về Giáng sinh: Thiên Chúa tự làm cho mình nhỏ bé! Đấng không thể tiếp cận và không bị tạo dựng, trong sự tốt lành vô hạn và khôn tả của mình, đã lấy một thân xác và làm cho mình trở nên bé nhỏ. Trong lòng tốt của mình, Người xuống khỏi vinh quang của mình. Không ai ở trên trời hay dưới đất có thể nắm bắt được sự vĩ đại của Thiên Chúa, và không ai ở trên trời hay dưới đất có thể nắm bắt được cách Chúa làm cho mình nghèo và nhỏ bé vì người nghèo và người nhỏ bé. Sự vĩ đại của Người không thể hiểu được như thế nào, thì sự yếu đuối của Người cũng không thể hiểu được như vậy” (xem Ps.-Macarius, Bài giảng IV, 9-10; XXII, 7: PG 34: 479-480; 737-738).
Chúng ta hãy nhớ rằng Giáng sinh là ngày lễ của Thiên Chúa vĩ đại, người làm cho mình trở nên nhỏ bé và trong sự yếu đuối của mình không ngừng trở nên vĩ đại. Và trong phép biện chứng vĩ đại và nhỏ bé này, chúng ta tìm thấy tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa. Sự vĩ đại trở nên nhỏ bé và sự yếu đuối trở thành vĩ đại (Homily in Santa Marta, 14 tháng 12 năm 2017; xem Homily ở Santa Marta, 25 tháng 4 năm 2013).
Mỗi năm, Lễ Giáng sinh cho chúng ta sự chắc chắn này: ánh sáng của Thiên Chúa sẽ tiếp tục tỏa sáng, bất chấp sự khốn cùng của con người. Nó cho chúng ta sự chắc chắn này: Giáo hội sẽ trồi lên đẹp đẽ hơn nhiều từ những khổ nạn này, sẽ thanh khiết và rạng rỡ hơn. Tất cả những tội lỗi và thiếu sót cũng như tội ác do một số con cái của Giáo hội phạm sẽ không bao giờ có thể làm mất vẻ đẹp khuôn mặt của Giáo Hội. Thật vậy, thậm chí chúng còn là một bằng chứng chắc chắn cho thấy sức mạnh của Giáo Hội không phụ thuộc chúng ta mà cuối cùng phụ thuộc Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu độ của thế giới và ánh sáng của vũ trụ, Đấng yêu thương và hiến mạng sống cho Giáo Hội. Lễ Giáng sinh cho chúng ta sự chắc chắn này: những sự ác nghiêm trọng mà một số người vấp phạm sẽ không bao giờ có thể che mờ tất cả những điều tốt đẹp mà Giáo hội đã tự do thực hiện trên thế giới. Lễ Giáng sinh mang lại sự chắc chắn này: sức mạnh thực sự của Giáo hội và các cố gắng hàng ngày của chúng ta, thường ẩn giấu, nằm ở nơi Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn và bảo vệ Giáo Hội trong mọi thời đại, biến cả tội lỗi thành cơ hội tha thứ, biến thất bại thành cơ hội đổi mới, và biến cái ác thành một cơ hội để thanh tẩy và chiến thắng.
Cảm ơn anh chị em rất nhiều và chúc mọi người một Giáng sinh vui vẻ!
Ngài nói: “Xin hiểu rõ rằng trước những điều ghê tởm này, Giáo hội sẽ không chừa một nỗ lực nào để làm tất cả những gì cần thiết hòng đưa ra công lý bất cứ ai đã phạm những tội ác như vậy. Giáo hội sẽ không bao giờ tìm cách che giấu hoặc coi nhẹ bất cứ trường hợp nào”.
Ngài nói tiếp: “Không thể phủ nhận rằng một số người trong quá khứ, vì thiếu trách nhiệm, không tin tưởng, thiếu đào tạo, thiếu kinh nghiệm, hay thiển cận về thiêng liêng và nhân bản, đã xử lý nhiều trường hợp một cách thiếu nghiêm chỉnh và nhanh chóng như đáng lý phải làm. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Đây là sự lựa chọn và quyết định của toàn thể Giáo hội”.
Bài diễn văn dài 40 phút phần lớn tập chú vào “đại nạn lạm dụng và bất trung”.
Đức Giáo Hoàng đưa ra một sứ điệp kiên quyết với những “người tận hiến, những người được Chúa xức dầu, những người ngày nay ‘lạm dụng kẻ yếu thế, lợi dụng chức vụ và quyền hạn thuyết phục của mình’”
Với bàn tay rõ ràng run rẩy khi đọc bản văn soạn sẵn, Đức Phanxicô trực tiếp nói với các giáo sĩ lạm dụng rằng họ hãy chuẩn bị đương đầu với công lý. Ngài nói: “Với những ai lạm dụng các vị thành niên, tôi xin ngỏ lời này: hãy hoán cải và tự nộp mình cho công lý con người, và chuẩn bị lãnh công lý của Thiên Chúa”.
Ngài nói thêm: “Hãy nhớ lời lẽ của Chúa Kitô: ‘bất cứ ai gây cho một trong những người bé nhỏ tin vào Ta này phạm tội, thà quàng cối đá vào cổ họ và ném họ xuống biển sâu cho chết đuối. Khốn cho thế gian vì các gương mù gương xấu! Các gương mù cần xẩy ra nhưng khốn cho người nào gây ra gương mù”.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Đêm đã qua, ngày đã gần. Do đó, chúng ta hãy để qua một bên các việc làm của bóng tối và mặc lấy áo giáp của ánh sáng (Rm 13:12).
Tràn đầy niềm vui và hy vọng tỏa ra từ khuôn mặt của Hài Nhi Thánh, năm nay chúng ta lại tập hợp để trao đổi lời chúc mừng Lễ Giáng sinh, lưu tâm đến tất cả những niềm vui và cuộc đấu tranh của thế giới chúng ta và của Giáo hội.
Với anh chị em và các đồng sự, với tất cả những người phục vụ trong Giáo Triều, với các Đại diện Giáo hoàng và nhân viên của các Tòa Sứ Thần khác nhau, tôi gửi lời chúc tốt đẹp và thân ái của tôi cho một Lễ Giáng sinh đầy hồng phúc. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với sự tận tụy hàng ngày của anh chị trong việc phục vụ của Tòa thánh, Giáo hội và Người kế vị Thánh Phêrô. Cảm ơn anh chị em rất nhiều!
Cũng cho phép tôi được ngỏ lời chào đón nồng nhiệt đến Vị Phó của Phủ Quốc Vụ Khanh, Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra, người đã bắt đầu việc phục vụ đầy đòi hỏi và quan trọng của mình vào ngày 15 tháng 10 vừa qua. Sự kiện ngài phát xuất từ Venezuela đã tôn trọng tính Công Giáo của Giáo hội và sự cần thiết Giáo Hội phải tiếp tục mở rộng chân trời của mình đến tận cùng trái đất. Đức Tổng Giám Mục thân mến, xin chào mừng, và chúc cho công việc của ngài được nhiều điều tốt đẹp nhất !
Giáng sinh tràn ngập niềm vui và khiến chúng ta biết chắc rằng sẽ không có tội lỗi nào lớn hơn lòng thương xót của Thiên Chúa; không hành động nào của chúng ta có thể ngăn bình minh của ánh sáng thần thiêng của Người tái xuất hiện trong trái tim con người. Lễ mừng này mời gọi chúng ta đổi mới cam kết có tính Tin Mừng là loan báo Chúa Kitô, Đấng cứu độ trần gian và ánh sáng của vũ trụ. Chúa Kitô, ‘thánh thiện, không tì vết, không vẩn đục, (Dt 7:26) không biết tội lỗi (x. 2Cr 5:21) và chỉ đến để chuộc tội cho người ta (xem Dt 2:17).
Tuy nhiên, Giáo hội, luôn siết chặt tội nhân vào lòng mình, vừa thánh thiện vừa luôn cần được thanh tẩy, không ngừng đi theo con đường thống hối và đổi mới. Giáo Hội ‘dấn bước giữa những cuộc bách hại của thế giới và những niềm an ủi của Thiên Chúa, công bố thập giá và cái chết của Chúa cho đến khi Người đến (x. 1Cr 11:26). Nhưng nhờ quyền năng của Chúa phục sinh, Giáo Hội được ban sức mạnh để vượt qua, một cách kiên nhẫn và yêu thương, các nỗi buồn và khó khăn của mình, cả nỗi buồn và khó khăn từ bên trong lẫn những nỗi buồn và khó khăn từ bên ngoài, để có thể biểu lộ cho thế giới, một cách trung thành, mặc dù với bóng tối, mầu nhiệm của Chúa cho đến, cuối cùng, nó sẽ được tỏ lộ dưới ánh sáng trọn vẹn (Lumen Gentium, 8).
Trong niềm xác tín rằng ánh sáng luôn chứng tỏ mạnh hơn bóng tối, tôi muốn suy niệm với anh chị em về ánh sáng liên kết Giáng sinh (Chúa đến lần đầu trong khiêm nhường) với Tái Lâm (Parousia= lần đến thứ hai của Người trong vinh quang) và củng cố chúng ta trong niềm hy vọng không làm ta thất vọng. Đó là niềm hy vọng trên đó cuộc sống cá nhân chúng ta, và toàn bộ lịch sử Giáo hội và thế giới, phụ thuộc.
Chúa Giêsu được sinh ra trong một tình huống xã hội, chính trị và tôn giáo được đánh dấu bằng căng thẳng, bất ổn và u ám. Sự ra đời của Người, được chờ đợi bởi một số người, nhưng bị nhiều người khác từ khước, thể hiện luận lý học thần thánh không dừng lại trước sự ác, nhưng, thay vào đó, đã biến đổi nó từ từ nhưng chắc chắn thành sự thiện. Thế nhưng, nó cũng đưa ra ánh sáng thứ luận lý học ma mãnh (malign logic) biến đổi chính sự thiện thành sự ác, trong mưu toan giữ nhân loại mãi trong tuyệt vọng và bóng tối. Ánh sáng chiếu tỏa trong bóng tối và bóng tối không thắng vượt được nó (Ga 1: 5).
Mỗi năm, Lễ Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta rằng sự cứu rỗi của Thiên Chúa, được tự do ban cho toàn thể nhân loại, cho Giáo hội và đặc biệt cho chúng ta, những người được thánh hiến, không hành động độc lập với ý chí, sự hợp tác, tự do và nỗ lực hàng ngày của chúng ta. Ơn cứu rỗi là một hồng phúc phải được chấp nhận, nâng niu và làm phát sinh hoa trái (x. Mt 25: 14-30). Nói chung và đối với chúng ta nói riêng là những người được Chúa xức dầu và thánh hiến, làm Kitô hữu không có nghĩa là hành động như một nhóm ưu tuyển tự nghĩ rằng họ có Thiên Chúa ở trong túi, nhưng là những người biết rằng họ được Chúa yêu thương mặc dù là tội nhân không xứng đáng. Những người được thánh hiến không là gì ngoài là những người đầy tớ trong vườn nho của Chúa, những người phải giao nộp đúng kỳ mùa gặt và hoa lợi của nó cho chủ vườn nho (x. Mt 20: 1-16).
Sách thánh và lịch sử của Giáo hội cho thấy rõ rằng ngay cả những người được chọn cũng có thể thường xuyên tiến đến chỗ suy nghĩ và hành động như thể họ là chủ nhân của ơn cứu rỗi chứ không phải là người nhận lãnh nó, như những người giám sát các mầu nhiệm của Thiên Chúa chứ không phải các thừa tác viên khiêm tốn của chúng, như những người thu thuế chứ không phải là đầy tớ của đoàn chiên được giao phó họ chăm sóc.
Do kết quả của lòng nhiệt thành quá mức và sai lầm, thay vì bước theo Chúa, chúng ta thường hay tự đặt mình trước Người, như Thánh Phêrô, người dám khuyên can Thầy và do đó đáng bị những lời quở trách nặng nề nhất của Chúa Kitô: “Sa-tan! Hãy xéo khỏi Ta. Vì ngươi đã suy tưởng không phải việc của Thiên Chúa mà là việc của loài người (Mc 8, 33).
Anh chị em thân mến,
Năm nay, trong thế giới hỗn loạn của chúng ta, con thuyền Giáo hội đã trải nghiệm, và tiếp tục trải nghiệm, nhiều khoảnh khắc khó khăn, và vật lộn với gió mạnh và bão lớn. Nhiều người thấy mình hỏi Thầy Chí Thánh, Đấng xem ra đang mê ngủ: Thưa Thầy, Thầy không lưu tâm gì là chúng con sắp tiêu tùng cả hay sao? (Mc 4:38). Những người khác, chán nản với các báo cáo tin tức, đã bắt đầu mất niềm tin và từ bỏ Giáo Hội. Lại còn những người khác, vì sợ hãi, lợi ích cá nhân hoặc các mục đích khác, đã tìm cách tấn Công Giáo Hội và làm nặng nề thêm các vết thương của Giáo Hội. Trong khi đó, nhiều người khác không che giấu nỗi vui của họ khi thấy Giáo Hội gặp khó khăn. Tuy nhiên, nhiều người, vâng nhiều người khác, vẫn tiếp tục bám lấy Giáo Hội, trong niềm tin chắc chắn rằng, “cổng hỏa ngục sẽ không thắng thế được Giáo Hội” (Mt 16:18).
Trong khi đó, Nàng Dâu của Chúa Kitô vẫn tiến trên đường hành hương của mình giữa những niềm vui và phiền não, giữa những thành công và khó khăn từ bên trong và từ bên ngoài. Không còn nghi ngờ gì nữa, các khó khăn từ bên trong luôn là những khó khăn gây tổn thương và có tính hủy hoại nhất.
Các phiền não
Các phiền não quả là nhiều. Tất cả di dân kia, buộc phải rời bỏ quê hương của họ và liều mạng sống của họ, mất mạng hoặc sống sót chỉ để thấy các cánh cửa bị cấm và anh chị em của họ trong gia đình nhân loại của chúng ta quan tâm nhiều hơn đến lợi thế chính trị và quyền lực! Tất cả nỗi sợ và định kiến ấy! Tất cả những con người đó, và nhất là những đứa trẻ chết hàng ngày vì thiếu nước, thức ăn và thuốc men! Tất cả sự nghèo đói và thiếu thốn đó! Tất cả bạo lực đó nhắm vào những người dễ bị tổn thương và chống lại phụ nữ ấy! Tất cả những cuộc chiến tranh, cả tuyên bố lẫn không tuyên bố ấy. Tất cả máu vô tội tràn đổ hàng ngày ấy! Tất cả những điều vô nhân đạo và tàn bạo xung quanh chúng ta ấy! Tất cả những người cả ngày nay nữa đang bị tra tấn một cách có hệ thống trong các phòng giam của cảnh sát, trong các nhà tù và trại tị nạn ở nhiều nơi trên thế giới ấy!
Chúng ta cũng đang trải nghiệm một thời tử đạo mới. Dường như cuộc bách tàn khốc và độc ác của Đế quốc Rôma vẫn chưa kết thúc. Một Nêrông mới luôn được sinh ra để đàn áp các tín hữu chỉ vì đức tin của họ vào Chúa Kitô. Các nhóm cực đoan mới mọc lên và nhắm vào các nhà thờ, nơi thờ phượng, các thừa tác viên và các thành viên tín hữu. Các phe đảng và phe nhóm mới và cũ sống bằng cách nuôi dưỡng thù hận và thù nghịch với Chúa Kitô, với Giáo hội và các tín hữu. Biết bao nhiêu Kitô hữu ngay bây giờ đang chịu gánh nặng của sự bách hại, đẩy ra bên lề, kỳ thị và bất công trên khắp thế giới của chúng ta. Ấy thế nhưng, họ tiếp tục can đảm nhận lãnh cái chết hơn là bác bỏ Chúa Kitô. Ngay cả ngày nay, khó khăn xiết bao trong việc tự do thực hành đức tin ở mọi nơi trên thế giới nơi tự do tôn giáo và tự do lương tâm không hề hiện hữu.
Tấm gương anh hùng của các vị tử đạo và vô số người Samaritanô tốt lành - những người trẻ, các gia đình, các phong trào bác ái và thiện nguyện, và rất nhiều tín hữu và người thánh hiến - tuy nhiên, vẫn không thể khiến chúng ta bỏ qua sự phản chứng và tai tiếng do một số đứa con và thừa tác viên của Giáo hội đem lại.
Ở đây tôi sẽ tự giới hạn vào những tai họa của sự lạm dụng và bất trung.
Trong thời gian qua, Giáo hội đã cương quyết loại trừ tội ác lạm dụng, một tội ác kêu báo thù tới Chúa, tới Thiên Chúa, Đấng luôn lưu tâm đến những đau khổ của nhiều vị thành niên phải chịu vì các giáo sĩ và người thánh hiến: lạm dụng quyền lực và lương tâm và lạm dụng tình dục.
Trong các suy tư của riêng tôi về chủ đề đau đớn này, tôi đã nghĩ tới Vua David - một trong những người “được Chúa xức dầu” (xem 1 Sm 16:13; 2 Sm 11-12). Là một tổ tiên của Hài Nhi Thánh, Đấng cũng được gọi là “con trai của David”, Ông đã được chọn, được tôn làm vua và được Chúa xức dầu. Vậy mà Ông đã phạm ba tội một lần, ba lạm dụng nghiêm trọng một lúc: “Lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền và lạm dụng lương tâm”. Ba hình thức lạm dụng riêng biệt này dù sao cũng gặp nhau và chồng chéo lên nhau.
Như chúng ta đã biết, câu chuyện bắt đầu khi Vua, mặc dù là một chiến binh được chứng minh, đã ở nhà để giải trí, thay ra trận giữa dân Chúa. Vì sự thuận tiện và lợi ích của riêng mình, David lợi dụng địa vị làm vua (lạm dụng quyền lực). Là người được Chúa xức dầu, ông lại làm theo ý muốn riêng của mình, và do đó kích động sự suy đồi đạo đức không thể cưỡng lại và việc làm suy yếu lương tâm. Chính trong tình huống này, từ sân thượng cung điện, ông nhìn thấy Bathsheba, vợ của Uriah người Hittite, đang tắm (xem 2 Sm 11) và thèm muốn nàng. Ông cho triệu nàng và họ ăn nằm với nhau (lại một sự lạm dụng quyền lực nữa, cộng với lạm dụng tình dục). Ông lạm dụng một người đàn bà đã có chồng và để che giấu tội lỗi của mình, Ông cho gọi Uriah trở về và tìm cách bất thành thuyết phục ông ta qua đêm với vợ. Sau đó, ông ra lệnh cho vị chỉ huy quân đội của ông đẩy Uriah đến chỗ chết trận (một sự lạm dụng quyền lực nữa, cộng với việc lạm dụng lương tâm). Chuỗi tội lỗi chẳng bao lâu sau lan rộng và nhanh chóng trở thành một mạng lưới thối nát.
Những tia lửa lười biếng và dục vọng, và việc “bãi bỏ lính canh” là những điều châm ngòi cho chuỗi tội lỗi nghiêm trọng: ngoại tình, dối trá và giết người. Nghĩ rằng vì mình là vua, nên có thể có và làm bất cứ điều gì mình muốn, David cố gắng lừa dối người chồng của Bathsheba, dân của ông, chính ông và thậm chí cả Thiên Chúa. Nhà vua bỏ bê mối quan hệ của mình với Thiên Chúa, không tuân theo các điều răn thần thiêng, làm tổn hại sự chính trực đạo đức của chính mình, mà không hề cảm thấy tội lỗi. Người “được xức dầu” tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình như thể không có gì xảy ra. Mối quan tâm duy nhất của ông là giữ gìn hình ảnh của mình, để giữ thể diện của mình. Đối với “những người nghĩ rằng họ không phạm tội lỗi nặng nề nào đối với luật của Thiên Chúa có thể rơi vào tình trạng bơ phờ. Vì họ không thấy có gì nghiêm trọng để trách móc bản thân, nên họ không nhận ra rằng đời sống thiêng liêng của họ đã dần trở nên hâm hấp. Họ kết thúc ở thế suy yếu và hư hỏng (Gaudete et Exsultate, 164). Từ chỗ phạm tội, giờ đây, họ trở thành thối nát.
Ngày nay cũng vậy, có những người thánh hiến, người “được Chúa xức dầu”, lạm dụng những người yếu thế, lợi dụng địa vị và quyền lực thuyết phục của họ. Họ thực hiện những hành vi ghê tởm nhưng vẫn tiếp tục thực thi thừa tác vụ của mình như thể không có gì xảy ra. Họ không sợ Thiên Chúa hay sự phán xét của Người, mà chỉ sợ bị phát hiện và vạch mặt. Các thừa tác viên đang xé nát thân thể giáo hội, tạo nên các tai tiếng và làm mất uy tín nhiệm vụ cứu rỗi của Giáo Hội và các hy sinh của rất nhiều đồng huynh đệ của họ.
Ngày nay cũng thế, có nhiều ông David, cứ điềm nhiên bước vào mạng lưới thối nát và phản bội Thiên Chúa, các điều răn của Người, ơn gọi riêng của họ, Giáo hội, dân Chúa và niềm tín thác của những người bé nhỏ và gia đình họ. Đằng sau sự dễ chịu vô biên, hoạt động không lầm lỗi và khuôn mặt thiên thần của mình, họ thường che giấu một cách xấu hổ một con sói hung ác sẵn sàng nuốt chửng các linh hồn vô tội.
Những tội lỗi và tội ác của những người thánh hiến càng mang tì vết bởi sự bất trung và xấu hổ; họ làm méo mó gương mặt của Giáo hội và phá hoại uy tín của Giáo Hội. Bản thân Giáo hội, với những đứa con trung thành của mình, cũng là nạn nhân của những hành vi bất trung này và những tội lỗi thực sự của “vụ biển thủ” (peculation) này.
Anh chị em thân mến,
Xin hiểu rõ rằng trước những điều ghê tởm này, Giáo hội sẽ không chừa một nỗ lực nào để làm tất cả những gì cần thiết hòng đưa ra công lý bất cứ ai đã phạm những tội ác như vậy. Giáo hội sẽ không bao giờ tìm cách che giấu hoặc coi nhẹ bất cứ trường hợp nào. Không thể phủ nhận rằng một số người trong quá khứ, vì thiếu trách nhiệm, không tin tưởng, thiếu đào tạo, thiếu kinh nghiệm, hay thiển cận về thiêng liêng và nhân bản, đã xử lý nhiều trường hợp một cách thiếu nghiêm chỉnh và nhanh chóng như đáng lý phải làm. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Đây là sự lựa chọn và quyết định của toàn thể Giáo hội.
Tháng hai tới, Giáo hội sẽ lặp lại quyết tâm của mình trong việc theo đuổi một cách quảng đại con đường thanh tẩy. Giáo Hội sẽ đặt vấn đề, với sự giúp đỡ của các chuyên gia, làm thế nào để bảo vệ các trẻ em cách tốt nhất, tránh những thảm kịch này, mang lại sự chữa lành và phục hồi cho các nạn nhân, và để cải thiện việc huấn luyện trong các chủng viện. Một nỗ lực sẽ được thực hiện để biến các sai lầm quá khứ thành các cơ hội để loại trừ đại họa này, không những khỏi cơ thể của Giáo hội mà còn khỏi cơ thể của xã hội nữa. Vì nếu thảm kịch nghiêm trọng này có liên quan đến một số thừa tác viên thánh hiến, chúng ta có thể hỏi nó bắt rễ sâu xa như thế nào trong các xã hội và gia đình của chúng ta. Thành thử, Giáo hội sẽ không tự giới hạn vào việc chữa lành vết thương của chính mình, nhưng sẽ tìm cách đối phó thẳng thắn với cái ác từng gây ra cái chết từ từ của rất nhiều con người, trên bình diện luân lý, tâm lý và nhân bản.
Anh chị em thân mến,
Khi thảo luận về đại họa này, một số người, ngay trong Giáo hội, đã đổ trách nhiệm lên một số chuyên gia truyền thông, cáo buộc họ bỏ qua đa số áp đảo các trường hợp lạm dụng không do giáo sĩ vi phạm và cố tình muốn tạo ấn tượng sai lầm rằng tội ác này chỉ ảnh hưởng đến một mình Giáo Hội Công Giáo. Bản thân tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến những chuyên gia truyền thông đã trung thực và khách quan và tìm cách vạch mặt những kẻ săn mồi này và làm cho tiếng nói của các nạn nhân của họ được nghe thấy. Ngay cả khi nó chỉ liên quan đến một trường hợp lạm dụng duy nhất (một thứ gì đó tự nó vốn quái dị), Giáo hội cũng yêu cầu mọi người đừng im lặng nhưng đưa nó ra ánh sáng một cách khách quan, vì tai tiếng lớn hơn trong vấn đề này sẽ là tai tiếng che giấu sự thật.
Tất cả chúng ta hãy nhớ rằng chỉ có việc David gặp nhà tiên tri Nathan mới khiến ông hiểu được sự nghiêm trọng của tội lỗi mình. Ngày nay, chúng ta cần những Nathan mới để giúp nhiều David tự nâng mình thoát khỏi cuộc sống giả hình và đồi trụy. Xin vui lòng, chúng ta hãy giúp Mẹ Thánh Giáo hội trong nhiệm vụ khó khăn nhận ra các vụ thật khỏi các vụ giả, những lời buộc tội khỏi các lời vu khống, sự khiếu nại khỏi những lời nói bóng gió, tin đồn khỏi phỉ báng. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, vì người có tội có khả năng khéo léo che đậy dấu vết của họ, đến nỗi nhiều bà vợ, bà mẹ và chị em không thể phát hiện chúng nơi những người gần gũi nhất với họ: chồng, bố nuôi, ông nội, chú, anh em, hàng xóm, thầy giáo và những người tương tự. Các nạn nhân cũng vậy, được những kẻ săn mồi của họ lựa chọn cẩn thận, thường thích im lặng và sống trong nỗi sợ hãi xấu hổ và nỗi khiếp sợ bị bác bỏ.
Với những ai lạm dụng các vị thành niên, tôi xin ngỏ lời này: hãy hoán cải và tự nộp mình cho công lý con người, và chuẩn bị lãnh công lý của Thiên Chúa. Hãy nhớ lời lẽ của Chúa Kitô: ‘bất cứ ai gây cho một trong những người bé nhỏ tin vào Ta này phạm tội, thà quàng cối đá vào cổ họ và ném họ xuống biển sâu cho chết đuối. Khốn cho thế gian vì các gương mù gương xấu! Các gương mù cần xẩy ra nhưng khốn cho người nào gây ra gương mù!” (Mt 18:6-7).
Anh chị em thân mến,
Giờ đây, hãy cho tôi nói về một phiền não khác, đó là sự bất trung của những người phản bội ơn gọi, lời hứa có tuyên thệ của họ, sứ mệnh của họ và sự tận hiến của họ cho Thiên Chúa và Giáo hội. Họ ẩn đằng sau những ý tốt để đâm lưng anh chị em của họ và gieo cỏ dại, chia rẽ và hoang mang. Họ luôn tìm thấy những lời bào chữa, bao gồm cả những lời bào chữa trí thức và thiêng liêng, để tiến tới một cách điềm nhiên trên con đường dẫn đến sự hư hỏng.
Điều này không có gì mới trong lịch sử Giáo hội. Thánh Augustinô, khi nói về hạt giống tốt và cỏ dại, đã nói: thưa anh em, anh em có tin rằng cỏ dại không thể mọc lên trên cả ngai tòa các giám mục không? Anh em có nghĩ điều này chỉ thấy ở dưới thấp chứ không ở trên cao không? Trời cấm chúng ta làm cỏ dại!... Ngay trên ngai tòa các giám mục cũng có thể tìm thấy hạt tốt và cỏ dại; thậm chí trong các cộng đồng khác nhau của tín hữu, hạt tốt và cỏ dại vẫn có thể được tìm thấy (Bài giảng 73, 4: PL 38, 472).
Những lời trên của Thánh Augustinô thôi thúc chúng ta nhớ đến câu tục ngữ xưa: "Đường đến địa ngục được lát bằng những ý định tốt”. Chúng giúp chúng ta nhận ra rằng Tên Cám Dỗ, Tên Tố Cáo Vĩ Đại, là người mang chia rẽ, gieo rắc bất hòa, lén lút gây thù hằn, thuyết phục con cái Thiên Chúa và khiến họ nghi ngờ.
Đằng sau những người gieo cỏ dại này, chúng ta luôn tìm thấy ba mươi đồng tiền bạc. Do đó, hình ảnh David đưa chúng ta đến hình ảnh Judas Iscariot, một người đàn ông khác được Chúa chọn đã bán đứng Thầy mình và trao nộp Người chịu chết. David tội nhân và Judas Iscariot sẽ luôn có mặt trong Giáo hội, vì họ đại diện cho sự yếu đuối, vốn là một phần trong thân phận làm người của chúng ta. Họ là hình tượng của tội lỗi và tội ác phạm phải bởi những người được chọn và thánh hiến. Hợp nhất trong tính trầm trọng của tội lỗi họ, dù sao họ cũng khác nhau khi nói đến việc hoán cải. David ăn năn, tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa; Giuđa đã treo cổ tự tử.
Do đó, để làm cho ánh sáng Chúa Kitô tỏa sáng, tất cả chúng ta có nhiệm vụ chống lại mọi thối nát thiêng liêng, một điều còn “tệ hơn cả sự sa ngã của người tội lỗi, vì nó là một hình thức mù quáng thoải mái và tự thỏa mãn. Mọi thứ sau đó xem ra đều có thể chấp nhận được: lừa dối, vu khống, ích kỷ và các hình thức tự lấy mình làm tâm điểm khác, vì ‘ngay cả Satan cũng cải trang thành một thiên thần của ánh sáng (2 Cr 11:14). Solomon cũng đã kết thúc ngày giờ của mình như thế, trong khi David, người đã phạm tội rất nặng, đã có thể bù đắp cho sự ô nhục của mình” (Gaudete et Exsultate, 165).
Các niềm vui
Các niềm vui của chúng ta cũng nhiều trong năm qua. Ví dụ: kết quả thành công của Thượng hội đồng dành cho người trẻ; các tiến bộ đạt được trong việc cải tổ Giáo Triều; các nỗ lực đưa ra để đạt được sự rõ ràng và minh bạch trong các vấn đề tài chánh; công việc đáng khen của Văn phòng Tổng Thanh Lý và AIF; kết quả tốt mà IOR đã đạt được; Luật mới của Thị Quốc Vatican; Sắc lệnh về lao động ở Vatican và nhiều kết quả khác ít thấy hơn. Chúng ta có thể nghĩ tới các Chân Phúc và Thánh mới vốn là những “viên đá quý” trang trí cho khuôn mặt của Giáo hội và tỏa hy vọng, đức tin và ánh sáng cho thế giới của chúng ta. Ở đây phải đề cập đến mười chín vị tử đạo của Algeria mới đây: “Mười chín đời sống hiến mình cho Chúa Kitô, cho Tin mừng của Người và cho người dân Algeria... những mô hình của sự thánh thiện hàng ngày, sự thánh thiện của 'các vị thánh hàng xóm' (Thomas Georgeon, “Nel segno della fraternità”, L'Osservatore Romano, ngày 8 tháng 12 năm 2018, trang 6). Rồi còn số lượng lớn lao các tín hữu mỗi năm lãnh nhận phép rửa và do đó đổi mới tuổi trẻ của Giáo hội như một bà mẹ mắn con, và nhiều đứa con của bà trở về nhà và tái đón nhận đức tin và đời sống Kitô giáo. Tất cả các gia đình và cha mẹ ấy coi trọng đức tin của họ và hàng ngày truyền nó lại cho con cái họ bằng niềm vui tình yêu của họ (x. Amoris Laetitia, 259-290). Và chứng tá đưa ra bởi rất nhiều người trẻ đã can đảm chọn cuộc đời tận hiến và chức linh mục.
Một nguyên nhân đích thực khác của niềm vui là số lượng lớn những người đàn ông và đàn bà thánh hiến, giám mục và linh mục, những người hàng ngày sống ơn gọi của họ một cách trung thành, im lặng, thánh thiện và từ bỏ mình. Họ là những người thắp sáng bóng tối của nhân loại bằng chứng tá đức tin, tình yêu và đức ái. Những người làm việc kiên nhẫn, vì tình yêu dành cho Chúa Kitô và Tin Mừng của Người, nhân danh người nghèo, người bị áp bức và nhỏ bé nhất trong anh chị em của chúng ta; họ không tìm cách xuất hiện trên những trang báo đầu tiên hoặc nhận giải thưởng. Bỏ lại tất cả phía sau và hiến dâng cuộc sống của họ, họ mang ánh sáng đức tin đến bất cứ nơi nào Chúa Kitô bị bỏ rơi, khát nước, đói ăn, bị giam cầm và trần truồng (x. Mt 25: 31-46). Tôi đặc biệt nghĩ đến nhiều cha xứ hàng ngày cống hiến những tấm gương tốt cho dân Chúa, những linh mục gần gũi với các gia đình, biết tên mọi người và sống những cuộc sống giản dị, có đức tin, sốt sắng, thánh thiện và bác ái. Họ bị các phương tiện truyền thông đại chúng làm ngơ, nhưng nếu không có họ, bóng tối đã ngự trị rồi.
Anh chị em thân mến,
Khi nói đến ánh sáng, phiền não, David và Judas, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của một ý thức ngày càng tăng dẫn đến nghĩa vụ cảnh giác và bảo vệ đối với những người được giao phó việc cai quản trong các cơ cấu của đời sống giáo hội và thánh hiến. Thực thế, sức mạnh của bất cứ định chế nào đều không phụ thuộc vào việc bao gồm những người đàn ông và đàn bà bà hoàn thiện (một điều không thể có!), nhưng vào sự sẵn lòng thanh tẩy không ngừng, vào khả năng khiêm nhường thừa nhận lỗi lầm của mình và sửa chữa chúng; và vào khả năng chỗi dậy sau khi vấp ngã. Nó phụ thuộc vào việc nhìn thấy ánh sáng Giáng sinh tỏa ra từ máng cỏ ở Bethlehem, vào việc bước đi trên các nẻo đường lịch sử để cuối cùng tiến đến Tái Lâm.
Do đó, chúng ta cần mở rộng trái tim của chúng ta chào đón ánh sáng thực sự, là Chúa Giêsu Kitô. Người là ánh sáng có thể soi sáng cuộc đời và biến bóng tối của chúng ta thành ánh sáng; Ánh sáng của điều thiện chiến thắng điều ác; ánh sáng của tình yêu thắng vượt hận thù; ánh sáng của sự sống chiến thắng sự chết; ánh sáng thần thiêng biến mọi sự và mọi người thành ánh sáng. Người là ánh sáng của Thiên Chúa chúng ta: nghèo và giàu, thương xót và công bằng, hiện diện và giấu ẩn, nhỏ bé và vĩ đại.
Chúng ta hãy ghi nhớ đoạn văn tuyệt vời này của Thánh Macarius Cả, một Giáo Phụ ở sa mạc thế kỷ thứ tư, nói về Giáng sinh: Thiên Chúa tự làm cho mình nhỏ bé! Đấng không thể tiếp cận và không bị tạo dựng, trong sự tốt lành vô hạn và khôn tả của mình, đã lấy một thân xác và làm cho mình trở nên bé nhỏ. Trong lòng tốt của mình, Người xuống khỏi vinh quang của mình. Không ai ở trên trời hay dưới đất có thể nắm bắt được sự vĩ đại của Thiên Chúa, và không ai ở trên trời hay dưới đất có thể nắm bắt được cách Chúa làm cho mình nghèo và nhỏ bé vì người nghèo và người nhỏ bé. Sự vĩ đại của Người không thể hiểu được như thế nào, thì sự yếu đuối của Người cũng không thể hiểu được như vậy” (xem Ps.-Macarius, Bài giảng IV, 9-10; XXII, 7: PG 34: 479-480; 737-738).
Chúng ta hãy nhớ rằng Giáng sinh là ngày lễ của Thiên Chúa vĩ đại, người làm cho mình trở nên nhỏ bé và trong sự yếu đuối của mình không ngừng trở nên vĩ đại. Và trong phép biện chứng vĩ đại và nhỏ bé này, chúng ta tìm thấy tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa. Sự vĩ đại trở nên nhỏ bé và sự yếu đuối trở thành vĩ đại (Homily in Santa Marta, 14 tháng 12 năm 2017; xem Homily ở Santa Marta, 25 tháng 4 năm 2013).
Mỗi năm, Lễ Giáng sinh cho chúng ta sự chắc chắn này: ánh sáng của Thiên Chúa sẽ tiếp tục tỏa sáng, bất chấp sự khốn cùng của con người. Nó cho chúng ta sự chắc chắn này: Giáo hội sẽ trồi lên đẹp đẽ hơn nhiều từ những khổ nạn này, sẽ thanh khiết và rạng rỡ hơn. Tất cả những tội lỗi và thiếu sót cũng như tội ác do một số con cái của Giáo hội phạm sẽ không bao giờ có thể làm mất vẻ đẹp khuôn mặt của Giáo Hội. Thật vậy, thậm chí chúng còn là một bằng chứng chắc chắn cho thấy sức mạnh của Giáo Hội không phụ thuộc chúng ta mà cuối cùng phụ thuộc Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu độ của thế giới và ánh sáng của vũ trụ, Đấng yêu thương và hiến mạng sống cho Giáo Hội. Lễ Giáng sinh cho chúng ta sự chắc chắn này: những sự ác nghiêm trọng mà một số người vấp phạm sẽ không bao giờ có thể che mờ tất cả những điều tốt đẹp mà Giáo hội đã tự do thực hiện trên thế giới. Lễ Giáng sinh mang lại sự chắc chắn này: sức mạnh thực sự của Giáo hội và các cố gắng hàng ngày của chúng ta, thường ẩn giấu, nằm ở nơi Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn và bảo vệ Giáo Hội trong mọi thời đại, biến cả tội lỗi thành cơ hội tha thứ, biến thất bại thành cơ hội đổi mới, và biến cái ác thành một cơ hội để thanh tẩy và chiến thắng.
Cảm ơn anh chị em rất nhiều và chúc mọi người một Giáng sinh vui vẻ!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có thêm giáo phận mới.
Nguyễn Long Thao
19:41 22/12/2018
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có thêm giáo phận mới.
Ngày thứ Bảy 22 tháng 12 năm 2018 Văn Phòng Báo Chí Toà Thánh công bố: Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định thiết lập thêm một Giáo phận mới lấy tên là Giáo Phận Hà Tĩnh. Giáo phận mới tách ra từ Giáo phận Vinh, và Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P.,hiện là Giám mục giáo phận Vinh, làm Giám mục tiên khởi của giáo phận Hà Tĩnh
Đồng thời, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã bổ nhiệm Đức cha Alphong Nguyễn Hữu Long, P.S.S., hiện là Giám Mục Phụ Tá giáo phận Hưng Hoá, làm Giám mục chính toà giáo phận Vinh.
Giáo phận mới Hà Tĩnh gồm hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, trực thuộc Giáo Tỉnh Hà Nội.. Toà Giám mục và Nhà thờ Chính toà điạ phận mới toạ lạc tại giáo xứ Văn Hạnh..
Nguyễn Long Thao
Đồng thời, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã bổ nhiệm Đức cha Alphong Nguyễn Hữu Long, P.S.S., hiện là Giám Mục Phụ Tá giáo phận Hưng Hoá, làm Giám mục chính toà giáo phận Vinh.
Giáo phận mới Hà Tĩnh gồm hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, trực thuộc Giáo Tỉnh Hà Nội.. Toà Giám mục và Nhà thờ Chính toà điạ phận mới toạ lạc tại giáo xứ Văn Hạnh..
Nguyễn Long Thao
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2018 về Giới Trẻ, Phần 1, Chương 1
Vũ Văn An
19:06 22/12/2018
PHẦN I: "NGƯỜI CÙNG ĐI VỚI HỌ"
5. "Và, kìa, cũng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmau, cách Giêrusalem chừng mười một cây số. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Chúa Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ"(Lc 24: 13-15).
Trong đoạn văn trên, tin mừng gia như chụp hình hai người hành hương đang cần tìm ý nghĩa cho các sự kiện họ đã sống qua. Ngài nhấn mạnh thái độ của Chúa Giêsu, Đấng cùng đi với họ. Đấng Phục sinh muốn cùng bước đi với mỗi người trẻ, khi đón nhận các kỳ vọng của họ, kể cả các kỳ vọng hão, và các hy vọng của họ, kể cả các hy vọng không phù hợp. Chúa Giêsu cùng bước đi, lắng nghe, chia sẻ.
Chương I: Một Giáo Hội lắng nghe
Nghe và nhìn một cách tương cảm
Giá trị của việc lắng nghe
6. Lắng nghe là cuộc gặp gỡ của tự do, một cuộc gặp gỡ đòi sự khiêm tốn, kiên nhẫn, sẵn sàng có đó để hiểu và cam kết triển khai các đáp ứng một cách mới mẻ. Lắng nghe biến đổi trái tim của những người sống nó, nhất là khi người ta tự đặt mình vào thái độ hài hòa nội tâm và ngoan ngoãn vâng theo Chúa Thánh Thần. Do đó, đây không chỉ là vấn đề thu thập thông tin hay chiến lược đạt mục tiêu, mà là hình thức qua đó chính Thiên Chúa bước vào tương quan với dân Người. Thật vậy, Thiên Chúa nhìn thấy sự khốn cùng của dân Người và Người lắng nghe tiếng than van của họ, Người tự để mình bị xúc động bên trong và xuống thế để giải thoát họ (xem Xh 3: 7-8). Do đó, Giáo hội, nhờ việc lắng nghe, bước vào sự chuyển dịch của Thiên Chúa, Đấng trong Chúa Con, đã đến gặp gỡ từng con người nhân bản.
Các người trẻ muốn được lắng nghe
7. Những người trẻ liên tục được kêu gọi thực hiện các lựa chọn có thể hướng dẫn cuộc sống của họ; họ bày tỏ ước muốn được lắng nghe, được công nhận, được đồng hành. Nhiều người cho rằng tiếng nói của họ không được coi là đáng nghe hoặc hữu ích trong các môi trường xã hội và giáo hội. Trong một số tình huống, người ta ít chú ý đến tiếng than của họ, nhất là tiếng than của những người nghèo nhất và bị bóc lột, và ít người lớn nào tự chứng tỏ là sẵn có đó và có khả năng lắng nghe họ.
Lắng nghe trong Giáo hội
8. Trong Giáo hội, không thiếu những sáng kiến và kinh nghiệm đã được củng cố qua đó người trẻ có thể cảm nghiệm được việc chào đón, lắng nghe và làm cho tiếng nói của họ được lắng nghe. Tuy nhiên, Thượng hội đồng công nhận rằng cộng đồng giáo hội không phải lúc nào cũng làm hiển hiện thái độ mà Đấng Phục sinh đã có đối với các môn đệ Emmau khi, trước lúc dùng Lời Chúa soi sáng cho họ, Người đã hỏi họ: "Các bạn đang trao đổi điều gì khi khi đi đường vậy? "(Lc 24, 17). Xu hướng thjịnh hành lúc đó là cống hiến các câu trả lời có sẵn và đề ra các công thức làm sẵn, không để các câu hỏi của những người trẻ tuổi xuất hiện trong sự mới lạ của chúng hoặc nắm bắt những gì chúng có tính khiêu khích.
Lắng nghe làm khả hữu việc trao đổi ơn phúc trong bối cảnh tương cảm. Nó cho giúp người trẻ cống hiến một điều gì đó cho cộng đồng, bằng cách giúp cộng đồng nhận thức được các nhạy cảm mới mẻ và tự đặt cho mình các câu hỏi chưa ai hỏi. Đồng thời, nó đặt ra các điều kiện cho một việc công bố Tin Mừng có thể thực sự làm mủi lòng người, một cách thấm thía và phong phú.
Lắng nghe các mục tử và giáo dân có tư cách
9. Lắng nghe là một khoảnh khắc làm tăng giá trị thừa tác vụ của các mục tử và, trước nhất, thừa tác vụ của các giám mục, những người thường quá bận bịu và khó có thể tìm ra thì giờ cần thiết cho việc phuịc vụ không thể thiếu này. Nhiều vị nêu lên việc thiếu các chuyên gia chuyên chăm việc đồng hành. Việc tin vào giá trị thần học và mục vụ của lắng nghe ngụ ý phải duyệt lại và đổi mới các hình thức qua đó, thừa tác vụ linh mục thường được thể hiện, cũng như phải biện phân các ưu tiên của nó. Ngoài ra, Thượng hội đồng nhận ra sự cần thiết phải chuẩn bị các người tận hiến và các giáo dân, cả đàn ông lẫn đàn bà, để họ có đủ điều kiện để đồng hành với người trẻ. Đặc sủng lắng nghe, mà Chúa Thánh Thần làm xuất hiện trong các cộng đồng, cũng có thể nhận được một hình thức công nhận có tính định chế mhằm việc phục vụ giáo hội.
Sự đa dạng của các bối cảnh và các nền văn hóa
Một thế giới ở số nhiều
10. Chính thành phần của Thượng hội đồng đã làm hiển thị sự hiện diện và cống hiến của các miền khác nhau trên thế giới, bằng cách làm nổi bật vẻ đẹp của việc trở thành một Giáo hội hoàn vũ. Mặc dù bối cảnh hoàn cầu hóa ngày càng gia tăng, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng yêu cầu làm nổi bật nhiều sự khác biệt giữa các bối cảnh và nền văn hóa khác nhau, ngay trong một quốc gia. Có rất nhiều thế giới người trẻ, đến nỗi ở một số quốc gia, người ta có xu hướng sử dụng thuật ngữ "tuổi trẻ" ở số nhiều. Hơn nữa, nhóm tuổi được Thượng hội đồng này lưu tâm (16-29 tuổi) không đại diện cho một khối đồng nhất, nhưng bao gồm các nhóm sống trong các tình huống đặc thù.
Tất cả những dị biệt này tác động sâu sắc đến trải nghiệm cụ thể của người trẻ: thực thế, chúng liên quan đến các giai đoạn khác nhau của tuổi biến hóa, các hình thức kinh nghiệm tôn giáo, cấu trúc gia đình và tầm quan trọng của nó đối với việc thông truyền đức tin, các tương quan liên thế hệ - thí dụ, vai trò của người lớn tuổi và sự tôn trọng phải có đối với họ - các phương thức tham gia vào đời sống xã hội, thái độ đối với tương lai, vấn đề đại kết và liên tôn . Thượng hội đồng công nhận và hoan nghênh sự phong phú của tính đa dạng nơi các nền văn hóa và tự đặt mình vào việc phục vụ sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần.
Những thay đổi hiện có
11. Sự khác biệt liên quan đến các động lực giữa các quốc gia có sinh suất cao, nơi người trẻ chiếm tỷ lệ đáng kể và ngày càng gia tăng trong dân số, và các quốc gia đang chú trọng đến việc giảm dân số, mang một tầm quan trọng đặc biệt. Một sự khác biệt khác bắt nguồn từ lịch sử, theo đó các quốc gia và lục địa thuộc truyền thống Kitô giáo cổ xưa, nơi văn hóa mang một ký ức cần được bảo tồn, thật khác với các quốc gia và lục địa được đánh dấu, ngược lại, bằng các truyền thống tôn giáo khác, nơi Kitô giáo chỉ hiện diện như một thiểu số, và đôi khi, chỉ mới có gần đây. Vả lại, tại các lãnh thổ khác, các cộng đồng Kitô giáo và người trẻ thuộc các cộng đồng này còn bị đàn áp.
Loại trừ và bị đẩy ra bên lề
12. Cũng có những khác biệt giữa các quốc gia và trong từng quốc gia do cấu trúc xã hội và sự sẵn có về kinh tế phát sinh nhằm tách biệt, đôi khi rất rõ nét, giữa những người càng ngày càng có quyền nhận được các cơ hội do việc hoàn cầu hóa cung cấp, và những người sống bên lề xã hội hoặc trong thế giới nông thôn và chịu tác dụng của các hình thức loại trừ và bác bỏ khác nhau. Nhiều can thiệp đã báo động rằng Giáo hội cần phải can đảm đứng về phía họ và tham gia vào việc thực hiện các giải pháp thay thế nhằm loại bỏ các hình thức loại trừ và đẩy họ ra bên lề, bằng cách tăng cường việc tiếp nhận, đồng hành và hội nhập. Đó là lý do tại sao chúng ta phải ý thức được sự thờ ơ vốn là đặc điểm của lối sống nơi nhiều Kitô hữu, để vượt qua nó bằng cách thâm hậu hóa chiều kích xã hội của đức tin.
Đàn ông và đàn bà
13. Người ta không nên quên sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà, với những ơb phúc đặc thù, các nhạy cảm chuyên biệt và các trải nghiệm của họ về thế giới. Trong khuôn khổ khác nhau này có thể phát sinh các hình thức thống trị, loại trừ và kỳ thị mà các xã hội và Giáo hội cần phải tự giải phóng khỏi.
Sách thánh trình bày người đàn ông và người đàn bà như đối tác bình đẳng trước Thiên Chúa (St 5: 2): mọi thống trị và kỳ thị dựa trên giới tính đều xúc phạm đến phẩm giá con người. Sách Thánh cũng cho thấy sự khác biệt giữa hai giới tính như một mầu nhiệm cấu thành ra hữu thể con người mà ta không thể giản lược theo các tiên mẫu (stéréotypes). Mối tương quan giữa nam và nữ cũng được hiểu theo nghĩa của một ơn gọi cùng sống với nhau trong tính hỗ tương và đối thoại, trong sự hiệp thông và sinh hoa trái (xem St 1: 27-29, 2: 21-25), và việc này trong mọi khía cạnh của kinh nghiệm con người: cuộc sống lứa đôi, việc làm, giáo dục và các khía cạnh khác. Chính Thiên Chúa đã giao phó trái đất cho liên minh của họ.
Thực dân văn hóa
14. Nhiều Nghị Phụ Thượng Hội Đồng phát xuất từ các môi trường không phải là Tây Phương cảnh báo rằng, tại đất nước họ, việc hoàn cầu hóa mang theo nó các hình thức thực dân văn hóa thực sự; các hình thức này nhằm làm mất gốc người trẻ, xa rời các thống thuộc văn hóa và tôn giáo mà từ đó họ vốn phát sinh. Cam kết của Giáo hội là điều cần thiết để đồng hành với họ trong giai đoạn chuyển tiếp này để họ không đánh mất các đặc điểm quý giá nhất trong bản sắc của họ.
Diễn trình thế tục hóa dẫn đến những cách giải thích rất khác nhau. Trong khi một số người sống nó như một cơ hội quý giá để tự thanh lọc bản thân mình khỏi thứ lòng đạo theo thói quen, hoặc dựa trên bản sắc sắc tộc và quốc gia, thì nhiều người khác lại coi đó như một trở ngại cho việc thông truyền đức tin. Trong các xã hội đã tục hóa, chúng ta cũng đang chứng kiến sự tái khám phá về Thiên Chúa và linh đạo. Điều này khuyến khích Giáo hội tái khám phá tầm quan trọng của năng động tính thích hợp với đức tin, việc công bố và đồng hành mục vụ.
Kỳ Sau: Phần I, Chương 1 tiếp theo
5. "Và, kìa, cũng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmau, cách Giêrusalem chừng mười một cây số. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Chúa Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ"(Lc 24: 13-15).
Trong đoạn văn trên, tin mừng gia như chụp hình hai người hành hương đang cần tìm ý nghĩa cho các sự kiện họ đã sống qua. Ngài nhấn mạnh thái độ của Chúa Giêsu, Đấng cùng đi với họ. Đấng Phục sinh muốn cùng bước đi với mỗi người trẻ, khi đón nhận các kỳ vọng của họ, kể cả các kỳ vọng hão, và các hy vọng của họ, kể cả các hy vọng không phù hợp. Chúa Giêsu cùng bước đi, lắng nghe, chia sẻ.
Chương I: Một Giáo Hội lắng nghe
Nghe và nhìn một cách tương cảm
Giá trị của việc lắng nghe
6. Lắng nghe là cuộc gặp gỡ của tự do, một cuộc gặp gỡ đòi sự khiêm tốn, kiên nhẫn, sẵn sàng có đó để hiểu và cam kết triển khai các đáp ứng một cách mới mẻ. Lắng nghe biến đổi trái tim của những người sống nó, nhất là khi người ta tự đặt mình vào thái độ hài hòa nội tâm và ngoan ngoãn vâng theo Chúa Thánh Thần. Do đó, đây không chỉ là vấn đề thu thập thông tin hay chiến lược đạt mục tiêu, mà là hình thức qua đó chính Thiên Chúa bước vào tương quan với dân Người. Thật vậy, Thiên Chúa nhìn thấy sự khốn cùng của dân Người và Người lắng nghe tiếng than van của họ, Người tự để mình bị xúc động bên trong và xuống thế để giải thoát họ (xem Xh 3: 7-8). Do đó, Giáo hội, nhờ việc lắng nghe, bước vào sự chuyển dịch của Thiên Chúa, Đấng trong Chúa Con, đã đến gặp gỡ từng con người nhân bản.
Các người trẻ muốn được lắng nghe
7. Những người trẻ liên tục được kêu gọi thực hiện các lựa chọn có thể hướng dẫn cuộc sống của họ; họ bày tỏ ước muốn được lắng nghe, được công nhận, được đồng hành. Nhiều người cho rằng tiếng nói của họ không được coi là đáng nghe hoặc hữu ích trong các môi trường xã hội và giáo hội. Trong một số tình huống, người ta ít chú ý đến tiếng than của họ, nhất là tiếng than của những người nghèo nhất và bị bóc lột, và ít người lớn nào tự chứng tỏ là sẵn có đó và có khả năng lắng nghe họ.
Lắng nghe trong Giáo hội
8. Trong Giáo hội, không thiếu những sáng kiến và kinh nghiệm đã được củng cố qua đó người trẻ có thể cảm nghiệm được việc chào đón, lắng nghe và làm cho tiếng nói của họ được lắng nghe. Tuy nhiên, Thượng hội đồng công nhận rằng cộng đồng giáo hội không phải lúc nào cũng làm hiển hiện thái độ mà Đấng Phục sinh đã có đối với các môn đệ Emmau khi, trước lúc dùng Lời Chúa soi sáng cho họ, Người đã hỏi họ: "Các bạn đang trao đổi điều gì khi khi đi đường vậy? "(Lc 24, 17). Xu hướng thjịnh hành lúc đó là cống hiến các câu trả lời có sẵn và đề ra các công thức làm sẵn, không để các câu hỏi của những người trẻ tuổi xuất hiện trong sự mới lạ của chúng hoặc nắm bắt những gì chúng có tính khiêu khích.
Lắng nghe làm khả hữu việc trao đổi ơn phúc trong bối cảnh tương cảm. Nó cho giúp người trẻ cống hiến một điều gì đó cho cộng đồng, bằng cách giúp cộng đồng nhận thức được các nhạy cảm mới mẻ và tự đặt cho mình các câu hỏi chưa ai hỏi. Đồng thời, nó đặt ra các điều kiện cho một việc công bố Tin Mừng có thể thực sự làm mủi lòng người, một cách thấm thía và phong phú.
Lắng nghe các mục tử và giáo dân có tư cách
9. Lắng nghe là một khoảnh khắc làm tăng giá trị thừa tác vụ của các mục tử và, trước nhất, thừa tác vụ của các giám mục, những người thường quá bận bịu và khó có thể tìm ra thì giờ cần thiết cho việc phuịc vụ không thể thiếu này. Nhiều vị nêu lên việc thiếu các chuyên gia chuyên chăm việc đồng hành. Việc tin vào giá trị thần học và mục vụ của lắng nghe ngụ ý phải duyệt lại và đổi mới các hình thức qua đó, thừa tác vụ linh mục thường được thể hiện, cũng như phải biện phân các ưu tiên của nó. Ngoài ra, Thượng hội đồng nhận ra sự cần thiết phải chuẩn bị các người tận hiến và các giáo dân, cả đàn ông lẫn đàn bà, để họ có đủ điều kiện để đồng hành với người trẻ. Đặc sủng lắng nghe, mà Chúa Thánh Thần làm xuất hiện trong các cộng đồng, cũng có thể nhận được một hình thức công nhận có tính định chế mhằm việc phục vụ giáo hội.
Sự đa dạng của các bối cảnh và các nền văn hóa
Một thế giới ở số nhiều
10. Chính thành phần của Thượng hội đồng đã làm hiển thị sự hiện diện và cống hiến của các miền khác nhau trên thế giới, bằng cách làm nổi bật vẻ đẹp của việc trở thành một Giáo hội hoàn vũ. Mặc dù bối cảnh hoàn cầu hóa ngày càng gia tăng, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng yêu cầu làm nổi bật nhiều sự khác biệt giữa các bối cảnh và nền văn hóa khác nhau, ngay trong một quốc gia. Có rất nhiều thế giới người trẻ, đến nỗi ở một số quốc gia, người ta có xu hướng sử dụng thuật ngữ "tuổi trẻ" ở số nhiều. Hơn nữa, nhóm tuổi được Thượng hội đồng này lưu tâm (16-29 tuổi) không đại diện cho một khối đồng nhất, nhưng bao gồm các nhóm sống trong các tình huống đặc thù.
Tất cả những dị biệt này tác động sâu sắc đến trải nghiệm cụ thể của người trẻ: thực thế, chúng liên quan đến các giai đoạn khác nhau của tuổi biến hóa, các hình thức kinh nghiệm tôn giáo, cấu trúc gia đình và tầm quan trọng của nó đối với việc thông truyền đức tin, các tương quan liên thế hệ - thí dụ, vai trò của người lớn tuổi và sự tôn trọng phải có đối với họ - các phương thức tham gia vào đời sống xã hội, thái độ đối với tương lai, vấn đề đại kết và liên tôn . Thượng hội đồng công nhận và hoan nghênh sự phong phú của tính đa dạng nơi các nền văn hóa và tự đặt mình vào việc phục vụ sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần.
Những thay đổi hiện có
11. Sự khác biệt liên quan đến các động lực giữa các quốc gia có sinh suất cao, nơi người trẻ chiếm tỷ lệ đáng kể và ngày càng gia tăng trong dân số, và các quốc gia đang chú trọng đến việc giảm dân số, mang một tầm quan trọng đặc biệt. Một sự khác biệt khác bắt nguồn từ lịch sử, theo đó các quốc gia và lục địa thuộc truyền thống Kitô giáo cổ xưa, nơi văn hóa mang một ký ức cần được bảo tồn, thật khác với các quốc gia và lục địa được đánh dấu, ngược lại, bằng các truyền thống tôn giáo khác, nơi Kitô giáo chỉ hiện diện như một thiểu số, và đôi khi, chỉ mới có gần đây. Vả lại, tại các lãnh thổ khác, các cộng đồng Kitô giáo và người trẻ thuộc các cộng đồng này còn bị đàn áp.
Loại trừ và bị đẩy ra bên lề
12. Cũng có những khác biệt giữa các quốc gia và trong từng quốc gia do cấu trúc xã hội và sự sẵn có về kinh tế phát sinh nhằm tách biệt, đôi khi rất rõ nét, giữa những người càng ngày càng có quyền nhận được các cơ hội do việc hoàn cầu hóa cung cấp, và những người sống bên lề xã hội hoặc trong thế giới nông thôn và chịu tác dụng của các hình thức loại trừ và bác bỏ khác nhau. Nhiều can thiệp đã báo động rằng Giáo hội cần phải can đảm đứng về phía họ và tham gia vào việc thực hiện các giải pháp thay thế nhằm loại bỏ các hình thức loại trừ và đẩy họ ra bên lề, bằng cách tăng cường việc tiếp nhận, đồng hành và hội nhập. Đó là lý do tại sao chúng ta phải ý thức được sự thờ ơ vốn là đặc điểm của lối sống nơi nhiều Kitô hữu, để vượt qua nó bằng cách thâm hậu hóa chiều kích xã hội của đức tin.
Đàn ông và đàn bà
13. Người ta không nên quên sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà, với những ơb phúc đặc thù, các nhạy cảm chuyên biệt và các trải nghiệm của họ về thế giới. Trong khuôn khổ khác nhau này có thể phát sinh các hình thức thống trị, loại trừ và kỳ thị mà các xã hội và Giáo hội cần phải tự giải phóng khỏi.
Sách thánh trình bày người đàn ông và người đàn bà như đối tác bình đẳng trước Thiên Chúa (St 5: 2): mọi thống trị và kỳ thị dựa trên giới tính đều xúc phạm đến phẩm giá con người. Sách Thánh cũng cho thấy sự khác biệt giữa hai giới tính như một mầu nhiệm cấu thành ra hữu thể con người mà ta không thể giản lược theo các tiên mẫu (stéréotypes). Mối tương quan giữa nam và nữ cũng được hiểu theo nghĩa của một ơn gọi cùng sống với nhau trong tính hỗ tương và đối thoại, trong sự hiệp thông và sinh hoa trái (xem St 1: 27-29, 2: 21-25), và việc này trong mọi khía cạnh của kinh nghiệm con người: cuộc sống lứa đôi, việc làm, giáo dục và các khía cạnh khác. Chính Thiên Chúa đã giao phó trái đất cho liên minh của họ.
Thực dân văn hóa
14. Nhiều Nghị Phụ Thượng Hội Đồng phát xuất từ các môi trường không phải là Tây Phương cảnh báo rằng, tại đất nước họ, việc hoàn cầu hóa mang theo nó các hình thức thực dân văn hóa thực sự; các hình thức này nhằm làm mất gốc người trẻ, xa rời các thống thuộc văn hóa và tôn giáo mà từ đó họ vốn phát sinh. Cam kết của Giáo hội là điều cần thiết để đồng hành với họ trong giai đoạn chuyển tiếp này để họ không đánh mất các đặc điểm quý giá nhất trong bản sắc của họ.
Diễn trình thế tục hóa dẫn đến những cách giải thích rất khác nhau. Trong khi một số người sống nó như một cơ hội quý giá để tự thanh lọc bản thân mình khỏi thứ lòng đạo theo thói quen, hoặc dựa trên bản sắc sắc tộc và quốc gia, thì nhiều người khác lại coi đó như một trở ngại cho việc thông truyền đức tin. Trong các xã hội đã tục hóa, chúng ta cũng đang chứng kiến sự tái khám phá về Thiên Chúa và linh đạo. Điều này khuyến khích Giáo hội tái khám phá tầm quan trọng của năng động tính thích hợp với đức tin, việc công bố và đồng hành mục vụ.
Kỳ Sau: Phần I, Chương 1 tiếp theo
Văn Hóa
Chúa Hài Đồng Giáng Trần
Đinh Văn Tiến Hùng
22:10 22/12/2018
“…Khi ấy Mẹ Maria gần đến ngày sinh, hoàng đế Roma ban bố sắc lệnh, truyền mọi người dân trong toàn đế quốc, phải ghi tên vào sổ kiểm tra tại quê tổ của mình. Thánh Giuse và Mẹ Maria dù rất phiền lòng, nhưng phó thác mọi sự cho Thiên Chúa và vui vẻ lên đường về Miền Nam.
Bấy giờ là mùa đông, cuộc hành trình trở nên mệt nhọc. Vì đôi bạn nghèo nên các hàng quán dọc đường xử tệ. Họ để Hai Vị phải nằm ngoài cửa, có lần còn dồn xuống những căn phòng dơ bẩn, có nơi phải ở chung với súc vật.
Sau 5 ngày dài vất vả trên đường, Thánh Giuse và Mẹ tới Belem, Hai Người đi từ nhà nọ sang nhà kia xin tạm trú, nhưng người ta đều xua đuổi, cả những chỗ quen biết cũng khinh chê. Tính ra có đến 50 nhà xin trọ qua đêm mà không được.
Khoảng 9 giờ đêm, Thánh Giuse vừa mệt nhọc vừa buồn sầu, Người không biết có còn nơi nào ở tạm được nữa, ngoài một hang đá ngoài thành. Mẹ Maria khuyên Người cứ vui lên mà đi. Hang này khốn khó đến nỗi bấy giờ ở Belem dù đầy người, nhưng không ai thèm ra trú ngụ nơi đó.
Khi vào đến hang Mẹ và Thánh Giuse vui mừng quì xuống tạ ơn Chúa.
Mẹ bắt tay vào quét dọn sạch sẽ. Tiết trời lạnh lắm, nên Thánh Giuse nhóm lên một đống lửa và xin Đức Trinh Nữ dùng với mình một chút lương thực. Sau khi chuyện vãn với Bạn Thánh một lúc, Mẹ giục Thánh Giuse đi nghỉ. Mẹ lấy áo mang theo trải trên cái máng rộng đặt trên nền đá hang để làm chỗ nghỉ đêm.
Mẹ quì bên máng cỏ, chắp tay trước ngực, ngước mắt lên trời, hồn trí chìm sâu vào Thiên Chúa, chính lúc đó Mẹ sinh Ngôi Lời lúc nửa đêm.
‘ Chúa sinh ra khỏi lòng Mẹ như một tia sáng mặt trời thấu qua thuỷ tinh không làm hại sự đồng trinh của Mẹ ‘
Khi ấy các Thiên Thần đồng thanh hát :
‘ Sáng danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người lòng ngay ‘
Sau đó Mẹ Maria thờ lạy Chúa cao cả, rồi gọi Thánh Giuse đến thờ lạy Chúa. Thánh Giuse đem khăn áo đến, Mẹ cuốn cho Hài Nhi, rồi Mẹ đặt Chúa trong máng cỏ mà Mẹ đã phủ lên một lớp cỏ khô. Trong lúc đó, theo quyền năng Chúa một con bò từ ngoài đồng chạy vào, hợp sức với con lừa nhỏ Mẹ mang theo, cả hai phục xuống trước Đấng sáng tạo chúng, thở hơi cho Hài Nhi bớt lạnh…..”
* Chú thích :Trích tác phẩm ‘ Thần Đô Huyền Nhiệm hay Cuộc Đời của Mẹ Maria : The Mystical City of God ‘ – Lời Đức Mẹ mặc khải cho Sơ Mary of Jesus of Agreda (1602-1665)
*Mẹ ru Chúa Hài Nhi
Con ơi ! Hãy ngủ cho say,
Để mẹ may nốt áo này cho con,
Thân con buốt lạnh hao mòn,
Lòng mẹ đau xót chẳng còn ngại chi.
Mai sau đến lúc chia ly,
Không còn săn sóc được gì nữa đâu,
Nhọc nhằn thương nhớ u sầu,
Cô đơn mòn mỏi đêm thâu một mình.
Ôi ! con bỏ chốn thiên đình,
Xuống trần gánh cả tội tình thế nhân,
Loài người phụ bạc bao lần,
Con ! Lòng thương xót ban ân cho đời,
Hồng ân tuôn đổ từ trời,
Hạ sinh trần thế làm người trần gian.
Con ơi ! Hãy ngủ cho ngoan,
Để mai khôn lớn lo toan cứu đời,
Ngoài kia mưa tuyết đang rơi,
Máng cỏ súc vật là nơi con nằm,
Ru con mẹ vẫn nhủ thầm,
Nhanh tay may áo ấm thân ngọc ngà.
Bài Học khó nghèo
‘ Ca lên hỡi triều thần, ca lên nữa !
Nào reo vui nhảy múa hỡi muôn dân,
Đấng Chí Tôn giờ đây đã giáng trần,
Nên bé nhỏ hầu cứu dân độ thế.
( Thánh Thi Phụng Vụ )
Đêm đông sương tuyết Be-lem,
Đồng hoang thôn xóm nghèo hèn bơ vơ,
Không gian chìm đắm trong mơ,
Be-lem diễm phúc đón chờ hồng ân.
Hài Nhi sinh xuống gian trần,
Không manh áo mỏng che thân cơ hàn,
Chúa Trời bỏ chốn cao sang,
Xuống nơi máng cỏ trong hang chiên lừa.
Giu-se thân phụ của Người,
Lặng yên tuân phục một đời Bõ nuôi.
Ma-ri-a Mẹ Chúa Trời,
Nhìn con suy gẫm một đời xin vâng.
Không trung vang tiếng Thiên Thần,
Tin mừng loan báo xa gần chờ mong.
Dậy mau hỡi các thế nhân,
Cứu tinh nhân loại hồng ân dâng đầy.
Lẻ loi vài vật rẽ bầy,
Vây quanh máng cỏ đến đây chiên lừa,
Thở hơi cho Chúa ngủ yên,
Ấm thân nhỏ bé nơi miền đồng hoang.
Mục đồng chỗi dậy vội vàng,
Tìm đến hang đá lòng tràn niềm vui.
Hài Nhi Con Một Chúa Trời,
Hạ sinh nghèo khó ở nơi hang lừa,
Ba vua suy gẫm lời xưa,
Nhìn ngôi sao lạ cũng vừa hiện lên,
Hành trình ngàn dặm không quên,
Nhũ hương, mộc dược, vàng thời tiến dâng…
Đất trời xao động đêm nay,
Nhân loại chờ đón phút giây ngàn đời
Vính danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đón Mùa Giáng Sinh
Joseph Ngọc Phạm
09:48 22/12/2018
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Con quỳ lạy Chúa Ngôi Hai
Cho con biết sống trọn đời yêu thương..
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chào Đón Mùa Giáng Sinh
Diệp Hải Dung
22:27 22/12/2018
Ảnh của Diệp Hải Dung
(Hình chụp tại St Mary Cathedral Sydney)
Chuông giáo đường lại đổ
Thêm một mùa Giáng sinh
Đức Ki Tô xuống thế
Gánh tội cho thế nhân..
(Trích thơ của Hồng Vinh)
Thánh Ca
Thánh ca: Hoài Niệm Giáng Sinh – Trình bày: Đình Trinh
Đình Trinh
10:31 22/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Nào ta mau tới, thờ kính Đấng Ngôi Hai đã giáng trần. Bài ca tri ân, cùng bao ý thơ ngân nhịp nhàng. Một kỷ nguyên mới, Ơn Cứu Độ ngàn dân ngóng đợi. Trời đất giao hòa, rộn vang tiếng ca, mừng Thiên Chúa ta, Giáng Sinh đem ơn an bình.
1. Vui lên hỡi muôn ngàn dân khắp nơi. Thiên Thần loan tin ngày Chúa ra đời. Cùng tìm về nguồn bình an chẳng vơi. Chúa xuống đời, vì mến yêu con người.
2. Đêm nay Thiên Thần đàn ca hỷ hoan. Vang lừng thiên cung và khắp nhân gian. Cùng mục đồng tìm Hài Nhi mới sinh. Kính dâng Người, ngàn khúc ca ân tình.
3. Vinh danh Vua Trời từ nơi chốn cao. An bình cho ai hằng sống ngày tâm. Lòng vạn lòng hòa bài ca thánh ân. Tiếng chuông ngân, mừng Chúa Con giáng trần.