Ngày 22-12-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm lễ đêm Giáng Sinh 2015
Lm. Anthony Trung Thành
12:42 22/12/2015
Suy niệm LỄ ĐÊM GIÁNG SINH NĂM 2015

Hôm nay, không chỉ những người Công Giáo mà cả thế giới đang hướng về Đức Giêsu Kitô, mừng ngày sinh nhật lần thứ 2015 của Ngài. Trong bầu khí linh thiêng này, xin được trình bày ba điểm sau đây: Đức Giêsu Kitô là ai? Ngài đến thế gian để làm gì? Và con người có cần đến Ngài không?

1. Trước hết, Đức Giêsu Kitô là ai?

Đức Giêsu Kitô là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người. Ngài là Thiên Chúa thật và là người thật. Bởi phép Chúa Thánh Thần, Ngài đầu thai trong lòng Đức Trinh Nữ Maria. Ngài được sinh ra tại Bêlem, nước Do Thái cách đây 2015 năm. Cha nuôi Ngài là Thánh Giuse. Mẹ Ngài là Đức Maria. Sau ba mươi năm sống ẩn dật, làm nghề thợ mộc tại làng quê Nazarét, Ngài đã lên đường đi loan báo Tin mừng. Ngài giảng dạy như Đấng có uy quyền. Đi kèm theo những lời giảng dạy là những phép lạ. Cuối cùng, Ngài bị bắt và bị đóng đinh trên cây thập giá. Ba ngày sau khi chết, Ngài đã sống lại. Và sau bốn mươi ngày, Ngài đã lên trời trước mặt các mộn đệ và nhiều người chứng kiến. Trước khi về trời, Ngài đã thiết lập Giáo Hội và đặt Thánh Phêrô làm Giáo Hoàng đầu tiên. Ngài trao cho Giáo Hội kho tàng thiêng liêng là bảy bí tích. Giáo Hội của Ngài từ 12 tông đồ, đến nay đã có trên 1 tỷ người, chiếm 17,49% dân số thế giới. Sứ mạng của Giáo Hội là thi hành chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Đức Giêsu, Đấng là Đầu của Giáo Hội.

2. Đức Giêsu Kitô đến thế gian để làm gì ?

Giáo lý Hội thánh Công Giáo từ số 456 đến số 460 cho chúng ta biết rõ lý do Đức Giêsu đến thế gian, xin được tóm tắt mấy điểm sau:

Thứ nhất, Ngài đến thế gian để cứu rỗi chúng ta. Kinh Tin Kính dạy rõ ràng rằng : “Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế”.

Thứ hai, Ngài đến thế gian để giải hoà chúng ta với Thiên Chúa. Thánh Grêgôriô thành Nissê nói : « Bản tính của chúng ta bệnh nạn cần phải được chữa lành ; sa ngã, cần phải được nâng đứng dậy ; chết, cần phải được phục sinh. Chúng ta đã mất quyền sở hữu sự thiện, cần phải được trả lại quyền đó. Bị giam trong chỗ tối tăm, cần phải mang ánh sáng đến cho chúng ta ; bị cầm tù, ta cần phải có người giải thoát…» . Thánh Phaolô Tông đồ cũng đã khẳng định : “Nhờ Đức Giêsu là con người bằng xương bằng thịt đã chịu chết, Thiên Chúa cho anh em được hòa giải với Người để anh em trở nên thánh thiện, tinh tuyển không có gì đáng trách trước mặt Người.” (Cl 1, 22).

Thứ ba, Ngài đến thế gian để chúng ta biết tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng vô hình, qua các thời kỳ lịch sử cứu độ, chúng ta chỉ biết Ngài nhờ mạc khải qua các tiên tri và các ngôn sứ. Đến thời kỳ viên mãn, hình ảnh Thiên Chúa được thể hiện một cách cụ thể qua chính Con Một của Người là Đức Giêsu Kitô. Thánh Gioan tông đồ đã nói : « Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta đã được bày tỏ nơi điều này : Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài xuống trần gian để chúng ta nhờ Ngài mà được sống » (1 Ga 4,9).

Thứ tư, Ngài đến thế gian để trở thành khuôn mẫu sự thánh thiện của chúng ta. Đó là khuôn mẫu về sự khiêm nhường và hiền lành : « Hãy học cùng ta vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng » (Mt 11,29). Tinh thần tám mối phúc thật, đó là khuôn mẫu của nếp sống yêu thương : « Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em »(Ga 15,12). Khuôn mẫu về nếp sống chân thật « Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua thầy »(Ga 14,6). Khuôn mẫu của việc làm theo thánh ý Chúa Cha : « Lương thực của Thầy là làm theo ý Đấng đã sai Thầy »(Ga 4,34). Khuôn mẫu về nếp khó nghèo và muôn vàn khuôn mẫu khác. Chính nơi Ngài có một sức hấp dẫn lạ lùng. Nguyễn Khắc Dương, một tri thức Việt Nam đã cho rằng “sự hấp dẫn của Chúa Giêsu hình như do chính con người và cuộc đời của Ngài từ việc sinh ra trong máng cỏ, qua 30 năm âm thầm lặng lẽ, ba năm nay đây mai đó, trà trộn với dân chúng, rồi bị giết oan, nhiều hơn là do đạo lý Ngài truyền dạy…Đã có cảm tình với Ngài rồi thì khó quên, khó phai và hình như càng lâu càng thắm thiết hơn… Đối với các bậc thánh hiền khác, thì có thể nhớ bài dạy của Ngài mà quên đi con người và cuộc đời của các ngài. Đối với Đức Giêsu thì khác hẳn: đôi khi quên lời Người dạy, nhưng chính Ngài thì không quên được. Và có lẽ càng hay sống trái lời Ngài dạy, thì hình ảnh Ngài lại càng thêm xoáy vào tâm khảm… nhớ quay nhớ quắt, nhớ quằn quại đến độ không chịu được!... Thông minh, tài trí, dũng cảm... Có lẽ nhiều người hơn Giêsu, nhưng đáng yêu nhất thì chỉ có duy nhất một mình Ngài mà thôi!”

Thứ năm, Ngài đến để chúng ta được thông phần vào bản tính thần linh(x. 2 Pr 1,4), để « con người trở thành con của Thiên Chúa »(Th. Irênê). Chính Thánh Tôma Aquinô cũng khẳng định điều này rằng : « Con Thiên Chúa muốn chúng ta thông phần vào thần tính của Ngài, nên đã mặc lấy bản tính của chúng ta, để làm người rồi, Ngài sẽ làm cho những con người chúng ta thành các thần linh ».

3. Con người có cần đến Đức Giêsu Kitô không ?

Vì những lý do quan trọng trên đây nên con người qua mọi thời đều cần đến Đức Giêsu Kitô. Nhưng để đến với Đức Giêsu Kitô, con người cần phải qua Giáo Hội. Bởi vì « Những ai biết Giáo Hội Công Giáo là cần thiết mà vẫn không muốn gia nhập hoặc từ chối đứng vững trong đó, thì không được cứu rỗi. Nhưng những người không do lỗi của mình mà không biết đến Phúc Âm của Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và nhờ ân sủng của Ngài mà hành động để làm trọn thánh ý Ngài, theo như lương tâm của họ mạc khải cho họ và truyền dạy họ, thì những người đó có thể đạt tới ơn cứu độ muôn đời » (x. Gl HTCG số 816-818).

Chính vì thế, Giáo Hội không những có trách nhiệm chăm sóc cho đoàn chiên thuộc về mình mà còn có bổn phận đi tìm những con chiên khác chưa thuộc về đàn để đem về với Đức Giêsu Kitô. Và Giáo Hội rất vui mừng vì ngày càng có nhiều người xin lãnh nhận bí tích Rửa tội. Từ con số Mười Hai, hiện nay đã có gần 32% nhân loại mang danh hiệu Kitô, trong số đó có hơn 17% là người Công Giáo. Hầu như ngày nào Giáo Hội cũng hân hạnh được tiếp nhận những người xin rửa tội. Họ thuộc mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội. Có những người bình dân, ít học nhưng cũng có những nhà tri thức, nắm giữ những vai trò quan trọng trong xã hội. Họ cần đến Đức Kitô, họ cần đến Giáo Hội. Năm 2007, ông Tony Blair, thủ tướng nước Anh đã xin trở lại đạo Công Giáo. Ông đã nói rằng : "Tôi thiết nghĩ một thế giới không đức tin sẽ là một thế giới trên con đường thảm họa, tai ương, tôi thực sư tin như vậy ». Paul Williams, một giáo sư người Anh đã khám phá ra chân lý Kitô giáo nên đã trở lại đạo Công Giáo sau 20 năm theo Phật giáo. Napoléon, hoàng đế nước Pháp đã từng đánh phá Giáo Hội, xúc phạm đến các Đức Giáo Hoàng. Cuối đời, ông đã thống hối ăn năn tội lỗi của mình và thành tâm trở về với Giáo Hội. Ông nói : « chống phá Giáo Hội là cả dám chống lại Thiên Chúa và đó là tất cả những thảm trạng và thất bại ê chề nhất cuộc đời của tôi ». Khi được lãnh nhận bí tích Giải tội và Thánh Thể, ông cho biết : « Niềm vui tôi cảm nghiệm bên trong thật bao la. Giờ đây tôi mới thật sự hiểu tại sao, ngay cả vào những lúc đen tối nhất của cuộc đời và trong những năm tháng sống xa lìa Đức Giêsu Kitô, tôi không bao giờ quên rằng, ngày hạnh phúc nhất cuộc đời tôi chính là ngày tôi rước lễ lần đầu!”

Đó là một vài cảm nhận của những người sau khi trở về với Giáo Hội. Nhưng vẫn còn đó rất nhiều người không biết gì về Chúa và Giáo Hội. Thậm chí, họ còn tìm cách xuyên tạc, nói sai, nói xấu về Chúa và Giáo Hội. Gần đây trên Facebook loan truyền bài viết về việc một sinh viên Công Giáo phản biện sáu luận điểm của giáo viên trình bày sai về Đạo Công Giáo. Xin được nêu tóm tắt hai trong sáu luận điểm đó:

Luận điểm thứ nhất, cô giáo cho rằng : Trong hầu hết các Thánh tử đạo Việt Nam, đa số là người nước ngoài, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Chàng sinh viên phản biện lại : Trong 118 vị tử đạo Việt Nam : có 96 vị là người Việt Nam, chỉ có 22 người nước ngoài.

Luận điểm thứ hai, cô giáo nói : Tôn giáo được một bộ phận người tin theo, Hồi giáo có 902 triệu tín đồ. Chàng sinh viên phản biện lại : Có khoảng 87% dân số thế giới theo một tôn giáo nào đó. 87% là phần lớn, chứ không dùng “một bộ phận” được, nếu dùng từ này, nên sửa là “một bộ phận lớn”. Số liệu gần đây có thể chứng minh điều này (Kitô giáo: khoảng 2,1-2,2 tỷ tín đồ trong ấy Công Giáo là chiếm phần cao nhất; Hồi giáo: khoảng 1,5-1,6 tỷ tín đồ; Ấn Độ giáo: Khoảng 900 triệu- 1 tỷ tín đồ; Phật Giáo: khoảng 365 triệu tín đồ chính thức). Và còn các tín đồ rải khắp các tôn giáo nhỏ hơn khác. Số người không theo tôn giáo nào chiếm khoảng 13% dân số thế giới.

Hy vọng mỗi người kitô hữu đều biết làm chứng cho Đạo Chúa như chàng sinh viên trên đây, để phản biện những tình trạng xuyên tạc, nói sai, nói xấu về Đạo Chúa trong các học đường và trong xã hội chúng ta đang sống, giúp mọi người hiểu biết hơn về Đức Giêsu Kitô và Đạo của Ngài.

Như vậy, chúng ta đã biết Đức Giêsu Kitô là ai ? Ngài đến thế gian để làm gì và ai cũng cần đến Ngài. Chúng ta hãy cầu xin Ngài cho mỗi chúng ta luôn cố gắng giới thiệu Ngài cho những người xung quanh để mọi người được lãnh nhận ơn cứu độ. Amen

Lm. Anthony Trung Thành
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lòng Thương Xót Chúa là dược liệu tiên quyết và đích thật nhất cho nhân lọai
Bùi Hữu Thư
07:29 22/12/2015
Rome: ngày 21/12/2015: (Zenit.org) Trong bài hiểu thị cho các công nhân hỏa xa, Đức Thánh Cha mời gọi: “Chúng ta hãy tham dự vào Năm Thánh Lòng Thương Xót, để canh tân cấu trúc của xã hội chúng ta, để giúp cho xã hội công bằng hơn và huynh đệ hơn.”

Đức Thánh Cha nói trong buổi tiếp xúc với các công nhân hỏa xa về Năm Thánh Lòng Thương Xót mới khởi đầu hai tuần trước đây: "Lòng thương xót là dược liệu tiên quyết và đích thực nhất cho nhân lọai, và tất cả mọi người trong chúng ta đều cần thiết ngay.”

Đức Thánh Cha nói chuyện với 7.000 công nhân của Ferrovie dello Stato, ngài nói về lịch sử của dịch vụ này: “xin hãy chú tâm đặc biệt đến những người nghèo khó nhất, bằng những sáng kiến khác nhau về tình liên đới, cả trong quá khứ lẫn hiện tại."

Đức Thánh Cha cũng tưởng niệm các công nhân đã thiệt mạng trong khi xây dựng hệ thống đường xe lửa của quốc gia này, và bầy tỏ niềm hy vọng là những tai nạn như thế sẽ không bao giờ tái diễn nữa.

Các sáng kiến về tình liên đới được Đức Thánh Cha đề cập tới bao gồm Các Trung Tâm Cứu Trợ hiện diện tại nhiều thị trấn trên nước Ý, nơi đây cũng cung cấp các trợ giúp và khuyến cáo cho những ai gặp khó khăn, và họat động như những “ăng ten” giúp cho việc “tìm hiểu các dấu chỉ về những gì xẩy ra chung quanh chúng ta, để nhận biết sự đau khổ của kẻ khác, mà không thờ ơ lạnh lùng. Các trung tâm này là phương cách dịch vụ hỏa xa đóng góp cho việc hiệp nhất quốc gia, không chỉ về phương diện địa dư mà còn cả về phương diện xã hội nữa."

Các Cửa Thánh

Một sáng kiến quan trọng khác là Termini Station hostel, được xây dựng để vinh danh Don Luigi Di Liegro, nhà sáng lập Cơ Quan Bác Ái Caritas Roma, được trùng tu bởi Ferrovie dello Stato với sự hợp tác của Caritas. Một nơi đã đón chào hàng trăm du khách mỗi ngày, và cũng cung cấp chỗ trú ngụ ban ngày cho những ai cần thiết.

Đức Thánh Cha Nói: “Ước gì Năm Thánh, mới khởi sự vài ngày trước đây, dậy cho chúng ta, trên hết, và in dấu trong tâm trí chúng ta rằng lòng thương xót là dược liệu tiên quyết và đích thực nhất cho nhân lọai, và tất cả chúng ta đều cần thiết ngay lập tức. Lòng thương xót tuôn chẩy liên tục và hết sức dồi dào từ Thiên Chúa, nhưng đến lượt chúng ta cũng phải có thể trao ban cho người khác, để cho mọi người đều có thể sống viên mãn.”

Đức Thánh Cha tiếp tục nói về các Cửa Thánh của Năm Thánh, nhắc đến một Cửa Thánh ngài đã mở ra tại Trung Tâm Caritas tại Termini Station: "Đây là điều các Cửa Thánh được mở ra trong tất cả các giáo phận trên thế giới, truyền thông cho chúng ta. Cửa Thánh tại Termini Station Hostel đã trở nên Cửa Thánh của Lòng Bác Ái, những ai đi qua cửa này bằng tình yêu sẽ tìm được sự tha thứ và an ủi, và sẽ được thúc đẩy để tận hiến với lòng quảng đại bao la hơn, vì sự cứu rỗi của mình và của tha nhân. Chúng ta hãy để cho mình được đổi mới bằng cách đi qua cửa thiêng liêng này, để cho đời sống nội tâm được in dấu. Chúng ta hãy tham dự vào NămThánh Lòng Thương Xót, để canh tân cấu trúc của xã hội chúng ta, để làm cho xã hội trở nên công bằng hơn và huynh đệ hơn."

Vào cuối buổi tiếp kiến, Đức Giám Mục thành Rôma nhắc đến đọan cuối trong các tập sách “Nước Ý của Xe Lửa: L'Italia del Treno”, một sưu tập các hình ảnh trình bầy các chuyến đi của Đức Thánh Cha trên xe lửa, để cho nước Ý và tất cả các quốc gia trên thế giới có thể trở nên những nơi chốn có các mạng lưới huynh đệ, và nhân bản hơn, ngày càng có thể vui hưởng nhiều hơn tình yêu Thiên Chúa và hiệp thông với nhau."
 
ĐGH Phanxicô trình bày ''12 danh mục của các đức tính cần thiết''
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
13:05 22/12/2015
ĐGH Phanxicô trình bày "12 danh mục của các đức tính cần thiết"

ĐGH Phanxicô nhắc nhở các Giáo triều Rôma vào sáng thứ hai, 21.12.2015 trong một thông điệp truyền thống dịp mừng lễ Giáng Sinh gửi đến tất cả các nhân viên gồm hàng tu sĩ nam nữ và giáo dân đang làm việc tại Tòa Thánh Vatican.

Trong bối cảnh của Năm Thánh Từ Bi và chuẩn bị cho đại lễ Giáng sinh sắp đến, ĐGH Phanxicô kêu gọi Giáo triều của mình về tinh thần cao thượng, lối sống tỉnh thức và sự công bình. "Thật là vô ích khi mở ra tất cả các cửa Thánh nhà thờ của các giám mục trên thế giới, nếu cánh cửa trái tim của chúng ta cho tình yêu vẫn đóng khép lại". ĐGH đã trình bày cho Giáo Triều của mình một "danh mục các đức tính cần thiết".

Việc liệt kê 12 đức tính rất cần thiết, không những cho Giáo triều Rôma mà còn cho tất cả các linh mục và nhân viên làm việc trong Giáo Hội Công Giáo, để có thể làm cho thời gian ân sủng Năm Thánh đạt hiệu quả tốt.

1. Tinh thần truyền giáo và thái độ mục vụ

Tinh thần truyền giáo là những gì làm cho Giáo triều có tính sáng tạo và kết quả, và cũng có thể xuất hiện lúc hoạt động; nó là bằng chứng về tính hiệu quả, năng xuất và tính xác thực của công việc chúng ta. Mỗi người đã được rửa tội là một nhà truyền giáo của Tin Mừng. Thái độ lành mạnh hoạt động mục vụ là một đức tính không thể thiếu được, đặc biệt cho mỗi linh mục. Đây là nỗ lực hàng ngày để theo Đấng Chiên Lành, Người quan tâm cho con chiên của mình và hiến thân cuộc sống của mình để cứu mạng sống của người khác.

2. Năng khiếu và sự nhạy bén

Sự phù hợp đòi hỏi nỗ lực cá nhân để có được các điều kiện cần thiết nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ và hoạt động của mình, với trí tuệ và trực giác. Năng khiếu không cần thư giới thiệu và tiền hối lộ. Sự nhạy bén là sự hiện diện của tâm trí để hiểu tình hình, bằng trí tuệ và sự sáng tạo trong những bước tiến.

3. Tâm linh và tình người

Tâm linh là cột sống của bất kỳ hoạt động nào trong Giáo Hội và trong đời sống Kitô hữu. Đó là sự dinh dưỡng cho công việc của mình. Tình người là hiện thân của chân lý đức tin chúng ta. Ai đánh mất tình người là mất tất cả. Tình người làm cho chúng ta khác biệt với máy móc và người máy, là những gì chẳng có cảm nhận và rung động trong lòng.

4. Gương mẫu và lòng trung thành

Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã nhắc nhở các Giáo Triều Rôma về "Ơn gọi trở nên gương mẫu" - Bản chất mẫu mực, để tránh những vụ bê bối làm đau lòng người khác và đe dọa đến sự tín nhiệm làm nhân chứng của chúng ta. Sự trung thành với chức thánh của chúng ta, với ơn gọi của chúng ta.

5. Tính hợp lý và lòng tử tế

Tính hợp lý phục vụ để tránh sự đa cảm quá mức và lòng tử tế để tránh sự phóng đại trong quan liêu, cũng như trong các chương trình, kế hoạch. Mọi sự phóng đại là một dấu hiệu của sự mất cân bằng.

6. Thận trọng từ ái và cương quyết

Sự thận trọng từ ái làm cho chúng ta cẩn trọng trong phán đoán và có khả năng để tránh những hành động bốc đồng và nóng vội. Nó là khả năng tốt nhất để chăm chú và thấu hiểu trong hoạt động của chúng ta, của những người khác và trong các tình huống để giúp tiến đến bước đột phá. Sự cương quyết là hành động với ý thức có mục đích, có một quan điểm rõ ràng và sự vâng phục Thiên Chúa.

7. Tình yêu và Chân lý

Tình yêu và chân lý là hai đức tính không thể tách rời của đời sống Kitô hữu: thực hiện chân lý trong tình yêu và sống tình yêu trong chân lý. Tình yêu mà không có chân lý nghĩa là trở thành ý thức hệ của tàn phá "tất cả phê duyệt", và sự thật không có chân lý trở thành mù lòa "pháp lý".

8. Trung thực và trưởng thành

Trung thực là sự công bình, sự thống nhất và hành động trong sự chân thành tuyệt đối đối với chính mình và hướng về Thiên Chúa. Ai trung thực là trung thực không chỉ đối với ánh mắt của bề trên hoặc người giám sát; sự trung thực không sợ do ngạc nhiên vì người đó không bao giờ phản bội lại người đã tin tưởng anh ta. Trưởng thành là những nỗ lực để đạt được sự hài hòa giữa khả năng thể chất, tinh thần và tâm linh của chúng ta. Đó là mục tiêu và kết quả của một quá trình phát triển mà không bao giờ kết thúc và không phụ thuộc vào tuổi tác của chúng ta.

9. Tôn trọng và khiêm tốn

Tôn trọng là món quà cao quý và tấm lòng nhạy cảm; nó là đức tính của con người để luôn luôn nỗ lực chú ý đến người khác, vai trò của chính mình, của cấp trên và cấp dưới, các tập tin và tài liệu, sự bảo mật và tin tưởng; những người hiểu, lắng nghe một cách cẩn thận và nói chuyện một cách lịch sự. Khiêm tốn - tuy nhiên là nhân đức của các vị Thánh và hoàn thành bởi Thiên Chúa: họ càng đạt được tầm quan trọng, thì họ lại mạnh mẽ hơn trong nhận thức rằng họ chẳng là gì và nếu không có ân sủng của Thiên Chúa thì không thể làm bất cứ điều gì.

10. Lòng quảng đại và sự chú ý

Chúng ta càng tin tưởng vào Thiên Chúa và sự quan phòng của Ngài, thì nhận ra Ngài quảng đại hơn và rộng lượng hơn chúng ta, bởi vì chúng ta biết rằng: càng cho nhiều, bạn càng nhận lại được nhiều. Trong thực tế, đó là điều vô ích khi mở ra tất cả các cửa Thánh của tất cả nhà thờ chính tòa trên thế giới, nếu cánh cửa trái tim của chúng ta cho tình yêu vẫn đóng khép lại, nếu đôi tay giữ chặt sự cho đi, nếu ngôi nhà hiếu khách của chúng ta đóng cửa, và nếu các ngôi thánh đường không mở ra cho sự đón nhận. Chú ý nghĩa là để ý đến các chi tiết, cho đi những gì tốt nhất của chúng ta và đối với gánh nặng và các lỗi lầm của chúng ta không bao giờ làm cho chúng ta bị kìm hãm dây cương.

11. Can đảm và tỉnh táo

Để có can đảm nghĩa là không phải sợ hãi khi đối mặt với các khó khăn; nó có nghĩa là dũng cảm và hành động dứt khoát - tránh sự hờ hững. Ngược lại, sự tỉnh táo có khả năng hành động với sự tự do nội tâm và tính di động mà không cần bám vào những thứ vật chất, là sự làm cho chóng qua. Tỉnh táo có nghĩa là luôn luôn linh động, mà không bao giờ trở nên gánh nặng và bị ràng buộc vào những thứ không cần thiết, và không để cho mình bị chi phối bởi khuynh hướng thế lực.

12. Tin cậy và giản dị

Người đáng tin cậy là một trong những người biết tôn trọng nghĩa vụ của mình một cách nghiêm túc và khi người đó được quan sát, đặc biệt là khi anh ta sống một mình; người đáng tin cậy là người có một cảm giác bình tĩnh làm lây lan xung quanh anh ta, vì anh ta không bao giờ gây thất vọng cho sự tin tưởng đã được trao phó cho anh ta. Tính giản dị là khả năng từ chối những sự không cần thiết và chống lại được sự chi phối của tâm lý tiêu dùng. Tính giản dị có nghĩa là để nhìn thế giới qua con mắt của Thiên Chúa - với cái nhìn của người nghèo và ở bên cạnh người nghèo.

(Luợc dịch từ Radio Vatikan)

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
 
ĐGH Phanxicô: Hãy tìm Chúa nơi những người khốn cùng nhất.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:13 22/12/2015
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: Muốn tìm thấy Thiên Chúa? Hãy tìm Chúa nơi những người khốn cùng nhất.

(EWTN News/CAN). Trong buổi thăm nhà trọ dành cho những người vô gia cư ở Roma, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rằng sự khiêm hạ của Chúa Giêsu giáng sinh cho thấy rằng con người có thể tìm gặp Chúa nơi những người nghèo khó.

Đức Giáo Hoàng đã đến ngôi nhà trọ vào ngày 18 tháng 12 để mở Năm Thánh đặc biệt cho những người vô gia cư trong Năm Thánh của Lòng Thương Xót. Ngài nói “ Đây là cánh cửa của nhà Chúa. Xin hãy mở cánh cửa công lý. Ôi Lạy Chúa, Vì lòng thương xót vô biên của Ngài sẽ bước vào ngôi nhà của chúng con.”

Vài giây phút yên lặng sau lời nguyện, Đức Giáo Hoàng bắt đầu Thánh Lễ tại nhà trọ Termini – gần ga xe lửa John Paul II ở Roma. Có khoảng 200 người đại diện cho các trung tâm bác ái Caritas ở Roma cùng tham dự thánh lễ

Trong bài giảng không soạn trước của mình, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu đã không sinh ra như là một hoàng tử trong cung điện. Nhưng Chúa đã đến trong sự khiêm nhường, đơn sơ như em bé nghèo nơi vùng ngoại ô của Đế Quốc Roma.

Theo đài phát thanh Vatican, Đức Giáo Hoàng đã nói rằng :“Đây là bài học cho chúng ta là phải tìm Chúa ở đâu. Nếu các con muốn tìm gặp Thiên Chúa, hãy tìm Ngài nơi những kẻ bé mọn, tìm nơi những người người nghèo khó. Hãy tìm Chúa trong những nơi kín ẩn: trong những người cùng khổ nhất, trong những người bệnh tật, trong những người đói khát, trong những kẻ bị tù đày,”

“Những chốn cao sang, giàu có, quyển lực chúng ta sẽ chẳng gặp Ngài. Cung cách của Chúa là thái độ khiêm hạ.”

“Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho thành phố Roma, cho những cư dân đang sống ở Roma, cho mọi người, cho tôi nữa bởi vì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một ân sủng là biết cảm thấy mình bị loại bỏ vì chúng ta không có bất cứ công trạng gì . Ngài nói tiếp “ Chỉ có Thiên Chúa mới cho chúng ta lòng thương xót và mọi ơn lành. Để đáng lãnh nhận ơn sủng Chúa ban, chúng ta phải đến với những người bị hất hủi, những người nghèo khó và những người khốn cùng nhất.”

Ngài cũng bày tỏ mong muốn cho một cuộc canh tân đời sống trong dịp Giáng Sinh này. “Giáng sinh năm nay, tôi cầu chúc cho mọi người được có Chúa sinh ra trong tâm hồn mình, một nơi sâu kín không cần phô trương,”

Ngôi nhà trọ dành cho người vô gia cư được đặt tên là Don Luigi Di Leegro, tên một linh mục người Ý ở thế kỷ 20 và cũng là người sáng lập ra tổ chức bác ái Caritas của giáo phận Roma.

Năm Thánh Lòng Thương Xót của Giáo Hội Công Giáo được bắt đầu từ ngày 8 tháng 12. Đức Giáo Hoàng đã công bố đây là dịp để tăng cường hành động của đức tin, bác ái và lòng thương xót.

Cửa Thánh của giáo phận Roma luôn rộng mở trong Năm Thánh này để cho khách hành hương có thể đi ngang qua cửa này đễ lãnh ơn toàn xá của Năm Thánh.

Cửa Năm Thành gồm cả cánh cửa tại nhà trọ cho người vô gia cư. Đức Giáo Hoàng Phanxico đã mở cửa Năm Thánh tại đền thánh Phêrô, nhà thờ thánh John Lateran. Đức Hồng Y James Harvey đã mở cửa Thánh tại nhà thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ mở cửa thánh tại nhà thờ Đức Bà Cả.

Đức Giáo Hoàng cũng đã yêu cầu các Giám Mục Công Giáo trên toàn thế giới hãy mở cửa Năm Thánh tại các nhà thờ được chọn tại các giáo phận của mình.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phóng sự: Một thoáng Phát Diệm.
Trần Mạnh Trác
10:55 22/12/2015
Xem hình ảnh


Tôi vẫn nghĩ mình không có khả năng để viết về Phát Diệm, nên để dành công việc ấy cho những người con cuả Phát Diệm hay cho những nhà học giả uyên thâm.

Phát Diệm là nơi mà từng gốc cây từng kẽ đá đều có một câu chuyện để kể, và từng mảnh đất từng khúc sông đều ghi đậm những quyết tâm và công sức cuả những con người phi thường quả cảm.

Nhưng đã lỡ đi qua mà không nói gì thì vô tình quá, cho dù nhiều 'duyên nợ' có vẻ được tạo ra chỉ vì những sự tình cờ.

Vậy thì, dù biết rằng mình đang 'muá rìu qua mắt thợ,' cũng xin có vài hàng về vùng đất linh thiêng này.

Goị là 'một thoáng Phát Diệm' mà thôi, với ý nghĩa chỉ có những tâm tư thô thiển, góp nhặt một cách vội vàng qua những 'cái nhìn trộm', trong một cuộc du hành bất chợt, có vẻ như là bị 'bắt cóc' bởi một anh tài xế taxi.

Anh Taxi đa sự.

Trước khi đi Hanoi, đứa cháu gái làm nghề du lịch dặn tôi nhiều lần:"Cậu nhớ trả giá taxi nhé, từ Nội Bài về Hanoi chỉ có 350 ngàn thôi, họ không chịu thì tìm xe khác, taxi ở Hanoi không như Saigon đâu, chúng nó gian dối lắm."

Có điều là khi tới Nội Bài, tôi không đi taxi mà, nhờ sự chỉ bảo tận tình cuả một người khách mới quen trên máy bay, tôi đón xe bus cuả hãng VietJet, (Air Vietnam cũng có xe bus như vậy), chỉ mất 70 ngàn cho cả hai vợ chồng.

Còn anh 'Taxi đa sự' là anh taxi tôi thuê bao ngày hôm sau, nhờ sự mai mối cuả một người em họ ở Bùi Chu, bao trọn goí một ngày đi Bùi Chu với giá 1 triệu 500 ngàn, rẻ hơn giá cuả các nhân viên 'lễ tân' ở hotel, họ đòi tới 2 triệu 800 ngàn.

Anh taxi này lạ lùng, anh đề nghị:"Các bác đã đi Buì Chu thì phải đi Phát Diệm mới phải, chỉ cách nhau có 1 giờ xe thôi, không đi thì phí quá."

-Nhưng nếu đi như vậy thì hoá ra là thêm 3 giờ nữa (cộng 1 giờ đi tham quan) !

Anh đề nghị chúng tôi đi sớm từ 5g sáng: 8g sẽ tới Phát Diệm, 9g đi về Buì Chu, 10g đến. Nghe ngon ơ. Anh ta không lấy thêm tiền, và cam chịu về lại Hanoi trễ cũng được.

Nghe buì tai, chúng tôi đồng ý. Sáng hôm sau mới 4:30g anh đã gọi DT cho biết anh đang đợi ở cửa khách sạn.

Con đường cao tốc dẫn chúng tôi tới Phát Diệm đúng như lời anh nói, trước 8g sáng. Phát Diệm lúc đó còn đang ngái ngủ, Trung Tâm Hành Hương chưa mở cửa.

Chúng tôi rảo bước vòng quanh chiếc hồ rộng có tượng đài Thánh Tâm, dân phố bắt đầu dọn hàng ra bán, nhìn chúng tôi với những con mắt ngạc nhiên nhưng thân thiện, và sẵn sàng góp ý một cách công khai, to tiếng:

"Chú chụp (hình) lại đi, tóc cô bị gió bay lên rồi", một người phụ nữ trên xe đạp đi ngang qua nói với lại cho tôi, sau khi thấy chiếc đèn máy hình loé lên không đúng lúc...

Khi chúng tôi trở lại khu tiếp tân, thì bắt đầu thấy thấp thoáng các Sơ dòng Mến Thánh Giá đang bắt đầu dọn dẹp và một số người khác sửa sọan trang hoàng máng cỏ Noel.

(còn tiếp)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Không được thay câu Tung hô sau Truyền phép bằng câu khác.
Nguyễn Trọng Đa
20:26 22/12/2015
Giải đáp phụng vụ: Không được thay câu Tung hô sau Truyền phép bằng câu khác.

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Trong mùa Giáng sinh này, nhà thờ của chúng con hát câu "Come let us adore him” (Chúng ta hãy đến thờ lạy Chúa) trong phần tung hô ‘Đây là mầu nhiệm đức tin’. Đúng không, thưa cha? Hình như là không đúng. Xin cha giải thích lý do tại sao mọi linh mục không được sử dụng câu thay thế cho tung hô “Đây là mầu nhiệm đức tin” trong mùa Giáng sinh? - D. P., North Andover, Massachusetts, Mỹ.


Đáp: Lý do chính tại sao các giáo xứ khác không làm như thế, còn giáo xứ của bạn lại đang làm, là rằng câu "Come let us adore him” không được tìm thấy trong Sách Lễ Rôma, như là một câu tung hô được phép thay thế trong phần “Đây là Mầu nhiệm Đức tin”.

Trong sách lễ Latinh, và trong hầu hết các Sách lễ tiếng Anh, có ba công thức cho lời tung hô này. Tại Ireland, cụm từ "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (My Lord and my God, Ga 20,28, Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ) cũng được Tòa Thánh chấp thuận cho sử dụng trong phụng vụ.

Việc đưa bản văn mới vào Sách lễ không phải là thẩm quyền của linh mục, cũng không phải là của cá nhân Giám mục. Tỉ lệ hai phần ba của Hội đồng Giám mục có thể chấp thuận các sửa đổi, nhưng chúng chỉ có thể được sử dụng với sự đồng ý của Tòa Thánh. Vì vậy, văn kiện "Sacrosanctum Concilium" (số 22) của Công đồng chung Vatican II nêu ra nguyên tắc cơ bản, vốn được lặp đi lặp lại trong tất cả các văn bản liên quan:

"Vì vậy, tuyệt đối không ai khác, dầu là linh mục, được lấy quyền riêng tư thêm bớt hay thay đổi một điều gì trong Phụng Vụ" (Bản dịch Việt ngữ của Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt).

Một lý do khác nữa là rằng sự diễn tả trên thực sự giới hạn phạm vi của lời tung hô, và làm suy yếu giá trị thần học của nó.

Những chữ "Mysterium fidei" (Đây là mầu nhiệm đức tin), mặc dù không được tìm thấy trong các trình thuật của Tân Ước, tạo thành một phần của công thức truyền phép trong hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma. Theo một số chuyên gia, có thể cụm từ này được chèn vào công thức truyền phép bởi Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả (440-461) để chống lại lạc giáo Manikê (Manichean), vì họ chối bỏ sự thiện của vật chất. Ngài cũng nói tới cụm từ "một hy lễ thánh, một lễ vật không tì vết", với sự nhắc đến lễ vật của Menkixêđê (Melchizedek). Văn bản này đọc trong một bản dịch không chính thức như sau:

“Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống: Vì này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới và vĩnh cửu: Đây là mầu nhiệm đức tin: sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.

Sau đó theo dòng thời gian, thành ngữ này được xem là quan trọng để chống lại một số sai lạc liên quan đến sự Hiện diện Thật sự của Chúa, đặc biệt là do các giáo sĩ. Vì vậy, Đức Giáo Hoàng Innocent III (1198-1216) đã viết rằng:

"Thành ngữ “Đây là Mầu Nhiệm đức tin" được sử dụng bởi vì ở đây những gì được tin là khác với những gì được thấy, và những gì được nhìn thấy là khác với những gì được tin. Vì cái được nhìn thấy là hình bánh và hình rượu, và điều được tin là Mình và Máu Chúa Kitô và sức mạnh của hiệp nhất và yêu thương"(Denzinger 782).

Sau Công đồng chung Vatican II, với việc giới thiệu các Kinh nguyện Thánh Thể mới và mong muốn có một công thức duy nhất và dựa theo Kinh Thánh cho việc truyền phép trong cả bốn Kinh nguyện, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã quyết định loại bỏ lời “Đây là Mầu nhiệm Đức tin” khỏi công thức truyền phép và ban cho chúng chức năng hiện tại như là lời giới thiệu cho lời tung hô của tín hữu. Điều này thực tế là truyền thống trong một số Giáo Hội phương Đông, đặc biệt là Phụng Vụ Thánh Giacôbê, nhưng lại cấu thành một sự mới lạ trong nghi lễ Rôma. Các lời tung hô này là:

"Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”.

hoặc: “Lạy Chúa, mỗi lần ăn bánh và uống chén này, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa đến”.

hoặc: “Lạy Chúa Cứu Thế, Chúa đã dùng thánh giá và sự phục sinh của Chúa để giải thoát chúng con, xin cứu độ chúng con” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy Ban Phụng Tự, HĐGMVN).

Tất cả các lời tung hô, trong truyền thống phụng vụ của Thánh Giacôbê, đều hướng về Chúa Kitô hơn là về Chúa Cha, và qui chiếu đến hành động cứu độ của cái Chết và sự Phục sinh của Ngài, và cũng hướng về việc Chúa đến lần thứ hai (lại đến).

Hai câu tung hô đầu bắt nguồn từ thư 1 Côrintô 11,26: "Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết" (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ). Còn câu tung hô thứ ba dường như được dựa trên Gioan 4,42, sau khi người phụ nữ đã gặp Chúa Giêsu, các bạn Samaria nói với cô: "Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian" (Bản dịch, như trên)

Trong hình thức hiện nay, mặc dù lời tung hô bao gồm đức tin vào sự Hiện diện Thật sự của Chúa, nó được xem một cách nào đó như lời mời gọi các tín hữu, để đáp trả những gì được hàm ý bởi lệnh của Đức Kitô là "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.

Bằng cách này, họ đi vào gốc rễ của mầu nhiệm Thánh Lễ như một hy lễ thánh và sống động, và nhấn mạnh vào sự liên kết không thể tách rời của cuộc Khổ nạn và Bữa Tiệc Ly, trong ánh sáng của sự cần thiết cho các Kitô hữu là phải kiên trì trong đức tin vào sự Chết, sự Phục sinh và Lên trời của toàn bộ mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô. Ngoài ra, còn có một sự nhắc đến việc Chúa Kitô đến lần thứ hai trong vinh quang để phán xét thế giới, vốn một cách nào đó nhắc nhở chúng ta rằng Thánh Thể cũng là bánh sự sống, vốn nuôi dưỡng chúng ta trong cuộc hành trình đi về mục đích cuối cùng là sống bên Chúa luôn mãi.

So với lời tung hô này, câu "Chúng ta hãy đến thờ lạy Chúa", trong khi sống rất nhiều trong tinh thần Giáng sinh và có lẽ lấy cảm hứng từ bài thánh ca "Adeste Fideles" (các tín hữu hãy đến), là ít phong phú và đầy đủ.

Điều tương tự cũng có thể được nói cho câu "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con", vốn đã được phê duyệt cho Ireland. Có lẽ nếu người ta đặt lời này trong ngữ cảnh gốc của lời tuyên xưng đức tin của thánh Tôma vào thiên tính của Chúa Kitô phục sinh, nó nắm bắt một số điều phong phú của các lời tung hô khác. Tuy nhiên, có nhiều khả năng nó được hiểu như là dành riêng cho đức tin vào sự Hiện diện Thật sự của Mình và Máu Chúa Kitô trong hình bánh rượu, và có xu hướng bỏ qua các khía cạnh khác của Thánh Lễ mà các lời tung hô ban đầu nhắm tới. (Zenit.org 22-12-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đức Maria trong Mầu nhiệm của Đức Kitô và Giáo Hội
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
23:40 22/12/2015
Đức Maria trong Mầu nhiệm của Đức Kitô và Giáo Hội

(Bài suy niệm III Mùa Vọng 2015)

1. Thánh Mẫu học trong Lumen Gentium

Chủ đề cuối của bài suy niệm Mùa Vọng này là chương VIII trong Lumen gentium, được gọi là “Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm của Đức Kitô và Giáo Hội”. Chúng ta hãy nghe điều Công Đồng nói về vấn đề này:

“Được tiền định từ muôn đời để làm Mẹ Thiên Chúa qua sự liên kết với việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa, theo ý định của Chúa Quan phòng, Đức Trinh Nữ đã nên người Mẹ cao trọng của Đấng Cứu Chuộc thần linh trên trần gian, là cộng sự viên quảng đại đặc biệt hơn mọi người và là nữ tỳ khiêm hạ của Chúa. Khi cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng Đức Kitô, khi dâng Người lên Chúa Cha trong đền thánh, và cùng đau khổ với Con mình chết trên Thập Giá, Mẹ đã cộng tác vào công trình của Đấng Cứu Thế một cách hoàn toàn riêng biệt, nhờ sự vâng phục, với đức tin, đức cậy và đức ái nồng nàn, để tái lập sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Chính vì thế, trên bình diện ân sủng, Ngài thật là Mẹ của chúng ta”.[1]

Bên cạnh tước hiệu Mẹ Thiên Chúa và Mẹ của những người tin, Công Đồng dùng một phạm trù nền tảng khác để nói về vai trò của Đức Maria như là một mẫu gương hay như một kiểu mẫu.

“Nhờ ân huệ và vai trò làm Mẹ Thiên Chúa, điều đã làm cho Đức Trinh Nữ được kết hiệp với Con là Đấng Cứu Chuộc, đồng thời nhờ các ân sủng và nhiệm vụ riêng biệt khác, ngài cũng liên kết mật thiết với Giáo Hội, như thánh Ambrôsiô đã dạy: Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên bình diện đức tin, đức ái và sự kết hiệp hoàn hảo với Đức Kitô”.[2]

Như chúng biết, sự mới mẻ thú vị nhất trong thái độ của Công Đồng về Đức Maria cách chính xác là vị trí mà Mẹ được đặt Mẹ trong Hiến Chế về Giáo Hội. Với vị trí này, dẫu không gặp những căng thẳng và khó khăn, Công Đồng hoàn thành một sự canh tân sâu sắc về Thánh Mẫu học so với nền Thánh Mẫu của những thế kỷ gần đây. Khảo luận về Đức Maria không còn độc lập, nhưng được đưa vào phần cuối của tài liệu này. Mẹ giữ một vị trí trung gian giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, như đã có trong thời đại của các Giáo Phụ. Theo thánh Augustinô, Đức Maria được xem như là thành phần tuyệt hảo nhất của Giáo Hội, nhưng vẫn là một thành phần của Giáo Hội, Mẹ không ở ngoài hoặc ở trên Giáo Hội:

“Đức Maria là thánh thiện, Đức Maria được chúc phúc, nhưng Giáo Hội thì quan trọng hơn Đức Trinh Nữ Maria. Tại sao? Bởi vì Đức Maria là một phần của Giáo Hội, một thành viên thánh thiện, tuyệt vời, vượt trên tất cả những thành viên khác, tuy nhiên, là một thành viên của toàn bộ thân thể. Nếu là một thành viên của toàn thể thân thể thì không nghi ngờ rằng thân thể quan trọng hơn một thành viên”.[3]

Hai thực tại soi sáng cho nhau ở đây. Nếu quả thật tranh luận về Giáo Hội làm sáng tỏ Đức Maria là ai, thì tranh luận về Đức Đức Maria cũng làm sáng tỏ Giáo Hội, “thân thể Đức Kitô”, là gì, và như thế, Giáo Hội “gần như là sự kéo dài của việc nhập thể của Ngôi Lời”. Gioan Phaolô II nhấn mạnh tính hỗ tương này trong Thông Điệp Redemptoris Mater của ngài: “Khi giới thiệu Đức Maria trong mầu nhiệm của Giáo Hội, Công Đồng Vatican II cũng tìm thấy con đường cho việc hiểu sâu hơn về mầu nhiệm của Giáo Hội”.[4]

Một sự mới mẻ khác đến từ Công Đồng về Thánh Mẫu học là sự nhấn mạnh về đức tin của Đức Maria. Đây cũng là chủ đề được bàn thảo và phát triển đầy đủ hơn bởi Gioan Phaolô II khi ngài coi đó là chủ đề trung tâm của Thông Điệp về Đức Maria. Nó trình bày sự trở về với Thánh Mẫu học của các Giáo Phụ là những người đã nhấn mạnh tới đức tin của Đức Trinh Nữ, hơn là những đặc ân, như là sự đóng góp cá nhân của Mẹ cho mầu nhiệm cứu độ. Ở đây, chúng ta có thể nhìn nhận sự ảnh hưởng của thánh Augustinô:

“Chính Đức Maria mang thai nhờ đức tin Đấng mà Người sinh ra nhờ đức tin… Khi thiên thần truyền tin, Mẹ đã tràn đầy đức tin (fide plena) rằng Mẹ cưu mang Chúa Kitô trong tâm trí Mẹ trước khi cưu mang Người trong lòng Mẹ, và Mẹ thưa: “Này tôi là tôi tá Chúa, xin hãy làm cho tôi như lời thần nói”.[5]

2. Viễn tượng đại kết về Đức Maria như là Mẹ của những người tin

Điều tôi muốn làm là nhấn mạnh tầm quan trọng đại kết của Thánh Mẫu học Công Đồng, nghĩa là, Công Đồng có thể đã đóng góp như thế nào – và đang đóng góp – cho việc đưa Công Giáo và Tin Lành xích lại gần gũi nhau hơn về những vấn đề nhạy cảm và tranh cãi về lòng sùng kính đối với Đức Trinh Nữ rất thánh.

Trước hết, tôi muôn làm sáng tỏ nguyên lý nền tảng cho những suy tư tiếp theo. Về cơ bản nếu Đức Maria được như là một phần của Giáo Hội, thì có thể dùng những phạm trù Kinh Thánh và những khẳng định từ đó để bắt đầu giải thích về Mẹ, rồi dùng những gì liên quan đến những con người làm nên Giáo Hội, và áp dụng cho Mẹ “theo cách hơn nữa - a fortiori”, thay vì những gì liên quan đến những ngôi vị thần linh, áp dụng cho Mẹ “theo cách thế suy diễn – a by reduction”.

Chẳng hạn, để hiểu vấn đề nhạy cảm về sự trung gian của Đức Maria trong công trình cứu độ một cách đúng đắn, sẽ có ích hơn bằng cách bắt đầu với sự trung gian của Mẹ như một thụ tạo, hay khởi đi từ dưới lên, như trường hợp về sự trung gian của Abraham, các thánh Tông Đồ, và các bí tích của chính Giáo Hội, hơn là từ trung gian thần linh – nhân loại của Chúa Kitô. Quả thế, khoảng cách lớn nhất không phải là những gì hiện hữu giữa Đức Maria và những phần tử còn lại của Giáo Hội, nhưng là những gì hiện hữu giữa một bên là Đức Maria và Giáo Hội và bên kia là Chúa Kitô và Chúa Ba Ngôi, nghĩa là giữa thụ tạo và Đấng Tạo Thành.

Bây giờ chúng ta hãy rút ra kết luận từ đó. Nếu trong Kinh Thánh nhờ những gì mình làm, Abraham xứng đáng với tên gọi “cha của những người tin” (Rm 4,16; x. Lc 16,24), có nghĩa là cha của mọi kẻ tin, chúng ta có thể hiểu tốt hơn tại sao Giáo Hội không ngần ngại gọi Đức Maria “mẹ của mọi người”, “mẹ của những người tin”.

Khi so sánh giữa Abraham và Đức Maria, chúng ta có thể có được một sự hiểu biết tốt hơn liên quan không chỉ đến tước hiệu đơn sơ này mà còn liên quan đến nội dung và ý nghĩa của nó. Phải chăng “mẹ của mọi người tin” là một tước hiệu đơn sơ của danh dự, hay nó còn có nghĩa gì hơn nữa? Ở đây chúng ta có thể nhận thấy khả thể của những tranh luận đại kết về Đức Maria. Gioan Calvin giải thích bản văn mà trong đó Thiên Chúa nói với Abraham: “Nhờ người mà mọi gia đình trên trái đất sẽ được chúc phúc” (St 12,3) để nói rằng “Abraham sẽ trở (không chỉ) thành một mẫu gương nhưng còn là nguyên nhân của sự chúc phúc”. Nhà nhà chú giải hiện đại nổi tiếng chú giải tương tự:

“Vấn đề nổi lên (liên quan đến St 12,3): ‘Nhờ ngươi mà mọi gia đình trên trái đất sẽ được chúc phúc’ có ý khẳng định rằng Abraham không chỉ sẽ trở thành một thể thức cho sự chúc phúc, mà còn nói rằng sự chúc phúc của ông được mọi người biết đến… Vì thế, phải trở về với chú giải truyền thống cho rằng những lời này của Thiên Chúa “giống như một lệnh truyền (bởi Chúa) cho lịch sử” (x. B. Jacop). Abraham được xem như là trung gian của phúc lành trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa cho “mọi gia đình trên trái đất”.[6]

Tất cả điều này giúp chúng ta hiểu điều mà truyền thống từ thánh Irênêô nói về Đức Maria: Mẹ không chỉ là một mẫu gương của sự chúc phúc và của ơn cứu độ, nhưng trong một cách thức mà nó lệ thuộc hoàn toàn vào ơn sủng và vào ý muốn của Thiên Chúa. Mẹ là nguyên nhân của ơn cứu độ. Thánh Irênêô viết: “Như Evà vì bất tuân, trở thành nguyên nhân của sự chết cho mình và cho tất cả loài người, cũng vậy Đức Maria… nhờ vâng phục, đã trở nên nguyên nhân của ơn cứu độ cho mình và tất cả loài người”. Những lời của Đức Maria : “Mọi thế hệ sẽ khen tôi có phúc” (Lc 1,48) là những lời được coi như là “một lệnh truyền được ban từ Thiên Chúa cho lịch sử”.[7]

Đây là một sự kiện giúp phát hiện ra rằng những nhà khởi xướng Cải Cách nhận biết rằng tước hiệu và đặc ân “làm mẹ” đối với Đức Maria trong ý nghĩa là mẹ chúng ta và mẹ của ơn cứu độ. Trong một bài giảng cho Lễ Giáng Sinh, Martin Luther nói rằng: “Đây là sự nâng đỡ và thiện ích tuyệt hảo của Thiên Chúa (cho mỗi người) đó là…. Đức Maria là mẹ thật của họ, Chúa Kitô là anh của họ, và Thiên Chúa là cha của họ… Đây là trường hợp nếu bạn tin, khi ban sẽ phó thác trong sự che chở của Đức Maria và con yêu dấu của Mẹ”. Trong một bài giảng vào năm 1524, Ulrich Zwingli gọi Đức Maria “Đức Maria trọn đời đồng trinh, Mẹ của ơn cứu độ chúng ta” và ông nói rằng đối với Đức Maria: ông “không bao giờ suy nghĩ, lại càng không dạy, hay tuyên bố cách công khai điều gì … mà có thể bị coi là vô lễ, vô đạo, bất xứng hay tội lỗi”.[8]

Như thế, làm sao chúng ta tiếp cận tình hình hiện tại với nhiều hiểu lầm từ phía những người Tin Lành đối với Đức Maria, mà trong một số môi trường làm cho họ có nhiệm vụ phải thu thu vị trí Đức Maria, tiếp tục tấn công về điểm này và trong mỗi trường hợp người Công Giáo lơ là tất cả những gì mà Kinh Thánh nói về Mẹ?

Đây không phải là chỗ để nhìn lại lịch sử; tôi chỉ muốn nói rằng đối với tôi dường như đây là con đường để thoát khỏi tình hình bất hạnh liên quan đến Đức Maria. Đó là con đường đi qua nhờ một sự nhận biết chân thành từ phía chúng ta những người Công Giáo luôn luôn, và đặc biệt những thế kỷ gần đây, đã góp phần trong việc làm cho Đức Maria không được đón nhận đối với người Tin Lành bởi sự tôn kính Đức Mẹ theo những cách thế mà thường là thái quá, nhẹ dạ và vượt trên tất cả bởi không thực hành việc sùng kính Mẹ một cách rõ ràng theo khuôn khổ Kinh Thánh cho thấy Mẹ có vai trò khiêm tốn hơn so với Ngôi Lời Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần, và cả Chúa Giêsu. Thánh Mẫu học trong những thế kỷ gần đây đã trở thành một nhà máy không ngừng sản xuất nhiều tên gọi mới, nhiều sự sùng kính mới, thường là nhằm luận chiến chống người Tin Lành, đôi khi dùng Đức Maria, người Mẹ chung chúng ta như là vũ khí để chống đối họ!

Công Đồng Vatican II phản ứng lại khuynh hướng này một cách đặc biệt bằng sự tái xác nhận rằng

“Các tín hữu phải cẩn thận tránh xa những lối diễn tả hay hành động có thể làm cho các anh em ly khai hay bất cứ ai khác hiểu sai giáo lý đích thực của Giáo Hội. Phần các tín hữu, hãy nhớ rằng lòng tôn sùng chân chính không hệ tại ở tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại ở sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật”.[9]

Về phía những người Tin Lành, tôi tin rằng có một chỗ để nhận biết những ảnh hưởng tiêu cực mà không chỉ là những luận chiến chống Công Giáo nhưng còn là chủ nghĩa duy lý đã có trong thái độ của họ đối với Đức Maria. Đức Maria không phải là một ý tưởng nhưng là một con người cụ thể, một người phụ nữ, và như thế Người không được dùng để lý thuyết hóa về hay bị giảm thiểu cho một nguyên tắc trừu tượng. Người là icon đích thực về sự đơn giản của Thiên Chúa. Vì lý do này, trong môi trường được thống trị bởi chủ nghĩa duy lý cực đoan, Mẹ phải được rút ra khỏi cảnh thần học.

Một người phụ nữ Tin Lành qua đời cách đây ít năm qua, Mẹ Basilea Schlink, đã thành lập một cộng đoàn nữ tu trong Giáo Hội Lutêrô được gọi là “Những Nữ Tu của Đức Maria”, mà nay đã lan tỏa đến nhiều quốc gia trên thế giới. Sau khi xem lại những bản văn khác nhau của Lutêrô về Đức Maria, bà đã viết trong những cuốn sách nhỏ của mình:

“Khi đọc những lời này của Martin Luther, người tôn kính Mẹ Maria cho đến suốt đời của ông, giữ các ngày lễ về Đức Maria, và hằng ngày hát kinh Magnificat, chúng ta có thể hiểu làm sao phần lớn chúng ta đi đã trệch hướng từ những thái độ của mình đối với Mẹ… Bởi vì chủ nghĩa duy lý đã chấp nhận chỉ điều có thể được diễn tả theo lý trí, những ngày lễ của Giáo Hội trong việc tôn kính Đức Maria và mọi thứ tưởng nhớ khác về Mẹ không còn làm nữa trong Giáo Hội Tin Lành. Tất cả tương quan Kinh Thánh đối với Mẹ Maria đã bị đánh mất, và chúng ta chỉ còn chịu đựng từ gia tài này. Martin Luther mời gọi chúng ta ca ngợi Mẹ Maria, khi ông tuyên xưng rằng Người không bao giờ được ca ngợi cho đủ như là người nữ cao cả nhất, sau Chúa Kitô, là viên ngọc quý nhất trong Kitô Giáo, tôi phải thú nhận rằng nhiều năm tôi là người trong số đó đã không làm như thế, mặc dầu Kinh Thánh nói rằng từ nay muôn thế hệ sẽ khen Đức Maria là người có phúc (Lc 1,48). Tôi đã không làm bổn phận mình giữa những thế hệ này”.[10]

Tất cả những cơ sở này cho phép chúng ta bày tỏ một hy vọng chân thành là một ngày trong tương lai gần, người Công Giáo và Tin Lành không còn bị chia rẽ nhưng hiệp nhất với nhau liên quan đến Đức Maria trong một sự tôn kính, có thể khác biệt trong hình thức nhưng giống nhau trong việc nhìn nhận Mẹ như là Mẹ Thiên Chúa và Mẹ của những người tin. Tôi có niềm vui cá nhân khi thấy vài dấu chỉ về sự thay đổi này tiếp tục xảy ra. Hơn một lần, tôi đã có thể nói về Đức Maria cho một cử tọa người Tin Lành, tôi nhận thấy không chỉ có sự chấp nhận giữa những người hiện diện mà còn, ít nhất trong một ít trường hợp, có cảm xúc sâu sắc nơi họ khi tái khám phá về điều gì đó quý giá và trong sự chữa lành ký ức.

3. Đức Maria, Mẹ và Con Gái của Lòng Thương Chúa

Chúng ta là để một bên tranh luận đại kết, và hãy cố gắng nhìn nếu Năm Lòng Thương Xót giúp chúng ta khám phá điều gì mới về Mẹ Thiên Chúa. Đức Maria được khẩn cầu trong kinh rất cổ Salve Regina như là “Mater misericordiae”, Mẹ của lòng thương xót. Cũng trong kinh đó, lời khẩn cầu được gửi tới Mẹ: “Illos tuos misericordes oculus ad nos converte”: Nguyện đưa mắt nhân từ, phía đoàn con ngoái lại”. Tại thánh lễ khai mạc Năm Thánh ở quảng trường thánh Phêrô vào ngày mồng 8 tháng 12, một icon cổ về Mẹ Thiên Chúa được trình bày tại một bên bàn thờ. Icon này được thờ kính bởi những người Công Giáo Hy Lạp Ucraina trong một nhà thờ ở Jaroslaw, Ba Lan, được xem như là “Những Cánh Cửu của Lòng Thương Xót”.

Đức Maria là mẹ và là cửa của lòng thương xót trong hai nghĩa. Người là cửa qua đó lòng thương xót của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu bước vào thế giới, và Người bây giờ là cửa qua đó mà chúng ta bước vào Lòng Thương Xót Chúa và hiện diện trước “ngai tòa của lòng thương xót” là Thiên Chúa Ba Ngôi. Tất cả điều này là rất thật, nhưng chỉ là một phương diện về tương quan giữa Đức Maria và lòng thương xót Chúa. Quả thật, Mẹ không chỉ là một kênh và trung gian của lòng thương xót Chúa nhưng cũng là đối tượng và là người đón nhận nó đầu tiên. Mẹ không chỉ là người đã giữ lòng thương xót cho chúng ta nhưng cũng là người đầu tiên đã giữ lòng thương xót và là người được thương xót hơn bất kỳ ai.

Lòng thương xót đồng nghĩa với ân sủng. Chỉ trong Ba Ngôi tình yêu là bản tính và không phải là ân sủng; đó là tình yêu chứ không phải ân sủng. Chúa Cha yêu Chúa Con không phải là một ân sủng hay một sự nhượng bộ; nghĩa là một sự cần thiết theo một nghĩa nào đó. Chúa Cha cần yêu để hiện hữu như là Cha. Chúa Con yêu Chúa Cha không phải là một nhượng bộ hay một ân sủng; đó là một sự cần thiết nội tại dẫu điều đó thực hiện với sự tự do hoàn toàn. Chúa Con cần được yêu và yêu để là Con. Khi Thiên Chúa tạo dựng thế giới và các thụ tạo tự do, điều này có nghĩa là tình yêu của Người trở thành một quà tặng nhưng không và tự do, đó là ân sủng và lòng thương xót. Điều này có trước cả khi có tội lỗi. Tội lỗi chỉ làm cho lòng thương xót của Thiên Chúa từ quà tặng trở thành ơn tha thứ.

Tựa đề “đầy ân sủng”; như thế là đồng nghĩa với “đầy ơn thương xót”. Chính Đức Maria đã tuyên xưng trong kinh Magnificat: “Người đã nhìn đến sự thấp hèn của người tôi tớ”, “Vì Người nhớ lại lòng thương xót ” “Lòng thương xót Người trải qua đời nọ tới đời kia”. Đức Maria ý thức rằng mình là người tận hưởng lòng thương xót, một chứng nhân của lòng thương xót cách đặc biệt. Trong trường hợp của Người, lòng thương xót của Thiên Chúa không chỉ mang lại ơn tha thứ tội lỗi nhưng còn gìn giữ khỏi tội lỗi.

Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu nói rằng điều mà Thiên Chúa làm cho Đức Maria là điều mà một bác sĩ giỏi đã làm trong một trận dịch. Ông đi từ nhà này sang nhà nọ để chữa lành những người đã bị nhiễm phải bệnh dịch. Nhưng nếu ở đây có người nào đó mà ông rất yêu mến như là vợ ông, hay mẹ của ông, ông sẽ cố gắng chữa, nếu có thể ông sẽ phòng ngừa họ khỏi sự lây nhiễm. Một cách chính xác đây là điều mà Thiên Chúa đã làm trong khi gìn giữ Đức Maria khỏi tội tổ tông truyền nhờ công trạng của cuộc khổ nạn Con Người.

Khi nói về nhân tính của Chúa Giês, Thánh Augustinô nói rằng:

“Trên nền tảng có điều gì, nhân tính của Chúa Giêsu đã xứng đáng được đảm nhận từ Ngôi Lời vĩnh cữu của Chúa Cha trong sự hiệp nhất của ngôi vị Người? Đâu là công trình tốt đẹp của Người phát sinh điều đó? Người đã làm gì trước giây phút này, Người đã tin điều gì, hay hỏi điều gì, để được nâng lên phẩm giá không thể diễn tả như vậy?” Và nơi khác ngài thêm: “Bạn hãy tìm kiếm sự xứng đáng, hãy tìm kiếm sự công chính, hãy suy nghĩ, và bạn sẽ thấy không phải là gì ngoài ân sủng”.[11]

Những lời này cách riêng chiếu một luồng sáng cả trên con người Đức Maria. Với một lý do rất mạnh chúng ta phải hỏi rằng: “Đức Maria đã làm gì để xứng đáng được đặc ân là ban tặng nhân tính mình cho Ngôi Lời? Mẹ đã tin điều gì, xin gì, hy vọng gì, để đến với thế giới thánh thiện và vô nhiễm như vậy? Ở đây, hãy tìm kiếm sự công trạng, hãy tìm kiếm sự công bình, hãy tìm kiếm điều bạn muốn, và bạn sẽ thấy trong Người ngay từ đầu không gì khác hơn là lòng thương xót!

Thánh Phaolô qua cuộc sống của mình cũng không ngừng nhìn nhận mình là hoa trái và chiến lợi phẩm của Lòng Thương Xót Chúa. Ngài mô tả về chính mình “như một người đã đón nhận lòng thương xót từ Chúa” (x. 1Cr 7,25). Ngài không giới hạn mình để phát biểu giáo huấn về lòng thương xót nhưng ngài trở nên một chứng nhân sống động về lòng thương xót: “Tôi xúc phạm nặng nề, bách hại, và sỉ nhục Người; nhưng tôi đã nhận được lòng thương xót” (1Tm 1,13).

Đức Maria và các Tông Đồ dạy chúng ta rằng con đường tốt nhất để rao giảng lòng thương xót là làm chứng tá cho lòng thương xót mà Chúa đã làm cho chúng ta. Họ cũng dạy chúng ta xem mình như là hoa quả của lòng thương xót trong Chúa Kitô Giêsu và nay còn sống chỉ nhờ lòng thương xót. Một ngày kia Chúa Giêsu chữa lành một người bất hạnh bị thần ô uế ám. Anh muốn theo Chúa và nhập vào nhóm các môn đệ. Chúa Giêsu không cho anh theo và nói với anh rằng: “Anh hãy về với bạn bè anh và nói với họ biết Chúa đã làm cho anh như thế nào và Người đã thương anh làm sao” (Mc 5,19).

Đức Maria đã ca tụng và tạ ơn Thiên Chúa trong kinh Magnificat vì lòng thương xót dành cho Mẹ. Người cũng mời gọi chúng ta làm như thế trong Năm Lòng Thương Xót. Người mời gọi chúng ta hãy làm cho bài thánh ca được vang trong Giáo Hội mỗi ngày như là ca đoàn lặp lại một bài hát sau người đơn ca. Vì thế, tôi cũng mời gọi anh chị em đứng lên và cùng nhau tuyên xưng phần cuối của bài thánh ca về Đức Maria, một bài thánh ca về lòng thương xót Chúa, đó là kinh Magnificat : “Linh hồn tôi ngợi khén Chúa”…

Xin chúc mừng Giáng Sinh vui tươi và Năm Mới Lòng Thương Xót hạnh phúc tới Đức Thánh Cha, Quý Cha và anh chị em!

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương chuyển dịch

Từ nguồn: http://www.zenit.org/en/articles/fr-cantalamessa-s-3rd-advent-sermon

[1] LG 61.

[2] LG 63.

[3] Saint Augustine, “Sermon 72 A,” 7, in The Works of Saint Augustine, Part 3, vol. 3, trans. Edmund Hill, ed. John Rotelle (Brooklyn, NY: New City Press, 1991), p. 228.

[4] John Paul II, Redemptoris Mater, 5.

[5] St. Augustine, “Sermon 215,” 4, in The Works of Saint Augustine, Part 3, vol. 6, trans. Edmund Hill, ed. John Rotelle (New Rochelle, NY: New City Press, 1993), p. 160.

[6] Gerhard von Rad, Genesis: A Commentary, trans. John H. Marks (Philadelphia: Westminster, 1961), pp. 155-156.

[7] Saint Irenaeus, The Writings of St. Irenaeus: Irenaeus Against the Heresies, III, 22, 4 (London: T & T Clark, 1884), p. 361.

[8] Ulrich Zwingli, “Mary, Ever Virgin, Mother of God” (1524), quoted in Max Thurian, Mary: Mother of All Christians (New York: Herder and Herder, 1963), p. 76.

[9] LG 67.

[10] Mother Basilea Schlink, Mary, the Mother of Jesus (London: Marshall Pickering, 1986), pp. 114-115.

[11] Saint Augustine, “Sermon 185,” 3, in Sermons for Christmas and Epiphany, trans. Thomas Comerford Lawler, vol. 15, Ancient Christian Writers (New York: Paulist Press, 1952), p. 79. See also PL 38, p. 999.
 
Văn Hóa
Ngày Lễ Giáng Sinh không có nguồn gốc ngoại giáo
Vũ Văn An
00:08 22/12/2015
Nói chung, người ta vẫn cho rằng các Kitô hữu tiên khởi nhận ngày 25 tháng Mười Hai làm ngày Chúa Giêsu sinh ra để kết nạp việc người ngoại giáo mừng ngày đông chí. Nhưng theo Giáo Sư William Tighe, Giáo Sư Sử Học tại Cao Đẳng Muhlenberberg ở Allentown, Pensylvannia, suy nghĩ như thế không hẳn đúng.

Dựa vào các nghiên cứu sâu rộng của ông, Giáo Sư Tighe cho rằng ngày 25 tháng Mười Hai “hoàn toàn phát xuất từ các cố gắng của các Kitô hữu La Tinh tiên khởi nhằm xác định ngày qua đời theo lịch sử của Chúa Giêsu”. Ông còn cho rằng việc Hoàng Đế Aurelian năm 247 lập ngày 25 tháng Mười Hai làm ngày mừng “việc hạ sinh của Mặt Trời Vạn Thắng… chắc chắn là một mưu toan tạo ra một ngày của người ngoại giáo nhằm thay thế cho ngày lễ lúc ấy đã trở thành quan trọng đối với các Kitô hữu Rôma”.

Tính ngày Lễ Giáng Sinh

Theo Giáo Sư Tighe, ý niệm cho rằng Ngày Lễ Giang Sinh bắt nguồn từ Ngày Mặt Trời của người ngoại giáo là ý niệm của hai học giả cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18. Paul Ernst Jablonski, một người Thệ Phản Đức, muốn chứng tỏ rằng việc mừng ngày sinh của Chúa Giêsu vào ngày 25 tháng Mươi Hai là một trong nhiều cố gắng nhằm “ngoại giáo hóa” Kitô Giáo, một việc được Giáo Hội vào thế kỷ thứ tư chủ trương, và là một trong nhiều “thoái hóa” nhằm biến Kitô Giáo tông truyền tinh tuyền thành Đạo Công Giáo. Còn Dom Jean Hardouin, một đan sĩ Biển Đức, thì cố gắng chứng minh rằng Giáo Hội Công Giáo tiếp nhận các ngày lễ của ngoại giáo để phục vụ các mục đích của Kitô Giáo mà không ngoại giáo hóa Tin Mừng.

Trong lịch Julian, được sáng chế năm 45 trước Công Nguyên, dưới thời Julius Caesar, ngày đông chí rơi vào ngày 25 tháng Mười Hai, và do đó, đối với Jablonski và Hardouin, điều hiển nhiên là nó có ý nghĩa ngoại giáo trước khi có ý nghĩa Kitô Giáo. Nhưng sự thực là ngày ấy không hề có ý nghĩa tôn giáo nào trong lịch lễ lạc của người Rôma ngoại giáo trước thời Aurelian, và việc thờ cúng mặt trời cũng không đóng một vai trò gì nổi bật ở Rôma trước thời hoàng đế này.

Có hai đền thờ mặt trời tại Rôma: một đền cử hành ngày cung hiến nó vào ngày 9 tháng Tám, còn đền kia cử hành ngày cung hiến nó vào ngày 28 tháng Tám. Nhưng, đến thế kỷ thứ hai, cả hai việc cúng tế này đều đã rơi vào quên lãng, khi các đạo thờ mặt trời của Đông Phương, như đạo thờ thần Mithra chẳng hạn, bắt đầu được người Rôma ưa chuộng. Và dù thế nào, không thứ đạo nào trong số này, dù cũ hay mới, có lễ lạc nào liên quan tới các ngày Đông/Hạ Chí hay các ngày Xuân/Thu Phân.

Chuyện xẩy ra là Hoàng Đế Aurelian, cai trị từ năm 270 cho tới ngày bị ám sát vào năm 275, vốn thù nghịch đối với Kitô Giáo và xem ra muốn cổ vũ việc lập ra ngày lễ “Sinh Nhật của Mặt Trời Vạn Thắng” như một phương thế hợp nhất các việc thờ cúng ngoại giáo khác nhau trong Đế Quốc quanh việc kỷ niệm “ngày tái sinh” hàng năm của thần Mặt Trời. Ông điều khiển một đế quốc lúc ấy xem ra đang bắt đầu sụp đổ trước bất ổn nội bộ, phản loạn tại các tỉnh, kinh tế xuống dốc, và những vụ tấn công liên tiếp của các bộ lạc Đức ở phía Bắc và của Đế Quốc Ba Tư ở phía Đông.

Tạo ra một ngày lễ mới, ông cố ý dùng sự khởi đầu của việc kéo dài hơn ánh sáng ban ngày và rút ngắn hơn bóng đêm vào ngày 25 tháng Mười Hai làm một biểu tượng cho việc “tái sinh” hay trẻ trung hóa mãi mãi Đế Quốc Rôma, phát sinh từ việc duy trì thờ cúng các thần minh mà sự phù trì của các vị đã đem lại cho Rôma sự vĩ đại và thống trị thế giới của nó. Nếu có thể kết nạp ngày lễ của Kitô Giáo thì càng tốt.

Một phó sản

Quả thực, chứng cớ thứ nhất cho thấy việc các Kitô hữu cử hành ngày 25 tháng Mười Hai như ngày sinh của Chúa Giêsu phát sinh từ Rôma, ít năm sau khi Aurelian, tức năm 336 công nguyên, nhưng có chứng cớ từ cả Đông Phương nói tiếng Hy Lạp lẫn Tây Phương nói tiếng La Tinh cho thấy các Kitô hữu đã tính toán ngày sinh của Chúa Giêsu trước khi họ cử hành ngày này trong phụng vụ, có khi từ các thế kỷ thứ hai và thứ ba. Thực vậy, chứng cớ này cho ta biết việc nhận ngày 25 tháng Mười Hai chỉ là phó sản của việc xác định ngày Chúa Giêsu chết và sống lại.

Việc trên xẩy ra thế nào? Có một sự mâu thuẫn biểu kiến giữa ngày Chúa Giêsu qua đời trong các Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng Thánh Gioan. Các Tin Mừng Nhất Lãm đặt ngày đó vào Ngày Vượt Qua (sau khi Chúa cử hành Bữa Vượt Qua vào đêm hôm trước), còn Tin Mừng Thánh Gioan thì đặt nó vào hôm Vọng Vượt Qua, đúng lúc chiên Vượt Qua được sát tế trong Đền Thờ Giêrusalem để dùng cho ngày lễ, để bảo đảm nó phải diễn ra sau hoàng hôn ngày đó.

Giải quyết vấn nạn trên bao hàm việc trả lời câu hỏi liệu Bữa Tối Cuối Cùng của Chúa chính là Bữa Vượt Qua, hay một bữa được cử hành một ngày trước đó; câu hỏi này ta không bàn ở đây. Ta chỉ cần biết rằng Giáo Hội Sơ Khai theo Thánh Gioan hơn là theo các Tin Mừng Nhất Lãm, và do đó tin rằng cái chết của Chúa Giêsu xẩy ra ngày 14 Nisan, theo lịch mặt trăng của Do Thái. Tiện thể cũng nên biết các học giả hiện đại đồng ý rằng cái chết của Chúa Giêsu rất có thể chỉ xẩy ra trong các năm 30 hay 33 công nguyên mà thôi, vì hai năm này là hai năm duy nhất thời đó khi ngày vọng Vượt Qua rơi vào hôm thứ Sáu, có lẽ vào ngày 7 tháng Tư năm 30 hay ngày 3 tháng Tư năm 33.

Tuy nhiên, lúc buộc phải tách ra khỏi Do Thái Giáo, Giáo Hội Sơ Khai đã bước vào một thế giới với những thứ lịch khác hẳn, và phải tính thời gian riêng để cử hành Ngày Chúa Chịu Nạn, chứ không còn lệ thuộc cách tính ngày Vượt Qua của tư tế Do Thái nữa. Ngoài ra, vì lịch Do Thái là lịch mặt trăng gồm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, mỗi ít năm, một tháng thứ 13 phải được thêm vào bằng sắc lệnh của Thượng Hội Đồng để giữ cho lịch ăn khớp với các ngày xuân/thu phân và hạ/đông chí, cũng như tránh cho các mùa khỏi rơi “lạc” vào các tháng không thích đáng.

Ngoài khó khăn phải theo dõi việc định ngày Vượt Qua cho một năm nhất định nào đó, việc các Kitô hữu theo lịch mặt trăng để tính ngày riêng của họ cũng rất có thể đăt họ vào thế khó xử với cả người Do Thái lẫn dân ngoại, và rất có thể gây tranh cãi nội bộ không thôi. Chứng cớ lịch sử cho thấy trong thế kỷ thứ hai, họ vốn tranh cãi gắt gao về việc ngày Vượt Qua có luôn phải xẩy ra vào Chúa Nhật hay vào bất cứ ngày nào trong tuần miễn là sau ngày 14 tháng Artemision/Nisan 2 ngày.

Các khó khăn trên đã được giải quyết cách khác nhau giữa các Kitô hữu Hy Lạp ở phía đông và các Kitô hữu La Tinh ở phía tây Đế Quốc. Các Kitô hữu Hy Lạp hình như muốn tìm một ngày tương đương với ngày 14 Nisan trong lịch mặt trời của họ, và vì tháng Nisan là tháng trong đó ngày xuân phân xẩy ra, nên họ chọn ngày 14 tháng Artemision, là tháng trong đó ngày xuân phân luôn luôn diễn ra trong lịch của họ. Khoảng năm 300 công nguyên, lịch Hy Lạp bị lịch Rôma thay thế và vì các ngày đầu và cuối tháng trong hai hệ thống này không trùng nhau, nên ngày 14 Artemision đã trở thành ngày 6 tháng Tư.

Ngược lại, Các Kitô hữu La Tinh thế kỷ thứ hai ở Rôma và Bắc Phi hình như muốn thiết lập ngày lịch sử trong đó Chúa Giêsu qua đời. Đến thời Tertullianô, họ đã kết luận rằng Người qua đời vào thứ Sáu, 25 tháng Ba năm 29.

Tuổi Toàn Diện (Integral Age)

Do đó, ở Đông Phương, ta có ngày 6 tháng Tư, ở Tây Phương, ta có ngày 25 tháng Ba. Đến đây, thiết nghĩ nên giới thiệu một niềm tin hình như rất phổ biến trong Do Thái Giáo thời Chúa Giêsu, nhưng, vì không được nói tới ở bất cứ chỗ nào trong Thánh Kinh, nên đã hoàn toàn bị Kitô hữu quên mất. Đó là ý niệm “tuổi toàn diện” của các tiên tri Do Thái vĩ đại: ý niệm này cho rằng các tiên tri của Israel chết cùng ngày với ngày sinh hay ngày họ được thụ thai.

Ý niệm trên là một nhân tố chủ yếu để hiểu được tại sao một số Kitô hữu tiên khởi lại tin rằng ngày 25 tháng Mười Hai là sinh nhật của Chúa Giêsu. Các Kitô hữu tiên khởi đã áp dụng ý niệm trên vào Chúa Giêsu, nên ngày 25 tháng Ba và 6 tháng Tư không những là ngày Chúa Giêsu được giả thiết qua đời, mà còn là ngày Người được thụ thai hay được sinh ra nữa. Cũng có một số chứng cớ thoáng qua cho thấy ít nhất một số người ở các thế kỷ thứ nhất và thứ hai nghĩ rằng 25 tháng Ba hay 6 tháng Tư là sinh nhật của Chúa Giêsu. Nhưng nói chung, ý kiến cho rằng ngày Người được thụ thai là ngày 25 tháng Ba đã thắng thế.

Cho tới nay, ngày trên vẫn được Giáo Hội hoàn vũ cử hành như là Lễ Truyền Tin, khi Tổng Thiên Thần Gabriel đem tin vui Chúa Cứu Thế tới cho Trinh Nữ Maria; và nhờ sự chấp nhận của Trinh Nữ mà Ngôi Lời Đời Đời của Thiên Chúa (“ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời”) đã nhập thể trong cung lòng ngài. Thai kỳ kéo dài bao lâu? Chín tháng. Cộng chín tháng này vào 25 tháng Ba, ta sẽ có ngày 25 tháng Mười Hai; cộng nó vào ngày 6 tháng Tư, ta sẽ có ngày 6 tháng Giêng. Ngày 25 tháng Mười Hai là Lễ Giáng Sinh, và ngày 6 tháng Giêng là Lễ Hiển Linh.

Lễ Giáng Sinh (25 tháng Mười Hai) là lễ có nguồn gốc Kitô giáo Tây Phương. Ở Constantinople, hình như nó đã được đưa vào năm 379 hay 380. Theo một bài giảng của Thánh Gioan Kim Khẩu, lúc ấy là một nhà khổ tu và giảng thuyết nổi tiếng tại quê hương Antiôkia, hình như lễ này được cử hành tại đó ngày 25 tháng Mười Hai năm 386. Từ trung tâm này, nó được loan truyền khắp Đông Phương Kitô Giáo, được Alexandria chấp nhận khoảng năm 432, được Giêrusalem chấp nhận một thế kỷ sau. Người Ácmêni, duy nhất trong số các Giáo Hội Kitô Giáo cổ thời, không bao giờ chấp nhận nó và cho tới nay vẫn cử hành ngày Chúa ra đời, việc Người hiển linh cho ba nhà thông thái, và việc Người chịu phép rửa cùng ngày 6 tháng Giêng.

Đến lượt mình, các Giáo Hội Tây Phương dần dần chấp nhận lễ Hiển Linh ngày 6 tháng Giêng của Đông Phương, vào khoảng giữa các năm 366 và 394. Nhưng ở Tây Phương, lễ này thường được trình bầy như ngày tưởng niệm việc ba nhà thông thái tới kính viếng Hài Nhi Giêsu, và trong tư cách ấy, nó là một lễ quan trọng, nhưng không phải là một trong các ngày lễ quan trọng nhất, khác với Đông Phương nơi người ta coi nó chỉ thua có Lễ Phục Sinh mà thôi.

Tại Đông Phương, Lễ Hiển Linh vượt hẳn Lễ Giáng Sinh. Lý do là: lễ này cử hành việc Chúa Giêsu chịu phép rửa tại Sông Giócđăng và là dịp trong đó Tiếng Chúa Cha và việc Chúa Thánh Thần hiện xuống đều đã tỏ lộ lần đầu tiên cho con người mau chết biết thần tính của Chúa Kitô Nhập Thể và Ba Ngôi trong Một Bản Tính Thiên Chúa.

Ngày lễ Kitô Giáo

Như thế, ngày 25 tháng Mười Hai như ngày giáng sinh của Chúa Giêsu rõ ràng không nợ nần bất cứ điều gì từ ảnh hưởng ngoại giáo trong thực hành của Giáo Hội từ thời hay sau thời Constantinô. Rất có thể nó không phải là ngày Chúa Giêsu sinh ra, nhưng nó hoàn toàn phát sinh từ các cố gắng của các Kitô hữu La Tinh sơ khai trong việc xác định ra ngày Chúa Kitô chết theo lịch sử.

Còn ngày lễ ngoại giáo do Hoàng Đế Aurelian thiết lập vào ngày đó năm 274 không những là một cố gắng dùng ngày đông chí làm lợi điểm chính trị, mà gần như cũng là một mưu toan đem ý nghĩa ngoại giáo đáng kể đến cho một ngày đến lúc đó đã rất quan trọng đối với các tín hữu Rôma. Sau này, đến lượt mình, nhân ngày Chúa Giêsu sinh ra, các Kitô hữu đã có thể dựa vào “Sinh Nhật của Mặt Trời Vạn Thắng” để nhắc tới việc mọc lên “ Mặt Trời Cứu Rỗi” hoặc “Mặt Trời Công Lý”.
 
Đêm nay Noel về
Lm Phêrô Nguyễn Đức Thắng
09:42 22/12/2015
ĐÊM NAY NOEL VỀ

Bạn thương mến, nhớ bạn nhiều trong mùa Giáng Sinh này, chúc bạn luôn an lành, mạnh khoẻ và mọi mong ước được vuông tròn trong tình thương Con Chúa làm người”. - Kỷ niệm Noel 2015.

Đẹp lắm những cánh thiệp Noel

Đẹp lắm những câu chúc đơn thành

Đẹp lắm tình người mùa cứu rỗi

Đẹp quá đi thôi đất với Trời se chữ đồng


Những lời chúc thật đẹp của những tâm hồn đẹp trong những ngày này đang thoả chí tang bồng bay khắp chốn. Đâu đâu cũng nhận ra một quang cảnh lễ hội tưng bừng náo nhiệt. Noel nào cũng là kỷ niệm, Noel nào cũng rộn rã niềm vui. Nếu Noel dĩ vãng luôn là nỗi nhớ mong yêu thương, Noel hiện tại là những khát mong an bình thì Noel tương lai luôn là ước mong hy vọng. Noel dễ thương như thế đó, do vậy, những gì gắn kết vào Noel cũng trở nên duyên dáng ngọt ngào: màu xanh Noel, ánh mắt Noel, đêm đông Noel, và rồi thánh lễ Noel vốn được hâm mộ đến lạ lùng. Nhiều người chẳng quan tâm gì tới tôn giáo nhưng năm nào cũng tranh thủ đi lễ Noel. Họ tìm gì trong ngày lễ ấy ? Một ánh mắt ư, một tà áo ư, một giao cảm ư, một phút thần tiên cho hồn nhẹ bay cao, tạm trút bớt những lớp hồng trần tục luỵ ư ? Có thể lắm, vì chính trong giây phút Noel, khi đất và Trời se chữ “đồng”, thì sự hào phóng giữa cho và nhận đã đạt tới đỉnh điểm để có thể ban tặng cho đời cho người và cho nhau những gì tưởng chừng bất khả.

Đất trời Noel khởi sắc bởi được kết dệt từ muôn vàn ánh sao, cây thông và kim tuyến; bầu khí Noel rộn ràng vì được khơi gợi bởi sự náo nhiệt, khẩn trương của các trung tâm mua sắm, sự quyến rũ của các dịch vụ du lịch, nghỉ ngơi, nhưng cái duyên Noel hệ tại bởi sự đan xen, hoà quyện cách thầm lặng của muôn tấm lòng qua những lời thân ái chúc.

Và ở trung tâm Noel, cái làm nên hồn Noel ấy đó chính là Hài Nhi Giêsu, đấng Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta - . Dù người ta tin hay không, ý thức hay không, đón nhận hay không thì Thiên Chúa vẫn đến và vui thích ở giữa dân người. Đây là thời mà Isaia đã vui sướng loan báo : Khi ấy “sói sống chung với chiên con, beo nằm chung với dê, bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt các thú ấy. Bò con và gấu sẽ ăn chung một nơi, các con của chúng nằm ngủ chung với nhau; sư tử cũng như bò đều ăn cỏ khô; trẻ con vừa thôi bú sẽ thọc tay vào hang rắn độc; các thú dữ ấy không làm hại ai, không giết chết người nào...”. Một quang cảnh thái bình thịnh vượng cho mọi tâm hồn. Vinh quang Thiên Chúa trên Trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương. Tuyệt quá ! Đây là thời cứu rỗi, là mùa ân lộc : “sự công chính và nền hòa bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại Người” (Tv 71). Tình yêu là đây và huyền nhiệm cũng là đây.

“Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Thiên Chúa yêu thương bạn, yêu thương tôi, yêu thương chúng ta. Trong đêm Giáng Sinh, vào lúc nửa đêm tan lễ, bước chân ai có “bơ vơ trở về, chợt nghe nước mắt, rơi ướt trên bờ môi khô” thì Chúa vẫn đang đồng hành với, đang cư ngụ trong tâm hồn để nỗi khắc khoải chờ mong biến thành nghị lực cuộc sống, để nỗi hoài nhớ trở thành kỷ niệm yêu thương và rồi được kết tụ thành những lời nguyện cầu tha thiết đêm từng đêm. Hoặc giả như người lính trận phòng biên đang ở “tiền đồn biên giới heo hút trong màn tối” không cùng niềm tin Kitô giáo, cũng vẫn nhận ra “ánh sao hiền lấp lánh báo tin lành Chúa sinh”, cũng vẫn ngời sáng một niềm vui, rộn ràng cùng người yêu ở nơi xa lắm “hát chung một ca khúc : đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời”.

Dù bạn đi lễ chỉ để tìm vui, dù bạn không chuẩn bị tâm hồn xứng đáng thì Chúa vẫn đến với bạn. Thật vậy, Thiên Chúa ở cùng anh, cùng em, cùng mỗi người chúng ta. Hài Nhi Giêsu là như thế, Hài Nhi Giêsu thật dễ thương.

Emmanuel. Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Lm Phêrô Nguyễn Đức Thắng
 
Những bài hát Noel quen thuộc và hay
Bảo Trần thu thập
10:00 22/12/2015
 
Ba quả táo lễ Giáng Sinh
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
10:54 22/12/2015
BA QUẢ TÁO LỄ GIÁNG SINH

Một bạn giáo lý viên mới mua điện thoại iphone, đến khoe và hỏi tôi: tại sao quả táo trên iphone bị khuyết mất một góc? Tôi lên google tìm câu trả lời và thú vị biết thêm mấy quả táo đặc biệt nữa.

Trong lịch sử nhân loại có ba quả táo nổi tiếng liên quan đến đời sống con người. Đó là quả táo của bà Evà trong trình thuật sách Sáng thế, quả táo của Newton trong định luật vạn vật hấp dẫn và quả táo của hãng Apple qua ứng dụng ipad iphone không ngừng cải tiến.

1. Quả táo Newton

Isaac Newton (1642-1727) là nhà vật lý, toán học nước Anh, người được thế giới tôn là "người sáng lập ra vật lý học cổ điển". Ông đã khám phá ra "Nguyên lý vạn vật hấp dẫn". Đây là nguyên lý cơ sở cho những phát minh vật lý học, cơ học, thiên văn học trong nhiều thế kỷ.

Vào một ngày mùa thu, Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một quả táo từ cây rơi xuống "bịch" một tiếng trúng đầu Newton. Ông xoa đầu, nhìn quả táo chín lăn xuống vũng bùn. Quả táo đã cho ông một gợi ý làm ông nghĩ miên man.Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất? Tại vì gió thổi chăng? Không phải, khoảng không rộng mênh mông, tại sao lại phải rơi xuống mà không bay lên trời chứ? Như vậy trái đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đá đã ném đi rốt cuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đất không?

Sau này Newton nêu ra: mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau. Vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.

Chuyện quả táo rơi xuống đất chứng tỏ trái đất có lực hút quả táo, đương nhiên quả táo cũng có lực hút của trái đất, nhưng lực hút của trái đất đối với quả táo lớn nên quả táo rơi xuống đất. Nếu ta coi mặt trăng là một quả táo khổng lồ, như vậy trái đất cũng có lực hút nó, vậy tại sao nó không rơi xuống mặt đất? Vì mặt trăng là một quả táo lớn, sức hút của trái đất đối với nó không đủ để làm nó rơi xuống đất, chỉ có thể làm nó quay quanh trái đất mà thôi. Đối với mặt trời thì trái đất cũng là một quả táo khổng lồ, nó quay quanh mặt trời.

Vào buổi tối khi nhìn lên bầu trời thấy vô vàn những vì sao đang nhấp nháy, giữa chúng đều có lực hút lẫn nhau. Đây chính là định luật "Vạn vật hấp dẫn" nổi tiếng của Newton.

2. Quả táo Steve Jobs

Apple Inc là tập đoàn công nghệ máy tính của Hoa Kỳ.Theo số liệu khảo sát đầu năm 2013 của IDC, Apple đã trở thành hãng điện thoại lớn thứ nhất thế giới, đứng trước Nokia và Samsung. Hàng của Apple nổi tiếng là đẹp, vừa toát lên vẻ hiện đại, kỹ nghệ cao, vừa tiện dụng. Logo đầu tiên của hãng do Steve and Wayne thiết kế năm 1976 vẽ hình nhà vật lý Isaac Newton ngồi dưới gốc cây táo và có dòng chữ Apple Computer Co quấn quanh.Sau đó, logo đã được thay đổi bởi nhà thiết kế Rob Janoff với một quả táo màu cầu vồng (vì nó có nhiều màu sắc) và bị cắn một bên phải được cho là để kỷ niệm sự kiện khám phá lực hút trái đất và sự tán sắc ánh sáng của Isaac Newton.Qua vài năm, logo Apple xuất hiện với nhiều màu sắc khác nhau và đến giờ thì chỉ sử dụng màu trắng hoặc màu crôm bạc.Theo quan niệm của người phương Tây thì táo tượng trưng cho sức mạnh, sự khám phá và cái đẹp cao quý.Còn về chi tiết quả táo bị cắn mất một miếng phía bên phải cũng có một cách lý giải khác là xuất phát từ một quả táo nguyên vẹn, nhưng Steve Jobs cho là Apple chưa thực sự hoàn hảo, và ông luôn muốn đi tìm kiếm sự hoàn hảo, coi như là một thông điệp để nhắc nhở các nhân viên phải luôn sáng tạo.

3. Quả táo Evà

Sách Sáng Thế kể về công trình sáng tạo tốt đẹp, vũ trụ chào đời, mùa xuân về theo gió, nắng phủ cho rừng lá xanh, muôn hoa xinh tươi vẫy gọi. Thiên Chúa chúc lành trao quyền làm chủ muôn loài cho Nguyên Tổ với một điều kiện duy nhất là phải tuân phục: “Mọi cây trong vườn ngươi đều được ăn. Nhưng cây ‘sự biết tốt xấu’ ngươi không được ăn, vì chưng ngày nào ngươi ăn nó, tất ngươi phải chết” (St 2,16-17).

Ađam, Evà phơi phới trong hạnh phúc mùa xuân địa đàng.Thế rồi một hôm, Evà đi dạo một mình trong vườn Eđen, ngang qua cây biết lành biết dữ. Không may gặp phải Satan quyến rũ. Lời Satan đường mật: Evà, Evà ơi, cô có muốn giữ mãi nhan sắc tuyệt vời này không? hay cô có muốn bằng Đức Chúa Trời không? Evà phản kháng: không dám đâu, không dám đâu, đừng dụ dỗ tôi, Thiên Chúa đã dặn kỹ lắm rồi. Sau một hồi đôi co lý sự, con rắn ngọt ngào: “Chẳng chết chóc gì đâu, Thiên Chúa biết ngày nào người hái quả táo ấy mà ăn mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ nên như Thiên Chúa, biết cả tốt xấu” (St 3, 4-5).Người thiếu nữ thấy giấc mơ đẹp như màu hồng của quả táo “nhìn thì đã thấy sướng mắt” (St 3,6). Nàng đã hái. Nàng đã ăn. Nàng chia cho chồng với ước mơ hão huyền là chồng được thông minh như Thiên Chúa.

Còn Ađam thì sao? Một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa tiếng lương tâm và lời nài nỉ của người yêu: ăn đi anh, ăn đi, đây là cơ hội ngàn vàng, cơ hội chúng ta bằng Đức Chúa Trời đó anh; Ađam đừng ăn, nếu ăn sẽ vi phạm luật Chúa truyền, đừng, xin đừng…“Và ông đã ăn” (St 3,6). Lời Thánh Kinh ngắn gọn diễn tả sự yếu đuối, nhu nhược đến sa ngã của Ađam trước cám dỗ quá ư dịu ngọt. Thôi rồi, xong hết cả rồi, còn đâu địa đàng, còn đâu ân nghĩa Thiên Chúa dành cho ngươi, Ađam ơi !

Nguyên Tổ cắn vào quả táo “Mắt họ liền mở ra và họ thấy mình trần truồng nên kết lá vả che thân” (St 3,7). Kể từ đó Địa Đàng đóng ngõ cài then. Xuân Địa Đàng đã thành mùa đông ảm đạm cho trần thế. Kinh Thánh viết về một nổi đớn đau làm sao: “Những gai cùng góc nó sẽ mọc lên cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ lả ngoài đồng nội. Mồ hôi đẫm mặt, ngươi mới có bánh ăn cho đến lúc ngươi về lại với bụi đất” (St 3,18-19).

4. Giáng sinh đất trời giao duyên

Trong ba quả táo đó thì quả táo của bà Evà có tầm vóc và mức độ ảnh hưởng sâu rộng hơn cả, không chỉ ghi dấu trên một thế hệ mà còn “gây hậu quả nghiêm trọng” đến sự tồn vong của cả nhân loại gọi là “Tội Tổ Tông”.

Nhưng cũng từ ngày quả táo Eva nhiễm nộc độc Satan, nhân loại lại được nghe vang lên lời hứa của Thiên Chúa: một người thuộc dòng giống người nữ sẽ đến giải cứu “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà,giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy;dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó" (St 3,15). Một người trong dòng giống người nữ, đó là Đấng Cứu Thế (Gl 4,4). Người nữ ấy chính là Đức Maria (Lc 1,30-33). Thiên Chúa không bỏ rơi con người dưới quyền lực sự dữ.Người hứa sẽ thực hiện cứu độ con người và nhân loại. Niềm tin đó đi liền với niềm hy vọng. Nên từ đó, lời kinh cầu luôn vang vọng qua các thế hệ: “Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc Tội. Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng cứu đời”.

Thiên Chúa đã nghe tiếng vọng cầu kinh. Ngài đã sai Con Một của Ngài xuống thế làm người để cứu rỗi nhân loại. Con Thiên Chúa vào đời nối lại tình người với tình thánh, làm nhịp cầu liên kết con người với Thiên Chúa và nối kết con người với nhau. Bởi vậy, Mầu nhiệm Nhập Thể chính là Mầu nhiệm Tình Yêu. Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên đã ban chính Con Một của mình đến trần gian làm người để cứu nhân loại khỏi tội lỗi, để đem ơn bình an cho con người.Thánh Luca ghi lại dấu chỉ để nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa, đó là “một Hài Nhi bọc tã, nằm trong máng cỏ”.

Trong đêm Đấng Cứu Thế Giáng Sinh, Sứ thần loan báo cho các mục đồng: “Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa“ (Lc 2, 11). Khung cảnh thật đơn sơ, thanh bạch, nghèo hèn: “Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 2,12). Dấu chỉ quá bình thường, chẳng có gì đặc biệt.

Mẹ Maria và Thánh Giuse vất vả một hành trình xa xôi từ Nadarét về Bêlem để kê khai nhân hộ khẩu.Các quán trọ khinh người nghèo hất hủi. Hài Nhi Giêsu chào đời nơi đồng hoang giá lạnh. Chẳng có ai thân thích. Chỉ có các mục đồng và bò lừa sưởi ấm.

Chẳng có gì kỳ diệu, không có gì ngoại thường, không có gì huy hoàng được trưng dẫn như một dấu chỉ cho những mục đồng.Tất cả những gì họ thấy chỉ là một Hài Nhi bọc tã, một hài nhi như bao hài nhi khác, cần sự chăm sóc của người mẹ; một Hài Nhi sinh ra trong chuồng súc vật, và như thế, không nằm trong nôi nhưng là trong máng cỏ. Dấu chỉ của Thiên Chúa là một hài nhi cần sự trợ giúp và đang sống trong nghèo khó. Chỉ bằng con tim, những mục đồng mới có thể thấy nơi Hài Nhi này sự viên mãn lời hứa của tiên tri Isaia: “Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai” (Is 9,5).

Dấu chỉ của Thiên Chúa thật là đơn sơ. Đó là một Hài Nhi mới sinh. Dấu chỉ của Thiên Chúa là Ngài trở nên bé nhỏ vì chúng ta. Ngài không đến với quyền lực và một bề ngoài xa hoa. Ngài đến như một hài nhi cần sự giúp đỡ của chúng ta. Ngài không muốn choáng ngợp chúng ta với sức mạnh của Ngài. Vì thế, Ngài đã hóa chính mình thành nhỏ bé. Ngài không muốn điều gì khác nơi chúng ta ngoại trừ tình yêu, qua đó chúng ta phải học biết cách tiếp cận với cảm giác, tư duy và ý chí của Ngài. Chúng ta học biết sống với Ngài và thực hành với Ngài sự khiêm hạ từ bỏ mình là điều tinh túy nhất của tình yêu. Ngài đã hóa thành nhỏ bé để chúng ta có thể hiểu Ngài, chào đón Ngài, và yêu thương Ngài.

Theo Thánh Kinh, biến cố lớn nhất đánh dấu lịch sử nhân loại là Thiên Chúa làm người vì tình yêu. Hài Nhi Giêsu ra đời trong cảnh nghèo hèn chính là một vị Thiên sai. Ngài đã cắt đôi dòng lịch sử loài người thành hai phần: trước công nguyên và sau công nguyên. Em bé ấy không phải là một nhà bác học, không phải là một nhạc sĩ mà chính là Thiên Chúa, là Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, Đấng cao sang, quyền năng, Đấng sáng tạo vũ trụ, hôm nay đã làm người. Ngài giáng sinh làm người trong thân phận một em bé yếu ớt nằm trong máng cỏ hang lừa chứ không phải trong một cung điện sang trọng lầu son gác tía.

Thiên Chúa làm người trong thân phận một bé thơ yếu ớt nhưng chất chứa một tình yêu lớn lao. Một trẻ thơ sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang đá bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn. Dưới con mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những trẻ thơ khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi Giêsu là một niềm vui cao cả, trọng đại, đặc biệt. Một niềm vui khởi điểm cho mọi niềm vui và vượt lên trên mọi niềm vui.

Hài Nhi giáng sinh là một sự kiện đặc biệt của lịch sử nhân loại, là sự “hoàn tất” Lời Hứa của Thiên Chúa, là trung tâm của nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, là đỉnh cao và là chủ đích của Thánh Kinh.

Chính nơi Ngôi Lời Nhập Thể, Thiên Chúa đã hoàn toàn tỏ mình và ban chính mình cho nhân loại. Ngôi Lời Nhập Thể là tuyệt đỉnh thời gian viên mãn đối với Ba Ngôi Thiên Chúa.

Hài Nhi Giêsu đã trở nên một sự tái tạo mới. Tái tạo khởi đi từ tha thứ và yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Mầu nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm Cứu Độ làm nên trọng tâm sứ điệp của đức tin Kitô giáo. Từ thế kỷ này đến thế kỷ khác, Giáo Hội công bố niềm tin ấy dọc dài thời gian giữa những thách đố của thế giới. Giáo Hội uỷ thác cho con cái mình như kho tàng quí giá để gìn giữ và chia sẻ cho người khác. Nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng sinh ra tại Bêlem, Thiên Chúa nhận lấy thân phận con người để chúng ta có thể đến được với Thiên Chúa và để thiết lập giao ước với loài người và con người giao ước liên đới với nhau.

Giáng Sinh trở thành một đại lễ của nhân loại. Giáng Sinh là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giàu sang…. Qua đủ mọi hình thức: nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi nhà thờ bé nhỏ nghèo nàn vùng quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn màu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ, khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:“Vinh danh Thiên Chúa trên trời

Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14)

Giáng Sinh, đất trời giao duyên trong hôn phối nhiệm mầu của tình yêu cứu độ.Thiên Chúa làm người, nối nhịp cầu tương giao giữa Thiên Chúa và nhân loại, bắc nhịp cầu nối liền giữa con người với nhau.Thiên Chúa yêu thương con người và muốn mọi người đáp lại bằng lòng yêu mến Ngài và yêu thương nhau. Dấu chỉ của tình yêu nằm nơi sự đơn sơ của tấm khăn bọc Hài Nhi, đó là sự chân tình không lừa lọc giả dối.Dấu chỉ của tình yêu ở nơi sự nghèo hèn của máng cỏ, đó là sự phó thác hoàn toàn nơi Thiên Chúa không cậy dựa vào vật chất thế gian.

Nguyện xin Chúa Giêsu Hài Đồng ban cho mỗi người chan chứa ân sủng và bình an của Tình Yêu Thiên Chúa.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vinh Danh Chúa
Lê Trị
22:51 22/12/2015
VINH DANH CHÚA
Ảnh của Lê Trị
Thiên Thần ca hát tán tụng hồng ân
“ Vinh Danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm”
Chúa Hài đồng, sinh xuống đời
Người là ánh sáng rạng ngời muôn nơi.
(Trích thơ của Anna Kachiusa)